Sáng kiến kinh nghiệm: nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng anh

Sáng kiến kinh nghiệm: nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng anh

4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Sáng kiến kinh nghiệm: nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng anh

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Giao tiếp là nhu cầu thiết yếu của con người, là hoạt động thường nhật xảy ra liên tục mọi lúc mọi nơi, là cầu nối giữa người nói với người nghe. Vì vậy cái đích cuối cùng cần đạt của một người học ngoại ngữ đó chính là giao tiếp.

Đối với Việt Nam hiện nay – một đất nước đang trên đà phát triển và hội nhập với quốc tế, nhu cầu giao tiếp bằng tiếng Anh đòi hỏi ngày càng cao. Ngoài ra, trong công cuộc công nghiệp hóa-hiện đại hóa, ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng ngày càng khẳng định được tầm quan trọng của mình và được đẩy mạnh trong công tác giáo dục. Trong việc đào tạo ngôn ngữ này, học tiếng Anh giao tiếp được xem  là một phương án giáo dục hiệu quả và quan trọng đối với mọi lứa tuổi, đặc biệt là học sinh, sinh viên vì đó là chiếc chìa khóa mở rộng tri thức sẽ giúp các em hoàn thành tốt hơn công việc của mình và mở cánh cửa thành công trong tương lai.

Năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh là một trong những năng lực cơ bản cần được hình thành cho thế hệ trẻ Việt Nam, đặc biệt cần hình thành ngay từ lúc các em còn là học sinh ở trường phổ thông. Chính nhờ việc dạy và học tiếng Anh ở cấp THPT có sự tiếp nối kiến thức cơ bản từ THCS nên các em có thể thích ứng nhanh với tri thức mới, góp phần giúp học sinh mở rộng tầm nhìn, làm phong phú kinh nghiệm cuộc sống, phát huy năng lực tư duy và nâng cao sự hiểu biết về văn hóa, xã hội của các quốc gia, dân tộc trên thế giới cũng như hiểu biết sâu hơn về văn hóa và xã hội của chính dân tộc mình, đặt nền tảng cho việc tiếp tục học ở các cấp học cao hơn, học tập suốt đời và sự phát triển toàn diện của học sinh.

Chính vì tầm quan trọng của tiếng Anh nói chung và kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh nói riêng mà tôi đã chọn chủ đề “Nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh” làm đề tài nghiên cứu của mình.

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN

Tầm quan trọng của tiếng Anh đang ngày càng được khẳng định. Ngày nay, tiếng Anh không còn chỉ dừng lại trong phạm vi một môn học mà đã dần trở thành công cụ giao tiếp hàng ngày của rất nhiều bạn trẻ. Tiếng Anh hiện nay đã trở thành thứ ngôn ngữ toàn cầu. Giữa hàng chục, hàng trăm thứ ngôn ngữ khác nhau, thế giới đã lựa chọn tiếng Anh như phương tiện để mọi người có thể hiểu được nhau. Theo số liệu từ Wikipedia, 53 quốc gia sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức. Các sự kiện quốc tế như Olympic, các tổ chức toàn cầu, các công ty đa quốc gia… cũng đều coi tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp thông dụng. Có thể nói, trên rất nhiều lĩnh vực, tiếng Anh đã chinh phục tuyệt đối.

Ngoài ra, Tiếng Anh là một ngôn ngữ đẹp, gắn liền với nhiều nét văn hóa đặc sắc từ những quốc gia sử dụng nó. Vì vậy kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh rất quan trọng, rất đáng để chúng ta đầu tư thời gian và công sức.

III. CƠ SỞ THỰC TẾ

Trước đây mục tiêu chủ yếu của việc dạy và học ngoại ngữ là ngữ pháp và đọc hiểu để phục vụ cho các kỳ thi và nghiên cứu văn học, khoa học kỹ thuật. Ngày nay nhằm phục vụ chính sách mở cửa, đổi mới, hoà nhập với khu vực và thế giới, mục tiêu của việc dạy học ngoại ngữ là giao tiếp. Để học sinh giao tiếp tốt, giáo viên phải thay đổi cách dạy theo phương pháp giao tiếp bằng ngôn ngữ .

Phần lớn học sinh trung học phổ thông đều có vốn kiến thức ngữ pháp tương đối từ quá trình học tập ở bậc tiểu học và trung học cơ sở. Tuy nhiên, để giao tiếp thành công thì vốn kiến thức đó vẫn chưa đủ. Trên thực tế học sinh có thể nắm vững các quy tắc ngữ pháp nhưng việc sử dụng tiếng Anh thành thạo để giao tiếp thì còn rất khiêm tốn; các em học sinh còn rất e ngại sử dụng tiếng Anh trong các giao tiếp, đặc biệt là học sinh THPT- sản phẩm cao nhất của giáo dục phổ thông. Tất nhiên vì nhiều lý do khách quan và chủ quan khác nhau nhưng đây là vấn đề trăn trở của rất nhiều thầy cô giáo dạy tiếng Anh ở bậc học này và của các nhà quản lý giáo dục trên toàn đất nước Việt Nam. Học sinh THPT giao tiếp bằng Tiếng Anh tốt là tiền đề quan trọng cho hoạt động giao lưu, trao đổi và tiếp cận các cơ hội thành công trong giai đoạn phát triển tiếp theo.

Ngoài ra, để có thể tiếp cận tri thức thế giới, trước hết là phải giỏi ngoại ngữ nhằm nuôi dưỡng hiểu biết ngang tầm thời đại, mỗi người cần phải thông thạo ít nhất là một ngoại ngữ, thành thạo chứ không phải hiểu biết sơ sài, chủ yếu chỉ nhằm ứng phó, lấy điểm trung bình để “qua ải” tại các kỳ thi như đa số suy nghĩ của học sinh hiện nay. Do nhận thức sai lệnh về mục đích học tiếng Anh của một bộ phận không nhỏ học sinh nên có một thực tế là kỹ năng giao tiếp trong lớp học cũng như trong các tình huống thực tế ngoài xã hội của các em học sinh còn rất hạn chế đòi hỏi giáo viên phải nỗ lực tìm ra những phương pháp thích hợp với đối tượng học sinh của mình giúp các em ngày càng tự tin hơn trong giao tiếp cũng như có thể giao tiếp ngày một tốt hơn.

IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Nhằm giúp học sinh nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh, trước hết giáo viên cần nắm rõ những khó khăn của học sinh mình là gì từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp. Sau đây là một số khó khăn tôi tìm hiểu được qua khảo sát học sinh :

  • Vốn từ vựng quá nghèo nàn.
  • Chủ đề một số bài dạy còn chưa gần gũi và có phần gây nhàm chán đối với học sinh
  • Nhiều hoạt động còn chưa phù hợp với trình độ cụ thể của học sinh.
  • Cơ hội nói Tiếng Anh còn hạn chế
  • Học sinh có thói quen viết ra giấy mà không nói.
  • Một số học sinh giỏi hơn lại nói nhiều hơn những học sinh khác yếu hơn.
  • Học sinh sợ mắc lỗi trong qúa trình nói( sợ không phát âm đúng từ nào đó, sợ nói sai câu, ….)
  • Học sinh có thể không hiểu sẽ làm gì trong các hoạt động nói.

……….

Nhằm tháo gỡ những khó khăn này tôi đưa ra những giải pháp sau:

1. Tìm hiểu và nghiên cứu những từ và cụm từ

Muốn nói hay thì đương nhiên người học phải có vốn từ vựng phong phú nếu không các em sẽ không thể tạo ra được những câu thích hợp. Cũng giống như những đứa trẻ, khi học ngôn ngữ, nó cần phải biết đồng thời cả từ và cụm từ.

Trước khi nói hay, ta cần học cách nói đúng trước đã. Vì vậy khi dạy từ vựng bên cạnh ngữ nghĩa của từ, giáo viên cần chú trọng việc phát âm tiếng Anh chuẩn. Học phát âm là một phần cực kỳ quan trọng vì khi chúng ta nói đúng thì mới nghe tốt và truyền đạt ý tưởng của mình đến người nghe một cách chính xác nhất.

Có nhiều phương pháp dạy từ vựng hiệu quả nhưng tôi không đi sâu vào kỹ năng dạy từ vựng mà chỉ đề cập đến những cách kiểm tra từ vựng hiệu quả giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp như :

  • Kiểm tra từ vựng theo chủ đề
  • Kiểm tra từ vựng theo chữ cái
  • Kiểm tra từ vựng theo âm
  • Kiểm tra từ vựng theo chuỗi nối đuôi nhau

Giáo viên cần lưu ý để chắc chắn học sinh nắm vững được một từ nào đó, giáo viên cần kiểm tra đánh giá cả cách đọc và ngữ nghĩa.

Một số chủ đề phổ biến như:

+ School: class, board, desk, chair, headmaster, principal, teacher, student, schoolyard, schoolgate, teaching staff, book, notebook, ruler, eraser, rubber, school bag, test, …

+ Places : school, hospital, post office, museum, stadium, bank, restaurant, bar, pagoda, church, temple, mausoleum, aquarium, park, palace, square, gallery, police station …

+ Jobs : teacher, doctor, nurse, policeman, postman, businessman, engineer, architect, biologist, scientist, waiter, driver, singer, tailor, hairdresser, actor, writer, poet, layer…

+ Food : meat, fish, egg, rice, soup, pork, beef, bread, butter, cheese, milk, coffee, spring rolls, chicken, bean, vegetables, mushroom, potato, tomato, wine, champaign, …

+ Animals : dog, cat, camel, panda, tiger, elephant, monkey, buffalo, mouse, snake, goose, horse, goat, cock, cow, pig, lion, whale, dolphin, crocodile, shark…

+ Sports: football, volleyball, golf, basketball, vovinam, baseball, cycling, swimming, athletics, weightlifting, shooting, boxing, wrestling, tennis, table tennis, hockey…

Ví dụ về cách kiểm tra phụ âm và nguyên âm :

+ /k/ : school, chemistry, chorus, scholar, kiss, Christmas, scheme, king, keen, care, cut, cartoon…

+ / /ʊ/ pull, push, put, full,, stood, wood, wool, sugar, woman, good, foot, cook, took, should, would, could, ....

Ví dụ về kiểm tra từ vựng theo chuỗi:

Englishhoneyyearrich – home – energy – yard – damage – endanger – rare – elephant – threaten – nation – naughty – youth – hunt – team – matter ….

Nguyên tắc học từ vựng phổ biến là học trong cụm từ trong câu, tránh học các từ câm, đứng một mình. Ví dụ học từ “end” phải học trong nhóm từ “in the end” hoặc “at the end”, học “interested” phải nhớ cụm “be interested in” thì lúc đó học sinh mới biết cách đặt câu cho đúng.

Khi dạy Phrasal Verb, giáo viên nên tập hợp theo một trong hai cách : theo độngtừ hoặc theo giới từ.

Ví dụ theo động từ :

TAKE

  • take after: giống
  • take along: mang theo, đem theo
  • take aside: kéo ra 1 chỗ đưa ra 1 chỗ để nói riêng
  • take away: mang đi, lấy đi, cất đi
  • take back: lấy lại, mang về, đem về
  • take care of : chăm sóc
  • take down: tháo xuống, hạ xuống
  • take from: rút ra, lấy từ, giảm bớt, làm yếu
  • take in/ into: mời vào, đưa vào, dẫn vào, tiếp đón, nắm được (hiểu)
  • take off : cởi ra, cất cánh, phát triển nhanh
  • take on : đảm nhiệm, nhận làm, gánh vác, thuê , tuyển dụng
  • take out : đưa ra, xóa sạch, nhận bù
  • take over : tiếp quản, nối nghiệp, chuyển, dẫn qua
  • take part in : tham gia vào
  • take place : diễn ra
  • take to : cần đến, nhờ đến, bỏ chạy trốn
  • take up: cầm lên, bắt đầu (sở thích) , chiếm (thời gian), hút thấm, đảm nhiệm

Ví dụ theo giới từ :

AT

  • amazed at : kinh ngạc về
  • bad at : dở về
  • clever at : khéo léo về
  • good at : giỏi về
  • quick at : nhanh nhẹn về
  • surprised at : ngạc nhiên về
  • arrive at : đến (+ vị trí nhỏ)
  • glance at : liếc nhìn
  • laugh at : cười chế nhạo
  • look at : nhìn vào
  • point at : chĩa vào
  • shout at : la mắng
  • smile at : mĩm cười với …
  • stare at : nhìn chằm chằm
  • throw S.th at : ném vào
  • ……..

Để cải thiện khả năng nhớ được từ vựng thì cách hiệu quả nhất đó là vận dụng nó càng nhiều càng tốt. Ban đầu học sinh có thể lúng túng và thiếu tự nhiên nhưng theo thời gian, các em sẽ sử dụng từ đó thành thạo hơn.


2. Học thuộc những mẫu câu thông dụng cơ bản.

Nguyên tắc trong giao tiếp là phải phản xạ nhanh, trả lời ngay. Vì vậy việc thuộc mẫu câu có thể giúp giao tiếp tiếng Anh lưu loát hơn bởi chúng ta không mất thời gian suy nghĩ đến việc ráp từ. Tuy nhiên giáo viên không thể cho các em thuộc tất cả các câu trong sách giáo khoa mà phải sàn lọc những mẫu câu thông dụng nhất, đơn giản nhất giúp tạo nền móng cho các em học cao hơn sau này. Giáo viên có thể phân loại thành những mẫu câu sau:

2.1. Mẫu câu thu thập và xác nhận thông tin:

a.Câu hỏi Có- Không

Ex : - Can you speak English? Yes, I can

- Are you interested in sports ? Yes, I am

- Do you think it is going to rain? I don’t think so

- Are you sure you can do it? I hope so

- Will you go to the party tonight? I’m afraid not

b. Câu hỏi lựa chọn

Ex: - Are they Chinese or Japanese ? They’re Japanese

- Pork or beef ? Beef, please/ I’d prefer beef

c. Câu hỏi có từ để hỏi

Ex: - Where were you born? I was born in Tra My

- What’s your name ? My name is Hoa

- How many people are there in your family ? 4

- What’s your mother like? She’s kind, caring and sociable

- How often do you go swimming? Twice a week

d. Câu hỏi đuôi

Ex - You are hungry, aren’t you? Yes, I am

- She likes seafood, doesn’t she? Yes, she does

- I’m late, aren’t I ? No, you aren’t.

- They won’t fail, will they? No, they won’t.

- Your mother made this cake, didn’t she? Right, she did.

e. Câu hỏi đường hoặc lời chỉ dẫn

Ex: - Could you show me the way to the post office?

Turn left/ Turn right

- Where is the nearest bank?

Go straight ahead and take the first turning.

- Could you be so kind to show me how to get to the station?

Sorry, I’m new here./ I’m a stranger here myself.

- Could you show me how to operate this machine?

First, …Second,….Then, …Finally ….

- How does this machine work?

The first step is … then …

2.2. Quan hệ xã giao:

a.Chào hỏi và giới thiệu

Ex - A: Good morning/ afternoon/ evening

B: Good morning/ afternoon/ evening

- A: Nice to meet you.

B: Nice to meet you too.

- A: How do you do?

B: How do you do?

- A: Long time no seee.

B: How have you been?

- A: Hello, my name is Nga.

B: Hi, my name is Nam

b. Lời mời

Ex: - A: Would you like to go out for a drink?

B: Yes, I’d love to.

- A: Do you feel like having some sandwiches?

B: It’s a great idea.

- A: I’d like to invite you to have dinner.

B: No, I’m not hungry. Thanks.

- A: Let me make you some tea.

B: That sounds great.

c. Ra về và chào tạm biệt

Ex: - A: I’m afraid I have to be going now. Good bye.

B: See you later

- A: I had a great time. See you again.

B: Thanks for coming

- A: Thank you very much for a lovely evening. Bye. B: Bye

- A: I’ve been nice meeting you. Good night.

B: I’m glad you had a good time.

- A: It’s getting late so quickly. I have to leave now. Bye bye.

B: Let’s meet again soon.

d. Khen ngợi và chúc mừng

Ex: - A: You did a good job!

B: Thank you.

- A: Your dress is very lovely.

B: Thanks. I’m glad you like it.

- A: Your hairstyle is terrific!

B: Thank you. That’s a nice compliment.

- A: I thought your tennis game was a lot better today.

B: You’ve got to be kidding. I thought it was terrible.

- A: Congratulations!

B: Thank you very much.

e. Cảm ơn

Ex: - A: Thank you very much for your help.

B: I’m glad I could help.

- A: Many thanks.

B: Never mind/ Not at all

- A: It was very kind of you to invite to your party?

B: It’s my pleasure.

- A: I’m very thankful to you for the present.

B: You’re welcome

f. Xin lỗi

Ex: - A: I’m terribly sorry about that.

B: Never mind

- A: I apologize to you for being late.

B: That’s all right.

- A: It’s totally my fault.

B: Forget it.

- A: I shouldn’t have done that.

B: It doesn’t matter.

- A: I didn’t mean that. Please accept my apology.

B: You really don’t have to apologize

g. Bày tỏ sự thông cảm

Ex : - A: I’m sorry to hear that.

B: It was considerate of you.

- A: I feel sorry for you.

B: It was caring of you.

- A: I think I understand how you feel.

B: Thank you very much.

- A: You have to learn to accept it.

B: It was thoughtful of you.

2.3. Yêu cầu và xin phép.

a. Yêu cầu:

Ex : - A: Would you mind opening the window?

B: No problem.

- A: Would you please give me a hand ?

B: Of course.

- A: Could you hand me the book?

B. Certainly.

- A: Can you lend me you bike?

B. I’m afraid I can’t. I’m using it

- A: I wonder if you could help me?

B: I’m afraid I can’t. I’m busy now.

b. Xin phép:

Ex : - A: May I go out?

B: Go ahead.

- A: Do you mind if I smoke in here?

B : I’d rather you didn’t.

- A: Would you mind if I use your bike?

B: No, you can use it.

- A: Is it OK if I sit here?

B: Of course.

- A: Can I try your new camera?

B: Sure, but be careful with it.

2.4 Than phiền hoặc chỉ trích:

- A: You should have asked for permission first.

B: I’m sorry but I haad no choice.

- A: Why on earth didn’t you listen to me?

B: I’m terribly sorry. I didn’t mean that.

- A: You are late again.

B: I’m sorry but the thing is my bike has broken down.

- A: No one but you did it.

B: Not me.

- A: You damaged my mobile phone.

B: Not mee.

2.5 Bày tỏ quan điểm của người nói:

a. Đồng ý hoặc không đồng ý:

a. 1. Đồng ý:

- I quite ( totally/ absolutely/ comletely) agree with you.

- Absolutely/ Definitely

- Exactly

- That’s true/ That’s is.

- I can’t agree with you more.

- That’s just what I think.

- That’s what I was going to say.

a.2. Không đồng ý hoặc đồng ý một phần.

- I don’t agree./ I’m afraid I disagree.

- That’s wrong./ That’s not true

- What nonsense! / What rubbish!/ I completely disagree.

- Well, I see your point but I’m sorry I can’t agree.

- I don’t quite agree./ To a certain extent, yes, but I still agree partly.

b. Hỏi và đưa ra ý kiến:

Ex:- A: What do you think about three or four generations living in a home?

B: I think it is a good idea because they can help each other a lot.

- A: What is your opinion about a happy marriage?

B: In my opinion, it must be based on true love.

- A: Tell me what do you think about love at the early age?

B: Personally, I don’t think it is a good thing to do.

- A: How do you feel about living together before marriage?

B: I must say that I don’t agree with that point of view.

- A: What do you think about this match?

B: For me, it is a wonderful match.

c. Lời khuyên hoặc đề nghị:

c.1. Lời khuyên:

Ex: - If I were you, I would stop smoking.

- You should spend more time learning English.

- If I were in your position, I would say nothing.

- You had better take a rest in some days.

- You shouldn’t smoke. It’s harmful to your health.

c.2. Lời đề nghị:

- A: Let’s go out for a change? B: Yes, let’s

- A: Why don’t we listen to some music? B: That’s a good idea.

- A: Shall we go somewhete for a drink? B: Great

- A: What about playing soccer now?

B: I don’t think it is a good idea. It’s too hot.

- A: How about drinking some beer B: No, let’s not..

d. Lời đề nghị giúp đỡ:

Ex: - A: Can I help you? B: Thanks a lot.

- A: Let me help you. B: That would be great.

- A: Shall I do the washing up for you? B: Yes, please.

- A: How can I help you? B: Please lay the table.

- A: Do you need some help? B: Thanks, but I can manage.

3. Nội dung bài học phải gắn liền với thực tế

a. Dẫn nhập vào bài học bằng những câu hỏi sát với thực tế.

Dẫn nhập vào bài bằng cách hỏi những câu hỏi thực tế về các em với những nội dung liên quan đến bài học bằng những câu hỏi YES-NO đơn giản cũng có thể giúp các em phấn khởi hơn khi bước vào bài học mới cũng như giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp. Ví dụ trong Unit 4- tiếng Anh 12 – tiết Listening có thể dẫn nhập như sau:

* Suggested questions:

  1. Did you always work very hard?
  2. Did you always listen carefully to your teachers?
  3. Did you always behave well?
  4. Did you pass your exams easily?
  5. Did you always write your homework slowly and carefully?
  6. Did you think school days are the best days of your life?

-> Move around to give help

-> Call on some students to present in front of the class.

-> Give feedback.

b. Tạo ra những đoạn hội thoại đơn giản, sát thực tế.

Việc tạo ra những đoạn hội thoại đơn giản giúp các em dễ nhớ, dễ thuộc, dễ áp dụng vào thực tế vì vậy giáo viên cần thiết kế một số bài tập sao cho có tính liên hệ thực tế cao để đem lại hiệu quả giảng dạy cao nhất.

Ví dụ : Ở sách Tiếng Anh sách tiếng Anh 10, chủ đề của tiết dạy bài 2 là nói về hoạt động ở trường, giáo viên có thể thiết kế một đoạn hội thoại đơn giản như sau:

S2 : Hello

S1 : Hi

S2 : What’s your name ?

S1 : My name is Pham Thi Huong.

S2 : Where are you from ?

S1 : I’m from Tra Dong

S2 : Do you have many friends in this school ?

S1 : No. I don’t have any friends in this school. But I have a lot of friends in Tra Dong.

S2 : Is your old school big ?

S1 : No. It’s small.

S2 : What’s your favourite subject ?

S1 : I like English best.

S2: What do you often do in your free time?

S1: I often listen to English songs.

4. Học thuộc những đoạn hội thoại mẫu.

Đối với những học sinh ở những lớp cơ bản các em không thể tự tạo ra những đoạn hội thoại của riêng mình để giao tiếp. Vì vậy giáo viên cần cung cấp những đoạn hội thoại mẫu giúp các em làm quen dần.

Ở sách Tiếng Anh sách tiếng Anh 12, chủ đề của tiết dạy bài 5 là hỏi và trả lời về thủ tục để được học tại một trường đại học ở Việt Nam. Sau khi dạy một số từ mới và một số mẫu ngữ liệu mới cần thiết cho học sinh luyện tập, giáo viên có thể dẫn dắt vào chủ đề của bài như sau:

Y: - Hello. Can I help you ?

YF. -I was wondering if you could tell me about the application process to tertiary study in Vietnam?

Y. - Sure, I can

YF. - Well. What do I have to do first ?

Y. - You have to fill in the application form.

YF. - And when do I have to send it?

Y. - In March

YF. - And what about the GCSE ?

Y. - You have to take the GCSE exam in late May

YF. - And how long will I have to wait to get the result?

Y. - About 2 weeks.

YF. - Do I have to take the entrance examination?

Y. - Yes, you do . It takes place in July

YF. - When will I get the entrance examination result?

Y. - In August

YF. - Thank you

Y. - Not at all!

Để giúp học sinh khắc sâu các mẫu câu trên, giáo viên có thể cho các em luyện tập như sau:

+ Tiến hành luyện tập bằng cách đọc đồng thanh một vài lần.

+ Giáo viên luyện tập với một vài học sinh khá, giỏi ( thực hiện bằng cách đóng vai, chú ý đổi vai ).

+ Giáo viên tiến hành cho học sinh luyện tập theo cặp vài ba lần.

+ Giáo viên kiểm tra một vài cặp.

+ Giáo viên tiến hành xoá lần lượt trong mỗi câu hội thoại một số từ, cụm từ (thông thường là những từ chủ chốt của đoạn hội thoại ).

+ Tiến hành cho học sinh luyện theo cặp tập đoạn hội thoại trên vài ba lần.

+ Giáo viên tiếp tục kiểm tra một vài cặp.

+ Giáo viên tiến hành xoá lần lượt hết toàn bộ đoạn hội thoại.

+ Tiến hành cho học sinh luyện theo cặp tập đoạn hội thoại trên vài ba lần.

Đối với những lớp cơ bản các em chưa thuộc được toàn bộ đoạn hội thoại , giáo viên có thể kiểm tra lại một vài cặp luyện tập đoạn hội thoại với nhiều từ và cụm từ bị lược bỏ như sau:

Y: Hello. Can I ………….. ?

YF. -I was ………. if you could ……….. the …………… process to ………..study …….Vietnam?

YF. -I was _____ if you _____ about the ____ process to tertiary ___in Vietnam?

Y. - Sure, ____

YF. - Well. What ___ I have to ____ ?

Y. - You ____to fill ___the application ____.

YF. - And when ____I ___ to send ___?

Y. - In ____

YF. - And what _____ GCSE ?

Y. - You _____take GCSE ___ in _____May

YF. - And ____ long will ____ wait to get ____ result?

Y. – About _____.

YF. - ___I have to _____ the entrance _____?

Y. - Yes, ___. It ____ place ___ July

YF. - When will____ get __________examination result?

Y. - In ____

YF. - _____

Y. – Not ___!

Giáo viên cho học sinh luyện tập nhưng lúc này học sinh phải làm việc dựa vào trí nhớ và cuối cùng là thuộc lòng bài hội thoại. Lúc này giáo viên tiến hành kiểm tra lại học sinh theo cặp. Hoạt động tiếp theo ( follow-up activities ) có thể là cho học sinh làm việc theo nhóm và tóm tắt lại tiến trình làm thủ tục thi vào một trường đại học của Việt Nam.

5. Sử dụng handouts

Để tiết kiệm thời gian ghi bản trên lớp và cũng để giúp các em có cơ sở dựa vào tạo nên cuộc hội thoại của mình, giáo viên có thể sử dụng handouts. Trong tất cả các tiết học giáo viên đều có thể sử dụng handouts, điều này đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo trước khi lên lớp.

Ví dụ trong Tiếng Anh 12-Unit 13) tiết 2 ( speaking ) -task 2 Hoạt động này là hỏi về thời gian các kỷ lục đã được thiết lập tại Sea Games 22. Sau khi ôn lại một số từ mới về các môn thể thao và một số mẫu ngữ liệu mới cần thiết cho học sinh luyện tập, giáo viên phân phát handouts cho học sinh hướng dẫn và dẫn dắt vào chủ đề của hoạt động.

- T says: You are going to ask for some information about the records of the 22nd Sea Games. Let’s do it.

- Học sinh tiến hành luyện tập theo cặp các mẫu câu sau.

+ What is the name of the athlete who won the …( Men’s 200 metres ) ?

+ His / her name is ……………

+ Where is he/ she from ?

+ He/ She is from……… ( Thailand )

+ What was his / her record?

+ He/ She………. ( ran 200 metres in 20.14 seconds )

Handout A:

Record of the 22nd SEA Games

Sports

Name of the athletes

Country

Records

Athletics -Men’s 200 m

Women’s Marathon -42 km

Erni

Indonesia

2 h 52 m 28 s

Men’s Long Jump

Women’s High Jump

Ruphai

Thailand

1.86 m

Swimming -Men’s 1500 m

Cycling -Women’s 25 km cross- country

Maria

Philippines

1 h 29 m 35 s

Handout B:

Record of the 22nd SEA Games

Sports

Name of the athletes

Country

Records

Athletics - Men’s -200 m

Boonthung

Thailand

20.14 seconds

Women’s Marathon -42 km

Men’s Long Jump

Amri

Malaysia

7.76 m

Women’s High Jump

Swimming -Men’s 1500 m

Yurita

Indonesia

13 m 19.26 s

Cycling -Women’s 25 km cross- country

+ Tiến hành luyện tập bằng cách đọc đồng thanh một vài lần.

+ Giáo viên luyện tập với một vài học sinh khá, giỏi ( thực hiện bằng cách đóng vai, chú ý đổi vai ).

+ Giáo viên tiến hành cho học sinh luyện tập theo cặp vài ba lần.

+ Giáo viên kiểm tra một vài cặp.

+ Giáo viên tiến hành xoá lần lượt trong mỗi câu hội thoại một số từ, cụm từ ( thông thường là những từ chủ chốt của đoạn hội thoại ).

+ Tiến hành cho học sinh luyện theo cặp tập đoạn hội thoại trên vài ba lần.

+ Giáo viên tiếp tục kiểm tra một vài cặp.

+ Giáo viên tiến hành xoá lần lượt hết toàn bộ đoạn hội thoại.

+ Tiến hành cho học sinh luyện theo cặp tập đoạn hội thoại trên vài ba lần.

6. Tăng cường cơ hội giao tiếp bằng Tiếng Anh cho học sinh.

Theo tôi, ngoài các yếu tố về năng lực ngôn ngữ, môi trường sử dụng ngôn là một nhân tố vô cùng quan trọng. Chúng ta không thể giao tiếp mà không có đối tác hoặc không mang mục đích gì. Điều này không thể xảy ra đối với một hoạt động giao tiếp thông thường. Đối với môn Tiếng Anh, cơ hội giao tiếp cần phải được mở rộng, thoát ra khỏi phạm vi tiết dạy nói cơ bản.

Tuy nhiên ở địa bàn miền núi như Bắc Trà My, môi trường giao tiếp bằng tiếng Anh ngoài lớp học hay việc giao tiếp với người nước ngoài là điều hầu như không thể, vì vậy giáo viên chỉ có thể phân cặp, phân nhóm yêu cầu các em luyện tập thêm. Ngoài ra giáo viên còn có thể phối hợp với tổ Ngoại ngữ của mình tổ chức hoạt động ngoại khóa như “Hùng biện tiếng Anh” “Kể chuyện tiếng Anh” “câu lạc bộ tiếng Anh”…hoặc động viên khuyến khích các em tích cực xem truyền hình, video, nghe đài, đọc báo chí tiếng Anh hoặc tập nghe và hát các bài hát tiếng Anh…. Chắc chắn những hoạt động này sẽ giúp các em nâng cao được kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh của mình.

Sau đây là một trong số những nội dung đã được thực hiện trong chương trình “câu lạc bộ tiếng Anh” mà chúng tôi đã sử dụng.

Để giúp cho những lần đầu tiên tổ chức thành công và tạo tiền đề tốt cho những chương trình sau, giáo viên nên chọn ra 40 em học sinh xuất sắc nhất cũng như yêu thích nói tiếng Anh trong toàn trường tham gia vào chương trình. Trước khi chương trình diễn ra khoảng 1 tuần, giáo viên nên cho các em bốc thăm và chia thành bốn đội để các em có thời gian làm quen và chuẩn bị tốt cho chương trình.

Nội dung cụ thể như sau :

I. Greeting : Mỗi đội chuẩn bị một màn chào hỏi giới thiệu về đội thi của mình dưới nhiều hình thức khác nhau.Đội nào độc đáo hơn sẽ là đội chiến thắng.Thời gian tối đa cho phần thi này là 5 phút.Thang điểm cho phần thi này là 40 điểm.

II. Quick answers: Có tất cả 10 câu hỏi cho các đội chơi, các em lắng nghe cẩn thận và trả lời nhanh trong vòng 10 giây cho mỗi câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng ghi được 4 điểm. Tổng điểm cho phần này là 40 điểm.

III. English singing: Mỗi đội trình bày một bài hát tiếng Anh, có thể khiêu vũ phụ họa trong vòng 5 phút. Điểm tối đa cho phần này là 40 điểm.

IV. Making conversations: Mỗi đội bốc thăm một tình huống sau đó tạo nên một đoạn hội thoại và trình bày trong vòng 3 phút. Yêu cầu đoạn hội thoại phải phù hợp nội dung, trình bày lưu loát, tự nhiên , sáng tạo. Điểm tối đa cho phần này là 40 điểm

V. English Rhetoric. Có tất cả 10 đề tài, đại diện đội 1 và 2 bốc thăm 1 đề tài, đại diện đội 3 và 4 bốc thăm 1 đề tài khác, sau đó từng cặp đội trình bày quan điểm của mình về đề tài đó và phản biện với nhau trong vòng 10 phút cho mỗi đội (cả trình bày và trả lời phản biện của đội bạn). Điểm tối đa cho phần này là 40 điểm.

Một số câu hỏi có thể dùng trong phần “Quick answer” hoặc phần thi dành cho khán giả:

1. Where do teachers and students work? - At school

2. Which city is famous for Ba Na Hill? - Đà Nẵng

3. When did Uncle Ho leave Nha Rong harbor? - In 1911

4. Who is the first Vietnamese to fly into space? - Pham Tuan

5. Which city is the home of the United Nations? - New York

6. Which song is used in the film Titanic?- My heart will go on

7. Which lake is the largest in Vietnam? - Ba Be

8. Which stadium is the most modern in Vietnam? - My Dinh

9. Which is the longest structure in the world? - The Great Wall of China

10. Which country exports the most rice in the world? - Thailand

11. Name the author of Vietnamese anthem. -Van Cao

12. How often do the Olympic Games take place? -Every four years

13. What do you call people who can’t see anything? -The blind

14. What is the nationality of Pele’, a famous football player? - Brazilian

15. Who was the first woman in the world won the Nobel prize? - Marie Curie

16. Where is the Great Pyramid of Giza located? - Egypt

17. Who was the Statue of Liberty made by? - The French

18. Which province in Vietnam has 2 World Culture Heritages? - Quang Nam

19. Which city is the biggest in the world? - Mexico City

20. Which mountain is the highest in Vietnam? - Phanxipang

21. Who discovered the law of Gravity? - Newton

22. Where do professors work? - At university

23. What do you call Saturday and Sunday? - weekends

24. What do call people who have no job? - The unemployed

25. Where were the 24th Sea Games held? - In Laos

26. Who is the Mid- Autumn Festival in Vietnam held for? - Children

27. What kind of film does “ Tom and Jerry” belong to ? - cartoon

28. Which continent is the largest continent in the world? - Asia

29. Where was Vo Nguyen Giap general born? - Quang Binh

30. Where is Bill Gate from? - The USA

31. Who wrote “Romeo and Juliet? - Shakespeare

32. Which language is the most widely used in the world ? - English

33. What is the real name of To Nhu? - Nguyen Du

34. How old was Uncle Ho when he died? -79 years old

35. Which football team was the champion in World Cup 2010? - Spain

36. Which mountain is the highest in the world? - Everest

37. In which subject you learn about living things? - Biology

38. What is the first national name of Viet Nam? - Van Lang

39. Who was the first man to walk on the moon? - Yuri Gagarin

40. She is a King’s daughter. Who is she ? - A Princess

41. Which animal has the longest neck ? - giraffe

42. Which province does Truong Sa belong to? - Khanh Hoa

43. Which country first produced paper? - China

44. Which ocean is the smallest? - The Arctic

45. Which ocean is the biggest? - The Pacific

46. Which fruit do monkeys like best? - Banana

47. What is the nationality of CacMac ? - German

48. Which woman became the first king of Vietnam ? - Ly Chieu Hoang

49. What is the capital of the United States ? - Washington D.C

50. Complete the number rank : 2,3,5,9,17,33, ….. - 65

Một số tình huống có thể dùng trong phần “Making conversations”

1. A friend wants to know about your school days. Make a conversation about it.

2. You and your teacher are talking about your daily routine. Make a conversation about it.

3. You look so tired and your friend comes to give you some advice. Make a conversation about it.

4. A journalist wants to interview you about your background. Make a conversation about it.

5. You want to ask your friend about the way to the nearest market. Make a conversation about it.

6. Your new friend wants to know about your family. Make a conversation about it.

7. Your father wants you to show him the way to use a computer. Make a conversation about it.

8. You and your friend are discussing the ways to protect environment. Make a conversation about it.

9. Your friend wants to know about your favorite singer. Make a conversation about it.

10. You and your friend are talking about the film you see last night. Make a conversation about it.

Một số gợi ý giúp các em trình bày phần hùng biện lưu loát hơn.

a. Introducing about yourself

- Good morning, teachers and friends.

- Good afternoon, everybody

- I’m … , from [Class]/[Group].

- Let me introduce myself; my name is …, member of group 1

b. Introducing the topic

- Today I am here to present to you about [topic]

- I would like to present to you [topic]

- As you all know, today I am going to talk to you about [topic]….

- I am delighted to be here today to tell you about…

c. Introducing the structure of the presentation

- My presentation is divided into …. parts.

- I'll start with / Firstly I will talk about… / I'll begin with

- then I will look at …

- Next,…

- and finally…

d. Beginning the presentation

- I'll start with some general information about …

- I'd just like to give you some background information about…

- As you are all aware / As you all know…

e. Linking words

- Firstly...secondly...thirdly...lastly...

- First of all...then...next...after that...finally...

- To start with...later...to finish up...

f. Finishing one part

- Well, I've told you about...

- That's all I have to say about...

- We've looked at...

g. Staring another part.

- Now we'll move on to...

- Let me turn now to...

- Next...

- Let's look now at….

h.Ending the presentation.

- I'd like to conclude by…

- Now, just to summarize, let’s quickly look at the main points again.

- That brings us to the end of my presentation.

i. Thank your audience

- Thank you for listening / for your attention.

- Thank you all for listening, it was a pleasure being here today.

- Well that's it from me. Thanks very much.

- Many thanks for your attention.

- May I thank you all for being such an attentive audience.

Một số đề tài có thể sử dụng trong phần hùng biện

1. Do you think that attending college or university is the best way to be successful? Use specific reasons and examples to support your answer.

2. Do you agree or disagree with the following statement? “Parents are the best teachers.” Use specific reasons and examples to support your answer.

3. Do you agree or disagree with the following statement? “Television has destroyed communication among friends and family”. Use specific reasons and examples to support your opinion.

4. Do you think facebook is good or bad for users? Use specific reasons and examples to support your opinion.

5. Some people prefer to live in a small town, Others prefer to live in a big city. Which place would you prefer to live in? Use specific reasons and details to support your answer.

6. How do movies or television influence people’s behavior? Use reasons and specific examples to support your answer.

7. Do you think that playing computer games is bad for teenagers ? Use specific reasons and examples to explain your opinion.

8. Some people prefer to eat at food stalls or restaurants. Other people prefer to prepare and eat food at home. Which do you prefer? Use specific reasons and examples to support your answer.

9. Some people believe that students should be required to attend classes. Others believe that going to classes should be optional for students. Which point of view do you agree with? Use specific reasons and details to explain your answer.

10. Supposing you could change one important thing about your hometown, what would you change? Use specific reasons and examples to support your answer.

7. Luyện tập tiếng Anh mỗi ngày.

Luyện tập tiếng Anh mỗi ngày là yếu tố quan trọng nhất để có thể giao tiếp tiếng Anh lưu loát. Vì chú trọng đến giao tiếp nên mỗi cá nhân phải luyện cách phát âm tiếng Anh sao cho chuẩn. Và bởi “Practice makes perfect”, mỗi người phải ôn luyện thường xuyên và sử dụng chúng trong mọi hoàn cảnh có thể. Kiến thức được củng cố thường xuyên thì não chúng ta mới có thể ghi nhớ lâu dài, từ đó tạo thành phản xạ tự nhiên.

Để giúp học sinh có thói quen giao tiếp hằng ngày bằng tiếng Anh, chính bản thân giáo viên phải có thói quen giao tiếp bằng tiếng Anh khi lên lớp. Học ngôn ngữ đòi hỏi sự kiên trì và luyện tập thường xuyên, ban đầu có thể cả thầy và trò gặp nhiều khó khăn đôi lúc nản chí nhưng bằng sự nhiệt tình và niềm đam mê cũng như nhận thức tốttôi tin chúng ta sẽ thành công, “Rome can’t be built in a day.”

8. Quay những video clips thực hành những đoạn hội thoại mẫu.

Ngày nay với sự tiến bộ của công nghệ thông tin, hầu như giáo viên nào cũng có những chiếc điện thoại di động hoặc máy quay phim có thể quay được những đoạn video clips mẫu về một số đoạn hội thoại do chính các em học sinh thức hiện trước giờ học sau đó trình chiếu cho cả lớp xem trong giờ luyện nói của mình để tăng thêm phần thú vị cho bài học.

Sau đây là một đoạn hội thoại mẫu :

Interviewer : . Good morning. May I ask you some questions your study at school?

Hạnh: Yes, please.

Interviewer : . Which lower-secondary school did you go to?

Hạnh: I went to Nguyen Du lower-secondary school

Interviewer : . What were your subjects then?

Hạnh: Maths, Physics, Chemistry, Biology, Literature, History, Geography, English, Information Technology and Physical Education.

Interviewer : . What was your favorite subject?

Hạnh: I liked English most.

Interviewer : . What was your timetable?

Hạnh: I went to school in the morning and often had 5 classes.

Interviewer : Can you tell me about your tests and examinations at your school then?

Hạnh: Oral tests, fifteen-minutes tests, forty-five-minute tests and the final examination at the end of the term.

Interviewer : What about homework?

Hạnh: It was different with every teacher. Some gave a lot of homework but others didn’t

Interviewer : What part of the school life didn’t you like then?

Hạnh: I didn’t like the breaks. They were too short.

Interviewer : What did you like best about your school then?

Hạnh: I liked school activities like playing badminton, skipping, chatting, .. most. Moreover, I liked my teachers and my friends.

Interviewer : . Thank you for your answering my questions.

Hạnh: My pleasure.

V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Sau một thời gian dạy thực nghiệm tôi thấy được chất lượng và hiệu quả của giờ dạy môn Tiếng Anh của mình tăng lên rõ rệt . Học sinh được chuyển sang thực hành rất sinh động, giờ học sôi nổi, không khí học tập không còn buồn tẻ như trước kia. Học sinh hào hứng trong học tập và kiến thức được khắc sâu hơn.

Tỉ số

HỌC LỰC

THÁI ĐỘ

223 học sinh

Xếp loại

Đầu năm học

Cuối năm học

Mức độ

Đầu năm học

Cuối năm học

Giỏi

12 hs

39 hs

Rất thích

0 hs

10 hs

Khá

67 hs

73 hs

Thích

5 hs

88 hs

TB

99 hs

108 hs

Lưỡng lự

128 hs

95 hs

Yếu/ Kém

45 hs

3 hs

Không thích

90 hs

30 hs

VI. KẾT LUẬN

Trang bị cho học sinh một khả năng Tiếng Anh giao tiếp tốt là một vấn đề cấp thiết đối với giáo dục trung học hiện nay. Học sinh có khả năng giao tiếp Tiếng Anh tốt, trước hết đòi hỏi học sinh phải qua một quá trình tiếp thu chủ động, có động cơ đúng, thái độ học tập nghiêm túc và phương pháp phù hợp. Khả năng giao tiếp Tiếng Anh chính là thước đo năng lực Tiếng Anh đang cần được nhìn nhận một cách khách quan hơn.Trong thực tiễn giảng dạy bộ môn tại một trường THPT với đa số là học sinh năng lực trung bình, để học sinh giao tiếp được bằng Tiếng Anh trong những tình huống nhất định là điều không dễ. Tuy nhiên, với những giải pháp tích cực được áp dụng một cách linh hoạt và có hệ thống đã mang lại những giá trị nhất định trong việc nâng cao khả năng giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh. Song song với hoạt động giao tiếp, cần thiết phải trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản như: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp........ cũng như chú trọng rèn luyện các kĩ năng khác như: Nghe, đọc, viết.

Trên đây là một số giải pháp đã dược tôi vận dụng trong quá trình giảng day bộ môn Tiếng Anh tại đơn vị. Những giải pháp này chắc chắn còn mang tính chủ quan, mọi ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hơn đề tài này luôn được tôi trân trọng đón nhận, tiếp thu.

VII. ĐỀ NGHỊ

Kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh cần được rèn luyện và đánh giá trong suốt quá trình học tập của học sinh trong một năm học, thậm chí cả bậc học , nó đòi hỏi sự nỗ lực và kiên trì vì vậy giáo viên nên khích lệ các em có ý kiến hay, tích cực thảo luận nhóm và tích cực trả lời những câu hỏi gợi mở của giáo viên bằng cách ghi điểm cộng vào cột kiểm tra miệng (KTTX) theo chỉ đạo của Sở Giáo Dục và đào tạo.

So với các kỹ năng khác, kỹ năng giao tiếp có lẽ là tiến bộ chậm nhất. Vì thế trong thời gian tới tất cả giáo viên chúng ta phải tiếp tục học tập phương pháp và biết vận dụng phù hợp vào bài dạy với từng lớp từng đối tượng học sinh; đồng thời học nâng cao trình độ chuyên môn, tích luỹ kinh nghiệm riêng của mỗi giáo viên…. Tất cả không ngoài mục đích nâng cao chất lượng dạy và học. Bên cạnh đó, cần có sự hỗ trợ, động viên, quan tâm chỉ đạo kịp thời của nhà trường và các cấp lãnh đạo.

Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học và tất cả quý thầy cô.Chúc sức khoẻ và thành công .

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Nguyễn Thùy Minh-Lương Quỳnh Trang – Thiết kế bài giảng Tiếng Anh 10,11,12 – NXB Hà Nội 2007.
  2. Internet – Bài Giảng Bạch Kim
  3. Nhiều tác giả - Giáo án Quảng Nam 2007
  4. Adrian Doff- Teach English- Cambridge University Press.
  5. A S Hornby- Oxford Advanced Learner’s Dictionary - Oxford University Press.
  6. Sách giáo khoa 10,11,12
  7. Jim Scrivener – Learning teaching – Macmillan books for teachers
  8. Lưu Hoằng Trí – Tổng ôn tập các chuyên đề tiếng Anh – NXB Đại học quốc gia Hà Nội 2012.

MỤC LỤC

Trang

Đặt vấn đề 1

Cơ sở lý luận 1

Cơ sở thực tế 2

Nội dung nghiên cứu 2

Kết quả nghiên cứu 19

Kết luận 19

Đề nghị 20

Tài liệu tham khảo 21

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Mẫu SK2

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Năm học: 20... - 20....

I. Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường THPT (Trung tâm) ....................................

1. Tên đề tài: ....................................................................................................................

..............................................................................................................................

2. Họ và tên tác giả: ..................................................................................

3. Chức vụ: .........................................

Tổ: ......................................................................

4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài:

a) Ưu điểm: ...........................................................................................................................

...............................................................................................................

............................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

b) Hạn chế: ......................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

5. Đánh giá, xếp loại:

Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường (Trung tâm):..................

...........................................................................................................................................

thống nhất xếp loại : .....................

Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

............................................................

............................................................

............................................................

II. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam

Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam thống nhất xếp loại: ...............

Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

............................................................

............................................................

............................................................

Các quy định về trình bày:

+ Thể thức trình bày văn bản thống nhất như sau: SKKN phải được đánh vi tính một mặt trên giấy A4, đóng thành tập, có bìa cứng, đánh số trang cụ thể ở chính giữa phần lề trên trang viết, không trang trí rườm rà, không viền khung từng trang. Kiểu chữ: Times New Roman, mã Unicode trên Microsoft Word; cỡ chữ 14; lề trái (kể cả phần đóng gáy): 3,5cm; lề phải: 2cm; lề trên (đỉnh) trang in: 3cm; lề dưới (đáy) trang in: 2cm. Trang bìa cần ghi rõ: tên đơn vị chủ quản (Phòng, Sở), tên đơn vị cơ sở mình đang công tác (Trường, Trung tâm, Phòng, Ban, Công ty...), tên đề tài SKKN, năm học, họ và tên tác giả (hoặc nhóm tác giả), chức vụ, tổ...