Giáo án toán lớp 1 sách cánh diều tuần 25

Giáo án toán lớp 1 sách cánh diều tuần 25

4.4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án toán lớp 1 sách cánh diều tuần 25

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 25

MÔN: TOÁN

BÀI : EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC (Tiết 1)

Ngày: - - 2021

I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 100.

- Thực hành vận dụng đọc, viết, so sánh các số đã học trong tình huống thực tế.

Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh

- Thông qua các hoạt động: Đếm số lượng, nêu số tương ứng, sử dụng các dấu (>, <, =) để so sánh hai số, đo chiều dài của ngôi nhà, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học.

- Thông qua các chia sẻ, trao đổi nhóm đặt câu hỏi phản biện, HS có cơ hội phát triển NL hợp tác, NL giao tiếp toán học.

II/ CHUẨN BỊ

- Bảng các số từ 1 đến 100.

- Một số thẻ số để làm bài 4, 5, 6.

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. Hoạt động khởi động

B. Hoạt động thực hành, luyện tập

Bài 1

, chẳng hạn:

+ Bảng này có bao nhiêu số?

+ Nhận xét các số ở hàng ngang, hàng dọc.

+ Che đi một hàng (hoặc một cột), đọc các số đã che.

+ Chọn hai số, so sánh hai số đã chọn.

+ Chọn 3 hoặc 4 số, so sánh rồi chỉ ra số nào lớn nhất, số nào bé nhất.

Bài 2

Bài 3

Cá nhân HS trả lời rồi chia sẻ với bạn, cùng nhau kiểm tra kết quả:

Số 28 gồm 2 chục và 8 đơn vị;

Sổ 41 gồm 4 chục và 1 đơn vị;

Số 55 gồm 5 chục và 5 đơn vị;

Số 70 gồm 7 chục và 0 đơn vị;

Số 99 gồm 9 chục và 9 đơn vị.

HS có thể đặt câu hỏi để đố bạn với các số khác, chẳng hạn: số 66 gồm mấy chục và mấy đơn vị?

Chơi trò chơi “Bí ẩn mỗi con số” theo nhóm hoặc cả lớp:

Mỗi HS viết ra 5 số (mỗi số chứa một thông tin bí mật và có ý nghĩa nào đó liên quan đến người viết) rồi đưa cho các bạn trong nhóm xem.

Các HS khác đọc số, suy nghĩ, dự đoán và đặt câu hỏi đế biết những số bạn viết ra có bí ẩn gì. Mỗi số được đoán 3 lần, ai giải mã được nhiều số bí ẩn nhất người đó thắng cuộc.

HS viết (ra vở hoặc phiếu) hoặc đặt các thẻ số còn thiếu vào ô ? trong bảng các số từ 1 đến 100 rồi đọc kết quả cho bạn nghe.

HS đặt câu hỏi cho bạn để cùng nhau nắm vững một số đặc điểm của bảng các số từ 1 đến 100

a) HS thực hiện theo cặp: Cùng nhau rút ra hai thẻ số bất kì, so sánh xem số nào lớn hon, số nào bé hơn. Đọc cho bạn nghe kết quả và chia sẻ cách làm.

b) HS thực hiện các thao tác:

Cá nhân HS suy nghĩ, tự so sánh hai số, sử dụng các dấu (>, <. =) va Viết kết quả vào vở.

HS đổi vở cùng kiểm tra, đọc kết quả và chia sẻ với bạn cách làm. GV đặt câu hỏi để HS giải thích cách so sánh của các em.

GIÁO VIÊN

Nguyễn Thị Tâm

KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 25

MÔN: TOÁN

BÀI : EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC (Tiết 2)

Ngày: - - 2021

I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 100.

- Thực hành vận dụng đọc, viết, so sánh các số đã học trong tình huống thực tế.

Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh

- Thông qua các hoạt động: Đếm số lượng, nêu số tương ứng, sử dụng các dấu (>, <, =) để so sánh hai số, đo chiều dài của ngôi nhà, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học.

- Thông qua các chia sẻ, trao đổi nhóm đặt câu hỏi phản biện, HS có cơ hội phát triển NL hợp tác, NL giao tiếp toán học.

II/ CHUẨN BỊ

- Bảng các số từ 1 đến 100.

- Một số thẻ số để làm bài 4, 5, 6.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. Hoạt động khởi động

B. Hoạt động thực hành, luyện tập

Bài 4

Bài 5

Kể một vài tình huống, ...)

C. Hoạt động vận dụng

Bài 6

D. Củng cố, dặn dò

Bài học hôm nay, em biết thêm được điêu gì?

Để có thể đếm đúng số lượng, so sánh chính xác hai số em nhắn bạn điều gì?

Chơi trò chơi “Bí ẩn mỗi con số” cả lớp:

Mỗi HS viết ra 5 số (mỗi số chứa một thông tin bí mật và có ý nghĩa nào đó liên quan đến người viết) rồi đưa cho các bạn trong nhóm xem.

Các HS khác đọc số, suy nghĩ, dự đoán và đặt câu hỏi đế biết những số bạn viết ra có bí ẩn gì. Mỗi số được đoán 3 lần, ai giải mã được nhiều số bí ẩn nhất người đó thắng cuộc.

HS quan sát các số 49, 68, 34, 55. Suy nghĩ tìm số bé nhất, số lớn nhất rồi sắp xếp các thẻ số trên theo thứ tự từ lớn đến bé.

Có thể thay bằng các thẻ số khác và thực hiện tương tự như trên.

Cá nhân HS quan sát tranh và đếm số lượng đồ vật trong mỗi hình.

Đặt thẻ số phù hợp vào ô dấu ?.

HS chia sẻ thông tin thực tiễn về đếm số lượng trong cuộc sống (Hằng ngày, các em có phải đếm không?

Cá nhân HS dùng thước có vạch xăng-ti-mét để đo chiều cao của cửa sổ, cửa ra vào, chiều ngang ngôi nhà và chiều dài mái nhà.

HS dùng các thẻ số gắn vào các ô dấu ? cho phù hợp.

GIÁO VIÊN

Nguyễn Thị Tâm

KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 25

MÔN: TOÁN

BÀI : EM VUI HỌC TOÁN

Ngày: - - 2021

I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

Chơi trò chơi, thông qua đó củng cố kĩ năng đọc, viết số có hai chữ số.

Thực hành lắp ghép, tạo hình bằng các vật liệu khác nhau phát huy trí tưởng tượng sáng tạo của HS.

Thực hành đo độ dài trong thực tế bằng đơn vị đo không tiêu chuẩn.

Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh

Thông qua các hoạt động trải nghiệm: tạo thành các số có hai chữ số từ hai chiếc côc, lắp ghép tạo hình mới bằng nhiều vật liệu khác nhau, đo đạc trong thực tế và giái quyết các vấn đề phát sinh, HS có cơ hội được phát triển NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán.

Thông qua các hoạt động thuyết trình về các sản phẩm và ý tưởng của nhóm, HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học, NL tư duy và lập luận toán học.

Thông qua hoạt động nhóm, HS có cơ hội phát triển NL hợp tác.

II/ CHUẨN BỊ

Cốc giấy vừa tay cầm HS, có thể lồng được vào nhau (đủ cốc cho mỗi HS).

Đất nặn và que để tạo hình (mỗi HS một bộ).

Một số đồ vật thật có dạng khối hộp chữ nhật, khối lập phương.

Mỗi nhóm có một sợi dây dài, một thanh gỗ hoặc thanh nhựa để đo khoảng cách giữa hai vị trí.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. Hoạt động 1: Trò chơi “Đọc số”

B. Hoạt động 2: Tạo hình bằng que và đất nặn

GV có thể hỏi thêm để HS trả lời: Hình đó được tạo bởi các hình nào?

C. Hoạt động 3: Tạo hình bằng cách vẽ đường viền quanh đồ vật

HS hoạt động theo nhóm:

Vẽ đường viền quanh đáy các đồ vật để tạo hình phẳng.

- Nói cho bạn nghe hình dạng của hình vừa tạo được.

D. Hoạt động 4: Đo khoảng cách giữa hai vị trí

GV chia HS theo nhóm và giao cho HS thực hiện theo nhóm lần lượt các hoạt động sau:

Phân công nhiệm vụ.

Đo khoảng cách giữa hai vị trí bằng một sợi dây.

Dùng thanh gỗ đo xem sợi dây dài bao nhiêu thanh gỗ.

Ghi lại kết quả và báo cáo.

Cử đại diện nhóm trình bày.

E. Củng cố, dặn dò

HS nói cảm xúc sau giờ học.

HS nói về hoạt động thích nhất trong giờ học.

HS nói về hoạt động còn lúng túng và dự kiến nếu làm lại sẽ làm gì.

HS thao tác trên cốc giấy theo hướng dẫn như trong bài 1 trang 122 SGK.

HS đố nhau đọc các số theo mẫu: 54 gồm 5 chục và 4 đơn vị.

HS tiếp tục xoay cốc đọc các số.

HS hoạt động theo nhóm:

Tạo hình theo mầu GV hướng dần hoặc gợi ý trong SGK.

Tạo hình theo trí tưởng tượng của cá nhân.

Nói cho bạn nghe hình vừa ghép của mình.

HS hoạt động theo nhóm:

Đưa cho bạn xem các đồ vật mang theo như hộp sữa tươi TH hoặc sữa tươi Vinamilk, cốc uống nước,...

Nói cho bạn nghe về hình dạng các đồ vật nói trên, chẳng hạn: hộp sữa TH hoặc Vinamilk có dạng hình hộp chữ nhật.

mỗi nhóm một nhiệm vụ (ghi rõ trong phiếu giao việc) đo khoảng cách giữa hai vị trí đã xác định từ trước (khoảng cách giữa hai cái cây, hai cột, chiều dài sân khấu của trường, ...).

GIÁO VIÊN

Nguyễn Thị Tâm