Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề gồm có 2 trang) | KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019-2020 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
|
I/ TRẮC NGHIỆM (5 điểm).
Câu 1. Định luật Len - xơ được dùng để xác định
A. cường độ của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong một mạch kín.
B. độ lớn của suất điện động cảm ứng trong một mạch kín.
C. chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong một mạch kín.
D. độ biến thiên của từ thông qua một mạch kín.
Câu 2. Trong biểu thức của định luật khúc xạ ánh sáng, góc khúc xạ là
A. i. B. r. C. n1. D. n2.
Câu 3. Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài có chiều được xác định bởi quy tắc nào sau đây?
A. Quy tắc nắm tay phải. B. Quy tắc bàn tay phải.
C. Quy tắc bàn tay trái. D. Quy tắc nắm tay trái.
Câu 4. Khoảng cách từ điểm cực cận đến điểm cực viễn theo trục chính của mắt gọi là
A. khoảng cực cận của mắt. B. khoảng cực viễn của mắt.
C. năng suất phân li của mắt. D. khoảng nhìn rõ của mắt.
Câu 5. Từ trường đều là từ trường mà các đường sức từ là những đường thẳng song song
A. ngược chiều và không cách đều nhau. B. cùng chiều và cách đều nhau.
C. ngược chiều và cách đều nhau. D. cùng chiều và không cách đều nhau.
Câu 6. Henri (H) là đơn vị của đại lượng vật lý nào sau đây?
A. Dòng điện cảm ứng. B. Từ thông.
C. Suất điện động tự cảm. D. Độ tự cảm.
Câu 7. Tia tới qua tiêu điểm vật chính F của thấu kính hội tụ sẽ cho tia ló
A. song song với trục chính. B. truyền thẳng.
C. qua quang tâm O. D. qua tiêu điểm ảnh chính F’.
Câu 8. Khi xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần thì
A. góc khúc xạ luôn lớn hơn góc tới. B. tia khúc xạ lệch xa pháp tuyến hơn.
C. tia khúc xạ lệch lại gần pháp tuyến hơn. D. không còn tia khúc xạ.
Câu 9. Trong hệ SI, đơn vị của lực từ là
A. vêbe (Wb). B. niutơn (N).
C. tesla (T). D. ampe (A).
Câu 10. Khi nói về lăng kính, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Lăng kính được đặc trưng bởi độ dài cạnh khối lăng trụ.
B. Lăng kính không làm lệch đường đi của tia sáng đơn sắc qua nó.
C. Lăng kính là một khối chất trong suốt, đồng chất có tiết diện thẳng là một tam giác.
D. Lăng kính là một khối chất trong suốt giới hạn bởi hai mặt cầu.
Câu 11. Một vòng dây dẫn tròn đặt trong không khí có bán kính R mang dòng điện I chạy qua. Cảm ứng từ tại tâm vòng dây có công thức
A. B.
C. D.
Câu 12. Suất điện động cảm ứng
A.có độ lớn tỷ lệ nghịch với tốc độ biến thiên từ thông.
B. sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín.
C. có đơn vị vêbe (Wb).
D.có độ lớn tỷ lệ thuận với thời gian.
Câu 13. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm ứng
A. có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ thông ban đầu qua mạch.
B. luôn có tác dụng làm tăng từ thông ban đầu qua mạch.
C. luôn có tác dụng làm giảm từ thông ban đầu qua mạch.
D. có tác dụng giữ cho từ thông gửi qua mạch không đổi.
Câu 14. Lực nào sau đây là lực tương tác giữa một dòng điện và một nam châm ?
A. lực điện. B. lực hấp dẫn. C. lực ma sát. D. lực từ.
Câu 15. Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc khúc xạ
A. luôn bằng góc tới. B. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn góc tới.
C. luôn lớn hơn góc tới. D. luôn nhỏ hơn góc tới.
II/ TỰ LUẬN (5 điểm).
Bài 1(3 điểm).
1. Một vòng dây dẫn tròn có diện tích 10 cm2 đặt trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ là 5.10-4 T. Tính độ lớn từ thông qua vòng dây nếu vectơ cảm ứng từ hợp với pháp tuyến vòng dây một góc 600.
2. Một dây dẫn thẳng dài vô hạn đặt trong không khí mang dòng điện = 3 A (như hình vẽ) .
a/ Xác định cảm ứng từ tại M cách dây dẫn 6 cm. .
b/ Thay dòng điện I1 bằng dòng điện I2 có cường độ lớn hơn I1 chạy qua dây dẫn trên, thì cảm ứng từ tại M thay đổi một lượng 0,5.10-5T. Tính cường độ dòng điện I2.
Bài 2 (2điểm).
Một thấu kính có tiêu cự 30 cm. Vật sáng AB đặt trước thấu kính, vuông góc với trục chính thấu kính tại điểm A cho ảnh cách thấu kính 50cm và ngược chiều với vật AB.
a/ Xác định loại thấu kính. là ảnh thật hay ảnh ảo ?
b/ Vật AB cách thấu kính một đoạn bao nhiêu ?
M
I1
................................Hết.................................
ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ 205
Câu 1 | C | Câu 6 | D | Câu 11 | A |
Câu 2 | B | Câu 7 | A | Câu 12 | B |
Câu 3 | A | Câu 8 | D | Câu 13 | A |
Câu 4 | D | Câu 9 | B | Câu 14 | D |
Câu 5 | B | Câu 10 | C | Câu 15 | B |
Bài /điểm | Nội dung | Điểm chi tiết |
Bài 1 1./ 1đ | .................................................................................... = 2,5.10-7 Wb…………………………………………………… | 0,5 0,5 |
Bài 1 2. a/ 1đ | + Xác định đúng phương, chiều của …………………………. + …………………………………………………. + Tính được BM = 10-5 T…………………………………………. | 0,5 0,25 0,25 |
2. b/1đ | += BM + 10-5 = 1,5.10-5T + Tính được I2 = 4,5 A | 0,5 0,5 |
Bài 2 a/1đ | + Xác định được đó là TKHT……………………………………. + A’B’ là ảnh thật………………………………………………... | 0,5đ 0,5đ |
b/1đ
| + Viết được công thức……………………………… + Tính được d = 75cm……………………………………………. | 0,5 0,5 |
Lưu ý: Giải theo cách khác đúng cho điểm tối đa.
Sai từ 2 đơn vị trở lên -0,25đ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề gồm có 2 trang) | KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019-2020 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
|
I/ TRẮC NGHIỆM (5 điểm).
Câu 1. Khi nói về lăng kính, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Lăng kính là một khối chất trong suốt giới hạn bởi hai mặt cầu.
B. Lăng kính được đặc trưng bởi độ dài cạnh khối lăng trụ.
C. Lăng kính là một khối chất trong suốt, đồng chất có tiết diện thẳng là một tam giác.
D. Lăng kính không làm lệch đường đi của tia sáng đơn sắc qua nó.
Câu 2. Tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ sẽ cho tia ló
A. qua tiêu điểm ảnh chính F’. B. qua tiêu điểm vật chính F.
C. truyền thẳng. D. song song với trục chính.
Câu 3. Khi mắt không điều tiết, điểm xa nhất theo trục chính của mắt mà mắt có thể nhìn rõ gọi là
A. tiêu điểm của mắt. B. điểm cực cận.
C. năng suất phân li. D. điểm cực viễn.
Câu 4. Dùng định luật nào sau đây để xác định chiều dòng điện cảm ứng trong mạch kín?
A. Định luật Len - Xơ. B. Định luật Ôm.
C. Định luật Cu-lông. D. Định luật Húc.
Câu 5. Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc khúc xạ
A. luôn nhỏ hơn góc tới. B. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn góc tới.
C. luôn lớn hơn góc tới. D. luôn bằng góc tới.
Câu 6. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm ứng
A. có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ thông ban đầu qua mạch.
B. có tác dụng giữ cho từ thông gửi qua mạch không đổi.
C. luôn có tác dụng làm giảm từ thông ban đầu qua mạch.
D. luôn có tác dụng làm tăng từ thông ban đầu qua mạch.
Câu 7. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện tuân theo quy tắc nào sau đây?
A. Quy tắc nắm tay phải. B. Quy tắc bàn tay trái.
C. Quy tắc nắm tay trái. D. Quy tắc bàn tay phải.
Câu 8. Một vòng dây dẫn tròn đặt trong không khí có bán kính R mang dòng điện I chạy qua. Cảm ứng từ tại tâm vòng dây có công thức
A. B. C. D.
Câu 9. Trong biểu thức của định luật khúc xạ ánh sáng, góc tới là
A. r. B. n2. C. n1. D. i.
Câu 10. Biểu thức từ thông riêng của một mạch kín là . L gọi là
A. từ thông. B. độ tự cảm.
C.dòng điện cảm ứng. D. suất điện động tự cảm.
Câu 11. Trong hệ SI, đơn vị của cảm ứng từ là
A. Niutơn (N). B. Ampe (A). C. Tesla (T). D. Vêbe (Wb).
Câu 12. Qua mỗi điểm trong không gian có từ trường
A. chỉ vẽ được một đường sức điện. B. vẽ được vô số các đường sức từ.
C. chỉ vẽ được một đường sức từ. D. không có đường sức từ.
Câu 13. Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch kín tỉ lệ với
A. từ thông qua mạch đó. B. tốc độ chuyển động của mạch đó.
C. tốc độ biến thiên từ thông qua mạch đó. D. thời gian qua mạch đó.
Câu 14. Khi xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần thì
A. tia khúc xạ lệch lại gần pháp tuyến hơn. B. không còn tia khúc xạ.
C. góc khúc xạ luôn lớn hơn góc tới. D. tia khúc xạ lệch xa pháp tuyến hơn.
Câu 15. Lực nào sau đây là lực tương tác giữa hai nam châm ?
A. lực ma sát. B. lực điện. C. lực từ. D. lực hấp dẫn.
II/ TỰ LUẬN (5 điểm).
Bài 1(3 điểm).
1. Một vòng dây dẫn tròn có diện tích 40 cm2 đặt trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ là .10-4 T. Tính độ lớn từ thông qua vòng dây nếu vectơ cảm ứng từ hợp với pháp tuyến vòng dây một góc 300.
2. Một dây dẫn thẳng dài vô hạn đặt trong không khí mang dòng điện = 4 A ( như hình vẽ) .
a/ Xác định cảm ứng từ tại M cách dây dẫn 10 cm.
b/ Thay dòng điện I1 bằng dòng điện I2 có cường độ nhỏ hơn I1 chạy qua dây dẫn trên, thì cảm ứng từ tại M thay đổi một lượng 1,5.10-6T. Tính cường độ dòng điện I2.
Bài 2 (2 điểm).
Một thấu kính có tiêu cự 20 cm. Vật sáng AB đặt trước thấu kính, vuông góc với trục chính thấu kính tại điểm A cho ảnh cách thấu kính 45cm và ngược chiều với vật AB.
a/ Xác định loại thấu kính. là ảnh thật hay ảnh ảo ?
b/ Vật AB cách thấu kính một đoạn bao nhiêu ?
M
I1
(H1)
................................Hết.................................
ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ 206
Câu 1 | C | Câu 6 | A | Câu 11 | C |
Câu 2 | A | Câu 7 | B | Câu 12 | C |
Câu 3 | D | Câu 8 | C | Câu 13 | C |
Câu 4 | A | Câu 9 | D | Câu 14 | B |
Câu 5 | B | Câu 10 | B | Câu 15 | C |
Bài /điểm | Nội dung | Điểm chi tiết |
Bài 1 1./ 1đ | .................................................................................... = 1,2.10-6 Wb…………………………………………………… | 0,5 0,5 |
Bài 1 2. a/ 1đ | + Xác định đúng phương, chiều của …………………………. + …………………………………………………. + Tính được BM = 8.10-6 T……………………………………….. | 0,5 0,25 0,25 |
2. b/1đ | += BM – 1,5.10-6 = 6,5.10-6T…………………………………. + Tính được I2 = 3,25 A…………………………………………... | 0,5 0,5 |
Bài 2 a/1đ | + Xác định được đó là TKHT……………………………………. + A’B’ là ảnh thật………………………………………………... | 0,5đ 0,5đ |
b/1đ
| + Viết được công thức……………………………… + Tính được d = 36cm……………………………………………. | 0,5 0,5 |
Lưu ý: Giải theo cách khác đúng cho điểm tối đa.
Sai từ 2 đơn vị trở lên -0,25đ
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới