Giáo án tiếng việt 1 sách cánh diều học kỳ 2

Giáo án tiếng việt 1 sách cánh diều học kỳ 2

4.1/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án tiếng việt 1 sách cánh diều học kỳ 2

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

Bài 94: ANH - ACH

I.MỤC TIÊU

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ

- Nhận biết các vần anh, ach; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần anh, ach (với các mô hình: “âm đầu + âm chính + âm cuối + thanh ngang”, “âm đầu + âm chính + âm cuối + thanh khác thanh ngang”).

- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần anh, vần ach (BT Mở rộng vốn từ).

- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Tủ sách của Thanh.

- Viết đúng các vần anh, ach và các tiếng (quả) chanh, (cuốn) sách (trên bảng con).

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất

  • Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp.
  • Từ sự đồng cảm với nhân vật Thanh hình thành tình cảm yêu quý ông bà, cha mẹ, người thân trong gia đình.

II- CHUẨN BỊ

- Máy chiếu, máy tính.

- Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai (nếu có).

- 4 thẻ chữ viết nội dung BT đọc hiểu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động

- Ổn định.

- Giới thiệu bài sách Tiếng Việt 1, tập hai và bài học mở đầu: vần anh, vần ach. (Đây là bài đầu tiên dạy vần có âm cuối là nh, ch)

- Hát.

- Lắng nghe.

- Nhắc lại tựa bài.

2. Các hoạt động chủ yếu

HĐ 1. Khám phá

- Mục tiêu: HS nhận biết vần anh, ach; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần anh, ach.

a) Dạy vần anh

- Ai đọc được vần mới này?

+ GV chỉ từng chữ anh.

- Ai phân tích, đánh vần được vần anh?

- GV chỉ mô hình từng vần,yêu cầu HS đánh vần và đọc trơn:

anh

a

nh

:a – nhờ - anh / anh

Giới thiệu từ khóa: GV chỉ hình quả chanh (hoặc quả chanh thật), hỏi: Đây là quả gì?

- Chúng ta có từ mới : quả chanh.

Trong từ quả chanh, tiếng nào có vần anh?

- Em hãy phân tích tiếng chanh?

- GV chỉ mô hình tiếng chanh, yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn:

chanh

ch

anh

: chờ - anh - chanh / chanh

b) Dạy vần ach

- Ai đọc được vần mới này?

+ GV chỉ từng chữ ach.

- Ai phân tích, đánh vần được vần ach?

- GV chỉ mô hình từng vần,yêu cầu HS đánh vần và đọc trơn:

ach

a

ch

:a – chờ – ach/ach

- Giới thiệu từ khóa: GV chỉ tranh vẽ, hỏi: Tranh vẽ gì?

- Chúng ta có từ mới : cuốn sách.

Trong từ cuốn sách, tiếng nào có vần ach?

- Em hãy phân tích tiếng sách?

- GV chỉ mô hình tiếng sách, yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn

sách

s

ach

: sờ - ach - sach – sắc - sách /sách.

c) Củng cố

- Các em vừa học 2 vần mới là vần gì?

- Các em vừa học 2 tiếng mới là tiếng gì?

+ 1 HS đọc: a – nhờ – anh

+ Cả lớp nói: anh

- Vần anh có âm a đứng trước, âm nh đứng sau

a - nhờ - anh.

- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn

- Quả chanh

-Tiếng chanh có vần anh.

- Tiếng chanh có âm ch (chờ) đứng trước, vần anh đứng sau ⇨ đánh vần, đọc trơn tiếng chanh: chờ - anh - chanh / chanh.

- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn

+ 1 HS đọc: a – chờ – ach

+ Cả lớp nói: ach

- Vần ach có âm a đứng trước, âm ch đứng sau

a – chờ – ach.

- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.

- Tranh vẽ cuốn sách.

- Tiếng sách có vần ach.

- Tiếng sách có âm s (sờ) đứng trước, vần ach đứng sau, dấu sắc trên đầu âm a ⇨ đánh vần, đọc trơn tiếng sách: sờ - ach - sach - sắc - sách /sách.

- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.

- Vần anh, vần ach. Đánh vần: a – nhờ - anh / anh; a – chờ – ach/ach.

- tiếng chanh, tiếng sách. Đánh vần : chờ - anh - chanh / chanh; sờ - ach - sach - sắc - sách /sách..

HĐ 2. Luyện tập

- Mục tiêu: Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Tủ sách của Thanh. Viết đúng: anh, quả chanh, ach, cuốn sách (trên bảng con).

a) Mở rộng vốn từ

- Nêu yêu cầu: Tìm tiếng có vần anh, tiếng có vần ach?

- GV chỉ từng từ ngữ dưới mỗi hình, gọi HS đọc.

- GV chỉ từ ngữ không theo thứ tự, yêu cầu cả lớp đọc nhỏ.

- Yêu cầu HS làm vào VBT: gạch 1 gạch dưới tiếng có vần anh, gạch 2 gạch dưới tiếng có vần ach.

- Gọi HS trình bày kết quả.

- Nhận xét.

-GV chỉ từng từ, cả lớp: Tiếng gạch có vần ach,... Tiếng bánh có vần anh,...

b) Tập viết

* GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu

- Vần anh: chữ a viết trước, nh viết sau. Chú ý nét nối giữa anh.

- Vần ach: chữ a viết trước, ch viết sau. Chú ý nét nối giữa ach..

- chanh: viết ch trước, anh sau.

- sách: viết s trước, ach sau, dấu sắc đặt trên đầu âm a

* Cho học sinh viết.

- Nhận xét, sửa sai.

- 1 HS đọc.

- Cả lớp đọc nhỏ.

- HS làm vào VBT: viên gạch, tách trà, bánh chưng, bức tranh, khách sạn

-Cả lớp đọc

- HS quan sát, lắng nghe.

- Viết vào bảng con:

anh, ach (2 lần), ( quả) chanh, (cuốn) sách

TIẾT 2

c) Tập đọc

* Giới thiệu bài

- Gọi 1 HS đọc tên bài tập đọc.

- Trong tên bài, tiếng nào có vần vừa học?

- Yêu cầu HS quan sát tranh: Bài đọc nói về bạn Thanh còn nhỏ nhưng đã có một tủ sách. Nhờ có sách, Thanh học đọc rất nhanh.

* Hướng dẫn HS luyện đọc

- GV đọc mẫu: nhấn giọng các từ ngữ hiền lành, cục tác, ủn ỉn, tủ sách, rất nhanh

- Luyện đọc từ ngữ: GV chỉ từng từ ngữ cho HS đọc: tủ sách, cuốn sách, tranh ảnh, hiền lành, cục tác, ủn ỉn, rất nhanh.

- Luyện đọc câu:

+ Bài đọc có mấy câu? .

+ GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ.

+ Chỉ từng câu cho HS đọc nối tiếp.

+Chỉ một vài câu đảo lộn thứ tự

* Thi đọc đoạn, bài:

+ Chia bài làm 3 đoạn (mỗi đoạn 2 câu).

d)Tìm hiểu bài đọc

- Nêu yêu cầu: ghép vế câu ở bên trái với vế câu phù hợp ở bên phải để tạo thành câu.

- Chỉ từng cụm từ, yêu cầu cả lớp đọc.

- Yêu cầu HS làm vào VBT.

- Gọi HS trình bày kết quả.

- Nhận xét.

- Tủ sách của Thanh.

- Tiếng sách có vần ach, tiếng Thanh có vần anh.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

- HS đọc cá nhân, cả lớp.

-6 câu

-Cá nhân, cả lớp đọc

-Cá nhân, từng cặp

- Cá nhân

- Thi đọc theo nhóm, tổ.

- Cả lớp đọc.

- Làm bài, nối các cụm từ trong VBT:

a) Những cuốn sách đó - 2) có tranh ảnh đẹp. b) Nhờ có sách, - 1) Thanh học đọc rất nhanh.

3. Hoạt động nối tiếp:

-Tìm tiếng ngoài bài có vần anh?

-Tìm tiếng ngoài bài có vần ach?

- GV mời cả lớp đọc lại nội dung 2 trang sách vừa học, từ tên bài đến hết bài Tập đọc

- Nhận xét giờ học

- Dặn HS về đọc lại truyện Tủ sách của Thanh cho người thân nghe, chuẩn bi bài tiết sau.

  • Đánh, lạnh, nhanh,.
  • Cách, mách, vạch,...
  • Lắng nghe và thực hiện.

Bài 95: ÊNH - ÊCH

I.MỤC TIÊU

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ

- Nhận biết các vần ênh, êch; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ênh, êch.

- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ênh, vần êch.

- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Ước mơ của tảng đá (1).

- Viết đúng các vần ênh, êch, các tiếng (dòng) kênh, (con) ếch (trên bảng con).

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất

  • Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp.

- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.

II- CHUẨN BỊ

- Máy chiếu / bảng phụ viết bài Tập đọc.

- Các thẻ chữ để HS làm BT đọc hiểu: Ý nào đúng?

- Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động

- Ổn định.

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS đọc bài tập đọc Tủ sách của Thanh tr.5, SGK Tiếng Việt 1, tập hai).

- Nhận xét.

- Giới thiệu bài: vần ênh, vần êch.

- Hát.

-2 HS đọc bài

- Lắng nghe.

- Nhắc lại tựa bài.

2. Các hoạt động chủ yếu

HĐ 1. Khám phá

- Mục tiêu: HS nhận biết vần ênh, êch; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ênh, êch.

a) Dạy vần anh

- Ai đọc được vần mới này?

+ GV chỉ từng chữ ênh.

- Ai phân tích, đánh vần được vần ênh?

- GV chỉ mô hình từng vần,yêu cầu HS đánh vần và đọc trơn:

ênh

ê

nh

:ê – nhờ - ênh / ênh

Giới thiệu từ khóa: GV chỉ tranh vẽ, hỏi: Tranh vẽ gì?

- Chúng ta có từ mới : dòng kênh.

Trong từ dòng kênh, tiếng nào có vần ênh?

- Em hãy phân tích tiếng kênh?

- GV chỉ mô hình tiếng kênh, yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn:

kênh

k

ênh

: ca - ênh - kênh / kênh

b) Dạy vần êch

- Ai đọc được vần mới này?

+ GV chỉ từng chữ êch.

- Ai phân tích, đánh vần được vần êch?

- GV chỉ mô hình từng vần,yêu cầu HS đánh vần và đọc trơn:

êch

ê

ch

:ê – chờ – êch/êch

- Giới thiệu từ khóa: GV chỉ tranh vẽ, hỏi: Tranh vẽ gì?

- Chúng ta có từ mới : con ếch

Trong từ con ếch, tiếng nào có vần êch?

- Em hãy phân tích tiếng ếch?

- GV chỉ mô hình tiếng sách, yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn

ếch

ếch

: ê - chờ - êch - sắc - ếch/ếch

c) Củng cố

- Các em vừa học 2 vần mới là vần gì?

- Các em vừa học 2 tiếng mới là tiếng gì?

+ 1 HS đọc: ê – nhờ – ênh

+ Cả lớp nói: ênh

- Vần ênh có âm ê đứng trước, âm nh đứng sau

ê - nhờ - ênh.

- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn

- dòng kênh

-Tiếng kênh có vần ênh.

- Tiếng kênh có âm k (ca) đứng trước, vần ênh đứng sau ⇨ đánh vần, đọc trơn tiếng kênh: ca - ênh - kênh / kênh.

- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn

+ 1 HS đọc: ê – chờ – êch

+ Cả lớp nói: êch

- Vần êch có âm ê đứng trước, âm ch đứng sau

ê – chờ – êch

- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.

- Tranh vẽ con ếch

- Tiếng ếch có vần êch.

- Tiếng ếch có vần êch , dấu sắc trên đầu âm ê

⇨ đánh vần, đọc trơn tiếng ếch:ê - chờ - êch - sắc - ếch

- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.

- Vần ênh, vần êch. Đánh vần: ê – nhờ - ênh / ênh; ê – chờ – êch/êch.

- tiếng kênh, tiếng ếch. Đánh vần : ca - ênh - kênh / kênh; ê - chờ - êch - sắc - ếch/ếch

HĐ 2. Luyện tập

- Mục tiêu: Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Ước mơ của tảng đá(1). Viết đúng ênh, dòng kênh, êch, con ếch (trên bảng con).

a) Mở rộng vốn từ

- Nêu yêu cầu: Tìm tiếng có vần ênh, tiếng có vần êch?

- GV chỉ từng từ ngữ dưới mỗi hình, gọi HS đọc.

- GV chỉ từ ngữ không theo thứ tự, yêu cầu cả lớp đọc nhỏ.

- Yêu cầu HS làm vào VBT: nối ênh với tiếng có vần ênh, nối êch với tiếng có vần êch.

- Gọi HS trình bày kết quả.

- Nhận xét.

-GV chỉ từng từ, cả lớp: Tiếng xếch có vần êch. Tiếng chênh có vần ênh,...

b) Tập viết

* GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu

- Vần ênh: chữ ê viết trước, nh viết sau. Chú ý nét nối giữa ênh.

- Vần êch: chữ ê viết trước, ch viết sau. Chú ý nét nối giữa êch..

- kênh: viết k trước, ênh sau.

-ếch: viết êch, dấu sắc đặt trên đầu âm ê

* Cho học sinh viết.

- Nhận xét, sửa sai.

- 1 HS đọc.

- Cả lớp đọc nhỏ.

- HS làm vào VBT: ênh (chênh, bệnh, bệnh),êch (xếch, lệch).

-Cả lớp đọc

- HS quan sát, lắng nghe.

- Viết vào bảng con:

ênh, êch (2 lần), (dòng) kênh, (con) ếch

TIẾT 2

c) Tập đọc

* Giới thiệu bài

- Gọi 1 HS đọc tên bài tập đọc.

- Yêu cầu HS quan sát tranh GV giới thiệu: Đây là một tảng đá đứng chênh vênh trên dốc đá cao, nằm sát bờ biển. Các em hãy lắng nghe để biết: Tảng đá nghĩ gì, ước mong điều gì?

* Hướng dẫn HS luyện đọc

- GV đọc mẫu: nhấn giọng các từ gợi tả, gợi cảm: xù xì, bạc phếch, chênh vênh, mênh mông

- Luyện đọc từ ngữ:

+GV chỉ từng từ ngữ cho HS đọc: ước mơ, tảng đá, ven biển, bạc phếch, chênh vênh, quanh năm, mênh mông, lướt gió.

+GV giải nghĩa từ: chênh vênh (không có chỗ dựa chắc chắn, gây cảm giác trơ trọi, thiếu vững chãi).

- Luyện đọc câu:

+ Bài đọc có mấy câu? .

+ GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ.

+ Chỉ từng câu cho HS đọc nối tiếp.

+Chỉ một vài câu đảo lộn thứ tự

* Thi đọc đoạn, bài:

+ Chia bài làm 2 đoạn (4 / 3 câu)

d)Tìm hiểu bài đọc

- Nêu yêu cầu: Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng.

- Chỉ từng ý a, b cho cả lớp đọc.

- Yêu cầu HS làm vào VBT.

- Gọi HS trình bày kết quả.

- Nhận xét.

- Ước mơ của tảng đá(1)

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

- HS đọc cá nhân, cả lớp.

-7 câu

-Cá nhân, cả lớp đọc

-Cá nhân, từng cặp

- Cá nhân

- Thi đọc theo nhóm, tổ.

- Cả lớp đọc.

- Làm bài, trong VBT: khoanh ý b

3. Hoạt động nối tiếp:

-Tìm tiếng ngoài bài có vần ênh?

-Tìm tiếng ngoài bài có vần êch?

- GV mời cả lớp đọc lại nội dung 2 trang sách vừa học, từ tên bài đến hết bài Tập đọc

- Nhận xét giờ học

- Dặn HS về đọc lại truyện Ước mơ của tảng đá (1)cho người thân nghe, chuẩn bị bài tiết sau.

  • lênh khênh, vênh..
  • hếch, kếch xù, ngốc nghếch,...
  • Thực hiện.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

TẬP VIẾT

(1 tiết - sau bài 94, 95)

  1. MỤC TIÊU

1.Phát triển năng lực đặc thù-năng lực ngôn ngữ.

- Viết đúng các vần anh, ach, ênh, êch; các từ ngữ quả chanh, cuốn sách, dòng kênh, con ếch bằng kiểu chữ viết thường, cỡ vừa và cỡ nhỏ (làm quen).

- Chữ viết rõ ràng, đều nét, đặt dấu thanh đúng vị trí.

2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất.

- Kiên nhẫn, cẩn thận, có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.

- Biết quan sát, lắng nghe, tự chuẩn bị dồ dùng học tập, ngồi viết đúng tư thế.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy chiếu/ bảng phụ viết mẫu chữ (vần, từ ngữ) trên dòng kẻ ô li.

- Vở Luyện viết 1, tập hai.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

  1. Khởi động

B. Dạy bài mới

1.Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học

- Tập viết các vần và từ ngữ có vần vừa học ở bài 94, 95, viết chữ cỡ vừa.

- Bắt đầu luyện viết chữ cỡ nhỏ.

2. Luyện tập

2.1. Viết chữ cỡ nhỡ

-GV chỉ cho HS đọc các vần và từ ngữ (cỡ nhỡ): anh, quả chanh; ach, cuốn sách; ênh, dòng kênh; êch, con ếch.

-GV yêu cầu HS nói cách viết các vần: anh, ach, ênh, êch

-GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn HS viết các vần, tiếng, tập trung vào các từ chứa vần mới, nhắc HS chú ý cách nối nét, vị trí đặt dấu thanh.

-GV cho HS mở vở Luyện viết 1, tập hai, nhìn chữ mẫu, tập viết.

2.2. Viết chữ cỡ nhỏ

- GV chỉ cho cả lớp đọc các từ ngữ (cỡ nhỏ) trên bảng hoặc trong vở Luyện viết 1, tập hai: quả chanh, cuốn sách, dòng kênh, con ếch.

- GV viết mẫu, hướng dẫn HS viết các từ ngữ cỡ nhỏ.

+Độ cao các con chữ thế nào?

+Khoảng cách giữa các tiếng?

- GV cho HS viết vào vở Luyện viết

C.Củng cố, dặn dò:

-GV khen ngợi những HS viết đúng, viết đẹp.

- Nhắc những em chưa hoàn thành bài viết trong vở Luyện viết 1, tập hai về nhà tiếp tục luyện viết.

-HS hát

-HS lắng nghe

-HS đọc

-HS phát biểu

-HS lắng nghe

-HS thực hiện

-HS đọc

-2 ô li: q, d

-2,5 li: h, g, k

-cao hơn 1 li:s

-các chữ còn lại cao 1 li

-Các tiếng cách nhau con chữ o.

-HS thực hiện

-HS lắng nghe và thực hiện

Bài 96: INH - ICH

I.MUC TIÊU

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ

- Nhận biết các vần inh, ich; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần inh, ich.

- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần inh, vần ich.

- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Ước mơ của tảng đá (2).

- Viết đúng các vần inh, ich, các tiếng kính (mắt), lịch (bàn) cỡ nhỡ (trên bảng con).

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất

- Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp.

- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.

II- CHUẨN BỊ

- Máy chiếu.

- Hình ảnh hoặc 4 thẻ chữ viết nội dung BT đọc hiểu.

- Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động

- Ổn định.

-Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 HS đọc bài Tập đọc Ước mơ của tảng đá (1) (bài 95). 1 HS nói tiếng ngoài bài có vần ênh, vần êch.

- Giới thiệu bài:vần inh, vần ich.

- Hát.

-2 HS thực hiện

- Lắng nghe.

- Nhắc lại tựa bài.

2. Các hoạt động chủ yếu

HĐ 1. Khám phá

- Mục tiêu: HS nhận biết vần inh, ich; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần inh, ich.

a) Dạy vần inh

- Ai đọc được vần mới này?

+ GV chỉ từng chữ inh.

- Ai phân tích, đánh vần được vần inh?

- GV chỉ mô hình từng vần,yêu cầu HS đánh vần và đọc trơn:

inh

i

nh

:i – nhờ - inh / inh

Giới thiệu từ khóa: GV chỉ tranh vẽ, hỏi: Tranh vẽ gì?

- Chúng ta có từ mới : kính mắt.

Trong từ kính mắt, tiếng nào có vần inh?

- Em hãy phân tích tiếng kính ?

- GV chỉ mô hình tiếng kính, yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn:

kính

k

inh

: ca - inh - kinh - sắc - kính / kính.

b) Dạy vần ich

- Ai đọc được vần mới này?

+ GV chỉ từng chữ ich.

- Ai phân tích, đánh vần được vần ich?

- GV chỉ mô hình từng vần,yêu cầu HS đánh vần và đọc trơn:

ich

i

ch

:i – chờ – ich/ich

- Giới thiệu từ khóa: GV chỉ tranh vẽ, hỏi: Tranh vẽ gì?

- Chúng ta có từ mới : lịch bàn.

Trong từ lịch bàn, tiếng nào có vần ich?

- Em hãy phân tích tiếng lịch?

- GV chỉ mô hình tiếng lịch, yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn

lịch

l

ich

: lờ - ich - lích – nặng – lịch/lịch.

c) Củng cố

- Các em vừa học 2 vần mới là vần gì?

- Các em vừa học 2 tiếng mới là tiếng gì?

+ 1 HS đọc: i – nhờ – inh

+ Cả lớp nói: inh

- Vần inh có âm i đứng trước, âm nh đứng sau

i - nhờ - inh.

- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn

- kính mắt

-Tiếng kính có vần inh.

- Tiếng kính có âm k (ca) đứng trước, vần inh đứng sau, dấu sắc trên đầu âm i ⇨ đánh vần, đọc trơn tiếng kính : ca - inh - kinh - sắc - kính / kính.

- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn

+ 1 HS đọc: i – chờ – ich

+ Cả lớp nói: ich

- Vần ich có âm i đứng trước, âm ch đứng sau

i – chờ – ich.

- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.

- Tranh vẽ lịch bàn.

- Tiếng lịch có vần ich.

- Tiếng lịch có âm l (lờ) đứng trước, vần ich đứng sau, dấu nặng dưới âm i ⇨ đánh vần, đọc trơn tiếng lịch: lờ - ich - lích – nặng – lịch/lịch.

- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.

- Vần inh, vần ich. Đánh vần: i – nhờ - inh / inh; i – chờ – ich/ich.

- tiếng kính, tiếng lịch. Đánh vần : ca - inh - kinh - sắc - kính / kính.; lờ - ich - lích – nặng – lịch/lịch...

HĐ 2. Luyện tập

- Mục tiêu: Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Ước mơ của tảng đá(2). Viết đúng: inh, kính mắt, ich, lịch bàn (trên bảng con).

a) Mở rộng vốn từ

- Nêu yêu cầu: Tìm tiếng có vần inh, tiếng có vần ich?

- GV chỉ từng từ ngữ dưới mỗi hình, gọi HS đọc.

- GV chỉ từ ngữ không theo thứ tự, yêu cầu cả lớp đọc nhỏ.

- Yêu cầu HS làm vào VBT: gạch 1 gạch dưới tiếng có vần inh, gạch 2 gạch dưới tiếng có vần ich.

- Gọi HS trình bày kết quả.

- Nhận xét.

-GV chỉ từng từ, cả lớp: Tiếng tích có vần ich,... Tiếng tính có vần inh,...

b) Tập viết

* GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu

- Vần inh: chữ i viết trước, nh viết sau. Chú ý nét nối giữa inh.

- Vần ich: chữ i viết trước, ch viết sau. Chú ý nét nối giữa ich..

- kính: viết k trước, inh sau, dấu sắc trên đầu âm i

- lịch: viết l trước, ich sau, dấu nặng dưới âm i

* Cho học sinh viết.

- Nhận xét, sửa sai.

- 1 HS đọc.

- Cả lớp đọc nhỏ.

- HS làm vào VBT: ấm tích, chim chích, bàn tính, phích nước, vịnh Hạ Long, diễn kịch

-Cả lớp đọc

- HS quan sát, lắng nghe.

- Viết vào bảng con:

inh, ich (2 lần), kính (mắt), lịch (bàn)

TIẾT 2

c) Tập đọc

* Giới thiệu bài

- Gọi 1 HS đọc tên bài tập đọc.

- Yêu cầu HS quan sát tranh: Đây là tranh minh hoạ truyện Ước mơ của tảng đá phần 2. Tranh vẽ cảnh báo gió thổi mạnh làm tảng đá lăn xuống biển..

* Hướng dẫn HS luyện đọc

- GV đọc mẫu: nhấn giọng các từ gợi tả, gợi cảm: kinh ngạc, chìm, năn nỉ, ngập tràn, kênh, hích, lăn lông lốc, ùm, mất tích.

- Luyện đọc từ ngữ:

+GV chỉ từng từ ngữ cho HS đọc: tâm tình, kinh ngạc, lăn xuống biển, năn nỉ, thích, bình minh, ngập tràn, kênh, hích một nhát, lăn lông lốc, mất tích.

+GV giải nghĩa từ: kênh (nâng một bên, một đầu của vật nặng - ở đây là tảng đá – lên); năn nỉ (nài xin).

- Luyện đọc câu:

+ Bài đọc có mấy câu? .

+ GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ.

+ Chỉ từng câu cho HS đọc nối tiếp.

* Thi đọc đoạn, bài:

+ Chia bài làm 2 đoạn (4/5 câu)

c)Tìm hiểu bài đọc

- Nêu yêu cầu: Nói tiếp ý 2 và 3 còn thiếu để hoàn thành sơ đồ tóm tắt truyện.

- Chỉ 4 ý chưa hoàn chỉnh cho HS đọc.

- Yêu cầu HS làm vào VBT.

- Gọi HS trình bày kết quả.

- Nhận xét.

- Ước mơ của tảng đá(2)

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

- HS đọc cá nhân, cả lớp.

-9 câu

-Cá nhân, cả lớp đọc

-Cá nhân, từng cặp

- Thi đọc theo nhóm, tổ.

- Cả lớp đọc.

- Làm bài, nối các cụm từ trong VBT:

(1) Tảng đá nhờ gió lăn nó xuống biển.

(2) Gió can ngăn, nhưng tảng đá không nghe / tảng đá vẫn thích thể.

(3) Gió đành kênh tảng đá lên, hích một nhát.

(4) Tảng đá lăn xuống biển và mất tích.

3. Hoạt động nối tiếp:

-Tìm tiếng ngoài bài có vần inh?

-Tìm tiếng ngoài bài có vần ich?

- GV mời cả lớp đọc lại nội dung 2 trang sách vừa học, từ tên bài đến hết bài Tập đọc

- Nhận xét giờ học

- Dặn HS về đọc lại truyện Ước mơ của tảng đá (2) cho người thân nghe, chuẩn bi bài tiết sau.

  • định, hình, vinh,..
  • bịch, địch, xích...
  • Thực hiện.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

Bài 97: AI - AY

I.MỤC TIÊU

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ

- Nhận biết các vần ai, ay; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ai, ay.

- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ai, vần ay.

- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Chú gà quan trọng (1).

- Viết đúng các vần ai, ay, các tiếng (gà) mái, máy bay cỡ nhỡ.

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất

- Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp.

- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.

II- CHUẨN BỊ

- Máy chiếu, máy tính.

- Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động

- Ổn định.

-Kiểm tra bài cũ: 1 - 2 HS đọc bài Tập đọc Ước mơ của tảng đá (2)

- Giới thiệu bài:vần ai, vần ay. Đây là bài đầu tiên dạy vần có âm cuối là bán âm i, y.

- Hát.

- HS thực hiện

- Lắng nghe.

- Nhắc lại tựa bài.

2. Các hoạt động chủ yếu

HĐ 1. Khám phá

- Mục tiêu: HS nhận biết vần ai, ay; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ai, ay.

a) Dạy vần ai

- Ai đọc được vần mới này?

+ GV chỉ từng chữ ai.

- Ai phân tích, đánh vần được vần ai?

- GV chỉ mô hình từng vần,yêu cầu HS đánh vần và đọc trơn:

ai

a

i

:a - i – ai/ai

Giới thiệu từ khóa: GV chỉ tranh vẽ, hỏi: Tranh vẽ gì?

- Chúng ta có từ mới : gà mái

Trong từ gà mái, tiếng nào có vần ai?

- Em hãy phân tích tiếng mái ?

- GV chỉ mô hình tiếng mái, yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn:

mái

m

ai

: mờ - ai - mai - sắc - mái / mái.

b) Dạy vần ay

- Ai đọc được vần mới này?

+ GV chỉ từng chữ ay.

- Ai phân tích, đánh vần được vần y?

- GV chỉ mô hình từng vần,yêu cầu HS đánh vần và đọc trơn:

ay

a

y

:a –y- ay/ay

- Giới thiệu từ khóa: GV chỉ tranh vẽ, hỏi: Tranh vẽ gì?

- Chúng ta có từ mới : máy bay

Trong từ máy bay, tiếng nào có vần ay?

- Em hãy phân tích tiếng máy và tiếng bay?

- GV chỉ mô hình tiếng máy, yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn

máy

m

ay

: mờ-ay- may-sắc-máy/ máy

bay

b

ay

: bờ-ay-bay/bay

c) Củng cố

- Các em vừa học 2 vần mới là vần gì?

- Các em vừa học 3 tiếng mới là tiếng gì?

+ 1 HS đọc: a - i - ai

+ Cả lớp nói: ai

- Vần ai có âm a đứng trước, âm i đứng sau

a - i - ai

- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn

- gà mái

-Tiếng mái có vần ai.

- Tiếng mái có âm m (mờ) đứng trước, vần ai đứng sau, dấu sắc trên đầu âm a⇨ đánh vần, đọc trơn tiếng mái : mờ - ai - mai - sắc - mái / mái

- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn

+ 1 HS đọc: a –y- ay

+ Cả lớp nói: ay

- Vần ay có âm a đứng trước, âm y đứng sau

a –y- ay

- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.

- Tranh vẽ máy bay

- Tiếng máy và tiếng bay có vần ay.

- Tiếng máy có âm m(mờ) đứng trước, vần ay đứng sau, dấu sắc trên đầu âm a. Tiếng bay có âm b( bờ) đứng trước, vần ay đứng sau. ⇨ đánh vần, đọc trơn : mờ-ay- may-sắc-máy/ máy. Bờ-ay-bay/bay. Máy bay

- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.

- Vần ai, vần ay. Đánh vần: a – i / ai. a – y / ay.

- Tiếng mái, tiếng máy, tiếng bay. Đánh vần : mờ - ai - mai - sắc - mái / mái; mờ-ay- may-sắc-máy/ máy;bờ-ay-bay/bay

HĐ 2. Luyện tập

- Mục tiêu: Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Chú gà quan trọng(1). Viết đúng: ai, gà mái, ay, máy bay (trên bảng con).

a) Mở rộng vốn từ

- Nêu yêu cầu: Tìm tiếng có vần ai, tiếng có vần ay?

- GV chỉ từng từ ngữ dưới mỗi hình, gọi HS đọc.

- GV chỉ từ ngữ không theo thứ tự, yêu cầu cả lớp đọc nhỏ.

- Yêu cầu HS làm vào VBT: nối ai với tiếng có vần ai, nối ay với tiếng có vần ay

- Gọi HS trình bày kết quả.

- Nhận xét.

-GV chỉ từng từ, cả lớp: Tiếng nai có vần ai,... Tiếng váy có vần ay,...

b) Tập viết

* GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu

- Vần ai: chữ a viết trước, i viết sau. Chú ý nét nối giữa ai.

- Vần ay: chữ a viết trước, y viết sau. Chú ý nét nối giữa ay..

- mái: viết m trước, ai sau.

- máy bay: (máy) viết m trước, ay sau, dấu sắc trên đầu âm a. Khoảng cách giữa các con chữ bằng chiều ngang 1 con chữ o.( bay) viết b trước, ay sau

* Cho học sinh viết.

- Nhận xét, sửa sai.

- 1 HS đọc.

- Cả lớp đọc nhỏ.

- HS làm vào VBT: ai: con nai, chùm vải, cái chai; ay: váy đầm, máy cày,nhảy múa

-Cả lớp đọc

- HS quan sát, lắng nghe.

- Viết vào bảng con:

Ai, ay (2 lần), (gà) mái, máy bay

TIẾT 2

c) Tập đọc

* Giới thiệu bài

- Gọi 1 HS đọc tên bài tập đọc.

- Giới thiệu hình ảnh gà trống đang sai khiến, dạy dỗ gà mái mơ (gà mái trên lông có những chấm trắng), gà mái vàng (có lông màu vàng) và đàn gà con.

* Hướng dẫn HS luyện đọc

- GV đọc mẫu

- Luyện đọc từ ngữ: quan trọng, gáy vang, tỉnh giấc, ưỡn ngực, đi đi lại lại, ra lệnh, gà mái mơ, quay sang, sai khiến, dạy dỗ.

- Luyện đọc câu:

+ Bài đọc có mấy câu? .

+ GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ.

+ Chỉ từng câu cho HS đọc nối tiếp.

* Thi đọc đoạn, bài:

+ Chia bài làm 2 đoạn đọc: 3 câu / 6 câu

d)Tìm hiểu bài đọc

- GV nêu yêu cầu

- GV chỉ 1 HS đọc trước lớp 3 ý.

- Yêu cầu HS làm vào VBT.

- Gọi HS trình bày kết quả.

- Nhận xét.

- Chú gà quan trọng(1)

- Lắng nghe.

- Lắng nghe

- HS đọc cá nhân, cả lớp.

-9 câu

-Cá nhân, cả lớp đọc

-Cá nhân, từng cặp

- Thi đọc theo nhóm, tổ.

- Cả lớp đọc.

- Làm bài trong VBT:

a) Gà trống cho là mình rất quan trọng. - Đúng. b) Lũ gà mái ưỡn ngực, đi đi lại lại. - Sai. c) Gà trống sai khiến, dạy dỗ tất cả. - Đúng.

3. Hoạt động nối tiếp:

-Tìm tiếng ngoài bài có vần ai?

-Tìm tiếng ngoài bài có vần ay

- GV mời cả lớp đọc lại nội dung 2 trang sách vừa học, từ tên bài đến hết bài Tập đọc

- Nhận xét giờ học

- Dặn HS về đọc lại truyện Chú gà quan trọng (1) cho người thân nghe, chuẩn bi bài tiết sau.

  • bài, tai, mai,.
  • cháy, ngay, tay,.
  • Thực hiện.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

TẬP VIẾT

  1. tiết - sau bài 96, 97)

I. MỤC TIÊU

1.Phát triển năng lực đặc thù-năng lực ngôn ngữ.

- Viết đúng các vần inh, ich, ai, ay, các tiếng kính mắt, lịch bàn, gà mái, máy bay - kiểu chữ viết thường, cỡ vừa và cỡ nhỏ (làm quen).

- Chữ viết rõ ràng, đều nét, đặt dấu thanh đúng vị trí.

2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất.

- Kiên nhẫn, cẩn thận, có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.

- Biết quan sát, lắng nghe, tự chuẩn bị dồ dùng học tập, ngồi viết đúng tư thế.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ viết vần, từ ngữ trên dòng kẻ ô li.

- Vở Luyện viết 1, tập hai.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

A.Khởi động

B. Dạy bài mới

1.Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học. Tiếp tục luyện viết chữ cỡ nhỏ.

2. Luyện tập

2.1. Viết chữ cỡ nhỡ

-GV chỉ cho HS đọc các vần và từ ngữ (cỡ nhỡ): ): inh, kính mắt; ich, lịch bàn; ai, gà mái, ay, máy bay.

-GV yêu cầu HS nói cách viết các vần: inh, ich, ai, ay.

-GV hướng dẫn HS về độ cao các con chữ, cách nối nét, vị trí đặt dấu thanh.

-GV cho HS mở vở Luyện viết 1, tập hai, nhìn chữ mẫu, tập viết.

2.2. Viết chữ cỡ nhỏ

- GV chỉ cho cả lớp đọc các từ ngữ (cỡ nhỏ) trên bảng hoặc trong vở Luyện viết 1, tập hai: kính mắt, lịch bàn, gà mái, máy bay.

- GV viết mẫu, hướng dẫn HS viết các từ ngữ cỡ nhỏ.

+Độ cao các con chữ thế nào?

+Khoảng cách giữa các tiếng?

- GV cho HS viết vào vở Luyện viết

C.Củng cố, dặn dò:

-GV khen ngợi những HS viết đúng, viết đẹp.

- Nhắc những em chưa hoàn thành bài viết trong vở Luyện viết 1, tập hai về nhà tiếp tục luyện viết.

-HS hát

-HS lắng nghe

-HS đọc

-HS phát biểu

-HS lắng nghe

-HS thực hiện

-HS đọc

- 2,5 li: k, h, l, b, g, y

-1,5 li: t

- Các chữ khác cao 1 li.

-Các tiếng cách nhau con chữ o.

-HS thực hiện

-HS lắng nghe và thực hiện

BÀI 98

KỂ CHUYỆN

ONG MẬT VÀ ONG BẦU

(1 tiết)

I.MỤC TIÊU

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ

- Nghe hiểu và nhớ câu chuyện.

- Nhìn tranh, nghe GV hỏi, trả lời được từng câu hỏi theo tranh. Nhìn tranh, có thể kể từng đoạn câu chuyện.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ong mật vừa biết làm ra thùng mật ngọt ngào, vừa biết đưa ra cách phân xử rất thông minh. Chê ong bầu không thật thà, không làm ra mật lại nhận thùng mật là của mình.

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất

- Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp.

- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy chiếu, máy tính.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Khởi động:

2. Bài mới:

a. Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện

a.1. Quan sát và phỏng đoán

1.1. Quan sát và phỏng đoán:

-GV đưa lên bảng 6 tranh minh hoạ truyện Ong mật và ong bầu. Các em hãy xem tranh để biết truyện có những nhân vật nào?

- GV chỉ hình ong mật, bên hình có chữ ong mật. Ong mật có nhiệm vụ làm mật.

- GV chỉ hình ong bầu, bên hình có chữ ong bầu. Ong bầu có nhiệm vụ làm tổ.

- GV chỉ hình ong vò vẽ, bên hình có chữ ong vò vẽ. Ong vò vẽ là loài ong có thể đốt chết người. Ong vò vẽ được nhờ phân xử vụ kiện.

- Các em hãy thử đoán xem câu chuyện kể về việc gì?

a.2. Giới thiệu câu chuyện

Câu chuyện nói về cuộc tranh cãi giữa ong mật và ong bầu về một thùng mật mà ai cũng nhận là của mình. Người được nhờ phân xử việc này là ong vò vẽ.

b. Khám phá và luyện tập

b.1. Nghe kể chuyện:GV kể chuyện với giọng diễn cảm. Chú ý nhấn giọng, gây ấn tượng với các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, làm rõ thái độ lúng túng của các con vật không biết ai mới là người làm ra thùng mật thơm ngon, kể rõ ràng, rành rẽ từng câu, từng đoạn của câu chuyện theo tranh.

- GV kể 3 lần

+ Lần 1: kể không chỉ tranh

+ Lần 2: vừa chỉ từng tranh vừa kể chậm

+ Lần 3: kể như lần 2 để khắc sâu nội dung câu chuyện..

b.2. Trả lời câu hỏi theo tranh

- GV chỉ tranh 1, hỏi: Ong mật, ong bầu mang thùng mật đến nhờ ong vò vẽ làm gì?

- GV chỉ tranh 2, hỏi: Ông vò vẽ có biết thùng mật là của ai không?

- GV chỉ tranh 3: Bướm vàng nói gì trong cuộc phân xử?

- GV chỉ tranh 4: Kiến muốn nhờ ai phân xử giúp?

- GV chỉ tranh 5:

+ Ong mật đề nghị phân xử thế nào?

+Thái độ của ong bầu ra sao?

- GV chỉ tranh 6: Vì sao ong vò vẽ kết luận thùng mật là của ong mật?

-GV hỏi 1 HS trả lời tất cả các câu hỏi dưới 6 tranh

- GV hỏi một vài HS, mỗi HS trả lời câu hỏi ở 2 tranh liền nhau.

b.3 Kể chuyện theo tranh

-GV yêu cầu mỗi HS nhìn 2 tranh, tự kể chuyện.

-GV yêu cầu 1 hoặc 2 HS kể toàn bộ câu chuyện theo 6 tranh.

-GV yêu cầu 1 HS xuất sắc kể lại câu chuyện

* GV cất tranh, yêu cầu 1 HS xuất sắc kể lại câu chuyện (YC không bắt buộc).

b.4 . Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện

- GV: Em nhận xét gì về ong mật?

- GV: Em nhận xét gì về ông bầu?

- GV: Câu chuyện khen ong mật vừa biết làm mát, vừa biết đưa ra cách phân xử rất thông minh. Chê ong bầu không thật thà, không làm ra mật lại nhận mật là của mình..

4. Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét tiết học; khen những HS kể chuyện hay.

- Yêu cầu HS về nhà kể cho người thân nghe ở lớp em đã học được điều gì hay.

- GV nhắc HS xem tranh, chuẩn bị cho tiết kể chuyện Thổi bóng. Tìm đọc thêm 1 truyện trong sách Truyện đọc lớp 1.

-Cả lớp cùng hát

-HS thực hiện

-Truyện có ong mật ong bầu, ong vò vẽ, bướm, kiến

- Cả lớp nhắc lại: ong mật.

-Cả lớp: ong bầu.

- Cả lớp: ong vò vẽ.

- Ong, bướm, kiến vây quanh thùng mật. Chắc chúng tranh cãi về thùng mật.

- HS nghe toàn bộ câu chuyện

- HS lắng nghe và quan sát tranh.

-Ong mật, ong bầu mang thùng mật đến nhờ ong vò vẽ phân xử: thùng mật. là của ai?

-Ong vò vẽ không phân xử được thùng mật là của ai

-Bướm vàng: Theo màu sắc và hương thơm thì thùng mật là của ong mật.

-Kiến muốn nhờ bác gấu phân xử giúp.

+Ong mật nói: Chả cần phải nhờ ai. Cứ để tôi và ong bầu cùng làm mật. Ai làm ra được thứ mật ngọt ngào này thì thùng mật là của người đó

+ Ong bầu sợ hãi, từ chối làm mật

-Ong vò vẽ kết luận thùng mật là của ong mật vì ong bầu từ chối làm một chứng tỏ ong bầu không biết làm mật.

  • Hs thực hiện

-Mỗi HS nhìn 2 tranh kể tự nhiên

- 1- 2HS chỉ tranh kể toàn bộ câu chuyện

- 1 HS kể toàn bộ câu chuyện

-Ong mật biết làm ra thùng mật ngọt ngào. / Ong mật rất thông minh, biết đưa ra cách phân xử

-Ong bầu tham lam, không thật thà, không làm ra mật lại nhận thùng mật là của mình.

-HS lắng nghe và thực hiện

BÀI 99

ÔN TẬP

(1 tiết)

  1. MỤC TIÊU

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ:

- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Chú gà quan trọng (2).

- Điền chữ thích hợp (ng hoặc ngh) vào chỗ trống để hoàn thành 1 câu văn trong bài đọc rồi chép lại câu văn đúng chính tả, với cỡ chữ nhỏ.

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất

- Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp.

- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy chiếu / Phiếu khổ to viết nội dung BT đọc hiểu.

- Vở Luyện viết 1, tập hai (phần Chính tả, từ trang 33 đến trang 48).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh

1.Khởi động:

2. Bài mới:

2.1. Giới thiệu bài: GV mời 1 HS đọc bài Chú gà quan trọng (1), sau đó nêu yêu cầu của bài Ôn tập.

2.2 Luyện tập

-HS hát

-HS đọc

a.1. BT 1 (Tập đọc)

a)GV đưa tranh:

+ Tranh vẽ gì?

b)GV đọc mẫu

c)Luyện đọc từ ngữ:trốn sạch, nghếch mõm, nằm dài, lại gần, lay lay, tợp cho một cái, hết hồn, chạy mất, hạch sách.

-Giải nghĩa từ: tợp (há miệng đớp rất nhanh); hạch sách (bắt bẻ, đòi hỏi để làm khó dễ)..

  1. Luyện đọc câu
  • GV: Bài có mấy câu?
  • GV chỉ từng câu cho 1 HS đọc, cả lớp đọc vỡ.
  • Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp). GV sửa lỗi phát âm cho HS.
  • Đọc câu bất kì

e)Thi đọc tiếp nối 2 đoạn - thi đọc cả bài.

- GV cho HS đọc theo nhóm.

- GV cho HS thi đọc bài trước lớp.

g) Tìm hiểu bài đọc

-GV mời 2 HS tiếp nối đọc 2 BT trong SGK (đọc cả M).

- GV: Các ý 1, 2 của truyện đã được đánh số thứ tự. Cần đánh tiếp số thứ tự các ý 3, 4 cho đúng.

- GV mời 1 HS đọc 4 ý trước lớp

- GV cho HS làm bài vào VBT.

- Gọi HS trình bày kết quả.

- Nhận xét.

- GV cho cả lớp đọc đồng thanh các ý theo thứ tự đúng (1) Lũ gà mái trốn sạch. (2) Gà trống bèn hạch sách bác chó. (4) Gà trống sợ, chạy mất. (3) Bác chó tợp gà trống.

a.2 BT 2

-GV nêu yêu cầu bài tập

-HS trả lời

- HS trả lời

-HS luyện đọc

-HS thi đọc

-HS thực hiện

-HS lắng nghe và thực hiện

-Cả lớp đọc

-GV mời 1 HS nhắc lại quy tắc chính tả ng / ngh.

- GV HS đọc thầm câu văn và làm bài trong vở Luyện viết 1.

- Gọi HS trình bày kết quả.

Đáp án: nằm nghếch mõm.

- Nhận xét.

- GV viết lên bảng câu văn cần tập chép.

  • Cả lớp đọc thầm câu văn
  • HS nhìn mẫu trên bảng / trong VBT, chép lại câu văn.
  • Yêu cầu HS viết xong, tự soát lỗi, đổi bài để sửa lỗi cho nhau.
  • GV chữa bài cho HS.Nhận xét

-HS phát biểu

-HS đọc thầm và làm

-HS đọc thầm

-HS chép

-HS viết , tự soát lỗi, đổi bài để sửa lỗi cho nhau.

3/ Củng cố, dặn dò:

Về nhà ôn lại bài

Bài 100: OI - ÂY

I.MUC TIÊU

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ

  • HS nhận biết vần oi, ây; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần oi, ây .
  • Nhìn chữ, tìm đúng các tiếng có vần oi, vần ây.
  • Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Sói và dê
  • Viết đúng các vần oi, ây, các tiếng (con) voi, cây (dừa) cỡ nhỡ (trên bảng con).

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất

  • Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp.
  • Từ sự tự tin, thông minh của nhân vật Dê con hình thành sự tự tin trong giao tiếp.

II- CHUẨN BỊ

- Máy tính, máy chiếu để chiếu lên bảng nội dung bài học, bài Tập đọc.

- VBT Tiếng Việt 1, tập hai. Có thể sử dụng các thẻ chữ để HS làm BT đọc hiểu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động

- Ổn định.

- Kiểm tra bài cũ: 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Chú gà quan trọng (2) (bài 99) (HS 1 đọc 4 câu đầu, HS 2 đọc 3 câu cuối).

- Nhận xét.

- Giới thiệu bài: Hôm nay, các em sẽ được học 2 vần mới, đó là vần oi – ây.

- 2 HS đọc bài.

- Lắng nghe.

- Nhắc lại tựa bài.

2. Các hoạt động chủ yếu

HĐ 1. Chia sẻ và khám phá

- Mục tiêu: HS nhận biết vần oi, ây; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần oi, ây.

- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: đọc cá nhân, tổ, cả lớp.

1.1 Dạy vần oi

- Ai đọc được vần mới này?

+ GV chỉ từng chữ oi.

- Ai phân tích, đánh vần được vần oi?

- GV chỉ mô hình từng vần,yêu cầu HS đánh vần và đọc trơn:

oi

o

i

:o - i - oi / oi

Giới thiệu từ khóa: GV chỉ tranh vẽ, hỏi: Tranh vẽ gì?

- Chúng ta có từ mới : con voi

Trong từ con voi, tiếng nào có vần oi?

- Em hãy phân tích tiếng voi?

- GV chỉ mô hình tiếng voi , yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn:

voi

V

oi

: vờ - oi - voi / voi.

1.2 Dạy vần ây

- Ai đọc được vần mới này?

+ GV chỉ từng chữ ây.

- Ai phân tích, đánh vần được vần ây?

- GV chỉ mô hình từng vần,yêu cầu HS đánh vần và đọc trơn:

ây

Â

y

: â - y – ây / ây

- Giới thiệu từ khóa: GV chỉ tranh vẽ, hỏi: Tranh vẽ gì?

- Chúng ta có từ mới : cây dừa.

Trong từ cây dừa, tiếng nào có vần ây?

- Em hãy phân tích tiếng cây?

- GV chỉ mô hình tiếng cột, yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn

cột

c

ây

: cờ - ây – cây / cây.

1.3. Củng cố

- Các em vừa học 2 vần mới là vần gì?

- Các em vừa học 2 tiếng mới là tiếng gì?

+ 1 HS đọc: o – i – oi

+ Cả lớp nói: oi

- Vần oi có âm o đứng trước, âm i đứng sau

o - i - oi

- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn

- Tranh vẽ con voi.

- Tiếng voi có vần oi.

- Tiếng voi có âm v (vờ) đứng trước, vần oi đứng sau ⇨ đánh vần, đọc trơn tiếng voi: vờ - oi - voi / voi.

- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn

+ 1 HS đọc: â - y – ây.

+ Cả lớp nói: ây.

- Vần ây có âm â đứng trước, âm y đứng sau

â - y - ây.

- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.

- Tranh vẽ cây dừa.

- Tiếng cây có vần ây.

- Tiếng cây có âm c (cờ) đứng trước, vần ây đứng sau ⇨ đánh vần, đọc trơn tiếng cây: cờ - ây – cây / cây.

- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.

- Vần oi, vần ây. Đánh vần: o – i - oi / oi; â – y - ây / ây.

- tiếng voi, tiếng dừa. Đánh vần : vờ - oi - voi / voi; cờ - ây – cây / cây.

HĐ 2. Luyện tập

- Mục tiêu: Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Sói và dê. Viết đúng: oi, con voi, ây, cây dừa (trên bảng con).

- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: đọc cá nhân, tổ, nhóm, cả lớp.

2.1 Mở rộng vốn từ (BT 2)

- Nêu yêu cầu: Tìm tiếng có vần oi, tiếng có vần ây?

- GV chỉ từng từ ngữ dưới mỗi hình, gọi HS đọc.

- GV chỉ từ ngữ không theo thứ tự, yêu cầu cả lớp đọc nhỏ.

- Yêu cầu HS làm vào VBT: gạch 1 gạch dưới tiếng có vần oi, gạch 2 gạch dưới tiếng có vần ây.

- Gọi HS trình bày kết quả.

- Nhận xét.

2. 2 Tập viết

a) Yêu cầu HS đọc các vần, tiếng vừa học.

b) Viết vần: oi, ây.

- Vần oi: chữ o viết trước, chữ i viết sau. Chú ý nối nét từ o sang i.

- Vần ây: chữ â viết trước, chữ y viết sau. Chú ý nối nét từ â sang y.

Lưu ý: các con chữ cao 1 ô li.

c) Viết tiếng: (con) voi, cây (dừa)

- voi : viết v trước, oi sau.

- cây: viết c trước, ây sau.

- Nhận xét, sửa sai.

- 1 HS đọc.

- Cả lớp đọc nhỏ.

- HS làm vào VBT: nhà ngói, chó sói, cấy lúa, đám mây, cái còi, nhảy dây.

- HS viết bảng con: oi, ây (2 lần).

- HS viết: (con) voi, cây (dừa) (2 lần).

TIẾT 2

2.3 Tập đọc

2.3.1 Giới thiệu bài

- Gọi 1 HS đọc tên bài tập đọc.

- Trong tên bài, tiếng nào có vần vừa học?

- Yêu cầu HS quan sát tramh. Tranh vẽ cảnh gì?

2.3.2 Hướng dẫn HS luyện đọc

a) GV đọc mẫu: giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

b) Luyện đọc từ ngữ:

- GV chỉ từng từ ngữ cho HS đọc: gặm cỏ, thấy sói, ngay trước mặt, bình tĩnh nói, ngon miệng, lấy hết sức, vác gậy chạy lại, nện, nên thân.

- Giải nghĩa từ: thiêm thiếp (quá yếu mệt, nằm như không biết gì).

- Giải nghĩa từ: nện (đánh thật mạnh, thật đau).

c) Luyện đọc câu:

- Bài đọc có mấy câu?

- GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ.

- Chỉ từng câu cho HS đọc nối tiếp.

d) Thi đọc đoạn, bài:

- Chia bài làm 2 đoạn: 3 câu / 4 câu.

2.3.3 Tìm hiểu bài đọc

- Nêu yêu cầu: Các ý 1, 2 của truyện đã được đánh số. Cần đánh tiếp số thứ tự các ý 3, 4.

+ Nội dung tranh (1) là gì?

+ Nội dung tranh (2) là gì?

- Em hãy đánh tiếp số thứ tự các ý 3, 4 vào VBT.

- Gọi HS trình bày kết quả.

+ Nội dung tranh (1) là gì?

+ Nội dung tranh (2) là gì?

- Gọi 1 HS giỏi nói nội dung 4 tranh, tranh 3 nói trước tranh 4.

- Sói và dê.

- Tiếng Sói có vần oi.

- Tranh vẽ con sói bị người đuổi đánh và con dê.

- Lắng nghe.

- HS đọc cá nhân, cả lớp.

- Lắng nghe.

- Bài đọc có 7 câu.

- HS 1 đọc câu 1, cả lớp đọc lại ⇨HS 2 đọc câu 2, cả lớp đọc lại,… tương tự với các câu còn lại.

- Đọc nối tiếp, đọc liền 2 đến 3 câu ngắn (cá nhân, cặp).

- Thi đọc theo nhóm, tổ.

+ (1) Sói sắp ăn thịt dê con.

+ (2) Dê con nói muốn hát tặng sói một bài để sói ngon miệng.

- Số thứ tự đúng của các tranh là 1 – 2 – 4 – 3.

+ (4) Ông chủ nghe thấy chạy tới nện sói một trận nên thân.

+ (3) “Dê con hét “be... be...” thật to.

- HS nói:

(1) Sói sắp ăn thịt dê con.

(2) Dê con nói muốn hát tặng sói một bài để sói ngon miệng.

(3) Dê con hét “be... be...” thật to.

(4) Ông chủ nghe thấy chạy tới nện sói một trận nên thân.

3. Hoạt động nối tiếp:

- Tìm tiếng ngoài bài có vần oi, ây?

- Đặt câu với tiếng có vần oi/ây.

- Nhận xét giờ học

- Dặn HS về nhà đọc bài Tập đọc cho người thân nghe, xem trước bài 101 (ôi, ơi).

- Vần oi (VD: giỏi, mỏi, củ tỏi...); có vần ây (VD: vây cá, cục tẩy, đấy...)

- Đặt câu.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

Nhận xét – rút kinh nghiệm

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Bài 101: ÔI – ƠI

I.MUC TIÊU

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ

  • HS nhận biết vần ôi, ơi; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ôi, ơi.
  • Nhìn chữ, tìm và đọc đúng các tiếng có vần ôi, vần ơi.
  • Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Ong và bướm.
  • Viết đúng: ôi, trái ổi, ơi, bơi lội (trên bảng con).
  • Học thuộc lòng bài thơ.

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất

  • Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp.
  • Qua bài tập đọc giúp HS rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề việc nào nên làm và không nên làm.
  • Qua nhân vật ong và bướm học sinh nhận biết được việc nào nên làm và không nên làm.

II. CHUẨN BỊ

- Máy tính, màn hình/máy chiếu để chiếu lên bảng nội dung bài học, bài Tập đọc.

- VBT Tiếng Việt 1, tập hai. Có thể sử dụng các thẻ chữ để HS làm BT đọc hiểu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động

- Ổn định.

- Kiểm tra bài cũ:

Gọi 2 HS đọc bài tập đọc Sói và dê tr.15, SGK Tiếng Việt 2, tập hai).

- Nhận xét.

- Giới thiệu bài: Hôm nay, các em sẽ được học 2 vần mới, đó là vần ôi, ơi.

- Hát.

- 2 HS đọc bài.

- Lắng nghe.

- Nhắc lại tựa bài.

2. Các hoạt động chủ yếu

HĐ 1. Khám phá

- Mục tiêu: HS nhận biết vần ôi, ơi; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ôi, ơi.

- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: đọc cá nhân, tổ, cả lớp.

1.1 Dạy vần ôi

- Gọi HS đọc được vần mới

+ GV chỉ từng chữ ôi.

- Gọi HS phân tích, đánh vần vần ôi

- GV chỉ mô hình từng vần,yêu cầu HS đánh vần và đọc trơn:

ôi

ô

i

:ô - i - ôi / ôi

Giới thiệu từ khóa: GV chỉ tranh vẽ, hỏi: Tranh vẽ trái gì?

- Chúng ta có từ mới : trái ổi.

- Trong từ trái ổi, tiếng nào có vần ôi?

- Em hãy phân tích tiếng ổi?

- GV chỉ mô hình tiếng ổi, yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn:

ổi

ô

i

: ô - i - ôi - hỏi - ổi / ổi

1.2 Dạy vần ơi

- Gọi HS đọc được vần mới.

+ GV chỉ từng chữ ơi.

- Gọi HS phân tích, đánh vần được vần ơi.

- GV chỉ mô hình từng vần, yêu cầu HS đánh vần và đọc trơn:

ơi

ơ

i

:ơ - i - ơi / ơi

- Giới thiệu từ khóa: GV chỉ tranh vẽ, hỏi: Tranh vẽ hoạt động gì?

- Chúng ta có từ mới : bơi lội.

- Trong từ bơi lội, tiếng nào có vần ơi?

- Em hãy phân tích tiếng bơi?

- GV chỉ mô hình tiếng bơi, yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn

bơi

b

ơi

: bờ - ơi – bơi / bơi

1.3. Củng cố

- Các em vừa học 2 vần mới là vần gì?

- Các em vừa học 2 tiếng mới là tiếng gì?

+ 1 HS đọc: ô - i – ôi

+ Cả lớp nói: ôi

- Vần ôi có âm ô đứng trước, âm i đứng sau ⇨ ô - i - ôi.

- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.

- Tranh vẽ hình trái ổi.

- Tiếng ổi có vần ôi.

- Tiếng ổi có âm ô đứng trước, âm i đứng sau ⇨ đánh vần, đọc trơn tiếng ổi: ô - i – ôi - hỏi - ổi / ổi.

- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.

+ 1 HS đọc: ơ - i – ơi

+ Cả lớp nói: ơi

- Vần ơi có âm ơ đứng trước, âm i đứng sau ⇨ ơ - i - ơi.

- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.

- Tranh vẽ bơi lội.

- Tiếng bơi có vần ơi.

- Tiếng bơi có âm b (bờ) đứng trước, vần ơi đứng sau ⇨ đánh vần, đọc trơn tiếng bơi: bờ - ơi - bơi / bơi.

- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.

- Vần ôi, vần ơi. Đánh vần: ô - i - ôi / ôi; ơ - i - ơi / ơi.

- tiếng ổi, tiếng bơi. Đánh vần: ô - i – ôi - hỏi - ổi / ổi; bờ - ơi - bơi / bơi.

HĐ 2. Luyện tập

- Mục tiêu: Ghép đúng chữ với hình. Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Nụ hôn của mẹ. Viết đúng: ôi, trái ổi, ơi, bơi lội (trên bảng con).

- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: đọc cá nhân, tổ, nhóm, cả lớp, thực hành, quan sát.

2.1 Mở rộng vốn từ

- Nêu yêu cầu: Tìm tiếng có vần ôi, tiếng có vần ơi?

- GV chỉ từng từ ngữ dưới mỗi hình, gọi HS đọc.

- GV chỉ từ ngữ không theo thứ tự, yêu cầu cả lớp đọc nhỏ.

- Yêu cầu HS làm vào VBT.

- Gọi HS trình bày kết quả.

- Nhận xét.

Giải thích nghĩa từ rối nước: đó là con rối được làm bằng gỗ dùng để trình diễn múa rối nước. 

2. 2 Tập viết

a) YC HS đọc các vần, tiếng vừa học.

b) Viết vần: ôi, ơi.

- Vần ôi: chữ ô viết trước, chữ i viết sau. Chú ý nối nét từ ô sang i.

- Vần ơi: chữ ơ viết trước, chữ i viết sau. Chú ý nối nét từ ơ sang i.

Lưu ý: các con chữ cao 2 ô li.

c) Viết tiếng: (trái) ổi, (bơi) lội.

- ổi: viết ô trước, i sau, dấu hỏi đặt trên ô.

- bơi: viết b trước, ơi sau.

- Nhận xét, sửa sai.

- 1 HS đọc.

- Cả lớp đọc nhỏ.

- HS làm vào VBT: Tranh 1 ghép với rối nước. Tranh 2 ghép với đĩa xôi. Tranh 3 ghép với cái chổi. Tranh 4 ghép với đồ chơi. Tranh 5 ghép với cái nồi. Tranh 6 ghép với phơi thóc.

- Sửa bài

- Lắng nghe.

- ôi, trái ổi, ơi, bơi lội.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS viết vào bảng con.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS viết vào bảng con.

Tiết 2

2.3 Tập đọc

2.3.1 Giới thiệu bài

- Gọi 1 HS đọc tên bài tập đọc.

- Yêu cầu HS quan sát tramh. Tranh vẽ cảnh gì?

2.3.2 Hướng dẫn HS luyện đọc

a) GV đọc mẫu: giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

b) Luyện đọc từ ngữ:

- GV chỉ từng từ ngữ cho HS đọc: bướm trắng, lượn vườn hồng, bay vội, rủ đi chơi, trả lời, việc chưa xong, chơi rong, không thích.

- Giải nghĩa từ: đi chơi rong nghĩa là đi chơi lang thang, không có mục đích. Suốt ngày rong chơi, chằng học hành gì.

c) Luyện đọc câu:

- Bài thơ có mấy dòng?

- GV chỉ 2 dòng thơ cho HS đọc vỡ.

- Đọc nối tiếp 2 dòng thơ.

d) Thi đọc đoạn, bài (mỗi đoạn 6 dòng)

2.3.3 Tìm hiểu bài đọc

- Nêu yêu cầu: chọn ý đúng.

- Yêu cầu HS làm vào VBT.

- Gọi HS trình bày kết quả.

- Nhận xét.

- Nhắc lại kết quả.

2.3.3 HTL bài thơ.

- GV hướng dẫn học sinh học thuộc long bằng cách xóa dần từng chữ, chỉ giữ lại những chữ đầu dòng.

- Tổ chức HS thi đọc thuộc 6 dòng thơ đầu / 6 dòng thơ đầu / cả bài.

- Nhận xét.

- Ong và bướm.

- Tranh vẽ bướm đang bay lượn trong vườn hoa còn ong thì đang chăm chỉ lấy mật.

- Lắng nghe.

- HS đọc cá nhân, cả lớp.

- Lắng nghe.

- Bài thơ có 12 dòng.

- HS 1 đọc 2 dòng, cả lớp đọc lại ⇨HS 2 đọc tiếp 2 dòng, cả lớp đọc lại,… đến hết bài thơ.

- Đọc nối tiếp (cá nhân, nhóm).

- Thi đọc theo nhóm, tổ.

- HS đọc câu hỏi.

- HS trình bày.

- 1 HS hỏi, cả lớp trả lời.

- HTL bài thơ.

- Cá nhân thi HTL.

3. Hoạt động nối tiếp:

- YC HS tìm tiếng ngoài bài có vần ôi, ơi.

- YC HS đặt câu với tiếng tìm được.

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn dò về đọc bài Tập đọc cho người thân nghe., xem trước bài 102 (ui, ưi).

- HS nêu.

- HS nêu.

- Lắng nghe.

- Thực hiện.

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Bài 102: UI – ƯI

I.MUC TIÊU

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ

  • HS nhận biết vần ui, ưi; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ui, ưi.
  • Nhìn chữ, tìm và đọc đúng các tiếng có vần ui, vần ưi.
  • Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Hạt nắng bé con.
  • Viết đúng: ui, ngọn núi, ưi, gửi thư (trên bảng con).

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất

  • Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp.
  • Giúp HS phát triển năng lực ngôn ngữ:
  • Qua hình ảnh hạt nắng giúp hs nhận biết cần phải quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh.

II. CHUẨN BỊ

- Máy tính, màn hình/máy chiếu để chiếu lên bảng nội dung bài học, bài Tập đọc.

- VBT Tiếng Việt 1, tập hai. Có thể sử dụng các thẻ chữ để HS làm BT đọc hiểu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động

- Ổn định.

- Kiểm tra bài cũ:

Gọi 2 HS đọc bài tập đọc Ong và bướm tr.17, SGK Tiếng Việt 2, tập hai).

- Nhận xét.

- Giới thiệu bài: Hôm nay, các em sẽ được học 2 vần mới, đó là vần ui, ưi.

- Hát.

- 2 HS đọc bài.

- Lắng nghe.

- Nhắc lại tựa bài.

2. Các hoạt động chủ yếu

HĐ 1. Khám phá

- Mục tiêu: HS nhận biết vần ui, ưi; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ui, ưi.

- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: đọc cá nhân, tổ, cả lớp.

1.1 Dạy vần ui

- Gọi HS đọc vần mới.

+ GV chỉ từng chữ ui.

- Gọi HS phân tích, đánh vần vần ui

- GV chỉ mô hình từng vần,yêu cầu HS đánh vần và đọc trơn:

ui

u

i

:u - i - ui / ui

Giới thiệu từ khóa: GV chỉ tranh vẽ, hỏi: Tranh vẽ gì?

- Chúng ta có từ mới: ngọn núi.

- Trong từ ngọn núi, tiếng nào có vần ui?

- Em hãy phân tích tiếng núi?

- GV chỉ mô hình tiếng núi, yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn:

núi

n

ui

: n - ui - nui - sắt - núi / núi

1.2 Dạy vần ưi

- Gọi HS đọc vần mới

+ GV chỉ từng chữ ưi.

- Gọi HS phân tích, đánh vần vần ưi.

- GV chỉ mô hình từng vần, yêu cầu HS đánh vần và đọc trơn:

ưi

ư

i

:ư - i - ưi / ưi

- Giới thiệu từ khóa: GV chỉ tranh vẽ, hỏi: Tranh vẽ gì?

- Chúng ta có từ mới: gửi thư.

- Trong từ gửi thư, tiếng nào có vần ưi?

- Em hãy phân tích tiếng gửi?

- GV chỉ mô hình tiếng gửi, yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn

gửi

g

ưi

: gờ - ưi - gưi - hỏi - gửi / gửi

1.3. Củng cố

- Các em vừa học 2 vần mới là vần gì?

- Các em vừa học 2 tiếng mới là tiếng gì?

+ 1 HS đọc: u - i – ui

+ Cả lớp nói: ui

- Vần ui có âm u đứng trước, âm i đứng sau ⇨ u - i - ui.

- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.

- Tranh vẽ ngọn núi.

- Tiếng núi có vần ui.

- Tiếng núi có âm n (nờ) đứng trước, vần ui đứng sau ⇨ đánh vần, đọc trơn tiếng núi: nờ - ui - nui – sắt - núi / núi.

- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.

+ 1 HS đọc: ư - i – ưi

+ Cả lớp nói: ưi

- Vần ưi có âm ư đứng trước, âm i đứng sau ⇨ ư - i - ưi.

- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.

- Tranh vẽ một bạn gái đang gửi thư.

- Tiếng gửi có vần ưi.

- Tiếng gửii có âm g (gờ) đứng trước, vần ưi đứng sau ⇨ đánh vần, đọc trơn tiếng gửi: gờ - ưi - gưi - hỏi - gửi / gửi.

- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.

- Vần ui, vần ưi. Đánh vần: u - i - ui / ui; ư - i - ưi / ưi.

- tiếng núi, tiếng gửi. Đánh vần: nờ - ui - nui - sắt - núi / núi; gờ - ưi - gưi - hỏi - gửi / gửi.

HĐ 2. Luyện tập

- Mục tiêu: Tìm đúng tiếng có ui và ưi. Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Hạt nắng bé con. Viết đúng: ui, ngọn núi, ưi, gửi thư (trên bảng con).

- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: đọc cá nhân, tổ, nhóm, cả lớp, thực hành, quan sát.

2.1 Mở rộng vốn từ

- Nêu yêu cầu: Tìm tiếng có vần ui, tiếng có vần ưi?

- GV chỉ từng từ ngữ dưới mỗi hình, gọi HS đọc.

- GV chỉ từ ngữ không theo thứ tự, yêu cầu cả lớp đọc nhỏ.

- Yêu cầu HS làm vào VBT: gạch 1 gạch dưới tiếng có vần ui, gạch 2 gạch dưới tiếng có vần ưi.

- Gọi HS trình bày kết quả.

- Nhận xét.

Giải thích nghĩa từ khung cửi: đó là vật dụng dùng để dệt vải. 

2. 2 Tập viết

a) YC HS đọc các vần, tiếng vừa học.

b) Viết vần: ui, ưi.

- Vần ui: chữ u viết trước, chữ i viết sau. Chú ý nối nét từ u sang i.

- Vần ưi: chữ ư viết trước, chữ i viết sau. Chú ý nối nét từ ư sang i.

Lưu ý: các con chữ cao 2 ô li.

c) Viết tiếng: (ngọn) núi, gửi (thư).

- núi: viết n trước, ui sau, dấu sắt đặt trên u.

- gửi: viết g trước, ưi sau, dấu hỏi đặt trên ư.

Lưu ý: con chữ g cao 5 ô li.

- 1 HS đọc.

- Cả lớp đọc nhỏ.

- HS làm vào VBT: Tranh 1 cúi. Tranh 2 ngửi. Tranh 3 múi cam. Tranh 4 túi xách. Tranh 5 chui. Tranh 6 khung cửi.

- Sửa bài.

- Lắng nghe.

- HS quan sát, lắng nghe.

- ui, ngọn núi, ưi, gửi thư.

- HS quan sát, lắng nghe.

- Viết vào bảng con.

- HS quan sát, lắng nghe.

- Viết vào bảng con.

Tiết 2

2.3 Tập đọc

2.3.1 Giới thiệu bài

- Gọi 1 HS đọc tên bài tập đọc.

- Yêu cầu HS quan sát tramh. Tranh vẽ cảnh gì?

2.3.2 Hướng dẫn HS luyện đọc

a) GV đọc mẫu: giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

b) Luyện đọc từ ngữ:

- GV chỉ từng từ ngữ cho HS đọc: hạt nắng, xuống đất, gãy cành, sụt sùi, an ủi, gửi tặng, vàng óng, thì thầm, phả, đội đất, cánh tay hồng, bên kia núi.

- Giải nghĩa từ: an ủi là làm cho ai đó bớt buồn phiền, đau khổ.

c) Luyện đọc câu:

- Bài đọc có mấy câu?

- GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ.

- Đọc nối từng câu.

d) Thi đọc đoạn, bài (chia làm 3 đoạn: mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn)

2.3.3 Tìm hiểu bài đọc

- Nêu yêu cầu: ghép đúng.

- Yêu cầu HS làm vào VBT.

- Gọi HS trình bày kết quả.

- Nhận xét.

- Nhắc lại kết quả.

- Hạt nắng bé con.

- Tranh vẽ hoa hồng đang buồn và khóc, phía trên có mặt trời đang tỏa nắng.

- Lắng nghe.

- HS đọc cá nhân, cả lớp.

- Lắng nghe.

- Bài đọc có 6 câu.

- HS 1 đọc câu 1, cả lớp đọc lại ⇨HS 2 đọc câu 2, cả lớp đọc lại,… đến hết bài đọc.

- Đọc nối tiếp (cá nhân, nhóm).

- Thi đọc theo nhóm, tổ.

- HS đọc câu hỏi.

- HS trình bày.

- 1 HS hỏi, cả lớp trả lời.

- Mẹ mặt trời thả hạt nắng xuống chơi.

- Bông hồng được hạt nắng an ủi.

- Hạt nắng giúp hạt cây nảy mầm.

3. Hoạt động nối tiếp:

- YC HS tìm tiếng ngoài bài có vần ui, ưi.

- YC HS đặt câu với tiếng tìm được.

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn dò về đọc bài Tập đọc cho người thân nghe., xem trước bài 103 (uôi, ươi).

- HS nêu.

- HS nêu.

- Lắng nghe.

- Thực hiện.

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Bài 103: UÔI – ƯƠI

I.MUC TIÊU

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ

  • HS nhận biết vần uôi, ươi; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần uôi, ươi.
  • Nhìn chữ, tìm và đọc đúng các tiếng có vần uôi, vần ươi.
  • Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Cá và chim.
  • Viết đúng: i, dòng suối, ươi, quả bưởi (trên bảng con).

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất

  • Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp.
  • Giúp HS phát triển năng lực ngôn ngữ:
  • Qua hình ảnh cá và chim giúp HS nhận biết được từng sở trường sẽ có điều kiện khác nhau để thích nghi.

II. CHUẨN BỊ

- Máy tính, màn hình/máy chiếu để chiếu lên bảng nội dung bài học, bài Tập đọc.

- VBT Tiếng Việt 1, tập hai. Có thể sử dụng các thẻ chữ để HS làm BT đọc hiểu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động

- Ổn định.

- Kiểm tra bài cũ:

Gọi 2 HS đọc bài tập đọc Hạt nắng bé con tr.19, SGK Tiếng Việt 2, tập hai).

- Nhận xét.

- Giới thiệu bài: Hôm nay, các em sẽ được học 2 vần mới, đó là vần uôi, ươi.

- Hát.

- 2 HS đọc bài.

- Lắng nghe.

- Nhắc lại tựa bài.

2. Các hoạt động chủ yếu

HĐ 1. Khám phá

- Mục tiêu: HS nhận biết vần ui, ưi; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ui, ưi.

- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: đọc cá nhân, tổ, cả lớp.

1.1 Dạy vần uôi

- Gọc HS đọc vần mới.

+ GV chỉ từng chữ i.

- Gọi HS phân tích, đánh vần được vần uôi?

- GV chỉ mô hình từng vần,yêu cầu HS đánh vần và đọc trơn:

uôi

i

:uô - i - uôi / uôi

Giới thiệu từ khóa: GV chỉ tranh vẽ, hỏi: Tranh vẽ gì?

- Chúng ta có từ mới: dòng suối.

- Trong từ dòng suối, tiếng nào có vần uôi?

- Em hãy phân tích tiếng suối?

- GV chỉ mô hình tiếng suối, yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn:

suối

s

uôi

: s - uôi - suôi – sắt - suối / suối

1.2 Dạy vần ươi

- Gọc HS đọc vần mới.

+ GV chỉ từng chữ ươi.

- Gọi HS phân tích, đánh vần được vần ươi?

- GV chỉ mô hình từng vần, yêu cầu HS đánh vần và đọc trơn:

ươi

ươ

i

:ươ - i - ươi / ươi

- Giới thiệu từ khóa: GV chỉ tranh vẽ, hỏi: Tranh vẽ gì?

- Chúng ta có từ mới: quả bưởi.

- Trong từ quả bưởi, tiếng nào có vần ươi?

- Em hãy phân tích tiếng bưởi?

- GV chỉ mô hình tiếng bưởi, yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn

bưởi

b

ươi

: bờ - ươi - bươi - hỏi - bưởi / bưởi

1.3. Củng cố

- Các em vừa học 2 vần mới là vần gì?

- Các em vừa học 2 tiếng mới là tiếng gì?

+ 1 HS đọc: uô - i – uôi

+ Cả lớp nói: uôi

- Vần uôi có âm đứng trước, âm i đứng sau ⇨ uô - i - uôi.

- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.

- Tranh vẽ dòng suối.

- Tiếng suố có vần uôi.

- Tiếng suối có âm s (sờ) đứng trước, vần uôi đứng sau ⇨ đánh vần, đọc trơn tiếng suối: sờ - uôi - suôi - sắt - suối / suối.

- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.

+ 1 HS đọc: ươ - i – ươi

+ Cả lớp nói: ươi

- Vần ươi có âm ươ đứng trước, âm i đứng sau ⇨ ươ - i - ươi.

- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.

- Tranh vẽ quả bưởi.

- Tiếng bưởi có vần ươi.

- Tiếng bưởi có âm b (bờ) đứng trước, vần ươi đứng sau ⇨ đánh vần, đọc trơn tiếng bưởi: bờ - ươi - bươi - hỏi - bưởi / bưởi.

- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.

- Vần ui, vần ưi. Đánh vần: uô - i - uôi / uôi; ươ - i - ươi / ươi.

- tiếng suối, tiếng bưởi. Đánh vần: sờ - uôi - suôi - sắt - suối / suối; bờ - ươi - bươi - hỏi - bưởi / bưởi.

HĐ 2. Luyện tập

- Mục tiêu: Tìm đúng tiếng có uôi và ươi. Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Cá và chim. Viết đúng: uôi, dòng suối, ươi, quả bưởi (trên bảng con).

- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: đọc cá nhân, tổ, nhóm, cả lớp, thực hành, qaun sát.

2.1 Mở rộng vốn từ

- Nêu yêu cầu: Tìm tiếng có vần uôi, tiếng có vần ươi?

- GV chỉ từng từ ngữ dưới mỗi hình, gọi HS đọc.

- GV chỉ từ ngữ không theo thứ tự, yêu cầu cả lớp đọc nhỏ.

- Yêu cầu HS làm vào VBT: gạch 1 gạch dưới tiếng có vần uôi, gạch 2 gạch dưới tiếng có vần ươi.

- Gọi HS trình bày kết quả.

- Nhận xét.

Giải thích nghĩa từ khung cửi: đó là vật dụng dùng để dệt vải. 

2. 2 Tập viết

a) YC HS đọc các vần, tiếng vừa học.

b) Viết vần: uôi, ươi.

- Vần uôi: chữ viết trước, chữ i viết sau. Chú ý nối nét từ ô sang i.

- Vần ươi: chữ ươ viết trước, chữ i viết sau. Chú ý nối nét từ ơ sang i.

Lưu ý: các con chữ cao 2 ô li.

c) Viết tiếng: (dòng) suối, (quả) bưởi.

- suối: viết s (cao hơn 2 li) trước, uôi sau, dấu sắt đặt trên ô.

- bưởi: viết b trước, ươi sau, dấu hỏi đặt trên ơ.

- Nhận xét, sửa sai.

- 1 HS đọc.

- Cả lớp đọc nhỏ.

- HS làm vào VBT: Tranh 1 buồng chuối. Tranh 2 con muỗi. Tranh 3 tươi cười. Tranh 4 đĩa muối. Tranh 5 cưỡi ngựa. Tranh 6 buông lưới.

- Sửa bài.

- Lắng nghe.

- uôi, dòng suối, ươi, quả bưởi.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS viết vào bảng con.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS viết vào bảng con.

Tiết 2

2.3 Tập đọc

2.3.1 Giới thiệu bài

- Gọi 1 HS đọc tên bài tập đọc.

- Yêu cầu HS quan sát tramh. Tranh vẽ cảnh gì?

2.3.2 Hướng dẫn HS luyện đọc

a) GV đọc mẫu: giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

b) Luyện đọc từ ngữ:

- GV chỉ từng từ ngữ cho HS đọc: bơi dưới suối, hót trên cây, biết bơi, xuống đây, đôi cánh, bay trên trời, thích lắm.

c) Luyện đọc câu:

- Bài đọc có mấy câu văn?

- Bài đọc có bao nhiêu dòng thơ?

- GV chỉ từng câu văn, từng khổ thơ cho HS đọc vỡ.

- Đọc nối tiếp từng câu văn, từng khổ thơ.

d) Thi đọc đoạn, bài (chia làm 3 đoạn: mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn)

2.3.3 Tìm hiểu bài đọc

- Nêu yêu cầu: ghép đúng.

- Yêu cầu HS làm vào VBT.

- Gọi HS trình bày kết quả.

- Nhận xét.

- Nhắc lại kết quả.

- Cá và chim.

- Tranh vẽ cá đang tung tăng bơi lội dưới suối, chim đang đậu trên cành hót líu lo.

- Lắng nghe.

- HS đọc cá nhân, cả lớp.

- Bài đọc có 4 câu văn.

- Bài đọc có 13 dòng thơ.

- HS 1 đọc câu 1, cả lớp đọc lại ⇨HS 2 đọc khổ thơ 1, cả lớp đọc lại ⇨HS 3 đọc câu văn 2, cả lớp đọc lại ⇨HS 4 đọc khổ thơ 2, cả lớp đọc lại ⇨HS 5 đọc câu văn 3, cả lớp đọc lại ⇨HS 6 đọc khổ thơ 3, cả lớp đọc lại ⇨HS 7 đọc câu văn 4, cả lớp đọc lại.

- Đọc nối tiếp (cá nhân, nhóm).

- Thi đọc theo nhóm, tổ.

- HS đọc câu hỏi.

- HS trình bày.

- 1 HS hỏi, cả lớp trả lời.

- Cá bơi dưới suối.

- Chim bay trên trời.

- Cá và chim cùng đi chơi.

3. Hoạt động nối tiếp:

- YC HS tìm tiếng ngoài bài có vần uôi, ươi.

- YC HS đặt câu với tiếng tìm được.

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn dò về đọc bài Tập đọc cho người thân nghe., xem trước bài 104 (Kể chuyện “Thổi bong).

- HS nêu.

- HS nêu.

- Lắng nghe.

- Thực hiện.

TẬP VIẾT:

(1 Tiết - sau bài 102, 103)

I. Mục đích, yêu cầu:

- Viết đúng các vần ui, ưi, uôi, ươi, các tiếng ngọn núi, gửi thư, dòng suối, quả bưởi - chữ thường, cỡ vừa và cỡ nhỏ, đúng kiểu, đều nét.

- Chữ viết rõ rang, đều nét, đặt dấu thanh đúng vị trí.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ viết các vần, từ cần viết.

III. Các hoạt động dạy và học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

A. Bài cũ

- GV gọi 2 HS lên bảng đọc và viết: bơi lội.

- GV nhận xét.

B. Dạy bài mới.

Các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài:

- GV treo bảng phụ giới thiệu nội dung bài học.

Hoạt động 2. Luyện tập:

Mục tiêu: viết đúng, đẹp các vầnvà tiếng.

Phương pháp: Phân tích ngôn ngữ, luyện theo mẫu.

Các bước tiến hành:

a) Cho HS nhìn bảng đọc: ui, ưi, uôi, ươi, ngọn núi, gửi thư, dòng suối, quả bưởi.

b) Tập viết: ui, ưi, ngọn núi, gửi thư.

- Cho HS nhìn bảng, đọc; nói cách viết vần ui, ưi, tiếng ngọn núi, gửi thư.

- GV nhận xét.

- GV vừa viết từng chữ ghi vần, tiếng, vừa HD độ cao của các con chữ, cách nối nét, vị trí đặt dấu thanh.

- Cho HS viết các vần, tiếng trong vở Luyện viết 1, tập 1.

- Trước khi HS viết bài GV nhắc nhở HS cách cầm bút, tư thế ngồi viết và cách chữa lỗi trong bài.

c) Tập viết: uôi, ươi, dòng suối, quả bưởi.

GV HD tương tự phần b.

GV HD học sinh hoàn thành phần Luyện tập thêm.

- GV quan sát giúp đỡ HS còn chậm, còn lúng túng.

- GV nhận xét.

3.Củng cố - chấm bài

- GV nhận xét tiết học.

- GV cùng HS bình chọn những bạn viết sạch, đẹp nhất tiết học để tuyên dương.

- HS lên bảng đọc và viết: bơi lội.

- Lớp theo dõi nhận xét.

- HS quan sát và lắng nghe.

Hình thức: cả lớp, cá nhân.

- HS quan sát và đọc các chữ: ui, ưi, uôi, ươi, ngọn núi, gửi thư, dòng suối, quả bưởi.

- HS quan sát các chữ trên bảng lớp.

- Vần ui: chữ u viết trước, chữ i viết sau. Chú ý nối nét từ u sang i.

- Vần ưi: chữ ư viết trước, chữ i viết sau. Chú ý nối nét từ ư sang i.

- ngọn núi: viết tiếng ngọn trước, dấu nặng đặt trên o, tiếng núi sau, dấu sắt đặt trên u.

- gửi thư: viết tiếng gửi trước, dấu hỏi đặt trên ư, tiếng thư sau.

- Chữ g, chữ h cao 5 li, chữ t cao 3 li

- Chữ u, ư, i cao 2 li.

- HS theo dõi

- HS luyện viết các chữ vào bảng con.

- HS viết vở luyện viết.

- HS viết: uôi, ươi, dòng suối, quả bưởi vào vở luyện viết.

- HS theo dõi bình chọn những bạn viết sạch, đẹp để GV nhận xét tuyên dương.

KỂ CHUYỆN

BÀI 104: THỔI BÓNG (1Tiết)

I. Mục đích, yêu cầu:

- Nghe hiểu và nhớ câu chuyện.

- Nhìn tranh, nghe GV hỏi, trả lời được từng câu hỏi theo tranh.

- Nhìn tranh, có thể kể từng đoạn của câu chuyện.

- Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Khi tham gia các trò chơi, không nên hiếu thắng, không nên tức giận khi thua cuộc. Qua trò chơi, có thể nhìn thấy ưu điểm của các bạn để học hỏi, làm cho mình tiến bộ hơn.

II. Đồ dùng dạy học:

- Máy chiếu hay màn hình, tranh minh họa câu chuyện.

III. Các hoạt động dạy và học :

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

A.Kiểm tra bài cũ:

GV chỉ 3 tranh đầu minh họa câu chuyện Ong mật và ong bầu, nêu câu hỏi.

- Câu chuyện giúp em hiểu gì?

- GV nhận xét – Tuyên dương

B. Dạy bài mới

Các hoạt động:

Hoạt động 1: Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện.

Mục tiêu: Biết tên câu chuyện, tên các nhân vật và những hoạt động của từng nhân vật trong câu chuyện.

Phương pháp: quan sát, trực quan.

Các bước tiến hành:

1.1. Quan sát và phỏng đoán.

- GV chỉ tranh, giới thiệu câu chuyện: Thổi bóng.

- Các em hãy xem tranh, đoán xem chuyện gì đã xảy ra giữa các con vật?

1.2. Giới thiệu câu chuyện

Câu chuyện Thổi bong kể về một chú báo con. Báo con rất khỏe, chạy cực nhanh. Nó là nhà vô địch khi thi chạy nhưng lại thua các bạn trong các trò chơi khác. Thái độ của báo con khi thắng, khi thua thế nào? Các em hãy lắng nghe câu chuyện.

Hoạt động 2: Khám phá và luyện tập.

Mục tiêu: Kể lại được câu chuyện theo từng tranh. Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện.

Phương pháp: quan sát, trực quan, hỏi đáp.

Các bước tiến hành:

2.1. Nghe kể chuyện:

GV kể 3 lần với giọng diễn cảm.

- Đoạn 1: Giọng kể thể hiện sự hớn hở, vui mừng

- Đoạn 2: Giọng kể buồn, tức giận.

- Đoạn 3: Giọng kể khoan thai.

- Đoạn 4: Giọng kể chậm rãi.

2.2.Trả lời câu hỏi theo tranh.

a) Mỗi HS trả lời câu hỏi theo 1 tranh

- GV chỉ tranh 1, hỏi: Giờ ra chơi báo con làm gì?

- GV chỉ tranh 2: Trong cuộc thi chạy, báo thắng hay thua?

Thái độ của báo như thế nào?

- GV chỉ tranh 3: Trong cuộc thi leo cây, ai thắng?

Thái độ của báo như thế nào?

- GV chỉ tranh 4: Trong cuộc thi vật tay, ai thắng?

Thái độ của báo như thế nào?

- GV chỉ tranh 5: Nhìn thấy vẻ mặt của báo, thầy hổ nhờ nó làm gì?

Báo con làm việc đó như thế nào?

- GV chỉ tranh 6: Thầy giáo khuyên báo điều gì?

* Sau mỗi lần 1 HS trả lời, GV có thể cho 1, 2 HS nhắc lại.

b) Mỗi HS trả lời câu hỏi theo 2 hoặc 3 tranh.

c) 1 HS trả lời câu hỏi theo 6 tranh.

2.3.Kể chuyện theo tranh.

a) Mỗi HS nhìn 2 hoặc 3 tranh, tự kể chuyện.

b) HS kể chuyện theo tranh bất kì.

c) 1 HS nhìn 6 tranh, tự kể toàn bộ câu chuyện.

* GV cất tranh: 1 HS tự kể toàn bộ câu chuyện không nhìn tranh.

2.4. Tìm hiểu ý nghĩa của câu chuyện.

- GV: Câu chuyện giúp em hiểu ra điều gì?

- GV: Câu chuyện là lời khuyên: Khi tham gia các trò chơi, không nên hiếu thắng, không nên tức giận khi thua cuộc. Qua trò chơi, các em sẽ nhìn thấy ưu điểm của mỗi bạn để học hỏi, làm cho mình tiến bộ hơn.

- Biểu dương HS kể chuyện hay.

3. Củng cố, dặn dò:

- GV nhắc HS xem tranh, chuẩn bị cho tiết KC sau.

- HS quan sát và trả lời

- HS nêu

Hình thức: cả lớp.

- Hs xem tranh, lắng nghe.

- HS tự nêu.

- HS lắng nghe

Hình thức: Cả lớp, cá nhân.

- HS lắng nghe

- Giờ ra chơi, báo con ra sân nô đùa cùng các bạn.

- Trong cuộc thi chạy, báo chiến thắng.

- Nó hớn hở, hò reo ầm ỉ.

- Trong cuộc thi leo cây, khỉ thắng.

- Báo con ỉu xìu.

Trong cuộc thi vật tay, gấu thắng?

- Báo xị mặt, vùng vằng.

- Thầy hổ nhờ báo thổi bong trang trí lớp học.

- Báo làm rất nhanh….

- Thầy khuyên: Khi chơi, không nên hiếu thắng. Ai cũng có điểm mạnh, điểm yếu……

- 2 HS nhắc lại.

- HS trả lời câu hỏi theo 6 tranh.

- HS nhìn 2 hoặc 3 tranh, tự kể chuyện.

- HS kể chuyện theo tranh bất kì

- HS tự kể toàn bộ câu chuyện.

- HS kể toàn bộ câu chuyện.

- Không nên hiếu thắng. / Khi tham gia trò chơi, không nên tức giận khi thua cuộc.

- Cả lớp bình chọn 1 bạn kể chuyện hay, hiểu lời khuyên của câu chuyện.

- HS lắng nghe.

TIẾNG VIỆT

BÀI 105 : ôn tập (1 tiết)

I. Mục đích, yêu cầu:

- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Gà và vịt.

- Nghe viết lại câu văn trong bài, cỡ chữ nhỏ, không mắc quá 1 lỗi.

II. Đồ dùng dạy học:

- Máy chiếu hay màn hình, thẻ để HS ghi phương án chọn.

III. Các hoạt động dạy và học:

Hoạt động của Thầy

Hoạt động của Trò

A.Kiểm tra bài cũ:

- Cho HS đọc bài Tập đọc Cá và chim.

B. Dạy bài mới

Các hoạt động:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài.

- Hôm nay chúng ta học ôn tập các vần đã học và bài tập đọc.

Ghi bảng: Ôn tậ.

Hoạt động 2: Luyện tập.

Mục tiêu: Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Gà và vịt. Nghe viết lại câu văn trong bài, cỡ chữ nhỏ, không mắc quá 1 lỗi.

Phương pháp: Quan sát, phân tích ngôn ngữ.

Các bước tiến hành:

2.1.BT1 (Tập đọc)

a) GV chỉ hình minh họa bài Gà và vịt; giới thiệu: Gà và vịt chơi với nhau, vịt thì biết bơi còn gà thì không. Vì sao vậy? Các em hãy lắng nghe câu chuyện.

b) GV đọc mẫu, giọng vui, đọc phân biệt lời của gà, lời của vịt.

c) Luyện đọc từ ngữ: mờ sáng, tập bơi, đi vắng, kiếm giun, lười, tới nay, không biết bơi.

d) Luyện đọc câu.

- GV: Bài có 10 câu. GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ.

- Đọc tiếp nối từng câu.

Lưu ý: nhắc HS nghỉ hơi đúng ở câu cuối: Thế là, chỉ vì lười mà tới nay / gà vẫn không biết bơi.

e) Thi đọc đoạn, bài.

- Chia bài làm 2 đoạn.

GV nhận xét – Tuyên dương.

g) Tìm hiểu bài đọc

- GV nêu YC của BT lựa chọn; chỉ từng ý cho HS đọc.

- GV theo dõi, HD, giúp đỡ thêm cho HS.

- GV nhận xét.

- GV: Câu trả lời của gà có gì đáng cười?

2.2.BT2.(Nghe viết)

Cho HS đọc câu văn cần chép.

- GV đọc câu văn cần chép.

- GV chữa bài cho HS, nhận xét chung.

3. Củng cố, dặn dò.

Nhận xét tiết học. Về nhà chuẩn bị tiết sau.

- HS đọc bài Tập đọc Cá và chim.

- HS lắng nghe.

- Lấy SGK.

- HS lắng nghe.

- HS luyện đọc các từ theo CN, tổ, cả lớp

- HS đọc vỡ từng câu.

- HS đọc tiếp nối từng câu (CN, tổ, CL)

- HS thi đọc theo tổ.

- HS đọc từng ý theo GV chỉ.

+HS khoanh tròn ý đúng. ( VBT, thẻ)

+ HS giơ thẻ, báo cáo kết quả. Ý b: Đúng. Ý a: Sai

+ Cả lớp đọc KQ: Vịt rủ gà tập bơi, gà nói – Tớ đi vắng rồi.

- Đó là lời nói dối rất buồn cười vì gà đi vắng thì sao còn nói được.

HS đọc câu văn cần chép.

Cả lớp đọc thầm lại, chú ý những từ mình dễ viết sai. VD: vọt, gặp

- HS viết bài vào vở.

- HS lắng nghe.

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Bài 106: AO – EO

I.MUC TIÊU

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ

  • HS nhận biết vần ao, eo; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ao, eo.
  • Nhìn chữ, tìm và đọc đúng các tiếng có vần ao, vần eo.
  • Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Mèo dạy hổ.
  • Viết đúng: ao, ngôi sao, eo, con mèo (trên bảng con).

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất

  • Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp.
  • Giúp HS phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
  • Qua hình ảnh nhân vật hổ giúp học sinh biết được cần phải có trách nhiệm với lời hứa.

II. CHUẨN BỊ

- Máy tính, màn hình/máy chiếu để chiếu lên bảng nội dung bài học, bài Tập đọc.

- VBT Tiếng Việt 1, tập hai. Có thể sử dụng các thẻ chữ để HS làm BT đọc hiểu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động

- Ổn định.

- Kiểm tra bài cũ:

Gọi 2 HS đọc bài tập đọc Gà và vịt tr.23, SGK Tiếng Việt 2, tập hai).

- Nhận xét.

- Giới thiệu bài: Hôm nay, các em sẽ được học 2 vần mới, đó là vần ao, eo.

- Hát.

- 2 HS đọc bài.

- Lắng nghe.

- Nhắc lại tựa bài.

2. Các hoạt động chủ yếu

HĐ 1. Khám phá

- Mục tiêu: HS nhận biết vần ao, eo; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ao, eo.

- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: đọc cá nhân, tổ, cả lớp.

1.1 Dạy vần ui

- Gọi HS đọc vần mới.

+ GV chỉ từng chữ ao.

- Gọi HS phân tích, đánh vần vần ao

- GV chỉ mô hình từng vần, yêu cầu HS đánh vần và đọc trơn:

ao

a

o

:a - o - ao / ao

Giới thiệu từ khóa: GV chỉ tranh vẽ, hỏi: Tranh vẽ gì?

- Chúng ta có từ mới: ngôi sao.

- Trong từ ngôi sao, tiếng nào có vần ao?

- Em hãy phân tích tiếng sao?

- GV chỉ mô hình tiếng sao, yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn:

sao

s

ao

: s - ao - sao / sao

1.2 Dạy vần eo

- Gọi HS đọc vần mới

+ GV chỉ từng chữ eo.

- Gọi HS phân tích, đánh vần vần eo.

- GV chỉ mô hình từng vần, yêu cầu HS đánh vần và đọc trơn:

eo

e

o

:e - o - eo / eo

- Giới thiệu từ khóa: GV chỉ tranh vẽ, hỏi: Tranh vẽ gì?

- Chúng ta có từ mới: con mèo.

- Trong từ con mèo, tiếng nào có vần eo?

- Em hãy phân tích tiếng mèo?

- GV chỉ mô hình tiếng mèo, yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn

mèo

m

eo

: mờ - eo - meo – huyền - mèo / mèo

1.3. Củng cố

- Các em vừa học 2 vần mới là vần gì?

- Các em vừa học 2 tiếng mới là tiếng gì?

+ 1 HS đọc: a - o - ao

+ Cả lớp nói: ao

- Vần ao có âm a đứng trước, âm o đứng sau ⇨ a - o - ao.

- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.

- Tranh vẽ ngôi sao.

- Tiếng sao có vần ao.

- Tiếng sao có âm s (sờ) đứng trước, vần ao đứng sau ⇨ đánh vần, đọc trơn tiếng sao: sờ - sao – sao / sao.

- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.

+ 1 HS đọc: e - o - eo

+ Cả lớp nói: eo

- Vần eo có âm e đứng trước, âm o đứng sau ⇨ e - o - eo.

- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.

- Tranh vẽ con mèo.

- Tiếng mèo có vần eo.

- Tiếng mèo có âm m (mờ) đứng trước, vần eo đứng sau ⇨ đánh vần, đọc trơn tiếng mèo: mờ - eo - meo - huyền - mèo / mèo.

- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.

- Vần ao, vần eo. Đánh vần: a - o - ao / ao ; e - o - eo / eo.

- tiếng sao, tiếng mèo. Đánh vần: sờ - ao - sao / sao; mờ - eo - meo - huyền - mèo / mèo.

HĐ 2. Luyện tập

- Mục tiêu: Tìm đúng tiếng có ao và eo. Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Mèo dạy hổ. Viết đúng: ao, ngôi sao, eo, con mèo (trên bảng con).

- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: đọc cá nhân, tổ, nhóm, cả lớp, thực hành, quan sát.

2.1 Mở rộng vốn từ

- Nêu yêu cầu: Tìm tiếng có vần ao, tiếng có vần eo?

- GV chỉ từng từ ngữ dưới mỗi hình, gọi HS đọc.

- GV chỉ từ ngữ không theo thứ tự, yêu cầu cả lớp đọc nhỏ.

- Yêu cầu HS làm vào VBT: gạch 1 gạch dưới tiếng có vần ao, gạch 2 gạch dưới tiếng có vần eo.

- Gọi HS trình bày kết quả.

- Nhận xét.

2. 2 Tập viết

a) YC HS đọc các vần, tiếng vừa học.

b) Viết vần: ao, eo.

- Vần ao: chữ a viết trước, chữ o viết sau. Chú ý nối nét từ a sang o.

- Vần eo: chữ e viết trước, chữ o viết sau. Chú ý nối nét từ e sang o.

Lưu ý: các con chữ cao 2 ô li.

c) Viết tiếng: (ngôi) sao, (con) mèo.

- sao: viết s trước, ao sau.

- mèo: viết m trước, eo sau, dấu huyền đặt trên e.

- 1 HS đọc.

- Cả lớp đọc nhỏ.

- HS làm vào VBT: Tranh 1 cái kéo. Tranh 2 gạo. Tranh 3 bánh dẻo. Tranh 4 quả táo. Tranh 5 mũ tai bèo. Tranh 6 con dao.

- Sửa bài.

- ao, ngôi sao, eo, con mèo.

- HS quan sát, lắng nghe.

- Viết vào bảng con.

- HS quan sát, lắng nghe.

- Viết vào bảng con.

Tiết 2

2.3 Tập đọc

2.3.1 Giới thiệu bài

- Gọi 1 HS đọc tên bài tập đọc.

- Yêu cầu HS quan sát tramh. Tranh vẽ cảnh gì?

2.3.2 Hướng dẫn HS luyện đọc

a) GV đọc mẫu: giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

b) Luyện đọc từ ngữ:

- GV chỉ từng từ ngữ cho HS đọc: săn giỏi, giao hẹn, đồng ý, tài cao, lao ra vồ, leo tót, võ trèo.

- Giải nghĩa từ: vồ mồi là lao tới thật nhanh, bắt lấy một cách bất ngờ con mồi.

c) Luyện đọc câu:

- Bài đọc có mấy câu?

- GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ.

- Đọc nối từng câu.

d) Thi đọc đoạn, bài (chia làm 2 đoạn: mỗi 6 câu)

2.3.3 Tìm hiểu bài đọc

- Nêu yêu cầu: chọn ý đúng.

- Yêu cầu HS làm vào VBT.

- Gọi HS trình bày kết quả.

- Nhận xét.

- Nhắc lại kết quả.

- Hạt nắng bé con.

- Tranh vẽ hổ đang rình bắt mèo.

- Lắng nghe.

- HS đọc cá nhân, cả lớp.

- Lắng nghe.

- Bài đọc có 12 câu.

- HS 1 đọc câu 1, cả lớp đọc lại ⇨HS 2 đọc câu 2, cả lớp đọc lại,… đến hết bài đọc.

- Đọc nối tiếp (cá nhân, nhóm).

- Thi đọc theo nhóm, tổ.

- HS đọc câu hỏi.

- HS trình bày.

- 1 HS hỏi, cả lớp trả lời.

- Mèo không dạy hổ nữa vì hổ không giữ lời hứa - Đúng.

- Mèo không dạy hổ nữa vì tài hổ đã cao - Sai.

3. Hoạt động nối tiếp:

- YC HS tìm tiếng ngoài bài có vần ao, eo.

- YC HS đặt câu với tiếng tìm được.

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn dò về đọc bài Tập đọc cho người thân nghe., xem trước bài 107 (au, âu).

- HS nêu.

- HS nêu.

- Lắng nghe.

- Thực hiện.

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Bài 107: AU – ÂU

I.MUC TIÊU

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ

  • HS nhận biết vần au, âu; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần au, âu.
  • Nhìn chữ, tìm và đọc đúng các tiếng có vần au, vần âu.
  • Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Sáu củ cà rốt.
  • Viết đúng: au, cây cau, âu, chim sâu (trên bảng con).

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất

  • Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp.
  • Giúp HS phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
  • Qua hình ảnh nhân vật thỏ nâu giúp HS nhận biết phải vâng lời người lớn và biết nhận việc vừa sức với bản thân.

II. CHUẨN BỊ

- Máy tính, màn hình/máy chiếu để chiếu lên bảng nội dung bài học, bài Tập đọc.

- VBT Tiếng Việt 1, tập hai. Có thể sử dụng các thẻ chữ để HS làm BT đọc hiểu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động

- Ổn định.

- Kiểm tra bài cũ:

Gọi 2 HS đọc bài tập đọc Gà và vịt tr.23, SGK Tiếng Việt 2, tập hai).

- Nhận xét.

- Giới thiệu bài: Hôm nay, các em sẽ được học 2 vần mới, đó là vần au, âu.

- Hát.

- 2 HS đọc bài.

- Lắng nghe.

- Nhắc lại tựa bài.

2. Các hoạt động chủ yếu

HĐ 1. Khám phá

- Mục tiêu: HS nhận biết vần au, âu; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần au, âu.

- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: đọc cá nhân, tổ, cả lớp.

1.1 Dạy vần ui

- Gọi HS đọc vần mới.

+ GV chỉ từng chữ au.

- Gọi HS phân tích, đánh vần vần au

- GV chỉ mô hình từng vần, yêu cầu HS đánh vần và đọc trơn:

au

a

u

:a - u - au / au

Giới thiệu từ khóa: GV chỉ tranh vẽ, hỏi: Tranh vẽ gì?

- Chúng ta có từ mới: cây cau.

- Trong từ cây cau, tiếng nào có vần au?

- Em hãy phân tích tiếng cau?

- GV chỉ mô hình tiếng cau, yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn:

cau

c

au

: c - au - cau / cau

1.2 Dạy vần âu

- Gọi HS đọc vần mới

+ GV chỉ từng chữ âu.

- Gọi HS phân tích, đánh vần vần âu.

- GV chỉ mô hình từng vần, yêu cầu HS đánh vần và đọc trơn:

âu

â

u

:â - u - âu / âu

- Giới thiệu từ khóa: GV chỉ tranh vẽ, hỏi: Tranh vẽ gì?

- Chúng ta có từ mới: chim sâu.

- Trong từ chim sâu, tiếng nào có vần âu?

- Em hãy phân tích tiếng sâu?

- GV chỉ mô hình tiếng sâu, yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn

sâu

s

âu

: sờ - âu - sâu / sâu

1.3. Củng cố

- Các em vừa học 2 vần mới là vần gì?

- Các em vừa học 2 tiếng mới là tiếng gì?

+ 1 HS đọc: a - u - au

+ Cả lớp nói: au

- Vần au có âm a đứng trước, âm u đứng sau ⇨ a - u - au.

- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.

- Tranh vẽ cây cau.

- Tiếng cau có vần au.

- Tiếng cau có âm c (cờ) đứng trước, vần au đứng sau ⇨ đánh vần, đọc trơn tiếng cau: cờ - au – cau / cau.

- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.

+ 1 HS đọc: â - u - âu

+ Cả lớp nói: âu

- Vần âu có âm â đứng trước, âm u đứng sau ⇨ â - u - âu.

- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.

- Tranh vẽ chim sâu.

- Tiếng sâu có vần âu.

- Tiếng sâu có âm s (sờ) đứng trước, vần âu đứng sau ⇨ đánh vần, đọc trơn tiếng sâu: sờ - âu - sâu / sâu.

- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.

- Vần au, vần âu. Đánh vần: a - u - au / au ; â - u - âu / âu.

- tiếng cau, tiếng sâu. Đánh vần: cờ - au - cau / cau; sờ - âu - sâu / sâu.

HĐ 2. Luyện tập

- Mục tiêu: Tìm đúng tiếng có au và âu. Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Sáu củ cà rốt. Viết đúng: au, cây cau, âu, chim sâu (trên bảng con).

- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: đọc cá nhân, tổ, nhóm, cả lớp, thực hành, quan sát.

2.1 Mở rộng vốn từ

- Nêu yêu cầu: Tìm tiếng có vần au, tiếng có vần âu?

- GV chỉ từng từ ngữ dưới mỗi hình, gọi HS đọc.

- GV chỉ từ ngữ không theo thứ tự, yêu cầu cả lớp đọc nhỏ.

- Yêu cầu HS làm vào VBT: gạch 1 gạch dưới tiếng có vần au, gạch 2 gạch dưới tiếng có vần âu.

- Gọi HS trình bày kết quả.

- Nhận xét.

2. 2 Tập viết

a) YC HS đọc các vần, tiếng vừa học.

b) Viết vần: au, âu.

- Vần au: chữ a viết trước, chữ u viết sau. Chú ý nối nét từ a sang u.

- Vần âu: chữ â viết trước, chữ u viết sau. Chú ý nối nét từ â sang u.

Lưu ý: các con chữ cao 2 ô li.

c) Viết tiếng: (cây) sau, (chim) sâu.

- cau: viết c trước, au sau.

- sâu: viết s trước, âu sau.

- 1 HS đọc.

- Cả lớp đọc nhỏ.

- HS làm vào VBT: Tranh 1 con tàu. Tranh 2 bồ câu. Tranh 3 con trâu. Tranh 4 rau cải. Tranh 5 cây cầu. Tranh 6 bông lau.

- Sửa bài.

- au, cây cau, âu, chim sâu.

- HS quan sát, lắng nghe.

- Viết vào bảng con.

- HS quan sát, lắng nghe.

- Viết vào bảng con.

Tiết 2

2.3 Tập đọc

2.3.1 Giới thiệu bài

- Gọi 1 HS đọc tên bài tập đọc.

- Yêu cầu HS quan sát tramh. Tranh vẽ cảnh gì?

2.3.2 Hướng dẫn HS luyện đọc

a) GV đọc mẫu: giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

- Giải nghĩa từ: hấp, hì (từ mô tả hành động hoặc âm thanh, thêm vào để câu nói ấn tượng).

b) Luyện đọc từ ngữ:

- GV chỉ từng từ ngữ cho HS đọc: sáu củ, thỏ nâu, nhổ cà rốt, nằm sâu, hấp, một lát sau, la lên.

c) Luyện đọc câu:

- Bài đọc có mấy câu?

- GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ.

- Đọc nối từng câu.

d) Thi đọc đoạn, bài (chia làm 3 đoạn: mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn)

2.3.3 Tìm hiểu bài đọc

- Nêu yêu cầu: chọn ý đúng.

- Yêu cầu HS làm vào VBT.

- Gọi HS trình bày kết quả.

- Nhận xét.

- Nhắc lại kết quả.

- Sáu củ cà rốt.

- Tranh vẽ thỏ nâu đang ôm một ôm to cà rốt đưa cho thỏ mẹ.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

- HS đọc cá nhân, cả lớp.

- Bài đọc có 13 câu.

- HS 1 đọc câu 1, cả lớp đọc lại ⇨HS 2 đọc câu 2, cả lớp đọc lại,… đến hết bài đọc.

- Đọc nối tiếp, đọc liền 2 đến 3 câu ngắn (cá nhân, nhóm).

- Thi đọc theo nhóm, tổ.

- HS đọc câu hỏi.

- HS trình bày.

- 1 HS hỏi, cả lớp trả lời.

a) Thỏ nâu nhổ một ôm cà rốt - Đúng.

b) Thỏ nâu chỉ nhổ sáu củ cà rốt - Sai

c) Thỏ nâu chưa biết đếm - Đúng.

3. Hoạt động nối tiếp:

- YC HS tìm tiếng ngoài bài có vần au, âu.

- YC HS đặt câu với tiếng tìm được.

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn dò về đọc bài Tập đọc cho người thân nghe., xem trước bài 108 (êu, iu).

- HS nêu.

- HS nêu.

- Lắng nghe.

- Thực hiện.

TẬP VIẾT:

(1 Tiết - sau bài 106, 107)

I. Mục đích, yêu cầu:

- Viết đúng các vần ao, eo, au, âu các tiếng ngôi sao, con mèo, cây cau, chim sâu - chữ thường, cỡ vừa và cỡ nhỏ, đúng kiểu, đều nét.

- Chữ viết rõ rang, đều nét, đặt dấu thanh đúng vị trí.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ viết các vần, từ cần viết.

- Vở Luyện viết 1, tập 2

III. Các hoạt động dạy và học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

A. Bài cũ

- GV gọi 2 HS lên bảng đọc và viết: bơi lội.

- GV nhận xét.

B. Dạy bài mới .

1. Giới thiệu bài:

- GV treo bảng phụ giới thiệu nội dung bài học.

Hoạt động 2. Luyện tập:

Mục tiêu: viết đúng, đẹp các vầnvà tiếng.

Phương pháp: Phân tích ngôn ngữ, luyện theo mẫu.

Các bước tiến hành:

a) Cho HS nhìn bảng đọc: ao, eo, au, âu, ngôi sao, con mèo, cây cau, chim sâu.

b) Tập viết: ao, eo, ngôi sao, con mèo.

- Cho HS nhìn bảng, đọc; nói cách viết vần ao, eo, tiếng ngôi sao, con mèo.

- GV nhận xét.

- GV vừa viết từng chữ ghi vần, tiếng, vừa HD độ cao của các con chữ, cách nối nét, vị trí đặt dấu thanh.

- Cho HS viết các vần, tiếng trong vở Luyện viết 1, tập 1.

- Trước khi HS viết bài GV nhắc nhở HS cách cầm bút, tư thế ngồi viết và cách chữa lỗi trong bài.

c) Tập viết: au, âu, cây cau, chim sâu.

GV HD tương tự phần b.

GV HD học sinh hoàn thành phần Luyện tập thêm.

- GV quan sát giúp đỡ HS còn chậm, còn lúng túng.

- GV nhận viết.

3.Củng cố - chấm bài

- GV nhận xét tiết học.

- GV cùng HS bình chọn những bạn viết sạch, đẹp nhất tiết học để tuyên dương.

- HS lên bảng đọc và viết: bơi lội.

- Lớp theo dõi nhận xét.

- HS quan sát và lắng nghe.

Hình thức: cả lớp, cá nhân.

- HS quan sát và đọc các chữ: ao, eo, au, âu, ngôi sao, con mèo, cây cau, chim sâu.

- HS quan sát các chữ trên bảng lớp..

- Vần ao: chữ a viết trước, chữ o viết sau. Chú ý nối nét từ a sang o.

- Vần eo: chữ e viết trước, chữ o viết sau. Chú ý nối nét từ e sang o.

Lưu ý: các con chữ cao 2 ô li.

- ngôi sao: viết tiếng ngôi trước, tiếng sao sau.

- con mèo: viết tiếng con trước, tiếng mèo sau, dấu huyền đặt trên e.

- Chữ g cao 5 li, những chữ còn lại cao 2 li.

- HS theo dõi.

- HS luyện viết các chữ vào bảng con.

- HS viết vở luyện viết.

- HS viết: au, âu, cây cau, chim sâu vào vở luyện viết.

- HS theo dõi bình chọn những bạn viết sạch, đẹp để GV nhận xét tuyên dương.

Bài 108 ÊU - IU

(2 tiết)

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ:

- Nhận biết các vần êu, iu; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần êu, iu.

- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần êu, vần iu.

- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Ba lưỡi rìu (1).

- Viết đúng các vần êu, iu, các tiếng (con) sếu, (cái) rìu cỡ nhỡ (trên bảng con).

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất:

- Hs ham học tiếng Việt, rèn tính trung thực.

  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu ghi nội dung BT đọc hiểu.
  2. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Tiết 1

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

  1. Khởi động:
  2. Kiểm tra bài cũ:

- GV kiểm tra 2 HS đọc bài Sáu củ cà rốt (bài 107).

- 1 HS nói tiếng ngoài bài em tìm được có vần ao, vần eo.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Dạy bài mới:

1.Giới thiệu bài: vần êu, vần iu.

2.Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)

2.1 Dạy vần êu

- HS đọc từng chữ ê, u, vần êu. / Phân tích vần êu. / Đánh vần và đọc: ê - u - êu / êu.

- HS nêu từ ngữ: con sếu / sếu / Phân tích tiếng sếu.

- Đánh vần, đọc trơn: ê - u - êu / sờ - êu - sêu - sắc - sếu/ con sếu.

2.2 Dạy vần iu (như vần êu)

- Đánh vần, đọc trơn: - i - u - iu/ rờ - iu - riu - huyền - rìu/ cái rìu.

* Củng cố: Cả lớp đọc trơn các vần mới: êu, iu; từ khoá: êu, con sếu; iu, cái rìu.

3.Luyện tập

3.1 Mở rộng vốn từ:

- GV nêu YC; chỉ từng từ ngữ, cả lớp đọc: bé xíu, lều vải, trĩu quả, địu con, cái phễu.

- Gọi HS nêu kết quả, GV giúp HS gắn chữ dưới hình trên bảng lớp.

- GV chỉ từng hình, cả lớp: 1) lều vải, 2) địu con, 3) trĩu quả,...

- GV chỉ từng từ, cả lớp: Tiếng xíu có vần iu. Tiếng lều có vần êu,...

3.2Tập viết (bảng con - BT 4)

a) Cả lớp đọc các vần, tiếng vừa học: êu, iu, con sếu, cái rìu.

b) Viết vần: êu, iu

- Gọi 1 HS đọc vần êu.

- GV vừa viết mẫu vần êu vừa hướng dẫn. Chú ý cách viết nét phụ trên âm ê, nét nối giữa êu. / hướng dẫn tương tự với vần iu.

c) Viết tiếng: (con) sếu, (cái) rìu

- GV vừa viết tiếng sếu vừa hướng dẫn. Chú ý độ cao các con chữ: s cao hơn 1 li, êu - 1 li; dấu sắc đặt trên ê. / Làm tương tự với tiếng rìu.

- HS viết: (con) sếu, (cái) rìu (2 lần).

-2HS đọc bài cũ và TLCH.

-Lớp nghe, nhận xét.

-HS phân tích, đánh vần, vần êu

-HS quan sát tranh, nêu từ ngữ con sếu.

- Đánh vần, đọc trơn con sếu ( cá nhân, nhóm, ĐT)

-HS đánh vần, đọc trơn vần iu

- HS đọc thầm, nối hình với từng từ ngữ trong VBT.

- HS đồng thanh.

-HS phát biểu.

-Theo dõi.

- HS viết: êu, iu (2 lần).

- HS viết: con sếu, cái rìu (2 lần).

Tiết 2

3.2. Tập đọc (BT 3)

a) GV giới thiệu truyện Ba lưỡi rìu (1): Chàng tiều phu nghèo đi đốn củi, làm văng lưỡi rìu xuống sông. Chàng ôm mặt khóc. Bụt hiện lên giúp chàng.

b) GV đọc mẫu.

c) Luyện đọc từ ngữ (cá nhân, cả lớp): đốn củi, nghèo, rìu sắt, lưỡi rìu, vàng, khóc, ông lão, mếu máo, lặn xuống.

d) Luyện đọc cậu

- GV: Bài có mấy câu? (8 câu). GV đánh số thứ tự từng câu.

- GV chỉ từng câu cho HS đọc. (1 HS, cả lớp).

- Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp; đọc liền 2 câu: 6, 7).

e) Thi đọc đoạn, bài (quy trình đã hướng dẫn). Chia bài làm 2 đoạn: 4 câu/ 5 câu.

g) Tìm hiểu bài đọc

- GV nêu YC.

- Gọi 1 HS đọc trên bảng lớp 2 câu văn chưa hoàn thành.

- HS làm bài cá nhân. / 1 HS báo cáo kết quả.

- GV kết luận, gọi HS nhắc lại.

4.Củng cố, dặn dò:

- Gọi Hs đọc toàn bài.

- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài tiếp theo.

-Theo dõi

-Lắng nghe

-Luyện đọc từ ngữ trên bảng

-Hs xác định câu

-Đọc từng câu

-Hs đọc nối tiếp từng câu

-Luyện đọc đoạn và thi đọc đoạn

-HS theo dõi

-HS đọc.

-HS phát biểu.

- HS nhắc lại:

a) Chàng đốn củi chỉ có một chiếc rìu sắt,

b) Một hôm, chàng đi đốn củi, chẳng may lưỡi rìu văng xuống sông.

Bài 109 IÊU - YÊU

  1. tiết)
  2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
  3. Phát triển năng lực ngôn ngữ:

- Nhận biết các vần iêu, yêu; đánh vần, đọc đúng tiếng các vần iêu, yêu.

- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần iêu, vần yêu.

- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Ba lưỡi rìu (2).

- Viết đúng các vần iêu, yêu, các tiếng (vải) thiều, đáng yêu cỡ nhỡ (trên bảng con).

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất:

- Hs ham học tiếng Việt, rèn tính trung thực.

  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu ghi nội dung BT đọc hiểu.
  2. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Tiết 1

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

  1. Khởi động:
  2. Kiểm tra bài cũ:

- 1 HS đọc bài Tập đọc Ba lưỡi rìu (1) (bài 108).

- 1 HS nói tiếng ngoài bài đọc em tìm được có vần êu, vần iu.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Dạy bài mới:

1.Giới thiệu bài: vần iêu, vần yêu.

2.Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)

2.1 Dạy vần iêu

- YC HS đọc từng chữ i, ê, u, vần iêu. / Phân tích vần iêu. / Đánh vần và đọc: i - ê - u - iêu / iêu.

- Gọi HS nêu từ ngữ: vải thiều / thiều / Phân tích tiếng thiều.

- Gọi HS đánh vần, đọc trơn: i- ê - u - iêu / thờ - iêu – thiêu – huyền – thiều/ vải thiều.

2.2 Dạy vần yêu (như vần iêu)

- Gọi HS đánh vần, đọc trơn: yê - u - yêu / đáng yêu.

- Gọi HS nhắc lại quy tắc chính tả: vần iêu viết là iêu khi có âm đầu đứng trước, viết là yêu khi trước nó không có âm đầu.

* Củng cố: Cả lớp đọc trơn các vần mới: iêu, yêu; từ khoá: vải thiều, đáng yêu.

3.Luyện tập

3.1 Mở rộng vốn từ: (BT 2: Tiếng nào có vần iêu? Tiếng nào có vần yêu?)

- GV nêu YC; chỉ từng từ ngữ, cả lớp đọc: niêu cơm, diều sáo, yêu quý, chuối tiêu, yểu điệu, cái chiếu.

- Gọi HS tìm tiếng có vần iêu, vần yêu.

- GV chỉ từng từ, cả lớp: Tiếng niêu có vần iêu, tiếng yểu có vần yêu,…

3.2Tập viết (bảng con - BT 4)

a) Cả lớp đọc các vần, tiếng vừa học: iêu, yêu, vải thiều, đáng yêu.

b) Viết vần: iêu, yêu

- Gọi HS đọc vần iêu.

- GV vừa viết mẫu vần iêu, vừa hướng dẫn. Chú ý cách viết nét mũ trên ê, nét nối giữa u. / Làm tương tự với vần yêu.

- Cho HS viết vần iêu, yêu.

c) Viết tiếng: (vải) thiều, (đáng) yêu

- GV vừa viết tiếng thiều, vừa hướng dẫn. Chú ý chữ t cao 1,5 li, chữ h cao 2m5 li; dấu huyền đặt trên ê. / Làm tương tự với tiếng yêu.

- HS viết: (vải) thiều, (đáng) yêu (2 lần).

HS hát.

-2HS đọc bài cũ và TLCH

-HS phân tích, đánh vần, vần iêu

-HS quan sát tranh, nêu từ ngữ vải thiều.

- Đánh vần, đọc trơn vải thiều ( cá nhân, nhóm, ĐT).

-HS đánh vần, đọc trơn vần yêu.

- 2 HS phát biểu.

- Đồng thanh.

- HS phát biểu.

-HS đồng thanh.

-HS đọc ( Cá nhân, đồng thanh).

- HS viết bảng con: iêu, yêu (2 lần).

-Lắng nghe.

Tiết 2

3.2. Tập đọc (BT 3)

a) GV giới thiệu: Trong giờ học hôm nay các em sẽ đọc tiếp phần 2 của câu chuyện Ba lưỡi rìu để biết câu chuyện có kết thúc như thế nào.

b) GV đọc mẫu. Giải nghĩa từ: tiều phu (người đàn ông làm nghề đốn củi trong rừng).

Luyện đọc từ ngữ: tiều phu, lưỡi rìu bạc, lặn xuống, lắc đầu, reo lên, yêu quý, túng thiếu, không tham, thưởng.

d) Luyện đọc câu

- GV: Bài đọc có mấy câu? (HS đếm: 8 câu).

- GV chỉ từng câu cho HS đọc. Có thể đọc liền 4 câu cuối.

- Đọc tiếp nối từng câu (đọc liền 4 câu cuối) (cá nhân, từng cặp).

e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (5 câu / 4 câu); thi đọc cả bài.

g) Tìm hiểu bài đọc

- GV giải thích: BT đã đánh số thứ tự cho tranh 1, 2, 5. Các em cần đánh số thứ tự cho 2 tranh còn lại. Chú ý quan sát màu sắc các lưỡi rìu để đánh số cho đúng.

- Cho HS làm bài, báo cáo kết quả.

- GV chỉ từng tranh theo thứ tự đúng, gọi HS nói nội dung câu chuyện:

(1) Chàng tiều phu làm văng lưỡi rìu xuống sông.

(2) Ông lão lấy từ dưới sông lên lưỡi rìu bạc, chàng tiều phu xua tay (tỏ ý đó không phải lưỡi rìu của mình).

(3) Ông lão lấy từ dưới sông lên lưỡi rìu vàng, chàng tiều phu vẫn lắc đầu.

(4) Ông lão lấy lên lưỡi rìu sắt, chàng vui mừng nhận chiếc rìu.

(5) Ông lão nói mình là Bụt và thưởng cho chàng cả lưỡi rìu vàng và bạc.

* Cho HS đọc 8 vần vừa học trong tuần (SGK, trang 30).

4.Củng cố, dặn dò

- Gọi Hs đọc toàn bài.

- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài tiếp theo.

-Theo dõi

-Lắng nghe

-Luyện đọc từ ngữ trên bảng

-Hs xác định câu

-Đọc từng câu

-Hs đọc nối tiếp từng câu

-Luyện đọc đoạn và thi đọc đoạn

-HS theo dõi

- HS làm bài vào VBT, viết số thứ tự cho tranh 3 và 4.

- HS báo cáo: thứ tự đúng là :1- 2 - 4 - 3 - 5.

-2-3 HS nêu.

Bài 110 KỂ CHUYỆN

MÈO CON BỊ LẠC

(1 tiết)

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
  2. Phát triển năng lực ngôn ngữ:
  • Nghe hiểu và nhớ câu chuyện.
  • Nhìn tranh, nghe GV hỏi, trả lời được từng câu hỏi theo tranh.
  • Nhìn tranh, có thể tự kể từng đoạn của câu chuyện.
  • Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Khen ngợi sự quan tâm, lòng tốt của mọi người đã giúp mèo con bị lạc tìm về được ngôi nhà ấm áp của mình.
  1. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất:
  • Ham thích học tiếng Việt, biết quan tâm, giúp đỡ người khác.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK (phóng to).

  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động:

2. Kiểm tra bài cũ:

-GV chỉ tranh 1, 2 minh hoạ truyện Thổi bóng (bài 104), nêu câu hỏi, mời HS 1 trả lời; HS 2 trả lời câu hỏi theo tranh 3, 4; HS 3 trả lời câu hỏi: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?

3. Bài mới:

1.Chia sẻ và Giới thiệu câu chuyện (gợi ý)

1.1.Quan sát và phỏng đoán: - GV chỉ hình minh hoạ, HS quan sát, trả lời: Truyện có những nhân vật nào? (Truyện có mèo con, thỏ, sóc, nhím, cú mèo).

- GV chỉ từng nhân vật trong tranh cho HS nhắc lại:

+ GV chỉ mèo, thỏ trong tranh 1 và 2 - HS: Mèo con, thỏ.

+ GV chỉ sóc trong tranh 3- HS: Sóc.

+ GV chỉ nhím trong tranh 4 - HS: Nhím.

+ GV chỉ cú trong tranh 5 - HS: Cú.

- GV: Hãy đoán chuyện gì xảy ra với mèo con? (Chú ý tranh 1 và tranh 6). (Mèo bị lạc, gặp rất nhiều con vật khác. Cuối cùng, mèo nằm ngủ ngon lành).

1.2.Giới thiệu câu chuyện: Câu chuyện kể về những việc xảy ra với một chú mèo con bị lạc. Chúng ta cùng xem những ai đã giúp mèo con tìm được đường về nhà

2.Khám phá và luyện tập:

2.1. Nghe kể chuyện: GV kể chuyện với giọng diễn cảm. Nhân giống các từ ngữ gợi tả, gợi cảm làm rõ thái độ lo lắng của mèo con khi bị lạc; lòng tốt, sự ân cần của những người muốn giúp mèo con. Chú ý phân biệt lời các nhân vật: Lời mèo con nhỏ nhẹ, dễ thương. Lời chị thỏ, cô sóc, chú nhím ân cần. Lời bác cú mèo tự tin. GV kể 3 lần (như đã hướng dẫn).

Mèo con bị lạc

(1) Mèo con bị lạc, không biết đường về nhà. Chị thỏ đi qua, bảo: “Đừng lo! Chị sẽ đưa em về nhà chị”.

(2) Về đến nhà, chị thỏ lấy cà rốt cho mèo con ăn. Mèo con kêu: “Meo! Em không ăn cà rốt đâu!”. Chị thỏ đành đưa mèo con sang nhà cô sóc xem cô sóc có gì cho mèo ăn không.

(3) Đến nhà cô sóc, cô sóc ân cần mời mèo con ăn hạt dẻ. Mèo con rên rỉ: “Meo! Cháu không ăn hạt dẻ đâu”. Thế là mọi người lại đưa mèo con sang nhà chú nhím.

(4) Đến nhà chú nhím thì chú nhím lại bảo: “Tiếc là ta chẳng có gì cho cháu ăn”. Mèo con nghe vậy thì khóc lóc thảm thiết.

(5) Nghe tiếng khóc thảm thiết của mèo, bác cú bay tới hỏi: “Vì sao cháu khóc?. Mèo con trả lời: “Cháu bị lạc ạ!”. Bác cú bảo: “Mèo con đừng lo. Mọi người đừng lo. Mèo con hãy chạy theo bác, bác sẽ tìm được nhà cháu”.

(6) Bác cú bay lên cao. Mèo con chạy theo. Cuối cùng, nó về được nhà và ngủ một giấc ngon lành trong ngôi nhà ấm áp.

2.2 Trả lời câu hỏi theo tranh

a/Mời HS trả lời câu hỏi theo 1 tranh

-- GV chỉ tranh 1, hỏi: Thấy mèo con bị lạc, chị thỏ đã làm gì? (Thấy mèo con bị lạc, chị thẻ bảo mèo đừng lo, chị sẽ đưa mèo về nhà chị).

- GV chỉ tranh 2, hỏi từng câu: Chị thỏ định cho mèo ăn gì? (Chị thỏ lấy cà rốt cho mèo con ăn). Mèo bảo sao? (Mèo con kêu: “Em không ăn cà rốt!”). Thỏ đã làm gì? (Chị thỏ đành đưa mèo con sang nhà cô sóc).

- GV chỉ tranh 3: Cô sóc mời mèo con ăn gì? (Cô sóc ân cần mời mèo con ăn hạt dẻ). Mèo con nói gì? (Mèo con rên rỉ: “Cháu không ăn hạt dẻ đâu”. Vì thế, mọi người lại đưa mèo con sang nhà chú nhím).

- GV chỉ tranh 4: Chú nhím nói gì với mèo? (Chú nhím nói: “Tiếc là ta chẳng có gì cho cháu ăn”). Nghe chú nhím nói, mèo thế nào? (Mèo con nghe vậy thì khóc lóc thảm thiết).

- GV chỉ tranh 5: Bác cú đã làm gì để giúp mèo con trở về nhà? (Bác cú bảo: “Mèo con hãy chạy theo bác, bác sẽ tìm được nhà cháu”).

- GV chỉ tranh 6: Câu chuyện kết thúc ra sao? (Mèo con chạy theo bác cú. Cuối cùng, nó về được nhà và ngủ một giấc ngon lành trong ngôi nhà ấm áp).

b) Mỗi HS trả lời các câu hỏi theo 2 - 3 tranh.

c) 1 HS trả lời các câu hỏi theo 6 tranh.

-Mỗi HS trả lời liền các câu hỏi theo 2 hoặc 3 tranh.

-1 HS trả lời liền các câu hỏi theo 6 tranh.

2.3 Kể chuyện theo tranh

- Mỗi HS nhìn 2-3 tranh, tự kể chuyện.

-1 HS tự kể toàn bộ câu chuyện theo 6 tranh

2.4 Tìm hiểu ý nghĩa của câu chuyện

- Câu chuyện khen ngợi những ai?

-Câu chuyện ca ngợi sự quan tâm, lòng tốt của những người xung quanh đã giúp mèo con bị lạc tìm về được ngôi nhà ấm áp của mình.

- Qua câu chuyện mèo con bị lạc, được những người xung quanh tận tình giúp đỡ nên đã tìm được đường trở về nhà, em hiểu điều gì? HS phát biểu.

GV kết luận:

+ Cần giúp đỡ mọi người khi họ gặp khó khăn.

+ Khi gặp khó khăn, có mọi người tận tình giúp đỡ, bạn sẽ vượt qua khó khăn.

-Hs nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay.

4.Củng cố, dặn dò:

-GV nhắc HS xem tranh, chuẩn bị cho tiết kể chuyện: Cây khế.

-HS hát

-HS theo dõi

-Hs lắng nghe

-Hs lắng nghe

-Hs quan sát tranh, nhớ nội dung truyện và trả lời

- Hs khác nhắc lại nội dung

-Hs trả lời

-1 Hs trả lời 6 câu hỏi.

-Hs kể 2-3 tranh

-1em kể toàn bộ câu chuyện theo tranh

-Câu chuyện khen ngợi chị thỏ, cô sóc, chú nhím, bác cú đã giúp đỡ mèo con bị lạc tìm được đường về nhà.

Cả lớp bình chọn HS kể chuyện hay, hiểu lời khuyên của câu chuyện.

Hs lắng nghe

Bài 111 ÔN TẬP

(1 tiết)

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ:

- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Điều ước.

- Điền vần thích hợp (am hay ăng) vào chỗ trống để hoàn thành câu văn rồi chép lại đúng chính tả câu văn, với cỡ chữ nhỏ.

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất:

Hs ham thích học tiếng Việt, biết tham lam là tính xấu.

  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi BT 2
  2. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

  1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của bài học.
  2. Luyện tập

2.1. BT 1 (Tập đọc)

a) GV chỉ hình minh hoạ truyện Điều ước; giới thiệu: Truyện kể về một bác đánh cá nghèo, được cá thần tặng một điều ước nhưng bác lại tham lam muốn quá nhiều. Các em hãy nghe câu chuyện để biết kết quả thế nào.

b) GV đọc mẫu.

c) Luyện đọc từ ngữ: điều ước, nghèo, bé xíu, van xin, liền thả cá, ước muốn gì được nấy, chẳng được gì.

d) Luyện đọc câu

- GV cùng HS đếm số câu trong bài (13 câu).

- GV chỉ từng câu cho 1 HS đọc, có thể đọc liền 2, 3 câu ngắn.

- Đọc tiếp nối từng câu (đọc liền 2, 3 câu ngắn). GV nhắc HS nghỉ hơi ở câu 1: Có một bác đánh cá nghèo / câu được con cá bé xíu.

e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (8 câu/ 5 câu), thi đọc cả bài (quy trình đã hướng dẫn).

g) Tìm hiểu bài đọc

- GV nêu YC, mời 1 HS đọc 2 lời nói (a và b).

- HS tiếp nối nhau phát biểu: Các em có thể thích câu a (Tôi ước muốn gì được - nấy.) hoặc câu b (Tham quá sẽ chẳng được gì).

- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?

- Câu chuyện là lời khuyên: Không nên tham lam. Tham quá sẽ chẳng được gì.

2.2. BT 2 (Điền vần am hay ăng?)

- GV viết bảng câu văn (cỡ chữ nhỏ) để trống vẫn cần điền “Người nào th... lam quá thì sẽ ch... được gì.”; nêu YC.

- Gọi HS nêu đáp án.

- GV chốt đáp án: tham lam / chẳng được gì. / HS sửa bài (nếu sai).

- Cả lớp đọc câu văn; chép lại vào vở Luyện viết 1, tô chữ N hoa đầu câu (những HS viết câu văn vào vở có thể viết chữ N in hoa).

- GV chữa bài cho HS, nhận xét chung.

3.Củng cố, dặn dò

-Cho HS đọc lại bài đọc.

-Dặn HS chuẩn bị bài tiếp theo.

-Hs theo dõi

- Lắng nghe

- Luyện đọc từ ngữ trên bảng

-Hs xác định câu

-Hs đọc câu

-Nối tiếp nhau đọc từng câu ( 2 lượt)

-Luyện đọc đoạn, thi đọc đoạn

HS phát biểu.

- HS làm bài trong vở Luyện viết 1.

1 HS lên bảng điền vần, hoàn chỉnh từ.

- HS viết xong sửa bài; đổi bài với bạn để sửa lỗi.

Bài 112 ƯU - ƯƠU

  1. tiết)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ:

- Nhận biết các vần ưu, ươu; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ưu, ươu.

- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ưu, vần ươu.

- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Hươu, cừu, khướu và sói.

- Viết đúng các vần ưu, ươu, các tiếng (con) cừu, hươu (sao) cỡ nhỡ (trên bảng con).

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất:

- Hs ham học tiếng Việt, biết quan tâm, giúp đỡ mọi người.

  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu ghi nội dung BT đọc hiểu.
  2. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Tiết 1

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

  1. Khởi động:
  2. Kiểm tra bài cũ:

- GV kiểm tra 2 HS đọc bài Điều ước (bài 111).

- Bài đọc muốn nói lên điều gì?

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Dạy bài mới:

1.Giới thiệu bài: vần êu, vần iu.

2.Chia sẻ và khám phá:

- GV viết: ư, u. Gọi HS đánh vần ưu

- YC HS tìm tiếng có vần ưu. Phân tích vần ưu, tiếng cừu. Đánh vần, đọc trơn: ư - u - ưu / cờ - ưu - cưu - huyền - cừu / con cừu.

2.2. Dạy vần ươu: GV viết ư, ơ, u. Gọi HS đánh vần ươu, đọc trơn: ươ - u - ươu / hờ - ươu - hươu / hươu sao.

* Củng cố: Cả lớp đánh vần, đọc trơn các vần mới, từ khoá vừa học.

3.Luyện tập

3.1 Mở rộng vốn từ: (BT2: Sút bóng vào hai khung thành cho trúng - tổ chức vui)

- GV chỉ hình, nêu YC: Mỗi HS là 1 cầu thủ, cần sút trúng bóng vào khung thành có vần ưu, có vần ươu.

- GV chỉ từng quả bóng, 1 HS đánh vần (nếu cần), cả lớp đọc trơn: ốc bươu, quả lựu, ngải cứu,...

- Cho HS tham gia trò chơi.

-Nhận xét, tuyên dương.

- GV chỉ từng quả bóng, cả lớp: Tiếng bươu có vần ươu. Tiếng lựu có vần ưu.

3.2. Tập viết (bảng con - BT 4)

a) Cả lớp đọc các vần, tiếng vừa học: ưu, ươu, con cừu, hươu sao.

b) Viết vần: ưu, ươu

- Gọi 1 HS đọc vần ưu, ươu, nói cách viết.

- GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn. Chú ý độ cao cách nối nét giữa ưu, dấu râu đặt trên ư. / Làm tương tự với vần ươu.

- YC HS viết vần mới học,

c) Viết tiếng: (con) cừu, hươu (sao)

- GV vừa viết mẫu: cừu, vừa hướng dẫn. Chú ý dấu huyền đặt trên ư. / Làm tương tự với tiếng hươu.

- YC HS viết từ.

-2HS đọc bài cũ và TLCH.

-Lớp nghe, nhận xét.

-HS phân tích, đánh vần, vần ưu.

-HS quan sát tranh, nêu từ ngữ con cừu

- Đánh vần, đọc trơn con cừu ( cá nhân, nhóm, ĐT)

-HS phân tích, đánh vần vần ươu, hươu sao( cá nhân, nhóm, ĐT)

-HS đánh vần, đọc trơn vần ưu, con cừu, ươu, hươu.

HS đọc thầm, làm bài.

- 2 HS lên bảng thi sút bóng (dùng phấn nối bóng với khung thành). Cầu thủ 1 sút bóng có vần ưu vào khung thành ưu. Cầu thủ 2 sút bóng có vần ươu vào khung thành ươu./ Báo cáo kết quả: Sút bóng có tiếng bươu vào khung thành vần ươu,... Cả lớp bình chọn người thắng cuộc (sút đúng, nhanh).

-HS nêu.

- HS viết: ưu, ươu (2 lần).

HS viết: (con) cừu, hươu (sao) (2 lần).

Tiết 2

3.2. Tập đọc (BT 3)

a) GV chỉ hình minh hoạ bài Hươu, cừu, khướu và sói, giới thiệu hình ảnh từng con vật: hươu, cừu, khướu và sói.

b) GV đọc mẫu, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm; đọc lời kêu cứu của cừu, tiếng la to của khướu với giọng phù hợp. Giải nghĩa: be (tiếng cừu hoặc dễ kêu to), co giò chạy (co cao chân chạy vội).

c) Luyện đọc từ ngữ (cá nhân, cả lớp): hươu, cừu, khướu, suối, mò tới, thấy vậy, co giò chạy, lao tới vồ, cứu tôi với, chạy mất.

d) Luyện đọc câu

- GV: Bài đọc có 12 câu. GV đánh số thứ tự từng câu.

- GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ. Đọc liền 2 câu (3 và 4), (7 và 8).

- Đọc tiếp nối từng câu (đọc liền 2 câu ngắn) (cá nhân, từng cặp).

e) Thi đọc 2 đoạn (8 câu / 4 câu); thi đọc cả bài.

g) Tìm hiểu bài đọc g1) Ghép đúng

- GV chỉ từng vế câu cho cả lớp đọc.

- 1 HS làm mẫu: a) Cừu - 3) kêu to để cứu hươu.

- HS làm bài.

- 1 HS đọc kết quả (GV giúp HS nối các vế câu trên bảng lớp).

- Cả lớp đọc kết quả (chỉ đọc từ ngữ): a) Cừu - 3) kêu to để cứu hươu. b) Khướu - 1) làm sói sợ, bỏ cừu, chạy mất. c) Ba bạn - 2) từ đó thân nhau.

GV: Em thích nhân vật nào? Vì sao?

- GV: Câu chuyện giúp các em hiểu điều gì?

=> Câu chuyện khen ngợi những người bạn tốt biết giúp nhau, chống lại kẻ ác.

4.Củng cố, dặn dò:

- Gọi Hs đọc toàn bài.

- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài tiếp theo.

-Theo dõi

-Lắng nghe

-Luyện đọc từ ngữ trên bảng

-HS xác định câu

-Đọc từng câu

-Hs đọc nối tiếp từng câu

-Luyện đọc đoạn và thi đọc đoạn

-HS theo dõi

-HS đọc.

-HS phát biểu.

- HS nhắc lại.

(HS có thể thích cừu vì cừu tốt bụng, thấy sói đến, báo có sói để hươu trốn chạy. Có thể thích khướu vì khướu thông minh, la to “Hổ tới kìa!”, để đánh lừa, doạ sói, khiến sói sợ, bỏ cừu, chạy mất).

HS phát biểu.

sắc, cúc đại đoá, xoè, khoẻ, nắng mai, nép sát, ngậm nụ, thì thầm, bật nở, toả hương.

d) Luyện đọc câu

- GV cùng HS đếm số cầu của bài. / GV chỉ từng câu, 1 HS đọc, cả lớp đọc (đọc liền câu 3 và 4).

- Đọc tiếp nối từng câu (đọc liền 2 câu ngắn). Chú ý nghỉ hơi ở câu cuối: Những đoá hoa ... xinh xắn / bắt đầu toả hương.

e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (6 câu / 5 câu), thi đọc cả bài (quy trình đã hướng dẫn). g) Tìm hiểu bài đọc

- GV nêu YC. Gọi 1 HS đọc 2 ý của BT.

- GV cho HS làm bài, trình bày kết quả.

-Nhận xét, YC HS đọc lại ý đúng

4.Củng cố, dặn dò:

- Gọi Hs đọc toàn bài.

- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài tiếp theo.

-HS xác định câu

-Đọc từng câu

-Hs đọc nối tiếp từng câu

-Luyện đọc đoạn và thi đọc đoạn

-HS theo dõi, đọc bài.

- HS viết ý lựa chọn vào thẻ, giơ thẻ. / Đáp án: Ý b đúng (Nhờ bác làm vườn...). Ý a sai (Loa kèn không muốn nở vì sợ cúc chê...). Để ý a đúng, cần sửa là: Loa kèn không muốn nở vì sợ hoa hồng chê...

- Cả lớp đọc: Ý b đúng (Nhờ bác làm vườn khích lệ, loa kèn bật nở).

Bài 113 OA - OE

( 3 tiết)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ:

- HS nhận biết các vần oa, oe; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần oa, oe.

- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần oa, vần oe.

- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Hoa loa kèn.

- Viết đúng các vần oa, oe; các tiếng (cái) loa, (chích) choè cỡ nhỡ (trên bảng con).

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất:

- Hs ham học tiếng Việt, biết yêu thiên nhiên, chăm sóc, bảo vệ cây, hoa.

  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu ghi nội dung BT đọc hiểu.
  2. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Tiết 1

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

  1. Khởi động:
  2. Kiểm tra bài cũ:

- GV kiểm tra 2 HS đọc bài Hươu, cừu, khướu và sói (bài 112).

- YC HS nói tiếng ngoài bài có vần ưu, ươu em tìm được.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài: vần oa, oe

2. Chia sẻ và khám phá

2.1. Dạy vần oa

- GV viết bảng: o, a. YC HS đánh vần (cá nhân, cả lớp): o - a - oa.

- YC HS quan sát tranh, tìm tiếng có vần oa.

- Gọi HS phân tích vần oa, đánh vần, đọc trơn.

2.2. Dạy vần oe (như vần oa) Đánh vần, đọc trơn: o - e - oe / chờ - oe - choe - huyền - choè / chích choè.

* Củng cố: HS nói các vần, tiếng vừa học. Cả lớp đánh vần, đọc trơn các vần mới, từ khoá: oa, cái loa; oe, chích choè.

3. Luyện tập

3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần oa? Tiếng nào có vần oe?)

- GV nêu lại YC, gọi HS đọc các từ ngữ.

- GV cho HS tìm tiếng có vần oa, oe, báo cáo kết quả.

- GV chỉ từng tiếng, cho cả lớp đồng thanh: Tiếng hoa có vần oa. Tiếng xoe có vần oe,...

3.2. Tập viết (bảng con - BT 4)

a) Cả lớp đọc các vần, tiếng vừa học.

b) Viết vần: oa, oe

- 1 HS đọc vần oa, nói cách viết.

- GV vừa viết vần oa, vừa hướng dẫn; chú ý nét nối giữa oa. / Làm tương tự với vần oe.

- Cả lớp viết bảng con: oa, oe (2 lần).

c) Viết tiếng: (cái) loa, (chích) choè

- GV vừa viết mẫu tiếng loa vừa hướng dẫn, chú ý chữ l cao 2,5 li. Làm tương tự với chích choè; dấu huyền đặt trên e.

- Cả lớp viết: (cái) loa, (chích) choè (2 lần).

-2HS đọc bài cũ và TLCH.

-Lớp nghe, nhận xét.

-HS phân tích, đánh vần, vần oa.

-HS quan sát tranh, nêu từ ngữ cái loa. Nhận biết tiếng loa có vần oa. / Phân tích vần oa: có âm o đứng trước, âm a đứng sau. / Đánh vần, đọc trơn: o - a - oa / lờ - oa - loa / cái loa. ( cá nhân, nhóm, ĐT)

-HS phân tích, đánh vần vần oe, chích chòe (cá nhân, nhóm, ĐT).

-HS đánh vần, đọc trơn các vần, từ mới.

-HS đọc yêu cầu.

- 1 HS đánh vần, cả lớp đọc trơn: hoa sen, tròn xoe, chìa khóa, lóe sáng, tàu hỏa,…

- HS làm bài. 2 HS báo cáo kết quả (HS 1 nói tiếng có vần oa. HS 2 nói tiếng có vần oe).

-HS đọc.

-HS đọc, nêu cách viết.

- HS viết: oa, oe (2 lần).

HS viết: (cái) loa, (chích) chòe (2 lần).

Tiết 2

3.3. Tập đọc (BT 3)

a) GV chỉ hình minh hoạ bài đọc, giới thiệu hình ảnh hoa hồng, hoa cúc đại đoá mập, khoẻ, hoa loa kèn nở như chiếc loa xinh.

b) GV đọc mẫu: gây ấn tượng với các từ ngữ gợi tả (khoe sắc, mập, khoẻ, thô, nép sát, bật nở, toả hương). Giải nghĩa từ: thô (to, nhìn không đẹp); ngậm nụ (nụ hoa chúm chím, sắp nở).

c) Luyện đọc từ ngữ: hoa loa kèn, muôn hoa khoe

-Theo dõi

-Lắng nghe

-Luyện đọc từ ngữ trên bảng

Bài 114 UÊ – UƠ

( 2 Tiết )

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ:

- HS nhận biết các vần uê, uơ; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần uê, uơ.

- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần uê, vần uơ.

- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Lợn rừng và voi.

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất:

- Hs ham học tiếng Việt, không kiêu căng, biết khiêm tốn.

  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu ghi nội dung BT đọc hiểu.
  2. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Tiết 1

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

  1. Khởi động:
  2. Kiểm tra bài cũ:

- GV kiểm tra 2 HS đọc bài Hoa loa kèn (bài 113).

- YC HS nói tiếng ngoài bài có vần oa, oe em tìm được.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài: vần , vần .

2. Chia sẻ và khám phá

2.1. Dạy vần uê

- GV viết u, ê. Gọi HS đánh vần, phân tích vần

- YC HS tìm tiếng có vần .

- Gọi HS đánh vần, phân tích.

    1. Dạy vần uơ (như vần ): Đánh vần, đọc trơn: u - ơ - uơ / hờ - uơ - huơ / huơ vòi.

* Củng cố: Cả lớp đọc trơn các vần mới, từ khoá vừa học.

3. Luyện tập

3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Xếp hoa vào hai nhóm)

- GV chỉ từng bông hoa, YC HS đánh vần, đọc trơn.

- HS làm bài trong VBT, nối hoa với vần thích hợp (hay ).

- GV cho HS thi xếp hoa.

- Nhận xét, tuyên dương.

- GV chỉ từng quả bóng, YC cả lớp đọc: Tiếng thuê có vần . Tiếng thuở có vần ,...

3.2. Tập viết (bảng con - BT 4)

a) HS đọc các vần, tiếng vừa học: uê, uơ, hoa huệ, huơ vòi (cỡ nhỡ).

b) Viết vần uê, uơ .

- Gọi HS đọc, nêu cách viết vần uê.

- GV vừa viết vần, vừa hướng dẫn. Chú ý: cách nối nét, cách viết dấu mũ. / Làm tương tự với vần .

- YC HS viết bảng con: uê, uơ (2 lần).

c) Viết tiếng: (hoa) huệ, huơ (vòi)

- GV vừa viết mẫu tiếng huê vừa hướng dẫn quy trình viết, cách nối nét, vị trí đặt dấu nặng dưới ê. / Làm tương tự với huơ.

- YC HS viết hoa huệ, huơ vòi.

-2HS đọc bài cũ và TLCH.

-Lớp nghe, nhận xét.

-HS phân tích, đánh vần, vần uê ( u - ê – uê, vần gồm âm u và âm ê.

- HS nói: hoa huệ. Tiếng huệ có vần . / Phân tích vần , tiếng huệ. / Đánh vần, đọc trơn: u - ê - uê / hờ - uê - huê - nặng - huệ / hoa huệ.( cá nhân, nhóm, ĐT)

-HS phân tích, đánh vần vần uơ, huơ vòi ( cá nhân, nhóm, ĐT)

-HS đánh vần, đọc trơn vần uê, huệ, hoa huệ; uơ, huơ, huơ vòi.

-HS đánh vần, đọc trơn: thuê, xum xuê, thuở bé,...

-HS đọc thầm, làm bài.

- 2 HS lên bảng thi xếp hoa vào hai nhóm. Báo cáo: HS 1: Hoa có vần : thuê, (xum) xuê, (vạn) tuế, Huế. HS 2: Hoa có vần : thuở (bé), huơ (tay)..

- Nhận xét.

-HS đọc.

- 1 HS đọc vần , nói cách viết.

- HS viết: uê, uơ (2 lần).

- HS viết: (hoa) huệ, huơ (vòi) (2 lần).

Tiết 2

3.2. Tập đọc (BT 3)

a) GV giới thiệu bài Lợn rừng và voi, hình ảnh voi dùng vòi nhấc bổng lợn rừng.

b) GV đọc mẫu. Mô tả, kết hợp giải nghĩa từ: Voi to nhưng ngờ nghệch lắm (ngờ nghệch: ngốc nghếch và chậm chạp). Nào ngờ, voi huơ vòi nhấc bổng lợn lên, ném xuống vệ đường (huơ vòi: đưa vòi lên cao, khua sang hai bên). Đời thuở nào lợn thắng được voi (đời thuở nào: không bao giờ).

c) Luyện đọc từ ngữ: một vài HS cùng đánh vần (nếu cần), cả lớp đọc trơn: lang thang, xum xuê, huơ vòi, ngờ nghệch, nhằm voi xông tới, nhấc bổng, ném xuống vệ đường, hết hồn, đời thuở nào, tự kiêu, hại thân.

d) Luyện đọc câu

- GV: Bài đọc có mấy câu? (9 câu).

- GV chỉ từng câu cho 1 HS đọc, cả lớp đọc.

- Đọc tiếp nối từng câu (đọc liền 2 câu cuối) (cá nhân, từng cặp). Nhắc HS nghỉ hơi ở câu: Nào ngờ, / voi huơ vòi / nhấc bổng lợn lên, / ném xuống vệ đường.

e) Thi đọc tiếp nối 3 đoạn (mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn); thi đọc cả bài.

g) Tìm hiểu bài đọc

- GV nêu YC, chỉ từng vế câu cho cả lớp đọc.

- YC HS làm bài, nêu kết quả.

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.

4.Củng cố, dặn dò:

- Gọi Hs đọc toàn bài.

- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài tiếp theo.

-Theo dõi

-Lắng nghe

-Luyện đọc từ ngữ trên bảng

-HS xác định câu

-Đọc từng câu

-Hs đọc nối tiếp từng câu

-Luyện đọc đoạn và thi đọc đoạn

-HS theo dõi

-HS đọc.

HS suy nghĩ, làm bài. / 1 HS đọc kết quả. Cả lớp đọc lại kết quả: a) Lợn rừng con nghĩ là - 2) mình thắng được voi. b) Lợn rừng mẹ bảo con - 1) chớ tự kiêu mà hại thân.

-HS phát biểu.

- HS nhắc lại.

Bài 115: uy uya

(2 tiết)

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
  • Nhận biết vần uy uya; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần uy uya.
  • Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần uy, vần uya
  • Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Vườn hoa đẹp
  • Viết đúng các vần uy, uya các tiếng tàu thủy, đêm khuya (trên bảng con).
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu khổ to ghi nội dung BT đọc hiểu.
  2. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Tiết 1

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh

A/ KHỞI ĐỘNG: 2 HS đọc bài Tập đọc lợn rừng và voi (bài 114).

HS đọc

B/DẠY BÀI MỚI

  1. Giới thiệu bài: vần uy, vần uya.

HS lắng nghe

  1. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)
    1. Dạy vần uy:
  • HS đọc: u -y- uy. / Phân tích vần uy/ Đánh vần, đọc.
  • HS quan sát tranh – rút ra từ: tàu thủy. / Phân tích tiếng thủy. / Đánh vần, đọc trơn.
  • HS đọc từ: tàu thủy
    1. Dạy vần uya (như vần uy)

Đánh vần, đọc trơn: uy-a-uya / khờ-uya-khuya/ khuya.

* Củng cố: HS nói 2 vần mới học: uy, uya 2 tiếng mới học: thủy, khuya

-HS đọc, phấn tích, đánh vần

-HS nói, phân tích, đánh vần

-HS đánh vần, đọc trơn

-HS đọc trơn

  1. Luyện tập
    1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần uy? Tiếng nào có vần uya?)
  • HS (cá nhân, cả lớp) đọc từ ngữ dưới hình.
  • HS tìm nhanh tiếng có vần uy, vần uya, nói kết quả.
    1. Tập viết (bảng con - BT 4)

GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu:

  • Vần uy: u viết trước, y viết sau. / vần uya: viết uy trước, a sau.
  • Tàu thủy: viết tiếng tàu trước, tiếng thủy sau.
  • Đêm khuya: viết tiếng đêm trước, tiếng khuya sau.
  • HS viết: uy, uya (2 lần). / Viết: tàu thủy, đêm khuya

-HS đọc

-HS lắng nghe

-HS viết ở bảng con

Tiết 2

3.3. Tập đọc (BT3)

  1. GV chỉ hình, giới thiệu bài vườn hoa đẹp: Ở ngoài vườn hoa có gì đẹp?
  2. GV đọc mẫu. Giải nghĩa từ: tờ pơ luya, đỏ mọng.
  3. Luyện đọc từ ngữ: HS đánh vần (nếu cần), đọc trơn: tuy líp, tờ pơ luya, nhụy vàng, khuy áo, ngát hương.
  4. Luyện đọc câu
  • HS đọc từng câu.
  • Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp).
  • Đọc bất kì các câu.
  • HS luyện đọc theo nhóm bàn.
  • Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
  • 1 HS đọc cả bài, cả lớp đọc cả bài.

g) Tìm hiểu bài đọc

  • HS tìm hiểu các vẻ đẹp của các loài hoa trong bài.

* HS đọc lại bài 73; đọc 9 vần vừa học trong tuần (chân trang 132).

-HS lắng nghe

-HS luyện đọc từ ngữ

-HS luyện đọc câu

-HS thi đọc bài

-HS thực hiện

  1. Củng cố, dặn dò
  • HS tìm thêm 3-4 tiếng ngoài bài có vần uy, uya. Có thể làm BT này ở nhà.

- GV nhận xét tiết học; dặn HS về nhà đọc bài Tập đọc cho người thân nghe

BÀI 116: KỂ CHUYỆN

Cây khế

I. MỤC TIÊU:

1. Phát triển các năng lực đặc thù

1.1. Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Nghe hiểu và nhớ câu chuyện.

- Nhìn tranh, nghe GV hỏi, trả lời được từng câu hỏi dưới tranh.

- Nhìn tranh ( không cần GV hỏi), có thể tự kể từng đoạn của câu chuyện.

1.2. Phát triển năng lực văn học.

- Nhận biết và đánh giá được tính cách hai nhân vật người anh và người em.

- Hiểu lời khuyện của câu chuyện : Là người một nhà phải biết yêu thương nhau, khuyên nhủ chúng ta tránh xa những thói xấu tham lam, ích kỷ.

2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất:

- Chăm chú lắng nghe, trả lời câu hỏi một cách tự tin.

- Biết vận dụng lời khuyên của câu chuyện vào đời sống.

II. CHUẨN BỊ:

- Máy chiếu để chiếu tranh minh họa chuyện.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động (3 phút)

- Ổn định

- Hát

- Giới thiệu bài:

+ Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay các em sẽ được nghe kể câu chuyện : Cây khế

- Lắng nghe

2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút)

Hoạt động 1. Khám phá (10 phút)

Mục tiêu: Nghe hiểu và nhớ câu chuyện. Nghe GV hỏi, trả lời được từng câu hỏi dưới tranh.

1. Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện (5 phút)

1.1. Quan sát và phỏng đoán

- GV chiếu lên bảng 6 tranh minh họa.

- GV giới thiệu tên truyện: Cây khế

- HS quan sát

- HS lắng nghe

- Các em xem tranh và nói tên các nhân vật trong tranh.

- GV hãy thử đoán nội dung truyện.

- GV HD HS : Để đoán đúng các em xem tranh1,2 Hai anh em như thế nào với nhau? Ở tranh 5,6 giữa người anh và người em xảy ra chuyện gì?

- HS quan sát chia sẻ theo cặp

- HS đoán ND.

1.2. Giới thiệu truyện.

- GV giới thiệu

- GV bật đoạn clip kể chuyện Cây khế trong phần học liệu

- GV kể từng đoạn với giọng diễn cảm

- HS lắng nghe giới thiệu

- HS lắng nghe

+ GV kể lần 1: kể không chỉ tranh

+ GV kể lần 2: Vừa chỉ tranh vừa kể thật chậm.

+ GV kể lần 3: Vừa chỉ tranh vừa kể thật chậm, khắc sâu ND câu chuyện.

+ HS lắng nghe GV kể

+ HS lắng nghe và quan sát tranh

+ HS lắng nghe và quan sát tranh

Nội dung câu chuyện:

1. Ngày xưa, gia đình nọ có cha mẹ mất sớm để gia tài lại cho hai anh em. Người anh thì tham lam ích kỉ, còn người em thì ngược lại hiền lành chất phác và luôn biết nhường nhịn.
2. Người anh tham lam chiếm hết nhà cửa, mộng vườn, trâu bò mà cha mẹ để lại, chỉ cho người em một túp lều nhỏ và mảnh vườn có cây khế ngọt.

3. Đến mùa, khế ra từng chùm quả ngon ngọt sai cây trĩu cành. Chim lạ kéo nhau đến ăn. Thấy người em than khóc, chim bảo hãy may túi mang theo mà đựng vàng.

4. Chim chở người em ra đảo lấy nhiều vàng mang về, người em trở nên giàu có.
5. Thấy em quá giàu, người anh gạn hỏi và biết chuyện. Anh vội đổi cả gia tài lấy cây khế.
6. Đến mùa, sự việc diễn tiến y như năm rồi. Người anh tham lam, mang túi quá to và lấy rất nhiều vàng. Trên đường về vì nặng quá, chim buông xuôi không bay nổi. Thế là người anh bị rơi xuống biển mà chết.  

2. Hoạt động. Luyện tập: (25 phút)

2.1. Trả lời câu hỏi theo tranh.

+ GV chỉ tranh 1, hỏi: Hai anh em nhà kia tính tình khác nhau thế nào?

+ GV chỉ tranh 2, hỏi: Khi cho em ra ở riêng, người anh chia gì cho em?

+ GV chỉ tranh 3, hỏi: Chim phượng hoàng bay đến cây khế làm gì? Nó hứa gì?

+ GV chỉ tranh 4, hỏi: Người em theo chim đi đâu và lấy được gì?

+ GV chỉ tranh 5, hỏi: Khi người em trở nên giàu có, người anh đã làm gì?

+ GV chỉ tranh 6, hỏi: Vì sao người anh rơi xuống biển?

- GV nhận xét hướng dẫn học sinh khi trả lời câu hỏi: cần nói to, rõ, nhìn vào người nghe, nói đủ ý.

+ 2 HS nối tiếp nhau trả lời

+ 2 HS nối tiếp nhau trả lời

+ 2 HS nối tiếp nhau trả lời

+2 HS nối tiếp nhau trả lời

+2 HS nối tiếp nhau trả lời

+2 HS nối tiếp nhau trả lời

- GV chỉ tranh 1, 2 cho học sinh trả lời các câu hỏi theo tranh (Nội dung như trên).

- Tiếp tục cho HS trả lời câu hỏi với các cặp tranh còn lại.

- GV cho HS trả lời cả 6 câu hỏi theo 6 tranh.

- HS trả lời

- HS trả lời

- 1 HS trả lời câu hỏi ở cả 6 tranh.

2.2. Kể chuyện theo tranh.

* GV yêu cầu mỗi HS chọn 2 tranh và tự kể chuyện theo 2 tranh đó.

- GV gọi HS lên kể trước lớp.

- GV cùng HS nhận xét bạn kể

* HS tự chọn 2 tranh và tập kể theo tranh.

- HS xung phong lên kể cặp tranh mình đã chọn.

* Trò chơi : Ô cửa sổ.

- GV chiểu lên bảng các ô cửa sổ (6 ô cửa sổ)

- GV mở cửa sổ để hiện ra hình minh họa đoạn chuyện.

- GV cho HS chơi trò chơi trong thời gian 5-7 phút.

- GV mở cả 6 tranh yêu cầu HS kể lại toàn bộ câu chuyện.

- HS theo dõi và chọn ô cửa sổ mình thích.

- HS nhìn hình minh họa và kể lại chuyện.

- HS xung phong kể

* GV cất tranh mời HS kể lại câu chuyện.

* HS xung phong lên kể chuyện

2.3. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện

- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?

- Câu chuyện khuyên chúng ta không được tham lam.

* GV kết luận: Là người một nhà phải biết yêu thương nhau, khuyên nhủ chúng ta tránh xa những thói xấu tham lam, ích kỷ.

* HS lắng nghe.

- GV cùng cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay.

3. Hoạt động nối tiếp: (2 phút)

- Tuyên dương những HS kể chuyện hay

- Về nhà kể lại cho người thân nghe câu chuyện và ý nghĩa của câu chuyện.

- Xem trước tranh minh họa, chuẩn bị cho tiết kể chuyện Hoa tặng bà

Bài 117. ÔN TẬP

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
  • Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Bài học cho Gà Trống
  • Tập chép đúng kiểu chữ, cỡ chữ, đúng chính tả 1 câu văn.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Thẻ để HS viết ý đúng trong BT đọc hiểu.
  2. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh

Giới thiệu bài

  • 1 HS đọc lại bài Tập đọc Bài học cho gà trống.

-HS đọc

  1. Tập đọc
    1. BT 1 (Tập đọc)
  1. GV đưa tranh:

+ Tranh vẽ gì?

  1. GV đọc mẫu
  2. Luyện đọc từ ngữ:khướu, chích chòe, thuở đó. Giải nghĩa từ: rong chơi, ngượng.
  3. Luyện đọc câu
  • GV: Bài có mấy câu?
  • GV chỉ từng câu cho 1 HS đọc, cả lớp đọc vỡ.
  • Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp). GV sửa lồi phát âm cho HS.
  • Đọc câu bất kì
  1. Thi đọc tiếp nối 2 đoạn - thi đọc cả bài.

- HS đọc theo nhóm.

- HS thi đọc bài trước lớp.

g) Tìm hiểu bài đọc

- Vì sao gà trống lại thua?

  • GV: Em nhận xét gì về gà trống?

BT 2 (Tập chép)

  • GV viết lên bảng câu văn cần tập chép.

-HS trả lời

- HS trả lời

-HS luyện đọc

-HS thi đọc nối tiếp đoạn

- HS trả lời

-HS trả lời

  • Cả lớp đọc thầm câu văn; chú ý những từ mình dễ viết sai. VD: phục, lắm.
  • HS nhìn mẫu trên bảng / trong VBT, chép lại câu văn.
  • Yêu cầu HS viết xong, tự soát lỗi, đổi bài để sửa lỗi cho nhau.
  • GV chữa bài cho HS.Nhận xét

-HS (cá nhân, cả lớp) đọc câu văn.

-HS đọc thầm

-HS chép

-HS viết , tự soát lỗi, đổi bài để sửa lỗi cho nhau.

3/ Củng cố, dặn dò:

Về nhà ôn lại bài

Bài 118: oam – oăm

I. MỤC TIÊU:

1. Phát triển các năng lực đặc thù – năng lực ngôn ngữ:

- Nhận biết các vần oam - oăm ; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có vần oam – oăm.

- Nhìn hình, phát âm và tự phát hiện được tiếng có vần oam , vần oăm.

- Đọc đúng bài tập đọc Mưu chú thỏ

- Viết được vần, tiếng, từ: oam, oăm, ngoạm, mỏ khoằm.

2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất:

- Khơi gợi tình yêu thiên nhiên.

- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.

II. CHUẨN BỊ:

- Máy chiếu để minh họa từ khóa, từ trong bài tập hoặc tranh ảnh, mẫu vật, vật thật.

- Vở Bài tập Tiếng Việt .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tiết 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động (3 phút)

- Ổn định

- Kiểm tra bài cũ

+ GV gọi HS đọc bài tập đọc Bài học cho gà trống

- 2 HS đọc

+ GV cho học sinh nhận xét bài viết.

- Giới thiệu bài

+ Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay các em sẽ học bài về vần oam và vần oăm

- Lắng nghe

2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút)

Hoạt động 1. Khám phá (15 phút)

Mục tiêu: Nhận biết các vần oam – oam ; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng , từ có vần oam – oăm

2.1 Dạy vần oam

- GV đưa tranh lên bảng

+ Tranh vẽ gì?

+ Trong bức tranh con chó đang làm gì?

- GV chỉ tiếng ngoạm

- GV giải nghĩa : ngoạm là cắn hoặc giữ miếng to bằng cách mở rộng miệng

- HS quan sát

- HS : Vẽ con chó

+ HS: Con chó đang ngoạm cục xương

- HS đọc cá nhân-tổ-cả lớp: ngoạm

- Lắng nghe

- Phân tích tiếng ngoạm

- HS phân tích

+ Trong tiếng ngoạm có vần nào chưa học?

- HS: Vần oam

- GV giới thiệu vần oam

- HS phân tích vần oam

- GV hướng dẫn đánh vần + đọc trơn

- HS phân tích

- HS đọc cá nhân – tổ - cả lớp

2.2. Dạy vần oăm (Tương tự vần oam)

- GV cho HS đọc lại vần: oam – oăm

+ So sánh 2 vần: oam - oăm

3. Hoạt động 2: Luyện tập (20 phút)

* Mục tiêu: Nhìn hình, phát âm và tự phát hiện được tiếng có vần oam, oăm. Đọc đúng bài tập đọc Mưu chú Thỏ

3.1. Mở rộng vốn từ. (BT2: Tiếng nào có vần oam, tiếng nào có vần oăm?

a. Xác định yêu cầu.

- GV nêu yêu cầu của bài tập.

- Học sinh lắng nghe yêu cầu và mở sách đến trang 44.

b. Nói tên sự vật

- GV chỉ từng hình theo số thứ tự mời học sinh nói tên từng sự vật.

- GV chỉ từng hình theo thứ tự đảo lộn yêu cầu cả lớp nói tên tên từng sự vật.

- HS thảo luận theo nhóm bàn tìm các tiếng chứa vần oam – oăm.

- HS lần lượt nói tên từng con vật.

- HS lần lượt nói một vài vòng

c. Báo cáo kết quả.

- GV cho từng cặp học sinh báo cáo kết quả theo nhóm đôi.

- HS báo cáo kết quả.

- GV chỉ từng hình theo thứ tự đảo lộn, bất kì, mời học sinh báo cáo kết quả.

- HS báo cáo cá nhân

- GV cho HS làm bài vào vở Bài tập

- GV đố học sinh tìm 2 tiếng có vần oam hoặc oăm (Hỗ trợ HS bằng hình ảnh)

- HS cả lớp nối hình với âm tương ứng.

3.2. Tập đọc. (Bài tập 3)

a. Giới thiệu bài

- GV trình chiếu hình ảnh bài tập đọc lên bảng.

- HS theo dõi, quan sát

- GV chỉ 3 hình ảnh minh họa và hỏi: Đây là hình ảnh những con vật gì?

- HS quan sát và trả lời

- GV : Bài tập đọc Mưu chú Thỏ

- HS theo dõi

b. Đọc mẫu.

- GV đọc mẫu 1-2 lần

c. Luyện đọc từ ngữ.

- GV chỉ các từ sâu hoắm trong bài đọc trên bảng

- GV giải nghĩa

Tiết 2

3.2. Tập đọc (tiếp)

d. Luyện đọc từng câu, từng lời dưới tranh.

- GV chỉ từng câu và giới thiệu

- GV đánh số thứ tự từng câu trong bài trên bảng.

- GV : Các em đọc thầm tên bài, đọc từng câu theo tay cô chỉ.

- GV chỉ chậm từng tiếng trong tên bài

- GV cho HS đọc

- GV chỉ vài câu theo thứ tự đảo lộn

- HS đếm số câu theo sự chỉ dẫn của GV.

- HS đọc (cả lớp đọc thầm-cá nhân-cả lớp).

- HS đọc tiếp nối theo nhóm, cặp:

+ Từng HS tiếp nối nhau đọc từng câu: HS 1 đọc tên bài và câu 1, các bạn khác tự đứng lên đọc tiếp nối.

- Một vài HS đọc

e. Thi đọc cả bài.

- Cho HS làm việc nhóm đôi

- Từng cặp nhìn SGK cùng luyện đọc

- GV tổ chức cho học sinh thi đọc theo cặp.

- Từng cặp lên thi đọc cả bài

- GV cùng học sinh nhận xét

- GV tổ chức cho học sinh thi đọc theo tổ.

- Các tổ lên thi đọc cả bài

- GV cùng học sinh nhận xét

g. Tìm hiểu bài đọc

- GV cho HS tìm hiểu nội dung bài đọc qua 1 số câu hỏi gợi ý:

+ Thỏ bị sao?

+ Thỏ làm gì với Hổ?

+ Vì sao Hổ lao đầu xuống giếng?

- Lắng nghe và trả lời câu hỏi:

+ HS trả lời

* GV cho HS đọc lại những gì vừa học ở bài

* Cả lớp nhìn SGK đọc

2.4. Tập viết (Bảng con – BT 5)

- Cho HS đọc các chữ mẫu cần viết trong bài tập 5

- HS đọc (cá nhân-tập thể)

* Viết : oam, ngoạm, oăm, mỏ khoằm

* Chuẩn bị.

- Yêu cầu HS lấy bảng con. GV hướng dẫn học sinh cách lấy bảng, cách đặt bảng con lên bàn, cách cầm phấn khoảng cách mắt đến bảng (25-30cm), cách giơ bảng, lau bảng nhẹ nhàng bằng khăn ẩm để tránh bụi.

- HS lấy bảng, đặt bảng, lấy phấn theo yc của GV

* Làm mẫu.

- GV giới thiệu mẫu chữ viết thường oam, ngoạm, oăm, mỏ khoằm cỡ vừa.

- GV chỉ bảng chữ oam

- HS theo dõi

- HS đọc

- GV vừa viết mẫu từng chữ và tiếng trên khung ô li phóng to trên bảng vừa hướng dẫn quy trình viết. HD viết: Viết chữ o trước nối với âm a bằng nét thắt tiếp tục nối nét với âm m đứng cuối.

- HS theo dõi

- GV chỉ bảng chữ oăm ( Hướng dẫn viết tương tự chữ oam)

+ Tiếng ngoạm: Viết chữ ng rồi đến oam.

+ Từ mỏ khoằm: Viết tiếng mỏ trước, tiếng khoằm đứng sau.

* Thực hành viết

- Cho HS viết trên khoảng không

- Cho HS viết bảng con

- HS viết chữ

- GV yêu cầu HS giơ bảng con

- GV nhận xét

- HS giơ bảng theo hiệu lệnh.

- 3-4 HS giới thiệu bài trước lớp

- HS khác nhận xét

3. Hoạt động nối tiếp: (2 phút)

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- Về nhà đọc lại bài tập đọc cùng người thân, xem trước bài 119

- Lắng nghe

Bài 119: oan oat

(2 tiết)

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
  • Nhận biết các vần oan, oat; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần oan, oat.
  • Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần oan, vần oat.
  • Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Cá măng lạc mẹ (2).

- Viết đúng các vần, tiếng, từ: oan,oat, máy khoan, trốn thoát

  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Hình ảnh minh họa
  2. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Tiết 1

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh

  1. KIỂM TRA BÀI CŨ: 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Mưu chú thỏ

HS đọc bài

  1. DẠY BÀI MỚI

1/Giới thiệu bài: vần oan, vần oăt

-HS lắng nghe

  1. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)
    1. Dạy vần oan:
  • HS đọc: o-a-n-oan / Phân tích vần oan. / Đánh vần và đọc: o-a-n / oan.
  • HS nói: máy khoan / khoan. / Phân tích tiếng khoan. / Đánh vần và đọc: khờ-oan/ khoan.
  • Đánh vần, đọc trơn từ máy khoan.
    1. Dạy vần oat (như vần oan)

Đánh vần, đọc trơn từ: trốn thoát

* Củng cố: HS nói lại 2 vần mới học: oan, oat 2 tiếng mới học: khoan, thoát

-HS đọc, phấn tích, đánh vần

-HS nói, phân tích, đánh vần

-HS đánh vần, đọc trơn

-HS đánh vần

  1. Luyện tập

3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần oan? Tiếng nào có vần oat?)

  • HS (cá nhân, cả lớp) đọc từng từ ngữ.

Từng cặp HS tìm tiếng có vần oan, oat nói kết quả.

- HS đọc lại các tiếng, từ chưa vần:oan, oat

Tập viết (bảng con - BT 4)

  1. GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu
  • Vần oan: viết o trước viết một nét thắt nối o và a tiếp tục viết n. Làm tương tự với vần oat.
  • Từ máy khoan: viết tiếng máy trước, tiếng khoan sau/ Làm tương tự với từ trốn thoát.
  1. HS viết vào bảng con

-HS đọc

-HS lắng nghe

-HS viết ở bảng con

Tiết 2

  1. Tập đọc (BT 3)

- GV chỉ hình minh hoạ bài Đeo chuông cổ mèo.

- GV đọc mẫu.

- Luyện đọc từ ngữ: vuốt, thoát, khôn ngoan.

- Luyện đọc câu

+ Xác câu trong bài / GV chỉ từng câu cho HS đọc.

+ Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp).

+ Thi đọc đoạn, bài.

+ Tìm hiểu bài đọc

  • GV đưa lên bảng sơ đồ tóm tắt truyện, nêu YC: Điền từ còn thiếu vào ý 2 và ý 3 để hoàn thành sơ đồ.
  • 1 HS đọc trước lớp từng ý của sơ đồ chưa hoàn chỉnh.
  • HS làm bài (miệng), điền từ vào chỗ trống.
  • GV chỉ từng ý, 1 HS đọc kết quả. / Cả lớp đọc lại sơ đồ đã hoàn chỉnh.
  • GV: Qua câu chuyện, em thây chuột nhắt như thế nào?

-HS lắng nghe

-HS luyện đọc từ ngữ

-HS luyện đọc câu

-HS thi đọc bài

-HS theo dõi

-HS trình bày

-HS thực hiện

Củng cố, dặn dò: GV nhắc HS về nhà kể cho người thân nghe câu chuyện Đeo chuông cổ mèo.

Bài 120: Oăn oăt

(2 tiết)

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
  • Nhận biết các vần oăn, oăt; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần oăn, oăt.
  • Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần oăn, vần oăt.
  • Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Cải xanh và chim sâu.

- Viết đúng các vần, tiếng, từ: oăn, oăt, tóc xoăn, chỗ ngoặt.

  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình ảnh minh họa
  2. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Tiết 1

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh

  1. KIỂM TRA BÀI CŨ
  • HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài Đeo chuông cổ mèo.
  • 1 HS trả lời câu hỏi: Vì sao kế của Chuột nhắt không thực hiện được?

-HS đọc và trả lơi câu hỏi

  1. DẠY BÀI MỚI
  1. Giới thiệu bài: vần oăn, vần oăt.

-HS lắng nghe

  1. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)
    1. Dạy vần oăn
  • HS đọc: o-ă-n. / Phân tích vần oăn / Đánh vần, đọc: o-ă-n / oăn.
  • HS nói: tóc xoăn / xoăn. / Phân tích tiếng xoăn. / Đánh vần, đọc trơn: xờ-oăn / xoăn.

- Đánh vần, đọc trơn từ: xà beng

    1. Dạy vần oăt (như vần oăn)

Đánh vần, đọc trơn từ: chỗ ngoặt

* Củng cố: HS nói lại 2 vần mới học: oăt, oăn, 2 tiếng mới học: tóc xoăn, chỗ ngoặt

-HS đọc, phân tích

-HS nói, phân tích, đánh vần

-HS đánh vần, đọc trơn

  1. Luyện tập
    1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần oăn? Tiếng nào có vần oăt?)
    2. HS đọc từng từ ngữ. / Tìm tiếng có vần oăn, vần oăt, nói kết quả.
    3. Tập viết (bảng con - BT 4)
  1. GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu
  • Vần oăn: Viết oă rồi viết n sau;chú ý nối nét giữa o và ă. / Thực hiện tương tự với vần oăt
  • Từ tóc xoăn: viết tóc trước, tiếng xoăn sau.
  • Từ chỗ ngoặt: viết tiếng chỗ trước, tiếng ngoặt sau.
  1. HS viết trên bảng con

-HS tìm từ ngữ

-HS lăng nghe

-HS viết vào bảng con

Tiết 2

    1. Tập đọc (BT 3)

a) GV giới thiệu bài tập đọc: Cải xanh và chim sâu

  1. GV đọc mẫu.
  2. Luyện đọc từ ngữ: làu bàu, oằn mình, ngoặt, mềm oặt, thoăn thoắt. GV giải nghĩa: ngoặt trái, ngoặt phải, thoăn thoắt
  3. Luyện đọc câu
  • Xác định các câu trong bài
  • GV chỉ từng câu – HS đọc
  • Đọc tiếp nối từng câu (đọc liền 2 câu ngắn).
  1. Thi đọc đoạn, bài (chia bài làm 3 đoạn - mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn).

g) Tìm hiểu bài đọc

  • HS làm bài trên VBT. /1 HS báo cáo kết quả. GV chốt lại đáp án.
  • Cả lớp đọc kết quả

-HS lắng nghe

-HS luyện đọc Từ ngữ

-HS luyện đọc câu

-HS thi đọc

-HS lắng nghe

-HS làm vào vở Bài tập

3/Củng cố, dặn dò

Bài 121: uân uât

(2 tiết)

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
  • Nhận biết các vần uân, uât; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần uân, uât.
  • Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần uân, vần uât.
  • Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Cáo và gà

- Viết đúng các vần, tiếng, từ: uân, uât, huân chương, sản xuất

  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Hình ảnh minh họa
  2. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Tiết 1

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh

  1. KIỂM TRA BÀI CŨ: 3 HS tiếp nối nhau đọc bài Cải xah và rừng sâu

HS đọc bài

  1. DẠY BÀI MỚI

1/Giới thiệu bài: vần uât, vần uân

-HS lắng nghe

    1. . Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)
    1. Dạy vần uân:
  • HS đọc: u-â-n / Phân tích vần uân. / Đánh vần và đọc: u-â-n / uât
  • HS nói: huân chương / huân. / Phân tích tiếng huân. / Đánh vần và đọc: hờ-uân/ huân.
  • Đánh vần, đọc trơn từ : huân chương.
    1. Dạy vần uât (như vần uân)

Đánh vần, đọc trơn từ: sản xuất

* Củng cố: HS nói lại 2 vần mới học: uân, uât 2 tiếng mới học: huân, xuất

-HS đọc, phấn tích, đánh vần

-HS nói, phân tích, đánh vần

-HS đánh vần, đọc trơn

-HS đánh vần

  1. Luyện tập

3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: giúp thỏ đem cà rốt về hai nhà kho cho đúng)

- GV tổ chức trò chơi: “ Tìm nhà cho thỏ”

- HS đọc lại các tiếng, từ chưa vần:uân, uât

Tập viết (bảng con - BT 4)

  1. GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu
  • Vần uân: viết uâ trước n sau. Chú ý các nét nối./ làm tương tự với vần uât
  • Từ sản xuất: viết tiếng sản trước, tiếng xuất sau/ Làm tương tự với từ huân chương.
  1. HS viết vào bảng con

- HS đọc

-HS lắng nghe

-HS viết ở bảng con

Tiết 2

  1. Tập đọc (BT 3)

- GV chỉ hình minh hoạ bài Cáo và gà

- GV đọc mẫu.

- Luyện đọc từ ngữ: tuấn tú, uất. Giải nghĩa từ: uất, tuấn tú

- Luyện đọc câu

+ Xác câu trong bài / GV chỉ từng câu cho HS đọc.

+ Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp).

+ Thi đọc đoạn, bài.

+ Tìm hiểu bài đọc

  • GV đưa lên bảng sơ đồ tóm tắt truyện, nêu YC: Điền từ còn thiếu vào ý 2 và ý 3 để hoàn thành sơ đồ.
  • 1 HS đọc trước lớp từng ý của sơ đồ chưa hoàn chỉnh.
  • HS làm bài (miệng), điền từ vào chỗ trống.
  • GV chỉ từng ý, 1 HS đọc kết quả. / Cả lớp đọc lại sơ đồ đã hoàn chỉnh.
  • GV: Qua câu chuyện, em thấy gà như thế nào?

-HS lắng nghe

-HS luyện đọc từ ngữ

-HS luyện đọc câu

-HS thi đọc bài

-HS theo dõi

-HS trình bày

-HS thực hiện

Củng cố, dặn dò: GV nhắc HS về nhà kể cho người thân nghe câu chuyện Cáo và gà.

BÀI 122: KỂ CHUYỆN HOA TẶNG BÀ

I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

_Nghe và nhớ câu chuyện.

_Nhìn tranh, nghe giáo viên hỏi, trả lời được từng câu hỏi theo tranh.

_Nhìn tranh, có thể kể được từng đoạn câu chuyện.

_Hiểu ý nghĩa câu chuyện.. Ai tốt bụng, sẵn sang giúp đỡ mọi người sẽ được mọi người yêu quý.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

_Máy chiếu hoặc 6 tranh minh họa truyện phóng to.

III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Ổn định:

2.Bài cũ:

_GV gắn lên bảng tranh minh họa truyện cây khế, mời 1 HS trả lời câu hỏi theo 3 tranh đầu, một HS kể chuyện theo 3 tranh cuối.

_HS nhận xét, GV nhận xét.

3.Bài mới:

a.Hoạt động khởi động và giới thiệu bài

_ GV gắn 6 tranh lên bảng, HS xem tranh, nói tên con vật trong tranh.

_Giới thiệu câu chuyện: Câu chuyện hoa tặng bà kể về 1 chú voi ngoan ngoãn tốt bụng. Voi đem hoa tặng bà bị ốm nằm ở bệnh viện. Với bà, đó là món quà rất tuyệt vời. các em hãy lắng nghe để biêt bì sao món quà ấy rất tuyệt.

b.Hoạt động khám phá và luyện tập:

Nghe kể chuyện

_GV kể chuyện 3 lần với giọng diễn cảm, nhấn giọng, gây ấn tượng với các từ ngữ thể hiện lòng tốt, sự ân cần sốt sắng giúp đỡ mọi người của voi. Lời thoại giữa 2 bà cháu vui, ấm áp.

+Lần 1 : GV kể không chỉ tranh, , HS nghe toàn bộ câu chuyện.

+Lần 2: GV vừa chỉ tranh vừa kể thật chậm, HS nghe và quan sát tranh.

+Lần 3: như lần 2

Trả lời câu hỏi theo tranh:

_Mổi HS trả lời câu hỏi theo 1 tranh.

+Tranh 1: Đi học về, voi con xin phép mẹ đi đâu?

+Tranh 2: Trên đường đi, voi con giúp bác dê làm gì?

+Tranh 3: Voi con giúp cún con làm gì?

+Tranh 4: Cún con cảm ơn voi thế nào?

+Tranh 5: Voi bà hỏi gì khi nhận bó hoa voi con tặng?

+Tranh 6: Nghe voi con kể voi bà khen cháu thế nào?

_Mổi HS trả lời các câu hỏi theo 2 tranh.

_1 HS trả lời theo 6 tranh.

Kể chuyện theo tranh.

_Hoạt động nhóm 3. Mổi HS chỉ 2 tranh tự kể chuyện.

_HS kể chuyện theo tranh bất kỳ (trò chơi ô cửa sổ)

_1 HS chỉ 6 tranh tự kể chuyện.

_1 HS kể lại câu chuyện không có tranh (HS khá giỏi)

Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện.

_GV: Vì sao voi bà nói bó hoa của voi con tặng thật tuyệt.

_GV chốt lại: Đó là bó hoa tặng cho long tốt của voi con, là phần thưởng cho lòng nhân hậu, còn nhỏ nhưng đả biết quan tâm giúp đỡ mọi người.

_GV: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì.

_GV chốt lại: Voi con tốt bụng, nhân hậu, hiếu thảo. Những người tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ mọi người sẽ được mọi người yêu quý.

_GV: Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao em lai thích nhân vật đó.

4.Củng cố dặn dò:

_GV: Các em vừa học được câu chuyện gì?

_Nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.

_Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân và bạn bè nghe, chuẩn bị truyện Cá đuôi cờ.

_2 học sinh trình bày trước lớp.

_HS quan sát và kể tên các con vật( voi con, voi mẹ, voi bà, dê, cún)

_HS lắng nghe

_HS lắng nghe và ghi nhớ

_HS trả lời câu hỏi theo tranh

+Đi học về voi con xin phép mẹ vào bệnh viện thăm bà

+trên đường về voi con gặp bác dê đang vác bao gạo nặng, voi con xin giúp bác. Voi con dùng vòi nhấc bổng bao gạo lên, đưa về tận nhà cho bác.

+Voi con thò vòi dài xuống giếng, vớt gàu lên cho và còn múc cho cún một gàu nước đầy.

+Cún cảm động chạy đi hái một bó hoa tươi thắm cho voi con.

+Bó hoa đẹp quá cháu hái ở đâu vậy.

+Cháu còn nhỏ đã biết giúp đỡ mọi người , bó hoa này thật tuyệt.

_HS thực hiện

_HSTL

_HS lắng nghe

_HSTL

_HS lắng nghe

_HSTL (voi con vì chó biết quan tâm, giúp đỡ mọi người, voi bà vì bà biết dđộng viên khuyến khích voi con làm điều tốt)

_HSTL

_HSTH

******************************************************************

Bài 123: ÔN TẬP

I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

_Đọc đúng, hiểu bài tập đọc Vườn thú.

_Điền đúng vần thích hợp (oăn hay oăm) vào chỗ trống trong hai câu văn rồi chép lại hai câu đó đúng chính tả, với cỡ vừa chữ nhỏ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

_Vở luyện viết 1, tập hai.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Giới thiệu bài:

_GV nêu mục đích yêu cầu của bài học.

2. Luyện tập:

2.1.Tập đọc:

a) Giới thiệu bài:

_GV chỉ hình minh họa, giới thiệu bài Vườn thú.

b) GV đọc mẫu : giọng vui, hồn nhiên.

c) Luyện đọc từ ngữ (cá nhân, cả lớp):

_GV cho HS luyện đọc các từ ngữ sau: vườn thú, ngoạm, tản thịt bò, quất lên lưng, chích chòe, nhảy thoăn thoắt, mỏ khoằm, trắng toát.

d) Luyện đọc câu:

_GV: Bài đọc có 11 câu.

_GV chỉ từng câu cho HS đọc.

_Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân từng cặp)

e) Thi đọc:

_GV cho HS đọc tiếp nối 2 đoạn, thi đọc cả bài.

g) Tìm hiểu bài đọc.

_GV giải thích yêu cầu: Thay hình ảnh bằng từ ngữ thích hợp và nói lại các câu sau.

_GV chỉ từng con vật, cả lớp: Đọc to tên con vật.

_Thảo luận nhóm đôi, làm vào VBT

_GV gọi đại diện nhóm trình bày.

_GV chỉ từng ý a,b,c,d,e cả lớp hoàn thanh câu:

Con hổ rất ham ăn.

Con voi láy đuôi quất lên lung.

Chích chòe nhảy thoăn thoắt.

Con vẹt có cái mỏ khoằm.

Con công trắng toàn thân trắng toát.

2.2 Điền vần oăn hay oăm?

_GV viết bảng hai câu văn cần điền vần, nêu hai yêu cầu của bài tập.

_Cho HS làm vở luyện viết 1, 1 HS làm trên bảng lớp.

_Chữa bài, cả lớp đọc hai câu văn hoàn chỉnh.

_Chép lại hai câu văn vào vở luyện viết , tô chữ V,C dầu câu.

_Cho HS đổi bài soát lỗi.

_GV nhận xét chung.

3.Củng cố, dặn dò:

_Mời hai em đọc lại bài tập đọc.

_Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới.

_HS lắng nghe

_HS quan sát và lắng nghe và nhắc lại tên bài.

_HS lắng nghe

_Cá nhân – đống thanh

_HSTH

_HSTH

_HS lắng nghe

_Cả lớp đọc: con hổ, con voi, chích chòe, con vẹt, con công.

_HSTH

_Cả lớp đồng thanh.

_HS quan sát và lắng nghe

_HS làm bài vào vở

_HSTH

_HSTH

******************************************************************

Bài 124: oen – oet

I.MỤC TIÊU

  1. Phát triển năng lực ngôn ngữ:
  • HS nhận biết vần oen, oet; đánh vần đọc đúng tiếng có các vần oen, oet.
  • Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần oen, vần oet, ghép đúng các vế câu bt3.
  • Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Chú hề.
  • Viết đúng các vần oen, oet, các tiếng nhoẻn ( cười), khoét ( tổ) cỡ vừa (trên bảng con).
  1. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất:
  • Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, tổ và trong lớp.
  • Bày tỏ tình cảm yêu thích và tôn trọng chú hề qua bài tập đọc.

II.CHUẨN BỊ

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu lên bảng nội dung bài học, bài tập đọc.
  • VBT Tiếng Việt 1, tập hai. Bộ thực hành.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

  1. Khởi động

- Ổn định

- Kiểm tra bài cũ:

Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc bài tập đọc Vườn thú.

- Nhận xét

- Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ được học 2 vần mới, đó là oen, oet.

-Hát

-2 HS đọc bài

-Lắng nghe

-Nhắc lại tựa bài.

  1. Các hoạt động chủ yếu

Hoạt động 1: Khám phá

-Mục tiêu: Hs nhận biết được vần oen,oet; đánh vần đúng tiếng có các vần oen và oet.

  1. Dạy vần oen

- Ai đọc được vần mới này?

+ GV chỉ từng chữ o, e, n

- Ai phân tích, đánh vần được vần oen?

- GV chỉ mô hình từng vần, yêu cầu học sinh đánh vần và đọc trơn:

oen

o

e

n

o-e-nờ- oen/ oen

GV giới thiệu từ khóa: GV chỉ tranh vẽ, hỏi: Tranh vẽ gì?

-Chúng ta có từ mới: nhoẻn cười

GV: nhoẻn cười là mở miệng cười tự nhiên, thoải mái.

Trong từ nhoẻn cười tiếng nào có vần oen?

-Em hãy phân tích tiếng nhoẻn?

-GV chỉ mô hình tiếng nhoẻn, yêu cầu học sinh đánh vần đọc trơn:

nhoẻn

nh

oẻn


:nhờ-oen-nhoen-hỏi-nhoẻn/ nhoẻn.

  1. Dạy vần uyt

-Ai đọc được vần mới này?

+GV chỉ từng chữ o, e, t

-Ai phân tích, đánh vần được vần oet?

-GV chỉ mô hình từng vần, yêu cầu học sinh đánh vần và đọc trơn:

oet

o

e

t

:o-e-tờ- oet/ oet

-GV giới thiệu từ khóa: GV chỉ tranh vẽ, hỏi: Tranh vẽ gì?

-Chúng ta có từ mới: khoét tổ

Trong từ khoét tổ tiếng nào có vần oet?

-Em hãy phân tích tiếng khoét?

-GV chỉ mô hình tiếng khoét, yêu cầu học sinh đánh vần đọc trơn:

khoét

kh

oét


:khờ - oet – khoet- sắc- khoét/ khoét

  1. Củng cố:

-Các em vừa học hai vần mới là gì?

-Các em vừa học hai tiếng mới là tiếng gì?

*Giải lao: Hát

-1 HS đọc : o – e – n

Cả lớp nói: oen

-Vần oen có âm o đứng trước, e đứng giữa, n đứng cuối.

- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.

-Tranh vẽ bạn gái đang nhoẻn miệng cười

-HS lắng nghe.

Tiếng nhoẻn có vần oen.

-Tiếng nhoẻn có âm nh (nhờ) đứng trước, vần oen đứng sau, đánh vần đọc trơn tiếng nhoen: nhờ-oen-nhoen-hỏi-nhoẻn/ nhoẻn.

-HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.

-1 HS đọc : o –e– t

Cả lớp nói: oet

-Vần oet có âm o đứng trước, e đứng giữa, t đứng cuối.

- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.

-Tranh vẽ chim đang khoét tổ

-HS lắng nghe.

Tiếng khoét có vần khoét

-Tiếng khoét có âm kh (khờ) đứng trước, vần oet đứng sau, dấu sắc đặt trên đầu âm e, đánh vần đọc trơn tiếng khoét: khờ - oet – khoet- sắc- khoét/ khoét

-HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.

-Vần oen, vần oet. Đánh vần: o-e-nờ-oen/oen; o-e-tờ-oet/oet.

- Tiếng nhoẻn và tiếng khoét. Đánh vần: nhờ-oen-nhoen-hỏi-nhoẻn/ nhoẻn, khờ - oet – khoet- sắc- khoét/ khoét

; bờ-uyt-buyt-sắc-buýt/buýt.

HĐ2. Luyện tập

Mục tiêu: Đọc đúng và hiểu bài tập đọc Chú hề. Viết đúng các vần oenoet, các tiếng nhoẻn cười, khoét tổ cỡ vừa trên bảng con.

  1. Mở rộng vốn từ

BT1:

-Nêu yêu cầu: Tiếng nào có vần oen? Tiếng nào có vần oet?

-GV chỉ từng từ ngữ dưới mỗi hình, gọi học sinh đánh vần, cả lớp đọc trơn từng từ ngữ:cưa xoèn xoẹt, hố nông choèn, mặc lòe loẹt.

-GV chỉ từ ngữ không theo thứ tự, yêu cầu cả lớp đọc.

-Yêu cầu HS làm vở BT

-Yêu cầu HS làm vào VBT: Gạch 1 gạch dưới tiếng có vần oen, gạch 2 gạch dưới tiếng có vần oet.

-Gọi HS trình bày kết quả: Tiếng có vần oen (xoèn, choèn)/ tiếng có vần oet (xoẹt,loẹt).

-GV chỉ từng tiếng, cả lớp: Tiếng xoèncó vần uoen, tiếng xoẹt có vần oet, tiếng choèn có vần oen, tiếng loẹt có vần oet

-Nhận xét.

BT2:

_GV nêu yêu cầu ghép đúng

_GV chỉ từng vế câu cho HS đọc

_GV cho HS làm vở BT

_Cho HS trình bày – nhận xét.

_ Cả lớ đọc lại kết quả.

b) Tập viết (bảng con, BT4)

- Cho HS đọc các vần, tiếng vừa học: oen, oet, nhoẻn cười, khoét tổ

*GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu:

-Vầnoen: chữ o viết trước, chữ e giữa, chữ n viết cuối. Chú ý viết liền các nét (không nhấc bút). Vần oet tương tự chú ý nét nối giữa chữ et.

HS viết : oen, oet (2 lần)

Nhận xét, sửa sai.

-GV vừa viết tiếng nhoẻn vừa hướng dẫn. Chú ý độ cao chứ h là 5 li, chữ n,o,e 2 li. Làm tương tự với khoét, đặt dấu sắc trên e

HS viết: nhoẻn cười, khoét tổ (2 lần)

Nhận xét, sửa sai.

-1 HS đọc, cả lớp đọc

-Cả lớp đọc.

-HS làm vào VBT:

-HS trình bày

-Cả lớp thực hiện

_HS thực hiện

-HS đọc cá nhân, đồng thanh

-HS quan sát, lắng nghe

-HS viết

-HS quan sát, lắng nghe

-HS thực hiện

TIẾT 2

  1. Tập đọc

*Giới thiệu bài

-Gọi 1 HS đọc tên bài

- Yêu cầu HS quan sát tranh. Tranh vẽ cảnh gì?

*Hướng dẫn HS luyện đọc

-GV đọc mẫu.

+Giải nghĩa từ: lòe loẹt, thân thiện

-Luyện đọc từ ngữ:

+GV chỉ từng từ ngữ cho HS đọc: đỏ choen choét, quả cà chua, lòe loẹt, nhoẻn miệng cười, thân thiện, sáng lừng, xem xiếc

-Luyện đọc câu:

+GV cùng HS đếm số câu trong bài: Bài có 8 câu

+GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ

+Chỉ từng câu cho HS đọc nối tiếp.

*Thi đọc đoạn, bài:

+Chia bài làm 3 đoạn- mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn.

  1. Tìm hiểu bài đọc

-GV nêu yêu cầu: nói tiếp những từ ngữ tả chú hề.

Môi – đỏ choen choét

Mũi – quả cà chua

Áo quần – lòe loẹt

Nụ cười – thân thiện

-làm nhóm đôi

-GV chỉ từng cặp trình bày

_Gv đọc từ đầu tiên– cả lớp đòng thanh lặp lại

-HS đọc chú hề

-HSTL: chú hề

-Lắng nghe

- Lắng nghe

-HS đọc cá nhân, cả lớp.

-HS trả lời: 8 câu

-HS 1 đọc câu 1, cả lớp đọc lại. HS 2 đọc câu 2 cả lớp đọc lại… tương tự với các câu còn lại.

-Đọc nối tiếp cá nhân, cả lớp.

-Thi đọc theo nhóm, tổ.

-HS nhắc lại yêu cầu

-Cả lớp đọc

-HS thực hiện vào VBT

-HS trình bày

-Cả lớp thực hiện

  1. Củng cố, dặn dò

-GV mời cả lớp đọc lại nội dung 2 trang sách vừa học, từ tên bài đến bài tập đọc

-Nhận xét giờ học

-Dặn HS về đọc lại bài, chuẩn bị bài cho tiết sau.

******************************************************************

Bài 125: uyên - uyêt

I.MỤC TIÊU

  1. Phát triển năng lực ngôn ngữ:
  • HS nhận biết vần uyên, uyêt; đánh vần đọc đúng tiếng có các vần uyên, uyêt.
  • Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần uyên, vần uyêt.
  • Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Đôi bạn.
  • Viết đúng các vần uyên, uyêt, các tiếng khuyên, duyệt (binh) cỡ vừa (trên bảng con).
  1. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất:
  • Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, tổ và trong lớp.
  • Cảm nhận được vẻ đẹp của vầng trăng qua bài tập đọc

II.CHUẨN BỊ

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu lên bảng nội dung bài học, bài tập đọc.
  • VBT Tiếng Việt 1, tập hai. Bộ thực hành.
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

  1. Khởi động

- Ổn định

- Kiểm tra bài cũ:

Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc bài tập đọc Chú hề (bài 155).

- Nhận xét

- Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ được học 2 vần mới, đó là uyên, uyêt.

-Hát

-2 HS đọc bài

-Lắng nghe

-Nhắc lại tựa bài.

  1. Các hoạt động chủ yếu

Hoạt động 1: Khám phá

-Mục tiêu: Hs nhận biết được vần uyên,uyêt; đánh vần đúng tiếng có các vần uyên và uyêt.

  1. Dạy vần uyn

- Ai đọc được vần mới này?

+ GV chỉ từng chữ u, y, ê, n

- Ai phân tích, đánh vần được vần uyên?

- GV chỉ mô hình từng vần, yêu cầu học sinh đánh vần và đọc trơn:

uyên

u

n

u-yê-nờ- uyên/ uyên

GV giới thiệu từ khóa: GV chỉ tranh vẽ, hỏi: Tranh vẽ gì?

-Chúng ta có từ mới: chim vành khuyên

GV: chỉ tranh chim vành khuyên và giới thiệu them về loại chim này

Trong từ chim vành khuyên tiếng nào có vần uyên?

-Em hãy phân tích tiếng khuyên?

-GV chỉ mô hình tiếng tuyn, yêu cầu học sinh đánh vần đọc trơn:

khuyên

kh

uyên


:tờ - uyn – tuyn/ tuyn

  1. Dạy vần uyêt

-Ai đọc được vần mới này?

+GV chỉ từng chữ u, y, ê, t

-Ai phân tích, đánh vần được vần uyêt?

-GV chỉ mô hình từng vần, yêu cầu học sinh đánh vần và đọc trơn:

uyêt

u

t

:u-y- ê - tờ- uyên/ uyêt

-GV giới thiệu từ khóa: GV chỉ tranh vẽ, hỏi: Tranh vẽ gì?

-Chúng ta có từ mới: duyệt binh

Trong từ duyệt binh tiếng nào có vần uyêt?

-Em hãy phân tích tiếng duyệt?

-GV chỉ mô hình tiếng duyệt, yêu cầu học sinh đánh vần đọc trơn:

duyệt

d

uyệt


:dờ - uyêt – duyêt- nặng- duyệt/ duyệt

  1. Củng cố:

-Các em vừa học hai vần mới là gì?

-Các em vừa học hai tiếng mới là tiếng gì?

*Giải lao: Hát

-1 HS đọc : u – y –ê - n

Cả lớp nói: uyn

-Vần uyn có âm u đứng trước, yê đứng giữa, n đứng cuối.

- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.

-Tranh vẽ chim vành khuyên.

-HS lắng nghe.

Tiếng khuyên có vần uyên.

-Tiếng khuyên có âm kh(khờ) đứng trước, vần uyên đứng sau, đánh vần đọc trơn tiếng tuyn: khờ - uyên – khuyên/ khuyên.

-HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.

-1 HS đọc : u – y – ê - t

Cả lớp nói: uyêt

-Vần uyêt có âm u đứng trước, yê đứng giữa, t đứng cuối.

- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.

-Tranh vẽ các chú bộ đội đang duyệt binh

-HS lắng nghe.

Tiếng duyệt có vần duyệt.

-Tiếng duyệt có âm d (dờ) đứng trước, vần uyêt đứng sau, dấu nặng đặt dưới âm ê, đánh vần đọc trơn tiếng buýt: dờ - uyêt – duyêt – nặng – duyệt/ duyệt.

-HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.

-Vần uyên, vần uyêt. Đánh vần: u-y-ê -nờ-uyên/uyn; u-y-ê-tờ-uyêt/uyêt.

- Tiếng khuyên và tiếng duyệt. Đánh vần: khờ-uyên-khuyên/khuyên; dờ-uyêt-duyêt-nặng-duyệt/duyệt.

HĐ2. Luyện tập

Mục tiêu: Đọc đúng và hiểu bài tập đọc Vầng trăng khuyết. Viết đúng các vần uyênuyêt, các từ chim vành khuyên , duyệt binh cỡ vừa trên bảng con.

  1. Mở rộng vốn từ

BT2 :

-Nêu yêu cầu: Ghép chữ với hình cho đúng

-GV chỉ từng từ ngữ, gọi học sinh đánh vần, cả lớp đọc trơn từng từ ngữ: thuyền buồm, truyện cổ, trăng khuyết, đàn nguyệt , trượt tuyết, bóng chuyền.

-GV chỉ từ ngữ không theo thứ tự, yêu cầu cả lớp đọc.

-Yêu cầu HS làm vào VBT: Nối từ ngữ ứng với hình.

-Gọi HS trình bày kết quả ( tranh 1 : trượt tuyế, tranh 2:trăng khuyế, tranh 3:truyện cổ, tranh 4: đàn nguyệt, tranh 5: thuyền buồm, tranh 6: bóng chuyền)

-GV chỉ từng hình, cả lớpđọc từ ngữ

-Nhận xét.

b) Tập viết (bảng con, BT4)

- Cho HS đọc các vần, tiếng vừa học: uyên, uyêt, chim vành huyên, duyệt binh.

*GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu:

-Vần uyên: chữ u viết trước, chữ viết giữa, chữ n viết cuối. Chú ý viết liền các nét (không nhấc bút). Vần uyêt tương tự chú ý nét nối giữa chữ yt.

HS viết : uyên, uyêt (2 lần)

Nhận xét, sửa sai.

-GV vừa viết tiếng khuyên vừa hướng dẫn. Chú ý độ cao chứ k,h,y là 5 li, chữ u,ê,n 2 li, cách nối nét từ kh sang u. Làm tương tự với duyệt, đặt dấu nặng dưới ê

HS viết: chim vành khuyên, duyệt binh(2 lần)

Nhận xét, sửa sai.

-1 HS đọc, cả lớp đọc

-Cả lớp đọc.

-HS làm vào VBT

-HS trình bày

-Cả lớp thực hiện

-HS đọc cá nhân, đồng thanh

-HS quan sát, lắng nghe

-HS viết

-HS quan sát, lắng nghe

-HS thực hiện

TIẾT 2

  1. Tập đọc

*Giới thiệu bài

-Gọi 1 HS đọc tên bài

- Yêu cầu HS quan sát tranh. Tranh vẽ cảnh gì?

*Hướng dẫn HS luyện đọc

-GV đọc mẫu

_GV giải nghĩa từ huyền ảo( vừa như thật vừa như mơ , đẹp kì lạ và bí ẩn, gặm (cắn dần, hủy hoại từng miếng một để ăn)

-Luyện đọc từ ngữ:

+GV chỉ từng từ ngữ cho HS đọc: Tuyn, Kít, xoắn xuýt, đôi khi, đừa dai, huýt sáo, nghịch, suýt ngã, kêu váng.

-Luyện đọc câu:

+GV cùng HS đếm số câu trong bài: Bài có 8 câu

+GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ

+Chỉ từng câu cho HS đọc nối tiếp.

*Thi đọc đoạn, bài:

+Chia bài làm 3 đoạn- mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn.

  1. Tìm hiểu bài đọc

-GV nêu yêu cầu: Ghép đúng(ghép vế câu ở bên trái phù hợp với vế câu ở bên phải để tạo thành câu)

-Chỉ từng cụm từ yêu cầu cả lớp đọc.

-Yêu cầu HS làm vào VBT.

-Gọi HS trình bày kết quả.

-GV chỉ từng ý, cả lớp đồng thanh.

-Nhận xét

-HS đọc Vầng trăng khuyết

-HSTL: biển, thuyền, trăng.

-Lắng nghe

-HS đọc cá nhân, cả lớp

-HS trả lời: 8 câu

-HS 1 đọc câu 1, cả lớp đọc lại. HS 2 đọc câu 2 cả lớp đọc lại… tương tự với các câu còn lại.

-Đọc nối tiếp cá nhân, cả lớp.

-Thi đọc theo nhóm, tổ.

-HS nhắc lại yêu cầu

-Cả lớp đọc

-HS thực hiện vào VBT

-HS trình bày

-Cả lớp thực hiện

  1. Củng cố, dặn dò

-GV mời cả lớp đọc lại nội dung 2 trang sách vừa học, từ tên bài đến bài tập đọc (không đọc bài tập nối ghép).

-Nhận xét giờ học

-Dặn HS về đọc lại bài, chuẩn bị bài cho tiết sau.

TẬP VIẾT

  1. Tiết – sau bài 124, 125)
  2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
  • Viết đúng các vần oen, oet, uyên uyêt các từ ngữ nhoẻn cười, khoét tổ, khuyên, duyệt binh- kiểu chữ thường, cỡ vừa và nhỏ. Chữ viết rõ ràng đều nét.
  1. CHUẨN BỊ
  • Bảng phụ viết vần, từ ngữ trên dòng kẻ ô li.
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Kiểm tra bài cũ

-Gọi 2 HS lên đọc và viết: tóc xoăn, huân chương.

- Nhận xét

-2 HS đọc bài

-Lắng nghe

2.Dạy bài mới

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

-GV treo bảng phụ, giới thiệu nội dung, mục đích yêu cầu của bài học.

Hoạt động 2: Luyện tập

  1. Viết chữ cỡ nhỡ

-HS đọc trên bảng các vần và từ ngữ (cỡ vừa) : oen, nhoẻn cười, oet, khoét tổ, uyên, khuyên, uyêt, duyệt binh.

- GV yêu cầu HS nêu độ cao các con chữ, nhận xét các chữ trên bảng lớp.

-GV hướng dẫn HS viết (chia 2 chặng: mỗi chặng một cặp vần, từ ngữ)

+oen: Chú ý viết o liền mạch với e, n (từ điểm kết thúc o, điều chỉnh hướng bút xuống thấp để rê bút sang viết e, từ e nối sang n thành vần oen)

+nhoẻn cười: Viết nh, lia bút viết vần oen, thêm dấu hỏi trên e thành nhoẻn.

GV viết mẫu:

+oet: Viết o – e như trên, từ e rê bút viết tiếp t thành oet.

+khoét tổ: Viết kh, lia bút viết tiếp oet, thêm dấu sắc trên e thành chữ khoét. Viết chữ tổ cần chú ý lia bút từ t sang viết o, ghi dấu mũ thành ô, thêm dấu hỏi trên ô thành chữ tổ.

GV viết mẫu:

+uyên: Viết liền nét các con chữ: kết thúc u rê bút viết tiếp y, từ y rê bút và điều chỉnh hướng viết e rồi n, ghi dấu mũ trên e thành ê, tạo thành uyên.

+khuyên: Viết xong kh, rê bút sang viết tiếp vần uyên như hướng dẫn.

Gv viết mẫu:

+uyêt: Viết liền nét các con chữ. Chú ý viết u – y sang e như trên, từ điểm kết thúc e, rê bút viết t, thêm dấu mũ trên e thành ê, tạo thành uyêt.

+duyệt binh: Viết xong d, rê bút viết tiếp vần uyêt, thêm nặng dưới ê thành chữ duyệt. Viết chữ binh cần chuyển hướng đầu bút từ nét cuối chữ b, rê bút viết tiếp vần inh thành chữ binh.

GV viết mẫu:

-GV cho HS viết vào vở luyện viết .

-Nhắc nhở HS cách cầm bút, tư thế ngồi viết và cách chữa lỗi trong bài.

b) Viết chữ cỡ nhỏ:

-GV cho HS đọc các từ ngữ (cỡ nhỏ): nhoẻn cười, khuyên, khoét tổ, duyệt binh.

-GV hướng dẫn học sinh cách viết các chữ theo cỡ nhỏ. Chú ý chiều cao các con chữ: d cao 2 ô li; t cao 1,5 ô li; y, b, k, h: cao 2,5 ô li. Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng bằng chiều ngang 1 chữ o.

-HS viết vào vở Luyện viết, hoàn thành phần Luyện tập thêm.

-GV quan sát, giúp đỡ HS còn chậm, còn lúng túng.

-HS đọc

-HS nêu

-HS lắng nghe

-HS quan sát

-HS lắng nghe

-HS quan sát

-HS lắng nghe

-HS quan sát

-HS lắng nghe

-HS quan sát

-HS viết vở luyện viết

-HS đọc

-HS thực hiện

  1. Củng cố, chấm bài:

-GV nhận xét tiết học

-GV cùng HS bình chọn những bạn viết sạch, đẹp trong tiết học để tuyên dương.

-HS lắng nghe

***************************************************************

Bài 126: UYN – UYT

  1. MỤC TIÊU
  2. Phát triển năng lực ngôn ngữ:
  • HS nhận biết vần uyn, uyt; đánh vần đọc đúng tiếng có các vần uyn, uyt.
  • Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần uyn, vần uyt.
  • Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Đôi bạn.
  • Viết đúng các vần uyn, uyt, các tiếng (màn) tuyn, (xe) buýt cỡ vừa (trên bảng con).
  1. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất:
  • Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, tổ và trong lớp.
  • Biết quý tình bạn thông qua bài tập đọc Đôi bạn.
  1. CHUẨN BỊ
  • Máy tính, máy chiếu để chiếu lên bảng nội dung bài học, bài tập đọc.
  • VBT Tiếng Việt 1, tập hai. Bộ thực hành.
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

  1. Khởi động

- Ổn định

- Kiểm tra bài cũ:

Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc bài tập đọc Vầng trăng khuyết (bài 125).

- Nhận xét

- Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ được học 2 vần mới, đó là uyn, uyt.

-Hát

-2 HS đọc bài

-Lắng nghe

-Nhắc lại tựa bài.

  1. Các hoạt động chủ yếu

Hoạt động 1: Khám phá

-Mục tiêu: Hs nhận biết được vần uyn,uyt; đánh vần đúng tiếng có các vần uyn và uyt.

  1. Dạy vần uyn

- Ai đọc được vần mới này?

+ GV chỉ từng chữ u, y, n

- Ai phân tích, đánh vần được vần uyn?

- GV chỉ mô hình từng vần, yêu cầu học sinh đánh vần và đọc trơn:

uyn

u

y

n

u-y-nờ- uyn/ uyn

GV giới thiệu từ khóa: GV chỉ tranh vẽ, hỏi: Tranh vẽ gì?

-Chúng ta có từ mới: màn tuyn.

GV: màn tuyn là màn chống muỗi được làm bằng loại vải có kết cấu rất mỏng và nhẹ với kiểu dệt thưa thưa như lưới.

Trong từ màn tuyn tiếng nào có vần uyn?

-Em hãy phân tích tiếng tuyn?

-GV chỉ mô hình tiếng tuyn, yêu cầu học sinh đánh vần đọc trơn:

tuyn

t

uyn


:tờ - uyn – tuyn/ tuyn

  1. Dạy vần uyt

-Ai đọc được vần mới này?

+GV chỉ từng chữ u, y, t

-Ai phân tích, đánh vần được vần uyt?

-GV chỉ mô hình từng vần, yêu cầu học sinh đánh vần và đọc trơn:

uyt

u

y

t

:u-y-tờ- uyn/ uyt

-GV giới thiệu từ khóa: GV chỉ tranh vẽ, hỏi: Tranh vẽ gì?

-Chúng ta có từ mới: xe buýt.

Trong từ xe buýt tiếng nào có vần uyt?

-Em hãy phân tích tiếng buýt?

-GV chỉ mô hình tiếng buýt, yêu cầu học sinh đánh vần đọc trơn:

buýt

b

uýt


:bờ - uyt – buyt- sắc- buýt/ buýt

  1. Củng cố:

-Các em vừa học hai vần mới là gì?

-Các em vừa học hai tiếng mới là tiếng gì?

*Giải lao: Hát

-1 HS đọc : u – y – n

Cả lớp nói: uyn

-Vần uyn có âm u đứng trước, y đứng giữa, n đứng cuối.

- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.

-Tranh vẽ cái màn chống muỗi.

-HS lắng nghe.

Tiếng tuyn có vần uyn.

-Tiếng tuyn có âm t (tờ) đứng trước, vần uyn đứng sau, đánh vần đọc trơn tiếng tuyn: tờ - uyn – tuyn/ tuyn.

-HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.

-1 HS đọc : u – y – t

Cả lớp nói: uyt

-Vần uyt có âm u đứng trước, y đứng giữa, t đứng cuối.

- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.

-Tranh vẽ xe buýt.

-HS lắng nghe.

Tiếng buýt có vần uyt.

-Tiếng buýt có âm b (bờ) đứng trước, vần uyt đứng sau, dấu sắc đặt trên đầu âm y, đánh vần đọc trơn tiếng buýt: bờ - uyt – buyt – sắc - buýt/ buýt.

-HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.

-Vần uyn, vần uyt. Đánh vần: u-y-nờ-uyn/uyn; u-y-tờ-uyt/uyt.

- Tiếng tuyn và tiếng buýt. Đánh vần: tờ-uyn-tuyn/tuyn; bờ-uyt-buyt-sắc-buýt/buýt.

HĐ2. Luyện tập

Mục tiêu: Đọc đúng và hiểu bài tập đọc Đôi bạn. Viết đúng các vần uynuyt, các tiếng màn tuyn, xe buýt cỡ vừa trên bảng con.

  1. Mở rộng vốn từ

-Nêu yêu cầu: Tiếng nào có vần uyn? Tiếng nào có vần uyt?

-GV chỉ từng từ ngữ dưới mỗi hình, gọi học sinh đánh vần, cả lớp đọc trơn từng từ ngữ: tuýt còi, huýt sáo, dầu luyn, xoắn xuýt.

-GV chỉ từ ngữ không theo thứ tự, yêu cầu cả lớp đọc.

-Yêu cầu HS làm vào VBT: Gạch 1 gạch dưới tiếng có vần uyn, gạch 2 gạch dưới tiếng có vần uyt.

-Gọi HS trình bày kết quả: Tiếng có vần uyn (luyn)/ tiếng có vần uyt (tuýt, huýt, xuýt).

-GV chỉ từng tiếng, cả lớp: Tiếng tuýt có vần uyt, tiếng luyn có vần uyn, tiếng huýt có vần uyt, tiếng xuýt có vần uyt.

-Nhận xét.

b) Tập viết (bảng con, BT4)

- Cho HS đọc các vần, tiếng vừa học: uyn, uyt, màn tuyn, xe buýt.

*GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu:

-Vần uyn: chữ u viết trước, chữ y viết giữa, chữ n viết cuối. Chú ý viết liền các nét (không nhấc bút). Vần uyt tương tự chú ý nét nối giữa chữ yt.

HS viết : uyn, uyt (2 lần)

Nhận xét, sửa sai.

-GV vừa viết tiếng tuyn vừa hướng dẫn. Chú ý độ cao chứ t là 3 li, chữ y 5 li, cách nối nét từ t sang u. Làm tương tự với buýt, đặt dấu sắc trên y

HS viết: màn tuyn, xe buýt (2 lần)

Nhận xét, sửa sai.

-1 HS đọc, cả lớp đọc

-Cả lớp đọc.

-HS làm vào VBT: tuýt còi, huýt sáo, dầu luyn, xoắn xuýt.

-HS trình bày

-Cả lớp thực hiện

-HS đọc cá nhân, đồng thanh

-HS quan sát, lắng nghe

-HS viết

-HS quan sát, lắng nghe

-HS thực hiện

TIẾT 2

  1. Tập đọc

*Giới thiệu bài

-Gọi 1 HS đọc tên bài

- Yêu cầu HS quan sát tranh. Tranh vẽ cảnh gì?

*Hướng dẫn HS luyện đọc

-GV đọc mẫu.

-Luyện đọc từ ngữ:

+GV chỉ từng từ ngữ cho HS đọc: Tuyn, Kít, xoắn xuýt, đôi khi, đừa dai, huýt sáo, nghịch, suýt ngã, kêu váng.

+Giải nghĩa từ: xoắn xuýt (quấn lấy, bám chặt lấy như không rời ra), kêu váng ( kêu to lên).

-Luyện đọc câu:

+GV cùng HS đếm số câu trong bài: Bài có 8 câu

+GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ

+Chỉ từng câu cho HS đọc nối tiếp.

*Thi đọc đoạn, bài:

+Chia bài làm 3 đoạn- mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn.

  1. Tìm hiểu bài đọc

-GV nêu yêu cầu: Ghép đúng(ghép vế câu ở bên trái phù hợp với vế câu ở bên phải để tạo thành câu)

-Chỉ từng cụm từ yêu cầu cả lớp đọc.

-Yêu cầu HS làm vào VBT.

-Gọi HS trình bày kết quả.

-GV chỉ từng ý, cả lớp đồng thanh.

-Nhận xét

-HS đọc Đôi bạn

-HSTL: Mèo Kít đang nằm trên bờ, chó Tuyn đuổi đám vịt trên mặt ao.

-Lắng nghe

-HS đọc cá nhân, cả lớp.

-Lắng nghe

-HS trả lời: 8 câu

-HS 1 đọc câu 1, cả lớp đọc lại. HS 2 đọc câu 2 cả lớp đọc lại… tương tự với các câu còn lại.

-Đọc nối tiếp cá nhân, cả lớp.

-Thi đọc theo nhóm, tổ.

-HS nhắc lại yêu cầu

-Cả lớp đọc

-HS thực hiện vào VBT

-HS trình bày

-Cả lớp thực hiện

  1. Củng cố, dặn dò

-GV mời cả lớp đọc lại nội dung 2 trang sách vừa học, từ tên bài đến bài tập đọc (không đọc bài tập nối ghép).

-Nhận xét giờ học

-Dặn HS về đọc lại bài, chuẩn bị bài cho tiết sau.

**********************************************************

Bài 127: OANG – OAC

  1. MỤC TIÊU
  2. Phát triển năng lực ngôn ngữ:
  • HS nhận biết vần oang, oac; đánh vần đọc đúng tiếng có các vần oang, oac.
  • Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần oang, vần oac.
  • Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Thỏ trắng và quạ khoang.
  • Viết đúng các vần oang, oac, các tiếng khoang (tàu), (áo) khoác cỡ vừa (trên bảng con).
  1. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất:
  • Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, tổ và trong lớp.
  • Biết giúp đỡ người khác khi gặp hoạn nạn và không nên khoác lác thông qua bài tập đọc Thỏ trắng và quạ khoang.
  1. CHUẨN BỊ
  • Máy tính, máy chiếu để chiếu lên bảng nội dung bài học, bài tập đọc.
  • VBT Tiếng Việt 1, tập hai. Bộ thực hành.
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

  1. Khởi động

- Ổn định

- Kiểm tra bài cũ:

Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc bài tập đọc Đôi bạn .

- Nhận xét

- Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ được học 2 vần mới, đó là oang, oac.

-Hát

-2 HS đọc bài

-Lắng nghe

-Nhắc lại tựa bài.

  1. Các hoạt động chủ yếu

Hoạt động 1: Khám phá

-Mục tiêu: Hs nhận biết được vần oang, oac ; đánh vần đúng tiếng có các vần oang và oac.

  1. Dạy vần oang

- Ai đọc được vần mới này?

+ GV chỉ từng chữ o, a, ng

- Ai phân tích, đánh vần được vần oang?

- GV chỉ mô hình từng vần, yêu cầu học sinh đánh vần và đọc trơn:

oang

o

a

ng

o-a-ngờ- oang/ oang

GV giới thiệu từ khóa: GV chỉ tranh vẽ, hỏi: Tranh vẽ gì?

-Chúng ta có từ mới: khoang tàu.

Trong từ khoang tàu tiếng nào có vần oang?

-Em hãy phân tích tiếng khoang?

-GV chỉ mô hình tiếng khoang, yêu cầu học sinh đánh vần đọc trơn:

khoang

kh

oang


:khờ - oang – khoang/ khoang

  1. Dạy vần oac

-Ai đọc được vần mới này?

+GV chỉ từng chữ o, a, c

-Ai phân tích, đánh vần được vần oac?

-GV chỉ mô hình từng vần, yêu cầu học sinh đánh vần và đọc

trơn:

oac

o

a

c

:o-a-cờ- oac/ oac

-GV giới thiệu từ khóa: GV chỉ tranh vẽ, hỏi: Tranh vẽ gì?

-Chúng ta có từ mới: áo khoác.

GV:

Trong từ áo khoác tiếng nào có vần oac?

-Em hãy phân tích tiếng khoác?

-GV chỉ mô hình tiếng khoác, yêu cầu học sinh đánh vần đọc trơn:

khoác

kh

oác


:khờ - oac – khoác- sắc- khoác/ khoác

  1. Củng cố:

-Các em vừa học hai vần mới là gì?

-Các em vừa học hai tiếng mới là tiếng gì?

*Giải lao: Hát

-1 HS đọc : o– a– ng

Cả lớp nói: oang

-Vần oang có âm o đứng trước, a đứng giữa, ng đứng cuối.

- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.

-Tranh vẽ khoang tàu.

Tiếng khoang có vần oang.

-Tiếng khoang có âm kh (khờ) đứng trước, vần oang đứng sau, đánh vần đọc trơn tiếng khoang: khờ - oang – khoang/ khoang.

-HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.

-1 HS đọc : o – a – c

Cả lớp nói: oac

-Vần oac có âm o đứng trước, a đứng giữa, c đứng cuối.

- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.

-Tranh vẽ cái áo khoác.

-HS lắng nghe.

Tiếng khoác có vần oac.

-Tiếng khoác có âm kh (khờ) đứng trước, vần oac đứng sau, dấu sắc đặt trên đầu âm a, đánh vần đọc trơn tiếng buýt: khờ - oac – khoác – sắc - khoác/ khoác.

-HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.

-Vần oang, vần oac. Đánh vần: o-a-ngờ-oang/oang; o-a-cờ-oac/oac.

- Tiếng khoang và tiếng khoác. Đánh vần: khờ-oang-khoang/khoang; khờ-oac-khoac-sắc-khoác/khoác.

HĐ2. Luyện tập

Mục tiêu: Đọc đúng và hiểu bài tập đọc Thỏ trắng và quạ khoang. Viết đúng các vần oangoac, các tiếng khoang tàu, áo khoác cỡ vừa trên bảng con.

  1. Mở rộng vốn từ

-Nêu yêu cầu: Tiếng nào có vần oang? Tiếng nào có vần oac?

-GV chỉ từng từ ngữ dưới mỗi hình, gọi học sinh đánh vần, cả lớp đọc trơn từng từ ngữ: khoác ba lô, xoạc chân, quạ khoang, áo choàng, ngoác miệng, nứt toác.

-GV chỉ từ ngữ không theo thứ tự, yêu cầu cả lớp đọc.

-GV mời một nhóm 3-4 học sinh chơi trò truyền điện:

+HS 1 gọi HS 2 nếu yêu cầu: Bạn hãy nói tiếng có vần oang

+HS 2 đáp

+Sau đó HS 2 chỉ HS 3, nêu yêu cầu: Bạn hãy nói tiếng có vần oac.

=>Tương tự cho đến hết.

=>Nếu HS nói tiếng ở ngoài bài cũng không sao)

-Nhận xét.

b) Tập viết (bảng con, BT4)

- Cho HS đọc các vần, tiếng vừa học: oang, oac, khoang tàu, áo khoác.

*GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu:

-Vần oang: chữ o viết trước, chữ a viết giữa, chữ ng viết cuối. Chú ý cách nối nét giữa các con chữ.

HS viết : oang, oac (2 lần)

Nhận xét, sửa sai.

-GV vừa viết tiếng khoang vừa hướng dẫn. Chú ý độ cao độ cao các con chữ, cách lia bút khi kết thức chữ kh để viết tiếp oang. Làm tương tự với khoác, đặt dấu sắc trên a.

HS viết: khoang tàu, áo khoác (2 lần)

Nhận xét, sửa sai.

-1 HS đọc, cả lớp đọc

-Cả lớp đọc.

-HS thực hiện

-HS đọc cá nhân, đồng thanh

-HS quan sát, lắng nghe

-HS viết

-HS quan sát, lắng nghe

-HS thực hiện

TIẾT 2

  1. Tập đọc

*Giới thiệu bài

-Gọi 1 HS đọc tên bài

- Yêu cầu HS quan sát tranh. Tranh vẽ cảnh gì?

-Giới thiệu tên bài và giải nghĩa Quạ khoang: là loài chim quạ, lông đen nhưng phía sau cổ, trên lưng, và một dải quanh ngực có màu trắng; có cánh dài, mỏ dài, hay bắt gà con.

*Hướng dẫn HS luyện đọc

-GV đọc mẫu, giọng hồi hộp ở đoạn kể chó vồ quạ, đuổi bắt thỏ.

-Luyện đọc từ ngữ:

+GV chỉ từng từ ngữ cho HS đọc:quạ khoang, khoe, biết bay, khoác lác, tẽn tò, nhảy lên, lao tới, nhanh như cắt, rối rít, bẽn lẽn.

+Giải nghĩa từ: khoác lác (nói phóng lên cho oai, không có thật); tẽn tò ( cảm giác ngượng, xấu hổ, bị hẫng vì nhầm lẫn); bẽn lẽn ( dáng rụt rè, thiếu tự tin vì thẹn, xấu hổ)

-Luyện đọc câu:

+GV cùng HS đếm số câu trong bài: Bài có 12 câu. GV nói: Có thể đọc liền 2 câu ngắn, đọc liền 3 câu cuối bài.

+GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ

+Chỉ từng câu cho HS đọc nối tiếp. Chú ý nghỉ hơi ở câu dài để không bị hụt hơi: Thỏ thấy vậy/ bèn nhảy lên mô đất trước mặt chó.

*Thi đọc đoạn, bài:

+Chia bài làm 3 đoạn- mỗi đoạn 4 câu.

  1. Tìm hiểu bài đọc

-GV nêu yêu cầu: Những ý nào đúng:

-Mời 1 HS đọc 3 ý

-Chỉ từng ý yêu cầu cả lớp đọc.

-Yêu cầu HS làm vào VBT.

-Gọi HS trình bày kết quả.

-GV chỉ từng ý, cả lớp đồng thanh.

-Nhận xét

-HS đọc Đôi bạn

-HSTL: Quạ khoang đang bay lên, chó đuổi theo thỏ trắng. Thỏ trắng chạy vắt chân lên cổ

-Lắng nghe

-HS đọc cá nhân, cả lớp.

-Lắng nghe

-HS trả lời: 12 câu

-HS 1 đọc câu 1, cả lớp đọc lại. HS 2 đọc câu 2 cả lớp đọc lại… tương tự với các câu còn lại.

-Đọc nối tiếp cá nhân, cả lớp.

-Thi đọc theo nhóm, tổ.

-1 HS đọc

-Cả lớp đọc

-Cả lớp đọc

-HS thực hiện vào VBT

-HS trình bày

-Cả lớp thực hiện

  1. Củng cố, dặn dò

-GV mời cả lớp đọc lại nội dung 2 trang sách vừa học, từ tên bài đến bài tập đọc (không đọc bài tập nối ghép).

-GV yêu cầu: HS đọc 8 vần vừa học trong tuần.

-Nhận xét giờ học

-Dặn HS về đọc lại bài, chuẩn bị bài cho tiết sau.

**************************************************************

TẬP VIẾT

  1. Tiết – sau bài 126, 127)
  2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
  • Viết đúng các vần uyn, uyt, oang, oac, các từ ngữ màn tuyn, xe buýt, khoang tàu, áo khoác.
  1. CHUẨN BỊ
  • Bảng phụ viết vần, từ ngữ trên dòng kẻ ô li.
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Kiểm tra bài cũ

-Gọi 2 HS lên đọc và viết: nhoẻn cười, duyệt binh.

- Nhận xét

-2 HS đọc bài

-Lắng nghe

2.Dạy bài mới

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

-GV treo bảng phụ, giới thiệu nội dung, mục đích yêu cầu của bài học.

Hoạt động 2: Luyện tập

  1. Viết chữ cỡ nhỡ

-HS đọc trên bảng các vần và từ ngữ (cỡ vừa) : uyn, uyt, oang, oac, màn tuyn, xe buýt, áo khoác, khoang tàu.

- GV yêu cầu HS nêu độ cao các con chữ, nhận xét các chữ trên bảng lớp.

-GV hướng dẫn HS viết (chia 2 chặng: mỗi chặng một cặp vần, từ ngữ)

+uyn: Chú ý viết liền u-y-n (không nhắc bút)

+màn tuyn: Viết chữ màn cần lưu ý lia bút từ m sang a, viết tiếp n, thêm dấu huyền trên dầu chữ a thành chữ màn. Chữ tuyn bắt đầu bằng chữ t, nối nét sang vần uyn. Khoảng cách giữa hai chữ màn tuyn bằng 1 con chữ o.

GV viết mẫu:

+uyt: Chú ý viết liền nét u-y-t (không nhấc bút, từ y sang t chỉ rê bút)

+xe buýt: Viết liền nét chữ xe. Viết chữ buýt: rê bút từ b sang u để viết tiếp vần uyt, thêm dấu sắc trên y thành buýt. Chú ý khoảng cách hợp lí giữa xe buýt.

GV viết mẫu:

+oang: Chú ý rê bút, chuyển hướng khi viết xong o để viết sang a, giữa ng có thể lia bút, để khoảng cách giữa ng không quá xa.

+khoang tàu: Viết xong kh, lia bút viết tiếp vần oang; chữ tàu viết liền nét, ghi dấu huyền trên a thành chữ tàu. Chú ý khoảng cách hợp lí giữa khoangtàu.

Gv viết mẫu:

+oac: Chú ý viết o a như ở vần oang; từ a lia bút viết tiếp c thành oac.

+áo khoác: chú ý lia bút từ a sang o, thêm dấu sắc trên a thành chữ áo. Viết chữ kh, vần oac, dấu sắc đặt trên a.

GV viết mẫu:

-GV cho HS viết vào vở luyện viết .

-Nhắc nhở HS cách cầm bút, tư thế ngồi viết và cách chữa lỗi trong bài.

b) Viết chữ cỡ nhỏ:

-GV cho HS đọc các từ ngữ (cỡ nhỏ): màn tuyn, xe buýt, khoang tàu, áo khoác.

-GV hướng dẫn học sinh cách viết các chữ theo cỡ nhỏ. Chú ý chiều cao các con chữ: t cao 1,5 ô li; y, b, k, h, g: cao 2,5 ô li.

-HS viết vào vở Luyện viết, hoàn thành phần Luyện tập thêm.

-GV quan sát, giúp đỡ HS còn chậm, còn lúng túng.

-HS đọc

-HS nêu

-HS lắng nghe

-HS quan sát

-HS lắng nghe

-HS quan sát

-HS lắng nghe

-HS quan sát

-HS lắng nghe

-HS quan sát

-HS viết vở luyện viết

-HS đọc

-HS thực hiện

  1. Củng cố, chấm bài:

-GV nhận xét tiết học

-GV cùng HS bình chọn những bạn viết sạch, đẹp trong tiết học để tuyên dương

-HS lắng nghe

*************************************************************************************

BÀI 128: KỂ CHUYỆN

CÁ ĐUÔI CỜ (1 TIẾT)

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
  • Nghe hiểu câu chuyện.
  • Nhìn tranh, nghe GV hỏi, trả lời được từng câu hỏi theo tranh.
  • Nhìn tranh, có thể kể được toàn đoạn câu chuyện.
  • Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi cá săn sắt tốt bụng, sắp đến đích vẫn sẵn sàng bỏ cuộc đua để giúp chị chim sẻ tìm lại quả trứng sắp nở. Chê cá rô ích kỉ, chỉ nghĩ đến đến chiến thắng. Cá săn sắt được mọi người yêu quý, đính lá cờ vào đuôi.
  1. CHUẨN BỊ
  • Máy chiếu/ 6 tranh minh họa phóng to.
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

A.Kiểm tra bài cũ

-GV chiếu lên bảng 6 tranh minh họa câu chuyện Hoa tặng bà, mời 2 HS tiếp nối nhau, mỗi HS kể chuyện theo 3 tranh.

- Nhận xét

-2 HS kể chuyện

-Lắng nghe

B. Dạy bài mới

1.1. Quan sát và phỏng đoán

-GV gắn lên bảng 6 tranh minh họa, giới thiệu chuyện Cá đuôi cờ: Các em hãy xem tranh để biết chuyện có những nhân vật nào?

+GV chỉ hình cá săn sắt –HSTL

+GV chỉ hình cá rô phi và chị chim sẻ.-HSTL

+GV: Ngoài ra còn có cua, ếch, các loài các khác.

+GV : Hãy đoán điều gì có thể xảy ra trong câu chuyện?

1.2.Giới thiệu câu chuyện

-GV Câu chuyện kể về cuộc thi bơi giữa các loài cá. Cá săn sắt và cá rô phi đã vượt lên trước nhưng giữa đường, cá săn sắt lại dừng cuộc thi vì muốn giúp đỡ chị chim sẻ. Cá săn sắt về đích chậm nhưng vẫn được trao giải. Vì sao như vậy? Các em hãy theo dõi câu chuyện.

-HS quan sát trả lời cá nhân, đông thanh cả lớp:

+Cá săn sắt

+Cá rô phi, chị chim sẻ.

+HS dự đoán.( Các loài cá mở hội thi bơi, có điều gì đó xảy ra với chị chim sẻ...)

-HS lắng nghe

2. Khám phá và luyện tập

2.1.Nghe kể chuyện:

-GV kể chuyện 3 lần với giọng diễn cảm. Nhấn giọng gây ấn tượng với các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, làm rõ thái độ, hành động khác biệt của cá rô, các săn sắt trước tai nạn của chị Chim sẻ; thái độ cảm phục của cả hội thi trước hành động cao đẹp của săn sắt.

2.2.Trả lời câu hỏi theo tranh

a) Mỗi HS trả lời câu hỏi theo 1 tranh.

- GV chỉ tranh 1, hỏi: Các loài cá trong hồ mở hội gì? Ai đã vượt lên trước?

-GV chỉ tranh 2, hỏi: Khi cá rô phi và cá săn sắt đang cố sức bơi về đích thì chim sẻ bay đến nói gì?

-GV chỉ tranh 3: Cá rô hay cá săn sắt quay lại chị chim sẻ?

-GV chỉ tranh 4: Cá săn sắt đã giúp được gì cho chị chim sẻ? Khi nó tiếp tục cuộc thi thì ai đã về đích?

-GV chỉ tranh 5: Tại lễ trao giải, chim sẻ đã nói gì với mọi người?

-GV chỉ tranh 6: Vì sao các săn sắt được trao giải đặc biệt? Vì sao cá săn sắt được gọi là cá đuôi cờ?

b)Mỗi HS trả lời câu hỏi theo hai tranh

c)Mỗi HS trả lời câu hỏi theo 6 tranh.

2.3. Kể chuyện theo tranh (GV không nêu câu hỏi)

-Mỗi HS chỉ 2 tranh, tự kể chuyện.

-HS kể chuyện theo tranh bất kì. HS có thể chọn tranh bằng trò chơi Xúc sắc 6 mặt. HS 1 gieo quân xúc sắc, xuất hiện mặt số nào thì kể theo tranh đoạn ấy. Tương tự HS 2, nếu trùng thì gieo lại.

-1 hoặc 2 HS chỉ tranh, tự kể toàn bộ câu chuyện.

*GV cất tranh, 1 HS giỏi kể lại câu chuyện.

2.4. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện:

-GV: Em có nhận xét gì về các săn sắt?

-GV: Em có nhận xét gì về cá rô?

-GV kết luận: Câu chuyện khen ngợi cá săn sắt đã giúp đỡ chị chim sẻ nên được mọi người yêu quý, được dính cờ vào đuôi nên có tên là cá đuôi cờ.

-GV yêu cầu HS nhắc lại

-HS lắng nghe

-HSTL: Các loài các trong hồ mở hội thi bơi. Cá rô phi và cá săn sắt đã vượt lên trước

- HSTL: Khi cá rô phi và cá săn sắt đang cố sức về đích thì chị chim sẻ bay đến, kêu thảm thiết:” Ai cứu con tôi với! Trứng của tôi sắp nở nhưng cơn dông đã lật nhào tổ của tôi xuống hồ rồi”.

-HSTL: Cá săn sắt lập tức quay lại giúp chị chim sẻ.

-HSTL: Cá săn sắt đã tìm thấy trứng cho chị chim sẻ. Khi nó tiếp tục cuộc thì cá rô đã về đích rồi.

-HSTL: Tại lễ trao giải, chim sẻ đã nói với mọi người: “Cá săn sắt đang dẫn đầu cuộc đua nhưng anh ấy đã dừng lại để cứu con tôi nên mới về đích chậm”.

-HSTL: Vì lòng tốt sẵn sàng cứu người.

Cá săn sắt còn gọi là cá đuôi cờ vì mọi người đã đính giải thưởng đặc biệt là lá cờ vào đuôi của nó.

-HS thực hiện

-HS thực hiện

-HS kể

-HS thực hiện

-1,2 HS thực hiện

-HS thực hiện

-HSTL: Cá săn sắt tốt bụng, sẵn lòng giúp đỡ người khác.(Cá săn sắt thương người, đang thi cũng quay lại giúp chị chim sẻ tìm quả trứng rơi xuống hồ,…)

-HSTL: Cá rô c hỉ nghĩ đến cuộc thi, nghe chị chim sẻ kêu cứu cũng không giúp ( Cá rô chỉ nghỉ đến mình, không giúp người khác lúc khó khăn. Cá rô đáng trách,…)

-HS lắng nghe.

-HS nhắc lại

  1. Củng cố, dặn dò

-Hôm nay chúng ta học bài kể chuyện tên gì?

-Ý nghĩa câu chuyện là gì?

-Về nhà hãy kể lại câu chuyện cho ba mẹ và người thân cùng nghe.

-Chuẩn bị bài tiếp theo.

-HSTL: Cá đuôi cờ.

-Ý nghĩa: Câu chuyện khen ngợi cá săn sắt đã giúp đỡ chị chim sẻ nên được mọi người yêu quý, được dính cờ vào đuôi nên có tên là cá đuôi cờ.

-HS thực hiện.

*************************************************************************************

BÀI 129: TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP (1 TIẾT)

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
  • Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Những người bạn tốt.
  • Làm đúng bài tập điền dấu kết thúc câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi.
  • Nghe viết 2 câu văn với chữ nhỏ, không mắc quá 1 lỗi.
  1. CHUẨN BỊ
  • Máy chiếu, SKG.
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

  1. Giới thiệu bài:

-GV nêu mục đích yêu cầu của bài học.

-Lắng nghe

2. Luyện tập

2.1. Bài tập 1 (Tập đọc)

a) GV chỉ hình giới thiệu bài: Bài đọc Những người bạn tốt kể chuyện mèo, lợn và ếch lập đội thi bơi thuyền. Các bạn mỗi người đều có tài riêng nhưng đều bị mèo chê nên cuối cùng mèo phải thi bơi thuyền một mình. Vừa ra xa bờ, mòe rơi xuống nước. Các bạn đã cư xử với mèo như thế nào?

b) GV đọc mẫu

c) Luyện đọc từ ngữ: bơi thuyền, vận động viên, chẳng thích ai, miệng ếch rộng ngoác, chèo khỏe, thuyền tròng trành, rơi xuống nước, choàng, xuýt xoa, thật tuyệt.

-Giải nghĩa từ: lợn (heo); rộng ngoác (rộng hết cỡ, khác hẳn bình thường); xuýt xoa (phát ra âm thanh như tiếng gió, cảm giác bị rét và kinh ngạc trước việc gì)

d) Luyện đọc câu:

-GV bài đọc có 11 câu/

-GV chỉ từng câu (chỉ liền 3 câu cuối bài) cho học sinh đọc vỡ.

-Đọc nối tiếp từng câu ( đọc liền 3 câu cuối bài).

e) Thi đọc từng đoạn, cả bài (chia bài làm hai đoạn: 4 câu/ 7 câu)

-Cuối cùng cả lớp đọc đồng thanh cả bài (đọc nhỏ)

-GV hỏi: Vậy ai là bạn tốt của mèo?

g) BT về dấu câu

-GV yêu cầu HS đọc đề bài

-GV nêu yêu cầu: Ba câu văn đều thiếu dấu kết thúc câu. Cần đặt dấu chấm hay dấu chấm hỏi cuối mỗi câu cho phù hợp.

-Cả lớp đọc từng câu- YC một HS nói kết quả.

-GV chỉ từng câu, cả lớp trả lời lại.

a) Ai là bạn tốt của mèo? (dấu chấm hỏi)

b) Mèo xin lỗi hai bạn ếch và lợn.(dấu chấm)

c) Vì sao mèo xin lỗi hai bạn ếch và lợn? (dấu chấm hỏi)

2.2. Bài tập 2 (Nghe viết)

-GV viết bảng 2 câu văn cần nghe viết; nêu yêu cầu; chỉ hình thức thể hiện 2 câu văn: dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.

-1 HS đọc câu văn. Cả lớp đọc lại.

-GV nhắc HS chú ý những từ dễ viết sai (xuýt xoa, tuyệt); cách trình bày 2 câu văn: Viết chữ đầu câu 1 (Mèo xuýt xoa) lùi vào 1 ô. Chữ đầu câu 2, cũng lùi vào 1 ô, gạch đầu dòng, viết Các bạn…

-YC HS gấp SGK, mở vở luyện viết. Gv đọc từng câu hoặc đọc 2-3 tiếng một cho HS viết (Mèo xuýt xoa:/ - Các bạn/ thật là/tuyệt vời).

-GV đọc chậm Mèo xuýt xoa cho HS viết, tô chữ viết hoa M đầu câu. HS viết xong, GV đọc tiếp: (hai chấm xuống dòng, gạch đầu dòng) Các bạn / thật là / tuyệt vời. Đọc mỗi cụm từ 2 lần hoặc không quá 3 lần. HS nào viết bài vào vở có thể viết in hoa chữ M, C đầu câu.

-GV đọc chậm lại 2 câu văn để chữa lỗi.

-YC HS trao đổi vở với bạn để sửa lỗi cho nhau

-GV sửa bài, nhận xét, tuyên dương.

-HS lắng nghe

-HS lắng nghe

-HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp.

-HS trả lời, lắng nghe.

-HS lắng nghe

-HS thực hiện

-HS đọc cá nhân, từng cặp

-HS thực hiện

-HSTL: lợn và ếch là bạn tốt của mèo.

-HS đọc: Chọn dấu câu (dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi) phù hợp với chỗ trống.

-HS lắng nghe

-HS đọc đồng thanh, tl cá nhân

-Cả lớp trả lời

-HSLN

-HS thực hiện

-HS gấp sách

-HS viết

-HS lắng nghe, kiểm tra bài viết

-Trao đổi, sửa chéo

-HS lắng nghe

3.Củng cố, dặn dò

-Chúng ta vừa học bài tập đọc gì?

-1 HS đọc lại bài tập đọc

-1 HS đọc lại câu văn vừa viết.

- Về nhà xem lại bài. Chuẩn bị bài tiếp theo.

-HSTL: Những người bạn tốt

-HS đọc

TIẾNG VIỆT

BÀI 130: OĂNG, OĂC

  1. MỤC TIÊU

- Nhận biết vần oăng, oăc; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần oăng, oăc.

- Ghép đúng từ ngữ (có vần oăng, oăc) với hình tương ứng.

- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Ai can đảm?.

- Viết đúng các vần oăng, oăc, các tiếng (con) hoẵng, ngoắc (tay) cỡ vừa (trên bảng con).

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Máy chiếu để chiếu hình minh họa từ khóa, từ trong bài tập/ hoặc tranh, ảnh, mẫu vật, vật thật.

2. Học sinh

- Bảng cài, bộ thẻ chữ, đủ cho mỗi học sinh làm bài tập.

- Bảng con, phấn (bút dạ).

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TIẾT 1

* Kiểm tra bài cũ:

- Mời học sinh đọc nối tiếp nhau đọc bài Những người bạn tốt (SGK, bài 129).

- GV nhận xét, tuyên dương.

Hoạt động giáo viên

Hoạt động học sinh

  1. Giới thiệu bài

- Viết lên bảng lớp tên bài oăng, oăc; Giới thiệu: Hôm nay, các em sẽ học vần oăng, oăc

- Cả lớp đồng thanh nhắc lại tựa bài

2. Chia sẻ, khám phá (BT1: Làm quen)

2.1. Dạy vần oăng

- GV giới thiệu vần oăng: GV viết o , ă, ng; đọc: o – ă – ngờ - oăng

- Đánh vần (Mời 2 HS làm mẫu, cả lớp nhắc lại): o – ă – ngờ - oăng

- Phân tích: HS nói con hoẵng/ Tiếng hoẵng có vần oăng/ Phân tích vần oăng có âm o đứng trước, âm ă ở giữa, ng nằm cuối.

- Đánh vần, đọc trơn: o – ă – ngờ - oăng/ hờ - oăng – hoăng – ngã – hoẵng/ con hoẵng.

2.2. Dạy vần oăc (thực hiện như vần oăng)

- So sánh vần oăng và oăc khác nhau ở âm cuối c.

- Đánh vần, đọc trơn: o – ă – cờ – oăc/ ngờ - oăc – ngoắc – sắc – ngoắc/ ngoắc tay.

* Củng cố: Cả lớp đọc trơn, đánh vần từ khóa; oăng, con hoẵng, oăc, ngoắc tay.

3. Luyện tập

3.1. Mở rộng vốn từ (BT2: Tìm từ ngữ ứng với hình)

- GV chỉ từng từ ngữ, HS cùng đánh vần, cả lớp đọc trơn: ngoắc sừng, cổ dài ngoẵng, dấu ngoặc đơn, chạy loăng quăng, chớp loằng ngoằng.

- YC HS làm bài tập trong VBT nối hình tương ứng với từ ngữ

- GV chỉ từng hình cả lớp đọc:

1) Cổ dài ngoẵng

2) Ngoắc sừng

3) Chớp loằng ngoằng

4) Dấu ngoặc đơn

5) Chạy loăng quăng

- Gv chỉ từng tiếng (có vần oăng, oăc), cả lớp: Tiếng ngoẵng có vân oăng. Tiếng ngoắc có vần oăc, …

3.2. Tập viết (Bảng con – BT 4)

a) Đọc các vần, tiếng vừa học: oăng, oăc, con hoẵng, ngoắc tay.

b) Viết vần oăng, oăc

- Một HS đọc vần oăng nói cách viết

- GV hướng dẫn viết vần oăng, cách nối nét giữa o và a (chỉnh hướng bút ở điểm cuối chữ o xuống hơi thấp để nối sang a), viết liền nét từ a sang ng, đặt dấu mũ trên chữ a để thành ă. Làm tương tự với vần oăc (chỉ khác oăng ở âm cuối c).

- HS viết oăng, oăc (2 lần)

c) Viết tiếng con hoẵng, ngoặc tay

- GV vừa viết mẫu tiếng hoẵng, vừa hướng dẫn cách viết, cách nối nét giữa h sang o, dấu ngã đặt trên chữ ă / Làm tương tự với chữ ngoắc, dấu sắc đặt trên ă.

- HS viết tiếng con hoẵng, ngoặc tay (2 lần)

- HS lắng nghe

- Học sinh quan sát

- (Cá nhân, lớp) cùng thực hiện theo các bạn

- 2 HS phân tích mẫu, cả lớp nhắc lại.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV

- HS so sánh 2 vần

- Cá nhân/ nhóm/ lớp

- Cả lớp đọc trơn

- HS đánh vần, đọc trơn các từ ngữ

- HS làm cá nhân vào VBT

- Cá nhân/ lớp

- Cả lớp cùng phân tích từng tiếng theo hướng dẫn của giáo viên.

- HS đọc lại

- HS nêu cách viết

- Lắng nghe hướng dẫn của giáo viên

- HS viết 2 lần trên bảng con

- Quan sát, lắng nghe hướng dẫn viết

- Viết 2 lần vào bảng con

TIẾT 2

3.3. Tập đọc

a) GV chỉ hình, giới thiệu truyện Ai can đảm. Nói về ba bạn cùng chơi trong sân; Một bạn khoe mình có khẩu súng nhựa. (Hoằng, mặc áo xanh da trời đang bỏ chạy). Một bạn khoe thanh kiếm gỗ (Thắng, mặc áo màu cam sẫm). Bạn Tiến áo vàng chưa kịp nói gì. Nhưng khi có đàn ngỗng đến mới rõ ai can đảm.

b) GV đọc mẫu. Giải nghĩa: Can đảm là không sợ hãi, không ngại nguy hiểm. Ngoắc (móc vào vật khác)

c) Luyện đọc từ ngữ: Hoằng, liếng thoắng, khoe, vung thanh kiếm, chẳng sợ, vươn cổ dài ngoẵng, quàng quạc, chúi mỏ, ngoắc, xua ngỗng, chạy miết.

d) Luyện đọc câu

- GV giới thiệu bài đọc có 10 câu (chỉ cách nhận biết câu)

- Chỉ từng câu (chỉ liền câu 3, câu 4) cho học sinh đọc vỡ.

- Đọc nối tiếp từng câu (đọc 2 câu ngắn). Nhắc nghỉ hơi câu: Chúng vươn cổ dài ngoẵng,/ kêu “quàng quạc”,/ chúi mỏ về phía trước/ như định đớp bọn trẻ.

e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (đoạn 6 câu/ 4 câu); thi đọc cả bài

g) Tìm hiểu bài đọc

g1) Ghép đúng:

- GV nêu YC, chỉ từng vế cho cả lớp đọc

- HS làm bài/ 1 HS đọc kết quả (GV nối các vế câu trên bảng lớp).

- Cả lớp đọc kết quả

a) Hoằng – 3) Ngoắc súng vào vai bỏ chạy

b) Thắng – 1) nấp sau lưng Tiến

c) Tiến – 2) Nhặt cành cây, xua ngỗng đi

g2) GV: Em thích nhân vật nào? Vì sao?

- YC HS phát biểu

*GV chốt ý: Hoằng có súng nhựa, Thắng có kiếm gỗ. Nhưng Hoằng thấy ngỗng thì sợ, ngoắc súng vào vai bỏ chạy. Thắng thấy ngỗng cũng sợ, nấp sau lưng Tiến. Tiến không có gì trong tay nhưng can đảm nhặt cành cây, xua ngỗng đi.

4. Củng cố, dặn dò

- Nhận xét tiết học

- Các em về đọc lại bài đọc cho người thân nghe

- Chuẩn bị đọc trước bài mới oanh, oach.

- Lắng nghe GV giới thiệu bài đọc

- HS giải nghĩa nếu biết

- Cá nhân/ nhóm/ lớp

- HS nhận dạng câu, đếm câu

- HS đọc đồng thanh

- Cá nhân/ nhóm/ lớp

- HS đọc nối tiếp

- Cả lớp đọc toàn bài

- HS nghe yêu cầu

- HS làm bài cá nhân

- HS báo cáo kết quả

- Em thích Tiến vì Tiến can đảm, Tiến không có gì trong tay nhưng cản đảm nhặt cành cây xua ngỗng đi.

- Ghi nhớ yêu cầu của GV và thực hiện

TIẾNG VIỆT

BÀI 131: OANH, OACH

  1. MỤC TIÊU

- Nhận biết vần oanh, oach; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần oanh, oach.

- Ghép đúng từ ngữ (có vần oanh, oach) với hình tương ứng.

- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Bác nông dân và con gấu (1).

- Viết đúng các vần oanh, oach, các tiếng khoanh (bánh), (thu) hoạch cỡ vừa (trên bảng con).

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Máy chiếu để chiếu hình minh họa từ khóa, từ trong bài tập/ hoặc tranh, ảnh, mẫu vật, vật thật.

2. Học sinh

- Bảng cài, bộ thẻ chữ, đủ cho mỗi học sinh làm bài tập.

- Bảng con, phấn (bút dạ).

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TIẾT 1

* Kiểm tra bài cũ:

- Mời học sinh đọc nối tiếp nhau đọc bài Ai can đảm (SGK, bài 130).

- GV nhận xét, tuyên dương.

TG

Hoạt động giáo viên

Hoạt động học sinh

  1. Giới thiệu bài

- Viết lên bảng lớp tên bài oanh, oach; Giới thiệu: Hôm nay, các em sẽ học vần oanh, oach

- Cả lớp đồng thanh nhắc lại tựa bài

2. Chia sẻ, khám phá (BT1: Làm quen)

2.1. Dạy vần oanh

- GV giới thiệu vần oăng: GV viết o, a, nh; đọc: o – a – nhờ - oanh

- Đánh vần (Mời 2 HS làm mẫu, cả lớp nhắc lại): o – a – nhờ - oanh

- Phân tích: HS nói khoanh bánh / Tiếng khoanh có vần oanh/ Phân tích vần oanh có âm o đứng trước, âm a ở giữa, nh nằm cuối.

- Đánh vần, đọc trơn: o – a – nh – oanh/ khờ - oanh – khoanh/ khoanh bánh.

2.2. Dạy vần oach (thực hiện như vần oanh)

- So sánh vần oanh và oach khác nhau ở âm cuối ch.

- Đánh vần, đọc trơn: o – a- ch – oach/ hờ - oach – hoach – nặng – hoạch/ thu hoạch.

* Củng cố: Cả lớp đọc trơn, đánh vần từ khóa; oanh, oach, khoanh bánh, thu hoạch.

3. Luyện tập

3.1. Mở rộng vốn từ (BT2: Tiếng nào có vần oanh, tiếng nào có vần oach?)

- GV chỉ từng từ ngữ, HS cùng đánh vần, cả lớp đọc trơn: doanh trại, kế hoạch nhỏ, chim oanh, giày mới toanh.

- YC HS làm bài tập trong VBT nối hình tương ứng với từ ngữ

- GV chỉ từng hình cả lớp đọc:

- GV chỉ từng tiếng (có vần oanh, oach), cả lớp: Tiếng doanh có vân oanh, tiếng hoạch có vần oach, …

3.2. Tập viết (Bảng con – BT 4)

a) Đọc các vần, tiếng vừa học: oanh, oach, khoanh bánh, thu hoạch

b) Viết vần oanh, oach

- Một HS đọc vần oanh nói cách viết

- GV hướng dẫn viết vần oanh, cách nối nét giữa o sang a (chỉnh hướng bút ở điểm cuối chữ o xuống hơi thấp để nối sang a), viết liền nét từ a sang nh. Làm tương tự với vần oach (chỉ khác oăng ở âm cuối ch).

- HS viết oanh, oach (2 lần)

c) Viết tiếng khoanh bánh, thu hoạch

- GV vừa viết mẫu tiếng khoanh, vừa hướng dẫn cách viết, cách nối nét giữa kh sang o,/ Làm tương tự với chữ hoạch.

- HS viết tiếng khoanh bánh, thu hoạch (2 lần)

- HS lắng nghe

- Học sinh quan sát

- (Cá nhân, lớp) cùng thực hiện theo các bạn

- 2 HS phân tích mẫu, cả lớp nhắc lại.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV

- HS so sánh 2 vần

- Cá nhân/ nhóm/ lớp

- Cả lớp đọc trơn

- HS đánh vần, đọc trơn các từ ngữ

- HS làm cá nhân vào VBT

- Cá nhân/ lớp

- Cả lớp cùng phân tích từng tiếng theo hướng dẫn của giáo viên.

- HS đọc lại

- HS nêu cách viết

- Lắng nghe hướng dẫn của giáo viên

- HS viết 2 lần trên bảng con

- Quan sát, lắng nghe hướng dẫn viết

- Viết 2 lần vào bảng con

TIẾT 2

3.3. Tập đọc

a) GV chỉ hình, giới thiệu truyện Bác nông dân và con gấu. Truyện kể về một bác nông dân vào rừng trồng cải củ bị gấu đến quát mắng. Sự việc diễn ra như thế nào? Các em hãy chú ý lắng nghe.

b) GV đọc mẫu. Giải nghĩa: khoảnh đất (phần đất không rộng lắm); cải củ (loài rau trồng để ăn củ nằm dưới đất, củ màu trắng)

c) Luyện đọc từ ngữ: cuốc đất, trồng cải củ, gieo, ngoảnh lại, chạy tới, bình tĩnh, khoảnh đất, thu hoạch, thuộc về.

d) Luyện đọc câu

- GV giới thiệu bài đọc có 8 câu (chỉ cách nhận biết câu)

- Chỉ từng câu (chỉ liền câu 3, câu 4) cho học sinh đọc vỡ.

- Đọc nối tiếp từng câu (đọc 2 câu ngắn)

e) Thi đọc theo vai (người dẫn chuyện, gấu, bác nông dân)

- GV tô 3 màu, đánh dấu câu theo vai

- GV mời 3 HS giỏi đọc phân vai, làm mẫu

- Từng tốp 3 HS luyện đọc theo vai trước khi thi

- Mời một vài tốp đọc theo vai.

- GV khen HS, tốp đọc đúng vai, đúng lượt lời, biểu cảm.

- Cuối cùng, cả lớp cùng đồng thanh

g) Tìm hiểu bài đọc

- GV chỉ trên bảng câu văn chưa hoàn thành, nêu YC

- 1 HS nối tiếp để hoàn thành câu

- Cả lớp nhắc lại: Lúc thu hoạch, tôi chỉ lấy gốc. Tất cả phần còn lại thuộc về ông.

- GV hỏi:

+ Phần còn lại thuộc về gấu là phần nào?

=> Phần ngon nhất của củ cải là phần củ, nằm dưới gốc. Bác nông dân đã khôn ngoan, có tính toán trước khi giao hẹn với gấu, bác chỉ lấy phần gốc.

4. Củng cố, dặn dò

- Nhận xét tiết học

- Các em về đọc lại bài đọc cho người thân nghe

- Chuẩn bị đọc trước bài mới uênh, uêch.

- Lắng nghe GV giới thiệu bài đọc

- HS giải nghĩa nếu biết

- Cá nhân/ nhóm/ lớp

- HS nhận dạng câu, đếm câu

- HS đọc đồng thanh

- Cá nhân/ nhóm/ lớp

- HS quan sát phân vai

- HS hoạt động nhóm 3 đọc phân vai

- Từng tốp được mời trình bày trước lớp

- Lắng nghe GV nhận xét, khen ngợi

- Cả lớp đọc đồng thanh

- HS nghe yêu cầu

- Thực hành cá nhân

- HS báo cáo kết quả

- Phần lá, ngọn

- Lắng nghe bài học

- Ghi nhớ yêu cầu của GV và thực hiện

TẬP VIẾT (SAU BÀI 130, 131)

BÀI: OĂNG, OĂC, OANH, OACH, CON HOẴNG, NGOẮC TAY, KHOANH BÁNH, THU HOẠCH

I. MỤC TIÊU

- Viết đúng các vần oăng, oăc, oanh, oach; từ ngữ con hoẵng, ngoắc tay, khoanh bánh, thu hoạch – kiểu chữ viết thường, cỡ chữ vừa và nhỏ.

- Chữ viết rõ ràng, đều nét.

- Bài học rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận, có ý thức thẫm mĩ khi viết chữ.

II. CHUẨN BỊ

- Bảng phụ viết vần, từ ngữ học cỡ vừa, cỡ nhỏ.

- Vở luyện viết 2, tập hai.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động giáo viên

Hoạt động học sinh

  1. Giới thiệu bài

- GV nêu mục đích yêu cầu của bài học

2. Luyện tập

2.1. Viết chữ cỡ vừa

- Yêu cầu cả lớp đọc các bài vần và từ ngữ (cỡ vừa): oăng, oăc, oanh, oach, con hoẵng, ngoắc tay, khoanh bánh, thu hoạch.

- GV hướng dẫn HS viết (viết mẫu và mô tả). GV có thể chia làm 2 chặng, mỗi chặng hướng dẫn học sinh viết 1 cặp vần, từ ngữ.

+ oăng: Viết o liền mạch với ă, n, g (từ điểm kết thúc o, chỉnh hướng bút xuống thấp, rê bút sang viết a, từ a nối sang n, lia bút viết g, ghi dấu mũ trên a để hoàn thành vần oăng.

+ con hoẵng: Viết chữ con, chú ý lia bút từ c sang o, chuyển hướng và rê bút viết n. Viết chữ hoẵng bắt đầu từ h, lia bút viết sang o để viết vần oăng, đặt dấu ngã trên ăn thành chữ hoẵng. Giữa hai chữ cần để khoảng cách như qui ước.

+ oăc: Viết o – ă như trên từ ă rê bút viết tiếp c thành oăc (đánh dấu mũ trên a).

+ ngoắc tay: Viết xong ng, lia bút viết tiếp sang vần oăc, thêm dấu sắc trên ă thành chữ ngoắc. Viết chữ tay cần lia bút viết từ t sang a rồi nối nét sang y (tay).

+ oanh: Viết liền các con chữ (viết oa, nối nét sang n đến h để thành vân oanh).

+ khoanh bánh: Viết xong kh, rê bút sang viết tiếp vần oanh.

+ oach: Viết liền mạch các con chữ (viết o – a như ở vần oanh, lia bút viết sang c rồi nối nét viết tiếp h, tạo thành vần oach.

+ thu hoạch: Viết xong th thì nối nét viết tiếp u (thu). Viết chữ hoạch chú ý rê bút từ h sang o để viết vần oach, thêm dấu nặng dưới a để thành chữ hoạch.

- Hướng dẫn HS viết vào vở luyện viết, có thể chia thành mỗi chặng 1 cặp vần, từ ngữ.

2.2. Viết chữ cỡ nhỏ

- YC cả lớp đọc từ ngữ (cỡ nhỏ): con hoẵng, ngoắc tay, khoanh bánh, thu hoạch.

- GV hướng dẫn HS viết các chữ cỡ nhỏ. Chú ý độ cao các con chữ; khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng bằng chiều ngang một chữ o.

- HS viết tiếp vào vở luyện viết; Hoàn thành phần luyện tập thêm.

3. Củng cố, dặn dò

- GV nhận xét tiết học

- Nhắc HS tiếp tục luyện viết

- Nghe GV giới thiệu bài

- HS đọc các vần, từ ngữ sắp viết

- HS lắng nghe GV hướng dẫn mẫu

- HS viết vào vở luyện viết

- Đọc từ ngữ

- Quan sát hướng dẫn viết chữ cỡ nhỏ

- HS hoàn thành bài viết chữ nhỏ vào vở.

- Lắng nghe, ghi nhớ

TIẾNG VIỆT

BÀI 132: UÊNH, UÊCH

I. MỤC TIÊU

- Nhận biết vần uênh, uêch; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần uênh, uêch.

- Ghép đúng từ ngữ (có vần uênh, uêch) với hình tương ứng.

- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Bác nông dân và con gấu (2).

- Viết đúng các vần uênh, uêch, các tiếng huênh (hoang), nguệch (ngoạc) cỡ vừa (trên bảng con).

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Máy chiếu để chiếu hình minh họa từ khóa, từ trong bài tập/ hoặc tranh, ảnh, mẫu vật, vật thật.

2. Học sinh

- Bảng cài, bộ thẻ chữ, đủ cho mỗi học sinh làm bài tập.

- Bảng con, phấn (bút dạ).

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TIẾT 1

* Kiểm tra bài cũ:

- Mời học sinh đọc nối tiếp nhau đọc bài Bác nông dân và con gấu (SGK, bài 131).

- GV nhận xét, tuyên dương.

Hoạt động giáo viên

Hoạt động học sinh

  1. Giới thiệu bài

- Viết lên bảng lớp tên bài uênh, uêch; Giới thiệu: Hôm nay, các em sẽ học vần uênh, uêch

- Cả lớp đồng thanh nhắc lại tựa bài

2. Chia sẻ, khám phá (BT1: Làm quen)

2.1. Dạy vần uênh

- GV giới thiệu vần oăng: GV viết u, ê, nh; đọc: u – ê – chờ - uêch

- Đánh vần (Mời 2 HS làm mẫu, cả lớp nhắc lại): u – ê – chờ - uêch

- Phân tích: HS nói: nói huênh hoang./ Tiếng huênh có vần uênh/ Phân tích vần uênh có âm u đứng trước, âm ê ở giữa, nh nằm cuối.

- Đánh vần, đọc trơn: u – ê – nh – uênh/ h – uênh – huênh/ huênh hoang.

2.2. Dạy vần uêch (thực hiện như vần uênh)

- So sánh vần uênh và uêch khác nhau ở âm cuối ch.

- Đánh vần, đọc trơn: u – ê – chờ - uêch/ ngờ - uêch – nguêch – nặng – nguệch/ nguệch ngoạc.

* Củng cố: Cả lớp đọc trơn, đánh vần từ khóa; uênh, uêch, nói huênh hoang/ vẽ nguệch ngoạc.

3. Luyện tập

3.1. Mở rộng vốn từ (BT2: Tiếng nào có vần uênh, tiếng nào có vần uêch?)

- GV đưa lên bảng nội dung BT 1 nêu yêu cầu

- GV chỉ từng từ ngữ, HS cùng đánh vần, cả lớp đọc trơn: xuềnh xoàng, bộc tuệch, …

- 1 HS đọc mẫu: Trống huếch, tiếng huếch có vần uêch.

- HS đánh dấu tiếng có vần uênh và uêch trong VBT

- GV chỉ bảng, 1 HS nói kết quả, giúp HS đánh dấu; Tiếng có vần uênh (xuềnh, chuếch). Tiếng có vần uêch (tuệch, tuếch, huếch, khuếch).

Tiếng

Có uênh

Có uêch

Xuềnh (xoàng)

x

(bộc) tuệch

x

(rỗng) tuếch

x

M: (trống) huếch

x

Chuếch (choáng)

x

Khuếch (khoác)

x

- GV chỉ bảng, cả lớp phân tích: Tiếng xuềnh có vần uênh. Tiếng tuệch có vần uêch, …

3.2. Tập viết (Bảng con – BT 4)

a) Đọc các vần, tiếng vừa học: uênh, uêch, huênh hoang, nguệch ngoạc.

b) Viết vần uênh, uêch

- Một HS đọc vần uênh nói cách viết

- GV hướng dẫn viết vần uênh, cách nối nét giữa u sang ê (chỉnh hướng bút ở điểm cuối chữ u xuống hơi thấp để nối sang ê), viết liền nét từ ê sang nh. Làm tương tự với vần uêch (chỉ khác oăng ở âm cuối ch).

- HS viết uênh, uêch (2 lần)

c) Viết tiếng huênh hoang, nguệch ngoạc

- GV vừa viết mẫu tiếng huênh, vừa hướng dẫn cách viết, cách nối nét giữa h sang vần huênh,/ Làm tương tự với chữ nguệch.

- HS viết tiếng huênh hoang, nguệch ngoạc (2 lần)

- HS lắng nghe

- Học sinh quan sát

- (Cá nhân, lớp) cùng thực hiện theo các bạn

- 2 HS phân tích mẫu, cả lớp nhắc lại.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV

- HS so sánh 2 vần

- Cá nhân/ nhóm/ lớp

- Cả lớp đọc trơn

- HS đánh vần, đọc trơn các từ ngữ

- HS làm cá nhân vào VBT

- Cá nhân

- Cá nhân/ nhóm/ lớp

- HS đọc lại

- HS nêu cách viết

- Lắng nghe hướng dẫn của giáo viên

- HS viết 2 lần trên bảng con

- Quan sát, lắng nghe hướng dẫn viết

- Viết 2 lần vào bảng con

TIẾT 2

3.3. Tập đọc

a) GV chỉ hình, giới thiệu truyện Bác nông dân và con gấu (2). Truyện kể về một bác nông dân đang gom củ cải bỏ vào sọt. Con gấu đứng gần đó, một tay cầm những lá cải, một tay đang xoa lưỡi.

b) GV đọc mẫu. Giải nghĩa: huênh hoang có nghĩa là thái độ khoe khoang, nói phóng lên không đúng sự thật.

c) Luyện đọc từ ngữ: thích lắm, miệng rộng huếch, gật gù, huênh hoang, biết tay, trắng nõn, đếm, đắng ngắt.

d) Luyện đọc câu

- GV giới thiệu bài đọc có 8 câu (chỉ cách nhận biết câu)

- Chỉ từng câu (chỉ liền 2, 3 câu ngắn) cho học sinh đọc vỡ.

- Đọc nối tiếp từng câu (đọc 2 câu ngắn)

e) Thi đọc đoạn bài

- GV chia làm 2 đoạn – Mỗi lần xuống dòng là một đoạn

- Đọc nhóm đôi mỗi HS 1 đoạn

- Mời 1 vài nhóm trình bày trước lớp

- Cuối cùng, cả lớp cùng đồng thanh

g) Tìm hiểu bài đọc

- GV nêu YC

- GV chỉ từng ý a, b cho cả lớp đọc

- HS làm bài trong VBT, báo cáo kết quả. Đáp án ý b đúng.

- Hỏi – đáp:

+ Vì sao gấu tức mà không làm gì được?

4.Củng cố, dặn dò

- Nhận xét tiết học

- Các em về đọc lại bài đọc cho người thân nghe

- Chuẩn bị đọc trước bài mới uynh, uych.

- Lắng nghe GV giới thiệu bài đọc

- HS giải nghĩa nếu biết

- Cá nhân/ nhóm/ lớp

- HS nhận dạng câu, đếm câu

- HS đọc đồng thanh

- Cá nhân/ nhóm/ lớp

- Hoạt động nhóm đôi

- Trình bày trước lớp

- Cả lớp đọc đồng thanh

- HS nghe yêu cầu

- HS đọc

- Thực hành cá nhân

- HS báo cáo kết quả

- Cá nhân/ lớp: Vì bác nông dân đã làm đúng lời hứa.

- Ghi nhớ yêu cầu của GV và thực hiện

TIẾNG VIỆT

BÀI 133: UYNH, UYCH

I. MỤC TIÊU

- Nhận biết vần uynh, uych; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần uynh, uych.

- Ghép đúng từ ngữ (có vần uynh, uych) với hình tương ứng.

- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Hà mã bay.

- Viết đúng các vần uynh, uych, các tiếng huỳnh huỵch cỡ vừa (trên bảng con).

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Máy chiếu để chiếu hình minh họa từ khóa, từ trong bài tập/ hoặc tranh, ảnh, mẫu vật, vật thật.

2. Học sinh

- Bảng cài, bộ thẻ chữ, đủ cho mỗi học sinh làm bài tập.

- Bảng con, phấn (bút dạ).

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TIẾT 1

* Kiểm tra bài cũ:

- Mời học sinh đọc nối tiếp nhau đọc bài Bác nông dân và con gấu (2) (SGK, bài 132).

- GV nhận xét, tuyên dương.

Hoạt động giáo viên

Hoạt động học sinh

  1. Giới thiệu bài

- Viết lên bảng lớp tên bài uynh, uych; Giới thiệu: Hôm nay, các em sẽ học vần uynh, uych.

- Cả lớp đồng thanh nhắc lại tựa bài

2. Chia sẻ, khám phá (BT1: Làm quen)

2.1. Dạy vần uynh

- GV giới thiệu vần oăng: GV viết u, y, nh; đọc: u – y – nhờ - uynh

- Đánh vần (Mời 2 HS làm mẫu, cả lớp nhắc lại): u – y – nhờ - uynh

- Phân tích: HS nói họp phụ huynh/ Tiếng huynh có vần uynh/ Phân tích vần uynh có âm u đứng trước, âm y ở giữa, nh nằm cuối.

- Đánh vần, đọc trơn: u – y – nhờ - uynh/ hờ - uynh – huynh/ họp phụ huynh.

2.2. Dạy vần uych (thực hiện như vần uynh)

- So sánh vần uych và uynh khác nhau ở âm cuối ch.

- Đánh vần, đọc trơn: u – y – chờ - uych/ hờ - uych – huých – nặng – huỵch / chạy huỳnh huỵch.

* Củng cố: Cả lớp đọc trơn, đánh vần từ khóa; uynh, uych, họp phụ huynh, chạy huỳnh huỵch.

3. Luyện tập

3.1. Mở rộng vốn từ (BT2: Tiếng nào có vần uynh, tiếng nào có vần uych?)

- GV chỉ từng từ ngữ, HS cùng đánh vần, cả lớp đọc trơn: ngã huỵch, đèn huỳnh quang, …

- YC HS làm bài tập trong VBT tìm tiếng có vần uynh, uych

- GV chỉ từng tiếng (có vần uynh, uych), cả lớp: Tiếng huỵch có vần uych. Tiếng huỳnh có vần uynh, …

3.2. Tập viết (Bảng con – BT 4)

a) Đọc các vần, tiếng vừa học: uynh, uych, huỳnh huỵch.

b) Viết vần uynh, uych

- Một HS đọc vần uynh nói cách viết

- GV hướng dẫn viết vần uynh, viết liền nét các chữ không nhấc bút. Làm tương tự với vần uych. Chú ý viết u, y lia bút viết tiếp ch; viết y – c không quá gần hoặc quá xa.

- HS viết uynh, uych (2 lần)

c) Viết tiếng huỳnh huỵch

- GV vừa viết mẫu tiếng huỳnh, vừa hướng dẫn qui trình viết, dấu huyền đặt trên y./ Làm tương tự với huỵch. Chú ý lia bút kết thúc y để viết ch; dấu nặng đặt dưới y.

- HS viết tiếng huỳnh huỵch (2 lần)

- HS lắng nghe

- Học sinh quan sát

- (Cá nhân, lớp) cùng thực hiện theo các bạn

- 2 HS phân tích mẫu, cả lớp nhắc lại.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV

- HS so sánh 2 vần

- Cá nhân/ nhóm/ lớp

- Cả lớp đọc trơn

- HS đánh vần, đọc trơn các từ ngữ

- HS làm cá nhân vào VBT

- Cả lớp cùng phân tích từng tiếng theo hướng dẫn của giáo viên.

- HS đọc lại

- HS nêu cách viết

- Lắng nghe hướng dẫn của giáo viên

- HS viết 2 lần trên bảng con

- Quan sát, lắng nghe hướng dẫn viết

- Viết 2 lần vào bảng con

TIẾT 2

3.3. Tập đọc

a) GV chỉ hình, giới thiệu truyện Hà mã bay. Hà mã là con vật to lớn, rất nặng cân, đầu to, mõm rộng, ăn cỏ, sống ở sông, đầm. Thế mà chú hà mã nhỏ trong câu chuyện này lại mơ ước bay lên bầu trời. Đây là hình ảnh hà mã đang tập nhảy dù, thực hiện ước mơ.

b) GV đọc mẫu.

- GV đọc một số câu, kết hợp mô tả, giải nghĩa từ: Hà mã chọn một bãi rộng, khuỳnh chân lấy đà (khuỳnh chân; vòng rộng chân ra và gập cong lại

- Mời 1 HS thực hiện động tác khuỳnh chân

- lấy đà: tạo sức để chạy hoặc nhảy vọt lên

- luýnh quýnh; hành động vụng về, lúng túng do mất bình tĩnh

c) Luyện đọc từ ngữ: bãi rộng, khuỳnh chân, luýnh quýnh, huỳnh huỵch, nhảy vọt, rơi huỵch, nhảy dù, thật tuyệt.

d) Luyện đọc câu

- GV giới thiệu bài đọc có 10 câu (chỉ cách nhận biết câu)

- Chỉ từng câu (chỉ liền 2 câu ngắn) cho học sinh đọc vỡ.

- Đọc nối tiếp từng câu.

e) Thi đọc tiếp nối 3 đoạn (mỗi lần xuống dòng là một đoạn); thi đọc cả bài.

g) Tìm hiểu bài đọc

- 1 HS đọc 2 câu hỏi. Cả lớp đọc lại

+ Theo em, con người bay lên bầu trời bằng cách nào?

- HS làm việc cặp, trao đổi làm VBT

- 2 HS hỏi đáp:

+ Hà mã bố giúp con bay lên bầu trời bằng cách nào?

+ Theo em, con người bay lên bầu trời băng cách nào?

- Cho HS hỏi, cả lớp đáp

* Cả lớp đọc 8 vần vừa học trong tuần (SGK, chân trang 70)

4.Củng cố, dặn dò

- Nhận xét tiết học

- Các em về đọc lại bài đọc cho người thân nghe

- Chuẩn bị xem trước bài mới kể chuyện: Chim họa mi.

- Lắng nghe GV giới thiệu bài đọc

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe giải nghĩa

- 1 HS thực hiện mẫu động tác khuỳnh chân

- Cá nhân/ nhóm/ lớp

- HS nhận dạng câu, đếm câu

- HS đọc đồng thanh

- Cá nhân/ nhóm/ lớp

- HS đọc nối tiếp

- Cả lớp đọc toàn bài

- HS đọc câu hỏi

- Nhìn tranh kể: tên lửa, máy bay, khinh khí cầu, tàu vũ trụ, …

- Thực hiện nhóm đôi

+ Hà mã bố giúp con bay lên bầu trời bằng cách ghi tên cho con học lớp học nhảy dù

+ Tên lửa, máy bay, khinh khí cầu, tàu vũ trụ, …

- Thực hành hỏi đáp theo GV

- Cả lớp đọc lại 8 vần

- Ghi nhớ yêu cầu của GV và thực hiện

TẬP VIẾT (SAU BÀI 132, 133)

BÀI: UÊNH, UÊCH, UYNH, UYCH, HUÊNH HOANG, NGUỆCH NGOẠC, HUỲNH HUỴCH

I. MỤC TIÊU

- Viết đúng các vần uênh, uêch, uynh, uych; từ ngữ huênh hoang, nguệch ngoạc, huỳnh huỵch – kiểu chữ viết thường, cỡ chữ vừa và nhỏ.

- Chữ viết rõ ràng, đều nét.

- Bài học rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận, có ý thức thẫm mĩ khi viết chữ.

II. CHUẨN BỊ

- Bảng phụ viết vần, từ ngữ học cỡ vừa, cỡ nhỏ.

- Vở luyện viết 2, tập hai.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động giáo viên

Hoạt động học sinh

  1. Giới thiệu bài

- GV nêu mục đích yêu cầu của bài học

2. Luyện tập

2.1. Viết chữ cỡ vừa

- Yêu cầu cả lớp đọc các bài vần và từ ngữ (cỡ vừa): uênh, uêch, uynh, uych, huênh hoang, nguệch ngoạc, huỳnh huỵch.

- GV hướng dẫn HS viết (viết mẫu và mô tả). GV có thể chia làm 2 chặng, mỗi chặng hướng dẫn học sinh viết 1 cặp vần, từ ngữ.

+ uênh: Điều chỉnh hướng bút khi viết xong u viết sang e; viết liền nét các chữ e, n, h (không nhất bút, dấu mũ đặt trên e để thành ê).

+ huênh hoang: Viết h rồi rê bút sang viết tiếp vần uênh thành chữ huênh. Viết xong h cần lia bút viết tiếp vần oang thành chữ hoang. Khoảng cách giữa hai chữ huênh – hoang bằng 1 con chữ o.

+ uêch: Viết xong u thì chuyển hướng viết tiếp ê, viết xong ê cần lia bút viết c – h (không nhấc bút từ c sang h).

+ nguệch ngoạc: Viết liền mạch chữ ng (từ n lia bút viết tiếp g) rồi viết tiếp vần uêch, thêm dấu nặng dưới ê thành nguệch. Viết ng xong, lia bút viết vần oac (giữa o sang a, a sang c viết liền, không để khoảng cách quá rộng, quá hẹp), thêm dấu nặng dưới a thành ngoạc; để khoảng cách hợp lí giữa nguệch và ngoạc.

+ uynh: Viết liền nét giữa u sang y, giữ y sang n – h.

+ uych: Viết liền nét giữa u sang y, lia bút viết tiếp ch.

+ huỳnh huỵch: Viết h ở cả hai chữ liền nét với uynh, uych; ghi dấu huyền lên trên y thành chữ huỳnh, ghi dấu nặng dưới y thành chữ huỵch.

- Hướng dẫn HS viết vào vở luyện viết, có thể chia thành mỗi chặng 1 cặp vần, từ ngữ.

2.2. Viết chữ cỡ nhỏ

- YC cả lớp đọc từ ngữ (cỡ nhỏ): nguệch ngoạc, phụ huynh

- GV hướng dẫn HS viết các chữ cỡ nhỏ. Chú ý độ cao các con chữ g, p, y, h; khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng bằng chiều ngang một chữ o.

- HS viết tiếp vào vở luyện viết; Hoàn thành phần luyện tập thêm.

3. Củng cố, dặn dò

- GV nhận xét tiết học

- Nhắc HS tiếp tục luyện viết

- Nghe GV giới thiệu bài

- HS đọc các vần, từ ngữ sắp viết

- HS lắng nghe GV hướng dẫn mẫu

- HS viết vào vở luyện viết

- Đọc từ ngữ

- Quan sát hướng dẫn viết chữ cỡ nhỏ

- HS hoàn thành bài viết chữ nhỏ vào vở.

- Lắng nghe, ghi nhớ

KỂ CHUYỆN

BÀI 134: CHIM HỌA MI

I. MỤC TIÊU

- Nghe, hiểu câu chuyện.

- Nhìn tranh, nghe GV hỏi, trả lời được từng câu hỏi dưới tranh.

- Nhìn tranh, kể được từng đoạn của câu chuyện.

- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi chim họa mi thật có tiếng hót ki diệu. Họa mi thật quí giá hơn nhiều so với họa mi máy vì nó sống tình cảm, gắn bó với con người.

II. CHUẨN BỊ

- Tranh minh họa, đoạn video truyện kể trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

* KIỂM TRA BÀI CŨ

- GV chỉ tranh, nêu câu hỏi, mời HS trả lời câu chuyện Cá đuôi cờ

- Mời 2 HS tiếp nối nhau, mỗi HS kể lại chuyện theo 3 tranh. Mời HS nêu ý nghĩa câu chuyện.

Hoạt động giáo viên

Hoạt động học sinh

  1. Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện (gợi ý)
    1. Quan sát và phỏng đoán

- GV chỉ các tranh minh họa chuyện chim họa mi; Các em xem tranh để biết câu chuyện gồm có những nhân vật nào?

- YC HS đoán chuyện gì đã xảy ra?

    1. Giới thiệu chuyện

Câu chuyện Chim họa mi kể về một con chim họa mi có tiếng hót mê hồn, được nhà vua yêu quý. Nhưng nó phải bỏ về rừng khi nhà vua được tặng một con họa mi máy có tiếng hót liên tục 30 lần không mệt. Câu chuyện kết thúc thế nào? Họa mi thật hay hoại mi máy đáng quý? Các em hãy lắng nghe.

  1. Khám phá và luyện tập
    1. Nghe kể chuyện

- GV kể diễn cảm. Kể gây ấn tượng với các từ ngữ, vẻ đẹp của vườn thượng uyển, tiếng hót kì diệu của họa mi, sự khao khát của nhà vua khi lâm bệnh muốn nghe tiếng hót của họa mi, phép thần của tiếng hót.

- GV kể 3 lần:

+ Lần 1: Kể tự nhiên, không chỉ tranh, nghe toàn bộ câu chuyện.

+ Lần 2: Chỉ từng tranh vừa kể thật chậm; HS nghe, quan sát tranh.

+ Lần 3: Kể như lần 2, khắc sâu nội dung chuyện.

2.2. Trả lời câu hỏi theo tranh

- Trả lời câu hỏi dưới mỗi tranh

– GV hỏi một vài HS, mỗi HS trả lời câu hỏi theo 1 tranh:

+ Tranh 1: Nhà vua sống ở đâu?

+ Nơi đó có khu vườn thế nào? Điều kì diệu nhất của khu vườn là gì?

+ Tranh 2: Nhà vua làm gì để được nghe họa mi hót?

+ Tiếng hót của họa mi làm nhà vua cảm thấy thế nào?

+ Tranh 3: Ít lâu sau, nhà vua được tặng con chim máy có đặc điểm gì?

+ Vì sao chim họa mi thật buồn bã bay đi?

+ Tranh 4: Lúc bệnh nặng nhà vua khao khát điều gì?

+ Vì sao chim máy không hót được?

+ Tranh 5: Họa mi thật làm gì?

+ Tiếng hót của nó giúp nhà vua thế nào?

+ Tranh 6: Nhà vua muốn giữ họa mi ở lại nhưng nó xin vua điều gì? Nó hứa gì?

- Nhắc HS khi nói cần nói to, rõ, nhìn vào người nghe, hướng dẫn HS nói tròn câu.

b) Trả lời câu hỏi dưới 2 tranh liền nhau

- GV hỏi HS, mỗi HS trả lời câu hỏi ở hai tranh liền nhau.

c) GV hỏi một vài HS, mỗi HS trả lời tất cả các câu hỏi dưới 6 tranh.

2.3. Kể chuyện theo tranh

- Một vài HS dựa vào 1 tranh minh họa, kể chuyện.

- Một vài HS dựa vào 2 tranh minh họa, kể chuyện.

- Một vài HS kể chuyện theo bất kì tranh nào.

- Một vài HS giỏi dựa vào tranh minh họa, kể lại toàn bộ câu chuyện.

2.4. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện

- Em nhận xét gì về chim họa mi thật?

- Câu chuyện muốn nói điều gì?

=> Câu chuyện ca ngợi chim họa mi có tiếng hót kì diệu đem lại niềm vui, hạnh phúc cho con người. Họa mi thật quí giá hơn nhiều so với họa mi máy vì nó sống tình cảm, gắn bó với con người. Họa mi máy chỉ là một cái máy biết hót, không tình cảm, cũng là lời khuyên: Không nên có bạn mới quên bạn cũ.

- Bình chọn HS hiểu ý nghĩa câu chuyện.

3. Củng cố, dặn dò

- Nhận xét tiết học, khen HS kể chuyện hay.

- Kể cho người thân nghe câu chuyện đã học.

- Chuẩn bị tiết KC Cô bé quàng khăn đỏ.

- Quan sát tranh

- Truyện có chim họa mi, nhà vua, những người hầu của vua, họa mi máy.

- Khu vườn nhà vua có một chú chim họa mi. Vua cầm trên tay chim họa mi máy, họa mi thật bay qua cửa sổ.

- Lắng nghe GV giới thiệu câu chuyện

- Lắng nghe GV kể

- Kết hợp tranh nghe GV kể mẫu

- Nắm ý câu chuyện theo lời kể

- Sống trong cung điện tuyệt đẹp

- Nơi đó có khu vườn đầy hoa thơm cỏ lạ. Điều kì diệu là trong vườn có con chim họa mi có tiếng hót mê hồn.

- Vua đòi người hầu đem họa mi đến hót cho vua nghe

- Làm nhà vua cảm động rơi nước mắt. Nhà vua giữ chim lại trong cung điện

- Chim máy có đặc điểm hót 30 lần không mệt

- Vì cả triều đình rất thích con chim giả

- Khao khác được nghe tiếng chim hót của họa mi

- Vì chim máy dùng lâu đã hỏng

- Từ rừng xanh bay về đậu trên cành cây bên cửa sổ hót cho nhà vua nghe

- Như liều thuốc bổ, giúp nhà vua khỏi bệnh

- Xin được ở lại rừng. Hứa chiều chiều sẽ bay đến bên cửa sổ hót cho vua nghe.

- HS trả lời

- HS trả lời

- HS kể theo hướng dẫn, gợi ý của giáo viên

- HS kể

- HS kể

- Kể theo hướng dẫn GV

- HS giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện không dựa vào tranh

- Họa mi có tiếng hót kì diệu giúp nhà vua khỏi bệnh

- Họa mi là bạn thân thiết với nhà vua, …

- HS nêu ra bài học từ câu chuyện

- Lắng nghe ý nghĩa câu chuyện

- HS bình chọn

- Lắng nghe, ghi nhớ lời dặn dò

IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Ngày dạy: ………………

Ngày soạn: …………….

Tiết: ……..

TIẾNG VIỆT

BÀI 135: ÔN TẬP (1 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Cá to, cá nhỏ.

- Điền chữ thích hợp (c hay k) vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu rồi chép lại câu văn đúng chính tả, cỡ chữ nhỏ.

- Thái độ hứng thú với việc học chữ.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Máy chiếu để chiếu hình minh họa từ khóa, từ trong bài tập/ hoặc tranh, ảnh, mẫu vật, vật thật.

2. Học sinh

- Bảng con, phấn (bút dạ).

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động giáo viên

Hoạt động học sinh

1. Giới thiệu bài

- Nêu tựa bài, MĐYC của bài học

- Cả lớp đồng thanh nhắc lại tựa bài

2. Luyện tập

2.1. BT 1 (Tập đọc)

a) GV chỉ hình minh họa Cá to, cá nhỏ: Cá to đuổi bắt lũ cá nhỏ. Nó huênh hoang cho là: kẻ yếu phải làm thức ăn cho kẻ mạnh. Nhưng khi một chiếc lưới được quăng xuống chụp lấy cả cá to lẫn cá nhỏ thì sự việc xảy ra thế nào, các em hãy nghe câu chuyện.

b) GV đọc mẫu. Vừa đọc vừa kết hợp mô tả, giải nghĩa từ: Lũ cá nhỏ luýnh quýnh (hành động vụng về do quá sợ). Cá to ngoác cái miệng rộng huếch (ngoác: rộng quá cỡ, rộng huếch: trống rỗng, như rộng ngoác).

c) Luyện đọc từ ngữ: Một vài học sinh cùng đánh vần, cả lớp đọc trơn: đuổi bắt, luýnh quýnh, xin tha mạng, ngoác miệng, rộng huếch, huênh hoang, xoạch, chụp lấy, lọt qua mắt lưới, thoát hết, mắc lại, ngoảnh đầu.

d) Luyện đọc câu:

- GV hỏi: Trong bài có mấy câu?

- GV chỉ từng câu (liền 5-6, và 9-10) cho HS đọc

- Đọc nối tiếp từng câu (đọc 2 câu ngắn)

e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (4 câu/ 6 câu)

- GV cho HS thi đọc toàn bài

g) Tìm hiểu bài đọc

- YC HS đọc nội dung bài tập. Cả lớp làm bài

- HS báo cáo kết quả

- Cả lớp đọc: Khi lưới được kéo lên – b) Lũ cá nhỏ lọt qua mắt lưới, cá to bị mắc lại.

2.2. BT 2 (Điền chữ c hay k – Tập chép)

- GV chuẩn bị sẵn câu văn để trống chữ cần điền: Con …á to ….iêu ngạo, huênh hoang, bị mắc lưới.

- Mời HS nêu YC

- YC HS nhắc lại qui tắc chính tả ck

- HS làm bài vào vở Luyện viết

- 1 HS lên bảng làm bài

- YC HS sửa bài

- HS đọc lại câu văn hoàn chỉnh, chú ý các từ: huênh hoang, kêu ngạo, lưới.

- YC lớp chép lại câu văn vào vở luyện viết 1, tô chữ hoa C đầu câu.

- Đổi vở, sửa lỗi

- GV sửa bài, nhận xét

3. Củng cố, dặn dò

- Chia sẻ bài học cho người thân

- Xem lại bài, luyện đọc bài vừa học

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe GV giới thiệu

- HS lắng nghe, giải nghĩa từ nếu biết.

- HS đánh vần

- Đọc trơn: cá nhân/ nhóm/ lớp

- 10 câu

- Đọc trơn: cả lớp

- Hoạt động theo cá nhân/ cặp đôi

- HS thi đọc

- Cả lớp làm bài

- Ý b đúng, ý a sai

- Cả lớp đọc

- HS đọc yêu cầu

- 2-3 HS nhắc lại qui tắc chính tả

- HS làm cá nhân

- HS quan sát

- HS sửa bài

- Cả lớp đọc lại

- HS viết vào vở

- Sửa lỗi

- Lắng nghe nhận xét

- Lắng nghe, ghi nhớ

TIẾNG VIỆT

BÀI 136: OAI, OAY, OÂY

I. MỤC TIÊU

- Nhận biết vần oai, oay, oây; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần oai, oay, oây.

- Ghép đúng từ ngữ (có vần oai, oay, oây) với hình tương ứng.

- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Thám tử mèo.

- Viết đúng các vần oai, oay, oây các tiếng xoài, xoay, khoấy cỡ vừa (trên bảng con).

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Máy chiếu để chiếu hình minh họa từ khóa, từ trong bài tập/ hoặc tranh, ảnh, mẫu vật, vật thật.

2. Học sinh

- Bảng cài, bộ thẻ chữ, đủ cho mỗi học sinh làm bài tập.

- Bảng con, phấn (bút dạ).

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TIẾT 1

* Kiểm tra bài cũ:

- Mời học sinh đọc nối tiếp nhau đọc bài Cá to, cá nhỏ (SGK, bài 135).

- GV nhận xét, tuyên dương.

Hoạt động giáo viên

Hoạt động học sinh

1. Giới thiệu bài

- Viết lên bảng lớp tên bài oai, oay, oây; Giới thiệu: Hôm nay, các em sẽ học vần oai, oay, oây

- Cả lớp đồng thanh nhắc lại tựa bài

2. Chia sẻ, khám phá (BT1: Làm quen)

2.1. Dạy vần oai

- GV giới thiệu vần oai: GV viết o, a, i; đọc: o – a – i - oai

- Đánh vần (Mời 2 HS làm mẫu, cả lớp nhắc lại): o – a – i - oai

- Phân tích: HS nói điện thoại/ Tiếng thoại có vần oai/ Phân tích vần oai có âm o đứng trước, âm a ở giữa, i nằm cuối.

- Đánh vần, đọc trơn: o – a – i – oai/ thờ - oai – thoai – nặng – thoại/ điện thoại

2.2. Dạy vần oay (thực hiện như vần oai)

- So sánh vần oăng và oăc khác nhau ở âm cuối y.

- Đánh vần, đọc trơn: o – a – y – oay/ xờ - oay – xoay/ ghế xoay

2.3. Dạy vần oây (thực hiện như vần oai - oay)

- Phân tích vần uây gồm âm u, âm â, âm y

- Đánh vần, đọc trơn: u – â – y – uây/ kh - uây – khuây – sắc – khuấy/ khuấy bột.

* Củng cố: Cả lớp đọc trơn, đánh vần từ khóa: oai, điện thoại, oay, ghế xoay, uây, khuấy bột.

3. Luyện tập

3.1. Mở rộng vốn từ (BT2: Tìm tiếng chứa vần oai, oay, uây)

- GV chỉ từng từ ngữ, HS cùng đánh vần, cả lớp đọc trơn: quả xoày, ngoáy lại, ..

- YC HS làm bài tập trong VBT tìm tiếng chứa vần oai, oay, uây

- Gv chỉ từng tiếng (có vần oai, oay, uây), cả lớp: Tiếng xoài chứa vần oai, …

3.2. Tập viết (Bảng con – BT 4)

a) Đọc các vần, tiếng vừa học: oai, oay, uây, xoay, khuấy.

b) Viết vần oai, oay, uây

- Một HS đọc vần oai nói cách viết

- GV hướng dẫn viết vần oăng, cách nối nét giữa o, a và i. Làm tương tự với vần oay, uây.

- HS viết oai, oay, uây (2 lần)

c) Viết tiếng xoài, xoay, khuấy

- GV vừa viết mẫu tiếng xoài, vừa hướng dẫn cách viết, cách nối nét giữa x sang oai, dấu sắc đặt trên chữ a / Làm tương tự với chữ xoay, khuấy.

- HS viết tiếng xoài, xoay, khuấy (2 lần)

- HS lắng nghe

- Học sinh quan sát

- (Cá nhân, lớp) cùng thực hiện theo các bạn

- 2 HS phân tích mẫu, cả lớp nhắc lại.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV

- HS so sánh 2 vần

- Cá nhân/ nhóm/ lớp

- Cả lớp đọc trơn

- Phân tích vần

- Cá nhân/ lớp

- HS đánh vần, đọc trơn các từ ngữ

- HS làm cá nhân vào VBT

- Cả lớp cùng phân tích từng tiếng theo hướng dẫn của giáo viên.

- HS đọc lại

- HS nêu cách viết

- Lắng nghe hướng dẫn của giáo viên

- HS viết 2 lần trên bảng con

- Quan sát, lắng nghe hướng dẫn viết

- Viết 2 lần vào bảng con

TIẾT 2

3.3. Tập đọc

a) GV chỉ hình, giới thiệu truyện Thám tử mèo. Nói về hình ảnh nhà vua sắp trao huân chương cho thám tử mèo. Các thám tử chó đứng xung quanh. Giải nghĩa thám tử. Người làm nghề điều tra các việc theo yêu cầu của ai đó.

b) GV đọc mẫu. Giải nghĩa: nguây nguấy (bộ điệu tỏ ý không bằng long, không đồng ý bằng những động tác như vun vẩy tay chân, lắc đầu, nhúng vai,…), trúng tuyển (thi đậu), buột miệng (không kịp nén lại, tự nhiên nói ra).

c) Luyện đọc từ ngữ: thám tử, tuyển, nguây nguẩy, loay hoay, hóa trang, trúng tuyển, mừng công, huân chương, khoái chí, buột miệng, đội trưởng.

d) Luyện đọc câu

- GV giới thiệu bài đọc có 11 câu (chỉ cách nhận biết câu)

- Chỉ từng câu (chỉ liền 2 câu ngắn) cho học sinh đọc vỡ.

- Đọc nối tiếp từng câu (đọc 2 câu ngắn). Đọc liền 2 câu: “Đúng lúc … “Meo!”)

e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (đoạn 6 câu/ 4 câu); thi đọc cả bài

g) Tìm hiểu bài đọc

- YC học sinh đọc YC

- Làm bài vào VBT

- Đáp án: Ý b đúng

- Cả lớp đọc: Mèo được giữ lại ở đội thám tử vì nó có tài

4. Củng cố, dặn dò

- Nhận xét tiết học

- Các em về đọc lại bài đọc cho người thân nghe

- Chuẩn bị đọc trước bài mới oanh, oach.

- Lắng nghe GV giới thiệu bài đọc

- HS giải nghĩa nếu biết

- Cá nhân/ nhóm/ lớp

- HS nhận dạng câu, đếm câu

- HS đọc đồng thanh

- Cá nhân/ nhóm/ lớp

- HS đọc nối tiếp

- Cả lớp đọc toàn bài

- HS đọc YC

- Làm bài cá nhân

- Báo cáo kết quả

- Cả lớp đọc

- Ghi nhớ yêu cầu của GV và thực hiện

TIẾNG VIỆT

BÀI 137: VẦN ÍT GẶP (3 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

- Nhận biết vần ít gặp oong, ooc, oap, uyp, uâng, oao, oeo, uêu, uyu; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có các vần ít gặp.

- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần oap, vần uâng.

- Viết đúng các vần vừa học trên bảng con.

- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Ý kiến hay.

* Lên lớp 2, HS còn học lại những vần ít gặp nên mức độ ở lớp 1 chỉ là nhận biết. GV không đòi hỏi học sinh lớp 1 phải đọc, viết đúng ngay các vần, tiếng chứa vần ít gặp; cũng không dạy đọc viết quá kĩ những vần này.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Máy chiếu để chiếu hình minh họa từ khóa, từ trong bài tập/ hoặc tranh, ảnh, mẫu vật, vật thật.

2. Học sinh

- Bảng cài, bộ thẻ chữ, đủ cho mỗi học sinh làm bài tập.

- Bảng con, phấn (bút dạ).

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TIẾT 1, 2

* Kiểm tra bài cũ:

- Mời học sinh đọc nối tiếp nhau đọc bài Thám tử mèo (SGK, bài 136).

- GV nhận xét, tuyên dương.

Hoạt động giáo viên

Hoạt động học sinh

1. Giới thiệu bài

- Viết lên bảng lớp tên bài vần ít gặp; Giới thiệu: Hôm nay, các em sẽ học vần ít gặp.

- Cả lớp đồng thanh nhắc lại tựa bài

2. Chia sẻ, khám phá (BT1: Làm quen)

2.1. Dạy vần oong

- GV giới thiệu vần oong: GV viết oo (chữ o kéo dài), ng; đọc: o (kéo dài) – ngờ - oong

- Đánh vần (Mời 2 HS làm mẫu, cả lớp nhắc lại): o (kéo dài) – ngờ - oong

- Phân tích: HS nói cái xoong/ Tiếng xoong có vần oong/ Phân tích vần oong có âm o (kéo dài) đứng trước, âm ng đứng sau.

- Đánh vần, đọc trơn: o (kéo dài) – ngờ - oong/ xờ - oong – xoong/ cải xoong.

2.2. Dạy vần ooc (thực hiện như vần oong)

- So sánh vần oong và ooc khác nhau ở âm cuối c

- Đánh vần, đọc trơn: o (kéo dài) – c – ooc/ sờ - ooc – sooc – sắc – soóc/ quần soóc.

2.3. Dạy vần uyp

- Nhìn hình nêu đèn tuýp. Tiếng tuýp có vần uyp.

- Đánh vần, đọc trơn: u – y – p – uyp/ tờ - uyp – tuyp sắc tuýp/ đèn tuýp.

2.4. Dạy vần oeo

- Nhìn hình nêu ngoằn ngoèo. Tiếng ngoèo có vần oeo.

- Đánh vần, đọc trơn: o – e – o – oeo/ ngờ - oeo – ngoeo – huyền – ngoèo/ ngoằn ngoèo.

2.5. Dạy vần uêu, oao

- Nhìn hình nêu nguều ngoào. Tiếng nguều có vần uêu. Tiếng ngoào có vần oao.

- Đánh vần, đọc trơn: u – ê – u – uêu/ ngờ - uêu – nguêu – huyền – nguều// o – a – o – oao/ ngờ - oao – ngoao – huyền – ngoào// nguều ngoào.

2.6. Dạy vần uyu

- Nhìn hình nêu khuỷu tay. Tiếng khuỷu có vần uyu.

- Đánh vần, đọc trơn: u – y – u – uyu/ khờ - uyu – khuyu – hỏi – khuỷu/ khuỷu tay.

2.7. Dạy vần oap, uân

- GV viết bảng vần oap gồm âm o, a, p. Đọc là o – a – pờ - oap.

- YC HS phân tích vần oap

- Đánh vần: o – a – pờ - oap/ oap

- GV viết bảng vần uâng gồm âm u, â, ng. Đọc là u – â – ng - uâng.

- YC HS phân tích vần uâng

- Đánh vần: u – â – ngờ - uâng/ uâng.

- YC HS tìm tiếng có chứa vần oap, uâng

- Chỉ những bông hoa chứa chữ, đánh vần đọc trơn: bóng, khúc khuỷu, bâng khuâng, ì oạp, đàn oóc, boong tàu.

- YC cả lớp đánh vần đọc trơn, phân tích vần chứa tiếng vừa tìm được

3. Luyện tập

3.1.1. Tập viết (Bảng con – BT 4)

- Đọc các vần, tiếng vừa học

a) Viết các vần, tiếng: oong, ooc, cải xoong, quần soóc.

- 1 HS đánh vần, đọc trơn: oong, nói cách viết

- GV vừa viết vừa hướng dẫn: Vần oong được tạo nên từ chữ o kéo dài và chữ ng. Chú ý cách nối nét giữa các con chữ. Làm tương tự với vần ooc được tạo nên từ chữ o kéo dài và c.

- HS viết bảng: oong, ooc (2 lần)

- GV cho HS đánh vần đọc trơn cải xoong

- GV hướng dẫn cách viết nối nét giữa các chữ. Làm tương tự với tiếng soóc, dấu sắc đặt trên đầu âm o thứ hai.

- HS viết cải xoong, quần soóc (2 lần)

a) Viết các vần, tiếng: uyp, oeo, đèn tuýp, ngoằn ngoèo.

- 1 HS đánh vần, đọc trơn vần uyp, oeo, nói cách viết

- GV viết mẫu và hướng dẫn: Vần uyp gồm chữ u, y và p. Vần oeo gồm o, e, o. Chú ý nét nối các con chữ.

- HS viết cải uyp, oeo (2 lần)

- 1 HS đánh vần, đọc trơn vần đèn tuýp, ngoằn ngoèo nói cách viết.

- GV hướng dẫn cách viết, cách nối nét, vị trí đặt dấu thanh.

- HS viết cải đèn tuýp, ngoằn ngoèo (2 lần)

3.1.2. Học sinh đánh vần, đọc trơn; uêu, oao, uyp, oap, uâng, nguều ngoào, khúc khuỷu, ì oạp, bâng khuâng

a) Viết các vần, tiếng uêu, oao, nguều ngoào, khúc khuỷu

- HS đánh vần, nêu cách viết

- GV hướng dẫn cách viết

- HS viết bảng con 2 lần

b) Viết các vần, tiếng: oap, uâng, ì oạp, bâng khuâng

- HS đánh vần, nêu cách viết

- GV hướng dẫn cách viết

- HS viết bảng con 2 lần

* Cả lớp đọc trơn 9 vần khó vừa học (SGK chân trang 76)

- Làm VBT đánh dấu tick vào ô trống thích hợp

- YC HS báo cáo

- GV nhận xét

- HS lắng nghe

- Học sinh quan sát

- (Cá nhân, lớp) cùng thực hiện theo các bạn

- 2 HS phân tích mẫu, cả lớp nhắc lại.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV

- HS so sánh 2 vần

- Cá nhân/ nhóm/ lớp

- Cả lớp đọc trơn

- HS nêu, phân tích

- Cá nhân/ nhóm/ lớp

- HS đọc, phân tích

- HS đánh vần, đọc trơn các từ ngữ

- Đọc, phân tích

- Cá nhân/ nhóm/ lớp

- HS đọc, phân tích

- Cá nhân/ nhóm, lớp

- Quan sát

- HS phân tích: Gồm âm o đứng trước, a ở giữa, p đứng sau.

- Cá nhân/ lớp

- HS quan sát

- Gồm âm u đứng trước, â đứng giữ, ng đứng sau

- HS tìm vần oap: ì oạp. Vần uâng: bâng khuâng

- HS phân tích

- HS đọc

- HS đọc, phân tích

- HS quan sát GV hướng dẫn

- Viết bảng con mỗi vần 2 lần

- HS đọc trơn

- Quan sát hướng dẫn viết

- Viết mỗi vần 2 lần trên bảng con

- Hs đánh vần, đọc trơn

- Quan sát hướng dẫn viết

- Viết 2 lần mỗi vần trên bảng con

- HS đọc, nêu cách viết

- Quan sát chữ viết mẫu

- Viết bảng con 2 lần

- HS đọc

- Quan sát cách viết

- Viết bảng con

- HS đọc

- Quan sát cách viết

- Viết bảng con

- HS đọc trơn 9 vần vừa học

- Làm bài cá nhân

- HS báo cáo kết quả

- HS nghe nhận xét

TIẾT 3

3.3. Tập đọc

a) GV chỉ hình, giới thiệu truyện Ý kiến hay, giới thiệu hình ảnh thỏ, mèo, sóc, vượn đang vui chơi trên boong tàu thủy trong đêm trăng.

b) GV đọc mẫu. Giải nghĩa: tiu nghỉu (buồn bã, thất vọng vì điều xảy ra trái với dự tính), kiếm vỏ ốc biển (kiếm là tìm kiếm).

c) Luyện đọc từ ngữ: boong tàu, đèn tuýp, đàn oóc, tiu nghỉu, ngoao ngoao, nguều ngoào, ngoằn ngoèo, bâng khuâng, sóng vỗ ì oạp, kiếm vỏ ốc biển.

d) Luyện đọc câu

- GV giới thiệu bài đọc có 11 câu (chỉ cách nhận biết câu)

- Chỉ từng câu (chỉ liền câu cuối bài) cho học sinh đọc vỡ.

- Đọc nối tiếp từng câu

e) Thi đọc tiếp nối 3 đoạn. Đọc toàn bài

g) Tìm hiểu bài đọc

- GV nêu YC, chỉ từng vế cho cả lớp đọc

- 1 HS đọc mẫu câu: Tay vượn, nguều ngoào

- HS làm bài trong VBT

4. Củng cố, dặn dò

- Nhận xét tiết học

- Các em về đọc lại bài đọc cho người thân nghe

- Lắng nghe GV giới thiệu bài đọc

- HS giải nghĩa nếu biết

- Cá nhân/ nhóm/ lớp

- HS nhận dạng câu, đếm câu

- HS đọc đồng thanh

- Cá nhân/ nhóm/ lớp

- Cả lớp đọc đồng thanh

- Đọc YC

- HS đọc mẫu câu

- a-2 : mèo – ngoao ngoao

- b-4: tay vượn – nguều ngoào

- c-5: dây buồm – ngoằn ngoèo

- d-3: sóc – bâng khuâng

- e-1: sóng – ì oạp

- Ghi nhớ yêu cầu của GV và thực hiện

TẬP VIẾT (SAU BÀI 136, 137)

BÀI: OAI, OAY, UÂY, OONG, OOC, OAP, XOÀI, XOAY, KHUẤY, CÁI XOONG, QUẦN SOÓC, Ì OẠP

I. MỤC TIÊU

- Viết đúng các vần oai, oay, uây, oong, ooc, oap; từ ngữ xoài, xoay, khuấy, cái xoong, quần soóc, ì oạp – kiểu chữ viết thường, cỡ chữ vừa và nhỏ.

- Chữ viết rõ ràng, đều nét.

- Bài học rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận, có ý thức thẫm mĩ khi viết chữ.

II. CHUẨN BỊ

- Bảng phụ viết vần, từ ngữ học cỡ vừa, cỡ nhỏ.

- Vở luyện viết 2, tập hai.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động giáo viên

Hoạt động học sinh

  1. Giới thiệu bài

- GV nêu mục đích yêu cầu của bài học

2. Luyện tập

2.1. Viết chữ cỡ vừa

- Yêu cầu cả lớp đọc các bài vần và từ ngữ (cỡ vừa): oai, oay, uây, oog, xoài, xoay, khuấy, cải xoong.

- GV hướng dẫn HS viết (viết mẫu và mô tả). GV có thể chia làm 2 chặng, mỗi chặng hướng dẫn học sinh viết 1 cặp vần, từ ngữ.

- Hướng dẫn HS viết vào vở luyện viết, có thể chia thành mỗi chặng 1 cặp vần, từ ngữ.

2.2. Viết chữ cỡ nhỏ

- YC cả lớp đọc từ ngữ (cỡ nhỏ): quần soóc, ì oạp, ooc, oap.

- GV hướng dẫn HS viết các chữ cỡ nhỏ. Chú ý độ cao các con chữ q, p; khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng bằng chiều ngang một chữ o.

- HS viết tiếp vào vở luyện viết; Hoàn thành phần luyện tập thêm.

- Nhận xét, chấm bài 1 số vở

3. Củng cố, dặn dò

- GV nhận xét tiết học

- Nhắc HS tiếp tục luyện viết

- Nghe GV giới thiệu bài

- HS đọc các vần, từ ngữ sắp viết

- HS lắng nghe GV hướng dẫn mẫu

- HS viết vào vở Luyện viết

- HS đọc từ ngữ

- HS quan sát hướng dẫn viết

- Viết vở Luyện viết

- Lắng nghe nhận xét

- Lắng nghe, ghi nhớ

TẬP VIẾT (SAU BÀI 137)

BÀI: OEO, OAO, UÂNG, UYP, UYU, NGOẰN NGOÈO, NGUỀU NGOÀO, BÂNG KHUÂNG, ĐÈN TUÝP, KHÚC KHUỶU

I. MỤC TIÊU

- Viết đúng các vần oeo, oao, uâng, uyp, uyu; từ ngữ ngoằn ngoèo, nguều ngoào, bâng khuâng, đèn tuýp, khúc khuỷu – kiểu chữ viết thường, cỡ chữ vừa và nhỏ.

- Chữ viết rõ ràng, đều nét.

- Bài học rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận, có ý thức thẫm mĩ khi viết chữ.

II. CHUẨN BỊ

- Bảng phụ viết vần, từ ngữ học cỡ vừa, cỡ nhỏ.

- Vở luyện viết 2, tập hai.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động giáo viên

Hoạt động học sinh

  1. Giới thiệu bài

- GV nêu mục đích yêu cầu của bài học

2. Luyện tập

2.1. Viết chữ cỡ vừa

- Yêu cầu cả lớp đọc các bài vần và từ ngữ (cỡ vừa): oeo, ngoằn ngoèo, uêu, oao, nguều ngoào, uâng, bâng khuâng, uyp, đèn tuýp.

- GV hướng dẫn HS viết (viết mẫu và mô tả). GV có thể chia làm 2 chặng, mỗi chặng hướng dẫn học sinh viết 1 cặp vần, từ ngữ.

- Hướng dẫn HS viết vào vở luyện viết, có thể chia thành mỗi chặng 1 cặp vần, từ ngữ.

2.2. Viết chữ cỡ vừa

- Yêu cầu cả lớp đọc các bài vần và từ ngữ (cỡ vừa): uyp, đèn tuýp, uyu, khúc khuỷu.

- GV hướng dẫn HS viết (viết mẫu và mô tả). GV có thể chia làm 2 chặng, mỗi chặng hướng dẫn học sinh viết 1 cặp vần, từ ngữ.

- Hướng dẫn HS viết vào vở luyện viết, có thể chia thành mỗi chặng 1 cặp vần, từ ngữ.

2.2. Viết chữ cỡ nhỏ

- YC cả lớp đọc từ ngữ (cỡ nhỏ): uyp, đèn tuýp, uyu, khúc khuỷu.

- GV hướng dẫn HS viết các chữ cỡ nhỏ. Chú ý độ cao các con chữ y, p, t, k, h; khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng bằng chiều ngang một chữ o.

- HS viết tiếp vào vở luyện viết; Hoàn thành phần luyện tập thêm.

- Nhận xét, chấm bài 1 số vở

3. Củng cố, dặn dò

- GV nhận xét tiết học

- Nhắc HS tiếp tục luyện viết

- Nghe GV giới thiệu bài

- HS đọc các vần, từ ngữ sắp viết

- HS lắng nghe GV hướng dẫn mẫu

- HS viết vào vở Luyện viết

- HS đọc từ ngữ

- HS quan sát hướng dẫn viết

- Viết vở Luyện viết

- HS đọc từ

- Quan sát hướng dẫn viết

- Viết vào vở

- Lắng nghe nhận xét

- Lắng nghe, ghi nhớ

Chủ điểm 1

KEÁ HOAÏCH DẠY HỌC

Tập đọc

CHUỘT CON ĐÁNG YÊU (2 tiết)

I- Mục tiêu:

Bài học giúp HS hình thành và phát triển các năng lực và phẩm chất sau đây:

1. Phẩm chất:

Giúp HS biết câu chuyện nói về tình yêu mẹ của chuột con. HS biết thể hiện tình yêu với những người thân trong gia đình.

2. Năng lực ngôn ngữ

- Đọc: đọc đúng và rõ ràng các từ, các câu trong bài văn; tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút, biết nghỉ hơi ở dấu chấm, ngắt hơi ở dấu phẩy và GV hướng dẫn ngắt hơi ở câu dài.

- Nói và nghe: Hỏi và trả lời được các câu hỏi về nội dung và tranh của bài, luyện nói đúng theo chủ đề.

- Nghe: HS nghe GV và các bạn đọc mẫu để nhận xét, chia sẻ.

+ Qua bài học, học sinh biết chia sẻ cùng các bạn tình cảm của mình dành cho cha mẹ.

II- Thiết bị dạy học:

- Tranh ảnh, phim minh họa.

- Bảng nhóm.

- Bảng phụ (hoặc trình chiếu) ngắt nhịp câu, in đậm (gạch chân) các từ khó.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh

+ Khởi động: Trò chơi mèo vồ chuột (2 phút)

- GV dẫn dắt vào bức tranh của SGK

- HS chơi trò chơi.

1. Hoạt động 1: Luyện nói – Thời gian: 5 phút

- Mục tiêu: Hỏi và trả lời được câu hỏi về nội dung tranh của bài

- Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm đôi

- Thiết bị dạy học: Tranh, SGK

- GV cho HS xem tranh SGK

- Tổ chức cho HS nói trong nhóm đôi theo nội dung tranh

- Chốt ý, giới thiệu về Chuột mẹ, chuột con và con voi

- Giới thiệu tranh (theo SGK)

- Giới thiệu tựa bài

- HS xem tranh và nói trong nhóm đôi

-HS nhắc lại tựa bài.

2. Hoạt động 2: Luyện đọc thành tiếng – Thời gian 20 phút

- Mục tiêu: Đọc đúng và rõ ràng các từ, các câu trong bài văn; tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút, biết ngắt hơi ở dấu chấm, dấu phẩy và ngắt nghỉ hơi trong câu dài.

- Phương pháp, hình thức tổ chức: đọc thầm, đọc cá nhân, đọc nhóm.

- Thiết bị dạy học: giọng đọc của GV, SGK, bảng phụ ghi câu dài.

a) Cho HS đọc thầm

GV kiểm soát lớp

b) GV đọc mẫu 1 lần, ngắt nghỉ hơi sau dấu phẩy, dấu chấm và ngắt nghỉ ở câu dài

Giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm. Chuột con ỉu xìu, buồn phiền khi nói về thái độ của các bạn, khi ước được to lớn như voi. Lời Chuột mẹ dịu dàng “Nếu con to như voi thì làm sao mẹ bế được con?”Lời Chuột con vui vẻ, đáng yêu: “Vậy thì con thích là Chuột con bé nhỏ của mẹ hơn”.

- Nhắc HS để ý chỗ ngắt nghỉ hơi

c) Cho HS đọc tiếng, từ ngữ

- Cho HS luyện đọc theo nhóm 4-6, tự tìm ra từ khó đọc hoặc từ bạn mình đọc sai, ghi lại trên thẻ từ

- GV quan sát các nhóm hoạt động, giúp đỡ, chỉnh sửa, rèn đọc cho HS.

- GV nêu từ các nhóm phát hiện.

+ Đối với các từ mà nhiều nhóm sai: GV chọn từ đưa lên bảng, rèn HS đọc.

+ Đối với các từ chỉ 1-2 nhóm sai: GV cho HS trong nhóm đọc lại.

+ Nếu từ nào HS không đọc được, có thể cho HS đánh vần và đọc trơn.

- GV kết hợp giải nghĩa từ: phụng phịu (bằng hình ảnh)

d) Luyện đọc câu

- GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp từng câu.

- GV giới thiệu câu dài cần đọc nghỉ hơi.

Chú chuột nọ bé nhất lớp/ nên thường bị bạn trêu. Nếu con to như voi/ thì làm sao mẹ bế được con?

e) Tổ chức cho HS đọc cả bài văn

- GV giới thiệu: bài này được chia thành 3 đoạn.

- Đoạn 1: Từ “Đầu đến…chả đi học nữa”

- Đoạn 2:Từ “Ngừng một lát…mẹ bế được con?”

- Đoạn 3: Các câu còn lại

- GV cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.

- GV cho HS đọc toàn bài trước lớp.

- HS đọc thầm

- HS đọc nhẩm theo cô, để ý chỗ ngắt nghỉ hơi

- HS luyện đọc theo nhóm, tìm từ khó đọc

- HS đọc nối tiếp từng câu

- HS đọc theo cách nghỉ hơi GV hướng dẫn

- HS đọc từng đoạn trong nhóm.

i

- Thiết bị dạy học: Tranh, bảng phụ, bảng con, SGK

Thư giãn giữa giờ

3.Hoạt động 3: Tìm hiểu bài – Thời gian: 15 phút

3.1. Đọc hiểu

- Mục tiêu: Bước đầu nhận biết được diễn biến của câu chuyện theo gợi ý của GV; trả lời được câu hỏi đơn giản về nội dung của bài đọc

- Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp, nhóm, cá nhân, trò chơi

- Thiết bị dạy học: SGK, bảng phụ ghi sơ đồ tóm tắt.

- Cho HS đọc thầm cả bài trả lời câu hỏi 1

- Câu hỏi 1: GV đưa lên bảng sơ đồ tóm tắt truyện

-Từng cặp HS cùng hoàn thành sơ đồ tóm tắt truyện

-GV chốt lại đáp án:

(1) Chuột con bé tí teo, thường bị bạn trêu.

(2)Nó ước được to như bạn voi.

(3)Mẹ nó bảo: “Nếu con to như voi thì làm sao mẹ bế được con”

(4)Nó hiểu ra, vui vẻ làm chuột con để được mẹ bế.

Câu hỏi 2: GV nêu yêu cầu: Chuột con có gì đáng yêu?

-GV chốt nội dung bài: Chuột con thật đáng yêu.Nó ước được to như voi để không bị bạn bè trêu nhưng vì yêu mẹ, nó không muốm làm voi,mà vui vẻ làm chuột con.

* Liên hệ:

- Em hãy nói cho cô và các bạn cùng nghe về tình cảm của bố mẹ dành cho em?

- Tình cảm của em với mọi người trong gia đình như thế nào? Em muốn nhận được điều gì từ những người thân trong gia đình?

- Em cần làm gì để mọi người trong gia đình được vui.

- 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 ý trong sơ đồ

- Nhiều HS nhìn sơ đồ nói lại

- Con chuột đáng yêu vì nó bé nhỏ, rất dễ thương.(vì chuột con ngây thơ, muốn được to như voi)

3.2. Luyện đọc lại (theo vai) – Thời gian: 5 phút

- Mục tiêu: Đọc trơn bài, tốc độ đọc khoảng 40-50 tiếng/ 1 phút phát âm đúng các tiếng, không phải đánh vần. Biết nghỉ hơi sau các dấu câu ( sau dấu chấm nghỉ dài hơn sau dấu phẩy)

- Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm, cá nhân.

- Thiết bị dạy học: SGK.

- 1 tốp (3HS) đọc mẫu:1 HS đọc lời người dẫn chuyện, 1 HS đọc lời chuột con, 1 HS đọc lời chuột mẹ

- GV và cả lớp bình chọn tốp đọc hay nhất.(đúng vai, đúng lời, đúng từ, câu, đọc rõ ràng, biểu cảm)

- Từng nhóm 3 HS thi đọc theo vai

4. Tổng kết– Thời gian: 2 phút

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn dò HS về kể người thân nghe câu chuyện vừa học.

- Chuẩn bị tiết sau.

- HS lắng nghe.

  • Rút kinh nghiệm:

Chính tả (tập chép)

CON MÈO MÀ TRÈO CÂY CAU

I- Mục tiêu:

Bài học giúp HS hình thành và phát triển các năng lực và phẩm chất sau đây:

1. Phẩm chất:

Giúp HS biết thể thơ lục bát và biết yêu quý động vật.

2. Năng lực ngôn ngữ

- Đọc: đọc đúng và rõ ràng các từ, các câu trong bài văn; tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút, biết nghỉ hơi ở dấu chấm, ngắt hơi ở dấu phẩy; Giúp HS mở rộng vốn từ.

- Nói và nghe: Làm được các bài tập 2,3

- Viết: viết chính xác bài thơ, viết chữ đúng độ cao, độ rộng, trình bày vở rõ ràng, sạch đẹp.

II- Thiết bị dạy học:

- Tranh ảnh, bài hát.

- Bảng nhóm.

- Bảng phụ (hoặc trình chiếu). in đậm (gạch chân) các từ khó.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh

+ Khởi động: Hát bài: “Con mèo mà trèo cây cau” (1 phút)

- GV dẫn dắt vào bài tập chép.

- HS hát.

1. Hoạt động 1: Tập chép – Thời gian: 20 phút

- Mục tiêu: viết chính xác bài thơ, viết chữ đúng độ cao, độ rộng, trình bày vở rõ ràng, sạch đẹp.

- Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm đô

a) GV hướng dẫn viết tập chép:

- GV cho HS xem bảng phụ ghi bài tập chép.

- GV đọc bài.

- GV cho 2-3 HS đọc lại bài.

- GV hỏi:

+ Các con vật nào có trong bài?

+ Các chữ đầu câu như thế nào?

+ Cách trình bày bài thơ?

- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi tìm các từ khó viết.

- Chốt ý, nêu các từ khó và gọi HS phân tích các từ khó.

b) Viết bảng con:

- GV đọc các từ khó.

- GV quan sát và sửa lỗi cho HS.

c) Tập chép vào vở:

- GV đọc lại bài tập chép.

- GV cho HS nhắc lại tư thế ngồi viết.

- GV hướng dẫn lại cách trình bày vở.

- GV cho HS nhìn mẫu và chép bài.

- GV nhận xét một số vở và cho HS quan sát một vài vở viết đẹp.

- GV nhận xét.

- HS quan sát.

- Cả lớp lắng nghe.

- 2-3 HS đọc bài.

- HS trả lời.

-HS thảo luận nhóm và trình bày.

- HS phân tích.

- HS viết từ khó.

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại.

- HS chép bài.

Thư giãn giữa giờ

2. Hoạt động 2: Làm bài tập – Thời gian 10 phút

- Mục tiêu: Làm được các bài tập.

- Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân, làm nhóm.

- Thiết bị dạy học: VBT Tiếng Việt, tranh BT 3.

Bài tập 1:

- GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV cho HS làm bài vào vở.

- GV gọi 1 HS lên bảng làm bài.

- GV cho HS nhận xét và sửa bài.

- GV nhận xét,

Bài tập 2:

- GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV cho HS thảo luận nhóm 4 làm bài.

- GV gọi đại diện 1 nhóm lên bảng làm bài.

- GV cho HS nhận xét và sửa bài.

- GV nhận xét,

- HS đọc yêu cầu.

- Cả lớp làm bài.

- 1HS sửa bài.

- HS nhận xét.

- HS đọc yêu cầu.

- HS thảo luận nhóm.

- 1 nhóm HS sửa bài.

- HS nhận xét.

4. Tổng kết– Thời gian: 2 phút

- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị tiết sau.

- HS lắng nghe.

Tập đọc

MÓN QUÀ QUÝ NHẤT

I- Mục tiêu:

Bài học giúp HS hình thành và phát triển các năng lực và phẩm chất sau đây:

1. Phẩm chất:

Giúp HS biết câu chuyện nói về tình cảm của cháu đối với bà, biết yêu thương và quý trọng người thân.

2. Năng lực ngôn ngữ

- Đọc: đọc đúng và rõ ràng các từ, các câu trong bài văn; tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút, biết nghỉ hơi ở dấu chấm, ngắt hơi ở dấu phẩy và GV hướng dẫn ngắt hơi ở câu dài; Giúp HS mở rộng vốn từ.

- Nói và nghe: Hỏi và trả lời được các câu hỏi về nội dung và tranh của bài, luyện nói đúng theo chủ đề.

II- Thiết bị dạy học:

- Tranh ảnh, phim minh họa.

- Bảng nhóm.

- Bảng phụ (hoặc trình chiếu) ngắt nhịp câu, in đậm (gạch chân) các từ khó.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh

+ Khởi động: Hát bài “Bà ơi bà” (1 phút)

- GV dẫn dắt vào bức tranh của SGK

- HS hát.

1. Hoạt động 1: Luyện nói – Thời gian: 5 phút

- Mục tiêu: Hỏi và trả lời được câu hỏi về nội dung tranh của bài

- Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm đôi

- Thiết bị dạy học: Tranh, SGK

- GV cho HS xem tranh SGK

- Tổ chức cho HS nói trong nhóm đôi theo nội dung tranh

- Chốt ý, giới thiệu về bà, bé Huệ.

- Giới thiệu tranh (theo SGK)

- Giới thiệu tựa bài

- HS xem tranh và nói trong nhóm đôi

-HS nhắc lại tựa bài.

2. Hoạt động 2: Luyện đọc thành tiếng – Thời gian 20 phút

- Mục tiêu: Đọc đúng và rõ ràng các từ, các câu trong bài văn; tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút, biết ngắt hơi ở dấu chấm, dấu phẩy và ngắt nghỉ hơi trong câu dài.

- Phương pháp, hình thức tổ chức: đọc thầm, đọc cá nhân, đọc nhóm.

- Thiết bị dạy học: giọng đọc của GV, SGK, bảng phụ ghi câu dài.

a) Cho HS đọc thầm

GV kiểm soát lớp

b) GV đọc mẫu 1 lần, ngắt nghỉ hơi sau dấu phẩy, dấu chấm và ngắt nghỉ ở câu dài

Giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm. Lời bà ngạc nhiên, cảm động. Lời Huệ vui vẻ, đáng yêu.

- Nhắc HS để ý chỗ ngắt nghỉ hơi

c) Cho HS đọc tiếng, từ ngữ

- Cho HS luyện đọc theo nhóm 4-6, tự tìm ra từ khó đọc hoặc từ bạn mình đọc sai, ghi lại trên thẻ từ

- GV quan sát các nhóm hoạt động, giúp đỡ, chỉnh sửa, rèn đọc cho HS.

- GV nêu từ các nhóm phát hiện.

+ Đối với các từ mà nhiều nhóm sai: GV chọn từ đưa lên bảng, rèn HS đọc.

+ Đối với các từ chỉ 1-2 nhóm sai: GV cho HS trong nhóm đọc lại.

+ Nếu từ nào HS không đọc được, có thể cho HS đánh vần và đọc trơn.

- GV kết hợp giải nghĩa từ: cái hộp rỗng (bằng hình ảnh)

d) Luyện đọc câu

- GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp từng câu.

- GV giới thiệu câu dài cần đọc nghỉ hơi.

Đây không phải là / cái hộp rỗng đâu ạ. Cháu đã gửi rất nhiều nụ hôn vào đó,/ đến khi đầy ắp mới thôi.//

e) Tổ chức cho HS đọc cả bài văn

- GV giới thiệu: bài này được chia thành 3 đoạn.

- Đoạn 1: Từ “Đầu đến…cháu à.”

- Đoạn 2:Từ “Huệ đáp…mới thôi.”

- Đoạn 3: Các câu còn lại

- GV cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.

- GV cho HS khá giỏi đọc toàn bài trước lớp.

- HS đọc thầm

- HS đọc nhẩm theo cô, để ý chỗ ngắt nghỉ hơi

- HS luyện đọc theo nhóm, tìm từ khó đọc

- HS đọc nối tiếp từng câu

- HS đọc theo cách nghỉ hơi GV hướng dẫn

- HS đọc từng đoạn trong nhóm.

Thư giãn giữa giờ

3.Hoạt động 3: Tìm hiểu bài – Thời gian: 15 phút

3.1. Đọc hiểu

- Mục tiêu: Bước đầu nhận biết được diễn biến của câu chuyện theo gợi ý của GV; trả lời được câu hỏi đơn giản về nội dung của bài đọc

- Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp, nhóm, cá nhân, trò chơi

- Yêu cầu HS đọc câu hỏi 1 trong SGK.

- GV cho HS thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi:

+ Câu hỏi 1: Khi mở hộp quà, bà nói gì?

+ Câu hỏi 2: Huệ trả lời thế nào?

- Yêu cầu HS đọc thầm câu hỏi 3.

- Y/C 1HS đọc to câu hỏi.

- Y/C HS làm việc cá nhân, khoanh vào ý em thích.

- Y/C HS thảo luận nhóm 4. Giải thích vì sao mình lại lựa chọn đáp án đó.

- GV cho 1HS đọc to yêu cầu câu hỏi 4.

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi.

* Liên hệ:

- Em hãy nói cho cô và các bạn cùng nghe về tình cảm của bà dành cho em?

- Tình cảm của em với bà như thế nào?

- Em cần làm gì để bà được vui.

- GV chốt nội dung bài.

- HS thảo luận nhóm và trình bày ý kiến.

- HS đọc thầm.

- 1 HS đọc.

- HS khoanh vào ý mình lựa chọn.

- HS thảo luận nhóm 4. Trình bày ý kiến lựa chọn của mình.

- HS đọc yêu cầu.

- HS thảo luận nhóm đôi và đại diện nhóm trình bày.

- HS chia sẻ.

3.2. Luyện đọc lại (theo vai) – Thời gian: 5 phút

- Mục tiêu: Đọc trơn bài, tốc độ đọc khoảng 40-50 tiếng/ 1 phút phát âm đúng các tiếng, không phải đánh vần. Biết nghỉ hơi sau các dấu câu ( sau dấu chấm nghỉ dài hơn sau dấu phẩy)

- Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm, cá nhân.

- Thiết bị dạy học: SGK.

- 1 tốp (3HS) đọc mẫu:1 HS đọc lời người dẫn chuyện, 1 HS đọc lời bà, 1 HS đọc lời Huệ.

- GV và cả lớp bình chọn tốp đọc hay nhất.(đúng vai, đúng lời, đúng từ, câu, đọc rõ ràng, biểu cảm)

-Từng nhóm 3 HS thi đọc theo vai

4. Tổng kết– Thời gian: 2 phút

- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị tiết sau.

- HS lắng nghe.

Tập viết

TÔ CHỮ HOA A, Ă, Â

I- Mục tiêu:

Bài học giúp HS hình thành và phát triển các năng lực và phẩm chất sau đây:

1. Phẩm chất:

Giúp HS kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ, trình bày đẹp bài tập viết.

2. Năng lực ngôn ngữ

- Nhận biết và đọc đúng được các chữ hoa A, Ă, Â, từ ứng dụng: ngạc nhiên, dịu dàng và câu ứng dụng: Anh lớn nhường em bé.

- Nắm được quy trình viết các chữ hoa A, Ă, Â.

- Tô đúng, viết đúng các chữ hoa, từ, câu ứng dụng và dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu chữ trong vở Luyện viết 1, tập hai.

II- Thiết bị dạy học:

- Chữ mẫu, bài hát.

- Bảng nhóm.

- Bảng phụ (hoặc trình chiếu).

- Vở Luyện viết 1, tập hai.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh

+ Khởi động: Hát (1 phút)

- GV dẫn dắt vào bài.

- HS hát.

1. Hoạt động 1: Hoạt động chia sẻ và giới thiệu bài – Thời gian: 5 phút

- Mục tiêu: Nhận biết và đọc đúng được các chữ hoa A, Ă, Â

- Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân

- Thiết bị dạy học: Chữ mẫu.

- GV cho HS xem chữ mẫu.

- GV hỏi: Các chữ mẫu trên bảng là chữ gì?

- Chốt ý, giới thiệu chữ hoa A, Ă, Â.

- GV ghi tựa bài.

- HS quan sát.

- HS trả lời.

- HS nhắc lại tựa bài.

2. Hoạt động 2: Khám phá và luyện tập – Thời gian 20 phút

- Mục tiêu: HS nắm được quy trình tô chữ hoa A, Ă, Â. Tô đúng, viết đúng các chữ hoa, từ, câu ứng dụng và dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu chữ trong vở Luyện viết 1, tập hai.

- Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân, làm nhóm.

- Thiết bị dạy học: Chữ mẫu, vở Luyện viết 1, tập hai, bảng phụ (hoặc trình chiếu).

a) Hướng dẫn tô chữ hoa A,Ă,Â

- GV cho HS xem chữ mẫu.

- GV tổ chức thảo luận nhóm 4 nhận xét các đặc điểm, cấu tạo chữ hoa:

+ Nhóm 1,2: Chữ hoa có độ rộng và độ cao như thế nào?

+ Nhóm 3,4: Chữ hoa gồm các nét nào ?

+ Nhóm 5,6: So sánh chữ A với Ă, Â?

+ Nhóm 7,8: Nêu quy trình tô các chữ hoa.

- GV cho các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV chốt ý, nêu lại quy trình viết chữ hoa.

- GV vừa viết chữ hoa mẫu vừa hướng dẫn.

- GV cho HS tô, viết các chữ hoa A, Ă, Â trong vở Luyện viết 1, tập hai. GV đến từng bàn , hướng dẫn HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng, viết đúng.

* Nghỉ giữa tiết: hát múa

b) Hướng dẫn viết từ, câu ứng dụng:

- GV cho HS quan sát và đọc các từ và câu ứng dụng: ngạc nhiên, dịu dàng, Anh lớn nhường em bé.

- GV cho HS thảo luận nhóm 4 nhận xét cách viết:

+ Nhóm 1,2: Từ ứng dụng và câu ứng dụng gồm có mấy chữ?

+ Nhóm 3,4: Khoảng cách giữa các chữ là bao nhiêu và vị trí các dấu thanh?

+ Nhóm 5,6: Những chữ nào cao 2,5 li? Cao 2 li? Cao 1,5li?...

+ Nhóm 7,8: Nêu những chữ khó viết có trong bài.

- GV cho các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV chốt ý, nêu cách viết.

- GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn. Lưu ý nét nối giữa: a và c, i và ê, ơ và n, ư và ơ.

- GV cho HS tô, viết các từ và câu ứng dụng: ngạc nhiên, dịu dàng, Anh lớn nhường em bé

trong vở Luyện viết 1, tập hai. GV khích lệ HS hoàn thành phần Luyện tập thêm.

- GV nhận xét một số vở của HS, khen ngợi những HS viết đúng, nhanh, đẹp.

- HS quan sát.

- HS thảo luận nhóm và đại diện các nhóm trình bày.

- Các nhóm HS nhận xét và bổ sung.

- HS lắng nghe và nhắc lại quy trình.

- HS quan sát.

- HS thực hành vào vở.

- HS quan sát và đọc.

- HS thảo luận nhóm và đại diện các nhóm trình bày.

- Các nhóm HS nhận xét và bổ sung.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát.

- HS thực hành vào vở.

4. Tổng kết– Thời gian: 5 phút

- GV cho HS xem các bài viết đẹp của một số bạn trong lớp.

- GV nhận xét tiết học. Nhắc những HS chưa hoàn thành bài viết tiếp tục luyện viết.

- Chuẩn bị tiết sau.

- HS quan sát.

- HS lắng nghe.

Tập đọc

Nắng

I- Mục tiêu:

Bài học giúp HS hình thành và phát triển các năng lực và phẩm chất sau đây:

1. Phẩm chất:

Giúp HS biết câu chuyện nói về tình cảm của nắng đối với bố mẹ, ông bà. Giáo dục HS biết phụ giúp bố mẹ, ông bà các công việc nhà.

2. Năng lực ngôn ngữ

- Đọc: đọc đúng và rõ ràng các từ, các câu trong bài thơ; tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút, biết nghỉ hơi và GV hướng dẫn cách ngắt nhịp; Giúp HS mở rộng vốn từ.

- Nói và nghe: Hỏi và trả lời được các câu hỏi về nội dung và tranh của bài. Học thuộc lòng 6 dòng thơ cuối,

II- Thiết bị dạy học:

- Tranh ảnh, phim minh họa.

- Bảng nhóm.

- Bảng phụ (hoặc trình chiếu) ngắt nhịp câu, in đậm (gạch chân) các từ khó.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh

+ Khởi động: Trò chơi “chiếc hôp bí mật” (1 phút)

- GV dẫn dắt vào bức tranh của SGK

- HS chơi.

1. Hoạt động 1: Luyện nói – Thời gian: 5 phút

- Mục tiêu: Hỏi và trả lời được câu hỏi về nội dung tranh của bài

- Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm đôi

- Thiết bị dạy học: Tranh, SGK

- GV cho HS xem tranh SGK

- Tổ chức cho HS nói trong nhóm đôi theo nội dung tranh

- Chốt ý, giới thiệu về Nắng.

- Giới thiệu tranh (theo SGK)

- Giới thiệu tựa bài

- HS xem tranh và nói trong nhóm đôi

-HS nhắc lại tựa bài.

2. Hoạt động 2: Luyện đọc thành tiếng – Thời gian 20 phút

- Mục tiêu: đọc đúng và rõ ràng các từ, các câu trong bài thơ; tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút, biết nghỉ hơi và GV hướng dẫn cách ngắt nhịp; Giúp HS mở rộng vốn từ.

- Phương pháp, hình thức tổ chức: đọc thầm, đọc cá nhân, đọc nhóm.

- Thiết bị dạy học: giọng đọc của GV, SGK, bảng phụ ghi câu ngắt nhịp.

a) Cho HS đọc thầm

GV kiểm soát lớp

b) GV đọc mẫu 1 lần, ngắt nghỉ hơi sau dấu phẩy, dấu chấm và ngắt nghỉ ở câu dài

Giọng đọc vui tươi, tình cảm. Ngắt nhịp 3/2

- Nhắc HS để ý chỗ ngắt nghỉ hơi

c) Cho HS đọc tiếng, từ ngữ

- Cho HS luyện đọc theo nhóm 4-6, tự tìm ra từ khó đọc hoặc từ bạn mình đọc sai, ghi lại trên thẻ từ

- GV quan sát các nhóm hoạt động, giúp đỡ, chỉnh sửa, rèn đọc cho HS.

- GV nêu từ các nhóm phát hiện.

+ Đối với các từ mà nhiều nhóm sai: GV chọn từ đưa lên bảng, rèn HS đọc.

+ Đối với các từ chỉ 1-2 nhóm sai: GV cho HS trong nhóm đọc lại.

+ Nếu từ nào HS không đọc được, có thể cho HS đánh vần và đọc trơn.

- GV kết hợp giải nghĩa từ: tường vôi, xâu kim (bằng hình ảnh), thoắt.

d) Luyện đọc câu

- GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp từng câu.

- GV giới thiệu cách đọc câu ngắt nhịp:

Nắng lên cao/ theo bố

Xây thẳng mạch/ tường vôi

Lại trải vàng/ sân phơi

Hong thóc khô/ cho mẹ.//

e) Tổ chức cho HS đọc cả bài văn

- GV giới thiệu: bài này được chia thành 2 khổ.

- Khổ 1: Từ “Đầu đến…cho mẹ.”

- Khổ 2:Từ “Nắng chạy…xâu kim.”

- GV cho HS đọc từng khổ trong nhóm.

- GV cho HS khá giỏi đọc toàn bài trước lớp.

- HS đọc thầm

- HS đọc nhẩm theo cô, để ý chỗ ngắt nghỉ hơi

- HS luyện đọc theo nhóm, tìm từ khó đọc

- HS đọc nối tiếp từng câu

- HS đọc theo cách nghỉ hơi GV hướng dẫn

- HS đọc từng khổ trong nhóm.

Thư giãn giữa giờ

3.Hoạt động 3: Tìm hiểu bài – Thời gian: 15 phút

3.1. Đọc hiểu

- Mục tiêu: Bước đầu nhận biết được diễn biến của câu chuyện theo gợi ý của GV; trả lời được câu hỏi đơn giản về nội dung của bài đọc

- Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp, nhóm, cá nhân, trò chơi

- Yêu cầu HS đọc câu hỏi 1 trong SGK.

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi:

+ Câu hỏi 1: Nắng giúp ai làm gì?

- Yêu cầu HS đọc câu hỏi 2,3 trong SGK.

- GV cho HS thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi:

+ Câu hỏi 2: Tìm những câu cho thấy nắng rất nhanh nhẹn?

+ Câu hỏi 3: Em thấy nắng giống ai?

* Liên hệ:

- Em hãy nói cho cô và các bạn cùng nghe về công việc em đã phụ giúp gia đình?

- GV chốt nội dung bài.

- HS thảo luận nhóm.

- 2 HS hỏi đáp trả lời.

- HS thảo luận nhóm 4.

- Đại diện từng nhóm trả lời.

3.2. Học thuộc lòng – Thời gian: 5 phút

- Mục tiêu: đọc thuộc lòng bài thơ. Biết ngắt, nghỉ đúng nhịp.

- Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm, cá nhân.

- Thiết bị dạy học: SGK.

- GV tổ chức cho HS học thuộc long bài thơ.

- GV tổ chức trò chơi: “Ai giỏi nhất?”

- GV và cả lớp bình chọn tốp đọc hay nhất.(đúng từ, câu, đọc rõ ràng, biểu cảm)

-Từng nhóm 3 HS thi đọc.

4. Tổng kết– Thời gian: 2 phút

- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị tiết sau.

- HS lắng nghe.

  • Rút kinh nghiệm:

Góc sáng tạo

BƯU THIẾP “LỜI YÊU THƯƠNG”

Bài học giúp HS hình thành và phát triển các năng lực và phẩm chất sau đây:

1. Phẩm chất:

Giúp HS thể hiện tình cảm với người thân. Biết kiên trì, khéo léo để hoàn thành sản phẩm.

2. Năng lực ngôn ngữ

- Làm được 1 bưu thiếp đơn giản, có trang trí (cắt, dán hoặc vẽ).

- Viết được lời yêu thương (2,3 câu) lên bưu thiếp để tặng một người than, chữ viết rõ ràng, ít lỗi chính tả.

II- Thiết bị dạy học:

GV: - Một số bưu thiếp sưu tầm.

- Những mảnh giấy có dòng kẻ ô li hình chữ nhật hoặc trái tim.

- Những viên nam châm.

HS: - Giấy màu, bút chì màu, bút dạ, hồ dán, tranh ảnh người thân,…

- VBT Tiếng Việt 1, tập hai.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh

1. Hoạt động 1: Hoạt động chia sẻ và giới thiệu câu chuyện – Thời gian: 5 phút

- Mục tiêu: quan sát và nhận biết được hình bưu thiếp.

- Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm đôi

- Thiết bị dạy học: Tranh.

- GV cho HS xem tranh BT 1

- Tổ chức cho HS nói trong nhóm đôi theo nội dung tranh và đoán cách làm.

- Chốt ý, giới thiệu về bưu thiếp.

- Giới thiệu tranh (theo SGK)

- Giới thiệu tựa bài

- HS xem tranh và nói trong nhóm đôi

-HS nhắc lại tựa bài.

2. Hoạt động 2: Khám phá - Thời gian 10 phút

- Mục tiêu: Biết cách làm 1 bưu thiếp đơn giản, có trang trí (cắt, dán hoặc vẽ).

- Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân, làm nhóm.

- Thiết bị dạy học: SGK, một số bưu thiếp sưu tầm.

2.1. Hướng dẫn thực hiện:

- GV cho HS quan sát 4 bài tập trong SGK.

- GV mời 4 HS nối tiếp đọc 4 hoạt động của tiết học.

- BT 1: GV cho HS thảo luận nhóm đôi nhận xét hình dáng, trang trí của bưu thiếp.

- GV nhận xét và hỏi bưu thiếp được dùng làm gì?

- BT 2: GV cho HS thảo luận nhóm đôi nêu cách làm bưu thiếp.

- GV nhận xét và cho HS xem một số mẫu bưu thiếp.

- BT 3: GV cho 1 HS đọc lời trong bưu thiếp.

- GV lưu ý: Viết lên bưu thiếp 2-3 câu lời yêu thương tặng 1 người thân trong gia đình. Viết càng nhiều câu càng tốt, chú ý lỗi chính tả, trình bày sạch đẹp.

- BT 4: GV: Các em sẽ mang bưu thiếp về nhà tặng người thân. Cùng người thân hoàn thiện đẹp hơn để chuẩn bị trưng bày ở lớp vào tuần tiếp theo.

2.2. HS nói trước lớp:

- GV hỏi: Em sẽ làm bưu thiếp tặng ai trong gia đình?

- GV nhận xét.

- HS quan sát.

- 4HS đọc nối tiếp.

- HS thảo luận nhóm đôi.

- HS trả lời.

- HS thảo luận nhóm và trình bày ý kiến.

- HS quan sát.

- 1HS đọc.

- Cả lớp lắng nghe.

- Cả lớp lắng nghe.

- HS trả lời.

3. Luyện tập- Thời gian 15 phút

- Mục tiêu: Làm được 1 bưu thiếp đơn giản, có trang trí (cắt, dán hoặc vẽ). Viết được lời yêu thương (2,3 câu) lên bưu thiếp để tặng một người than, chữ viết rõ ràng, ít lỗi chính tả.

- Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân, làm nhóm.

- Thiết bị dạy học: Đồ dùng, nam châm, VBT

3.1. Chuẩn bị:

- HS bày lên bàn những đồ dùng đã chuẩn bị.

- GV phát cho HS những mẫu giấy trắng có dòng kẻ ô li để HS đính lên bưu thiếp (HS chưa có sự chuẩn bị có thể làm bài trực tiếp vào VBT).

- GV hướng dẫn trang để trang trí và viết lời yêu thương vào bưu thiếp.

- GV hướng dẫn cách đính sản phẩm của HS vào VBT.

3.2. Làm bưu thiếp:

- GV tổ chức cho HS thực hành làm bưu thiếp theo nhóm 4.

- GV quan sát và giúp đỡ HS khi gặp khó khăn.

3.3. Giới thiệu một vài sản phẩm:

- GV cho 4 nhóm nhanh nhất đính sản phẩm trên bảng.

- GV gọi đại diện các nhóm trình bày sản phẩm.

- GV nhận xét.

- HS bày lên đồ dùng.

- HS lắng nghe.

- HS thực hành theo nhóm 4.

- 4 nhóm đính sản phẩm.

- Đại diện nhóm trình bày.

4. Tổng kết– Thời gian: 5 phút

- GV nhận xét tiết học. Khen ngợi các nhóm hoàn thành tốt và sáng tạo.

- Nhắc những HS về nhà tặng cho người thân và cùng người thân hoàn thiện sản phẩm đẹp hơn.

- Chuẩn bị tiết sau.

- HS lắng nghe.

Kể chuyện

CÔ BÉ QUÀNG KHĂN ĐỎ

Bài học giúp HS hình thành và phát triển các năng lực và phẩm chất sau đây:

1. Phẩm chất:

Giúp HS hiểu lời khuyên của câu chuyện: phải biết vâng lời bố mẹ, đi đến nơi không la cà dọc đường. Đặc biệt không nên tiếp xúc với bất kỳ người lạ nào để đảm bảo an toàn cho chính mình.

2. Năng lực ngôn ngữ

- Nghe hiểu và nhớ câu chuyện.

- Nhìn tranh, có thể tự kể từng đoạn của câu chuyện.

II- Thiết bị dạy học:

- Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK (phóng to).

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh

+ Khởi động: Hát (1 phút)

- GV dẫn dắt vào bài.

- HS hát.

1. Hoạt động 1: Hoạt động chia sẻ và giới thiệu câu chuyện – Thời gian: 5 phút

- Mục tiêu: quan sát và nhận biết được các nhân bật trong câu chuyện.

- Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm đôi

- Thiết bị dạy học: Tranh.

- GV cho HS xem tranh SGK

- Tổ chức cho HS nói trong nhóm đôi theo nội dung tranh

- Chốt ý, giới thiệu về câu chuyện.

- Giới thiệu tranh (theo SGK)

- Giới thiệu tựa bài

- HS xem tranh và nói trong nhóm đôi

-HS nhắc lại tựa bài.

2. Hoạt động 2: Khám phá và luyện tập– Thời gian 20 phút

- Mục tiêu: Nghe hiểu và nhớ câu chuyện, nhìn tranh, có thể tự kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện..

- Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân, làm nhóm, trò chơi.

- Thiết bị dạy học: Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK (phóng to).

2.1. Nghe kể chuyện:

- GV treo tranh và cho HS quan sát.

- GV kể chuyện 3 lần với giọng diễn cảm.

+ Lần 1: GV kể không chỉ tranh, HS nghe toàn bộ câu chuyện.

+ Lần 2: GV vừa chỉ từng tranh vừa kể thật chậm, HS nghe và quan sát tranh.

+ Kể lần 3 (như lần 2) để một lần nữa khắc sâu nội dung câu chuyện.

* Nghỉ giữa tiết: hát múa

2.2. Kể chuyện theo tranh:

- GV cho HS quan sát vào SGK.

- GV cho HS thảo luận nhóm 6 trả lời câu hỏi và kể cho nhau nghe về câu chuyện.

- GV cho các nhóm thi đua kể chuyện.

- GV cho đại diện các nhóm nhận xét và bình chọn nhóm kể chuyện đúng và hay nhất.

- GV tổ chức trò chơi Ô cửa sổ: Lần lượt HS chọn ô cửa sổ bất kì và kể lại bức tranh mình đã chọn.

- GV cho HS nhận xét và chọn bạn kể lại đúng và hay nhất.

- GV cất tranh và mời 1HS kể lại toàn bộ câu chuyện.

- GV và HS nhận xét.

2.3. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện:

- GV hỏi:

+ Em có nhận xét gì về cô bé quàng khăn đỏ?

+ Em có nhận xét gì về con sói?

+ Em có nhận xét gì về bác thợ săn?

+ Qua câu chuyện, em hiểu được điều gì?

- GV nhận xét, chốt ý: Cô bé quàng khăn đỏ không nghe lời mẹ, ham chơi nên đã bị sói lừa từ đó gây nguy hiểm cho cả hai bà cháu, may mắn nhờ bác thợ săn cứu nên thoát chết. Vì vậy, qua câu chuyện khuyên chúng ta phải biết vâng lời bố mẹ, đi đến nơi không la cà dọc đường. Đặc biệt không nên tiếp xúc với bất kỳ người lạ nào để đảm bảo an toàn cho chính mình.

- HS quan sát.

- HS lắng nghe và quan sát.

- HS quan sát.

- HS thảo luận nhóm.

- 2-3 nhóm thi đua kể chuyện.

- Đại diện các nhóm nhận xét và bình chọn.

- 6 HS tham gia trò chơi.

- HS nhận xét và bình chọn.

- 1HS kể lại toàn bộ câu chuyện.

- HS nhận xét.

- HS trả lời:

+ Cô bé quàng khan đỏ: ham chơi, không nghe lời mẹ,…

+ Con sói: tinh ranh, xảo quyệt,….

+ Bác thợ săn: gan dạ, tốt bụng,…

+ Qua câu chuyện, em hiểu là không ham chơi, nghe lời mẹ,…

- HS lắng nghe.

4. Tổng kết– Thời gian: 5 phút

- GV nhận xét tiết học. Khen ngợi các em kể chuyện hay.

- Nhắc những HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Chuẩn bị tiết sau.

- HS lắng nghe.

  • Rút kinh nghiệm:

Tập viết

TÔ CHỮ HOA B

I- Mục tiêu:

Bài học giúp HS hình thành và phát triển các năng lực và phẩm chất sau đây:

1. Phẩm chất:

Giúp HS kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ, trình bày đẹp bài tập viết.

2. Năng lực ngôn ngữ

- Nhận biết và đọc đúng được các chữ hoa B, từ ứng dụng: trải vàng, đuổi kịp và câu ứng dụng: Bà cháu thương yêu nhau.

- Nắm được quy trình viết các chữ hoa B.

- Tô đúng, viết đúng các chữ hoa, từ, câu ứng dụng và dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu chữ trong vở Luyện viết 1, tập hai.

II- Thiết bị dạy học:

- Chữ mẫu, bài hát.

- Bảng nhóm.

- Bảng phụ (hoặc trình chiếu).

- Vở Luyện viết 1, tập hai.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh

+ Khởi động: Hát (1 phút)

- GV dẫn dắt vào bài.

- HS hát.

1. Hoạt động 1: Hoạt động chia sẻ và giới thiệu bài – Thời gian: 5 phút

- Mục tiêu: Nhận biết và đọc đúng được các chữ hoa B

- Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân

- Thiết bị dạy học: Chữ mẫu.

- GV cho HS xem chữ mẫu.

- GV hỏi: Các chữ mẫu trên bảng là chữ gì?

- Chốt ý, giới thiệu chữ hoa B.

- GV ghi tựa bài.

- HS quan sát.

- HS trả lời.

- HS nhắc lại tựa bài.

2. Hoạt động 2: Khám phá và luyện tập – Thời gian 25 phút

- Mục tiêu: HS nắm được quy trình tô chữ hoa B. Tô đúng, viết đúng các chữ hoa, từ, câu ứng dụng và dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu chữ trong vở Luyện viết 1, tập hai.

- Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân, làm nhóm.

- Thiết bị dạy học: Chữ mẫu, vở Luyện viết 1, tập hai, bảng phụ (hoặc trình chiếu).

a) Hướng dẫn tô chữ hoa B

- GV cho HS xem chữ mẫu.

- GV tổ chức thảo luận nhóm 6 nhận xét các đặc điểm, cấu tạo chữ hoa:

+ Nhóm 1,2: Chữ hoa có độ rộng và độ cao như thế nào?

+ Nhóm 3,4: Chữ hoa gồm các nét nào ?

+ Nhóm 5,6: Nêu quy trình tô các chữ hoa.

- GV cho các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV chốt ý, nêu lại quy trình viết chữ hoa.

- GV vừa viết chữ hoa mẫu vừa hướng dẫn.

- GV cho HS tô, viết các chữ hoa B trong vở Luyện viết 1, tập hai. GV đến từng bàn , hướng dẫn HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng, viết đúng.

* Nghỉ giữa tiết: hát múa

b) Hướng dẫn viết từ, câu ứng dụng:

- GV cho HS quan sát và đọc các từ và câu ứng dụng: trải vàng, đuổi kịp, Bà cháu thương yêu nhau.

- GV cho HS thảo luận nhóm 4 nhận xét cách viết:

+ Nhóm 1,2: Từ ứng dụng và câu ứng dụng gồm có mấy chữ?

+ Nhóm 3,4: Khoảng cách giữa các chữ là bao nhiêu và vị trí các dấu thanh?

+ Nhóm 5,6: Những chữ nào cao 2,5 li? Cao 2 li? Cao 1,5li? Cao 1,25 li?...

+ Nhóm 7,8: Nêu những chữ khó viết có trong bài.

- GV cho các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV chốt ý, nêu cách viết.

- GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn. Lưu ý nét nối giữa: uô và i, ư và ơ, y và ê.

- GV cho HS tô, viết các từ và câu ứng dụng: trải vàng, đuổi kịp, Bà cháu thương yêu nhau.

trong vở Luyện viết 1, tập hai. GV khích lệ HS hoàn thành phần Luyện tập thêm.

- GV nhận xét một số vở của HS, khen ngợi những HS viết đúng, nhanh, đẹp.

- HS quan sát.

- HS thảo luận nhóm và đại diện các nhóm trình bày.

- Các nhóm HS nhận xét và bổ sung.

- HS lắng nghe và nhắc lại quy trình.

- HS quan sát.

- HS thực hành vào vở.

- HS quan sát và đọc.

- HS thảo luận nhóm và đại diện các nhóm trình bày.

- Các nhóm HS nhận xét và bổ sung.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát.

- HS thực hành vào vở.

4. Tổng kết– Thời gian: 5 phút

- GV cho HS xem các bài viết đẹp của một số bạn trong lớp.

- GV nhận xét tiết học. Nhắc những HS chưa hoàn thành bài viết tiếp tục luyện viết.

- Chuẩn bị tiết sau.

- HS quan sát.

- HS lắng nghe.

TỰ ĐỌC SÁCH BÁO

(2 tiết)

I- Mục tiêu:

Bài học giúp HS hình thành và phát triển các năng lực và phẩm chất sau đây:

1. Phẩm chất:

Giúp HS biết chia sẻ các câu chuyện mình thích, có ý thức tự giác đọc sách.

2. Năng lực ngôn ngữ:

- Biết giới thiệu rõ ràng, tự tin với các bạn quyển sách mình mang tới lớp.

- Đọc to, rõ cho các bạn nghe những gì vừa đọc.

II- Thiết bị dạy học:

- Một số sách hay, phù hợp với tuổi thiếu nhi.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh

1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài – Thời gian: 5 phút

- Mục tiêu: Biết được MĐYC bài học.

- Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân

- Thiết bị dạy học: SGK.

- GV nêu MĐYC của bài học

- Giới thiệu bài.

- Giới thiệu tựa bài

- HS lắng nghe.

-HS nhắc lại tựa bài.

2. Hoạt động 2: Luyện tập - Thời gian 25 phút

- Mục tiêu: Biết giới thiệu rõ ràng, tự tin với các bạn quyển sách mình mang tới lớp. Đọc to, rõ cho các bạn nghe những gì vừa đọc.

- Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân.

- Thiết bị dạy học: SGK, sách yêu thích của HS.

2.1. Hướng dẫn thực hiện:

- GV cho HS quan sát 4 bài tập trong SGK.

- GV mời 4 HS nối tiếp đọc 4 hoạt động của tiết học.

- BT 1: GV yêu cầu HS bày trước mặt quyển sách đã chuẩn bị.

- BT 2: GV cho HS đọc các tên bìa các cuốn sách được in trong SGK.

- GV giới thiệu sơ lược về các cuốn sách đó.

- GV mời một vài HS giới thiệu về quyển sách của mình.

- BT 3: GV cho cả lớp tự đọc sách của mình. (HS nào quên đem sách có thể đọc truyện Chú sóc ngoan trong SGK)

- Nếu cả lớp đều mang sách đầy đủ, GV phân công 3 bạn đọc truyện Chú sóc ngoan trong SGK và kể lại cho cả lớp cùng nghe. (Khuyến khích HS về nhà đọc, tìm hiểu thêm về truyện này).

- BT 4: GV lưu ý khi đọc sách, HS chú ý chọn ra một đoạn yêu thích của mình để đọc cho các bạn cùng nghe.

2.2. Tự đọc sách:

- GV cho HS tự đọc sách và nhắc HS nên đọc kỹ đoạn mình thích để đọc rõ, tự tin trước lớp.

- GV đi từng bàn giúp đỡ HS.

- HS quan sát.

- 4HS đọc nối tiếp.

- HS đặt sách đã chuẩn bị trước mặt.

- HS đọc

- HS lắng nghe.

- Một vài HS giới thiệu.

- HS tự đọc sách.

- 3 HS thực hiện theo phân công.

- Cả lớp lắng nghe.

- Cả lớp tự đọc sách.

Thư giãn giữa giờ

*TIẾT 2

2.3. Đọc cho các bạn nghe (BT4) (25 phút)

- GV cho HS lần lượt đọc đoạn yêu thích trước lớp.

- GV hỏi thêm một số câu hỏi liên quan đến câu chuyện.

- GV cho HS nhận xét và bình chọn bạn kể hay nhất.

- GV cho HS thành lập các nhóm tự đọc sách cùng trao đổi sách, cùng đi thư viện, hỗ trợ nhau trong đọc sách.

- Mời HS đăng kí đọc trước lớp trong tiết sau.

- HS lần lượt đọc trước lớp.

- HS trả lời.

- HS bình chọn và gợi ý một số câu chuyện thú vị.

- HS thành lập nhóm.

- HS đăng kí.

4. Tổng kết– Thời gian: 5 phút

- GV nhận xét tiết học. Khen ngợi HS thực hiện tốt trong tiêt học.

- Chuẩn bị tiết sau.

- HS lắng nghe.

TẬP ĐỌC

THẦY GIÁO ( TRANG 92)

  1. MỤC TIÊU:
  2. Yêu cầu cần đạt:
  • HS đọc trơn bài với tốc độ 40 – 50 tiếng/ phút, phát âm đúng các tiếng, không phải đánh vần. Biết nghỉ hơi sau các dấu câu.
  • HS hiểu các từ ngữ trong bài.
  • HS làm đúng bài tập đọc hiểu.
  • HS hiểu câu chuyện nói về tình cảm của bạn học sinh với thầy giáo; các bạn học sinh rất yêu quý thầy giáo vì thầy rất quan tâm học sinh, ân cần, độ lượng.
  1. Phẩm chất, năng lực:
  2. Phẩm chất:
  • Phẩm chất trách nhiệm: HS có ý thức về việc làm của mình.
  • Phẩm chất nhân ái: Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn bè.
  • Phẩm chất trung thực: biết nhận lỗi khi làm sai.
  1. Năng lực:
  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động tham gia các hoạt động, hoàn thành các nhiệm vụ trong bài học.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: mạnh dạn trình bày trước nhiều người, biết nói lên nhận xét, suy nghĩ của bản thân; biết phối hợp với các bạn trong nhóm, trong lớp để thực hiện các hoạt động và giải quyết vấn đề.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đưa ra những cách giải quyết, suy nghĩ của bản thân; tích cực, chủ động tham gia các hoạt động của cá nhân và của nhóm.
  1. CHUẨN BỊ:
  2. Giáo viên:
  • Máy tính, loa, máy chiếu.
  • Bảng phụ.
  1. Học sinh:
  • Sách giáo khoa, VBT.

III. NỘI DUNG VÀ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG:

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

  1. ỔN ĐỊNH
  2. KIỂM TRA BÀI CŨ
  • GV yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng 6 dòng thơ cuối hoặc cả bài thơ Nắng.
  • Qua bài thơ, em thấy nắng giống ai?
  • GV nhận xét, tuyên dương.
  1. DẠY BÀI MỚI
  2. Chia sẻ và giới thiệu bài.

Mục tiêu: Học sinh nói được về thầy cô của mình.

Năng lực: Giao tiếp ngôn ngữ

Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm

Phương pháp: Vấn đáp, thực hành

  • GV cho học sinh thảo luận nhóm đôi nói về thầy giáo, cô giáo của mình.
  • GV khuyến khích học sinh nói tự do về thầy, cô giáo của mình. Ví dụ: Bạn biết thầy cô giáo phải làm việc gì? Tính tình thầy cô giáo như thế nào? Nếu bạn là thầy giáo, cô giáo, bạn sẽ thế nào?
  • GV nhận xét, khích lệ.
  • GV giới thiệu bài:

“Hôm nay các em sẽ đọc truyện kể về 1 thầy giáo”. (GV đưa tranh minh họa.)

  • GV yêu cầu HS quan sát, hỏi: Tranh vẽ gì?
  • GV nhận xét.
  1. Khám phá và luyện tập.
    1. Luyện đọc
  2. Mục tiêu: Học sinh đọc từ ngữ: dãy bàn, đỏ ửng, ngừng đọc, sau lưng, múa may, quay lại, cúi gằm mặt, nhẹ nhàng, chuông báo, rụt rè, mỉm cười; câu, và đoạn, cả bài.

Năng lực: Hợp tác và giao tiếp ngôn ngữ

Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm

Phương pháp: Vấn đáp, thực hành

  1. GV đọc mẫu: giọng kể nhẹ nhàng, tình cảm.
  2. Luyện đọc từ ngữ: dãy bàn, đỏ ửng, ngừng đọc, sau lưng, múa may, quay lại, cúi gằm mặt, nhẹ nhàng, chuông báo, rụt rè, mỉm cười.
  • HS hát: Em yêu trường em.
  • 2 HS học sinh đọc thuộc lòng 6 dòng thơ cuối hoặc cả bài thơ Nắng.
  • HS trả lời.

- HS thảo luận nhóm đôi, chia sẻ cho bạn về thầy cô của mình.

  • HS trình bày, chia sẻ cho cả lớp về kết quả của nhóm mình.
  • HS lắng nghe.
  • HS quan sát tranh.
  • HS trả lời theo những gì mình quan sát được.
  • HS lắng nghe.
  • HS đọc cá nhân, nhóm, lớp

TIẾT 2

  1. Luyện đọc câu
  • GV: Bài đọc có bao nhiêu câu?
  • GV yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu, đọc liền 2 hoặc 3 câu ngắn.
  1. Thi đọc đoạn, bài.
  • GV yêu cầu HS nhìn SGK cùng luyện đọc trước khi thi.
  • GV nhận xét.
    1. Tìm hiểu bài đọc

Mục tiêu: Học sinh hiểu được câu hỏi, làm được các bài tập đọc hiểu, HS hiểu câu chuyện nói về tình cảm của bạn học sinh với thầy giáo; các bạn học sinh rất yêu quý thầy giáo vì thầy rất quan tâm học sinh, ân cần, độ lượng.

Năng lực: Hợp tác và giao tiếp ngôn ngữ

Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm

Phương pháp: Vấn đáp, thực hành

  • GV hỏi: Vì sao các bạn học sinh rất thích thầy giáo của mình?
  • Bạn nhỏ mắc lỗi sẽ nói gì khi được thầy tha lỗi?
  • GV chốt và giáo dục cho các em biết ơn và yêu thương thầy cô của mình.
    1. Luyện đọc lại

Mục tiêu: Học sinh đọc được cả bài theo vai được phân.

Năng lực: Hợp tác và giao tiếp ngôn ngữ

Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm

Phương pháp: Đóng vai, thực hành

  • GV phân vai cho học sinh: người dẫn chuyện, thầy giáo, 1 học sinh.
  • GV nhận xét, bình chọn tốp đọc tốt.

Hoạt động vận dụng thực tế:

Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng lý thuyết vào thực tế cuộc sống.

Phương pháp: Luyện tập và thực hành.

- Học sinh kể về kỉ niệm tốt với thầy cô đã từng dạy mình.

- Giáo dục tư tưởng HS thông qua bài học.

  1. DẶN DÒ
  • Đọc (kể) cho người thân nghe câu chuyện “Thầy giáo”.

- HS trả lời (14 câu).

  • HS đọc vỡ từng câu.
  • HS đọc nối tiếp từng câu( đọc liền 2 hoặc 3 câu ngắn) ( cá nhân, từng cặp).
  • Từng cặp HS nhìn SGK cùng luyện đọc trước khi thi.
  • Các cặp tổ thi đọc nối tiếp 3 đoạn. (từ đầu đến…có sốt không. / Tiếp theo đến…nữa nhé!”./ Còn lại).
  • Các cặp, tổ thi đọc cả bài.
  • 1 HS đọc cả bài.
  • Cả lớp đọc đồng thanh.
  • HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc lại.
  • Từng cặp học sinh trao đổi, làm bài trong VBT.
  • HS trả lời:

a. Vì thầy dạy buổi đầu tiên (Sai).

b. Vì thầy rất quan tâm tới học sinh. (Đúng).

c.Vì thầy dịu dàng bảo ban khi học trò nghịch ngợm ( Đúng).

  • HS có thể nói: “Cảm ơn thầy đã tha lỗi cho em. Chào thầy em về ạ”. Hoặc “Em cảm ơn thầy, em về ạ.
  • Lặp lại: 1 HS hỏi, cả lớp đáp.
  • 3 học sinh làm thành 1 tốp để đọc theo vai GV đã phân.
  • 2 đến 3 tốp đọc.
  • Cả lớp cùng GV nhận xét, bình chọn tốp đọc tốt.
  • HS về kỉ niệm tốt với thầy cô đã từng dạy mình.
  • HS lắng nghe.

CHÍNH TẢ

  1. MỤC TIÊU:
  2. Yêu cầu cần đạt:
  • HS nghe, viết lại đúng 4 dòng thơ(15 chữ) Cô giáo với mùa thu, không mắc quá 1 lỗi.
  • HS nhớ quy tắc chính tả g, gh; điền đúng g, gh vào chỗ trống để hoàn thành câu.
  • HS tìm trong bài Thầy giáo tiếng có vần ai, ay; viết lại cho đúng.
  1. Phẩm chất, năng lực:
  2. Phẩm chất:
  • Phẩm chất trách nhiệm: HS có ý thức về việc làm của mình.
  1. Năng lực:
  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động tham gia các hoạt động, hoàn thành các nhiệm vụ trong bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đưa ra những cách giải quyết, suy nghĩ của bản thân; tích cực, chủ động tham gia các hoạt động của cá nhân và của nhóm.
  1. CHUẨN BỊ:
  2. Giáo viên:
  • Bảng lớp viết các dòng thơ cần viết chính tả, viết các chữ cần điền âm đầu(BT2) đứng lên …ế, cúi …ằm mặt, bước lại …ần.
  • Bảng con hoặc 2 băng giấy để 2 HS thi làm BT3 trước lớp.
  1. Học sinh:
  • Vở luyện viết 1, tập hai.
  1. NỘI DUNG VÀ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

  1. ỔN ĐỊNH
  2. KIỂM TRA BÀI CŨ
  • GV yêu cầu học điền vần uôn hay uôt, ương hay ươc vào chỗ trống để hoàn thành 4 câu văn.
  • GV nhận xét, tuyên dương.
  1. DẠY BÀI MỚI
  2. Giới thiệu bài

- GV nêu yêu cầu mục đích của tiết học.

  • HS hát: Cô giáo em.
  • 2 HS làm bài tập.

Chuột con đến trường.

Các bạn gọi chuột là Tí Teo.

Chuột ước được to như voi.

Vì yêu mẹ, nó vẫn muốn làm chuột.

  • HS lắng nghe.
  1. Luyện tập
    1. Nghe viết chính tả (cỡ chữ nhỏ)
  • GV yêu cầu HS đọc khổ thơ cần viết chính tả.
  • GV hỏi HS về nội dung khổ thơ (ca ngợi cô giáo hiền, giọng nói đầm ấm).
  • GV chỉ cho HS đọc những chữ các em dễ viết sai, VD: giáo, hiền, giọng, lời. Nhắc HS viết hoa chữ Tấm.
  • GV đọc từng dòng thơ mỗi dòng không quá 3 lần. (với dòng thơ 4 chữ, có thể đọc liền cả dòng hoặc đọc 2 chữ một. Hiền như – cô Tấm/ giọng cô – đầm ấm ,…)
  • GV đọc chậm từng dòng thơ cho HS soát lỗi.
  • GV chữa bài cho HS, GV có thể chiếu một số bài lên bảng lớp để sửa chữa.
    1. Làm bài tập chính tả
  1. BT 2 (Em chọn chữ nào: g hay gh?)
  • GV nêu yêu cầu, viết lên bảng các từ ngữ: đứng lên …ế, cúi …ằm mặt, bước lại …ần.
  • GV yêu cầu HS nhắc lại quy tắc chính tả: gh, g.
  • GV chữa bài, nhận xét.
  1. BT3 (Tìm nhanh, viết đúng).
  • GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài.
  • Chữa bài: GV phát thẻ giấy cho 2 HS làm bài trên bảng lớp, nói kết quả: 1 tiếng có vần ai(lại); 2 tiếng có vần ay (2 trong các tiếng: ngay, dãy, may, quay, nãy).
  • GV nhận xét.
  1. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
  • HS đọc khổ thơ cần viết chính tả.
  • HS trả lời về nội dung khổ thơ (ca ngợi cô giáo hiền, giọng nói đầm ấm).
  • HS lắng nghe.
  • HS nhẩm đánh vần, đọc thầm từng tiếng mình dễ viết sai.
  • HS gấp SGK, nghe GV đọc từng dòng thơ, viết vào vở luyện viết 1, tập hai, tô những chữ hoa đầu câu
  • HS viết xong, cầm bút chỉ, nghe GV đọc chậm từng dòng thơ, soát lỗi. Gạch dưới chữ viết sai bằng bút chì, viết lại cho đúng ra lề vở, ghi số lỗi bên bài viết.
  • HS đổi bài với bạn để sửa lỗi cho nhau.
  • HS lắng nghe.
  • 1 HS nhắc lại quy tắc chính tả : gh + e, ê, i; g + a, o, u, ô…
  • HS làm bài.
  • 1HS lên bảng điền chữ g, gh vào chỗ trống để hoàn thành câu, đọc kết quả: đứng lên ghế, cúi gằm mặt, bước lại gần.
  • Cả lớp đọc lại 3 câu văn; sửa bài theo đáp án.
  • HS đọc yêu cầu.
  • HS tìm trong bài đọc, viết vào vở luyện viết 1, tập hai 1 tiếng có vần ai, 2 tiếng có vần ay (viết nhiều hơn 2 vần ay càng tốt).
  • Cả lớp nói lại kết quả.

RÚT KINH NGHIỆM

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

TẬP ĐỌC

KIẾN EM ĐI HỌC

  1. MỤC TIÊU:
  2. Yêu cầu cần đạt:
  • HS đọc trơn bài, phát âm đúng các tiếng, không phải đánh vần. Biết nghỉ hơi sau các dấu câu.
  • HS hiểu các từ ngữ trong bài.
  • HS trả lời đúng các câu hỏi tìm hiểu bài đọc.
  • HS hiểu nôi dung câu chuyện vui: Kiến em rất buồn vì thầy giáo chê chữ Kiến quá nhỏ, thầy đọc không được. Thì ra thầy giáo của Kiến em là thầy voi.
  1. Phẩm chất, năng lực:
  2. Phẩm chất:
  • Phẩm chất trách nhiệm: HS có ý thức về việc làm của mình.
  • Phẩm chất nhân ái: Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn bè.
  1. Năng lực:
  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động tham gia các hoạt động, hoàn thành các nhiệm vụ trong bài học.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: mạnh dạn trình bày trước nhiều người, biết nói lên nhận xét, suy nghĩ của bản thân; biết phối hợp với các bạn trong nhóm, trong lớp để thực hiện các hoạt động và giải quyết vấn đề.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đưa ra những cách giải quyết, suy nghĩ của bản thân; tích cực, chủ động tham gia các hoạt động của cá nhân và của nhóm.
  1. CHUẨN BỊ:
  2. Giáo viên:
  • Máy tính, loa, máy chiếu.
  • Bảng phụ, các thẻ chữ để học sinh làm bài tập chọn ý đúng.
  1. Học sinh:
  • Sách giáo khoa, VBT.

III. NỘI DUNG VÀ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG:

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

  1. ỔN ĐỊNH
  2. KIỂM TRA BÀI CŨ
  • GV yêu cầu học sinh đọc nối tiếp nhau đọc truyện Thầy giáo, trả lời câu hỏi:
  • Vì sao các bạn học sinh rất thích thầy giáo của mình?
  • GV nhận xét, tuyên dương.
  1. DẠY BÀI MỚI
  2. Chia sẻ và giới thiệu bài.
    1. Chia sẻ

Mục tiêu: Học sinh nói được về ngày đầu tiên đi học.

Năng lực: Giao tiếp ngôn ngữ

Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm

Phương pháp: thảo luận, thực hành

  • GV cho học sinh thảo luận nhóm đôi nói về ngày đầu tiên đi học.
  • GV khuyến khích học sinh nói tự do. Ví dụ: ngày đầu tiên em đến trường là ngày nào? ấn tượng rõ nhất của ngày đầu em đến trường là ai, là cái gì? ấn tượng đó vui hay buồn? về nhà em đã kể những gì cho người thân nghe về ngày đầu tiên đi học?
  • GV nhận xét, khích lệ.

1.2. GV giới thiệu bài:

“Hôm nay các em sẽ đọc câu chuyện về ngày đầu đến trường của một chú kiến. Chú kiến trong truyện này rất thích đi học. Bố mẹ mua cho kiến mọi thứ để chú đến trường.

- GV đưa tranh:

- GV yêu cầu HS quan sát, hỏi: Tranh vẽ gì?

  • GV nhận xét.
  1. Khám phá và luyện tập.
    1. Luyện đọc
  2. Mục tiêu: Học sinh đọc từ ngữ: buồn lắm, òa lên, nức nở, nằm sát đất, giương kính lên; câu, và đoạn, cả bài.

Năng lực: Hợp tác và giao tiếp ngôn ngữ

Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm

Phương pháp: Vấn đáp, thực hành

  1. GV đọc mẫu: giọng kể chậm, nhẹ nhàng. Lời kiến em buồn tủi. Kết thúc truyện, GV bình luận: Thì ra thầy giáo của kiến em là thầy voi. Voi thì to quá, kiến thì bé quá, thảo nào thầy voi không đọc được chữ của kiến.
  2. Luyện đọc từ ngữ: buồn lắm, òa lên, nức nở, nằm sát đất, giương kính lên.
  • HS hát.
  • 2 HS học sinh đọc nối tiếp nhau đọc truyện Thầy giáo
  • HS trả lời.
  • HS thảo luận nhóm đôi, chia sẻ cho bạn về ngày đầu tiên đi học.

.

  • HS trình bày, chia sẻ cho cả lớp về kết quả của nhóm mình.
  • HS lắng nghe.

- HS quan sát tranh.

- HS trả lời theo những gì mình quan sát được. (Tranh vẽ kiến và cặp sách. Trong tranh, kiến bé tí tẹo, còn thầy giáo voi to khổng lồ. Thầy voi đeo kính, nằm rạp xuống mặt đất, giương kính hiển vi lên soi thứ gì đó dưới đất. Không rõ có chuyện gì xảy ra mà ngày đầu từ trường trở về, kiến rất buồn.

  • HS lắng nghe.
  • HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
  1. Luyện đọc câu
  • GV: Bài đọc có bao nhiêu câu?
  • GV yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu, đọc liền 2 hoặc 3 câu ngắn.
  • GV sửa lỗi phát âm cho HS. Nhắc HS nghỉ hơi đúng ở câu: Thầy nằm sát đất,/ giương kính lên /cũng không đọc được.

TIẾT 2

  1. Thi đọc đoạn, bài.
  • GV yêu cầu HS nhìn SGK cùng luyện đọc trước khi thi.
  • GV nhận xét.
    1. Tìm hiểu bài đọc
  • Mục tiêu: Học sinh hiểu được câu hỏi, làm được các bài tập đọc hiểu, HS hiểu câu chuyện nói về Kiến em rất buồn vì thầy giáo chê chữ Kiến quá nhỏ, thầy đọc không được. Thì ra thầy giáo của Kiến em là thầy voi.

Năng lực: Hợp tác và giao tiếp ngôn ngữ

Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm

Phương pháp: Vấn đáp, thực hành

  • GV hỏi: Vì sao từ trường trở về, kiến em rất buồn?
  • Nếu em là kiến anh, em sẽ làm gì?
  • GV nêu lại câu hỏi 2, mời HS 2 trả lời.
  • GV nêu lại câu hỏi 2, mời HS 3 trả lời.
  • GV nhận xét.
  • GV (câu hỏi 3): Nói lời kiến em xin phép mẹ cho chuyển sang lớp của thầy kiến.
  • GV nhận xét.
    1. Luyện đọc lại

Mục tiêu: Học sinh đọc được cả bài theo vai được phân.

Năng lực: Hợp tác và giao tiếp ngôn ngữ

Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm

Phương pháp: Đóng vai, thực hành

  • GV phân vai cho học sinh: người dẫn chuyện, kiến anh, kiến em.
  • GV nêu tiêu chí bình chọn: 1. Mỗi bạn đều đọc đúng vai, đúng lượt lời. 2. Đọc đúng từ câu. 3. Đọc rõ ràng, biểu cảm.
  • GV nhận xét, bình chọn tốp đọc tốt.
  1. DẶN DÒ
  • Đọc lại bài “Kiến em đi học”.

- HS trả lời (11 câu).

  • HS đọc vỡ từng câu.
  • HS đọc nối tiếp từng câu (cá nhân, từng cặp).
  • Từng cặp HS nhìn SGK cùng luyện đọc trước khi thi.
  • Các cặp tổ thi đọc nối tiếp 2 đoạn. (5 câu, 6 câu).
  • Các cặp, tổ thi đọc cả bài.
  • 1 HS đọc cả bài.
  • Cả lớp đọc đồng thanh.
  • HS nối tiếp nhau đọc 3 câu hỏi và các phương án trả lời.
  • HS suy nghĩ, chọn ý trả lời đúng, ý mình thích.
  • HS: Vì thầy chê chữ kiến em nhỏ quá.
  • HS có thể chọn ý bất kì. VD hs1 (chọn ý a): Nói với mẹ xin chuyển kiến em sang lớp của thầy kiến.
  • HS 2 có thể chọn ý b: khuyên em đừng buồn vì thầy là voi thì không đọc được chữ của kiến.
  • HS 3 có thể nêu ý kiến khác. VD: nói với kiến em: Anh sẽ dẫn em đến lớp học của cô giáo ong. Cô giáo ong chắc chắn sẽ đọc được chữ của em. Rồi em sẽ thấy đi học rất vui thôi.
  • HS nói theo suy nghĩ của mình. VD: mẹ ơi, mẹ cho con chuyển sang lớp của thầy giáo kiến nhé, vì thầy giáo voi không đọc được chữ của con. / Mẹ ơi, mẹ xin phép thầy giáo voi cho con chuyển sang lớp của thầy giáo kiến nhé. Thầy giáo kiến mới đọc được chữ của con./…
  • 3 học sinh làm thành 1 tốp để đọc theo vai GV đã phân.
  • 2 đến 3 tốp đọc.
  • Cả lớp cùng GV nhận xét, bình chọn tốp đọc tốt.

RÚT KINH NGHIỆM

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

TẬP ĐỌC

ĐI HỌC

  1. MỤC TIÊU:
  2. Yêu cầu cần đạt:
  • HS đọc trơn bài thơ, phát âm đúng các tiếng. Biết nghỉ hơi sau các dòng thơ.
  • HS hiểu các từ ngữ trong bài.
  • HS trả lời đúng các câu hỏi về bài thơ.
  • HS hiểu nôi dung bài thơ: Bạn nhỏ đã biết tự đến trường. Đường đến trường thật đẹp. Bạn yêu mái trường, yêu cô giáo.
  1. CHUẨN BỊ:
  2. Giáo viên:
  • Máy tính, loa, máy chiếu.
  1. Học sinh:
  • Sách giáo khoa, VBT.
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

GIÁO VIÊN

HỌC SINH

  1. ỔN ĐỊNH
  2. KIỂM TRA BÀI CŨ
  • Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc truyện Kiến em đi học.
  • GV: vì sao từ trường trở về, kiến em rất buồn?
  • GV nhận xét.
  1. DẠY BÀI MỚI
        1. Chia sẻ và dạy bài mới
    1. Chia sẻ
  • HS nghe hoặc hát bài hát Đi học (Lời: Minh Chính, nhạc: Bảo An).
    1. Giới thiệu bài
  • GV đưa tranh:

  • Hỏi: Tranh vẽ gì?
  • GV nhận xét, dẫn vào bài học.

2. Khám phá và luyện tập

    1. Luyện đọc
          1. GV đọc mẫu
  • GV đọc mẫu bài thơ: giọng đọc nhẹ nhàng, vui, tình cảm.
    1. Luyện đọc từ ngữ
  • GV hướng dẫn HS đọc các từ ngữ: dắt tay, từng bước, lớp, nằm lặng, hương rừng, nước suối, thầm thì, xòe ô, râm mát.
  • GV nhận xét, sửa lỗi phát âm cho HS.
    1. Luyện đọc các dòng thơ
  • GV: Bài thơ có bao nhiêu dòng?
  • Yêu cầu HS đọc nối tiếp 2 dòng thơ một.
    1. Thi đọc thơ
  • GV tổ chức cho HS thi đọc tiếp nối.
  • GV nghe, nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
    1. Tìm hiểu bài đọc
  • GV: Vì sao hôm nay bạn nhỏ tới lớp một mình?
  • GV: Trường của bạn nhỏ ở đâu?
  • GV: Đường đến trường có những gì? Những ý nào đúng?
  • GV: Bài thơ nói điều gì?
  • GV: Bài thơ nói lên tình cảm của bạn HS với mái trường, với thầy cô. Bạn yêu con đường dẫn đến trường, yêu trường học, yêu cô giáo.
  • GV nhận xét.
  • GV hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ.
  1. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
  • GV nhắc lại yêu cầu chuẩn bị cho tiết kể chuyện Ba món quà; nhắc HS nhớ mang bưu thiếp đến lớp, tham gia tiết trung bày bưu thiếp.
  • HS hát.
  • 2 HS đọc nối tiếp truyện Kiến em đi học.
  • HS trả lời.
  • HS nghe và hát bài hát Đi học.
  • HS quan sát tranh.
  • HS trả lời những gì mình quan sát được. (Các bạn nhỏ ở vùng đồi núi trung du đi học. Đường đến trường thật đẹp, có cọ xòe ô che nắng trên đường các bạn đi học.
  • HS lắng nghe.
  • HS đọc các từ ngữ: dắt tay, từng bước, lớp, nằm lặng, hương rừng, nước suối, thầm thì, xòe ô, râm mát. (Cá nhân, cả lớp).
  • HS trả lời: có 12 dòng.
  • HS đọc nối tiếp 2 dòng thơ một (cá nhân, từng cặp).
  • HS thi đọc nối tiếp 3 khổ thơ, cả bài thơ (từng cặp, tổ).
  • 1, 2 HS đọc cả bài thơ.
  • Cả lớp đọc đồng thanh.
  • 3 HS tiếp nối đọc 3 câu trong SGK.
  • HS làm việc nhóm đôi, trao đổi, trả lời câu hỏi.
  • HS trả lời: Bạn nhỏ đến lớp một mình vì hôm nay mẹ bạn nhỏ lên nương.
  • HS trả lời: Trường của bạn nhỏ nằm lặng giữa rừng cây.
  • HS trả lời: b. Cỏ hương rừng thơm, dòng suối trong. c. Có những cây cọ xòe ô che nắng cho bạn nhỏ.
  • HS trả lời.
  • HS lắng nghe.
  • HS lắng nghe.

RÚT KINH NGHIỆM

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

GÓC SÁNG TẠO

TRƯNG BÀY BƯU THIẾP “LỜI YÊU THƯƠNG”

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
  • HS biết cùng các bạn trong nhóm trưng bày bưu thiếp.
  • HS biết bình chọn bưu thiếp mình yêu thích.
  • HS biết giới thiệu tự tin, đọc bưu thiếp to, rõ ràng.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  • Vở Bài tập Tiếng việt 1, tập hai.
  • Các viên nam châm, kẹp hoặc ghim, băng dính để dính sản phẩm lên bảng.
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

GIÁO VIÊN

HỌC SINH

  1. GIỚI THIỆU BÀI
  • Trong tiết học này, các em sẽ cùng trưng bày bưu thiếp Lời yêu thương. Chúng ta sẽ xem bưu thiếp của bạn nào được nhiều bạn yêu thích.
  • GV kiểm tra: HS nào quên sản phẩm ở nhà, HS nào đã sửa chữa, viết lại phần lời để nâng chất lương bưu thiếp.
  1. LUYỆN TẬP
    1. Tìm hiểu yêu cầu của bài học
  • GV yêu cầu HS 1 đọc yêu cầu của BT1.

  • GV yêu cầu HS 2 đọc yêu cầu BT2 ( bắt đầu từ Cùng xem, cùng đọc và bình chọn…).
  • GV mời 4 HS tiếp nối nhau đọc lời trong 4 bưu thiếp.
  • Nhắc HS: khi bình chọn, cần chú ý cả hình thức và lời viết trên bưu thiếp.
  • GV yêu cầu HS 3 đọc yêu cầu BT 3.
  • GV: Những bưu thiếp được bình chọn nhiều nhất sẽ được giữ lại, gắn lên bảng lớp.
  • GV yêu cầu HS 4 đọc yêu cầu BT4.
    1. Trưng bày
  • GV chỉ vị trí cho các tổ gắn bưu thiếp: một vài tổ gắn lên bảng lớp, một vài tổ gắn lên bảng nhóm, lên tường hoặc trình bày trên mặt bàn của tổ trưởng. Khuyến khích cách trưng bày mới lạ. (Nhắc những HS đính bưu thiếp trong VBT thì gỡ ra để trưng bày. Bạn nào làm bài trong VBT thì mở vở đó ra).
    1. Bình chọn
  • GV hướng dẫn học sinh cách bình chọn.
  • GV đánh dấu các sản phẩm được chọn.
  • Tiếp đến các tổ khác.
    1. Tổng kết
  • GV gắn lên bảng những bưu thiếp được đánh giá cao. Kết luận về nhóm trưng bày đẹp (có đủ sản phẩm, sắp xếp hợp lí, sáng tạo).
    1. Thưởng thức
  • GV đếm số học sinh giơ tay bình chọn cho từng bạn.
  • GV nên nhận xét khéo léo để HS nào được giới thiệu bưu thiếp trước lớp cũng vui vì được thầy cô và các bạn động viên, Không em nào phải khóc, phải buồn vì được ít bình chọn.
  1. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
  • GV nhận xét tiết học; khen ngợi những HS tham gia tích cực buổi trưng bày, hoàn thành tốt BT sáng tạo.
  • Nhắc HS chuẩn bị cho tiết góc sáng tạo tuần tới(đọc trước nội dung bài- SGK, TR 105, 106 và 115); tìm tranh, ảnh ( hoặc vẽ) một con vật hoặc loài cây, loài hoa yêu thích.
  • Nhắc lại yêu cầu chuẩn bị cho tiết kể chuyện Ba món quà.
  • HS lắng nghe.
  • HS trình bày bưu thiếp mà mình đã chuẩn bị ở nhà.
  • HS 1 đọc yêu cầu của BT1.
  • Cả lớp quan sát minh họa: các bạn học sinh của các tổ đang gắn bưu thiếp lên bảng lớp hoặc bày lên mặt bàn.
  • HS 2 đọc yêu cầu BT2 ( bắt đầu từ Cùng xem, cùng đọc và bình chọn…).
  • 4 HS tiếp nối nhau đọc lời trong 4 bưu thiếp.
  • HS 3 đọc yêu cầu BT 3.
  • HS lắng nghe.
  • HS 4 đọc yêu cầu BT4.
  • Cả lớp quan sát hình ảnh các bạn học sinh có bưu thiếp được bình chọn đang cầm trên tay sản phẩm của mình, nhận lời chúc mừng.
  • HS gắn bưu thiếp lên bảng lớp, bảng nhóm hoặc bày lên mặt bàn. Có thể gắn các bưu thiếp lên tường như một phòng tranh.
  • Các tổ trưng bày sản phẩm.
  • Cả lớp đếm số bưu thiếp của mỗi tổ xem có đủ sản phẩm (1 tiêu chí thi đua).
  • Lần lượt từng tổ đi xem bưu thiếp của tổ mình và các tổ bạn. Một tổ (VD: tổ 1) xem trước. Các thành viên trao đổi nhanh, chọn tổ trưng bày đẹp; chọn 3 bưu thiếp ấn tượng của tổ mình, một vài bưu thiếp ấn tượng của tổ khác.
  • Tổ trưởng báo cáo kết quả.
  • HS quan sát, lắng nghe.
  • Các bạn có bưu thiếp được bình chọn lần lượt giới thiệp trước lớp bưu thiếp của mình(làm tặng ai, trang trí thế nào), đọc lời ghi trong bưu thiếp.
  • Cả lớp bình chọn những bưu thiếp được yêu thích(minh họa, trang trí, tô màu ấn tượng, viết lời hay).
  • Cả lớp hoan hô tất cả các bạn được gắn bài lên bảng lớp.
  • HS lắng nghe.

KỂ CHUYỆN

BA MÓN QUÀ

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
  • Nghe hiểu câu chuyện Ba món quà.
  • Nhìn tranh, kể được từng đoạn, toàn bộ câu chuyện theo tranh. Bước đầu biết đổi giọng kể để phân biệt lời của người dẫn truyện, lời của người cha.
  • Hiểu lời khuyện của câu chuyện: Sách vở, kiến thức là món quà quý nhất, là kho của dung mãi không cạn.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  • Máy chiếu.
  • 5 tranh minh họa truyện phóng to.
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

GIÁO VIÊN

HỌC SINH

  1. ỔN ĐỊNH
  2. KIỂM TRA BÀI CŨ
  • GV gắn lên bảng 6 tranh minh họa câu chuyện Cô bé quàng khăn đỏ.
  • Mời 1 HS nhìn tranh, kể theo 3 tranh đầu.
  • Mời HS 2 kể 3 tranh cuối.
  • GV nhận xét.
  1. DẠY BÀI MỚI
  2. Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện
    1. Quan sát và phỏng đoán
  • GV gắn lên bảng tranh minh họa truyện Ba món quà.

  • Các em hãy quan sát tranh để biết truyện có những nhân vật nào.
  • GV: hãy đoán nội dung câu chuyện.
  • GV chỉ tranh 1 giới thiệu hình ảnh 3 người con trai.

+ Người đứng cạnh cha (mặc áo đỏ) là con cả.

+ Người đứng giữa (mặc áo vàng) là con út.

+ Người đứng cuối (mặc áo xanh lá cây) là con thứ hai.

    1. Giới thiệu câu chuyện.
  • GV: Ba món quà là câu chuyện kể về ba món quà của ba người con trai tặng cha mẹ. “Đó là quà gì?” Món quà nào được người cha đánh giá là quý nhất?
  1. Khám phá và luyện tập.
  • GV kể chuyện 3 lần với giọng diễn cảm. Kể đoạn 1 với giọng chậm rãi, lời người cha ôn tồn, khoan thai. Kể gây ấn tượng với những từ ngữ: nức nở, khen ngợi, trầm trồ, sửng sốt mô tả thái độ của mọi người trước mỗi món quà. Kể chậm, rõ lời nhận xét, đánh giá từng món quà của người cha.
    1. Trả lời câu hỏi theo tranh.
  • GV chỉ tranh 1, hỏi từng câu:
  • Người cha gọi ba con trai lại và nói gì?
  • Các con nghe lời cha đã làm gì?
  • GV chỉ tranh 2:
  • Năm sau trở về, người em út tặng cha quà gì?
  • Người cha nói thế nào về món quà đó?
  • GV chỉ tranh 3:

  • Anh thứ hai tặng cha mẹ quà gì?
  • Người cha nói thế nào về món quà?
  • GV chỉ tranh 4:
  • Qùa của người anh cả có gì lạ?
  • Trước khi mở quà, anh làm gì?
  • GV chỉ tranh 5:
  • Món quà của anh cả là gì mà khiến mọi người sửng sốt?
  • Người cha nói thế nào về món quà đó?
    1. Kể chuyện theo tranh
  • Yêu cầu mỗi HS nhìn tranh, tự kể chuyện.
  • Trò chơi: Ô cửa sổ

HS lần lượt mở ô cửa sổ để kể chuyện theo tranh bất kì.

  • Yêu cầu 2 HS tự kể lại toàn bộ câu chuyện theo 5 tranh.
  • GV cất tranh, mời 1 HS giỏi kể lại câu chuyện. (Yêu cầu không bắt buộc).
  • Sau mỗi bước, cả lớp và GV bình chọn bạn trả lời câu hỏi đúng; bạn kể chuyện đúng, to, rõ, kể hay, biết hướng đến người nghe khi kể.
    1. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện
  • GV: Em thích nhân vật nào? Người cha, người con cả, người con thứ hai hay người con út?
  • Nếu có HS thích người con thứ hai hoặc con út thì GV cũng không nên đánh giá như thế là sai, vì những món quà của họ tuy không quý nhất nhưng cũng rất quý.
  • GV: Người cha đánh giá món quà của anh cả là quý nhất, theo em đánh giá ấy có đúng không? Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì? HS phát biểu.
  • GV: sách vở, kiến thức là tài sản quý, là kho của cải dùng mãi không cạn. Các em cần chăm chỉ học tập để trở thành người thông minh, hiểu biết, giàu có tri thức.
  • Cả lớp bình chọn những bạn HS kể chuyện hay, hiểu câu chuyện.

IV.CỦNG CỐ, DẶN DÒ

  • GV nhắc HS chuẩn bị cho tiết kể chuyện Chuyện của hoa hồng. Nhắc lại yêu cầu chuẩn bị cho tiết Tự đọc sách báo (Tìm và mang đến lớp 1 quyển truyện, đọc cho các bạn nghe đoạn truyện, câu chuyện thú vị vừa đọc.
  • HS hát.
  • HS quan sát tranh.
  • HS 1 kể theo 3 tranh đầu.
  • HS 2 kể 3 tranh sau.
  • HS quan sát tranh.
  • HS đoán, trả lời theo quan sát của mình. (truyện có ông bố và 3 người con trai).
  • Truyện kể về 3 món quà của ba người con tặng cha mẹ.
  • HS quan sát, lắng nghe.
  • HS quan sát, lắng nghe.
  • HS lắng nghe.
  • HS trả lời: Người cha gọi ba con trai lại, bảo: Các con đã lớn rồi. Từ mai, hãy đi đây đi đó mà học những điều khôn ngoan. Vào ngày này sang năm, mỗi con hãy mang về cho cha một món quà mà mình cho là quý giá nhất.
  • HS trả lời: Ba anh em vâng lời cha, ra đi.
  • HS trả lời: Năm sau trở về, người em út tặng cha một xe thức ăn quý hiếm. Ai ăn cũng nức nở khen ngon.
  • HS trả lời: Người cha nói: Xe thức ăn này có thể dùng được mươi ngày.
  • HS trả lời: Anh thứ hai tặng cha mẹ một hộp đầy châu báu. Ai nấy trầm trồ.
  • HS trả lời: Người cha bảo: Châu báu này dung được mươi năm.
  • HS trả lời: Qùa của nguời anh là một tay nải nặng. nhưng anh chưa vội mở ra.
  • HS trả lời: Trước khi mở quà, anh kể chuyện cho mọi người nghe. Anh nói những điều ít ai biết. Chuyện anh kể hay quá, cả xóm kéo đến nghe.
  • HS trả lời: Mọi người sửng sốt vì quà của anh cả toàn sách là sách.
  • HS trả lời: Người cha khen: Qùa của con mang về là món quà quý nhất. Bởi vì kiến thức mới là kho của dùng mãi không cạn.
  • Yêu cầu mỗi HS nhìn tranh, tự kể chuyện.
  • HS lần lượt mở ô cửa sổ để kể chuyện theo tranh bất kì.
  • 2 HS tự kể lại toàn bộ câu chuyện theo 5 tranh.
  • 1 HS giỏi kể lại câu chuyện.
  • HS trả lời: HS thích người cha (vì sự thông thái), thích người con cả (vì món quà quý, dùng không cạn mà anh mang về).
  • HS phát biểu.
  • Cả lớp bình chọn những bạn HS kể chuyện hay, hiểu câu chuyện.
  • HS lắng nghe.

RÚT KINH NGHIỆM

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

TỰ ĐỌC SÁCH BÁO

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
  2. Yêu cầu cần đạt
  • Biết giới thiệu rõ ràng, tự tin với các bạn quyển truyện mà mình mang tới lớp.
  • Đọc to, rõ cho các bạn nghe những gì vừa đọc.
  1. Năng lực
  • Rèn cho HS năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề.
  1. Phẩm chất
  • Rèn cho HS phẩm chất chăm chỉ, nhân ái, trung thực.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  • Máy chiếu, hình minh họa các bìa sách ở BT 1.
  • Một số truyện thú vị, phù hợp với lứa tuổi do GV và HS mang tới lớp.
  • Sách Truyện đọc lớp 1.
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

GIÁO VIÊN

HỌC SINH

TIẾT 1

  1. GIỚI THIỆU BÀI
  • Trong tiết học hôm nay, các em sẽ tập giới thiệu rõ ràng, tự tin một quyển truyện mình yêu thích. Đọc cho các bạn nghe những gì vừa đọc.
  1. LUYỆN TẬP
    1. Tìm hiểu yêu cầu của bài học
  • GV cho HS 1 đọc trước lớp 4 yêu cầu của bài học trong SGK.: Cây khế, Truyện đọc lớp 1, Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn, Nàng tiên cá, Truyện cười dân gian Việt Nam, Dế Mèn phiêu lưu kí,…

  • GV yêu cầu HS 2 nhìn bìa sách, đọc tên truyện: Cây khế, Truyện đọc lớp 1, Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn, Nàng tiên cá, Truyện cười dân gian Việt Nam, Dế Mèn phiêu lưu kí,…
  • GV yêu cầu HS 3 đọc yêu cầu 3.
  • GV giới thiệu truyện Cậu bé và đám cháy.

  • Đây là một truyện rất bổ ích vì nó dạy các em cách thoát hiểm khi nhà em hay lớp em bị cháy. Nếu không có sách mang đến lớp, các em có thể đọc truyện này. (nếu tất cả cá HS đều mang sách đến lớp: Truyện Cậu bé và đám cháy rất bổ ích. Vì vậy, cô (thầy) phân công 3 bạn đọc rồi đọc lại cho cả lớp nghe. Khi về nhà, các em nên đọc truyện này.
    1. Giới thiệu tên truyện
  • GV yêu cầu mỗi HS đặt trước mặt quyển truyện mình mang đến lớp.
  • GV hỏi các nhóm đã trao đổi sách báo, hỗ trợ nhau đọc sách như thế nào.
  • GV vẫn khen ngợi nếu có HS mang truyện tranh hoặc môt quyển thơ, tờ báo đến lớp. Vì điều quan trọng là các em có sách báo để đọc trong giờ học.
    1. Tự đọc sách
  • GV dành thời gian yên tĩnh cho HS tự đọc sách. Nhắc HS chọn đọc kĩ, đọc đi đọc lại một đoạn truyện hay để có thể tự tin đọc to, rõ trước lớp. Với những HS không mang sách đến lớp, GV nhắc các em mượn sách của lớp đặt trên giá (thư viện mini); có thể đọc lại truyện Cậu bé và đám cháy. Có thể cho phép 1,2 nhóm HS đọc sách dưới gốc cây trong sân trường.
  • GV đi tới từng nhóm giúp HS chọn đoạn đọc.
  • HS lắng nghe.
  • HS 1 đọc trước lớp 4 yêu cầu của bài học trong SGK.: Cây khế, Truyện đọc lớp 1, Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn, Nàng tiên cá, Truyện cười dân gian Việt Nam, Dế Mèn phiêu lưu kí,…
  • HS 2 nhìn bìa sách, đọc tên truyện: Cây khế, Truyện đọc lớp 1, Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn, Nàng tiên cá, Truyện cười dân gian Việt Nam, Dế Mèn phiêu lưu kí,…
  • HS 3 đọc yêu cầu 3.
  • HS lắng nghe.
  • HS đặt trước mặt quyển truyện mình mang đến lớp.
  • Các nhóm trình bày.
  • Một vài HS giới thiệu tên truyện của mình. VD: Tôi mang đến lớp quyển Chuyện kể hằng đêm. Truyện rất hay. Mẹ tặng tôi quyển truyện này vào đêm nô- en.
  • HS tự đọc sách.

TIẾT 2

    1. Đọc cho bạn nghe một đoạn em thích.
  • GV mời HS đọc truyện trước lớp, ưu tiên HS đã đăng kí đọc từ tuần trước.
  • Từng HS đứng trước lớp (hướng về các bạn), đọc to, rõ đoạn truyện yêu thích.
  • Các bạn và thầy cô có thể đặt câu hỏi để hỏi thêm.
  • GV mời HS đăng kí đọc truyện trước lớp trong tiết học sau.
  1. Củng cố, dặn dò
  • GV khen ngợi những HS đã thể hiện tốt trong tiết học.
  • Nhắc HS chuẩn bị trước cho tiết học Tự đọc sách báo tuần sau.
  • HS có thể đọc thêm 5 – 7 phút ở tiết 2.
  • HS đọc truyện trước lớp, Từng HS đứng trước lớp (hướng về các bạn), đọc to, rõ đoạn truyện yêu thích.
  • Các bạn và thầy cô có thể đặt câu hỏi để hỏi thêm.
  • Cả lớp bình chọn bạn đọc truyện hay.
  • HS lắng nghe.

RÚT KINH NGHIỆM

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

TẬP VIẾT HOA CHỮ C

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
  • Biết tô chữ hoa C theo cỡ chữ vừa và nhỏ.
  • Viết đúng các từ, câu ứng dụng: buồn bã, nức nở; Chữ kiến nhỏ quá, thầy chê bằng kiểu chữ viết thường, cỡ nhỏ; chữ viết rõ ràng, đều nét; đặt dấu thanh đúng vị trí; đưa bút theo đúng quy trình viết; dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ.
  1. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
  • Máy chiếu (hoặc bảng phụ) để chiếu/ viết mẫu chữ hoa C đặt trong khung chữ; từ, câu ứng dụng cỡ nhỏ.
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

GIÁO VIÊN

HỌC SINH

  1. ỔN ĐỊNH
  2. KIỂM TRA BÀI CŨ
  • GV yêu cầu học sinh chỉ, tô đúng quy trình viết chữ viết hoa B đã học.
  • Kiểm tra HS viết bài ở nhà trong vở Luyện viết 1, tập hai.
  • GV nhận xét.
  1. DẠY BÀI MỚI
  2. Giới thiệu bài
  • GV chiếu lên bảng chữ in hoa C (hoặc gắn bìa chữ in hoa C), hỏi:
  • “Đây là mẫu chữ gì?”
  • GV: Bài 35 đã giới thiệu mẫu chữ C in hoa và viết hoa. Hôm nay, các em sẽ học tô chữ viết hoa C (chỉ khác C in hoa ở các nét uống mềm mại) và luyện viết các từ ngữ, câu ứng dụng cỡ nhỏ.
  1. Khám phá và luyện tập
    1. Tô chữ viết hoa C
  • GV đưa mẫu chữ hoa C. Yêu cầu HS quan sát.
  • GV hỏi: chữ C viết hoa gồm các nét nào?
  • GV nhận xét và mô tả kết hợp với que chỉ “tô” theo từng nét để HS theo dõi: chữ viết hoa C gồm 1 nét có sự kết hợp của 2 nét cơ bản: cong dưới và cong trái nối liền nhau. Đặt bút trên ĐK 6, tô nét cong dưới rồi chuyển hướng tô tiếp nét cong trái, tạo vòng xoắn ở đầu chữ, phần cuối nét lượn vào trong.
  • GV cho HS tô chữ viết hoa C cỡ vừa và cỡ nhỏ trong vở Luyện viết 1, tập hai.
  • GV quan sát, giúp đỡ các HS.
    1. Viết từ ngữ, câu ứng dụng (cỡ nhỏ)
  • Yêu cầu HS đọc từ ngữ, câu ứng dụng: buồn bã, nức nở, Chữ kiến quá nhỏ
  • GV hướng dẫn HS nhận xét độ cao của các chữ cái,khoảng cách giữa các chữ(tiếng), viết liền mạch, nối nét giữa các chữ, vị trí đặt dấu thanh.
  • GV cho HS viết vào vở Luyện viết 1, tập hai, hoàn thành phần Luyện viết thêm.
  • GV quan sát, nhắc nhở HS.
  1. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
  • GV khen ngợi những HS viết đúng, viết đẹp.
  • Dặn HS hoàn thành bưu thiếp đã làm và không quên mang đến lớp để tham gia trưng bày bưu thiếp trong tiết tới.
  • HS hát.
  • 1 HS chỉ, tô đúng quy trình viết chữ viết hoa B đã học.
  • HS quan sát.
  • HS trả lời.
  • HS lắng nghe.
  • HS quan sát.
  • HS trả lời theo hiểu biết của mình.
  • HS lắng nghe.
  • HS tô chữ viết hoa C cỡ vừa và cỡ nhỏ trong vở Luyện viết 1, tập hai.
  • HS đọc từ ngữ, câu ứng dụng: buồn bã, nức nở, Chữ kiến quá nhỏ…
  • HS nhận xét độ cao của các chữ cái (b, h, k: cao 2,5 li; q: cao 2 li; khoảng cách giữa các chữ(tiếng), viết liền mạch, nối nét giữa các chữ, vị trí đặt dấu thanh.
  • HS viết vào vở Luyện viết 1, tập hai, hoàn thành phần Luyện viết thêm
  • HS lắng nghe.

TẬP VIẾT

CHỮ D, Đ

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
  • Biết tô chữ hoa D, Đ theo cỡ chữ vừa và nhỏ.
  • Viết đúng các từ, câu ứng dụng: rừng cây, đồi vắng; Chữ kiến, Đường đến trường thật đẹp bằng kiểu chữ viết thường, cỡ nhỏ; chữ viết rõ ràng, đều nét; đặt dấu thanh đúng vị trí; đưa bút theo đúng quy trình viết; dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ.
  1. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
  • Máy chiếu (hoặc bảng phụ) để chiếu/ viết mẫu chữ hoa D, Đ đặt trong khung chữ; từ, câu ứng dụng cỡ nhỏ.
  • Bìa viết hoa chữ C (để kiểm tra bài cũ).
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

GIÁO VIÊN

HỌC SINH

  1. ỔN ĐỊNH
  2. KIỂM TRA BÀI CŨ
  • GV yêu cầu học sinh chỉ, tô đúng quy trình viết chữ viết hoa C đã học.
  • Kiểm tra HS viết bài ở nhà trong vở Luyện viết 1, tập hai.
  • GV nhận xét.
  1. DẠY BÀI MỚI
  2. Giới thiệu bài
  • GV chiếu lên bảng chữ in hoa D, Đ (hoặc gắn bìa chữ in hoa D, Đ), hỏi:
  • “Đây là mẫu chữ gì?”
  • GV: Bài 35 đã giới thiệu mẫu chữ D, Đ in hoa và viết hoa. Hôm nay, các em sẽ học tô chữ viết hoa D, Đ (chỉ khác C in hoa ở các nét uốn) và luyện viết các từ ngữ, câu ứng dụng cỡ nhỏ.
  1. Khám phá và luyện tập
    1. Tô chữ viết hoa D, Đ
  • GV đưa mẫu chữ hoa D. Yêu cầu HS quan sát.
  • GV hỏi: chữ D viết hoa gồm các nét nào?
  • GV nhận xét và mô tả kết hợp với que chỉ “tô” theo từng nét để HS theo dõi:

+ Chữ viết hoa D gồm 1 nét có sự kết hợp của 2 nét cơ bản: lượn hai đầu dọc và cong phải. Đặt bút trên ĐK 6, tô nét lượn hai đầu từ trên xuống dưới, sau đó sang phải để tô tiếp nét cong phải, tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ, phần cuối nét cong lượn hẳn vào trong.

+ Chữ viết hoa Đ gồm 2 nét: nét đầu tô như chữ viết hoa D. Nét 2 là nét thẳng ngang (ngắn), tô ngang thân chữ.

  • GV cho HS tô chữ viết hoa D, Đ cỡ vừa và cỡ nhỏ trong vở Luyện viết 1, tập hai.
  • GV quan sát, giúp đỡ các HS.
    1. Viết từ ngữ, câu ứng dụng (cỡ nhỏ)
  • Yêu cầu HS đọc từ ngữ, câu ứng dụng: rừng cây, đồi vắng, Đường đến trường thật đẹp.
  • GV hướng dẫn HS nhận xét độ cao của các chữ cái,khoảng cách giữa các chữ(tiếng), viết liền mạch, nối nét giữa các chữ, giữa chữ viết hoa Đ và chữ ư, cách đặt dấu thanh.
  • GV cho HS viết vào vở Luyện viết 1, tập hai, hoàn thành phần Luyện viết thêm.
  • GV quan sát, nhắc nhở HS.
  1. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
  • GV khen ngợi những HS viết đúng, viết đẹp.
  • Dặn HS chuẩn bị cho tiết Tự đọc sách báo.
  • HS hát.
  • 1 HS chỉ, tô đúng quy trình viết chữ viết hoa C đã học.
  • HS quan sát.
  • HS trả lời.
  • HS lắng nghe.
  • HS quan sát.
  • HS trả lời theo hiểu biết của mình.
  • HS lắng nghe.
  • HS tô chữ viết hoa D, Đ cỡ vừa và cỡ nhỏ trong vở Luyện viết 1, tập hai.
  • HS đọc từ ngữ, câu ứng dụng: rừng cây, đồi vắng; Đường đến trường thật đẹp
  • HS nhận xét độ cao của các chữ cái ,khoảng cách giữa các chữ(tiếng), viết liền mạch, nối nét giữa các chữ, vị trí đặt dấu thanh.
  • HS viết vào vở Luyện viết 1, tập hai, hoàn thành phần Luyện viết thêm.
  • HS lắng nghe.

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM 3: THIÊN NHIÊN

KẾ HOẠCH BÀI HỌC

TẬP ĐỌC

SƠN CA, NAI VÀ ẾCH

(2 tiết)

I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ:

- Đọc trơn bài, phát âm đúng các tiếng. Biết nghỉ hơi sau các dấu câu.

- Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Trả lời đúng các câu hỏi tìm hiểu bài đọc.

- Hiểu nội dung chính của câu chuyện: Sơn ca, nai và ếch rất thân thiết với nhau. Chúng thử đổi việc cho nhau. Cuối cùng, ba bạn đã hiểu: Mỗi loài có thói quen, cách sống rất riêng, đổi việc là dại dột.

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất

-Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp.

- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy chiếu / hoặc giấy khổ to, bảng phụ / VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Khởi động:

-GV cho HS hát

2.Kiểm tra bài cũ:

- GV cho 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Đi học, trả lời câu hỏi: Đường đến trường của bạn nhỏ có gì đẹp?

-GV và HS cùng nhận xét

3.Bài mới:

a.Chia sẻ và giới thiệu bài

a.1.Thảo luận nhóm

GV đưa lên bảng minh hoạ bài tập đọc, yêu cầu HS:

- Quan sát tranh, chỉ các con vật trong tranh (sơn ca, ếch, nai).

- Hãy nói những gì em biết về môi trường sống của mỗi con vật trên?

- Hãy tưởng tượng nếu các con vật đổi việc cho nhau thì sẽ thế nào? Giống như nếu em rời ngôi nhà ấm áp của mình chuyển xuống ở dưới ao, hồ, hoặc vào sông trong rừng rậm, hoặc làm tổ trên cây thì sẽ thế nào?

GV không kết luận đúng - sai.

a.2.Giới thiệu bài

Các em sẽ đọc câu chuyện kể về ba bạn sơn ca, nai và ếch muốn đối việc cho nhau để nếm trải những cảm giác mới. Nhưng cuối cùng các bạn đã hiểu: nêu đổi nơi ở, thay đổi lối sống của mình thì điều gì sẽ xảy ra.

b.Khám phá và luyện tập

b.1.Luyện đọc

*GV đọc mẫu

- GV đọc giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng ở 5 câu đầu, hồi hộp ở câu kể về quyết định đổi chỗ; căng thẳng ở đoạn mô tả sự đổi chỗ của các con vật và hậu quả; giọng vui, nhẹ nhàng, thoải mái ở 2 câu cuối.

*Luyện đọc từ ngữ

-GV cho HS luyện đọc các từ: quyết định, đổi việc, suýt nữa thì chết đuối, leo lên, tung mình, rơi huỵch, đau điếng, rừng rậm, khủng khiếp, dại dột.

-GV giải thích nghĩa từ chết đuối là chết ngạt do chìm dưới nước.

*Luyện đọc câu

- GV: Bài đọc có 12 câu.

-GV cho HS đọc vỡ từng câu cá nhân (đọc liền 2 – 3 câu ngắn).

-GV cho cả lớp đọc vỡ từng câu (đọc liền 2 – 3 câu ngắn).

-GV cho HS đọc nối tiếp từng câu cá nhân

-GV cho HS đọc nối tiếp câu theo cặp

*Thi đọc nối tiếp 3 đoạn

-GV cho HS thi đọc nối tiếp 3 đoạn

-GV và HS cùng nhận xét

*Thi đọc cả bài

-GV cho các tổ cử 1 đại diện thi đua đọc cả bài

-GV và HS cùng nhận xét, bình chọn giọng đọc hay

-GV mời 1 HS giọng to hay đọc cho cả lớp nghe

-GV cho cả lớp đọc

TIẾT 2

b.2.Tìm hiểu bài đọc

-GV mời 3 HS nối tiếp nhau đọc câu hỏi và BT

-GV cho HS thảo luận theo cặp làm bài vào VBT

-GV mời các nhóm trình bày:

+Câu hỏi 1: Sơn ca, nai và ếch đã đổi việc cho nhau như thế nào?

+Câu hỏi 2: : Chọn ý đúng: Ba bạn không đổi việc cho nhau nữa vì đã hiểu:

+Câu hỏi 3: Con người đã làm thế nào:

  1. Để bay lên bầu trời?
  2. Để bơi, lặn dưới nước?
  3. Đề sống được trong rừng sâu?

Đáp án:

a) Để bay lên bầu trời, con người đã sử dụng máy bay, khinh khí cầu, tàu lượn, tàu vũ trụ,....

b) Để bơi, lặn dưới nước, con người đã tập bơi, tập lặn, lướt ván, đóng thuyền, đóng tàu thuỷ, làm tàu ngầm,...

c) Đề sống được trong rừng sâu, con người đã dùng lửa, dùng túi ngủ, dựng lều, dựng nhà cửa,...

(GV mở rộng gợi ý)

- GV kết luận: Con người rất thông minh. Vì vậy, khác với các con vật, con người có thể luyện tập hoặc chế tạo ra các phương tiện để bay lên trời, bơi lặn dưới nước, sống trong rừng sâu,...

-Gv mời 1 HS hỏi

b.3.Luyện đọc lại

-GV mời 2 HS thi đọc bài trước lớp.(Mỗi HS đều đọc cả bài). Và GV lưu ý nói cách đọc cho HS nghe

-GV chia lớp làm 2 đội thi đua đọc truyện

-GV và HS 2 đội nhận xét về cách đọc đúng, hay chưa?

4.Củng cố, dặn dò:

-GV nhận xét giờ học.Tuyên dương những HS tích cực.

-GV dặn HS chuẩn bị bài tiếp theo: Chuyện trong vườn.

-HS hát đầu giờ

-HS thực hiện

-HS nhận xét, chia sẻ.

-HS quan sát tranh

-Sơn ca bay trên bầu trời. Nai sống trong rừng rậm. Ếch sống dưới nước, trong ao, hồ, đầm.

-HS phát biểu.

-HS lắng nghe

-HS lắng nghe

-HS luyện đọc theo

-HS lắng nghe

-HS lắng nghe

-HS đọc cá nhân

-HS đọc đồng thanh

-HS đọc cá nhân

-HS đọc theo cặp

-2-3 lượt HS đọc

-HS tham gia nhận xét góp ý cho bạn

-HS đại diện đọc

-HS tham gia nhận xét góp ý cho bạn

-1 HS đọc

-Cả lớp đọc đồng thanh

-3 HS đọc

-HS thảo luận theo cặp

- Sơn ca xuống nước. Nai tập bay. Ếch vào rừng.

-Cả lớp giơ thẻ phương án mình đã chọn.

- Cả lớp đồng thanh: ba bạn không đổi việc cho nhau nữa vì đã hiểu: Mỗi loài có một cách sống; đổi việc là dại dột.

-HS trả lời

-HS lắng nghe

- HS 1 tổ (hoặc cả lớp) đáp.

-2 HS đọc

-HS thi đua đọc

-HS trả lời

-HS lắng nghe và thực hiện

CHÍNH TẢ

TẬP CHÉP: CHIM SÂU

I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ:

- Tập chép lại bài thơ Chim sâu, mắc không quá 2 lỗi.

- Điền đúng vần uyt, uych, chữ c, k vào chỗ trống để hoàn thành các câu văn.

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất

- Biết quan sát, lắng nghe, tự chuẩn bị dồ dùng học tập.

  • Kiên nhẫn, biết quan sát, trình bày đẹp bài chính tả.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Khởi động

2. Kiểm tra bài cũ

- GV viết lên bảng lớp (2 lần): ...ế, cúi ...ằm, lại ...ần; mời 2 HS lên bảng điền chữ g hay gh vào chỗ trống để hoàn thành từ, đọc kết quả.

-GV và HS cùng nhận xét.

3.Bài mới

3.1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.

3.2. Luyện tập

a. Tập chép

- GV gọi 1 HS nhìn bảng đọc bài thơ Chim sâu. Cả lớp đọc lại.

- GV chỉ từng tiếng dễ viết sai, cả lớp đọc : chim sâu, chăm nhặt, bắt sâu, búp nở, hoa cười.

- GV: Bài thơ nói điều gì?

- GV yêu cầu HS mở vở Luyện viết 1, tập hai, nhìn mẫu, chép lại bài thơ, tô các chữ hoa đầu câu. (GV nhắc những HS chép câu văn vào vở nhớ viết chữ đầu câu lùi vào 1 ô).

- HS viết xong, GV yêu cầu HS tự đối chiếu với bài mẫu, soát bài; dùng bút chì gạch chân chữ viết sai, ghi số lỗi ra lề vở.

- GV sửa chữa, nhận xét một số bài của HS.

b. Làm bài tập chính tả

BT 2 (Em chọn vần nào: uyt hay uych?)

- GV gọi 1 HS đọc YC.

-GV viết lên bảng s.., h... (2 lần).

Đáp án:

a) Sơn ca thử lao mình xuống nước, suýt chết đuối.

b) Nai leo lên mỏm đá tập bay thì rơi huỵch xuống đất.

BT 3 (Chữ nào hợp với chỗ trống: c hay k?)

- GV gọi 1HS đọc YC.

-GV viết lên bảng: ...ể, ...âu chuyện, ...ính, ...on.

-GV gọi 1 HS sửa bài trên bảng lớp

(Có thể tổ chức thi tiếp sức: Các từ thiếu chữ được viết trên bảng 2 lần. Hai nhóm (mỗi nhóm 4 HS) tiếp nối nhau điền chữ. Nhóm điền đúng, nhanh, báo cáo kết quả rõ ràng sẽ thắng cuộc).

Đáp án:

1) Sơn ca, nai và ếch thường kể cho nhau nghe những câu chuyện thú vị.

2) Thầy giáo voi giương kính lên cũng không đọc được chữ của kiến con.

4. Củng cố, dặn dò

- GV tuyên dương, khen ngợi những HS viết cẩn thận, sạch đẹp, tích cực.

-HS hát

-HS viết bảng con, điền g, gh vào

-HS thực hiện

-HS lắng nghe

-HS đọc

- HS nhẩm đánh vần từng tiếng các em dễ viết sai.

-HS trả lời: Bài thơ khen chim sâu chăm chỉ bắt sâu cho cây lá nên cây lá rất yêu quý, biết ơn chim sâu.

  • HS mở vở Luyện viết 1, tập hai, chép lại bài thơ, tô các chữ hoa đầu câu.

-HS thực hiện

-HS thực hiện

-HS đọc

- HS làm bài vào VBT (điền vẫn còn thiếu vào từng chỗ trống).

- 2 HS báo cáo kết quả (điền vần trên bảng lớp).

- Cả lớp đọc 2 câu đã hoàn chỉnh.

- HS sửa bài (Nếu làm sai)

- HS đọc

- HS làm bài vào VBT hoặc vào vở (chỉ viết chữ cần điền: kể, con,...).

-1 HS điền chữ trên bảng lớp.

- Cả lớp đọc: kể viết là ca / câu (chuyện) viết là cờ / kính viết là ca / con viết là cờ.

- Cả lớp đọc lại 2 câu văn.

- HS sửa bài (Nếu làm sai)

-HS lắng nghe và thực hiện

TẬP ĐỌC

CHUYỆN TRONG VƯỜN

(2 tiết)

I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ:

- Đọc trơn bài, phát âm đúng các tiếng. Biết nghỉ hơi sau các dấu câu.

- Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Trả lời đúng các câu hỏi tìm hiểu bài đọc.

- Hiểu nội dung bài: Mai nhân hậu, yêu cây cỏ, hoa lá, thiên nhiên.

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất

  • Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp.

- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy tính, máy chiếu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Khởi động

2.Kiểm tra bài cũ

- GV gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc truyện Sơn ca, nai và ếch

-Vì sao ba bạn không đổi việc cho nhau nữa?

-GV và HS cùng NX

3.Bài mới

1. Chia sẻ và giới thiệu bài (gợi ý)

1.1. HS nghe hát hoặc hát bài Hoa lá mùa xuân (Sáng tác: Hoàng Hà).

1.2. Giới thiệu bài:

-GV mời HS quan sát tranh minh hoạ vườn hoa, hai bà cháu ôm nhau.

-Có chuyện gì xảy ra trong vườn?

2. Khám phá và luyện tập

2.1. Luyện đọc

a) GV đọc mẫu: Giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Lời bà dịu dàng, lời Mai nhỏ nhẹ, dễ thương.

b) GV cho HS luyện đọc các từ: sáng sớm, tưới hoa, cẩn thận, kẻo ngã, ngã sóng soài, ứa nhựa, chạy vội,...

-GV giải nghĩa từ: : phủi (gạt nhẹ).

c) Luyện đọc câu.

- GV: Bài đọc có 14 câu.

-GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ cá nhân (đọc liền 2 câu ngắn).

-GV cho HS cả lớp đọc vỡ từng câu (đọc liền 2 câu ngắn).

-GV cho HS đọc nối tiếp từng câu cá nhân

-GV cho HS đọc nối tiếp câu theo cặp

TIẾT 2

  1. Thi đọc đoạn

-GV cho HS thi đọc nối tiếp 3 đoạn

-GV và HS cùng nhận xét

e) Thi đọc cả bài

-GV cho các tổ cử 1 đại diện thi đua đọc cả bài

-GV và HS cùng nhận xét, bình chọn giọng đọc hay

-GV mời 1 HS giọng to hay đọc cho cả lớp nghe

-GV cho cả lớp đọc

2.2. Tìm hiểu bài đọc

-GV mời 3 HS nối tiếp nhau đọc câu hỏi và BT

-GV cho HS thảo luận theo cặp làm bài vào VBT

-GV mời các nhóm trình bày:

+Câu hỏi 1: Thấy Mai ra vườn, bà nhắc Mai điều gì?

+Câu hỏi 2 ý 1: Vì sao Mai nghĩ là hoa đang khóc?

+Câu hỏi 2 ý 2: Em hãy giúp Mai nói lời xin lỗi cây hoa.

+Câu hỏi 3 : Hãy chọn cho Mai một cái tên mà em thích.

- GV mời 1 HS hỏi

- Qua câu chuyện, em hiểu điều gì về bạn Mai?

- GV kết luận: Mai là cô bé nhân hậu; có tình yêu với cây cỏ, hoa lá, thiên nhiên. Các em hãy học tập Mai - có ý thức bảo vệ môi trường, yêu thương cỏ cây, hoa lá.

2.3. Luyện đọc lại (theo vai)

- GV mời một tốp (3 HS) đọc (làm mẫu) theo 3 vai: người dẫn chuyện, Mai, bà Mai.

- GV mời 2 – 3 tốp thi đọc theo vai.

-GV và HS 2 đội nhận xét về cách đọc đúng, hay chưa?

-GV khen những HS, tốp HS đọc đúng vai, đúng lượt lời; đọc đúng từ, câu; đọc biểu cảm.

4. Củng cố, dặn dò

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà đọc (kể) cho bạn bè, người thân về câu chuyện.

-HS hát

- 2 HS đọc

  • HS trả lời.

-HS thực hiện

-HS thực hiện

-HS quan sát tranh minh họa

-HS trả lời

-HS lắng nghe và theo dõi

-HS luyện đọc các từ ngữ

-HS lắng nghe

-HS nghe

-HS đọc cá nhân

-HS đọc đồng thanh

-HS đọc cá nhân

-HS đọc theo cặp

-2-3 lượt HS đọc

-HS tham gia nhận xét góp ý cho bạn

-HS đại diện đọc

-HS tham gia nhận xét góp ý cho bạn

-1 HS đọc

-Cả lớp đọc đồng thanh

-3 HS đọc

-HS thảo luận theo cặp

-Bà nhắc: Cháu đi cẩn thận kẻo ngã.

-Vì Mai thấy cành hoa gãy đang ứa nhựa như nó đang khóc vì đau.

- Hoa ơi, xin lỗi vì đã làm hoa đau nhé.

-Cô bé giàu tình cảm. /....

-Cả lớp đáp

- Mai rất yêu hoa. / Mai có ý thức bảo vệ cây, hoa.

  • HS lắng nghe

-HS đọc theo vai GV phân chia

-HS thi đọc

-HS thực hiện

-HS lắng nghe

TẬP VIẾT

CHỮ HOA E, Ê

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CÂU:

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ:

- Biết tô các chữ viết hoa E, Ê theo cỡ chữ vừa và nhỏ.

- Viết đúng các từ, câu ứng dụng (kể chuyện, quen thuộc, Ếch, nai và sơn ca thân nhau) bằng kiểu chữ viết thường, cỡ nhỏ; chữ viết rõ ràng, đều nét; đặt dấu thanh đúng vị trí; dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ.

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất

-Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

-Giao tiếp ứng xử văn hóa, yêu thích và tự hào về chữ Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Máy chiếu / bảng phụ viết mẫu chữ viết hoa E, Ê đặt trong khung chữ; từ, câu ứng dụng cỡ nhỏ viết trên dòng kẻ ô li.

  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Khởi động:

2.Kiểm tra bài cũ:

- GV cho 1 HS cầm que chỉ, tô đúng quy trình viết chữ hoa D, Đ đã học.

-GV cùng HS nhận xét xem bạn có tô đúng quy trình không.

- GV kiểm tra 3 – 4 HS viết bài ở nhà trong vở Luyện viết 1, tập hai.

3.Bài mới:

  1. Giới thiệu bài:

- GV chiếu lên bảng chữ in hoa E, Ê.

- Đây là mẫu chữ gì?

- GV giới thiệu: SGK đã giới thiệu chữ in hoa E, Ê. Bài 35 giới thiệu cả mẫu chữ E, Ê in hoa và viết hoa. Hôm nay, các em sẽ học tô chữ viết hoa E, Ê, chỉ khác chữ in hoa E, Ê ở các nét uốn; luyện viết các từ ngữ, câu ứng dụng cỡ nhỏ.

  1. Khám phá và Luyện tập

b.1.Tô chữ viết hoa E, Ê

-GV giới thiệu chữ viết hoa E, Ê yêu cầu HS quan sát cấu tạo nét chữ, cách tô.

-GV mô tả chữ hoa E gồm 1 nét là kết hợp của 3 nét cơ bản: 1 nét cong dưới, 2 nét cong trái liền nhau. Đặt bút trên ĐK 6 tô nét cong dưới, sau đó tô tiếp 2 nét cong trái, tạo vòng xoắn to ở đầu chữ và vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ, phần cuối nét cong trái thứ hai lượn hắn vào trong.

+ Chữ viết hoa Ê gồm 3 nét: Nét đầu tô như chữ E viết hoa. Tiếp theo, tô 2 nét thẳng xiên ngắn tạo “dấu mũ” trên đầu chữ E.

-GV cho HS tô chữ viết hoa E,Ê cỡ vừa và cỡ nhỏ trong vở Luyện viết.

b.2.Viết từ ngữ, câu ứng dụng(cỡ nhỏ)

-GV cho cả lớp đọc từ và câu ứng dụng (cỡ nhỏ): kể chuyện, quen thuộc, Ếch, nai và sơn ca thân nhau.

-GV: Độ cao các con chữ thế nào?

-GV: Khoảng cách giữa các tiếng?

-Cách nối nét giữa chữ viết hoa E và ch?

-Dấu thanh đặt ở đâu?

-GV cho HS viết vào vở Luyện viết hoàn thành phần Luyện tập thêm.

4.Củng cố, dặn dò:

-GV nhận xét bài viết của HS

-GV cho HS quan sát và nêu lại cấu tạo chữ viết hoa E, Ê.

-GV nhắc HS yêu cầu chuẩn bị cho tiết Góc sáng tạo.

-HS hát

-1 HS thực hiện.

-HS cùng GV nhận xét.

-HS quan sát

- Đây là mẫu chữ in hoa E, Ê.

-HS lắng nghe và quan sát .

  • HS lắng nghe và quan sát .

-HS tô chữ viết hoa E, Ê

-HS đọc cá nhân, đồng thanh.

-1 ô li: ê, c, u, n, e, ô, a, i, v, s, ơ, â;

1,5 ô li: t;

2 ô li: q;

2,5 ô li: Ê, y, h, k

-Các tiếng cách nhau con chữ o.

-Viết E xong lia bút viết ch.

-Dấu thanh đặt ở các chữ ê, ô, Ê, a

-HS thực hiện viết.

-HS nghe nhận xét điều chỉnh.

-HS nêu lại qua quan sát và đã học.

-HS lắng nghe và thực hiện.

TẬP ĐỌC

KỂ CHO BÉ NGHE

(1 tiết)

I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ

- Đọc trơn bài thơ, phát âm đúng các tiếng. Biết nghỉ hơi sau các dòng thơ (nghỉ dài như khi gặp dấu chấm).

- Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Biết cùng bạn hỏi - đáp theo nội dung bài đọc; hỏi - đáp về những con vật, đồ vật, cây cối xung quanh.

- Hiểu nội dung bài: Các con vật, đồ vật quanh em có những đặc điểm thật ngộ nghĩnh, đáng yêu.

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất

  • Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp.

- Giao tiếp có văn hóa.

- Từ bài học, HS thể hiện được tình yêu thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy tính, máy chiếu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Khởi động

2.Kiểm tra bài cũ

- GV cho 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Chuyện trong vườn; trả lời câu hỏi:

- HS 1: Vì sao Mai nghĩ là hoa đang khóc?

- HS 2: Hãy chọn cho Mai một cái tên mà em thích.

-HS và GV cùng nhận xét

3.Bài mới

1. Chia sẻ và giới thiệu bài (gợi ý)

1.1. GV cho HS nghe hát hoặc hát bài hát về con vật. VD: bài Một con vịt (sáng tác: Kim Duyên), bài Đàn gà trong sân (nhạc Pháp, lời Việt: Ngô Ngọc Thắng) hoặc Đàn gà con (nhạc sĩ: Việt Anh).

1.2. Giới thiệu bài

- GV cho HS quan sát hình minh hoạ bài đọc.

-Nói tên các con vật, đồ vật trong tranh?

- GV giới thiệu: Đây là các con vật, đồ vật có những đặc điểm rất ngộ nghĩnh, đáng yêu qua lời bài thơ Kể cho bé nghe của nhà thơ Trần Đăng Khoa.

2. Khám phá và luyện tập

2.1. Luyện đọc

a) GV đọc mẫu: giọng vui, tinh nghịch.

b) GV cho HS luyện đọc các từ: : ầm ĩ, vịt bầu, chó vện, chăng dây điện, quay tròn, quạt hòm, trâu sắt, phun nước bạc, nấu cơm,...

c) Luyện đọc các dòng thơ

- GV: Bài có 16 dòng thơ.

-GV cho HS đọc nối tiếp 2 dòng thơ cá nhân

-GV cho HS đọc nối tiếp 2 dòng thơ theo cặp

d) Thi đọc đoạn

-GV cho HS thi đọc tiếp nối 2 đoạn (mỗi đoạn 8 dòng)

-GV và HS cùng nhận xét

e) Thi đọc cả bài

-GV cho các tổ cử 1 đại diện thi đua đọc cả bài

-GV và HS cùng nhận xét, bình chọn giọng đọc hay

-GV mời 1 HS giọng to hay đọc cho cả lớp nghe

-GV cho cả lớp đọc

2.2. Tìm hiểu bài đọc

- GV mời 2 HS tiếp nối đọc 2 BT trong SGK (đọc cả M).

- GV cho HS làm việc nhóm đôi, cùng thực hành hỏi - đáp.

-GV mời các nhóm trình bày:

- BT 1 (hỏi - đáp theo nội dung bài đọc)

- GV chia lớp làm 2 nhóm. Nhóm 1 hỏi - nhóm 2 đáp.

-GV cho Nhóm 2 hỏi - nhóm 1 đáp.

- BT 2 (hỏi - đáp về các con vật, đồ vật, cây cối xung quanh)

-GV yêu cầu 1 HS hỏi - cả lớp đáp.

- Bài thơ giúp em hiểu điều gì?

-GV kết luận: Các con vật, đồ vật quanh em có những đặc điểm thật ngộ nghĩnh, đáng yêu. Nếu yêu quý chúng và chăm chú quan sát, các em sẽ nhận ra điều đó. Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã viết bài thơ này khi nhà thơ còn nhỏ, ở độ tuổi thiếu nhi.

* Nếu còn thời gian, GV hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ.

4. Củng cố, dặn dò

-GV NX tiết học

- GV nhắc lại YC chuẩn bị cho tiết học Góc sáng tạo.

-HS hát

-HS đọc và trả lời câu hỏi

-HS thực hiện

-HS thực hiện

-HS quan sát

- HS trả lời: vịt, chó, nhện, cối xay lúa, cua, máy bơm, máy cày, quạt hòm.

-HS lắng nghe GV đọc mẫu

-HS luyện đọc từ ngữ

-HS đọc nối tiếp cá nhân, cặp

-2-3 lượt HS đọc

-HS tham gia nhận xét góp ý cho bạn

-HS đại diện đọc

-HS tham gia nhận xét góp ý cho bạn

-1 HS đọc

-Cả lớp đọc đồng thanh

-2 HS đọc

-HS trao đổi theo cặp

-HS thực hành trước lớp

+ 2 HS hỏi - đáp:

HS 1: Hay nói ầm ĩ là con gì? HS 2: Là con vịt bầu.

HS 1: Hay hỏi đâu đâu là con gì? HS 2: Là con chó vện.

HS 1: Hay chăng dây điện là con gì? HS 2: Là con nhện con.

HS 1: Ăn no quay tròn là cái gì? HS 2: Là cối xay lúa.

HS 1: Mồm thở ra gió là cái gì? HS 2: Là cái quạt hòm.

HS 1: Không thèm cỏ non là con gì? HS 2: Là con trâu sắt.

HS 1: Rồng phun nước bạc là cái gì? HS 2: Là cái máy bơm.

HS 1: Dùng miệng nấu cơm là con gì? HS 2: Là cua là cáy.

-HS thực hiện

-HS thực hiện

- 2 HS khác hỏi - đáp:

HS 3: Con gì kêu “meo meo”? HS 4: Con mèo.

HS 3: Cái gì kêu “tùng, tùng” báo giờ học? HS 4: Cái trống trường.

HS 3: Con gì la to khi đẻ trứng? HS 4: Con gà mái.

HS 3: Con gì là bạn của nhà nông? HS 4: Con trâu…

-HS thực hiện

- HS phát biểu

-HS lắng nghe

-HS lắng nghe và chuẩn bị

GÓC SÁNG TẠO

EM YÊU THIÊN NHIÊN

(1 tiết)

I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ:

- Sưu tầm tranh, ảnh hoặc vẽ tranh về con vật / loài cây, loài hoa yêu thích; biết trang trí sản phẩm.

- Viết được một vài câu giới thiệu sản phẩm.

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất

  • Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp.
  • Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL quan sát.
  • Hoàn thành sản phẩm vừa sức mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

a) Chuẩn bị của GV: Những mẩu giấy cắt hình chữ nhật đơn giản hoặc hình gì đó vui mắt (có dòng kẻ ô li) để phát cho HS viết và đính vào những sản phẩm. Các viên nam châm, kẹp hoặc ghim, băng dính để gắn sản phẩm của HS lên bảng lớp.

b) Chuẩn bị của HS: Tranh, ảnh con vật, cây, hoa sưu tầm hoặc tranh HS tự vẽ con vật, cây, hoa; giấy màu, giấy trắng, bút chì màu, bút dạ, kéo, keo dán,...; Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Khởi động

2. Chia sẻ và giới thiệu bài

2.1. Chia sẻ

GV hướng dẫn HS quan sát các minh hoạ (BT 1), nhận ra hình ảnh các con vật, cây hoa được chụp, vẽ, cắt dán; đoán xem phải làm gì (sưu tầm tranh, ảnh, cắt dán, tô màu, vẽ, viết để thể hiện tình cảm yêu thiên nhiên).

2.2. Giới thiệu bài

Trong tiết học Em yêu thiên nhiên, các em sẽ sưu tầm tranh, ảnh hoặc tự vẽ tranh một con vật hoặc một loài cây, loài hoa yêu thích. Sau đó, trang trí, tô màu sản phẩm, viết lên đó lời giới thiệu. Cả lớp sẽ thi đua xem ai có sản phẩm đẹp, viết được lời giới thiệu ấn tượng, thể hiện đúng chủ đề Em yêu thiên nhiên.

3. Khám phá

- GV yêu cầu HS quan sát SGK

-GV yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 YC của tiết học.

-GV giới thiệu vài sản phẩm do HS năm trước đã làm( nếu có).

4. Luyện tập

4.1. Chuẩn bị

- GV yêu cầu HS bày lên bàn ĐDHT; tranh, ảnh con vật, cây, hoa các em sưu tầm hoặc tranh, ảnh tự vẽ,...

- GV phát cho HS những mẩu giấy trắng có dòng kẻ ô li, cắt hình trái tim hoặc hình chữ nhật để HS sẽ viết rồi đỉnh vào vị trí phù hợp trên sản phẩm.

- GV hướng dẫn cách sử dụng trang vở;

+ Với những HS đã có sự chuẩn bị thì trang vở đó là nơi đính sản phẩm, lưu giữ sản phẩm, ghi nhận sự tiến bộ của HS.

+ Với những HS chưa có sự chuẩn bị, các em sẽ dán tranh, ảnh, vẽ con vật, cây hoa, trang trí trên trang vở này và viết lời giới thiệu ở vị trí trung tâm – chỗ có ô hình chữ nhật (hoặc hình trái tim) và các dòng kẻ ô li.

4.2. Làm sản phẩm

- GV yêu cầu HS trang trí sản phẩm: dán tranh, ảnh vào giấy và trang trí cho đẹp. Những HS chưa có tranh, ảnh sẽ vẽ một con vật hoặc một loài cây, hoa yêu thích

- GV yêu cầu HS viết lời giới thiệu tranh, ảnh – viết vào sản phẩm hoặc vào mẩu giấy có dòng kẻ ô li, rồi dán lên sản phẩm. GV khuyến khích HS viết 3 – 4 câu. Nhắc HS ghi tên mình dưới sản phẩm.

4.3. Giới thiệu sản phẩm với các bạn trong nhóm

- GV mời từng nhóm 3, 4 HS giới thiệu cho nhau sản phẩm của mình.

- GV đính lên bảng lớp 4 - 5 sản phẩm đẹp; mời HS giới thiệu. Có thể phóng to sản phẩm trên màn hình cho cả lớp nhận xét: sản phẩm nào có tranh, ảnh đẹp, lời giới thiệu hay.

* GV cần động viên để tất cả HS đều làm việc, mạnh dạn thể hiện mình. Chấp nhận nếu HS viết sai chính tả, viết thiếu dấu câu. Không đòi hỏi chữ viết phải đẹp.

Cuối giờ, GV sửa lời trên sản phẩm cho một số HS (lỗi chính tả, ngắt câu) để HS viết lại vào mẩu giấy khác (có dòng kẻ ô li) rồi đính lại vào sản phẩm.

5. Củng cố, dặn dò

- GV khen ngợi những HS hoàn thành tốt BT sáng tạo, nhắc HS về nhà trang trí sản phẩm cho ấn tượng hơn, viết lại lời giới thiệu cho hay hơn để chuẩn bị trưng bày vào tiết học tuần sau. Sản phẩm được sửa chữa vẫn được đính vào vị trí trong VBT (để không thất lạc) sau khi gỡ đi sản phẩm cũ.

- Nhắc lại YC chuẩn bị cho tiết kể chuyện Chuyện của hoa hồng.

- HS hát

-HS quan sát, dự đoán

-HS lắng nghe

-HS quan sát và thực hiện

+ HS 1 đọc YC 1

+ HS 2 đọc YC 2.4 HS tiếp nối nhau đọc các lời giới thiệu làm mẫu bên 4 sản phẩm của 4 bạn HS.

+ HS 3 đọc YC 3: đọc lời giới thiệu bức tranh nói về tình bạn thân thiết giữa bạn Sơn và chó Lu.

- HS thực hiện

-HS mở VBT, lắng nghe

- HS trang trí sản phẩm

-HS thực hiện

-Từng nhóm giới thiệu sản phẩm của mình

-HS quan sát

-HS nghe và chuẩn bị

KỂ CHUYỆN

CHUYỆN CỦA HOA HỒNG

(1 tiết)

I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ:

- Nghe hiểu câu chuyện Chuyện của hoa hồng.

- Nhìn tranh, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. Bước đầu biết thay đổi giọng kể; kể phân biệt lời của người dẫn chuyện, lời của hoa hồng, của mẹ đất, ông mặt trời.

- Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Hoa hồng thơm, đẹp là nhờ công lao của mẹ đất nuôi dưỡng, nhờ sự giúp đỡ của anh giun đất,... Phải nhớ ơn những người đã nuôi dưỡng, chăm sóc mình.

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất

- Năng lực tự chủ và tự học: Chú ý lắng nghe, quan sát tranh ảnh.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hợp tác với thầy cô, bạn bè để hiểu câu chuyện và ghi nhớ nội dung câu chuyện.

- Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo: Kể lại câu chuyện, áp dụng bài học vào cuộc sống.

- Chăm chỉ, nhân ái, trách nhiệm, bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách, yêu thương quý trọng mọi người

- Biết vận dụng lời khuyên của câu chuyện vào cuộc sống.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: 5 Tranh minh họa truyện kể trong SGK phóng to bằng máy chiếu.

- HS: SGK

III. Các hoạt động dạy và học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Khởi động:

2. Kiểm tra bài cũ:

- GV gắn lên bảng 5 tranh minh hoạ câu chuyện Ba món quà, mời:

+ HS 1 kể chuyện theo 3 tranh đầu

+HS 2 kể chuyện theo 2 tranh cuối.

+ 1 HS nói lời khuyên của câu chuyện

- Nhận xét, chia sẻ

3. Bài mới:

a. Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện

a.1. Quan sát và phỏng đoán

-GV gắn lên bảng 5 tranh minh hoạ Chuyện của hoa hồng.

- Các em hãy xem tranh để biết chuyện có những nhân vật nào?

a.2. Giới thiệu câu chuyện

Hoa hồng là loài hoa rất thơm và đẹp. Hoa hồng thường kiêu ngạo. Chuyện gì đã xảy ra với cô bé hoa hồng xinh đẹp trong câu chuyện này khi cô muốn rời khỏi mẹ đất đã nuôi dưỡng mình? Cuối chuyện, hoa hồng đã hiểu ra điều gì?

b. Khám phá và luyện tập

b.1. Nghe kể chuyện: Nghe kể chuyện GV kể chuyện 3 lần với giọng diễn cảm.

- Câu mở đầu: kể khoan thai.

- Giọng hoa hồng lúc kinh hãi khi nhìn thấy giun đất; lúc coi thường, khinh miệt khi nói với mẹ về anh giun đất; lúc trầm trồ, ngưỡng mộ khi nhìn thấy cảnh vật từ trên cao; lúc sợ hãi, hoảng hốt cầu cứu ông mặt trời khi lả đi vì nắng.

- Giọng mẹ đất, ông mặt trời: chậm rãi, từ tốn.

- Hai câu cuối (sự ân hận của hoa hồng): giọng thấm thía.

- GV kể 3 lần

+ Lần 1: Kể tự nhiên, không chỉ tranh

+ Lần 2: GV chỉ tranh và kể thật chậm

+ Lần 3: GV kể như lần 2 để HS khắc sâu nội dung câu chuyện.

b.2. Trả lời câu hỏi theo tranh

- GV chỉ tranh 1 và hỏi:

+Cây hoa hồng sống ở đâu?

+Sáng ấy, hoa hồng nhìn thấy gì?

+Nó đã nói gì?

- GV chỉ tranh 2 và hỏi:

+Mẹ đất giải thích với hoa hồng thế nào?

+Hoa hồng trả lời mẹ ra sao?

- GV chỉ tranh 3 và hỏi:

+Sau đó, hoa hồng đã làm gì?

+Nó nhìn thấy gì?

- GV chỉ tranh 4 và hỏi:

+Điều gì xảy ra khi mặt trời lên cao?

+Hoa hồng nói gì với ông mặt trời?

+Ông trả lời ra sao?

- GV chỉ tranh 5 và hỏi:

+Hoa hồng cảm thấy thế nào khi trở về với mẹ đất?

+Nó đã làm gì để thể hiện sự hối lỗi?

b.3 Kể chuyện theo tranh (GV không nêu câu hỏi)

-GV yêu cầu mỗi HS nhìn 2 tranh, tự kể chuyện.

-GV yêu cầu 1 hoặc 2 HS kể toàn bộ câu chuyện theo 5 tranh.

* GV cất tranh, yêu cầu 1 HS xuất sắc kể lại câu chuyện (YC không bắt buộc).

b.4 . Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện

- Câu chuyện muốn nói điều gì?

- GV chốt lại: Hoa hồng thơm, đẹp là nhờ công mẹ đất nuôi dưỡng, nhờ sự giúp đỡ của anh giun đất,... Phải nhớ ơn của những người đã nuôi dưỡng, chăm sóc mình.

- Cả lớp và GV bình chọn HS nhớ chuyện, kể hay, hiểu nội dung chuyện.

4. Củng cố, dặn dò:

- Tuyên dương HS kể chuyện hay, hiểu ý nghĩa câu chuyện.

- Về nhà kể chuyện cho người thân nghe.

- GV nhắc HS chuẩn bị cho tiết kể chuyện tuần sau Ba cô con gái (xem tranh minh hoạ, đọc lời gợi ý dưới tranh). Nhắc lại yêu cầu chuẩn bị cho tiết Tự đọc sách báo.

-Cả lớp cùng hát

-HS thực hiện

- HS quan sát tranh

-Chuyện có 4 nhân vật: hoa hồng giun đất, mẹ đất và ông mặt trời.

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS nghe toàn bộ câu chuyện

- HS lắng nghe và quan sát tranh.

- Cây hoa hồng sống ở trong một khu vườn

-Sáng ấy, hoa hồng nhìn thấy một con vật có thân dài

-Nó kêu lên: Khiếp quá!

-Mẹ giải thích: Đó là giun đất, là bạn tốt của họ nhà cây

-Con chả cần anh ta!

-Sau đó, hoa hồng đu mình trên cành bưởi

-Nó nhìn thấy khu vườn thật đẹp

+Khi mặt trời lên cao, những tia nắng chói chang hút dần dòng nhựa trong hoa hồng khiến hoa hồng lả đi

+Hoa hồng nói với mặt trời: Cứu cháu với, ông mặt trời ơi!

+Ông bảo hoa hồng: Không có mẹ đất, cháu sống sao được. Hãy trở về với mẹ đất đi!

+Khi trở về với mẹ đất, hoa hồng cảm thấy một dòng sữa ngọt lịm chạy khắp cơ thể khiến nó tỉnh táo hẳn

+Hoa hồng đã xin lỗi mẹ đất và anh giun đất. Từ đó, nó không dám rời xa mẹ đất nữa

- Mỗi HS nhìn 2 tranh kể tự nhiên

( Tùy theo trình độ lớp có thể kể từng tranh)

- 1- 2HS chỉ tranh kể toàn bộ câu chuyện

- 1 HS kể toàn bộ câu chuyện( Không cần tranh) đây là yêu cầu cao – tùy trình độ từng lớp.

-Hoa hồng rất thơm, rất đẹp nhưng kiêu ngạo. / Hoa hồng không nên coi thường anh giun đất. Hoa hồng phải biết ơn mẹ đất và anh giun đất đã nuôi nấng, chăm sóc mình

- Cả lớp bình chọn

-HS nghe

-HS về nhà thực hiện

-HS chuẩn bị cho bài sau

TẬP VIẾT

TÔ CHỮ HOA: G, H

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CÂU:

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ:

- Biết tô chữ viết hoa G, H theo cỡ chữ vừa và nhỏ.

- Viết đúng các từ ngữ và câu ứng dụng: chói chang, rung rinh, Hoa yêu mọi người nên hoa kết trái chữ thường, cỡ nhỏ, đúng kiểu, đều nét; viết đúng quy trình; dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ.

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất

-Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát.

- Chăm chỉ, tích cực hoàn thành bài viết.

  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Máy chiếu / bảng phụ chiếu / viết mẫu chữ viết hoa G, H đặt trong khung chữ (theo mẫu trong vở Luyện viết 1, tập hai); từ, câu ứng dụng cỡ nhỏ.

  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Khởi động:

2.Kiểm tra bài cũ:

-GV cho 1 HS cầm que chỉ tô quy trình viết hoa chữ E, Ê.

-GV cùng HS nhận xét xem bạn có tô đúng quy trình không.

- GV kiểm tra 3 – 4 HS viết bài ở nhà trong vở Luyện viết 1, tập hai.

3.Bài mới:

  1. Giới thiệu bài:

- GV chiếu lên bảng chữ in hoa G, H .

- Đây là mẫu chữ gì?

- GV giới thiệu: Bài 35 đã giới thiệu mẫu chữ G, H in hoa và viết hoa. Hôm nay, các em sẽ học tô chữ viết hoa G, H; luyện viết các từ ngữ và câu ứng dụng cỡ nhỏ.

  1. Khám phá và Luyện tập

b.1.Tô chữ viết hoa G, H

-GV giới thiệu chữ viết hoa G, H yêu cầu HS quan sát cấu tạo nét chữ, cách tô.

-GV mô tả chữ viết hoa G gồm 2 nét: Nét 1 là kết hợp của 2 nét cơ bản (cong dưới và cong trái nối liền nhau). Đặt bút trên ĐK 6 tô nét cong dưới, sau đó chuyển hướng tô tiếp nét cong trái, tạo vòng xoắn to ở đầu chữ, dừng bút ở ĐK 3 (trên). Tô tiếp nét 2 (khuyết ngược) từ trên xuống dưới, dừng bút ở ĐK 2 (trên).

-GV mô tả chữ viết hoa H gồm 3 nét: Nét đầu là kết hợp của 2 nét cơ bản: cong trái và thẳng ngang (lượn hai đầu) – tô từ phải sang trái. Nét 2 tạo nên bởi 3 nét cơ bản (khuyết ngược, khuyết xuôi và móc ngược phải). Tô nét khuyết ngược trước rồi nối liền sang nét khuyết xuôi, đến gần cuối thì tô tiếp nét móc ngược phải, dừng bút ở ĐK 2. Nét 3 là nét thẳng đứng (ngắn), tô từ trên xuống dưới, cắt giữa đoạn nối 2 nét khuyết.

-GV cho HS tô các chữ viết hoa G, H cỡ vừa và cỡ nhỏ trong vở Luyện viết 1, tập hai.

b.2.Viết từ ngữ, câu ứng dụng(cỡ nhỏ)

-GV cho cả lớp đọc: chói chang, rung rinh, Hoa yêu mọi người nên hoa kết trái.

-GV: Độ cao các con chữ thế nào?

-GV: Khoảng cách giữa các tiếng?

-Cách nối nét giữa H và o?

-Dấu thanh đặt ở đâu?

-GV cho HS viết vào vở Luyện viết 1, tập hai, hoàn thành phần Luyện tập thêm.

4.Củng cố, dặn dò:

-GV nhận xét bài viết của HS

-GV cho HS quan sát và nêu lại cấu tạo chữ viết hoa G,H.

-GV nhắc HS chuẩn bị cho tiết Tự đọc sách báo.

-HS hát

-1 HS thực hiện.

-HS cùng GV nhận xét.

-Đây là mẫu chữ in hoa G, H.

-HS lắng nghe

-HS quan sát chữ viết hoa G, H

-HS lắng nghe và quan sát chữ viết hoa G, H

-HS tô chữ viết hoa G,H cỡ vừa và cỡ nhỏ.

-HS đọc cá nhân, đồng thanh.

-1 ô li: c, o, i, a, n, x, u, ê, m, ư, ơ

1,5 ô li: r,t

2,5 ô li: h, g, y, k, H

-Các tiếng cách nhau con chữ o.

-Viết H xong lia bút viết o

-Dấu thanh đặt ở các chữ o, ơ, ê, a

-HS thực hiện viết.

-HS nghe nhận xét điều chỉnh.

-HS nêu lại qua quan sát và đã học.

-HS lắng nghe và thực hiện.

TỰ ĐỌC SÁCH BÁO

ĐỌC TRUYỆN TRANH

(2 tiết)

I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ:

- Biết giới thiệu rõ ràng, tự tin với các bạn quyển truyện tranh của mình.

- Đọc được cho các bạn nghe những gì vừa đọc.

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất

- Năng lực tự chủ và tự học: Chú ý lắng nghe và thực hiện hướng dẫn của GV

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hợp tác với thầy cô, bạn bè để đọc sách

- Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tìm được quyển truyện phù hợp

- Chăm chỉ, nhân ái, trách nhiệm, bồi dưỡng tâm hồn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV và HS mang đến lớp một số quyển truyện tranh phù hợp với lứa tuổi.

- Giá sách hoặc tủ sách mini của lớp.

- Sách Truyện đọc lớp 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Giới thiệu bài

Hôm nay, các em sẽ học 2 tiết Tự đọc sách báo ở thư viện trường. Tiết học sẽ giúp các em:

- Biết giới thiệu rõ ràng, tự tin với các bạn quyển truyện tranh của mình.

- Đọc được cho các bạn nghe những gì vừa đọc.

2. Luyện tập

2.1. Tìm hiểu yêu cầu của bài học

-GV mời 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 YC của bài học.

-GV nhắc mỗi HS đặt trước mặt quyển truyện tranh các em mang đến lớp. GV chấp nhận nếu HS mang đến 1 quyển sách là thơ, tờ báo, truyện không phải là truyện tranh.

- Các nhóm đã trao đổi sách báo, hỗ trợ nhau đọc sách như thế nào?

-GV giới thiệu truyện Mưu chú sẻ : Đây là một truyện rất hay vì nó dạy các em bình tĩnh để thoát hiểm khi gặp kẻ xấu. Nếu không có sách mang đến lớp, các em có thể đọc truyện này. (Nếu tất cả HS đều có sách mang đến lớp: Truyện Mưu chú sẻ rất hay. Vì vậy, cô (thầy) phân công 3 bạn đọc rồi đọc lại cho cả lớp nghe. Khi về nhà, các em nên đọc truyện này).

2.2. Giới thiệu tên truyện

- GV mời một vài HS giới thiệu tên truyện tranh của mình:

+Đó là truyện gì?

+Truyện đó em mang từ nhà đến hay mượn ở thư viện?

+Truyện đó có gì làm em thích?

2.3. Tự đọc sách

- GV dành thời gian yên tĩnh cho HS tự đọc truyện

-GV nhắc HS cần chọn đọc kĩ một đoạn truyện tranh mình thích để có thể tự tin, đọc to, rõ trước lớp. Có thể cho phép 1, 2 nhóm HS đọc sách dưới gốc cây trong sân trường.

- GV đi tới từng bàn giúp HS chọn đoạn đọc.

TIẾT 2

2.4. Đọc cho các bạn nghe một đoạn truyện em thích

- GV mời HS đọc truyện, ưu tiên HS đã đăng kí đọc truyện từ tuần trước.

-GV nhận xét

3. Củng cố, dặn dò

- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS đã thể hiện tốt trong giờ học.

- GV nhắc HS chuẩn bị cho tiết Tự đọc sách báo tuần sau: Tìm 1 quyển thơ hoặc sách, báo có bài thơ, mang đến lớp để giới thiệu và đọc cho các bạn nghe.

-HS lắng nghe

- HS 1 đọc YC 1.

-HS phát biểu

- HS 2 đọc YC 2 (đọc cả bìa các truyện tranh trong SGK): Sự tích Hồ Gươm, Chiếc sừng hươu, Ai mua hành tôi,...

- HS 3 đọc YC 3.

- HS 4 đọc YC 4.

-HS thực hiện

VD: Đây là truyện tranh Đô rê mon. Truyện kể về mèo máy Đô ra ê mon rất thông minh. Tôi mượn truyện này ở thư viện trường...

-HS tự đọc sách

-Từng HS đứng trước lớp (hướng về các bạn), đọc to, rõ 1 truyện hoặc 1 đoạn truyện tranh yêu thích. Các bạn và thầy, cô có thể đặt câu hỏi để hỏi thêm.

- Cả lớp bình chọn bạn chọn truyện thú vị, đọc truyện hay

- HS đăng kí đọc trước lớp trong tiết học sau

-HS lắng nghe

-HS nghe và chuẩn bị tốt

Chủ đề 4

Tập đọc

ÔNG GIẲNG ÔNG GIĂNG ( 2 tiết)

  1. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
  • Đọc trơn bài thơ, phát âm đúng các tiếng. Biết nghỉ ngơi sau các dòng thơ.
  • Hiểu các từ ngữ trong bài.
  • Trả lời đúng các câu hỏi tìm hiểu bài học
  • Hiểu nội dung bài: Ông trăng là người bạn thân thiết của trẻ em. Những đêm trăng sáng, các bạn nhỏ muốn mời trăng xuống cùng chơi.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  • Máy chiếu hoặc giấy khổ to, bảng phụ
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

  1. Kiểm tra bài cũ
  • 2 HS đọc bài thơ kể cho bé nghe
  • Hỏi: em thích con vật, đồ vật nào trong bài? Đọc những dòng thơ viết về đồ vật, con vật đó.
  1. Dạy bài mới
  2. Chia sẻ và giới thiệu bài
    1. Học sinh thi giải nhanh 2 câu đố
  3. Tròn như cái đĩa

Lơ lửng giữa trời

Dịu mát, tươi vui

Đêm rằm tỏa sáng.

Là gì?

  1. Một mẹ sinh được vạn con,

Đến mai trời sáng chỉ còn một cha

Mặt mẹ xinh đẹp như hoa

Mặt cha nhăn nhó chẳng ma nào nhìn.

Là những gì?

    1. Giới thiệu bài

Ông trăng trên bầu trời luôn là những người bạn thân thiết của trẻ em. Những đêm trăng sáng, các bạn nhỏ muốn mời trăng xuống cùng chơi. Các em hãy cùng lắng nghe bài đồng dao ông giẳng ông giăng để cảm nhận được sự gần gũi giữa trăng và các bạn nhỏ.

  1. Khám phá và luyện tập.
    1. Luyện đọc
  2. Giáo viên đọc mẫu, giọng nhẹ nhàng, nhí nhảnh.
  • Giải nghĩa từ:Ván cơm xôi,đệp bánh chưng, vỗ chài.
  • GV chỉ tranh minh họa, giúp HS hiểu nghĩa các dòng thơ:

+Thằng cu vỗ chai / Bắt trai bỏ giỏ

+Cái đỏ ẵm em

  1. Luyện đọc từ ngữ: bầu bạn, ván cơm xôi, nồi cơm nếp, đệp bánh trưng, lung hũ rượu, khướu đánh đu, ẵm em, gáo múc nước.
  2. Luyện đọc bài thơ
  • Bài có 17 dòng thơ.
  • Gọi HS đọc nối tiếp 2 dòng thơ một (cá nhân, từng cặp)/ cá nhân hoặc cuối cùng đọc 3 dòng cuối

  • HS đọc
  • Học sinh trả lời
  1. Ông trăng
  2. Trăng, sao, mặt trời
  • HS lắng nghe
  • HS lắng nghe
  • HS lắng nghe
  • HS lắng nghe
  • HS đọc
  • HS nối tiếp đọc dòng thơ
  1. Thi đọc đoạn, bài
  • Gọi HS đọc theo đoạn (2 đoạn: đoạn 1 8 dòng đầu, đoạn 2 còn lại)
  • Gọi HS đọc theo bài
    1. Tìm hiểu bài đọc
  • Gọi 1 HS đọc 4 câu hỏi trước lớp. Sau đó đọc 4 gợi ý.
  • Học sinh trao đổi theo cặp, trả lời:
  • GV hỏi:

+ Nhà bạn nhỏ có ai?

+ Nhà bạn nhỏ có đồ vật gì?

+ Nhà bạn nhỏ có những con vật gì?

+ Nhà bạn nhỏ có đồ ăn thức uống gì?

  • Gọi 1 HS đứng lên hỏi trước lớp các câu hỏi trên
  1. Củng cố dặn dò
  • Giáo viên nhận xét giờ học. dặn học sinh chuẩn bị bài sau
  • HS đọc
  • HS đọc

  • HS trả lời

+ Nhà bạn nhỏ có thằng cu, cái đỏ, em bé.

+ Nhà bạn nhỏ có nồi, hũ, chai, giỏ, rá, gáo, lược, liềm.

+ Nhà bạn nhỏ có con chim khướu, trai, trâu.

+ Nhà bạn nhỏ có xôi, cơm nếp, bánh trưng, rượu.

  • HS trả lời
  • HS lắng nghe

CHỦ ĐIỂM : TRƯỜNG HỌC

TẬP ĐỌC

CÁI KẸO VÀ CON CÁNH CAM

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

- Đọc trơn bài, phát âm đúng các tiếng. Biết nghỉ hơi sau các dấu câu.

- Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Trả lời đúng các câu hỏi tìm hiểu bài đọc.

- Hiểu câu chuyện khen ngợi tính thật thà đáng yêu của một học sinh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Thẻ chữ để HS viết ý trả lời đúng (a hoặc b)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

A. Kiểm tra bài cũ (3-5’)

-Gọi H đọc thuộc lòng bài thơ Ngoan

?Bài thơ khen những vật gì ngoan?

?Thế nào là bé ngoan?

-2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Ngoan

B-Dạy bài mới (30-32’)

1. Chia sẻ và giới thiệu bài

- Chơi trò chơi đoán chữ trên lưng

- Vòng 1: Bạn A dùng ngón tay viết một chữ cái (chữ thường) lên lưng áo bạn B (VD: a). Nếu bạn B đoán đúng và đọc đúng (a) sẽ được quay lại viết một chữ cái khác lên lưng áo bạn A(VD: d). Nếu bạn Acũng đoán đúng (d) thì kết quả hoà 1-1. Nếu bạn A đoán sai, kết quả sẽ là 1- 0.

- Vòng 2: Cách chơi như trên nhưng mỗi bạn phải nghĩ tên 1 đồ dùng học tập (VD: sách, vở, cặp, tẩy, bút chì, bút mực, bảng con,...), dùng ngón tay viết lên lưng áo của bạn. Chơi luân phiên và tính điểm. Cộng kết quả 2 vòng để chọn bạn có tài “đoán chữ trên lưng”

- GV nhận xét chung.

1.2. Giới thiệu bài.

GV: Khi đến trường, các em cần mang theo những gì để phục vụ tốt cho việc học? Bài đọc hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó

- GV chiếu tranh minh hoạ bài đọc.

?Tranh vẽ những gì?

2. Khám phá và luyện tập

2.1. Luyện đọc

a) GV đọc mẫu: Giọng nhẹ nhàng, chậm rãi. Đọc rõ ngữ liệu các câu hỏi; câu kể; câu cầu khiến.

b) Luyện đọc từ ngữ

- GV đưa các từ khó: luyện nói. nói dối, ngoài sân, thưởng, tràng vỗ tay.

-G giải nghĩa: nói dối (nói sai sự thật, nhằm che giấu điều gì).

c) Luyện đọc câu

-Gọi 1 HS khá đọc lại toàn bài

? Bài đọc này có mấy câu?

-HD luyện đọc câu khó, câu dài cần chú ý ngắt nhịp đúng : “Bởi vì em đi học còn mang theo/ hôm thì cái kẹo, hôm thì con cánh cam. “

- Đọc tiếp nối từng câu

- H tham gia chơi theo cặp

- HS báo cáo kết quả

- H trả lời

- HS quan sát tranh.

-Tranh vẽ lớp học, một HS đang đứng lên, trả lời cô giáo. Trong suy nghĩ của bạn là hình ảnh 1 cái kẹo và 1 con cánh cam

- HS đọc thầm theo

- HS luyện đọc (cá nhân, cả lớp)

-HS lắng nghe

- 1HS đọc toàn bài

- Bài có 14 câu

- HS luyện đọc câu dài

-HS luyện đọc nối tiếp câu(cá nhân, từng cặp).

TIẾT 2

d) Luyện đọc đoạn, bài:

- Đọc nối tiếp đoạn

- Đọc cả bài

2.2. Tìm hiểu bài đọc

- Đọc các câu hỏi trong bài

- Từng cặp HS trao đổi, làm bài.

- GV hỏi

+ GV: Cô giáo hỏi cả lớp câu gì?

+GV: Ngoài đồ dùng học tập, Trung còn mang những gì đến lớp?

+ GV: Vì sao cô giáo và cả lớp vỗ tay khen Trung?

GV hỏi lại: Vì sao ... vỗ tay khen Trung?

1 HS hỏi - cả lớp đáp.

+Câu chuyện muốn nói điều gì?

- >Câu chuyện khen ngợi bạn Trung thật thà. Người thật thà, trung thực, không nói dối là người rất đáng quý, đáng yêu.

2.3. Luyện đọc lại (theo vai)

- Gọi HS đọc phân vai

-Hãy bình chọn tốp đọc hay.

- Thi đọc cả bài

3. Củng cố, dặn dò

- GV nhận xét tiết học

-Từng nhóm thi đọc nối tiếp đoạn

- Thi đọc cả bài( cá nhân, nhóm)

- 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 câu hỏi trước lớp

-Từng cặp HS làm bài trong VBT, trao đổi ý kiến

-HS: Cô giáo hỏi: Khi đi học, em mang những gì?

- Trung còn mang hôm thì cái kẹo, hôm thì con cánh cam

? - HS cả lớp giơ thẻ

-Cả lớp ĐT: Vì Trung rất thật thà

-HS nêu ý kiến

-HS thực hiện

HS thi theo nhóm 3

___________________________________________________

Chính tả( tập chép)

CÔ VÀ MẸ

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Chép đúng 4 dòng thơ bài Cô và me, khoảng 15 phút, không mặc quá 1 lối.

- Viết đúng các từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng c hoặc k dưới mỗi hình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng lớp viết các dòng thơ cần viết chính tả; viết các chữ cần điền âm đầu( BT2); đứng lên… ế; cúi …ằm mặt; bước lại …ần.

- Bảng con hoặc 2 băng giấy để 2 HS thi làm BT3 trước lớp.

- Vở Luyện viết 1, tập 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy

Hoạt động học

A. KIỂM TRA BÀI CŨ ( 3-5’)

GV đọc cho HS viết 3 từ ngữ trong bài chính tả trước. VD: liêm, vây, quả quýt hoặc gió, rồng, dây điện

-GV nhận xét

B. DẠY BÀI MỚI ( 28-30’)

1. Giới thiệu bài

GV: Hôm nay chúng ta viết 4 dòng thơ của bài Cô và mẹ

- Gv ghi đầu bài lên bảng

2. Luyện tập

2.1. Tập chép

- GV đọc bài Cô và mẹ

- GV yêu cầu Hs đọc bài thơ

-Bài thơ nói về điều gì?

- GV chỉ cho Hs đọc chữ dễ viết sai: cũng là, cô giáo, đến trường, mẹ hiền

- Gv hướng dẫn cách trình bày khổ thơ

* Lưu ý: tô lại chữ hoa đầu câu

- Gv cho HS chép bài vào vở Luyện viết 1, tập hai

- GV đọc soát lỗi ( Đọc chậm từng dòng thơ)

- GV yêu cầu HS sửa chữ sai cho đúng ra lề vở

- Gv yêu cầu HS đổi bài sửa lỗi cho nhau

- GV chữa lỗi cho Hs(có thể chiếu một số bài lên để sửa chữa)

- Gv nhận xét, khen Hs viết đẹp

2.2. Làm bài tập chính tả

a) Bài 2

- GV nêu yêu cầu: Bạn Trung mang gì đi học?

- 1 HS đọc YC, đọc M

- GV nhắc HS: các từ cần điền đều chứa tiếng bắt đầu bằng c hay k.

- Yêu cầu HS làm bài vào vở BT

- GV chiếu bài lên bảng: 1) bảng con, 2) thước kẻ, 3) cặp sách, 4) kẹo, 5) kéo, 6) cánh cam.

-Những chữ nào bắt đầu bằng c?

- Những chữ nào bắt đầu bằng k?

-YC HS nhắc lại quy tắc chính tả

-YC HS đọc lại các từ đã điền

3. Củng cố, dặn dò ( 1-2’)

- Nhận xét tiết học

- Em nào viết chưa đúng , đẹp về nhà viết lại bài cho đúng, sạch và đẹp.

-HS viết trên bảng con

-HS đọc lại các từ vừa viết

- Cả lớp hát bài Cô và mẹ của nhạc sĩ Phạm Tuyên

-Theo dõi sách/120

-Đọc bà thơ ( cá nhân, cả lớp)

-Mẹ là cô giáo ở nhà, cô giáo là mẹ ở lớp. Mỗi HS đều có 2 mẹ, 2 cô giáo.

-HS đọc( cá nhân, cả lớp)

- Hs nhẩm đánh vần, đọc thầm từng tiếng dễ viết sai

- HS theo dõi

-HS chép bài vào vở Luyện viết tập 2

- Hs cầm bút chì soát lỗi, gạch dưới chữ viết sai bằng bút chì, ghi số lỗi ra lề vở

- Hs chữa lỗi ra lề vở

- Hs đổi bài sửa lỗi cho nhau

- HS quan sát

- HS theo dõi

- HS theo dõi

- HS nhắc lại Ycầu và đọc mẫu (bảng con).

-HS làm vào vở BT

- HS nhận xét bài làm

- con, cặp, cánh cam

- kẻ, kẹo, kéo

-Vì /c/ đi với e,ê,i viết k

HS nhắc lại cá nhân

-Đọc lại các từ đã điền ( cá nhân, đồng thanh)

-Sửa bài theo đáp án (nếu sai)

________________________________________

TẬP ĐỌC

GIỜ HỌC VẼ

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

- Đọc trơn bài, phát âm đúng các tiếng. Biết nghỉ hơi sau các dấu câu

- Hiểu các từ ngữ trong bài.

-Trả lời đúng các câu hỏi tìm hiểu bài đọc.

- Hiểu nội dung câu chuyện: Bạn bè cần giúp đỡ, hỗ trợ nhau

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa bài đọc, máy chiếu.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TIẾT 1

Hoạt động dạy

Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ (3-5’)

- GV cho 2 HS nối tiếp nhau đọc bài “Cái kẹo và con cánh cam”, mỗi HS trả lời 1 câu hỏi:

+ Ngoài đồ dùng học tập, Trung còn mang những gì đến lớp?

+ Vì sao cô giáo và cả lớp vỗ tay khen Trung?

B. Dạy bài mới (30-32’)

1. Chia sẻ và giới thiệu bài

1.1. Giải đúng câu đố – nhận quà trao tay

- GV chuẩn bị một số hộp quà kèm câu đố về đồ dùng học tập

VD: Ruột dài từ mũi đến chân

Mũi mòn, ruột cũng dần dần mòn theo.

(Là cái gì? – Bút chì)

Nhỏ như cái kẹo Dẻo như bánh giầy

Ở đâu mực dây Có em là sạch.

(Là cái gì? - Cục tẩy)

Mình tròn thân trắng

Dáng hình thon thon

Thân phận cỏn con

Mòn dần theo chữ, bà con cá

(Là viên gì? – Viên phấn)

Có tôi đường kẻ thẳng bằng

Làm bài tập vẽ, ngang bằng sổ ngay.

| (Là cái gì? - Thước kẻ)

Chỉ lớn hơn quyển sách

Nhưng chưa biết bao điều

Sông núi lẫn mây trời

Mở ra là thấy đó

Cùng các bạn trò nhỏ

Cầm tay hay khoác vai.

(Là cái gì? – Cặp sách)

1.2.Giới thiệu bài

GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ, hỏi: Tranh vẽ gì?

-Bài đọc kể chuyện xảy ra trong giờ học tô màu bức tranh ngôi nhà. Các em hãy lắng nghe.

2.Khám phá và luyện tập

2.1.Luyện đọc

a) GV đọc mẫu, giọng kể chuyện vui, nhẹ nhàng. Lời Hiếu hồn nhiên, lễ phép khi nói với cô, thân thiện, cởi mở khi nói với Quế Lời cô giáo dịu dàng, ân cần.

b) Luyện đọc từ ngữ

- GV đưa các từ khó: màu xanh, vườn cây, mặt trời, mái nhà, khung trống, ngạc nhiên, cười ô, bút màu.

c) Luyện đọc câu

- Cho 1 HS đọc lại toàn bài

+ Bài đọc có mấy câu?

- GV hướng dẫn HS nghỉ hơi ở các câu dài, có nhiều dấu phẩy(câu 2)

- Đọc nối tiếp từng câu (đọc liền' 2 câu lời nhân vật- câu 5,6)

- 2 HS đọc

- HS trả lời

- 1 HS trả lời

- HS mở hộp quà, đọc to câu đố trong đó và giải câu đố để cả lớp nhận xét. Nếu lời giải đúng, HS được nhận quà (để sẵn trong hộp). Nếu sai thì phải để bạn khác giúp “giải cứu” và nhận quà.

- Tranh vẽ ngôi nhà mái ngói đỏ, những hộp bút màu

- HS đọc thầm theo

- HS luyện đọc

- HS nghe

- HS đọc thầm, xác định câu

- HS nêu: 14 câu

- HS luyện đọc câu 2

- HS luyện đọc nối tiếp từng câu ( cá nhân, cặp)

-HS đọc nối tiếp câu

TIẾT 2

d) Luyện đọc đoạn, bài

-G chia đoạn: 3 đoạn (Từ đầu đến. Cô giáo ngạc nhiên. Tiếp then đến. Tớ chi thiếu màu đỏ. Còn lại)

- Cho HS thi đọc nối tiếp đoạn

- Cho HS thi đọc cả bài

2.2.Tìm hiểu bài đọc

- Cho 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 câu hỏi.

- GV hỏi

+ Ai cho Hiếu mượn bút màu đỏ?

+ Hãy nói lời của Hiếu cảm ơn bạn cho mượn bút?

+ Cô giáo khuyên HS điều gì? Hãy giơ thẻ chọn ý đúng

GV hỏi lại: Cô giáo khuyến HS điều gì?

- (Lặp lại) GV cho 1 HS hỏi – cả lớp đáp

-Qua câu chuyện, em hiểu điều gì?

=>Bạn bè cần giúp đỡ nhau. Hiếu không có bút chì đỏ để tô mái nhà, Quế cho Hiếu mượn. Hai bạn đổi bút màu cho nhau nên tranh của cả hai đều đẹp

2.3.Luyện đọc lại

-3 HS đọc bài theo 3 vai: người dẫn chuyện, Hiếu, cô giáo, - 1 tốp nữa đọc lại. -Cả lớp và GV bình chọn tốp đọc hay

- Thi đọc cả bài

3.Củng cố , dặn dò

- GV nhận xét tiết học

-HS đánh dấu đoạn

- HS đọc

- HS đọc cá nhân, nhóm

- Từng cặp HS làm bài trong VBT/ ,trao đổi ý kiến.

- HS trả lời:

+ Quế cho Hiếu mượn bút màu đỏ

+ Cảm ơn Quế nhé!

+Rất cảm ơn bạn, ...

HS cả lớp giơ thẻ chọn ý đúng (a)

+ HS nêu

-Cả lớp ĐT: Đổi bút màu cho nhau để tô

Nhờ đồi bút màu cho nhau, tranh của hai bạn Hiếu và Quế đều được tô màu đẹp

- Hiếu và Quế biết giúp đỡ nhau

HS thực hiện

- HS thi theo nhóm 4

_____________________________________

TẬP VIẾT

TÔ CHỮ HOA M, N

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

- Biết tô chữ hoa M , N theo cỡ chữ vừa và nhỏ.

- Viết đúng các từ, câu ứng dụng( mặt trời, màu xanh, mái nhà ngói mới đỏ tươi) bằng chữ viết thường, cỡ nhỏ; chữ viết rõ ràng, đều nét; đặt dấu thanh đúng vị trí. dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Chữ mẫu, máy chiếu

-Vở luyện viết 1.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động dạy

Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ

- 1 HS cầm que chỉ, tô đúng trên bảng quy trình viết chữ hoa L đã học.

- GV kiểm tra 1 vài em viết ở nhà.

+ GV nhận xét

B. Dạy bài mới

1.Giới thiệu bài

- GV chiếu lên bảng chữ in hoa M, N

- GV: Các em đã biết mẫu chữ M,N in hoa và viết hoa. Hôm nay các em sẽ họa tô chữ viết hoa M.N, luyện viết các từ ngữ và câu ứng dụng cỡ nhỏ.

2. Khám phá và luyện tập

2.1. Tô chữ viết hoa M,N

- GV đưa lên bảng chữ viết hoa M,N, Hướng dẫn HS quan sát cấu tạo nét chữ và cách tô

- GV chỉ trên chữ mẫu quy trình : +Chữ viết hoa M gồm 4 nét: Nét 1 là nét móc ngược trái, đặt bút trên ĐK2 , tô từ dưới lên. Nét2 là nét thẳng đứng, tô từ trên xuống, hơi lượn một chút ở cuối nét. Nét 3 là nét thẳng xiên, tô từ dưới lên (hơi lượn ở hai đầu). Nét 4 là nét móc ngược phải, tô từ trên xuống, dừng bút ở ĐK2

+ Chữ viết hoa N gồm 3 nét: Nét 1 là nét móc ngược trái, đặt bút trên ĐK 2, tô từ dưới lên, hơi lượn sang phải. Nét 2 là nét thẳng xiên, tô từ trên xuống. Nét 3 là nét móc xuôi phải, tô từ dưới lên, hơi nghiêng sang phải, dừng bút ở ĐK5

- GV viết lại chữ hoa M,N cho HS quan sát

- yêu cầu HS mở vở luyện viết

- Yêu cầu HS tô chữ viết hoa M,N cỡ vừa và cỡ nhỏ

- GV đi quan sát, giúp đỡ HS

2.2. Viết từ ngữ, câu ứng dụng ( cỡ nhỏ)

- GV chiếu lên bảng hoặc mở bảng phụ đã viết từ và câu ứng dụng( cỡ nhỏ)

- yêu cầu HS đọc

? Nêu độ cao các chữ trong từ mặt trời, màu xanh,mái nhà ngói mới đỏ tươi

- Gv hướng dẫn nhận xét độ cao của các con chữ, khoảng cách giữ các chữ, viết liền mạch, nối nét giữ các chữ( giữa chữ viết hoa m và a), vị trí dấu thanh

- HS viết vào vở

- GV khuyến khích HS hoàn thành phần Luyện tập thêm

- Gv nhận xét, đánh giá bài viết của một số HS.

3.Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét đánh giá về giờ học, khen ngợi HS viết đẹp

GV nhắc HS chuẩn bị cho tiết Góc sáng tạo: Mang đến lớp 1 tấm ảnh (hoặc tranh vẽ) thầy, cô hoặc 1 người bạn em quý mến; nghĩ lời giới thiệu sẽ viết

-1 HS lên bảng chỉ

-Quan sát, nhận biết đó là mẫu chữ in hoa M,N

-HS quan sát

-HS quan sát

-HS tô chữ viết hoa M,N cỡ vừa và cỡ nhỏ

-Cá nhân, cả lớp đọc

-HS nêu

-HS viết

_____________________________________________

TẬP ĐỌC

QUYỂN VỞ CỦA EM

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

- Đọc trơn bài, phát âm đúng các tiếng; biết nghỉ hơi sau các dòng thơ.

- Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Trả lời đúng các câu hỏi về bài đọc.

- Hiểu nội dung bài thơ: Quyển vở mới thật thơm tho, đáng yêu. Học sinh cần viết chữ đẹp, giữ vở sạch đẹp để rèn tính nết của người trò ngoan.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa bài đọc, máy chiếu.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động dạy

Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ (3-5’)

- GV cho 2 HS nối tiếp nhau đọc bài “ Giờ học vẽ”, trả lời câu hỏi:

+ Vì sao Hiéu và Quế đều tô được những bức tranh đẹp?

B. Dạy bài mới (30-32’)

1. Chia sẻ và giới thiệu bài

1.1. Chia sẻ

- GV cho cả lớp hát bài: Em yêu trường em (Nhạc và lời: Hoàng Vân)

1.2.Giới thiệu bài

- Gv đưa hình ảnh minh họa, giới thiệu bài thơ: Quyển vở của em

2.Khám phá và luyện tập

2.1.Luyện đọc

a) GV đọc mẫu, giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, tình cảm.

b) Luyện đọc từ ngữ

- GV đưa các từ khó: quyển vở, ngay ngắn, xếp hàng, mát rượi, thơm tho, nắn nót, sạch đẹp, tính nết, trò ngoan.

- GV giải nghĩa từ: thơm tho (mùi thơm rất dễ chịu, hấp dẫn); nắn nót (làm cẩn thận từng li, từng tí cho đẹp, cho chuẩn)

c) Luyện đọc câu

- Cho 1 HS đọc lại toàn bài

+ Bài thơ có bao nhiêu dòng?

- GV hướng dẫn HS kết thúc các dòng chẵn 2, 4, 6.. nghỉ hơi dài hơn.

d) Luyện đọc đoạn, bài

- Cho HS thi đọc tiếp nối 3 khổ thơ

- Cho HS thi đọc cả bài

2.2.Tìm hiểu bài đọc

- Cho 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 câu hỏi trong SGK.

- GV hỏi

+ Mở vở ra, bạn nhỏ thấy gì trên trang giấy trắng?

+ Lật từng trang, bạn nhỏ cảm thấy thế nào?

+ Nếu em là quyển vở em sẽ nói gì với các bạn nhỏ.

- GV (khích lệ HS lí giải) Vì sao người học trò ngoan là người biết giữ vở sạch, chữ đẹp?

- (Lặp lại) GV cho 1 HS hỏi – cả lớp đáp

+ GV: Hãy nhìn quyển vở, quyển sách của mình xem các em đã giữ gìn sách vở thế nào?

+ Bài thơ giúp em hiểu điều gì?

=> GV chốt, giáo dục: Sách vở giúp các em học hành….

2.3. Học thuộc lòng

- GV hướng dẫn HS học thuộc 2 khổ thơ cuối bài (hoặc cả bài) theo cách xóa dần chữ, chỉ giữ lại các chữ đầu dòng. Cuối cùng xóa hết.

- Thi đọc thuộc lòng 2 khổ thơ hoặc cả bài thơ

3.Củng cố , dặn dò

- GV nhận xét tiết học

- Nhắc HS chuẩn bị bài tiết sau.

- 2 HS đọc

- HS trả lời

- HS hát

- HS quan sát tranh, nêu nội dung tranh

- HS đọc thầm

- HS luyện đọc

- HS nghe

- HS đọc thầm, xác định dòng thơ

- HS nêu: 12 dòng

- HS luyện đọc tiếp nối 2 dòng thơ một ( cá nhân, cặp)

- HS đọc

- HS đọc cá nhân, nhóm

- Từng cặp HS làm bài trong VBT/T45, trao đổi ý kiến.

- HS trả lời:

+… từng dòng kẻ ngay ngắn như HS xếp hàng.

+ … giấy trắng sờ mát rượi, mùi giấy mới thơm tho.

+ HS nêu

- HS tự nêu ý kiến

- HS thực hiện

- HS nêu

+ .. phải biết giữ vở sạch, chữ đẹp

- HS nhẩm học thuộc lòng

- HS thi đọc thuộc lòng

___________________________________________

GÓC SÁNG TẠO

TIẾT 1: QUÀ TẶNG Ý NGHĨA

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

-Chuẩn bị được món quà ý nghĩa tặng thầy cô hoặc 1 bạn trong lớp: Đó là 1 tấm ảnh, bức tranh thầy cô hoặc 1 người bạn do HS tự vẽ. Tranh, ảnh được trang trí, tô màu. Viết được lời giới thiệu thể hiện tình cảm với người trong tranh ảnh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Chuẩn bị của GV: Một số sản phẩm của HS các năm học trước do GV sưu tầm, những mẩu giấy cắt hình chữ nhật có dòng kẻ ô li để phát cho HS viết và đính vào sản phẩm; các viên nam châm, kẹp hoặc ghim, băng dính.

- Chuẩn bị của HS: Tranh, ảnh thầy cô, bạn bè HS sưu tầm hoặc tự vẽ; giấy màu, giấy trắng, hoa lá để cắt dán trang trí ,bút chì màu, bút da, kéo, keo dán,... Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động dạy

Hoạt động học

1. Chia sẻ và giới thiệu bài : (2-3’)

a, Chia sẻ:

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa ở BT1.

- GV cho HS đoán xem phải làm gì?

b, Giới thiệu bài:

- Trong tiết học hôm nay, mỗi em sẽ làm một món quà để tặng thầy cô giáo hoặc tặng một bạn. Để món quà có ý nghĩa, các em cần:

|+Chọn ảnh của người đó hoặc vẽ người đó bằng tất cả tấm lòng yêu mến. Sau đó, trình bày, trang trí tranh, ảnh.

+ Viết vài lời giới thiệu về người đó. Lời giới thiệu cần thể hiện được tình cảm của các em.

- Những quà tặng này sẽ được trưng bày trong tiết học tới. Sau đó, được tặng cho thấy cô, bạn bè. Các em hãy thi đua xem quà của ai có ý nghĩa, làm cho người nhận quà vui mừng, cảm động.

- GV giới thiệu một vài quà tặng của HS năm trước (nếu có) để lớp tham khảo

2. Khám phá: (5-7’)

2.1. Thực hiện yêu cầu bài tập:

- Yêu cầu HS quan sát SGK, 3 bạn đọc nối tiếp 3 hoạt động của tiết học.

- Gọi HS đọc yêu cầu từng bài tập

2. HS chia sẻ mục đích làm quà tặng

-GV gọi 5-7 HS nói trước lớp : Em sẽ làm quà tặng để tặng ai?

3.Luyện tập

3.1. Chuẩn bị: (2-3’)

-Yêu cầu HS để lên bàn ĐDHT đã chuẩn b

-GV quan sát, nhận xét:số HS mang ảnh, số HS vẽ tranh, HS chuẩn bị ĐDHT cẩn thận, chu đáo (HS chưa có tranh, ảnh sẽ vẽ nhanh thầy, cô hoặc một bạn vào giấy hoặc VBT)

-GV phát cho HS những mẫu giấy trắng có dòng kẻ ô li, cắt hình trái tim hoặc hình chữ nhật để sau đó HS viết rồi đính vào vị trí phù hợp trên sản phẩm,

-GV hướng dẫn cách sử dụng trang vở . HS nào chưa chuẩn bị giấy, có thể làm bài vào VBT

3.2. Làm sản phẩm (14-15’)

- GV nhắc HS làm sản phẩm : dán tranh, ảnh vào giấy trắng ,giấy màu hoặc dán vào giữa bông hoa giấy. Trang trí, tô màu cho đẹp, vẽ thêrn hoa lá. (Những HS chưa có sản phẩm sẽ vẽ nhanh thầy cô và các bạn)

- Viết lời giới thiệu những nét nổi bật đáng quý của người trong ảnh. Ghi tên mình dưới sản phẩm

- GV đi từng bàn, hướng dẫn và giúp đỡ HS

-GV khen ngợi, động viên HS kịp thời.

3.3. Trao đổi sản phẩm với các bạn trong nhóm (3-5’)

-GV yêu cầu HS giới thiệu sản phẩm trong nhóm 4

-GV định lên bảng lớp 4 - 5 sản phẩm đẹp, mời HS giới thiệu

-GV phóng to sản phẩm cho CL nhận xét

-GV nhận xét, khích lệ, động viên tất cả HS

4. Củng cố, dặn dò

-GV khen ngợi những: hoàn thành tốt BT, sáng tạo,

-Dặn dò: hoàn thiện quà tặng trước khi trưng bày, trao tặng .

YC chuẩn bị cho tiết KC Đi tìm vần "êm".

- HS quan sát, nhận biết đó là tranh, ảnh thầy, cô giáo, các bạn HS

-HS đoán: Cần làm quà tặng thể hiện tính có với thầy cô, các bạn

-HS lắng nghe

-HS quan sát

- 3 HS đọc yêu cầu

- HS 1 đọc YC của BT 1.

- HS 2 đọc YC của BT 2; đọc các lời giới thiệu bên tranh, ảnh.

- HS 3 đọc YC của BT 3. GV mời 2 HS (đóng vai bạn nam, bạn nữ) đọc lời trao đổi của 2 HS trong SGK.

-HS trả lời: tặng cô, tặng bạn…

-HS bày lên bàn ĐDHT; tranh, ảnh thầy cô hoặc bạn các em sưu tầm hoặc tự vẽ

-HS mở VBT

- HS làm sản phẩm

-HS giới thiệu với nhau sản phẩm của mình, góp ý cho nhau.

-HS lên giới thiệu

-HS nhận xét

_______________________________________

KỂ CHUYỆN

ĐI TÌM VẦN "ÊM"

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

- Nghe hiểu câu chuyện Đi tìm vần “êm”.

- Nhìn tranh, kể lại được đoạn và toàn bộ câu chuyện. Bước đầu biết thay đổi giọng để phân biệt lời của người dẫn chuyện, lời của Tết, lời của bà ngoại, của má Tết

- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Việc học của Tết thật vui. Mọi người trong gia đinh đều hào hứng ủng hộ, giúp đỡ Tết

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy chiều 6 tranh minh hoạ truyện phóng to.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy

Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ

- GV GV gắn lên bảng 6 tranh minh họa chuyện “Ba cô con gái”

Gọi HS kể chuyện theo tranh

+ Hãy nói ý nghĩa câu chuyện?

B. Dạy bài mới

1. Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện

1.1Trò chơi: “Gọi tên theo vần” (2-3’)

GV hướng dẫn chơi “Gọi tên theo vần”: “Quản trò” , dựa vào tên các bạn trong lớp sẽ lần lượt đưa ra lệnh, VD: Mời các bạn có tên mang vân uyên đứng dậy. Các bạn có tên chứa vần uyên (VD: Huyền, Tuyển, Xuyên…) đứng dậy nhanh sẽ được cả lớp thưởng một tràng vỗ tay. Quản trò điều khiển các bạn chơi với 2 hoặc 3 vần khác.

-Sau đó GV nhận xét, khen những hộ thực hiện tốt

1.2.Giới thiệu truyện

- Ở giai đoạn Học vần, các em đã nhiều lần làm BT Tìm tiếng, từ chứa vần mới học. Câu chuyện đi tìm vần “êm” kể về hoạt động tìm tiếng chứa vần mới học của HS lớp 1. BT này lôi cuốn mọi người trong gia đình cùng tham gia. Các em hãy lắng nghe câu chuyện.

2.Khám phá và luyện tập

2.1.Nghe kể câu chuyện

- GV kể từng đoạn với giọng vui, dí dỏm:

Đoạn 1: kể chậm rãi, sau nhanh dần, giọng vui, sôi nổi

Các đoạn sau cần thể hiện đúng lời nhân vật: Lời cô giáo nhẹ nhàng. Lời Tết nói với ngoại, với má ngoan ngoãn, đáng yêu. Giọng bà ngoại vui vẻ. Giọng má ân cần, nhiệt tình

- GV kể 3 lần:

+ Lần 1: Kể tự nhiên, không chỉ tranh

+ Lần 2: Vừa chỉ từng tranh vừa kể thật chậm

+ Lần 3: Kể như lần 2. Kết hợp giải nghĩa từ:

đám giỗ (lễ tưởng nhớ hằng năm đối với người đã mất); têm trầu (quét vôi vào lá trầu rồi cuốn lại để nhai); mắm nêm (mắm làm bằng các loại cá nhỏ, đun lên ăn rất thơm ngon)

2.2.Trả lời câu hỏi theo tranh

- Chỉ tranh 1:

+Hôm nay, lớp Tết học vần gì?

+Cô giáo cho các tổ làm gì?

+Các bạn phát biểu thế nào?

- GV chỉ tranh 2:

+ Cô dặn ngày mai học vần gì?

+Các tổ hẹn nhau về nhà làm gì?

-GV chỉ tranh 3:

+ Về nhà, Tết chạy ra vườn tìm bà ngoại làm gì?. +Bà tìm ra tiếng gì?

- GV chỉ tranh 4:

+ Sau đó, Tết vào bếp tìm ai?. Kết quả thế nào?

- GV chỉ tranh 5:

+ Hai má con lên phòng của ba làm gì?

- GV chỉ tranh 6:

+ Chuyện gì xảy ra giúp má tìm được vấn đêm?

*Sau khi HS trả lời, GV và HS nhận xét

2.3.Kể chuyện theo tranh (không nêu câu hỏi)

a.Mỗi HS nhìn 2 tranh, tự kể chuyện

-GV yêu cầu HS quan sát lần lượt 2 tranh và tự kể chuyện

- GV, HS nhận xét, bình chọn bạn kể đúng, kể to, hấp dẫn.

b. HS kể chuyện theo tranh bất kì

-Trò chơi: Ô cửa sổ

GV chiếu lên bảng các ô cửa sổ đánh số từ 1 đến 6. HS chọn ô cửa. GV mở cửa sổ làm hiện ra 1 đoạn truyện minh họa cho HS kể lại.

- GV, HS nhận xét, bình chọn bạn kể đúng, kể to, hấp dẫn.

c.HS chỉ 6 tranh, kể lại toàn bô câu chuyện.

*GV cất tranh, mời 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.

2.4.Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện

+ Câu chuyện cho thấy ban Tết là HS thế nào? . +Mọi người trong gia đình giúp đỡ Tết thế nào?. GV: Tết rất chăm lo học hành việc học rất vui. Gia đình ai cung sẵn sàng, vui vẻ giúp đỡ Tết.

-Yêu cầu cả lớp chọn bạn kể chuyện hay, hiểu ý nghĩa câu chuyện.

3.Củng cố , dặn dò

-GV biểu dương những HS kể chuyện hay

-Dặn HS về nhà kể lại cho người thân nghe

- 1HS kể theo 3 tranh đầu

-1HS kể theo 3 tranh cuối

- 1 HS trả lời

- 1 HS trả lời

-1 HS xung phong làm “Quản trò”

-Quản trò điều khiển các bạn chơi 2-3 lần

-HS lắng nghe

-Nhắc lại tên câu chuyện

- HS nghe toàn bộ câu chuyện

- HS nghe và quan sát tranh

- HS khắc sâu nội dung câu chuyện

- 1-2 HS trả lời: Hôm nay, lớp Tết học vần am

- Cô giáo cho các tổ thi tìm tiếng có vần am

- Các bạn rất hăng hái, cô giáo ghi mãi không hết

… học vần êm

…về nhà tìm thật nhiều tiếng mới có vần êm

-1-2 HS trả lời

- Bà tìm ra tiếng têm

-1-2 HS trả lời

-1-2 HS trả lời

- 3 HS (mỗi HS kể 1 lượt )

-nhận xét, bình chọn bạn kể đúng, kể to, hấp dẫn.

- Mỗi ô cửa sổ có 1-2 HS tham gia chơi

-Bình chọn bạn kể chuyện hay

-1 HS kể

-1 HS kể

- Tết rất lo học, chăm học

- Mọi người ai cũng nhiệt tình, hào hứng giúp đỡ Tết

-Bình chọn bạn kể chuyện hay, hiểu ý nghĩa câu chuyện.

_______________________________________

TẬP VIẾT

TÔ CHỮ HOA O,Ô,Ơ

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

- Biết tô chữ hoa O,Ô,Ơ theo cỡ chữ vừa và nhỏ.

- Viết đúng các từ, câu ứng dụng( quyển vở,mát rượi,Ở trường vui như hội) bằng chữ viết thường, cỡ nhỏ; chữ viết rõ ràng, đều nét; đặt dấu thanh đúng vị trí. dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Chữ mẫu, máy chiếu

-Vở luyện viết 1.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động dạy

Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ

- 1 HS cầm que chỉ, tô đúng trên bảng quy trình viết chữ hoa M,N đã học.

- GV kiểm tra 1 vài em viết ở nhà.

+ GV nhận xét

B. Dạy bài mới

1.Giới thiệu bài

- GV chiếu lên bảng chữ in hoa O,Ô,Ơ

- GV: Các em đã biết mẫu chữ O,Ô,Ơ in hoa và viết hoa. Hôm nay các em sẽ họa tô chữ viết hoa O,Ô,Ơ, luyện viết các từ ngữ và câu ứng dụng cỡ nhỏ.

2. Khám phá và luyện tập

2.1. Tô chữ viết hoa O,Ô,Ơ

- GV đưa lên bảng chữ viết hoa O,Ô,Ơ, Hướng dẫn HS quan sát cấu tạo nét chữ và cách tô

- GV chỉ trên chữ mẫu quy trình : + Chữ O viết hoa là nét cong khép kín, phần cuối nét lượn vào trong bụng chữ. Cách tổ chữ O: Đặt bút trên ĐK 6, đưa bút sang trái để tô nét cong kín, phần cuối nét lượn vào trong bụng chữ đến ĐK 4 thì cong lên một chút rồi dừng bút.

+ Chữ Ô viết hoa gồm 3 nét: Nét 1 là chữ 0, nét 2 và 3 là 2 nét thẳng xiên ngắn tạo dấu mũ trên đầu chữ 0. Cách tô: tô nét 1 như chữ O, tô 2 nét thẳng xiên theo thứ tự 2, 3 tạo dấu mũ trên 1 thành chữ Ô.

+Chữ Ơ viết hoa gồm 2 nét (nét cong kín và nét râu). Cách tô: tô nét 1 tạo thành chữ 0, tô đường cong nhỏ (nét râu) bên phải tạo thành chữ viết hoa Ơ.

- GV viết lại chữ hoa M,N cho HS quan sát

- yêu cầu HS mở vở luyện viết

- Yêu cầu HS tô chữ viết hoa M,N cỡ vừa và cỡ nhỏ

- GV đi quan sát, giúp đỡ HS

2.2. Viết từ ngữ, câu ứng dụng ( cỡ nhỏ)

- GV chiếu lên bảng hoặc mở bảng phụ đã viết từ và câu ứng dụng( cỡ nhỏ)

- yêu cầu HS đọc

? Nêu độ cao các chữ trong từ: quyển vở, mát rượi,Ở trường vui như hội

- Gv hướng dẫn nhận xét độ cao của các con chữ, khoảng cách giữ các chữ, viết liền mạch, nối nét giữ các chữ, vị trí dấu thanh

- HS viết vào vở

- GV khuyến khích HS hoàn thành phần Luyện tập thêm

- Gv nhận xét, đánh giá bài viết của một số HS.

3.Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét đánh giá về giờ học, khen ngợi HS viết đẹp

GV nhắc HS chuẩn bị cho tiết sau

-1 HS lên bảng chỉ

-Quan sát, nhận biết đó là mẫu chữ in hoa M,N

-HS quan sát

-HS quan sát

-HS tô chữ viết hoa O,Ô,Ơ cỡ vừa và cỡ nhỏ

-Cá nhân, cả lớp đọc

-HS nêu

-HS viết

___________________________________________

Tự đọc sách báo

ĐỌC SÁCH VỀ KIẾN THỨC, KĨ NĂNG SỐNG

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ

-Biết giới thiệu rõ ràng, tự tin với các bạn một quyển sách về kiến thức hoặc kĩ năng sống (KNS) mình mang tới lớp

- Đọc được cho các bạn nghe những gì vừa đọc.

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất

- Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm và trong lớp

II. CHUẨN BỊ

- GV và HS mang đến lớp một số quyển sách về kiến thức (hoặc KNS), phù hợp với lứa tuổi

- Giá sách hoặc tủ sách mini của lớp.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

* Khởi động:

- Cho cả lớp hát theo nhạc

1 .Hoạt động chia sẻ (1 – 2’):

- GV nêu MĐYC của bài học: Trong tiết tự đọc sách báo hôm nay các em sẽ giới thiệu với các bạn quyển sách về kiến thức hoặc kĩ năng sống (KNS) mình mang tới lớp và đọc cho các bạn nghe những gì vừa đọc.

2. Hoạt động khám phá và luyện tập

2.1. Tìm hiểu yêu cầu của bài học (8 -10’)

- Gọi HS nối tiếp nhau đọc 4 YC cùa bài .

GV: Với 4 yêu cầu này, tiết đọc sách báo hôm nay chúng ta sẽ thực hiện ở trên lớp

- Gọi H đọc yêu cầu 1

+ Cả lớp đọc tên các quyển sách được giới

thiệu trong SGK

=>đây là sách về kiến thức và KNS

+GV hướng dẫn: Mười vạn câu hỏi vì sao :là cuốn sách “khám phá khoa học thần kì”,giúp các em có những kiến thức bổ ích và thú vị về cuọc sống xung quanh

- Hướng tới tương lai: kể về những phát minh kì diệu của loài người. / Bách khoa thư an toàn cho lứa tuổi thiếu niên nhi đồng: giúp thiếu nhi có kĩ năng phòng tránh những điều nguy hiểm để sống an toàn. / Kĩ năng giao tiếp : dạy cho các bạn nhỏ cách giao tiếp lịch sự, đạt hiệu quả. Lời tự chối, Lời tạm biệt là hai cuốn sách vui và thú vị về các loài vật nhỏ bé. Cuốn sách dạy các em biết nói lời từ chối, tạm biệt, cung cấp nhiều KNS bổ ích

- Gọi H đọc yêu cầu 2

- Gọi H đọc yêu cầu 3

+ GV giới thiệu bài Sử dụng đồ điện an toàn (M): Đây là bài rất bổ ích vì nó dạy các em dùng đồ điện thế nào để không gây nguy hiểm.

-Các em nên đọc lại bài này ở nhà

- Gọi H đọc yêu cầu 4

2.2. Giới thiệu sách (3 – 5’)

-YC mỗi HS đặt sách trước mặt, kiểm tra sự chuẩn bị của HS, xem các em có mang đến lớp đúng loại sách về kiến thức và KNS không

-Hãy giới thiệu với lớp quyển sách của mình

2.3. Tự đọc sách (20 – 21’)

- GV: Bây giờ cô dành thời gian yên tĩnh cho các con tự đọc sách. Các con cần chọn đọc kĩ một mẩu truyện hoặc 1 thông tin thú vị mình thích để có thể tự tin, đọc to, rõ trước lớp.

- GV đi tới từng bàn giúp HS chọn đoạn đọc.

H thực hiện

H nghe

4 HS đọc

- H đọc: Mười vạn câu hỏi vì sao, Hướng tới tương lai, bách khoa toàn thư…

-HS lắng nghe

+ 1 vài em

+ 1 vài em

- Tự đọc bài Sử dụng đồ điện an toàn trong nhóm 3

- Gọi 1-2 nhóm đọc trước lớp

-HS đặt sách lên bàn

- 1 vài H nêu :

- VD: Đây là quyển sách về KNS bố mẹ đã mua cho tôi. Quyển sách này rất hay. Sách có tên là Lời xin lỗi…

- HS tự đọc sách

TIẾT 2

* HS có thể đọc thêm 5 - 7 phút nữa ở tiết 2.

2.4. Đọc cho các bạn nghe (BT4)(27 – 28’)

- GV mời HS đọc sách, ưu tiên HS đã đăng kí đọc từ tuần trước.

- Các bạn và thầy, cô có thể đặt câu hỏi để hỏi thêm.

- Cho cả lớp bình chọn bạn đọc to rõ rang, đọc hay, cung cấp thông tin thú vị.

GV nhận xét ,động viên HS

- Cho HS đăng kí đọc trước lớp trong tiết học sau.

3. Hoạt động ứng dụng (1 – 2’)

- Đọc lại sách,truyện cho người thân nghe.

GV khen ngợi những HS đã thể hiện tốt trong giờ học. -Nhắc HS chuẩn bị cho tiết Tự đọc sách báo tuần sau.

-Từng HS đứng trước lớp (hướng về các bạn), đọc to, rõ rang 1 mẩu truyện hoặc 1 đoạn mình yêu thích.

- H nêu ý kiến của mình

- HS đăng kí

Chính tả

ÔNG GIẲNG ÔNG GIĂNG ( 1 tiết)

  1. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
  • Nghe viết 7 dòng đầu bài đồng dao ông giẳng ông giăng, không mắc quá 2 lỗi
  • Làm đúng bài tập: điền tiếng còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh một đoạn đồng dao, điền chữ r, d, hay gi vào chỗ trống
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  • SGK, bảng phụ
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

  1. Kiểm tra bài cũ
  • GV đọc cho 2 HS viết bảng lớp: kể, câu hỏi, kiến con.
  1. Dạy bài mới
  2. Giới thiệu bài

Hôm nay , chúng mình sẽ nghe viết 7 dòng đầu bài đồng dao ông giẳng ông giăng và làm đúng bài tập: điền tiếng còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh một đoạn đồng dao, điền chữ r, d, hay gi vào chỗ trống.

  1. Luyện tập
  • Gọi 1 HS đọc 7 dòng đầu bài đồng dao, cả lớp đọc lại.
  • GV chỉ các từ dễ viết sai, cả lớp đọc ( giẳng, xuống, bầu, bạn, xôi, nếp, đệp bánh trưng).
  • GV cho HS đọc nhẩm từng tiếng mình viết dễ sai
  • GV cho HS cất SGK, GV đọc từng dòng thơ ( mỗi dòng không quá 3 lần).

Cho HS viết vào vở luyện viết 1, tập 2, tô chữ hoa đầu dòng thơ.

  • GV đọc chậm từng dòng cho HS soát lỗi, gạch chân bằng bút chì chữ viết sai, viết lại chữ đó bên lề vở.
  • GV chữa trên bảng lỗi học sinh thường mắc.
    1. Làm bài tập chính tả
  1. BT2 ( Tìm tiếng còn thiếu để hoàn chỉnh đoạn đồng dao sau)
  • GV nêu yêu cầu, viết bảng:

Cái …. cắt lá

Con cá có…..

Quả….. quả cam

Chè lam…… khảo.

  • HS làm bài vào vở luyện viết1, tập 2.
  • Gọi 1 HS trả lời miệng
  • GV điền tiếng trên bảng lớp
  • Cả lớp đọc lại 7 dòng thơ
  1. BT 3 ( em chọn chữ nào: r,d hay gi?)
  • GV cho HS làm bài vào vở luyện viết 1, tập 2.
  • GV viết lên bảng các từ cần điền:

….ây điện, ….ó, …..ồng, ….ùng.

  • Gọi 1 HS lên bảng làm bài
  • Sửa sai (nếu có)
  • GV cho cả lớp đọc: Nhện con hay chăng dây điện/ Cái quạt hòm mồm thở ra gió./ Máy bơm phun nước bạc như rồng / Cua cáy dùng miệng nấu cơm.
  1. Củng cố dặn dò
  • Giáo viên nhận xét giờ học. dặn học sinh chuẩn bị bài sau

  • Học sinh viết
  • Học sinh lắng nghe
  • Học sinh đọc
  • Học sinh đọc
  • Học Sinh đọc nhẩm
  • Học sinh viết
  • Học sinh sửa lỗi (nếu có)

Cái liềm cắt lá

Con cá có vẩy

Quả quýt quả cam

Chè lam bánh khảo.

  • Học sinh đọc
  • Học sinh làm bài
  • Dây điện, gió, rồng, dùng
  • Cả lớp đọc
  • Học sinh lắng nghe

Tập đọc

SẺ ANH, SẺ EM

( 2 tiết)

  1. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
  • Đọc trơn bài thơ, phát âm đúng các tiếng. Biết nghỉ ngơi sau các dấu câu.
  • Hiểu các từ ngữ trong bài.
  • Trả lời đúng các câu hỏi tìm hiểu bài học
  • Hiểu nội dung bài nói về tình cảm anh em trong gia đình: An hem sẻ yêu thương, nhường nhịn nhau khiến sẻ mẹ rất vui, gia đình đầm ấm.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  • Máy chiếu hoặc giấy khổ to, bảng phụ
  • Thẻ để HS ghi ý trả lời mình chọn (a hoặc b)
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

  1. Kiểm tra bài cũ
  • 2 HS đọc thuộc lòng 6 hoặc 10 dòng bài đồng dao Ông giẳng ông giăng.
  • Hỏi: Nhà bạn nhỏ có ai? Nhà bạn nhỏ có đồ vật gì?
  1. Dạy bài mới
  2. Chia sẻ và giới thiệu bài
    1. Học sinh thảo luận nhóm đôi
  • Nhà bạn có mấy anh, chị, em? Tình cảm của bạn với anh, chị, em thế nào?

Tình cảm của anh, chị, em với bạn thế nào? Bạn cảm thấy thế nào nếu anh, chị, em đi vắng?

  • Gọi 3 – 4 HS phát biểu, GV nhận xét khích lệ.
    1. Giới thiệu bài
  • GV chỉ tranh minh họa, HS quan sát: sẻ mẹ đang tha mồi về cho con. Anh em sẻ há mỏ, vui mừng đón mẹ. Tình cảm gia đình thật ấm áp.
  1. Khám phá và luyện tập.
    1. Luyện đọc
  2. Giáo viên đọc mẫu, giọng nhẹ nhàng, tình cảm. lời sẻ mẹ hối hả lúc giục con ăn. Lời sẻ anh và sẻ em nhỏ nhẹ dễ thương.
  3. Luyện đọc từ ngữ:vườn, rét, nằm co ro, cố sức, cọng rơm, thương yêu, mệt.
  4. Luyện đọc câu
  • Bài có 13 câu.
  • Gọi HS đọc nối tiếp từng câu (liền 2 câu ngắn). GV nhắc nhở HS nghỉ hơi ở câu dài: Thương em,/ sẻ anh cố sức kéo….trong tổ/ che cho em.

  • HS đọc
  • Học sinh trả lời
  • Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi
  • HS lắng nghe
  • HS lắng nghe
  • HS đọc
  • HS nối tiếp đọc từng câu.
  1. Thi đọc đoạn, bài
  • Thi đọc nối tiếp 3 đoạn

+ Đoạn 1: Từ đầu đến….che cho em.

+ Đoạn 2: tiếp theo đến …ăn trước đi.

+ Đoạn 3: còn lại.

  • Từng cặp, sau đó từng tổ thi đọc cả bài.
  • Gọi 1 HS đọc cả bài
  • Cả lớp đọc đồng thanh cả bài
    1. Tìm hiểu bài đọc
  • 2 HS nối tiếp nhau đọc 2 câu hỏi trong sách giáo khoa
  • Hỏi: Vì sao sẻ mẹ quên cả mệt?
  • Hỏi – đáp:

+ Vì sao sẻ mẹ quên cả mệt?

+ Em thích sẻ anh hay sẻ em? Vì sao?

  • Câu chuyện giúp em hỏi điều gì?
    1. Luyện đọc lại
  • 1 nhóm 4 HS đọc theo các vai: người dẫn chuyện, sẻ mẹ, sẻ anh, sẻ em.
  • Lặp lại với nhóm học sinh khác.
  1. Củng cố dặn dò
  • Giáo viên nhận xét giờ học. dặn học sinh chuẩn bị bài sau
  • HS đọc
  • HS đọc

  • HS trả lời
  • Ý b
  • Vì sẻ mẹ thấy các con rất thương yêu nhau.
  • HS trả lời theo suy nghĩ riêng. VD: em thích sẻ anh vì sẻ anh rất yêu thương em, cố kéo cho em các cọng rơm che cho em khỏi lạnh./ Thích sẻ em vì sẻ em còn nhỏ đã biết thương anh , nhường thức ăn cho anh….
  • Gia đình sẽ rất đầm ấm, hạnh phúc, cha mẹ sẽ rất vui nếu con cái yêu thương nhường nhịn nhau.
  • Học sinh phân công vai và luyện đọc lại chuyện.
  • Học sinh lắng nghe

Tâp viết ( 1 tiết)

TÔ CHỮ HOA I, K

  1. Mục đích – yêu cầu
  • Biết tô các chữ viết hoa I, K theo cỡ chữ vừa và nhỏ.
  • Viết đúng các từ, câu ứng dụng (ngoan ngoãn, nhường nhịn; kiếm được mồi, chim mẹ tha về tổ) bằng chữ viết thường, cỡ nhỏ, chữ rõ, đều nét, đặt dấu thanh đúng vị trí, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ.
  1. Đồ dùng dạy học
  • Máy chiếu hoặc bảng phụ, viết chữ viết hoa I, K, từ, câu ứng dụng cỡ nhỏ.
  1. Các hoạt động dạy và học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

  1. Kiểm tra bài cũ
  • 1 HS cầm que chỉ, tô quy trình viết chữ viết hoa G, H.
  • GV kiểm tra HS viết bài ở nhà.
  1. Dạy bài mới
  2. Giới thiệu bài
  • GV chiếu lên bảng chữ in hoa I, K.
  • Bài 35 đã giới thiệu mẫu chữ I, K in hoa và viết hoa. Hôm nay, các em sẽ học tô chữ viết hoa I, K – chỉ khác chữ I, K in hoa ở các nét uốn, luyện viết các từ ngữ và câu ứng dụng cỡ chữ nhỏ
  1. Khám phá và luyện tập
  2. Tô chữ viết hoa I, K
  • HS quan sát cấu tạo nét chữ, cách tô chữ

+ Chữ I hoa gồm 2 nét: nét 1 là kết hợp của 2 nét cơ bản cong trái và thẳng ngang, (lượn 2 đầu) – tô giống nét đầu của chữ H hoa. Tô tiếp nét 2( móc ngược trái) từ trên xuống dưới, dừng bút trên ĐK2.

+ Chữ K hoa gồm 3 nét: nét 1 tô giống như nét đầu ở chữ I hoa, H hoa. Nét 2 là nét móc ngược trái, tô từ trên xuống dưới. Nét 3 là kết hợp của 2 nét cơ bản (móc xuôi phải và móc ngược phải) nối liền nhau, tô nét móc xuôi phải trước, đến giữa thân chữ thì tạo vòng xoắn nhỏ lồng vào thân nét 2 rồi tô tiếp nét móc ngược phải, dừng bút ở ĐK2.

  • HS lần lượt tô các chữ hoa I, K cỡ vừa và cỡ nhỏ trong vở luyện viết 1, tập 2.
  1. Viết từ ngữ, câu ứng dụng ( cỡ nhỏ)
  • Cả lớp đọc các từ ngữ và câu ứng dụng: ngoan ngoãn, nhường nhịn; Kiếm được mồi, chim mẹ tha về tổ.
  • GV hướng dẫn HS nhận xét độ cao của các chữ cái, khoảng cách giữa các chữ ( tiếng), cách nối giữa các con chữ, vị trí đặt dấu thanh
  • GV cho HS viết vào vở luyện viết 1, tập 2
  1. Củng cố, dặn dò
  • Giáo viên nhận xét giờ học.
  • Nhắc HS chuẩn bị cho tiết trưng bày tranh ảnh em yêu thiên nhiên, viết lại lời cho đúng chính tả hay hơn, trang trí sản phẩm ấn tượng hơn.

-HS lên và nêu quy trình viết chữ hoa G, H

-HS quan sát và nhận biết đó là mẫu chữ in hoa I, K.

-HS quan sát

-HS tô chữ vào vở.

-HS đọc

-HS nhận xét

-HS viết

-HS lắng nghe

Tập đọc

NGOAN (1 tiết)

  1. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
  • Đọc trơn bài thơ, phát âm đúng các tiếng. Biết nghỉ ngơi sau các dòng thơ.
  • Hiểu các từ ngữ trong bài.
  • Trả lời đúng các câu hỏi tìm hiểu bài học
  • Hiểu nội dung bài: Mọi vật xung quanh em đều ngoan ngoãn, chăm chỉ làm việc có ích, bé ngoan la bé biết nghe lời cha mẹ, làm nhiều việc tốt.
  • Học thuộc lòng bài thơ.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  • Máy chiếu hoặc giấy khổ to, bảng phụ
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

  1. Kiểm tra bài cũ
  • 2 HS tiếp nối nhau đọc bài sẻ anh sẻ em.
  • Hỏi: Vì sao sẻ mẹ quên cả mệt?
  • Em thích sẻ anh hay sẻ em? Vì sao?
  1. Dạy bài mới
  2. Chia sẻ và giới thiệu bài
    1. Cả lớp nghe hát và cùng hát bài Những em bé ngoan
    2. Giới thiệu bài
  • Bài học hôm nay có tên là Ngoan. Các sự vật trong bài đều ngoan ngoãn, làm việc có ích. Học sinh quan sát tranh: tranh vẽ bà đang ngồi khâu vá dưới ánh đèn dầu. Bé đang múc nước trong chum để rửa tay. Mẹ đang nấu cơm trên bếp lửa.
  • Đèn dầu giúp bà khâu vá. Nước giúp bé rửa trắng bàn tay. Lủa giúp mẹ thổi cơm. Bài thơ nói về các sự vật “ Ngoan” thế nào và thế nào là được gọi là bé “Ngoan”?
  1. Khám phá và luyện tập.
    1. Luyện đọc
  2. Giáo viên đọc mẫu, giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
  3. Luyện đọc từ ngữ: ngoan, sáng sân nhà, thắp, ngồi may, rửa trắng, thổi đầy nồi cơm, chin đỏ vườn, quạt hương thơm.
  4. Luyện đọc dòng thơ
  • Bài có 8 dòng thơ.
  • Gọi HS đọc nối tiếp 2 dòng thơ một (cá nhân, từng cặp)/ cá nhân.
  1. Thi đọc đoạn, bài
  • Gọi HS đọc theo đoạn (2 đoạn: đoạn 1 4 dòng đầu, đoạn 2 còn lại)
  • Gọi HS đọc theo bài
    1. Tìm hiểu bài đọc
  • Gọi 1 HS đọc 3 câu hỏi, BT trong SGK.
  • Từng cặp HS trao đỏi , trả lơi câu hỏi:

+ Bài thơ khen những vật gì ngoan?

  • GV nêu yêu cầu của BT2

Hỏi: thế nào là bé ngoan?

  • (lặp lại) 1 HS hỏi – cả lớp đáp
    1. Học thuộc lòng
  • HS học thuộc lòng bài thơ theo cách xóa dần chữ, chỉ giữ lại chữ đầu câu, rồi xóa hết.
  • GV cho HS tự nhẩm học thuộc bài thơ.
  • GV cho HS thi đọc thuộc lòng 4 dòng thơ đầu/ 4 dòng thơ cuối/ cả bài thơ.
  1. Củng cố dặn dò
  • Giáo viên nhận xét giờ học.
  • Dặn học sinh chuẩn bị cho tiết trưng bày tranh ảnh Em yêu thiên nhiên.

  • HS đọc
  • Học sinh trả lời
  • HS hát
  • HS lắng nghe
  • HS lắng nghe
  • HS đọc
  • HS đọc
  • HS nối tiếp nhau đọc
  • HS đọc
  • HS đọc
  • Bài thơ khen trăng ngoan, đèn ngoan, nước ngoan, lửa ngoan, trái ngoan, gió ngoan.
  • Cả lớp đọc kết quả nối ghép:

(a)Đèn – (3) thắp cho bà ngồi may

(b)Nước – (1) rửa trắng bàn tay.

(c)Gió – (2) quạt hương thơm khắp nhà.

- Bé ngoan là bé biết nghe lời mẹ cha, yêu cô, yêu bạn.

- HS trình bày

  • HS đọc
  • HS đọc
  • HS đọc
  • HS lắng nghe.

GÓC SÁNG TẠO

TRƯNG BÀY TRANH ẢNH “ EM YÊU THIÊN NHIÊN”

  1. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
  • Biết cùng các bạn trong nhóm trưng bày sản phẩm
  • Biết bình chọn sản phẩm mình yêu thích.
  • Biết giới thiệu sản phẩm tự tin, to, rõ.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  • Sản phẩm của HS, ĐDHT phục vụ triển lãm, vở bài tập tiếng việt1, tập 2.
  • Nam châm
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

  1. Giới thiệu bài
  • Trong tiết học hôm nay, các em sẽ trưng bày những sản phẩm đã làm từ tuần trước, giới thiệu sản phẩm của mình, nghe các bạn giới thiệu, cùng bình chọn sản phẩm ấn tượng.
  • GV kiểm tra lại sản phẩm của HS và ĐDHT đã chuẩn bị
  1. Luyện tập
    1. Tìm hiểu yêu cầu của bài học
  • 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 yêu cầu trong sách:
  • Gọi HS đọc yêu cầu BT1
  • Gọi 4 học sinh tiếp nối nhau đọc 4 lời giới thiệu dưới 4 tranh.
  • Gọi HS đọc yêu cầu của BT2
  • Nhắc HS khi bình chọn sản phẩm, cần chú ý cả hình thức và nội dung của từng sản phẩm.
  • Gọi HS đọc yêu cầu BT3.
  • Những sản phẩm được chọn sẽ được gắn lên bảng lớp để tác giả của mỗi sản phẩm sẽ tự giới thiệu sản phẩm của mình.
    1. Trưng bày
  • GV chỉ vị trí các nhóm, tổ trưng bày sản phẩm. Nhắc HS nếu đính sản phẩm trong VBT thì gỡ ra để trưng bày. Nếu làm trong VBT thì mở trang vở đó ra.
  • GV cùng cả lớp đếm số sản phẩm của mỗi tổ.
  • Các tổ thi trưng bày sản phẩm nhanh, sáng tạo
    1. Bình chọn
  • Lần lượt từng tổ đi xem sản phẩm của tổ mình và các tổ khác .
    1. Tổng kết
  • Giáo viên gắn lên bảng lớp những sản phẩm được bình chọn.
  • Kết luận về nhóm trưng bày đẹp.
    1. Thưởng thức
  • HS có sản phẩm được gắn lên bảng lần lượt giới thiệu sản phẩm to, rõ, tự tin.
  • Cả lớp giơ tay bình chọn những sản phẩm được yêu thích. GV đếm số HS giơ tay bình chọn cho từng HS, kết luận.
  • GV có thể chọn 1 tổ có nhiều sản phẩm hay, mời các thành viên giới thiệu sản phẩm.
  1. Củng cố, dặn dò
  • GV khen ngợi những HS có sản phẩm được bình chọn
  • Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
  • Học sinh lắng nghe
  • Học sinh đọc
  • HS nêu yêu cầu BT1
  • HS đọc, cả lớp lắng nghe và vừa quan sát 4 sản phầm mẫu.
  • HS nêu yêu cầu BT2
  • HS bình chọn sản phẩm
  • HS nêu yêu cầu BT3
  • HS giới thiệu về sản phẩm của mình
  • HS trưng bày sản phẩm
  • HS đếm số sản phẩm
  • Cả tổ trao đổi nhanh, bình chọn tổ chưng bày đẹp. chọn 3 sản phẩm ấn tượng của tổ mình và 1 vài sản phẩm ấn tượng của các tổ khác. Tổ trưởng báo caos kết quả cho GV.
  • HS quan sát và lắng nghe
  • HS giới thiệu về sản phẩm của mình
  • HS bình chọn
  • HS giới thiệu sản phẩm
  • HS lắng nghe

Kể chuyện

BA CÔ CON GÁI (1 tiết)

I. Mục đích, yêu cầu

- Nghe hiểu câu chuyện Ba cô con gái.

- Nhìn tranh, kể lại được từng đoạn, toàn bộ câu chuyện. Bước đầu biết thay đổi giọng kể; kể phân biệt lời của người dẫn chuyện, lời của bà mẹ, lời ba cô con gái.

- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi lòng hiếu thảo của cô con gái út. Chê trách chị cả và chị hai không quan tâm, chăm sóc mẹ khi mẹ ốm đau.

II. Đồ dùng dạy học

  • Máy chiếu / 6 tranh minh họa truyện phóng to.

III. Các hoạt động dạy và học

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A.Kiểm tra bài cũ

- GV gắn lên bảng tranh minh họa câu chuyện Chuyện của hoa hồng; mời 2 HS: HS 1 kể theo 3 tranh đầu, HS 2 kể theo 2 tranh cuối.

B.Dạy bài mới

1.Chia sẻ và giới thiệu truyện

1.1.Quan sát và phỏng đoán

- GV đưa lên bảng 6 tranh minh họa chuyện Ba cô con gái. Mời HS xem tranh để biết ngoài bà mẹ và ba cô con gái, câu chuyện còn có nhân vật nào?

- GV chỉ từng cô: Cô cả mặc váy nâu. Cô út – váy xanh. Cô hai – váy hồng.

1.2.Giới thiệu câu chuyện

- Câu chuyện kể về cách cư xử của ba cô con gái với mẹ. Qua câu chuyện, các em sẽ biết cô gái nào hiếu thảo, yêu thương mẹ.

2.Khám phá và luyện tập

2.1.Nghe kể chuyện

- GV kể chuyện 3 lần, giọng diễn cảm.

+ Đoạn 1, 2: kể chậm rãi. Đoạn 3, 4, 5 kể với nhịp độ nhanh hơn. Câu cuối: kể khoan thai.

+ Lời của chị cả và chị hai: ngọt ngào. Lời sóc nói với chị cả và chị hai: cao giọng, mỉa mai; nói với cô út: nhẹ nhàng, âu yếm.

2.2. Trả lời câu hỏi dưới tranh

- GV chỉ tranh 1: Bà mẹ có mấy cô con gái? Vì sao bà mẹ phải ở một mình?

- GV chỉ tranh 2: Khi bị ốm, bà mẹ nhờ ai đưa thư cho các con?

- GV chỉ tranh 3: Khi sóc đưa thư cho cô cả, cô cả nói gì? Sau đó, chuyện gì đã xảy ra?

- GV chỉ tranh 4: Khi sóc đưa thư cho cô hai, cô hai nói gì? Sau đó, chuyện gì đã xảy ra?

- GV chỉ tranh 5: Khi sóc đưa thư cho cô út, cô út nói gì? Sóc nói gì với cô?

- GV chỉ tranh 6: Câu chuyện kết thúc thế nào?

2.3.Kể chuyện theo tranh

a) Mỗi HS nhìn 2, 3 tranh, tự kể chuyện.

b) 1 HS nhìn 6 tranh tự kể chuyện. Có thể lặp lại yêu cầu với HS 2, 3.

*GV cất tranh, 1 HS giỏi kể lại câu chuyện.

2.4.Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện

- GV: Câu chuyện này khuyên các em điều gì?

- GV: Câu chuyện khuyên các em phải biết yêu thương, hiếu thảo với cha mẹ; quan tâm, chăm sóc khi cha mẹ đau ốm.

- Cả lớp bình chọn HS, nhóm HS kể chuyện hay trong tiết học.

3. Củng cố, dặn dò

- GV nhận xét tiết học

- GV nhắc HS chuẩn bị cho tiết KC Đi tìm vần “êm” và tiết Tự đọc sách báo.

  • HS kể chuyện
  • Có sóc con
  • HS quan sát
  • HS lắng nghe
  • HS lắng nghe

- Bà mẹ có 3 cô con gái.Vì các con gái đi lấy chồng nên bà phải ở một mình.

- Bà nhờ sóc đưa thư cho các con.

- Cô cả nói: Ôi, chị thương mẹ chị quá! Chờ chị cọ xong mấy cái chậu này rồi chị sẽ về thăm mẹ ngay. Cô cả biến thành một con rùa.

Cô hai nói: Đợi chị xe cho xong chỗ chỉ này đã rồi chị sẽ đi ngay. Cô hai biến thành con nhện.

- Cô út tất tả đi thăm mẹ ngay. Sóc nói: Chị út à, chị thật hiếu thảo. Mọi người sẽ yêu quý chị. Chị sẽ sống vui vẻ và hạnh phúc

- Cô út có cuộc sống hạnh phúc và được mọi người yêu quý.

-HS kể chuyện

- Câu chuyện khuyên chúng ta phải biết quan tâm đến cha mẹ / phải yêu thương, hiếu thảo với cha mẹ,…

-Cả lớp bình chọn

-HS lắng nghe

Tập viết (1 tiết)

TÔ CHỮ HOA L

  1. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
  • Biết tô chữ viết hoa L theo cỡ chữ vừa và nhỏ.
  • Viết đúng từ ngữ, câu ứng dụng (bàn tay, hương thơm; làm nhiều việc tốt mới là bé ngoan) bằng viết chữ thường, cỡ nhỏ, đúng kiểu, đều nét. Đặt dấu thanh đúng vị trí, giãn đúng khoảng cách giữa các con chữ.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  • Máy chiếu hoặc bảng phụ
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

  1. Kiểm tra bài cũ
  • 1 HS cầm que chỉ, tô quy trình viết chữ viết hoa I,K.
  • GV kiểm tra HS viết bài ở nhà.
  1. Dạy bài mới
  2. Giới thiệu bài
  • GV chiếu lên bảng chữ in hoa L.
  • Bài 35 đã giới thiệu mẫu chữ L in hoa và viết hoa. Hôm nay, các em sẽ học tô chữ viết hoa L – chỉ khác chữ L in hoa ở các nét uốn, luyện viết các từ ngữ và câu ứng dụng cỡ chữ nhỏ
  1. Khám phá và luyện tập
  2. Tô chữ viết hoa L
  • HS quan sát cấu tạo nét chữ, cách tô chữ

+ Chữ L hoa gồm 1 nét, là kết hợp của 3 nét cơ bản: cong dưới, lượn dọc và lượn ngang. Đặt bút trên ĐK6, tô nét cong dưới và chuyển hướng tô nét lượn dọc ở cả 2 đầu, chuyển hướng tô tiếp nét lượn ngang(2 đầu), tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ, dừng bút ở ĐK2.

  • HS lần lượt tô các chữ hoa L cỡ vừa và cỡ nhỏ trong vở luyện viết 1, tập 2.
  1. Viết từ ngữ, câu ứng dụng ( cỡ nhỏ)
  • Cả lớp đọc các từ ngữ và câu ứng dụng: bàn tay, hương thơm; làm nhiều việc tốt mới là bé ngoan
  • GV hướng dẫn cách viết: độ cao của các chữ cái, khoảng cách giữa các chữ ( tiếng), cách nối giữa các con chữ, giữa chữ L và a, vị trí đặt dấu thanh
  • GV cho HS viết vào vở luyện viết 1, tập 2
  1. Củng cố, dặn dò
  • Giáo viên nhận xét giờ học.
  • Nhắc HS chuẩn bị cho tiết tự đọc sách báo.

-HS lên và nêu quy trình viết chữ hoa I,K

-HS quan sát và nhận biết đó là mẫu chữ in hoa L.

-HS quan sát

  • HS tô chữ
  • HS đọc từ ngữ và viết các câu ứng dụng

-HS viết

-HS lắng nghe

TỰ ĐỌC SÁCH BÁO(2 TIẾT)

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
  • Biết giới thiệu rõ ràng, tự tin với các bạn 1 quyển thơ hoặc sách, báo có bài thơ mình mang đến lớp
  • Đọc cho các bạn nghe bài thơ yêu thích.
  1. Đồ dùng dạy học
  • Một số đầu sách (thơ) hay, phù hợp với lứa tuổi.
  1. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

  1. Giới thiệu bài
  • Hôm nay, chúng mình sẽ tự đọc sách báo. Chúng mình sẽ giới thiệu với các bạn 1 quyển thơ hoặc sách, báo có bài thơ mình mang đến lớp và đọc cho các bạn nghe bài thơ yêu thích nhé.
  1. Luyện tập
    1. Tìm hiểu yêu cầu bài học
  • 4 HS nối tiếp nhau đọc YC của bài học.
  • GV gọi HS đọc YC 1 ( Nhắc HS đặt trước mặt quyển thơ hoặc sách, báo có bài thơ mình mang đến lớp)
  • GV gọi HS đọc YC 2 ( đọc cả tên các quyển thơ trong sách giáo khoa)
  • GV gọi HS đọc YC 3( giới thiệu bài thơ khi bố đi công tác.)
  • GV gọi HS đọc YC 4
    1. Giới thiệu tên quyển thơ (9 – 10 phút)
  • Gọi 1 vài HS giới thiệu tên quyển thơ (bài thơ) mình sẽ đọc trước lớp
    1. Tự đọc thơ
  • GV cho HS tự đọc thơ, nhắc HS đọc kĩ 1 bài thơ yêu thích để tự tin đọc to, rõ ràng trước lớp
  • GV đi tới từng bàn giúp HS chọn bài thơ sẽ đọc trước lớp.
    1. Đọc cho các bạn nghe 1 bài thơ em thích
  • GV cho HS đọc thơ
  • Cả lớp bình chọn bạn chọn thơ hay, đọc thơ hay
  • GV nhắc các nhóm trao đổi sách báo cho nhau
  1. Củng cố, dặn dò
  • GV nhắc HS chuẩn bị cho tiết tự đọc sách báo tuần sau: tìm và mang đến lớp một quyển sách cung cấp kiến thức hoặc kĩ năng sống.
  • HS lắng nghe
  • HS đọc YC 1
  • HS đọc YC 2, đọc cả tên các quyển thơ trong SGK
  • HS đọc YC 3
  • HS đọc YC 4
  • HS giới thiệu tên quyển thơ hoặc bài thơ
  • HS đọc
  • HS đọc thơ
  • HS bình chọn
  • HS trao đổi sách báo cho nhau để đọc
  • HS lắng nghé

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 1 – TẬP 2

CHỦ ĐIỂM 6: THIÊN NHIÊN

TẬP ĐỌC: CUỘC THI KHÔNG THÀNH (2 tiết)

I. MỤC TIÊU

Qua bài học, học sinh được hình thành những Năng lực và Phẩm chất sau:

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ

- Đọc trơn bài, phát âm đúng các tiếng, tốc độ đọc 60 tiếng/ phút. Biết nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu.

- Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Trả lời đúng các câu hỏi tìm hiểu bài đọc.

- Nói – nghe về cách chạy của mỗi loài

- Hiểu nội dung câu chuyện: Mỗi loài, mỗi người xung quanh ta đều có đặc điểm, thoái quen riêng. Cần tôn trọng đặc điểm, thói quen của mỗi loài, mỗi người, không nên đòi người khác phải giống như mình.

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất

- Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp.

- Biết yêu thương, tôn trọng đặc điểm, thói quen của mỗi loài, mỗi người.

II. CHUẨN BỊ

- Tranh minh họa bài tập đọc, bảng phụ viết nội dung bài học, bài Tập đọc.

- VBT Tiếng Việt 1, tập hai.

- Mỗi HS 1 mảnh giấy trắng (cỡ 5 x 10 cm) để tham gia trò chơi khởi động.

- Thẻ xanh đỏ cho mỗi HS làm BT 2 (Chọn ý trả lời đúng: a hay b)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hoạt động 1: Khởi động

Mục tiêu: Tạo niềm tin hứng thú học tập cho học sinh.

- Gọi 2, 3 HS đọc thuộc lòng 2 khổ cuối của bài thơ Quyển vở của em, trả lời câu hỏi: Ai biết giữ vở sạch, chữ đẹp?

- Nhận xét.

* Trò chơi: Thi viết tên con vật sống dưới nước

- GV phổ biến cách chơi: GV phát cho mỗi HS 1 tờ phiếu , HS tự ghi tên mình trên phiếu.

- GV nêu yêu cầu: Khi có lệnh bắt đầu, mỗi em ghi thật nhanh tên 3 con vật sống dưới nước (trong thời gian 1 phút) vào mặt sau của phiếu.

- Tổ chức cho HS chơi

- GV thu phiếu và gọi HS đọc theo nhóm đôi, 1 bạn đọc tên HS, 1 bạn đọc tên con vật).

- Nhận xét, tuyên dương HS.

* Giới thiệu bài

- GV treo tranh minh họa, hỏi:

+ Tranh vẽ những con vật nào?

+ Chúng sống trên cạn hay dưới nước?

+ Chúng “đi lại” có giống nhau không?

- GV nhận xét, dẫn dắt giới thiệu vào bài

- GV viết tên bài: Cuộc thi không thành

Hoạt động 2: Khám phá và luyện tập

Mục tiêu: Đọc đúng, rõ ràng, đọc trơn bài, phát âm đúng các tiếng, biết nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu. Hiểu các từ ngữ trong bài. Trả lời đúng các câu hỏi tìm hiểu bài đọc. Hiểu nội dung câu chuyện.

Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: Hỏi - đáp, đọc thầm, đọc cá nhân, tổ, nhóm, cả lớp.

2.1. Hướng dẫn HS luyện đọc

a) GV đọc mẫu: giọng rõ ràng, chậm rãi, đọc rõ ngữ điệu từng nhân vật.

b) Luyện đọc từ ngữ

- GV chỉ từng từ ngữ cho HS đọc: không thành, trọng tài, xuất phát, chuyện rắc rối, quay đuôi, ngúng nguẩy, quay đầu, giật lùi, phóng thẳng, khuyên bảo,....

- GV hỏi ngúng nguẩy là như thế nào?

- Giải nghĩa từ: ngúng nguẩy (tỏ thái độ không bằng lòng hay hờn dỗi).

c) Luyện đọc câu

- GV cùng HS đếm số câu trong bài: Bài có 13 câu.

- GV cho HS đọc nối tiếp từng câu lần 1

- Hướng dẫn đọc câu dài

+ GV đọc mẫu 1 lần, ngắt câu dài,

Chúng cãi nhau vì / tôm chỉ quen bơi giật lùi, / cá chỉ biết phóng thẳng, / cua chỉ bò ngang

- Cho HS đọc câu trong nhóm đôi

- GV theo dõi, giúp đỡ HS.

- 2 HS đọc và 1 HS trả lời câu hỏi

- Chú ý lắng nghe

- Theo dõi

- HS tích cực tham gia trò chơi: các em ghi thật nhanh tên 3 con vật sống dưới nước (trong thời gian 1 phút) vào mặt sau của phiếu.

- HS đọc theo nhóm đôi

- HS quan sát

- 2 – 3 HS: Tranh vẽ tôm, cá, cua và rùa.

- 1 – 2 HS: Chúng sống dưới nước

- HS trả lời

- Chú ý lắng nghe

- Vài HS nhắc lại tên bài

- Lắng nghe - chỉ tay đọc thầm theo

- HS đọc cá nhân, cả lớp.

- Chú ý lắng nghe và ghi nhớ

- HS đếm số câu trong bài: Bài có 13 câu

- Đọc nối tiếp (cá nhân, nhóm).

(Có thể cho HS 1 đọc câu 1, cả lớp đọc lại ⇨ HS 2 đọc câu 2, cả lớp đọc lại,… tương tự với các câu còn lại.)

- Chú ý theo dõi và thực hiện theo hướng dẫn.

- HS đọc câu trong nhóm đôi

TIẾT 2

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

* GV cho học sinh hát vận động theo nhạc.

d) Thi đọc đoạn, bài

* Tổ chức cho HS đọc đoạn của bài:

- GV chia đoạn và hướng dẫn HS đọc bài theo đoạn, lưu ý ngắt nghỉ ở dấu phẩy, dấu chấm.

- Gồm có 3 đoạn (2 câu/ 7 câu/ 4 câu)

* Tổ chức cho HS đọc cả bài

- Tổ chức cho HS thi đọc mỗi nhóm đồng thanh đọc một đoạn.

- Hỏi: Nhóm nào đọc đúng

- Thế nào là đọc tốt

- GV nhận xét

- Tổ chức cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.

2.2. Tìm hiểu bài đọc

- GV gọi 3 HS tiếp nối đọc trước lớp 3 BT.

- Tổ chức trao đổi nhóm, làm BT

BT1:

- GV hỏi: Tôm, cá và cua định làm gì?

- Nhận xét

BT2:

- GV phát thẻ xanh đỏ và hỏi: Vì sao cuộc đua của ba bạn không thành?

- GV đọc từng ý.

- Mời HS giải thích

- GV nhận xét chốt ý.

BT3:

- GV nêu yêu cầu BT

- Chỉ từng cụm từ, yêu cầu cả lớp đọc.

- Yêu cầu HS làm vào VBT.

* Lặp lại: Tổ chức cho HS hỏi đáp: 1 bạn hỏi – cả lớp đáp lần lượt 3 BT vừa làm.

- GV nhận xét, chốt ý

- GV hỏi: Cuộc thi của tôm, cá và cua không thành bởi vì ai cũng đòi chạy theo cách của mình. Cuộc thi muốn thành công thì ba bạn phải làm như thế nào?

? Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

- GV nêu nội dung bài, giáo dục HS: Mỗi bạnđều có đặc điểm, thoái quen riêng. Cần tôn trọng đặc điểm, thói quen của mỗi loài, mỗi người, không nên đòi người khác phải giống như mình.

2.3. Luyện đọc lại

- GV hỏi trong bài gồm có những nhân vật nào?

- Treo bảng phụ ghi lời đối thoại của 3 nhân vật và hướng dẫn HS đọc:

+ Tôm: Hai cậu phải quay đuôi về đích như mình!

+ Cá: Không, hai cậu phải quay đầu về đích như tớ!

+ Cua: Hai cậu phải quay ngang như tớ!

- Ngoài lời của nhân vật còn cần đọc lời của ai nữa?

- Tổ chức cho HS đọc theo vai: người dẫn chuyện, tôm, cá, cua.

- GV tổ chức cho các nhóm thi đọc.

- Nhận xét, tuyên dương.

3. Hoạt động nối tiếp

- GV mời cả lớp đọc lại bài

- Nhận xét giờ học

- Dặn HS về kể cho người thân nghe điều em đã hiểu được qua câu chuyện, chuẩn bị bài tiết sau: Anh hùng biển cả.

- HS hát vận động theo nhạc.

- Đọc từng đoạn theo hình thức đọc nối tiếp: cá nhân, nhóm đôi, nhóm 4, đọc to trước lớp.

- HS đọc nhóm 4 theo hình thức đọc nối tiếp, mỗi bạn một đoạn

- Trả lời:

+ Nhóm đọc đúng không vấp, rõ ràng là ….

+ Đọc tốt là đọc to, rõ ràng không quá chậm, không quá nhanh, biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

- Chú ý lắng nghe

- Đọc đồng thanh

- 3 HS tiếp nối đọc trước lớp 3 BT.

- HS thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi

- Đại diện nhóm trình bày.

- HS trả lời: Tôm cá và cua định làm thi chạy

- HS đọc từng ý và dùng thẻ để bày tỏ ý kiến

- HS giải thích theo ý của mình.

- Chú ý lắng nghe

- HS đọc theo yêu cầu

- Làm vào VBT:

a) Tôm – (2) giật lùi

b) Cá – (3) phóng thẳng

c) Cua – (1) bò ngang

- HS hỏi đáp: 1 bạn hỏi – cả lớp đáp lần lượt 3 BT.

- Lắng nghe và trả lời

- Vài HS trả lời theo suy nghĩ

- Theo dõi và ghi nhớ

- HS: 3 nhân vật đó là Tôm, cá, cua.

- HS đọc theo hướng dẫn

- Lời của người dẫn chuyện

- HS chia vai và luyện đọc trong nhóm.

- Các nhóm thi đọc, nhóm khác nhận xét.

- Đọc đồng thanh

- Lắng nghe

- Lắng nghe và thực hiện

*****************

CHÍNH TẢ

TẬP CHÉP: RÙA CON ĐI CHỢ

I. MỤC TIÊU

Qua bài học, học sinh được hình thành những Năng lực và Phẩm chất sau:

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ

- Đọc: HS đọc được bài thơ Rùa con đi chợ

- Viết: Tập chép bài thơ Rùa con đi chợ, không mắc quá 1 lỗi, trình bày đúng, chữ viết rõ ràng. Làm đúng BT điền ng/ngh vào chỗ trống, tìm và viết đúng chính tả 1 tiếng có vần uôi, 1 tiếng có vần uây trong bài Cuộc thi không thành.

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất

- Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp.

- Khơi gợi tình yêu thiên nhiên, yêu thích các loài vật. Giáo dục HS tính cẩn thận chăm chỉ.

II. CHUẨN BỊ

- Bảng phụ viết nội dung bài học thơ Rùa con đi chợ. Nội dung các bài tập chính tả.

- VBT Tiếng Việt 1, tập hai, bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hoạt động 1: Khởi động

Mục tiêu: Tạo niềm tin hứng thú học tập cho học sinh.

- GV mở nhạc cho HS hát múa và vận động theo nhạc.

- GV đọc cho 2 HS viết bảng lớp các từ ngữ: cái kéo, cặp sách, thước kẻ.

- Nhận xét.

* Giới thiệu bài

- GV dẫn dắt giới thiệu vào bài

Hoạt động 2: Luyện tập

Mục tiêu: HS đọc được bài thơ Rùa con đi chợ

Chép đúng bài thơ Rùa con đi chợ, không mắc quá 1 lỗi. Trình bày đúng, chữ viết rõ ràng.

Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: đọc cá nhân, tổ, nhóm, cả lớp; nhìn – chép.

2.1. Hướng dẫn tập chép

- Treo bảng phụ có nội dung bài chính tả.

- GV đọc mẫu

- Yêu cầu HS đọc bài trên bảng

* Tìm hiểu đoạn chép

- GV hỏi nội dung bài thơ?

* Hướng dẫn cách trình bày

- Đoạn thơ có mấy câu?

- Mỗi câu có mấy chữ?

- Chữ đầu câu, đầu câu viết như thế nào?

- Cuối đoạn thơ có dấu gì?

* Hướng dẫn đọc từ khó

- Chỉ thước cho các em đọc những tiếng các em dễ viết sai: đầu xuân, hoa trái, bộn bề, hạt giống, trồng gieo,..

* Chép bài

-Yêu cầu học sinh chép bài. Giáo viên theo dõi và chỉnh sửa cho học sinh.

- GV cho HS soát lỗi

- Thu và nhận xét 5-7 bài.

- Nhận xét về nội dung, chữ viết, cách trình bày của học sinh.

2.1. Làm bài tập chính tả

a) BT 2: Em chọn chữ nào: ng hay ngh

- Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài tập.

- Mời 2 – 3 HS nhắc lại quy tắc

+ Khi nào ta viết là ngh?

+ Khi nào ta viết là ng?

- Học sinh tiến hành làm bài vào vở Luyện viết 1, tập hai.

- GV tổ chức cho 2 nhóm thi tiếp sức làm bài.

- Nhận xét

- Cả lớp đọc các câu văn, dòng thơ đã hoàn thành.

b) BT 3: Tìm trong bài đọc và viết lại

- Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài tập.

- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi và làm vào vở Luyện viết 1, tập hai.

- Đại diện nhóm trình bày

- Gọi HS đọc 2 câu văn có vần uôi, uây.

- Nhận xét, khen ngợi và động viên HS.

3. Củng cố và hoạt động nối tiếp

- GV mời cả lớp đọc lại bài chính tả

- Nhận xét giờ học

- Dặn HS về chuẩn bị bài tiết sau

- HS hát múa và vận động theo nhạc

- 2 HS viết bảng lớp – cả lớp viết bảng con

- Chú ý lắng nghe

- Theo dõi

- Lắng nghe - chỉ tay đọc thầm theo

- Cả lớp đọc bài trên bảng

- 2 – 3 HS trả lời: Bài thơ kể chuyện rùa con đi chợ mua hạt giống về gieo trồng. Rùa bò chậm nên đi từ đầu xuân, mùa hè mới đến cổng chợ).

- Đoạn thơ có 4 câu

- Câu đầu tiên 6 chữ, câu thứ hai 8 chữ, câu thứ ba 6 chữ, câu thứ tư 8 chữ.

- Viết hoa chữ cái đầu mỗi câu.

- Cuối đoạn thơ có dấu chấm (.).

- Đọc theo thước chỉ giáo viên - HS đọc cá nhân, cả lớp.

- Học sinh chép bài vào vở Luyện viết 1, tập hai, chép lại bài; tô các chữ hoa đầu tiên.

- Học sinh đổi vở, dùng bút chì soát lỗi, ghi lại tổng số lỗi, viết các lỗi sai ra lề vở.

- Chú ý lắng nghe

- Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.

- 2 – 3 HS nhắc lại quy tắc:

+ ngh + e, ê, i, iê

+ ng + các chữ khác.

- HS thực hiện

- 2 nhóm thi tiếp sức làm bài: ngang, nghe, ngay ngắn

- Đọc đồng thanh

- 1 Học sinh nêu yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm bài Cuộc thi không thành

- HS thảo luận nhóm đôi và làm vào vở Luyện viết 1, tập hai.

- đuôi, nguẩy

- Cá nhân – đồng thanh

- Chú ý lắng nghe

- Đọc đồng thanh

- Lắng nghe

- Lắng nghe và thực hiện

********************

TẬP ĐỌC: ANH HÙNG BIỂN CẢ (2 tiết)

I. MỤC TIÊU

Qua bài học, học sinh được hình thành những Năng lực và Phẩm chất sau:

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ

- Đọc trơn bài, phát âm đúng các tiếng, tốc độ đọc 60 tiếng/ phút. Biết nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu.

- Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Trả lời đúng các câu hỏi tìm hiểu bài đọc.

- Hiểu nội dung câu chuyện nói về những đặc điểm của loài cá heo, ca ngợi cá heo thông minh, tài giỏi, là bạn tốt của mọi người.

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất

- Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp.

- Khơi gợi tình yêu thiên nhiên, có ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ các loài vật có ích.

II. CHUẨN BỊ

- Tranh minh họa bài tập đọc, bảng phụ viết nội dung bài học, bài Tập đọc.

- VBT Tiếng Việt 1, tập hai.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hoạt động 1: Khởi động

Mục tiêu: Tạo niềm tin hứng thú học tập cho học sinh.

- Gọi 2 HS đọc nối tiếp nhau bài Cuộc thi không thành, trả lời câu hỏi.

- Nhận xét.

* Nói về cá heo

- GV hỏi: Em đã bao giờ thấy cá heo chưa? Em biết gì về cá heo?

- Nhận xét, chốt ý

* Giới thiệu bài

- GV treo tranh minh họa, hỏi:

+ Tranh vẽ gì?

- GV nhận xét, dẫn dắt giới thiệu vào bài

- GV viết tên bài: Anh hùng biển cả

Hoạt động 2: Khám phá và luyện tập

Mục tiêu: Đọc đúng, rõ ràng, đọc trơn bài, phát âm đúng các tiếng, tốc độ đọc 60 tiếng/ phút.. Biết nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu. Hiểu các từ ngữ trong bài. Trả lời đúng các câu hỏi tìm hiểu bài đọc. Hiểu nội dung câu chuyện.

Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: Hỏi - đáp, đọc thầm, đọc cá nhân, tổ, nhóm, cả lớp.

2.1. Hướng dẫn HS luyện đọc

a) GV đọc mẫu: giọng ngưỡng mộ, cảm phục.

b) Luyện đọc từ ngữ

- GV chỉ từng từ ngữ cho HS đọc: tay bơi, nhanh vun vút, thông minh, dẫn tàu thuyền, săn lùng, huân chương

- GV hỏi tay bơi là như thế nào?

- Giải nghĩa từ: tay bơi (bơi rất giỏi).

c) Luyện đọc câu

- GV cùng HS đếm số câu trong bài: Bài có 8 câu.

- GV cho HS đọc nối tiếp từng câu lần 1

- Hướng dẫn đọc câu dài

+ GV đọc mẫu 1 lần, ngắt câu dài,

Một chú cá heo ở Biển Đen từng đuọc thưởng huân chương / vì đã cứu sống một phi công. Nó giúp anh thoát khỏi luc cá mập / khi anh nhảy dù xuống biển / vì máy bay bị hỏng.

- Cho HS đọc câu trong nhóm đôi

- GV theo dõi, giúp đỡ HS.

- 2 HS đọc và 1 HS trả lời câu hỏi

- HS phát biểu theo suy nghĩ

- Chú ý lắng nghe

- HS quan sát

- HS trả lời

- Chú ý lắng nghe

- Vài HS nhắc lại tên bài

- Lắng nghe - chỉ tay đọc thầm theo

- HS đọc cá nhân, cả lớp.

- Trả lời: bơi rất giỏi).

- Chú ý lắng nghe và ghi nhớ

- HS đếm số câu trong bài: Bài có 8 câu

- Đọc nối tiếp (cá nhân, nhóm).

(Có thể cho HS 1 đọc câu 1, cả lớp đọc lại ⇨ HS 2 đọc câu 2, cả lớp đọc lại,… tương tự với các câu còn lại.)

- Chú ý theo dõi và thực hiện theo hướng dẫn.

- HS đọc câu trong nhóm đôi

TIẾT 2

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

* GV cho học sinh hát vận động theo nhạc.

d) Thi đọc đoạn, bài

* Tổ chức cho HS đọc đoạn của bài:

- GV chia đoạn và hướng dẫn HS đọc bài theo đoạn, lưu ý ngắt nghỉ ở dấu phẩy, dấu chấm.

- Gồm có 2 đoạn (4câu/ 4 câu)

* Tổ chức cho HS đọc cả bài

- Tổ chức cho HS thi đọc mỗi nhóm đồng thanh đọc một đoạn.

- Hỏi: Nhóm nào đọc đúng

- Thế nào là đọc tốt

- GV nhận xét

- Tổ chức cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.

2.2. Tìm hiểu bài đọc

- GV gọi 3 HS tiếp nối đọc trước lớp 3 BT.

- Tổ chức trao đổi nhóm đôi, làm BT

- GV hỏi cả lớp từng câu

BT1:

- GV hỏi: Cá heo có đặc điểm gì khác với loài cá khác?

- Nhận xét

BT2:

- GV hỏi: Vì sao các heo đuọc gọi là anh hùng biển cả?

- GV nhận xét chốt ý.

BT3:

- GV nêu yêu cầu BT

- Chỉ từng cụm từ, yêu cầu cả lớp đọc.

- Gọi HS trả lời và giải thích

* Lặp lại: Tổ chức cho HS hỏi đáp: 1 bạn hỏi – cả lớp đáp lần lượt 3 BT vừa làm.

- GV nhận xét, chốt ý

? Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

- GV nêu nội dung bài, giáo dục HS: Câu chuyện nói về những đặc điểm của loài cá heo, ca ngợi cá heo thông minh, tài giỏi, là bạn tốt của mọi người.

2.3. Luyện đọc lại

- Tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp 2 đoạn – mỗi HS đọc 1 đoạn.

- GV tổ chức cho các nhóm thi đọc cả bài.

- Nhận xét, tuyên dương.

3. Củng cố và hoạt động nối tiếp

- GV mời cả lớp đọc lại bài

- Nhận xét giờ học

- Dặn HS về kể cho người thân nghe điều em đã hiểu được qua câu chuyện, chuẩn bị bài tiết sau

- HS hát vận động theo nhạc.

- Đọc từng đoạn theo hình thức đọc nối tiếp: cá nhân, nhóm đôi, nhóm 4, đọc to trước lớp.

- HS đọc nhóm 4 theo hình thức đọc nối tiếp, mỗi bạn một đoạn

- Trả lời:

+ Nhóm đọc đúng không vấp, rõ ràng là ….

+ Đọc tốt là đọc to, rõ ràng không quá chậm, không quá nhanh, biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

- Chú ý lắng nghe

- Đọc đồng thanh

- 3 HS tiếp nối đọc trước lớp 3 BT.

- HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi

- HS trong lớp trả lời.

- HS trả lời

- HS trả lời

- Chú ý lắng nghe

- HS đọc theo yêu cầu

- Đọc đồng thanh

- HS trả lời theo suy nghĩ

- 1 bạn hỏi – cả lớp đáp lần lượt 3 BT vừa làm.

- Vài HS trả lời theo suy nghĩ

- Theo dõi và ghi nhớ

- HS thi đọc nối tiếp 2 đoạn – mỗi HS đọc 1 đoạn.

- 2 nhóm thi đọc cả bài (mỗi nhóm 4 bạn), nhóm khác nhận xét.

- Đọc đồng thanh

- Lắng nghe

- Lắng nghe và thực hiện

*****************

TẬP VIẾT

TÔ CHỮ HOA P, Q

I. MỤC TIÊU

Qua bài học, học sinh được hình thành những Năng lực và Phẩm chất sau:

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ

- Tô, viết đúng chữ viết hoa P, Q chữ thường cỡ vừa và cỡ nhỏ đúng kiểu đều nét, đưa bút đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu chữ trong vở Luyện viết 1, tập hai.

- Viết đúng từ, câu: cá heo, vun vút. Quê hương tươi đẹp.

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất

- Phát triển ngôn ngữ. Khả năng quan sát, chú ý có chủ định.

- Góp phần hình thành phẩm chất nhân ái (yêu quê hương) thông qua việc hiểu ý nghĩa câu Quê hương tươi đẹp.

- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.

II. CHUẨN BỊ

- Máy chiếu để minh họa chữ mẫu, ( bảng phụ viết mẫu yêu cầu bài tập viết).

- Bảng con, phấn.

- Vở Luyện viết 1, tập 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hoạt động 1: Khởi động

Mục tiêu: Tạo niềm tin hứng thú học tập cho học sinh.

- GV mở nhạc cho HS hát múa và vận động theo nhạc.

* Giới thiệu bài

- GV đưa mẫu chữ in hoa P, Q

- Nhận xét.

- GV dẫn dắt giới thiệu vào bài

Hoạt động 2: Khám phá và luyện tập

Mục tiêu: HS - Tô, viết đúng chữ viết hoa P, Q chữ thường cỡ vừa và cỡ nhỏ đúng kiểu đều nét, đưa bút đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu chữ trong vở Luyện viết 1, tập hai.

Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: Hỏi đáp, luyện tập thực hành, cá nhân, nhóm, lớp.

2.1. Tô chữ viết hoa P, Q

- Treo mẫu chữ viết hoa P,Q, hướng dẫn HS quan sát cấu tạo nét chữ và cách tô (vừa mô tả vừa cầm que chỉ vào từng nét).

* Tô chữ hoa P.

- Yêu cầu học sinh quan sát.

- Chữ P hoa gồm có những nét cơ bản nào?

-Giáo viên viết chữ P hoa lên bảng và nêu quy trình:

+ Nét 1: Nét 1 là nét cong ngược trái. Đặt bút trên đường kẻ 6, tô từ trên xuống dưới, đầu móc vào phía trong.

+ Nét 2: Nét 2 là nét cong kín (giống chữ O), đặt bút từ đường kẻ 5, tô theo đường cong vòng lên, cuối nét lượn vào trong , dừng bút gần đường kẻ 5.

- Giáo viên nhắc lại 1 – 2 lần, kết hợp với tô mẫu để học sinh ghi nhớ.

* Tô chữ hoa Q

- Yêu cầu học sinh quan sát.

- Chữ hoa Q gần giống chữ nào đã học?

- Giáo viên viết chữ Q hoa lên bảng và nêu quy trình:

+ Nét 1: Nét 1 là nét cong kín (giống chữ O). Đặt bút trên đường kẻ 6, đưa bút sang trái để tô nét cong, phần cuối nét lượn vào trong bụng chữ đến ĐK 4 thì cong lên một chút rồi dừng bút.

+ Nét 2: Nét 2 là nét lượn ngang, đặt bút gần ĐK 2 tô nét lượn ngang từ trong lòng chữa ra ngoài, dừng bút trên ĐK 2.

- Giáo viên nhắc lại 1 – 2 lần, kết hợp với tô mẫu để học sinh ghi nhớ.

- GV theo dõi giúp đỡ HS.

2.1. Viết từ ngữ, câu ứng dụng (cỡ nhỏ)

- GV chiếu các từ ngữ, câu ứng dụng cần đọc lên màn hình (hoặc bảng phụ đã viết sẵn các từ ngữ, câu ứng dụng cần đọc và viết): cá heo, vun vút; Quê hương em tươi đẹp.

- GV hướng dẫn HS nhận xét độ cao của các chữ và khoảng cách giữa các chữ (tiếng), cách nối nét từ chữ viết hoa Q sang cữa viết thường, vị trí đặt dấu thanh.

- GV cho HS viết bảng con

- Nhận xét

- Cho HS viết vào vở Luyện viết 1, tập 2.

- GV lệnh cho học sinh sửa tư thế ngồi, cách cầm bút .

- GV theo dõi, hỗ trợ HS

- Nhận xét bài vài HS

- Chiếu vài bài của hs lên cho hs quan sát, nhận xét bài bạn viết.( có thể cho hs quan sát một số bài )viết đẹp

- Nhận xét, khen ngợi và động viên HS.

3. Củng cố và hoạt động nối tiếp

- GV nhận xét tiết học, khen học sinh viết đẹp.

- Nhắc nhở hs luyện viết thêm ở nhà.

- GV nhắc lại YC chuẩn bị cho tiết Trưng bày “Quà tặng ý nghĩa” (làm cho sản phẩm đẹp hơn, lời giới thiệu ấn tượng hơn).

- HS hát múa và vận động theo nhạc

- HS quan sát và nhận biết đó là mẫu chữ in hoa P, Q

- Chú ý lắng nghe

- Học sinh quan sát và chỉ tay theo

- Học sinh quan sát

- Chữ P gồm có hai nét : nét 1 giống nét 1 của chữ B, nét 2 là nét cong trên có hai đầu uốn vào trong không đều nhau.

- HS lắng nghe và chỉ tay theo

- Lắng nghe

- HS tô chữ hoa P cỡ vừa và cỡ nhỏ trong vở Luyện viết 1, tập 2.

- Học sinh quan sát

- Giống chữ O đã học

- HS lắng nghe và chỉ tay theo

- Lắng nghe

- HS tô chữ hoa Q cỡ vừa và cỡ nhỏ trong vở Luyện viết 1, tập 2.

- Quan sát và đọc theo: cá nhân, nhóm, đồng thanh.

- HS theo dõi và nhận xét.

- HS quan sát viết bảng con

- Cho HS viết vào vở Luyện viết 1, tập 2.

- Chuẩn bị tư thế ngồi viết, cầm bút viết bài

- Theo dõi

- Lắng nghe và thực hiện

********************

TẬP ĐỌC: HOA KẾT TRÁI

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

Qua bài học, học sinh được hình thành những Năng lực và Phẩm chất sau:

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ

- Đọc trơn bài, phát âm đúng các tiếng, tốc độ đọc 60 tiếng/ phút. Biết nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu.

- Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Trả lời đúng các câu hỏi tìm hiểu bài đọc.

- Hiểu nội dung câu chuyện: Mỗi loài hoa đều có màu sắc, vẻ đẹp riêng, đều kết quả ngọt lành tặng con người. Các bạn nhỏ cần yêu quý hoa, đừng hái hoa tươi để hoa đơm bông kết trái.

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất

- Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp.

- Khơi gợi tình yêu thiên nhiên, có ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ các loài cây thể hiện qua việc không hái hoa tươi để hoa đơm bông kết trái.

II. CHUẨN BỊ

- Tranh minh họa bài tập đọc, bảng phụ viết nội dung bài học, bài Tập đọc.

- Một số loại hoa

- VBT Tiếng Việt 1, tập hai.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hoạt động 1: Khởi động

Mục tiêu: Tạo niềm tin hứng thú học tập cho học sinh.

- Gọi 2 HS đọc bài Anh hùng biển cả.

+ HS 1 trả lời câu hỏi: Vì sao cá heo được gọi là anh hùng biển cả?

+ HS 2 trả lời câu hỏi: Chọn một tên gọi khác mà em thích để tặng cá heo.

- Nhận xét.

* Cả lớp hát bài Quả (Nhạc và lời: Xanh Xanh)

* Giới thiệu bài

- GV treo tranh và hỏi nội dung tranh

- GV nói: Quả cà, quả mướp, quả lựu,... những loài quả mà các em thấy thường ngày đều được làm nên từ những bông hoa.

- GV nhận xét, dẫn dắt giới thiệu vào bài: Mỗi loài hoa đều có những màu sắc, hương vị, vẻ đẹp riêng,... nhưng chúng giống nhau: đều làm nên những trái cây, những thứ quả ngon lành. Bài thơ Hoa kết trái sẽ giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp, ích lợi của các loài hoa.

- GV viết tên bài: Hoa kết trái

Hoạt động 2: Khám phá và luyện tập

Mục tiêu: Đọc đúng, rõ ràng, đọc trơn bài, phát âm đúng các tiếng, tốc độ đọc 60 tiếng/ phút.. Biết nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu. Hiểu các từ ngữ trong bài. Trả lời đúng các câu hỏi tìm hiểu bài đọc. Hiểu nội dung câu chuyện.

Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: Hỏi - đáp, đọc thầm, đọc cá nhân, tổ, nhóm, cả lớp.

2.1. Hướng dẫn HS luyện đọc

a) GV đọc mẫu: giọng vui, sôi nổi, tình cảm. Nhấn giọng (tự nhiên, biểu cảm), các từ ngữ nói về đặc điểm của mỗi loài hoa: tim tím, vàng vàng, chói chang, đỏ, nho nhỏ, xinh xinh, trắng tinh, rung rinh.

b) Luyện đọc từ ngữ

- GV chỉ từng từ ngữ cho HS đọc: kết trái, tim tím, hoa mướp, hoa lựu, chói chang, đốm lửa, hoa vừng, xinh xinh, trắng tinh, rung rinh, hoa tươi,...

- GV hỏi kết trái là như thế nào?

- Giải nghĩa từ: kết trái (hình thành trái, quả từ hoa).

- GV giới thiệu một vài bông hoa mang đến lớp (nếu có) - hoa cà, hoa lựu, hoa vừng, hoa đỗ.

c) Luyện dọc dòng thơ

- GV cùng HS đếm số dòng trong bài: Bài đọc có 12 dòng thơ.

- GV cho HS đọc nối tiếp từng dòng lần 1: Đọc tiếp nối hai dòng thơ một (cá nhân, từng cặp).

- GV hướng dẫn HS đọc ngắt nhịp nhanh giữa các từ ngữ trong dòng thơ:

+ GV đọc mẫu

Hoa cà / tim tím – Hoa mướp / vàng vàng - Hoa lựu/ chói chang.

Đọc liền hơi các dòng thơ:

Đỏ như đốm lửa - Rung rinh trong gió – Này các bạn nhỏ – Đừng hái hoa tươi – Hoa yêu mọi người – Nên hoa kết trái..

- Cho HS đọc tiếp nối hai dòng thơ trong nhóm đôi

- GV theo dõi, giúp đỡ HS.

* GV cho học sinh hát vận động theo nhạc.

d) Thi đọc đoạn, bài

* Tổ chức cho HS đọc đoạn của bài:

- GV chia câu và hướng dẫn HS đọc bài theo 2 đoạn (8 dòng / 4 dòng)

* Tổ chức cho HS đọc cả bài

- Tổ chức cho HS thi đọc mỗi nhóm đồng thanh đọc một đoạn.

- Hỏi: Nhóm nào đọc đúng

- Thế nào là đọc tốt

- GV nhận xét

- Tổ chức cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.

2.2. Tìm hiểu bài đọc

- GV gọi 3 HS tiếp nối đọc trước lớp 3 BT.

BT 1

- GV chỉ từng vế câu ở mỗi bên cho cả lớp đọc.

- GV gọi 1 HS báo cáo kết quả - Cả lớp đọc lại.

BT 2

- 1 HS đọc mẫu.

- GV chỉ M, giải thích: Mỗi loài hoa trong bài đều cho một thứ quả hoặc hạt. VD: Hoa vừng cho hạt vừng. Từ hạt vừng có thể làm dầu vừng và làm kẹo vừng, mè xửng là những loại kẹo rất thơm ngon. Còn những loài hoa khác thì sao?

- HS trao đổi, nói kết quả. GV nhận xét hoặc bổ sung. VD:

+ Hoa cà kết thành quả cà. Quả cà dùng để làm món nấu, món xào hoặc đem muối, làm món cà muối.

+ Hoa mướp kết thành quả mướp có thể xào, nấu canh.

+ Hoa lựu kết thành quả lựu, ăn vừa ngọt vừa rộn rốt chua.

+ Hoa đỗ kết thành quả đỗ. Quả đỗ có thể luộc hoặc xào. Nếu để già, có thể bóc vỏ lấy hạt. Hạt đỗ xanh dùng để nấu chè hoặc làm các loại bánh đậu xanh, bánh chưng / bánh tét, bánh nếp), nấu xôi,...

+ Hoa mận kết thành quả mận, Quả mận tươi ngon có thể ăn ngay hoặc dùng làm mứt mận, ô mai mận,...

d) BT 3

- GV: Bài thơ khuyên các bạn nhỏ điều gì?

- GV chốt ý: Bài thơ ca ngợi mỗi loài hoa đều có màu sắc, vẻ đẹp riêng đều kết quả ngọt lành tặng cho con người. Các bạn nhỏ cần yêu quý, bảo vệ hoa, đừng hái hoa để hoa đơm bông kết trái.

2.3. Luyện đọc lại

- Tổ chức cho HS thi đọc bài thơ trước lớp.

- Cả lớp và GV bình chọn bạn đọc hay: đọc đúng từ, câu, rõ ràng, biểu cảm.

- Nhận xét, tuyên dương.

3. Củng cố và hoạt động nối tiếp

- GV mời cả lớp đọc lại bài

- Nhận xét giờ học

- GV dặn HS về nhà đọc bài thơ cho người thân nghe, hỏi người thân những loại hoa nào kết thành quả, quả nào ăn được.

- Nhắc lại YC chuẩn bị cho tiết Trưng bày “Quà tặng ý nghĩa”; chuẩn bị cho tiết kể chuyện Cuộc phiêu lưu của giọt nước tí hon.

- 2 HS đọc và HS trả lời câu hỏi

- Cả lớp hát

- HS quan sát và trả lời

- Chú ý lắng nghe

- Vài HS nhắc lại tên bài

- Lắng nghe - chỉ tay đọc thầm theo

- HS đọc cá nhân, cả lớp.

- Trả lời: hình thành trái, quả từ hoa

- Chú ý lắng nghe và ghi nhớ

- Theo dõi

- HS đếm số dòng trong bài: Bài đọc có 12 dòng thơ.

- Đọc nối tiếp (cá nhân, nhóm).

- Chú ý theo dõi và thực hiện theo hướng dẫn.

- 2 – 3 HS đọc – cả lớp

- HS đọc tiếp nối hai dòng thơ trong nhóm đôi.

- HS hát vận động theo nhạc.

- Đọc từng đoạn theo hình thức đọc nối tiếp: cá nhân, nhóm đôi đọc to trước lớp.

- HS đọc nhóm theo hình thức đọc nối tiếp, mỗi bạn một đoạn

- Trả lời:

+ Nhóm đọc đúng không vấp, rõ ràng là ….

+ Đọc tốt là đọc to, rõ ràng không quá chậm, không quá nhanh, biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

- Chú ý lắng nghe

- Đọc đồng thanh

- 3 HS tiếp nối đọc trước lớp 3 BT.

- HS thực hiện

- 1 HS báo cáo kết quả (đọc từng câu thơ).

- Cả lớp đọc lại: a) Hoa cà - 3) tim tím. b) Hoa mướp - 1) vàng vàng. c) Hoa lựu - 4) đỏ như đốm lửa. d) Hoa mận - 2) trắng tinh.

- HS đọc

- Chú ý lắng nghe

- HS trả lời

- HS thực hiện theo yêu cầu

- Theo dõi và ghi nhớ

- HS trả lời theo suy nghĩ: Bài thơ khuyên các bạn nhỏ đừng hái hoa tươi để hoa kết trái.

- Theo dõi và ghi nhớ

- HS thi đọc nối tiếp 2 đoạn – mỗi HS đọc 1 đoạn.

- 2 nhóm thi đọc cả bài (mỗi nhóm 4 bạn), nhóm khác nhận xét.

- Đọc đồng thanh

- Lắng nghe

- Lắng nghe và thực hiện

*************

GÓC SÁNG TẠO

TRƯNG BÀY QUÀ TẶNG Ý NGHĨA

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

- Biết trưng bày sản phẩm Quà tặng ý nghĩa để các bạn xem và bình chọn.

- Biết giới thiệu sản phẩm của mình, nhận xét sản phẩm của bạn; biết trao tặng sản phẩm với thái độ trân trọng.

II. CHUẨN BỊ

- Sản phẩm quà tặng của HS. ĐDHT phục vụ cho việc trưng bày sản phẩm (viên nam châm, hồ dán, kẹp hoặc ghim, băng dính,...).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hoạt động 1: Khởi động

Mục tiêu: Tạo niềm tin hứng thú học tập cho học sinh.

- Cả lớp hát bài: Bông hồng tặng mẹ và cco

1. Giới thiệu bài

- GV dẫn dắt giới thiệu vào bài: Trong tiết Góc sáng tạo tuần trước, mỗi em đã hoàn thành sản phẩm Quà tặng ý nghĩa. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ trưng bày, giới thiệu, bình chọn các quà tặng. Chúng ta sẽ xem quà tặng của ai được đánh giá cao.

- GV viết tên bài

Hoạt động 2: Khám phá và luyện tập

Mục tiêu: Biết trưng bày sản phẩm Quà tặng ý nghĩa để các bạn xem và bình chọn. Biết giới thiệu sản phẩm của mình, nhận xét sản phẩm của bạn; biết trao tặng sản phẩm với thái độ trân trọng.

Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: Hỏi đáp, luyện tập thực hành, cá nhân, nhóm, lớp.

2.1. Tìm hiểu yêu cầu của tiết học

- Gọi HS đọc yêu cầu bài

- HS 1 đọc YC 1.

- HS 2 đọc YC 2. GV nhắc HS: Khi bình chọn sản phẩm, cần chú ý cả hình thức và nội dung (phần lời) của từng sản phẩm.

- HS 3 đọc YC 3. GV lưu ý: Những sản phẩm được chọn sẽ được gắn lên bảng lớp để cả lớp bình chọn tiếp.

- HS 4 đọc YC 4

* Thời gian dành cho hoạt động chuẩn bị khoảng 7 phút.

2.2. Trưng bày

- Gv tổ chức cho HS trưng bày

- GV tạo điều kiện, giúp đỡ để HS trưng bày sản phẩm nhanh, sáng tạo,

- GV cùng cả lớp đếm số bưu thiếp của mỗi tổ.

2.3. Bình chọn

- GV mời lần lượt từng tổ cùng xem, cùng đọc và bình chọn:

+ Nhóm nào trưng bày đẹp?

+ Sản phẩm nào ấn tượng?

- Một tổ xem trước. Cả tổ trao đổi, bình chọn tổ trưng bày đẹp; chọn 3 bưu thiếp ấn tượng của tổ mình, một vài bưu thiếp ấn tượng của tổ khác. Tổ trưởng báo cáo kết quả với GV. Tiếp đến các tổ khác.

2.4. Tổng kết

- GV kết luận về nhóm trưng bày đẹp (bố trí hợp lí, sáng tạo; có đủ sản phẩm và có nhiều sản phẩm đẹp).

- GV gắn lên bảng lớp những sản phẩm được chọn dự thi; viết trên bảng lớp tiêu chí về sản phẩm hay: tranh, ảnh ấn tượng, trình bày đẹp; lời giới thiệu hay.

2.5. Thưởng thức

- Từng bạn có sản phẩm được gắn lên bảng lớp lần lượt giới thiệu món quà của mình, đọc lời viết trên “món quà”, sau đó trao quà cho thầy, cô, bạn bè. Nếu đó là thầy, cô, bạn bè ở lớp mẫu giáo hoặc thầy cô ở môn học khác, các em có thể bỏ quà vào phong bì, đề rõ tặng ai trên phong bì để gửi sau.

- HS bình chọn những quà tặng được nhiều bạn yêu thích nhất.

- GV đếm số HS giơ tay bình chọn cho từng HS.

- Cuối giờ, những HS khác sẽ trao tặng quà của mình cho người nhận.

3. Củng cố và hoạt động nối tiếp

- GV khen ngợi những HS có sản phẩm được bình chọn.

- Nhắc HS chuẩn bị cho tiết Góc sáng tạo “Em là học sinh”: đọc trước SGK (tr. 142, 150, 151); mỗi HS mang đến lớp 1 tấm ảnh của mình hoặc tranh tự hoại

- Nhắc lại YC chuẩn bị cho tiết KC Cuộc phiêu lưu của giọt nước tí hon.

- HS hát múa và vận động theo nhạc

- Chú ý lắng nghe

- Nhắc lại tên bài

- 4 HS tiếp nối nhau đọc các YC của tiết học:

- Cả lớp vừa lắng nghe vừa quan sát tranh ảnh trong SGK.

- HS 2 đọc YC 2 (bắt đầu từ Cùng xem, cùng đọc và bình chọn, đọc lời dưới 3 tranh).

- HS 3 đọc YC 3. GV lưu ý: Những sản phẩm được chọn sẽ được gắn lên bảng lớp để cả lớp bình chọn tiếp.

- HS 4 đọc YC 4; cùng 1 bạn nữa đóng vai HS và cô giáo, đọc lời trao tặng và cảm ơn.

- HS gắn sản phẩm lên bảng lớp, bảng nhóm, lên tường, hoặc bày lên mặt bàn.

- Cả lớp đếm số bưu thiếp của mỗi tổ theo cô.

- Học sinh quan sát và bình chọn

- Lắng nghe

- Thực hiện.

- Cả lớp vỗ tay.

- HS theo dõi

- HS quan sát và theo dõi

- HS bình chọn những quà tặng được nhiều bạn yêu thích nhất bằng cách giơ tay.

- Cả lớp hoan hô các bạn đã thể hiện xuất sắc trong tiết học.

- HS thực hiện

- Chú ý lắng nghe

- Lắng nghe và thực hiện

*****************

KỂ CHUYỆN

CUỘC PHIÊU LƯU CỦA GIỌT NƯỚC TÍ HON

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

Qua bài học, học sinh được hình thành những Năng lực và Phẩm chất sau:

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ

- Nghe hiểu câu chuyện Cuộc phiêu lưu của giọt nước ti hon.

- Nhìn tranh, kể từng đoạn, toàn bộ câu chuyện, bước đầu thể hiện được cảm xúc của giọt nước tí hon qua từng đoạn.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Giọt nước tí hon thực hiện một chuyến phiêu lưu, đi thăm đất liền đẹp đẽ, nhưng vừa đi nó đã nhớ mẹ biển, tìm mọi cách để sớm được trở về với mẹ.

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất

- Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp.

- Khơi gợi tình yêu thiên nhiên

II. CHUẨN BỊ

- Máy chiếu / 6 tranh minh hoạ truyện phóng to.

- Sơ đồ nhân vật và sự việc gắn với diễn biến câu chuyện.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

A. KIỂM TRA BÀI CŨ

- GV gắn lên bảng tranh minh hoạ chuyện Đi tìm vần “êm”, mời 2 HS nhìn tranh, kể lại câu chuyện: mỗi HS kể theo 3 tranh.

B. DẠY BÀI MỚI

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hoạt động 1: Khởi động (Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện)

Mục tiêu: Tạo niềm tin hứng thú học tập cho học sinh.

1.1. HS hát một bài về mẹ hoặc về gia đình.

- GV bắt nhịp cả lớp cùng hát bài: Ba ngọn nến lung linh (Nhạc và lời: Ngọc Lễ).

1.2. Giới thiệu câu chuyện

- GV dẫn dắt: Gia đình thật đầm ấm, thân thương, ai đi xa cũng nhớ. Câu chuyện hôm nay kể về cuộc phiêu lưu của một giọt nước tí hon. Giọt nước tí hon là con của mẹ biển xanh. Cuộc phiêu lưu diễn ra rất tốt đẹp, vậy mà giọt nước không thể tiếp tục vì nó rất nhớ mẹ. Câu chuyện kết thúc thế nào, các em hãy nghe.

- GV viết tên bài: Cuộc phiêu lưu của giọt nước ti hon.

Hoạt động 2: Khám phá và luyện tập

Mục tiêu: Nghe hiểu câu chuyện Cuộc phiêu lưu của giọt nước ti hon. Nhìn tranh, kể từng đoạn, toàn bộ câu chuyện, bước đầu thể hiện được cảm xúc của giọt nước tí hon qua từng đoạn. Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện.

Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: Kể chuyện, đọc thầm, đọc cá nhân, tổ, nhóm, cả lớp.

2.1. Nghe kể chuyện

- GV kể chuyện 3 lần, giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Sử dụng ngữ điệu kế linh hoạt gắn với nội dung từng đoạn (nhanh, chậm, cao, thấp,...); kết hợp lời kể với mô tả hành động VD: giọt nước bám vào sợi dây... - vụt bay lên cao - ngồi trên mây... để HS nhớ hành động của nhân vật. Nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, thu hút sự chú ý và tạo hứng thú cho HS.

- Kể xong lần 1, GV hỏi: Truyện có những nhân vật nào?

- GV giới thiệu sơ đồ nhân vật trên bảng:

1) Giọt nước tí hon làm gì?

2) Ai giúp giọt nước trở về?

3) Câu chuyện kết thúc thế nào?

- GV nhận xét, chốt ý

- GV kể lần 2: Kể rõ ràng, rành rẽ từng câu, từng đoạn theo nội dung mỗi tranh.

+ Kể lần 2, kết hợp giải nghĩa từ: Phiêu lưu nghĩa là gì?(làm theo ý thích một điều gì đó có phần nguy hiểm, chưa suy nghĩ kĩ).

- GV kể lần 3 (kết hợp chỉ tranh)

- Nhận xét, tuyên dương.

2.2. Trả lời câu hỏi theo tranh

GV treo (trình chiếu) tranh cho HS quan sát

- GV chỉ tranh 1: Giọt nước tí hon là con của ai?

+ Nhận xét và chốt ý: Giọt nước tí hon là con của mẹ biển xanh bao la

- GV chỉ tranh 2:

+ Vì sao giọt nước theo thuyền đi vào đất liền?

+ Nhận xét và chốt ý: Giọt nước theo thuyền vào đất liền vì muốn biết đất liền như thế nào. + Nó làm thế nào để đi theo thuyền ?

+ Nhận xét và chốt ý: Nó bám vào sợi dây tết bằng những tia trên mây theo thuyền đi vào đất liền.

- GV chỉ tranh 3:

+ Đất liền rất đẹp, có bánh ngọt, hoa thơm nhưng vì sao giọt nước đó nước lại khóc? (Đất liền rất đẹp, có nhiều của lạ nhưng giọt nước vẫn khóc vì nó nhớ mę).

- GV chỉ tranh 4:

+ Ông sấm muốn giúp giọt nước, bảo nó phải làm gì? (Ông sấm muốn giúp giọt nước, bảo nó khi nào nghe ông rền vang thì hãy nhảy ngay xuống đất).

+ Vì sao khi đã xuống đất, giọt nước vẫn khóc? (Dù đã nhảy xuống đất, giọt nước vẫn khóc vì nó không thấy mẹ).

- GV chỉ tranh 5:

+ Chị suối, bà sông giúp giọt nước như thế nào để đưa nó về với mẹ? (Chị suối đưa giọt nước ra sông. Bà sông dắt nó qua bao làng mạc, núi đồi về với mẹ biển xanh).

- GV chỉ tranh 6:

+ Hai mẹ con giọt nước gặp nhau như thế nào? (Gặp mẹ, giọt nước vui sướng ào vào lòng mẹ. Mẹ âu yếm ôm nó vào lòng, cất tiếng hát ru trầm bổng).

- GV nhận xét tuyên dương HS trả lời tốt.

2.3. Kể chuyện theo tranh (GV không nêu câu hỏi)

a) Mỗi HS nhìn 2 - 3 tranh, tự kể chuyện.

b) 2 hoặc 3 HS nhìn 6 tranh, tự kể chuyện.

* GV cất tranh, 1 HS giỏi kể lại câu chuyện (YC không bắt buộc).

2.4. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện

- GV: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?

- GV: Giọt nước bay lên từ biển. Dù đi đâu nó cũng nhớ mẹ biển, tìm mọi cách để sớm được trở về với mẹ. Câu chuyện nói về tình cảm của giọt nước, của những đứa con với mẹ, với gia đình.

- Cả lớp bình chọn HS kể chuyện hay, hiểu ý nghĩa câu chuyện.

3. Củng cố và hoạt động nối tiếp

- Nhận xét giờ học

- GV nhắc HS chuẩn bị cho tiết KC Hai tiếng kì lạ (xem tranh minh hoạ, đọc lời dưới tranh); chuẩn bị cho tiết Tự đọc sách bảo (Tìm và mang đến lớp 1 tờ báo thiếu nhi để giới thiệu, đọc cho các bạn nghe).

- Cả lớp hát

- Chú ý lắng nghe

- Vài HS nhắc lại tên bài

- Lắng nghe

- 2 -3 HS: Truyện có các nhân vật: giọt nước tí hon, ông sấm, chị suối, bà sông, mẹ biển.

- HS trả lời: Giọt nước bay lên từ nước biển

-> theo thuyền đi vào đất liền,

-> nhớ mẹ, khóc hu hu,

- HS trả lời: Ông sấm rền vang, giọt nước nhảy xuống đất.

Chị suối đưa nó ra sông.

Bà sông dắt nó qua làng mạc, núi đồi, về biển.

- HS trả lời: Giọt nước vui sướng gặp lại mẹ biển.

Mẹ âu yếm ôm nó vào lòng.

- HS chú ý lắng nghe và quan sát

- Trả lời:Phiêu lưu là làm theo ý thích một điều gì đó có phần nguy hiểm, chưa suy nghĩ kĩ.

- Theo dõi

- Chú ý quan sát và trả lời

- 2 HS: Giọt nước tí hon là con của mẹ biển xanh bao la

- HS trả lời: Giọt nước theo thuyền vào đất liền vì muốn biết đất liền như thế nào.

- HS: Nó bám vào sợi dây tết bằng những tia trên mây theo thuyền đi vào đất liền.

- Vài HS trả lời: Đất liền rất đẹp, có nhiều của lạ nhưng giọt nước vẫn khóc vì nó nhớ mę

- Trả lời: Ông sấm muốn giúp giọt nước, bảo nó khi nào nghe ông rền vang thì hãy nhảy ngay xuống đất

- Trả lời: Dù đã nhảy xuống đất, giọt nước vẫn khóc vì nó không thấy mẹ

- Chị suối đưa giọt nước ra sông. Bà sông dắt nó qua bao làng mạc, núi đồi về với mẹ biển xanh

- Trả lời: Gặp mẹ, giọt nước vui sướng ào vào lòng mẹ. Mẹ âu yếm ôm nó vào lòng, cất tiếng hát ru trầm bổng

- Chú ý lắng nghe

- HS nhìn tranh và thực hiện trong nhóm

- HS nhìn tranh và kể chuyện

- HS phát biểu (VD: Giọt nước rất yêu mẹ biển. Đi xa, những đứa con luôn nhớ mẹ, muốn trở về nhà với mẹ,...).

- Chú ý lắng nghe

- HS thực hiện theo yêu cầu

- Lắng nghe

- Lắng nghe và thực hiện

*************

TẬP VIẾT

TÔ CHỮ HOA R, S

I. MỤC TIÊU

Qua bài học, học sinh được hình thành những Năng lực và Phẩm chất sau:

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ

- Biết tô các chữ viết hoa R, S theo cỡ chữ vừa và nhỏ.

- Viết đúng các từ, câu ứng dụng (trắng tinh, cánh diều; Rừng cây rộn rã tiếng chim) kiểu chữ thường, cỡ nhỏ; chữ viết rõ ràng, đều nét; đặt dâu thanh đúng vị trí.

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất

- Phát triển ngôn ngữ. Khả năng quan sát, chú ý có chủ định.

- Góp phần hình thành phẩm chất nhân ái (yêu thiên nhiên) thông qua việc hiểu ý nghĩa câu Rừng cây rộn rã tiếng chim.

- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.

II. CHUẨN BỊ

- Máy chiếu để minh họa chữ mẫu, (bảng phụ viết chữ mẫu P, Q, yêu cầu bài tập viết).

- Bảng con, phấn.

- Vở Luyện viết 1, tập hai.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

A. KIỂM TRA BÀI CŨ

- 1 HS cầm que chỉ, tô đúng quy trình viết chữ viết hoa P, Q đã học.

- GV kiểm tra HS viết bài ở nhà.

B. DẠY BÀI MỚI

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hoạt động 1: Khởi động

Mục tiêu: Tạo niềm tin hứng thú học tập cho học sinh.

- GV mở nhạc cho HS hát múa và vận động theo nhạc.

* Giới thiệu bài

- GV chiếu lên bảng chữ in hoa R, S. HS nhận biết đó là mẫu chữ in hoa R, S.

- GV: SGK đã giới thiệu mẫu chữ R, S in hoa và viết hoa. Hôm nay, các em sẽ học tổ chữ viết hoa R, S; luyện viết các từ, câu ứng dụng cỡ chữ nhỏ.

- GV ghi tên bài

Hoạt động 2: Khám phá và luyện tập

Mục tiêu: Biết tô các chữ viết hoa R, S theo cỡ chữ vừa và nhỏ. Viết đúng các từ, câu ứng dụng (trắng tinh, cánh diều; Rừng cây rộn rã tiếng chim) kiểu chữ thường, cỡ nhỏ; chữ viết rõ ràng, đều nét; đặt dâu thanh đúng vị trí. Góp phần hình thành phẩm chất nhân ái (yêu thiên nhiên) thông qua việc hiểu ý nghĩa câu Rừng cây rộn rã tiếng chim.

Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: Hỏi đáp, luyện tập thực hành, cá nhân, nhóm, lớp.

2.1. Tô chữ viết hoa R, S

- Treo mẫu chữ viết hoa P,Q, hướng dẫn HS quan sát cấu tạo nét chữ và cách tô (vừa mô tả vừa cầm que chỉ vào từng nét).

* Tô chữ hoa R.

- Yêu cầu học sinh quan sát.

- Chữ R hoa gồm có những nét cơ bản nào?

- Giáo viên tô chữ R hoa lên bảng và nêu quy trình: Chữ R viết hoa gồm 2 nét.

+ Nét 1 là nét móc ngược trái. Đặt bút trên ĐK 6, tô từ trên xuống dưới, phần cong cuối nét lượn vào trong, dừng bút trên ĐK 2.

+ Nét 2 bắt đầu từ ĐK 5, tô theo đường cong trên, cuối nét lượn vào giữa thân chữ tạo vòng xoắn nhỏ rồi tô tiếp nét móc ngược phải, dừng bút trên ĐK 2.

- Giáo viên nhắc lại 1 – 2 lần, kết hợp với tô mẫu để học sinh ghi nhớ.

* Tô chữ hoa S

- Yêu cầu học sinh quan sát.

- Giáo viên tô chữ S hoa lên bảng và nêu quy trình: Chữ S viết hoa tô liền 1 nét. Đặt bút trên ĐK 6, tô nét cong xuống dưới rồi lại lượn lên đến ĐK 6, chuyển hướng bút tô tiếp nét móc ngược trái, tạo vòng xoắn to phía dưới, cuối nét móc lượn vào trong, dừng bút trên ĐK 2.

- Giáo viên nhắc lại 1 – 2 lần, kết hợp với tô mẫu để học sinh ghi nhớ.

- GV theo dõi giúp đỡ HS.

2.1. Viết từ ngữ, câu ứng dụng (cỡ nhỏ)

- GV chiếu các từ ngữ, câu ứng dụng cần đọc lên màn hình (hoặc bảng phụ đã viết sẵn các từ ngữ, câu ứng dụng cần đọc và viết): trắng tinh, cánh diều, Rừng cây rộn rã tiếng chim.

- GV hướng dẫn HS nhận xét độ cao của các chữ cái, khoảng cách giữa các chữ (tiếng), cách nối nét từ R sang tư, vị trí đặt dấu thanh.

- GV cho HS viết bảng con

- Nhận xét

- Cho HS viết vào vở Luyện viết 1, tập 2.

- GV lệnh cho học sinh sửa tư thế ngồi, cách cầm bút .

- GV theo dõi, hỗ trợ HS

- Nhận xét bài vài HS

- Chiếu vài bài của hs lên cho hs quan sát, nhận xét bài bạn viết. (có thể cho hs quan sát một số bài ) viết đẹp.

- Nhận xét, khen ngợi và động viên HS.

3. Củng cố và hoạt động nối tiếp

- GV nhận xét tiết học, khen học sinh viết đẹp.

- Nhắc nhở hs luyện viết thêm ở nhà.

- GV nhắc lại YC chuẩn bị cho tiết Tự đọc sách báo.

- HS hát múa và vận động theo nhạc

- HS quan sát và nhận biết đó là mẫu chữ in hoa P, Q

- Chú ý lắng nghe

- HS nhắc lại

- Học sinh quan sát và chỉ tay theo

- Học sinh quan sát

- Chữ R gồm có hai nét

- HS lắng nghe và chỉ tay theo

- Lắng nghe

- HS tô chữ hoa R cỡ vừa và cỡ nhỏ trong vở Luyện viết 1, tập hai.

- Học sinh quan sát

- HS lắng nghe và chỉ tay theo

- Lắng nghe

- HS tô chữ hoa S cỡ vừa và cỡ nhỏ trong vở Luyện viết 1, tập hai..

- HS đọc từ ngữ, câu: trắng tinh, cánh diều, Rừng cây rộn rã tiếng chim.

- HS theo dõi và nhận xét.

- HS quan sát viết bảng con

- Cho HS viết vào vở Luyện viết 1, tập hai.

- Chuẩn bị tư thế ngồi viết, cầm bút viết bài

- Theo dõi

- Lắng nghe và thực hiện

************

TỰ ĐỌC SÁCH BÁO: ĐỌC BÁO

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

Qua bài học, học sinh được hình thành những Năng lực và Phẩm chất sau:

- Biết giới thiệu rõ ràng, tự tin một tờ báo thiếu nhi mang tới lớp (tên báo, ai mua hoặc cho mượn,...).

- Đọc cho các bạn nghe những nội dung của bài báo yêu thích.

II. CHUẨN BỊ

- GV, HS sưu tầm, mang đến lớp một số tờ báo thiếu nhi có bài hay hoặc mới lạ (có thể cho HS mượn đọc tại lớp).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hoạt động 1: Khởi động

Mục tiêu: Tạo niềm tin hứng thú học tập cho học sinh.

- GV mở nhạc cho HS hát múa và vận động theo nhạc.

* Giới thiệu bài

- GV nêu mục tiêu của tiết học.

- GV ghi tên bài

Hoạt động 2: Luyện tập

Mục tiêu: Biết giới thiệu rõ ràng, tự tin một tờ báo thiếu nhi mang tới lớp (tên báo, ai mua hoặc cho mượn,...). Đọc cho các bạn nghe những nội dung của bài báo yêu thích.

Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: Hỏi đáp, luyện tập thực hành, cá nhân, nhóm, lớp.

2.1. Tìm hiểu yêu cầu của bài học

- GV gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 YC của bài học:

- HS 1 đọc YC 1.

+ GV chỉ tên từng tờ báo thiếu nhi trong SGK

- (Kiểm tra sự chuẩn bị) GV yêu cầu mỗi HS đặt trước mặt một tờ báo thiếu nhi các em mang đến lớp (hoặc mượn ở thư viện), nhắc HS chú ý trao đổi sách báo cho nhau. GV vẫn chấp nhận nếu có HS mang sách khác (thơ, truyện) không phải là báo.

- HS 2 đọc YC 2.

+ GV mời một vài HS giới thiệu tờ báo mình đã mang tới lớp (Tên tờ báo. Lí do có tờ báo: Ai mua hoặc cho em mượn?).

- HS 3 đọc YC 3.

+ GV giới thiệu bài Ngỗng (M): Đây là một bài rất bổ ích vì nó giúp các em hiểu thêm về một vật nuôi trong nhà - con ngỗng. Nếu không có sách báo mang đến lớp, các em có thể đọc bài này. (Nếu tất cả HS đều có sách báo mang đến lớp: Bài Ngỗng rất bổ ích. Vì vậy, cô (thầy) phân công 3 bạn đọc rồi đọc lại cho cả lớp nghe. Khi về nhà, các em nên đọc lại bài này).

- HS 4 đọc YC 4.

* Thời gian dành cho hoạt động chuẩn bị khoảng 8, 9 phút.

2.2. Tự đọc báo

- GV bảo đảm yên tĩnh cho HS đọc; nhắc HS đọc kĩ một mẩu tin hoặc bài báo ngắn mình yêu thích để có thể tự tin, đọc to, rõ trước lớp. Với những HS không có báo, GV cho HS mượn báo hoặc YC các em đọc bài Ngỗng trong SGK.

- GV đi tới từng bàn giúp HS chọn đoạn đọc.

2.3. Đọc cho các bạn nghe (BT 4)

- Lần lượt từng HS đứng trước lớp, đọc những tin tức hoặc nội dung một bài báo yêu thích (ưu tiên những HS đã đăng kí). HS đọc xong, các bạn có thể đặt câu hỏi để hỏi thêm.

- Cả lớp bình chọn bạn đọc hay, cung cấp những tin tức, thông tin, mẩu chuyện thú vị, bổ ích.

- Nhận xét, khen ngợi và động viên HS.

3. Củng cố và hoạt động nối tiếp

- GV khen ngợi những HS hoàn thành tốt bài học. Nhắc nhở những HS còn hạn chế về khả năng đọc, khả năng nói, diễn đạt trước lớp.

- Dặn HS tiết Tự đọc sách báo tuần sau sẽ đọc sách ở thư viện.

- HS hát múa và vận động theo nhạc

- Chú ý lắng nghe

- HS nhắc lại

- 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 YC của bài học

- HS đọc yêu cầu bài

- Cả lớp đọc: Chăm học, Măng non, Hoạ mi, Nhi đồng Những thử nghiệm khiếp vía), Cười vui (Phải tích cực tập bơi), Rùa vàng, Văn tuổi thơ, Khăn quàng đỏ.

- Thực hiện

- HS đọc yêu cầu bài

- Học sinh giới thiệu: VD: Mực tím là tờ báo dành cho tuổi học trò. Đây là tờ báo rất bổ ích với HS tiểu học. / Báo Hoạ mi dành cho HS lớp 1 và mẫu giáo. Tôi rất thích báo này vì báo có nhiều truyện tranh hay.

- HS đọc yêu cầu bài

- Lắng nghe và thực hiện

- HS đọc yêu cầu bài

- HS đọc bài cá nhân

- HS thực hiện

- Cả lớp bình chọn bạn đọc hay

- Vỗ tay tuyên dương

- Theo dõi

- Lắng nghe và thực hiện

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM 7: GIA ĐÌNH

KẾ HOẠCH BÀI HỌC

Tập đọc

Ngôi nhà ấm áp

I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ:

- Đọc trơn bài, phát âm đúng các tiếng. Biết nghỉ hơi sau các dấu câu.

- Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Hiểu câu chuyện nói về tình cảm gia đình: Thỏ con rất vui vì được sống trong ngôi nhà ấm áp, bố mẹ con cái vui chơi, làm việc cùng nhau.

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất

  • Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp.
  • Từ sự đồng cảm với nhân vật Thỏ con hình thành cho các em tình yêu gia đình, biết giúp đỡ gia đình tự hào về gia đình.

II- CHUẨN BỊ

- Thẻ để HS làm bài tập trắc nghiệm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Khởi động:

-GV cho HS hát

2.Kiểm tra bài cũ:

-GV cho 2 HS đọc bài thơ Hoa kết trái, trả lời câu hỏi: Bài thơ khuyên các bạn nhỏ điều gì?

-GV và HS cùng nhận xét

3.Bài mới:

a.Chia sẻ và giới thiệu bài

a.1.Cả lớp hát bài cả nhà thương nhau(Nhạc sĩ: Phan Văn Minh)

a.2.Thảo luận : HS chia sẻ về gia đình

-Gia đình bạn có mấy người? Đó là những ai?

-Bạn cảm thấy thế nào khi một người thân trong gia đình bạn đi vắng?

-Vào thời gian nào, mọi người trong gia đình bạn bên nhau đông đủ nhất?

-Mọi người trong gia đình bạn thường cùng nhau làm những việc gì?

-Bạn thích làm gì cùng người thân? Vì sao bạn thích?

a.3.Giới thiệu bài

-Các em đều rất yêu gia đình. Có một chú thỏ con cũng rất yêu gia đình. Chú luôn mong muốn cả nhà cùng làm việc, vui chơi. Câu chuyện Ngôi nhà ấm áp sẽ giúp các em hiểu vì sao thỏ con nói: Ngôi nhà của mình thật là ấm áp.

-GV giới thiệu hình minh họa bài tập đọc

-Tranh vẽ những gì?

-Trong bức tranh, vẻ mặt thỏ bố, thỏ mẹ, thỏ con đếu rất vui vẻ,hạnh phúc. Các em hãy cùng nghe câu chuyện để biết vì sao họ vui như vậy.

b.Khám phá và luyện tập

b.1.Luyện đọc

*GV đọc mẫu

-GV lưu ý Hs lời dẫn chuyện đọc nhẹ nhàng, tình cảm; lời thỏ mẹ giao hẹn lúc chơi cờ: vui, thân mật; lời thỏ con khi thì hồn nhiên, khi thì vui sướng.

*Luyện đọc từ ngữ

-GV cho HS luyện đọc các từ: giao hẹn, nấu căn, làm vườn, thích lắm, vui vẻ, ấm áp,...

-GV giải thích nghĩa từ thỏ thẻ là lời nói nhỏ nhẹ, đáng yêu.

*Luyện đọc câu

-GV mời HS đếm số câu

-GV cho HS đọc nối tiếp từng câu cá nhân

-GV cho HS đọc nối tiếp câu theo cặp

TIẾT 2

*Thi đọc nối tiếp 3 đoạn

-GV cho HS đọc nối tiếp 3 đoạn

-GV và HS cùng nhận xét

*Thi đọc cả bài

-GV cho các tổ cử 1 đại diện thi đua đọc cả bài

-GV và HS cùng nhận xét, bình chọn giọng đọc hay

-GV mời 1 HS giọng to hay đọc cho cả lớp nghe

-GV cho cả lớp đọc

b.2.Tìm hiểu bài đọc

-GV mời 3 HS nối tiếp nhau đọc câu hỏi và BT

-GV cho HS thảo luận theo cặp làm bài vào VBT

-GV mời các nhóm trình bày:

+Câu hỏi 1: Ai thắng ván cờ?

-GV chốt: thỏ mẹ thắng ván cờ.

+Câu hỏi 2: Thỏ con muốn gì? Chọn hai tranh để trả lời

+Câu hỏi 3: Vì sao Thỏ con nói “Nhà mình thật ấm áp” ? Chọn ý đúng

-Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?

-GV chốt cùng HS ý nghĩa câu chuyện.

b.3.Luyện đọc lại

-GV mời 3 HS đọc theo vai: người dẫn chuyện, thỏ mẹ, thỏ con. Và GV lưu ý nói cách đọc cho HS nghe

-GV chia lớp làm 2 đội thi đua đọc truyện

-GV và HS 2 đội nhận xét về cách đọc đúng, hay chưa?

4.Củng cố, dặn dò:

-GV: Câu chuyện Ngôi nhà ấm áp muốn nói với chúng ta điều gì?

-GV nhận xét giờ học.

-GV dặn HS chuẩn bị bài tiếp theo: Em nhà mình là nhất.

-HS hát đầu giờ

-HS thực hiện

-HS nhận xét, chia sẻ.

-HS chia sẻ về gia đình mình với các bạn.

-HS lắng nghe

-HS quan sát tranh

-HS nêu: thỏ bố, thỏ mẹ, thỏ con đang ở trong bếp. Thỏ mẹ nấu ăn.Thỏ bố sắc cà rốt. Thỏ con cầm cà rốt giơ lên trước mặt thỏ bố.

-HS lắng nghe

-HS luyện đọc theo

-HS lắng nghe

-HS đếm số câu

-HS đọc cá nhân

-HS đọc theo cặp

-2-3 lượt HS đọc

-HS tham gia nhận xét góp ý cho bạn

-HS đại diện đọc

-HS tham gia nhận xét góp ý cho bạn

-1 HS đọc

-Cả lớp đọc đồng thanh

-3 HS đọc

-HS thảo luận theo cặp

-Cả lớp giơ thẻ phương án mình đã chọn

-HS trả lời: Thỏ con muốn cùng nấu ăn, cùng chăm cây.(tranh 1 và 2)

-Cả lớp giơ thẻ phương án mình đã chọn a.Vì cả nhà yêu thương nhau.

-HS nhiều em trả lời: Gia đình sẽ rất hạnh phúc, rất ấm áp khi mọi người thương yêu nhau, cùng nhau làm việc, vui chơi.

-3 HS đọc

-HS thi đua đọc

-HS trả lời

-Vài HS nêu

-HS lắng nghe và thực hiện

KẾ HOẠCH BÀI HỌC

Chính tả

Nghe viết: Cả nhà thương nhau

I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ:

- Nghe viết lại bài Cả nhà thương nhau (28 chữ), không mắc quá 1 lỗi.

- Điền đúng âm đầu r, d hay gi, điền đúng vần (an, ang hay oan, anh) vào chỗ trống để hoàn thành các câu văn.

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất

  • Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp.

-Từ ý nghĩa bài viết yêu quý hơn những người thân trong gia đình mình.

II- CHUẨN BỊ

- Bảng phụ viết bài thơ cần chép.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Khởi động

2. Kiểm tra bài cũ

- GV viết bảng: bò …ang, ..e, ...ay ...ắn (2 lần); mời 2 HS lên bảng điền ng, ngh vào chỗ trống, đọc kết quả.

-GV và HS cùng nhận xét.

-GV cho HS cả lớp đọc lại.

3.Bài mới

3.1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.

3.2. Luyện tập

a. Nghe viết

- HS (cá nhân, cả lớp) đọc trên bảng bài thơ cần chép.

- GV: Bài thơ nói về điều gì?

- GV chỉ từng tiếng dễ viết sai cho HS đọc.

- HS nhẩm đọc lại những từ các em dễ viết sai.

- HS gấp SGK, mở vở Liên viết 1 tập hai, nghe GV đọc từng dòng thơ, viết lại. GV có thể đọc 3 – 4 chữ một: Đọc “Ba thương con” 2 - 3 lần, rồi đọc tiếp “ vì con giống mẹ”...

-GV nhắc HS tô các chữ hoa đầu câu hoặc viết chữ in hoa (nếu viết vở)

- GV cho HS rà soát lại bài viết; đổi vở với bạn để sửa lỗi.

- GV chiếu lên bảng một số bài viết, chữa bài, nhận xét.

b. Làm bài tập chính tả

BT 2 (Em chọn chữ nào: r, d hay gi? )

- 1 HS đọc YC.

- GV viết bảng: ...ao hẹn, ...a vườn, ...úp mẹ, ...ễ thương.

- HS làm bài vào vở Luyện viết 1, tập hai

- (Chữa bài) 1 HS làm bài trên bảng lớp.

GV chốt đáp án: giao hẹn, ra vườn, giúp mẹ, dễ thương.

- Cả lớp đọc lại 4 câu đã hoàn chỉnh và sửa bài theo đáp án (nếu sai): 1) Thỏ mẹ giao hẹn... 2) Hai mẹ con thỏ cùng ra vườn... 3) Hai bố con thỏ cùng vào bếp giúp mẹ... 4) Thỏ con rất dễ thương.

BT 3 (Tìm vần hợp với chỗ trống: an, ang hay oan, anh?).

- (Thực hiện tương tự BT 2) HS làm bài vào vở Luyện viết 1, tập hai.

- (Chữa bài) 1 HS làm bài trên bảng lớp. GV chốt lại đáp án.

- Cả lớp đọc lại các câu văn đã hoàn chỉnh và sửa bài theo đáp án (nếu sai): Thỏ con ngoan ngoãn, đáng yêu. Cả nhà thỏ thương nhau. Ngôi nhà tràn ngập hạnh phúc.

4. Củng cố, dặn dò

- GV tuyên dương những HS viết cẩn thận, sạch đẹp.

-HS hát

-HS viết bảng con

-HS điền ng, ngh vào

-HS hợp tác chia sẻ

-HS thực hiện

-HS lắng nghe

-HS đọc

-Cả nhà bố mẹ, con cái đều thương yêu nhau, ai cũng vui vẻ, hạnh phúc.

VD: thương yêu, giống, cười,…

-HS thực hiện

-HS thực hiện

-HS thực hiện

-HS quan sát

-HS làm bài

giao hẹn, ra vườn, giúp mẹ, dễ thương.

-HS cả lớp đọc

-HS đọc đề

-HS làm Vở

-HS làm: Thỏ con ngoan ngoãn, đáng yêu. Cả nhà thỏ thương nhau. Ngôi nhà tràn ngập hạnh phúc.

-HS lắng nghe và thực hiện

KẾ HOẠCH BÀI HỌC

Tập đọc

Em nhà mình là nhất

I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ:

- Đọc trơn bài, phát âm đúng các tiếng. Biết nghỉ hơi sau các dấu câu.

- Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Trả lời đúng các câu hỏi tìm hiểu bài đọc.

- Hiểu câu chuyện nói về tình cảm anh em: Nam thích em trai. Dù mẹ sinh em gái Nam vẫn rất yêu em. Với Nam, em nhà mình là nhất.

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất

  • Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp.

-Từ nội dung bài học các em yêu quý hơn tình cảm anh em trong gia đình, biết trân trọng tình thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy chiếu / bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Khởi động

2.Kiểm tra bài cũ

- 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Ngôi nhà ấm áp; trả lời câu hỏi: Vì sao thỏ con nói: Nhà mình thật là ấm áp?

-GV và HS cùng NX

3.Bài mới

1. Chia sẻ và giới thiệu bài (gợi ý)

1.1. Thảo luận nhóm

- Nhà bạn có anh, chị hoặc em không? Anh, chị hoặc em của bạn có gì đáng yêu? Bạn thường làm gì với anh, chị hoặc em của mình?

- Một vài HS phát biểu trước lớp.

1.2. Giới thiệu bài: Em nhà mình là nhất nói về tình cảm của Nam với em gái.

-GV mời HS quan sát tranh minh họa

-GV nói :Tranh vẽ bố mẹ đưa em bé mới sinh về. Mẹ bế em trong tay. Từ xa, Nam vui sướng giơ tay chào đón. Bên cạnh là hình ảnh Nam mong ước sẽ được đá bóng cùng em trai). Các em hãy cùng đọc để biết Nam yêu em thế nào.

2. Khám phá và luyện tập

2.1. Luyện đọc

a) GV đọc mẫu bài, giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Lời Nam khi háo hức: Mẹ sinh em trai để em đá bóng với con nhé!; khi vùng vằng: Con bảo mẹ sinh em trai cơ mà!; khi kiên quyết: Con không đổi đâu!; quả quyết: Em gái cũng đá bóng được. Em nhà mình là nhất! Con không đổi đâu! Lời mẹ mừng rỡ: Nam ơi, vào đây với em. Em gái con xinh lắm! Lời bố đùa, vui vẻ,...

b) Luyện đọc từ ngữ: giao hẹn, mừng quýnh, xinh lắm, vùng vằng, kêu toáng, quả quyết,...

-GV cùng HS giải nghĩa từ: mừng quýnh (mừng tới mức cuống quýt); vùng vằng (điệu bộ tỏ ra giận dỗi, vung tay vung chân), kêu toáng (kêu to lên), quả quyết (tỏ ý chắc chắn, không thay đổi).

c) Luyện đọc câu

- GV: Bài đọc có 20 câu.

- HS đọc tiếp nối từng câu (đọc liền 2 hoặc 3 câu) (cá nhân, từng cặp).

TIẾT 2

d) Thi đọc đoạn, bài

- Từng cặp HS (nhìn SGK) cùng luyện đọc trước khi thi.

- Từng cặp, tổ thi đọc tiếp nối 3 đoạn (Từ đầu đến ... Em gái con xinh lắm! / Tiếp theo đến ... không đổi đâu! / Còn lại).

- Từng cặp, tổ thi đọc cả bài.

- 1 HS đọc cả bài.

- Cả lớp đọc.

2.2. Tìm hiểu bài đọc

- 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 câu hỏi và các ý lựa chọn.

- Từng cặp HS trao đổi, làm bài.

- GV hỏi - HS trả lời:

+ GV: Mẹ Nam sinh em trai hay em gái?

+ GV: Vì sao Nam không vui khi mẹ gọi vào với em?

+ GV: Vì sao Nam không muốn đổi em gái?

- (Lặp lại) 1 HS hỏi - Cả lớp đáp.

- GV: Qua câu chuyện, em hiểu điều gì?

-GV: Nam thích em trai. Dù mẹ sinh em gái, Nam vẫn rất yêu em. Với Nam, em nhà mình là nhất.

2.3. Luyện đọc lại (theo vai)

- 1 tốp (4 HS) đọc (làm mẫu) theo 4 vai: người dẫn chuyện, Nam, mẹ, bố.

- 2 tốp thi đọc theo vai.

4. Củng cố, dặn dò

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà đọc (kể) cho người thân nghe câu chuyện Em nhà mình là nhất.

-HS hát

-HS đọc và trả lời

-HS lắng nghe

-HS lắng nghe

-HS phát biểu trước lớp

-HS quan sát tranh minh họa

-HS lắng nghe

-HS lắng nghe và theo dõi

-HS luyện đọc các từ ngữ

-HS cùng giải nghĩa từ với GV

-HS nghe

-HS luyện đọc câu

-HS đọc theo cặp

-HS đọc nối tiếp đoạn

-Cặp HS thi đọc bài

-Cả lớp đọc

-HS đọc câu hỏi

-HS trao đổi làm bài

- HS: Mẹ Nam sinh em gái.

- HS (ý b): Vì Nam thích em trai.

- HS (ý a): Vì Nam yêu em mình.

-Cả lớp đáp

-Một vài HS trả lời (HS: Nam rất yêu em bé. / Anh chị luôn yêu quý em. / Nam thích em trai nhưng vẫn yêu em gái. / Em gái rất đáng yêu, không đổi được,...).

-HS nghe

-HS đọc theo vai GV phân chia

-HS thi đọc

-HS lắng nghe

-HS lắng nghe và thực hiện

KẾ HOẠCH BÀI HỌC

Tập viết

Chữ hoa T

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CÂU:

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ:

-Biết tô chữ hoa T theo cỡ chữ vừa và nhỏ.

-Viết đúng các từ, câu ứng dụng (mừng quýnh, quả quyết; Thỏ con thật đáng yêu) bẵng chữ viết thường, cỡ nhỏ; chữ viết rõ ràng, đều nét; đặt dấu thanh đúng vị trí.

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất

-Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

-Giao tiếp ứng xử văn hóa, yêu thích và tự hào về chữ Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Máy chiếu/bảng phụ viết mẫu chứ viết hoa T; từ, câu ứng dụng cỡ nhỏ viết trên dòng kẻ ô li. Bìa chữ viết hoa mẫu R, S

  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Khởi động:

2.Kiểm tra bài cũ:

-GV cho 1 HS tô quy trình viết hoa chữ R, S đã học.

-GV kiểm tra một vài HS dưới lớp.

-GV cùng HS nhận xét xem bạn có tô đúng quy trình không.

3.Bài mới:

  1. Giới thiệu bài:

-GV chiếu lên bảng chữ in hoa T.Giới thiệu hôm nay các em sẽ học tô chữ viết hoa T; luyện viết các từ ngữ và câu ứng dụng cỡ nhỏ.

  1. Khám phá và Luyện tập

b.1.Tô chữ viết hoa T

-GV giới thiệu chữ viết hoa T yêu cầu HS quan sát cấu tạo nét chữ, cách tô.

-GV mô tả chữ hoa T gồm 1 nét là sự kết hợp của 3 nét cơ bản: cong trái(nhỏ), lượn ngang và cong trái(to). Đặt bút giữa ĐK4 và ĐK5, tô nét cong trái(nhỏ) nối liền với nét lượn ngang từ trái sang phải, sau đó chuển hưởng tô nét cong trái(to) cắt nét luon5 ngang, tạo vòng xoắn nhỏ ở đầu chữ, cuối nét cong tô lượn vào trong, dừng bút trên ĐK2.

-GV cho HS tô chữ viết hoa T cỡ vừa và cỡ nhỏ trong vở Luyện viết.

b.2.Viết từ ngữ, câu ứng dụng(cỡ nhỏ)

-GV cho cả lớp đọc: mừng quýnh, quả quyết; Thỏ con thật đáng yêu.

-GV: Độ cao các con chữ thế nào?

-GV: Khoảng cách giữa các tiếng?

-Cách nối nét giữa T và h?

-Dấu thanh đặt ở đâu?

-GV cho HS viết vào vở Luyện viết hoàn thành phần Luyện tập thêm.

4.Củng cố, dặn dò:

-GV nhận xét bài viết của HS

-GV cho HS quan sát và nêu lại cấu tạo chữ viết hoa T.

-GV nhắc HS yêu cầu chuẩn bị cho tiết Góc sáng tạo.

-HS hát

-1 HS thực hiện.

-HS thực hiện.

-HS cùng GV nhận xét.

-HS lắng nghe.

-HS quan sát chữ viết hoa T

-HS lắng nghe và quan sát chữ viết hoa T.

-HS tô chữ viết hoa T

-HS đọc cá nhân, đồng thanh.

-1 ô li: m, ư, n, u;

1,5 ô li: t;

2 ô li: q;

2,5 ô li: g,y,h

-Các tiếng cách nhau con chữ o.

-Viết T xong lia bút viết h.

-Dấu thanh đặt ở các chữ ư, y, a,ê, o,â.

-HS thực hiện viết.

-HS nghe nhận xét điều chỉnh.

-HS nêu lại qua quan sát và đã học.

-HS lắng nghe và thực hiện.

KẾ HOẠCH BÀI HỌC

Tập đọc

Làm anh

I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ

- Đọc trơn bài thơ, phát âm đúng các tiếng. Biết nghỉ hơi sau các dòng thơ.

- Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Hiểu, trả lời đúng các câu hỏi về bài đọc.

- Hiểu điều bài thơ muốn nói: Làm anh, làm chị rất khó vì phải biết cư xử “người lớn”. Những ai yêu thương em của mình thì đều làm được người anh, người chị tốt.

- Học thuộc lòng khổ thơ đầu và khổ thơ cuối.

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất

  • Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp.

- Giao tiếp có văn hóa.

- Từ bài học, HS thể hiện được tình yêu thương dành cho anh em trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy tính, máy chiếu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Khởi động

2.Kiểm tra bài cũ

- 2 HS tiếp nối nhau đọc truyện Em nhà mình là nhất; trả lời câu hỏi: Vì sao Nam không muốn đổi em gái?

-HS và GV cùng nhận xét

3.Bài mới

1. Chia sẻ và giới thiệu bài (gợi ý)

1.1. HS nghe hát hoặc hát bài Làm anh khó đấy (Thơ: Phan Thị Thanh Nhàn, nhạc: Huỳnh Đình Khiêm).

1.2. Giới thiệu bài

Các em vừa nghe (hoặc hát) bài hát Làm anh khó đấy. Lời của bài hát chính là lời bài thơ Làm anh các em học hôm nay. Đây là một bài thơ viết rất hay về tình cảm anh em. .

2. Khám phá và luyện tập

2.1. Luyện đọc

a) GV đọc mẫu, giọng vui tươi, nhí nhảnh, tình cảm. Nhấn giọng các từ ngữ: phải “người lớn” cơ, thật khó, thật vui, thì làm được thôi. Đọc tương đối liền mạch từng cặp hai dòng thơ (dòng 1, 2; dòng 3, 4...). Nghỉ hơi dài hơn một chút sau mỗi khổ thơ.

b) Luyện đọc từ ngữ, chuyện đùa, người lớn, dỗ dành, dịu dàng, quà bánh, nhường em luôn,...; đọc một số dòng thơ; Phải “người lớn” cơ / Anh phải dỗ dành / Anh nâng dịu dàng.

c) Luyện đọc dòng thơ

- GV: Bài có 16 dòng thơ.

- HS đọc tiếp nối 4 dòng thơ một cá nhân / từng cặp).

d) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (mỗi đoạn 2 khổ thơ); thi đọc cả bài thơ.

2.2. Tìm hiểu bài đọc

- 2 HS đọc 2 câu hỏi trong SGK. (Với câu hỏi 2, đọc lần lượt các vế câu ở mỗi bên).

- Từng cặp HS trao đổi, làm bài trong VBT.

- Thực hành hỏi đáp (theo 2 câu hỏi).

- GV hỏi - HS trả lời:

+ GV (câu hỏi 1): Làm anh dễ hay khó?

+ GV nêu YC nối ghép: Làm anh phải như thế nào?; gắn lên bảng lớp nội dung BT 2.

- (Lặp lại) 1 HS hỏi - cả lớp đáp:

+ 1 HS (câu hỏi 1): Làm anh dễ hay khó?.

+ 1 HS (câu hỏi 2): Làm anh phải như thế nào? Cả lớp:

a) Khi em bé khóc

b) Nếu em bé ngã

c) Mẹ cho quà bánh

d) Có đồ chơi đẹp

- GV: Ai “làm anh” được?

-GV: Làm anh, làm chị rất khó vì đòi hỏi anh, chị phải biết cư xử “người lớn”; phải yêu thương, chăm sóc, nhường nhịn em. Nhưng làm anh, làm chị cũng rất vui. Ai yêu em của mình thì đều làm được người anh, người chị tốt.

2.3. Học thuộc lòng

GV hướng dẫn HS học thuộc lòng khổ thơ đầu và khổ thơ cuối tại lớp theo cách xoá dần từng chữ.

- HS thi đọc thuộc lòng khổ thơ đầu / khổ thơ cuối.

- HS thi đọc thuộc lòng khổ thơ đầu hoặc cả bài thơ.

4. Củng cố, dặn dò

-GV NX tiết học

- GV nhắc lại YC chuẩn bị cho tiết học Góc sáng tạo.

-HS hát

-HS đọc và trả lời câu hỏi

-HS lắng nghe

-HS thực hiện

-HS lắng nghe phần giới thiệu của GV

-HS lắng nghe GV đọc mẫu

-HS luyện đọc từ ngữ

-HS luyện đọc dòng thơ

-HS đọc nối tiếp cá nhân, cặp

-HS thi đọc

-2 HS đọc

-HS trao đổi theo cặp

-HS thực hành trước lớp

- HS: Làm anh rất khó. / Làm anh khó vì đòi hỏi phải biết cư xử “người lớn”.

- 2 HS nói kết quả. GV giúp HS nối các vế câu trên bảng. Cả lớp đọc:

a) Khi em bé khóc – 3) anh phải dỗ dành.

b) Nếu em bé ngã – 1) anh nâng dịu dàng.

c) Mẹ cho quà bánh – 4) chia em phần hơn.

d) Có đồ chơi đẹp - 2) cũng nhường em luôn.

- Cả lớp: Làm anh rất khó. / Làm anh khó vì đòi hỏi phải biết cư xử “người lớn”.

- 3) anh phải dỗ dành.

- 1) anh nâng dịu dàng.

- 4) chia em phần hơn.

- 2) cũng nhường em luôn.

- HS: Ai yêu em bé thì làm được.

-HS lắng nghe GV chốt

-HS lắng nghe

-HS thi đọc

-HS thi đọc

-HS lắng nghe và chuẩn bị

KẾ HOẠCH BÀI HỌC

Góc sáng tạo

Em là cây nến hồng

I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ:

- Làm được một sản phẩm giới thiệu bản thân: Dán ảnh (hoặc tranh vẽ) bản thân vào giấy, trang trí, tô màu. Viết được một vài câu tự giới thiệu bản thân (gắn với gia đình).

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất

  • Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp.
  • Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL quan sát.
  • Hoàn thành sản phẩm vừa sức mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

a) Chuẩn bị của GV: Các viên nam châm để gắn lên bảng sản phẩm của HS; Những mảnh giấy có dòng kẻ ô li GV phát cho HS để dán vào sản phẩm, viết lên đó.

b) Chuẩn bị của HS:

- Ảnh HS, tranh HS tự hoạ bản thân.

- Giấy màu, giấy trắng, bút chì màu, bút dạ, kéo, keo dán,...

- Các viên nam châm để gắn lên bảng sản phẩm của HS.

- Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Khởi động

2. Chia sẻ và giới thiệu bài

2.1. Chia sẻ

GV hướng dẫn HS quan sát tranh, ảnh ở BT 1, nhận ra hình ảnh các bạn HS; đoán xem phải làm gì (làm một sản phẩm có tranh tự hoạ hoặc tấm ảnh bản thân, viết lời tự giới thiệu).

2.2. Giới thiệu bài

Tiết học Góc sáng tạo hôm nay có tên Em là cây nến hồng. Đây là một câu lấy từ lời bài hát Ba ngọn nến lung linh, ý nói: Các em rất đẹp. Các em là ánh sáng lung linh, là những con ngoan, trò giỏi; là niềm tự hào của gia đình. Trong tiết học này, các em sẽ tự giới thiệu mình bằng cách: dán ảnh mình hoặc tự vẽ chân dung mình lên giấy, trang trí, tô màu, viết lời tự giới thiệu. Các em hãy cố gắng để có một sản phẩm ấn tượng.

3. Khám phá

- Cả lớp nhìn SGK, nghe 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 YC của tiết học.

+ HS 1 đọc YC 1

+ HS 2 đọc YC 2.

-GV giới thiệu vài sản phẩm do HS năm trước đã làm( nếu có).

+ HS 3 đọc YC 3.

* Thời gian dành cho hoạt động chuẩn bị không quá 8 phút.

4. Luyện tập

4.1. Chuẩn bị

- HS bày lên bàn ĐDHT, ảnh hoặc tranh em tự vẽ mình hoặc người thân vẽ.

- GV phát cho HS những mẩu giấy trắng có dòng kẻ ô li, cắt hình chữ nhật đơn giản hoặc hình gì đó vui mắt để HS sẽ viết lời tự giới thiệu rồi đính vào sản phẩm.

- HS mở VBT, GV nhắc lại cách sử dụng trang vở (như đã hướng dẫn).

4.2. Làm sản phẩm

- GV cho HS dán tranh, ảnh vào giấy, trang trí, tô màu. Những HS chưa có tranh, ảnh sẽ vẽ nhanh tranh tự hoạ - vẽ vào giấy hoặc VBT.

- HS viết lời giới thiệu. Viết ở trên, dưới hoặc bên cạnh tranh, ảnh. GV khuyến khích HS viết 3 – 5 câu; nhắc HS viết hoa chữ đầu câu; viết hoa họ, tên mình.

4.3. Giới thiệu sản phẩm với các bạn trong nhóm

- Từng cặp hoặc nhóm giới thiệu cho nhau sản phẩm, nghe các bạn góp ý.

- GV đính lên bảng lớp 4 – 5 sản phẩm ấn tượng, mời HS giới thiệu. Có thể phóng to sản phẩm trên màn hình cho cả lớp nhận xét: sản phẩm nào có tranh, ảnh đẹp; lời giới thiệu hay.

* GV động viên để tất cả HS đều mạnh dạn thể hiện mình. Chấp nhận nếu HS viết sai chính tả, viết thiếu dấu câu. Không đòi hỏi chữ viết phải đẹp.

Cuối giờ, GV sửa lời tự giới thiệu cho một số HS (lỗi chính tả, ngắt câu) để HS viết lại trên trang 2 của VBT hoặc viết vào mẩu giấy rồi đính lại vào sản phẩm.

5. Củng cố, dặn dò

- GV khen ngợi những HS hoàn thành tốt BT sáng tạo; dặn HS mang sản phẩm về nhà, cùng người thân góp ý, sửa lại sản phẩm cho đẹp, gắn lại vào VBT để chuẩn bị cho tiết Trưng bày tuần tới.

- Nhắc lại YC chuẩn bị cho tiết KC Hai tiếng kì lạ.

-HS hát

-HS quan sát tranh và dự đoán

-HS lắng nghe

-HS quan sát và thực hiện

-Cả lớp quan sát tranh, ảnh trong SGK.

- 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 lời giới thiệu làm mẫu bên tranh, ảnh của 3 HS (SGK).

-HS theo dõi

-HS đọc yêu cầu

-HS trưng bày lên bàn

-HS nhận và thực hiện

-HS thực hiện

-HS dán tranh ảnh

-HS viết lời giới thiệu

-Tùng cặp giới thiệu sản phẩm của mình

-HS quan sát

-HS lắng nghe

-HS theo dõi

-HS lắng nghe và thực hiện

-HS nghe và chuẩn bị

KẾ HOẠCH BÀI HỌC

Kể chuyện

Hai tiếng kì lạ

I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ:

- Nghe hiểu và nhớ câu chuyện Hai tiếng kì lạ.

- Nhìn tranh, kể lại từng đọan, toàn bộ câu chuyện. Bước đầu biết thay đổi giọng để phân biệt lời của người dẫn chuyện, lời của bà cụ, cậu bé, chị cậu bé.

- Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Lời nói lễ phép, lịch sự có sức mạnh kì diệu. Nó làm cho mọi người yêu mến, sẵn sàng giúp đỡ em.

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất

- Năng lực tự chủ và tự học: Chú ý lắng nghe, quan sát tranh ảnh.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hợp tác với thầy cô, bạn bè để hiểu câu chuyện và ghi nhớ nội dung câu chuyện.

- Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo: Kể lại câu chuyện, áp dụng bài học vào cuộc sống.

- Chăm chỉ, nhân ái, trách nhiệm, bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách, yêu thương quý trọng mọi người

- Biết vận dụng lời khuyên của câu chuyện vào cuộc sống.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: 6 Tranh minh họa truyện kể trong SGK phóng to bằng máy chiếu.

- HS: SGK

III. Các hoạt động dạy và học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Khởi động:

GV cho cả lớp hát bài Đi học về.

2. Kiểm tra bài cũ:

- GV đưa 6tranh minh họa truyện Cuộc phiêu lưu của giọt nước tí hon

3. Bài mới:

a. Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện

a.1. Quan sát và phỏng đoán

- GV đưa 6 tranh minh họa truyện Hai tiếng kì lạ

a.2. Giới thiệu câu chuyện

- GTB: Ghi đầu bài

- Có một cậu bé tức giận cả nhà. Vì sao cậu giận? Vì sao cậu thay đổi và mọi chuyện trở nên tốt đẹp. Hôm nay các em hãy cùng nghe câu chuyện Hai tiếng kì lạ để biết là hai tiếng gì. Sức mạnh kì diệu của hai tiếng đó.

b. Khám phá và luyện tập

b.1. Nghe kể chuyện: GV kể chuyện với giọng diễn cảm: Đoạn 1, 2: giọng kể chậm rãi, lời bà cụ thân mật, khích lệ. Lời cậu bé cáu kỉnh. Những đoạn sau, lời cậu bé nói với chị, với anh: nhẹ nhàng, lịch sự. Các chi tiết miêu tả sự thay đổi hẳn thái độ của chị, của anh cậu bé cần được kể với giọng ngạc nhiên, thích thú.

- GV kể 3 lần

+ Lần 1: Kể tự nhiên, không chỉ tranh

+ Lần 2: GV chỉ tranh và kể thật chậm

+ Lần 3: GV kể như lần 2 để HS khắc sâu nội dung câu chuyện.

b.2. Trả lời câu hỏi theo tranh

b.2.1. Trả lời câu hỏi dưới mỗi tranh.

- GV chỉ tranh 1 và hỏi: Vì sao cậu bé ngồi trước nhà cau có?

- GV chỉ tranh 2 và hỏi: Bà cụ nói gì với cậu?

- GV chỉ tranh 3 và hỏi: Cậu bé chạy vào nhà làm gì?

+ Chị cậu làm gì khi thấy cậu?

- GV chỉ tranh 4 và hỏi: Vì sao sau đó chị cậu cho cậu mượn bút màu?

- GV chỉ tranh 5 và hỏi: Muốn thử tiếp phép màu, cậu bé đã tìm gặp ai?

+Kết quả ra sao?

- GV chỉ tranh 6 và hỏi: Hai tiếng kì lạ đó là gì?

+ Cậu bé cảm ơn ai?

b.2.2. Trả lời câu hỏi dưới 2 tranh liền nhau

b.3.3. Trả lời tất cả các câu hỏi dưới 6 tranh

c. Kể chuyện theo tranh( Không dựa vào câu hỏi.

- Sau mỗi bước cả lớp và GV bình chọn bạn trả lời đúng câu hỏi, bạn kể to, rõ, kể hay, biết hướng đến người khác nghe khi kể chuyện.

- GV cất tranh

d . Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện

- Câu chuyện muốn nói điều gì?

- GV chốt lại: Câu chuyện nói về sức mạnh kì diệu của lời nói lễ phép, lịch sự, dễ nghe. Nói nag8ng lễ phép lịch sự thể hiện mình là người học trò ngoan, có văn hóa, chiếm được tình cảm yêu mến, nhận được sự giúp đỡ của mọi người xung quanh. Các em cần học hỏi để trở thành người học sinh nói năng lễ phép, lịch sự.

- Cả lớp bình chọn HS hiểu ý nghĩa câu chuyện

4. Củng cố, dặn dò:

- Tuyên dương HS kể chuyện hay, hiểu ý nghĩa câu chuyện.

- Về nhà kể chuyện cho người thân nghe.

- HS xem tranh, chuẩn bị cho tiết kể chuyện Chuyện của thước kẻ.

-Cả lớp cùng hát

- 1 HS kể tranh 1, 2, 3

-1 HS kể tranh 3,4,5

- 2 HS nói lời khuyên của câu chuyện

- Nhận xét, chia sẻ

- HS quan sát tranh đoán các hoạt động diễn ra trong 6 tranh.

- HS nghe

- HS nghe toàn bộ câu chuyện

- HS lắng nghe và quan sát tranh.

* HS trả lời câu hỏi dưới mỗi tranh.

- Vì cậu cảm thấy không ai trong nhà yêu cậu. Chị cậu không cho cậu mượn bút màu. Anh đi bơi cũng không cho cậu đi theo.

- Bà sẽ dạy cháu hai tiếng kì lạ để mọi người đều yêu cháu.

- Vì cậu muốn thử phép màu.

- Chị cậu đang ngồi vẻ. Thấy cậu, chị vội lấy tay che đống bút màu.

- Chị cho cậu mượn bút màu vì thấy cậu nhìn vào đôi mắt chị, nói dịu dàng: Chị cho em mượn một cái bút, chị nhé.

- Cậu bé tìm anh. Cậu đặt tay lên tay anh hỏi: Ngày mai, anh cho em đi bơi cùng, anh nhé!

- Kết quả thật bất ngờ: anh cầu gật đầu đồng ý ngay.

- Đó là: “chị nhé”, “anh nhé” thể hiện thái độ lịch sự.

- Cậu bé muốn cảm ơn bà hàng xóm.

- Mỗi HS trả lời liền các câu hỏi theo 2 tranh

-1 HS trả lời tất cả các câu hói theo 6 tranh

- Mỗi HS nhìn 2 tranh kể tự nhiên

( Tùy theo trình độ lớp có thể kể từng tranh)

- Kế chuyện theo tranh bất kỳ (Theo hình thức bắt thăm)

- 1 HS chỉ tranh kế toàn bộ câu chuyện

- 1 HS kể toàn bộ câu chuyện( Không cần tranh) đây là yêu cầu cao – tùy trình độ từng lớp.

- Bà cụ dạy cậu bé hai tiếng kì lạ để cậu bé thực hiện được những việc mình muốn.

- Cả lớp bình chọn HS hiểu ý nghĩa câu chuyện

-HS nghe

-HS về nhà thực hiện

-HS chuẩn bị cho bài sau

KẾ HOẠCH BÀI HỌC

Tập viết

Tô chữ hoa: U, Ư

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CÂU:

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ:

  • Biết tô chữ hoa U, Ư theo cỡ chữ vừa và nhỏ.
  • Viết đúng các từ, câu ứng dụng (dỗ dành, tràn ngập, Uốn cây từ thuở còn non) bằng chữ viết thường, cỡ nhỏ; chữ viết rõ ràng, đều nét; đặt dấu thanh đúng vị trí; dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ.

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất

-Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát.

- Chăm chỉ, tích cực hoàn thành bài viết.

  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Máy chiếu/bảng phụ viết mẫu chữ viết hoa U, Ư đặt trong khung chữ; từ, câu ứng dụng cỡ nhỏ.

  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Khởi động:

2.Kiểm tra bài cũ:

-GV cho 1 HS cầm que chỉ tô quy trình viết hoa chữ T

-GV kiểm tra một vài HS dưới lớp.

-GV cùng HS nhận xét xem bạn có tô đúng quy trình không.

3.Bài mới:

  1. Giới thiệu bài:

-GV chiếu lên bảng chữ in hoa U, Ư.Giới thiệu hôm nay các em sẽ học tô chữ viết hoa U, Ư; luyện viết các từ ngữ và câu ứng dụng cỡ nhỏ.

  1. Khám phá và Luyện tập

b.1.Tô chữ viết hoa U, Ư

-GV giới thiệu chữ viết hoa U, Ư yêu cầu HS quan sát cấu tạo nét chữ, cách tô.

-GV mô tả chữ viết hoa U gồm 2 nét: Nét 1 là nét móc hai đầu, tô từ điểm bắt đầu trên ĐK5, lượn theo đường cong đầu móc bên trái phía trên rồi tô thẳng xuống chân móc bên phải. Rê bút lên ĐK6, tô tiếp nét móc ngược phải, từ trên xuống dưới.

-GV mô tả chữ viết hoa Ư gồm 3 nét: Nét 1 và 2 giống Chữ viết hoa U. Nét 3 là nét râu( đường cong nhỏ bên phải nét móc) tạo thành chữ hoa Ư.

-GV cho HS tô chữ viết hoa U, Ư cỡ vừa và cỡ nhỏ trong vở Luyện viết.

b.2.Viết từ ngữ, câu ứng dụng(cỡ nhỏ)

-GV cho cả lớp đọc: dỗ dành, tràn ngập, Uốn cây từ thuở còn non.

-GV: Độ cao các con chữ thế nào?

-GV: Khoảng cách giữa các tiếng?

-Cách nối nét giữa U và ô?

-Dấu thanh đặt ở đâu?

-GV cho HS viết vào vở Luyện viết hoàn thành phần Luyện tập thêm.

4.Củng cố, dặn dò:

-GV nhận xét bài viết của HS

-GV cho HS quan sát và nêu lại cấu tạo chữ viết hoa U,Ư.

-GV nhắc HS sẽ học 2 tiết Tự đọc sách báo ở thư viện trường.

-HS hát

-1 HS thực hiện.

-HS thực hiện.

-HS cùng GV nhận xét.

-HS lắng nghe.

-HS quan sát chữ viết hoa U,Ư

-HS lắng nghe và quan sát chữ viết hoa U,Ư

-HS tô chữ viết hoa U,Ư cỡ vừa và cỡ nhỏ.

-HS đọc cá nhân, đồng thanh.

-1 ô li: ô,a,n,â,c,u,ơ,o

1,5 ô li: r,t

2 ô li: d,p

2,5 ô li: h,y, U

-Các tiếng cách nhau con chữ o.

-Viết U xong rê bút viết ô

-Dấu thanh đặt ở các chữ ô,a,â,ư,ơ

-HS thực hiện viết.

-HS nghe nhận xét điều chỉnh.

-HS nêu lại qua quan sát và đã học.

-HS lắng nghe và thực hiện.

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Tự đọc sách báo

Đọc sách báo ở thư viện

I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ:

- Biết cách chọn sách, mượn sách và trả sách ở thư viện.

- Hiểu quy định và thực hiện đúng quy định về mượn sách, trả sách, đọc và bảo quản sách ở thư viện.

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất

- Năng lực tự chủ và tự học: Chú ý lắng nghe và thực hiện hướng dẫn của GV

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hợp tác với thầy cô, bạn bè để đọc sách

- Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tìm được quyển truyện phù hợp

- Chăm chỉ, nhân ái, trách nhiệm, bồi dưỡng tâm hồn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Thư viện trường có một số cuốn sách thiếu nhi được phân loại theo nhóm (truyện cổ tích, truyện thiếu nhi, sách khoa học, thơ, sách giáo khoa,...), được sắp xếp khoa học, gọn gàng, dễ tìm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

GV đưa HS đến thư viện trường.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Giới thiệu bài

Hôm nay, các em sẽ học 2 tiết Tự đọc sách báo ở thư viện trường. Tiết học sẽ giúp các em:

- Biết chọn sách, mượn sách, trả sách ở thư viện.

- Hiểu và thực hiện đúng quy định ở thư viện; học được phép lịch sự khi đọc sách ở thư viện (giữ trật tự, không làm ồn, không ăn trong thư viện), bảo quản sách (không làm bẩn, làm rách sách).

2. Luyện tập

- 3 HS tiếp nối đọc 3 yêu cầu 2, 3, 4 của bài học. Cả lớp nghe, quan sát minh hoạ.

2.1. Tự chọn sách, mượn sách

a) GV (hoặc nhân viên thư viện (NVTV) giới thiệu cho HS nơi sắp xếp các loại sách. VD: Đây là nơi xếp các truyện cổ tích. Đây là nơi xếp các truyện thiếu nhi. Đây là nơi xếp các sách khoa học... Nếu cần giúp đỡ, các em hỏi NVTV.

b) GV / NVTV hướng dẫn HS tự tìm sách.

VD: .

- NVTV: Cháu muốn tìm truyện gì?

- NVTV: Truyện Cây tre trăm đốt là truyện cổ tích, cháu phải tìm ở giá sách đặt truyện cổ tích. (NVTV tìm, chỉ cho HS). Đây là truyện cháu muốn tìm.

- NVTV: Sách về khủng long là loại sách khoa học, cháu phải tìm ở giá sách đặt truyện khoa học. Đây là nơi xếp những truyện viết về khủng long. Cháu tìm đi!

* HS tìm sách, nhờ GV hoặc NVTV giúp đỡ (nếu cần).

c) Hướng dẫn HS giao tiếp khi mượn sách

* GV đưa HS tới chỗ NVTV, hướng dẫn HS cách giao tiếp lịch sự với NVTV:

- HS: Cô cho cháu mượn truyện Dế Mèn phiêu lưu kí ạ.

- NVTV: Cháu đợi một lát nhé. (Sau đó đưa sách) Truyện của cháu đây.

* HS thực hành mượn sách theo hướng dẫn.

2.2. Hướng dẫn HS đọc sách

- Mỗi HS cầm 1 quyển sách đi đến bàn đọc sách. GV nhắc HS không làm ồn khi đọc sách; không làm bẩn, làm rách sách; không ăn trong thư viện.

- HS trật tự đọc sách.

- Một vài HS báo cáo đã đọc được sách gì, truyện gì; đã biết thêm được điều gì mới. Cả lớp nghe nội dung thông tin mà mỗi bạn cung cấp.

2.3. Trả sách

Hết giờ, GV nhắc HS để sách lại chỗ cũ. Nếu mượn sách của NVTV, các em cần trả lại sách. GV hướng dẫn HS cách giao tiếp lịch sự với NVTV. VD:

- HS: Cô cho cháu trả sách ạ. / Cô cho cháu gửi lại quyển sách ạ.

- NVTV: Cảm ơn cháu!

- HS: Cháu cảm ơn cô ạ.

3. Củng cố, dặn dò

- GV hỏi: Khi đến thư viện đọc sách, để thể hiện là một người lịch sự, thực hiện đúng quy định của thư viện, em cần chú ý điều gì?

- GV khen ngợi những HS đã thể hiện tốt trong giờ học.

- Nhắc HS chuẩn bị trước cho tiết Tự đọc sách báo tuần sau: Đọc trước nội dung bài; tìm sách, báo, truyện, bài thơ yêu thích mang đến lớp để giới thiệu, đọc hoặc kể cho các bạn nghe.

-HS lắng nghe

-3 HS đọc nối tiếp

-HS lắng nghe

-HS thực hiện

- HS 1: Cháu muốn tìm truyện Cây tre trăm đốt.

- HS 1: Cảm ơn cô.

- HS 2: Cô cho cháu hỏi: Sách về khủng long ở đâu ạ?

- HS 2: Vâng ạ. Cảm ơn cô.

-HS thực hiện

-HS thực hiện

- HS (nhận sách bằng hai tay): Cháu cảm ơn cô ạ!

-HS thực hành mượn sách

-HS đọc sách

-HS báo cáo

-HS lắng nghe và thực hiện

-Một vài HS trả lời(HS nói lại những gì đã học được: Biết giao tiếp lịch sự với NVTV khi mượn sách, trả sách. / Giữ trật tự, không làm ồn, không ăn trong thư viện. / Không làm bẩn, làm rách sách).

-HS lắng nghe thực hiện tốt

-HS nghe và chuẩn bị tốt

GA Tiếng Việt

CHỦ ĐIỂM NHÀ TRƯỜNG

TẬP ĐỌC: VE CON ĐI HỌC

I.Mục tiêu:

1.Phát triển năng lực đặc thù-năng lực ngôn ngữ

- Đọc trơn bài, phát âm đúng các tiếng. Biết nghỉ hơi sau các dấu câu.

- Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Hiểu nội dung câu chuyện kể về ve con vì lười học nên đã không biết chữ; qua đó khuyên HS cần chăm chỉ học hành để trở thành người hiểu biết.

2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất.

-Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp.

- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.

II. Đồ dùng dạy học:

GV: Máy chiếu để chiếu lên bảng một số từ ngữ trong bài đọc.

HS: Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai.

III.Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

A.Kiểm tra bài cũ

-GV gọi 2 HS đọc thuộc lòng khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài thơ làm anh.

-Làm anh dễ hay khó?

-Nhận xét.

B. Dạy bài mới

1.Chia sẻ và giới thiệu bài

-Cho HS nghe hát bài mùa hoa phượng nở (Nhạc và lời : Hoàng Vân)

-Giới thiệu: Đây chính là tiếng kêu của ve. Mỗi mùa hè đến, những chú ve lại cất tiếng kêu ran trong những vòm cây.Bây giờ các em sẽ đọc câu chuyện về một chú ve.

-GV đưa lên bảng hình minh họa bài đọc, HD HS quan sát.

+ Tranh vẽ gì?

+ Ve đang làm gì

2. Khám phá và luyện đọc

2.1 Luyện đọc

-GV đọc mẫu: Giọng đọc thong thả. Lời ve bố dịu dàng. Lời ve con mừng rỡ khi reo: E…e…e…Mình biết chữ rồi!

+GV chỉ từng từ ngữ cho HS đọc: ham chơi, gọi mãi, biết chữ, trốn học, tưởng mình giỏi, suốt ngày, khoe tài,…. gọi HS đọc.

+Giải nghĩa từ: ham chơi( chơi bơi lêu lổng không chịu học, không chịu làm).

  • Luyện đọc câu:

+ GV cùng HS đếm số câu trong bài: Bài có 11 câu.

+GV gọi HS đọc nối tiếp từng câu.

Tiết 2

  • Thi đọc 3 đoạn( Từ đầu đến …chạy tới trường/ Tiếp theo đến mình biết chữ rồi!/Còn lại; Thi đọc cả bài.

2.2 Tìm hiểu bài đọc

GV yêu cầu: -3 HS tiếp nối đọc 3 câu hỏi.

-Từng cặp HS trao đổi, làm bài vào VBT.

GV hỏi, HS trong lớp trả lời.

Câu 1:-Vì sao ve con chỉ biết đọc chữ e?

Nhắc lại:+Vì sao ve con chỉ biết đọc chữ e?

Câu 2:-Ve con suốt ngày đọc “e…e…” để làm gì?

Nhắc lại:+ Ve con suốt ngày đọc “e…e…” để làm gì?

Câu 3:-Nếu ve hiểu trốn học là sai, bạn ấy sẽ nói lời xin lỗi bố mẹ thế nào?

-( Lặp lại) 1HS hỏi- cả lớp đáp

+ Vì sao ve con chỉ biết đọc chữ e?

+ Ve con suốt ngày đọc “e…e…” để làm gì?

GV chốt: Ve con đáng chê vì ham chơi lười học. Ve con cũng đáng thương vì không biết chữ lại tưởng mình giỏi nên thích khoe khoang. Từ câu chuyện về ve con, các em cần hiểu: những HS lười biếng, bỏ học sẽ thiếu hiểu biết, trở thành người vô dụng, dễ bị lôi kéo làm việc xấu.

2.3.Luyện đọc lại.

-2 cặp HS tiếp nối nhau thi đọc cả bài( mỗi cặp đọc nửa bài)

-2 nhóm( mỗi nhóm 4 HS) thi đọc cả bài( mỗi nhóm đều đọc cả bài)

3. Củng cố, dặn dò

- Nhận xét giờ học: khen những HS đọc bài tốt.

-Dặn HS về đọc lại bài Ve con đi học cho người thân nghe, chuẩn bị bài tiết sau

-2HS đọc bài.

-HS trả lời

-Lắng nghe.

-Nhắc lại tựa bài.

-HS quan sát

+Tranh vẽ một lớp học, thầy giáo cánh cam đang chỉ lên bảng chữ e.Học trò trong lớp là ve, bướm, ong, chuồn chuồn.

+Ve đang chạy ra khỏi lớp, vừa chạy vừa kêu e…e…Thầy giáo ngạc nhiên nhìn theo ve.

-HS lắng nghe.

  • HS đọc cá nhân, cả lớp.

-HS lắng nghe.

+HS đếm số câu với cô.

+HS đọc nối tiếp từng câu theo dãy.

-HS thi đọc cả bài.

-HS đọc nối tiếp.

-HS thảo luận nhóm đôi, làm bài vào VBT.

-HS giơ thẻ chọn ý b

-Vì mới học được chữ e, ve con đã bỏ học đi chơi.

-HS giơ thẻ chọn ý b

-Để khoe tài.

-1-2HS: Con xin lỗi bố mẹ. Từ nay con sẽ chăm chỉ học, không chốn học đi chơi nữa./….

-Vì mới học được chữ e, ve con đã bỏ học đi chơi.

-Để khoe tài.

-HS lắng nghe

-HS thi nhau đọc theo cặp.

-HS thi đọc cả bài theo nhóm

  • HS lắng nghe, thực hiện theo yêu cầu.

CHÍNH TẢ

TẬP CHÉP: DÀN ĐỒNG CA MÙA HẠ

I.Mục tiêu:

1.Phát triển năng lực đặc thù-năng lực ngôn ngữ.

- Tập chép một khổ thơ của bài Dàn đồng ca mùa hạ, không mắc quá một lỗi.

- Điến đúng âm đầu g,gh; vần eo, oe vào chỗ trống để hoàn thành câu.

2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất.

- Biết quan sát, lắng nghe, tự chuẩn bị dồ dùng học tập.

  • Kiên nhẫn, biết quán sát, trình bày đep bài chính tả.

II.Đồ dùng dạy học

GV :Bảng phụ hoặc đèn chiếu nội dung bài chính tả Dàn đồng ca mùa hạ.

  • Bảng phụ để 2 HS thi làm BT3 trước lớp.

HS: Vở luyện viết 1, tập hai.

III. Các hoạt động dạy học.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

  1. Kiểm tra bài cũ

-Gọi HS lên bảng, điền r, d,gi vào chỗ trống để hoàn thành các từ ngữ:

…ao hẹn,...a vườn. …úp mẹ, …ễ thương.

  1. Dạy bài mới:
  2. Giới thiệu bài
  • GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
  1. Luyện tập
    1. Tập chép
  • GV gọi HS ( cá nhân, cả lớp) đọc khổ thơ cần chép.
  • Khổ thơ nói về điều gì?

-GV chỉ từng tiếng dễ viết sai cho cả lớp đọc: râm ran, bè trầm, bè thanh, màn lá, dày đặc…

-GV yêu cầu HS mở vở Luyện viết 1, tập 2, chép lại khổ thơ, tô các chữ hoa đầu câu.

-HS viết xong, GV đọc cho HS soát lại.

-GV chiếu một vài bài của HS lên bảng nhận xét.

2.2.Làm bài tập chính tả.

a)BT 2: Chọn chữ hợp với ô trống.

- GV viết bảng: …ọi, …ặp, giỏi …ê

- Đáp án: gọi, gặp, giỏi ghê

+Ve mẹ gọi mãi, ve con mới dậy đi học.

+ Ve con gặp ai cũng khoe: “Tớ giỏi ghê!”

b)BT 3: Chọn vần hợp với ô trống.

(Thực hiện tương tự bài tập 2)

  • GV viết bảng: kh…tài, r…mừng
  • Đáp án: khoe tài, reo mừng

+ Suốt mùa hè, ve con khoe tài ca hát.

+ Được cô khen, dế con nhảy nhót reo mừng.

3. Củng cố, dặn dò

- GV khen những HS làm bài tốt.

-Yêu cầu HS về nhà chép lại bài Dàn đồng ca mùa hạ cho đúng, sạch, đẹp( nếu chép chưa đúng, chưa đẹp ở lớp.

-1HS bảng làm bài.

-HS khác nhận xét bổ sung.

-HS lắng nghe, nhắc lại yêu cầu đầu bài.

  • HS đọc khổ thơ cần chép.
  • Tiếng ve kêu mùa hè như tiếng hát của một dàn đồng ca trong cây lá.
  • HS nhìn SGK, đọc lại những từ các em dễ viết sai.
  • HS mở vở Luyện viết 1, tập hai, chép lại khổ thơ, tô các chữ hoa đầu câu.
  • HS nghe GV đọc và soát lại, sửa lỗi.

-1HS đọc yêu cầu của đầu bài.

- HS làm bài vào vở luyện viết 1, tập hai.

-1HS làm bài trên bảng lớp.

-Cả lớp đọc lại hai câu đã hoàn chỉnh.

- HS sửa bài( Nếu làm sai)

-1HS lên bảng lớp làm.

-HS cả lớp đọc lại 2 câu văn đã hoàn chỉnh.

- HS sửa bài( Nếu làm sai)

HS lắng nghe, thực hiện theo yêu cầu.

TẬP ĐỌC

SỦ DỤNG ĐỒ DÙNG HỌC TẬP AN TOÀN( 2 TIẾT)

I.Mục tiêu:

1.Phát triển năng lực đặc thù-năng lực ngôn ngữ

- Đọc rõ ràng, rành mạch từng ý trong văn bản thông tin, phat âm đúng.

- Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Trả lời đúng các câu hỏi để tìm hiểu bài.

- Hiểu nội dung bài: Đồ dùng học tập rất có ích với HS nhưng cần biết cách sử dụng chúng cho an toàn, không gây nguy hiểm.

2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất.

-Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp.

- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.

II. Đồ dùng dạy học:

GV: Máy chiếu để chiếu nội dung bài đọc.

HS: Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai.

III.Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

A.Kiểm tra bài cũ

-GV gọi hai HS tiếp nối nhau đọc truyện Ve con đi học.

-Vì sao ve con chỉ biết đọc chữ e?

-Em có thích ve con không? Vì sao?

-GV nhận xét.

B.Dạy bài mới.

1. Chia sẻ và giới thiệu bài

-GV yêu câu HS quan sát tranh minh họa bài đọc: các ĐDHT(kéo, bút bi, dao, bút chì, thước kẻ) được vẽ nhân hóa rất sinh động. Đoán bài đọc này muốn nói gì với các em?

- ĐDHT là bạn thân thiết của HS. Nhưng nếu HS không biết sử dụng những ĐDHT này thì chúng có thể gây nguy hiểm: vì dao, kéo, thước kẻ cũng có thể gây thương tích. Bút chì, bút bi nom rất hiền lành nhưng cũng chứa chất độc hại.GT bài tập đọc……

2. Khám phá và luyện tập.

2.1.Luyện đọc

- GV đọc mẫu, rõ ràng, rành mạch từng thông tin. Nghỉ hơi dài sau mỗi ý được gạch đầu dòng.

-Luyện đọc từ ngữ: cẩn thận, đồ dùng sắc nhọn,gây thương tích, sạch sẽ, chất độc hại,…

-Luyện đọc câu:Bài đọc có 7 câu

Tiết 2

-Luyện đọc 4 ý( 4 đoạn), xem mỗi lần xuống dòng là một đoạn.

-Từng cặp, tổ, cá nhân, cả lớp thi đọc cả bài.2.2.Tìm hiểu bài đọc

-GV yêu cầu 3 HS nối nhau đọc 3 câu hỏi trong SGK.

- GV hỏi – HS trong lớp trả lời.

+Vì sao khi dùng những vật sắc nhọn, em phải cẩn thận?

+Khi dùng bút, em cần chú ý điều gì?

+Vì sao không nên làm gẫy thước kẻ?

-(Lặp lại)1HS hỏi – cả lớp đáp

-Bài học cung cấp cho em những thông tin gì bổ ích?

GV chốt: ĐDHT là bạn thân thiết của HS. Nhưng nếu HS không biết sử dụng những ĐDHT này thì chúng có thể gây nguy hiểm. Các em phải biết sử dụng ĐDHT an toàn, để chúng thực sự là những đồ dùng hữu ích.

2.3.Luyện đọc lại.

-4 HS thi đọc nối tiếp 4 đoạn

-2 tổ thi đọc cả bài.

-GV khen HS, tổ/ HS đọc đúng trôi chảy, rõ ràng, rành mạch từng thông tin.

3. Củng cố, dặn dò

- Nhận xét giờ học: khen những HS đọc bài tốt.

-Dặn HS về đọc lại bài Sử dụng đồ dùng học tập an toàn cho người thân nghe, chuẩn bị bài tiết sau

  • 2HS nối tiếp nhau đọc.

-Vì mới học được chữ e, ve con đã bỏ học đi chơi.

  • HS trả lời.
  • HS khác bổ sung.

-HS trả lời.

-HS lắng nghe, nhắc lại tên bài.

-HS lắng nghe.

  • HS đọc cá nhân, cả lớp.

+HS đếm số câu với cô.

+HS đọc nối tiếp từng câu theo dãy.

-HS nối tiếp đọc từng cặp tổ.

-HS luyện đọc.

-HS nối tiếp nhau đọc câu hỏi.

-Từng cặp HS trao đổi, làm bài.

+Vì những đồ dùng sắc nhọn dễ gây thương tích cho bản thân và người khác.

+Khi dùng bút, không nên cắn hay ngậm đầu bút vào miệng. Dùng xong bút sáp, bút chì, nên rửa tay sạch sẽ để tránh chất độc hại.

+Không nên làm gẫy thước kẻ vì khi gẫy, thước kẻ dễ làm cho bản thân hoặc người khác bị thương.

+Đọc bài này em mới biết bút sáp, bút chì cũng có chất độc hại./Thước kẻ cũng có thể gây thương tích.

-HS thi nhau đọc nối tiếp 4 đoạn.

-HS thi đọc cả bài theo tổ.

  • HS lắng nghe, thực hiện theo yêu cầu.

TẬP VIẾT

TÔ CHỮ HOA V, X

I.Mục tiêu:

1.Phát triển năng lực đặc thù-năng lực ngôn ngữ.

- Biết tô các chữ viết hoa V,X theo cỡ chữ vừa và nhỏ.

- Viết đúng các từ, câu ứng dụng (trôi chảy, lưu loát; Vui tới lớp, học điều hay) chữ viết thường, cỡ nhỏ; chữ viết rõ ràng, đều nét; đặt dấu thanh đúng vị trí; đưa bút theo đúng quy trình; dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu chữ trong vở luyện viết 1, tập hai.

2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất.

- Kiên nhẫn, cẩn thận, có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.

- Biết quan sát, lắng nghe, tự chuẩn bị dồ dùng học tập, ngồi viết đúng tư thế.

II. Đồ dùng dạy học:

GV: Máy chiếu viết mẫu chữ viết hoa V, X đặt trong khung chữ; từ, câu ứng dụng cỡ nhỏ viết trên dòng kẻ ly.

HS: Vở Luyện viết 1, tập hai.

III.Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

  1. Kiểm tra bài cũ
  • 1HS cầm que chỉ tô đúng quy trình viết chữ viết hoa U, Ư đã học.

-GV kiểm tra HS viết ở bài ở nhà trong vở Luyện viết 1, tập hai.

B. Dạy bài mới

1.Giới thiệu bài:

- GV chiếu lên bảng chữ in hoa V, X.

-GV: Bài 35 đã giới thiệu mẫu chữ V, X in hoa và viết hoa. Hôm nay các em sẽ tô chữ viết hoa V, X; luyện viết các từ, câu ứng dụng cỡ nhỏ.

2. Khám phá và luyện tập.

2.1. Tô chữ viết hoa V, X

-GV HD HS quan sát cấu tạo nét chữ và chỉ dẫn cách tô từng chữ hoa:

+Chữ V viết hoa gồm 3 nét: Nét 1 là kết hợp của hai nét cơ bản( cong trái, lượn ngang), tô giống nét đầu các chữ viết hoa H, I, K. Nét hai là nét thẳng nhưng lượn ở hai đầu, tô từ trên xuống ĐK 1. Sau đó chuyển hướng đầu bút, tô tiếp nét 3 ( móc xuôi phải) từ dưới lên, dừng bút ở đường kẻ 5.

+Chữ X viết hoa tô liền 1 nét ( có hai đầu móc, 2 vòng xoắn hình khuyết cân đối): Tô đầu móc trái phía trên xuống, tạo nét móc hai đầu (trái) rồi vòng lên tô tiếp nét thẳng xiên từ trái sang phải ( lượn 2 đầu). Sau đó chuyển hướng đầu bút tô tiếp nét móc hai đầu phải từ trên xuống, cuối nét lượn vào trong, dừng bút ở ĐK 2

-GV YC HS tô chữ V, X hoa.

2.2 Viết từ ngữ, câu ứng dụng.

-GV gọi HS đọc từ, câu ứng dụng.

  • GV gọi HS nhận xét độ cao của các chữ cái, khoảng cách giữa các chữ( tiếng), cách nối nét giữa các chữ ( nối giữa chữ viết hoa V sang u), vị trí đặt dấu thanh.
  • GV yêu cầu HS viết vào vở luyện viết.

-GV nhận xét, đánh giá bài viết của một số HS.

  1. Củng cố, dặn dò:

-GV khen ngợi những HS viết đúng, viết đẹp. nhắc những em chưa hoàn thành bài viết trong vở Luyện viết 1, tập hai về nhà tiếp tục luyện viết.

  • Gv nhắc lại yêu cầu chuẩn bị cho tiết Trưng bày tranh ảnh Em là cây nến hồng.

-HS lắng nghe, thực hiện theo yêu cầu.

-HS nhận biết đó là mẫu chữ in hoa V,X.

-HS lắng nghe, nhắc lại đầu bài.

-HS quan sát, theo dõi lắng nghe.

-HS quan sát, theo dõi lắng nghe.

-HS tô các chữ viết hoa V, X cỡ vừa và cỡ nhỏ trong vở luyện viết 1, tập hai.

-HS đọc: trôi chảy, lưu loát; Vui tới lớp, học điều hay.

-HS nhận xét

+Chữ t cao 1 ly rưỡi, chữ đ cao 2 ly, h,l cao 2, 5 ly…

-HS viết vào vở Luyện viết 1, tập hai; hoàn thành phần luyện tập thêm.

-HS lắng nghe, thực hiện theo yêu cầu.

  • HS nhắc lại yêu cầu:

+Ảnh hoặc tranh tự họa mỗi HS đã viết lời giới thiệu và trang trí; bút màu, bút dạ……

TẬP ĐỌC

CHUYỆN Ở LỚP

I.Mục tiêu:

1.Phát triển năng lực đặc thù-năng lực ngôn ngữ.

-Đọc trơn bài thơ, phát âm đúng các tiếng. Biết nhỉ hơi sau các dòng thơ, ngắt hơi đúng nhịp mỗi dòng thơ.

- Hiểu các từ ngữ trong bài,

-Hiểu, trả lời đúng các câu hỏi về bài đọc.

Hiểu nội dung bài thơ: Bạn nhỏ kể cho mẹ nghe nhiều chuyện chưa ngoan của các bạn trong lớp. nhưng mẹ muốn nghe mẹ kể: Ở lớp bạn đã ngoan thế nào.

2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất.

-Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp.

-Đoàn kết, yêu thương, cảm thông, giúp đỡ bạn bè trong lớp

II. Đồ dùng dạy học:

GV: Máy chiếu để chiếu nội dung bài đọc.

HS: Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai.

III.Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

A.Kiểm tra bài cũ

-GV gọi hai HS tiếp nối nhau đọc bài Sử dụng đồ dùng học tập an toàn.

-Vì sao khi dùng những vật sắc nhọn, em phải cẩn thận?

-Khi dùng bút em cần chú ý điều gì?

-GV nhận xét.

B.Dạy bài mới.

1. Chia sẻ và giới thiệu bài

-Cả lớp nghe hát hoặc hát bài Em yêu trường em( nhạc và lời: Hoàng Vân)

-Các em vừa nghe hát hoặc hát bài về lớp học, mái trường. Bây giờ chúng ta sẽ cùng đọc bài thơ về “chuyện ở lớp”

-Cho HS quan sát tranh: Hình ảnh hai mẹ con bạn HS. Mẹ nhìn con dịu dàng, âu yếm. Bạn nhỏ lưng đeo cặp sách hớn hở chạy tới ôm mẹ, vẻ mặt rất vui, như muốn kể với mẹ chuyện gì đó. Các em hãy nghe bài thơ để biết bạn nhỏ muốn kể điều gì.

2. Khám phá và luyện tập.

2.1.Luyện đọc

- GV đọc mẫu, giọng vui tươi tình cảm. Đọc tương đối liền mạch từng cặp hai dòng thơ( dòng 1,2; dòng 3,4)

-Luyện đọc từ ngữ: ở lớp, sáng nay, đỏ bừng tai, trêu, đầy mực, bôi bẩn,vuốt tóc, chẳng nhớ nổi,…

-Luyện đọc dòng thơ:

+Bài thơ có 12 dòng

+HS đọc tiếp nối 2 dòng thơ một.

-Thi đọc 3 khổ thơ, cả bài thơ.

2.2.Tìm hiểu bài đọc

-2 HS nối tiếp nhau đọc 2BT trong SGK.

-HS thảo luận nhóm đôi.

-BT 1: Gắn lên bảng 6 thẻ từ ngữ, chỉ từng vế câu cho HS đọc.

a) Bạn Hoa – 2) không học bài.

b) Bạn Hùng – 3) trêu bạn trong lớp.

c) Bạn Mai – 1) bôi bẩn ra bàn.

-BT 2: -Mẹ bạn nhỏ muốn biết điều gì?

Nhắc lại: -Mẹ bạn nhỏ muốn biết điều gì?

GV: Bạn nhỏ kể về những việc chưa ngoan của các bạn trong lớp, nhưng mẹ bạn chỉ muốn nghe bạn kể về mình: Ở lớp, bạn đã ngoan thế nào.

-GV hướng dẫn HS học thuộc lòng khổ thơ cuối hoặc cả bài thơ tại lớp.

3. Củng cố, dặn dò

- Nhận xét giờ học: khen những HS đọc bài tốt.

-Dặn HS về nhà kể cho người thân: Hôm nay ở lớp em đã ngoan thế nào?

-Nhắc lại YC không quên mang sản phẩm cho tiết trưng bày Em là cây nến hồng; chuẩn bị cho tiết kể KC: Chuyện của thước kẻ.

  • Mỗi HS đọc 2 ý.

-+Vì những đồ dùng sắc nhọn dễ gây thương tích cho bản thân và người khác.

+Khi dùng bút, không nên cắn hay ngậm đầu bút vào miệng. Dùng xong bút sáp, bút chì, nên rửa tay sạch sẽ để tránh chất độc hại.

  • HS khác bổ sung.

-HS lắng nghe, nhắc lại tên bài.

-HS lắng nghe.

-HS lắng nghe.

  • HS luyện đọc cá nhân, cả lớp.

+HS đếm số dòng thơ với cô.

+HS đọc nối tiếp từng dòng thơ theo ( cá nhân, từng cặp).

-HS nối tiếp đọc từng cặp, tổ.

-HS nối tiếp nhau đọc nội dung 2 BT trong SGK.

-Từng cặp HS trao đổi, làm bài.

-Cả lớp HS đọc từng vế câu.

-1HS lên bảng ghép các thẻ từ ngữ; báo cáo kết quả.

-HS cả lớp đọc đồng thanh

-Cả lớp giơ thẻ. Đáp án: ý b.

-Mẹ muốn biết con ngoan thế nào.

-HS học thuộc lòng khổ thơ cuối hoặc cả bài thơ tại lớp.

  • HS lắng nghe, thực hiện theo yêu cầu.

GÓC SÁNG TẠO

TRƯNG BÀY TRANH ẢNH “EM LÀ CÂY NỀN HỒNG”

I.Mục tiêu:

1.Phát triển năng lực đặc thù-năng lực ngôn ngữ.

- Biết cùng các bạn và thầy cô trưng bày sản phẩm cho đẹp.

- Biết giới thiệu rõ ràng, tự tin sản phẩm của mình với các bạn và thầy cô.

- Biết nhận xét, bình chọn sản phẩm mình yêu thích.

2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất.

-Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập.

- Biết bảo quản sản phẩm của mình, tôn trọng sản phẩm do bạn bè và người khác tạo ra.

II. Đồ dùng dạy học:

GV:Ảnh hoặc tranh tự họa mỗi HS đã viết lời giới thiệu và trang trí, nam châm.

HS : bút màu, bút dạ, kéo, hồ, keo dán,……

III.Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

  1. Giới thiệu bài: Trong tiết học này, các em sẽ trưng bày tranh ảnh Em là cây nến hồng; tham gia bình chọn sản phẩm yêu thích. Giới thiệu sản phẩm của mình với các bạn và thầy cô.
  2. Luyện tập:
    1. .Tìm hiểu YC của bài học.( 8’)

-Gọi 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 YC( 4 bước) của bài học.

+Cùng trưng bày sản phẩm cho đẹp.

+Bình chọn sản phẩm yêu thích.

+Các bạn được bình chọn giới thiệu trước lớp.

+Gắn tranh, ảnh của mình lên bảng nhóm ở gọc học tập.

2.2.Trưng bày.

- GV kiểm tra HS đã chuẩn bị những gì cho giờ học:

  • GV chỉ cho các nhóm, tổ vị trí phù hợp để trưng bày. Có thể gắn tranh ảnh lên tường như một phòng tranh. Khuyến khích cách trưng bày mới lạ.

2.3.Bình chọn

- Lần lượt từng tổ cùng xem sản phẩm của tổ mình và các tổ khác, bình chọn.

2.4.Tổng kết

-GV gắn lên bảng những sản phẩm được bình chọn (tranh, ảnh ấn tượng; trang trí, tô màu đẹp, lời giới thiệu hay)

- Kết luận về nhóm trưng bày đẹp ( Có đủ sản phẩm; sắp xếp hợp lý, sáng tạo).

2.5.thưởng thức.

-GV gọi từng HS có sản phẩm được bình chọn lần lượt giới thiệu trước lớp.

-GV đếm số HS giơ tay bình chọn cho từng HS( khéo léo động viên tất cả)

-GV tuyên dương các bạn đã thể hiện xuất sắc trong tiết học.

- GV cho HS gắn tranh, ảnh của mình lên bảng nhóm ở góc học tập, lưu giữ suốt tuần.

3.Củng cố -dặn dò

- GV khen ngợi những HS, tổ HS đã làm nên một tiết học bổ ích, sáng tạo.

-Nhắc lại YC chuẩn bị cho tiết KC Chuyện của thước kẻ.

-HS lắng nghe và nhắc lại yêu cầu của đầu bài.

+HS vừa lắng nghe vừa quan sát tranh, ảnh: một cách trình bày sản phẩm của các bạn HS

+Cùng đọc, cùng xem và bình chọn….

+HS đọc lời tự giới thiệu làm mẫu của 3 HS( SGK)

+Sau giờ học HS gắn tranh ảnh của mình lên bảng nhóm ở gọc học tập, để ở đó suốt tuần.

-HS trưng bày những ĐDHT, sản phẩm của tiết học trước để GV kiểm tra.

-HS trưng bày tranh ảnh lên tường theo vị trí của nhóm mình.

- HS cả lớp đếm sản phẩm của mỗi tổ.( 1 tiêu chí thi đua)

  • Một tổ xem trước. Các bạn trao đổi, bình chọn:

+ Tổ trưng bày đẹp.

+ Chọn 3 sản phẩm ấn tượng của tổ mình, một vài sản phẩm ấn tượng của tổ khác.

+Tổ trưởng báo cáo kết quả

-Tiếp đến tổ khác.

- HS quan sát, lắng nghe.

-HS giới thiệu trước lớp tranh, ảnh của mình; đọc lời tự giới thiệu bản thân.

-HS cả lớp bình chọn những sản phẩm được nhiều bạn yêu thích.

-Cả lớp cho một tràng pháo tay cho những bạn thể hiện xuất sắc.

-HS thực hiện theo yêu cầu.

-HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu.

KỂ CHUYỆN

CHUYỆN CỦA THƯỚC KẺ

I.Mục tiêu:

1.Phát triển năng lực đặc thù-năng lực ngôn ngữ.

- Nghe hiểu câu chuyện Chuyện của thước kẻ.

- Nhìn tranh, kể lại được từng đoạn, toàn bộ câu chuyện. Bước đầu biết thay đổi giọng để phân biệt lời của người dẫn chuyện, lời của bút mực, bút chì, thước kẻ, tẩy.

- Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Không nên kiêu căng, coi thường người khác. Cần khiêm tốn, chung sức với mọi người để làm được điều có ích.

2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất.

- Chăm chú lắng nghe, trả lời câu hỏi một cách tự tin,

- Biết vận dụng lời khuyên của câu chuyện vào đời sống.

II. Đồ dùng dạy học:

-GV:Tranh minh họa truyện kể trong SGK.

- HS: SGK Tiếng Việt 1, tập hai.

III.Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

  1. Kiểm tra bài cũ

-GV đưa tranh minh họa chuyện Hai tiếng kỳ lạ:

-GV nhận xét, khen 2 bạn kể chuyện hay.

B. Dạy bài mới

1.Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện

-GV chiếu 6 bức tranh minh họa Chuyện của thước kẻ.

-Các em hãy quan sát tranh 4: thước kẻ soi gương. Nhìn trong gương, các em sẽ thấy tay phải của thước kẻ thực ra là tay nào?

Tương tự, vạch đo của cái thước kẻ ở trong gương nằm ở bên phải, nhưng thực ra là ở bên trái của chiếc thước kẻ thực. Các em cân chú ý chi tiết này để hiểu câu chuyện.

Giới thiệu:Thước kẻ là một ĐDHT không thể thiếu của HS. Chiếc thước kẻ trong câu chuyện này rất kêu căng. Nó luôn ưỡn ngực lên, đến nỗi trở thành một chiếc thước kẻ cong. Cuối cùng thì nó cũng đã hiểu đúng về mình. Các em hãy lắng nghe.

2.Khám phá và luyện tập

2.1. Nghe kể chuyện: ( SGV trang 242-243)

- GV kể chuyện 3 lần với giọng diễn cảm. Kể phân biệt lời các nhân vật: Lời bút mực, bút chì phàn nàn không vui; Lời thước kẻ kiêu căng tự mãn; Lời bác thợ mộc từ tốn.

2.2.Kể chuyện theo tranh.

Mỗi HS trả lời câu hỏi theo một tranh. Có thể lặp lại câu hỏi với HS 2.

-Tranh 1: Thước kẻ và các bạn làm việc cùng nhau như thế nào?

-Tranh 2:Vì sao thước kẻ bị cong?

-Tranh 3: Bút mực và bút chì phàn nàn điều gì?

-Tranh 4:Thước kẻ nói gì khi thấy mình trong gương?

-Tranh 5:+Điều gì sảy ra khi thước kẻ bỏ đi?

+ Bác thợ mộc nói gì với bà cụ?

-Tranh 6:Sau khi được sửa lại, hình dáng và thước kẻ có gì thay đổi?

2.3.Kể chuyện theo tranh. ( Gv không nêu câu hỏi)

- GV gọi HS nối tiếp nhau kể chuyện theo tranh.

-YC HS kể lại toàn bộ câu chuyện.

*GV cất tranh gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.

2.4.Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện:

-Câu chuyện này khuyên các em điều gì?

GV chốt: Câu chuyện này khuyên các em không nên kiêu căng, coi thường người khác. Cần khiêm tốn, chung sức với mọi người để làm được điều có ích.

  1. Củng cố, dặn dò:

-GV nhận xét tiết học: Khen những HS kể chuyện hay. Dăn HS về nhà kể lại cho người thân nghe câu chuyện:Chuyện của thước kẻ

-Nhắc HS chuẩn bị tiết: Tự đọc sách báo.

-2HS nhìn tranh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện(mỗi HS kể theo 3 tranh)

-HS xem tranh nói câu chuyện có những nhân vật nào. ( chuyện có 6 nhân vật: thuwocs kẻ, bút chì, bút mực, tẩy, bà cụ, bác thợ mộc).

-Tay phải của thước kẻ ở trong gương thực ra là tay trái.

-HS lắng nghe, quan sát.

-HS nhắc lại tên bài.

-HS quan sát, lắng nghe.

-Thước kẻ và các bạn làm việc cùng nhau rất vui vẻ.

-Thước kẻ nghĩ là nó quan trọng nhất, không có nó thì bút không thể kẻ thẳng. Nghĩ là mình oai lắm, nó cứ ưỡn ngực lên. Dần dần nó trở thành chiếc thước kẻ cong.

-Bút mực và bút chì phàn nàn: Anh thước kẻ bị cong rồi nên đường kẻ của chúng ta cong quá.

-Thước kẻ nói:Cái thước kẻ ở trong gương kia không phải của tôi. Vạch đo của tôi ở bên trái, còn vạch đo của thước kẻ kia ở bên phải. Các số ở đó còn bị ngược nữa.

-+Một bà cụ nhặt thước kẻ, định đem về làm củi. Nhưng thước kẻ la ầm lên rằng nó không phải là củi.

-Đây là cái thước kẻ gỗ. Nó hơi cong. Để tôi bào lại nó cho thẳng.

-Sau khi được sửa, thước kẻ đã thẳng trở lại. Các bạn vui vẻ đón nó trở về. Từ đó, nó luôn chăm chỉ cùng các bạn bút – kẻ những đường thẳng tắp.

-Mỗi HS nhìn hai tranh, tự kể chuyện.

-2HS nhìn 6 tranh kể lại toàn bộ câu chuyện.

-1HS giỏi kể lại câu chuyện, không cần sự hỗ trợ của tranh.

-Câu chuyện khuyên chúng ta phải khiêm tốn/ không nên kiêu ngạo/ phải đoàn kết.

-Cả lớp bình chọn HS, nhóm HS kể chuyện hay.

-HS lắng nghe, thực hiện theo yêu cầu.

TẬP VIẾT

TÔ CHỮ HOA Y

I.Mục tiêu:

1.Phát triển năng lực đặc thù-năng lực ngôn ngữ.

- Biết tô các chữ viết hoa Y theo cỡ chữ vừa và nhỏ.

- Viết đúng các từ, câu ứng dụng (bẽn lẽn, cẩn thận; Yêu trẻ, trẻ đến nhà) chữ viết thường, cỡ nhỏ; chữ viết rõ ràng, đều nét; đặt dấu thanh đúng vị trí; đưa bút theo đúng quy trình; dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu chữ trong vở luyện viết 1, tập hai.

2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất.

- Kiên nhẫn, cẩn thận, có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.

- Biết quan sát, lắng nghe, tự chuẩn bị dồ dùng học tập, ngồi viết đúng tư thế.

II. Đồ dùng dạy học:

GV: Máy chiếu viết mẫu chữ viết hoa Y đặt trong khung chữ; từ, câu ứng dụng cỡ nhỏ viết trên dòng kẻ ly.

HS: Vở Luyện viết 1, tập hai.

III.Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

  1. Kiểm tra bài cũ

1HS cầm que chỉ tô đúng quy trình viết chữ viết hoa V, X.đã học.

-GV kiểm tra HS viết ở bài ở nhà trong vở Luyện viết 1, tập hai.

B. Dạy bài mới

1.Giới thiệu bài:

- GV chiếu lên bảng chữ in hoa Y.

-GV: Bài 35 đã giới thiệu mẫu chữ Y in hoa và viết hoa. Hôm nay các em sẽ tô chữ viết hoa Y; luyện viết các từ, câu ứng dụng cỡ nhỏ.

2. Khám phá và luyện tập.

2.1. Tô chữ viết hoa Y.

-GV HD HS quan sát cấu tạo nét chữ và chỉ dẫn cách tô từng chữ hoa:

+Chữ Y viết hoa gồm 2 nét: Nét 1 là là nét móc hai đầu, tô giống như chữ U viết hoa. Nét 2 là nét khuyết ngược, tô từ ĐK 6 ( trên) xuống, đến ĐK 4 ( dưới) thì vòng lên, dừng bút ở ĐK 2( trên).

-GV YC HS tô chữ Y hoa.

2.2 Viết từ ngữ, câu ứng dụng.

-GV gọi HS đọc từ, câu ứng dụng.

  • GV gọi HS nhận xét độ cao của các chữ cái, khoảng cách giữa các chữ( tiếng), cách nối nét giữa các chữ ( nối giữa chữ viết hoa Y sang ê), vị trí đặt dấu thanh.
  • GV yêu cầu HS viết vào vở luyện viết.

-GV nhận xét, đánh giá bài viết của một số HS.

3.Củng cố, dặn dò:

-GV khen ngợi những HS viết đúng, viết đẹp. nhắc những em chưa hoàn thành bài viết trong vở Luyện viết 1, tập hai về nhà tiếp tục luyện viết.

  • Gv nhắc lại yêu cầu chuẩn bị cho tiết Tự đọc sách báo

-HS lắng nghe, thực hiện theo yêu cầu.

-HS nhận biết đó là mẫu chữ in hoa Y.

-HS lắng nghe, nhắc lại đầu bài.

-HS quan sát, theo dõi lắng nghe.

-HS tô các chữ viết hoa Y cỡ vừa và cỡ nhỏ trong vở luyện viết 1, tập hai.

-HS đọc: bẽn lẽn, cẩn thận; Yêu trẻ, trẻ đến nhà

-HS nhận xét

+Chữ t cao 1,5 ly ; chữ đ cao 2 ly;b,h,l cao 2,5 ly…

-HS viết vào vở Luyện viết 1, tập hai; hoàn thành phần luyện tập thêm.

-HS lắng nghe, thực hiện theo yêu cầu.

  • HS nhắc lại yêu cầu:

Mỗi bạn chuẩn bị một quyển truyện,quyển sách hoặc tờ báo, bài thơ.

TỰ ĐỌC SÁCH BÁO( 2 TIẾT)

I.Mục tiêu:

1.Phát triển năng lực đặc thù-năng lực ngôn ngữ.

- Biết tự giới thiệu rõ ràng, tự tin với các bạn quyển sách, truyện, tập thơ hay tờ báo mình mang tới lớp.

- Đọc hoặc kể lại cho các bạn nghe những gì vừa đọc.

2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất.

- Giúp nâng cao kiến thức, cải thiện sự tập trung và tăng cường kỹ năng tư duy.

- Mở rộng vốn từ, cải thiện trí nhớ.

II. Đồ dùng dạy học:

  • GV và HS mang đến lớp một số đầu sách hay, phù hợp với tuổi thiếu nhi.
  • Giá sách của lớp.
  • Sách truyện đọc lớp 1.

III.Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

  1. Giới thiệu bài:
  • GV nêu mục đích yêu cầu của bài học.
  1. Luyện tập
    1. Tìm hiểu yêu cầu của bài học
  • Gọi 4 HS nối nhau đọc 4 bước trong tiến trình của bài học:

-YC 1: GV yêu cầu mỗi HS đặt trước mặt quyển sách, truyện, tập thơ hay tờ báo mình mang tới lớp.

- YC 2:Đọc cả lời giới thiệu của hai bạn trong SGK.

- YC 3: GV giới thiệu bài thơ Mèo con đi học và 2 câu đố:Đây là một bài thơ rất vui và hai câu đố rất thú vị. Nếu không có sách mang đến lớp, các em có thể đọc bài này bài thơ Mèo con đi học và 2 câu đố đều rất hay.

-Vì vậy cô phân công 3 bạn đọc rồi đọc lại cho cả lớp nghe.

-Khi về nhà, các em nên đọc bài thơ và 2 câu đố này.

2.2.Giới thiệu tên sách.

- GV hỏi các nhóm đã trao đổi sách báo, hỗ trợ nhau đọc sách như thế nào.

- Mời một vài HS giới thiệu trước lớp tên quyển sách, tờ báo, quyển truyện, bài thơ mình mang tới lớp; khuyến khích cách giới thiệu vui.

*Thời gian dành cho các hoạt động trên khoảng 10 phút.

2.3.Tự đọc sách.

-GV đảm bảo sự yên tĩnh cho HS đọc sách. Nhắc HS đọc kỹ một đoạn truyện, mẩu tin, bài thơ mình yêu thích để đọc trước lớp.

2.4. Đọc ( hoặc kể) cho các bạn nghe những điều thú vị em đã đọc.

-GV mời HS lần lượt đọc/ hoặc kể trước lớp những gì vừa đọc.

-GV nhắc HS đọc to, rõ.

-Cả lớp bình chọn HS đọc hay, biểu cảm, cung cấp những thông tin, mẩu truyện, bài thơ thú vị.

-GV hướng dẫn HS thành lập các nhóm tự đọc sách để trao đổi sách báo, cùng đi thư viện, hỗ trợ nhau đọc sách.

3.Củng cố, dặn dò:

-GV khen những HS đã thể hiện tốt trong tiết học.

-Nhắc HS cần chăm đọc sách báo để học hỏi được nhiều điều bổ ích.

-HS lắng nghe

- HS 1: Đem sách báo đến lớp.

- HS 2:Giới thiệu sách báo

-HS 3: Tự đọc sách báo.

  • 3HS, mỗi HS đọc một bài.

-HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu.

-HS giới thiệu sách:

+VD: Đây là truyện cổ tích Cô bé lọ lem mà mẹ tặng mình nhân ngày sinh nhật. Truyện rất hay. Mình sẵn sàng cho mượn nếu bạn nào muốn mượn truyện này

+Đây là tập góc sân và khoảng trời của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Đảm bảo bạn nào cũng phải mê.

+Đây là tờ báo mực tím viết về tuổi học trò. Tờ báo có nhiều tin thú vị. Các bạn nên xem. Tôi sẵn sàng cho mượn.

  • HS tự đọc sách.

- HS sung phong kể/ kể.

- HS đăng ký đọc/đọc.

  • HS cả lớp bình chọn.

--HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu.

--HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu.