Đề ôn thi môn sử 2022 theo ma trận đề minh họa có lời giải-đề 5

Đề ôn thi môn sử 2022 theo ma trận đề minh họa có lời giải-đề 5

4.4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đề ôn thi môn sử 2022 theo ma trận đề minh họa có lời giải-đề 5

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

ĐỀ 5

BÁM SÁT ĐỀ MINH HỌA

ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2022

MÔN: LỊCH SỬ

Thời gian: 50 phút

Câu 1. (VDC). Ý nào dưới đây thể hiện điểm tương đồng về nội dung của Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương và Hiệp định Pari 1973 về chấm dứt chiến tranh lặp lại hòa bình ở Việt Nam?

A. Thỏa thuận các bên ngừng bắn để thực hiện chuyển quân, tập kết, chuyển giao khu vực

B. Các bên thừa nhận miền Nam có 2 chính quyền, 2 quân đội, 2 vùng kiểm soát và 3 lực lượng chính trị

C. Hiệp định có sự tham gia của 5 cường quốc trong hội đồng bảo an Liên Hợp quốc

D. Các nước đều cam kết tôn trọng những quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam

Câu 2. (NB). Chiến dịch Biên Giới đã làm phá sản kế hoạch nào?

A. Kế hoạch Valuy. B. Kế hoạch Rơve.

C. Kế hoạch Nava. D. Kế hoạch Đờ-Lát Đờ Tát-xi-nhi.

Câu 3. (VDC). Điểm nào dưới đây thể hiện Việt Nam Quốc dân đảng (1927-1930) đã nhận thức đúng yêu cầu khách quan của lịch sử dân tộc?

A. Đề cao binh lính người Việt trong quân đội Pháp.

B. Kiên quyết phát động cuộc khởi nghĩa Yên Bái.

C. Phát triển cơ sở đảng ở một số địa phương Bắc Kì.

D. Chủ trương tiến hành cách mạng bằng bạo lực.

Câu 4. (NB). Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12-1986), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng

A. kinh tế tập trung B. Xã hội chủ nghĩa

C. Kinh tế thị trường D. Phân phối theo lao động

Câu 5. (NB). Mục tiêu đấu tranh trước mắt của nhân dân Đông Dương trong những năm 1936-1939 là

A. bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới.

B. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.

C. độc lập dân tôc và ruộng đất dân cày.

D. tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.

Câu 6. (NB). Hội nghị lần thứ 21 (7-1973) của Đảng chủ trương đấu tranh trên những mặt trận nào?

A. Quân sự, ngoại giao B. Chính trị, ngoại giao

C. Quân sự, chính trị, ngoại giao D. Chính trị, quân sự

Câu 7. (NB). Tháng 12-1989, Chiến tranh lạnh chấm dứt đã mở ra chiều hướng và điều kiện để giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp, xung đột đang diễn ra

A. nhiều dân tộc trên thế giới. B. nhiều khu vực trên thế giới.

C. trên phạm vi toàn cầu. D. nhiều quốc gia trên thế giới.

Câu 8. (NB). Cơ quan Liên hợp quốc gồm đại diện các nước thành viên là

A. Hội đồng Bảo an. B. Hội đồng Quản thác.

C. Đại hội đồng. D. Tòa án Quốc tế.

Câu 9. (NB). Sự kiện nào diễn ra ngày 11/09/2001 khiến Mĩ phải thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại khi bước vào thế kỉ XXI?

A. nguy cơ cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên

B. sự xuất hiện và hoạt động của chủ nghĩa khủng bố

C. tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng

D. chiến tranh và xung đột diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới

Câu 10. (NB). Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo gồm các văn kiện nào?

A. Chính cương vắn tắt và Điều lệ vắn tắt.

B. Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt.

C. Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt và Lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc

D. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Điều lệ vắn tắt.

Câu 11. (VD) Quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến 1925 có đóng góp gì cho cách mạng Việt Nam?

A. Quá trình thực hiện chủ trương “vô sản hóa” để truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin.

B. Quá trình vận động thành lập ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam.

C. Quá trình truyền bá lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam.

D. Quá trình chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng.

Câu 12. (TH). Sự kiện lịch sử nào đã chấm dứt vai trò lịch sử của Việt Nam Quốc dân đảng với tư cách là một chính đảng cách mạng trong phong trào dân tộc Việt Nam đầu thế kỉ XX?

A. Đông Dương Cộng sản liên đoàn thành lập (9-1929).

B. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (đầu năm 1930).

C. Khởi nghĩa Yên Bái thất bại (2-1930).

D. Nguyễn Thái Học bị bắt và xử bắn (năm 1930).

Câu 13. (NB). Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, nhân dân miền Bắc thực hiện nhiệm vụ cách mạng nào ?

A. Đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược và tay sai.

B. Tiến hành cách mạng Xã hội chủ nghĩa.

C. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

D. Đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ.

Câu 14. (TH). Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ về mặt quân sự?

A. Tham gia Tổ chức Hiệp ước Vacsava.

B. Tham gia khối quân sự ANZUS.

C. Tham gia khối quân sự NATO.

D. Thành lập Liên minh châu Âu (EU).

Câu 15. (NB). Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX là

A. chưa xác định đúng kẻ thù của dân tộc.

B. chưa có sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân.

C. chưa có tổ chức lãnh đạo sáng suôt và phương pháp cách mạng đúng đắn.

D. chính quyền thực dân phong kiến còn quá mạnh.

Câu 16. (TH). Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam vì đã chấm dứt

A. thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo

B. hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên

C. vai trò lãnh đạo của giai cấp tư sản

D. vai trò lãnh đạo của giai cấp phong kiến Việt Nam

Câu 17. (VD). Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929 – 1933 đã làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của mọi tầng lớp, giai cấp trong xã hội, nhưng khổ cực nhất vẫn là

A. nông dân B. Trí thức, tiểu tư sản

C. công nhân D. tư sản

Câu 18. (NB). Những nước nào ở khu vực Đông Bắc Á đã trở thành “con rồng kinh tế Châu Á ”

A. Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan. B. Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc.

C. Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo. D. Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan

Câu 19. (TH). Ấp chiến lược” được coi là “xương sống” của chiến lược chiến tranh nào của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam từ 1961-1965?

A. “Chiến tranh cục bộ”. B. “Đông Dương hóa chiến tranh”.

C. “Việt Nam hóa chiến tranh”. D. “Chiến tranh đặc biệt”.

Câu 20. (NB). Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương là?

A. Khởi nghĩa Ba Đình. B. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.

C. Khởi nghĩa Bãi Sậy. D. Khởi nghĩa Hương Khê.

Câu 21. (VD). Ý nghĩa cơ bản nhất trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta là gì

A. Tạo điều kiện cho Lào và Capuchia giải phóng đất nước

B. Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc trên đất nước ta, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước thống nhất nước nhà

C. Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử giải phóng dân tộc

D. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới

Câu 22. (TH). Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đầu năm 1930 xác định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là

A. Đánh đổ thực dân Pháp và bọn tay sai

B. Đánh đổ phong kiến, đế quốc.

C. Đánh đổ đế quốc, phong kiến và tư sản phản cách mạng.

D. Đánh đổ đế quốc, tư sản phản cách mạng.

Câu 23. (NB). Âm mưu cơ bản của “Chiến tranh đặc biệt” mà Mĩ áp dụng ở miền Nam Việt Nam là gì?

A. “Dùng người Việt đánh người Việt”.

B. Đưa quân chư hầu vào miền Nam Việt Nam.

C. Đưa cố vấn Mĩ ào ạt vào miền Nam.

D. Đưa quân Mĩ ào ạt vào miền Nam.

Câu 24. (VD). Vị trí của chiến dịch Biên giới thu đông 1950 trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954) là

A. Chiến dịch phòng ngự quy mô lớn nhất của quân và dân ta

B. Chiến dịch tiến công quy mô lớn đầu tiên của quân và dân ta

C. Chiến dịch phản công đầu tiên của quân và dân ta

D. Chiến dịch tiến công quy mô lớn nhất của quân và dân ta.

Câu 25. (TH). Mục đích bao quát nhất của “Chiến tranh lạnh” do Mĩ phát động là

A. Đàn áp phong trào cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

B. Bắt các nước Đồng minh lệ thuộc vào Mĩ.

C. Thực hiện “chiến lược toàn cầu” làm bá chủ thế giới của Mĩ.

D. Ngăn chặn và tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 26. (NB). Phong trào Đồng khởi đã đưa cách mạng miền Nam từ

A. Bãi công sang biểu tình

B. Đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị

C. Đấu tranh chính trị sang đấu tranh ngoại giao

D. Thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công

Câu 27. (NB). Nội dung nào không phải là một trong những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc?

A. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.

B. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.

C. Duy trì hòa bình, anh ninh thế giới.

D. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

Câu 28. (NB). Báo Thanh niên và tác phẩm Đường Kách mệnh đã trang bị lí luận gì cho các cán bộ của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên?

A. Lí luận Mác – Lê nin.

B. Tư tưởng dân chủ tư sản.

C. Lí luận cách mạng giải phóng dân tộc.

D. Chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến.

Câu 29. (TH). Trong cùng hoàn cảnh thuận lợi vào năm 1945 nhưng ở Đông Nam Á chỉ có ba nước tuyên bố độc lập, còn các quốc gia khác không giành được thắng lợi hoặc giành thắng lợi ở mức độ thấp vì

A. không có đường lối đấu tranh rõ ràng hoặc chưa có sự chuẩn bị chu đáo.

B. quân đồng minh do Mĩ điều khiển ngăn cản.

C. không đi theo con đường cách mạng vô sản.

D. không biết tin Nhật Bản đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện

Câu 30. (NB). Khu vực Mĩ Latinh được xác định trong không gian nào?

A. Phần Trung Mĩ và Nam Mĩ.

B. Vùng Nam Mĩ.

C. Mêhicô, Trung Mĩ và Nam Mĩ.

D. Phần lớn Bắc Mĩ, Trung Mĩ, Nam Mĩ.

Câu 31. (TH). Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ VIII đã xác định mâu thuẫn cơ bản trong lòng xã hội Việt Nam là

A. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp và phong kiến tay sai.

B. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp.

C. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với đế quốc (phát xít) Pháp – Nhật.

D. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với phát xít Nhật và phong kiến tay sai.

Câu 32. (TH). Đế quốc Pháp – Mĩ thực hiện kế hoạch Na-va trong 18 tháng nhằm mục tiêu lớn nhất là

A. Xoay chuyển cục diện chiến tranh

B. Đẩy quân ta vào tình thế đối phó bị động

C. Kết thúc chiến tranh trong danh dự.

D. Dọn đường cho Mĩ từng bước thay thế quân Pháp

Câu 33. (TH). Lí do nào sau đây không đúng khi nói về ta chọn Điện Bên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với thực dân Pháp?

A. Quân ta có đủ điều kiện đánh thắng địch ở Điện Biên Phủ.

B. Điện Biên Phủ có tầm quan trọng đối với miền Bắc Đông Dương.

C. Pháp cho rằng ta không đủ sức đương đầu với chúng ở Điện Biên Phu.

D. Ta cho rằng Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược quan trọng ở Đông Dương.

Câu 34. (NB) Tổ chức nào điều hành mọi mặt đời sống xã hội ở nông thôn Nghệ - Tĩnh?

A. đội tự vệ đỏ. B. Đoàn thanh niên phản đế.

C. Các Xô viết. D. Hội phụ nữ

Câu 35. (TH). Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” được Đảng ta đề ra trong bối cảnh nào?

A. Nhật đã chính thức độc chiếm Đông Dương.

B. Quân Đồng minh đang tấn công quân Nhật ở Đông Dương.

C. Mâu thuẫn Nhật – Pháp ở Đông Dương đang gay gắt.

D. Nhật chuẩn bị đảo chính Pháp.

Câu 36. (VDC). Nhận xét chung về thái độ của Chính phủ Việt Nam Dân chù Cộng hoà với quân đội Tưởng Giới Thạch là:

A. Ta nhân nhượng tuyệt đối. B. Ta nhân nhượng quá nhiều.

C. Ta nhân nhượng có nguyên tắc. D. Ta nhân nhượng từng bước.

Câu 37. (NB). Học thuyết Phucưđa (1977) chủ trương củng cố mối quan hệ của Nhật Bản với các nước ở khu vực nào?

A. Châu Á. B. Đông Nam Á. C. Tây Âu. D. Mĩ Latinh.

Câu 38. (TH). Nội dung nào dưới đây giải thích không đúng về ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1975 - 1976)?

A. Tạo nên sức mạnh tổng hợp cho cả dân tộc.

B. Tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam gia nhập ASEAN.

C. Tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục hoàn thành thống nhất trên các lĩnh vực còn lại.

D. Tạo nên những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ quốc tế.

Câu 39. (TH). Thực chất của phong trào Đông Dương đại hội trong thời kì 1936-1939 là

A. Triệu tập Hội nghị Đông Dương để bàn về vấn đề chống chủ nghĩa phát xít.

B. Phong trào đấu tranh công khai của nhân dân ta.

C. Thu thập “dân nguyện”, đưa yêu sách đòi Chính phủ Pháp thực hiện quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Đông Dương.

D. Vận động quần chúng thực hiện chính sách của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Câu 40. (NB). Khi thực dân Pháp chính thức quay trở lại xâm lược Việt Nam lẩn thứ hai, mở đầu là cuộc chiến đấu của quân và dân ta ở

A. Trung Bộ B. Nam Bộ

C. Bến Tre. D. Sài Gòn – Chợ Lớn

------ HẾT ------

ĐÁP ÁN

1.D

2.B

3.D

4.B

5.D

6.C

7.B

8.C

9.C

10.C

11.D

12.C

13.B

14.C

15.C

16.A

17.A

18.A

19.D

20.D

21.B

22.C

23.A

24.B

25.C

26.D

27.C

28.C

29.A

30.C

31.C

32.C

33.C

34.C

35.A

36.C

37.B

38.B

39.C

40.B

ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án D

Những điểm giống nhau của Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương và Hiệp định Pari 1973 bao gồm:

 Hoàn cảnh: đều có thắng lợi về chính trị và quân sự trên chiến trường, có trận thắng quyết định là Điện Biên Phủ (1954) và “Điện Biên Phủ trên không: năm 1972.

-  Nội dung:

+ Đều buộc các nước Đế quốc công nhân các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam bào gồm: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

+ Đều đưa đến chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

+ Đều đưa đến việc Đế quốc xâm lược phải rút quân về nước.

Ý nghĩa:

+ Đều là sự phản ánh, sự ghi nhận thắng lợi giành được trên chiến trường.

+ Đều là hiệp định hòa hoãn đưa đến chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình; là cơ sở pháp lý để ta tiếp tục đấu tranh

Câu 2: Đáp án B

Chiến dịch Biên Giới đã làm phá sản kế hoạch Rơ ve

Câu 3: Đáp án D

Ngay từ đầu Việt Nam Quốc dân đảng đã nhận thức đúng hiện thực khách quan là phải tiến hành cuộc cách mạng bạo lực với thực dân Pháp thì mới giành được độc lập, tự chủ. Việt Nam Quốc dân đảng chủ trương tiến hành “cách mạng bằng máu và sắt” với mục đích đoàn kết lực lượng để đẩy mạnh cách mạng dân tộc.

Câu 4: Đáp án B

Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12-1986), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Câu 5: Đáp án D

Hội nghị tháng 7-1936 xác định nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng Đông Dương là chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, giành tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.

Câu 6: Đáp án C

Hội nghị lần thứ 21 (7-1973) của Đảng chủ trương đấu tranh trên những mặt trận: chính trị, quân sự, ngoại giao

Câu 7: Đáp án B

Tháng 12-1989, Chiến tranh lạnh chấm dứt đã mở ra chiều hướng và điều kiện để giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp, xung đột đang diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới như: Ápganixtan, Campuchia, Namibia,....

Câu 8: Đáp án C

Cơ quan Liên hợp quốc gồm đại diện các nước thành viên là Đại hội đồng – mỗi năm họp 1 lần gồm tất cả các nước thành viên.

Câu 9: Đáp án C

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo gồm các văn kiện: Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt và Lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc.

Câu 10: Đáp án C

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo bao gồm các văn kiện: Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Điều lệ vắn tắt.

Câu 11: Đáp án D

- Chuẩn bị về tư tưởng chính trị: lý luận giải phóng dân tộc được truyền bá vào nhân dân, đã có những bài giảng cho thanh niên, trí thức yêu nước về lí luận giải phóng dân tộc để về nước truyền bá lại trong nhân dân -> thay đổi nhận thức của các giai cấp => phát triển phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

- Chuẩn bị về tổ chức: tháng 6/1925, thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, đây là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản, từ tổ chức này sau đó đã phát triển va phân hóa thành ba tổ chức cộng sản khác nhau, đặt ra yêu cầu cần thống nhất thành một Đảng Cộng sản duy nhất.

=> Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925 đã chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 12: Đáp án C

Sau khi Pháp thực hiện cuộc khủng bố trắng, những người lãnh đạo đảng đã quyết định dồn hết lực lượng để thực hiện một cuộc bạo động cuối cùng, với tinh thần “không thành công cũng thành nhân” đó chính là khởi nghĩa Yên Bái (9/2/1930). Cuộc khởi nghĩa này là hoạt động cuối cùng của Việt Nam Quốc dân đảng và thất bại của nó cũng đánh dấu sự chấm dứt của đảng này với tư cách là một chỉnh đảng cách mạng trong phong trào dân tộc Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Câu 13: Đáp án B

Đại hội lần III (9-1960) đã khẳng định đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.

Câu 14: Đáp án C

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày 4-4-1949, là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mỹ cầm đầu chống Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu. NATO có sự tham gia của nhiều nước Tây Âu như: Anh, Pháp, Italia, Bồ Đào Nha, Bỉ, Hà Lan,..

=> Biểu hiện chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ về mặt quân sự là tham gia khối quân sự NATO.

Câu 15: Đáp án C

Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX là chưa có tổ chức lãnh đạo sáng suôt và phương pháp cách mạng đúng đắn.

Câu 16 : Đáp án A

Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam vì đã chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo

Câu 17 : Đáp án A

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 ảnh hưởng nghiêm trọng nhất và diễn ra đầu tiên trong lĩnh vực nông nghiệp. Để bù đắp thiệt hại của cuộc khủng hoảng, thực dân Pháp sẽ tăng cường vơ vét và bóc lột nhân dân ta, trong đó chủ yếu là nông dân – giai cấp có số lượng đông đảo nhất. Nông dân không chỉ chịu cảnh thuế cao, vay nợ nặng lãi mà các nôn phẩm làm ra đều phải bán với giá thất. Ruộng đất thì bị địa chủ người Pháp và người Việt chiếm đoạt khiến cho nông dân bị bần cùng hóa.

Câu 18 : Đáp án A

Những nước ở khu vực Đông Bắc Á đã trở thành “con rồng kinh tế Châu Á ”: Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan

Câu 19: Đáp án D

Ấp chiến lược” được coi là “xương sống” của chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam từ 1961-1965.

Câu 20: Đáp án D

Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương là: Khởi nghĩa Hương Khê.

Câu 21: Đáp án B

Ý nghĩa cơ bản nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ phải là ý nghĩa liên quan trực tiếp đến sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta đó là: kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân – đế quốc trên đất nước ta. Trên cơ sở đó, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước.

Câu 22: Đáp án C

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng; làm cho nước Việt Nam được độc lập, tự do; lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông……

Câu 23: Đáp án A

Âm mưu cơ bản của “Chiến tranh đặc biệt” mà Mĩ áp dụng ở miền Nam Việt Nam là :“Dùng người Việt đánh người Việt”.

Câu 24: Đáp án B

Chiến dịch Biên giới thu – đông (1950) là chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Câu 25: Đáp án C

Về chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu âm mưu làm bá chủ thế giới.

Câu 26: Đáp án D

Phong trào Đồng khởi đã đưa cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công

Câu 27: Đáp án C

Duy trì hòa bình, anh ninh thế giới là mục đích của Liên hợp quốc.

Câu 28: Đáp án C

Báo Thanh niên và tác phẩm Đường Kách mệnh đã trang bị lí luận cách mạng giải phóng dân tộc cho các cán bộ của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.

Câu 29: Đáp án A

Năm 1945, nhân cơ hội Nhật Bản đầu hàng đồng minh, ba nước Inđônêxia, Việt Nam và Lào đã giành được độc lập. Để có được thắng lợi này ngoài việc biết chớp lấy thời cơ thì quan trọng nhất vẫn là có đường lối đấu tranh rõ ràng và có sự chuẩn bị chụ đáo. Các quốc gia khác không giành được thắng lợi hoặc giành được thắng lợi ở mức độ thấp vì chưa có được điều này.

Cụ thể xét ở Việt Nam, từ năm 1930, đảng và nhân dân đã có sự chuẩn bị thông quan các cuộc tập dượt đấu tranh: cao trào 1930 – 1931, phong trào dân chủ 1936 – 1939, 1939 – 1945. Sự chuẩn bị về lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa kháng chiến. Đó quá trình không phải một sớm một chiều mà hoàn thành ngay được. Vì thế, nếu có thời cơ nhưng không có sự chuẩn bị lưỡng thì di có chớp thời cơ cũng khó mà giành thắng lợi được.

Câu 30: Đáp án C

Khu vực Mĩ Latinh gồm 33 nước (trong đó có 1 nước ở Bắc Mĩ là Mêhicô cùng toàn bộ các nước ở Trung, Nam Châu Mĩ và vùng biển Caribê), diện tích trên 20,5 triệu km^2 dân số 517 triệu người (2000).

Câu 31: Đáp án C

Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ VIII (5/1941) đã xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc.

Hơn nữa từ tháng 9-1940, Nhật đã vào Việt Nam và cấu kết với Pháp thống trị nhân dân ta.

=> Mâu thuẫn cơ bản trong lòng xã hội Việt Nam lúc này là mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với phát xít (đế quốc) Pháp – Nhật.

Câu 32: Đáp án C

Đế quốc Pháp – Mĩ thực hiện kế hoạch Na-va trong 18 tháng nhằm mục tiêu lớn nhất là kết thúc chiến tranh trong danh dự.

Câu 33: Đáp án C

Lí do ta chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với thực dân Pháp không phải vì Pháp cho rằng ta không đủ sức đương đầu với chúng ở Điện Biên Phủ. Đáp án này không nêu nguyên nhân về phía ta.

Câu 34: Đáp án C

Các Xô viết đã thực hiện quyền làm chủ của quần chúng, điều hành mọi mặt đời sống xã hội.

Câu 35: Đáp án A

Ngày 9-3-1945, Nhật tiến hành đảo chính Pháp, quân Pháp chống cự yếu ớt rồi nhanh chóng đầu hàng. Thực chất Nhật đã độc chiếm Đông Dương, tăng cường vơ vét, bòn rút tiền của của nhân dân và đàn áp những người cách mạng. Trước tình hình đó, Ban thường vụ Trung ương Đảng đã họp vào ra chỉ thị: “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.

=> Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” được Đảng ta đề ra trong bối cảnh Nhật đã chính thức độc chiếm Đông Dương.

Câu 36: Đáp án C

Đối với Hiệp định Sơ bộ, mặc dù ta muốn có thời gian đề chuẩn bị lực lượng và đuổi quân Trung Hoa Dân Quốc ra khỏi nước ta nên mới tạm thời hòa hõa với Pháp. Tuy nhiên, điều khoản của các hiệp định không có điều khoản nào vi phạm chủ quyền quốc gia, mặc dù đến khi Tạm ước được kí kết (14-9-1946) thì Việt Nam cũng nhân nhượng với Pháp một số quyền lợi về kinh tế văn hóa chứ không có điều khoản ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia.

=> Ta nhân nhượng có nguyên tắc.

Câu 37: Đáp án B

Chính sách đối ngoại mới trong những năm 70 của thế kỉ XX ở Nhật Bản được thể hiện qua học thuyết Phucưđa (1977) và Kaiphu (1991). Nội dung chủ yếu của các học thuyết trên là tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.

Câu 38: Đáp án B

Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước tạo điều kiện thống nhất tất cả các lĩnh vực còn lại: chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước đã tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước, những điều kiện thuận lợi để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, những khả năng to lớn để bảo vệ tổ quốc và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.

Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước không có ý nghĩa tạo điều kiên cho Việt Nam gia nhập ASEAN.

Câu 39: Đáp án C

Từ giữa năm 1936, được tin Quốc hội Pháo sẽ cứ một phái đoàn sang điều tra tình hình Đông Dương, Đảng chủ trương vận động và tổ chức nhân dân họp bàn về các yêu cầu tự do, dân chủ để thảo ra các bản dân nguyện gửi tới phái đoànm tiến tới triệu tập Đông Dương đại hội.

=> Thực chất của phong trào Đông Dương đại hội thời kì 1936 – 1939 là thu thập “dân nguyện”, đưa yêu sách đòi Chính phủ Pháp thực hiện quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Đông Dương.

Câu 40: Đáp án B

Khi thực dân Pháp chính thức quay trở lại xâm lược Việt Nam lẩn thứ hai, mở đầu là cuộc chiến đấu của quân và dân ta ở Nam Bộ.