Đề thi hsg địa thcs sở gd tiền giang 2021-2022 có đáp án

Đề thi hsg địa thcs sở gd tiền giang 2021-2022 có đáp án

4.7/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đề thi hsg địa thcs sở gd tiền giang 2021-2022 có đáp án

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH TIỀN GIANG

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH

TRUNG HỌC CƠ SỞ

Năm học 2021 – 2022

Môn: ĐỊA LÍ

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Ngày thi: 22/3/2022

(Đề thi có 02 trang, gồm 06 câu)

Câu 1 (3,0 điểm): Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

a) Trình bày các đặc điểm về địa hình của vùng núi Trường Sơn Bắc. Hướng các dãy núi có tác động như thế nào đến khí hậu của vùng núi Trường Sơn Bắc?

b) Chứng minh vùng biển nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa thông qua các yếu tố khí hậu biển.

Câu 2 (3,0 điểm):

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

a) Phân tích đặc điểm chế độ nước của sông Cửu Long.

b) Nhận xét và giải thích sự thay đổi chế độ nhiệt ở nước ta từ Bắc vào Nam.

Câu 3 (3,0 điểm):

a) Trình bày những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động ở nước ta. Việc đào tạo tay nghề có ý nghĩa gì trong việc giải quyết việc làm cho người lao động?

b) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao nhưng trình độ đô thị hóa còn thấp.

Câu 4 (3,5 điểm):

a) Cho bảng số liệu:

SỐ LƯỢNG GIA SÚC VÀ GIA CẦM Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 – 2020

Năm

2010 2013 2017 2020

Số lượng

Trâu (nghìn con) 2877,0 2559,5 2491,7 2332,8

(nghìn con) 5808,3 5156,7 5654,9 6230,5

Lợn (nghìn con) 27373,3 26264,4 27406,7 22027,9

Gia cầm (triệu con) 300,5 317,7 385,5 512,7

(Nguồn: Niên giám Thống kê 2020, NXB Thống kê, 2021) Dựa vào bảng số liệu trên, nhận xét sự thay đổi số lượng đàn gia súc, gia cầm ở nước ta trong giai đoạn 2010 – 2020. Tại sao đàn gia cầm ở nước ta tăng nhanh trong thời gian trên?

b) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét về sự phân bố của các bãi tôm, bãi cá ở vùng biển nước ta.

Câu 5 (3,5 điểm):

Cho bảng số liệu:

TỔNG MỨC BÁN LẺ HÀNG HÓA VÀ DOANH THU DỊCH VỤ TIÊU DÙNG PHÂN THEO NGÀNH KINH DOANH Ở NƯỚC TA, NĂM 2010 VÀ NĂM 2020

(Đơn vị: tỉ đồng)

Năm

Ngành

2010

2020

Bán l

1254200,0

3944935,5

D

ch v

lưu trú, ăn u

ng

212065,2

493270,3

D

ch v

và du l

ch

211079,5

538248,5

T

ng s

1677344,7

4976454,3

(Nguồn: Niên giám Thống kê 2020, NXB Thống kê, 2021)

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phân theo ngành kinh doanh ở nước ta năm 2010 và năm 2020.

b) Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phân theo ngành kinh doanh ở nước ta giai đoạn 2010 – 2020.

Câu 6 (4,0 điểm):

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

a) Kể tên các tỉnh có phân bố cây chè ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Phân tích các điều kiện thuận lợi về tự nhiên để phát triển cây chè ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

b) Giải thích tại sao Đông Nam Bộ là vùng thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư trong và

ngoài nước.

------------------------------------------------HẾT----------------------------------------------

Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam); không được sử dụng các tài liệu khác. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh:……………………………………...; Số báo danh:………………

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH

TIỀN GIANG TRUNG HỌC CƠ SỞ

ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Năm học 2021 2022

Môn: ĐỊA LÍ

Ngày thi: 22/3/2022

(Đáp án gồm có 05 trang)

------------------------------------------------------------------------------------------------------------

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu

Nội dung đáp án

Điểm

1

(3,0 điểm)

a) Trình bày các đặc điểm về địa hình của vùng núi Trường Sơn Bắc. Hướng các dãy núi có tác động như thế nào đến khí hậu của vùng núi Trường Sơn Bắc?

2,0

* Địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc:

  • Giới hạn: nằm phía Nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.
  • Hướng nghiêng tây bắc – đông nam. Hướng núi tây bắc – đông nam và tây – đông.
  • Đặc điểm:

+ Đây là vùng núi thấp (phổ biến dưới 1000 m).

+ Hình dáng hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu, thấp trũng ở giữa.

+ Địa hình có các dãy núi song song và so le nhau, có nhiều nhánh núi nằm ngang chia cắt đồng bằng ven biển Trung Bộ.

* Tác động hướng các dãy núi đến khí hậu:

- Dãy Trường Sơn Bắc tạo ra sự khác biệt về mùa mưa ở sườn đông và sườn tây:

+ Nửa đầu mùa hạ gây mưa cho sườn tây và tạo hiệu ứng phơn cho sườn đông.

+ Mùa đông gây mưa vào thu đông cho đồng bằng ven biển. - Các dãy núi đâm ngang ra biển làm suy yếu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc xuống phía Nam và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã.

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

b) Chứng minh vùng biển nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa thông qua các yếu tố khí hậu.

1,0

  • Chế độ gió: Gió hướng đông bắc chiếm ưu thế từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, các tháng còn lại ưu thế thuộc về gió tây nam (vịnh Bắc Bộ hướng nam). Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền. Dông trên biển thường phát triển về đêm và sáng.
  • Chế độ nhiệt: Ở biển mùa hạ mát, mùa đông ấm hơn trên đất liền. Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt trên 230C, biên độ nhiệt độ trong năm nhỏ. - Chế độ mưa: Lượng mưa trên biển ít hơn trên đất liền, đạt từ 1100 – 1300 mm/năm.

0,5

0,25

0,25

a) Phân tích đặc điểm chế độ nước sông Cửu Long.

1,5

- Tổng lưu lượng nước và lưu lượng nước trung bình năm lớn: tương ứng 178688 m3/s và 14891 m3/s.

0,25

2

(3,0 điểm)

  • Sự phân mùa:

+ Thời gian mùa lũ: kéo dài 6 tháng (từ tháng 7 đến tháng 12), tổng lưu lượng các tháng mùa lũ đạt 141790 m3/s, chiếm 79,4% lưu lượng nước cả năm.

+ Thời gian mùa cạn: kéo dài 6 tháng (từ tháng 01 đến tháng 6), tổng lưu lượng nước mùa cạn 36898 m3/s, chiếm 20,6% lưu lượng nước cả năm.

  • Sự chênh lệch lưu lượng dòng chảy giữa hai mùa của sông Cửu Long khá lớn (3,84 lần).
  • Đỉnh lũ là tháng 10 (29000 m3/s), tháng kiệt là tháng 3 (1570 m3/s).
  • Đặc điểm lũ: lên chậm, xuống chậm.

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

b) Nhận xét và giải thích sự thay đổi chế độ nhiệt ở nước ta từ Bắc vào Nam.

1,5

* Nhận xét:

  • Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam (dẫn chứng). - Biên độ nhiệt độ năm giảm dần từ Bắc vào Nam (dẫn chứng). - Nhiệt độ trung bình tháng 1 có sư chênh lệch lớn và có xu hướng tăng dần từ Bắc vào Nam. Nhiệt độ trung bình tháng 7 trên phạm vi cả nước không chênh lệch nhiều. * Giải thích:
  • Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam vì càng vào Nam càng gần Xích đạo, góc nhập xạ càng lớn.
  • Biên độ nhiệt độ giảm dần từ Bắc vào Nam vì miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, miền Nam hầu như không chịu tác động của gió mùa Đông Bắc, nóng quanh năm.
  • Tháng 1, miền Bắc chịu tác động của gió mùa Đông Bắc nên nền nhiệt hạ thấp; tháng 7 cả nước chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ nên nền nhiệt khá cao và không chênh lệch lớn.

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

3

(3,0 điểm)

a) Trình bày những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta. Việc đào tạo tay nghề có ý nghĩa gì trong việc giải quyết việc làm cho người lao động?

2,0

* Thế mạnh:

  • Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh. Bình quân mỗi năm tăng gần một triệu lao động.
  • Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và tiếp thu nhanh khoa học kĩ thuật. - Chất lượng nguồn lao động đang được nâng cao.
  • Hạn chế: Thể lực và trình độ chuyên môn còn thấp, thiếu tác phong công nghiệp, tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo còn cao,...
  • Ý nghĩa việc đào tạo tay nghề cho người lao động:
  • Giúp người lao động tự tạo việc làm.
  • Giúp người lao động tham gia vào các đơn vị sản xuất dễ dàng hơn.

0,5

0,5

0,25

0,25

0,25

0,25

b) Chứng minh quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao nhưng trình độ đô thị hóa còn thấp.

1,0

* Quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao:

  • Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ngày càng tăng (dẫn chứng).
  • Mạng lưới đô thị phát triển cả về số lượng và quy mô các thành phố. Lối sống thành thị lan tỏa về các vùng nông thôn ngày càng lớn.

* Trình độ đô thị hóa thấp: tỉ lệ dân thành thị, cơ sở hạ tầng đô thị còn thấp so với các nước trong khu vực và thế giới; phần lớn các đô thị có quy mô vừa và nhỏ,…

0,5

0,25

0,25

4

(3,5 điểm)

a) Nhận xét sự thay đổi số lượng đàn gia súc, gia cầm ở nước ta trong giai đoạn 2010 – 2020. Tại sao đàn gia cầm nước ta tăng nhanh trong thời gian trên?

2,0

* Nhận xét:

Số lượng đàn gia súc, gia cầm ở nước ta trong giai đoạn 2010 – 2020 có sự biến động: - Đàn trâu ngày càng giảm (dẫn chứng). - Đàn bò cả giai đoạn tăng nhưng không ổn định (dẫn chứng). - Đàn lợn giảm, đặc biệt giảm mạnh từ năm 2017 – 2020 (dẫn chứng).

- Gia cầm ngày càng tăng (dẫn chứng).

* Đàn gia cầm nước ta tăng nhanh trong thời gian trên do:

  • Nước ta có phát huy có hiệu quả các điều kiện chăn nuôi gia cầm. - Cơ sở thức ăn phong phú. Giống gia cầm ngày càng cho năng suất cao.
  • Việc phòng ngừa dịch bệnh trên đàn gia cầm được thực hiện tốt. - Nguyên nhân khác: thị trường tiêu thụ rộng lớn, kinh nghiệm chăn nuôi của người dân,…

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

b) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét về sự phân bố của các bãi tôm, bãi cá ở vùng biển nước ta.

1,5

  • Nước ta có nhiều bãi tôm, bãi cá và phân bố rộng khắp ở vùng biển suốt từ Bắc vào Nam.
  • Các bãi tôm, bãi cá hầu hết đều phân bố gần bờ, trừ bãi cá ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. - Các bãi tôm, bãi cá phân bố không đều:

+ Bãi tôm, bãi cá ở miền Nam phân bố tập trung và nhiều hơn miền Bắc. Ở miền Bắc số bãi tôm, bãi cá ít hơn, phân bố phân tán. + Các bãi tôm thường phân bố gần bờ hơn so với các bãi cá.

+ Càng vào Nam số lượng bãi tôm càng nhiều hơn so với số lượng bãi cá.

0,5

0,25

0,25

0,25

0,25

5

(3,5 điểm)

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phân theo ngành kinh doanh ở nước ta năm 2010 và năm 2020.

2,5

- Tính quy mô (hay bán kính đường tròn):

+ Coi bán kính R2010 là 1 đơn vị bán kính (đvbk).

+ Ta có đvbk.

-Tính cơ cấu:

0,5

0,5

Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phân theo ngành kinh doanh ở nước ta năm 2010 và năm 2020, đơn vị %

Năm

2010 2020

Ngành

Bán lẻ 74,8 79,3

Dịch vụ lưu trú, ăn uống 12,6 9,9

Dịch vụ và du lịch 12,6 10,8

Tổng số 100,0 100,0

- Vẽ biểu đồ:

+ Loại biểu đồ: biểu đồ tròn, các loại biểu đồ khác không chấm điểm.

+ Yêu cầu: chia đúng tỉ lệ các phần trong biểu đồ, có chú giải, tên biểu đồ, thẩm mĩ. + Biểu đồ tham khảo:

Năm 2010 Năm 2020

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN QUY MÔ VÀ CƠ CẤU TỔNG MỨC BÁN LẺ HÀNG HÓA VÀ DOANH THU DỊCH VỤ TIÊU

DÙNG PHÂN THEO NGÀNH KINH DOANH Ở NƯỚC TA

NĂM 2010 VÀ NĂM 2020

1,5

b) Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phân theo ngành kinh doanh ở nước ta giai đoạn 2010 – 2020.

1,0

* Nhận xét:

Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phân theo ngành kinh doanh ở nước ta giai đoạn 2010 – 2020 có sự thay đổi:

  • Tỉ trọng ngành bán lẻ tăng (dẫn chứng).
  • Tỉ trọng ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống; dịch vụ và du lịch giảm (dẫn chứng). * Giải thích:
  • Tỉ trọng ngành bán lẻ tăng do ngành bán lẻ có nhiều loại hình và chủng loại hàng hóa đa dạng; dân số tăng, nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn.
  • Tỉ trọng ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống; dịch vụ và du lịch giảm nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng dịch bệnh Covid – 19, tốc độ tăng chậm hơn ngành bán lẻ,…

0,25

0,25

0,25

0,25

a) Kể tên các tỉnh có phân bố cây chè ở vùng Trung du và miền

2,0

6

(4,0 điểm)

núi Bắc Bộ. Phân tích các điều kiện thuận lợi về tự nhiên để phát triển cây chè ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

  • Các tỉnh có phân bố cây chè của vùng: Thái Nguyên, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Bắc Kạn,…
  • Thuận lợi về tự nhiên để phát triển cây chè ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:
  • Đất đai phần lớn là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các loại đá mẹ khác. Ngoài ra còn có đất phù sa cổ (ở trung du), thuận lợi cho cây chè phát triển.
  • Địa hình đa dạng, diện tích rộng có thể tổ chức sản xuất với quy mô khác nhau.
  • Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh thích hợp với điều kiện sinh thái của cây chè.

Ngoài ra khí hậu còn phân hóa theo độ cao có thể trồng được nhiều loại chè.

0,5

0,5

0,25

0,5

0,25

b) Giải thích tại sao Đông Nam Bộ là vùng thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước.

2,0

  • Đông Nam Bộ có vị trí địa lí thuận lợi (phân tích); tài nguyên đa dạng; nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
  • Nguồn lao động dồi dào và có trình độ khoa học kĩ thuật cao. - Cơ sở hạ tầng hoàn thiện nhất cả nước, đặc biệt là giao thông vận tải, thông tin liên lạc, khả năng cung cấp điện, nước.
  • Cơ chế và chính sách đặc biệt của Nhà nước đối với vùng Đông Nam Bộ.
  • Nguyên nhân khác như thị trường, kinh tế phát triển,…

0,5

0,5

0,5

0,25

0,25

------------------------------------------------Hết------------------------------------------------