Giáo án sinh 12 hk2 phương pháp mới 5 hoạt động

Giáo án sinh 12 hk2 phương pháp mới 5 hoạt động

4.2/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án sinh 12 hk2 phương pháp mới 5 hoạt động

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

Ngày soạn

Lớp dạy

Ngày dạy

TIẾT 19

BÀI 16 : THỰC HÀNH LAI GIỐNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng

a. Kiến thức:

- Mô tả các thao thác lai hữu tính, biết cách bố trí thí nghiệm thực hành lai giống, đánh giá kết qua thí nghiệm bằng phương pháp thống kê

- Thực hiện thành công các bước tiên hành lai giống trên 1 số đối tượng cây trồng ở địa phương

b. Kĩ năng: Kĩ năng thực hành

c. Thái độ:

- Trung thực trong nghiên cứu khoa học

- Nghiêm túc với môn học

- Yêu thích môn học yêu thích khoa học

d. Nội dung tích hợp

- Chủ động tạo giống mới có nhiều ưu điểm, làm tăng độ đa dạng sinh học.

- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, niềm tin vào khoa học.

2. Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất

a. Phẩm chất

- Yêu nước ; Nhân ái ;Trung thực

- Chăm chỉ: chăm học, chăm làm

- Trách nhiệm: bản thân, gia đình, xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên giữ môi trường

b. Định hướng năng lực:

* Năng lực chung

- NL tự học, tự chủ

- NL giao tiếp hợp tác

- NL giải quyết vấn đề sáng tạo

* Năng lực chuyên biệt

- NL nhận thức sinh học

- NL tìm hiểu thế giới sống

- NL vận dụng KT giải quyết tình huống

II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- PP hoạt động nhóm, PP giải quyết vấn đề, PP dạy học dự án, PP đóng vai, pp trò chơi, pp nghiên cứu trường hợp điển hình

- Kĩ thuật chia nhóm, KT giao nhiệm vụ, KT đặt câu hỏi, KT khăn trải bàn

III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Vật liệu và dụng cụ cần thiết

- Cây cà chua bố mẹ

- Kẹp, kéo ,kim mũi mác,, đĩa kính đồng hồ, bao cách li, nhãn, bút chì, bút lông, bông ,hộp pêtri

2. Chuẩn bị cây bố mẹ

- Chọn giống: chọn các giống cây khác nhau rõ ràng về hình dạng hoặc màu sắc quả để có thể phân biệt dể dàng bằng mắt thường

- Gieo hạt những cây dùng làm bố trước những cây dùng làm mẹ từ 8 đến 10 ngày

- Khi cây bố ra hoa thì tỉa bớt số hoa trong chùm và ngắt bỏ những quả non để tập trung lấy phấn được tốt

- Khi cây mẹ ra được 9 lá thì bấm ngọn và chỉ để 2 cành, mỗi cành lấy 3 chùm hoa, mỗi chùm hoa lấy từ 3 đến 5 quả

IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

- Bài cũ: báo cáo kết qủa dự án

- Bài mới

1. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu:

 - Kích hoạt sự tích cực của người học, tạo hứng thú học tập cho học sinh. khơi gợi hứng thú đối với bài học và hơn thế nữa còn khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học

- Huy động kiến thức, kĩ năng, hệ giá trị nền tảng của cá nhân người học tạo tiền đề cho việc tiếp nhận kiến thức mới.

-Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho người học- là tiền đề để thực hiện một loạt các hoạt động tìm tòi, giải quyết vấn đề. Vì: Học tập là một quá trình khám phá, bắt đầu bằng sự tò mò, nhu cầu cần được hiểu biết và giải quyết mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều muốn biết.

b. Nội dung: Chơi trò chơi ô chữ

c. Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi trong trò chơi ô chữ.

d. Cách tổ chức:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Bước 2: HS nhận nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: HS báo cáo kết quả

Bước 4: Đánh giá, điều chỉnh, chốt KT.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Tiến hành thụ phân nhân tạo

a. Mục tiêu: Thụ phấn cho hoa

b. Nội dung: Thụ phấn cho hoa và viết báo cáo

c. Sản phẩm: Hoàn thành thí nghiệm và vở ghi nội dung trọng tâm

d. Cách tiến hành

Hoạt động của gv- hs

Nội dung

GV: tại sao phải gieo hạt những cây làm bố trước những cây làm mẹ?

mục đích của việc ngắt bỏ những chùm hoa và quả non trên cây bố, bấm ngọn và ngắt tỉa cành, tỉa hoa trên cây mẹ

GV hướng dẫ hs thực hiện thao tác khử nhị trên cây mẹ

? Tại sao cần phải khử nhị trên cây mẹ

Gv thực hiện mẫu : kỹ thuật chọn nhị hoa để khử, các thao tác khi khử nhị

* Mục đích của việc dùng bao cách li sau khi đã khử nhị ?

* GV hướng dẫn học sinh chọn hoa trên cây mẹ để thụ phấn

Gv thực hiện các thao tác mẫu

Không chọn những hoa đầu nhuỵ khô, màu xanh nhạt nghĩa là hoa còn non , đầu nhuỵ màu nâu và đã bắt đầu héo thụ phấn không có kết quả

Có thể thay bút lông bằng những chiếc lông gà

GV hướng dẫn học sinh phương pháp thu hoạch và cất giữ hạt lai

GV hướng dẫn học sinh nghiên cứu phương pháp xử lý kết quả lai theo phương pháp thống kê được giới thiệu trong sách giáo khoa

Việc xử lý thống kê không bắt buộc học sinh phải làm nhưng gv nên hướng dẫn hs khá giỏi yêu thích khoa học kiểm tra đánh giá kết quả thí nghiệm và thông báo cho toàn lớp

1. Khử nhị trên cây mẹ

- Chọn những hoa còn là nụ có màu vàng nhạt để khử nhị ( hoa chưa tự thụ phấn)

- Dùng kim mũi mác tách 1 bao phấn ra nếu phấn còn là chất trắng sữa hay màu xanh thì được. nếu phấn đã là hạt màu trắng thì không được

- Dùng ngón trỏ và ngón cái của tay để giữ lấy nụ hoa

- Tay phải cầm kẹp tách bao hoa ra, tỉa từng nhị một , cần làm nhẹ tay tránh để đầu nhuỵ và bầu nhuỵ bị thương tổn

- Trên mỗi chùm chọn 4 đến 6 hoa cùng lúc và là những hoa mập để khử nhị , cắt tỉa bỏ những hoa khác

- Bao các hoa đã khử nhị bằng bao cách li

2. Thụ phấn

- Chọn những hoa đã nở xoà, đầu nhị to màu xanh sẫm, có dịch nhờn

- Thu hạt phấn trên cây bố : chọn hoa vừa nở, cánh hoa và bao phấn vàng tươi, khi chín hạt phấn chín tròn và trắng

- Dùng kẹp ngắt nhị bỏ vào đĩa đồng hồ

- Dùng bút lông chà nhẹ trên các bao phấn để hạt phấn bung ra

- Dùng bút lông chấm hạt phấn cây bố lên đầu nhuỵ hoa của cây mẹ đã khử nhị

- Bao chùm hoa đã thụ phấn bằng túi cách li, buộc nhãn ,ghi ngày và công thức lai

3. Chăm sóc và thu hoạch

- Tưới nước đầy đủ

-Khi quả lai chín thì thu hoạch, cẩn thận tránh nhầm lẫn các công thức lai

- Bổ từng quả trải hạt lên tờ giấy lọc ghi công thức lai và thứ tự quả lên tờ giấy đó

- Phơi khô hạt ở chổ mát khi cầ gieo thì ngâm tờ giấy đó vào nước lã hạt sẽ tách ra

4. Xử lí kết qủa lai

Kết qủa thí nghiệm được tổ hợp lại và xử lí theo phương pháp thống kê

3. Thực hành – Luyện tâp

Học sinh viết báo cáo về các bước tiến hành thí nghiệm và kết quả nhận được

V. Rút kinh nghiệm

Ngày soạn

Lớp dạy

Ngày dạy

TIẾT 20

BÀI 16: CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng

a. Kiến thức:

- Giải thích được thế nào là một quần thể sinh vật cùng các đặc trưng di truyền của quần thể.

- Đề xuất cách tính tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể.

- Dự đoán được xu hướng thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và giao phối gần.

b. Kĩ năng: Kĩ năng vận dụng kiến thức giải bài tập

c. Thái độ:

- Trung thực trong nghiên cứu khoa học

- Nghiêm túc với môn học

- Yêu thích môn học yêu thích khoa học

d. Nội dung tích hợp

- Mỗi một quần thể sinh vật thường có một vốn gen đặc trưng, đảm bảo sự ổn định lâu dài trong tự nhiên.

- Củng cố những tính trạng mong muốn, ổn định loài

2. Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất

a. Phẩm chất

- Yêu nước ; Nhân ái ; Trung thực

- Chăm chỉ, chăm học, chăm làm

- Trách nhiệm: bản thân, gia đình, xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên giữ môi trường

b. Định hướng năng lực:

* Năng lực chung

- NL tự học, tự chủ

- NL giao tiếp hợp tác

- NL giải quyết vấn đề sáng tạo

*Năng lực chuyên biệt

- NL nhận thức sinh học

- NL tìm hiểu thế giới sống

- NL vận dụng KT giải quyết tình huống

II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- PP hoạt động nhóm, PP giải quyết vấn đề, PP dạy học dự án, PP đóng vai, pp trò chơi, pp nghiên cứu trường hợp điển hình

- Kĩ thuật chia nhóm, KT giao nhiệm vụ, KT đặt câu hỏi, KT khăn trải bàn

II. MÔ TẢ CẤP ĐỘ TƯ DUY NHẬN THỨC

1. Bảng mô tả cấp độ nhận thức

2. Biên soạn câu hỏi đánh giá năng lực

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng

Phân tích

Đánh giá

Sáng tạo

I. Đặc trưng di truyền quần thể

Nêu khái niệm quần thể

Nhận định sau đúng hay sai

Đề xuât biện pháp duy trì cấu trúc quần thể cân bằng

II.1. Quần thể tự thụ phấn

Phân biệt pha quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần

Phân tích thành phần alen quần thể

II.2. Quần thể giao phối gần

Vận dụng kiến thức để giải bài tập quần thể

Đề xuất phương pháp tính P, Q

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC

- PP hoạt động nhóm, PP giải quyết vấn đề, PP dạy học dự án, PP đóng vai, pp trò chơi, pp nghiên cứu trường hợp điển hình

- Kĩ thuật chia nhóm, KT giao nhiệm vụ, KT đặt câu hỏi, KT khăn trải bàn

IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Tranh vẽ SGK.

V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

- Bài cũ: Hooc môn thực vật là gì? Nêu các đặc điểm chung của chúng?

1. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu:

 - Kích hoạt sự tích cực của người học, tạo hứng thú học tập cho học sinh. khơi gợi hứng thú đối với bài học và hơn thế nữa còn khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học

- Huy động kiến thức, kĩ năng, hệ giá trị nền tảng của cá nhân người học tạo tiền đề cho việc tiếp nhận kiến thức mới.

- Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho người học- là tiền đề để thực hiện một loạt các hoạt động tìm tòi, giải quyết vấn đề. Vì: Học tập là một quá trình khám phá, bắt đầu bằng sự tò mò, nhu cầu cần được hiểu biết và giải quyết mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều muốn biết.

b. Nội dung: Chơi trò chơi ô chữ

c. Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi trong trò chơi ô chữ.

d. Cách tổ chức:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Bước 2: HS nhận nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: HS báo cáo kết quả

Bước 4: Đánh giá, điều chỉnh, chốt KT.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc trưng di truyền quần thể

a. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm QH cây xanh

b. Nội dung: Phân tích hình ảnh cây hấp thụ ánh sáng, nước ra hoa kết trái

c. Sản phẩm: Nội dung trọng tâm ghi vở

d. Cách tổ chức:

HOẠT ĐỘNG NHÓM

Bước 1: Giao nhiệm vụ

- Làm việc cả lớp

- Thành lập nhóm

- Xác định nhiệm vụ từng nhóm

Bước 2: Làm việc nhóm

  • Chia lớp thành 4 nhóm:

+ Phân công vị trí ngồi của nhóm

+ Lập kế hoạch nhiệm vụ từng người

+ Thỏa thuận qui tắc làm việc nhóm

+ Tiến hành từng bạn giải quyết nhiệm vụ

+ Cử đại diện báo cáo

Bước 3: Làm việc cả lớp

+ Báo cáo kết qủa

+ Đánh giá, điều chỉnh.

Hoạt động của GV-HS

Nội dung ghi bảng

GV Cho học sinh quan sát tranh về một số quần thể.

Yêu cầu học sinh cho biết quần thể là gì?

HS nhớ lại kiến thức lớp 9 kết hợp với quan sát tranh nhắc lại kiến thức.

GV dẫn dắt: Mỗi quần thể có một vốn gen đặc trưng.

GV đưa ra khái niệm về vốn gen: Vốn gen là tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm xác định.

(?) Vậy làm thế nào để xác định được vốn gen của một quần thể? HS Đọc thông tin SGK để trả lời.

- Yêu cầu nêu được:

+ Xác định được tần số alen

+ Xác định thành phần kiểu gen của quần thể.

=> Vốn gen được thể hiện qua tần số alen và tỉ số KG của quần thể.

GV cho HS áp dụng tính tần số alen của quần thể sau:

Quần thể đậu Hà lan gen quy định màu hoa đỏ có 2 loại alen: A - là hoa đỏ, a – là hoa trắng.

Cây hoa đỏ có KG AA chứa 2 alen A

Cây hoa đỏ có KG Aa chứa 1 alen A và 1 alen a.

Cây hoa trắng có KG aa chứa 2 alen a.

Giả sử quần thể đậu có 1000 cây với 500 cây có KG AA, 200 cây có KG Aa, và 300 cây có KG aa.

(?) Tính tần số alen A trong quần thể cây này là bao nhiêu?

GV yêu cầu HS tính tần số alen a?

I. Các đặc trưng di truyền của quần thể

1. Định nghĩa quần thể

Quần thể là một tổ chức của các cá thể cùng loài, sống trong cùng một khoảng không gian xác định, ở vào một thời điểm xác định và có khả năng sinh ra các thế hệ con cái để duy trì nòi giống.

2. Đặc trưng di truyền của quần thể

* vốn gen : tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm xác định, các đặc điểm của vốn gen thể hiện thông qua các thông số là tần số alen và tần số kiểu gen

* Tần số alen:

- tỉ lệ giữa số lượng alen đó trên tổng số alen của các loại alen khác nhau của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định.

Tổng số alen A = (500 x 2) + 200 = 1200.

Tổng số alen A và a là: 1000 x 2 = 2000.

Vậy tần số alen A trong quần thể là: 1200 / 2000 = 0.6

* Tần số kiểu gen của quần thể:

Tần số của một loại kiểu gen nào đó trong quần thể được tính bằng tỉ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể.

Tần số KG AA trong quần thể là 500 / 1000 = 0.5

Chú ý: Tùy theo hình thức sinh sản của từng loài mà các đặc trưng của vốn gen cũng như các yếu tố làm biến đổi vốn gen của quần thể ở mỗi loài có khác nhau

Hoạt động 2: tìm hiểu cấu trúc di truyền của quần thể

a. Mục tiêu: Phân biệt quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phấn

b. Nội dung: Phân tích cấu trúc di truyền quần thể

c. Sản phẩm: Nội dung trọng tâm ghi vở

d. Cách tổ chức:

HOẠT ĐỘNG NHÓM

Bước 1: Giao nhiệm vụ

- Xác định nhiệm vụ từng nhóm

Bước 2: Làm việc nhóm

  • Chia lớp thành 4 nhóm:

+ Phân công vị trí ngồi của nhóm

+ Lập kế hoạch nhiệm vụ từng người

+ Thỏa thuận qui tắc làm việc nhóm

+ Tiến hành từng bạn giải quyết nhiệm vụ

+ Cử đại diện báo cáo

Bước 3: Làm việc cả lớp

+ Báo cáo kết qủa

+ Đánh giá, điều chỉnh.

Hoạt động của GV-HS

Nội dung ghi bảng

GV cho HS quan sát một số tranh về hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn.

Gv vấn đáp gợi ý để rút ra kết luận:

P: Aa x Aa

F1: 50% đồng hợp ( AA + aa) : 50% dị hợp (Aa)

F2: 75% đồng hợp : 25% dị hợp

F3 : 87,5% đồng hợp : 12,5% dị hợp

.

Fn : Cơ thể dị hợp: ( ½)n

Cơ thể đồng hợp : 1 – ( ½)

GV cho HS nghiên cứu bảng 16 SGK yêu cầu HS điền tiếp số liệu vào bảng?

GV đưa đáp án: Thế hệ thứ n có Kiểu gen AA = { () /2 }. 4n

Kiểu gen Aa =

Kiểu gen aa = { () /2 }. 4n

GV yêu cầu HS rút ra nhận xét về tần số kiểu gen qua các thế hệ tự thụ phấn?

?) Giao phối gần là gì?

(?) Cấu trúc di truyền của quần thể giao phối gần thay đổi như thế nào?

(?) Tại sao luật hôn nhân gia đình lại cấm không cho người có họ hàng gần trong vòng 3 đời kết hôn với nhau?

GV: Liên hệ quần thể người: hôn phối gần 🡪 sinh con bị chết non, khuyết tật di truyền 20- 30% --> cấm kết hôn trong vòng 3 đời.

II. Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và giao phối gần.

1. Quần thể tự thụ phấn.

* Công thức tổng quát cho tần số kiểu gen ở thế hệ thứ n của quần thể tự thụ phấn là:

Tần sốKG AA=()/2

Tần số KG Aa =

Tần sốKG aa = ()/2

*

2. Quần thể giao phối gần

3. Hoạt động Luyện tập

a. Mục đích:

-HS vận dụng KT, KN đã học vào giải quyết nhiệm vụ cụ thể. GV xem học sinh đã nắm vững kiến thức chưa, nắm KT ở mức độ nào

b. Tổ chức :

Bước 1: Giao nhiệm vụ: trả lời các câu hỏi sau

C1. Kết quả nào dưới đây không phải là do hiện tượng giao phối gần?

A. Hiện tượng thoái hoá. B. Tỉ lệ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm.

C. Tạo ưu thế lai. D. Tạo ra dòng thuần.

E. Các gen lăn đột biến có hại có điều kiện xuất hiện ở trạng thái đồng hợp.

C2. Cơ sở di truyền học của luật hôn nhân gia đình: “cấm kết hôn trong họ hàng gần” là:

A. ở thế hệ sau xuất hiện hiện tượng ưu thế lai.

B. gen trội có hại có điều kiện át chế sự biển hiện của gen lặn bình thường ở trạng thái dị hợp.

C. ở thế hệ sau xuất hiện các biển hiện bất thường về trí tuệ.

D. gen lặn có hại có điều kiện xuất hiện ở trạng thái đồng hợp gây ra những bất thường về kiểu hình.

C3. Trong chọn giống, người ta sử dụng phương pháp giao phối cận huyết và tự thụ phấn để:

A. củng cố các đặc tính quý. B. tạo dòng thuần.

C. kiểm tra và đánh giá kiểu gen của từng dòng thuần.

D. chuẩn bị cho việc tạo ưu thế lai, tạo giống mới.

E. tất cả đều đúng.

C4. Với 2 gen alen A và a, bắt đầu bằng 1 cá thể có kiểu gen Aa. Ở thế hệ tự thụ phấn thứ n, kết quả sẽ là:

A. AA = aa= (1-(1/2)n-1)/2 ; Aa = (1/2)n-1 B. AA = aa = (1/2)n ; Aa = 1-2(1/2)n

C. AA = aa = (1/2)n+1 ; Aa = 1 - 2(1/2)n+1 D. AA = aa = (1-(1/2)n+1)/2 ; Aa = (1/2)n+1

E. AA=aa=(1-(1/2)n)/2 ; Aa=(1/2)n

Đáp án: Câu 1. C Câu 3: E Câu 2. D Câi 4: E

Bước 2: HS nhận nhiệm vụ. GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

Bước 3:HS thực hiện nhiệm vụ. GV hướng dẫn, , hỗ trợ, quan sát.

Bước 4: HS báo cáo, đánh giá, điều chỉnh, chốt KT: GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

4. Hoạt động vận dụng

a. Mục đích:

-Tạo cơ hội HS vận dụng KT, KN thể nghiệm giá trị đã học vào cuộc sống thực tiễn ở gđ, nhà trường và cộng đồng.

b. Tổ chức :

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Bước 2: HS nhận nhiệm vụ. GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

Bước 3:HS thực hiện nhiệm vụ. GV hướng dẫn, , hỗ trợ, quan sát.

Bước 4: HS báo cáo, đánh giá, điều chỉnh, chốt KT.GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

VI. RÚT KINH NGHIỆM

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Ngày soạn

Lớp dạy

Ngày dạy

TIẾT 21

BÀI 17: CẤU TRÚC DI TRUYỀN QUẦN THỂ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng

a. Kiến thức

- Mô tả cấu trúc di truyền quần thể ngẫu phối

- Trình bày được nội dung , ý nghĩa lí luận của định luật Hacđi Van bec

- Vận dụng kiến thức tính bài tập trạng thái cân bằng quần thể

b. Kĩ năng

- Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp

- Kỹ năng giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng giao tiếp.

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi HS đọc SGK

- Kỹ năng phân tích, so sánh tổng hợp

- Tư duy hệ thống, khái quát kiến thức.

c. Thái độ: Hứng thú học

2. Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất

a. Phẩm chất

- Yêu nước

- Nhân ái

- Chăm chỉ: chăm học, chăm làm

- Trung thực

-Trách nhiệm: bản thân, gia đình, xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên giữ môi trường

b. Định hướng năng lực:

* Năng lực chung

- NL tự học, tự chủ

- NL giao tiếp hợp tác

- NL giải quyết vấn đề sáng tạo

* Năng lực chuyên biệt

- NL nhận thức sinh học

- NL tìm hiểu thế giới sống

- NL vận dụng KT giải quyết tình huống

II. MÔ TẢ CẤP ĐỘ TƯ DUY NHẬN THỨC

1. Bảng mô tả cấp độ nhận thức

2. Biên soạn câu hỏi đánh giá năng lực

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng

Phân tích

Đánh giá

Sáng tạo

III.1. Quần thể ngẫu phối

Nêu khái niệm quang hợp

Vận dụng công thức QTngẫu phối làm bài tập

Nhận định về QT đúng hay sai

III.2. Trạng thái cân bằng quần thể

Trình bày công thức trạng thái cân bằng QT

Giải thích sự khác nhau QT tự phối và ngẫu phối

Phân tích thành phần kiểu gen QT

Tính tần số ALen và thành phần kiểu gen của quần thể

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC

- PP hoạt động nhóm, PP giải quyết vấn đề, PP dạy học dự án, PP đóng vai, pp trò chơi, pp nghiên cứu trường hợp điển hình

- Kĩ thuật chia nhóm, KT giao nhiệm vụ, KT đặt câu hỏi, KT khăn trải bàn

IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Tranh vẽ SGK.

V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

* Bài cũ:

- Những đặc trưng cơ bản của quần thể giao phối

- Đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và giao phối cận huyết

- Cách tính tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể giao phối

1. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu:

 - Kích hoạt sự tích cực của người học, tạo hứng thú học tập cho học sinh. khơi gợi hứng thú đối với bài học và hơn thế nữa còn khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học

- Huy động kiến thức, kĩ năng, hệ giá trị nền tảng của cá nhân người học tạo tiền đề cho việc tiếp nhận kiến thức mới.

- Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho người học- là tiền đề để thực hiện một loạt các hoạt động tìm tòi, giải quyết vấn đề. Vì: Học tập là một quá trình khám phá, bắt đầu bằng sự tò mò, nhu cầu cần được hiểu biết và giải quyết mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều muốn biết.

b. Nội dung: Chơi trò chơi ô chữ

c. Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi trong trò chơi ô chữ.

d. Cách tổ chức:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Bước 2: HS nhận nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: HS báo cáo kết quả

Bước 4: Đánh giá, điều chỉnh, chốt KT.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu trúc di truyền quần thể ngẫu phối

a. Mục tiêu: Phân tích cấu trúc di truyền quần thể ngẫu phối

b. Nội dung: Đánh giá một cấu trúc quần thể

c. Sản phẩm: Nội dung trọng tâm ghi vở và báo cáo

d. Cách tổ chức:

HOẠT ĐỘNG NHÓM

Bước 1: Giao nhiệm vụ

- Làm việc cả lớp

- Thành lập nhóm

- Xác định nhiệm vụ từng nhóm

Bước 2: Làm việc nhóm

  • Chia lớp thành 4 nhóm:

+ Phân công vị trí ngồi của nhóm

+ Lập kế hoạch nhiệm vụ từng người

+ Thỏa thuận qui tắc làm việc nhóm

+ Tiến hành từng bạn giải quyết nhiệm vụ

+ Cử đại diện báo cáo

Bước 3: Làm việc cả lớp

+ Báo cáo kết qủa

+ Đánh giá, điều chỉnh

Hoạt động của GV- HS

Nội dung ghi bảng

Gv cho học sinh đọc mục III.1 kết hợp kiến thức đã học

? Hãy phát hiện những dấu hiệu cơ bản của quần thể được thể hiện trong định nghĩa quần thể

(hs nêuđược2 dấu hiệu:

Các cá thể trong quần thể thường xuyên ngẫu phối

Mỗi quần thể trong tự nhiên được cách li ở một mức độ nhất định đối với các quần thể lân cận cùng loài

? Quần thể ngẫu phối là gì

GV cho hs phân tích ví dụ về sự đa dạng nhóm máu ở người →

? Quần thể ngẫu phối có đặc điểm di truyền gì nổi bật

GV giải thích từng dấu hiệu để học sinh thấy rõ đây là các dấu hiệu nổi bật của quần thể ngẫu phối→ đánh dấu bước tiến hoá của loài

III. Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối

1. Quần thể ngẫu phối

- Quần thể được gọi là ngẫu phối khi các cá thể trong quần thể lựa chọn bạn tình để giao phối một cách hoàn toàn ngẫu nhiên

* Đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối :

- Trong QT ngẫu phối các cá thể có kiểu gen khác nhau kết đôi với nhau 1 cách ngẫu nhiên tạo nên 1 lượng biến dị di truyền rất lớn trong QT làm nguồn nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống

- Duy trì được sự đa dạng di truyền của quần thể

Hoạt động 2: Tìm hiểu trạng thái cân bằng di truyền của quần thể

a. Mục tiêu: Phân tích trạng thái cân bằng di truyền của quần thể

b. Nội dung: Tìm hiểu trạng thái cân bằng di truyền của quần thể

c. Sản phẩm: Nội dung trọng tâm ghi vở và báo cáo

d. Cách tổ chức:

HOẠT ĐỘNG NHÓM

Bước 1: Giao nhiệm vụ

- Xác định nhiệm vụ từng nhóm

Bước 2: Làm việc nhóm

+ Lập kế hoạch nhiệm vụ từng người

+ Thỏa thuận qui tắc làm việc nhóm

+ Tiến hành từng bạn giải quyết nhiệm vụ

+ Cử đại diện báo cáo

Bước 3: Làm việc cả lớp

+ Báo cáo kết qủa

+ Đánh giá, điều chỉnh

Hoạt động của GV- HS

Nội dung ghi bảng

? Trạng thái cân bằng của quần thể ngẫu phối được duy trì nhờ cơ chế nào

( Hs nêu được nhờ điều hoà mật độ quần thể )

? Mối quan hệ giữa p và q

GV : Trạng thái cân bằng di truyền như trên còn được gọi là trạng thái cân bằng Hacđi- vanbec→ định luật

Về phương diện tiến hoá, sự cân bằng của quần thể biểu hiện thong qua sự duy trì ổn định tần số tương đối các alen trong quần thể → giới thiệu cách tính tỉ lệ giao tử

*? p được tính như thế nào ( số alen A có trong vốn gen / tổng số alen trong vốn gen )

? q được tính như thế nào ( số alen a có trong vốn gen / tổng số alen trong vốn gen 0

? Từ hinh 17.b hãy đưa ra công thức tổng quát chung tính thành phần kiểu gen của quần thể

HS: p2AA+ 2pqAa + q2aa =1

Trong đó : p2 là tấn số kiểu gen AA,

2pq là tần số kiểu gen Aa

q2 là tấn số kiểu gen aa

→ Một quần thể thoả mãn công thức thành phần kiểu gen trên thì là quần thể cân bằng di truyền

*Hs đọc sgk thảo luận về điều kiện nghiệm đúng? tại sao phải có điều kiện đo?

2. Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể

* Một quần thể được gọi là đang ở trạng thái cân bằng di truyền khi tỉ lệ các kiểu gen ( thành phần kiểu gen ) của quần thể tuân theo công thức sau:

P2 + 2pq + q2 = 1

Định luật hacđi vanbec

* Nội dung : trong 1 quần thể lớn , ngẫu phối ,nếu không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen thì thành phần kiểu gen của quần thể sẽ duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác theo công thức :

P2 + 2pq +q2 =1

* Bài toán :

Nếu trong 1 QT, lôcut gen A chỉ có 2 alen Avà a nằm trên NST thường

Gọi tấn số alen A là p, a là q

Tổng p và q =1

Các kiểu gen có thể có : Aa, AA, aa

Giả sử TP gen của quần thể ban đầu là :0.64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa

Tínhđượcp=0.8, q=0.2

→ Công thức tống quát về thành phần KG : p2AA + 2pqAa + q2aa

- Nhận xét : tần số alen và thành phần KG không đổi qua các thế hệ

* Điều kiện nghiệm đúng:

- Quần thể phải có kích thước lớn

- Các cá thể trong quần thể phải có sức sống và khả năng sinh sản như nhau( ko có chọn lọc tự nhiên )

- Không xảy ra đột biến ,nếu có thì tần số đột biến thuận bằng tần số đột biến nghịch

- Không có sự di - nhập gen

3. Hoạt động Luyện tập

a. Mục đích:

- HS vận dụng KT, KN đã học vào giải quyết nhiệm vụ cụ thể. GV xem học sinh đã nắm vững kiến thức chưa, nắm KT ở mức độ nào

b. Tổ chức :

Bước 1: Giao nhiệm vụ: trả lời các câu hỏi sau

Một quần thể người có tần số người bị bạch tạng là 1/10000, giả sử quần thể này cân bằng di truyền

a) Hãy tính tần số các alen và thành phần các kiểu gen cua quần thể, biết rằng bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thườn quy định

b) Tính xác suất để 2 người bình thường trong quần thể này lấy nhau sinh ra người con bị bạch tạng.

Bước 2: HS nhận nhiệm vụ. GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: HS thực hiện nhiệm vụ. GV hướng dẫn, , hỗ trợ, quan sát.

Bước 4: HS báo cáo, đánh giá, điều chỉnh, chốt KT: GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

4. Hoạt động vận dụng

a. Mục đích:

-Tạo cơ hội HS vận dụng KT, KN thể nghiệm giá trị đã học vào cuộc sống thực tiễn ở gđ, nhà trường và cộng đồng.

b. Tổ chức :

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Bước 2: HS nhận nhiệm vụ. GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

Bước 3:HS thực hiện nhiệm vụ. GV hướng dẫn, , hỗ trợ, quan sát.

Bước 4: HS báo cáo, đánh giá, điều chỉnh, chốt KT.GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

VI. RÚT KINH NGHIỆM

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Ngày soạn

Lớp dạy

Ngày dạy

TIẾT 22

BÀI 18 : CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG

DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng

a. Kiến thức

- Nêu được khái niệm ưu thế lai và phương pháp tạo giống lai cho ưu thế lai

- Giải thích được cơ chế phát sinh và vai trò của biến dị tổ hợp trong qúa trình tạo dòng thuần

b. Kĩ năng

- Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp

- Kỹ năng giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng giao tiếp.

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi HS đọc SGK

- Kỹ năng phân tích, so sánh tổng hợp

- Tư duy hệ thống, khái quát kiến thức.

c. Thái độ: Hứng thú học

2. Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất

a. Phẩm chất

- Yêu nước

- Nhân ái

- Chăm chỉ: chăm học, chăm làm

-Trung thực

-Trách nhiệm: bản thân, gia đình, xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên giữ môi trường

b. Định hướng năng lực:

* Năng lực chung

- NL tự học, tự chủ

- NL giao tiếp hợp tác

- NL giải quyết vấn đề sáng tạo

*Năng lực chuyên biệt

- NL nhận thức sinh học

- NL tìm hiểu thế giới sống

- NL vận dụng KT giải quyết tình huống

II. MÔ TẢ CẤP ĐỘ TƯ DUY NHẬN THỨC

1. Bảng mô tả cấp độ nhận thức

2. Biên soạn câu hỏi đánh giá năng lực

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng

Phân tích

Đánh giá

Sáng tạo

I. Tạo dong thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

Nêu qui trình tạo dòng thuần

Liên hệ thành tựu tạo giống lúa năng suất cao

Nhận định sau đúng hay sai

Đề xuât biện pháp kĩ thuật tạo giống mới

II. Tạo giống lai có ưu thế lai cao

Giải thích cơ sở di truyền của ưu thế lai

Phân tích phương pháp tạo ưu thế lai

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC

- PP hoạt động nhóm, PP giải quyết vấn đề, PP dạy học dự án, PP đóng vai, pp trò chơi, pp nghiên cứu trường hợp điển hình

- Kĩ thuật chia nhóm, KT giao nhiệm vụ, KT đặt câu hỏi, KT khăn trải bàn

IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Tranh vẽ SGK.

V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

* Bài cũ:

- Quần thể là gì ? thế nào là vốn gen , thành phần kiểu gen?

- Các gen di truyền lien kết với giới tính có thể đạt được trạng thái cân bằng hacđi

vanbec hay không, nếu tần số alen ở 2 giới là khác nhau?

1. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu:

 - Kích hoạt sự tích cực của người học, tạo hứng thú học tập cho học sinh. khơi gợi hứng thú đối với bài học và hơn thế nữa còn khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học

- Huy động kiến thức, kĩ năng, hệ giá trị nền tảng của cá nhân người học tạo tiền đề cho việc tiếp nhận kiến thức mới.

- Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho người học- là tiền đề để thực hiện một loạt các hoạt động tìm tòi, giải quyết vấn đề. Vì: Học tập là một quá trình khám phá, bắt đầu bằng sự tò mò, nhu cầu cần được hiểu biết và giải quyết mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều muốn biết.

b. Nội dung: Chơi trò chơi ô chữ

c. Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi trong trò chơi ô chữ.

d. Cách tổ chức:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Bước 2: HS nhận nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: HS báo cáo kết quả

Bước 4: Đánh giá, điều chỉnh, chốt KT.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Tìm hiểu tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

a. Mục tiêu: Nêu qui trình tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

b. Nội dung: Để tạo được giống mới trước tiên chúng ta phải có nguồn nguyên liệu chọn lọc: biến dị tổ hợp .Tiết này chúng ta cùng nghiên cứu 1 số kỹ thuật tạo giống mới dựa trên cách thức tạo nguồn biến dị di truyền khác nhau

c. Sản phẩm: Nội dung trọng tâm ghi vở

d. Cách tổ chức:

HOẠT ĐỘNG NHÓM

Bước 1: Giao nhiệm vụ

- Làm việc cả lớp

- Thành lập nhóm

- Xác định nhiệm vụ từng nhóm

Bước 2: Làm việc nhóm

  • Chia lớp thành 4 nhóm:

+ Phân công vị trí ngồi của nhóm

+ Lập kế hoạch nhiệm vụ từng người

+ Thỏa thuận qui tắc làm việc nhóm

+ Tiến hành từng bạn giải quyết nhiệm vụ

+ Cử đại diện báo cáo

Bước 3: Làm việc cả lớp

+ Báo cáo kết qủa

+ Đánh giá, điều chỉnh.

Hoạt động của GV- HS

Nội dung ghi bảng

GV : Yêu cầu hs nghiên cứu sgk,H18.1 và trả lời các câu hỏi sau :

- Vật liệu tự nhiên thu thập về ban đầu đã trở thành gióng vật nuôi cây trồng ngay chưa ?

- Tại sao lai tạo lại là p2 cơ bản tạo sự đa dạng các vật liệu di truỳên cho chọn giống?

- Tại sao BDTH có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo giống mới?

- Vậy cơ chế phát sinh các biến dị tổ hợp trong quá trình tạo dòng thuần là gì?

I. Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

- Các gen nằm trên các NST khác nhau sẽ phân li độc lập với nhau nên câc tổ hợp gen mới luôn được hình thành trong sinh sản hữu tính

- Chọn lọc ra những tổ hợp gen mong muốn

- Tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết sẽ tạo ra tổ hợp gen mong muốn ( dòng thuần )

Hoạt động 2 : Tìm hiểu phương thức tạo giống lai có ưu thế lai cao

a. Mục tiêu: Nêu phương thức tạo giống lai có ưu thế lai cao

b. Nội dung: Tìm hiểu phương thức tạo giống lai có ưu thế lai cao

c. Sản phẩm: Nội dung trọng tâm ghi vở

d. Cách tổ chức:

HOẠT ĐỘNG NHÓM

Bước 1: Giao nhiệm vụ

- Xác định nhiệm vụ từng nhóm

Bước 2: Làm việc nhóm

+ Lập kế hoạch nhiệm vụ từng người

+ Thỏa thuận qui tắc làm việc nhóm

+ Tiến hành từng bạn giải quyết nhiệm vụ

+ Cử đại diện báo cáo

Bước 3: Làm việc cả lớp

+ Báo cáo kết qủa

+ Đánh giá, điều chỉnh

Hoạt động của GV- HS

Nội dung ghi bảng

GV : Chiếu sơ đồ lai minh hoạ về lai kính tế giữa lợn móng cái và lợn landrat tạo con F1 và phân tích

- ưu thế lai là gì

- Giải thích cơ sở của ưu thế lai, hãy nhắc lại các giả thuyết đẫ học ở lớp 9

ví dụ: ở lợn sự có mạt của gen trội A,B,C,D đều cho tăng trọng 30 kg, gen lặn tương ứng cho 10 kg

P (t/c) AAbbCCDD aaBBccdd

F1 như thế nào? tính KL của P, F1

→ Sự có mặt của nhiều gen trội trong KG sẽ đem lại kết quả như thế nào ?

- Phân tích vai trò của tbc trong việc tạo ưu thế lai thông qua phép lai thuận nghịch

- Dựa vào cơ sở di truyền học muốn tạo ưu thế lai chúng ta phải có nguyên liệu gì

- Trong các phép lai đã học ở lớp 9 thì pp nào cho ưu thế lai cao nhất

- Làm thế nào để tạo ra dòng thuần?

- Ưu và nhược điểm của pp tạo giống bằng ưu thế lai?

- Nếu lai giông thì ưu thế lai sẽ giảm dần vậy để duy trì ưu thế lai thì dùng biện pháp nào ?

- Hãy kể tên các thành tựu tạo giống vật nuôi cây trồng có ưu thế lai cao ở việt nam

HS : Nghiên cứu, trả lời

GV : Kết luận, bổ sung

II.Tạo giống lai có ưu thế lai cao

1.Khái niệm

Là hiện tượng con lai có năng suất, sức chống chịu ,khả năng sinh trưởng phát triển cao vượt trội so với các dạng bố mẹ

2. Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai

- Giả thuyết siêu trội:

kiểu gen AaBbCc có kiểu hình vượt trội so với AABBCC, aabbcc ,AAbbCC, AABBcc

- Sự tác động giữa 2 gen khác nhau về chức phận của cùng 1 lôcut→ bổ trợ mở rộng phạm vi bểu hiện của tính trạng

3. Phương pháp tạo ưu thế lai

- Tạo dòng thuần : cho tự thụ phấn qua 5-7 thế hệ

- Lai khác dòng: lai các dòng t/c để tìm tổ hợp lai có ưu thế lai cao nhất

- Ưu điểm: con lai có ưu thế lai cao sử dụng vào mục đích kinh tế

- Nhược điểm: tốn nhiều thời gian

biểu hiện cao nhất ở F1

sau đó giảm dần qua các thế hệ

4. Một vài thành tựu

- Viện lúa quốc tế IRRI người ta lai khác dòng tạo ra nhiều giống lúa tốt có giống lúa đã trồng ở việt nam như : IR5. IR8

3. Hoạt động luyện tập

a. Mục đích:

- HS vận dụng KT, KN đã học vào giải quyết nhiệm vụ cụ thể. GV xem học sinh đã nắm vững kiến thức chưa, nắm KT ở mức độ nào

b. Tổ chức :

Bước 1: Giao nhiệm vụ: trả lời các câu hỏi sau

1. Câu nào sau đây giải thích về ưu thế lai là đúng:

a. Lai 2 dòng thuần chủng với nhau sẽ luôn cho ra con lai có ưu thế lai cao

b. Lai các dòng thuần chủng khác xa nhau về khu vực địa lí luôn cho ưu thế lai cao

c. Chỉ có 1 số tổ hợp lai giữa các cặp bố mẹ nhất định mới có thể cho ƯTL cao

d. Người ta ko sử dụng con lai có ưu thế lai cao làm giống vì con lai thường ko đồng nhất về kiểu hình

Bước 2: HS nhận nhiệm vụ. GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

Bước 3:HS thực hiện nhiệm vụ. GV hướng dẫn, , hỗ trợ, quan sát.

Bước 4: HS báo cáo, đánh giá, điều chỉnh, chốt KT: GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

4. Hoạt động vận dụng

a. Mục đích:

-Tạo cơ hội HS vận dụng KT, KN thể nghiệm giá trị đã học vào cuộc sống thực tiễn ở gđ, nhà trường và cộng đồng.

b. Tổ chức :

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Bước 2: HS nhận nhiệm vụ. GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

Bước 3:HS thực hiện nhiệm vụ. GV hướng dẫn, , hỗ trợ, quan sát.

Bước 4: HS báo cáo, đánh giá, điều chỉnh, chốt KT.GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

VI. RÚT KINH NGHIỆM

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Ngày soạn

Lớp dạy

Ngày dạy

TIẾT 23

BÀI 19 : TẠO GIỐNG MỚI BẰNG PHƯƠNG PHÁP

GÂY ĐỘT BIẾN VÀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng

a. Kiến thức

- Giải thích được quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến

- Nêu được 1 số thành tựu tạo giống ở việt nam

- Trình bày được 1 số quy trình và thành tựu tạo giống thực vật bằng công nghệ tế bào

- Trình bày được kỹ thuật nhân bản vô tính ở động vật và nêu ý nghĩa thực tiễn của phương pháp này

b. Kĩ năng

- Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp

- Kỹ năng giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng giao tiếp.

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi HS đọc SGK

- Kỹ năng phân tích, so sánh tổng hợp

- Tư duy hệ thống, khái quát kiến thức.

c. Thái độ: Hứng thú học

2. Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất

a. Phẩm chất

- Yêu nước

- Nhân ái

- Chăm chỉ: chăm học, chăm làm

-Trung thực

-Trách nhiệm: bản thân, gia đình, xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên giữ môi trường

b. Định hướng năng lực:

* Năng lực chung

- NL tự học, tự chủ

- NL giao tiếp hợp tác

- NL giải quyết vấn đề sáng tạo

*Năng lực chuyên biệt

- NL nhận thức sinh học

- NL tìm hiểu thế giới sống

- NL vận dụng KT giải quyết tình huống

II. MÔ TẢ CẤP ĐỘ TƯ DUY NHẬN THỨC

1. Bảng mô tả cấp độ nhận thức

2. Biên soạn câu hỏi đánh giá năng lực

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng

Phân tích

Đánh giá

Sáng tạo

I. Tạo giống bằng PP gây đột biến

Nêu qui trinhg tạo giống mới

Liên hệ thành tựu tạo giống mới ở VN

Nhận định sau đúng hay sai

Đề xuât biện pháp kĩ thuật tạo giống mới

II. Tạo giống bằng công nghệ tế bào

Giải thích CN tế bào thực vâth

Phân tích nhân bản vô tính ĐV và cấy truyền phôi

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC

- PP hoạt động nhóm, PP giải quyết vấn đề, PP dạy học dự án, PP đóng vai, pp trò chơi, pp nghiên cứu trường hợp điển hình

- Kĩ thuật chia nhóm, KT giao nhiệm vụ, KT đặt câu hỏi, KT khăn trải bàn

IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Tranh vẽ SGK.

V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

* Bài cũ:

- Nguồn biến dị di truyền của quần thể vậy nuôi cây trồng được tạo ra bằng cách nào?

- Thế nào la ưtl? tại sao ưtl biểu hiện cao nhất ở F1 và giảm dần qua các thế hệ?

1. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu:

 - Kích hoạt sự tích cực của người học, tạo hứng thú học tập cho học sinh. khơi gợi hứng thú đối với bài học và hơn thế nữa còn khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học

- Huy động kiến thức, kĩ năng, hệ giá trị nền tảng của cá nhân người học tạo tiền đề cho việc tiếp nhận kiến thức mới.

- Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho người học- là tiền đề để thực hiện một loạt các hoạt động tìm tòi, giải quyết vấn đề. Vì: Học tập là một quá trình khám phá, bắt đầu bằng sự tò mò, nhu cầu cần được hiểu biết và giải quyết mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều muốn biết.

b. Nội dung: Chơi trò chơi ô chữ

c. Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi trong trò chơi ô chữ.

d. Cách tổ chức:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Bước 2: HS nhận nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: HS báo cáo kết quả

Bước 4: Đánh giá, điều chỉnh, chốt KT.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Tìm hiểu tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến

a. Mục tiêu: Mô tả tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến

b. Nội dung: Từ những năm 20 của thế kỉ XX người ta đã gây đột biến nhân tạo để tăng nguồn biến dị cho chọn giống như thế nào

c. Sản phẩm: Nội dung trọng tâm ghi vở

d. Cách tổ chức:

HOẠT ĐỘNG NHÓM

Bước 1: Giao nhiệm vụ

- Làm việc cả lớp

- Thành lập nhóm

- Xác định nhiệm vụ từng nhóm

Bước 2: Làm việc nhóm

  • Chia lớp thành 4 nhóm:

+ Phân công vị trí ngồi của nhóm

+ Lập kế hoạch nhiệm vụ từng người

+ Thỏa thuận qui tắc làm việc nhóm

+ Tiến hành từng bạn giải quyết nhiệm vụ

+ Cử đại diện báo cáo

Bước 3: Làm việc cả lớp

+ Báo cáo kết qủa

+ Đánh giá, điều chỉnh.

Hoạt động của GV- HS

Nội dung ghi bảng

GV : Yêu cầu hs nghiên cứu sgk ,trả lời :

- Các tác nhân gây đột biến ở sv là gì

- Tại sao khi xử lí mẫu vật phải lựa chọn tác nhân ,liều lượng , thời gian phù hợp

- Quy trình tạo giống mới bằng pp gây đột biến gồm mấy bước?

- Tại sao sau khi gây đột biến nhân tạo cần phải chọn lọc ?

- PP gây đột biến chủ yếu phù hợp với đối tượng nào ? tại sao?

- Tại sao pp ở đv bậc cao người ta không hoặc rất ít gây đột biến?

- Hãy cho biết cách thức nhận biết các cây tứ bội trong số các cây lưỡng bội

HS : nghiên cứu, trả lời

GV : Kết luận, bổ sung

I. Tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến

1. Quy trình: gồm 3 bước

+ Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến

+ Chọn lọc các cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn

+ Tạo dòng thuần chủng

- Lưu ý : phương pháp này đặc biệt có hiệu quả với vi sinh vật

2. Một số thành tựu tạo giống ở việt nam

- Xử lí các tác nhân lí hoá thu được nhiều chủng vsv , lúa, đậu tương ….có nhiều đặc tính quý

- Sử dụng cônxisin tạo được cây dâu tằm tứ bội

- Táo gia lộc xử lí NMU → táo má hồng cho năng suất cao

Hoạt động 2: Tìm hiểu tạo giống mới công nghệ tế bào

a. Mục tiêu: Mô tả tạo giống mới bằng công nghệ TB ĐV, TV

b. Nội dung: Phân tích quá trình nhân bản vô tính ĐV

c. Sản phẩm: Nội dung trọng tâm ghi vở

d. Cách tổ chức:

HOẠT ĐỘNG NHÓM

Bước 1: Giao nhiệm vụ

- Xác định nhiệm vụ từng nhóm

Bước 2: Làm việc nhóm

+ Lập kế hoạch nhiệm vụ từng người

+ Thỏa thuận qui tắc làm việc nhóm

+ Tiến hành từng bạn giải quyết nhiệm vụ

+ Cử đại diện báo cáo

Bước 3: Làm việc cả lớp

+ Báo cáo kết qủa

+ Đánh giá, điều chỉnh.

Hoạt động của GV- HS

Nội dung ghi bảng

Gv cho học sinh nghiên cứu mục II.1 và hoàn thành sơ đồ CN TBTV

- Nếu bạn có 1 con chó có KG quý hiếm, làm thế nào để bạn có thể tạo ra nhiều con chó có KG y hệt con chó của bạn→ thành tựu công nghệ TBĐV

- nhân bản vô tính là gì

- Các bước tiến hành của quy trình nhân bản vô tính cừu đôli

- ý nghĩa thực tiễn của nhân bản vô tính ở động vât?

- Cấy truyền phôi là gì

- ý nghĩa của cấy truyền phôi

HS : Nghiên cứu, trả lời

GV : Kết luận, bổ sung

II. Tạo giống bằng công nghệ tế bào

1 . Công nghệ tế bào thực vật

- Nhân giống 1 cây có kiểu gen quí tạo quần thể cây NS cao cùng KG

2. Công nghệ tế bào động vật

a. Nhân bản vô tính động vật

- Nhân bản vô tính ở ĐV được nhân bản từ tế bào xôma , không cần có sự tham gia của nhân tế bào sinh dục, chỉ cân tế bào chất của noãn bào

*Các bước tiến hành :

+ Tách tế bào tuyến vú cua cừu cho nhân , nuôi trong phòng thí nghiệm

+ Tách tế bào trứng cuả cừu khác loại bỏ nhân của tế bào này

+ Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã bỏ nhân

+ Nuôi cấy trên môi trường nhân tạo để trứng pt thành phôi

+ Chuyển phôi vào tử cung của cừu mẹ để nó mang thai

* ý nghĩa:

- Nhân nhanh giống vật nuôi quý hiếm

- Tạo ra các giới ĐV mang gen người nhằm cung cấp cơ quan nội tạng cho người bệnh

b. Cấy truyền phôi

Phôi được tách thành nhiều phần riêng biệt, mỗi phần sau đó sẽ phát triển thành một phôi riêng biệt.

3. Hoạt động Luyện tập

a. Mục đích:

- HS vận dụng KT, KN đã học vào giải quyết nhiệm vụ cụ thể. GV xem học sinh đã nắm vững kiến thức chưa, nắm KT ở mức độ nào

b. Tổ chức :

Bước 1: Giao nhiệm vụ: trả lời các câu hỏi sau

? Cây lúa, cây đậu tương, cây củ cải, cây ngô. Cây nào có thể xử lí conxixin tạo giống mới hiệu quả ?

Bước 2: HS nhận nhiệm vụ. GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

Bước 3:HS thực hiện nhiệm vụ. GV hướng dẫn, , hỗ trợ, quan sát.

Bước 4: HS báo cáo, đánh giá, điều chỉnh, chốt KT: GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

4. Hoạt động vận dụng

a. Mục đích:

-Tạo cơ hội HS vận dụng KT, KN thể nghiệm giá trị đã học vào cuộc sống thực tiễn ở gđ, nhà trường và cộng đồng.

b. Tổ chức :

Bước 1: Giao nhiệm vụ:

? Làm thế nào để loại bỏ 1 tính trạng không mong muốn ở một giống cây cho năng suất cao

Bước 2: HS nhận nhiệm vụ. GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

Bước 3:HS thực hiện nhiệm vụ. GV hướng dẫn, , hỗ trợ, quan sát.

Bước 4: HS báo cáo, đánh giá, điều chỉnh, chốt KT.GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

VI. RÚT KINH NGHIỆM

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Ngày soạn

Lớp dạy

Ngày dạy

TIẾT 24

BÀI 20 : TẠO GIỐNG MỚI NHỜ CÔNG NGHỆ GEN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng

a. Kiến thức

- Giải thích được các khái niệm cơ bản như : công nghệ gen , ADN tái tổ hợp, thể truyền, plasmit

- Trình bày được các bước cần tiến hành trong kỹ thuật chuyển gen

- Nêu được khái niệm sinh vật biến đổi gen và các ứng dụng của công nghệ gen trong việc tạo ra các giống sinh vật biến đổi gen

b. Kĩ năng

- Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp

- Kỹ năng giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng giao tiếp.

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi HS đọc SGK

- Kỹ năng phân tích, so sánh tổng hợp

- Tư duy hệ thống, khái quát kiến thức.

c. Thái độ: Hứng thú học

d. Tích hợp:

- VSV biến đổi gen làm sạch môi trường: phân huỷ rác, các cống rãnh, nước thải, các vết dầu loang trên biển,… được sử dụng trong xử lí ô nhiễm môi trường.

- Có niềm tin vào khoa học, công nghệ sinh học.

2. Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất

a. Phẩm chất

- Yêu nước

- Nhân ái

- Chăm chỉ: chăm học, chăm làm

-Trung thực

-Trách nhiệm: bản thân, gia đình, xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên giữ môi trường

b. Định hướng năng lực:

* Năng lực chung

- NL tự học, tự chủ

- NL giao tiếp hợp tác

- NL giải quyết vấn đề sáng tạo

*Năng lực chuyên biệt

- NL nhận thức sinh học

- NL tìm hiểu thế giới sống

- NL vận dụng KT giải quyết tình huống

II. MÔ TẢ CẤP ĐỘ TƯ DUY NHẬN THỨC

1. Bảng mô tả cấp độ nhận thức

2. Biên soạn câu hỏi đánh giá năng lực

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng

Phân tích

Đánh giá

Sáng tạo

I. Công nghệ gen

Nêu khái niệm CN gen

Phân tích kĩ thuật chuyển gen

Nhận định sau đúng hay sai

II. Tạo giống biến đổi gen

Liên hệ thành tựu tạo giống biến đổi gen

Thiết kế qui trình tạo ĐV chuyển gen, VSV chuyển gen

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC

- PP hoạt động nhóm, PP giải quyết vấn đề, PP dạy học dự án, PP đóng vai, pp trò chơi, pp nghiên cứu trường hợp điển hình

- Kĩ thuật chia nhóm, KT giao nhiệm vụ, KT đặt câu hỏi, KT khăn trải bàn

IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Tranh vẽ SGK.

V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

* Bài cũ:

- Trình bày phương pháp tạo giống nhờ công nghệ tế bào thực vật?

- Giải thích quá trình nhân bản vô tính ở động vật, ý nghĩa thực tiễn?

1. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu:

 - Kích hoạt sự tích cực của người học, tạo hứng thú học tập cho học sinh. khơi gợi hứng thú đối với bài học và hơn thế nữa còn khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học

- Huy động kiến thức, kĩ năng, hệ giá trị nền tảng của cá nhân người học tạo tiền đề cho việc tiếp nhận kiến thức mới.

- Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho người học- là tiền đề để thực hiện một loạt các hoạt động tìm tòi, giải quyết vấn đề. Vì: Học tập là một quá trình khám phá, bắt đầu bằng sự tò mò, nhu cầu cần được hiểu biết và giải quyết mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều muốn biết.

b. Nội dung: Chơi trò chơi ô chữ

c. Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi trong trò chơi ô chữ.

d. Cách tổ chức:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Bước 2: HS nhận nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: HS báo cáo kết quả

Bước 4: Đánh giá, điều chỉnh, chốt KT.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Tìm hiểu công nghệ gen

a. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm công nghệ gen

b. Nội dung: Phân tích hình ảnh công nghệ gen

c. Sản phẩm: Nội dung trọng tâm ghi vở

d. Cách tổ chức:

HOẠT ĐỘNG NHÓM

Bước 1: Giao nhiệm vụ

? Có thể lấy gen của loài này lắp vào hệ gen của loài khác kkông ? và bằng cách nào.

- Làm việc cả lớp

- Thành lập nhóm

- Xác định nhiệm vụ từng nhóm

Bước 2: Làm việc nhóm

  • Chia lớp thành 4 nhóm:

+ Phân công vị trí ngồi của nhóm

+ Lập kế hoạch nhiệm vụ từng người

+ Thỏa thuận qui tắc làm việc nhóm

+ Tiến hành từng bạn giải quyết nhiệm vụ

+ Cử đại diện báo cáo

Bước 3: Làm việc cả lớp

+ Báo cáo kết qủa

+ Đánh giá, điều chỉnh.

Hoạt động của GV- HS

Nội dung ghi bảng

GV : Yêu cầu hs nghiên cứu sgk và trả lời các câu hỏi sau :

- Kỹ thuật chuyển gen từ tế bào này sang tế bào khác tạo ra những tế bào có gen bị biến đổi → khái niệm công nghệ gen ?

- Người ta hay sử dụng vật liệu gì làm thể truyền

- Thể truyền là gì ?

- Tại sao muốn chuyển gen từ loài này sang loài khác lại cần có thể truyền ?

- Làm cách nào để có đúng đoạn mang gen cần thiết của tế bào cho để thực hiện chuyển

- Hãy cho biết kỹ thuật chuyển gen có mấy khâu chính ?

- ADN tái tổ hợp là gì ? được tạo ra bằng cách nào?

- Khi đã có ADN tái tổ hợp chúng ta làm cách nào để đưa pt’ ADN vào tế bào nhận

- Làm thế nào để gen mới chuyển vào phát huy được tác dụng

- Khi thực hiện bước 2 của kỹ thuật cấy gen , trong ống nghiệm có vô số vi khuẩn, 1số có ADN tái tổ hợp xâm nhập vào, số khác lại không có→ làm cách nào để tách được các tế bào có ADN tái tổ hợp với các rế bào không có ADN tái tổ hợp ?

HS : Nghiên cứu, trả lời

GV : Kết luận, bổ sung

I. Công nghệ gen

1. Khái niệm công nghệ gen

- Công nghệ gen là quy trình tạo ra những tế bào sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới

- Kỹ thuật tạo ADN tái tổ hợp để chuyển gen từ tế bào này sang tế bào khác gọi là kỹ thuật chuyển gen

2. Các bước cần tiến hành trong kỹ thuật chuyển gen

a. tạo ADN tái tổ hợp

* nguyên liệu:

+ Gen cần chuyển

+ Thể truyền : Plasmit hoặc thể thực khuẩn là ADN dạng vòng có khả năng tự nhân đôi độc lập với ADN vi khuẩn .

+Enzim cắt (restrictaza) và E nối( ligaza)

* Cách tiến hành:

- Tách chiết thể truyền và gen cần chuyển ra khỏi tế bào

-Xử lí bằng một loại enzin giới hạn để tạo ra cùng 1 loại đầu dinh

- Dùng enzim nối để gắn chúng tạo ADN tái tổ hợp

b. Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận

- Dùng muối canxi clorua hoặc xung điện cao áp làm giãn màng sinh chất của tế bào để ADN tái tổ hợp dễ dàng đi qua

c. Phân lập dòng tb chứa ADN tái tổ hợp

- Chọn thể truyền có gen đánh dấu

- Bằng các kỹ thuật nhất định nhận biết được sản phẩm đánh dấu

Hoạt động 2 : Tìm hiểu ứng dụng công nghệ gen trong tạo giống biến đổi gen

a. Mục tiêu: Mô tả ứng dụng công nghệ gen trong tạo giống biến đổi gen

b. Nội dung: Tìm hiểu ứng dụng công nghệ gen trong tạo giống biến đổi gen

c. Sản phẩm: Nội dung trọng tâm ghi vở

d. Cách tổ chức:

HOẠT ĐỘNG NHÓM

Bước 1: Giao nhiệm vụ

- Xác định nhiệm vụ từng nhóm

Bước 2: Làm việc nhóm

+ Lập kế hoạch nhiệm vụ từng người

+ Thỏa thuận qui tắc làm việc nhóm

+ Tiến hành từng bạn giải quyết nhiệm vụ

+ Cử đại diện báo cáo

Bước 3: Làm việc cả lớp

+ Báo cáo kết qủa

+ Đánh giá, điều chỉnh.

Hoạt động của GV- HS

Nội dung ghi bảng

- Người ta đã có thể tạo ra chuột không sợ mèo bằng công nghệ gen → con chuột đó được gọi là sinh vật biến đổi gen

- Vậy thế nào là sinh vật biến đổi gen

Có những cách nào để tạo được sinh vật biến đổi gen

* Gv chiếu một số hình ảnh ( 20.1, 20.2 ) một số giống cây trồng, dòng vi sinh vật biến đổi gen

- Hãy hoàn thanh nội dung phiêu hoc tập

Đối tượng ĐV TV VSV

Cách tiến hành

Thành tựu thu được

Hs hoàn thành PHT từng nhóm đại diện báo cáo

Gv tổng kết ,bổ sung và chiếu đáp án phiếu học tập

II. Ứng dụng công nghệ gen trong tạo giống biến đổi gen

Khái niệm sinh vật biến đổi gen

- Khái niệm : là sinh vật mà hệ gen của nó làm biến đổi phù hợp với lợi ích của mình

- Cách làm biến đổi hệ gen cua sinh vật:

+ Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen của sv

+ Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen

2.Một số thành tựu tạo giống biến đổi gen

* Cách tiến hành : ĐV :

-Lấy trứng cho thụ tinh trong ống nghiệm

-Tiêm gen cần chuyển vào hợp tử và hợp tử phát triển thành phôi

- Cấy phôi đã được chuyển gen vào tử cung con vật khác để nó mang thai sinh đẻ

*Thành tựu thu được :

+ ĐV : Chuyển gen prôtêin người vào cừu

và Chuyển gen hooc môn sinh trưởng của chuột cống vào chuột bạch→ tăng gấp đôi

+ TV : Chuyển gen kháng thuốc diệt cỏ từ loài thuốc lá cảnh vào cây bông và đ tương

+ VSV : Tạo vk kháng thể miễn dịch cúm

Tạo gen mã hoá insulin trị bệnh đái tđường

Tạo chủng vi khuẩn sản xuất ra các sản phẩm có lợi trong nông nghiệp

3. Hoạt động Luyện tập

a. Mục đích:

-HS vận dụng KT, KN đã học vào giải quyết nhiệm vụ cụ thể. GV xem học sinh đã nắm vững kiến thức chưa, nắm KT ở mức độ nào

b. Tổ chức :

Bước 1: Giao nhiệm vụ: trả lời các câu hỏi sau

- Trong kỹ thuật di truyền đã tạo ra những loại cây trồng nào ? Và ứng dụng của nó ?

Bước 2: HS nhận nhiệm vụ. GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

Bước 3:HS thực hiện nhiệm vụ. GV hướng dẫn, , hỗ trợ, quan sát.

Bước 4: HS báo cáo, đánh giá, điều chỉnh, chốt KT: GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

4. Hoạt động vận dụng

a. Mục đích:

-Tạo cơ hội HS vận dụng KT, KN thể nghiệm giá trị đã học vào cuộc sống thực tiễn ở gđ, nhà trường và cộng đồng.

b. Tổ chức :

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Bước 2: HS nhận nhiệm vụ. GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

Bước 3:HS thực hiện nhiệm vụ. GV hướng dẫn, , hỗ trợ, quan sát.

Bước 4: HS báo cáo, đánh giá, điều chỉnh, chốt KT.GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

VI. RÚT KINH NGHIỆM

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Ngày soạn

Lớp dạy

Ngày dạy

TIẾT 25

BÀI 21 : DI TRUYỀN Y HỌC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng

a. Kiến thức

- Giải thích được nội dung, kết quả các phương pháp nghiên cứu di truyền ở người và ứng dụng trong y học

- Phân biêt được bênh và dị tật có liên quan đến bộ NST ở người

- Liên hệ ứng dụng trong y học

b. Kĩ năng

- Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp

- Kỹ năng giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng giao tiếp.

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi HS đọc SGK

- Kỹ năng phân tích, so sánh tổng hợp

- Tư duy hệ thống, khái quát kiến thức.

c. Thái độ:

- Hứng thú học

- Nhận thức con người cũng tuân theo những quy luật di truyền nhất định , cũng bị đột biến gây nhiều bệnh từ đó xây dựng ý thức bảo vệ môi trường chống tác nhân gây đột biến

2. Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất

a. Phẩm chất

- Yêu nước

- Nhân ái

- Chăm chỉ: chăm học, chăm làm

- Trung thực

- Trách nhiệm: bản thân, gia đình, xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên giữ môi trường

b. Định hướng năng lực:

* Năng lực chung

- NL tự học, tự chủ

- NL giao tiếp hợp tác

- NL giải quyết vấn đề sáng tạo

*Năng lực chuyên biệt

- NL nhận thức sinh học

- NL tìm hiểu thế giới sống

- NL vận dụng KT giải quyết tình huống

II. MÔ TẢ CẤP ĐỘ TƯ DUY NHẬN THỨC

1. Bảng mô tả cấp độ nhận thức

2. Biên soạn câu hỏi đánh giá năng lực

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng

Phân tích

Đánh giá

Sáng tạo

I. Bệnh di truyền phân tử

Liệt kê các bệnh di truyền phân tửi

Nhận định sau đúng hay sai

Đề xuât biện pháp phòng chống bệnh di truyền phân tử

II. Hội chứng bệnh liên quan đến NST

G iải thích hội chứng bệnh lien quan đến NST

Liên hệ tại địa phương về các bệnh ở người, xếp loại bệnh

III. Bệnh ưng thư

Phân tích nguyên nhân gây bệnh

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC

- PP hoạt động nhóm, PP giải quyết vấn đề, PP dạy học dự án, PP đóng vai, pp trò chơi, pp nghiên cứu trường hợp điển hình

- Kĩ thuật chia nhóm, KT giao nhiệm vụ, KT đặt câu hỏi, KT khăn trải bàn

IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Tranh vẽ SGK.

V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

- Bài cũ: Hệ gen của sinh vật có thể bị biến đổi bằng những cách nào ?

1. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu:

 - Kích hoạt sự tích cực của người học, tạo hứng thú học tập cho học sinh. khơi gợi hứng thú đối với bài học và hơn thế nữa còn khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học

- Huy động kiến thức, kĩ năng, hệ giá trị nền tảng của cá nhân người học tạo tiền đề cho việc tiếp nhận kiến thức mới.

- Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho người học- là tiền đề để thực hiện một loạt các hoạt động tìm tòi, giải quyết vấn đề. Vì: Học tập là một quá trình khám phá, bắt đầu bằng sự tò mò, nhu cầu cần được hiểu biết và giải quyết mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều muốn biết.

b. Nội dung: Chơi trò chơi ô chữ

c. Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi trong trò chơi ô chữ.

d. Cách tổ chức:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Bước 2: HS nhận nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: HS báo cáo kết quả

Bước 4: Đánh giá, điều chỉnh, chốt KT.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Tìm hiểu về bệnh di truyền phân tử

a. Mục tiêu: Trình bày khái niệm bệnh di truyền phân tử

b. Nội dung: Con người có tuân theo các qui luật di truyền như mọi sinh vật khác không ? Hãy nêu các bằng chứng chứng minh con người cũng tuân theo các quy luật di truyền và biến dị chung cho sinh giới?

c. Sản phẩm: Nội dung trọng tâm ghi vở

d. Cách tổ chức:

HOẠT ĐỘNG NHÓM

Bước 1: Giao nhiệm vụ

- Làm việc cả lớp

- Thành lập nhóm

- Xác định nhiệm vụ từng nhóm

Bước 2: Làm việc nhóm

  • Chia lớp thành 4 nhóm:

+ Phân công vị trí ngồi của nhóm

+ Lập kế hoạch nhiệm vụ từng người

+ Thỏa thuận qui tắc làm việc nhóm

+ Tiến hành từng bạn giải quyết nhiệm vụ

+ Cử đại diện báo cáo

Bước 3: Làm việc cả lớp

+ Báo cáo kết qủa

+ Đánh giá, điều chỉnh.

Hoạt động của GV - HS

Nội dung ghi bảng

- Di truyền y học là gì ?

- Hãy nêu 1 số bệnh di truyền ở người

Gv chỉ ra đâu là bệnh do đột biến gen, đâu là bệnh do đột biến NST , đâu ko phải là bệnh di truyền

GV : Yêu cầu hs nghiên cứu sgk và trả lời :

- Hãy nêu 1 số bệnh di truyền pt’ ở người

- Cơ chế nào đã phát sinh các loại bệnh đó ?

- Bệnh di truyền pt’ là gì?

- Em hãy đề xuất các biện pháp chữa trị và hạn chế bệnh di truyền pt’?

*Gv cho hs quan sát sơ đồ phả hệ bênh máu khó đông

- Dựa vào đâu để biết bệnh máu khó đông có di truyền liên kết với giới tính hay ko?

HS : Nghiên cứu, trả lời

GV : Kết luận, bổ sung

*Khái niệm di truyền y học : Là 1 bộ phận của di truyền người, chuyên nghiên cứu phát hiện các cơ chế gây bệnh dt và đề xuất các biện pháp phòng ngừa, cách chữa trị các bệnh di truyền ở người.

I. Bệnh di truyền phân tử

- Khái niệm : Là những bệnh mà cơ chế gây bệnh phần lớn do đột biến gen gây nên

* Ví dụ : bệnh phêninkêtô- niệu

+ Người bình thường : gen tổng hợp enzim chuyển hoá phêninalanin→ tirôzin

+Người bị bệnh : gen bị đột biến ko tổng hợpđượcenzim này nên phêninalanin tích tụ trong máu đi lên não đầu độc tế bào

- Chữa bệnh: phát hiện sớm ở trẻ → cho ăn kiêng

Hoạt động 2 .Tìm hiểu hội chứng bệnh liên quan đến đột biến NST

a. Mục tiêu: Trình bày các hội chứng bệnh bệnh liên quan đến đột biến NST

b. Nội dung: Phân loại một số bệnh ở người

c. Sản phẩm: Nội dung trọng tâm ghi vở và bài báo cáo

d. Cách tổ chức:

HOẠT ĐỘNG NHÓM

Bước 1: Giao nhiệm vụ

- Xác định nhiệm vụ từng nhóm

Bước 2: Làm việc nhóm

+ Lập kế hoạch nhiệm vụ từng người

+ Thỏa thuận qui tắc làm việc nhóm

+ Tiến hành từng bạn giải quyết nhiệm vụ

+ Cử đại diện báo cáo

Bước 3: Làm việc cả lớp

+ Báo cáo kết qủa

+ Đánh giá, điều chỉnh.

Hoạt động của GV - HS

Nội dung ghi bảng

- GV : Khi nghiên cưu bộ NST , cấu trúc hiển vi của các NST trong tế bào cơ thể người ta phát hiện nhiều dị tật và bệnh di truyền bẩm sinh liên quan đến đột biến NST

- Hội chứng bệnh là gì

- Hãy mô tả cơ chế phát sinh hội

- Đặc điểm cơ bản để nhận biết người bị bệnh đao

HS : Nghiên cứu, trả lời

GV : Kết luận, bổ sung

II. Hội chứng bệnh liên quan đế đột biến NS

- K/N : Các đb cấu trúc hay số lượng NST thường liên quan đến rất nhiều gen gây ra hàng loạt tổn thương ở các hệ cơ quan của người nên thường gọi là hội chứng bệnh

Ví dụ : hội chứng đao

+ Cơ chế : NST 21 giảm phân không bình thường (ở người mẹ ) cho giao tử mang 2 NST 21, khi thụ tinh kết hợp với giao tử có 1 NST 21 → cơ thể mang 3NST 21 gây nên hội chứng đao

+ Cách phòng bệnh : không nên sinh con trên tuổi 35

Hoạt động 3: Tìm hiểu về bệnh ung thư

a. Mục tiêu: Trình bày nguyên nhân, cách phòng chống ung thư

b. Nội dung: Phân tích bệnh ung thư vú

c. Sản phẩm: Nội dung trọng tâm ghi vở và bài báo cáo

d. Cách tổ chức:

HOẠT ĐỘNG NHÓM

Bước 1: Giao nhiệm vụ

- Xác định nhiệm vụ từng nhóm

Bước 2: Làm việc nhóm

+ Lập kế hoạch nhiệm vụ từng người

+ Thỏa thuận qui tắc làm việc nhóm

+ Tiến hành từng bạn giải quyết nhiệm vụ

+ Cử đại diện báo cáo

Bước 3: Làm việc cả lớp

+ Báo cáo kết qủa

+ Đánh giá, điều chỉnh.

Hoạt động của GV - HS

Nội dung ghi bảng

GV : Yêu cầu hs nghiên cứu sgk và trả lời các câu hỏi sau :

- Hãy cho một số ví dụ về bệnh ung thư mà em biết

- Hiện nay bệnh ung thư đã có thuốc chữa trị chưa

- Nguyên nhân gây bệnh ung thư

- Chúng ta có thể làm gì để phòng ngừa các bệnh ung thư

HS : Nghiên cứu, trả lời

GV : Kết luận, bổ sung

III. Bệnh ung thư

-K/N: là loại bệnh đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soát được của 1 số loại tế bào cơ thể dẫ đến hình thành các khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể. khối u được gọi là ác tính khi các tế bào của nó có khả năng tách khỏi mô ban đàu di chuyển đến các nơi khác trong (di căn)

- Nguyên nhân,cơ chế : đbg, đb NST

Đặc biệt là đột biến xảy ra ở 2 loại gen : - Gen quy đinh yếu tố sinh trưởng

- Gen ức chế các khối u

- Cách điều trị :

+ chưa có thuốc điều trị, dùng tia phóng xạ hoặc hoá chất để diệt các tb ung thư

- Thức ăn đảm bảo vệ sinh, môi trường trong lành

3. Hoạt động Luyện tập

a. Mục đích:

- HS vận dụng KT, KN đã học vào giải quyết nhiệm vụ cụ thể. GV xem học sinh đã nắm vững kiến thức chưa, nắm KT ở mức độ nào

b. Tổ chức :

Bước 1: Giao nhiệm vụ: trả lời các câu hỏi sau

1.1.. Mô tả đặc điểm một số bệnh di truyền ở người ? phương pháp phòng và chữa các bệnh di truyền ở người

1.2. Ở người, phân tử hêmôglobin được cấu tạo bởi 4 chuỗi pôlipeptit: 2 chuỗi anpha và 2 chuỗi bêta, việc tổng hợp chuỗi bêta được quy định bởi 1 gen nằm trên NST số 11, gen này có nhiều alen, đáng chú ý là alen A tổng hợp nên HbA và alen S tổng hợp nên HbS. Những người có kiểu gen SS bị bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm

Bảng dưới đây cho biết tỉ lệ % HbA và HbS trong máu của 3 cá thể là anh em

Dạng Hb

Cá thể 1

Cá thể 2

Cá thể 3

HbA

98%

0%

45%

HbS

0%

90%

45%

Dạng Hb khác

2%

10%

10%

Dựa vào bảng hãy xác định kiểu gen của các

Bước 2: HS nhận nhiệm vụ. GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

Bước 3:HS thực hiện nhiệm vụ. GV hướng dẫn, , hỗ trợ, quan sát.

Bước 4: HS báo cáo, đánh giá, điều chỉnh, chốt KT: GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

4. Hoạt động vận dụng

a. Mục đích:

-Tạo cơ hội HS vận dụng KT, KN thể nghiệm giá trị đã học vào cuộc sống thực tiễn ở gđ, nhà trường và cộng đồng.

b. Tổ chức :

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Bước 2: HS nhận nhiệm vụ. GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

Bước 3:HS thực hiện nhiệm vụ. GV hướng dẫn, , hỗ trợ, quan sát.

Bước 4: HS báo cáo, đánh giá, điều chỉnh, chốt KT.GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

VI. RÚT KINH NGHIỆM

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Ngày soạn

Lớp dạy

Ngày dạy

TIẾT 26

BÀI 22 : BẢO VỆ VỐN GEN CỦA LOÀI NGƯỜI

VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA DI TRUYỀN HỌC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng

a. Kiến thức

- Trình bày được các biện pháp bảo vệ vốn gen của loài người

- Liệt kê được một số vấn đề xã hội của di truyền học

- Đánh giá được vai trò của tư vấn di truyền và việc sàng lọc trước sinh

- Xây dựng được ý thức bảo vệ môi trường chống tác nhân gây đột biến

b. Kĩ năng

- Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp

- Kỹ năng giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng giao tiếp.

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi HS đọc SGK

- Kỹ năng phân tích, so sánh tổng hợp

- Tư duy hệ thống, khái quát kiến thức.

c. Thái độ: Hứng thú học

d. Nội dung tích hợp:

- Bảo vệ môi tường, hạn chế tác động xấu, tránh các đột biến phát sinh, giảm thiểu gánh nặng di truyền cho loài người.

- Hiểu biết được do sự phát triển mạnh của khoa học công nghệ có thể dẫn đến ô nhiễm đất, nước, không khí, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường.

2. Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất

a. Phẩm chất

- Yêu nước

- Nhân ái

- Chăm chỉ: chăm học, chăm làm

- Trung thực

- Trách nhiệm: bản thân, gia đình, xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên giữ môi trường

b. Định hướng năng lực:

* Năng lực chung

- NL tự học, tự chủ

- NL giao tiếp hợp tác

- NL giải quyết vấn đề sáng tạo

*Năng lực chuyên biệt

- NL nhận thức sinh học

- NL tìm hiểu thế giới sống

- NL vận dụng KT giải quyết tình huống

II. MÔ TẢ CẤP ĐỘ TƯ DUY NHẬN THỨC

1. Bảng mô tả cấp độ nhận thức

2. Biên soạn câu hỏi đánh giá năng lực

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng

Phân tích

Đánh giá

Sáng tạo

I. Bảo vệ vốn gen loài người

Nêu biện pháp bảo vệ vốn gen

Nhận định sau đúng hay sai

Đề xuât cachsbaor vệ sức khỏe bản than chống bệnh tật

II. Vấn đề xã hội đối với di truyền học

Giải thích vấn đề phát sinh do CN gen và CN tế bào

Liên hệ khả năng trí tuệ và sự di truyền bản thân

Phân tích di truyền học với bệnh AIDS

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC

- PP hoạt động nhóm, PP giải quyết vấn đề, PP dạy học dự án, PP đóng vai, pp trò chơi, pp nghiên cứu trường hợp điển hình

- Kĩ thuật chia nhóm, KT giao nhiệm vụ, KT đặt câu hỏi, KT khăn trải bàn

IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Tranh vẽ SGK.

V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

- Bài cũ: Nêu 1 số bệnh tật di truyền liên quan đến đột biến NST ở người, cơ chế phát sinh các loại bệnh tật đó

1. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu:

 - Kích hoạt sự tích cực của người học, tạo hứng thú học tập cho học sinh. khơi gợi hứng thú đối với bài học và hơn thế nữa còn khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học

- Huy động kiến thức, kĩ năng, hệ giá trị nền tảng của cá nhân người học tạo tiền đề cho việc tiếp nhận kiến thức mới.

- Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho người học- là tiền đề để thực hiện một loạt các hoạt động tìm tòi, giải quyết vấn đề. Vì: Học tập là một quá trình khám phá, bắt đầu bằng sự tò mò, nhu cầu cần được hiểu biết và giải quyết mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều muốn biết.

b. Nội dung: Chơi trò chơi ô chữ

c. Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi trong trò chơi ô chữ.

d. Cách tổ chức:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Bước 2: HS nhận nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: HS báo cáo kết quả

Bước 4: Đánh giá, điều chỉnh, chốt KT.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Tìm hiểu bảo vệ vốn gen của loài người

a. Mục tiêu: Bảo vệ vốn gen của loài người

b. Nội dung: Phân tích ưu điểm, nhược điểm các biện pháp bảo vệ vốn gen của loài người

c. Sản phẩm: Nội dung trọng tâm ghi vở

d. Cách tổ chức:

HOẠT ĐỘNG NHÓM

Bước 1: Giao nhiệm vụ

- Làm việc cả lớp

- Thành lập nhóm

- Xác định nhiệm vụ từng nhóm

Bước 2: Làm việc nhóm

  • Chia lớp thành 4 nhóm:

+ Phân công vị trí ngồi của nhóm

+ Lập kế hoạch nhiệm vụ từng người

+ Thỏa thuận qui tắc làm việc nhóm

+ Tiến hành từng bạn giải quyết nhiệm vụ

+ Cử đại diện báo cáo

Bước 3: Làm việc cả lớp

+ Báo cáo kết qủa

+ Đánh giá, điều chỉnh.

Hoạt động của GV - HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1:

Tìm hiểu vấn đề bảo vệ vốn gen của loài người - Thế nào là gánh nặng di truyền cho loài người

- Việc sử dụng thuốc trừ sâu, chất diệt cỏ chất khích thích sinh trưởng tác động đến môi trường như thế nào

- Nguyên nhân dẫ đế ô nhiễm đất , nước, không khí

- Tư vấn di truyền là gì

- Quy trình liệu pháp gen gồm mấy bước

* Gv treo tranh hình 22 yêu cầu hs quan sát rồi mô tả từng bước của pp chọc dò dịch ối và sinh thiết tua nhau thai

** pp chọc dò dịch ối :

+ Dùng bơm tiêm hút ra 10-20 ml dịch ối vào ống nghiệm đem li tâm để tách riêng tế bào phôi

+ Nuôi cấy các tế bào phôi, sau vài tuần làm tiêu bản phân tích xem thai có bị bệnh di truyền ko

+Phân tích hoá sinh (ADN) dịch ối và tế bào phôi xem thai có bị bệnh DT ko

**PP sinh thiết tua nhau thai :

+Dùng ống nhỏ để tách tua nhau thai

+Làm tiêu bản phân tích NST

* GV kiểm tra kiến thức bài 20 nhắc lại các bước của công nghệ gen, đọc mục I.3

I. Bảo vệ vốn gen của loài người

1. Tạo môi trường trong sạch nhằm hạn chế các tác nhân gây đột biến

Trồng cây, bảo vệ rừng

2. Tư vấn di truyền và việc sàng lọc trước sinh

- Là hình thức chuyên gia di truyền đưa ra các tiên đoán về khả năng đứa trẻ sinh ra mắc 1 tật bệnh di truyền và cho các cặp vợ chồng lời khuyên có nên sinh con tiếp theo ko ,nếu có thì làm gì để tránh cho ra đời những đứa trẻ tật nguyền

- Kỹ thuật : chuẩn đoán đúng bệnh, xây dựn phả hệ người bệnh, chuẩn đoán trước sinh

- Xét nghiệm trước sinh :

Là xét nghiệm phân tích NST,ADN xem thai nhi có bị bệnh di truyền hay ko

Phương pháp : + chọc dò dịch ối

+ sinh thiết tua nhau thai

3. Liệu pháp gen- kỹ thuật của tương lai

- Là kỹ thuật chữa bệnh bằng thay thế gen bệnh bằng gen lành

- Về nguyên tắc là kỹ thuật chuyển gen

- Quy trình : SGK

- Một số khó khăn gặp phải : vi rut có thể gây hư hỏng các gen khác( ko chèn gen lành vào vị trí của gen vốn có trên NST )

Hoạt động 2: Một số vấn đề xã hội của di truyền học

a. Mục tiêu: Liệt kê một số vấn đề xã hội của di truyền học

b. Nội dung: Phân tích vấn đề xã hội của di truyền học

c. Sản phẩm: Nội dung trọng tâm ghi vở

d. Cách tổ chức:

HOẠT ĐỘNG NHÓM

Bước 1: Giao nhiệm vụ

- Xác định nhiệm vụ từng nhóm

Bước 2: Làm việc nhóm

+ Lập kế hoạch nhiệm vụ từng người

+ Thỏa thuận qui tắc làm việc nhóm

+ Tiến hành từng bạn giải quyết nhiệm vụ

+ Cử đại diện báo cáo

Bước 3: Làm việc cả lớp

+ Báo cáo kết qủa

+ Đánh giá, điều chỉnh.

Hoạt động của GV - HS

Nội dung ghi bảng

- Di truyền học có biện pháp gì để ngăn chặn đại dịch AIDS?

* Gv có thể nêu ví dụ về cách đo chỉ số IQ

Gv kiểm tra lại kiến thức đã học ở lớp 10 về HIV/AIDS

- Di truyền học có biện pháp gì để ngăn chặn đại dịch AIDS

HS : Nghiªn cøu, tr¶ lêi

GV : KÕt luËn bæ sung

II. Một số vấn đề xã hội của di truyền học

1. Tác động xã hội của việc giải mã bộ gen người

Việc giải mã bộ gen người ngoài những tích cực mà nó đem lại cũng làm xuất hiện nhiều vấn đề tâm lý xã hội

2. Vấn đề phát sinh do công nghệ gen và công nghệ tế bào

- Phát tán gen khangs thuốc sang vi sinh vật gây bệnh

-An toàn sức khoẻ cho con người khi sử dụng thực phẩm biến đổi gen

3. Vấn đề di truyền khả năng trí tuệ

a) Hệ số thông minh ( IQ)

được xác định bằng các trắc nghiệm với các bài tập tích hợp có độ khó tăng dần

b) Khả năng trí tuệ và sự di truyền

- Tập tính di truyền có ảnh hưởng nhất định tới khả năng trí tuệ

4.Di truyền học với bệnh AIDS

- Để làm chậm sự tiến triển của bệnh người ta sử dụng biện pháp di truyền nhằm hạn chế sự phát triển của virut HIV

3. Hoạt động Luyện tập

a. Mục đích:

-HS vận dụng KT, KN đã học vào giải quyết nhiệm vụ cụ thể. GV xem học sinh đã nắm vững kiến thức chưa, nắm KT ở mức độ nào

b. Tổ chức :

Bước 1: Giao nhiệm vụ: trả lời các câu hỏi sau

1.1. Vì sao các bệnh di truyền hiện nay có khuynh hướng gia tăng trong khi các bệnh nhiễm trùng hay suy dinh dưỡng lại giảm

1.2. Giả sử răng alen b liên kết với giới tính ( nằm trên X) và lặn gây chết, alen này gây chết hợp tử hoặn phôi, một người đàn ông lấy 1 cô vợ di hợp tử về gen này. tỉ lệ con trai – con gái của cặp vợ chồng này sẽ là bao nhiêu nếu họ có rất nhiều con

hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

Bước 3:HS thực hiện nhiệm vụ. GV hướng dẫn, , hỗ trợ, quan sát.

Bước 4: HS báo cáo, đánh giá, điều chỉnh, chốt KT: GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

4. Hoạt động vận dụng

a. Mục đích:

-Tạo cơ hội HS vận dụng KT, KN thể nghiệm giá trị đã học vào cuộc sống thực tiễn ở gđ, nhà trường và cộng đồng.

b. Tổ chức :

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Bước 2: HS nhận nhiệm vụ. GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

Bước 3:HS thực hiện nhiệm vụ. GV hướng dẫn, , hỗ trợ, quan sát.

Bước 4: HS báo cáo, đánh giá, điều chỉnh, chốt KT.GV hướng dẫn, hỗ trợ

VI. RÚT KINH NGHIỆM

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Ngày soạn

Lớp dạy

Ngày dạy

TIẾT 27

Phần sáu : TIẾN HOÁ

Bài 24: CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng

a. Kiến thức

- Phân biệt cơ quan tương đồng,thoái hoá,cho ví dụ,nêu được ý nghĩa

-Trình bày nội dung và ý nghĩa của học thuyết tế bào.

- Giải thích được vì sao tế bào chỉ sinh ra từ tế bào sống trước nó.

- Nêu được những bằng chứng sinh học phân tử về nguồn gốc thống nhất của

sinh giới.

b. Kĩ năng

- Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp

- Kỹ năng giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng giao tiếp.

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi HS đọc SGK

- Kỹ năng phân tích, so sánh tổng hợp

- Tư duy hệ thống, khái quát kiến thức.

c. Thái độ: Hứng thú học

2. Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất

a. Phẩm chất

- Yêu nước

- Nhân ái

- Chăm chỉ: chăm học, chăm làm

-Trung thực

-Trách nhiệm: bản thân, gia đình, xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên giữ môi trường

b. Định hướng năng lực:

* Năng lực chung

- NL tự học, tự chủ

- NL giao tiếp hợp tác

- NL giải quyết vấn đề sáng tạo

*Năng lực chuyên biệt

- NL nhận thức sinh học

- NL tìm hiểu thế giới sống

- NL vận dụng KT giải quyết tình huống

II. MÔ TẢ CẤP ĐỘ TƯ DUY NHẬN THỨC

1. Bảng mô tả cấp độ nhận thức

2. Biên soạn câu hỏi đánh giá năng lực

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng

Phân tích

Đánh giá

Sáng tạo

I. Bằng chứng giải phẫu so sánh

Mô tả bằng chứng giải phẫu so sánh

Phân biệt cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự

Nhận định sau đúng hay sai

IV. Bằng chứng TB học và SH phân tử

Liên hệ Nguồn gôc chung các loài, đề cách bảo tồn SV

Phân tích đặc điểm cơ bản và chức năng của ADN ở các loài?

Vẽ sơ đồ tư duy các bằng chứng tiến hóa

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC

- PP hoạt động nhóm, PP giải quyết vấn đề, PP dạy học dự án, PP đóng vai, pp trò chơi, pp nghiên cứu trường hợp điển hình

- Kĩ thuật chia nhóm, KT giao nhiệm vụ, KT đặt câu hỏi, KT khăn trải bàn

IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Tranh vẽ SGK.

V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

- Bài cũ: Học sinh ý thức được việc bảo vệ các loài là điều kiện cần thiết

1. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu:

 - Kích hoạt sự tích cực của người học, tạo hứng thú học tập cho học sinh. khơi gợi hứng thú đối với bài học và hơn thế nữa còn khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học

- Huy động kiến thức, kĩ năng, hệ giá trị nền tảng của cá nhân người học tạo tiền đề cho việc tiếp nhận kiến thức mới.

- Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho người học- là tiền đề để thực hiện một loạt các hoạt động tìm tòi, giải quyết vấn đề. Vì: Học tập là một quá trình khám phá, bắt đầu bằng sự tò mò, nhu cầu cần được hiểu biết và giải quyết mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều muốn biết.

b. Nội dung: Chơi trò chơi ô chữ

c. Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi trong trò chơi ô chữ.

d. Cách tổ chức:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Bước 2: HS nhận nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: HS báo cáo kết quả

Bước 4: Đánh giá, điều chỉnh, chốt KT.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Tìm hiểu bằng chứng giải phẫu so sánh.

a. Mục tiêu: Mô tả bằng chứng giải phẫu so sánh.

b. Nội dung: Tổ tiên của loài người là ai?⭢Vượn người hoá thạch.Vậy bằng chứng nào chứng minh con người có nguồn gốc từ động vật chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu vấn đề ở phần VI,cụ thể là Chương I:Bằng chứng tiến hoá. Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu “bằng chứng giải phẫu học so sánh và phôi sinh học so sánh”.

c. Sản phẩm: Nội dung trọng tâm ghi vở

d. Cách tổ chức:

HOẠT ĐỘNG NHÓM

Bước 1: Giao nhiệm vụ

- Làm việc cả lớp

- Thành lập nhóm

- Xác định nhiệm vụ từng nhóm

Bước 2: Làm việc nhóm

  • Chia lớp thành 4 nhóm:

+ Phân công vị trí ngồi của nhóm

+ Lập kế hoạch nhiệm vụ từng người

+ Thỏa thuận qui tắc làm việc nhóm

+ Tiến hành từng bạn giải quyết nhiệm vụ

+ Cử đại diện báo cáo

Bước 3: Làm việc cả lớp

+ Báo cáo kết qủa

+ Đánh giá, điều chỉnh.

Hoạt động của gv - hs

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1 : GV : Yêu cầu hs nghiên cứu sgk để trả lời các câu hỏi sau:

- Có nhận xét gì về cấu tạo các xương chi trước của các loài?

- Cơ quan tương đồng là gì ? Cho ví dụ

- Các cơ quan tđồng phản ánh điều gì?

- Vậy cơ quan thoái hoá gì? Nêu ví dụ

- Hiện tượng lại tổ lµ g× ?

- Cơ quan tương tự lµ g× ?

- Cơ quan tương tự phản ánh điều gì?

- HS : Nghiên cứu, trả lời

- GV : Kết luận, bổ sung

I. Bằng chứng giải phẫu so sánh

- Cơ quan tương đồng: là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể,có cùng nguồn gốctrong quá trình phát triển phôi cho nên có kiểu cấu tạo giống nhau

- Cơ quan thoái hoá: Cơ quan thoái hoá là cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành.

- Cơ quan tương tự : Cơ quan tương tự là cơ quan có nguồn gốc khác nhưng đảm nhận những chưc 1năng giống nhau nên có hình thái tương tự nhau.

Hoạt động 2: Tìm hiểu bằng chứng tế bào học , sinh học phân tử

a. Mục tiêu: Mô tả bằng chứng tiến hóa

b. Nội dung: Đánh giá các bằng chứng tiến hóa

c. Sản phẩm: Nội dung trọng tâm ghi vở

d. Cách tổ chức:

HOẠT ĐỘNG NHÓM

Bước 1: Giao nhiệm vụ

- Xác định nhiệm vụ từng nhóm

Bước 2: Làm việc nhóm

+ Lập kế hoạch nhiệm vụ từng người

+ Thỏa thuận qui tắc làm việc nhóm

+ Tiến hành từng bạn giải quyết nhiệm vụ

+ Cử đại diện báo cáo

Bước 3: Làm việc cả lớp

+ Báo cáo kết qủa

+ Đánh giá, điều chỉnh

Hoạt động của gv - hs

Nội dung ghi bảng

GV yêu cầu hs nghiên cứu sgk và trả lời các câu hỏi sau:

- Nội dung của học thuyết tế bào?

- Thuyết tế bào đã gợi ra ý tưởng gì về nguồn gốc của sinh giới?

- Vì sao có sự khác nhau giữa các dạng tế bào?

- Ý nghĩa của học thuyết tế bào?

- Nêu những đặc điểm cơ bản và chức năng của ADN ở các loài?

- Mức độ giống và khác nhau trong cấu trúc của ADN ở các loài do yếu tố nào qui định?

- Nhận xét gì về mối quan hệ giữa các loài?

HS : Nghiên cứu, trả lời

GV : Kết luận, bổ sung

IV.Tìm hiểu về bằng chứng tế bào học, sinh học phân tử

* Bằng chứng tế bào học

- Tất cả các cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.

- Tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể.

- Các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước nó.

* Bằng chứng sinh học phân tử.

- Các loài sinh vật đều có vật chất di truyền là ADN.

- ADN của các loài đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit. ADN có vai trò mang và truyền đạt thông tin di truyền.

- ADN của các loài khác nhau ở thành phần, số lượng, trình tự sắp xếp của các loại nuclêôtit.

=> Ý nghĩa.

Nguồn gốc thống nhất của các loài

3. Hoạt động Luyện tập

a. Mục đích:

-HS vận dụng KT, KN đã học vào giải quyết nhiệm vụ cụ thể. GV xem học sinh đã nắm vững kiến thức chưa, nắm KT ở mức độ nào

b. Tổ chức :

Bước 1: Giao nhiệm vụ: trả lời các câu hỏi sau

? Chứng minh mọi SV trên trái đất đều có chung 1 nguồn gốc

Bước 2: HS nhận nhiệm vụ. GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

Bước 3:HS thực hiện nhiệm vụ. GV hướng dẫn, , hỗ trợ, quan sát.

Bước 4: HS báo cáo, đánh giá, điều chỉnh, chốt KT: GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

4. Hoạt động vận dụng

a. Mục đích:

-Tạo cơ hội HS vận dụng KT, KN thể nghiệm giá trị đã học vào cuộc sống thực tiễn ở gđ, nhà trường và cộng đồng.

b. Tổ chức :

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Bước 2: HS nhận nhiệm vụ. GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

Bước 3:HS thực hiện nhiệm vụ. GV hướng dẫn, , hỗ trợ, quan sát.

Bước 4: HS báo cáo, đánh giá, điều chỉnh, chốt KT.GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

VI. RÚT KINH NGHIỆM

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Ngày soạn

Lớp dạy

Ngày dạy

TIẾT 28

BÀI 25. HỌC THUYẾT LA MÁC- ĐÁC UYN.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng

a. Kiến thức

- Phân tích và đánh giá được quan niệm của ĐacUyn

- Phát hiện Vai trò của chọn lọc tự nhiên trong sự hình thành các đặc điểm thích nghi.

- Mô tả Sự hình thành loài mới và nguồn gốc các loài.

b. Kĩ năng

- Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp

- Kỹ năng giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng giao tiếp.

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi HS đọc SGK

- Kỹ năng phân tích, so sánh tổng hợp

- Tư duy hệ thống, khái quát kiến thức.

c. Thái độ:

- Hứng thú học

- Ghi nhận đóng góp và tồn tại của Lamac và ĐacUyn trong việc giải thích tính đa dạng và hợp lý của sinh giới

2. Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất

a. Phẩm chất

- Yêu nước

- Nhân ái

- Chăm chỉ: chăm học, chăm làm

- Trung thực

- Trách nhiệm: bản thân, gia đình, xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên giữ môi trường

b. Định hướng năng lực:

* Năng lực chung

- NL tự học, tự chủ

- NL giao tiếp hợp tác

- NL giải quyết vấn đề sáng tạo

*Năng lực chuyên biệt

- NL nhận thức sinh học

- NL tìm hiểu thế giới sống

- NL vận dụng KT giải quyết tình huống

II. MÔ TẢ CẤP ĐỘ TƯ DUY NHẬN THỨC

1. Bảng mô tả cấp độ nhận thức

2. Biên soạn câu hỏi đánh giá năng lực

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng

Phân tích

Đánh giá

Sáng tạo

I.1. Biến dị di truyền

Nêu khái niệm biến dị

Nhận định sau đúng hay sai

Đề xuât biện pháp tăng biến dị ở thực vật

II.2.3. Chọn lọc nhân tạo và CNTN

Phân biệt CLTN, CLNT

Liên hệ ccahs CLNT giống mới

II. 4 . Thành công và tồn tại

Phân tích ưu và nhược điểm học thuyết DacUyn

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC

- PP hoạt động nhóm, PP giải quyết vấn đề, PP dạy học dự án, PP đóng vai, pp trò chơi, pp nghiên cứu trường hợp điển hình

- Kĩ thuật chia nhóm, KT giao nhiệm vụ, KT đặt câu hỏi, KT khăn trải bàn

IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Tranh vẽ SGK.

V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

- Bài cũ: Nguồn gốc thống nhất của sinh giới được thể hiện ở những bằng chứng sh nào? Mức độ giống và khác nhau trong cấu trúc của ADN và pr giữa các loài được giải thích như thế nào?

1. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu:

 - Kích hoạt sự tích cực của người học, tạo hứng thú học tập cho học sinh. khơi gợi hứng thú đối với bài học và hơn thế nữa còn khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học

- Huy động kiến thức, kĩ năng, hệ giá trị nền tảng của cá nhân người học tạo tiền đề cho việc tiếp nhận kiến thức mới.

- Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho người học- là tiền đề để thực hiện một loạt các hoạt động tìm tòi, giải quyết vấn đề. Vì: Học tập là một quá trình khám phá, bắt đầu bằng sự tò mò, nhu cầu cần được hiểu biết và giải quyết mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều muốn biết.

b. Nội dung: Chơi trò chơi ô chữ

c. Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi trong trò chơi ô chữ.

d. Cách tổ chức:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Bước 2: HS nhận nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: HS báo cáo kết quả

Bước 4: Đánh giá, điều chỉnh, chốt KT.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Tìm hiểu học thuyết của Đác Uyn

a. Mục tiêu: Mô tả quan điểm Dac Uyn

b. Nội dung: Giới sinh vật đang tồn tại nổi bật ở tính đa dạng và hợp lý. Người ta giải thích vấn đề này như thế nào?

c. Sản phẩm: Nội dung trọng tâm ghi vở

d. Cách tổ chức:

HOẠT ĐỘNG NHÓM

Bước 1: Giao nhiệm vụ

- Làm việc cả lớp

- Thành lập nhóm

- Xác định nhiệm vụ từng nhóm

Bước 2: Làm việc nhóm

  • Chia lớp thành 4 nhóm:

+ Phân công vị trí ngồi của nhóm

+ Lập kế hoạch nhiệm vụ từng người

+ Thỏa thuận qui tắc làm việc nhóm

+ Tiến hành từng bạn giải quyết nhiệm vụ

+ Cử đại diện báo cáo

Bước 3: Làm việc cả lớp

+ Báo cáo kết qủa

+ Đánh giá, điều chỉnh.

Hoạt động của gv-hs

Nội dung ghi bảng

Hoạt động GV yêu cầu HS nghiên cứu mục II.1 và trả lời các câu hỏi:

- ĐacUyn quan niệm về biến dị và di truyền như thế nào?

- Những loại biến dị và biến đổi nêu trên tương ứng với những loại biến dị nào theo quan niệm di truyền học hiện đại?

- Vai trò của biến dị và di truyền đối với quá trình tiến hóa?

- Hạn chế của ĐacUyn trong vấn đề biến dị và di truyền?

HS : Nghiên cứu, trả lời

GV : Kết luận, bổ sung

GV yêu cầu HS nghiên cứu mục II.2, thảo luận nhóm và điền vào phiếu học tập các vấn đề về chọn lọc nhân tạo và CLTN

Chỉ tiêu Chọn lọc nhân tạo Chọn lọc tự nhiên

Nội dung

Động lực

Kết quả

Vai trò

- Quan sát H25 và giải thích theo quan điểm của Đac uyn?.

- Nêu mối quan hệ của biến dị, di truyền và chọn lọc.

HS :Thảo luận nhóm và trả lời

GV : Kết luận, bổ sung

I. Học thuyết của ĐacUyn (1809-1882)

1. Biến dị và di truyền

a) Biến dị cá thể: Sự phát sinh những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài trong quá trình sinh sản xuất hiện ở từng cá thể riêng lẻ và theo hướng không xác định là nguyên liệu chủ yếu của chọn giống và TH.

b) Tính di truyền: Cơ sở cho sự tích lũy các biến dị nhỏ → biến đổi lớn.

2. Chọn lọc nhân tạo

a) Nội dung: Vừa đào thải những bd bất lợi, vừa tích lũy những bd có lợi cho con người.

b) Động lực: Nhu cầu thị hiếu của con người.

c) Kết quả: Mỗi giống vn hay cây trồng thích nghi cao độ với nhu cầu xác định của người.

d) Vai trò: Nhân tố chính qui định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vậtnuôi,cây trồng.

3. Chọn lọc tự nhiên

a) Nội dung: Vừa đào thải những biến dị bất lợi, vừa tích lũy những biến dị có lợi cho sv.

b) Động lực: Đấu tranh sinh tồn.

c) Kết quả: Phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể.

d) Vai trò: Nhân tố chính qui định sự hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sv.

e) Sự hình thành loài mới: Loài mới được hình thành qua nhiều dạng trung gian dưới t/d của CLTN theo con đường phân li tt từ 1 gốc

4. Thành công và tồn tại:

- Chứng minh toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả quá trình tiến hóa từ một gốc chung

- Chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.

3. Hoạt động Luyện tập

a. Mục đích:

- HS vận dụng KT, KN đã học vào giải quyết nhiệm vụ cụ thể. GV xem học sinh đã nắm vững kiến thức chưa, nắm KT ở mức độ nào

b. Tổ chức :

Bước 1: Giao nhiệm vụ: trả lời các câu hỏi sau

? Vai trò biến dị di truyền đối với tiến hóa?

Bước 2: HS nhận nhiệm vụ. GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

Bước 3:HS thực hiện nhiệm vụ. GV hướng dẫn, , hỗ trợ, quan sát.

Bước 4: HS báo cáo, đánh giá, điều chỉnh, chốt KT: GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

4. Hoạt động vận dụng

a. Mục đích:

-Tạo cơ hội HS vận dụng KT, KN thể nghiệm giá trị đã học vào cuộc sống thực tiễn ở gđ, nhà trường và cộng đồng.

b. Tổ chức :

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Bước 2: HS nhận nhiệm vụ. GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

Bước 3:HS thực hiện nhiệm vụ. GV hướng dẫn, , hỗ trợ, quan sát.

Bước 4: HS báo cáo, đánh giá, điều chỉnh, chốt KT.GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

VI. RÚT KINH NGHIỆM

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Ngày soạn

Lớp dạy

Ngày dạy

TIẾT 29

Bài 26: THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI

Bài 27: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ THÍCH NGHI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng

a. Kiến thức

- Mô tả được những cơ sở cho sự ra đời của thuyết tiến hóa hiện đại.

- Phân biệt được tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.

- Đánh giá vai trò của đột biến, di nhập gen, CLTN và các yếu tố ngẫu nhiên đối với tiến hóa nhỏ theo quan điểm hiện đại.

b. Kĩ năng

- Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp

- Kỹ năng giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng giao tiếp.

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi HS đọc SGK

- Kỹ năng phân tích, so sánh tổng hợp

- Tư duy hệ thống, khái quát kiến thức.

c. Thái độ: Hứng thú học. Học sinh nhận biết nguồn gốc chung của các loài

2. Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất

a. Phẩm chất

- Yêu nước

- Nhân ái

- Chăm chỉ: chăm học, chăm làm

- Trung thực

- Trách nhiệm: bản thân, gia đình, xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên giữ môi trường

b. Định hướng năng lực:

* Năng lực chung

- NL tự học, tự chủ

- NL giao tiếp hợp tác

- NL giải quyết vấn đề sáng tạo

* Năng lực chuyên biệt

- NL nhận thức sinh học

- NL tìm hiểu thế giới sống

- NL vận dụng KT giải quyết tình huống

II. MÔ TẢ CẤP ĐỘ TƯ DUY NHẬN THỨC

1. Bảng mô tả cấp độ nhận thức

2. Biên soạn câu hỏi đánh giá năng lực

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng

Phân tích

Đánh giá

Sáng tạo

I. Quan niệm tiến hóa và nguyên liệu tiến hóa

Trình bày quan niệm tiến hóa

Giải thích về nguồn biến dị di truyền của quần thể

II. Các nhân tố tiến hóa

Phân tích vai trò các nhân tố tiến hóa

Đánh giá các nhân tố tiến hóa

Vẽ luuwocj đồ tư duy đặc điểm các nhân tố tiến hóa

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC

- PP hoạt động nhóm, PP giải quyết vấn đề, PP dạy học dự án, PP đóng vai, pp trò chơi, pp nghiên cứu trường hợp điển hình

- Kĩ thuật chia nhóm, KT giao nhiệm vụ, KT đặt câu hỏi, KT khăn trải bàn

IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Tranh vẽ SGK.

V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

- Bài cũ: Trình bày nội dung thuyết tiến hóa của Đác uyn?

1. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu:

 - Kích hoạt sự tích cực của người học, tạo hứng thú học tập cho học sinh. khơi gợi hứng thú đối với bài học và hơn thế nữa còn khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học

- Huy động kiến thức, kĩ năng, hệ giá trị nền tảng của cá nhân người học tạo tiền đề cho việc tiếp nhận kiến thức mới.

- Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho người học- là tiền đề để thực hiện một loạt các hoạt động tìm tòi, giải quyết vấn đề. Vì: Học tập là một quá trình khám phá, bắt đầu bằng sự tò mò, nhu cầu cần được hiểu biết và giải quyết mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều muốn biết.

b. Nội dung: Chơi trò chơi ô chữ

c. Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi trong trò chơi ô chữ.

d. Cách tổ chức:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Bước 2: HS nhận nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: HS báo cáo kết quả

Bước 4: Đánh giá, điều chỉnh, chốt KT.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Tìm hiểu quan niệm tiến hóa và nguồn nguyên liệu tiến hóa

a. Mục tiêu: Trình bày quan niệm tiến hóa và nguồn nguyên liệu tiến hóa

b. Nội dung: Tại sao phải thành lập trung tâm cứu hộ động vật hoang dã?

c. Sản phẩm: Nội dung trọng tâm ghi vở

d. Cách tổ chức:

HOẠT ĐỘNG NHÓM

Bước 1: Giao nhiệm vụ

- Làm việc cả lớp

- Thành lập nhóm

- Xác định nhiệm vụ từng nhóm

Bước 2: Làm việc nhóm

  • Chia lớp thành 4 nhóm:

+ Phân công vị trí ngồi của nhóm

+ Lập kế hoạch nhiệm vụ từng người

+ Thỏa thuận qui tắc làm việc nhóm

+ Tiến hành từng bạn giải quyết nhiệm vụ

+ Cử đại diện báo cáo

Bước 3: Làm việc cả lớp

+ Báo cáo kết qủa

+ Đánh giá, điều chỉnh.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

NỘI DUNG

Các thành tựu lí thuyết DTH-PLH-CSVH-STH ... đều dựa trên quan điểm n/cứu quần thể và xem vấn đề trung tâm của thuyết TH là sự biến đổi các loài, hình thành loài mới .

Tiến hoá nhỏ:

HS đọc mục 1 và hoàn thành bảng sau

Tiến hóa nhỏ

Nội dung

Cơ chế

Kết quả

Qui mô

Vận dụng học thuyết tiến hóa nhỏ giải thích sự hình thành loài sâu bọ ăn lá cây có màu xanh lục?

HS đọc mục 1 và hoàn thành bảng sau

Tiến hóa nhỏ

Tiến hóa lớn

Nội dung

Cơ chế

Kết quả

Qui mô

? Tại sao quần thể là đơn vị tiến hóa mà không phải là loài hay cá thể.

QT là đ/v TH: là đv tồn tại-SS, đa hình nhưng có cấu trúc DT ổn định, cách li với qt lân cận. QT có khả năng biến đổi vốn gen theo hướng khác nhau.

CT: không thể là đv TH vì mỗi ct chỉ có 1 kg, khi kgen đó biến đổi=> chết hoặc bất thụ; Đời sống ct ngắn

Loài: không thể là đv th: trong t/n loài tồn tại như 1 hệ thống qt cách li tương đối với nhau, hệ gan của loài là hệ gen kín

? Theo qn hiện đại, nguyên liệu cho qt tiến hóa là gì?

I .Cơ sở ra đời học thuyết : Vào những năm 40/XX từ sự tổng hợp thành tựu lí thuyết nhiều lĩnh vực, thuyết t/h tổng hợp luôn được bổ sung hoàn thiện.

=> Làm sáng tỏ cơ chế t/h

1. Quan niệm tiến hoá nhỏ :

a)Tiến hoá nhỏ:

- Là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể ) .

- Cấu trúc di truyền của quần thể biến đổi đến một lúc làm xuất hiện sự cách li sinh sản giữa qt đã biến đổi với quần thể gốc => hình thành loài mới .

- Tiến hoá nhỏ diễn ra trên quy mô của 1 qt và diễn biến không ngừng dưới tác động của các NTTH.

b)Ví dụ giải thích sự hình thành loài sâu bọ ăn lá cây có màu xanh lục:

2. Quan niệm tiến hóa lớn:

a) Nội dung:

- Là quá trình biến đổi trên quy mô lớn , trải qua hàng triệu năm, làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài như : chi, họ, bộ, lớp, ngành .

- Tiến hoá lớn nghiên cứu quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài, ngoài ra còn nghiên cứu mối quan hệ tiến hoá giữa các loài nhằm làm sáng tỏ sự phát sinh và phát triển của toàn bộ sinh giới trên trái đất.

b) Nguồn biến dị di truyền của quần thể .

Nguồn cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá gồm:

+ BDDT: ĐB-BDTH

+ Biến dị do di nhập gen

Chiều hướng tiến hoá :

- Dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá, sinh giới đã tiến hoá theo 3 chiều hướng cơ bản : Ngày càng đa dạng phong phú, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lí. Trong đó thích nghi ngày càng hợp lí là hướng cơ bản nhất.

- Sự phát triển của một loài hay một nhóm loài có thể theo nhiều hướng khác nhau : Tiến bộ sinh học, thoái bộ sinh học, kiên định sinh học.

Hoạt Động 2: Tìm hiểu các nhân tố tiến hóa

a. Mục tiêu: Trình các nhân tố tiến hóa

b. Nội dung: So sánh các nhân tố tiến hóa

c. Sản phẩm: Nội dung trọng tâm ghi vở

d. Cách tổ chức:

HOẠT ĐỘNG NHÓM

Bước 1: Giao nhiệm vụ

- Làm việc cả lớp

- Thành lập nhóm

- Xác định nhiệm vụ từng nhóm

Bước 2: Làm việc nhóm

+ Lập kế hoạch nhiệm vụ từng người

+ Thỏa thuận qui tắc làm việc nhóm

+ Tiến hành từng bạn giải quyết nhiệm vụ

+ Cử đại diện báo cáo

Bước 3: Làm việc cả lớp

+ Báo cáo kết qủa

+ Đánh giá, điều chỉnh.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

NỘI DUNG

GV. Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau : đặc điểm của đột biến ?

HS. Đọc SGK và trả lời câu hỏi .

GV. Chỉnh lí và kết luận.

GV. Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau : tại sao di-nhập gen là nhân tố tiến hoá ?

HS. Đọc SGK và trả lời câu hỏi .

GV. Chỉnh lí và kết luận.

GV. Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau :

- Thực chất của CLTN ?

- Tại sao CLTN làm thay đổi tần số các alen ?

- Tốc độ làm thay đổi tần số các alen của CLTN phụ thuộc vào các yếu tố nào ?

HS. Đọc SGK và trả lời câu hỏi .

GV. Chỉnh lí và kết luận.

GV. Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau :

- Biến động di truyền là gì ?

- Đặc điểm của biến động di truyền ?

HS. Đọc SGK và trả lời câu hỏi .

GV. Chỉnh lí và kết luận.

GV. Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau :

Tại sao giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố tiến hoá ?

HS. Đọc SGK và trả lời câu hỏi .

GV. Chỉnh lí và kết luận.

II. CÁC NHÂN TỐ TIẾN HOÁ.

1. Khái niệm :

- Nhân tố làm thay đổi tần số alen ,tần số kiểu gen của quần thể

- Bao gồm đột biến, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên, sự di nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên...

2. Các nhân tố tiến hóa:

1. Đột biến.

- Tần số đột biến đối với từng gen riêng lẻ rất thấp (10-6-10-4) nhưng trong cơ thể có nhiều gen, mỗi qt có nhiều ct nên số lượng alen đột biến được phát sinh/qt/thế hệ là rất lớn.

- Vai trò của quá trình phát sinh đột biến :

+ Đột biến là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá (đột biến gen tạo alen mới,...).

+ Đột biến làm biến đổi tần số tương đối của các alen (rất chậm).

2. Di-nhập gen.

- Các cá thể nhập cư làm phong phú vốn en của quần thể.

- Các cá thể di cư làm thay đổi tần số các alen và các kiểu gen.

3. Chọn lọc tự nhiên.

+ Chọn lọc tự nhiên phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

+ Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, biến đổi tần số các alen của quần thể theo một hướng xác định.

CLTN có thể làm thay đổi tần số alen nhanh hay chậm (tuỳ thuộc CLTN chống lại alen trội hay alen lặn).

- Vì vậy chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp độ tiến hoá.

Áp lực của quá trình chọn lọc tự nhiên càng lớn thì quá trình tiến hoá càng nhanh.

- Hiểu được các hình thức chọn lọc tự nhiên :

+ Chọn lọc ổn định (kiên định) : Hình thức chọn lọc bảo tồn những cá thể mang tính trạng trung bình, đào thải những cá thể mang tính trạng chệch xa mức trung bình.

+ Chọn lọc vận động (định hướng) : Hình thức chọn lọc mà các tính trạng được chọn lọc theo một hướng nhất định.

+ Chọn lọc phân hoá (gián đoạn) : Hình thức chọn lọc đào thải các giá trị trung tâm, tích luỹ các giá trị vùng biên.

4. Các yếu tố ngẫu nhiên.

- Sự biến động di truyền : biến đổi thành phần kiểu gen và tần số các alen của quần thể bởi các yếu tố ngẫu nhiên.

- Quần thể có kích thước càng nhỏ thì biến động di truyền dể xảy ra.

- Đặc điểm của biến động di truyền :

+ Thay đổi tần số các alen không theo một hướng xác định.

+ Một alen nào đó có thể bị loại bỏ ra khỏi quần thể.

+ Những cá thể sống sọt có vốn gen khác hẳn với vốn gen quần thể ban đầu.

- Làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền

5. Giao phối không ngẫu nhiên.

- Vai trò của quá trình giao phối không ngẫu nhiên (giao phối có lựa chọn, giao phối gần và tự phối) đối với tiến hoá nhỏ :

* Phát tán đột biến trong quần thể.

* Trung hoà các đột biến có hại.

* Tạo nguồn biến dị thứ cấp (biến dị tổ hợp) cho quá trình tiến hoá.

* Có thể không làm thay đổi tần số các alen, nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp, giảm dần tần số kiểu gen dị hợp

- Làm nghèo vốn gen, giảm sự đa dạng di truyền

3. Hoạt động Luyện tập

a. Mục đích:

-HS vận dụng KT, KN đã học vào giải quyết nhiệm vụ cụ thể. GV xem học sinh đã nắm vững kiến thức chưa, nắm KT ở mức độ nào

b. Tổ chức :

Bước 1: Giao nhiệm vụ: trả lời các câu hỏi sau

- Nêu điểm khác nhau giữa tiến hóa lớn và tiến hóa nhỏ ?

- Trình bày được vai trò của quá trình đột biến đối với tiến hoá nhỏ?

- Trình bày được sự tác động của chọn lọc tự nhiên. Vai trò của quá trình chọn lọc tự nhiên.?

Bước 2: HS nhận nhiệm vụ. GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

Bước 3:HS thực hiện nhiệm vụ. GV hướng dẫn, , hỗ trợ, quan sát.

Bước 4: HS báo cáo, đánh giá, điều chỉnh, chốt KT: GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

4. Hoạt động vận dụng

a. Mục đích:

-Tạo cơ hội HS vận dụng KT, KN thể nghiệm giá trị đã học vào cuộc sống thực tiễn ở gđ, nhà trường và cộng đồng.

b. Tổ chức :

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Câu 14  : Một quần thể sinh vật ngẫu phối chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di truyền ở các thế hệ như sau:

Thế hệ

Thành phần kiểu gen

AA

Aa

aa

P

0,5

0,3

0,2

F1

0,45

0,25

0,3

F2

0,4

0,2

0,4

F3

0,3

0,15

0,55

F4

0,15

0,1

0,75

 Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này?

A. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các cặp gen dị hợp và đồng hợp lặn

B.  Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần

C.  Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần

D. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các kiểu gen đồng hợp và giữ lại các kiểu gen dị hợp

Bước 2: HS nhận nhiệm vụ. GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

Bước 3:HS thực hiện nhiệm vụ. GV hướng dẫn, , hỗ trợ, quan sát.

Bước 4: HS báo cáo, đánh giá, điều chỉnh, chốt KT.GV hướng dẫn, hỗ trợ.

VI. RÚT KINH NGHIỆM

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Ngày soạn

Lớp dạy

Ngày dạy

TIẾT 30

LOÀI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng

a. Kiến thức

- Giải thích được khái niệm loài sinh học

- Trình bày và giải thích được các cơ chế cách li trước hợp tử

- Mô tả và giải thích được các cơ chế cách li sau hợp tử

- Đánh giá vai trò của các cơ chế cách li trong quá trình tiến hoá

b. Kĩ năng

- Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp

- Kỹ năng giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng giao tiếp.

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi HS đọc SGK

- Kỹ năng phân tích, so sánh tổng hợp

- Tư duy hệ thống, khái quát kiến thức.

c. Thái độ: Hứng thú học

2. Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất

a. Phẩm chất

- Yêu nước

- Nhân ái

- Chăm chỉ: chăm học, chăm làm

- Trung thực

- Trách nhiệm: bản thân, gia đình, xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên giữ môi trường

b. Định hướng năng lực:

* Năng lực chung

- NL tự học, tự chủ

- NL giao tiếp hợp tác

- NL giải quyết vấn đề sáng tạo

*Năng lực chuyên biệt

- NL nhận thức sinh học

- NL tìm hiểu thế giới sống

- NL vận dụng KT giải quyết tình huống

II. MÔ TẢ CẤP ĐỘ TƯ DUY NHẬN THỨC

1. Bảng mô tả cấp độ nhận thức

2. Biên soạn câu hỏi đánh giá năng lực

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng

Phân tích

Đánh giá

Sáng tạo

I. Khái niệm quang hợp

Nêu khái niệm quang hợp

Nhận định sau đúng hay sai

Đề xuât biện pháp kĩ thuật trồng cây trong nhà

II.1.Pha sáng

Phân biệt pha sangs, pha tối và vai trò cũng như mối quan hệ 2 pha

Phân tích vai trò quang phân li nước

II.2. Pha tối

Vận dụng kiến thức để liên hệ thực vật C3, C4, CAM

Tìm giải phát tang năng suất quang hợp

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC

- PP hoạt động nhóm, PP giải quyết vấn đề, PP dạy học dự án, PP đóng vai, pp trò chơi, pp nghiên cứu trường hợp điển hình

- Kĩ thuật chia nhóm, KT giao nhiệm vụ, KT đặt câu hỏi, KT khăn trải bàn

IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Tranh vẽ SGK.

V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

- Bài cũ: Hooc môn thực vật là gì? Nêu các đặc điểm chung của chúng?

1. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu:

 - Kích hoạt sự tích cực của người học, tạo hứng thú học tập cho học sinh. khơi gợi hứng thú đối với bài học và hơn thế nữa còn khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học

- Huy động kiến thức, kĩ năng, hệ giá trị nền tảng của cá nhân người học tạo tiền đề cho việc tiếp nhận kiến thức mới.

- Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho người học- là tiền đề để thực hiện một loạt các hoạt động tìm tòi, giải quyết vấn đề. Vì: Học tập là một quá trình khám phá, bắt đầu bằng sự tò mò, nhu cầu cần được hiểu biết và giải quyết mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều muốn biết.

b. Nội dung: Chơi trò chơi ô chữ

c. Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi trong trò chơi ô chữ.

d. Cách tổ chức:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Bước 2: HS nhận nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: HS báo cáo kết quả

Bước 4: Đánh giá, điều chỉnh, chốt KT.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm loài

a. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm loài SV

b. Nội dung: Phân biệt các loài SV

c. Sản phẩm: Nội dung trọng tâm ghi vở

d. Cách tổ chức:

HOẠT ĐỘNG NHÓM

Bước 1: Giao nhiệm vụ

- Làm việc cả lớp

- Thành lập nhóm

- Xác định nhiệm vụ từng nhóm

? Nếu chỉ dựa vào các đặc điểm hình thái để phân loại các loài thì có chính xác không? Giải thích?

Bước 2: Làm việc nhóm

  • Chia lớp thành 4 nhóm:

+ Phân công vị trí ngồi của nhóm

+ Lập kế hoạch nhiệm vụ từng người

+ Thỏa thuận qui tắc làm việc nhóm

+ Tiến hành từng bạn giải quyết nhiệm vụ

+ Cử đại diện báo cáo

Bước 3: Làm việc cả lớp

+ Báo cáo kết qủa

+ Đánh giá, điều chỉnh

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

NỘI DUNG

GV. Yêu cầu học sinh đọc thông tin ở SGK và trả lời các câu hỏi sau :

- Các đặc điểm của loài sinh học ?

HS. Đọc SGK thu thập thông tin và trả lời câu hỏi của giáo viên.

GV. Chỉnh lí và kết luận.

GV. Yêu cầu học sinh đọc thông tin ở SGK và trả lời các câu hỏi sau :

- Các tiêu chuẩn phân biệt hai loài ? Tiêu chuẩn nào quan trọng nhất để phân biệt hai loài ?

HS. Đọc SGK thu thập thông tin và trả lời câu hỏi của giáo viên.

GV. Chỉnh lí và kết luận.

I. KHÁI NIỆM LOÀI SINH HỌC

1. Khái niệm

- Loài giao phối là một quần thể hoặc nhóm quần thể :

+ Có những tính trạng chung về hình thái, sinh lí. (1)

+ Có khu phân bố xác định. (2)

+ Các cá thể có khả năng giao phối với nhau sinh ra đời con có sức sống, có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với những nhóm quần thể thuộc loài khác. (3)

Ở các sinh vật sinh sản vô tính, đơn tính sinh, tự phối thì “loài” chỉ mang 2 đặc điểm [(1) và (2)].

- Cấu trúc loài : Loài bao gồm một hoặc nhiều nòi (nòi địa lí, nòi sinh thái, nòi sinh học), mỗi nòi bao gồm một hay nhiều quần thể phân bố liên tục hoặc gián đoạn.

Hoạt Động 2: Tìm hiểu các cơ chế cách li sinh sản giữa các loài

a. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm loài SV

b. Nội dung: Phân biệt các loài SV

c. Sản phẩm: Nội dung trọng tâm ghi vở

d. Cách tổ chức:

HOẠT ĐỘNG NHÓM

Bước 1: Giao nhiệm vụ

- Làm việc cả lớp

- Thành lập nhóm

- Xác định nhiệm vụ từng nhóm

? Nếu chỉ dựa vào các đặc điểm hình thái để phân loại các loài thì có chính xác không? Giải thích?

Bước 2: Làm việc nhóm

+ Lập kế hoạch nhiệm vụ từng người

+ Thỏa thuận qui tắc làm việc nhóm

+ Tiến hành từng bạn giải quyết nhiệm vụ

+ Cử đại diện báo cáo

Bước 3: Làm việc cả lớp

+ Báo cáo kết qủa

+ Đánh giá, điều chỉnh

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

NỘI DUNG

GV. Yêu cầu học sinh đọc thông tin ở SGK và trả lời các câu hỏi sau :

- Cơ chế cách li là gì ?

- Cách li sinh sản là gì ?

HS. Đọc SGK thu thập thông tin và trả lời câu hỏi của giáo viên.

GV. Chỉnh lí và kết luận.

GV. Yêu cầu học sinh đọc thông tin ở SGK và thảo luận nhóm nội dung sau :

Phân biệt các hình thức cách li về : khái niệm, đặc điểm và vai trò

HS. Đọc SGK thu thập thông tin, thảo luận và thống nhất đáp án.

GV. Gọi đại diện 1-3 nhóm trả lời và yêu cầu các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung.

HS. Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

GV. Chỉnh lí và kết luận

II. CÁC CƠ CHẾ CÁCH LI SINH SẢN GIỮA CÁC LOÀI

1. Cách li trước hợp tử

- Cách li nơi ở

- Cách li tập tính

- Cách li mùa vụ

- Cách li cơ học

2. Cách li sau hợp tử

- Là trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hữ thụ

3. Hoạt động luyện tập:

4. Hoạt động vận dụng và mở rộng:

- Nhiều loài vịt trời khác nhau chung sống trong cùng một khu vực địa lí và làm tổ ngay cạnh nhau, không bao giờ giao phối với nhau. Khi nuôi các cá thể khác giới thuộc 2 loài khác nhau trong điều kiện nhân tạo thì chúng giao phối với nhau và cho ra con lai hữu thụ. Ta có thể lí giải hiện tượng này như thế nào?

V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC :

1. HD học bài cũ :

Sơ đồ hóa bằng sơ đồ tư duy về nội dung bài học

2. HD chuẩn bị bài mới :

- Chuẩn bị câu hỏi và bài tập trang 125 SGK , đọc trước bài 29.

- Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Giải thích vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới.

Câu 2. Tại sao quần đảo lại được xem là phòng thí nghiệm nghiên cứu quá trình hình thành loài?

Câu 3. Tại sao cách li địa lí lại là cơ chế chủ yếu dẫn đến hình thành loài mới ở động vật?

Câu 4. Câu nào nói về vai trò của sự cách li địa lí trong quá trình hình thành loài là đúng nhất?

3. Hoạt động Luyện tập

a. Mục đích:

-HS vận dụng KT, KN đã học vào giải quyết nhiệm vụ cụ thể. GV xem học sinh đã nắm vững kiến thức chưa, nắm KT ở mức độ nào

b. Tổ chức :

Bước 1: Giao nhiệm vụ: trả lời các câu hỏi sau

- Trình bày các cơ chế cách li sinh sản giữa các loài ?

- Khi nào có thể kết luận chính xác 2 cá thể sinh vật nào đó thuộc 2 loài khác nhau?

- Điều gì sẽ xảy ra nếu giữa các loài không có sự cách li sinh sản?

Bước 2: HS nhận nhiệm vụ. GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

Bước 3:HS thực hiện nhiệm vụ. GV hướng dẫn, , hỗ trợ, quan sát.

Bước 4: HS báo cáo, đánh giá, điều chỉnh, chốt KT: GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

4. Hoạt động vận dụng

a. Mục đích:

-Tạo cơ hội HS vận dụng KT, KN thể nghiệm giá trị đã học vào cuộc sống thực tiễn ở gđ, nhà trường và cộng đồng.

b. Tổ chức :

Bước 1: Giao nhiệm vụ

4.1. Đối với vi khuẩn, tiêu chuẩn có ý nghĩa hàng dầu để phân biệt hai loài thân thuộc là

A. Tiêu chuẩn hoá sinh B. Tiêu chuẩn sinh lí - sinh hóa.

C. Tiêu chuẩn sinh thái. D. Tiêu chuẩn di truyền.

4.2. Quần đảo là nơi lí tưởng cho quá trình hình thành loài mới vì

A. các đảo cách xa nhau nên các sinh vật giữa các đảo không trao đổi vốn gen cho nhau.

B. rất dễ xảy ra hiện tương di nhập gen.

C. giữa các đảo có sự cách li địa lí tương đối và khoảng cách giữa các đảo lại không quá lớn.

D. chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố ngẫu nhiên.

4.3. Nguyên nhân chính làm cho đa số các cơ thể lai xa chỉ có thể sinh sản sinh dưỡng là

A. Không có sự tương hợp về cấu tạo cơ quan sinh sản với các cá thể cùng loài.

B. Bộ NST của bố và mẹ trong các con lai khác nhau về số lượng, hình dạng, kích thước

C. Có sự cách li hình thái với các cá thể cùng loài.

D. Cơ quan sinh sản thường bị thoái hoá.

Bước 2: HS nhận nhiệm vụ. GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

Bước 3:HS thực hiện nhiệm vụ. GV hướng dẫn, , hỗ trợ, quan sát.

Bước 4: HS báo cáo, đánh giá, điều chỉnh, chốt KT.GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

VI. RÚT KINH NGHIỆM

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Ngày soạn: / /2019

Ngày dạy: / /2019

Tiết 31-Bài 29: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI

I . Mục tiêu bài học

a.Kiến thức:

- Gi¶i thÝch ®­îc sù c¸ch ly ®Þa lý dÉn ®Õn sù ph©n ho¸ vèn gen gi÷a c¸c quÇn thÓ.

- Gi¶i thÝch t¹i sao c¸c quÇn ®¶o l¹i lµ n¬i lý t­ëng cho qu¸ tr×nh h×nh thµnh loµi míi. T¹i sao ë c¸c ®¶o gi÷a ®¹i d­¬ng l¹i hay cã nh÷ng loµi ®Æc h÷u.

- Tr×nh bµy TN cña §èt®¬ chøng minh c¸ch ly ®Þa lý dÉn ®Õn sù c¸ch ly sinh s¶n

b. Kĩ năng: -Ph¸t triÓn n¨ng quan sát,phân tích kênh hình trong bài học.

c.Thái độ:- Cñng cè niÒm tin say mª t×m hiÓu thiªn nhiªn

II. GD kĩ năng sống và nội dung tích hợp

- Kĩ năng tự nhận thức

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin

III. Phương tiện dạy học

1. GV: GA, SGK ,SGV, PhiÕu häc tËp.

2. HS : Häc bµi cò vµ chuÈn bÞ bµi míi

IV. Phương pháp dạy học

- VÊn ®¸p t×m tßi - VÊn ®¸p t¸i hiÖn - Tù nghiªn cøu SGK

V. Tiến trình tổ chức bài học

1. Khám phá:

Tr×nh bµy c¸c c¬ chÕ c¸ch ly vµ vai trß trong qu¸ t×nh tiÕn ho¸?

2. Kết nối(®v®): H×nh thµnh loµi míi lµ mét qu¸ tr×nh lÞch sö, c¶i biÕn thµnh phÇn kiÓu gen cña quÇn thÓ theo h­íng thÝch nghi, t¹o ra kiÓu gen míi c¸ch ly sinh s¶n víi quÇn thÓ gèc. Cã mét sè ph­¬ng thøc h×nh thµnh loµi míi kh¸c nhau.

Hoạt động của gv-hs

Nội dung ghi bảng

Ho¹t ®éng 1

T×m hiÓu vÒ sù h×nh thµnh loµi kh¸c khu vùc ®Þa lý

GV : Yªu cÇu hs nghiªn cøu sgk vµ cho biÕt

VD: Cho hai d·y nói ven biÓn cã mét loµi c©y mäc ®Òu sau ®ã n­íc biÓn d©ng cao.

Yªu cÇu th¶o luËn nhãm:

- §iÒu g× x¶y ra víi qt thùc vËt ë 2 d·y nói?

- H×nh thµnh loµi b»ng con ®­êng ®Þa lý th­êng x¶y ra víi nh÷ng loµi cã ®Æc ®iÓm nh­ thÕ nµo? Thêi gian diÔn ra?

- Sù c¸ch ly ®Þa lý cã nhÊt thiÕt h×nh thµnh loµi míi kh«ng? QuÇn ®¶o lµ g×?

- T¹o sao nãi “QuÇn ®¶o lµ phßng thÝ nghiÖm sèng cho nghiªn cøu h×nh thµnh loµi”

- T¹i sao ë c¸c ®¶o l¹i hay cã c¸c loµi ®Æc h÷u?

PhiÕu häc tËp:

Nghiªn cøu néi dung SGK môc 2 trang 131 hoµn thµnh néi dung b¶ng sau:

§èi t­îng.

Nguyªn liÖu.

C¸ch tiÕn hµnh.

KÕt qu¶.

NhËn xÐt vµ gi¶i thÝch

HS : Nghiªn cøu, tr¶ lêi

GV : kÕt luË, bæ sung

I. H×nh thµnh loµi kh¸c khu vùc ®Þa lý.

1. Vai trß cña c¸ch ly ®Þa lý trong qu¸ tr×nh h×nh thµnh loµi míi.

- Do sèng trong c¸c ®IÒu kiÖn ®Þa lý kh¸c nhau nªn CLTN lµm thay ®æi tÇn sè alen cña c¸c quÇn thÓ c¸ch ly thoe nh÷ng c¸ch kh¸c nhau.

- Sù sai kh¸c vÒ tÇn sè alen gi÷a c¸c quÇn thÓ c¸h ly ®­îc duy tr×.

- C¸c quÇn thÓ c¸ch ly kh«ng trao ®æi vèn gen víi nhau.

- Sù sai kh¸c dÉn ®Õn c¸h ly tËp tÝnh, mïa vô råi c¸ch ly sinh s¶n lµm xuÊt hiÖn loµi míi.

- Con ®­êng nµy x¶y ra víi nh÷ng loµi ph¸t t¸n m¹nh, ph©n bè réng.

- X¶y ra chËm ch¹p qua nhiÒu d¹ng trung gian.

3. Thực hành – Luyện tập

Sö dông c©u hái cuèi bµi

* H­íng dÉn vÒ nhµ : lµm bµi tËp,häc bµi cò vµ chuÈn bÞ bµi míi tr­íc khi ®Õn líp.

VI. Rút kinh nghiệm

Ngày soạn: / /2019

Ngày dạy: / /2019

TiÕt 32-BÀI 30 : QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI (Tiếp theo)

I .Mục tiêu bài học

a.Kiến thức:

- Giải thích được quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá.

- Giải thích được sự cách li về tập tính và cách li sinh thái dẫn đến hình thành loài mới như thế nào ?

- Biết được tại sao phải bảo vệ đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng như các giống cây trồng nguyên thuỷ ?

b. Kĩ năng:

-Rèn luyện kỹ năng so sánh , phân tích , tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức .

c.Thái độ: yêu môn học

II. GD kĩ năng sống và nội dung tích hợp

- Kĩ năng tự nhận thức

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin

III. Phương tiện dạy học

1. GV: GA, SGK ,SGV, PhiÕu häc tËp.

2. HS : Häc bµi cò vµ chuÈn bÞ bµi míi

IV. Phương pháp dạy học

- VÊn ®¸p t×m tßi

- VÊn ®¸p t¸i hiÖn

- Tù nghiªn cøu SGK

V. Tiến trình tổ chức bài học

1. Khám phá:

- Giải thích vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới ?

- Tại sao quần đảo lại được xem là phòng thí nghiệm nghiên cứu quá trình hình thành loài mới ?

2. Kết nối (đvđ) : Tiết trước chúng ta nghiên cứu quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí. Vậy ở cùng khu vực địa lí thì quá trình hình thành loài có diễn ra hay không ? Để rõ hơn chúng ta nghiên cứu tiếp bài §30

Hoạt động của HS-GV

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: Hình thành loài cùng khu vực địa lí

Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và cho biết :

- VD trên minh hoạ điều gì ? Giải thích .

- Từ vd trên có thể rút ra kết luận gì về quá trình hình thành loài ?

Suy nghĩ trả lời

Theo VD , suy nghĩ trả lời

Phân tích VD rút ra kết luận

Vậy trong cùng khu vực địa lí ngoài con đường hình thành loài vừa xét còn có con đường nào khác không ?

Cách li sinh thái

Có thể cho Vd về cỏ băng , cỏ sâu róm trên bãi bồi sông Vônga và VD SGK

Từ 2 VD trên có thể rút ra kết luận gì về con đường hình thành loài bằng con đường sinh thái ?

Đọc SGK và trả lời

Hình thành loài bằng con đường cách li sinh thái thường xảy ra đối với đối tượng nào ?

Động vật ít di chuyển

II. Hình thành loài cùng khu vực địa lí :

  1. Hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh thái :
  2. Hình thành loài bằng cách li tập tính:

Các cá thể của 1 quần thể do đột biến có được KG nhất định làm thay đổi 1 số đặc điểm liên quan tới tập tính giao phối thì những cá thể đó sẽ có xu hướng giao phối với nhau tạo nên quần thể cách li với quần thể gốc .Lâu dần , sự khác biệt về vốn gen do giao phối không ngẫu nhiên cũng như các nhân tố tiến hoá khác cùng phối hợp tác động có thể sẽ dẩn đến sự cách li sinh sản và hình thành nên loài mới .

  1. Hình thành loài bằng cách li sinh thái:

Hai quần thể của cùng một loài sống trong 1 khu vực địa lí nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau thì lâu dần có thể dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới .

Hoạt động 2 : Tìm hiểu quá trình hình thành loài nhờ cơ chế lai xa và đa bội hoá

- Thế nào là lai xa ?

- Lai xa gặp những trở ngại gì ?

- Vì sao cơ thể lai xa thường không có khả năng sinh sản ?

- Nhận xét , đánh giá thống nhất nội dung

- Có phải cơ thể lai xa nào cũng bất thụ và không thể tạo thành loài mới không ?

- Để khắc phục trở ngại khi lai xa người ta có thể làm gì ?

- Tại sao đa bội hoá lại khắc phục được trở ngại đó ? Người ta tiến hành như thế nào ?

- Ngoài VD ở SGK có thể nêu thêm VD về nguồn gốc cỏ Saprtina từ 2 loài cỏ gốc Châu Âu và Châu Mỹ .

- Vì sao lai xa và đa bội hoá là con đường hình thành loia2 phổ biến ở thực vật bậc cao nhưng rất ít gặp ở động vật ?

- Sự xuất hiện 1 cá thể lai xa được coi là loài mới chưa ?

  1. Hình thành loài nhờ lai xa và đa bội hoá :

Hai cá thể khác loài giao phấn với nhau tạo nên cá thể mới không có khả năng sinh sản nhưng khi đa bội hóa tạo nên thể song nhị bội thì con cái của chúng vẫn có khả năng sinh sản

3. Thực hành – Luyện tập

* Cñng cè : Sö dông c©u hái cuèi bµi

* H­íng dÉn vÒ nhµ : lµm bµi tËp,häc bµi cò vµ chuÈn bÞ bµi míi tr­íc khi ®Õn líp.

VI. Rút kinh nghiệm

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 34- Bài 33 : SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI

QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT

I. Mục tiêu bài học

Sau khi häc song bµi nµy häc sinh ph¶i

a.Kiến thức:

- Nêu được khái niệm hóa thạch, vai trò của hóa thạch trong nghiên cứu sinh học và địa chất học, cách xác định tuổi của hóa thạch

- Trình bày được mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường và khí hậu qua các kỉ

b. Kĩ năng:-Phaùt trieån ñöôïc naêng löïc tö duy lí thuyeát cho hs

c. Thái độ: yêu môn học

II. GD kĩ năng sống và nội dung tích hợp

- Kĩ năng tự nhận thức

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin

III. Phương tiện dạy học

1. GV: GA, SGK ,SGV

2. HS : Häc bµi cò vµ chuÈn bÞ bµi míi

IV. Phương pháp dạy học

- VÊn ®¸p t×m tßi - VÊn ®¸p t¸i hiÖn - Quan s¸t tranh t×m tßi

V. Tiến trình tổ chức bài học

1. Khám phá : Sự sống được phát sinh như thế nào ? Đặc điểm tiến hóa của 3 giai đoạn tiến hóa : hóa học,tiền sinh học và sinh học ?

2. Kết nối (đvđ) : Bò sát cổ khổng lồ sống ở thời đại nào cách chúng ta bao nhiêu triệu năm ?

Hoạt động của gv-hs

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: Hóa thạch và phân chia thời gian địa chất

tìm hiểu về hóa thach và phân chia thời gian địa chất

GV : Yêu cầu hs nghiên cứu sgk và trả lời các câu hỏi sau :

- Hóa thạch là gì ?

- Hóa thạch có ý nghĩa thực tiễn gì trong nghiên cứu khảo cổ và thực tiễn ?

- Để xác định tuổi của các lớp đất đá và hóa thạch người ta dựa vào tiêu chuẩn nào?

- Căn cứ vào đâu để phân định các mốc thời gian địa chất ?

HS : Nghiên cứu, trả lời

GV : Kết luận,bổ sung :

Hoạt động 2: Sinh vật trong các đại địa chất

Tìm hiểu về sinh vật trong các đại địa chất

GV : Yêu cầu hs nghiên cứu sgk ,trả lời

- Sinh vật ở đại thái cổ?

- Vì sao đại thái cổ lại có ít hóa thạch nhất?

- Những SV xuất hiện trong đại thái cổ?

- Có những kỉ nào trong đại cổ sinh?

- Đặc điểm xuất hiện sinh vật trong các kỉ ở đại cổ sinh ?

- Sự kiện quan trọng của đại cổ sinh là gì?

- Nguyên nhân của sự xuất hiện ôxi trên trái đất?

- Nguyên nhân nào dẫn đến sự di cư của động vật lên cạn?

- Có những kỉ nào trong đại trung sinh?

- Đặc điểm xuất hiện sinh vật trong các kỉ ở đại trung sinh ?

- Sự kiện quan trọng của đại trung sinh ?

- Có những kỉ nào trong đại tân sinh?

- Đặc điểm xuất hiện sinh vật trong các kỉ ở đại tân sinh ?

- Sự kiện quan trọng của đại cổ sinh là gì?

HS : Nghiên cứu, trả lời

GV : Kết luận,bổ sung:

I. Hóa thạch và phân chia thời gian địa chất

1. Hóa thạch:

a. Hóa thạch là gì?

Là di tích của các sinh vật đã từng sống trong các thời đại trước để lại trong các lớp đất đá.

b. Ý nghĩa của hóa thạch : có ý nghĩa to lớn trong nghiên cứu SH và địa chất học

- Từ hóa thạch có thể suy ra lịch sử phát sinh ,phát triển và diệt vong của sinh vật.

- Là dẫn liệu quí để nghiên cứu lịch sử vỏ TĐ

2. Sự phân chia thời gian địa chất

a. Phương pháp xác định tuổi các lớp đất đa và hóa thạch

- Để xác định tuổi tương đối của lớp đất đa dựa vào lớp trầm tích trong đất (lớp càng sâu tuổi càng cao)

- Để xác định tuổi tuyệt đối sử dụng pp đồng vị phóng xạ,căn cứ vào thời gian bán rã của 1 chất đồng vị phóng xạ nào đó có trong hóa thạch

b. Căn cứ để phân định các mốc thời gian địa chất dựa vào những biến đổi lớn về địa chất ,khí hậu.

II. Sinh vật trong các đại địa chất :

1. Đại thái cổ : (khoảng 3500 triệu năm)

- Hóa thạch SV nhân sơ cổ nhất

2. Đại nguyên sinh : (2500 triệu năm)

- Hóa thạch SV nhân thực cổ nhất

- Hóa thạch đv cổ nhất

- ĐV không sương sống thấp ở biển ,tảo

3. Đại cổ sinh : (300 – 542 triệu năm)

- Kỉ cambric: xuất hiện đv dây sống

- Kỉ silua: cây có mạch và côn trùng chiếm lĩnh trên cạn,xuất hiện cá

- Kỉ đêvôn: phân hóa cá sương,xuất hiện lưỡng cư.

- Kỉ than đá: xuất hiện TV hạt trần,bò sát…

- Kỉ pecmi: phân hóa bò sát và côn trùng

4. Đại trung sinh : (200 – 250 triệu năm)

- Kỉ tam điệp : cá sương phát triển,phân hóa bò sát cổ,xuất hiện chim và thú.

- Kỉ jura: bò sát cổ ngự trị tuyệt đối trên cạn, dưới nước và trên không.

- Kỉ phấn trắng: xuất hiện thực vật hạt kín

5. Đại tân sinh : (1,8 – 65 triệu năm)

- Kỉ đệ tam : phân hóa thú,chim,xuất hiện các nhóm linh trưởng.

- Kỉ đệ tứ: thực vật và động vật giống ngày nay,xuất hiện loài người.

3. Thực hành – Luyện tập

* Cñng cè : Sö dông « ghi nhí vµ bµi tËp cuèi bµi

- Tại sao hóa thạch là bằng chứng của tiến hóa ?

- Người ta căn cứ vào đâu để tính tuổi của hóa thạch ?

- Nêu sinh vật điển hình của các kỉ ?

- Phân tích mối quan hệ giữa điều kiện địa chất ,khí hậu với sv qua các kỉ địa chất ?

- Hãy chọn phương án trả lời đúng : Thực vật có hoa xuất hiện vào đại nào sau đây ?

A. Đại cổ sinh B. Đại trung sinh

C. Đại tân sinh D. Đại nguyên sinh,thái cổ

* H­íng dÉn vÒ nhµ : lµm bµi tËp,häc bµi cò vµ chuÈn bÞ bµi míi tr­íc khi ®Õn líp.

VI. Rút kinh nghiệm

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 35-BÀI 45 : SỰ PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI

I. Mục tiêu bài học

a. Kiến thức:

- Liệt kê được 4 giai đoạn phát sinh và tiến hóa của loài người

- Liệt kê các nhân tố sinh học và nhân tố xã hội tác động đến quá trình phát sinh và tiến hóa của loài người. Giải thích được tại sao nhân tố văn hóa đóng vai trò quyết định

b.Kĩ năng:- Phaùt trieån ñöôïc naêng löïc tö duy lí thuyeát cho hs

c.Thái độ:- Nâng cao nhận thức đúng đắn và khoa học về nguồn gốc phát sinh và tiến hóa của loài người

II. GD kĩ năng sống và nội dung tích hợp

- Kĩ năng tự nhận thức

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin

III. Phương tiện dạy học

1. GV: GA, SGK ,SGV, H45

2. HS : Häc bµi cò vµ chuÈn bÞ bµi míi

IV. Phương pháp dạy học

- VÊn ®¸p t×m tßi - VÊn ®¸p t¸i hiÖn - Quan s¸t tranh t×m tßi

V. Tiến trình tổ chức bài học

1. Khám phá: Hoá thạch là gì? Nêu các sinh vật điển hình của các kỉ ?

2. Kết nối(đvđ) : Vượn người hiện nay : ví dụ tinh tinh có thể biến đổi thành người được không

Hoạt động của gv-hs

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: tìm hiểu gia đoạn phát triển của loài người

tìm hiểu về các dạng vượn người hoá thạch

GV : giới thiệu hình 45.1 sách giáo khoa.

Câu hỏi thảo luận:

- Nêu những giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người ?

- Hãy tìm những đặc điểm sai khác giữa người vượn hoá thạch với vượn người ?

- Hãy tìm những dẫn liệu chứng minh loài người có chung nguồn gốc với vượn người ?

- Homo habilis -Peticantrop – Xinantrop phát hiện đầu tiên ở đâu ? Năm nào ?

- Nêu các đặc điểm sai khác giữa người cổ Homo habilis với người cổ Homo erectus ?

- Hãy tìm những đặc điểm sai khác giữa người đứng thẳng Homo erectus với ng ười v ượn hoá thạch?

- Homo neanderthalensis phát hiện đầu tiên ở đâu ? Năm nào ?

- Nêu đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh hoạt của người Neandectan ?

- Phát hiện đầu tiên ở đâu ? Năm nào ?

- Chiều cao,thể tích hộp sọ,đặc điểm mặt, công cụ lao động và sinh hoạt của người hiện đại ?

HS : Nghiên cứu, trả lời

GV : Kết luận,bổ sung :

Hoạt động 2: các nhân tố chi phối quá trình phát sinh loài người

Tìm hiểu vai trò của nhân tố SH và xã hội.

GV : Yêu cầu hs nghiên cứu sgk ,trả lời

- Nêu các nhân tố sinh học chi phối quá trình phát sinh loài người

- Nhân tố xã hội gồm các nhân tố nào? Tại sao nói nhân tố xã hội là quyết định sự phát triển của loài người?

- Những nhân tố tự nhiên và xã hội nào hiện nay đang tác động xấu đến sức khoẻ và đạo đức con người ?

HS : Nghiên cứu, trả lời

GV : Kết luận,bổ sung:

I. NHỮNG GIAI ĐOẠN CHÍNH TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI :

1. Các dạng vượn người hoá thạch:

Đriôpitec : phát hiện 1927 ở Châu Phi.

2. Các dạng người vượn hoá thạch (người tối cổ) :

Ôxtralôpitec: phát hiện 1924 ở Nam Phi.

- Chúng đã chuyển t ừ lối sống trên cây xuống sống ở mặt đất, đi bằng hai chân.

- Cao 120- 140 cm, nặng 20 – 40 kg, có hộp sọ 450 – 750 cm 3.

- Chúng đã biết sử dụng cành cây, hòn đá, mảnh xương thú để tự vệ và tấn công.

3. Ng ười cổ Homo:

a. Homo habilis: tìm thấy ở Onđuvai năm 1961- 1964.

-Cao 1- 1,5 m, nặng 25 – 50 kg, có hộp sọ 600 – 800 cm 3.

- Sống thành đàn, đi thẳng đứng, tay biết chế tác và sử dụng công cụ bằng đ á.

b. Homo erectus:

- Peticantrop: tìm thấy ở Inđônêxia năm 1891.

Cao 1,7m họp sọ 900- 950 cm3 . Biết chế tạo công cụ bằng đá, dáng đi thẳng .

- Xinantrop: tìm thấy ở Bắc Kinh ( Trung Quốc) năm 1927

Họp sọ 1000 cm3 , đi thẳng đứng, biết chế tác và sử dụng công cụ bằng đ á, x ương, biết d ùng l ửa

c. Homo neanderthalensis: (Đức năm 1856)

+ Cao : 1,55-1,66m,Họp sọ 1400cm3

+ Xương hàm gần giống người, có lồi cằm.

+ Biết chế tạo và sử dụng lửa thành thạo, sống săn bắt và hái lượm, bước đầu có đời sống VH

+ Công cụ lao động bằng đá tinh xảo hơn như: dao, búa, rìu.

4. Người hiện đại ( Homo sapiens): tìm thấy ở làng Grômanhon( Pháp) năm 1868.

+ Cao: 1,8m, hộp sọ 1700cm3.Có lồi cằm rõ.

+ Công cụ LĐ: đá, xương, sừng, đồng, sắt.

+ Họ sống thành bộ lạc có nền văn hoá phức tạp, có mầm móng mĩ thuật và tôn giáo.

II. Các nhân tố chi phối quá trình phát sinh loài người :

1. Tiến hoá sinh học: gồm biến dị di truyền và chọn lọc tự nhiên: đóng vai trò chủ đạo trong giai đoạn người vượn hoá thạch và người cổ.

2. Tiến hoá xã hội: các nhân tố văn hoá, xã hội ( cải tiến công cụ lao động, phát triển lực lượng sản xuất, quan hệ xã hội…) đã trở thành nhân tố quyết định của sự phát triển của con người và xã hội loài người.

3. Thực hành – Luyện tập

* Cñng cè : Sö dông « ghi nhí vµ bµi tËp cuèi bµi

1. Loài người xuất hiện vào đại nào sau đây?

A. Đại Cổ sinh B. Đại Tân sinh

C. Đại Trung sinh D. Đại Nguyên sinh, Thái cổ

2. Loài người phát sinh trải qua các giai đoạn chính theo trình tự nào sau đây

A. vượn người hoá thạch, người vượn hoá thạch, người cổ và người hiện đại.

B. vượn người hoá thạch, người cổ, người vượn hoá thạch và người hiện đại.

C. người vượn hoá thạch, vượn người hoá thạch , người cổ và người hiện đại.

D. người vượn hoá thạch, người cổ, người vượn hoá thạch và người hiện đại.

* H­íng dÉn vÒ nhµ : lµm bµi tËp,häc bµi cò vµ chuÈn bÞ bµi míi tr­íc khi ®Õn líp.

VI. Rút kinh nghiệm

...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 36. ÔN TẬP

I.Mục tiêu bài học

a. Kiến thức: Sau khi häc song bµi nµy häc sinh ph¶i

- Nêu được nguồn gốc sự sống

-Trình bày được sự phát triển sinh giới qua các đại địa chất, sự phát sinh loài người

b. Kĩ năng: hoạt động nhóm

c. Thái độ: yêu môn học

II. GD kĩ năng sống và nội dung tích hợp

- Kĩ năng tự nhận thức

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin

III. Phương tiện dạy học

1. GV: GA, SGK ,SGV

2. HS : Häc bµi cò vµ chuÈn bÞ bµi míi

IV. Phương pháp dạy học

- VÊn ®¸p t×m tßi - VÊn ®¸p t¸i hiÖn - Quan s¸t tranh t×m tßi

V. Tiến trình tổ chức bài học

1. Khám phá: Sự sống được phát sinh như thế nà

2. Kết nối:

-GV chia lớp thành 2 nhóm, phát phiếu hoc tập để từng nhóm hs thảo luận đáp án

-HS đại diện các nhóm lên bảng trình bày đáp án

-GV chấm điểm, đánh giá.

NỘI DUNG PHT:

SỰ PHÁT SINH VÀ SỰ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG

TRÊN TRÁI ĐẤT

--------------------------

1. Cơ sở vật chất chủ yều của sự sống là:

A. Protein và axit nucleotic.

B. Lipit và axit nucleotic.

C. ADN và ARN.

D. Protein. 2. Theo quan niệm hiện nay đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở vật thể sống mà không thể có ở vật thể vô cơ ?

A. Trao đổi chất thông qua quá trình đồng hoá, dị hoá và có khả năng sinh sản.

B. Có cấu tạo bởi các đại phân tử hữu cơ là protein và axit nucleotic đặc trưng.

C. Có khả năng tự biến đổi để thích nghi với môi trường thay đổi.

D. Có hiện tượng tăng trưởng,cảm ưng và vận động.

3. Bầu khí quyển nguyên thuỷ của trái đất chưa có :

A. Khí ôxi.

B. Hơi nước.

C. Mêtan.

D. Amoniac.

4. Dạng vượn người hiện đại có quan hệ thân thuộc gần gũi với người nhất là:

A. Tinh tinh.

B. Vượn.

C. Gôrila.

D. Đười ươi.

5. Loài người xuất hiện ở:

A. Kỷ thứ tư.

B. Kỷ thứ ba.

C. Kỷ Jura.

D. Kỷ Silua.

6. Loài tổ tiên trực tiếp gần nhất của người hiện đại chúng ta là:

A. Homo erectus.

B. Homo habilis.

C. Homo sapiens.

D. Homo neandectan.

7. Khi phân tích những điểm giống nhau giữa người với động vật, kết luận nào sau đây là đúng?

A. Người và động vật có quan hệ về nguồn gốc, đặc biệt quan hệ rất gần gũi giữa người và thú.

B. Động vật có vú là tổ tiên trực tiếp của loài người.

C. Người và động vật có vú là hai nhánh tiến hóa từ một nguồn gốc.

D. Người và động vật là hai nhánh tiến hóa từ một nguồn gốc.

8. Ví dụ nào sau đây chứng tỏ có hiện tượng lại tổ của loài người?

A. Người có lớp lông tơ trên bề mặt cơ thể.

B. Cơ thể người có cấu tạo 3 phần như động vật có xương sống.

C. Một số người có đuôi hoặc mình phủ đầy lông.

D. Sự phát triển phôi người tái hiện một số đặc điểm của động vật.

9. Dạng vượn người hóa thạch cổ nhất được tìm thấy là:

A. Đriôpitec

B. Neanđectan

C. Habilis

D. Ơxtralôpitec

10. Hóa thạch của Ôxtralôpitec được phát hiện:

A. Ở Nam Phi năm 192

B. Ở Bắc Kinh năm 1927

C. Ở Nam Phi năm 1924

D. Ở Java (Inđônêxia) năm 1891

11. Dạng hóa thạch nào đã bắt đầu biết giữ lửa?

A. Người Crômanhôn

B. Người Xinantrôp

C. Người Pitêcantrôp

D. Ôxtralôpitec

12. Dấu hiệu nào sau đây chứng tỏ rằng con người bắt đầu có tiếng nói?

A. Xương hàm tiêu giảm

B. Lồi cằm xuất hiện

C. Chữ viết xuất hiện

D. Môi dày

13. Trong quá trình tiến hóa của loài người, nhân tố sinh học đóng vai trò chủ đạo ở giai đoạn:

A. Người tối cổ

B. Vượn người hóa thạch đến người cổ

C. Người hiện đại.

D. Vượn người hóa thạch

14. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Lao động đã làm cho con người thoát khỏi trình độ động vật.

B. Bàn tay con người vừa là cơ quan vừa là sản phẩm của quá trình lao động.

C. Sự linh hoạt của đôi tay con người là kết quả của chọn lọc tự nhiên.

D. Có tiếng nói, có chữ viết, biết sáng tạo khoa học là đặc điểm nổi bật của loài người.

15. Khí quyển nguyên thủy của quả đất có thể không chứa oxi cho tời khi có sự ngự trị của cơ thể nào sau đây?

A. Cơ thể sử dụng H2S là nguồn năng lượng.

B. Cơ thể hóa tự dưỡng.

C. Cơ thể sử dụng nước làm nguồn hiđro cho quang hợp.

D. Cơ thể hô hấp oxi.

16. Hiện tượng nào sau đây hình thành sớm nhất trong lịch sử của quả đất?

A. Hình thành oxi.

B. Nấm ngự trị đất liền.

C.Phát sinh cơ thể đa bào.

D. Tiến hóa của động vật.

3. Chữa PHT:

Đápán:1a,2b,32,4b,5a,6b,7c,8d,9a,10b,11d,12c,13d,14a,15b,16b

VI. Rút kinh nghiệm

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 37- KIỂM TRA 1 TIẾT

I. MỤC TIÊU:

- Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu phần bằng chứng tiến hóa, quần thể, quần xã. Từ kết quả kiểm tra các em tự đánh giá mình trong việc học tập nội dung đã học, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập.

- Thông qua kiểm tra để đánh giá việc học tập của học sinh, đồng thời có kế hoạch thay đổi cách thức tổ chức và phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng giảng dạy.

-Về kiến thức: + Nêu đặc điểm của bằng chứng tiến hóa, quần thể, quần xã

-Về kĩ năng:

+ Kỹ năng giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống.

+Kỹ năng phân tích, so sánh tổng hợp

+Tư duy hệ thống, khái quát kiến thức.

- Thái độ:+ Yêu thích môn học, phấn đấu đạt điểm cao trong học tập.

II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Trắc nghiệm 70%+ 30 % Tự luận.

III.MA TRẬN

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Di truyền học người

Bệnh di truyền người

Bảo vệ vốn gen loài người

Hội chứng liên quan đến đb NST

Số câu:12TN+1/2TL

Số điểm: 4

Tỉ lệ: 40%

Số câu:5TN+1/2TL

Số điểm: 2,25

Tỉ lệ: 22,5%

Số câu:5TN

Số điểm: 1,25

Tỉ lệ: 12,5%

Số câu:2TN

Số điểm: 0,5

Tỉ lệ: 5%

Bằng chứng và cơ chế tiến hoá

Học thuyết LaMac, Đac Uyn

Bằng chứng tiến hóa

Các nhân tố tiến hóa

Số câu:8TN+1/2TL

Số điểm: 4

Tỉ lệ: 40%

Số câu: 4TN

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 3TN

Số điểm: 0,75

Tỉ lệ: 7,5%

Số câu: 1TN +1/2TL

Số điểm: 2,25

Tỉ lệ: 22,5%

Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái đất

Đặc điểm tiến hóa hóa học, tiền sinh học

Phát sinh loài người

Số câu: 8TN

Số điểm: 2

Tỉ lệ:20%

Số câu: 3TN

Số điểm: 0,75

Tỉ lệ: 7,5%

Số câu: 5TN

Số điểm: 12,5

Tỉ lệ:12,5%

Tổng số câu: 8TN+1TL

Số điểm: 10

Tỉ lệ:100%

Số câu: 20TN +1/2TL

Số điểm: 6

Tỉ lệ:60%

Số câu: 8TN+1/2TL

Số điểm: 4

Tỉ lệ:40%

IV.ĐỀ KIỂM TRA

1.Phần trắc nghiệm :70%

1. Bệnh mù màu do đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính X. Bố bị bệnh, mẹ mang gen tiềm ẩn, nếu sinh con trai, khả năng mắc bệnh này bao nhiêu so với tổng số con?

A. 12,5% .B. 25%. C. 50%. D. 75%.

2.Việc chữa trị bệnh di truyền cho người bằng phương pháp thay thế gen bệnh bằng gen lành gọi là

A. Liệu pháp gen. B. thêm chức năng cho tế bào. C. Phục hồi chức năng của gen.

3. Di truyền Y học tư vấn dựa trên cơ sở:

A. Cần xác minh bệnh tật có di truyền hay không.

B. Sử dụng các phương pháp nghiên cứu phả hệ, phân tích hoá sinh.

C. Xét nghiệm, chuẩn đoán trước sinh.

D. Cả A, B và C đúng.

4.Di truyền học tư vấn nhằm chẩn đoán một số tật, bệnh di truyền ở thời kỳ

A. Trước sinh. B. Sắp sinh. C. Mới sinh. D. Sau sinh.

4 Bệnh mù màu do gen lặn m nằm trên NST giới tính X. Có mấy kiểu gen biểu hiện bệnh ở người?

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

5.Lí do nào dưới đây không phải là khó khăn đối với nghiên cứu di truyền học ở người?

A. Các lí do thuộc phạm vi xã hội và đạo đức.

B. Không tuân theo các quy luật di truyền.

C. Số lượng NST lớn, kích thước nhỏ, cấu trúc của vật chất di truyền ở mức phân tử phức tạp, có nhiều vấn đề chưa được biết một cách tường tận.

D. Khả năng sinh sản của loài người chậm và ít con.

6.Lí do làm cho tỉ lệ trẻ mắc bệnh Đao có tỉ lệ gia tăng theo tuổi của người mẹ là do

A. Tế bào bị lão hóa làm cho quá trình giảm phân của tế bào sinh trứng không diễn ra.

B. Tế bào bị lão hóa làm phát sinh đột biến gen

C. Tế bào bị lão hóa làm cho sự phân li NST bị rối loạn.

D. Tế bào bị lão hóa hóa làm cho quá trình giảm phân của tế bào sinh tinh trùng không diễn ra.

7.Xét về mặt di truyền học hãy giải thích nguyên nhân vì sao những người có cùng huyết thống trong vòng 3 đời thì không được lấy nhau? (chọn phương án đúng nhất)

A. Dư luận xã hội không đồng tình. B. Vì vi phạm luật hôn nhân gia đình.

C. Nếu lấy nhau thì khả năng bị dị tật ở đời con cao do các gen lặn có cơ hội tổ hợp thành thể đột biến, biểu hiện thành các kiểu hình có hại.

D. Cả A và B đúng.

8.Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về bệnh ung thư ở người?

A. Ung thư là bệnh do đột biến gen hoặc đột biến NST gây nên, không liên quan đến môi trường.

B. Ung thư là bệnh được đặc trung bởi sự tăng sinh không kiểm soát được của một số tế bào trong cơ thể.

C. Có nhiều nguyên nhân gây ung thư, nhìn chung các trường hợp ung thư đều liên quan đến gen hoặc NST.

D. Ung thư đã đến giai đoạn di căn thì các tế bào ung thư sẽ tách khỏi khối u để vào máu, tái lập khối u ở nhiều nơi khác.

9. Với XH: Bình thường, Xh: máu khó đông. Để sinh được con gái, con trai đảm bảo không bị bệnh bị máu khó đông. Kiểu gen của bố và mẹ có thể là

A. Bố: XhY, mẹ: XHXH B. Bố: XHY, mẹ: XhXh

C. Bố: XhY, mẹ: XHXh D. Bố: XHY, mẹ: XHXh

10. Điều không đúng về liệu pháp gen là

A. Việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng các gen bị đột biến.

B. Dựa trên nguyên tắc đưa bổ sung gen lành vào cơ thể người bệnh.

C. Có thể thay thế gen bệnh bằng gen lành.

D. Nghiên cứu hoạt động của bộ gen người để giải quyết các vấn đề của y học.

11.Theo nghiên cứu di truyền ở người phương pháp di truyền tế bào là phương pháp

A. Sử dụng kĩ thuật ADN tái tổ hợp để nghiên cứu cấu trúc của gen.

B. Nghiên cứu trẻ đồng sinh được sinh ra từ cùng một trứng hay khác trứng.

C. Phân tích tế bào học bộ nhiễm sắc thể của người để đánh giá về số lượng và cấu trúc của NST.

D. Tìm hiểu cơ chế phân bào.

12. Cơ chế chung của ung thư là

A. Mô phân bào không kiểm soát được. B. Virut xâm nhập vào mô gây u hoại tử.

C. Phát sinh một khối u bất kì.

13. Cơ quan tương đồng là những cơ quan

A.Có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự.

B.Cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có thể thực hiện các chức năng khác nhau.

C.Cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.

D.Có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.

14. Cơ quan tương tự là những cơ quan

A.Có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự.

B.Cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.

C.Cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.

D.Có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.

15.Trong tiến hoá các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh

A. Sự tiến hoá phân li. B. Sự tiến hoá đồng quy.

C. Sự tiến hoá song hành. OD. Phản ánh nguồn gốc chung.

16.Trong tiến hoá các cơ quan tương tự có ý nghĩa phản ánh

A. Sự tiến hoá phân li. B. Sự tiến hoá đồng quy.

C. Sự tiến hoá song hành. D. Nguồn gốc chung.

17.Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Cánh của bồ câu và cánh châu chấu là cơ quan tương đồng do có chức năng giống nhau là giúp cơ thể bay.

B. Các cơ quan tương đồng có thể có hình thái, c.tạo ko giống nhau do chúng thực hiện chức năng khác nhau.

C. Tuyến tiết nọc độc của rắn và tuyến tiết nọc độc của bò cạp vừa được xem là cơ quan tương đồng, vừa được xem là cơ quan tương tự.

D. Gai của cây hoa hồng là biến dạng của lá, còn gai của cây xương rồng là biến dạng của thân, và do có nguồn gốc khác nhau nên không được xem là cơ quan tương đồng.

18. Theo Lamac nguyên nhân tiến hoá là do

A. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.

B. Ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân làm cho các loài biến đổi.

C. Ảnh hưởng của quá trình đột biến, giao phối.

D. Ngoại cảnh luôn thay đổi và tác nhân gây ra đột biến và chọn lọc tự nhiên

19.Theo Lamác loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian

A. Tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh và không có loài nào bị đào thải.

B. Dưới tác dụng của môi trường sống.

C. Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân ly tính trạng.

D. Dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá.

20.Theo Đacuyn, loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian

A. Và không có loài nào bị đào thải. B. Dưới tác dụng của môi trường sống.

C. Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân ly tính trạng từ một nguồn gốc chung.

D. Dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá.

21. Những cơ thể sống đầu tiên có những đặc điểm nào?

A. Cấu tạo đơn giản-dị dưỡng-yếm khí B. Cấu tạo đơn giản-tự dưỡng-hiếu khí

C. Cấu tạo đơn giản-dị dưỡng-hiếu khí D. Cấu tạo đơn giản-tự dưỡng-yếm khí

Câu 22. Phát biểu nào không đúng khi nói về hiện tượng trôi dạt lục địa?

A. Trôi dạt lục địa là do các lớp dung nham nóng chảy bên dưới chuyển động

B. Trôi dạt lục địa là do sự di chuyển của các phiến kiến tạo

C. Cách đây khoảng 180 triệu năm lục địa đã trôi dạt nhiều lần và làm thay đổi các đại lục,đại dương

D. Hiện nay các lục địa không còn trôi dạt nữa

Câu 23. Để xác định độ tuổi của các hóa thạch hay đất đá còn non, ngươi ta thường dùng:

A. Cacbon 12 B. Cacbon 14 C. Urani 238 D. Phương pháp địa tầng

Câu 24. Khi nói về sự phát sinh loài người, điều nào sau đây không đúng?

A. Loài người xuất hiện vào đầu kỉ đệ tứ ở đại tân sinh.

B. Vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người.

C. Chọn lọc tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn tiến hóa từ vượn người thành người.

D. Có sự tiến hóa văn hóa trong xã hội loài người.

Câu 25. Hoá thạch cổ nhất của người H.sapiens được phát hiện ở đâu?

A. Châu Phi B. Châu Á C. Đông nam châu Á D. Châu Mỹ

26. Dạng vượn người nào sau đây có quan hệ họ hàng gần gũi với người nhất?

A. Tinh tinh B. Đười ươi C. Gôrilia D. Vượn

27. Đặc điểm nào sau đây là cơ quan thoái hoá ở người?

A. Người có đuôi hoặc có nhiều đôi vú B. Lồng ngực hẹp theo chiều lưng bụng

C. Mấu lồi ở mép vành tai D. Chi trước ngắn hơn chi sau

28. Quá trình làm cho ADN ngày càng phức tạp và đa dạng so với nguyên mẫu được gọi là:

A. Quá trình tích luỹ thông tin di truyền B. Quá trình biến đổi thông tin di truyền

C. Quá trình đột biến trong sinh sản D. Quá trình biến dị tổ hợp

2. Phần tự luận (30%)

2.1 Bệnh di truyền phân tử là gì?

2.2.Vai trò nhân tố tiến hóa Đột biến?

IV.ĐÁP ÁN

  1. TN:1A, 2A, 3A, 4A, 5A, 6A, 7B, 8B, 9C, 10C, 11A, 12B, 13B, 14C, 15D, 16B, 17A,18A,19B,20B, 21C, 22D, 23A, 24B, 25B, 26A, 27B, 28A
  2. TL

2.1 Bệnh di truyền phân tử là gì?

  - Là những bệnh di truyền mà cơ chế gây bệnh là những biến đổi ở gen gây nên.

   - Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm: do đột biến gen mã hoá chuỗi Hb β gây nên. Đây là đột biến điểm thay thế T thành A, dẫn đến thay đổi codon mã hoá axit amin glutamic thành codon mã hoá valin, làm biến đổi HbA thành HbS làm hồng cầu có dạng lưỡi liềm và gây thiếu máu

  - Bệnh loạn dưỡng cơ Đuxen:

 - Bệnh Pheninketo niệu:

2.2.Vai trò nhân tố tiến hóa Đột biến?

 - Đột biến là nguồn nguyên liệu chính của quá trình tiến hoá.

 - Đột biến là nhân tố tiến hoá vì nó làm thay đổi tần số alen cũng như thành phần kiểu gen của quần thể.

- Tuy tần số đột biến ở từng gen rất nhỏ nhưng trong quần thể số lượng gen vô cùng lớn nên đột biến có thể tạo nên nhiều alen mới, là nguồn phát sinh các biến dị di truyền của quần thể.

 - Đột biến cung cấo nguồn biến bị sơ cấp, quá trình giao phối tạo nên nguồn biến dị thứ cấp cho quá trình tiến hoá.

VI. RÚT KINH NGHIỆM

Ngày soạn:

Ngày dạy:

PHẦN 7: SINH THÁI HỌC

CHƯƠNG 1: CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT

TIẾT 38-Bài 35: MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI

I .Mục tiêu bài học

a. Kiến thức

- Trình bày được khái niệm môi trường, phân biệt được các loại môi trường sống của sinh vật.

- Trình bày được khái niệm về nhân tố sinh thái, phân biệt được các nhân tố sinh thái

- Phân biệt được giới hạn sinh thái và ổ sịnh thái. Nêu được các ví dụ về giới hạn sinh thái và ổ sinh thái.

- Phân biệt được nhóm cây ưa sáng và nhóm cây ưa bóng.

- Nêu được hai quy tắc thể hiện sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống.

b.Kĩ năng

- Kĩ năng tự nhận thức- Kĩ năng thể hiện sự tự tin- Kĩ năng họat động nhóm

c.Thái độ

- Nâng cao nhận thức đúng đắn và khoa học về nguồn gốc phát sinh và tiến hóa của loài người

II. Nội dung tích hợp

- Ảnh hưởng trực tiếp của nhân tố vô sinh và hữu sinh trong môi trường sống tới đời sống sinh vật, con người có ảnh hưởng lớn.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích các yếu tố môi trường và xây dựng ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.

III. Phương tiện dạy học

1. GV: GA, SGK ,SGV 2. HS : Häc bµi cò vµ chuÈn bÞ bµi míi

IV. Phương pháp

được nghe nói: môi trường sống của sinh vật, môi trường bị ô nhiễm, mỗi loại sinh vật có một giới hạn sinh thái xác định...vậy môi trường là gì? giới hạn sinh thái là gì? tại sao môi trường bị ô nhiễm...?

Hoạt động của gv-hs

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: Tìm hiểu về môi trường và các nhân tố sinh thái.

GV : Yêu cầu hs nghiên cứu sgk và trả lời các câu hỏi sau:

- Môi trường sống của sinh vật là gì? Người ta phân biệt môi trường sống của sinh vật thành mấy loại? Cho ví dụ?

- Nhân tố sinh thái là gì?

- Có mấy nhóm nhân tố sinh thái? Cho ví dụ về các nhóm nhân tố sinh thái?

HS : Nghiên cứu, trả lời

GV : Kết luận, bổ sung

Hoạt động 2:

Tìm hiểu về giới hạn sinh thái và ổ sinh thái

GV : Hãy tham khảo SGK, quan sát tranh vẽ H35.1 và H35.2 trả lời các câu hỏi sau:

- Phân biệt giới hạn sinh thái và ổ sinh thái?

- Phân biệt ổ sinh thái với nơi ở?

- Hiểu biết về giới hạn sinh thái và ổ sinh thái có ý nghĩa thực tiễn gì trong sản xuất và bảo vệ các loài sinh vật quí hiếm?

HS : Nghiên cứu, trả lời

GV : Kết luận, bổ sung

Hoạt động 3

Tìm hiểu về sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống

GV : Yêu cầu hs nghiên cứu sgk và trả lời các câu hỏi sau

- Sinh vật thích nghi với ánh sáng được thể hiện ở động vật, thực vật như thế nào ?

- Sinh vật thích nghi với nhiệt độ tuân theo những qui tắc nào

HS : Nghiên cứu, trả lời

GV : Kết luận, bổ sung

I- Môi trường sống và các nhân tố sinh thái:

* Môi trường sống: Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác độnh trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.

- Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật:

+ Môi trường trên cạn

+ Môi trường nước

+ Môi trường đất

+ Môi trường sinh vật

* Nhân tố sinh thái:

- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống của sinh vật. Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật.

- Các nhóm nhân tố sinh thái:

+ Nhóm nhân tố vô sinh

+Nhóm nhân tố hữu sinh

II- Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái:

1. Giới hạn sinh thái:

- Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. Trong giới hạn sinh thái có khoảng thuận lợi và khoảng chống đối với hoạt động sống của SV.

2. Ổ sinh thái:

- Ổ sinh thái được định nghĩa là một không gian sinh thái mà ở đó những điều kiện môi trường quy định sự tồn tại và phát triển không hạn định của cá thể, của loài.

.

3. Thực hành – Luyện tập

Sö dông « ghi nhí vµ bµi tËp cuèi bµi.Làm bµi tËp,häc bµi cò vµ chuÈn bÞ bµi míi tr­íc khi ®Õn líp.

VI. Rút kinhnghiệm:

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Ngày soạn:

Ngày dạy:

TIẾT 39 – Bài 36: QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ

  1. Mục tiêu bài học

a.Kiến thức3. Thực hành – Luyện tập

- Qua bài học hôm nay em rút ra ứng dụng thực tế gì?

- Trình bài các mối quan hệ trong quần thể?

- Học bài cũ và trả lời các câu hỏi trong SGK.

- Đọc trước bài mới "Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật".

V. Rút kinh nghiệm

3. Thực hành – Luyện tập

Sö dông « ghi nhí vµ bµi tËp cuèi bµi

Làm bµi tËp,häc bµi cò vµ chuÈn bÞ bµi míi tr­íc khi ®Õn líp.

VI. Rút kinh nghiệm

-Sơ

Ngày soạn:

Ngày dạy:

TIẾT 43- BÀI 40: QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ SINH VẬT

  1. Mục tiêu

a.Kiến thức

Học xong bài này học sinh cần phải:

+ Nêu được khái niệm về quần xã sinh vật và cho ví dụ

+ Biết được một số đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật

+ Thấy được mối quan hệ giữa các loài trong quần xã

b.Kĩ năng:+ Quan sát, phân tích, so sánh

c.Thái độ: + Yêu môn học

II. GD kĩ năng sống và nội dung tích hợp

- Kĩ năng tự nhận thức

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin

- Kĩ năng hạot động nhóm

- Mối quan hệ hỗ trợ và đối địch giữa các loài trong quần xã, duy trì trạng thái cân bằng trong quần xã và hệ sinh thái.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát môi trường xung quanh, nâng cao ý thức bảo vệ các loài sinh vật trong tự nhiên.

III. Phương tiện dạy học

Nghiên cứu SGK, SGV, tài liệu tham khảo

Xem trước bài 40, xem loại kiến thức về các dạng quan hệ giữa các loài sinh vật

IV. Phương pháp dạy học

- VÊn ®¸p t×m tßi - VÊn ®¸p t¸i hiÖn - Quan s¸t tranh t×m tßi

V. Tiến trình tổ chức bài học

1. Khám phá

- Biến động cá thể của quần thể là gì? Có mấy dạng? Nêu nguyên nhan của sự biến động đó?

- Nghiên cứu biến động số lượng cá thể của quần thể có ý nghĩa gì? Ví dụ ?

2. Kết nối

Hoạt động của gv-hs

Nội dung ghi bảng

3. Thực hành- luyện tập

Câu 1: Trong quần xã rừng U Minh, loài đặc trưng là:

a. Rắn b. Chim c. Cây Tràm d. Cá

Câu 2: Vi khuẩn lam và nốt sần rễ cây họ đậu là quan hệ:

a. Hợp tác b. Hội sinh c. Cộng sinh d. Cạnh tranh

- Học bài cũ và trả lời câu hỏi trong SGK.- Về nhà đọc trước bài 41, tìm ví dụ ở địa phương hoặc trong nước về diễn thế sinh thái

VI. Rút kinh nghiệm

Ngày soạn:

Ngày dạy:

TIẾT 44- BÀI 41 : DIỄN THẾ SINH THÁI

I.Mục tiêu bài học

a.Kiến thức

-Nêu được khái niệm diễn thế sinh thái

-Phân biệt được các loại diễn thế sinh thái

-Nêu được tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái

b.Kĩ năng: - Quan sát, phân tích, so sánh

c.Thái độ: - Yêu môn học

Cho phép lai aaBBCC x AaBbCc.

Xác định tỉ lê kiểu gen sau ở đời con : AabbCC, AABBCC, aabbcc, AaBbCC, AaBbCc

Xác định tỉ lệ kiểu hình :đỏ- cao- tròn. đỏ – thấp-tròn.trắng-cao-tròn.trắng-thấp-dài

-----------------------------------------------

Tự luận

Câu 1: AabbCC= 0 AABBCC= 0

AaBbCC= 1/2*1/2*1/2 AaBbCc=1/2*1/2*1/2

Đỏ cao tròn =1/2*1*1 , Đỏ thấp tròn = ½*0*1

Trắng cao tròn=1/2*1*1 ,Trắng thấp tròn =0

V. Rút kinh nghiệm

Ngày soạn:

Ngày dạy:

TIẾT - KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN SINH12 (kì 2)

I. MỤC TIÊU:

-Về kiến thức:

+ Nêu đặc điểm của bằng chứng tiến hóa, quần thể, quần xã

-Về kĩ năng:

+ Kỹ năng giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống.

+Kỹ năng phân tích, so sánh tổng hợp

+Tư duy hệ thống, khái quát kiến thức.

- Thái độ:

- Víi vi rót ®éng vËt

→ §­a c¶ nuclªic capsit vµo tÕ bµo chÊt

→ Cëi vá nhê enzim ®Ó gi¶i phãng axit nuclªic

c. Giai ®o¹n sinh tæng hîp

- Vi rót tæng hîp axit nuclªic vµ protein cho m×nh nhê enzim vµ nguyªn liÖu cña tÕ bµo (cã 2 lo¹i protein lµ: protein enzim vµ protein vá capsit)

d. Giai ®o¹n l¾p r¸p

- L¾p axit nuclªic vµo protein vá ®Ó t¹o virion hoµn chØnh

e. Giai ®o¹n phãng thÝch cã 2 c¸ch

- Vi rót ph¸ vì tÕ µo ®Ó chui ra å ¹t → lµm tÕ bµo chÕt ngay (gäi lµ qu¸ tr×nh sinh tan)

- Vi rót chui ra tõ tõ theo lèi n¶y chåi → tÕ bµo v©n sinh tr­ëng b×nh th­êng (gäi lµ qu¸ tr×nh tiÒm tan)

CÂU 2-Bệnh truyền nhiễm là gì? Những tác nhân nào gây ra bệnh truyền nhiễm

* BÖnh truyÒn nhiÔm lµ bÖnh l©y lan tõ ng­êi nµy sang ng­êi kh¸c

* T¸c nh©n g©y bÖnh: vi khuÈn, nÊm, vi rót…

* §iÒu kiÖn g©y bÖnh

- §éng lùc: Tæng c¸c ®Æc ®iÓm gióp vi sinh vËt v­ît qua rµo c¶n b¶o vÖ cña c¬ thÓ ®Ó t¨ng c­êng kh¶ n¨ng g©y bÖnh

- Sè l­îng ®ñ lín trong c¬ thÓ chñ

- Con ®­êng x©m nhËp thÝch hîp

Câu 3:

a.3 bÖnh sèt do vËt trung gian lµ muçi truyÒn rÊt phæ biÕn ë ViÖt Nam gåm: sèt rÐt, sèt xuÊt huyÕt, viªm n·o NhËt B¶n. Theo em bÖnh nµo lµ bÖnh vi rót?

Đáp án

+ Sèt rÐt do trïng sèt rÐt

+ Sèt xuÊt huyÕt vµ viªm n·o NhËt B¶n do vi rót

- Chñ yÕu tiªu diÖt muçi, vÖ sinh m«i tr­êng.

b. Cã 1 thêi gian vïng trång v¶i thiÒu, trÎ em hay bÞ viªm n·o vµ ng­êi ta ®æ cho v¶i thiÒu. Em cã ý kiÕn g× vÒ ®iÒu nµy?

Đáp án

+ V¶i thiÒu kh«ng ph¶i lµ æ chøa vi rót g©y bÖnh

+ V¶i thiÒu chÝn cã mét sè loµi chim vµ c«n trïng ¨n, nh÷ng loµi nµy mang vi rót

+ Ph¶i do muçi hót m¸u cña nh÷ng loµi nµy råi ®èt vµo ng­êi míi g©y bÖnh

Ngày soạn: / / 2016

Ngày dạy: / / 2016

Tiết 51

KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN SINH 11 (KÌ 2)

I. MỤC TIÊU:

-Về kiến thức:

+ Trình bày được đặc điểm cảm ứng, sinh trưởng và phát triển thực vật và động vật.

-Về kĩ năng:

+ Kỹ năng giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống.

+ Kỹ năng phân tích, so sánh tổng hợp

+ Tư duy hệ thống, khái quát kiến thức.

- Thái độ:

- Yêu thích môn học, phấn đấu đạt điểm cao trong học tập.

II. HÌNH THỨC ĐỀ THI: Tự luận

III. MA TRẬN

Chủ đề kiểm tra

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Cảm ứng ở động vật

Khái niệm điện thế nghỉ

Quá trình truyền tin qua xi náp

Số câu:2

Số điểm: 4=40%

Số câu:1

Số điểm: 1,5=15%

Số câu:1

Số điểm: 2,5=25%

Số câu:2

Số điểm: 4=40%

Sinh trưởng và phát triển của thực vật

Khái niệm sinh trưởng ở thực vật

Phân biệt các kiểu sinh trưởng

Số câu:2

Số điểm: 3,5=35%

Số câu:1

Số điểm: 1=10%

Số câu:1

Số điểm: 2,5=25%

Số câu:2

Số điểm: 3,5=35%

Sinh trưởng và phát triển ở động vật

­

Nêu tác dụng sinh lý của các hoocmon đv. ứng dụng giải thích hiện tượng thực tế.

Số câu:1

Số điểm: 2,5=25%

Số câu:1

Số điểm: 2,5=25%

Số câu:1

Số điểm: 2,5=25%

Số câu:5

Số điểm: 10=100%

Số câu:2

Số điểm: 2,5=25%

Số câu:1

Số điểm: 2,5=25%

Số câu:2

Số điểm: 5=50%

Số câu:5

Số điểm: 10=100%

IV. NỘI DUNG KIỂM TRA

ĐỀ RA

C1: Khái niệm điện thế nghỉ? (1,5đ)

C2: Quá trình truyền tin qua xináp ?(2,5đ)

C3: Khái niệm sinh trưởng ở thực vật?(1đ)

C4: Phân biệt các kiểu sinh trưởng?(2,5đ)

C5: Nêu tác dụng sinh lý của các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của TV?(2,5đ)

ĐÁP ÁN

C1: - Khái niệm:

+ Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa 2 bên màng tế bào, khi tế bào không bị kích thích.

+ Phía bên trong màng mang điện âm so với phía bên ngoài màng mang điện dương.

C2: Quá trình truyền tin qua xináp gồm 3 giai đoạn:

- Xung thần kinh lan truyền đến chùy xi náp và làm Ca2+ đi vào trong chùy xináp.

- Ca2+ làm cho các bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước và vỡ ra. Chất trung gian hóa học đi qua khe xi náp đến màng sau.

- Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau xináp làm xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau. Điện thế hoạt động hình thành lan truyền đi tiếp.

C3: Sinh trưởng: là sự tăng lên về kích thước, khối lượng và thể tích của tế bào , mô, cơ quan của cơ thể thực vật.

Ví dụ :Sự tăng vế số lựơng lá trên cây, sự dài ra của rễ, tăng kích thước của cánh hoa

C4: Phân biệt các kiểu sinh trưởng

Sinh trưởng sơ cấp:

- xảy ra ở thực vật 1 và 2 lá mầm

- Sinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

Sinh trưởng thứ cấp:

- xảy ra chủ yếu ở thực vật 2 lá mầm . Ở thực vật 1 lá mầm cũng có kiểu sinh trưởng thứ cấp đặc biệt.

- Sinh trưởng thứ cấp của cây thân gỗ là do mô phân sinh bên hoạt động tạo ra. Sinh trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ dác và vỏ

Sinh trưởng sơ cấp ở phần thân non và sinh trưởng thứ cấp ở thân trưởng thành.

C5

Loại Hoocmôn

Nơi sản sinh

Tác động

Ứng dụng

Ở mức tế bào

Ở mức cơ thể

Hooc môn kích thích

Auxin

Đỉnh của thân và cành

Kích thích quá trình phân bào nguyên nhiễm và sinh trưởng kéo dài của TB

Tham gia vào quá trình sống của cây như hướng động, ứng động, kích thích nảy mầm của hạt, chồi; kích thích ra rễ phụ, .v.v.

Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỉ lệ thụ quả (cà chua), tạo quả không hạt, nuôi cấy mô ở tế bào thực vật, diệt cỏ

Gibêrelin

Ở lá và rễ

Tăng số lần nguyên phân và tăng sinh trưởng kéo dài của mọi tế bào

Kích thích nảy mầm cho hạt, chồi, củ; kích thích sinh trưởng chiều cao cây; tạo quả không hạt; tăng tốc độ phân giải tinh bột.

Kích thích nảy mầm cho khoai tây; kích thích chiều cao sinh trưởng của cây lấy sợi; tạo quả nho không hạt; tăng tốc độ phân giải tinh bột để sản xuất mạch nha và sử dụng trong công nghiệp sản xuất đồ uống

Xitôkinin

Ở rễ

Kích thích sự phân chia TB làm chậm quá trình già của TB

Hoạt hoá sự phân hoá, phát sinh chồi thân trong nuôi cấy mô callus

Sử dụng phổ biến trong công tác giống đểtrong công nghệ nuôi cấy mô và tế bào thực vật (giúp tạo rễ hoặc kích thích các chồi khi có mặt của Auxin); sử dụng bảo tồn giống cây quý

Hooc môn ức chế

Etilen

Lá già, hoa già, quả chín

Ức chế phân chia tế bào, làm tăng quá trình già của tế bào.

Ức chế sinh trưởng chiều dài nhưng lại tăng sinh trưởng bề ngang của thân cây.

Khởi động tạo rễ lông hút ở cây mầm rau diếp xoắn, cảm ứng ra hoa ở cây họ Dứa và gây sự ứng động ở lá cà chua, thúc quả chín, tạo quả trái vụ

Axit abxixic

Trong lá, chóp rễ hoặc các cơ quan đang hoá già

Kích thích sự rụng lá, sự ngủ của hạt (rụng quả), chồi cây, (rụng cành).Tương quan AAB/ GA điều tiết trạng thái ngủ và hoạt động của hạt, chồi.

v. Rút kinh nghiệm

II.

Ngày soạn:

Ngày dạy:

TiÕt 09 KiÓm tra 1 tiÕt cn10 (Ki 1)

I.Môc tiªu

-Về kiến thức:

+KiÓm tra l¹i kiÕn thøc c¬ b¶n,phæ th«ng nhÊt vÒ c©y trång vµ c¸c biÖn ph¸p trong nh©n gièng c©y trång

-Về kĩ năng:

+ Kỹ năng giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống.

+ Kỹ năng phân tích, so sánh tổng hợp

+ Tư duy hệ thống, khái quát kiến thức.

- Thái độ:

+Yêu thích môn học, phấn đấu đạt điểm cao trong học tập.

II.Hình thức: tù luËn

III.Ma trËn:

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

S¶n xuÊt gièng c©y trång

Môc ®Ých vµ hÖ thèng cña c«ng t¸c s¶n xuÊt gièng c©y trång

điÒu kiÖn tù nhiªn vµ x· héi cña viÖt nam ®· ¶nh h­ëng nh­ thÕ nµo tíi sù ph¸t triÓn n«ng-l©m-ngh­ nghiÖp ë n­íc ta?

Số câu:2

Số điểm: 7,5=75%

Số câu:1

Số điểm: 2,5=25%

Số câu:1

Số điểm: 5=50%

Số câu:2

Số điểm: 7,5=75%

Ứng dông c«ng nghÖ nu«i cÊy m« tÕ bµo trong nh©n gièng c©y trång?

C¬ së khoa häc cña øng dông c«ng nghÖ nu«i cÊy m« tÕ bµo trong nh©n gièng c©y trång?

Số câu:1

Số điểm: 2,5=25%

Số câu:1

Số điểm: 2,5=25%

Số câu:1

Số điểm: 2,5=25%

Số câu:3

Số điểm: 10=100%

Số câu:1

Số điểm: 2,5=25%

Số câu:1

Số điểm: 2,5=25%

Số câu:1

Số điểm: 5=50%

Số câu:3

Số điểm: 10=100%

IV.§Ò ra vµ ®¸p ¸n

ĐỀ 1

C©u 1(5đ):ĐiÒu kiÖn tù nhiªn vµ x· héi cña viÖt nam ®· ¶nh h­ëng nh­ thÕ nµo tíi sù ph¸t triÓn n«ng-l©m-ngh­ nghiÖp ë n­íc ta?

*thuËn lîi:

-KhÝ hËu nhiÖt ®íi giã mïa nãng Èm,m­a nhiÒu nªn thuËn lîi cho nhiÒu c©y trång ph¸t triÓn

-Cã nhiÒu s«ng ngßi,ao,hå,biÓn ch¹y dµi…khai th¸c nu«i trång thñy s¶n

-Cã nhiÒu tµi nguyªn ®éng vËt rõng

-§Êt ®ai ph× nhiªu,mµu mì

-Nh©n d©n ta cÇn cï,cã kinh nghiÖm trong s¶n xuÊt n«ng,l©m,ngh­ nghiÖp vµ ®­îc sù quan t©m nhiÒu cña §¶ng vµ Nhµ n­íc

*Khã kh¨n

-C©y trång ph¸t triÓn m¹nh kÐo theo s©u ,bÖnh h¹i còng ph¸t triÓn

-DiÖn tÝch ®Êt 3/4 lµ ®åi nói nªn khã kh¨n trong s¶n xuÊt,giao th«ng

-HiÖn t­îng m­a ,lò ,lôt,h¹n h¸n dÉn ®Õn thiÖt h¹i cho ng­êi s¶n xuÊt

-Tr×nh ®é lao ®éng cña ng­êi s¶n xuÊt cßn thÊp

-Khoa häc c«ng nghÖ cßn h¹n chÕ

C©u 2(2,5d):Môc ®Ých vµ hÖ thèng cña c«ng t¸c s¶n xuÊt gièng c©y trång?

*môc ®Ých cña c«ng t¸c s¶n xuÊt gièng c©y trång:

-duy tr×,cñng cè ®é thuÇn chñng,søc sèng vµ tÝnh tr¹ng ®iÓn h×nh cña gièng

-t¹o ra sè l­îng gièng cÇn thiÕt ®Ó cung cÊp cho s¶n xuÊt ®¹i trµ

-®­a gièng tèt phæ biÕn nhanh vµo s¶n xuÊt

*hÖ thèng s¶n xuÊt gièng c©y trång:

Giai ®o¹n 1:s¶n xuÊt h¹t gièng siªu nguyªn chñng

Giai ®o¹n 2:s¶n xuÊt h¹t gièng nguyªn chñng tõ h¹t gièng siªu nguyªn chñng

Giai ®o¹n 3:s¶n xuÊt h¹t gièng x¸c nhËn

C©u 3(2,5đ):C¬ së khoa häc cña øng dông c«ng nghÖ nu«i cÊy m« tÕ bµo trong nh©n gièng c©y trång?

-tÕ bµo thùc vËt cã tÝnh toµn n¨ng

TÕ bµo thùc vËt cã kh¶ n¨ng ph©n hãa vµ ph¶n ph©n hãa

TB hîp tö->TB ph«i sinh->TB chuyªn hãa ®Æc hiÖu->c©y hoµn chØnh

TB ph«i sinh←

TB chuyªn hãa ®Æc hiÖu ->c©y hoµn chØnh

Ngày soạn:

Ngày dạy:

TiÕt 16

KiÓm tra häc kú I MÔN CN 10

I.Môc tiªu

-Về kiến thức:

+KiÓm tra l¹i kiÕn thøc c¬ b¶n,phæ th«ng nhÊt vÒ c©y trång vµ c¸c biÖn ph¸p trong nh©n gièng c©y trång

-Về kĩ năng:

+ Kỹ năng giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống.

+ Kỹ năng phân tích, so sánh tổng hợp

+ Tư duy hệ thống, khái quát kiến thức.

- Thái độ:

+Yêu thích môn học, phấn đấu đạt điểm cao trong học tập.

II. Hình thức: Tự luận

III.Ma trËn kiÓm tra

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Trồng trọt

ChÕ ®é ch¨m sãc c©y trång ®· ¶nh h­ëng nh­ thÕ nµo tíi sù ph¸t sinh,ph¸t triÓn s©u,bÖnh h¹i?cho vÝ dô?

Em h·y nªu biÖn ph¸p cải t¹o ®Êt xãi mßn m¹nh tr¬ sái ®¸ vµ t¸c dông cña c¸c biÖn ph¸p ®ã?

Dùa vµo ph¶n øng cña dung dÞch ®Êt,em h·y nªu biÖn ph¸p gi¶m ®é chua vµ ®é kiÒm trong ®Êt?

Số câu:3

Số điểm: 10=100%

Số câu:1

Số điểm: 2,5=25%

Số câu:1

Số điểm: 2,5=25%

Số câu:1

Số điểm: 5=50%

Số câu:3

Số điểm: 10=100%

Số câu:3

Số điểm: 10=100%

Số câu:1

Số điểm: 2,5=25%

Số câu:1

Số điểm: 2,5=25%

Số câu:1

Số điểm: 5=50%

Số câu:3

Số điểm: 10=100%

1/§Ò ra vµ ®¸p ¸n

*§Ò 1:

C©u 1:Dùa vµo ph¶n øng cña dung dÞch ®Êt,em h·y nªu biÖn ph¸p gi¶m ®é chua vµ ®é kiÒm trong ®Êt?(5đ)

*biÖn ph¸p lµm gi¶m ®é chua:

-bãn v«i

-bãn ph©n h÷u c¬

*biÖn ph¸p lµm gi¶m ®é kiÒm:

-th¸o n­íc xæ phÌn

-lªn liÕp cao

-bãn ph©n chua sinh lý

-bãn c¸c hîp chÊt chøa canxi nh­ th¹ch cao

C©u2:Em h·y nªu biÖn ph¸p cait t¹o ®Êt xãi mßn m¹nh tr¬ sái ®¸ vµ t¸c dông cña c¸c biÖn ph¸p ®ã? (2,5®)

C¶i t¹o ®Êt xãi mßn m¹nh tr¬ sái ®¸

T¸c dông

-biÖn ph¸p c«ng tr×nh:

+lµm ruéng bËc thang

+thÒm c©y ¨n qu¶

-biÖn ph¸p n«ng häc:

+trång c©y theo d¶i b¨ng

+canh t¸c theo ®­êng ®ång møc

+bãn v«i

+bãn ph©n h÷u c¬

+lu©n canh,xen canh,gèi vô

+n«ng l©m kÕt hîp

+trång vµ b¶o vÖ rõng ®Çu nguån

-h¹n chÕ xãi mßn.t¨ng ®é che phñ cho ®Êt

-h¹n chÕ xãi mßn,gi¶m tãc ®é dßng ch¶y,t¨ng ®é che phñ

-khö chua

-t¨ng vsv ®Êt vµ ho¹t ®éng cña chóng,t¨ng dinh d­ìng

-t¨ng ®é che phñ,t¨ng vsv ®Êt

-h¹n chÕ lò lôt

C©u 3:ChÕ ®é ch¨m sãc c©y trång ®· ¶nh h­ëng nh­ thÕ nµo tíi sù ph¸t sinh,ph¸t triÓn s©u,bÖnh h¹i?cho vÝ dô?(2,5đ)

ChÕ ®é ch¨m sãc mÊt c©n ®èi gi÷a n­íc,ph©n bãn lµm cho s©u ,bÖnh ph¸t triÓn m¹nh

-bãn ph©n kh«ng hîp lý

Vd:bãn nhiÒu ®¹m lµm cho bé l¸ ph¸t triÓn m¹nh,th©n mÌm yÕu nªn dÔ bÞ s©u bÖnh x©m nhËp

-t­íi tiªu n­íc kh«ng hîp lý

Vd:khi c©y trång ngËp óng lµm cho th©n ,l¸ mÒm yÕu,dÔ bÞ c¸c vÕt th­¬ng c¬ giíi lµm cho s©u bÖnh x©m nhËp vµ g©y h¹i

-phßng trõ s©u bÖnh h¹i kh«ng ®óng c¸ch

Vd:phun thuèc hãa häc ®Ó phßng hay sö dông thuèc hãa häc kh«ng ®óng liÒu l­îng

V× vËy cÇn cã chÕ ®é ch¨m sãc c©y trång hîp lý ®Ó h¹n chÕ s©u,bÖnh h¹i nh­:ch¨m sãcc c©n ®èi gi÷a n­íc,ph©n bãn,bãn ph©n hîp lý,c©n ®èi gi÷a N,P,K vµ ph©n h÷u c¬,t­íi tiªu n­íc hîp lý,tr¸nh c©y trång bÞ h¹n vµ ngËp óng l©u ngµy……

Ngày soạn: / / 201

Ngày dạy:

Tiết 15

KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN SINH 11 KÌ 1

I. MỤC TIÊU KIỂM TRA

-Về kiến thức:

+- Cũng cố cho học sinh nắm vững các kiến thức về sinh trưởng và phát triển , chuyển hóa vật chất và năng lượng

ở động vật và thực vật

-Về kĩ năng:

+ Kỹ năng giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống.

+ Kỹ năng phân tích, so sánh tổng hợp

+ Tư duy hệ thống, khái quát kiến thức.

- Thái độ:

+Yêu thích môn học, phấn đấu đạt điểm cao trong học tập.

II. HÌNH THỨC KIỂM TRA : Tự luận.

III.KHUNG MA TRẬN ĐỀ

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vât

Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây 

Vai trò của quang hợp và hô hấp ?

So sánh các con đường quang hợp ở thực vật

Số câu:3

Số điểm: 10=100%

Số câu:1

Số điểm: 2,5=25%

Số câu:1

Số điểm: 2,5=25%

Số câu:1

Số điểm: 5=50%

Số câu:3

Số điểm: 10=100%

Số câu:3

Số điểm: 10=100%

Số câu:1

Số điểm: 2,5=25%

Số câu:1

Số điểm: 2,5=25%

Số câu:1

Số điểm: 5=50%

Số câu:3

Số điểm: 10=100%

II. ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN

Câu 1: Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây ?(2,5Đ)

Câu 2: Vai trò của quang hợp và hô hấp ?(2,5Đ)

Câu 3: So sánh các con đường quang hợp ở thực vật?(5Đ)

ChØ sè so s¸nh

Quang hîp ë thùc vËt C3

Quang hîp ë thùc vËt C4

Quang hîp ë thùc vËt CAM

Nhãm thùc vËt

§iÒu kiÖn sèng

ChÊt nhËn CO2

S¶n phÈm ®Çu tiªn

Thêi gian cè ®Þnh CO2

Kh«ng gian tiÕn hµnh

Quang h« hÊp

HiÖu qu¶ QH

ĐÁP ÁN

Câu 1: Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây

1. Hấp thụ nước và các ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút

a) Hấp thụ nước: Thụ động (cơ chế thẩm thấu):

Nước ở đất (MT nhược trương - thế nước cao) → Tb lông hút hoặc các tb non khác (nơi có dịch bào ưu trương - thế nước thấp hơn).

b) Hấp thụ ion khoáng:

Các ion khoáng chuyển vào tế bào rễ một cách có chọn lọc theo cơ chế: Chủ động và thụ động.

- Cơ chế thụ động:

[ion] cao (ở đất) → [ion] thấp hơn (ở tế bào lông hút)

- Cơ chế chủ động:

[ion] thấp (ở đất) → [ion] cao hơn (ở tế bào lông hút), cần năng lượng ATP

2. Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ

Nước và ion khoáng di chuyển từ đất vào mạch gỗ của rễ theo 2 con đường:

* Con đường thành tế bào - gian bào:

- Đi theo không gian giữa các tế bào và không gian giữa các bó sợi xenlulôzơ → đai Caspari thì chuyển sang con đường tế bào chất → mạch gỗ.

- Nhanh, không được chọn lọc

* Con đường tế bào chất:

- Xuyên qua tế bào chất của tế bào → mạch gỗ

- Chậm, không được chọn lọc.
Câu 2. Vai trò của quang hợp

Quang hợp có 3 vai trò chính

- Sản phẩm của quang hợp là nguồn chất hưu cơ làm thức ăn cho mọi sinh vật trên hành tinh này và là nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu chữa bệnh.

- Quang năng được chuyển hóa thành hóa năng trong sản phẩm của quang hợp. Đây là nguồn năng lượng duy trì sự sống của sinh giới

- Quang hợp điều hòa không khí: Giải phóng O2 và hấp thụ CO2.

Câu 3: So sánh các con đường quang hợp ở thực vật

ChØ sè so s¸nh

Quang hîp ë thùc vËt C3

Quang hîp ë thùc vËt C4

Quang hîp ë thùc vËt CAM

Nhãm thùc vËt

§a sè thùc vËt

Mét sè thùc vËt nhiÖt ®íi nhiÖt ®íi nãng Èm kÐo dµi. vµ cËn nhiÖt ®íi nh­­: mÝa, rau dÒn, ng«, cao l­­¬ng …

Nh÷ng loµi thùc vËt mäng n­íc ë vïng sa m¹c nãng, kh«. KhÝ khæng ®ãng hoµn toµn ban ngµy ®Ó tr¸nh mÊt n­íc, Më vµo ban ®ªm 🡪 HÊp thô CO2 ban ®ªm.

§iÒu kiÖn sèng

C­êng ®é ¸nh s¸ng, nhiÖt ®é, nång ®é oxi, CO2 b×nh th­êng

As, nhiÖt ®é cao, nång ®é CO2 gi¶m, Oxi t¨ng

§iÒu kiÖn kh« h¹n kÐo dµi, thiÕu n­íc

ChÊt nhËn CO2

Ribul«z¬ 1 – 5 – diP

PEP (ph«tphoenolpiruvat)

PEP (ph«tphoenolpiruvat)

Sp ®Çu tiªn

APG (3c)

AOA, axit malic (4c)

AOA, axit malic (4c)

Tg cè ®Þnh CO2

ChØ 1 giai ®o¹n vµo ban ngµy

C¶ 2 giai ®o¹n ®Òu vµo ban ngµy

Giai ®o¹n 1 vµo ban ®ªm vµ giai ®o¹n 2 vµo ban ngµy

Kh«ng gian tiÕn hµnh

TÕ bµo nhu m«

TÕ bµo nhu m« vµ tÕ bµo bao bã m¹ch

TÕ bµo nhu m«

Quang h« hÊp

Kh«ng

Kh«ng

HiÖu qu¶ QH

Trung b×nh

Cao gÊp ®«i TV C3

ThÊp

Ngày soạn: / / 201

Ngày dạy:

Tiết 31:

KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN SINH 11

I. MỤC TIÊU KIỂM TRA.

-Về kiến thức:

+- Cũng cố cho học sinh nắm vững các kiến thức về sinh trưởng và phát triển , chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật và thực vật

-Về kĩ năng:

+ Kỹ năng giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống.

+ Kỹ năng phân tích, so sánh tổng hợp

+ Tư duy hệ thống, khái quát kiến thức.

- Thái độ:

+Yêu thích môn học, phấn đấu đạt điểm cao trong học tập.

II. HÌNH THỨC KIỂM TRA : Tự luận

III.KHUNG MA TRẬN ĐỀ

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Sinh trưởng và phát triển của động vật

Nêu ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hóa?

Đặc điểm tiêu hóa thức ăn ở thú ăn thịt?

Số câu:2

Số điểm: 5=50%

Số câu:1

Số điểm: 2,5=25%

Số câu:1

Số điểm: 2,5=25%

Số câu:2

Số điểm: 5=50%

Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Đóng mở khí khổng ?

Số câu:1

Số điểm: 5=50%

Số câu:1

Số điểm: 5=50%

Số câu:1

Số điểm: 5=50%

Số câu:3

Số điểm: 10=100%

Số câu:1

Số điểm: 2,5=25%

Số câu:1

Số điểm: 2,5=25%

Số câu:1

Số điểm: 5=50%

Số câu:3

Số điểm: 10=100%

II. NỘI DUNG KIỂM TRA

C1:Nêu ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hóa?(2,5đ)

C2: Đặc điểm tiêu hóa thức ăn ở thú ăn thịt?(2,5đ)

C3:Đóng mở khí khổng ?(5đ)

III. ĐÁP ÁN

C1: + Cơ quan tiêu hóa dạng ống có miệng và hậu môn riêmg biệt nên thức ăn đi một chiều không bị pha trộn giữa chất thải và thức ăn như túi tiêu hóa

+ Ống tiêu hóa được chia thành nhiều bộ phân, mỗi bộ phận có chức năng chuyên hóa (tiêu hóa cơ học: miệng, dạ dày, tiêu hóa hóa học: miệng dạ dày, ruột non, hấp thụ dinh dưỡng: ruột non) → tăng hiệu quả tiêu hóa thức ăn

+ Dịch tiêu hóa không bị pha loãng → giúp tiêu hóa ngoại bào được triệt để hơn → chất dinh dưỡng đơn giản mà cơ thể hấp thụ được, (không phải sử dụng hình thức tiêu hóa nội bào.

C2: Đặc điểm tiêu hóa thức ăn ở thú ăn thịt

- ví dụ:

- Đặc điểm thức ăn thịt: Mềm, dễ tiêu hóa, giàu chất dinh dưỡng

a. Răng

  1. Răng nanh → nhọn, dài, sắc →cắm, giữ mồi cho chặt.
  2. Răng cửa → hình nêm → lấy thịt ra khỏi xương
  3. Răng cạnh hàm và răng ăn thịt lớn → cắt thịt

b. Dạ dày

Dạ dày: cái túi lớn nên gọi là dạ dày đơn.

Thịt được tiêu hóa cơ học và hóa học

c. Ruột non

- Ruột non ngắn hơn nhiều so với ruột non của động vật ăn thịt.

- Tiêu hóa hóa học và hấp thụ các chất dd

d. Ruột tịt

- Manh tràng nhỏ và không có chức năng tiêu hóa thức ăn.

C3: THN qua khÝ khæng (chiÕm 90 %)

- VËn tèc lín

- Tho¸t h¬i n­­íc qua mÆt d­íi l¸ m¹nh h¬n qua mÆt trªn cña l¸ v× khÝ khæng ph©n bè chñ yÕu ë mÆt d­­íi cña l¸.

- Cã sù ®iÒu chØnh bëi sù ®ãng më khÝ khæng

+ Khi no n­­íc khÝ khæng më → THN

+ Khi mÊt n­­íc khÝ khæng ®ãng (hÐ më)→ kh«ng cã THN hoÆc rÊt Ýt

IV. RÚT KINH NGHIỆM

Ngày soạn:

Ngày dạy:

TIẾT 18- KIỂM TRA 1 TIẾT

I. MỤC TIÊU KIỂM TRA

- Cũng cố cho học sinh nắm vững các kiến thức về CHƯƠNG 1 VÀ 2

- Thông qua kiểm tra để đánh giá việc học tập của học sinh, đồng thời có kế hoạch thay đổi cách thức tổ chức và phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng giảng dạy.

II.KHUNG MA TRẬN ĐỀ

Chủ đề kiểm tra

Nhận biết (25%)

Thông hiểu (25%)

Vận dụng: Cấp độ thấp (50%)

I. Cơ chế di truyền và biến dị

- Gen, mã DT, tự sao của AND

- ARN và quá trình tổng hợp ARN, protein

- Đột biến gen

- Đột biến NST

- Nêu các khái niệm

- Nêu thành phần, cấu tạo

- Nêu các dạng đột biến

- Trình bày cơ chế tổng hợp AND, Pro, hình thành đột biến, …

- So sánh AND, ARN, …

- Vận dụng cấu trúc để giải một số dạng toán đơn giản

- So sánh đột biến NST và Gen;

50 % của Tổng = 5 điểm

25% của HÀNG = 1,25điểm

25% của HÀNG = 1,25điểm

50% của HÀNG = 2.5 điểm

II. Tính quy luật của các hiện tượng di truyền

- Phương pháp nghiên cứu của Mendel

- Các quy luật Mendel

- Các quy luật ngoài Mendel

- Di truyền ngoài nhân

- Nêu các khái niệm, định nghĩa

- Nêu vai trò, ý nghĩa của các quy luật

- Trình bày cơ sở tế bào học của các quy luật

- So sánh 2 quy luật di truyền với nhau

- Giải một số bài tập về tìm kiểu gen, kiểu hình, xác định quy luật di truyền chi phối, ...

50 % của Tổng = 5 điểm

25% của HÀNG = 1,25 điểm

25% của HÀNG = 1,25 điểm

50 % của HÀNG = 2,5 điểm

TỔNG ĐIỂM = 10 điểm

2,5 điểm

2,5 điểm

5điểm

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Trường THPT Mai Hắc Đế

ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM

MÔN SINH HỌC

Thời gian làm bài: 45 phút;

(18 câu trắc nghiệm)

Họ, tên thí sinh:..........................................................................

Số báo danh:...............................................................................

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (7đ)

Câu 1: .Vùng mã hoá của gen là:

  1. mang tín hiệu kết thúc phiên mã
  2. mang tín hiệu mã hoá các axit amin
  3. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã

d. mang bộ ba mã mở đầu, các bộ ba mã hoá và bộ ba kết thúc

Câu 2: .Trong 64 bộ ba mã di truyền có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin nào. Các bộ ba đó là:

  1. AUG, UGA, UAG
  2. AUG, UAA, UGA
  3. AUU, UAA, UAG

d. UAG, UAA, UGA

Câu 3: .Vai trò của enzim ADN pôlimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là:

  1. tháo xoắn phân tử ADN
  2. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của ADN
  3. lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của phân tử ADN

d. cả a, b, c

Câu 4: .Mã di truyền là:

  1. mã bộ một, tức là cứ một nuclêôtit xác định một loại axit amin
  2. mã bộ hai, tức là cứ hai nuclêôtit xác định một loại axit amin
  3. mã bộ ba, tức là cứ ba nuclêôtit xác định một loại axit amin

d mã bộ bốn, tức là cứ bốn nuclêôtit xác định một loại axit amin

Câu 5: .Trong 64 bộ ba mã di truyền có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin nào. Các bộ ba đó là:

  1. AUG, UGA, UAG
  2. AUG, UAA, UGA
  3. AUU, UAA, UAG

d. UAG, UAA, UGA

Câu 6: .. Mã di truyền có tính phổ biến, tức là:

  1. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền
  2. một bô ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin
  3. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền, trừ một vài loài ngoại lệ

d. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin

Câu 7: .Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là:

  1. một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin
  2. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền
  3. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin

d. cả a, b, c

Câu 8: .Mã di truyền mang tính thoái hoá, tức là:

  1. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền
  2. nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin
  3. một bộ ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin

d. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền

Câu 9: .Vai trò của enzim ADN pôlimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là:

  1. tháo xoắn phân tử ADN
  2. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của ADN
  3. lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của phân tử ADN
  4. cả a, b, c

Câu 10. Trong quá trình nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối, enzim nối đó là:

  1. hêlicaza

c. ADN giraza

  1. ADN ligaza

d. ADN pôlimeraza

Câu 10: .Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử:

  1. ADN
  2. Prôtêin
  3. ARN

d. ADN và ARN

Câu 11: .Dịch mã là quá trình tổng hợp nên phân tử:

  1. prôtêin
  2. mARN
  3. ADN

d. mARN và prôtêin

Câu 12: .Các prôtêin có vai trò xúc tác phản ứng sinh học được gọi là:

  1. hoocmon
  2. enzim
  3. phitôcrom

d. côenzim

Câu 13: .. Phương pháp độc đáo của Menđen trong việc nghiên cứu tính quy luật của hiện tượng di truyền là:

  1. lai giống
  2. phân tích các thế hệ lai
  3. lai phân tích

d. sử dụng xác suất thống kê

Câu 14: .. Cặp phép lai nào sau đây là phép lai thuận nghịch?

  1. ♀AA x ♂aa và ♀Aa x ♂aa
  2. ♀Aa x ♂aa và ♀aa x ♂AA
  3. ♀AABb x ♂aabb và ♀AABb x ♂aaBb

d. ♀AABB x ♂aabb và ♀aabb x ♂AABB

Câu 15: .. Điều kiện quan trọng nhất của PLĐL là:

  1. bố mẹ phải thuần chủng về tính trạng đem lai
  2. tính trạng trội phải trội hoàn toàn
  3. số lượng cá thể phải đủ lớn

d. các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau

Câu 16: .. Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội hoàn toàn, các gen liên kết hoàn toàn. Kiểu gen khi lai phân tích sẽ cho thế hệ lai có tỷ lệ kiểu hình là:

  1. 3 : 3 : 1 : 1
  2. 1 : 1 : 1 : 1
  3. 1 : 2 : 1

d. 3 : 1

Câu 17: .. Với n cặp gen dị hợp tử di truyền độc lập thì số lượng các loại kiểu gen ở đời lai là

  1. 2n .
  2. 3n .
  3. 4n .

d. ()n.

Câu 18: . Dòng thuần về một tính trạng là:

  1. dòng có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định. Các thế hệ con cháu không phân li có kiểu hình giống bố me
  2. đồng hợp về kiểu gen và đồng nhất về kiều hình
  3. dòng luôn có kiểu gen đồng hợp trội
  4. cả a, b

PHẦN II: TỰ LUẬN (3đ)

Ở một loài thực vật: A là gen quy định quả tròn , a là gen quy định quả bầu.

B là gen quy định quả ngọt, b là gen quy định quả chua

Cho bố mẹ có kiểu gen như sau: AaBb x AaBb.

1. Loại kiểu gen sau đây xuất hiện ở đời sau với tỉ lệ bao nhiêu:

+ AaBb + aabb + AABB

2. Loại kiểu hình sau đây xuất hiện ở đời sau với tỉ lệ bao nhiêu:

+ quả tròn – ngọt

+ quản tròn- chua

+ quả bầu - ngọt

+quả bầu – chua

Đáp án tự luận

1. Loại kiểu gen sau đây xuất hiện ở đời sau với tỉ lệ :

+ AaBb= 1/4

+ aabb =1/8

+ AABB= 1/8

2. Loại kiểu hình sau đây xuất hiện ở đời sau với tỉ lệ

+ quả tròn – ngọt =3/4.3/4

+ quản tròn- chua =3/4.1/4

+ quả bầu - ngọt=1/4.3/4

+quả bầu – chua =1/4.1/4

V. Rút kinh nghiệm

Ngày soạn:

Ngày dạy:

TiÕt 09 KiÓm tra 1 tiÕt

I.Môc tiªu

-KiÓm tra l¹i kiÕn thøc c¬ b¶n,phæ th«ng nhÊt vÒ c©y trång vµ c¸c biÖn ph¸Èytong nh©n gièng c©y trång

-Häc sinh cã ý thøc th¸i ®é nghiªm tóc trong giê kiÓm tra

II.Hình thức: tù luËn

III.Ma trËn:

Chủ đề

Mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng ở cấp độ thấp

Vận dụng ở cấp độ cao

S¶n xuÊt gièng c©y trång

môc ®Ých vµ hÖ thèng cña c«ng t¸c s¶n xuÊt gièng c©y trång

điÒu kiÖn tù nhiªn vµ x· héi cña viÖt nam ®· ¶nh h­ëng nh­ thÕ nµo tíi sù ph¸t triÓn n«ng-l©m-ngh­ nghiÖp ë n­íc ta?

70% tổng điểm = 7điểm

30% hàng = 2điểm

70% hàng = 5điểm

Ứng dông c«ng nghÖ nu«i cÊy m« tÕ bµo trong nh©n gièng c©y trång?

C¬ së khoa häc cña øng dông c«ng nghÖ nu«i cÊy m« tÕ bµo trong nh©n gièng c©y trång?

30% tổng điểm = 3 điểm

100% hàng = 3điểm

10 điểm

2 điểm = 20% tổng điểm bài kiểm tra

3 điểm = 30% tổng điểm bài kiểm tra

5 điểm = 50% tổng điểm bài kiểm tra

IV.§Ò ra vµ ®¸p ¸n

ĐỀ 1

C©u 1(5đ):ĐiÒu kiÖn tù nhiªn vµ x· héi cña viÖt nam ®· ¶nh h­ëng nh­ thÕ nµo tíi sù ph¸t triÓn n«ng-l©m-ngh­ nghiÖp ë n­íc ta?

*thuËn lîi:

-KhÝ hËu nhiÖt ®íi giã mïa nãng Èm,m­a nhiÒu nªn thuËn lîi cho nhiÒu c©y trång ph¸t triÓn

-Cã nhiÒu s«ng ngßi,ao,hå,biÓn ch¹y dµi…khai th¸c nu«i trång thñy s¶n

-Cã nhiÒu tµi nguyªn ®éng vËt rõng

-§Êt ®ai ph× nhiªu,mµu mì

-Nh©n d©n ta cÇn cï,cã kinh nghiÖm trong s¶n xuÊt n«ng,l©m,ngh­ nghiÖp vµ ®­îc sù quan t©m nhiÒu cña §¶ng vµ Nhµ n­íc

*Khã kh¨n

-C©y trång ph¸t triÓn m¹nh kÐo theo s©u ,bÖnh h¹i còng ph¸t triÓn

-DiÖn tÝch ®Êt 3/4 lµ ®åi nói nªn khã kh¨n trong s¶n xuÊt,giao th«ng

-HiÖn t­îng m­a ,lò ,lôt,h¹n h¸n dÉn ®Õn thiÖt h¹i cho ng­êi s¶n xuÊt

-Tr×nh ®é lao ®éng cña ng­êi s¶n xuÊt cßn thÊp

-Khoa häc c«ng nghÖ cßn h¹n chÕ

C©u 2(2d):Môc ®Ých vµ hÖ thèng cña c«ng t¸c s¶n xuÊt gièng c©y trång?

*môc ®Ých cña c«ng t¸c s¶n xuÊt gièng c©y trång:

-duy tr×,cñng cè ®é thuÇn chñng,søc sèng vµ tÝnh tr¹ng ®iÓn h×nh cña gièng

-t¹o ra sè l­îng gièng cÇn thiÕt ®Ó cung cÊp cho s¶n xuÊt ®¹i trµ

-®­a gièng tèt phæ biÕn nhanh vµo s¶n xuÊt

*hÖ thèng s¶n xuÊt gièng c©y trång:

Giai ®o¹n 1:s¶n xuÊt h¹t gièng siªu nguyªn chñng

Giai ®o¹n 2:s¶n xuÊt h¹t gièng nguyªn chñng tõ h¹t gièng siªu nguyªn chñng

Giai ®o¹n 3:s¶n xuÊt h¹t gièng x¸c nhËn

C©u 3(3đ):C¬ së khoa häc cña øng dông c«ng nghÖ nu«i cÊy m« tÕ bµo trong nh©n gièng c©y trång?

-tÕ bµo thùc vËt cã tÝnh toµn n¨ng

TÕ bµo thùc vËt cã kh¶ n¨ng ph©n hãa vµ ph¶n ph©n hãa

TB hîp tö->TB ph«i sinh->TB chuyªn hãa ®Æc hiÖu->c©y hoµn chØnh

TB ph«i sinh←

TB chuyªn hãa ®Æc hiÖu ->c©y hoµn chØnh

*Rót kinh nghiÖm

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Ngày soạn: / /201

Ngày dạy: / /201

Tiết 21- ÔN TẬP

I.Mục tiêu bài học

a. Kiến thức:

- Nêu được các khái niệm cơ bản, các cơ chế chính trong di truyền học từ mức độ phân tử, tế bào,cơ thể cũng như quần thể

- Nêu được các cách chọn tạo giống

- Giải thích được các cách phân loại biến dị và đặc điểm của từng loại

- Biết cách hệ thống hoá kiến thức thông qua xây dựng bản đồ khái niệm

b. Kĩ năng:

- Vận dụng lý thuyết giải quyết các vấn đề trong thực tiễn và đời sống sản xuất

c. Thái độ: -Có thái độ đúng đắn trong môn học

II. GD kĩ năng sống và nội dung tích hợp

-Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin

III. Phương tiện dạy học

-VÊn ®¸p t×m tßi

- VÊn ®¸p t¸i hiÖn

- Quan s¸t tranh t×m tßi

- Tù nghiªn cøu SGK

IV. Phương pháp dạy học

- Phiếu học tập, máy chiếu

- Học sinh ôn tập kiến thức ở nhà

V. Tiến trình dạy học

1.Khám phá

2.Kết nối: Hệ thống hoá kiến thức

GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhòm giao nhiệm vụ hoàn thành nội dung 1 phếu học tập sau đó lần lượt đại diện các tổ lên báo cáo ,các nhóm khác đóng góp ý kiến bổ sung.

Phiếu học tập số 1

1. Hãy điền các chú thích thích hợp vào bên cạnh các mũi tên nêu trong sơ đồ dưới đây để minh hoạ cho quá trình di truyền ở mức độ phân tử

ADN → A RN → Prôtêin → Tính trạng ( hình thái ,sinh lí….. )

ADN

2. Vẽ bản đồ khái niệm với các khái niệm dưới đây:

gen, ADN-pôlimeraza, nguyên tắc bảo toàn , nguyên tắc bổ sung, tự nhân đôi

Đáp án phiếu học tập số 1

1.Đó là các Từ : (1) Phiên mã(2) Dịch mã(3) Biểu hiện (4) Sao mã

2. Bản đồ

gen nguyên tắc bố sung gen

Nguyên tắc bán bảo toàn

Phiếu học tập số 2

Hãy giải thích cách thức phân loại biến dị theo sơ đồ dưới đây

Biến dị

biến dị di truyền thườn biến

đột biến biến dị tổ hợp

đột biến NST đột biến gen

đột biến SL đột biến cấu trúc

đột biến đa bội đột biến lệch bội

đột biến đa bội chẵn đột biến đa bội lẻ

Phiếu học tập số 3

Bảng tóm tắt các quy luật di truyền

Tên quy luật

Nội dung

Cơ sở tế

bào học

Điều kiện nghiệm đúng

Ý nghĩa

Phân li

Tác động bổ sung

Tác động cộng gộp

Tác động đa hiệu

Di truyền độc lập

Liên kết gen

Hoán vị gen

Di truyền giới tính

Di truyền LK với giới tính

Phiếu học tập số 4

Hãy đánh dấu + ( nếu cho là đúng) vào bảng so sánh sau

Bảng so sánh quần thể ngẫu phối và tự phối

Chỉ tiêu so sánh

Tự phối

Ngẫu phối

- Giảm tỉ lệ thể dị hợp ,tăng dần thể đồng hợp qua các thế hệ

- Tạo trạng thái cân bằng di truyền của quần thể

- Tần số alen không đổi qua các thế hệ

-Có cấu trúc : p2AA :2pqAa : q2aa

- Thành phần các kiểu gen thay đổi qua các thế hệ

- Tạo ra nguồn biến dị tổ hợp

Phiếu học tập số 5

Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng sau

Bảng nguồn vật liệu và phương pháp chọn giống

Đối tượng

Nguồn vật liệu

Phương pháp

Vi sinh vật

Thực vật

Động vật

Đáp án phiếu học tập số 4

Chỉ tiêu so sánh

Tự phối

Ngẫu phối

-Giảm tỉ lệ thể dị hợp, tăng dần tỉ lệ thể đồng hợp

-Tạo trạng thái cân bằng di truyền của quần thể

-Tần số alen không đổi qua các thế hệ

- Có cấu trúc p2AA :2pqAa:q2aa

-Thành phần các kiểu gen thay đổi qua các thế hệ

-Tạo ra nguồn biến dị tổt hợp

+

+

+

+

+

+

+

Đáp án phiếu học tập số 5

Đối tượng

Nguồn vật liệu

Phương pháp

Vi sinh vật

Đột biến

Gây đột biến nhân tạo

Thực vật

Đột biến, biến dị tổ hợp

Gây đột biến, lai tạo

Động vật

Biến dị tổ hợp(chủ yếu)

Lai tạo

3. Thực hành – Luyện tâp

Cho học sinh hệ thống lại kiến thức di truyền học các phiêu học tập khác giáo viên cho hs về nhà tự làm để hôm sau kiểm tra.

V. Rút kinh nghiệm

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

ĐỀ

Câu 1: : Để phòng ngừa ung thư, giải pháp nhằm bảo vệ tương lai di truyền của loài người là gì?

A. Duy trì cuộc sống lành mạnh, tránh làm thay đổi môi trường sinh lí, sinh hóa của cơ thể.

B. Bảo vệ môi trường sống, hạn chế các tác nhân gây ung thư.

C.  Tất cả các giải pháp nêu trên.

D. Không kết hôn gần để tránh xuất hiện các dạng đồng hợp lặn về gen đột biến gây ung thư.

Câu 2: . Cơ sở tế bào học của quy luật phân li của Menđen là:

  1. sự tự nhân đôi của NST ở kì trung gian và sự phân li đồng đều của NST ở kì sau của quá trình giảm phân
  2. sự tự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng (dẫn đến sự phân li độc lập của các gen tương ứng) tạo các giao tử và tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong thụ tinh
  3. sự phân li đồng đều của cặp NST tương đồng trong giảm phân

sự tự nhân đôi, phân li của các NST trong giảm phân

Câu 3: Trong một quần thể cây đậu Hà lan, gen qui định mảu hoa chỉ có 2 loại alen: alen A quy định màu hoa đỏ, alen a quy định màu hoa trắng. Cây hoa đỏ có kiểu gen là AA và Aa, cây hoa trắng có kiểu gen aa. Giả sử quần thể đậu có 1000 cây với 500 cây có kiểu gen AA, 200 cây có kiểu gen Aa và 300 cây có kiểu gen aa. Tần số alen a trong quần thể trên là:

A. 0,6 B. 0,4 C. 0,35. D. 0,5.

Câu 4: . Cặp phép lai nào sau đây là phép lai thuận nghịch?

  1. ♀AA x ♂aa và ♀Aa x ♂aa
  2. ♀Aa x ♂aa và ♀aa x ♂AA
  3. ♀AABb x ♂aabb và ♀AABb x ♂aaBb

♀AABB x ♂aabb và ♀aabb x ♂AABB

Câu 5: . Tần số tương đối các alen của một quần thể có tỉ lệ phân bố kiểu gen 0,81 AA + 0,18 Aa + 0,01 aa là

A. 0,4A; 0,6a. B. 0,7A; 0,3a. C. 0,3 A; 0,7a. D. 0,9A; 0,1a.

Câu 6: . Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử:

a.AND b.Prôtêin c. ARN d.ADN và ARN

Câu 7: . . Ý nghĩa của HVG là:

  1. làm tăng các biến dị tổ hợp
  2. các gen quý nằm trên các NST khác nhau có thể tổ hợp với nhau thành nhóm gen liên kết mới
  3. ứng dụng lập bản đồ di truyền d.cả a, b, c

Câu 8: Kiểu gen không tạo được giao tử aBD là:

A. AaBbDd B. AaBBDD C. aaBBdd D. aaBBDD

Câu 9: . Tần số tương đối của một alen được tính bằng:

  1. tỷ lệ phần trăm số giao của alen đó trong quần thể
  2. tỷ lệ phần trăm số kiểu gen của alen đó trong quần thể
  3. tỷ lệ phần trăm số tế bào lưỡng bội mang alen đó trong quần thể

tỷ lệ phần trăm các kiểu hình của alen đó trong quần thể

Câu 10: . Trong 64 bộ ba mã di truyền có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin nào. Các bộ ba đó là:

a.AUG, UGA, UAG b.AUG, UAA, UGA

c.AUU, UAA, UAG d.UAG, UAA, UGA

Câu 11: . Cơ chế làm xuất hiện các khối u trên cơ thể người là do

A. tế bào bị đột biến xôma. B. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
D. tế bào bị đột biến mất khả năng kiểm soát phân bào. C. các đột biến gen.

Câu 12: . Cho biết chứng bệnh bạch tạng do gen lặn trên NST thường qui định. Bố mẹ có kiểu gen dị hợp tử thì xác suất snh con ra mắc bệnh chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

A. 25%. B. 75%. C. 0% D. 50%.

Câu 13: . Vùng điều hoà là:

  1. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã
  2. mang thông tin mã hoá các axit amin
  3. mang tín hiệu kết thúc phiên mã

quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử prôtêin

Câu 14: Bệnh di truyền ở người mà có cơ chế gây bệnh do rối loạn ở mức phân tử gọi là

A. bệnh di truyền tế bào. B. hội chứng.

C.  bệnh di truyền phân tử. D. bệnh di truyền miễn dịch.

Câu 15: . Điều không đúng về đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể tự phối là

A sự tự phối làm cho quần thể phân chia thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau.

B qua nhiều thế hệ tự phối các gen ở trạng thái dị hợp chuyển dần sang trạng thái đồng hợp.

C làm giảm thể đồng hợp trội, tăng tỉ lệ thể đồng hợp lặn, triệt tiêu ưu thế lai, sức sống giảm.

D trong các thế hệ con cháu của thực vật tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết của động vật sự chọn lọc không mang lại hiệu quả

PHẦN II- TỰ LUẬN (3đ)

Câu 1 : ở một loài thực vật A : hoa đỏ a : hoa trăng B : thân cao b : thân thấp

C : quả tròn c : quản dài

Cho phép lai aaBBCC x AaBbCc.

Xác định tỉ lê kiểu gen sau ở đời con : AabbCC, AABBCC, aabbcc, AaBbCC, AaBbCc

Xác định tỉ lệ kiểu hình :đỏ- cao- tròn. đỏ – thấp-tròn.trắng-cao-tròn.trắng-thấp-dài

-----------------------------------------------

----------- HẾT ----------

ĐÁP ÁN

Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

C

C

B

D

D

C

D

C

A

D

D

A

A

C

C

Tự luận

Câu 1: AabbCC= 0 AABBCC= 0

AaBbCC= 1/2*1/2*1/2 AaBbCc=1/2*1/2*1/2

Đỏ cao tròn =1/2*1*1 , Đỏ thấp tròn = ½*0*1

Trắng cao tròn=1/2*1*1 ,Trắng thấp tròn =0

V. Rút kinh nghiệm