Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
Họ tên : ............................................................... Lớp : ................... | |||
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 điểm)
Câu 1: Chất nào sau đây không có đồng phân hình học?
A. CHCl=CHCl. B. CH3CH=CHCH3.
C. CH3CH2CH=CHCH3. D. CH3CH2CH=C(CH3)CH3.
Câu 2: Ở điều kiện thường, ankan nào sau đây ở thể khí?
A. C6H14. B. C4H10. C. C7H18. D. C5H12.
Câu 3: Hiđrocacbon X có công thức cấu tạo:
Tên thay thế của X là
A. 2,4-metylpentan. B. 2,4-đimetylbutan.
C. 2,4-đimetylpentan. D. 2,3-đimetylpentan.
Câu 4: Axetilen (C2H2) thuộc dãy đồng đẳng nào sau đây?
A. Ankin. B. Ankan. C. Anken. D. Aren.
Câu 5: Bậc của nguyên tử cacbon số (3) trong hợp chất sau là
A. bậc III. B. bậc IV. C. bậc II. D. bậc I.
Câu 6: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ là công thức biểu thị
A. tỉ lệ phần trăm số mol của mỗi nguyên tố trong phân tử.
B. tỉ lệ số nguyên tử C và H có trong phân tử.
C. tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.
D. số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử.
Câu 7: Có bao nhiêu đồng phân ankin C4H6 tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa?
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 8: Khi có mặt chất xúc tác Ni ở nhiệt độ thích hợp, propen cộng hiđro vào liên kết đôi tạo thành hợp chất nào dưới đây?
A. Butan. B. Propan. C. Pentan. D. Propyl.
Câu 9: Khi cho isobutan phản ứng với clo (tỉ lệ mol 1:1), chiếu sáng thì có thể tạo ra tối đa bao nhiêu sản phẩm thế monoclo?
A. 3. B. 2. C. 5. D. 1.
Câu 10: Hiđrocacbon nào sau đây thuộc loại ankađien liên hợp?
A. CH2=CH−CH2−CH=CH2. B. CH2=C=CH-CH3.
C. CH2=C(CH3)-CH=CH2. D. CH2=C=C(CH3)2.
Câu 11: Ankin dưới đây có tên gọi là
A. 4-metylhex-2-in. B. 2-metylhex-4-in. C. 3-metylpent-2-in. D. 3-metylhex-4-in.
Câu 12: Sục khí propin vào dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được kết tủa màu
A. xanh. B. vàng nhạt. C. đen. D. trắng.
Câu 13: Chất nào sau đây là hidrocacbon no, mạch hở?
A. Ankadien. B. Ankin. C. Ankan. D. Anken.
Câu 14: Chất nào sau đây có một liên kết ba trong phân tử?
A. Metan. B. Etilen. C. Benzen. D. Axetilen.
Câu 15: Etilen cộng hợp HBr có thể tạo ra tối đa bao nhiêu sản phẩm hữu cơ?
A. 0. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 16: Cặp chất nào sau đây là đồng đẳng của nhau ?
A. CH3−CH2−OH, CH3−CH2−CH2−OH.
B. CH3−OH, CH3−CH2−CH2−O−CH3.
C. CH3−CH2−CH2−OH, CH3−CH2−CH2−O−CH3.
D. CH3−CH2−OH, CH3−CH2−CH2−O−CH3.
Câu 17: Chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?
A. CH4. B. CO2. C. Na2CO3. D. CO.
Câu 18: Để khử hoàn toàn 0,08 mol dung dịch KMnO4 tạo thành chất rắn màu nâu đen cần V lít khí C2H4 (ở đktc). Giá trị tối thiểu của V là
A. 1,344. B. 2,240. C. 2,688. D. 4,480.
Câu 19: Anken là hidrocacbon không no, mạch hở có chứa
A. 1 liên kết bội. B. 1 liên kết đôi. C. 2 liên kết đôi. D. 1 vòng no.
Câu 20: Anken không phản ứng được với chất nào dưới đây?
A. NaCl. B. H2. C. Cl2. D. Br2.
Câu 21: Cho phản ứng giữa buta-1,3-đien và HBr ở 400C (tỉ lệ mol 1:1), sản phẩm chính của phản ứng là
A. CH3CHBrCH=CH2. B. CH3CH=CBrCH3.
C. CH2BrCH2CH=CH2. D. CH3CH=CHCH2Br.
II/ PHẦN TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN: (3,0 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Phân biệt etan và etilen, axetilen, một học sinh đã tiến hành làm thí nghiệm như bảng sau
Mẫu thử Thuốc thử | etan | etilen | axetilen |
Dd KMnO4 | Không hiện tượng | (1) | Dd KMnO4 bị nhạt màu |
Dd AgNO3/NH3 | Không hiện tượng | Không hiện tượng | (2) |
a. Em hãy nêu các hiện tượng còn thiếu ở (1), (2).
b. Viết phương trình phản ứng ở (2).
Câu 2 (1điểm): Phân tích một ankan X cho %C=81,82%.
a. Tìm công thức phân tử X.
b. Dẫn m gam hỗn hợp gồm X và etilen vào bình đựng dung dịch brom (dư), thấy khối lượng bình tăng thêm 1,6 gam đồng thời có 2,24 lít khí(đktc) thoát ra. Tính m.
Câu 3 (1 điểm): Hỗn hợp X gồm propan, propen và propin có tỉ khối so với H2 là 21,2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X sau đó dẫn sản phẩm cháy vào bình chứa dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được m1 gam kết tủa trắng và khối lượng bình tăng thêm m gam. Tính m1 và m.
HS được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021-2022
MÔN: HÓA HỌC 11
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:
1 | D | 6 | D | 11 | A | 16 | A | 21 | D |
2 | B | 7 | D | 12 | B | 17 | A | ||
3 | C | 8 | B | 13 | C | 18 | C | ||
4 | A | 9 | B | 14 | D | 19 | B | ||
5 | C | 10 | C | 15 | D | 20 | A |
II. PHẦN TỰ LUẬN:
Câu | Nội dung | Điểm |
1.a | (1): dd nhạt màu, có kết tủa nâu đen (2): có kết tủa vàng | 0,25đ 0,25đ |
1.b | HC≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 AgC≡CAg↓+ 2NH4NO3 | 0,5đ |
2.a | %H = 18,18% - Vậy CTPT X: C3H8 | 0,25đ 0,25đ |
2.b | m tăng = m C2H4 = 1,6gam VC3H8 = 2,24 lít → n= 0,1 mol → m C3H8 =4,4 gam m = 1,6 + 4,4 = 6,0 gam. | 0,25đ 0,25đ |
3. | MX= 42,4 → mX= 4,24 gam BTNT (C): nC(X)= nC(CO2) =nC(↓) = 3nX= 0,3mol → m1= 30 gam BTKL: mX= mC + mH → mH= 0,64 gam → nH(X)= 0,64 mol BTNT (H): nH(H2O)= 2nH2O = nH(X) = 0,64 mol →nH2O = 0,32 mol m= mCO2 + mH2O = 18,96 gam | 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ |