Chuyên đề dao động cơ vật lý 12 có đáp án và lời giải

Chuyên đề dao động cơ vật lý 12 có đáp án và lời giải

4.1/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Chuyên đề dao động cơ vật lý 12 có đáp án và lời giải

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

CHƯƠNG I: CHUYÊN ĐỀ DAO ĐỘNG CƠ

I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DAO ĐỘNG

1) Dao động cơ học

Dao động cơ học là sự chuyển động của một vật quanh một vị trí xác định gọi là vị trí cân bằng.

2) Dao động tuần hoàn

Dao động tuần hoàn là dao động mà trạng thái của vật được lặp lại như cũ, theo hướng cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau xác định (được gọi là chu kì dao động).

3) Dao động điều hòa

Dao động điều hòa là dao động mà li độ của vật được biểu thị bằng hàm cosin hay sin theo thời gian.

II. PHƯƠNG TRÌNH DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA

1) Phương trình li độ dao động

Phương trình li độ dao động có dạng x = Acos(ωt + φ).

Các đại lượng đặc trưng cho dao động điều hòa :

+ x: li độ dao động hay độ lệch khỏi vị trí cân bằng. Đơn vị tính: cm, m.

+ A : Biên độ dao động hay li độ cực đại. Đơn vị tính: cm, m..

+ ω : tần số góc của dao động, đại lượng trung gian cho phép xác định chu kỳ và tần số dao động. Đơn vị tính: rad/s.

+ φ: pha ban đầu của dao động (t = 0), giúp xác định trạng thái dao động của vật ở thời điểm ban đầu. Đơn vị tính rad

+ (ωt + φ): pha dao động tại thời điểm t, giúp xác định trạng thái dao động của vật ở thời điểm bất kỳ t. Đơn vị tính rad

Chú ý: Biên độ dao động A luôn là hằng số dương.

Ví dụ 1: Xác định biên độ dao động A, tần số góc ω và pha ban đầu của các dao động có phương trình sau:

a) x = 3cos(10πt + π) cm b) x = -2sin(πt - π) cm

c) x = - cos(4πt + π ) cm

Hướng dẫn giải:

Bằng thao tác chuyển đổi phương trình lượng giác kết hợp với phương trình dao động điều hòa ta được

a) x = 3cos(10πt + π ) cm 🡪

b) x = - 2sin(πt - π) cm = 2sin(πt - π + π) cm= 2sin(πt + π ) cm 🡪

c) x = - cos(4πt - π) cm = cos(4πt - π+π) cm = cos(4πt - π) cm 🡪

Ví dụ 2: Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 10cos(2πt + π/6) cm.

a) Xác định li độ của vật khi pha dao động bằng π/3.

b) Xác định li độ của vật ở các thời điểm t = 1 (s); t = 0,25 (s).

c) Xác định các thời điểm vật qua li độ x = –5 cm và x = 10 cm.

Hướng dẫn giải:

a) Khi pha dao động bằng π/3 tức ta có 2πt + π/6 = π/3 🡪 x = 10cos = 5 cm

b) Xác định li độ của vật ở các thời điểm t = 1 (s); t = 0,25 (s).

+ Khi t = 1(s) 🡪 x = 10cos(2π.1 + π) = 10cosπ = 5 cm

 Khi t = 0,25 (s) 🡪 x = 10cos(2π.0,25 + π)= 10cos = - 5 cm

c) Xác định các thời điểm vật qua li độ x = –5 cm và x = 10 cm.

Các thời điểm mà vật qua li độ x = x0 phải thỏa mãn phương trình x = x0 ⇔ Acos(ωt + φ) = x0 ⇔ cos(ωt + φ) =

* x = -5 cm = ⇔ x = 10cos(2πt + π) = -5 ⇔ cos(2πt + π) = - = cos π 🡪

🡪 (do t không thể âm)

* x = 10 cm ⇔ x = 10cos(2πt + π) = 10 ⇔ cos(2πt + π) =1 = cos(k2π)

⇔ 2πt + π = k2π ⇔ t = - + k; k = 1, 2...

3) Phương trình vận tốc

Ta có v = x’🡪

Nhận xét :

+ Vận tốc nhanh pha hơn li độ góc π/2 hay φv = φx + π/2.

+ Véc tơ vận tốc luôn cùng chiều với chiều chuyển động (vật chuyển động theo chiều dương thì v > 0, theo chiều âm thì v < 0).

+ Độ lớn của vận tốc được gọi là tốc độ, và luôn có giá trị dương.

+ Khi vật qua vị trí cân bằng (tức x = 0) thì tốc độ vật đạt giá trị cực đại là vmax = ωA, còn khi vật qua các vị trí biên (tức x = ± A) thì vận tốc bị triệt tiêu (tức là v = 0) vật chuyển động chậm dần khi ra biên.

Ví dụ 1: Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 4cos(4πt - π/3) cm.

a) Viết phương trình vận tốc của vật.

b) Xác định vận tốc của vật ở các thời điểm t = 0,5 (s) ; t = 1,25 (s).

c) Tính tốc độ của vật khi vật qua li độ x = 2 cm.

Hướng dẫn giải:

a) Từ phương trình dao động x = 4cos(4πt - π/3) cm 🡪 v = x’ = -16πsin(4πt - π/3) cm/s

b) Xác định vận tốc của vật ở các thời điểm t = 0,5 (s) ; t = 1,25 (s).

* Khi t = 0,5 (s) 🡪 v = -16πsin(4π.0,5 - π/3) = 8π cm/s

 Khi t 1,125 (s) 🡪 v = 16πsin(4π.1,125 - π/3) = - 8π cm/s

c) Khi vật qua li độ x = 2 cm 🡪 4cos(4πt - π/3) =2

⇔ cos(4πt - π/3) = 🡪 sin(4πt- π/3) = = ±

Khi đó, v = -16πsin(4πt - π/3) = -16π.(± ) = 8π cm/s

Vậy khi vật qua li độ x = 2 cm thì tốc độ của vật đạt được là v = 8π cm/s

Ví dụ 2: Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 10cos(2πt - π/6) cm.

a) Viết phương trình vận tốc của vật.

b) Tính tốc độ của vật khi vật qua li độ x = 5 cm.

c) Tìm những thời điểm vật qua li độ 5 cm theo chiều âm của trục tọa độ.

Hướng dẫn giải:

a) Từ phương trình dao động x = 10cos(2πt - π/6) cm 🡪 v’ =-20πsin(2πt - π/6) cm/s

b) Khi vật qua li độ x = 5 cm thì ta có 10cos(2πt - π/6) = 5

⇔ cos(2πt - π/6) =  sin(2πt - π/6) =

Tốc độ của vật có giá trị là v = |-20πsin(2πt - π/6)| = 10π m/s

c) Những thời điểm vật qua li độ x = 5 cm theo chiều âm thỏa mãn hệ thức

⇔ ⇔

🡪2πt - π = π +k2π ⇔ t = +k; k ≥ 0

4) Phương trình gia tốc

Ta có a = v’ = x” 🡪

Vậy trong cả hai trường hợp thiết lập ta đều có a = –ω2x.

Nhận xét:

+ Gia tốc nhanh pha hơn vận tốc góc π/2, nhanh pha hơn li độ góc π, tức là φa = φv + = φx + π.

+ Véc tơ gia tốc luôn hướng về vị trí cân bằng.

+ Khi vật qua vị trí cân bằng (tức x = 0) thì gia tốc bị triệt tiêu (tức là a = 0), còn khi vật qua các vị trí biên (tức x = ± A) thì gia tốc đạt độ lớn cực đại amax = ω2A.

Từ đó ta có kết quả: →

Ví dụ 1: Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 2cos(πt + π/6) cm. Lấy π2 = 10.

a) Viết phương trình vận tốc, gia tốc của vật.

b) Xác định vận tốc, gia tốc của vật ở thời điểm t = 0,5 (s).

c) Tính tốc độ cực đại, gia tốc cực đại của vật.

Hướng dẫn giải:

a) Từ phương trình dao động x = 2cos(πt + π )

🡪

b) Thay t = 0,5 (s) vào các phương trình vận tốc, gia tốc ta được:

c) Từ các biểu thức tính vmax và amax ta được

TRẮC NGHIỆM ĐẠI CƯƠNG VỀ DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA – PHẦN 1

  1. Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 2cos(4πt + π/3) cm. Chu kỳ và tần số dao động của vật là

A. T = 2 (s) và f = 0,5 Hz. B. T = 0,5 (s) và f = 2 Hz

C. T = 0,25 (s) và f = 4 Hz. D. T = 4 (s) và f = 0,5 Hz.

  1. Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = –4sin(5πt – π/3) cm. Biên độ dao động và pha ban đầu của vật là

A. A = – 4 cm và φ = π/3 rad. B. A = 4 cm và ϕ = 2π/3 rad.

C. A = 4 cm và φ = 4π/3 rad. D. A = 4 cm và φ = –2π/3 rad.

  1. Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = – 5sin(5πt – π/6) cm. Biên độ dao động và pha ban đầu của vật là

A. A = – 5 cm và φ = – π/6 rad. B. A = 5 cm và φ = – π/6 rad.

C. A = 5 cm và φ = 5π/6 rad. D. A = 5 cm và φ = π/3 rad.

  1. Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 2cos(5πt + π/3) cm. Biên độ dao động và tần số góc của vật là

A. A = 2 cm và ω = π/3 (rad/s). B. A = 2 cm và ω = 5 (rad/s).

C. A = – 2 cm và ω = 5π (rad/s). D. A = 2 cm và ω = 5π (rad/s).

  1. Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = – 3sin(5πt – π/3) cm. Biên độ dao động và tần số góc của vật là

A. A = – 3 cm và ω = 5π (rad/s). B. A = 3 cm và ω = – 5π (rad/s).

C. A = 3 cm và ω = 5π (rad/s). D. A = 3 cm và ω = – π/3 (rad/s).

  1. Phương trình dao động điều hoà của một chất điểm có dạng x = Acos(ωt + φ). Độ dài quỹ đạo của dao động là

A. A. B. 2A. C. 4A D. A/2.

  1. Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 6cos(4πt) cm. Biên độ dao động của vật là

A. A = 4 cm. B. A = 6 cm. C. A= –6 cm. D. A = 12 m.

  1. Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x = 5cos(2πt) cm, chu kỳ dao động của chất điểm là

A. T = 1 (s). B. T = 2 (s). C. T = 0,5 (s). D. T = 1,5 (s).

  1. Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 6cos(4πt) cm. Tần số dao động của vật là

A. f = 6 Hz. B. f = 4 Hz. C. f = 2 Hz. D. f = 0,5 Hz.

  1. Một vật dao động điều hòa có phương trình x = 2cos(2πt – π/6) cm. Li độ của vật tại thời điểm t = 0,25 (s) là

A. 1 cm. B. 1,5 cm. C. 0,5 cm. D. –1 cm.

  1. Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 3cos(πt + π/2) cm, pha dao động tại thời điểm t = 1 (s) là

A. π (rad). B. 2π (rad). C. 1,5π (rad). D. 0,5π (rad).

  1. Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 2cos(4πt) cm. Li độ và vận tốc của vật ở thời điểm t = 0,25 (s) là

A. x = –1 cm; v = 4π cm/s. B. x = –2 cm; v = 0 cm/s.

C. x = 1 cm; v = 4π cm/s. D. x = 2 cm; v = 0 cm/s.

  1. Một chất điểm dao động điều hoà với phương trình dạng x = 5cos(πt + π/6) cm. Biểu thức vận tốc tức thời của chất điểm là

A. v = 5sin(πt + π/6) cm/s. B. v = –5πsin(πt + π/6) cm/s.

C. v = – 5sin(πt + π/6) cm/s. D. x = 5πsin(πt + π/6) cm/s.

  1. Một chất điểm dao động điều hoà với phương trình dạng x = 5cos(πt + π/6) (cm, s). Lấy π2 = 10, biểu thức gia tốc tức thời của chất điểm là

A. a = 50cos(πt + π/6) cm/s2 B. a = – 50sin(πt + π/6) cm/s2

C. a = –50cos(πt + π/6) cm/s2 D. a = – 5πcos(πt + π/6) cm/s2

  1. Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 4sin(5πt – π/6) cm. Vận tốc và gia tốc của vật ở thời điểm t = 0,5 (s) là

A. 10π cm/s và –50π2 cm/s2 B. 10π cm/s và 50π2 cm/s2

C. -10π cm/s và 50π2 cm/s2 D. 10π cm/s và -50π2 cm/s2.

  1. Một vật dao động điều hoà với phương trình x = Acos(ωt + φ). Tốc độ cực đại của chất điểm trong quá trình dao động bằng

A. vmax = A2ω B. vmax = Aω C. vmax = –Aω D. vmax = Aω2

  1. Một vật dao động điều hoà chu kỳ T. Gọi vmax và amax tương ứng là vận tốc cực đại và gia tốc cực đại của vật. Hệ thức liên hệ đúng giữa vmax và amax

A. amax = B. amax = C. amax = D. amax =

  1. Một vật dao động điều hòa có phương trình x = 2cos(2πt – π/6) cm. Lấy π2 = 10, gia tốc của vật tại thời điểm t = 0,25 (s) là

A. 40 cm/s2 B. –40 cm/s2 C. ± 40 cm/s2 D. – π cm/s2

  1. Chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = 6cos(10t – 3π/2) cm. Li độ của chất điểm khi pha dao động bằng 2π/3 là

A. x = 30 cm. B. x = 32 cm. C. x = –3 cm. D. x = – 40 cm.

  1. Một vật dao động điều hòa có phương trình x = 5cos(2πt – π/6) cm. Vận tốc của vật khi có li độ x = 3 cm là

A. v = 25,12 cm/s. B. v = ± 25,12 cm/s. C. v = ± 12,56 cm/s D. v = 12,56 cm/s.

  1. Một vật dao động điều hòa có phương trình x = 5cos(2πt – π/6) cm. Lấy π2 = 10. Gia tốc của vật khi có li độ x = 3 cm là

A. a = 12 m/s2 B. a = –120 cm/s2 C. a = 1,20 cm/s2 D. a = 12 cm/s2

  1. Một vật dao động điều hoà có phương trình dao động x = 2sin(5πt + π/3) cm. Vận tốc của vật ở thời điểm t = 2 (s) là

A. v = – 6,25π (cm/s). B. v = 5π (cm/s). C. v = 2,5π (cm/s). D. v = – 2,5π (cm/s).

  1. Vận tốc tức thời trong dao động điều hòa biến đổi

A. cùng pha với li độ. B. ngược pha với li độ.

C. lệch pha vuông góc so với li độ. D. lệch pha π/4 so với li độ.

  1. Gia tốc tức thời trong dao động điều hòa biến đổi

A. cùng pha với li độ. B. ngược pha với li độ.

C. lệch pha vuông góc so với li độ. D. lệch pha π/4 so với li độ.

  1. Trong dao động điều hoà

A. gia tốc biến đổi điều hoà cùng pha so với vận tốc.

B. gia tốc biến đổi điều hoà ngược pha so với vận tốc.

C. gia tốc biến đổi điều hoà sớm pha π/2 so với vận tốc.

D. gia tốc biến đổi điều hoà chậm pha π/2 so với vận tốc.

  1. Chọn câu sai khi so sánh pha của các đại lượng trong dao động điều hòa ?

A. li độ và gia tốc ngược pha nhau. B. li độ chậm pha hơn vận tốc góc π/2.

C. gia tốc nhanh pha hơn vận tốc góc π/2. D. gia tốc chậm pha hơn vận tốc góc π/2.

  1. Vận tốc trong dao động điều hoà có độ lớn cực đại khi

A. li độ có độ lớn cực đại. B. gia tốc cực đại.

C. li độ bằng 0. D. li độ bằng biên độ.

  1. Một chất điểm dao động điều hoà trên quỹ đạo MN = 30 cm, biên độ dao động của vật là

A. A = 30 cm. B. A = 15 cm. C. A = – 15 cm. D. A = 7,5 cm.

  1. Một vật dao động điều hoà với phương trình x = Acos(ωt + φ), tại thời điểm t = 0 thì li độ x = A. Pha ban đầu của dao động là

A. 0 (rad). B. π/4 (rad). C. π/2 (rad). D. π (rad).

  1. Dao động điều hoà có vận tốc cực đại là vmax = 8π cm/s và gia tốc cực đại amax= 16π2 cm/s2 thì tần số góc của dao động là

A. π (rad/s). B. 2π (rad/s). C. π/2 (rad/s). D. 4π (rad/s).

ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM ĐẠI CƯƠNG VỀ DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA – PHẦN 1

1B

6B

11C

16B

21B

26D

2B

7B

12B

17B

22B

27C

3C

8A

13B

18B

23C

28B

4D

9C

14C

19C

24B

29A

5C

10A

15D

20B

25C

30B

ĐẠI CƯƠNG VỀ DAO ĐBỘNG ĐIỀU HÒA - PHẦN 1

ĐẠI CƯƠNG VỀ DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA - PHẦN 2

DẠNG 3: HỆ THỨC LIÊN HỆ TRONG DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA

* Hệ thức liên hệ x, v:

Do x và v vuông pha với nhau nên ta luôn có ⇔ (1)

Nhận xét:

+ Từ hệ thức (1) ta thấy đồ thị của x, v là đường elip nhận các bán trục là A và ωA

+ Khai triển (1) ta được một số hệ thức thường dung

+ Tại hai thời điểm t1; t2 vật có li độ, tốc độ tương ứng là x1; v1 và x2; v2 thì ta có

* Hệ thức liên hệ a, v:

Do a và v vuông pha với nhau nên ta luôn có ⇔ (2)

Từ hệ thức (2) ta thấy đồ thị của x, v là đường elip nhận các bán trục là ωA và ω2A.

Chú ý:

+ Thông thường tròn bài thi ta không hay sử dụng trực tiếp công thức (2) vì nó không dễ nhớ. Để làm tốt trắc nghiệm các em nên biến đổi theo hướng sau:  A =

+ Tại hai thời điểm t1; t2 vật có gia tốc, tốc độ tương ứng là a1; v1 và a2; v2 thì ta có công thức

Ví dụ 1: Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 5cos(ωt + π/3) cm. Lấy π2 = 10.

a) Khi vật qua vị trí cân bằng có tốc độ 10π (cm/s). Viết biểu thức vận tốc, gia tốc của vật.

b) Tính tốc độ của vật khi vật có li độ 3 (cm).

c) Khi vật cách vị trí cân bằng một đoạn (cm) thì vật có tốc độ là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

a) Khi vật qua vị trí cân bằng thì tốc độ của vật đạt cực đại nên vmax = ωA = 10π 🡪 ω = = π =2 rad/s

Khi đó x = 5cos(2πt + π) cm 🡪

b) Khi x = 3 cm, áp dụng hệ thức liên hệ ta được == 8π cm/s

c) Khi vật cách vị trí cân bằng một đoạn (cm), tức là |x| = cm 🡪 = 5π cm/s

DẠNG 4. CHU KỲ, TẦN SỐ TRONG DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA

Ví dụ 1: Một vật dao động điều hòa với biên độ 10 cm. Trong khoảng thời gian 90 giây, vật thực hiện được 180 dao động. Lấy π2 = 10.

a) Tính chu kỳ, tần số dao động của vật.

b) Tính tốc độ cực đại và gia tốc cực đại của vật.

Hướng dẫn giải:

a) Ta có Δt = N.T 🡪 T = Δ = = 0,5 s

Từ đó ta có tần số dao động là f = 1/T = 2 (Hz).

b) Tần số góc dao động của vật là ω = = = 4π (rad/s).

Tốc độ cực đại, gia tốc cực đại của vật được tính bởi công thức

Ví dụ 2: Một vật dao động điều hòa có vmax = 16π (cm/s); amax = 6, 4 (m/s2 ). Lấy π2 = 10.

a) Tính chu kỳ, tần số dao động của vật.

b) Tính độ dài quỹ đạo chuyển động của vật.

c) Tính tốc độ của vật khi vật qua các li độ x = - ; x =

Hướng dẫn giải:

a) Ta có 🡪 ω =

Từ đó ta có chu kỳ và tần số dao động là:

b) Biên độ dao động A thỏa mãn A = = ππ = 4 cm

🡪 Độ dài quỹ đạo chuyển động là 2A = 8 (cm).

c) Áp dụng công thức tính tốc độ của vật ta được:

* khi x = - 🡪 = 8π cm/s

* khi x = 🡪 = 8π cm/s

DẠNG 5. CÁCH LẬP PHƯƠNG TRÌNH DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA

Giả sử cần lập phương trình dao động điều hòa có dạng x = Acos(ωt + φ). Để viết phương trình dao động chúng ta cần tìm ba đại lượng A, ω, φ.

Xác định A

Xác định ω

Xác định φ

* A =

* A =

* A =

*

*

*

Tại t = 0:

Giải hệ phương trình trên ta thu được giá trị của góc ϕ

Chú ý: * Với thể loại bài toán lập phương trình thì chúng ta cần xác định gốc thời gian (t = 0), nếu đề bài không yêu cầu thì để cho đơn giản hóa bài toán chúng ta chọn gốc thời gian lúc vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương.

* Khi thả nhẹ để vật dao động điều hòa thì ta hiểu là vận tốc ban đầu vo = 0, còn nếu cho vận tốc ban đầu vo 0 thì chúng ta áp dụng hệ thức liên hệ để tìm các thông số khác.

Ví dụ 1: Một vật dao động điều hòa với chu kỳ T = 2 (s) và biên độ dao động là 2 (cm). Viết phương trình dao động trong các trường hợp sau?

a) Khi t = 0 thì vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương.

b) Khi t = 0 thì vật qua vị trí có li độ x = –1 cm theo chiều âm.

Hướng dẫn giải:

Gọi phương trình dao động điều hòa của vật là x = Acos(ωt + φ) cm.

Tần số góc dao động ω = 2π/T = π (rad/s).

a) Khi t = 0: ⇔ 🡪 ϕ = - π rad 🡪 x = 2cos(πt - π)

b) Khi t = 0: ⇔ ⇔ 🡪 ϕ = π rad 🡪 x = 2cos(πt + π)

Ví dụ 2: Một vật dao động điều hòa với chu kỳ T và biên độ dao động A. Biết rằng trong 2 phút vật thực hiện được 40 dao động toàn phần và chiều dài quỹ đạo chuyển động của vật là 10 cm. Viết phương trình dao động trong các trường hợp sau?

a) Gốc thời gian khi vật qua li độ 2,5 cm theo chiều âm.

b) Gốc thời gian khi vật qua li độ x = - cm theo chiều dương của trục tọa độ.

Hướng dẫn giải:

Gọi phương trình dao động điều hòa của vật là x = Acos(ωt + φ) cm.

Trong hai phút vật thực hiện được 40 dao động nên T = Δ = = 3 s 🡪 ω = π = π rad/s

Chiều dài quỹ đạo là 10 (cm) nên biên độ dao động là A = 5 (cm).

a) Khi t = 0: ⇔ 🡪 🡪 ϕ = π rad 🡪 x = 5cos(πt + π) cm

b) Khi t = 0 ta có: ⇔ 🡪

🡪ϕ = - πrad 🡪 x = 5cos(πt- π) cm

TRẮC NGHIỆM ĐẠI CƯƠNG VỀ DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA - PHẦN 2

  1. Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của vận tốc theo li độ trong dao động điều hoà có dạng

A. đường parabol. B. đường thẳng. C. đường elip. D. đường hyperbol.

  1. Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của gia tốc theo vận tốc trong dao động điều hoà có dạng

A. đường parabol. B. đường thẳng. C. đường elip. D. đường hyperbol.

  1. Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của gia tốc theo li độ trong dao động điều hoà có dạng

A. đường thẳng. B. đoạn thẳng. C. đường hình sin. D. đường elip.

  1. Chọn hệ thức đúng liên hệ giữa x, A, v, ω trong dao động điều hòa

A. v2 = ω2(x2 – A2) B. v2 = ω2(A2 – x2) C. x2 = A2 + v22 D. x2 = v2 + x22

  1. Chọn hệ thức đúng về mối liên hệ giữa x, A, v, ω trong dao động điều hòa

A. v2 = ω2(x2 – A2) B. v2 = ω2(A2 + x2) C. x2 = A2 – v22 D. x2 = v2 + A22

  1. Chọn hệ thức sai về mối liên hệ giữa x, A, v, ω trong dao động điều hòa:

A. A2 = x2 + v22 B. v2 = ω2(A2 – x2) C. x2 = A2 – v22 D. v2 = x2(A2 – ω2)

  1. Một vật dao động điều hòa với biên độ A, vận tốc góc ω. Ở li độ x, vật có vận tốc v. Hệ thức nào dưới đây viết sai?

A. B. C. D.

  1. Một chất điểm dao động điều hoà với biên độ A, tốc độ của vật khi qua vị trí cân bằng là vmax. Khi vật có li độ x = A/2 thì tốc độ của nó tính theo vmax là (lấy gần đúng)

A. 1,73vmax B. 0,87vmax C. 0,71vmax D. 0,58vmax

  1. Một chất điểm dao động điều hoà với chu kỳ T = 3,14 (s) và biên độ A = 1 m. Khi chất điểm đi qua vị trí cân bằng thì vận tốc của nó bằng

A. v = 0,5 m/s. B. v = 2 m/s. C. v = 3 m/s. D. v = 1 m/s.

  1. Một vật dao động điều hòa với chu kỳ T = 0,5 (s), biên độ A = 4 cm. Tại thời điểm t vật có li độ x = 2 cm thì độ lớn vận tốc của vật là lấy gần đúng là

A. 37,6 cm/s. B. 43,5 cm/s. C. 40,4 cm/s. D. 46,5 cm/s.

  1. Một vật dao động điều hoà trên một đoạn thẳng dài 4 cm. Khi ở cách vị trí cân bằng 1cm,vật có tốc độ 31,4 cm/s. Chu kỳ dao động của vật là

A. T = 1,25 (s). B. T = 0,77 (s). C. T = 0,63 (s). D. T = 0,35 (s).

  1. Một vật dao động điều hòa với biên độ 4 cm. Khi nó có li độ là 2 cm thì vận tốc là 1 m/s. Tần số dao động là:

A. f = 1 Hz B. f = 1,2 Hz C. f = 3 Hz D. f = 4,6 Hz

  1. Một vật dao động điều hòa với chu kỳ T = 2 (s), biên độ A = 4 cm. Tại thời điểm t vật có li độ tốc độ v = 2π cm/s thì vật cách VTCB một khoảng là

A. 3,24 cm/s. B. 3,64 cm/s. C. 2,00 cm/s. D. 3,46 cm/s.

  1. Một vật dao động điều hòa với chu kỳ tần số f = 2 Hz. Tại thời điểm t vật có li độ x = 4 cm và tốc độ v = 8π cm/s thì quỹ đạo chuyển động của vật có độ dài là (lấy gần đúng)

A. 4,94 cm/s. B. 4,47 cm/s. C. 7,68 cm/s. D. 8,94 cm/s.

  1. Một vật dao động điều hoà có vận tốc cực đại là vmax = 16π cm/s và gia tốc cực đại amax = 8π2 cm/s2 thì chu kỳ dao động của vật là

A. T = 2 (s). B. T = 4 (s). C. T = 0,5 (s). D. T = 8 (s).

  1. Một vật dao động điều hòa với chu kỳ T = π/5 (s), khi vật có ly độ x = 2 cm thì vận tốc tương ứng là 20 cm/s, biên độ dao động của vật có trị số

A. A = 5 cm. B. A = 4 cm. C. A = 2 cm. D. A = 4 cm.

  1. Một vật dao động điều hòa với chu kì T = 3,14 (s). Xác định pha dao động của vật khi nó qua vị trí x = 2 cm với vận tốc v = 0,04 m/s?

A. 0 rad. B. π/4 rad. C. π/6 rad. D. π/3 rad.

  1. Một vật dao động điều hoà khi qua VTCB có tốc độ 8π cm/s. Khi vật qua vị trí biên có độ lớn gia tốc là 8π2 cm/s2. Độ dài quỹ đạo chuyển động của vật là

A. 16 cm B. 4 cm C. 8 cm D. 32 cm

  1. Trong dao động điều hoà, độ lớn gia tốc của vật

A. tăng khi độ lớn vận tốc tăng. B. không thay đổi.

C. giảm khi độ lớn vận tốc tăng. D. bằng 0 khi vận tốc bằng 0.

  1. Cho một vật dao động điều hòa, biết rằng trong 8 s vật thực hiện được 5 dao động và tốc độ của vật khi đi qua VTCB là 4 cm. Gia tốc của vật khi vật qua vị trí biên có độ lớn là

A. 50 cm/s2 B. 5π cm/s2 C. 8 cm/s2 D. 8π cm/s2

  1. Một chất điểm dao động điều hoà với gia tốc cực đại là amax = 0,2π2 m/s2 và vận tốc cực đại là vmax = 10π cm/s. Biên độ và chu kỳ của dao động của chất điểm lần lượt là

A. A = 5 cm và T = 1 (s). B. A = 500 cm và T = 2π (s).

C. A = 0,05 m và T = 0,2π (s). D. A = 500 cm và T = 2 (s).

  1. Phát biểu nào sau đây là sai về vật dao động điều hoà?

A. Tại biên thì vật đổi chiều chuyển động.

B. Khi qua vị trí cân bằng thì véc tơ gia tốc đổi chiều.

C. Véctơ gia tốc bao giờ cũng cùng hướng chuyển động của vật.

D. Lực hồi phục tác dụng lên vật đổi dấu khi vật qua vị trí cân bằng.

  1. Phát biểu nào sau đây là sai về dao động điều hoà của một vật?

A. Tốc độ đạt giá trị cực đại khi vật qua vị trí cân bằng.

B. Chuyển động của vật đi từ vị trí cân bằng ra biên là chuyển động chậm dần đều.

C. Thế năng dao động điều hoà cực đại khi vật ở biên.

D. Gia tốc và li độ luôn ngược pha nhau.

  1. Tìm phát biểu sai khi nói về dao động điều hòa?

A. Lực gây dao động điều hòa luôn luôn hướng về vị trí cân bằng và tỉ lệ với li độ.

B. Khi qua vị trí cân bằng, tốc độ có giá trị lớn nhất nên lực gây dao động điều hòa là lớn nhất.

C. Thế năng của vật dao động điều hòa là lớn nhất khi vật ở vị trí biên.

D. Khi qua vị trí cân bằng, cơ năng bằng động năng.

  1. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động điều hoà của một vật?

A. Gia tốc có giá trị cực đại khi vật ở biên.

B. Khi vật đi từ vị trí cân bằng ra biên thì vận tốc và gia tốc trái dấu.

C. Động năng dao động điều hoà cực đại khi vật qua vị trị cân bằng.

D. Vận tốc chậm pha hơn li độ góc π/2.

  1. Dao động điều hoà của một vật có

A. gia tốc cực đại khi vật qua vị trí cân bằng.

B. vận tốc và gia tốc cùng dấu khi vật đi từ vị trí cân bằng ra biên.

C. động năng cực đại khi vật ở biên.

D. gia tốc và li độ luôn trái dấu.

  1. Nhận xét nào dưới đây về các đặc tính của dao động cơ điều hòa là sai?

A. Phương trình dao động có dạng cosin (hoặc sin) của thời gian.

B. Có sự biến đổi qua lại giữa động năng và thế năng

C. Cơ năng không đổi

D. Vật chuyển động chậm nhất lúc đi qua vị trí cân bằng

  1. Nhận xét nào dưới đây về dao động cơ điều hòa là sai? Dao động cơ điều hòa

A. là một loại dao động cơ học. B. là một loại dao động tuần hoàn.

C. có quĩ đạo chuyển động là một đoạn thẳng. D. có động năng cũng dao động điều hòa.

  1. Một vật dao động mà phương trình được mô tả bằng biểu thức x = 5 + 3sin(5πt) cm là dao động điều hoà quanh

A. gốc toạ độ. B. vị trí x = 8 cm. C. vị trí x = 6,5 cm. D. vị trí x = 5 cm.

  1. Trong các phương trình sau, phương trình nào không biểu diến một dao động điều hòa?

A. x = 5cos(πt) + 1 cm. B. x = 2tan(0,5πt) cm.

C. x = 2cos(2πt + π/6) cm. D. x = 3sin(5πt) cm.

  1. Trong các phương trình sau, phương trình nào biểu diễn một dao động điều hòa?

A. x = 5tan(2πt) cm. B. x = 3cot(100πt) cm. C. x = 2sin2(2πt) cm. D. x = (3t)cos(5πt) cm.

  1. Trong các phương trình sau, phương trình nào biểu diễn một dao động điều hòa?

A. x = cos(0,5πt) + 2 cm. B. x = 3cos(100πt2) cm.

C. x = 2cot(2πt) cm. D. x = (3t)cos(5πt) cm.

  1. Trong các phương trình sau, phương trình nào biểu diễn một dao động điều hòa?

A. x = cos(0,5πt3) cm. B. x = 3cos2(100πt) cm. C. x = 2cot(2πt) cm. D. x = (3t)cos(5πt) cm.

  1. Phương trình dao động của vật có dạng x = Asin2(ωt + π/4)cm. Chọn kết luận đúng?

A. Vật dao động với biên độ A/2. B. Vật dao động với biên độ A.

C. Vật dao động với biên độ 2A. D. Vật dao động với pha ban đầu π/4.

  1. Một vật dao động điều hòa với biên độ A = 8 cm, tần số dao động f = 4 Hz. Tại thời điểm ban đầu vật qua vị trí x = 4 cm theo chiều âm. Phương trình dao động của vật là

A. x = 8sin(8πt + π/6) cm. B. x = 8sin(8πt + 5π/6) cm.

C. x = 8cos(8πt + π/6) cm. D. x = 8cos(8πt + 5π/6) cm.

  1. Một vật dao động điều hòa với biên độ A = 8 cm, tần số dao động f = 2 Hz. Tại thời điểm ban đầu vật qua vị trí cân bằng theo chiều âm. Phương trình dao động của vật là

A. x = 8sin(4πt) cm. B. x = 8sin(4πt + π/2) cm.

C. x = 8cos(2πt) cm. D. x = 8cos(4πt + π/2) cm.

  1. Một vật dao động điều hòa với biên độ A = 8 cm, tần số dao động f = 4 Hz. Tại thời điểm ban đầu vật qua vị trí x = 4 cm theo chiều dương. Phương trình vận tốc của vật là

A. v = 64πsin(8πt + π/6) cm. B. v = 8πsin(8πt + π/6) cm.

C. v = 64πcos(8πt + π/6) cm. D. v = 8πcos(8πt + 5π/6) cm.

  1. Một vật dao động điều hoà với chu kỳ T = π (s) và biên độ là 3 cm. Li độ dao động là hàm sin, gốc thời gian chọn khi vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Phương trình vận tốc của vật theo thời gian có dạng

A. v = 6πcos(2πt) cm/s. B. v = 6πcos(2πt + π/2) cm/s.

C. v = 6cos(2t) cm/s. D. v = 6sin(2t – π/2) cm/s.

  1. Một vật dao động điều hoà với chu kỳ T = π (s) và biên độ là 3 cm. Li độ dao động là hàm sin, gốc thời gian chọn vào lúc li độ cực đại. Phương trình vận tốc của vật theo thời gian có dạng

A. v = 6cos(2t + π/2) cm/s. B. v = 6cos(πt) cm/s.

C. v = 6πcos(2t + π/2) cm/s. D. v = 6πsin(2πt) cm/s.

  1. Một chất điểm có khối lượng m dao động điều hoà xung quanh vị cân bằng với biên độ A. Gọi vmax, amax, Wđmax lần lượt là độ lớn vận tốc cực đại, gia tốc cực đại và động năng cực đại của chất điểm. Tại thời điểm t chất điểm có li độ x và vận tốc là v. Công thức nào sau đây là không dùng để tính chu kỳ dao động điều hoà của chất điểm?

A. B. C. D.

Trả lời các câu hỏi 41, 42, 43 với cùng dữ kiện sau:

Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 5cos(4πt + π/3) cm.

  1. Vận tốc của vật tại thời điểm t = 0,125 (s) là

A. 10π (cm/s). B. –10π (cm/s). C. 10π (cm/s). D. - 10π (cm/s).

  1. Khi vật cách vị trí cân bằng 3 cm thì vật có tốc độ là

A. 8π (cm/s). B. 12π (cm/s). C. 16π (cm/s). D. 15π (cm/s).

  1. Kể từ khi vật bắt đầu dao động (tính từ t = 0), thời điểm đầu tiên vật qua li độ x = 5 cm theo chiều âm là: A. t = (s). B. t = (s). C. t = (s). D. t = (s).
  2. Vật dao động điều hoà khi đi từ vị trí biên độ dương về vị trí cân bằng thì

A. li độ của vật giảm dần nên gia tốc của vật có giá trị dương.

B. li độ của vật có giá trị dương nên vật chuyển động nhanh dần.

C. vật đang chuyển động nhanh dần vì vận tốc của vật có giá trị dương.

D. vật đang chuyển động theo chiều âm và vận tốc của vật có giá trị âm.

ĐÁP ÁN - TRẮC NGHIỆM ĐẠI CƯƠNG VỀ DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA - PHẦN 2

1C

6D

11D

16D

21A

26D

31C

36D

41B

46

2C

7D

12D

17B

22C

27D

32A

37C

42C

47

3B

8B

13D

18A

23B

28C

33B

38C

43A

48

4B

9B

14D

19C

24B

29D

34A

39A

44D

49

5C

10B

15B

20B

25D

30B

35B

40B

45

50

PHƯƠNG PHÁP ĐƯỜNG TRÒN LƯỢNG GIÁC

Các bước sử dụng đường tròn lượng giác để giải bài toán tìm thời gian:

+ Tính chu kỳ dao động từ phương trình dao động.

+ Nếu đề bài cho các tọa độ x1; x2 thì tìm các điểm M, N tương ứng trên đường tròn có hình chiếu lên xx’ là x1; x2 rồi xác định góc quét α = MON bằng phương pháp hình học. Khi đó ta có α = ωt  t = = ; trong đó α' tính bằng độ.

+ Nếu đề bài cho tọa độ đầu x1 và hỏi tọa độ x2 sau đó một khoảng thời gian t thì :

- xác định góc quét α = ω.Δt

- từ x1 đã cho, tìm được điểm M là có hình chiếu lên trục là x1 rồi cho M chạy trên đường tròn theo chiều đã xác định được, điểm dừng là M’ khi M quét đủ góc α đã cho. Với vị trí trên đường tròn là M’ tìm được, ta chiếu tiếp tục vào trục xx’ để tìm được li độ x2. Chú ý đến dấu của x2 phụ thuộc vị trí M’ nằm ở trên hay dưới trục ngang.

Chú ý: Nếu tại thời điểm t vật có li độ x và đang tăng tức là vật chuyển động theo chiều dương, còn đang giảm tức là

đi theo chiều âm. Việc tăng, giảm ở đây là sự tăng giảm về mặt giá trị.

CÁC DẠNG TOÁN CƠ BẢN VỀ DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA

DẠNG 1: BÀI TOÁN TÌM THỜI GIAN CHẤT ĐIỂM CHUYỂN ĐỘNG

(Trục tổng hợp thời gian)

TRẮC NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP TRỤC THỜI GIAN

  1. Vật dao động điều hòa, gọi t1 là thời gian ngắn nhất vật đi từ VTCB đến li độ x = A/2 và t2 là thời gian vật đi từ li độ x = A/2 đến biên dương (x = A). Ta có

A. t1 = 0,5t2 B. t1 = t2 C. t1 = 2t2 D. t1 = 4t2

  1. Vật dao động điều hòa, gọi t1 là thời gian ngắn nhất vật đi từ VTCB đến li độ x = A và t2 là thời gian vật đi từ li độ x = –A/2 đến biên dương (x = A). Ta có

A. t1 = (3/4)t2 B. t1 = (1/4)t2 C. t2 = (3/4)t1. D. t2 = (1/4)t2

  1. Vật dao động điều hòa với biên độ A và chu kỳ T. Khoảng thời gian ngắn nhất vật đi từ VTCB đến li độ x = –A lần thứ hai là

A. Δt = 5T/4. B. Δt = T/4. C. Δt = 2T/3. D. Δt = 3T/4.

  1. Vật dao động điều hòa với biên độ A và chu kỳ T. Khoảng thời gian ngắn nhất vật đi từ li độ x = A/2 đến thời điểm vật qua VTCB lần thứ hai là

A. Δt = 5T/12. B. Δt = 5T/4. C. Δt = 2T/3. D. Δt = 7T/12.

  1. Vật dao động điều hòa với biên độ A và chu kỳ T. Khoảng thời gian ngắn nhất vật đi từ li độ x = đến li độ x = A là

A. Δt = T/12. B. Δt = T/4. C. Δt = T/6. D. Δt = T/8.

  1. Vật dao động điều hòa gọi với biên độ A và chu kỳ T. Khoảng thời gian ngắn nhất vật đi từ li độ đến li độ x = A/2 là

A. Δt = 2T/3. B. Δt = T/4. C. Δt = T/6. D. Δt = 5T/12.

  1. Vật dao động điều hòa gọi với biên độ A và chu kỳ T. Khoảng thời gian ngắn nhất vật đi từ li độ đến li độ là

A. Δt = 5T/12. B. Δt = 7T/24. C. Δt = T/3. D. Δt = 7T/12.

  1. Vật dao động điều hòa gọi t1 là thời gian ngắn nhất vật đi li độ x = A/2 đến li độ và t2 là thời gian vật đi từ VTCB đến li độ . Mối quan hệ giữa t1 và t2

A. t1 = 0,5t2 B. t2 = 3t1 C. t2 = 2t1 D. 2t2 = 3t1

  1. Một vật dao động điều hòa với biên độ A. Khoảng thời gian ngắn nhất vật đi từ li độ x = A/2 đến li độ x = A là 0,5 (s). Chu kỳ dao động của vật là

A. T = 1 (s). B. T = 2 (s). C. T = 1,5 (s). D. T = 3 (s).

  1. Một vật dao động điều hòa với biên độ A. Khoảng thời gian ngắn nhất vật đi từ li độ đến li độ x = A/2 là 0,5 (s). Chu kỳ dao động của vật là

A. T = 1 (s). B. T = 12 (s). C. T = 4 (s). D. T = 6 (s).

  1. Một vật dao động điều hòa với biên độ A. Khoảng thời gian ngắn nhất vật đi từ li độ đến li độ x = là 0,3 (s). Chu kỳ dao động của vật là:

A. T = 0,9 (s). B. T = 1,2 (s). C. T = 0,8 (s). D. T = 0,6 (s).

  1. Một vật dao động điều hòa với biên độ A. Vật đi từ li độ x = A/2 đến li độ x = –A/2 hết khoảng thời gian ngắn nhất là 0,5 (s). Tính khoảng thời gian ngắn nhất vật đi từ VTCB đến li độ .

A. Δt = 0,25 (s). B. Δt = 0,75 (s). C. Δt = 0,375 (s). D. Δt = 1 (s).

  1. Vật dao động điều hòa gọi với biên độ A và tần số f. Khoảng thời gian ngắn nhất vật đi từ li độ

đến li độ là

A. Δt = B. Δt = C. Δt = D. Δt =

  1. Vật dao động điều hòa với biên độ A và tần số 5 Hz. Khoảng thời gian ngắn nhất vật đi từ li độ x = –A đến li độ

A. Δt = 0,5 (s). B. Δt = 0,05 (s). C. Δt = 0,075 (s). D. Δt = 0,25 (s).

  1. Một vật dao động điều hòa với biên độ A, chu kỳ dao động là T. Thời điểm ban đầu vật ở li độ x = A, sau đó 3T/4 thì vật ở li độ

A. x = A. B. x = A/2. C. x = 0. D. x = –A.

  1. Một vật dao động điều hòa với biên độ A, chu kỳ dao động là T. Thời điểm ban đầu vật ở li độ x = A/2 và đang chuyển động theo chiều dương, sau đó 2T/3 thì vật ở li độ

A. x = A. B. x = A/2 C. x = 0 D. x = –A

  1. Một vật dao động điều hòa với biên độ A, chu kỳ dao động là T. Thời điểm ban đầu vật ở li độ x = A/2 và đang chuyển động theo chiều âm, sau đó 2T/3 thì vật ở li độ

A. x = A. B. x = A/2. C. x = 0. D. x = –A.

  1. Một vật dao động điều hòa với biên độ A, chu kỳ dao động là T. Thời điểm ban đầu vật ở li độ x = –A, sau đó 5T/6 thì vật ở li độ

A. x = A. B. x = A/2. C. x = –A/2. D. x = –A.

  1. Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 8cos(2πt – π/3) cm. Tính từ thời điểm ban đầu (t = 0), sau đó 2/3 (s) thì vật ở li độ

A. x = 8 cm. B. x = 4 cm. C. x = –4 cm. D. x = –8 cm.

  1. Cho một vật dao động điều hòa có phương trình chuyển động x = 10cos(2πt – π/6) cm. Vật đi qua vị trí cân bằng lần đầu tiên vào thời điểm:

A. t = 1/3 (s). B. t = 1/6 (s). C. t = 2/3 (s). D. t = 1/12 (s).

  1. Một vật dao động điều hòa với biên độ A. Thời gian ngắn nhất để vật đi từ vị trí cân bằng đến điểm M có li độ là 0,25 (s). Chu kỳ dao động của vật là

A. T = 1 (s). B. T = 1,5 (s). C. T = 0,5 (s). D. T = 2 (s).

  1. Một vật dao động điều hoà có tần số 2 Hz, biên độ 4 cm. Ở một thời điểm nào đó vật chuyển động theo chiều âm qua vị trí có li độ 2 cm thì sau thời điểm đó 1/12 (s) vật chuyển động theo

A. chiều âm, qua vị trí cân bằng. B. chiều dương, qua vị trí có li độ x = –2 cm.

C. chiều âm, qua vị trí có li độ x = - 2 cm. D. chiều âm, qua vị trí có li độ x = –2 cm.

  1. Một vật dao động điều hòa với tần số f = 10 Hz và biên độ là 4 cm. Tại thời điểm ban đầu vật đang ở li độ x = 2 cm và chuyển động theo chiều dương. Sau 0,25 (s) kể từ khi dao động thì vật ở li độ

A. x = 2 cm và chuyển động theo chiều dương. B. x = 2 cm và chuyển động theo chiều âm.

C. x = –2 cm và chuyển động theo chiều âm. D. x = –2 cm và chuyển động theo chiều dương.

  1. Một vật dao động điều hoà với li độ x = 4cos(0,5πt – 5π/6) cm. Vào thời điểm nào sau đây vật đi qua li độ x = 2 cm theo chiều dương của trục toạ độ ?

A. t = 1 (s). B. t = 4/3 (s). C. t = 16/3 (s). D. t = 1/3 (s).

  1. Một vật dao động điều hòa với biểu thức li độ x = 4cos(0,5πt – π/3) cm. Vào thời điểm nào sau đây vật sẽ đi qua vị trí x = 2 cm theo chiều âm của trục tọa độ

A. t = 4/3 (s). B. t = 5 (s). C. t = 2 (s). D. t = 1/3 (s).

  1. Một vật dao động điều hòa với phương trình x = Acos(t + π/2) cm. Thời gian ngắn nhất kể từ lúc bắt đầu dao động (t = 0) đến thời điểm vật có gia tốc bằng một nửa giá trị cực đại là

A. Δt = T/12. B. Δt = T/6 C. Δt = T/3. D. Δt = 5T/12.

  1. Một vật dao động điều hòa theo phương ngang từ B đến C với chu kỳ là T, vị trí cân bằng là trung điểm O của BC. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của OB và OC, khoảng thời gian ngắn nhất để vật đi từ M đến N là

A. Δt = T/4. B. Δt = T/2. C. Δt = T/3. D. Δt = T/6.

  1. Một vật dao động điều hòa với tần số f = 10 Hz và biên độ là 4 cm. Tại thời điểm ban đầu vật đang ở li độ x = 2 cm và chuyển động theo chiều âm. Sau 0,25 (s) kể từ khi dao động thì vật ở li độ

A. x = 2 cm và chuyển động theo chiều dương. B. x = 2 cm và chuyển động theo chiều âm.

C. x = –2 cm và chuyển động theo chiều âm. D. x = –2 cm và chuyển động theo chiều dương.

  1. Một vật dao động điều hoà với phương trình x = 4cos(4πt + π/6) cm. Thời điểm thứ 3 vật qua vị trí x = 2 cm theo chiều dương là

A. t = 9/8 (s). B. t = 11/8 (s). C. t = 5/8 (s). D. t = 1,5 (s).

  1. Vật dao động điều hòa có phương trình x = Acos(2πt/T). Khoảng thời gian ngắn nhất kể từ lúc bắt đầu dao động đến lúc vật có li độ x = A/2 là

A. Δt = T/6. B. Δt = T/8. C. Δt = T/3. D. Δt = T/4.

  1. Một vật dao động điều hòa theo phương ngang từ B đến C với chu kỳ là T, vị trí cân bằng là trung điểm O của BC. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của OB và OC, khoảng thời gian để vật đi từ M đến qua B rồi đến N (chỉ qua vị trí cân bằng O một lần) là

A. Δt = T/4. B. Δt = T/2. C. Δt = T/3. D. Δt = T/6.

  1. Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 10cos(2πt + π/4) cm, thời điểm vật đi qua vị trí cân bằng lần thứ 3 là

A. t = 13/8 (s). B. t = 8/9 (s). C. t = 1 (s). D. t = 9/8 (s).

  1. Chất điểm dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với phương trình x = Acos(ωt – π/2) cm. Khoảng thời gian chất điểm đi từ vị trí thấp nhất đến vị trí cao nhất là 0,5 (s). Sau khoảng thời gian t = 0,75 (s) kể từ lúc bắt đầu dao động (t = 0), chất điểm đang ở vị trí có li độ

A. x = 0. B. x = A. C. x = –A. D. x = A/2.

  1. Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 4cos(10πt – π/3) cm. Khi vật đi theo chiều âm, vận tốc của vật đạt giá trị 20π (cm/s) ở những thời điểm là

A. t = –1/12 + k/5 ; t = 1/20 + k/5. B. t = –1/12 + k/5.

C. t = 1/20 + k/5. D. Một giá trị khác.

  1. Một vật dao động điều hoà mô tả bởi phương trình x = 6cos(5πt – π/4) cm. Xác định thời điểm lần thứ hai vật có vận tốc v = –15π (cm/s).

A. t = 1/60 (s). B. t = 13/60 (s). C. t = 5/12 (s). D. t = 7/12 (s).

  1. Một vật dao động điều hòa với chu kì T trên đoạn thẳng PQ. Gọi O, E lần lượt là trung điểm của PQ và OQ. Khoảng thời gian để vật đi từ O đến P rồi đến E là

A. Δt = 5T/6. B. Δt = 5T/8. C. Δt = T/12. D. Δt = 7T/12.

  1. Một vật dao động điều hòa có phương trình x = 6cos(πt – π/2) cm. Khoảng thời gian vật đi từ VTCB đến thời điểm vật qua li độ x = 3 cm lần thứ 5 là

A. Δt = 61/6 (s). B. Δt = 9/5 (s). C. Δt = 25/6 (s). D. Δt = 37/6 (s).

  1. Vật dao động điều hòa có phương trình x = 4cos(2πt – π) cm. Vật đến điểm biên dương lần thứ 5 vào thời điểm

A. t = 4,5 (s). B. t = 2,5 (s). C. t = 2 (s). D. t = 0,5 (s).

  1. Một chất điểm dao động điều hòa trên đoạn đường PQ, O là vị trí cân bằng, thời gian vật đi từ P đến Q là 3 (s). Gọi I trung điểm của OQ. Khoảng thời gian ngắn nhất để vật đi từ O đến I là

A. Δtmin = 1 (s). B. Δtmin = 0,75 (s). C. Δtmin = 0,5 (s). D. Δtmin = 1,5 (s).

  1. Một chất điểm dao động điều hoà với phương trình x = 4cos(2πt + π/2) cm. Thời gian từ lúc bắt đầu dao động (t = 0) đến khi vật qua li độ x = 2 cm theo chiều dương của trục toạ độ lần thứ 1 là

A. t = 0,917 (s). B. t = 0,583 (s). C. t = 0,833 (s). D. t = 0,672 (s).

  1. Một vật dao động điều hòa có phương trình x = Acos(2πt) cm. Thời điểm mà lần thứ hai vật có li độ x = A/2 chuyển động theo chiều âm của trục Ox kể từ khi vật bắt đầu dao động là

A. t = 5/6 (s). B. t = 11/6 (s). C. t = 7/6 (s). D. 11/12 (s).

  1. Một vật dao động điều hòa có phương trình x = Acos(2πt) cm. Thời điểm mà lần thứ hai vật có li độ x = A/2 kể từ khi bắt đầu dao động là

A. t = 5/6 (s). B. t = 1/6 (s). C. t = 7/6 (s). D. t = 11/12 (s).

  1. Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = Acos(πt – π/3) cm. Vật đi qua li độ x = –A lần đầu tiên kể từ lúc bắt đầu dao động vào thời điểm:

A. t = 1/3 (s). B. t = 1 (s). C. t = 4/3 (s). D. t = 2/3 (s).

  1. Một vật dao động điều hòa có phương trình x = Asin(2πt) cm. Thời điểm đầu tiên vật có li độ x = –A/2 kể từ khi bắt đầu dao động là

A. t = 5/12 (s). B. t = 7/12 (s). C. t = 7/6 (s). D. t = 11/12 (s).

  1. Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = Acos(πt – 2π/3) cm. Vật qua li độ x = A/2 lần thứ hai kể từ lúc bắt đầu dao động (t = 0) vào thời điểm

A. t = 7/3 (s). B. t = 1 (s). C. t = 1/3 (s). D. t = 3 (s).

  1. Một điểm M chuyển động tròn đều với tốc độ 0,6 m/s trên một đường tròn có đường kính 0,4 m. Hình chiếu P của điểm M lên một đường kính của đường tròn dao động điều hòa với biên độ, tần số góc và chu kỳ lần lượt là

A. 0,4 m ; 3 rad/s ; 2,1 (s). B. 0,2 m ; 3 rad/s ; 2,48 (s).

C. 0,2 m ; 1,5 rad/s ; 4,2 (s). D. 0,2 m ; 3 rad/s ; 2,1 (s).

ĐÁP ÁN - TRẮC NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP TRỤC THỜI GIAN

1A

6B

11C

16D

21D

26A

31B

36D

41C

46D

2A

7B

12C

17B

22D

27D

32D

37C

42A

3A

8D

13B

18C

23A

28D

33C

38A

43C

4D

9D

14C

19D

24B

29B

34A

39C

44B

5D

10B

15C

20A

25B

30A

35B

40B

45B

MỘT SỐ DẠNG TOÁN KHÁC VỀ THỜI GIAN

DẠNG 1. Xác định thời điểm vật qua li độ x0 nào đó theo chiều xác định lần thứ N

PP giải:

+ Giải phương trình Acos(ωt + φ) = x0  t

+ Chọn giá trị của k ta tìm được thời gian cần tìm.

Chú ý: Chúng ta cũng có thể sử dụng trục thời gian giải các bài toán như thế này!

DẠNG 2. Xác định thời điểm vật qua li độ x0 nào đó lần thứ N

PP giải:

+ Giải phương trình Acos(ωt + φ) = x0  t

+ Lập tỉ số = n + dư, nếu

Ví dụ 1. Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 2coscm.

a) Vật qua li độ x = cm lần thứ 2017 vào thời điểm nào?

Đ/s: t2017 = 3025,5; t2018 = 3026,25

b) Vật qua li độ x = - cm lần thứ 2020 vào thời điểm nào?

Đ/s: t2020 = 3027,625

Ví dụ 2. (ĐH 2011) Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 4 cos()cm. Kể từ t = 0, lần thứ 2011 vật qua li độ x = - 2 cm tại thời điểm

A. 3015 s B. 6030 s C. 3016 s D. 6031 s

Ví dụ 3: Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 10cos(10πt + π/2) (cm). Xác định thời điểm vật qua vị trí x = 5 cm lần thứ 2008.

Hướng dẫn giải:

Ta có: 5 = 10cos(10πt + π/2) ⇔ cos(10πt + π/2) = = cos( ± )

 10πt + = ± + k.2π  ⇔

Vì t > 0 nên khi vật qua vị trí x = 5 cm lần thứ 2008 ứng với k = 1004

Vậy = ≈ 201(s)

DẠNG 3. Xác định thời điểm vật cách vị trí cân bằng một khoảng bằng b cho trước

PP giải:

+ Giải phương trình Acos(ωt + φ) = x0  t

+ Lập tỉ số = n + dư, nếu

Ví dụ 1. (ĐH 2012) Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 5cos(4πt + )cm. Kể từ t = 0, lần thứ 2019 vật cách vị trí cân bằng 2,5 là

Đ/s: t2019 = s

Ví dụ 2. (ĐH 2014) Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 4cos(3πt + )cm. Kể từ t = 0, lần thứ 202 vật cách vị trí cân bằng một đoạn 2 cm là?

Đ/s: t202 = 33,5 s

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 4coscm. Kể từ t = 0, vật qua vị trí x = - 2 cm lần thứ 3015 vào thời điểm là bao nhiêu ?

A. t = s B. t = s C. t = s D. t = s

Câu 2: Một vật dao động điều hòa theo phương trình cm. Kể từ t = 0, vật qua vị trí x = - 2 cm lần thứ 2020 vào thời điểm

A. t = s B. t = s C. t = s D. t = s

Câu 3: Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 4cos(t) cm. Kể từ t = 0, vật qua vị trí x = - 2 cm lần thứ 1008 vào thời điểm

A. t =1015,25s B. t =1510,25s C. t =1510,75s D. t =1015,75s

Câu 4: Một vật dao động điều hòa với biên độ 5 cm. Biết rằng trong một chu kỳ dao động, khoảng thời gian độ lớn gia tốc không vượt quá 100 cm/s2 là . Tìm tần số góc dao động của vật bằng

A. 2π rad/s B. 2π rad/s C. 2 5 rad/s D. 2 3 rad/s

Câu 5: Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 10coscm. Kể từ t = 0, vật qua vị trí x = - 5 cm lần thứ 1789 vào thời điểm là bao nhiêu ?

A. t = s B. t = s C. t = s D. t = s

Câu 6: Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 4coscm. Kể từ t = 0, vật qua vị trí x = 2 cm lần thứ 501 vào thời điểm

A. t = s B. t = s C. t = s D. t = s

Câu 7: Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 4cos(t) cm. Kể từ t = 0, vật qua vị trí x = 2 cm lần thứ 2017 vào thời điểm

A. t = 2034,25s B. t = 3024,15s C. t = 3024,5s D. t = 3024,25s

Câu 8: Một vật dao động điều hòa với biên độ 4 cm. Biết rằng trong một chu kỳ dao động, khoảng thời gian độ lớn gia tốc không vượt quá 50 cm/s2 là . Tần số góc dao động của vật bằng

A. 2π rad/s B. 5π rad/s C. 5 rad/s D. 5 rad/s

Câu 9: Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 4coscm. Kể từ t = 0, vật qua vị trí x = - 2 cm lần thứ 2013 vào thời điểm

A. t = s B. t = s C. t = s D. t = s

Câu 10: Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 5coscm. Kể từ t = 0, lần thứ 2025 vật cách vị trí cân bằng 2,5 là

A. t = s B. t = s C. t = s D. t = s

Câu 11: Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 10coscm. Kể từ t = 0, vật qua vị trí x = - 5 cm lần thứ 2050 vào thời điểm

A. t = s B. t = s C. t = s D. t = s

Câu 12: Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 4cos(t) cm. Kể từ t = 0, vật qua vị trí x = - 2 cm lần thứ 405 vào thời điểm

A. t = s B. t = s C. t = s D. t = s

Câu 13: Một vật dao động điều hòa với biên độ 4 cm. Biết rằng trong một chu kỳ dao động, khoảng thời mà tốc độ của vật không lớn hơn 16π 3 cm/s là . Tính chu kỳ dao động của vật?

A. s B. s C. s D. s

Câu 14: Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 5coscm. Kể từ t = 0, lần thứ 134 vật cách vị trí cân bằng 2,5 là

A. t = s B. t = s C. t = s D. t = s

Câu 15: Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 10coscm. Kể từ t = 0, vật qua vị trí x = - 5 cm lần thứ 2013 vào thời điểm

A. t = 3018,25s B. t = 3018,5s C. t = 3018,75s D. t = 3024,5s

Câu 16: Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 4coscm. Kể từ t = 0, lần thứ 203 vật cách vị trí cân bằng một đoạn 2 cm là?

A. t = s B. t = s C. t = s D. t = s

Câu 17: Một dao động điều hòa với chu kì T và biên độ 10 cm. Biết trong một chu kì khoảng thời gian để vật nhỏ của con lắc có độ lớn vận tốc không vượt quá 10π cm/s là T/3. Tốc độ cực đại có giá trị bằng bao nhiêu?

A. 20π cm/s B. 20π cm/s C. 20π cm/s D. 10π cm/s

Câu 18: Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 4cos cm. Kể từ t = 0, lần thứ 212 vật cách vị trí cân bằng một đoạn 2 cm là?

A. t = s B. t = s C. t = s D. t = s

ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM

01. B

02. D

03. C

04. C

05. D

06. A

07. D

08. C

09. B

10. B

11. A

12. C

13. D

14. D

15. B

16. B

17. C

18. D

BÀI TOÁN VỀ QUÃNG ĐƯỜNG TRONG DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA

SƠ ĐỒ GIẢI TOÁN

1) Lý thuyết cơ bản:

* Quãng đường vật đi được trong 1T là S = 4A → quãng đường vật đi được trong nT là S = n.4A

* Quãng đường vật đi được trong T/2 là S = 2A → quãng đường vật đi được trong nT/2 là S = n.2A

* Quãng đường vật đi được trong T/4 là S = A nếu vật bắt đầu đi từ {x = 0; x = ± A} và S ≠ A khi vật bắt đầu từ các vị trí {x ≠ 0; x ≠ A}

2) Phương pháp giải:

Giả sử một vật dao động điều hòa với phương trình x = Acos(ωt + φ) cm. Tính quãng đường vật đi được từ thời điểm t1 đến thời điểm t2

*Tìm chu kỳ dao động: T =

* Phân tích: Δt = t2 - t1 🡪 Δ = n + k; (0 < k <1) ⇔ Δt = nT + kT = nT + Δt’

Khi đó quãng đường vật đi được là S = n.4A + S’

* Nếu quá trình phân tích Δt chẵn, cho ta các kết quả là nT; nT/2 hay nT/4 thì ta có thể dùng các kết quả ở trên để tính nhanh. Trong trường hợp t không được chẵn, ta thực hiện tiếp bước sau

+ Tính li độ và vận tốc tại các thời điểm t1; t2:

+ Việc tính S’ chúng ta sử dụng hình vẽ sẽ cho kết quả nhanh gọn nhất.

Ví dụ 1. Vật dao động điều hòa với phương trình x = 4cos(ωt + π) cm. Khoảng thời gian ngắn nhất kể từ khi vật dao động đến khi gia tốc đổi chiều hai lần là s.

a) Tìm chu kỳ dao động của vật.

b) Tính quãng đường vật đi được từ t = 0 đến t = 2,5 s

Lời giải:

a) Vật dao động từ t = 0, thay vào phương trình x, v ta được tại t = 0 thì

Gia tốc vật đổi chiều tại vị trí cân bằng, sử dụng trục thời gian ta dễ dàng tìm được khoảng thời gian mà vật đi ứng với vật di chuyển từ li độ x = 2 đến biên âm rồi quay về vị trí cân bằng,

tức Δt = → T = s

b) Thay T = s ⇒ x = 4cos cm.

Khi đó ta có Δt = 2,5 ⇒ = = ⇔ Δt = 3T +

+ Tại t = 0 ta có

+ Tại t = 2,5 s ta có

Suy ra quãng đường vật đi được là S = 3.4A + S’ = 48 + 4 + 2 = 54 cm

Ví dụ 2. Vật dao động điều hòa với phương trình x =10cos(4πt - π/6)cm. Tính quãng đường vật đi được

a) Từ t = 0 đến t = s b) Từ t = s đến t =

Lời giải

a) Ta có T = 0,5 s; Δt = = T = T + T → S = 4A + S’

+ Tại t = 0 ta có

+ Tại t = s ta có

Quãng đường đi của vật như trên hình vẽ.

Suy ra quãng đường vật đi được là S = 4.10 + (10 - 5) + 20 + (10 - 5 ) ≈ 62,68 cm

BÀI TOÁN VỀ QUÃNG ĐƯỜNG TRONG DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA

  1. Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 5cos(4πt - π/3) cm. Tìm thời gian để vật đi được quãng đường 45 cm, kể từ t = 0?

Đs: Δt = 2T + = s

  1. Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 10cos(πt - ) cm. Tìm thời gian để vật đi được quãng đường 5 cm, kể từ t = 0?

Đs: Δt = = s

  1. Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 5cos(10πt - π) cm. Tìm thời gian để vật đi được quãng đường 12,5 cm, kể từ t = 0?

Đs: Δt = + = s

  1. Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 6cos(4πt + π/3) cm. Quãng đường vật đi được kể từ khi bắt đầu dao động (t = 0) đến thời điểm t = 0,5 (s) là

A. S = 12 cm. B. S = 24 cm. C. S = 18 cm. D. S = 9 cm.

  1. Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 6cos(4πt + π/3) cm. Quãng đường vật đi được kể từ khi bắt đầu dao động (t = 0) đến thời điểm t = 0,25 (s) là

A. S = 12 cm. B. S = 24 cm. C. S = 18 cm. D. S = 9 cm.

  1. Một vật dao động điều hoà với phương trình x = 10cos(πt + π/3) cm. Khoảng thời gian tính từ lúc vật bắt đầu dao động (t = 0) đến khi vật đi được quãng đường 50 cm là

A. t = 7/3 (s). B. t = 2,4 (s). C. t = 4/3 (s). D. t = 1,5 (s).

  1. Một con chất điểm dao động điều hòa với biên độ 6 cm và chu kì 1s. Tại t = 0, vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm của trục toạ độ. Tổng quãng đường đi được của vật trong khoảng thời gian t = 2,375 (s) kể từ thời điểm bắt đầu dao động là

A. S = 48 cm. B. S = 50 cm. C. S = 55,75 cm. D. S = 42 cm.

  1. Một vật dao động điều hòa với biên độ A và chu kỳ T. Biết rằng vật thực hiện 12 dao động hết 6 (s). Tốc độ của vật khi qua vị trí cân bằng là 8π (cm/s). Quãng đường lớn nhất vật đi được trong khoảng thời gian bằng 2/3 chu kỳ T là

A. 8 cm. B. 9 cm. C. 6 cm. D. 12 cm.

  1. Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox với phương trình x = 5cos(8πt + π/3) cm. Quãng đường vật đi được từ thời điểm t = 0 đến thời điểm t = 1,5 (s) là

A. S = 15 cm. B. S = 135 cm. C. S = 120 cm. D. S = 16 cm.

  1. Một con lắc lò xo dao động với phương trình x = 4cos(4πt) cm. Quãng đường vật đi được trong thời gian 30 (s) kể từ lúc t0 = 0 là

A. S = 16 cm B. S = 3,2 m C. S = 6,4 cm D. S = 9,6 m

  1. Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 10cos(2πt + π/3) cm. Quãng đường vật đi được kể từ khi bắt đầu dao động (t = 0) đến thời điểm t = 0,375 (s) là (lấy gần đúng)

A. 12 cm. B. 16,48 cm. C. 10,54 cm. D. 15,34 cm.

  1. Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 1,25cos(2πt - π/12) cm. Quãng đường vật đi được sau thời gian t = 2,5 (s) kể từ lúc bắt đầu dao động là

A. 7,9 cm. B. 22,5 cm. C. 7,5 cm. D. 12,5 cm.

  1. Một vật nhỏ dao động điều hòa dọc theo trục Ox có phương trình dao động x = 3.cos(3πt) cm thì đường mà vật đi được từ thời điểm ban đầu đến thời điểm 3 (s) là

A. 24 cm. B. 54 cm. C. 36 cm. D. 12 cm.

  1. Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox có phương trình x = 4cos(4πt - π/2) cm. Trong 1,125 (s) đầu tiên vật đã đi được một quãng đường là

A. 32 cm. B. 36 cm. C. 48 cm. D. 24 cm.

  1. Một con lắc lò xo dao động với phương trình x = 4cos(4πt) cm. Quãng đường vật đi được trong thời gian 2,875 (s) kể từ lúc t = 0 là

A. 16 cm. B. 32 cm. C. 64 cm. D. 92 cm.

  1. Một vật dao động điều hoà dọc theo trục Ox có phương trình x = 5sin(2πt + π/6) cm. Xác định quãng đường vật đi được từ thời điểm t = 1 (s) đến thời điểm t = 13/6 (s)?

A. 32,5 cm. B. 5 cm. C. 22,5 cm. D. 17,5 cm.

  1. Một vật dao động có phương trình li độ x = cos(25t - π) cm. Quãng đường vật đi từ thời điểm t1 = π/30 (s) đến t2 = 2 (s) là (lấy gần đúng).

A. S = 43,6 cm. B. S = 43,02 cm. C. S = 10,9 cm. D. 42,56 cm.

  1. Một vật dao động điều hoà xung quanh vị trí cân bằng O. Ban đầu vật đi qua O theo chiều dương. Sau thời gian t1= s (s) vật chưa đổi chiều chuyển động và vận tốc còn lại một nửa. Sau thời gian t2 = 0,3π (s) vật đã đi được 12 cm. Vận tốc ban đầu v0 của vật là

A. 20 cm/s B. 25 cm/s C. 3 cm/s D. 40 cm/s

  1. Một chất điểm dao động dọc theo trục Ox. Phương trình dao động là x = 8cos(2πt + π) cm. Sau t = 0,5 s, kể từ khi bắt đầu dao động, quãng đường S vật đã đi là

A. 8 cm B. 12 cm C. 16 cm D. 20 cm

  1. Một chất điểm dao động điều hoà dọc theo trục Ox. Phương trình dao động là x = 3cos(10t -π/3) cm. Sau khoảng thời gian t = 0,157 s, kể từ lúc vật bắt đầu chuyển động (t = 0), quãng đường vật đi được là

A. 1,5 cm. B. 4,5 cm. C. 4,1 cm. D. 1,9 cm.

  1. Vật dao động điều hoà theo phương trình x = 5cos(10πt – π/2 )cm. Thời gian vật đi được quãng đường bằng 12,5 cm (kể từ t = 0) là

A. 1/15 s B. 2/15 s. C. 7/60 s. D. 1/12 s.

  1. Một vật dao động điều hoà với phương trình x = Acos( + )cm . Sau thời gian kể từ thời điểm ban đầu vật đi được quãng đường 10 cm. Biên độ dao động là

A. 30 cm. B. 6 cm. C. 4 cm. D. Đáp án khác.

  1. Một vật dao động điều hoà với phương trình x = 10cos(πt + ) cm. Thời gian tính từ lúc vật bắt đầu dao động (t = 0) đến khi vật đi được quãng đường 50 cm là

A. 7/3 s. B. 2,4 s. C. 4/3 s. D. 1,5 s.

  1. Một vật dao động điều hòa, trong 1 phút thực hiện được 30 dao động toàn phần. Quãng đường mà vật di chuyển trong 8 s là 64 cm. Biên độ dao động của vật là

A. 3 cm. B. 2 cm. C. 4 cm. D. 5 cm.

  1. Một vật dao động điều hoà với phương trình: x = 6cos(4πt + π/3) cm, t tính bằng giây. Tính quãng đường vật đi được từ lúc t = 1/24 s đến thời điểm 77/48 s

A. 72 cm. B. 76,2 cm. C. 18 cm. D. 22,2 cm.

  1. Một chất điểm dao động điều hoà doc theo trục Ox. Phương trình dao động là x = 10cos(2πt + ) cm. Quãng đường vật đi trong khoảng thời gian từ t1 = 1 s đến t2 = 2 s là

A. 60 cm. B. 40 cm. C. 30 cm. D. 50 cm.

  1. Vật dao động điều hòa theo phương trình x = 5cos(10πt + π) cm. Thời gian vật đi quãng đường S = 12,5 cm (kể từ t = 0) là

A. 1/15 s B. 2/15 s C. 1/30 s D. 1/12 s

  1. Vật dao động điều hòa theo phương trình x = 4cos(20πt - π/2) cm. Quãng đường vật đi trong 0,05s là

A. 8 cm B. 16 cm C. 4 cm D. 2 cm

  1. Vật dao động điều hòa theo phương trình x = 2 cos(4πt - π) cm. Quãng đường vật đi trong 0,125 s là

A. 1 cm B. 2 cm C. 4 cm D. 3 cm

  1. Vật dao động điều hòa theo phương trình x = cos(πt - 2π/3) cm. Thời gian vật đi quãng đường S = 5 cm (kể từ thời điểm t = 0) là

A. 7/4 s B. 7/6 s C. 7/3 s D. 7/12 s

ĐÁP ÁN - BÀI TOÁN VỀ QUÃNG ĐƯỜNG TRONG DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA

01.

02.

03.

04. B

05. A

06. A

07. C

08. C

09. C

10. D

11. D

12. D

13. B

14. B

15. D

16. C

17. D

18. A

19. C

20. D

21. C

22. C

23. A

24. C

25. D

26. B

27. B

28. A

29. B

30. C

BÀI TOÁN VỀ QUÃNG ĐƯỜNG LỚN NHẤT, NHỎ NHẤT

* TH1: ∆t < T/2

+ Quãng đường lớn nhất: Smax = 2AsinΔ, (Δϕ = ω.Δt = π.Δt)

+ Quãng đường nhỏ nhất: Smin = 2A(1 - cosΔϕ), (Δϕ = ω.Δt = π.Δt)

* TH2: ∆t > T/2

Ta phân tích Δt = n. +Δt’ (Δt’ < ). Khi đó S = n.2A + S’max

+ Quãng đường lớn nhất: Smax = n.2A + 2AsinΔϕ, (Δϕ’ = ω.Δt’ = π.Δt’)

+ Quãng đường nhỏ nhất: Smin = n.2A + 2A(1 - cosΔϕ), (Δϕ’ = ω.Δt’ = π.Δt’)

Ví dụ 1. Một vật dao động điều hòa với biên độ A và chu kỳ dao động T. Tính quãng đường lớn nhất và nhỏ nhất mà vật đi được

a) trong khoảng thời gian Δt = T/6.

b) trong khoảng thời gian Δt = T/4.

c) trong khoảng thời gian Δt = 2T/3.

d) trong khoảng thời gian Δt = 3T/4.

Ví dụ 2. Một vật dao động điều hòa với biên độ 6 cm. Quãng đường nhỏ nhất mà vật đi được trong một giây là 18 cm. Hỏi ở thời điểm kết thúc quãng đường đó thì tốc độ của vật là bao nhiêu?

Đáp số: v = 5π cm/s.

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM QUÃNG ĐƯỜNG LỚN NHẤT, NHỎ NHẤT

  1. Một vật dao động điều hòa với biên độ A và tần số f. Khoảng thời gian ngắn nhất để vật đi được quãng đường có độ dài A là

A. . B. C. D.

  1. Một vật dao động điều hòa với biên độ A và tần số f. Khoảng thời gian lớn nhất để vật đi được quãng đường có độ dài A là

A. . B. C. D.

  1. Một vật dao động điều hòa với biên độ A và tần số f. Khoảng thời gian ngắn nhất để vật đi được quãng đường có độ dài A

A. . B. C. D.

  1. Một vật dao động điều hòa với biên độ A và chu kỳ T. Trong khoảng thời gian Δt = T/4, quãng đường lớn nhất (Smax) mà vật đi được là

A. Smax = A. B. Smax = A. C. Smax = A. D. Smax =1,5A.

  1. Một vật dao động điều hòa với biên độ A và chu kỳ T. Trong khoảng thời gian Δt = T/6, quãng đường lớn nhất (Smax) mà vật đi được là

A. A B. A. C. A . D. 1,5A.

  1. Một vật dao động điều hòa với biên độ A và chu kỳ T. Trong khoảng thời gian Δt = 2T/3, quãng đường lớn nhất (Smax) mà vật đi được là

A. 1,5A. B. 2A C. A. D. 3A.

  1. Một vật dao động điều hòa với biên độ A và chu kỳ T. Trong khoảng thời gian Δt = 3T/4, quãng đường lớn nhất (Smax) mà vật đi được là

A. 2A - A. B. 2A + A. C. 2A. D. A+ A .

  1. Một vật dao động điều hòa với biên độ A và chu kỳ T. Trong khoảng thời gian Δt = 3T/4, quãng đường nhỏ nhất (Smin) mà vật đi được là

A. 4A - A B. 2A + A C. 2A - A. D. A + A.

  1. Một vật dao động điều hòa với biên độ A và chu kỳ T. Trong khoảng thời gian Δt = 5T/6, quãng đường lớn nhất (Smax) mà vật đi được là

A. A + A. B. 4A - A C. 2A + A D. 2A

  1. Một vật dao động điều hòa với biên độ A và chu kỳ T. Trong khoảng thời gian Δt = 5T/6, quãng đường nhỏ nhất (Smin) mà vật đi được là

A. A B. A + A C. 2A + A D. 3A.

  1. Chọn phương án sai. Biên độ của một dao động điều hòa bằng

A. hai lần quãng đường của vật đi được trong 1/12 chu kỳ khi vật xuất phát từ vị trí cân bằng.

B. nửa quãng đường của vật đi được trong nửa chu kỳ khi vật xuất phát từ vị trí bất kì.

C. quãng đường của vật đi được trong 1/4 chu kỳ khi vật xuất phát từ vị trí cân bằng hoặc vị trí biên.

D. hai lần quãng đường của vật đi được trong 1/8 chu kỳ khi vật xuất phát từ vị trí biên.

  1. Một chất điểm dao động điều hoà dọc trục Ox quanh vị trí cân bằng O với biên độ A và chu kì T. Trong khoảng thời gian t = T/3, quãng đường lớn nhất (Smax) mà chất điểm có thể đi được là

A. A. B. 1,5A. C. A. D. A.

  1. Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 4cos(2πt – π/3) cm. Quãng đường nhỏ nhất (Smin) vật đi được trong khoảng thời gian 2/3 chu kỳ dao động là (lấy gần đúng)

A. 12 cm. B. 10,92 cm. C. 9,07 cm. D. 10,26 cm.

  1. Biên độ của một dao động điều hoà bằng 0,5 m. Vật đó đi được quãng đường bằng bao nhiêu trong thời gian 5 chu kì dao động

A. Smin = 10 m. B. Smin = 2,5 m. C. Smin = 0,5 m. D. Smin = 4 m.

  1. Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 5cos(πt + π/3) cm. Quãng đường lớn nhất vật đi được trong khoảng thời gian 1,5 (s) là (lấy gần đúng)

A. Smax = 7,07 cm. B. Smax = 17,07 cm. C. Smax = 20 cm. D. Smax = 13,66 cm.

  1. Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 5cos(πt + π/3) cm. Quãng đường nhỏ nhất vật đi được trong khoảng thời gian Δt =1,5 s là (lấy gần đúng)

A. Smin = 13,66 cm. B. Smin = 12,07 cm. C. Smin = 12,93 cm. D. Smin = 7,92 cm.

  1. Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 4cos(2πt – π/3) cm. Quãng đường lớn nhất vật đi được trong khoảng thời gian 2/3 chu kỳ dao động là (lấy gần đúng)

A. Smax = 12 cm. B. Smax = 10,92 cm. C. Smax = 9,07 cm. D. Smax = 10,26 cm.

  1. Một vật dao động điều hòa với biên độ A. Trong khoảng thời gian 1 s quãng đường vật có thể đi được nhỏ nhất bằng A. Chu kỳ dao động của vật là

A. 5 s B. 2 s C. 3 s D. 4 s

  1. Một vật dao động điều hòa với biên độ A. Trong khoảng thời gian 1/3 s quãng đường vật có thể đi được lớn nhất bằng A. Tần số dao động của vật bằng

A. 0,5 Hz B. 0,25 Hz C. 0,6 Hz D. 0,3 Hz

  1. Một vật dao động điều hòa với biên độ 10 cm. Quãng dường nhỏ nhất mà vật đi được trong 0,5 s là 10 cm. Tốc độ lớn nhất của vật bằng

A. 39,95 cm/s B. 40,15 cm/s C. 39,2 cm/s D. 41,9 cm/s

  1. Một vật dao động điều hòa với biên độ A, chu kỳ T. Trong khoảng thời gian T/3 chất điểm không thể đi được quãng đường bằng

A. 1,5 A B. 1,6 A C. 1,7 A D. 1,8 A

  1. Một vật dao động điều hòa với biên độ 4 cm. Quãng đường nhỏ nhất mà vật đi được trong 1 s là 20 cm. Gia tốc lớn nhất của vật bằng

A. 4,64 m/s2 B. 244,82 cm/s2 C. 3,49 m/s2 D. 284,44 cm/s2

  1. Một vật dao động điều hòa với biên độ A, chu kỳ T. Thời gian ngắn nhất vật đi được quãng đường có độ dài 9A là

A. 7T/6 B. 13T/6 C. 7T/3 A D. 13T/3

  1. Một vật dao động điều hoà với phương trình x = 4cos(4πt + π/3). Tính quãng đường bé nhất mà vật đi được trong khoảng thời gian Δt = 1/6 (s)

A. cm. B. 4 cm. C. 3 cm. D. 2 m.

  1. Một vật dao động điều hoà với phương trình x = 4cos(4πt + π/3). Tính quãng đường lớn nhất mà vật đi được trong khoảng thời gian Δt = 1/6 s

A. 4cm. B. 3cm . C. cm D. 2 cm

  1. Tìm quãng đường ngắn nhất để vật đi từ vị trí có pha bằng π/6 đến vị trí lực phục hồi bằng nửa cực đại. Biết biên độ dao động bằng 3 cm

A. 1,09 cm B. 0.45 cm C. 0 cm D. 1,5 cm

  1. Một vật dao động điều hòa với chu kỳ 2s, biên độ 4cm. Tìm quãng đường dài nhất vật đi được trong khoảng thời gian 5/3s

A. 4cm. B. 24 cm C. 16 - 4cm. D. 12 cm.

  1. Một chất điểm dao động điều hòa, tỉ số giữa quãng đường lớn nhất và nhỏ nhất mà chất điểm đi được trong ¼ chu kỳ là

A. B. 2 C. + 1. D. + 2.

  1. Một vật dao động điều hoà với biên độ A và chu kỳ T. Trong khoảng thời gian ∆t = 3T/4, quãng đường nhỏ nhất mà vật đi được là

A. 4A - A B. A + A C. 2A + A. D. 2A - A.

ĐÁP ÁN BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM QUÃNG ĐƯỜNG LỚN NHẤT, NHỎ NHẤT

01.A 02.C 03. B 04. B 05. A 06. D 07. B 08. A 09. C 10. D

11. D 12. A 13. C 14. A 15. B 16. C 17. A 18. C 19. A 20. D

21. D 22. D 23. B 24. B 25. A 26. A 27. D 28. A 29. A

TRẮC NGHIỆM LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ CON LẮC LÒ XO

  1. Công thức tính tần số góc của con lắc lò xo là

A. B. C. D.

  1. Công thức tính tần số dao động của con lắc lò xo

A. B. C. D.

  1. Công thức tính chu kỳ dao động của con lắc lò xo là

A. B. C. D.

  1. Chu kỳ dao động điều hoà của con lắc lò xo phụ thuộc vào

A. biên độ dao động. B. cấu tạo của con lắc.

C. cách kích thích dao động. D. pha ban đầu của con lắc.

  1. Con lắc lò xo dao động điều hòa. Khi tăng khối lượng của vật lên 4 lần thì tần số dao động của vật.

A. tăng lên 4 lần. B. giảm đi 4 lần. C. tăng lên 2 lần. D. giảm đi 2 lần.

  1. Con lắc lò xo dao động điều hòa. Khi tăng khối lượng của vật lên 16 lần thì chu kỳ dao động của vật

A. tăng lên 4 lần. B. giảm đi 4 lần. C. tăng lên 8 lần. D. giảm đi 8 lần.

  1. Một con lắc lò xo dao động điều hòa, vật có có khối lượng m = 0,2 kg, độ cứng của lò xo k = 50 N/m. Tần số góc của dao động là (lấy π2 = 10)

A. ω = 4 rad/s B. ω = 0,4 rad/s. C. ω = 25 rad/s. D. ω = 5π rad/s.

  1. Một con lắc lò xo có độ cứng của lò xo là k. Khi mắc lò xo với vật có khối lượng m1 thì con lắc dao động điều hòa vơi chu kỳ T1. Khi mắc lò xo với vật có khối lượng m2 thì con lắc dao động điều hòa vơi chu kỳ T2. Hỏi khi treo lò xo với vật m = m1 + m2 thì lò xo dao động với chu kỳ

A. T = T1 + T2 B. T = C. T = D. T =

  1. Con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo k dao động điều hòa, khi mắc thêm vào một vật khác có khối lượng gấp 3 lần vật có khối lượng m thì tần số dao động của con lắc

A. tăng lên 3 lần. B. giảm đi 3 lần. C. tăng lên 2 lần. D. giảm đi 2 lần.

  1. Một con lắc lò xo có độ cứng của lò xo là k. Khi mắc lò xo với vật có khối lượng m1 thì con lắc dao động điều hòa vơi chu kỳ T1. Khi mắc lò xo với vật có khối lượng m2 thì con lắc dao động điều hòa vơi chu kỳ T2. Hỏi khi treo lò xo với vật m = m1 – m2 thì lò xo dao động với chu kỳ T thỏa mãn, (biết m1 > m2)

A. T = T1 - T2 B. T = C. T = D. T =

  1. Một con lắc lò xo, vật nặng có khối lượng m = 250 (g), lò xo có độ cứng k = 100 N/m. Tần số dao động của con lắc là

A. f = 20 Hz B. f = 3,18 Hz C. f = 6,28 Hz D. f = 5 Hz

  1. Con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo k dao động điều hòa, khi mắc thêm vào một vật khác có khối lượng gấp 3 lần vật có khối lượng m thì chu kỳ dao động của con lắc

A. tăng lên 3 lần B. giảm đi 3 lần C. tăng lên 2 lần D. giảm đi 2 lần

  1. Trong dao động điều hòa của một con lắc lò xo, nếu tăng khối lượng của vật nặng thêm 100% thì chu kỳ dao động của con lắc

A. tăng 2 lần. B. giảm 2 lần. C. tăng lần. D. giảm lần.

  1. Con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k = 100 N/m. Vật thực hiện được 10 dao động mất 5 (s). Lấy π2 = 10, khối lượng m của vật là

A. 500 (g) B. 625 (g). C. 1 kg D. 50 (g)

  1. Con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m = 500 (g) và lò xo có độ cứng k. Trong 5 (s) vật thực hiện được 5 dao động. Lấy π2 = 10, độ cứng k của lò xo là

A. k = 12,5 N/m B. k = 50 N/m C. k = 25 N/m D. k = 20 N/m

  1. Một con lắc lò xo dao động điều hòa, vật có khối lượng m = 0,2 kg, lò xo có độ cứng k = 50 N/m. Chu kỳ dao động của con lắc lò xo là (lấy π2 = 10)

A. T = 4 (s). B. T = 0,4 (s). C. T = 25 (s). D. T = 5 (s).

  1. Một con lắc lò xo dao động điều hòa, trong 20 (s) con lắc thực hiện được 50 dao động. Chu kỳ dao động của con lắc lò xo là

A. T = 4 (s). B. T = 0,4 (s). C. T = 25 (s). D. T = 5π (s).

  1. Một con lắc lò xo dao động điều hòa, vật có khối lượng m = 0,2 kg. Trong 20 (s) con lắc thực hiện được 50 dao động. Độ cứng của lò xo là

A. 60 N/m B. 40 N/m C. 50 N/m D. 55 N/m

  1. Khi gắn vật nặng có khối lượng m1 = 4 kg vào một lò xo có khối lượng không đáng kể, hệ dao động điều hòa với chu kỳ T1 = 1 (s). Khi gắn một vật khác có khối lượng m2 vào lò xo trên thì hệ dao động với khu kỳ T2 = 0,5 (s). Khối lượng m2 bằng

A. m2 = 0,5 kg B. m2 = 2 kg C. m2 = 1 kg D. m2 = 3 kg

  1. Một con lắc lò xo, vật nặng có khối lượng m = 250 (g), lò xo có độ cứng k = 100 N/m. Tần số góc dao động của con lắc là

A. ω = 20 rad/s B. ω = 3,18 rad/s C. ω = 6,28 rad/s D. ω = 5 rad/s

  1. Một con lắc lò xo dao động điều hòa, nếu không thay đổi cấu tạo của con lắc, không thay đổi cách kích thích dao động nhưng thay đổi cách chọn gốc thời gian thì

A. biên độ, chu kỳ, pha của dao động sẽ không thay đổi

B. biên độ và chu kỳ không đổi; pha thay đổi.

C. biên độ và chu kỳ thay đổi; pha không đổi

D. biên độ và pha thay đổi, chu kỳ không đổi.

  1. Một lò xo có độ cứng k = 25 N/m. Một đầu của lò xo gắn vào điểm O cố định. Treo vào lò xo một vật có khối lượng m = 160 (g). Tần số góc của dao động là

A. ω = 12,5 rad/s. B. ω = 12 rad/s. C. ω = 10,5 rad/s. D. ω = 13,5 rad/s.

  1. Con lắc lò xo gồm lò xo k và vật m, dao động điều hòa với tần số f = 1 Hz. Muốn tần số dao động của con lắc là f ' = 0,5 Hz thì khối lượng của vật m' phải là

A. m' = 2m. B. m' = 3m. C. m' = 4m. D. m' = 5m.

  1. Trong dao động điều hòa của một con lắc lò xo, nếu giảm khối lượng của vật nặng 75% thì số lần dao động của con lắc trong một đơn vị thời gian

A. tăng 2 lần. B. tăng 3 lần. C. giảm 2 lần. D. giảm 3 lần.

  1. Một con lắc lò xo có khối lượng m, lò xo có độ cứng k. Nếu tăng độ cứng lò xo lên hai lần và đồng thời giảm khối lượng vật nặng đi một nửa thì chu kỳ dao động của vật

A. tăng 4 lần. B. giảm 4 lần. C. giảm 2 lần. D. tăng 2 lần.

  1. Một có khối lượng m = 10 (g) vật dao động điều hoà với biên độ A = 0,5 m và tần số góc ω = 10 rad/s. Lực hồi phục cực đại tác dụng lên vật là

A. 25 N B. 2,5 N C. 5 N. D. 0,5 N.

  1. Con lắc lò xo có độ cứng k, khối lượng vật nặng là m dao động điều hoà. Nếu tăng khối lượng con lắc 4 lần thì số dao động toàn phần con lắc thực hiện trong mỗi giây thay đổi như thế nào?

A. Tăng 2 lần. B. Tăng 4 lần. C. Giảm 2 lần. D. Giảm 4 lần.

  1. Một vật khối lượng m = 81 (g) treo vào một lò xo thẳng đứng thì tần số dao động điều hoà của vật là 10 Hz. Treo thêm vào lò xo vật có khối lượng m' = 19 (g) thì tần số dao động của hệ là

A. f = 11,1 Hz. B. f = 12,4 Hz. C. f = 9 Hz. D. f = 8,1 Hz.

  1. Một con lắc lò xo gồm quả cầu khối lượng m và lò xo độ cứng k. Khẳng định nào sau đây là sai ?

A. Khối lượng tăng 4 lần thì chu kỳ tăng 2 lần

B. Độ cứng giảm 4 lần thì chu kỳ tăng 2 lần

C. Khối lượng giảm 4 lần đồng thời độ cứng tăng 4 lần thì chu kỳ giảm 4 lần

D. Độ cứng tăng 4 lần thì năng lượng tăng 2 lần

  1. Một con lắc lò xo dao động điều hòa, vật có khối lượng m = 0,2 kg, lò xo có độ cứng k = 50 N/m. Tần số dao động của con lắc lò xo là (lấy π2 = 10)

A. 4 Hz B. 2,5 Hz C. 25 Hz D. 5π Hz

ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ CON LẮC LÒ XO

01. B

02. C

03. A

04. B

05. D

06. A

07. D

08. B

09. D

10. B

11. B

12. C

13. C

14. B

15. D

16. B

17. B

18. C

19. C

20. A

21. B

22. A

23. C

24. A

25. C

26. D

27. C

28. C

29. D

30. B

CON LẮC LÒ XO DAO ĐỘNG THEO PHƯƠNG THẲNG ĐỨNG

* Tại VTCB lò xo bị biến dạng (dãn hoặc nén) một đoạn ℓ0 = = 🡪

Từ đó, chu kỳ và tần số dao động của con lắc được cho bởi

Do tại VTCB lò xo bị biến dạng, nên chiều dài của lò xo tại VTCB được tính bởi ℓcb = ℓ0+ Δℓ0

Từ đó, chiều dài cực đại và cực tiểu của lò xo là 🡪

* Lực đàn hồi tác dụng vào lò xo được tính bằng công thức F = k.Δℓ, với ℓ là độ biến dạng tại vị trí đang xét. Để tìm được ℓ ta so sánh vị trí cần tính với vị trí mà lo xo không biến dạng.

Trong trường hợp tổng quát ta được công thức tính Δℓ = |ℓ0 ± x| với x là tọa độ của vật tại thời điểm tính. Việc lấy dấu cộng (+) hay dấu trừ (–) còn phụ thuộc vào chiều dương, và tọa độ của vật tương ứng. Từ đó ta được công thức tính lực đàn hồi tại vị trí bất kỳ là F = k.Δℓ = k.|Δℓ0 ± x|

Lực đàn hồi cực đại Fmax = k.Δℓmax = k(Δℓ0+A); lực đàn hồi cực tiểu 

CÁC DẠNG TOÁN CƠ BẢN VỀ CON LẮC LÒ XO - P1

Bài toán về chu kỳ, tần số của con lắc lò xo:

  1. Công thức tính tần số góc của con lắc lò xo là

A. B. C. D.

  1. Công thức tính tần số dao động của con lắc lò xo

A. B. C. D.

  1. Công thức tính chu kỳ dao động của con lắc lò xo là

A. B. C. D.

  1. Chu kỳ dao động điều hoà của con lắc lò xo phụ thuộc vào

A. biên độ dao động. B. cấu tạo của con lắc.

C. cách kích thích dao động. D. pha ban đầu của con lắc.

  1. Con lắc lò xo dao động điều hòa. Khi tăng khối lượng của vật lên 4 lần thì tần số dao động của vật.

A. tăng lên 4 lần. B. giảm đi 4 lần. C. tăng lên 2 lần. D. giảm đi 2 lần.

  1. Con lắc lò xo dao động điều hòa. Khi tăng khối lượng của vật lên 16 lần thì chu kỳ dao động của vật

A. tăng lên 4 lần. B. giảm đi 4 lần. C. tăng lên 8 lần. D. giảm đi 8 lần.

  1. Một con lắc lò xo dao động điều hòa, vật có có khối lượng m = 0,2 kg, độ cứng của lò xo k = 50 N/m. Tần số góc của dao động là (lấy π2 = 10)

A. ω = 4 rad/s B. ω = 0,4 rad/s. C. ω = 25 rad/s. D. ω = 5π rad/s.

  1. Một con lắc lò xo có độ cứng của lò xo là k. Khi mắc lò xo với vật có khối lượng m1 thì con lắc dao động điều hòa vơi chu kỳ T1. Khi mắc lò xo với vật có khối lượng m2 thì con lắc dao động điều hòa vơi chu kỳ T2. Hỏi khi treo lò xo với vật m = m1 + m2 thì lò xo dao động với chu kỳ

A. T = T1 + T2 B. T = C. T = D. T =

  1. Con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo k dao động điều hòa, khi mắc thêm vào một vật khác có khối lượng gấp 3 lần vật có khối lượng m thì tần số dao động của con lắc

A. tăng lên 3 lần. B. giảm đi 3 lần. C. tăng lên 2 lần. D. giảm đi 2 lần.

  1. Một con lắc lò xo có độ cứng của lò xo là k. Khi mắc lò xo với vật có khối lượng m1 thì con lắc dao động điều hòa vơi chu kỳ T1. Khi mắc lò xo với vật có khối lượng m2 thì con lắc dao động điều hòa vơi chu kỳ T2. Hỏi khi treo lò xo với vật m = m1 – m2 thì lò xo dao động với chu kỳ T thỏa mãn, (biết m1 > m2)

A. T = T1 - T2 B. T = C. T = D. T =

  1. Một con lắc lò xo, vật nặng có khối lượng m = 250 (g), lò xo có độ cứng k = 100 N/m. Tần số dao động của con lắc là

A. f = 20 Hz B. f = 3,18 Hz C. f = 6,28 Hz D. f = 5 Hz

  1. Con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo k dao động điều hòa, khi mắc thêm vào một vật khác có khối lượng gấp 3 lần vật có khối lượng m thì chu kỳ dao động của con lắc

A. tăng lên 3 lần B. giảm đi 3 lần C. tăng lên 2 lần D. giảm đi 2 lần

  1. Trong dao động điều hòa của một con lắc lò xo, nếu tăng khối lượng của vật nặng thêm 100% thì chu kỳ dao động của con lắc

A. tăng 2 lần. B. giảm 2 lần. C. tăng lần. D. giảm lần.

  1. Con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k = 100 N/m. Vật thực hiện được 10 dao động mất 5 (s). Lấy π2 = 10, khối lượng m của vật là

A. 500 (g) B. 625 (g). C. 1 kg D. 50 (g)

  1. Con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m = 500 (g) và lò xo có độ cứng k. Trong 5 (s) vật thực hiện được 5 dao động. Lấy π2 = 10, độ cứng k của lò xo là

A. k = 12,5 N/m B. k = 50 N/m C. k = 25 N/m D. k = 20 N/m

  1. Một con lắc lò xo dao động điều hòa, vật có khối lượng m = 0,2 kg, lò xo có độ cứng k = 50 N/m. Chu kỳ dao động của con lắc lò xo là (lấy π2 = 10)

A. T = 4 (s). B. T = 0,4 (s). C. T = 25 (s). D. T = 5 (s).

  1. Một con lắc lò xo dao động điều hòa, trong 20 (s) con lắc thực hiện được 50 dao động. Chu kỳ dao động của con lắc lò xo là

A. T = 4 (s). B. T = 0,4 (s). C. T = 25 (s). D. T = 5π (s).

  1. Một con lắc lò xo dao động điều hòa, vật có khối lượng m = 0,2 kg. Trong 20 (s) con lắc thực hiện được 50 dao động. Độ cứng của lò xo là

A. 60 N/m B. 40 N/m C. 50 N/m D. 55 N/m

  1. Khi gắn vật nặng có khối lượng m1 = 4 kg vào một lò xo có khối lượng không đáng kể, hệ dao động điều hòa với chu kỳ T1 = 1 (s). Khi gắn một vật khác có khối lượng m2 vào lò xo trên thì hệ dao động với khu kỳ T2 = 0,5 (s). Khối lượng m2 bằng

A. m2 = 0,5 kg B. m2 = 2 kg C. m2 = 1 kg D. m2 = 3 kg

  1. Một con lắc lò xo, vật nặng có khối lượng m = 250 (g), lò xo có độ cứng k = 100 N/m. Tần số góc dao động của con lắc là

A. ω = 20 rad/s B. ω = 3,18 rad/s C. ω = 6,28 rad/s D. ω = 5 rad/s

  1. Một con lắc lò xo dao động điều hòa, nếu không thay đổi cấu tạo của con lắc, không thay đổi cách kích thích dao động nhưng thay đổi cách chọn gốc thời gian thì

A. biên độ, chu kỳ, pha của dao động sẽ không thay đổi

B. biên độ và chu kỳ không đổi; pha thay đổi.

C. biên độ và chu kỳ thay đổi; pha không đổi

D. biên độ và pha thay đổi, chu kỳ không đổi.

  1. Một lò xo có độ cứng k = 25 N/m. Một đầu của lò xo gắn vào điểm O cố định. Treo vào lò xo một vật có khối lượng m = 160 (g). Tần số góc của dao động là

A. ω = 12,5 rad/s. B. ω = 12 rad/s. C. ω = 10,5 rad/s. D. ω = 13,5 rad/s.

  1. Con lắc lò xo gồm lò xo k và vật m, dao động điều hòa với tần số f = 1 Hz. Muốn tần số dao động của con lắc là f ' = 0,5 Hz thì khối lượng của vật m' phải là

A. m' = 2m. B. m' = 3m. C. m' = 4m. D. m' = 5m.

  1. Trong dao động điều hòa của một con lắc lò xo, nếu giảm khối lượng của vật nặng 75% thì số lần dao động của con lắc trong một đơn vị thời gian

A. tăng 2 lần. B. tăng 3 lần. C. giảm 2 lần. D. giảm 3 lần.

  1. Một con lắc lò xo có khối lượng m, lò xo có độ cứng k. Nếu tăng độ cứng lò xo lên hai lần và đồng thời giảm khối lượng vật nặng đi một nửa thì chu kỳ dao động của vật

A. tăng 4 lần. B. giảm 4 lần. C. giảm 2 lần. D. tăng 2 lần.

  1. Một có khối lượng m = 10 (g) vật dao động điều hoà với biên độ A = 0,5 m và tần số góc ω = 10 rad/s. Lực hồi phục cực đại tác dụng lên vật là

A. 25 N B. 2,5 N C. 5 N. D. 0,5 N.

  1. Con lắc lò xo có độ cứng k, khối lượng vật nặng là m dao động điều hoà. Nếu tăng khối lượng con lắc 4 lần thì số dao động toàn phần con lắc thực hiện trong mỗi giây thay đổi như thế nào?

A. Tăng 2 lần. B. Tăng 4 lần. C. Giảm 2 lần. D. Giảm 4 lần.

  1. Một vật khối lượng m = 81 (g) treo vào một lò xo thẳng đứng thì tần số dao động điều hoà của vật là 10 Hz. Treo thêm vào lò xo vật có khối lượng m' = 19 (g) thì tần số dao động của hệ là

A. f = 11,1 Hz. B. f = 12,4 Hz. C. f = 9 Hz. D. f = 8,1 Hz.

  1. Một con lắc lò xo gồm quả cầu khối lượng m và lò xo độ cứng k. Khẳng định nào sau đây là sai ?

A. Khối lượng tăng 4 lần thì chu kỳ tăng 2 lần

B. Độ cứng giảm 4 lần thì chu kỳ tăng 2 lần

C. Khối lượng giảm 4 lần đồng thời độ cứng tăng 4 lần thì chu kỳ giảm 4 lần

D. Độ cứng tăng 4 lần thì năng lượng tăng 2 lần

  1. Một con lắc lò xo dao động điều hòa, vật có khối lượng m = 0,2 kg, lò xo có độ cứng k = 50 N/m. Tần số dao động của con lắc lò xo là (lấy π2 = 10)

A. 4 Hz B. 2,5 Hz C. 25 Hz D. 5π Hz

ĐÁP ÁN - CÁC DẠNG TOÁN CƠ BẢN VỀ CON LẮC LÒ XO - P1

1B

6A

11B

16B

21B

26D

2C

7D

12C

17B

22A

27C

3A

8B

13C

18C

23C

28C

4B

9D

14B

19C

24A

29D

5D

10B

15D

20A

25C

30B

CÁC DẠNG TOÁN CƠ BẢN VỀ CON LẮC LÒ XO - P1

BÀI TOÁN VỀ KHOẢNG THỜI GIAN LÒ XO DÃN, NÉN

* Thời gian lò xo nén trong một chu kỳ là 🡪 Δℓ0 = ⇔

* Thời gian lò xo nén trong một chu kỳ là 🡪 Δℓ0 = ⇔

* Thời gian lò xo nén trong một chu kỳ là 🡪 Δℓ0 = ⇔

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM - 1

  1. Con lắc lò xo treo thẳng đứng, tại vị trí cân bằng lò xo dãn ∆ℓo. Kích thích để quả nặng dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với chu kỳ T. Thời gian lò xo bị giãn trong một chu kỳ là 2T/3. Biên độ dao động của vật là:

A. B. C. A = 2∆ℓo D. A = 1,5∆ℓo

  1. Con lắc lò xo treo thẳng đứng, tại vị trí cân bằng lò xo dãn ∆ℓo. Kích thích để quả nặng dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với chu kỳ T. Khoảng thời gian lò xo bị nén trong một chu kỳ là T/4. Biên độ dao động của vật là:

A. B. C. A = 2∆ℓo D. A = 1,5∆ℓo

  1. Con lắc lò xo treo thẳng đứng, tại vị trí cân bằng lò xo dãn ∆ℓ0. Kích thích để quả nặng dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với chu kỳ T. Thời gian lò xo bị nén trong một chu kỳ là T/3. Biên độ dao động của vật là:

A. B. C. A = 2∆ℓo D. A = 1,5∆ℓo

  1. Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với chu kỳ T. Xét trong một chu kỳ dao động thì thời gian độ lớn gia tốc a của vật nhỏ hơn gia tốc rơi tự do g là T/3. Biên độ dao động A của vật nặng tính theo độ dãn ∆ℓo của lò xo khi vật nặng ở VTCB là

A. A = 2∆ℓo B. A = ∆ℓo/2 C. A = ℓo D. A = ℓo

  1. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, đầu dưới có vật m. Chọn gốc tọa độ ở vị trí cân bằng, trục Ox thẳng đứng, chiều dương hướng lên. Kích thích quả cầu dao động với phương trình x = 5cos(20t + π) cm. Lấy g = 10 m/s2. Khoảng thời gian vật đi từ lúc to = 0 đến vị trí lò xo không biến dạng lần thứ nhất là

A. Δt = π/30 (s). B. Δt = π/15 (s). C. Δt = π/10 (s). D. Δt = π/5 (s).

  1. Một con lắc lò xo thẳng đứng, khi treo vật lò xo giãn 4 cm. Kích thích cho vật dao động theo phương thẳng đứng với biên độ 8 cm, trong một chu kỳ dao động T khoảng thời gian lò xo bị nén là

A. Δt = T/4. B. Δt = T/2. C. Δt = T/6. D. Δt = T/3.

  1. Con lắc lò xo dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với phương trình x = 5cos(20t + π/3) cm. Lấy g = 10m/s2. Khoảng thời gian lò xo bị giãn trong một chu kỳ là

A. Δt = π/15 (s). B. Δt = π/30 (s). C. t = π/24 (s). D. t = π/12 (s).

  1. Con lắc lò xo treo thẳng đứng, độ cứng k = 80 N/m, vật nặng khối lượng m = 200 (g) dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với biên độ A = 5 cm, lấy g = 10 m/s2. Trong một chu kỳ T, khoảng thời gian lò xo nén là

A. Δt = π/15 (s). B. Δt = π/30 (s). C. Δt = π/24 (s). D. Δt = π/12 (s).

  1. Một lò xo treo thẳng đứng, đầu trên cố định, đầu dưới có vật m = 100 (g), độ cứng k = 25 N/m, lấy g = π2 = 10 m/s2. Chọn trục Ox thẳng đứng, chiều dương hướng xuống. Vật dao động với phương trình x = 4cos(5πt + π/3) cm. Thời điểm lúc vật qua vị trí lò xo bị dãn 2 cm lần đầu tiên là

A. Δt = 1/30 (s). B. Δt = 1/25 (s) C. Δt = 1/15 (s). D. Δt = 1/5 (s).

  1. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng. Kích thích cho con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Chu kỳ và biên độ dao động của con lắc lần lượt là 0,4 (s) và 8 cm. Chọn trục x x thẳng đứng chiều dương hướng xuống, gốc toạ độ tại vị trí cân bằng, gốc thời gian t = 0 khi vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2 và π2 = 10. Thời gian ngắn nhất kể từ khi t = 0 đến khi lực đàn hồi của lò xo có độ lớn cực tiểu là

A. tmin = 7/30 (s). B. tmin = 3/10 (s). C. tmin = 4 /15 (s). D. tmin = 1/30 (s).

  1. Một con lắc lò xo thẳng đứng gồm vật nặng có khối lượng 100 (g) và một lò xo nhẹ có độ cứng k = 100 N/m. Kéo vật xuống dưới theo phương thẳng đứng đến vị trí lò xo dãn 4 cm rồi truyền cho nó một vận tốc 40π (cm/s) theo phương thẳng đứng từ dưới lên. Coi vật dao động điều hoà theo phương thẳng đứng. Thời gian ngắn nhất để vật chuyển động từ vị trí thấp nhất đến vị trí lò xo bị nén 1,5 cm là

A. tmin = 0,2 (s). B. tmin = 1/15 (s). C. tmin = 1/10 (s). D. tmin = 1/20 (s).

  1. Một lò xo có độ cứng k = 80 N/m, một đầu gắn vào giá cố định, đầu còn lại gắn với một quả cầu nhỏ có khối lượng m = 800 (g). Người ta kích thích bi dao động điều hoà bằng cách kéo quả cầu xuống dưới vị trí cân bằng theo phương thẳng đứng đến vị trí cách vị trí cân bằng 10 cm rồi thả nhẹ. Khoảng thời gian quả cầu đi từ vị trí thấp nhất đến vị trí mà tại đó lò xo không biến dạng là (lấy g = 10m/s2)

A. t = 0,1π (s). B. t = 0,2π (s). C. t = 0,2 (s). D. t = 0,1 (s).

  1. Một lò xo được treo thẳng đứng, đầu trên của lò xo được giữ cố định, đầu dưới treo vật m = 100 g, lò xo có độ cứng k = 25 N/m. Kéo vật rời khỏi vị trí cân bằng theo phương thẳng đứng hướng xuống dưới một đoạn bằng 2 cm rồi truyền cho vật một vận tốc 10π cm/s theo phương thẳng đứng, chiều hướng lên. Chọn gốc thời gian là lúc truyền vận tốc cho vật, gốc toạ độ là vị trí cân bằng, chiều dương hướng xuống. Cho g = 10 m/s2 = π2. Xác định thời điểm vật đi qua vị trí mà lò xo bị dãn 2 cm lần đầu tiên.

A. t = 10,3 ms B. t = 33,3 ms C. t = 66,7 ms D. t = 76,8 ms

  1. Con lắc lò xo treo thẳng đứng, độ cứng k = 80 N/m, vật nặng khối lượng m = 200 g dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với biên độ A = 5 cm, lấy g = 10 m/s2. Trong một chu kỳ T, thời gian lò xo dãn là

A. (s). B. (s). C. (s). D. (s).

  1. Một lò xo được treo thẳng đứng, đầu trên của lò xo được giữ cố định, đầu dưới treo vật m = 100 g, lò xo có độ cứng k = 25 N/m. Kéo vật rời khỏi vị trí cân bằng theo phương thẳng đứng hướng xuống dưới một đoạn bằng 2 cm rồi truyền cho vật một vận tốc 10π cm/s theo phương thẳng đứng, chiều hướng lên. Chọn gốc thời gian là lúc truyền vận tốc cho vật, gốc toạ độ là vị trí cân bằng, chiều dương hướng xuống. Cho g = 10 m/s2 = π2. Xác định thời điểm vật đi qua vị trí mà lò xo bị dãn 2 cm lần đầu tiên.

A. t = 10,3 ms B. t = 33,3 ms C. t = 66,7 ms D. t = 100 ms

  1. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng. Kích thích cho con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Chu kì và biên độ của con lắc lần lượt là 0,4 s và 8 cm. Chọn trục x’x thẳng đứng chiều dương hướng xuống, gốc tọa độ tại VTCB, gốc thời gian t = 0 vật qua VTCB theo chiều dương. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2 và π2 = 10. thời gian ngắn nhất kể từ khi t = 0 đến lực đàn hồi của lò xo có độ lớn cực tiểu lần hai là

A. 7/30 s. B. 19/30 s. C. 3/10 s. D. 4/15 s.

  1. Một lò xo được treo thẳng đứng, đầu trên của lò xo được giữ cố định, đầu dưới treo vật m = 100 g, lò xo có độ cứng k = 25 N/m. Kéo vật rời khỏi vị trí cân bằng theo phương thẳng đứng hướng xuống dưới một đoạn bằng 2 cm rồi truyền cho vật một vận tốc 10π cm/s theo phương thẳng đứng, chiều hướng xuống. Chọn gốc thời gian là lúc truyền vận tốc cho vật, gốc toạ độ là vị trí cân bằng, chiều dương hướng lên. Cho g = 10 m/s2 = π2. Xác định thời điểm vật đi qua vị trí mà lò xo bị dãn 2 cm lần thứ hai.

A. t = 0,3 s B. t = 0,27 s C. t = 66,7 ms D. t = 100 ms

  1. Một lò xo được treo thẳng đứng, đầu trên của lò xo được giữ cố định, đầu dưới treo vật m = 100 g, lò xo có độ cứng k = 25 N/m. Kéo vật rời khỏi vị trí cân bằng theo phương thẳng đứng hướng xuống dưới một đoạn bằng 2 cm rồi truyền cho vật một vận tốc 10π 3 cm/s theo phương thẳng đứng, chiều hướng lên. Chọn gốc thời gian là lúc truyền vận tốc cho vật, gốc toạ độ là vị trí cân bằng, chiều dương hướng xuống. Cho g = 10 m/s2 = π2. Xác định thời điểm vật đi qua vị trí mà lò xo bị dãn 2 cm lần thứ hai.

A. t = 0,3 s B. t = 0,2 s C. t = 0,15 s D. t = 0,4 s

ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM - 1

01. C

02. A

03. C

04. A

05. A

06. D

07. A

08. B

09. C

10. A

11. B

12. A

13. C

14. C

15. D

16. B

17. A

18. B

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM - 2

  1. Con lắc lò xo treo vào giá cố định, khối lượng vật nặng là m = 100 (g). Con lắc dao động điều hoà theo phương trình x = cos(10t) cm. Lấy g = 10 m/s2. Lực đàn hồi cực đại tác dụng lên giá treo có giá trị là

A. F max = 1,5 N. B. F max = 1 N. C. F max =0,5 N. D. F max = 2 N.

  1. Con lắc lò xo treo vào giá cố định, khối lượng vật nặng là m = 100 (g). Con lắc dao động điều hoà theo phương trình x = cos(10t) cm. Lấy g = 10 m/s2. Lực đàn hồi cực tiểu tác dụng lên giá treo có giá trị là

A. Fmin = 1,5 N. B. Fmin = 0 N. C. Fmin = 0,5 N. D. Fmin = 1 N.

  1. Con lắc lò xo treo thẳng đứng. Lò xo có độ cứng k = 80N/m, quả nặng có khối lượng m = 320 (g). Người ta kích thích để cho quả nặng dao động điều hoà theo phương thẳng đứng xung quanh vị trí cân bằng với biên độ A = 6 cm. Lấy g = 10 m/s2. Lực đàn hồi lớn nhất và nhỏ nhất của lò xo trong quá trình quả nặng dao động là

A. F max = 80 N, Fmin = 16 N. B. F max = 8 N, Fmin = 0 N.

C. F max = 8 N, Fmin = 1,6 N. D. F max = 800 N, Fmin = 160 N.

  1. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, đầu trên cố định, đầu dưới treo một vật có khối lượng m = 100 g. Kéo vật xuống dưới vị trí cân bằng theo phương thẳng đứng rồi buông nhẹ. Vật dao động theo phương trình x = 5cos(4πt) cm. Chọn gốc thời gian là lúc buông vật, lấy g = 10 m/s2. Lực dùng để kéo vật trước khi vật dao động có độ lớn

A. F = 1,6 N. B. F = 6,4 N. C. F = 0,8 N. D. F = 3,2 N.

  1. Một vật khối lượng m = 1 kg dao động điều hòa với phương trình x = 10cos(πt – π/2) cm. Lấy π2 = 10. Lực kéo về tác dụng lên vật vào thời điểm t = 0,5 (s) là

A. F = 2 N B. F = 1 N C. F = 0,5 N D. F = 0 N

  1. Một con lắc lò xo dao động điều hoà theo phương thẳng đứng, lò xo có khối lượng không đáng kể và có độ cứng k = 40 N/m, vật nặng có khối lượng m = 200 (g). Kéo vật từ vị trí cân bằng hướng xuống dưới một đoạn 5 cm rồi buông nhẹ cho vật dao động. Lấy g = 10 m/s2. Giá trị cực đại, cực tiểu của lực đàn hồi nhận giá trị nào sau đây?

A. F max = 4 N; Fmin = 2 N. B. F max = 4 N; Fmin = 0 N.

C. F max = 2 N; Fmin = 0 N. D. F max = 2 N; Fmin = 1,2 N.

  1. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, đầu trên cố định, đầu dưới treo vật m = 100 (g). Kéo vật xuống dưới vị trí cân bằng theo phương thẳng đứng một đoạn rồi buông nhẹ. Vật dao động với phương trình x = 5cos(4πt) cm. Chọn gốc thời gian là lúc buông vật, lấy g = π2 = 10 m/s2. Lực dùng để kéo vật trước khi dao động có cường độ

A. F = 0,8 N B. F = 1,6 N C. F = 3,2 N D. F = 6,4 N

  1. Một lò xo treo thẳng đứng, đầu trên cố định, đầu dưới có vật m = 100 (g), độ cứng k = 25 N/m, lấy g = π2 = 10 m/s2. Chọn trục Ox thẳng đứng, chiều dương hướng xuống. Vật dao động với phương trình x = 4cos(5πt + π/3) cm. Lực hồi phục ở thời điểm lò xo bị dãn 2 cm có cường độ

A. Fhp = 1 N. B. Fhp = 0,5 N. C. Fhp = 0,25 N. D. Fhp = 0,1 N.

  1. Một con lắc lò xo gồm vật nặng khối lượng m = 100 (g) và lò xo có độ cứng k = 40 N/m treo thẳng đứng. Cho con lắc dao động với biên độ A = 3 cm. Lấy g = 10 m/s2. Lực cực đại tác dụng vào điểm treo là

A. F max = 2,2 N. B. F max = 0,2 N C. F max = 0,1 N. D. F max = 2 N.

  1. Một con lắc lò xo gồm vật nặng khối lượng 100 (g) và lò xo có độ cứng 40 N/m treo thẳng đứng. Vật dao động điều hòa với biên độ A = 2 cm. Lấy g = 10 m/s2. Lực cực tiểu tác dụng vào điểm treo là:

A. Fmin = 1 N. B. Fmin = 0,2 N. C. Fmin = 0 N. D. Fmin = 1,2 N.

  1. Một con lắc lò xo gồm vật nặng khối lượng 100 (g) và lò xo có độ cứng 40 N/m treo thẳng đứng. Vật dao động điều hòa với biên độ 2,5 cm. Lấy g = 10 m/s2. Lực cực tiểu tác dụng vào điểm treo là:

A. Fmin = 1 N. B. Fmin = 0,5 N. C. Fmin = 0 N. D. Fmin = 0,75 N.

  1. Một lò xo độ cứng k, treo thẳng đứng, chiều dài tự nhiên ℓ0 = 20 cm. Khi cân bằng chiều dài lò xo là 22 cm. Kích thích cho quả cầu dao động điều hòa với phương trình x = 2sin(10t) cm. Lấy g = 10 m/s2. Trong quá trình dao động, lực cực đại tác dụng vào điểm treo có cường độ 2 N. Khối lượng quả cầu là

A. m = 0,4 kg. B. m = 0,1 kg. C. m = 0,2 kg. D. m = 10 (g).

  1. Một vật m = 1,6 kg dao động điều hòa với phương trình x = 4sin(ωt) cm. Lấy gốc tọa độ tại vị trí cân bằng. Trong khoảng thời gian π s đầu tiên kể từ thời điểm t = kể từ thời điểm t0 = 0, vật đi được 2 cm. Độ cứng của lò xo là

A. k = 30 N/m B. k = 40 N/m C. k = 50 N/m D. k = 6 N/m

  1. Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo thẳng đứng với biên độ A = 10 cm. Tỉ số giữa lực cực đại và cực tiểu tác dụng vào điểm treo trong quá trình dao động là . Lấy g = π2 = 10 m/s2. Tần số dao động là

A. f = 1 Hz. B. f = 0,5 Hz. B. f = 0,25 Hz. D. f = 0,75 Hz.

  1. Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo thẳng đứng với biên độ A = 10 cm. Tỉ số giữa lực cực đại và cực tiểu tác dụng vào điểm treo trong quá trình dao động là . Lấy g = π2 = 10 m/s2. Độ biến dạng của lò xo tại VTCB là

A. Δℓ0 = 2,5 cm. B. Δℓ0 = 25 cm. B. Δℓ0 = 5 cm. D. Δℓ0 = 4 cm.

  1. Từ VTCB vật khối lượng m = 100 g ở đầu một lò xo độ cứng k = 100 N/m, được nâng lên một đọan 4 cm rồi truyền vận tốc 30π cm/s để thực hiện dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Lấy g = 10 m/s2. Tính biên độ dao động và lực hồi phục khi qua vị trí lò xo không biến dạng ?

A. A = 5 cm, F = 1 N B. A = 4 cm, F = 0,3 N

C. A = 5 cm, F = 0,3 N D. A = 4 cm, F = 0,1 N

  1. Một con lắc lò xo thẳng đứng gồm vật nặng khối lượng m = 200 g và lò xo có độ cứng k = 80 N/m. Biết rằng vật dao động điều hòa có gia tốc cực đại 2,4 m/s2. Tính vận tốc khi qua VTCB và giá trị cực đại của lực đàn hồi

A. v = 0,14 m/s, F = 2,48 N B. v = 0,12 m/s, F = 2,84 N

C. v = 0,12 m/s, F = 2,48 N D. v = 0,14 m/s, F = 2,84 N

  1. Một con lắc lò xo thẳng đứng, độ cứng k = 40 N/m. Khi qua li độ x = 1,5 cm, chiều dương trên xuống, vật chịu lực kéo đàn hồi 1,6 N. Tính khối lượng m.

A. m = 100 g B. m = 120 g C. m = 50 g D. m = 150 g

  1. Một lò xo nhẹ đầu trên gắn cố định, đầu dưới gắn vật nhỏ m. Chọn trục Ox thẳng đứng, gốc O ở vị trí cân bằng của vật. Vật dao động điều hoà trên Ox với phương trình x = 10sin(10t) cm, lấy g = 10 m/s2, khi vật ở vị trí cao nhất thì lực đàn hồi của lò xo có độ lớn là

A. 10 N B. 1 N C. 0 N D. 1,8 N

  1. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm vật nặng có khối lượng m = 100 g và lò xo khối lượng không đáng kể. Chọn gốc toạ độ ở VTCB, chiều dương hướng lên. Biết con lắc dao động theo phương trình x = 4sin(10t – π/6) cm. Lấy g = 10 m/s2. Độ lớn lực đàn hồi tác dụng vào vật tại thời điểm vật đã đi quãng đường s = 5 cm (kể từ t = 0) là

A. 1,6 N B. 1,2 N C. 0,9 N D. 0,7 N

  1. Một con lắc lò xo gồm một vật nặng treo ở đầu một lò xo nhẹ. Lò xo có độ cứng k = 25 N/m. Khi vật ở vị trí cân bằng thì lò xo dãn 4 cm. Kích thích cho vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với phương trình x = 6 sin(πt + π) cm. Trong quá trình dao động, lực đẩy đàn hồi của lò xo có giá trị lớn nhất là

A. 2,5 N B. 0,5 N C. 1,5 N D. 5 N

  1. Một lò xo độ cứng k, treo thẳng đứng, chiều dài tự nhiên của lò xo là 22 cm. Kích thích cho quả cầu dao động điều hoà theo phương trình x = 2 cos(5πt) cm . Lấy g = 10 m/s2. Trong quá trình dao động, lực cực đại tác dụng vào điểm treo có cường độ 3 N. Khối lượng quả cầu là

A. 0,4 kg. B. 0,2 kg. C. 0,1 kg. D. 10 g.

  1. Một lò xo có khối lượng không đáng kể, chiều dài tự nhiên 125 cm treo thẳng đứng, đầu dưới có quả cầu m. Chọn gốc toạ độ tại vị trí cân bằng, trục Ox thẳng đứng, chiều dương hướng xuống. Vật dao động với phương trình x = 10cos(2πt - π/6) cm. Lấy g = 10 m/s2. Chiều dài lò xo ở thời điểm t = 0 là

A. 150 cm. B. 145 cm. C. 141,34 cm. D. 158,6 cm.

  1. Con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động với phương trình x = 12cos(10t + π/3) cm tại nơi có g = 10 m/s2. Tỉ số của lực đàn hồi khi vật ở biên dưới và biên trên là

A. 3. B. 8. C. 11. D. 12.

  1. Con lắc lò xo dao động theo phương thẳng đứng với phương trình x = 10cos(10t + ) cm. Lò xo có độ cứng k = 100 N/m. Lấy g = 10 m/s2. Chọn chiều dương hướng lên. Tại t = 0, lực tác dụng vào điểm treo có giá trị

A. 5 N. B. 0,5 N. C. 1,5 N. D. 15 N.

  1. Con lắc lò xo treo thẳng đứng có độ giản khi vật ở vị trí cân bằng là 10 cm. Vật nặng dao động trên chiều dài quỹ đạo là 24 cm. Lò xo có độ cứng k = 40 N/m. Lực tác dụng vào điểm treo khi lò xo có chiều dài ngắn nhất là

A. 0,8 N. B. 8 N. C. 80 N. D. 5,6 N.

  1. Một con lắc lò xo khối lượng vật nặng m = 1,2 kg, đang dao động điều hoà theo phương ngang với phương trình x = 10cos(5t + π/3) cm. Độ lớn của lực đàn hồi tại thời điểm t = s là

A. 1,5 N. B. 2,6 N. C. 13,5 N. D. 27 N.

  1. Một lò xo khối lượng đáng kể có độ cứng k = 100 N/m, đầu trên cố định, đầu dưới gắn vật nặng có khối lượng m = 1 kg. Cho vật dao động điều hoà với phương trình x = 10cos(ωt - π/3) cm. Độ lớn của lực đàn hồi khi vật có vận tốc 50 cm/s và ở phía dưới vị trí cân bằng là

A. 5 N. B. 10 N. C. 15 N. D. 30 N.

  1. Một con lắc lò xo gồm vật nặng khối lượng m = 400g , lò xo có độ cứng k = 200N / m , chiều dài tự nhiên ℓ0 = 35 cm được đặt trên mặt phẳng nghiêng một góc α = 300 so với mặt phẳng nằm ngang. Đầu trên cố định, đầu dưới gắn vật nặng. Cho vật dao động điều hoà với biên độ 4 cm. Lấy g = 10 m/s2. Chiều dài cực tiểu và cực đại của lò xo trong quá trình dao động là

A. 32 cm; 42 cm. B. 38 cm; 40 cm. C. 32 cm; 40 cm. D. 30 cm; 40 cm.

  1. Một con lắc lò xo có độ cứng k treo thẳng đứng, đầu dưới có một vật khối lượng m = 100 g. Lấy g = 10 m/s2. Chọn gốc toạ độ O tại vị trí cân bằng, trục Ox thẳng đứng. Kích thích quả cầu dao động với phương trình x = 4cos(20t + π/6) cm. Độ lớn của lực do lò xo tác dụng vào giá treo khi vật đạt vị trí cao nhất là

A. 1 N. B. 0,6 N. C. 0,4 N. D. 0,2 N.

ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM - 2

01. A

02. C

03. B

04. C

05. B

06. B

07. A

08. B

09. A

10. B

11. C

12. B

13. B

14. A

15. B

16. A

17. C

18. A

19. C

20. D

21. B

22. B

23. D

24. C

25. D

26. A

27. A

28. C

29. C

30. B

LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ CON LẮC ĐƠN

I: CHU KỲ, TẦN SỐ CỦA CON LẮC ĐƠN

Tần số góc dao động của con lắc ω = 🡪 ℓ =

Từ đó, chu kỳ và tần số dao động của con lắc là

Trong cùng một khoảng thời gian ∆t mà con lắc thực hiện được N1 dao động, khi tăng hoặc giảm chiều dài con lắc một đoạn ∆ℓ thì con lắc thực hiện được N2 dao động.

Khi đó ta có hệ thức ⇔ 🡪

Từ đó ta có thể tính được chiều dài con lắc ban đầu và sau khi tăng giảm độ dài.

Cũng tương tự như con lắc lò xo, với con lắc đơn ta cũng có hệ thức liên hệ giữa li độ, biên độ, tốc độ và tần số góc như sau: ⇔ A = = trong đó, x = ℓ.α là hệ thức liên hệ giữa độ dài cung và bán kính cung.

II: LẬP PHƯƠNG TRÌNH DAO ĐỘNG CỦA CON LẮC ĐƠN

Gọi phương trình dao động của con lắc đơn là x = Acos(ωt + φ)

Ta cần xác định các đại lượng trong phương trình:

- Tần số góc ω:

- Biên độ dao động A:

- Pha ban đầu φ: Tại t = 0,

Chú ý: Cách viết trên là áp dụng cho li độ dài, sử dụng mỗi liên hệ giữa li độ dài và li độ góc ta có thể đưa phương trình dao động về theo li độ góc:🡪 α = αocos(ωt + φ ) rad.

Ví dụ 1. Một con lắc đơn dao động điều hoà ở nơi có gia tốc trọng trường là g = 10 (m/s2), cho π2 = 10, dây treo con lắc dài ℓ = 80 (cm), biên độ dao động là 8 (cm). Chọn gốc toạ độ là vị trí cân bằng, gốc thời gian là lúc con lắc qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Viết phương trình dao động của con lắc.

Hướng dẫn giải:

Gọi phương trình dao động tổng quát là x = Acos(ωt + φ) cm

Tần số góc ω = rad/s

Chọn gốc thời gian (t = 0) là lúc con lắc đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương nên ta có

⇔ ⇔ 🡪 ϕ = - π rad

Vậy phương trình dao động của con lắc là x = 8cos(t - π) cm

Ví dụ 2. Một con lắc đơn dao động điều hòa có chiều dài ℓ = 20 (cm). Tại t = 0, từ vị trí cân bằng truyền cho con lắc một vận tốc ban đầu 14 (cm/s) theo chiều dương của trục tọa độ. Lấy g = 9,8 (m/s2), viết phương trình dao động của con lắc.

Hướng dẫn giải:

Tần số góc ω = rad/s

Áp dụng hệ thức độc lập ta có =2 cm

Do t = 0 vật qua VTCB theo chiều dương nên ta có ⇔⇔🡪 ϕ = - π rad

Vậy phương trình dao động của con lắc là x = 2cos(7t – π/2) cm.

BÀI TẬP TỰ LUYỆN

  1. Chu kỳ dao động của con lắc đơn phụ thuộc vào

A. biên độ dao động và chiều dài dây treo

B. chiều dài dây treo và gia tốc trọng trường nơi treo con lắc.

C. gia tốc trọng trường và biên độ dao động.

D. chiều dài dây treo, gia tốc trọng trường và biên độ dao động.

  1. Một con lắc đơn chiều dài ℓ dao động điều hoà tại nơi có gia tốc trọng trường với biên độ góc nhỏ. Chu kỳ dao động của nó là

A. B. C. D.

  1. Một con lắc đơn chiều dài ℓ dao động điều hoà tại nơi có gia tốc trọng trường g với biên độ góc nhỏ. Tần số của dao động là

A. B. C. D.

  1. Tại nơi có gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s2, một con lắc đơn dao động điều hoà với chu kỳ T = 2π/7 (s). Chiều dài của con lắc đơn đó là

A. ℓ = 2 mm B. ℓ = 2 cm C. ℓ = 20 cm D. ℓ = 2 m

  1. Tại 1 nơi, chu kỳ dao động điều hoà của con lắc đơn tỉ lệ thuận với

A. gia tốc trọng trường. B. căn bậc hai gia tốc trọng trường.

C. chiều dài con lắc. D. căn bậc hai chiều dài con lắc.

  1. Tại cùng một nơi, nếu chiều dài con lắc đơn tăng 4 lần thì chu kỳ dao động điều hoà của nó

A. giảm 2 lần. B. giảm 4 lần. C. tăng 2 lần. D. tăng 4 lần.

  1. Tại nơi có gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s2, một con lắc đơn có chiều dài dây treo ℓ = 20 cm dao động điều hoà. Tần số góc dao động của con lắc là

A. ω = 49 rad/s. B. ω = 7 rad/s. C. ω = 7π rad/s. D. ω = 14 rad/s.

  1. Một con lắc đơn gồm một dây treo dài 1,2 m, mang một vật nặng khối lượng m = 0,2 kg, dao động ở nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Tính chu kỳ dao động của con lăc khi biên độ nhỏ?

A. T = 0,7 (s). B. T = 1,5 (s). C. T = 2,2 (s). D. T = 2,5 (s).

  1. Một con lắc đơn gồm một sợi dây dài ℓ = 1 m, dao động tại nơi có gia tốc trọng trường g = π2 = 10 m/s2. Chu kỳ dao động nhỏ của con lắc là

A. T = 20 (s). B. T = 10 (s). C. T = 2 (s). D. T = 1 (s).

  1. Một con lắc đơn có chu kỳ T = 1 s khi dao động ở nơi có g = π2 m/s2. Chiều dài con lắc là

A. ℓ = 50 cm. B. ℓ = 25 cm. C. ℓ = 100 cm. D. ℓ = 60 cm.

  1. Con lắc đơn chiều dài ℓ = 1 m, thực hiện 10 dao động mất 20 (s), (lấy π = 3,14). Gia tốc trọng trường tại nơi thí nghiệm là

A. g = 10 m/s2 B. g = 9,86 m/s2 C. g = 9,80 m/s2 D. g = 9,78 m/s2

  1. Một con lắc đơn có chiều dài là ℓ = 1 m dao động tại nơi có gia tốc g = 10 m/s2. Lấy π2 = 10, tần số dao động của con lắc là

A. f = 0,5 Hz. B. f = 2 Hz. C. f = 0,4 Hz. D. f = 20 Hz.

  1. Khi chiều dài con lắc đơn tăng gấp 4 lần thì tần số dao động điều hòa của nó

A. giảm 2 lần. B. tăng 2 lần. C. tăng 4 lần. D. giảm 4 lần.

  1. Tại cùng một nơi, nếu chiều dài con lắc đơn tăng 4 lần thì tần số dao động điều hoà của nó

A. giảm 2 lần B. giảm 4 lần. C. tăng 2 lần. D. tăng 4 lần.

  1. Tại cùng một nơi, nếu chiều dài con lắc đơn giảm 4 lần thì tần số dao động điều hoà của nó

A. giảm 2 lần. B. giảm 4 lần. C. tăng 2 lần. D. tăng 4 lần.

  1. Một con lắc đơn có chiều dài dây treo ℓ, dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g. Khi tăng chiều dài dây treo thêm 21% thì chu kỳ dao động của con lắc sẽ

A. tăng 11%. B. giảm 21%. C. tăng 10%. D. giảm 11%.

  1. Một con lắc đơn có chiều dài dây treo ℓ, dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g. Khi tăng chiều dài dây treo thêm 21% thì tần số dao động của con lắc sẽ

A. tăng 11%. B. giảm 11%. C. giảm 21%. D. giảm 10%.

  1. Một con lắc đơn dao động điều hòa tại một nơi cố định. Nếu giảm chiều dài con lắc đi 19% thì chu kỳ dao động của con lắc khi đó sẽ

A. tăng 19%. B. giảm 10%. C. tăng 10%. D. giảm 19%.

  1. Một con lắc đơn dao động điều hòa tại một nơi cố định. Nếu giảm chiều dài con lắc đi 36% thì chu kỳ dao động của con lắc khi đó sẽ

A. giảm 20%. B. giảm 6%. C. giảm 8% D. giảm 10%.

  1. Một con lắc đơn dao động điều hòa tại một địa điểm A. Nếu đem con lắc đến địa điểm B, biết rằng chiều dài con lắc không đổi còn gia tốc trọng trường tại B bằng 81% gia tốc trọng trường tại A. So với tần số dao động của con lắc tại A, tần số dao động của con lắc tại B sẽ

A. tăng 10%. B. giảm 9%. C. tăng 9%. D. giảm 10%.

  1. Con lắc đơn có chiều dài ℓ1 dao động với chu kỳ T1, con lắc đơn có chiều dài ℓ2 thì dao động với chu kỳ T2. Khi con lắc đơn có chiều dài ℓ2 + ℓ1 sẽ dao động với chu kỳ là

A. T = T2 – T1. B. T2 = C. T2 = D. T2 =

  1. Con lắc đơn có chiều dài ℓ1 dao động với chu kỳ T1, con lắc đơn có chiều dài ℓ2 > ℓ1 thì dao động với chu kỳ T2. Khi con lắc đơn có chiều dài ℓ2 – ℓ1 sẽ dao động với chu kỳ là

A. T = T2 – T1. B. T2 = C. T2 = D. T2 =

  1. Con lắc đơn có chiều dài ℓ1 dao động với chu kỳ T1 = 3 (s), con lắc đơn có chiểu dài ℓ2 dao động với chu kỳ T2 = 4 (s). Khi con lắc đơn có chiều dài ℓ = ℓ2 + ℓ1 sẽ dao động với chu kỳ là

A. T = 7 (s). B. T = 12 (s). C. T = 5 (s). D. T = 4/3 (s).

  1. Con lắc đơn có chiều dài ℓ1 dao động với chu kỳ T1 = 10 (s), con lắc đơn có chiểu dài ℓ2 dao động với chu kỳ T2 = 8 (s). Khi con lắc đơn có chiều dài ℓ = ℓ1 – ℓ2 sẽ dao động với chu kỳ là

A. T = 18 (s). B. T = 2 (s). C. T = 5/4 (s). D. T = 6 (s).

  1. Một con lắc đơn có độ dài ℓ =120 cm. Người ta thay đổi độ dài của nó sao cho chu kỳ dao động mới chỉ bằng 90% chu kỳ dao động ban đầu. Độ dài ℓ mới của con lắc là

A. ℓ = 148,148 cm B. ℓ = 133,33 cm C. ℓ = 108 cm D. ℓ = 97,2 cm

  1. Một con lắc đơn có khối lượng vật nặng là m dao động điều hòa với tần số f. Nếu tăng khối lượng vật nặng thành 2m thì khi đó tần số dao động của con lắc là

A. f B. f C. 2f D.

  1. Tại một nơi, chu kỳ dao động điều hoà của một con lắc đơn là T = 2 (s). Sau khi tăng chiều dài của con lắc thêm 21 cm thì chu kỳ dao động điều hoà của nó là 2,2 (s). Chiều dài ban đầu của con lắc là

A. ℓ = 101 cm. B. ℓ = 99 cm. C. ℓ = 98 cm. D. ℓ = 100 cm.

  1. Con lắc đơn có chiều dài 64 cm, dao động ở nơi có g = π2 m/s2. Chu kỳ và tần số của nó là:

A. T = 0,2 (s); f = 0,5 Hz. B. T = 1,6 (s); f = 1 Hz.

C. T = 1,5 (s); f = 0,625 Hz. D. T = 1,6 (s); f = 0,625 Hz.

  1. Hai con lắc đơn dao động có chiều dài tương ứng ℓ1 = 10 cm, ℓ2 chưa biết dao động điều hòa tại cùng một nơi. Trong cùng một khoảng thời gian, con lắc thứ 1 thực hiện được 20 dao động thì con lắc thứ 2 thực hiện 10 dao động. Chiều dài con lắc thứ hai là

A. 2 = 20 cm. B. 2 = 40 cm. C. 2 = 30 cm. D. 2 = 80 cm.

  1. Một con lắc đơn có chiều dài ℓ = 80 cm dao động điều hòa, trong khoảng thời gian t nó thực hiện được 10 dao động. Giảm chiều dài con lắc 60 cm thì cũng trong khoảng thời gian t trên nó thực hiện được bao nhiêu dao động? (Coi gia tốc trọng trường là không thay đổi)

A. 40 dao động. B. 20 dao động. C. 80 dao động. D. 5 dao động.

ĐÁP ÁN TRẮC NGHI ỆM BÀI TẬP TỰ LUYỆN

01. B 02. D 03. C 04. C 05. D 06. C 07. B 08. C 09. C 10. B

11. B 12. A 13. A 14. A 15. C 16. C 17. D 18. B 19. A 20. D

21. B 22. C 23. C 24. D 25. D 26. A 27. D 28. D 29. B 30. B

-----------------------------------------------------------------------------

NĂNG LƯỢNG DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA

I. ĐỘNG NĂNG, THẾ NĂNG, CƠ NĂNG

* Động năng: Ed = mv2 = m[ -ωAsin( (ωt + φ)]2 = mω2A2sin2(ωt + φ)

* Thế năng: Et = kx2 = k[Acos(ωt + φ)]2 = mω2A2cos(ωt + φ)

* Cơ năng: E = Ed + Et = mv2 + kx2 = mω2A2 = kA2

Nhận xét: Ta có E = Edmax= Etmax 🡪 mv2max = kx2max = kA2 = mω2A2

Đơn vị: m (kg); k (N/m); A, x (m); E; Ed ; E t (J).

Ví dụ 1: Một con lắc lò xo có biên độ dao động 5 cm, có vận tốc cực đại 1 m/s và có cơ năng 1 J. Tính độ cứng của lò xo, khối lượng của vật nặng và tần số dao động của con lắc.

Đ/s: k = 800 N/m; ω = 20 rad/s; f = 3,2 Hz.

Ví dụ 2: Một con lắc lò xo có độ cứng k = 150 N/m và có năng lượng dao động là E = 0,12 J. Khi con lắc có li độ là 2 cm thì vận tốc của nó là 1 m/s. Tính biên độ và chu kỳ dao động của con lắc.

Đ/s: A = 4 cm; T = 0,22 (s).

II. SỰ BIẾN THIÊN CỦA ĐỘNG NĂNG VÀ THẾ NĂNG

Giả sử một vật dao động với phương trình x = Acos(ωt + φ) 🡪 v = -ωAsin(ωt + φ), có T = ω; f =

* Động năng: Ed = mv2 = mω2A2sin2(ωt + φ) = Esin2(ωt + ϕ) =

= = - cos(2ωt +2ϕ)

Chu kỳ, tần số dao động của động năng là Td = πω = (πω) = 0,5T 🡪 fd = 2f

Thế năng: Et = kx2 = mω2A2cos2(ωt + φ) = Ecos2(ωt + ϕ) =

= = + cos(2ωt +2ϕ)

Chu kỳ, tần số dao động của thế năng là Td = πω = (πω) = 0,5T 🡪 ft = 2f

Vậy khi vật dao động điều hòa với chu kỳ T, tần số f thì động năng và thế năng dao động với chu kỳ 0,5T, tần số 2f.

Ví dụ: Một con lắc lò xo dao động điều hòa. Biết lò xo có độ cứng 36 N/m và vật nhỏ có khối lượng 100 (g). Lấy π2 = 10. Xác định chu kì và tần số biến thiên tuần hoàn của động năng của con lắc.

Đ/s: Tđ = 1/6 s; fđ = 6 Hz.

III. BÀI TOÁN TÌM LI ĐỘ, VẬN TỐC KHI BIẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘNG NĂNG VÀ THẾ NĂNG

* Khi Ed = nEt 🡪 ⇔

* Khi Et = nEd 🡪 ⇔

Một số trường hợp đặc biệt:

TRẮC NGHIỆM NĂNG LƯỢNG DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA

Câu 1: Một chất điểm khối lượng m = 100 (g), dao động điều hoà với phương trình x = 4cos(2t) cm. Cơ năng trong dao động điều hoà của chất điểm là

A. E = 3200 J B. E = 3,2 J C. E = 0,32 J D. E = 0,32 mJ

Câu 2: Một con lắc lò xo có độ cứng k = 150 N/m và có năng lượng dao động là E = 0,12 J. Biên độ dao động của con lắc có giá trị là

A. A = 0,4 m B. A = 4 mm C. A = 0,04 m D. A = 2 cm

Câu 3: Một con lắc lò xo có độ cứng k = 50 N/m dao động điều hòa với chiều dài quỹ đạo là 10 cm. Cơ năng dao động của con lắc lò xo là

A. E = 0,0125 J B. E = 0,25 J C. E = 0,0325 J D. E = 0,0625 J

Câu 4: Một vật có khối lượng m = 200 (g), dao động điều hoà với phương trình x = 10cos(5πt) cm. Tại thời điểm t = 0,5 (s) thì vật có động năng là

A. Eđ = 0,125 J B. Eđ = 0,25 J C. Eđ = 0,2 J D. Eđ = 0,1 J

Câu 5: Một vật dao động điều hòa với biên độ A. Tại li độ nào thì động năng bằng thế năng?

A. x = A B. x = C. x = D. x =

Câu 6: Một vật dao động điều hòa với biên độ A. Tại li độ nào thì thế năng bằng 3 lần động năng?

A. B. C. D.

Câu 7: Một vật dao động điều hòa với biên độ A. Tại li độ nào thì động năng bằng 8 lần thế năng?

A. B. C. D.

Câu 8: Một vật dao động điều hòa với biên độ A. Tại li độ nào thì thế năng bằng 8 lần động năng?

A. B. C. D.

Câu 9: Một vật dao động điều hòa với tần số góc ω và biên độ A. Khi động năng bằng 3 lần thế năng thì tốc độ v của vật có biểu thức

A. B. C. D.

Câu 10: Một vật dao động điều hòa với tần số góc ω và biên độ A. Khi thế năng bằng 3 lần động năng thì tốc độ v của vật có biểu thức

A. B. C. D.

Câu 11: Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 10cos(4πt) cm. Tại thời điểm mà động năng bằng 3 lần thế năng thì vật ở cách VTCB một khoảng

A. 3,3 cm. B. 5,0 cm. C. 7,0 cm. D. 10,0 cm.

Câu 12: Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 4cos(2πt + π/6) cm. Tại thời điểm mà thế năng bằng 3 lần động năng thì vật ở cách VTCB một khoảng bao nhiêu (lấy gần đúng)?

A. 2,82 cm. B. 2 cm. C. 3,46 cm. D. 4 cm.

Câu 13: Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 10cos(4πt + π/3) cm. Tại thời điểm mà thế năng bằng 3 lần động năng thì vật có tốc độ là

A. v = 40π cm/s B. v = 20π cm/s C. v = 40 cm/s D. v = 20 cm/s

Câu 14: Một vật dao động điều hoà với phương trình x = 5cos(20t) cm. Tốc độ của vật tại tại vị trí mà thế năng gấp 3 lần động năng là

A. v = 12,5 cm/s B. v = 25 cm/s C. v = 50 cm/s D. v = 100 cm/s

Câu 15: Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 9cos(20t + π/3) cm. Tại thời điểm mà thế năng bằng 8 lần động năng thì vật có tốc độ là

A. v = 40 cm/s B. v = 90 cm/s C. v = 50 cm/s D. v = 60 cm/s

Câu 16: Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 8cos(5πt + π/3) cm. Tại thời điểm mà động năng bằng 3 lần thế năng thì vật có tốc độ là (lấy gần đúng)

A. v = 125,6 cm/s B. v = 62,8 cm/s C. v = 41,9 cm/s D. v = 108,8 cm/s

Câu 17: Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 4cos(2πt + π/3) cm. Tại thời điểm mà động năng bằng thế năng thì vật có tốc độ là (lấy gần đúng)

A. v = 12,56 cm/s B. v = 20π cm/s C. v = 17,77 cm/s D. v = 20 cm/s

Câu 18: Một vật dao động điều hòa với chu kỳ T và biên độ là A. Ban đầu vật ở vị trí cân bằng, khoảng thời gian ngắn nhất kể từ khi vật dao động đến thời điểm mà động năng bằng thế năng là

A. tmin = T/4 B. tmin = T/8 C. tmin = T/6 D. tmin = 3T/8

Câu 19: Một vật dao động điều hòa với chu kỳ T và biên độ là A. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp mà động năng bằng thế năng là

A. t = T/4 B. t = T/8 C. t = T/6 D. t = T/12

Câu 20: Một vật dao động điều hòa với chu kỳ T và biên độ là A. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp mà động năng bằng 3 lần thế năng là

A. t = T/4 B. t = T/8 C. t = T/6 D. t = T/12

Câu 21: Một vật dao động điều hòa với chu kỳ T và biên độ là A. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp mà thế năng bằng 3 lần động năng là

A. t = T/4 B. t = T/3 C. t = T/6 D. t = T/12

Câu 22: Một vật dao động điều hòa với chu kỳ T và biên độ là A. Khoảng thời gian ngắn nhất kể từ thời điểm động năng bằng thế năng đến thời điểm thế năng bằng 3 lần động năng là

A. tmin = T/12 B. tmin = T/8 C. tmin = T/6 D. tmin = T/24

Câu 23: Mối liên hệ giữa li độ x, tốc độ v và tần số góc ω của một dao động điều hòa khi thế năng và động năng của hệ bằng nhau là

A. ω = x.v B. x = v.ω C. v = ω.x D. ω =

Câu 24: Mối liên hệ giữa li độ x, tốc độ v và tần số góc ω của một dao động điều hòa khi thế năng bằng 3 lần động năng của hệ bằng nhau là:

A. ω = 2x.v B. x = 2v.ω C. 3v = 2ω.x D. ω.x = v

Câu 25: Một vật dao động điều hòa với phương trình x = Acos(2πt/T) cm. Khoảng thời gian ngắn nhất kể từ khi vật bắt đầu dao động (t = 0) đến thời điểm mà động năng bằng thế năng lần thứ hai là

A. tmin = 3T/4 B. tmin = T/8 C. tmin = T/4 D. tmin = 3T/8

Câu 26: Một vật dao động điều hòa với phương trình x = Acos(2πt/T) cm. Khoảng thời gian ngắn nhất kể từ khi vật bắt đầu dao động (t = 0) đến thời điểm mà động năng bằng 3 lần thế năng lần đầu tiên là

A. tmin = T/4 B. tmin = T/8 C. tmin = T/6 D. tmin = T/12

Câu 27: Một vật dao động điều hòa với phương trình x = Asin(2πt/T – π/3) cm. Khoảng thời gian từ khi vật bắt đầu dao động (t = 0) đến thời điểm mà động năng bằng 3 lần thế năng lần đầu tiên là

A. T/4 B. T/8 C. T/6 D. T/12

Câu 28: Một vật dao động điều hòa với phương trình x = Asin(2πt/T – π/3) cm. Khoảng thời gian từ khi vật bắt đầu dao động (t = 0) đến thời điểm mà động năng bằng 3 lần thế năng lần thứ hai là

A. T/3 B. 5T/12 C. T/4 D. 7T/12

Câu 29: Trong dao động điều hòa, vì cơ năng được bảo toàn nên

A. động năng không đổi.

B. thế năng không đổi.

C. động năng tăng bao nhiêu thì thế năng giảm bấy nhiêu và ngược lại.

D. động năng và thế năng hoặc cùng tăng hoặc cùng giảm.

Câu 30: Quả nặng gắn vào lò xo đặt nằm ngang dao động điều hòa có cơ năng là E = 3.10–5 J và lực đàn hồi lò xo tác dụng vào vật có giá trị cực đại là Fmax = 1,5.10–3 N. Biên độ dao động của vật là

A. A = 2 cm. B. A = 2 m. C. A = 4 cm. D. A = 4 m.

Câu 31: Quả nặng gắn vào lò xo đặt nằm ngang dao động điều hòa có cơ năng là 3.10–5 J và lực đàn hồi lò xo tác dụng vào vật có giá trị cực đại là 1,5.10–3 N. Độ cứng k của lò xo là

A. k = 3,75 N/m B. k = 0,375 N/m C. k = 0,0375 N/m D. k = 0,5 N/m

Câu 32: Cơ năng của một con lắc lò xo tỉ lệ thuận với

A. li độ dao động B. biên độ dao động

C. bình phương biên độ dao động D. tần số dao động

Câu 33: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, vật có m = 100 (g). Vật dao động với phương trình x = 4cos(20t) cm. Khi thế năng bằng 3 động năng thì li độ của vật là

A. x = 3,46 cm. B. x = 3,46 cm. C. x = 1,73 cm. D. x = 1,73 cm.

Câu 34: Một con lắc lò xo có khối lượng vật nặng là m, dao động điều hòa với biên độ A và năng lượng E. Khi vật có li độ x = A/2 thì vận tốc của nó có biểu thức là

A. B. C. D.

Câu 35: Một con lắc lò xo có khối lượng vật nặng là m, dao động điều hòa với biên độ A và năng lượng E. Khi vật có li độ x = thì vận tốc của nó có biểu thức là

A. B. C. D.

Câu 36: Một vật có khối lượng m được gắn vào một lò xo có độ cứng k = 100 N/m, con lắc lò xo dao động điều hoà với biên độ A = 5 cm. Khi vật cách vị trí cân bằng 3 cm thì nó có động năng là

A. Eđ = 0,125 J B. Eđ = 0,09 J C. Eđ = 0,08 J D. Eđ = 0,075 J

Câu 37: Cơ năng của hệ con lắc lò xo dao động điều hoà sẽ

A. tăng 9/4 lần khi tần số dao động f tăng 2 lần và biên độ A giảm 3 lần.

B. giảm 9/4 lần khi tần số góc ω tăng lên 3 lần và biên độ A giảm 2 lần.

C. tăng 4 lần khi khối lượng m của vật nặng và biên độ A tăng gấp đôi.

D. tăng 16 lần khi tần số dao động f và biên độ A tăng gấp đôi.

Câu 38: Một con lắc lò xo dao động với biên độ A = 10 cm. Độ cứng của lò xo k = 20 N/m. Tại vị trí vật có li độ x = 5 cm thì tỉ số giữa thế năng và động năng của con lắc là

A. 1/3 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 39: Một vật dao động điều hòa theo phương ngang với phương trình x = 2cos(3πt – π/2) cm. Tỉ số động năng và thế năng của vật tại li độ x = 1,5 cm là

A. 0,78 B. 1,28 C. 0,56 D. 0,75

Câu 40: Một vật dao động điều hòa với biên độ A = 6 cm, tại li độ x = 2 cm thì tỉ số thế năng và động năng là

A. 3 B. 1/3 C. 1/8 D. 8

ĐÁP ÁN - TRẮC NGHIỆM NĂNG LƯỢNG DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA

1D

6B

11B

16D

21B

26C

31C

36C

2C

7C

12C

17C

22D

27D

32C

37D

3D

8B

13B

18B

23C

28C

33B

38A

4B

9D

14C

19A

24D

29C

34D

39A

5D

10B

15D

20C

25D

30C

35B

40C

TỔNG HỢP DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA - PHẦN 1

Một số kiến thức cần nhớ:

1) Tổng hợp hai dao động: x1 = A1cos(ωt + φ1) và x2 = A2cos(ωt + φ2) được một dao động x = Acos(ωt + φ).

Trong đó

+ Nếu Δϕ = 2kπ 🡪

+ Nếu Δϕ = (2k+1)π 🡪

+ Nếu Δϕ = (2k+1)π 🡪 , từ đó ta luôn có |A1 - A2| ≤ A ≤ A1+ A2

2) Khi biết một dao động thành phần x1 = A1cos(ωt + φ1) và dao động tổng hợp x = Acos(ωt + φ) thì dao động thành phần còn lại là x2 = A2cos(ωt + φ2). Trong đó:

TRẮC NGHIỆM TỔNG HỢP DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA - PHẦN 1

Câu 1: Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, có phương trình lần lượt là x1 = 3sin(10t + π/3) cm và x2 = 4cos(10t – π/6) cm. Biên độ dao động tổng hợp của vật là

A. 1 cm B. 5 cm C. 5 mm D. 7 cm

Câu 2: Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, có phương trình lần lượt là x1 = 3cos(20t + π/3) cm và x2 = 4cos(20t – π/6) cm. Biên độ dao động tổng hợp của vật là

A. 1 cm B. 5 cm C. 5 mm D. 7 cm

Câu 3: Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, có phương trình lần lượt là x1 = 3cos(πt + φ1) cm và x2 = 4cos(πt + π/3) cm. Khi biên độ dao động tổng hợp có giá trị A = 5 cm thì pha ban đầu của dao động thứ nhất là

A. π/6 rad B. 2π/3 rad C. 5π/6 rad D. π/2 rad

Câu 4: Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, có phương trình lần lượt là x1 = 6sin(πt + φ1) cm và x2 = 8cos(πt + π/3) cm. Khi biên độ dao động tổng hợp có giá trị A = 14 cm thì pha ban đầu của dao động thứ nhất là

A. π/6 rad B. 2π/3 rad C. 5π/6 rad D. π/3 rad

Câu 5: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương cùng tần số có phương trình x1 = A1sin(ωt + φ1) cm, x2 = A2sin(ωt + φ2) cm thì biên độ của dao động tổng hợp lớn nhất khi

A. φ2 – φ1 = (2k + 1)π B. φ2 – φ1 = (2k + 1)π/2 C. φ2 – φ1 = k2π. D. φ2 – φ1 = (2k + 1)π/4

Câu 6: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương cùng tần số có phương trình x1 = A1sin(ωt + φ1) cm, x2 = A2sin(ωt + φ2) cm thì biên độ của dao động tổng hợp nhỏ nhất khi:

A. φ2 – φ1 = (2k + 1)π B. φ2 – φ1 = (2k + 1)π/2

C. φ2 – φ1 = k2π. D. φ2 – φ1 = (2k + 1)π/4

Câu 7: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương cùng tần số có phương trình: x1 = A1sin(ωt + φ1) cm, x2 = A2sin(ωt + φ2) cm thì pha ban đầu của dao động tổng hợp xác định bởi:

A. C.

B. D.

Câu 8: Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, có phương trình lần lượt là x1 = 3sin(10t – π/3) cm và x2 = 4cos(10t + π/6) cm. Tốc độ cực đại của vật là

A. v = 70 cm/s B. v = 50 cm/s C. v = 5 m/s D. v = 10 cm/s

Câu 9: Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, có phương trình lần lượt là x1 = 3cos(10t – π/3) cm và x2 = 4cos(10t + π/6) cm. Độ lớn gia tốc cực đại của vật là

A. amax = 50 cm/s2 B. amax = 500 cm/s2 C. amax = 70 cm/s2 D. amax = 700 cm/s2

Câu 10: Dao động tổng hợp của hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số, biên độ A1 và A2, vuông pha nhau có biên độ là

A. B. A = A1 + A2 C. D. A = |A1 – A2|

Câu 11: Dao động tổng hợp của hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số, biên độ A1 và A2 có biên độ

A. A ≤ A1 + A2 B. |A1 – A2| ≤ A ≤ A1 + A2

C. A = |A1 – A2| D. A ≥ |A1 – A2|

Câu 12: Hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số, biên độ A1 và A2, ngược pha nhau. Dao động tổng hợp có biên độ:

A. A = 0. B. C. A = A1 + A2. D. A = |A1 – A2|

Câu 13: Hai dao động điều hòa thành phần cùng phương, cùng tần số, cùng pha có biên độ là A1 và A2 với A2 = 3A1 thì dao động tổng hợp có biên độ là

A. A = A1 B. A = 2A1 C. A = 3A1 D. A = 4A1

Câu 14: Hai dao động điều hòa thành phần cùng phương, cùng tần số, dao động vuông pha có biên độ là A1 và A2 thỏa mãn 3A2 = 4A1 thì dao động tổng hợp có biên độ là

A. A = (5/4)A1 B. A = (5/3)A1 C. A = 3A1 D. A = 4A1

Câu 15: Hai dao động điều hòa thành phần cùng phương, cùng tần số, có biên độ lần lượt là 8 cm và 12 cm, biên độ dao động tổng hợp có thể nhận giá trị

A. A = 5 cm. B. A = 2 cm. C. A = 21 cm. D. A = 3 cm.

Câu 16: Hai dao động điều hòa thành phần cùng phương, cùng tần số, có biên độ lần lượt là 6 cm và 8 cm, biên độ dao động tổng hợp không thể nhận giá trị

A. A = 4 cm. B. A = 8 cm. C. A = 6 cm D. A = 15 cm.

Câu 17: Hai dao động thành phần có biên độ 4 cm và 12 cm. Biên độ dao động tổng hợp có thể nhận giá trị

A. A = 48 cm. B. A = 4 cm. C. A = 3 cm. D. A = 9,05 cm.

Câu 18: Có 3 dao động điều hoà với các phương trình lần lượt là x1 = 2sin(ωt), x2 = 3sin(ωt – π/2), x3 = 4cos(ωt). Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. x2 và x3 ngược pha nhau. B. x2 và x3 vuông pha nhau.

C. x1 và x3 ngược pha nhau. D. x1 và x3 cùng pha nhau.

Câu 19: Có 2 dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số có phương trình x1 = 3sin(ωt – π/2) cm; x2 = 4cos(ωt) cm. Dao động tổng hợp của 2 dao động trên

A. có biên độ 7 cm. B. có biên độ 1 cm. C. ngược pha với x2. D. cùng pha với x1.

Câu 20: Cho hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số, cùng biên độ 2 cm và có các pha ban đầu lần lượt là 2π/3 và π/6. Pha ban đầu và biên độ của dao động tổng hợp của hai dao động trên là

A. φ = π rad, A = 2 cm B. φ = π; A = 2 cm

C. φ = π; A = 2 cm D. φ = π; A = 2 cm

Câu 21: Chọn câu đúng khi nói về sự tổng hợp dao động điều hòa ?

A. Biên độ tổng hợp có giá trị cực tiểu, khi độ lệch pha của hai dao động thành phần bằng một số lẻ của π/2.

B. Biên độ tổng hợp có giá trị cực tiểu, khi độ lệch pha của hai dao động thành phần bằng một số chẳn của π.

C. Biên độ tổng hợp có giá trị cực đại, khi độ lệch pha của hai dao động thành phần bằng một số chẳn của π.

D. Biên độ tổng hợp có giá trị cực đại, khi độ lệch pha của hai dao động thành phần bằng một số lẻ của π.

Câu 22: Cho hai dao động điều hòa cùng phương cùng chu kì T = 2 (s). Dao động thứ nhất tại thời điểm t = 0 có li độ bằng biên độ và bằng 1 cm. Dao động thứ hai có biên độ bằng cm, tại thời điểm ban đầu có li độ bằng 0 và vận tốc âm. Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động trên là

A. 2 cm. B. 3 cm. C. 5 cm. D. 2 cm.

Câu 23: Một chất điểm tham gia đồng thời vào hai dao động điều hoà với các phương trình lần lượt là x1 = 4cos10πt cm và x2 = 4sin(10πt) cm. Tốc độ của của chất điểm khi t = 2 (s) là

A. v = 125cm/s B. v = 120,5 cm/s C. v = –125 cm/s D. v = 125,7 cm/s

Câu 24: Một vật thực hiện đồng thời 2 dao động điều hòa có phương trình lần lượt là x1 = 127sin(ωt – π/3) mm, x2 =127sin(ωt) mm. Chọn phát biểu đúng ?

A. Biên độ dao động tổng hợp là A = 200 mm.

B. Pha ban đầu của dao động tổng hợp là π/6 rad.

C. Phương trình của dao động tổng hợp là x = 220sin(ωt – π/6) mm.

D. Tần số góc của dao động tổng hợp là ω = 2 rad/s.

Câu 25: Một chất điểm có khối lượng m = 50 (g) tham gia đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương cùng biên độ 10 cm, cùng tần số góc 10 rad/s. Năng lượng của dao động tổng hợp bằng 25 mJ. Độ lệch pha của hai dao động thành phần bằng

A. 0 rad. B. π/3 rad. C. π/2 rad. D. 2π/3 rad.

Câu 26: Hai dao động cơ điều hoà có cùng phương và cùng tần số f = 50 Hz, có biên độ lần lượt là 2A và A, pha ban đầu lần lượt là π/3 và π. Phương trình của dao động tổng hợp có thể là phương trình nào sau đây:

A. x = Acos(100πt + π) B. x = 3Acos(100πt + π)

C. x = Acos(100πt - π) D. x = 3Acos(100πt + π)

Câu 27: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương theo các phương trình x1 = - 4sin(πt) cm và x2 = 4cost cm. Phương trình dao động tổng hợp là

A. x = 8cos(πt + π/6) cm B. x = 8sin(πt – π/6) cm

C. x = 8cos(πt – π/6) cm D. x = 8sin(πt + π/6) cm

Câu 28: Một vật tham gia hai dao động điều hoà cùng phương cùng tần số có các phương trình lần lượt là x1 = 5sin(ωt – π/3) cm; x2 = 5sin(ωt + 5π/3) cm. Dao động tổng hợp có dạng

A. cm. B. cm.

C. cm. D. cm.

Câu 29: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương có các phương trình dao động thành phần là: x1 = 5sin(10πt) cm và x2 = 5sin(10πt + π/3) cm. Phương trình dao động tổng hợp của vật là

A. cm. B. cm.

C. cm. D. cm.

Câu 30: Hai dao động điều hoà cùng phương có phương trình dao động lần lượt là x1 = 4cos(10πt – π/3) cm và x2 = 4cos(10πt + π/6) cm. Phương trình của dao động tổng hợp là

A. cm. B. cm.

c. cm. D. cm.

Câu 31: Dao động tổng hợp của hai dao động điều hoà cùng phương có phương trình dao động lần lượt là cm và cm có phương trình

A. cm. B. cm.

c. cm. D. cm.

ĐÁP ÁN - TRẮC NGHIỆM TỔNG HỢP DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA - PHẦN 1

01. D

02. B

03. C

04. C

05. C

06. A

07. A

08. D

09. B

10. C

11. B

12. D

13. D

14. B

15. A

16. D

17. D

18. A

19. B

20. A

21. C

22. A

23. D

24. C

25. D

26. A

27. A

28. B

29. B

30. A

-------------------------------------------------------------------------

MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ DAO ĐỘNG TẮT DẦN - DAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC

1) Dao động tắt dần

Khái niệm: Là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian năng lượng dao động cũng giảm dần.

Nguyên nhân: Do ma sát, lực cản và độ nhớt của môi trường.

2) Dao động duy trì

Khái niệm: Là dao động tắt dần, nhưng được cung cấp năng lượng trong mỗi chu kì để bổ sung vào phần năng lượng bị mất mát do ma sát.

Đặc điểm: Chu kì dao động riêng của vật không thay đổi khi được cung cấp năng lượng.

3) Dao động cưỡng bức

Khái niệm: Là dao động chịu tác dụng của một ngoại lực cưỡng bức F = Focos(ωt + φ).

Đặc điểm:

+ Dao động cưỡng bức là dao động điều hòa (có dạng hàm sin).

+ Tần số góc của dao động cưỡng bức bằng tần số góc của ngoại lực cưỡng bức.

+ Biên độ của dao động cưỡng không đổi, tỉ lệ với Fo và phụ thuộc vào tần số góc của ngoại lực ω.

4) Hiện tượng cộng hưởng

Là hiện tượng biên độ dao động đạt cực đại khi ω = ωo, với ωo là tần sô góc dao động riêng của vật.

Các bài toán về cộng hưởng cơ

Ví dụ 1: Một hành khách dùng dây cao su treo một chiếc ba lô lên trần toa tầu, ngay phía trên một trục bánh xe của toa tầu. Khối lượng của ba lô là m = 16 kg, hệ số cứng của dây cao su là k = 900 N/m, chiều dài mỗi thanh ray là s = 12,5 m, ở chỗ nối hai thanh ray có một khe nhỏ. Hỏi tầu chạy với vận tốc bao nhiêu thì ba lô dao động mạnh nhất?

Hướng dẫn giải:

+ Chu kì dao động riêng của ba lô:

+ Chu kì chuyển động tuần hoàn của tầu: Tth = .

+ Để ba lô dao động mạnh nhất thì xẩy ra hiện tượng cộng hưởng.

Khi đó ta có To= Tth 🡪 =≈ 15 m/s.

Ví dụ 2: Một người đi bộ với vận tốc v = 3 m/s. Mỗi bước đi dài s = 0,6 m.

a) Xác định chu kì và tần số của hiện tượng tuần hoàn của người đi bộ.

b) Nếu người đó xách một xô nước mà nước trong xô dao động với tần số f = 2 Hz. Người đó đi với vận tốc bao nhiêu thì nước trong xô bắn toé ra ngoài mạnh nhất?

Hướng dẫn giải:

a) Chu kì của hiện tượng tuần hoàn của người đi bộ là thời gian để bước đi một bước:

Tth = = = 0,2 s. Tần số của hiện tượng này là fth = = 5 Hz

b) Để nước trong xô bắn toé ra ngoài mạnh nhất thì chu kì dao động của bước đi phải bằng chu kì dao động của nước trong xô (hiện tượng cộng hưởng), tức là: Tth = To ⇔ 🡪 v = ΔS.f0

Từ đó ta có vận tốc của người đi bộ v = 1,2 m/s

LÝ THUYẾT VỀ DAO ĐỘNG TẮT DẦN, DAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC

Câu 1: Nguyên nhân gây ra dao động tắt dần của con lắc đơn trong không khí là do

A. trọng lực tác dụng lên vật. B. lực căng dây treo.

C. lực cản môi trường. D. dây treo có khối lượng đáng kể.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động tắt dần?

A. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.

B. Nguyên nhân của dao động tắt dần là do ma sát.

C. Trong dầu, thời gian dao động của vật kéo dài hơn so với khi vật dao động trong không khí.

D. A và C.

Câu 3: Chọn câu sai khi nói về dao động tắt dần?

A. Dao động tắt dần luôn luôn có hại, nên người ta phải tìm mọi cách để khắc phục dao động này.

B. Lực cản môi trường hay lực ma sát luôn sinh công âm.

C. Dao động tắt dần càng chậm nếu như năng lượng ban đầu truyền cho hệ dao động càng lớn và hệ số lực cản môi trường càng nhỏ.

D. Biên độ hay năng lượng dao động giảm dần theo thời gian.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động tắt dần?

A. Tần số của dao động càng lớn thì dao động tắt dần càng chậm.

B. Cơ năng của dao động giảm dần.

C. Biên độ của dao động giảm dần.

D. Lực cản càng lớn thì sự tắt dần càng nhanh.

Câu 5: Nguyên nhân gây ra dao động tắt dần của con lắc đơn dao động trong không khí là

A. do trọng lực tác dụng lên vật. B. do lực căng của dây treo.

C. do lực cản của môi trường. D. do dây treo có khối lượng đáng kể.

Câu 6: Một con lắc dao động tắt dần. Cứ sau mỗi chu kì, biên độ giảm 3%. Phần năng lượng của con lắc bị mất đi trong một dao động toàn phần là

A. 4,5%. B. 6% C. 9% D. 3%

Câu 7: Một con lắc dao động tắt dần. Sau một chu kì biên độ giảm 10%. Phần năng lượng mà con lắc đã mất đi trong một chu kỳ là

A. 90% B. 8,1% C. 81% D. 19%

Câu 8: Một chất điểm dao động tắt dần có tốc độ cực đại giảm đi 5% sau mỗi chu kỳ. Phần năng lượng của chất điểm bị giảm đi trong một dao động là

A. 5% B. 9,6% C. 9,8% D. 9,5%

Câu 9: Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa với biên độ A thì chịu tác dụng của lực cản và dao động tắt dần. Sau 1 chu kì thì vận tốc qua vị trí cân bằng giảm 10% so với vận tốc cực đại khi dao động điều hòa. Sau 1 chu kì cơ năng của con lắc so với cơ năng ban đầu chỉ bằng

A. 10%. B. 20% C. 81%. D. 18%

Câu 10: Nhận xét nào sau đây là không đúng?

A. Dao động tắt dần càng nhanh nếu lực cản của môi trường càng lớn.

B. Dao động duy trì có chu kỳ bằng chu kỳ dao động riêng của con lắc.

C. Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.

D. Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào tần số lực cưỡng bức.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta đã làm mất lực cản của môi trường đối với vật dao động.

B. Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta đã tác dụng ngoại lực biến đổi điều hoà theo thời gian vào vật dao động.

C. Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta đã tác dụng ngoại lực vào vật dao động cùng chiều với chiều chuyển động trong một phần của từng chu kỳ.

D. Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta đã kích thích lại dao động sau khi dao động bị tắt hẳn.

Câu 12: Chọn câu trả lời sai?

A. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.

B. Dao động cưỡng bức là dao động dưới tác dụng của một ngoại lực biến thiên tuần hoàn.

C. Khi cộng hưởng dao động thì tần số dao động của hệ bằng tần số riêng của hệ dao động.

D. Tần số của dao động cưỡng bức luôn bằng tần số riêng của hệ dao động.

Câu 13: Biên độ dao động cưỡng không thay đổi khi thay đổi

A. tần số ngoại lực tuần hoàn. B. biên độ ngoại lực tuần hoàn.

C. pha ban đầu ngoại lực tuần hoàn. D. lực cản môi trường.

Câu 14: Phát biểu nào dưới đây về dao động cưỡng bức là sai?

A. Nếu ngoại lực cưỡng bức là tuần hoàn thì trong thời kì đầu dao động của con lắc là tổng hợp dao động riêng của nó với dao động của ngoại lực tuần hoàn.

B. Sau một thời gian dao động còn lại chỉ là dao động của ngoại lực tuần hoàn.

C. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực tuần hoàn.

D. Để trở thành dao động cưỡng bức, ta cần tác dụng lên con lắc dao động một ngoại lực không đổi.

Câu 15: Chọn phát biểu đúng khi nói về dao động cưỡng bức?

A. Tần số của dao động cưỡng bức là tần số của ngoại lực tuần hoàn.

B. Tần số của dao động cưỡng bức là tần số riêng của hệ.

C. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của ngoại lực tuần hoàn.

D. Biên độ của dao động cưỡng bức chỉ phụ thuộc vào tần số của ngoại lực tuần hoàn.

Câu 16: Chọn một phát biếu sai khi nói về dao động tắt dần?

A. Ma sát, lực cản sinh công làm tiêu hao dần năng lượng của dao động.

B. Dao động có biên độ giảm dần do ma sát hoặc lực cản của môi trường tác dụng lên vật dao động.

C. Tần số của dao động càng lớn thì quá trình dao động tắt dần càng kéo dài.

D. Lực cản hoặc lực ma sát càng lớn thì quá trình dao động tắt dần càng kéo dài.

Câu 17: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Dao động cưỡng bức là dao động dưới tác dụng của ngoại lực biến đổi tuần hoàn.

B. Biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào mối quan hệ giữa tần số của lực cưỡng bức và tần số dao động riêng của hệ.

C. Sự cộng hưởng thể hiện rõ nét nhất khi lực ma sát của môi trương ngoài là nhỏ.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 18: Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi

A. tần số của lực cưỡng bức bằng tần số riêng của hệ.

B. tần số dao động bằng tần số riêng của hệ.

C. tần số của lực cưỡng bức nhỏ hơn tần số riêng của hệ.

D. tần số của lực cưỡng bức lớn hơn tần số riêng của hệ.

Câu 19: Chọn phát biểu sai về hiện tượng cộng hưởng.

A. Điều kiện cộng hưởng là hệ phải dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực biến thiên tuần hoàn có tần số ngoại lực f bằng tần số riêng của hệ fo

B. Biên độ cộng hưởng dao động không phụ thuộc vào lực ma sát của môi trường, chỉ phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực cưỡng bức.

C. Hiện tượng đặc biệt xảy ra trong dao động cưỡng bức là hiện tượng cộng hưởng.

D. Khi cộng hưởng dao động biên độ của dao động cưỡng bức tăng đột ngột và đạt giá trị cực đại.

Câu 20: Một hệ dao động diều hòa với tần số dao động riêng 4 Hz. Tác dụng vào hệ dao động đó một ngoại lực có biểu thức f = Focos(8πt + π/3) N thì

A. hệ sẽ dao động cưỡng bức với tần số dao động là 8 Hz.

B. hệ sẽ dao động với biên độ cực đại vì khi đó xảy ra hiện tượng cộng hưởng.

C. hệ sẽ ngừng dao động vì do hiệu tần số của ngoại lực cưỡng bức và tần số dao động riêng bằng 0.

D. hệ sẽ dao động với biên độ giảm dần rất nhanh do ngoại lực tác dụng cản trở dao động.

Câu 21: Con lăc lò xo m = 250 (g), k = 100 N/m, con lắc chịu tác dung của ngoại lực cưỡng bức biến thiên tuần hoàn. Thay đổi tần số góc thì biên độ cưỡng bức thay đổi. Khi tần số góc lần lượt là 10 rad/s và 15 rad/s thì biên độ lần lượt là A1 và A2. So sánh A1 và A2

A. A1 = 1,5A2. B. A1>A2. C. A1 = A2. D. A1 < A2.

Câu 22: Con lắc đơn dài có chiều dài ℓ = 1 m đặt ở nơi có g = π2 m/s2. Tác dụng vào con lắc một ngoại lực biến thiên tuần hoàn với tần số f = 2 Hz thì con lắc dao động với biên độ Ao. Tăng tần số của ngoại lực thì biên độ dao động của con lắc

A. Tăng. B. Tăng lên rồi giảm. C. Không đổi. D. Giảm.

Câu 23: Một con lắc lò xo gồm viên bi nhỏ có khối lượng m và lò xo có khối lượng không đáng kể có độ cứng k = 10 N/m. Con lắc dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực tuần hoàn có tần số góc ωf. Biết biên độ của ngoại lực tuần hoàn không thay đổi. Khi thay đổi tần số góc ωf thì biên độ dao động của viên bi thay đổi và khi ωf = 10 rad/s thì biên độ dao động của viên bi đạt cực đại. Khối lượng m của viên bi là

A. 40 (g). B. 10 (g). C. 120 (g). D. 100 (g).

Câu 24: Một con lắc đơn có độ dài 30 cm được treo vào tàu, chiều dài mỗi thnah ray 12,5 m ở chổ nối hai thanh ray có một khe hở hẹp, lấy g = 9,8 m/s2. Tàu chạy với vận tốc nào sau đây thì con lắc đơn dao động mạnh nhất:

A. v = 40,9 km/h B. v = 12 m/s C. v = 40,9 m/s D. v = 10 m/s

Câu 25: Một xe máy chay trên con đường lát gạch, cứ cách khoảng 9 m trên đường lại có một rãnh nhỏ. Chu kì dao động riêng của khung xe trên các lò xo giảm xóc là 1,5 (s). Xe bị xóc mạnh nhất khi vận tốc của xe là

A. v = 6 km/h B. v = 21,6 km/h. C. v = 0,6 km/h. D. v = 21,6 m/s

Câu 26: Một người xách một xô nước đi trên đường, mỗi bước đi dài 45 cm thì nước trong xô bị sóng sánh mạng nhất. Chu kì dao động riêng của nước trong xô là 0,3 (s). Vận tốc của người đó là

A. v = 5,4 km/h B. v = 3,6 m/s C. v = 4,8 km/h D. v = 4,2 km/h

Câu 27: Một người đèo hai thùng nước sau xe đạp, đạp trên đường lát bê tông. Cứ 3 m trên đường thì có một rảnh nhỏ, chu kỳ dao động riêng của nước trong thùng là 0,6 (s). Tính vận tốc xe đạp không có lợi là

A. v = 10 m/s B. v = 18 km/h C. v = 18 m/s D. v = 10 km/h

Câu 28: Một người xách một xô nước đi trên đường, mỗi bước đi dài 40 cm. Chu kì dao động riêng của nước trong xô là 0,2 (s). Để nước trong xô sóng sánh mạnh nhất thì người đó phải đi với vận tốc là

A. v = 20 cm/s. B. v = 72 km/h. C. v = 2 m/s. D. v = 5 cm/s.

Câu 29: Một người treo chiếc balô trên tàu bằng sợi đây cao su có độ cứng 900 N/m, balô nặng 16 kg, chiều dài mỗi thanh ray 12,5 m, ở chỗ nối hai thanh ray có một khe hở hẹp. Vận tốc của tàu chạy để balô rung mạnh nhất là

A. v = 27 m/s. B. v = 27 km/h. C. v = 54 m/s. D. v = 54 km/h.

Câu 30: Một chất điểm dao động tắt dần có tốc độ cực đại giảm đi 4% sau mỗi chu kỳ. Phần năng lượng của chất điểm bị giảm đi trong một dao động là:

A. 5%. B. 1,6%. C. 9,75%. D. 7,84%.

Câu 31: Một con lắc dao động tắt dần. Cứ sau mỗi chu kì, biên độ giảm 2%. Phần năng lượng của con lắc bị mất đi trong một dao động toàn phần là:

A. 4,5%. B. 6,36% C. 9,81% D. 3,96%

Câu 32: Một con lắc dao động tắt dần chậm. Cứ sau mỗi chu kì, biên độ giảm 2% so với lượng còn lại. Sau 5 chu kì, so với năng lượng ban đầu, năng lượng còn lại của con lắc bằng

A. 74,4%. B. 18,47%. C. 25,6%. D. 81,53%.

Câu 33: Cơ năng của một dao động tắt dần chậm giảm 5% sau mỗi chu kì. Sau mỗi chu kì biên độ giảm

A. 5%. B. 2,5 %. C. 10%. D. 2,24%.

Câu 34: Một con lắc lò xo đang dao động với cơ năng ban đầu của nó là 8 J, sau 3 chu kì đầu tiên biên độ của nó giảm đi 10%. Phần cơ năng chuyển thành nhiệt sau khoảng thời gian đó là

A. 6,3 J. B. 7,2 J. C. 1,52 J. D. 2,7 J

Câu 35: Một vật dao động điều hoà với phương trình x = cos(2πt + π ) cm thì chịu tác dụng của ngoại lực F = cos(ωt - π/6 ) N. Để biên độ dao động là lớn nhất thì tần số của lực cưỡng bức phải bằng

A. 2π Hz. B. 1 Hz. C. 2 Hz. D. π Hz

Câu 36: Một con lắc đơn có vật nặng có khối lượng 100 g. Khi cộng hưởng nó có năng lượng toàn phần là 5.10-3 J. Biên độ dao động khi đó là 10cm. Lấy g = 10 m/s2. Chiều dài của con lắc bằng

A. 95 cm. B. 100 cm. C. 1,2 m. D. 1,5 m.

ĐÁP ÁN LÝ THUYẾT VỀ DAO ĐỘNG TẮT DẦN, DAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC

01. C

02. C

03. A

04. A

05. C

06. B

07. D

08. C

09. C

10. D

11. C

12. D

13. C

14. D

15. A

16. D

17. D

18. A

19. B

20. B

21. D

22. D

23. D

24. A

25. B

26. A

27. B

28. C

29. D

30. D

31. D

32. D

33. B

34. C

35. B

36. B