Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
(2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Ôn tập các số đến 100
+ Đọc, viết số
+ So sánh các số, thứ tự số
+ Đếm thêm 1, 2, 5, 10
+ Cấu tạo thập phân của số
+ Vị trí, số thứ tự
- Làm quen với thuật ngữ chữ số
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng phẩm chất trách nhiệm
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Một thanh trục và 8 khối lập phương, hình vẽ bài Vui học
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Một thanh trục và 8 khối lập phương
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho cả lớp múa hát tập thể tạo không khí vui tươi. - GV giới thiệu vào bài mới B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH Mục tiêu: HS quan sát bảng các số từ 1 đến 100, nhận biets bảng gồm 10 hàng và 10 cột. Cách tiến hành: Bước 1: Đọc số - GV tổ chức cho HS (nhóm 4) đọc các yêu cầu, nhận biết nhiệm vụ rồi thảo luận a) GV cho HS đọc nối tiếp, mỗi em đọc một hàng nhiều số b) GV cho HS đọc các số tròn trục - GV chốt: đếm thêm 10 (có thể sử dụng trong đếm nhanh) c) GV cho HS đọc các số cách 5 đơn vị - GV chốt: đếm thêm 5 (có thể sử dụng trong đếm nhanh) Bước 2: Thứ tự các số trong bảng - GV cho HS nhóm 4 đọc các yêu cầu, nhận nhiệm vụ, thảo luận - GV lưu ý HS trả lời bạn ong: “Từ trái sang phải, từ trên xuống dưới” - GV hướng dẫn HS chơi “Ném bóng để sửa bài” + GV chỉ vào bảng số cho HS đọc một vài số để minh họa + GV chỉ vào hai số liền nhau trong cùng một cột để giới thiệu cách đếm thêm trục + GV chỉ vào hai số bất kì trong cùng một hàng (hay cùng một cột) cho HS nhận xét Bước 3: So sánh các số a) Phân tích mẫu - GV cho HS so sánh hai số 37 và 60 - GV chọn 2 HS có 2 cách trình bày khác nhau, nói cách làm của mình trước lớp - GV cho HS cả lớp nhận xet bài làm của bạn rồi tự nhận xét bài làm của mình - GV nhận xét - GV cho HS đọc yêu cầu, nhận biết nhiệm vụ, xem lại mẫu - GV gọi hai nhóm làm bài nhanh nhất trình bày trước lớp (mỗi nhóm một câu) - GV chốt lại: Ôn lại cách so sánh + Số có hai chữ số lớn hơn số có một chữ số + So sánh số chục, só nào có chục lớn hơn là số lớn hơn + Số chục bằng nhau, so sánh số đơn vị, số nào có số đơn vị lớn hơn là số lớn hơn. b) Sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn - GV hướng dẫn HS so sánh tương tự như câu a) và sắp xếp thứ tự từ bé đến lớn các số Bước 4: Làm theo mẫu - GV cho HS thảo luận nhóm đôi, tìm hiểu mẫu: + Có mấy việc phải làm? + Đó là những việc gì? - GV chốt: có 5 việc, trong sách có một việc, các em làm tiếp 4 việc nữa cho hoàn thiện - Sửa bài: GV tổ chức cho HS chơi tiếp sức để điền vào sơ đồ trên bảng lớp C. LUYỆN TẬP Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại các kiến thức đã được ôn tập Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm, hoàn thành BT1 - GV cho HS đọc yêu cầu và thảo luận nhóm - GV gọi HS đọc bài làm theo nhóm (mỗi nhóm đọc 1 dãy số , GV khuyến khích HS nói cách làm. - GV chốt: + Thêm 1: 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30 + Thêm 2: 30, 32, 34, 36, 38, 40, 42, 44, 46, 48 + Thêm 5: 5, 10, 15, 20, 25, 30, 35, 40, 45, 50 + Thêm 10: 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90, 100 - GV mở rộng thêm: Đề đếm nhanh, trong một số trường hợp nên đếm thêm 1, thêm 2, thêm 5, thêm 10, cho ví dụ. + Thêm l: Số lượng ít. + Thêm 2: Số lượng nhiều, đặc biệt khi xuất hiện các “cặp”. Ví đụ: Đếm chân của nhiều con vật 2 chân (gà, vịt, chim, ...). + Thêm 5: Khi có các nhóm 5. Ví dụ: Mỗi hộp có 5 cái bánh, ... + Thêm 10: Những thứ đề thành từng chục. Vị dụ: Bó hoa, xâu bánh ú, chục trứng, hộp bút sáp 10 cái, .... Nhiệm vụ 2: Hoạt động cặp đôi, hoàn thành BT2 - GV đặt câu hỏi giúp HS nhận biết yêu cầu bài: + Thay dấu (?) bằng số thích hợp. + GV lưu ý làm dấu khi đếm, đếm lần lượt để không bị trùng lặp) - GV gọi vài HS nói trước lớp - cả lớp nhận xét. - GV chốt: Có 18 bạn tham gia trò chơi. Nhiệm vụ 3: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT3 - GV vấn đáp giúp HS nhận biết yêu cầu của đề bài + Có tất cả bao nhiêu cái? - GV giúp HS biết đếm nhanh (đếm thêm 5) - GV gọi HS nói trước lớp - cả lớp nhận xét. - GV chốt kết quả: 35 Nhiệm vụ 4: Hoàn thành thử thách - GV cho HS đọc nội dung, nhận biết yêu cầu, xác định nhiệm vụ: + Khay cuối cùng có bao nhiều cái bánh? - GV gọi vài em đọc kết quả, nói cách làm - GV chốt: HS có thể có cách làm khác nhau, lí luận đúng đề tìm được kết quả đúng thì chấp nhận. Khay cuối cùng có 27 cải bánh. Nhiệm vụ 5: Vui học - GV nói câu chuyện, giới thiệu hình vẽ, giúp HS xác định quy định các phòng học, đọc thẻ số của các bạn thủ. - GV cho HS đọc yều cầu và thực hiện yêu cầu - GV gọi HS nói trước lớp, khuyến khích HS vừa nói vừa chỉ vào hình vễ trên bảng lớp - GV cho HS liên hệ thực tế: vào đúng phòng, ngồi đúng chỗ D. CỦNG CỐ Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học thông qua hoạt động hỏi nhanh, đáp nhanh. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS chơi: Đố bạn?. GV cho HS chơi 3 lần để xác định đội thắng cuộc (đội nào đúng nhiều hơn thì thắng cuộc) + Một HS đọc 2 số trong bảng số + Cả lớp viết vào bảng con rồi điền dấu so sánh * Liên hệ thực tế - GV yêu cầu cho HS về nhà cùng người thân chơi trốn tìm để tập đếm thêm 5: 5; 10; 15; 20; …., 100 | - Cả lớp cùng tham gia múa hát tập thể - HS lắng nghe - HS trình bày theo yêu cầu của GV - HS đọc các số từ 1 đến 100 + Đọc lại các số từ 100 đến 1 - HS đọc các số: 10; 20; 30; 40; 50; 60; 70; 80; 90; 100 - HS chú ý lắng nghe - HS đọc các số: 5; 10; 15; 20; 25; 30; 35; 40; 45; 50; 55; 60; 65; 70; 75; 80; 85; 90; 95;100 - HS chú ý lắng nghe - HS thảo luận nhóm, thực hiện yêu cầu - HS chú ý lắng nghe - HS trả lời a) Các số trong bảng được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn - HS đọc số GV chỉ b) Các số trong cùng một hàng (kẻ từ số cuối cùng) có số trục giống nhau c) Các số trong cùng một cột có số đơn vị giống nhau - HS quan sát và đọc d) Nhìn hai số trong cùng một hàng, ta nói ngày: số bên phải lớn hơn số bên trái Nhìn hai số trong cùng một cột, ta nói ngay: số ở hàng dưới lớn hơn số ở hàng trên - HS nhận xét - HS so sánh - 2 HS trình bày cách làm: + 37 < 60 3 chục bé hơn 6 chục nên 37 < 60 + 60 > 37 6 chục lớn hơn 3 chục nên 60 > 37 - HS nhận xét - HS lắng nghe - HS làm việc nhóm đôi (mỗi em ghi một cách so sánh) - HS trình bày: 79 > 74; 52 > 25 hay 74 < 79; 25 < 52 - HS lắng nghe, ghi nhớ kiến thức - HS sắp xếp các số: + Từ bé đến lớn: 38, 43, 70; 29, 82, 87 - HS trình bày các việc phải làm: + Viết số + Viết số chục - số đơn vị + Dùng thanh trục và khối lập phương để thể hiện số + Viết số vào sơ đồ tách – gộp số + Viết số thành tổng của số chục và số đơn vị - HS lắng nghe và hoàn thiện bài - HS cả lớp tham gia trò chơi điền số vào bảng:
- HS thảo luận (nhóm 4) tìm cách làm: thêm 1, thêm 2, thêm 5, thêm 10 + HS làm cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm 4 - HS đọc bài, cả lớp nhận xét - HS lắng nghe - HS lắng nghe GV và ghi nhớ kiến thức - - HS làm bài: + HS tìm cách làm “Đếm nhanh” (đếm thêm 2). + HS làm bài (cá nhân) rồi nói với bạn câu trả lời. - HS trình bày cách làm, cả lớp nhận xét - HS lắng nghe - HS lắng nghe GV hỏi, HS trả lời - HS lắng nghe GV gợi ý cách làm - HS đếm trước lớp, cả lớp nhận xét - HS lắng nghe. - HS đọc đề, thảo luận (nhóm 4) + HS đếm và viết số bánh trên năm khay theo thư tự: 2, 7, 12, 17, 22 (đếm thêm 5). - HS làm bài cá nhân, chia sẻ trong nhóm để kiểm tra kết quả - HS đọc kết quả - HS lắng nghe GV - HS lắng nghe - HS đọc yêu cầu, thảo luận nhóm đôi + HS nói cho nhau nghe - HS nói trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét. - HS lắng nghe - HS cả lớp tham gia trò chơi + Nghe bạn đọc số và viết kết quả so sánh vào bảng con. - HS về nhà chơi cùng người thân |
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
(1 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết việc ước lượng
- Vận dụng ước lượng đồ vật theo nhóm chục
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất: Bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp toán học và tư duy lập luận toán học.
Tích hợp: Tự nhiên xã hội, Thủ công
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bảng con
- Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau 9 (trong vòng 15s) và trả lời câu hỏi : Đoán xem trong hình có bao nhiêu quả bóng ? - GV ghi lại một số kết quả ở góc bảng - GV đặt vấn đề: Có nhiều khi chúng ta không đủ thời gian để đếm và có khi cũng không thể đếm hết được. Ví dụ như đếm số con gà đang chạy trên sân. Nếu muốn biết có khoảng bao nhiêu con gà, chúng ta phải ước lượng. Vậy cách ước lượng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 2: Ước lượng. B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH Mục tiêu: Thông qua các hoạt động học sinh nắm được cách ước lượng Cách tiến hành: Bước 1: Ước lượng - GV cho HS quan sát hình vẽ phần Cùng học trên bảng lớp, nhận biết việc cần làm: “ước lượng” số con bướm có tất cả trong hình. + GV giải thích: chỉ quan sát, không đếm hết, xác định có khoảng bao nhiêu con bướm. - GV dùng phương pháp khăn trải bàn, cho HS thảo luận nhóm bốn đề tìm cách ước lượng - GV hệ thống hoá cách ước lượng: Ta có thể ước lượng theo cột, theo hàng, theo nhóm, ... (gọi chung là nhóm). - Ước lượng theo cách nào phụ thuộc hai yếu tố sau: + Nhóm mẫu có khoảng 10 vật (10, gần được 10 hay hơn 10 một vải vật). + Số lượng vật ở các nhóm gần bằng nhau. - Ở bài này ta ước lượng theo nhóm nào? Tại sao? - GV khái quát cách ước lượng bằng các câu hỏi, HS trả lời cụ thể với hình ảnh các con bướm trong phần bài học. + Tất cả có khoảng bao nhiêu con bướm? - GV cho HS đếm hết số bướm (sử dụng SGK) để có kết quả chính xác - GV chốt: Chọn nhóm mẫu vật có khoảng 10 chục rồi đếm theo chục Bước 2: Thực hành - Gv cho HS xác định yêu cầu của phần thực hành - GV cho HS thực hiện nhóm đôi thực hiện: + Ước lượng số máy bay và đếm lại xem có bao nhiêu chiếc máy bay? + Ước lượng số ngôi sao và đếm lại xem có bao nhiêu ngôi sao? - GV sửa bài, giúp HS trình bày theo các ý chính: + Giải thích tại sao lại chọn mẫu như vậy. + Trình bày cách ướng lượng + Thông báo kết quả đếm + So sánh kết quả ước lượng thì chênh lệch bao nhiêu? C. LUYỆN TẬP Mục tiêu: HS làm bài tập, luyện tập cách ước lượng rồi đếm Cách tiến hành: - Gv sử dụng phương pháp nhóm mảnh ghép cho HS luyện tập các bài tập: Bước 1: + Nhóm 1: Ước lượng số lượng thuyền giấy + Nhóm 2: Ước lượng số lượng quả bóng tenis. + Nhóm 3: Ước lượng số lượng quả bóng rổ. Bước 2: HS tạo nhóm chia sẻ với nhau rồi nói trước lớp - GV gọi các nhóm trình bày (vừa nói vừa thao tác trên bảng lớp) + Giải thích tại sao chọn mẫu như vậy. + Trình bày cách ước lượng. + Thông báo kết quả đếm và độ chênh lệch so với ước lượng. - GV nhận xét phần trình bày của các nhóm, tuyên dương nhóm trình bày tốt nhất D. CỦNG CỐ Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học thông qua so sánh kết quả bài luyện tập 3 với kết quả dự đoán ở phần khởi động. Cách tiến hành: - GV cho HS so sánh kết quả của bài luyện tập 3 với kết quả dự đoán ở phần khởi động để thấy tác dụng của việc học ước lượng. - GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS. | - HS quan sát hình ảnh và đoán số quả bóng - HS chú ý lắng nghe - HS quan sát hình - HS lắng nghe GV giải thích - HS thảo luận nhóm trình bày - HS lắng nghe GV, ghi nhớ kiến thức - HS trả lời: Theo hàng. Mỗi hàng có khoảng 10 con bướm. - HS quan sát hình ảnh trả lời: + Các con bướm được xếp thành 4 hàng. + Mỗi hàng có khoảng 10 con. + Đếm số con bướm theo các hàng (1 chục, 2 chục, 3 chục, 4 chục hay 10, 20, 30, 40). + Có khoảng 40 con bướm - HS đếm số con bướm có trong hình: 41 con, lệch 1 con. - HS lắng nghe, ghi nhớ kiến thức - HS xác định yêu cầu: Ước lượng, đếm - HS hoạt động cặp đôi ước lượng và đếm - HS trình bày theo gợi ý của GV: 1. Ước lượng theo cột vì mỗi cột có khoảng 10 máy bay. + Các máy bay được xếp theo cột. + Số máy bay ở các cột gần bằng nhau. + Cột đầu (nhóm mẫu) có 10 máy bay. + Đếm theo cột: 10, 20, 30, 40, 50. + Có khoảng 50 chiếc máy bay. - Đếm: Có 50 chiếc máy bay. 2. Ước lượng theo nhóm vì ngôi sao được xếp gọn theo từng nhóm. + Các ngôi sao được xếp theo nhóm. + Số ngôi sao ở các nhóm gần bằng nhau. + Nhóm đầu có khoảng10 ngôi sao. + Đếm theo nhóm: 10, 20, 30. + Có khoảng 30 ngôi sao. - Đếm: Có 28 ngôi sao. - HS các nhóm thảo luận rồi ước lượng - HS tạo nhóm để chia sẻ kết quả - HS lắng nghe GV, các nhóm trình bày kết quả theo gợi ý của GV - HS lắng nghe GV nhận xét - HS tiến hành so sánh kết quả và rút ra kết luận - HS lắng nghe GV nhận xét |
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
(2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết tên gọi các thành phần của phép tính tổng
- Ôn tập phép cộng trong phạm vi 10, 100
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng qua các trường hợp cụ thể, GV khái quát bằng lời (chưa nêu tên tính chất). Vận dụng tính chất giao hoán, tính chất hợp lí.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất: Bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp toán học và tư duy lập luận toán học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. Cách tiến hành: - GV cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh nhất” - GV chia lớp thành 2 đội, đọc phép tính, HS làm trên bảng con (đội 1 làm phép tính ngang, đội 2 đặt tính). - GV quan sát HS làm, trong một đội, ai nhanh nhất và đúng, được gắn bảng lên trước lớp. - GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá, dẫn HS vào bài học mới: Số hạng – tổng. B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH Mục tiêu: HS nắm được các thành phần của phép cộng và biết áp dụng để thực hành. Cách tiến hành: Bước 1: Giới thiệu tên gọi các thành phần của phép cộng - GV viết lại phép tính lên bảng lớp: 48 + 21 = 69 - GV giới thiệu tên gọi các thành phần của phép cộng (nói và viết lên bảng như sgk). - GV lần lượt chỉ vào số 48, 21, 69, yêu cầu HS nhắc lại tên các thành phần. - GV nói tên các thành phần: số hạng, tổng, yêu cầu HS nói số. Bước 2: Thực hành * Gọi tên các thành phần của phép cộng - GV cho HS nhóm đôi sử dụng sgk gọi tên các thành phần của các phép cộng (theo mẫu). - GV sửa bài, đưa thêm một số phép cộng khác: 3 + 6 = 9, 34 + 16 = 50, 65 + 14 = 79;…. * Viết phép cộng - GV cho HS tìm hiểu bài: nhận biết tính tổng là thực hiện phép cộng, mỗi phép cộng thực hiện hai cách viết (hàng ngang và đặt tính), cần phải viết các phép cộng đó ra bảng con. - GV ví dụ: Tính tổng của 22 và 16 Phép cộng tương ứng là: 22 + 16 = 38 - GV lần lượt chỉ vào số 22, 16, 38, yêu cầu HS nhắc lại tên các thành phần. C. LUYỆN TẬP Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại cách nhận biết tính tổng và các thành phần của tính tổng. Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT1 - GV ghi yêu cầu lên bảng nhóm, yêu cầu HS thực hiện phép tính vào bảng con. + Tính tổng các số hạng 43 và 25 + Tính tổng các số hạng 55 và 13 + Tính tổng các số hạng 7 và 61. - GV mời ba bạn HS lên bảng, mỗi bạn thực hiện đặt tính một phép tính. - GV chữa bài cho các em, GV yêu cầu hs gọi tên các thành phần của phép tính. - GV tuyên dương, khen ngợi các bạn đã thực hiện phép tính đúng, trình bày đẹp. Nhiệm vụ 2: Hoạt động cặp đôi, hoàn thành BT2 - GV vẽ các hình lên bảng, cho HS hoạt động bắt cặp với bạn bên cạnh, thảo luận và tìm những số thích hợp điền vào ô trống
- GV gợi ý cách làm (Các em phải biết quy luật, tổng hai số cạnh nhau là số ở trên hai số đó, dựa vào sơ đồ tách – gộp số: gộp 3 và 1 được 4, gộp 1 và 4 được 5, gộp 4 và 5 được mấy?). Tương tự với câu a, các em làm tương tự câu b. - GV lấy tinh thần xung phong, gọi HS lên bảng điền vào vị trí còn trống. - GV chữa bài cho HS, sau đó GV nhận xét và khen ngợi tinh thần học tập của các bạn. Nhiệm vụ 3: Hoạt động nhóm, hoàn thành BT3 - GV gọi HS trả lời câu hỏi: + Yêu cầu của bài là gì? (số) + Muốn tìm số phải làm như thế nào? - GV gọi một số HS đứng dậy trình bày, sau đó GV gợi ý: Ba số theo cột hay theo hàng đều có tổng số bằng 10, gộp 3 và 1 và 6 được 10, gộp 6 và 2 và 2 được 10, gộp 2 và 5 và mấy để được 10…)…. - GV chia lớp thành 2 nhóm, sau khi thảo luận xong, các nhóm lên điền kết quả vào bảng nhóm. - GV chữa bài, GV gọi đại diện nhóm đứng dậy trình bày cách làm để ra được kết quả đó. - GV chữa xong hai nhóm, nhận xét, tuyên bố nhóm nhanh hơn và có kết quả đúng là nhóm chiến thắng. Nhiệm vụ 4: Hoạt động cặp đôi, hoàn thành BT4 - GV gọi HS trả lời câu hỏi: + Yêu cầu của bài là gì? (số) + Vậy tìm bằng cách nào? - GV hướng dẫn cho HS nhận biết: 50 + 20 = 70 20 + 40 = 60 40 + 50 = 90 - GV yêu cầu HS làm tương tự đối với hai bài tập còn lại - GV gọi HS đứng dậy trình bày kết quả, GV chữa bài, nhận xét kết quả của HS. - GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành các bài tập 5, 6, 7 trong sgk. D. CỦNG CỐ Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học thông qua hoạt động hỏi nhanh, đáp nhanh. Cách tiến hành: - GV chuẩn bị một số bảng con, trên mỗi bảng con viết sẵn một phép cộng. Khi GV đưa bảng con ra, HS gọi tên các thành phần của phép tính. 12 + 4 = 16 54 + 12 = 66 14 + 24 = 38 …… - GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS. | - HS nghe GV trình bày thể lệ trò chơi - HS thực hiện tính nhanh - HS nghe GV giới thiệu bài mới - HS quan sát, ghi phép tính vào vở - HS chú ý lắng nghe - HS nhắc: số hạng, số hạng, tổng. - HS nhắc: 48, 21, 69 - HS hoạt động nhóm - HS nghe GV chữa bài, thực hiện phép cộng GV đưa ra. - HS lắng nghe, nắm rõ kiến thức. - HS quan sát GV làm ví dụ - HS nhắc: số hạng, số hạng, tổng. - HS dùng bảng con, thực hiện các phép tính GV giao.
- HS lên bảng hoàn thành phép tính. - HS quan sát GV chữa bài - HS lắng nghe GV nhận xét, tuyên dương. - HS quan sát hình, hoạt động cặp đôi - HS lắng nghe gợi ý cách làm - HS xung phong lên bảng điền số còn thiếu. - HS lắng nghe GV nhận xét - HS lắng nghe GV hỏi, HS trả lời - HS lắng nghe GV gợi ý cách làm - HS hoạt động nhóm, thảo luận tìm kết quả. - HS nghe GV chữa bài, HS trình bày cách làm - HS lắng nghe nhận xét, tuyên dương. - HS lắng nghe GV hỏi, HS trả lời - HS lắng nghe GV gợi ý cách làm - HS hoạt động cặp đôi, thảo luận tìm kết quả. - HS trình bày kết quả, nghe GV chữa bài - HS lắng nghe yêu cầu, về nhà hoàn thành BT. - HS lắng nghe GV trình bày - HS nêu tên các thành phần - HS lắng nghe nhận xét |
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
(2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết tên gọi các thành phần của phép tính trừ
- Ôn tập phép cộng trong phạm vi 10, 100
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất: Bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp toán học và tư duy lập luận toán học.
- Tích hợp: Tự nhiên và Xã hội
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
- Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. Cách tiến hành: - GV cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh nhất” - GV chia lớp thành 2 đội, đọc phép tính, HS làm trên bảng con (đội 1 làm phép tính ngang, đội 2 đặt tính). 69 – 21 = 48 69 21 48 - - GV quan sát HS làm, trong một đội, ai nhanh nhất và đúng, được gắn bảng lên trước lớp. - GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá, dẫn HS vào bài học mới: Số bị trừ - Số trừ - Hiệu B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH Mục tiêu: HS nắm được các thành phần của phép trừ và biết áp dụng để thực hành. Cách tiến hành: Bước 1: Giới thiệu tên gọi các thành phần của phép trừ - GV viết lại phép tính lên bảng lớp: 15 4 11 - 15 – 4 = 11 - GV giới thiệu tên gọi các thành phần của phép trừ (nói và viết lên bảng như sgk). - GV lần lượt chỉ vào số 15, 4, 11 yêu cầu HS nói tên các thành phần - GV nói tên các thành phần: số bị trừ, số trừ, hiệu yêu cầu HS nói số. Bước 2: Thực hành * Gọi tên các thành phần của phép trừ - GV cho HS nhóm đôi sử dụng sgk gọi tên các thành phần của các phép trừ (theo mẫu). - GV sửa bài, đưa thêm một số phép trừ khác: 7 – 5 = 2, 74 – 43 = 31, 96 – 6 = 90,…. * Viết phép trừ - GV cho HS tìm hiểu bài: nhận biết tính hiệu là thực hiện phép trừ, mỗi phép trừ thực hiện hai cách viết (hàng ngang và đặt tính), cần phải viết các phép trừ đó ra bảng con. - GV ví dụ: Tính hiệu của 9 và 5 9 5 4 - Phép trừ tương ứng là: 9 – 5 = 4 - GV lần lượt chỉ vào số 9, 5, 4 yêu cầu HS gọi tên các thành phần. C. LUYỆN TẬP Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại cách nhận biết tính hiệu và các thành phần của phép tính hiệu Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT1 - GV cho HS tìm hiểu bài, nhận biết yêu cầu của bài - GV đọc lần lượt từng phép tính, yêu cầu HS thực hiện phép tính ra bảng con. + Tính hiệu: Số bị trừ là 63, số trừ là 20 + Tính hiệu: Số bị trừ là 35, số trừ là 15 + Tính hiệu: Số bị trừ là 78, số trừ là 52 + Tính hiệu: Số bị trừ là 97, số trừ là 6 - GV mời 4 bạn HS lên bảng, mỗi bạn thực hiện đặt tính một phép tính. - GV chữa bài cho các em, GV yêu cầu hs gọi tên các thành phần của phép tính. - GV tuyên dương, khen ngợi các bạn đã thực hiện phép tính đúng, trình bày đẹp. Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT2 - GV gọi HS trả lời câu hỏi: + Yêu cầu của bài là gì? - GV cho HS thực hiện theo nhóm đôi đọc phép tính và nói kết quả cho bạn nghe - GV chữa bài, khuyến khích nhiều em HS đọc - GV nhận xét, tuyên dương các em HS đọc rõ ràng, đúng Nhiệm vụ 2: Hoạt động cặp đôi, hoàn thành BT3 - GV gọi HS trả lời câu hỏi: + Yêu cầu của bài là gì ? (Số) + Tìm thế nào? - GV vẽ các hình lên bảng, cho HS hoạt động bắt cặp với bạn bên cạnh, thảo luận và tìm những số thích hợp điền vào ô trống - GV gợi ý cách làm (Dựa vào sơ đồ tách –gộp số, tính từ trên xuống: 8 gòm 3 và 5; 3 gồm 2 và 1. Tiếp theo: 5 gồm 1 và mấy?) Tương tự với câu a, các em làm tương tự câu b. - GV lấy tinh thần xung phong, gọi HS lên bảng điền vào vị trí còn trống. - GV chữa bài cho HS, khuyến khích HS giải thích cách làm - GV nhận xét và khen ngợi tinh thần học tập của các bạn. Nhiệm vụ 4: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT4 - GV gọi HS trả lời câu hỏi: + Yêu cầu của bài là gì? (số) + Vậy tìm bằng cách nào? - GV hướng dẫn cho HS: Dựa vao sơ đồ tách – gộp số., thao tác tách để tìm số thích hợp thay cho dấu ? - GV yêu cầu HS quan sát mẫu làm tương tự đối với bài tập còn lại + Lưu ý HS dựa vào cách tách để kiểm tra kết quả - GV gọi HS đứng dậy trình bày kết quả, GV chữa bài, nhận xét kết quả của HS. - GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành các bài tập 5 trong sgk. D. CỦNG CỐ Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học thông qua hoạt động hỏi nhanh, đáp nhanh. Cách tiến hành: - GV chuẩn bị một số bảng con, trên mỗi bảng con viết sẵn một phép cộng. Khi GV đưa bảng con ra, HS gọi tên các thành phần của phép tính. 10 – 7 = 3 24 – 13 = 11 …… - GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS. | - HS nghe GV trình bày thể lệ trò chơi - HS thực hiện tính nhanh - HS nghe GV giới thiệu bài mới - HS quan sát, ghi phép tính vào vở - HS chú ý lắng nghe - HS nhắc: số bị trừ, số trừ, hiệu. - HS nhắc: 15 và 4, 11 - HS hoạt động nhóm đôi gọi tên - HS nghe GV chữa bài, thực hiện phép trừ GV đưa ra. - HS lắng nghe, nắm rõ kiến thức. - HS quan sát GV làm ví dụ - HS nhắc: số bị trừ, số trừ , hiệu - HS tìm hiểu bài, nhận biết tính hiệu và thực hiện phép tính trừ. - HS dùng bảng con, thực hiện các phép tính GV giao. 97 6 91 - 78 52 26 - 35 15 20 - 63 20 43 - - HS lên bảng hoàn thành phép tính. - HS quan sát GV chữa bài, gọi tên từng thành phần của phép tính - HS lắng nghe GV nhận xét, tuyên dương. - HS lắng nghe GV hỏi, HS trả lời: Tính nhẩm - HS hoạt động nhóm đôi theo yêu cầu của GV - HS đọc kết quả các phép tính - HS lắng nghe nhận xét, tuyên dương. - HS lắng nghe GV hỏi, HS trả lời - HS quan sát hình, hoạt động cặp đôi - HS lắng nghe gợi ý cách làm - HS xung phong lên bảng điền số còn thiếu. - HS giải thích cách làm của mình - HS lắng nghe GV nhận xét - HS lắng nghe GV hỏi, HS trả lời - HS lắng nghe GV gợi ý cách làm - HS làm bài theo mẫu - HS trình bày kết quả, nghe GV chữa bài - HS lắng nghe yêu cầu, về nhà hoàn thành BT. - HS lắng nghe GV trình bày - HS nêu tên các thành phần - HS lắng nghe nhận xét |
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
(2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết nhiều hơn, ít hơn
- Vận dụng GQVĐ liên quan: Tìm xem hai nhóm đối tượng nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu qua việc so sánh hai số hơn kém bao nhiêu đơn vị.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất: Bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp toán học và tư duy lập luận toán học.
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- 20 khối lập phương
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
- 10 khối lập phương
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. Cách tiến hành: - GV cho HS quan sát tranh: + Bạn nào có nhiều kẹo hơn? Nhiều hơn bao nhiêu cái? - GV đặt vấn đề: Có thể dùng đồ dùng học tập để thể hiện số kẹo của mỗi bạn. Từ đó dẫn dắt HS vào tìm hiểu bài mới B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH Mục tiêu: HS nhận biết được nhiều hơn, ít hơn Cách tiến hành: Bước 1: Giới thiệu nhiều hơn, ít hơn - GV yêu cầu HS dùng kinh nghiệm của cuộc sống, chưa cần giải thích: + Sử dụng đồ dùng dạy học thể hiện số kẹo của bạn trai, bạn gái. Nhận biết số lớn, số bé, phần chênh lệch + Quan sát hình ảnh mô hình kẹo của hai bạn để nhận biết số kẹo chênh lệch của bạn trai và bạn gái - GV dùng đồ dùng dạy học khái quát quan hệ nhiều hơn, ít hơn: + Số kẹo bạn trai là số bé (6). + Số kẹo bạn gái là số lớn (9). + Số kẹo bạn gái nhiều hơn bạn trai cũng chinh là số kẹo bạn trai ít hơn bạn gái (phần chênh lệch). + GV đặt câu hỏi: Nếu không có đồ dùng thay thế số kẹo, ta sẽ làm phép tính như thế nào để biết nhiều hơn hay ít hơn bao nhiều? - GV chỉ vào từng thành phần của phép tính, cho HS nói. Bước 2: Thực hành - GV cho HS hoạt động nhóm đôi thực hiện các bài tập 1, 2 Bài 1: GV cho HS sử dụng đồ dùng học tập, mỗi nhóm lấy số khối lập phương tùy ý, miễn là đảm bảo yeu cầu của bài để thể hiện bạn trai có nhiều hơn bạn gái 2 kẹo Bài 2: - GV hướng dẫn mẫu, yêu cầu HS nhận biết việc cần làm + Quan sát hình ảnh. Nêu số lớn, số bé và số chỉ phần chênh lệch. + Thực hiện phép tỉnh để tìm phần chênh lệch. + Dùng các từ nhiều hơn, ít hơn để kết luận. - GV yêu cầu HS bắt cặp với bạn bên cạnh viết phép tính phần a), b) tương tự theo mẫu: C. LUYỆN TẬP Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại cách tìm hai nhóm đối tượng nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu qua việc so sánh hai số hơn kém bao nhiêu đơn vị Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT1 - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi để nhận biết yêu cầu của bài toán - GV sử dụng phương pháp mảnh ghép tổ chức cho HS luyện tập câu a và câu b - GV chữa bài cho các em, GV khuyến khích nhiều nhóm HS nói - GV tuyên dương, khen ngợi các nhóm làm đúng - GV mở rộng: cách nóii về tuổi có thể dùng từ “lớn hơn ... tuổi” hoặc “nhỏ/ bé hơn... tuổi”. Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm, hoàn thành BT2 - GV cho HS thảo luận nhóm đôi để nhận biết các nhiệm vụ cần làm: cách phổ biến nhất là đo từng băng giấy rời làm tính trừ (10 em — 6 em = 4 em). - GV cho HS thực hiện theo nhóm đôi tiến hành đo độ dài mỗi băng giấy và viết kết quả - GV gọi các nhóm trình bày, giúp đỡ các em giải thích từng bước làm - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm thực hiện đúng D. CỦNG CỐ Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học thông qua trò chơi “Ai nhanh hơn” Cách tiến hành: - GV phổ biến luận chơi: + GV nói: 8 cái bánh, 1 cái kéo. HS theo nhóm đôi viết phép tính vào bảng con, nhóm nào viết xong trước thì chạy lên đứng trước lớp, giơ bảng cho cả lớp xem và nói: * Bánh nhiều hơn kẹo 7 cái. * Kẹo ít hơn bánh 7 cái. - GV cho HS bắt cặp theo bàn, tổ chức cho HS chơi trò chơi - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm thực hiện nhanh nhất, đúng nhất | - HS quan sát tranh, lắng nghe câu hỏi của GV - HS nghe GV giới thiệu bài mới - HS sử dụng ĐDDH để thể hiện + HS quan sát ảnh nhận biết:
- HS lắng nghe GV - HS viết ra bảng con: 9 – 6 = 3 (tìm phần chênh lệch) - HS nói:
- HS thực hiện theo nhóm đôi, lấy số khối lập phương để thể hiện - HS quan sát mẫu, lắng nghe GV hướng dẫn, nhận biết việc cần làm - HS thảo luận nhóm đôi viết các phép tính - HS thảo luận nhóm đôi nhận biết đây là bài toán tìm phần chênh lệch. - HS thảo luận nhóm làm câu a, b r - HS nói kết quả - HS lắng nghe GV nhận xét, tuyên dương. - HS lắng nghe, ghi nhớ - HS thảo luận nhóm đôi để nhận biết nhiệm vụ cần làm - HS hoạt động nhóm đôi theo yêu cầu của GV - Các nhóm HS trình bày kết quả và các bước làm của nhóm mình - HS lắng nghe GV nhận xét, tuyên dương - HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi - HS nêu tên các thành phần - HS cả lớp tham gia trò chơi - HS lắng nghe GV nhận xét, tuyên dương |
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
(2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Ôn tập: tên gợi các thành phần của phép tính cộng và phép tính trừ.
- Củng cố ý nghĩa của phép cộng, phép trừ. Dựa vào hình ảnh, nói được tình huống dẫn
đến phép cộng, phép trừ.
- Sử đụng sơ đồ tách — gộp số để nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính (+, -).
- Hệ thống hoá các kiến thức đã học về số, phép tính, giải toán.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất: Bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp toán học và tư duy lập luận toán học.
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Hình vẽ, tranh ảnh cho bài tập 9
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi: Đố bạn - GV hỏi: Tám nưrơi bảy gồm mấy chục và mấy đơn vị? + GV hỏi: Gộp 80 và 7 được số nào? - GV cho HS bắt cặp theo nhóm đôi, chơi trò chơi B. LUYỆN TẬP Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại các kiến thức đã học về số, phép tính, giải toán. Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT1 - GV cho HS nhóm hai tìm hiểu bài, nhận biết: + Yêu cầu của bài: Số + Tìm quy luật của dãy số (câu a thêm 1, câu b thêm 2, câu c thêm 10) - GV yêu cầu HS đếm thêm số điền vào các dấu ?, viết vào bảng con. - GV gọi 3 HS lên bảng điền số, giải thích tại sao lại điền như vậy? - GV tuyên dương, khen ngợi HS viết đúng số Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT2 - GV cho HS thảo luận nhóm đôi để tìm hiểu mẫu, nhận biết yêu cầu rồi thực hiện:
- GV cho HS làm việc nhóm đôi phân tích số dựa vào mẫu: - GV gọi HS lên bảng trình bày, phân tích cấu tạo số - GV nhận xét, tuyên dương các HS thực hiện đúng, trình bày đẹp Nhiệm vụ 3: Hoạt động cá nhân/ nhóm đôi, hoàn thành BT3 - GV chỉ vào từng số trong các phép tính, gọi lần lượt 2 HS gọi tên thành phần trong phép tính - GV cho HS làm việc nhóm đôi che từng số trong sơ đồ tách – gộp số rồi đọc phép tính để tìm số bị che. - GV gọi HS lên bảng trình bày, thay dấu ? bằng phép tính thích hợp - GV nhận xét, tuyên dương các HS thực hiện đúng, trình bày đẹp Nhiệm vụ 4: Hoạt động cá nhân hoàn thành BT4 - GV cho HS đọc đề, tìm hiểu bài để nhận biết yêu cầu của bài - GV đọc phép tính, cho cả lớp HS thực hiện phép tính vào bảng con * Lưu ý HS đặt đúng phép tính 8 + 41 - GV nhận xét, tuyên dương các HS thực hiện đúng, trình bày đẹp Nhiệm vụ 5: Hoạt động nhóm đôi hoàn thành BT5 - GV cho HS thảo luận nhóm đôi tìm hiểu bài, nhận biết yêu cầu của bài và hòan thành bài + Yêu cầu của bài so sánh – điền dấu - GV gọi các nhóm lên bảng trình bày kết quả, giải thích tại sao chọn điền dấu đó - GV nhận xét, tuyên dương các HS thực hiện đúng, giải thích chính xác Nhiệm vụ 6: Hoạt động nhóm đôi hoàn thành BT6 - GV đặt câu hỏi cho HS tìm hiểu bài:
- Gv hướng dẫn HS mẫu: Tổng hai số cạnh nhau là số ở trên hai số đó dựa vào sơ đồ tách – gộp số: gộp 4 và 5 được 9, hoặc 9 gồm 4 và 5 + GV cho HS thảo luận nhóm đôi thực hiện theo hướng dẫn để làm các phần a), b) - GV gọi các nhóm lên bảng trình bày kết quả, giải thích cách làm - GV nhận xét, tuyên dương các HS thực hiện đúng, giải thích đúng cách làm Nhiệm vụ 7: Hoạt động cá nhân hoàn thành BT 7, 8 - GV yêu cầu HS đọc đề đã cho và câu hỏi của bài toán, xác định việc cần làm: Viết phép tính thích hợp và nói câu trả lời. - GV cho HS làm việc cá nhân, viết phép tính vào bảng con - GV sửa bài, gọi 1 vài HS lên bảng trình bày phép tính và nói câu trả lời - GV nhận xét câu trả lời và cách làm của HS, tuyên dương bạn HS có câu trả lời tốt nhất Nhiệm vụ 8: Hoạt động nhóm đôi hoàn thành BT 9 - GV cho HS thảo luận nhóm đôi tìm hiểu bài, nhận biết yêu cầu “Ước lượng – đếm” số cá theo nhóm - GV cho HS thảo luận nhóm đôi để tìm cách làm và thực hiện rồi nói kết quả, viết vào bảng con - GV sửa bài, gọi các nhóm trình bày cách làm, khuyến khích HS vừa nói vừa thao tác trên hình vẽ được giáo viên treo trên bảng lớp - GV nhận xét câu trả lời và cách làm của HS, tuyên dương bạn HS có câu trả lời tốt nhất D. CỦNG CỐ Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học thông qua trò chơi “Ai nhanh hơn” Cách tiến hành: - GV chuẩn bị một số bảng con, trên mỗi bảng con viết sẵn các số gia đình. Khi GV đưa bảng con ra, HS viết các phép tính vào bảng con. (Chơi theo nhóm bốn, mỗi em viết mỗi phép tính cho đủ 2 phép cộng và 2 phép trừ). Chơi khoảng 3 lần, nhóm nào nhiều lần đúng và nhanh nhất thì thắng cuộc. - GV đưa bảng: 24; 13; 11. Các nhóm HS viết phép tính vào bảng con - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm thực hiện nhanh nhất, đúng nhất | - Cả lớp nói: 87 gồm 8 chục và 7 đơn vị hay 80 và 7. + Cả lớp nói: Gộp 80 và 7 được 87 - HS bắt cặp theo nhóm đôi tham gia chò trơi. - HS thảo luận nhóm đôi nhận biết yêu cầu của bài. - HS điền số viết vào bảng con - HS lên bảng điền số và giải thích: a) Đếm thêm 1: 34; 35; 36; 37; 38; 39; 40 b) Đếm thêm 2: 35; 37; 39; 41; 43; 45; 47 c) Đếm thêm 10: 23; 33; 43; 53; 63; 73; 83 - HS lắng nghe GV - HS quan sát mẫu, thảo luận nhóm đôi - HS thực hiện theo nhóm đôi, phân tích số 36 - HS phân tích: 36 gồm 30 và 6 + 30 + 6 = 36 6 + 30 = 36 + 36 – 6 = 30 36 – 30 = 6 - HS lắng nghe GV nhận xét - HS gọi tên từng số:
- HS thảo luận nhóm đôi - HS điền số thích hợp: 34 = 86 – 52 52 = 86 – 34 86 = 34 + 52 - HS lắng nghe - HS đọc đề nhận biết yêu cầu: Đặt tính rồi tính. - HS thực hiện phép tính vào bảng con: 37 15 22 - 8 41 49 + 62 24 86 + - HS lắng nghe - HS hoạt động nhóm đôi theo yêu cầu của GV - Các nhóm HS trình bày kết quả và các bước làm của nhóm mình - HS lắng nghe GV nhận xét, tuyên dương - HS đọc đề, trả lời câu hỏi của GV - HS lắng nghe GV hướng dẫn - Thảo luận nhóm đôi điền số, viết vào bảng con - HS trình bày kết quả và cách làm: - HS lắng nghe GV nhận xét, tuyên dương - HS đọc, xác định yêu cầu của bài - HS viết phép tính vào bảng con - HS trả lời, giải thích cách làm Bài 7: Bến xe còn lại 29 - 9 = 20 ô tô Chọn phép trừ vì hỏi phần còn lại thì phải tách Bài 8: Cả ba và mẹ mua 10 + 6 = 16 cái bánh Chọn phép cộng vì hỏi tất cả thì phải gộp - HS lắng nghe - HS thảo luận tìm hiểu bài - HS thảo luận làm bài, viết kết quả vào bảng con - HS trình bày cách làm: Có 4 nhóm, mỗi nhóm khoảng 10 con. Em đếm 10, 20, 30, 40. Có khoảng 40 con cá. Đếm: có 44 con, chênh lệch 4 con - HS lắng nghe nhận xét - HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi - HS viết phép tính: 13 + 11 = 24 11 + 13 = 24 24 – 13 = 11 24 – 11 = 13 - HS lắng nghe GV nhận xét, tuyên dương |
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
(2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết được điểm và đoạn thẳng.
- Sử dụng thước thẳng để đo và vẽ độ dài các đoạn thẳng không quá 20 cm.
- Làm quen với việc giải quyết vấn đề với các số đo theo đơn vị xăng-ti-mét.
- Thực hành về vị trí, phương hướng.
- Thực hành ước lượng và đếm số lượng của một nhóm đối tượng.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất: Nhân ái, trách nhiệm (yêu thương và bỏ vệ thú vật quý hiếm), yêu nước (thông qua vẻ đẹp của tình Bình Thuận).
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Thước thẳng có vạch chia thành từng xăng-ti-mét
- Vài gương sen (nếu có)
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con, phấn, giẻ lau
- Thước thẳng có vạch chia thành từng xăng-ti-mét
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK: + Hỏi HS trong tranh có những gì? - GV đặt vấn đề: Để đi từ lều này đến lều kia người ta phải đi theo những dấu chấm tròn. Các chấm này cho ta hình ảnh của các điểm. Sợi dây nối hai chấm tròn trước mỗi cái lều cho ta hình ảnh về đoạn thẳng. Từ đó GV dẫn dắt HS vào tìm hiểu bài mới “Điểm – Đoạn thẳng”. B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH Mục tiêu: HS nhận biết điểm, đoạn thẳng; đọc tên đêỉm, đoạn thẳng cho trước; nhận dạng điểm, đoạn thẳng trong thực tế, đo độ dài đoạn thẳng cho trước. Cách tiến hành: Bước 1: Giới thiệu điểm và đoạn thẳng - GV yêu cầu HS thực hiện vẽ theo nội dung sau: + Vẽ mắt cho gà con + Vẽ cho đủ 6 chấm tròn + Vẽ chấm tròn vị trí hồng tâm + Chọn từng cặp thích hợp: Bước 2: Giới thiệu cách đọc tên điểm, đoạn thẳng * Điểm - GV giới thiệu những chấm tròn HS vừa vẽ là hình ảnh của “điểm”. Để phân biệt điểm này với điểm khác người ta dùng các chữ cái A; B; C; D;… để gọi điểm. - GV vẽ lên bảng hai điểm A và B rồi hướng dẫn HS đọc * Đoạn thẳng - GV dùng thước vẽ một vạch, nối điểm A và B và giới thiệu: đây là hình ảnh đoạn thẳng. - GV chỉ vào hình minh họa điểm A, điểm B, đoạn thẳng AB cho HS đọc Bước 3: Thực hành Bài 1: - GV giới thiệu cách đọc tên điểm và đoạn thẳng + Thứ tự đọc: không bắt buộc đọc từ đâu, tuy nhiên người ta thường đọc từ trái sang phải, đọc theo thứ tự trong bảng chữ cái, đọc theo chiều kim đồng hồ (đối với hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật) vả phải đọc lần lượt, không “nhảy cóc”. + Đọc theo tên chữ cái: a, bê, xê, ..., không đọc theo âm: a, bơ, cờ,... - GV chỉ lần lượt từng điểm, đoạn thẳng cho HS đọc: Bài 2: - GV hướng dẫn, lưu ý HS để biết đoạn thẳng DE dài bao nhiêu là đúng thì phải nhìn kĩ số đo đoạn thẳng DE có trên thước đo. - GV cho HS quan sát hình, nhìn kĩ số đo đoạn thẳng DE và kết luận câu đúng, sai Bài 3: - GV yêu cầu HS quan sát hình nhận biết và gọi tên đoạn thẳng có trong hình - GV hướng dẫn HS dùng thước đo, đo độ dài của các đoạn thẳng, lưu ý: + Đặt thước đo đúng, ví dụ: vạch số 0 trùng với điểm A, mép thước trùng với đoạn thẳng. + Đọc số đo. + Viết số đo vào bảng con. - GV mở rộng, giúp HS nhận biết tổng số đo hai đoạn thẳng AB và BC là độ dài đoạn thẳng AC. + Đoạn thẳng AB dài: 7 cm. + Đoạn thẳng BC dài: 3 cm. + Đoạn thẳng AC dài: 10 cm. Bài 4: - GV hướng dẫn HS hai bước vẽ đoạn thẳng dài 4 cm theo mẫu: + Bước l: Đặt thước đo đúng, chấm một điểm tại vạch số 0 cm và chấm một điểm tại vạch chỉ 4 cm + Bước 2: Nối hai điểm vừa vẽ. - GV yêu cầu: mỗi HS vẽ một đoạn thẳng dài 10 cm ra bảng con, đặt tên cho đoạn thẳng đó. Sau đó bạn bên cạnh đùng thước để kiẻm tra hình vẽ của bạn mình. C. LUYỆN TẬP Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại cách đọc tên điểm, đoạn thẳng; đo độ dài của đoạn thẳng cho trước. Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT1 - GV yêu cầu HS ghi số đoạn thẳng của mỗi hình vào bảng con: - GV sửa bài, gọi một số HS lên bảng chỉ rõ các đoạn có trong hình và đọc tên các đoạn đó - GV nhận xét, tuyên dương các HS chỉ và đọc đúng tên các đoạn thẳng Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT2 - GV sử dụng hình vẽ minh họa cho HS thảo luận nhóm đôi: + Vẽ đoạn thẳng AC dài 10 cm + Xác định ví trí của mỗi chú sên khi bò được 5cm và 3 cm. + Đo để biết hai chú sên cách nhau bao nhiêu xăng-ti-mét? - GV sửa bài, gọi một số nhóm trình bày và giải thích cách làm - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm thực hiện tốt D. CỦNG CỐ Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học thông qua trò chơi, hoạt động thực tế Cách tiến hành: * Trò chơi “Các bạn đi đâu” - GV phân tích mẫu: đường đi của các bạn gồm các đoạn thẳng, độ dài mỗi đoạn thẳng và hướng đi do người hướng dẫn thông báo. - GV cho cả lớp chơi thử một lần - GV tổ chức chơi theo nhóm, mỗi nhóm chọn một vật để di chuyển. Cả nhóm thực hiện theo hiệu lệnh của người hướng dẫn. * Khám phá - GV giới thiệu hoa sen, gương sen, hạt sen và công dụng của chúng. - Giáo viên cho HS quan sát gương sen và nhận biết: mỗi điểm trên gương sen là đầu của một hạt sen. Có bao nhiêu điểm thì có bấy nhieu hạt sen. - GV yêu cầu HS ước lượng rồi đếm hạt sen * Đất nước em - GV cho HS quan sát hình ảnh và giới thiệu: cầu Lê Hồng Phong ở thành phố Phan Thiết — tĩnh Bình Thuận. - GV đặt câu hỏi: Hình ảnh những dây văng hay dây cáp nối các điểm bên dưới thành cầu với các trụ cầu làm em liên tưởng đến hình ảnh hình học nào? - GV giáo dục ý thức bảo vệ vẻ đẹp của những cây cầu dây văng. - GV giới thiệu về cầu Lê Hồng Phong là cây cầu đúc, có dây văng, bắc qua sông Cà Ty là địa điểm du lịch nổi tiếng ở thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Cầu Lê Hồng Phong được khánh thành đưa vào sử dụng vào tháng 12/2002. - GV yêu cầu HS tìm vị trí tỉnh Bình Thuận trên bản đồ (SGK trang 130). * Hoạt động thực tế - GV yêu cầu HS về nhà tìm các hình ảnh đoạn thẳng. | - HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi của GV - HS nghe GV giới thiệu bài mới - HS lắng nghe thực hiện theo yêu cầu của GV - HS lắng nghe GV giới thiệu - HS quan sát hình vẽ của giáo viên và đọc theo hướng dẫn - HS quan sát và lắng nghe - HS đọc theo GV chỉ: điểm A, điểm B, đoạn thẳng AB - HS lắng nghe GV giới thiệu cách đọc. - HS đọc: + Đọc thầm + Hai bạn đọc cho nhau nghe + Đọc cho cả lớp nghe - HS lắng nghe GV hướng dẫn - HS trả lời: a) Đoạn thẳng DE dài 4 cm: sai. b) Đoạn thẳng DE dài 3cm: đúng. - HS nhận biết và gọi tên các đoạn thẳng: đoạn thẳng AB, đoạn thẳng BC, đoạn thẳng AC - HS đo độ dài của các đoạn thẳng và ghi vào bảng con. - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS vẽ ra bảng con và thực hiện theo yêu cầu của GV - HS ghi vào bảng con: + Hình ABCD: 4 đoạn thẳng + Hình LMN: 3 đoạn thẳng + Hình RSOTV: 6 đoạn thẳng - HS chỉ và đọc tên các đoạn thẳng - HS lắng nghe - HS thảo luận nhóm đôi, thực hiện các yêu cầu - Các nhóm trình bày, giải thích cách làm. - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS cả lớp chơi thử - HS phân theo nhóm, chơi trò choi theo hiệu lệnh của người hướng dẫn. - HS lắng nghe GV giới thiệu - HS quan sát, nhận biết - HS ước lượng và đếm - HS quan sát và lắng nghe - HS trả lời: Đọan thẳng - HS lắng nghe - HS quan sát bản đồ và tìm ví trí của tỉnh Bình thuận. - HS về nhà tìm hình ảnh các đọan thẳng |
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
(2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết được tia số.
- Xác định được số điểm trên tia số.
- So sánh được các số dựa trên tia số.
- Làm quen số liền trước, số liền sau, nhận biết quan hệ (lớn hơn, bé hơn) giữa số liền trước và số liền sau qua các trường hợp cụ thể.
- Xác định được số liền trước, số liền sau trên tia số.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất: Bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp toán học và tư duy lập luận toán học.
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Tia số, thẻ từ dùng cho bài tập 2
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
- Thước thẳng có vạch chia thành từng xăng - ti - mét
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS thực hiện nhóm đôi dùng thuớc thẳng và bút chỉ vẽ lên giấy một đoạn thẳng dài 10cm (Một bạn vẽ và một bạn kiểm tra) B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH Mục tiêu: HS nhận biết được tia số, số liền trước, số liền sau và vận dụng các kiến thức đó vào thực hành Cách tiến hành: Bước 1: Giới thiệu tia số - GV hướng dẫn HS quan sát các hình ảnh SGK trang 28 và nhận biết: + Tính từ dưới lên, số khối lập phương lần lượt là 0, 1, 2, 3,..., 12. + 1 khối lập phương tương ứng với đoạn thẳng từ 0 đến 1. 2 khối lập phương tương ứng với đoạn thẳng từ 0 đến 2. 12 khối lập phương tương ứng với đoạn thẳng từ 0 đến 12. 0 khỏi lập phương tương ứng với điểm 0. + Đoạn thẳng từ 0 tới 7 tương ứng với 7 khối lập phương Đoạn thẳng từ 0 tới 10 tương ứg với 10 khối lập phương. - GV vẽ tia số lên bảng lớp và giới thiệu: + Người ta đã dùng tia số (chỉ vào hình) để biểu thị các số. + Tia số có các vạch cách đều nhau, mỗi vạch biếu thị một điểm thể hiện cho một số. Tia số bắt đầu từ số 0, cuối cùng có mũi tên. + Trên tia số, mỗi số khác 0 lớn hơn các số bên trái và bé hơn các số bên phải của nó. + Nhiều khi tia số dài quá nên người ta chỉ vẽ một phần của tỉa số (HS quan sát hình ảnh các tia số trong phần thực hành — SGK trang 29). - GV cho HS đọc các số trên tia số phần bài học - GV chọn một vài cặp số liền nhau trên tia số, yêu cầu HS dùng các từ “số liền trước, số liền sau” để nói. Ví dụ: Số liền trước của 8 là 7 Số liền sau của 7 là 8 Bước 2: Thực hành Bài 1: - GV yêu cầu HS nêu, viết được các số thích hợp trên tia số và xác định được các số liền trước, liền sau (số ô có dấu ?) - GV yêu cầu HS đọc các số sau đó đọc cho bạn bên cạnh nghe và đọc cho cả lớp nghe - GV sửa bài, gọi một số HS trình bày, yêu cầu HS giải thích cách làm. - GV nhận xét, tuyên dương Bài 2: - GV hướng dẫn giúp HS nhận biết: Trên tia số, số bên trái bé hơn số bên phải, số bên phải lớn hơn số bên trái. Yêu cầu mỗi HS chỉ vào hai số 37, 40 và so sánh. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, nhìn vào tia số và so sánh, viết vào bảng con: 46 và 39 38 và 41 40 và 45 39 và 36 44 và 42 - GV sửa bài, gọi một số HS lên bảng so sánh và giải thích cách làm dựa vào nhận xét trên - GV nhận xét, tuyên dương Bài 3: - GV hướng dẫn HS chơi theo nhóm đôi: + GV viết số bất kì trên bảng lớp. Ví dụ 24. + Tổ 1 và tổ 2: viết thêm số liền trước của số đó vào bảng con (24 23) Tổ 3 và tổ 4: viết thêm số liền sau của số đó vào bảng con (24 25) + Viết thêm dấu để so sánh hai số: Ví dụ: 24 > 23 hoặc 24 < 25 - GV cho HS chơi: + A: Viết số tùy thích + B: Viết số liền trước hoặc số liền sau của số bạn A vừa viết. - GV gọi vài nhóm đưa bảng lên trước lớp, cả lớp đọc và nhận xét C. LUYỆN TẬP Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại kiến thức về tia số, số liền trước, số liền sau. Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT1 - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân nhận biết yêu cầu và hoàn thành bài tập. - GV tổ chức cho HS chơi chò chơi tiếp sức, ghi các kết quả vào bảng phụ - GV cho HS cả lớp nhận xét, sau đó GV nhận xét - GV mở rộng: + Một số thêm 1 đơn vị được số liền sau. + Một số bớt 1 đơn vị được số liền trước. Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT2 - GV cho HS thảo luận nhóm đôi, thay số liền trước hay số liền sau vào các dấu ?, sau đó viết vào bảng con. - GV dùng các thẻ từ ghi sẵn cụm từ “số liền trước”, “số liền sau” gắn vào chỗ chấm trên bảng lớp. Yêu cầu HS các nhóm lên bảng thực hiện và giải thích vì sao chọn cùm từ đó. VD: 31 là số liền sau của 30 vì 31 bớt 1 được 30 (hoặc 30 thêm 1 được 31) - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm thực hiện tốt Nhiệm vụ 3: Hoạt động nhóm, hoàn thành BT3 - GV cho HS thảo luận nhóm đôi, sau đó thảo luận trong nhóm 4, trả lời câu hỏi: + Nhà của mỗi bạn màu gì? - GV hướng dẫn HS các nhóm nhìn tia số để xác định số liền trước, số liền sau, số lớn hơn 75 nhưng bé hơn 77. - GV gọi các nhóm trình bày kết quả và giải thích cách làm - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm có câu trả lời chính xác và giải thích đúng D. CỦNG CỐ Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học thông qua trò chơi “Tìm bạn” Cách tiến hành: - GV cho HS viết số bất kì trong phạm vi 100 vào bảng con. - GV ra hiệu lệnh, các em đi tìm bạn có số liền trước hoặc số liền sau với số của mình trong 1 phút + Những cặp HS nào tìm được nhau thì đứng trước lớp giới thiệu VD: Tôi là 33, 32 là số liền trước của 33, 32 đứng bên trái của 33 trên tia số (hoặc: Tôi là 33, 32 là số liền sau 32, 33 đứng bên phải của 32 trên tia số) - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm thực hiện nhanh nhất, đúng nhất | - HS bắt cặp theo bàn thực hiện vẽ theo yêu cầu của GV: - HS quan sát hình ảnh và nhận biết - HS lắng nghe GV giới thiệu - HS đọc các số trên tia số - HS đọc theo yêu cầu của GV - HS nêu và viết số vào bảng con - HS đọc các số theo yêu cầu của GV - HS trình bày, giải thích cách làm - HS lắng nghe - HS quan sát lắng nghe. + Mỗ HS, tay trái chỉ vào số 37, tay pahir chỉ vào số 40 và nói: 37 bé hơn 40; 40 lớn hơn 37 - HS so sánh và viết vào bảng con: 46 > 39 38 < 41 40 < 45 39 >36 44 > 42 - HS trình bày và giải thích - HS lắng nghe - HS lắng nghe GV hướng dẫn - HS làm việc nhóm đôi, thực hiện theo hướng dân của GV. - Các nhóm đưa bảng, HS cả lớp nhận xét: + HS nhận biết: số liền trước bé hơn số liền sau, số liền sau lớn hơn số liền trước. - HS làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập - HS chơi trò chơi, ghi kết quả ra bảng phụ: a) Số liền sau của 9 là 10. Số liền trước của 25 là 24. Số liền sau của 81 là 82. b) Số liền trước của 10 là 9. Số liền trước của 69 là 68. Số liền sau của 47 là 48. - HS lắng nghe nhận xét - HS lắng nghe, ghi nhớ - HS thảo luận nhóm đôi, viết kết quả vào bảng con - HS các nhóm lên bảng thực hiện: a) 31 là số liền sau của 30 vì 31 bớt 1 được 30 b) 30 là số liền trước của 31 vì 30 thêm 1 đơn vị được 31 c) 58 là số liền trước của 59 vì 58 thêm 1 được 59 d) 100 là số liền sau của 99 vì 100 bớt 1 được 99 - HS lắng nghe GV nhận xét, tuyên dương - HS thảo luận nhóm để trả lời - HS lắng nghe - HS các nhóm trình bày + Số nhà của Châu Chấu là số 72, nhà màu + Số nhà của Bướm là số 70, nhà màu + Số nhà của Bọ Rùa là số 76, nhà màu - HS lắng nghe GV nhận xét, tuyên dương - HS viết số vào bảng con - HS nghe hiệu lệnh, tìm bạn và đứng trước lớp giới thiệu. - HS lắng nghe nhận xét, tuyên dương |
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
(2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết được đơn vị đo độ đài đề-xi-mét: tên gọi, kí hiệu, cách đọc, cách viết; độ lớn.
- Thực hiện được việc ước lượng và đo độ dài bằng thước thẳng với đơn vị đo là đề-xi-mét trên một số đó vật quen thuộc như sách giáo khoa, bàn học, đồ dùng học tập (phạm vi 100 cm).
- So sánh độ dải của gang tay với l dm, 2 dm.
- Làm quen với việc giải quyết vấn đề với các số đo theo đơn vị đề-xi-mét, xăng-ti-mét (trong phạm vị 100).
- Sử dụng mối quan hệ giữa hai đơn vị đề-xi-mét và xăng-ti-mét để chuyển đổi đơn vị đo.
- Thực hiện các phép tính cộng, trừ với các đơn vị đo độ dài đã học.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất: ham học (thích đọc sách), có trách nhiệm (có ý thức giữ gìn sách, không làm hỏng, làm mất).
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Thước thẳng có vạch chia từng xăng-ti-mét (thước dài 15cm)
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
- Thước thẳng có vạch chia thành từng xăng - ti – mét (thước dài 15cm)
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. Cách tiến hành: * Tạo tình huống: nhu cầu xuất hiện đơn vị đo chuẩn - GV phát cho các nhóm băng giấy có chiều dài 30cm, yêu cầu HS: nêu cách đo chiều dài băng giấy đã cho. + Dùng gang tay đo khoảng gần 3 gang tay —› sẽ không biết chính xác dài bao nhiên. + Dùng thước đo theo đơn vị xăng-ti-mét. + 15cm + l5 cm —› chưa học cách cộng có nhớ. + l0cm + 10cm + 10 cm = 30 cm —› cộng từng chục. - GV nêu nhu cầu xuất hiện đơn vị đo rnới: Để đo được độ dài băng giấy, chúng ta phải thực hiện các phép cộng các số đo theo xăng-ti-mét, có khi gặp phải các phép cộng chưa biết cách thực hiện. Vậy phải sử dụng một đơn vị đo mới lớn hơn xăng-ti-mét để thuận tiện khi đo. B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH Mục tiêu: HS nhận biết được đơn vị đo độ dài (dm), dụng cụ đo độ dài và cách đo độ dài bằng thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét. Cách tiến hành: Bước 1: Giới thiệu đơn vị đo độ dài (dm) và dụng cụ đo độ dài (thước thẳng của HS có vạch chia thành từng xăng – ti – mét) - GV giới thiệu: + Tên gọi: Đơn vị đo mới chính là đê-xi-mét + Đê-xi-mét là một đơn vị đo độ dài (cả thế giới đều dùng). - GV cho HS đọc lại nhiều lần - GV giới thiệu kí hiệu của đê-xi-mét: viết tắt là dm, đọc là đê-xi-mét. - GV yêu cầu HS thực hành làm bài tập 1: viết và đọc trên bảng có nền kẻ ô: 1 dòng dm, 2dm, 7m, 12dm - GV yêu cầu HS vẽ hai đoạn thẳng 1 cm và 10 cm trên bảng con. + GV giới thiệu độ lớn của đề-xi-mét: 1 dm = 10 cm, 10 cm = l dm. + GV hướng dẫn HS + Dùng đầu bút chì kéo từ vạch 0 cm đến vạch 10 cm hoặc cho tay chạm trên đoạn thẳng 10 em vừa vẽ để cảm nhận độ lớn 1 dm, đọc 1 dm. + Đo độ dài viên phân nguyên đề cảm nhận độ lớn 1 đề-xi-mét gần bằng chiều dài viên phấn. Bước 2: Giới thiệu cách đo độ dài bằng thước thẳng có vạch chia thành từng xăng – ti – mét a) GV Giới thiệu cách đo trên một mẫu vật cụ thể (băng giấy ban đầu) trên bảng lớp. HS quan sát và thực hiện theo. - GV giới thiệu cách đo: + Cầm thước: Các số ở phía trên. Số 0 phía ngoài củng, bên trái. + Đặt thước: Vạch 0 của thước trùng với một đầu của băng giấy. Mép thước sát mép (cần đo) của băng giấy (luôn kiểm tra xem có đặt đứng thước theo hai yêu cầu trên không). + Đọc số đo: Đầu còn lại của băng giấy trùng vạch số 10 trên thước thì đọc số đo theo vạch đó (1 đề-xi-mét). Làm dấu tại vạch 10, tiếp tục nhắc thước lên và thực hiện tương tự đề có 2 đê-xi-mét. Và cuối cùng lần 3, HS đọc 3 đề-xi-mét. + Viết số đo: 3 dm. b) Thực hành đo * Đo gang tay và sử dụng ngôn ngữ diễn đạt - GV hướng dẫn HS đặt gang tay lên thước thẳng để xác định “gang tay em dài bao nhiêu cm” - GV yêu cầu HS xác định gang tay của mình so với l dm; 2 dm qua việc sử dụng cụm từ “dài hơn”, “ngắn hơn” hay “dải bằng”. HS nêu được lí do dựa vào mối quan hệ giữa đề-xi-mét và xăng-ti-mét. * Ước lượng - GV cho HS tập ước lượng chiều rộng và chiều dài quyển sách Toán 2 bằng mắt đề có kết luận: + Chiều rộng khoảng 2 dm. + Chiêu dài khoảng 2 dm. - Sau khi ước lượng và ghi lại kết quả, GV yêu cầu HS dùng thước để kiểm tra tính chính xác khi ước lượng bằng mắt. + Nếu kết quả sai lệch nhiều quá thì cần cảm nhận lại độ lớn 1 dm qua hình ảnh chiều dài viên phấn để hướng dẫn ước lượng lại. - GV lưu ý HS: + Kết quả ước lượng thường dùng từ “khoảng” (vì không biết có chính xác không). + Khi kiểm tra lại cần chú ý cách đặt thước. C. LUYỆN TẬP Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại kiến thức về đơn vị đo đề-xi-mét Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT1 - GV gợi ý cho HS nhìn hình vẽ thước có vạch chia xăng-ti-mét trong SGK đề xác định kẹp giấy dài bao nhiêu xăng-ti-mét. + Với dụng cụ gọt bút chì gồm 2 kẹp giấy như thế thì dụng cụ độ dài bao nhiêu xăng-ti-mét. + Với cây bút chì có độ dài gồm 3 kẹp giấy như thế thì bút chì dài bao nhiên xăng-ti-mét. - GV gọi 1 số HS đọc số đo của kẹp giấy, dụng cụ gọt bút chì và bút chì và giải thích kết quả - GV nhận xét, tuyên dương các HS có câu trả lời đúng Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT2 - GV cho HS thực hiện các phép tính có kèm tên đơn vị đo độ dài đã học. - GV gọi 4 HS lên bảng thực hiện các phép tính. Cả lớp nhận xét - GV nhận xét, tuyên dương các bạn thực hiện phép tính đúng và nhanh Nhiệm vụ 3: Hoạt động nhóm bốn, hoàn thành BT3 - GV tổ chức cho HS tìm hiểu bài và giới thiệu: đây là ba băng giấy màu xanh, đỏ, vàng đã bị cắt ra thành từng đoạn và yêu cầu tính xem trước khi cắt mỗi băng giấy dài bao nhiêu xăng-ti-rmét. Qua đó sẽ so sánh được băng giấy nào dài nhất và băng giấy nào ngắn nhất. - GV yêu cầu HS dựa trên hình ảnh mình họa trong SGK, suy nghĩ để tìm ra cách giải quyết vấn đề. - GV sửa bài, gọi các nhóm trình bày cách giải quyết vấn đề (khuyến khích các nhóm trình bày nhiều cách giải quyết). - GV nhận xét phần trình bày và kết luận của HS Nhiệm vụ 4: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT4 - GV hướng dẫn HS dựa vào mối quan hệ giữa xăng-ti-mét và đề-xi-mét để điền số - GV yêu cầu HS điền các số vào dấu ?, thực hiện vào bảng con. - GV sửa bài, gọi 2 HS lên bảng làm các phần a), b). Yêu cầu HS nêu rõ mối quan hệ giữa hai đơn vị cần đổi. - GV nhận xét kết quả và tuyên dương HS có kết quả chính xác nhất Nhiệm vụ 5: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT5 - GV cho HS tìm hiểu bài, trả lời câu hỏi: + Bài cho biết gì? + Bài hỏi gì? - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, thực hiện yêu cầu của bài toán. - GV gọi các nhóm thông báo kết quả, cả lớp nhận xét - GV nhận xét kết quả và tuyên dương các nhóm HS thực hiện tốt Nhiệm vụ 6: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT6 - GV tổ chức hai bạn chơi cùng với nhau: một bạn nêu ước lượng; bạn còn lại dùng thước đo để kiểm tra. - GV gọi một số cặp báo cáo kết quả và nhận xét D. CỦNG CỐ Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học thông qua hoạt động thực tế Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS về nhà tập ước lượng bằng mắt một số đồ dùng gia đình theo đơn vị đề-xi-mét, ghi nhận để tiết học sau trao đổi với các bạn trong tổ | - HS thảo luận nhóm - HS lắng nghe - HS lắng nghe GV giới thiệu - HS đọc: đề-xi-mét (nhiều lần) - HS lắng nghe - HS viết và đọc - HS vẽ trên bảng con theo hướng dẫn của GV - HS lắng nghe và ghi nhớ - HS lắng nghe, quan sát và thực hiện theo giáo viên vào bảng con - HS đo xác định gang tay của mình dài bao nhiêu cm rồi ghi vào bảng con. - HS so gang tay của mình với 1dm; 2dm và giải thích lí do. - HS ước lượng chiều dài và chiều rộng quyển sách Toán 2 bằng mắt. - HS dùng thước đo để kiểm tra tính chính xác khi ước lượng bằng mắt - HS lắng nghe và ghi nhớ - HS lắng nghe - HS thực hiện phép cộng với đơn vị đo xăng-ti-mét đề trả lời câu hỏi. - HS làm tương tự như dụng cụ gọt bút chì. - HS trình bày: + Kẹp giấy dài 2cm + Dụng cụ gọt bút chì dài: 2cm + 2cm = 4cm + Bút chì dài 2cm + 2cm + 2cm = 6cm - HS lắng nghe - HS thực hiện phép tính, viết kết quả vào bảng con - HS lên bảng thực hiện: a) 6 cm + 3 cm = 9cm 10 dm – 4 dm = 6 dm b) 3 cm + 7cm – 9cm = 1 cm 8 dm – 6dm + 8 dm = 10 dm - HS lắng nghe GV nhận xét, tuyên dương - HS tìm hiểu bài và lắng nghe GV giới thiệu - HS thảo luận nhóm 4, quan sát hình ảnh minh họa và viết số đo các băng giấy ra bảng con. - HS lắng nghe GV nhận xét, tuyên dương - HS các nhóm trình bày: * Dự kiến cách giải quyết vấn đề của HS. + Cách l: Đo độ dài từng đoạn của mỗi băng giây rồi cộng lại. + Cách 2: Băng giấy đầu tiên lấy 10 cm - 1 cm; băng giấy thứ ba lấy 10 cm - 2 cm. + Cách 3: Đếm từng xăng-ti-mét trên mỗi băng giấy. + Cách 4: “Nối” từng băng giấy lại với nhau bằng một sợi dây rồi đo sợi dây đó. - HS lắng nghe nhận xét - HS lắng nghe - HS viết số cần điền vào bảng con - HS lên bảng thực hiện: a) 1 dm = 10 cm 2 dm = 20 cm 7 dm = 70 cm b) 10 cm = 1 dm 20 cm = 2 dm 50 cm = 5 dm - HS lắng nghe - HS suy nghĩ cách làm để trả lời câu hỏi: + Biết anh cao 15dm, em cao 12dm + Hỏi anh cao hơn em bao nhiêu đề-xi-mét và em thấp hơn anh bao nhiêu đề-xi-mét? - HS thảo luận nhóm đôi - Các nhóm báo cáo kết quả: + Anh cao hơn em 3 dm + Em thấp hơn anh 3 dm - Hs lắng nghe - HS bắt cặp theo bàn thực hiện - Các nhóm báo cáo kết quả của nhóm và lắng nghe GV nhận xét - HS về nhà thực hiện |
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
(2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Ôn tập:
+ Thực hiện các phép tỉnh cộng, trừ trong phạm vi 100.
+ Thực hành tính trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ.
+ Nhận biết các hình tam giác, hình chữ nhật, hình dạng khối lập phương, khối hình hộp chữ nhật.
+ Xác định thứ tự các số trên tia số, số liền trước; số liền sau, số có hai chữ số.
- Thực hành đo độ dài với đơn vị đo xăng-ti-mét, đề-xi-mét.
- Biết giải quyết vấn đề trong bài toán thực tế.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất: ham học (thích đọc sách), có trách nhiệm (có ý thức giữ gìn sách, không làm hỏng, làm mất)
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Thước thẳng có vạch chia thành từng xăng - ti - mét
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
- Thước thẳng có vạch chia thành từng xăng - ti - mét
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi: Truy tìm ẩn số VD: GV viết lên bảng hai nhóm số: 10; 11; 12; 13; 14 21; 22; 23; 24; 25 - Chọn một bạn đi tìm ẩn số (bạn A); các HS khác tham gia (B) cung cấp thông tin cho người tìm (các bạn tham gia đã thống nhất chọn một số trong hai nhóm trên). * Luật chơi: Người tìm chỉ được hỏi nhiều nhất 5 câu, người được hỏi chỉ được phép gật đầu hoặc lắc đầu. Ví dụ: A: Số đó có số chục là 2? - B lắc đầu. A: Số đó bé hơn 11? — B lắc đầu. A: Số đó lớn hơn 12 và bé hơn 14? — B lắc đầu. A: Số đó liền trước số 12? — B lắc đầu. A: Số đó liên sau số 13? — B gật đầu. —> A đoán được số phải tìm là số 14. - GV cho HS bắt cặp theo nhóm đôi, chơi trò chơi B. LUYỆN TẬP Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại các kiến thức đã học về số, phép tính, giải toán, thực hành đo độ dài với đơn vị đo xăng-ti-mét, đề-xi-mét. Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT1 - GV cho HS quan sát tờ lịch, đồng hồ và trả lời câu hỏi: + Trên tờ lịch là thứ mấy, ngày bao nhiêu? + Hà vẽ xong bức tranh tặng mẹ lúc mấy giờ? - GV gọi một số HS trả lời câu hỏi. Cả lớp nhận xét - GV tuyên dương, khen ngợi HS trả lời đúng Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT2 - GV tổ chức hai em cùng nhau đo cánh tay, bàn chân theo đơn vị xăng-ti-mét. Sau đó, ước chừng khoảng bao nhiêu đề-xi-mét. - GV yêu cầu HS chia sẻ với cả lớp về kết quả đo được. Nhiệm vụ 3: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT3 - GV cho từng cá nhân đọc yêu cầu đề bài. + Tìm nhà cho Sóc. - GV yêu cầu cá nhân HS suy nghĩ, sau đó chia sẻ trong nhóm đôi + GV gợi ý HS quan sát từng đặc điểm ngôi nhà để nhận ra ngôi nhà của Sóc - GV gọi một số nhóm trình bày đáp án, và giải thích kết quả - GV nhận xét, tuyên dương nhóm HS có câu trả lời chính xác Nhiệm vụ 4: Hoạt động cá nhân hoàn thành BT4 - GV yêu cầu HS điền các số vào dấu ?, rồi viết kết quả ra bảng con sau đó chia sẻ kết quả với bạn kế bên - GV sửa bài, gọi một số HS đọc kết quả và giải thích cách làm - GV nhận xét, tuyên dương các HS điền đúng các số Nhiệm vụ 5: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT5 - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, tính các kết quả cua phép tính ra bảng con - GV gọi 3 HS lên bảng thực hiện các phép tính - GV nhận xét, tuyên dương các HS thực hiện đúng các phép tính Nhiệm vụ 6: Hoạt động nhóm bốn hoàn thành BT6 - GV cho HS quan sát hình ảnh, đọc và xác định yêu cầu của bài toán + Tìm thùng đựng số quyển sách quyên góp của mỗi lớp. - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, sau đó chia sẻ trong nhóm 4, tìm thùng đựng số quyển sách quyên góp của mỗi lớp - GV sửa bài, gọi một số nhóm trình bày kết quả - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm HS có kết quả chính xác, giải thích đúng cách làm Nhiệm vụ 7: Hoạt động cá nhân hoàn thành BT 7 - GV yêu cầu HS đọc đề và suy nghĩ để viết phép tính ra bảng con - GV sửa bài, gọi 1 vài HS lên bảng trình bày phép tính và nói câu trả lời - GV nhận xét câu trả lời và cách làm của HS, tuyên dương bạn HS có câu trả lời tốt nhất | - HS lắng nghe GV phổ biến cách chơi - HS bắt cặp theo nhóm đôi tham gia chò trơi. - HS xem tranh và viết kết quả ra bảng con - HS trả lời: a) Thứ tư, ngày 20 b) 8 giờ - HS lắng nghe GV - HS làm việc nhóm đôi, thực hành đo và viết kết quả ra bảng con. - HS chia sẻ kết quả đo - HS đọc đề bài - HS lắng nghe GV nhận xét - HS suy nghĩa, thảo luận nhóm đôi tìm ra ngôi nhà của Sóc. - Các nhóm trình bày đáp án: + Ngôi nhà thứ hai (từ trái sáng phải) - HS lắng nghe - HS viết ra bảng con - HS đọc kết quả - HS lắng nghe - HS tính các kết quả và viết ra bảng con - HS lên bảng viết két quả: 73 + 5 = 78 ; 45 – 22 = 23 36 + 23 = 59; 89 – 6 = 83 70 + 20 – 40 = 50; 96 - 36 + 20 = 80 - HS lắng nghe - HS quan sát, đọc đề bài - HS thảo luận nhóm - Các nhóm trình bày kết quả: + Số liền sau của 39 là 40. Vậy thùng đựng số sách quyên góp của lớp 2A là thùng màu xanh lá. + Số liền trước của 39 là 38. Vậy thùng đựng số sách quyên góp của lớp 2B là thùng màu cam. + Số 51 khi đọc có tiếng “mốt”. Vậy thùng đựng số sách quyên góp của lớp 2C là thùng màu đỏ. + Thủng còn lại màu xanh dương là thùng đựng số sách quyên góp của lớp 2D. - HS lắng nghe GV nhận xét, tuyên dương - HS đọc đề, viết phép tính ra bảng con - HS trả lời, giải thích cách làm Bà ngoại nuôi 37 – 6 = 31 con gà mái Chọn phép trừ vì hỏi số con gà còn lại thì phải trừ - HS lắng nghe |
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
(1 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Ôn tập: Biết được cách so sánh chiều cao của vật
- Có hiểu biết về đặc điểm một số loại cây có trong trường
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất: có trách nhiệm (bảo vệ, chăm sóc cây làm sân trường xanh, sạch, đẹp), yêu nước
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống; Tự nhiên và Xã hội
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Thước thẳng có vạch chia thành từng xăng - ti - mét
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
- Thước thẳng có vạch chia thành từng xăng - ti - mét
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi: Kết bạn, để cuối cùng được 6 nhóm 6 HS B. THỰC HÀNH Mục tiêu: HS thực hành đo chiều cao của cây Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động ngoài lớp học (20 phút) - GV giao nhiệm vụ cho 5 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu về 3 cây có trong sân trường với những công việc sau: + Ghi tên các loại cây đó. + So sánh chiều cao của cây (cây nhóm đã chọn) với chiều cao của em hoặc so sánh với chiều cao tòa nhà, …. Bước 2: Hoạt động trong lớp học (15 phút) - Nhiệm vụ 1: GV gọi đại điện các nhóm trình bày, chia sẻ cho các bạn cùng nghe về chiều cao của một loại cây mà nhóm đã chọn để so sánh. (Căn cứ thực tế của trường - GV nghiên cứu trước: chiều cao của cây so với chiều cao tòa nhà, trường học, ...). - Nhiệm vụ 2: GV cho cả lớp thảo luận đề tìm ra cây cao nhất trong sân trường. - GV tổng hợp kết quả của các nhóm, nhận xét, đánh giá, tuyên dương các nhóm HS thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao C. CỦNG CỐ Mục tiêu: Giới thiệu đến HS thành phố Hải Phòng và củng cố lại kiến thức bằng hoạt động thực tế Cách tiến hành: * Đất nước em - GV giới thiệu thành phố Hải Phòng. Tại thành phố này, cây hoa phương đỏ được trồng rộng rãi khắp nơi, và sắc hoa đặc trưng trên những con phố đã khiến Hải Phòng được biết đến với tên gọi thành phố hoa phượng đỏ. Hoa phượng thường nở vào mùa hè, trùng với thời điểm kết thúc năm học, do đó còn được gọi là “hoa học trò”. - GV yêu cầu HS tìm vị trí Hải Phòng trên bản đồ (SGK trang 130). * Hoạt động thực tế - GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu về chiều cao một số cây xung quanh khu nhà em ở. | - HS cả lớp chơi trò chơi. - HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm, ghi kết quả vào bảng con. - HS đại diện các nhóm chia sẻ kết quả của nhóm mình trước lớp - HS cả lớp thảo luận tìm ra cây cao nhất - HS lắng nghe - HS lắng nghe GV giới thiệu - HS quan sát bản đồ SGK trang 130, tìm vị trí của thành phố Hải Phòng - HS về nhà tìm hiểu |
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
(1 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Ôn tập:
+ Tái hiện bảng cộng có tổng bằng 10, thực hiện các phép cộng trong bảng.
+ Thực hiện các phép cộng không qua l0 trong phạm vị 20.
+ Sử dụng đồ dùng học tập, thể hiện số trong phạm vi 20 (theo cấu tạo thập phân).
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất: ham học (thích đọc sách), có trách nhiệm (có ý thức giữ gìn sách, không làm hỏng, làm mất).
- Tích hợp: Tiếng Việt
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- 10 khối lập phương
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
- 10 khối lập phương
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. Cách tiến hành: - GV cho cả lớp hát bài: “1 với 1 là 2, 2 thêm 2 là 4, 4 với 1 là 5, 5 với 5 là 10”. - GV đặt câu hỏi: 5 + 5 = 10, còn phép cộng nào có tổng là 10? - GV từ câu trả lời của HS, dẫn dắt vào bài mới. B. LUYỆN TẬP Mục tiêu: HS làm bài tập để ôn tập các kiến thức về phép cộng trong phạm vi 10 Cách tiến hành: Bước 1: Tái hiện bảng cộng có tổng bằng 10 - GV cho HS thảo luận theo nhóm 3 tái hiện cac phép cộng trong bảng 10: + HS 1 tách 10 khối lập phương thành 2 nhóm bất kì + HS 2 viết sơ đồ tách – gộp số theo cách tách của HS 1. + HS 3 viết hai phép cộng theo sơ đồ tách – gộp số - GV tổng hợp rồi viết các phép tính tổng bằng 10 lên bảng: - GV che kết quả, số hạng, gọi HS khôi phục lại bảng cộng Bước 2: Luyện tập: Các phép cộng bằng 10 và phép cộng không qua 10 trong phạm vi 20 * Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân hoàn thành BT1 - GV cho HS tìm hiểu bài, nhận biết mỗi bảng đều có 10 ô vuông, số chấm tròn cần thêm chính là số ô còn trống. - GV sửa bài, gọi 4 HS nói kết quả theo mẫu: “Đã có … chấm tròn, cần thêm … chấm tròn cho đủ 10 chấm tròn ” - GV nhận xét, tuyên dương các bạn nói đúng, to và rõ ràng Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT2 - GV hướng dẫn HS dựa vào bảng hoặc mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ để điền số vào dấu ? - GV yêu cầu HS điền số, viết vào bảng con - GV sửa bài, gọi 4 HS lên bảng viết số cần điền - GV nhận xét phần trình bày của HS Nhiệm vụ 3: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT3 - GV cho HS đọc đề, nhận biết cách làm: tính từ trái sang phải - GV yêu cầu HS tính các phép tính và viết vào bảng con. - GV sửa bài, gọi 4 HS lên bảng tính các phép tính, lưu ý HS nói theo hai cách. Ví dụ: 9 + 1 = ? 10 + 8 = ? hay có 1 chục và 8 đơn vị, ta có số mấy? - GV nhận xét kết quả và tuyên dương HS có kết quả chính xác nhất Nhiệm vụ 4: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT4 - GV yêu cầu HS bắt cặp theo bàn, tự tìm hiểu bài và thực hiện - GV gọi các nhóm trình bày kết quả, khuyến khích HS giải thích cách làm: Ví dụ: + Bắt đầu từ hàng trên, chọn hình A và hình K vì: Hình A có 4 con chó, hình K có 6 con chó, 4 + 6 = 10. + Bắt đầu từ hàng dưới, chọn hình E và hình C vì: Hình E có 7 con chó, hình C có 3 con chó, 7 + 3 = 10. - GV nhận xét kết quả và tuyên dương các nhóm HS thực hiện tốt D. CỦNG CỐ Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học thông qua trò chơi hỏi nhanh – đáp gọn Cách tiến hành: - GV ra các câu hỏi: + 6 thêm mấy được 10? + Có 1 chục và 7 đơn vị, ta được số mấy? - GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS. | - HS cả lớp hát theo GV - HS lắng nghe câu hỏi của GV - HS nhóm 3 thảo luận, các HS lần lượt thực hiện theo hướng dẫn của GV - HS quan sát GV viết - HS đọc các số đã bị GV che để khôi phục lại bảng cộng - HS tìm hiểu, nhận biết - HS nói kết quả theo mẫu - HS lắng nghe nhận xét - HS lắng nghe - HS viết số cần điền vào bảng con - HS lên bảng thực hiện: 7 + 3 = 10 10 = 8 + 2 9 + 1 = 10 10 = 6 + 4 - HS lắng nghe - HS đọc đề và nhận biết - HS tính và viết vào bảng con - Hs trình bày kết quả: 9 + 1 + 7 = 10 + 7 = 17 6 + 4 + 2 = 10 + 2 = 12 7 + 3 + 6 = 10 + 6 = 16 8 + 2 + 5 = 10 + 5 = 15 - HS lắng nghe nhận xét - HS thảo luận cặp đôi - HS các nhóm trình bày và giải thích kết quả - HS lắng nghe - HS trả lời nhanh - HS lắng nghe nhận xét |
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
(1 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Thực hiện được phép tính 9 + 5
- Khái quát hóa được cách tính 9 cộng với một số
- Vận dụng:
+ Thực hiện tính nhẩm 9 cộng với một số (cộng qua 10 trong phạm vi 20)
+ Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng để kiểm chứng cách tính 9 cộng với một số.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất: ham học (thích đọc sách), có trách nhiệm (có ý thức giữ gìn sách, không làm hỏng, làm mất).
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- 20 khối lập phương
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
- 10 khối lập phương
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Hỏi nhanh – đáp gọn - GV đưa ra các câu hỏi: + 9 thêm mấy được 10? + 6 gồm 1 và mấy? 8 gồm 1 và mấy?..... + Có 1 chục và 4 đơn vị, ta được số mấy? - GV tổng kết, dẫn dắt HS vào bài mới. B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH Mục tiêu: HS thực hiện được phép tính 9 + 5 và các phép tính 9 cộng với một số. Cách tiến hành: Bước 1: Thực hiện phép tính 9 + 5 - GV cho HS thảo luận theo nhóm 4: * Bước 1: Tìm hiểu vấn đề - GV yêu cầu HS đọc câu hỏi, quan sát hình ảnh, nhận biết vấn đề cần giải quyết. * Bước 2: Lập kế hoạch - GV cho HS thảo luận cách tính 9 + 5, có thể dùng các công cụ hỗ trợ như các khối lập phương, ngón tay, hình vẽ,….. (Khi giáo viên hỏi, HS chỉ cần thông báo làm bằng cách đếm hoặc tính) * Bước 3: Tiến hành kế hoạch - GV yêu cầu các nhóm thức hiện, viết phép tính ra bảng con - GV gọi 1 vài nhóm trình bày ngắn gọn cách làm * Bước 4: Kiểm tra lại - GV giúp HS kiểm tra:
Bước 2: Giới thiệu 9 cộng với một số - GV thể hiện phép tính bằng hình ảnh trực quan: + GV giới thiệu, giúp HS cảm nhận về số: số các khối lập phương có tất cả nhiều hơn 10, nên ta có số lớn hơn 10.
Có 1 chục và 4 đơn vị, có số 14 Vậy 9 + 5 = 14 - GV vừa viết vừa nói: Muốn lấy 9 cộng với một số, ta tách 1 ở số sau, cộng với 9 cho đủ chục rồi cộng lại. + Ta tách 1 ở số sau để làm gì? + Ta luôn Gộp cho đủ chục rồi cộng với số còn lại C. LUYỆN TẬP Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại các kiến thức đã học Cách tiến hành: * Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân hoàn thành BT1 - GV cho HS tìm hiểu bài, và thực hiện các phép tính vào bảng con - GV gọi 3 HS lên bảng thực hiện các phép tính - GV sửa bài, giúp HS nhận biết 9 + 1 + 6 = 9 + 7 Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT2 - GV yêu cầu đọc đề, nhận biết các phép tính - GV đặt câu hỏi: + Muốn cộng 9 với một số ta làm thế nào? + Làm sao để đủ chục? - GV yêu cầu HS thực hiện tính nhẩm, đọc kết quả - GV sửa bài, thường xuyên nhăc cho HS cách cộng 9 với một số | - HS trả lời nhanh, chính xác các câu hỏi của GV - HS lắng nghe - HS thảo luận, nhận biết vấn đề: 9 + 5 ? - HS thảo luận, thống nhất cách tính - Các nhóm viết phép tính ra bảng con - Các nhóm trình bày. Có thể xảy ra một số tình huống: + Đếm: Đếm từ 1 đến 14 Đếm từ 9 đến 14 Đếm từ 5 đến 14 + Tính: Tách 1 ở 5, gộp với 9 cho đủ chục rồi lấy 10 cộng với 4. Tách 5 ở 9, gộp với 5 cho đủ chục rồi lấy 10 cộng với 4. - HS lắng nghe GV - HS quan sát hình ảnh - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS trả lời: Để gộp với 9 cho đủ chục - HS lặp lại nhiều lần - HS tính các phép tính vào bảng con - HS lên bảng thực hiện các phép tính - HS lắng nghe - HS nhận biết: các phép tính trong bài đều là 9 cộng với một số - HS trả lời + Gộp đủ chục rồi cộng với số còn lại + Tách 1 số ở sau - HS đọc kết quả - HS lắng nghe |
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
(1 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Thực hiện được phép tính 8 + 5
- Khái quát hóa được cách tính 8 cộng với một số
- Vận dụng:
+ Thực hiện tính nhẩm 8 cộng với một số, 9 cộng với một số (cộng qua 10 trong phạm vi 20)
+ Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng để kiểm chứng cách tính 8 cộng với một số.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất: ham học (thích đọc sách), có trách nhiệm (có ý thức giữ gìn sách, không làm hỏng, làm mất).
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- 20 khối lập phương
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
- 10 khối lập phương
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Hỏi nhanh – đáp gọn - GV đưa ra các câu hỏi: + 8 thêm mấy được 10? + 6 gồm 2 và mấy? 5 gồm 2 và mấy?..... + Có 1 chục và 3 đơn vị, ta được số mấy? - GV tổng kết, dẫn dắt HS vào bài mới. B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH Mục tiêu: HS thực hiện được phép tính 8 + 5 và các phép tính 8 cộng với một số. Cách tiến hành: Bước 1: Thực hiện phép tính 8 + 5 - GV cho HS thảo luận theo nhóm 4: * Bước 1: Tìm hiểu vấn đề - GV yêu cầu HS đọc câu hỏi, quan sát hình ảnh, nhận biết vấn đề cần giải quyết. * Bước 2: Lập kế hoạch - GV cho HS thảo luận cách tính 8 + 5, có thể dùng các công cụ hỗ trợ như các khối lập phương, ngón tay, hình vẽ,….. (Khi giáo viên hỏi, HS chỉ cần thông báo làm bằng cách đếm hoặc tính) * Bước 3: Tiến hành kế hoạch - GV yêu cầu các nhóm thức hiện, viết phép tính ra bảng con - GV gọi 1 vài nhóm trình bày ngắn gọn cách làm * Bước 4: Kiểm tra lại - GV giúp HS kiểm tra:
Bước 2: Giới thiệu 8 cộng với một số - GV thể hiện phép tính bằng hình ảnh trực quan: + GV giới thiệu, giúp HS cảm nhận về số: số các khối lập phương có tất cả nhiều hơn 10, nên ta có số lớn hơn 10.
Có 1 chục và 3 đơn vị, có số 13 Vậy 8 + 5 = 13 - GV vừa viết vừa nói: Muốn lấy 8 cộng với một số ta làm sao? + Ta tách 2 ở số sau để làm gì? + Ta luôn Gộp cho đủ chục rồi cộng với số còn lại C. LUYỆN TẬP Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại các kiến thức đã học Cách tiến hành * Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân hoàn thành BT1 - GV cho HS tìm hiểu bài, và thực hiện các phép tính vào bảng con - GV gọi 3 HS lên bảng thực hiện các phép tính - GV sửa bài, giúp HS nhận biết 8 + 2 + 3 = 8 + 5 Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT2 - GV yêu cầu đọc đề, nhận biết các phép tính - GV đặt câu hỏi: + Làm sao để đủ chục? - GV yêu cầu HS thực hiện tính nhẩm, đọc kết quả - GV sửa bài, thường xuyên nhắc cho HS cách cộng 8 với một số Nhiệm vụ 3: Hoạt động nhóm 4, hoàn thành BT3 - GV yêu cầu đọc đề, nhận biết các phép tính + Các phép cộng ở mỗi gà mẹ có tổng bằng bao nhiêu thì trứng gà mẹ mang số đó + Lưu ý không nhầm lẫn khi cộng với một số và 8 với một số - GV chia HS thành hai đội, thi đua tìm trứng cho gà và sửa tiếp sức - GV tổng kết, nhận xét D. CỦNG CỐ Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS phân biệt 9 cộng với một số và 8 cộng với một số. - GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS. | - HS trả lời nhanh, chính xác các câu hỏi của GV - HS lắng nghe - HS thảo luận, nhận biết vấn đề: 8 + 5 ? - HS thảo luận, thống nhất cách tính - Các nhóm viết phép tính ra bảng con - Các nhóm trình bày. Có thể xảy ra một số tình huống: + Đếm: Đếm từ 1 đến 13 Đếm từ 8 đến 13 Đếm từ 5 đến 13 + Tính: Tách 2 ở 5, gộp với 8 cho đủ chục rồi lấy 10 cộng với 3. Tách 5 ở 8, gộp với 5 cho đủ chục rồi lấy 10 cộng với 3. 8 + 5 = 13 vì “ít hơn” 9 + 5 là 1. - HS lắng nghe GV - HS quan sát hình ảnh - HS lắng nghe - HS trả lời: + Tách 2 ở số sau, cộng với 8 cho đủ chục rồi cộng số còn lại. + Để gộp với 8 cho đủ chục - HS lặp lại nhiều lần - HS tính các phép tính vào bảng con - HS lên bảng thực hiện các phép tính - HS lắng nghe - HS nhận biết: các phép tính trong bài đều là 8 cộng với một số - HS trả lời + Tách 2 ở số sau - HS đọc kết quả - HS lắng nghe - HS đọc để và nhận biết - HS hoạt động nhóm, thi đua với nhau - HS lắng nghe - HS phân biệt: + Giống nhau: Gộp cho đủ chục rồi cộng với số còn lại + Khác nhau: Tách 1 ở số sau – Tách 2 ở số sau - HS lắng nghe |
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
(2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Thực hiện được phép tính 7 + 5, 6 + 5
- Khái quát hóa được cách tính 7 cộng với một số, 6 cộng với một số
- Vận dụng:
+ Thực hiện tính nhẩm 7 cộng với một số, 6 cộng với một số (cộng qua 10 trong phạm vi 20)
+ Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng để kiểm chứng cách tính 7 cộng với một số, 6 cộng với một số.
- Phân biệt cách tính 9, 8, 7, 6 cộng với một số.
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng qua 10 trong phạm vi 20 qua các trường hợp cụ thể, vận dụng so sánh kết quả các phép cộng.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất: ham học (thích đọc sách), có trách nhiệm (có ý thức giữ gìn sách, không làm hỏng, làm mất).
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- 30 khối lập phương
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
- 10 khối lập phương
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Hỏi nhanh – đáp gọn - GV đưa ra các câu hỏi: + 7 thêm mấy được 10? + 6 thêm mấy được 10? + Nói cách cộng 8 với một số, 9 cộng với một số. - GV tổng kết, dẫn dắt HS vào bài mới. B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH Mục tiêu: HS thực hiện được phép tính 7 + 5, 6 + 5 và khái quát hóa cách cộng qua 10 trong phạm vi 20 Cách tiến hành: Bước 1: Thực hiện phép tính 7 + 5, 6 + 5 - GV cho HS thảo luận theo nhóm 4, mỗi nửa lớp thực hiện một phép tính. * Bước 1: Tìm hiểu vấn đề - GV yêu cầu HS đọc câu hỏi, quan sát hình ảnh, nhận biết vấn đề cần giải quyết. * Bước 2: Lập kế hoạch - GV cho HS thảo luận cách tính + Hướng dẫn HS áp dụng Làm cho đủ chục rồi cộng với số còn lại, có thể không cần dùng dụng cụ hỗ trợ * Bước 3: Tiến hành kế hoạch - GV yêu cầu các nhóm thức hiện, viết phép tính ra bảng con - GV gọi 1 vài nhóm trình bày ngắn gọn cách làm * Bước 4: Kiểm tra lại - GV giúp HS kiểm tra:
Bước 2: Khái quát hóa cách cộng qua 10 trong phạm vi 20 - GV chia lớp thành hai đội, một đội nêu yêu cầu, đội còn lại trả lời - GV khái quát hóa:
C. LUYỆN TẬP Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại các kiến thức đã học Cách tiến hành * Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân hoàn thành BT1 - GV cho HS tìm hiểu bài, nhận biết cách cộng và thực hiện vào bảng con VD: 7 + 4 = 7 + .?. + 1
- GV gọi 2 HS lên bảng thực hiện các phép tính - GV sửa bài, hỏi HS: Khi lấy 7 cộng với 1 số, tại sáo tách 1 ở số sau? - GV nhận xét, tuyên dương HS thực hiện đúng và nhanh Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT2 - GV yêu cầu đọc đề, nhận biết các phép tính - GV yêu cầu HS thực hiện tính nhẩm, đọc kết quả - GV sửa bài, thường xuyên nhắc cho HS cách cộng 7 hoặc 6 với một số Nhiệm vụ 3: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT3 - GV yêu cầu đọc đề, nhận biết: + Làm sao để biết mèo con nào của mèo mẹ? - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, tính để tìm mèo con cho mèo mẹ - GV gọi một số nhóm đọc kết quả - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm có câu trả lời đúng Nhiệm vụ 4: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT4 - GV phân tích mẫu: + Tại sao có phép tính 9 + 5? Tại sao có phép tính 5 + 9? + So sánh kết quả hai phép tính + Để tính 5 + 9, thường người ta tính 9 + 5 - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi hoàn thành phần a), b) theo mẫu - GV sửa bài, lưu ý HS: 7 + 6 = 6 + 7; 6 + 5 = 5 + 6 + Tổ chức cho HS chơi trò chơi nói phép tính tiếp theo. GV: 4 cộng 8 bằng ... ….. - GV tổng kết, nhận xét Nhiệm vụ 5: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT5 - GV cho HS đọc đề và tiến hành tính nhẩm, viết kết quả ra bảng con - GV gọi một số HS lên bảng thực hiện các phép tính - GV nhận xét, tuyên dương HS tính đúng và nhanh nhất. Nhiệm vụ 6: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT6 - GV cho HS đọc đề và nhận biết cách làm - GV cho HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành bài tập - GV sửa bài, gọi 1 số nhóm lên bảng trình bày và giải thích cách làm - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm trình bày đẹp, giải thích đúng Nhiệm vụ 7: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT7 - GV cho HS tìm hiểu bài và tìm cách làm: + Đọc yêu cầu của bài + Đếm số quả chuối ở một đĩa (lấy đĩa A làm mẫu) Đĩa A có 8 quả chuối, 8 cộng mấy bằng 12? Ta phải tìm đĩa có 4 quả chuối => Đĩa A và đĩa G có tổng số quả chuối là 12. - GV cho HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành bài tập - GV sửa bài, gọi 1 số nhóm đọc kết quả - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm đọc đúng đáp án D. CỦNG CỐ Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS phân biệt 9, 8, 7 hoặc 6 cộng với một số. - GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS. | - HS trả lời nhanh, chính xác các câu hỏi của GV - HS lắng nghe - HS thảo luận, nhận biết vấn đề: 7 + 5 ? (6 + 5 = ?) - HS thảo luận, thống nhất cách tính - Các nhóm viết phép tính ra bảng con - Các nhóm trình bày. - HS lắng nghe GV - Các đội thực hiện theo yêu cầu của GV:
- HS lắng nghe - HS tìm hiểu, thực hiện các phép tính ra bảng con - HS lên bảng thực hiện các phép tính: a) 7 + 4 = 7 + 3 + 1 7 + 7 = 7 + 3 + 4 b) 6 + 5 = 6 + 4 + 1 6 + 6 = 6 + 4 + 2 - HS lắng nghe, trả lời: gộp 7 với 1 không đủ chục - HS lắng nghe - HS nhận biết: các phép tính trong bài đều là 7 hoặc 6 cộng với một số - HS đọc kết quả - HS lắng nghe - HS đọc để và nhận biết - Hs thảo luận nhận biết: tổng của hai số ở mỗi mèo mẹ là số của mèo con - HS các nhóm đọc kết quả - HS lắng nghe - HS quan sát, trả lời: + 9 hình tròn xanh và 5 hình tròn vàng 5 hình tròn vàng và 9 hình tròn xanh + So sánh: 9 + 5 = 5 + 9 - HS thảo luận nhóm đôi, viết kết quả ra bảng con - HS lắng nghe - Cả lớp tham gia chò trơi + HS: 8 cộng 4 - HS lắng nghe - HS tính nhẩm, có thể thực hiện theo các cách khác nhau Ví dụ: 4 + 9
- HS lên bảng thực hiện - HS lắng nghe - HS đọc và nhận biết: tính và so sánh - HS thảo luận nhóm - HS trình bày và giải thích: Ví dụ: 9 + 2 và 3 + 9
11 < 12 nên 9 + 2 < 3 + 9
- HS lắng nghe - HS đọc đề và trả lời
- HS thảo luận nhóm đôi - HS đọc đáp án: A và G, B và E, C và D - HS lắng nghe - HS phân biệt: + Giống nhau: Gộp cho đủ chục rồi cộng với số còn lại + Khác nhau: Tách 1, 2, 3 hoặc 4 ở số sau - HS lắng nghe |
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
(3 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hệ thống hóa các phép cộng qua 10 trong phạm vi 20
- Vận dụng bảng cộng:
+ Tính nhẩm
+ Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, làm quen với tính chất giao hóa và kết quả của phép cộng qua các trường hợp cụ thể.
+ Tính độ dài đường gấp khúc
+ Giải toán
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất: ham học (thích đọc sách), có trách nhiệm (có ý thức giữ gìn sách, không làm hỏng, làm mất).
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Bảng cộng qua 10 chưa hoàn chỉnh.
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Gió thổi - GV: Gió thổi, gió thổi! - GV: Thổi cách cộng qua 10 trong phạm vi 20 - GV: 9 cộng với một số? - GV tổng kết, dẫn dắt HS vào bài mới. B. THỰC HÀNH Mục tiêu: HS thực hành với bảng cộng Cách tiến hành: Bước 1: Khôi phục bảng cộng - GV cho HS quan sát tổng quát bảng cộng (chưa hoàn chỉnh), nhận biết quy luật sắp xếp của bảng. - GV yêu cầu HS bổ sung các phép cộng còn thiếu - GV gọi HS đọc các phép cộng theo cột, theo hàng, theo màu, GV viết vào bảng - Với mỗi cột, GV hỏi cách cộng một vài trường hợp: + Tại sao 9 + 7 = 16? + Tại sao 8 + 9 = 17? ….. - GV yêu cầu nhận xét sự liên quan giữa số hạng thứ hai trong mỗi cột với chữ số chỉ đơn vị của tổng và khuyến khích HS giải thích. VD: - GV giải thích tại sao các tổng trong các ô cùng màu lại bằng nhau. Ví dụ: 9 + 2 = 8 + 3 GV giải thích trên một tình huống cụ thể: Túi bên trái có 9 viên bi, túi bên phải có 2 viên bi. Lấy 1 viên bi ở túi bên trái sang túi bên phải, tổng số viên bi không thay đổi Bước 2: Thực hành với bảng cộng - GV cho HS hoạt động nhóm đôi hoàn thành bài tập 1 SGK a) GV cho HS đọc SGK và thực hiện theo hướng dẫn b) GV lưu ý HS chỉ cần thực hiện các phép cộng có trong bảng, hoàn thành phần b) theo hướng dẫn C. LUYỆN TẬP Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại các kiến thức đã học Cách tiến hành * Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân hoàn thành BT1 - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân tính nhẩm kết quả các phép tính ra bảng con - GV sửa bài, gọi một số HS đọc kết quả, yêu cầu HS giải thích - GV nhận xét, tuyên dương HS thực hiện đúng và nhanh Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT2 - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm hiểu mẫu nhận biết yêu cầu của đề - GV yêu cầu HS tìm số chim tất cả - GV viết các phép tính phần b) lên bảng gọi một số HS lên thực hiện, các HS còn lại viết kết quả ra bảng con - GV sửa bài, lưu ý HS có thể chọn cách tính thuận tiện: 6 + 5 + 4, ta có thể tính tổng 6 cộng 4 trước, rồi cộng với 5 Nhiệm vụ 3: Hoạt động nhóm bốn, hoàn thành BT3 - GV yêu cầu HS tìm hiểu mẫu, nhận biết: Tổng hai số trong khung hình là số tương ứng ở ngoài. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bốn, làm tương tự với hai bài tập còn lại - GV sửa bài, chia thành các đội sửa tiếp sức. GV hỏi cách làm của một vài trường hợp - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm có câu trả lời đúng Nhiệm vụ 4: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT4 - GV hướng dẫn HS dựa vào bảng cộng để điền các số vào dấu ? - GV gọi một số HS đọc kết quả - GV tổng kết, nhận xét Nhiệm vụ 5: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT5 - GV cho HS tìm hiểu và điền dấu thích hợp vào dấu ? - GV gọi 3 HS lên bảng viết kết quả, giải thích cách làm - GV nhận xét, tuyên dương HS tính đúng và nhanh nhất. Nhiệm vụ 6: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT6 - GV cho HS thảo luận nhóm đôi tìm hiểu bài và thực hiện - GV hướng dẫn HS có thể thực hiện bằng cách thử chọn lần lượt hoặc suy luận Bọ rùa phải che số bé hơn 2 nên ta chọn số 1 - GV yêu cầu HS đọc kết quả của phép tính còn lại - GV nhận xét Nhiệm vụ 7: Hoạt động nhóm bốn, hoàn thành BT7 - GV cho HS thảo luận nhóm 4, nhận biết yêu cầu của bài và tìm cách giải quyết - GV hướng dẫn HS: có thể tính tổng hoặc dựa vào mối quan hệ giữa tổng và số hạng: Mỗi tổng đều có số hạng 9, kết quả lớn hay bé tùy thuộc vào số hạng còn lại. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, đổi chỗ các tấm bài để các tổng được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn - GV gọi một số nhóm trình bày kết quả và giải thích cách làm - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm có đáp án đúng giải thích chính xác. Nhiệm vụ 8: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT8 - GV giải thích “bến” (gọi tắt là bến tàu, bến thuyền), - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm hiểu bài và nhận biết số trong hình tròn là số của bên (bến số 13), kết quả mỗi phép tính là số của thuyền. Thuyền mang số nào thì sẽ đậu ở bến đó. - GV yêu cầu HS tính để thực hiện yêu cầu a), b) - GV gọi một số HS đọc kết quả và giải thích cách làm - GV nhận xét, tuyên dương các HS có đáp án đúng giải thích chính xác. Nhiệm vụ 9: Hoạt động nhóm bốn, hoàn thành BT9 - GV cho HS đọc đề bài, thảo luận tìm cách giải quyết vấn đề - GV gọi các nhóm HS trình bày cách đo - GV nhận xét kết quả đo của các nhóm và yêu cầu các nhóm thực hiện yêu cầu phần b) - GV tổng kết, nhận xét, tuyên dương các nhóm hoàn thành tốt bài tập Nhiệm vụ 10: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT10 - GV cho HS đọc đề bài và nhận biết các nhiệm vụ cần làm - GV yêu cầu HS viết phép tính ra bảng con - GV sửa bài, gọi một số HS đọc kết quả và giải thích tại sao chọn phép cộng - GV nhận xét, tuyên dương HS có câu trả lời đúng và giải thích chính xác D. CỦNG CỐ Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa cách cộng qua 10 trong phạm vi 20 Cách tiến hành: - GV đọc các câu hỏi, gọi HS trả lời + 9 cộng với một số? + 8 cộng với một số? …… - GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS. | - HS: Thổi gì, thổi gì? - HS: Gộp cho đủ chục rồi cộng với số còn lại. - HS: 9 cộng 1 rồi cộng số còn lại - HS lắng nghe - HS quan sát nhận biết quy luật: mỗi cột là một bảng cộng, trong mới cột: số hạng đầu không đổi, số hạng sau tăng dần. - HS bổ sung: 9 + 5, 9 + 8, 8 + 4,… - HS đọc đầy đủ cả kết quả: 9 + 2 = 11, ….. - HS trả lời:
- HS nhận xét và giải thích - HS lắng nghe GV - HS bắt cặp với bạn bên cạnh thực hiện theo hướng dẫn. - HS bắt cặp với bạn ngồi cùng bàn thực hiện theo hướng dẫn. - HS tính nhẩm, viết kết quả ra bảng con - HS đọc kết quả, giải thích: Kết quả có thể dựa vào bảng hoặc áp dụng cách cộng qua 10 trong phạm vi 20. - HS lắng nghe - HS thảo luận nhận biết: cần phải thực hiện tính toán để tìm số chim - HS tính số chin tất cả: 8 + 4 + 3 = 15 - HS lên bảng thực hiện các phép tính - HS lắng nghe - HS quan sát mẫu để nhận biết - HS thảo luận nhóm 4, hoàn thành - HS sửa tiếp sức - HS lắng nghe - Hs dựa vào bảng cộng để thực hiện - HS đọc kết quả - HS lắng nghe - HS dựa vào tính toán hoặc cảm nhận về số để thực hiện Ví dụ: 2 + 8 = 10 nên 3 + 8 > 10 - HS lên bảng viết kết quả và giải thích: - HS lắng nghe - HS thảo luận thực hiện - HS lắng nghe - HS đọc kết quả - HS lắng nghe - HS thảo luận nhóm - HS lắng nghe - HS thảo luận thực hiện - HS các nhóm trình bày và giải thích - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS thảo luận nhóm đôi để nhận biết - HS tính, chọn bến thuyền đậu - HS đọc kết quả và giải thích - HS lắng nghe - HS thảo luận, tìm cách giải quyết - HS trình bày: Để biết quãng đường mỗi bạn sên bò, 2 cách đo:
Sên Hồng: Lần đầu đo từ vạch 0 tới vạch 2 Lần thứ hai đo từ vạch 2 tới vạch 5 Lần thư ba đo từ vạch 5 tới vach 13 Quãng đường Sên Hồng bò dài 13cm Sên Xanh: Thực hiện tương tự (10cm0
- HS so sánh: 13 cm > 1 dm (do 1dm = 10 cm) 10 cm = 1 dm - HS lắng nghe - HS nhận biết 2 nhiệm vụ cần làm: viết phép tính, nói câu trả lời - HS viết ra bảng con - HS đọc và giải thích: Tìm số bạn có tất cả tương ứng với thao tác gộp 4 + 7 = 11 Trả lời: Có tất cả 11 bạn - HS lắng nghe - HS trả lời: + 9 cộng 1 rồi cộng số còn lại + 8 cộng 2 rồi cộng số còn lại
- HS lắng nghe |
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
(1 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết hình ảnh đường thẳng, đường cong
- Vận dụng: nhận ra hình ảnh đường thẳng, đường cong ở các đối tượng cụ thể trong cuộc sống.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất: yêu nước
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Chuẩn bị 1 sợi dây dài khoảng 50 cm.
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
- Mỗi HS chuẩn bị 1 sợi dây dài khoảng 50 cm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. Cách tiến hành: - GV và HS cùng thực hiện, GV vẽ trên bảng lớp
- GV tổng kết, dẫn dắt HS vào bài mới. B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH Mục tiêu: HS nhận biết và phân biệt được đường cong và đường thẳng Cách tiến hành: Bước 1: Giới thiệu đường thẳng, đường cong a) Giới thiệu dường thẳng - GV chỉ vào hình ảnh mới vẽ trên bảng và giới thiệu: Nếu ta kéo dài mãi một đoạn thẳng về hai phía, ta được một đường thẳng - GV yêu cầu HS chỉ vào hình ảnh trên bảng con và nói: Đường thẳng - GV cho HS quan sát bức tranh “Các bạn vui chơi” và tìm trong tranh vẽ, các hình ảnh là một phần của đường thẳng - GV gọi một số HS lấy tay chỉ vào hình ảnh – miệng nói đường thẳng b) Giới thiệu đường cong - GV đặt vấn đề: Các thanh thép màu đỏ được uốn cong để tàu lượn lên xuống, các thanh thép này có dạng đường thẳng không? - GV giới thiệu hình ảnh đường cong, đường thẳng - GV yêu cầu HS tìm các hình ảnh khác trong tranh có dạng đường cong, đường thẳng Bước 2: Thực hành Bài 1: - GV giới thiệu: có 4 chú kiến đi theo 4 con đường màu sắc khác nhau - GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ, phân biệt đường thẳng, đường cong. - GV tổ chức cho HS: + Nói cho bạn ngồi kế bên nghe + Nói cho cả lớp nghe Bài 2: - GV cho HS quan sát mẫu, đọc theo mẫu - GV cho HS đọc tên các đoạn thẳng, đường thẳng còn lại: * Đất nước em - GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh hai con đường để nhận ra hình ảnh đường thẳng, đường cong - GV yêu cầu HS tìm vị trí tỉnh Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn trên bản đồ * Hoạt động thực tế - Tìm hình ảnh đường thẳng, ví dụ: tia nắng mặt trời, thanh song cửa nếu kéo dài mãi về hai phía,…, hình ảnh đường cong, ví dụ: dây phơi đồ, dây điện D. CỦNG CỐ Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS sử dụng đoạn dây đã chuẩn bị để tạo hình ảnh “thẳng, cong” - GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS. | - HS thực hiên vẽ trên bảng con theo hướng dẫn của GV - HS lắng nghe - HS quan sát, lắng nghe - HS chỉ tay vào hình ảnh trên bảng con và nói: Đường thẳng - HS quan sát tranh và làm theo yêu cầu của GV - HS nhận biết: + Các dây cáp màu vàng căng thẳng để giữ chắc thuyền rồng, các dây cáp này có dạng đường thẳng. + Hai đường màu xanh đỡ thuyền rồng có dạng đường thẳng ……. - HS quan sát hình ảnh, lắng nghe - HS lắng nghe, chỉ vào hình vẽ phần bài học và nói: đường cong, đường thẳng. - HS quan sát tranh tìm thêm các hình ảnh khác - HS lắng nghe - HS quan sát hình vẽ và phân biệt - HS nói: + Đường màu cam và đường màu xanh lá có dạng đường thẳng. Kiến Xanh Lá và Kiến Vàng bò theo đường thẳng + Đường màu đỏ và đường màu xanh dương có dạng đường cong. Kiến Đỏ và Kiến Xanh Dương bò theo đường cong. - HS quan sát mẫu, đọc theo mẫu. - HS đọc: + Đọc thầm + Đọc cho bạn nghe + Đọc cho cả lớp nghe - HS quan sát hình ảnh - Tìm vị trí tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn trên bản đồ - HS tìm các hình ảnh kkacs trong thực tế - HS sử dụng sợi dây đã chuẩn bị để tạo hình ảnh theo yêu cầu của GV - HS lắng nghe |
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
(1 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết hình ảnh đường gấp khúc
- Tính được độ dài đường gấp khúc
- Giải quyết được vấn đề liên quan đến đo độ dài đoạn thẳng, tính toán độ dài đường gấp khúc.
- Vận dụng: nhận ra hình ảnh đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc ở các đối tượng cụ thể trong cuộc sống.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất: yêu nước
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH Mục tiêu: HS nhận biết được đường gấp khúc, nắm được cách đọc đường gấp khúc, tính được độ dài đường gấp khúc và thực hành xếp được đường gấp khúc Cách tiến hành: Bước 1: Giới thiệu đường gấp khúc - GV cho HS quan sát hình ảnh cầu Long Biên (SGK trang 52) - GV giới thiệu về cầu Long Biên: + Cây cầu bắc ngang sông Hồng ở Thủ đô Hà Nội. + Được xây dựng cách đây hơn 100 năm, thời đó cầu Long Biên là cây cầu dài thứ hai trên thế giới. + Cho tới nay, cây cầu vẫn nổi tiếng đẹp vì các chi tiết sắt tạo thành các đường gấp khúc hài hòa. - GV giới thiệu đường gấp khúc: + GV vẽ một đường gấp khúc (như SGK) lên bảng lớp và giới thiệu: đây là đường gấp khúc. + GV vẽ thêm một đường gấp khúc có 2 đoạn thẳng, một đường gấp khúc có 4 đoạn thẳng và nói: đường gấp khúc có thể có 2, 3, 4 hoặc nhiều đoạn thẳng. - GV yêu cầu HS nhóm đôi tìm hình ảnh các đường gấp khúc ở hình cầu Long Biên. Bước 2: Hướng dẫn cách đọc đường gấp khúc - GV viết tên cho ba đường gấp khúc trên bảng lớp và hướng dẫn HS cách đọc: người ta thường đọc từ trái sang phải. - GV chỉ từng đường gấp khúc cho HS đọc Bước 3: Tính độ dài đường gấp khúc - GV hướng dẫn HS thực hành tính với đường gấp khúc ABCD (SGK trang 52) + Nhận biết đường gấp khúc gồm mấy đoạn thẳng + Xác định số do mỗi đoạn thẳng (nếu bài không cho trước thì phải dùng thước để đo + Tính tổng các số đo của các đoạn thẳng. => Yêu cầu HS thực hiện ra bảng con và nói độ dài của đường gấp khúc ABCD. Bước 4: Thực hành xếp đường gấp khúc - GV cho HS nhóm 4 dùng bút chi, bút sáp, … để xếp đường gấp khúc gồm: + 2 đoạn thẳng; + 3 đoạn thẳng; + 4 đoạn thẳng. B. LUYỆN TẬP Mục tiêu: HS làm bài tập củng cố lại các kiến thức đã được học Cách tiến hành: * Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT1 - GV cho Hs quan sát mẫu, đọc đường gấp khúc theo mẫu - GV yêu cầu HS bắt cắp theo bàn, nói theo mẫu các hình còn lại: - GV nhận xét, tuyên dương HS đọc chính xác, to và rõ ràng * Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm bốn, hoàn thành BT2 - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 đọc đề, nhận biết được nhiệm vụ - GV cho các nhóm thảo luận, nêu được cách thức giải quyết vấn đề và tiến hành thực hiện - GV gọi một vài nhóm trình bày - GV gọi các nhóm khác bổ sung, nhận xét. Sau đó GV tổng kết * Nhiệm vụ 3: Hoạt động nhóm bốn, hoàn thành BT3 - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bốn đọc đề và tìm hình ảnh theo yêu cầu của đề bài - GV gọi một số nhóm trình bày, GV giúp HS diễn tả các đường trong hình vẽ. - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm HS trình bày chính xác | - HS quan sát hình ảnh - HS lắng nghe giáo viên giới thiệu - HS kéo ngón tay lần lượt theo các đoạn thẳng của đường gấp khúc ở SGK và nói: đường gấp khúc. - HS quan sát và lắng nghe - HS thảo luận nhóm đôi - HS quan sát và lắng nghe - HS đọc theo tay chỉ của GV - HS trả lời: đường gấp khúc ABCD gồm 3 đoạn thẳng - HS viết ra bảng con: 2 cm + 4 cm + 1 cm = 7 cm - HS nói: Đường gấp khúc ABCD dài 7 cm. - HS nhóm 4 dùng bút chì, bút sáp,… xếp đường gâp khúc theo yêu cầu của GV - HS quan sát mẫu, đọc theo mẫu. - HS nói: + Nói thầm + Nói cho bạn nghe + Nói cho cả lớp nghe - HS lắng nghe - HS thảo luận xác định nhiệm vụ: Tính độ dài mỗi đường gấp khúc - HS nêu được các bước thực hiện và tiến hành thực hiện: + Nêu cách thức:
+ Tiến hành thực hiện:
- Các nhóm trình bày: + Đường màu vàng: 5 cm + 6 cm + 4 cm = 15 cm + Đường màu xanh: 6 cm + 9 cm = 15 cm - HS lắng nghe - HS thảo luận - HS các nhóm trình bày - HS lắng nghe |
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
(1 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết ba điểm thẳng hàng.
- Sử dụng thước thẳng, kiểm tra ba đối tượng thẳng hàng.
- Nhận biết hình ảnh thẳng hàng trong cuộc sống.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất: yêu nước
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH Mục tiêu: HS nhận biết được ba điểm thẳng hàng, gọi tên nhóm 3 điểm thẳng hàng trong hình vẽ cho trước, nhận dạng được 3 điểm thẳng hàng trong thực tế Cách tiến hành: Bước 1: Giới thiệu ba đường thẳng hàng - GV cho HS quan sát hình ảnh các bạn, nhận biết các bạn đứng thẳng hàng - GV cho HS quan sát hình ảnh 3 điểm A, B, C, nhận biết ba điểm A, B, C cùng nằm trên một đường thẳng - GV giới thiệu: Khi ba điểm cùng nằm trên một đường thẳng, ta nói ba điểm đó thẳng hàng - GV yêu cầu HS cả lớp chỉ tay vào hình và nói: ba điểm A, B, C thẳng hàng Bước 2: Thực hành Bài 1: - GV cho HS quan sát mẫu, đọc ba điểm thẳng hàng - GV yêu cầu HS dựa vào mẫu đọc các điểm thẳng hàng ở các hình còn lại Bài 2: - GV cho HS thảo luận nhóm đôi nhận biết yêu cầu của bài - GV phân tích mẫu, đặt câu hỏi: + Hình ảnh đặt thước thể hiện điều gì? + Đặt thước thế nào? - GV yêu cầu HS dựa vào hình ảnh đặt thước, thông báo ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng B. LUYỆN TẬP Mục tiêu: HS làm bài tập củng cố lại các kiến thức về ba điểm thẳng hàng Cách tiến hành: * Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT1 - GV cho Hs đọc đề bài nhận biết yêu cầu của bài. - GV cho HS xác định các điểm được đặt tên trong hình - GV giới thiệu: ba điểm nằm trên một đoạn thẳng cũng gọi là điểm thẳng hàng. Yêu cầu HS nhóm đôi thực hiện - GV sửa bài, gọi 4 bạn HS đọc kết quả các câu a), b), c), d) và giải thích - GV nhận xét, tuyên dương các HS đọc chính xác, và giải thích rõ ràng * Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm bốn, hoàn thành BT2 - GV yêu cầu HS đọc đề, nhận biết được nhiệm vụ - GV cho các nhóm thảo luận, nêu được cách thức giải quyết vấn đề: - GV gọi các nhóm trình bày (mỗi nhóm nêu một trường hợp), Gv hướng dẫn HS nói theo trình tự: hàng, cột, đường chéo - GV gọi các nhóm khác kiểm tra, nhận xét. Sau đó GV tổng kết * Đất nước em - GV giới thiệu vườn cây thanh long ở Bình Thuận. + Cột trụ để cây bám vào, leo lên. + Chiếu sáng ban đêm giúp cây mau lớn - GV cho HS quan sát ảnh và nhận biết: + Các cột trụ cùng nằm trên một đường thẳng + Các bóng đèn cùng nằm trên một đường thẳng - GV hướng dẫn HS tìm vị trí tỉnh Bình Thuận trên bản đồ. * Hoạt động thực tế - GV yêu cầu HS tìm hình ảnh thẳng hàng trong cuộc sống, sẽ chia sẻ với các bạn vào buổi học sau | - HS quan sát hình ảnh, nhận biết các bạn đứng thẳng hàng - HS quan sát hình ảnh, nhận biết ba điểm A, B, C cùng nằm trên một đường thẳng - HS lắng nghe - HS chỉ tay và đọc - HS quan sát mẫu và đọc - HS dựa vào mẫu, đọc các điểm thẳng hàng ở từng hình. - HS thảo luận nhận biết yêu cầu: kiểm tra, nói - HS trả lời + Kiểm tra 3 điểm có thẳng hàng không + Đặt mép thước sát vào các điểm - HS dùng thước thẳng kiểm tra rồi nói: + Ba điểm B, C, D thẳng hàng + Ba điểm I, K, S không thẳng hàng + Ba điểm L, M, N thẳng hàng - HS đọc, nhận biết yêu cầu của đề - HS xác định các điểm được dặt tên trong hình: A, B, C, D, E, I - HS lắng nghe, thảo luận nhóm đôi thực hiện - HS đọc đáp án và giải thích - HS lắng nghe - HS đọc đề, nhận biết yêu cầu - HS thảo luận cách thức giải quyết vấn đề: + Xác định các nút áo nằm trên một đường thẳng theo đường kẻ. Theo hàng, theo cột + Dùng thước thẳng xác định các nút áo cùng nằm trên một đường thẳng khác. - HS các nhóm trình bày: * Theo hàng: + Hàng thứ nhấi: Ba nút áo: xanh đậm, nâu nhạt, hồng cùng nằm trên một đường thẳng. + Hàng thứ ba: Ba nút áo: vàng, xanh lá, cam cùng nằm trên một đường thẳng. * Theo cột: + Cột thứ nhất: Ba nút áo: xanh đậm, vàng, nâu đậm cùng nằm trên một đường thẳng. + Cột thứ ba: Ba nút áo: nâu nhạt, đỏ, xanh lá cùng nằm trên một đường thẳng. * Theo đường chéo: Ba nút áo: đỏ, cam, tím cùng nằm trên một đường thẳng. - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS quan sát hình ảnh - HS lắng nghe, xem bản đồ tìm vị trí tỉnh Bình Thuận. - HS lắng nghe, thực hiện |
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
(2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Thực hiện việc tính nhẩm qua 10 trong phạm vi 20.
- Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng.
- Tính toán với các số đo độ dài đã học.
- Giải quyết vấn đề đơn giản có liên quan tới độ dài và thời gian
- Vận dụng 3 điểm thẳng hàng, giải quyết vấn đề đơn giản
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất: Nhân ái
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- 10 khối lập phương
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
- 10 khối lập phương
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
LUYỆN TẬP Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại các kiến thức đã học Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT1 - GV cho HS ôn tập cách cộng qua 10 trong phạm vi 20 + Cách làm chung: Làm cho đủ chục rồi cộng số còn lại. + Cụ thể:
- GV yêu cầu HS thực hiện bài tập: Tính nhẩm - GV sửa bài, gọi HS thực hiện phép tính nhẩm, giải thích cách cộng đối với phép cộng có số hạng thứ hai lớn hơn số hạng thứ nhất. - GV tuyên dương, khen ngợi HS trả lời đúng Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT2 - GV yêu cầu HS thực hiện bài tập 2, khuyến khích HS tìm cách cộng thuận tiện nhất, viết kết quả ra bảng con - GV gọi 4 HS lên bảng trình bày, lưu ý HS khi thực hiện, viết lại phép tính như SGK, kết quả phải có đơn vị kèm theo. - GV nhận xét, tuyên dương HS tính đúng và nhanh, trình bày đẹp, Nhiệm vụ 3: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT3 - GV cho HS tìm hiểu mẫu, nhận biết số ở giữa, trong hình tròn màu đỏ là tổng của ba số còn lại - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi điền các cố vào dấu ? theo mẫu. - GV gọi một số nhóm trình bày đáp án, và giải thích cách thực hiện - GV nhận xét, tuyên dương nhóm HS có câu trả lời chính xác Nhiệm vụ 4: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT4 - GV cho HS đọc đề, nhận biết yêu cầu của bài toán - GV yêu cầu HS đo và tính quãng đường của chú sên bò: - GV sửa bài, gọi một số HS đọc kết quả và giải thích cách làm - GV nhận xét, tuyên dương các HS đo và tính đúng Nhiệm vụ 5: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT5 - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân đọc đề nhận biết yêu cầu của bài - GV hướng dẫn HS dựa vào các phép cộng qua 10 trong phạm vi 20 để thực hiện. Ví dụ: 7 + 2 + 5 = 14, 5 + 6 = 11, 11 + ? = 14 - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, tính và điền các số vào dấu ? - GV gọi một số nhóm đọc kết quả và giải thích cách làm - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm HS điền đúng đúng các số và giải thích rõ ràng Nhiệm vụ 6: Hoạt động hóm 4, hoàn thành BT6 - GV cho HS quan sát hình ảnh, đọc và xác định yêu cầu của bài toán - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, sau đó chia sẻ trong nhóm 4, tìm cách thực hiện - GV sửa bài, gọi một số nhóm trình bày cách đặt các khối lập phương vào hình - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm HS có kết quả chính xác, giải thích đúng cách làm * Vui học - GV cho HS nhóm 4 dùng các khối lập phương xếp theo các câu thơ. + Lưu ý HS trong khi xếp luôn để ý 3 yêu cầu trong bài thơ - GV sửa bài, chia thành các đội để thi đua Nhiệm vụ 7: Hoạt động cá nhân hoàn thành BT 7 - GV yêu cầu HS quan sát tranh, đọc giờ trên những chiếc đồng hồ và nói theo mẫu - GV sửa bài, gọi một số HS lên đọc kết quả , khuyến khích HS nói theo nhiều cách: + Lúc … giờ, Sên Đỏ đi từ nhà,… + Sên Đỏ khởi hành từ nhà lúc … giờ, …. - GV nhận xét, tuyên dương bạn HS nói đúng, to và rõ ràng nhất * Thử thách - GV cho HS hoạt động nhóm 4, không bắt buộc tất cả phải thục hiện. - Gv hướng dẫn HS thực hiện: Hai số giống nhau có tổng bằng 14 7 + 7 = 14, vậy hình tam giác thay bằng 7 7 + 5 = 12, vậy hình vuông thay bằng 5 5 + 5 = 10 Thay hình tròn bằng 10 * Hoạt động thực tế - GV nhắc HS về nhà thực hiện các yêu cầu trong SGK | - HS lắng nghe nhớ lại kiến thức - HS thực hiện - HS viết kết quả và giải thích - HS lắng nghe - HS tính các phép tính ra bảng con - HS trình bày kết quả phép tính - HS lắng nghe - HS tìm hiểu mẫu và nhận biét - HS thảo luận nhóm đôi thực hiện - HS các nhóm trình bày - HS lắng nghe GV - HS đọc đề nhận biết yêu cầu: đo, tính - HS đo và tính kết quả - HS chia sẻ kết quả - HS lắng nghe GV nhận xét - HS đọc và nhận biết - HS lắng nghe GV hương dẫn - HS thảo luận nhóm đôi, điền số theo hướng dẫn của GV - HS các nhóm đọc kết quả và giải thích - HS lắng nghe - HS đọc nhận biết yêu cầu của bài - HS thảo luận nhận biết: dựa vào hình nền, các sọc màu ngang, dọc để thực hiện. - HS các nhóm trình bày - HS lắng nghe - Các nhóm thảo luận, xếp theo câu thơ - HS các đội thi đua, xem đội nào xếp nhanh nhất và đúng nhất. 3 con vịt xếp thành hàng dọc - HS quan sát tranh và đọc theo mẫu - HS nói kết quả - HS lắng nghe - HS lắng nghe GV hướng dẫn, thực hiện theo nhóm - HS đọc SGK, về nhà thực hiện |
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
(1 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hệ thống các phép trừ trong phạm vi 20, có hiệu là 10.
- Vận dụng để tính toán và giải toán.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất: ham học (thích đọc sách), có trách nhiệm (có ý thức giữ gìn sách, không làm hỏng, làm mất).
- Tích hợp: Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có)
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi, cho từng cặp HS nói: + Cấu tạo thập phân của các số từ 11 đến 19 + Phép trừ có hiệu bằng 10 Ví dụ: 14 gồm 10 và 4 14 – 4 = 10 - GV dẫn dắt vào bài mới. B. BÀI HỌC Mục tiêu: Giúp HS hệ thống lại các phép trừ trong phạm vi 20 có hiệu bằng 10 Cách tiến hành: - GV cho HS đếm số bánh trong hình và nhận biết: + 16 gồm 10 và ? + Ăn mấy cái bánh thì còn lại 10 cái? - GV yêu cầu HS phép tính phù hợp với tình huống: có 16 cái bánh, ăn hết 6 cái bánh, còn lại 10 cái bánh ra bảng con - GV cho HS thay nhau đọc hoàn chỉnh các phép trừ trong bảng: - GV che một vài thành phần của phép tính trong bảng (số bị trừ, số trừ, hiệu), yêu cầu HS đọc lại các phép tính hoàn chỉnh C. LUYỆN TẬP Mục tiêu: HS làm bài tập để ôn tập các kiến thức về phép trừ trong phạm vi 20 có hiệu bằng 10 Cách tiến hành: * Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT1 - GV cho HS tìm hiểu bài, nhận biết nhiệm vụ + Mỗi hình che bởi số nào? - GV yêu cầu HS nhóm 2 đọc các phép tính hoàn chỉnh - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm đọc đúng, to và rõ ràng Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT2 - GV yêu cầu HS thực hiện các phép tính, viết vào bảng con. + Lưu ý thực hiện các phép tính từ trái sang phải - GV sửa bài, gọi 3 HS lên bảng thực hiện các phép tính - GV nhận xét phần trình bày của HS Nhiệm vụ 3: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT3 - GV cho HS đọc đề, giúp các em nói ngắn gọn: + Có 18 cái, cho 8 cái. Hỏi còn bao nhiêu cái? - GV yêu cầu HS viết phép tính và nói câu trả lời + Nêu HS nào lúng túng, GV gợi ý để HS nghĩ tới: Tách hay gộp - GV nhận xét kết quả và tuyên dương HS có kết quả chính xác nhất D. CỦNG CỐ Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học thông qua trò chơi hỏi nhanh – đáp gọn Cách tiến hành: - GV ra các câu hỏi: + Mấy trừ 7 bằng 10? + 19 trừ mấy bằng 10? + 12 trừ mấy bằng 10? - GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS. | - HS cả lớp phân theo nhóm đôi, thực hiện nói các phép tính còn lại theo ví dụ. - HS lắng nghe - HS đếm số bánh và nhận biết: + 16 gồm 10 và 6 + Nếu ăn 6 cái bánh thì còn lại 10 cái bánh - HS viết phép tính ra bảng con: 16 – 6 = 10 - HS thay nhau đọc - HS đọc các số đã bị GV che - HS tìm hiểu, nhận biết - HS bắt cặp theo bàn đọc hoàn chỉnh các phép tính: + Đọc cho nhau nghe + Đọc cho cả lớp nghe - HS lắng nghe nhận xét, tuyên dương - HS thực hiện các phép tính, viết vào bảng con - HS lên bảng thực hiện - HS lắng nghe - HS đọc kĩ đề và nhận biết - HS viết phép tính và nói câu trả lời: 18 – 8 = 10 Cô giáo còn lại 10 cái khẩu trang - HS lắng nghe nhận xét - HS lắng nghe, trả lời nhanh - HS lắng nghe nhận xét |
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
(1 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Thực hiện được phép tính 11 – 5.
- Khái quát hóa được cách tính 11 trừ đi một số
- Vận dụng:
+ Thực hiện tính nhẩm 11 trừ đi một số (trừ qua 10 trong phạm vị 20)
+ Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính trừ để kiểm chứng cách tính 11 trừ đi một số.
+ Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến tính toán và nhận biết hình.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học, mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất: ham học (thích đọc sách), có trách nhiệm (có ý thức giữ gìn sách, không làm hỏng, làm mất).
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- 20 khối lập phương
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
- 10 khối lập phương
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi, nhắc lại các phép trừ có hiệu bằng 10 trong phạm vi 20 và 10 trừ đi một số Ví dụ: 10 – 4 = ? - GV dẫn dắt vào bài mới. B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH Mục tiêu: HS thực hiện được phép tính 11 - 5 và các phép tính 11 trừ đi một số. Cách tiến hành: Bước 1: Thực hiện phép tính 11 - 5 - GV cho HS thảo luận theo nhóm 4: * Bước 1: Tìm hiểu vấn đề - GV yêu cầu HS đọc câu hỏi, quan sát hình ảnh, nhận biết vấn đề cần giải quyết. * Bước 2: Lập kế hoạch - GV cho HS thảo luận cách tính 11 - 5, có thể dùng các công cụ hỗ trợ như các khối lập phương, ngón tay, hình vẽ,….. (Khi giáo viên hỏi, HS chỉ cần thông báo làm bằng cách đếm hoặc tính) * Bước 3: Tiến hành kế hoạch - GV yêu cầu các nhóm thức hiện, viết phép tính ra bảng con - GV gọi 1 vài nhóm trình bày ngắn gọn cách làm * Bước 4: Kiểm tra lại - GV giúp HS kiểm tra:
Bước 2: Giới thiệu 11 trừ đi một số - GV thể hiện phép tính bằng hình ảnh trực quan: Có 11 khối lập phương, cần bớt 5 khối lập phương + Nếu ta bớt 1 khối lập phương, rồi lại bớt 4 khối lập phương nữa (tức là bớt 5 khối lập phương) thì sẽ chuyển được về các phép tính đã học.
11 – 5 = 6 Trừ 1 để được 10 rồi trừ 4 - GV nói: Ta luôn Trừ để được 10 rồi trừ số còn lại C. LUYỆN TẬP Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại các kiến thức đã học Cách tiến hành: * Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân hoàn thành BT1 - GV cho HS tìm hiểu bài, và thực hiện các phép tính vào bảng con - GV gọi 4 HS lên bảng thực hiện các phép tính - GV sửa bài, giúp HS nhận biết 11 – 1 - 3 = 11 - 4 Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT2 - GV yêu cầu đọc đề, nhận biết các phép tính - GV đặt câu hỏi: + Muốn lấy 11 trừ đi một số ta làm thế nào? + Trừ mấy để được 10? - GV yêu cầu HS thực hiện tính nhẩm, đọc kết quả - GV sửa bài, thường xuyên nhắc cho HS cách tính 11 trừ đi một số Nhiệm vụ 3: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT3 - GV cho HS nhóm đôi đọc và nhận biết yêu cầu của bài: - GV yêu cầu các nhóm thảo luận thực hiện tính và cho biết các chú ếch nhảy vào lá nào - GV sửa bài, chia lớp thành hai đội thi đua sửa tiếp sức D. CỦNG CỐ Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học thông qua trò chơi hỏi nhanh – đáp gọn Cách tiến hành: - GV ra các câu hỏi: + Cách trừ qua 10 trong phạm vị 20 + Cách tính 11 trừ đi một số - GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS | - HS cả lớp tham gia chò trơi, nhắc lại các phép trừ - HS lắng nghe - HS thảo luận, nhận biết vấn đề: 11 - 5 ? - HS thảo luận, thống nhất cách tính - Các nhóm viết phép tính ra bảng con - Các nhóm trình bày. Có thể xảy ra một số tình huống: + Đếm bớt: 10, 9, 8, 7, 6 11 – 5 = 6 + Đếm thêm 6, 7, 8, 9, 10, 11 11 – 5 = 6 + Tính:
Do 6 + 5 = 11 nên 11 – 5 = 6 - HS lắng nghe GV - HS quan sát hình ảnh - HS lắng nghe - HS lặp lại nhiều lần - HS tính các phép tính vào bảng con - HS lên bảng thực hiện các phép tính - HS lắng nghe - HS nhận biết: các phép tính trong bài đều là 11 trừ đi một số. - HS trả lời + Trừ để được 10 rồi trừ số còn lại + Trừ đi 1 - HS đọc kết quả - HS lắng nghe - HS đọc và nhận biết: + Có 5 chú ếch, mỗi chú mang một phép trừ (11 trừ đi một số) + Mỗi chiếc lá có số thể hiện hiệu của các phép trừ trên + Ếch phải nhảy vào lá thích hợp - Các nhóm thảo luận - Các đội thi đua sửa tiếp sức - HS trả lời nhanh: + Trừ để được 10 rồi trừ số còn lại + Trừ 1 để được 10 rồi trừ số còn lại - HS lắng nghe |
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
(1 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Thực hiện được phép tính 12 – 5.
- Khái quát hóa được cách tính 12 trừ đi một số
- Vận dụng:
+ Thực hiện tính nhẩm 12 trừ đi một số (trừ qua 10 trong phạm vị 20)
+ Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính trừ để kiểm chứng cách tính 12 trừ đi một số.
+ Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến tính toán.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học, mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất: ham học (thích đọc sách), có trách nhiệm (có ý thức giữ gìn sách, không làm hỏng, làm mất).
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- 20 khối lập phương
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
- 10 khối lập phương
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: + Nhắc lại phép tính 11 trừ đi một số + Cách làm khái quát của phép trừ qua 10 trong phạm vi 20. - GV dẫn dắt vào bài mới. B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH Mục tiêu: HS thực hiện được phép tính 12 - 5 và các phép tính 12 trừ đi một số. Cách tiến hành: Bước 1: Thực hiện phép tính 12 - 5 - GV cho HS thảo luận theo nhóm 4: * Bước 1: Tìm hiểu vấn đề - GV yêu cầu HS đọc câu hỏi, quan sát hình ảnh, nhận biết vấn đề cần giải quyết. * Bước 2: Lập kế hoạch - GV cho HS thảo luận cách tính 12 - 5, có thể dùng các công cụ hỗ trợ như các khối lập phương, ngón tay, hình vẽ,….. + Khi giáo viên hỏi cách làm, HS chỉ cần thông báo làm bằng cách đếm, tính hay dựa vào phép công. * Bước 3: Tiến hành kế hoạch - GV yêu cầu các nhóm thức hiện, viết phép tính ra bảng con - GV gọi 1 vài nhóm trình bày ngắn gọn cách làm * Bước 4: Kiểm tra lại - GV giúp HS kiểm tra:
Bước 2: Giới thiệu 12 trừ đi một số - GV thể hiện phép tính bằng hình ảnh trực quan: Có 12 khối lập phương, cần bớt 5 khối lập phương + Nếu ta bớt 2 khối lập phương, rồi lại bớt 3 khối lập phương nữa (tức là bớt 5 khối lập phương) thì sẽ chuyển được về các phép tính đã học.
12 – 5 = 7 Trừ 2 để được 10 rồi trừ 3 - GV nói: Ta luôn Trừ để được 10 rồi trừ số còn lại hay Trừ để được 10 rồi lấy 10 trừ số còn lại C. LUYỆN TẬP Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại các kiến thức đã học Cách tiến hành: * Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân hoàn thành BT1 - GV cho HS tìm hiểu bài, và thực hiện các phép tính ra bảng con - GV gọi 4 HS lên bảng thực hiện các phép tính - GV sửa bài, giúp HS nhận biết 12 – 2 - 1 = 12 - 3 Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT2 - GV yêu cầu đọc đề, nhận biết các phép tính - GV đặt câu hỏi: + Muốn lấy 12 trừ đi một số ta làm thế nào? + Trừ mấy để được 10? - GV yêu cầu HS thực hiện tính nhẩm, đọc kết quả - GV sửa bài, thường xuyên nhắc cho HS cách tính 12 trừ đi một số Nhiệm vụ 3: Hoạt động nhóm bốn, hoàn thành BT3 - GV cho HS đọc yêu cầu của bài và nhận biết nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, phân tích tranh. Viết phép tính để tìm số mèo còn lại - GV nhận xét bài làm của các nhóm D. CỦNG CỐ Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học thông qua trò chơi hỏi nhanh – đáp gọn Cách tiến hành: - GV ra các câu hỏi: + Cách trừ qua 10 trong phạm vị 20 + Cách tính 12 trừ đi một số - GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS | - HS cả lớp tham gia chò trơi - HS lắng nghe - HS thảo luận, nhận biết vấn đề: 12 - 5 ? (Lúc đầu có 12 quả chuối, ăn hết 5 quả, còn lại bao nhiêu quả chuối?) - HS thảo luận, thống nhất cách tính - Các nhóm viết phép tính ra bảng con - Các nhóm trình bày. Có thể xảy ra một số tình huống: + Đếm bớt: 11,10, 9, 8, 7 12 – 5 = 7 + Đếm thêm 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 12 – 5 = 7 + Tính:
Do 7 + 5 = 12 nên 12 – 5 = 7 - HS lắng nghe GV - HS quan sát hình ảnh - HS lắng nghe - HS lặp lại nhiều lần - HS tính các phép tính vào bảng con - HS lên bảng thực hiện các phép tính - HS lắng nghe - HS nhận biết: các phép tính trong bài đều là 12 trừ đi một số. - HS trả lời + Trừ để được 10 rồi trừ số còn lại + Trừ đi 2 - HS đọc kết quả - HS lắng nghe - HS đọc và nhận biết nhiệm vụ: viết phép tính theo tranh - Các nhóm thảo luận phân tích tranh: + Lúc đầu có 12 con mèo + Sau đó 3 con mèo rời đi Số mèo còn lại: 12 – 3 = 9 - HS lắng nghe - HS trả lời nhanh: + Trừ để được 10 rồi trừ số còn lại + Trừ 2 để được 10 rồi trừ số còn lại - HS lắng nghe |
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
(1 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Thực hiện được phép tính 13 – 5.
- Khái quát hóa được cách tính 13 trừ đi một số
- Vận dụng:
+ Thực hiện tính nhẩm 13 trừ đi một số (trừ qua 10 trong phạm vị 20)
+ Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính trừ để kiểm chứng cách tính 13 trừ đi một số.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học, mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất: ham học (thích đọc sách), có trách nhiệm (có ý thức giữ gìn sách, không làm hỏng, làm mất).
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- 20 khối lập phương
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
- 10 khối lập phương
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: + Nhắc lại phép tính 11 trừ đi một số, 12 trư đi một số + Cách làm khái quát của phép trừ qua 10 trong phạm vi 20. - GV dẫn dắt vào bài mới. B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH Mục tiêu: HS thực hiện được phép tính 13 - 5 và các phép tính 13 trừ đi một số. Cách tiến hành: Bước 1: Thực hiện phép tính 13 - 5 - GV cho HS thảo luận theo nhóm 4: * Bước 1: Tìm hiểu vấn đề - GV yêu cầu HS đọc câu hỏi, quan sát hình ảnh, nhận biết vấn đề cần giải quyết. * Bước 2: Lập kế hoạch - GV cho HS thảo luận cách tính 13 - 5, có thể dùng các công cụ hỗ trợ như các khối lập phương, ngón tay, hình vẽ,….. * Bước 3: Tiến hành kế hoạch - GV yêu cầu các nhóm thức hiện, viết phép tính ra bảng con - GV gọi 1 vài nhóm trình bày ngắn gọn cách làm * Bước 4: Kiểm tra lại - GV giúp HS kiểm tra:
Bước 2: Giới thiệu 13 trừ đi một số - GV thể hiện phép tính bằng hình ảnh trực quan: Có 13 khối lập phương, cần bớt 5 khối lập phương + Nếu ta bớt 2 khối lập phương, rồi lại bớt 3 khối lập phương nữa (tức là bớt 5 khối lập phương) thì sẽ chuyển được về các phép tính đã học.
13 – 5 = 8 Trừ 3 để được 10 rồi trừ 2 - GV nói: Ta luôn Trừ để được 10 rồi trừ số còn lại C. LUYỆN TẬP Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại các kiến thức đã học Cách tiến hành: * Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân hoàn thành BT1 - GV cho HS tìm hiểu bài, và thực hiện các phép tính ra bảng con - GV gọi 4 HS lên bảng thực hiện các phép tính - GV sửa bài, giúp HS nhận biết 13 – 3 - 1 = 13 - 4 Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT2 - GV yêu cầu đọc đề, nhận biết các phép tính - GV đặt câu hỏi: + Muốn lấy 13 trừ đi một số ta làm thế nào? + Trừ mấy để được 10? - GV yêu cầu HS thực hiện tính nhẩm, đọc kết quả - GV sửa bài, thường xuyên nhắc cho HS cách tính 13 trừ đi một số Nhiệm vụ 3: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT3 - GV cho HS đọc yêu cầu của bài và nhận biết yêu cầu - GV phân tích mẫu, che một số trong hình tròn và gợi ý: che đi số mấy? Em nhẩm: 11 – 4 = 7 nên = 7 - GV yêu cầu HS thảo nhóm đôi, thực hiện các phần còn lại - GV sửa bài, gọi một số nhóm trình bày đáp án, yêu cầu HS giải thích cách trừ - GV nhận xét bài làm của các nhóm D. CỦNG CỐ Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học thông qua trò chơi hỏi nhanh – đáp gọn Cách tiến hành: - GV ra các câu hỏi: + Cách trừ qua 10 trong phạm vị 20 + Cách tính 11, 12, 13 trừ đi một số - GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS | - HS cả lớp tham gia chò trơi - HS lắng nghe - HS thảo luận, nhận biết vấn đề: 13 - 5 ? - HS thảo luận nhận biết cách giải quyết vấn đề: đếm, tính hay dựa vào phép cộng - Các nhóm viết phép tính ra bảng con - Các nhóm trình bày. Có thể xảy ra một số tình huống: + Đếm bớt: 12, 11,10, 9, 8 13 – 5 = 8 + Đếm thêm 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 13 – 5 = 8 + Tính:
Do 5 + 8 = 13 nên 13 – 5 = 8 - HS lắng nghe GV - HS quan sát hình ảnh - HS lắng nghe - HS lặp lại nhiều lần - HS tính các phép tính vào bảng con - HS lên bảng thực hiện các phép tính - HS lắng nghe - HS nhận biết: các phép tính trong bài đều là 13 trừ đi một số. - HS trả lời + Trừ để được 10 rồi trừ số còn lại + Trừ đi3 - HS đọc kết quả - HS lắng nghe - HS đọc và nhận biết - HS lắng nghe và nhận biết: mỗi số bên ngoài hình tròn trừ đi một số trong hai số gần nó sẽ được số còn lại - HS lắng nghe - HS thảo luận nhóm thực hiện - Các nhóm trình bày đáp án: - HS lắng nghe - HS trả lời nhanh: + Trừ để được 10 rồi trừ số còn lại + Trừ 1, 2 hay 3 để được 10 rồi trừ số còn lại - HS lắng nghe |
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
(2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Thực hiện được phép tính 16 – 9.
- Khái quát hóa được cách tính 14, 15, 16, 17, 18 trừ đi một số
- Vận dụng:
+ Thực hiện trừ nhẩm qua 10 trong phạm vị 20 và phân biệt đối với các trường hợp cụ thể.
+ Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính trừ để kiểm chứng cách trừ qua 10 trong phạm vi 20.
- Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến việc tính toán.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất: ham học (thích đọc sách), có trách nhiệm (có ý thức giữ gìn sách, không làm hỏng, làm mất).
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- 30 khối lập phương
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
- 10 khối lập phương
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi, hệ thống lại các cách trừ đã học trong chương. + 11, 12, 13 trừ đi một số + Cách trừ qua 10 trong phạm vi 20. - GV dẫn dắt vào bài mới. B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH Mục tiêu: HS thực hiện được phép tính 16 - 9 và các phép tính 14, 15, 16, 17, 18 trừ đi một số. Cách tiến hành: Bước 1: Thực hiện phép tính 16 - 9 - GV yêu cầu HS nhóm đôi sử dụng cách trừ khái quát: Trừ để được 10 rồi trừ số còn lại để thực hiện - GV gọi một nhóm trình bày trước lớp, hướng dẫn nhóm HS trình bày - GV nói: Ta luôn Trừ để được 10 rồi trừ số còn lại Bước 2: Hệ thống hóa cách tính 14, 15, 16, 17, 18 trừ đi một số - GV tổ chức trò chơi, cho HS nói cách trừ đối với từng số và cách trừ khái quát
- GV cho HS trừ với các phép tính cụ thể: 14 – 7, 18 – 9, 15 – 8, 13 – 4,…… C. LUYỆN TẬP Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại các kiến thức đã học Cách tiến hành: * Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân hoàn thành BT1 - GV cho HS tìm hiểu bài, và thực hiện các phép tính ra bảng con - GV gọi 4 HS lên bảng thực hiện các phép tính - GV sửa bài, giúp HS nhận biết 15 – 5 - 2 = 15 - 7 Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT2 - GV yêu cầu đọc đề, nhận biết các phép tính - GV đặt câu hỏi: + Muốn lấy 14 trừ đi một số ta làm thế nào? + Trừ mấy để được 10? - GV yêu cầu HS thực hiện tính nhẩm, đọc kết quả - GV sửa bài, thường xuyên nhắc cho HS cách tính khái quát Nhiệm vụ 3: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT3 - GV cho HS đọc yêu cầu của bài và nhận biết yêu cầu - GV phân tích mẫu, che một số trong hình tròn và gợi ý: che đi số mấy? Em nhẩm: 14 – 6 = 8 nên = 8 - GV yêu cầu HS thảo nhóm đôi, thực hiện các phần còn lại - GV sửa bài, gọi một số nhóm trình bày đáp án, yêu cầu HS giải thích cách trừ - GV nhận xét bài làm của các nhóm Nhiệm vụ 4: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT4 - GV yêu cầu đọc đề, quan sát tranh và nhận biết các phép tính - GV yêu cầu HS thực hiện phép tính trên mỗi tấm vé, đọc kết quả số toa mà mỗi con rùa sẽ lên - GV sửa bài cho HS - GV yêu cầu HS đọc để GV viết các phép tính theo thứ tự các kết quả từ bé đến lớn D. CỦNG CỐ Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học thông qua trò chơi hỏi nhanh – đáp gọn Cách tiến hành: - GV ra các câu hỏi: + Cách trừ qua 10 trong phạm vị 20 + Cách tính 11, 12, 13, … 18 trừ đi một số - GV nhân xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS | - HS cả lớp tham gia chò trơi - HS lắng nghe - HS thảo luận, thực hiện - Nhóm HS trình bày dưới sự hướng dẫn của GV: + Thể hiện phép tính bằng trực quan Có 16 khối lập phương, cần bớt 9 khối lập phương + Nếu ta bớt 6 khối lập phương, rồi lại bớt 3 khối lập phương nữa (tức là bớt 9 khối lập phương) thì sẽ chuyển được về các phép tính đã học.
16 – 9 = 7 Trừ 6 để được 10 rồi trừ 3 - HS lặp lại nhiều lần - HS cả lớp tham gia trò chơi và trả lời:
- HS thực hiện các phép tính - HS tính các phép tính vào bảng con - HS lên bảng thực hiện các phép tính - HS lắng nghe - HS nhận biết: các phép tính có nhiều trường hợp 14, 15, 16, 17, 18 trừ đi một số - HS trả lời + Trừ để được 10 rồi trừ số còn lại + Trừ đi 4 - HS đọc kết quả - HS lắng nghe - HS đọc và nhận biết - HS lắng nghe và nhận biết: mỗi số bên ngoài hình tròn trừ đi một số trong hai số gần nó sẽ được số còn lại - HS thảo luận nhóm thực hiện - Các nhóm trình bày đáp án: - HS lắng nghe - HS quan sát tranh nhận biết: kết quả trên mỗi tấm vé là số toa mà rùa sẽ lên - HS tính và chọn số toa cho mỗi con rùa - HS lắng nghe - HS đọc cho GV viết - HS trả lời - GV nhận xét |
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
(3 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hệ thống hóa các phép trừ qua 10 trong phạm vi 20
- Vận dụng bảng cộng:
+ Tính nhẩm
+ So sánh kết quả của tổng, hiệu
+ Làm quen với quan hệ giữa phép cộng và phép trừ qua các trường hợp cụ thể
+ GQVĐ đơn giản liên quan đến số và phép tính
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất: ham học (thích đọc sách), có trách nhiệm (có ý thức giữ gìn sách, không làm hỏng, làm mất).
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Bảng trừ qua 10 chưa hoàn chỉnh.
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. Cách tiến hành: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Gió thổi - GV: Gió thổi, gió thổi! - GV: Thổi cách trừ qua 10 trong phạm vi 20 - GV: 11 trừ đi một số? - GV tổng kết, dẫn dắt HS vào bài mới. B. THỰC HÀNH Mục tiêu: HS thực hành với bảng trừ Cách tiến hành: Bước 1: Khôi phục bảng trừ - GV cho HS quan sát tổng quát bảng trừ (chưa hoàn chỉnh), nhận biết quy luật sắp xếp của bảng. - GV yêu cầu HS bổ sung các phép trừ còn thiếu - GV gọi HS đọc các phép trừ theo cột, theo hàng, theo màu, GV viết vào bảng - Với mỗi cột, GV hỏi cách trừ một vài trường hợp: + Tại sao 14 - 8 = 6? ….. - GV giải thích giúp HS nhận ra các ô cùng màu là các phép trừ có hiệu bằng nhau + Nhận xét sự liên quan giữa bảng trừ và bảng cộng: mỗi phép tính ở bảng trừ, nếu ta đọc từ phải sang trái thì lại được các phép tính ở bảng cộng Ví dụ: 12 – 3 = 9; 9 + 3 = 12 Bước 2: Thực hành với bảng trừ - GV cho HS hoạt động nhóm đôi hoàn thành bài tập 1 SGK a) GV cho HS đọc SGK và thực hiện theo hướng dẫn b) GV lưu ý HS chỉ cần thực hiện các phép trừ có trong bảng, hoàn thành phần b) theo hướng dẫn C. LUYỆN TẬP Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại các kiến thức đã học Cách tiến hành * Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân hoàn thành BT1 - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân tính nhẩm kết quả các phép tính ra bảng con - GV sửa bài, gọi một số HS đọc kết quả, yêu cầu HS giải thích - GV nhận xét, tuyên dương HS thực hiện đúng và nhanh Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT2 - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm hiểu mẫu nhận biết yêu cầu của đề - GV yêu cầu HS thực hiện nhóm đôi, hoàn thành phân còn lại theo mẫu - GV sửa bài, gọi các nhóm đọc kết quả khuyến khích HS giải thích - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm HS thực hiện đúng và nhanh Nhiệm vụ 3: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT3 - GV hướng dẫn HS dựa vào bảng cộng, bảng trừ để điền các số vào dấu ? - GV gọi một số HS đọc kết quả - GV tổng kết, nhận xét Nhiệm vụ 4: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT4 - GV cho HS đọc đề và nhận biết nhiệm vụ - GV yêu cầu HS viết phép tính và nói câu trả lời và giải thích - GV nhận xét, tuyên dương HS tính đúng và nhanh nhất. Nhiệm vụ 5: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT5 - GV cho HS thảo luận nhóm đôi, phân tích mẫu tìm ra quy luật tính rồi thực hiện - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi dựa vào mẫu, điền số vào các dấu ? theo quy luật đã tìm ra. - GV gọi một số nhóm đọc kết quả và giải thích - GV tổng kết và nhận xét Nhiệm vụ 6: Hoạt động nhóm bốn, hoàn thành BT6 - GV cho HS thảo luận nhóm 4, nhận biết yêu cầu của bài và tìm cách giải quyết - GV hướng dẫn HS: có thể dựa vào bảng cộng, bảng trừ để thực hiện - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bốn, tính và điền các số vào dấu ? - GV gọi một số nhóm đọc kết quả và giải thích cách làm - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm HS điền đúng đúng các số và giải thích rõ ràng Nhiệm vụ 7: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT7 - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm hiểu bài và nhận biết: phép trừ nào có hiệu bằng 5 thì thuyền đậu đúng bến - GV yêu cầu HS dựa vào bảng trừ, tính kết quả các phép tính và chọn thuyền đậu sai bến - GV gọi một số HS đọc kết quả và giải thích cách làm - GV nhận xét, tuyên dương các HS có đáp án đúng giải thích chính xác. Nhiệm vụ 8: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT8 - GV cho HS đọc đề bài, tìm cách giải quyết vấn đề - GV gợi ý HS có thể tính hoặc nhận xét các thành phần trong hai phép tính để thực hiện. Ví dụ: 9 + 2 và 9 + 3
9 2 < 3 vậy 9 + 2 < 9 + 3 (Ví dụ: anh và em mỗi người đều có 2 viên bi, sau đó anh có thêm 2 viên bi, em có thêm 3 viên bi, lúc này anh sẽ ít hơn em) - GV yêu cầu HS so sánh các phép tính còn lại và và viết kết quả ra bảng con - GV gọi một số HS đọc kết quả - GV tổng kết, nhận xét, tuyên dương các nhóm hoàn thành tốt bài tập Nhiệm vụ 9: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT9 - GV cho HS đọc đề bài và nhận biết mỗi phép tính có kết quả là số ghế mỗi bạn ngồi - GV yêu cầu HS tính các phép tính, tìm ghế cho các bạn - GV sửa bài, tổ chức cho HS đóng vai theo nội dung bài và thi đua ngồi nhanh vào đúng ghế * Thử thách - GV giới thiệu: có 5 tấm bia gắn các nút áo theo một quy luật nào đó. Chúng ta phải tìm ra quy luật đó để biết tấm bia ở sau rổ len có bao nhiêu nút áo. - GV cho HS nhóm bón thảo luận, các em có thể viết số nút áo ở các tâm bia thành dãy số: 19, 15, 11,.?., 3 - GV sửa bài, gọi các nhóm đọc kết quả, khuyến khích các nhóm giải thích cách làm. - GV yêu cầu HS kiểm tra xem với cách làm như vậy thì có phù hợp với số nút áo ở tấm bia cuối cùng không. D. CỦNG CỐ Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa cách cộng, trừ qua 10 trong phạm vi 20 Cách tiến hành: - GV đọc các câu hỏi, gọi HS trả lời + Cách cộng qua 10 trong phạm vi 20 + Cách trừ qua 10 trong phạm vi 20 - GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS. | - HS: Thổi gì, thổi gì? - HS: Trừ để được số 10 rồi trừ số còn lại. - HS: trừ 1 rồi trừ số còn lại - HS lắng nghe - HS quan sát nhận biết quy luật: mỗi cột là một bảng trừ, trong mỗi cột: số số bị trừ không đổi, số trừ tăng dần. - HS bổ sung: 11 - 4, 11 - 6,… - HS đọc đầy đủ cả kết quả: 11 - 2 = 9, ….. - HS trả lời:
- HS lắng nghe - HS bắt cặp với bạn bên cạnh thực hiện theo hướng dẫn. - HS bắt cặp với bạn ngồi cùng bàn thực hiện theo hướng dẫn. - HS tính nhẩm, viết kết quả ra bảng con - HS đọc kết quả, giải thích: Kết quả có thể dựa vào bảng hoặc áp dụng cách trừ qua 10 trong phạm vi 20. - HS lắng nghe - HS thảo luận nhận biết: dựa vào màu sắc các hình tròn, giải thích các phép tính phù hợp - HS thảo luận nhóm đôi điền các số vào dấu ? - HS đọc kết quả: 7 + 5 = 12 5 + 7 = 12 12 – 5 = 7 12 – 7 = 5 - HS lắng nghe - Hs dựa vào bảng cộng, bảng trừ để thực hiện - HS đọc kết quả - HS lắng nghe - HS đọc đề và nhận biết nhiệm vụ: viết phép tính và nói câu trả lời - HS viết phép tính và nói: 12 – 3 = 9 Trên xe còn lại 9 bạn - HS lắng nghe - HS thảo luận tìm ra quy luật: mỗi số ở hàng trên bằng tổng hai số cạnh nhau ở hàng dưới. - HS thực hiện - HS đọc kết quả và giải thích - HS lắng nghe - HS thảo luận nhóm - HS lắng nghe - HS thảo luận thực hiện - HS các nhóm trình bày và giải thích - HS lắng nghe - HS thảo luận nhóm đôi để nhận biết - HS tính và chọn - HS đọc kết quả và giải thích - HS lắng nghe - HS đọc và tìm cách giải quyết - HS lắng nghe - HS viết kết quả ra bảng con - HS đọc kết quả - HS lắng nghe - HS đọc đề và nhận biết - HS thực hiện phép tính và tìm ghế thích hợp cho các bạn - HS đóng vai thi đua - HS lắng nghe - Các nhóm thảo luận tìm ra quy luật: Quy luật: Đếm bớt 4. Tấm bia trước bớt 4 được só nút áo ở tâm bia ngay sau nó. - Các nhóm đọc kết quả, giải thích + Rổ len có 7 chiếc cúc áo - HS kiểm tra - HS trả lời: + Làm cho đủ chục rồi cộng với số còn lại + Trừ để được 10 rồi trừ số còn lại - HS lắng nghe |
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
(2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Làm quen với thuật ngữ “Bài toán”
- Bước đầu nhận biết phương pháp (4 bước) để giải toán có lời văn
- Vận dụng giải và trình bày bài giải
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất: ham học (thích đọc sách), có trách nhiệm (có ý thức giữ gìn sách, không làm hỏng, làm mất).
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có)
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. Cách tiến hành: * GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Hỏi nhanh – đáp gọn - Cách chơi: GV đặt câu hỏi, HS trả lời theo mẫu (không cần nói cụ thể bao nhiêu) Mẫu: - Hỏi cả hai tổ có bao nhiêu bạn? - Số bạn cả hai tổ có là: - GV lần lượt đặt câu hỏi, HS trả lời + Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn chơi lò cò? + Hỏi trang trại có tất cả bao nhiêu bò mẹ và bò con? + Hỏi mỗi ngày trang trại còn lại bao nhiêu thùng sữa? + Số gà mái nhiều hơn số gà trống bao nhiêu con? ……. - GV tổng kết, dẫn dắt HS vào bài mới. B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH Mục tiêu: HS làm quen với giải toán có lời văn, nắm được các bước giải bài toán và áp dụng giải được các bài toán có lời văn Cách tiến hành: Bước 1: Giới thiệu bài toán - GV cho HS quan sát bài toán, GV giới thiệu: Đây là bài toán (Bài toán đã gặp ở lớp 1 nhưng bây giờ mới chính thức giới thiệu thuật ngữ bài toán). Bước 2: Giải bài toán có lời văn a) GV giới thiệu khái quát tên gọi 4 bước, yêu cầu HS lặp lại các bước: + Bước 1: Tìm hiểu bà toán + Bước 2: Tìm cách giải bài toán + Bước 3: Giải bài toán + Bước 4: Kiểm tra lại b) GV hướng dẫn từng bước trên bài toán cụ thể ở SGK * Bước 1: Tìm hiểu bài toán - GV yêu cầu HS đọc kĩ bài toán để hiểu bài toán: Đọc thầm ít nhất 3 lần, sau đó một HS đọc thành tiếng rồi GV đọc lớn bài toán - GV lưu ý HS, khi đọc luôn nghĩ tới: Bài toán hỏi gì? Bài toán cho biết những gì liên quan đến câu hỏi của bài toán? VD: Bài toán hỏi gì? (Hỏi về cách chơi lò cò, số bạn gái, bạn trai hay số bạn chơi lò cò?) + Bài toán cho biết gì về số bạn chơi, hỏi gì về số bạn chơi? - GV gọi 1 HS nói vắn tắt những điều bài toán cho biết và câu hỏi của bài toán, GV viết lên bảng * Bước 2: Tìm cách giải toán - GV đặt câu hỏi: + Có 4 bạn, thêm 10 bạn nữa sẽ tương ứng với thao tác nào? (tách hay gộp?) + Thao tác gộp thì chọn phép tính nào? - GV hướng dẫn giúp HS minh họa trên sơ đồ tách – gộp số: + Trên sơ đồ đâu là tất cả? + Ở bài này, “Tất cả” là cái đã cho hay câu hỏi của bài toán? => Viết dấu hỏi vào sơ đồ: + Bài toán cho biết gì? => Viết vào sơ đồ + Để tìm “tất cả” ta thực hiện thao tác nào? => Chọn phép tính phù hợp * Bước 3: Giải bài toán - GV giúp HS: + Viết câu lời giải. + Viết phép tính + Viết đáp số * Bước 4: Kiểm tra lại - GV hướng dẫn HS kiểm tra những điều sau: + Kết quả tìm được có phù hợp với câu hỏi của bài toán? (Tìm tất cả). + Các thành phần của phép tính 4 + 10 có đúng với các số của bài toàn không? + Thực hiện phép tính 4 + 10 = 14 có đúng không? C. LUYỆN TẬP Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại cách giải bài toán Cách tiến hành * Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT1 - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi thảo luận và thực hiện theo 4 bước - GV sửa bài, gọi một số nhóm lên trình bày lời giải, giải thích tại sao lại dùng phép cộng - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm thực hiện đúng và nhanh Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT2 - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi thảo luận và thực hiện theo 4 bước - GV sửa bài, gọi các nhóm trình bày bài giải và giải thích cách làm - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm HS thực hiện đúng và nhanh Nhiệm vụ 3: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT3 - GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân, theo sát, nhắc nhở HS làm theo 4 bước - GV gọi một số HS lên bảng thực hiện bài giải, giải thích tại sao lại chọn phép tính trừ - GV tổng kết, nhận xét D. CỦNG CỐ Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa các bước giải toán Cách tiến hành: - GV gọi HS nhắc lại: + 4 bước cần thực hiện khi giải toán + Nói những việc chính cần làm trong mỗi bước - GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS. | - HS lắng nghe - HS trả lời: + Số bạn chơi lò cò tất cả là: + Số con bò mẹ và bò con tất cả là: + Số thùng sữa còn lại là: + Số con gà mái nhiều hơn gà trống là? - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS lặp lại các bước theo GV giới thiệu - HS hoạt động cá nhân đọc kĩ bài toán - HS lắng nghe - HS nói tóm tắt bài toán Có: 4 bạn. Thêm: 10 bạn. Cỏ tắt cả... bạn? - HS trả lời: + Tách hay gộp + Phép cộng - HS lắng nghe, trả lời: + Vòng tròn đỏ + Câu hỏi + Có 4 bạn, thêm 10 bạn + Gộp => Chọn phép tính cộng - HS viết bài giải: Số bạn chơi lò cò có tất cả là: 4 + 10 = 14 (bạn) Đáp số: 14 bạn - HS kiểm tra lại - HS thảo luận, thực hiện bài toán theo 4 bước - HS các nhóm lên bảng trình bày bài giải: Số con bò mẹ và bò con tất cả là: 74 + 24 = 98 (con) Đáp số: 98 con - HS lắng nghe - HS thảo luận thực hiện bài toán theo 4 bước - HS các nhóm trình bày Bài giải: Số thùng sữa còn lại là: 80 – 60 = 20 (thùng) Đáp số: 20 thùng - HS lắng nghe - HS thực hiện cá nhân, giải bài toán theo 4 bước - HS lên bảng trình bày: Bài giải: Số gà mái nhiều hơn số gà trống: 11 – 2 = 9 (con) Đáp số: 9 con - HS lắng nghe - HS trả lời: - HS lắng nghe |
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
(1 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết ý nghĩa bài toán nhiều hơn: Nếu thêm phần nhiều hơn vào số bé sẽ được số lớn.
- Vận dụng giải quyết vấn đề liên quan: Giải bài toán nhiều hơn
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất: ham học (thích đọc sách), có trách nhiệm (có ý thức giữ gìn sách, không làm hỏng, làm mất).
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- 20 khối lập phương
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
- 10 khối lập phương
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH Mục tiêu: HS nhận biết dược bài toán về nhiều hơn, biết cách giải và trình bày bài giải của bài toán đó Cách tiến hành: Giới thiệu bài toán về nhiều hơn và cách giải - GV yêu cầu HS đọc đề bài kết hợp với chỉ tay vào hình ảnh minh họa, nhận biết câu hỏi và những điều đề bài cho biết. - GV cho HS thảo luận nhóm, xác định các vấn đề giải quyết - GV yêu cầu các nhóm tự thực hiện phép tính và và viết câu trả lời - GV hướng dẫn HS kiểm tra những điều sau: Hà có 4 bút, Tín có 5 bút, có đúng là tín nhiều hơn Hà 1 bút? B. LUYỆN TẬP Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại cách giải bài toán nhiều hơn Cách tiến hành * Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT1 - GV yêu cầu HS đọc kĩ đề bài, nhận biết cái phải tìm và cái đã cho - GV yêu cầu HS thực hiện giải bài toán, lưu ý: nếu thêm 3 vào số sách ngăn trên sẽ được số sách ngăn dưới - GV sửa bài, gọi một số HS lên trình bày bài giải - GV nhận xét, tuyên dương các HS thực hiện tốt Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT2 - GV yêu cầu HS đọc kĩ, nhận biết cái phải tìm và cái đã cho - GV yêu cầu HS thực hiện giải bài toán theo tóm tắt, lưu ý: dài hơn tức là nhiều hơn - GV sửa bài, gọi một số HS lên trình bày bài giải - GV nhận xét, tuyên dương các HS thực hiện tốt D. CỦNG CỐ Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa cách bước giải toán nhiều hơn Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS tạo tình huống xuất hiện bài toán nhiều hơn để cả lớp cùng giải. VD: HS A: Tôi có 8 quyển truyện HS B: Tôi có nhiều hơn bạn 5 quyển truyện Cả lớp: Số quyển truyện bạn B có là: 8 + 5 = 13 (quyển truyện) Đáp số: 13 quyển truyện - GV yêu cầu HS cả lớp tạo các tình huống tương tự ví dụ và giải - GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS. | - HS đọc đề, quan sát hình ảnh và tóm tắt đề: Hà : 4 bút chì Tín nhiều hơn Hà : 1 bút chỉ Tín : … bút chì - HS xác định:
- HS thực hiện giải bài toán: Số bút chì của Tín là: 4 + 1 = 5 (cái) Đáp số: 5 cái bút chì - HS kiểm tra lại: 5 – 1 = 4 (đúng) - HS đọc kĩ, tóm tắt bài: + Ngăn trên: 9 quyển sách + Ngăn dưới nhiều hơn ngăn trên: 3 quyển + Ngăn dưới: ? quyển sách - HS thực hiện giải bài toán theo các bước - HS lên bảng trình bày bài giải: Số sách ở ngăn dưới là: 9 + 3 = 12 (quyển sách) Đáp số: 12 quyển sách - HS lắng nghe - HS đọc kĩ, nhận biết - HS thực hiện giải bài toán theo các bước - HS lên bảng trình bày bài giải: Xe cứu hỏa dài là: 8 + 5 = 13 (cm) Đáp số: 13 cm - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS cả lớp thực hiện - HS lắng nghe |
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
(1 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết ý nghĩa bài toán ít hơn: Nếu thêm phần ít hơn vào số lớn sẽ được số bé.
- Vận dụng giải quyết vấn đề liên quan: Giải bài toán ít hơn
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất: ham học (thích đọc sách), có trách nhiệm (có ý thức giữ gìn sách, không làm hỏng, làm mất).
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- 20 khối lập phương
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
- 10 khối lập phương
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH Mục tiêu: HS nhận biết dược bài toán về ít hơn, biết cách giải và trình bày bài giải của bài toán đó Cách tiến hành: Giới thiệu bài toán về ít hơn và cách giải - GV yêu cầu HS đọc đề bài kết hợp với chỉ tay vào hình ảnh minh họa, nhận biết câu hỏi và những điều đề bài cho biết. - GV yêu cầu HS, dựa vào hình ảnh xác định được:
- GV yêu cầu HS nhóm đôi tự thực hiện phép tính và và viết câu trả lời - GV hướng dẫn HS kiểm tra: Sơn có 7 viên bi, Thúy có 5 viên bi, có đúng Thúy có ít hơn Sơn 2 viên bi? B. LUYỆN TẬP Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại cách giải bài toán ít hơn Cách tiến hành * Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT1 - GV yêu cầu HS đọc kĩ đề bài, nhận biết cái phải tìm và cái đã cho - GV yêu cầu HS thực hiện giải bài toán, lưu ý: ít hơn 2 học sinh tức là nếu bớt 2 học sinh ở lớp 2A thì sẽ được số học sinh của lớp 2B - GV sửa bài, gọi một số HS lên trình bày bài giải - GV nhận xét, tuyên dương các HS thực hiện tốt Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT2 - GV yêu cầu HS đọc kĩ, nhận biết cái phải tìm và cái đã cho - GV yêu cầu HS thực hiện giải bài toán, lưu ý: thấp hơn tức là ít hơn - GV sửa bài, gọi một số HS lên trình bày bài giải - GV nhận xét, tuyên dương các HS thực hiện tốt | - HS đọc đề, quan sát hình ảnh và tóm tắt đề: Sơn : 7 viên bi Thúy ít hơn Sơn : 2 viên bi Thúy : … viên bi? - HS dựa vào hình ảnh để xác định - HS thực hiện giải bài toán: Số bi của Thủy có là: 7 - 2 = 5 (viên) Đáp số: 5 viên bi - HS kiểm tra lại: 7 – 5 = 2 (đúng) - HS đọc kĩ, tóm tắt bài: + Lớp 2A: 35 học sinh + Lớp 2B ít hơn lớp 2A: 2 học sinh + Lớp 2B: …. học sinh? - HS thực hiện giải bài toán theo các bước - HS lên bảng trình bày bài giải: Số học sinh của lớp 2B là: 35 - 2 = 33 (học sinh) Đáp số: 33 học sinh - HS lắng nghe - HS đọc kĩ, tóm tắt bài: + Đèn màu vàng cao: 16 dm + Đèn màu hồng thấp hơn đèn màu vàng: 12 dm + Cây đèn màu hồng cao: …. dm? - HS thực hiện giải bài toán theo các bước - HS lên bảng trình bày bài giải: Cây đèn màu hồng cao: 16 - 12 = 4 (dm) Đáp số: 4 dm - HS lắng nghe |
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
(1 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Bước đầu hình thành biểu tượng về dung tich qua việc so sánh để nhận biết đựng nhiều hơn, ít hơn hay bằng nhau giữa hai đồ chứa chất lỏng
- Biết cách so sánh dung tích các vật chứa
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất: ham học (thích đọc sách), có trách nhiệm (có ý thức giữ gìn sách, không làm hỏng, làm mất).
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Các vật dụng chứa chất lỏng
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH Mục tiêu: HS nhận biết được thế nào là đựng nhiều hơn, đựng ít hơn, đựng bằng nhau và thực hành để nhận biết Cách tiến hành: Bước 1: Giới thiệu “đựng nhiều hơn, đựng ít hơn, đựng bằng nhau” a) Tạo tình huống tìm hiểu về sức chứa - GV cho HS quan sát hai chai không có nước và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Chai nào đựng được nhiều nước hơn? - GV đặt vấn đề cho HS giải quyết: Làm sao để biết chính xác chai nào đựng được nhiều nước hơn? Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để tìm ra cách giải quyết vân đề - GV gọi các nhóm trình bày, - Có thể có nhiều đề xuất, tuy nhiên GV hướng dẫn HS theo cách giới thiệu trong SGK + Lấy nước đổ đầy vào một trong hai chai + Đổ chai nước đầy vào chai còn lại => GV yêu cầu HS dự đoán điều gì sẽ xảy ra khi đổ chai nước đầy vào chai còn lại. b) Làm quen các thuật ngữ - GV giới thiệu các bình đựng nước Yêu cầu HS quan sát hình ảnh, nhận biết về sức chứa của các bình Bước 2: Thực hành - GV cho HS quan sát lại hai chai đựng đầy nước và một số li cùng loại (không có nước) Yêu cầu HS giải quyết vấn đề: Chai nào đựng nhiều nước hơn - GV gọi các nhóm lên thực hành: Đổ nước ở mỗi chai ra các li, chai nào đổ ra được nhiều li hơn thì chai đố đựng nhiều nước hơn D. CỦNG CỐ Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức đã học Cách tiến hành: - GV tổng kết: + Mỗi vật (bình, chai, can,…) có sứ chứa khác nhau + Hằng ngày, ta cần để ý xem vật nào chứa được nhiều hơn hay ít hơn * Hoạt động thực tế - GV yêu cầu HS về nhà thực hiện theo nội dung SGK - GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS. | - HS quan sát và trả lời - HS lắng nghe và thả luận theo nhóm 4 - HS các nhóm trình bày - HS lắng nghe - HS kết luận - HS quan sát ảnh và nói:
- HS quan sát hình ảnh - Thảo luận nhóm 4 giải quyết vấn đề - HS các nhóm thực hành - HS lắng nghe - HS về nhà thực hiện - HS lắng nghe |
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
(1 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết đơn vị đo dung tích: lít; tên gọi, kí hiệu
- Nhận biết được độ lớn của 1 .
- Sử dụng vật chứa 1 để xác định sức chứa của các vật khác.
- Xác định sức chứa của vật so với 1 .
- GQVĐ đơn giản liên quan đến sức chứa của vật.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học, sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất: trung thực, trách nhiệm
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Chuẩn bị chai 1 , ca 1 , hai xô có dung tích khác nhau (cùng học), một số vỏ hộp, chai nước ngọt,… các vật dụng này có ghi dung tích (thực hành 2).
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
- Chai đựng nước cá nhân và một số vỏ hộp, chai nước ngọt,… (các vật dụng này có ghi dung tích).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH Mục tiêu: HS nhận biết đơn vị đo dung tích lít, dụng cụ đo dung tích và thực hành Cách tiến hành: Bước 1: Giới thiệu đơn vị đo dung tích lít và dụng cụ đo dung tích (chai 1 , ca 1 ) - GV cho HS quan sát 2 xô (không có nước), loại xô 10 và 12 + Xô nào đựng được nhiều hơn? + Nhiều hơn bao nhiêu? - GV giới thiệu: Để biết mỗi vật chứa được bao nhiêu chất lỏng, người ta thường dùng đơn vị lít + Lít là một đơn vị đo dung tích + Lít viết tắt là + Đọc là lít Bước 2: Thực hành Bài 1: GV yêu cầu HS viết ra bảng con theo nội dung như SGK Bài 2: - GV cho HS tiếp xúc với dụng cụ đo chứa 1 nước. - Yêu cầu mỗi nhóm HS quan sát các vật dụng đựng chất lỏng đã chuẩn bị: • Đoán xem mỗi vật dụng chứa được bao nhiêu lít. • Kiểm tra lại bằng cách đọc dung tích trên vỏ hộp, chai. Bài 3: - GV đặt vấn đề: Mấy bình nước của em thì được 1 nước? Yêu cầu HS: • Ước lượng bằng mắt, đoán xem 1 được bao nhiêu bình nước. • Đỗ nước từ bình 1 vào bình nước cá nhân. • Đổ nước từ bình cá nhân vào bình 1 cho tới lúc đầy. - Sau thực hành này, GV nhắc nhở HS cần ghi nhớ: uống mấy bình nước cá nhân thì tương đương 1. Bài 4: GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh: Tìm hiểu và viết ra bảng con: can màu đỏ đựng được nhiều hơn can màu xanh bao nhiêu lít? D. CỦNG CỐ Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức đã học Cách tiến hành: - GV tổng kết: + Có nhiều vật xung quanh ta có thể chứa chất lỏng; có vật chứa được nhiều, có vật chứa được ít. + Để biết chính xác sức chứa của các vật, người ta phải “đong” bằng tay hoặc dùng máy móc hỗ trợ (máy bơm xăng ,...) theo đơn vị lít. + Lít là một đơn vị đo dung tích, 1 khoảng ... bình nước cùa em. * Hoạt động thực tế - GV yêu cầu HS về nhà thực hiện theo nội dung SGK - GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS. | - HS quan sát và trả lời + Xô lớn - HS lắng nghe và ghi nhớ - HS viết ra bảng con - HS quan sát các vật dụng - HS các nhóm quan sát các vật dụng đã chuẩn bị và dự đoán - HS thực hành theo yêu cầu của GV - HS ghi nhớ - HS quan sát hình ảnh - HS tìm hiểu và viết ra bảng con: 10 – 3 = 7 - HS lắng nghe - HS về nhà thực hiện - HS lắng nghe |
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
(3 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Củng Cố các kiến thức, kĩ năng về sổ và phép tính.
+ Thứ tự các số; sử dụng các thuật ngữ số liền trước, số liền sau đễ diễn tả số.
+ GQVĐ đơn giản liên quan đến quan hệ thứ tự của số.
+ Cấu tạo số trong phạm vi 100 và các phép tính có liên quan.
+ Tính nhẩm, tính viết trong phạm vi 100.
+ Cộng trừ qua 10 trong phạm vi 20.
+ Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính.
- Củng cố các kiến thức, kĩ năng về hình học và đo lường.
+ Thực hành xếp hình.
+ GQVĐ đơn giản liên quan đến đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc.
+ GQVĐ đơn giản liên quan đến độ dài.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học, mô hình hóa toán học.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất: Trách nhiệm, chăm chỉ, yêu nước
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
LUYỆN TẬP Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại các kiến thức đã học Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT1 - GV yêu cầu HS theo nhóm đôi tìm hiểu từng câu, thực hiện rồi trình bày - GV sửa bài, gọi một số nhóm trình bày kết quả - GV tuyên dương, khen ngợi các nhóm HS trả lời đúng * Thư giãn: - Giáo viên đọc bài thơ Mèo con đi học Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT2 - GV yêu cầu HS thực hiện phép tính nhẩm theo từng cột ra bảng con - GV gọi 3 HS đọc kết quả - GV nhận xét, tuyên dương HS tính đúng và nhanh Nhiệm vụ 3: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT3 - GV yêu cầu HS thực hiện phép tính ra bảng con, lưu ý đặt tính đúng - GV gọi 4 HS lên bảng thực hiện các phép tính
- GV nhận xét, tuyên dương HS tính đúng và nhanh nhất Nhiệm vụ 4: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT4 - GV yêu cầu HS thực hiện phép tính nhẩm theo từng cột ra bảng con - GV gọi một số HS đọc kết quả - GV sửa bài, hỏi nhanh để HS cách tính ở các trường hợp cụ thể và khái quát cách cộng, trừ qua 10 trong phạm vi 20. Nhiệm vụ 5: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT5 - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi quan sát mẫu và nhận biết: 9 + 8 = 17 9 + 5 = 14 8 + 5 = 13 - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành các bài còn lại dựa vào mẫu, lưu ý HS: áp dụng cộng, trừ qua 10 trong phạm vi 20 để giải quyết - GV gọi một số nhóm đọc kết quả và giải thích cách làm - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm HS điền đúng đúng các số và giải thích rõ ràng Nhiệm vụ 6: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT6 - GV cho HS tìm hiểu bài, dùng một minh họa cụ thể làm mẫu: Ví dụ: theo hàng 3 + 6 + ? = 14 Theo cột 3 + 3 + ? = 14 - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, thực hiện thay số vào dấu ? - GV sửa bài, gọi một số nhóm trình bày kết quả và giả thích, khuyến khích HS giải thích theo nhiều cách - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm HS có kết quả chính xác, giải thích đúng cách làm Nhiệm vụ 7: Hoạt động nhóm đôi hoàn thành BT 7 - GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm đôi tiến hành xếp hình theo yêu cầu
a, Xếp hình chú bé cưỡi ngựa b, Xếp hình con vật - GV gọi một số nhóm trình bày kết quả xếp hình - GV nhận xét, tuyên dương Nhiệm vụ 8: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT8 - GV cho HS nhóm đôi quan sát hình ảnh, nhận biết đường đi của mỗi bạn - GV gọi một số HS thực hiện từng câu - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm HS có kết quả chính xác Nhiệm vụ 9: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT9 - GV cho HS tìm hiểu bài, nhóm đôi tập nói tóm tắt ngắn gọc bài toán - GV gọi 1 số nhóm trình bày bài giải - GV sửa bài, khuyến khích HS giải thích tại sao chọn phép cộng. - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm HS có kết quả chính xác * Vui học - GV cho HS tìm hiểu bài: + Tìm chiều cao mỗi bạn. + Trong ba bạn, có ai đã biết chiều cao? + Tìm chiều cao hai bạn còn lại theo Cà Tím - GV gọi HS nói chiều cao của các bạn còn lại - GV sửa bài, nhận xét * Khám phá - GV yêu cầu HS nhóm bốn tìm hiểu bài, giải thích từng bức tranh. - GV gọi các nhóm giải thích tại sao quạ uống được nước. - GV liên hệ thực tế: Khi pha nước chanh đá, người ta cho vào li: nước lọc, đường, chanh sao cho chỉ chiếm khoảng nửa li, tại sao vậy? (Vì khi cho nước đá vào, nước trong li dâng lên đầy li). * Thử thách - GV cho HS nhóm sáu tìm hiểu bài, các em có thể viết các phép tính minh hoạ. - GV gọi các nhóm trình bày, lưu ý có thể có nhiều cách giải thích: - GV hỏi: Có bạn nào cao 17 dm? * Đất nước em - GV cho HS quan sát ảnh ruộng bậc thang. - GV giới thiệu đôi nét về ruộng bạc thang và vẻ đẹp của nó. - GV yêu cầu HS nhận biết hình ảnh các đường cong trong ảnh và tìm vị trí tỉnh Yên Bái trên bản đồ. | - HS thảo luận theo nhóm đôi thực hiện các yêu cầu - Các nhóm trình bày: a) Trong ô màu vàng là số liền sau của số 18, đó là số 19 Trong ô màu xanh là số liền trước số 21, đó là số 20 b) ? có thể là 19 hoặc 20. c) - Nhiều hơn 18 nhưng ít hơn 21 cái thì có thể là 19 hay 20 cái. - Số bút chì không là 20 vì 20 là số liền trước của 21. - Vậy số bút của của mèo con là 19. - HS lắng nghe - HS thực hiện tính nhẩm các phép tính ra bảng con: 30 + 60 = 90; 7 + 10 = 17; 5 + 12 = 17 90 – 60 = 30; 17 – 7 = 10; 17 – 12 = 5 90 – 30 = 60; 17 – 10 = 7; 17 – 5 = 12 - HS đọc kết quả - HS lắng nghe - HS tính các phép tính ra bảng con - HS trình bày: 78 38 40 - 95 70 25 - 4 62 66 + 51 18 69 + - HS lắng nghe - HS thực hiện tính nhẩm ra bảng con - HS đọc kết quả - HS lắng nghe và trả lời: + Gộp cho đủ chục rồi cộng vór số còn lạr. + Trừ để được 10 rồi trừ số còn lại. - HS quan sát mẫu và nhận biết - HS thảo luận nhóm đôi, tìm số bị che của mỗi con vật - HS chia sẻ kết quả - HS lắng nghe GV nhận xét - HS tìm hiểu bài quan sát ví dụ để nhận biết - HS thảo luận nhóm đôi, vận dụng cộng, trừ trong phạm vi 20 để tìm số thay vào dấu? - HS các nhóm đọc kết quả và giải thích - HS lắng nghe - HS thảo luận nhóm đôi, xếp hình chú bé cưỡi ngựa và con vật - HS các nhóm trình bày - HS lắng nghe - HS các nhóm quan sát và nhận biết - HS thực hiện từng câu: a) Sai (chỉ có hai đường gấp khúc). b) Đúng (3 cm + 5 cm + 3 cm = 11 cm). c) Sai (10 cm + 2 cm = 12 cm). d) Đúng (10 cm = 1 dm). - HS lắng nghe - HS thảo luận tóm tắt bài toán: Hôm qua: 9 ngôi sao. Hôm nay: 8 ngôi sao. Cả hai ngày: ... ngôi sao? - Các nhóm trình bày lời giải: Số ngôi sao Mai gấp cả hai ngày: 9 + 8 = 17 (ngôi sao) Đáp sổ: 17 ngôi sao. - HS lắng nghe, giải thích - HS lắng nghe - HS tìm hiểu bài, tìm chiều cao của hai bạn còn lại:
- HS nói: + Ngô cao: 15 + 3 = 18 cm + Cà Chua cao: 15 – 9 = 7 cm - HS lắng nghe - HS quan sát tranh, giải thích:
- Các nhóm giải thích: Thả sỏi vào, nước dàng lên (lượng nước vẫn thế, sức chứa ít đi) - HS lắng nghe - HS hoạt động nhóm tìm hiểu - HS các nhóm trình bày, có thể cso nhiều cách giải thích: Đếm thêm 3: 2, 5, 8, 11, 14, 17. Thực hiện các phép cộng: 2 + 3 = 5 5 + 3 = 8 ….. 14 + 3 = 17 Vào thứ Bảy, cây cao 17 dm. - HS trả lời - HS quan sát hình ảnh - HS lắng nghe - HS nhận biết và tìm vị trí trên bản đồ |
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
(1 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Giải quyết một số vấn đề thực tiễn liên quan đến các phép cộng, trừ qua 10 trong phạm vi 20
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất: trách nhiệm
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống; Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- 10 khối lập phương hoặc vật thay thế (hòn sỏi, hạt nhãn,…)
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
- 10 khối lập phương hoặc vật thay thế (hòn sỏi, hạt nhãn,…)
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
THỰC HÀNH Mục tiêu: HS giải quyết một số vấn đề thực tiễn liên quan đến các phép cộng, trừ qua 10 trong phạm vi 20 Cách tiến hành: - GV tổ chức cho lớp thực hành như trong SGK - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, các nhóm lần lượt đưa ra các tình huống thực tiễn, cả lớp giải quyết các vấn đề đó bằng cách thực hiện các phép cộng, trừ qua 10 trong phạm vi 20. - GV thông báo phép tính đúng sau mỗi lượt chơi - Ở mỗi nhóm đôi, bạn nào viết phép tính đúng và nhanh thì được cắm cờ lên thành. Mỗi bạn dùng các đồ vật hay cái lá,….) tượng trưng cho cờ của mình. Khi mỗi nhóm cắm đủ 5 lá cờ, hai bạn trong nhóm sẽ xác định được người thắng (bạn cắm được nhiều cờ hơn). - GV cho HS tiếp tục trò chơi, tìm ra nhóm thắng cuộc - GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc | - HS hoạt động nhóm đôi đưa ra các tình huống, cả lớp cùng giải quyết - HS lắng nghe - HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm, ghi kết quả vào bảng con. - HS tiếp tục trò chơi - HS nhận xét |
1. Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng.
Số liền sau của 81 là:
A. 80 B. 81 C. 82
2. Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng
Hiệu của 58 và 32 là:
A. 58 – 32 B. 58 + 32 C. 32 + 58
s
đ
3. Đúng ghi , sai ghi
\\
\\
Số bé nhất có hai chữ số:
a) 99
\\
b) 11
\\
c) 10
\\
4. Nối (theo mẫu)
5. Nối (theo mẫu)
6. Tính:
7 + 5 = ….. 11 – 6 = …… 8 cm + 4 cm – 5 cm = ….
12 – 9 = ….. 3 + 9 = …. 14 – 6 + 7 = ….
7. Đặt tính rồi tính.
46 – 30 22 + 5
8. Huy xếp dược 7 ngôi sao, Mai xếp được nhiều hơn Huy 5 ngôi sao. Hỏi Mai xếp được bao nhiêu ngôi sao?
s
đ
9. Đúng ghi , sai ghi
\\
\\
a) Các hình ảnh trên đều là đường gấp khúc.
\\
b) Đường màu xanh lá cây dài 14cm.
\\
c) Đoạn thẳng màu đỏ dài 10 cm.
\\
10. Đánh dấu () vào bức tranh bạn Ong vẽ.
Biết rằng bạn Ong chỉ vẽ một bức tranh, bức tranh đó có đặc điểm như sau:
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
(2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Thực hiện được phép cộng có tổng là số tròn chục
- Củng cố ý nghĩa của phép cộng, vận dụng giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến phép cộng.
- Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính (+).
- Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan tới độ dài và đơn vị xăng-ti-mét.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- 2 thẻ chục và 10 khối lập phương, hình vẽ cho bài luyện tập 1 và Vui học (nếu cần).
2. Đối với học sinh
- SGK. vở ghi, bút viết, bảng con…
- 2 thẻ chục và 10 khối lập phương
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. Cách tiến hành: - GV cho HS chơi trò chơi “Tìm bạn” - GV cho HS viết số vào bảng con (mỗi em tự chọn một số bất kì từ 1 đến 9). - GV cho HS tìm bạn để hai số cộng lại bằng 10. Hai bạn nào tìm được nhau sớm nhất thì thắng cuộc. - GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá, dẫn HS vào bài học mới B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH Mục tiêu: HS nắm được cách cộng có nhớ trong phạm vi 100 và biết áp dụng để thực hành. Cách tiến hành: Bước 1: Xây dựng biện pháp cộng có nhớ trong phạm vi 100 - GV chia lớp thành các nhóm 4 HS: * Bước 1: Tìm hiểu vấn đề - GV viết phép tính 26 + 4 = ? lên bảng, yêu cầu các nhóm quan sát phép tính. - GV yêu cầu các nhóm thảo luận, trình bày nhận biết yêu cầu * Bước 2: Lập kế hoạch - GV gợi ý: Dùng các thẻ chục và các khối lập phương thể hiện phép tính 26 + 4. Yêu cầu HS nhận biết muốn tính phải làm như thế nào? - GV yêu cầu các nhóm thảo luận, nêu cách thức giải quyết, nêu tên cách làm: Đếm hay Tính. * Bước 3: Tiến hành kế hoạch - GV yêu cầu các nhóm thực hiện kế hoạch: Viết phép tính đã thực hiện ra bảng con: 26 + 4 = 30. - GV gọi một vài nhóm trình bày cách thức giải quyết: + Làm bằng cách nào? (đếm hay tính) + Đếm thế nào? + Tính thế nào? - GV tổng kết ngắn gọn cách làm của các nhóm. - GV giới thiệu biện phép tính, vừa nói vừa viết: Để thực hiện phép cộng 24 + 6 ta có thể làm như sau: • Đặt tính: Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho số đơn vị thẳng cột với nhau, viết dấu cộng, kẻ vạch ngang. • Tính từ phải sang trái: 6 cộng 4 bằng 10, viết 0, nhớ 1. 2 thêm 1 bằng 3, viết 3. Vậy 26 + 4 = 30 26 4 30 + * Bước 4: Kiểm tra - GV cho cả lớp cùng đếm theo chục trên các khối lập phương và đếm tiếp các khối lập phương rời để khẳng định kết quả đúng. - GV tổng kết: Với phép tính 26 + 24 có thể thực hiện theo trình tự: • HS đặt tinh rồi tính. • Dùng ĐDHT kiểm chứng kết quà. Bước 2: Thực hành - GV nêu lần lượt các phép tính cho HS thực hiện trên bảng con 61 + 9 53 + 17 42 + 18 - GV nhận xét, tổng kết C. LUYỆN TẬP Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại cách tính phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT1 - GV yêu cầu HS tìm hiểu mẫu, nhận biết: + Mỗi bông hoa có ba cánh hoa, trên mỗi cánh hoa đều có số. + Số ở nhị hoa có liên quan gì tới các số ở cánh hoa? - GV yêu cầu HS làm toán cộng các phép tính còn lại ra bảng con: - GV mời ba bạn HS lên bảng, mỗi bạn thực hiện một phép tính. - GV sửa bài cho HS, yêu cầu HS nhìn vào tổng để nhận xét: Tổng là số tròn trục Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT2 - GV yêu cầu HS đọc bài toán, xác định cái đã cho và câu hỏi của bài toán, xác định việc cần làm: giải bài toán. - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân giải bài toán - GV lấy tinh thần xung phong, gọi HS lên bảng trình bày lời giải - GV chữa bài cho HS, sau đó GV nhận xét và khen ngợi tinh thần học tập của các bạn. Nhiệm vụ 3: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT3 - GV cho HS thảo luận nhóm đôi tìm hiểu bài và nhận biết yêu cầu của bài - GV yều cầu các nhóm thực hiện phép tính ra bảng con để tìm bạn có vé xe số 50, gọi một số nhóm đọc kết quả - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm thực hiện đúng và nhanh * Vui học - GV treo tranh lên bảng lớp, hướng dẫn mẫu: - Yêu cầu HS tiếp tục chơi theo nhóm đôi: các câu a, b, c Lưu ý: Các nhóm có thể đi theo các cách khác nhau, so sánh độ dài các quãng đường ở mỗi cách đi. - GV lưu ý các em cách đi trong thực tế cuộc sống: chọn đường đi theo các tiêu chí: + An toàn. + Khoảng cách ngắn. D. CỦNG CỐ Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học Cách tiến hành: - GV đọc các phép tính, HS thực hiện trên bảng con 22 + 8; 33 + 27; …… - GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS. | - HS viết số bất kì vào bảng con - HS tìm các bạn - HS nghe GV giới thiệu bài mới - HS các nhóm quan sát phép tính - HS nhận biết: ta phải tính 26 + 4 - HS chú ý lắng nghe và nhận biết: + Muốn tính 26 + 4 phải gộp 2 thanh chục và 6 khối lập phương với 4 khối lập phương để tìm số khối lập phương có tất cả. - HS các nhóm thảo luận: * Các khả năng có thể xảy ra. • Đếm: Đếm trên các khối lập phương (đếm các thẻ chục rồi đếm thêm các khối lập phương rời). Đếm trên các ngón tay….. • Tính: 6 + 4 = 10; 20 + 10 = 30 nên 26 + 4 = 30. - HS hoạt động nhóm viết phép tính ra bảng con - HS các nhóm trình bày cách thực hiện - HS lắng nghe - HS lắng nghe, quan sát và ghi nhớ kiến thức - HS cả lớp cùng đếm - HS lắng nghe - HS thực hiện các phép tính ra bảng con: 61 9 70 + 53 17 70 + 42 18 60 + - HS lắng nghe - HS tìm hiểu mẫu và nhận biết + Số ở nhị hoa bằng tổng các số ở cánh hoa: 12 + 38 + 20 = 70 + Nhận xét tổng là số tròn chục - HS làm phép tính ra bảng con - HS lên bảng thực hiện - HS lắng nghe GV - HS đọc đề, tóm tắt bài toán: Tổ Một thu: 35 vỏ hộp sữa Tổ Hai thu: 55 vỏ hộp sữa Cả hai tổ thu:….. vỏ hộp sữa? - HS giải bài toán theo các bước - HS xung phong lên bảng trình bày: Cả hai tố thu được số vỏ hộp sữa là: 35 + 55 = 90 (vỏ hộp sữa) Đáp số: 90 vỏ hộp sữa - HS lắng nghe - HS thảo luận nhận biết: Thực hiện phép tính cộng để tìm vé có tổng là 50 để lên xe - HS các nhóm thực hiện phép tính và đọc kết quả: hai bạn An và Ngọc có vé xe số 50 - HS lắng nghe nhận xét, tuyên dương. - HS quan sát, lắng nghe - HS lắng nghe chơi theo nhóm đôi - HS thực hiện các phép tính trên bản con - HS lắng nghe nhận xét |
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
(3 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100.
- Củng cố ý nghĩa của phép công, vận dụng vào giải quyết vấn đề dẫn đến phép cộng.
- Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính (+).
- Bước đầu làm quen cách tính nhanh.
- Cộng các số đo dung tích với đơn vị đo lít.
- Ôn tập tính nhẩm trong phạm vi 20.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- 2 thẻ chục và 14 khối lập phương, hình vẽ cho các bài thử thách
2. Đối với học sinh
- SGK. vở ghi, bút viết, bảng con…
- 2 thẻ chục và 10 khối lập phương
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. Cách tiến hành: - GV cho HS chơi trò chơi “Tìm bạn” - GV cho HS viết số vào bảng con (mỗi em tự chọn một số bất kì từ 1 đến 9). - GV cho HS tìm bạn để hai số cộng lại bằng 14. Hai bạn nào tìm được nhau sớm nhất thì thắng cuộc. - GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá, dẫn HS vào bài học mới B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH Mục tiêu: HS nắm được cách cộng có nhớ trong phạm vi 100 và biết áp dụng để thực hành. Cách tiến hành: Bước 1: Xây dựng biện pháp cộng có nhớ trong phạm vi 100 - GV chia lớp thành hai đội, mỗi đội thực hiện một phép tính: 29 + 5 = ? 29 + 25 = ? - GV yêu cầu mỗi đội thực hiện phép tính theo các bước: đặt tính rồi tính - GV dùng ĐDHT minh họa cách tính, đặc biệt giải thích “nhớ 1”, “thêm 1”.
Vậy 29 + 5 = 34 29 5 34 +
Vậy 29 + 25 = 54 29 25 54 + Bước 2: Thực hành - GV cho HS quan sát tổng quát, nhận biết các phép cộng. - GV yêu cầu HS nhắc lại cách cộng 10 trong phạm vi 20 - GV đọc lần lượt từng phép tính cho HS thực hiện trên bảng con 49 + 34 58 + 23 37 + 46 68 + 7 79 + 6 7 + 84 - GV nhận xét, tổng kết C. LUYỆN TẬP Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại cách tính phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT1 - GV yêu cầu HS thực hiện nhóm đôi: đọc phép tính và nói kết quả cho bạn nghe - GV sửa bài cho HS - Sau khi sửa bài, GV chọn cặp phép tính 6 + 5 và 5 + 6, yêu cầu HS nhìn vào tổng và nhận xét Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT2 - GV cho HS thảo luận nhóm đôi thực hiện phép tính - GV gọi một số nhóm lên bảng trình bày - GV chữa bài cho HS, khuyến khích HS so sánh kết quả của của cặp phép tính trong cùng một câu (giới thiệu cách tính nhanh: tách để cộng cho tròn chục rồi cộng tiếp với số còn lại). Nhiệm vụ 3: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT3 - GV cho HS thảo luận nhóm đôi tìm hiểu bài và nhận biết yêu cầu của bài - GV yêu cầu các nhóm thực hiện bài, so sánh và điền dấu thích hợp - GV lấy tinh thần xung phong gọi 2 HS lên trình bày - GV sửa bài, khuyến khích HS giải thích tại sao điền dấu đó Nhiệm vụ 4: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT4 - GV cho HS tìm hiểu và nhận biết bài toán - GV yêu cầu HS thực hiện tính các phép tính trên các quyển sách để cất vào ba lô - GV sửa bài, gọi HS đọc kết quả, lưu ý HS cách tính nhanh (ưu tiên phép cộng hai số có tổng là số tròn chục) Nhiệm vụ 5: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT5 - GV cho HS nhóm hai tìm hiểu mẫu và nhận biết cách tính - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi quan sát hình và tính: - GV sửa bài, gọi các nhóm HS đọc kết quả, khuyến khích HS giải thích cách làm - GV nhận xét, đánh giá các nhóm Nhiệm vụ 6: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT6 - GV cho HS xác định cái đã cho, câu hỏi của bài toán và việc cần làm - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân giải bài toán - GV sửa bài, gọi HS trình bày bài giải và giải thích cách làm * Thử thách - GV cho HS thảo luận để tìm đúng đường đi cho Sóc - GV sửa bài, treo hình vẽ lên bảng lớp, cho HS trình bày D. CỦNG CỐ Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học Cách tiến hành: - GV đọc các phép tính, HS thực hiện trên bảng con 22 + 19; 33 + 49 ; …… - GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS. | - HS viết số bất kì vào bảng con - HS tìm các bạn - HS nghe GV giới thiệu bài mới - HS các đội nhận biết các phép tính - HS thực hiện đặt tính rồi tính: 29 5 34 + 29 25 54 + - HS lắng nghe - HS quan sát, nhận biết: cả 6 phép cộng đều có nhớ (do phép cộng các số đơn vị là cộng qua 10 trong phạm vi 20) - HS nhắc lại: làm cho đủ chục rồi cộng với số còn lại - HS thực hiện các phép tính ra bảng con: 49 34 83 + 58 23 81 + 37 46 83 + 79 6 85 + 68 7 75 + 7 84 91 + - HS lắng nghe - HS thực hiện theo nhóm đôi - HS lắng nghe - HS nhận xét: đỗi chỗ các số hạng của tổng, tổng không thay đổi - HS thảo luận, thực hiện phép tính
- HS lên bảng trình bày - HS lắng nghe - HS thảo luận nhận biết yêu cầu của bài: so sánh – điền dấu - HS các nhóm thực hiện: có thể tính tổng hoặc vận dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng: 7 + 3 + 5 cũng bằng 7 + 5 + 3 - HS xung phong lên trình bày - HS lắng nghe - HS tìm hiểu và nhận biết: trên mỗi quyển sách có viết tổng của ba số, tổng các số này là số của ba lô. - HS thực hiện: + Quyển sách có kết quả phép tính là 77 thi xếp vào ba lô màu hồng (gấu trúc). 61 + 9 + 7 = 77 + Quyển sách có kết quả phép tính là 79 thi xếp vào ba lô màu xanh (voi). 3 + 9 + 67 = 79 Quyển sách có kết quả phép tính là 75 thì xếp vào ba lô màu vàng (cá heo). 63 + 5 + 7 = 75 - HS đọc kết quả, lắng nghe GV sửa bài - HS nhận biết: cộng số đo với đơn vị đo là lít, kết quả có kèm tên đơn vị đo. - HS thảo luận nhóm và tính 15 + 15 + 20 = 50 - HS đọc kết quả và giải thích cách làm - HS lắng nghe - HS xác định việc cần làm: Giải bài toán - HS làm bài cá nhân - HS trình bày bài giải: Số con thỏ trắng có là: 47 + 18 = 65 (con) Đáp số: 65 con thỏ trắng - HS nhóm đôi tìm hiểu bài, nhận biết: • Tính tồng 24 + 9 = 33 • Tính tống 33 + 9 = 42 • Tính tổng 42 + 8 = 50 • Tính tồng 50 + 9 = 59 • Tính tổng 59 + 8 = 67 • Tính tổng 67 + 9 = 76 • Tính tổng 76 + 6 = 82 • Tính tổng 82 + 9 = 91 • Tính tổng 91 + 5 = 96 (đến nơi tìm được hạt dẻ). - HS trình bày đường đi giúp Sóc tìm được hạt dẻ - HS thực hiện phép tính trên bảng con - HS lắng nghe |
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
(2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Cùng cố ý nghĩa của phép cộng: Dựa vào hình ảnh, nói được tình huống dẫn đến phép cộng.
- Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính (+).
- Cộng các số đo chiều dài với đơn vị đo xăng-ti-mét.
- Cộng các số đo dung tích với đơn vị đo lít.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học, mô hình hóa toán học.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất: Trách nhiệm, chăm chỉ, yêu nước
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Hình vẽ cho bài khám phá
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS cả lớp hát múa B. LUYỆN TẬP Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại các kiến thức đã học Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT1 - GV cho HS tìm hiểu bài và nhận biết yêu cầu của bài. - GV gọi một số HS lên bảng thực hiện phép tính - GV sửa bài, khuyến khích HS trình bày cách đặt tính và cách thực hiện phép cộng Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT2 - GV cho HS đọc đề bài, quan sát hình ảnh và xác định yêu cầu của bài toán - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân - GV sửa bài, gọi HS lên bảng trình bày bài giải - GV nhận xét, tuyên dương HS trình bày đúng Nhiệm vụ 3: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT3 - GV cho HS quan sát hình xác định cái đã cho và yêu cầu của bài toán, nói thành bài toán - GV yêu cầu HS làm cá nhân giải bài toán - GV sửa bài, gọi HS trình bày bài giải, giải thích cách làm - GV nhận xét, tuyên dương HS tính đúng và nhanh nhất * Vui học - GV cho HS thảo luận để tìm các tổng các số đo dung tích bằng 35 lít - GV sửa bài, gọi HS đọc kết quả, khuyến khích HS tìm nhiều cách - GV mở rộng, nói đôi nét về mật ong * Khám phá - GV giới thiệu đôi nét về ba công trình trong SGK + Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh (thường được gọi ngắn gọn là Nhà hát Thành phố) có mặt tiền hướng ra Công trường Lam Sơn và đường Đồng Khởi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây được xem là l hát hung tâm, đa năng chuyên tổ chức biểu diễn sân khấu nghệ thuật đồng thời cũng được sử dụng để tổ chức một số sự kiện lớn. Đây cũng là nhà hát lâu đời theo kiến trúc Tây Âu và được xem như một địa điểm tham quan của thành phố này. + Bưu điện trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của thành phố, toạ lạc tại số 2, Công trường Công xã Paris, Quận 1. Đây là công hình kiến trúc mang phong cách phương Tây kết họp với nét trang trí phương Đông. Đây cũng là điểm tham quan cho khách du lịch khi đến Thành phổ Hồ Chi Minh. + Chợ Bến Thành là một ngôi chợ nằm tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một trong những địa điểm tham quan tiêu biểu của thành phố. - GV cho HS xác định cái đã cho và câu hỏi của bài toán, xác định việc cần làm. - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân, GV vẽ sơ đồ để HS hình dung phần cao hơn của chợ so với nhà hát - GV sửa bài, gọi HS trình bày phép tính và nói câu trả lời, giải thích cách làm | - HS cả lớp tham gia - HS nhận biết yêu cầu: Đặt tính rồi tính - HS lên bảng thực hiện các phép tính - HS lắng nghe - HS xác định cái đã cho và câu hỏi của bài toán, xác định việc cần làm: giải bài toán tìm số thích hợp điền vào chỗ chấm. - HS trình bày bài giải: Có 30 + 8 = 38 quả táo xanh Có 40 + 6 = 46 quả táo đỏ Tổng số táo đỏ và xanh là: 38 + 46 = 84 (quả táo) - HS lắng nghe - HS nói thành bài toán: Cây bút đỏ dài 9 cm. Bút xanh dài hơn bút đỏ 5 cm. Hỏi cây bút xanh dài bao nhiêu xăng – ti – mét? - HS làm bài cá nhân - HS trình bày bài giải: Cây bút chì màu xanh dài: 9 + 5 = 14 (cm) - HS lắng nghe - HS nhóm đôi tìm hiểu bài, nhận biết: có thể chọn tổng của hai hay ba số bằng 35 - HS đọc kết quả: 12 + 8 + 15 = 17 + 18 = 35 - HS lắng nghe - HS lắng nghe, tìm hiểu kiến thức - HS xác định việc cần làm: viết phép tính thích hợp và nói câu trả lời - HS làm bài cá nhân, tính phần cao hơn của chợ so với nhà hát - HS trình bày phép tính: 28 + 16 = 44 (cm) |
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
(2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Thực hiện được phép tính trừ có số bị trừ là số tròn chục.
- Củng cố ý nghĩa của phép trừ, vận dụng vào giải quyết vấn đề đơn giản dẫn đến phép trừ.
- Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính (-).
- Bước đầu làm quen cách tính nhanh.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- 2 thẻ chục và 10 khối lập phương
2. Đối với học sinh
- SGK. vở ghi, bút viết, bảng con…
- 1 thẻ chục và 10 khối lập phương
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. Cách tiến hành: - GV cho HS chơi trò chơi “Tìm bạn” - GV cho HS viết số vào bảng con một số bất kì - GV cho HS tìm bạn để hai hay ba số cộng lại bằng số tròn chục Nhóm nào kết hợp được với nhau sớm nhất thì thắng cuộc - GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá, dẫn HS vào bài học mới B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH Mục tiêu: HS nắm được cách trừ có nhớ trong phạm vi 100 và biết áp dụng để thực hành. Cách tiến hành: Bước 1: Xây dựng biện pháp trừ có nhớ trong phạm vi 100 - GV nêu phép tính trực tiếp cho HS thực hiện. GV vừa nói vừa viết lên bảng lớp: Cô có các phép tính sau: 30 – 4 = ? 50 – 24 = ? - GV gọi vài HS đọc phép tính - GV sử dụng phương pháp mảnh ghép cho HS thảo luận nhóm đôi, mỗi nhóm thực hiện một phép tính, sau đó chia sẻ cùng nhau. GV gợi ý: + Dùng các thẻ chục và các khối lập phương thể hiện phép tính + Muốn tính 30 - 4 (hay 50 - 24) phải tách từ 1 thanh chục ra 4 khối lập phương để tìm số khối lập phương còn lại ghi vào kết quả. - GV gọi đại diện nhóm trình bày, khuyến khích HS nêu cách thức thực hiện - GV vừa nói, vừa viết giới thiệu biện pháp tính: Để thực hiện phép trừ 30 - 4 ta có thể làm như sau: • Đặt tính: Viết số 30 rồi viết số 4 sao cho các chữ số đơn vị thẳng cột với nhau, viết dấu trừ, kẻ vạch ngang. • Tính từ phải sang trái. 0 không trừ được 4, lấy 10 trừ 4 bằng 6, viết 6 nhớ 1. 3 trừ 1 bằng 2, viết 2. Vậy 30 - 4 = 26 30 4 26 - - GV gọi vài HS nêu lại cách thực hiện như trên. - GV cho HS kiểm tra: Cả lớp cùng đếm bớt trên các khối lập phương để khẳng định kết quả đúng. - Với phép tính 50 - 24, GV cho cả lớp thực hiện trên bảng con. - GV mượn bảng của một HS để chốt. Bước 2: Thực hành - GV đọc lần lượt từng phép tính cho HS thực hiện ra bảng con 70 – 6 40 – 23 30 – 18 - GV gọi một số HS đọc kết quả - GV nhận xét, tổng kết C. LUYỆN TẬP Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại cách tính phép trừ có số bị trừ là số tròn chục Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT1 - GV yêu cầu HS thực hiện nhóm đôi: hai học sinh thực hiện cặp phép tính trên một ngôi nhà vào bảng con (1 HS /phép tính) - GV cho HS các nhóm chia sẻ kết quả với nhau, yêu cầu HS so sánh số đơn vị ở kết quả của cặp phép tính trên cùng một ngôi nhà. - GV sửa bài, nhận xét, tuyên dương các nhóm thực hiện tốt Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT2 - GV cho cá nhân HS tìm hiểu đề bài và nhận biết yêu cầu và cách thực hiện - GV yêu cầu HS thực hiện các phép tính để tìm chiếc xe mỗi chú ngựa kéo - GV lấy tinh thần xung phong gọi một số HS lên trình bày - GV sửa bài, nhận xét, tuyên dương HS thực hiện tốt Nhiệm vụ 3: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT3 - GV cho cá nhân HS tìm hiểu đề bài, xác định cái đã cho và câu hỏi của bài toán, xác định việc cần làm - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân giải bài toán - GV lấy tinh thần xung phong gọi HS lên trình bày bài giải, có giải thích cách làm - GV sửa bài, nhận xét, tuyên dương HS thực hiện tốt D. CỦNG CỐ Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học Cách tiến hành: - GV đọc các phép tính, HS thực hiện trên bảng con 60 - 5; 80 - 27; …… - GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS. | - HS viết số bất kì vào bảng con - HS tìm các bạn - HS nghe GV giới thiệu bài mới - HS lắng nghe, quan sát phép tính - HS đọc phép tính - HS thảo luận nhóm đôi, thực hiện phép tính - Đại diện nhóm trình bày. Có thể nhiều phương án: + Thêm bớt trên khối lập phương hoặc đếm ngón tay + Tính trực tiếp: 10 – 4 = 6; 20 + 6 = 26 nên 30 – 4 = 26; 50 – 24 = 26; ….) - HS lắng nghe - HS nêu lại cách thực hiện - HS kiểm tra - HS tính trên bảng con 50 24 26 - - HS lắng nghe - HS thực hiện các phép tính ra bảng con: 30 18 12 - 70 6 64 - 40 23 17 -
- HS đọc kết quả - HS lắng nghe - HS thực hiện các phép tính ra bảng con - HS các nhóm chia sẻ kết quả và so sánh các cặp phép tính trên cùng một ngôi nhà. - HS lắng nghe - HS tìm hiểu, nhận biết: trên mỗi con ngựa có một phép tính trừ, hiệu các số này là số của xe ngựa - HS thực hiện phép tính - HS lên bảng trình bày - HS lắng nghe - HS xác định việc cần làm: giải bài toán - HS làm bai cá nhân - HS lên bảng trình bày bài giải: Số con cá chui vào vỏ ốc là: 20 – 7 = 13 (con cá) Đáp số: 13 con cá - HS lắng nghe - HS thực hiện phép tính trên bảng con - HS lắng nghe |
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
(3 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Thực hiện được phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ qua các trường hợp cụ thể.
- Vận dụng sơ đồ tách - gộp số để tìm kết quả, thành phần trong phép cộng, phép trừ.
- Vận dụng giải quyết vấn đề đơn giản dẫn đến phép trừ.
- Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính (-).
- Bước đầu làm quen cách tính nhanh.
- Ôn tập nhận dạng hình tam giác.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- 4 thẻ chục và 14 khối lập phương, bộ xếp hình
2. Đối với học sinh
- SGK. vở ghi, bút viết, bảng con…
- 2 thẻ chục và 14 khối lập phương, bộ xếp hình
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. Cách tiến hành: - GV cho HS chơi trò chơi “Đố bạn” - GV đưa sơ đồ tách - gộp số (hoặc ba số gia đình - ba số tạo thành phép tính cộng hay trừ). HS chơi theo nhóm bốn: viết bốn phép tính (+; -) vào bàng con (1 phép tính/HS). - GV đưa 37; 33; 70 hoặc: Nhóm nào có nhiều lần đúng và nhanh nhất thì thắng cuộc - GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá, dẫn HS vào bài học mới B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH Mục tiêu: HS nắm được cách trừ có nhớ trong phạm vi 100 và biết áp dụng để thực hành. Cách tiến hành: Bước 1: Xây dựng biện pháp trừ có nhớ trong phạm vi 100 - GV chia lớp thành hai đội, mỗi đội thực hiện một phép tính: 34 - 5 = ? 54 - 25 = ? - GV yêu cầu mỗi đội thực hiện phép tính theo các bước: đặt tính rồi tính - GV dùng ĐDHT minh họa cách tính, đặc biệt giải thích “nhớ 1”, “thêm 1”.
Vậy 34 - 5 = 29 34 5 29 -
Vậy 54 - 25 = 29 54 25 29 - Bước 2: Thực hành - GV cho HS quan sát tổng quát, nhận biết các phép trừ. - GV yêu cầu HS nhắc lại cách trừ qua 10 trong phạm vi 20 - GV đọc lần lượt từng phép tính cho HS thực hiện trên bảng con 43 - 26 35 - 19 26 - 8 22 - 7 - GV nhận xét, tổng kết C. LUYỆN TẬP Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại cách tính phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT1 - GV cho HS thực hiện nhóm đôi: đọc phép tính và nhận biết yêu cầu - GV yêu cầu cá nhân HS thực hiện phép tính rồi chia sẻ với bạn - GV sửa bài cho HS, khuyến khích HS nói cách thực hiện - GV nhận xét, tổng kết Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT2 - GV cho HS thảo luận nhóm đôi nhận biết yêu cầu rồi thực hiện - GV gọi một số nhóm lên bảng trình bày, khuyến khích HS đọc phép tính theo thứ tự thực hiện - GV chữa bài cho HS, nhận xét và tổng kết Nhiệm vụ 3: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT3 - GV cho HS thảo luận nhóm đôi tìm hiểu mẫu và nhận biết yêu cầu của bài rồi thực hiện - GV lấy tinh thần xung phong gọi HS lên trình bày, khuyến khích HS đọc các phép tính theo sơ đồ tách gộp - GV mở rộng: mối liên hệ cộng trừ, giúp HS nhận biết cách tìm thành phần trng phép cộng, phép trừ. Ví dụ Từ sơ đồ trên giúp HS nhận biết tổng trong phép cộng chính là số bị trừ trong phép trừ, các số hạng trong phép cộng sẽ lần lượt là số trừ và hiệu trong phép trừ. Nhiệm vụ 4: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT4 - GV cho HS tìm hiểu mẫu và nhận biết bài toán - GV yêu cầu HS thực hiện điền số vào dấu ? theo mẫu - GV sửa bài, gọi HS đọc kết quả, Nhiệm vụ 5: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT5 - GV cho HS nhóm hai tìm hiểu và nhận biết yêu cầu - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, tìm cách làm và thực hiện rồi nói kết quả - GV sửa bài, gọi các nhóm HS đọc kết quả, trình bày cách làm - GV nhận xét, đánh giá các nhóm Nhiệm vụ 6: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT6 - GV cho HS nhóm đôi thảo luận và thực hiện theo 4 bước: xác định cái đã cho và câu hỏi của bài toán, xác định việc cần làm: Giải bài toán - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân giải bài toán - GV sửa bài, gọi HS trình bày bài giải và giải thích cách làm Nhiệm vụ 7: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT7 - GV cho HS nhóm đôi tìm hiểu bài và nhận biết yêu cầu - GV yêu cầu HS xếp hình con cá. Lưu ý HS: Có thể xếp các hình khác với hình trong SGK, miễn là xếp con cá theo đúng yêu cầu của bài - GV sửa bài, gọi HS trình bày, khuyến khích HS gọi tên các hình đã dùng để xếp con cá (vừa nói vừa chỉ vào hình). - GV nhận xét, tổng kết D. CỦNG CỐ Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học Cách tiến hành: - GV đọc các phép tính, HS thực hiện trên bảng con 38 - 29; 75 - 8; …… - GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS. | - HS lắng nghe GV giới thiệu - HS viết phép tính: - HS nghe GV giới thiệu bài mới - HS các đội nhận biết các phép tính - HS thực hiện đặt tính rồi tính: 34 5 29 - 54 25 29 - - HS lắng nghe - HS quan sát, nhận biết: cả 4 phép trừ đều có nhớ (do phép trừ các số đơn vị là trừ qua 10 trong phạm vi 20) - HS nhắc lại: trừ để được 10 rồi trừ số còn lại - HS thực hiện các phép tính ra bảng con: 26 8 18 - 35 19 16 - 43 26 17 - 22 7 15 - - HS lắng nghe - HS tìm hiểu, nhận biết yêu cầu: Tính - HS thực hiện cá nhân và chia sẻ với bạn bên cạnh - HS lắng nghe, nói cách thực hiện: bớt để được số tròn chục rồi bớt tiếp - HS lắng nghe - HS thảo luận, thực hiện phép tính, điền số vào dấu ?
- HS lên bảng trình bày 50 – 20 = 38; 38 – 8 = 30; 30 – 14 = 16 - HS lắng nghe - HS thảo luận tìm hiểu mẫu và nhận biết và thực hiện - HS xung phong lên trình bày - HS lắng nghe - HS tìm hiểu và nhận biết: vận dụng sơ đồ tách – gộp số để tìm số thích hợp thay vào dấu ? 80 = 30 = 50 - HS thực hiện - HS đọc kết quả, lắng nghe GV sửa bài - HS nhận biết yêu cầu: tính rồi so sánh với số 50 để vớt cá - HS thảo luận nhóm đôi thực hiện các phép tính - HS đọc kết quả - HS lắng nghe - HS thảo luận tóm tắt bài toán: Cá màu vàng: 32 con Cá màu xanh ít hơn cá màu vàng: 7 con Cá màu vàng: ? con - HS làm bài cá nhân - HS trình bày bài giải: Số con cá màu xanh là: 32 - 7 = 25 (con) Đáp số: 25 con cá màu xanh - HS nhóm đôi tìm hiểu bài, nhận biết yêu cầu của bài: xếp hình con cá - HS xếp hình con cá - HS trình bày cách xếp - HS lắng nghe - HS thực hiện phép tính ra bảng con - HS lắng nghe |
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
(2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Tính nhẩm: cộng, trừ nhẩm các số trong phạm vi 20 và các số tròn chục.
- Thực hiện các phép cộng, trừ (không nhớ, có nhớ trong phạm vi 100).
- Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính (+, -).
- Vận dụng sơ đồ tách - gộp số để tìm kết quả và tìm thành phần trong phép cộng, phép trừ.
- Giải quyết các vấn đề đơn giản liên quan đến độ dài và thời gian (đo độ dài, cộng trừ các số đo độ dài với đơn vị đo xăng-ti-mét; xem lịch, xem đồng hồ).
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất: Trách nhiệm, chăm chỉ, yêu nước
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Hình vẽ cho bài Vui học
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS cả lớp hát múa B. LUYỆN TẬP Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại các kiến thức đã học Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT1 - GV cho HS thực hiện theo nhóm đôi: đọc phép tính và nói kết quả cho bạn nghe - GV sửa bài, khuyến khích HS nhìn vào phép tính nêu cách cộng/ trừ nhẩm (qua 10 trong phạm vi 20). - GV mở rộng: Giúp HS nhận biết cách xác định các phép tính có nhớ, dựa vào dấu hiệu (cộng, trừ qua 10 và vẫn còn phải cộng, trừ tiếp) Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm bốn, hoàn thành BT2 - GV cho HS (nhóm bốn) tìm hiểu bài, nhận biết yêu cầu của bài: - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân, rồi chia sẻ với bạn - GV sửa bài, gọi HS lên bảng trình bày và giải thích cách làm - GV nhận xét, tuyên dương HS trình bày đúng Nhiệm vụ 3: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT3 - GV cho HS quan sát mẫu, tìm hiểu và nhận biết cách thực hiện - GV yêu cầu HS làm cá nhân điền số thích hợp và dấu ? - GV sửa bài, gọi HS trình bày và giải thích cách làm - GV nhận xét, tuyên dương HS tính đúng và nhanh nhất Nhiệm vụ 4: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT4 - GV cho HS quan sát hình ảnh, tìm hiểu bài và nhận biết yêu cầu, cách thực hiện - GV yêu cầu HS làm cá nhân thực hiện bài toán. Nên thực hiện phép tính trước, khi có kết quả sẽ tìm túi. Ví dụ: 50 - 2 – 30 = 18 18 ở vị trí bên trái của 20 nên là túi màu vàng - GV sửa bài, gọi HS đọc kết quả và giải thích cách làm - GV nhận xét, tuyên dương HS tính đúng và nhanh nhất * Vui học - GV cho HS thảo luận để xác định yêu cầu - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, thực hiện giải bài toán - GV sửa bài, gọi HS trình bày lời giải, khuyến khích HS giải thích cách làm Nhiệm vụ 5: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT5 - GV cho HS (nhóm đôi) tìm hiểu bài và nhận biết các yêu cầu - GV yêu cầu HS quan sát hình: đọc ngày, tháng; đọc giờ và nói kết quả cho bạn nghe. - GV sửa bài, gọi một số HS đọc kết quả - Sau khi sửa bài, GV khuyến khích HS đọc ngày, tháng trên tờ lịch của ngày hôm nay * Đất nước em GV giúp HS xác định vị trí Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Ngãi trên bản đồ (SGK trang 30) | - HS cả lớp tham gia - HS thực hiện theo nhóm đôi - HS hệ thống lại cách cộng trừ qua 10 trong phạm vi 20 + Làm cho đủ chục rồi cộng với số còn lại: 9 + 7 = 9 + 1 + 6 6 + 5 = 6 + 4 + 1 4 + 8 = 4 + 6 + 2 Trừ để được 10 rồi trừ số còn lại: 12 – 6 = 12 – 2 – 4 11 – 7 = 11 – 1 – 6 Cách cộng, trừ nhẩm các số tròn chục (coi chục là đơn vị đếm) - HS lắng nghe - HS nhận biết: a) Chưa thực hienj phép tính, xác định các phép tính có nhớ b) Đặt tính rồi tính vào bảng con - HS thực hiện - HS trình bày - HS lắng nghe - HS nhận biết: vận dụng sơ đồ tách – gộp để tìm thành phần của phép cộng, phép trừ - HS làm bài cá nhân - HS trình bày và giải thích - HS lắng nghe - HS tìm hiểu, nhận biết: xác định số trên mỗi cái túi (dựa vào tia số), mỗi bạn nhỏ cầm một bài toán, kết quả của bài toán chính là số trên túi - HS thực hiện cá nhân, tìm túi cho các bạn nhỏ còn lại - HS đọc kết quả - HS lắng nghe - HS thảo luận xác định yêu cầu: đo, tính, so sánh. + Xác định cái đã cho (bằng cách đo rồi tính đoạn đường đi của từng bạn sên) và câu hỏi của bài toán, xác định việc cần làm: giải bài toán - HS làm bài cá nhân - HS trình bày bài giải: a) Quãng đường Sên Xanh đi dải 10 cm. Sên Đỏ đi được 14 cm (vi Sên Đỏ đi được hai quãng đường dài 8 cm và 6 cm, HS có thể đo nối tiếp hai đoạn đường, cũng có thể đo từng đoạn rồi cộng). b) Quãng đường Sên Xanh đi ngắn hơn quãng đường Sên Đỏ đi là: 14 - 10 = 4 (cm) Đáp số: 4 cm. Hoặc: 14 - 10 = 4 Trả lời: Quãng đường Sên Xanh đi ngắn hơn quãng đường Sên Đỏ đi 4 cm. - HS nhận biết yêu cầu: xem lịch, xem đồng hồ - HS quan sát và đọc - HS đọc kết quả: a) Tàu lửa khởi hành tại ga Sài Gòn lúc 8 giờ tối thứ sáu ngày 31 b) Tàu lửa đến ga Quảng Ngãi lúc 12 giờ trưa thứ bảy ngày 1 - HS lắng nghe và đọc ngày, tháng trên tờ lịch của ngày hôm nay - HS quan sát bản đồ SGK trang 30, xác định vị trí Thành phố Hồ Chí Minh và Quảng Ngãi |
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
(1 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Thu thập được dữ liệu, phân loại và kiểm đếm các đối tượng thống kê trong một số tình huống quen thuộc
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình hóa toán học.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất: yêu nước
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Nam châm lá dán vòa mỗi hình HS chọn
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
- Mỗi HS chọn một hình mà mình yêu thích trong ba hình: hình vuông, hình tròn, hình tam giác (bộ đồ dùng học tập).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS cả lớp hát múa bài “Em yêu trường em” B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH Mục tiêu: HS có thể thu thập, phân loại và kiểm đếm các đối tượng thống kê Cách tiến hành: Bước 1: Thu thập, phân loại và kiểm đếm các đối tượng thống kê * Thu thập - GV yêu cầu mỗi HS cầm trên tay hình mà mình đã chọn (trong ba hình: hình vuông, hình tròn, hình tam giác), lần lượt gắn các hình đã chọn lên bảng lớp * Phân loại - GV giới thiệu: Các hình lớp mình đã thu thập theo hình dạng, được phân thành 3 loại: hình vuông, hình tròn, hình tam giác * Kiểm đếm - GV cho HS hoạt động nhóm đôi thảo luận nhận biết nhiệm vụ. - GV yêu cầu HS đếm và viết vào bảng con - GV gọi HS thông báo kết quả đếm - GV hệ thống lại các việc: - Tìm hiểu về các hình mà các em yêu thích, ta thu thập được như trên. - Với các hình đã thu thập, ta có thể phân thành ba loại (theo hình dạng). - Ta đã kiểm đếm số hình mỗi loại. Bước 2: Thực hành Bài 1: Thu thập, phân loại, kiểm đếm các dụng cụ thể thao của lớp - GV tổ chức cho HS thực hành theo nhóm và theo trình tự công việc : + Xác định nhiệm vụ, phân công việc làm trong nhóm. + Thu thập: quan sát hình ảnh trong SGK - GV gọi các nhóm thông báo kết quả - GV nhận xét, mở rộng: Ích lợi của việc tập luyện thể dục, thể thao. C. CỦNG CỐ Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức đã học qua trò chơi “Bão thổi” Cách tiến hành: - GV: Bão thổi, bão thổi - GV: Thổi các bạn nữ đứng lên trước lớp - GV cho HS đếm số nữa sinh và số nam sinh (các bạn cột tóc, hay các bạn đeo kính,..) …… - GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS. | - HS cả lớp cùng hát múa - HS quan sát và trả lời + Xô lớn - HS lần lượt gắn các hình đã chọn trên bảng lớp.VD: - HS lắng nghe - HS thảo luận nhận biết nhiệm vụ: đếm số hình mỗi loại + Xác định cách đếm: nhanh không bỏ sót hoặc không đếm lặp lại hình nào - HS đếm và viết vào bảng con - HS thông báo kết quả đếm, GV viết lên bảng lớp. + Hình vuông: 6 + Hình tròn: 11 + Hình tam giác: 10 - HS lắng nghe và ghi nhớ kiến thức - HS làm việc theo nhóm theo các bước: + Phân loại + Kiểm đếm và ghi chép + Thông báo kết quả - Các nhóm báo cáo kết quả - HS lắng nghe - HS: thổi gì? Thổi gì? - HS đếm - HS lắng nghe |
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
(3 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Thu thập được dữ liệu, phân loại và kiểm đếm các đối tượng thống kê trong một số tình huống quen thuộc.
- Đọc và mô tả được các số liệu ở dạng biểu đồ tranh.
- Nêu được một số nhận xét đơn giản từ biểu đồ tranh.
- Thể hiện kết quả kiểm đếm trên một biểu đồ tranh cụ thể.
- Ổn tập: các ngày trong tuần.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- 20 khối lập phương, bức tranh cho nội dung bài học
2. Đối với học sinh
- SGK. vở ghi, bút viết, bảng con…
- 10 khối lập phương
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||
A. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. Cách tiến hành: - GV cho HS chơi trò chơi “Bão thổi” B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH Mục tiêu: HS nhận biết được biểu đồ tranh và nắm được cách đọc biểu đồ Cách tiến hành: Bước 1: Giới thiệu biểu đồ tranh. Cách đọc biểu đồ a) Biểu đồ tranh - Thu thập, phân loại, kiểm đếm
- GV giới thiệu: Tìm hiểu về diễn viên thú ở một rạp xiếc, người ta thu thập và thể hiện qua hình ảnh.
- GV yêu cầu HS phân loại các diễn viên thú và trả lời câu hỏi: + Tại sao em phân loại như vậy?
- GV cho HS đếm số con vật mỗi loại và ghi chép kết quả - GV gọi HS đọc kết quả. GV viết lên bảng lớp b) Cách đọc và nêu nhận xét đơn giản từ biểu đồ tranh - GV giới thiệu: Biểu đồ tranh là một bảng, có thể trình bày theo các hàng ngang hay cột dọc. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Biểu đồ tranh này gồm mấy hàng? + Tại sao là 3 hàng? - GV hướng dẫn HS đọc và mô tả các dữ liệu: + Hàng đầu thể hiện loại nào? + Mỗi con khỉ được thể hiện như thế nào? + Có bao nhiêu con khỉ? - GV cho HS (nhóm đôi) xem biểu đồ và trả lời câu hỏi: + Diễn viên thú nào nhiều nhất? + Diễn viên thú nào ít nhất? GV giúp HS: chỉ nhìn vào biểu đồ, trả lời ngay các câu hỏi (không cầ đếm lại) - GV hướng dẫn HS nêu một sô nhận xét đơn giản khác Ví dụ: Số gấu ít hơn khỉ là 5 con Số chó nhiều hơn số gấu là 1 con ….. Bước 2: Thực hành Bài 1: Đọc và nhận xét đơn giản biểu đồ tranh - GV giới thiệu: Tìm hiểu về các môn thể thao mà các bạn học sinh lớp 2A yêu thích, người ta thu thập, phân loại, kiểm đếm và thể hiện qua biểu đồ tranh trong SGK trang 100. - GV hướng dẫn HS đọc và mô tả các số liệu. + Biểu đồ này gồm mấy cột? + Mỗi cột thể hiện số bạn HS thích một môn thể thao, hãy kể tên các môn thể thao đó. + Mỗi bạn HS được thể hiện như thế nào? + Đếm số HS thích từng môn thể thao. a) Có bao nhiêu HS thích môn bóng rổ? - GV yêu cầu HS (nhóm đôi) xem biểu đồ và trả lời các câu hỏi b) và c). Bài 2: Thu thập phân loại dữ liệu, kiểm đếm, thể hiện kết quả kiểm đếm trên một bảng cho sẵn a) Thu thập, phân loại, kiểm đếm - GV cho HS tìm hiểu bài, nhận biết: • Phân loại: Sở thích của HS về mấy loại trái cây, tên từng loại trái cây. • Thu thập: Phỏng vấn các bạn để biết bạn thích loại trái cây nào trong bốn loại: chuối, thanh long, đu đủ, dưa hấu. • Kiểm đếm: HS đếm số bạn thích từng loại trái cây và ghi chép. Có .?. bạn thích chuối. Có .?. bạn thích thanh long. Có .?. bạn thích đu đủ. Có .?. bạn thích dua hấu. b) Thể hiện kết quả kiểm đếm trên một bảng cho sẵn • Đặt vào khung: 1 / HS. - GV cho HS hoạt động theo tổ. Các tổ có thể phân việc: một bạn phỏng vấn, các bạn còn lại ghi chép và đặt khối lập phương vào bảng riêng của mình (SGK). • Dựa vào biểu đồ tranh, trả lời các câu hỏi. - GV yêu cầu HS dựa vào biểu đồ tranh đã lập để trả lời câu hỏi: + Loại trái cây nào được nhiều bạn yêu thích? + Loại trái cây nào được ít bạn thích nhất? - GV mở rộng: ích lợi của việc ăn trái cây. C. LUYỆN TẬP Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại cách đọc và nêu nhận xét đơn giản từ biểu đồ tranh Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT1 - GV giới thiệu: Tìm hiểu về các hình vẽ trang trí cốc, người ta thu thập, phân loại, kiểm đếm và thể hiện qua biểu đồ tranh trong SGK trang 102. - GV hướng dẫn HS đọc và mô tả các số liệu: + Biểu đồ này gồm mấy hàng? + Mỗi hàng thể hiện số cốc được trang trí theo hình vẽ, hãy kể tên các hình đỏ. + Mỗi cái cốc được thể hiện như thế nào? - GV yêu cầu HS (nhóm đôi) xem biểu đồ và trả lời các câu hỏi. - GV sửa bài, gọi một số HS trình bày và giải thích các câu trả lời. GV hướng dẫn HS nêu một số nhận xét đơn giản khác. - GV giáo dục HS giữ vệ sinh các vật dụng cá nhân, vệ sinh môi trường (sử dụng cốc giấy dùng một lần thay cho cốc nhựa), vệ sinh trong ăn uống (ăn chín, uổng sôi) ,... Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT2 - GV giới thiệu: Tìm hiểu về lượng nước uống của các bạn Linh, bạn Nam và bạn Mai, người ta thu thập, phân loại, kiểm đếm và thể hiện qua biểu đồ tranh trong SGK trang 102. - GV hướng dẫn HS đọc và mô tả các số liệu: + Biểu đồ này gồm mấy hàng? + Mỗi hàng thể hiện số cốc nước của một bạn + Mỗi cái cốc được thể hiện như thế nào? + Đếm số cốc nước của từng bạn - GV yêu cầu HS (nhóm đôi) xem biểu đồ và trả lời các câu hỏi. - GV sửa bài, gọi một số HS trình bày và giải thích các câu trả lời. - GV giáo dục HS uống đủ nước trong một ngày Nhiệm vụ 3: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT3 - GV giới thiệu: Tìm hiểu về những nơi mà các bạn HS lớp 2B muốn đến, người ta thu thập, phân loại, kiểm đếm và thể hiện qua biểu đồ tranh trong SGK trang 103. - GV hướng dẫn HS đọc và mô tả các số liệu: + Biểu đồ này gồm mấy cột? (4 cột) + Mỗi cột thể hiện số bạn HS muốn đến nơi đó. + Mỗi HS được thể hiện như thế nào? - GV yêu cầu HS (nhóm đôi) xem biểu đồ và trả lời các câu hỏi. - GV sửa bài, gọi HS trình bày và giải thích các câu trả lời. - GV giáo dục HS về phép lịch sự khi đến nơi công cộng. Ví dụ: không ồn ào, xếp hàng (nếu cần), để sách vở / đồ đạc đúng chỗ sau khi xem ,... Nhiệm vụ 4: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT4 a) Thu thập, phân loại, kiểm đếm • Thu thập GV giới thiệu: Tìm hiểu về thời tiết trong hai tuần qua, người ta thu thập và thể hiện qua bảng thời tiết hằng ngày (SGK trang 104). • Phân loại - GV đặt câu hỏi + Người ta phân loại thời tiết thành mấy loại? Kể tên. • Kiểm đếm - GV yêu cầu HS đếm số ngày của mỗi loại thời tiết và ghi chép kết quả đếm. b) Thể hiện kết quả kiểm đếm trên một bảng cho sẵn - GV hướng dẫn HS đặt vào khung: 1/ ngày • Đọc và nêu nhận xét đon giản từ biểu đồ tranh - GV yêu cầu HS (nhóm đôi) xem biểu đồ và trả lời các câu hỏi. - GV sửa bài, Gọi một số HS trình bày và giải thích các câu trả lời. - Sau khi sửa bài, GV giáo dục HS về trang phục ra đường thích hợp cho mỗi loại thời tiết. Ví dụ: đội mũ (nón) khi trời nắng, mặc áo mưa (che dù) khi trời mưa,... D. CỦNG CỐ Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học Cách tiến hành: - GV cho HS chơi “Tôi bảo” - GV đưa ra bảng phụ: EM THÍCH MÀU GÌ?
- GV chọn 3 HS, mỗi HS phụ trách 1 màu. + GV: Tôi bảo, tôi bảo. + GV: Tôi bảo ai thích màu trắng đứng lên. + GV: Tôi bảo, tôi bảo. + GV: Tôi bảo các em ngồi xuống. - Tương tự với các màu còn lại. Lưu ý, 1 HS có thể thích nhiều màu và cũng có thể không thích màu nào. + GV: Tôi bảo, tôi bảo. + GV: Tôi bảo các em cho biết màu nào có nhiều bạn thích nhất. ……… - GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS. | - HS cả lớp tham gia trò chơi - HS lắng nghe - HS phân loại và trả lời - HS đếm và ghi chép - HS thông báo kết quả + Khỉ: 9 con + Gấu: 4 con + Chó: 5 con - HS lắng nghe - Trả lời câu hỏi: + 3 hàng + Ta phân thành 3 hàng - HS sử dụng SGK, cùng đếm với GV để thể hiện số lượng mỗi vật đã đếm ở trên - HS xem biểu đồ và nhận xét: + Khỉ nhiều nhất + Gấu ít nhất - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS trả lời: + Biểu đồ gồm 4 cột + Các môn thể thao: bóng đá, bóng rổ, cầu lông, bơi lội + Mỗi hình ảnh thể hiện một HS + Có 10 HS thích môn bóng rổ - HS thảo luận trả lời b) 1 bạn c) bóng đá (12 bạn)
- HS tìm hiểu và nhận biết
- HS hoạt động theo tổ, thực hiện yêu cầu - HS quan sát biểu đồ tranh và trả lời câu hỏi - HS lắng nghe - HS lắng nghe, quan sát biểu đồ tranh - HS thực hiện - HS trả lời câu hỏi: + Biểu đồ gồm 3 hàng + Hình con hổ, hình con mèo, hình con khỉ + Hình vẽ cái cốc - HS thảo luận, trả lời câu hỏi - HS trình bày: Dựa vào biểu đồ: a) 8 hồ, 10 mèo, 5 khỉ (đếm) b) Hổ ít hơn mèo 2 cái c) Có 23 cái cốc được trang trí (Đếm hoặc tính) - HS lắng nghe và ghi nhớ - HS lắng nghe, quan sát biểu đồ tranh - HS thực hiện - HS trả lời câu hỏi: + Biểu đồ gồm 3 hàng + Hình vẽ cái cốc + Linh: 6 cốc; Nam: 8 cốc; Mai: 10 cốc - HS thảo luận, trả lời câu hỏi - HS trình bày: Dựa vào biểu đồ, ta thấy ngay a) Bạn Nam uống nhiều nước hơn bạn Linh, nhưng lại nống ít nước hơn bạn Mai. Bạn Linh uống ít nước nhất. Bạn Mai uống nhiều nước nhất. b) Bạn Nam uống đủ 2 / 1 ngày. Bạn Linh uống chưa đủ 2 /1 ngày. Bạn Mai uống nhiều hơn 2 /1 ngày. (Vì 2 chỉ có 8 cốc mà bạn Mai uống 10 cốc,....) - HS lắng nghe và ghi nhớ - HS lắng nghe, quan sát biểu đồ tranh - HS trả lời: + 4 cột + Mỗi HS được thể hiện bằng - HS thảo luận và trả lời các câu hỏi - HS trình bày: Ví dụ: Dựa vào biểu đồ: a) Các bạn HS lớp 2B chọn 4 nơi yêu thích để đến. (đếm) b) Đếm: Có 12 bạn thích đến công viên. Có 14 bạn thích đến nhà sách. Có 7 bạn thích đến vườn bách thú. Có 5 bạn thí ch về vùng quê. c) Đếm: Nhà sách có nhiều bạn thích đến nhất. Vùng quê có ít bạn thích đến nhất. - HS lắng nghe và ghi nhớ - HS lắng nghe, quan sát biểu đồ tranh - HS trả lời: + 4 loại: ngày nắng, ngày gió, ngày nhiều mây, ngày mưa - HS thông báo kết quả, GV viết trên bảng lớp. Ngày nắng: 5 ngày. Ngày nhiều gió: 2 ngày. Ngày nhiều mây: 3 ngày. Ngày mưa: 4 ngày. - HS lắng nghe, hoàn thiện biểu đồ tranh - HS thảo luận trả lời câu hỏi, nói cho nhau nghe - HS trình bày: + 2 tuần = 14 ngày (có thể đếm số ngày trục tiếp trên biểu đồ tranh, đếm trên lịch, cũng có thể tính để biết). + Chỉ cần nhìn vào sơ đồ, ta thấy ngay: Số ngày nắng nhiều nhất, số ngày nhiều gió ít nhất - HS lắng nghe và ghi nhớ - HS lắng nghe + HS: Bảo gì? Bảo gì? + Những em HS thích màu trắng đứng lên. HS phụ trách màu trắng đếm nhẩm, không nói số lượng và thể hiện vào bảng (có thể đánh dấu x, hay dấu , hoặc vẽ hình ... tuỳ GV quy định). + HS: Bảo gì? Bảo gì? + HS ngồi xuống + HS: Bảo gì? Bảo gì? + HS trả lời - HS lắng nghe |
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
(1 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Làm quen với các khả năng xảy ra (có tính ngẫu nhiên) của một sự kiện.
- Làm quen với việc mô tả những hiện tượng liê quan đến các thuật ngữ: có thể, chắc chắn, không thể thông qua vài thí nghiệm, trò chơi hoặc xuất phát từ thực tiễn.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất: yêu nước
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Hình vẽ bài học (nếu cần)
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
- 1 khối lập phương
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS cả lớp hát múa B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH Mục tiêu: HS làm quen với các khả năng xảy ra: có thể, chắc chắn, không thể và áp dụng vào thực hành Cách tiến hành: Bước 1: Các khả năng có thể xảy ra: có thể, chắc chắn, không thể a) Tình huống xảy ra - GV vẽ tranh yêu cầu HS quan sát hình vẽ, thảo luận nhóm đôi để giới thiệu các khả năng có thể xảy ra. - GV gọi HS trình bày, GV ghi chú trên bảng lớp + Khi nào dùng từ không thể để mô tả khả năng xảy ra? + Khi nào dùng từ có thể để mô tả khả năng xảy ra? + Khi nào dùng từ chắc chắn để mô tả khả năng xảy ra? - GV cho HS (thảo luận nhóm bốn) nêu một vài ví dụ có sử dụng các từ: có thể, chắc chắn, không thể. Bước 2: Thực hành Bài 1: Có thể, chắc chắn hay không thể? - GV cho HS nhóm hai tìm hiểu và nhận biết yêu cầu của bài - GV yêu cầu các nhóm thảo luận điền từ thích hớp vào chỗ trống - GV sửa bài, gọi HS đọc kết quả và khuyến khích HS giải thích tại sao điền như vậy. - GV nhận xét, tổng kết Bài 2: Trò chơi Tập tầm vông - GV dạy HS bài đồng dao, nói luật chơi, tổ chức cho HS chơi theo nhóm đôi. - Sau khi chơi, GV giúp HS nhận biết: • Khi dự đoán, em không biết chắc chắn tay nào của bạn có khối lập phương. • Cỏ thể tay trái, cũng có thể tay phải. C. CỦNG CỐ Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức đã học Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS thi đua giữa các tổ: mô tả khả năng xây ra (có sử dụng các từ: có thể, chắc chắn, không thể). Ví dụ: mô tả thời tiết, thời gian, thời khóa biểu học tập,... * Hoạt động thực tế Em tập dùng các từ có thể, chắc chắn, không thể khi nói chuyện với người thân. - GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS. | - HS cả lớp cùng hát múa - HS quan sát tranh và thảo luận - HS trình bày: • Tinh huống 1: không thể Vinh không thể lấy đuợc một khối lập phương màu đỏ, vì trong khay chỉ có các khối lập phương màu xanh. + Khi biết rõ là chắc chắn không xảy ra • Tình huống 2: có thể Bích cỏ thể lấy được một khối lập phương màu đỏ. + Khi biết có thể xảy ra nhưng không chắc chắn. • Tình huống 3: chắc chắn Hùng chắc chắn lấy được khối lập phương màu đỏ. + Khi biết rõ chắc chắn xảy ra. - HS nêu ví dụ Ví dụ: Hôm nay, chắc chắn là thứ ....... Chiều nay trời có thể mưa, con nhớ mang áo mưa. Chim cánh cụt không thể bay. …… - HS tìm hiểu và nhận biết yêu cầu: + Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống. - HS thảo luận điền từ - HS đọc kết quả và giải thích: a) chắc chắn (vì tất cả các thẻ số đều là số tròn chục). b) không thể (vì không có số 70). c) có thể (vì trong ba thẻ, có một thẻ là số 50). - HS lắng nghe - HS học thuộc bài đồng dao, lắng nghe GV giới thiệu luật chơi và tiến hành chơi theo nhóm đôi. - HS lắng nghe - HS các tổ thi đua và chọn ra tổ chiến thắng - HS về nhà tập cùng người thân - HS lắng nghe |
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
(2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết được 1 ngày có 24 giờ.
+ Cảm nhận được khoảng thời gian 1 giờ và 1 ngày.
+ Làm quen với khoảng thời gian, bước đầu phân biệt thời điểm và khoảng thời gian.
- Nhận biết một ngày có các buổi: sáng, trưa, chiều, tối, đêm và hai cách đọc giờ vào buổi chiều, tối, đêm.
- Biết xem giờ trên đồng hồ điện tử.
- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến thời gian.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học, sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất: Chăm chỉ (quý trọng thời gian), trách nhiệm
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Mô hình đồng hồ 2 kim, đồng hồ điện tử
2. Đối với học sinh
- SGK. vở ghi, bút viết, bảng con…
- Mô hình đồng hồ 2 kim
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. Cách tiến hành: - GV cho HS chơi trò chơi “Đố bạn” - GV đọc giờ - GV tiếp tục cho HS chơi theo nhóm dôi - GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá, dẫn HS vào bài học mới B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH Mục tiêu: HS nắm được các đơn vị ngày, giờ và biêt được cách đọc giờ theo buổi Cách tiến hành: Bước 1: Giới thiệu đơn vị ngày, giờ a) Giới thiệu đơn vị giờ - GV đưa ra một tình huống: Bây giờ là 8 giờ, từ lúc 7 giờ đến bây giờ chúng ta đã làm những việc gì? + GV dẫn dắt để HS kể một số công việc chính đã trải qua trong khoảng thời gian 1 giờ - GV giới thiệu: • Từ 7 giờ đến 8 giờ là 1 giờ, giờ là một đơn vị đo thời gian. • 1 ngày có 24 giờ. 24 giờ trong một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau. b) Giới thiệu cách đọc giờ theo buổi - GV và HS sử dụng mô hình đồng hồ 2 kim. + GV nói: 18 giờ. - GV cho HS mở SGK (nhóm bốn) lần lượt đọc giờ và xoay kim đồng hồ theo hình vẽ. - Trò choi: Đố bạn GV: Đố bạn, đố bạn. GV: 8 giờ là buổi gì trong ngày? - GV cho HS tiếp tục chơi theo nhóm - GV chốt: Sáng từ 1 giò đến hết 10 giờ; Trưa từ 11 giờ đến hết 12 giờ; Chiều từ 13 giờ đến hết 18 giờ; Tối từ 19 giờ đến hết 21 giờ; Đêm từ 22 giờ đến hết 24 giờ. Bước 2: Thực hành Bài 1: - GV tổ chức cho HS nhóm hai thay nhau làm theo SGK - GV nhận xét, tổng kết Bài 2: - GV giới thiệu: Đây là bức tranh nói về các hoạt động của bạn Minh trong một ngày (24 giờ) - GV yêu cầu HS nhóm hai quan sát từng hoạt động gắn với từng cái đồng hồ thay nhau nói theo mẫu: Lúc 6 giờ sáng, Minh thức dậy. C. LUYỆN TẬP Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại cách đọc giờ theo buổi Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT1 - GV giới thiệu một đồng hồ điện tử (loại để bàn hay treo tường), nếu không có thì viết giờ lên bảng để HS đọc: 17 : 00 5 giờ chiều 7 : 00 7 giờ sáng 20 : 00 8 giờ tối …… - GV giới thiệu: Đây là các hoạt động của bạn Hà trong một ngày Chủ nhật, các hoạt động diễn ra theo thứ tự thời gian, từ hình a đến hình g. - GV gọi HS nói theo mẫu: - GV cho HS nhóm hai tập nói theo mẫu các tranh còn lại - GV sửa bài, hỏi HS dưới nhiều hình thức: + Nói theo tiến trình thời gian (lần lượt từ hình a đến hình g) + Hà chơi thả diều lúc mấy giờ? (hình d) + Lúc 8 giờ tối (20 giờ), Hà làm gì? …… Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm bốn, hoàn thành BT2 - GV giúp HS xác định khoảng thời gian 1 giờ hay 1 ngày - GV cho HS nhóm 4 tìm hiểu bài và nhận biết yêu cầu. - GV yêu cầu HS thảo luận, thực hiện điền giờ hay ngày vào các bức tranh - GV sửa bài, gọi HS đọc két quả và khuyến khích HS giải thích cách làm - GV nhận xét, tổng kết Nhiệm vụ 3: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT3 - GV yêu cầu HS nhóm hai quan sát từng hoạt động gắn với từng cái đồng hồ thay nhau nói theo mẫu: Hà thức dậy lúc 6 giờ sáng. - GV sửa bài, gọi một số nhóm nói các bức tranh còn lại, khuyến khích HS nói theo 2 cách - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm nói chính xác * Hoạt động thực tế - GV yêu cầu HS về nhà trao đổi với người thân: Trong các việc sau, em nên giành nhiều hời gian cho việc nào? | - HS quay kim đồng hồ - HS chơi theo nhóm đôi - HS nghe GV giới thiệu bài mới - HS lắng nghe tình huống - HS kể một số công việc đã trải qua: • 7 giờ chúng em tới trường. • Xếp hàng vào lớp. • Chúng em chào cô giáo rồi báo cáo các bạn vắng mặt. • Cô cho chơi trò “Đố bạn”. • Chúng em học môn Tiếng Việt. …… • Đến bây giờ là 8 giờ. - HS lắng nghe và ghi nhớ - HS: xoay kim đồng hồ chỉ 6 giờ rồi nói: 6 giờ chiều. - HS mở SGK, theo nhóm 4 lần lượt đọc giờ và xoay kim đồng hồ theo hình vẽ HS: Đố gì, đố gì? HS: Đó là buổi sáng, buổi sáng. - HS chơi theo nhóm - HS lắng nghe, ghi nhớ - HS nhóm hai thực hiện: + Một HS xoay kim đồng hồ và nói giờ + Một HS viết giờ buổi chiều (tối, đêm) vào bảng con. - HS lắng nghe GV - HS quan sát tranh và lắng nghe GV giới thiệu - HS quan sát nói theo mẫu + Lúc 7 giờ sáng, Minh đi học …… - HS quan sát và đọc giờ - HS lắng nghe - HS nói theo mẫu: + Lúc 5 giờ chiều, Hà giúp mẹ nấu ăn - HS nói theo mẫu - HS trả lời - HS lắng nghe - HS thảo luận nhận biết: Hình vẽ các thành viên trong gia đình với công việc quen thuộc. Xác định khoảng thời gian cần để thực hiện công việc - HS thảo luận, thực hiện - HS đọc kết quả và giải thích - HS lắng nghe - HS quan sát tranh và nói theo mẫu - HS các nhóm nói các bức tranh còn lại theo 2 cách - HS lắng nghe - HS về nhà trao đổi cùng với người thân |
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
(2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết được số ngày trong tháng.
- Biết xem lịch tháng.
- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến thời gian.
- Nhận biết được một số ngày lễ quan trọng gần gũi với HS.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học, sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất: Chăm chỉ (quý trọng thời gian), trách nhiệm
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Quyển lịch tháng
2. Đối với học sinh
- SGK. vở ghi, bút viết, bảng con…
- 1 tờ lịch tháng
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. Cách tiến hành: - GV cho HS chơi trò chơi “Đố bạn” - GV cho HS cầm tờ lịch đem theo đố bạn đọc thứ, ngày B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH Mục tiêu: HS nhận biết được số ngày trong tháng và biết xem lịch tháng Cách tiến hành: Bước 1: Giới thiệu tờ lịch tháng - GV đưa ra một tờ lịch ngày hôm nay, hướng dẫn HS xem thứ, ngày, tháng trên tờ lịch. GV đặt vấn đề: Xem trên tờ lịch này, chúng ta chỉ biết thứ, ngày, tháng của hôm nay; còn các ngày khác trong tháng và đặc biệt có biết được tháng này có bao nhiêu ngày không? - GV giới thiệu: Tờ lịch tháng. GV giới thiệu: Các ngày trong tháng 12 được viết bởi các số liên tiếp từ ngày 1 đến ngày 31. Tháng 12 có 31 ngày. - GV cho HS xem thêm vài tờ lịch tháng để HS nhận biết ngày cuối cùng của tháng là ngày bao nhiêu và nói số ngày trong tháng đó. GV hướng dẫn HS cách xem lịch đọc viết thứ, ngày, tháng (hôm qua - hôm nay - ngày mai - tuần sau ...). Ví dụ: Hôm nay là thứ Ba, ngày 14 tháng 12. Ngày mai là thứ.................. Tuần sau là .......................... Bước 2: Thực hành Bài 1: - GV cho HS nhóm hai thay trả lời các câu hỏi trong SGK - GV sửa bài, gọi HS trình bày câu trả lời, khuyến khích HS thao tác trên tờ lịch tháng 12 để kiểm tra thông tin - GV nhận xét, tổng kết Bài 2: - GV chỉ vào dòng: thứ, ngày, tháng trên bảng cho HS đọc rồi GV chỉ vào ngày tiên lịch cho HS đọc lại thứ, ngày, tháng (của hôm nay). - GV chỉ vào ngày 1/12. - GV cho nhóm hai HS thay nhau đọc - viết theo mẫu. - GV sửa bài, sử dụng tờ lịch tháng 12 trên bảng lớp, cho HS kiểm tra thông tin. C. LUYỆN TẬP Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại cách đọc ngày tháng Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT1 - GV cho HS tìm hiểu bài và giúp HS nhận biết: Tương tự tháng 12, các ngày trong tháng 1 cũng được viết bởi các số liên tiếp từ ngày 1 đến ngày 31. - GV chỉ vào vị trí số 31 trên tờ lịch và nói rõ tại sao số 31 được viết vào ô trên đầu tờ lịch thay vì viết tiếp sau số 30: theo quy ước về khung lịch. - GV yêu cầu HS đọc tiếp các ngày còn thiếu, xác định ngày Chủ nhật tuần hước và tuần sau ngày Chủ nhật 16/1. - GV sửa bài, treo tờ lịch tháng 1 trên bảng lớp, cho HS kiểm tra thông tin. Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT2 - GV cho HS tìm hiểu bài - GV yêu cầu HS quan sát tờ lịch, điền tiếp các ngay còn thiếu và xác định các ngày theo yêu cầu của bài - GV sửa bài, gọi HS đọc kết quả và hỏi lại HS em dựa vào đâu để xác định được ngày như vậy - GV treo tờ lịch tháng 4, tháng 5 lên bảng cho HS kiểm tra thông tin - GV mở rộng: Giới thiệu ngày 30/4 và ngày 1/5. + Ngày 30 tháng 4 là ngày giải phỏng miền Nam, thống nhất đất nước. + Ngày 1/5 là ngày Quốc tế Lao động, đây là ngày hội lớn của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam. Đây cũng là ngày biểu thị tình đoàn kết hữu nghị với giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới, cùng đấu tranh cho thắng lợi của hoà binh, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội. + GV giới thiệu đôi nét về cuộc đua xe đạp “Cúp Truyền hình”. | - HS đọc thứ ngày trên các tờ lịch - HS lắng nghe và quan sát tờ lịch - HS lắng nghe và ghi nhớ - HS quan sát các tờ lịch và nhận biết - HS quan sát, lắng nghe GV hướng dẫn - HS trả lời các câu hỏi trong SGK - HS trình bày câu trả lời a) Tháng 12 có 31 ngày. b) Ngày hai mươi lăm tháng Mười hai là thứ Bảy. c) Trong tháng 12 có 4 ngày Chủ nhật. Đó là các ngày: 5, 12,19, 26. - HS lắng nghe, ghi nhớ - HS đọc theo GV chỉ - Một HS đọc và một HS viết tiên bảng con: Thứ Tư, ngày 1 tháng 12. - HS thực hiện theo nhóm - HS lắng nghe GV - HS tìm hiểu và nhận biết - HS quan sát và lắng nghe - HS đọc và xác định - HS lắng nghe GV sửa bài; quan sát tờ lịch và kiểm tra thông tin - HS đọc câu hỏi và nêu yêu cầu của bài - HS quan sát tờ lịch và trả lời các câu hỏi - HS đọc kết quả - HS quan sát, kiểm tra thông tin - HS lắng nghe |
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
(2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Ổn tập cộng, trừ trong phạm vi 100.
- Ôn tập biểu đồ tranh.
- Ôn tập về ngày, giờ, xem lịch.
- Vận dụng giải quyết vấn đề đơn giản.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất: Trách nhiệm, chăm chỉ, yêu nước
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Thủ công.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Bộ xếp hình
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
- Bộ xếp hình
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS cả lớp hát múa B. LUYỆN TẬP Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại các kiến thức đã học Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm bốn, hoàn thành BT1 - GV giới thiệu khái quát về các hình ảnh nói về cái gì? Lưu ý HS khi quan sát hình ảnh: Thứ mấy? -> Ngày bao nhiêu? -> Tháng mấy? -> Mấy giờ? -> Buổi gì? -> Làm gì? - GV cho HS (nhóm bốn) thảo luận. - GV sửa bài, gọi các nhóm trình bày trước lớp, khuyến khích HS giải thích cách làm. - Sau khi sửa bài, GV giáo dục HS phép lịch sự khi đi trên những phương tiện công cộng: đến đúng giờ, ngồi đúng số ghế, không nói chuyện ồn ào, không xả rác bừa bãi,.... Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT2 - GV giới thiệu: Tìm hiểu về một số con vật ở một vườn thú, người ta thu thập, phân loại, kiểm đếm và thể hiện qua biểu đồ tranh trong SGK trang 113. - GV hướng dẫn HS đọc và mô tả các số liệu: + Biểu đồ này gồm mấy cột? (4 cột). + Tại sao là 4 cột? + Mỗi cột thể hiện số con thú của một loại thú. + Mỗi con thú được thể hiện như thế nào? - GV yêu cầu HS (nhóm đôi) xem biểu đồ và trả lời các câu hỏi. - GV sửa bài, gọi HS trình bày và giải thích các câu trả lời. - Sau khi sửa bài, GV giới thiệu các con vật (công, vẹt, trĩ, đà điểu) đều bay được. * Trò chơi Bin - gô - GV phát cho HS: mỗi em một thẻ BIN-GÔ có kẻ sẵn ô số. - GV nêu luật chơi rồi lần lượt đọc và viết các phép tính lên bảng. (Cộng, trừ trong phạm vi 100). - Giáo viên và các bạn cùng kiểm tra kết quà các phép tính của bạn thắng cuộc. * Đất nước em Cà Mau có nhiều hải sản tươi ngon, nổi tiếng nhất là cua Cà Mau. GV giúp HS xác định vị trí tỉnh Cà Mau trên bản đồ (SGK trang 130). | - HS cả lớp tham gia - HS lắng nghe, tìm hiểu bài và nhận biết yêu cầu: Xem đồng hồ, xem lịch, tìm khoảng thời gian. - HS thảo luận - HS trình bày trước lớp a) Xe khởi hành tại bến Mỹ Đình vào
b) Xe đến bến Sơn La vào:
c) Xe đi từ bến xe Mỹ Đình đến bến xe thành phố Sơn La mất 8 giờ - HS lắng nghe - HS lắng nghe, quan sat SGK - HS trả lời + 4 cột + Vi các con thú được phân thành 4 loại + Hinh vẽ - HS thảo luận trả lời câu hỏi - HS trình bày và giải thích Nhìn vào biểu đồ, ta thấy ngay: a) Công: 4 con Vẹt: 7 con Trĩ: 4 con Đà điểu: 3 con b) Vẹt nhiều nhất, đà điểu ít nhất. c) Tất cả có 18 con vật. - HS lắng nghe - Học sinh tính rồi khoanh vào số chỉ kết quả trên thẻ. - HS nào khoanh đủ ba số theo một hàng (hàng dọc, hàng ngang hay hàng chéo) thì thắng cuộc và hô lớn “Bin-gô!” - HS lắng nghe, xác định vị trí tỉnh Cà Mau trên bản đồ |
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
(9 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Ôn tập các số trong phạm vi 100: cấu tạo số, sơ đồ tách - gộp số, so sánh số, dãy số thứ tự theo quy luật, ước lượng, ...
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Hình vẽ bài 9 (phần số)
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. Cách tiến hành: - GV cho HS hát múa - GV tổng kết, dẫn dắt HS vào bài mới. B. LUYỆN TẬP Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại các kiến thức đã học Cách tiến hành * Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm bốn, hoàn thành BT1 - GV cho HS nhóm bốn tìm hiểu bài và nhận biết yêu cầu của bài - GV yêu cầu HS các nhóm thực hiện điền số vào dấu ? - GV sửa bài, gọi một số HS đọc kết quả, yêu cầu HS giải thích cách làm - GV hỏi để hệ thống lại cấu tạo thập phân của số Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT2 - GV cho HS tìm hiểu, nhận biết: xác định cách đọc số, viết số và cấu tạo số - GV yêu cầu HS nhóm đôi thảo luận chọn cách đọc số, viết số, cấu tạo số đúng - GV sửa bài, gọi HS các nhóm đọc kết quả - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm làm đúng và nhanh nhất Nhiệm vụ 3: Hoạt động nhóm hai, hoàn thành BT3 - GV yêu cầu HS nhóm hai tìm hiểu bài và nhận biết: + Yêu cầu của bài + Tìm thế nào? - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, điền số vào các dấu ? của các phần a, b, c, d - GV sửa bài, gọi 4 HS đọc kết quả và khuyến khích HS giải thích tại sao điền như vậy. - GV mở rộng: hình dạng các dãy số (tròn, tam giác, vuông, chữ nhật có cùng màu ghép vào giống hình cây nến). Nhiệm vụ 4: Hoạt động nhóm bốn, hoàn thành BT4 - GV cho HS tìm hiểu đề: nhận biết yêu cầu, xác định nhiệm vụ. - GV yêu cầu HS nhóm bốn thảo luận tìm cách làm - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân sau đó chia sẻ trong nhóm để kiểm tra lại kết quả - GV sửa bài, gọi vài HS đọc kết quả và nói cách làm. - GV chốt: HS có thể có cách làm khác nhau, lí luận đúng dể tìm kết quả đúng thì chấp nhận. Hình cuối cùng có 17 con kiến Nhiệm vụ 5: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT5 - GV cho HS nhóm hai tìm hiểu bài và nhận biết yêu cầu của bài - GV yêu cầu HS thực hiện so sánh, điền dấu thích hợp vào dấu ? - GV gọi 3 HS lên bảng viết kết quả, giải thích tại sao điền dấu đó - GV nhận xét, tuyên dương HS làm đúng và nhanh nhất. Nhiệm vụ 6: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT6 - GV cho HS tìm hiểu xác định yêu cầu của bài và thực hiện - GV sửa bài, gọi HS đọc kết quả và giải thích tại sao chọn số đó - GV hệ thống hoá cách so sánh các số trong phạm vi 100. • Số có một chữ số bé hơn số có hai chữ số. • So sánh các số có hai chữ số: So sánh từ trái sang phải. + Số nào có số chục lớn hơn thì số đó lớn hơn. + Nếu số chục bằng nhau, số nào có số đơn vị lớn hơn thì số đó lớn hơn. Nhiệm vụ 7: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT7 - GV cho HS thảo luận nhóm đôi, để chọn số phải sắp xếp - GV sửa bài, gọi 2 HS đọc kết quả và giải thích tại sao chọn các số đó để đổi chỗ. GV lưu ý: Có thể xác định số bé nhất, số lớn nhất, từ đó sẽ biết phải đổi chỗ hai chiếc lá nào. - GV mở rộng: Giới thiệu một số loại kiến cắt lá để làm tổ Nhiệm vụ 8: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT8 - GV cho HS quan sát hình ảnh, tìm hiểu bài và nhận biết yêu cầu, cách thực hiện - GV yêu cầu HS làm cá nhân thực hiện bài toán. Nên dựa vào lời nói của chim để xác định số nhà chim trước, khi có kết quả sẽ tìm nhà cho chim VD: Số liền sau của 70 là số 71 Số 71 ở bên phải số 70 => Nhà của chim xanh là nhà vàng - GV sửa bài, gọi HS đọc kết quả và giải thích cách làm - GV nhận xét, tuyên dương HS thực hiện đúng và nhanh Nhiệm vụ 9: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT9 - GV cho HS nhóm đôi tìm hiểu bài và nhận biết yêu cầu - GV yêu cầu HS thực hiện rồi nói kết quả - GV sửa bài, gọi HS trình bày cách làm. Khuyến khích HS vừa nói vừa thao tác trên hình vẽ GV treo trên bảng lớp - GV tổng kết, nhận xét, tuyên dương các nhóm hoàn thành tốt bài tập | - HS cả lớp hát múa - HS lắng nghe - HS thảo luận nhận biết yêu cầu của bài: Số? - HS thảo luận điền số vào dấu ? - HS đọc kết quả: a) Có 96 chấm tròn (đếm theo chục) b) 96 = 90 + 6 90 + 6 = 96 - HS trả lời: số chục – số đơn vị - HS tìm hiểu, nhận biết - HS thảo luận theo nhóm đôi - HS các nhóm đọc kết quả - HS lắng nghe - HS thảo luận nhận biết: + Yêu cầu của bài: Số? + Dãy số đếm thêm – câu a: thêm 1; câu b: thêm 2; câu c: thêm 5; câu d: thêm 10. - HS thảo luận điền số - HS đọc kết quả - HS lắng nghe - HS tìm hiểu nhận biết yêu cầu: + Hình cuối cùng (thứ sáu) có bao nhiêu con kiến - HS thảo luận tìm cách làm: Đếm và viết số con kiến bốn hình theo thứ tự: 2; 5; 8; 11 (đếm thêm 3) - HS làm bài cá nhân và chia sẻ kết quả trong nhóm - HS đọc kết quả: 17 con kiến (cộng thêm 3 con kiến vào mỗi hình) - HS lắng nghe - HS tìm hiểu nhận biết yêu cầu: so sánh – điền dấu. - HS thực hiện - HS lên bảng viết kết quả: 34 > 30 51 > 28 70 + 4 = 74 9 < 22 75 > 57 9 + 5 = 5 + 9 - HS lắng nghe - HS xác định yêu cầu của bài (tìm số lớn nhất, số bé nhất) và thực hiện so sánh các số để tìm - HS đọc kết quả và giải thích: + Số lớn nhất là số 81 + Số bé nhất là số 8 - HS lắng nghe - HS thảo luận, sắp xếp các số theo yêu cầu - HS đọc kết quả - HS lắng nghe - HS tìm hiểu, nhận biết: xác định số nhà của mỗi con chim (dựa vào tia số), mỗi con chim giới thiệu về ngôi nhà của mình – đó cũng là số nhà của chim - HS thực hiện cá nhân, tìm số nhà của chim - HS đọc kết quả - HS lắng nghe - HS tìm hiểu nhận biết yêu cầu: Ước lượng – đếm số trứng chim mỗi nhóm. - HS thực hiện rồi nói kết quả. - HS trình bày: Có 7 nhóm, mỗi nhóm khoảng 10 quả. Em đếm: 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70. Có khoảng 70 quả trứng. Đếm: có 73 quả. - HS lắng nghe |
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
(9 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Ôn tập cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100: tính nhẩm, tính viết, vận dụng sơ đồ tách - gộp số, mối quan hệ giữa phép cộng và phép trìr để tìm kết quả và tìm thành phần trong phép cộng, phép trừ, biểu đồ tranh, vận dụng giải quyết vấn đề đơn giản,...
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Hình vẽ bài 12 (phần phép tính).
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
- 10 khối lập phương
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. Cách tiến hành: - GV cho HS hát múa - GV tổng kết, dẫn dắt HS vào bài mới. B. LUYỆN TẬP Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại các kiến thức đã học Cách tiến hành * Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT1 - GV cho HS nhóm đôi thực hiện: Đọc phép tính và nói kết quả cho bạn nghe - GV sửa bài, GV HS đọc kết quả. Khuyến khích HS nhìn vào phép tính nêu cách xác định phép tính (cộng, trừ) Ví dụ: 8 + 3; 5 + 8; 7 + 6; 9 + 4 là các phép cộng qua 10 trong phạm vi 20. 12 - 5 ; 16 - 8; 11 - 3 ; 13 - 7 là các phép trừ qua 10 trong phạm vi 20 (các số trừ đều có sổ đơn vị lớn hơn số đơn vị ở số bị trừ). - GV hỏi để hệ thống hóa cách tính nhẩm - GV nhận xét, tổng kết Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT2 - GV cho HS tìm hiểu, nhận biết yêu cầu của bài. - GV hỏi để hệ thống hoá: • Xác định loại phép tính (có nhớ hay không nhớ). • Đặt tính. • Tính (nếu có nhớ thì sao). • Giới thiệu cách kiểm tra kết quả: kiểm tra các con số có đúng như đề bài và kiểm tra cách tính; có thể dùng mối quan hệ cộng, trừ; riêng đối với phép cộng, có thể dùng thêm tính chất giao hoán để kiểm tra. - GV yêu cầu HS thực hiện các phép tính ra bảng con - GV sửa bài, gọi 3 HS lên bảng thực hiện các phép tính - GV nhận xét, tuyên dương các HS thực hiện đúng và nhanh Nhiệm vụ 3: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT3 - GV yêu cầu HS tìm hiểu bài và nhận biết: + Yêu cầu của bài + Tìm thế nào? - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, thảo luận tìm các số mỗi con vật đã che - GV sửa bài, gọi 4 HS đọc kết quả và khuyến khích HS giải thích tại sao điền như vậy. - GV nhận xét, tổng kết * Thử thách - GV cho HS tìm hiểu bài, phân tích mẫu và nhận biết yêu cầu của bài - GV yêu cầu HS (nhóm bổn) thảo luận, nhận dạng: tìm hai số có tổng là một số tròn chục. Vi dụ: 8 + 2 = 10, nên tổng của 28 và 12 là một số tròn chục: 28 + 12 = 40. - GV yêu cầu HS viết các phép tính ra bảng con. - GV sửa bài, gọi HS viết các phép tính lên bảng lớp và khuyến khích HS trình bày cách xác định các số gia đình. - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm thực hiện tốt Nhiệm vụ 4: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT4 - GV cho HS nhóm đôi tìm hiểu đề: nhận biết yêu cầu, tìm cách làm - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân điền các số vào dấu ? sau đó chia sẻ trong nhóm để kiểm tra lại kết quả. - GV sửa bài, gọi HS đọc kết quả và khuyến khích HS giải thích tại sao điền như vậy. - GV nhận xét, tổng kết Nhiệm vụ 5: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT5 - GV cho HS nhóm hai tìm hiểu bài và nhận biết: + Yêu cầu của bài + Tìm thế nào? - GV yêu cầu HS nhóm đôi, điền số thích hợp vào các dấu ? - GV sửa bài, gọi HS đọc kết quả, giải thích tại sao điền như vậy. Gợi ý HS dựa vào sơ đồ tách gộp số để kiểm tra kết quả - GV nhận xét, tuyên dương HS Nhiệm vụ 6: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT6 - GV cho HS tìm hiểu xác định cái đã cho và câu hỏi của bài, xác định việc cần làm - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân, giải bài toán - GV sửa bài, gọi HS lên bảng trình bày bài giải và giải thích cách làm - GV mở rộng nói về con đom đóm: Đom đóm là loài côn hừng cánh cứng nhỏ, có khả năng phát sáng, hoạt động về ban đêm, con đực thường có cánh và bay vào những đêm đầu mùa hạ. Nhiệm vụ 7: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT7 - GV cho HS thảo luận nhóm đôi tìm hiểu bài, nhận biết yêu cầu - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để tìm cách làm và thực hiện rồi nói kết quả - GV sửa bài, gọi HS trình bày cách làm GV lưu ý để HS nhận biết: • Nếu kết quả tăng so với các thành phần tham dự phép tính thì nghĩ đến phép tính cộng. • Nếu kết quả giảm so với các thành phần tham dự phép tính thì nghĩ đến phép tính trừ. - GV hệ thống kiến thức: Vai trò số 0 trong phép cộng, phép trừ; đổi chỗ các số hạng thì tổng không thay đổi. * Vui học - GV cho HS nhóm đôi tìm hiểu bài, nhận biết yêu cầu - GV sửa bài, gọi HS trình bày cách làm (GV treo hình vẽ lèn bảng để minh hoạ). - GV Hệ thống cách cộng, trừ có nhớ: + Làm tròn 10 rồi cộng tiếp, nhớ thêm vào chục. + Trừ còn 10, rồi trừ tiếp, nhớ bớt ở chục. Nhiệm vụ 8: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT8 - GV cho HS (nhóm đôi) tìm hiểu bài, nhận biết yêu cầu - GV cho HS quan sát từng hình vẽ, thảo luận để xác định cái đã cho và câu hỏi của bài toán. - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ với bạn. - GV sửa bài, gọi HS trình bày. GV khuyến khích HS đọc các phép tính theo sơ đồ tách - gộp số. - GV mở rộng: Mối liên hệ cộng, trừ, giúp HS hệ thống lại cách tìm thành phần trong phép cộng, phép trừ (dựa vào sơ đồ tách - gộp số hay mối liên hệ cộng, trừ). Nhiệm vụ 9: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT9 - GV cho HS tìm hiểu xác định cái đã cho và câu hỏi của bài toán, xác định các việc cần làm. - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân. - GV sửa bài: gọi HS trình bày bài giải và giải thích cách làm - GV lưu ý HS khi so sánh để tìm kết quả có 2 yêu cầu: • Nhiều hơn (khi so sánh số lớn với số bé). • Ít hơn (khi so sánh số bé vói số lớn). Nhưng chỉ có một cách làm, đó là thực hiện phép tính trừ. Nhiệm vụ 10: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT10 - GV cho HS tìm hiểu xác định cái đã cho và câu hỏi của bài toán, xác định các việc cần làm. - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân. - GV sửa bài: gọi HS trình bày bài giải và giải thích cách làm - GV lưu ý HS khi khi biết một số và phần chênh lệch ít hơn, để tìm số còn lại, ta chọn phép tính trừ vì số phải tìm là số bé hơn (thao tác tách). Nhiệm vụ 11: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT11 - GV cho HS tìm hiểu xác định cái đã cho và câu hỏi của bài toán, xác định các việc cần làm. - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân. - GV sửa bài: gọi HS trình bày bài giải và giải thích cách làm - GV lưu ý HS khi khi biết một số và phần chênh lệch nhiều hơn, để tìm số còn lại, ta chọn phép tính cộng vì số phải tìm là số lớ hơn (thao tác gộp). Nhiệm vụ 11: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT11 a) Thu thập, phân loại, kiểm đếm • Thu thập GV giới thiệu: Tìm hiểu về các con bọ rùa theo màu sắc, người ta thu thập và thể hiện qua bảng (SGK trang 124). • Phân loại - GV đặt câu hỏi: + Người ta phân loại bọ rùa thành mấy loại? Kể tên. • Kiểm đếm - GV yêu cầu HS đếm số bọ lừa mỗi loại và ghi chép kết quả đếm. b) Thể hiện kết quả kiểm đếm trên một bảng cho sẵn. - Đặt vào khung: 1 / con. • Đọc và nêu nhận xét đơn giản từ biểu đồ tranh - GV yêu cầu HS (nhóm đôi) xem biểu đồ và trả lời các câu hỏi - GV sửa bài, gọi HS trình bày và giải thích các câu trả lời (thao tác trên bảng lớp để minh họa) - GV nhận xét, tổng kết | - HS cả lớp hát múa - HS lắng nghe - HS thực hiện nhóm đôi - HS đọc kết quả
- HS trả lời + Làm cho đủ chục rồi cộng với số còn lại. + Trừ để được 10 rồi trừ số còn lại. - HS lắng nghe - HS tìm hiểu, nhận biết yêu cầu: đặt tính rồi tính - HS lắng nghe, trả lời các câu hỏi của GV - HS thực hiện các phép tính ra bảng con - HS trình bày các phép tính - HS lắng nghe - HS tìm hiểu nhận biết: Vận dụng sơ đồ tách - gộp hoặc mối liên hệ cộng, trừ để tìm thành phần trong phép tính. - HS thảo luận thực hiện - HS đọc kết quả và giải thích cách làm - HS lắng nghe - HS nhận biết yêu cầu của bài: + Tìm 3 số gia đình rồi viết 4 phép tính. - HS thảo luận - HS viết các phép tính ra bảng con - HS viết các phép tính 28 + 12 = 40 40 - 28 = 12 12 + 28 = 40 40 - 12 = 28 34 + 26 = 60 60 - 34 = 26 26 + 34 = 60 60 - 26 = 34 - HS lắng nghe - HS tìm hiểu, nhận biết: + Yêu cầu của bài: Số? + Tìm cách làm: Tổng các số trong các ô cùng màu (trong cùng cột) đều bằng 50 - HS thực hiện cá nhân sau đó chia sẻ trong nhóm - HS đọc kết quả 50 gồm 21 và 29; 50 gồm 8 và 42; 50 gồm 30 và 20,.... - HS lắng nghe - HS tìm hiểu, nhận biết: + Yêu cầu: Số? + Cách tìm: Tổng 3 số cạnh nhau trong cùng hàng hay cùng cột đều bằng 20. - HS thực hiện theo nhom đôi - HS đọc kết quả - HS lắng nghe - HS tìm hiểu, tóm tắt bài toán và xác dịnh việc cần làm: Giải bài toán Có : 7 con đom đóm bay ra ngoài Còn: 5 con đom đóm trong bình Ban đầu có: ? con đom đóm trong bình - HS làm bài cá nhân - HS trình bày bài giải: Ban đầu có tất cả số con đom đóm trong bình là: 7 + 5 = 12 (con đom đóm) Đáp số: 12 con đom đóm - HS lắng nghe - HS tìm hiểu, nhận biết yêu cầu: điền dấu phép tính - HS thảo luận nhóm đôi - HS trình bày: a) 76 + 20 = 96 76 - 20 = 56 b) 0 + 51 = 51 83 - 83 = 0 42 - 0 = 42 hoặc 42 + 0 = 42 c) 35 + 19 = 19 + 35 - HS lắng nghe - HS tìm hiểu, nhận biết yêu cầu: “đi theo các phép tính có nhớ” (các phép tính cộng, trừ qua 10). - HS trình bày: * Các phép tính có nhớ: 83 - 44; 50 - 22; 13 + 69 - HS lắng nghe - HS tìm hiểu nhận biết yêu cầu: Viết phép tính tìm số con bọ rùa ở mỗi hình vẽ. - HS quan sát các hình vẽ, thảo luận - HS làm bài cá nhân và chia sẻ kết quả - HS trình bày: a) Phép tính: 9 + 7 = 16 b) Phép tính: 16 – 7 = 9 c) Phép tính: 16 – 9 = 7 - HS lắng nghe - HS xác định yêu cầu: điền số thích hợp vào dấu ? - HS làm bài cá nhân - HS trình bày: 12 – 8 = 4 a) Bạn gái có nhiều hơn bạn trai 4 hạt đậu b) Bạn trai có ít hơn bạn gái 4 hạt đậu + Giải thích: Chọn phép trừ vì sử dụng thao tác tách để tìm kết quả - HS lắng nghe - HS tóm tắt bài toán và xác định việc cần làm: Giải bài toán Bạn trai có: 15 hạt đậu Bạn gái có ít hơn bạn trai: 7 hạt đậu Bạn gái có: …. hạt đậu? - HS làm bài cá nhân - HS trình bày bài giải: Số hạt đậu của bạn gái là: 15 – 7 = 8 (hạt đậu) Đáp số: 8 hạt đậu - HS lắng nghe - HS xác định việc cần làm: Giải bài toán - HS làm bài cá nhân - HS trình bày bài giải: Số bạn trai là: 15 + 5 = 20 (hạt đậu) Đáp số: 20 hạt đậu - HS lắng nghe - HS lắng nghe, quan sát bàng trong SGK - HS trả lời: + Gồm 4 loại: bọ rùa màu xanh, bọ rùa màu đỏ, bọ rùa màu vàng, bọ rùa màu tím. - HS đếm và ghi kết quả: Có 18 con bọ rùa màu đỏ. Có 9 con bọ rùa màu vàng. Có 14 con bọ rùa màu xanh. Có 11 con bọ rùa màu tím. - HS trả lời các câu hỏi, nói cho nhau nghe - HS trình bày: Chi cần nhìn vào sơ đồ, ta thấy ngay: + Số con bọ rùa màu đỏ nhiều nhất, số con bọ rùa màu vàng ít nhất. + Số con bọ lùa màu đỏ nhiều hơn số con bọ lùa màu vàng 9 con (HS chỉ vào phần nhiều hơn). - HS lắng nghe |
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
(9 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Ôn tập hình học và đo lường: ngày, giờ, xem lịch, đo độ dài, cộng trừ số đo độ dài, ghép hình, …..
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Hình vẽ bài 3 (phần hình), hai tờ lịch dùng cho bài 5 (phần hình).
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
- 10 khối lập phương
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. Cách tiến hành: - GV cho HS hát múa - GV tổng kết, dẫn dắt HS vào bài mới. B. LUYỆN TẬP Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại các kiến thức đã học Cách tiến hành * Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT1 - GV cho HS nhóm đôi tìm hiểu bài và nhận biết: + Yêu cầu của bài + Tìm thế nào? - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân sau đó chia sẻ với bạn kết quả - GV sửa bài, gọi một số HS đọc kết quả, yêu cầu HS giải thích tại sao lại điền như vậy - GV nhận xét, tuyên dương các bạn HS thực hiện tốt Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT2 - GV cho HS tìm hiểu, nhận biết: + Yêu cầu của bài + Làm thế nào - GV yêu cầu HS nhóm đôi thảo luận chọn đơn vị đúng cho từng trường hợp - GV sửa bài, gọi HS các nhóm đọc kết quả - GV giúp HS ôn lại các só đo bản thân cần ghi nhớ: • Bụng ngón trỏ đo được 1 cm. • Gang tay trung bình đo được 16 cm. Nhiệm vụ 3: Hoạt động nhóm hai, hoàn thành BT3 - GV yêu cầu HS nhóm hai tìm hiểu bài và nhận biết yêu cầu của bài - GV treo hình vẽ lên bảng lớp, gọi HS vừa đọc vừa chỉ vào hình vẽ - GV nhận xét, tổng kết Nhiệm vụ 4: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT4 - GV yêu cầu HS quan sát hình tìm hiểu bài: + Quan sát hình vẽ, nói xem bức hình vẽ gì? + Giúp HS dựa vào bức hình, mô tả dặc điểm của đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc - GV yêu cầu HS xác định các đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc trên hình vẽ và tiến hành đo rồi tính độ dài đường gấp khúc + GV lưu ý: Cách đặt thước để đo; Cách đọc viết số đo - GV sửa bài, gọi HS nói câu trả lời - GV nhận xét * Thử thách - GV cho HS quan sát các hình ảnh, nhận biết phần khuyết của mỗi hình. Yêu cầu HS sử dụng các khối lập phương trong bộ đồ dùng học toán để thực hiện ghép hình. - GV yêu cầu HS thảo luận và làm bài - GV sửa bài, khuyến khích HS thao tác trên các khối lập phương. - GV nhận xét Nhiệm vụ 5: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT5 - GV yêu cầu HS tự tìm hiểu và làm bài - GV sửa bài, treo tờ lịch tháng 10 và tháng 11 lên, khuyến khích HS xem lịch vừa trả lời vừa chỉ vào lịch. - GV mở rộng: Một số ngày cần ghi nhớ, đặc biệt nói về ngày 22/12 để chuyển tiếp sang bài 6. Nhiệm vụ 6: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT6 - GV cho HS quán sát tranh, nói xem bức tranh vẽ gì? + Dựa vào bức tranh, xác định sự việc xảy ra vào ngày nào, buổi nào trong ngày đó - GV yêu cầu H thảo luận nhóm đôi và làm bài - GV sửa bài, treo tranh lên bảng lớp gọi HS đọc kết quả và giải thích cách làm * Hoạt động thực tế - GV: Em hãy ghi nhận những ngày đáng nhớ của em và của những người thân trong gia đình em. | - HS cả lớp hát múa - HS lắng nghe - HS thảo luận nhận biết: + Yêu cầu: điền số? + Dựa vào mối liên hệ giữa các đơn vị đo độ dài - HS làm bài cá nhân và chia sẻ với bạn - HS đọc kết quả: 1 dm = 10 cm 10 cm = 1 dm 3 dm = 30 cm 40 cm = 4 dm - HS lắng nghe - HS tìm hiểu, nhận biết + Yêu cầu: cm hay dm + Dựa vào độ lớn của đơn vị đo - HS thảo luận theo nhóm đôi - HS các nhóm đọc kết quả a) Một đốt ngón tay của em dài 1 cm b) Một gang tay của mẹ dài 2 dm c) Em của bạn Lan cao 10 dm d) Cây bút chì của em dài 10 cm - HS lắng nghe và ghi nhớ - HS tìm hiểu và nhận biết: + Yêu cầu của bài: Đọc tên điểm, đoạn thẳng, ba điểm thẳng hàng - HS đọc: + Các điểm: A; B, D; C + Các đoạn thẳng: AB; AD; AC; BD; BC; DC + Ba điểm B, D, C thẳng hàng. - HS lắng nghe - HS quan sát hình vẽ lắng nghe và trả lời các câu hỏi. - HS làm bài, lưu ý cách đo - HS nói câu trả lời: a) Đường màu đỏ là đường gấp khúc Đường màu xanh dương là đường cong Đường màu xanh lá cây là đường thẳng - HS lắng nghe - HS quan sát nhận biết, sử dụng các khối lập phương để ghép hình - HS thảo luận làm bài - HS thao tác ghép hình - HS lắng nghe - HS tìm hiểu và làm bài - HS quan sát các tờ lịch và trả lời a) Tháng 10 có 31 ngày Có 5 ngày chủ nhật là các ngày 3, 10, 17, 24 và 31 Ngày 20 tháng 10 là thứ tư b) Tháng 11 có 30 ngày Có 4 ngày chủ nhật là các ngày 7, 14, 21, 28 Ngày 20 tháng 11 là thứ bảy - HS lắng nghe - HS quan sát bức tranh và tìm hiểu - HS thảo luận và làm bài - HS đọc kết quả: a) Ngày 22 tháng 12 chúng em đi tặng hoa các chú bộ đội b) Xe khởi hành lúc 7 giờ Chúng em tặng hoa các chú bộ đôi lúc 9 giờ - HS ghi vào bảng những sự kiện đáng nhớ với người thân vào bảng |
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
(2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Ôn tập: Xem giờ, đặt giờ
- Ôn tập: Biểu đồ tranh
- Ôn tập: Giải quyết vấn đề
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất: yêu nước
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống; Tự nhiên và Xã hội
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Mô hình đồng hồ 2 kim, hình cho bài kham phá
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
- Mô hình đồng hồ 2 kim
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi Đố bạn - GV đọc giờ - HS quay kim đồng hồ - GV cho HS tiếp tục chơi theo nhóm đôi B. THỰC HÀNH Mục tiêu: HS thực hành đi tàu trên sông Cách tiến hành: Bài 1 - GV cho HS quan sát hình ảnh, nói xem bức hình vẽ gì? - GV giới thiệu sơ lược: Tuyến buýt đường sông đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh đã đi vào hoạt động từ tháng 11/2017. Tuyến buýt xuất phát từ bến Bạch Đằng (Quận 1) đi theo sòng Sài Gòn, qua kênh Thanh Đa và ra lại sông Sài Gòn đến khu vực phường Linh Đông (thành phố Thủ Đức). Tuyến buýt đường sông số 1 có 3 tàu buýt, mỗi tàu 75 chỗ ngồi. Hiện có 5 bến được đưa vào hoạt động bao gồm: Bạch Đằng, Bình An, Thanh Đa, Hiệp Bình Chánh và Linh Đông. - Dựa vào hình ảnh, GV giúp HS xác định thời gian khởi hành của các chuyến tàu. - GV yêu cầu HS (nhóm đôi) thay nhau xoay kim đồng hồ theo yêu cầu, đọc giờ theo buổi. Bài 2: - GV giới thiệu cho HS biết có 4 chuyến tàu, số lượng vé theo sĩ số lớp. - GV phát vé cho HS đăng kí. - GV cho HS xếp hàng đăng kí vé, GV ghi nhận: Ưu tiên em nào đăng kí trước được chọn chuyến và số ghế, em nào đãng kí sau phải chọn ghế hoặc chuyến khác nếu bị trùng vé. - GV cho HS thu thập, phân loại dữ liệu, kiểm đếm, thể hiện kết quả kiểm đếm trên một bảng cho sẵn • Phân loại: Chuyến tàu mà em đăng kí. • Thu thập: Phỏng vấn các bạn để biết bạn đăng kí chuyến tàu nào trong 4 chuyến tàu: 8 giờ, 10 giờ, 13 giờ, 15 giờ. • Kiểm đếm: Đếm số bạn đi trên từng chuyến tàu và ghi chép. Có .?. bạn đi chuyến tàu 8 giờ. C ó .?. bạn đi chuyến tàu 10 giờ. Có .?. bạn đi chuyến tàu 13 giờ. Có .?. bạn đi chuyến tàu 15 giờ. * Thể hiện kết quả kiểm đếm trên một bảng cho sẵn. • Đặt vào khung: l / H S . - GV yêu cầu HS hoạt động theo tổ. Các em có thể phân việc: một bạn phỏng vấn, các bạn còn lại ghi chép và đặt khối lập phương vào bảng riêng của mình (SGK)). - GV yêu cầu HS dựa vào biểu đồ tranh, trả lời các câu hỏi. - GV sửa bài: gọi nhiều nhóm trình bày về kết quả làm việc của tổ, trả lời các câu hỏi trong bài thao tác trên bảng lớp để minh hoạ. - Sau khi sửa bài, GV giáo dục HS về phép lịch sự khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng. Ví dụ: không ồn ào, xếp hàng (nếu cần), ngồi đúng số ghế,... Bài 3: Chơi đi tàu - GV treo 4 đồng hồ lên bảng lớp, HS đọc các giờ khởi hành. HS xếp hàng theo các chuyến tàu. GV ghi số lên mặt bàn để biểu thị số ghế. - GV điều khiển. + Hành khách đi chuyến tàu lúc 8 giờ cầm vé trên tay để tiện việc kiểm soát. + Các em đi tàu 8 giờ vào ngồi đúng số ghế được ghi trên vé. Cả lớp hát bài Em đi chơi thuyền. Hát xong, đến bến, các em lên bờ. Đến chuyến 10 giờ. ….. * Khám phá - GV cho HS xem hình để xác định toà nhà cao nhất. + Đây là bài tập mở, HS có thể chọn từ tuỳ ý và có lời giải thích phù hợp là được. - GV có thể giới thiệu: Toà nhà Vincom Landmark 81 cao 81 tầng (với 3 tầng hầm), ở Tàn Cảng, quận Bình Thạnh, ven sông Sài Gòn được khởi công ngày 26/07/2014. Toà nhà được khai trương và đưa vào sử dụng ngày 26/07/2018. * Hoạt động thực tế Em tập làm phóng viên. - GV: Em hãy phỏng vấn người thân rồi hoàn thành biểu đồ sau. Mỗi thay cho 1 người. | - HS cả lớp chơi trò chơi. - HS quan sát hình ảnh nói: Bức tranh vẽ tuyến buýt đường thủy số 1, tàu, bảng giờ khởi hành. - HS lắng nghe - HS quan sát hình ảnh xác định thời gian khởi hành các chuyển tàu - HS thực hiện theo nhóm đôi - HS lắng nghe - HS xếp hàng đăng kí vé - HS tiến hành thu thập dữ liệu theo yêu cầu của GV và ghi chép lại - HS hoạt động theo tổ hoàn thành bảng - HS trả lời các câu hỏi - Các nhóm trình bày kết quả làm việc - HS lắng nghe, ghi nhớ - HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi - HS cả lớp tham gia trò chơi theo sự điều khiển của GV - HS quan sát hình dùng từ có thể, chắc chắn, không thể điền vào chỗ chấm rồi nói - HS lắng nghe GV giới thiệu - HS về nhà phỏng vấn người thân và hoàn thành biểu đồ |
1. Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
Số liền trước số 80 là:
A. 70 B. 79 C. 89
2. Sắp xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn: 89; 34; 58; 67.
……………………………………………………………………………………………..
3. Điền số thích hợp vào chỗ chấm.
a) 70 cm = ................. dm b) 8 dm = ................. cm
4. Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đủng.
Biết số bị trừ và số trừ lần lượt là 65 và 27, hiệu của chúng là:
A. 38 B. 48 C. 35
5. Đúng ghi đ , sai ghi s .
a) A, B, C là ba điểm thẳng hàng.
b) A, D, C là ba điểm thẳng hàng.
6. Đặt tính rồi tính.
83 - 36 45 + 39 67 - 19 57 + 33
……………. ……………... …………….. .……………
……………. ……………... …………….. .……………
……………. ……………... …………….. .……………
7. Tính:
65 dm + 20 dm - 5 dm = .................................
8. Vẽ thêm kim giờ, kim phút để đồng hồ chỉ:
a) 9 giờ b) 15 giờ
9. Khối lớp Một trồng được 42 cây, khối lớp Hai trồng được nhiều hơn khối lớp Một 9 cây. Hỏi khối lớp Hai trồng được bao nhiêu cây?
10. Người ta dùng hai cái xô để đựng nước (như hình vẽ). Xô nhỏ đựng được 9 l nước, xô lớn đụng được 25 nước. Hỏi xô lớn đựng được nhiều hơn xô nhỏ bao nhiêu lít nước?
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới