Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LẠNG SƠN LỚP 12 NĂM HỌC 2021 - 2022
ĐỀ THI CHÍNH THỨC |
Môn thi: Lịch sử CHUYÊN
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm 01 trang, 05 câu)
Câu 1 (4,0 điểm).
Có ý kiến cho rằng: “Một phong trào đấu tranh sẽ không thể đi đến thắng lợi nếu thiếu một giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo phong trào”.
Từ nguyên nhân thất bại của phong trào Cần vương (1885 - 1896), anh/chị hãy làm rõ quan điểm trên.
Câu 2 (4,0 điểm).
Vì sao năm 1929 ở Việt Nam diễn ra cuộc đấu tranh xung quanh vấn đề thành lập đảng cộng sản? Anh/chị hãy cho biết kết quả, ý nghĩa của cuộc đấu tranh này.
Câu 3 (4,0 điểm).
Trình bày và nhận xét phương pháp đấu tranh của cách mạng Việt Nam được đề ra trong các hội nghị do Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trì vào tháng 11 - 1939, tháng 5 - 1941 và tháng 3 - 1945.
Câu 4 (4,0 điểm).
Xuất phát từ những lí do nào Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương xác định “đánh lâu dài” là một trong những nội dung của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954)?
Câu 5 (4,0 điểm).
Vì sao những năm 90 của thế kỉ XX, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chuyển trọng tâm hợp tác sang lĩnh vực kinh tế?
---------------------Hết---------------------
Họ và tên thí sinh: ………………………………………………………....................... Số báo danh: …………...........
Chữ kí giám thị số 1:……………….............................. Chữ kí giám thị số 2:………….......................………....
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LẠNG SƠN LỚP 12 NĂM HỌC 2021 - 2022
(Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)
Chú ý: Những cách giải khác HDC mà đúng thì có thể cho điểm theo thang điểm đã định.
Câu | Nội dung | Điểm |
Câu 1 | Có ý kiến cho rằng: “Một phong trào đấu tranh sẽ không thể đi đến thắng lợi nếu thiếu một giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo phong trào”. Từ nguyên nhân thất bại của phong trào Cần vương (1885 - 1896), anh/chị hãy làm rõ quan điểm trên. | 4,0 |
| - “Một phong trào đấu tranh sẽ không thể đi đến thắng lợi nếu thiếu một giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo phong trào” là ý kiến chính xác. | 0,25 |
- Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần vương là do thiếu một giai cấp tiên tiến lãnh đạo. | 0,5 | |
- Lãnh đạo phong trào là tầng lớp văn thân, sĩ phu chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi ý thức hệ phong kiến lỗi thời, do vậy không thể tránh khỏi những hạn chế trong tư tưởng. Một bộ phận thủ lĩnh kháng chiến dễ dao động, đầu hàng khi tương quan lực lượng bắt đầu bất lợi cho nghĩa quân; khi bị dồn vào thế bí thường tìm đến cái chết một cách mù quáng. Kết quả là lực lượng khởi nghĩa bị hao mòn, dễ bị đàn áp. | 0,75 | |
- Họ không đại diện cho một lực lượng sản xuất tiên tiến. Do bị chi phối quan điểm Nho giáo nên những người lãnh đạo ít chú ý đến điều kiện vật chất đảm bảo thắng lợi cho cuộc khởi nghĩa. | 0,75 | |
- Họ chưa đưa ra được một đường lối kháng chiến đúng đắn. + Họ chỉ đề cao mục tiêu độc lập dân tộc mà chưa quan tâm đến giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. Vì thế, không thể lôi cuốn đông đảo nông dân tham gia. Khi quyền lợi của nông dân không được giải quyết thì sức mạnh không thể phát huy. | 0,75 | |
+ Họ chủ yếu quan tâm đến hình thức khởi nghĩa vũ trang, chưa kết hợp các hình thức đấu tranh khác, chưa chú trọng kết hợp kháng chiến với kiến quốc. | 0,5 | |
+ Hầu hết những người lãnh đạo khởi nghĩa không thể vượt qua được những hạn chế của lịch sử, không có khả năng lãnh đạo một phong trào mang tính toàn quốc, chưa gắn kết các cuộc khởi nghĩa thành một phong trào lớn. | 0,5 | |
Câu 2 | Vì sao năm 1929 ở Việt Nam diễn ra cuộc đấu tranh xung quanh vấn đề thành lập đảng cộng sản? Anh/chị hãy cho biết kết quả, ý nghĩa của cuộc đấu tranh này. | 4,0 |
| * Nguyên nhân diễn ra cuộc đấu tranh xung quanh vấn đề thành lập đảng cộng sản: - Năm 1929, phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp yêu nước khác phát triển mạnh mẽ, kết thành một làn sóng dân tộc dân chủ ngày càng lan rộng. |
0,5 |
- Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên không còn đủ khả năng để tiếp tục lãnh đạo cách mạng. Yêu cầu đặt ra phải thành lập một chính đảng, | 0,5 |
nhưng nhận thức đó diễn ra không đồng đều trong các hội viên của tổ chức này. | ||
- Bắc Kì là nơi phong trào cách mạng phát triển mạnh nhất cả nước, có số lượng hội viên đông…Vì vậy, họ sớm nhận thấy sự cần thiết phải thành lập một chính đảng vô sản. | 0,5 | |
- Phong trào cách mạng ở Trung Kì, Nam Kì không phát triển mạnh như Bắc Kì, do đó những người đứng đầu tổ chức Thanh niên chưa nhìn thấy yêu cầu cấp thiết phải thành lập chính đảng vô sản. | 0,5 | |
- Tại Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (5 - 1929) ở Hương Cảng (Trung Quốc) diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt xung quanh vấn đề thành lập Đảng. Đại biểu Bắc Kì đưa ra yêu cầu thành lập đảng cộng sản nhưng không được chấp nhận, họ bỏ đại hội ra về. | 0,5 | |
* Kết quả của cuộc đấu tranh - Tháng 6 - 1929, đại biểu các tổ chức cơ sở cộng sản ở Bắc Kỳ họp tại số nhà 312, phố Khâm Thiên (Hà Nội) quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản đảng. | 0,25 | |
- Khoảng tháng 8 - 1929, các cán bộ lãnh đạo tiên tiến trong Tổng bộ Thanh niên và Kỳ bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Nam Kì cũng đã nhận thức được yêu cầu phải thành lập đảng cộng sản nên quyết định thành lập An Nam Cộng sản đảng. | 0,25 | |
- Tháng 9 - 1929, những người giác ngộ cộng sản trong tổ chức Tân Việt Cách mạng đảng tuyên bố thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. | 0,25 | |
* Ý nghĩa - Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản chứng tỏ chủ nghĩa Mác - Lênin đã thấm sâu vào phong trào công nhân, phong trào yêu nước Việt Nam. | 0,25 | |
- Ba tổ chức cộng sản ra đời là xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản, điều kiện cho sự thành lập Đảng đã chín muồi. | 0,25 | |
- Sự ra đời các tổ chức cộng sản nửa sau năm 1929 là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930. | 0,25 | |
Câu 3 | Trình bày và nhận xét phương pháp đấu tranh của cách mạng Việt Nam được đề ra trong các hội nghị do Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trì vào tháng 11 - 1939, tháng 5 - 1941 và tháng 3 - 1945. | 4,0 |
| * Hội nghị tháng 11 - 1939: - Tháng 11 - 1939, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp hội nghị, đề ra nhiệm vụ, mục tiêu đấu tranh và phương pháp đấu tranh mới. Đảng chỉ rõ: Chuyển từ đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ sang đấu tranh trực tiếp đánh đổ đế quốc và tay sai; từ hoạt động hợp pháp nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật và bất hợp pháp. | 0,75 |
- Nhận xét: Chủ trương của Đảng là đúng đắn và sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh lịch sử lúc đó: thực dân Pháp ở Đông Dương thẳng tay đàn áp các phong trào đấu tranh của nhân dân ta. Lúc này, chỉ có phương pháp đấu tranh vũ trang mới giải quyết được mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp. | 0,5 | |
* Hội nghị tháng 5 - 1941: - Tháng 5 - 1941, Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Hội nghị đã xác định hình thái khởi nghĩa ở nước ta là đi từ khởi nghĩa từng phần | 0,75 |
tiến lên tổng khởi nghĩa và kết luận: chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân. | ||
- Nhận xét: Chủ trương của Đảng là đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử. Vì lúc này, Pháp - Nhật cấu kết thống trị nhân dân ta tàn bạo, mâu thuẫn dân tộc gay gắt. Vận mệnh dân tộc nguy vong không lúc nào bằng, chỉ tiến hành khởi nghĩa vũ trang mới lật đổ ách thống trị của thực dân, đế quốc để giải phóng dân tộc. Chủ trương của Đảng ở Hội nghị này có ý nghĩa quyết định cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. | 0,5 | |
* Hội nghị tháng 3 - 1945: - Trong bối cảnh Nhật đảo chính Pháp (9 - 3 - 1945), ngày 12 - 3 - 1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Chỉ thị nêu rõ kẻ thù trực tiếp, trước mắt của nhân dân ta là phát xít Nhật; phát động cao trào kháng Nhật cứu nước với phương pháp đấu tranh là từ bất hợp tác, bãi công, bãi thị đến biểu tình, thị uy, vũ trang du kích và sẵn sàng chuyển qua hình thức tổng khởi nghĩa khi có điều kiện. | 0,75 | |
- Nhận xét: Đảng đã xác định phương pháp đấu tranh đúng đắn cho cách mạng, phù hợp với thời kỳ tiền khởi nghĩa. Nhật đảo chính Pháp khiến tình thế cách mạng xuất hiện nhưng thời cơ cho tổng khởi nghĩa chưa chín muồi. Đảng đã vận dụng sáng tạo những hình thức đấu tranh phù hợp để từ đó tiếp tục chuẩn bị các điều kiện về lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, tập dượt cho quần chúng đấu tranh với nhiều hình thức, tạo tiền đề sẵn sàng chuyển qua tổng khởi nghĩa khi thời cơ chín muồi. | 0,5 | |
=> Những chủ trương đúng đắn, kịp thời của Đảng là nhân tố quyết định đưa đến thắng lợi nhanh chóng của Cách mạng tháng Tám năm 1945. | 0,25 | |
Câu 4 | Xuất phát từ những lí do nào Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương xác định “đánh lâu dài” là một trong những nội dung của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954)? | 4,0 |
| * Đánh lâu dài là một trong những nội dung căn bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “cuộc kháng chiến của ta rất lâu dài và gian khổ”. | 0,5 |
* Nguyên nhân - Xuất phát từ so sánh lực lượng giữa ta và địch trong buổi đầu kháng chiến. Ta tuy có thế mạnh về chính trị, tinh thần, nhưng yếu hơn địch về kinh tế và quân sự. Tương quan lực lượng chênh lệch không bảo đảm cho cuộc kháng chiến của ta giành thắng lợi nhanh chóng. | 0,75 | |
- Đảng chủ trương kháng chiến lâu dài vì ta cần có thời gian để vừa kháng chiến, vừa kiến quốc; vừa kháng chiến, vừa xây dựng hậu phương, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của quốc tế. | 0,75 | |
- Thực hiện kháng chiến lâu dài nhằm chống lại chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp; không cho địch phát huy lối đánh sở trường của chúng, buộc chúng phải đánh theo cách đánh của ta. | 0,75 | |
- Kháng chiến lâu dài có thể đưa địch vào tình thế bị sa lầy trong chiến tranh. Đội quân viễn chinh có thể gặp khó khăn lớn kinh tế; bị tiêu hao dần về lực lượng… | 0,75 | |
- Trên cơ sở thực hiện phương châm “đánh lâu dài”, làm thay đổi dần tương quan lực lượng giữa ta và địch, từng bước giành thắng lợi, tiến | 0,5 | |
lên tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết định. | ||
Câu 5 | Vì sao những năm 90 của thế kỉ XX, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chuyển trọng tâm hợp tác sang lĩnh vực kinh tế? | 4,0 |
| - Trong Tuyên bố Băng Cốc năm 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã khẳng định mục tiêu của tổ chức là: thúc đẩy sự hợp tác về kinh tế, văn hóa giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. Tuy nhiên, thời kì đầu, hợp tác kinh tế thương mại hết sức lỏng lẻo, không hiệu quả. | 0,5 |
- Đến những năm 90 (thế kỉ XX), bên cạnh việc tiếp tục hợp tác trên lĩnh vực an ninh chính trị, thì các nước ASEAN nhấn mạnh đến hợp tác kinh tế. Sở dĩ như vậy vì các lí do sau: | 0,25 | |
* Do tác động của quan hệ quốc tế cuối những năm 80 – đầu những năm 90 (thế kỉ XX). | 0,5 | |
Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, trật tự 2 cực Ianta sụp đổ, quan hệ quốc tế chuyển từ tình trạng căng thẳng, đối đầu sang hòa hoãn, đối thoại, hợp tác. Trong bối cảnh đó, quan hệ giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng chịu ảnh hưởng của xu thế này. | 0,25 | |
* Do tác động của xu thế phát triển kinh tế trên thế giới, buộc ASEAN phải hợp tác về kinh tế. | 0,5 | |
- Cuộc Cách mạng khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ trong thập niên 80 (thế kỉ XX) dẫn đến xuất hiện xu thế toàn cầu hoá. Xu thế này buộc tất cả các nước trên thế giới phải tìm cách thích nghi để phát triển. | 0,25 | |
- Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, trật tự 2 cực Ianta sụp đổ, các nước trên thế giới đều có sự điều chỉnh trong đường lối phát triển đất nước, trong đó, kinh tế - tài chính trở thành nhân tố hàng đầu, là nội dung cơ bản trong quan hệ quốc tế. Vì vậy, các nước đều xác định phát triển kinh tế làm trung tâm . | 0,25 | |
- Đến đầu thập niên 90 (thế kỉ XX), trên thế giới và ở châu Á có nhiều quốc gia thực hiện thành công công cuộc cải cách, đổi mới. Trong đó, các nước đều thực hiện tập trung phát triển kinh tế như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc…trở thành những tấm gương lớn, để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các nước ASEAN. | 0,25 | |
* Xuất phát từ mong muốn được thay đổi của các nước ASEAN cho phù hợp với xu thế. | 0,5 | |
- Nhận thức của các nước ASEAN về sự thay đổi nhấn mạnh đến hợp tác kinh tế thương mại, nhận thức đó đã biến thành hành động cụ thể. Biểu hiện của nhận thức này chính là quá trình mở rộng thành viên. | 0,25 | |
- Đến những năm 90 (thế kỉ XX), mặc dù ASEAN đã được thành lập khoảng 30 năm, nhưng hợp tác kinh tế thương mại hết sức lỏng lẻo, không hiệu quả. Tác động của tổ chức đối với sự tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống cho nhân dân các nước thành viên không đạt được. Do đó, các nước cần cần thay đổi chiến lược phát triển. | 0,25 | |
- Các nước thành viên của ASEAN hầu hết là những quốc gia đang phát triển hoặc chậm phát triển. Điều đó chưa thực sự xứng đáng với vị trí, tiềm năng và điều kiện mà tổ chức đang có. Do vậy, cần đẩy mạnh hợp tác kinh tế để cải thiện diện mạo của mỗi quốc gia. | 0,25 |
…………………………. HẾT ………………………….
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới