Giáo án lịch sử lớp 7 cánh diều học kỳ 2

Giáo án lịch sử lớp 7 cánh diều học kỳ 2

4.1/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án lịch sử lớp 7 cánh diều học kỳ 2

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

BÀI 15:

CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC CỦA NHÀ LÝ (1075- 1077)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Về kiến thức

- Đánh giá được những nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075 - 1077).

- Đánh giá được vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống.

- Tích hợp GDMT: Sự sáng tạo của tổ tiên ta trong việc dựa vào điều kiện tự nhiên để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

2. Về năng lực

a) Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.

- Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phân tích, nhận xét, đánh giá vấn đề và liên hệ thực tiễn.

b) Năng lực đặc thù

- Tìm hiểu lịch sử:

+ Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV.

+ Rèn luyện kĩ năng quan sát và sử dụng lược đồ trong khi học và trả lời cầu hỏi.

- Nhận thức và tư duy lịch sử:

+ Rèn luyện kỹ năng miêu tả tranh ảnh lịch sử, kỹ năng so sánh, đánh giá, hợp tác.

+ Biết trình bày, suy luận, phản biện, tranh luận vế một vấn đề lịch sử (tấn công để tự vệ), rèn luyện năng lực nhận thức và tư duy lịch sử.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

Cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý để lại bài học gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

3. Về phẩm chất

- Yêu nước: Giáo dục tinh thần yêu nước, bồi dưỡng lòng dũng cảm, ý thức bảo vệ độc lập dân tộc trước nguy cơ bị xầm lược.

- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia hoạt động nhóm.

- Nhân ái: yêu thương con người (kết thúc đấu tranh bằng biện pháp hòa bình để khỏi tốn xương máu của nhân dân cả 2 bên).

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Giáo án;

- Phiếu học tập cho HS;

Lược đồ các cuộc kháng chiến treo tường.

Máy tính, máy chiếu (nếu có).

- Máy tính, máy chiếu (tivi), bài powerpoit.

2. Học sinh

- SGK;

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung:

- GV:

+ Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Sử dụng đồ dùng trực quan, nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết trình.

+ Tổ chức cho HS làm việc cá nhân.

- HS:

+ Xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV.

+ Lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm:

Hiểu biết đúng của bản thân HS về nhà Lý và Lý Thường Kiệt

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động cá nhân

+ Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ học tập

Giáo viên cho học sinh nghe video đọc bài thơ Nam quốc sơn hà và đặt câu hỏi:

? Đoạn video đề cập tới triều đại và nhân vật lịch sử nào? Nêu hiểu biết của em về các dữ kiện lịch sử đó?

+ Bước 2: HS hoạt động cá nhân để trả lời câu hỏi

+ Bước 3: GV yêu cầu HS báo cáo. HS khác nhận xét, bổ sung

+ Bước 4: GV nhận xét, đánh giá, chuyển nhiệm vụ.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:

2.1. Mục 1. Chủ động tiến công để tự vệ

a. Mục tiêu: 

- Trình bày được những âm mưu của nhà Tống.

- Hiểu và lí giải được cuộc tấn công của ta sang đất Tống để nhằm mục đích tự vệ. Đây là nét độc đáo của cuộc kháng chiến chống Tống.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS quan sát H15, lược đồ 15.1 và 1 số tranh ảnh liên quan, đọc và khai thác thông tin tư liệu SGK (Tr53,54) để trả lời câu hỏi, thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Hoạt động cá nhân

- Bước 1: GV giao nhiệm vụ:

Đọc thông tin và quan sát hình 15, lược đồ 15.1 hãy trả lời câu hỏi:

Vòng 1:

? Nêu âm mưu của nhà Tống khi xâm lược nước ta

? Nhà Tống đã làm gì để thực hiện âm mưu xâm lược Đại Việt

? Trước âm mưu và hành động chuẩn bị xâm lược của nhà Tống, chủ trương đối phó của nhà Lý là gì?

? Nêu hiểu biết của em về nhân vật lịch sử Lý Thường Kiệt?

? Lý Thường Kiệt đưa ra chủ trương gì để chống quân Tống?

- Bước 2: HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi

- Bước 3: HS khác nhận xét, bổ sung

- Bước 4: GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức

Hoạt động cặp đôi

- Bước 1: GV giao nhiệm vụ:

Đọc thông tin và quan sát hình 15, lược đồ 15.1 hãy trả lời câu hỏi:

? Vì sao nói đây là cuộc tấn công để tự vệ chứ không phải cuộc tấn công để xâm lược?

? Việc chủ động tiến công của nhà Lý có ý nghĩa như thế nào?

- Bước 2: HS thảo luận

- Bước 3: Đại diện các cặp đôi báo cáo. Các cặp đôi khác nhận xét, bổ sung

- Bước 4: GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức

Ta chỉ tấn công vào căn cứ quân sự, kho lương và vũ khí của quân Tống để xâm lược Đại Việt. Khi hoàn thành mục tiêu ra lập tức rút quân về nước. Cách đánh độc đáo, sáng tạo của Lý Thường Kiệt đã đẩy địch vào tình thế bị động làm thay đổi kế hoạch và làm chậm bước tấn công của chúng đồng thời tạo thuận lợi cho ta có thêm thời gian chuẩn bị kháng chiến.

1. Chủ động tiến công để tự vệ

a. Âm mưu của nhà Tống

- Xâm lược Đại Việt để giải quyết khó khăn trong nước và mở rộng lãnh thổ.

+ Xúi Chăm- pa đánh Đại Việt từ phía Nam

+ Ngăn cản việc buôn bán của nhân dân 2 nước.

+ Mua chuộc các từ trưởng miền núi.

b. Chủ trương của nhà Lý

- Cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy

- Đem quân trấn áp Cham-pa.

- Nhà Lý chủ trương: “tiên phát chế nhân” (tiến công trước để tự vệ)

+ Tháng 10-1075, hơn 10 vạn quân ta chia làm hai đạo dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt cùng Tông Đản tấn công vào đất Tống

+ Hạ thành Ung Châu quân ta rút về nước

-> Làm thay đổi kế hoạch và làm chậm lại cuộc tiến công xâm lược của nhà Tống

2.2. Mục 2. Xây dựng phòng tuyến chuẩn bị kháng chiến

a. Mục tiêu: 

- Mô tả được phòng tuyến sông Như Nguyệt.

- Hiểu được nét độc đáo của nhà Lý trong việc chuẩn bị kháng chiến

b. Nội dung: GV yêu cầu HS thông tin tư liệu SGK (Tr55), quan sát lược đồ 15.2 và đoạn video về việc chuẩn bị kháng chiến chống Tống để thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Sử dụng kĩ thuật Think- Pair- Share

Đọc thông tin trong sgk, quan sát lược đồ 15.2 và đoạn video về việc chuẩn bị kháng chiến chống Tống hãy thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

? Sau khi rút quân về nước nhà Lý chuẩn bị kháng chiến như thế nào?

? Mô tả phòng tuyến sông Như Nguyệt và lí giải vì sao Lý Thường Kiệt lại cho xây dựng phòng tuyến chặn giặc ở đây?

? Hãy nêu nét độc đáo của nhà Lý trong việc chuẩn bị kháng chiến? Qua đó em rút ra được bài học gì?

- Bước 2: HS hoạt động cá nhân-> nhóm

- Bước 3: HS ghép cặp, trao đổi, thảo luận các câu hỏi đặt ra.

- Bước 4:

Gv gọi hs trong các cặp bất kì chia sẻ nội dung tìm hiểu được cho cả lớp.

Hs khác lắng nghe, phản hồi tích cực.

GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức

Việc xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt dựa trên sự kết hợp giữa địa hình tự nhiên, bãi chướng ngại vật cùng với lực lượng thuỷ - bộ được bổ trí trọng điểm nên vừa có thể bảo vệ được toàn chiến tuyến, vừa nhanh chóng tập trung tổ chức phản công địch. Đây chính là sự độc đáo, sáng tạo trong cách tổ chức đánh giặc của Lý Thường Kiệt.

2. Xây dựng phòng tuyến chuẩn bị kháng chiến (1076- 1077)

- Lý Thường Kiệt hạ lệnh cho các địa phương ráo riết chuẩn bị bố phòng.

- Cử Lý Kế Nguyên chặn vùng biển Đông Kênh

- Xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt.

2.3. Mục 3. Tổ chức phản công và kết thúc chiến tranh.

a. Mục tiêu: 

- Trình bày được trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt

- Lý giải được cách kết thúc chiến tranh của Lý Thường Kiệt

- Hiểu được những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt và ý nghĩa cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc thông tin tư liệu SGK (Tr55,56) quan sát lược đồ 15.3 để thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Hoạt động nhóm- kĩ thuật mảnh ghép

- Bước 1: GV giao nhiệm vụ:

Vòng 1:

Đọc thông tin và quan sát lược đồ 15.3 hãy thảo luận theo 4 nhóm trả lời câu hỏi sau:

- Nhóm 1: Dùng lược đồ 15.3 Trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt để miêu tả trận chiến đấu?

- Nhóm 2: Vì sao đang ở thế thắng mà Lý Thường Kiệt lại cử người đến thương lượng giảng hòa với giặc?

- Nhóm 3: Nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt?

- Nhóm 4: Nêu ý nghĩa cuộc kháng chiến chống Tống của Lý Thương Kiệt?

Vòng 2:

Nhóm mới sẽ lấy học sinh của 4 nhóm (mỗi nhóm 2 bạn)

Chuyên gia của từng nhóm chia sẻ nội dung thảo luận từ vòng 1. Sau đó thảo luận trả lời câu hỏi:

? Qua cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý các em rút ra được những bài học gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay?

- Bước 2: HS thảo luận

- Bước 3: Đại diện các nhóm báo cáo. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung

- Bước 4: GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức

(GV giảng tích hợp với môn Ngữ văn: cho HS nghe nguyên văn bài thơ thần của Lý Thường Kiệt: "Sông núi nước Nam" và yêu cầu HS nêu cảm nhận về bài thơ.

Giáo dục cho học sinh tinh thần nhân đạo, yêu chuộng hòa bình - đây là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Cách kết thúc chiến tranh rất độc đáo của Lý Thường Kiệt - không tiêu diệt toàn bộ quần thù khi chúng đã ở “thế cùng, lực kiệt”, mà kết thúc chiến tranh bằng cách giảng hoà để bảo đảm mối quan hệ bang giao, hoà hiếu giữa hai nước sau chiến tranh; không làm tổn thương danh dự của nước lớn, bảo đảm một nền hoà bình lầu dài. Đồng thời, cũng nhằm bảo toàn lực lượng của quần dần ta, tránh những tổn thất, hi sinh không cần thiết. Qua đó chứng tỏ tinh thần nhân đạo của dần tộc ta và vai trò to lớn của Lý Thường Kiệt.

3. Tổ chức phản công và kết thúc chiến tranh.

- Cuối năm 1076, quân Tống chuẩn bị tiến vào nước ta theo hai đường: thủy và bộ

- Tháng 1-1077, quân Tống vượt ải Nam Quan tiến vào nước ta

-  Quân bộ bị chặn đánh và dừng chân ở bờ bắc sông Như Nguyệt.

- Quân thủy bị quân của Lý Kế Nguyên chặn đánh k thể vào sâu hỗ trợ quân bộ.

 - Cuối xuân 1077, nhà Lý cho quân vượt sông Như Nguyệt, bất ngờ tấn công vào đồn giặc.

- Quân Tống thua to

- Lý Thường Kiệt giảng hòa kết thúc chiến tranh

* Ý nghĩa:

- Là chiến thắng tuyệt vời của quân và dân ta.

- Củng cố nền độc lập dân tộc.

- Nhà Tống đã từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt.

3. Hoạt động luyện tập

a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa và hoàn thiện về nội dung kiến thức đã được tìm hiểu ở hoạt động hình thành kiến thức mới.

b. Nội dung: GV cho hs tham gia trò chơi Ai là triệu phú

c. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Cho học sinh tham gia trò chơi Ai là triệu phú thông qua câu hỏi trắc nghiệm để củng cố và kiểm tra kiến thức của học sinh.

- GV giới thiệu luật chơi

- Gv sử dụng phần mềm random name để lựa chọn hs.

- GV chiếu câu hỏi

Trò chơi Ai là triệu phú

Câu 1: Nhà Tống đã làm gì giải quyết những khó khăn trong nước?

A. Đánh hai nước Liêu - Hạ.

B. Đánh Đại Việt để khống chế Liêu - Hạ.

C. Đánh Cham-pa để mở rộng lãnh thổ.

D. Tiến hành cải cách, củng cố đất nước.

Câu 2: Đâu không là lý do khiến Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm nơi xây dựng phòng tuyến đánh giặc?

A. Là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây vào Thăng Long 

B. Lực lượng quân Tống sang xâm lược Việt Nam chủ yếu là bộ binh

C. Dựa trên truyền thống đánh giặc trên sông của các triều đại trước

D. Là một chiến hào tự nhiên khó để vượt qua

Câu 3: Để chuẩn bị chiến tranh lâu dài với quân Tống, sau khi mở cuộc tấn công vào đất Tống Lý Thường Kiệt đã làm gì?

A. Tạm thời hòa hoãn với quân Tống để củng cố lực lượng trong nước.

B. Cho xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt.

C. Tấn công, đập tan cuộc chiến tranh xâm lược của Cham-pa ở phía Nam.

D. Đón địch, tiêu diệt lực lượng của địch ngay khi chúng vừa đặt chân đến.

Câu 4: Ý nào không phản ánh đúng việc làm của nhà Lý trước âm mưu xâm lược của quân Tống?

A. Cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy cuộc kháng chiến

B. Triệu tập hội nghị Bình Than

C. Đập tan phối hợp tấn công của quân Tống và Chăm-pa.

D. Chủ động tiến hành các biện pháp đối phó

Câu 5: Tại sao Lý Thường Kiệt là chủ động giảng hòa?

A. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước là truyền thống nhân đạo của dân tộc

B. Lý thường Kiệt sợ mất lòng vua Tống

C. Để bảo toàn lực lượng của nhân dân

D. Lý Thường Kiệt muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng

Câu 6: Cuộc kháng chiến chống Tống (1075 - 1077) giành thắng lợi không xuất phát từ nguyên nhân nào sau?

A. Nhà Lý đã đưa ra được đường lối đánh giặc đúng đắn, sáng tạo.

B. Nhân dân Đại Việt có tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng với kẻ thù.

C. Nhà Tống đang lâm vào tình trạng khủng hoảng, tiềm lực suy giảm.

D. Sự đoàn kết giữa Đại Việt và Champa trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung.

Câu 6: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”? Đó là câu nói của ai?

A. Trần Quốc Tuấn

B. Trần Thủ Độ

C. Lý Thường Kiệt

D. Lý Công Uẩn

Câu 7: Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, làm suy yếu ý chí của quân Tống Lý Thường Kiệt đã làm gì?

A. Tập chung tiêu diệt nhanh quân Tống.

B. Ban thưởng cho quân lính.

C. Sáng tác bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”.

D. Cả 3 ý trên.

Câu 8: Tướng giặc chỉ huy cánh quân bộ xâm lược Đại Việt là ai?

A. Quách Quỳ

B. Ô Mã Nhi

C. Toa Đô

D. Hòa Mâu

Câu 9: Để đánh chiếm Đại Việt, nhà Tống đã thực hiện những biện pháp gì?

A. Xúi giục vua Cham –Pa đánh lên từ phía nam.

B. Ngăn việc buôn bán, đi lại của nhân dân hai nước.

C. Dụ dỗ các tù trưởng người dân tộc ở biên giới.

D. Tất cả các ý trên

Câu 10: Mục đích chính của Lý Thường Kiệt trong cuộc tấn công sang đất Tống cuối năm 1075 là:

A. đánh vào cơ quan đầu não của quân Tống

B. đánh vào nơi tập trung lương thực và khí giới để chuẩn bị đánh Đại Việt.

C. đánh vào khu vực đông dân để tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch

D. đòi lại phần đất đã mất do bị nhà Tống chiếm.

Bước 2: HS tham gia chơi

Bước 3: HS trả lời sai sẽ nhường quyền tham gia trò chơi cho các bạn khác.

Bước 4: GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS.

4. Hoạt động vận dụng:

a. Mục tiêu: Nhằm giúp HS vận dụng kiến thức mới đã lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập, cuộc sống.

b. Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS hoàn thành nhiệm vụ

c. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

? Sưu tầm tư liệu về đóng góp của Lý Thường Kiệt đối với nhà Lý và dân tộc.

? Nghệ thuật kết thúc chiến tranh của nhà Lý đề lại bài học gì cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay?

Bước 2: HS hoàn thành nhiệm vụ

Bước 3: HS trình bày sản phẩm, kết quả

Bước 4: HS các khác nhận xét, đánh giá kết quả; bổ sung; GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS.

Hướng dẫn hs chuẩn bị ở nhà: Đọc và chuẩn bị bài 16

TUẦN: TIẾT:

BÀI 16. CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC THỜI TRẦN ( 1226- 1400)

Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ LỚP 7

Thời gian thực hiện: ( tiết)

I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)

1. Về kiến thức:

- Mô tả được sự thành lập nhà Trần. Đánh giá được vai trò của Trần Thủ Độ trong sự thành lập nhà Trần.

- Trình bày được những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, tôn giáo thời Trần.

- Nêu được những thành tựu chủ yếu về văn hoá của Đại Việt thời Trần.

2. Về năng lực:

- Biết sưu tầm, khai thác tư liệu, kênh hình trong học tập lịch sử, rèn luyện năng lực, tìm hiểu lịch sử.

- Biết trình bày, suy luận, phản biện, tranh luận về một vấn đề lịch sử, rèn luyện năng lực nhận thức và tư duy lịch sử.

3. Về phẩm chất:

- Bồi dưỡng cho học sinh tinh thần đấu tranh bất khuất chống áp bức bóc lột và tinh thần sáng tạo trong xây dựng đất nước.

- Giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên và ý thức kế thừa truyền thống dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho HS.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

- Máy chiếu, máy tính

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Xác định được vấn đề chính của nội dung bài học.

- Thông qua hoạt động HS tiếp cận với các nội dung chính của bài.

b) Nội dung:

GV: chuẩn bị; video về thời Trần, các hình ảnh và giao nhiệm vụ cho HS.

HS xem video, làm việc cá nhân trả lời câu hỏi của GV.

c) Sản phẩm:

- Câu trả lời, chia sẻ của HS.

- Từ đó kích thích được hứng thú học tập, tìm tòi của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Trình chiếu 1 đoạn video: Quân sĩ nhà Trần luyện tập võ nghệ.

- ?Đoạn video gợi em nghĩ tới triều đại nào trong lịch sửt dân tộc ta? Trong tác phẩm “ Lịch sử nước ta”-1941, Hồ Chí Minh đã viết:

“ Đời Trần văn giỏi, võ nhiều

Ngoài dân thịnh vượng, trong triều hiền minh.”

Em có suy nghĩ gì về lời nhận xét trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Hãy chia sẻ suy nghĩ của em về Nhà Trần ?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Hướng dẫn HS xem, phân tích hình ảnh và trả lời câu hỏi vào phiếu học tập.

HS: Quan sát, phân tích hình ảnh và ghi kết quả ra phiếu học tập.

B3: Báo cáo sản phẩm

GV:

- Mời một vài HS lên trình bày sản phẩm.

- Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn).

HS:

- HS báo cáo sản phẩm cá nhân – chia sẻ suy nghĩ của mình.

- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét (hoạt động của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới: Nhà Trần đi vào lịch sử dân tộc với Hào khí Đông A cuồn cuộn thác lũ, quét sạch quân xâm lược Mông Nguyên. Với sự thành công của một vương triều chủ động xây dựng nội lực kiến thiết triều đình, quốc gia, xã tắc. Sử ghi đây là vương triều lớn mạnh nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam thời phong kiến. Vậy Nhà Trần đã xây dựng đất nước ntn?

- Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo.

HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. SỰ THÀNH LẬP NHÀ TRẦN

a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được

- Hoàn cảnh, thời gian thành lập nhà Trần.

- Nhận thức được sự cần thiết phải thành lập Nhà Trần trong thời điểm bấy giờ.

- Đánh giá được vai trò của một số nhân vật lịch sử tiêu biểu thời Trần: Trần Thủ Độ…

- Từ đó HS đưa ra được những đánh giá về nhà Trần trong tiến trình lịch sử dân tộc ta.

b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV.

c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Đọc thông tin, tư liệu trong mục 1 và quan sát hình ảnh 16.1/ 57, hãy cho biết:

1. Nhà Trần thành lập trong hoàn cảnh nào?

2. Em có suy nghĩ gì về việc Nhà Trần lên thay nhà Lý trong thời điểm bấy giờ?

4. Đọc thông tin về nhân vật lịch sử / 57, em chia sẻ những hiểu biết của em về Trần Thủ Độ? Theo em, ông có vai trò gì đối với sự thành lập nhà Trần?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn, gợi ý cho HS trả lời

HS:

- Quan sát ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi.

- Suy nghĩ cá nhân để lấy đưa ra ý kiến, chia sẻ.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu HS trả lời.

HS trả lời câu hỏi của GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức:

- Cuối TK XII, nhà Lý suy yếu, Nhà Trần lên thay thế là tất yếu của lịch sử. Dòng họ Trần ở Nam Định lớn mạnh và phát triển cho đến ngày nay. Nay ở Nam Định nổi tiếng với lễ hội Khai ấn Đền Trần hằng năm. Lễ hội mang đậm giá trị truyền thống văn hoá giáo dục lịch sử sâu sắc. Đồng thời thể hiện đạo lí “ uống nước nhớ nguồn” của nhân dân ta.

- Cuối TK XII, NHà Lý suy yếu, nhà Trần từng bước thâu tóm quyền hành.

- Tháng 1- 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh.

-> Nhà Trần được thành lập.

- Trần Thủ Độ có mưu lược, giỏi võ nghệ, có tài chỉ huy quân sự. Ông là người có công lớn trong việc giúp nhà Trần giành thiên hạ, ổn định lòng dân, xây dựng đất nước.


2. Tình hình chính trị.

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Vẽ, lập được lược đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần.

- Nhận thức được nhà Trần đã sử dụng những biện pháp tích cực trong việc củng cố chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền của mình .

- Đánh giá được vai trò của những biện pháp củng cố chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền của nhà Trần.

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT mảnh ghép để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức.

- HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm: 3 nhóm và giao nhiệm vụ: Đọc thông tin mục 2/ 59, hãy cho biết:

1. Sau khi lên nắm quyền, nhà Trần đã xây dựng bộ máy nhà nước ntn ( vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước)? Đọc thông tin văn bản trích trong Đại Việt sử kí toàn thư/ 59, giúp em hiểu gì về tính gì độc đáo so với triều đại nhà Lý?

2. Về quân đôi, nhà Trần thi hành chính sách gì? Em hiểu gì về chính sách này của nhà Trần? Em có nhận xét gì về sức mạnh quân sự thời Trần?

3. Nhà Trần thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại ra sao? Thông tin SGK cho em nhận xét gì về kỉ cương, phép nước của nhà Trần?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm trả lời câu hỏi ra phiếu học tập. Trong thời gian 5 phút.

GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS trưng bày sản phẩm thao kĩ thuật phòng tranh,

- Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần).

HS:

- Trả lời câu hỏi của GV.

- Trưng bày sản phẩm của nhóm.

- HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

- Chốt kiến thức trên máy chiếu bằng sơ đồ.

* Chế độ chính trị: Quân chủ trung ương tập quyền.

* Xây dựng bộ máy nhà nước:

-> Tổ chức bộ máy chính quyền huyết thống; hệ thống chính quyền các cấp quy củ, hoàn thiện hơn.

* Quân đội: chia 2 bộ phận:

- Cấm quân- giữ kinh thành ; Biên quân – giữ biên ải.

- Quân ở các lộ

- Chính sách : ngụ binh ư nông.

- Quân đội được rèn luyện theo chủ trương: quân cốt tinh, không cốt đông.

* Luật pháp: ban hành bộ Quốc triều hình luật-> pháp luật nghiêm minh.

-> Nhà Trần củng cố chế độ quân chủ TW tập quyền -> Đại Việt thời Trần phát triển, thịnh vượng.

3. Tình hình kinh tế

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Nắm được các nét chính về tình hình kinh tế thời Trần..

- Nhận thức được các chính sách chăm lo đời sống kinh tế thời Trần góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, thịnh vượng.

- Đánh giá được vai trò của các chính sách chăm lo đời sống kinh tế thời Trần .

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT khăn phủ bàn để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức.

- HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS.

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm và giao nhiệm vụ, GV phát phiếu học tập cho HS hoàn thiện sơ đồ câm:

1: Nêu những dẫn chứng để chứng minh nhà Trần chủ trương khuyến khích phát triển nông nghiệp? Hình ảnh 16.1/ 58 cho em suy nghĩ gì về những biện pháp phát triển nông nghiệp của nhà Trần?

?Những thành tựu của nông nghiệp nhà Trần?

2: Quan sát hình ảnh 16.2, / 59, em có nhận xét gì về sản xuất thủ công nghiệp thời Trần?

3: Sự xuất hiện thương cảng chứng tỏ điều gì?

4. Thông tin trong “ An Nam tức sự của Trần Phú, gợi em suy nghĩ gì về tình hình thương nghiệp thời nhà Trần?

5. Em cho biết mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm.

GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần).

HS:

- Trả lời câu hỏi của GV.

- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm.

- HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

3. Tình hình kinh tế

* Nông nghiệp:

- Biện pháp: khai hoang, đẩy mạnh làm thuỷ lợi, cấm giết mổ trâu bò bảo vệ sức kéo… nông dân tích cực sản xuất.

- Thành tựu: nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân no đủ

* Thủ công nghiệp:

-Xưởng thủ công nhà nước: đúc tiền, sản xuất vũ khí, đóng thuyền…

- Thủ công dân gian: Làm đồ gốm, rèn sắt, đúc đồng, dệt vải…

* Thương nghiệp: phát triển mạnh:

- Thăng Long là trung tâm kinh tế, buôn bán sầm uất của cả nước.

- Các miền quê: chợ lớn hình thành và hoạt động theo phiên.

- Ngoại thương nhộn nhịp ở nhiều nơi: Vân Đồn, Hội Thống, Hội Triều…

-> Kinh tế nhà Trần ngày càng phát triển, Đại Việt trở thành nước giàu mạnh, phồn thịnh.


4. Tình hình xã hội:

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Nắm được các nét chính về tình hình xã hội thời Trần..

- Nhận thức được các chính sách chăm lo đời sống xã hội thời Trần góp phần xây dựng đất nước bình yên, nhân dân ấm no, hạnh phúc.

- Đánh giá được vai trò của các chính sách chăm lo đời sống xã hội thời Trần .

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT phòng tranh để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức.

- HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS.

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV): GV phát phiếu học tập- sơ đồ câm

1: Đọc thông tin mục 4/ 59,60, em hãy hoàn thành sơ đồ thể hiện các tầng lớp trong XH thời Trần? Mỗi tầng lớp có đặc điểm gì? ( Tại sao địa chủ ngày càng đông? Nông dân chia thành mấy bộ phận? Tầng lớp nào có địa vị thấp nhất trong XH? )

2. Hãy lí giải vì sao XH cuối thời Trần lại xuất hiện các mâu thuẫn, dẫn tới XH bất ổn?

3. Thông tin tư liệu trong “ Đại Việt sử kí toàn thư, cho chúng ta hiểu gì về quan điểm của vua Trần Thánh Tông trong việc xây dựng mqh xã hội tạo sự ổn định và vững bền của XH? Từ đó em có liên hệ gì với XH chúng ta hiện nay?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm.

GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần).

HS:

- Trả lời câu hỏi của GV.

- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm.

- HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

-> Nhà Trần quan tâm chăm lo đời sống nhân dân, lấy dân làm gốc cho sự phát triển thịnh vượng.

5 Tình hình văn hoá

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Nắm được một số nét đặc trưng về văn hoá, giáo dục, tư tưởng tôn giáo, KHKT, VHNT của nhân dân ta thời Trần.

- Nhận thức được sâu sắc vẻ đẹp văn hoá, phong tục tập quán của nhân dân Đại Việt.

- Đánh giá được vai trò của một số nhân vật lịch sử tiêu biểu thời Trần: Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông,...

b) Nội dung:

- GV sử dụng PP dạy học hợp tác để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức.

- HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ trước 1 tuần.

c) Sản phẩm: Phiếu học tập hoặc file trình chiếu... đã hoàn thành của HS.

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm và giao nhiệm vụ:

+ NV1: Giới thiệu những nét chính về tư tưởng tôn giáo thời Trần? Đọc thông tin trong Đại Việt sử kí toàn thư/ 60, nêu nhận xét của em về tư tưởng thời Trần so với thời Lý?

+ NV 2: Nói về văn học thời Trần, em đã học những tác phẩm nào?Từ đó em khái quát những thành tựu về văn học thời Trần ( nội dung, hình thức)? Điều đó chứng tỏ thành tựu VHNT thời Trần đã đạt đến trình độ ntn?

+ NV3: Giới thiệu một số thành tựu giáo dục thời Trần? Sơ đồ 16.2/61 , giúp em đánh giá ntn về những thành tựu giáo dục thời Trần? Chia sẻ sự hiểu biết của em về một số vị Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa thời Trần ở quê hương em? Những tấm gương ấy tác động ntn đến em?

+ NV 4: Về KHKT thời Trần đã đạt được những thành tựu tiêu biểu nào? Giới thiệu một số thành tựu tiêu biểu đó? Em ấn tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao? Trong thời kì này còn xuất hiện những thành tựu kiến trúc, điêu khắc nào?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm.

GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần).

HS:

- Trả lời câu hỏi của GV.

- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm.

- HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

a. Tư tưởng tôn giáo, tín ngưỡng:

- Nho giáo: được coi trọng; nho học là nội dung quan trọng trong các kho thi, nhiều người đỗ đạt được trọng dụng…

- Phật giáo: được tôn sung, chùa được xây dựng nhiều: thiền phái Trúc Lâm do Trần Nhân Tông sáng lập…

- Tín ngưỡng cổ truyền phổ biến: tục thờ cúng tổ tiên, các anh hùng có công với dân tộc.

b.Văn học, giáo dục và KH- KT:

-Văn học:

+ Văn học chữ Hán: thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, chống ngoại xâm…Tác phẩm tiêu biểu: Hịch tướng sĩ, Phò giá về kinh, …

+ Văn học chữ Nôm: phản ánh cuộc sống bình dân. Tác phẩm tiêu biểu: Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca, Cư trần lạc đạo phú…

- Giáo dục:

+ Nhiều trường học: Trường công (năm 1253, Quốc Tử Giám được mở rộng); Trường tư mở nhiều ở làng, xã

+ Các kì thi được tổ chức thường xuyên, quy củ …

- KHKT:

+ Sử học: Đại Việt Sử Kí ( Lê Văn Hưu), Việt Sử lược ( khuyết danh)…

+ Quân sự: Binh thư yếu lược ( Trần Quốc Tuấn)…

+ Y học: Sách cây thuốc Nam- Tuệ Tĩnh.

+ Thiên văn học: Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán.

-Kiến trúc: Kiến trúc tôn giáo: tháp Phổ Minh, chùa Thái Lạc ( Hưng Yên)…

+Kiến trúc cung đình: Thành Tây Đô, khu Hoàng thành Thăng Long…

+ Các tác phẩm điêu khắc: tượng phật Di Lặc ở chùa Quỳnh Lâm; chuông lớn ở chùa Phổ Minh, chạm khắc trên đồ gỗ, vẽ trên gốm…

HĐ 3: LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể

b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao

c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập.

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS

-NV 1: GV giao cho HS hoàn thành phiếu học tập theo mẫu bảng/ 62/SGK:

STT

Lĩnh vực

Nội dung tóm tắt

Danh nhân tiêu biểu

1

Sự thành lập

2

Tư tưởng, tôn giáo

3

Giáo dục, khoa học

4

Văn học, nghệ thuật

- NV 2: BT 2/ 62: Giới thiệu một số công trình văn hoá tiêu biểu thời Trần?

- NV 3: BT 3/ 62: Chia sẻ về những việc làm của nhân dân ta hiện nay thể hiện sâu sắc tinh thần tự tôn dân tộc, lòng biết ơn của nhân dân với cha ông ta ?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS xác định yêu cầu của đề bài và suy nghĩ cá nhân, hoạt động nhóm để làm bài tập

- GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và làm bài tập

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.

  • BT 1/ 62:

STT

Lĩnh vực

Nội dung tóm tắt

Danh nhân tiêu biểu

1

Sự thành lập

- Nhà Trần lên thay nhà Lý, nhờ sự mưu trí của Trần Thủ Độ.

- năm 1226, Nhà Trần chính thức được thành lập.

  • Trần Thủ Độ

2

Tư tưởng, tôn giáo

+ Nho giáo: được coi trọng; nhiều người làm quan…

+ Phật giáo: được tôn sung: thiền phái Trúc Lâm…

+ Đạo giáo: được tôn trọng.

  • Trần Nhân Tông

3

Giáo dục, Khoa học, kĩ thuật

+ Nhiều trường học: Trường công ( Quốc Tử Giám); Trường tư ( Trường Huỳnh Cung)

+ Các kì thi được tổ chức thường xuyên, quy củ…

  • Khoa học, kĩ thuật

+ Sử học: Đại Việt Sử Kí, Việt Sử lược…

+ Quân sự: Binh thư yếu lược…

+ Y học: Sách cây thuốc Nam- Tuệ Tĩnh.

- Chu Văn An

- Lê Văn Hưu

- Trần Quốc Tuấn

-Tuệ Tĩnh

4

Văn học, nghệ thuật

-Văn học:

+ Văn học chữ Hán: thể hiện long yêu nước, tự hào dân tộc, chống ngoại xâm…

+ Văn học chữ Nôm: phản ánh cuộc sống bình dân.

-Kiến trúc: điêu khắctinh xảo: Kinh đo Thăng Long; lăng mộ vua Trần, tháp Phổ Minh…

- Nghệ thuật diễn xướng: múa rối, chèo, tuồng…

Trần Quốc Tuấn

- Trương Hán Siêu

- Trần Quang Khải

- Trần Nhân Tông…

4

HĐ 4: VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Bài làm của HS

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)

Bài tập: - NV 3: Em có nhận xét gì về những thành tựu văn hoá thời nhà Trần? suy nghĩ của em về vai trò, nhiệm vụ của thế hệ sau trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát triển giá trị của các thành tựu văn hoá đó?( giao HS về nhà thực hiện hoạt động cá nhân và nộp bài trên Teams)

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.

- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.

- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có).

- HS lựa chọn các thành tựu văn hoá khác nhau nhưng cần đảm bảo được:

+ Tên thành tựu.

+ Lịch sử nguồn gốc: người xây dựng, sáng lập...

+ Giá trị của thành tựu

+ Dấu đấn còn lại với ngày nay

+ Vai trò, trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay.

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.

TUẦN: TIẾT:

BÀI 17. BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN CỦA NHÀ TRẦN

Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ LỚP 7

Thời gian thực hiện: ( tiết)

I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)

1. Về kiến thức:

- Vẽ, lập được lược đồ diễn biến chính ba lần kháng chiến của nhà Trần chống quân xâm lược Mông - Nguyên.

- Phân tích được nguyên nhân thắng lợi, nêu được ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.

- Nhận thức được sâu sắc tinh thần đoàn kết và quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân dân Đại Việt.

- Đánh giá được vai trò của một số nhân vật lịch sử tiêu biểu thời Trần: Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông,...

2. Về năng lực:

- Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử đơn giản dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong các bài học lịch sử.

- Vận dụng được kiến thức lịch sử để phân tích và đánh giá tác động của một sự kiện, nhân vật, vấn đề lịch sử đối với cuộc sống hiện tại, đồng thời giải thích các vấn đề thời sự đang diễn ra ở trong nước và thế giới.

3. Về phẩm chất:

- Tự hào về truyền thống lịch sử dân tộc, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

- Máy chiếu, máy tính

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.

- Xác định được vấn đề chính của nội dung bài học.

b) Nội dung:

GV: Chia nhóm lớp và giao nhiệm vụ.

HS quan sát hình ảnh, làm việc nhóm để trả lời câu hỏi của GV

c) Sản phẩm:

- Vẽ, lập được lược đồ diễn biến chính ba lần kháng chiến của nhà Trần chống quân xâm lược Mông - Nguyên.

- Phân tích được nguyên nhân thắng lợi, nêu được ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Hướng dẫn HS quan sát, phân tích hình ảnh và trả lời câu hỏi.

HS: Quan sát, phân tích hình ảnh và ghi kết quả thảo luận ra phiếu học tập.

B3: Báo cáo thảo luận

GV:

- Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm.

- Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn).

HS:

- Đại diện báo cáo sản phẩm nhóm

- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

- Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo.

HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất, chống quân xâm lược Mông Cổ ( 1258)

a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được

- Vẽ, lập được lược đồ diễn biến lần thứ nhất kháng chiến của nhà Trần chống quân xâm lược Mông Cổ.

- Nhận thức được sâu sắc tinh thần đoàn kết và quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân dân Đại Việt.

- Đánh giá được vai trò của một số nhân vật lịch sử tiêu biểu thời Trần: Trần Thái Tông và Trần Thủ Độ…

b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV.

c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Từ hoạt động tìm hiểu vừa rồi em hãy cho biết:

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát lược đồ 17.1, sơ đồ 17, hãy:

- Tóm tắt diễn biến chính của cuộc kháng chiến lần thứ nhất, chống quân xâm lược Mông Cổ (1258)?

- Nêu vai trò của vua Trần Thái Tông và Thái sư Trần Thủ Độ trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất, chống quân xâm lược Mông Cổ (1258)?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS trả lời

HS:

- Quan sát ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi.

- Suy nghĩ cá nhân để lấy ví dụ minh hoạ.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu HS trả lời.

HS trả lời câu hỏi của GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức.

- Ngày 17- 1 - 1258, ba vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, tiến vào Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị phòng tuyến của ta chặn lại.

- Vua Trần Thái Tông ra trận trực tiếp chỉ huy chiến đấu, sau đó chủ động rút lui.

- Ngày 21-1-1258: Để bảo toàn lực lượng, nhà Trần chủ trương thực hiện "vườn không nhà trống". Thiếu lương thực lại bị quân dân ta chống trả, chưa đầy 1 tháng, lực lượng quân Mông Cổ bị hao mòn dần.

- Ngày 29-1-1258, Nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất kết thúc thắng lợi.



2. Cuộc kháng chiến lần thứ 2 chống quân xâm lược Nguyên (1285)

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Vẽ, lập được lược đồ diễn biến lần thứ 2 kháng chiến của nhà Trần chống quân xâm lược Nguyên.

- Nhận thức được sâu sắc tinh thần đoàn kết và quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân dân Đại Việt.

- Đánh giá được vai trò của một số nhân vật lịch sử tiêu biểu thời Trần: Trần Nhân Tông và Trần Quốc Tuấn…

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT khăn phủ bàn để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức.

- HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm và giao nhiệm vụ:

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát lược đồ 17.2, bảng 17, hãy:
- Tóm tắt diễn biến chính của cuộc kháng chiến lần thứ hai, chống quân xâm lược Nguyên (1285)

- Nêu vai trò của vua Trần Nhân Tông và Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm.

GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần).

HS:

- Trả lời câu hỏi của GV.

- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm.

- HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

Vai trò của vua Trần Nhân Tông và Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến:

- Vua Trần Nhân Tông đã phong Trần Quốc Tuấn làm Quốc công tiết chế, thống lĩnh quân đội

- Trần Quốc Tuấn là vị chỉ huy quân đội, lãnh đạo tối cao cùng với các vua Trần.

- Trần Quốc Tuấn đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn, là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.

- Trần Quốc Tuấn Là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư.

- Trần Quốc Tuấn còn bỏ qua các hiềm khích, thù riêng, nêu cao tinh thần yêu nước, vì nghĩa lớn.

- Cuối tháng 1 -1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan tổng chỉ huy tràn vào xâm lược Đại Việt. Toa Đô nhận lệnh dẫn 10 vạn quân từ Chăm-pa, Thanh Hóa đánh ra.

- Từ đầu tháng 2-1285, Trước thế giặc mạnh, quân nhà Trần rút lui về Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương), sau đó về Thăng Long (Hà Nội) rồi lui về Thiên Trường (Nam Định) để củng cố lực lượng, chờ thời cơ phản công.

Tháng 3, 4-1285 Nhân dân thực hiện kế "thanh dã", phối hợp với triều đình chống giặc ở khắp nơi. Quân Nguyên lâm vào tình thế khó khăn

Tháng 5,6-1285 Quân nhà Trần tổ chức phản công, thắng lợi lớn ở Tây Kết (lần 2), Hàm Tử (Hưng Yên), Chương Dương, Thăng Long (Hà Nội), Vạn Kiếp (Hải Dương),... 

Kết quả: Toa Đô tử trận, Thoát Hoan bỏ chạy. Đất nước sạch bóng quân xâm lược. 

3. Cuộc kháng chiến lần thứ 3, chống quân xâm lược Nguyên ( 1287 – 1288)

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Vẽ, lập được lược đồ diễn biến lần thứ 3 kháng chiến của nhà Trần chống quân xâm lược Nguyên.

- Nhận thức được sâu sắc tinh thần đoàn kết và quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân dân Đại Việt.

- Đánh giá được vai trò của một số nhân vật lịch sử tiêu biểu thời Trần: Trần Nhân Tông và Trần Quốc Tuấn…

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT khăn phủ bàn để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức.

- HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS.

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm và giao nhiệm vụ:

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát lược đồ 17.3 hãy:
- Tóm tắt diễn biến chính của cuộc kháng chiến lần thứ ba, chống quân xâm lược Nguyên (1287-1288)

- Nêu vai trò của vua Trần Nhân Tông và Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm.

GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần).

HS:

- Trả lời câu hỏi của GV.

- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm.

- HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

Vai trò của vua Trần Nhân Tông và Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến:

- Đoán biết được quân Nguyên sẽ xâm lược trở lại, nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến

- Vua Trần Nhân Tông lệnh cho các vương hầu, tôn thất mộ thêm binh lính, chấn chỉnh lực lượng. 

- Trần Quốc Tuấn là Tổng chỉ huy trường quân đội, tổ chức nhiều cuộc diễn tập quy mô lớn tập. Đồng thời cũng có những kế sách chống giặc hiệu quả: đóng cọc sông Bạch Đằng

- Cuối tháng 12 - 1287, Thoát Hoan dẫn khoảng 30 vạn quân Nguyên theo đường bộ tiến vào nước ta. Cánh quân thuỷ do Ô Mã Nhi chỉ huy theo đường biển tiến vào sông Bạch Đằng, rồi tiến về Vạn Kiếp.

- Cuối tháng 1 - 1288, Thoát Hoan kéo quân vào kinh thành Thăng Long trống vắng. Quân Nguyên tiến đánh quân cứ quân Trần, lùng bắt vua Trần nhưng thất bại.

- Tháng 2-1288, Trần Khánh Dư mai phục, tiêu diệt toàn bộ đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ. 

- Từ tháng 3-1288, nhà Trần phản công ở nhiều nơi, giành thắng lợi quyết định trận Bạch Đằng. 

4. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Phân tích được nguyên nhân thắng lợi, nêu được ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.

- Nhận thức được sâu sắc tinh thần đoàn kết và quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân dân Đại Việt.

- Đánh giá được vai trò của một số nhân vật lịch sử tiêu biểu thời Trần: Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông,...

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT khăn phủ bàn để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức.

- HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS.

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm và giao nhiệm vụ:

- Phân tích những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của quân dân nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên (thế kỉ XIII)

- Nêu ý nghĩa lịch sử của ba lần nhà Trần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm.

GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần).

HS:

- Trả lời câu hỏi của GV.

- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm.

- HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

- Do truyền thống yêu nước, tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân dân Việt Nam

- Do tinh thần đoàn kết của quý tộc, tướng lĩnh nhà Trần và các tầng lớp nhân dân.

- Vai trò lãnh đạo, tài chỉ huy của các vua Trần cùng các tướng lĩnh  như Trần Thủ Độ, Lê Phụ Trần, Trần Quốc Tuấn,...

Ý nghĩa lịch sử:

- Đập tan tham vọng, ý chí xâm lược Đại Việt của quân Mông – Nguyên

-Bảo vệ vững chắc nền độc lập, chủ quyền dân tộc, nâng cao vị thế của Đại Việt. 

- Khẳng định quyết tâm, sức mạnh và tinh thần quật cường của dân tộc Việt Nam trong lịch sử chống ngoại xâm. 

- Làm suy yếu đế quốc Mông - Nguyên, ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước khác. 

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, làm phong phú thêm nghệ thuật quân sự Việt Nam.



HĐ 3: LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể

b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao

c) Sản phẩm:

Bài tập 1: Đáp án đúng của bài tập.

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS

- Lập niên biểu khái quát diễn biến, kết quả và ý nghĩa của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII)

- Hãy tìm và giới thiệu danh nhân tiêu biểu của thời Trần có công trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên (thế kỉ XIII)

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS xác định yêu cầu của đề bài và suy nghĩ cá nhân để làm bài tập

- GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và làm bài tập

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn sinh khoảng năm 1228. Cuộc đời và sự nghiệp của Hưng Đạo Đại vương gắn liền với cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược Nguyên Mông của nhân dân Đại Việt. Vào thế kỷ XIII, quân Nguyên Mông đã ba lần xâm lược nước ta. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất (năm 1258) Hưng Đạo Đại vương được giao quyền tiết chế, chỉ huy các tướng bảo vệ biên giới. Cuộc kháng chiến lần hai (năm 1285) và lần ba (năm 1288), ông được vua Trần phong chức Quốc Công tiết chế tổng chỉ huy quân đội, đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của đế quốc Mông Nguyên.

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.

HĐ 4: VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Bài làm của HS

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)

Bài tập: Tinh thần yêu nước, đoàn kết của quân dân Đại Việt thời Trần được phát huy như thế nào trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.

- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.

- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có).

Công tác giáo dục truyền thống yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ được phát huy. 

Tinh thần yêu nước, đoàn kết được phát huy tối đa, và hiệu quả tạo thêm lòng tin vững chắc của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.

TUẦN: TIẾT:

BÀI 17. BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC

MÔNG – NGUYÊN CỦA NHÀ TRẦN (Thế kỉ XIII)

Thời gian thực hiện: ( tiết)

I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)

1. Về kiến thức:

- Vẽ, lập được lược đồ diễn biến chính ba lần kháng chiến của nhà Trần chống quân xâm lược Mông - Nguyên.

- Phân tích được nguyên nhân thắng lợi, nêu được ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.

- Nhận thức được sâu sắc tinh thần đoàn kết và quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân dân Đại Việt.

- Đánh giá được vai trò của một số nhân vật lịch sử tiêu biểu thời Trần: Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông,...

2. Về năng lực:

- Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử đơn giản dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong các bài học lịch sử.

- Vận dụng được kiến thức lịch sử để phân tích và đánh giá tác động của một sự kiện, nhân vật, vấn đề lịch sử đối với cuộc sống hiện tại, đồng thời giải thích các vấn đề thời sự đang diễn ra ở trong nước và thế giới.

3. Về phẩm chất:

- Tự hào về truyền thống lịch sử dân tộc, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

- Máy chiếu, máy tính

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Tạo tâm thế cho học sinh chuẩn bị vào bài học.

- Xác định được vấn đề chính của nội dung bài học.

b) Nội dung:

GV: Chia nhóm lớp và giao nhiệm vụ.

HS quan sát hình ảnh, làm việc nhóm để trả lời câu hỏi của GV

c) Sản phẩm:

- Vẽ, lập được lược đồ diễn biến chính ba lần kháng chiến của nhà Trần chống quân xâm lược Mông - Nguyên.

- Phân tích được nguyên nhân thắng lợi, nêu được ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Hướng dẫn HS quan sát, phân tích hình ảnh và trả lời câu hỏi.

HS: Quan sát, phân tích hình ảnh và ghi kết quả thảo luận ra phiếu học tập.

B3: Báo cáo thảo luận

GV:

- Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm.

- Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn).

HS:

- Đại diện báo cáo sản phẩm nhóm

- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

- Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo.

HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất, chống quân xâm lược Mông Cổ (1258)

a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được

- Vẽ, lập được lược đồ diễn biến lần thứ nhất kháng chiến của nhà Trần chống quân xâm lược Mông Cổ.

- Nhận thức được sâu sắc tinh thần đoàn kết và quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân dân Đại Việt.

- Đánh giá được vai trò của một số nhân vật lịch sử tiêu biểu thời Trần: Trần Thái Tông và Trần Thủ Độ…

b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV.

c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.

1.

2. Vua Trần Thái Tông và Thái sư Trần Thủ Độ giữ vai trò: chỉ huy quân đội, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mông Cổ của nhân dân Đại Việt.Với những chủ trương kế sách đúng đắn, ví dụ như: chủ động rút lui khỏi kinh thành Thăng Long để bảo toàn lực lượng; tổng phản công khi quân Mông Cổ đang gặp khó khăn… kế sách đánh giặc đúng đắn đó chính là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Từ hoạt động tìm hiểu vừa rồi em hãy cho biết:

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát lược đồ 17.1, sơ đồ 17, hãy:

- Tóm tắt diễn biến chính của cuộc kháng chiến lần thứ nhất, chống quân xâm lược Mông Cổ (1258)?

- Nêu vai trò của vua Trần Thái Tông và Thái sư Trần Thủ Độ trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất, chống quân xâm lược Mông Cổ (1258)?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS trả lời

HS:

- Quan sát ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi.

- Suy nghĩ cá nhân để lấy ví dụ minh hoạ.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu HS trả lời.

HS trả lời câu hỏi của GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức.

- Ngày 17- 1 - 1258, ba vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, tiến vào Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị phòng tuyến của ta chặn lại.

- Ngày 21-1-1258: Để bảo toàn lực lượng, nhà Trần chủ trương thực hiện kế “thanh dã”.

- Ngày 29-1-1258, Nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất kết thúc thắng lợi.



2. Cuộc kháng chiến lần thứ 2, chống quân xâm lược Nguyên (1285)

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Vẽ, lập được lược đồ diễn biến lần thứ 2 kháng chiến của nhà Trần chống quân xâm lược Nguyên.

- Nhận thức được sâu sắc tinh thần đoàn kết và quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân dân Đại Việt.

- Đánh giá được vai trò của một số nhân vật lịch sử tiêu biểu thời Trần: Trần Nhân Tông và Trần Quốc Tuấn…

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT khăn phủ bàn để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức.

- HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS.

1.

2. Vai trò của vua Trần Nhân Tông và Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến:

- Vua Trần Nhân Tông đã phong Trần Quốc Tuấn làm Quốc công tiết chế, thống lĩnh quân đội

- Trần Quốc Tuấn là vị chỉ huy quân đội, lãnh đạo tối cao cùng với các vua Trần.

- Trần Quốc Tuấn đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn, là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.

- Trần Quốc Tuấn Là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư.

- Trần Quốc Tuấn còn bỏ qua các hiềm khích, thù riêng, nêu cao tinh thần yêu nước, vì nghĩa lớn.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm và giao nhiệm vụ:

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát lược đồ 17.2, bảng 17, hãy:
- Tóm tắt diễn biến chính của cuộc kháng chiến lần thứ hai, chống quân xâm lược Nguyên (1285)

- Nêu vai trò của vua Trần Nhân Tông và Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm.

GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần).

HS:

- Trả lời câu hỏi của GV.

- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm.

- HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

- Cuối tháng 1 -1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan tổng chỉ huy tràn vào xâm lược Đại Việt. Toa Đô nhận lệnh dẫn 10 vạn quân từ Chăm-pa, Thanh Hóa đánh ra.

- Từ đầu tháng 2-1285, Trước thế giặc mạnh, quân nhà Trần rút lui về Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương), sau đó về Thăng Long (Hà Nội) rồi lui về Thiên Trường (Nam Định) để củng cố lực lượng, chờ thời cơ phản công.

Tháng 3, 4-1285 Nhân dân thực hiện kế "thanh dã", phối hợp với triều đình chống giặc ở khắp nơi. Quân Nguyên lâm vào tình thế khó khăn

Tháng 5,6-1285 Quân nhà Trần tổ chức phản công, thắng lợi lớn ở Tây Kết (lần 2), Hàm Tử (Hưng Yên), Chương Dương, Thăng Long (Hà Nội), Vạn Kiếp (Hải Dương),... 

Kết quả: Toa Đô tử trận, Thoát Hoan bỏ chạy. Đất nước sạch bóng quân xâm lược. 

3. Cuộc kháng chiến lần thứ 3, chống quân xâm lược Nguyên (1287 – 1288)

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Vẽ, lập được lược đồ diễn biến lần thứ 3 kháng chiến của nhà Trần chống quân xâm lược Nguyên.

- Nhận thức được sâu sắc tinh thần đoàn kết và quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân dân Đại Việt.

- Đánh giá được vai trò của một số nhân vật lịch sử tiêu biểu thời Trần: Trần Nhân Tông và Trần Quốc Tuấn…

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT khăn phủ bàn để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức.

- HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS.

1.

2.Vai trò của vua Trần Nhân Tông và Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến:

- Đoán biết được quân Nguyên sẽ xâm lược trở lại, nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến

- Vua Trần Nhân Tông lệnh cho các vương hầu, tôn thất mộ thêm binh lính, chấn chỉnh lực lượng. 

- Trần Quốc Tuấn là Tổng chỉ huy trường quân đội, tổ chức nhiều cuộc diễn tập quy mô lớn tập. Đồng thời cũng có những kế sách chống giặc hiệu quả: đóng cọc sông Bạch Đằng

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm và giao nhiệm vụ:

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát lược đồ 17.3 hãy:
- Tóm tắt diễn biến chính của cuộc kháng chiến lần thứ ba, chống quân xâm lược Nguyên (1287-1288)

- Nêu vai trò của vua Trần Nhân Tông và Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm.

GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần).

HS:

- Trả lời câu hỏi của GV.

- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm.

- HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

- Cuối tháng 12 - 1287, Thoát Hoan dẫn khoảng 30 vạn quân Nguyên theo đường bộ tiến vào nước ta. Cánh quân thuỷ do Ô Mã Nhi chỉ huy theo đường biển tiến vào sông Bạch Đằng, rồi tiến về Vạn Kiếp.

- Cuối tháng 1 - 1288, Thoát Hoan kéo quân vào kinh thành Thăng Long trống vắng. Quân Nguyên tiến đánh quân cứ quân Trần, lùng bắt vua Trần nhưng thất bại.

- Tháng 2-1288, Trần Khánh Dư mai phục, tiêu diệt toàn bộ đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ. 

- Từ tháng 3-1288, nhà Trần phản công ở nhiều nơi, giành thắng lợi quyết định trận Bạch Đằng. 

4. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Phân tích được nguyên nhân thắng lợi, nêu được ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.

- Nhận thức được sâu sắc tinh thần đoàn kết và quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân dân Đại Việt.

- Đánh giá được vai trò của một số nhân vật lịch sử tiêu biểu thời Trần: Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông,...

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT khăn phủ bàn để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức.

- HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm và giao nhiệm vụ:

- Phân tích những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của quân dân nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên (thế kỉ XIII)

- Nêu ý nghĩa lịch sử của ba lần nhà Trần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm.

GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần).

HS:

- Trả lời câu hỏi của GV.

- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm.

- HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

a.Nguyên nhân thắng lợi:

- Do truyền thống yêu nước, tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân dân

nhà Trần.

- Vai trò lãnh đạo, tài chỉ huy của các vua Trần cùng các tướng lĩnh  như Trần Thủ Độ, Lê Phụ Trần, Trần Quốc Tuấn,...

b.Ý nghĩa lịch sử:

- Đập tan tham vọng, ý chí xâm lược Đại Việt của quân Mông – Nguyên, bảo vệ vững chắc nền độc lập, chủ quyền dân tộc. 

- Làm suy yếu đế quốc Mông - Nguyên. 

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

HĐ 3: LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể

b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao

c) Sản phẩm:

Bài tập 1: Đáp án đúng của bài tập.

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS

- Lập niên biểu khái quát diễn biến, kết quả và ý nghĩa của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII)

- Hãy tìm và giới thiệu danh nhân tiêu biểu của thời Trần có công trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên (thế kỉ XIII)

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS xác định yêu cầu của đề bài và suy nghĩ cá nhân để làm bài tập

- GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và làm bài tập

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn sinh khoảng năm 1228. Cuộc đời và sự nghiệp của Hưng Đạo Đại vương gắn liền với cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược Nguyên Mông của nhân dân Đại Việt. Vào thế kỷ XIII, quân Nguyên Mông đã ba lần xâm lược nước ta. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất (năm 1258) Hưng Đạo Đại vương được giao quyền tiết chế, chỉ huy các tướng bảo vệ biên giới. Cuộc kháng chiến lần hai (năm 1285) và lần ba (năm 1288), ông được vua Trần phong chức Quốc Công tiết chế tổng chỉ huy quân đội, đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của đế quốc Mông Nguyên.

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.

HĐ 4: VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Bài làm của HS

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)

Bài tập: Tinh thần yêu nước, đoàn kết của quân dân Đại Việt thời Trần được phát huy như thế nào trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.

- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.

- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có).

Công tác giáo dục truyền thống yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ được phát huy. 

Tinh thần yêu nước, đoàn kết được phát huy tối đa, và hiệu quả tạo thêm lòng tin vững chắc của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

BÀI 18: CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÀ HỒ VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN MINH (1400 -1407)

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

Sau khi học xong bài, học sinh

- Nắm được âm mưu, những hành động bành trướng và những thủ đoạn cai trị của nhà Minh..

- Nắm được diễn biến, kết quả, ý nghĩa các cuộc khởi nghĩa quý tộc Trần, tiêu biểu là Trần Ngỗi và Trần Quý Kháng.

2. Thái độ

- Giáo dục truyền thông yêu nước của nhân dân.

- Thấy được vai trò lớn của quần chúng nhân dân trong các cuộc khởi nghĩa.

3. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng tư duy logic xâu chuỗi các sự kiện ,các vấn đề lịch sử.

- Kĩ năng thu thập và xử lí thong tin, thuyết trình, phân tích đánh giá, liên hệ thực tế.

- Đánh giá công lao các nhân vật lịch sử ý nghĩa các sự kiện lịch sử.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt

+ Năng lực tái hiện lại những cuộc kháng chiến của khởi nghĩa chống quân Minh

+ Năng lực thực hành bộ môn: Sưu tầm tài liệu tranh ảnh, ca dao, tục ngữ nói về tội ác của nhà Minh và cuộc kháng chiến nhà Hồ chống quân Minh.

+ So sánh phân tích tình hình chính trị xã hội nước ta qua các giai đoạn thăng trầm của lịch sử.

+ Vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống, căm thù sự thống trị nhà Minh yêu quý các anh hung dân tộc, ra sức học tập để góp công sức nhỏ của mình vào sự nghiệp CNH HĐH đất nước.

II. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của Giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint.

- Tivi

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về cuộc kháng chiến chống quân Minh.

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là sự xâm lược của nhà Minh và cuộc kháng chiến của nhà Hồ, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Trực quan.

- Thời gian: 3 phút.

- Tổ chức hoạt động:

GV treo bảng lược đồ: cuộc xâm lược của nhà Minh vào đầu thế kỉ XV và đặt câu hỏi vịn vào cớ nào, nhà Minh xâm lược nước ta?

Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Minh vào đầu thế kỉ XV?

Kết quả?

Vì sao nhà Hồ chống quân Minh thất bại nhanh chóng?

- HS suy nghĩa trả lời

- Dự kiến sản phẩm

- Vịn vào cớ nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần

- HS dựa vào SGK trả lời

- Không được sự ủng hộ toàn dân

GV minh họa câu nói con trai HQL Hồ Nguyên Trường “ Tôi không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo”.

Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới: Sau 3 lần kháng chiến chống MN, nhà Trần lao vào con đường ăn chơi truy lạc ,sự ăn chơi vô độ của vua quan nhà Trần, làm cho nhà Trần đi vào con đường suy yếu, không đủ sức điều khiển triều chính lợi dụng tình hình đó nhà Minh đem quân hạch sách đủ điều. Đằng sau những đòi hỏi ngang ngược vô lí nhà Minh muốn xâm lược nước ta nhà Hồ lên thay nhà Trần năm 1400 nhà Minh càng xúc tiến hơn nữa âm mưu xâm lược của mình. Để biết được nhà Hồ đã đối phó như thế nào trước sự xâm lược của nhà Minh, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Nhà Hồ thành lập

 Mục tiêu:

- Sự sụp đổ của nhà Trần, Nhà Hồ thành lập là điều tất yếu

- Bối cảnh thành lập nhà Hồ

- Phương pháp: nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.

- Phương tiện: Tivi

- Thời gian: 9 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính)

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành 4 nhóm các nhóm đọc mục I SGK và thực hiện yêu cầu sau

Nhóm 1. Nhà Hồ được thành lập trong bối cảnh như thế nào?

Nhóm 2,3 : Đọc tiểu sử HQL và cho biết HQL là người như thế nào?

Nhóm 4: Nhận xét về thời điểm thực cải cách HQL

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. Nhà Hồ thành lập.

-Năm 1400, nhà Trần suy sụp, Hồ Quý Ly lên ngôi lập ra nhà Hồ.

-Đổi quốc hiệu là Đại Ngu

Hoạt động 2. cải cách của Hồ Quý Ly.

- Mục tiêu: Học sinh nắm được những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly.

- Phương pháp: Thảo luận nhóm

- Phương tiện

+ Tivi.

- Thời gian: 13 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính)

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành 5 nhóm các nhóm đọc mục 2 SGK thảo luận và hoành thành các yêu cầu sau

Thời gian

Lĩnh Vực

Nội Dung

Nhóm 1 : lĩnh vực chính trị

Nhóm 2: Kinh tế_ tài chính

Nhóm 3: Xã Hội

Nhóm 4: Văn hóa, Giáo dục

Nhóm 5: Quân sự

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

2. Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly.

- Chính trị:

+Thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc, tôn thất nhà Trần = những người không phải nhà Trần thân cận với mình.

+Đổi tên 1 số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp

+ Quy định cách làm việc của bộ máy chính Quyền các cấp.

-Kinh tế:

+Ban hành chính sách hạn điền, phát hành tiền giấy thay tiền đồng, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.

- Xã hội:

Thực hiện chính sách hạn nô.

- Văn hóa, giáo dục:

+Dịch chữ Hán ra chữ Nôm, sửa đổi quy chế học tập, thi cử.

+Các nhà sư dưới 50 tuổi phải hoàn tục.

- Quốc phòng:

Tăng cường củng cố quân đội, quốc phòng, chế tạo nhiều vũ khí mới….

3. Hoạt động 3 : Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh 1406 -1407

- Mục tiêu: nắm được diễn biến cuộc xâm lược nhà Minh và sự thất bại nhanh chóng của nhà Hồ

- Phương pháp: hoạt động nhóm

- Phương tiện

+ Tivi

+ Tranh ảnh

- Thời gian: 12 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV & HS

Nội dung

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV giao nhiệm vụ cho HS, chia cả lớp thành 4 nhóm các nhóm đọc nội dung và mục I SGK thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau.

Nhóm 1: Vịn vào cớ nào nhà Minh xâm lược nước ta? Đó có phải là nguyên nhân chính không?

Nhóm 2: Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống Quân Minh của nhà Hồ qua lược đồ?

Nhóm 3: kết quả? Nguyên nhân thất bại.

Nhóm 4: vì sao nhà trần 3 lần chống Mn đều thắng lợi , mà nhà Hồ chống quân Minh lại thất bại nhanh chóng..

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1/ Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ:

a/ nguyên nhân: vịn vào cớ nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần

b/ Diễn biến SGK

C/ kết quả: thất bại

d/ Nguyên nhân: không được sự ủng hộ toàn dân

3.3. Hoạt động luyện tập:

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về cuộc xâm lược của nhà Minh, chính sách cai trị của nhà Minh và những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của quý tộc Trần.

- Thời gian: 3 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).

Câu 1: Câu nói “ Tôi không sợ đánh, chỉ sợ long dân không theo” của ai?

a/ Hồ Quý Ly

b/ Hồ Nguyên Trừng

c/ Trần Ngỗi

d/ Trần Quý KHoáng

Câu 2: Chính sách xóa bỏ quốc hiệu nước ta đổi thành quận Giao Chỉ sát nhập vào Trung Quốc thuộc lĩnh vực nào ?

a/ Chính trị

b/ Kinh Tế

c/ Văn hóa

d/ Quân sự

Câu 3: 

Độc ác thay, trúc Nam sơn không ghi hết tội

Dơ bẩn thay, nước đông Hải không rửa hết mùi

2 câu thơ trên trích từ tác phẩm nào

a/ Đại Việt sử kí toàn thư

b/ Binh thư yếu lược

c/ Vân Đài loại ngữ

d/ Bình Ngô đại cáo

Câu 4: Cuộc KN nào thất bại do nội bộ chia rẽ, mất đoàn kết

a/ Phạm Ngọc

b/ Lê Ngã

c/ Trần Ngỗi

d/ Trần Quý Khoáng

Câu 5: Tháng 12- 1408 nghĩa quân Trần Ngỗi thắng trận lớn ở đâu?

a/ Yên Mô ( Ninh Bình)

b/ Hóa Châu ( Thừa Thiên Huế)

c/ Thăng Hoa ( Quảng Nam)

d/ Bô Cô ( Nam Định)

Câu 6: Vì sao cuộc kháng chiến nhà Hồ Chống quân Minh Thất bại nhanh chóng?

a/ Nhà Minh tấn công bất ngờ

b/ Không được sự ủng hộ toàn dân

c/ Nhà Hồ chưa chuẩn bị chu đáo

d/ Lực lượng nhà Minh quá mạnh

Câu 7: Mục đích thâm độc của chính sách đồng hóa là gì?

a/ Cướp đất lâu dài

b/ Vơ vét của cải

c/ Vơ vét tài nguyên , khoáng sản

d/ Cướp dân lâu dài

3.4.Hoạt động tìm tòi mở rộng:

- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc. HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm về cuộc kháng chiến nhà Hồ bị thất bại.

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới

Đường lối kháng chiến của nhà Trần khác gì so với cuộc kháng chiến của nhà Hồ.

Bài 20

VIỆT NAM THỜI LÊ SƠ

(… tiết)

I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)

1. Về kiến thức:

- Mô tả được sự thành lập nhà Lê Sơ.

- Nhận biết được tình hình kinh tế - xã hội thời Lê Sơ.

- Giới thiệu được sự phát triển văn hóa, giáo dục và một số danh nhân văn hóa tiêu biểu thời Lê Sơ.

2. Về năng lực:

  • Biết sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về Vương triều Lê Sơ
  • Vận dụng những hiểu biết về những thành tựu của Vương triều Lê Sơ để giới thiệu đất nước, con người Việt Nam.

3. Về phẩm chất:

- Tự hào về truyền thống lịch sử dân tộc, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

- Máy chiếu, máy tính

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.

- Xác định được vấn đề chính của nội dung bài học.

b) Nội dung:

GV: Chia nhóm lớp và giao nhiệm vụ.

HS phân tích nội dung của 2 câu ca:

“ Đời vua Thái Tổ, Thái Tông

Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng muốn ăn”

( trang 77- SGK)

để rút ra ở mức đơn giản tình hình kinh tế, đời sống của người dân Đại Việt thời Lê sơ.

c) Sản phẩm:
- HS nêu được sơ qua về tình hình kinh tế, đời sống của người dân Đại Việt thời Lê sơ qua việc phân tích nội dung của 2 câu ca.

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chiếu hình 1 ( trang 83- SGK) và đặt câu hỏi:

? Em hãy đọc và phân tích hai câu ca ở trang 77 – SGK và kể hoạt động kinh tế chính, một vài nét về đời sống của cư dân Đại Việt dưới thời Lê sơ?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Hướng dẫn HS phân tích hai câu ca và trả lời câu hỏi.

HS: Quan sát, phân tích hai câu ca và ghi kết quả thảo luận ra phiếu học tập.

B3: Báo cáo thảo luận

GV:

- Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm.

- Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn).

HS:

- Đại diện báo cáo sản phẩm nhóm

- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

- Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo.

HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. Sự thành lập nhà Lê Sơ

a) Mục tiêu: Giúp HS mô tả được sự thành lập nhà Lê Sơ về: sự ra thành lập đời nhà Lê sơ.

b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV.

c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

1,Em hãy dựa vào nội dung mục 1 SGK hoàn thành phiếu học tập sau trong thời gian 4p (Làm việc cá nhân)

1.Nhà Lê Sơ được thành lập vào năm:

2.Quốc hiệu là:

3.Kinh đô đóng ở

4.Đứng đầu nhà nước là

2, Liệt kê những việc làm của nhà Lê sơ ngay sau khi thành lập?

3. Theo em những việc làm này có tác dụng gì đối với tình hình nước ta lúc đó?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS trả lời

HS:

- Đọc, nghiên cứu nội dung trong SGK để hoàn thành phiếu học tập.

- Thảo luận với bạn, nhớ lại kiến thức bài trước để trả lời câu hỏi.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu HS trả lời.

HS trả lời câu hỏi của GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.

1. Sự thành lập nhà Lê Sơ

- Năm 1428 Lê Lợi lên ngôi hoàng đế lấy quốc hiệu là Đại Việt, đóng đô ở Thăng Long

- Hoàng đế nắm mọi quyền hành.

2. Tình hình chính trị

a) Mục tiêu: HS nhận biết được tổ chức bộ máy nhà nước, quân đội, luật pháp thời Lê sơ.

b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV.

c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

1,Em hãy dựa vào nội dung mục 2 SGK vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê sơ?

2, Trao đổi với bạn bên cạnh để rút ra điểm giống nhau và khác nhau về tổ chức nhà nước, luật pháp của Đại Việt thời Lê Sơ với thời nhà Trần?

3. Tư liệu 2 và nội dung SGK đã thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nhà Lê Sơ như thế nào?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS trả lời

HS:

- Đọc, nghiên cứu nội dung trong SGK để hoàn thành phiếu học tập.

- Thảo luận với bạn, nhớ lại kiến thức bài trước để trả lời câu hỏi.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu HS trả lời.

HS trả lời câu hỏi của GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.

2. Tình hình chính trị

-Tổ chức bộ máy nhà nước:

Diagram

Description automatically generated

-Quân đội được tổ chức theo chính sách ngụ binh ư nông.

-Luật pháp được coi trọng, ban hành Quốc triều hình luật với nhiều nội dung tiến bộ

-Coi trọng việc bảo vệ lãnh thổ

3. Tình hình kinh tế

a) Mục tiêu: HS trình bày được những nét chính về tình hình kinh tế của Đại Việt thời Lê Sơ.

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT dạy học dự án để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức.

- HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Sơ đồ tư duy tóm tắt hoạt động kinh tế thời Lê Sơ

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm và giao nhiệm vụ: (giao từ tiết trước)

? Nghiên cứu nội dung mục 2 SGK trang 78, 79 và vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt hoạt động kinh tế thời Lê Sơ? ( HS làm việc ở nhà)

? Nhận xét về kinh tế Đại Việt thời Lê Sơ so với thời Trần?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS suy nghĩ cá nhân và thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày sp của nhóm, HS trả lời.

- Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần).

HS:

- Đại diện nhóm lên trình bày

- Trả lời câu hỏi của GV.

- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm.

- HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

- Chuyển dẫn sang phần luyện tập.

3. Tình hình kinh tế

=> Kinh tế phục hồi nhanh, ổn định, phát triển hưng thịnh

4. Tình hình xã hội

a) Mục tiêu: HS trình bày được những nét chính về tình hình kinh tế, xã hội của Đại Việt thời Lê Sơ.

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT dạy học dự án để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức.

- HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Sơ đồ tư duy tóm tắt hoạt động kinh tế thời Lê Sơ, câu trả lời đúng của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Xã hội Đại Việt thời Lê Sơ gồm những tầng lớp nào?

Nêu địa vị, vai trò của từng tầng lớp trong xã hội?

Vẽ sơ đồ xã hội Đại Việt thời Lê sơ?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS suy nghĩ cá nhân và thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày sp của nhóm, HS trả lời.

- Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần).

HS:

- Đại diện nhóm lên trình bày

- Trả lời câu hỏi của GV.

- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm.

- HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

- Chuyển dẫn sang phần luyện tập.

4. Tình hình xã hội

- Tầng lớp trên của xã hội: quý tộc, quan lại, địa chủ có nhiều đặc quyền đặc lợi

- Tầng lớp binh dân trong xã hội chủ yếu gồm:

+Nông dân: chiếm số đông, được chia ruộng công,phải nộp thuế và các nghĩa vụ khác

+ Thợ thủ công và thương nhân: không được coi trọng

+ Nô tì có xu hướng giảm

5. Phát triển văn hóa - giáo dục

a) Mục tiêu: Giúp HS nắm được những thành tựu văn hóa – giáo dục tiêu biểu thời Lê Sơ.

b) Nội dung:

- GV yêu cầu học sinh nghiên cứu nội dung SGK và điền vào phiếu học tập, trả lời các câu hỏi của giáo viên.

- HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Bản thống kê các thành tựu văn hóa tiêu biểu thời Lê Sơ, câu trả lời đúng của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm và giao nhiệm vụ:

? Nghiên cứu nội dung mục 5 SGK trang 80, 81 và hoàn thành phiếu học tập sau trong 5p

Lĩnh vực

Thành tựu tiêu biểu

Tôn giáo

Văn học

Sử học

Toán học

Kiến trúc – điêu khắc

Y học

? Nhận xét về các thành tựu văn hóa thời Lê Sơ so với thời Trần? Giải thích nguyên nhân?

? Ở thời Lê Sơ tình hình giáo dục , thi cử ở nước ta phát triển như thế nào?

? Khai thác tư liệu 2 và thông tin SGK, hãy cho biết vì sao nhà Lê Sơ chú trọng phát triển giáo dục, khoa cử?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS suy nghĩ cá nhân và thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS trả lời.

- Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần).

- Cho HS xem tư liệu về giáo dục thời Lê Sơ

HS:

- Đại diện nhóm lên trình bày

- Trả lời câu hỏi của GV.

- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm.

- HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

- Chuyển dẫn sang phần luyện tập.

5. Phát triển văn hóa - giáo dục

-> Văn hóa đạt được nhiều thành tựu

- Giáo dục rất phát triển:

+ Dựng lại Quốc Tử Giám, lập nhiều trường học, tổ chức đều các khoa thi

+ Nội dung học tập, thi cử: đạo nho

+tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên

6. Một số danh nhân văn hóa tiêu biểu thời Lê Sơ

a) Mục tiêu: HS biết, hiểu được thân thế, sự nghiệp của một số danh nhân văn hóa tiêu biểu thời Lê Sơ.

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT dạy học dự án để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức.

- HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Hs kể lại những câu chuyện về con người, thân thế, sự nghiệp của một số danh nhân văn hóa tiêu biểu thời Lê Sơ,

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Nghiên cứu nội dung mục 3 SGK trang 87, 88 và tra cứu mạng internet để hoàn thành phiếu học tập sau:

(giao từ tiết trước)

Số TT

Tên các danh nhân

Lĩnh vực đóng góp

Tác phẩm/ Câu nói/ sự kiện nổi bật của các danh nhân

1,

2.

3.

4.

-Gv t/c cho hs tham gia trò chơi: Ông là ai?

1.Nguyễn Trãi

- Ông là người được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới?

- Năm 1442 bị khép vào tội “ tru di tam tộc”

- Ông tham gia k/n Lam Sơn

- Hiệu là Ức Trai

2.Lê Thánh Tông

-  Ông là chủ soái Hội Tao đàn

- Tên thật là Lê Tư Thành

- Là người đưa triều Lê sơ phát triển tới đỉnh cao về nhiều mặt

- Là người tiến hành nhiều cải cách về chính trị, quân sự, kinh tế, giáo dục, văn hóa

3. Lương Thế Vinh

- Ông đỗ trạng nguyên năm 1464?

- Là một nhà giáo dục giỏi

- Là tác giả của cuốn Đại hình toán pháp – cuốn sách giáo khoa toán đầu tiên của nước ta

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS nghiên cứu SGK, tư liệu, tư liệu từ Internet để hoàn thành phiếu học tập và tham gia trò chơi: Ông là ai?

GV cung cấp tư liệu, hướng dẫn hs tìm tư liệu trên mạng Internet (nếu cần).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS trả lời.

- Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần).

- Điều hành trò chơi Ông là ai?

HS:

- HS lên trình bày phiếu học

- Tham gia trò chơi : Ông là ai

bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

- Chuyển dẫn sang phần luyện tập.

4. Một số danh nhân văn hóa tiêu biểu thời Lê sơ

a. Nguyễn Trãi

b. Lê thánh Tông

c. Lương Thế Vinh

d. Ngô Sỹ Liêm

HĐ 3: LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể

b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao

c) Sản phẩm: Phiếu học tập hoàn chỉnh của học sinh, câu trả lời của họ sinh

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS

Bài 1: Tình hình kinh tế thời Lê Sơ có điểm gì khác và giống với thời Trần? Hãy lập và hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây:

So Sánh

Thời Lê Sơ

Thời Trần

Giống nhau

Khác nhau

Nông nghiệp

Thủ công nghiệp

Thương nghiệp

Bài 2: Đọc đoạn tư liệu sau và cho biết Luật pháp thời Lê Sơ có điểm gì tiến bộ

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS xác định yêu cầu của đề bài và suy nghĩ cá nhân để làm bài tập

- GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và làm bài tập

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.

HĐ 4: VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Bài giới thiệu của HS về di tích Lam Kinh hoặc Văn Miếu – Quốc Tử Giám

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)

Bài tập:

1, Sưu tầm tư liệu và giới thiệu về di tích Lam Kinh hoặc Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

2, Theo em, lời của Thân Nhân Trung trong bài văn khắc trên bia tiến sĩ tại Văn Miếu năm 1442 có ý nghĩa như thế nào đối với vấn đề trọng dụng nhân tài hiện nay?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.

- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.

- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV vào tiết học sau

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có).

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.

CHƯƠNG VII. VÙNG ĐẤT PHÍA NAM VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI

Bài 18

VÙNG ĐẤT PHÍA NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI

(… tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về năng lực:

* Năng lực chung

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực của học sinh như sau:

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về vùng đất phía Nam từ đầu TK X đến đầu TK XVI

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất giải pháp và đánh giá các giải pháp của bạn

* Năng lực chuyên biệt

Bước đầu rèn luyện các năng lực lịch sử: tìm hiểu LS; nhận thức và tư duy LS; vận dụng bài học lịch sử vào thực tiễn. Cụ thể:

- Biết sưu tầm, khai thác tư liệu, kênh hình trong học tập lịch sử, rèn luyện năng lực tìm hiểu lịch sử

- Biết trình bày, suy luận, phản biện, tranh luận vế một vấn để lịch sử, rèn luyện năng lực nhận thức và tư duy lịch sử

- Nêu được những diễn biến cơ bản về chính trị, kinh tế, văn hoá của vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế ki XVI.

- Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng.

2. Về phẩm chất:

- Bổi dưỡng tinh thần quý trọng, có ý thức bảo vệ đối với những thành tựu và di sản văn hoá của Chăm-pa, của cư dân sinh sống ở vùng đất Nam Bộ từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI để lại.

- Tôn trọng sự đa dạng về văn hoá của các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho HS.

- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học:

+ Lược đồ Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI

+ Video về lãnh thổ Đại Việt, Chăm-pa từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI

+ Video về vùng Nam Bộ từ thế kỉ I đến thế kỉ XVI

+ Tranh ảnh về thành tựu văn hoá Chăm-pa, vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

- Máy chiếu, máy tính

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: MỞ ĐẦU

a) Mục tiêu:

- Tạo sự tò mò, ham học hỏi và lòng khao khát muốn tìm hiểu những điều ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học; tạo không khí hứng khởi để HS bắt đầu một tiết học mới.

b) Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức trò chơi Lật mảnh ghép

- HS hoạt động cá nhân, trả lời các câu hỏi để lật mở các mảnh ghép, tìm ra bức hình ẩn giấu phía sau.

+ Câu 1: Từ khoảng thế kỉ VII TCN đến những thế kỉ đầu Công nguyên, trên lãnh thổ Việt Nam đã hình thành các quốc gia sơ kì nào?

(Văn Lang, sau đó là Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam)

+ Câu 2: Địa bàn chủ yếu của nhà nước Văn Lang là khu vực nào?

(Khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ)

+ Câu 3: Tôn giáo chiếm địa vị độc tôn thời Lê sơ?

(Nho giáo)

+ Câu 4: Kể tên các danh nhân văn hoá tiêu biểu thời Lê sơ?

(Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lương Thế Vinh, Ngô Sĩ Liên)

Tiếp đó HS đọc nhanh kênh chữ, quan sát kênh hình giới thiệu về cụm tháp Dương Long và trả lời câu hỏi:

1. Trong giai đoạn từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, vùng đất phía Nam của Đại Việt bao gồm những phần lãnh thổ nào thuộc Việt Nam hiện nay?

2. Kênh hình gợi cho em suy nghĩ gì về vùng đất phía Nam Việt Nam từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI?

- HS quan sát hình ảnh, có thể trao đổi với bạn cùng bàn để trả lời

- GV gọi đại diện 2-3 HS trình bày kết quả của mình, các HS khác nhận xét, bổ sung

- Trên cơ sở trả lời của HS, GV nêu ra vấn đề để định hướng nhận thức của HS và kết nối vào bài: Từ đầu thế kỉ X đến thế kỉ XVI, vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ tiếp tục phát triển theo tiến trình lịch sử riêng, sau đó từng bước hội nhập vào dòng chảy lịch sử - văn hóa Việt Nam thống nhất.

Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Chăm-pa từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

a. Chính trị

a) Mục tiêu: Nêu được những diễn biến cơ bản về chính trị của Vương quốc Chăm-pa từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.

b) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- HS đọc thông tin trong SGK trang 83, hoạt động cặp đôi hoàn thành phiếu học tập

Thời gian

Sự kiện chính trị tiêu biểu

Dự kiến sản phẩm:

Thời gian

Sự kiện chính trị tiêu biểu

Đầu thế kỉ X

Chăm-pa phải đối phó với cuộc tấn công của Chân Lạp

Cuối thế kỉ X

Vương triều In-đờ-ra-pu-ra bị thay thế bởi vương triều Vi-giay-a

Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIII

Vương triều Vi-giay-a có nhiều biến động

Từ nửa sau thế kỉ XIII

Chăm-pa ổn định về chính trị

Giữa thế kỉ XIV

Chăm-pa rơi vào khủng hoảng

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm (nếu cần)

HS đọc SGK, quan sát kênh hình và làm việc cặp đôi hoặc cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày, báo cáo sản phẩm.

HS báo cáo sản phẩm (những HS còn lại theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn)

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và sản phẩm học tập của HS.

- Mở rộng kiến thức về lãnh thổ Chăm-pa, Đại Việt qua các thời kì:

+ Năm 1069, Lý Thánh Tông nam chinh đánh Chiêm Thành và bắt được vua Chiêm là Chế Củ (Jaya Rudravarman), đem về Thăng Long. Để được tha vua Chiêm đã cắt vùng đất phía bắc Chiêm Thành gồm ba châu Bố ChínhMa LinhĐịa Lý cho Đại Việt. Những châu ấy nay ở địa hạt các huyện Quảng NinhQuảng TrạchBố TrạchTuyên HoáLệ Thuỷ tỉnh Quảng Bình và huyện Bến Hải tỉnh Quảng Trị.

+ Năm 1306 vua Chế Mân (Jaya Simhavarman) của Chiêm Thành cắt đất hai châu Ô và  cho vua Trần Anh Tông để làm sính lễ cưới Công chúa Huyền Trân của Đại Việt, vùng đất mà ngày nay là nam Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế. Biên giới phía nam của Đại Việt lúc này tiến đến đèo Hải Vân.

+ Năm 1402, Hồ Quý Ly sai Hồ Hán Thương mang đại quân đi đánh Chiêm Thành. Vua Chiêm dâng vùng đất ngày nay là Quảng Nam, Quảng Ngãi cho nhà Hồ. Nhà Hồ đặt nơi đây là lộ Thăng Hoa 

+ Sau thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, lập ra nhà Lê sơ. Ranh giới của Đại Việt và Chăm-pa là đèo Hải Vân như ở thời Trần. 

+ Năm 1471 vua Lê Thánh Tông đưa 20 vạn quân tiến đánh vào kinh đô Vijaya (Bình Định) của Chiêm Thành, kinh đô Vijaya bị thất thủ. Lê Thánh Tông đã sáp nhập vùng đất bắc Chiêm Thành vào Đại Việt (ngày nay là 3 tỉnh Quảng NamQuảng NgãiBình Định) lập ra đạo Quảng Nam. Phần đất còn lại của Chiêm Thành vua Lê Thánh Tông đã chia làm 3 vương quốc Nam Bàn, Hoa Anh, Chăm-pa và giao cho tướng, hoàng thân còn lại của Chiêm Thành trấn giữ và có nghĩa vụ triều cống Đại Việt. Vua Lê cho lập 2 nước đệm là Hoa Anh và Nam Bàn để cư dân 2 nước Chăm-pa và Đại Việt có thể tự do sinh sống, qua lại tạo nên sự yên ổn lâu dài ở phía nam. Như vậy đến năm 1471 lãnh thổ Chăm-pa chỉ còn từ đèo Cù Mông (ranh giới giữa Bình Định và Phú Yên ngày nay) đến sông Dinh (Bình Thuận ngày nay)

- Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang nội dung sau.

b. Kinh tế và văn hoá

a) Mục tiêu: Trình bày được những nét chính về kinh tế, văn hoá của Vương quốc Chăm-pa từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- GV chia nhóm lớp thành 2 hoặc 4 nhóm

- HS đọc thông tin, quan sát kênh hình SGK tr84 hoạt nhóm hoàn thành nhiệm vụ: Trình bày khái quát những nét chính về kinh tế, văn hoá của Vương quốc Chăm-pa từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI?

- HS làm trên giấy bìa A0, có thể làm dưới dạng sơ đồ tư duy hoặc bảng thống kê…

Dự kiến sản phẩm:

Lĩnh vực

Thành tựu

Kinh tế

Nông nghiệp

- Là ngành kinh tế chủ yếu

- Sử dụng guồng nước, đào kênh mương, canh tác lúa trên những ruộng thấp, ruộng bậc thang,...

Đánh bắt thuỷ hải sản

- Phát triển, đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế

Thủ công nghiệp

- Tiếp tục phát triển: Làm gốm, đóng thuyền, chế tác đồ trang sức…

Thương nghiệp

- Nội thương gắn liền với mạng lưới trao đổi ven sông. 

- Ngoại thương phát triển, với hoạt động buôn bán của nhiều tàu nước ngoài. 

Văn hoá

Tôn giáo

- Hin-đu giáo có vị trí chủ đạo

- Phật giáo dần phai nhạt

- Thế kỉ XIII, Hồi giáo du nhập vào Chăm-pa

Chữ viết

- Tiếp tục sử dụng chữ Phạn và chữ Chăm.

- Chữ Chăm dần được hoàn thiện

Kiến trúc và điêu khắc

Tiểu biểu là các đền tháp: tháp Pô-klong Ga-rai (Ninh Thuận), tháp Bánh Ít (Bình Định)…

Ca múa nhạc

Múa lụa, múa quạt…

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS đọc SGK, suy nghĩ cá nhân và thảo luận nhóm.

GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV: - Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần).

HS: - Trả lời câu hỏi của GV.

- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm.

- HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

- GV giới thiệu về tháp Pô Kơ-long Ga-rai và khắc sâu kiến thức bằng các câu hỏi:

Tháp Pô-klong Ga-rai được xây dựng vào khoảng cuối thế kỉ XIII – đầu thế kỉ XIV: Theo truyền thuyết của người Chăm, tháp Pô-klong Ga-rai được Chế Mân cho xây dựng để thờ Pô-klong Ga-rai - vị vua có nhiều công trạng đối với người Chăm trong việc chống giặc ngoại xâm, khai mương, đắp đập làm cho ruộng đồng tươi tốt,... Chính vì lẽ đó mà ông đã được người Chăm coi như một vị vua - tối thượng thần (Shi-va) và được thờ phụng trong tháp đến nay. Trong phạm vi di tích hiện nay, ngoài các hạng mục sân, vườn, tường rào, đường nội bộ, cổng (cổng vào di tích và cổng phía đông), tổ hợp công trình phục vụ du lịch - văn hoá, kiến trúc phụ trợ, miếu thờ, phế tích kiến trúc,... còn ba kiến trúc gốc tương đối hoàn chỉnh, gồm tháp trung tâm (Ka-lan), tháp cổng (Gô-pu-ra) và tháp nhà. Với những giá trị đặc biệt tiêu biểu, di tích kiến trúc nghệ thuật này được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt năm 2016.

1. Hoạt động kinh tế nào của Chăm-pa khiến em ấn tượng nhất? Vì sao? (Gợi ý: HS có thể ấn tượng nhất với hoạt động thương nghiệp của vương quốc Chăm-pa. Vì: từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, Chăm-pa là điểm dừng chân của thương nhân và các nhà hàng hải, thám hiểm nổi tiếng thế giới như: Mác-cô Pô-lô,… Từ thế kỷ 10, các cảng của Chăm Pa đã được biết đến như là những thương cảng quan trọng trên Biển Đông, nằm trên hành trình thương mại đường biển giữa phương Đông và phương Tây vẫn được gọi là “Con đường tơ lụa trên biển”. Trong các tập du kí để lại, Chăm-pa được mô tả là một vương quốc xinh đẹp và giàu có).

2. Em đã được tìm hiểu về thành tựu văn hoá Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X, em có nhận xét gì về thành tựu văn hoá giữa hai thời kì? (Thành tựu văn hoá Chăm-pa thời kì này có sự phát triển trên cơ sở nền tảng của những giá trị được tạo dựng được từ thời kì trước. Tuy nhiên, vẫn có những nét đặc trưng riêng mang dấu ấn lịch sử riêng của thời kì)

+ Với hoạt động này, GV có thể tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi, sau đó gọi đại diện cặp đôi trả lời trước lớp.

- Chuyển dẫn sang phần tiếp theo.

2. Vùng đất Nam Bộ từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

a. Chính trị

a) Mục tiêu: Nêu được những diễn biến cơ bản về chính trị của vùng đất Nam Bộ từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.

b) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- HS xem video, đọc thông tin trong SGK tr85, thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi:

1. Vì sao từng là một vương quốc hùng mạnh trong thế kỉ III -V nhưng sau đó vùng đất Nam Bộ lại bị suy yếu và bị xâm chiếm? (Do nhiều nguyên nhân: đất đai bị nhiễm mặn bởi những đợt biển tiến, diện tích đất canh tác cũng mất dần; tuyến đường giao thương trên biển không còn đi qua Phù Nam,... tác động đến tình hình kinh tế, xã hội của cư dân nơi đây, là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy vong của Vương quốc Phù Nam)

2. Giới thiệu những nét chính về chính trị vùng đất Nam Bộ từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

Dự kiến sản phẩm:

+ Từ cuối thế kỉ VI đến đầu thế kỉ VII, Chân Lạp xâm chiếm Phù Nam.

+ Thế kỉ VIII, Chân Lạp khủng hoảng, lãnh thổ phân chia thành Lục Chân Lạp và Thuỷ Chân Lạp.

+ Trong nhiều thế kỉ tiếp theo, người Khơ-me tập trung ổn định Lục Chân Lạp nên Thuỷ Chân Lạp hầu như không được quan tâm.

+ Từ thế kỉ XVI, một bộ phận người Việt bắt đầu khai phá vùng đất này.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS đọc SGK, suy nghĩ cá nhân và thảo luận nhóm.

GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần).

HS:

- Trả lời câu hỏi của GV.

- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm.

- HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

- Chuyển dẫn sang phần tiếp theo.

b. Kinh tế và văn hoá

a) Mục tiêu: Trình bày được những nét chính về kinh tế, văn hoá của vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.

b) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- HS đọc thông tin trong SGK tr85, hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi: Trình bày những nét chính về kinh tế, văn hoá của cư dân Nam Bộ từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.

Dự kiến sản phẩm:

+ Kinh tế: Chủ yếu khai thác thuỷ hải sản, lâm thổ sản kết hợp với nghề nông trồng lúa, làm nghề thủ công và buôn bán nhỏ.

+ Văn hoá: Chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ, đặc biệt là sự phổ biến của Hin-đu giáo, Phật giáo. Công trình kiến trúc nổi bật là đền tháp bằng gạch đá. Tác phẩm điêu khắc phổ biến là tượng thần, Phật…

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS đọc SGK, suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi.

GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS trả lời.

- Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần).

HS:

- Trả lời câu hỏi của GV.

- Đại diện HS trình bày.

- HS còn lại quan sát, theo dõi bạn trình bày và bổ sung cho bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

- Chuyển dẫn sang phần tiếp theo.

Hoạt động 3: LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà hs đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức

b) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổ chức cho cả lớp hoạt động cặp đôi để trả lời câu hỏi: Liên hệ kiến thức đã học ở lớp 6 hãy so sánh:

a/ Tình hình kinh tế Chăm-pa giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XVI với giai đoạn từ thế kỷ II đến thế kỷ X.

b/ Những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa giữa vương quốc Phù Nam (trước thế kỷ VII) và vùng đất Nam Bộ trong giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XVI

Dự kiến sản phẩm:

a. So sánh tình hình kinh tế Chăm-pa….

Nội dung

Thế kỉ II – đầu thế kỉ X

Đầu thế kỉ X – đầu thế kỉ XVI

Giống nhau

- Canh tác lúa nước kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm, khai thác lâm sản và đánh bắt thủy – hải sản.

- Sản xuất thủ công nghiệp phát triển, các mặt hàng đa dạng, phong phú.

- Thương nghiệp đường biển phát triển.

Khác nhau

- Việc trao đổi, buôn bán với thương nhân nước ngoài diễn ra chủ yếu ở thương cảng Đại Chiêm (Quảng Nam)…

- Hoạt động kinh tế trên các lĩnh vực nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp có bước phát triển hơn trước

- Các thương cảng cũ được mở rộng, nhiều thương cảng mới được xây dựng, như: cảng Tân Châu (Thị Nại ở Bình Định)…

-> kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp được chú trọng hơn, thủ công nghiệp phát triển hơn với nhiều sản phẩm gốm được xuất khẩu; đặc biệt Chăm-pa giữ vai trò là một đầu mối giao thương, một trung tâm thương mại liên vùng

b) So sánh tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa giữa Phù Nam và vùng đất Nam Bộ….

Nội dung

Vương quốc Phù Nam

(thế kỉ I – VII)

Vùng đất Nam Bộ

(thế kỉ VII – XVI)

Chính trị

- Bộ máy nhà nước của vương quốc Phù Nam được củng cố, kiện toàn.

- Trong các thế kỉ III – V, vương quốc Phù Nam là đế quốc hùng mạnh nhất khu vực Đông Nam Á.

- Trên danh nghĩa vùng đất Nam Bộ đặt dưới sự cai trị của nước Chân Lạp (Campuchia). Tuy nhiên, trên thực tế, triều đình Ăng-co hầu như không thể quản lí được vùng đất này.

Kinh tế

- Sản xuất nông nghiệp kết hợp với làm các nghề thủ công.

- Thương nghiệp đường biển phát triển mạnh mẽ, thu hút thương nhân của nhiều nước như: Ấn Độ, Trung Quốc, La Mã…; thương cảng Óc Eo của Phù Nam trở thành trung tâm của tuyến đường hàng hải trên vùng biển Đông Nam Á.

- Sản xuất nông nghiệp kết hợp với làm các nghề thủ công và buôn bán nhỏ.

- Thương nghiệp không còn phát triển như trước.

Văn hóa

- Chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ.

- Văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần mang đậm yếu tố “sông nước”

- Ít chịu ảnh hưởng của văn hóa Chân Lạp.

- Dần tiếp thu văn hóa Trung Quốc.

- Những nét văn hóa truyền thống tiếp tục được duy trì.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS xác định yêu cầu của đề bài và suy nghĩ, trao đổi theo cặp đôi để làm bài tập

- GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và làm bài tập

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.

Hoạt động 4: VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn, đồng thời giúp HS có mong muốn, nhu cầu tìm hiểu thêm các nội dung, tranh ảnh, tư liệu lịch sử, các thông tin có liên quan đến bài học, rèn luyện kĩ năng sưu tầm tài liệu, viết tự luận

b) Tổ chức thực hiện

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Về nhà tìm hiểu và trả lời câu hỏi: Sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet để viết một đoạn văn giới thiệu về một di tích đền tháp Cham-pa được xây dựng trong giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XVI. Theo em, cầm phải làm gì để bảo vệ  và phát huy giá trị của di tích đó.

- HS tìm hiểu và trả lời câu hỏi theo yêu cầu sau tiết học...

- GV gợi ý cách tìm hiểu, cách trả lời câu hỏi: HS sưu tầm, tìm hiểu về một di tích đền tháp Chăm-pa được xây dựng trong giai đoạn từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, sau đó viết bài giới thiệu, trong bài giới thiệu, các em thể hiện được những nội dung sau:

- Công trình tên là gì? Nằm ở đâu? Do ai xây dựng?

- Công trình xây dựng vì mục đích gì?

- Những nét đặc sắc của công trình đó?

- Giá trị của công trình đó?

- Theo em, cần phải làm gì để bảo vệ và phát huy giá trị của di tích đó?

- Thời hạn nộp bài vào buổi học lần sau. Có thể nộp trực tiếp hoặc nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.

- GV chốt yêu cầu và nhận xét về tiết học.

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.

******************************