Đề cương ôn tập môn sinh 12 giữa học kỳ 2 năm học 2020-2021

Đề cương ôn tập môn sinh 12 giữa học kỳ 2 năm học 2020-2021

4.4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đề cương ôn tập môn sinh 12 giữa học kỳ 2 năm học 2020-2021

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ II

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: SINH HỌC 12

PHẦN TIẾN HOÁ

Câu 1: Loài người hình thành vào kỉ

A. Jura B. Tam điệp C. Đệ tam D. Đệ tứ

Câu 2: Sự phát triển của sinh giới lần lượt trải qua các đại địa chất nào?

A. Nguyên sinh  Thái cổ  Cổ sinh  Trung sinh  Tân sinh

B. Thái cổ  Cổ sinh  Nguyên sinh  Trung sinh  Tân sinh

C. Cổ sinh  Thái cổ  Nguyên sinh  Trung sinh  Tân sinh

D. Thái cổ  Nguyên sinh  Cổ sinh  Trung sinh  Tân sinh

Câu 3: Phát triển nào sau đây có nội dung sai:

A. Các hợp chất hữu cơ xuất hiện trong giai đoạn tiến hóa hóa học do kết hợp 4 loại nguyên tố C, H, O, N trong những điều kiện nhất định.

B. Trong giai đoạn tiến hóa hóa học, chất hữu cơ có trước, sau đó mới xuất hiện các hợp chất vô cơ.

C. Giai đoạn tiến hóa hóa học là giai đoạn phức tạp hóa các hợp chất của cacbon theo con đường hóa học.

D. Các hợp chất vô cơ được hình thành trong điều kiện nhiệt độ cao, áp suất lớn và được cung cấp nguồn năng lượng.

Câu 4: Hóa thạch là:

A. Là sự vùi lấp xác của sinh vật trong các lớp đất đá.

B. Là sự tồn tại của sinh vật sống từ các thời đại trước đến ngày nay.

C. Là di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước, để lại trong các lớp đất đá.

D. Là sự hóa đá của sinh vật.

Câu 5: Sự phát sinh và phát triển của sự sống đã trải qua các giai đoạn tiến hóa sau:

A. Tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học.

B. Tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học.

C. Tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa hóa học.

D. Tiến hóa lí học, tiến hóa hóa học, tiến hóa sinh học.

Câu 6: Ý nghĩa của hoá thạch là

A. Bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.

B. Bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.

C. Xác định tuổi của hoá thạch có thể xác định tuổi của quả đất.

D. Xác định tuổi của hoá thạch bằng đồng vị phóng xạ.

Câu 7: Chu kì bán rã của 14C và 238U là:

A. 5.730 năm và 4,5 tỉ năm B. 5.730 năm và 4,5 triệu năm

C. 570 năm và 4,5 triệu năm D. 570 năm và 4,5 tỉ năm

Câu 8: Loài người hình thành vào kỉ

A. đệ tứ B. đệ tam C. jura D. tam điệp

Câu 9: Đặc điểm chung của đại Thái cổ và đại Cổ sinh là:

A. Sự sống còn tập trung dưới nước. B. Hình thành sinh quyển.

C. Có giun và thân mền trong giới động vật. D. Có quá trình phân bố lại địa dương.

Câu 10: bằng chứng nào sau đây ủng hộ giả thuyết cho rằng vật chất di truyền xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất có thể là ARN?

A. ARN có khả năng tự nhân đôi mà không cần enzyme (protein)

B. ADN có thành phần nucleotit với đường C5H10O5

C. ARN là hợp chất hữu cơ đa phân tử gồm nhiều đơn phân

D. ARN có khối lượng và kích thước nhỏ hơn ADN

Câu 11: Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái Đất, bò sát cổ ngự trị ở

A. kỉ Đêvôn. B. kỉ Cambri. C. Kỉ Jura D. kỉ Pecmi.

Câu 12: Các bằng chứng hóa thạch cho thấy loài xuất hiện sớm nhất trong chi Homo là:

A. Homo erectus B. Homo Neanderthalensis

C. Homo habilis D. Homo sapiens

Câu 13: Trong các dạng vượn người ngày nay, dạng nào có quan hệ họ hàng gần gũi với người nhất?

A. Vượn B. Tinh tinh C. Khỉ đột (Gorrila) D. Đười ươi

Câu 14. Theo học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại thì sự tiến hoá của sự sống có thể chia thành các giai đoạn theo trật tự lài

A. tiến hoá hoá học, tiến hoá sinh học, tiến hoá tiền sinh học.

B. tiến hoá sinh học, tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học.

C. tiến hoá tiền sinh học, tiến hoá sinh học, tiến hoá hoá học.

D. tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học, tiến hoá sinh học.

Câu 15. Để xác định mối quan hệ họ hàng giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng (bộ Khỉ), người ta nghiên cứu mức độ giống nhau về ADN của các loài này so với ADN của người. Kết quả thu được (tính theo tỉ lệ % giống nhau so với ADN của người) như sau: khỉ Rhesut: 91,1%; tinh tinh: 97,6%; khỉ Capuchin: 84,2%; vượn Gibbon: 94,7%; khỉ Vervet: 90,5%. Căn cứ vào kết quả này, có thể xác định mối quan hệ họ hàng xa dần giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng nói trên theo trật tự đúng là:ii

A. Người - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Rhesut - khỉ Vervet - khỉ Capuchin.

B. Người - tinh tinh - khỉ Rhesut - vượn Gibbon - khỉ Capuchin - khỉ Vervet.

C. Người - tinh tinh - khỉ Vervet - vượn Gibbon- khỉ Capuchin - khỉ Rhesut.

D. Người - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Vervet - khỉ Rhesut - khỉ Capuchin.

PHẦN SINH THÁI HỌC

Câu 1: Hiện tượng khống chế sinh học có ý nghĩa gì trong quần xã?

A. Dẫn đến trạng thái cân bằng sinh học. B. Làm tăng mối quan hệ giữa các loài.

C. Phá vỡ trạng thái cân bằng sinh học. D. Làm giảm mối quan hệ giữa các loài.

Câu 2: Nhóm sinh vật nào sau đây không phải là một quần thể?

A. Các cây cọ sống trên một quả đồi. B. Các con voi sống trong rừng Tây Nguyên.

C. Các con chim sống trong một khu rừng. D. Các con cá chép sống trong một cái hồ.

Câu 3: Có thể hiểu diễn thế sinh thái là sự

A. biến đổi số lượng cá thể sinh vật trong quần xã.

B. thay thế quần xã sinh vật này bằng quần xã sinh vật khác.

C. thu hẹp vùng phân bố của quần xã sinh vật.

D. thay đổi hệ động vật trước, sau đó thay đổi hệ thực vật.

Câu 4: Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể?

A. Kiểu phân bố. B. Tỷ lệ các nhóm tuổi.

C. Tỷ lệ đực cái. D. Mối quan hệ giữa các cá thể.

Câu 5: Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa

A. tăng sự cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.

B. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.

C. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống.

D. tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống, tăng sự cạnh tranh giữa các quần thể.

Câu 6: Trong một cái ao, kiểu quan hệ có thể xảy ra giữa hai loài cá có cùng nhu cầu thức ăn là

A. cạnh tranh. B. ký sinh. C. vật ăn thịt – con mồi. D. ức chế cảm nhiễm.

Câu 7: Tập hợp sinh vật nào dưới đây được xem là một quần thể giao phối ?

A. Những con mối sống trong một tổ mối ở chân đê.

B. Những con gà trống và gà mái nhốt ở một góc chợ.

C. Những con ong thợ lấy mật ở một vườn hoa.

D. Những con cá sống trong cùng một cái hồ.

Câu 8: Yếu tố quyết định mức độ đa dạng của một thảm thực vật ở cạn là

A. không khí. B. nước. C. ánh sáng. D. gió.

Câu 9: Nấm và vi khuẩn lam trong địa y có mối quan hệ

A. hội sinh. B. ký sinh. C. cộng sinh. D. cạnh tranh.

Câu 10: Thú có túi sống phổ biến ở khắp châu Úc. Cừu được nhập vào châu Úc, thích ứng với môi trường sống mới dễ dàng và phát triển mạnh, giành lấy những nơi ở tốt, làm cho nơi ở của thú có túi phải thu hẹp lại. Quan hệ giữa cừu và thú có túi trong trường hợp này là mối quan hệ

A. ức chế - cảm nhiễm. B. hội sinh.

C. cạnh tranh khác loài. D. động vật ăn thịt và con mồi.

Câu 11: Sự biến động số lượng cá thể của quần thể cá cơm ở vùng biển Pêru liên quan đến hoạt động của hiện tượng El - Nino là kiểu biến động

A. không theo chu kì. B. theo chu kì mùa.

C. theo chu kì tuần trăng. D. theo chu kì nhiều năm.

Câu 12: Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể?

A. Tập hợp cá trắm cỏ trong một cái ao. B. Tập hợp các cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ.

C. Tập hợp ốc bươu vàng trong một ruộng lúa. D. Tập hợp cá trong Hồ Tây.

Câu 13: Vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần của cây họ Đậu là biểu hiện của mối quan hệ

A. cộng sinh. B. hợp tác. C. hội sinh. D. kí sinh - vật chủ

Câu 14: Kiểu phân bố theo nhóm của các cá thể trong quần thể động vật thường gặp khi

A. điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

B. điều kiện sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

C. điều kiện sống phân bố đồng đều, các cá thể có tính lãnh thổ cao.

D. điều kiện sống phân bố không đồng đều, các cá thể có xu hướng sống tụ họp với nhau (bầy đàn).

Câu 15: Mối quan hệ quan trọng nhất đảm bảo tính gắn bó giữa các loài trong quần xã sinh vật là quan hệ

A. hợp tác. B. cạnh tranh. C. dinh dưỡng. D. sinh sản.

Câu 16: Lá cây ưa sáng thường có đặc điểm

A. phiến lá mỏng, mô giậu kém phát triển. B. phiến lá dày, mô giậu phát triển.

C. phiến lá mỏng, mô giậu phát triển. D. phiến lá dày, mô giậu kém phát triển.

Câu 17: Để xác định mật độ của một quần thể, người ta cần biết số lượng cá thể trong quần thể và

A. tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể.

B. kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể.

C. diện tích hoặc thể tích khu vực phân bố của chúng.

D. các yếu tố giới hạn sự tăng trưởng của quần thể.

Câu 18: Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã dẫn đến

A. sự tiêu diệt của một loài nào đó trong quần xã.

B. sự phát triển của một loài nào đó trong quần xã.

C. trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã.

D. làm giảm độ đa dạng sinh học của quần xã.

Câu 19: Những quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm

A. cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít.

B. cá thể có kích thước lớn, sử dụng nhiều thức ăn, tuổi thọ lớn.

C. cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản ít, đòi hỏi điều kiện chăm sóc nhiều.

D. cá thể có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng nhiều thức ăn.

Câu 20: Trong quần xã sinh vật, loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã là

A. loài chủ chốt. B. loài ưu thế. C. loài đặc trưng. D. loài ngẫu nhiên.

Câu 21: Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật?

A. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu.

B. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong.

C. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong.

D. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu.

Câu 22: Trong mối quan hệ giữa một loài hoa và loài ong hút mật hoa đó thì

A. loài ong có lợi còn loài hoa bị hại.

B. cả hai loài đều không có lợi cũng không bị hại.

C. loài ong có lợi còn loài hoa không có lợi cũng không bị hại gì.

D. cả hai loài đều có lợi.

Câu 23: Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp khi

A. điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

B. điều kiện sống phân bố không đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

C. điều kiện sống phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

D. điều kiện sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

Câu 24: Khi trong một sinh cảnh cùng tồn tại nhiều loài gần nhau về nguồn gốc và có chung nguồn sống thì sự cạnh tranh giữa các loài sẽ

A. làm chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái. B. làm cho các loài trên đều bị tiêu diệt.

C. làm tăng thêm nguồn sống trong sinh cảnh. D. làm gia tăng số lượng cá thể của mỗi loài.

Câu 25: Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau:

(1) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống

o

dưới 8 C.

(2) Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều.

(3) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002.

(4) Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô. Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là

A. (1) và (3). B. (2) và (4). C. (2) và (3). D. (1) và (4).

Câu 26: Trong các đặc trưng sau đây, đặc trưng nào là đặc trưng của quần xã sinh vật?

A. Sự phân bố của các loài trong không gian. B. Tỉ lệ giới tính.

C. Số lượng cá thể cùng loài trên một đơn vị diện tích hay thể tích. D. Nhóm tuổi.

Câu 27: Ở thực vật, do thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau nên lá của những loài thuộc nhóm cây ưa bóng có đặc điểm về hình thái là:

A. phiến lá mỏng, lá có màu xanh nhạt. B. phiến lá dày, lá có màu xanh nhạt.

C. phiến lá dày, lá có màu xanh đậm. D. phiến lá mỏng, lá có màu xanh đậm.

Câu 28: Trong quần xã sinh vật, kiểu quan hệ giữa hai loài, trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không có hại là

A. quan hệ hội sinh. B. quan hệ cộng sinh.

C. quan hệ vật chủ - vật kí sinh. D. quan hệ ức chế - cảm nhiễm.

Câu 29: Kích thước tối thiểu của quần thể sinh vật là

A. khoảng không gian nhỏ nhất mà quần thể cần có để tồn tại và phát triển.

B. số lượng cá thể ít nhất phân bố trong khoảng không gian của quần thể.

C. số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.

D. số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức chứa của môi trường.

Câu 30: Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Phân bố đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.

B. Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.

C. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

D. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

Câu 31: Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Giải thích nào sau đây là không phù hợp?

A. Nguồn sống của môi trường giảm, không đủ cung cấp cho nhu cầu tối thiểu của các cá thể trong quần thể.

B. Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.

C. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.

D. Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của cá thể đực với cá thể cái ít.

Câu 32: So với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới ấm áp, động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới (nơi có khí hậu lạnh) thường có

A. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể tăng, góp phần làm tăng sự toả nhiệt của cơ thể.

B. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể tăng, góp phần hạn chế sự toả nhiệt của cơ thể.

C. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể giảm, góp phần hạn chế sự toả nhiệt của cơ thể.

D. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể giảm, góp phần làm tăng sự toả nhiệt của cơ thể.

Câu 33: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên?

A. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể không xảy ra do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể.

B. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng khả năng sinh sản.

C. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.

D. Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp phổ biến và có thể dẫn đến tiêu diệt loài.

Câu 34: Mối quan hệ nào sau đây đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài tham gia?

A. Một số loài tảo biển nở hoa và các loài tôm, cá sống trong cùng một môi trường.

B. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.

C. Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng.

D. Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn.

Câu 35: Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì?

A. Ở Việt Nam, vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều.

B. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8oC.

C. Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm.

D. Ở Việt Nam, hàng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô,… chim cu gáy thường xuất hiện nhiều.

Câu 36: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật?

A. Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn không thể chung sống trong cùng một sinh cảnh.

B. Quan hệ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã được xem là một trong những động lực của quá trình tiến hoá.

C. Mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh là sự biến tướng của quan hệ con mồi - vật ăn thịt.

D. Trong tiến hoá, các loài gần nhau về nguồn gốc thường hướng đến sự phân li về ổ sinh thái của mình.

Câu 37: Trường hợp nào sau đây làm tăng kích thước của quần thể sinh vật?

A. Các cá thể trong quần thể không sinh sản và mức độ tử vong tăng.

B. Mức độ sinh sản tăng, mức độ tử vong giảm.

C. Mức độ sinh sản giảm, mức độ tử vong tăng.

D. Mức độ sinh sản và mức độ tử vong bằng nhau.

Câu 38: Đặc điểm nào sau đây về sự phân tầng của các loài sinh vật trong quần xã rừng mưa nhiệt đới là đúng?

A. Các loài thực vật phân bố theo tầng còn các loài động vật không phân bố theo tầng.

B. Các loài thực vật hạt kín không phân bố theo tầng còn các loài khác phân bố theo tầng.

C. Sự phân tầng của các loài thực vật kéo theo sự phân tầng của các loài động vật.

D. Sự phân tầng của thực vật và động vật không phụ thuộc vào các nhân tố sinh thái.

Câu 39: Về phương diện lí thuyết, quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học khi

A. điều kiện môi trường bị giới hạn và không đồng nhất.

B. điều kiện môi trường không bị giới hạn (môi trường lí tưởng).

C. mức độ sinh sản giảm và mức độ tử vong tăng.

D. mức độ sinh sản và mức độ tử vong xấp xỉ như nhau.

Câu 40: Cho các ví dụ:

(1) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm sống trong cùng môi trường.

(2) Cây tầm gửi kí sinh trên thân cây gỗ sống trong rừng.

(3) Cây phong lan bám trên thân cây gỗ sống trong rừng.

(4) Nấm, vi khuẩn lam cộng sinh trong địa y.

Những ví dụ thể hiện mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã sinh vật là

A. (1) và (4). B. (2) và (3). C. (3) và (4). D. (1) và (2).

Câu 41: Trong cùng một thuỷ vực, người ta thường nuôi ghép các loài cá khác nhau, mỗi loài chỉ kiếm ăn ở một tầng nước nhất định. Mục đích chủ yếu của việc nuôi ghép các loài cá khác nhau này là

A. tăng cường mối quan hệ cộng sinh giữa các loài.

B. tăng tính cạnh tranh giữa các loài do đó thu được năng suất cao hơn.

C. tận dụng tối đa nguồn thức ăn, nâng cao năng suất sinh học của thủy vực.

D. hình thành nên chuỗi và lưới thức ăn trong thủy vực.

Câu 42: Khi kích thước của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì

A. trong quần thể có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.

B. khả năng sinh sản của quần thể tăng do cơ hội gặp nhau giữa các cá thể đực với cá thể cái nhiều hơn.

C. sự hỗ trợ giữa các cá thể tăng, quần thể có khả năng chống chọi tốt với những thay đổi của môi trường.

D. quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn đến diệt vong.

Câu 43: Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật

A. chỉ xảy ra ở các quần thể động vật, không xảy ra ở các quần thể thực vật.

B. đảm bảo cho số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với sức chứa của môi trường.

C. thường làm cho quần thể suy thoái dẫn đến diệt vong.

D. xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể xuống quá thấp.

Câu 44: Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, sự tăng trưởng kích thước của quần thể theo đường cong

tăng trưởng thực tế có hình chữ S, ở giai đoạn ban đầu, số lượng cá thể tăng chậm. Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng chậm số lượng cá thể là do

A. số lượng cá thể của quần thể đang cân bằng với sức chịu đựng (sức chứa) của môi trường.

B. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể diễn ra gay gắt.

C. nguồn sống của môi trường cạn kiệt.

D. kích thước của quần thể còn nhỏ.

Câu 45: Trong trường hợp không có nhập cư và xuất cư, kích thước của quần thể sinh vật sẽ tăng lên khi

A. mức độ sinh sản tăng, mức độ tử vong giảm.

B. mức độ sinh sản giảm, sự cạnh tranh tăng.

C. mức độ sinh sản không thay đổi, mức độ tử vong tăng.

D. mức độ sinh sản giảm, mức độ tử vong tăng.

Câu 46: Cho các ví dụ sau:

(1) Sán lá gan sống trong gan bò. (2) Ong hút mật hoa.

(3) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm. (4) Trùng roi sống trong ruột mối. Những ví dụ phản ánh mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã là:

A. (2), (3). B. (1), (4). C. (2), (4). D. (1), (3).

Câu 47: Mối quan hệ vật kí sinh - vật chủ và mối quan hệ vật dữ - con mồi giống nhau ở đặc điểm nào sau đây?

A. Đều làm chết các cá thể của loài bị hại.

B. Loài bị hại luôn có kích thước cá thể nhỏ hơn loài có lợi.

C. Loài bị hại luôn có số lượng cá thể nhiều hơn loài có lợi.

D. Đều là mối quan hệ đối kháng giữa hai loài.

Câu 48: Nếu kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì

A. số lượng cá thể trong quần thể ít, cơ hội gặp nhau của các cá thể đực và cái tăng lên dẫn tới làm tăng tỉ lệ sinh sản, làm số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng.

B. sự cạnh tranh về nơi ở giữa các cá thể giảm nên số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng.

C. mật độ cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng, làm cho sự cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt hơn.

D. sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể và khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường của quần thể giảm.

Câu 49: Khi nói về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Nhìn chung, sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao mức độ sử dụng nguồn sống của môi trường.

B. Sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài.

C. Nhìn chung, sinh vật phân bố theo chiều ngang thường tập trung nhiều ở vùng có điều kiện sống thuận lợi.

D. Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, kiểu phân bố theo chiều thẳng đứng chỉ gặp ở thực vật mà không gặp ở động vật.

Câu 50: Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể giao phối?

A. Độ đa dạng về loài. B. Mật độ cá thể. C. Tỉ lệ giới tính. D. Tỉ lệ các nhóm tuổi.

Câu 51: Khi nói về mật độ cá thể của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Khi mật độ cá thể của quần thể giảm, thức ăn dồi dào thì sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài giảm.

B. Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt.

C. Mật độ cá thể của quần thể luôn cố định, không thay đổi theo thời gian và điều kiện sống của môi trường.

D. Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường.

Câu 52: Quan hệ giữa các loài sinh vật nào sau đây thuộc quan hệ cạnh tranh?

A. Cây tầm gửi và cây thân gỗ. B. Chim sáo và trâu rừng.

C. Trùng roi và mối. D. Lúa và cỏ dại trong ruộng lúa.

Câu 53: Môi trường sống của các loài giun kí sinh là

A. môi trường đất. B. môi trường nước. C. môi trường trên cạn. D. môi trường sinh vật.

Câu 54: Trong cấu trúc tuổi của quần thể sinh vật, tuổi quần thể là

A. thời gian tồn tại thực của quần thể trong tự nhiên.

B. thời gian để quần thể tăng trưởng và phát triển.

C. thời gian sống của một cá thể có tuổi thọ cao nhất trong quần thể.

D. tuổi bình quân (tuổi thọ trung bình) của các cá thể trong quần thể.

Câu 55: Khi nói về mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Sự biến động số lượng con mồi và số lượng vật ăn thịt có liên quan chặt chẽ với nhau.

B. Vật ăn thịt thường có kích thước cơ thể lớn hơn kích thước con mồi.

C. Trong quá trình tiến hoá, vật ăn thịt hình thành đặc điểm thích nghi nhanh hơn con mồi.

D. Con mồi thường có số lượng cá thể nhiều hơn số lượng vật ăn thịt.

Câu 56: Trong quần xã sinh vật, loài có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã được gọi là

A. loài ngẫu nhiên. B. loài đặc trưng. C. loài chủ chốt. D. loài ưu thế.

Câu 57: Quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện nào sau đây?

A. Nguồn sống trong môi trường rất dồi dào, hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu của các cá thể.

B. Nguồn sống trong môi trường không hoàn toàn thuận lợi, gây nên sự xuất cư theo mùa.

C. Nguồn sống trong môi trường không hoàn toàn thuận lợi, hạn chế về khả năng sinh sản của loài.

D. Không gian cư trú của quần thể bị giới hạn, gây nên sự biến động số lượng cá thể.

Câu 58: Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể dễ dẫn tới diệt vong.

B. Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển.

C. Kích thước quần thể luôn ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.

D. Kích thước quần thể không phụ thuộc vào mức sinh sản và mức tử vong của quần thể.

Câu 59: Mối quan hệ giữa hai loài nào sau đây thuộc về quan hệ cộng sinh?

A. Cỏ dại và lúa. B. Nấm và vi khuẩn lam tạo thành địa y.

C. Tầm gửi và cây thân gỗ. D. Giun đũa và lợn.

Câu 60: Khi nói về mức sinh sản và mức tử vong của quần thể, kết luận nào sau đây không đúng?

A. Mức tử vong là số cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian.

B. Mức sinh sản và mức tử vong của quần thể có tính ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.

C. Sự thay đổi về mức sinh sản và mức tử vong là cơ chế chủ yếu điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.

D. Mức sinh sản của quần thể là số cá thể của quần thể được sinh ra trong một đơn vị thời gian.

Câu 61: Có những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức, làm giảm mạnh số lượng cá thể thì sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng, cách giải thích nào sau đây là hợp lí?

A. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra biến động di truyền, làm nghèo vốn gen cũng như làm biến mất nhiều alen có lợi của quần thể.

B. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì đột biến trong quần thể dễ xảy ra, làm tăng tần số alen đột biến có hại.

C. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra giao phối không ngẫu nhiên sẽ dẫn đến làm tăng tần số alen có hại.

D. Khi số lượng cá thể của quần thể giảm mạnh thì sẽ làm giảm di - nhập gen, làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.

Câu 62: Trong quần xã sinh vật, kiểu phân bố cá thể theo chiều thẳng đứng có xu hướng

A. làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm hiệu quả sử dụng nguồn sống.

B. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống.

C. làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các loài, tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống.

D. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng sử dụng nguồn sống.