Giáo án hoạt động trải nghiệm lớp 3 sách ctst tuần 1

Giáo án hoạt động trải nghiệm lớp 3 sách ctst tuần 1

4.7/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án hoạt động trải nghiệm lớp 3 sách ctst tuần 1

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 1: EM VÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC THÂN YÊU

Tuần: 1 Ngày soạn:

Tiết: 1 Ngày dạy:

- Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia Lễ khai giảng

- Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

+ Nghe và hát bài hát về lớp học

+ Tìm hiểu những hoạt động thường diễn ra trong ngày.

+ Lập thời gian biểu hằng ngày của em

- Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Bầu chọn ban cán sự lớp

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất trách nhiệm: Thể hiện trong lao động, sắp xếp được thứ tự các hoạt động, công việc trong ngày của bản thân; Thực hiện và theo dõi được thời gian biểu mà mình đã đề ra; Giữ gìn vệ sinh lớp học.

- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn khi trở lại trường học; Hợp tác, chia sẻ với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp.

2. Năng lực:

- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thể hiện sự khéo léo, cẩn thận khi trang trí lớp học.

- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp; Thực hiện được ý tưởng về việc trang trí, lao động vệ sinh lớp học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

–SGK Hoạt động trải nghiệm 3;

–Các bài hát về lớp học; tranh hoạt động 2; bảng phụ 3 bước lập thời gian biểu hằng ngày; hòm phiếu, phiếu bầu lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng; bảng phụ ghi các tình huống ở hoạt động 5; tranh hoạt động 7;

– Giấy A0, màu vẽ, bút vẽ,…; Phiếu đề xuất trang trí lớp học; Phiếu lập kế hoạch trang trí lớp học; Phiếu đánh giá.

2. Đối với học sinh

–SGK Hoạt động trải nghiệm 3;

–Giấy bìa màu, bút chì, bút màu, thước kẻ, hồ dán và các loại vật liệu tự chọn để chuẩn bị cho việc trang trí lớp học,…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TUẨN 1 – TIẾT 1: THAM GIA LỄ KHAI GIẢNG

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

–GV tổ chức cho HS tham gia Lễ khai giảng theo kế hoạch của nhà trường.

– GV yêu cầu HS tham gia và cổ vũ các tiết mục văn nghệ trong Lễ khai giảng. GV yêu cầu HS tập trung chú ý và chia sẻ điều em ấn tượng nhất về các hoạt động trong chương trình. GV có thể tổ chức cho HS khối 3 phối hợp cùng nhau thực hiện một số hoạt động như: biểu diễn văn nghệ, đóng tiểu phẩm hoặc chơi trò chơi chào mừng các em HS lớp 1.

– GV hỗ trợ HS trong quá trình các em di chuyển lên sân khấu biểu diễn và trở về chỗ ngồi của lớp mình sau khi biểu diễn xong.

–GV tổ chức cho HS chia sẻ nhóm đôi về điều em nhớ nhất trong Lễ khai giảng.

- HS tham gia lễ khai giảng của nhà trường.

- HS tham gia diễn văn nghệ.

- HS chia sẻ.

IV. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 1: EM VÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC THÂN YÊU

Tuần: 1 Ngày soạn:

Tiết: 2 HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ Ngày dạy:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất trách nhiệm: Thể hiện trong lao động, sắp xếp được thứ tự các hoạt động, công việc trong ngày của bản thân; Thực hiện và theo dõi được thời gian biểu mà mình đã đề ra; Giữ gìn vệ sinh lớp học.

- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn khi trở lại trường học; Hợp tác, chia sẻ với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp.

2. Năng lực:

- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thể hiện sự khéo léo, cẩn thận khi trang trí lớp học.

- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp; Thực hiện được ý tưởng về việc trang trí, lao động vệ sinh lớp học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

–SGK Hoạt động trải nghiệm 3;

–Các bài hát về lớp học; tranh hoạt động 2; bảng phụ 3 bước lập thời gian biểu hằng ngày; hòm phiếu, phiếu bầu lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng; bảng phụ ghi các tình huống ở hoạt động 5; tranh hoạt động 7;

– Giấy A0, màu vẽ, bút vẽ,…; Phiếu đề xuất trang trí lớp học; Phiếu lập kế hoạch trang trí lớp học; Phiếu đánh giá.

2. Đối với học sinh

–SGK Hoạt động trải nghiệm 3;

–Giấy bìa màu, bút chì, bút màu, thước kẻ, hồ dán và các loại vật liệu tự chọn để chuẩn bị cho việc trang trí lớp học,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

TUẦN 1 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

  • Nghe và hát bài hát về lớp học.
  • Tìm hiểu những hoạt động thường diễn ra trong ngày.
  • Lập thời gian biểu hàng ngày của em.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Nghe và hát bài hát về lớp học

Mục tiêu: HS nghe và thực hiện hát được các bài hát về lớp học.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS đứng tại chỗ, cùng nhau hát và vận động theo nhạc bài hát về lớp học mà GV đã chuẩn bị (ví dụ: Lớp học của em; Lớp em sao mà vui ghê, sáng tác: Phạm Trọng Cầu;...).

- Sau khi kết thúc bài hát, GV cho HS trao đổi nhóm đôi theo gợi ý:

– Nội dung của bài hát là gì?

– Điều em thích nhất trong bài hát này là gì?

- GV gọi 3 – 4 HS chia sẻ trước.

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động, chuyển tiếp sang hoạt động 2.

Hoạt động 2: Tìm hiểu những hoạt động thường diễn ra trong ngày.

Mục tiêu: Sắp xếp được thứ tự các hoạt động, công việc trong ngày của bản thân.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu một HS đọc nhiệm vụ 1, hoạt động 2 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 3 trang 6 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS.

- GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm 4, quan sát 9 tranh trong SGK trang 6 – 7, lựa chọn những hoạt động thường diễn ra trong ngày và những hoạt động thỉnh thoảng/đôi khi mới diễn ra.

- GV gọi các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

– GV gọi các nhóm khác nhận xét, góp ý.

- Tại sao hoạt động trong các tranh còn lại không thường xuyên diễn ra trong ngày

- GV tổng hợp câu trả lời của HS và nhận xét hoạt động.

- Ngoài những hoạt động trên em thấy còn có những hoạt động nào diễn ra trong ngày nữa mà em biết? – HĐ theo N4

- Gọi 2,3 nhóm chia sẻ trước lớp.

- GV tổng kết – Nhận xét hoạt động.

Hoạt động 3: Lập thời gian biểu hàng ngày của em:

Mục tiêu: HS lập được thời gian biểu cụ thể cho mình một cách phù hợp nhất.

HS đọc yêu cầu HĐ 3 tr. 7 SHS.

- Để lập được một thời gian biểu các em phải thục hiện qua mấy bước? Đó là những bước nào?

- HS thực hiện N2

- Yêu cầu HS trang trí TGB

- Yêu cầu HS trung bày SP TGB đã trang trí.

-Em học hỏi dược gì từ thời gian biểu của bạn?

- HDHS đánh giá bài làm của bạn. – GV đánh giá bài làm của HS

- HS thực hiện hát.

- HS hoạt động nhóm đôi.

-HS chia sẻ.

- HS đọc yêu cầu.

-HS thảo luận nhóm

- HS trình bày

Các hoạt động thường diễn ra trong ngày là:

+ Tranh 1: Đánh răng.

+ Tranh 2: Ngủ

+ Tranh 5: Học bài

+ Tranh 6: Chuẩn bị sách vở, đồ dùng.

+ Tranh 8: Ăn cơm

+ HS trả lời theo ý của mình ( Không phải ngày nào cũng làm công việc đó, mà công việc đó làm tư 1 đến 2 hoặc 3 lần trong tuần.)

- HS chia sẻ trong nhóm theo ý của mình: ( đi lễ, học giáo ly, đi chùa, thăm ông bà, bạn bè người thân…Tham gia các lớp học năng khiếu, các câu lạc bộ TDTT)

- Đại diện trao đổi trước lớp.

- HS lắng nghe.

- Làm việc theo yêu cầu.

- 3 bước

+ Bước 1: Liệt kê các hoạt động em thường làm trong ngày.

+ Bước 2: Sắp xếp các hoạt động theo trình tự thời gian từ sáng đến tối.

+ Bước 3:Xác định thời gian thực hiện tương ứng với mỗi hoạt động trong ngày.

- HS thực hiện theo yêu cầu.

- Chia sẻ trong nhóm – nhóm nhận xét.

- Thực hiện trang trí theo sở thích của mình.

- 3, 4 HS chia sẻ trướclớp?

- Trưng bày sản phẩm trước lớp.

- HS lắng nghe.

* Hoạt động nối tiếp: (5 phút)

a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức

- Nêu tác dụng của việc thực hiện theo TGB?

- Yêu cầu HS về nhà thực hiện đúng theo TGB

- Có thói quen làm việc có kế hoạch , khoa học.

- Biết được trong ngày mình đã làm được những gì? Còn việc gì mình chưa làm được?

- HS lắng nghe.

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 1: EM VÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC THÂN YÊU

Tuần: 1 Ngày soạn:

Tiết 3: SINH HOẠT LỚP Ngày dạy:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất trách nhiệm: Tìm ra dược những ứng viên có trách nhiệm, năng lực, uy tín bầu chọn ban cán sự lớp. Báo cáo sơ kết công tác tuần. -Phương hướng kế hoạch tuần tới

- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn khi trở lại trường học; Hợp tác, chia sẻ với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp.

2. Năng lực:

- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thể hiện sự khéo léo, cẩn thận khi trang trí lớp học.

- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp; Thực hiện được ý tưởng về việc trang trí, lao động vệ sinh lớp học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

–SGK Hoạt động trải nghiệm 3;

–Các bài hát về lớp học; tranh hoạt động 2; bảng phụ 3 bước lập thời gian biểu hằng ngày; hòm phiếu, phiếu bầu lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng; bảng phụ ghi các tình huống ở hoạt động 5; tranh hoạt động 7;

– Giấy A0, màu vẽ, bút vẽ,…; Phiếu đề xuất trang trí lớp học; Phiếu lập kế hoạch trang trí lớp học; Phiếu đánh giá.

2. Đối với học sinh

–SGK Hoạt động trải nghiệm 3;

–Giấy bìa màu, bút chì, bút màu, thước kẻ, hồ dán và các loại vật liệu tự chọn để chuẩn bị cho việc trang trí lớp học,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

TUẦN 1 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

  • Báo cáo sơ kết công tác tuần.
  • Bầu chọn cán bộ lớp.
  • Lên kế hoạch phương hướng cho tuần tới.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A.KHỞI ĐỘNG

-HS bắt bài hát

-Gv nêu mục tiêu bài học

-HS hát

- HS thực hiện theo yêu cầu

B.BÁO CÁO SƠ KẾT CÔNG TÁC TUÂN - GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo:

+Đi học chuyên cần:

+ Tác phong , đồng phục .

+ Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập

+ Vệ sinh.

+ GV nhận xét qua 1 tuần học:

* Tuyên dương:

- GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích.

* Nhắc nhở:

- GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần.

- HS lắng nghe.

- HS Bổ xung nhận xét.

C. SINH HOẠT THEO CHỦ ĐỀ: BẦU CHỌN CÁN SỰ LỚP.

- GV phổ biến cho cả lớp về quyền hạn, nhiệm vụ và trách nhiệm của lớp trưởng, lóp phó và các tổ trưởng.

- GV tổ chức cho HS tự ứng cử và đề cử lóp trưởng, các lớp phó và các tổ trưởng tò các bạn trong lóp, sau đó tổ chức cho các em giơ tay biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín và công bổ kểt quả.

- Sau khi công bố kết quả binh chọn, Ban cán sự lớp sẽ ra mắt tnrớc cả lóp. GV mời từng HS nêu nhiệm vụ mà mình vừa được bầu chọn và nhắc lại để HS ghi nhớ.

- GV tổng kết hoạt động và nhắn nhủ các thành viên trong Ban cán sự lóp cổ gắng hoàn thành các nhiệm vụ đuợc giao.

-HS lắng nghe

-HS tự ứng cử và đề cử để bầu các chức danh ban cán sự lớp

-Ban cán sự lớp ra mắt

-HS lắng nghe

D.THẢO LUẬN KẾ HOẠCH SINH HOẠT TUẦN TIẾP THEO:

- Thực hiện dạy tuần 2, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện.

- Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP.

- Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới.

- HS lắng nghe thực hiện

-HS lắng nghe thực hiện

* Hoạt động nối tiếp: (5 phút)

a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức:

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- Nhắc nhở HS ghi nhớ và tuân thủ nội quy nhà trường đã đề ra.

- HS trả lời

-HS lắng nghe và thực hiện

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................