Đề cương ôn tập vật lí 7 hk2 thcs nghĩa hiệp 2021-2022

Đề cương ôn tập vật lí 7 hk2 thcs nghĩa hiệp 2021-2022

4.5/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đề cương ôn tập vật lí 7 hk2 thcs nghĩa hiệp 2021-2022

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

TRƯỜNG THCS NGHĨA HIỆP

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN VẬT LÍ 7

Năm học 2021 – 2022

I.TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Vật nhiễm điện có khả năng:

A. hút các vật khác

B. không hút, không đẩy các vật khác

C. không hút các vật khác

D. vừa hút vừa đẩy các vật khác.

Câu 2: Dòng điện trong kim loại là dòng:

A. các elelctron dịch chuyển có hướng

B. các điện tích dịch chuyển có hướng

C. các electron tự do dịch chuyển có hướng

D. các điện tích dịch chuyển tự do

Câu 3 : Sơ đồ chỉ đúng chiều dòng điện theo quy ước là

A picture containing clock

Description automatically generated A picture containing clock

Description automatically generated Diagram

Description automatically generated

A B C D

Câu 4: Khi dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non thì cuộn dây này có thể hút được vật nào sau đây?

A. Các vụn nhôm

B. Các vụn thuỷ tinh

C. Các vụn đồng

D. Các vụn sắt

Câu 5: Đơn vị đo hiệu điện thế là gì?

A. Ampe

B. Vôn

C. Kilogam

D. Ampe kế

Câu 6: Trên bóng đèn có ghi 220V. Bóng đèn sẽ sáng bình thường khi sử dụng ở hiệu điện thế bao nhiêu?

A. 220V

B. 240V

C. 200V

D. 210V

Câu 7: Bạn An làm thí nghiệm đo hiệu điện thế của đoạn mắc nối tiếp và thu được kết quả sau đây: U1 = 1,3V; U2 = 1,5V. Kết quả U của đoạn mạch sẽ bằng bao nhiêu?

A. 0,2V

B. 2,8V

C. 1,3V

D. 1,5V

Câu 8: Trong các sơ đồ mạch điện dưới đây, vôn kế được mắc đúng trong sơ đồ:

V

1

2

3

4

V

V

+

-

-

+

+

+

-

V

+

-

-

+

+

-

-

-

+

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 9: Khi hai vật nhiễm điện đặt gần nhau thì có hiện tượng hút nhau. Ta có thể kết luận:

A. Chúng đều bị nhiễm điện âm.

B. Chúng đều bị nhiễm điện dương.

C. Chúng nhiễm điện khác loại.

D. Hai vật trung hòa về điện.

Câu 10: Nên chọn Ampe kế nào dưới đây để đo cường độ dòng điện có cường độ trong khoảng 0,5A tới 1A chạy qua quạt điện ?

A.GHĐ : 2A – ĐCNN:0,2 A B. GHĐ : 500mA – ĐCNN: 10mA

C. GHĐ : 200mA – ĐCNN: 5mA D. GHĐ : 1,5A – ĐCNN: 0,1 A

Câu 11: Chọn câu sai

A. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát

B. Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác

C. Vật mang điện tích có khả năng hút các vật khác

D. Các vật bị nhiễm điện chỉ có khả năng hút nhau

Câu 12: Chọn câu đúng nhất

A. Dòng điện là dòng dịch chuyển của các electron

B. Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích âm

C. Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích dương

D. Dòng điện là dòng điện tích dịch chuyển có hướng

Câu 13: Trường hợp nào sau đây là ứng dụng tác dụng hóa học của dòng điện?

A. Hàn điện B. Đèn điện đang sáng

C. Đun nước bằng điện D. Mạ đồng

Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chiều của dòng điện trong một mạch điện kín có dùng nguồn điện là pin?

A. Dòng điện đi ra từ cực dương của pin qua các vật dẫn đến cực âm của pin.

B. Dòng điện đi ra từ cực âm của pin qua các vật dẫn đến cực dương của pin.

C. Ban đầu, dòng điện đi ra từ cực dương của pin sau một thời gian dòng điện đổi theo chiều ngược lại.

D. Dòng điện có thể chạy theo bất kì chiều nào.

Câu 16: Chọn câu SAI

A. 100kV = 100.000V . B. 220 V = 0,22 kV. C. 0,5 V = 50mV. D. 1500mV = 1,5V

Câu 17: Hai bóng đèn trong sơ đồ mạch điện nào dưới đây không mắc nối tiếp với nhau?

A picture containing text, clock

Description automatically generated

A picture containing text, clock, antenna

Description automatically generated

Diagram

Description automatically generated

Diagram

Description automatically generated

A

B

C

D

Câu 18: Có thể làm nhiễm điện một vật bằng cách nào?

A. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách hơ nóng trên ngọn lửa

B. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách thả vào cốc nước nóng

C. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách thả vào cốc nước lạnh

D. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát

Câu 19: Dòng điện là dòng các điện tích

A. dịch chuyển theo mọi hướng B. chuyển động theo mọi hướng

C. chuyển động xung quanh nguyên tử D. dịch chuyển có hướng

Câu 20: Chất nào sau đây thường được dùng làm vật liệu dẫn điện?

A. Nhựa B. Đồng C. Cao su D. Sứ

Câu 21: Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện, người ta chế tạo các thiết bị dùng trong sinh hoạt hàng ngày như

A. Điện thoại, quạt điện B. Mô tơ điện, máy bơm nước

C. Máy hút bụi, nam châm điện D. Bàn là, bếp điện

Câu 22: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chiều của dòng điện trong một mạch điện kín có dùng nguồn điện là pin?

A. Dòng điện đi ra từ cực dương của pin qua các vật dẫn đến cực âm của pin.

B. Dòng điện đi ra từ cực âm của pin qua các vật dẫn đến cực dương của pin.

C. Ban đầu, dòng điện đi ra từ cực dương của pin sau một thời gian dòng điện đổi theo chiều ngược lại.

D. Dòng điện có thể chạy theo bất kì chiều nào.

Câu 23: Chọn câu SAI

A. 10kV = 10.000V B. 420 V = 0,42 kV

C. 50 V = 5mV D. 1800mV = 1,8V

Câu 24. Có mấy loại điện tích và tên gọi của chúng?

A. Có hai loại: điện tích dương và điện tích âm.

B. Có một loại điện tích: hạt nhân.

C. Có ba loại điện tích: electron, điện tích dương và điện tích âm.

D. Có bốn loại điện tích: hạt nhân, electron, điện tích dương và điện tích âm.

Câu 25. Tại sao cánh quạt trong các quạt điện thường xuyên quay mà vẫn có rất nhiều bụi dính vào?

A.Vì hạt bụi nhỏ và rất dính.

B. Vì cánh quạt có điện.
C. Vì cánh quạt khi quay sẽ cọ xát với không khí nên bị nhiễm điện.
D. Vì các hạt bụi bay trong không khí bị nhiễm điện.

Câu 26: Nếu A đẩy B, B đẩy C thì

A. A và C có điện tích cùng dấu. B. A và C có điện tích trái dấu.

C. A,B,C có điện tích cùng dấu. D. B,C trung hoà.

Câu 27. Trong công nghệ sơn tĩnh điện, người ta làm cho sơn và vật cần sơn nhiễm điện khác loại. Vì sao họ làm như vậy?

A. Làm như vậy để tạo màu cho sơn.

B. Để sơn không bị bong ra.

C. Do nhiễm điện khác loại nên các hạt sơn sẽ hút chặt vào vật cần sơn, làm cho lớp sơn có độ bền.
D. Các hạt sơn do nhiễm điện khác loại nên sẽ đẩy nhau, vì vậy lớp sơn sẽ được mỏng, tiết kiệm sơn và sơn được đều hơn.

Câu 28. Đang có dòng điện chạy trong vật nào dưới đây?

A. Đồng hồ dùng pin đang chạy.
B. Một mảnh nilông đã được cọ xát.

C. Chiếc pin tròn được đặt tách riêng trên bàn.
D. Đường dây điện trong gia đình khi không sử dụng bất cứ một thiết bị điện nào.

Câu 29. Khi thắp sáng bóng đèn bằng nguồn điện là pin, dòng điện chạy qua những vật nào sau đây?

A. Dòng điện chỉ chạy qua bóng đèn. B. Dòng điện chạy qua dây dẫn giữa bóng đèn và pin.

C. Dòng điện chỉ chạy qua pin. D. Dòng điện chạy qua cả bóng đèn, dây dẫn và pin.

Câu 30. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

B. Dòng điện là dòng các êlectrôn chuyển dời có hướng.

C. Dòng điện là dòng các điện tích dương chuyển dời có hướng.

D. Dòng điện là dòng điện tích.

Câu 31. Đèn điện sáng, quạt điện quay, các thiết bị điện hoạt động khi

A. có các hạt mang điện chạy qua. B. chúng bị nhiễm điện.

C. có dòng các êlectrôn chạy qua. D. có dòng điện chạy qua chúng.

Câu 32. Dòng điện đi qua nồi cơm điện có tác dụng chủ yếu là

A. tác dụng từ. B. tác dụng nhiệt. C. tác dụng phát quang. D. tác dụng hóa học.

Câu 33. Thiết bị nào dưới đây hoạt động nhờ vào tác dụng từ của dòng điện?

A. Ấm đun nước bằng điện. B. Bàn ủi điện.

C. Nam châm điện. D. Nam châm vĩnh cửu.

Câu 34. Vật nào dưới đây có thể gây ra tác dụng từ?

A. Mảnh nilon được cọ xát mạnh. B. Sợi dây cao su có hai đầu nối với hai cực của pin.

C. Một pin còn mới đặt riêng trên bàn. D. Một cuộn dây dẫn có dòng điện chạy qua.

Câu 35.Tác dụng nhiệt của dòng điện có ích trong các dụng cụ nào sau đây?

A. Quạt điện. B. Nồi cơm điện. C. Rađiô. D. Máy bơm nước.

Câu 36. Ampe(A) là đơn vị của đại lượng nào trong các đại lượng dưới đây:

A. Cường độ dòng điện. B. Lực. C. Hiệu điện thế. D. Khối lượng riêng.

Câu 37. Vôn (V) là đơn vị đo của

A. hiệu điện thế. B. vôn kế. C. vận tốc. D. cường độ dòng điện.

Câu 38. Dụng cụ đo hiệu điện thế là

A. Vôn kế. B. Ampe kế. C. Lực kế. D. Tốc kế.

Câu 39 Trường hợp nào sau đây đổi đơn vị đúng?

A. 4,5 V = 450 mV. B. 1200 V = 12 KV

C. 50 KV = 500000 V D. 220V = 0,22 KV

Câu 40. Trên vỏ một bóng đèn ghi 220V, đèn sáng bình thường khi mắc vào mạch có hiệu điện thế

A. 24V B. 220V C. 20 V D. 30V

II.TỰ LUẬN

Câu 1: Mô tả thí nghiệm cách làm nhiễm điện cho một vật bằng cách cọ xát. Vật nhiễm điện có tính chất gì?

Câu 2: Cho mạch điện gồm: 1 nguồn điện 2 pin; 1 khoá K đóng; 2 đèn: Đ1, Đ2 mắc nối tiếp nhau, ampe kế, dây dẫn.

a) Vẽ sơ đồ mạch điện và đánh dấu mũi tên chỉ chiều dòng điện?

b) Biết cường độ dòng điện chạy qua đèn Đ1 là I1 = 1,5A . Hỏi cường độ dòng điện qua đèn Đ2 là I2 và I toàn mạch là bao nhiêu?

c) Biết hiệu điện thế qua Đ1 là U1= 6V, hiệu điện thế qua đèn 2 là U2 = 6 V. Hỏi hiệu điện thế toàn mạch là bao nhiêu?

Câu 3: Dòng điện gây ra các tác dụng nào? Kể tên ? Lấy ví dụ minh họa

Câu 4. a. Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì?

b. Cho các vật sau: dây nhôm, dây đồng, đũa thủy tinh, ruột bút chì, rổ nhựa, dép cao su.

Vật nào là vật dẫn điện? Vật nào là vật cách điện?

Câu 5. a. Nêu quy ước chiều dòng điện?

b. Một bóng đèn sáng bình thường có cường độ dòng điện là 0,4A. Dùng ampe kế có giới hạn đo 500 mA có đo được dòng điện chạy qua bóng đèn không? Vì sao?