Giáo án lịch sử địa phương quảng nam lớp 10

Giáo án lịch sử địa phương quảng nam lớp 10

4.4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án lịch sử địa phương quảng nam lớp 10

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

Ngày soạn: 4/3/2020

LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG.

Tiết : Đình Chiên Đàn – Ngôi đình lớn nhất Quảng NamChứng tích Khánh Thọ- Biểu tượng của sự đấu tranh dũng cảm của nhân dân Phú Ninh, Quảng Nam

I./Mục tiêu : Học xong tiết học, HS :

1.Về kiến thức:

+ Vị trí địa lí huyện Phú Ninh, đình Chiên Đàn và khu chứng tích Khánh Thọ

+ Nhận thức một cách khái quát về phong trào đấu tranh của nhân dân Phú Ninh trong kháng chiến chống TD Pháp và đế quốc Mỹ, góp phần chung vào quá trình cách mạng của dân tộc.

2.Kĩ năng:

Rèn luyện kĩ năng ôn tập, kĩ năng sưu tầm, liên hệ lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương.

Góp phần rèn luyện kĩ năng nhận thưc lịch sử qua bản đồ, tranh ảnh.

3. Thái độ:

Bồi dưỡng tình yêu quê hương, tự hào về địa phương Quảng nam

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp, tự học; biết liên hệ lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương.

-Năng lực chuyên biệt:

Thực hành bộ môn lịch sử, sưu tầm tranh ảnh khai thác và sử dụng kênh hình có liên quan đến bài học.

II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

+ Phương pháp so sánh, phân tích rút ra nhận xét, đánh giá; đàm thoại; hoạt động nhóm

+ Kĩ thuật thông tin phản hồi trong quá trình dạy học; Kĩ thuật chia sẽ nhóm,giao nhiệm vụ…

III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

Lược đồ tỉnh Quảng Nam

Tranh ảnh về đình Chiên Đàn và khu chứng tích Khánh Thọ

Tivi, máy chiếu phục vụ dạy học.

IV. SỰ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

*Giáo viên: Lược đồ tranh ảnh, phiếu học tập

*Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh, nội dung về hai địa danh trên .

V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY-HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:

Kiểm tra phần chuẩn bị của Học sinh

2.Hoạt động tạo tình huống xuất phát:

*Mục đích: Tìm hiểu về vai trò đình Chiên Đàn và khu chứng tích Khánh Thọ

*Phương thức tiến hành:

+ Gv giới thiệu vài nét về lịch sử vùng đất và người Phú Ninh

+ GV hỏi học sinh: trên Mảnh đất Phú Ninh, em biết về những di tích nào ?

Em biết gì về đình Chiên Đàn ? Khu chứng tích Khánh Thọ ?

HS trả lời theo sự hiểu biết

GV dẫn dắt vào tiết học: Phú Ninh là vùng đất có bề dày về truyền thống văn hóa lâu đời theo sự tiếp biến của lịch sử, có sự giao thoa, chồng lấn giữa các nền văn hóa, điều đó được thể hiện qua các di tích. Mỗi di tích đều mang trong mình những giá trị, ý nghĩa khác nhau, gắn liền với những con người, những chiến công tiêu biểu ở từng giai đoạn lịch sử hào hùng. Để tìm hiểu lịch sử đấu tranh của quân dân Phú Ninh,, chúng ta đi vào tìm hiểu chuyên đề lịch sử địa phương: Đình Chiên Đàn – Ngôi đình lớn nhất Quảng NamChứng tích Khánh Thọ- Biểu tượng của sự đấu tranh dũng cảm của nhân dân Phú Ninh, Quảng Nam

3. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

Hoạt động của GV và Học sinh

Dự kiến sản phẩm

Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trị địa lí, hành chính tỉnh Quảng nam? Vài nét về Huyện Phú Ninh

Mục tiêu: Học sinh nắm được vị trí địa lí, hành chính của tỉnh Quảng Nam.

*Phương thức tiến hành:

GV: mời đại diện nhóm 1 thông báo kết quả tìm hiểu vị trí địa lí, hành chính của tỉnh Quảng Nam, huyện Phú Ninh

HS: trả lời

+ Là tỉnh vên biến miền Trung: phía Đông giáp biển Đông với đường biển dài 125 km; phía Tây giáp với nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với đường biến giới dài 142 km; phía Nam giáp tỉnh Quãng Ngãi, Kon Tum, phái Bắc giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh thừa Thiên Huế, chiều ngang từ biên giới Việt – Lào đến biển nơi rộng nhất là 134 km, nơi hẹp nhất chỉ có 112 km.

+ Từ 1833-1945 tỉnh lỵ đóng tại La Qua (Vĩnh Điện), Từ 1997 tỉnh lỵ đóng tại Tam kì.

+ Diện tích : 1.040.514 ha ( Chiếm 3,25 % diện tích cả nước)

+ Địa hình toàn tỉnh phức tạp, có thể chia làm 4 dạng chính ( Núi cao, đồi núi thấp, đồng bắng dọc ven biển, dạng gò đồi phân bố rải rác giữa vùng núi và đồng bằng)

+Ngày 06.11.1996 kì họp thứ 10 Quốc hội khóa IX đã phê chuẩn tách tỉnh Quảng Nam – Đà nẵng thành 2 đơn vị hành chính: Thành phố Đà Nẵng và Quảng Nam có 2 thị xã (nay là 2 thành phố) Hội An, Tam kì và 12 Huyện (hiện nay là 14 huyện)

I. Sơ lược vị trí địa lý, hành chính tỉnh Quảng Nam, và huyện Phú Ninh.

Ngày 06.11.1996 kì họp khóa 10 Quốc hội khóa IX đã phê chuẩn tách tỉnh Quảng Nam – Đà nẵng thành 2 đơn vị hành chính: Thành phố Đà Nẵng và Quảng Nam có 2 thị xã (nay là 2 thành phố) Hội An, Tam kì và 12 Huyện (hiện nay là 14 huyện

+ Huyện Phú Ninh là một huyện của tỉnh Quảng Nam, được thành lập vào năm 2005 trên cơ sở tách 10 xã khỏi thị xã Tam Kỳ cũ (nay là Thành phố Tam Kỳ)
Huyện Phú Ninh có diện tích rộng 25.147 ha. Phía Ðông huyện giáp thành phố Tam Kỳ và huyện Núi Thành. Phía Tây giáp huyện Tiên Phước. Phía Nam giáp huyện Bắc Trà My. Phía Bắc giáp huyện Thăng Bình.

+ Huyện Phú Ninh có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Phú Thịnh (huyện lỵ) và 10 xã: Tam AnTam ĐạiTam DânTam ĐànTam LãnhTam LộcTam PhướcTam TháiTam ThànhTam Vinh

+ Hiện nay, trên địa bàn Phú Ninh, có hơn 40 di tích lịch sử, danh thắng. Trong đó, có 24 di tích và danh thắng được các cấp có thẩm quyền công nhận. trong đó có 5 di tích cấp quốc gia, 19 di tích cấp Tỉnh.

Các nhóm khác nhận xét bổ sung

GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ‎ y

(GV có thể dùng trình chiếu để minh họa thêm)‎

II. : Đình Chiên Đàn – Ngôi đình lớn nhất Quảng Nam và Chứng tích Khánh Thọ- Biểu tượng của sự đấu tranh dũng cảm của nhân dân Phú ninh, Quảng Nam.

1: Đình Chiên Đàn – Ngôi đình lớn nhất Quảng Nam.:..........

*Mục tiêu: Học sinh nắm được đình Chiên Đàn và sự đấu tranh của nhân dân Phú Ninh

*Phương thức tiến hành:

GV: mời đại diện nhóm 2 thông báo kết quả

HS: trả lời

Đình Chiên Đàn là một công trình kiến trúc, nghệ thuật tiêu biểu của huyện Phú Ninh, thể hiện ý thức đoàn kết cộng đồng, trong sinh hoạt đời sống của người dân Chiên Đàn, là nơi tổ chức lễ hội, mỗi năm hai lần vào rằm tháng giêng và rằm tháng bảy âm lịch.

Người xưa có câu "Thứ nhất La Qua, thứ hai Thành Mỹ, thứ ba Chiên Đàn". Đình Chiên Đàn nằm trên địa phận thôn Đàn Trung, xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh. Đây là một trong những công trình kiến trúc cổ của Quảng Nam còn lại đến ngày hôm nay.

Địa điếm: – Thuộc xã Tam Đàn – Tam Kỳ, Quảng Nam.- Cách quốc lộ 1A 1km về phía Tây.- Từ ngã ba Kỳ Lý du khách đi về phía Tây rẽ phải, đi khoảng 500m sẽ đến Đình.

Theo truyền thuyết cũng như khẩu truyền của các bô lão trong làng thì Đình Chiên Đàn được xây dựng vào khoảng 1471-1473. Tục truyền khi xây dựng đình, vua Lê Thánh Tông đi chinh phạt phương Nam đã từng đến nơi này. Kế tục văn hoá Đại Việt ở miền Bắc, người dân dựng đình này để thờ Thành hoàng và các bậc tiền hiền, hậu hiền đã có công khai khẩn vùng đất Chiên Đàn. Nơi đây còn dành để thờ tự các vị có công với nước, với địa phương đã được vua phong chức sắc, hoặc đỗ đạt cao trong làng. Đỉnh cao nghệ thuật của đình Chiên Đàn là những nét chạm trỗ tinh xảo, uyển chuyển do những người thợ tài hoa của làng mộc Văn Hà làm nên. Các họa tiết thể hiện trên cấu kiện bằng gỗ của đình đã phản ánh nghệ thuật chạm trỗ điêu luyện của nghệ nhân. Trải qua nhiều phen binh lửa cùng sự tàn phá của thời gian, đình Chiên Đàn đã xuống cấp mặc dù luôn được sự chăm sóc chu đáo của người dân địa phương. Từ khi được xây dựng cho đến nay, đình đã trải qua nhiều lần trùng tu, gần đây nhất là vào các năm 1932, 1955, 1967, 1972, 1996, 2006, nhưng các yếu tố gốc của ngôi đình vẫn được bảo tồn tính nguyên vẹn của một công trình kiến trúc cổ.

Ngoài những nét tinh xảo, uyển chuyển thì đình Chiên Đàn còn gắn liền với dòng lịch sử oai hùng của dân tộc. Chiên Đàn là nơi khởi nguồn của huyện Hà Đông, dưới thời phong kiến nhà Nguyễn là địa điểm dân "Kim hộ" nộp thuế vàng vào kho nhà nước vào ngày mùng 5 tháng 5 AL. Vùng đất từng được vinh danh là "Địa linh nhân kiệt" tiêu biểu nhất ở phía Nam Quảng Nam. Nơi đây buổi ban đầu từng được mệnh danh là "Sơn lam chướng khí", nhưng đáng tự hào là "Tuấn kiệt đời nào cũng có" với các tên tuổi như Đô đốc Kiều Phụng, Cai cơ Đống Công Trường, Phó bảng Nguyễn Dục, Tiến sĩ Trần Văn Dư, Nguyễn Thích, Trần Hoán... là nơi tập kết của các đội nghĩa dũng, nghĩa quân, làm cơ sở phát triển của các phong trào yêu nước sau này chống Pháp sau này.

Với những ý nghĩa đó, Đình Chiên Đàn được xếp hạng Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia tại Quyết định số 39/2002/QĐ-BVHTT ngày 30/12/2002 của Bộ Văn hóa Thông tin. Đây là một bước ngoặc quan trọng cho nhân dân xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh nói riêng và toàn thể nhân dân Quảng Nam nói chung trong quá trình bảo vệ và phát huy di sản văn hoá của địa phương cho thế hệ hôm nay và mai sau.

2. Chứng tích Khánh Thọ- Biểu tượng của sự đấu tranh dũng cảm của nhân dân Phú ninh, Quảng Nam Mục tiêu: * * Mục tiêu: Học sinh nắm được về khu Chứng tích Khánh Thọ- Biểu tượng của sự đấu tranh dũng cảm của nhân dân Phú ninh, Quảng Nam

*Phương thức tiến hành:

GV: mời đại diện nhóm 3 thông báo kết quả

HS: trả lời

Chiến tranh đã lùi xa gần 40 năm, nhưng trong ký ức của mỗi người dân Quảng Nam nói chung, người dân Phú Ninh nói riêng vẫn còn đó về hình ảnh Khánh Thọ- một chứng tích lịch sử quan trọng tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ trên mảnh đất huyện Phú Ninh; đó cũng là nơi minh chứng cho ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất, luôn giữ vững khí tiết của người cách mạng, quyết không chịu khai báo, bảo vệ Đảng, bảo vệ thành quả cách mạng đến cùng của cán bộ, đảng viên và nhân dân ta.

Vùng đất Khánh Thọ-Tam Thái trước khi chính quyền khu Tây về đóng tại đây để gây tội ác, nơi đây vốn dĩ là vùng đất yên bình, nhưng rất đỗi hào hùng, luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử quan trọng của xã, huyện và tỉnh. Những năm đầu thế kỷ XX, cùng với các phong trào Nghĩa hội Quảng Nam, chống sưu thuế, chống bắt lính, ở Khánh Thọ liên tục diễn ra các cuộc đấu tranh chống lại ách thống trị của thực dân Pháp; điều đó đã tạo tiền đề cơ bản để thành lập chi bộ Đảng Cộng sản Khánh Thọ Đông- Tây vào tháng 8/1933, do đồng chí Khưu Thúc Cự làm Bí thư. Việc thành lập chi bộ Đảng Cộng sản Khánh Thọ đã tạo ra bước ngoặt quan trọng trong phong trào cách mạng; từ đây Khánh Thọ trải qua nhiều cuộc đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, là địa bàn nuôi giấu và bảo vệ an toàn cho các đồng chí lãnh đạo của Huyện uỷ, Xứ uỷ như Trương Chí Cương, Võ Toàn (Võ Chí Công)... Cách mạng Tháng Tám thành công, tại chùa làng Khánh Thọ đã diễn ra Đại hội đổi tên chi bộ thành chi bộ Nghĩa Hưng, thành lập chính quyền công nông trên cơ sở hợp nhất 03 xã Khánh Thọ, Đại Hanh, Tư Yên lấy tên là xã Khánh Đại .

Cuối năm 1946, thực dân Pháp nổ súng quay lại xâm lược nước ta lần thứ hai. Vùng đất này cũng như bao địa phương khác của huyện Tam Kỳ, là vùng tự do, nhưng thỉnh thoảng thực dân Pháp cho máy bay vào bắn phá, hòng làm suy yếu tiềm lực hậu phương của ta. Lúc này, chùa làng Khánh Thọ được nhân dân tháo gỡ, xếp lại quy về nơi khác; trên nền chùa cũ này quân và dân ta đã xây dựng kho chứa thóc nuôi quân đánh Pháp. Đầu năm 1947, bộ đội chủ lực của ta, trong đó có bộ đội tình nguyện Lào đã mượn khu rừng và vườn chùa này làm nơi tập trận, cải biến một phần địa hình, đào hầm hào chiến đấu xung quanh vườn chùa hàng trăm mét và dựng lên các đồn bốt dã chiến để bộ đội ta tập đánh đồn. Cuối năm 1949, để tránh sự đánh phá của thực dân Pháp, trường Trung học Tam Kỳ II chuyển về đây dạy học trong 5 năm, từ năm 1949 đến 1954. Trong khu vực trường học, thầy và trò của trường đã đào rất nhiều hầm trú ẩn nhằm chống máy bay địch ném bom. Trong suốt 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, vùng đất này có vị trí chiến lược quan trọng, đóng góp nhiều của cải vật chất cho cách mạng, góp phần cùng cả nước kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương được ký kết. Thực dân Pháp buộc phải công nhận độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Nhưng với âm mưu và hành động can thiệp của đế quốc Mỹ, tình hình diễn biến theo chiều hướng khác. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, một thời kỳ cách mạng mới đầy khó khăn, thử thách đặt ra cho Đảng bộ và nhân dân huyện Tam Kỳ nói riêng và Quảng Nam nói chung. Thế và lực cách mạng đột ngột thay đổi, từ làm chủ một địa bàn rộng lớn có cơ sở đều khắp, nay buộc phải bàn giao lại cho đối phương chuyển quân tập kết, chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị và hoạt động bí mật. Trong lúc ta đang khẩn trương tiến hành hàng loạt công việc để chuyển vào hoạt động bí mật, thì chính quyền Ngô Đình Diệm dưới sự hậu thuẫn của Mỹ đã ra sức phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ, từ chối hiệp thương tổng tuyển cử tự do để thống nhất hai miền Nam- Bắc; tiến hành hàng loạt các hành động đàn áp, khủng bố phong trào cách mạng của nhân dân ta.

Từ năm 1954 đến 1959, cùng với việc đàn áp các phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân ta, Mỹ-Diệm ráo riết truy bắt, khủng bố, thủ tiêu cán bộ, đảng viên của ta. Chúng tập hợp bọn phản động, những tên có hận thù với cách mạng, mở các chiến dịch "tố cộng", "diệt cộng". Chúng nêu khẩu hiệu hành động "giết nhầm hơn bỏ sót" để hòng tiêu diệt cán bộ nằm vùng, tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa cộng sản; ra sức đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng nhân dân và thẳng tay sát hại, phục thù những người kháng chiến nhằm tạo uy thế và điều kiện nhanh chóng hình thành bộ máy chính quyền nguỵ cấp cơ sở. Sau khi gây ra những vụ thảm sát đẫm máu ở Miếu Trắng- Chiên Đàn, ngã ba An Lâu (Tam Lãnh), Chợ Được (Thăng Bình), Vĩnh Trinh (Duy Xuyên), Cây Cốc (Tiên Phước)... Từ tháng 2 đến tháng 5 năm 1955, chính quyền Diệm công khai phát động chiến dịch "tố cộng" tấn công Đảng Cộng sản và phong trào đấu tranh của nhân dân; ác liệt nhất là các tỉnh Trung bộ mà trọng điểm là tỉnh Quảng Nam. Để thực hiện được âm mưu và thủ đoạn của mình, Mỹ- Diệm đã biến nhiều nơi trên địa bàn toàn tỉnh thành nơi bắt giam, tra tấn, thủ tiêu cán bộ, nhưng hành động của chúng ở các nơi này bị nhân dân phát hiện và gửi đơn kiện lên quốc tế. Nên sau khi khảo sát đặc điểm địa hình Khánh Thọ, chúng chọn nơi đây để thực hiện mưu đồ của mình, đó là khu rừng làng hoang vắng, ở xa dân, trong khu rừng có hệ thống hầm hào dày đặc; có Giỏ Khánh Xuân, đình làng Khánh Thọ Đông được xây dựng cơ bản; việc đi lại từ nhà lao quận Tam Kỳ đến đây gần. Hơn nữa, ở đây có sẵn những tay đao phủ thay chúng giết người để tránh tội ác trực tiếp. Giữa năm 1955, dưới sự chỉ huy của Quận trưởng Tam Kỳ là Phan Thiệp- một tên Quốc dân đảng khét tiếng tàn bạo, cùng với một số tên phản động địa phương, đưa một tiểu đoàn Bảo An và một bộ phận mật vụ kéo về Khánh Thọ áp đảo dân và lập ra chính quyền khu Tây .

. Địch đã biến nơi đây trở thành nổi ám ảnh, khi mà hằng đêm vọng ra từ khu vườn đình và rừng chùa làng những tiếng kêu la xé lòng của những người bị tra tấn, giết hại.

Với vỏ bọc là cơ quan hành chính, nhưng thực chất bên trong là nơi chống cộng phục thù giai cấp khét tiếng của bọn Quốc dân Đảng đội lốt ngụy quyền. Tại đây, hàng loạt các mệnh lệnh được tống đạt đi khắp nơi trên địa bàn khu Tây và các huyện lân cận để lùng sục, vây bắt những người tham gia kháng chiến và có quan hệ với kháng chiến như: cán bộ, đảng viên, những người tham gia đấu tranh đòi hiệp thương tổng tuyển cử, những quần chúng kiên trung, những gia đình có người thân đi tập kết ra Bắc, đi kháng chiến, giúp đỡ cách mạng, những người xuống đường biểu tình phản đối hành vi vi phạm Hiệp định của Mỹ- ngụy... Những chiến sĩ cách mạng kiên trung đấu tranh không khoan nhượng với địch tại trại cải huấn của các khu, các huyện bị địch liệt vào danh sách "cộng sản cứng đầu" chúng đều đưa về Khánh Thọ để tra tấn, giết hại và thủ tiêu. Tất cả tù nhân bị bắt về đây, tối đến đều bị đưa từ Giỏ Khánh Xuân ra đình làng Khánh Thọ Đông để "Làm thủ tục ly khai Đảng, ly khai cách mạng" với các hình thức tra tấn dã man, ghê rợn nhất trong lịch sử loài người như đầu đội đèn, hai gối quỳ trên gai mít, bàn đinh, nền sỏi, tay nâng cao một vật nặng và tuyệt đối không được cựa mình trong nhiều giờ liền để gọi là "sám hối", bắt ly khai Đảng. Ai không chấp nhận ly khai chúng đổ nước xà phòng trộn với ớt bột vào miệng đến lúc căng bụng rồi dùng dày đinh đạp lên bụng cho nước trào ra. Có lúc, bọn chúng dùng cây sắt nung đỏ ép vào người, dùng đinh đóng vào các khớp xương, dùng kiềm rút móng tay, móng chân, dùng đũa con xoáy vào xương sườn non hoặc trói ngoặt tay ra sau lưng rồi treo ngược lên trần nhà đánh qua đánh lại người bay vòng vèo và chúng gọi là "cho đi tàu bay". Đối với phụ nữ ngoài những hình thức trên, chúng còn dùng rắn, cóc, lươn... để đe dọa, dã man hơn khi chúng còn dùng cổ chai bể để xoáy vào cửa mình... Sau khi tra tấn đến chết, có trường hợp chưa chết, bọn chúng thuê những tên đao phủ giết người đem thả xuống giếng bà Kết hoặc chôn sống ở hầm trú ẩn ở quanh khu vực rừng làng Khánh Thọ. Khi chôn người xong, chúng thường bắn một loạt súng chỉ thiên và hô to "đương sự tẩu thoát"; trường hợp khác, chúng cho treo cổ người chết lên cây rồi đổ cho tù nhân tự vẫn để đánh lừa dư luận. Đa số tù nhân bị tra tấn, sát hại tại đây phần lớn là các tù chính trị ở các huyện lân cận trong tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng, sau khi đã bị chúng tra tấn ở các nhà lao quận và một số nơi khác, chúng dẫn đến Khánh Thọ là điểm cuối để sát hại, thủ tiêu. Số lượng chiến sĩ cách mạng và quần chúng trung kiên bị bắt tra tấn và giết chết, chôn xác. Theo tài liệu là hồ sơ tối mật của ngụy quyền Kỳ Nghĩa, cảnh sát Kỳ Long và của bọn Quốc dân Đảng xã Châu Thành, đặc biệt là hồ sơ của tình báo tiểu khu Quảng Tín đã ghi lại từ năm 1954 đến 1960, tại khu Tây, địch đã bắt giam, tra tấn trên 4.329 lượt cán bộ, đảng viên và quần chúng kiên trung của huyện Tam Kỳ và ở các huyện khác; trong đó chúng sát hại, thủ tiêu trên 251 người và chôn ở các vị trí thuộc chứng tích Khánh Thọ . Toàn bộ hệ thống hầm hào, giếng nước bà Kết trong khu rừng Chùa và khuôn viên vườn đình rộng gần 10 hecta đã bị kẻ thù lấp kín xác tù chính trị, đồng chí của ta. Chúng đã biến cả khu vực Khánh Thọ lúc bấy giờ thành một ngôi mộ tập thể, một ngôi mộ không có nấm mồ chôn thân cán bộ, đảng viên và chiến sĩ ta. Năm 1960, khi cày ủi mặt bằng trường Tam Kỳ 2 để đóng Chi khu quân sự, bọn lính ngụy đã cóp nhặt chất thành đống 251 sọ người và tưới xăng đốt để phi tang theo lệnh của tên đại úy Lộc-Chi khu trưởng ác ôn. Cũng chính từ hành động phi nhân tính này làm chúng hoảng sợ phải bỏ ý định lập chi khu quân sự tại đây.

Hành động của ngụy quyền tại Khánh Thọ nhằm uy hiếp, đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân ta. Nhưng chúng đã thất bại trước ý chí và lòng kiên trung của các cán bộ, đảng viên và chiến sĩ ta, thà chịu chết, chịu sự tra tấn, hành hạ, hủy diệt về cả thể xác lẫn tinh thần, ngay cả khi mà ranh giới giữa sự sống và chết chỉ gần trong gang tấc nhưng họ vẫn giữ vững phẩm chất của người cách mạng, quyết một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ, không chịu khai báo, không chấp nhận ly khai Đảng, luôn giữ vững ý chí chiến đấu. Chính ý chí của đó đã làm cho kẻ thù phải khiếp sợ. Những cái chết đã hóa thành bất tử và lịch sử mãi gọi tên như: Bùi Chí Đức, Đào Ngọc Bính, Lê Y, Đinh Huynh, Phạm Lương Duyên, Nguyễn Hàng, Ung Nho Tường, Trần Hầu, Nguyễn Khuê... Họ trở thành biểu tượng sáng ngời về tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường bất khuất, khát vọng độc lập tự do để quân và dân huyện Phú Ninh nói riêng, tỉnh Quảng Nam nói chung mãi noi theo.

Chứng tích tội ác mà Mỹ- nguỵ gây ra ở Khánh Thọ xuyên suốt cả một giai đoạn lịch sử mà Đảng ta đánh giá là: "giai đoạn đen tối của cách mạng miền Nam (1954-1959)". Những thủ đoạn, hành động và quy mô tội ác của kẻ thù hết sức thâm độc, đã làm tổn thất cho cách mạng không chỉ riêng địa phương xã Tam Thái mà cho cả huyện Tam Kỳ (bao gồm cả huyện Phú Ninh ngày nay) và tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng. Đây là cuộc đấu tranh không cân sức giữa hai thế lực cách mạng và phản cách mạng, một bên nghiêm chỉnh chấp hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, sử dụng hình thức đấu tranh chính trị thuần túy để bảo vệ thành quả cách mạng với một bên ra sức chống phá các điều khoản đã ký kết tại Hiệp định và sử dụng hình thức bạo lực cực kỳ phản động chưa từng có trong lịch sử dân tộc để đàn áp, khủng bố nhân dân ta.

Hòa bình lập lại, nhưng Chứng tích Khánh Thọ vẫn là nỗi đau nhức nhối của đồng bào ta, biết bao cán bộ, đảng viên và quần chúng cách mạng trung kiên đã vĩnh viễn nằm lại nơi đây, máu của các anh đã hòa quyện vào lòng đất để viết nên trang sử hào hùng của dân tộc. Với tình cảm cách mạng và lòng biết ơn vô hạn đối với những người đã hy sinh; sau năm 1975, cấp ủy đảng và chính quyền xã Tam Thái và thị xã Tam Kỳ cũ đã tổ chức được 3 đợt khai quật, quy tập và đưa về an táng tại Nghĩa trang Liệt sĩ xã Tam Thái được 56 hài cốt. Trong số những người chết tại đây, một số người đã được xác minh tên tuổi và công nhận liệt sĩ; nhưng vẫn còn rất nhiều người là liệt sĩ chưa rõ tên. Riêng giếng Lạng bà Kết thì không tiến hành khai quật mà xem đó là ngôi mộ tập thể và được UBND thị xã Tam Kỳ đầu tư kinh phí xây dựng nhà bia di tích giếng Lạng. Năm 2000, tiếp tục đầu tư kinh phí xây dựng nhà bia tưởng niệm Di tích Chứng tích Khánh Thọ và ngày 8/02/2007 được xếp hạng là di tích lịch sử cấp tỉnh theo Quyết định số 556 của UBND tỉnh Quảng Nam. Năm 2014, được UBND tỉnh Quảng Nam và huyện Phú Ninh đầu tư kinh phí trùng tu, nâng cấp khu di tích khang trang hơn đáp ứng nguyện vọng của cán bộ và nhân dân địa phương.

. Dẫu chiến tranh đi qua mấy chục năm, nhưng mất mát mà chiến tranh để lại không gì bù đắp được khi hàng trăm gia đình vẫn chưa tìm thấy hài cốt của người thân để chôn cất, thắp nén hương thơm tưởng nhớ, tri ân. Khép lại quá khứ cũng là khép lại một thời kỳ đầy đau thương mất mát nhưng rất đổi tự hào; chứng tích Khánh Thọ mãi là biểu tượng sáng ngời về tinh thần yêu nước và lòng kiên trung bất khuất, là địa chỉ đỏ trong việc giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Các nhóm khác lắng nghe – bổ sung

GV nhận xét bổ sung

+ Huyện Phú Ninh là một huyện của tỉnh Quảng Nam, được thành lập vào năm 2005 trên cơ sở tách 10 xã khỏi thị xã Tam Kỳ cũ (nay là Thành phố Tam Kỳ)
Huyện Phú Ninh có diện tích rộng 25.147 ha. Phía Ðông huyện giáp thành phố Tam Kỳ và huyện Núi Thành. Phía Tây giáp huyện Tiên Phước. Phía Nam giáp huyện Bắc Trà My. Phía Bắc giáp huyện Thăng Bình.

+ Huyện Phú Ninh có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Phú Thịnh (huyện lỵ) và 10 xã: Tam AnTam ĐạiTam DânTam ĐànTam LãnhTam LộcTam PhướcTam TháiTam ThànhTam Vinh

+ Hiện nay, trên địa bàn Phú Ninh, có hơn 40 di tích lịch sử, danh thắng. Trong đó, có 24 di tích và danh thắng được các cấp có thẩm quyền công nhận. trong đó có 5 di tích cấp quốc gia, 19 di tích cấp Tỉnh.

II. Đình Chiên Đàn – Ngôi đình lớn nhất Quảng Nam và Chứng tích Khánh Thọ- Biểu tượng của sự đấu tranh dũng cảm của nhân dân Phú ninh, Quảng Nam.

1: Đình Chiên Đàn – Ngôi đình lớn nhất Quảng Nam.:

.

Đình Chiên Đàn là một công trình kiến trúc, nghệ thuật tiêu biểu của huyện Phú Ninh, thể hiện ý thức đoàn kết cộng đồng, trong sinh hoạt đời sống của người dân Chiên Đàn, là nơi tổ chức lễ hội, mỗi năm hai lần vào rằm tháng giêng và rằm tháng bảy âm lịch.

. Chiên Đàn là nơi khởi nguồn của huyện Hà Đông, dưới thời phong kiến nhà Nguyễn là địa điểm dân "Kim hộ" nộp thuế vàng vào kho nhà nước vào ngày mùng 5 tháng 5 AL. Vùng đất từng được vinh danh là "Địa linh nhân kiệt" tiêu biểu nhất ở phía Nam Quảng Nam. Nơi đây buổi ban đầu từng được mệnh danh là "Sơn lam chướng khí", nhưng đáng tự hào là "Tuấn kiệt đời nào cũng có" với các tên tuổi như Đô đốc Kiều Phụng, Cai cơ Đống Công Trường, Phó bảng Nguyễn Dục, Tiến sĩ Trần Văn Dư, Nguyễn Thích, Trần Hoán... là nơi tập kết của các đội nghĩa dũng, nghĩa quân, làm cơ sở phát triển của các phong trào yêu nước sau này chống Pháp sau này.

2. Chứng tích Khánh Thọ- Biểu tượng của sự đấu tranh dũng cảm của nhân dân Phú ninh, Quảng Nam.

Hình ảnh Khánh Thọ- một chứng tích lịch sử quan trọng tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ trên mảnh đất huyện Phú Ninh; đó cũng là nơi minh chứng cho ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất, luôn giữ vững khí tiết của người cách mạng, quyết không chịu khai báo, bảo vệ Đảng, bảo vệ thành quả cách mạng đến cùng của cán bộ, đảng viên và nhân dân ta.

Chứng tích tội ác mà Mỹ- nguỵ gây ra ở Khánh Thọ xuyên suốt cả một giai đoạn lịch sử mà Đảng ta đánh giá là: "giai đoạn đen tối của cách mạng miền Nam (1954-1959)". Những thủ đoạn, hành động và quy mô tội ác của kẻ thù hết sức thâm độc, đã làm tổn thất cho cách mạng không chỉ riêng địa phương xã Tam Thái mà cho cả huyện Tam Kỳ (bao gồm cả huyện Phú Ninh ngày nay) và tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng. Đây là cuộc đấu tranh không cân sức giữa hai thế lực cách mạng và phản cách mạng, một bên nghiêm chỉnh chấp hành

4. Hoạt động luyện tập:

*Mục tiêu: Nhằm củng cổ và hệ thống lại kiến thức của HS trong lịch sử dân tộc và lịch sử cách mạng Quảng Nam (1930 – 1954)

*Phương thức tiến hành:

- GV sử dụng sơ đồ tư duy của HS và băng thời gian để chia các giai đoạn đấu tranh, những sự kiện tiêu biểu trong đấu tranh cách mạng của quân dân Quảng Nam.

- Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm hoặc ô chữ để củng cố kiến thức.

5. Dặn dò:

GV giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh

Nhóm 1, 2, 3: Tìm hiểu cuộc đấu tranh Hà Lam – Chợ Được (9.1954)

Nhóm 4,5: Tìm hiểu chiến thắng Núi Thành (5.1965)

4.Củng cố, dặn dò :

+ Khái quát lại mộc thời gian chính lịch sử dân tộc và lịch sử đia phương. (Bảng phụ)

+ Quảng Nam có bao nhiêu Mẹ Việt Nam anh hùng? Cho biết tên mẹ Việt nam Anh hùng tiêu biểu nhất của tỉnh Quảng Nam và toàn quốc?

+ Hãy cho biết tỉnh kết nghĩa với tỉnh Quảng nam trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước?

+GV nhắc HS chuẩn bị cho tiết học sau (Chiến thắng Núi Thành và vụ đt Hà Lam – Chợ Được)