Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
Ngày soạn: / /
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG.
Tiết 46, 47 : VÀI NÉT VỀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG CỦA
QUÂN DÂN QUẢNG NAM TỪ 1930 ĐẾN 1975
I./Mục tiêu : Học xong tiết học, HS :
1.Về kiến thức:
+ Vị trí địa lí tỉnh Quảng Nam
+ Nhận thức một cách khái quát về phong trào đấu tranh của quân và dân Quảng Nam từ 1930-1975 chống TD Pháp và đế quốc Mĩ, góp phần chung vào quá trình cách mạng của dân tộc.
2.Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng ôn tập, kĩ năng sưu tầm, liên hệ lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương.
Góp phần rèn luyện kĩ năng nhận thưc lịch sử qua bản đồ, tranh ảnh.
3. Thái độ:
Bồi dưỡng tình yêu quê hương, tự hào về địa phương Quảng nam
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp, tự học; biết liên hệ lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương.
-Năng lực chuyên biệt:
Thực hành bộ môn lịch sử, sưu tầm tranh ảnh khai thác và sử dụng kênh hình có liên quan đến bài học.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
+ Phương pháp so sánh, phân tích rút ra nhận xét, đánh giá; đàm thoại; hoạt động nhóm
+ Kĩ thuật thông tin phản hồi trong quá trình dạy học; Kĩ thuật chia sẽ nhóm,giao nhiệm vụ…
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Lược đồ tỉnh Quảng Nam
Tranh ảnh về phong trào đấu tranh của quân dân Quảng Nam 1930-1975
Tivi, máy chiếu phục vụ dạy học.
IV. SỰ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
*Giáo viên: Lược đồ tranh ảnh, phiếu học tập
*Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh, sơ đồ tư duy về phân kì lịch sử Việt Nam 1930-1975 và phân kì lịch sử Quảng Nam 1930-1975.
V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY-HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra các nhóm chuẩn bị sơ đồ tư duy
2.Hoạt động tạo tình huống xuất phát:
*Mục đích: Sự ra đời của danh xưng Quảng Nam, tỉnh có bề dày về truyền thống dân tộc.
*Phương thức tiến hành:
+ Danh xưng Quảng Nam có từ khi nào? Nghĩa là gì?
+ Gv cho học sinh xem lược đồ tỉnh Quảng Nam
+ GV giới Quảng Nam nổi tiếng là vùng đất “Ngũ phụng tề phi”; quê hương của những danh nhân tài hoa lỗi lạc Phạm Phú Thứ (1821 - 1882), Hoàng Diệu (1828 - 1882), Trần Văn Dư (1839 - 1885), Nguyễn Duy Hiệu (1847 - 1887), Nguyễn Thành (1863 - 1911), Trần Cao Vân (1866 - 1916), Trần Quý Cáp (1870 - 1908), Phan Châu Trinh (1872 - 1926), Huỳnh Thúc Kháng (1876 - 1947)…
Để tìm hiểu lịch sử đấu tranh của quân dân Quảng Nam từ khi có Đảng 1930 đến năm 1975, chúng ta đi vào tìm hiểu chuyên đề lịch sử địa phương: VÀI NÉT VỀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG CỦA QUÂN DÂN QUẢNG NAM TỪ 1930 ĐẾN 1975.
3. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động của GV và Học sinh | Dự kiến sản phẩm |
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trị địa lí, hành chính tỉnh Quảng nam? | I. Sơ lược về địa lí, hành chính tỉnh Quảng Nam |
*Mục tiêu: Học sinh nắm được vị trí địa lí, hành chính của tỉnh Quảng Nam. *Phương thức tiến hành: GV: mời đại diện nhóm 1 thông báo kết quả tìm hiểu vị trí địa lí, hành chính của tỉnh Quảng Nam HS: trả lời + Là tỉnh vên biến miền Trung: phía Đông giáp biển Đông với đường biển dài 125 km; phía Tây giáp với nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với đường biến giới dài 142 km; phía Nam giáp tỉnh Quãng Ngãi, Kon Tum, phái Bắc giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh thừa Thiên Huế, chiều ngang từ biên giới Việt – Lào đến biển nơi rộng nhất là 134 km, nơi hẹp nhất chỉ có 112 km. + Từ 1833-1945 tỉnh lỵ đóng tại La Qua (Vĩnh Điện), Từ 1997 tỉnh lỵ đóng tại Tam kì. + Diện tích : 1.040.514 ha ( Chiếm 3,25 % diện tích cả nước) + Địa hình toàn tỉnh phức tạp, có thể chia làm 4 dạng chính ( Núi cao, đồi núi thấp, đồng bắng dọc ven biển, dạng gò đồi phân bố rải rác giữa vùng núi và đồng bằng) +Ngày 06.11.1996 kì họp thứ 10 Quốc hội khóa IX đã phê chuẩn tách tỉnh Quảng Nam – Đà nẵng thành 2 đơn vị hành chính: Thành phố Đà Nẵng và Quảng Nam có 2 thị xã (nay là 2 thành phố) Hội An, Tam kì và 12 Huyện (hiện nay là 14 huyện) Các nhóm khác nhận xét bổ sung GV: Nhận xét, bổ sung, chốt y (GV có thể dùng trình chiếu để minh họa thêm) Chuyển y : Từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, Đảng bộ tỉnh Quảng Nam đã lãnh đạo quân dân Quảng Nam đấu tranh ntn, chúng ta đi và tìm hiểu II. Phong trào cách mạng Quảng Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1930 – 1954): 1.Phong trào cách mạng Quảng Nam từ 1930-1935: GV yêu cầu Nhóm 2 báo cáo về sự chuẩn bị của nhóm GV nhận xét. GV đặt vấn đề: Từ năm 1925 đến trước 1930 ở Việt Nam có những tổ chức chính trị nào hoạt động mạnh mẽ? HS: Hội VNCMTN, Tân Việt Vậy tại Quảng Nam như thế nào? + Những năm 1925-1929, tình hình chính trị trong nước có những chuyển biến mới, phong trào yêu nước và dân chủ phát triển lên đến đỉnh cao. Tại Quảng Nam, 10.1927 chi bộ Hội VNCMTN được thành lập tại nhà Đức An (Số 129, đường Trần Phú Hội An) do Phan Thêm (tức Cao Hồng Lãnh) làm bí thư. Ở tỉnh ta, 12.1926 có một tổ chức Tân Việt đầu tiên được thành lập do Bùi Châu (người Hà Tĩnh vào làm việc ở Bưu Điện Đà Nẵng, làm bí thư). Cuối năm 1929 xuất hiện những chi bộ cộng sản do phái tả trong đảng Tân Việt tổ chức. ⭢ Sự xuất hiện của 3 tổ chức cộng sản GV: Hãy kể tên 3 tổ chức cộng sản? HS: Đông Dương công sản Đảng (6.1929), An Nam Cộng sản Đảng (8.1929) (ở Trung kì), Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (9.1929) ⭢ Sự ra đời của các tổ chức cộng sản có tác dụng to lớn, góp phần kích thích phong trào quần chúng lên một giai đoạn mới. *Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Nam được thành lập: + Ngày 28.03.1930 Đảng bộ Quảng Nam được thành lập đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về chất. BCH lâm thời gồm Phan văn Định, Phạm Thâm, Nguyễn Thái ( Phan Văn Định làm Bí thư). *Phong trào cách mạng 1930 – 1935 và 1936 – 1939: GV tham khảo tư liệu Đến cuối năm 1930 toàn tỉnh có 70 đảng viên, xây dựng nhiều công Hội đỏ, nông hội đỏ, Cứu tế đỏ…cùng với nhân dân cả nước làm nên phong trào cách mạng 1930-1935, 1936-1939. Hoạt động 2: Phong trào cách mạng Quảng Nam từ 1936-1939: Bằng phương pháp thuyết trình GV GV khơi lại cho học sinh nhớ lại đấu tranh của CMVN 1936 - 19390: Mít ting, biểu tình: Phong trào Đông Dương Đại hội. phong trào đón Gô đa và Brêvie, đấu tranh trên lĩnh vự sách báo, đấu tranh Nghị trường. Hoạt động 3: Tìm hiểu phong trào cách mạng Quảng Nam từ 1939-1945: Mục tiêu: HS nắm được quân dân Quảng Nam đã có sự chuẩn bị trực tiếp cách mạng tháng Tám. Quảng Nam là 1 trong 4 tỉnh giành chính quyền sớm . Phương thức tiến hành: Đại diện nhóm 2 trình bày Được Nghị quyết trung ương 8 soi sáng và được Xứ ủy trực tiếp chỉ đạo, Đảng bộ Quảng Nam đề ra nhiệm vụ mới – Cụ thể: + Xây dựng lực lượng vũ trang: thành lập các đơn vị tự vệ ( Tính đến 5.1945 toàn tỉnh có 3000 đội viên tự vệ) nhằm ủng hộ và bảo vệ các cuộc đấu tranh, mít tinh, biểu tình, bảo vệ các cơ quan cách mạng … chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang. Ngày 04.5.1945 đội du kích Vũ Hùng được thành lập, gồm 30 đồng chí, do đồng chí Nguyễn Ngọc Tân làm đội trưởng.
Khi thành lập lực lượng mang tên đội du kích Vũ Hùng (nghĩa là vũ trang, hùng mạnh) với số lượng gồm 30 đồng chí, do đồng chí Nguyễn ngọc Tân làm đội trưởng, đồng chí Bùi Xuân Hồng làm đội phó.
Đảng bộ giải quyết đúng đắn vấn đề xây dựng lực lượng chính trị ( các Hội cứu quốc) làm nền tảng để xây dựng lực lượng vũ trang. Sự ra đời của đội du kích Vũ Hùng là bước tiến có tính qui luật của học thuyết Mác – Lê nin về việc sử dụng bạo lực cách mạng trong đấu tranh giành chính quyền; là sự kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. Chú trọng công tác đảng, thương xuyên chăm lo công tác chính trị cho các đội viên. Chính sự chỉ đạo đúng đắn của Tỉnh ủy, (Trong 30 đội viên du kích Vũ Hùng có 1 đồng chí trở thành tướng lĩnh trong quân đội, đó là đồng chí Lương Soạn, Thiếu Tướng Tư lệnh Bộ đội bảo vệ Lăng Chủ Tịc Hồ Chí Minh) + Xây dựng căn cứ địa cách mạng: Từ Phú Nham (Duy Xuyên) qua Ba Nghi đến Trung Phước, đến Bến Giằng. + Đang họp tại Khương Mỹ, Tam Xuân (Tam kì)1 5.8 Tỉnh ủy Quảng Nam nhận được tin phát xít Nhật đầu hàng đồng minh, dù chưa nhận được lệnh khởi nghã của Trung ương, nhưng qua phân tích tình hình thực tế và chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” Tỉnh ủy Quảng Nam quyết đinh chuyến các Ủy Ban Việt Minh và ủy ban vận động cứu quốc thành Ủy ban bạo động (Gồm các đồng chí: Trần văn Quế, Võ Toàn…) Hội nghị quyết định:
GV: Trình bày diễn biến + Ngày 17.8 lệnh khởi nghĩa được cấp tộc chuyến đi các Huyện:
Quảng Nam là 1 trong 4 tỉnh giành chính quyền sớm. Các nhóm khác lắng nghe – bổ sung GV nhận xét bổ sung Hoạt động 4: Tìm hiểu phong trào cách mạng Quảng Nam 1945-1954: *Mục tiêu: HS nắm được phong trào đấu tranh của quân dân Quảng Nam 1945-1954, góp phần cùng quân dân cả nước đánh bại TD Pháp xâm lược. *Phương thức tiến hành: GV mời đại diện nhóm 4 trình bày: + Phong trào “Tuần lễ vàng” “tuần lễ đồng”: Quảng Nam – Đà Nẵng chỉ trong thời gian ngắn đóng được 20kg vàng (cả nước 270 kg vàng) và hàng tấn đồng vào quĩ độc lập. Mọi người khuyên nhau: Một nồi đồng đúc 10 viên đạn Một viên đạn đổi mạng thằng Tây Ai ơi có biết có hay Đồng kia đúc đạn thằng Tây đi đời. +Ngày 06.1 bầu cử Quốc Hội, ngày 17.2.1946 bầu Hội đồng nhân tỉnh, đồng chí Nguyễn Thúy được bầu làm Chủ Tịch. Làm nên 2 chiến thắng lớn: Chiến thắng Thu Bồn (7.1949), chiến thắng Bồ Bồ (7.1954) + Ngày 20 tháng 7 năm 1949 Bộ tư lệnh quân khi V quyết định mở chiến dịch Hè – Thu mang tên chiến dịch Phạm Văn Đồng nhằm phối hợp với chiến trường toàn quốc. Hướng tấn công chính, mục tiêu then chốt là cứ điểm Thu Bồn (Nằm phía tây Huyện Duy Xuyên). Đêm ngày 17.8.1949 các lực lượng của ta bí mật tập kết, ẩn núp trong nhà dân. Như thường lệ, sáng 18.8 địch mở cổng trung đội trưởng trinh sát Hoàng Đại Hải và 10 đồng chí xung kích cảm tử cải trang giấu lựu đạn, súng ngắn trong giỏ mang vào đồn như người đi làm xâu. 16 giờ 30 dân ytrong đồn làm xâu lần lượt ra về quân ta được lệnh nổ súng. Sau 10 phút phối hợp chiến đấu giữa bên trong và bên ngoài ta tiêu diệt ngọn cứ điểm Thu Bồn Kết quả : Diệt tại chỗ 8 tên, bắt sống 90 tên trong đó có 68 lính lê dương, thu nhiều vũ khí hiện đại. + Phối hợp chặt chẽ với chiến trường chung, phát huy sức mạnh tổng hợp của quân và dân toàn tỉnh góp phần đánh bại thực dân Pháp trong chiến cục Đông Xuân 1953-1954. Với phương châm chỉ đạo của Tỉnh ủy Quảng Nam: “Đánh nhỏ ăn chắc” “du kích chiến là chính” nhằm tiêu hao sinh lực địch, mở rộng căn cứ. Tiêu biểu: Chiến thắng Câu Lâu (Điện Bàn) Non Trược (Duy Xuyên), Hội An…Đặc biệt là chiến thắng Bồ Bồ HS: Trình bày diễn biến chiến thắng Bồ Bồ: *Chiến thắng Bồ Bồ diến ra trong thời gian: + Lần thứ nhất: ngày 08 tháng 6 năm 1954 + Lần thứ hai: ngày 19 tháng 7 năm 1954 *Diễn biến: ( Xem phụ lục) *Ý nghĩa: + Chiến thắng Bồ Bồ thể hiện tinh thần mưu trí, dũng cảm của cán bộ chiến sĩ các đơn vị tham gia trận đánh. + Với chiến thắng Bồ Bồ lần thứ 2 thể hiện tinh thần đoàn kết, hợp đồng tác chiến của tập thể lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Quảng nam. Với chiến thắng Bồ Bồ oanh liệt đẩy quân Pháp và ngụy quân taị Quảng nam suy yếu một cách nhanh chóng, ngày 20 tháng 7 năm 1954 Hiệp định Giơ ner vơ được kí kết, thực dân Pháp công nhận độc lập thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt nam. Các nhóm khác nhận xét, góp y GV chốt nhận xét chốt lại nội dung *Thành tích trong chống Pháp: +Loại khỏi vòng chiến đấu: 35.742 tên địch trong đó có 01 quan năm, 6 quan tư và 20 quan ba. Thu 7.500 súng các loại, 4 khẩu pháo 105 và 94 mm, 20 súng cối, 56 trọng liên, 17 xe quân sự, 72 tấn đạn. Phá hủy 15 đầu máy, 334 xe cơ giới, 20 ca nô, bắn rơi 18 máy bay. | Ngày 06.11.1996 kì họp khóa 10 Quốc hội khóa IX đã phê chuẩn tách tỉnh Quảng Nam – Đà nẵng thành 2 đơn vị hành chính: Thành phố Đà Nẵng và Quảng Nam có 2 thị xã (nay là 2 thành phố) Hội An, Tam kì và 12 Huyện (hiện nay là 14 huyện) II. Phong trào cách mạng Quảng Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1930 – 1954): 1.Phong trào cách mạng Quảng Nam từ 1930-1935: +10.1927 chi bộ Hội VNCMTN được thành lập tại nhà Đức An (Số 129, đường Trần Phú Hội An) do Phan Thêm (tức Cao Hồng Lãnh) làm bí thư. *Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Nam được thành lập: + Ngày 28.03.1930 Đảng bộ Quảng Nam được thành lập đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về chất. Đến cuối năm 1930 toàn tỉnh có 70 đảng viên, xây dựng nhiều công Hội đỏ, nông hội đỏ, Cứu tế đỏ…cùng với nhân dân cả nước làm nên phong trào cách mạng 1930-1935, 1936-1939. 2. Phong trào cách mạng Quảng Nam từ 1936-1939: (HS tự tìm hiểu) 3.Phong trào cách mạng Quảng Nam từ 1939-1945:
+ Xây dựng các Hội cứu quốc + Xây dựng lực lượng vũ trang: - Thành lập các đơn vị tự vệ - Ngày 04.5.1945 đội du kích Vũ Hùng được thành lập, gồm 30 đồng chí, do đồng chí Nguyễn Ngọc Tân làm đội trưởng. +Xây dựng căn cứ địa cách mạng: Từ Phú Nham (Duy Xuyên) qua Ba Nghi đến Trung Phước (Quế Sơn) , đến Bến Giằng (Phước Sơn) Cùng với sự chuẩn bị chu đáo, sự vận dụng linh hoạt đường lối của Đảng vào thực tiễn, Quảng Nam là 1 trong 4 tỉnh giành chính quyến sớm trong cách mạng tháng Tám(18.8.1945) 4. Phong trào cách mạng Quảng Nam 1945-1954: * Phong trào “Tuần lễ vàng” “tuần lễ đồng”: Quảng Nam – Đà Nẵng chỉ trong thời gian ngắn đóng được 20kg vàng (cả nước 270 kg vàng) và hàng tấn đồng vào quĩ độc lập. * Ngày 06.1 bầu cử Quốc Hội, ngày 17.2.1946 bầu hội đông nhân tỉnh, đồng chí Nguyễn Thúy được bầu làm Chủ Tịch. * Các chiến thắng tiêu biểu: - Chiến thắng Thu Bồn (18/9/1949) - Chiến thắng Bồ Bồ (19/7/1954) *Ý nghĩa: Với chiến thắng Bồ Bồ oanh liệt đẩy quân Pháp và ngụy quân taị Quảng nam suy yếu một cách nhanh chóng, ngày 20 tháng 7 năm 1954 Hiệp định Giơ ner vơ được kí kết, thực dân Pháp công nhận độc lập thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt nam. |
4. Hoạt động luyện tập:
*Mục tiêu: Nhằm củng cổ và hệ thống lại kiến thức của HS trong lịch sử dân tộc và lịch sử cách mạng Quảng Nam (1930 – 1954)
*Phương thức tiến hành:
- GV sử dụng sơ đồ tư duy của HS và băng thời gian để chia các giai đoạn đấu tranh, những sự kiện tiêu biểu trong đấu tranh cách mạng của quân dân Quảng Nam.
- Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm hoặc ô chữ để củng cố kiến thức.
5. Dặn dò:
GV giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh
Nhóm 1, 2: Tìm hiểu cuộc đấu tranh Hà Lam – Chợ Được (9.1954)
Nhóm 4,5: Tìm hiểu chiến thắng Núi Thành (5.1965)
Tiết 47
III. Phong trào cách mạng ở Quảng Nam 1954-1975: GV: Sử dung băng thời gian HS: Xác định lại các loại hình chiến lược chiến tranh mà Mĩ áp dụng tại Miền Nam Việt Nam. a. Thi hành hiệp định Giơ ner vơ, giữ gìn lực lượng: *Giáo viên khái quát lại: Đấu tranh đòi thi hành hiệp định Giơ – ner- Vơ, giữ gìn lực lượng cách mạng của nước ta. * Sau đó nêu những sự kiện tiêu: +Phía ta: Ta nghiêm chỉnh thi hành hiệp định Giơ ner vơ. Ngày 30 tháng 8 năm 1954 các đơn vị bộ đội và một só ít cán bộ học sinh tập kết về An Tân (Tam kì, nay thuộc huyện Núi Thành) để vào sông Vệ tập kêt. *Địch: Mĩ Diệm và bọn phản động đặc biệt là bon Quốc Dân Đảng cấu kết nhau thực hiện tiếp quản vùng tự do, thành lập chính quyền cơ sở. - Đich tổ chức mit tinh nói xấu Đảng, xe cờ, ly khai Đảng - Thực hiện chủ trương “ Thà giết nhầm hơn bỏ sót”. Thực hiện chính sách “Tố cộng” “diệt cộng” Chúng gây ra các vụ: + Vụ đấu tranh Hà Lam – Chợ được (9.1954) +Để tranh giành quyền lực và trả thù những người cộng sản ngày 21.1.1955 bọn Quốc Dân Đảng ở Duy Xuyên cấu kết với tay chân Diệm ở nhà lao Hội An bắt 38 đồng chí cán bộ, đảng viên của ta đưa đến đập nước Duy Trinh để giết hại. Chúng bịp mắt, lấy đá đập vỡ đầu, cắt mũi, cắt tai xâu thành chuỗi từ 3 đến 4 người, bỏ vào bao tải rồi buộc đá ném xuống đập để phi tang tội ác. ->Chung vi phạm trắng trợn Hiệp định Giơ ner vơ. Tỉnh ủy Quảng Nam chủ trương xây dựng căn cứ ở miền núi, kết hợp với vũ trang tự vệ. + Thực hiện Nghị Quyết 15 củaBCH Trung ương Đảng. Tháng 6. 1959 Tỉnh ủy Quảng nam triển khai Nghị Quyết 15. *Tiêu biểu: Khởi Nghĩa Làng Ông Tía ở Phước Sơn ( 13.3.1960) đây là cuộc nổi dậy có vũ trang đầu tiên ở tỉnh Quảng Nam. Ngoài ra phong trào diệt trừ ác ôn, tấn công đồn địch. Đến cuối năm 1960, các đồn địch đóng vùng trung du, vùng cao ở miền núi Quảng Nam đều bị ta tiêu diệt. b. Chiến đấu chống chiến tranh đặc biệt của Mĩ: Từ giữa năm 1961 chúng thực hiện Kế hoạch Staylay – Stay lo, tổ chức hành quân càng quét, dồn dân lập ấp chiến lược, tính đến năm 1962 chúng lập 200 ấp và tập trung 400 ngàn dân trong ấp. +Chủ trương của Liên Khu V, Đảng Ủy Quảng Nam: “ Đối với miền núi đấu tranh vũ trang là chủ yếu, vùng đồng bằng đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang, vùng đo thị đấu tranh chính trị là chủ yếu” *Chính trị: Phong trào chống bình đinh., phong trào đấu tranh của đồng bào Phật giáo. *Quân sự: Đánh bại cuôc hành quân Lam Sơn 7, Lam Sơn 8 vào Huyện Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang trong vòng 62 ngày, diệt và làm bị thương 420 tên, bắn rơi 5 máy bay Đánh bại “chiến dịch Bình Châu” từ tháng 7 đến tháng 12.1963 vào 10 xã giải phóng 10 xã giáp với 3 huyện Tiên Phước, Thăng Bình, Tam kì. c. Chiến đấu chống chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ: GV: Em hãy nêu những chiến thắng tiêu biểu của quân dân Miền Nam chống chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ. Gv: Dẫn dắt vào chiến thắng lớn của quân dân Quảng Nam + 8.2.1965 Mĩ đưa một Tiểu đoàn tên lửa Hawk của thủy quân lục chiến vào Đà Nẵng, mở đầu cho quá trình đổ quân viễn chinh Mĩ ào ạt vào Miền Nam. + Tháng 5.1965 Ban Thường Vụ Tỉnh Ủy họp và khẳng định quyết tâm: “Chưa giải phóng miền Nam thì còn đánh, chiến rtanh gì cũng đánh, đối tượng nào cũng đánh, đông bao nhiêu cũng đánh....” Bộ tư lệnh Quân khu V phát động phong trào thi đua “Quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ xâm lược” “Tìm Mĩ mà đánh, tìm ngụy mà diệt” “Trả thù giặc Mĩ đánh phá Miền Bắc ruột thịt” + 7.5.1965 Mĩ đổ bộ vào Núi Thành + Đông Giang, Tây Giang và Nam Giang bị rải chất độc hóa học, nhiều nhất là vào năm 1966. + Khi vào Quảng Nam lực lượng viễn chinh Mĩ, chư hầu Mĩ gây ra những vụ thảm sát: Vụ thảm sát Sơn Mĩ ( Quảng Ngãi), Cây Da Dù (Điện Bàn) Bình Dương (Thăng Bình), Duy Xuyên.... + Chiến thắng Mùa khô 1965-1966: Đánh bại cuộc càn quét của địch vào vùng B của Huyện Đại Lộc (từ ngày 28.1 đến 25.2.1966), Tiên Phước, Tam Kì, Thăng Bình... + Mùa khô 1966-1967: Đánh bại chiến dịch Mitxixipi vào vùng Điện Bàn, A,B Đại Lộc, Tây Duy Xuyên, Đông Hòa Vang... 14.7.1967 ta tấn công vào thị xã Hội An, giải phóng 1000 tù chính trị * Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968: Quyết tâm: “ Thiệu – Kì không đổ, không giỗ, không Tết” Tại QuảngNam, 9 giờ sáng, ngày 30.01.1968 được lệnh tổng tiến công. - Tại Thăng Bình, quân ta đánh vào thị trấn Hà Lam và một số mục tiêu khác của địch , hỗ trợ cho 10.000 quần chúng khởi nghĩa nông thôn kéo về chiếm quận lỵ. Địch khủng boos đàn áp đẫm máu nhưng gần 1000 quần chúng đã trụ lại quận lỵ cho đến ngày 31. (Do giờ G thay đổi) - Tại Tam kì, 3 giờ 55 phút ngày 1.02 quân ta tấn công vào trụ sở chỉ huy Trung đoàn 6, Sư đoàn 2 ngụy, gây cho địch thiệt hại nặng. Tiểu đoàn 70 Quảng Nam sau những phút chiến đấu gay gô quyết liệt đã cắm lá cờ “ Núi Thành anh dãng diệt Mĩ” trên nóc tòa tỉnh đường ngụy quyền. Nhìn chung các cánh quân đều bị chặn lại ở ngoại ô không vào thị xã, nên không phối hợp được với các lực lượng nổi dậy bên trong. ( Do giờ G thay đổi nên lực lượng quân sự và chính trị nhiều nơi không phối hợp chặt chẽ được, địch phát hiện, mất yếu tố bất ngờ, nên nhiều nơi không đạt được mục tiêu và chịu nhiều tổn thất. d. Quân dân Quảng Nam đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mĩ và thực hiện hiện quyết tâm của Trung ương Đảng, giải phong quê hương góp phần giải phong hoàn toàn Miền Nam: *Đấu tranh chính trị: - Những người mẹ anh hùng : Mẹ Trà Thị Kết (Tam Kì) cùng chị em phụ nữ nằm ngăn 25 xe tăng địch cày ủi hoa màu, bảo vệ 5 hầm bí mật, Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Thứ ( có 9 người con, 1 con rể, 2 cháu ngoại là liệt sĩ, bản thân mẹ và gia đình là cơ sở trung kiên của cách mạng) Phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên “Nói cho đồng bào tôi nghe” Hát cho đồng bào tôi nghe” “Nghe đồng bào tôi nói”, đt của đồng bào Phật giáo *Mặt trận quân sự: - Sự tái chiếm của địch - Sự giằng co giữa ta và địch. Tiến công chiến lược 1972 -Tổng tiến công chiến lược 1972 - Chiến thăng Tiên Phước (11 đến 17/3/1973) - Từ ngày 15/3 đến 17/3 ta giải phóng các xã vùng đông Thăng Bình (Bình Hải, Bình Đào, Bình Sa, Bình Triều ...) - Đúng 10 giờ 30 phút, ngày 24/3 thị xã Tam kì được giải phóng. -27/3 Hà Lam được giải phong hoàn toàn | III. Phong trào cách mạng ở Quảng Nam 1954-1975: a. Thi hành hiệp định Giơ ner vơ, giữ gìn lực lượng: *Mĩ – Diệm trắng trợn vi phạm Hiệp định: + Vụ đấu tranh Hà Lam – Chợ được (9.1954) + Vụ thảm sát 38 chiến sĩ cách mạng ở Duy Trinh huyện Duy Xuyên + “ Thà giết nhầm hơn bỏ sót”. Thực hiện chính sách “Tố cộng” “diệt cộng” *Tỉnh ủy Quảng Nam chủ trương xây dựng căn cứ ở miền núi, kết hợp với vũ trang tự vệ. + Thực hiện Nghị Quyết 15 củaBCH Trung ương Đảng. Tháng 6. 1959 Tỉnh ủy Quảng nam triển khai Nghị Quyết 15. b. Chiến đấu chống chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ: +Chủ trương của Liên Khu V, Đảng Ủy Quảng Nam: “ Đối với miền núi đấu tranh vũ trang là chủ yếu, vùng đồng bằng đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang, vùng đo thị đấu tranh chính trị là chủ yếu” *Chính trị: Phong trào chống bình đinh., phong trào đấu tranh của đồng bào Phật giáo. *Quân sự: Đánh bại cuôc hành quân Lam Sơn 7, Lam Sơn 8 vào Huyện Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang trong vòng 62 ngày, diệt và làm bị thương 420 tên, bắn rơi 5 máy bay Đánh bại “chiến dịch Bình Châu” từ tháng 7 đến tháng 12.1963 vào 10 xã giải phóng 10 xã giáp với 3 huyện Tiên Phước, Thăng Bình, Tam kì. c. Chiến đấu chống chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ: *Chủ trương: + Tháng 5.1965 Ban Thường Vụ Tỉnh Ủy họp và khẳng định quyết tâm: “Chưa giải phóng miền Nam thì còn đánh, chiến tranh gì cũng đánh, đối tượng nào cũng đánh, đông bao nhiêu cũng đánh....” Bộ tư lệnh Quân khu V phát động phong trào thi đua “Quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ xâm lược” “Tìm Mĩ mà đánh, tìm ngụy mà diệt” “Trả thù giặc Mĩ đánh phá Miền Bắc ruột thịt” Phương pháp: “ 2 chân, 3 mũi giáp công” (Chính trị - Vũ trang; Đồng bằng, miền núi, đô thị) *Những chiến thắng tiêu biểu: - Chiến Thắng Núi Thành (Diễn biến, ý nghĩa ) - Chiến thắng 2 mùa khô 1965-1966, 1966-1967. - Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân năm 1968. ⭢Ý nghĩa: Đã tiêu diệt một bộ phận quan trọng của địch, giành những thắng lới có ý nghĩa lịch sử, góp phần đánh bại những cố gắng cao nhất cảu Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, buộc chung tuyên bố “phi Mĩ hóa chiến tranh” . d. Quân dân Quảng Nam đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mĩ và thực hiện hiện quyết tâm của Trung ương Đảng, giải phong quê hương góp phần giải phóng hoàn toàn Miền Nam: * Chính trị: riêng năm 1973 ta phát động được 110 cuộc đấu tranh chính trị có lực lượng vũ trang hỗ trợ với sự tham gia của 6000 lượt quần chúng, ngăn chặn hàng trăm cuộc càn quét của địch. *Mặt trận quân sự: -Tổng tiến công chiến lược 1972 - Chiến thăng Tiên Phước (11 đến 17/3/1973) ...) - Đúng 10 giờ 30 phút, ngày 24/3 thị xã Tam kì được giải phóng. -27/3 Hà Lam được giải phong hoàn toàn |
4.Củng cố, dặn dò :
+ Khái quát lại mộc thời gian chính lịch sử dân tộc và lịch sử đia phương. (Bảng phụ)
+ Quảng Nam có bao nhiêu Mẹ Việt Nam anh hùng? Cho biết tên mẹ Việt nam Anh hùng tiêu biểu nhất của tỉnh Quảng Nam và toàn quốc?
+ Hãy cho biết tỉnh kết nghĩa với tỉnh Quảng nam trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước?
+GV nhắc HS chuẩn bị cho tiết học sau (Chiến thắng Núi Thành và vụ đt Hà Lam – Chợ Được)