Chuyên đề bd hsg toán 6: điểm-đường thẳng-đoạn thẳng

Chuyên đề bd hsg toán 6: điểm-đường thẳng-đoạn thẳng

4.8/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Chuyên đề bd hsg toán 6: điểm-đường thẳng-đoạn thẳng

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

CHUYÊN ĐỀ 12: ĐIỂM – ĐƯỜNG THẲNG – ĐOẠN THẲNG

CHƯƠNG I – ĐOẠN THẲNG

A – KIẾN THỨC CƠ BẢN

  1. ĐIỂM. ĐƯỜNG THẲNG. BA ĐIỂM THẲNG HÀNG
  2. Vị trí của điểm và đường thẳng

  1. Điểm A thuộc đường thẳng a, kí hiệu A a
  2. Điểm B không thuộc đường thẳng a, kí hiệu B   a
  3. Ba điểm thẳng hàng khi chúng cùng thuộc một đường thẳng. ba điểm không thẳng hàng khi chúng không cùng thuộc bất kì đường thẳng nào
  4. Trong ba điểm thẳng hàng có một điểm và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại. Trong hình dưới, điểm M nằm giữa hai điểm A và B

  1. Nếu có một điểm nằm giữa hai điểm khác thì ba điểm đó thẳng hàng.
  2. Quan hệ ba điểm thẳng hàng còn được mở rộng thành nhiều (4, 5, 6,…) điểm thẳng hàng

II – ĐƯỜNG THẲNG ĐI QUA HAI ĐIỂM

  1. Có một đường thẳng và chỉ 1 đường thẳng đi qua hai điểm A và B
  2. Có ba cách đặt tên đường thẳng:
  3. Dùng một chữ cái in thường: ví dụ a
  4. Dùng hai chữ cái in thường: ví dụ xy
  5. Dùng hai chữ cái in hoa: ví dụ AB
  6. Có ba vị trí của hai đường thẳng phân biệt:
  7. Hoặc không có điểm chung nào (gọi là hai đường thẳng song song)

  1. Hoặc chỉ có một điểm chung (gọi là đường thằng cắt nhau)

  1. Muốn chứng minh hai hay nhiều đường thẳng trùng nhau ta chỉ cần chứng tỏ chúng có hai điểm chung.
  2. Ba (hay nhiều) đường thẳng cùng đi qua một điểm gọi là ba (hay nhiều) đường thẳng đồng quy. Muốn chứng minh nhiều đường thẳng đồng quy ta có thể xác định giao điểm của đường thẳng nào đó rồi chứng minh các đường còn lại đều đi qua giao điểm này.

III – TIA

  1. Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O được gọi là một tia gốc O.
  2. Hai tia chung gốc tạo thành đường thẳng được gọi là hai tia đối nhau
  3. Quan hệ giữa một điểm nằm giữa hai điểm với hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau:

Xét 3 điểm A, O, B thẳng hàng.

  1. Nếu OA và OB đối nhau thì gốc O nằm giữa A và B
  2. Ngược lại nếu O nằm giữa A và B thì:

+ Hai tia OA, OB đối nhau

+ Hai tia AO, AB trùng nhau; hai tia BO, BA trùng nhau

IV- ĐOẠN THẲNG. ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG. CỘNG ĐỘ DÀI HAI ĐOẠN THẲNG

  1. Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa A và B

  1. Mỗi đoạn thẳng có một độ dài. Độ dài đoạn thẳng là một số dương.
  2. AB=CD ⬄ AB và CD có cùng độ dài

AB < CD ⬄ AB ngắn hơn CD

AB > CD ⬄ AB dài hơn CD.

  1. Nếu điểm M nằm giữa điểm A và điểm B thì AM + MB = AB

Ngược lại, nếu AM + MB = AB thì điểm M nằm giữa hai điểm A và B.

Nếu AM + MB ≠ AB thì điểm M không nằm giữa A và B.

Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B; điểm N nằm giữa hai điểm M và B thì:

AM + MN + NB = AB

V- VẼ ĐOẠN THẲNG CHO BIẾT ĐỘ DÀI

  1. Trên tia Ox bao giờ cũng vẽ được 1 và chỉ một điểm M sao cho OM = a(đơn vị dài)

  1. Trên tia Ox, OM = a, ON = b, nếu 0 < a < b thì điểm M nằm giữa hai điểm O và N

  1. Trên tia Ox có 3 điểm M, N, P; OM = a; ON = b; OP = c; nếu 0 < a < b thì điểm N nằm giữa hai điểm M và P.

VI – TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG

  1. Trung điểm của đoạn thẳng là điểm nằm giữa hai đầu đoạn thẳng và cách đều hai đầu đoạn thẳng đó

  1. Nếu M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì MA = MB = .
  2. Nếu M nằm giữa hai đầu đoạn thẳng AB và MA = thì M là trung điểm của AB
  3. Mỗi đoạn thẳng có 1 trung diểm duy nhất

B - BÀI TẬP VẬN DỤNG

  1. PHẦN 1: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

1. Điểm A không thuộc đường thẳng d được kí hiệu là:

A. B. C. D.

2. Cho hai tia Ax và Ay đối nhau. Lấy điểm M trên tia Ax, điểm N trên tia Ay. Ta có:

A. Điểm M nằm giữa A và N B. Điểm A nằm giữa M và N

C. Điểm N nằm giữa A và M D. Không có điểm nào nằm giữa 2 điểm còn lại.

3. Số đường thẳng đi qua hai điểm S và T là :

A.1 B.2 C.3 D.Vô số

4. L là một điểm nằm giữa hai điểm I và K. Biết IL = 2cm, LK = 5cm. Độ dài của đoạn

thẳng IK là:

A.3cm B.2cm C.5cm D.7cm.

5. Điểm I là trung điểm của đoạn thẳng MN khi:

A. IM = IN B.

C. IM + IN = MN D. IM = 2 IN

6. Cho các điểm A, B, C, D, E cùng nằm trên một đường thẳng. Có bao nhiêu đoạn thẳng được tạo thành từ các điểm trên ?

A. 5 B. 10 C. 15 D. 20

7. Đường thẳng có đặc điểm nào trong các đặc điểm sau ?

A. Giới hạn ở một đầu.

B. Kéo dài mãi về một phía.

C. Giới hạn ở hai đầu.

D. Kéo dài mãi về hai phía.

8 . Ba điểm M, N, P thẳng hàng. Trong các câu sau, câu nào sai ?

A. Đường thẳng MP đi qua N.

B. Đường thẳng MN đi qua P.

C. M, N, P thuộc một đường thẳng.

D. M, N, P không cùng thuộc một đường thẳng.

9. Điểm E nằm giữa hai điểm M và N thì:

A. ME + MN = EN

B. MN + EN = ME

C. ME + EN = MN

D. Đáp án khác.

10. Có bao nhiêu đường thẳng đi qua 5 điểm phân biệt mà trong đó không có 3 điểm nào thẳng hàng?

A. 15.

B. 10.

C. 5.

D. Vô số.

  1. PHẦN 2: TỰ LUẬN

Bài 1:Cho đường thẳng xy . Lấy điểm O xy ; điểm Axy và điểm B trên tia Ay (điểm B khác điểm A)

  • kể tên các tia đối nhau , các tia trùng nhau ;
  • Kể tên hai tia không có điểm chung ;
  • Gọi M là điểm di động trên xy . Xác định vị trí điểm M để cho tia Ot đi qua điểm M không cắt hai tia Ax , By .

Bài 2: Vẽ hai đường thẳng mn và xy cắt nhau tại O

  1. kể tên hai tia đối nhau ;
  2. Trên tia Ox lấy điểm P , trên tia Om lấy điểm E ( P và E khác O ) . Hãy tìm vị trí điểm Q để điểm O nằm giữa P và Q ; Tìm vị trí điểm F sao cho hai tia OE , OF trùng nhau .

Bài 3 : Cho 4 điểm A , B , C , O . Biết hai tia OA , OB đối nhau ; hai tia OA , OC trùng nhau .

a) Giải thích vì sao 4 điểm A, B , C , O thẳng hàng .

b)Nếu điểm A nằm giữa C và O thì điểm A có nằm giữa hai điểm O và B không ? Giải thích Vì sao ?

Bài 4: Cho điểm O nằm giữa hai điểm A và B ; điểm I nằm giữa hai điểm O và B . Giải thích vì sao :

  1. O nằm giữa A và I ?
  2. I nằm giữa A và B ?

Bài 5: Gọi A và B là hai điểm nằm trên tia Ox sao cho OA = 4 cm , OB = 6 cm . Trên tia BA lấy điểm C sao BC = 3 cm . So sành AB với AC .

Bài 6: Vẽ đoạn thẳng AB = 5 cm . Lấy hai điểm E và F nằm giữa A và B sao cho AE + BF = 7 cm .

  1. Chứng tỏ rằng điểm E nằm giữa hai điểm B và F .
  2. Tính EF .

Bài 7: Vẽ hai tia chung gốc Ox, Oy . Trên tia Ox lấy hai điểm A và B (điểm A nằm giữa O và B) . Trên tia Oy lấy hai điểm M và N sao cho OM = OA ; ON = OB .

  1. Chứng tỏ rằng điểm m nằm giữa O và N .
  2. So sánh AB và MN .

Bài 8: Trên tia Ox lấy hai điểm A và M sao cho OA = 3 cm ; OB = 4,5 cm . Trên tia Ax lấy điểm B sao cho M là trung điểm của AB. Hỏi điểm A có phải là trung điểm của đoạn thẳng OB không ? Vì sao ?

Bài 9: Cho đoạn thẳng AB = 6 cm. Lấy hai điểm C và D thuộc đoạn AB sao cho AC = BD = 2 cm .

Gọi M là trung điểm của AB .

  1. Giải thích vì sao M cũng là trung điểm của đoạn thẳng CD .
  2. Tìm trên hình vẽ những điểm khác cũng là trung điểm của đoạn thẳng .

Bài 10 : Gọi O là một điểm của đoạn thẳng AB . Xác định vị trí của điểm O để :

  1. Tổng AB + BO đạt giá trị nhỏ nhất
  2. Tổng AB + BO = 2 BO
  3. Tổng AB + BO = 3.BO .

Bài 11: Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng AB và C là một điểm của đoạn thẳng đó .

Cho biết AB = 6 cm ; AC = a ( cm ) ( 0 < a 6 ) . Tính khoảng cách CM .

Bài 12:Cho đoạn thẳng CD = 5 cm.Trên đoạn thẳng này lấy hai điểm I và K sao cho CI=1cm;DK=3 cm

  1. Điểm K có là trung điểm của đoạn thẳng CD không ? vì sao ?
  2. Chứng tỏ rằng điểm I là trung điểm của CK .

Bài 13: Cho đoạn thẳng AB ;điểm O thuộc tia đối của tia AB.Gọi M, N thứ tự là trung điểm của OA, OB

  1. Chứng tỏ OA < OB .
  2. Trong ba điểm O , M , N điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ?
  3. Chứng tỏ rằng độ dài đoạn thẳng MN không phụ thuộc vào vị trí điểm O (O thuộc tia đối của tia AB)

Bài 14: Cho đoạn thẳng AB = 8 cm . Trên tia AB lấy điểm C sao cho AC = 2 cm .

  1. Tính CB
  2. Lấy điểm D thuộc tia đối của tia BC sao cho BD = 4 cm . Tính CD .

Bài 15: Trên tia Ox , lấy hai điểm E và F sao cho OE = 3 cm , OF = 6 cm .

  1. Điểm E có nằm giữa hai điểm O và F không ? Vì sao ?
  2. So sánh OE và EF .
  3. Điểm E có là trung điểm của đoạn thẳng OF không ? Vì sao ?
  4. Ta có thể khẳng định OF chỉ có duy nhất một trung điểm hay không ? Vì sao ?

Bài 16: Trên tia Ox lấy hai điểm A và B sao cho OA = 3cm, OB = 6cm.

  1. Điểm A có nằm giữa O và B không ? Vì sao?
  2. Tính độ dài đoạn thẳng AB.
  3. Điểm A có phải là trung điểm của OB không ? Vì sao ?
  4. Gọi P là trung điểm của đoạn thẳng OA, Q là trung điểm của đoạn thẳng AB. Chứng tỏ OB = 2PQ.

Bài 17:

Cho đoạn thẳng AB = 8 cm. Điểm C thuộc đoạn thẳng AB sao cho BC = 2 cm. Tính độ dài có thể có được của đoạn thẳng AC

Bài 18

Vẽ tia Ax . Lấy BAx sao cho AB = 8 cm, điểm M nằm trên đoạn thẳng AB sao cho AM = 4 cm.

  1. Điểm M có nằm giữa A và B không? Vì sao?
  2. So sánh MA và MB.
  3. M có là trung điểm của AB không? Vì sao?
  4. Lấy NAx sao cho AN= 12 cm. So sánh BM và BN

Câu 19

a) Vẽ đường thẳng xy. Trên xy lấy ba điểm A,B.C theo thứ tự đó.

b) Kể tên các tia có trên hình vẽ (Các tia trùng nhau chỉ kể một lần)

c) Hai tia Ay và By có phải là hai tia trùng nhau không? Vì sao?

d) Kể tên hai tia đối nhau gốc B.

Câu 20

a) Trên tia Ox, vẽ hai điểm A, B sao cho OA = 3.5cm, OB = 7cm.

b) Điểm A có nằm giữa hai điểm O và B không?

c) So sánh OA và AB.

d) Điểm A có là trung điểm của đoạn thẳng OB không? Vì sao?

Câu 21:

Hãy vẽ sơ đồ trồng cây trong trường hợp sau: Có 10 cây trồng thành 5 hàng , mỗi hàng 4 cây

Câu 22: Vẽ liền 1 nét 4 đoạn thẳng đi qua 9 điểm:

  1. PHẦN 3: CHUYÊN ĐỀ 12: ĐIỂM – ĐƯỜNG THẲNG – ĐOẠN THẲNG

Bài 1: Cho đoạn thẳng AB = 5cm, điểm C nằm giữa A và B, các điểm D và E theo thứ tự là trung điểm của AC và CB. Tính độ dài DE.

Bài 2: Cho điểm C thuộc đường thẳng AB nhưng không thuộc đoạn thẳng AB. Biết CA = a, CB = b. Gọi I là trung điểm của AB. Tính độ dài IC.

Bài 3: Trên mặt phẳng có bốn đường thẳng. Số giao điểm của các đường thẳng có thể bằng bao nhiêu?

Bài 4: Cho n điểm (n >= 2). Nối từng cặp hai điểm trong n điểm đó thành các đoạn thẳng.
a. Hỏi có bao nhiêu đoạn thẳng nếu trong n điểm đó không có ba điểm nào thẳng hàng?
b. Hỏi có bao nhiêu đoạn thẳng nếu trong n điểm đó có đúng ba điểm thẳng hàng?
c. Tính n biết rằng có tất cả 1770 đoạn thẳng.

Bài 5: Cho n điểm trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Cứ qua hai điểm ta vẽ một đường thẳng. Biết rằng có tất cả 105 đường thẳng. Tính n?

Bài 6: Cho n đường thẳng trong đó bất cứ hai đường thẳng nào cũng cắt nhau, không có ba đường thẳng nào đồng quy. Biết rằng số giao điểm của các đường thẳng đó là 780. Tính n?

Bài 7: Cho 101 đường thẳng trong đó bất cứ hai đường thẳng nào cũng cắt nhau, không có ba đường thẳng nào đồng quy. Tính số giao điểm của chúng.

Bài 8: Cho 20 điểm, trong đó có a điểm thẳng hàng. Cứ 2 điểm, ta vẽ một đường thẳng. Tìm a , biết vẽ được tất cả 170 đường thẳng.

Bài 9: Cho ba điểm A, B, C nằm ngoài đường thẳng a. Biết rằng cả hai đoạn thẳng BA, BC đều cắt đường thẳng a. Hỏi đường thẳng a có cắt đoạn thẳng AC không? Vì sao?

Bài 10: Trên tia Ox cho 4 điểm A, B, C, D. biết rằng A nằm giữa B và C; B nằm giữa C và D ; OA = 5cm; OD = 2 cm ; BC = 4 cm và độ dài AC gấp đôi độ dài BD. Tìm độ dài các đoạn BD; AC.

Bài 11: Gọi A và B là hai điểm trên tia Ox sao cho OA = 4 cm ; OB = 6 cm . Trên tia BA lấy điểm C sao cho BC = 3 cm .So sánh AB với AC.

Bài 12: Trên tia Ox cho 4 điểm A, B, C, D. Biết rằng A nằm giữa B và C; B nằm giữa C và D ; OA = 7cm; OD = 3cm ; BC = 8cm và AC =3BD.

a) Tính độ dài AC.

b) Chứng tỏ rằng: Điểm B là trung điểm của đoạn thẳng AD.

Bài 13: Trên tia Ox lấy hai điểm M và N, sao cho OM = 3cm và ON = 7cm.

  1. Tính độ dài đoạn thẳng MN.
  2. Lấy điểm P trên tia Ox, sao cho MP = 2cm. Tính độ dài đoạn thẳng OP.
  3. Trong trường hợp M nằm giữa O và P. Chứng tỏ rằng P là trung điểm của đoạn thẳng MN.

Bài 14: Cho đường thẳng xy. Trên xy lấy 3 điểm A; B; C sao cho AB = a cm; AC = b cm (b > a). Gọi I là trung điểm của AB.

  1. Tính IC ?
  2. Lấy 4 điểm M; N; P; Q nằm ngoài đường thẳng xy. Chứng tỏ rằng đường thẳng xy hoặc không cắt, hoặc cắt ba, hoặc cắt bốn đoạn thẳng trong các đoạn thẳng sau: MN, MP, MQ, NP, NQ, PQ.

HƯỚNG DẪN – LỜI GIẢI

  1. PHẦN 3: CHUYÊN ĐỀ 12: ĐIỂM – ĐƯỜNG THẲNG – ĐOẠN THẲNG

Bài 1: Cho đoạn thẳng AB = 5cm, điểm C nằm giữa A và B, các điểm D và E theo thứ tự là trung điểm của AC và CB. Tính độ dài DE.

GIẢI: (H1)

DE = DC + CE = + = = = = 2,5 (cm)

Bài 2: Cho điểm C thuộc đường thẳng AB nhưng không thuộc đoạn thẳng AB. Biết CA = a, CB = b. Gọi I là trung điểm của AB. Tính độ dài IC.


Giải (H2)

Trường hợp a > b(H2a):IC = IB – CB = – b =


Trường hợp a < b (H2b): IC =

Trường hợp a = b thì I C

Bài 3: Trên mặt phẳng có bốn đường thẳng. Số giao điểm của các đường thẳng có thể bằng bao nhiêu?

GIẢI

Bài toán đòi hỏi phải xét đủ các trường hợp:

  1. Bốn đường thẳng đồng quy: có 1 giao điểm (H3.1 a)

  1. Có đúng ba đường thẳng đồng quy:
  2. Có hai đường thẳng song song: 3 giao điểm (H3.1 b)
  3. Không có hai đường thẳng nào song song: 4 giao điểm (H3.1c)
  4. Không có ba đường thẳng nào đồng quy
  5. Bốn đường thẳng song song: 0 giao điểm (H3.2 a)
  6. Có đúng ba đường thẳng song song: 3 giao điểm (H3.2b)
  7. Có hai cặp đường thẳng song song: 4 giao điểm (H3.2c)
  8. Có đúng một cặp đường thẳng song song: 5 giao điểm (H3.2d,e)
  9. Không có hai đường thẳng nào song song: 6 giao điểm. (H3.2g)


Bài 4: Cho n điểm (n >= 2). Nối từng cặp hai điểm trong n điểm đó thành các đoạn thẳng.
a. Hỏi có bao nhiêu đoạn thẳng nếu trong n điểm đó không có ba điểm nào thẳng hàng?

Giải:

Chọn một điểm. Nối điểm đó với từng điểm trong n – 1 điểm còn lại, ta vẽ được n – 1 đoạn thẳng. Làm như vậy với n điểm, ta được n(n-1) đoạn thẳng. Nhưng mỗi đoạn thẳng được tính hai lần, do đó tất cả chỉ có đoạn thẳng.

b. Hỏi có bao nhiêu đoạn thẳng nếu trong n điểm đó có đúng ba điểm thẳng hàng?

Giải:

Tuy trong hình vẽ có ba điểm thẳng hàng, nhưng số đoạn thẳng phải đếm vẫn không thay đổi, do đó vẫn có đoạn thẳng.

c. Tính n biết rằng có tất cả 1770 đoạn thẳng.

Giải:

Ta có: = 1770.

Do đó: n(n – 1) = 2.1170 = 22.3.5.59 = 59.60

Suy ra : n = 60

Bài 5: Cho n điểm trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Cứ qua hai điểm ta vẽ một đường thẳng. Biết rằng có tất cả 105 đường thẳng. Tính n?
HD:

Ta có: = 105 nên n(n-1) = 210 = 2.3.5.7 = 15.14. Vậy n = 15


Bài 6: Cho n đường thẳng trong đó bất cứ hai đường thẳng nào cũng cắt nhau, không có ba đường thẳng nào đồng quy. Biết rằng số giao điểm của các đường thẳng đó là 780. Tính n?

HD:

Từ = 780 ta tính được n = 40

Bài 7: Cho 101 đường thẳng trong đó bất cứ hai đường thẳng nào cũng cắt nhau, không có ba đường thẳng nào đồng quy. Tính số giao điểm của chúng.

HD:

Mỗi đường thẳng cắt 100 đường thẳng còn lại tạo nên 100 giao điểm. Có 101 đường thẳng nên có: 101.100 giao điểm nhưng mỗi giao điểm đã được tính hai lần nên chỉ có:

101.100:2 = 5050 (giao điểm)

Bài 8: Cho 20 điểm, trong đó có a điểm thẳng hàng. Cứ 2 điểm, ta vẽ một đường thẳng. Tìm a , biết vẽ được tất cả 170 đường thẳng.

GIẢI

Giả sử trong 20 điểm, không có 3 điểm nào thẳng hàng. Khi đó, số đường thẳng vẽ được là: 19 . 20:2 = 190

Trong a điểm, giả sử không có 3 điểm nào thẳng hàng.Số đường thẳng vẽ được là : (a – 1 ) a : 2 .

Thực tế, trong a điểm này ta chi vẽ được 1 đường thẳng.

Vậy ta có : 190 – ( a- 1)a : 2 + 1 = 170

=> a = 7

Bài 9: Cho ba điểm A, B, C nằm ngoài đường thẳng a. Biết rằng cả hai đoạn thẳng BA, BC đều cắt đường thẳng a. Hỏi đường thẳng a có cắt đoạn thẳng AC không? Vì sao?

GIẢI (H9)

Đường thẳng a cắt đoạn thẳng AB thuộc hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ a.

Lập luận tương tự hai điểm B, C thuộc hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ a.

  1. Hai điểm A, C thuộc cùng nửa mặt phẳng bờ a. Vậy đường thẳng a không cắt đoạn thẳng AC

Bài 10: Trên tia Ox cho 4 điểm A, B, C, D. biết rằng A nằm giữa B và C; B nằm giữa C và D ; OA = 5cm; OD = 2 cm ; BC = 4 cm và độ dài AC gấp đôi độ dài BD. Tìm độ dài các đoạn BD; AC.

GIẢI

O D B A C x

Vì A nằm giữa B và C nên BA +AC = BC ⇒ BA +AC =4 (1)

Lâp. luân ⇒ B nằm giữa A và D.

Theo gt OD < OA ⇒ D nằm giữa O và A.

Mà OD + DA = OA ⇒ 2 + DA =5 ⇒ DA =3 cm

Ta có DB + BA = DA⇒ DB +BA =3 (2)

(1) –(2) AC – DB = 1 (3)

theo đề ra : AC = 2BD thay và (3)

Ta có 2BD – BD = 1 ⇒ BD = 1

⇒ AC = 2BD ⇒ AC = 2 cm

Bài 11: Gọi A và B là hai điểm trên tia Ox sao cho OA = 4 cm ; OB = 6 cm . Trên tia BA lấy điểm C sao cho BC = 3 cm .So sánh AB với AC.

GIẢI

Hai điểm A và B trên tia Ox mà OA< OB (4<6) nên điểm A năm giữa O và B suy ra AB = OB – OA

AB = 6 – 4 = 2 (cm)

Hai điểm Avà C trên tia BA mà BA < BC ( 2<3 ) nên điểm A năm giữa hai điểm B và C

Suy ra AC = BC – BA = 3 – 2 = 1 (cm)

Vậy AB > AC ( 2 >1)

Bài 12: Trên tia Ox cho 4 điểm A, B, C, D. Biết rằng A nằm giữa B và C; B nằm giữa C và D ; OA = 7cm; OD = 3cm ; BC = 8cm và AC =3BD.

  1. Tính độ dài AC.

x

x

3x

Đặt BD = x (cm) => AC = 3x (cm)

Vì D nằm giữa O và A (Do OD < OA) nên: OD+DA = OA => DA = 4

=> DB+BA = 4 hay x + BA = 4 (1)

Vì A nằm giữa B và C nên: BA + AC = BC hay 3x + BA = 8 (2)

Từ (1) và (2) ta có: (3x + BA) - (x + BA) = 8-4

2x = 4 x = 2

AC = 3.2 = 6 (cm)

  1. Chứng tỏ rằng: Điểm B là trung điểm của đoạn thẳng AD.

Theo (1) ta có: x + BA = 4 mà x = 2 => BA = 2

Mà BD = x = 2

=> BD = BA (=2) => B là trung điểm của đoạn thẳng AD

Bài 13: Trên tia Ox lấy hai điểm M và N, sao cho OM = 3cm và ON = 7cm.

  1. Tính độ dài đoạn thẳng MN.
  2. Lấy điểm P trên tia Ox, sao cho MP = 2cm. Tính độ dài đoạn thẳng OP.
  3. Trong trường hợp M nằm giữa O và P. Chứng tỏ rằng P là trung điểm của đoạn thẳng MN.

GIẢI

  1. Do M, N cùng thuộc tia Ox mà OM < ON nên M nằm giữa hai điểm O và N

=> OM + MN = ON

=> 3 + MN = 7 => MN = 7 – 3 = 4 (cm)

Vậy MN = 4(cm)

b)

TH1: Nếu P nằm giữa M và N thì M nằm giữa O và P

=> OP = OM + MP => OP = 3 + 2 = 5(cm).

TH2: Nếu Nếu P nằm giữa O và M => OM = OP + PM

  1. 3 = OP + 2 => OP = 1(cm).
  2. c) (1,0 đ). M nằm giữa O và P OP = 5(cm) < ON = 7(cm) nên P nằm giữa O và N
  3. suy ra OP + PN = ON 5 + PN = 7 PN = 2(cm)
  4. Do đó: MP = PN, mà P nằm giữa M và N nên P là trung điểm của MN

Bài 14: Cho đường thẳng xy. Trên xy lấy 3 điểm A; B; C sao cho AB = a cm; AC = b cm (b > a). Gọi I là trung điểm của AB.

  1. Tính IC ?
  2. Lấy 4 điểm M; N; P; Q nằm ngoài đường thẳng xy. Chứng tỏ rằng đường thẳng xy hoặc không cắt, hoặc cắt ba, hoặc cắt bốn đoạn thẳng trong các đoạn thẳng sau: MN, MP, MQ, NP, NQ, PQ.

GIẢI

  1. TH1. B ; C nằm cùng phía với nhau so với điểm A

HS tính được IC = b -

TH2. B; C nằm khác phía so với điểm A.

b). HS tính được IC = b +

*) TH 1: Nếu cả 4 điểm cùng thuộc một nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng xy thì đường thẳng xy không cắt các đoạn thẳng: MN, MP, MQ, NP, NQ, PQ.

*) TH 2: Nếu có 3 điểm (giả sử M ; N ; P) cùng thuộc một nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng còn 1 điểm Q nằm khác phía bờ là đường thẳng xy thì đường thẳng xy cắt 3 đoạn thẳng sau: MQ, NQ, PQ.

*) TH 3: Nếu có 2 điểm ( giả sử M ; N ) cùng thuộc một nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng còn 2 điểm (P ; Q) nằm khác phía bờ là đường thẳng xy thì đường thẳng xy cắt 4 đoạn thẳng sau: MP; MQ, NP; NQ.