Giáo án môn toán lớp 2 sách kết nối tri thức học kỳ 1 rất hay

Giáo án môn toán lớp 2 sách kết nối tri thức học kỳ 1 rất hay

4.7/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án môn toán lớp 2 sách kết nối tri thức học kỳ 1 rất hay

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

Toán

TIẾT 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

  • Nhận biết được cấu tạo thập phân của số, phân tích số (viết dạng 42 = 40 + 2).
  • Đọc, viết, xếp thứ tự, so sánh được các số đến 100.
  • Nhận biết được số chục, số đơn vị của sổ có hai chữ số; ước lượng được số đồ vật theo nhóm chục.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

  • Thông qua hoạt động quan sát tranh, hình vẽ,..., HS nêu được câu hỏi và tự tin trả lời được câu hỏi thích hợp với mỗi tình huống, qua đó bước đấu hình thành nãng lực giải quyết vấn để, năng lực giao tiếp toán học.
  • Thông qua hoạt động ước lượng sổ đổ vật theo nhóm chục, HS bước đẩu làm quen với thao tác ước lượng rổi đếm để kiểm tra ước lượng, qua đó bước đầu hình thành năng lực tư duy, lập luận toán học,...

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Hình phóng to hình ở bài tập 1 (trang 8, SGK Toán 2 tập một) .

- HS: Bộ đồ đùng học Toán 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV HDHS thực hiện lần lượt các YC:

- GV hướng dẫn mẫu:

+ Hàng thứ nhất có mấy bó chục và mấy que tính lẻ ?

+ Số gồm 3 chục và 4 đơn vị viết thế nào ? Viết thế nào ?

- Cho HS làm cá nhân thực hiện hoàn thiện bảng .

a) Hàng thứ hai có mấy chục và mấy đơn vị ? Viết số tương ứng

b) Hàng thứ ba có mấy chục và mấy đơn vị ? Đọc số tương ứng

c) Hàng thứ tư có mấy chục và mấy đơn vị ? Đọc, Viết số tương ứng

- GV hỏi :

+ Khi đọc, viết số, ta viết hàng nào trước, hàng nào sau ?

+ Khi viết số có hàng đơn vị là 5 thì ta viết l hay n ?

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Hướng dẫn HS phân tích mẫu.

+ Củ cà rốt thứ nhất ghi số bao nhiêu ?

+ Số 54 gồm mấy chục và mấy đơn vị ? Nối với chú thỏ nào ?

+ YC HS làm việc cá nhân, tự nối số với chú thỏ ghi cấu tạo số tương ứng.

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. Gọi 3 – 5 HS lần lượt nêu các đáp án. GV chiếu hình ảnh trên màn hình.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- HDHS phân tích mẫu :

- HD HS phân tích bảng :

+ Những cột nào cần hoàn thiện ?

- GV cho HS làm bài vào phiếu.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả và nhận xét.

- GV chốt, chiếu đáp án.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

2.2. Trò chơi “HÁI HOA HỌC TRÒ”:

- GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi.

- Cách chơi: GV đặt sẵn 2 chiếc lọ cắm các bông hoa giấy có ghi số ở mặt bông hoa. GV nêu yêu cầu và HS của 2 đội chơi được gọi sẽ lên chọn bông hoa phù hợp để đính lên bảng.

- GV thao tác mẫu.

- GV cho HS thảo luận nhóm ba .

- Tổ chức cho 2 nhóm lên thi tiếp sức.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

3. Hoạt động tiếp nối:

- Nhận xét giờ học.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện lần lượt các YC.

- 2-3 HS trả lời:

+ Đáp án 51.

+ Đáp án 4, 6, Bốn mươi sáu.

+ Đáp án 5 chục, 5 đơn vị, 55, Năm mươi lăm.

- 2-3 HS trả lời:

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện cá nhân lần lượt các YC hướng dẫn.

- HS chia sẻ.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện chia sẻ.

- HS thảo luận nhóm 3..

- 2 Nhóm lên thi tiếp sức .

- HS lắng nghe.

- HS quan sát hướng dẫn.

Toán

TIẾT 2: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (TT)

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS nhận biết, phân tích được số có hai chữ số theo số chục và số đơn vị, viết được số có hai chữ số dạng: 35 = 30 + 5 .

- Củng cố về thứ tự, so sánh số có hai chữ số.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

  • Thông qua hoạt động quan sát tranh, hình vẽ,..., HS nêu được câu hỏi và tự tin trả lời được câu hỏi qua đó bước đấu hình thành nãng lực giải quyết vấn để, năng lực giao tiếp toán học.
  • Thông qua hoạt động tách gộp số chục và số đơn vị hình thành năng lực tư duy, lập luận toán học,...

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: Bộ đồ đùng học Toán 2. Thẻ đính nam châm ghi các số 3, 5, 7 .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV HDHS thực hiện lần lượt các YC:

- GV hướng dẫn mẫu:

+ Số 35 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?

+ Số 35 được viết thành phép cộng từ số chục và đơn vị thế nào ?

- Cho HS làm cá nhân thực hiện hoàn thiện vào phiếu học tập.

- Mời HS chia sẻ cá nhân..

- GV hỏi :

+ Trong số có hai chữ số, chữ số hàng nào đứng trước ? hàng nào đứng sau ?

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Gọi HS đọc các số trên các áo.

+ YC HS làm việc cá nhân, tự sắp xếp các số vào vở ô li.

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. Gọi 3 – 5 HS lần lượt nêu các đáp án. GV chiếu hình ảnh trên màn hình.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- HDHS phân tích mẫu :

- HD HS phân tích bảng :

+ Những cột nào cần hoàn thiện ?

- GV cho HS làm bài vào phiếu.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả và nhận xét.

- GV chốt, chiếu đáp án.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

2.2. Trò chơi “ONG TÌM SỐ”:

- GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi.

- Cách chơi: GV đặt sẵn 12 thẻ từ ghi các số 3, 5 , 7 lên bảng. GV nêu yêu cầu và HS của 2 đội chơi được gọi sẽ lên chọn thẻ ghép alij tạo thành các số đính lên bảng.

- GV cho HS thảo luận nhóm ba .

- Tổ chức cho 2 nhóm lên thi tiếp sức.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

3. Hoạt động tiếp nối:

- Nhận xét giờ học.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện lần lượt các YC.

- 2-3 HS trả lời:

+ Đáp án 67.

+ Đáp án 59

+ Đáp án 55

- 2-3 HS trả lời:

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện cá nhân lần lượt các YC hướng dẫn.

- HS chia sẻ.

- 2 -3 HS đọc.

- HS thảo luận nhóm 3..

- 2 Nhóm lên thi tiếp sức .

- HS lắng nghe.

- HS quan sát hướng dẫn.

Toán

TIẾT 3: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (TT)

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Giúp HS làm quen với ước lượng theo nhóm chục.

- Ôn tập, củng cố về phân tích số và bảng số từ 1 đến 100 đã học.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

  • Thông qua hoạt động ước lượng sổ đổ vật theo nhóm chục, HS bước đầu làm quen với thao tác ước lượng rổi đếm để kiểm tra ước lượng, qua đó bước đầu hình thành năng lực tư duy, lập luận toán học,..

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: Bộ đồ đùng học Toán 2. Tranh phóng to hình bài tập 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

+ GV gợi ý để HS thấy có 2 nhóm chục viên bi rổi khoanh tiếp vào 1 nhóm chục viên bi nữa, quan sát thấy được 3 nhóm chục viên bi và thừa ra 2 viên bi lẻ. Từ đó thấy ước lượng được khoảng 3 chục viên bi và đếm được 32 viên bi.

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi để ước lượng số viên bi ở mỗi phần.

- Mời HS chia sẻ, nhận xét.

- YC HS đếm số viên bi trong hình để đối chiếu với đáp án ước lượng

- GV lưu ý: Khi ước lượng có thể dùng bút chì vẽ vòng tròn lớn để khoanh vùng.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi để ước lượng số quả cà chua ở mỗi phần.

- Mời HS chia sẻ, nhận xét.

- YC HS đếm số quả cà chua trong hình để đối chiếu với đáp án ước lượng

- GV chiếu hình ảnh trên màn hình.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- HDHS phân tích mẫu :

- GV cho HS làm bài vào phiếu.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả và nhận xét.

- GV chốt, chiếu đáp án.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

Bài 4: Số ?

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS quan sát các số ở mỗi miếng bìa A, B, c, D và các số viết ở mỗi vị trí bị trống trong bảng rổi tìm cách lắp các miếng bìa vào vị trí thích hợp trong bảng (theo các màu ở mõi ô trống tương ứng).

- GV cho HS thảo luận nhóm ba .

- Tổ chức cho các nhóm lên chia sẻ.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

3. Hoạt động tiếp nối:

- Nhận xét giờ học.

- 2 -3 HS đọc.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận.

- Đại diện một số nhóm chia sẻ.

+ Đáp án khoảng 3 chục – 32 .

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thảo luận.

- HS chia sẻ.

- 2 -3 HS đọc.

- HS làm phiếu

- HS thảo luận nhóm 3..

- 2 Nhóm chia sẻ .

- HS lắng nghe.

- HS quan sát hướng dẫn.

Toán

TIẾT 4: TIA SỐ. SỐ LIỀN TRƯỚC, SỐ LIỀN SAU.

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Nhận biết được tia số và viết được số thích hợp trên tia sổ.

- Nhận biết được số liển trước, số liền sau của một số.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

  • Qua hoạt động quan sát, nhận biết hình ảnh tia số, dựa vào tia số để so sánh và xếp thứ tự các số, nhận biết số liền trước, số liền sau của một số; liên hệ giải quyết một số ví dụ trong thực tế, HS bưỏc đầu hình thành năng lực giải quyết vấn đề toán học.
  • Cùng với hoạt động trên, qua hoạt động diễn đạt, trả lởi câu hỏi (bằng cách nói hoặc viết) giúp HS phát triển năng lực giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Khám phá:

- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.10:

- GV nêu bài toán:

  • GV nêu tình huống: Trên cây có các quả táo ở các vị trí khác nhau, mỗi quả táo ghi một trong các số 7, 0, 1, 6, 3, 2, 10, 4, 5, 8, 9. Làm thế nào để sắp xếp các số đó theo thứ tự từ bé đến lớn.

- Gọi HS nêu cách sắp xếp

- GV: Rô-bốt đã sắp xếp được các số theo thứ tự từ bé đến lớn như hình sau.

- Hỏi :

+ Số 1 lớn hơn số nào?

+ Những sổ nào bé hơn 5, những số nào lớn hơn 5?

+ Những sổ nào vừa lớn hơn 3 vừa bé hơn 6?..”

- Gọi HS trả lời và nhận xét.

- GV giới thiệu tia số, những số đứng trước và đứng sau của 1 số gọi là số liền trước và số liền sau.

- GV cho HS tự nêu được số liền trước, số liền sau của một số nào đó trên tia sổ.

- Nhận xét, tuyên dương.

2.2. Hoạt động:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV hướng dẫn mẫu: Để tìm số liền sau, ta cộng thêm 1 vào số đó.

- Cho HS làm cá nhân.

- Gọi HS trả lời.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV lưu ý HS tính kết quả phép tính rồi mới nối với số trên tia số.

- GV nêu số, phép tính và gọi HS lên đánh dấu vào số trên tia số tương ứng bằng phấn màu.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Đánh giá, nhận xét bài HS.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS làm cá nhân vào phiếu.

- Gọi HS nêu đáp án. GV chiếu đáp án chuẩn.

- GV hỏi :

+ Muốn tìm số liền trước ta làm thế nào ?

+ Muốn tìm số liền sau của một số ta làm thế nào ? .

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

3. Hoạt động tiếp nối:

- Hôm nay em học bài gì?

- Lấy ví dụ về phép tính cộng, nêu thành phần của phép tính cộng.

- Nhận xét giờ học.

- 2-3 HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS chia sẻ:

- HS lắng nghe, nhắc lại.

- 1-2 HS trả lời.

- 1-2 HS đọc.

- HS nêu.

- HS làm bài và chia sẻ.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS quan sát.

- HS thực hiện làm bài cá nhân.

- HS lên bảng đánh dấu..

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm phiếu.

  • 2 -3 HS trả lời.

- HS nêu.

Toán

TIẾT 5: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

Giúp HS :

- Củng cố kiến thức vể tia số, số liền trước, số liển sau đã học ở tiết 1.

- Tính toán, xác định chính xác để tìm số liền trước, liền sau của một số.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

  • Năng lực tính toán, tư duy locgic.
  • Đặt và giải quyết vấn đề.
  • Giao tiếp .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: Bộ đồ đùng học Toán 2. Phiếu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

+ Yêu cầu quan sát trên tia số, HS biết so sánh thảo luận nhóm đôi.

- Gọi đại diện nhóm chia sẻ.

- Cho HS làm bài vào vở.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi.

- Cách chơi: GV đặt sẵn 12 thẻ từ ghi các số 4, 5 , 0 lên bảng. GV nêu yêu cầu và HS của 2 đội chơi được gọi sẽ lên chọn thẻ ghép lại tạo thành các số đính lên bảng.

- GV cho HS thảo luận nhóm ba .

- Tổ chức cho 2 nhóm lên thi tiếp sức.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- GV chiếu hình ảnh đáp án trên màn hình.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- HDHS phân tích mẫu :

- GV cho HS làm bài vào phiếu.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả và nhận xét.

- GV chốt, chiếu đáp án.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

Bài 4: Số ?

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS quan sát bảng.

- GV hướng dẫn mẫu.

- GV cho HS làm việc cá nhân vào vở.

- Cho HS lên chia sẻ.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

Bài 5:

  • Gọi HS đọc đề bài.
  • YC HS quan sát tranh.
  • Hỏi : Trong đề bài, Thỏ Trắng được nhắc đến ở vị trí thứ mấy ? Thỏ Trắng đứng sau con vật nào ?
  • Cho HS thảo luận nhóm đôi.
  • Mời đại diện nhóm chia sẻ và nhận xét.

3. Hoạt động tiếp nối:

- Nhận xét giờ học.

- Dặn dò chuẩn bị cho tiết sau.

- 2 -3 HS đọc.

- HS trả lời.

  • HS thảo luận.
  • HS chia sẻ.

- HS nêu.

- HS thảo luận nhóm.

- Đại diện 2 nhóm lên thi.

- 2 -3 HS đọc.

- HS làm phiếu .

- HS chia sẻ.

- 2 -3 HS đọc.

- HS làm cá nhân vào vở ô li.

- HS chia sẻ.

- HS đọc .

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm 2.

- HS chia sẻ.

TOÁN

TIẾT 6: SỐ HẠNG, TỔNG

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS nhận biết được số hạng, tổng trong phép cộng.

- Tính được tổng khi biết các số hạng.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

  1. Kiểm tra:

Tìm số liền trước, liền sau của 56, 83

2. Dạy bài mới:

2.1. Khám phá:

- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.13:

+ Nêu bài toán?

+ Nêu phép tính?

- GV nêu: 6 và 3 gọi là số hạng, kết quả 9 gọi là tổng; Phép tính 6+3 cũng gọi là tổng.

- YCHS lấy thêm ví dụ về phép cộng, chỉ rõ các thành phần của phép cộng.

- Nhận xét, tuyên dương.

- GV lấy ví dụ: Cho hai số hạng: 10 và 14. Tính tổng hai số đó.

+ Bài cho biết gì?

+ Bài YC làm gì?

+ Để tính tổng khi biết số hạng, ta làm như thế nào?

- GV chốt cách tính tổng khi biết số hạng.

2.2. Luyện tập

Bài 1/13:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV hướng dẫn mẫu: Để tính tổng của hai số hạng 7 và 3, ta lấy 7 + 3 = 10, vậy tổng bằng 10, viết 10.

- GV gọi HS nêu tổng của hai số hạng 14 và 5.

- Làm thế nào em tìm ra được tổng?

- GV hướng dẫn tương tự với các số hạng: 20 và 30; 62 và 37.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 2/13:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV hướng dẫn mẫu: a) 42 và 35 trên bảng. Lưu ý cho HS việc đặt tính các thẳng hàng.

42

+35

77

- YC HS làm bài vào vở ô li.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Đánh giá, nhận xét bài HS.

2.3 Vân dụng

Bài 3/13:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Bài cho những số hạng nào?

- Bài cho tổng nào?

- GV nêu: Từ các số hạng đã cho, em hãy lập một phép tính cộng có tổng bằng 36 hoặc 44.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

3. Hoạt động tiếp nối:

- Hôm nay em học bài gì?

- Lấy ví dụ về phép tính cộng, nêu thành phần của phép tính cộng.

- Nhận xét giờ học.

2,3 Học sinh thực hiện miệng ghi vở

- 2-3 HS trả lời.

+ Trong bể có 6 con cá, trong bình có 3 con cá. Hỏi có tất cả bao nhiêu con cá?

+ Phép tính: 6 + 3 = 9

- HS nhắc lại cá nhân, đồng thanh.

- HS lấy ví dụ và chia sẻ.

- HS chia sẻ:

+ Cho hai số hạng: 10 và 14.

+ Bài YC tính tổng.

+ Lấy 10 + 14.

- HS lắng nghe, nhắc lại.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- 1-2 HS trả lời.

- HS nêu.

Số hạng

7

14

20

62

Số hạng

3

5

30

37

Tổng

10

19

50

99

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS quan sát.

- HS thực hiện làm bài cá nhân.

60

81

24

+17

+16

+52

77

97

76

- HS đổi chéo kiểm tra.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS trả lời: Các số hạng: 32, 23, 21, 4.

- HS nêu: Tổng là: 36, 44.

- HS hoạt động theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp.

Lập phép tính : 32+4 = 36

và 23 +21 = 44

- HS nêu.

- HS chia sẻ.

TOÁN

TIẾT 7: SỐ BỊ TRỪ, SỐ TRỪ, HIỆU

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS nhận biết được số bị trừ, số trừ, hiệu trong phép trừ.

- Tính được hiệu khi biết số bị trừ và số trừ.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1/Kiểm tra:

Tìm tổng của 32 và 65 , nêu thành phần phép tính đó

  1. Dạy bài mới:

Từ phép cộng bài cũ rút ra phép trừ mối liên hệ giữa phép cộng và trừ

2.1. Khám phá:

- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.14:

+ Nêu bài toán?

+ Nêu phép tính?

- GV nêu: 12 là số bị trừ, 2 là số trừ, 10 là hiệu; Phép tính 12-2 cũng gọi là hiệu.

- YCHS lấy thêm ví dụ về phép trừ, chỉ rõ các thành phần của phép trừ

- Nhận xét, tuyên dương.

- GV lấy ví dụ: Cho số bị trừ 15: số trừ là 7 . Tính hiệu hai số đó.

+ Bài cho biết gì?

+ Bài YC làm gì?

+ Để tính hiệu khi biết số bị trừ và số trừ , ta làm như thế nào?

- GV chốt cách tính hiệu khi biết số bị trừ và số trừ

2.2. Luyện tập:

Bài 1 /14:

GV đưa đề bài máy chiếu hay phiếu nhóm

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV hướng dẫn mẫu: Điền số phụ hợp theo thành phần phép tính

- GV gọi HS nêu số bị trừ, số trừ, hiệu của phép tính

- Làm thế nào em tìm ra được hiệu?

- GV hướng dẫn tương tự với phần còn lại

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 2/14:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV hướng dẫn mẫu:

a) 57 – 24 =33 trên bảng. Lưu ý cho HS việc đặt tính các thẳng hàng.

- YC HS làm bài vào vở ô li.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Đánh giá, nhận xét bài HS.

Bài 3/14:

- Gọi HS đọc YC bài.GVHD mẫu

68

-25

43

2.3. Vận dụng

Bài 4/14

Học sinh đọc đề bài, tìm hiểu đề, tóm tắt làm vở

- Bài yêu cầu làm gì?

- Bài cho những số nào?

- Số thuộc thành phần nào?

Bài toán hỏi gì? Thuộc thành phần nào? Cần làm phép tính nào?

- GV nêu: Từ các số đã cho, em hãy lập một phép tính. tính và trình bày lời giải

- GV, thu vở đánh giá, nhận xét, khen ngợi HS.

HSG có thể trình bày :

3. Hoạt động tiếp nối:

- Hôm nay em học bài gì?

- Lấy ví dụ về phép tính trừ, nêu thành phần của phép tính trừ, nếu cách tìm hiệu

- Nhận xét giờ học.

2,3 Học sinh thực hiện miệng ghi vở

- 2-3 HS trả lời.

+ Trên cành có 12 con chim. Có hai con chim bay đi. Hỏi trên cành còn lại bao nhiêu con chim?

+ Phép tính: 12 - 2 =10

- HS nhắc lại cá nhân, đồng thanh.

- HS lấy ví dụ và chia sẻ.

- HS chia sẻ:

+ Cho số bị trừ 15, số trừ 7

+ Bài YC tính hiệu hai số

+ Lấy 15 -7

- HS lắng nghe, nhắc lại.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS lắng nghe, nêu miệng,làm vở hoặc phiếu

86-32=54

47-20=27

Số bị trừ

86

Số bị trừ

47

Số trừ

32

Số trừ

20

Hiệu

54

Hiệu

27

- 1-2 HS trả lời.

- HS nêu.

Số bị trừ

57

68

90

73

Số trừ

24

45

40

31

Hiệu

33

23

50

42

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời. làm vở, đổi vở soát nhận xét

- HS quan sát.

- HS thực hiện làm bài cá nhân vào bảng con.

- HS nhận xét kiểm tra.

49

85

76

-16

-52

34

33

33

42

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS trả lời:tính số xe còn lại. khi có 15 ô tô, 3 xe rời bến

- HS nêu: số bị trừ 15,số trừ 3, tìm hiệu ?

- HS dựa theo sơ đồ lập phép tính trình bày vào vở, đại diện 1 học sinh trình bày.

15- 3= 12( ô tô)

Còn lại 12 ô tô.

Bài Giải

Số ô tô còn lại trong bến là:

15-3=12 (ô tô)

Đáp số 12 ô tô

- HS nêu.

- HS chia sẻ.

TOÁN

TIẾT 8: LUYỆN TẬP -trang 15

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS thực hiện được phép cộng, phép trừ và so sánh các số.

- Lập được các số có hai chữ số từ các chữ số đã cho; sắp xếp các số theo thứ tự, tìm được số lớn nhất, số bé nhất trong các số đã cho.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng so sánh số.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài 3 ; thẻ chữ số 50-40-70,60.30,41,35,39 ngôi sao các màu bài 2

- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Luyện tập:

Bài 1/15:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV HDHS thực hiện lần lượt các YC:

a) Tính tổng là thực hiện phép tính gì?

b) dựa theo mẫu bài tập thuộc dạng toán nào?

- GV nêu:

+ Nêu các chữ số theo hàng?

+ ghi thành tổng các số theo hàng?

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2/15:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

YC đếm số ngôi sao theo màu điền vào bảng tổng hợp rồi thực hiện

- Cho học sinh thực hiện nhóm 3 hoặc nhóm bàn

a/ Đếm và điền số ngôi sao theo màu vào bảng

b/Tính tổng số ngôi sao màu vàng và đỏ?

Tính tổng ta cần thực hiện phép tính nào? Viết phép tính ?Tìm kết quả?

c/Tính hiệu của số ngôi sao màu xanh và số ngôi sao màu vàng

Tính hiệu ta thực hiện phép tính nào? Nêu phép tính, tính kết quả?

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3/15: Trò chơi “Đổi chỗ”:

HD HS cầ thẻ số tương ứng tren ta tàu, chọn 2 bạn cầm thẻ tương ứng đổi chỗ cho nhau để được câu cầu bài.

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- HDHS nhận xét các vế so sánh:

a) quan sát đến để chọn số trên hai toa đổi chỗ phù hợp để được từ số lớn đề bé

b) Tìm hiệu của số lớn nhất và bé nhất của ta tàu.

=> Để tìm hiệu ta thực hiện phép tính nào?

Số nào là lớn nhất , Số nào là bé nhất trong các số trên toa tàu?

Ta lập được phép tính nào? Tìm kết quả?

- GV cho HS làm bài vào vở ô li.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

Bài 4/15.

Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Bài cho những số nào ?

- Số bì trừ gồm số nào? , tìm số trừ là số nào để được hiệu là 43 hoặc 22 ?

- GV nêu: Từ các số đã cho, em hãy lập một phép tính tìm để được hiệu là 43 và 22 .

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

3. Hoạt động tiếp nối:

- Nhận xét giờ học.

- Nhắc chuẩn bị bài sau tiết 9

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

Viết các số thành tổng theo mẫu

- HS thực hiện lần lượt các YC.

Tách số theo tổng các hàng chục và đơn vị

Học sinh làm bài vào vở

64= 60+4

87= 80+7

46= 40+6

- 1-2 HS trả lời.

Màu

Đỏ

Vàng

Xanh

Số ngôi sao

11

8

10

- HS đọcyêu cầu bài tập.

- 1-2 HS trả lời.

11+8 = 19

- HS thực hiện theo cặp lần lượt các YC hướng dẫn.

10-8=2

- HS chia sẻ.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện chia sẻ.

- 1-2 HS trả lời.

a/ - HS thực hiện chơi theo nhóm 2.

Cầm thẻ số xếp hàng và đổi chỗ cho nhau đ ể được kết quả đúng

Đổi số 50 và 70 cho nhau

Đếm lại các số sau khi đã đổi chỗ và xếp đúng

41,30

41-30=9

- HS làm bài cá nhân.

- HS đổi chéo vở kiểm tra.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS trả lời: Các số bị trừ: 44, 54,số trừ 2,32: hiệu 43,22.

- HS nêu: Hiệu là: 43 và 22

- HS hoạt động theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp.

Lập phép tính : 45-2=43

Và 54 -32 =22

- HS lắng nghe.

- HS quan sát hướng dẫn.

TOÁN

TIẾT 9: BÀI 4: HƠN KÉM NHAU BAO NHIÊU- trang 16 -17

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS Nhận biết bà toán hơn kém nhau bào nhiêu qua quan sát đề bài và tranh.

- Biết giải và trình bày bài giải toán có lời văn với một phép tính

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán, trình bày lời giải toán có lời văn với 1 phép tính rèn và phát triển năng lực giải quyết vần đề.Phát triển kỹ năng giao tiếp toán học qua nói và viết bài toán có lời văn

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài

- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

  1. Kiểm tra:

Tìm hiệu của 75 và 42, nêu thành phần phép tính?

2. Dạy bài mới:

2.1. Khám phá:

- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.16:

Quan sát tranh và cho biết trong vườn có nuôi những con vật nào?, Mỗi loại vật có mấy con

+ Nêu bài toán?

Số con gà Gà hơn số con vịt mấy con?

Số con ngỗng kém số con vịt mấy con?

+ Nêu phép tính?

10 -7 =

7 – 5 =

- GV nêu: gà 10 vịt 7 con,Tính Số Gà hơn số con vịt bằng p hép tính 10-7 cũng gọi là hiệu số con gà và số con vịt

- Số con vịt 7 con, số con ngỗng 5 con ,Tính Số con ngỗng kém số con số con vịt bằng phép tính 7-5 cũng gọi là hiệu số con vịt với số con ngỗng .

- YCHS lấy thêm ví dụ về bài toán rút ra từ hình vẽ trên và nêu hơn – ké trong bài tóa thường dẫn tới phép tính trừ.

- Nhận xét, tuyên dương.

- GV lấy ví dụ: số gà hơn số ngỗngbao nhiêu con : 10 - 5. Hãy số ngỗng kém số gà bao nhiêu ? 10-5

- GV chốt các bước giải bài tóan:

Bước 1: Phân tích tìm hiểu đề (cho biết gì? Hỏi gì?)

Bước 2: Tìm lập phép tính để giải toán: 10-7; 7 -5 , 10-5

Bước 3: Trình bày viết bài giải

2.2. Luyện tập, vận dụng:

Bài 1/16:

- Gọi HS đọc YC bài.

Gv HD đưa câu hỏi:

Số chim ở mỗi cành có bao nhiêu con?

Số chim ở cành dưới kém số chim ở cành trên bao nhiêu con hay số chim ở cành trên hơn số chim ở cành dưới bao nhiêu con

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV hướng dẫn mẫu: nêu phép tính và các bước giải làm vở hay phiếu nhóm

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 2/17:Tương tự

- Gọi HS đọc YC bài.quan sát sô hoa tô màu và chưa tô màu trong tranh rồi lập phép tính ghi phiếu , vở

- YC HS làm bài vào vở ô li.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Đánh giá, nhận xét bài HS.

Bài 3/17:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài toán cho biết gì? Mai 7 tuổi- bố 38 tuổi

- Bài toán hỏi gì ?Bố hơn Mai Bao nhiêu tuổi?

- ta cần lập phép tính nào?

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

Bài 4 / 17 Tương tự

3. Hoạt động tiếp nối:

- Hôm nay em học bài gì?

- Liên hệ về bảo vệ môi trường, trường lớp …..

- Nhận xét giờ học.

2,3 Học sinh thực hiện miệng ghi vở

- 2-3 HS trả lời.

+ Trong vườn có gà, vịt , ngỗng

Gà 10 con, vịt 7 con, ngỗng 5 con

a/ gà : 10 con

Vịt :7 con

Gà hơn vịt ? con

b/ Vịt :7 con

ngỗng :5 con

Ngỗng kém vịt ? con

+ Phép tính:

10-7= 3

7 – 5= 2

- HS nhắc lại cá nhân, đồng thanh.

- HS lấy ví dụ và chia sẻ.

- HS chia sẻ:

- HS lắng nghe, nhắc lại.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

Bài giải

Số gà hơn số vịt là:

10-7 = 3 con

Đáp số : 3 con

Bài giải

Số ngỗng kám số vịt là:

7 -5 = 2 con

Đáp số : 2 con

- 1-2 HS trả lời.

Cành trên : 6 con

Cành dưới: 4 con

2 con

- HS nêu.

Viết phép tính thích hợp:

Bài giải

Số chim ở cành trên nhiều hơn số chim ở cành dưới là:

6- 4 = 2 (con)

Đáp số: 2 con

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS quan sát.

- HS thực hiện làm bài cá nhân.

Bài giải

Số hoa chưa tô màu kén số hoa đã tô màu là:

6- 4 = 2 (bông)

Đáp số: 2 bông

- HS đổi chéo kiểm tra.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.1 em thực hiện bảng lớn ,lớp làm vở

Bài giải

Bố hơn Mai số tuổi là:

38- 7 = 31 (tuổi)

Đáp số: 2 tuổi

Bài giải

Số thùng đựng rác khác hơn số thùng rác tái chế là:

10- 5 = 5 (thùng)

Đáp số: 2 thùng

- HS nêu.

- HS chia sẻ.

TOÁN

TIẾT 10: LUYỆN TẬP- trang 18

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS Nhận biết bà toán hơn kém nhau bào nhiêu qua quan sát đề bài và tranh.

- Biết giải và trình bày bài giải toán có lời văn với một phép tính

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán, trình bày lời giải toán có lời văn với 1 phép tính rèn và phát triển năng lực giải quyết vần đề.Phát triển kỹ năng giao tiếp toán học qua nói và viết bài toán có lời văn

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài, băng giấy màu xanh, đỏ vàng theo bài 1

- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Luyện tập:

Bài 1/18:

- Gọi HS đọc YC bài.

- GV HDHS thực hiện lấy băng giấy màu đã chuẩn bị sẵn đo tìm kích thước lập phép tính nêu kết quả của bài 1, củng cố về đơn vị đo độ dài, cách tính hiệu

- GV nêu:

a+ băng giấy màu đỏ dài hơn băng giấy màu vàng mấy cm?

7-4= 3 cm

b/ + băng giấy màu xanh ngắn hơn băng giấy màu đỏ mấy cm?

7-6 = 1 cm

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS quan sát hình trong sách và nêu kết luận, củng cố về dài hơn, ngắn hơn

a/ Bút nào ngắn nhất .

b/- Bút chì dài hơn bút mực ? cm

- Bút sáp ngắn hơn bút chì ? cm

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

2.2Vận dụng

Bài 3/18:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- HDHS quan sát hình vẽ và trả lời, Củng cố về cao hơn, thấp hơn:

a) Rô -bôt nào cao nhất?.

b) Số?

-Rô -bốt A cao hơn Rô -bốt B? cm

- Rô -bốt B thấp hơn Rô -bốt C?cm GV cho HS làm bài vào vở ô li.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

. Bài 4/18:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- HDHS quan sát hình vẽ và trả lời, Củng cố về nhiều hơn, ít hơn:

a) Mai gấp được hơn Nam mấy cái thuyền?.

b) Nam gấp được kém Mai mấy cái thuyền?

GV cho HS làm bài vào vở ô li.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

3. Hoạt động tiếp nối:

- Nhận xét giờ học.

Nêu lại các bước giải toán có lời văn dạng hơn kém nhau bao nhiêu

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện lần lượt các YC.

- 1-2 HS trả lời.

+ Bút sáp màu

25-20 = 5 cm

25-10 = 15 cm

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện theo cặp lần lượt các YC hướng dẫn.

- Rô- bốt C cao nhất

- 56-56=2 cm

- 59-54- 5 cm

- HS chia sẻ.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện chia sẻ.

- HS làm bài cá nhân.

- HS đổi chéo vở kiểm tra.

Giải

a/ Mai gấp được hơn Nam số thuyền là:

8-6=2 (thuyền)

Đáp số : 2 thuyền

Giải

b/ Nam gấp được kém Mai số thuyền là:

8-6=2 (thuyền)

Đáp số 2 thuyền

- HS lắng nghe.

Học sinh nối tiếp nêu

- Hs theo dõi

Toán

TIẾT 11: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS thực hiện được phép cộng, phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 100.

- Thực hiện cộng, trừ nhẩm trong các trường hợp đơn giản và với các số tròn chục.

- Giải và trình bày được bài giải của bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ đã học trong phạm vi 100.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tư duy và lập luận, năng lực giải quyết vấn đề

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV YC HS tự tìm cách tính nhẩm trong SGK

- YC HS nêu cách tính nhẩm

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Gọi HS nêu cách đặt tính và cách thực hiện phép tính?

- YC HS thực hiện vở

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- HDHS cách làm bài: Tính kết quả từng phép thính rồi nêu hai phép tính cùng kết quả.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

*Lưu ý: Có thể dựa vào nhận xét 40 + 20 = 20 + 40 mà không cần tính kết quả của phép tính này.

Bài 4:

- Bài yêu cầu làm gì?

- HDHS: Thực hiện lần lượt từng phép tính từ trái sang phải rồi nêu kết quả.

- YC HS thực hiện tính nhẩm

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

Bài 5:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS làm vở

- Nhận xét, tuyên dương.

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- 2-3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện

a) 5 chục + 5 chục = 10 chục

50 + 50 = 100

7 chục + 3 chục = 10 chục

70 + 30 = 100

2 chục + 8 chục = 10 chục

20 + 80 = 100

b) Làm tương tự phần a

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện

- HS đổi vở kiểm tra chéo

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài theo cặp

- HS chia sẻ: Hai phép tính có cùng kết quả là: 30 + 5 và 31 + 4; 80 – 30 và 60 – 30; 40 + 20 và 20 + 40.

- Tìm số thích hợp với dấu ? trong ô

- 2-3 HS chia sẻ:

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời

- HS thực hiện:

Bài giải

Số hành khách trên thuyền có tất cả là:

12 + 3 = 15 hành khách

Đáp số: 15 hành khách

Toán

TIẾT 12: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS thực hiện được phép cộng, phép trừ và so sánh được các số có hai chữ số

- Viết đúng cách đặt tính

- Giải và trình bày được bài giải của bài toán có lời văn.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng thực hiện phép cộng trừ và so sánh các số

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS làm bài và giải thích rõ kết quả.

Vì sao đúng? Vì sao sai?

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Các TH nào có thể tính nhẩm được?

- Các TH còn lại đặt tính thẳng hàng, thẳng cột rồi thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải.

- HD giúp đỡ HS lúng túng

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- HDHS: Tính kết quả của từng phép tính, so sánh các kết quả với 50 rồi trả lời từng câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

Bài 4:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Nêu quy tắc tính cộng, trừ số có hai chữ số theo cột dọc?

- HDHS tính nhẩm theo từng cột để tìm chữ số thích hợp.

- HD mẫu câu a)

+ Ở cột đơn vị: 6 + 2 = 8, vậy chữ số phải tìm là 8

+ Ở cột chục: 3 + 4 = 7, vậy chữ số phải tìm là 4

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

Bài 5:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- YC HS làm bài vào vở

- GV chữa bài

- GV nhận xét, tuyên dương

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- 2-3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện lần lượt các YC

- 2-3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời

- 1-2 HS nêu: 20 + 6; 57 – 7; 3 + 40

- HS làm vở

- 2-3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện theo cặp, chia sẻ kết quả:

Phép tính có kết quả bé hơn 50: 40 +8; 90 – 50; 70 – 30

Phép tính có kết quả lớn hơn 50: 32 + 20; 30 + 40; 86 - 6

- 2-3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện theo hướng dẫn và chia sẻ kết quả

-1-2 HS đọc

- HS chia sẻ.

- 2-3 HS chia sẻ

Bài gải

Số con bò nhà bác Bình có là:

28 – 12 = 16 (con)

Đáp số: 16 con bò

Toán

TIẾT 13: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS thực hiện được phép cộng, phép trừ và so sánh các số để tìm số lớn nhất, số bé nhất.

- Giải và trình bày được bài giải của bài toán có lời văn.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng so sánh số.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- HDHS

a) Tính kết quả của từng phép tính, tìm những phép tính có cùng kết quả

b) Tính kết quả của từng phép tính, so sánh các kết quả đó, tìm phép tính có kết quả bé nhất

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- HDHS: Tìm số ở ô có dấu ? dựa vào tính nhẩm.

HD câu a) 1 chục cộng với mấy chục bằng 2 chục?

Vậy số phải tìm là 10

- YC HS làm bài và nêu cách làm

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- HDHS: Tính lần lượt từ trái sang phải.

- YC HS làm bài

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

Bài 4:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- YC HS làm vào vở

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

Bài 5:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- HDHS quan sát, nhận xét:

+ Hai hình đầu có: 12 + 4 + 3 = 19;

10 + 13 + 5 = 28. Vậy tổng 3 số ở 3 hình tròn bằng số ở trong hình tam giác.

- YC HS thực hiện hình còn lại

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- GV đưa thêm 1 vài bài tương tự MRKT cho HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- 1-2 HS đọc

- 2-3 HS trả lời

a) Những phép tính có cùng kết quả là 5 + 90 và 98 - 3

b) Phép tính 14 + 20 có kết quả bé nhất

- 1-2 HS đọc

- 2-3 HS trả lời

- 1 chục cộng 1 chục bằng 2 chục

- HS làm nhóm 4 chia sẻ kết quả.

a) 10; b) 10; c) 20 d) 40

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS chia sẻ:

a) 50 + 18 – 45 = 68 – 45 = 23

b) 76 – 56 + 27 = 20 + 27 = 47

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

Bài giải

Số ghế trống trong rạp xiếc là:

96 – 62 = 34 (ghế)

Đáp số: 34 ghế

- HS đổi chéo vở kiểm tra.

- 2-3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS làm bài cá nhân, chia sẻ kết quả

Có: 33 + 6 + 20 = 59. Vậy số ở trong hình tam giác thứ ba là 59

Toán

TIẾT 14: LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Nhận biết được số liền trước, số liền sau, số hạng, tổng. Sắp xếp được bốn số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.

- Thực hiện được phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100

- Giải và trình bày được bài giải bài toán có lời văn

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tư duy và lập luận

- Phát triển năng lục giải quyết vấn đề

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS làm bài dựa vào thứ tự của các số trên tia số

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- HDHS phân tích số thành tổng của số chục và số đơn vị

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS làm bài

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

Bài 4:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- HDHS

a) So sánh các số đã cho rồi viết theo thứ tự từ bé đến lơn

b) Tìm số lớn nhất, số bé nhất trong các số đã cho rồi tính tổng hai số đó.

*Lưu ý: Có thể dựa vào thứ tự sắp xếp ở câu a để tìm nhanh số lớn nhất và số bé nhất.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

Bài 5:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- YC HS làm bài

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

- GV nhận xét, khen ngợi HS

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- 2-3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện lần lượt các YC.

a) 18, 20, 21, 23

b) 42, 44, 46, 47, 49

- 2-3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

a) 56 = 50 + 6; 95 = 90 + 5;

84 = 80 + 4; 72 = 70 + 2

b) 34 = 30 + 4; 55 = 50 + 5;

68 = 60 + 8; 89 = 80 + 9

- 2-3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài

Số liền trước của 40 là 39, số liền sau của 40 là 41

Các ý còn lại tương tự

- 2-3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện nhóm đôi lần lượt các YC hướng dẫn.

- HS chia sẻ.

a) 24, 37, 42, 45

b) 24 + 45 = 69

- 2-3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài cá nhân.

Bài giải

Số cây của lớp 2A trồng hơn lớp 2B là:

29 – 25 = 4 (cây)

Đáp số: 4 cây

- HS đổi chéo vở kiểm tra.

- HS lắng nghe.

Toán

TIẾT 15: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS thực hiện được phép cộng, phép trừ và so sánh các số.

- Lập được các số có hai chữ số từ các chữ số đã cho; tìm được số lơn nhất, số bé nhất trong các số đã cho.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng so sánh số.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; thẻ chữ số 0, 3, 5; phiếu phép tính Trò chơi “Ong về tổ”.

- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV HDHS thực hiện lần lượt các YC:

a) Tính tổng của 32 và 6 rồi chọn đáp án đúng. (Đáp án: B)

b) Tính hiệu của 47 và 22 rồi chọn đáp án đúng. (Đáp án: C)

c) Số bé nhất có hai chữ số là số nào? Số liền trước của số đó là số nào? (Đáp án: A)

d) Số lớn nhất có hai chữ số là số nào? Số liền sau của số đó là số nào? (Đáp án: C)

- GV nêu:

+ Muốn tính tổng các số ta làm thế nào?

+ Muốn tìm hiệu hai số bị trừ và số trừ ta làm thế nào?

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS thao tác với Bộ đồ dùng Toán:

+ Lấy ra 3 thẻ chữ số 0, 3, 5.

+ Lập số có hai chữ số từ 3 thẻ.

+ Chia sẻ với bạn về các số mình vừa tìm được.

+ Tìm ra số lớn nhất và số bé nhất trong các số vừa lập được.

+ Tính hiệu của số lớn nhất và số bé nhất.

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- HDHS nhận xét các vế so sánh:

a) Vế trái là một phép tính, vế phải là số cụ thể.

b) Cả hai vế đều là phép tính.

=> Để so sánh được hai vế, ta làm như thế nào?

- GV cho HS làm bài vào vở ô li.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

2.2. Trò chơi “Đưa ong về tổ”:

- GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi.

- GV thao tác mẫu.

- GV phát đồ dùng cho các nhóm; YC các nhóm thực hiện.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện lần lượt các YC.

- 1-2 HS trả lời.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện theo cặp lần lượt các YC hướng dẫn.

+ Các số: 30, 35, 53, 50.

+ Số lớn nhất: 50; số bé nhất: 30.

+ Tính hiệu: 53 – 30 = 23

- HS chia sẻ.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện chia sẻ.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài cá nhân.

- HS đổi chéo vở kiểm tra.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát hướng dẫn.

- HS thực hiện chơi theo nhóm 4.

Toán

TIẾT 16: Phép cộng (qua 10)trong phạm vi 20

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS nhận biết được phép cộng (qua 10) trong phạm vi 20. Tính được phép công (qua 10) bằng cách nhẩm hoặc tách số.

- Hình thành bảng cộng vận dụng vào giải các bài toán thực tế có liên quan.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Khám phá:

- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.26:

+ Nêu bài toán?

+ Bài cho biết gì?

+ Bài YC làm gì?

+ GV đưa phép tính 9 + 5 = ?

+ Để tính tổng phép tính trên , ta làm như thế nào?

+GV cho HS so sánh 2 cách tính.

+ GV đưa thêm ví dụ :

Cho phép tính 8 + 3 = ? . Yêu cầu Hs thực hiện theo 2 cách rồi so sánh 2 cách.

- GV chốt kiến thức.

2.2. Hoạt động:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Yêu cầu HS dùng cách tách số tương tự trong phần trên để tính được :

a. 9 + 6 =15 b. 8 + 6 = 14.

- YC HS làm bài vào vở ô li.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Đánh giá, nhận xét bài HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV hướng dẫn mẫu:

a. Yêu cầu HS nhẩm bằng cách đếm tiếp: 9,10,11. Vậy 9+2=11

b. Yêu cầu HS dùng cách tách số để tính.(9+3 và 9+5)

c. HS có thể nhẩm để tính kết quả 8+3=11, 8+5=13, 9+4=13.

- YC HS làm bài vào vở ô li.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Đánh giá, nhận xét bài HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- Lấy ví dụ để hình thành bảng cộng (qua 10)

- Nhận xét giờ học.

- 2-3 HS trả lời.

+ Một lọ hoa có 9 bông hoa ỏ và một lọ hoa có 5 bông hoa vàng. Hỏi hai lọ hoa có tất cả bao nhiêu bông hoa?

+ 2 -3 Hs trả lời.

+ Bài yêu cầu đi tìm tổng số hoa của hai lọ.

+ Hs chia sẻ. (tính nhẩm hoặc tách tổng)

+ HS chia sẻ.

+ Hs thực hiện.

- HS lắng nghe, nhắc lại.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS lắng nghe thực hiện,.

- HS thực hiện làm bài cá nhân.

- HS đổi chéo kiểm tra.

- HS nêu.

- 3 -5 HS chia sẻ.

  • HS lắng nghe
  • Hs nêu

Toán

TIẾT 17: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Củng cố phép cộng (qua 10).

- Hoàn thiện bảng” 9 cộng (qua 10) với một số.

- Vận dụng vào bải toán thực tế và tính toán với trường hợp có hai dấu phép tính.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Luyện tập:

Bài 1: Tính 3 + 8.

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV HDHS thực hiện lần lượt các YC:

- Tính 3+8 bằng 2 cách:

+ Cách 1; Tách 8 bù 7 sang 3 tròn 10, còn 1, vậy 3+8=11.

+ Cách 2: Tách 3, bù 2 sang 8 trong 10, còn 1, vậy 3 + 8 = 11.

- GV nêu:

+ So sánh 2 cách làm để lựa chọn cách phù hợp và thuận tiện nhất.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2: Số ?

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Yêu cầu HS tự hoàn thiện bảng 9 cộng với một số.

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: Tính

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YCHS làm bài vào vở; đổi chéo vở kiểm tra kết quả

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

Bài 4: Tìm cá cho mèo ?

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Cho HS tự làm việc cá nhân vào vở.

- GV tổ chức trò chơi:Tiếp sức cho HS báo cáo kết quả.

+ Cử 2 đội chơi mỗi đội 5 bạn chơi lần lượt nối tiếp lên bảng nối các phép tính ở co mèo với kết quả đúng ở con cá.

  • GV quan sát, đánh giá.

Bài 5: Số?

- Gọi HS quan sát tranh và tự nêu bài toán cho mình.

- Yc nêu phép tính rồi viết kết quả vào ô có dấu ?

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

+ Đổi chéo vở kiểm tra bài bạn

+ Đọc bài và chia sẻ cách làm bài trước lớp

- Đánh giá, nhận xét bài HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện lần lượt các YC.

  • Hs trả lời.
  • HS đọc.
  • HS trả lời.

- Hs tự hoàn thiện cá nhân.

  • HS chia sẻ

- HS đọc

- HS nêu

- 1-2 HS tự hoàn thiện bài.

  • HS chia sẻ.

- 2 -3 HS nêu.

- 1-2 HS trả lời.

- HS lắng nghe, thực hiện.

-HS thực hiện chơi theo hướng dẫn.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài cá nhân.

- HS đổi chéo vở kiểm tra.

- HS lắng nghe.

Toán

TIẾT 18: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Hoàn thiện bảng” 7 cộng với một số và bảng 8 cộng với một số.

- Vận dụng vào làm bài tập và giải các bài toán thực tế.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Cho hs làm bài cá nhân

+ Gọi hs nêu kq bài làm

+ HS nhận xét đưa câu hỏi vì sao? (bể cá)

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

a.

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Yêu cầu HS tự hoàn thiện bảng 7 cộng với một số.

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

b.

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Y.c HS tách 14 thành tổng của 2 số làm bài vào vở; đổi chéo vở kiểm tra kết quả

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Cho hs làm bài cá nhân

+ Gọi hs nêu kq bài làm

+ HS nhận xét đưa câu hỏi vì sao? (bể cá)

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 4:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Yêu cầu HS tự hoàn thiện bảng 8 cộng với một số.

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 5:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài cho biết gì?, yêu cầu làm gì?

- YCHS làm bài vào vở;

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Gọi Hs chia sẻ bài trước lớp

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện lần lượt các YC.

  • HS đọc.
  • HS trả lời.

- Hs tự hoàn thiện cá nhân.

  • HS chia sẻ

- HS đọc

- HS nêu

- HS tự hoàn thiện bài.

  • HS chia sẻ.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- Hs nêu

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài cá nhân.

- HS lắng nghe.

  • HS nêu
  • HS trả lời.
  • HS lam bài
  • HS chia sẻ trước lớp.

---------------------------------------------

TIẾT 19: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Hoàn thiện bảng” 6 cộng với một số.

- Vận dụng vào làm bài tập và giải các bài toán thực tế.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Luyện tập:

Bài 1:

a.- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Yêu cầu HS tự hoàn thiện bảng 6 cộng với một số.

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

b.

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV hỏi: Nêu lai cách làm dạng bài toán hình tháp (Đã học ở lớp 1.

- Nhìn hình tháp bên trái rồi rút ra quy luật. Tương tự áp dụng quy luật đó để tìm các số ở ô có dấu ? ở hình tháp bên phải.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Gọi Hs trình bày. Hs nhận xét đưa câu hỏi vì sao?

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Cho HS tự làm việc cá nhân vào vở.

- GV tổ chức trò chơi:Tiếp sức cho HS báo cáo kết quả.

+ Cử 2 đội chơi mỗi đội 5 bạn chơi lần lượt nối tiếp lên bảng điền vào các ô có số cần tìm.

  • GV quan sát, đánh giá.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Y.c HS quan sát tranh, Nhẩm tính kết quả so sánh rồi tìm các phép tính cs kết quả bằng nhau.

+ Gọi hs nêu kq bài làm

+ HS nhận xét đưa câu hỏi vì sao? (bể cá)

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 4:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài cho biết gì?, yêu cầu làm gì?

- YCHS làm bài vào vở;

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Gọi Hs chia sẻ bài trước lớp

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện lần lượt các YC.

  • HS đọc.
  • HS trả lời.

- Hs tự hoàn thiện cá nhân.

-HS chia sẻ

- HS đọc

- HS nêu

- HS tự hoàn thiện bài.

  • HS chia sẻ.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- Hs nêu

- 1-2 HS chia sẻ

  • HS nêu
  • HS trả lời.
  • HS lam bài
  • HS chia sẻ trước lớp.

---------------------------------------------

TIẾT 20: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Củng cố các phép tính cộng (qua 10) của các bảng 6,7,8,9 cộng với một số.

- Vận dụng vào làm bài tập và giải các bài toán thực tế.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Yêu cầu HS tự hoàn thiện các bảng cộng với một số.

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Cho HS tự nhẩm kết quả của các phép tính có trong tranh.

- GV tổ chức trò chơi:Tiếp sức cho HS báo cáo kết quả.

+ Cử 2 đội chơi mỗi đội 5 bạn chơi lần lượt nối tiếp lên bảng tìm các phép tính có kết quả bằng 12. Số phép tính tìm được chính là số nấm bạn Sao hái được.

-GV quan sát, đánh giá.

Bài 4:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Gv cho hs làm bài cá nhân sau đó đổi chéo bài kiểm tra kết quả.

+ Gọi 5 hs chia sẻ trước lớp kết quả và cách nhẩm.

- GV nêu:

+ Để nhẩm được kq của các phép cộng trên em dựa vào đâu?

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

b. Tìm các phép tính có kết quả bằng nhau.

GV nêu:

+ Phép tính nào có kết quả bé nhất, phép tính nào có kết quả cao nhất?

-GV quan sát, đánh giá.

Bài 4:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Y.c Hs quan sát số chấm tròn ở mặt trên xúc xắc, tính nhẩm và ghép hai xúc xắc có tổng số chấm tròn ở mặt trên là 11.

- Gọi Hs đọc đáp án.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện lần lượt các YC.

  • HS đọc.
  • HS trả lời.

- Hs tự hoàn thiện cá nhân.

-HS chia sẻ

- HS đọc

- HS nêu

- HS tự hoàn thiện bài.

  • HS chia sẻ.
  • Hs trả lời
  • Hs tự làm vào vở.
  • Hs trả lời.

-Hs nêu.

- HS trả lời.

- HS tự nhẩm cá nhân

-Hs chia sẻ

Toán

Tiết 21: BẢNG CỘNG ( qua 10)

(Trang 33)

I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Hình thành được bảng cộng ( qua 10) qua việc hệ thống lại các phép cộng (qua 10) đã học thành một bảng.

- Vận dụng bảng cộng ( qua 10) vào tính nhẩm, giả các bài tập hoặc bài toán thực tế lien quan đến phép cộng ( qua 10)

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

  1. 1.Kiểm tra:

-GV gọi 2HS lên bảng điền kết quả các phép tính 9 + 4 và 8 + 5. ( có nêu cách tính)

-GV nhận xét, tuyên dương.

-2HS lên bảng, lớp nhẩm miệng.

2.Dạy bài mới:

2.1.Khám phá:

- GV nêu đưa ra câu chuyện Mai và Rô-bốt cùng hoàn thành các phép cộng ( qua 10) đã học ( 9 + 2; 8 + 6; 7 + 5; 6 + 6) ( GV cho 2 HS đóng vai Mai và Rô – bốt để hỏi đáp)

+ Mai: Bạn hãy nêu cho tớ cách tính 9 + 2?

+ Rô-bốt: Tách 2 = 1 + 1; lấy 9 + 1 = 10 rồi cộng thêm 1 được kết quả là 11. Nhờ bạn nêu cho tớ cách tính 8 + 6?

+ Mail: Tách 6 = 2 + 4; lấy 8 + 2 = 10 rồi cộng thêm 4 được kết quả là 14.

+ Mai: ( hỏi lớp) nêu giúp mình cách tính 7 + 5 và 6 + 6

-GV nhận xét, tuyên dương.

  • GV hỏi: Các phép cộng ( 9 + 2; 8 + 6; 7 + 5; 6 + 6) có đặc điểm chung nào?

?Hãy hoàn thành luôn bảng cộng ( qua 10).

  • GV yêu cầu HS nêu cách tính 9 + 3; 7 + 5;

5 + 7; 3 + 9

GV gọi HS nối tiếp nêu các phép cộng trong

-HS theo dõi.

- HS trả lời.

- HS: là các phép cộng có kết quả lớn hơn 10.

- HS làm việc cá nhân.

  • HS nêu.
  • HS nêu nối tiếp ( 2 lượt)

bảng công ( qua 10).

*GV chốt cách tính các phép cộng (qua 10).

2.2. Hoạt động:

Bài 1:

- Gọi HS đọc đề bài.

? Đề bài yêu cầu gì?

? Thế nào là tính nhẩm?

- GV yêu cầu HS nhẩm nhanh kết quả của các phép tính.

- GV gọi HS nối tiếp nêu kết quả của từng phép tính.

? Hãy nêu cách nhẩm của phép tính 9 + 5; 7 + 6

- GV nhận xét, tuyên dương.

*GV chốt các phép cộng trong bảng công ( qua 10)

- HS đọc.

- HS trả lời.

-HS làm việc cá nhân.

- 2lượt HS nêu.

- HS nêu.

  • - HS nghe.

Bài 2:

-GV tổ chức thành trò chơi “Tìm cá cho mèo”:

- GV nêu tên trò chơi; phổ biến cách chơi, luật chơi và chia đội.

- GV thao tác mẫu.

- GV phát đồ dùng cho các nhóm; YC các nhóm thực hiện.

- GV nhận xét, khen ngợi HS

Chú ý: Ở bài này GV có thể đưa thêm các phép công ( qua 10) để cho HS luyện tập thêm.

- HS lắng nghe.

- HS nghe.

- HS quan sát hướng dẫn.

- HS thực hiện chơi theo

Bài 3:

- GV gọi HS đọc đề bài.

- GV: Đề bài cho ta nhiều đèn lồng. Trên mỗi đèn lồng đều ghi một phép tính cộng thuộc bảng cộng ( qua 10).

? Đề bài yêu cầu gì?

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và nhẩm kết quả của phép tính ở mỗi đèn lồng.

- GV yêu cầu HS nối tiếp nêu lần lượt kết quả các phép tính ghi ở từng đèn lồng.

? Các đèn lồng nào ghi phép tính có kết quả bằng nhau? Và bằng bao nhiêu?

? Trong bốn đèn lồng màu đỏ, dèn lồng nào

- HD đọc.

- HS nghe.

  • HS trả lời
  • HS quan sát tranh.
  • HS nêu. ( 2 lượt)
  • - HS trả lời:7 + 5; 4 + 8; 9 + 3 có kết quả bằng nhau ( bằng 12).

-HS trả lời:

+ Đèn lồng ghi phép tính 8 + 7 có

ghi phép tính có kết quả lớn nhất?

? Đèn lồng ghi phép tính có kết quả bé nhất?

-GV nhận xét, tuyên dương.

kết quả lớn nhất.

+ Đèn lồng ghi phép tính 6 + 5 có kết quả bé nhất.

3. Củng cố, dặn dò:

- GV tổ chức cho HS chơi “ Xì điện” nối tiếp nêu các phép tính trong bảng cộng qua 10.

- Hôm này chúng ta học bài gì?

- Nhận xét giờ học.

- HS chơi.

-HS nêu.

Toán

Tiết 22: LUYỆN TẬP (Trang 34)

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng: HS biết:

- Thực hành, vận dụng được bảng cộng ( qua 10) vào giải các bài tập và bài toán thực tế liên quan đến phép cộng (qua 10) và so sánh các số.

- Củng cố về tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính, so sánh số,…..

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực giao tiếp toán học.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, kĩ năng so sánh số, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Kiểm tra:

- GV tổ chức cho HS chơi xì điện ( yêu cầu nêu các phép cộng có kết quả qua 10)

-GV nhận xét, tuyên dương.

-HS chơi

2. Dạy bài mới:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV hỏi: Trong một phép tính khi biết hai số hạng, muốn tìm Tổng ta làm như thế nào?

- GV gọi HS nêu kết quả của cột đầu tiên.

- GV gọi HS nêu số cần điền ở cột thứ hai và hỏi: Làm thế nào em tìm ra được đây là số cần điền?

- GV yêu cầu HS điền các ô còn lại.

- GV chữa bài, nhận xét, tuyên dương.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

-HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS nối tiếp nêu.

Bài 2:

- Gọi HS đọc đề bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

a) - GV hỏi: Số cần điền vào hình tròn là bao nhiêu? Vì sao?

- GV thực hiện tương tự để tìm số được điền vào ngôi sao.

- GV lưu ý HS cần nhẩm kết quả từng phép tính theo thứ tự từ trái sang phải

- HS nêu.

- HS trả lời.( số 14)

- 1-2 HS trả lời.( số 10)

- HS lắng ghe.

rồi điền kết quả theo yêu cầu.

b) GV yêu cầu HS tự điền.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Đánh giá, nhận xét bài HS.

- HS thực hiện làm bài cá nhân.

- HS đổi chéo kiểm tra.

Bài 3:

-GV tổ chức thành trò chơi “Tìm tổ ong cho gấu”:

- GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi.

- GV thao tác mẫu.

- GV phát đồ dùng cho các nhóm; YC các nhóm thực hiện.

- GV nhận xét, khen ngợi HS

- HS lắng nghe.

- HS quan sát hướng dẫn.

- HS thực hiện chơi theo nhóm 4.

Bài 4:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- HDHS nhận xét các vế so sánh:

a) Vế trái là một phép tính, vế phải là số cụ thể.

b) Cả hai vế đều là phép tính.

=> Để so sánh được hai vế, ta làm như thế nào?

- GV cho HS làm bài vào vở ô li.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện chia sẻ.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài cá nhân.

- HS đổi chéo vở kiểm tra.

Bài 5:

- Gọi HS đọc YC bài.

(GV đưa hình ảnh ca-bin thực tế để cho HS quan sát)

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- GV yêu cầu HS làm bài vảo vở.

- GV chữa bài. ( có thể yêu cầu HS nêu lời giải khác)

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- 2 -3 HS đọc.

- HS quan sát.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS làm bài cá nhân.

- HS trả lời, nhận xét.

- HS đổi vở kiểm tra chéo.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- Lấy ví dụ về phép tính cộng ( qua 10)

- Nhận xét giờ học.

-HS trả lời.

-HS lấy VD.

Toán

Tiết 23: GIẢI BÀI TOÁN VỀ THÊM MỘT SỐ ĐƠN VỊ

(Trang 36)

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS nhận biết được bài toán về thêm một số đơn vị. Biết giải và trình bày bài giải bài toán về thêm ( có một bước tính)

- Vận dụng giải được các bài toán về thêm một số đơn vị ( liên quan đến ý nghĩa thực tiễn của phép tính).

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

  1. 1.Kiểm tra:
  1. Dạy bài mới:

2.1.Khám phá:

- GV nêu bài toán ( có hình minh họa).

- GV yêu cầu HS đọc lại đề toán.

*GV HD tóm tắt bài toán.

- GV hỏi: + Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

( GV dựa vào trả lời của HS để hiện ra tóm tắt giống SGK)

  • GV yêu cầu HS nêu lại bài toán.

Đây là bài toán về thêm một số đơn vị.

*GV HD cách giải bài toán:

- Cho HS nêu lời giải.

- Yêu cầu HS suy nghĩ để viết phép tính ra nháp, 1HS lên bảng làm bài.

- GV hỏi: Tại sao con làm phép cộng?

- GV chữa bài và nhận xét.

* GV HD cách trình bày bài giải:

- GV gọi HS nêu lại lời giải, phép tính giải, đáp số.

( Khi HS nêu, GV HD HS cách trình bày lên bảng lớp)

Bài giải:

Số quả trứng có tất cả là:

-HS nghe và quan sát.

- 2HS nêu.

- HS trả lời.

- HS: có 8 quả trứng, thêm 2 quả trứng.

- HS: Có tất cả bao nhiêu quả trứng.

  • HS nêu lại bài toán.
  • HS nêu.
  • HS viết phép tính.
  • HS trả lời.
  • HS nêu và quan sát GV trình bày bài giải.

8 + 2 = 10 ( quả)

Đáp số: 10 quả trứng.

*GV nêu lại các bước giải bài toán có lời văn:

+ Tìm hiểu, phân tích, tóm tắt đề bài ( phần này không cần ghi vào bài giải)

+ Tìm cách giải bài toán ( Tìm phép tính giải, câu lời giải)

+ Trình bày ( viết) bài giải: Câu lời giải Phép tính giải Đáp số.

- HS lắng nghe.

2.2. Hoạt động:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

? Bài cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

- GV hoàn thiện phần tóm tắt bài toán trong SGK.

- GV gọi HS nêu lại đề toán dựa vào tóm tắt.

? Bài toán thuộc dạng toán nào?

- GV gọi 1HS lên bảng giải bài toán, lớp làm vở.

- GV chữa bài.

-GV (có thể yêu cầu HS nêu thêm lời giải khác) nhận xét, tuyên dương.

*GV chốt lại dạng toán và cách trình bày bài giải bài toán có lời văn.

- HS đọc.

- HS trả lời.

-HS làm việc cá nhân.

- 2 HS nêu.

- HS: Bài toán về thêm một số đơn vị.

- 1 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vở.

Bài giải

Số bông hoa có tất cả là:

9 + 6 = 15( bông)

Đáp số: 15 bông hoa.

- HS nghe, đổi vở kiểm tra chéo.

- (VD: Lọ hoa có tất cả số bông hoa là:)

- HS nghe.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

? Bài cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

- GV hoàn thiện phần tóm tắt bài toán trong SGK.

- GV gọi HS nêu lại đề toán dựa vào tóm tắt.

? Bài toán thuộc dạng toán nào?

- GV gọi 1HS lên bảng giải bài toán, lớp làm vở.

- HS đọc.

- HS trả lời.

-HS làm việc cá nhân.

- 2 HS nêu.

- HS: Bài toán về thêm một số đơn vị.

- 1 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vở.

Bài giải

Số bạn chơi kéo co có tất cả là:

- GV chữa bài.

-GV (có thể yêu cầu HS nêu thêm lời giải khác) nhận xét, tuyên dương.

*GV chốt lại dạng toán và cách trình bày bài giải bài toán có lời văn.

8 + 4 = 12( bông)

Đáp số: 12 bông hoa.

- HS nghe, đổi vở kiểm tra chéo.

- (VD: Có tất cả số bạn chơi kéo co là:)

- HS nghe.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- Khi trình bày bài giải bài toán có lời văn ta cần chú ý điều gì?

- Nhận xét giờ học.

- HS nêu.

- HS chia sẻ.

Toán

Tiết 24: GIẢI BÀI TOÁN VỀ BỚT MỘT SỐ ĐƠN VỊ

(Trang 37)

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS nhận biết được bài toán về bớt một số đơn vị. Biết giải và trình bày bài giải bài toán về bớt ( có một bước tính)

- Vận dụng giải được các bài toán về thêm một số bớt vị ( liên quan đến ý nghĩa thực tiễn của phép tính).

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

  1. 1.Kiểm tra:
  2. –Gọi HS lên làm bài 2( trang 36).
  3. –GV nhận xét, chữa bài.

-1HS lên bảng.

2.Dạy bài mới:

2.1.Khám phá:

- GV nêu bài toán ( có hình minh họa).

- GV yêu cầu HS đọc lại đề toán.

*GV HD tóm tắt bài toán.

- GV hỏi: + Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

( GV dựa vào trả lời của HS để hiện ra tóm tắt giống SGK)

  • GV yêu cầu HS nêu lại bài toán.

Đây là bài toán về bớt một số đơn vị.

*GV HD cách giải bài toán:

- Cho HS nêu lời giải.

- Yêu cầu HS suy nghĩ để viết phép tính ra nháp, 1HS lên bảng làm bài.

- GV hỏi: Tại sao con làm phép trừ?

- GV chữa bài và nhận xét.

* GV HD cách trình bày bài giải:

- GV gọi HS nêu lại lời giải, phép tính giải, đáp số.

( Khi HS nêu, GV HD HS cách trình bày bài giải lên bảng lớp)

-HS nghe và quan sát.

- 2HS nêu.

- HS trả lời.

- HS: có 10 con chim, bay đi 3con.

- HS: Còn lại bao nhiêu con chim.

  • HS nêu lại bài toán.
  • HS nêu.
  • HS viết phép tính.
  • HS trả lời.
  • HS nêu và quan sát GV trình bày bài giải.

Bài giải:

Số con chim còn lại là:

10 - 3 = 7 ( con)

Đáp số: 7 con chim.

*GV nêu lại các bước giải bài toán có lời văn:

+ Tìm hiểu, phân tích, tóm tắt đề bài ( phần này không cần ghi vào bài giải)

+ Tìm cách giải bài toán ( Tìm phép tính giải, câu lời giải)

+ Trình bày ( viết) bài giải: Câu lời giải Phép tính giải Đáp số.

- HS lắng nghe.

2.2. Hoạt động:

- Gọi HS đọc YC bài.

? Bài cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

- GV hoàn thiện phần tóm tắt bài toán trong SGK.

- GV gọi HS nêu lại đề toán dựa vào tóm tắt.

? Bài toán thuộc dạng toán nào?

- GV gọi 1HS lên bảng giải bài toán, lớp làm vở.

- GV chữa bài.

-GV (có thể yêu cầu HS nêu thêm lời giải khác) nhận xét, tuyên dương.

*GV chốt lại dạng toán và cách trình bày bài giải bài toán có lời văn.

- HS đọc.

- HS trả lời.

-HS làm việc cá nhân.

- 2 HS nêu.

- HS: Bài toán về bớt một số đơn vị.

- 1 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vở.

Bài giải

Số con lợn còn lại là:

15 - 5 = 10( con)

Đáp số: 10 con lợn.

- HS nghe, đổi vở kiểm tra chéo.

- (VD: Đàn lợn nhà An còn lại số con là:)

- HS nghe.

2.3. Luyện tập:

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

? Bài cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

- GV gọi HS nêu lại đề toán dựa vào tóm tắt.

? Bài toán thuộc dạng toán nào?

- GV gọi 1HS lên bảng giải bài toán, lớp làm vở.

- GV chữa bài.

-GV (có thể yêu cầu HS nêu thêm lời giải khác) nhận xét, tuyên dương.

- HS đọc.

- HS: Cho biết tóm tắt của bài toán.

- HS: Yêu cầu dựa vào tóm tắt để giải.

- 2 HS nêu.

- HS: Bài toán về thêm một số đơn vị.

- 1 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vở.

Bài giải

Có tất cả số cái thuyền là:

9 + 4 = 13 (cái)

Đáp số: 13 cái thuyền.

- HS nghe, đổi vở kiểm tra chéo.

*GV chốt lại dạng toán thêm một số đơn vị và cách trình bày bài giải.

- HS nghe.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

? Bài cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

-GV gọi HS nêu miệng tóm tắt của bài toán.

- GV gọi HS nêu lại đề toán dựa vào tóm tắt.

? Bài toán thuộc dạng toán nào?

- GV gọi 1HS lên bảng giải bài toán, lớp làm vở.

- GV chữa bài.

-GV (có thể yêu cầu HS nêu thêm lời giải khác) nhận xét, tuyên dương.

*GV chốt lại dạng toán bớt một số đơn vị và cách trình bày bài giải.

- HS đọc.

- HS trả lời.

-HS làm việc cá nhân.

- 2 HS nêu.

- HS: Bài toán về bớt một số đơn vị.

- 1 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vở.

Bài giải

Trên xe còn lại số bạn là:

14 - 3 = 12( bạn)

Đáp số: 12 bạn.

- HS nghe, đổi vở kiểm tra chéo.

- (VD: Số bạn còn lại trên xe là:)

- HS nghe.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- Khi trình bày bài giải bài toán có lời văn ta cần chú ý điều gì?

- Nhận xét giờ học.

- HS nêu.

- HS chia sẻ.

Toán

TIẾT 26: BÀI 10: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Ôn tập bảng cộng (qua 10 )

- Thực hiện được các bài toán với hình khối lập phương.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài học, các dụng cụ trò chơi phù hợp với lớp mình.

- HS: SGK, các hình khối đã chuẩn bị.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV hướng dẫn HS trả lời a,b:

a. GV yêu cầu HS tính nhẩm để hoàn thiện bảng cộng qua 10.

b. GV yêu cầu HS tính kết quả của phép tính trong trường hợp có 2 dấu phép tính.

- GV nêu:

+ Muốn tính tổng các số ta làm thế nào?

+ Muốn tính phép tính có hai dấu ta làm thế nào?

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV yêu cầu HS nối phép tính ở quạt với kết quả ở ổ điện.

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- GV hỏi:

+ Quạt nào cắm vào ổ nào?

+ Quạt nào ghi phép tính có kết quả lớn nhất?

+ Quạt nào ghi phép tính có kết quả bé nhất?

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV yêu cầu HS thực hành cá nhân rồi báo cáo kết quả.

Câu a: Tính phép tính ở mỗi toa rồi tìm ra toa có kết quả lớn nhất.

Câu b: Tính kết quả ở mỗi toa tàu rồi tìm ra những toa có kết quả bé hơn 15.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- GV hỏi:

+ Trong đoàn tàu B, toa nào ghi phép tính có kết quả bé nhất? Toa tàu nào ghi kết quả lớn nhất?

+ Trong cả hai đoàn tàu, những toa tàu nào có kết quả phép tính bằng nhau?

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

Bài 4:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV yêu cầu HS thực hiện yêu cầu a,b theo nhóm 4.

Câu a: Đếm số hình lập phương nhỏ ở mỗi hình rồi tìm ra hình có số lập phương nhỏ nhất.

Câu b: Tính tổng các khối hình lập phương nhỏ ở hình A,B.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

2.2. Trò chơi Chuyền hoa:

- GV mời HS làm quản trò: nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi.

- Luật chơi: Có một bông hoa sẽ truyền qua các bạn nhạc dừng ở bạn nào bạn đó phải trả lời 1 phép tính trên màn hình.

- GV mời quản trò lên tiến hành trò chơi.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện lần lượt các YC.

- HS đọc nối tiếp các kết quả.

- HS thực hiện: 8 + 5 – 3 = 10.

- 1-2 HS trả lời.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện theo cặp lần lượt các YC hướng dẫn.

- HS trả lời.

- HS đọc.

- HS trả lời.

- HS chia sẻ.

- 1-2 HS trả lời.

- HS đọc.

- HS trả lời.

- HS chia sẻ.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS chơi trò chơi vui vẻ, tích cực.

- HS lắng nghe.

Toán

TIẾT 27: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Ôn tập bảng cộng (qua 10)

- Thực hiện được các bài toán về thêm, bớt một số đơn vị.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài học, các dụng cụ trò chơi Bắt vịt.

- HS: SGK, vở viết.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV hướng dẫn HS làm bài.

- GV nêu:

Muốn tính tổng các số ta làm thế nào?

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- GV hỏi:

+ Bài toán cho biết điều gì?

+ Bài yêu cầu làm gì?

- GV mời một HS lên tóm tắt bài toán.

- GV hỏi: Bài toán này làm phép tính nào?

- GV yêu cầu HS trình bày vào vở ô li. HS khác lên bảng trình bày.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- GV hỏi:

+ Bài toán cho biết điều gì?

+ Bài yêu cầu làm gì?

- GV mời một HS lên tóm tắt bài toán.

- GV hỏi: Bài toán này làm phép tính nào?

- GV yêu cầu HS trình bày vào vở ô li. HS khác lên bảng trình bày. HS kiểm tra chéo vở cho nhau.

- Nhận xét, tuyên dương.

2.2. Trò chơi “Bắt vịt”:

- GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi.

- GV thao tác mẫu.

- GV ghép đôi HS.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện.

- HS đọc nối tiếp các kết quả.

- 1-2 HS trả lời.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS lên bảng.

- HS trả lời.

Bài giải:

Số bạn chơi bóng rổ có tất cả là:

6 + 3 = 9 ( bạn )

Đáp số: 9 bạn.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS lên bảng.

- HS trả lời.

Bài giải:

Số cá sấu còn lại dưới hồ nước là:

15 – 3 = 12 ( con )

Đáp số: 12 con cá sấu.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát hướng dẫn.

- HS thực hiện chơi theo nhóm 2.

- HS lắng nghe.

Toán

TIẾT 28: BÀI 11: PHÉP TRỪ (QUA 10) TRONG PHẠM VI 20.

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS biết được ý nghĩa của phép trừ.

- Thực hiện các phép trừ 11,12,…,19 trừ đi một số.

- Giải được một số bài toán có lời văn liên quan đến phép trừ qua 10 trong phạm vi 20.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Tranh ảnh tổ chức trò chơi.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Khám phá:

- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr. 41:

+ Nêu bài toán?

+ GV cho HS thảo luận, tìm ra phép tính.

- GV cho HS thảo luận tìm ra kết quả phép tính 11 – 5

- GV lưu ý có thể cho HS thực hành tính 11 – 5 trên que tính.

- GV lấy 1 số ví dụ để HS thực hành.

- Nhận xét, tuyên dương.

2.2. Hoạt động:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV yêu cầu HS làm 1 phép tính trước.

- GV yêu cầu cả lớp làm bài.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Đánh giá, nhận xét bài HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV yêu cầu HS làm bài.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

Bài 3:Trò chơi: Thỏ con tìm chuồng

- GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi.

+ Trò chơi: Thỏ con tìm chuồng.

+ Cách chơi: Sẽ có 2 đội, mỗi đội sẽ có 6 thành viên, từng thành viên sẽ nối chú thỏ nối chuồng sao cho đúng kết quả của phép tính. Đội nào nhanh nhất sẽ là người thắng cuộc.

- GV tổ chức cho HS chơi.

- GV nhận xét, tuyên bố kết quả.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- Lấy ví dụ về phép tính trừ qua 10 trong phạm vi 20.

- Nhận xét giờ học.

- 2-3 HS trả lời.

+ Việt có 11 viên bi, Việt cho Mai 5 viên bi. Hỏi Việt còn lại mấy viên bi?

+ Phép tính: 11 - 5 =?

- HS chia sẻ cách làm.

- HS thực hiện.

- HS trả lời.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài

- 1-2 HS trả lời.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS đọc nối tiếp kết quả.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS tham gia trò chơi tích cực, vui vẻ.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời.

- HS lấy các phép tính.

Toán

TIẾT 29: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Biết tính nhẩm phép trừ qua 10 trong phạm vi 20.

- Thực hiện được các phép trừ dạng 12,13 trừ đi một số.

- Trình bày được các bài toán có lời giải.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài học, các dụng cụ trò chơi Ong đi tìm hoa.

- HS: SGK, vở viết.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV yêu cầu HS làm 1 phép tính trước.

- GV yêu cầu cả lớp làm bài.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Đánh giá, nhận xét bài HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV làm mẫu 1 phép tính.

- GV yêu cầu HS làm bài.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV yêu cầu HS nêu cách làm.

- GV yêu cầu HS làm bài.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

Bài 5:

- Gọi HS đọc YC bài.

- GV hỏi:

+ Bài toán cho biết điều gì?

+ Bài yêu cầu làm gì?

- GV mời một HS lên tóm tắt bài toán.

- GV hỏi: Bài toán này làm phép tính nào?

- GV yêu cầu HS trình bày vào vở ô li. HS khác lên bảng trình bày. HS kiểm tra chéo vở cho nhau.

- Nhận xét, tuyên dương.

2.2. Trò chơi “Ong đi tìm hoa”: Bài 4:

- GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi.

+ Trò chơi: Ong đi tìm hoa.

+ Cách chơi: Sẽ có 2 đội, mỗi đội sẽ có 6 thành viên, từng thành viên sẽ nối chú ong nối bông hoa sao cho đúng kết quả của phép tính. Khoang tròn vào bông hoa có nhiều ong đậu nhất. Đội nào nhanh nhất sẽ là người thắng cuộc.

- GV tổ chức cho HS chơi.

- GV nhận xét, tuyên bố kết quả.

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài

- 1-2 HS trả lời.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS đọc nối tiếp kết quả.

- HS lắng nghe.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS trình bày.

- HS trả lời bài theo cặp đôi, một HS đọc phép tính, một bạn nói kết quả.

- HS lắng nghe.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS lên bảng.

- HS trả lời.

Bài giải:

Số tờ giấy màu của Mai còn lại là:

13 – 5 = 8 ( tờ )

Đáp số: 8 tờ giấy màu.

- HS lắng nghe.

- HS tham gia trò chơi tích cực, vui vẻ.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

Toán

TIẾT 30: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Biết tính nhẩm phép trừ qua 10 trong phạm vi 20.

- Thực hiện được các phép trừ dạng 14,15 trừ đi một số.

- Trình bày được các bài toán có lời giải.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài học.

- HS: SGK, vở viết.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Giới thiệu bài:

2.2. Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV yêu cầu HS làm 1 phép tính trước.

- GV yêu cầu cả lớp làm bài.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Đánh giá, nhận xét bài HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV làm mẫu 1 phép tính.

- GV yêu cầu HS làm bài.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV yêu cầu HS nêu cách làm.

- GV yêu cầu HS làm bài.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

Bài 4:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV hướng dẫn HS làm bài:

+ Tìm những máy bay có kết quả bằng 7?

+ Tìm những máy bay có kết quả bằng 9?

- GV yêu cầu HS làm bài và chữa bài.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

Bài 5:

- Gọi HS đọc YC bài.

- GV hỏi:

+ Bài toán cho biết điều gì?

+ Bài yêu cầu làm gì?

- GV mời một HS lên tóm tắt bài toán.

- GV hỏi: Bài toán này làm phép tính nào?

- GV yêu cầu HS trình bày vào vở ô li. HS khác lên bảng trình bày. HS kiểm tra chéo vở cho nhau.

- Nhận xét, tuyên dương.

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài

- 1-2 HS trả lời.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS đọc nối tiếp kết quả.

- HS lắng nghe.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS trình bày.

- HS trả lời bài theo cặp đôi, một HS đọc phép tính, một bạn nói kết quả.

- HS lắng nghe.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS làm bài và đổi chéo vở cho nhau.

- HS lắng nghe.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS lên bảng.

- HS trả lời.

Bài giải:

Số quả ổi bà còn lại là:

14 – 6 = 8 ( quả )

Đáp số: 8 quả ổi.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

Toán

TIẾT 31: BẢNG TRỪ ( qua 10)

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS biết bảng trừ ( qua 10) trong phạm vi 20. Biết cách tìm kết quả phép trừ dựa vào bảng trừ ( qua 10) trong phạm vi 20.

- Thực hiện được các phép tính 11, 12, 13,….18 trừ đi một số.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Khám phá:

- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.47:

+ Gọi 1 HS đọc lại hộp thoại?

+ YC Hs hoạt động nhóm 2 ( đóng vai Minh Và Robot), chia sẻ kết quả

+ Em hãy so sánh các số bị trừ trong các phép tính trên với 10?

- GV nêu: Các phép tính có số bị trừ lớn hơn 10 ta gọi là phép trừ (qua 10)

- YCHS lấy thêm ví dụ về phép trừ có số bị trừ lớn hơn 10

- Nhận xét, tuyên dương.

- GV cho hs thi đua lấy ví dụ và nêu kết quả

- GV: Để thực hiện được tất cả các phép tính qua 10 chúng ta cùng bạn Minh và Robot hoàn thành bảng trừ ( qua 10) dưới đây.

+ GV hướng dẫn HS đọc bảng trừ và tìm số thích hợp điền vào dấu “ ? ”

+ Gv cho hs làm việc cá nhân

+ Cho hs nêu SBT ở từng cột

+ Cho hs đọc lại bảng trừ theo cột

- Gv chốt: Lớp mình đã cùng 2 bạn nhỏ hoàn thành bảng trừ ( qua 10), để vận dụng bảng trừ chúng ta vào hoạt động tiếp theo nhé.

2.2. Hoạt động:

Bài 1: Tính nhẩm

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Cho hs làm bài cá nhân

+ Gọi hs nêu kq bài làm ( mỗi hs nêu kết quả 1 cột)

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV gợi ý: Để tìm được ông sao có kết quả nhỏ nhất chúng ta phải làm gì?

- YC HS làm bài cá nhân.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Đánh giá, nhận xét bài HS.

Bài 3:Số?

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Em hiểu yc của bài như thế nào?

- GV cho hs làm bài theo nhóm 4: Phát cho mỗi nhóm 5 phong bì để điền số. Sau đó lên chia sẻ trước lớp

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- Lấy ví dụ về phép trừ qua 10 và nêu kq của phép trừ đó.

- Nhận xét giờ học.

- 2-3 HS trả lời.

+ HS hoạt động N2 và chia sẻ trước lớp (1 bạn sẽ đọc phép tính, 1 bạn nêu kết quả của phép tính)

11 – 4 = 7 13 – 5 = 8

12 – 3 = 9 14 – 8= 6

+ Lớn hơn 10

- 1- 2 HS nhắc lại .

- HS lấy ví dụ và chia sẻ.

- 2 nhóm: 1 nhóm nêu phép tính, 1 nhóm nêu kq. Nếu nêu đúng kq thì đc hỏi lại nhóm bạn.

- HS lắng nghe

- HS tự điền vào bảng- chia sẻ trước lớp

- SBT cột 1 là 11; cột 2 là 12; cột 3 là 13; cột 4 là 14;……

- HS nối tiếp đọc

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

+ HS nêu kq và TLCH

- 2-3 HS đọc

- HS nêu.

+ Tìm kết quả của các phép trừ ghi trên mỗi ông sao

+ Đánh dấu vào ông sao có kq bé nhất ( 11 – 5)

- 2 -3 HS đọc

- 1-2 HS trả lời.

- HS quan sát và TLCH: Tìm số điền vào dấu “ ? ” để phép trừ có kq là 7

- HS thực hiện làm bài theo N4.

- HS chia sẻ, trao đổi cách làm bài.

- 1-2 HS trả lời.

- HS nêu

Toán

TIẾT 32: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS thực hiện được các phép trừ ( qua 10) trong phạm vi 20.

- Giải được bài toán có lời văn liên quan đến phép trừ ( qua 10) trong phạm vi 20

- Củng cố so sánh số.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tư duy và lập luận; năng lực giao tiếp toán học.

- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung

- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

Bài 1: Tính nhẩm

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Gv cho hs làm bài cá nhân sau đó đổi chéo bài kiểm tra kết quả.

+ Gọi 3 hs chia sẻ trước lớp kết quả và cách nhẩm.

- GV nêu:

+ Để nhẩm được kq của các phép trừ trên em dựa vào đâu?

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:Tính nhẩm

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS nêu cách nhẩm trường hợp: 14-4-3

+ GV hướng dẫn thêm cách nhẩm: trong phép tính nếu chỉ có phép trừ như trường hợp trên ta có thể làm như sau: lấy 4 + 3 = 7; rồi lấy 14 – 7 = 7

- YC HS làm bài cá nhân

+ Chia sẻ với bạn về cách nhẩm và kết quả mình vừa tìm được.

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- YC HS nhận xét về kq của 2 phép tính trong mỗi phần

VD: 14 -4 -3 = 14 -7

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- HDHS tìm hiểu đề bài:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- YCHS làm bài vào vở; đổi chéo vở kiểm tra kết quả

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

Bài 4: >, <, = ?

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

HDHS nhận xét để so sánh

a) Vế trái là một phép tính, vế phải là số cụ thể.

b) Cả hai vế đều là phép tính.

=> Để so sánh được hai vế, ta làm như thế nào?

- GV cho HS làm bài vào vở ô li.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện lần lượt các YC.

- 1-2 HS trả lời.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện theo cặp lần lượt các YC hướng dẫn.

- HS chia sẻ.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- 1 HS lên bảng chữa bài

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện chia sẻ.

- HS làm bài cá nhân.

- HS đổi chéo vở kiểm tra.

-----------------------------------------------------------------

Toán

TIẾT 33: GIẢI BÀI TOÁN VỀ NHIỀU HƠN MỘT SỐ ĐƠN VỊ

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS nhận biết được bài toán về nhiều hơn một số đơn vị.

- Biết cách giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn một số đơn vị.

- Vận dụng giải các bài toán về nhiều hơn một số đơn vị liên quan đến ý nghĩa thực hiện của phép tính.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Khám phá:

- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr 50:

+ Gọi HS đọc bài toán?

_ HDHS tìm hiểu đề bài:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- HDHS viết tóm tắt bài toán:

Hoa đỏ: 6 bông

Hoa vàng nhiều hơn hoa đỏ: 3 bông

Hoa vàng:…….bông ?

- HDHS quan sát hình vẽ để biết hoa vàng có bao nhiêu bông ? Làm thế nào em biết hoa vàng có 9 bông?

- YCHS nêu phép tính và trình bày bài giải

- Nhận xét, tuyên dương.

- GV: Vậy số hoa vàng nhiều hơn 3 bông nên ta lấy số hoa đỏ là 6 + 3 . Đây chính là bài toán về nhiều hơn một số đơn vị.

- GV lấy ví dụ về nhiều hơn và yêu cầu hs trả lời miệng ( nêu phép tính).

+ Để giải bài toán về nhiều hơn một số đơn vị ta làm phép tính gì?.

- GV chốt cách làm bài toán về nhiều hơn một số đơn vị

2.2. Hoạt động:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

+ Gọi HS đọc bài toán?

_ HDHS tìm hiểu đề bài:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ YCHS nêu tóm tắt bài toán

- YC hs làm bài cá nhân: điền số vào dấu “ ?”

+ Đổi chéo vở kiểm tra bài bạn

+ Đọc bài và chia sẻ cách làm bài trước lớp

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- ( Hướng dẫn tương tự bài 1 nhưng yc cao hơn: nêu, viết số và dấu phép tính thích hợp vào ô có dấu “ ?”)

- YC HS làm bài vào vở ô li.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Đánh giá, nhận xét bài HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

+ Để giải bài toán về nhiều hơn một số đơn vị ta làm phép tính gì?.

- Nhận xét giờ học.

- 2-3 HS trả lời.

+ 1 HS đọc.

+ HS TLCH hướng dẫn

+ Có 9 bông. Đếm thêm

+ 1 HS lên bảng

+ HS lắng nghe

- HS lắng nghe, nhắc lại.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài.

( HS có thể điền vào dấu “ ?” hoặc viết cả bài giải vào vở ôli.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS quan sát.

- HS thực hiện làm bài cá nhân.

- HS đổi chéo kiểm tra.

- HS nêu.

- HS chia sẻ.

Toán

TIẾT 34: GIẢI BÀI TOÁN VỀ ÍT HƠN MỘT SỐ ĐƠN VỊ

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS nhận biết được bài toán về ít hơn một số đơn vị.

- Biết cách giải và trình bày bài giải bài toán về ít hơn một số đơn vị.

- Củng cố thêm về bài toán nhiều hơn một số đơn vị .

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Khám phá:

- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr 51:

+ Gọi HS đọc bài toán?

_ HDHS tìm hiểu đề bài:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- HDHS viết tóm tắt bài toán:

Mai gấp: 8 thuyền

Nam gấp được ít hơn Mai: 2 thuyền

Nam:…….thuyền?

- HDHS quan sát hình vẽ để biết Nam gấp bao nhiêu thuyền ? Làm thế nào em biết Nam có 6 thuyền?

- YCHS nêu phép tính và trình bày bài giải

- Nhận xét, tuyên dương.

- GV: Vậy số thuyền của Nam ít hơn là 2 thuyền nên ta lấy số thuyền của Mai là 8 - 2 . Đây chính là bài toán về ít hơn một số đơn vị.

- GV lấy ví dụ về ít hơn và yêu cầu hs trả lời miệng ( nêu phép tính).

+ Để giải bài toán về ít hơn một số đơn vị ta làm phép tính gì?.

- GV chốt cách làm bài toán về ít hơn một số đơn vị

2.2. Hoạt động:

- Gọi HS đọc YC bài.

+ Gọi HS đọc bài toán?

_ HDHS tìm hiểu đề bài:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ YCHS nêu tóm tắt bài toán

- YC hs làm bài cá nhân: điền số vào dấu “ ?”

+ Đổi chéo vở kiểm tra bài bạn

+ Đọc bài và chia sẻ cách làm bài trước lớp

- Nhận xét, tuyên dương.

2.3. Luyện tập

Bài 1: Giải bài toán theo tóm tắt sau

- Gọi HS đọc đọc nội dung bài toán qua tóm tắt.

HDHS tìm hiểu đề bài:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- YCHS làm bài vào vở ô li- đổi chéo vở kiểm tra bài – Đọc bài làm trước lớp và chia sẻ cách làm bài.

- Nhận xét, tuyên dương.

- GV: Bài toán trên là bài toán gì đã học?

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

+ Gọi HS đọc bài toán?

_ HDHS tìm hiểu đề bài:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ YCHS nêu tóm tắt bài toán

- YC hs làm bài cá nhân

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn

+ Đổi chéo vở kiểm tra bài bạn

+ Đọc bài và chia sẻ cách làm bài trước lớp

- GV: Bài toán trên là bài toán gì đã học?

- Đánh giá, nhận xét bài HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

+ Để giải bài toán về nhiều hơn/ ít hơn một số đơn vị ta làm phép tính gì?.

- Nhận xét giờ học.

- 2-3 HS trả lời.

+ 1 HS đọc.

+ HS TLCH hướng dẫn

+ Có 6 thuyền. Đếm và bớt đi 2 thuyền

+ 1 HS lên bảng

+ HS lắng nghe

- HS lắng nghe, nhắc lại.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài.

- HS điền vào dấu “ ?”

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện làm bài cá nhân.

- HS đổi chéo kiểm tra.

- HS nêu.

- HS chia sẻ.

+ Bài toán về nhiều hơn một số đơn vị

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện làm bài cá nhân.

- HS đổi chéo kiểm tra.

- HS nêu.

- HS chia sẻ.

+ Bài toán về ít hơn một số đơn vị

Toán

TIẾT 36: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Thực hiện được phép cộng,phép trừ ( qua 10) trong phạm vi 20.

- Thực hiện được việc tính trong trường hợp có hai dấu phép cộng, trừ.

- Giải được bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ ( qua 10) trong phạm vi 20.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tư duy và lập luận, năng lực giao tiếp toán học.

- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua giải toán thực tiễn.

- Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua trò chơi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Phiếu bài tập 4

- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV cho HS làm bài vào vở sau đó đổi chéo vở theo cặp đôi kiểm tra bài cho nhau.

- Gọi các cặp lên chữa bài ( 1 em đọc phép tính, 1 em đọc nhanh kết quả).

- GV lưu ý học sinh về tính chất giao hoán của phép cộng ( 8 + 7, 7+ 8 ).

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV hỏi:

+ Có mấy chuồng chim? Trên mỗi chuồng ghi số nào?

+ Có mấy con chim? Nêu từng phép tính ứng với con chim đó?

- Gv yêu cầu HS tính kết quả của các phép tính ghi trên các con chim rồi tìm chuồng chim cho mỗi con chim.

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV hỏi : Bài toán cho gì? Bài toán hỏi gì?

+ Muốn biết trên giá có tất cả bao nhiêu quyển sách và vở ta làm phép tính gì?

- GV cho học sinh làm bài vào vở.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Gọi HS chia sẻ bài làm.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

2.2. Trò chơi “ Ai nhanh ai đúng”

- GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi.

- GV thao tác mẫu.

- GV gắn phiếu bài 4 lên bảng, chia lớp làm 3 tổ ( mỗi tổ cử 3 bạn lên lần lượt điền kết quả vào ô trống)

- Tổ nào điền nhanh điền đúng tổ đó thắng.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện lần lượt các YC.

- 1-2 HS trả lời.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện theo cặp lần lượt các YC hướng dẫn.

+ Chuồng của các con chim ghi 8 + 5 và 6 + 7 là chuồng ghi số 13.

+ Chuồng của các con chim ghi 6 + 9 và 7 + 8 là chuồng ghi số 15.

+ Chuồng của các con chim ghi 17 – 8 và 14 – 5 là chuồng ghi số 9.

-HS chia sẻ.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện chia sẻ.

Bài giải

Số quyển sách và quyển vở trên giá là:

9 + 8 = 17 ( quyển)

Đáp số: 17 quyển vở và sách

- HS lắng nghe.

- HS quan sát hướng dẫn.

- HS thực hiện chơi.

Toán

TIẾT 37: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Củng cố về:

+ Phép cộng, phép trừ; mối quan hệ về phép cộng và phép trừ.

+ Tính giá trị biểu thức số.

+ Giải toán có lời văn về phép trừ ( qua 10 ) trong phạm vi 20.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng so sánh số.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy chiếu

- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV HDHS thực hiện lần lượt các YC:

a) Tính tổng của 7 + 6, 8+ 4, 6+ 8,

9 + 7 .Sau đó dựa vào kết quả tổng này để thực hiện làm phép trừ.

b) GV cho học sinh làm bài vào vở, đổi chéo vở theo cặp đôi.

- Gọi HS đọc bài.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV hỏi: Trong biểu thức có phép tính nào? Muốn tính biểu thức này ta làm thế nào?

- GV cho HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV hỏi : Bài toán cho gì? Bài toán hỏi gì?

+ Muốn biết Mai vẽ được bao nhiêu bức tranh ta làm thế nào?

-Cho HS làm bài vào vở.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

2.2. Trò chơi “ Ai nhanh hơn ai”

- GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi.

- GV thao tác mẫu.

- GV phát đồ dùng cho các nhóm; YC các nhóm thực hiện.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện lần lượt các YC.

- 1-2 HS trả lời.

+ Phép cộng, phép trừ.

+ Ta tính từ trái qua phải.

  1. 9 + 7 – 8 = 16 – 8 = 8
  2. 6 + 5 + 4 = 11 + 4 = 15

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện theo cặp lần lượt các YC hướng dẫn.

Bài giải

Mai vẽ được số bức tranh là:

11 – 3 = 8 ( bức tranh )

Đáp số: 8 bức tranh.

- HS chia sẻ.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát hướng dẫn.

- HS thực hiện chơi theo nhóm 4.

Toán

TIẾT 38: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Củng cố về:

+ Phép cộng, phép trừ; mối quan hệ về phép cộng và phép trừ.

+ Tính giá trị biểu thức số.

+ Qua trò chơi củng cố,rèn kĩ năng cho HS thực hiện phép cộng, phép trừ (qua 10 ) trong phạm vi 20.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; phiếu phép tính Trò chơi “ cầu thang, cầu trượt”.

- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV hướng dẫn học sinh làm bài:

+ Đọc tên từng con vật và phép tính tương ứng con vật đó ở cột 1; đọc kết quả của phép tính và tên thức ăn ở cột 2.

+ HS tính phép tính ở cột 1 tìm kết quả tương ứng ở cột 2, từ đó ta tìm được thức ăn tương ứng với mỗi con vật.

- Gọi HS trình bày kết quả.

- GV nói: Qua bài này, HS có hiểu biết thêm về thức ăn của các con vật.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV cho HS tính kết quả từng phép tính ý a và ý b su đó chọn đáp án đúng theo yêu cầu bài tập.

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV cho HS nêu phép tính trong biểu thức và cách thực hiện biểu thức đó.

- Cho HS làm bài trong vở.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

2.2. Trò chơi “ Cầu thang – cầu trượt ”:

- GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi.

- GV thao tác mẫu.

- GV cho HS hoạt động theo nhóm.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện lần lượt các YC.

+Kết quả: 14 - 6 = 8; 5 + 6 = 11;

17 – 8 = 9; 7 + 7 = 14, 16 – 9 = 7. Vậy thức ăn của mèo là cá; thức ăn của khỉ là chuối; thức ăn của chó là khúc xương; thức ăn của voi là cây mía; thức ăn của tằm là lá dâu.

- 1-2 HS trả lời.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện theo cặp lần lượt các YC hướng dẫn.

a) Đáp án B b) Đáp án C.

- HS chia sẻ.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện chia sẻ.

a) 15 – 3 – 6 = 6 b) 16 – 8 + 5 =13

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài cá nhân.

- HS đổi chéo vở kiểm tra.

-HS lắng nghe.

- HS quan sát hướng dẫn.

- HS thực hiện chơi theo nhóm 4.

Toán

TIẾT 39: NẶNG HƠN, NHẸ HƠN

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

-HS bước đầu cảm nhận, nhận biết về nặng hơn, nhẹ hơn, về biểu tượng đơn vị đo khối lượng ki- lô – gam.( kg)

-Bước đầu so sánh nặng bằng nhau.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học.

- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Khám phá:

- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.57:

+ Nếu tình huống: Hai mẹ con đi chợ, người mẹ xách túi ra và túi quả. Làm thế nào để người con biết mẹ xách túi nào nặng hơn, túi nào nhẹ hơn?

-GV nói: dùng tay cảm nhận nặng hơn, nhẹ hơn.Ngoài cách này ta còn có thể dùng cân.

-Cho HS quan sát hình ảnh a trong sgk tr 57. GV hỏi:

+ Túi nào nặng hơn? Túi nào nhẹ hơn?

-GV giải thích: Khi đặt vật cần so sánh lên hai đĩa cân, nếu kim chỉ về phía bên nào thì vật đó nặng hơn hoặc cân bên nào thấp hơn vật bên đĩa cân đó nặng hơn.Ngược lại vật kia nhẹ hơn.

-Cho HS quan sát hình b và cho biết quả dưa hấu như thế nào so với hai quả bưởi?

-GV giải thích: Kim chỉ chính giữa hay hai đĩa cân ngang hàng nhau thì hai vật đó có cân nặng bằng nhau.

- Nhận xét, tuyên dương.

- GV lấy ví dụ: Cô có 1 hộp phấn và 1 quyển sách. Làm thế nào để biết vật nào nặng, vật nào nhẹ?

2.2. Hoạt động:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV cho HS quan sát tranh và chọn đáp án đúng.

-GV gọi HS chọn đáp án và giải thích đáp án mình chọn.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

-GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo SGK tr 58.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Đánh giá, nhận xét bài HS.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV cho HS làm ý a và ý b. Yêu cầu HS dựa vào kết quả ý a và ý b để tìm ra câu trả lời ý c.

-GV gọi HS chia sẻ bài làm.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- Lấy ví dụ về nặng hơn, nhẹ hơn.

- Nhận xét giờ học.

- 2-3 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời: Người con trong câu chuyện có thể dùng tay xách túi rau và túi quả để nhận biết túi nào nặng hơn, nhẹ hơn.

- Quan sát và trả lời: Túi quả nặng hơn túi rau, túi rau nhẹ hơn túi quả.

- HS lắng nghe.

- 1-2 HS trả lời.

- HS trả lời: Quả dưa hấu bằng hai quả bưởi.

-HS thực hành và trả lời.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

Đáp án Ađáp án đúng.

- HS thực hiện làm bài cá nhân.

- HS đổi chéo kiểm tra.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

a) Con chó nặng hơn con mèo.

b) Con mèo nặng hơn con thỏ.

c) Con chó nặng nhất, con thỏ nhẹ nhất.

- HS nêu.

a) Quả cam nặng bằng 4 quả chanh

b) Quả táo nặng bằng 3 quả chanh.

c) Cả táo và cam nặng bằng 7 quả chanh. Mà quả bưởi nặng bằng quả táo và quả cam.Nên quả bưởi nặng bằng 7 quả chanh.

- HS chia sẻ.

TUẦN 9

Toán

TIẾT 40: KI – LÔ - GAM

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS nhận biết được đơn vị đo khối lượng ki – lô – gam, cách đọc, viết các đơn vị đo đó.

- Biết so sánh số đo ki – lô – gam để nhận biết được vật nặng hơn, nhẹ hơn.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

Cân đĩa, quả cân 1kg.

Một số đồ vật, vật thật dung để cân, so sánh nặng hơn, nhẹ hơn.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Khám phá:

- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.59.

+ Quan sát cân thăng bằng và hỏi:

- Con Sóc và 1 quả bưởi có cân nặng như thế nào?

+ Cho HS quan sát quả cân 1kg.

- GV giới thiệu đây là quả cân nặng 1kg.

- Cho HS quan sát tranh sgk/tr.59.

- 1 ki – lô – gam được viết tắt kg.

- Nhận xét, tuyên dương.

- GV lấy ví dụ: Quả bí cân nặng 1kg, gói đường cân nặng 1kg (khi cân thăng bằng).

2.2. Hoạt động:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Cho HS quan sát tranh sgk/tr.60.

- HS trả lời câu nào đúng, câu nào sai.

+ Vì sao câu d sai?

+ Vì sao câu e đúng?

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV hướng dẫn mẫu:

Quả bí nặng 2 ki – lô – gam.

- YC HS làm bài.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Đánh giá, nhận xét bài HS.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- HS quan sát tranh và trả lời câu a.

+ Hãy tìm số cân nặng của mỗi hộp?

+ Câu b: yêu cầu HS so sánh số cân nặng mỗi hộp và tìm ra hộp nặng nhất và hộp nhẹ nhất.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- Lấy ví dụ 1 kg bông và 1 kg sắt cái nào nặng hơn?

- Nhận xét giờ học.

- 2-3 HS trả lời.

+ Con Sóc cân nặng bằng 1 quả bưởi.

- HS nhắc lại cá nhân, đồng thanh.

- HS quan sát và cầm thử.

- HS lắng nghe.

- Hộp sữa cân nặng 1kg, túi gạo cân nặng 2kg (khi cân thăng bằng).

- HS lấy ví dụ và chia sẻ.

- HS lên cân thử.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS quan sát

- Câu a, b, c, e là đúng. Câu d sai

+ Vì quả bóng nhẹ hơn 1 kg, 1kg nặng bằng quả bưởi. vậy quả bóng nhẹ hơn quả bưởi. Nên quả bóng nặng bằng qur bưởi là sai.

+ Vì nải chuối nặng hơn 1kg, 1kg nặng bằng quả bưởi. Vậy nải chuối nặng hơn quả bưởi.

- 1-2 HS trả lời.

- HS nêu miệng nối tiếp.

- 2 -3 HS đọc.

- HS quan sát tranh.

- Hộp A cân nặng 3 kg, hộp B cân nặng 4kg, hộp C cân nặng 5kg.

- HS quan sát, tìm.

+ Hộp nặng nhất là hộp C, hộp nhẹ nhất là hộp A.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

+ 2 loại bằng nhau vì đều bằng 1kg.

Toán

TIẾT 41: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS làm quen phép tính cộng, phép tính trừ với số đo ki – lô – gam.

- Vận dụng vào giải toán lien quan đến các phép tính cộng, trừ với số đo ki – lô – gam.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng so sánh số.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

Cân đĩa, quả cân 1kg.

Một số đồ vật, vật thật dung để cân, so sánh nặng hơn, nhẹ hơn.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV HDHS thực hiện lần lượt các YC:

a) 12kg + 23 kg =

b) 42kg – 30kg =

45kg + 20kg =

13kg – 9kg =

9kg + 7kg =

60kg – 40kg =

- GV nêu:

+ Muốn thực hiện các phép tính ta làm thế nào?

+ Khi tính ta cần lưu ý điều gì?

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Câu a:

+ HS quan sát tranh.

- Hãy tính số ki – lô – gam ở mỗi đĩa và trả lời câu hỏi.

- Câu b làm tương tự câu a.

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Quan sát tranh

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán yêu cầu gì?

- HS thực hiện giải bài vào vở.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

Bài 4:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Quan sát tranh

- Yêu cầu HS nêu bài toán và tự giải vào vở.

- HS thực hiện giải bài vào vở.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

+ Rô – bốt nào cân nặng nhất?

+ Rô – bốt nào cân nặng nhẹ nhất?

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện lần lượt các YC.

- Tính nhẩm hoặ đạt tính.

- Đơn vị đo ở kết quả.

- HS quan sát tranh.

- 1-2 HS trả lời.

- Nhẩm 5 + 2 = 7. Vậy con ngỗng nặng 7kg.

- Con gà cân nặng 3kg.

- HS quan sát tranh.

- Bao thứ nhất nặng 30kg, bao thứ 2 nặng 50kg.

- Tìm tổng số ki – lô – gam thóc của cả hai bao?

- HS làm bài vào vở.

Bài giải

Cả hai bao thóc cân nặng là:

30 + 50 = 80 (kg)

Đáp số: 80kg.

- HS quan sát tranh.

- HS nêu bài toán và làm bài vào vở.

a) Bài giải

Rô – bốt B cân nặng là:

32 + 2 = 34 (kg)

Đáp số: 34 kg.

b) Bài giải

Rô – bốt C cân nặng là:

32 - 2 = 30 (kg)

Đáp số: 30 kg.

- Rô – bốt B.

- Rô – bốt C.

Toán

TIẾT 42: LÍT

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS nhận biết, cảm nhận về dung tích (so sánh lượng nước chứa trong đồ vật), về biểu tượng đơn vị đo lít.

- Biết đọc, viết đơn vị đo lít.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Khám phá:

- GV cho HS quan sát tranh phần a sgk/tr.62:

+ Hình dạng bình và cốc như thế nào?

+ Cái nào đựng được nhiều nước hơn? Cái nào đựng được ít nước hơn?

- Vậy dung tích của cái bình sẽ đựng được nhiều hơn, dung tích của cốc đựng được ít hơn.

- Cho HS quan sát tiếp tranh phần a sgk/tr.62:

+ Lượng nước ở bình rót ra được mấy cốc?

- Vậy lượng nước trong bình bằng lượng nước ở 4 cốc.

- Cho HS quan sát tiếp tranh phần b sgk/tr.62:

- Đây là ca 1 lít và chai 1 lít.

- Nếu ca và chai này chứa đầy nước, ta có lượng nước trong chai, ca là 1 lít.

- Giới thiệu đây chính là đơn vị đo lít, viết tắt là l.

- Nhận xét, tuyên dương.

- GV lấy ví dụ: Cô lấy nước rót đầy 2 ca 1 lít. Vậy cô có mấy lít?

2.2. Hoạt động:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Cho HS quan sát tiếp tranh sgk/tr.63:

- Hãy so sánh lượng nước 1l ở ca 1l với lượng nước ở chai rồi lựa chọn câu trả lời đúng.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Cho HS quan sát tiếp tranh sgk/tr.63:

- Hãy đọc các đơn vị đo có trong mỗi hình.

- Yêu cầu HS viết các đơn vị đo vào ô trống.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Đánh giá, nhận xét bài HS.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Cho HS quan sát tiếp tranh sgk/tr.63:

- Viết số cốc nước vào ô trống?

- So sánh lượng nước ở bình B nhiều hơn lượng nước ở bình A là mấy cốc?

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- Lấy ví dụ có 1 cốc nước 1 lít và 1 bình nước 1 lít. Vậy lượng nước trong bình và cố như thế nào?

- Nhận xét giờ học.

- 2-3 HS trả lời.

+ Cái bình to hơn cái cốc.

- Cái bình đựng được nhiều nước hơn, cái cốc đựng được ít nước hơn.

- HS lấy ví dụ và chia sẻ.

- Được 4 cốc.

- HS lắng nghe, nhắc lại.

- 2 -3 HS đọc.

- HS quan sát.

- 1-2 HS trả lời.

- HS nêu.

- 2 lít.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS quan sát.

- HS so sánh và trả lời.

+ Đáp án B đúng. Vì 1l chứa đầy 1 chai và 1 cốc nên chai chứa ít hơn 1l nước.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS đọc: mười lít, ba lít, hai lít, năm lít, hai mươi lít.

- HS viết: 10l, 3l, 2l, 5l, 20l.

- HS chia sẻ.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

a) HS viết: Lượng nước ở bình A là 4 cốc. Lượng nước ở bình B là 6 cốc.

b) HS so sánh bằng cách nhẩm hoặc giải bài toán có lời văn.

Bài giải

Lượng nước ở bình B nhiều hơn lượng nước ở bình A là:

6 – 4 = 2 (cốc)

Đáp số: 2 cốc

- Bằng nhau.

Toán

TIẾT 43: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS làm quen với phép tính cộng, trừ với số đo dung tích lít (l).

- Vận dụng giải bài tập, bài toán thực tế lien quan các phép tính đó.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng so sánh số.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- yêu cầu HS làm bài theo mẫu.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

- Khi làm bài này ta lưu ý điều gì?

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Cho HS quan sát tiếp tranh sgk/tr.64:

- HS tự làm vào vở.

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Cho HS quan sát tiếp tranh sgk/tr.64:

- HS tự làm vào vở.

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 4:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Cho HS quan sát tiếp tranh sgk/tr.65:

+ Đếm số ca nước ở cạnh mỗi vật?

+ Tính tổng số lít nước ở mỗi ca đó rồi ghi kết quả vào bảng.

- Yêu cầu HS quan sát bảng kết quả vừa tính.

+ So sánh các số ở bảng để xem đồ vật nào đựng nhiều nước nhất và đồ vật nào đựng ít nước nhất.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 5:

- Gọi HS đọc YC bài.

- GV nêu bài toán.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- HS giải bài vào vở.

- Nhận xét, tuyên dương.

3. Củng cố, dặn dò:

- Chúng ta đã học đơn vị đo nào?

- Đơn vị đo ki – lô – gam dùng để đo gì?

- Đơn vị đo lít dùng để đo gì?

- Nhận xét giờ học.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài.

a) 5l + 4l = 9l

12l + 20l = 32l

7l + 6l = 13l

b) 9l – 3l = 6l

19l – 10l = 9l

11l – 2l = 9l

- Lưu ý đơn vị đo.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS quan sát.

- HS tự nhẩm phép tính và nêu kết quả.

a) 1l + 2l = 3l 5l + 8l = 13l

b) 1l + 2l + 5l = 8l

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS quan sát.

- HS tự nhẩm phép tính và nêu kết quả.

5l – 2l = 3l 10l – 4l = 6l

15l – 5l = 10l

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS quan sát.

- HS đếm.

a) HS tính.

Đồ vật

Bình

Ấm

Can

Số lít nước

2l

3l

5l

7l

- HS quán sát.

- Can đựng nhiều nước nhất. Ấm đựng ít nước nhất.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 nêu.

- Trong can có 15l nước mắm. Mẹ đã rót 7l nước mắm vào các chai.

- Hỏi trong can còn lại bao nhiêu lít nước mắm?

- HS làm bài vào vở.

Bài giải

Trong can còn lại số lít nước mắm là:

15 – 7 = 8 (l)

Đáp số: 8l

- Ki – lô – gam, lít.

- Đo khối lượng.

- Đo dung tích.

Toán

TIẾT 44: THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM

VỚI CÁC ĐƠN VỊ KI – LÔ – GAM, LÍT

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Giới thiệu các loại cân thông dụng và cách sử dụng mỗi loại cân đó để cân các đồ vật theo đơn vị ki – lô – gam.

- Giới thiệu ca 1l, chai 1l và cách sử dựng để đong, đo dung tích ở các dồ vật theo đơn vị lít.

-Vận dụng thực hành cân nặng, đong, đo lượng nước vào một số bài toán trong thực tế

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng so sánh số.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

Cân đĩa, quả cân 1kg.

Một số đồ vật, vật thật dung để cân, so sánh nặng hơn, nhẹ hơn.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Khám phá:

- GV cho HS quan sát tranh phần a sgk/tr.66:

- Giới thiệu HS các lại cân: cân đĩa, cân đồng hồ, cân bàn đồng hồ và cách sử dựng mỗi loại cân đó.

- GV cân thử một số đồ vật và cân một số bạn HS trong lớp.

- GV cho HS quan sát ca 1l, chai 1l hoặc các cốc nhỏ dung để đong, đo lượng nước của một số đồ vật.

- Yêu cầu HS thực hành đong, đo lượng nước mà đã được chuẩn bị.

- Nhận xét, tuyên dương.

2.2. Hoạt động:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Cho HS quan sát tiếp tranh sgk/tr.67:

- Cho HS cầm vật thật trên tay và ước lượng, cảm nhận và trả lời.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

a) Cho HS quan sát tiếp tranh sgk/tr.67:

- Cho HS cầm vật thật trên tay và ước lượng, cảm nhận và trả lời.

b) Cho HS quan sát cân

+ Quả bưởi cân nặng mấy ki – lô – gam?

c) Cho HS cầm quả cam và quả bưởi lên tay và ước lượng hoặc cân và trả lời.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Đánh giá, nhận xét bài HS.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Cho HS quan sát cân đồng hồ sgk/tr.67:

+ Đọc số đo trên đồng hồ?

- Yêu cầu HS giải bài toán.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- Nhận xét giờ học.

- HS quan sát.

- HS lắng nghe, nhắc lại.

- HS thực hành.

- HS quan sát.

- HS thực hành.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS quan sát.

a) Quyển vở nặng hơn. Bút chì nhẹ hơn.

b) Quả bóng bay nhẹ hơn. Quả bóng đá nặng hơn.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS quan sát.

- Quả bưởi nặng hơn quả cam.

- HS quan sát cân trong SGK.

- Quả bưởi cân nặng 1kg.

- HS cầm và ước lượng.

- HS cầm 2 quả mang đặt lên cân và quan sát số cân trên đồng hồ cân rồi trả lời. Quả cam nhẹ hơn 1kg.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS quan sát.

+ Túi muối nặng 2kg, túi gạo cân nặng 5kg.

- HS giải bài vào vở.

Bài giải

Túi gạo nặng hơn túi muối số ki – lô – gam là:

5 – 2 = 3 (kg)

Đáp số: 3 kg.

- HS trả lời.

TOÁN

Bài 17 : THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM VỚI CÁC ĐƠN VỊ

KI-LÔ-GAM.LÍT ( T2 )

I. MỤC TIÊU

*Kiến thức ,kĩ năng

- Học sinh sử dụng được cân bàn đồng hồ để cân một số vật ,cân sức khỏe.

- Biết sử dụng ca 1l ,cốc để đo lượng nước (dung tích) từ đó vận dụng vào giải các bài toán thực tế( liên quan đến kg ,lít).

*Phát triển năng lực và phẩm chất

- Phát triển năng lực giao tiếp toán học

- Năng lực hợp tác ,năng lực giải quyết vấn đề toán học thông qua sử dụng công cụ và phương tiện học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Gv : Cân bàn đồng hồ ,PHT

-HS :SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Kiểm tra

2.Dạy bài mới

Bài 1:

-Gọi HS đọc YC bài

-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 ,quan sát tranh để điền thông tin vào PHT

Tên

Việt

Rô-bốt

Nam

Mai

Cân nặng

24 kg

? kg

? kg

? kg

Bạn nào cân nặng nhất ?Bạn nào cân nhẹ nhất ?

-Gv gọi đại diện nhóm lên chia sẻ

-HS nhận xét

-GV nhận xét ,tuyên dương

Bài 2:

-Gọi HS đọc YC bài

- GV chia lớp thành 4 nhóm (theo tổ),yêu cầu HS cân một số đồ vật

Nhóm 1: Cặp sách ,hộp bút

Nhóm 2:Hộp sữa ,Hộp bánh

Nhóm 3:Sách ,vở

Nhóm 4:Đồ chơi ( Ô tô ,đồng hồ)

-Gọi đại diện các nhóm lên chia sẻ

-HS nhận xét

-GV nhận xét ,tuyên dương

Bài 3:

-Gọi HS đọc YC bài

-GV yêu cầu HS quan sát vào tranh và hỏi:

+Bình của bạn Việt rót được mấy cốc?

+Bình của bạn Mai rót được mấy cốc?

+Bình của bạn nào rót được nhiều hơn? Và nhiều hơn là mấy cốc?

+ Làm thế nào để tìm ra bằng một cốc?

-GV yêu cầu HS trình bày lời giải bài toán vào vở + gọi 1 HS lên bảng trình bày

-HS nhận xét

-GV nhận xét ,tuyên dương.

Bài 4:

-Gọi HS đọc yêu cầu bài.

a.Muốn tìm lượng nước cả hai bình ta thực hiện phép tính gì?

b.Lượng nước ở bình nào ít hơn?

-Muốn tìm lượng nước ở bình B ít hơn bình A bao nhiêu cốc ta thực hiện phép tính gì?

- GV yêu cầu HS làm vào vở + gọi 2 bạn lên bảng trình bày

-GV gọi cá nhân đọc bài làm

-HS nhận xét

-GV nhận xét ,tuyên dương

Bài 5:

-Gọi HS đọc yêu cầu bài.

-Muốn tìm cả hai xô có bao nhiêu lít nước ta làm thế nào?

-GV yêu cầu HS làm vào vở + gọi 1 bạn lên bảng trình bày

-HS nhận xét

-GV nhận xét ,tuyên dương

3.Củng cố ,dặn dò

GV nhận xét giờ học.

-2HS đọc

-HS thảo luận nhóm 4

-Đại diện các nhóm lên trình bày

-HS trả lời

-Đại diện các nhóm lên trình bày

-HS trả lời

-2 HS đọc

- Bình của bạn Việt rót được 8 cốc

- Bình của bạn Mai rót được 7 cốc

-Bình của bạn Việt rót được nhiều hơn bình của bạn Mai là 1 cốc.

-HS lấy 8-7=1

-HS làm bài

-1-2 HS đọc

-Phép tính cộng,lấy 9 + 7

-Bình B ít hơn

-Phép tính trừ ,lấy 9 – 7

-HS làm bài

-HS đọc

-Lấy 3+5=8

TOÁN

Bài 18: LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

*Kiến thức ,kĩ năng

- Nhận biết ,cảm nhận được về khối lượng ,dung tích ;thực hiện được các phép tính cộng trừ với số đo khối lượng (kg) và số đo dung tích (l).

-Vận dụng giải các bài tập ,các bài toán thực tế liên quan đến các đơn vi đo ki –lô-gam và lít.

*Phát triển năng lực và phẩm chất

- Phát triển năng lực giao tiếp toán học

- Năng lực hợp tác ,năng lực giải quyết vấn đề ,phân tích tình huống .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Gv : Máy tính ,máy chiếu

-HS :SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Kiểm tra

2.Dạy bài mới

Bài 1:Tính

-GV gọi 3 HS lên bảng làm bài + dưới lớp HS làm vào vở.

-HS nhận xét

-GV nhận xét và cho HS đổi chéo vở kiểm tra ,tuyên dương

Bài 2:

-GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

-GV yêu cầu HS quan sát tranh và TLCH.

+ Một con thỏ nặng bằng mấy con gà?

+Một con chó nặng bằng mấy con thỏ?

+Một con chó nặng bằng mấy con gà? Vì sao?

-HS nhận xét

-GV nhận xét ,tuyên dương.

Bài 3:

-GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

-Bài toán cho biết gì?

-Bài toán hỏi gì?

-Muốn biết cả hai người mua bao nhiêu lít xăng ta thực hiện phép tính gì?Nêu phép tính ?

-GV gọi 1 HS lên bảng trình bày,dưới lớp trình bày vào vở

-Gọi 1 số HS đọc bài

-HS nhận xét

-GV nhận xét,tuyên dương

Bài 4:

-GV yêu cầu HS đọc đề bài.

-GV hỏi:

a.+Muốn lấy 2 túi để được 13kg gạo thì phải lấy 2 túi nào?

( GV yêu cầu HS tính nhẩm xem 2 số nào ghi trên các túi có tổng bằng 13)

-Vậy lấy ra hai túi gạo 6kg và 7kg sẽ được 13 kg gạo

b. .+Muốn lấy 3 túi để được 9 kg gạo thì phải lấy 3 túi nào?

( GV yêu cầu HS tính nhẩm xem 3 số nào ghi trên các túi có tổng bằng 9)

-Vậy lấy ra ba túi gạo 2kg ,3kg và 4kg sẽ được 9 kg gạo

+Mở rộng: - Muốn lấy 2 túi để được 9kg gạo thì phải lấy 2 túi nào?

- Muốn lấy 2 túi để được 10kg gạo thì phải lấy 2 túi nào?

3.Củng cố dặn dò

-GV nhận xét giờ học

-GV nhắc HS chuẩn bị bài sau

-3 HS lên bảng làm bài

-HS trả lời

-1 HS đọc

-2 con gà

-2 con thỏ

-4 con gà

-HS đọc

-HS trả lời

-HS trả lời

-Phép tính cộng,25 + 3

Bài giải

Cả hai người mua số lít xăng là:

25+ 3 = 28 (l)

Đáp số :28 lít.

-HS đọc

-7 + 6

-2+4+3

-7+2 và 6+3

-7+3 và 6+4

TOÁN

Bài 19 : PHÉP CỘNG ( có nhớ ) SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ ( T1)

I. MỤC TIÊU

*Kiến thức ,kĩ năng

-Thực hiện được phép công ( có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số .

+ Đặt tính theo cột dọc

+ Tính từ phải sang trái ,lưu ý khi cộng hai số đơn vị thì nhớ 1 chục vào số chục của số hạng thứ nhất .

-Giải được các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng đã học.

*Phát triển năng lực và phẩm chất

- Phát triển năng lực giao tiếp toán học

- Năng lực hợp tác ,năng lực giải quyết vấn đề ,phân tích tình huống .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Gv : Máy tính ,máy chiếu

-HS :SGK,Bộ ĐDHT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Kiểm tra

2.Dạy bài mới

2.1 Khám phá

- GV tổ chức cho HS đóng vai các nhân vật trong câu chuyện : kiến ,ve sầu ,rô bốt

- Sau khi được ve sầu trả 7 hạt gạo thì lúc này số gạo của kiến nhiều hơn hay ít hơn?

-Vậy muốn biết sau khi ve sầu trả gạo thì kiến có bao nhiêu hạt gạo ta thực hiện phép tính gì?Nêu phép tính

-GV hướng dẫn HS cộng:

+Số 35 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?

Vậy cô có 3 bó que tính (mỗi bó có 1 chục que tính) và 5 que tính rời.GV yêu cầu HS thực hiện lấy que tính.

+ Số 7 gồm mấy chục và mấy đơn vị?

Vậy cô có 7 que tính rời. GV yêu cầu HS thực hiện lấy que tính.

+ Cô lấy các que tính rời gộp với nhau, lấy 5 que tính gộp với 7 que tính thì được bao nhiêu que tính?

+12 que tính cô bó thành bó 1 chục thì thừa ra mấy que tính?

+Viết số 2 ở hàng đơn vị,cô gộp 1 bó que tính với 3 bó que tính thì được mấy bó?

Viết số 4 ở hàng chục.

+Vậy bạn ve sầu có 42 hạt gạo.

-GV hướng dẫn kĩ thuật đặt tính rồi tính phép cộng (có nhớ)

+ Đặt tính theo cột dọc( sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau ,hàng đơn vị thẳng gàng đơn vị ,hàng chục thẳng hàng chục)

+ Tính từ phải sang trái ( 5+7= 12 viết 2 nhớ 1; 3 thêm 1 bằng 4 viết 4 ; 35+7 =42)

2.2 .Luyện tập

Bài 1:Tính

-GV gọi 2 HS lên bảng làm bài + dưới lớp HS làm vào vở.

-HS nhận xét

-GV nhận xét và tuyên dương

-GV hỏi :Khi thực hiện tính ta cần lưu ý điều gì?

Bài 2:Đặt tính rồi tính

-GV gọi HS đọc yêu cầu bài

-GV gọi 2 HS lên bảng làm bài + dưới lớp HS làm vào vở.

-HS nhận xét

-GV nhận xét và cho HS đổi chéo vở kiểm tra ,tuyên dương

-GV hỏi :Khi thực hiện đặt tính rồi tính ta cần ta cần lưu ý điều gì?

Bài 3

-GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

-GV hỏi chum nào đựng nhiều nước nhất ?Vì sao

3.Củng cố dặn dò

-GV nhận xét giờ học

-GV nhắc HS chuẩn bị bài sau.

-

-Nhiều hơn

-Phép tính cộng ,lấy 35 + 7

-3 chục và 5 đơn vị

-HS thực hiện

- 0 chục và 7 đơn vị

-HS thực hiện

-HS thực hiện gộp nêu kết quả bằng 12

-2 que tính

-4 bó

-HS làm bài

-Tính từ phải sang trái

-HS đọc

-HS lên bảng làm bài

+ Đặt tính theo cột dọc

+ Tính từ phải sang trái

-HSTL chum B .Vì chum A =68l

Chum B=70l

Chum C=61l

TOÁN

Bài 19 : PHÉP CỘNG ( có nhớ ) SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ ( T2)

I. MỤC TIÊU

*Kiến thức ,kĩ năng

-Thực hiện được phép công ( có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số .

+ Đặt tính theo cột dọc

+ Tính từ phải sang trái ,lưu ý khi cộng hai số đơn vị thì nhớ 1 chục vào số chục của số hạng thứ nhất .

-Giải được các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng đã học.

*Phát triển năng lực và phẩm chất

- Phát triển năng lực giao tiếp toán học

- Năng lực hợp tác ,năng lực giải quyết vấn đề ,phân tích tình huống .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Gv : Máy tính ,máy chiếu

-HS :SGK,

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Kiểm tra

2.Dạy bài mới

Bài 1:

a.GV yêu cầu HS tính nhẩm và điền kết quả .

-Gv yêu cầu HS làm bài vào vở +1 Hs lên bảng làm bài

-HS nhận xét

-GV nhận xét và tuyên dương

b. Đặt tính rồi tính

-GV gọi HS đọc yêu cầu bài

-GV gọi 2 HS lên bảng làm bài + dưới lớp HS làm vào vở.

-HS nhận xét

-GV nhận xét và cho HS đổi chéo vở kiểm tra ,tuyên dương

-GV hỏi :Khi thực hiện đặt tính rồi tính ta cần ta cần lưu ý điều gì?

Bài 2

-GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

-GV tổ chức cho HS chơi trò chơi ‘Rung chuông vàng’

-GV phổ biến luật chơi

-GV tuyên dương bạn trả lời đúng và trao phần thưởng

Bài 3

-GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

-Bài toán cho biết gì?

-Bài toán hỏi gì?

-Muốn biết trên bàn có tất cả bao nhiêu vỏ ốc ta thực hiện phép tính gì?Nêu phép tính ?

-GV gọi 1 HS lên bảng trình bày,dưới lớp trình bày vào vở

-Gọi 1 số HS đọc bài

-HS nhận xét

-GV nhận xét,tuyên dương

Bài 4:

-GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

-Bạn nào có thể nêu lại quy luật của bài toán này?

-GV yêu cầu HS làm bài

-HS nhận xét

-GV nhận xét,tuyên dương

3.Củng cố dặn dò

-GV nhận xét giờ học

-GV nhắc HS chuẩn bị bài sau.

-HS làm bài

12 + 8 =20 ;33 + 7=40 ; 65+ 5 =70;

84 + 6=90

-HS đọc

-HS lên bảng làm bài

+ Đặt tính theo cột dọc

+ Tính từ phải sang trái

-HS chơi trò chơi

-HS đọc

-HS trả lời

-Phep tính cộng ,lấy 18 +5

Bài giải

Trên bàn có tất cả số vỏ ốc là:

18+ 5 = 23 (vỏ ốc)

Đáp số :23 vỏ ốc.

-HS đọc

-Số ở trên bằng tổng 2 số ở dưới

TOÁN

Bài 19 : PHÉP CỘNG ( có nhớ ) SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ ( T3)

I. MỤC TIÊU

*Kiến thức ,kĩ năng

-Thực hiện được phép công ( có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số .

+ Đặt tính theo cột dọc

+ Tính từ phải sang trái ,lưu ý khi cộng hai số đơn vị thì nhớ 1 chục vào số chục của số hạng thứ nhất .

-Giải được các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng đã học.

*Phát triển năng lực và phẩm chất

- Phát triển năng lực giao tiếp toán học

- Năng lực hợp tác ,năng lực giải quyết vấn đề ,phân tích tình huống .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Gv : Máy tính ,máy chiếu

-HS :SGK,

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Kiểm tra

2.Dạy bài mới

Bài 1: Đặt tính rồi tính

-GV gọi HS đọc yêu cầu bài

-GV gọi 2 HS lên bảng làm bài + dưới lớp HS làm vào vở.

-HS nhận xét

-GV nhận xét và cho HS đổi chéo vở kiểm tra ,tuyên dương

-GV hỏi :Khi thực hiện đặt tính rồi tính ta cần ta cần lưu ý điều gì?

Bài 2

-GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

-Bài toán cho biết gì?

-Bài toán hỏi gì?

-Muốn biết buổi chiều bác Mạnh thu hoạch được bao nhiêu bao thóc ta thực hiện phép tính gì?Nêu phép tính ?

-GV gọi 1 HS lên bảng trình bày,dưới lớp trình bày vào vở

-Gọi 1 số HS đọc bài

-HS nhận xét

-GV nhận xét,tuyên dương

Bài 3

-GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

-GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Mảnh ghép kì diệu”

-GV phổ biến luật chơi:Mỗi mảnh ghép sẽ chứa một phép tính .Sau khi mảnh ghép được mở ai giơ tay nhanh nhất sẽ dành được quyền trả lời ,trả lời đúng sẽ được quyền chọn mảnh ghép tiếp theo và được nhận một phần thưởng.Trả lời sai sẽ nhường quyền trả lời cho bạn khác.

Bài 4:

-GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

-GV hỏi: Để thực hiện phép tính có 2 dấu cộng ta thực hiện như thế nào?

-GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng”

-GV phổ biến luật chơi:GV đọc câu hỏi ,bạn nào giơ tay nhanh nhất sẽ dành quyền trả lời và trả lời đúng sẽ được nhận một phần thưởng.Trả lời sai sẽ nhường quyền trả lời cho bạn khác.

Bài 5:

-GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

-GV yêu cầu HS tìm và vẽ đường đi về nhà cho chú Sóc

-GV yêu cầu HS tìm các số ghi trên mỗi hạt dẻ mà chú Sóc nhặt được trên đường đi về nhà

-GV yêu cầu HS viết phép tính cộng các số đó và tìm kết quả

-HS nhận xét

-GV nhận xét,tuyên dương

3.Củng cố dặn dò

-GV nhận xét giờ học

-GV nhắc HS chuẩn bị bài sau.

-HS làm bài

+ Đặt tính theo cột dọc

+ Tính từ phải sang trái

-HS đọc

-HS trả lời

-Phep tính cộng ,lấy 87 +6

Bài giải

Buổi chiều bác Mạnh thu hoạch được số bao thóc là:

87+ 6 = 93 (bao thóc)

Đáp số :93 bao thóc

-HS đọc

-HS chơi trò chơi

-HS đọc

-Thực hiện từ trái sang phải

-HS chơi trò chơi

-HS đọc

-HS tìm và vẽ

- 38 ,9, 5

38 + 9 + 5 =52

Toán

TIẾT 50: PHÉP CỘNG (CÓ NHỚ) SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS thực hiện được phép cộng (có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số:

+ Đặt tính theo cột dọc

+ Tính từ phải sang trái, lưu ý sau khi cộng hai số đơn vị thì nhớ 1 chục vào số chục của số hạng thứ nhất rồi mới thực hiện phép cộng với số chục của số hạng thứ hai

- Giải được các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi đã học

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK. Bộ đồ dùng Toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Khám phá:

- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr 76:

+ Nêu bài toán?

- GV hỏi:

+ Bài toán cho biết gì, hỏi gì?

+ Muốn biết cả hai bạn có bao nhiêu cục pin con làm phép tính gì?

* GV hướng dẫn HS thao tác với que tính tìm kết quả(GV lấy que tính gài trên bảng cùng HS)

+ Lấy 36 que tính, lấy thêm 17 que tính nữa

- GV yêu cầu HS nêu kết quả và trình bày cách làm

* GV hướng dẫn đặt tính và tính( Dựa vào cách đặt tính và tính các số có 2 chữ số không nhớ HS nêu cách đặt tính và tính, nếu HS không làm được giáo viên hướng dẫn từng bước)

+ Yêu cầu HS nêu cách đặt tính

+ Yêu cầu HS nêu cách tính

GV nx chốt cách đặt tính, tính đúng

? Khi tổng các chữ số hàng đơn vị lớn hơn 9 ta làm như thế nào?

- Nhận xét, tuyên dương.

2.2. Hoạt động:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện 1-2 phép tính.

- GV nx, chốt bài làm đúng

? Khi tính thực hiện theo thứ tự nào? Khi tổng các chữ số hang đơn vị lớn hơn 9 ta làm như thế nào?

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS làm bài vào vở ô li.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Đánh giá, nhận xét bài HS.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV cho HS thảo luận nhóm 2 làm bài

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

? Trong phép cộng có nhớ em lưu ý điều gì?

- Nhận xét giờ học.

- 2-3 HS trả lời.

+ Bạn Mai có 36 cục pin, bạn Rô-bốt có 17 cục pin. Hỏi cả hai bạn có bao nhiêu cục pin?

- HS trả lời

- HS nêu phép tính: 36 + 17

- HS thao tác trên que tính và tìm kết quả

- HS chia sẻ

- HS nêu

- 2-3 HS nêu

- HS trả lời

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS nêu.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện làm bài cá nhân.

- HS đổi chéo kiểm tra.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS hoạt động theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp.

- HS nêu.

Toán

TIẾT 51: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS thực hiện được cách đặt tính, tính phép cộng có nhớ số có 2 chữ số với số có 2 chữ số

- Áp dụng cộng có nhớ với đơn vị đo

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Giới thiệu bài:

GV giới thiệu nội dung bài

2.2. Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Yêu cầu HS làm bài

- GV hỏi:

+ Muốn tính đúng khi đặt tính lưu ý điều gì?

+ Trong phép cộng có nhớ lưu ý điều gì?

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Yêu cầu HS làm bài

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Yêu cầu HS làm bài

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

Bài 4:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài cho biết gì, hỏi gì?

- Yêu cầu HS làm bài

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

Bài 5:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài cho biết gì, hỏi gì?

- Yêu cầu HS làm bài

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Trong phép cộng có nhớ lưu ý gì?

- Nhận xét giờ học.

- HS lắng nghe

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài

- HS trả lời

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài, chữa bài

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài

- HS đổi chéo vở kiểm tra.

- 1-2 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

Toán

TIẾT 52: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS thực hiện được cách đặt tính, tính phép cộng có nhớ số có 2 chữ số với số có 2 chữ số

- Áp dụng cộng có nhớ với đơn vị đo

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Giới thiệu bài:

GV giới thiệu nội dung bài

2.2. Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Yêu cầu HS làm bài

- GV hỏi:

+ Muốn tính đúng khi đặt tính lưu ý điều gì?

+ Trong phép cộng có nhớ lưu ý điều gì?

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Yêu cầu HS làm bài

? Làm thế nào để xếp được thứ tự các tàu ngầm theo thứ tự từ bé đến lớn?

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Yêu cầu HS làm bài

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

? Muốn tìm được con đường ngắn nhất con làm như thế nào?

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

Bài 4:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Yêu cầu HS làm bài

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

? Nêu thứ tự thực hiện tính

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Trong phép cộng có nhớ lưu ý gì?

- Nhận xét giờ học.

- HS lắng nghe

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài

- HS trả lời

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài, chữa bài

- HS trả lời

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài

- HS trả lời

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài

- HS trả lời

- 1-2 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

Toán

TIẾT 53: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS thực hiện được cách đặt tính, tính phép cộng có nhớ số có 2 chữ số với số có 2 chữ số

- Áp dụng cộng có nhớ trong giải toán lời văn

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Giới thiệu bài:

GV giới thiệu nội dung bài

2.2. Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Yêu cầu HS làm bài

- GV hỏi:

+ Muốn tính đúng khi đặt tính lưu ý điều gì?

+ Trong phép cộng có nhớ lưu ý điều gì?

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Yêu cầu HS làm bài

? Muốn biết mỗi khinh khí cầu buộc với kết quả đúng hay sai ta làm như thế nào?

? Nhận xét các số trên tia số?

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Yêu cầu HS làm bài

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

Bài 4:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài cho biết gì, hỏi gì?

- Yêu cầu HS làm bài

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Trong phép cộng có nhớ lưu ý gì?

- Nhận xét giờ học.

- HS lắng nghe

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài

- HS trả lời

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài, chữa bài

- HS trả lời

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài

- HS đổi chéo vở kiểm tra.

- 1-2 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

Toán

TIẾT 54: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS thực hiện được cách đặt tính, tính phép cộng có nhớ số có 2 chữ số với số có 2 chữ số(một chữ số)

- Áp dụng cộng có nhớ với đơn vị đo, gải toán có lời văn

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Giới thiệu bài:

GV giới thiệu nội dung bài

2.2. Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Yêu cầu HS làm bài

- GV hỏi:

+ Muốn tính đúng khi đặt tính đúng lưu ý điều gì?

+ Trong phép cộng có nhớ lưu ý điều gì?

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài cho biết gì, hỏi gì?

- Yêu cầu HS làm bài

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Yêu cầu HS làm bài

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

Bài 4:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Yêu cầu HS làm bài

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

? Muốn biết mỗi bạn xách được bao nhiêu lít nước ta làm như thế nào?

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

Bài 5:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét, chữa bài

- GV cho HS đọc lại dãy số trong bài?

? Nhận xét các số trong bài?

3. Củng cố, dặn dò:

- Trong phép cộng có nhớ lưu ý gì?

- Nhận xét giờ học.

- HS lắng nghe

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài

- HS trả lời

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài

- 2 -3 HS đọc.

- HS làm bài

- 1-2 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài

- 1-2 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

Toán

TIẾT 55: Luyện tập ( trang 81,82)

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Củng cố cho HS kĩ năng thực hiên phép cộng (có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số hoặc với số có hai chữ số.

- Vận dụng vào giải toán có lời văn.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận khi trình bày bài.

- Hứng thú môn toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Giới thiệu bài

- Nêu mục tiêu bài học.

2.2. Luyện tập:

Bài 1: Đặt tính rồi tính:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV HDHS thực hiện lần lượt các YC:

41 + 19 67 + 3 76 + 14

+ Bài tập gồm mấy yêu cầu ?

- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở .

+ 2 HS lên bảng làm bài và nêu cách thực hiện phép tính :

41 + 19 67 + 3 76 + 14

- GV hỏi : Khi đặt tính trừ theo cột dọc chú ý điều gì?

- GV hỏi : Khi thực hiện phép tính cộng ta thực hiện như thế nào?

Cách đặt tính và cộng dạng có nhớ.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2 : (tr81)

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Yêu cầu HS quan sát tranh và TLCH:

+ Muốn biết đường bay của bạn nào dài nhất ta làm như thế nào?

+ Bạn Ong bay đến mấy bông hoa?

+ Đường bay của bạn Ong đến bông hoa màu đỏ dài mấy cm ?

+ Đường bay từ bông hoa màu đỏ đến bông hoa vàng là mấy cm?

+ Vậy để tính đường bay của bạn Ong đến 2 bông hoa ta làm như thế nào?

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn tìm ra đường bay của 3 con vật là bao nhiêu , và từ đó chỉ ra đường bay con vật nào dài nhất.

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3/82

- Gọi HS đọc đề bài.

- Bài toán cho biết gì ?

- Bài toán yêu cầu gì ?

- Yêu cầu HS giải bài toán. 1,2 HS lên bảng làm.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- Bài toán này thuộc dạng toán gì ?

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

Bài 4/ 82

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Yêu cầu HS quan sát kĩ mực nước vào ba bể cá và TLCH:

+ Mực nước ở bể cá B cao hơn mực nước bể cá A bao nhiêu xăng - ti - mét?

+ Mực nước ở bể cá C cao hơn bể cá A bao nhiêu xăng - ti - mét?

( Để tính được bể cá C cao hơn bể cá A bao nhiêu xăng ti mét ta phải dựa vào cả bể cá nào ?)

+ Tiếp tục Nam bỏ một số viên đá cảnh vào bể B thì mực nước ở bể B tăng thêm 5cm. Hỏi lúc này bể B cao hơn bể A bao nhiêu xăng ti mét?

- GV nhận xét, khen ngợi HS hang hái phát biểu bài.

3. Hoạt động tiếp nối

- Nhận xét giờ học.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện lần lượt các YC.

+ Bài tập gồm 2 yêu cầu: Đặt tính rồi tính.

- HS làm bài vào vở.

- HS theo dõi.

- HS trả lời.

- 1-2 HS trả lời.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

+ HS trả lời.

+ Tính đường bay của 3 bạn : ong, chuồn chuồn, châu chấu

+ HS trả lời.

+ HS trả lời.

+ HS trả lời.

- HS thực hiện theo cặp lần lượt các YC hướng dẫn.

- HS chia sẻ.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài vào vở .

- HS đổi chéo vở kiểm tra.

- HS trả lời.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

+ HS trả lời.

+ HS trả lời.

+ Bể cá B

- HS trả lời.

Toán

TIẾT 56: Phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số.

( trang 83, 84)

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Thực hiện phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số.

- Nhận biết được ý nghĩa tực tiễn của phép trừ thông quan tranh vẽ, hình ảnh.

- Giải bài toán bằng một phép tính liên quan.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán.

- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy và lý luận toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Khám phá:

- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.83:

+ Nêu lời của từng nhân vật trong tranh?

+ Để tìm số bơ ta làm như thế nào?

+ Nêu phép tính?

- GV nêu: 32 - 7

+ Đây là phép trừ số có mấy chữ số trừ số có mấy chữ số ?

- Yêu cầu HS lấy bộ đồ dùng Toán 2 .

Lấy que tính thực hiện 32 - 7

- Yêu cầu 1,2 HS nếu cách làm .

- Ngoài cách làm đó ta thực hiện cách nào để nhanh và thuận tiện nhất?

- Khi đặt tính trừ theo cột dọc ta chú ý điều gì ?

- Khi thực hiện phép tính trừ theo cột dọc ta chú ý điều gì?

GV chốt kiến thức.

2.2. Hoạt động:

Bài 1/ 83

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Hướng dẫn HS làm bài

- Gọi Hs làm bài

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 2/83

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Bài tập có mấy yêu cầu ?

- GV hướng dẫn mẫu:

64 - 8 trên bảng.

Lưu ý cho HS việc đặt tính các thẳng hàng. Và khi thực hiện phép tính thực hiện từ phải qua trái.

- YC HS làm bài vào vở ô li.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Đánh giá, nhận xét bài HS.

Bài 3 /84

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Muốn đi tìm số dưa hấu Mai An Tiêm thả lần 2 ta làm như thế nào?

- YC HS làm bài vào vở ô li.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Đánh giá, nhận xét bài HS.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

3. Hoạt động tiếp nối

- Hôm nay em học bài gì?

- Nhận xét giờ học.

- 2-3 HS trả lời.

+ 32 - 7

+ Số có hai chữ số trừ số có một chữ số.

- HS theo dõi.

- Thực hiện: Đặt tính rồi tính.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- Hs làm bài tập.

- HS báo cáo kết quả

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS làm bài.

- 1-2 HS trả lời.

- HS nêu.

Toán

TIẾT 57: Luyện tập ( trang 84,85)

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Củng cố cho HS kĩ năng thực hiên phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số hoặc với số có hai chữ số.

- Vận dụng vào giải toán vào thực tế.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận khi trình bày bài.

- Hứng thú môn toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1 Giới thiệu bài

2.2. Luyện tập:

Bài 1: Đặt tính rồi tính:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV HDHS thực hiện lần lượt các YC:

42 - 5 51 - 9 63 - 7 86 - 8

+ Bài tập gồm mấy yêu cầu ?

- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở .

+ 2 HS lên bảng làm bài và nêu cách thực hiện phép tính :

42 - 5 51 - 9 63 - 7 86 - 8

- GV hỏi : Khi đặt tính trừ theo cột dọc chú ý điều gì?

- GV hỏi : Khi thực hiện phép tính trừ ta thực hiện như thế nào?

Cách đặt tính và trừ dạng có nhớ.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Để cắm số hoa trên tay Nam vào lọ thích hợp ta làm như thế nào?

- Yêu cầu HS trao đổi nhóm bàn .

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV hỏi : Bạn Sóc đang muốn đi đâu?

GV : Đường đi về nhà của Sóc là con đường có 3 phép tính có kết quả giống nhau. Vậy để biết con đường nào ta làm thế nào nhỉ?

- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.

- Gọi 2,3 HS báo cáo .

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

Bài 4:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Muốn biết có bao nhiêu cây hoa hồng ta làm như thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài giải vào vở .

- 1,2 HS lên bảng làm bài

- GV chữa bài :

- GV hỏi thêm: Số cây hoa hồng hay cây hoa cúc nhiều hơn , nhiều hơn bao nhiêu?

3. Hoạt động tiếp nối

- Nhận xét giờ học.

- Tuyên dương HS hăng hái phát biểu bài.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện lần lượt các YC.

+ Bài tập gồm 2 yêu cầu: Đặt tính rồi tính.

- HS làm bài vào vở.

- HS theo dõi.

- HS trả lời.

- 1-2 HS trả lời.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- Phải tính phép tính trên mỗi lọ.

- HS thực hiện theo cặp lần lượt các YC hướng dẫn.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- Sóc đang muốn về nhà.

- Phải tính phép tính của mỗi con đường.

- HS thực hiện .

- 2,3 HS trả lời.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS quan sát hướng dẫn.

- HS thực hiện.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

Toán

TIẾT 58: Luyện tập ( trang 86)

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Củng cố cho HS kĩ năng thực hiên phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số hoặc với số có hai chữ số.

- Ôn tập về tính nhẩm các số tròn chục.

- Tính toán với đơn vị đo khối lượng ki lô gam.

- Vận dụng vào giải toán vào thực tế.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận khi trình bày bài.

- Hứng thú môn toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1 Giới thiệu bài

2.2. Luyện tập:

Bài 1: Đặt tính rồi tính:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV HDHS thực hiện lần lượt các YC:

63 - 8 38 - 9 40 - 2 92 - 4

+ Bài tập gồm mấy yêu cầu ?

- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở .

+ 2 HS lên bảng làm bài và nêu cách thực hiện phép tính :

63 - 8 38 - 9 40 - 2 92 - 4

- GV hỏi : Khi đặt tính trừ theo cột dọc chú ý điều gì?

- GV hỏi : Khi thực hiện phép tính trừ ta thực hiện như thế nào?

Cách đặt tính và trừ dạng có nhớ.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Yêu cầu HS trao đổi nhóm bàn .

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV hỏi : Con mèo nấp sau cánh cửa có phép tính như thế nào?

- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.

- Gọi 2,3 HS báo cáo .

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- GV gọi HS báo cáo kết quả.

- Bài tập giúp củng cố kiến thức nào?

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

Bài 4:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài tập yêu cầu gì?

- GV hướng dẫn. Có thể dựa vào số đã cho ,thử chọn từng phép tính và nhẩm tính tìm ra mỗi số nấp sau chiếc ô tô.

- Yêu cầu HS làm bài.

- 1,2 HS lên bảng làm bài

- GV chữa bài .

Bài 5:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Mi có số kilogam như thế nào với Mai?

- Mi nhẹ hơn Mai bao nhiêu kg?

- Muốn biết Mi nặng bao nhiêu ki lô gam ta làm như thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài giải vào vở .

- 1,2 HS lên bảng làm bài

- GV chữa bài .

- GV hỏi : Bài toán thuộc dạng bài toán gì?

- GV nhận xét tuyên dương.

3. Hoạt động tiếp nối

- Nhận xét giờ học.

- Tuyên dương HS hăng hái phát biểu bài.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện lần lượt các YC.

+ Bài tập gồm 2 yêu cầu: Đặt tính rồi tính.

- HS làm bài vào vở.

- HS theo dõi.

- HS trả lời.

- 1-2 HS trả lời.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện theo cặp lần lượt các YC hướng dẫn.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- Phép tính có kết quả lớn nhất.

- HS làm bài.

- HS thực hiện .

- 2,3 HS trả lời.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS quan sát hướng dẫn.

- HS thực hiện.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- Mi nhẹ cân hơn Mai.

- Mi nhẹ hơn Mai 5 kg.

- HS làm bài.

- Dạng bài toán ít hơn.

Toán

TIẾT 59: Luyện tập ( trang 87)

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Ôn tập củng cố cho HS kĩ năng thực hiên phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số hoặc với số có hai chữ số.

- Ôn tập về thành phần phép trừ.

- Tính toán với đơn vị đo khối lượng ki lô gam.

- Vận dụng vào giải toán vào thực tế.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận khi trình bày bài.

- Hứng thú môn toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1 Giới thiệu bài

2.2. Luyện tập:

Bài 1/87

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV HDHS thực hiện lần lượt các YC:

+ Hàng thứ nhất là số bị trừ.

+ Hàng thứ hai là số trừ.

+ Hàng thứ ba chưa biết là số nào trong thành phần phép trừ ?

+ Muốn tìm hiệu ta làm như thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài, báo cáo kết quả.

- Bài tập giúp củng cố kiến thức nào?

- GV Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV hướng dẫn:

+ Có mấy cái ghế?

+ Có mấy chú lùn?

+ Đằng sau áo của chú lùn có gì?

- Vậy làm thế nào để mỗi chú lùn ngồi lên đúng chiếc ghế có phép tính có kết quả ở áo chú lùn?

- Yêu cầu HS trao đổi nhóm bàn .

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV hỏi : Làm thế nào để tìm được kết quả đúng của dãy tính?

- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.

- Gọi 2,3 HS báo cáo .

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- GV gọi HS báo cáo kết quả.

- Bài tập giúp củng cố kiến thức nào?

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

Bài 4:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài tập yêu cầu gì?

- GV hướng dẫn.

+ Bạn Việt vẽ được bao nhiêu bông hoa?

+ Bạn Mèo đã làm gì với bức tranh của Việt?

+ Trên tranh lúc này chỉ còn mấy bông hoa?

- Muốn biết có bao nhiêu bông hoa bị che khuất ta làm thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài.

- 1,2 HS lên bảng làm bài

- GV chữa bài, nhận xét tuyên dương HS.

Bài 5:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài tập yêu cầu làm gì?

- Để biết đường đi của Roboot đến phương tiện mà Roboot chọn ta làm như thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài.

- 1,2 HS lên bảng làm bài

- GV chữa bài .

- GV hỏi : Qua bài tập trên giúp ôn lại kiến thức nào?

- GV nhận xét tuyên dương.

3. Hoạt động tiếp nối

- Nhận xét giờ học.

- Tuyên dương HS hăng hái phát biểu bài.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện lần lượt các YC.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS làm bài.

- 1-2 HS trả lời.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện theo cặp lần lượt các YC hướng dẫn.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài.

- HS thực hiện .

- 2,3 HS trả lời.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS quan sát hướng dẫn.

- HS thực hiện.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS trả lời và làm theo hướng dẫn.

Bài giải

Số bông hoa bị che khuất là :

35 - 9 = 26( bông hoa)

Đáp số: 26 bông hoa.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS trả lời.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS trả lời

Toán

TIẾT 60: PHÉP TRỪ (CÓ NHỚ) SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS thực hiện được phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có hai chữ số .

- Nhận biết được ý nghĩa thực hiện của phép trừ thông qua tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tiễn.

- Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải quyết các bài tập có một bước tính trong phạm vi các số và phép tính đã học.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Khám phá:

- Cho HS quan sát tranh sgk/tr.89:

+ Nêu bài toán?

  • Giới thiệu cái gùi

+ Nêu phép tính?

- Con có NX gì về PT này ?

- YC HS thảo luận nhóm 2 để tìm ra kết quả của phép tính.

🡪Chốt cách làm hiệu quả nhất, ngắn gọn nhất (Đặt tính rồi tính)

(Nếu HS không làm được, GV sẽ HD kĩ thuật trừ có nhớ như SGK)

- YCHS lấy thêm ví dụ về phép 1 phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có hai chữ số.

- Nhận xét, tuyên dương.

2.2. Hoạt động:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS tính và viết kết quả vào SGK- Hợp tác nhóm đôi

- Nhận xét, tuyên dương.

-Gọi 1 HD nêu lại KT trừ của PT:60=28

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS làm bài vào vở ô li.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Đánh giá, nhận xét bài HS.

? Khi thực hiện phép trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số cần lưu ý gì ?

Bài 3:

- GV kể vắn tắt cho HS nghe câu chuyện “Cây khế” để dẫn dắt vào bài toán.

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- HD HS tóm tắt bằng lời (sơ đồ)

- YC HS tự làm bài vào vở.

Đáp án: Bài giải:

Trên cây còn lại số quả khế là:

90 - 24 = 66 (quả)

Đáp số: 66 quả khế

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- Lưu ý câu lời giải và đơn vị

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- Khi thực hiện phép trừ (có nhớ)số có hai chữ số cho số có hai chữ số cần lưu ý gì ?

- Nhận xét giờ học.

- 2-3 HS trả lời.

+ Hai anh em gùi ngô trên nương về nhà. Anh gùi được 42 bắp ngô, em gùi được 15 bắp ngô. Hỏi anh gùi nhiều hơn em bao nhiêu bắp ngô ?

  • HS quan sát, lắng nghe.

+ Phép tính: 42- 15 = ?

- HS nêu

- Thảo luận nhóm (thao tác trên que tính, đặt tính rồi tính,…)

- Đại diện các nhóm báo cáo, NX

  • Một số HS nêu lại kĩ thuật trừ có nhớ của PT (như SGK)

- HS lấy ví dụ và đặt tính rồi tính sau đó chia sẻ trong nhóm đôi.

  • 2 HS chia sẻ trước lớp, lớp NX

- HS lắng nghe, nhắc lại.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài CN, 4 HS lên bảng chữa bài, chia sẻ cách làm.

- Lớp nhận xét, bổ sung, sửa chữa (nếu có)

- HS đổi vở KT chéo

- 1 HS nêu

- 2 HS đọc

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm CN vào vở, 4 HS của 4 tổ lên chữa bài, chia sẻ cách làm.

- HS nêu.

  • HS theo dõi

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS nêu tóm tắt

- HS tự làm bài cá nhân, 1HS làm trên bảng giải + chia sẻ cách làm.

- Lớp NX, chữa bài (nếu có)

- HS đổi chéo kiểm tra

- HS nêu.

- HS chia sẻ.

Toán

TIẾT 61: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Ôn Tập, củng cố kiến thức về phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có hai chữ số; đồng thời ôn tập về so sánh và tính toán với đơn vị đo khối lượng ki-lô-gam; vận dụng vào giảo các bài toán thực tế.

- Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải quyết các bài tập có một bước tính trong phạm vi các số và phép tính đã học.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng so sánh số.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Giới thiệu bài

2.2. Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS làm bài vào vở ô li.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Đánh giá, nhận xét bài HS.

? Nêu cách đặt tính và thứ tự tính của phép trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số.

- Khi trừ có nhớ, con cần lưu ý gì ?

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

(Đáp án đúng: rô-bốt A và C)

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- HD HS tóm tắt bằng lời (sơ đồ)

- GV cho HS làm bài vào vở ô li.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

Đáp án : Bài giải:

Rô-bốt D cân nặng số ki-lô-gam là:

33 – 16 = 17(kg)

Đáp số: 17kg

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- Lưu ý câu lời giải và đơn vị

Bài 4: >, <, = ?

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS làm bài vào vở

- Tổ chức cho HS chữa bài trên lớp

? Để điền được dấu đúng, ta cần làm thế nào ?

Củng cố: a) Phải tính kết quả PT bên trái trước rồi so sánh

b) Điền dấu luôn (không cần tính) vì 2 PT có cùng số trừ, PT nào có số bị trừ nhỏ hơn thì PT đó nhỏ hơn và ngược lại.

Bài 5:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- Chốt: + 2 PT có cùng số bị trừ, PT nào có số trừ bé hơn thì hiệu (kết quả) sẽ lớn hơn.

+ 2 PT có cùng số trừ, PT nào có số bị trừ lớn hơn thì hiệu (kết quả) sẽ lớn hơn.

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- 2 HS đọc

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm CN vào vở, 4 HS của 4 tổ lên chữa bài, chia sẻ cách làm.

- HS nêu.

- 1,2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện làm bài cá nhân.

- HS chia sẻ trước lớp và giải thích tại sao đúng, tại sao không đúng ?

- 2 HS đọc đề

- 1-2 HS trả lời.

- HS nêu tóm tắt

- HS tự làm bài cá nhân, 1HS làm trên bảng giải + chia sẻ cách làm.

- Lớp NX, chữa bài (nếu có)

- HS đổi chéo kiểm tra

- 2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS tự làm bài CN vào vở

- 4 HS báo cáo cách làm trước lớp.

- HS nêu, NX

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện làm trong nhóm đôi, chia sẻ trước lớp

  • HS lắng nghe

  • HS lắng nghe

Toán

TIẾT 62: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Ôn tập, củng cố kiến thức về phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có hai chữ số.

- Ôn tập về so sánh số, hình khối và đơn vị đo dung tích lít; vận dụng vào giảo các bài toán thực tế.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng so sánh số.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Giới thiệu bài:

2.2. Luyện tập:

Bài 1: Tính nhẩm

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

? Nêu cách trừ nhẩm hai số tròn chục

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- HD HS tóm tắt bằng lời (sơ đồ)

- GV cho HS làm bài vào vở ô li.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

Đáp án : Bài giải:

Bình xăng của ô tô còn lại số lít xăng là:

42 – 15 = 27(l)

Đáp số: 27l xăng

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- Lưu ý câu lời giải và đơn vị

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- HDHS thực hiện từng yêu cầu

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Đáp án: a) Rô-bốt có thân dạng khối lập phương có kết quả bằng 18 (46- 28 =18)

b) Rô-bốt có thân dạng khối hộp chữ nhật có kết quả lớn nhất (37)

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

Bài 4: - Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV có thể tổ chức chữa bài bằng trò chơi: Ai nhanh

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS tính nhẩm và điền kết quả vào SGK.

- Một số HS nêu cách trừ nhẩm

- HS nêu

- 2 HS đọc đề

- 1-2 HS trả lời.

- HS nêu tóm tắt

- HS tự làm bài cá nhân, 1HS làm trên bảng giải + chia sẻ cách làm.

- Lớp NX, chữa bài (nếu có)

- HS đổi chéo kiểm tra

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm việc cá nhân, hợp tác nhóm đôi thóng nhất kết quả.

- HS chia sẻ trước lớp.

- HS đọc YC

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài cá nhân vào sách, nối áo với quần cho phù hợp

- Báo cáo: 2 HS lên bảng nối, NX

HS đổi chéo vở kiểm tra.

- HS lắng nghe.

  • Lắng nghe

Toán

TIẾT 63: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Ôn Tập, củng cố kiến thức về phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có hai chữ số; đồng thời ôn tập về thực hiện tính toán trường hợp có hai dấu phép tính. vận dụng vào giảỉ các bài toán thực tế.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng so sánh số.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Giới thiệu bài

2.2. Luyện tập:

Bài 1: Đặt tính rồi tính

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Nêu lại cách đặt tính phép trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số

- YC HS tự làm bài vào vở

- Tổ chức cho HS chữa bài

- Nhận xét, tuyên dương HS.

- Củng cố: Khi nào 1 phép trừ sẽ được gọi là trừ có nhớ ?

Bài 2: Tìm chữ số thích hợp

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- HD HS tóm tắt bằng lời (sơ đồ)

- GV cho HS làm bài vào vở ô li.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

Đáp án : Bài giải:

Số căn phòng chưa bật đèn là:

60 – 35 = 25 (căn phòng)

Đáp số: 25 căn phòng

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- Lưu ý câu lời giải và đơn vị

Bài 4: Chọn kết quả đúng

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS tự làm bài vào SGK

? Nêu thứ tự thực hiện các PT trong bài ?

Bài 5: Tìm cá cho mỗi con mèo (nối)

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS tự làm bài vào SGK

- Tổ chức cho HS chữa bài (Có thể tổ chức cho HS chữa bằng trò chơi: Nối tiếp sức)

- Khen ngợi những HS tìm cá cho mèo đúng.

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- 2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS nêu, NX

  • HS làm bài cá nhân,
  • 4 HS chữa bài trước lớp, chia sẻ bài, NX
  • HS nêu

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS tự làm bài bằng bút chì vào sách.

- HS chia sẻ cách tính để điền số

- 2 HS đọc đề

- 1-2 HS trả lời.

- HS nêu tóm tắt

- HS tự làm bài cá nhân, 1HS làm trên bảng giải + chia sẻ cách làm.

- Lớp NX, chữa bài (nếu có)

- HS đổi chéo kiểm tra

- 2 HS đọc đề

- 1-2 HS trả lời.

- HS khoanh vào sách, 2 HS báo cáo, chia sẻ cách làm.

- Đổi sách KT chéo.

- HS nêu, NX

- 2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài cá nhân.

- HS báo cáo (HS chơi)

- HS đổi chéo SGK kiểm tra.

- HS lắng nghe.

  • Lắng nghe

Toán

TIẾT 64: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Ôn Tập, củng cố kiến thức về phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có hai chữ số.

- Ôn tập về các thành phần của phép trừ và so sánh số; vận dụng vào giải các bài toán thực tế.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng so sánh số.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Giới thiệu bài

2.2. Luyện tập:

Bài 1: Số ?

- (Đưa bảng)Bảng có mấy hàng ? Mỗi hàng chỉ gì ?

- (Đưa YC) Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Nhận xét, tuyên dương HS.

+ Muốn tìm hiệu khi biết số bị trừ và số trừ ta làm thế nào?

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Cho HS dự đoán kết quả

- YC HS tự tính và trả lời vào vở

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

Đáp án: Hộp quà C đựng vở, hộp quà A đựng bút

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: Chìa khóa mở được chiếc hòm nào ?

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Cho HS dự đoán kết quả

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

- Nêu cách thực hiện nhanh.

(Loại trừ chiếc hòm màu xanh, chỉ KT kết quả PT trên 2 chiếc hòm còn lại)

- Đáp án: chìa khóa mở được chiếc hòm màu đỏ

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

Bài 4:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- HD HS tóm tắt bằng lời (sơ đồ)

- GV cho HS làm bài vào vở ô li.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

Đáp án : Bài giải:

Đàn gà có số con gà trống là:

32 – 26 = 6 (con)

Đáp số: 6 con gà trống

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- Lưu ý câu lời giải và đơn vị

3. Củng cố, dặn dò:

- Nêu các bước thực hiện trừ có nhớ số có hai chữ số cho số có hai chữ số.

- Nhận xét giờ học.

  • HS quan sát và TL

- 2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS tự làm bài vào SGK, 4 HS lên bảng chữa và chia sẻ bài ?

- Đổi sách KT chéo.

- HSTL

- 2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- Vài HS nêu dự đoán của mình

- HS làm bài cá nhân, hợp tác nhóm 2. – HS báo cáo trước lớp

- HS đổi vở KT chéo.

- 2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- Vài HS nêu dự đoán của mình

- HS làm bài cá nhân, hợp tác nhóm 2. – HS báo cáo trước lớp

- HS nêu

- 2 HS đọc đề

- 1-2 HS trả lời.

- HS nêu tóm tắt

- HS tự làm bài cá nhân, 1HS làm trên bảng giải + chia sẻ cách làm.

- Lớp NX, chữa bài (nếu có)

- HS đổi chéo kiểm tra

  • HS nêu

Toán

TIẾT 66: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Ôn tập, củng cố kiến thức về phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có hai chữ số hoặc cho số có một chữ số; ôn tập về so sánh số; vận dụng vào giải các bài toán thực tế.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Hình thành và phát triển các năng lực: tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, sử dụng phương tiện và công cụ học toán, tính toán.

- Hình thành và phát triển các phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, ti vi để chiếu nội dung bài; các thẻ chữ số 3, 3, 8; bảng nhóm.

- HS: Bộ đồ dùng học toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động: Cho HS chơi TC “Ai nhanh hơn”

GV đưa ra 2 phép tính trừ (có nhớ) các số có hai chữ số, YC HS thi tính nhanh kết quả của 2 phép tính đó. HS nào tính nhanh, chính xác là người chiến thắng.

- Dẫn dắt, giới thiệu vào bài.

2. Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS làm bài vào vở

- Mời 2 HS lên bảng làm.

- Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS.

- YC HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.

Bài 2:

- Gọi HS nêu YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Để điền được số vào ô trống, con cần làm gì?

- YC HS làm bài vào VBT Toán.

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS.

Bài 3:

- Gọi HS đọc bài toán.

- HDHS phân tích bài toán.

- YC HS giải bài toán vào vở.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

Bài 4:

- Gọi HS đọc YC bài tập.

- Mời 3 HS đóng đọc lời của Mai, Nam và Rô-bốt.

- Đưa ra câu hỏi: Kết quả của phép tính nào sau đây là số nhãn vở của Rô-bốt?

a. 32 – 17

b. 62 – 42

c. 51 -33

- YC HS thảo luận nhóm theo bàn để tìm câu TL.

- Mời đại diện 2 nhóm chia sẻ kết quả và cách làm trước lớp.

- Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS.

Bài 5:

- Gọi HS đọc YC bài tập.

- YC HS làm việc theo nhóm bàn: Dùng các thẻ ghi số 3, 3, 8 để ghép thành các số có hai chữ số và trả lời các câu hỏi của bài.

- Mời đại diện 2 nhóm chia sẻ kết quả và cách làm trước lớp.

- Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- Tham gia trò chơi.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài.

- 2HS lên bảng làm bài và nói lại cách đặt tính, cách tính. Lớp NX, góp ý.

- Kiểm tra bài của bạn và nêu ý kiến đánh giá.

- 2 -3 HS nêu.

- HS trả lời.

- HS làm bài vào VBT, 1 HS làm bảng nhóm.

- Gắn bài làm lên bảng, chia sẻ về cách làm của mình. Lớp NX, góp ý.

- 2 HS đọc.

- Làm bài vào vở, 1HS làm bài trên bảng.

- Lớp NX, góp ý.

- 2 HS đọc.

- 3 HS thực hiện.

- HS thảo luận, tìm câu trả lời.

- Lớp NX, góp ý.

- 2 -3 HS đọc.

- HS thực hiện ghép số và trả lời câu hỏi theo nhóm bàn.

- HS chia sẻ.

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Toán

TIẾT 67: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Ôn tập, củng cố kiến thức về phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có hai chữ số hoặc cho số có một chữ số; ôn tập về thực hiện tính toán trường hợp có hai dấu phép tính; vận dụng vào giải các bài toán thực tế và tổ chức trò chơi.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Hình thành và phát triển các năng lực: tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, sử dụng phương tiện và công cụ học toán, tính toán.

- Hình thành và phát triển các phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, ti vi để chiếu nội dung bài; bảng nhóm. Các tấm thẻ để chơi trò chơi.

- HS:

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động: Cho HS chơi TC “Ai nhanh hơn”

GV đưa ra 2 phép tính trừ (có nhớ) các số có hai chữ số, YC HS thi tính nhanh kết quả của 2 phép tính đó. HS nào tính nhanh, chính xác là người chiến thắng.

- Dẫn dắt, giới thiệu vào bài.

2. Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- YC HS làm bài vào vở

- Mời 2 HS lên bảng làm.

- Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS.

- YC HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Chiếu hình ảnh BT 2.

- Cần tính tổng của những số nào?

- Cần thực hiện phép tính nào?

- YC HS làm bài vào vở.

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS.

Bài 3:

- Gọi HS đọc bài toán.

- HDHS phân tích bài toán.

- YC HS giải bài toán vào vở.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

Bài 4:

- Gọi HS đọc YC bài tập.

- Để tìm được số ở ô có dấu “?”, cần làm như thế nào?

- YC HS thảo luận nhóm theo bàn để tìm câu TL.

- Mời đại diện 2 nhóm chia sẻ kết quả và cách làm trước lớp.

- Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS.

Bài 5:

- Gọi HS đọc YC bài tập.

- YC HS làm việc theo nhóm bàn: Dùng các thẻ ghi số 3, 3, 8 để ghép thành các số có hai chữ số và trả lời các câu hỏi của bài.

- Mời đại diện 2 nhóm chia sẻ kết quả và cách làm trước lớp.

- Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS.

3. Trò chơi “Cặp tấm thẻ anh em”:

- Nêu tên trò chơi.

- HD cách chơi.

- Cho HS chơi thử.

- Tổ chức cho HS chơi theo nhóm, mỗi nhóm 10 người.

- Quan sát, cổ vũ, động viên học sinh.

4. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- Tham gia trò chơi.

- 2 -3 HS đọc.

- HS làm bài.

- 2HS lên bảng làm bài và nói lại cách cách tính. Lớp NX, góp ý.

- Kiểm tra bài của bạn và nêu ý kiến đánh giá.

- 2 -3 HS đọc.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng nhóm.

- Gắn bài làm lên bảng, chia sẻ về cách làm của mình. Lớp NX, góp ý.

- 2 HS đọc.

- Làm bài vào vở, 1HS làm bài trên bảng.

- Lớp NX, góp ý.

- 2 HS đọc.

- HS trả lời.

- HS thảo luận, tìm câu trả lời.

- Lớp NX, góp ý.

- 2 -3 HS đọc.

- HS thực hiện ghép số và trả lời câu hỏi theo nhóm bàn.

- HS chia sẻ.

- Nghe HD cách chơi.

- Các nhóm chơi trò chơi.

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Toán

TIẾT 68: ĐIỂM, ĐOẠN THẲNG

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Nhận biết được điểm, đoạn thẳng thông qua hình ảnh trực quan.

- Đọc tên điểm, đoạn thẳng cho trước.

- Nhận dạng điểm, đoạn thẳng trong thực tế.

- Đo độ dài đoạn thẳng cho trước.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển các năng lực: Giao tiếp toán học, Sử dụng phương tiện và công cụ học toán, Giao tiếp và hợp tác.

- Phát triển các phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: + Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

+ Sợi dây, thước thẳng.

- HS: Thước thẳng có chia vạch cm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động:

- Đưa ra sợi dây, mời 2 HS lên cầm 2 đầu sợi dây và kéo căng.

- Đưa ra thước thằng

- Cho HS quan sát, dẫn dắt vào bài.

2. Khám phá:

- GV cho HS mở sgk/tr.98:

- YC HS quan sát tranh, dựa vào nội dung bóng nói của Mai, thảo luận nhóm theo bàn để trả lời các câu hói sau:

+ Trên bảng có những gì?

+ Đầu mỗi chiếc đinh là gì? Dây treo cờ là gì?

- Mời một số HS nêu câu trả lời của mình.

- Chỉ vào hình và chốt: Đầu mỗi chiếc đinh là 1 điểm, dây treo cờ là một đoạn thẳng.

- Vẽ các điểm A, B, C lên bảng, HD HS cách ghi tên điểm, các đọc tên điểm.

- Nối điểm B với điểm C.

- YC HS dựa vào lời của Rô-bốt và cho biết ta được gì?

- Chốt kiến thức: Nối điểm B với điểm C ta được đoạn thẳng BC.

- Chỉ vào hình, YC HS đọc tên đoạn thẳng.

- YC 2 HS lên kéo căng sợi dây:

+ Mỗi đầu sợi dây là gì?

+ Sợi dây là gì?

- YC HS hoạt động nhóm 4 tìm các ví dụ về điểm, đoạn thẳng.

- Mời đại diện một số nhóm trình bày trước lớp.

- NX, tuyên dương HS.

3. Thực hành, luyện tập

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- YC HS hoạt động nhóm đôi: Từng HS kể cho bạn theo YC của bài, đồng thời góp ý sửa cho nhau.

- Mời đại diện một số nhóm trình bày trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 2:Làm tương tự bài 1.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- YC HS quan sát mẫu và HD:

+ Để đo độ dài đoạn thẳng AB, ta đặt thước như thế nào?

+ Điểm A trùng vạch số nào? Điểm B trùng vạch số nào?

+ Đoạn thẳng AB dài mấy cm?

+ YC HS đo và ghi độ dài các đoạn thẳng trong VBT Toán.

- YC HS đổi vở, kiểm tra chéo bài làm của nhau.

- Mời HS nêu kết quả trước lớp.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- Lấy ví dụ về điểm, đoạn thẳng trong lớp, ở nhà, ...

- Nhận xét giờ học.

- Quan sát

- HS thảo luận nhóm theo bàn, trả lời câu hỏi.

- 2 HS trả lời.

- Lớp NX

- HS đọc tên các điểm.

- 2 -3 HS trả lời

- 1-2 HS trả lời.

- HS đọc tên hình.

- HS trả lời

- Làm việc theo nhóm, tìm ngay trong lớp học các ví dụ về điểm, đoạn thẳng.

- 2 -3 nhóm trình bày, lớp NX.

- 2 HS đọc

- Các nhóm làm việc

- 2 nhóm trình bày. Lớp NX, góp ý.

- 2 HS đọc.

- Quan sát, trả lời câu hỏi.

- Thực hành đo độ dài các đoạn thẳng.

- Kiểm tra và góp ý cho nhau.

Toán

TIẾT 69: ĐƯỜNG THẲNG, ĐƯỜNG CONG, BA ĐIỂM THẲNG HÀNG

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Nhận biết được đường thẳng, đường cong, ba điểm thẳng hàng qua hình ảnh trực quan.

- Gọi tên đường thẳng, đường cong, nhóm ba điểm thẳng hàng trong hình vẽ cho trước.

- Nhận dạng đường thẳng, đường cong, ba điểm thẳng hang trong thực tế.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển các năng lực: Giao tiếp toán học, Giao tiếp và hợp tác.

- Phát triển các phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: + Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

+ Một số vật dụng có dạng đường cong: vành nón, cạp rổ, rá bị bật,...

- HS:

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động:

- Vẽ một số điểm, đoạn thẳng lên bảng, YC HS gọi tên các điểm, đoạn thẳng đó.

- Cho HS quan sát, dẫn dắt vào bài.

2. Khám phá:

- GV cho HS mở sgk/tr.100:

- YC HS quan sát tranh và dựa vào bóng nói của Việt, trả lời CH:

+ Tranh vẽ những gì?

+ Vạch kẻ đường có dạng gì? Cầu vồng có dạng gì?

+ Hãy đọc tên các điểm có trong hình vẽ.

+ Nối điểm A với điểm B ta được gì?

- GV giới thiệu: Kéo dài đoạn thẳng AB về hai phía ta được đường thẳng AB.

- Cho HS đọc tên đường thẳng AB.

+ Ba điểm M, N, P cùng nằm trên đường thẳng nào?

- Chỉ vào hình và chốt: Ba điểm M, N, P cùng nằm trên một đường thẳng. Ta nói ba điểm M, N, P là ba điểm thẳng hang.

- Trên bảng vẽ đường cong nào?

- Đưa ra các đồ vật có dạng đường cong cho HS nhận biết.

- Vẽ thêm một số đường thẳng, yêu cầu HS đọc tên các đường thẳng đó.

- YC HS thảo luận nhóm bàn, so sánh sự khác nhau giữa đoạn thẳng và đường thẳng.

- Mời đại diện một số nhóm trình bày trước lớp.

- NX, tuyên dương HS.

3. Thực hành, luyện tập

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- YC HS hoạt động nhóm đôi: Từng HS kể cho bạn theo YC của bài, đồng thời góp ý sửa cho nhau.

- Mời đại diện một số nhóm trình bày trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 2:

- Gọi HS nêu YC bài.

- YC HS làm bài vào VBT

- Mời một số HS chia sẻ bài làm trước lớp, giải thích rõ vì sao lại điền Đ hoặc S.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- YC HS làm việc theo nhóm bàn. Từng HS đưa ra ý kiến của mình và thống nhất chung.

- Mời đại diện một số nhóm HS nêu kết quả trước lớp.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

4. Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn:

Bài 4:

- Gọi HS đọc YC bài.

- YC HS làm việc theo nhóm 4. Từng HS đưa ra ý kiến của mình và thống nhất chung.

- Mời đại diện một số nhóm HS nêu kết quả trước lớp.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

5. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- Quan sát, nhận dạng các đường thẳng, đường cong có trong thực tiễn cuộc sống.

- Nhận xét giờ học.

- HS quan sát, trả lời câu hỏi.

- 2 HS trả lời - Lớp NX.

- HS đọc tên các điểm.

- 2 -3 HS trả lời

- 1-2 HS trả lời.

- HS đọc tên hình.

- HS trả lời

- 2 HS trả lời.

- HS quan sát,nhận biết đường cong.

- HS đọc tên các đường thẳng vừa vẽ.

- Các nhóm làm việc

- 2 nhóm trình bày. Lớp NX, góp ý.

- 2 HS đọc.

- Quan sát, trả lời câu hỏi.

- 2 HS nêu.

- HS làm bài.

- 2 HS chia sẻ trước lớp

- 2 HS đọc.

- Các nhóm thực hiện yêu cầu.

- 2 nhóm nêu kết quả trước lớp. Lớp NX, góp ý.

- 2 HS đọc.

- Các nhóm thực hiện yêu cầu.

- 2 nhóm nêu kết quả trước lớp. Lớp NX, góp ý.

Toán

TIẾT 70: ĐƯỜNG GẤP KHÚC, HÌNH TỨ GIÁC

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Nhận biết được đường gấp khúc thong qua hình ảnh trực quan; tính được độ dài đường gấp khúc khi biết độ dài các đoạn thẳng của nó.

- Nhận dạng được hình tứ giác thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học toán hoặc thông qua vật thật.

- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đơn giản lien quan đến các hình đã học.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển các năng lực: Giao tiếp toán học, mô hình hóa toán học.

- Phát triển các phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: + Máy tính, tivi chiếu nội dung bài;

+ Một số vật dụng có dạng hình chữ nhật, hình vuông.

- HS: Bộ đồ dùng học toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động:

- Vẽ một số đoạn thẳng AB, BC, CD lên bảng, YC HS đọc tên các đoạn thẳng đó.

- NX

- Ghép các đoạn thẳng trên thành các đường gấp khúc, Cho HS quan sát, dẫn dắt vào bài.

2. Khám phá:

2.1. Đường gấp khúc, độ dài đường gấp khúc:

- GV cho HS mở sgk/tr.102:

- YC HS quan sát tranh và dựa vào bóng nói của Rô-bốt, thảo luận nhóm theo bàn trả lời CH:

+ Cầu thang lên Thác Bạc (Sa Pa) Có dạng hình gì?

+ Trên bảng có đường gấp khúc nào?

+ Đường gấp khúc MNPQ có mấy đoạn thẳng?

+ Tổng độ dài các đoạn thẳng MN, NP, PQ là bao nhiêu cm?

+ Tổng độ dài các đoạn thẳng MN, NP, PQ được gọi là gì?

- Mời đại diện một số nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp.

- GV chốt kiến thức.

2.1. Hình tứ giác:

- YC HS quan sát hình trong SGK, đọc lời của các nhân vật

- Đưa ra một số hình tứ giác khác nhau:

+ Đây là hình gì?

- YC HS hoạt động nhóm 4, lấy hình tứ giác có trong bộ đồ dùng học toán.

- Theo dõi, hỗ trợ những HS chậm.

- YC HS tìm những đồ vật có dạng hình tứ giác có ở lớp.

3. Thực hành, luyện tập

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- YC HS hoạt động nhóm đôi: Thảo luận, nêu tên các đường gấp khúc có trong mỗi hình.

- Mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 2:Làm tương tự bài 1.

- Khi HS nêu kết quả, GV YC HS chỉ vào từng hình tứ giác.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- YC HS làm bài vào VBT

- Mời một số HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

4. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- Quan sát, nhận dạng các đường gấp khúc, các hình tứ giác có trong thực tiễn cuộc sống.

- Nhận xét giờ học.

- Quan sát, đọc tên đoạn thẳng. Lớp NX.

- HS quan sát, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.

- 2 HS trả lời - Lớp NX.

- Đại diện 3 nhóm chia sẻ kết quả trước lớp. Các nhóm khác NX, bổ sung.

- HS làm việc CN.

- HS nêu tên các hình.

- Các nhóm hoạt động, mỗi HS đều lấy hình tứ giác trong bộ đồ dùng để lên bàn.

- Quan sát, thực hiện yêu cầu.

- 2 HS đọc.

- 2 nhóm trình bày. Lớp NX, góp ý.

- 2 HS đọc

- HS làm bài.

- 2 HS chia sẻ trước lớp

Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Ôn tập về điểm, đoạn thẳng, đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc, ba điểm thẳng hàng thông qua hình ảnh trực quan.

- Củng cố cách nhận dạng được hình tứ giác thông qua hình ảnh.

- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến ba điểm thẳng hàng, tính độ dài đường gấp khúc.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Qua hoạt động quan sát, nhận biết hình ảnh ba điểm thẳng hàng, đường gấp khúc trong thực tế, HS bước đầu hình thành năng lực mô hình hóa toán học.

- Qua hoạt động diễn đạt, trả lời câu hỏi (bằng cách nói hoặc viết) mà GV đặt ra sẽ giúp HS phát triển năng lực giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

- GV vẽ một số điểm, đoạn thẳng lên bảng, YC HS gọi tên các điểm, đoạn thẳng đó.

- Dẫn dắt, giới thiệu vào bài.

2. Dạy bài mới:

2.1. Luyện tập

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- YC HS thảo luận nhóm đôi 2’

- Mời các nhóm trình bày.

- Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Chiếu hình ảnh BT 2.

- Cho cô biết hình vẽ sau gồm mấy đoạn thẳng, đó là các đoạn thẳng nào?

-GV chiếu câu trả lời trên màn hình

- Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Chiếu hình ảnh BT 3.

- YC HS thảo luận nhóm 4 trong 4’, sau đó thống nhất chung.

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS.

Bài 4:

- Gọi HS đọc YC bài tập.

- Làm thế nào em có thể kể tên các nhóm ba bạn đứng thẳng hàng trong hình vẽ dưới đây?

- Mời đại diện 2 nhóm chia sẻ kết quả và cách làm trước lớp.

- Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS.

Bài 5:

- Gọi HS đọc YC bài tập, chiếu đề bài và hình ảnh lên màn hình.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

-Muốn tính độ dài quãng đường mà ốc sên đã bò ta làm như thế nào?

- YC 1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bài vào VBT,

-GV quan sát, giúp đỡ hs còn gặp khó khăn, chấm bài tại chỗ hs làm bài xong trước.

-YC HS làm bài trên bảng chia sẻ bài làm của mình

- Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

-HS thực hiện theo yêu cầu.

- 2 -3 HS đọc.

- HS thảo luận

- Các nhóm trình bày. Lớp NX, góp ý.

- 2 -3 HS đọc.

- HS quan sát hình ảnh

- 5 HS trả lời

- HS nhận xét, góp ý.

- Lớp quan sát.

- 2 HS đọc.

- Làm bài vào bảng nhóm, 1HS đại diện lên trình bày.

- 3-4 nhóm trình bày

- Lớp NX, góp ý.

- 2 HS đọc.

- HS trả lời.

- HS thảo luận, tìm câu trả lời:

+ Nhóm 1 gồm các bạn đứng thẳng hàng là: Nam, Việt, Mi

+ Nhóm 2 gồm các bạn đứng thẳng hàng là: Rô-bốt, Mi, Mai

- Lớp NX, góp ý.

- 2 -3 HS đọc.

- HS trả lời

- HS trả lời

- HS trả lời

-HS làm bài.

- HS chia sẻ.

- NX bài làm của bạn.

-HS lắng nghe

TOÁN: NGÀY - GIỜ, GIỜ - PHÚT

I. MỤC TIÊU: Giúp HS

* Kiến thức, kĩ năng:

  • Biết được một ngày có 24 giờ, 1 giờ có 60 phút.
  • 24 giờ trong một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau.
  • Biết tên buổi và và tên gọi các giờ tương ứng trong ngày.
  • Biết xem giờ đúng trên đồng hồ. Nhận biết thời điểm, khoảng thời gian các buổi sáng, trưa, chiều, tối.
  • Hiểu biết về sử dụng thời gian trong đời sống thực tế hằng ngày.

* Phát triển năng lực và phẩm chất:

  • Phát triển năng lực xem giờ trên đồng hồ. Nhận biết thời điểm, khoảng thời gian các buổi sáng, trưa, chiều, tối.
  • Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

  • GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Mặt đồng hồ trong bộ đồ dùng dạy học; Đồng hồ treo tường; Đồng hồ điện tử.
  • HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Cho HS nghe bài hát: Hát vui cùng chiếc đồng hồ.

? Có bao nhiêu khoảng 5 phút trên mặt đồng hồ ?

? 12 khoảng 5 phút là bao nhiêu phút cho một vòng quay ?

- Hôm nay cô sẽ giới thiệu các em cách nhận biết thời gian trong một ngày, gọi tên giờ trong 1 ngày và sử dụng thời gian trong đời sống thực tế.

qua bài: Ngày - giờ, giờ - phút

- GV ghi đầu bài lên bảng.

2. Dạy bài mới:

2.1. Khám phá:

Bước 1: Ngày - giờ, giờ - phút

- Yêu cầu HS quan sát đồng hồ

- GV hỏi: Mỗi một khoảng cách từ số này đến số kia kế tiếp được tính là bao nhiêu phút ?

- GV quay đồng hồ và yêu cầu HS đếm kim phút 1 vòng là 1 giờ

- Hỏi: Một giờ có bao nhiêu phút ?

- GV quay đồng hồ và yêu cầu HS đếm kim giờ 2 vòng là 1 ngày

- Hỏi: Một ngày có bao nhiêu giờ ?

- GV nêu: 24 giờ trong một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước tới 12 giờ đêm hôm sau. Kim giờ đồng hồ phải quay 2 vòng mới hết 1 ngày.

Bước 2: Các buổi trong ngày

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi: Nêu thời gian biểu ngày thứ bảy của em.

- Các nhóm lên trình bày

? Vậy mỗi ngày được chia thành các buổi khác nhau đó là những buổi nào ?

Bước 3: Các giờ trong ngày và trong buổi.

- GV quay đồng hồ cho HS đọc giờ các buổi và hỏi HS:

? Vậy buổi….bắt đầu từ mấy giờ đến mấy giờ ?

- Yêu cầu HS đọc phần bài học trong sgk.

- GV hỏi 1 giờ chiều còn gọi là mấy giờ ? Tại sao ? (tương tự hỏi thên với 2 trường hợp khác)

2.2. Hoạt động:

Bài 1: Số ?

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì ?

- Yêu cầu HS nêu cách làm.

- GV hướng dẫn: đưa tranh và hỏi

+ Đồng hồ chỉ mấy giờ ?

+ Điền số mấy thay thế cho dấu chấm hỏi ?

+ Nam và bố đi câu cá lúc mấy giờ ?

- Yêu cầu HS làm tương tự với các phần còn lại (miệng)

- GV nhận xét, bổ sung (có thể sử dụng giờ theo thứ tự)

Bài 2: Tìm đồng hồ chỉ thời gian thích hợp với mỗi tranh.

- Gọi HS đọc YC bài

- Bài yêu cầu làm gì ?

- Đồng hồ ở bài này là loại đồng hồ gì ?

- GV giới thiệu đồng hồ điện tử, sau đó cho Hs đối chiếu để nối đồng hồ thích hợp với mỗi tranh.

- Em hãy giải thích: Vì sao nối đồng hồ 19:00 với tranh Việt xem bóng đá lúc 7 giờ tối ?

- GV nhận xét.

Bài 3: Chọn đồng hồ chỉ thời gian thích hợp với mỗi tranh.

- Gọi HS đọc YC bài

- Bài yêu cầu làm gì ?

- Yêu cầu HS dùng thẻ chọn

- GV đưa ra kết quả - Nhận xét

? Vì sao em chọn đáp án B ?

- GV nhận xét – Tuyên dương

3. Củng cố - Dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV hỏi HS: 1 ngày có mấy giờ ? Một ngày bắt đầu từ mấy giờ đến mấy giờ ? 1 ngày chia làm mấy buổi ? Mỗi buổi tính từ mấy giờ đến mấy giờ ?

- Dặn HS về nhà rèn kĩ năng xem đồng hồ và xem bằng hai cách.

- GV nhận xét tiết học.

- Có 12 khoảng 5 phút

- 60 phút

- HS nhắc lại đầu bài.

- 5 phút.

- HS đếm và trả lời: 60 phút.

- HS đếm và trả lời: 24 giờ.

- 1 HS nêu thời gian biểu, 1 HS hỏi các bạn:

+ Buổi sáng, bạn...thức dậy mấy giờ ?

+ Buổi trưa, bạn .... làm gì ?

+ 2 giờ chiều, bạn .... làm gì ?

+ 8 giờ tối, bạn .... làm gì ?

+ 12 giờ đêm, bạn .... đang làm gì ?

- Sáng, trưa, chiều, tối đêm.

- Buổi sáng: 1 giờ sáng ...10giờ sáng.

- Buổi trưa: 11 giờ trưa, 12 giờ trưa.

- Buổi chiều: 1 giờ chiều ...6 giờ chiều.

- Buổi tối: 7 giờ tối ...9 giờ tối.

- Buổi đêm: 10 giờ đêm đến 12 giờ đêm.

- HS đọc.

- 13 giờ. Vì 12 giờ trưa rồi đến 1 giờ chiều. 12 cộng 1 bằng 13.

- HS đọc.

- Điền số ?

- Xem giờ được vẽ trên mặt đồng hồ rồi ghi số giờ vào dấu chấm hỏi tương ứng.

- 4 giờ.

- Số 4.

- Lúc 4 giờ chiều.

- HS làm bài (miệng).

- HS nhận xét.

- HS đọc

- HS trả lời

- Đồng hồ điện tử

- HS làm bài vào sgk, sau đó cho HS trình bày.

- HS nhận xét.

- HS trả lời.

- HS đọc

- HS trả lời

- HS chọn

- HS giải thích

- HS nêu.

- HS chia sẻ.

GIỜ - PHÚT ( Tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS đọc được giờ trên đồng hồ khi kim dài (kim phút) chỉ số 3 và số 6.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực tư duy và lập luận, năng lực giải quyết vấn đề.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài, mô hình đồng hồ kim, đồng hồ điện tử.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Khám phá:

* GV cho HS quan sát tranh đầu tiên:

+ Nam vẽ cảnh mặt trời mọc vào lúc mấy giờ? (GV cùng lúc sử dụng mô hình đồng hồ)

+ Vì sao em biết đó là buổi sáng?

+ Nêu vị trí của kim giờ, kim phút khi đồng hồ chỉ 5 giờ 15 phút ?

- GV nêu: Khi kim phút chỉ số 3 thì đây chính là khoảng thời gian 15 phút nên khi kim giờ chỉ vào số 5 và kim phút chỉ vào số 3 ta sẽ đọc là 5 giờ 15 phút.

- GV quay đồng hồ đến 7 giờ 15 phút sáng, 8 giờ 15 phút sáng và yêu cầu HS đọc giờ trên đồng hồ.

- GV yêu cầu HS quay đồng hồ vào lúc 9 giờ 15 phút sáng.

+Vào lúc 9 giờ 15 phút sáng em làm gì?

- Nhận xét, tuyên dương.

* GV cho HS quan sát tranh thứ hai:

+ Mai vẽ cảnh mặt trời lặn vào lúc mấy giờ? (GV cùng lúc sử dụng mô hình đồng hồ)

+Vì sao em biết đó là buổi chiều?

+ Nêu vị trí của kim giờ, kim phút khi đồng hồ chỉ 5 giờ 30 phút ?

- GV nêu: Khi kim phút chỉ số 6 thì đây chính là khoảng thời gian 30 phút nên khi kim giờ chỉ vào giữa số 5 và số 6, kim phút chỉ vào số 6 ta sẽ đọc là 5 giờ 30 phút.

- GV quay đồng hồ đến 2 giờ 30 phút chiều, 3 giờ 30 phút chiều và yêu cầu HS đọc giờ trên đồng hồ.

- GV yêu cầu HS quay đồng hồ vào lúc 4 giờ 30 phút chiều.(GV nhắc HS lưu ý khi quay kim giờ)

+Vào lúc 4 giờ 30 phút chiều em làm gì?

- Nhận xét, tuyên dương.

2.2. Hoạt động:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV yêu cầu HS quan sát tranh, suy nghĩ rồi tìm số thích hợp với ô có dấu “?”

- GV gọi HS nêu mỗi bạn trong tranh làm gì lúc mấy giờ?

- Em căn cứ vào đâu để biết đồng hồ chỉ mấy giờ ?

- GV liên hệ:

+Em làm bài lúc mấy giờ?

+Em học bài lúc mấy giờ?

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV hướng dẫn mẫu:

+ Gọi HS đọc giờ ở đồng hồ đầu tiên

+ 10 giờ 30 phút đêm còn gọi là mấy giờ ?

- GV cho HS chơi Trò chơi tiếp sức

- GV nêu luật chơi, cách chơi

- GV tổng kết TC, yêu cầu HS giải thích cách nối 2 đồng hồ cùng chỉ thời gian.

- Đánh giá, nhận xét qua Trò chơi.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Bài tập này nói về bạn nào ?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi để nói về việc làm của bạn Nam tương ứng với các mốc thời gian đã cho.

- GV liên hệ giáo dục HS qua những việc làm của bạn Nam.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay chúng ta học bài gì ?

- Tổ chức cho HS thi quay kim đồng hồ theo hiệu lệnh .

- Nhận xét giờ học.

- HS quan sát

+ Nam vẽ cảnh mặt trời vào lúc 5 giờ 15 phút sáng.

+ Em thấy mặt trời mọc

+ Kim giờ chỉ số 5, kim phút chỉ số 3.

-2-3 HS đọc giờ trên đồng hồ

-HS quay đồng hồ theo yêu cầu của GV.

+ HS trả lời

- HS quan sát tranh

+ Mai vẽ cảnh mặt trời lặn vào lúc 5 giờ 30 phút chiều.

- 2 -3 HS trả lời

+ Kim giờ nằm giữa hai số 5 và 6, kim phút chỉ số 6.

-

- 1-2 HS đọc giờ

- HS thực hành

- 2 -3 HS trả lời

-HS đọc yêu cầu

-HS trả lời

+ Việt học bài lúc 8 giờ 15 phút sáng.

+ Nam làm bài tập lúc 2 giờ 30 phút chiều.

+ Mi ăn tối lúc 6 giờ 15 phút.

+ Lúc 10 giờ 30 phút đêm, rô-bốt đang ngủ.

-HS trả lời

-HS trả lời

-HS đọc yêu cầu

+Tìm hai đồng hồ chỉ cùng thời gian vào buổi chiều, tối hoặc đêm.

+ 10 giờ 30 phút đêm

+ 22 giờ 30 phút

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- Bạn Nam

- HS hoạt động theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp.

- HS chia sẻ.

-Cả lớp chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV .

NGÀY, THÁNG

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS nhận biết được số ngày trong tháng.

- Nhận biết được ngày trong tháng thông qua tờ lịch tháng

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tư duy và lập luận toán học.

- Phát triển kĩ năng giao tiếp toán học, rèn tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Khám phá:

- GV cho HS quan sát tờ lịch và hỏi:

+ Đây là tờ lịch tháng mấy?

+ Tháng 11 có mấy ngày?

+ Ngày 1 tháng 11 là thứ mấy?

+ Ngày 20 tháng 11 là thứ mấy?

- GV nêu thêm một số câu hỏi khác:

+ Ngày 10 tháng 11 là thứ mấy?

+ Ngày 26 tháng 11 là thứ mấy?

- GV hỏi:

+ Những tháng nào trong năm có 31 ngày?

+ Những tháng nào trong năm có 30 ngày?

+ Tháng nào trong năm có 28 hoặc 29 ngày?

- GV kết luận và giới thiệu lại cho học sinh các tháng trong năm có 31 ngày, các tháng có 30 ngày, tháng có 28 hoặc 29 ngày.

2.2. Hoạt động:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV hướng dẫn mẫu: Con chó có ngày sinh là ngày mười tháng Một, con bò cũng có ngày sinh là ngày 10 tháng 1. Vậy 2 con vật này có cùng ngày sinh, chúng ta nối với nhau.

- GV yêu cầu học sinh quan sát và đọc ngày sinh của các con vật còn lại rồi nối hai con có cùng ngày sinh với nhau.

- GV hỏi: Hai con vật nào có cùng ngày sinh?

- GV kiểm tra bài làm của cả lớp

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

a. Nêu các ngày còn thiếu trong tờ lịch tháng 12

- GV vừa chỉ vào tờ lịch vừa giới thiệu: Đây là tờ lịch của tháng 12, những ô để dấu chấm hỏi là những ngày còn thiếu.

- GV hỏi: Tờ lịch tháng 12 còn thiếu những này nào?

- GV gọi HS trả lời

b. Xem tờ lịch tháng 12 rồi trả lời các câu hỏi

- GV lần lượt nêu các câu hỏi:

+ Tháng 12 có bao nhiêu ngày?

+ Ngày đầu tiên của tháng 12 là thứ mấy?

+ Ngày cuối cùng của tháng 12 là thứ mấy?

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV vừa chỉ vào tờ lịch vừa giới thiệu về tờ lịch tháng 1.

- GV lần lượt nêu các câu hỏi và yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm đôi

- GV gọi Hs trình bày

+ Tháng 1 có bao nhiêu ngày?

+ Ngày tết Dương lịch 1 tháng1 là thứ mấy?

+ Ngày 1 tháng 2 cùng năm là thứ mấy?

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- Hôm nay là ngày mấy? tháng mấy?

- Nhận xét giờ học.

- HS quan sát và trả lời.

+ Tháng 11

+ Có 30 ngày

+ Thứ Hai

+ Thứ Bảy

- HS trả lời.

+ Thứ Tư

+ Thứ Sáu

- Hs trả lời.

+ Tháng 1, tháng 3, tháng 5, tháng 7, tháng 8, tháng 10, tháng 12 có 31 ngày.

+ Tháng 4, tháng 6, tháng 9, tháng 11 có 30 ngày.

+ Tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày.

- HS lắng nghe, nhắc lại.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát và thực hiện theo yêu cầu

vào sgk.

- HS trả lời

- HS lắng nghe.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS quan sát lắng nghe.

- HS trả lời miệng: còn thiếu ngày 10, 14,16,20,23,26 và 28

- HS quan sát và trả lời:

+ Có 31 ngày

+ Thứ Tư

+ Thứ sáu

- HS lắng nghe.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS quan sát và lắng nghe.

- HS làm việc theo nhóm đôi.

- HS hỏi – đáp theo cặp.

+ 31 ngày

+ Thứ Bảy

+ Thứ Ba

- HS lắng nghe.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

TIẾT 77 : LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng :

- Củng cố kĩ năng đọc, tìm hiểu tờ lịch tháng

* Phát triển năng lực và phẩm chất :

- Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực tư duy và lập luận, năng lực giải quyết vấn đề.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV : Chuẩn bị các tờ lịch như SGK

- HS : SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Kiểm tra :

- Tiết trước chúng ta học toán bài gì ?

- GV treo tờ lịch tháng 11 lên bảng, GV đặt

các câu hỏi và gọi HS lần lượt trả lời :

- Đây là tờ lịch tháng mấy ? Tháng 11 có bao nhiêu ngày ?

- Hôm nay là ngày 15 tháng 11, vậy hôm qua là ngày bao nhiêu ?

- Hôm nay là ngày là ngày 15 tháng 11, vậy ngày mai là ngày bao nhiêu ?

- GV nhận xét .

2. Dạy bài mới:

2.1 Giới thiệu bài : GV giới thiệu và ghi đề bài lên bảng

2.2 Luyện tập:

Bài 1 :

- Gọi HS đọc yêu cầu bài

- Bài tập1 hỏi gì ?

- GV hướng dẫn HS làm bài: Hãy quan sát lần lượt các hình và đọc tên các ngày lễ trong các hình, tìm và nối với ô chữ thích hợp.

- Yêu cầu HS làm bài vào SGK

- Tổ chức cho HS sửa bài bằng trò chơi « Ai nhanh hơn ». GV chia lớp làm 2 đội. Chọn mỗi đội 4 em. Nối tiếp chuyền phấn cho bạn sau nối. Tổ nào nối đúng, nhanh hơn đội đó thắng.

- Nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.

- Yêu cầu HS làm sai thì sửa bài

- Mở rộng : GV yêu cầu kể thêm tên các ngày lễ trong năm mà em biết

- HS kể đúng GV thưởng một bông hoa.

Bài 2( a): GV treo tờ lịch tháng 2

-Mời HS đọc yêu cầu bài 2a

-Yêu cầu HS quan sát tờ lịch tháng 2 và thảo luận nhóm đôi để nêu các ngày còn thiếu

- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày

- GV nhận xét

Bài 2 ( b) :

-Mời HS đọc yêu cầu bài 2b và các câu hỏi

-Yêu cầu HS quan sát tờ lịch tháng 2 và thảo luận theo nhóm đôi để trả lời các câu hỏi.

- Câu hỏi : Tháng 2 có bao nhiêu ngày ?

- Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2 là ngày thứ mấy ?

- Yêu cầu các nhóm trình bày

- GV nhận xét

* Liên hệ GD : GV giới thiệu ngắn gọn cho HS ý nghĩa của ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2

Bài 3 : GV treo tờ lịch tháng 3

- Mời HS đọc yêu cầu bài 3 và các câu hỏi

-Yêu cầu HS quan sát tờ lịch tháng 3 và thảo luận theo nhóm đôi để trả lời các câu hỏi.

- Câu hỏi : Tháng 3 có bao nhiêu ngày ?

- Ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 3 là ngày nào ?

- Ngày Quốc tế phụ nữ 8 tháng 3 là thứ mấy ?

- Yêu cầu các nhóm trình bày

- GV nhận xét

*Liên hệ GD : GV giới thiệu ngắn gọn cho HS ý nghĩa của ngày Quốc tế phụ nữ 8 tháng 3

Bài 4 : GV treo tờ lịch tháng 4 có các ngày bị che lấp trên tờ lịch.

- Mời HS đọc yêu cầu bài 4 và các câu hỏi

- GV phát cho mỗi nhóm 1 tờ lịch tháng 4,yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4, tìm và ghi lại các ngày còn thiếu trong tờ lịch

- Mời đại diện 4 nhóm gắn tờ lịch tháng 4 lên bảng

- GV nhận xét

- Yêu cầu HS dưới lớp đặt câu hỏi để đại diện các nhóm trả lời

- Câu hỏi : Tháng 4 có bao nhiêu ngày ?

- Nếu thứ Bảy tuần này là ngày Giải phóng miền Nam 30 tháng 4 thì thứ Bảy tuần trước là ngày nào ?

*Liên hệ GD : GV giới thiệu ngắn gọn cho HS ý nghĩa của ngày Giải phóng miền Nam 30 tháng 4

3. Củng cố - dặn dò :

- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.

- Dặn HS xem lại các bài tập

- Bài sau : Thực hành và trải nghiệm xem đồng hồ và xem lịch.

- Ngày - Tháng

-3 HS lần lượt trả lời các câu hỏi

- HS lắng nghe

- HS nhắc lại đề bài

- 2-3 HS đọc

- 1- 2 HS trả lời ( Mỗi hình dưới đây ứng với ô chữ nào ? )

- HS lắng nghe

- HS cả lớp làm bài

-HS sửa bài

- HS lần lượt kể tên các này lễ : Ngày 27/2, ngày 8/3, ngày 30/4, ngày 22/12…v…v…

- 1- 2 HS đọc yêu cầu ( Nêu tiếp các ngày còn thiếu trong tờ lịch tháng 2 )

- HS quan sát tờ lịch và thảo luận theo nhóm đôi.

- Đại diện các nhóm trình bày

- Nhận xét

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS quan sát tờ lịch tháng 2 và thảo luận theo nhóm đôi để trả lời các câu hỏi

- Các nhóm lần lượt trình bày (hỏi-đáp )

- Nhận xét

- HS lắng nghe

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS quan sát tờ lịch tháng 3 và thảo luận theo nhóm đôi để trả lời các câu hỏi

-Các nhóm lần lượt trình bày (hỏi - đáp)

- Nhận xét

- HS lắng nghe

-HS ghi lại các ngày còn thiếu trong tờ lịch

- Đại diện 4 nhóm gắn tờ lịch tháng 4 lên bảng

- HS dưới lớp nhận xét

- Đại diện các nhóm lần lượt trả lời câu hỏi của các bạn

-HS lắng nghe

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH

Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống Môn TOÁN

TUẦN 16

TIẾT 2 : THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

Đọc được giờ trên đồng hồ khi kim dài(kim phút) chỉ số 3,số 6

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực quan sát, kĩ năng so sánh số.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; đồng hồ làm mẫu.

- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Khám phá:

- GV cho HS quan sát tranh sgk

- GV sd mô hình đồng hồ lần lượt quay giờ,yc hs nêu giờ trên đồng hồ

- YC HS sd đồng hồ quay theo thời gian GV nêu

- ? Thời điểm đó các em đang làm gì

- GV cùng HS nhận xét.

2.2. Hoạt động:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

-GV cho HS qs tranh tìm số thích hợp với ô có dấu *?*

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

-GV HD HS liên hệ giữa đồng hồ kim và đồng hồ điện tử (GV chuẩn bị sẵn đồ dùng)

- Đánh giá, nhận xét bài HS.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV HD HS cách xem đồng hồ kim và đồng hồ điện tử,cách đọc theo buổi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Đánh giá, nhận xét bài HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV quay đồng hồ hỏi giờ

- Nhận xét giờ học

HS QS trong SGK

HS trả lời

HS thực hiện

HS trả lời

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

HS tự thực hiện và nêu kết quả

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

HS quan sát

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

HS quan sát theo nhóm lớn(6 em)

HS trả lời

............................................................................

Toán

BÀI 30: NGÀY - THÁNG (2T)

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

Nhận biết được số ngày trong tháng,ngày tròn tháng thông qua tờ lịch tháng.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

Qua hoạt động quan sát,diễn đạt,trả lời câu hỏi(bằng cách nói hoặc viết) mà Gv đặt ra,HS phát triển năng lực giao tiếp toán học,năng lực tư duy và lập luận,năng lực giải quyết vấn đề

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Khám phá:

- GV hỏi về các ngày lễ đã diễn ra( HS nêu cả ngày tháng)

- GV cho HS quan sát tờ lịch tháng,GT cách đọc và tìm hiểu tờ lịch tháng.

VD: GV treo tờ lịch tháng 11 và hỏi:

- Tháng 11 có bao nhiêu ngày ?

- Ngày đầu tiên của tháng 11 là ngày nào?Đó là thứ mấy?

- Ngày Nhà giáo Việt nam 20 tháng 11 là ngày thứ mấy trong tuần?

- Trong lớp mình có bạn nào có ngày sinh trong tháng 11? Sinh hật của em là ngày nào?

-GV: kết luận về những thông tin được ghi trên lịch tháng, cách xem lịch tháng.

2.2. Hoạt động:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

GV HD HS cách làm

YC HS kể ngày sinh của các con vật theo thứ tự từ sớm đến muộn nhất

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 2 và 3

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS trả lời các câu hỏi trong SGK

- GV đưa ra 1 số câu hỏi khác

- Chia HS làm 4 nhóm YC HS ghi ngày tháng năm sinh của từng bạn trong nhóm và sắp xếp theo thứ tự từ sớm nhất đến muộn nhất

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Đánh giá, nhận xét bài HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?

- GV tóm tắt nội dung chính.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS

- 2-3 HS trả lời.

HS chia sẻ

HS chia sẻ

HS chia sẻ

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS chia sẻ

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện

- HS thực hiện

- HS nhắc lại tên bài.

- HS nêu cảm nhận của mình.

- HS lắng nghe

........................................................

Toán

Tiết 2 – Luyện tập

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

Củng cố kĩ năng đọc,tìm hiểu tờ lịch tháng

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

Qua hoạt động quan sát,diễn đạt,trả lời câu hỏi(bằng cách nói hoặc viết) mà Gv đặt ra,HS phát triển năng lực giao tiếp toán học,năng lực tư duy và lập luận,năng lực giải quyết vấn đề

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

YC HS thực hiện nhóm 4

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3 :Thực hiện như bài 2

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV HD HS chơi trò chơi tìm ô chữ bí mật

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Đánh giá, nhận xét bài HS.

- 3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện lần lượt các YC.

- HS chia sẻ

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời

- HS thực hiện lần lượt các YC.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời

- HS lắng nghe

- HS thực hiện trò chơi

...............................................................

KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TOÁN

Bài 17: Thực hành và trải nghiệm xem đồng hồ, xem lịch(2 tiết)

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Thực hành đọc giờ trên đồng hồ khi kim dài(kim phút) chỉ số 12,số 3.số 6

- Nhận biết được số ngày trong tháng,ngày trong tháng thông qua tờ lịch tháng

- Thực hành sắp xếp thời gian biểu học tập và sinh hoạt của cá nhân

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực giao tiếp toán học.

- Phát triển kĩ năng lực giải quyết vấn đề, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV cho HS nêu đáp án, thống nhất câu TL.

- GV nhận xét chốt ý.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV Yêu cầu HS quan sát tranh rồi tự trả lời

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Đánh giá, nhận xét bài HS.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV Yêu cầu HS quan sát đồng hồ rồi tự trả lời

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Đánh giá, nhận xét bài HS.

Bài 4:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV Yêu cầu HS quan sát đồng hồ rồi tự trả lời

- Đánh giá, nhận xét bài HS.

Bài 5:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV Yêu cầu HS quan sát đồng hồ rồi tự trả lời

- Đánh giá, nhận xét bài HS.

3.Củng cố, dặn dò

- GV nêu ND bài đã học.

- GV nhận xét đánh giá.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS nhận xét

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS đọc bài 2, quan sát tranh rồi tự trả lời câu hỏi.

- HS trao đổi nhóm 4, nêu suy luận để tìm ra đáp án đúng

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS đọc quan sát tranh rồi tự trả lời câu hỏi

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS đọc quan sát tranh rồi tự trả lời câu hỏi

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS đọc quan sát tranh rồi tự trả lời câu hỏi

- HS lắng nghe.

...................................................................

Tiết 2. Thực hành và trải nghiệm xem đồng hồ, xem lịch(tt)

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Thực hành đọc giờ trên đồng hồ khi kim dài(kim phút) chỉ số 12,số 3.số 6

- Nhận biết được số ngày trong tháng,ngày trong tháng thông qua tờ lịch tháng

- Thực hành sắp xếp thời gian biểu học tập và sinh hoạt của cá nhân

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực giao tiếp toán học.

- Phát triển kĩ năng lực giải quyết vấn đề, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV cho HS nêu đáp án, thống nhất câu TL.

- GV nhận xét chốt ý.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV Yêu cầu HS quan sát tranh rồi tự trả lời

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Đánh giá, nhận xét bài HS.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV Yêu cầu HS quan sát đồng hồ rồi tự trả lời

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Đánh giá, nhận xét bài HS.

3.Củng cố, dặn dò

- GV nêu ND bài đã học.

- GV nhận xét đánh giá.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS nhận xét

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS đọc bài 2, quan sát tranh rồi tự trả lời câu hỏi.

- HS trao đổi nhóm 4, nêu suy luận để tìm ra đáp án đúng

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS đọc quan sát tranh rồi tự trả lời câu hỏi

- HS lắng nghe.

Toán

TIẾT 80: LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Hs nhận biết được ngày – tháng, ngày – giờ, giờ - phút; đọc được giờ đồng hồ trong các trường hợp đã học.

- HS biết xem tờ lịch tháng.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính

- HS: Mô hình đồng hồ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV sử dụng mô hình đồng hồ: Để đồng hồ chỉ 3 giờ 15 phút:

? Đồng hồ chỉ mấy giờ.

- Gv quay tiếp kim dài chạy qua số 4, 5 đến số 6.

? Vậy lúc này đồng hồ chỉ mấy giờ.

KT: Củng cố kĩ năng đọc giờ trên đồng hồ.

- Mở rộng:

Gv quay tiếp kim dài đến số 7, 8

GV yêu cầu Hs quay kim đồng hồ biểu diễn 4 giờ 30 phút.

Chốt: vậy từ 3 giờ 30 phút đến 4 giờ 30 phút thì 2 kim sẽ thay đổi như thế nào?

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Hãy đọc các địa danh mà Rô-bốt ghé thăm.

- GV yêu cầu HS đọc mẫu.

- Vì sao em biết Rô-bốt ghé thăm Tây Nguyên vào ngày 2 tháng 8?

- Tương tự như vậy, Gv yêu cầu HS thực hiện nhóm

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

Chốt: Kĩ năng đọc và xem tờ lịch tháng.

GV cho HS xem video để giới thiệu thêm về vẻ đẹp của các địa danh trong bài.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV yêu cầu HS chia sẻ:

Theo em những bạn nào sẽ được vào thăm viện bảo tàng.

Vì sao em biết điều đó?

Vậy tại sao bạn Rô-bốt không được vào thăm bảo tàng?

- Chốt: Kĩ năng đọc giờ khi kim dài chỉ số 3 và số 6.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

Bài 4:

Gv yêu cầu hs đọc đề bài

- Trước giờ học bóng rổ, Rô-bốt học những môn nào? Vì sao em biết?

- Vậy môn nào được Rô-bốt thực hiện sau giờ học bóng rổ?

Chốt: Kĩ năng đọc giờ với kim dài chỉ số 3, 6 và nhận biết thời gian,

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện lần lượt các YC.

- Đồng hồ chỉ 3 giờ 15 phút.

- Đồng hồ chỉ 3 giờ 30 phút.

- HS thực hành trên mô hình đồng hồ biểu diễn 3 giờ 30 phút

- HS đọc giờ

- HS thực hành

- Khi kim dài quay đủ 1 vòng thì kim ngắn đi được 1 giờ.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- Dựa vào tờ lịch tháng tám trong bài : ngày 2 tháng 8 có mũi tên màu đỏ gắn với ảnh chụp của Rô-bốt ở tây Nguyên.

- HS thực hiện nhóm đôi

- Đại diện các nhóm trình bày: Hỏi-đáp

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện theo cặp lần lượt các YC hướng dẫn.

- HS chia sẻ trước lớp

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS đọc các môn học của Rô-bốt

- …. Rô-bốt học hát và học vẽ

Toán

TIẾT 81: ÔN TẬP PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ

TRONG PHẠM VI 20

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Ôn tập, củng cố kiến thức, kĩ năng về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20.

- Vận dụng, giải các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng, phép trừ đã học.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV phát phiếu bài tập

- Chốt: Để làm bài tập này, em vận dụng kiến thức nào?

- Yêu cầu HS đọc lại các bảng cộng, bảng trừ ( qua 10)

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Gv yêu cầu Hs thực hiện trên bảng con

- Đổi lệnh:

+ Hãy ghi phép tính trong bài có kết quả là 7?

+ Tương tự như vậy với các kết quả còn lại là 5, 11, ..

KT: Củng cố về phép cộng, phép trừ có nhớ trong phạm vi 20

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV thực hiện qua trò chơi “ Ô cửa bí mật”

- Gv nêu cách chơi và luật chơi.

? Để tìm đúng mã số của từng ô cửa, chúng ta cần thực hiện theo thứ tự nào.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

Bài 4:

GV yêu cầu HS đọc đề

Hỏi phân tích đề

- Để tìm số HS học võ em thực hiện phép tính gì?

Chốt kĩ năng vận dụng bảng cộng có nhớ trong phạm vi 20 để giải toán thực tế có lời văn?

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện trên phiếu

- Soi bài chia sẻ trước lớp

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bảng con

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- Quan sát và thực hiện theo chiều mũi tên.

- HS chọn ô cửa và ghi mã số vào bảng con

- Chia sẻ để giải thích cách làm

- HS làm vở

- Soi bài, chia sẻ bài làm

Toán

TIẾT 82: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Ôn tập, củng cố kiến thức, kĩ năng về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20.

- Vận dụng, giải các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng, phép trừ đã học.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV theo dõi chấm chữa cá nhân

Chữa bài qua hình thức trò chơi: “ Tìm sọt cho quả”

Gv nêu cách chơi và luật chơi: Khi chúng ta chọn đúng mã số quả bưởi cho mỗi sọt có phép tính đúng thì quả bưởi đó sẽ rơi đúng sọt. Nếu chúng ta chọn mã số sai thì quả bưởi đó vẫn ở trên cây.

- Gv tổng kết trò chơi: Số quả bưởi ở từng sọt.

- Chốt: Để làm bài tập này, em vận dụng kiến thức nào?

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Chữa bài: Để thực hiện bài này em thực hiện theo mấy bước:

KT: Củng cố về kĩ năng vận dụng tính cộng có nhớ trong phạm vi 20 để so sánh các số có 2 chữ số

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

-Gv đưa đáp án đúng: bao 1 và bao 3

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

- Chốt : Thực hiện phép tính ở đĩa cân bên phải. Sau đó quan sát ba túi đã cho xem có hai túi gạo nào có tổng bằng 12kg. Từ đó lựa chọn hai túi đó.

Bài 4:

GV yêu cầu HS đọc đề

Hỏi phân tích đề

- Để tìm buổi chiều cửa hàng bán bao nhiêu máy tính em thực hiện phép tính gì?

Chốt kĩ năng vận dụng bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20 để giải toán thực tế có lời văn?

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài vào nháp

- Soi bài chia sẻ trước lớp

- Hs tham gia chơi

- 2 -3 HS đọc.

- Hs làm vở

- Soi bài chia sẻ

- 3 bước: tính – So sánh – Điền dấu

- HS làm bảng con: Ghi số bao cần điền.

- Giải thích vì sao em lựa chọn đáp án đó

- HS làm vở

- Soi bài, chia sẻ bài làm

Toán

TIẾT 83: ÔN TẬP PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ

TRONG PHẠM VI 100

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Ôn tập, củng cố kiến thức, kĩ năng về phép cộng, phép trừ ( có nhớ) trong phạm vi 100.

- Vận dụng, giải các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng, phép trừ đã học.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tự giải quyết vấn đề.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV theo dõi chấm chữa cá nhân

- Chốt: Các phép tính trong mỗi toa có đặc điểm gì?

- Nêu những toa ghi phép tính có kết quả bé hơn 60

- Nêu những toa ghi phép tính có kết quả lớn hơn 50 và bé hơn 100

- Nhận xét, tuyên dương HS.

KT: Tính và so sánh các số tròn chục

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Chữa bài:

Nêu cách đặt tính

Khi đặt tính em cần lưu ý gì?

Khi thực hiện tính em thực hiện theo thứ tự nào?

Em có nhận xét gì về các phép tính trong mỗi cột?

KT: Củng cố về kĩ năng đặt tính và tính với phép cộng có nhớ trong phạm vi 100.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

- Chữa bài: GV đưa bài trên máy chiếu

Bài 4:

GV yêu cầu HS đọc đề

Hỏi phân tích đề

- Để tìm tất cả bao nhiêu người em thực hiện phép tính gì?

Chốt kĩ năng cộng có nhớ trong phạm vi 100 để giải toán thực tế có lời văn?

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài vào bảng con phần a

- Nêu cách nhẩm từng phép tính mỗi toa.

- Các phép cộng, trừ với các số tròn chục trong phạm vi 100

- HS nêu: Toa D và E.

- Toa A và B

- 2 -3 HS đọc.

- Hs làm bảng con

- Nhận xét bài làm của bạn

- Mối quan hệ giữa phép cộng và phép nhân

- HS làm nháp: Ghi phép tính và kết quả. Sau đó nêu miệng bài làm theo dãy

- HS thực hiện nối:

Ô tô xanh ở vị trí 30

Ô tô vàng ở vị trí 27

Ô tô nước biển ở vị trí 53

Ô tô cam ở vị trí 50

- HS làm vở

- Soi bài, chia sẻ bài làm

Toán

TIẾT 84: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Ôn tập, củng cố kiến thức, kĩ năng về phép cộng, phép trừ ( có nhớ) trong phạm vi 100.

- Vận dụng, giải các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng, phép trừ đã học.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực tính toán.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài có mấy yêu cầu làm gì?

- Vì sao ô trống thứ nhất em lại điền 35

- Ô trống ở bông hoa màu xanh có kết quả là bao nhiêu?

- Dựa vào đâu em có kết quả này?

- Tại sao em có số 16

- Để điền đúng kết quả phần a, em thực hiện theo thứ tự nào?

-Chốt: Cách thực hiện bài toán và vận dụng kiến thức cộng có nhớ

- Phần b: GV yêu cầu HS thực hiện tính bảng con

- Em có nhận xét gì về các phép tính trong phần b

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Trong các số từ 11 đến 45 thì hai số nào có tổng bé nhất và hai số nào có tổng lớn nhất. Vì sao?

Bài 3:

GV yêu cầu HS đọc đề

Hỏi phân tích đề

Chốt kĩ năng giải toán liên quan đến phép trừ?

Bài 4:

- Gv đưa bài toán

- Để thực hiện bài này em cần dựa vào đâu?

- Chữa bài: HS nêu kết quả GV hoàn thành vào tháp số.

- Đỉnh tháp là số nào?

- 52 là tổng của số nào?

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài vào bảng con phần a: Ghi kết quả

- Vì 18 + 17 = 35

- 31

- Dựa vào phép tính 16 + 15

- Vì 24 – 8 - 16

- Thực hiện theo chiều mũi tên từ trái qua phải

- HS làm bài

- Nêu cách thực hiện tính dãy 2 phép tính

- Các số hạng đều bằng nhau và có nhiều số hạng trong một phép tính

- 2 -3 HS đọc.

- Hs ghi phép tính đúng vào bảng con:

20 + 30 + 40 = 90

11 + 12 = 23

44 + 45 = 99

- Nhận xét bài làm của bạn

- 11 + 12 có tổng bé nhất, vì đây là 2 số bé nhất

44 + 45 có tổng lớn nhất , vì đây là hai số lớn nhất

- HS làm vở

- Soi bài, chia sẻ bài làm

- HS đọc bài toán

- Quan sát “ tháp số” tìm quy luật tính, tìm mối quan hệ giữa các hàng

- Hs làm bài cá nhân – trao đổi nhóm đôi

- 52

24 và 28

Toán

TIẾT 85: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Nhận dạng được hình tứ giác, đoạn thẳng, ba điểm thẳng hàng

- Đo được độ dài đoạn thẳng nhận biết được đoạn thẳng dài nhất, đoạn thẳng ngắn nhất.

- Vẽ được hình vuông, hình chữ nhật, hình tứ giác trên giấy ôli.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Qua thực hành luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận

- Phát triển năng lực giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài;

- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Giới thiệu bài

2.2 Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV HDHS thực hiện lần lượt yêu cầu của bài tập là đếm các đoạn thẳng.

a) Có 3 đoạn thẳng

b) Có 3 đoạn thẳng

c) Có 4 đoạn thẳng

d) Có 5 đoạn thẳng

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS thực hiện lần lượt các yêu cầu của bài tập

- YC HS thực hiện đo và so sánh theo cặp đôi

- YCHS nêu kết quả thực hiện được ở từng phần.

a) Đoạn thẳng AB = 5cm; CD = 7cm; PQ= 7cm; MN = 9cm

b) Hai đoạn thẳng CD và PQ bằng nhau.

c/ Đoạn thẳng AB ngắn nhất, đoạn thẳng MN dài nhất.

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- HDHS quan sát và nhận dạng hình tứ giác

- Yêu cầu HS làm bài và trả lời trước lớp.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

Bài 4:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- HDHS nhận biết 3 điểm thẳng hàng.

- Yêu cầu HS làm bài vào vở

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

Bài 5:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- HDHS vẽ hình theo các bước

+ Quan sát, nhận dạng hình cần vẽ

+Chấm các điểm là các đỉnh của hình vẽ

+Nối các đỉnh như hình mẫu.

- Yêu cầu HS thực hiện vào vở

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện lần lượt YC.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện lần lượt các yêu cầu của bài tập.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện theo cặp lần lượt các YC hướng dẫn.

- HS chia sẻ.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện và chia sẻ.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài cá nhân.

- HS đổi chéo vở kiểm tra.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện lần lượt các yêu cầu của bài tập.

- Thực hiện làm bài vào vở.

Toán

TIẾT 86: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Tính được độ dài đường gấp khúc

- Chia được hình đã cho thành các hình tam giác như nhau và đếm được số hình tam giác đó.

- Biết phân tích tổng hợp hình nhận ra quy luật sắp xếp các hình.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Qua thực hành luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận

- Phát triển năng lực giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài;

- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Giới thiệu bài

2.2 Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YCHS nêu cách vẽ rồi làm bài.

- Lưu ý HS cách cầm và đặt thước.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- HDHS cách tính hiệu độ dài hai đoạn thẳng và đo độ dài đoạn thẳng đẻ tính độ dài đường gấp khúc.

- YC HS báo cáo kết quả trước lớp

- Gọi HS nhận xét

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- HDHS nhận dạng các hình đã học và hoàn thành bài tập ra phiếu

- Yêu cầu đổi phiếu kiểm tra kết quả

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

Bài 4:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- HDHS chia hình B thành các hình tam giác nhỏ rồi đếm các hình vừa tìm được.

- Yêu cầu HS thực hiện.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

Bài 5:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- HDHS cách đếm hình đầu tiên là các hình đơn sau đó mới đếm các hình gộp từ các hình đơn

- Gọi HS trả lời và nêu cách đếm của mình.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện lần lượt các yêu cầu của bài tập.

- HS báo cáo bài làm của mình.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài ra phiếu

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện và chia sẻ theo cặp đôi.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài cá nhân.

- HS thực hiện đếm và trả lời

Toán

TIẾT 87: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Ôn tập khối lượng, đơn vị đo khối lượng (kg về biểu tượng đại lượng và đơn vị đo đại lượng, thực hiện phép tính trên số đo đại lượng.

- Vận dụng giải các bài toán thực tế liên quan đến khối lượng (kg) và dung tích (l)

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Qua hoạt động giải các bài toán thực tế, có tình huống HS có năng lực giải quyết vấn đề.

- Phát triển năng lực giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài;

- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Giới thiệu bài

2.2 Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YCHS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi theo nhóm.

- GVHSHS so sánh qua tính chất bắc cầu để HS có thể tư duy lập luận.

- Yêu cầu các nhóm báo cáo.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- HDHS thực hiện phép tính với số đo.

- Lưu ý kết quả khi viết cũng cần có số đo.

- YC HS làm bài vào vở.

- Gọi HS nhận xét

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- HDHS quan sát cân và yêu cầu HS đọc kim cân đồng hồ và số kg trên cân đĩa.

- Yêu cầu làm bài theo cặp đôi và trả lời.

- Gọi HS đọc bài làm của mình.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

Bài 4:

- Gọi HS đọc YC bài.

- HDHS phân tích bài toán.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Để tìm được con lợn lúc này bao nhiêu kg ta làm phép tính gì?

- Yêu cầu HS trình bày bài giải vào vở

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

Bài 5:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- HDHS phân tích đề toán để HS nói được 2 con dê chỉ có thể sang cùng nhau nếu 2 con đó có căn nặng nhỏ hơn 31kg hay cùng lắm chỉ 31 kg

- Gọi HS trả lời

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện.

- HS báo cáo

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện

- HS làm bài vào vở

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS quan sát và đọc theo yêu cầu.

- HS đọc bài làm trước lớp

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- Bài toán cho biết mẹ mua con lợn cân nặng 25kg về nuôi. Sau một thời gian con lợn tăng 18kg.

- Bài toán hỏi con lợn lúc này nặng bao nhiêu kg?

- Làm phép tính cộng

- HS thực hiện và chia sẻ theo cặp đôi.

- HS thực hiện

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài cá nhân.

- HS thực hiện.

Toán

TIẾT 88: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Ôn tập củng cố, cảm nhận, nhận biết về dung tích ( lượng nước chứa trong bình) về biểu tượng đơn vị đo dung tích.

- Tính được phép tính cộng trừ với số đo dung tích

- Vận dụng giải các bài toán thực tế liên quan đến dung tích và đơn vị đo dung tích (l)

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Qua hoạt động giải các bài toán thực tế, có tình huống HS có năng lực giải quyết vấn đề.

- Phát triển năng lực giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài;

- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Giới thiệu bài

2.2 Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YCHS làm việc theo nhóm đếm số ca 1l ở mỗi bình rồi trả lời các câu hỏi a, b

- Yêu cầu các nhóm báo cáo.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YCHS có thể đặt tính hoặc tính nhẩm rồi điền kết quả vào bài

- Lưu ý kết quả cũng cần viết đơn vị đo dung tích và GV lưu ý HS biết mối quan hệ từ phép cộng sang phép trừ để tìm kết quả.

- YC HS làm bài vào vở.

- Gọi HS nhận xét

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- HDHS quan sát các can và tính số lít nước ở mỗi phương án rồi mới só sánh xem với 15l nước thì chọn phương án nào?

- Yêu cầu làm bài theo cặp đôi và trả lời.

- Gọi HS đọc bài làm của mình.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

Bài 4:

- Gọi HS đọc tóm tắt bài toán.

- HDHS dựa vào tóm tắt và nêu đầy đủ bài toán.

- GV HDHS phân tích đề toán và tìm cách giải.

- Yêu cầu HS trình bày bài giải vào vở

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện.

- HS báo cáo

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện

- HS làm bài vào vở

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS quan sát các can ở từng phương án và tính theo yêu cầu.

- HS đọc bài làm trước lớp

- 2 -3 HS đọc.

- 3 - 4 HS nêu bài táon.

- HS thực hiện

Toán

TIẾT 89: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Củng cố nhận biết thứ tự các số trên tia số.

- Củng cố nhận biết ngày, tháng.

- Thực hiện được các phép tính trong phạm vi 100

- Thực hiện phép cộng, trừ có đơn vị là cm, kg, l

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Qua thực hành luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giao tiếp và hợp tác.

- Qua giải bài toán thực tế sẽ phát triển năng lực giải quyết vấn đề.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài;

- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Giới thiệu bài

2.2 Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YCHS nêu cách làm

- Yêu cầu HS làm bài

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YCHS quan sát tranh và chuyển giờ phù hợp với các buổi trong ngày để tìm cho đúng.

- YC HS làm bài theo cặp đôi

- Gọi HS nhận xét

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YCHS làm bài vào vở

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

Bài 4:

- Gọi HS đọc đề toán

- GV HDHS phân tích đề toán và tìm cách giải.

- Yêu cầu HS trình bày bài giải vào vở

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

Bài 5:

- Gọi HS đọc đề toán

- GV HDHS phân tích đề toán và tìm cách giải.

- Yêu cầu HS cần tìm đồ dài đường gấp khúc ABC và MNPQ .

- Yêu cầu HS trình bày bài giải vào vở

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS nêu câu a dựa vào thứ tự số trên tia số, câu b dựa vào thứ tự các ngày trong tháng

- HS làm bài.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện

- HS làm bài cặp đôi

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài

- 2 -3 HS đọc.

- HS cùng phân tích đề toán

- HS thực hiện trình bày bài giải

- 2 -3 HS đọc.

- HS cùng phân tích đề toán

- HS thực hiện trình bày bài giải