Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
Tuần 20 Ngày soạn: 31.12.2018
Tiết 37: Ngày dạy: 02.01.2019
Chương IV: OXI – KHÔNG KHÍ
TÍNH CHẤT CỦA OXI (tiết 1)
I.Mục Tiêu :
1. Kiến thức: HS biết được:
-TCVL của oxi: Trạng thái, màu sắc, mùi, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí.
-TCHH của oxi: Tác dụng với phi kim (S, P,…)
2. Kĩ năng:
-Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh phản ứng của oxi với S, P. Rút ra nhận xét về TCHH đầu tiên của oxi.
-Viết PTHH
3. Thái độ: Cẩn thận, kiên trì trong học tập, yêu thích bộ môn
4. Năng lực cần hướng tới:
-Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
-Năng lực hợp tác
-Năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học
-Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học
-Năng lựa vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
II. Trọng Tâm: TCHH của oxi tác dụng với kim loại, với phi kim.
III. Chuẩn Bị.
- Hoá chất: 2 lọ khí oxi, S, P
- Dụng cu: muôi đốt hoá chất, đèn cồn, diêm, chậu nước.
- Bảng phụ có ghi sẳn các bài tập
IV. Tiến Trình Giảng Dạy: (42’)
1. Bài cũ: Không kiểm tra
2. Hoạt động dạy học: (41’)
GIÁO VIÊN | HỌC SINH | NỘI DUNG |
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (3’)
- Oxi là nguyên tố hóa hcoj phổ biến nhất (chiếm 49,4% khối lượng vỏ Trái Đất). Oxi có nhiều trong không khí, nước,… Vậy oxi có những tính chất vật lí gì? Tính chất hóa học nào ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
| ||
Hoạt động 2: tính chất vật lý (11’) | ||
? Gọi 1 HS nêu KHHH, CTHH, NTK, PTK của oxi ? Trong tự nhiên, oxi có ở đâu? +đơn chất: không khí +hợp chất: nước, đường, quặng sắt, đất, đá, cơ thể ngưòi và động, thực vật… -Cho HS quan sát lọ đựng khí chứa Oxi ? Cho biết trạng thái, màu sắc, mùi vị của khí oxi? ? Em hãy cho biết tỉ khối của oxi so với không khí? ? Oxi nặng hay nhẹ hơn không khí? nặng gấp mấy lần? GV: ở 200C: 1 lít nước hoà tan được 31ml khí oxi. ? Vậy oxi tan nhiều hay ít trong nước ? GV cung cấp thông tin oxi hoá lỏng ở – 1830C, oxi lỏng có màu xanh nhạt | KHHH: O CTHH: O2 NTK: 16 PTK: 32 -Trong không khí, nước,… HS quan sát lọ khí oxi -Khí, không màu, không mùi.
oxi nặng hơn không khí gấp 1,1 lần Ít tan trong nước -Là chất khí, không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn kk. | KHHH: O CTHH: O2 NTK: 16 PTK: 32 I Tính chất vật lý: - Trong tự nhiên oxi tồn tại dưới 2 dạng: + đơn chất: không khí + hợp chất: nước, đường, quặng sắt, đất, đá, cơ thể ngưòi và động, thực vật… - Ở đk thường oxi là chất khí không màu, không mùi, không vị, nặng hơn không khí, ít tan trong nước -Oxi hoá lỏng ở –1830C, có màu xanh nhạt |
Hoạt động 3: Tính chất hoá học (28’) | ||
? Nhắc lại một số phi kim ở trạng thái rắn? ? Các em hãy dự đoán xem các phi kim này có cháy được? GV: cho HS quan sát mẫu S, yêu cầu HS nêu trạng thái, màu sắc của S? GV: làm TN S + O2 ở nhiệt độ thường +đưa muôi sắt chứa S vào lọ oxi. ? Yêu cầu HS quan sát và nhận xét? +đốt muôi S cho HS quan sát sau đó đưa vào lọ oxi. ? Yêu cầu HS nêu hiện tượng, rút ra nhận xét? ? So sánh S cháy trong kk với S cháy trong O2? ? Em có kết luận gì về TCHH tiếp theo của oxi? ? Khói không màu đó là chất nào? Gv: Chất khí đó là lưu huỳnh đi oxít: SO2 (sunfurơ) ? Gọi 1 HS viết PTHH xảy ra. Gv: Ngoài S, Oxi cón tác dụng với các phi kim khác nữa, ta tiếp tục làm thí nghiệm với P. GV: làm TN P + O2 - HS quan sát trạng thái và màu sắc của P và phát biểu? -Đưa muôi sắt có chứa P chưa đốt vào lọ oxi có hiện tượng nào xảy ra không? - đốt P ngoài kk cho HS qsát ? Yêu cầu HS nêu hiên tượng - sau đó đưa vào lọ khí oxi? ? các em nêu hiện tượng xảy ra, rút ra nhận xét? GV: cho nước vào lọ sau đó lắc ? Yêu cầu HS nêu hiện tượng xảy ra và nhận xét? ?so sánh P cháy trong kk với P cháy trong O2? ? khói màu trắng bám vào thành bình ở dạng bột đó là chất nào? ? viết PTHH xảy ra. GV: Oxi còn có thể tác dụng với 1 số phi kim khác như C, H2, … |
-S, C, P,… -Được Rắn, màu vàng -Quan sát Ko có hiện tượng -Quan sát -S cháy trong kk với ngọn lửa nhỏ, màu xanh nhạt S cháy trong oxi mãnh liệt … -Oxi phản ứng với phi kim. -Lưu huỳnh đioxít S + O2 SO2 Đỏ, rắn Ko có hiện tượng
-Cháy và có khói trắng -Có khói màu trắng dày đăc bám trên thành bình -Khói màu trắng tan trong nước. -P cháy trong oxi mãnh liệt hơn trong không khí. -Điphotphopentaoxít (P2O5) 4 P + 5O2 2P2O5 | II. Tính chất hoá học. 1. Tác dụng với phi kim: a. Tác dụng với lưu huỳnh (S): - S cháy trong oxi mãnh liệt, với ngọn lửa màu xanh nhạt, sinh ra khí không màu là lưu hùynh đi oxít SO2 (khí sunfurơ ) - PTHH S + O2 SO2 b. Tác dụng với Phốt pho (P): - P cháy trong oxi với ngọn lửa màu sáng chói, tạo ra khói màu trắng dày đặc bám vào thành lọ dưới dạng bột tan được trong nước đó là đi phốtpho penta oxít P2O5 - PTHH 4P + 5O2 2P2O5
|
3. Củng cố: (2’)
-Giáo viên hệ thống lại toàn bộ kiến thức của bài
- Gọi 1 HS nhắc lại tính chất vật lý của oxi?
4. Dặn dò: (1’)
- Học bài giảng và làm bài tập 1,2,4,5 sgk tr 84
- Soạn phần còn lại
V. Rút Kinh Nghiệm:
Tuần 20: Ngày soạn: 02.01.2019
Tiết 38: Ngày dạy: 04.01.2019
TÍNH CHẤT CỦA OXI ( tiết 2 )
I.Mục Tiêu
1. Kiến thức: HS biết được
- TCHH tiếp theo của oxi là tác dụng với kim loại (Fe) và hợp chất (CH4).
- Hóa trị của oxi trong các hợp chất thường bằng II
- Sự cần thiết của oxi trong đời sống
2. Kĩ năng:
- Liên hệ với thực tế rút ra tính chất Fe, CH4 có trong bùn ao cháy (khí bioga)
-Viết PTHH.
-Tính thể tích khí oxi (đktc) tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng hóa học.
3. Thái độ: cẩn thận, kiên trì trong học tập
4. Năng lực cần hướng tới:
-Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
-Năng lực hợp tác
-Năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học
-Năng lực tính tóan
-Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học
-Năng lựa vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
-Năng lực sáng tạo
II. Trọng Tâm: TCHH của oxi (tt)
III. Chuẩn Bị.
- Hoá chất: lọ oxi, dây sắt
- Dụng cụ: Đèn cồn, kẹp gỗ, cát , diêm …
- Bảng phụ có ghi sẳn các bài tập
IV. Tiến Trình bài giảng:
1. Bài cũ: (5’)
- Phát biểu TCVL của oxi.
- Phát biểu TCHH của oxi tác dụng với phi kim? Viết PTHH xảy ra.
2. Hoạt động dạy học: (31’)
GIÁO VIÊN | HỌC SINH | NỘI DUNG |
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1’) Tiết trước chúng ta đã biết oxi tác dụng với 1 số phi kim như: S,P... và tác dung với kim loại (Fe). Tiết hôm nay chúng ta sẽ xét tiếp các tính chất hoá học của oxi, đó là các tính chất tác dụng với 1số hợp chất và luyện tập tính thể tích của khí oxi ở đktc. | ||
Hoạt động 2: Oxi tác dụng với kim loại (6’) | ||
?Kể tên một số km loại trong cuộc sống mà em biết? GV: làm TN theo các bước sau -Lấy 1 đoạn day sắt (cuốn xoắn) đưa vào trong bình oxi, có dấu hiệu pứ hoá học xảy ra không? - Quấn vào đầu day sắt 1 mẫu than gỗ, đốt cho than và day sắt nóng đỏ rồi đưa vào lọ chứa oxi ? Quan sát và nêu hiện tượng hoá học xảy ra và rút ra nhận xét? ?Kết luận về TCHH thứ nhất của oxi? GV giải thích: Than cháy cung cấp t‑0 cho dây sắt sau đó day sắt cháy trong oxi… ? Các hạt nhỏ màu nâu đỏ đó là chất nào? ? Viết PTHH xảy ra? -Công thức Fe3O4 gồm FeO và Fe2O3 ? Dùng cát bỏ dưới bình khi đốt sắt nhằm mục dích gì? | -Al, Fe, Cu, Ag, Au,… Quan sát Không có hiện tượng Quan sát. -Ht: Sắt cháy mạnh, sáng chói, không có ngọn lửa, không khói, tạo ra các hạt nhỏ màu nâu đỏ. -Oxi tác dụng với kim loại. - Oxit sắt từ ( Fe3O4) 3Fe + 2O2 Fe3O4 -Tránh vỡ bình | 2. Tác dụng với kim loại -Sắt cháy mạnh trong oxi, không có ngọn lửa, không có khói 🡪 tạo các hạt nhỏ, nóng chảy, màu nâu đó là oxít sắt từ - PTHH 3Fe+2O2Fe3O4 (FeO, Fe2O3) ( oxit sắt từ) |
Hoạt động 3: Oxi tác dụng với hợp chất (10’) | ||
GV: Oxi còn tác dụng với các hợp chất như xenlulozơ (gỗ), mêtan (khí ga), butan… Ví dụ: khí mê tan (có trong bùn ao, khí bioga) pứ cháy cũa mê tan trong không khí tạo thành cacboníc và nước, đồng thời toả nhiệt? ? Các em hãy viết PTHH xảy ra? ? Trong các hợp chất ( SO2, P2O5, Fe3O4, CO2 ) oxi có hoá trị mấy ? ? Qua các tính chất trên em có nhận xét như thế nào về tính chất hoá học của oxi? GV: Ngoài việc tham gia các phản ứng hóa học trong đời sống và sản xuất thì oxi cũng tham gia phản ứng trong cơ thể người và động vật Vd: Khi con người hít khí oxi vào cơ thể thì oxi làm nhiệm vụ oxi hóa các loại thức ăn để chuyển hóa thành năng lượng cung cấp cho cơ thể hoạt động. ?Oxi có cần thiết trong đời sống? | HS nghe và ghi HS viết PTHH CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O Hoá trị II Khí oxi là một đơn chất phi kim hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao, dễ dàng tham gia các phản ứng hoá học với nhiều kim loại, phi kim và hợp chất . Trong các hợp Theo dõi -Kết luận: Oxi rất cần thiết trong đời sống. | 3. Tác dụng với hợp chất CH4 +2O2 CO2+ 2H2O Kết luận: -Khí oxi là một đơn chất phi kim hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao, dễ dàng tham gia các phản ứng hoá học với nhiều kim loại, phi kim và hợp chất.Trong các hợp chất oxi có hoá trị II. -Oxi rất cần thiết trong đời sống. |
Hoạt động 4: Luyện tập.(14’) | ||
Bài tập 1: (BT3/84 SGK) -Đọc đề -Cho thời gian 1’ để suy nghỉ. Gọi 2 hs lên bảng hoàn thành Bài tập 2: (BT 24.4/28-SBT) -Phát PHT theo bàn. Chọn những CTHH (O2, Mg, P, Al, Fe) và hệ số thích hợp để điền vào chổ trông trong các phản ứng sau: a/ 4Na + … …… ---> 2Na2O b/ … …… + O2 ---> 2MgO c/ … …… + 5O2 ---> 2P2O5 d/ … …… + 3O2 ---> 2Al2O3 e/ ……… + ……… ---> Fe3O4 Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 3,2g khí metan (CH4) trong khí oxi. a. Tính thể tích khí oxi (ở đktc) cần dùng? b. Tính khối lượng khí cacboníc tạo thành? -Tóm tắt đề: ?Nhắc lại các bước tiến hành? -Gọi 2 HS lên bảng làm 2 câu a,b. -Cả lớp làm vào giấy nháp thu chấm lấy điểm nhanh | -Đọc đề 2C4H10+13O2 8CO2+10H2O Thảo luận theo bàn: (3’) a/ 4Na + O2 2Na2O b/ 2Mg + O2 2MgO c/ 4P + 5O2 2P2O5 d/ 4Al + 3O2 2Al2O3 e/ 3Fe + 2O2 Fe3O4 Tóm tắt: mCH4 = 3,2 (g) a/ VO2 (đktc) = ? (l) b/ mCO2 = ? (g) | Bài tập 1: (BT3/84 SGK) 2C4H10+13O2 8CO2+10H2O Bài tập 2: (BT 24.4/28-SBT) a/ 4Na + O2 2Na2O b/ 2Mg + O2 2MgO c/ 4P + 5O2 2P2O5 d/ 4Al + 3O2 2Al2O3 e/ 3Fe + 2O2 Fe3O4 Bài 3: a/ CH4 +2O2 CO2+2 H2O (1) 1mol 2 mol 1mol 0,5--->1mol --> 0,5mol Theo (1) ta có: Thể tích khí oxi ở đkt là: b/ Từ (1) ta có: Khối lượng CO2 tạo thành là: ĐS: |
3. Củng cố: (3’)
Bài 2: bài tập 6/84 SGK:
a/ Dù có đủ thức ăn nhưng con dế sẽ chết vì thiếu oxi => khí oxi duy trì sự sống
b/ Người ta phải bơm sục không khí vào các bể cá cảnh hoặc chậu chứa cá sống là vì oxi tan ít trong nước nên làm như vậy là để cung cấp thêm oxi cho cá.
4. Dặn dò: (6’)
-Học bài: TCVL, TCHH và kết luận về TCHH của oxi
-Làm bài tập vào vở BT: 1, 2, 3, 6 /84 SGK.
-Hướng dẫn làm bài 4/84 SGK:
a/ +Tính nP và nOxi.
+ 4P + 5O2 2P2O5
4mol 5mol
0,4mol---->0,5mol
Nếu 0,4molP tham gia phản ứng chỉ cần 0,5 mol O2 tham gia phản ứng nhưng đề cho số mol của oxi là 0,53 mol. Vì vậy số mol của oxi dư
nO2 = 0,53 – 0,5 = 0,03(mol)
b/ -Chất tạo thành là P2O5
mP2O5 = 0,2 . (31.2+16.5) = 14,2 (g)
V. Rút Kinh Nghiệm:
Tuần 21: Ngày soạn: 0.01.2019
Tiết 39: Ngày dạy: 09.01.2019
SỰ OXI HOÁ. PHẢN ỨNG HOÁ HỢP. ỨNG DỤNG CỦA OXI
I.Mục Tiêu .
1. Kiến thức: HS biết được
-Sự oxi hoá là sự tác dụng của oxi với một chất khác.
-Khái niệm của phản ứng hóa hợp
-Ứng dụng của oxi trong đời sống và sản xuất
2. Kĩ năng:
-Xác định được có sự oxi hóa trong một số hiện tượng thực tế
-Nhận biết được một số loại phản ứng hóa học cụ thể thuộc loại phản ứng hóa hợp
3. Thái độ: kiên trì trong học tập, yêu thích bộ môn
4. Năng lực cần hướng tới:
-Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
-Năng lực hợp tác.
-Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học
-Năng lựa vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
-Năng lực tư duy
II. Trọng tâm:
-Khái niệm về sự oxi hóa
-Khái niệm về phản ứng hóa hợp.
III. Chuẩn Bị.
1. Giáo viên: Sưu tầm tranh ảnh, video về ứng dụng của Oxi và một số hiện tượng xảy ra trong đời sống. Máy chiếu, thí nghiệm đốt nến, đinh sắt bị gỉ, PHT.
2. Học sinh: Nghiên cứu nội dung bài học, sưu tầm những hiện tượng xảy ra trong cuộc sông nói về sự oxi hóa, ứng dụng của oxi,..
IV. Tiến Trình Giảng Dạy:
GIÁO VIÊN | HỌC SINH | NỘI DUNG | |
Hoạt động 1: Khởi động – Mở tranh -HS lần lược mở từng tranh sẽ thấy các hình ảnh về những TCHH của oxi đã học và phát biểu TCHH tương ứng, sau đó lên viết PTHH minh họa.
(1. Oxi tác dụng với phi kim S + O2 SO2 2. Oxi tác dụng với kim loại 3Fe + 2O2 Fe3O4 3. Oxi tác dụng với hợp chất CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O) -GV cho thêm 6 PTHH, yêu cầu HS nhận dạng mỗi PTHH trên thuộc TCHH nào của oxi. 🡪 Sử dụng các PTHH trên để vào bài và đi phần 1,2. | |||
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức | |||
| |||
-Chiếu: GV chốt kiến thức -Lấy ví dụ về hiện tượng sự oxi hóa trong đời sống có lợi và có hại. -Vậy để khắc phục hiện tượng này các em pahir làm gì? Hãy tìm hiểu và trả lời ở tiết sau. | -Sử dụng PHT 1 đã chuẩn bị sẵn 🡪 hoạt động nhóm 3 phút. -đại diện nhóm trình bày, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có)
VD1: oxi đốt cháy củi để nấu chín thức ăn. 🡪 sợ OXH có lợi VD2: Hàng rào bằng sắt lâu ngày bị gỉ 🡪 Sự OXH có hại vì phá hủy kim loại. | I. Sự oxi hoá.
-Sự oxi hóa là sự tác dụng của oxi với một chất khác. 3Fe + 2O2 Fe3O4 | |
| |||
Chiếu: GV chốt kiến thức | -Sử dụng PHT 2 đã chuẩn bị sẵn 🡪 hoạt động nhóm 4 phút. -đại diện nhóm trình bày, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có)
| II. Phản ứng hoá hợp. -Phản ứng hoá hợp là PUHH trong đó chỉ có 1 chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu. Ví dụ: Na2O + H2O 2NaOH 4Al + 3O2 2Al2O3 4Fe(OH)2+2H2O+O2 4Fe(OH)3 | |
| |||
-Bằng sự hiểu biết của mình hãy nói về những ứng dụng của oxi trong đời sống và sản xuất? -Chiếu các video -Với những ứng dụng vừa tìm hiểu, nếu đươc xếp thành 2 nhóm thì em sẽ xếp như thế nào? Vì sao? | -HS tự phát biểu 🡪 Nhận xét 🡪 sử sai (nếu có) -Quan sát. -Làm mìn phá đá, Lò luyện gang, đèn xì, oxi lỏng làm nhiên liệu co động cơ tên lửa, cho phi công bay lên cao hoặc cho bệnh nhân khó thở, cung cấp oxi cho quá trình cháy. -N1: Hô hấp chủ yếu dùng cho sự thở -N2: Sự đốt nhiên liệu vì dùng làm nhiên liệu cho quá trình cháy. | III. Ứng dụng của oxi: 1. Sự hô hấp: phi công bay lên cao, bệnh nhân khó thở, sự hô hấp cho cơ thể người và động vật 2. Sự đốt nhiên liệu: Trong CN sx gang, thép, tên lửa, hỗn hợp nổ, đèn xì oxi – axetilen | |
Hoạt động 3: Củng cố, luyện tập | |||
-Hệ thống lại những kiến thức đã học | -Chú ý. | ||
Hoạt động 4: Vận dụng | |||
|
| ||
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng | |||
Hai PTHH trên cũng là sự oxi hóa. Các chất có thể hóa hợp với đơn chất oxi nhưng cũng có thể lấy với oxi trong các hợp chất. -PT1: Fe(OH)2 vừa hóa hợp với oxi nhưng đồng thời cũng lấy Oxi trong hợp chất của H2O. PT2: H2 đã lấy O trong hợp chất CuO để tạo thành H2O.
Oxi sau khi được đưa vào cơ thể làm nhiệm vụ oxi hóa các loại thức ăn có sẵn trong cơ thể để tạo ra chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể trong suốt hoạt động sống. |
V. Rút Kinh Nghiệm:
Tuần 21: Ngày soạn: 09.01.2019
Tiết 40: Ngày dạy: 11.01.2019
OXÍT
I. Mục Tiêu:
1. Kiến thức: HS biết được:
-Định nghĩa oxit
-Cách gọi tên oxit nói chung, oxit của kim loại có nhiều hóa trị, oxit của phi kim có nhiều hóa trị
-Cách lập CTHH của oxit.
-Khái niệm oxit axit, oxit bazo.
2. Kĩ năng:
-Phân loại được oxit bazo, oxit axit dựa vào CTHH của một số chất cụ thể.
-Gọi tên một số oxit theo CTHH và ngược lại.
-Lập CTHH của oxit khi biết hóa trị của nguyên tố và ngược lại biết CTHH cụ thể, tìm hóa trị của nguyên tố.
3. Thái độ: Kiên trì trong học tập, yêu thích bộ môn
4. Năng lực cần hướng tới:
-Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
-Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học
II. Trọng Tâm:
-Khái niệm oxit, oxit axit, oxit bazo.
-cách lập CTHH của oxit và cách gọi tên
III. Chuẩn Bị.
-Bảng phụ có ghi sẳn các bài tập
-Bộ bìa có ghi sẵn các CTHH của oxít
IV. Tiến Trình Giảng Dạy:
1. Bài cũ: (6’)
a. Nêu định nghĩa phản ứng hoá hợp? cho ví dụ minh hoạ.
b. Nêu định nghĩa sự oxi hoá? Cho ví dụ minh hoạ.
c. Gọi 1 HS lên làm bài tập 2 sgk tr 87?
2. Hoạt động dạy học: (32’)
GIÁO VIÊN | HỌC SINH | NỘI DUNG | ||||||||
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1’) Gv cho hs đọc tên một số oxít đã học. Những hợp chất này thuộc loại oxít. Vậy oxít là gì? Công thức chung như thế nào? Cách phân loại và gọi tên ra sao? Ta cùng tìm hiểu câu trà lời qua nội dung bài học hôm nay. | ||||||||||
Hoạt động 2: Định nghĩa (7’) | ||||||||||
GV: sử dụng các ví dụ học sinh ghi ở góc bảng phải như: SO2, P2O5, CO2, Fe3O4.. 🡪 các chất tạo thành ở các phản ưng trên thoại loại oxít ?Em hãy nhận xét thành phần cấu tạo của các oxít có điểm gì giống và khác nhau? ? Thế nào là oxít ? Phát PHT 1: Hãy gạch chân những công thức là oxit trong các hợp chất sau: K2O; CuSO4; Mg(OH)2; H2SO4; SO3; K2MnO4 ? Vì sao CuSO4, Mg(OH)2, K2MnO4.. không phải là oxít ? | -giống: +Hợp chất +Hai nguyên tố hóa học +Có 1 nguyên tố là oxi -khác nhau:Liên kết với oxi là những nguyên tố kim loại hoặc phi kim. - Oxít là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó có môt nguyên tố là oxi -HS thảo luận nhóm nhỏ (2’) : K2O; SO3. -Vì gồm 3 hoặc 4 nguyên tố hóa học tạo nên. | I. Đinh nghĩa oxít:
-Oxít là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi Ví dụ: SO2, P2O5, CO2, Fe3O4, K2O, SO3 | ||||||||
Hoạt động 3: Phân loại oxit (10’) | ||||||||||
?Dựa vào thành phần cấu tạo của oxít người ta chia thành mấy loại? kể tên GV: Treo bảng phụ có ghi sẵn định nghĩa oxít axít và oxít bazơ ? Em hãy cho biết kí hiệu của 1 số phi kim (kim loại) thường gặp? ?Em hãy lấy 3 ví dụ về oxít axít (oxítbazơ)? GV: Treo bảng phụ có ghi nội dung sau
| -Hai loại: oxít axít và oxít bazơ -Phi kim: S, C, N, … -Kim loại: K, Na, Ca, … +O.A: CO2; NO2, P2O5,… + O.B: K2O; CaO; Al2O3; … -Ghi nhớ và sẽ được tìm hiểu kĩ ở bài axít-bazơ-muối. | II. Phân loại: có 2 loại
1. Oxít axít: thường là oxít của phi và tương ứng với 1 axít Ví dụ: CO2, P2O5, SO3…. 2. Oxít bazơ: thường là oxít của kim loai và tương ứng với một bazơ Ví dụ: K2O, CaO, MgO….. | ||||||||
Hoạt động 4: Cách gọi tên oxit (14’) | ||||||||||
? Đọc tên của P2O5, SO2? GV: nêu cách gọi tên của: Tên oxít = tên nguyên tố + oxít ? Yêu cầu HS gọi tên các oxít bazơ ở bảng trên? GV: nêu cách gọi tên oxít với trường hợp kim loại có nhiều hoá trị và phi kim có nhiều hoá trị. ?Hãy gọi tên các oxít sau: FeO, Fe2O3? -Giới thiệu các tiền tố (Tiếp đầu ngữ ) + mono: nghĩa là 1 ; đi: nghĩa là 2 + tri: nghĩa là 3 ; tetra: nghĩa là 4 + penta: nghĩa là 5 ? yêu cầu HS đọc tên các oxít sau: SO2, P2O5, SO3..? Bài Tập : Trong các oxít sau, oxít nào lào oxít axít, oxít nào là oxít bazơ: Na2O; CuO; CO2; N2O5; SiO2? ? Gọi tên các oxít trên ? | - Đi phôtpho pentaoxít - Lưu huỳnh đi oxít Tên oxít = tên nguyên tố + oxít K2O:Kali oxít CaO:Canxioxít MgO: Magiê oxít -Tên oxít bazơ = tên kl ( kèm theo hoá trị) + oxít - Tên oxít axít = tên PK (có tiền tố chỉ số ngtử PK) + oxít (tiền tố chỉ số ngtử oxi) FeO: Sắt (II) oxít Fe2O3:Sắt (III) oxít SO2 : Lưu huỳnh đi oxit P2O5 : Đi phot pho penta oxit SO3 : Lưu huỳnh tri oxit -Oxít axít: CO2: Cácbon đi oxít N2O5:Đi nitơ penta oxít SiO2:Silíc đioxít -Oxít bazơ: Na2O:Natri oxít CuO:Đồng oxít | III. Cách gọi tên
Ví dụ: K2O : kali oxít CaO : canxi oxít MgO: magiê oxít Chú ý: + Nếu KL có nhiều hoá trị
+ Nếu PK có nhiều hoá tri:
Ví dụ: FeO: sắt (II) oxít : Fe2O3: sắt (II) oxít Ví dụ: SO2: lưu huỳnh đi oxít P2O5: đi phốtpho penta oxít CO2: Cácbon đi oxít |
3. Củng cố: (6’)
-Hệ thống lại nội dung bài giảng
-a. Định nghĩa oxít ? phân loại oxít ? cách gọi tên ?
-b. Cho HS chơi trò chơi tìm chỗ:
GV chia lớp gồm 2 nhóm mỗi nhóm có 1 số tấm bìa có ghi công thức : CO2; BaO; Fe2O3; SO2; SO3; MgO; SiO2; PbO; CuO; P2O5 vào bảng ghi sẵn cách gọi tên.
Cho những học sinh có cùng công thức của oxít bazơ ngồi cùng dãy và những em có cùng công thức của oxít axít ngồi cùng dãy.
* Đáp án:
Tên gọi | Công thức Oxit axit | Công thức Oxit bazơ |
| SiO2 CO2 P2O5 SO3 SO2 | CuO BaO MgO Fe2O3 PbO |
4. Dặn dò: (1’) Học bài, làm các bài tập từ 1-5 ở SGK và chuẩn bị bài tiếp theo.
V. Rút Kinh Nghiệm:
Tuần 22: Ngày soạn: 14.01.2019
Tiết 41: Ngày dạy: 16.01.2019
ĐIỀU CHẾ OXI – PHẢN ỨNG PHÂN HUỶ
I.Mục Tiêu:
1. Kiến thức: HS biết được:
-Phương pháp điều chế oxi trong PTN (hai cách thu khí oxi).
-Khái niệm phản ứng phân huỷ.
2. Kĩ năng:
-Viết PTHH điều chế oxi từ KClO3 và KMnO4
-Tính được thể tích khí oxi ở đktc được điều chế từ PTN
-Nhận biết được một số phản ứng cụ thể là phản ứng phân hủy hay hóa hợp
3. Thái độ: cẩn thận, kiên trì trong học tập và yệu thích bộ môn
4. Năng lực cần hướng tới:
-Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
-Năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học
-Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học
-Năng lựa vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
II. Trọng Tâm:
-Cách điều chế oxi trong PTN
-Khái niệm phản ứng phân hủy
III. Chuẩn Bị.
1. Giáo viên:
-Hoá chất: KMnO4, KClO3, MnO2
-Dụng cụ: Đèn cồn, ống nghiệm, ống dẫn khí, chậu thuỷ tinh, diêm, muỗng lấy hoá chất, giá sắt, que đó
-Phiếu học tập:
PHT 1:
Phản ứng hóa học | Số chất phản ứng | Số chất sản phẩm |
2KClO3 2KCl + 3O2. 2KMnO4K2MnO4 + MnO2 + O2. CaCO3 CaO + CO2. 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O. | ................... ................... ................... ................... ................... | ................... ................... ................... ................... ................... |
PHT 2:
PTHH | Phản ứng phân hủy | Phản ứng hóa hợp |
1. 2Fe + 3Cl2 2FeCl3 2. Fe + S FeS. 3. 2KNO3 2KNO2 + O2 4. Fe(OH)2 FeO + H2O 5. 2Mg + O2 2MgO | ................... ................... ................... ................... ................... | ................... ................... ................... ................... ................... |
IV. Tiến Trình Giảng Dạy:
1. Bài cũ: (6’)
a. Lập CTHH của oxít gồm oxi lần lượt với cacbon C (IV) và nhôm Al (III). Đọc tên và cho biết thuộc loại oxít nào?
b. Lập PTHH của oxi lần lượt với các nguyên tố: lưu huỳnh, phot pho, sắt, mê tan? Phương trình nào thuộc phản ứng hóa hợp?
c. Nêu những ứng dụng của oxi?
2. Hoạt động dạy học: (30’)
Oxi có rất nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực cũng thư tham gia vào nhiều phản ứng hóa học. Vậy làm thế nào để có thể điều chế oxi mà làm các thí nghiêm, phương trình điều chế oxi trong phòng thí nghiệm thuộc loại phản ứng hóa học nào? Câu trả lời sẽ có sau khi kết thúc bài học hôm nay.
GIÁO VIÊN | HỌC SINH | NỘI DUNG | |||||||||||||||||||||
Hoạt động 1: Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm (20’) | |||||||||||||||||||||||
-Chiếu nội dung TN a và yêu cầu HS đọc nội dung thí nghiệm. Gv giới thiệu dụng cụ và hóa chất. -Tiến hành thí nghiệm và giới thiệu cách làm thí nghiêm của KMnO4. ?Nêu hiện tượng? ?Khí sinh ra có khả năng duy trì sự cháy là khí gì? Gv: giới thiệu lọ đựng KClO3 (chất rắn, trắng) nếu cô đun như thí nghiệm trên thì cũng có khí oxi thoát ra nhưng sẽ chậm hơn.Vì vậy để phản ứng xảy ra nhanh hơn cô thêm vào ít MnO4 vào ống nghiệm KClO3 và giới thiệu dụng cụ hóa chất của thí nghiệm thứ 2 gồm 2 cách thu khí oxi. -GV dùng tàn đóm để thử khí ở 2 ống nghiệm thu khí. HS nhận xét? ?Khí sinh ra là gì? ?Qua 2 TN a và b, nguyên liệu để điều chế oxi trong PTN là gì? ?Cô đã sử dụng phương pháp gì để điều chế oxi? *Vì đây là những hợp chất khí giàu oxi nhưng với điều kiện là phải dễ bị phân hủy bởi nhiệt. -Có mấy cách thu khí? Đó là cách nào? ?Vì sao có thể thu khí bằng cách đẩy không khí? ?ÔN thu khí để như thế nào? ?Vì sao có thể thu khí bằng phương pháp đẩy nước? ?ÔN thu khí để như thế nào? -Gv: Điều chế và thu khí oxi.
? Có mấy cách thu khí oxi? ?Xác định chất tham gia, chất sản phẩm trong thí nghiệm a? GV: Sản phẩm ngoài oxi còn có MnO2 và K2MnO4 ? Viết và cân bằng phản ứng hóa học điều chế oxi GV hướng hs viết phương trình phân hủy KClO3. | 1 hs đứng tại chổ đọc Chú ý theo dõi Quan sát cách làm -Có khí không màu thoát ra và làm que đóm bùng cháy. -Khí oxi. -Nghe và quan sát -Khí ở trong 2 ống nghiệm làm tàn đóm bùng cháy. -Oxi. -KMnO4 ; KClO3 -Đun nóng. -Nghe. - 2 cách. Đẩy không khí và đẩy nước. -Vì khí oxi nhẹ hơn không khí. -để ngửa. -Vì khí oxi ít tan trong nước. -Để úp. -Quan sát. -Hai cách:Đẩy không khí và đẩy nước. -CTG: KMnO4 CSP: Có oxi | I. điều chế oxi trong PTN 1. Nguyên liệu: -KMnO4 ; KClO3 2. Phương pháp: Đun nóng những hợp chất giàu oxi nhưng dễ bị phân hủy bởi nhiệt. 3. Cách thu khí: có 2 cách -Đẩy không khí -Đẩy nước. 4. PTHH: | |||||||||||||||||||||
Hoạt động 2: Phản ứng phân hủy (10’) | |||||||||||||||||||||||
-Chiếu slide 4- yêu cầu HS hoàn thành bảng.
? Các phản ứng trên có điểm nào giống và khác nhau? - Những Pứ như trên thuộc loại Pứ phân huỷ ? Vậy thế nào là pứ phân huỷ? ? So sánh phản ứng phân huỷ với phản ứng hoá hợp |
Giống: số chất tham gia 1 chất Khác: Số chất sản phẩm: 2 chất trở lên. - là PUHH trong đó 1 chất sinh ra hai hay nhiều chất mới
| II. Phản ứng phân huỷ. -Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó có 1 chất sinh ra hai hay nhiều chất mới 2Fe(OH)3Fe2O3 + 3H2O CaCO3 CaO + CO2. |
3. Củng cố: (5’)
a. Hệ thống lại nội dung bài học.
Bài tập 1: cân bằng các PTHH sau và cho biết trong các pứ sau pứ nào là pứ hoá hợp, pứ phân huỷ
1. 2Fe + 3Cl2 2FeCl3
2. Fe + S FeS.
3. 2KNO3 2KNO2 + O2
4. Fe(OH)2 FeO + H2O
5. 2Mg + O2 2MgO
*Đáp án:
-Phản ứng hóa hợp: 1,2,5 vì có 1 chất được sinh ra từ hai chất ban đầu.
-Phản ứng phân hủy: 3,4 vì có 1 chất sinh ra 2 chất mới.
Bài tập 2: Nhiệt phân hoàn toàn 12,25g kaliclorat (KClO3) thu được kali clorua và khí oxi. Tính thể tích khí oxi thu được ở đktc.
* Đáp án:
Phương trình : 2KClO3 2KCl + 3O2
Theo PT: 2 mol 3mol
Theo đề: 0,1 mol ---------------------------> x mol
-Thể tích khí oxi thu được ở đktc.
4. Dặn dò: (4’)
- Học bài giảng và làm bài tập 1,3,4,5,6/94 và chuẩn bị bài 28
-Xem trước nội dung bài 28/ phần I.
+ Không khí gồm những khí nào những khí nào? Hãy nêu những hiện tượng, những hoạt động để chứng minh sự có mặt của các khí đó trong không khí?
+Đề xuất những dụng cụ thí nghiệm và hóa chất để chứng minh sự có mặt của oxi trong không khí và thành phần theo thể tích cũng như tỉ lệ phần trăm của oxi trong không khí
+ Cách tiến hành thí nghiệm:
-Trước khi đốt P, trong ống đong chứa chất nào? Mấy phần?
-Sau khi đốt P, hiện tượng gì xảy ra? Nước dâng lên mấy phần? Nước dâng lên là do P đã tác dụng với chất nào trong không khí?
-Kết luận: Oxi chiếm mấy phần không khí?
+Chất khí còn lại có không duy trì sự cháy, không duy trì sự sống, không làm đục nước vôi trong là khí gì? Chiếm mấy phần?
+Bằng kiến thức thực tiễn, Ngoài khí oxi, nitơ thì trong không khí còn khí nào khác? Chứng minh sự có mặt của các khí đó trong không khí
+Không khí là chất tinh khiết hay hỗn hợp? Vì sao?
+Không khí bị ô nhiễm do những nguyên nhân nào?
-Tác hại như thế nào đối với con người? tài sản? tòan cầu?
-Biện pháp
+ Liên hệ trong cuộc sông "Làm thế nào để bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm"
V. Kiểm tra 15 phút:
1. Ma trận:
Mức độ Nội dung | Biết | Hiểu | Vận dụng | Tổng |
Tính chất của oxi | Oxi tác dụng vơi kim loại, hợp chất | Tính toán | 30% | |
Số câu – số điểm | 2 câu - 2 điểm | 1 câu - 1 điểm | 3 câu - 3 điểm | |
Oxit | -Nhận biết được CTHH của oxit, oxit axit, oxit bazo | 30% | ||
Số câu – số điểm | 3câu - 3 điểm | 3 câu - 3 điểm | ||
Sự OXH-PUHH-UD của oxi | Hiểu được phản ứng hóa hợp, sự oxi hóa | 20% | ||
Số câu – số điểm | 2 câu - 2 điểm | 2 câu - 2 điểm | ||
Điều chế oxi – phản ứng phân hủy | Nguyên liệu điều chế oxi trong phòng thí nhiệm | Dựa vào hình vẽ mô tả cách điều chế và thu khí hidro | 20% | |
Số câu – số điểm | 1 câu - 1 điểm | 1 câu - 1 điểm | 2 câu - 2 điểm | |
Tổng | 4 câu - 4điểm | 4 câu - 4điểm | 2 câu - 2 điểm | 10 câu - 10 điểm |
2. Đề:
Khoanh tròn vào chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 1 lượng kim loại Magie trong 4,48l khí oxi ở đktc thu được Magie oxit. Khối lựơng Magie cần dùng là
A. 4,8 gam B. 8 gam C. 9,6 gam D. 16 gam
Câu 2: Hợp chất nào sau đây là oxit?
A. HCl B. Al2O3 C. NaOH D. NaCl
Câu 3: Cho sơ đồ phản ứng: 2Cu + … 2CuO. Hệ số và công thức cần điền ở dấu … là
A. O2 B. CuO C. Cu D. 2O2
Câu 4: Hình bên mô tả
A. Điều chế oxi
B. Thu khí oxi
C. Điều chế và thu khí oxi bắng cách đẩy không khí
D. Điều chế và thu khí oxi bắng cách đẩy nước.
Câu 5: Hợp chất nào sau đây là oxit axit?
A. Na2O B. BaO C. Al2O3 D. SO3
Câu 6: Nguyên liệu điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là
A. KMnO4 hoặc KClO3. B. MnO2 hoặc KMnO4.
C. Không khí D. H2O hoặc CaCO3.
Câu 7: Phương trình nào sau đây thuộc loại phản ứng phân hủy?
A. CaCO3 CaO + CO2 B. P2O5 + 3H2O 2 H3PO4
C. 2H2 + O2 2H2O D. SO3 + H2O H2SO4
Câu 8: Phản ứng nào sau đây là sự oxihóa?
A. SO3 + H2O H2SO4 B. 2H2 + O2 2H2O
C. CaCO3 CaO + CO2 D. P2O5 + 3H2O 2 H3PO4
Câu 9: Cho sơ đồ phản ứng : 2C4H10 + O2 8CO2 + 10H2O. Hệ số ở oxi là
A. 5 B. 10 C. 13 D. 4
Câu 10: Hợp chất nào sau đây là oxit bazơ?
A. CO2 B. SO2 C. P2O5 D. CaO
* Đáp án:
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | |
Đáp án | C | B | A | D | D | A | A | B | C | D |
Điểm | Mỗi câu đúng 1.0 điểm |
*Thống kê chất lượng
Lớp | TSHS | Giỏi | Khá | TB | Yếu | Kém | Từ TB trở lên | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
8A1 | |||||||||||||
8A2 | |||||||||||||
8A3 |
V. Rút Kinh Ngiệm:
Tuần 23: Ngày soạn: 21.01.2019
Tiết 42: Ngày dạy: 23.01.2019
KHÔNG KHÍ - SỰ CHÁY
I.Mục Tiêu:
1. Kiến thức: HS biết được
-Thành phần của không khí theo thể tích và khối lượng
-Sự ô nhiễm không khí và cách bảo vệ không khí khỏi bị ô nhiễm
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, liên hệ thực tế
3. Thái độ: có ý thức giữ cho bầu kk không bị ô nhiễm và phòng chống cháy
II. Trọng Tâm: Thành phần của không khí
III. Chuẩn Bị.
-Hoá chất: P, Nước
-Dụng cụ: chậu thuỷ tinh, ống thuỷ tinh có nút, muôi sắt, diêm..
-Bảng phụ có ghi sẳn các bài tập
IV. Tiến Trình Giảng Dạy:
1. Bài cũ: (6’)
a. gọi 1 Hs làm bài tập số 4a và 1 hs làm bài 4b /94 sgk.
b. Thế nào là phản ứng phân huỷ, phản ứng hoá hợp? Cho ví dụ?
2. Hoạt động dạy học: (31’)
Có cách nào để xác định thành phần của không khí? Không khí có liên quan đến sự cháy? Tại sao gió to đám cháy càng dễ bốc cháy hơn? Làm thế nào dập tắt được đám cháy? Đó là nội dung bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu
GIÁO VIÊN | HỌC SINH | NỘI DUNG |
Hoạt động 1: Thành phần của không khí (23’) | ||
-Đọc nội dung thí nghiệm -Giới thiệu dụng cụ, hóa chất. -Trước khi làm TN, nước dâng đến vạch thứ mấy? -Gv: Để các em thấy rõ sự thay đổi của mực nước, cô đã pha thêm một ít màu. ?Trong ống lúc này chứa gì? ?Không khí chiếm mấy phần? GV: làm thí nghiệm đốt P dư ngoài kk rồi đư nhanh vào ống hình trụ và đậy kín miệng bằng nút cao su ? Nêu hiện tượng quan sát được? ?Trong khi cháy mực nước trong ống thuỷ tinh thay đổi như thế nào? ?Tại sao nước lại dâng lên trong ống? ? Nứơc dâng lên vạch thứ 2 (5 phần dâng lên 1 phần) chứng tỏ điều gì? ? Tỉ lệ thể tích chất khí còn lại trong ống là bao nhiêu? - để một mẫu lửa đang cháy vào ống. ? Khí còn lại là khí gì? tại sao? -Người ta đã chứng minh được rỉ lệ khí Nitơ trong không khí gần 78%. ?Trong không khí có những khí nào ta vừa xác định được? ?Không khí là một hỗn hợp hay một chất tinh khiết? ? Vậy em hãy rút ra kết luận về thành phần của không khí? Gv cho hs thảo luận nhóm trong 3 phút để trả lời 3 câu hỏi sgk/2a. ?Hãy tìm dẫn chứng nêu rõ trong không khí có chứa một ít hơi nước? ?Khi quan sát lớp nước trên một hố vôi, thấy có màng trắng mỏng do khí CO2 đã tác dụng với nươcs vôi. Khí CO2 ở đâu ra? ?Ngoài khí nitơ và oxi, các khí khác chiếm tỉ lệ bao nhiêu về thể tích kk? -Gọi đại diện một nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung (nếu có) -Thêm dẫn chứng chứng minh trong không khí có khí CO2, khói, bụi,… ? Vậy qua dẫn chứng trên em có kết luận gì? ?Hơi nứơc và các khí còn lại chiếm bao nhiêu %? | -1 hs đọc nội dung thí nghiệm HS quan sát -Vạch thứ nhất. -Không khí -5 phần -Theo dõi và rút ra hiện tượng -P đỏ tác dụng với oxi trong kk tạo ra P2O5 tan trong nước -Dâng lên đến vạch thứ 2 -Vì P lấy dư, nên oxi trong không khí đã phản ứng hết-> vì vậy áp suất trong ống giảm do đó nước dâng lên. -Khí oxi chiếm 1/5 thể tích không khí có trong ống. -Còn lại 4 phần. -Ngọn lửa tắt -Nitơ, không duy trì sự cháy. -Hai khí: Nitơ và oxi -Là một hỗn hợp -Không khí là 1 hỗn hợp khí trong đó oxi chiếm khoảng 1/5 về thể tích ( chính xác là khoảng 21% về thể tích kk) phần còn lại là khí nitơ -Thảo luận 3 phút +Sương mù buổi sáng. +Khí CO2 có trong kk +Chiếm 1% về thể tích không khí. -Dại diện nhóm 4 trả lời -Hơi thở của con người thải ra,… -Ngoài khí nitơ và oxi, trong kk còn có hơi nước, và các khí khác -1% | I.Thành phần của không khí 1. Thí nghiệm: *Kết luận: -Không khí là 1 hỗn hợp khí trong đó oxi chiếm khoảng 1/5 về thể tích (khoảng 21% về thể tích kk), phần còn lại là khí nitơ khoảng 78%. 2. Ngoài khí oxi và khí nitơ, không khí còn có những chất gì khác?
-Trong không khí ngoài khí N2,O2 còn có hơi nước và các khí khác chiếm 1% |
Hoạt động 2: Bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm (7’) | ||
GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận câu hỏi sau 1. Không khí bị ô nhiễm gây ra những tác hại như thế nào? 2.Chúng ta nên làm gì để bảo vệ bầu khí không khí trong lành, trành ô nhiễm ? ? Em hãy cho biết tình hình không khí ở địa phương em? GV: chốt lại | HS thảo luận đại diện nhóm trả lời -Anh hưởng đến sức khỏe con người, động thực vật và các công trình xây dựng. -Xử lí nước thải, trồng cây xanh, không vứt rác bừa bãi,… | 3. Bảo vệ kk trong lành, tránh ô nhiễm. -KK bị ô hiễm gây tác hại đến sức khoẻ con người và đời sống của động vât, thực vật, các công trình kiến trúc,… - Biện pháp: +Xử lý nước thải của các nhà máy, lò đốt, các phương tiện +Bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng cây xanh |
3. Củng cố: (5’)
-Gọi 1 hs đọc phần ghi nhớ sách giáo khoa
BT1. Nhắc lại thành phần của không khí ? Trong các câu sau câu nào đúng
A.21%oxi,78% nitơ B. 22%oxi, 78% nitơ
C. 21% nitơ, 78% oxi,1% các khí khác D. 21%oxi, 78%nitơ,1%các khí khác
BT2. Nêu các biện pháp bảo vệ bầu không khí trong lành?
- Giải bài tập 7 sgk tr 99
* Đáp án:
BT1: C
BT2: Kiến thức đã học.
BT7/99
a. thể tích kk cần dùng trong 1 ngày là: 0,5m3. 24= 12m3
b. Thể tích khí oxi trung bình cho 1 người trong 1 ngày là: 12m3.1/3= 4m3
4m3.21/100= 0,84m3
4. Dặn dò: (2’)
- Học bài giảng và làm bài tập 1,2 sgk tr99
- Soạn phần còn lại
V. Rút Kinh Nghiệm:
Tuần 23 Ngày soạn: 23.01.2019
Tiết 43: Ngày soạn: 25.01.2019
KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY (tt)
I.Mục Tiêu.
1.Kiến thức: HS biết được:
-Sự oxi hoá chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và không phát sáng.
-Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng
-Các điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy, cách phòng cháy và dập tắt đám cháy trong tình huống cụ thể, biết cách làm cho sự cháy có lợi xảy ra một cách hiệu quả.
2. Kĩ năng: Phân biệt được sự cháy và sự oxi háo chậm tron g một số hiện tượng của đời sống và sản xuất.
3. Thái độ: kiên trì trong hoc tập và yêu thích bộ môn
II. Trọng Tâm:
-Khái niệm về sự oxi hóa chậm và sự cháy
-Điều kiện phát sinh sự cháy và biện pháp dập tắt sự cháy
III. Chuẩn Bị.
-Các phiếu học tập, các tranh ảnh về sự cháy, sự oxi hóa chậm
-Bảng phụ có ghi sẳn các bài tập
IV. Tiến Trình Bài Giảng:
1. Bài cũ: (4’) Em hãy nêu thành phần của không khí? Biện pháp bảo vệ không khí trong lành?
2. Hoạt động dạy học: (31’)
GIÁO VIÊN | HỌC SINH | NỘI DUNG |
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1') Các phản ứng biểu hiện sự oxi hoá trên có phải là sự cháy? Sự cháy và sự oxi hoá chậm có gì giống và khác nhau? Điều kiện nào phát sinh sự cháy và cách dập tắt sự cháy? Ta tìm hiểu nội dung tiếp theo của bài không khí – sự cháy | ||
Hoạt động 2: Sự cháy và sự oxi hoá chậm (30’) | ||
?Thế nào là sự oxi hoá 1 chất? ? Lấy 1 ví dụ về sự oxi hoá một chất mà các em đã được học? ? S, P, Fe cháy trong khí oxi có những hiện tượng nào? ? Hằng ngày các em nấu cơm bằng củi, khi củi cháy có phải là sự oxi hoá không? tại sao? ? Khi củi cháy có những hiện tượng nào? Gv: Những hiện tượng trên gọi là sự cháy. ? Vậy, thế nào sà sự cháy? ? Em cho ví dụ khác về sự cháy? ? Sự cháy của một chất trong không khí và trong khí oxi có gì giống và khác nhau? -sự oxi hoá -phát sáng và toả nhiệt ? Tại sao sự cháy trong không khí xảy ra chậm và tạo ra nhiệt độ thấp hơn so với sự cháy trong khí oxi? -thành phần của oxi trong không khí. -Thể tích khí oxi trong không khí. Gv: Yêu cầu HS kể tên một số dụng cụ làm bằng sắt, thép, gang ...? ? Những đồ dùng trên để lâu trong tự nhiên mà bảo quản không tốt sẽ sinh ra hiện tượng gì? ? Tại sao các đồ vật bị gỉ? Gv: Trong quá trình sắt bị gỉ còn kèm theo hiện tượng toả nhiệt, do lượng nhiệt toả ra ít nên ta không cảm nhận được. Gv: Năng lượng để duy trì hoat động sống của chúng ta được sinh ra từ sự oxi hoá chậm liên tục các chất hữu cơ trong cơ thể. ? trong quá trình oxi hoá các chất hữu cơ tạo ra năng lượng còn kèm theo hiện tượng nào? Gv: Hai hiện tượng trên gọi là sự oxi hoá chậm ? Vậy, thế nào là sự oxi hoá chậm? ? Em cho ví dụ về sự oxi hoá chậm. Gv: Bổ sung “về sự tự bốc cháy” Ví dụ: Phốt pho trong cơ thể người chết bị oxi hoá lâu ngày, khi gặp điều kiện thuận lợi thoát khỏi mặt đất và bốc cháy tạo thành hiện tượng ma trơi. Gv: vì vậy trong các nhà máy, người ta không được chất giẻ lau máy dính dầu mỡ thành đống đề phòng sự tự bốc cháy Gv: phát phiếu học tập HS thảo luận câu hỏi sau: “? Sự cháy và sự oxi hoá chậm giống và khác nhau như thế nào?” ? Ta để cồn, gỗ, than trong không khí, chúng tự bốc cháy không? Vì sao? ? muốn cháy được phải có điều kiện gì? Gv: Dùng bậc lửa đốt một que tăm và một thanh củi lớn? Vì sao que tăm cháy được mà thanh củi chưa cháy. ? Đối với bếp than, nếu ta đóng của lò, có hiện tượng gì xảy ra? Vì sao? ? Trước khi nhúm bếp ta phải lấy bớt lớp tro đầy trong bếp và sắp xếp củi thành từng lớp nhằm mục đích gì? ? Vậy các điều kiện phát sinh và duy trì sự cháy là gì? ? Trong thực tế, để dập tắt đám cháy, người ta thường dùng những biện pháp nào? ? Em hãy phân tích cơ sở của những biện pháp đó? ? Vậy muốn dập tắt sự cháy, ta cần thực hiện những biện pháp nào? GV: kết luận | -Sự tác dụng của oxi với một chất gọi là sự Oxihóa - CH4 +O2 - Phát sáng và toả nhiệt. - phải. Vì củi cháy được là phải tác dụng với oxi -Có phát sáng và toả nhiệt. -là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng. - Ga cháy, nến cháy - HS thảo luận theo bàn trả lời: + Giống: sự oxi hoá + khác: toả nhiệt và phát sáng - Trong không khí 4/5 là khí nitơ, một phần nhiệt bị tiêu hao để đốt nóng khí nitơ. - Cuốc, dao, cửa sổ… - Nếu để lâu trong không khí sẽ bị gỉ… - Trong không khí có oxi, bản thân chất đó tác dụng với oxi. -HS nghe - HS nghe - toả nhiệt -là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng. - Rác chất thành đống bị mục. - HS nghe và ghi vào vở - HS thảo luận 3’ - giống nhau: đều là sự oxh, có toả nhiệt - khác nhau: +sự cháy có phát sáng; + sự oxh chậm không phát sáng - không tự cháy - đốt cháy (cung cấp nhiệt độ) - Thanh củi chưa tới nhiệt độ cháy. - than sẽ cháy chậm,và có thể tắt vì thiếu oxi - tăng diện tích tiếp xúc với khí oxi. - chất phải nóng đến nhiệt độ cháy và Phải có đủ oxi cho sự cháy - ngươi ta thực hiện: + phun nước:hạ nhiệt độ + phun khí CO2, trùm vải hoặc phủ cáct lên ngọn lửa để ngăn cách vật cháy với không khí. - Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy. - cách li chất cháy với oxi. HS ghi bài | II. Sự cháy và sự oxi hoá chậm. 1. Sự cháy:
là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng. Ví dụ: nến cháy, S,P, Fe… cháy trong khí oxi 2. Sự oxi hoá chậm:
là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng. Ví dụ: gang, sắt, thép để lâu ngày trong không khí bị gỉ. Chú ý: Trong điều kiện nhất định, sự oxi hoá chậm có thể chuyển thành sự cháy, gọi là sự tự bộc cháy. 3. Điều kiện phát sinh và các biện pháp để dập tắt đám cháy a. Các điều kiện phát sinh sự cháy: - chất phải nóng đến nhiệt độ cháy - Phải có đủ oxi cho sự cháy b. Muốn dập tắt sự cháy, ta cần thực hiện những biện pháp sau: -Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy. -cách li chất cháy với oxi. |
3 Củng cố: (8’)
-giáo viên hệ thống hoá kiến thức đã học.
-Bài 1: Đâu là sự cháy, sự oxi hoá chậm
Các hiện tượng | Sự cháy | Sự oxi hoá chậm |
A. C cháy trong oxi tạo ra khí CO2 B. Đống rác để lâu ngày bị mục C. Ngọn đèn cồn cháy trong kk rất sáng D. Con dao để ngoài trời lâu ngày bị gỉ. E. Thức ăn để lâu ngày bị ôi, thiu | X X | X X X |
-Bài 2: Muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường trùm vải dày hoặc phủ cát lên ngọn lửa, mà không dùng nước. Giải thích vì sao?
(vì xăng, dầu không tan trong nước và nhẹ hơn nước, nỗi lên vẫn cháy, có thể làm đám cháy lan rộng . thường trùm vải dầy hoặc cát phủ lên ngọn lửa để cách li ngọn lửa với không khí – đó là một trong hai biện pháp để dập tắt sự cháy.)
4. Dặn dò: (2’)
- Học bài giảng và làm bài tập 4,5,6 sgk tr99
- Ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học ở chương V tiết sau luyện tập và kiểm tra 15 phút.
VI. Rút Kinh Nghiệm:
Tuần 24: Ngày Soạn: 11.02.2019
Tiết 44: Ngày dạy: 13.02.2019
BÀI THỰC HÀNH 4
ĐIỀU CHẾ – THU KHÍ OXI VÀ THỬ TÍNH CHẤT CỦA OXI
I. Mục Tiêu:
1. Kiến thức:
-Thí nghiệm điều chế và thu khí oxi
-Phản ứng cháy của S trong không khí và trong khí oxi
2. Kĩ năng:
-Lắp dụng cụ điều chế oxi bằng phương pháp nhiện phân KMnO4. Thu hai bình khí oxi, một bình theo phương pháp đẩy không khí và 1 bình theo phương pháp đẩy nước.
-Thực hiện phản ứng đốt cháy S trong không khí và trong khí oxi, đốt sắt trong khí oxi
-Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng
-Viết PTHH của phản ứng điều chế oxi và PTHH của phản ứng cháy giữa oxi với S và dây sắt.
3. Thái độ: cẩn thận trong khi làm thí nghiệm, tiết kiệm hóa chất và kiên trì trong học tập
4. Năng lực cần hướng tới:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực nghiên cứu và thực hành Hóa học
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa Học
II. Trọng Tâm: Biết cách tiến hành thí nghiệm để điều chế oxi trong PTN
III. Chuẩn Bị.
1. Giáo viên:
-Bảng phụ có ghi sẳn các bước làm thí nghiệm
-Mỗi nhóm gồm:
+Hoá chất: KMnO4, S, dây sắt đã quấn sẵn một mẫu giấy, cát, nước vôi trong.
+Dụng cụ:1 đèn cồn, 1 giá ống nghiệm, 6 ống nghiệm, có nút cao su, muỗng sắt, chậu thuỷ tinh, ống dẫn khí chữ L, kẹp ống nghiệm, giá sắt, hai bình tam giác để thu khí, 1 chậu nước.
2. Học sinh: chuẩn bị sẵn bài tường trình theo mẫu
Tên thí nghiệm-Cách tiến hành | Chuẩn bị | HT-GT-PTHH | Kết luận |
Điều chế và thu khí oxi | |||
Đốt cháy lưu huỳnh trong không khí và trong khí oxi | |||
Đốt cháy Sắt trong khí oxi |
IV. Tiến Trình Giảng Dạy:
1. Ổn định: (1’)
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: (2’)
3. Ôn lại kiến thức liên quan: (3’)
a. Nêu nguyên liệu, phương pháp điều chế oxi và cách thu khí oxi trong phòng thí nghiệm? Viết phương trình hóa học điều chế oxi từ KMnO4?
b. Nêu tính chất hoá học của oxi?
4. Hoạt động dạy học:(38’)
GIÁO VIÊN | HỌC SINH | |||
Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành (8’) | ||||
* Thí nghiệm 1: Điều chế và thu khí oxi -Đọc nội dung thí nghiệm ? Gọi 1 HS nêu các bước làm thí nghiệm 1? ? Gọi 1 HS cho biết hoá chất dùng cho TN? ? Gọi 1 HS cho biết dụng cụ để điều chế oxi? GV: hướng dẫn HS lắp dụng cụ và hướng dẫn HS làm thí nghiệm. Chú ý: các điều kiện sau - Ống nghiệm phải lắp sao cho miệng hơi thấp hơn đáy - Nhánh dài của ống dẫn khí sâu tới gần sát đáy ống nghiệm ( hoặc lọ ) thu - Dùng đèn cồn hơ qua toàn ống nghiệm sau đó tập trung đun phần có hoá chất - Cách nhận biết ống nghiệm đầy oxi là dùng tàn đóm đỏ đưa vào miệng ống nghiệm - Sau khi làm xong thí nghiệm phải đưa hệ thống dẫn khí ra khỏi chậu nước rồi mới tắt đèn cồn, tránh cho nước kông tràn vào làm vỡ ống nghiệm.
Thí nghiệm 2: Đốt cháy lưu huỳnh trong không khí và khí oxi ? Gọi 1 HS nêu các bước tiến hành làm thí nghiệm - Cho vào muỗng sắt một lượng nhỏ bột S - Đốt S trong không khí - Đưa nhanh muỗng sắt có chứa S đang cháy vào lọ chứa O2 (TN1) * Lưu ý: -Cần phải thực hiện nhanh -Sau khi phản ứng xong cho nước vôi trong vào, đậy nắp để khử SO2. Thí nghiệm 3: Đốt sắt trong khí oxi Lấy 1 đoạn dây sắt nhỏ có quẩn 1 mẫu giấy, đốt cháy mẫu giấy sau đó đưa nhanh vào lọ đựng khí oxi. ?Nêu hiện tượng? ?Viết PTHH? | 1. Thí nghiệm 1: Điều chế và thu khí oxi. -Hiện tượng: có chất khí không màu, mùi thoát ra và đẩy nước trong ống nghiệm thoát ra hết (hoặc có khí bay ra làm tàn đóm bùng cháy) - PTHH 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2+ O2 2 Thí nghiêm 2: Đốt cháy lưu huỳnh trong không khí và khí oxi. - s cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh, ngọn lửa nhỏ - S cháy trong oxi mãnh liệt hơn trong không khí tạo ra khói không màu có mùi hắc đó là SO2 S + O2 SO2 Thí nghiệm 3: Đốt sắt trong khí oxi -Sắt cháy mạnh trong khí oxi, sáng chói, không có ngọn lửa, không có khói tạo ra các hạt nóng chảy màu nâu đỏ -PTHH: 3Fe + 2O2 Fe3O4 | |||
* Hoạt động 2: Học sinh làm thí nghiệm (15’) | ||||
GV: hướng dẫn HS làm thí nghiệm ? Nhận xét và viết PTHH xảy ra? -Cho 4 nhóm làm thí nghiệm, giáo viên quan sát và hướng dẫn thêm cách tiến hành . -Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có) -Gọi lần lượt các học sinh xác định chất tham gia, chất sản phẩm của các phương trình hóa học và lên bàng viết và cân bằng chính xác các phương trình, điền trạng thái các chất. | ||||
Hoạt động 3: Dọn vệ sinh (2’) | ||||
Hoạt động 4: Viết tường trình (10’) | ||||
Tên TN –cách tiến hành | Dụng cụ-hóa chất | HT-GT-PTHH | Kết luận | |
Điều chế và thu khí oxi (1đ): -Lắp dụng cụ như hình vẽ -Cho 1 lượng nhỏ KMnO4 vào đáy ống nghiệm và đậy nút kín có ống dẫn khí. -Đun nóng ống nghiệm đựng hóa chất. Dùng que đóm để thử khí thoát ra. -Thu khí thoát ra bằng hai cách đẩy nước và đẩy k khí | -DC: Giá sắt, ÔN. Ố T chữ L, ông sao su, nút cao su, chậu đựng nược, 2 lọ thu khí, kẹp gỗ, đèn cồn -HC: KMnO4 | -Que đóm bùng cháy chứng tỏ có khí oxi thoát ra. 2KMnO4K2MnO4 + MnO2 + O2. | -Điều chế O2 từ KMnO4. -PP thu khisL đẩy nước hoặc đẩy kk | |
Đốt cháy lưu huỳnh trong không khí và trong khí oxi (1 đ): -Chuẩn bị dụng cụ như hình 4.1. -Lấy muối sắt cho vào 1 ít bột lưu huỳnh và đốt trên ngọn lửa đèn cồn và đưa nhanh vào lọ đựng khí oxi. | -DC: 1 Lọ khí oxi, đèn cồn, muỗng sắt. -HC: bột S | -Lưu huỳnh cháy trong không khí cho ngọn lửa nhỏ màu xanh nhạt. -Cháy trong oxi cho ngọn lửa lớn hơn tạo ra khói trắng. S + O2 🡪 SO2. | Oxi tác dụng với phi kim | |
Lấy 1 đoạn dây sắt nhỏ có quẩn 1 mẫu giấy, đốt cháy mẫu giấy sau đó đưa nhanh vào lọ đựng khí oxi. | -DC: 1 Lọ khí oxi, đèn cồn, dây sắt. | Sắt cháy mạnh trong khí oxi, sáng chói, không có ngọn lửa, không có khói tạo ra các hạt nóng chảy màu nâu đỏ 3Fe+2O2Fe3O4 | Oxi tác dụng với kim loại. | |
Hoạt động 5: Nhận xét – rút kinh nghiệm (2’) |
5. Dặn dò và bài tập về nhà. (1’)
- Ôn lại toàn bộ kiến thức phần chương oxi – không khí.
- Chuẩn bị tiết sau kiểm tra một tiết.
V. Rút Kinh Nghiệm:
Tuần 24: Ngày Soạn: 13.02.2019
Tiết 45: Ngày dạy: 15.02.2019
BÀI LUYỆN TẬP 5
I.Mục Tiêu:
1. Kiến thức: HS cần ôn lại các kiến thức
-Tính chất, ưng dụng và điều chế oxi
-Khái niêm về oxít và sự phân loại và gọi tên oxit
-Khái niệm về phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ
-Thành phần của không khí
2. Kĩ năng:
-Tiếp tục rèn kĩ năng viết PTHH, kĩ năng phân biệt các loại phản ứng hoá học
-Củng cố các bài tập tính theo PTHH
3. Thái độ: Kiên trì trong học tập, yêu thích bộ môn
4. Năng lực cần hướng tới:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa Học
- Năng lực tính toán.
II. Trong Tâm: TCHH, Oxit, Các loại PUHH
III. Chuẩn Bị. Bảng phụ có ghi sẳn các bài tập
IV. Tiến Trình Giảng Dạy: (30')
1. Bài cũ: Không kiểm tra
2. Hoạt động dạy học:
GIÁO VIÊN | HỌC SINH | ||||||||
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1') Hôm nay các em ôn lại toàn bộ kiến thức cần nhớ trong chương oxi – không khí | |||||||||
Hoạt động 2: Kiến thức cần nhớ (10’) | |||||||||
? Gọi 1 HS nhắc lại tính chất hoá học của oxi? ? Các nhóm hoàn thành bảng sau
Gọi 2 hs lên bảng viết PTHH điều chế oxi trong PTN. ? Em hãy nêu những ứng dụng quan trọng của oxi? ? Định nghĩa oxít và phân loại oxít? Lấy ví dụ. ? em hãy nêu thành phần phần trăm của không khí theo thể tích? ? Thế nào là sự oxi hoá? cho ví dụ | I. Kiến thức cần nhớ: 1. Tính chất hoá học của oxi 2. Điều chế oxi.
2KClO3 2KCl + 3O2. 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2. 3. Oxi là chất khí cần cho sự hô hấp của người và động vật, dùng để đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất? 4. Oxít là hợp chất gồm hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi Có hai loại oxít: +Oxít axít: CO2, SO2, P2O5,… +Oxít bazơ: K2O, BaO, Al2O3, … 5. Không khí là hỗn hợp của nhiều chất. Thành phần theo thể tích của không khí là: 78%nitơ; 21% oxi; 1% các khí khác 6. Sự tác dụng của oxi với chất khác là sự oxi hoá C + O2 CO2 4P + 5O2 2P2O5 | ||||||||
Hoạt động 3: Bài tập vận dụng (17’) | |||||||||
Bài tập 1: Viết PT phản ứng biểu diễn sự cháy rong oxi của các đơn chát: Cacbon, phốt pho, hiđrô, nhôm? Các phản ứng tren thuộc loại phản ứng nào? Bài 3/ 101 GV: cho HS vận dụng làm bài tập 3 sgk - Thế nào là oxít axít? nêu cách gọi tên? - Thế nào là oxít bazơ? nêu cách gọi tên? Bài 4 /101 ? gọi 1 HS trả lời tại chổ Bài 5 / 101 ? cho HS thảo luận và trả lời? Bài 6 /101 Cho biết các phản ứng sau thuộc loại phản ứng phân huỷ hay pản ứng hoá hợp? Bài tập: Ñoát chaùy hoaøn toaøn moät löôïng Magie (Mg) trong khí oxi thu ñöôïc 24 g Magie oxit (MgO) a. Vieát caùc phöông trình hoùa hoïc xaûy ra? b. Tính theå tích khí oxi caàn duøng ôû (ñktc) ? c. Muoán coù khoái löôïng oxi noùi treân phaûi phaân huûy bao nhieâu gam kali clorat (KClO3)? ( K = 39 ; Cl = 35,5 ; O = 16 ; Cu = 64 ) -Gọi 1 HS tóm tắt đề. -Lên bảng viết PTHH -Tính số mol. -Tính VO2 đktc? -Viết PTHH phân hủy KClO3. -Tính nKClO3? -Tính m? | II. Bài tập vận dụng Bài tập 1: a. C + O2 CO2 b. 4P + 5O2 2 P2O5 c. 2H2+ O2 2H2O d.4Al +3O2 2Al2O3 Các phản ứng trên đều thuộc phản ứng hóa hợp Bài 3/101 Oxít axít: +SO2 : Lưu huỳnh đi oxit +P2O5 : Đi photpho penta oxit +CO2 : Các bon đi oxit Oxít bazơ: + Na2O : Natri oxit + MgO : Magie oxit + Fe2O3 : Sắt (III) oxit Bài 4/101: câu D Bài 5 /101 Câu B,C, E câu sai Bài 6/101 Phản úg phân huỷ: a,c,d Phản ứng hoá hợp: b Bài tập: a, Caùc phöông trình hoùa hoïc xaûy ra: 2Mg + O2 2MgO 2KClO3 2KCl + 3O2 B,- Soá mol cuûa CuO:
-Phöông trình hoùa hoïc xaûy ra: 2Mg + O2 2MgO (1) Theo PT: 1 mol 2 mol Theo ñeà: 0,3 mol <------0,6 mol Töø (1) => nO2 = 0,3 mol -Theå tích khí oxi caàn duøng(ñktc) laø:
c, Töø keát quaû caâu b, ta coù: 2KClO3 2KCl + 3O2 Theo PT: 2 mol 2 mol 3 mol Theo ñeà: 0,2 mol < ---------------------- 0,3 mol - Khoái löôïng KClO3 caàn tìm laø:
Ñaùp Soá: |
3. Củng cố: (1’) Giáo viên hệ thống kiến thức của chương
4. Dặn dò: (1’)
- Học bài và làm các bài tập còn lại trong sgk tr 101
- Soạn trước bài thực hành theo biểu mẫu đã hướng dẫn
V. Rút Kinh Nghiệm:
Tuần 24: Ngày soạn: .02.2019
Tiết 46: Ngày KT: .02.2019
KIỂM TRA MỘT TIẾT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
a. Chủ đề 1: Sự oxihoá. Phản ứng hoá hợp. Phản ứng phân hủy
b. Chủ đề 2: Oxit
c. Chủ đề 3: Điều chế–thu khí và ưng dụng của oxi
d. Chủ đề 4: Không khí. Sự cháy
e. Chủ đề 5: Tổng hợp các nội dung trên
2. Kỹ năng:
a. Giải câu hỏi trắc nghiệm khách quan
b. Viết phương trình hóa học
c.Tính thể tích (khối lượng) oxi tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng
d. Tính lượng sản phẩm hoặc chất tham gia theo PTHH
3. Thái độ: Yêu cầu trung thực trong kiểm tra đánh giá, rèn tính cẩn thận.
4. Năng lực cần hướng tới:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa Học
- Năng lực tính toán.
II. Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm(30%) và tự luận(70%)
III. Ma trận – Đề kiểm tra:
1. Ma trận:
Chủ đề | Mức độ nhận thức | Cộng | ||||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | |||||
Chủ đề 1 : Sự oxi hóa, phản ứng phân hủy, phản ứng hóa hợp | - Khái niệm phản ứng oxi hóa hợp - Khái niệm phản ứng phân hủy - Viết được các PTHH của PUPH và PUHH. | Viết được các PTHH | - Tính thể tích ( khối lượng ) khí oxi tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng | |||||||||
Số câu | 1 | 1 | 15a | 1 | 3 | |||||||
Số điểm | 0,25 | 2 | 1 | 0,25 | 3,5 (35%) | |||||||
- Chủ đề 2: Oxit | - Khái niệm oxit, oxit axit, oxit bazơ - Gọi tên 1 số oxit theo CTHH hoặc ngược lại - Phân biệt oxit axit, oxit bazơ. | - lập CTHH của oxit khi biết hóa trị của nguyên tố | ||||||||||
Số câu | 5 | 1 | 6 | |||||||||
Số điểm | 1,25 | 0,25 | 1,5 (15%) | |||||||||
Chủ đề 3 : TCHH của oxi. Điều chế, thu khí và Ư.D của oxi | - Tính chất hóa học của oxi - Phương pháp điều chế oxi trong PTN | - Viết được các PTHH | ||||||||||
Số câu | 2 | 1 | 3 | |||||||||
Số điểm | 0, 5 | 2 | 2,5(25%) | |||||||||
Chủ đề 4 : Không khí , sự cháy | - Thành phần của không khí theo thể tích và khối lượng - Các điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy | |||||||||||
Số câu | 2 | 2 | ||||||||||
Số điểm | 0,5 | 0,5(5%) | ||||||||||
Chủ đề 5 : Tổng hợp các nội dung trên | Đạng toán tính theo PTHH | |||||||||||
Số câu | 15b,c | 1 | ||||||||||
Số điểm | 2,0 | 2,0 (20%) | ||||||||||
Tổng số câu | 10 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 15 | |||||
Tổng số điểm | 2,5 25% | 2,0 20% | 0,25 2,5% | 3,0 30% | 0,25 2,5% | 2,0 20% | 10,0 (100%) |
2. Đề kiểm tra:
A.Trắc Nghiệm khách quan: (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng
Câu 1: Oxít là hợp chất của oxi với
A. các nguyên tố hóa học khác. B. một nguyên tố phi kim.
C. một nguyên tố kim loại. D. một nguyên tố hóa học khác.
Câu 2: Dãy công thức hoá học nào sau đây đều là oxít?
A. N2O, SO2, NaOH. B. FeS, N2O, NaOH.
C. Fe2O3, N2O5, SO2. D. NaCl, Fe2O3, CO2.
Câu 3: Công thức NO2 có tên gọi là
A. đi nitơ oxit. B. nitơ đi oxit. C. nitơ tri oxit. D. nitơ oxit.
Câu 4: Hợp chất nào sau đây là Oxit Axit?
A. CO2. B. K2O. C. CaO. D. MgO.
Câu 5: Thể tích khí oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 5,4 g Al là
A. 3,6 lít. B. 3,36 lít. C. 3 lít. D. 33,6 lít.
Câu 6: Thành phần về thể tích của không khí là
A. 21% các khí khác, 78% khí nitơ, 1% khí oxi.
B. 21% khí oxi, 1% khí nitơ, 78% các khí khác.
C. 21% khí nitơ, 78% khí oxi, 1% các khí khác.
D. 21% khí oxi, 78% khí nitơ, 1% các khí khác.
Câu 7: Để dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy,người ta thường dùng cách nào sau đây?
(1) Trùm vải dày, (2) phủ cát lên ngọn lửa, (3) dùng nước?
A. Chỉ dùng cách 1. B. Dùng cách 1 hoặc cách 2.
C. Chỉ dùng cách 2. D. Dùng cả 3 cách.
Câu 8: Người ta có thể thu khí O2 bằng cách đẩy nước là nhờ dựa vào tính chất
A. khí O2 tan trong H2O. B. khí O2 khó hoá lỏng.
C. khí O2 ít tan trong H2O. D. khí O2 nhẹ hơn nước.
Câu 9: Công thức hoá học của oxit tạo bởi S (VI) và O là
A. SO2 . B. SO3. C. (SO2)3. D. (SO3)2.
Câu 10: Phương trình nào sau đây là phản ứng hóa hợp?
A. 2KClO3 2KCl + 3O2. B. CaCO3 CaO + CO2.
C. 4P + 5O2 2P2O5 . D. 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2.
Câu 11: Nhóm các chất đều tác dụng được với oxi trong điều kiện thích hợp là
A. S, P, NaCl. B. H2, Fe, Au. C. Mg, C, CH4. D. C, S, CaCO3.
Câu 12: Oxit bazơ thường là oxit của
A. phi kim. B. kim loại và tương ứng với một bazo.
C. kim loại. D. phi kim và tương ứng với một axit.
B. TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 13: (2 đ) Thế nào là phản ứng phân hủy, thế nào là phản ứng hóa hợp? Mỗi loại phản ứng hãy dẫn ra một ví dụ để minh họa.
Câu 14: (2đ) Hoàn thành những phản ứng hoá học sau:
a ………… + 3O2 2Fe2O3
b 4P + … … 2P2O5
c MgCO3 MgO + ........
d C2H4 + ……… 2CO2 + 2H2O.
Câu 15: (3đ) Đốt cháy hoàn toàn một lượng bột đồng trong khí oxi thu được 48 g đồng oxít (CuO)
a. Viết các phương trình hóa học xảy ra?
b. Tính thể tích khí oxi cần dùng ở (đktc) ?
c. Muốn có khối lượng oxi nói trên phải phân hủy bao nhiêu gam kali clorat (KClO3)?
( K = 39 ; Cl = 35,5 ; O = 16 ; Cu = 64 )
IV. Đáp án và thang điểm:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đ/án | D | C | B | A | B | D | C | C | B | C | C | B |
Điểm | Mỗi câu chọn đúng 0,25 điểm |
B. Phần tự luận. (7 điểm )
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 13 (2 đ) | - Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó 1 chất sinh ra 2 hay nhiều chất mới Ví dụ : 2Fe(OH)3Fe2O3+ 3H2O - Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có 1 chất mới ( sản phẩm ) được tạo thành từ 2 hay nhiều chất ban đầu Ví dụ : C + O2 CO2 - Có thể lấy ví dụ khác nhưng phù hợp với yêu cầu vẫn có điểm | 0,5điểm 0,5điểm 0,5điểm 0,5điểm |
Câu 14 (2đ) | a 4Fe + 3O2 2Fe2O3 b 4P + 5O2 2P2O5 c MgCO3 MgO + CO2 d C2H4 + 3O2 2CO2 + 2H2O. | 0,5điểm 0,5điểm 0,5điểm 0,5điểm |
Câu 15 (3đ) | a, Các phương trình hóa học xảy ra: 2Cu + O2 2CuO 2KClO3 2KCl + 3 O2 b, - Số mol của CuO: -Phương trình hóa học xảy ra: 2Cu + O2 2CuO (1) Theo PT: 2 mol 1 mol 2 mol Theo đề: 0,3 mol <------ 0,6 mol Từ (1) => nO2 = 0,3 mol -Thể tích khí oxi cần dùng(đktc) là: c, Từ kết quả câu b, ta có: 2KClO3 2KCl + 3O2 Theo PT: 2 mol 2 mol 3 mol Theo đề: 0,2 mol < -------------------------------- 0,3 mol - Khối lượng KClO3 cần tìm là:
Đáp Số: | 0,5điểm 0,5điểm 0,5điểm 0,25điểm 0,5điểm 0,25điểm 0,5điểm |
*Thống kê chất lượng
Lớp | TSHS | Giỏi | Khá | TB | Yếu | Kém | Từ TB trở lên | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
8a1 | |||||||||||||
8a2 | |||||||||||||
8a3 |
V. Rút Kinh Nghiệm:
Tuần 25: Ngày Soạn: 18.02.2019
Tiết 47: Ngày Dạy: 20.02.2019
Chương V HIĐRÔ - NƯỚC
TÍNH CHẤT - ỨNG DỤNG CỦA HIĐRÔ
I.Mục Tiêu:
1. Kiến thức: HS biết được:
2. Kĩ năng: Quan sát thí nghiệm, hình ảnh... rút ra được nhận xét về TCVL và TCHH của hiđro.
3. Thái độ: kiên trì trong học tập – Yêu thích bộ môn và gìn giữ môi trường
4. Năng lực cần hướng tới:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực nghiên cứu và thực hành Hóa học
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa Học
- Năng lực tính toán.
II. Trọng Tâm: -Tính chất hóa học của hiđro
III. Chuẩn Bị.
1. Giáo Viên:
-Máy chiếu, PHT
-Dụng cụ: Lọ nút, giá thí nghiệm, đèn cồn, ống ngiệm có nhánh, cố thuỷ tinh, khay nhựa
-Hoá chất: 5 lọ khí H2, 1 lọ đựng khí O2, Zn viên, dd HCl
2. Học sinh:
-Ôn lại một số kiến thức: đơn chất, hợp chất, NTHH, thành phần của không khí.
-Đọc kĩ phần đọc thêm để giải thích các hiện tượng của bài học.
IV. Tiến Trình Giảng Dạy:
GIÁO VIÊN | HỌC SINH | NỘI DUNG | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 1: Khởi động (6 p) Chơi giải ô chữ.-Gồm 5 hàng ngang. +Hàng ngang 1: (7 chữ cái) Chất được tạo bởi hai hay nhiều nguyên tố hóa học gọi là gì? +Hàng ngang 2: (4 chữ cái) Tên một nguyên tố hóa học chiếm 1% thể tích không khí gọi là gì? +Hàng ngang 3: (7 chữ cái) Chất được tạo bởi một nguyên tố hóa học gọi là gì? +Hàng ngang 4: (6 chữ cái) Một loại hạt đặc trưng cho nguyên tố hóa học? +Hàng ngang 5: (3 chữ cái) Tên một nguyên tố hóa học duy trì sự cháy, sự sống?
- Hiđrô cũng là một đơn chất có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất. Hợp chát phổ biến của hiđrô trong tự nhiên là gì? Chúng ta cùng nghiên cứu chương V - HIĐRÔ. NƯỚC - Vậy, Hiđrô có KHHH, CTHH, Tính chất và ứng dụng như thế nào? Ta cùng tìm hiểu bài đầu tiên của chương: TÍNH CHẤT – ỨNG DỤNG CỦA HIĐRÔ | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 27 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Gọi 2 hs viết KHHH và NTK. CTHH và PTK ?Khi nghiên cứu một nguyên tố cụ thể, thông thường đi theo trình tự như thế nào? -GV:Tiết học hôm nay chúng ta tìm hiểu I, II/1. ? KHHH và NTK của Hiđrô? ? CTHH và PTK như thế nào? Gv: Phân tử Hiđrô gồm hai nguyên tử, vậy ở điều kiện thường, hiđrô tồn tại ở trạng thái gì? Màu gì? Nặng hay nhẹ hơn không khí? Có tan được trong nước? Ta đi vào phần I. -Giới thiệu lọ đựng Hiđrô ?Nêu trạng thaí, màu sắc của H2? -Giới thiệu quả bóng có bơm khí H2 ?Nếu thả quả bóng ra thì hãy dự đoán hướng di chuyển của quả bóng? Gv: thả quả bóng để chứng minh dự đoán của học sinh. ?Vì sao quả bóng có thể bay lên được? ?Dựa vào cơ sở nào ta có thể chứng minh được khí H2 nhẹ hơn không khí? Gv: Từ đó các nhà khoa học cũng chứng minh được rằng Hiđrô là chất khí nhẹ nhất trong tất cả các chất khí GV giới thiệu: ?1 lít nước ở 150C hoà tan 20 ml khí H2, Nxét tính tan của khí hiđrô trong nước? ? Suy nghỉ 1p, 🡪 thảo luận theo cặp 1p🡪 hoàn thành TCVL của H2? -Nhận xét, và chốt kiến thức. Hiđrô có những TCHH nào? Ta cùng tìm hiểu nội dung phần II. | -Tính chất vật lý -Tính chất hóa học -Ưng dụng. -H : 1 đvC -H2 : 2 đvC
HS quan sát -Nhận xét trạng thái, màu sắc 🡪so sánh H2 với kk (Quả bóng bay lên). 🡪Nhận xét tính tan trong nước của H2. Khí Hiđrô là chất khí, không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các chất khí, tan rất ít trong nước. | -KHHH: H NTK: 1đvC -CTHH: H2 PTK: 2đvC I. Tính chất vật lý. Hiđrô là chất khí, không màu, nhẹ nhất trong các chất khí, tan ít trong nước. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
-Đọc nội dung thí nghiệm (a) Gv: giới thiệu dụng cụ, hóa chất. Gv biểu diễn thí nghiệm và yêu cầu học sinh chú ý các thao tác, ngọn lửa và sản phẩm sinh ra. GV: thí nghiệm H2 + O2 - Giới thiệu cách thử khí H2 tính khiết, ? Các em nhận xét ngọn lửa H2 cháy trong kk? GV: đưa ngọn lửa H2 đang cháy vào lọ khí O2. ? Hãy quan sát và nhận xét? Chú ý: ngọn lửa và thành lọ đựng khí oxi GV: Hiđrô cháy trong oxi tao ra hơi nước, đồng thời toả nhiều nhiệt vì vậy người ta dùng hiđrô làm nguyên liêu cho đèn xì oxi – hiđrô để hàn cắt kim loại ?Nêu kết luận gì ? ?Xác định chất tham gia, chất sản phẩm cho thí nghiệm trên? ?Viết PTHH xảy ra ? ?Lúc thu H2 vào ống nghiệm và đưa gần ngọn lửa đèn cồn, em nghe âm thanh gì? Gv:Chúng ta sẽ làm rõ nguyên nhân nào gây nên tiếng nổ đó. -Đọc nội dung phần c -Thảo luận nhóm trả lời 3 câu hỏi: 3’ * Tại sao hỗn hợp khí H2 và O2 cháy lại gây tiếng nổ? *Nếu đốt cháy H2 ngay ở đầu ống dẫn khí, dù ở trong lọ khí oxi hay không khí, sẽ không gây ra tiếng nổ mạnh, vì sao? *Làm thế nào để biết dòng khí H2 là tinh khiết để có thể đốt cháy dòng khí đó mà không gây ra tiếng nổ mạnh? -Các nhóm treo bảng con, các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có) GV: nếu lấy tỉ lệ về thể tích Vhiđrô /Voxi = 2/1 thì khi đốt hiđrô, hỗn hợp sẽ gay nỗ mạnh ( hỗn hợp nỗ ) GV chốt kiến thức và ghi bảng * Chú ý: Ở bài thực hành tới chúng ta có điều chế, thu khí và đốt H2 thì phải hết sức cẩn thận, phải cho H2 thoát ra ngoài một thời gian rồi mới đốt. | -1 hs đứng tại chổ đọc -Chú ý -Quan sát -Ngọn lửa vàng mờ -Quan sát -Ngọn lửa cháy mạnh hơn, trên thành lọ chứa oxi có những giọt nước. -H2 tác dụng với oxi. -Chất tham gia: H2 và O2 Chất sản phẩm: H2O 2H2 + O22H2O -Có tiếng nổ -1 hs đọc nội dung phần c -Thảo luận nhóm (3’) *Vì: Khi đốt cháy rất nhanh và tỏa rất nhiều nhiệt. Nhiệt này làm cho thể tích nước tạo thành sau phản ứng tăng lên đột ngột, làm chấn động mạnh kk và gây nên tiếng nổ. *vì trong dụng cụ điều chế H2, kk chưa được cuốn ra hết và có chứa 1 phần khí oxi, nếu H2 thoát ra sẽ kết hợp với oxi không khí theo đúng tỉ lệ 2:1 thì sẽ gây tiếng nổ mạnh. *Thu khí H2 vào ống nghiệm và đốt trên ngọn lửa đèn cồn đến khi nghe tiếng nổ nhẹ hoặc không nghe tiếng nổ thì H2 sinh ra là tinh khiết. | II. Tính chất hoá học 1 Tác dung với oxi: - H2 cháy trong khí oxivới ngọn lửa màu xanh, tỏa nhiệt 🡪 nước 2H2 + O2 2H2O -Hỗn hợp khí H2 và O2 theo tỉ lệ về thể tích 2:1 là hỗn hợp nổ mạnh | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 3: Củng cố, luyện tập 5p | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
-Hệ thống lại nội dung bài học -Luyện tập: Bằng Phương pháp hóa học hãy nhận biết 3 chất khí không màu bị mất nhãn đựng trong 3 lọ riêng biệt sau: Oxi, Hidro và Nitơ | -Trả lời: -Dùng tàn đóm đỏ để trên miệng 3 lọ, nếu lọ nào làm tàn đóm bùng cháy trở lại chứng tỏ lọ đó có chứa khí oxi (Vì oxi duy trì sự cháy) -Dùng 1 ngọn lửa để trên miệng 2 lo còn lại, nếu lọ nào nghe thấy có tiếng nổ nhẹ thì chứng tỏ trong lọ đó có chứa H2 -Lọ còn lại làm tắt ngọn lử thì lọ đó có chứa nito (vì nito không duy trì sự cháy) | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 4: Vận dụng 3p | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Đốt cháy Hidro trong oxi thu được 10,8g nước.Tính thể tích khí oxi và Hidro tham gia phản ứng ở đktc. | -Tóm tắt: Giải: a/ -Tính -Viết PTHH: O2 + 2H2 2H2O (1) -Từ (1) ta có: => b/ Từ (1) nH2 = nH2O = 0,6(mol) => | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng 2p | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- Hệ thống lại nội dung bài giảng - Đọc bài đọc thêm để hiểu hơn hiện tượng nổ khi đốt H2 và O2 - BTVN: bài 6 sgk trang 109. - Học bài và soạn trước phần còn lại của bài +Tìm hiểu TCHH thứ 2 của hidro: Cách tiến hành thí nghiệm, dụng cụ, hóa chất, hiện tượng, PTHH, điều kiện phản ứng. +Kết luận về TCHH của Hidro +Ứng dụng của hidro |
V. Rút Kinh Nghiệm:
Tuần 25: Ngày soạn: 18.02.2019
Tiết 48: Ngày Dạy: 21.02.2019
TÍNH CHẤT - ỨNG DỤNG CỦA HIĐRÔ (tt)
I. Mục Tiêu:
1. Kiến Thức: HS biết được:
-Ứng dụng của hiđro: Làm nhiên liệu, nguyên liệu trong công nghiệp.
2. Kĩ Năng:
-Viết được phương trình hóa học minh họa được tính khử của hiđro.
-Tính được thể tích khí hiđro (đktc) tham gia phản ứng và sản phẩm.
3. Thái độ: kiên trì trong học tập, yêu thích bộ môn
4. Năng lực cần hướng tới:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực nghiên cứu và thực hành Hóa học
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa Học
- Năng lực tính toán.
II. Trọng Tâm:
-Tính chất hóa học của hiđro (tt)
-Khái niệm về chất khử, sự khử.
III. Chuẩn Bị:
-Hoá chất: CuO, Zn, miếng Cu, dd HCl, diêm,
-Dụng cụ: Ống dẫn khí cao su, bình kíp đơn giản, đèn cồn, ống dẫn khí bằng thuỷ tinh rỗng hai đầu, miếng thuỷ tinh mỏng
IV. Tiến Trình Bài Giảng:
1. Bài cũ: (5’)
a. So sánh sự giống nhau và khác nhau về tính chất vật lý giữa H2 và O2?
b. Tại sao trước khi đốt cháy H2 chúng ta cần phải thử độ tính khiết của H2? Nêu cách thử?
2. Hoạt động dạy học: (30’)
GIÁO VIÊN | HỌC SINH | NỘI DUNG |
Hoạt động 1: Tính chất hóa học (22’) | ||
Đọc cách tiến hành thí nghiêm. GV:Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm thí nghiệm H2 + CuO -Giới thiệu cho HS ống dẫn khí bằng thuỷ tinh thủng 2 đầu, có nút cao su với ống dẫn xuyên qua có đựng sẵn CuO ở trong, đèn cồn, ống nghiệm. ?Hãy quan sát và nêu màu sắc của CuO? GV:Vừa làm thí nghiệm vừa hướng dẫn HS điều chế khí H2 ?Yêu cầu HS quan sát hiện tượng sau khi cho luồng khí H2 đi qua ở nhiệt độ thường. Nhân xét ? GV:đưa đèn cồn đang cháy vào phía dưới ống nghiệm có CuO ? Em hãy quan sát và nêu hiện tượng xảy ra và nhận xét ? ?Yêu cầu HS so sánh màu của sản phẩm thu được với kim loại Cu rồi nêu tên của sản phẩm có màu đỏ gạch? ?Ngoài đồng, còn có sản phẩm nào khác? GV: chốt lại kiến thức ?Gọi 1 hs lên bảng viết PTHH. ? Khí H2 có vai trò gì trong phản ứng trên? Ngoài CuO, H2 cũng có thể khử nhiều oxít kim loại khác để tạo thành kim loại tương ứng -Treo bảng phụ có bài tập sau: Viết phương trình phản ứng hoá học khí H2 khử các oxít sau: a. Sắt (III) oxít (Fe2O3) b. kẽm oxít (ZnO) c. Magiê oxít (MgO) ?Những hợp chất chứa oxi ở chất tham gia gọi là gì? ?Sau phản ứng các oxít kim loại đã tạo thành chất gì? GV: Ở những nhiệt độ khác nhau, H2 đã chiếm nguyên tử oxi của 1 số oxít kim loại để tạo ra kim loại. Đây là 1 trong những phương pháp điều chế kim loại ? Vậy Hiđrô có những TCHH nào ? ?Em có kết luận gì về TCHH của H2? | -1 hs đọc cách tiến hành -Quan sát -Chú ý theo dõi -CuO: màu đen -Quan sát. -Không có hiện tượng gì xảy ra => không có hiện tượng gì xảy ra. -Quan sát -Bột CuO từ màu đen chuyển dần sang màu đỏ gạch và trên miếng thuỷ tinh bị mờ. -Giống nhau (màu đỏ gạch) -Sản phẩm có tên đồng -Hơi nước H2 + CuO Cu + H2O - chất khử Cho HS làm theo nhóm 3’ a.Fe2O3+3H2 2Fe+3H2O b/ ZnO+H2 Zn+H2O c/MgO+H2 Mg+H2O -Oxít kim loại. -Kim loại -T/d với oxi và oxít kim loại - Ở nhiệt độ thích hợp, khí H2 không những kết hợp được với đơn chất oxi, mà nó còn có thể kết hợp được với nguyên tố oxi trong một số oxít kim loại. Khí H2 có tính khử. Các phản ứng này toả nhiều nhiệt. | II. Tính chất hoá học 2.Tác dụng với đồng (II) oxít -Hiện tượng: Bột CuO có màu đen chuyển sang màu đỏ gạch là kim loại Cu. H2 +CuOCu + H2O
*Kết luận: Ở nhiệt độ thích hợp, khí H2 không những kết hợp được với đơn chất oxi, mà nó còn có thể kết hợp được với nguyên tố oxi trong một số oxít kim loại. Khí H2 có tính khử. Các phản ứng này toả nhiều nhiệt. |
Hoạt động 2: Ứng dụng (8’) | ||
-Yêu cầu HS quan sát H 5.3 sgk và trên tranh đã che khuất tên ứng dụng ?Nêu ứng dụng của H2 . ?Phát tên ứng dụng của H2 và cho hs lên gắng trên tranh cho thích hợp. ?Dựa vào tính chất hoá học nào mà người ta ứng dụng H2 làm nhiên liệu? ?Dựa vào TCHH nào mà người ta ứng dụng H2 làm chất khử để có thể điều chế một số kim loại từ các oxít kim loại? ?H2 có thể bơm vào khinh khí cầu hoặc bong bóng bay là dựa vào tính chất vật lý nào? | Quan sát. - Làm nhiên liệu - Làm nguyên liệu - Dùng làm chất khử -Dùng bơm vào khinh khí cầu, bóng thám hiểm Lần lượt từng hs lên gắng trên tranh H2 cháy trong oxi toả nhiều nhiệt -H2 tác dụng với oxít kim loại -H2 nhẹ nhất trong các chất khí. | III. Ứng dụng của Hiđrô. - Làm nhiên liệu - Làm nguyên liệu - Dùng làm chất khử -Dùng bơm vào khinh khí cầu, bóng thám hiểm |
3.Củng cố (7’)
-Hệ thống lại nội dung bài giảng
-Bài tập 3/109: Chọn cụm từ thích hợp trong khung điền vào chổ trống trong các câu sau:
Trong các chất khí, Hiđrô là khí ……………………… Khí Hiđrô có……………
Trong phản ứng giữa H2 và CuO, H2 có …………………………vì
…………………… của chất khác; CuO có …………………………………………… vì ……………………
Cho chất khác.
Tính oxihoá; tính khử;
chiếm oxi; nhường oxi; nhẹ nhất
-Hướng dẫn bài tập 4/109:
a/ nCuO = m/M
-Viết PTHH xảy ra: CuO + H2 Cu + H2O
-Biểu diễn số mol theo phương trình và theo đề dể suy ra nCu (nCu=nCuO)
-Tính khối lượng cua Cu: mCu = n.M.
b/ Từ phương trình tính được : nH2 = nCuO
-Thể tích H2 ở đktc là: VH2 (đktc) = n.22,4 (l).
4. Dặn dò: (2’)
-Tương tự bài tập 4, hs về làm tiếp bài tập 5.
-Học bài và làm bài tập 5,6 9sgk tr 112
-Hướng dẫn HS làm bài tập 6
-Soạn trước bài 32
V. Rút Kinh Nghiệm:
Tuần 25: Ngày soạn: 20.02.2019
Tiết 49: Ngày dạy: 22.02.2019
ĐIẾU CHẾ KHÍ HIĐRÔ – PHẢN ỨNG THẾ
I.Mục Tiêu:
1. Kiến thức: HS biết được:
-Phản ứng thế là phản ứng trong đó nguyên tử đơn chất thay thế nguyên tử của nguyên tố khác trong phân tử hợp chất.
2. Kĩ năng:
-Quan sát thí nghiệm, hình ảnh... rút ra được nhận xét về phương pháp điều chế và cách thu khí hiđro. Hoạt động của bình Kíp đơn giản.
-Viết được PTHH điều chế hiđro từ kim loại (Zn, Fe) và dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng)
- Nhận biết phản ứng thế trong các PTHH cụ thể
-Tính được thể tích khí hiđro điều chế được ở đkc
3. Thái độ: kiên trì trong học tập và yêu thích bộ môn
4. Năng lực cần hướng tới:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực nghiên cứu và thực hành Hóa học
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa Học
II. Trọng Tâm:
-Phương pháp điều chế hiđro trong phòng TN và CN
-Khái niệm phản ứng thế
III. Chuẩn Bị.
-Hoá chất: Zn, dd HCl.
-Dụng cụ: Bình kíp đơn giản, ống nghiệm, ống vuốt nhọn nối ống dẫn khí, chậu nước, diêm, nút cao su, đèn cồn, kính đồng hồ, kẹp gỗ, ống nhỏ giọt, giá sắt.
-Phiếu học tập
IV.Tiến Trình Bài Giảng
1. Bài cũ:
GIÁO VIÊN | HỌC SINH | NỘI DUNG | |||||
Hoạt động 1: Khởi động 5p Hoàn thành các sơ đồ phản ứng sau? Mỗi phương trình thuộc loại PUHH nào đã học? Giải thích? (Chiếu slide 2) HS1: (1) KClO3 KCl + O2. (2) Fe(OH)3 Fe2O3 + H2O. HS2: (1) H2 + O2 + H2O (2) H2 + CuO ? + H2O *Đáp án: -HS1: (1) 2KClO3 2KCl + 3O2. (2) 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O. Hai PTHH trên thuộc phản ứng phân hủy vì có 1 chất tham gia tạo thành hai chất mới. HS2: (3) 2H2 + O2 + 2H2O (4) H2 + CuO Cu + H2O PTHH (3) là phản ứng hóa hợp vì có 1 chất sản phẩm được tạo thành từ hai chất ban đầu PTHH (4): Không biết. 2. Hoạt động dạy học: GV: PTHH (4) có 2 chất tham gia và 2 chất sản phẩm thuộc loại phản ứng hóa học nào? Phản ứng đó có gì khác với các loại phản ứng đã học. Hidro được điều chế từ nguyên liệu nào? Ta cùng nghiên cứu nội dung tiết học hôm nay. Tiết 49: ĐIỀU CHẾ HIDRO – PHẢN ỨNG THẾ. | |||||||
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 30p | |||||||
| |||||||
-Chiếu slide 3+ phát PHT + Đọc cách tiến hành thí nghiệm GV: Làm thí nghiệm theo các bước trong PHT. ? Nêu hiện tượng xảy ra bằng cách hoàn thành PHT trong vòng 2 phút -Đại báo cáo theo PHT. -Ngoài Zn, có thể thay thế bằng các kim loại khác như A, Fe, Mg,...Ngoài ddHCl cũng có thể thay thế bằng ddH2SO4. ?Nguyên liệu điều chế H2? ?Người ta điều chế H2 tư những nguyên liệu nào? ?Nêu chất tham gia trong TN? ?Sản phẩm là chất nào? ?Viết PTHH? ?Viết PTHH Fe +H2SO4(l) -Gọi 2 hs khác viết phương trình của Al, Fe lần lượt với HCl. GV:Để điều chế H2 với lượng lớn hơn trong PTN người ta sử dụng bình kíp để điều chế . -Chiếu slde 6 ? Có mấy cách thu khí H2? Kể tên ?Dựa vào TCVL nào mà người ta có thể thu khí H2 bằng cách đẩy nước? ?Dựa vào TCVL nào mà có thể thu khí H2 bằng cách đẩy không khí? ?Muốn nhận biết khí H2 người ta làm như thế nào? -Chiếu slide 7: -Chiếu từng hình và cho hs mô tả hình ảnh đó mô tả gì? ?Em có nhận xét gì về phương pháp thu khí oxi và hidro bằng pp đẩy nước? ?Em có nhận xét gì về phương pháp thu khí oxi và hidro bằng pp đẩy không khí? ?Vì sao? | -Đọc thí nghiệm. HS quan sát. -Hội ý theo bàn trong 2’ -Kim loại: Zn (Al, Fe, Mg,…) -Dd axit: HCl hoặc H2SO4(l) -Zn + 2HCl 🡪ZnCl2 + H2. Fe +H2SO4(l) FeSO4+H2 -Quan sát bình kíp. -2 cách: Đẩy nước và đẩy không khí. -H2 rất ít tan trong nước -H2 nhẹ nhất trong tất cả các chất khí (nhẹ hơn không khí) -Dùng que đóm đang cháy. -H1: Đ/c và thu khí oxi bằng pp đẩy nước. -H2: Đ/c và thu khí hidro bằng pp đẩy nước. -H3: Đ/c và thu khí oxi bằng pp đẩy không khí. -H4: Đ/c và thu khí oxi bằng pp đẩy không khí. -Giống nhau. -Khác nhau
| I. Điều chế khí Hiđrô. 1.Trong phòng thí nghiệm: -Nguyên liệu: +Kim loại: Zn (hoặc Al, Fe, Mg,…) +Dd axit: HCl hoặc H2SO4(l) - PTHH: Zn + 2HCl ZnCl2+H2 Fe +H2SO4(l) FeSO4+H2 -Có 2 cách thu khí: Đẩy nước và đẩy không khí | |||||
| |||||||
GV: cho HS nhận xét các phản ứng ở phần I. ? Các nguyên tử Zn đã thay thế cho nguyên tử nào của axít? GV: dùng phấn màu để giúp HS nhận biết. Phản ứng như trên gọi là phản ứng thế ? Vậy thế nào là phản ứng thế? GV: Bổ sung và kết luận Gọi hai hs lên bảng viết phản ứng thế với Al, Fe với H2SO4. | -Zn đã thay thế cho nguyên tử H2 của axít. -Là phản ứng trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất 2 HS viết 2 PTHH. 2Al+3H2SO4Al2(SO4)3+ 3H2 Fe +H2SO4 FeSO4 + H2 | II.Phản ứng thế là gì?
-Phản ứng thế là phản ứng trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của nguyên tố khác trong phân tử hợp chất VD: 2Al+3H2SO4Al2(SO4)3+ 3H2 Fe +H2SO4 FeSO4 + H2 | |||||
Hoạt động 3: Củng cố, luyện tập 5p | |||||||
-Hệ thống kiến thức - Cho các phương trình sau: Hày chỉ ra đâu là phản ứng thế. Giải thích. a/ C + O2 CO2 b/ CuO + H2 Cu + H2O c/ 2Al + 3Cu(NO3)2 2Al(NO3)3 + 3Cu d/ Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2 e/ Mg(OH)2 MgO + H2O f/ Na2O + H2O NaOH | * Đáp án: Phương trình c, d là phản ứng thế vì: + Chất tham gia là một đơn chất và một hợp chất +Trong đó nguyên tử Al và Zn lần lượt thay thế cho nguyên tử Cu và H trong phân tử Cu(NO3)2 và H2SO4. | ||||||
Hoạt động 4: Vận dụng 3p | |||||||
Cho 3,6g kim loại Magie phản ứng hoàn toàn với dd HCl thu được Magie và khí H2 a/ Viết PTHH. b/ Tính Thể tích khí H2 thu được ở đktc? | -Tóm tắt: mMg= 3,6 (g) a/ Viết PTHH. b/ VH2 (đktc) = ? (l) -Giải: a/ PT: Mg + 2HCl MgCl2 + H2 b/ | ||||||
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng 2p | |||||||
- Học bài giảng và làm bài tập 1,2,3,4,5 sgk trang 116. - Tiết sau luyện tập |
V. Rút Kinh Nghiệm:
Tuần 27: Ngày soạn: 04.03.2019
Tiết 50: Ngày dạy: 06.03.2019
BÀI LUYỆN TẬP 6
I.Mục Tiêu:
1. Kiến thức: HS cần
-Ôn lại những kiến thức cơ bản như: TCVL,TCHH, điều chế và ứng dụng của hiđro.
-Hiểu được khái niệm phản ứng thế, phản ứng hóa hợp. phản ứng phân hủy.
2. Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng viết PTHH và tính toán theo PTHH.
-Phân biệt phản ứng thế với pư hóa hợp, pư phân hủy.
3. Thái độ: kiên trì trong học tập và yêu thích bộ môn.
4. Năng lực cần hướng tới:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa Học
- Năng lực tính toán.
II. Trọng tâm: TCHH của H2, điều chế H2 trong PTN pứ thế.
III. Chuẩn Bị. Bảng phụ có ghi sẳn các bài tập
IV. Tiến Trình Bài Giảng:
1. Bài cũ: Không kiểm tra
2. Hoạt động dạy học: (41’) Chúng ta đã tìm hiểu về tính chất của H2 điều chế H2- phản ứng thế. Hôm nay cô trò chúng ta cùng đi hệ thống lại những kiến thức đã học, đồng thời vận dụng các kiến thức đó để làm một số dạng bài tập.
Giáo Viên | Học Sinh | ||||
Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ (10’) | |||||
-Chiếu lên màn hình bài tập1: Hãy điền cụm từ thích hợp vào chổ trống để được kết luận về TCHH của H2: tính khử, nguyên tố, đơn chất, hợp chất, tỏa nhiệt. “ Ở nhiệt độ cao, H2 không những khết hợp với …(1)… oxi mà còn có thể kết hợp với …(2) …oxi trong một số oxit kim loại. H2 có …(3)…Các phản ứng này đều …(4)…” Gọi 1 hs đứng tại chổ hoàn thành. Gv lấy điểm miệng. -Chiếu bài tập 2 lên màn hình: Hãy ghép cụm từ ở cột A với cột B để được ý đúng
-Gọi 1 hs đứng tại chổ hoàn thành. ?Trong đời sống và sản xuất, H2 có nhiều ứng dụng chủ yếu là do những tính chất nào? ?Nguyên liệu để điều chế H2 trong PTN là gì? ?Có thể thu khí H2 bằng mấy cách? | I. Kiến thức cần nhớ. Bài tập 1: (1): đơn chất (2): nguyên tố (3): tính khử (4): tỏa nhiệt Bài tập 2: Câu 1 ghép với câu c Câu 2 ghép với câu a Câu 3 ghép với câu d. -H2 là chất khí nhẹ nhất, có tính khử và khi cháy tỏa nhiều nhiệt -Kim loại (Zn, Al, Fe) và dung dịch axit (HCl, H2SO4 l) -Hai cách : đẩy nước và đẩy không khí. | ||||
Hoạt động 2: Bài tập (30’). | |||||
-Chiếu lên màn hình bài tập 1/118 sgk. -Đọc đề ?Đề bài yêu cầu chúng ta thực hiện những việc gì? -Gọi 1 hs lên bảng thực hiện, các hs còn lại làm vào giấy nháp và thu 5 hs nhanh nhất chấm lấy diểm miệng. -Chiếu lên màn hình bài tập 4/119 sgk. -Đọc đề ?Để làm bài tập trên ta làm những việc gì? Cho lớp thảo luận 3’ N1,2,3: câu a,b, c N4,5,6: câu d,e -Chọn 2 nhóm treo lên. Cho các nhóm còn lại nhận xét, sửa sai (nếu có). -Gv chiếu cách làm yêu cầu hs vền hà hoàn thành. -Bài tập 5a,c. -Gọi HS viết PTHH. ?Nêu cách giải câu c? -Gọi 1 hs tính số mol của Fe -Gọi 1 hs khác tính khối lượng của Cu => tính số mol của Cu. thể tích của H2 theo mỗi phương trình Gv: gọi 1 hs tính tổng thể tích của H2 ở 2 phương trình. | II. Bài tập: Bài tập 1/118: a/ 2H2 + O22H2O b/ 3H2 + Fe2O3 2Fe + 3H2O c/ 4H2 + Fe3O4 3Fe + 4H2O d/ H2 + PbO Pb + H2O PT a: là Phản ứng hóa hợp PT b, c, d: là phản ứng thế Bài tập 4/119: a/ CO2 + H2O H2CO3 b/ SO2 + H2O H2SO3 c/ Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 d/ P2O5 + 3H2O 2H3PO4 e/ PbO + H2 Pb + H2O -a,b,d là PUHH. -c,e là PU thế. Bài tập 5/119: a/ Viết phương trình H2 +CuO Cu + H2O (1) 3H2+ Fe2O3 2Fe+ 3H2O (2) c/ -Tính số mol Từ(1): Từ(2): -Thể tích H2 |
3. Củng cố: (2’)
-Hệ thống lại những kiến thức trọng tâm đã ôn
-Làm lại các bài tập.
4. Dặn dò: (1’)
- Học bài trong phần ôn tập chương và làm bài tập 2,4,6 sgk trang 119.
=> Chuẩn bị thật kĩ để tiết 53 kiểm tra viết 1 tiết
- lập trước bài tường trình vào giấy để chuẩn bị thực hành ở tiết 52.
V. Rút Kinh Nghiệm:
Tuần 27: Ngày soạn: 06.03.2019
Tiết 51: Ngày dạy: 08.03.2019
BÀI LUYỆN TẬP 6 (tt)
I.Mục Tiêu:
1. Kiến thức: HS cần
-Ôn lại kiến thức giải bài toán tính theo PTHH.
-Ôn lại kiến thức các loại Phản ứng hóa học đã học
2. Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng viết PTHH và tính toán theo PTHH.
-Phân biệt phản ứng hóa học
3. Thái độ: kiên trì trong học tập và yêu thích bộ môn.
4. Năng lực cần hướng tới:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa Học
- Năng lực tính toán.
II. Trọng tâm: bài toán tính theo PTHH và các loại phản ứng hóa học.
III. Chuẩn Bị. Bảng phụ có ghi sẳn các bài tập
IV. Tiến Trình Bài Giảng:
1. Kiểm tra 15 phút:
a. Ma trận:
Mức độ | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Tổng |
Tính chất - ứng dụng của H2. | -CTHH của Hidro. -Giải thích tính chất vật lí của Hidro. | -Hỗn hợp nổ của Hidro và oxi theo tỉ lệ bao nhiêu? | -Tính thể tích Hidro cần dùng ở đktc. | ||
Số câu – số điểm | 2 câu – 2điểm | 1 câu – 1 điểm | 1 câu – 1 điểm | 4 câu - 4 điểm 40% | |
Điều chế H2. Phản ứng thế. | -Định nghĩa phản ứng thế. -Nguyên liều điều chế hidro trong PTN. -Nhận biết phản ứng thế. | -Cân bằng phản ứng thế. -Nhận biết cách điều chế và thu khí Hidro bằng hình vẽ. | Tính thể tích Hidro sinh ra dựa vào bài toán chất dư. | ||
Số câu – số điểm | 3 câu – 3 điểm | 2 câu – 2 điểm | 1 câu – 1 điểm | 6 câu - 6 điểm 60% | |
Tổng | 5câu – 5 điểm | 3 câu – 3 điểm | 2 câu – 2 điểm | 10 câu - 10 điểm | |
Tỉ lệ % | 50% | 30% | 20% | 100% |
b. Đề 15 phút:
Khoanh tròn vào chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng
Câu 1: Hệ số thích hợp của sơ đồ phản ứng Al + HCl 🡪 AlCl3 + H2. lần lượt là
A. 2;6;2;3. B. 2;6;1;3. C. 2;3;2;3. D. 1;6;2;3.
Câu 2: Hình bên mô tả gì?
A. Điều chế và thu khí Hidro bằng phương pháp đẩy nước.
B. Điều chế và thu khí Hidro bằng phương pháp đẩy không khí.
C. Thu khí Hidro bằng phương pháp đẩy không khí.
D. Điều chế Hidro.
Câu 3: Thể tích khi H2(đktc) cần dùng cho 48 g CuO tác dụng với khí H2 , đun nóng là
A. 11,2 lít. B. 13,44 lít. C. 13,88 lít. D. 14,22 lít.
Câu 4: Công thức hóa học của khí hdro là
A. H2. B. 2H2. C. 2H. D. H.
Câu 5: Nguyên liệu để điều chế Hidro trong phòng thí nghiệm là
A. Kim loại Zn và dung dịch HCl. B. Kim loại Cu và dung dịch HCl.
C. Kim loại Al và dung dịch NaCl. D. Kim loại Fe và dung dịch CuCl2.
Câu 6: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thế ?
A. CaCO3 CaO + CO2 B. Fe + 2HCl FeCl2 + H2
C. 4P + 5O2 2P2O5 D. C + O2 CO2
Câu 7: Cho 13 g Zn vào dung dịch chứa 0,5 mol axit HCl.Thể tích khí H2 thu được là:
A. 1,12 lít. B. 2,24 lít. C. 3,36 lít . D. 4,48 lít.
Câu 8: Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa …… và …… , trong đó nguyên tử của …… thay thế cho nguyên tử của một nguyên tố trong …….
Chổ dấu …… và ……. là những từ theo đúng thứ tự nào sau đây?
A. đơn chất và hợp chất. B. đơn chất và đơn chất.
C. hợp chất và hợp chất. D. hợp chất và đơn chất.
Câu 9: Khí Hidro thường dùng để bơm vào bóng bay hay bóng thám không là vì
A. Hidro nhẹ nhất trong tất cả các khí. B. Hidro ít tan trong nước.
C. Hidro không màu. D. Hidro không mùi.
Câu 10: Hỗn hợp khí hidro và khí oxi là hỗn hợp nổ. Hỗn hợp này nổ mạnh nhất ở tỉ lệ về thể tích là bao nhiêu?
A. VH2 : V O2 = 2 : 1. B. VH2 : V O2 = 2 : 2. C. VH2 : V O2 = 1 : 2. D. VH2 : VO2 = 3 : 1.
c. Đáp án và biểu điểm:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đ/án | A | B | B | A | A | B | D | A | A | A |
Điểm | Mỗi đáp án đúng 1 điểm |
*Thống kê chất lượng
Lớp | TSHS | Giỏi | Khá | TB | Yếu | Kém | Từ TB trở lên | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
8a1 | |||||||||||||
8a2 | |||||||||||||
8a3 |
2. Hoạt động dạy học: (27’)
Chúng ta đã học về các loại phản ứng hóa học vậy hôm nay chúng ta cùng nhau cũng cố lại dạng bài tập này và giải 1 số bài toán tính theo PTHH của các loại phản ứng hóa học đã học.
Giáo Viên | Học Sinh |
-Chiếu lên màn hình bài tập 2/117 sgk. -Đọc đề ?Đề bài yêu cầu chúng ta thực hiện những việc gì? -Gọi 1 hs lên bảng thực hiện, các hs còn lại làm vào giấy nháp và thu 5 hs nhanh nhất chấm lấy diểm miệng. -Chiếu lên màn hình bài tập 5/113 sgk. -Đọc đề ?Đề bài cho biết gi? ?Yêu cầu làm gì? -Gọi 1 hs lên bảng tóm tắt đề. ?Xác định chất tham gia và sản phẩm của bài tập trên? -Gọi 1 hs lên bảng viết PTHH. ?Tính được gì từ dữ kiện đề cho? -Gọi 1 hs lên bảng tính n? -1 hs khác lên bảng viết PTHH và biểu diễn n. ?Tính n của Fe2O3.? ?Tính m của Fe2O3? Tương tự câu b hãy tìm y và tính V của H2 ở đktc? Treo đề bài tập 5/117. ?Đọc đề. ?Đề bài cho biết gì? ?Yêu cầu làm gì? -Yêu cầu HS tóm tắt đề. -Gọi HS viết PTHH? ?Xác đinh chất tham gia? ?Gọi 2HS tính n của các chất Fe và H2SO4? GV: Đề bài cho dữ kiện để tính được n của cả hai chất tham gia vì vậy ta phải tính toán xem thử chất nào tham gia phản ứng hết? Chất nào còn dư? Đây là bài toan tính theo PTHH có chất dư. GVHD HS biểu diễn n để tìm ra số mol chất dư. -GỌi HS tính khối lượng của Fe dư. Câu b cho các em giải cá nhân và gọi 5 em chấm lấy điểm miệng. | II. Bài tập: Bài tập 2/117: a/ 2Mg + O2 2MgO. b/ 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2. c/ Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu. PT a: là Phản ứng hóa hợp PT b là phản ứng phân hủy PT c: là phản ứng thế. Bài tập 5/113: Tóm tắt:
a/ Viết PTHH. b/ c/ Giải: a/ 3H2 + Fe2O3 2Fe + 3H2O. b/ 3H2 + Fe2O3 2Fe + 3H2O Theo PT: 3mol 1mol 2mol Theo đề: ymol <--- xmol <-------0,2mol
= 0,1 . (56.2 + 16.3) = 16 (g) c/
= 0,3 . 22,4 = 67,2 (l) Đáp số:
Bài tập 5/117: Tóm tắt:
a/ Chất nào dư? m chất dư =? (g) c/ Giải : a/ Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2.
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2. Theo PT: 1mol 1mol Theo đề: 0,4mol > 0,25mol nFe dư = 0,4 -0,25 = 0,15 (mol) mFe dư = nFe .MFe = 0,15 . 56 = 8,4(g) b/ Tương tự câu c bài tập 5/113. |
3. Củng cố: (2’)
-Hệ thống lại những kiến thức trọng tâm đã ôn
-Làm lại các bài tập.
4. Dặn dò: (1’) - Học bài trong phần ôn tập chương và làm bài tập 2,4,6 sgk trang 119.
=> Chuẩn bị bài tường trình vào vở.
V. Rút Kinh Nghiệm:
Tuần 28 Ngày soạn: 11.03.2019
Tiết 52: Ngày dạy: 13.03.2019
BÀI THỰC HÀNH 5
ĐIỀU CHẾ – THU KHÍ HIĐRÔ VÀ THỬ TÍNH CHẤT CỦA HIĐRÔ.
I.Mục Tiêu:
1. Kiến thức: HS cần
2. Kĩ năng:
-Lắp dụng cụ điều chế khí hiđro, thu khí hiđro bằng phương pháp đẩy không khí.
-Thực hiện thí nghiệm cho H2 tác dụng với CuO
-Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng
-Viết phương trình phản ứng điều chế hiđro và phương trình phản ứng giữa CuO và H2
-Biết cách tiến hành thí nghiệm an toàn, có kết quả
3. Thái độ: cẩn thận và yêu thích bộ môn
4. Năng lực cần hướng tới:
- Năng lực tự học
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực nghiên cứu và thực hành Hóa học
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa Học
II. Trọng Tâm: Biết tiến hành thí nghiệm điều chế hiđro, H2 tác dụng với CuO.
III. Chuẩn Bị.
1. Giáo viên:
-Bảng phụ có ghi sẳn các bước làm từng thí nghiệm.
-Hoá chất cho tứng nhóm: Zn, CuO, dd HCl, diêm
-Dụng cu cho từng nhóm: Bình kíp điều chế khí H2 đơn giản, ống nghiệm, đèn cồn, ống dẫn thuỷ tinh.
2.Học sinh: Bảng tường trình cá nhân và xem lại các thí nghiệm và những kiến thức cũ có liên quan. Hình vẽ để lắp ráp dụng cụ.
IV. Tiến Trình Bài Giảng:
1. Bài cũ: Không kiểm tra
2. Hoạt động dạy học: Các em đã nhìn thấy cách điều chế, thu khí và thử tính chất của H2 do cô làm. Bài học hôm nay chính tay các em phải tự tay làm những thí nghiệm đó.
GIÁO VIÊN | HỌC SINH | ||||||||||||||||
Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức liên quan (5’) | |||||||||||||||||
? Để điều chế H2 trong phòng thí nghiệm cần những nguyên liệu nào? ?H2 cháy trong không khí cho hiện tượng gì? ?Để tiếng nổ nhẹ thì ta làm thế nào? ?Có mấy cách thu khí? ?Dựa vào tính chất nào mà người ta có thể thu khí bằng cách đẩy nước? ?Dựa vào tính chất nào mà người ta có thể thu khí bằng cách đẩy không khí? | -Zn (Al, Fe) và dung dịch HCl (H2SO4) -Cho ngọn lửa màu xanh nhạt, tạo thành nước và có tiếng nổ nhẹ. -Thử độ tinh khiết của H2 bằng cách dúng ống nghiệm không thu khí và đưa gần ngọn lử đèn cồn nghe tiếng nổ nhẹ thì đốt H2 ở đầu ống dẫn khí. -Có 2 cách: Đẩy nước và đẩy không khí -H2 không tan trong nước -H2 nhẹ nhất trong các khí | ||||||||||||||||
Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (2’) | |||||||||||||||||
Hoạt động 3: Thực hành (21’) | |||||||||||||||||
Thí nghiệm 1: Điều chế và đốt H2 trong không khí ?cho biết dụng cụ điều chế khí H 2 trong PTN GV: hướng dẫn HS lắp dụng cụ và làm thí nghiệm GVHD HS thử độ tính khiết khí H2. GV: sau khoảng 1 phút sau, yêu cầu HS đưa que đóm đang cháy vào đầu ống dẫn khí? ? HS quan sát nhân xét các hiện tượng. Thí nghiệm 2: Thu khí H2 bằng cách đẩy nước GV: hướng dẫn HS cách đặt ống nghiệm để thu khí GV: yêu cầu HS đưa miệng ống nghiệm lại sát ngọn đèn. Thí nghiệm 3: H2 tác dụng với CuO GV: hướng dẫn HS lắp dụng cụ như hình vẽ và làm thí nghiệm như sgk ? Quan sát và so màu của chất rắn với màu của dây đồng? Giải thích vì sao? ? Quan sát trên thành ống nghiệm? ? Viết PTHH xảy ra? | 1. Thí nghiệm 1: Điều chế và đốt H2 trong không khí - Ong nghiệm, ống dẫn khí, nút cao su,… - HS lắp dụng cụ như GV hướng dẫn - Thử tinh khiết khí H2 - HS đốt khí H2 - khi cho dd HCl vào có bọt khí bay ra và viên kẽm tan dần , H2 cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt. 2. Thí nghiệm 2. Thu khí H2 bằng cách đẩy nước - HS thu khí theo hướng dẫn của GV - khí đưa miệng ống nghiệm lại ngọn lửa thì có tiếng nổ , làm vài lần thì tiếng nổ nhỏ dần. 3. Thí nghiệm 3. H2 tác dụng với CuO - HS lắp dụng cụ và tiến hành từng bước như sgk -chất rắn chuyển sang màu đo gạch. đó chính là Cu. - Trên thành ống nghiệm xuất hiện những giọt nước. CuO + H2 Cu + H2O | ||||||||||||||||
Hoạt động 4: Dọn vệ sinh (5’) | |||||||||||||||||
Hoạt động 5: Viết tường trình (10’) | |||||||||||||||||
|
4. Dặn Dò: (1’) -Ôn bài, làm bài tập. Chuẩn bị kĩ nội dung bài luyện tập để tiết sau kiểm tra 1 tiết
V. Rút Kinh nghiệm:
Tuần 28 Ngày soạn: 13.03.2019
Tiết 53: Ngày dạy: 15.03.2019
NƯỚC
I.Mục Tiêu:
1. Kiến thức: HS biết được thành phần định tính và định lượng của nước
2. Kĩ năng: Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm phân tích và tổng hợp nước, rút ra được nhận xét về thành phần của nước.
3. Thái độ: Kiên trì trong học tập và yêu thích bô môn.
4. Năng lực cần hướng tới:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực nghiên cứu và thực hành Hóa học
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa Học
- Năng lực tính toán.
II. Trọng Tâm: Thành phần khối lượng của các nguyên tố H, O trong nước.
III. Chuẩn Bị.
-Dụng cụ điện phân nước, thiết bị tổng họp nước hoặc mô hình
-Bảng phụ có ghi sẳn các bài tập
IV. Tiến Trình Bài Giảng:
1. Bài cũ: Nhận xét bài kiểm tra
2. Hoạt động dạy học: Chúng ta cùng tìm hiểu phần còn lại của chương. Các em đã biết gì về nước, chúng có thành phần như thế nào? Tính chất ra sao? Hôm nay chúng ta cùng nhau nghiên cứu nội dung bài học
GIÁO VIÊN | HỌC SINH | NỘI DUNG |
Hoạt động 1: sự phân huỷ của nước. | ||
GV: lắp mô hình và làm thí nghiệm cho HS quan sát (thêm dd H2SO4 5% vào nước) ?Tại cực âm và cực dương có khí gì tạo thành ? Gv: Làm thí nghiệm nhận biết 2 chất khí bằng tàn đóm. ?Nêu hiện tượng quan sát được ?Khí thoát ra ở cực dương là gì? ?Nêu cách nhận biết khí oxi? Gv dùng ngọn lửa để vào đầu ống dẫn khí ở cực A. ?Quan sát và nêu hiện tượng? ? Vậy em cho biết chất khí nào sinh ra ở 2 cực trên ? ? Em hãy so sánh thể tích của khí H2 và khí O2 sinh ra ở 2 điện cực ? ? Viết PTHH xảy ra ? | HS quan sát. -Hai bên điện cực xuất hiện bọt khí. -Quan sát -Cực B tàn đóm bùng cháy, cực A tàn đóm không bùng cháy -O2. -Dùng tàn đóm để nhận biết oxi -Quan sát -Có tiếng nổ nhẹ và và có ngọn lửa màu xanh nhạt -Ở cực A, khi đốt có tiếng nổ nhẹ, ngọn lửa màu xanh là H2 -Cực B, khí thoát ra làm tàn đóm bùng cháy là O2 -Thể tích H2 sinh ra gấp 2 lần thể tích O2 Vhiđrô =2Voxi. 2H2O2H2+O2 | I. Thành phần hoá học của nước. 1. Sự phân huỷ của nước.
- khi có dòng điện một chiều chạy qua, nước bị phân huỷ thành khí H2 và O2. - Thể tích khí H2 bằng 2 lần thể tích khí oxi. - PTHH. 2H2O2H2 + O2 |
Hoạt động 2: sự tổng hợp nước. | ||
GV: cho HS quan sát hình vẽ và yêu cầu các nhóm thảo luận câu hỏi sau. 1. Khi đốt cháy hỗn hợp H2 và oxi bằng tia lửa điện, có hiện tượng gì xảy ra? 2.Mực nước trong ống nghiệm có dâng lên đầy không?🡪 vậy các khí H2 và O2 có phản ứng hết không ? 3. Đưa tàn đóm vào phần có chất khí còn lại,có hiện tượng gì ? Vậy khí còn dư là khí nào ? GV: cho các nhóm trả lời , bổ sung GV: kết luận Gv: hướng dẫn hs tinh tỉ lệ hoá hợp (về khối lượng ) giữa H2 và O2. ?Nhắc lại công thức tính % của một nguyên tố trong CT theo khối lượng? -Tính thành phần % (về m) của oxi và hiđrô trong nước ? | HS thảo luận theo nhóm 5’ 1. Có tiếng nổ 2. Mực nước dâng lên không đày và dừng lại ở vạch số 1. Chứng tỏ phản ứng xảy ra không hết. 3. Khí còn lại làm tàn đóm bùng cháy. Khí còn dư là O2 -Đại diện của 3 nhóm trả lời, nhóm còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có) -= 2 . 2 = 4 (g) = 1.32=32 (g) - | 2. Sự tổng hợp nước. a. Thí nghiệm: ( sgk)
-Hỗn hợp nổ, mực nước trong ốngnghiệm dâng lên. -Mực nước dâng lên và dừng ở vạch số 1🡪 còn dư lại 1 thể tích của chất khí. - Tàn đóm bùng cháy 🡪 O2
b. Nhận xét: khi đốt cháy tia lửa điện bằng, H2 và O2 đã hoá hơp theo tỉ lệ thể tích là 2:1 2H2 + O2 2H2O * Tỉ lệ hoá hợp theo khối lượng giữa H2 và O2 là 1: 8
|
Hoạt động 3: Kết luận | ||
GV: yêu cầu HS thảo luận câu hỏi sau. 1.Nước là hợp chất được tạo thành bởi những nguyên tố nào? 2.Chúng hoá hợp với nhau theo tỉ lệ về khối lượng và thể tích như thế nào ? 3.Em hãy rút ra công thức hoá học của nước? -Gọi đại diện của 3 nhóm trả lời, nhóm còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có) | HSthảo luận nóm trả lời 2’ 1.Hai nguyên tố H2 và O2 2.
3. H2O -Đại diện của 3 nhóm trả lời, nhóm còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có) | 3. Kết luận. - Nước là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố là Hiđrô và oxi. - Tỉ lệ hoá hợp giữa H2 và O2 về thể tích là 2:1 và tỉ lệ theo khối lượng là 1:8 - Vậy CTHH của nước là: H2O |
3. Củng cố:
-Hệ thống lại kiến thức đã học
-Bài tập 1: Tính thể tích khí H2 và O2 (đktc) cần tác dụng vớinhau để tao ra được 7,2 g nước.
+ nnước = 0,4 mol. ; theo PTHH nhiđrô = n nước = 0,4 mol; noxi =1/2nnước = 0,2 mol.
+ Voxi = 0,2.22,4=4,48(lít) ; VHiđrô =0,4.22,4=8.96 (lít )
-Bài tập 2:Đốt chày hỗn hợp khí gồm 1,12 lít H2 và 1,68 lít khí O2 (đktc ). Tính khối lượng nước tạo thành sau phản ứng kết thúc.
+ Bài tập 2 khác bài tập 1 chổ nào ? làm thế nào để xác định chất nào còn dư ?
+ Gọi 1 HS làm và HS khác làm vàovở và thu 1 số vở chấm điểm .
+ 🡪 H2 phản ứng hết. Oxi còn dư
+theo PTHH
4. Dặn dò: (1’)
- Học bài giảng vả làm bài tập 1,2,3,4 sgk rang 125
- Chuẩn bị trước phần còn lại và đọc bài đọc thêm.
V. Rút Kinh Nghiệm:
Tuần 29 Ngày soạn: 22.03.2019
Tiết 54: Ngày dạy: 20.03.2019
NƯỚC (tt)
I. Mục Tiêu:
1. Kiến thức: HS cần
-Tính chất của nước: Nước hòa tan được nhiều chất, nước phản ứng được với nhiều chất ở điều kiện thường như kim loại (Na, Ca..), oxit bazơ (CaO, Na2O,...) , oxit axit ( P2O5, SO2,...) .
-Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất, sự ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước, sử dụng tiết kiệm nước sạch.
2. Kĩ năng:
-Viết được PTHH của nước với một số kim loại (Na, Ca...), oxit bazơ, oxit axit.
-Biết sử dụng giấy quỳ tím để nhận biết được một số dung dịch axit, bazơ cụ thể
3. Thái độ: Kiên tri trong học tập và yêu thích bộ môn.
4. Năng lực cần hướng tới:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực nghiên cứu và thực hành Hóa học
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa Học
II. Trọng Tâm:
-Tính chất hóa học của nước
-Sử dụng tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.
III Chuẩn Bị.
-Hoá chất: Na, nước, giấy quì, CaO, P,lọ đựng khí O2, diêm,…
-Dụng cụ: cốc thuỷ tinh nhỏ, phễu, đèn cồn, ống nghiệm,
-Máy chiếu, PHT, tài liệu học tập.
IV. Tiến Trình Bài Giảng:
GIÁO VIÊN | HỌC SINH | NỘI DUNG |
Hoạt động 1: Khởi động Chiếu clip nước lỏng gõ nhẹ chuyển thành nước đá ?Thí nghiệm trên nói đến tính chất nào của nước? (trạng thái) ?Ngoài trạng thái, hãy dự đoán nước còn có những tính chất nào của nước? (HS dự đoán dựa vào những kiến thức đã học và kiến thức trong thực tế) | ||
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức | ||
| ||
-Hãy cho biết CTHH, PTK của nước? -Phát PHT: ? Làm thế nào để nước từ trạng thái lỏng chuyển sang trang thái hơi (khí) và ngược lại? ? Làm thế nào để nước từ trạng thái lỏng chuyển sang trang thái rắn và ngược lại? GVTN: Cân 1 lít nước cất ?Chứng tỏ điều gì? (Dnước=1g/ml), nhưng nước trong tự nhiên thì khác? Vì sao? * Tính chất hoá hoc. -Nêu cách tiến hành thí nghiệm 1. Giới thiệu dụng cụ, hóa chất -Tiến hành TN 1: theo từng bước -Nêu cách tiến hành thí nghiệm 2. Giới thiệu dụng cụ, hóa chất -Tiến hành TN 2: theo từng bước -Nêu cách tiến hành thí nghiệm 3. Giới thiệu dụng cụ, hóa chất -Tiến hành TN 3: theo từng bước -Thu 1 PHT của 1 nhóm bất kì chiếu máy phi vật thể và sửa sai, chốt kiến thức. -Hướng dẫn HS viết sản phẩm, gọi tên sản phẩm và nhận biết loại hợp chất và cách nhận biết. ?Nhận biết từng PTHH thuộc loại PUHH nào đã học và giải thích? | -HS quan sát cốc nước trước mặt: ngủi mùi, uống. (không màu, không mùi, không vị) -Từ kiến thức thực tiễn và kiến thức đã học (t0s=1000C, t0r=0C, D=g/ml, hòa tan được nhiều chất). -Lỏng🡪 hơi: đun -Hơi🡪 lỏng: ngưng tụ (để nguội) -Lỏng🡪 rắn: cho vào tủ lạnh -Rắn 🡪 lỏng: tự tan chảy. -Quan sát, đọc chỉ số trên cân (1 kg) -1kg=1lit Nước trong tự nhiên có lẫn nhiều chất khác như cát, bùn, bụi bẩn,… -Quan sát thí nghiệm +hoàn thành PHT cho thí nghiệm 1 -Quan sát thí nghiệm +hoàn thành PHT cho thí nghiệm 2 -Quan sát thí nghiệm +hoàn thành PHT cho thí nghiệm 3 -Các nhóm còn lại đổi cho nhau kiểm tra và nhận xét. PT1: Pu thế PT2,3: PU hóa hợp | II. Tính chất của nước. -CTHH: H2O. -PTK: 18 đvC. 1.Tính chất vật lý. Nước là chất lỏng không màu, không mùi, khôngvị, t0s = 1000C, hoá rắn ở 00C, D=1g/ml, hoà tan được nhiều chất. 2. Tính chất hoá học. a. Nước tác dụng với 1 số KL mạnh ở nhiệt độ thường (K, Na, Ba, Ca) 🡪 bazo + Khí Hidro. 2Na+2H2O 2NaOH + H2 Natri hidro xit. Ba+2H2O Ba(OH)2 + H2 Bari hidro xit. b. NướcTác dụng với một số oxítbazơ (K2O, Na2O, CaO, BaO) 🡪 Bazo. CaO + H2O Ca(OH)2 Canxi hidro xit K2O + H2O 🡪 2KOH Kali hidro xit => Dung dịch bazơ làm đổi màu quì tím thành xanh. c. Nước tác dụng với nhiều oxít axít (P2O5, SO2, SO3, CO2,…) 🡪 Axit P2O5 + 3H2O 2 H3PO4 Axit phót pho ric. SO2 + H2O H2SO3 Axit sunfuro =>Dung dịch axít làm đổi quì tím thành đỏ. |
III. Vai trò của nước đối với đời sống và sản xuất. Chống ô nhiễm nguồn nước (5’) | ||
Hãy thuyết trình những nội dung đã chuẩn bị: -Vai trò của nước: đời sống, giao thông, nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng? -Thực trạng nguồn nước hiện nay? -Biện pháp xử lí và bảo vệ nguồn nước? -Chiếu các slide hình ảnh về vai trò, thực trạng, hậu quả, biện pháp. | -HS trình bày phần chuẩn bị của mình. (Những bài còn lại chưa được trình bày thu lại và chấm lấy điểm thường xuyên) -Quan sát và tự rút ra kiến thức và hòa thiện. | III. Vai trò nước và biện pháp chống ô nhiễm nguồn nước. Sgk |
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố | ||
-Chiếu bài tâp 1 nhận biết 3 chất rắn: CaO, SiO2 (cát) và P2O5 bằng phương pháp hóa học. -chiếu slide hướng dẫn dạng sơ đồ Bài tập 2: | -Hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học -Dựa vào sơ đồ trình bày cách nhận biết. * PTHH: (1) CO2 + H2O H2CO3 (2) 2Na+2H2O2NaOH + H2 (3) Na2O + H2O 2NaOH | |
Hoạt động 4: Vận dụng | ||
*GVTN: đun 1 ống nghiệm đựng nước trên ngọn lửa đèn cồn đến sôi, cho nhiệt kế vào. (Nếu không đạt 1000C, vì sao ?) *Tải tài liệu này file docx word pdf Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới
|