Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12 BÀI 9:
THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA
Câu 1: Khi di chuyển xuống phía nam, gió mùa Đông Bắc hầu như bị chặn lại ở
A. Dãy Hoành Sơn B. Sông Bến Hải
C. Các cao nguyên Nam Trung D. Dãy Bạch Mã
Câu 2: Tính chất nhiệt đới nước ta thể hiện như thế nào?
A. lượng mưa hàng năm lớn
B. vị trí nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến và chịu tác động của biển Đông.
C. nhiệt độ cao trung bình trên 250C.
D. tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ luôn dương, nhiệt độ trung bình cao.
Câu 3: Mùa hè khối khí nóng di chuyển từ Ấn Độ Dương lên theo hướng
A. đông bắc. B. đông nam. C. tây bắc. D. tây nam.
Câu 4: Ở đồng bằng Bắc Bộ, gió phơn xuất hiện khi:
A. khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương mạnh lên vượt qua được hệ thống núi Tây Bắc.
B. áp thấp Bắc Bộ khơi sâu tạo sức hút mạnh gió mùa Tây Nam.
C. khối khí từ lục địa Trung Hoa đi thẳng vào nước ta sau khi vượt qua núi biên giới.
D. khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương vượt qua dãy Trường Sơn vào nước ta.
Câu 5: Gió đông bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là :
A. Một loại gió địa phương hoạt động thường xuyên suốt năm giữa biển và đất liền.
B. Gió mùa mùa đông nhưng đã biến tính khi vượt qua dãy Bạch Mã.
C. Gió tín phong ở nửa cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm.
D. Gió mùa mùa đông xuất phát từ cao áp ở lục địa châu Á.
Câu 6: Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm:
A. hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô.
B. hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh ẩm.
C. xuất hiện thành từng đợt từ tháng tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô hoặc lạnh ẩm.
D. kéo dài liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung bình dưới 20ºC.
Câu 7: Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam thổi vào nước ta xuất phát
A. Dải cao áp cận chí tuyến bán cầu Nam B. Cao áp Xibia
C. Bắc Ấn Độ Dương D. Cao áp Haoai
Câu 8: Do tác động của gió mà Đông Bắc nên nửa đầu mùa đông ở miền Bắc nước ta thường có kiểu thời tiết:
A. ấm áp, khô ráo B. ấm áp, ẩm ướt C. lạnh, khô D. lạnh, ẩm
Câu 9: Thời gian hoạt động của gió mùa Tây Nam vào tháng:
A. 4-11 B. 5-10 C. 10-5 D. 11-4
Câu 10: Tác động của gió phơn Tây Nam khô nóng đến khí hậu nước ta là:
A. mùa thu, đông có mưa phùn
B. gây ra thời tiết nóng, ẩm theo mùa
C. tạo kiểu thời tiết khô nóng, hoạt động từng đợt
D. tạo sự đối lập giữa Tây Nguyên và Đông Trường Sơn
Câu 11: Thời gian hoạt động của gió mùa Đông Bắc vào tháng:
A. 4-11 B. 5-10 C. 10-5 D. 11-4
Câu 12: Hướng gió mùa mùa hạ là:
A. Tây Nam B. Đông Nam C. Tây Bắc D. Đông Bắc
Câu 13: khu vực chịu tác đọng mạnh nhất của gió mùa Đông bắc ở nước ta là
A. Vùng núi Đông Bắc B. Vùng núi Trường Sơn Bắc
C. Đồng bằng sông Hồng D. Vùng núi Tây Bắc
Câu 14: Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm :
A. Hoạt động liên tục từ tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh ẩm.
B. Kéo dài liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung bình dưới 20ºC.
C. Hoạt động liên tục từ tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô.
D. Xuất hiện thành từng đợt từ tháng tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô hoặc lạnh ẩm.
Câu 15: Khí hậu nước ta có tính chất gió mùa là do:
A. hoạt động quanh năm của Tín phong ở bán cầu Bắc
B. hoạt động của gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ
C. nước ta có đầy đủ các mùa trong năm
D. sự phân mùa của khí hậu nước ta
Câu 16: Loại gió có cơ chế hoạt động quanh năm ở nước ta là:
A. Giò mùa Đông Bắc B. Tín phong
C. Gió mùa Tây Nam D. Gió mùa Đông Nam
Câu 17: Nguyên nhân nào sao đây làm cho khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa?
A. Lãnh thổ nước ta trải dài trên nhiều vĩ độ.
B. Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn.
C. Vị trí nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến và chịu tác động của biển Đông.
D. Một năm nước ta có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.
Câu 18: Khối không khí lạnh di chuyển lệch về phía Đông qua biển vào nước ta gây nên thời tiết lạnh ẩm mưa phùn cho vùng:
A. Duyên Hải Nam Trung Bộ. B. Đông Nam Bộ.
C. Đồng bằng Bắc Bộ. D. Cả nước.
Câu 19: Gió Tây khô nóng thổi mạnh vào các tháng.
A. Tháng 5, 6, 7. B. Tháng 10, 11, 12. C. Tháng 7, 8, 9. D. Tháng 2, 3, 4.
Câu 20: Ở đồng bằng Bắc Bộ, gió phơn xuất hiện khi :
A. Khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương mạnh lên vượt qua được hệ thống núi Tây Bắc.
B. Áp thấp Bắc Bộ khơi sâu tạo sức hút mạnh gió mùa tây nam.
C. Khối khí từ lục địa Trung Hoa đi thẳng vào nước ta sau khi vượt qua núi biên giới.
D. Khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương vượt qua dãy Trường Sơn vào nước ta.
Câu 21: Chứng minh tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta, thể hiện:
A. cân bằng bức xạ dương, nhiệt độ trung bình năm 27 độ C
B. cân bằng bức xạ dương, nhiệt độ trung bình năm trên 20 độ C
C. cân bằng bức xạ dương, nền nhiệt cao, giờ nắng nhiều
D. cân bằng bức xạ dương, nhiệt độ trung bình năm trên 25 độ C
Câu 22: Hướng gió mùa mùa đông là
A. Tây Bắc B. Tây Nam C. Đông Bắc D. Đông Nam
Câu 23: Trên đất liền nước ta, nơi có thời gian hai lần mặt trời lên thiên đỉnh cách xa nhau nhất là
A. Điểm cực Tây B. Điểm cực Bắc C. Điểm cực Nam D. Điểm cực Đông
Câu 24: Tính chất của gió mùa Tây Nam vào giữa và cuối mùa hạ thể hiện:
A. gây mưa mùa hạ cho 2 miền Nam Bắc, mưa tháng IX ở Trung Bộ
B. gây mưa mùa hạ cho Nam Bộ, mưa tháng IX ở Trung Bộ
C. gây mưa lớn và kéo dài ở Nam Bộ và TNguyên, khô nóng ở đồng bằng ven biển Trung Bộ
D. gây mưa cho cả nước, mưa lớn ở đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên.
Câu 25: Lượng mưa trung bình năm của nước ta là:
A. 1500-2000mm. B. 2000-2500mm. C. 3000-3500mm. D. 3500-4000mm.
Câu 26: Biểu hiện tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta là
A. hàng năm, nước ta nhận được lượng nhiệt lớn
B. trong năm, Mặt Trời luôn đứng cao trên đường chân trời
C. trong năm, Mặt Trời qua thiên đỉnh hai lần
D. tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm
Câu 27: Khối không khí lạnh di chuyển lệch về phía Đông qua biển vào nước ta gây nên thời tiết lạnh ẩm mưa phùn vào tháng:
A. tháng 3, 4 . B. tháng 1, 2 . C. tháng 2, 3. D. tháng 4, 5.
Câu 28: Gió mùa đông goạt động ở nước ta trong thời gian nào?
A. Từ tháng 5 đến tháng 10 B. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
C. Từ tháng 6 đến tháng 12 D. Từ tháng 12 đến tháng 6 năm sa
Câu 29: Vào giữa và cuối mùa hạ, dó áp thấp Bắc Bộ nên gió mùa Tây nam khi vào Bắc Bộ chuyển hướng thành
A. Đông bắc B. Bắc C. Tây bắc D. Đông nam
Câu 30: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta thể hiện rõ:
A. tổng số giờ nắng >3000giờ/năm B. tổng số giờ nắng 3000 giờ/năm
C. tổng số giờ nắng 1400-3000 giờ/năm. D. tổng số giờ nắng 1400 giờ/năm
Câu 31: Mùa đông khối khí lạnh di chuyển từ phương Bắc xuống theo hướng
A. tây bắc. B. đông nam. C. tây nam. D. đông bắc.
Câu 32: Đặc điểm khí hậu miền Nam nước ta có đặc điểm.
A. Có 2 mùa mưa và khô rõ rệt.
B. Mùa hạ nóng ít mưa, mùa đông lạnh mưa nhiều.
C. Mưa quanh năm.
D. Mùa đông lạnh ít mưa, mùa hạ nóng mưa nhiều.
Câu 33: Phạm vi hoạt động của gió mùa Đông Bắc ở:
A. từ Đà Nẵng đến 110B B. ở miền Bắc đến 110B
C. ở miền Bắc đến Đà Nẵng. D. ở miền Bắc đến dãy Bạch Mã.
Câu 34: Độ ẩm không khí (%) của nước ta dao động khoảng:
A. 60 – 100 B. 70 – 100 C. 80 – 100 D. 90 – 100
Câu 35: Gió Đông Bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là:
A. Gió Mậu dịch ở nửa cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm.
B. Một loại gió địa phương hoạt động thường xuyên suốt năm giữa biển và đất liền.
C. Gió mùa mùa đông nhưng đã biến tính khi vượt qua dãy Bạch Mã.
D. Gió mùa mùa đông xuất phát từ cao áp ở lục địa châu Á.
Câu 36: Gió mùa Đông Bắc di chuyển xuống phía Nam bị chặn lại ở:
A. dãy Trường Sơn Nam. B. dãy Bạch Mã
C. dãy hoành sơn D. dãy Con Voi.
Câu 37: Khoảng cách giữa hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh tại các địa phương nước ta có đặc điểm:
A. tăng dần từ miền Bắc vào miền Nam
B. giảm dần từ miền Bắc vào miền Nam
C. tăng dần từ miền Bắc vào miền Trung, giảm dần từ miền Trung vào miền Nam
D. giảm dần từ miền Bắc vào miền Trung, tăng dần từ miền Trung vào miền Nam
Câu 38: Nước ta có đặc điểm khí hậu mang tính chất:
A. nhiệt đới ẩm gió mùa B. nhiệt đới lục địa
C. nhiệt đới gió mùa D. nhiệt đới hải dương
Câu 39: Mưa phùn là loại mưa :
A. Diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào nửa sau mùa đông.
B. Diễn ra vào đầu mùa đông ở miền Bắc.
C. Diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào đầu mùa đông.
D. Diễn ra vào nửa sau mùa đông ở miền Bắc.
Câu 40: Phạm vi hoạt động của gió mùa Tây Nam ở:
A. miền Bắc đến dãy Bạch Mã. B. từ Đà Nẵng đến 110B
C. miền Bắc đến 110B D. cả nước.
Câu 41: Nước ta có lượng mưa lớn, trung bình 1500 – 2000 mm/năm nguyên nhân chính là do
A. Địa hình cao đón gió gây mưa
B. Tín phong mang mưa tới
C. Các khối không khí qua biển mang ẩm vào đất liền
D. Nhiệt độ cao nên lượng bốc hơi lớn
Câu 42: Trên đất liền nước ta, nơi có thời gian hai lần mặt trời len thiên đỉnh gần nhất là
A. Điểm cực Đông B. Điểm cực Tây C. Điểm cực Nam D. Điểm cực Bắc
Câu 43: Vùng núi Đông Bắc ;à nơi lạnh nhất nước ta, nguyên nhân là
A. Có độ cao lướn nhất nước B. Nằm xa biển nhất nước
C. Chịu tác động lớn của gió mùa Đông Bắc D. Nằm xa Xích đạo nhất cả nước
Câu 44: Nước ta nhận một lượng bức xạ mặt trời lớn trong năm:
A. có mùa khô kéo dài. B. có 2 lần mặt trời qua thiên đỉnh.
C. ngày đêm chênh lệch. D. có 2 mùa mưa và khô.
Câu 45: Nhiệt độ trung bình năm ở nước ta cao, vượt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới, cụ thể là
A. Nhiệt độ trung bình năm toàn quốc đều trên 20oC
B. Nhiệt độ trung bình năm toàn quốc đều trên 20oC ( trừ vùng núi cao)
C. Nhiệt độ trung bình năm toàn quốc đều trên 20oC ( trừ vùng núi Đông Bắc)
D. Nhiệt độ trung bình năm toàn quốc đều trên 20oC ( trừ vùng núi Tây Bắc)
Câu 46: Nguồn gốc của gió mùa Tây Nam vào đầu mùa hạ là :
A. áp cao cận chí tuyến bán cầu Bắc B. áp cao XiBia
C. áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam D. khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương\
Câu 47: Trong 4 địa điểm sau, nơi có mưa nhiều nhất là :
A. Hà Nội. B. Huế. C. Nha Trang. D. Phan Thiết.
Câu 48: Phạm vi hoạt động của gió Mậu dịch vào mùa đông ở:
A. miền Bắc đến dãy Bạch Mã. B. từ Đà Nẵng đến phía Nam
C. miền Bắc đến Đà Nẵng. D. miền Bắc đến 110B
Câu 49: Gió Tây khô nóng hoạt động chủ yếu ở:
A. Đồng bằng ven biển Miền Trung. B. Dãy Trường Sơn.
C. Tây Nguyên. D. Đồng Bằng bắc bộ.
Câu 50: vào nửa sau mùa đông , mưa phùn thường xuất hiện ở
A. vùng ven biển bắc bộ và các đồng bằng bắc bộ, bắc trung bộ
B. vùng núi đông bắt và vùng núi tây bắc
C. vùng ven biển bắc bộ và vùng núi đông bắc
D. vùng núi tây bắc và các đồng bằng bắc bộ, bắc trung
Câu 51: Tính chất của gió mùa Đông Bắc vào nửa đầu mùa đông thể hiện:
A. lạnh khô B. lạnh, mưa nhiều C. rất lạnh D. lạnh ẩm
Câu 52: Ở nước ta, nơi có chế độ khí hậu với mùa hạ nóng ẩm, mùa đông lạnh khô, hai mùa chuyển tiếp xuân thu là :
A. Khu vực phía đông dãy Trường Sơn. B. Khu vực phía bắc vĩ tuyến 16ºB.
C. Khu vực phía nam vĩ tuyến 16ºB. D. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ.
Câu 53: Ở nước ta, nơi có gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh nhất là
A. Vùng núi Tây Bắc B. Phía đông của Trường Sơn Bắc
C. Tây Nguyên D. Cực Nam Trung Bộ
Câu 54: Khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới thể hiện:
A. tổng nhiệt độ trung bình năm 8000 độ
B. C. tổng nhiệt độ trung bình năm 8000-10.000 độ C.
C. tổng nhiệt độ trung bình năm 10.000 độ C.
D. tổng nhiệt độ trung bình năm trên 10.000 độ C.
Câu 55: Mưa phùn là loại mưa:
A. diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào đầu mùa đông.
B. diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào nửa sau mùa đông.
C. diễn ra vào đầu mùa đông ở miền Bắc.
D. diễn ra vào nửa sau mùa đông ở miền Bắc.
Câu 56: Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới nửa cầu Bắc, nên
A. có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá B. khí hậu có bốn mùa rõ rệt
C. chịu ảnh hưởng sâu sắc của Biển D. có nền nhiệt độ cao
Câu 57: Vào đầu mùa hạ gió mùa hoạt động gây mưa lớn cho:
A. Đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải miền Trung.
B. Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ.
C. Tây nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên.
Câu 58: Nguồn gốc của gió mùa Tây Nam vào giũa và cuối mùa hạ là:
A. áp cao cận chí tuyến bán cầu Bắc B. khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương
C. áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam D. áp cao XiBia
Câu 59: Đặc điểm khí hậu miền Bắc nước ta có đặc điểm.
A. có 2 mùa mưa và khô.
B. mùa hạ nóng ít mưa, mùa đông lạnh mưa nhiều.
C. mưa quanh năm.
D. mùa đông lạnh ít mưa, mùa hạ nóng mưa nhiều.
Câu 60: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta quy định bởi:
A. vị trí địa lí B. vai trò của biển đông
C. sự hiện diện của các khối khí D. hoạt động của gió mùa
Câu 61: Gió phơn Tây Nam ( còn gọi là gió Tây, Gió Lào) thổi ở vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ vào đầu mùa hạ có nguồn gốc từ
A. Gió mùa Đông Bắc
B. Gió mùa Tây Nam xuất phát từ dải cao áp chí tuyến bán cầu Nam
C. Tín phong
D. Gió mùa Tây Nam xuất phát từ Bắc Ấn Độ Dương
Câu 62: Tính chất của gió mùa Đông Bắc vào nửa sau mùa đông thể hiện:
A. lạnh khô B. lạnh ẩm C. rất lạnh D. lạnh, mưa nhiều
Câu 63: Nhận định nào dưới đây đúng?
A. Trong năm, miền Bắc có 1 lần còn miền Nam có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh
B. Toàn lãnh thổ nước ta, trong năm có một lần mặt trời lên thiên đỉnh
C. Toàn lãnh thổ nước ta, trong năm có hai lần mặt trời lên thiên đỉnh
D. Trong năm, miền Bắc có 2 lần còn miền Nam có 1 lần mặt trời lên thiên đỉnh
Câu 64: Do tác động của gió mùa Đông Bắc nên nửa sau mùa đông ở miền Bắc nước ta thường có kiểu thời tiết
A. ấm áp, ẩm ướt B. lạnh, ẩm C. ấm áp, khô ráo D. lạnh, khô
Câu 65: Khí hậu nước ta có tính chất ẩm thể hiện:
A. lượng mưa trung bình từ 1500-2000mm, độ ẩm không khí dưới 80%
B. lượng mưa trung bình từ 1500-2000mm, độ ẩm không khí trên 80%
C. lượng mưa trung bình từ 1500-2000mm, độ ẩm không khí trên 85%
D. lượng mưa trung bình từ 1500-2000mm, độ ẩm không khí trên 90%
Câu 66: Chứng minh tính chất ẩm của khí hậu nước ta, thể hiện:
A. cân bằng ẩm dương, độ ẩm không khí trên 80%
B. cân bằng ẩm âm, độ ẩm không khí dưới 85%
C. cân bằng ẩm âm, độ ẩm không khí dưới 80%
D. cân bằng ẩm dương, độ ẩm không khí trên 85%
Câu 67: Khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới thể hiện:
A. nhiệt độ trung bình năm dưới 20 độ C B. nhiệt độ trung bình năm trên 20 độ C
C. nhiệt độ trung bình năm 18-22 độ C D. nhiệt độ trung bình năm trên 25 độ C
Câu 68: ở nước ta, những nơi có lượng mưa lớn nhất là
A. Các đồng bằng ven biển miền Trung
B. Các đồng bằng châu thổ (đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long)
C. Các sườn núi đón gió biển và các khối núi cao
D. Các thung lung giữa núi
Câu 69: So với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì Huế là nơi có cân bằng ẩm lớn nhất. Nguyên nhân chính là :
A. Huế có lượng mưa khá lớn nhưng mùa mưa trùng với mùa lạnh nên ít bốc hơi.
B. Huế có lượng mưa lớn nhưng bốc hơi ít do mưa nhiều vào mùa thu đông.
C. Huế có lượng mưa không lớn nhưng mưa thu đông nên ít bốc hơi.
D. Huế là nơi có lượng mưa trung bình năm lớn nhất nước ta.
Câu 70: Gió mùa Đông Bắc ở nước ta xuất phát từ
A. Trung tâm áp cao Xibia B. Trung tâm áp cao Ôxtraylia
C. Trung tâm áp cao Haoai D. Trung tâm áp cao Nam Ấn Đô Dương
Câu 71: Gió mùa mùa hạ chính thức của nước ta gây mưa cho vùng:
A. Tây Nguyên. B. Nam Bộ. C. Bắc Bộ. D. Cả nước.
Câu 72: Vào mùa hạ, loại gió gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên là
A. Tín phong B. Gió mùa Đông Bắc
C. Gió mùa Tây Nam D. Gió địa phương
Câu 73: Tính chất của gió mùa Tây Nam vào đầu mùa hạ thể hiện:
A. gây mưa mùa hạ cho 2 miền Nam Bắc, mưa tháng IX ở Trung Bộ
B. gây mưa mùa hạ cho Nam Bộ, mưa tháng IX ở Trung Bộ
C. gây mưa lớn và kéo dài ở Nam Bộ và TNguyên, khô nóng ở đồng bằng ven biển Trung Bộ
D. gây mưa cho cả nước, mưa lớn ở đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên.
Câu 74: Vào đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam gây mưa ở vùng:
A. Nam Bộ. B. Tây Nguyên và Nam Bộ.
C. Phía Nam đèo Hải Vân. D. Trên cả nước.
Câu 75: Nước ta có Tín phong hoạt động là di vị trí nước ta
A. Thuôc châu Á B. Nằm trong vùng nội chí tuyến
C. Nằm ven biển Đông, phía Tây Thái Bình Dương D. Thuộc nửa cầu Bắc
Câu 76: Ở nước ta, Tín phong hoạt động mạnh nhất vào thời gian nào?
A. Chuyển tiếp giữa hai mùa gió
B. Đầu mùa gió Đông Bắc và giữa mùa gió Tây Nam
C. Giữa mùa gió Đông Bắc
D. Giữa mùa Gió Tây Nam
Câu 77: Gió mùa mùa hạ chính thức của nước ta gây mưa cho vùng :
A. Tây Nguyên. B. Bắc Bộ. C. Nam Bộ. D. Cả nước
Câu 78: Thời tiết lạnh ẩm xuất hiện vào nửa cuối mùa Đông ở Miền Bắc nước ta là do:
A. Gió mùa mùa đông bị suy yếu
B. Gió mùa mùa đông bị chặn ở dãy Bạch Mã.
C. Ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ
D. Gió mùa Đông Bắc di chuyển qua biển rồi vào đất liền
Câu 79: Nguồn gốc của gió mùa Đông Bắc là :
A. áp cao cận chí tuyến bán cầu Bắc B. áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam
C. khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương D. áp cao XiBia
Câu 80: Tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tới vùng núi đá vôi được thể hiện qua:
A. làm bề mặt địa hình bị cắt xẻ mạnh.
B. bào mòn lớp đất trên mặt tạo nên đất xám bạc màu.
C. tạo nên các hang động ngầm, suối cạn, thung khô.
D. tạo nên hẻm vực, khe sâu, sườn dốc.
-----------------------------------------------
ĐÁP ÁN
1 | D | 11 | D | 21 | B | 31 | D | 41 | C | 51 | A | 61 | D | 71 | D |
2 | D | 12 | A | 22 | C | 32 | A | 42 | D | 52 | B | 62 | B | 72 | C |
3 | D | 13 | A | 23 | C | 33 | D | 43 | C | 53 | B | 63 | C | 73 | C |
4 | A | 14 | D | 24 | A | 34 | C | 44 | B | 54 | C | 64 | B | 74 | B |
5 | C | 15 | B | 25 | A | 35 | A | 45 | B | 55 | B | 65 | B | 75 | B |
6 | C | 16 | B | 26 | D | 36 | B | 46 | D | 56 | D | 66 | A | 76 | A |
7 | A | 17 | C | 27 | C | 37 | A | 47 | B | 57 | D | 67 | B | 77 | D |
8 | C | 18 | C | 28 | B | 38 | A | 48 | B | 58 | C | 68 | C | 78 | D |
9 | B | 19 | A | 29 | D | 39 | A | 49 | A | 59 | D | 69 | A | 79 | D |
10 | C | 20 | B | 30 | C | 40 | D | 50 | A | 60 | A | 70 | A | 80 | C |
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới