Giáo án toán lớp 1 sách cánh diều tuần 10

Giáo án toán lớp 1 sách cánh diều tuần 10

4.9/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án toán lớp 1 sách cánh diều tuần 10

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 10

MÔN: TOÁN

BÀI : LUYỆN TẬP

Ngày: - - 2020

I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

  • Củng cố về bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 10.
  • Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
  • Phát triến các NL toán học.

II/ CHUẨN BỊ:

  • SGK, SGV. Bộ đồ dùng Toán 1.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. Hoạt động khởi động

HS chia sẻ các tình huống có phép cộng trong thực tể gắn với gia đình em.

B. Hoạt động thực hành, luyện tập

Bài 1:

Lưu ý: GV có thể tổ chức cho HS chơi theo cặp hoặc theo nhóm, chuẩn bị sằn các thẻ phép tính, một bạn lấy ra một thẻ phép tính đố bạn khác nêu kết quả phép tính và ngược lại. Hoặc cũng có thể chuẩn bị các thẻ trắng để HS tự viết phép tính rồi đố bạn viết kết quả thích hơp.

Bài 2: Cá nhân

Lưu ý: Bài này trọng tâm là tính nhẩm rồi nêu kết quả. GV có thể nêu ra một vài phép tính khác để HS củng cố kĩ năng tỉnh nhẩm, hoặc

HS chơi trò chơi “Đố bạn” đề ôn tập Bảng cộng trong phạm vi 10.

HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép cộng nêu trong bài (thể hiện trong các thẻ ghi phép tính).

2 + 6 3 + 4 5 + 2 7 + 3

8 + 0 4 + 2 6 + 3 8 + 1

HS làm bài 2: Tìm kết quả các phép cộng nêu trong bài (HS có thể tính nhẩm hoặc dùng Bảng cộng trong phạm vi 10 để tính).

Đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau và nói cho nhau về kết quả của mỗi phép tính. Chia sẻ trước lớp.

Bài 3: Cá nhân HS quan sát các ngôi nhà và số ghi trên mỗi mái nhà để nhận ra các phép tính trong ngôi nhà có kết quả là số ghi trên mái nhà.

GV chốt lại cách làm. GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

Bài 4. Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ cách giải quyết vấn đề nêu lên qua bức tranh. Chia sẻ trong nhóm.

Lưu ý: Đây chính là bài toán giúp HS tập dượt thao tác “tạo thành 10” – một thao tác cơ bản trong thực hiện các phép tính cộng, trừ có nhớ (trong phạm vi 20) mà HS sẽ được học ở lớp 2.

C. Hoạt động vận dụng

HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10.

D/ Củng cố, dặn dò

Bài học hôm nay, các em biết thêm được điều gì?

HS lựa chọn số thích họp trong mỗi dấu ? của từng phép tính sao cho kết quả mỗi phép tính đó là số ghi trên mái nhà,

ví dụ ngôi nhà ghi sô 7 có các phép tính: 5 +2; 4+ 3 ;6+ 1 .

HS chia sẻ với bạn, đặt câu hỏi cho nhau, cùng tìm thêm các phép tính có thế đặt vào mỗi ngôi nhà.

Vấn đề đặt ra là: Tìm hai số để khi cộng lại ta được kết quả là 10, nghĩa là: Nếu chọn trước một số thì cần tìm số còn lại sao cho cộng hai số ta được kết quả là 10. Dựa vào Bảng cộng trong phạm vi 10 đế tìm số còn lại.

Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lớp.

Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10 để hôm sau chia sẻ với các bạn.

GIÁO VIÊN

Nguyễn Thị Tâm

KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 10

MÔN: TOÁN

BÀI : KHỐI HỘP CHỮ NHẬT – KHỐI LẬP PHƯƠNG

Ngày: - - 2020

I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

Có biểu tượng về khối hộp chữ nhật, khối lập phương.

Nhận biết được các đồ vật trong thực tế có dạng khối hộp chữ nhật, khối lập phương.

Phát triển các NL toán học

II/ CHUẨN BỊ:

  • SGK, SGV. Bộ đồ dùng Toán 1.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A/ Hoạt động khởi động

Thực hiện theo nhóm

B/ Hoạt động hình thành kiến thức

GV hướng dẫn HS quan sát một khối hộp chữ nhật, xoay, lật, chạm vào các mặt của khối hộp chữ nhật đó và nói: “Khối hộp chữ nhật”.

HS thực hành theo nhóm yêu cầu: xếp riêng đồ vật thành hai nhóm (các đồ vật dạng khối hộp chữ nhật, các đồ vật có dạng khối lập phương).

HS đặt các đồ vật đã chuẩn bị lên bàn, các bạn trong nhóm cầm đồ vật, chia sẻ hiểu biết về hình dạng cùa đồ vật đó.

HS thực hiện lần lượt các thao tác sau dưới sự hướng dẫn của GV:

HS lấy ra một nhóm các đồ vật có hình dạng và màu sắc khác nhau.

HS lấy ra một số khối hộp chữ nhật với màu sác và kích thước khác, nói: “Khối hộp chữ nhật”.

HS cầm hộp sữa có dạng khối hộp chữ nhật nói: “Hộp sữa có dạng khối hộp chữ nhật”.

Thực hiện thao tác tương tự với khối lập phương.

C. Hoạt động thực hành, luyện tập

Bài 1. HS thực hiện theo cặp:

Bài 2: Cá nhân

GV khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn.

D/ Hoạt động vận dụng

Bài 3. Thực hiện theo nhóm

E/ Củng cố, dặn dò

Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?

HS xem tranh và nói cho bạn nghe đồ vật nào có dạng khối hộp chữ nhật, đồ vật nào có dạng khối lập phương. Chắng hạn: Tủ lạnh có dạng khối hộp chữ nhật, con súc sắc có dạng khối lập phương.

HS có thể kể thêm các đồ vật xung quanh lớp học có dạng khối hộp chữ nhật, khối lập phương.

HS tự đếm số khối hộp chữ nhật, khối lập phương ở mỗi hình vẽ. Chia sẻ kết quả.

Cá nhân HS suy nghĩ, sử dụng các khối hộp chữ nhật, khối lập phương để ghép thành các hình như gợi ý hoặc các hình theo ý thích. Mời bạn xem hình mới ghép được và nói cho bạn nghe ý tưởng ghép hình của mình.

Thực hiện theo cặp hoặc theo nhóm: Kể tên các đồ vật có dạng khối hộp chữ nhật, khối lập phương trong thực tế. Chia sẻ trước lớp.

  • Về nhà, em hãy quan sát xem những đồ vật nào có dạng khối hộp chữ nhật, những đồ vật nào có dạng khối lập phương để hôm sau chia sẻ với các bạn.

GIÁO VIÊN

Nguyễn Thị Tâm

KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 10

MÔN: TOÁN

BÀI : LÀM QUEN VỚI PHÉP TRỪ -DẤU TRỪ

Ngày: - - 2020

I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

  • Làm quen với phép trừ qua các tình huống có thao tác bớt, nhận biết cách sử dụng các dấu (-, =).
  • Nhận biết ý nghĩa của phép trừ (với nghĩa bớt) trong một số tình huống gắn với thực tiễn.
  • Phát triển các NL toán học.

II/ CHUẨN BỊ:

  • SGK, SGV. Bộ đồ dùng Toán 1.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A/ Hoạt động khởi động

HS thực hiện lần lượt các hoạt động sau (theo cặp hoặc nhóm bàn):

GV hướng dẫn HS xem tranh, giao nhiệm vụ và gợi ý để HS chia sẻ những gì các em quan sát được.

B/ Hoạt động hình thành kiến thức

GV lưu ý hướng dẫn HS sử dụng mẫu câu khi nói: Có... Bớt đi... Còn ...

Hoạt động cả lớp:

GV dùng các chấm tròn để diễn tả các thao tác HS vừa thực hiện.

GV giới thiệu phép trừ, dấu trừ

GV giới thiệu cách diễn đạt bằng kí hiệu toán học 5-2 = 3.

Củng cố kiến thức mới:

GV nêu tình huống khác,

C/ Hoạt động thực hành, luyện tập

Bài 1: Cá nhân

GV chốt lại cách làm bài, gợi ý để HS sử dụng mẫu câu khi nói về các bức tranh: Có... Bớt đi... Còn...

Bài 2. Cá nhân

GV chốt lại cách làm bài.

Bài 3. Cá nhân

D/ Hoạt động vận dụng

HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ (với nghĩa bớt) rồi chia sẻ với bạn,

E. Củng cố, dặn dò

Bài hôm nay, các em biết thêm được điều gì?

Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ để hôm sau chia sẻ với các bạn.

Quan sát bức tranh tình huống.

Nói với bạn về những điều quan sát được từ bức tranh, chẳng hạn: Có 5 con chim đậu trên cây. Có 2 con bay đi. Trên cây còn lại bao nhiêu con chim?

HS thực hiện lần lượt các hoạt động sau:

Lấy ra 5 que tính. Bớt đi 2 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?

HS nói, chẳng hạn: “Có 5 que tính. Bớt đi 2 que tính. Còn lại 3 que tính”.

HS làm tương tự với các chấm tròn: Lấy ra 5 chấm tròn. Bớt đi 2 chấm tròn. Hỏi còn lại bao nhiêu chấm tròn?

HS nghe: nhìn 5-2 = 3; đọc năm trừ hai bằng ba.

HS đặt phép trừ tương ứng rồi gài thẻ phép tính vào thanh gài.

Theo nhóm (bàn), HS tự nêu tình huống tương tự rồi đố nhau đưa ra phép trừ.

HS làm bài 1: HS quan sát tranh,

Đọc phép tính và nêu số thích họp ở ô dấu ? rồi ghi phép tính 3-1=2 vào vở.

Đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau, nói cho nhau về tình huống trong bức tranh và phép tính tưong ứng. Chia sẻ trước lớp.

HS quan sát tranh vẽ, nhận biết phép tính thích họp với từng tranh vẽ; Thảo luận với bạn về chọn phép tính thích hợp cho từng tranh vẽ, lí giải bằng ngôn ngữ cá nhân. Chia sẻ trước lóp.

HS quan sát các tranh vẽ, nêu phép tính phù hợp với mỗi tranh vẽ dựa trên sơ đồ đã cho, suy nghĩ và kể cho bạn nghe một tình huống theo mỗi tranh vẽ. Chia sẻ trước lớp.

HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ (với nghĩa bớt) rồi chia sẻ với bạn

GIÁO VIÊN

Nguyễn Thị Tâm