55 câu trắc nghiệm liên xô và các nước đông âu (1945-1991)-liên bang nga (1991-2000)

55 câu trắc nghiệm liên xô và các nước đông âu (1945-1991)-liên bang nga (1991-2000)

4.6/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa 55 câu trắc nghiệm liên xô và các nước đông âu (1945-1991)-liên bang nga (1991-2000)

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU ( 1945-1991)

LIÊN BANG NGA ( 1991- 2000)

I. Mức độ 1: Nhận biết

Câu 1: Một trong những thành tựu của kế hoạch khôi phục kinh tế sau chiến tranh ờ Liên Xô (1945 - 1950) ?

  1. Sản lượng công nghiệp và nông nghiệp năm 1950 đạt mức sản lượng năm 1940.
  2. Sản lượng nông nghiệp, công nghiệp đểu vượt mức sản lượng năm 1940.
  3. Sản lượng cổng nghiệp tăng 73%, nông nghiệp đạt mức trước chỉến tranh (năm 1940).
  4. Sản lượng công nghiệp và nông nghiệp đều tăng 73%.

Câu 2: Năm 1949 dã ghi dấu ấn vào lịch sử Liên Xô bằng sự kiện nổi bật nào? A. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

  1. Liên Xô chế tạo thành công bom hạt nhân
  2. Liên Xô đập tan âm mưu thực hiện cuộc “chiến tranh lạnh” của Mĩ.
  3. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.

Câu 3: Vị trí của nền kinh tế Liên Xô trong những năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 ?

A. Liên Xô là siêu cường kinh tế duy nhất.

B. Liên Xô là cường quốc công nghiệp thứ hai ờ châu Âu.

C. Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng hàng thứ hai trên thế giới.

D. Liên Xô là một nước có nển nông nghiệp hiện đại nhất thế giới.

Câu 4: I-u-ri Ga-ga-rin là ai ?

  1. Là người đầu tiên thám hiểm Mặt Trăng.
  2. Là nhà du hành vũ trụ đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất
  3. Là người đầu tiên thám hiểm sao Hỏa.
  4. Là người đã thiết kế - chế tạo thành công vệ tinh nhân tạo Spút-ních.

Câu 5: Từ năm 1946 - 1950, Liên Xô đã đạt được thắng lợi to lớn gì trong công cuộc khôi phục kinh tế?

  1. Hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm trước 9 tháng.
  2. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên cùa Trái đất
  3. Xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội

D. Thành lập Liên bang cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết.

Câu 6: Chính sách đối ngoại cùa Liên Xô từ nãm 1945 đến nừa đầu những năm 70 của thế kỉ XX là gì?

  1. Muốn làm bạn với tất cả các nước.
  2. Chỉ quan hệ với các nước lớn.
  3. Tích cực ủng hộ hòa bình và phong trào cách mạng thế giới.
  4. Chỉ làm bạn với các nước Xã hội chủ nghĩa.

Câu 7: Sau khi Liên Xô sụp đổ, Liên bang Nga trở thành A. quốc gia độc lập như các nước cộng hòa khác.

  1. quốc gia kế tục Liên Xô.
  2. quốc gia nắm mọi quyền hành ở Liên Xô.
  3. quốc gia Liên bang Xô viết.

Câu 8: Đâu là nguyên nhân khách quan dẫn đến Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ?

  1. Do đường lối lãnh đạo manh tính chủ quan duy ý trí, cùng với cơ chế quản lý quan liêu bao cấp.
  2. Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước.
  3. Khi tiến hành cải tổ lại phạm phải sai lầm về nhiều mặt, làm cho khủng hoảng trầm trọng.
  4. Không bắt kịp bước phát triển của Khoa học – kĩ thuật tiên tiến.

Câu 9: Tháng 12/1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành, quy định nước Nga theo chế độ nào?

A. Dân chủ đại nghị. B. Thể chế quân chủ chuyên chế.

C. Thể chế quân chủ Lập Hiến. D. Thể chế Tổng Thống Liên Bang.

Câu 10: Những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga thực hiện chính sách đối ngoại ngả về phương Tây với hi vọng

  1. thành lập một liên minh chính trị ở châu Âu.
  2. nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế.
  3. tăng cường hợp tác khoa học-kĩ thuật với các nước châu Âu.
  4. xây dựng một liên minh kinh tế lớn ở châu Âu.

Câu 11: Từ năm 1950 đến năm 1975, Liên Xô thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm A. Phấn đấu đạt 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới.

  1. Hoàn thành cơ giới hóa, điện khí hóa, hóa học hóa nền kinh tế.
  2. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới.
  3. Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội

Câu 12: Chính sách đối ngoại vủa Liên Bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 vừa ngả về phương Tây, vừa khôi phục và phát triển quan hệ với các nước

A. Châu Phi B. trong nhóm G7 C. khu vực Mĩ Latinh D. châu Á

Câu 13: Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô đi đầu thế giới trong lĩnh vực nào?

  1. Công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo.
  2. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
  3. Công nghiệp quốc phòng.
  4. Công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân.

Câu 14: Thực hiện kế hoạch khôi phục kinh tế (1946 – 1950), Liên Xô đạt được thành tựu gì trong lĩnh vực nông nghiệp?

  1. Sản xuất nông nghiệp năm 1950 đạt mức trước chiến tranh.
  2. Sản xuất nông nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh.
  3. Sản xuất nông nghiệp tăng 48% so với trước chiến tranh.
  4. Sản xuất nông nghiệp tăng 50% so với trước chiến tranh.

Câu 15: Từ năm 1945 đến năm 1950, Liên Xô bắt tay vào khôi phục kinh tế và xây dựng xã hội chủ nghĩa trong hoàn cảnh

  1. được sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân trong nước và thế giới.
  2. đất nước chịu nhiều tổn thất về người và của, khó khăn về nhiều mặt.
  3. là nước thắng trận, thu được nhiều lợi nhuận từ chiến tranh và thành quả của Hội nghị Ianta.
  4. Liên Xô, Mĩ, Anh và Pháp vẫn đồng minh, giúp đỡ lẫn nhau.

Câu 16: Ngày 25-12-1991, Goócbachốp từ chức Tổng thống, lá cờ búa liềm trên nóc điện

Crem- lin bị hạ xuống đánh dấu

  1. chính quyền Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Liên Xô bị tê liệt.
  2. công cuộc cải tô của Goócbachốp bị thất bại.
  3. sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
  4. sự chấm dứt của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.

Câu 17: Xã hội Liên Xô từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX có sự biến đổi như thế nào?

  1. Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới.
  2. Trình độ học vấn của người dân không ngừng được nâng cao.
  3. Tỉ lệ công nhân chiến hơn 70 % sô người lao động trong cả nược.
  4. Liên Xô đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, điện hạt nhân.

Câu 18: Sau khi kế tục Liên Xô, Liên bang Nga phải đối mặt với hai thách thức lớn nào về đối nội?

  1. Tình trang không ổn định do tranh chấp đảng phái và những vụ xung đột sắc tộc.
  2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn chưa phục hồi và những vụ xung đột sắc tộc.
  3. Chịu áp lực chính trị từ các nước phương Tây và tình trạng không ổn định do tranh chấp đảng phái.
  4. Tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn chưa phục hồi và tình trạng không ổn định do tranh chấp đảng phái.

Câu 19: Từ năm 2000, khi V.Putin lên làm Tổng thống, nước Nga có những biến chuyển khả quan như thế nào?

  1. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới, vị thế quốc tế được nâng cao.
  2. Đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, chính trị xã hội ổn định.
  3. Kinh tế dần phục hồi, chính trị xã hội ổn định, vị thế quốc tế được nâng cao.
  4. Kinh tế dần phục hồi và phát triển, xã hội có nhiều biến chuyển.

Câu 20: Kinh tế Liên bang Nga bắt đầu có tín hiệu phục hồi nào năm nào?

A. 1995 B. 1997 C. 1996 D. 2000

ĐÁP ÁN

1-C

2-D

3-C

4-B

5-A

6-C

7-B

8-B

9-D

10-B

11-D

12-D

13-D

14-A

15-B

16-D

17-B

18-A

19-C

20-C

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án C

Thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 – 1950). Đến năm 1950, tổng sản lượng công nghiệp Liên Xô tăng 73% so với trước chiến tranh (kế hoạch dự kiến là 48%), hơn 6200 xí nghiệp được phục hồi và xây dựng mới đi vào hoạt động.

Câu 2: Đáp án D

Năm 1949, Liên Xô đã chế tạo thành công bom nguyên tử, phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.

Câu 3: Đáp án C

Trong giai đoạn 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ).

Câu 4: Đáp án B

Năm 1961, Liên Xô đã phóng con tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ I.Gagarin bay vòng quanh Trái Đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

Câu 5: Đáp án A

Với tinh thần tự lực tự cường, nhân dân Liên Xô đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 – 1950) trong vòng 4 năm 3 tháng (trước 9 tháng).

Câu 6: Đáp án C

Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô thực hiện chính sách đối ngoại bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 7: Đáp án B

Sau khi Liên xô tan rã, Liên bang Nga là “quốc gia kế tục Liên Xô” được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và tại các cơ quan ngoại giao của Liên Xô tại nước ngoài.

Câu 8: Đáp án B

Những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu bao gồm:

*Nguyên nhân chủ quan:

  • Đường lối lãnh đạo chủ quan, duy ý chí, quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện.
  • Thiếu dân chủ, thiếu công bằng, … làm nhân dân bất mãn.
  • Không bắt kịp bước phát triển của khoa học - kỹ thuật tiên tiến,dẫn đến tình trạng trì trệ,khủng hoảng kinh tế - xã hội.
  • Phạm phải nhiều sai lầm trong cải tổ làm khủng hoảng thêm trầm trọng. *Nguyên nhân khách quan:
  • Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước.

Câu 9: Đáp án D

Tháng 12-1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành, quy định thể chế Tổng thống Liên bang.

Câu 10: Đáp án B

Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến 2000 là ngả về phương Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế.

Câu 11: Đáp án D

Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Các kế hoạch này về cơ bản đã hoàn thành với nhiều thành tựu to lớn.

Câu 12: Đáp án D

Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến 2000 là một mặt ngả về phương

Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế; mặt khác, nước Nga khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, các

nước ASEAN…)

Câu 13: Đáp án D

Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô đi đầu thế giới trong lĩnh vực công nghiệp vũ trụ điện hạt nhân.

Câu 14: Đáp án A

Với tinh thần tư lực, tự cường, nhân dân Liên Xô hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 – 1950) trong vòng 4 năm 3 tháng. Đến năm 1950, sản xuất nông nghiệp đã đạt mức trước chiến tranh.

Câu 15: Đáp án B

Liên Xô là nước chịu tổn thất nặng nề nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai: khoảng 27 triệu người chết, 1710 thành phố, hơn 7 vạn làng mạc, gần 32000 xí nghiệp bị tàn phá nặng nề.

Câu 16: Đáp án D

Ngày 25-12-1991, Goócbachốp từ chức Tổng thống, lá cờ búa liềm trên nóc điện Kremli bị hạ xuống, đánh dấu sự chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sau 74 năm tồn tại.

Câu 17: Đáp án B

Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, xã hội Liên Xô có nhiều sự biến đổi. Tỉ lệ công nhân chiến hơn 55% số người lao động trong cả nước. Trình độ học vấn của người dân không ngừng được nâng cao.

Câu 18: Đáp án A

Từ năm 1991 đến năm 2000, về mặt đối nội, nước Nga phải đối mặt với hai thách thức lớn là tình trạng không ổn định do sự tranh chấp giữa các đảng phái và những vụ xung đột sắc tộc, nổi bật là phong trào li khai ở vùng Trécxnia

Câu 19: Đáp án C

Từ năm 2000, khi V.Putin lên làm Tổng thống, nước Nga có những biến chuyển khả quan:

Kinh tế dần phục hồi, chính trị xã hội ổn định, vị thế quốc tế được nâng cao. Tuy vậy, nước Nga vẫn phải đương đầu với nạn khủng bố do các phần tử li khai gây ra, đồng thời tiếp tục khắc phục những trở ngại trên con đường phát triển để giữ vững địa vị của 1 cường quốc Âu – Á.

Câu 20: Đáp án C

Từ năm 1996, kinh tế Liên bang Nga bắt đầu có những tín hiệu phục hồi; năm 1997, tốc độ tăng trưởng là 0,5%; năm 2000 lên đến 9%.

II. Mức độ 2: Thông hiểu

Câu 1: Một trong những thành công của Liên Xô trong hơn 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội (1950 - những nãm 70) là

  1. Trở thành nước đi đầu trong các ngành công nghiệp mới như: công nghiệp điện hạt nhân, công nghiệp vũ trụ.
  2. Nước tiên phong thực hiện cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp
  3. Trở thành quốc gỉa hàng đầu thế giới về vũ khí sinh học.
  4. Là quốc gỉa có thu nhập bình quân đầu người cao nhất châu Âu.

Câu 2: Thuận lợi lớn của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. Các nước tư bản dỡ bò cấm vận, bao vây Liên Xô.

  1. Vị thế, uy tín của Liên Xô được nâng cao trên thế giới.
  2. Trở thành chỗ dựa vững chắc cho phong trào cách mạng thế giới.
  3. Liên bang Xô vỉết được mở rộng, số thành viên tăng lên 15 nước.

Câu 3: Liên Xô dựa vào thuận lợi nào là chủ yếu đế xây dựng lại đất nước?

  1. Nhũng thành tựu từ công cuộc xây dụng chù nghĩa xã hội trước chiến tranh.
  2. Sự ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới.
  3. Tính ưu việt của Chủ nghĩa xã hội và nhiệt tình cùa nhân dân sau ngày chiến thắng.
  4. Lãnh thổ lớn và tài nguyên phong phú.

Câu 4: Đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Liên Xô đã đạt được những thành tựu cơ bản gì thể hiện vai trò quan trọng của mình với Mĩ và Tây Âu?

  1. Thế cân bằng về sức mạnh kinh tế đối với Mĩ và phương Tây.
  2. Thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự nói chung và sức mạnh hạt nhân nói riêng đối với Mĩ và phương Tây.
  3. Thế cân bằng sức mạnh về quốc phòng với Mĩ và phương Tây.
  4. Thế cân bằng về chinh phục vũ trụ đối với Mĩ và phương Tây.

Câu 5: Nguyên nhân cơ bản nào làm cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ? A. Các thế lực chống Chủ nghĩa xã hội trong và ngoài nước chống phá.

  1. Chậm sửa chữa những sai lầm.
  2. Nhà nước, nhân dân Xô viết nhận thấy Chủ nghĩa xã hội không tiến bộ nên muốn thay đổi chế độ.
  3. Xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội không phù hợp với sự biến đổi của thế giới và thực tế khách quan.

Câu 6: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô tiến hành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế và đã đạt được thành tựu lớn nhất là

  1. Chế tạo thành công bom nguyên tử
  2. Về cơ bản đã xây dựng được cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội
  3. Hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp
  4. Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mĩ

Câu 7: Điều gì chứng tỏ rõ rệt nhất tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô?

  1. Hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946-1950).
  2. Năm 1972, sản xuất trong 4 ngày đã đạt bằng sản lượng cả năm của đế quốc Nga cũ.
  3. Nhanh chóng trở thành cường quốc công nghiệp thế giới
  4. Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc bảo vệ hòa bình thế giới

Câu 8: Chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước và trở thành hệ thống thế giới với thắng lợi của

  1. Cách mạng Cuba với sự thành lập nước Cộng hòa Cuba (1959).
  2. Các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
  3. Cách mạng Trung Quốc với sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa (1949).
  4. Cách mạng Việt Nam với sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945) Câu 9: Nguyên nhân trực tiếp đòi hỏi Liên Xô phải bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế trong những năm 1945-1950 là
  5. tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã bị gián đoạn từ 1941
  6. xây dựng nền kinh tế mạnh đủ sức cạnh tranh với Mĩ
  7. đất nước bị chiến tranh tàn phá
  8. đưa Liên Xô trở thành cường quốc thế giới

Câu 10: Xác định nội dung chứng minh Liên Xô là cường quốc công nghiệp lớn thứ hai trên thế giới vào đầu những năm 70 thế kỉ XX

  1. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp trung bình hàng năm của Liên Xô đạt trên 90%
  2. Sản lượng công nghiệp Liên Xô vượt 73% so với trước chiến tranh thế giới thứ hai
  3. Sản lượng công nghiệp của Liên Xô chiếm 20% tổng sản lượng công nghiệp thế giới
  4. Liên Xô là nước đầu tiên xây dựng nhà máy điện nguyên tử

Câu 11: Thành tựu quan trọng nhất về kinh tế mà Liên Xô đạt được sau chiến tranh thế giới thứ hai là

  1. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử
  2. Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo

Trái Đất

  1. Năm 1961, Liên Xô phóng tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh

Trái Đất

  1. Đến đầu thập niên 60 của thế kỉ XX, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới sau Mĩ.

Câu 12: Sai lầm lớn nhất của Liên Xô và các nước Đông Âu khi tiến hành cải tổ đất nước để thoát khỏi khủng hoảng là

  1. Chỉ lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, không coi trọng cải tổ bộ máy nhà nước.
  2. Thực hiện chính sách đối ngoại đa phương hoá, gần gũi với phương Tây.
  3. Thiếu dân chủ công khai và đàn áp nhân dân biểu tình
  4. Thực hiện đa nguyên đa đảng (cho phép nhiều đảng phái cùng tham gia hoạt động) Câu 13: Nội dung nào sau đây không phải là đường lối xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
  5. Mở rộng liên minh quân sự ở châu Âu, châu Á và khu vực Mĩ latinh.
  6. Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
  7. Viện trợ, giúp đỡ nhiều nước xã hội chủ nghĩa.
  8. Bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc

Câu 14: Từ năm 1994, Liên bang Nga chuyển sang chính sách đối ngoại A. “Định hướng Âu - Á”.

  1. “Định hướng Đại Tây Dương”.
  2. Hòa bình, trung lập.
  3. Ủng hộ sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc vì độc lập dân chủ và tiến bộ xã hội

Câu 15: Sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đã tác động như thế nào đến tình hình thế giới?

  1. Thúc đẩy sự sụp đổ hoàn toàn của Chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn cầu.
  2. Chủ nghĩa xã hội lâm vào thời kì thoái trào; trật tự thế giới hai cực Ianta hoàn toàn sụp đổ.
  3. Mĩ - nước đứng đầu cực Tư bản chủ nghĩa, vươn lên nắm quyển lãnh đạo thế giới, xác lập trật tự thế giới "một cực".
  4. Chấm dứt cuộc chạy đua vũ trang trên quy mô toàn cầu.

Câu 16: Trong những năm chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu lâm vào khủng hoảng,

Đảng và Nhà nước Việt Nam cho rằng

  1. hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới chịu tác động lớn, nên đã điều chỉnh và tiến hành đổi mới đất nước.
  2. chủ nghĩa xã hội Việt Nam không chịu tác động từ cuộc khủng hoảng này, nên không cân sự điều chỉnh.
  3. mô hình chủ nghĩa xã hội không phù hợp ở châu Âu.

D. chủ nghĩa xã hội Việt Nam không chịu tác động, nhưng vẫn cần phải đúc kết bài học kinh nghiệm.

Câu 17: Nội dung nào dưới đây không đúng về tác động của sự tan rã chủ nghĩa xã hội ở

Liên Xô và các nước Đông Âu đến tình hình thế giới? A. Chiến tranh lạnh thực sự kết thúc.

  1. Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới không còn tồn tại.
  2. Trật tự hai cực Ianta sụp đổ.
  3. Trật tự thế giới một cực được thiết lập.

Câu 18: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu?

  1. Người dân không ủng hộ, không hào hứng với chế độ XHCN.
  2. Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, quan liêu.
  3. Không bắt kịp bước phát triển của khoa học – kĩ thuật tiên tiến trên thế giới.
  4. Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước

Câu 19: Một trong những biểu hiện chứng tỏ Liên Xô là thành trì của cách mạng thế giới từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX là A. tích cực giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa

B. trực tiếp đối đầu với các cường quốc phương Tây C. làm phá sản hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mĩ.

D. thúc đẩy sự hình thành xu thế hợp tác toàn cầu

Câu 20: Ý nghĩa quan trọng nhất của sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm 1949 là

    1. Cân bằng lực lượng quân sự giữa Mĩ và Liên Xô
    2. Phá vỡ thế độc quyền nguyên tử của Mĩ
    3. Đánh dấu bước phát triển nhanh chóng của khoa học – kĩ thuật Xô Viết
    4. Liên Xô trở thành cường quốc xuất khẩu vũ khí hạt nhân

ĐÁP ÁN

1-A

2-B

3-C

4-B

5-D

6-B

7-C

8-B

9-C

10-C

11-D

12-D

13-A

14-A

15-B

16-A

17-D

18-A

19-A

20-B

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án A

Sau nhiều năm thực hiện các kế hoạch dài hạn, từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ), một số ngành công nghiệp có sản lượng cao vào loại nhất thế giới như dầu mỏ, than, thép,…Liên Xô đi đầu trong ngành công nghiệp vũ trụ, điện hạt nhân.

=> Thành tựu trên là một trong những thành công tiêu biểu của Liên Xô trong hơn 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội (1950 đến những năm 70 của thế kỉ XX).

Câu 2: Đáp án B

Vị thế, uy tín của Liên Xô đươc nâng cao trên trường quốc tế được quy định bởi những điểm sau:

  • Tiềm lực về kinh tế và quân sự ngày càng được nâng cao:

+ Đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc khôi phục kinh tế.

+ Đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, điện hạt nhân, đặc biệt là chế tạo thành công bom nguyên tử (1949), phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.

+ ….

  • Thực hiện chính sách ngoại giao tiền bộ: thực hiện chính sách bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới.

Câu 3: Đáp án C

- Tính ưu việt của Chủ nghĩa xã hội được thể hiện ở những điểm sau:

  1. Mục tiêu cao nhất của CNXH là giải phóng con người khỏi mọi ách bóc lột về kinh tế và nô dịch về tinh thần, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện;
  2. Cơ sở vật chất của CNXH được tạo ra bởi một lực lượng sản suất tiên tiến, hiện đại; (3) CNXH là từng bước xoá bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất;
  3. CNXH tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới với năng suất cao;
  4. CNXH thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động;
  5. Nhà nước trong CNXH là nhà nước dân chủ kiểu mới, thể hiện bản chất giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động;
  6. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa (XHCN), các quan hệ giai cấp - dân tộc - quốc tế được giải quyết phù hợp, kết hợp lợi ích giai cấp - dân tộc với chủ nghĩa quốc tế trong sáng.

- Nhiệt tình của nhân dân sau ngày chiến thắng phát xít, cộng thêm vào đó là tình thần tự lực, tự cường của nhân dân. Nhờ nhân tố này, Liên Xô đã hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 – 1950) trong 4 năm 3 tháng.

=> Tính ưu việt của Chủ nghĩa xã hội và nhiệt tình của nhân dân sau ngày chiến thắng là nhân tố quan trọng để Liên Xô xây dựng lại đất nước.

Câu 4: Đáp án B

- Thế cân bằng về sức mạnh quân sự nói chung từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX của Liên Xô đối với Mĩ và Tây Âu thể hiện ở điểm quan trọng nhất là kí với Mĩ các hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng, chống tên lửa và về một số biện pháp trong lĩnh vực hạn chế vũ khí tiến công chiến lược ( gọi tắt là hiệp ước ABM và hiệp định SALT - 1 và SALT - 2 ), Liên Xô đã đạt được thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự nói chung và sức mạnh lực lượng hạt nhân nói riêng với các nước phương Tây. Đây là một thành tựu có ý nghĩa to lớn, làm đảo lộn toàn bộ chiến lược của Mĩ và đồng minh của Mĩ.

Câu 5: Đáp án D

Có 5 nguyên nhân chinh đưa đến sự sụp đổ của hệ thống chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu:

  • Đường lối lãnh đạo chủ quan, duy ý chí, quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện.
  • Thiếu dân chủ, thiếu công bằng, … làm nhân dân bất mãn.
  • Không bắt kịp bước phát triển của khoa học - kỹ thuật tiên tiến,dẫn đến tình trạng trì trệ,khủng hoảng kinh tế - xã hội.
  • Phạm phải nhiều sai lầm trong cải tổ làm khủng hoảng thêm trầm trọng.
  • Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước.

=> Tựu chung lại, đây chỉ là sự sụp đổ của một mô hình xã hội chủ nghĩa chưa khoa học, chưa nhân văn, xây dựng chủ nghĩa xã hội không phù hợp với sự biến đổi của thế giới và thực tế khách quan và là một bước lùi tạm thời của chủ nghĩa xã hội.

Câu 6: Đáp án B

Những thành tựu ở đáp án A, C, D đều thuộc cơ sở - vật chất của chủ nghĩa xã hội.

Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô về cơ bản xây dựng được cơ sở vât chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô thực hiện thêm nhiều kế hoạch 5 năm nữa để tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Đây cũng là cơ sở nền tảng nhất cho sự phát triển của cường quốc này. => Thành tựu lớn nhất của Liên Xô khi tiến hành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế là về cơ bản đã xây dựng được cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.

Câu 7: Đáp án C

Tình ưu việt của chủ nghĩa xã hội thê hiện qua những điểm sau:

- Tính ưu việt của Chủ nghĩa xã hội được thể hiện ở những điểm sau:

  1. Mục tiêu cao nhất của CNXH là giải phóng con người khỏi mọi ách bóc lột về kinh tế và nô dịch về tinh thần, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện;
  2. Cơ sở vật chất của CNXH được tạo ra bởi một lực lượng sản suất tiên tiến, hiện đại; (3) CNXH là từng bước xoá bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất;
  3. CNXH tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới với năng suất cao;
  4. CNXH thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động;
  5. Nhà nước trong CNXH là nhà nước dân chủ kiểu mới, thể hiện bản chất giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động;
  6. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa (XHCN), các quan hệ giai cấp - dân tộc - quốc tế được giải quyết phù hợp, kết hợp lợi ích giai cấp - dân tộc với chủ nghĩa quốc tế trong sáng.

=> Xét biểu hiện thú hai cho thấy, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp thế giới đồng nghĩa với việc cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội được dần hoàn thiện, được tạo ra bởi lực lượng sản xuất tiên tiến, hiện đại khi số lượng công nhân trong xã hội đã chiếm 55% tổng số người lao động trong cả nước.

Câu 8: Đáp án B

Cần phân biệt giữa hai trường hợp:

  • Chủ nghĩa xã hội trở thành phạm vi thế giới: sự ra đời của nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
  • Chủ nghĩa xã hội nối liền từ châu Âu sang châu Á: sự ra đời của nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949).

Câu 9: Đáp án C

Do bị đất nước bị tàn phá nặng nề nhất sau chiến tranh thế giới thứ hai: 1710 thành phố, khoảng 27 triệu người chết, hơn 7 vạn làng mạc, gần 32000 xí nghiệp bị tàn phá nặng nề. => Liên Xô buộc phải bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế ngay sau chiến tranh kết thúc bằng chủ trương thực hiện kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 – 1950).

Câu 10: Đáp án C

Một quốc gia là cường quốc công nghiệp trên thế giới khi chiếm số lượng lớn trong tổng sản lượng công nghiệp thế giới. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, sản lượng công nghiệp Liên Xô chiếm 20% sản lượng công nghiệp thế giới.

Các đáp án: A, B, C là thành tựu đối với đất nước Liên Xô, chưa đặt trong sự so sánh với thế giới.

Câu 11: Đáp án D

Thành tựu quan trọng nhất của Liên Xô đạt được sau chiến tranh thế giới thứ hai là thành tựu khái quát nhất, có ý nghĩa với công cuộc xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của Liên Xô.

Các đáp án A, B, C đều là thành tựu thể hiện một mặt là khoa học – kĩ thuật.

Đáp án D: Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ) là đáp án thể hiện được khai quát nhất thành tựu về kinh tế Liên Xô đạt được sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 12: Đáp án D

Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1973, nền kinh tế Đông Âu lâm vào khủng hoảng trầm trọng => lòng tin của nhân dân đối với Đảng Cộng sản và Nhà nước ngày càng giảm sút. Mặc dù có những biện phảp cải cách nhưng do sai lầm về chính trị lớn nhất là: ban lãnh đạo các nước Đông Âu lần lượt từ bỏ quyền lãnh đạo của Đảng, chấp nhận chế độ đa nguyên, đa đảng và tiến hành tổng tuyển cử, chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa. Các nước Đông Âu lần lượt từ bỏ chủ nghĩa xã hội.

Câu 13: Đáp án A

Đường lối đối ngoại xuyên suốt của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai là: thực hiện chính sách bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.

Chính sách mở rộng liên minh quân sự ở châu Âu, châu Á và khu vực Mĩ Latinh là chính sách đối ngoại của các nước đế quốc, thực dân sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 14: Đáp án A

Chinh sách đối ngoại “Định hướng Âu – Á” của Liên bang Nga từ năm 1994 thể hiện ở hai điểm:

  • Một mặt Nga ngả về phương Tây với hi vọng nhân được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế.
  • Mặt khác, khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ,

ASEAN,…)

Câu 15: Đáp án B

  • Chủ nghĩa xã hội lâm vào thời kì thoái trào: Liên Xô và Đông Âu là hệ thống xã hội chủ nghĩa lớn ở châu Âu, sau chiến tranh thế giới thứ hai là hệ thống tồn tại song song với hệ thống Tư bản chủ nghĩa. Khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ đã đánh dấu sự thoái trào của chủ nghĩa xã hội.
  • Trật tự thế giới hai cực Ianta, đứng đầu hai cực là Liên Xô và Mĩ, khi Liên Xô sụp đổ cũng đồng nghĩa với trật tự hai cực Ianta sụp đổ.

Câu 16: Đáp án A

Đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam (1986) có chịu tác động bởi nhân tố chủ quan và khách quan. Một trong những nguyên nhân khách quan quan trọng tác động yêu cầu Việt Nam cần phải đổi mới là: cuộc khủng hoảng toàn diện, trần trọng ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Trọng năm 1986, Liên Xô với cuộc cải tổ của Goócbachốp đang lâm vào khủng hoảng ngày cảng trầm trọng và có nguy cơ sụp đổ, đặt biệt là khi thực hiện chính sách chính trị sai lầm (thực hiện chính sách đa nguyên, đa đảng). => Từ sự khủng hoảng đó của Liên Xô và Đông Âu, Việt Nam đã cho rằng hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới chịu tác động lớn, nên đã điều chỉnh là tiến hành đổi mới đất nước vào năm 1986.

Câu 17: Đáp án D

Sau khi Liên Xô tan rã đồng nghĩa với trật tự hai cực Ianta sụp đổ, thế giới diễn ra nhiều thay đổi lớn và phức tập. Sự tan rã của Liên Xô đã tạo cho Mĩ một lợi thế tạm thời, giới cầm quyền Mĩ ra sức thiết lập trật tự “một cực” để Mĩ làm bá chủ thế giới, tuy nhiên trong tương qua lực lượng giữa các cường quốc, Mĩ không dễ gì thực hiện được điều đó.

=> Dù Liên Xô tan rã nhưng trật tự một cực không được thiết lập mà thay đổi đó là xu thế đa cực với sự vươn lên của các cường quốc như: Nhật Bản, Trung Quốc, Liên bang Nga, Liên minh châu Âu.

Câu 18: Đáp án A

Nguyên nhân tan rã của chế đồ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu là;

  • Đường lối lãnh đạo chủ quan, duy ý chí, quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện.
  • Thiếu dân chủ, thiếu công bằng, … làm nhân dân bất mãn.
  • Không bắt kịp bước phát triển của khoa học - kỹ thuật tiên tiến,dẫn đến tình trạng trì trệ,khủng hoảng kinh tế - xã hội.
  • Phạm phải nhiều sai lầm trong cải tổ làm khủng hoảng thêm trầm trọng.
  • Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước.

Câu 19: Đáp án A

Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ năm 1950 đến những năm 70 là: Liên Xô thực hiện chính sách bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa. Đây là một trong những biểu hiện chứng minh Liên Xô là thành trì của phong trào cách mạng thế giới.

Câu 20: Đáp án B

Trong giai đoạn khôi phục kinh tế sau chiến tranh từ năm 1946 – 1950, Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu, trong đó nổi bật ở lĩnh vực khoa học – kĩ thuật là sự kiện năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng, phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.

III. Mức độ 3: Vận dụng – Vận dụng cao

Câu 1: Liên bang Nga là ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc có quyền A. Can thiệp vào tất cả các vấn đề ở các nước và các khu vực khác nhau trên thế giới.

B. Phủ quyết những vấn đề quan trọng tại Hội đồng bảo an C. Biểu quyết những vấn đề quan trọng tại Hội đồng bảo an.

D. Biểu quyết và phủ quyết những vấn đề quan trọng tại Hội đồng bảo an

Câu 2: Sau hơn 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, Liên Xô đã đạt được thành tựu lớn trong lĩnh vực giáo dục là?

  1. Hoàn thành phổ cập giáo dục Tiểu học.
  2. Bắt đầu thực hiện phổ cập giáo dục Trung học trong cả nước.
  3. Trở thành một trong những nước có mặt bằng dân trí cao nhất thế giới
  4. Là nước đào tạo được một đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật hùng hậu nhất thế giới. Câu 3: Từ sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết năm 1991, em có nhận xét gì về công cuộc cải tổ đất nước ở Liên Xô ?
  5. Cải tổ đất Nước là sai lầm lớn của những người Cộng sản Xô Viết. Chính công cuộc cải tổ đã đưa đất nước Xô-viết lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện.
  6. Cải tổ đất nước ở Liên-Xô tại thời điểm đó là hoàn toàn không phù hợp, không cần thiết.
  7. Cải tổ là một tất yếu, tuy nhiên trong quá trình thực hiện, Liên Xô liên tục mắc phải những sai lầm nên đã đẩy nhanh quá trình sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội trên quy mô toàn Liên bang.
  8. Mô hình Chủ nghĩa xã hội ờ Liên Xô có quá nhiều thiếu sót, sai lầm nên dù công cuộc cải tổ được xúc tiến tích cực vẫn không thể cứu vãn được tình hình.

Câu 4: Em có nhận thức như thế nào về sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu ?

  1. Chủ nghĩa xã hội khoa học hoàn toàn không thể thực hiện trong hiện thực.
  2. Đó chỉ là sự sụp đổ của một mô hình Chủ nghĩa xã hội chưa đúng đắn, còn quá nhiều thiếu sót, hạn chế
  3. Đó là một tất yếu khách quan.
  4. Học thuyết của Mác đã trở nên lỗi thời.

Câu 5: Điểm khác nhau giữa Liên Xô và các nước đế quốc thời kì 1945-1975 là?

  1. Nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp
  2. Đẩy mạnh cách mạng khoa học kĩ thuật
  3. Sản xuất chế tạo nhiều vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự hiện đại.
  4. Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc bảo vệ hòa bình thế giới

Câu 6: Điểm khác nhau về mục đích trong việc sử dụng năng lượng nguyên tử cùa Liên Xô so với Mĩ?

A. Mờ rộng lănh thổ. B. Duy trì nền hòa bình thế giới

C. Ủng hộ phong trào cách mạng thế giới. D. Khống chế các nước khác.

Câu 7: Từ sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu, cần rút ra bài học gì trong cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?

  1. Thực hiện chính sách đóng của nhằm hạn chế ảnh hưởng từ bên ngoài
  2. Xây dựng nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa để phát triển kinh tế.
  3. Cải tổ, đổi mới về kinh tế - xã hội trước tiên, sau đó mới đến cải tổ, đổi mới về chính trị.
  4. Duy trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, không chấp nhận đa nguyên chính Câu 8: Cho các sự kiện sau:
  5. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
  6. Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ.
  7. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian.

  1. 1, 2, 3. B. 2, 3, 1. C. 1, 3, 2. D. 3, 2, 1

Câu 9: Điểm giống nhau về chính sách đối ngoại của Nga và Mĩ sau chiến tranh lạnh là A. cả hai nước đều trở thành trụ cột trong trật tự thế giới “hai cực”.

  1. đều ra sức điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình để mở rộng ảnh hưởng.
  2. trở thành đồng minh, là nước lớn trong Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
  3. là người bạn lớn của EU, Trung Quốc và ASEAN. Câu 10: Cho các sự kiện
  4. Trung Quốc phòng tàu”Thần Châu 5” cùng nhà du hành vũ trụ Dương Lợi Vĩ bay vào không gian.
  5. Liên Xô phóng tàu vũ trụ Phương Đông cùng nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh trái đất.
  6. Mĩ phóng tàu Apôlô đưa Amstrong đặt chân lên Mặt Trăng.

Hãy sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian về các nước có tàu và nhà du hành vũ trụ bay vào không gian

A. 1,2,3. B. 2,3,1 C. 2,1,3 D. 3,1,2.

Câu 11: Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ đã

  1. làm cho hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới chỉ còn lại ở châu Á và Mĩ Latinh
  2. chứng tỏ học thuyết Mác – Lê-nin không còn phù hợp ở châu Âu.
  3. làm cho hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới không còn nữa.
  4. giúp Mĩ hoàn thành mục tiêu đề ra trong chiến lược toàn cầu.

Câu 12: Bài học cơ bản mà Việt Nam có thể rút ra từ sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay là gì?

  1. Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
  2. Xây dựng nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp.
  3. Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
  4. Xây dựng nền kinh tế thị trường.

Câu 13: Cơ sở quan trọng nhất để Liên Xô có thể tiến hành cuộc chaỵ đua vũ trang với Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là?

    1. Nền kinh tế hồi phục và phát triển nhanh.
    2. Chế tạo thành công bom nguyên tử.
    3. Đạt thành tựu to lớn về khoa học kĩ thuật.
    4. Có nhiều nước đồng minh.

Câu 14: Nội dung nào dưới đây phản ánh đầy đủ vai trò của Liên Xô trong việc tiêu diệt phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai?

    1. Hỗ trợ liên quân Anh – Mĩ để tiêu diệt phát xít.
    2. Có vai trò nhất định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
    3. Góp phần lớn vào việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
    4. Là một trong ba lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định.

Câu 15: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về điều kiện của Liên Xô khi bước vào công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

    1. Thu được nhiều vũ khí từ Đức, Nhật Bản
    2. Bị chiến tranh tàn phá nặng nề
    3. Thu được nhiều lợi nhuận từ việc buôn bán vũ khí
    4. Là nước thắng trận, chiếm được nhiều thuộc địa

ĐÁP ÁN

1-D

2-C

3-C

4-B

5-D

6-B

7-D

8-C

9-B

10-B

11-D

12-B

13-A

14-D

15-B

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án D

Năm 1991, sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga là “quốc gia kế tục Liên Xô”, được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và tại các cơ quan ngoại giao của Liên Xô tại nước ngoài.

Trong khi, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc – cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Một quyết đinh của Hội đồng Bảo an phải được sự nhất trí của 5 năm Ủy viên thường trực là Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc mới được thông qua và có giá trị. Chỉ cần một nước không đồng ý thì quyết định đó sẽ không được thực hiện. => Liên bang Nga kế tục Liên Xô có quyền phủ quyết những vấn đề quan trọng tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Câu 2: Đáp án C

Sau hơn 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, Liên Xô đã được nhiều thành tựu lớn trong lĩnh vực giáo dục, một trong những thành tựu quan trọng nhất là trở thành một trong những nước có mặt bằng dân trí cao nhất thế giới: ¾ số dân có trình độ trung học và đại học).

Câu 3: Đáp án C

  • Cải tổ là tất yếu: khi đất nước lâm vào khủng hoảng, đặc biệt trầm trọng từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973. Tháng 3-1985, Goócbachốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô đã tiến hành cải tổ đất nước.
  • Công cuộc cải tổ mắc nhiều sai lầm:

+ Chuyển sang nền kinh tế thị trường quá vội vã => kinh tế rối loạn, thu nhập quốc dân giám sút.

+ Những cải cách về chính trị làm cho đất nước rối ren hơn. Thực hiện đa nguyên chính trị làm xuất hiện nhiều đảng phái chính trị đối lập làm suy yếu vai trò lãnh đạo của nhà nước Xô viết và Đảng Cộng sản Liên Xô.

=> Năm 1991, Goócbachốp từ chức tổng thống, lá cờ búa liềm bị hạ xuống, đánh dấu sự chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô.

Câu 4: Đáp án B

Bản chất chế độ xã hội chủ nghĩa có nhiều điểm ưu việt, tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội được thể hiện qua những điểm sau:

  1. Mục tiêu cao nhất của CNXH là giải phóng con người khỏi mọi ách bóc lột về kinh tế và nô dịch về tinh thần, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện;
  2. Cơ sở vật chất của CNXH được tạo ra bởi một lực lượng sản suất tiên tiến, hiện đại; (3) CNXH là từng bước xoá bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất;
  3. CNXH tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới với năng suất cao;
  4. CNXH thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động;
  5. Nhà nước trong CNXH là nhà nước dân chủ kiểu mới, thể hiện bản chất giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động;
  6. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa (XHCN), các quan hệ giai cấp - dân tộc - quốc tế được giải quyết phù hợp, kết hợp lợi ích giai cấp - dân tộc với chủ nghĩa quốc tế trong sáng.

Tuy nhiên, do những sai lầm của Liên Xô và các nước Đông Âu trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, khi đất nước khủng hoảng tuy có thực hiện cải tổ nhưng phạm phải nhiều sai lầm, đặc biệt là thực hiện đa nguyên, đa đảng.

=> Sự sụp đổ của hệ thống chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu chỉ là sự sụp đổ của một mô hình Chủ nghĩa xã hội chưa đúng đắn, còn quá nhiều thiếu sót, hạn chế.

Câu 5: Đáp án D

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô và các nước đế quốc có sự khác nhau về chính sách đối ngoại.

  • Liên Xô: thực hiện chính sách bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.
  • Các nước đế quốc, thực dân tiêu biểu là Mĩ và các nước Tây Âu:

+ Mĩ: thưc hiện chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới.

+ Tây Âu: quay trở lại xâm lược các thuộc đìa cũ của mình.

Câu 6: Đáp án B

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chính sách đối ngoại của Mĩ và Liên Xô khác nhau => mục đích sử dụng vũ khó nguyên tử của hai cường quốc này cũng khác nhau:

  • Chính sách đối ngoại của Liên Xô là: thực hiện chính sách bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa => mục đích sử dụng vũ khí nguyên tử là duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
  • Chính sách đối ngoại của Mĩ là: thực hiện chiến lược toàn cầu để bá chủ thế giới => mục đích sử dụng vũ khí nguyên từ để khống chế các nước khác.

Câu 7: Đáp án D

Những cải cách về chính trị của các nước Liên Xô và Đông Âu làm cho đất nước rối ren hơn. Thực hiện đa nguyên chính trị làm xuất hiện nhiều đảng phái chính trị đối lập làm suy yếu vai trò lãnh đạo của nhà nước Xô viết và Đảng Cộng sản Liên Xô.

=> Năm 1991, Goócbachốp từ chức tổng thống, lá cờ búa liềm bị hạ xuống, đánh dấu sự chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô.

=> Bài học từ sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu là cần duy trì sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản, không chấp nhận đa nguyên đã đảng. Câu 8: Đáp án C

  1. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử. (1949)
  2. Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ.(1961)
  3. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo.(1957) Câu 9: Đáp án B
  • Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ, trong bối cảnh đó Liên bang Nga kế tục Liên Xô và thực hiện chính sách đối ngoại ngả về phương Tây với hi vọng nhận được sự viện trợ về kinh tế; mặt khác nước Nga khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á.
  • Kết thúc chiến tranh lạnh, trật tự hai cực Ianta tan rã, Mĩ càng tìm cách vươn lên, chi phối lãnh đạo toàn thế giới bằng việc thực hiện chiến lược “Cam kết và mở rộng” và điều chỉnh chính sách đối ngoại để mở rộng ảnh hưởng của mình. Câu 10: Đáp án B
  1. Trung Quốc phòng tàu”Thần Châu 5” cùng nhà du hành vũ trụ Dương Lợi Vĩ bay vào không gian (15-10-2003)
  2. Liên Xô phóng tàu vũ trụ Phương Đông cùng nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh trái đất (1961)
  3. Mĩ phóng tàu Apôlô đưa Amstrong đặt chân lên Mặt Trăng (1969)

Chọn đáp án: B (2,3,1) Câu 11: Đáp án D

Một trong những mục tiêu của Mĩ trong chiến lược toàn cầu được đề ra sau Chiến tranh thế giới thứ hai là: ngăn chặn và tiên tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới.

=> Khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ đồng nghĩa với hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới sụp đổ => giúp Mĩ hoàn thành mục tiêu đề ra trong chiến lươc toàn cầu.

Câu 12: Đáp án B

Sau chiến tranh thế giới thứ hai Hội đồng tương trợ kinh tế Liên Xô bộc lộ một số thiếu sót trong khi thực hiện những chính sách về kinh tế như:

  • Không hòa nhập với đời sống kinh tế thế giới.
  • Chưa coi trọng đầy đủ việc áp dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ.
  • Sự hợp tác gặp nhiều trở ngại do cơ chế quan liêu bao cấp.

Khi Goócbachốp thực hiện đường lối cải tổ kinh tế lại phạm nhiều sai lầm. Nền kinh tế do việc chuyển sang kinh tế thị trường quá vội vã, thiếu sự điều tiết của Nhà nước nên đã gây rối loạn, thu nhập quốc dân giảm sút nghiêm trọng.

=> Bài học cho Việt Nam từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu trong phát triển kinh tế hiện này là: xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa nhưng phải phù hợp với tình hình cụ thể của đất nước. Tích cực áp dụng những thành tựu Khoa học – kĩ thuật vào sản xuất,….

Câu 13: Đáp án A

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô khác với Mĩ là chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh gây ra. Chính vì thế, Liên Xô phải thực hiện kế hoạch 5 năm để khôi phục nền kinh tế. Với kế hoạch 5 năm đầu tiên (1946 – 1950), Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, từ năm 1950 trỏ đi, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ và đạt được nhiều thành tựu cả về công nghiệp, nông nghiệp và khoa học – kĩ thuật. => Đây là cơ sở quan trọng để Liên Xô có thể tiến hành chạy đua vũ trang với Mĩ.

Câu 14: Đáp án D

Trong cuộc cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít (1939 – 1945), Liên Xô là nước đi đầu, là lực lượng tiên phong và giữ vai trò quan trọng:

Ngay từ khi chủ nghĩa phát xít ra đời đặt thế giới trước nguy cơ chiến tranh, Liên Xô đã đề nghị Anh, Pháp cùng hợp tác để ngăn chặn chủ nghĩa phát xít và chiến tran nhưng không được Anh, Pháp chấp lại. Trái lại, hai nước này còn thực hiện chính sách dung dưỡng, thỏa hiệp bằng với kí với Đức hiêp định Muyních (1938). Theo hiêp định này, Anh và Pháp chấp nhận cho Đức chiếm đóng vùng đấy Xuyđét của Tiệp Khắc, đổi lại Đức sẽ tấn công Liên Xô và không xâm phạm đến Anh, Pháp cũng như đồng minh của họ.

- Liên Xô giữ vai trò quan trọng chống phát xít:

+ Khi bị quân phát xít thực hiện kế hoạch chiến tranh chớp nhoáng tấn công Liên Xô (6/1941) với lực lượng và trang bị mạnh hơn nhiều nhung đã vấp phải tinh thần chiến đấu anh dũng cùa Hồng quân Liên Xô, ngăn chặn bước tiến của quân phát xít, qua đó làm thất bại kế hoạch tấn công của chúng. Đây là lần đầu tiên quân Đức bị chặn lại trên đường tấn công của mình. Việc quân phát xít thất bại trong âm mưu chiến tranh chớp nhoáng đã góp phần làm chậm quá trình mở rộng chiến tranh xâm lược của phát xít Đức đối với các dân tộc kháC. + Chiến thắng lớn tại Xtalingrát (1943), Hồng quân Liên Xô đã làm thay đổi cục diện chiến tranh thế giới, tạo nên bước ngoặt mới: từ sau chiến thắng này, quân đồng minh đac chuyển từ phòng thủ sang phản công quân phát xít trên tất cả các mặt trận: mặt trận Xô – Đức mặt trận Tây Âu, mặt trận Bắc Phi và mặt trận Châu Á – Thái Bình Dương. Từ năm 1943, quân phát xít liên tiếp thất bại trên các chiến trường.

+ Trong quá trình truy quét quân đội phát xít Đức (1944 – 1945), Hồng quân Liên Xô đã nhiều lần giúp đỡ nhiều nước Đông Âu đứng lên tiêu diệt kẻ thù, lập ra hàng loạt các nhà nước Dân chủ Nhân dân ở Đông Âu như: Hungari, Bungari, Ba Lan, Tiệp Khắc, Nam Tư,…Các nước này sau đó đã xây dựng đất nước theo con đường xã hôi chủ nghĩa.

Câu 15: Đáp án B

Liên Xô là nước chịu tổn thất nặng nề nhất trong chiến tranh thế giới thứ hai: khoảng 27 triệu người chết, 1710 thành phố, hơn 7 vạn làng mạc, gần 32000 xí nghiệp bị tàn phá nặng nề. Chú ý:

Các đáp án còn lại là điều kiện thuận lợi của Mĩ