Giáo án môn tự nhiên và xã hội lớp 1 sách cánh diều cả năm

Giáo án môn tự nhiên và xã hội lớp 1 sách cánh diều cả năm

4.8/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án môn tự nhiên và xã hội lớp 1 sách cánh diều cả năm

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH

BÀI 1: GIA ĐÌNH CỦA EM

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:

- MT1: - Các em có thể kể tên các thành viên trong gia đình mình.

- MT2: - Các em thể hiện được tình cảm với thành viên trong gia đình.

2. Phẩm chất, năng lực:

2.1. Phẩm chất:

- Nhân ái:Biết yêu thương mọi người trong gia đình mình.

- Chăm chỉ:Tích cực tham gia các hoạt động trong tiết học.

- Trung thực: Ghi nhận kết quả việc làm của mình một cách trung thực.

- Trách nhiệm: Ý thức được trách nhiệm của bản thân trong gia đình.

2.2. Năng lực:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.

- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.

3.Năng lực đặc thù:

- Nhận thức khoa học:Biết được mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.

- Vận dụng được kiến thức, kỹ năng đã học: Biết gọi tên các thành viên trong gia đình và tình cảm trong gia đình.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Màn hình chiếu, bài giảng điện tử, bài hát “Ba ngọn nến lung linh” sáng tác Ngọc Lễ.Tranh ảnh minh họa, video về gia đình.Bảng mặt cười mặt mếu.

2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; tranh ảnh gia đình mình.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.

2. Hình thức dạy học: Sách TNXH, vở bài tập TNXH . Cá nhân, nhóm, lớp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3 phút):

* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi trước khi bắt đầu vào tiết học. Tạo tình huống dẫn vào bài mới

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Xin chào”.

- Giáo viên phổ biến luật chơi:Nếu Gv chỉ tay vào mình các em sẽ nói “ Chào cô”, nếu cô giơ tay sang bên thì các em sẽ quay sang bạn mình và nói “ Chào bạn”.

- Gv làm động tác cho Hs chơi trò chơi.

- Gv nhận xét:Cô thấy các em chơi rất tốt, cô tuyên dương cả lớp.

- Nãy giờ cô cho các em chào hỏi bạn mình nhưng các em chỉ dùng từ Chào bạn vì đa số các em chưa biết được tên của các bạn trong lớp mình. Bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem bạn bên cạnh tên gì và bạn thích điều gì các em nhé.

- Gv ghi tựa bài.

- Học sinh tham gia trò chơi

2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ BẢN THÂN (6 phút):

* Mục tiêu: Tạo tình huống cho Hs tự giới thiệu tên và sở thích của bản thân một cách đơn giản.

-Tạo tình huống dẫn vào bài.

* Phương pháp, hình thức tổ chức:Đàm thoại,thảo luận nhóm đôi.

* Cách tiến hành:

- GV cho Hs thảo luận nhóm đôi để giới thiệu tên và sở thích của bản thân.

- Gọi ngẫu nhiên một số cặp đôi lên giới thiệu lại.

- Gv nhận xét, giáo dục Hs hãy mở rộng tình bạn của mình bằng việc tự làm quen , giới thiệu và tìm hiểu về sở thích các bạn còn lại trong lớp vào những giờ ra chơi.

Bây giờ cô sẽ giới thiệu cho các em 2 người bạn nữa sẽ cùng đồng hành với chúng ta trong suốt môn học TNXH . Đó là Bạn An và bạn Nam.

- Học sinh chia nhóm đôi ( hai bạn một nhóm ) thảo luận

3. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: (8 phút)

* Mục tiêu :

- Giúp Hs nhận ra được các thành viên trong gia đình của bạn An.

* Phương pháp, hình thức tổ chức:Trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm đôi.

* Cách tiến hành:

- Gv giới thiệu tranh gia đình An SGK/8

- Gv yêu cầu Hs thảo luận nhóm đôi theo các gợi ý sau :

+ Gia đình bạn An gồm những ai ? Chỉ và gọi tên từng người trong hình.

+ Mọi người trong gia đình đang làm gì ?

+ Theo em thì mọi người trong gia đình cảm thấy như thế nào?

- Gv nhận xét, tuyên dương.

- Gv chốt ý:Qua hình vẽ, có 4 người đó là bố, mẹ, chị gái và An. Mọi người đang chúc mừng sinh nhật An rất vui vẻ. Cô gọi đây là một GIA ĐÌNH và những người này là những thành viên trong gia đình bạn An.

Học sinh chia nhóm đôi ( hai bạn một nhóm ) thảo luận

- Hs thảo luận nhóm đôi, trình bày trước lớp:

+ Gia đình bạn An gồm có ba, mẹ, An và chị gái.

+ Gia đình bạn An đang tổ chức sinh nhật cho An.

+ Vui vẻ/ Hạnh phúc/ Ấm cúng/….

- Các hs khác nhận xét và đóng góp ý kiến .

Nghỉ giữa tiết

4 . HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (8 phút):

* Mục tiêu:

- Giúp Hs tự nhận ra được các thành viên trong gia đình của bạn Nam.

- Nhận ra điểm giống và khác nhau trong các gia đình.

* Phương pháp, hình thức tổ chức:Trực quan, đàm thoại, thảo luận nhóm 4

* Cách tiến hành:

- Trước khi xem hình gia đình bạn Nam, Gv cho Hs điểm số từ 1 đến 4.

- Gv chia Hs theo nhóm 4 và giới thiệu tranh gia đình Nam SGK/9

- Gv yêu cầu hs trả lời phần câu hỏi vừa thảo luận . Lần lượt với các câu hỏi sau:

+ Chỉ và gọi tên từng người trong hình.

+ Mọi người trong gia đình đang làm gì ?

+ Theo em thì mọi người trong gia đình cảm thấy như thế nào ?

+ Gia đình bạn Nam có gì giống và khác với gia đình bạn An ?

- Gv nhận xét.

- Gv chốt ý:Gia đình bạn Nam có ông , bà , mẹ và bạn Nam. Những Người này cô gọi là những thành viên trong gia đình bạn Nam. Gia đình Nam thì đang làm vườn nhưng mọi người đều rất vui vẻ, hạnh phúc.

5. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (8 phút) :

* Mục tiêu:

- Hs nêu ra được các thành viên trong gia đình mình.

* Phương pháp, hình thức tổ chức:PP vấn đáp, trò chơi phỏng vấn .

* Cách tiến hành:

- Gv hỏi:Những người sống và sinh hoạt trong cùng một nhà thì cô gọi là gì ?

Gv yêu cầu Hs nói cho các bạn trong nhóm nghe về gia đình mình trong vòng 2-3 phút.

- Gv cho Hs chơi trò chơi quay số ngẫu nhiên và yêu cầu hs đó trả lời phỏng vấn của cô .

+ Giới thiệu về bản thân của mình nhé.

+ Gia đình em gồm những ai ?

- Gv thực hiện lại với một số bạn.

- Gv nhận xét , tuyên dương.

- Gv hỏi:Khi đi chơi xa hoặc mỗi ngày khi đi học về thì các em sẽ cảm thấy như thế nào ?

- Hs đọc số 1,2,3,4 tiếp tục 1,2,3,4….cho hết cả lớp.

- Hs nghe khẩu lệnh chia nhóm 4 ( một nhóm 4 bạn ) thảo luận.

Mỗi nhóm đại diện lên trình bày chỉ vào bức tranh và gọi tên từng người trong hình.

+ Gia đình bạn Nam có ông, bà, mẹ và bạn Nam.

+ Mọi người trong gia đình đang trồng cây , tưới cây, chăm sóc cây.

+ Theo em mọi người trong gia đình rất vui vẻ.

+ Gia đình bạn An giống bạn Nam là đều có 4 thành viên trong gia đình. Khác nhau là mỗi gia đình có cách sinh hoạt gia đình riêng

- Hs nhận xét, đóng góp ý kiến.

- Hs trả lời Những người sống và sinh hoạt trong cùng một nhà thì em gọi đó là Gia đình .

- Hs thảo luận trong 3 phút. Kể về gia đình mình

- Thực hiện trò chơi quay số , phỏng vấn

- Hs trả lời phỏng vấn.

Ví dụ:

+ Gia đình em sống rất vui vẻ, hạnh phúc .

+ Gia đình em gồm có ba, mẹ , chị em, em ….

- Hs nhận xét , đóng góp ý kiến .

- Hs trả lời theo cảm giác của mình .

- Gv chốt ý:Bất kì ai trong chúng ta cũng có gia đình. Gia đình có thể có nhiều người như ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em nhưng cũng có những gia đình chỉ có ba, mẹ và mình . Gia đình là mái ấm của mỗi người, là nơi mọi người yêu thương, quan tâm và chăm sóc nhau.

6. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ - DẶN DÒ: (2 phút):

*Mục tiêu:

- Nhấn mạnh cho học sinh thấy gia đình là một mái ấm, biết quan tâm , chia sẻ những người trong gia đình.

* Phương pháp, hình thức tổ chức:trực quan, quan sát,thu thập tranh ảnh gia đình mình.

* Cách tiến hành:

Gv có thể cho Hs trang trí ảnh chụp gia đình mình, Gv chuẩn bị giấy A3 cho hs dán vào để giới thiệu sản phẩm gia đình mình.

- Các em hãy về nhà và quan sát xem những thành viên trong gia đình của mình thường sẽ đối xử với nhau như thế nào, quan tâm, chăm sóc nhau như tế nào!

- Cô muốn nghe phần trình bày của các em vào tiết học Gia đình của em ( tiết 2).

- Dặn dò:Chuẩn bị bài cho tiết học sau.

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3 phút):

* Mục tiêu: Tạo hứng thú và gợi nhớ lại nội dung của tiết học trước .

- Tạo tình huống dẫn vào bài mới.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Vấn đáp, Hát bài “ Ba ngọc nến lung linh”.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên cho Hs nghe và hát bài “ Ba ngọc nến lung linh” sáng tác Ngọc Lễ.

- Giáo viên hỏi:Gia đình của bạn nhỏ trong bài hát có mấy thành viên ? Đó là những ai ?

- Gv nhận xét:Cô thấy các em hát và trả lời rất tốt, cô tuyên dương cả lớp.

- Gv dẫn dắt vào tiết 2 của bài .

- Học sinh tham gia hát.

2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ :

* Hoạt động 1: Cách ứng xử của các thành viên trong gia đình bạn An ( 6 phút ).

* Mục tiêu: Hs nhận biết được cách ứng xử của các thành viên trong gia đình bạn An.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, thảo luận nhóm 4.

* Cách tiến hành:

- GV cho Hs thảo luận nhóm 4, quan sát tranh 1,2,3 SGK/10 trả lời câu hỏi:Mọi người trong gia đình An đã làm gì khi mẹ bị ốm?

- Gọi Hs chia sẻ phần thảo luận.

- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm trả lời tốt.

- Gv hỏi:Em thấy bố, chị gái và An đối với mẹ như thế nào ?

- Gv nhận xét

- Gv chốt ý:Bố, chị gái của An và An đã biết quan tâm, chăm sóc nhau của các thành viên trong gia đình mình.

* Hoạt động 2:Liên hệ bản thân ( 8 phút)

* Mục tiêu :

- Hs nêu được cách quan tâm , chăm sóc nhau của các thành viên trong gia đình mình.

* Phương pháp, hình thức tổ chức:trực quan , vấn đáp , thảo luận.

* Cách tiến hành :

- Gv cho Hs xem video nói về hành động quan tâm, chăm sóc nhau trong 1 gia đình.

- Gv hỏi những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc nhau giữa các thành viên trong gia đình qua đoạn video các em vừa xem.

- Gv nhận xét , yêu cầu Hs liên hệ bản thân, thảo luận nhóm đôi “ Các thành viên trong gia đình em đã làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc nhau?

- Gv yêu cầu Hs chia sẻ phần thảo luận.

- Gv nhận xét, khen ngợi Hs đã biết quan tâm , chăm sóc các thành viên trong gia đình và khuyến khích các em thực hiện thường xuyên.

- Gv chốt ý:Các thành viên trong gia đình em luôn yêu thương, chăm sóc lẫn nhau.

* Nghỉ giữa tiết.

- Học sinh quan sát và thảo luận

- Học sinh chia nhóm 4 thảo luận.

- Hs chia sẻ trước lớp:

+ Tranh 1:Mẹ An bị ốm.

+ Tranh 2:Bố đưa mẹ đến gặp ba1b sĩ khám bệnh.

+ Tranh 3:Chị gái An lấy khăn ướt chườm trán cho mẹ, An bưng cháo mời mẹ ăn .

- Hs nhận xét , bổ sung ý kiến .

- Bố, chị gái và An rất quan tâm, chăm sóc mẹ.

- Hs nhận xét , góp ý kiến.

- Hs xem video và trả lời.

Gia đình yêu thương…..

- Hs tự kể về gia đình của mình đã quan tâm , chăm sóc nhau.

Hành động rót nước cho ba mẹ uống, đấm lưng cho bà…….

* Hoạt động 3 : Ứng xử trong gia đình ( 8 phút )

* Mục tiêu :

- Giúp Hs nhận biết được cách ứng xử đúng trong gia đình.

* Phương pháp, hình thức tổ chức:Trực quan, vấn đáp.

* Cách tiến hành:

- Gv cho Hs quan sát 4 bức tranh SGK/11.

- Yêu cầu thể hiện cách ứng xử trong mỗi tranh:đồng tình đưa mặt cười, không đồng tình đưa mặt mếu.

- Gv hỏi Hs lý do đưa mặt cười/ mặt mếu.

- Gv nhận xét, hướng dẫn Hs cách tập chào hỏi người lớn trong gia đình.

- Gv chốt ý:Em ứng xử đúng với các thành viên trong gia đình.

- Gv chốt ý

; Em ứng xử đúng với các thành viên trong gia đình.

- Gv cho Hs tập đọc các từ khóa của bài:“ Bản thân-Gia đình-Ứng xử.

- Quan sát tranh.

- Hs đưa mặt cười, mặt mếu theo từng tranh:

Mặt cười là đồng tình , mắt mếu không đồng tình.

- Hs đọc từ khóa.

3. HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO:Vẽ Tranh về gia đình em ( 8 phút ).

* Mục tiêu:

- Hs vẽ được bức tranh về gia đình của mình.

* Phương pháp, hình thức tổ chức:Trực quan , giảng giải .

* Cách tiến hành:

- Gv phát cho mỗi em 1 tờ A4, yêu cầu Hs vẽ 1 bức tranh về các thành viên trong gia đình em.

- Gv cho Hs trưng bày tranh của mình, mời một số bạn giới thiệu về gia đình mình.

- Yêu cầu các bạn nhận xét.

- Gv nhận xét, tuyên dương Hs vẽ tốt.

- Hs vẽ tranh .

4. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ - DẶN DÒ:( 2phút)

- Các em hãy về nhà thực hiện một số việc làm quan tâm đến bố mẹ, anh , chị , em ….trong gia đình ; tặng tranh vẽ về gia đình cho người thân.

- Quan sát , tìm hiểu một số việc làm khi sinh hoạt gia đình của mọi người trong nhà để chuẩn bị cho bài Sinh hoạt trong gia đình.

Hs lắng nghe.

************************************************

Bài 2: SINH HOẠT TRONG GIA ĐÌNH

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS:

1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:

  • Nêu được các công việc ở nhà.
  • Làm được một số việc nhà phù hợp với khả năng của mình.

2. Phẩm chất, năng lực:

2.1. Phẩm chất:

- Nhân ái: Biết yêu thương giúp đỡ mọi người.

- Chăm chỉ: Biết làm việc nhà cùng với gia đình

2.2. Năng lực:

-Tự chủ và tự học: Tự làm được những việc ở nhà để giúp đỡ người thân trong gia đình

-Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ người thân trong công việc ở nhà

3. Vận dụng được kiến thức kĩ năng được hình thành trong bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- Giáo viên:

    • Tranh trong SGK
    • Các tình huống và vật dụng cho tình huống.

- Học sinh:

    • Sách TNXH

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.

2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

TIẾT 1

Hoạt động giáo viên

Hoạt động của HS

1. Hoạt động khởi động: (5 phút)

a. Mục tiêu:

    • Tạo hứng thú và khơi gợi vốn hiểu biết sẵn có của HS về các công việc ở nhà, từ đó dẫn dắt vào bài mới.

b.Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.

c. Cách tiến hành:

    • GV cho HS chơi trò chơi “Đối đáp”.
    • GV phổ biến luật chơi: GV chia lớp thành 2 đội. Sau khi GV đưa ra yêu cầu “ Kể những việc nhà mà em có thể làm.”, mỗi đội sẽ lần lượt nêu tên một công việc nhà. Tiếp tục chơi như vậy đến khi đội nào không nêu được, đội còn lại sẽ dành phần thắng.

- GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: “Sinh hoạt trong gia đình”.

    • HS lắng nghe luật chơi
    • HS thực hiện chơi thử
    • HS chơi trò chơi
    • HS lắng nghe.

2. Hoạt động 1: Công việc nhà: (Nhóm 4) (15 phút)

a. Mục tiêu:

    • HS nêu được các công việc ở nhà.

b.Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luân nhóm

c. Cách tiến hành:

    • GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 HS, yêu cầu các nhóm quan sát tranh 1,2,3,4,5 trong SGK trang 12,13 và trả lời câu hỏi:

+ An và mọi người trong gia đình cùng nhau làm những việc gì khi ở nhà?”

    • GV yêu cầu HS trả lời phần câu hỏi vừa thảo luận – Các HS khác nhận xét và đóng góp ý kiến.

- GV hỏi thêm: Em thấy bạn An là một cô bé ntn?”

- Vậy bản thân em đã làm những việc nào giống bạn An?.

    • GV KL: Việc nhà cần có sự chung tay của tất cả các thành viên trong gia đình.

- HS quan sát và thảo luận nhóm 4

Tranh 1: An cùng chị gái rửa bát.

Tranh 2: An nhặt rau cùng bố.

Tranh 3: An cùng bố dọn cơm.

Tranh 4: An giúp mẹ thu quần áo bẩn để giặt.

Tranh 5: An cùng gia đình lau dọn nhà cửa.

- Đại diện 2-3 nhóm trình bày.

- An là một cô bé chăm ngoan, ngoài việc học ở trường còn biết phụ giúp gia đình làm việc nhà.

- Em nhặt rau./Em dọn cơm cùng mẹ./Em rửa chén./Em lau nhà./...

NGHỈ GIỮA TIẾT (1 phút)

3. Hoạt động 2:Liên hệ và thực hành làm việc nhà

(10 phút)

a. Mục tiêu:

    • HS nêu được ví dụ về bản thân và các thành viên trong gia đình làm công việc nhà.

b.Phương pháp, hình thức tổ chức: Hỏi đáp

c. Cách tiến hành:

Bước 1: Trả lời cá nhân.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Ở nhà em thường làm những việc gì?

- Bước 2: Hướng dẫn cách thực hiện công việc nhà

- GV HD HS cách thực hiện một số việc nhà đơn giản như: quét nhà, lau bàn, ghế, gấp quần áo,sắp xếp tập, vở, đồ dùng học tập,bày dọn bát đũa,...

- Y/C HS lựa chọn công việc nhà mình thích và thực hành theo nhóm 4.

- GV và HS cùng nhận xét và rút ra kết luận.

    • GV KL: Em và mọi người trong gia đình cùng nhau làm việc nhà.

4. Củng cố – dặn dò (2 phút)

a. Mục tiêu:

- Củng cố lại các kiến thức vừa mới học.

b.Phương pháp, hình thức tổ chức: Hỏi đáp

c. Cách tiến hành:

-GV hỏi lại về bài học.

-GV liên hệ thực tế, GD KNS.

- Nhiều HSTL: quét nhà./Lau nhà./Lau bàn ghế./Nhặt rau tiếp mẹ./Lấy đồ cho mẹ ủi./Xếp quần áo.

- HS thực hành theo nhóm

- HS nhận xét nhóm bạn

- HS lắng nghe

-HS nhắc lại tên bài.

-HS lắng nghe, vận dụng.

4. Hoạt động tiếp nối (2 phút)

- GV yêu cầu HS về tự giác làm một số việc nhà vừa sức và nhờ cha mẹ nhận xét vào phiếu nhận xét.

- Ngoài thời gian làm việc, chúng ta còn có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi cùng các thành viên trong gia đình. Tiết học sau chúng ta cùng tìm hiểu.

- HS lắng nghe

TIẾT 2

Hoạt động giáo viên

Hoạt động của HS

1. Hoạt động khởi động: (5 phút)

a. Mục tiêu:

    • Tạo hứng thú và khơi gợi lại nội dung học của tiết học trước.

b.Phương pháp, hình thức tổ chức: Hỏi đáp

c. Cách tiến hành:

    • GV cho HS nghe nhạc bài: “Bé quét nhà” (Sáng tác: Hà Đức Hậu)

+ Bạn nhỏ làm việc nhà gì?

+ Em đã thực hiện những công việc nào khi ở nhà?

- GV nhận xét chung và dẫn dắt vào tiết 2 của bài học.

    • HS lắng nghe và nhớ
    • Bạn nhỏ quét nhà
    • Em rửa chén giúp mẹ./Nhặt rau./Lau nhà./Lau bàn ghế./Phụ mẹ dọn cơm./ Xếp quần áo./Đem đồ mẹ đã xếp cất vào tủ./Cùng mẹ phơi đồ./Sắp xếp đồ dùng học tập của mình cho ngay ngắn./...

2. Hoạt động 1: Sự cần thiết của việc nghỉ ngơi, vui chơi cùng nhau trong gia đình (Nhóm 4) (15 phút)

a. Mục tiêu:

    • HS biết được sự cần thiết của việc nghỉ ngơi, vui chơi cùng nhau của các thành viên trong gia đình.

b.Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm

c. Cách tiến hành:

    • GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 HS, yêu cầu các nhóm quan sát tranh 1,2,3,4 trong SGK trang 14,15 và nói về nội dung từng tranh.

- GV tổ chức cho HS trình bày trước lớp – Các nhóm khác nhận xét và đóng góp ý kiến.

- GVKL: Nghỉ ngơi, vui chơi cùng nhau giúp gia đình hoà thuận, hạnh phúc hơn.

- HS quan sát và thảo luận nhóm 4

Tranh 1: Gia đình An chuẩn bị các vật dụng và thức ăn để đi dã ngoại.

Tranh 2: Bố chở An, mẹ chở chị gái của An trên xe đạp.

Tranh 3: Gia đình An ngồi trên bãi cỏ, ăn uống, cười nói vui vẻ.

Tranh 4: Buổi tối, An nằm ngủ và mơ thấy chuyến đi của gia đình, cả nhà hạnh phúc bên nhau.

- Đại diện 2-3 nhóm trình bày.

    • HS lắng nghe và nhớ

NGHỈ GIỮA TIẾT (1 phút)

3. Hoạt động 2:Chia sẻ thời gian nghỉ ngơi, vui chơi cùng nhau

a. Mục tiêu:

    • HS biết chia sẻ thời gian nghỉ ngơi, vui chơi cùng các thành viên trong gia đình.

b.Phương pháp, hình thức tổ chức: Hỏi đáp, đàm thoại

c. Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi:

+ Gia đình em thường làm gì vào những ngày nghỉ?

- GV giúp HS hiểu việc nghỉ ngơi, vui chơi cùng với các thành viên trong gia đình sẽ tạo cơ hội cho mọi người được quây quần, sum họp với nhau.Đồng thời GV hướng HS vào những hoạt động nghỉ ngơi, vui chơi lành mạnh, có lợi cho sức khoẻ.

    • GV KL: Các thành viên trong gia đình em cùng nhau nghỉ ngơi và vui chơi.

- Cho HS tập đọc các từ khoá của bài: “Việc nhà – Chia sẻ”.

4. Củng cố – dặn dò (2 phút)

a. Mục tiêu:

- Củng cố lại các kiến thức vừa mới học.

b.Phương pháp, hình thức tổ chức: Hỏi đáp

c. Cách tiến hành:

-GV hỏi lại về bài học.

-GV liên hệ thực tế, GD KNS.

- HS trả lời cá nhân

- HS lắng nghe

- HS đọc CN, ĐT

-HS nhắc lại tên bài.

-HS lắng nghe, vận dụng.

5. Hoạt động tiếp nối (2 phút)

- GV yêu cầu HS về nhà nghỉ ngơi, vui chơi cùng các thành viên trong gia đình, chụp hình làm sản phẩm để chia sẻ với bạn.

- Quan sát về đặc điểm xung quanh ngôi nhà mình đang ở để chuẩn bị cho bài học sau.

- HS lắng nghe

******************************************************

Ngày 04 tháng 9 năm 2020

Người soạn

KÝ DUYỆT

TỔ TRƯỞNG

P. HIỆU TRƯỞNG

Bài 3: NHÀ Ở CỦA EM

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS:

1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:

*Sau bài học, HS:

-Nêu được địa chỉ và đặc điểm của ngôi nhà em ở.

-Nêu được một số đặc điểm xung quanh nơi ở của em.

2. Phẩm chất, năng lực:

2.1. Phẩm chất:

-Nhân ái: Các em yêu thích ngôi nhà của mình.

-Trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ, giữ gìn ngôi nhà của mình.

2.2. Năng lực:

-Tự chủ và tự học: Tự mang theo tranh ảnh ngôi nhà của mình để giới thiệu cùng bạn.

-Giao tiếp và hợp tác: Chia sẻ cùng bạn về ngôi nhà em ở.

3. Vận dụng được kiến thức kĩ năng được hình thành trong bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- Giáo viên:

    • Tranh trong SGK
    • Một số ảnh bìa ngôi nhà đã cắt rời.

- Học sinh:

    • Sách TNXH
    • Ảnh chụp hoặc tranh vẽ ngôi nhà của mình.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.

2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

TIẾT 1

Hoạt động giáo viên

Hoạt động của HS

1. Hoạt động khởi động: (5 phút)

a. Mục tiêu:

    • Tạo hứng thú và khơi gợi để học sinh nói lên tình cảm của bản thân đối với ngôi nhà của mình, từ đó dẫn dắt vào bài mới.

b.Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi

c. Cách tiến hành:

    • GV cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh tay” theo nhóm 4.
    • GV phổ biến luật chơi: GV phát cho mỗi nhóm một số mảnh bìa (cắt ra từ hình một ngôi nhà hoàn chỉnh) và yêu cầu HS nhanh tay ghép lại thành hình ngôi nhà.
    • GV đặt câu hỏi: “Em có yêu ngôi nhà của mình không? Vì sao?”

- GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: “Nhà ở của em”.

    • HS lắng nghe luật chơi
    • HS thực hiện chơi thử
    • HS chơi trò chơi

- Dạ có, em rất yêu ngôi nhà của em. Vì nó rất đẹp./Vì ai cũng khen nhà em đẹp./Vì ở nhà của em có rất nhiều người như ba, mẹ, anh chị của em./....

    • HS lắng nghe.

2. Hoạt động 1: Đặc điểm ngôi nhà và các phòng trong nhà: (10 phút)

a. Mục tiêu:

    • HS biết được đặc điểm của ngôi nhà và các phòng trong nhà.

b. Cách tiến hành:

- GV giới thiệu tranh trong SGK trang 16: Trong tranh bạn An đang nói chuyện với bạn. Bạn đang chỉ tay về ngôi nhà có địa chỉ là:18 Tô Hiệu và nói với bạn “Kia là nhà tớ”.Tranh còn vẽ các phòng trong ngôi nhà đó. Như vậy bức tranh này cho ta thấy: Bạn An đang giới thiệu về ngôi nhà của mình với bạn.

- Y/C HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

+ Nhà của An ở đâu? Trong nhà An có những phòng nào?.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ câu trả lời trước lớp.

+ Phòng khách thường dùng để làm gì?

+Phòng ngủ thường dùng để làm gì?

+Phòng bếp thường dùng để làm gì?

+Phòng ăn thường dùng để làm gì?

- GV và HS cùng nhận xét và rút ra kết luận.

Kết luận: Trong nhà thường có phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ và nhà vệ sinh để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của các thành viên trong gia đình.

- HS nghe và nhớ

- HS nghe và suy nghĩ

- Nhiều HS phát biểu

Nhà của An là số nhà: 18 đường Tô Hiệu./Nhà An nằm ngay mặt tiền của đường./ Xung quanh có nhiều nhà cao tầng giống nhà của bạn./ Nhà của bạn An có hai tầng và trong nhà có các phòng như: phòng khách, phòng bếp, hai phòng ngủ và nhà vệ sinh.

- Tiếp khách./Làm không gian sinh hoạt chung cho cả nhà.

- HS lắng nghe

NGHỈ GIỮA TIẾT (1 phút)

3. Hoạt động 2: Đặc điểm xung quanh nhà ở (Nhóm 2)

(10 phút)

a. Mục tiêu:

    • HS nêu một số đặc điểm xung quanh các ngôi nhà ở vùng thôn quê và miền núi.

b.Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm

c. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS tạo thành các nhóm đôi, quan sát các tranh 1,2 trong SGK trang 17, thảo luận về yêu cầu “Nêu đặc điểm xung quanh của những ngôi nhà trong tranh”.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ ý kiến trước lớp.

- GV: Các em đã tìm hiểu về nhà bạn An ở đô thị, nhà ở miền quê , nhà ở miền núi. Vậy điểm khác nhau giữa nhà ở thành thị, nhà ở nông thôn và nhà ở miền núi là gì?.

- GV và HS cùng trao đổi và nhận xét.

    • GV KL: Mỗi nhà có đặc điểm xung quanh khác nhau.

- HS tạo thành nhóm đôi và thảo luận

Tranh 1: Đây là nhà ở thôn quê. Xung quanh nhà ở thôn quê có nhiều cây cối, có đống rơm, hồ sen, có luỹ tre xanh mát, có đồng ruộng, xa xa có những ngọn núi. Quang cảnh thật đẹp và thanh bình.

Tranh 2: Đây là nhà ở miền núi. Xung quanh nhà có nhiều ngọn núi, có những thảm cỏ và cây xanh bát ngát.

- Nhà ở thành thị: nhà cửa san sát nhau./ Có nhiều nhà./ Có ít cây./...

-Nhà ở nông thôn và miền núi: nhà cửa thưa thớt, xung quanh có nhiều cây và nhà ở miền núi có nhiều ngọn núi.

4. Hoạt động 3: Kể về ngôi nhà của em (5 phút)

a. Mục tiêu:

- HS nêu được địa chỉ nơi ở của gia đình, đặc điểm ngôi nhà, các phòng trong nhà và một số đặc điểm xung quanh nơi ở.

b.Phương pháp, hình thức tổ chức: Hỏi đáp, thảo luận nhóm

c. Cách tiến hành:

Bước 1: Nói địa chỉ nhà.

- GV nêu câu hỏi: “Em có biết địa chỉ nhà mình không?” và tổ chức cho HS thi đua nói địa chỉ nhà ở của mình (đối với những HS chưa biết địa chỉ nhà, GV tìm hiểu và hướng dẫn các em ghi nhớ địa chỉ nhà của mình).

Bước 2: Kể về ngôi nhà của mình. (Nhóm 2)

- GV yêu cầu HS chia sẻ theo nhóm đôi về ngôi nhà của mình theo một số câu hỏi gợi ý: Nhà bạn ở đâu? Xung quanh nhà bạn có những gì?

- Gọi 2-3 nhóm chia sẻ trước lớp.

- GV và HS cùng nhận xét và rút ra kết luận.

Kết luận: Nhà là nơi em ở.

5. Củng cố – dặn dò (3 phút)

a. Mục tiêu:

- Củng cố lại các kiến thức vừa mới học xong.

b.Phương pháp, hình thức tổ chức: Hỏi đáp

c. Cách tiến hành:

-GV hỏi lại về bài học.

-GV liên hệ thực tế, GD KNS.

- HS thi đua nói về địa chỉ nhà của mình.

- HS chia sẻ theo nhóm đôi theo câu hỏi gợi ý.

-HS nhắc lại tên bài.

-HS lắng nghe, vận dụng.

6. Hoạt động tiếp nối (2 phút)

- GV yêu cầu HS vẽ một bức tranh về nơi ở của gia đình mình, tranh mô tả rõ các phòng trong ngôi nhà và đặc điểm xung quanh nơi ở.

- HS lắng nghe

TIẾT 2

Hoạt động giáo viên

Hoạt động của HS

1. Hoạt động khởi động: (3 phút)

a. Mục tiêu:

    • Tạo hứng thú và khơi gợi lại nội dung học của tiết học trước.

b. Cách tiến hành:

    • GV cho HS nghe nhạc bài: “Nhà của tôi” (Sáng tác: Quỳnh Trang)

- GV yêu cầu HS nêu nhanh địa chỉ nhà mình đang ở.

- GV dẫn dắt vào tiết 2 của bài học.

    • HS lắng nghe và nhớ
    • HS nêu
    • HS nghe và nhớ

2. Hoạt động 1: Sự cần thiết phải sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng (12 phút)

a. Mục tiêu:

    • HS nêu được sự cần thiết phải sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng.

b. Cách tiến hành:

    • GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK trang 18 và trả lời câu hỏi:

+Chuyện gì xảy ra với bạn An? Vì sao?

- GV: Em thấy trong phòng bạn An đồ dùng bừa bộn nên khi bạn cần đến sách toán để học và soạn bài thì không nhớ đã để ở đâu và phải hỏi mẹ.

- GV hỏi: Nếu là bạn của An, em sẽ khuyên An ntn?

- GV: Đối với đồ dùng cá nhân ta phải sắp xếp gọn gàng để có thể dễ dàng sử dụng các đồ dùng khi cần mà không phải mất thời gian tìm kiếm, phòng tránh được một số bệnh.

Kết luận: Em cần sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.

- HS quan sát và trả lời

- Bạn An đang tìm quyển sách toán nhưng không tìm được và hỏi mẹ. Vì phòng An rất bừa bộn nên không thể tìm thấy.

- Nên sắp xếp lại các đồ dùng trong phòng cho gọn gàng./ Nên cùng mẹ sắp xếp lại đồ trong phòng cho gọn gàng.

NGHỈ GIỮA TIẾT (1 phút)

3. Hoạt động 2:Những việc làm để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp. (Nhóm 4) (10 phút)

a. Mục tiêu:

    • HS nêu được một số việc làm phù hợp để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp.

b. Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành các nhóm 4 HS, yêu cầu mỗi nhóm quan sát tranh 1,2,3 trong SGK trang 19 và trả lời câu hỏi:

+ Kể những việc An đã làm dưới đây. Việc làm đó có tác dụng gì?

- GV tổ chức cho HS trình bày trước lớp.

- GV và HS cùng nhận xét và rút ra kết luận.

Kết luận: Dọn dẹp các đồ dùng trong nhà sẽ giúp nhà ở gọn gàng, ngăn nắp.

- HS thảo luận trong nhóm 4

Phòng của bạn An gọn gàng sạch đẹp. Bạn An dọn dẹp đồ chơi vào một cái thùng đựng đồ chơi.Bạn sắp xếp đồ dùng học tập gọn gàng. Bạn dọn dẹp phòng ngủ. Những việc làm đó giúp giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp.

- HS lắng nghe

4. Hoạt động 3:Liên hệ bản thân. (Nhóm 2) (5 phút)

a. Mục tiêu:

    • HS kể được những việc đã làm để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp.

b. Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành các nhóm đôi HS, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận câu hỏi:

+ Để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp, em sẽ làm gì?

- GV tổ chức cho HS trình bày trước lớp.

- GV và HS cùng nhận xét và rút ra kết luận.

Kết luận: Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm.(Tục ngữ).

- HS tập tập đọc từ khoá của bài: “Nhà ở - Gọn gàng – Ngăn nắp”.

5. Củng cố – dặn dò (2 phút)

a. Mục tiêu:

- Củng cố lại các kiến thức vừa mới học.

b.Phương pháp, hình thức tổ chức: Hỏi đáp

c. Cách tiến hành:

-GV hỏi lại về bài học.

-GV liên hệ thực tế, GD KNS.

- HS thảo luận nhóm

- HS trình bày

- HS nhận xét, lắng nghe

- HS lắng nghe và ghi nhớ

-HS nhắc lại tên bài.

-HS lắng nghe, vận dụng.

6. Hoạt động tiếp nối (2 phút)

- GV khuyến khích, động viên HS làm những việc phù hợp với khả năng để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp.

- Quan sát các đồ dùng trong nhà để chuẩn bị cho bài học sau.

- HS lắng nghe

*******************************************

CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH

Bài 4: ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:

- Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về một số đồ dùng, thiết bị trong gia đình.

- Nêu được tên đồ dùng, thiết bị trong nhà nếu sử dụng không cẩn thận có thể làm bản thân hoặc người khác gặp nguy hiểm.

- Nêu được cách sử dụng an toàn một số đồ dùng trong gia đình.

2. Phẩm chất, năng lực:

2.1. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Tự giác sử dụng đúng cách một số đồ dùng, thiết bị trong gia đình.

- Trung thực: Ghi nhận kết quả việc làm của mình một cách trung thực.

- Trách nhiệm: Có ý thức giữ an toàn cho bản thân khi sử dụng các đồ dùng, thiết bị trong nhà.

2.2. Năng lực:

- Lựa chọn được cách xử lí tình huống khi bản thân bị thương do sử dụng một số đồ dùng không cẩn thận.

3. Vận dụng được kiến thức kĩ năng được hình thành trong bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn.

- Biết cách sử dụng an toàn một số đồ dùng, thiết bị trong gia đình. Biết cách xử lí tình huống khi bản thân bị thương do sử dụng một số đồ dùng không cẩn thận.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Sách TN&XH lớp 1; tranh ảnh minh hoạ trong SGK, thẻ hình vẽ ngôi nhà và các đồ dùng, thiết bị trong nhà, bông băng y tế, thuốc sát trùng, băng keo cá

nhân, khăn giấy.

2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, giải quyết vấn đề, trò chơi.

2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

TIẾT 1

1. Hoạt động khởi động:

* Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về các đồ dùng trong nhà, từ đó dẫn dắt vào bài mới.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.

* Cách tiến hành:

- GV cho HS chơi trò chơi “Truyền điện”.

- GV phổ biến luật chơi: Sau khi GV nêu yêu cầu “Nói tên một đồ dùng trong nhà mà em biết”, một bạn HS được chỉ định đứng lên nêu nhanh tên một đồ dùng, sau đó được chỉ định một bạn bất kì khác đứng lên trả lời tiếp. Bạn trả lời sau không được trùng câu trả lời với các bạn trước đó.

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Truyền điện”.

- GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: “Đồ dùng trong nhà”.

2. Hoạt động 1: Tên và cách sử dụng một số đồ dùng, thiết bị trong gia đình.

* Mục tiêu: HS đặt được câu hỏi để tìm hiểu về một số đồ dùng, thiết bị trong gia đình.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm đôi

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS tạo thành các nhóm đôi, yêu cầu các nhóm quan sát tranh trang 20, 21 trong SGK và hỏi đáp theo nhóm về một số đồ dùng, thiết bị có trong nhà bạn An.

- GV quan sát các nhóm HS, gợi ý để các em trả lời được nhiều hơn về cách sử dụng của một số đồ dùng, thiết bị. VD:Bình trà được làm bằng gì? Khi sử dụng phải lưu ý điều gì?

- GV tổ chức cho một số nhóm chia sẻ trước lớp.

- GV nhận xét.

=> Kết luận: Các đồ dùng, thiết bị thường có trong nhà là ti vi, tủ lạnh, nồi cơm điện, bếp ga, tủ, ghế, rổ, cốc, bát,..

- HS lắng nghe luật chơi.

- HS chơi trò chơi

- HS lắng nghe.

- HS tạo thành nhóm đôi và thảo luận.

- Đại diện nhóm trình bày.

+ Tủ: dùng để đựng quần áo.

+ Giường: để nằm nghỉ ngơi khi mệt và để ngủ.

+ Máy điều hoà: làm mát phòng.

+ Đồng hồ: để xem giờ.

+ Cái điều khiển ti vi: để xem các chương trình trong ti vi.

+ Bình hoa: để trang trí cho đẹp.

+ Bình trà: để uống trà

+ Ghế sôfa: để ngồi

- Các nhóm khác nhận xét và đóng góp ý kiến.

Nghỉ giữa tiết

3. Hoạt động 2: Cách sử dụng các đồ dùng, thiết bị trong nhà.

* Mục tiêu: HS nêu được cách sử dụng các đồ dùng, thiết bị trong nhà.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm đôi

* Cách tiến hành:

- Chuyển ý: Các em vừa tìm hiểu về những đồ dùng có trong tranh nhà bạn An.Trong nhà em còn có những đồ dùng nào và cách sử dụng nó như thế nào cho đúng cô và các em cùng tìm hiểu nhé?

- GV tổ chức cho HS chia sẻ theo nhóm đôi về cách sử dụng các đồ dùng, thiết bị có trong nhà của mình.

- GV tổ chức HS chia sẻ trước lớp.

- Cho HS nhận xét, bổ sung. GV nhận xét

- GV kết hợp hướng dẫn HS cách sử dụng đúng các đồ dùng, thiết bị trong nhà.

=> Kết luận: Em sử dụng đúng cách các đồ dùng, thiết bị trong nhà.

4. Hoạt động tiếp nối:

- GV dặn dò HS về nhà sử dụng đúng cách các đồ dùng, thiết bị trong nhà.

- HS nghe và nhớ

- HS chia sẻ theo nhóm đôi

- Đại diện nhóm trình bày

Chổi:dùng để quét nhà cho sạch.

Cây lau nhà: dùng để lau nhà.

Điện thoại: để nghe và nói chuyện với bạn, xem tin tức trên mạng.

Bàn ủi: để ủi đồ không bị nhăn.

- HS nhận xét, bổ sung

- HS lắng nghe

TIẾT 2

1. Hoạt động khởi động:

* Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi lại nội dung học của tiết học trước.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi

* Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm có 4 HS và tổ chức dưới hình thức trò chơi.

- GV phổ biến luật chơi: GV phát cho mỗi nhóm một bức tranh vẽ ngôi nhà chưa có các đồ dùng và hình ảnh một số đồ dùng trong nhà. HS lựa chọn hình ảnh đồ dùng và đặt vào vị trí phù hợp.

- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi.

- GV nhận xét, dẫn dắt vào tiết 2 của bài học.

2. Hoạt động 1: Đồ dùng, thiết bị có thể gây nguy hiểm khi sử dụng.

* Mục tiêu: HS nêu được tên đồ dùng, thiết bị trong nhà nếu sử dụng không cẩn thận có thể làm bản thân hoặc người khác gặp nguy hiểm.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm đôi

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS tạo thành nhóm đôi, quan sát tranh trong SGK trang 22 và cùng thảo luận theo các yêu cầu trong SGK:

+ Kể tên các đồ dùng có thể gây nguy hiểm trong tranh.

+ Để an toàn, chúng ta cần lưu ý điều gì khi sử dụng các đồ dùng đó?

- GV quan sát các nhóm, gợi ý để HS tìm hiểu được nhiều hơn về các đồ dùng.

- GV yêu cầu 2-3 cặp HS lên chỉ tranh và hỏi đáp trước lớp về các đồ dùng có thể gây nguy hiểm cũng như cách sử dụng an toàn các đồ dùng đó.

- GV mở rộng thêm, giúp HS nhận biết một số nhóm đồ dùng, thiết bị:

+ Nhóm đồ dùng điện: nồi cơm điện, lò nướng, bếp điện,...

+ Nhóm đồ dùng phát nhiệt: bếp ga, bàn ủi, hộp quẹt,...

+ Nhóm đồ dùng sắc nhọn: dao, kéo, ...

- GV kết hợp giáo dục HS ý thức giữ an toàn cho bản thân khi sử dụng các đồ dùng, thiết bị trong nhà.

- GV cho HS cùng nhận xét. GV nhận xét

=> Kết luận: Em cần cẩn thận khi sử dụng những đồ dùng, thiết bị có thể gây nguy hiểm.

- HS lắng nghe luật chơi.

- HS chơi trò chơi.

- HS lắng nghe.

- HS tạo thành nhóm 2 và thảo luận.

+ Đồ dùng gây nguy hiểm: dao, kéo, nồi đang nấu trên bếp,...

+ Để an toàn ta cần lưu ý khi sử dụng:

• Dao: Cầm dao đúng cách: giữ lưỡi dao bằng ngón trỏ và ngón cái, các ngón còn lại cầm chặt lấy cán dao./Không dùng lưỡi liếm dao sau khi cắt hoa quả, bánh kem./Nên cuộn tròn các đầu ngón tay khi cắt./ Nên cố định thớt khi cắt sẽ giúp việc cắt thái thực phẩm trở nên dễ dàng hơn, bạn sẽ cắt chính xác, không bị lệch và hạn chế được rủi ro cắt vào tay./Không được dùng lòng bàn tay làm thớt khi cắt.

• Kéo: Nên chọn một cây kéo tốt, không có đầu nhọn.

- 2-3 cặp trình bày

- HS nhận xét

- HS nghe và nhớ

Nghỉ giữa tiết

3. Hoạt động 2:Cách sử dụng an toàn một số đồ dùng trong gia đình.

* Mục tiêu: HS nêu được cách sử dụng an toàn một số đồ dùng trong gia đình.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm bốn

* Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm có 4 HS, yêu cầu các nhóm quan sát tranh 1, 2, 3, 4 trong SGK trang 22, 23 và trả lời câu hỏi:

+ Chuyện gì có thể xảy ra với các bạn trong tranh?

+ Em sẽ khuyên bạn điều gì trong tình huống đó?

- GV tổ chức cho HS trình bày trước lớp.

- GV cho HS nhận xét.

- GV hướng dẫn HS một số biện pháp để giữ an toàn cho bản thân trong các trường hợp trên.

- GV nhận xét, rút ra kết luận.

=> Kết luận: Em sử dụng an toàn các đồ dùng trong nhà.

4. Hoạt động 3:Xử lí tình huống

* Mục tiêu: HS lựa chọn được cách xử lí tình huống khi bản thân bị thương do sử dụng đồ dùng trong nhà không cẩn thận.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm bốn, đóng vai

* Cách tiến hành:

- GV treo tranh như trong SGK và nêu câu hỏi

+ Tranh vẽ gì?

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm, đóng vai giải quyết tình huống.

- GV tổ chức cho HS trình bày trước lớp.

- GV giới thiệu số điện thoại 115 và hướng dẫn HS biết tác dụng của số điện thoại này.

- GV nhận xét và rút ra kết luận.

=> Kết luận: Khi bị thương, em cần bình tĩnh xử lí vết thương, có thể gọi điện thoại cho ba mẹ, người lớn trong nhà hoặc gọi 115.

- HS tập đọc từ khoá của bài: “Đồ dùng – Thiết bị”.

5. Hoạt động tiếp nối

- GV yêu cầu HS về trao đổi với bố mẹ hoặc người thân về cách xử lí khi bản thân bị thương.

- Ôn tập kiến thức của các bài 1, 2, 3, 4 để chuẩn bị cho bài ôn tập tiếp theo.

- HS thảo luận trong nhóm 4

+ Tranh 1: Bạn đang bưng một tô canh đang nóng và tay của bạn đang run. Bạn có thể sẽ làm đổ tô canh. Em sẽ khuyên bạn là nên để một cái dĩa ở phía dưới cái tô để không bị nóng.

+ Tranh 2: Bạn đang chuẩn bị ghim chuôi quạt vào ổ điện. Trên tay của bạn có nước. Bạn có thể sẽ bị điện giật. Em sẽ khuyên bạn là nên lấy khăn chùi khô tay trước rồi hãy ghim chuôi điện vào./ Bạn nên nhờ người khác ghim chuôi giùm.

Tranh 3: Trên tay bạn đang cầm 2 ly nước nóng và chạy thật nhanh.Nước đang bắn ra khi bạn chạy. Nước nóng quá bạn có thể sẽ vuột tay và làm đổ ly nước./Nước nóng văng ra sẽ làm bạn bỏng tay.Em sẽ khuyên bạn là nên để 2 cái ly vào một cái khay và bưng đi./Bạn nên để ở dưới mỗi ly một cái dĩa nhỏ và bưng đi dễ dàng./Bạn nên lót cái gì đó ở dưới ly và bưng từng ly một chứ không nên bưng một lúc cả hai ly vì như vậy sẽ dễ làm bỏng tay và có thể té.

Tranh 4: Bạn đang chăm chú xem ti vi và đưa kéo có đầu nhọn về phía chị của mình.Chị của bạn có thể sẽ bị đầu nhọn của kéo đâm trúng.Em sẽ khuyện bạn:bạn nên quay lại nhìn chị của mình và đưa kéo cho chị./Bạn nên đưa phần cán kéo ra chị của mình cầm.

- HS trình bày trước lớp.

- HS nhận xét

- HS lắng nghe

- HS quan sát và trả lời

- Tranh vẽ một bạn đang dùng kéo cắt giấy thành quần áo. Tay của bạn bị thương. Trên đầu bạn đang hiện ra hình ảnh của ba mẹ bạn, bông băng y tế và băng dán cá nhân, điện thoại có số 115.

- HS thảo luận theo nhóm 4 và đóng vai.

- HS trình bày trước lớp.

- HS nghe và nhớ

- HS đọc và nhớ

- HS lắng nghe

*************************************************

Chủ đề: Gia đình

Bài 5: Ôn tập chủ đề gia đình

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:

- Củng cố lại một số kiến thức về chủ đề gia đình.

- Thực hành một số việc nhà phù hợp với lứa tuổi.

- Bày tỏ tình cảm với gia đình và người thân.

2. Phẩm chất, năng lực:

2.1. Phẩm chất:

- Nhân ái: Biết yêu thương, giúp đỡ mọi người trong gia đình mình.

- Chăm chỉ: Biết tập phân công việc nhà và làm việc nhà phụ giúp gia đình.

- Trung thực: Quan sát, báo cáo kết quả chính xác.

- Trách nhiệm: Có ý thức sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng ngăn nắp.

2.2. Năng lực:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chia sẻ với bạn về bản thân và các thành viên trong gia đình, chia sẻ việc đã làm phụ giúp người thân trong gia đình.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS biết cách sắp xếp đồ dùng cá nhân hợp lí. Biết cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống khi sử dụng các đồ dùng, thiết bị trong gia đình.

-Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học. Biết lựa chọn việc nhà phù hợp với các thành viên trong gia đình.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Các tranh trong bài 5 SGK, thẻ hình căn nhà và một số đồ dúng cá nhân.

2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, quan sát, thảo luận, giải quyết vấn đề, trò chơi.

2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động: (5 phút):

* Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi để học sinh nhớ lại chủ đề đã học, từ đó dẫn dắt vào bài mới.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Hát

* Cách tiến hành:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh nghe bài hát “ Gia đình nhỏ, hạnh phúc to”.

- Giáo viên dẫn dắt vào bài học “ Ôn tập chủ đề gia đình”.

- Học sinh lắng nghe giai điệu bài hát và có thể thực hiện một số động tác đơn giản theo bài hát.

- Lắng nghe.

2. Hoạt động 1: Giới thiệu về bản thân và các thành viên trong gia đình.

* Mục tiêu: HS giới thiệu được về bản thân và các thành viên trong gia đình.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, đàm thoại, thảo luận nhóm.

* Cách tiến hành:

- GV cho HS quan sát tranh gợi ý trong SGK trang 24.

- Quan sát

+ Trong tranh gia đình bạn Nam gồm những ai?

+ Các thành viên trong gia đình làm gì?

- GV chia lớp thành các nhóm đôi, sau các gợi ý đã tìm hiểu ở trên thì các em thảo luận giới thiệu và chia sẻ về bản thân và gia đình mình.

-GV tổ chức cho HS chia sẻ câu trả lời trước lớp.

- GV và HS cùng nhận xét.

- HS: ông, cha, mẹ, Nam và em gái Nam

- HS: Ông đang uống trà, ba Nam đang đá bóng……

- HS thảo luận nhóm.

- HS tự tin trình bày trước lớp.

3. Hoạt động 2: Đóng vai

* Mục tiêu: HS biết cách đóng vai thể hiện sự quan tâm tới các thành viên trong gia đình

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đóng vai, thảo luận nhóm.

* Cách tiến hành:

- GV nêu tình huống: “Đi học về, bạn Tú thấy mẹ đang nấu cơm còn bé Na đang ngồi chơi búp bê. Hãy đóng vai thể hiện cách ứng xử của bạn Tú.

- GV chia lớp thành các nhóm 4 HS.

- HS thảo luận và đóng vai trong tình huống.

-GV cho các nhóm đóng vai trước lớp.

- Các nhóm nhận xét.

*Kết luận: Những lúc rảnh rỗi, chúng ta cần thể hiện sự quan tâm, giúp đở bố mẹ bằng những việc làm phù hợp: phụ giúp bố mẹ việc nhà, chơi cùng em nhỏ

- Lắng nghe

- Chia nhóm 4 theo yêu cầu GV.

- Thảo luận cách ứng xử và đóng vai.

- Nhóm trình bày.

Nghỉ giữa tiết

4. Hoạt động 3: Sắp xếp đồ dùng cá nhân.

* Mục tiêu: HS biết cách sắp xếp đồ dùng cá nhân hợp lí.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, đàm thoại.

* Cách tiến hành:

- GV cho HS quan sát tranh trong SGK trang 25.

- GV gợi ý một số câu hỏi:

- Quan sát

+ Cột A có các đồ vật gì?

+ Cột B có các đồ vật gì?

- GV yêu cầu HS nêu cách sắp đồ dùng cá nhân cho phù hợp.

- GV và HS cùng nhận xét.

* Kết luận: Em cần sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.

- HS: quần áo, tập, chăn, gối, đồ chơi..

- HS: tủ, giường, hộp đựng đồ chơi…..

- HS nêu cách sắp đồ phù hợp.

- Lắng nghe

5. CỦNG CỐ (2 phút):

- Trong gia đình em có những ai? Họ làm gì?

-Em làm gì để phụ giúp gia đình.

- HS kể theo gia đình của mình.

- HS: chơi với em, nhặt rau, rửa bát….

* Hoạt động tiếp nối:

- Quan sát các phòng trong nhà của mình em thích nhất phòng nào để chuẩn bị cho tiết học sau

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

* Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi lại nội dung học của tiết trước.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi

* Cách tiến hành:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “ Bạn làm gì?

- GV phổ biến luật chơi: GV mời một HS lên trước lớp mô phỏng lại hành động làm một việc nhà nào đó mà em biết, các bạn dưới lớp đoán xem đó là việc gì?( VD: lau nhà, quét nhà, rửa bát, nhặt rau…)

- GV dẵn dắt vào tiết 2 của bài “ Ôn tập chủ đề gia đình”.

- HS biết tham gia trò chơi.

- Lắng nghe.

2. Hoạt động 1: Tập phân công việc nhà.

* Mục tiêu: HS tập phân công việc nhà cho các thành viên trong gia đình.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, đàm thoại.

* Cách tiến hành:

- GV cho HS quan sát tranh trong SGK trang 25 và nêu nội dung các bức tranh.

- GV yêu cầu học sinh lựa chọn việc nhà phù hợp cho các thành viên của gia đình.

-GV tổ chức cho HS trình bày trước lớp.

- GV và HS cùng nhận xét.

- Quan sát và nêu nội dung các tranh.

- HS tự tin trình bày trước lớp.

3. Hoạt động 2: Nêu cảm nhận về căn phòng yêu thích trong ngôi nhà.

* Mục tiêu: HS nêu được cảm nhận của bản thân về căn phòng mà mình thích nhất trong nhà.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại.

* Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu câu hỏi: Em thích phòng nào nhất trong ngôi nhà của mình.

- GV yêu cầu HS trả lời.

- GV và HS cùng nhận xét.

- Lắng nghe

- HS trả lời trước lớp.

Nghỉ giữa tiết

4. Hoạt động 3: Xử lí tình huống.

* Mục tiêu: HS xử lí được một số tình huống khi sử dụng các đồ dùng, thiết bị trong gia đình.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, thảo luận nhóm đóng vai.

* Cách tiến hành:

- GV cho HS quan sát tranh trong SGK trang 26 và hỏi

Em làm gì trong các tình huống sau.

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 và đóng vai giải quyết tình huống.

- GV và HS cùng nhận xét và rút ra kết luận.

* Kết luận: Khi gặp nồi nước đang sôi trên bếp ga, bàn ủi nóng…em không nên đến gần.

- Quan sát

- HS đưa ra cách xử lí theo hiểu biết của mình.

- HS tự phân trong nhóm thảo luận và đóng vai..

- Lắng nghe

5. Hoạt động củng cố.

- Khi thấy bếp ga đang bật em sẽ làm gì?

6. Hoạt động tiếp nối:

- GV yêu cầu HS về nhà thể hiện tình cảm với các thành viên trong gia đình.

- Quan sát cảnh quang trường học của mình để chuẩn bị cho bài học sau.

- HS: không đến gần.

*******************************************************

CHỦ ĐỀ TRƯỜNG HỌC

BÀI 6: TRƯỜNG HỌC CỦA EM

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức: Biết mình đang học lớp nào, trường nào.

2. Kĩ năng: Nói được tên và địa chỉ của trường.Xác định được vị trí của các phòng chức năng, một số khu vực của nhà trường như sân chơi, bãi tập, vườn trường, khu vệ sinh,...Xác định được các thành viên trong trường học và thể hiện được cách ứng xử phù hợp với bạn bè, giáo viên và các thành viên khác trong nhà trường.

3. Thái độ: Biết yêu quý trường lớp, kính trọng thầy cô, thương yêu bạn học.

4. Năng lực chú trọng: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

5. Phẩm chất: Hình thành tình cảm kính trọng thầy cô, yêu quý bạn bè; có ý thức sử dụng tiết kiệm, giữ gìn, bảo quản tài sản của trường, có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây trong trường, giữ vệ sinh môi trường; tham gia các công việc ở trường vừa sức với bản thân.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Sách Tự nhiên và Xã hội; tranh ảnh hoặc đoạn phim ngắn về quang cảnh, các khu vực, phòng ban của trường học, một số bộ trang phục: áo dài, trang phục y tế,…

2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; …

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, trực quan, trò chơi, thí nghiệm, dự án, đóng vai, dạy học nêu vấn đề, kể chuyện, thảo luận nhóm, thực hành, điều tra đơn giản ….

2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động và khám phá (3-5 phút):

* Mục tiêu:Tạo hứng thú và khơi gợi cho học sinh sự gắn kết với trường lớp, từ đó dẫn dắt vào bài mới.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh cùng hát bài “Đi học”, nhạc Bùi Đình Thảo, thơ Hoàng Minh Chính.

- Giáo viên nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học “Trường học của em”.

- Học sinh cùng hát.

2. Hoạt động hình thành, phát triển năng lực nhận thức, tìm hiểu (25-27 phút):

2.1. Hoạt động 1. Nói được các khu vực, phòng chức năng trong trường học (13-15 phút):

TRƯỜNG TIỂU HỌC TRUNG LẬP THƯỢNG

* Mục tiêu: Giúp học sinh nói được tên các phòng chức năng và một số khu vực của trường học.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, thảo luận nhóm.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên giới thiệu tranh vẽ trường học của bạn An, kể chuyện dẫn dắt học sinh: Lớp An vừa có một bạn mới. An đang dẫn bạn tham quan trường học của mình.

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh, thảo luận để kể tên các khu vực chính và xác định vị trí các phòng chức năng trong trường bạn An: Hãy kể tên các khu vực chính trong trường học của bạn An. Trường bạn An có các phòng nào?

- Giáo viên cần hướng dẫn học sinh phân biệt khu vực chính và phòng chức năng (Khu vực chính bao gồm: khu học tập, khu làm việc, khu vui chơi,... Phòng chức năng bao gồm: phòng học bộ môn, phòng y tế, thư viện, nhà vệ sinh,…).

- Ngoài ra, giáo viên có thể giúp học sinh hiểu thêm về chức năng của các phòng.

- Học sinh quan sát tranh, thảo luận để kể tên các khu vực chính và xác định vị trí các phòng chức năng trong trường bạn An.

- Học sinh phân biệt khu vực chính và phòng chức năng (Khu vực chính bao gồm: khu học tập, khu làm việc, khu vui chơi,... Phòng chức năng bao gồm: phòng học bộ môn, phòng y tế, thư viện, nhà vệ sinh,…).

- Học sinh rút ra kết luận:Trường học của bạn An có các phòng học, phòng y tế, thư viện, nhà vệ sinh,...

2.2. Hoạt động 2. Nói được tên, địa chỉ của trường học sinh đang học (10-12 phút):

* Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vị trí của các phòng chức năng và một số khu vực trong trường học của mình.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp, gợi mở.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm 4 theo yêu cầu: Giới thiệu về tên, địa chỉ và các khu vực chính trong trường của em; kể tên các phòng của trường em đang học.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh đứng trước lớp “Đóng vai “Hướng dẫn viên nhí” để giới thiệu về trường học của em (tên, địa chỉ và các khu vực trong trường).”.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh tham quan trường để tìm hiểu các phòng chức năng, một số khu vực như sân chơi, vườn trường, bãi tập, sân bóng đá, khu nhà ăn (nếu có),…

- Giáo viên tổ chức cho học sinh xem phim ngắn về trường để giới thiệu đến học sinh.

- Học sinh

thảo luận

nhóm 4

theo yêu

cầu của giáo viên.

- Học sinh đứng trước lớp “Đóng vai “Hướng dẫn viên nhí” để giới thiệu về trường học của em.

- Học sinh tham quan trường.

- Học sinh xem phim và rút ra kết luận:Trường học gồm có phòng học, thư viện, phòng y tế, nhà vệ sinh, vườn trường, sân chơi,…

3. Hoạt động tiếp nối sau bài học (2-3 phút):

- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu thêm hoạt động ở các khu vực chính và chức năng của các phòng trong trường. Vẽ tranh về trường học của em.

- Học sinh về nhà

thực hiện theo

hướng dẫn của giáo viên.

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động và khám phá (3-5 phút):

* Mục tiêu:Tạo hứng thú và gợi nhớ lại nội dung học của tiết học trước.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên bắt nhịp cho học sinh cùng hát bài hát “Em yêu trường em” (Nhạc sĩ: Hoàng Vân) và hỏi: Trong bài hát có những ai?

- Học sinh hát và trả lời câu hỏi.

2. Hoạt động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học (25-27 phút):

2.1. Hoạt động 1. Các thành viên trong nhà trường và nhiệm vụ của họ (8-9 phút):

* Mục tiêu: Giúp học sinh biết được các thành viên trong nhà trường và nhiệm vụ của các thành viên đó.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, thảo luận nhóm.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

+ Trường học của An có những ai?

+ Công việc của mỗi thành viên trong trường là gì?”.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh liên hệ thực tế tại trường học của mình “Hãy kể về các thành viên trong trường của em.”.

- Học sinh quan sát tranh và trả lời:Thầy hiệu trưởng: Quản lí, tổ chức và giám sát các hoạt động của trường.Cô giáo: Giảng dạy, quản lí học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức. Cô y tá: Chăm sóc sức khỏe cho học sinh.Cô phụ trách thư viện: Quản lí, tổ chức các hoạt động đọc sách ở thư viện và phụ trách về số lượng, các loại sách của thư viện.Chú bảo vệ: Trông coi trường học, đảm bảo an toàn cho học sinh.Cô phục vụ: Có nhiệm vụ quét dọn để trường học luôn sạch đẹp,…

- Học sinh thảo luận nhóm đôi để tìm hiểu và trình bày về công việc của các thành viên trong trường, rút ra kết luận:Mỗi thành viên trong nhà trường có một nhiệm vụ riêng.

2.2. Hoạt động 2. Tình cảm, thái độ và cách ứng xử của HS đối với các thành viên trong trường (8-9 phút):

* Mục tiêu: Giúp học sinh biết thể hiện tình cảm, thái độ và ứng xử phù hợp với các thành viên trong trường.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, thảo luận nhóm.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát, tìm hiểu về nội dung các tranh trong sách học sinh trang 31 để trả lời câu hỏi “Em có nhận xét gì về cách ứng xử của các bạn trong tranh dưới đây?”.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu hành vi của từng nhân vật trong tranh.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi “Em ứng xử như thế nào với mọi người trong trường?”.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành các hành vi trên thông qua những tình huống thực tế trên lớp, kết hợp giáo dục học sinh biết cách thể hiện tình cảm, thái độ phù hợp với các thành viên trong trường.

- Học sinhquan sát, tìm hiểu về nội dung các tranh trong sách học sinh trang 31 để trả lời câu hỏi.

- Học sinh tìm hiểu hành vi của từng nhân vật trong tranh: Bạn An khoanh tay lễ phép chào bác bảo vệ. Bạn nam nhận sách từ thầy giáo bằng hai tay và nói lời cảm ơn, hai bạn đang ngồi trên ghế đá trò chuyện vui vẻ. Ba bạn nam chơi đá cầu với nhau rất vui vẻ, các bạn thân thiện, chan hoà. Một bạn nam xin lỗi cô lao công vì đã xả rác bừa bãi.

- Học sinh liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi.

- Học sinh thực hành các hành vi trên thông qua những tình huống thực tế trên lớp và rút ra kết luận:Em lễ phép với thầy cô, nhân viên trong trường và vui vẻ với bạn bè.

- Học sinh tập đọc các từ khoá của bài: “Thầy cô - Bạn bè - Lễ phép - Vui vẻ”.

3. Hoạt động tiếp nối sau bài học (2-3 phút):

- Giáo viên yêu cầu học sinh hãy kể với các bạn và thầy cô về những hoạt động mà em cùng tham gia với các thành viên trong nhà trường.Em yêu thích thành viên nào nhất trong trường? Vì sao?

- Học sinh

thực hiện

theo yêu cầu

của giáo viên.

*********************************************

CHỦ ĐỀ TRƯỜNG HỌC

Bài 7: HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG EM

  1. MỤC TIÊU: Qua bài này học sinh biết:
  2. Kiến thức, kĩ năng:

- Kể được tên các hoạt động chính trong trường học, nêu được cảm nhận của bản thân khi tham gia các hoạt động đó.

- Nói được về hoạt động vui chơi trong giờ nghỉ, biết lựa chọn và chơi những trò chơi an toàn.

- Thực hiện được việc giữ vệ sinh và bảo quản, sử dụng cẩn thận, đúng cách các đồ dùng, thiết bị trong trường học.

  1. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: tích cực tham gia các hoạt động trong tiết học

- Trung thực: ghi nhận kết quả việc làm của mình một các trung thực

- Trách nhiệm: ý thức giữ gìn và sử dụng các thiết bị trong lớp học.

  1. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Kể được tên các hoạt động chính trong trường học. Nói được về hoạt động vui chơi trong giờ nghỉ, biết lựa chọn và chơi những trò chơi an toàn.

- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề và giải quyết được vấn đề.

  1. Năng lực đặc thù:

- Nhận biết được các hoạt động ở trường. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể

- Có ý thức tham gia các hoạt động ở trường.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên:

- Bài giảng điện tử.

- Tranh ảnh minh hoạ

2. Học sinh:

- Sách TNXH

- Vở bài tập TNXH

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1/ Hoạt động khởi động và khám phá (5 phút)

*Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi để HS trình bày được các hoạt động ở trường theo ý hiểu của bản thân.

* Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “ Thi nói nhanh”

- GV phổ biến luật chơi: Cá nhân mỗi HS giơ tay xung phong kể nhanh về những hoạt động học tập, vui chơi ở trường. Bạn nào kể nhiều nhất sẽ được khen.

- GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học “ Hoạt động ở trường em”

  • HS lắng nghe

- HS lắng nghe GV phổ biến

- HS tham gia trò chơi

- HS lắng nghe

2/ Hoạt động 1: Các hoạt động chính ở trường: (15 phút)

* Mục tiêu: HS nêu được các hoạt động chính trong trường học.

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK trang 32,33 và trả lời câu hỏi:

+ Trường của An có những hoạt động chính nào?

Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi

  • GV có thể hỏi thêm:
  • +An và các bạn tham gia các hoạt động đó như thế nào?
  • GV kết hợp giáo dục HS ý thức tham gia các hoạt động ở trường: Các em phải thường xuyên tham gia các hoạt động tập thể một cách tích cực, điều đó đem lại rất nhiều lợi ích cho các em.

* Kết luận: Ở trường có nhiều hoạt động học tập, rèn luyện.

  • HS quan sát SGK trang 32,33

- HS thảo luận nhóm 2 và trả lời:

Gợi ý: Ở trường An và các bạn tham gia nhiều hoạt động:chào cờ, vào thứ hai đầu tuần, học tập trong lớp, tập thể dục, đọc sách ở thư viện, hoạt động học ở vườn trường, ngày hội môi trường.

  • An và các bạn tham gia rất vui vẻ và nhiệt tình
  • HS lắng nghe
  • HS lắng nghe

NGHỈ GIỮA TIẾT (5 PHÚT)

3/ Hoạt động 2: Các hoạt động ở trường em đang học: (8 phút)

* Mục tiêu: HS nêu được các hoạt động chính trong trường học của các em.

* Cách tiến hành:

  • GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 và cho biết:

+ Kể tên các hoạt động ở trường mà em đã tham gia

+ Em cảm thấy như thế nào khi tham gia các hoạt động đó?

* GV gợi ý thêm nếu HS chưa tìm ra câu trả lời

+ Trong các hoạt động ở trường thường có những ai cùng tham gia?

+ Mọi người đối với nhau như thế nào?

- GV có thể chuẩn bị một số đoạn phim đã quay về một số hoạt động mà HS tham gia ở trường để gợi nhớ cho các em.

- GV tổ chức cho một số nhóm trình bày trước lớp.

- GV kết hợp hướng dẫn HS về lợi ích của các hoạt động ở trường, từ đó cần tích cực, chủ động tham gia, đồng thời biết ứng xử phù hợp với những người tham gia cùng.

* Kết luận: Em tham gia các hoạt động ở trường thật vui

  • HS thảo luận nhóm 4

+ Các hoạt động em đã tham gia ở trường là: trồng cây, nhổ cỏ bồn hoa, tham gia ngày hội môi trường, ngày hội đọc sách...

+ Em cảm thấy rất vui và học tập được nhiều điều bổ ích khi tham gia các hoạt động đó

  • HS xem đoạn phim ngắn

Đại diện nhóm lên trình bày, nhóm bạn nhận xét.

- HS lắng nghe

  • HS lắng nghe, nhắc lại

4/ Củng cố - Dặn dò (5 phút)

* Mục tiêu: HS ghi nhớ lại tên các hoạt động chính ở trường mà em thích

* Cách tiến hành:

- GV phổ biến luật chơi và cho HS chơi trò chơi:“Tôi thích”

- GV làm mẫu cho HS: hô to “Tôi thích, tôi thích”, HS đáp “Thích gì, thích gì?”, GV nói “ Tôi thích tập thể dục buổi sáng”

- GV mời một em HS giỏi lên làm quản trò, lần lượt nói những hoạt động mình thích và mời bạn tiếp theo thực hiện.

- GV nhận xét tiết học.

  • HS lắng nghe
  • HS quan sát
  • Lớp trưởng lên quản trò

- HS lắng nghe bạn nào nói to, rõ, nhanh nhất để bình chọn làm người chiến thắng.

- HS tham gia chơi.

TIẾT 2

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1/ Hoạt động khởi động và khám phá (5 phút)

*Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi để HS trình bày nội dung học tập ở tiết trước.

* Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Chuyền bóng”

- GV phổ biến luật chơi: GV mở một bài hát, HS chuyền quả bóng cho nhau, khi nhạc dừng thì bạn đang giữ quả bóng sẽ nói tên một hoạt động ở trường. Nếu bạn nói được tên hoạt động thì sẽ đem lại cho tổ một bông hoa đẹp. Tổ nào đạt nhiều hoa nhất tổ đó sẽ thắng.

- GV trao đổi thêm với HS: Trò chơi Chuyền bóng có vui không? Vì sao?

- GV dẫn dắt HS vào tiết 2 của bài học

  • HS lắng nghe
  • HS tham gia trò chơi
  • HS trả lời
  • HS lắng nghe

2/ Hoạt động 1: Một số hoạt động vui chơi trong giờ nghỉ (10 phút)

*Mục tiêu:

- HS nêu được một số hoạt động vui chơi trong giờ nghỉ

- HS lựa chọn được và chơi những trò chơi an toàn

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát các tranh trong SGK trang 34 và thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi:

+ An và các bạn tham gia những trò chơi gì?

+ Trò chơi nào an toàn?

  • GV chốt ý: Trò chơi ở tranh số 1,2,3 là các trò chơi an toàn do các trò chơi này giúp các bạn rèn luyện thể chất, rèn sự khéo léo. Trò chơi ở các tranh 4,5 không an toàn vì có thể gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh.

- GV yêu cầu HS liên hệ bản thân:

+ Kể tên các trò chơi an toàn mà em đã tham gia ở trường?

- GV gợi ý và giúp HS biết một số hoạt động vui chơi trong giờ nghỉ, biết lựa chọn và chơi những trò chơi phù hợp, an toàn. GV kết hợp giáo dục HS biết quan tâm, hòa nhã với bạn bè.

*Kết luận: Cần lựa chọn và chơi những trò chơi an toàn, phù hợp ở trường.

  • HS quan sát tranh trang 34
  • HS thảo luận nhóm 2 và trả lời câu hỏi:

Đại diện nhóm trình bày:

+ An và các bạn tham gia các trò chơi: Nhảy lò cò, đá cầu, nhảy dây, trèo cây, chạy giỡn trên cầu thang

+ Trò chơi nhảy lò cò, đá cầu, nhảy dây là an toàn

-HS nhận xét

  • HS lắng nghe

- HS kể các hoạt động đã tham gia

Chơi bóng rổ, chơi cầu lông, bơi lội...

-HS lắng nghe

NGHỈ GIỮA TIẾT (5 PHÚT)

3/ Hoạt động 2: Sử dụng cẩn thận, bảo quản đúng cách các đồ dùng, thiết bị của trường học. (10 phút)

* Mục tiêu: HS sử dụng cẩn thận, bảo quản đúng cách các đồ dùng, thiết bị của trường học.

* Cách tiến hành:

Bước 1:

-GV yêu cầu HS quan sát các tranh trong SGK trang 35 và tìm hiểu:

+ An và các bạn sử dụng và giữ gìn các đồ dùng, thiết bị trong trường như thế nào?

GV nhận xét

- GV hỏi HS: Vì sao các bạn trong tranh lại làm như vậy?

- GV kết luận: Đây là những việc làm cần thiết để bảo quản đồ dùng, thiết bị của trường học.

Bước 2:

- GV tổ chức cho HS thảo luận để trả lời câu hỏi:

Em bảo quản đồ dùng, thiết bị trong trường như thế nào?

-GV nhận xét

*GV có thể gợi ý cho HS nêu cách sử dụng, bảo quản một số đồ dùng, thiết bị cụ thể như máy vi tính, bảng lớp, bảng nhóm, thẻ từ, tranh ảnh…

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân :

+ Kể tên một việc em đã làm để giữ gìn đồ dùn, thiết bị trong trường?

- GV nhận xét và rút ra kết luận

* Kết luận: Em cần giữ gìn và sử dụng đúng cách các đồ dùng, thiết bị trong trường học.

- HS quan sát tranh

- HS trả lời câu hỏi:

Tranh 1: Các bạn lấy và xếp lại sách ngay ngắn, cẩn thận trước và sau khi đọc sách ở thư viện.

Tranh 2: Một bạn nữ khóa vòi nước sau khi dùng

Tranh 3: An và các bạn nhắc nhở nhau tắt máy tính sau giờ học môn tin học

-HS nhận xét

- Để bảo quản, giữ gìn đồ dùng, trang thiết bị của trường.

  • HS lắng nghe

- HS thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi

- Đại diện nhóm trình bày

+ Em sử dụng xong cất vào vị trí cũ

+ Không nghịch phá đồ dùng, sử dụng cẩn thận...

- HS nhận xét

Một số em trình bày trước lớp:

+Tắt vòi nước sau khi rửa tay xong

+Cất truyện sau khi đọc

+Cùng tham gia dọn vệ sinh lớp học

-HS nhận xét

-HS tập đọc các từ khóa của bài “ Học tập- Vui chơi- Giữ gìn”

4/ Củng cố - Dặn dò (5 phút)

* Mục tiêu: HS biết trao đổi với bạn về cách sử dụng một đồ dùng, thiết bị mà em đã sử dụng.

* Cách tiến hành:

- GV phổ biến luật chơi và cho HS chơi trò chơi:“Thi nói nhanh”

- GV yêu cầu HS ghép thành các nhóm 2, kể cho bạn nghe về cách sử dụng đồ dùng, thiết bị trong hoạt động ở trường mà em đã sử dụng.

- GV mời các nhóm lên kể trước lớp.

- GV giáo dục HS thông qua trò chơi.

- GV nhận xét tiết học.

Dặn dò: Chuẩn bị bài 8: Lớp học của em

-HS lắng nghe

-HS họp nhóm 2

-Nhóm lên kể trước lớp

- HS lắng nghe bạn nào nói to, rõ, nhanh nhất để bình chọn làm người chiến thắng.

-HS lắng nghe GV dặn dò

CHỦ ĐỀ 2: TRƯỜNG HỌC

BÀI 8: LỚP HỌC CỦA EM

I. MỤC TIÊU:

1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức:

- Sau bài học, các em nêu được tên lớp, vị trí lớp học.

- Giữ gìn và sử dụng đúng các đồ dùng, thiết bị của lớp học.

- Nêu được các thành viên trong lớp và nhiệm vụ của họ.

2. Phẩm chất, năng lực:

2.1 Phẩm chất:

- Nhân ái: biết yêu thương mọi người trong trường: thầy cô, bạn bè...

- Chăm chỉ: tích cực tham gia các hoạt động trong tiết học

- Trung thực: ghi nhận kết quả việc làm của mình một các trung thực

- Trách nhiệm: ý thức được trách nhiệm của bản thân trong lớp học.

2.2 Năng lực:

a. Năng lực chung:

- NL Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động

- NL Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề

b. Năng lực đặc thù:

- NL Nhận thức khoa học: Nêu được tên và vị trí của lớp học; kể tên được các đồ dùng học tập có trong lớp.

- NL Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Biết giữ gìn và sử dụng đúng cách các đồ dùng học tập; biết gọi tên các thành viên, nêu được nhiệm vụ của các bạn và biết cách ứng xử với bạn trong lớp.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Tranh ảnh minh hoạ, một số đồ dùng trong lớp

2. Học sinh

- SGK, VBT

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: hỏi đáp, thảo luận nhóm, trò chơi

2. Hình thức dạy học: cá nhân, nhóm, lớp

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động (3’)

* Mục tiêu: Tạo không khí vui tươi trước khi bắt đầu vào tiết học

* Cách tiến hành:

GV cho HS hát bài: “Lớp chúng ta đoàn kết”.

GV mở video cả lớp cùng hát và vỗ tay theo nhịp.

GV nhận xét: Cô thấy các em hát rất hay, cô tuyên dương cả lớp.

- GV dẫn dắt: Lớp học của các bạn có vui không? Con thấy các bạn trong lớp đối xử với nhau như thế nào?

- GV nhận xét và chuyển ý: Các con cũng đang được ngồi trong lớp học của mình. Lớp học của chúng ta cũng rất vui. Để biết được lớp học của mình nằm ở đâu? Trong lớp có gì thú vị? Chúng ta cùng khám phá qua bài học: “Lớp học của em”.

- HS hát và vỗ tay theo yêu cầu.

- 2-3 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

* Dự kiến sản phẩm:

- Các em tham gia hát đầy đủ.

* Tiêu chí đánh giá:

- Thực hiện đúng bài hát và vỗ tay đúng nhịp.

2. Hoạt động 1: Tên và vị trí lớp học

( 10’)

* Mục tiêu: HS xác định được tên và vị trí của lớp học

* Phương pháp:hỏi đáp, thảo luận nhóm đôi

* Cách tiến hành:

- GV nêu tình huống: Bạn An mới chuyển đến trường Tiểu học A. Đây chính là lớp học của bạn An (chỉ tranh). Lớp học của An nằm ở đâu? Hãy hướng dẫn bạn để bạn tìm được đường đi tới lớp học.

- GV gợi ý: Lớp học của An ở tầng mấy? Tên lớp là gì? Có những gì xung quanh lớp học để bạn dễ nhận biết?

- GV tổ chức cho hs thảo luận nhóm đôi thực hiện nhiệm vụ học tập: “Hãy nói tên và vị trí của lớp em trong trường”. 1 HS hỏi, 1 HS trả lời và đổi ngược lại.

+ GV gợi ý cho học sinh mô tả thêm lớp học của mình.

+ GV tổ chức cho một số nhóm chia sẻ trước lớp.

- GV cho học sinh nhận xét – GV nhận xét và kết luận: Các con mới bước vào ngôi trường Tiểu học, còn rất nhiều bỡ ngỡ. Khi đến trường, đầu tiên con cần phải nhớ tên và vị trí của lớp học để không vào nhầm lớp.

- GV mở rộng: Ngoài việc nhớ vị trí lớp học của mình, còn những nơi nào quan trọng trong trường con cần phải biết?

- GV chốt: Trong trường có rất nhiều phòng. Ngoài lớp học của mình thì con cần nhớ những phòng chức năng quan trọng đó để con tự tìm đến khi có nhu cầu.

- GV hỏi:

+ Nhà vệ sinh nằm ở đâu? Cô giáo quy định khi nào các con được đi vệ sinh?

+ Nếu bị mệt hoặc bị ngã con phải tìm ngay đến phòng nào?

+ Phòng bảo vệ có các bác bảo vệ. Các bác là người bảo vệ trường học và các con. Nên nếu trường hợp bố mẹ đón quá muộn, con có thể tìm đến nhờ sự giúp đỡ của các bác bảo vệ.

+ Trong lớp học các con sẽ thực hiện nhiệm vụ chính là gì?

=> Kết luận: Lớp học là nơi chúng em được học tập với bạn bè.

- HS lắng nghe

- HS nhìn tranh nêu vị trí: Lớp bạn An nằm ở tầng 1, phía trước là sân trường/cột cờ. Trên cửa lớp An có bảng tên lớp: “Phòng 106- Lớp 1A”.

- HS thảo luận theo nhóm đôi.

- 2-3 nhóm chia sẻ trước lớp.

Ví dụ: A: Chào bạn! Bạn học lớp nào?

B: Rất vui vì được làm quen với bạn. Tớ học lớp 1.3. Lớp tớ nằm ở tầng 1 nhà C, phòng 11. Phía trước lớp học của tớ là bồn cây xanh tốt.

- HS lắng nghe

- HS trả lời: Nhà vệ sinh, Phòng y tế, Phòng Thư viện, Phòng Bảo vệ.

- HS trả lời.

* Dự kiến sản phẩm:

- Các em phát biểu sôi nổi trả lời đúng vị trí lớp học của mình.

* Tiêu chí đánh giá:

- Trả lời đúng câu hỏi GV đưa ra.

Nghỉ giữa tiết (2 phút)

- HS hoạt động và hát theo bài “Vỗ cái tay lên đi”

- GV chốt và chuyển: Lớp học là nơi chúng ta học tập cùng bạn bè dưới sự hướng dẫn của thầy cô. Trong lớp học có những đồ dùng, thiết bị nào phục vụ cho việc dạy và học? 🡪 Cùng tìm hiểu qua hoạt động 2.

3. Hoạt động 2: Các đồ dùng, thiết bị trong lớp học (10’)

* Mục tiêu: Học sinh kể được tên một số đồ dùng, thiết bị có trong lớp học, thực hiện được việc giữ gìn và sử dụng cẩn thận, đúng cách các đồ dùng, thiết bị của lớp học.

* Phương pháp:hỏi đáp, thảo luận nhóm

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh số 1 trong SGK trang 37: Chúng ta cùng vào thăm lớp của bạn An. Quan sát xem trong lớp của An có những đồ dùng, thiết bị nào?

- GV yêu cầu HS quan sát tranh 2, SGK, trang 37 yêu cầu HS nêu tình huống: Các bạn đang làm gì?

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi: Bạn nào có hành vi chưa đúng? Hành vi đó là gì? Các bạn nên khuyên bạn ấy điều gì?

- GV hỏi:Con đồng tình hay không đồng tình với hành động của bạn nào? Vì sao?

- GV nhận xét.

- GV giáo dục HS sự cần thiết phải giữ gìn và sử dụng cẩn thận, đúng cách các đồ dùng, thiết bị của lớp học, đồng thời nhắc nhở bạn bè xung quanh cùng thực hiện.

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

- HS nối tiếp lên chỉ và nêu tên: bảng, bàn ghế HS, tủ đựng đồ dùng HS, tủ đựng đồ dùng GV, tranh ảnh

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

- HS nêu: Các bạn Nam, Minh, Nam, Chi đang thảo luận nhóm. Nhưng bạn Minh không thảo luận mà lại ngồi vẽ lên bàn.

- Đại diện các nhóm trả lời: Minh có hành vi chưa đúng đó là vẽ lên bàn. Các bạn nên khuyên Minh: “Bạn không nên vẽ lên bàn.”

- HS trả lời: Đồng tình với Nam, Chi, Lan vì các bạn chăm chỉ học, không vẽ bậy lên bàn, biết nhắc nhở bạn cùng thực hiện. Không đồng tình với Minh vì bạn không chú ý học và không biết giữ gìn đồ dùng của lớp.

- HS nhận xét, bổ sung

- HS lắng nghe

* Dự kiến sản phẩm:

- Các em nói được các đồ dùng, thiết bị trong lớp. Biết cho bạn lời khuyên đúng.

* Tiêu chí đánh giá:

- Trả lời đúng câu hỏi GV đưa ra.

4. Hoạt động 3: Vận dụng ( 6’)

* Mục tiêu: học sinh kể tên và nêu được công dụng của đồ dùng, thiết bị đó.

* Phương pháp: trò chơi, hỏi đáp.

* Cách tiến hành:

- GV chia lớp làm 2 đội “Kể tên các đồ dùng, thiết bị học tập trong lớp của em

+ Các thành viên của hai đội luân phiên nhau kể tên các đồ dùng, thiết bị học tập có trong lớp. Đội nào đúng nhiều đáp án đúng sẽ chiến thắng được cả lớp tuyên dương.

- GV chốt và nêu câu hỏi: Các đồ dùng, thiết bị có trong lớp học cũng chính là người bạn thân thiết, đồng hành và giúp đỡ các con học tập tốt hơn. Con sẽ sử dụng và giữ gìn các đồ dùng, thiết bị trong lớp như thế nào?

+ GV cho HS phát biểu ý kiến.

- GV nêu tên từng đồ dùng, thiết bị. HS nêu cách bảo quản.

- GV nhận xét và kết luận: Sử dụng đúng cách đồ dùng, thiết bị trong lớp sẽ giúp chúng ta học tập tốt hơn.

- Cả lớp tham gia trò chơi

- HS nêu ý kiến của mình.

- HS lắng nghe

* Dự kiến sản phẩm:

- Các em nêu được các đồ dùng, thiết bị trong lớp. Biết sử dụng đúng cách và giữ gìn thiết bị, đồ dùng.

* Tiêu chí đánh giá:

- HS tham gia trò chơi tích cực. Nêu được ý thức giữ gìn đồ dùng, thiết bị.

5. Hoạt động tiếp nối (3’)

* Mục tiêu: áp dụng kiến thức bài học để làm bài tập

* Phương pháp: luyện tập, thực hành.

* Hình thức: cá nhân

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS mở VBT/ 25 và hoàn thành yêu cầu của BT2: Nối hoạt động ở hàng trên với đồ dùng phù hợp ở hàng dưới.

- GV yêu cầu HS trình bày bài làm

- GV nhận xét.

- HS làm bài vào VBT

- HS trình bày bài làm của mình.

- HS nhận xét.

6. Củng cố - dặn dò ( 1’)

- Nhận xét tiết học

- Dặn dò HS chuẩn bị tiết 2

- HS lắng nghe

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động (3’)

* Mục tiêu: Tạo không khí vui tươi trước khi bắt đầu vào tiết học

* Phương pháp: trò chơi

* Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Tôi bảo”

- GV phổ biến luật chơi: GV hô “Tôi bảo, tôi bảo”. HS hô “ Bảo gì? Bảo gì?”. GV đưa ra yêu cầu và HS thực hiện.

- Gợi ý:

+ Tôi bảo hãy nắm tay bạn bên cạnh.

+ Tôi bảo các bạn hãy cười với nhau 2 lần.

+ Tôi bảo hãy vỗ vai bạn bên phải 1 cái.

+ Tôi bảo các bạn hãy cùng nhau hát 1 bài.

- GV giới thiệu bài: Bạn bè là người không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Bạn là người mang đến cho ta niềm vui và chia sẻ với ta cả nỗi buồn. Những người bạn trong lớp chính là gia đình thứ hai của các con. Các con có muốn hiểu thêm về các thành viên trong gia đình của mình không? Chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết 2 bài: “Lớp học của em”.

- HS tham gia trò chơi

- HS lắng nghe

2. Hoạt động 1: Các thành viên trong lớp học và nhiệm vụ của họ ( 12’)

* Mục tiêu: HS nêu được các thành viên trong lớp học và nhiệm vụ của họ

* Phương pháp: thảo luận nhóm, trò chơi

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu học sinh quan sát tranh trong SGK trang 38 và nêu câu chuyện dẫn dắt sự chú ý của học sinh:Hôm nay lớp An có bạn mới chuyển đến An đang giới thiệu cho bạn các thành viên trong lớp. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem An đã giới thiệu những ai nhé !

- GV nhận xét

- GV nêu thêm câu hỏi:

+ Khi ngồi học trong lớp, nhiệm vụ của HS là gì? (học tập, chăm chú nghe giảng)

+ Trong giờ truy bài hay các giờ tự quản không có cô giáo, bạn nào có nhiệm vụ quản lí, nhắc nhở các bạn? (lớp trưởng)

+ Trong hoạt động học nhóm ở bức tranh thứ 3, ai sẽ là điều hành hoạt động của nhóm?

(nhóm trưởng)

+ Ngoài các bạn lớp trưởng, nhóm trưởng, trong lớp còn các thành viên nào? (cô giáo, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó, các bạn HS).

- GV nhận xét và chốt: Trong 1 lớp học bao giờ cũng có thành phần cán sự lớp gồm: lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó và các bạn HS. Mỗi một thành viên trong lớp lại có nhiệm vụ riêng của mình. Các bạn trong ban cán sự lớp có nhiệm vụ điều hành các hoạt động của lớp. Các bạn còn lại chấp hành và thực hiện nghiêm túc.

- GV chuyển ý: Để hiểu thêm về các thành viên của lớp, các con cùng tham gia trò chơi “Phỏng vấn”.

- GV phổ biến cách chơi. Một bạn sẽ đóng vai phóng viên và phỏng vấn một số thành viên trong lớp. ( Hỏi về tên, tuổi, sở thích, nhiệm vụ trong lớp)

- GV tạo điều kiện cho càng nhiều học sinh được đóng vai phóng viên càng tốt.

- GV kết luận:Lớp học có thầy cô giáo dạy dỗ HS; lớp trưởng, lớp phó điều hành các hoạt động của lớp;; tổ trưởng, tổ phó điều hành các hoạt động của tổ; tất cả HS trong lớp cùng nhau học tập.

- GV liên hệ giáo dục học sinh

- HS quan sát tranh trang 38 và thảo luận theo nhóm 2

- HS nêu câu trả lời

- HS nhận xét, bổ sung ý kiến

Tranh 1:Cô giáo đang hướng dẫn các bạn làm bài

Tranh 2:Bạn lớp trưởng đang báo cáo tình hình học tập của lớp trong tuần

Tranh 3:Các bạn đang làm việc nhóm và bạn tổ trưởng đang điều hành hoạt động của nhóm.

- HS trả lời

- HS lắng nghe

- HS tham gia trò chơi

-HS lắng nghe

* Dự kiến sản phẩm:

- HS nêu được các thành viên trong lớp học và nhiệm vụ của họ.

* Tiêu chí đánh giá:

- Trả lời đúng câu hỏi GV đưa ra.Câu trả lời tròn câu, đủ ý, diễn đạt ý rõ ràng.

Nghỉ giữa tiết 2’

3. Hoạt động 2 :Tình cảm, thái độ của em đối với các thành viên trong lớp ( 10’ )

* Mục tiêu: HS biết bày tỏ tình cảm, thái độ của mình một cách phù hợp đối với các thành viên trong lớp.

* Phương pháp: thảo luận nhóm, luyện tập thực hành

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi, nêu nội dung mỗi bức tranh trong SGK trang 39.

\

- GV nêu câu hỏi để HS rút ra bài học:Con học được gì từ cách ứng xử của các bạn trong tranh?

- GV nhận xét và chốt: Cũng giống như anh em trong 1 nhà, các thành viên trong lớp phải biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau để cả một tập thể lớp cùng tiến bộ.

- GV yêu cầu HS mở VBT/ 26 và hoàn thành yêu cầu của BT3: Tô màu vào hình những bạn ứng xử đúng

- GV yêu cầu HS trình bày bài làm

- GV nhận xét.

- GV đưa nội dung ghi nhớ:Lớp chúng em đoàn kết yêu thương nhau.

- GV giới thiệu các từ khoá: Lớp học – Đoàn kết

- HS thảo luận theo nhóm 2 trả lời câu hỏi.

- HS trình bày ý kiến

- HS nhận xét, bổ sung

Tranh 1:Một bạn trai đang giúp đỡ bạn khuyết tật , đẩy xe giúp bạn cùng ra sân chơi.

Tranh 2:Các bạn trong lớp ( nhóm ) cùng kiểm tra bài cho nhau.

Tranh 3:Các bạn cùng an ủi một bạn đang buồn .

- HS trả lời: Phải quan tâm, giúp đỡ các bạn gặp hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Phải đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập. Khi bạn gặp chuyện buồn, phải an ủi bạn.

- HS lắng nghe

- HS làm bài vào VBT

- HS trình bày bài làm của mình.

- HS nhận xét

- HS đọc

- HS đọc lại các từ khóa:Lớp học – Đoàn kết

* Dự kiến sản phẩm:

- Các em phát biểu sôi nổi biết bày tỏ tình cảm, thái độ của bản thân đối với các thành viên trong lớp.

* Tiêu chí đánh giá:

- Trả lời đúng câu hỏi GV đưa ra.Câu trả lời tròn câu, đủ ý, diễn đạt ý rõ ràng.

4. Hoạt động tiếp nối ( 5’)

* Mục tiêu: HS phân biệt được hành vi đúng, sai và có thái độ phù hợp khi đối xử với bạn của mình.

* Cách tiến hành:

- GV cho HS chơi trò “Ô cửa bí mật”. Có 4 ô cửa, ẩn sau 4 ô cửa là 2 bức tranh. Mỗi ô cửa sẽ có 1 câu hỏi tình huống. Trả lời đúng 1 câu hỏi sẽ mở ra 1 mảnh ghép để đi tìm nội dung bức tranh. HS tham gia chơi bằng cách dùng thẻ ý kiến Đúng – Sai. Nếu Đúng sẽ giơ thẻ mặt cười, Sai sẽ giơ thẻ mặt mếu.

+ Tình huống 1: Trong lớp học, khi cô giáo đang giảng bài, Bảo quay xuống nói chuyện với Chi. Đúng/ Sai?

+ Tình huống 2: Hoa quên bút chì ở nhà. Ly lấy bút của mình cho bạn mượn. Đúng /Sai?

+ Tình huống 3: Mai viết bài chậm. Lan đã viết bài hộ bạn.

+ Tình huống 4: Tan học, lớp trưởng hô các bạn chào cô và cho các bạn xếp hàng ngay ngắn.

- HS tham gia chơi.

- GV yêu cầu 1 vài HS giải thích lí do chọn đáp án Đúng/Sai, hướng dẫn HS nêu cách sửa các hành vi sai.

- HS tham gia chơi.

- HS trả lời

5. Củng cố - dặn dò. ( 2’)

- GV nhận xét tiết học.

- GV dặn dò học sinh về nhà hãy kể lại với bố mẹ về một số thành viên của lớp và nhiệm vụ của họ trong lớp cũng như tình cảm của em đối với thành viên đó.

- Dặn dò HS chuẩn bị bài học tiếp theo: Bài 9 “ Hoạt động của lớp em”

* Dự kiến sản phẩm:

- HS kể được với người thân về các thành viên của lớp học.

* Tiêu chí đánh giá:

- GV phối hợp với PHHS đánh giá

**********************************************

CHỦ ĐỀ 2: TRƯỜNG HỌC

BÀI 9:HOẠT ĐỘNG CỦA LỚP EM

I. MỤC TIÊU:

1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức:

- Kể tên các hoạt động chính trong lớp học.

- Giữ gìn lớp học sạch , đẹp.

- Nêu được cảm nhận của em khi tham gia các hoạt động của lớp học.

2. Phẩm chất, năng lực:

2.1 Phẩm chất:

- Chăm chỉ: tích cực tham gia các hoạt động trong tiết học

- Trung thực: ghi nhận kết quả việc làm của mình một các trung thực

- Trách nhiệm: Có ý thức giữ gìn lớp học gọn gàng, ngăn nắp; thực hiện tốt nhiệm vụ của mình và nhắc nhở các bạn cùng thực hiện theo .

2.2 Năng lực:

a. Năng lực chung:

- NL Tự chủ và tự học: Tự giác học tập và tham gia vào các hoạt động của tiết học

- NL Giao tiếp và hợp tác: Thực hiện các hoạt động thảo luận nhóm để tìm hiểu về tên các hoạt động và báo cáo kết quả trước lớp; Thực hành phối hợp với đội, nhóm để hoàn thành trò chơi.

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề

b. Năng lực đặc thù:

- NL Nhận thức khoa học: biết được các hoạt động chính của lớp học và biết thực hiện các hành vi đúng nhằm giữ gìn lớp học sạch, đẹp

- NL Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Biết bày tỏ thái độ khi tham gia vào các hoạt động của lớp.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Tranh ảnh trong bài 9, hình ảnh hoặc đoạn phim ngắn về các hoạt động của lớp.

2. Học sinh

- SGK, VBT

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: hỏi đáp, thảo luận nhóm, trò chơi

2. Hình thức dạy học: cá nhân, nhóm, lớp

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động: Khởi động (5’)

* Mục tiêu: Tạo không khí vui tươi trước khi bắt đầu vào tiết học

* Cách tiến hành:

- GV cho học sinh chơi trò “ Phóng viên nhí” với câu hỏi “ Em thích những hoạt động nào trong lớp?”

- GV mở nhạc

-GV nhận xét.

- GV chốt, dẫn dắt vào bài 9:Hoạt động của lớp em

- HS tham gia trò chơi chia sẻ với bạn về hoạt động mình thích trong lớp học.

- HS cả lớp hát bài “ Lớp chúng mình”. HS hát, vỗ tay hoặc vận động theo nhạc

* Dự kiến sản phẩm:

- Các em tham gia hát đầy đủ.

* Tiêu chí đánh giá:

- Thực hiện đúng bài hát và vỗ tay đúng nhịp.

2. Hoạt động 1: Các hoạt động chính trong lớp học ( 10’)

* Mục tiêu: HS biết được các hoạt động chính trong lớp học.

* Phương pháp:hỏi đáp, thảo luận nhóm

* Cách tiến hành:

- GV dẫn dắt tạo hứng thú cho học sinh khi quan sát tranh: Cũng giống như các con, bạn An rất thích các giờ học trên lớp. Vậy các giờ học đó như thế nào ? Chúng ta cùng quan sát tranh và tìm hiểu nhé!

- GV lần lượt giới thiệu các tranh ở trang 40,41 SGK ( các tranh 1,2,3,4,5 ), yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi: “ Lớp An có những hoạt động gì?”

- GV tổ chức cho hs thảo luận nhóm đôi

- GV chốt ý , nhận xét.

- GV nêu câu hỏi:Em thấy An và các bạn khi tham gia các hoạt động thì có thái độ như thế nào ?

Kết luận:Lớp bạn An có rất nhiều hoạt động khác nhau. Các hoạt động đó nhằm giúp cho các bạn học tập, vui tươi, tiếp thu bài học dễ dàng....

- GV liên hệ giáo dục tư tưởng cho học sinh:Khi tham gia các hoạt động học tập em cần tham gia với thái độ nghiêm túc, tập trung.....

- HS lắng nghe

- HS quan sát tranh và làm việc thảo luận theo nhóm đôi.

- HS trình bày

Tranh 1:Hai bạn nhỏ đang thực hành đóng vai trước lớp, cô giáo và các bạn khác ngồi xem.

Tranh 2:An và các bạn đang cắt giấy để trang trí bức tranh.

Tranh 3 :Hai bạn đang cùng nhau học tập ( thảo luận nhóm đôi với nhau ).

Tranh 4 :Cô giáo đang hướng dẫn An làm bài.

Tranh 5:Các bạn đang học hát, thầy đang đàn và 2 bạn đang hát trước lớp.

- HS nhận xét, bổ sung ý kiến.

- HS nêu:vui vẻ ( gương mặt các bạn tươi cười ), nghiêm túc, tập trung, không làm việc riêng.....

* Dự kiến sản phẩm:

- HS phát biểu tích cực, nêu được các hoạt động chính trong lớp học.

* Tiêu chí đánh giá:

- Trả lời đúng câu hỏi GV đưa ra.Câu trả lời tròn câu, đủ ý, diễn đạt ý rõ ràng.

Nghỉ giữa tiết (2’)

- HS hoạt động và hát theo bài “Vỗ cái tay lên đi”.

- GV chốt và chuyển: Lớp học là nơi chúng ta học tập cùng bạn bè dưới sự hướng dẫn của thầy cô. Trong lớp học nếu chúng ta không hoạt động thì lớp học có vui hay không ? 🡪 Cùng tìm hiểu qua hoạt động 2.

3. Hoạt động 2: Hoạt động của lớp em (12’)

* Mục tiêu: HS nêu được các hoạt động chính của lớp mình và nêu được cảm nhận của bản thân khi tham gia các hoạt động đó.

* Phương pháp: hỏi đáp, thảo luận nhóm

* Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 để chia sẻ với các bạn trong nhóm về những hoạt động của lớp mình được tham gia.

- GV có thể chuẩn bị một số hình ảnh hoặc clip hoạt động của lớp đã được ghi lại, cho HS xem và nhận xét về các hoạt động cũng như thái độ tham gia của các em

- GV gợi ý để HS nói lên cảm nhận của mình khi tham gia các hoạt động đó.

- GV liên hệ giáo dục HS: hướng HS yêu thích các hoạt động của lớp.

- GV đưa ra kết luận:Em cần tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

- HS hoạt động theo nhóm 4 và chia sẻ trong nhóm

- HS chia sẻ trước lớp.

- HS xem và nhận xét

-HS nêu câu trả lời

-HS nhận xét, bổ sung ý kiến

* Dự kiến sản phẩm:

- Các em hoạt động nhóm hiệu quả, biết bày tỏ ý kiến trong nhóm, tham gia vào hoạt động chung của nhóm

* Tiêu chí đánh giá:

- Trả lời đúng câu hỏi GV đưa ra.Câu trả lời tròn câu, đủ ý, diễn đạt ý rõ ràng

4. Hoạt động tiếp nối (5’)

* Mục tiêu: áp dụng kiến thức bài học để làm bài tập

* Phương pháp: luyện tập, thực hành.

* Hình thức: cá nhân

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS mở VBT/ 29 và hoàn thành yêu cầu của BT2: Dùng bút màu xanh khoanh vào những bạn có hành vi đúng, bút màu đỏ khoanh vào những bạn có hành vi chưa đúng trong tranh sau.

- GV hỏi thêm

+ Những bạn nào có hành vi chưa đúng? Các bạn đó đang làm gì?

+ Những hành vi chưa đúng đó sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào?

- GV nhận xét.

- HS làm bài vào VBT

- HS trình bày bài làm của mình.

- HS nhận xét.

6. Củng cố - dặn dò (1’)

- Nhận xét tiết học

- GV nêu câu hỏi để HS chuẩn bị trả lời cho tiết học sau: Tham gia tốt các hoạt động trong lớp giúp ích gì cho em ?

- HS lắng nghe

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động (5’)

* Mục tiêu: Tạo không khí vui tươi trước khi bắt đầu vào tiết học

* Phương pháp: trò chơi

* Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Trúc xanh” . Học sinh lựa chọn các câu hỏi để trả lời , ứng với mỗi câu hỏi sẽ mở được 1 góc của bức tranh. Bức tranh sau khi trả lời các câu hỏi là bức tranh ở trang 42.

- GV nhận xét

- GV chốt , giới thiệu nội dung bài học:Hoạt động của lớp em ( tiết 2 )

- HS lắng nghe cách chơi

- HS trả lời các câu hỏi (khoảng 4 – 5 câu liên quan đến nội dung bài học của tiết 1).

Câu 1:Trong lớp học có những ai ?

Câu 2:Em học những môn học nào ?

Câu 3:Em sử dụng các thiết bị và đồ dùng trong lớp như thế nào ?

Câu 4:Em nên có thái độ như thế nào khi tham gia các hoạt động của lớp ?

* Dự kiến sản phẩm:

- Học sinh cả lớp tham gia trò chơi

* Tiêu chí đánh giá:

- HS tham gia trò chơi tích cực ( thái độ tham gia trò chơi của học sinh ).

2. Hoạt động 1: Giữ gìn lớp học sạch, đẹp

( 12’)

* Mục tiêu: HS nêu được những việc làm phù hợp để giữ lớp học sạch đẹp.

* Phương pháp: thảo luận nhóm, hỏi đáp

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:An và các bạn đang làm gì ?

- GV hỏi thêm :

+ Em cảm thấy lớp của bạn An như thế nào?

+ Vì sao lớp học của bạn An sạch sẽ, ngăn nắp?

- GV nhận xét, chốt: An và các bạn đang làm vệ sinh lớp học để lớp học được sạch sẽ. Vậy em nên làm gì để giữ lớp học của mình được sạch đẹp ?

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi

- GV nhận xét

- GV nêu câu hỏi: Khi lớp học sạch đẹp em cảm thấy thế nào ?

- GV liên hệ giáo dục học sinh: luôn giữ vệ sinh lớp và trường sạch sẽ.

- GV đưa ra kết luận:Giữ gìn lớp học sạch đẹp giúp em học tập được tốt hơn.

- HS quan sát tranh

- HS trình bày ý kiến

- HS nhận xét - bổ sung ý kiến.

- HS thảo luận nhóm

- HS trình bày

- HS bổ sung

- HS nêu câu trả lời

- HS lắng nghe

* Dự kiến sản phẩm:

- Các em hoạt động nhóm hiệu quả, biết bày tỏ ý kiến trong nhóm, tham gia vào hoạt động chung của nhóm

* Tiêu chí đánh giá:

- Trả lời đúng câu hỏi GV đưa ra.Câu trả lời tròn câu, đủ ý, diễn đạt ý rõ ràng.

Nghỉ giữa tiết ( 3’)

- HS hoạt động và hát theo bài Trò chơi “ LẮC LƯ, LẮC LƯ ”.

- GV chốt và chuyển: Lớp học là nơi chúng ta học tập cùng bạn bè. Vì vậy để giữ gìn lớp học chúng ta cần phải làm gì ? 🡪 Cùng tìm hiểu qua hoạt động 2.

3. Hoạt động 2 :Thực hành ( 12’ )

* Mục tiêu: HS thực hành làm những việc phù hợp để giữ gìn lớp học sạch đẹp

* Phương pháp: luyện tập, thực hành

* Cách tiến hành:

- GV lần lượt giới thiệu bốn bức tranh trang 43 cho HS quan sát .

- GV nêu câu hỏi:Các bạn trong tranh đang làm gì ?

- GV chia nhóm ( nhóm 6 hoặc nhóm 8 ) cho HS lựa chọn việc thực hành

- GV chú ý quan sát đảm bảo an toàn cho các em khi tham gia hoạt động thực hành.

- Sau khi HS đã thực hành xong, GV ổn định trật tự HS và nêu câu hỏi:

+ Sau các hoạt động các em vừa làm, em thấy cảm thấy lớp mình như thế nào ?

- GV chốt, liên hệ giáo dục HS, đưa ra câu ghi nhớ:Chúng em cùng giữ gìn lớp học sạch đẹp.

- GV đưa ra các từ khóa:“ Học tập – Ngăn nắp – Sạch sẽ”.

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi :

Tranh 1 :Sắp xếp sách vở và đồ dùng học tập ngay ngắn.

Tranh 2 :Sắp xếp sách ở kệ, tủ đựng sách

Tranh 3 :quét lớp

Tranh 4:lau bảng

- HS các nhóm tiến hành thực hành

- HS nêu ý kiến

- HS bổ sung ý kiến

- HS đọc, ghi nhớ các từ khóa

* Dự kiến sản phẩm:

- HS tham gia thực hành làm vệ sinh lớp học, bàn ghế gọn gàng, sạch sẽ…..

* Tiêu chí đánh giá:

- HS tham gia hoạt động nghiêm túc, cẩn thận

4. Hoạt động tiếp nối ( 1’)

* Mục tiêu: HS thực hiện hành động góp phần giữ gìn lớp học sạch đẹp

* Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu:Các bạn hãy thường xuyên thực hành việc làm nhằm giúp cho trường, lớp sạch đẹp và chia sẻ với bạn mình.

- HS lắng nghe

* Dự kiến sản phẩm:

- HS thực hiện các hành động góp phần giữ gìn lớp sạch đẹp

* Tiêu chí đánh giá:

- HS thực hiện một cách tự giác, thường xuyên

5. Củng cố - dặn dò. ( 2’)

- GV nhận xét tiết học

- Dặn dò HS chuẩn bị bài tiếp theo, bài 10:Ôn tập chủ đề trường học

- HS lắng nghe

******************************************

CHỦ ĐỀ:TRƯỜNG HỌC

Bài 10: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ TRƯỜNG HỌC

I. MỤC TIÊU:

1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:

- HS củng cố một số kiến thức của chủ đề Nhà trường.

- Thực hành kĩ năng ứng xử với các thành viên trong trường.

- Kính trọng thầy cô và bạn bè trong trường.

2. Phẩm chất:

- Nhân ái: Biết yêu thương, quý trọng mọi người trong trường.

- Chăm chỉ: tích cực tham gia các hoạt động trong tiết học.

- Trung thực: ghi nhận kết quả việc làm của mình một các trung thực.

- Trách nhiệm: ý thức được trách nhiệm của bản thân trong lớp, trường.

3. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.

- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.

4. Năng lực đặc thù:

- Nhận thức khoa học: HS củng cố một số kiến thức của chủ đề Nhà trường.

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Có thái độ ứng xử đúng với các thành viên trong trường. Kính trọng thầy cô và bạn bè trong trường.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Giáo viên: Bài giảng điện tử, các tranh trong bài 1 SGK, micro.

2. Học sinh: SGK, VBT, ảnh chụp gia đình, giấy A3, hộp màu.

III/PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1.Phương pháp dạy học:Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi

2.Phương pháp dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

IV/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

  1. Khởi động và khám phá: (3’)

*Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi để HS nhớ lại chủ đề đã học, từ đó dẫn dắt vào bài mới.

*Phương pháp, hình thức tổ chức: hát toàn lớp

*Cách tiến hành:

GV bật nhạc bài “Tìm bạn thân”.

Trong bài hát đến những nội dung gì ? Có những ai

- Gv dẫn dắt vào bài học: “ôn tập chủ đề trường học.

  • HS cùng hát.

2. Hoạt động 1:Thông qua việc tích cực tham hát, HS được phát triển năng lực tự chủ và tự học.

*Mục tiêu: HS kể được các thành viên trong lớp mình.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: hỏi đáp cá nhân.

- Dự kiến hình thức đánh giá: HS đánh giá HS, GV đánh giá HS.

*Cách tiến hành:

GV yêu cầu HS kể về một thành viên trong lớp học của mình.

- VD:

- Bạn Lan có sở thích gì ?

- Bạn Hùng có năng khiếu gì?

- GV nhận xét.

* Kết luận: Em kính trọng thầy cô, yêu thương, đoàn kết với bạn bè

  • Một vài HS kể trước lớp.

- HS thực hiện theo yêu cầu, có thể kể về thầy cô giáo, bạn cùng lớp của mình về tính cách, sở thích, năng khiếu của thành viên đó.

- HS nhận xét, đóng góp ý kiến.

3. Hoạt động 2: Đóng vai (15 phút)

- Thông qua việc kể về một thành viên, HS được phát triển năng lực giao tiếp, tự tin.

* Mục tiêu: HS biết cách đóng vai thể hiện công việc của một thành viên trong tranh 1, 2, 3, 4 trang 44.

- Phương pháp, hình thức tổ chức: đóng vai theo nhóm.

- Dự kiến hình thức đánh giá: HS đánh giá HS, GV đánh giá HS.

* Cách tiến hành:

GV gợi ý, hướng dẫn HS bằng các câu hỏi:

+ Người đó là ai? Họ làm nghề gì? Công việc của người đó khi ở trường là gì?

- GV chia nhóm 4, thảo luận về 4 bức tranh. Phân vai trong nhóm.

- Gv mời 4 nhóm lên đóng vai.

- Các nhóm lần lượt lên đóng vai theo tranh.

- Gv nhận xét chốt ý:Mỗi thành viên trong nhà trường điều có nhiệm vụ riêng .

- HS mở SHS (tr44), tìm đúng trang của bài học.

- HS chia nhóm, bốc thăm, xem tranh và cùng bạn thảo luận về 4 bức tranh. Phân vai trong nhóm.

- Đại diện 4 nhóm lên đóng vai.

+ Cô giáo – dạy học sinh.

+ Y tá – chăm sóc bệnh nhân.

+ Bảo vệ–bảo vệ cho học sinh, cho trường an toàn.

+ Lao công- làm vệ sinh, quét dọn.

- HS khác nhận xét và đóng góp ý kiến.

NGHỈ GIỮA TIẾT

4. Hoạt động 3: Chia sẻ với bạn về hoạt động em thích nhất ở trường.

Thông qua việc thảo luận nhóm, đóng vai, HS được rèn luyện và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác.

Thông qua quan sát tranh và trả lời được các câu hỏi về những người trong trường học, HS được rèn luyện và phát triển năng lực nhận thức khoa học.

* Mục tiêu: HS chia sẻ với bạn về hoạt động em thích nhất ở trường.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: hỏi đáp cá nhân, nhóm đôi.

- Dự kiến hình thức đánh giá: HS đánh giá HS, GV đánh giá HS.

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS chia sẻ theo nhóm đôi về hoạt động mà em thích nhất ở trường.

- Gv cho chuẩn bị trước ở nhà các họat động tranh, tư liệu.

GV nhận xét, rút ra kết luận: Em tích cực tham gia các hoạt động ở trường.

- HS lần lượt chia sẻ, có thể chuẩn bị tranh, ảnh về hoạt động mà em thích nhất ở trường để giới thiệu với các bạn.

- HS nhận xét bạn.

4. Củng cố - Dặn dò ( 3 phút):

- GV nhận xét tiết học.

Thông qua việc tham gia thảo luận nhóm, HS được rèn luyện và phát triển phẩm chất chăm chỉ.

Thông qua việc trao đổi khi thảo luận nhóm, HS tiếp tục được rèn luyện và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác.

TIẾT 2

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1.Khởi động và khám phá: (3’)

*Mục tiêu: tạo hứng thú và khơi gợi nội dung tiết học trước

* Phương pháp, hình thức tổ chức: trò chơi “kết bạn” hoạt động cả lớp.

- Dự kiến hình thức đánh giá: HS đánh giá HS, GV đánh giá HS.

*Cách tiến hành:

- GV phổ biến luật chơi.

- Hs đi theo vòng tròn, vừa đi vừa đọc “kết bạn kết bạn. Kết bạn là đoàn kết. Đoàn kết là sức mạnh. Chúng ta cùng nhau kết bạn.”

- GV hô “kết hai”

- HS nhanh chóng kết thành nhóm 2 người, nếu đứng một mình hoặc nhóm nhiều hơn 2 là sai và phải chịu phạt.

  • HS quan sát, lắng nghe và cùng thực hiện.
  • - Hs tạo nhóm hai.

2. Hoạt động 1: Nhận xét cách ứng xử với bạn bè (10 phút)

Thông qua việc tích cực tham trò chơi, HS được phát triển năng lực tự chủ và tự học

- GV nhận xét, dẫn dắt vào tiết 2.

*Mục tiêu: HS biết được cách ứng xử đúng với bạn bè ở trường.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: hỏi đáp cá nhân, giơ mặt cười cả lớp.

- Dự kiến hình thức đánh giá: HS đánh giá HS, GV đánh giá HS.

*Cách tiến hành:

-GV yêu cầu HS quan sát tranh và đặt câu hỏi.

+ Em đồng tình với thái độ nào? Vì sao?

+ Em không đồng tình với thái độ nào? Vì sao?

+ Tranh 1: đồng tình vì bạn nam đã biết giúp đỡ bạn bè.

+ Tranh 2: không đồng tình vì bạn ấy chưa lịch sự.

- GV nhận xét, kết luận: Em ứng xử tốt với bạn bè trong trường.

- HS quan sát tranh 1,2 (tr45) và giơ mặt cười thể hiện thái độ đồng ý với hành động trong tranh, mặt khóc thể hiện thái độ không đồng tình với hành động trong tranh. Một vài HS giải thích, trình bày trước lớp.

- HS nhận xét.

NGHỈ GIỮA TIẾT (2 phút)

3. Hoạt động 2: Xử lý tình huống (10 phút)

*Mục tiêu: HS xử lý được một số tình hướng trong lớp học.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: trực quan, hỏi đáp, nhóm, đóng vai.

- Dự kiến hình thức đánh giá: HS đánh giá HS, GV đánh giá HS.

*Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho Hs quan sát và trả lời câu hỏi: “Em sẽ làm gì trong tình huống sau?”

- Tổ chức HS chia nhóm đôi, đóng vai.

+ Tranh 1: một bạn nam ném hốt rác. Em sẽ nhắc bạn không được làm vậy vì có thể vỡ, hỏng hốt rác, đồng thời nhắc bạn để hốt rác đúng vị trí.

+ Tranh 2: Một bạn nam ngồi và nghiêng ghế ra sau. Em nhắc bạn không nên ngồi như vậy, có thể bị ngã, không những nguy hiểm cho bản thân mà còn có thể làm hỏng ghế.

- GV nhận xét, kết luận: Em cần giữ gìn đồ dùng, thiết bị trong lớp học.

- HS quan sát tranh 1, 2 (tr 46), thảo luận nhóm , sắm vai để giải quyết tình huống.

- Hs nhận xét

4. Hoạt động 3: Thể hiện sự quan tâm đến các thành viên trong trường học ( 7 phút)

Thông qua việc tham gia thảo luận nhóm, HS được rèn luyện và phát triển phẩm chất chăm chỉ.

Thông qua việc đóng vai, HS tiếp tục được rèn luyện và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác.

*Mục tiêu: HS kể được việc làm thể hiện sự quan tâm đến các thành viên trong nhà trường..

* Phương pháp, hình thức tổ chức: hỏi đáp, nhóm đôi.

- Dự kiến hình thức đánh giá: HS đánh giá HS, GV đánh giá HS.

*Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn, yêu cầu HS kể nhóm đôi.

+ Ba, me, ông bà, anh chị, em.

- GV tổ chức cho một số HS kể trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương trước lớp.

- HS thảo luận nhóm đôi, kể về một việc em đã làm thể hiện sự quan tâm đến các thành viên trong nhà trường.

- HS kể

- HS nhận xét.

5. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP SAU GIỜ HỌC

( 3 phút)

- Hs cùng nhau giữ gìn và bảo quản các đồ dùng, thiết bị trong trường, lớp.

- Quan sát quang cảnh nơi em ở để chuẩn bị cho bài sau.

CHỦ ĐỀ:CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG

BÀI 11: NƠI EM SINH SỐNG

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:

- Nhận biết được quang cảnh, làng xóm nơi em ở.

- Giới thiệu quang cảnh nơi bản thân đang sinh sống.

2. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: tích cực tham gia các hoạt động trong tiết học

- Trung thực: ghi nhận kết quả việc làm của mình một các trung thực

- Yêu nước: yêu làng xóm, đường phố nơi em sinh sống.

3. Năng lực

3.1.Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Bày tỏ sự gắn bó, tình cảm với nơi mình ở.

- Giao tiếp, hợp tác: bước đầu sử dụng ngôn ngữ của bản thân, cử chỉ để trình bày thông tin nơi em sinh sống.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề và giải quyết được vấn đề.

3.2. Năng lực đặc thù:

- Biết sự gắn bó, tình cảm đối với nơi ở của mình.

- Bày tỏ sự gắn bó, tình cảm của bản thân với làng xóm hoặc khu phố của mình.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Tranh ảnh minh họa, bảng phụ, bảng nhóm; ...
2. Học sinh
: Sách học sinh, tranh ảnh sưu tầm,…

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.

2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3 phút):

* Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về nơi bản thân đang sinh sống, từ đó dẫn dắt vào bài mới Tạo hứng thú và khơi gợi lại nội dung bài học trước

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Hỏi đáp, cá nhân

* Cách tiến hành:

Cách tiến hành:

- GV nêu câu hỏi: Gia đình em đang sinh sống ở đâu?

- GV nhận xét và giới thiệu bài mới:Nơi em sinh sống

- HS trả lời ( nêu quận, huyện, con đường,….)

- HS lắng nghe.

2. Hoạt động 1: Tìm hiểu quang cảnh làng xóm, đường phố ( 17 phút)

* Mục tiêu: Học sinh giới thiệu được một cách đơn giản về quang cảnh làng xóm, đường phố thông qua tranh ảnh hoặc video.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.

* Cách tiến hành:

- HS tham gia trò chơi mang tên: “ MẢNH GHÉP BÍ ẨN”.

- Lớp được chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 em.

- Mỗi nhóm nhận từ GV 1 bức tranh đã được cắt ra thành 6 mảnh.

+Nhóm 1, 3, 5: ghép tranh về quang cảnh nông thôn.

+ Nhóm 2, 4, 6: ghép tranh về quang cảnh thành phố

- HS thảo luận nhóm để trả lời 2 câu hỏi sau khi ghép xong bức tranh:

+ Em thấy gì trong tranh ?

+ Theo em ,tranh vẽ cảnh ở đâu ?.

- Đại diện nhóm 1 trình bày bức tranh của mình.

- Đại diện nhóm 2 trình bày bức tranh của mình.

- GV chốt: Tranh của nhóm 1, 3, 5 là quang cảnh ở nông thôn. Tranh của nhóm 2, 4, 6 là quang cảnh ở thành phố.

- GV nêu câu hỏi gợi ý giúp HS nhận biết sự khác biệt giữa 2 quang cảnh

+ Các ngôi nhà ở thành phố và nông thôn khác nhau như thế nào ?

+ Đường phố ở nông thôn và thành phố khác nhau thế nào ?

- GV kết luận: Để các em thấy rõ hơn sự khác biệt giữa nông thôn và thành phố cô sẽ cho các em xem video. ( 2 phút)

=> Quang cảnh nơi em sinh sống thật gần gũi, thân quen.

- HS tham gia trò chơi

- HS thảo luận trả lời theo suy nghĩ của mình. ( nhà phố, cây cối, xe ô tô, con trâu, cây đa…)

- Các nhóm 3, 5 bổ sung ý kiến.

- Các nhóm 4,6 bổ sung ý kiến.

- 2,3 HS trả lời.

- HS nhận xét

- HS xem video

- HS lắng nghe.

Nghỉ giữa tiết (1’)

3. Hoạt động 2:Trò chơi Em là hướng dẫn viên (10 phút)

* Mục tiêu: HS liên hệ và giới thiệu quang cảnh nơi bản thân đang sinh sống

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS sử dụng tranh vẽ hoặc ảnh chụp làng xóm, khu phố nơi đang sinh sống đã chuẩn bị trước và thảo luận nhóm đôi “ Giới thiệu quang cảnh nơi em ở”

- GV tổ chức cho HS đóng vai là hướng dẫn viên để giới thiệu về quang cảnh nơi ở trước lớp và nhận xét. Có thể đặt thêm các câu hỏi để liên hệ mở rộng :

+ Nơi em ở có cảnh gì đẹp? Em thích nhất cảnh vật nào? Vì sao?

- HS giới thiệu tranh của mình.

- HS tham gia đóng vai. 1 vài bạn làm Hướng dẫn viên

3. CỦNG CỐ (2 phút):

* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm mới học.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập,liên hệ.

* Cách tiến hành:

-Hướng dẫn HS nói về quang cảnh nơi e đang sinh sống.

-Liên hệ giáo dục HS yêu quý quê hương, làng xóm

Học sinh tự nêu theo ý cá nhân

4. VẬN DỤNG (2 phút):

* Mục tiêu: HS biết làm những việc góp phần làm đẹp làng xóm

* Phương pháp, hình thức tổ chức:gợi mở….

* Cách tiến hành:

-Cho HS nêu những việc làm góp phần làm đẹp làng xóm

- GV yêu cầu HS về quan sát cách ứng xử của người dân tại nơi mình đang ở

Học sinh nêu theo gơi ý

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút):

* Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi lại nội dung bài học trước

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Hỏi đáp, cá nhân

* Cách tiến hành:

Cách tiến hành:

- GV bật nhạc hoặc bắt nhịp cho HS hát , múa bài “ Quê hướng tươi đẹp”

- GV đặt câu hỏi: Quang cảnh trong bài hát có gì đẹp? Tình cảm của bạn nhỏ đối với nơi mình ở như thế nào?

- GV dẫn dắt HS vào tiết 2 của bài học.

- HS hát, múa theo nhạc.

- đồng lúa, núi rừng,…..

- Yêu quê hương của mình..

2. Hoạt động 1: Sự gắn bó, tình cảm với nơi em ở ( 17 phút)

* Mục tiêu: HS nhận biết sự gắn bó, tình cảm đối với nơi ở của mình.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận, Trò chơi; nhóm.

* Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm có 4 HS, yêu cầu các nhóm quan sát tranh trong SGK trang 50,51 và TLCH :

+ Người dân trong khu phố của bạn An đang làm gì?

+ Việc làm nào của họ thể hiện sự đoàn kết, gắn bó với nhau?

- GV tổ chức cho 1 số nhóm lên chia sẻ

- GV rút ra kết luận.

* Kết luận:Người dân sinh sống trong khu phố đoàn kết, thương yêu nhau

- HS thảo luận nhóm 4 , trả lời:

- Đi dạo, tập thể dục, đánh cờ, đá cầu, đi chợ,…..

- Tình cảm đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau…

- Các nhóm lắng nghe, nhận xét.

Nghỉ giữa tiết (1’)

3. Hoạt động 2: Liên hệ bản thân (7 phút)

* Mục tiêu: Giúp học sinh tự liên hệ bản thân về những việc đã làm.

* Phương pháp, hình thức tổ chức:liên hệ, nhóm

* Mục tiêu: HS liên hệ và bày tỏ được sự gắn bó,
tình cảm đối với nơi ở của mình.

* Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi, bày tỏ tình cảm và chia sẻ những việc đã làm để thể hiện sự gắn bó, đoàn kết đối với người dân nơi đang ở thông qua việc thảo luận :

+ Em thích nhất điều gì ở nơi em ở? Vì sao?

+ Em đã làm gì để thể hiện sự gắn bó , đoàn kết đối với người dân xung quanh?

- GV gọi 1 số HS trình bày

- GV rút ra kết luận.

* Kết luận: Em gắn bó với nơi em ở

- HS thảo luận nhóm, trả lời:

- đông vui, có nhiều bạn tốt,….

- yêu thương, giúp đỡ,……

- HS cùng nhận xét bạn

- 1,2 HS nhắc lại

3. CỦNG CỐ (2 phút):

* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm mới học.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập,liên hệ.

* Cách tiến hành:

-Hướng dẫn HS nói về cuộc sống của bà con nơi e đang sinh sống.

-Liên hệ giáo dục HS yêu quý những người hàng xóm, giúp đỡ lẫn nhau.

Học sinh tự nêu theo ý cá nhân

4. VẬN DỤNG (3 phút):

* Mục tiêu: HS biết làm những việc thể hiện tình cảm và gắn bó nơi em sinh sống

*Phương pháp, hình thức tổ chức:gợi mở….

* Cách tiến hành:

-Cho HS nêu những việc em đã làm và sẽ làm để thể hiện tình cảm của bản thân đối với những người nơi em sinh sống.

- Tìm hiểu thêm những việc làm phù hợp để thề hiện sự gắn bó, đoàn kết đối với người dân nơi đang sinh sống.

-HS nêu

- Sưu tầm, hỏi ý kiến người thân theo gơi ý

**********************************************

CHỦ ĐỀ 3: CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG

BÀI 12: CÔNG VIỆC TRONG CỘNG ĐỒNG

  1. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
  • Nêu được một số công việc của người dân trong cộng đồng.
  • Nhận biết được bất kì công việc nào đem lại lợi ích cho cộng đồng đều đáng quý.
  • Làm được một số việc đóng góp cho cộng đồng.
  1. Phẩm chất chủ yếu

- Nhân ái: Yêu quý công việc của mọi người.

- Chăm chỉ: Có ý thức chăm vệ sinh đường phố xung quanh nơi ở.

- Trách nhiệm: Hiểu được trách nhiệm của bản thân đối với đường phố xung quanh nơi ở.

2. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Tự giác làm những việc có ích cho cộng đồng, đường phố xung quanh nơi ở.

- Giao tiếp và hợp tác: Hòa đồng, chia sẻ công việc với hàng xóm.

- Giải quyết các vấn đề sáng tạo: Thể hiện được cách ứng xử phù hợp với các tình huống xảy ra trong cộng đồng xung quanh nơi ở.

3. Năng lực khoa học

- Nhận thức khoa học: Xác định được công việc có ích.

- Tìm hiểu môi trường tự nhiên xã hội xung quanh: Biết vai trò của mỗi người xung quanh nơi em ở.

- Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học: Làm những việc có ích xung quanh nơi em ở.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: SGK, SGV, tranh ảnh.

- HS: SGK, VBT, tranh (hình vẽ) công việc yêu thích.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.

2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TIẾT 1

Hoạt động giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động và khám phá:

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về công việc trong cộng đồng mà em biết.

b. Cách tiến hành:

HTTC: Trò chơi.

Chia nhóm.

- Giới thiệu trò chơi “Ai nhanh hơn?”

- Tổ chức chơi.

- Kết luận, phân thắn thua, tuyên dương.

2. Hoạt động 1: Tìm hiểu một số công việc trong cộng đồng.

a. Mục tiêu: HS biết được một số công việc trong cộng đồng.

HTTC: Cá nhân.

b. Cách tiến hành

. Cách tiến hành

- Gắn tranh sgk trang 52, 53 phóng to.

- Hướng dẫn:

+ Tranh vẽ ai?

+ Họ ở đâu? Họ đang làm gì?

- Nhận xét, kết luận: Nêu đúng công việc của mọi người.

3. Hoạt động 2: Công việc nào đem lại lợi cho cộng đồng đều đáng quý.

a. Mục tiêu: HS nhận biết được bất kì công việc nào đem lại lợi cho cộng đồng đều đáng quý.

HTTC: Nhóm.

b. Cách tiến hành:

- Yêu cầu lấy tranh (hình ảnh) về công việc em thích.

- Tổ chức thảo luận.

- Theo dõi, giúp đỡ.

- Nhận xét, kết luận: Công việc nào đem lại lợi cho cộng đồng đều đáng quý.

4. Củng cố – dặn dò

- Yêu cầu nêu nội dung bài.

- Liên hệ thực tế, GDTT

* Hoạt động tiếp nối:

- Nói với người thân về công việc trong cộng đồng mà bản thân yêu thích.

- Tìm hiểu những việc phù hợp để đóng góp cho cộng đồng.

- Ổn định nhóm

- Lắng nghe.

- Tham gia: từng nhóm nêu tên 1 việc làm, nhóm sau không trùng nhóm trước. Nhóm nào không nêu được thì thua.

* Dự kiến sản phẩm:

- Các em nêu được công việc nơi công cộng.

* Tiêu chí đánh giá:

- Có tham gia trò chơi, chơi đúng luật.

- Nêu đúng tên công việc.

- Quan sát.

- Ổn định nhóm, thảo luận theo gợi ý.

- Trình bày - Bổ sung: Bác sĩ khám chữa bệnh cho bệnh nhân; nhân viên phục vụ người dân mua sắm; lao công đang quét rác; phục vụ cho khách ăn uống ==> Giúp cho mọi người được khỏe mạnh, vui vẻ, có không khí trong lành, cuộc sống tốt đẹp nhất, họ đoàn kết, yêu thương nhau.

* Dự kiến sản phẩm:

- Các em thảo luận tích cực, nêu được công việc của từng người.

- Biết việc làm để đóng góp cho cộng đồng.

* Tiêu chí đánh giá:

- Quan sát tốt nội dung tranh; thảo luận hiệu quả.

- Nêu được công việc của từng người, biết phải đoàn kết, yêu thương nhau.

- Lấy tranh (hình ảnh).

- Nhóm thảo luận nêu việc trong tranh (hình ảnh), lợi ích.

- Trình bày, nhận xét.

- Lặp lại.

* Dự kiến sản phẩm:

- Các em nêu đúng tên việc.

- Biết được lợi ích của công việc.

* Tiêu chí đánh giá:

- Tham gia thảo luận.

- Nêu đúng tên việc, lợi ích của công việc.

- Cá nhân trả lời.

- Lắng nghe, thực hiện.

-Thực hiện.

TIẾT 2

Hoạt động giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động và khám phá:

a. Mục tiêu:

Tạo hứng thú và khơi gợi lại nội dung tiết học trước.

HTTC: Trò chơi.

Chia nhóm.

- Giới thiệu trò chơi “Ai nhanh? Ai đúng?”

- Tổ chức chơi.

- Kết luận, phân thắn thua, tuyên dương.

2. Hoạt động 1: tìm hiểu những việc làm thiết thực đóng góp cho cộng đồng.

a. Mục tiêu: HS nêu được một số việc làm đóng góp cho cộng đồng.

HTTC: Nhóm đôi.

b. Cách tiến hành

- Giao việc, hướng dẫn:

+ Em hoặc gia đình em đã làm gì cho làng xóm nơi em ở?

+ Việc đó mang lại lợi ích gì cho cộng đồng.

- Nhận xét, kết luận: Em tham gia xây dựng khu phố, làng xóm sạch đẹp.

- Hướng dẫn từ khóa.

  1. Hoạt động nối tiếp sau bài học.

- Chia sẻ với người thân về những việc nên làm để đóng góp cho cộng đồng.

Tham gia làm một sỗ việc phù hợp để đóng góp cho cộng đồng.

  1. Củng cố – dặn dò:

- Yêu cầu nhắc lại các kết luận, từ khóa trong bài.

- Liên hệ thực tế, GDTT

- Lắng nghe.

- Tham gia: 1 HS nói thầm tên 1 công việc công cộng cho HS thứ 2 nghe, HS thứ 2 diễn tả lại cho cả lớp đoán. HS nào đoán nhanh, đúng sẽ chiến thắng.

* Dự kiến sản phẩm:

- Các em tham gia trò chơi đúng luật.

- Đoán đúng tên công viêc qua diễn tả.

* Tiêu chí đánh giá:

- Có tham gia hát, hát đúng lời.

- Nêu đúng nội dung tranh.

- Nhóm đôi thảo luận:

+ Em nhặt rác để môi trường sạch sẽ, cha em làm cỏ đường đi để thoáng mặt đường,…

- Trình bày - Nhận xét.

- Công việc, cộng đồng.

* Dự kiến sản phẩm:

- Có làm việc nhóm đôi.

- Biết việc làm để đóng góp cho cộng đồng.

* Tiêu chí đánh giá:

- Thảo luận đúng yêu cầu, trình bày to, rõ.

- Nêu được công việc của em và gia đình góp phần cho nơi ở.

- Nhắc lại

- Lắng nghe, vận dụng

**************************************

CHỦ ĐỀ 2: CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG

BÀI 13: TẾT NGUYÊN ĐÁN

  1. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
  • Giới thiệu được tên gọi và thời gian diễn ra tết Nguyên đán.
  • Kể được một số công việc của gia đình và người dân cho tết Nguyên đán.
  • Nêu được cảm xúc trong ngày tết Nguyên đán.
  1. Phẩm chất chủ yếu

- Nhân ái: yêu quý gia đình, bạn người thân.

- Chăm chỉ: Có ý thức giữ gìn vệ sinh nhà cửa.

- Trách nhiệm: hiểu được trách nhiệm của bản thân đối với gia đình khi chuẩn bị đón Tết

2. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Thể hiện qua việc thực hiện các hoạt động tại trường lớp.

- Giao tiếp và hợp tác: Chia sẻ cùng bạn những điều đã biết tết Nguyên đán của mình.

- Giải quyết các vấn đề sáng tạo: Thể hiện được cách ứng xử phù hợp với các tình huống xảy ra vào ngày Tết.

3. Năng lực khoa học

- Nhận thức khoa học: Giới thiệu được tên gọi và thời gian diễn ra tết Nguyên đán.

- Tìm hiểu môi trường tự nhiên xã hội xung quanh: Kể được một số công việc của gia đình và người dân cho tết Nguyên đán.

- Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học: Nêu được cảm xúc trong ngày tết Nguyên đán.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: SGV, SGK, tranh ảnh, đoạn phim ngắn về một số hoạt động chuẩn bị cho tết Nguyên Đán và một số hoạt động diễn ra trong tết, bài giảng điện tử

- HS: SGK, VBT, tranh ảnh…

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.

2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

IV.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC DẠY HỌC CHỦ YẾU

TIẾT 1

Hoạt động giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động:

a. Mục tiêu:

Tạo không khí vui tươi trước khi bắt đầu vào tiết học.

Tạo tình huống dẫn vào bài.

b. Cách tiến hành:

GV cho HS hát bài: “Sắp đến tết rồi”.

GV mở video cả lớp cùng hát và vỗ tay theo nhịp.

GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới

- GV nói tên bài và viết lên bảng:

Bài 13: Tết Nguyên đán.(tiết 1)

2. Hoạt động 1: Hình thành, phát triển năng lực nhận thức và tìm hiểu

a. Mục tiêu: Giới thiệu được tên gọi và thời gian diễn ra tết Nguyên đán.

- Kể được một số công việc của gia đình và người dân cho tết Nguyên đán.

b. Cách tiến hành

- Tết Nguyên đán diễn ra vào thời gian nào?

Nhận xét- kết luận

Giao việc

- Quan sát tranh, thảo luận kể được một số công việc của gia đình chuẩn bị cho tết Nguyên đán.

- GV kết luận:

3. Hoạt động 2: Hình thành, phát triển năng lực vận dụng thức và kỹ năng

a. Mục tiêu:

- Kể được một số công việc của gia đình mình để đón tết Nguyên đán.

b. Cách tiến hành:

- Giao việc

Nhận xét- tuyên dương

=> Kết luận: Em cùng gia đình chuẩn bị đón Tết thật vui.

4. Củng cố – dặn dò

- GV hỏi lại về bài học

- GV liên hệ thực tế, GDTT

* Hoạt động tiếp nối: Vẽ tranh về ngày tết quê em, ảnh gia đình vào dịp tết

- HS hát và vỗ tay theo yêu cầu.

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại tên bài.

* Dự kiến sản phẩm:

- Các em tham gia hát đầy đủ.

* Tiêu chí đánh giá:

- Thực hiện đúng bài hát và vỗ tay đúng nhịp.

- Đôi bạn trao đổi cùng nhau

- Trình bày

- HS quan sát tranh, lắng nghe

- Làm việc theo nhóm 4/1 tranh

- Trình bày- nhận xét- bổ sung

- HS lắng nghe

* Dự kiến sản phẩm:

- Các em phát biểu sôi nổi, nói được các việc như: dọn, trang trí nhà….

* Tiêu chí đánh giá:

- Trả lời đúng câu hỏi GV đưa ra.

-Đôi bạn kể cho nhau nghe: Những người trong gia đình mình đã làm những việc gì để đón tết Nguyên đán.

-Trình bày

- HS lắng nghe

* Dự kiến sản phẩm:

- Các em nói được công việc của gia đình mình để đón tết Nguyên đán.

- Trình bày trước lớp rõ ràng.

* Tiêu chí đánh giá:

- Thực hiện tốt các yêu cầu GV đưa ra.

  • HS nhắc lại tựa bài
  • HS lắng nghe, vận dụng

TIẾT 2

Hoạt động giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động:

a. Mục tiêu:

Tạo không khí vui tươi trước khi bắt đầu vào tiết học.

Tạo tình huống dẫn vào bài.

b. Cách tiến hành:

Cho HS giới thiệu tranh ảnh chuẩn bị

GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới

- GV nói tên bài và viết lên bảng:

Bài 13: Tết Nguyên đán.(tiết 2)

2. Hoạt động 1: Quan sát.

a. Mục tiêu: HS kể được những hoạt động thường diễn ra vào ngày tết.

b. Cách tiến hành

- GV giới thiệu tranh trang 58 (2 tranh trên), yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

* Trong tranh có những ai? Đang làm gì?

- Tiến hành cho HS Làm việc theo nhóm 4

Kết luận

3. Hoạt động 2: Liên hệ thực tế

a. Mục tiêu: Nêu được cảm xúc trong ngày tết Nguyên đán.

b. Cách tiến hành:

- GV cho HS tìm hiểu về nội dung các tranh cuối trang 58

- Tranh vẽ cảnh gì?

- Các bạn nhỏ thế nào?

- Riêng em em thích điều gì nhất trong dịp tết Nguyên đán? Vì sao?

=> Kết luận

4.Hoạt động 3: Tìm hiểu.

a. Mục tiêu: Biết được một số lễ hội được tổ chức vào ngày tết.

b. Cách tiến hành:

- Cho HS quan sát tranh trang 59, nêu tên lễ hội

Kết luận

5.Hoạt động 4: Chia sẻ

a. Mục tiêu: Chia sẻ cùng bạn những điều đã biết về tết Nguyên đán của mình.

b. Cách tiến hành:

Đôi bạn trao đổi:

- Tên, thời gian tổ chức, những điều mình thích trong lễ hội ở địa phương mình.

Kết luận

6. Củng cố – dặn dò

- GV yêu cầu HS đọc lại các từ khóa trong bài: Tết Nguyên đán- Lễ hội- Sum họp

- GV liên hệ thực tế, GDTT

- Giới thiệu tranh ảnh chuẩn bị.

- HS nhắc lại tên bài.

* Dự kiến sản phẩm:

- Các em trình bày được tranh, ảnh đã chuẩn bị.

* Tiêu chí đánh giá:

- Nêu được con người, cảnh vật, không khí ngày tết.

- HS quan sát tranh, lắng nghe

- HS làm việc theo nhóm 4

- HS trình bày

- HS lắng nghe, ghi nhớ

* Dự kiến sản phẩm:

- Các em phát biểu sôi nổi, nói được những việc: thắp hương cho tổ tiên, mừng tuổi ông bà,...

* Tiêu chí đánh giá:

- Trả lời đúng câu hỏi GV đưa ra. Quan sát tốt nội dung tranh.

- HS quan sát tranh, nghe yêu cầu

- Bắn pháo hoa

- Các bạn thích thú khi xem

- Đi thăm ông bà, bánh, lì xì, ...

  • HS lắng nghe

* Dự kiến sản phẩm:

- Quan sát tốt nội dung tranh

- Nêu được thích điều gì nhất trong dịp tết nguyên đán? Vì sao?

* Tiêu chí đánh giá:

- Thực hiện tốt các yêu cầu GV đưa ra.

- Trả lời.

* Dự kiến sản phẩm:

- Quan sát tốt nội dung tranh

- Nêu được tên lễ hội

* Tiêu chí đánh giá:

- Thực hiện tốt các yêu cầu GV đưa ra.

Trao đổi đôi bạn- Trình bày.

* Dự kiến sản phẩm:

- Nêu được tên lễ hội

- Thích múa lân, ...

* Tiêu chí đánh giá:

- Thực hiện tốt các yêu cầu GV đưa ra.

**********************************************

CHỦ ĐỀ: CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG

BÀI 14: ĐI ĐƯỜNG AN TOÀN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Nhận biết được một số tính huống nguy hiểm trên đường .

- Nêu tên và ý nghĩa của một số biển báo và đèn hiệu giao thông .

- Thực hành đi bộ qua đường.

2. Phẩm chất chủ yếu:

- Bài học góp phần phát triển ở học sinh phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức tuân thủ luật giao thông, đi đường an toàn.

3. Năng lực :

3.1 Năng lực chung:

- Năng lực tự học và tự chủ: Chủ động quan sát và tích cực tham gia trò chơi.

- Năng lực giao tiếp: Hợp tác, làm việc nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Biết đi bộ qua đường an toàn.

3.2 Năng lực khoa học:

- Nhận thức khoa học: Học sinh nhận biết được một số tình huống nguy hiềm rủi ro có thể xảy ra trên đường và cách phòng tránh.

- Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Thực hành đi bộ qua đường theo sơ đồ

trên đoạn đường không có đèn tín hiệu giao thông và có tín hiệu giao thông.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Giáo viên:

- Hình ảnh một số biển báo giao thông thường gặp, đoạn phim ngắn về các tình huống nguy hiểm khi đi trên đường, mô hình đèn tín hiệu giao thông.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa, vở bài tập, mũ bảo hiểm.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.

2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ KHÁM PHÁ (5 phút):

* Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về việc đi bộ an toàn.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Cả lớp.

* Cách tiến hành:

- GV cho HS xem một đoạn phim ngắn về một tình huống đi bộ trên đường không an toàn (tình huống có thể là vừa đi vừa đùa giỡn trên đường, đi dưới lòng đường,…).

- GV hỏi: Chuyện gì có thể xảy ra với các bạn trong phim?

- Từ đó, GV dẫn dắt để HS liên hệ với bản thân “Khi đi bộ trên đường, em thường đi như thế nào?”

- GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học.

- HS xem videoclip.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

2. HOẠT ĐỘNG 1: NHẬN BIẾT MỘT SỐ TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM KHI ĐI TRÊN ĐƯỜNG (12 phút):

* Mục tiêu: Nhận biết được một số tình huống nguy hiểm, các rủi ro có thể xảy ra trên đường và nêu được cách phòng tránh.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm 4.

* Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS quan sát tranh trong SGK, yêu cầu các em thảo luận nhóm 4 câu hỏi:

+ Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?

+ Những bạn nào có thể bị nguy hiểm? Vì sao?

- Kết luận: Em cần chú ý đi bộ trên vỉa hè, không chơi đùa trên đường để tránh xảy ra tai nạn.

Nghỉ giữa tiết

3. HOẠT ĐỘNG 2: ĐI ĐƯỜNG AN TOÀN (13 phút)

* Mục tiêu: HS tự liên hệ và biết một số quy định khi đi bộ để đảm bảo an toàn.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm đôi.

* Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS trao đổi theo nhóm đôi về phương tiện đi học hàng ngày của mình.

- HS thảo luận

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi “Khi đi đường, em lưu ý điều gì để đảm bảo an toàn?”

- GV nhận xét.

- Kết luận: Em đảm bảo an toàn khi đi đường.

- Đại diện các nhóm trả lời.

4. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP SAU BÀI HỌC

- Tìm hiểu tên và ý nghĩa của một số biển báo giao thông thường gặp.

- Chuẩn bị mũ bảo hiểm để thực hành.

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ KHÁM PHÁ (5 phút):

* Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi lại nội dung học của tiết trước.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.

* Cách tiến hành:

- GV bật nhạc, bắt nhịp cho HS cùng hát bài “An toàn giao thông” (sáng tác: Kiều Tấn Minh).

- GV hỏi: Bài hát nói về điều gì? Tín hiệu đèn giao thông gồm những màu gì?

- GV dẫn dắt vào tiết 2 của bài học.

- Từ đó, GV dẫn dắt để HS liên hệ với bản thân “Khi đi bộ trên đường, em thường đi như thế nào?”

- GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học.

- HS xem videoclip.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

2. HOẠT ĐỘNG 1: BIỂN BÁO VÀ ĐÈN TÍN HIỆU GIAO THÔNG (12 phút):

* Mục tiêu: HS chỉ ra được một số biển báo, đèn tín hiệu giao thông và nêu được ý nghĩa của chúng.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, vấn đáp, trò chơi.

* Cách tiến hành:

+ Bước 1: Tìm hiểu về biển báo giao thông.

- GV đưa hình một số biển báo giao thông, yêu cầu HS hỏi – đáp theo nhóm đôi về tên và ý nghĩa của chúng.

- GV tổ chức trò chơi “Truyền điện”. GV hỏi một HS về tên một biển báo giao thông, nếu HS trả lời đúng sẽ được chọn một bạn HS khác để hỏi về tên hoặc ý nghĩa của một biển báo giao thông bất kì khác.

- HS chơi.

- Hình 1: Biển báo đường dành cho người đi bộ.

- Hình 2: Biển báo cấm người đi bộ.

- Hình 3: Biển báo giao nhau với đường sắt không có rào chắn.

+ Bước 2: Tìm hiểu về tín hiệu đèn giao thông.

- GV đặt một số câu hỏi và yêu cầu HS trả lời cá nhân: Em thường thấy đèn tín hiệu giao thông ở đâu? Em làm gì khi gặp tín hiệu đèn màu xanh (hoặc màu vàng hoặc màu đỏ)?

- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Đèn xanh, đèn đỏ”.

- GV phổ biến luật chơi: HS quay hai cánh tay trước ngực, khi GV hô “Đèn xanh!” thì hai tay quay nhanh, khi GV hô “Đèn vàng!” thì hai tay quay chậm lại, và khi GV hô “Đèn đỏ!” thì hai tay của HS dừng lại.

- GV cùng HS trao đổi về việc đi bộ tại những nơi có vạch kẻ đường.

- Kết luận: Em sang đường theo vạch kẻ và tuân theo tín hiệu giao thông.

- HS trả lời.

- HS chơi.

Nghỉ giữa tiết

3. HOẠT ĐỘNG 2: THỰC HÀNH ĐI BỘ QUA ĐƯỜNG (13 phút)

* Mục tiêu: HS thực hành đi bộ qua đường theo sơ đồ trên đoạn đường không có tín hiệu đèn giao thông và đoạn đường có tín hiệu đèn giao thông.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành.

* Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS thực hành đi bộ qua đường theo sơ đồ:

+ Đoạn đường không có tín hiệu đèn giao thông.

+ Đoạn đường có tín hiệu đèn giao thông.

- GV tổ chức cho HS tự đánh giá hoạt động thực hành của bản thân.

- HS đánh giá.

- GV cho HS đọc các từ khóa của bài.

- HS đọc: “Giao thông – An toàn”.

4. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP SAU BÀI HỌC

- Hát bài “Đèn xanh, đèn đỏ” (sáng tác: Lương Bằng Vinh, Ngô Quốc Chính).

- Thực hành đi bộ theo tín hiệu đèn giao thông.

CHỦ ĐỀ: CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG

BÀI 15: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG

  1. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Ôn tập, củng cố lại cho HS các nội dung của chủ đề Cộng đồng địa phương.

- Hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức của chủ đề ứng xử phù hợp trong cộng đồng.

  1. Phẩm chất chủ yếu

- Nhân ái: Bày tỏ sự gắn bó, tình cảm của bản thân với nơi em ở.

- Trách nhiệm: Tuân thủ luật lệ giao thông.

- Trách nhiệm: Nêu được một số việc có thể làm để đóng cho cộng đồng địa phương.

3. Năng lực chung

3. 1 Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Nhận biết được cách ứng xử phù hợp nơi cộng đồng, nắm được các lễ hội. Đọc và thực hiện nhiệm vụ SGK, quan sát và ghi lại được những gì quan sát được.

- Giao tiếp và hợp tác: Biết giao tiếp, hợp tác với nhóm, tổ trong việc thực hiện những việc làm có ích trong cộng đồng địa phương. Nêu ý kiến trong nhóm và báo cáo kết quả học tập nhóm.

- Giải quyết các vấn đề sáng tạo: Nêu được cách ứng xử phù hợp trong các tình huống thực tế.

3. 2 Năng lực khoa học

- Nhận thức khoa học:

+ HS biết giới thiệu về quang cảnh xung quanh.

+ HS biết thêm một số lễ hội khác trong cộng đồng.

+ Biết được một số biển báo, đèn hiệu giao thông và ý nghĩa.

- Tìm hiểu môi trường tự nhiên xã hội xung quanh:

+ HS nhận biết được cách ứng xử đúng ở nơi công cộng.

+ Nêu được cảm xúc khi tham gia lễ hội.

+ Nhận biết việc nào đem lại lợi ích cho cộng đồng.

- Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học:

+ Liên hệ bản thân, nêu cách ứng xử phù hợp trong các tình huống thực tế.

+ Thực hành đi bộ an toàn.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Giáo viên: Tranh, ảnh hoặc đoạn phim ngắn về một số lễ hội và về các tình huống giao thông.

2. Học sinh: SGK, VBT

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.

2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

TIẾT 1

Hoạt động giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động 1: Ôn tập về hoạt động trong cộng đồng

a. Mục tiêu: HS nhận biết được cách ứng xử phù hợp ở nơi công cộng.

b. Phương pháp – hình thức: Trực quan, đàm thoại – Cá nhân, lớp.

c. Cách tiến hành:

GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK trang 64 và cho biết hoạt động của mọi người trong tranh.

GV giáo dục HS cách ứng xử phù hợp ở nơi công cộng.

Kết luận: Khi đến những nơi công cộng, em cần ứng xử phù hợp.

d. Dự kiến sản phẩm:

- HS nêu được các hoạt động trong tranh, nắm được cách ứng xử phù hợp.

e. Tiêu chí đánh giá:

- Đánh giá thông qua quan sát hoạt động của HS và cách trình bày.

2. Hoạt động 2: Ôn tập về lễ hội trong cộng đồng

a. Mục tiêu: HS biết thêm một số lễ hội khác trong cộng đồng.

b. Phương pháp – hình thức: Thảo luận, đàm thoại – Nhóm, lớp.

b. Cách tiến hành:

Bước 1:

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi, nói về những việc làm của bản thân ở thời điểm trước và trong Tết.

- GV và HS cùng nhận xét.

Bước 2:

- Hướng dẫn HS kể lại một ngày hội mà các em biết bằng một số câu hỏi gợi ý:

+ Em đã từng tham gia những ngày hội nào ở trường/ nơi em ở?

+ Em thích nhất ngày hội nào?

+ Em đã làm gì trong ngày hội đó?

+ Sau khi tham gia ngày hội, em cảm thấy như thế nào?

- GV tổ chức cho HS thi kể trước lớp và khen thưởng HS kể hay.

Kết luận: Có nhiều lễ hội diễn ra trong dịp tết Nguyên đán.

d. Dự kiến sản phẩm:

- HS kể tên được một số lễ hội trong dịp Tết Nguyên Đán.

e. Tiêu chí đánh giá:

- Đánh giá thông qua quan sát hoạt động của HS và cách trình bày.

3. Củng cố – dặn dò:

- GV hỏi lại về bài học.

- GV liên hệ thực tế, GDTT.

4. Hoạt động tiếp nối:

- HS xem lại các biển báo giao thông, đèn tín hiệu ở các tiết học trước để trình bày vào tiết 2.

- HS chia sẻ.

- HS lắng nghe.

- HS làm việc theo nhóm đôi.

- HS trình bày.

- HS trả lời.

- HS nhắc lại tựa bài

- HS lắng nghe, vận dụng

TIẾT 2

Hoạt động giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động 1: Ôn tập về đi đường an toàn

a. Mục tiêu:

Nhận biết cách đi đường an toàn.

b. Phương pháp – hình thức: Trực quan, đàm thoại – Cá nhân, lớp.

c. Cách tiến hành:

Tổ chức cho HS quan sát tranh 1, 2, 3, 4 trong SGK trang 65 và yêu cầu HS chọn cách đi đường an toàn.

GV có thể yêu cầu HS cho biết vì sao cách đi đường đó an toàn/ không an toàn.

Kết luận: Khi đi trên đường, em cần tuân thủ các quy định giao thông để đảm bảo an toàn.

d. Dự kiến sản phẩm:

- HS nêu được cách đi đường an toàn.

e. Tiêu chí đánh giá:

- Đánh giá thông qua quan sát hoạt động của HS và cách trình bày.

2. Hoạt động 2: Ôn tập về cách ứng xử trong cộng đồng

a. Mục tiêu: HS nhận biết được cách ứng xử đúng ở nơi công cộng.

b. Phương pháp – hình thức: Trực quan, thảo luận, đàm thoại – nhóm, lớp.

c. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS quan sát tranh trong SGK trang 66, thảo luận nhóm đôi và trả lời một số câu hỏi:

+ Các bạn nhỏ trong tranh đang ở đâu?

+ Các bạn đang làm gì?

+ Em có đồng tình với hành động của các bạn đó không? Vì sao?

Kết luận: Khi đến những nơi công cộng, em cần lịch sự và tuân theo các quy định ở nơi đó.

d. Dự kiến sản phẩm:

- HS nêu được sự đồng tình/ không đồng tình ở các tình huống trong SGK.

e. Tiêu chí đánh giá:

- Đánh giá thông qua quan sát hoạt động của HS và cách trình bày.

3. Củng cố – dặn dò

- GV liên hệ thực tế, GDTT.

- HS chia sẻ.

- HS trả lời.

- HS làm việc theo nhóm đôi.

- HS trình bày.

****************************************

CHỦ ĐỀ 4: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

Bài 16: CÂY XUNG QUANH EM

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:

  • Sau bài học, các em nêu và đặt được câu hỏi về một số đặc điểm bên ngoài nổi bật của cây.
  • Chỉ và nói được các bộ phận bên ngoài của cây.
  • Phân biệt được cây bóng mát, cây ăn quả, cây hoa, cây rau dựa vào ích lợi của cây đối với con người.
  • Vẽ và chỉ ra được các bộ phận của một cây yêu thích.

2. Phẩm chất, năng lực:

2.1. Phẩm chất:

  • Nhân ái: Biết chăm sóc cây cối, trân trọng thành quả lao động của mọi ngườ.i
  • Chăm chỉ: tích cực tham gia các hoạt động trong tiết học
  • Trung thực: ghi nhận kết quả việc làm của mình một các trung thực
  • Trách nhiệm: ý thức được trách nhiệm giữ vệ sinh trường, lớp; chăm sóc cây cối trong lớp, sân trường.

2.2. Năng lực:

  • Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
  • Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.

3. Vận dụng được kiến thức kĩ năng được hình thành trong bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn.

  • Nhận thức khoa học: biết được lợi ích quan trọng của thực vật và động vật đối với đời sống con người.
  • Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thực tế.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Tranh ảnh về một số loài cây: cây bóng mát, cây ăn quả, cây hoa, cây rau.

2. Học sinh: SGK, VBT, bút màu, giấy vẽ, một số cây thật hoặc tranh ảnh về cây.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.

2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ KHÁM PHÁ (5 phút):

* Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về các loại cây xung quanh, dẫn dắt vào bài mới.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.

* Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Truyền điện”để trả lời câu hỏi: Em biết những loại cây nào?

- GV nhận xét chung và giới thiệu bài “Cây xung quanh em”

- HS nêu các loài cây.

2. HOẠT ĐỘNG 1: Sự đa dạng về đặc điểm bên ngoài của cây (8 phút):

* Mục tiêu: HS nêu và đặc được câu hỏi về một số đặc điểm bên ngoài nổi bật của cây

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS tạo thành các nhóm đôi

- HS quan sát tranh 1 và tranh 2 (SGK trang 68) và hỏi – đáp cặp đôi theo các câu hỏi sau:

+ Đây là cây gì?

+ Cây đó có đặc điểm gì về hình dạng, kích thước, màu sắc,…?

- GV quan sát gợi ý cho HS hỏi và trả lời nhiều hơn về đặc điểm của cây. (Ví dụ: Cây này có hoa, có quả không? Hoa của cây có màu gì?Thân cây như thế nào?...)

- Y/c 2 nhóm lên chỉ tranh và hỏi đáp trước lớp

- GV và HS cùng nhận xét và rút ra kết luận.

*Kết luận: Mỗi cây khác nhau có những đặc điểm bên ngoài khác nhau: có cây to, có cây nhỏ, có cây có hoa, có quả, có cây trên thân có gai,…

- HS tiến hành thảo luận nhóm đôi hỏi đáp theo các câu hỏi gợi ý của GV.

- HS trình bày kết quả thảo luận thông qua hỏi – đáp.

- HS nhận xét

- HS lắng nghe

3.HOẠT ĐỘNG 2: Các bộ phận rễ, thân, lá của cây(5 phút):

* Mục tiêu: HS quan sát chỉ và nói được tên các bộ phận rễ, thân, lá của cây

* Phương pháp, hình thức tổ chức: trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề.

* Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành các nhóm 4 HS

- GV y/c các nhóm đặt tranh ảnh hoặc cây thật mà các bạn trong nhóm đã chuẩn bị lên bàn, quan sát theo các nội dung gợi ý sau:

+ Cây đó có những bộ phận nào?

+ Chỉ và nói các bộ phận của cây đó?

+ Các cây đều có những bộ phận nào?

- GV y/c một số nhóm lên chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của một cây trong nhóm đã chuẩn bị

- GV nhận xét, rút ra kết luận

* Kết luận: Mỗi cây đều có các bộ phận: rễ, thân, lá.

- HS quan sát và thực hiện nhiệm vụ theo nhóm.

- HS trình bày kết quả thảo luận.

- HS nhận xét

- HS lắng nghe

Nghỉ giữa tiết

4.HOẠT ĐỘNG 3: Các bộ phận hoa, quả của cây(7 phút):

* Mục tiêu: HS quan sát, chỉ và nói được tên các bộ phận hoa, quả của cây.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề.

* Cách tiến hành:

- GV tổ chức HS quan sát một số tranh về cây có quả, cây có hoa và đặt câu hỏi:

+ Chỉ và nói tên các bộ phận của cây trong tranh?

+ Ngoài các bộ phận rễ, thân và lá, cây đó còn có các bộ phận bên ngoài nào khác nữa?

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi

- GV nhận xét và rút ra kết luận

* Kết luận: Ngoài các bộ phận rễ, thân, lá, cây còn có các bộ phận khác như hoa, quả

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

- HS trả lời câu hỏi

- HS nhận xét

- HS lắng nghe

5.HOẠT ĐỘNG 4: Vẽ một cây mà em yêu thích.(5 phút):

* Mục tiêu: HS vẽ và chia sẻ được với bạn về các bộ phận bên ngoài của một cây mà em yêu thích.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò chơi.

* Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu:

+ HS nhớ lại một cây mà em yêu thích

+ Vẽ và tô màu cây đó

- GV tổ chức cho HS chia sẻ bức tranh trước lớp. (nếu còn thời gian)

- HS lắng nghe yêu cầu và vẽ tranh.

6.Hoạt động nối tiếp sau bài học: (3 phút):

GV yêu cầu HS về tiếp tục hoàn thiện bức tranh vẽ để chuẩn bị cho tiết học sau.

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ KHÁM PHÁ (3 phút):

* Mục tiêu:

Tạo không khí vui tươi và khơi gợi lại nội dung bài học của tiết trước.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: hát

* Cách tiến hành:

GV cho HS nghe hát bài: “Ra chơi vườn hoa”

GV mở video cả lớp cùng hát và vỗ tay theo nhịp.

GV nhận xét: Cô thấy các em hát rất hay, cô tuyên dương cả lớp.

- GV nói tên bài và viết lên bảng: Bài 16: Cây xung quanh em.

- HS hát và vỗ tay theo yêu cầu.

- HS nhắc lại tên bài.

.

2. Hoạt động 1: Lợi ích của cây đối với con người (8 phút):

* Mục tiêu: Phân biệt được cây bóng mát, cây ăn quả, cây hoa, cây rau dựa vào lợi ích của cây đối với con người

. *Phương pháp: Đàm thoại.

* Cách tiến hành:

  • GV cho HS quan sát tranh (SGK trang 70) theo hình thức nhóm đôi.
  • GV mời ngẫu nhiên một số cặp đôi lên chỉ vào tranh và nói về lợi ích của từng cây trong tranh.
  • HS nhận xét.
  • GV nhận xét: Chúng ta đã biết tên và đặc điểm của cây. Mỗi loài cây mang lại những lợi ích riêng cho con người: có cây cho bóng mát; có cây cho quả; có cây cho hoa để trang trí, làm cảnh; có cây dung làm rau ăn cho con người.
  • HS thực hiện theo nhóm đôi.

  • HS lắng nghe

  • HS lắng nghe

  • HS lắng nghe

3. Hoạt động 2: Đố bạn về tên và lợi ích của những cây xung quanh em: (5 phút):

* Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được tên gọi, nói được lợi ích của một số cây trồng ở trường, ở nhà hoặc xung quanh nơi em ở.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn – đáp.

* Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành các nhóm 5 HS

  • GV yêu cầu HS thảo luận theo các câu hỏi gợi ý:
  • Đố bạn đây là cây gì?
  • Người ta thường trồng cây này để làm gì?
  • GV yêu cầu HS trả lời phần câu hỏi vừa thảo luận.
  • Các HS khác nhận xét và đóng góp ý kiến.
  • GV nhận xét và có thể nêu them câu hỏi mở rộng(cá thể hóa học sinh): ở gia đình hoặc nơi em ở có trồng cây này không? Em thường nhìn thấy cây này ở đâu?...
  • HS làm việc theo nhóm 5.
  • HS sử dụng tranh đã vẽ ở hoạt động trước, quan sát và thảo luận nhóm 5.

  • HS đại diện trình bày lại các cây mà trong nhóm các bạn đã chia sẻ.
  • HS lắng nghe.

GV chốt ý: ​Xung quanh các em có nhiều loại cây với các tên gọi khác nhau, mỗi loại cây đều có những lợi ích riêng với con người.

-HS lắng nghe

Nghỉ giữa tiết

4. Hoạt động luyện tập: Thực hành phân loại các nhóm cây theo lợi ích của chúng đối với con người. (7 phút):

  • * Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức đã học để sắp xếp các loại cây vào các nhóm:cây bóng mát, cây ăn quả, cây hoa, cây rau.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: đàm thoại.

* Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành các nhóm 5 HS

  • HS quan sát tranh và thảo luận.
  • Lần lượt với các câu hỏi sau:

+ Em có đồng ý với cách sắp xếp các cây vào từng nhóm như hình vẽ của bạn Nam không? Vì sao?

+ Nếu em là Nam, em sẽ sắp xếp như thế nào?

  • HS đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
  • Các nhóm khác nhận xét và có thể đặt thêm câu hỏi cho nhóm bạn.
  • GV nhận xét.
  • GV chốt ý: ​Có các loại cây: cây bóng mát, cây ăn quả, cây hoa, cây rau.
  • HS làm việc theo nhóm 5.
  • HS quan sát và thảo luận nhóm 5 theo từng câu hỏi.
  • HS lắng nghe.

- HS lắng nghe

  • HS lắng nghe và nhắc lại

5. Hoạt động vận dụng: (8 phút)

* Mục tiêu: HS nêu ra được các cây trồng trong trường.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp.

* Cách tiến hành:

      • GV cho HS xuống sân trường và quan sát các cây dưới sân trường theo nhóm 5.
      • GV yêu cầu HS phân loại các loại cây dưới sân trường.
  • HS nhận xét.
  • GV nhận xét.
  • Tiết học hôm nay các em đã được tìm hiểu về điều gì vậy các em?

GV chốt ý: ​Xung quanh chúng ta các rất nhiều loại cây, cây cho ta bóng mát, cây cho ta các loại quả ngon, cây hoa cho ta trang trí nhà mình them đẹp, them xinh tươi, cây rau cho ta

  • HS xuống sân trường và quan sát theo nhóm.
  • HS phân loại.
  • HS lắng nghe.
  • HS trả lời: Các cây xung quanh em/ cây xung quanh em/ các loại cây xung quanh em.
  • HS lắng nghe.

  • them bữa ăn thanh mát như vậy chúng ta phải cùng nhau bảo vệ và chăm sóc cây các em nhé.
  • Qua việc các em quan sát tranh và quan sát cây trong việc trường, bạn nào có thể cho cô và các bạn biết cây gồm những bộ phận nào?
  • HS nhận xét.
  • GV nhận xét.

  • HS trả lời: rễ cây, thân cây, lá cây.
  • HS lắng nghe.
  • HS lắng nghe .

Dặn dò: (2 phút)

- HS xem và chuẩn bị Bài 17.

********************************

CHỦ ĐỀ 4: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

Bài 17: EM CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ CÂY TRỒNG

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:

  • Sau bài học, các em nêu và và làm được một số việc để chăm sóc và bảo vệ cây trồng.
  • Giữ an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với cây và chia sẻ với mọi người xung quanh cùng thực hiện.
  • Có ý thức giữ an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với một số loại cây.

2. Phẩm chất, năng lực:

2.1. Phẩm chất:

  • Nhân ái: Biết chăm sóc cây cối, trân trọng thành quả lao động của mọi người.
  • Chăm chỉ: tích cực tham gia các hoạt động trong tiết học.
  • Trung thực: ghi nhận kết quả việc làm của mình một các trung thực
  • Trách nhiệm: ý thức được trách nhiệm giữ vệ sinh trường, lớp; chăm sóc cây cối trong lớp, sân trường..

2.2. Năng lực:

  • Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
  • Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.

3. Vận dụng được kiến thức kĩ năng được hình thành trong bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn.

  • Nhận thức khoa học: biết chăm sóc và bảo vệ cây trồng.
  • Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Biết vận dụng kiến thức đã học để chăm sóc và bảo vệ cây.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Bài hát.

- Tranh thể hiện các việc làm chăm sóc, bảo vệ cây; tranh tình huống; bảng nhóm.

2. Học sinh: SGK, đồ dùng học tập.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.

2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ KHÁM PHÁ (5 phút):

* Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi tình huống vào bài.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: hát.

* Cách tiến hành:

- Tổ chức hát bài “Vườn cây của ba”.

- HS trả lời câu hỏi: “Trong bài hát vừa rồi đã nhắc đến các loại câynào?

Sau khi HS trả lời câu hỏi, GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài mới.

- Nói được tên các loại cây trồng có trong bài hát: cây rau, hoa, lúa, mít, xoài, sầu riêng,….

2. HOẠT ĐỘNG 1 Một số việc làm để chăm sóc cây trồng (13 phút):

* Mục tiêu: HS nêu được một số việc làm để chăm sóc cây trồng.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề

* Cách tiến hành:

* Bước 1: Làm việc nhóm đôi

- Yêu cầu HS quan sát tranh 1, 2, 3, 4 trong SGK trang 72, 73 và trả lời câu hỏi :

+ Các bạn trong tranh đang làm gì để vườn cây tươi tốt?

+ Những việc làm đó của các bạn có tác dụng như thế nào đối với cây trồng?

- HS quan sát tranh trong SGK và trả lời câu hỏi của GV.

- GV và HS cùng nhận xét và rút ra kết luận.

* Bước 2: Làm việc nhóm 4

- Yêu cầu 2 HS cùng bàn thảo luận câu hỏi “Kể tên một số việc em đã làm để chăm sóc cây trồng ở nhà và ở trường”. ( HS làm việc theo kỹ thuật khăn trải bàn)

- GV quan sát HS thảo luận.

* Bước 3: Làm việc chung lớp

- Đại diện các nhóm lên trước lớp báo cáo kết quả thảo luận.

- GV và HS cùng nhận xét.

- GV mời một số HS chia sẻ thêm về những cây trồng ở nhà và những việc mà HS đã làm để chăm sóc những cây trồng này:

+ Nhà em trồng những cây gì?

+ Em đã làm những việc gì để chăm sóc chúng?

Kết luận: Để cây trồng tươi tốt, chúng ta cần chăm sóc chúng mỗi ngày bằng những việc làm phù hợp như: tưới nước, chống đỡ, nhổ cỏ,…cho cây.

3.HOẠT ĐỘNG 2: Một số việc làm để chăm sóc cây trồng (tt)( 12 phút)

* Mục tiêu: HS làm được một số việc để chăm sóc cây trồng

* Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp, giải quyết vấn đề.

* Cách tiến hành:

- Nói được:

+ Tranh 1: Các bạn đang trồng cây.

+ Tranh 2: Các bạn đang tưới cây.

+ Tranh 3: Các bạn nhổ cỏ và chống đỡ cây xung quanh.

+ Tranh 4: Các bạn đi thăm vườn cây.

-Những việc làm đó sẽ giúp cây tươi tốt hơn, vườn trường thêm đẹp và mát.

-Kể được một số cây trồng ở nhà và các việc làm như: tưới nước, nhổ cỏ, bón phân,...

* Bước 1: Làm việc nhóm 4

- Yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi “Nếu nhóm của em được giao nhiệm vụ chăm sóc cây trồng trong vườn trường thì em sẽ chọn những cây nào vàsẽ làm những việc gì để chăm sóc những cây đó? Cảm nghĩ của em khi thực hiện nhiệm vụ đó?”

- GV quan sát HS thảo luận.

* Bước 2: Làm việc chung lớp

- GV mời HS chia sẻ câu trả lời

- GV nhận xét và tổng kết: Có rất nhiều việc làm giúp cây trồng tươi tốt, em cần thực hiện những việc làm này thường xuyên và kêu gọi mọi người cùng thực hiện.

- HS quan sát và thực hiện nhiệm vụ theo nhóm.

- HS trình bày kết quả thảo luận.

- HS nhận xét

- HS lắng nghe

Nghỉ giữa tiết

4.HOẠT ĐỘNG 3: BÀI HỌC (3 phút)

* Mục tiêu: Nêu được nội dung bài học: Em chăm sóc cây để cây luôn tươi tốt.

* Phương pháp, hình thức tổ chức ôn tập

* Cách tiến hành:

- GV trình chiếu nội dung bài học và yêu cầu một số HS nhắc lại.

- Nêu được nội dung bài học: Em chăm sóc cây để cây luôn tươi tốt.

5.HOẠT ĐỘNG 4: HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI (2 phút)

* Mục tiêu: Gắn kết bài học với thực tế ở lớp học.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập.

* Cách tiến hành:

Biết chăm sóc cây trồng ở nhà và ở trường.

- GV yêu cầu HS tiếp tục duy trì các việc làm để chăm sóc cây trồng ở nhà và ở trường, chụp lại một số tấm hình về cây trồng mà HS đã chăm sóc.

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ KHÁM PHÁ (3 phút):

* Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi lại nội dung học của tiết trước.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: hát.

* Cách tiến hành:

- GV cho HS nghe bài hát “Em yêu cây xanh”(sáng tác: Hoàng Văn Yến) và đặt câu hỏi:

+ Bạn nhỏ trong lời bài hát có tình cảm như thế nào đối với cây xanh?

+ Theo em, để thể hiện tình yêu đối với cây xanh, chúng ta cần làm gì?

- GV – HS nhận xét và dẫn vào bài học.

- Nói được những việc làm thể hiện tình yêu đối với cây xanh: không ngắt hoa, bẻ cành,…

2. HOẠT ĐỘNG 1: Việc làm để bảo vệ cây trồng( 13 phút)

* Mục tiêu: HS nêu và làm được một số việc để bảo vệ cây trồng.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề

* Cách tiến hành:

* Bước 1: Làm việc cá nhân

- GV phát cho HS cặp thẻ Đúng – Sai.

-GV cho HS quan sát từng tranh (tranh 1, 2, 3 trong SGK trang 74)và đặt câu hỏi: “Hành động nào sau đây thể hiện việc bảo vệ cây trồng?”

- GV yêu cầu HS giơ thẻ Đúng – Sai để xác định các hành động Đúng – Sai về việc bảo vệ cây trồng.

- Sau khi ghi nhận kết quả Đúng – Sai, GV hỏi HS lí do vì sao HS cho rằng đó là hành động đúng/hành động sai để bảo vệ cây trồng. Dựa vào câu hỏi gợi ý:

+ Tranh vẽ gì?

+ Các bạn trong tranh đã thực hiện hành động gì đối với cây trồng?

+ Vì sao em cho rằng đây là tranh thể hiện hành động đúng/sai để bảo vệ cây trồng?

* Bước 2: Thảo luận nhóm 4 và giải quyết tình

-Giơ thẻ và nói được các hành động đúng/sai trong tranh.

+ Tranh 1: Bắt sâu cho cây (Đ)

+ Tranh 2: Làm rào chắn bảo vệ cây (Đ)

+ Tranh 3: Chạy nhảy, giẫm đạp lên cây (S)

huống

- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK cuối trang 74 và cho biết nội dung tranh này vẽ gì?

- GV giới thiệu tình huống: Trong tranh có 2 bạn nam và nữ. Bạn nữ thấy bông hoa đẹp, bạn có ý định hái hoa tặng mẹ. Nếu em là bạn nam trong tranh thì em sẽ làm gì?

- GV chia nhóm 4 và yêu cầu HS thảo luận để đưa ra cách giải quyết tình huống.

- GV quan sát HS thảo luận.

* Bước 3: Làm việc chung lớp

- GV mời đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV và HS cùng nhận xét.

* GDHS: Cây xanh cung cấp cho chúng ta một lượng lớn oxy để thở, đồng thời chúng cũng hấp thụ các bụi bẩn, khí độc hại, giúp không khí trở nên trong lành hơn. Vì thế, chúng ta phải trồng và bảo vệ cây xanh. Có rất nhiều việc làm để bảo vệ câytrồng: bắt sâu, làm rào chắn bảo vệ cây, không ngắt lá, bẻ cành, giẫm đạp lên cây. Để cây phát triển tươi tốt chúng ta cần chăm sóc và bảo vệ cây bằng những việc làm cụ thể, tránh nững việc làm có thể gây hại cho cây.

Nghỉ giữa tiết

3. Hoạt động 2:Việc làm để giữ an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với một số cây( 12 phút)

* Mục tiêu: HS có ý thức, biết cách giữ an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với một số cây và chia sẻ với mọi người xung quanh cùng thực hiện.

* Phương pháp, hình thức tổ chức ôn tập

* Cách tiến hành:

* Bước 1: Thảo luận nhóm đôi

- GV chia nhóm.

- Yêu cầu HS quan sát tranh 1, 2 trong SGK trang 75 và cho biết nội dung tranh này vẽ gì?

+ Chuyện gì đã xảy ra với các bạn trong tranh? Vì sao?

+ Em muốn chia sẻ điều gì với các bạn trong tranh trong từng trường hợp?

- HS quan sát tranh 1, 2trong SGK và trả lời câu hỏi của GV.

- GV và HS cùng nhận xét.

+ Tranh 1: Một bạn nam chạm vào cây xương rồng và bị gai đâm trúng tay.

+ Tranh 2: Đặt bình hoa có hương thơm trong phòng ngủ gây cảm giác đau đầu, khó chịu.

* Bước 2: Thảo luận nhóm đôi

- GV yêu cầu HS quan sát tranh ở cuối trang 75/SGK và cho biết nội dung tranh này vẽ gì?

- GV chia nhóm và yêu cầu HS thảo luận, sắm vai để giải quyết tình huống trong tranh.

- GV mời vài cặp lên trước lớp đóng vai giải quyết tình huống.

- GV cùng HS nhận xét.

- GV dặn HS cần chia sẻ với bạn bè và người thân những việc cần làm để giữ an toàn khi tiếp xúc với một số cây.

* Bước 3: Làm việc cá nhân

- GV yêu cầu HS kể một số loại cây có thể gây nguy hiểm cho chúng ta nếu chúng ta không cẩn

-HS nói được các cách giữ an toàn khi tiếp xúc với một số cây: không chạm vào cây có gai, ngửi các loại hoa có mùi thơm,...

thận khi tiếp xúc với chúng?

+ Theo em, chúng ta cần làm gì khi tiếp xúc với loại cây này?

-GV và HS nhận xét, rút ra kết luận: Nhựa, gai nhọn, mùi hương của một số loại cây có thể gây nguy hiểm cho chúng ta. Vì vậy, khi tiếp xúc với một số loại cây, chúng ta cần cẩn thận để giữ an toàn cho bản thân và những người xung quanh. Chúng ta cần chia sẻ với mọi người xung quanh cách giữ an toàn khi tiếp xúc với một số loại cây.

4. BÀI HỌC (2 phút)

* Mục tiêu: Nêu được nội dung bài học: Em bảo vệ cây trồng và cẩn thận khi tiếp xúc với một số cây.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập.

* Cách tiến hành:

- GV trình chiếu nội dung bài học và yêu cầu một số HS nhắc lại.

- Kể được một số loại cây có thể gây nguy hiểm khi tiếp xúc: cây mít có nhựa, cây hoa giấy có gai,....

- Nói được: không chạm, ngửi các loại cây này.

- Nêu được nội dung bài học: Em bảo vệ cây trồng và cẩn thận khi tiếp xúc với một số cây.

5.HOẠT ĐỘNG 4: HƯỚNG DẪN HS ĐỌC TỪ KHÓA (3 phút)

* Mục tiêu: HS nêu được một số nội dung và từ khóa mà bản thân học được trong bài.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập.

* Cách tiến hành:

- GV đặt câu hỏi:

+Trong bài này em học được điều gì?

+ Nói ra 3 từ mà em thấy quan trọng nhất trong bài học này.

- HS trả lời.

- GV nhận xét và dẫn dắt giúp HS nói ra được từ khóa: Cây trồng – Chăm sóc – Cẩn thận.

- Nói được từ khóa:

Cây trồng – Chăm sóc – Cẩn thận.

6.HOẠT ĐỘNG 5: HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI (2 phút)

* Mục tiêu: Gắn kết bài học với thực tế .

* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập.

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS sưu tầm hình ảnh của một số loài cây có thể gây nguy hiểm cho chúng ta khi tiếp xúc, chuẩn bị tranh, ảnh của một số con vật cho bài học sau.

- Hình ảnh của một số loài cây có thể gây nguy hiểmkhi tiếp xúc,tranh, ảnh của một số con vật.

*******************************

CHỦ ĐỀ 4: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

Bài 18: CON VẬT QUANH EM

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:

- Nêu tên và đặt được câu hỏi để tìm hiểu về một số đặc điểm bên ngoài nổi bật của con vật.

- Chỉ và nói được tên các bộ phận bên ngoài của một số con vật.

2. Phẩm chất, năng lực:

2.1. Phẩm chất:

- Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

2.2. Năng lực:

- Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động trong giờ học.

- Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

3. Vận dụng được kiến thức kĩ năng được hình thành trong bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Sách TN&XH lớp 1; Tranh ảnh minh hoạ

2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập, …

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.

2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CHỦ YẾU

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)

* Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của học sinh về các con vật xung quanh, dẫn dắt vào bài mới.

* Phương pháp: Hỏi đáp

* Hình thức: cá nhân, lớp

* Cách tiến hành:

- Hát múa bài: Chị ong nâu

- Trong bài hát có những con vật nào?

2. KHÁM PHÁ ( 20 phút)

HOẠT ĐỘNG1: Đặc điểm bên ngoài của con vật

* Mục tiêu: Nêu được tên các con vật trong tranh và đặt được câu hỏi để tìm hiểu về một số đặc điểm bên ngoài nổi bật của con vật.

* Phương pháp: Quan sát, hỏi đáp,

* Hình thức: cá nhân, nhóm

* Cách tiến hành:

- GV cho HS quan sát tranh SGK (trang 76) thảo luận nhóm đôi

+ Tên của con vật có trong tranh?

+ Hỏi – đáp về đặc điểm bên ngoài của con vật đó.

- Mời đại diện các nhóm lên trình bày.

- Sau đó GV tổ chức cho HS chơi trò chơi đố tên các con vật.

+ Con vật có 4 chân, để giữ nhà?

+ Con vật này báo thức cho mọi người thức dậy?

+ Con vật này bơi dưới nước và không có chân?

+ Con vật này bơi dưới nước và có chân?

+ Con vật này ngày xuống ao bơi đêm về đẻ trứng?

- GV và Hs nhận xét

KL: Thế giới vật rất đa dạng. Mỗi con vật có những đặc điểm riêng. Các con vật khác nhau về: hình dáng, màu sắc, kích thước gọi chung là đặc điểm.

- Hs hát múa bài chị ong nâu.

- Hs kể tên con vật trong bài hát.

- Hs quan sát tranh.

- Hs kể tên các con vật có trong tranh cho bạn nghe.

- Hs thực hiện

- Hs trình bày.

- Con chó

- Con gà

- Con cá

- Con ếch

- Con vịt

Nghỉ giữa tiết

HOẠT ĐỘNG2: Bộ phân bên ngoài của con vật

* Mục tiêu: Học sinh chỉ và nói được tên các bộ phận bên ngoài của một số con vật.

* Phương pháp: Quan sát, hỏi đáp, kĩ thuật mảnh ghép

* Hình thức: cá nhân, nhóm

* Cách tiến hành:

- Gv chia lớp thành nhóm 6, cho các em đếm số từ 1 đến 6. Sau đó các em sẽ di chuyển về các nhóm (các học sinh mang số 1 về một nhóm, các học sinh mang số 2 về 1 nhóm,…)

- GV phân nhiệm vụ cho các nhóm:

+ Nhóm mang số 1, 4 thảo luận tranh con mèo và gắn các thẻ từ vào các bộ phận của con mèo.

+ Nhóm mang số 2, 5 thảo luận tranh con cá và gắn các thẻ từ vào các bộ phận của con cá.

+ Nhóm mang số 3, 6 thảo luận tranh con chim bồ câu và gắn các thẻ từ vào các bộ phận của con chim bồ câu.

- Sau khi các nhóm thảo luận xong Gv yêu cầu các nhóm di chuyển về nhóm ban đầu trao đổi với các bạn về nội dung tranh mà mình vừa thảo luận.

- Đại diện các nhóm lên trình bày nội dung vừa thảo luận.

- GV và Hs nhận xét

- GV cho học sinh xem video clip về các con vật và hỏi:

+ Theo em cơ thể con vật được chia làm mấy phần?

+ Bộ phận nào giúp chúng di chuyển?

- Gv và Hs nhận xét

KL: Cơ thể của các con vật đều có: đầu, mình và cơ quan di chuyển.

HOẠT ĐỘNG 3: Con vật em yêu thích

*Mục tiêu: Hs vẽ được con vật em yêu thích và chú thích đúng các bộ phận bên ngoài của con vật.

* Phương pháp: luyện tập, hỏi đáp,

* Hình thức: cá nhân

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu Hs vẽ tranh con vật em yêu thích.

- Gv cho Hs trình bày sản phẩm.

- Gv và Hs nhận xét

- Hs thực hiện

- Hs thực hiện nhiệm vụ

- Hs di chuyển về nhóm

- Hs trình bày

- Hs xem video clip

- Hs trả lời

- Hs thực hiện

- Hs trình bày

3. CỦNG CỐ (3 phút)

* Mục tiêu: Hs phân biệt được các con vật qua tiếng kêu của chúng.

* Phương pháp: luyện tập

* Hình thức: cá nhân

* Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho học sinh đoán tên con vật qua tiếng kêu.

- Gv cho học sinh nghe tiếng kêu của các con vật và viết vào bảng con.

- Gv nhận xét tiết học

4. VẬN DỤNG (2 phút):

* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà

* Phương pháp: tự học.

* Hình thức: cá nhân

* Cách tiến hành:

Giáo viên yêu cầu học sinh kể được tên một số con vật quanh em và nói tên được một số bộ phận bên ngoài con vật mà em yêu thích cho người thân nghe.

- Hs thực hiện

Học sinh kể được tên một số con vật quanh em và nói tên được một số bộ phận bên ngoài con vật mà em yêu thích cho người thân nghe.

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)

* Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của học sinh về các con vật xung quanh, dẫn dắt vào bài mới.

* Phương pháp: Hỏi đáp

* Hình thức: cá nhân, lớp

* Cách tiến hành:

- Hs nghe bài hát: Con muỗi

- Trong bài hát nói về con vật nào?

- Con muỗi gây hại gì cho sức khỏe con người?

- Hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu tiếp bài “Các con vật xung quanh em”.

2.HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ ( 20 phút)

HOẠT ĐỘNG 1: Lợi ích và tác hại của các con vật xung quanh em

* Mục tiêu: Hs biết lợi ích và tác hại của các con vật đối với sức khỏe con người.

*Phương pháp: Quan sát, hỏi đáp,

* Hình thức: cá nhân, nhóm

* Cách tiến hành:

- GV cho HS quan sát tranh SGK (trang 78, 79) thảo luận nhóm bốn.

+ Con vật đó có lợi ích gì?

+ Con vật đó tác hại gì đối với con người?

- Yêu cầu Hs trình bày

- GV và Hs nhận xét

KL: Xung quanh chúng ta có rất nhiều con vật. Có rất nhiều con vật có ích cho con người như: cung cấp thức ăn, giữ nhà,…Nhưng cũng có con vật gây hại cho con người: phá hoại mùa màng, truyền dịch bệnh,…

- Hs lắng nghe

- Bài hát nói về con muỗi

- Hs trả lời

- Hs thảo luận nhóm

- Hs trình bày

Nghỉ giữa tiết

HOẠT ĐỘNG 2: Phân nhóm con vật có ích và con vật gây hại

*Mục tiêu: Hs phân biệt được một số con vật theo lợi ích hoặc gây hại của chúng đối với con người.

* Phương pháp: Quan sát, thực hành

* Hình thức: cá nhân, nhóm

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS lấy tranh ảnh các em đã chuẩn bị dán vào bảng phụ các con vật theo 2 nhóm có ích và gây hại

- Sau đó các nhóm lên chia sẻ sản phẩm.

+ Chúng có ích gì đối với con người?

+ Chúng gây hại như thế nào cho con người?

+ Chúng ta cần phải có hành động gì với những con vật gây hại?

+ Chúng ta cần phải có hành động gì với những con vật có ích?

- GV và Hs nhận xét

KL: Có những con vật ích và có những con vật gây hại cho con người.

- Gv yêu cầu Hs đọc lại các từ khóa trong bài: “Con vật – Có ích – Gây hại.”

3. CỦNG CỐ (3 phút)

* Mục tiêu: Hs kể tên được các con vật gây hại và có ích.

* Phương pháp: luyện tập

* Hình thức: cá nhân

* Cách tiến hành:

- GV cho HS thi đua kể tên các con vật có ích và vác con vật gây hại.

- Gv nhận xét tiết học

4. VẬN DỤNG (2 phút):

* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà.

* Phương pháp: tự học.

* Hình thức: cá nhân

* Cách tiến hành

Vẽ một con vật có ích mà em yêu thích.

- Hs thực hiện

- Hs chia sẻ

- Hs trả lời

HS đọc lại các từ khóa.

HS thi đua kể tên.

HS tự vẽ ở nhà.

****************************************

CHỦ ĐỀ 4: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

BÀI 19: CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ VẬT NUÔI

  1. MỤC TIÊU

1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:

- MT1: Nêu được việc làm để chăm sóc và bảo vệ vật nuôi.

2. Phẩm chất, năng lực:

2.1. Phẩm chất:

- Nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm

2.2. Năng lực:

Biết cách chăm sóc và bảo vệ vật nuôi.

3. Vận dụng được kiến thức kĩ năng được hình thành trong bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn.

II. Chuẩn bị:

- GV: Tranh ảnh trong bài.

- HS: SGK, VBT.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)

* Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về một số con vật nuôi, dẫn dắt vào bài mới.

* Phương pháp: Hỏi đáp

* Hình thức: cá nhân

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS chia sẻ hình ảnh con vật nuôi mà HS đã sưu tầm (Tiết trước GV đã yêu cầu HS chuẩn bị trước).

- GV đặt câu hỏi: “Em thích nuôi con vật nào?” và cho HS chia sẻ về con vật đó, về những tình cảm của HS với con vật đó. Sau đó, GV dẫn dắt vào bài học: “Chăm sóc và bảo vệ vật nuôi”.

2. KHÁM PHÁ ( 20 phút)

Hoạt động 1: Đối xử tốt với vật nuôi

* Mục tiêu: HS có ý thức đối xử tốt với vật nuôi.

* Phương pháp: Quan sát, hỏi đáp

* Hình thức: cá nhân, nhóm

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh (Tranh 1 và 2 trang 80 SGK) và cho biết nội dung các tranh này vẽ gì.

- GV đặt câu hỏi: “Em có nhận xét gì về tình cảm của bạn Nam và chó Lu? Vì sao em biết?”

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Từng HS chia sẻ hình ảnh con vật nuôi.

- HS trả lời câu hỏi.

- HS quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi.

- HS chia sẻ nội dung vừa thảo luận.

Nghỉ giữa tiết

HOẠT ĐỘNG 2: Tình cảm gần gũi và thân thiết của vật nuôi với con người, một số việc làm để chăm sóc vật nuôi.

* Mục tiêu: HS nêu được một số việc làm để chăm sóc vật nuôi.

* Phương pháp: Quan sát, hỏi đáp

* Hình thức: cá nhân, nhóm

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và tự kể câu chuyện của chó Lu theo tranh.

- GV kể lại câu chuyện.

- GV đặt câu hỏi về cách cư xử của Nam với chó Lu; về tình cảm của chó Lu và Nam. Một số câu hỏi gợi ý:

+ Khi chó Lu bị ốm, bạn Nam đã làm gì?

+ (Hoặc) bạn Nam đã có những hành động gì để chăm sóc chó Lu?

- GV yêu cầu HS chia sẻ nhóm đôi câu hỏi: “ Nếu em được nuôi một con vật, em sẽ làm gì để chăm sóc nó?”.

- GV gọi một số HS lên chia sẻ và kể câu chuyện về tình cảm của vật nuôi với HS, những việc HS làm để chăm sóc vật nuôi của mình.

- GV và HS cùng nhau nhận xét và rút ra kết luận.

* Kết luận: Vật nuôi gần gũi, thân thiết với con người.

3. CỦNG CỐ (3 phút)

* Mục tiêu: HS nhớ được nội dung chính của tiết học.

* Phương pháp: luyện tập

* Hình thức: cá nhân

* Cách tiến hành:

- GV hỏi câu hỏi củng cố, HS trao đổi nhóm đôi:

+ Em thích nuôi con vật nào? Nếu được nuôi con vật đó em sẽ chăm sóc nó như thế nào?

- Gv nhận xét

4. VẬN DỤNG (2 phút):

* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà.

* Phương pháp: tự học.

* Hình thức: cá nhân

* Cách tiến hành

GV yêu cầu HS tự chụp (Hoặc nhờ người thân chụp) một số tấm hình về vật nuôi yêu thích của mình; hình chụp HS với vật nuôi yêu thích.

- Từng HS quan sát tranh và chia sẻ nội dung.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe câu hỏi gợi ý của GV và thảo luận trả lời theo nhóm đôi.

- Các nhóm làm việc.

- Đại diện các nhóm lên chia sẻ, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

HS trao đổi nhóm đôi.

-HS nhờ người thân chụp hình vật nuôi.

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. khởi động ( 5 phút)

* Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về một số việc làm để chăm sóc, bảo vệ vật nuôi, dẫn dắt vào bài mới.

* Phương pháp: quan sát, hỏi đáp.

* Hình thức: cá nhân, lớp

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS chia sẻ hình ảnh con vật nuôi yêu thích và những việc làm để chăm sóc và bảo vệ vật nuôi của mình. Sau đó, GV dẫn vào bài mới.

2. KHÁM PHÁ ( 20 phút)

Hoạt động 1: Hoạt động thể hiện sự chăm sóc, bảo vệ vật nuôi:

* Mục tiêu: Nêu được việc làm để chăm sóc, bảo vệ vật nuôi

* Phương pháp: trò chơi

* Hình thức: nhóm

* Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi tiếp sức: “ Ô cửa bí mật” cho HS. Hai nhóm cùng chơi một lúc. Ở mỗi lượt chơi, lần lượt từng thành viên của nhóm sẽ lên mở một ô cửa bí mật ( phía sau ô cửa này là một tranh (tranh 1, 2, 3 trang 82, 83 SGK) minh họa cho một hành động đúng/sai về chăm sóc, bảo vệ vật nuôi). Với hành động đúng, HS sẽ gắn hoa xanh; với hành động sai, HS sẽ gắn hoa đỏ. Nhóm nào làm xong đúng và nhanh sẽ giành chiến thắng.

- Sau khi HS chơi xong, GV tổng kết trò chơi và cùng HS thảo luận, phân tích từng tranh. Có thể sử dụng các câu hỏi gợi ý sau:

+ Nội dung tranh vẽ gì?

+ Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?

+ Việc làm của bạn nhỏ trong tranh có thể hiện việc chăm sóc, bảo vệ vật nuôi không? Vì sao?

- GV yêu cầu HS:

+ Kể tên một số việc em nên làm để chăm sóc và bảo vệ vật nuôi.

+ Kể tên một số việc em không nên làm với vật nuôi.

* Kết luận: Có rất nhiều cách để chăm sóc và bảo vệ vật nuôi: cho vật nuôi ăn, không chọc phá vật nuôi, đắp chăn giữ ấm cho vật nuôi...

- Cá nhân HS chia sẻ.

- Mỗi nhóm chọn 3 HS lên bảng tham gia trò chơi.

- Cả lớp cổ vũ.

- HS cùng tham gia phân tích tranh và trả lời câu hỏi theo gợi ý của GV.

-HS kể theo yêu cầu.

- HS lắng nghe.

Nghỉ giữa tiết

Hoạt động 2: Xử lý tình huống liên quan đến việc chăm sóc, bảo vệ vật nuôi

* Mục tiêu: HS xử lí tình huống liên quan đến việc chăm sóc, bảo vệ vật nuôi

* Phương pháp: Quan sát, hỏi đáp

* Hình thức: cá nhân, nhóm

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh ở cuối trang 83 SGK và cho biết tranh này vẽ gì.

- GV nêu tình huống cho HS.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm cách xử lí tình huống, tập đóng vai tình huống. Sau đó, GV mời một số nhóm lên đóng vai thể hiện cách xử lí tình huống.

- GV và HS cùng nhau nhận xét. Trong quá trình này, GV có thể đặt một số câu hỏi gợi ý cho HS:

+ Hai bạn nam trong tình huống đã có hành động gì với con mèo? Em có nhận xét gì về hành động này?

+ Bạn nữ trong tình huống đã làm gì? Em có nhận xét gì về hành động này?

- GV tổng kết: Vật nuôi là những con vật sống cùng chúng ta. Chúng ta cần yêu thương và chăm sóc chung.

* Kết luận: Em yêu thương, chăm sóc vật nuôi.

HS tập đọc các từ khóa của bài: “Chăm sóc – Bảo vệ”.

3. CỦNG CỐ (3 phút)

* Mục tiêu: HS nhớ được nội dung chính của tiết học.

* Phương pháp: luyện tập

* Hình thức: cá nhân

* Cách tiến hành:

- GV hỏi câu hỏi củng cố:

+ Em cần làm gì để bảo vệ và chăm sóc vật nuôi?

- Gv nhận xét

4. VẬN DỤNG (2 phút):

* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà

* Phương pháp: tự học.

* Hình thức: cá nhân

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS chia sẻ với người thân về một số việc nên làm/ không nên làm để chăm sóc, bảo vệ vật nuôi.

- HS quan sát tranh và trả lời cá nhân theo các tình huống GV yêu cầu.

- HS thảo luận nhóm 4.

- Một vài nhóm đóng vai trước lớp.

- Các nhóm khác nhận xét theo gợi ý của GV.

- HS lắng nghe.

Cho vật nuôi ăn, chơi đùa cùng, không nên đánh hay vứt bỏ chúng,..

- HS chia sẻ với người thân.

****************************************

CHỦ ĐỀ 4: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

BÀI 20: GIỮ AN TOÀN VỚI MỘT SỐ CON VẬT

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:

- Nêu được một số việc làm để giữ an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với một số con vật

- Vẽ được con vật mà HS biết, chia sẻ được những việc HS đã làm để giữ an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với con vật này.

2. Phẩm chất, năng lực:

2.1. Phẩm chất:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động .

- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề

2.2. Năng lực:

- Nhận thức khoa học và tìm hiểu đặc trưng của một số con vật: các em nêu được các các đặc tính của 1 số con vật.

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Các em biết giữ an toàn cho bản than và những người xung quanh

3. Vận dụng được kiến thức kĩ năng được hình thành trong bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Sách TNXH lớp 1, tranh ảnh minh hoạ, nhạc bài hát.

2. Học sinh: Sách TNXH lớp 1.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.

2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút):

* Mục tiêu: - Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của học sinh về việc giữ an toàn khi tiếp xúc với vật nuôi, dẫn dắt vào bài mới.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh trò chơi giải đố.

- Xuất hiện câu đố vui về con vật bằng cách chọn đáp án trắc nghiệm.

- Em sợ con vật nào? Vì sao?

- Nhận xét và chuyển tiếp giới thiệu bài mới:

- Xung quanh chúng ta có rất nhiều những con vật. Hôm nay, cô và cấc em sẽ tìm hiểu về cách giữ an toàn khi tiếp xúc với những con vật đó nhé!

- GV viết tựa bài, HS nhắc lại.

2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ (25 phút):

Hoạt động 1: Giữ an toàn cho bản thân

* Mục tiêu: HS nêu được một số việc làm để giữ an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với một số con vật

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm đôi

* Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát tranh 1,2,3 trang 84, 85 SGK và cho biết nội dung các tranh vẽ gì?

- Gv đặt một số câu hỏi gợi ý để HS thảo luận.

- Ví dụ: Bạn nhỏ trong tranh đang tiếp xúc với con gì? Chuyện gì đã xảy ra với các bạn nhỏ trong tranh? Vì sao?

- Nêu câu hỏi gợi ý: Trong hình, bạn An đang làm gì?

- GV mời một số nhóm chia sẻ với cả lớp.

GV đặt câu hỏi cho học sinh: “Chúng ta cần lưu ý điều gì để đảm bảo an toàn khi tiếp xúc với các con vật?”.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV kết luận: khi tiếp xúc với vật nuôi, chúng ta cần lưu ý một số việc để giữ an toàn cho bản than: Rửa tay sau khi tiếp xúc với vật nuôi, không lại gần hoặc chạm vào vật nuôi đang ăn, không trêu chọc vật nuôi,…

HS quan sát và nghe để trả lời câu đố

- 2-3 HS trả lời.

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe và nhắc lại.

- Quan sát tranh và thảo luận theo các câu hỏi gợi ý của cô.

- Thảo luận theo nhóm về các tranh.

Tranh 1: Nam đá vào bụng một chú chó khi chú đang ăn và chú chó đã tức giận nhảy lên nhe rang ra đòi tấn công Nam.

Tranh 2: An trêu chọc chú ngỗng và bị chú ngỗng đuổi theo tấn công lại.

Tranh 3: Nam đụng vào đuôi chú ngựa và chú ngựa đưa chân sau ra để đá vào Nam như một phản xạ phòng vệ.

- HS trả lời.

Nghỉ giữa tiết

- HS hoạt động và hát theo bài “Chú mèo con”

Hoạt động 2: Vẽ một con vật mà em biết và chia sẻ về việc giữ an toàn khi tiếp xúc với con vật đó.

* Mục tiêu: HS vẽ được con vật mà HS biết, chia sẻ một số việc HS đã làm để giữ an toàn cho bản than khi tiếp xúc với con vật này

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân

* Cách tiến hành:

- GV cho HS vẽ 1 con vật mà em biết và chia sẻ về con vật đó.

- Cho lớp ngồi thành 2 vòng tròn (Một vòng tròn bên trong và 1 vòng tròn bên ngoài, HS ở hai vòng tròn ngồi đối diện nhau sẽ lần lượt chia sẻ về những việc mà HS đã làm để giữ an toàn cho bản than khi tiếp xúc với một số con vật. Sau một lượt hô, HS ở tròn bên trong sẽ cùng di chuyển để chia sẻ với một HS khác ở vòng tròn bên ngoài.

- Sau HĐ chia sẻ này, GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.

- GV và HS cùng nhau nhận xét và rút ra kết luận.

- Kết luận: Em giữ an toàn khi tiếp xúc với con vật.

- HS vẽ vào giấy A4

- HS chia sẻ và di chuyển theo hướng dẫn.

- HS trình bày.

- HS nhận xét.

- HS nhắc lại KL.

3. CỦNG CỐ: (3 phút)

* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm mới học.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: hỏi đáp cá nhân

* Cách tiến hành:

- GV hỏi lại một số câu hỏi để củng cố kiến thức:

+ Chúng ta cần lưu ý điều gì để đảm bảo khi tiếp với các con vật?

+ Em hãy chia sẻ một số việc để giữ an toàn khi nhà em nuôi chó, mèo,…

- giữ khoảng cách an toàn, không chọc giận con vật,..

Thân thiện với chó mèo và biết giữ khoảng cách, không chọc giận khi chúng đang ăn,..

4. VẬN DỤNG (2 phút):

* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà

* Phương pháp: tự học.

* Hình thức: cá nhân

* Cách tiến hành:

- HS chia sẻ và hỏi người thân về một số việc nên làm/ không nên làm để giữ an toàn cho bản than khi tiếp xúc với một số con vật.

HS thực hiện ở nhà.

TIÊT 2

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút):

* Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của học sinh về việc giữ an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với một số con vật, dẫn dắt vào bài mới

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Hỏi đáp.

* Cách tiến hành:

- GV cho HS nghe bài hát Ai cũng yêu chú mèo và đặt một số câu hỏi để dẫn dắt vào tình huống của tiết 2

- GV viết tựa bài, HS nhắc lại.

2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ (25 phút):

Hoạt động 1: Chia sẻ với bạn về nội dung tranh.

* Mục tiêu: HS chia sẻ được với bạn về nội dung tranh.

- HS lắng nghe và hát theo

- HS trả lời

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm 4.

* Cách tiến hành:

GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4.

- GV phát cho mỗi nhóm 2 bức tranh ( tranh 1 và 2 trang 86 SGK ), yêu cầu HS chia sẻ với nhau về nội dung của hai bức tranh này.

- Đại diện nhóm lên trình bày.

- GV đặt câu hỏi với HS:

+ Việc làm của Hoa có an toàn không?Vì sao?

- GV và HS cùng nhau nhận xét, rút ra kết luận.

*GV chốt nội dung và giáo dục HS yêu thương và chăm sóc vật nuôi và cần cẩn thận khi tiếp xúc với các vật nuôi.

- HS nhắc lại

- HS trình bày

+ HS trả lời

- HS lắng nghe

Nghỉ giữa tiết

- HS chơi trò chơi “Con gì?” (GV nêu điểm nổi bật của con vật cho HS đoán)

Hoạt động 2: Chia sẻ với mọi người cùng giữ an toàn khi tiếp xúc với một số con vật.

* Mục tiêu: HS xử lý được tình huống liên quan đến việc giữ gìn an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với một số con vật.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm

* Cách tiến hành:

GV cho HS xem clip tham quan sở thú. Từ đó cho HS xử lý tình huống theo nội dung của clip (Hành động nào nên, không nên)

- HS trình bày ý kiến, GV và HS cùng nhau nhận xét.

- GV kết luận phần HS xử lý tình huống.

- GV giới thiệu tình huống tiếp theo:

Bạn Nam nói: Chỉ cần cẩn thận khi tiếp xúc với vật nuôi của nhà người khác.”. Em có đồng ý với ý kiến của Nam không? Vì sao? ( HS đưa thẻ cảm xúc mặt cười đồng ý, mặt mếu không đồng ý)

- HS nêu ý kiến các nhân.

- GV hỏi HS vì sao đồng ý? Vì sao không đồng ý?

- GV: Các em phải cẩn thận khi tiếp xúc với con vật nuôi.

- GV cho HS làm bài tập 2 trong vở BT/trang 58 (HS làm cá nhân).

GV kết luận: Em chia sẻ với mọi người cùng giữ an toàn khi tiếp xúc với một số con vật

- HS xem clip và cùng suy nghĩ xem xử lý tình huống đó như thế nào?

- HS trình bày và nhận xét.

- HS lắng nghe

- Đưa thẻ mặt cười, mặt mếu. trả lời vì sao

- HS làmVBT

3. CỦNG CỐ: (3 phút)

* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm bài học.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm đôi.

* Cách tiến hành:

Em chia sẻ với bạn kế bên về cách để giữ an toàn khi tiếp xúc với một số con vật mà em biết.

HS làm việc nhóm đôi.

- Nhận xét tiết học.

4. VẬN DỤNG (2 phút):

* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà.

* Phương pháp: tự học.

* Hình thức: cá nhân

* Cách tiến hành:

Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ một con vật mà em biết và cho biết em cần làm gì để giữ an toàn với con vật đó.

- HS lắng nghe

HS thực hành ở nhà.

CHỦ ĐỀ:THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

BÀI 21: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ:THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, củng cố một số kiến thức của chủ đề Thực vật và động vật.

-Thực hành quan sát cây trồng ở trường.

-Chia sẻ được với bạn về vật nuôi yêu thích và những việc cần làm để giữ an toàn khi tiếp xúc với cây trồng, vật nuôi.

* Phẩm chất:

-Nhân ái: Biết chăm sóc cây trồng và con vật, trân trọng thành quả lao động của mọi người.

-Chăm chỉ: tích cực tham gia các hoạt động trong tiết học

-Trung thực: ghi nhận kết quả việc làm của mình một các trung thực

-Trách nhiệm: ý thức được chăm sóc cây trồng và con vật.

* Năng lực chung:

-Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.

-Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

-Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.

* Năng lực đặc thù:

Nhận thức khoa học: biết chăm sóc cây trồng và con vật.

Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Biết vận dụng kiến thức đã học để chăm sóc, bảo vệ cây trồng và con vật.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- Giáo viên:

Bài giảng điện tử, bảng nhóm.

Tranh ảnh minh hoạ trong SGK.

- Học sinh:

  • Sách TNXH

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TIẾT 1

Hoạt động giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động: (3 phút)

a. Mục tiêu:

- Tạo không khí vui tươi trước khi bắt đầu vào tiết học.

- Tạo tình huống dẫn vào bài.

b. Cách tiến hành:

- GV hỏi:Trong các tuần vừa qua các em đã trồng, chăm sóc cây và con vật nào?

- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài.

- GV nói tên bài và viết lên bảng: Bài 21: Ôn tập chủ đề Thực vật và động vật

2. Hoạt động 1: Tên, ích lợi, các việc làm để chăm sóc và bảo vệ cây trồng ở trường.

a. Mục tiêu:

- HS chia sẻ được với bạn bè về tên, ích lợi, các việc làm để chăm sóc và bảo vệ cây trồng ở trường.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu học sinh quan sát các cây trồng ở trường và tìm hiểu về tên, ích lợi , các việc làm để chăm sóc và bảo vệ cây

- GV tập hợp HS lại, giao nhiệm vụ mới:tìm 5 bạn bất kì trong lớp và chia sẻ về những điều HS đã quan sát được về các cây trong trường:tên, ích lợi, các việc làm để chăm sóc và bảo vệ cây.

3. Hoạt động 2: Tên các bộ phận bên ngoài của một số cây trồng ở trường

a. Mục tiêu: HS chỉ và nói được tên các bộ phận bên ngoài của một số cây trồng ở trường.

b. Cách tiến hành:

- GV giới thiệu hình ảnh của các cây trong sân trường

- HS chia thành nhóm 4, thảo luận và ghi chú tên cây, các bộ phận bên ngoài của cây.

=> GV nhận xét – tổng kết hoạt động:Em chăm sóc, bảo vệ cây trồng và chia sẻ với mọi người xung quanh cùng thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ cây.

4. Hoạt động nối tiếp:

- Chia sẻ với người thân về một số việc chăm sóc và bảo vệ cây.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại tên bài.

* Dự kiến sản phẩm:

- Các em trả lời tốt

* Tiêu chí đánh giá:

- Thực hiện đúng yêu cầu của GV

-HS quan sát

- Vài nhóm HS chia sẻ ý kiến.

- HS nhận xét.

* Dự kiến sản phẩm:

- Các em quan sát và trả lời tốt

* Tiêu chí đánh giá:

- Thực hiện đúng yêu cầu của GV

- HS thảo luận nhóm 4

-Đại diện nhóm trình bày

- HS nhận xét, bổ sung.

* Dự kiến sản phẩm:

- Các em thực hiện tích cực

* Tiêu chí đánh giá:

- Nêu đúng tên các bộ phận

TIẾT 2

Hoạt động giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động: (3 phút)

a. Mục tiêu:

- Tạo không khí vui tươi trước khi bắt đầu vào tiết học.

- Tạo tình huống dẫn vào bài.

b. Cách tiến hành:

- GV cho HS chơi:Đoán tên các con vật

- 1 HS lấy thẻ hình trong hộp và mô tả những đặc điểm bên ngoài của con vật. HS nào đoán được sẽ nhận được thưởng.

- Gv dẫn dắt vào bài, giới thiệu bài

: Bài 21: Ôn tập chủ đề Thực vật và động vật.

2. Hoạt động 1: Chia sẻ với bạn về vật nuôi em thích

a. Mục tiêu:

- Chia sẻ được với bạn về vật nuôi em thích

b. Cách tiến hành

-GV hỏi :

+ Em có nuôi con vật nào không?

+ Đó là con vật gì?

+ Nếu được nuôi 1 con vật, em sẽ nuôi con vật nào?

- GV yêu cầu HS chia thành nhóm 4 HS, quan sát tranh a,b,c,d và cùng nhau chia sẻ:

+ Em thích nuôi con vật nào ? Tại sao?

- GV chia HS thành nhóm 2, quan sát sơ đồ tư duy trang 89 và hỏi :

+ Sơ đồ yêu cầu điều gì?

+ Khi vật nuôi của em bị ốm, em nên làm gì?

=> GV nhận xét – chốt: Em yêu thương và chăm sóc, bảo vệ vật nuôi.

3. Hoạt động 2: Việc làm để giữ an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với cây trồng, vật nuôi

a. Mục tiêu: HS phân biệt được việc cần làm, việc không nên làm để giữ an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với cây trồng, vật nuôi.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh 1, 2 trang 90 và hỏi :

+ Em đồng tình hay không đồng tình với hành động của các bạn trong mỗi tranh? Vì sao?

=> GV nhận xét – chốt: Em cẩn thận khi tiếp xúc với một số cây và vật nuôi. Chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện.

4. . Hoạt động nối tiếp:

- Chia sẻ với thành viên trong gia đình để cùng chăm sóc, bảo vệ cây trồng và vật nuôi, những việc cần làm để giữ an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với cây trồng, vật nuôi..

- Chuẩn bị bài học:Cơ thể của em

- HS tham gia chơi theo yêu cầu

- HS nhắc lại tên bài.

* Dự kiến sản phẩm:

- Các em tham gia nhiệt tình

* Tiêu chí đánh giá:

- Trả lời đúng.

-HS chia sẻ

- HS thảo luận nhóm 4

- HS chia sẻ

* Dự kiến sản phẩm:

- Các em chia sẻ nhiệt tình

* Tiêu chí đánh giá:

- Trả lời đúng.

-HS quan sát, nêu ý kiến

* Dự kiến sản phẩm:

- Các em trả lời đúng:tranh 1:bạn nữ bế con chó con mới sinh trong ổ lá không nên vì chó mẹ có thể phản ứng dữ với bạn để bảo vệ con của nó.; tranh 2:bạn nam dùng tay bẻ cành hoa hồng trong chậu là không nên vì gai của cây hoa có thể đâm vào tay bạn

* Tiêu chí đánh giá:

- Trả lời đúng câu hỏi GV đưa ra.

- HS chia sẻ ý kiến

*************************************

CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

BÀI 22: CƠ THỂ CỦA EM

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức, kĩ năng:

Sau bài học, HS:

  • Xác định được tên, hoạt động các bộ phận bên ngoài cơ thể.
  • Phân biệt được con trai và con gái.
  • Biết các bộ phận trên cơ thế giúp em thực hiện nhiều hoạt động khác nhau.2. Phẩm chất:
  • Chăm chỉ: tích cực tham gia các hoạt động trong tiết học
  • Trung thực: ghi nhận kết quả việc làm của mình một các trung thực
  • Trách nhiệm: ý thức được trách nhiệm bảo vệ bản thân mình.

3. Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
  • Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề

4. Năng lực đặc thù:

  • Nhận thức khoa học: Xác định được tên, hoạt động các bộ phận bên ngoài cơ thể. Phân biệt được con trai và con gái.
  • Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Biết các bộ phận trên cơ thế giúp em thực hiện nhiều hoạt động khác nhau trong cuộc sống hằng ngày.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- Giáo viên:

  • Bài giảng điện tử, bảng nhóm.
  • Tranh ảnh minh hoạ trong SGK.

- Học sinh:

  • Sách TNXH

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động: (3 phút)

a. Mục tiêu:

- Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về các bộ phận bên ngoài của cơ thể.

- Tạo tình huống dẫn vào bài.

b. Cách tiến hành:

  • GV tổ chức trò chơi “Bóng lăn”.
  • GV phổ biến luật chơi: GV hô “Bóng lăn! Bóng lăn!”, HS nhảy động tác bóng lăn. GV hô “Bóng lăn bên trái!” (hoặc bên phải)..., HS nhảy động tác bóng lăn trái/phải. GV hô “Sút!”, HS dùng chân đá và hô “Vào!”.
  • GV đặt câu hỏi: “Khi sút bóng, em dùng bộ phận nào của cơ thể để thực hiện?” (Dùng chân). Vậy ngoài chân ra thì cơ thể chúng ta còn có những bộ phận bên ngoài nào nữa? (HS kể tự do).
  • GV dẫn dắt: Hôm nay cô và các bạn sẽ tìm hiểu kĩ hơn về các bộ phận bên ngoài đó qua bài học: “Cơ thế của em”.

- GV nói tên bài và viết lên bảng: Bài 22: Cơ thể của em.

2. Hoạt động 1: HS nêu được các bộ phận bên ngoài cơ thể.

a. Mục tiêu:

- HS nêu được các bộ phận bên ngoài cơ thể.

b. Cách tiến hành

  • GV chia lớp thành các nhóm có 4 HS.
  • HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

+ Các bạn trong tranh đang cử động những bộ phận nào của cơ thể?

  • GV tố chức cho HS chia sẻ câu trả lời trước lớp (với thời gian trình bày 1 phút cho một HS).
  • GV nêu câu hỏi mở rộng thêm: Em nhìn thấy bạn có mấy tay/chân? (có 2 tay, 2 chân).
  • GV giáo dục các em biết trân trọng cơ thể đầy đủ, lành lặn của mình, không chọc ghẹo những bạn bị khiếm khuyết về cơ thể.
  • Kết luận: Các phần bên ngoài của cơ thể gồm: đầu, mình, tay và chân.”

3. Hoạt động 2: Nói được tên các bộ phận bên ngoài cơ thể của bạn trai và bạn gái trong tranh. Phân biệt những điểm khác nhau giữa con trai và con gái.

a. Mục tiêu: HS chỉ và nói được tên các bộ phận bên ngoài cơ thể của bạn trai và bạn gái trong tranh. Phân biệt những điểm khác nhau giữa con trai và con gái.

b. Cách tiến hành:

  • GV cho HS thảo luận nhóm đôi: HS chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài cơ thể của mình và bạn trong nhóm.
  • GV cho 3-4 nhóm trình bày. Các HS còn lại nêu nhận xét.
  • GV đính tranh vẽ bé trai, bé gái (trang 93 SGK) lên bảng, tổ chức cho HS lên chỉ vào hình và nói tên các bộ phận bên ngoài cơ thể của hai bạn trong tranh.
  • GV nêu câu hỏi mở rộng: “Theo em, con trai và con gái khác nhau như thế nào?”.
  • GV nhận xét và nêu điểm khác nhau (con trai khác con gái về đặc điểm bên ngoài như tóc, trang phục, bộ phận sinh dục - vùng mặc đồ lót,...) và giáo dục HS kĩ năng phòng chống xâm hại (không cho người khác đụng chạm vào những vùng nhạy cảm của cơ thể mình).
  • BÀI HỌC: Cơ thể chúng ta gồm nhiều bộ phận và mỗi người đều có những đặc điểm riêng về màu da, mái tóc,...

4. Hoạt động: Trò chơi: “Ai nhanh ai thắng”.

a. Mục tiêu: HS thi kể tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể

b. Cách thực hiện:

- GV tổ chức cho HS thực hiện trò chơi theo yêu cầu: “Kể tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể

+ GV chia lớp thành hai đội. Đội nào đúng nhiều đáp án đúng và nhanh nhất sẽ chiến thắng được cả lớp tuyên dương.

5. Củng cố – dặn dò

- HS tham gia chơi theo hướng dẫn.

- HS trả lời.

- HS nhắc lại tên bài.

* Dự kiến sản phẩm:

- Các em tham gia chơi đầy đủ.

* Tiêu chí đánh giá:

- Thực hiện đúng trò chơi và trả lời được câu hỏi.

- HS quan sát SGK/T.92 và trả lời câu hỏi.

- HS trả lời – nhận xét.

- HS trả lời

* Dự kiến sản phẩm:

- Câu trả lời của HS.

* Tiêu chí đánh giá:

- HS nêu được các bộ phận bên ngoài cơ thể.

- HS thảo luận theo nhóm đôi.

- HS trả lời – nhận xét.

- HS trình bày – nhận xét.

* Dự kiến sản phẩm:

- Các em phát biểu sôi nổi trả lời đúng các đặc điểm phân biệt bạn trai-bạn gái.

* Tiêu chí đánh giá:

- Trả lời đúng câu hỏi GV đưa ra.

- HS tham gia chơi.

* Dự kiến sản phẩm:

- Câu trả lời của HS.

* Tiêu chí đánh giá:

- HS tham gia trò chơi tích cực. HS kể được tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể.

TIẾT 2

Hoạt động giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động: (3 phút)

a. Mục tiêu:

- Tạo hứng thú và khơi gợi lại nội dung bài học của tiết học trước.

b. Cách tiến hành:

  • GV tổ chức cho HS cùng hát bài “Năm ngón tay ngoan” (sáng tác: Trần Văn Thụ).
  • GV đặt câu hỏi: “Bài hát vừa rồi có nhắc đến bộ phận bên ngoài nào của cơ thế chúng ta?” (tay).
  • GV dẫn dắt vào bài tiết 2: Hôm nay cô và các bạn tiếp tục tìm hiểu về chức năng của các bộ phận bên ngoài cơ thế nhé.

2. Hoạt động 1: Tìm hiểu về đôi tay trên cơ thể của em

a. Mục tiêu:

- HS biết được các bộ phận trên cơ thể giúp em thực hiện nhiều hoạt động khác nhau.

b. Cách tiến hành

  • GV chia lớp thành các nhóm có 4 HS.
  • HS quan sát các tranh 1, 2, 3 và 4 (trang 94 SGK - GV có thể phóng to cho HS quan sát) và nói về nội dung từng tranh.
  • GV tổ chức cho HS trình bày trước lớp.

+ Tranh 1: Dùng tay để chăm sóc cây.

+ Tranh 2: Dùng tay để viết bài.

+ Tranh 3: Dùng tay để chăm sóc em bé.

+ Tranh 4: Dùng tay để cầm thức ăn.

  • GV nhận xét.
  • GV đính hình bạn Nam đang giơ tay (trang 94 SGK) lên bảng và nêu câu chốt để chuyển ý: Nhờ có đôi bàn tay mà chúng ta làm được rất nhiều việc như đã kể ở trên.
  • GV chia lớp thành các nhóm đôi, HS thảo luận trả lời các câu hỏi:

+ Bạn Nam đang giơ tay trái hay tay phải?

+ Mỗi bàn tay có bao nhiêu ngón, đó là những ngón nào?

  • GV nhận xét, rút ra kết luận.

Kết luận: Cơ thể chúng ta có 2 tay: tay phải và tay trái. Mỗi bàn tay có 5 ngón: ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út, ngón út. Đôi tay giúp chúng ta làm được rất nhiều việc khác nhau trong đời sống hằng ngày.

3. Hoạt động 2: Tìm hiểu về đôi chân trên cơ thể của em

a. Mục tiêu: HS biết được các bộ phận trên cơ thể giúp em thực hiện nhiều hoạt động khác nhau.

b. Cách tiến hành:

  • GV cho HS xem đoạn phim cá bạn HS chơi các trò chơi như: nhảy dây, đá banh, đuổi bắt,... Sau khi xem xong, GV đặt câu hỏi:

+ Khi tham gia các trò chơi, em đã dùng những bộ phận nào trên cơ thể để chơi?

+ Chân em dùng để làm gì?

  • GV giới thiệu nội dung 4 tranh đầu ở trang 95 SGK và nhận xét: Chân dùng đế đứng, đi, chạy, nhảy.
  • Kết luận: Các bộ phận trên cơ thể giúp em thực hiện nhiều hoạt động khác nhau.

HS tập đọc các từ khoá của bài: “Cơ thể - Đầu - Mình - Tay - Chân”.

4. Hoạt động tiếp nối sau bài học

- GV yêu cầu HS về thực hiện các hoạt động sinh hoạt của mình bằng các bộ phận bên ngoài cơ thể. Chụp hình làm sản phẩm để chia sẻ với bạn.

- Tìm hiếu về các bộ phận có ở vùng đầu để chuẩn bị cho bài học sau.

- HS tham gia hát theo nhạc.

- HS trả lời.

* Dự kiến sản phẩm:

- Các em phấn khởi với bài hát.

* Tiêu chí đánh giá:

- Thực hiện hát đúng và nhịp nhàng theo nhạc.

- HS quan sát SGK/T.94, thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi.

- HS nhận xét.

- HS trả lời.

- HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi – nhận xét.

* Dự kiến sản phẩm:

- Câu trả lời của HS.

* Tiêu chí đánh giá:

- HS nêu được các ích lợi của đôi tay đối với cuộc sống hằng ngày của em.

- HS trả lời – nhận xét.

* Dự kiến sản phẩm:

- Câu trả lời của HS.

* Tiêu chí đánh giá:

- HS nêu được các ích lợi của đôi tay đối với cuộc sống hằng ngày của em.

- HS đọc từ khóa.

- HS lắng nghe.

***********************************

CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

BÀI 23: CÁC GIÁC QUAN CỦA EM

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức: Nêu được tên, chức năng của các giác quan.

2. Kĩ năng: Chỉ được tên và nói chức năng của các giác quan.

3. Thái độ: Biết cách bảo vệ các giác quan và phòng tránh cận thị học đường.

4. Năng lực chú trọng: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

5. Phẩm chất: Có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, thực hiện các quy tắc bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho bản thân, gia đình, bạn bè và những người xung quanh; có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được vào cuộc sống.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Sách Tự nhiên và Xã hội; tranh ảnh hoặc đoạn video về việc sử dụng các giác quan trong sinh hoạt hằng ngày; các vật dụng, đồ chơi, trái cây hoặc hoa có mùi thơm, …

2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; …

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, trực quan, trò chơi, thí nghiệm, dự án, đóng vai, dạy học nêu vấn đề, kể chuyện, thảo luận nhóm, thực hành, điều tra đơn giản ….

2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động và khám phá (3-5 phút):

* Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của học sinh về các giác quan của cơ thể, dẫn dắt vào bài mới.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên tổ chức dưới hình thức trò chơi “Thi nói nhanh”. Giáo viên phổ biến luật chơi: Sau khi giáo viên nêu câu hỏi: “Các bộ phận nào của cơ thể em dùng để nhận biết đặc điểm của một bông hoa?”. Giáo viên nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: “Các giác quan của em”.

- Học sinh xung phong trả lời, em nào nói được một ý đúng sẽ được các bạn vỗ tay khen ngợi.

2. Hoạt động hình thành, phát triển năng lực nhận thức, tìm hiểu (25-27 phút):

2.1. Hoạt động 1. Tên và chức năng của các giác quan (11-13 phút):

* Mục tiêu: Giúp học sinh nêu tên, chức năng của các giác quan: mắt, mũi, tai, lưỡi và da.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, thảo luận nhóm.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các tranh 1 và 2 (trang 96, 97 sách học sinh) và hỏi - đáp theo các câu hỏi gợi ý: An và các bạn đang làm gì? Các bạn đã sử dụng bộ phận nào của cơ thể để thực hiện?

- Giáo viên quan sát học sinh hỏi - đáp, có thể gợi ý để học sinh hỏi và trả lời nhiều hơn về việc dùng các bộ phận trên cơ thể để nhận biết cảnh đẹp, mùi hương của hoa, tiếng chim hót, mùi vị của quả…. Ví dụ: Bạn Lan đang dùng đôi bàn tay làm gì? Bạn An đang ngửi hoa bằng gì? ...

- Giáo viên kết luận: Nhờ các bộ phận mắt, tai, mũi, lưỡi và da trên cơ thể mà em có thể nhận biết được màu sắc, âm thanh, mùi, vị, nóng lạnh

- Học sinh quan sát các tranh và hỏi - đáp.

2.2. Hoạt động 2. Thực hành sử dụng các giác quan để nhận biết mọi vật xung quanh (12-14 phút):

* Mục tiêu: Giúp học sinh sử dụng các giác quan để nhận biết mọi vật xung quanh.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: thực hành, trực quan.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên chuẩn bị một số thức ăn: sầu riêng, muối, đường, búp bê, khăn voan…(tuỳ tình hình thực tế, giáo viên chuẩn bị các thức ăn, vật dụng khác).

- Giáo viên tổ chức trò chơi “Đố bạn”. Giáo viên phổ biến luật chơi: Các em tự bịt mắt bằng khăn voan. Nhiệm vụ của các em là dùng các giác quan để nhận biết các thức ăn và đồ vật. Học sinh nào nhận biết đúng và nhanh nhất sẽ là người chiến thắng.

- Giáo viên và học sinh cùng nhận xét và rút ra kết luận: Chúng ta có thể nhận biết các vật xung quanh bằng các giác quan: mắt, mũi, tai, lưỡi và da.

- Học sinh tham gia trò chơi “Đố bạn”.

- Học sinh cử 4 bạn lên tham gia trò chơi.

- Học sinh nhận xét và rút ra kết luận.

3. Hoạt động tiếp nối sau bài học (2-3 phút):

- Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà làm một món ăn cùng với mẹ. Sau khi hoàn tất món ăn, học sinh sử dụng tất cả các giác quan của mình để cảm nhận về màu sắc, hình dạng, mùi vị của món ăn đó. Khi vào lớp, học sinh mô tả cho thầy (cô) giáo và bạn cùng biết về món ăn đó.

- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động và khám phá (3-5 phút):

* Mục tiêu: Tạo hứng thú và gợi nhớ lại nội dung học của tiết học trước.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi “Bói ra con vật”. Trò chơi rèn luyện học sinh nhận định chính xác môi trường xung quanh bằng các giác quan.

- Giáo viên phổ biến luật chơi: Một học sinh sẽ được chọn làm thầy bói và bạn phải tạm ra khỏi lớp vài phút. Các học sinh còn lại trong lớp sẽ tự chọn cho mình tên một con vật bất kì nào đó. Sau khi các bạn đã chọn xong, giáo viên sẽ mời thầy bói trở vào lớp. Thầy bói sẽ quan sát vị trí của các bạn trong 1 phút, sau đó bịt mắt lại và đứng giữa lớp. Thầy bói nêu tên 1 con vật bất kì (ví dụ: vịt), bạn nào trước đó đã chọn tên con vật này phải bắt chước kêu tiếng của con vật (ví dụ: cạp! cạp!). Thầy bói sẽ đoán tên của bạn vừa giả làm tiếng con vật kêu. Nếu thầy bói đoán đúng thì bạn đó phải ra làm thầy bói. Trò chơi tiếp tục. Nếu sai, thầy bói tiếp tục nêu tên một con vật khác để bói đến khi nào nói đúng tên bạn. Giáo viên dẫn dắt vào bài tiết 2.

- Học sinh cùng hát và trả lời câu hỏi.

2. Hoạt động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học (25-27 phút):

2.1. Hoạt động 1. Phòng tránh cận thị (13-14 phút):

* Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách phòng tránh cận thị.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, thảo luận nhóm.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát tranh 1, 2, 3, 4 trang 98 sách học sinh và thảo luận nhóm 4: Nội dung các tranh vẽ gì? Em cần làm gì để phòng tránh cận thị?

- Giáo viên và học sinh cùng nhận xét, rút ra kết luận.

- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh ở cuối trang 98 sách học sinh và thảo luận nhóm 2: Bạn Nam đang nói gì với mẹ? Theo em, mẹ của Nam sẽ làm gì để giúp bạn trong tình huống này?

- Giáo viên kết luận: Để tránh bị cận thị, em nên ngồi học đúng tư thế, học bài và đọc sách nơi có đủ ánh sáng, nghỉ ngơi thị giác từng lúc. Cần ăn đầy đủ chất, khám mắt định kì để giúp đôi mắt sáng và mạnh khoẻ.

- Học sinh quan sát tranh và thảo luận nhóm 4, trình bày: ngồi học đúng tư thế; ăn các thực phẩm có lợi cho mắt như cà rốt, cà chua, quả gấc, cá, thịt bò,... ; vui chơi, hoạt động ngoài trời và cho mắt nghỉ ngơi từng lúc; học bài, đọc sách nơi có đủ ánh sáng…

- Học sinh nhận xét, rút ra kết luận.

- Học sinh quan sát tranh và thảo luận nhóm 2, trình bày: Mẹ của Nam nên cho bạn đi khám mắt để được bác sĩ hướng dẫn cách bảo vệ mắt.

2.2. Hoạt động 2. Bảo vệ các giác quan (12-13 phút):

* Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách bảo vệ các giác quan.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, thảo luận nhóm.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát tranh 1, 2, 3, 4 trang 99 sách học sinh, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi:

+ Những việc làm của các bạn trong tranh gây hại như thế nào?

+ Em nên làm gì để bảo vệ các giác quan?

- Giáo viên mời một số học sinh trả lời câu hỏi và cùng học sinh nhận xét, rút ra kết luận.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận và nhận xét câu nói của bạn An: Đeo khẩu trang khi ra đường sẽ xấu và khó thở lắm!. Em có đồng ý với ý kiến của bạn An không? Vì sao? Giáo viên lưu ý thêm cho học sinh: nên đeo khẩu trang vừa vặn, không quá chật.

- Giáo viên kết luận: Em cần bảo vệ các giác quan của mình.

- Học sinh quan sát tranh, thảo luận nhóm và trả lời:

+ Tranh 1: bạn trai nghe nhạc quá lớn gây hại tai, tranh 2: bạn gái uống nước quá nóng làm đau rát lưỡi, tranh 3: bạn trai chọt bút chì vào lỗ mũi sẽ làm tổn thương mũi, tranh 4: bạn gái sờ tay vào ấm nước nóng làm bỏng tay.

+ Không nghe âm thanh quá lớn, không ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, không ngửi những mùi có tính kích thích hoặc chọc vật nhọn vào mũi, không sờ tay vào các vật quá nóng, quá lạnh …

- Học sinh thảo luận và nhận xét câu nói của bạn An: Không đồng tình với ý kiến của bạn An vì đeo khẩu trang giúp bản thân không hít bụi, khí độc, bảo vệ các giác quan và giúp bảo vệ sức khoẻ.

- Học sinh tập đọc các từ khoá của bài: “Giác quan - Bảo vệ”.

3. Hoạt động tiếp nối sau bài học (2-3 phút):

- Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà nói với người thân cách bảo vệ các giác quan. Học sinh thực hành bảo vệ các giác quan và cha mẹ học sinh nhận xét.

- Học sinh thực

hiện theo yêu

cầu của giáo viên.

**********************

CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

BÀI 24: EM GIỮ VỆ SINH CƠ THỂ

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức: Nêu được những việc cần l àm để giữ vệ sinh cơ thể.

2. Kĩ năng: Thực hiện đúng các quy tắc giữ vệ sinh cơ thể; tự đánh giá được việc thực hiện giữ vệ sinh cơ thể.

3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể.

4. Năng lực chú trọng: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

5. Phẩm chất: Có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, thực hiện các quy tắc bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho bản thân, gia đình, bạn bè và những người xung quanh; có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được vào cuộc sống.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Sách Tự nhiên và Xã hội; tranh ảnh các hình trong bài 24 sách học sinh (phóng to); đoạn clip hướng dẫn các bước chải răng đúng cách; hoặc mô hình bộ răng và bàn chải đánh răng; phiếu học tập cho học sinh tự đánh giá; bảng nhóm Nên/ Không nên, …

2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; …

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, trực quan, trò chơi, thí nghiệm, dự án, đóng vai, dạy học nêu vấn đề, kể chuyện, thảo luận nhóm, thực hành, điều tra đơn giản ….

2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động và khám phá (3-5 phút):

* Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của học sinh về việc giữ vệ sinh cơ thể, dẫn dắt vào bài mới.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên tổ chức dưới hình thức trò chơi “Chuyền quà”. Giáo viên phổ biến luật chơi: Cả lớp cùng hát bài “Bé tập đánh răng”, vừa hát vừa chuyền tay nhau một hộp quà. Khi bài hát kết thúc, hộp quà dừng ở bạn nào thì bạn đó sẽ trả lời câu hỏi có bên trong hộp quà: “Việc giữ sạch răng miệng giúp ích gì cho em?”. Học sinh trả lời đúng sẽ nhận được 1 phần quà.

- Giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào bài học: “Em giữ vệ sinh cơ thể”

- Học sinh tham gia trò chơi.

2. Hoạt động hình thành, phát triển năng lực nhận thức, tìm hiểu (25-27 phút):

2.1. Hoạt động 1. Giữ vệ sinh răng miệng đúng cách (11-13 phút):

* Mục tiêu: Giúp học sinh biết được lợi ích của việc giữ sạch răng miệng. Nêu được các bước chải răng đúng cách.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, thảo luận nhóm.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên chia lớp thành các nhóm đôi, yêu cầu học sinh quan sát các tranh 1, 2 trang 100 sách học sinh và nói cho bạn nghe “Chuyện gì đã xảy ra với bạn An?”.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày trước lớp (Mỗi học sinh trình bày 1 phút).

- Giáo viên đặt câu hỏi: “Để không bị đau răng giống An, các em cần làm gì để giữ vệ sinh răng miệng?”

- Giáo viên yêu cầu học sinh tạo nhóm 4 để thảo luận, thực hành các bước chải răng đúng cách trên mô hình mẫu.

- Giáo viên tổng kết bằng các tranh ở cuối trang 100 sách học sinh và rút ra kết luận: Để giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, em cần chải răng đúng cách sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.

- Học sinh quan sát các tranh và nói cho bạn nghe “Chuyện gì đã xảy ra với bạn An?”.

- Học sinh trình bày trước lớp: Tranh 1: An bị đau răng. Tranh 2: Mẹ đưa An đến nha sĩ khám răng.

- Học sinh trả lời: không ăn nhiều bánh kẹo, chải răng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.

- Học sinh tạo nhóm 4 để thảo luận, thực hành các bước chải răng đúng cách trên mô hình mẫu.

- Học sinh trình bày, nhận xét.

2.2. Hoạt động 2. Ích lợi của việc tắm gội mỗi ngày (12-14 phút):

* Mục tiêu: Giúp học sinh nêu lợi ích của việc tắm gội mỗi ngày.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: thực hành, trực quan.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên cho học sinh quan sát các tranh ở trang 101 sách học sinh, hỏi - đáp về nội dung của tranh.

- Giáo viên chia lớp thành các nhóm 4 học sinh, hướng dẫn học sinh đóng vai để thể hiện nội dung của các tranh.

+ Bạn 1: Đóng vai Nam

+ Bạn 2: Đóng vai mẹ của Nam

+ Bạn 3: Đóng vai bạn của Nam

+ Bạn 4: Dẫn truyện và trả lời câu hỏi: “Tại sao Nam cần tắm gội sau khi đi chơi đá banh về?”

- Giáo viên và học sinh cùng nhận xét và rút ra kết luận: Việc tắm gội mỗi ngày và sau các hoạt động vận động giúp em giữ sạch cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về da và tăng khả năng phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn.

- Học sinh quan sát các tranh, hỏi - đáp về nội dung của tranh.

- Học sinh đóng vai để thể hiện nội dung của các tranh.

- Học sinh nhận xét và rút ra kết luận.

3. Hoạt động tiếp nối sau bài học (2-3 phút):

- Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà tự giác tắm gội và đánh răng đúng cách, sau đó nhờ cha mẹ nhận xét.

- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động và khám phá (3-5 phút):

* Mục tiêu: Tạo hứng thú và gợi nhớ lại nội dung học của tiết học trước.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên cho học sinh xem và hát theo bài “Tay thơm tay ngoan” (sáng tác: Bùi Đình Thảo). Giáo viên đặt câu hỏi: Chúng mình cần làm gì để đôi tay được xinh đẹp giống tay của bạn trong lời bài hát?

- Giáo viên dẫn dắt vào bài tiết 2.

- Học sinh cùng hát và trả lời câu hỏi.

2. Hoạt động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học (25-27 phút):

2.1. Hoạt động 1. Rửa tay đú ng cách và thường xuyên (10-11 phút):

* Mục tiêu: Giúp học sinh biết được lợi ích của việc rửa tay và các bước rửa tay đúng cách.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, thảo luận nhóm.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên yêu cầu lớp tạo thành các nhóm 4 để tiến hành hoạt động quan sát các tranh 1, 2, 3, 4 trang 102 sách học sinh, trả lời câu hỏi: “Khi nào em cần rửa tay? Vì sao?”.

- Giáo viên quan sát học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm và đặt câu hỏi mở rộng: “Trong 4 tranh trên, tranh nào mô tả việc cần phải rửa tay cả trước và sau khi tiến hành hoạt động?”.

- Giáo viên mời các nhóm chia sẻ câu trả lời.

- Giáo viên và học sinh cùng nhận xét.

- Tiếp theo, giáo viên cho học sinh quan sát tranh về các bước thực hành rửa tay và thảo luận nhóm: Có mấy bước rửa tay? Rửa tay như thế nào là đúng cách?.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành rửa tay đúng cách và rút ra kết luận.

- Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm.

- Học sinh trả lời: sau khi chơi với thú cưng; sau khi đi vệ sinh; sau khi tham gia các hoạt động vui chơi; trước và sau khi ăn uống.

- Các nhóm chia sẻ câu trả lời.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh quan sát tranh về các bước thực hành rửa tay và thảo luận nhóm.

- Học sinh thực hành rửa tay đúng cách và rút ra kết luận: Em cần rửa tay đúng cách và thường xuyên.

2.2. Hoạt động 2. Thực hiện giữ vệ sinh cơ thể (10-11 phút):

* Mục tiêu: Giúp học sinh nêu những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh cơ thể.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, thảo luận nhóm.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các tranh 1, 2, 3, 4 ở trang 103 sách học sinh, thảo luận nhóm: “Em có nên làm như các bạn trong hình không? Vì sao?”

- Giáo viên mời các nhóm trình bày.

- Giáo viên và học sinh cùng nhận xét.

- Giáo viên cho học sinh liên hệ thực tế: “Hằng ngày, em đã làm gì để giữ vệ sinh cơ thể?”, nhận xét và mở rộng cho học sinh: Việc rửa tay sau khi che miệng hắt hơi giúp loại bỏ vi trùng trên tay của bạn trước khi chúng có cơ hội lây nhiễm sang người khác.

- Học sinh quan sát các tranh, thảo luận nhóm và trình bày: Tranh 1: Hai bạn cùng lau chung một cái khăn là không nên vì rất dễ lây bệnh cho nhau. Tranh 2: Bạn nam đưa tay dụi mắt là không nên vì sẽ làm mắt bị tổn thương. Tranh 3: Bạn nam ho nhưng lại để văng nước bọt ra xung quanh là không nên vì sẽ làm sẽ lây bệnh cho người khác (nếu bản thân bạn bị bệnh). Ngoài ra, hành động này còn thể hiện nếp sống không văn minh. Tranh 4: Hai bạn uống chung một li nước là không nên vì sẽ lây bệnh nhau.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh liên hệ thực tế.

- Học sinh rút ra kết luận: Em dùng khăn sạch, không uống chung li, không dùng tay dụi mắt, che miệng và rửa tay sau khi hắt hơi để giữ vệ sinh cơ thể, tránh các bệnh truyền nhiễm.

2.3. Hoạt động 3. Tự đánh giá (4-5 phút):

* Mục tiêu: Giúp học sinh tự đánh giá được những việc bản thân đã làm để giữ vệ sinh cơ thể, nêu được những lưu ý với các việc chưa làm tốt.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, thảo luận nhóm.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên phát cho mỗi học sinh một Phiếu tự đánh giá (mẫu).

- Giáo viên đánh giá, nhận xét và kết luận: Em chải răng đúng cách, tắm gội mỗi ngày, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và sử dụng riêng đồ dùng cá nhân.

- Học sinh đánh dấu c héo vào các ô thể thiện mức độ mình đã làm được để giữ vệ sinh cá nhân.

- Học sinh tập đọc các từ khoá của bài: “Vệ sinh - Sạch sẽ”

3. Hoạt động tiếp nối sau bài học (2-3 phút):

- Giáo viên yêu cầu học sinh về tiếp tục thực hành giữ vệ sinh cơ thể đúng cách.

- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

BÀI 25: EM ĂN UỐNG LÀNH MẠNH

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức: Nêu được số bữa cần ăn trong ngày; nêu được tên một số thức ăn, đồ uống giúp cho cơ thể khoẻ mạnh và an toàn.

2. Kĩ năng: Thực hiện ăn uống lành mạnh.

3. Thái độ: Biết tự nhận xét được thói quen ăn uống của bản thân.

4. Năng lực chú trọng: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

5. Phẩm chất: Có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, thực hiện các quy tắc bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho bản thân, gia đình, bạn bè và những người xung quanh; có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được vào cuộc sống.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Sách Tự nhiên và Xã hội; tranh ảnh các hình trong bài 25 sách học sinh (phóng to); hình ảnh minh hoạ các loại thức ăn, đồ uống hằng ngày; phiếu học tập cho học sinh tự đánh giá; bảng nhóm Nên/ Không nên, …

2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; …

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, trực quan, trò chơi, thí nghiệm, dự án, đóng vai, dạy học nêu vấn đề, kể chuyện, thảo luận nhóm, thực hành, điều tra đơn giản ….

2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động và khám phá (3-5 phút):

* Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của học sinh về bữa ăn sáng, dẫn dắt vào bài mới.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên tổ chức dưới hình thức trò chơi “Bữa ăn sáng tôi thích”. Giáo viên cho học sinh nêu tên các món ăn của bữa sáng từ thứ hai đến thứ sáu. Bạn nào nêu được nhiều món ăn trong thời gian 1 phút sẽ chiến thắng.

- Giáo viên nhận xét và dẫn dắt học sinh vào bài học: “Em ăn uống lành mạnh”.

- Học sinh tham gia trò chơi.

2. Hoạt động hình thành, phát triển năng lực nhận thức, tìm hiểu (25-27 phút):

2.1. Hoạt động 1. Các bữa ăn chính trong ngày (11-13 phút):

* Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được mỗi ngày có 3 bữa chính (sáng, trưa, tối).

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, thảo luận nhóm.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên chia lớp thành các nhóm có 3 học sinh.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát các tranh 1, 2, 3 trang 105 sách học sinh, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: “Bạn An ăn bao nhiêu bữa ăn chính mỗi ngày? Mỗi bữa có những món ăn gì?

- Giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày trước lớp.

- Giáo viên và học sinh nhận xét.

- Giáo viên đặt câu hỏi giúp học sinh liên hệ bản thân: “Em ăn các bữa chính vào thời gian nào trong ngày?”.

- Học sinh quan sát các tranh, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: “Bạn An ăn bao nhiêu bữa ăn chính mỗi ngày? Mỗi bữa có những món ăn gì?

- Học sinh trình bày trước lớp:

+ Tranh 1: An ăn sáng (bánh mì, trứng, cà chua, rau, sữa).

+ Tranh 2: An ăn trưa ở trường (cơm, canh, thịt, rau, nước lọc).

+ Tranh 3: An ăn tối cùng gia đình (cơm, canh, thịt, cá, rau, trái cây).

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh liên hệ bản thân và rút ra kết luận: Mỗi ngày em cần ăn đủ ba bữa chính

2.2. Hoạt động 2. Ăn uống đúng giờ (12-14 phút):

* Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được thời gian hợp lí cho các bữa ăn trong ngày.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: thực hành, trực quan.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên đặt câu hỏi: “Em ăn các bữa chính vào thời gian nào trong ngày?”.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận, trình bày (học sinh cần kể đúng 3 ý).

- Giáo viên và học sinh cùng nhận xét.

- Giáo viên giáo dục kĩ năng sống: Khi ăn trưa tại trường, các em cần ăn hết suất, không được bỏ thừa thức ăn để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

- Học sinh thảo luận, trình bày.

- Học sinh cùng nhận xét.

- Học sinh lắng nghe và rút ra kết luận: Mỗi ngày em cần ăn đủ và đúng giờ ba bữa chính.

3. Hoạt động tiếp nối sau bài học (2-3 phút):

- Giáo viên yêu cầu học sinh về ăn uống đúng giờ, đủ bữa, nhờ cha mẹ nhận xét.

- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động và khám phá (3-5 phút):

* Mục tiêu: Tạo hứng thú và gợi nhớ lại nội dung học của tiết học trước.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên cho học sinh cùng múa hát bài “Chiếc bụng đói” (sáng tác: Tiên Cookie). Giáo viên đặt câu hỏi: Khi đói, em thường ăn gì? và dẫn dắt vào bài tiết 2..

- Học sinh cùng hát và trả lời câu hỏi.

2. Hoạt động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học (25-27 phút):

2.1. Hoạt động 1. Ăn, uống hợp lí (10-11 phút):

* Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được các thức ăn, đồ uống giúp cơ thể khoẻ mạnh và an toàn.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, thảo luận nhóm.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát 2 tranh đầu trang 106 sách học sinh, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: “Bạn Nam và bạn Dũng thường ăn, uống những gì? Cách ăn uống nào hợp lí?”.

- Giáo viên đặt câu hỏi mở rộng: “Chuyện gì xảy ra với bạn Dũng? Vì sao?”

- Giáo viên kết luận: Em nên chọn thức ăn, đồ uống hợp lí và đầy đủ chất dinh dưỡng

- Học sinh quan sát 2 tranh đầu trang 106, thảo luận nhóm và trả lời: Tranh 1: Nam ăn thịt, cá, trứng, rau củ, trái cây; uống nước lọc, sữa. Tranh 2: Dũng ăn pizza, hamburger, khoai tây chiên, bánh, kẹo, kem. Bạn Nam ăn uống hợp lí, có lợi cho sức khoẻ vì đủ chất.

- Học sinh trả lời: Bạn Dũng ăn các loại thức ăn có nhiều chất béo, đường, bột… sẽ làm cơ thể bị béo phì.

2.2. Hoạt động 2. Thực hiện ăn, uống hợp vệ sinh (10-11 phút):

* Mục tiêu: Giúp học sinh quan sát, thảo luận nhóm, nêu tên những món ăn nên và không nên ăn để giúp cơ thể khoẻ mạnh và an toàn.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, thảo luận nhóm.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên đề nghị học sinh quan sát tranh ở cuối trang 106 sách v và trả lời câu hỏi: “Chuyện gì xảy ra với bạn Dũng? Vì Sao?”.

- Giáo viên đặt câu hỏi để gợi ý thêm cho học sinh: “Thức ăn mà bạn Dũng ăn có hợp vệ sinh không? Ăn những thức ăn này thì cơ thể dễ bị gì, có hại gì cho sức khoẻ?”.

- Giáo viên chuẩn bị một số hình ảnh về các món ăn, thức uống, tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm, chọn những hình ảnh món ăn, thức uống có lợi cho sức khoẻ gắn vào cột “Nên” và những hình ảnh món ăn, thức uống không có lợi cho sức khoẻ gắn vào cột “Không nên”.

- Giáo viên nhận xét và kết luận: Em nên dùng thức ăn, đồ uống hợp lí để giúp cơ thể khoẻ mạnh

- Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi: “Chuyện gì xảy ra với bạn Dũng? Vì Sao?”.

- Học sinh thảo luận nhóm, chọn những hình ảnh món ăn, thức uống có lợi cho sức khoẻ gắn vào cột “Nên” và những hình ảnh món ăn, thức uống không có lợi cho sức khoẻ gắn vào cột “Không nên”.

- Học sinh trình bày, nhận xét.

2.3. Hoạt động 3. Tự nhận xét thói quen ăn uống hằng ngày của bản thân (4-5 phút):

* Mục tiêu: Giúp học sinh tự đánh giá được những thói quen ăn uống hằng ngày của mình.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, thảo luận nhóm.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên phát cho mỗi học sinh một Phiếu tự nhận xét (mẫu).

- Giáo viên đánh giá, nhận xét và rút ra kết luận: Em nên rèn thói quen ăn uống đúng giờ, đủ bữa, đủ chất để cơ thể khoẻ mạnh.

- Học sinh đánh dấu chéo vào các ô thể hiện những thói quen ăn uống hằng ngày của bản thân.

- Học sinh tập đọc các từ khoá của bài: “Thức ăn - Khoẻ mạnh”

3. Hoạt động tiếp nối sau bài học (2-3 phút):

- Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà cùng đi chợ với mẹ, chọn những loại thức ăn, đồ uống có lợi cho sức khoẻ. Chụp hình làm sản phẩm để chia sẻ với bạn.

- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

**************************

CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

BÀI 26: EM VẬN ĐỘNG VÀ NGHỈ NGƠI

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức: Nêu được các hoạt động vận động và nghỉ ngơi có lợi cho sức khoẻ; nêu được các hoạt động cần dành nhiều thời gian để cơ thể khoẻ mạnh.

2. Kĩ năng: Liên hệ được các hoạt động cần dành nhiều thời gian để cơ thể khoẻ mạnh.

3. Thái độ: Biết vận động và nghỉ ngơi một cách hợp lí.

4. Năng lực chú trọng: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

5. Phẩm chất: Có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, thực hiện các quy tắc bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho bản thân, gia đình, bạn bè và những người xung quanh; có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được vào cuộc sống.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Sách Tự nhiên và Xã hội; tranh ảnh hoặc đoạn video về một số môn thể thao (đá bóng, đá cầu, cầu lông…), …

2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; tranh hoặc ảnh chụp về một môn thể thao hoặc hoạt động nghỉ ngơi mà mình thích; …

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, trực quan, trò chơi, thí nghiệm, dự án, đóng vai, dạy học nêu vấn đề, kể chuyện, thảo luận nhóm, thực hành, điều tra đơn giản ….

2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động và khám phá (3-5 phút):

* Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của học sinh về hoạt động vận động có lợi cho sức khoẻ, dẫn dắt vào bài học mới.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh nghe và hát theo bài “Con cào cào” (sáng tác: Khánh Vinh). Giáo viên nêu câu hỏi: “Muốn khoẻ mạnh thì chúng ta phải làm gì? Em có tập thể dục hằng ngày không?”, học sinh trả lời tự do.

- Giáo viên nhận xét chung và dẫn dắt học sinh vào bài học: “Em vận động và nghỉ ngơi”.

- Học sinh nghe, hát theo và trả lời câu hỏi.

2. Hoạt động hình thành, phát triển năng lực nhận thức, tìm hiểu (25-27 phút):

2.1. Hoạt động 1. Tìm hiểu về tác hại của thói quen sinh hoạt không hợp lí (9-10 phút):

* Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được tác hại của việc vận động và nghỉ ngơi không hợp lí.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, thảo luận nhóm.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên yêu cầu học sinh tạo thành các nhóm đôi, quan sát các tranh 1, 2, 3 trang 108 sách học sinh, hỏi – đáp cặp đôi theo các câu hỏi gợi ý: Nội dung các tranh này vẽ gì? Em có nhận xét gì về thói quen sinh hoạt của bạn An?

- Giáo viên quan sát các nhóm học sinh hỏi - đáp. Giáo viên có thể gợi ý để học sinh hỏi và trả lời nhiều hơn về thói quen sinh hoạt của bạn An trong tranh. Ví dụ: Bạn An thường học bài đến mấy giờ? Bạn An thường đi ngủ lúc mấy giờ? Chuyện gì đã xảy ra với An? Vì sao?

- Giáo viên yêu cầu 2 - 3 cặp học sinh lên chỉ tranh và hỏi - đáp trước lớp.

- Giáo viên và học sinh cùng nhận xét và rút ra kết luận: Thói quen sinh hoạt không hợp lí sẽ có hại cho sức khoẻ.

- Học sinh tạo thành các nhóm đôi, quan sát các tranh và hỏi - đáp cặp đôi.

- Vài cặp học sinh lên chỉ tranh và hỏi - đáp trước lớp.

- Học sinh nhận xét và rút ra kết luận.

2.2. Hoạt động 2. Ích lợi của hoạt động vận động và nghỉ ngơi đúng cách (9-10 phút):

* Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được ích lợi của việc vận động và nghỉ ngơi đúng cách.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: thực hành, trực quan.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát tranh ở trang 109 sách học sinh, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Bác sĩ khuyên bạn An nên vận động và nghỉ ngơi như thế nào? Việc làm đó có lợi ích gì cho sức khoẻ của An?

- Giáo viên tổ chức cho học sinh chia sẻ ý kiến trước lớp và nhận xét. Giáo viên có thể đặt thêm câu hỏi để mở rộng: “Vận động và nghỉ ngơi đúng cách còn mang lại lợi ích gì cho chúng ta?”

- Giáo viên và học sinh cùng nhận xét và rút ra kết luận.

- Học sinh quan sát tranh, thảo luận nhóm và trả lời: Dậy sớm, tập thể dục, vận động vừa sức, ngủ đúng giờ.

- Học sinh chia sẻ ý kiến trước lớp và nhận xét.

- Học sinh nhận xét và rút ra kết luận.

2.3. Hoạt động 3. Liên hệ thực tế (6-7 phút):

* Mục tiêu: Giúp học sinh tự liên hệ và nêu được tác hại/ích lợi của thói quen sinh hoạt của bản thân.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: thực hành, trực quan.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên nêu câu hỏi: “Em có thói quen sinh hoạt hằng ngày như thế nào?” và tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm đôi.

- Giáo viên mời các nhóm chia sẻ ý kiến trước lớp. Giáo viên và học sinh cùng nhận xét. Giáo viên đặt thêm câu hỏi để liên hệ mở rộng: “Thói quen sinh hoạt đó tốt hay không tốt? Vì sao?”

- Học sinh thảo

luận theo nhóm

đôi.

- Các nhóm chia sẻ ý kiến trước lớp.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh trả lời.

3. Hoạt động tiếp nối sau bài học (2-3 phút):

- Giáo viên yêu cầu học sinh về quan sát thói quen sinh hoạt của người thân trong gia đình. Chuẩn bị tranh vẽ hoặc ảnh chụp một môn thể thao hoặc hoạt động nghỉ ngơi mà mình thích (để phục vụ cho tiết học sau).

- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động và khám phá (3-5 phút):

* Mục tiêu: Tạo hứng thú và gợi nhớ lại nội dung học của tiết học trước.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh.ht theo, trả lời câu hỏi.5). hát và vận động theo lời bài hát “Tập thể dục buổi sáng” (sáng tác: Minh Trang). Giáo viên đặt câu hỏi: “Sau khi tập thể dục theo bài hát, các em cảm thấy thế nào?”. Học sinh trả lời tự do. Giáo viên dẫn dắt vào bài tiết 2.

- Học sinh cùng hát và trả lời câu hỏi.

2. Hoạt động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học (25-27 phút):

2.1. Hoạt động 1. Các hoạt động vận động (9-10 phút):

* Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết các hoạt động vận động phù hợp với cơ thể và lứa tuổi.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, thảo luận nhóm.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên chia lớp thành các nhóm đôi, yêu cầu các nhóm quan sát tranh trong sách học sinh trang 110 và trả lời các câu hỏi sau: Kể tên các hoạt động có trong tranh. Em thích hoạt động vận động nào? Vì sao?

- Giáo viên tổ chức cho một số nhóm lên chia sẻ với lớp. Giáo viên đặt câu hỏi để liên hệ mở rộng: “Ngoài các hoạt động trên, em còn biết những hoạt động vận động nào khác có lợi cho sức khoẻ?”

- Giáo viên và học sinh cùng nhận xét, rút ra kết luận: Vận động đúng cách và phù hợp sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh.

- Các nhóm quan sát tranh và trả lời các câu hỏi của giáo viên.

- Học sinh quan sát và thực hiện nhiệm vụ theo nhóm.

- Một số nhóm lên chia sẻ với lớp.

- Học sinh nhận xét, rút ra kết luận.

2.2. Hoạt động 2. Các hoạt động nghỉ ngơi (9-10 phút):

* Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết các hoạt động nghỉ ngơi phù hợp với cơ thể và lứa tuổi.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, thảo luận nhóm.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát tranh trong sách học sinh trang 111, thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi gợi ý: Kể tên các hoạt động có trong tranh. Em chọn cách nghỉ ngơi nào có lợi cho sức khoẻ?

- Giáo viên mời một số nhóm lên chia sẻ với cả lớp.

- Giáo viên và học sinh cùng nhận xét, rút ra kết luận: Nghỉ ngơi đúng cách và phù hợp sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh.

- Học sinh quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi của giáo viên.

- Học sinh quan sát và thực hiện nhiệm vụ theo nhóm.

- Một số nhóm lên chia sẻ với cả lớp.

- Học sinh nhận xét, rút ra kết luận.

2.3. Hoạt động 3. Liên hệ bản thân (6-7 phút):

* Mục tiêu: Giúp học sinh tự liên hệ và nêu được các hoạt động cần dành nhiều thời gian để cơ thể khoẻ mạnh.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, thảo luận nhóm.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm đôi, chia sẻ những hoạt động vận động và nghỉ ngơi mà bản thân đã làm dựa trên tranh, ảnh đã chuẩn bị theo các câu hỏi gợi ý sau: Em thường dành nhiều thời gian cho hoạt động vận động và nghỉ ngơi nào để cơ thể khoẻ mạnh? Chúng ta có nên vận động quá sức không? Vì sao?

- Giáo viên mời học sinh chia sẻ câu trả lời.

- Giáo viên và học sinh cùng nhận xét, rút ra kết luận: Em vận động, nghỉ ngơi hợp lí.

- Học sinh làm việc theo nhóm đôi, chia sẻ những hoạt động vận động và nghỉ ngơi mà bản thân đã làm.

- Học sinh chia sẻ câu trả lời.

- Học sinh tập đọc các từ khoá của bài: “Hoạt động - Nghỉ ngơi”

3. Hoạt động tiếp nối sau bài học (2-3 phút):

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và trao đổi, chia sẻ với người thân về những hoạt động vận động và nghỉ ngơi của người thân. Cùng vận động và nghỉ ngơi đúng cách với người thân trong gia đình.

- Học sinh

thực hiện theo

yêu cầu của

giáo viên.

*****************************

Bài 27 EM BIẾT TỰ BẢO VỆ

I.MỤC TIÊU: sau bài học, học sinh:

1.Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:

-Nhận biết được vùng riêng tư cảu cơ thể cần được bảo vệ.

-Thực hành nói không và tránh xa người có hành vi đụng chạm hay đe dọa đến sự an toàn của bản thân.

-Thực hành nói với người lớn tin cậy để được giúp đỡ khi cần.

2.Phẩm chất, năng lực

2.1Phẩm chất:trách nhiệm: biết tự bảo vệ bản thân.

2.2Năng lực:

- Giao tiếp: qua các hoạt động nhóm.

- Giải quyết vấn đề qua các hoạt động giải quyết tình huống.

3.Vận dụng: biết vận dụng kiến thức dược học để bảo vệ bản thân.

II.CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên: Các tranh trong bài 27 SGK, thẻ ghép hình bé trai và bé gái đã cắt rờ ra nhiều mảnh.

2.Học sinh: SGK, vở bài tập, giấy vẽ, hộp màu, vật liệu làm khẩu hiệu.

III.PHƯỚNG PHÁP HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1.Phướng pháp dạy học: Trò chơi, quan sát, thảo luận, sắm vai.

2.Hình thức dạy học: cá nhân, nhóm 2,4.

IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ KHÁM PHÁ (5 phút):

*Mục tiêu: Tạo hứng thú khơi gợi những hiểu biết sẵn có của HS về cách tự bảo vệ bản thân, dẫn dắt vào bài mới.

*Phương pháp: Thảo luận nhóm 4

*Phương tiện: Các bộ thẻ hình cơ thể bạn trai, bạn gái.

*Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi ghép hình theo nhóm 4.

- GV yêu cầu HS nbhận xét, GV nhận xét dẫn dắt HS vào bài học:” Em biết tự bảo vệ.”

2.BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH:

2.1 Hoạt động 1: Vùng riêng tư của cơ thể

*Mục tiêu:HS biết được những vùng riêng tư của cơ thể cầnh được bảo vệ.

*Phương pháp: Quan sát nhóm 2

* Phướng tiện: tranh 1,2 SGK trang 112

*Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS quan sát tranh 1,2 trang 112 SGK. Chỉ các vùng riêng tư trên cơ thể của hai bạn trong tranh theo nhóm 2.

- GV mời một số nhóm chia sẻ trước lớp.

- GV cùng HS nhận xét và rút ra kết luận.

Kết luận: Các vùng riêng tư trên cơ thể gồm: miệng, ngực, phần giữa hoa đùi và phân mông.

2.2 Hoạt động 2: Nói không với những hành vi đụng chạm vào vùng riêng tư trên cơ thể

*Mục tiêu:HS biết được những vùng riêng tư của cơ thể cầnh được bảo vệ.

*Phương pháp: Quan sát nhóm 2

* Phướng tiện: tranh 1,2 SGK trang 112

*Cách tiến hành:

- GV treo hai tranh ở phía dưới trang 112, tổ chức cho HS hoạt động chung cả lớp với câu hỏi

+ Trong tranh, bạn Hoa và bạn Nam đã nói gì? Tại sao ?

+ Khi nào em có phản ứng giống như của bạn Hoa và bạn Nam?

-GV và HS cùng nhận xét, rút ra kết luận.

Kết luận: Em bảo vệ vùng riêng tư của cơ thể mình và giữ an toàn cho bản thân.

Lưu ý: GV có thể tổ chức cho HS sắm vai thực hành nói không với hành vi động chạm cơ thể.

NGHỈ GIỮA TIẾT

2.3 Hoạt động 3: Ứng xử với những đối tượng khác nhau

*Mục tiêu:HS biết cách ứng xử với người thân, bạn bè và người quen.

*Phương pháp: Quan sát nhóm 4

* Phướng tiện: tranh 1,2,3,4, 5 SGK trang 113

*Cách tiến hành:

-GV tổ chức HS quan sát tranh 1,2,3,4,5 trang 113 SGK, thảo luận nhóm 4 với câu hỏi gợi ý:

+ Bạn Hoa và bạn Nam ứng xử như thế nào với mọi người?

-GV mời HS chia sẻ trước lớp.

-GV hỏi thêm:

+ Em có cho phép người quen nắm tay mình không?

+Bạn bè có được phép ôm em không?

+ Nếu người quen định nắm tay hoặc ôm em, em sẽ làm gì?

-GV và HS cùng nhận xét và rút ra kết luận.

Kết luận: Đối với ba mẹ, ông bà, anh chị em ruột, em được phép ôm thân mật. Đối với bạn bè, thầy cô giáo, bà con họ hàng em được phép năm tay. Khi gặp người quen em chỉ được phép đứng xa và cuối chào.

3.HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI SAU BÀI HỌC CỦNG CỐ):

*Mục tiêu: ghi nhớ bài học để ứng dụng vào thực tiễn.

*Phương pháp: Đóng vai nhóm 2

*Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS sắm vai theo nhóm 2 ( HS đi học về gặp ba hoặc mẹ).

Ba hoặc mẹ hỏi HS:Hôm nay con học được gì ?

- Tổ chức cho HS trình bày trước lớp.

-GV nhận xét dặn HS về kể cho ba mẹ nghe bài học hôm nay và nhờ ba mẹ chỉ thêm nhiều cách khác để bảo vệ bản thân.

-HS chơi trò chơi ghép tranh theo nhóm 4.

-HS nhận xét.

-HS quan sát tranh và thảo luận nhóm 2

-HS trình bày trước lớp

-HS nhận xét

-HS đọc kết luận theo GV.

-HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi của GV

-HS nhận xét.

-HS đọc kết luận theo GV nhóm, lớp.

-HS quan sát tranh và thảo luận nhóm 4

- HS trình bày trước lớp.

-HS trả lời

-HS nhận xét

-HS đọc kết luận theo GV

-HS đóng vai mẹ con hoặc cha con.

-HS trình bày trước lớp

- HS lắng nghe.

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ KHÁM PHÁ (5 phút):

*Mục tiêu: Tạo hứng thú khơi gợi lại nội dung bài học của tiết 1

*Phương pháp: Thảo luận nhóm 4

*Phương tiện: Các bộ thẻ hình cơ thể bạn trai, bạn gái.

*Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS múa hát bài hát vận động cơ thể: Chicken dance

- GV yêu cầu HS nbhận xét, GV nhận xét dẫn dắt HS vào bài học:” Em biết tự bảo vệ.” Tiết 2

2.BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH:

2.1 Hoạt động 1: Những tình huống nguy hiểm cho bản thân

*Mục tiêu:HS biết được những tình huống nguy hiểm cho bản thân và biết cách tránh xa.

*Phương pháp: Quan sát, thảo luận nhóm 4

* Phướng tiện: tranh 1,2,3,4 SGK trang 114

*Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS quan sát tranh 1,2,3,4 SGK trang 114. Với câu hỏi gợi ý như sau:

+Điều gì có thể xảy ra trong các tình huống sau?

+Em phải làm gì trong những trường hợp trên?

- GV tổ chức một số nhóm chia sẻ trước lớp.

- GV cùng HS nhận xét và rút ra kết luận.

Kết luận:

+ Tranh 1: Dù là người lọa hay quen cho em quà hay đồ chơi, thức ăn, em phải nói không và bỏ đi.

+ Tranh 2: Em không ở lâu một mình trong nhà vệ sinh.

+ Tranh 3: Khi ở một mình, em không cho người khác ba mẹ, anh chị em, ông bà vào nhà.

+ Tranh 4: Em không đi theo người lạ.

2.2 Hoạt động 2: Nói không với người lớn tin cậy để được giúp đỡ khi cẩn

*Mục tiêu:HS biết cách phản ứng nhanh trong hoàn cảnh nguy hiểm và biết nói với người lớn tin cậy để được giúp đỡ.

*Phương pháp: Quan sát, thảo luận nhóm 2

* Phướng tiện: tranh SGK trang 115

*Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS quan sát tranh SGK trang 115, thảo luận nhóm 2 với câu hỏi gợi ý sau :

+ Chuyện gì đã xảy ra với bạn An?

+ Bạn An kể lại chuyện với ai?

-GV tổ chức cho HS trình bày trước lớp.

-GV và HS cùng nhận xét, rút ra kết luận.

Kết luận: Em tìm người lớn tin cậy hoặc gọi 111 để được giúp đỡ.

NGHỈ GIỮA TIẾT

- GV hướng dẫn HS tập đọc các từ khóa của bài: “ Vùng riêng tư – tự bảo vệ”.

* Lưu ý: Gv có thể tổ chức cho HS vẽ băng rôn, khấu hiệu kêu gọi các bạn HS có ý thức bảo vệ bản thân.

3.HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI SAU BÀI HỌC CỦNG CỐ):

*Mục tiêu: ghi nhớ bài học để ứng dụng vào thực tiễn.

*Phương pháp: Trò chơi hát, chuyền bóng và trả lời câu hỏi.

*Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS hát và chuyền bóng, bài hát hết bạn nào cầm bóng sẽ trè lời câu hỏi

+ Khi người lạ cho quà em làm gì ?

+ Khi ở nhà một mình có người lạ xưng là bnạ của bố muốn vào nhà em phải làm sao ?

-GV và HS nhận xét và kết luận.

- GV nhận xét dặn HS về kể cho ba mẹ nghe bài học hôm nay và nhờ ba mẹ chỉ thêm nhiều cách khác để bảo vệ bản thân.

-HS múa Chicken dance.

-HS quan sát tranh và thảo luận nhóm.

-HS lắng nghe

-HS quan tranh và thảo luận nhóm.

- HS trình bày.

-

-HS nhận xét

-HS đọc ghi nhớ theo GV

-HS luyện đọc từ cá nhân, nhóm, lớp.

-HS hát chuyền bóng và trả lời câu hỏi.

-HS nhận xét.

-HS lắng nghe.

*********************************

Bài 28: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

I. MỤC TIÊU: sau bài học, học sinh:

1.Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:

-Củng cố, đánh giá được một số kiến thức của chủ đề :” Con người và sức khỏe”.

-Thực hành và vận dụng một số kiến thức của chủ đề để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho bản thân.

2.Phẩm chất, năng lực

2.1Phẩm chất:trách nhiệm: biết tự bảo vệ bản thân.Chăm chỉ: chăm chỉ luyện giữ gìn sức khỏe, giữ vệ sinh thân thể để bảo vệ sức khỏe bản thân.

2.2Năng lực:

- Giao tiếp: qua các hoạt động nhóm.

- Giải quyết vấn đề qua các hoạt động giải quyết tình huống.

3.Vận dụng: biết vận dụng kiến thức dược học để bảo vệ bản thân.

II.CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên: Các tranh trong bài 28 SGK, mô hình răng, thẻ cho hoạt động của câu 3, câu 4.

2.Học sinh: SGK, vở bài tập.

III.PHƯỚNG PHÁP HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1.Phướng pháp dạy học: Trò chơi, quan sát, thảo luận, sắm vai.

2.Hình thức dạy học: cá nhân, nhóm 2,4.

IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ KHÁM PHÁ (5 phút):

*Mục tiêu: Tạo hứng thú khơi gợi để HS nhớ lại chủ đề đã học, dẫn dắt vào bài mới.

*Phương pháp: Thảo luận nhóm 4

*Phương tiện: Các bộ thẻ hình cơ thể bạn trai, bạn gái.

*Cách tiến hành:

- - GV tổ chức cho HS hát và chuyền bóng, bài hát hết bạn nào cầm bóng sẽ trè lời câu hỏi: Các tiết trước, các con học bài TNXH nào ? Các bài học đó thuộc chủ đề gì ?

- GV yêu cầu HS nbhận xét, GV nhận xét dẫn dắt HS vào bài học:” Ôn tập hủ đề con người và sức khòe”

2.BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH:

2.1 Hoạt động 1: Chức năng của các bộ phận bên ngoài cơ thể

*Mục tiêu:HS biết được chức năng của các bộ phận bên ngoài cơ thể.

*Phương pháp: Quan sát, thảo luận nhóm 2, vấn đáp.

* Phướng tiện: tranh 1 SGK trang 116

*Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS họp nhóm 2 quan sát tranh 1 trang 116 SGK( hoặc cho 1 HS làm động tác giống trong sách và thảo luận câu sau :

- Bạn trong tranh đang làm gì ? Những bộ phận nào của cơ thể đã thực hiện hoạt động đó?

- GV mời một số nhóm chia sẻ trước lớp.

- GV cùng HS nhận xét và hỏi thêm>

+ Chân, tay còn chức năng nào khác không ?

- GV tổ chức cho HS múa một bài múa có hoạt động chân, tay , bài:Bài thể dục buổi sáng.

2.2 Hoạt động 2: Chọn đồ dùng để giữ vệ sinh cơ thể

*Mục tiêu:HS chọn đúng đồ dùng để giữ vệ sinh cơ thể.

*Phương pháp: Quan sát nhóm 4

* Phướng tiện: thẻ các các ảnh ở trang 117

*Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS thi đua chọn đúng đồ dùng để giữ vậ sinh cơ thể bằng cách chon các đồ dùng trên thẻ ảnh mà GV chuẩn bị theo nhóm 4

- GV tổ chức cho 1 vài nhóm chia sẻ trước lớp.

-GV và HS cùng nhận xét, rút ra kết luận.

Kết luận: Em sử dụng đồ dùng để giữ vệ sinh cơ thể.

NGHỈ GIỮA TIẾT

2.3 Hoạt động 3: Cách chải răng

*Mục tiêu:HS biết cách chải răng đúng.

*Phương pháp: Quan sát nhóm 2

* Phướng tiện: tranh câu 3 SGK trang 117

*Cách tiến hành:

-GV tổ chức HS quan sát tranh câu 3 trang 117 SGK, thảo luận nhóm 2 với câu hỏi gợi ý:

+ Khi chải răng An thường chải ngang hàm răng. Theo em An chải răng như vẫy có đúng không ? Vì sao ?

-GV mời HS chia sẻ trước lớp.

-GV và HS cùng nhận xét

-GV mờ một vài em thực hành trước lớp

-Gv rút ra kết luận.

Kết luận: Em cần chải răng đúng cách để bảo vệ răng.

2.4 Hoạt động 4: Chọn thức ăn phù hợp với bữa ăn

*Mục tiêu:HS biết chọn thức ăn phù hợp với bữa ăn chính.

*Phương pháp: Thi đua theo nhóm 4

* Phướng tiện: tranh SGK trang 117

*Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS thi đua chọn thức ăn đúng cho ba bữa ăn chính bằng cách chon các đồ dùng trên thẻ ảnh mà GV chuẩn bị theo nhóm 4

- GV tổ chức cho 1 vài nhóm chia sẻ trước lớp.

-GV và HS cùng nhận xét, rút ra kết luận.

Kết luận: Em thức ăn phù hợp với các bữa ăn trong ngày.

3.HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI SAU BÀI HỌC CỦNG CỐ):

*Mục tiêu: ghi nhớ bài học để ứng dụng vào thực tiễn.

*Phương pháp: trò chơi

*Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS Mời lên tàu lửa ( 1 HS đi hát:Mời bạn lên tàu lửa chúng mình đi… khi tàu lửa dừng bạn đầu tàu hỏi bạn các câu hỏi đã được học trong bài, HS trả lời đúng được mời lên tàu lửa và lại tiếp tục)

-GV nhận xét dặn HS về kể cho ba mẹ nghe bài học hôm nay .

-HS hát, chuyền bóng và trả lời câu hỏi.

-HS nhận xét.

-HS quan sát tranh và thảo luận nhóm 2

-HS trình bày trước lớp

-HS nhận xét

-HS đọc kết luận theo GV.

-HS kể

-HS múa theo GV

-HS chọn đồ dùng để giữ vệ sinh cơ thể.

-HS nhận xét.

-HS đọc kết luận theo GV nhóm, lớp.

-HS quan sát tranh và thảo luận nhóm 2

- HS trình bày trước lớp.

-HS trả lời

-HS nhận xét

-HS đọc kết luận theo GV

-HS chọn thức ăn đúng cho 3 bữa ăn chính.

-HS nhận xét.

-HS đọc kết luận theo GV nhóm, lớp.

-HS chơi.

- HS lắng nghe.

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ KHÁM PHÁ (5 phút):

*Mục tiêu: Tạo hứng thú khơi gợi lại nội dung bài học của tiết trước

*Phương pháp: Thảo luận nhóm 4

*Phương tiện: Các bộ thẻ hình cơ thể bạn trai, bạn gái.

*Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS hát theo và thực biện động tác theo lời bài hát :” Tập thể dục buổi sáng “ sáng tác Minh Trang

dẫn dắt HS vào bài học:” Ôn tập chủ đề con người và sức khòe”

2.BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH:

2.1 Hoạt động 1: Luyện tập thể thao

*Mục tiêu:HS biết biết cách xử lí khi gặp ngừoi lạ cho quà.

*Phương pháp: Quan sát, thảo luận nhóm 2, vấn đáp.

* Phướng tiện: tranh 1,2 SGK trang 118

*Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS họp nhóm 2 quan sát tranh 1,2 trang 118 SGK và thảo luận nội dung các câu hỏi

sau :

+Bạn trong tranh đang làm gì ?

+ Việc làm đó đem lại lợi ích gì cho sức khỏe

- GV mời một số nhóm chia sẻ trước lớp.

- GV cùng HS nhận xét và rút ra kết luận.

Kết luận: Em dành thời gian luyện tập thể thao để có cơ thể khỏe mạnh.

NGHỈ GIỮA TIẾT

2.2 Hoạt động 2: Đóng vai

*Mục tiêu:HS chọn đúng đồ dùng để giữ vệ sinh cơ thể.

*Phương pháp: đóng vai nhóm 4

* Phướng tiện: đồ dùng để đóng vai.

*Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS đóng vai xử lí tình huống theo nhóm 4.

- GV tổ chức cho 1 vài nhóm chia sẻ trước lớp.

-GV và HS cùng nhận xét, rút ra kết luận.

Kết luận: Em sử dụng đồ dùng để giữ vệ sinh cơ thể.

3.HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI SAU BÀI HỌC CỦNG CỐ):

*Mục tiêu: ghi nhớ bài học để ứng dụng vào thực tiễn.

*Phương pháp: trò chơi

*Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS biểu diễn thể dục buổi sáng trước lớp.

-GV khuyến khích HS thường xuyện tập thể dục, thể thao cho cơ thể khỏe mạnh.

-GV nhận xét dặn HS về kể cho ba mẹ nghe bài học hôm nay, quan sát bầu trời ban ngày và ban đêm để chuẩn bị cho bài sau.

-HS hát và làm động tác thể dục

-HS nhắc tên bài học.

-HS quan sát tranh và thảo luận nhóm 2

-HS trình bày trước lớp

-HS nhận xét

-HS đọc kết luận theo GV.

-HS đóng vai.

-HS trình bày trước lớp

-HS đọc kết luận theo GV

-HS tập thể dục, thể thao biểu diễn

- HS lắng nghe lời GV

***************************************

Bài 29: BAN NGÀY VÀ BAN ĐÊM

I.MỤC TIÊU: sau bài học, học sinh:

1.Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:

- Mô Tả được bầu trời ban ngày và ban đêm.

- So sánh được ở mức độ đơn giản bầu trời ban ngày và ban đêm.

-So sánh được bầu trời ban đêm vào các ngày khác nhau.

2.Phẩm chất, năng lực

2.1Phẩm chất:Trách nhiệm: biết bảo vệ môi trường. Nhân ái: yêu thiên nhiên.

2.2Năng lực:

- Giao tiếp: qua các hoạt động nhóm.

- Giải quyết vấn đề qua các hoạt động giải quyết tình huống.

3.Vận dụng: biết vận dụng kiến thức dược học để giao tiếp và sáng tạo.

II.CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên: Các tranh ảnh, các đoạn video cảnh bầu trời ban ngày( có mặt trời mọc), bầu trời ban đêm ( có trăng, sao).

2.Học sinh: SGK, vở bài tập, giấy vẽ, hộp màu.

III.PHƯỚNG PHÁP HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1.Phướng pháp dạy học: Trò chơi, quan sát, thảo luận, sắm vai.

2.Hình thức dạy học: cá nhân, nhóm 2,4.

IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ KHÁM PHÁ (5 phút):

*Mục tiêu: Tạo hứng thú khơi gợi những hiểu biết sẵn có của HS về những sự vật, hiện tượng được nhỉn thấy trên bầu trời vào ban ngày.

*Phương pháp: Đàm thoại

*Phương tiện:

*Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS hoạt động cả lớp với câu hỏi:

+ Trên bầu trời vào ban ngày em thấy gì ?

- GV và HS nhận xét, GV dẫn dắt HS vào bài học:” Ban ngày và ban đêm.”

2.BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH:

2.1 Hoạt động 1: Nhận biết ban ngày và ban đêm

*Mục tiêu:HS biết được ban ngày và ban đêm.

*Phương pháp: Quan sát nhóm 2

* Phướng tiện: tranh SGK trang 120

*Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS quan sát tranh trang 120 SGK thảo luận nhóm 2 với câu hỏi:

+ Các tranh thể hiện thời gian nào trong ngày? Vì sao em biết?

- GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- GV cùng HS nhận xét và rút ra kết luận.

Kết luận:

+ Tranh 1 Vẽ chợ Bến Thành vào buổi sáng.

+ Tranh 2: Vẽ chợ Bến Thành vào buổi tối.

2.2 Hoạt động 2: Mô tả bầu trời vào ban ngày và ban đêm

*Mục tiêu:HS mô tả được bầu trời ban ngày và ban đêm.So sánh được ở mức độ đơn giản bầu trời ban ngày và ban đêm.

*Phương pháp: Quan sát, thào luận nhóm 4

* Phướng tiện: tranh 1,2 SGK trang 121

*Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS họp nhóm 4:quan sát và thào luận câu hỏi

+ Em hãy mô tả bầu trời trong 2 tranh ?

- GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

+ Tranh 1: Bầu trời buổi sáng có: Mặt trời chiếu sáng có mây bầu trời trong xanh.

+ Tranh 1: Bầu trời buổi tối có: Mặt trăng, có nhiều sao lấp lánh, có mấy, bầu trời tối).

-GV đặt thêm câu hỏi mở rộng:

+ Vì sao ban ngày bầu trời lại sáng?

( Vì có mặt trời chiếu sáng).

+ Mặt trời có hình dạng như thế nào?

( Hình tròn. GV giải thích thêm:thật ra mặt trời và mặt trăng hình cầu như quả bóng như khi nhìn từ 1 phía ta thấy nó như hình tròn).

-GV và HS cùng nhận xét, rút ra kết luận.

Kết luận: Ban ngày, em có thể nhìn thấy Mặt Trời. Ban đêm em có thể nhìn thấy các ngôi sao và Mặt Trăng.

NGHỈ GIỮA TIẾT

2.3 Hoạt động 3: Mô tả bầu trời thực tế

*Mục tiêu:HS biết qun sát và mô tả được bầu trời ngay trong ngày.

*Phương pháp: Quan sát, thảo luận nhóm 2

* Phướng tiện: bầu trời thật.

*Cách tiến hành:

-GV tổ chức HS quan sát bầu trời câu hỏi gợi ý:

+ Em thấy gì trên bầu trời vào ngày hôm nay?

-GV mời HS chia sẻ trước lớp.

-GV nhận xét về trình bày của các nhóm.

3.HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI SAU BÀI HỌC CỦNG CỐ):

*Mục tiêu: ghi nhớ bài học để ứng dụng vào thực tiễn.

*Phương pháp: trò chơi

*Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho nghe bài hát Đếm sao vừa chuyền bóng, bài hát dừng HS cầm bóng phải trả lời câu hỏi của củng cố bài của GV

-GV nhận xét dặn HS về quan sát bầu trời vào ban đêm và viết lại nhận xét.

-HS trả lời câu hỏi của GV.

-HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

-HS quan sát tranh và thảo luận nhóm 2

-HS trình bày trước lớp

-HS nhận xét

-HS đọc kết luận theo GV.

-HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi

-HS nhận xét.

-HS trình bày

-HS trả lời

-HS đọc kết luận theo GV.

-HS quan sát bầu trời hôm nay nói cho nhóm 2

- HS trình bày trước lớp.

-HS chơi

-HS lắng nghe

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ KHÁM PHÁ (5 phút):

*Mục tiêu: Tạo hứng thú khơi gợi nội dung của bài học của tiết học trước.

*Phương pháp: Đàm thoại

*Phương tiện:

*Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS hát bài hát Bầu trời xanh ( sáng tác:Nguyễn Văn Quỳ) với câu hỏi:

+ Em cảm nhận như thế nào về bầu trời và những đám mây có trong lời bài hát?”

- GV nhận xét, GV dẫn dắt HS vào bài học :” Ban ngày và ban đêm.”tiết 2

2.BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH:

2.1 Hoạt động 1: Hình dạng của mặt trăng

*Mục tiêu:HS nhận biết hình dạng của mặt trăng

*Phương pháp: Quan sát, thảo luận nhóm 2

* Phướng tiện: tranh 1, 2, 3 SGK trang 122

*Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS quan sát tranh 1, 2, 3 trang 122 SGK thảo luận nhóm 2 với câu hỏi:

+ Em nhìn thấy gì trên bầu trời trong các tranh?

+ Em nhận xét gì về Mặt Trăng trong tranh 1 và tranh 2

- GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- GV cùng HS nhận xét và GV hỏi thêm:

+ Có phải đêm nào chúng ta cũng nhìn thấy Mặt Trăng trên bầu trời không ?

+ Quan sát bầu trời ban đêm, chúng ta luôn nhìn thấy gì ?

-GV cùng HS nhận xét, rút ra kết luận.

Kết luận: Có đêm em nhìn thấy Mặt Trăng tròn, có đêm em nhìn thấy Mặt Trăng khuyết, có đêm em không nhìn thấy Mặt Trăng.

2.2 Hoạt động 2: Mô tả Mặt Trăng vào đêm Trung thu

*Mục tiêu:HS nhận biết hình dạng của Mặt Trăng vào đêm Trung thu.

*Phương pháp: Đàm thoại cả lớp

* Phướng tiện: /

*Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS thảo luận trước lớp với câu hỏi :

+ Các em đã bao giờ nhìn lên bầu trời vào đêm Trung thu chưa? Khi đó, em thấy Mặt trăng như thế nào ?

- GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

Kết luận: Em nhìn thấy Mặt Trăng tròn và sáng vào đêm Trung thu.

NGHỈ GIỮA TIẾT

2.3 Hoạt động 3: Vẽ theo chủ đề

*Mục tiêu:HS vẽ được bầu trời và biết chia sẻ với bạn.

*Phương pháp: Vẽ tranh, chia sẻ.

* Phướng tiện: giấy vẽ, màu vẽ

*Cách tiến hành:

- GV tổ chức HS vẽ tranh theo chủ đề”Bầu trời của em” vẽ giấy vào giấy vẽ và tô màu.

-GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp về nội dung bức tranh vẽ trước lớp.

GV đưa ra kết luận.

Kết luận: Vào các đêm khác nhau em nhìn thấy Mặt Trăng có hình dạng khác nhau.

-GV tổ chức cho HS đọc từ khóa của bài: “Bầu trời – Ban ngày – Ban đêm”.

3.HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI SAU BÀI HỌC CỦNG CỐ):

*Mục tiêu: ghi nhớ bài học để ứng dụng vào thực tiễn.

*Phương pháp: trò chơi

*Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho nghe bài hát Đếm sao vừa chuyền bóng, bài hát dừng HS cầm bóng phải trả lời câu hỏi của củng cố bài của GV

-GV nhận xét và dặn HS về nhà tìm hiểu lợi ích và tác hại của ánh sáng Mặt Trời để chuẩn bị cho bài học sau.

- HS hát

-HS trả lời câu hỏi của GV.

- HS lắng nghe.

-HS quan sát tranh và thảo luận nhóm 2

-HS trình bày trước lớp

-HS nhận xét

-HS đọc kết luận .

-HS trả lời câu hỏi

-HS nhận xét.

-HS trình bày

-HS vẽ tranh :” Bầu trời của em”

-HS trình bày nội dung tranh mình vẽ

-HS đọc kết luận theo GV.

-HS chơi

- HS lắng nghe.

*****************************

TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

BÀI 30: ÁNH SÁNG MẶT TRỜI

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức: Nêu được vai trò chiếu sáng và sưởi ấm của Mặt Trời.

2. Kĩ năng: Thực hiện các biện pháp bảo vệ cơ thể khi ra ngoài trời nắng.

3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ cơ thể khi đi ngoài trời nắng và chia sẻ với mọi người xung quanh cùng thực hiện.

4. Năng lực chú trọng: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

5. Phẩm chất: Có ý thức tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh; có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được vào cuộc sống.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Sách Tự nhiên và Xã hội; tranh ảnh, đoạn video cảnh Mặt Trời chiếu sáng, …

2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; các vật dụng: mũ, áo khoác, dù, khẩu trang; …

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, trực quan, trò chơi, thí nghiệm, dự án, đóng vai, dạy học nêu vấn đề, kể chuyện, thảo luận nhóm, thực hành, điều tra đơn giản ….

2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động và khám phá (3-5 phút):

* Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của học sinh về lợi ích của ánh sáng mặt trời.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên cho học sinh nghe và hát theo lời bài hát “Thỏ đi tắm nắng” (sáng tác: Đặng Nhất Mai). Sau đó, giáo viên nêu câu hỏi: “Theo em, ánh sáng mặt trời có những lợi ích gì?” và tổ chức cho học sinh thi đua trả lời. Giáo viên nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: “Ánh sáng mặt trời”.

- Học sinh nghe, hát theo bài hát và trả lời câu hỏi.

2. Hoạt động hình thành, phát triển năng lực nhận thức, tìm hiểu (25-27 phút):

2.1. Hoạt động 1. Lợi ích của ánh sáng mặt trời (13-14 phút):

* Mục tiêu: Giúp học sinh biết được vai trò chiếu sáng và sưởi ấm của Mặt Trời.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, thảo luận nhóm.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên chia lớp thành các nhóm 4 học sinh, giao nhiệm vụ cho từng nhóm: quan sát các tranh 1, 2, 3 trang 124 và 125 sách học sinh và thảo luận theo nội dung câu hỏi: “Nhờ có ánh sáng mặt trời, chúng ta có thể làm gì?”.

- Giáo viên tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.

- Giáo viên và học sinh cùng nhận xét, rút ra kết luận: Mặt Trời chiếu sáng và sưởi ấm mọi vật.

- Học sinh chia thành các nhóm 4, quan sát các tranh 1 và thảo luận theo nội dung câu hỏi của giáo viên.

- Các nhóm chia sẻ trước lớp.

- Học sinh nhận xét, rút ra kết luận.

2.2. Hoạt động 2. Sử dụng ánh sáng mặt trời (12-13 phút):

* Mục tiêu: Giúp học sinh nhận ra được lợi ích của ánh sánh mặt trời đối với bản thân và mọi người xung quanh.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: thực hành, trực quan.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên đề nghị học sinh thảo luận nhóm theo nội dung câu hỏi: “Gia đình em sử dụng ánh sáng mặt trời vào những việc gì?”.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh chia sẻ trước lớp.

- Giáo viên và học sinh cùng nhận xét và kết luận.

- Giáo viên có thể gợi ý thêm cho học sinh bằng cách đặt câu hỏi: “Trong lớp mình, có gia đình bạn nào dùng pin năng lượng mặt trời không? Pin này dùng để làm gì?”.

- Giáo viên kết luận: Ánh sáng mặt trời mang lại cho con người nhiều lợi ích: diệt khuẩn trên da, hong phơi quần áo, nông sản, tạo ra điện năng.

- Học sinh thảo luận nhóm theo nội dung câu hỏi của giáo viên.

- Học sinh chia sẻ trước lớp.

- Học sinh nhận xét và kết luận.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

3. Hoạt động tiếp nối sau bài học (2-3 phút):

- Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu xem ngoài lợi ích, ánh sánh mặt trời còn gây tác hại gì cho con người.

- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động và khám phá (3-5 phút):

* Mục tiêu: Tạo hứng thú và gợi nhớ lại nội dung học của tiết học trước.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên tổ chức để học sinh thi đua kể về những lợi ích của ánh sánh mặt trời đã được học ở tiết trước - Giáo viên dẫn dắt: “Chúng ta đã biết Mặt Trời mang đến cho con người và các sinh vật khác rất nhiều lợi ích to lớn. Trong bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu xem, ngoài những lợi ích đó thì ánh sáng mặt trời có gây hại gì cho con người không?” để vào bài tiết 2.

- Học sinh thi đua thực hiện.

2. Hoạt động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học (25-27 phút):

2.1. Hoạt động 1. Bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của ánh sáng mặt trời (11-13 phút):

* Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết các tác hại của ánh sáng mặt trời.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, thảo luận nhóm.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên yêu cầu học sinh tạo thành các nhóm đôi, quan sát tranh 1, 2 trang 126 và 127 sách học sinh và thảo luận theo nội dung câu hỏi: “Mọi người làm gì để bảo vệ cơ thể dưới trời nắng?”.

- Giáo viên tổ chức cho các nhóm chia sẻ câu trả lời với cả lớp.

- Giáo viên và học sinh cùng nhận xét và tổng kết: Em cần bảo vệ cơ thể khi ra ngoài trời nắng.

- Học sinh tạo thành các nhóm đôi, quan sát tranh và thảo luận.

- Các nhóm chia sẻ câu trả lời với cả lớp: Tranh 1: Mọi người đang ở bãi biển. Trời rất nắng nên mọi người đều đội nón và ngồi trong bóng mát. Mẹ giúp bé thoa kem chống nắng để bảo vệ da. Tranh 2: Các học sinh đang đi bộ đến trường. Trời nắng, các bạn đều đội nón. Bạn gái giơ tay che để không bị chói mắt (không nên nhìn thẳng vào Mặt Trời vì như thế rất có hại cho mắt).

- Học sinh nhận xét.

2.2. Hoạt động 2. Trò chơi “Em làm tuyên truyền viên” (12-14 phút):

* Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết những vật dụng cần thiết để bảo vệ cơ thể khi ra ngoài trời nắng.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, thảo luận nhóm.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Em làm tuyên truyền viên”.

- Giáo viên phổ biến luật chơi: Lần lượt từng học sinh sẽ đóng vai một tuyên truyền viên.

- Giáo viên tuyên dương và giáo dục học sinh sử dụng các vật dụng cần thiết để bảo vệ cơ thể khi ra ngoài trời nắng; giáo viên rút ra kết luận: Luôn mang theo vật dụng giúp bảo vệ cơ thể khi đi ngoài trời nắng. Chia sẻ với mọi người xung quanh cùng thực hiện để bảo vệ sức khoẻ bản thân.

- Học sinh chơi trò chơi “Em làm tuyên truyền viên”.

- Học sinh chọn một vật dụng giúp bảo vệ cơ thể khi đi ngoài nắng và tuyên truyền với các bạn về lợi ích, cách sử dụng, cũng như khuyến khích các bạn sử dụng khi ra ngoài trời nắng. Các bạn còn lại sẽ cùng lắng nghe và bình chọn xem bạn nào là tuyên truyền viên giỏi nhất.

- Học sinh lắng nghe và tập đọc các từ khoá của bài: “Chiếu sáng - Sưởi ấm - Bảo vệ”.

3. Hoạt động tiếp nối sau bài học (2-3 phút):

- Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà trao đổi và chia sẻ với người thân về những vật dụng cần thiết khi đi ra ngoài trời nắng. Quan sát và tìm hiểu về các hiện tượng thời tiết để chuẩn bị cho bài học sau.

- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

**********************************************

TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

BÀI 31: HIỆN TƯỢNG THỜI TIẾT

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức: Mô tả được một số hiện tượng thời tiết; nêu được sự cần thiết phải theo dõi dự báo thời tiết hằng ngày.

2. Kĩ năng: Sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết để giữ cơ thể khoẻ mạnh.

3. Thái độ: Có ý thức sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết để giữ cơ thể khoẻ mạnh.

4. Năng lực chú trọng: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

5. Phẩm chất: Có ý thức tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh; có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được vào cuộc sống.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Sách Tự nhiên và Xã hội; tranh ảnh, đoạn video về các hiện tượng thời tiết như: nóng, lạnh, nắng, mưa, …

2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; một vài trang phục như: khăn choàng, áo ấm, áo mưa; …

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, trực quan, trò chơi, thí nghiệm, dự án, đóng vai, dạy học nêu vấn đề, kể chuyện, thảo luận nhóm, thực hành, điều tra đơn giản ….

2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động và khám phá (3-5 phút):

* Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi để học sinh nhận biết hai hiện tượng thời tiết thông thường là nắng và mưa.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Trời nắng, trời mưa”. Sau khi kết thúc trò chơi, giáo viên nêu câu hỏi: “Em thích trời nắng hay trời mưa? Vì sao?”. Giáo viên mời học sinh trả lời về hiện tượng thời tiết mà em thích đồng thời giải thích lí do. Giáo viên nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: “Hiện tượng thời tiết”.

- Học sinh tham gia trò chơi và trả lời câu hỏi của giáo viên.

2. Hoạt động hình thành, phát triển năng lực nhận thức, tìm hiểu (21-23 phút):

2.1. Hoạt động 1. Một số hiện tượng thời tiết (11-13 phút):

* Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết và mô tả được các hiện tượng thời tiết thường gặp.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, thảo luận nhóm.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các đoạn video về các hiện tượng thời tiết như: mưa, nắng, gió, lạnh và yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm về nội dung câu hỏi: “Em hãy mô tả hiện tượng thời tiết trong các đoạn phim vừa xem.”.

- Giáo viên mời đại diện từng nhóm chia sẻ câu trả lời.

- Giáo viên mở rộng thêm: Trời mưa thì thời tiết mát mẻ, dễ chịu, cây cối tươi tốt,… nhưng đường xá ướt, ngập, trơn trượt khiến việc đi lại khó khăn; đôi khi mưa lớn kèm giông, sét gây nguy hiểm cho người đi đường. Trời nắng có thuận lợi là nhà cửa, đường phố khô ráo đi đường dễ dàng (do không trơn trượt); có thể mặc đồ mát, nhẹ thoải mái,… nhưng cây cối khô cằn, tiết trời thường nóng nực, oi bức,…

- Giáo viên cùng học sinh nhận xét và rút ra kết luận: Các hiện tượng thời tiết là nắng, mưa, gió, nóng, lạnh.

- Học sinh xem video về các hiện tượng thời tiết như: mưa, nắng, gió, lạnh và thảo luận theo nhóm.

- Đại diện từng nhóm chia sẻ câu trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh nhận xét và rút ra kết luận.

2.2. Hoạt động 2. Sự cần thiết phải theo dõi dự báo thời tiết (9-10 phút):

* Mục tiêu: Giúp học sinh nhận ra được lợi ích của việc theo dõi dự báo thời tiết.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: thực hành, trực quan.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát các tranh 1, 2, 3 trang 129 sách học sinh và thảo luận theo nhóm về nội dung câu hỏi: “Tại sao mẹ lại khuyên Nam nên theo dõi dự báo thời tiết hằng ngày?”.

- Giáo viên quan sát các nhóm thảo luận, giáo viên đặt câu hỏi để gợi ý thêm cho học sinh:

+ Tranh 1: Nam đang làm gì? Mẹ hỏi Nam điều gì? Nam trả lời như thế nào?

+ Tranh 2: Nam đang đi đâu? Chuyện gì xảy ra với Nam?

+ Mẹ khuyên Nam điều gì?

- Giáo viên tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.

- Giáo viên và học sinh cùng nhận xét, rút ra kết luận: Em cần theo dõi dự báo thời tiết hằng ngày để có kế hoạch và sự chuẩn bị về trang phục cho phù hợp với thời tiết, giúp bảo vệ sức khoẻ.

- Học sinh quan sát các tranh và thảo luận theo nhóm.

- Các nhóm chia sẻ trước lớp: Nam đang chuẩn bị sách vở để ngày mai đi học. Mẹ hỏi Nam đã xem dự báo thời tiết cho ngày mai chưa. Nam nói không cần thiết phải theo dõi dự báo thời tiết. Nam đang đi học về thì trời đổ mưa. Nam bị ướt vì không có áo mưa để mặc. Mẹ khuyên Nam nên theo dõi dự báo thời tiết hằng ngày để có sự chuẩn bị về trang phục cho phù hợp.

- Học sinh nhận xét, rút ra kết luận.

3. Hoạt động tiếp nối sau bài học (5-7 phút):

Giáo viên đặt câu hỏi: “Nếu em là Nam, em sẽ làm gì? Để phòng trời mưa, em cần mang theo những vật dụng gì khi đi học?” để học sinh tập đóng vai xử lí tình huống.

- Học sinh đóng vai xử lí tình huống.

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động và khám phá (3-5 phút):

* Mục tiêu: Tạo hứng thú và gợi nhớ lại nội dung học của tiết học trước.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung trong bài trước: Các em đã học về những hiện tượng thời tiết nào? Tại sao chúng ta cần theo dõi dự báo thời tiết hằng ngày? Giáo viên dẫn dắt học sinh vào bài tiết 2.

- Học sinh thực hiện yêu cầu của giáo viên.

2. Hoạt động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học (25-27 phút):

2.1. Hoạt động 1. Tập dự báo thời tiết (8-9 phút):

* Mục tiêu: Giúp học sinh rèn luyện khả năng quan sát, dự báo thời tiết và kĩ năng phát biểu trước đám đông.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, thảo luận nhóm.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh xem một đoạn clip có nội dung về một phát thanh viên đang trình bày dự báo thời tiết để các em tập làm theo.

- Giáo viên đính các tranh 1, 2 trang 130 sách học sinh lên bảng, yêu cầu các em quan sát tranh.

- Giáo viên mời lần lượt học sinh lên bảng đọc dự báo thời tiết ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh theo nội dung tranh mô tả.

- Giáo viên có thể nêu thêm câu hỏi để giới thiệu hình ảnh Tháp Rùa ở Hà Nội; hình ảnh chợ Bến Thành ở Thành phố Hồ Chí Minh.

- Học sinh xem một đoạn clip có nội dung về một phát thanh viên đang trình bày dự báo thời tiết để các em tập làm theo.

- Học sinh quan sát tranh.

- Học sinh lên bảng đọc dự báo thời tiết ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh theo nội dung tranh mô tả.

- Học sinh lắng nghe và trả lời câu hỏi.

2.2. Hoạt động 2. Chọn trang phục phù hợp với thời tiết (8-9 phút):

* Mục tiêu: Giúp học sinh biết chọn trang phục phù hợp với thời tiết.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, thảo luận nhóm.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên giới thiệu tranh ở cuối trang 130 sách học sinh, nêu câu hỏi giúp học sinh nhận biết các trang phục trong tranh.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành theo nhóm: lựa chọn trang phục đi học khi trời nóng, khi trời lạnh.

- Giáo viên tổ chức cho các nhóm trình bày trước lớp.

- Giáo viên mở rộng thêm cho học sinh bằng cách đặt câu hỏi: Em còn biết hiện tượng thời tiết nào khác nữa? Em sẽ chọn trang phục nào để phù hợp với hiện tượng thời tiết đó?

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương các nhóm.

- Học sinh nhận biết các trang phục trong tranh.

- Học sinh thực hành theo nhóm: lựa chọn trang phục đi học khi trời nóng, khi trời lạnh.

- Các nhóm trình bày trước lớp: Khi trời nóng, học sinh mặc đồng phục (nam: áo sơ mi và quần sọt; nữ: áo cộc tay và váy) đi học. Khi trời lạnh, các em cần khoác thêm áo ấm hoặc áo len, đội mũ len và choàng khăn cổ.

- Học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên.

2.3. Hoạt động 3. Nhận xét hành vi (8-9 phút):

* Mục tiêu: Giúp học sinh biết đưa ra nhận xét về thời tiết và cách chọn trang phục phù hợp.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, thảo luận nhóm.

* Cách tiến hành:

a) Bước 1. Nhận xét hành vi:

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các tranh 1, 2 trang 131 sách học sinh và thảo luận theo nội dung các câu hỏi: Em nhìn thấy thời tiết trong mỗi tranh như thế nào? Các bạn trong tranh đã sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết chưa? Vì sao?

b) Bước 2. Liên hệ bản thân:

- Giáo viên giúp học sinh liên hệ bản thân về cách chọn trang phục phù hợp với thời tiết thông qua các câu hỏi: Em nhận thấy thời tiết hôm nay như thế nào? Trang phục em đang mặc có phù hợp không? Vì sao?

- Giáo viên kết luận: Em mặc trang phục phù hợp với thời tiết để bảo vệ sức khoẻ.

- Học sinh quan sát các tranh, thảo luận và trình bày: Tranh 1: Thời tiết gió mạnh, trời lạnh. Bạn nữ chỉ mặc một áo sơ mi cộc tay và váy, không khoác thêm áo ấm nên bạn bị lạnh, người co ro. Bạn mặc như vậy rất dễ bị cảm lạnh, không bảo vệ sức khoẻ. Tranh 2: Thời tiết nóng nực. Các bạn lại khoác thêm áo ấm nên bị nóng, chảy mồ hôi. Cách mặc trang phục như vậy không phù hợp.

- Học sinh liên hệ bản thân về cách chọn trang phục phù hợp với thời tiết.

- Học sinh tập đọc các từ khoá của bài: “Thời tiết - Trang phục”.

3. Hoạt động tiếp nối sau bài học (2-3 phút):

- Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà nhớ theo dõi dự báo thời tiết hằng ngày và biết chuẩn bị trang phục đi học cho phù hợp để đảm bảo sức khoẻ. Ôn lại các kiến thức của chủ đề “Trái Đất và Bầu trời” để chuẩn bị cho tiết ôn tập sau.

- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

******************************************

BÀI 32: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ

TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức:

- Củng cố một số kiến thức của chủ đề Trái Đất và bầu trời.

- Vận dụng kiến thức của chủ đề để giải quyết một số tình huống có liên quan đến sức khoẻ của bản thân.

2. Phẩm chất chủ yếu:

- Phẩm chất yêu nước: Yêu thiên nhiên.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức theo dõi dự báo thời tiết hằng ngày, quan sát các hiện tượng thiên nhiên.

- Phẩm chất trung thực: Đóng góp ý kiến chính xác cho bạn.

- Phẩm chất trách nhiệm: Chọn nơi an toàn để trú ẩn khi mưa to, gió lớn.

3. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác tham gia tích cực các hoạt động học tập. Tự giác hoàn thành các bài tập cá nhân.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày ngắn gọn, đầy đủ ý kiến của bản thân trước lớp. Phối hợp các bạn trong nhóm để thực hiện các hoạt động nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết lựa chọn những việc làm đúng để tham gia các hoạt động. Vẽ được tranh bầu trời ban đêm có Mặt trăng và các vì sao.

4. Năng lực đặc thù:

- Năng lực khoa học:

+ Nhận thức khoa học: Nhận biết và mô tả được các hiện tượng thời tiết ở mức độ đơn giản. Lựa chọn được nơi an toàn để trú ẩn khi mưa to, gió lớn. Biết được lợi ích của ánh sáng mặt trời.

+ Tìm hiểu môi trường TN và XH xung quanh: Quan sát các hiện tượng thời tiết: nắng, mưa, gió, nóng lạnh. Nêu được lợi ích của ánh sáng mặt trời.

+ Vận dụng kiến thức: Chia sẻ với mọi người xung quanh về các hiện tượng thời tiết. Phân tích được tình huống liên quan đến vấn đề sức khỏe của bản thân và người khác. Biết chọn được nơi an toàn để trú ẩn khi mưa to, gió lớn.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

  1. Giáo viên: Tranh các hình trong bài 32 SGK, đoạn video về Mặt Trời và các hiện tượng thời tiết.
  2. Học sinh: SGK, VBT, giấy vẽ, bút màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động khởi động và khám phá (5 phút)

* Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi để HS nhớ lại nội dung của chủ đề đã học, dẫn dắt vào bài mới.

* Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS hát theo lời bài hát “Cho tôi đi làm mưa với” (sáng tác: Hoàng Hà), hoặc tham gia trò chơi “Gió thổi” để tạo tâm thế vui vẻ trước khi vào bài học.

- GV dẫn dắt vào bài học: “Ôn tập chủ đề Trái Đất và bầu trời”.

-HS hát hoặc chơi trò chơi

-HS lắng nghe

2. Hoạt động 1: Lợi ích của ánh sáng mặt trời ( 7 phút)

* Mục tiêu: HS ôn tập lại một số lợi ích quan trọng của ánh sáng mặt trời.

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh của câu 1 trang 132 SGK và thảo luận nhóm đối theo nội dung câu hỏi: “Trong bức tranh, ánh sáng mặt trời có lợi ích gì?”.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ câu trả lời.

- GV nêu thêm câu hỏi gợi ý để giúp HS khai thác tranh: “Theo em, muối ăn được làm từ gì? Con người làm ra muối ăn bằng cách nào?”.

- Gợi ý: Muối ăn được làm từ nước biển. Muối được tạo thành nhờ sức nóng của ánh nắng mặt trời khiến nước bốc hơi, còn lại hạt muối. Trong tranh, muối được phơi khô nhờ ánh nắng mặt trời. Người dân đang thu gom muối.

- Gv cùng học sinh nhận xét và rút ra kết luận: Ngoài tác dụng chiếu sáng, ánh sáng mặt trời có tác dụng sưởi nóng, giúp con người hong phơi lương thực, đồ dùng, vật dụng trong cuộc sống hằng ngày.

- HS quan sát tranh và làm việc thảo luận theo nhóm đôi

- Đại diện từng nhóm chia sẻ câu trả lời.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe

THƯ GIÃN (3 phút)

3. Hoạt động 2: Mô tả bầu trời ban ngày ( 6 phút)

* Mục tiêu: HS biết nhận xét và mô tả lại cảnh vật trong tranh.

* Cách tiến hành:

- GV đính tranh của câu 2 trang 132 SGK lên bảng và yêu cầu HS mô tả cảnh vật trong tranh.

- GV có thể đặt các câu hỏi gợi ý:

+ Tranh mô tả cảnh gì?

+ Vào buổi nào trong ngày?

+ Vì sao em biết?

+ Em nhìn thấy gì trên bầu trời?

- GV và HS cùng nhận xét, rút ra kết luận.

Em có thể nhìn thấy Mặt Trời chiếu sáng vào ban ngày.

- HS quan sát tranh mô tả cảnh vật.

- HS chia sẻ câu trả lời.

- HS theo dõi nhận xét, đánh giá bài của mình và bài của bạn.

- HS lắng nghe .

4. Hoạt động 3: Nhận biết một số hiện tượng thời tiết ( 8 phút)

* Mục tiêu: HS nhận biết các hiện tượng thời tiết: nắng, mưa, gió, nóng, lạnh qua các tranh vẽ.

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS chia sẻ theo nhóm đôi để thảo luận và tìm tranh vẽ phù hợp với hiện tượng thời tiết.

- GV gợi ý:

+ Gió (tranh 4, cây nghiêng ngả)

+ Nóng (trang 1, Mặt Trời chói chang)

+ Lạnh (tranh 2, mọi người mặc áo ấm, dáng đi co ro)

+ Nắng (tranh 1 và 5, có Mặt Trời chiếu sáng)

+ Mưa (tranh 3, nhìn thấy nước mưa rơi ướt đường).

- GV và HS cùng nhận xét, rút ra kết luận.

Gió, nóng, lạnh, nắng, mưa là các hiện tượng thời tiết.

- HS quan sát tranh và làm việc thảo luận theo nhóm đôi.

- Hs thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.

- Đại diện từng nhóm chia sẻ câu trả lời.

- HS theo dõi nhận xét, đánh giá bài của mình và bài của bạn.

- HS lắng nghe

5. Hoạt động 4: Quan sát biểu đồ và đọc dự báo thời tiết ( 6 phút)

* Mục tiêu: HS tập sử dụng biểu đồ và đọc được dự báo thời tiết trong tuần.

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát và đọc biểu đồ câu 4, trang 133 SGK.

- GV tổ chức cho HS nói trước lớp.

- GV và HS cùng nhận xét và rút ra kết luận.

Dự báo thời tiết của các ngày trong tuần: đầu tuần có mưa (thứ hai và thứ ba), từ giữa tuần đến cuối tuần trời không mưa.

- HS quan sát tranh đọc biểu đồ.

- HS chia sẻ câu trả lời.

- HS theo dõi nhận xét, đánh giá bài của mình và bài của bạn.

- HS lắng nghe .

TIẾT 2

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động khởi động và khám phá (5 phút)

* Mục tiêu: Tạo hứng thú và tâm thế vui vẻ để vào bài học.

* Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Gió thổi” hoặc hát theo lời bài hát “Ông Trăng miệng cười” (thơ: Ngô Bá Lục, nhạc: Trương Kiều Diễm).

- Nhận xét chung và dẫn vào bài học “ Ôn tập chủ đề: Trái đất và bầu trời (tiết 2)”.

- HS hát hoặc chơi trò chơi.

- HS lắng nghe.

2. Hoạt động 1: Vẽ tranh bầu trời ban đêm có Mặt Trăng và các vì sao ( 15 phút)

* Mục tiêu: HS nhận xét bầu trời ban đêm và tập vẽ tranh mô tả.

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS lấy giấy vẽ và bút màu để vẽ một bức tranh về chủ đề “Bầu trời ban đêm”.

- GV nêu các câu hỏi để định hướng cho HS:

+ Chúng ta nhìn thấy gì trên bầu trời vào ban đêm?

+ Mặt Trăng có những hình dạng nào?

+ Khi nào chúng ta nhìn thấy được các ngôi sao?

- GV nhận xét một số tranh vẽ tiêu biểu.

* Kết luận: Em có thể nhìn thấy các ngôi sao và Mặt Trăng trên bầu trời vào ban đêm. Mặt Trăng có những hình dạng khác nhau vào các đêm khác nhau.

- HS vẽ tranh “Bầu trời ban đêm”.

- HS trưng bày tranh vẽ.

- HS lắng nghe.

THƯ GIÃN (3 phút)

3. Hoạt động 2: Chọn nơi an toàn để trú ẩn khi mưa to, gió lớn ( 10 phút)

* Mục tiêu: HS nhận biết những nơi an toàn để trú ẩn khi mưa to, gió lớn.

* Cách tiến hành:

- GV nêu câu hỏi: “Khi gặp mưa to, gió lớn, chúng ta cần phải làm gì? Vì sao?” và yêu cầu HS thi đua trả lời.

- Gợi ý: Chúng ta cần tìm chỗ trú ẩn an toàn vì dễ gặp nguy hiểm nếu ở bên ngoài lúc trời mưa to, gió lớn.

- GV tổ chức cho HS quan sát tranh 1, 2, 3 trang 134 SGK và cùng thảo luận nhóm đổi theo nội dung câu hỏi “Có phải chỗ trú ẩn nào cũng an toàn không?”.

-GV nêu các câu hỏi để gợi ý cho HS:

+ Có nên trú mưa dưới gốc cây không? Vì sao? (Tranh 1)

+Mái hiên của những ngôi nhà vững chắc có phải là nơi trú ẩn an toàn không? (Tranh 2)

+ Các biển quảng cáo được treo phía trên hiên nhà có chắc chắn không?

Khi gió lớn, chuyện gì có thể xảy ra? (Tranh 3)

- HS trả lời.

- HS quan sát tranh và làm việc theo nhóm. Mỗi nhóm sẽ chọn một tranh thể hiện đó là nơi trú ẩn an toàn và giải thích lí do chọn.

- Đại diện từng nhóm chia sẻ. - HS lắng nghe và cùng nhận xét nhóm bạn.

4. Hoạt động nối tiếp bài học: (2 phút)

- GV tổ chức cho học sinh hát bài “ Trời nắng thỏ đi tắm nắng".

- GV nhận xét tiết học.

- GV thông báo kết thúc chương trình môn Tự nhiên và Xã hội 1.

Ngày 04 tháng 9 năm 2020

Người soạn

KÝ DUYỆT

TỔ TRƯỞNG

P. HIỆU TRƯỞNG