Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NĂM HỌC 2020 – 2021
MÔN: TOÁN, KHỐI 6
(Áp dụng từ năm học 2020 – 2021)
STT | Tên bài học/Chủ đề | Mạch nội dung kiến thức | Yêu cầu cần đạt | Thời lượng (Tiết theo PPCT) | Hình thức tổ chức dạy học | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|---|
PHẦN SỐ HỌC | ||||||
Chương I. Số hữu tỉ - Số thực | ||||||
1 | Hướng dẫn sử dụng SGK | Kiến thức: +) HS được làm quen với cách sử dụng SGK, tài liệu tham khảo. +) HS được hướng dẫn phương pháp học tập bộ môn toán. +) Trên cơ sở đó H/S được làm quen dần với cách sử dụng SGK và tài liệu và cách học bộ môn toán như thế nào cho tốt. Kĩ năng: +) Rèn luyện cho HS cách sử dụng SGK và tài liệu tham khảo. +) Rèn kỹ năng thành thạo phương pháp học tập bộ môn | 1 | Giáo viên giới thiệu | ||
Chương I: ÔN TẬP VÀ BỔ TÚC VỀ SỐ TỰ NHIÊN | ||||||
2 | Tập hợp. Phần tử của tập hợp | Kiến thức: + HS được làm quen với khái niệm tập hợp qua các ví dụ về tập hợp thường gặp trong toán học và trong đời sống, bằng cỏch lấy cỏc VD về tập hợp + HS nhận biết được một đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước. + HS biết viết một tập hợp theo diễn đạt bằng lời của bài toán. Biết sử dụng kí hiệu ∈ ; ∈ . Kĩ năng: + Rèn luyện cho HS tư duy linh hoạt khi dùng những cách khác nhau để viết một tập hợp. | 2 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | ||
3 | Tập hợp các số tự nhiên | Kiến thức: + HS biết được tập hợp các số tự nhiên, nắm được các quy ước về thứ tự trong tập hợp số tự nhiên, biết biểu diễn một số tự nhiên trên tia số, nắm được điểm biểu diễn số nhỏ hơn ở bên trái điểm biểu diễn số lớn hơn trên tia số. + HS phân biệt được các TH N ; N* , biết sử dụng các kí hiệu và , biết viết số tự nhiên liền sau, số tự nhiên liền trước của một số tự nhiên. Kĩ năng: Rèn luyện cho HS tính chính xác khi sử dụng các kí hiệu. | 3 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | ||
4 | Ghi số tự nhiên | Kiến thức: + HS hiểu thế nào là hệ thập phân, phân biệt số và chữ số trong hệ thập phân. Hiểu rõ trong hệ thập phân giá trị của mỗi chữ số trong một số thay đổi theo vị trí. + HS biết đọc và viết các số La Mã không quá 30. + HS thấy đựơc ưu điểm của hệ thập phân trong việc ghi số và tính toán. Kĩ năng: Áp dụng để giải bài tập. | 4 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | ||
5 | Số phần tử của một tập hợp, tập con Luyện tập | Kiến thức: + HS hiểu được một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có thể có vô số phần tử cũng có thể không có phần tử nào. Hiểu được khái niệm tập hợp con và khái niệm hai tập hợp bằng nhau. + HS biết tìm số phần tử của một tập hợp, biết kiểm tra một tập hợp là một tập hợp con hoặc không là tập hợp con của một tập hợp cho trước, biết viết một vài tập hợp con của một tập hợp cho trước, biết sử dụng đúng các kí hiệu ⊂ và ∅. Kĩ năng: Rèn luyện cho HS tính chính xác khi sử dụng các kí hiệu ∈ và ⊂. | 5 6 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | ||
6 | Các phép tính về số tự nhiên | Phép cộng và phép nhân Phép trừ và phép chia | Kiến thức: + HS nắm vững các tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng, phép nhân số tự nhiên ; tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng, biết phát biểu và viết dạng tổng quát của tính chất đó. Kĩ năng: + HS biết vận dụng các tính chất trên vào các bài tập tính nhẩm, tính nhanh. + HS biết vận dụng hợp lí các tính chất của phép cộng và phép nhân vào giải toán. + Biết sử dụng thành thạo máy tính bỏ túi. Kiến thức: + HS hiểu đựơc khi nào kết quả của phép trừ là số tự nhiên, kết quả của một phép chia là một số tự nhiên. + HS nắm được quan hệ giữa các số trong phép trừ, phép chia hết và phép chia có dư. Kĩ năng: Rèn luyện cho HS vận dụng kiến thức về phép trừ, phép chia để tìm số chưa biết trong phép trừ, phép chia. Rèn tính chớnh xác trong phát biểu và giải toán. Rèn cho HS vận dụng kiến thức về phép trừ và phép chia để giải một số bài toán thực tế. | 7;8;9; 10 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | |
7 | Luỹ thừa với số mũ tự nhiên, nhân hai luỹ thừa cùng cơ số Luyện tập | Kiến thức: + HS nắm được định nghĩa luỹ thừa, phân biệt được cơ số và số mũ, nắm được công thức nhân 2 luỹ thừa cùng cơ số. Kĩ năng: HS biết viết gọn một tích nhiều thừa số bằng nhau bằng cách dùng luỹ thừa, biết tính giá trị của các luỹ thừa, biết nhân hai luỹ thừa cùng cơ số. HS thấy được ích lợi của cách viết gọn bằng luỹ thừa. | 11 12 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | ||
8 | Chia hai luỹ thừa cùng cơ số Luyện tập | Kiến thức: + HS nắm được công thức chia hai luỹ thừa cùng cơ số, quy ước a0 = 1 (a ≠ 0). + HS biết chia hai luỹ thừa cùng cơ số. Kĩ năng: + Rèn luyện cho HS tính chính xác khi vận dụng các quy tắc nhân và chia hai luỹ thừa cùng cơ số. | 13 14 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | ||
9 | Thứ tự thực hiện các phép tính Luyện tập |
| Kiến thức: + HS nắm được các quy ước về thứ tự thực hiện phép tính. + HS biết vận dụng các quy ước trên để tính đúng giá trị của biểu thức. Kĩ năng: + Rèn luyện cho HS tính cẩn thận, chính xác trong tính toán. + KN thực hiện các phép tính thành thạo | 15 16 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | |
10 | Kiểm tra 45 phút | - Kiến thức: Đánh giá khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh từ tiết 2 đến tiết 16. - Kỹ năng: Đánh giá kỹ năng trình bày bài và kỹ năng tính toán. | 17 | Kiểm tra viết | ||
11 | Tính chất chia hết của một tổng | Kiến thức: + HS nắm được các tính chất chia hết của một tổng, một hiệu. + HS biết nhận ra một tổng của hai hay nhiều số, một hiệu của hai số có hay không chia hết cho một số mà không cần tính giá trị của tổng, của hiệu đó. + Biết sử dụng kí hiệu: ; . Kĩ năng: Rèn luỵên cho HS tính chính xác khi vận dụng cáctính chất chia hết nói trên. | 18 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | ||
12 | Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 | Kiến thức: + HS hiểu được cơ sở lý luận của các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 dựa vào các kiến thức đã học ở lớp 5. + HS biết biết vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 để nhanh chóng nhận ra một số, một tổng hay một hiệu có hay không chia hết cho 2, cho 5. | 19 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | ||
13 | Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 Luyện tập | Kiến thức: + HS nắm vững dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 - so sánh với dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5. + HS biết vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 để nhanh chóng nhận ra một số có hay không chia hết cho 3, cho 9. Kĩ năng: Rèn luyện cho HS tính chính xác khi phát biểu lý thuyết (so với lớp 5), vận dụng linh hoạt sáng tạo các dạng bài tập. | 20 21 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | ||
14 | Ước và bội | Kiến thức: + HS nắm được định nghĩa ước và bội của một số, kí hiệu tập hợp các ước, các bội của một số. + HS biết kiểm tra một số có hay không là ước (của) hoặc là bội của một số cho trước trong các trường hợp đơn giản. Kĩ năng: HS biết xác định ước và bội trong các bài toán thực tế đơn giản. | 22 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | ||
15 | Số nguyên tố; Hợp số, Bảng số nguyên tố Luyện tập |
| Kiến thức: + HS nắm được định nghĩa số nguyên tố, hợp số. + HS biết nhận ra một số là số nguyên tố hay hợp số trong các trường hợp đơn giản, thuộc 10 số nguyên tố đầu tiên, hiểu các lập bảng số nguyên tố. Kĩ năng: HS biết vận dụng hợp lý các kiến thức về chia hết đã học để nhận biết một số là số nguyên tố hay hợp số. HS biết vận dụng hợp lý các kiến thức về số nguyên tố, hợp số để giải các bài tập thực tế. | 23 24 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | |
16 | Phân tích một số ra thừa số nguyên tố | Kiến thức: + HS hiểu được thế nào là phân tích 1 số ra thừa số nguyên tố. + Biết phân tích một số ra thừa số nguyên tố trong các trường hợp đơn giản, biết dùng luỹ thừa để viết gọn dạng phân tích. Kĩ năng: HS biết vận dụng các dấu hiệu chia hết đã học để phân tích 1 số ra thừa số nguyên tố, biết vận dụng linh hoạt khi phân tích 1 số ra thừa số nguyên tố. | 25 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | ||
17 | Ước chung và bội chung | Kiến thức: HS nắm được định nghĩa ước chung, bội chung, hiểu được khái niệm giao của hai tập hợp. HS biết tìm ước chung, bội chung của hai hay nhiều số bằng cách liệt kê các ước, liệt kê các bội rồi tìm phần tử chung của hai tập hợp, biết sử dụng kí hiệu giao của hai tập hợp. Kĩ năng: HS biết tìm ước chung và bội chung trong một số bài toán đơn giản. | 26 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | ||
18 | Ước chung lớn nhất Luyện tập | Kiến thức: + HS hiểu được thế nào là ƯCLN của hai hay nhiều số, thế nào là hai số nguyên tố cùng nhau, ba số nguyên tố cùng nhau. + HS biết tìm ƯCLN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích các số đó ra thừa số nguyên tố. Kĩ năng: + KN tìm ƯCLN của hai hay nhiều số thành thạo. + HS biết cách tìm ƯCLN một cách hợp lý trong từng trường hợp cụ thể, biết tìm ƯC và ƯCLN trong các bài toán thực tế. + KN tìm ước chung thông qua tìm ƯCLN thành thạo. | 27 28;29 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | ||
19 | Bội chung nhỏ nhất Luyện tập |
| Kiến thức: HS hiểu thế nào là BCNN của nhiều số. HS biết tìm BCNN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích các số đó ra thừa số nguyên tố. HS biết phân biệt được điểm giống và khác nhau giữa hai quy tắc tìm BCNN và ƯCLN, biết tìm BCNN một cách hợp lí trong từng trường hợp. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính toán, phân tích ra thừa số nguyên tố, tìm BCNN. + KN tìm bội chung và BCNN trong các bài tập thực tế đơn giản. | 30;31 32 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | |
20 | Ôn tập chương I | Kiến thức: Ôn tập cho HS các kiến thức đã học về các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và nâng lên luỹ thừa. HS vân dụng các kiến thức trên vào các bài tập về thực hiện các phép tính, tìm số chưa biết. Ôn tập cho HS các kiến thức đã học về tính chất chia hết của một tổng, các dấu hiệu chia hết cho 2 , cho 5. cho 3, cho 9, số nguyên tố và hợp số, ƯC và BC, ƯCLN và BCNN. HS vận dụng các kiến thức trên vào các bài tập thực tế. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính toán cho HS. Rèn kĩ năng tính toán cẩn thận, đúng và nhanh, trình bày khoa học. | 33;34; 35 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | ||
21 | Kiểm tra 45 phút | - Kiến thức: Đánh giá khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh kiến thức chương I - Kỹ năng: Đánh giá kỹ năng trình bày bài và kỹ năng tính toán. | 36 | Kiểm tra viết | ||
22 | Làm quen với số nguyên | Kiến thức: HS biết được nhu cầu cần thiết (trong toán học và trong thực tế) phải mở rộng tập N thành tập số nguyên. HS nhận biết và đọc đúng các số nguyên qua các ví dụ thực tiễn. HS biết cách biểu diễn các số tự nhiên và các số nguyên âm trên trục số. Kĩ năng: Rèn luyện khả năng liên hệ giữa thực tế và toán học cho HS. | 37 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | ||
23 | Tập hợp các số nguyên | Kiến thức: + HS biết được tập hợp số nguyên bao gồm các số nguyên dương, Kĩ năng: HS bước đầu có ý thức liên hệ bài học với thực tiễn. | 38 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | ||
24 | Thứ tự trong tập hợp các số nguyên Luyện tập | Kiến thức: Học sinh biết được cách so sánh hai số nguyên, cách tính giá trị của một số nguyên, vận dụng các định nghĩa, tính chất và nhận xét để giải các bài tập. HS biết so sánh hai số nguyên và tìm được giá trị tuyệt đối của một số nguyên. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính cẩn thận chính xác khi áp dụng vào làm bài tập. | 39 40 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | ||
25 | Cộng hai số nguyên cùng dấu Luyện tập | Kiến thức: HS biết cộng hai số nguyên cùng dấu, trọng tâm là cộng hai số nguyên âm. Kĩ năng: Bước dầu hiểu được có thể dùng số nguyên biểu thị sự thay đổi theo hai hướng ngược nhau của một đại lượng. + KN cộng hai số nguyên cùng dấu thành thạo | 41 42 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | ||
26 | Cộng hai số nguyên khác dấu Luyện tập | Kiến thức: HS nắm vững cách cộng hai số nguyên khác dấu (phân biệt với cộng hai số nguyên cùng dấu). Củng cố các quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, cộng hai số nguyên khác dấu. 2. Kĩ năng: + KN cộng hai số nguyên cùng dấu, khác dấu thành thạo + KN dùng số nguyên để biểu thị sự tăng hoặc giảm của một đại lượng. | 43 44;45 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | Trình bày Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau như sau: Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau ta thực hiện ba bước sau: Bước 1: Tìm giá trị tuyệt đối của mỗi số. Bước 2: Lấy số lớn trừ đi số nhỏ (trong hai số vừa tìm được). Bước 3: Đặt dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn trước kết quả tìm được. Ví dụ: Tìm . Bước 1: . Bước 2: . Bước 3: Kết quả là . Khi luyện tập thì cho phép học sinh viết như các ví dụ sau: ; . | |
27 | Tính chất của phép cộng các số nguyên |
| Kiến thức: HS nắm được 4 tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên: giao hoán, kết hợp, cộng với 0, cộng với số đối. Kĩ năng: Bước đầu hiểu và có ý thức vận dụng các tính chất cơ bản của phép cộng để tính nhanh và tính toán hợp lý. Biết và tính đúng tổng của nhiều số nguyên. | 46 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | |
28 | Phép trừ hai số nguyên Luyện tập |
| Kiến thức:- Học sinh nắm được phép trừ trong Z - Biết tính đúng hiệu của 2 số nguyên Kỹ năng: Bước đầu hình thành, dự đoán trên cơ sở nhìn thấy quy luật thay đổi của một loạt hiện tượng (toán học) liên tiếp và phép tương tự. + KN trừ hai số nguyên thành thạo. + KN sử dụng máy tính thành thạo. | 47 48 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | |
29 | Quy tắc dấu ngoặc | Kiến thức: - Học sinh vận dụng được qui tắc dấu ngoặc ( Bỏ dấu ngoặc và cho số hạng vào trong dấu ngoặc) - HS hiểu được khái niệm tổng đại số, viết gọn các phép biến đổi trong tổng đại số. Kỹ năng: - Học sinh biết tính tổng đại số thành thạo. - VD quy tắc dấu ngoặc thành thạo. - Rèn luyện tính chính xác của hs khi áp dụng tính chất. - Bước đầu có ý thức liên hệ những điều đã học với thực tiễn.
| 49;50 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | ||
30 | Quy tắc chuyển vế Luyện tập |
| Kiến thức: - HS hiểu và vận dụng đúng các tính chất của đẳng thức: Nếu a = b thì a + c = b + c và ngược lại. Nếu a = b thì b = a. Kĩ năng: - HS hiểu và vận dụng thành thạo quy tắc chuyển vế: Khi chuyển một số hạng của một đẳng thức từ vế này sang vế kia, ta phải đổi dấu của số hạng đó. - Rèn luyện kỹ năng vận dụng các kiến thức đó học áp dụng vào giải bài tập và các bài toán thực tế. | 51 52 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | |
31 | Ôn tập HKI | Kiến thức:- Ôn tập các kiến thức cơ bản về tập hợp, mối quan hệ giữa các tập N; N*; Z số và chữ số. Thứ tự trong N, trong Z, số liền trước, số liền sau. Biểu diễn một số trên trục số. - Ôn tập cho HS các kiên thức đã học về tính chất chia hết của một tổng, các dấu hiệu chia hết cho 2 ; cho 5 ; cho 3 ; cho 9 , số nguyên tố và hợp số, ước chung và bội chung, ƯCLN và BCNN. Ôn lại các kiến thức đó học về: - Tập hợp số nguyên; giá trị tuyệt đối của số nguyên a; qui tắc tìm giá trị tuyệt đối. - Các tính chất của phép cộng số nguyên; qui tắc trừ hai số nguyên - Qui tắc bỏ dấu ngoặc. Kĩ năng: + Rèn luyện kĩ năng tìm các số hoặc tổng chia hết cho 2 ; cho 5; cho 3; cho 9. + Rèn kĩ năng tìm ƯCLN, BCNN của hai hay nhiều số. + Rèn luyện kĩ năng so sánh các số nguyên, biểu diễn các số trên trục số. + Rèn luyện khả năng hệ thống hoá kiến thức cho HS. | 53;54; 55;56 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | ||
32 | Kiểm tra học kỳ I: 90 phút (cả số học và hình học) | Kiến thức: Đánh giá kết quả lĩnh hội kiến thức sau khi học xong các nội dung của học kỳ I. Kỹ năng: Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức vào giải toán, kỹ năng trình bày, lập luận, tính toán. | 57;58 | Kiểm tra viết | ||
HỌC KÌ II (53 TIẾT) | ||||||
33 | Nhân hai số nguyên khác dấu |
| Kiến thức: - HS biết dự đoán trên cơ sở tìm ra qui luật thay đổi của một loạt các hiện tượng liên tiếp. - HS hiểu được quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu. - Tính đúng tích của hai số nguyên khác dấu. Kĩ năng: -Luyện giải bài tập thành thạo, tính đúng tích hai số nguyên khác dấu. Vận dụng vào một số bài toán thực tế. - Phát triển năng lực tính toán cho HS. | 59 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | |
34 | Nhân hai số nguyên cùng dấu Luyện tập |
| Kiến thức: HS hiểu quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu, đặc biệt là dấu của tích hai số âm. Kĩ năng: - Biết vận dụng quy tắc để tính tích hai số nguyên, biết cách đổi dấu tích. Biết dự đoán kết quả trên cơ sở tìm ra quy luật thay đổi của các hiện tượng, của các số. - Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép nhân hai số nguyên, bình phương của một số nguyên, sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện phép nhân. Thấy rõ tính thực tế của phép nhân hai số nguyên (thông qua bài toán chuuyển động ). - Phát triển năng lực tính toán cho HS. | 60 61 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | |
35 | Tính chất của phép nhân Luyện tập | Kiến thức: HS hiểu được các tính chất cơ bản của phép nhân: Giao hoán, kết hợp, nhân với 1, phân phối của phép nhân đối với phép cộng. Biết tìm dấu của tích nhiều số nguyên. Kĩ năng: Bước đầu ý thức vận dụng các tính chất của phép nhân để tính nhanh giá trị của biểu thức. Biết áp dụng các tính chất cơ bản của phép nhân để tính đúng, tính nhanh giá trị biểu thức biến đổi biểu thức, xác định dấu của tích nhiều số. - Phát triển năng lực tính toán cho HS. | 62 63 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | ||
36 | Bội và ước của một số nguyên | Kiến thức: - HS biết các khái niệm bội và ước của một số nguyên, khái niệm "chia hết cho". - HS hiểu được ba tính chất liên quan với khái niệm "chia hết cho". - HS biết tìm bội và ước của một số nguyên. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm bội và ước của một số nguyên. | 64;65 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | ||
37 | Ôn tập chương II | Kiến thức: Ôn tập cho HS khái niệm tập hợp các số nguyên, khái niệm gía trị tuyệt đối của số nguyên , qui tắc cộng trừ nhân hai số nguyên và các tính chất của phép cộng, phép nhân số nguyên. - Ôn tập và củng cố qui tắc dấu ngoặc, bội và ước của một số nguyên Kỹ năng: Học sinh biết áp dụng kiến thức vào bài tập về so sánh số nguyên, thực hiên phép tính, bài tập giá trị tuyệt đối của số nguyên, số đối của một số nguyên. | 66;67 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | ||
38 | Kiểm tra 45 phút | Kiến thức: Đánh giá kết quả lĩnh hội kiến thức sau khi học xong các nội dung của chương. Kỹ năng: Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức vào giải toán, kỹ năng trình bày, lập luận, tính toán. | 68 | Kiểm tra viết | ||
Chương III: PHÂN SỐ | ||||||
39 | Mở rộng khái niệm về phân số | Kiến thức: HS thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa khái niệm phân số đã học ở tiểu học và khái niệm phân số học ở lớp 6 Kỹ năng: - Học sinh viết được phân số mà tử và mẫu là các số nguyên, thấy được số nguyên cũng được coi là phân số với mẫu số là 1. - Biết dùng phân số để biểu diễn một nội dung thực tế. | 69 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | ||
40 | Phân số bằng nhau | Kiến thức: - HS nhận biết được thế nào là hai phân số bằng nhau. - Nhận dạng được các phân số bằng nhau và không bằng nhau. - Vận dụng định nghĩa hai phân số bằng nhau làm bài tập tìm số chưa biết, điền số thích hợp vào ô trống, lập được các cặp phân số bằng nhau từ một đẳng thức tích. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng vận dụng định nghĩa phân số bằng nhau để nhận biết được hai phân số có bằng nhau hay không bằng nhau. | 70 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | ||
41 | Tính chất cơ bản của phân số Luyện tập | Kiến thức: - HS nắm vững tớnh chất cơ bản của phân số. - Vận dụng được tính chất cơ bản của phân số để giải một số bài tập đơn giản, viết được một phân số có mẫu âm thành phân số bằng nó và có mẫu dương. - Bước đầu có khái niệm về số hữu tỉ. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng vận dụng tính chất cơ bản của phân số để viết các phân số bằng phân số đó cho. - Rèn kỹ năng chứng minh hai phân số bằng nhau. | 71 72 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | ||
42 | Rút gọn phân số | Kiến thức: HS hiểu thế nào là rút gọn phân số và biết cách rút gọn phân số. HS hiểu thế nào là phân số tối giản và biết cách đưa phân số về dạng tối giản. Kĩ năng: Bước đầu có kĩ năng rút gọn phân số, có ý thức viết phân số ở dạng tối giản. | 73;74 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | ||
43 | Quy đồng mẫu nhiều phân số Luyện tập | Kiến thức : HS hiểu thế nào là quy đồng mẫu nhiều phân số, nắm được các bước tiến hành quy đồng mẫu nhiều phân số . Kỹ năng : Có kỹ năng quy đồng mẫu các phân số ( các phân số này có mẫu là số không quá 3 chữ số ) Rèn luyện kĩ năng quy đồng mẫu số các phân số theo 3 bước (tìm mẫu chung, tìm thừa số phụ, nhân quy đồng ). Phối hợp rút gọn và quy đồng mẫu, quy đồng mẫu và so sánh phân số, tìm quy luật dãy số. | 75;76 77 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | ||
44 | So sánh phân số Luyện tập | Kiến thức: HS hiểu và vận dụng được quy tắc so sánh hai phân số cùng mẫu và không cùng mẫu, nhận biết được phân số âm , dương. Kĩ năng: Có kĩ năng viết các phân số đã cho dưới dạng các phân số có cùng mẫu dương để so sánh phân số. Rèn luyện kỹ năng luyện giải thành thạo các dạng bài tập so sánh phân số. | 78 79 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | ||
45 | Các phép tính về phân số | - Phép cộng phân số - Tính chất cơ bản của phép cộng phân số Phép trừ phân số Phép nhân phân số Tính chất cơ bản của phép nhân phân số Phép chia phân số | Kiến thức: HS hiểu và áp dụng được quy tắc cộng hai phân số cùng mẫu và không cùng mẫu, nhận biết được phân số âm, dương . Kỹ năng: Rèn kỹ năng cộng phân số nhanh và đúng. | 80;81;82;83;84;85;86;87;88;89;90;91 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | |
46 | Hỗn số. Số thập phân. Phần trăm Luyện tập | Kiến thức: + HS hiểu được các khái niệm hỗn số + HS hiểu và vận dụng được quy tắc chia phân số. + HS biết cách thực hiện các phép tính về hỗn số, biết tính nhanh khi cộng hoặc nhân hai hỗn số. Kĩ năng : HS được củng cố các kiến thức về viết hỗn số dưới dạng phân số và ngược lại: viết phân số dưới dạng số thập phân và dùng kí hiệu phần trăm (ngược lại: viết các phần trăm dưới dạng số thập phân). + Kĩ năng viết phân số (có giá trị tuyệt đối lớn hơn 1) dưới dạng hỗn số và ngược lại. + Rèn kn phép cộng, trừ, nhân, chia số thập phân thành thạo. - HS luôn tìm được các cách khác nhau để tính tổng (hoặc hiệu) hai hỗn số. + Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các tính chất của phép tính và quy tắc dấu ngoặc để tính giá trị biểu thức một cách nhanh nhất. | 92;93 94;95 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | ||
47 | Kiểm tra 45 phút | Kiến thức: Đánh giá kết quả lĩnh hội kiến thức sau khi học xong các nội dung từ đầu chương III đến tiết 95. Kỹ năng: Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức vào giải toán, kỹ năng trình bày, lập luận, tính toán. | 96 | Kiểm tra viết | ||
48 | Tìm giá trị phân số của một số cho trước Luyện tập | Kiến thức: HS nhận biết và hiểu quy tắc tìm giá trị phân số của một số cho trước. Kĩ năng: Có kĩ năng vận dụng quy tắc đó để tìm giá trị phân số của một số cho trước. + KN sử dụng máy tính bỏ túi thành thạo các thao tác khi giải bài toán về tìm giá trị phân số của một số cho trước. | 97 98 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | ||
49 | Tìm một số biết giá trị của phân số của nó Luyện tập |
| Kiến thức: HS nhận biết và hiểu quy tắc tìm một số biết giá trị một phân số của nó. Kĩ năng: Có kĩ năng vận dụng quy tắc đó để tìm một số biết giá trị phân số của nó. Biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo các bài tập mang tính thực tiễn. + KN sử dụng máy tính bỏ túi thành thạo các thao tác khi giải bài toán về tìm một số biết giá trị phân số của số đó. | 99 100 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | |
50 | Tìm tỉ số của hai số Luyện tập | Kiến thức: HS hiểu được ý nghĩa và biết cách tìm tỉ số của hai số, tỉ số phần trăm, tỉ lệ xích. Kĩ năng: Có kĩ năng tìm tỉ số, tỉ số phần trăm, tỉ lệ xích. + KN luyện ba bài toán cơ bản về phân số dưới dạng tỉ số phần trăm. | 101;102 103 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | ||
51 | Biểu đồ phần trăm | Kiến thức: HS biết đọc các biểu đồ phần trăm dạng cột, dạng ô vuông Kĩ năng: Có kĩ năng vè biểu đồ phần trăm dạng cột và ô vuông thành thạo. | 104 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | ||
52 | Ôn tập chương III (Với sự trợ giúp của máy tính Casio, Vinacal,...) | Kiến thức: - HS được hệ thống lại các kiến thức trọng tâm của phân số và ứng dụng. - So sánh phân số. Các phép tính về phân số và tính chất. - Củng cố kiến thức trọng tâm của chương, hệ thống 3 bài toán cơ bản về phân số. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tính giá trị của biểu thức, giải toán đố. - Rèn luyện các kĩ năng rút gọn phân số, so sánh phân số, tính giá trị của biểu thức, tìm x. - Rèn KN giải bài toán có lời văn( ba bài toán cơ bản về phân số) - Rèn luyện khả năng so sánh, phân tích, tổng hợp cho HS. | 105;106 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | ||
53 | Ôn tập cuối năm | Kiến thức: Ôn tập một số kí hiệu tập hợp : ∈ ; ∉ ; ⊂ ; ∅ ; ∩ . Ôn tập về các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9. Số nguyên tố và hợp số. Ước chung và bội chung của hai hay nhiều số. + Ôn tập các quy tắc cộng, trừ, nhân, chia, luỹ thừa các số tự nhiên, số nguyên, phân số. Ôn tập các kĩ năng rút gọn phân số, so sánh phân số. Ôn tập các tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên, số nguyên, phân số. Kĩ năng: + Rèn luyện các kĩ năng thực hiện các phép tính, tính nhanh, tính hợp lí. + Rèn luyện khả năng so sánh, tổng hợp cho HS + Rèn luyện việc sử dụng một số kí hiệu tập hợp. Vận dụng các dấu hiệu chia hết, ước chung và bội chung vào bài tập. + KN trình bày bài toán có lời văn. | 107;108;109 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | ||
54 | Kiểm tra cuối năm 90 phút (cả số học và hình học) | Kiến thức: Đánh giá kết quả lĩnh hội kiến thức sau khi học xong các nội dung của học kỳ II. Kỹ năng: Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức vào giải toán, kỹ năng trình bày, lập luận, tính toán. | 110;111 | Kiểm tra viết | ||
PHẦN HÌNH HỌC ( 29 TIẾT) | ||||||
HỌC KỲ I | ||||||
CHƯƠNG I. ĐOẠN THẲNG | ||||||
1 | Điểm. Đường thẳng | Kiến thức: - HS hiểu điểm là gì? Đường thẳng là gì? - Hiểu quan hệ điểm thuộc ( không thuộc ) đường thẳng. Kỹ năng: - Biết vẽ điểm, đường thẳng. - Biết đặt tên cho điểm đường thẳng. - Biết ký hiệu điểm, đường thẳng. - Biết sử dụng ký hiệu . | 1 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | ||
2 | Ba điểm thẳng hàng | Kiến thức: - HS hiểu thế nào là ba điểm thẳng hàng? Quan hệ điểm nằm giữa hai điểm? - Nắm chắc trong ba điểm thẳng hàng có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại. Kỹ năng: - Biết vẽ ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng - Sử dụng được các thuật ngữ: Nằm cùng phía, nằm khác phía, nằm giữa. | 2 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | ||
3 | Đường thẳng đi qua hai điểm | Kiến thức: - Học sinh nắm được có một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt Kỹ năng: - Học sinh biết vẽ đường thẳng đi qua hai điểm. - Nhận biết được vị trí tương đối giữa hai đường thẳng trên mặt phẳng: Trùng nhau, phân biệt, cắt nhau, song song. | 3 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | ||
4 | Thực hành: Trồng cây thẳng hàng |
| Kiến thức: Học sinh củng cố kiến thức về ba điểm thẳng hàng + Nội dung: chôn các cọc hàng rào nằm giữa hai cột mốc A và B + Đào hố trồng cây thẳng hàng với hai cây A B đã có bên lề đường. Kỹ năng: Học sinh có kỹ năng gióng đường thẳng trên mặt đất | 4 | Hoạt động theo nhóm | |
5 | Tia |
| Kiến thức: Học sinh định nghĩa mô tả tia bằng nhiều cách khác nhau. Biết thế nào là hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau. Kỹ năng: Học sinh biét vẽ tia, biết viết tên và cách đọc tên một tia. Phân biệt hai loại tia chung gốc. | 5 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | |
6 | Đoạn thẳng | Kiến thức: Hiểu định nghĩa đoạn thẳng, đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, cắt đường thẳng. Kỹ năng: - Biết vẽ đoạn thẳng - Biết nhận dạng đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, cắt đường thẳng. - Biết mô tả hình vẽ bằng các cách diễn đạt khác nhau | 6 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | ||
7 | Độ dài đoạn thẳng |
| Kiến thức: Biết độ dài đoạn thẳng là gì? Kỹ năng: - Biết đo độ dài đoạn thẳng bằng thước đo độ dài - Biết so sánh hai đoạn thẳng. | 7 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | |
8 | Khi nào MA + MB = AB Luyện tập | Kiến thức: - HS hiểu nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB và ngược lại. Kỹ năng: - Nhận biết được một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác Bước đầu tập suy luận dạng: “ Nếu có a + b = c và biết hai trong ba số a , b, c thì suy ra số thứ ba” | 8 9 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | ||
9 | Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài |
| Kiến thức: HS nắm vững trên tia ox có một điểm và chỉ một điểm M sao cho OM = m (đơn vị độ dài) (m > 0) + Trên tia Ox, nếu OM = a, ON = b, và a< b thì nằm giữa O, N Kỹ năng: Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài, kn vẽ hai đoạn thẳng trên tia. | 10 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | |
10 | Trung điểm của đoạn thẳng Luyện tập |
| Kiến thức: HS hiểu trung điểm của đoạn thẳng là gì? Cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng. Kỹ năng: Biết áp dụng các kiến thức trên để nhận biết được một điểm là trung điểm của một đoạn thẳng. Biết vẽ trung điểm của một đoạn thẳng. - Tư duy: Biết phân tích trung điểm của đoạn thẳng thỏa mãn hai điều kiện, nếu thiếu một trong hai điều kiện thì không còn là trung điểm của đoạn thẳng. | 11 12 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | |
11 | Ôn tập chương I | Kiến thức: Hệ thống hoá kiến thức về điểm, đường thẳng, tia , đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng ( khái niệm, tính chất, cách nhận biết) Kỹ năng: Sử dụng thành thạo thước thẳng, thước có chia khoảng, com pa để đo, vẽ đoạn thẳng. Bước đầu tập suy luận đơn giản. | 13 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | ||
12 | Kiểm tra 45 phút (Chương I) | Kiến thức: Đánh giá kết quả lĩnh hội kiến thức sau khi học xong các nội dung của chương. Kỹ năng: Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức vào giải toán, kỹ năng vẽ hình, ky năng trình bày, lập luận, tính toán. | 14 | Kiểm tra viết | ||
HỌC KÌ II (15 TIẾT) | ||||||
CHƯƠNG II. GÓC | ||||||
13 | Nửa mặt phẳng | Kiến thức: - HS hiểu về mặt phẳng, khái niệm nửa mặt phẳng bờ a, cách gọi tên của nửa mặt phẳng bờ đã cho. - HS hiểu về tia nằm giữa hai tia khác. Kỹ năng: - Nhận biết được mặt phẳng, nửa mặt phẳng, cách gọi tên một nửa mặt phẳng, tên bờ và tên một điểm thuộc nửa mặt phẳng đó. - Biết vẽ, nhận biết tia nằm giữa hai tia khác. | 15 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | ||
14 | Góc | Kiến thức: -HS hiểu về góc là gì? Góc bẹt là gì ? - Hiểu về điểm nằm trong góc. Kỹ năng: + Biết vẽ góc, đặt tên cho góc, kí hiệu góc. + Nhận biết điểm nằm trong góc. | 16 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | ||
15 | Số đo góc | Kiến thức: Mỗi góc có một số đo xác định. Số đo của góc bẹt là 1800 - Hiểu về góc vuông, góc bẹt, góc tù. Kỹ năng: + Biết đo góc bằng thước đo góc, biết so sánh 2 góc. + Nhận biết điểm nằm trong góc. | 17 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | ||
16 | Vẽ góc cho biết số đo Luyện tập | Kiến thức: - Hs hiểu trên bờ mặt phẳng xác đinh có bờ chứa tia Ox, bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một tia Oy sao cho = m0 ( 00 < m < 1800). Kỹ năng: - Rèn kỹ năng cơ bản biết vẽ góc có số đo cho trước bằng thước thẳng và thước đo góc. - Phát triển năng lực tư duy cho HS. | 18 19 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | ||
17 | Khi nào thì : ? Luyện tập | Kiến thức: - HS nhận biết và hiểu khi nào thì ? - HS nắm vững và nhận biết các khái niệm: Hai góc kề nhau, phụ nhau, bù nhau, kề bù. Kĩ năng: - Củng cố, rèn kỹ năng sử dụng thước đo góc, kỹ năng tính góc, kỹ năng nhận biết các quan hệ giữa hai góc. | 20 21 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | ||
18 | Tia phân giác của góc Luyện tập | Kiến thức: HS hiểu thế nào là tia phân giác của góc ? - HS hiểu đường phân giác của góc là gì ? Cách vẽ tia phân giác của góc Kỹ năng: Biết vẽ tia phân giác của góc. KN trình bày lời giải của bài toán. | 22 23 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | ||
19 | Thực hành đo góc trên mặt đất | Kiến thức: - HS hiểu cấu tạo của giác kế - Biết cách sử dụng giác kế để đo góc trên mặt đất. Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng quan sát, thực hành thành thạo cách đo góc trên mặt đất. | 24 | Hoạt động theo nhóm | ||
20 | Đường tròn | Kiến thức : - Hiểu đường tròn là gì ? Hình tròn là gì ? - Hiểu thế nào là cung, dây cung, đường kính, bán kính. Kỹ năng : - Sử dụng compa thành thạo. - Biết vẽ đường tròn, cung tròn. - Biết giữ nguyên độ mở của compa. | 25 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | ||
21 | Tam giác |
| Kiến thức - Định nghĩa được tam giác. - Hiểu đỉnh, cạnh, góc của tam giác là gì ? Kỹ năng: - Biết vẽ tam giác - Biết gọi tên và kí hiệu tam giác. - Nhận biết điểm nằm bên trong và điểm nằm bên ngoài tam giác. - Biết giữ nguyên độ mở của compa. | 26 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | |
22 | Ôn tập chương II | Kiến thức: Hệ thống hoá kiến thức về góc. Kĩ năng: -Sử dụng thành thạo các dụng cụ để đo, vẽ góc, đường tròn, tam giác. - Bước đầu tập suy luận đơn giản. -KN trình bày lời giải của bài toán. | 27;28 | Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân | ||
23 | Kiểm tra 45 phút | Kiến thức: Đánh giá kết quả lĩnh hội kiến thức sau khi học xong các nội dung của chương. Kỹ năng: Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức vào giải toán, kỹ năng vẽ hình, kỹ năng trình bày, lập luận, tính toán. | 29 | Kiểm tra viết |