Đề thi thử tn thpt môn sinh 2022 chuyên hưng yên có lời giải chi tiết

Đề thi thử tn thpt môn sinh 2022 chuyên hưng yên có lời giải chi tiết

4.2/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đề thi thử tn thpt môn sinh 2022 chuyên hưng yên có lời giải chi tiết

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN

Trường THPT Chuyên Hưng Yên

ĐỀ KSCL THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2022

Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Môn: SINH HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút

Câu 1: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là đúng? 

A. Đột biến gen luôn làm phát sinh các gen mới.

B. Không có tác nhân đột biến vẫn có thể phát sinh đột biến gen.

C. Đột biến gen là những biến đổi trong vùng mã hóa của gen. 

D. Đột biến nhân tạo có tần số thấp hơn các đột biến tự nhiên.

Câu 2: Xét các phát biểu sau đây:

1 - Khi đường máu giảm thì cơ thể tiết glucagon để làm tăng đường máu.

2 - pH máu được duy trì ổn định nhờ các hệ đệm.

3- Thận và phổi tham gia điều hòa pH máu.

4- Quá trình điều hòa cân bằng nội môi gồm 2 khâu cơ bản là tiếp nhận và trả lời kích thích.

Số phát biểu đúng là 

A. 1. B. 3.  C. 4.  D. 2. 

Câu 3: Một cơ thể đực có kiểu gen tiến hành giảm phân tạo giao tử. Biết rằng ở mỗi tế bào chỉ xảy ra một trao đổi chéo. Phát biểu nào sau đây là đúng? 

A. Ba tế bào giảm phân có thể thu được 12 loại giao tử khác nhau.

B. Cơ thể này giảm phân có thể thu được tối đa 32 loại giao tử.

C. Cần tối thiểu 4 tế bào giảm phân để có thể thu được số loại giao tử tối đa. 

D. Hai tế bào giảm phân có thể thu được tỉ lệ giao tử 1:1:1:1:1:1.

Câu 4: Mật độ cá thể có ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong quần thể như thế nào? 

A. Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao, các cá thể ít cạnh tranh nhau; khi mật độ giảm, các cá thể trong quần thể ít hỗ trợ lẫn nhau. 

B. Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao, các cá thể ít cạnh tranh nhau; khi mật độ giảm, các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ lẫn nhau. 

C. Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt; khi mật độ giảm, các cá thể trong quần thể ít hỗ trợ lẫn nhau. 

D. Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt; khi mật độ giảm, các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ lẫn nhau.

Câu 5: Các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của quần thể là 

A. cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng.

B. sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng

C. cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố các thể, sức sinh sản, sự tử vong. 

D. độ nhiều, sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng.

Câu 6: Khi nói về các hệ sinh thái, nhận định nào sau đây không đúng? 

A. Hệ sinh thái là một hệ thống tương đối hoàn chỉnh và ổn định.

B. Hệ sinh thái nhân tạo chỉ sử dụng nguồn năng lượng do con người cung cấp.

C. Hệ sinh thái tự nhiên thường có đa dạng loài cao hơn hệ sinh thái nhân tạo. 

D. Các hệ sinh thái nhân tạo có chuỗi thức ăn ngắn, năng lượng hao phí ít hơn hệ tự nhiên.

Câu 7: Ở một loài thực vật, xét phép lai AaBbDd × AaBbDd tạo ra đời con F1. Biết mỗi gen qui định một tính trạng và trội lặn hoàn toàn. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình mang ít nhất một tính trạng trội ở F1 là 

A. 5/32.  B. 31/32.  C. 3/16.  D. 25/32

Câu 8: Thành tựu nào sau đây là của công nghệ tế bào thực vật? 

A. Tạo chủng vi khuẩn E. Coli có khả năng sản sinh insulin.

B. Tạo giống dâu tằm tam bội.

C. Tạo giống cừu sản sinh được protein của người. 

D. Tạo giống mới thuần chủng về tất cả các gen.

Câu 9: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n =24 và hàm lượng ADN trong nhân tế bào sinh dưỡng là 6pg. Trong một quần thể của loài này có 4 thể đột biến được kí hiệu là A, B, C và D. Số lượng nhiễm sắc thể và hàm lượng ADN có trong nhân của tế bào sinh dưỡng ở 4 thể đột biến này là:

Thể đột biến 

A

B

C

D

Số lượng NST

24

24

36

24

Hàm lượng ADN

5,9 pg

6,2 pg

9pg

6pg

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(I). Thể đột biến A có thể là đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể.

(II). Thể đột biến B có thể là đột biến lặp đoạn hoặc chuyển đoạn nhiễm sắc thể.

(II). Thể đột biến C là đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể hoặc đột biến tam bội.

(IV). Thể đột biến D có thể là đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể. 

A. 4.  B. 1.  C. 3 D. 2.

Câu 10: Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm mất cân bằng gen trong hệ gen của tế bào. 

II. Tất cả các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể đều làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

III. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể không làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân tế bào.

IV. Tất cả các đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể đều làm thay đổi độ dài của ADN. 

A. 4.  B. 2.  C. 3.  D. 1.

Câu 11: Nhận định nào sau đây là đúng? 

A. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục.

B. Tính trạng do gen lặn trên nhiễm sắc thể X qui định chủ yếu biểu hiện ở giới đực.

C. Tính trạng do gen trội trên nhiễm sắc thể X qui định chủ yếu biểu hiện XX. 

D. Gen trên nhiễm sắc thể giới tính tồn tại ở trạng thái đơn alen.

Câu 12: Trong lịch sử phát sinh sự sống trên trái đất 

A. kết thúc tiến hóa hóa học hình thành các đại phân tử có khả năng tự nhân đôi.

B. chọn lọc tự nhiên chỉ tác động từ giai đoạn tiến hóa sinh học.

C. tiến hóa tiền sinh học tạo ra sinh vật đầu tiên có cấu tạo tế bào đơn giản. 

D. sự sống hình thành từ trên cạn sau đó dần di chuyển xuống dưới nước.

Câu 13: Trong cơ thể thực vật trên cạn, loại tế bào nào sau đây có thế nước thấp nhất? 

A. Tế bào lông hút. B. Tế bào lá.  C. Tế bào thần.  D. Tế bào cành.

Câu 14: Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do gen A có 5 alen là quy định theo thứ tự trội lặn là. Trong đó A1 quy định hoa tím, A2 quy định hoa đỏ, A3 quy định hoa vàng, A4 quy định hoa hồng, A5 quy định hoa trắng. Thực hiện phép lai, thu được F1. Biết cây tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về F1?

I. Kiểu hình hoa vàng chiếm tỉ lệ 1/12.

II. Kiểu hình hoa tím chiếm tỉ lệ 3/4.

III. Kiểu hình hoa đỏ chiếm tỉ lệ 1/6.

IV. Lấy ngẫu nhiên 1 cây hoa đỏ, xác suất thu được cây thuần chủng là 0%. 

A. 2.  B. 1.  C. 4.  D. 3.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng? 

A. Trao đổi chéo xảy ra ở kì đầu của giảm phân I.

B. Hoán vị gen luôn có lợi cho sinh vật. 

C. Liên kết gen không làm xuất hiện biến dị tổ hợp.

D. Gen nằm ở tế bào chất không bị đột biến.

Câu 16: Ở một loài thực vật, xét 3 gen khác nhau lần lượt có số alen tương ứng là 2, 3, 4. Theo lí thuyết số dòng thuần chủng khác nhau có thể tạo ra từ 3 gen này là 

A. 9.  B. 24.  C. 180.  D. 162

Câu 17: Kiểu gen nào sau đây không thuần chủng? 

A. aaBBdd.  B. aabbDD.  C. AabbDD.  D. AABBdd.

Câu 18: Cá rô phi nuôi ở Việt Nam có các giá trị giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ lần lượt là 5,6°C và 42°C. Khoảng giá trị nhiệt độ từ 5,6°C đến 42°C được gọi là 

A. khoảng gây chết. B. khoảng thuận lợi. C. giới hạn sinh thái. D. khoảng chống chịu.

Câu 19: Một quần thể ngẫu phối, nghiên cứu 1 gen nằm trên NST thường có 3 alen là Ở thế hệ P, quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền có các kiểu gen với tần số bằng nhau. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Cho các phát biểu sau:

I. Tổng tần số các loại kiểu gen dị hợp luôn gấp đôi tổng tần số các loại kiểu gen đồng hợp.

II. Thế hệ P có tỉ lệ các loại kiểu gen là 1:2:2:1:1:2.

III. Nếu alen Ai trội hoàn toàn so với alen A và alen A thì kiểu hình do alen A quy định luôn chiếm tỉ lệ lớn nhất.

IV. Nếu tất cả các cá thể có kiểu gen đồng hợp không có khả năng sinh sản thì thành phần kiểu gen của quần thể ở F1 không thay đổi so với thế hệ P.

Theo lí thuyết, trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng? 

A. 3.  B. 4.  C. 2.  D. 1.

Câu 20: Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,2AA : 0,4Aa :0,4aa. Tần số alen A của quần thể này là 

A.0.6.  B. 0,4.  C. 0,8.  D. 0.2.

Câu 21: Màu hoa ở một loài thực vật do 2 cặp gen chi phối, mỗi gen có 2 alen. Trong kiểu gen có mặt 2 loại gen trội thì cho hoa màu tím, các kiểu gen còn lại cho hoa màu trắng. Thực hiện phép lai giữa các cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về 2 cặp gen nói trên được F1, cho F1 giao phấn ngẫu nhiên được F2 có tỉ lệ kiểu hình 33 tím: 17 trắng. Biết mọi diễn biến trong quá trình tạo hạt phấn và tạo noãn là giống nhau. Theo lí thuyết, bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I. Ở F1 số cây hoa tím dị hợp tử chiếm 50%.

II. Trong số cây hoa trắng F2, cây thuần chủng chiếm tỉ lệ 9/17.

III. Ở F1 cây hoa tím thuần chủng có tỉ lệ cao hơn cây hoa trắng thuần chủng.

IV. Số loại kiểu gen qui định hoa màu tím bằng số loại kiểu gen qui định hoa màu trắng. 

A.B. 4.  C. 2.  D. 3.

Câu 22: Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi nhóm gen liên kết? 

A. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể.  B. Đột biến chuyển đoạn tương hỗ.

C. Đột biến chuyển đoạn không tương hỗ. D. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.

Câu 23: Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền nhóm máu hệ ABO và một bệnh M ở người do 2 locut thuộc 2 cặp NST khác nhau qui định. Biết rằng, bệnh M trong phả hệ là do một trong 2 alen có quan hệ trội lặn hoàn toàn của một gen quy định; gen quy định nhóm máu gồm 3 alen trong đó alen IA quy định nhóm máu A, alen IB quy định nhóm máu B đều trội hoàn toàn so với alen IO quy định nhóm máu O và quần thể này đang ở trạng thái cân bằng di truyền về tính trạng nhóm máu với 4% số người có nhóm máu O và 21% số người có nhóm máu B. 

Có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?

I. Có 5 người chưa xác định được kiểu gen chắc chắn bệnh M.

II. Có tối đa 10 người có kiểu gen đồng hợp về nhóm máu.

III. Xác suất người (14) có kiểu gen dị hợp về nhóm máu là 28/81.

IV. Tỉ lệ con của cặp vợ chồng (13) và (14) mang 2 cặp gen dị hợp là 47,73% 

A. 2.  B. 3. C. 1.  D. 4. 

Câu 24: Bằng chứng nào sau đây phản ánh tiến hóa đồng qui hội tụ? 

A. Vây ngực cá mập và cá voi.  B. Cánh dơi với tay người.

C. Tất cả các sinh vật đều có cấu tạo tế bào. D. Ruột thừa ở người và manh tràng ở thỏ.

Câu 25: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24, số lượng nhiễm sắc thể có trong tế bào của thể tam nhiễm là 

A. 72.  B. 36.  C. 25.  D. 23.

Câu 26: Trong quá trình dịch mã, phân tử mRNA có chức năng 

A. kết hợp với protein tạo nên ribosome. B. vận chuyển axit amin tới ribosome.

C. kết hợp với tRNA tạo nên ribosome.  D. làm khuôn cho quá trình dịch mã.

Câu 27: Phát biểu nào sau đây là đúng? 

A. Tất cả thực vật đều có chu trình Canvin.

B. Ở các bước sóng khác nhau cường độ quang hợp như nhau.

C. Diệp lục là sắc tố quang hợp duy nhất ở thực vật. 

D. Quang hợp diễn ra ở mọi tế bào trong cơ thể thực vật.

Câu 28: Người ta tổng hợp nhân tạo một phân tử mARN với bộ ba mở đầu là 5’AUG3’ và bộ ba kết thúc là 5°UAG3”. Số lượng nuclêôtit từng loại của phân tử mARN trên là: A= 155; G=135; X=160; U= 150. Khi một ribôxôm trượt qua phân tử mARN trên một lần thì số lượng nuclêôtit từng loại trên các bộ ba đối mã của các phân tử tARN tham gia dịch mã là 

A. A = 149, G= 160, X = 134, U = 154.  B. A= 149, G = 160, X = 154, U= 134.

C. A = 150, G=160, X = 135, U = 155. D. A = 155, G = 135, X = 160, U= 150.

Câu 29: Nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây là đúng? 

A. Enzym ligaza tác động trên cả 2 mạch của ADN trong quá trình nhân đôi.

B. Enzym ADN polimeraza chỉ tác động theo một chiều duy nhất 3-5”. 

C. Quá trình nhân đôi ADN sử dụng 5 loại nuclêôtit để cấu tạo nên mạch mới. 

D. Một phân tử ADN con được tổng hợp liên tục, một phân tử được tổng hợp gián đoạn.

Câu 30: Nguyên nhân chủ yếu của sự cạnh tranh cùng loài giữa các cá thể trong quần thể là 

A. tranh giành thức ăn, nơi ở xảy ra thường xuyên giữa các cá thể.

B. mật độ cá thể của quần thể vượt qua ngưỡng cực thuận làm cho các cá thể lâm vào điều kiện sống bất lợi.

C. nhu cầu duy trì nòi giống dẫn đến sự cạnh tranh giữa các con đực củng loài. 

D. ký sinh cùng loài hoặc ăn thịt lẫn nhau do tập tính của các loài.

Câu 31: Cho biết tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb quy định, trong đó kiểu gen có cả alen A và B thì quy định hoa đỏ, các kiểu gen còn lại quy định hoa trắng, tính trạng chiều cao cây do cặp gen Do quy định. Cho cây thân cao, hoa đỏ (P) lai phân tích, thu được Fa có 4 kiểu hình, trong đó có 10% số cây thân cao, hoa đỏ. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? 

I. Kiểu gen của P có thể là

II. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở Fa là 8:7:3:2

III. Đã xảy ra hoán vị gen ở 80% số tế bào tham gia giảm phân.

IV. Nếu cho P tự thụ phấn thì có thể thu được đời con có 34,5% số cây thân cao, hoa trắng. 

A. 2.  B. 4.  C. 3.  D. 1.

Câu 32: Có bao nhiêu nhân tố tiến hóa vừa làm thay đổi tần số alen, vừa có thể làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng làm giảm đa dạng di truyền? 

A. 1.  B. 4.  C.D. 3.

Câu 33: Nói về các nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng? 

A. Các yếu tố ngẫu nhiên ảnh hưởng nhiều đến các quần thể kích thước lớn.

B. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa.

C. Di nhập gen có thể làm tăng hoặc giảm đa dạng di truyền của quần thể. 

D. Đột biến là nhân tố tiến hóa vì nó cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa.

Câu 34: Quần thể nào sau đây cân bằng di truyền? Biết rằng tính trạng do một gen qui định và trội lặn hoàn toàn. 

A. Quần thể gồm 100% cơ thể mang kiểu hình trội.

B. Quần thể gồm 100% cơ thể mang kiểu hình lặn. 

C. Quần thể có tần số các kiểu gen bằng nhau.

D. Quần thể có tần số alen trội và alen lặn bằng nhau.

Câu 35: Phương pháp nào sau đây không tạo ra giống mới? 

A. Phương pháp nuôi cấy hạt phấn.  B. Phương pháp lai hữu tính.

C. Phương pháp nuôi cấy mô tế bào.  D. Phương pháp gây đột biến.

Câu 36: Quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí 

A. diễn ra ở các khu khác nhau, nhanh chóng, xảy ra ở tất cả các loài.

B. diễn ra trong cùng khu vực, chậm chạp và chủ yếu ở động vật.

C. không liên quan đến di nhập gen và các yếu tố ngẫu nhiên.

D. trải qua nhiều dạng trung gian chuyển tiếp, gắn với hình thành các quần thể thích nghi. 

Câu 37: Quá trình biến đổi xenlulozơ trong ống tiêu hóa của động vật tạo ra 

A. glucôzơ.  B. nuclêôtit.  C. axit béo.  D. axit amin.

Câu 38: Triplet là bộ 3 nuclêôtit qui định axit amin có ở 

A. rARN.  B. tARN.  C. mARN.  D. Gen.

Câu 39: Phát biểu nào sau đây là đúng? 

A. Trong quan hệ đối kháng giữa các loài một bên được lợi còn một bên có hại.

B. Trong một chuỗi thức ăn một loài có thể tham gia vào nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau.

C. Các mối quan hệ cạnh tranh hay hỗ trợ trong quần thể đều thúc đẩy quần thể phát triển. 

D. Trong chuỗi thức ăn càng lên mắt xích cao hiệu suất sinh thái càng giảm.

Câu 40: Ở 1 loài thực vật, phép lai P: AaBb x Aabb, tạo ra F1. Theo lí thuyết, F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen? 

A. 3.  B. 9.  C. 6.  D. 4. 

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT THỰC

1-B

2-B

3-B

4-D

5-A

6-B

7-B

8-D

9-D

10-B

11-C

12-A

13-B

14-C

15-A

16-B

17-D

18-C

19-B

20-B

21-D

22-D

23-B

24-A

25-C

26-D

27-A

28-A

29-A

30-B

31-C

32-D

33-C

34-B

35-C

36-D

37-A

38-D

39-C

40-C

Câu 1 (NB):

Phương pháp:

Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen

Đột biến gen tạo ra các alen mới nhưng không tạo ra gen mới.

Có thể di truyền cho đời sau nếu phát sinh ở tế bào sinh giao tử

Mức độ biểu hiện: Phụ thuộc vào tổ hợp gen và môi trường

Vai trò: Cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa

Cách giải:

A sai, đột biến gen tạo ra các alen mới nhưng không tạo ra gen mới.

B đúng, dù không có tác nhân gây đột biến nhưng vẫn có thể xảy ra đột biến gen tạo alen mới.

C sai, đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.

D sai, đột biến nhân tạo có tần số cao hơn đột biến tự nhiên.

Chọn B.

Câu 2 (TH): Các phát biểu đúng là: 1,2,3.

Ý 4 sai, quá trình điều hòa cân bằng nội môi gồm tiếp nhận kích thích, phân tích và điều khiển, trả lời kích thích. 

Chọn B.

Câu 3 (NB):

Phương pháp:

Một tế bào có kiểu gen giảm phân: 

+ Không có HVG tạo 2 loại giao tử liên kết: AB, ab.

+Có HVG tạo 4 loại giao tử với tỉ lệ 1:1:1:1;

GT liên kết: AB, ab; GT hoán vị: Ab, aB.

Cách giải: 

A sai, nếu 3 tế bào có kiểu gen  giảm phân có HVG thì sẽ tạo ra 2 loại giao tử liên kết, mỗi tế bào tạo 2 loại giao tử hoán vị→ số loại giao tử tối đa là 8.

B đúng, cơ thể này dị hợp 5 cặp gen → số loại giao tử tối đa là 25 = 32. 

C sai, để tạo được số loại giao tử tối đa cần 15 tế bào

+2 loại giao tử liên kết

+ 30 loại giao tử hoán vị (15 tế bào, mỗi tế bào tạo 2 loại giao tử hoán vị).

D sai, 2 tế bào giảm phân, nếu tạo 6 loại giao tử thì

+ Tế bào 1: 1ABCDEG; labcdeg, 1GTHV1; 1GTHV2

+ Tế bào 2: 1ABCDEG; labcdeg, 1GTHV3; 1GTHV4 

→ Tỉ lệ: 2:2:1:1:1:1.

Chọn B.

Câu 4 (TH):

Phương pháp:

Mật độ cá thể là số lượng cá thể đơn vị diện tích.

Mật độ ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, khả năng sinh sản và tử vong của quần thể.

Mật độ càng cao thì cạnh tranh càng gay gắt và ngược lại.

Cách giải:

A, B, C sai, mật độ càng cao thì cạnh tranh càng gay gắt và ngược lại.

D đúng.

Chọn D.

Câu 5 (NB):

Các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của quần thể là cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng. 

Chọn A. 

Câu 6 (NB):

Phương pháp:

Khái niệm HST là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định, bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã.

Hệ sinh thái nhân tạo là hệ sinh thái do con người tạo ra.

Hệ sinh thái nhân tạo có thành phần loài ít, tính ổn định loài thấp, dễ bị dịch bệnh, không có khả năng tự điều chỉnh.

Điểm khác nhau cơ bản giữa hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên là hệ sinh thái nhân tạo thường có chuỗi thức ăn ngắn và lưới thức ăn đơn giản hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. 

Cách giải:

Phát biểu không đúng là: B, HST nhân tạo nhận cả nguồn năng lượng từ tự nhiên (ánh sáng mặt trời) và nguồn năng lượng do con người cung cấp.

Chọn B.

Câu 7 (TH): 

Phương pháp: 

Xét từng cặp gen: , tương tự với Bb và Dd. 

Tỉ lệ kiểu hình mang ít nhất 1 tính trạng trội = 1 - tỉ lệ toàn alen lặn

Cách giải:

Phép lại: AaBbDd × AaBbDd

Tỉ lệ kiểu hình mang ít nhất 1 tính trạng trội = 1 - tỉ lệ toàn alen lặn 

Chọn B.

Câu 8 (NB):

A: Công nghệ gen

B: Gây đột biến nhân tạo

C: Công nghệ gen 

D: Công nghệ tế bào (nuôi cấy hạt phấn rồi đa bội hóa).

Chọn D. 

Câu 9 (VD):

Phương pháp:

Xác định dạng đột biến → Xét các phát biểu.

Cách giải: 

Thể đột biến 

A

B

C

D

Số lượng NST

24

24

36

24

Hàm lượng ADN

5,9 pg

6,2 pg

9pg

6pg

Dạng đột biến

Mất đoạn

Chuyển đoạn

không cân 

Lặp đoạn 

Chuyển đoạn

không cân 

Tam bội 

Đảo đoạn

Chuyển đoạn

I đúng.

II sai. Vì thể đột biến B có thay đổi hàm lượng ADN cho nên không thể là đảo đoạn.

III sai. Vi C là đột biến tam bội chứ không thể là lặp đoạn.

IV đúng. Vì đột biến D không làm thay đổi hàm lượng ADN, không làm thay đổi số lượng NST. Do đó, đây là đảo đoạn hoặc chuyển đoạn trên 1 NST hoặc đột biến gen.

Chọn D.

Câu 10 (TH):

Phương pháp:

Mất đoạn: Mất đi 1 đoạn NST, mất đoạn thường gây chết hay giảm sức sống. 

Lặp đoạn: Là 1 đoạn NST có thể lặp lại 1 hay nhiều lần, làm tăng số lượng gen trên đó. Nhìn chung lặp đoạn không gây hậu quả nặng nề như mất đoạn.

Đảo đoạn: Là 1 đoạn NST đứt ra rồi đảo ngược 180° và nối lại làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên đó. Đảo đoạn có thể chứa hoặc không chứa tâm động. Đột biến đảo đoạn thường ít ảnh hưởng đến sức sống do vật liệu di truyền không bị mất.

Chuyển đoạn: Là sự trao đổi đoạn giữa các NST không tương đồng, hoặc chuyển đoạn trên 1 NST, một số gen trong nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác. Chuyển đoạn lớn thường gây chết hay mất khả năng sinh sản. Đôi khi chuyển đoạn là cơ chế để hình thành loài mới tức thì.

Đột biến đảo đoạn, chuyển đoạn có thể làm phát sinh loài mới.

Cách giải:

I đúng.

II sai, đột biến đảo đoạn hoặc chuyển đoạn trên 1 NST không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

II đúng, đột biến đảo đoạn, chuyển đoạn có thể không làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân tế bào.

IV sai, đột biến chuyển đoạn trên 1 NST không làm thay đổi độ dài của ADN.

Chọn B.

Câu 11 (NB):

Phương pháp: Bộ NST giới tính ở động vật:

Người, ruồi giấm, thú: XX– con cái; XY – con đực.

Châu chấu, rệp cây: XXcon cái; XO – con đực.

Chim, bướm, bò sát, cá, ếch nhái: XY – con cái; XX – con đực. 

NST thường

NST giới tính

Giống  nhau

Đều được cấu tạo từ ADN + protein histon 

Mang gen quy định tính trạng thường nhau 

Có trong cả tế bào sinh dục và sinh dưỡng 

Khác nhau

Tồn tại thành từng cặp tương đồng 

Có nhiều cặp 

Có một cặp, khác nhau ở giới đực và giới cái

Mang gen quy định giới tính 

Cách giải:

A sai, NST giới tính có ở cả tế bào sinh dục và sinh dưỡng.

B sai, còn tùy thuộc cặp NST giới tính của loài đó.

C đúng.

D sai, ở giới XX, gen trên NST giới tính có 2 alen trong tế bào.

Chọn C.

Câu 12 (NB):

Phương pháp: Tiến hóa hóa học 

+ Khí quyển của trái đất nguyên thuỷ chưa có O2

+ Ngày nay, không diễn ra tiến hoá hoá học vì thiếu những điều kiện lịch sử cần thiết.

+ Vật chất di truyền đầu tiên được lưu trữ trên ARN.

+ Thí nghiệm của Milo (1953) chứng minh: Hợp chất hữu cơ có thể được hình thành từ chất vô cơ theo phương thức hóa học. 

Tiến hóa tiền sinh học: Hình thành nên các tế bào sơ khai, sau đó hình thành nên những tế bào sống đầu tiên

Tiến hóa sinh học: Hình thành các loài sinh vật như ngày nay

Cách giải: Trong lịch sử phát sinh sự sống trên trái đất kết thúc tiến hóa hóa học hình thành các đại phân tử có khả năng tự nhân đôi.

B sai, CLTN tự nhiên tác động từ giai đoạn tiến hóa tiền sinh học.

C sai, tiến hóa tiền sinh học tạo ra tế bào sơ khai.

D sai, sự sống hình thành ở dưới nước sau đó di chuyển lên cạn.

Chọn A.

Câu 13 (NB): 

Phương pháp:

Nước đi từ nơi thế nước cao tới nơi có thể nước thấp

Cách giải:

Thế nước cao nhất ở các lông hút, thấp nhất ở lá cây (nước đi từ nơi thế nước cao tới nơi có thể nước thấp)

Chọn B.

Câu 14 (VDC):

Phương pháp:

Bước 1: Xác định tỉ lệ giao tử của P

Sử dụng sơ đồ hình chữ nhật: Cạnh và đường chéo của hình chữ nhật là giao tử lưỡng bội cần tìm. 

Bước 2: Viết phép lại → Xét các phát biểu.

Cách giải: 

P giảm phân: 

Xét các phát biểu: 

I đúng, kiểu hình hoa vàng:

II đáng, kiểu hình hoa tím:

III đúng, kiểu hình hoa đỏ:

IV đúng, vì không thể tạo ra được kiểu gen A2A2A2A2.

Chọn C.

Câu 15 (NB):

A đúng.

B sai, HVG làm xuất hiện biến dị tổ hợp, có thể có lợi hoặc có hại hoặc vô hại.

C sai, liên kết gen không hoàn toàn vẫn làm xuất hiện biến dị tổ hợp.

D sai, gen ở tế bào chết vẫn bị đột biến.

Chọn A.

Câu 16 (TH):

Phương pháp:

Số kiểu gen đồng hợp bằng số alen của gen, số kiểu gen dị hợp

Cách giải:

Số alen của các gen lần lượt là 2, 3, 4 → số dòng thuần tương ứng là 2, 3, 4

→ Số dòng thuần về 3 cặp gen là 2 x 3 x 4 = 24.

Chọn B.

Câu 17 (NB):

Phương pháp:

Cơ thể thuần chủng là cơ thể mang các alen giống nhau của các gen.

Cách giải: AABBdd là kiểu gen thuần chủng.

Chọn D. 

Câu 18 (NB): 

Phương pháp: Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

Cách giải: 

Khoảng giá trị nhiệt độ từ 5,6°C đến 42°C được gọi là: giới hạn sinh thái.

Chọn C.

Câu 19 (VD):

Phương pháp:

Bước 1: Xác định tần số alen

Bước 2: Tính tần số kiểu gen đồng hợp, dị hợp

Bước 3: Xét các phát biểu

Cách giải:

Gọi tần số alen A1, A2, A3 lần lượt là p, q, r

Ta có

→ kiểu gen đồng hợp :

→ Tỷ lệ kiểu gen:

I đúng, tổng tần số các loại kiểu gen dị hợp luôn gấp đôi tổng số các loại kiểu gen đồng hợp.

II đúng.

III đúng,

IV đúng, nếu các cá thể đồng hợp không có khả năng sinh sản, tỷ lệ kiểu gen có thể tham gia vào sinh sản là Tần số alen không đổi, quần thể ngẫu phối → thành phần kiểu gen của F1 không thay đổi so với P. 

Chọn B.

Câu 20 (NB):

Phương pháp:

Quần thể có thành phần kiểu gen : xAA: yAa:zaa

Tần số alen:

Cách giải:

Quần thể có thành phần kiểu gen : 0,2AA : 0,4Aa : 0,4aa

Tần số alen :

Chọn B.

Câu 21 (VD):

Phương pháp:

Bước 1: Biện luận quy luật di truyền

Tính tần số HVG

Sử dụng công thức +P dị hợp 2 cặp gen :A-B- = 0,5 + aabb; A-bb/aaB -=0,25 – aabb

+ Tính ab/ab → ab = ? 

+ Tính f khi biết ab

Bước 2: Viết phép lai F1 x F1

Bước 3: Xét các phát biểu

Hoán vị gen ở 2 bên cho 10 loại kiểu gen 

Giao tử liên kết =(1-f)/2; giao tử hoán vị: f/2 

Cách giải:

F2 phân li 0,66 tím: 0,34 trắng ≠ 9 tím :7 trắng (nếu các gen PLĐL) → 2 gen này cùng nằm trên 1 cặp NST.

Ta có P thuần chủng → F1 dị hợp 2 cặp gen → F2:

A-B-=0,66= 0,5 + aabb → aabb=0,16 → ab=0,4 → f = 20%. 

F1:

Xét các phát biểu:

I đúng, hoa tím dị hợp tử:

II đúng, cây hoa trắng chiếm 34%, hoa trắng thuần chủng chiếm:

Trong số cây hoa trắng F2, cây thuần chủng chiếm tỉ lệ 9/17.

III sai, hoa tím thuần chủng: (hoa trắng thuần chủng). 

IV đúng, số kiểu gen quy định hoa tím =5; số kiểu gen quy định hoa trắng = 5.

Chọn D.

Câu 22 (NB):

Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể không làm thay đổi nhóm gen liên kết.

Chọn D.

Câu 23 (VDC):

Phương pháp:

Bước 1: Tìm hiểu gen của những người có trong phả hệ 2

Bước 2: Xác định tần số alen

Quần thể cân bằng về hệ nhóm máu ABO có cấu trúc:

Nhóm máu A+ nhóm máu O = (IA +IO)2 tương tự với nhóm máu B

Tần số

Mà tỷ lệ nhóm máu B + Tỷ lệ nhóm máu O = (IA +IO)2

Bước 2: Xác định cấu trúc di truyền của quần thể.

Bước 3: Xét các phát biểu 

Cách giải: 

I đúng. Xét bệnh M:

Người 2, 3, 10, 12 có kiểu gen mm

Người 5, 6, 7, 8 có kiểu gen Mm

Người 14 có kiểu gen Mm

Người 1, 4, 9, 11, 13 chưa rõ kiểu gen

II đúng. Xét nhóm máu:

Người 1, 2, 3, 4 có kiểu gen là IO IB ( do sinh ra con có nhóm máu O)

Người 5, 8 nhóm máu O có kiểu gen IO IO

Người 6, 7, 11, 12, 13 nhóm máu B chưa biết kiểu gen : B -

Người 9, 10, 14 nhóm máu A chưa biết kiểu gen : A -

Vậy người tối đa có thể có kiểu gen đồng hợp là 5,8,6,7,11,12,13,9,10,14

Có 10 người

III sai.

Mà tỷ lệ nhóm máu B+ Tỷ lệ nhóm máu

;

Cấu trúc quần thể với nhóm máu A là

Vậy cặp vợ chồng 9 x 10 có dạng :

Đời con theo lý thuyết:

Người 14 có dạng :

Vậy xác suất người 14 mang kiểu gen dị hợp về nhóm máu là 4/11 = 36,36%

IV đúng.

+Xét về bệnh M

Người 13 có dạng (1/3MM: 2/3Mm)

Người 13 x 14:(1/3MM: 2/3Mm) x Mm ↔ (2M:1m) x (1M:1m) 

Xác suất cặp vợ chồng trên sinh con dị hợp là

+ Xét về nhóm máu: Cặp vợ chồng 6 x 7 có dạng:

Đời con theo lý thuyết:

Vậy người 13 có dạng

Cặp vợ chồng 13 × 14:

Giao tử : 

Tỉ lệ đời con đồng hợp là

Tỉ lệ đời con dị hợp là 21/22 

Vậy tỉ lệ sinh được con dị hợp 2 cặp gen là

Chọn B.

Câu 24 (NB):

Phương pháp: 

Cách giải:

A: Cơ quan tương tự → Phản ánh tiến hóa hội tụ.

B: Cơ quan tương đồng → Phản ánh tiến hóa phân li

C: Bằng chứng tế bào học

D: Cơ quan tương đồng. 

Chọn A.

Câu 25 (NB): 

Phương pháp: Thể tam nhiễm có dạng 2n +1 

Cách giải: 

2n=24 → 2n + 1 = 25. 

Chọn C.

Câu 26 (NB):

Phương pháp: Phân loại: Có 3 loại ARN

+mARN - ARN thông tin, làm khuôn cho quá trình dịch mã. 

+tARN - ARN vận chuyển: vận chuyển axit amin tới riboxom để tổng hợp chuỗi polipeptit

+ ARN- ARN riboxom: Kết hợp với prôtêin để tạo nên ribôxôm. Riboxom thực hiện dịch mã để tổng hợp protein. 

Cách giải: 

Trong quá trình dịch mã, phân tử mRNA có chức năng làm khuôn cho quá trình dịch mã. 

Chọn D.

Câu 27 (TH):

A đúng.

B sai, ở các bước sóng khác nhau thì cường độ quang hợp khác nhau.

C sai, sắc tố quang hợp ở thực vật gồm: diệp lục, carotenoit, xantophin, phicobilin....

D sai, quang hợp diễn ra ở các tế bào có lục lạp.

Chọn A.

Câu 28 (TH):

Phương pháp:

Áp dụng nguyên tắc bổ sung trong quá trình dịch mã: A-U; G-X và ngược lại Số bộ ba không mã hóa axit amin: 3 mã kết thúc: 5?UAA3”; 5'UAG3; 5'UGA3

Cách giải:

Bộ ba kết thúc: 5’UAG3’

Trên mARN trên là: A= 155; G=135; X=160; U= 150 → trên tARN: U= 155 – 1 = 154; X=135 – 1 = 134; G=160; A= 150 – 1 = 149.

Chọn A.

Câu 29 (TH):

Phương pháp:

Nguyên tắc:

+ Bổ sung: A=T; G=X

+Bán bảo toàn: Mỗi ADN con có 1 mạch của ADN mẹ

Chiều tổng hợp mạch mới: 5’ → 3’.

Các đoạn Okazaki được nối lại nhờ enzim ligaza

Cách giải: 

A đúng, vì trên cả 2 mạch của ADN đều có những đoạn tổng hợp gián đoạn.

B sai, enzym ADN polimeraza chỉ tác động theo một chiều duy nhất 5' -3'

C sai, quá trình nhân đôi sử dụng 8 loại nucleotit: Tổng hợp đoạn ADN cần A,T,G,X; tổng hợp đoạn mồi cần AU,G,X. 

D sai, hai ADN con có 1 mạch được tổng hợp mới, 1 mạch cũ của ADN mẹ, có những đoạn tổng hợp liên tục và tổng hợp gián đoạn. 

Chọn A.

Câu 30 (TH):

Phương pháp:

Mật độ ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, khả năng sinh sản và tử vong của quần thể 

Mật độ càng cao thì cạnh tranh càng gay gắt và ngược lại.

Cách giải: Nguyên nhân chủ yếu của sự cạnh tranh cùng loài giữa các cá thể trong quần thể là mật độ cá thể của quần thể vượt qua ngưỡng cực thuận làm cho các cá thể lâm vào điều kiện sống bất lợi.

Chọn B.

Câu 31 (VD):

Phương pháp:

Bước 1: Xác định quy luật di truyền chi phối.

+Xét tỉ lệ các tính trạng

+Quy ước gen

Bước 2: Từ tỉ lệ kiểu hình → tần số HVG → Kiểu gen của P

Bước 3: Viết sơ đồ lai và xét các phát biểu

Cách giải:

Ở Fa phân li:

+1 đỏ: 3 trắng → AaBb x aabb

+1 cao: 1 thấp → Dd x dd

Nếu các gen PLĐL thì A-B-D-=0,125 + đề bài → 1 trong 2 gen quy định màu hoa nằm trên cùng 1 NST với gen quy định chiều cao.

F1 phân li 1 đỏ: 3 trắng → 2 gen tương tác bổ sung: A-B-: đỏ; A-bb;aaB-; aabb : trắng.

D- thân cao; du thân thấp.

Giả sử gen Aa và Dd cùng nằm trên 1 cặp NST.

Ta cólà giao tử hoán vị → P: 

I sai.

II đúng tỉ lệ kiểu hình:

đỏ, cao: 0,1;

đỏ thấp A- ddB-=0,5 x 0,3=0,15 ;

trắng cao : aaB-D- + aabbDF + A-bbD-= 0,5 – A-B-D- = 0,4

trắng thấp: aaB-dd + aabbdd+ A-bbdd = 0,5 – đỏ, thấp = 0,35

Vậy tỉ lệ kiểu hình là: 8:7:3:2.

II đúng, f = 40% –> có 80% số tế bào tham gia giảm phân có HVG.

IV đúng. Nếu cho P tự thụ:

Tỉ lệ thân cao, hoa trắng:

Chọn C.

Câu 32 (NB):

Phương pháp:

Đột biến: Thay đổi tần số alen rất chậm, làm xuất hiện alen mới, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp, tăng đa dạng di truyền. 

Di nhập gen: Tăng hoặc giảm tần số alen, mang lại alen mới cho quần thể, làm tăng hoặc giảm sự đa dạng di truyền. 

Chọn lọc tự nhiên: Giữ lại kiểu hình thích nghi, loại bỏ kiểu hình không thích nghi, làm thay đổi tần số alen, thành phần kiểu gen theo một hướng xác định. Là nhân tố định hướng quá trình tiến hóa. 

Các yếu tố ngẫu nhiên: có thể loại bỏ bất kì alen nào, làm thay đổi tần số alen, thành phần kiểu gen không theo một hướng xác định. Giao phối không ngẫu nhiên: Không làm thay đổi tần số alen, chỉ thay đổi thành phần kiểu gen.

Cách giải:

Các nhân tố tiến hóa làm giảm đa dạng di truyền của quần thể là: Chọn lọc tự nhiên, di gen, các yếu tố ngẫu nhiên. 

Chọn D.

Câu 33 (TH):

Phương pháp:

Đột biến: Thay đổi tần số alen rất chậm, làm xuất hiện alen mới, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp, tăng đa dạng di truyền. 

Di nhập gen: Tăng hoặc giảm tần số alen, mang lại alen mới cho quần thể, làm tăng hoặc giảm sự đa dạng di truyền.

Chọn lọc tự nhiên: Giữ lại kiểu hình thích nghi, loại bỏ kiểu hình không thích nghi, làm thay đổi tần số alen, thành phần kiểu gen theo một hướng xác định. Là nhân tố định hướng quá trình tiến hóa.

Các yếu tố ngẫu nhiên: có thể loại bỏ bất kì alen nào, làm thay đổi tần số alen, thành phần kiểu gen không theo một hướng xác định. Giao phối không ngẫu nhiên: Không làm thay đổi tần số alen, chỉ thay đổi thành phần kiểu gen.

Cách giải:

A sai, các yếu tố ngẫu nhiên ảnh hưởng nhiều đến các quần thể kích thước nhỏ.

B sai, đột biến gen cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.

C đúng.

D sai, đột biến là nhân tố tiến hóa vì nó làm thay đổi thành phần kiểu gen, tần số alen của quần thể.

Chọn C.

Câu 34 (TH):

Phương pháp:

Quần thể có cấu trúc di truyền: xAA:yAa:zaa

Quần thể cân bằng di truyền thoả mãn công thức:

Quần thể ngẫu phối đạt cân bằng di truyền và không đổi qua các thế hệ.

Cách giải:

Quần thể cân bằng di truyền thoả mãn công thức:

Ta thấy quần thể gồm 100% cơ thể mang kiểu hình lặn: 100%aa thỏa mãn công thức.

Chọn B.

Câu 35 (NB):

Phương pháp nuôi cấy mô tế bào không tạo ra giống mới vì không thay đổi kiểu gen.

A: Tạo ra dòng đơn bội

B: Tạo biến dị tổ hợp

D: Tạo thể đột biến.

Chọn C.

Câu 36 (TH):

Phương pháp:

Khác khu vực địa lí

+ Điều kiện địa lí khác nhau → CLTN theo các hướng khác nhau

- Diễn ra chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian.

Xảy ra ở: Động vật có khả năng phát tán mạnh (ví dụ chim, thú).

Cách giải: 

Quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí diễn ra ở các khu khác nhau, nhanh chóng, xảy ra ở các loài có khả năng phát tán mạnh. 

A,B sai.

C sai, quần thể chịu tác động của các nhân tố tiến hóa.

Chọn D.

Câu 37 (NB): 

Phương pháp:

Glucôzơ là đơn phân của tinh bột, xenlulozo

Nuclêôtit là đơn phân của axit nucleic

Axit béo cấu tạo nên lipit Axit amin là đơn phân của protein

Cách giải:

Quá trình biến đổi xenlulozơ trong ống tiêu hóa của động vật tạo ra glucôzơ.

Chọn A.

Câu 38 (NB):

Phương pháp:

Triplet: trên gen

Codon: trên mARN 

Anticodon : trên tARN

Cách giải:

Triplet là bộ 3 nuclêôtit qui định axit amin có ở trên gen.

Chọn D.

Câu 39 (TH):

Phương pháp: Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ phần trăm chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng. Chuỗi thức ăn: các loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, mỗi loài là một mắt xích ứng với một bậc dinh dưỡng 

Cách giải:

A sai, trong quan hệ đối kháng giữa các loài một bên bị hại, 1 bên có thể được lợi hoặc không. 

B sai, trong một chuỗi thức ăn thì một loài chỉ có thể tham gia vào 1 bậc dinh dưỡng.

C đúng

D sai, hiệu suất sinh thái không phụ thuộc vào vị trí mắt xích. 

Chọn C.

Câu 40 (NB):

Phương pháp:

Viết sơ đồ lai.

Cách giải:

P: AaBb × Aabb → (1AA:2Aa:laa)(1Bb:1bb) → có 6 loại kiểu gen.

Chọn C.