Đề thi hk2 môn sinh 11 sở gd quảng nam 2020-2021 có đáp án

Đề thi hk2 môn sinh 11 sở gd quảng nam 2020-2021 có đáp án

4.2/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đề thi hk2 môn sinh 11 sở gd quảng nam 2020-2021 có đáp án

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

QUẢNG NAM

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề gồm có 02 trang)

KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020-2021

Môn: SINH HỌC – Lớp 11

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

MÃ ĐỀ 407

I. TRẮC NGHIỆM: (7 điểm)

Câu 1: Trong cấu tạo của xináp hóa học, các thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học nằm ở bộ phận nào sau đây?

A. Màng sau xináp.

B. Màng trước xináp.

C. Chùy xináp.

D. Khe xináp.

Câu 2: Loại hoocmôn nào sau đây có tác dụng gây rụng lá, quả ở thực vật?

A. Auxin.

B. Gibêrelin.

C. Xitôkinin.

D. Axit abxixic.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển ở động vật?

A. Mỗi loài động vật chỉ phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp.

B. Người mẹ nghiện ma túy, con sinh ra có tỉ lệ dị tật cao hơn bình thường.

C. Khẩu phần ăn thiếu prôtêin sẽ làm cho vật nuôi chậm lớn, gầy yếu, dễ mắc bệnh.

D. Cá rô phi ở Việt Nam sẽ ngừng lớn và ngừng đẻ ở nhiệt độ 280C-300C.

Câu 4: Ở giới nam, hoocmôn testostêrôn được sản xuất ra từ

A. tuyến yên.

B. tinh hoàn.

C. buồng trứng.

D. tuyến giáp.

Câu 5: Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin so với sợi thần kinh không có bao miêlin là

A. lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên với tốc độ chậm hơn.

B. lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên với tốc độ nhanh hơn.

C. lan truyền theo kiểu nhảy cóc từ eo Ranvie này đến eo Ranvie khác với tốc độ nhanh hơn.

D. lan truyền theo kiểu nhảy cóc từ eo Ranvie này đến eo Ranvie khác với tốc độ chậm hơn.

Câu 6: Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra theo trật tự nào sau đây?

I. Chùy xináp. II. Màng trước xináp. III. Khe xináp. IV. Màng sau xináp.

A. I, II, III, IV.

B. IV, III, II, I.

C. I, IV, III, II.

D. I, III, II, IV.

Câu 7: Đặc điểm nào sau đây đúng khi nói về tập tính học được ở động vật?

A. Mang tính đặc trưng cho loài.

B. Là những hoạt động cơ bản của sinh vật, có từ khi sinh ra.

C. Được di truyền từ bố mẹ.

D. Được hình thành trong quá trình sống của cá thể.

Câu 8: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về xináp?

A. Xináp hóa học là loại xináp phổ biến ở động vật.

B. Tất cả các xináp đều có chứa chất trung gian hóa học là axêtincôlin.

C. Màng trước xináp có các thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học.

D. Xináp là diện tiếp xúc giữa các tế bào cơ với nhau.

Câu 9: Phát triển không qua biến thái ở động vật là kiểu phát triển mà con non

A. có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành.

B. có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành.

C. chưa hoàn thiện, phải trải qua nhiều lần lột xác để biến đổi thành con trưởng thành.

D. có các đặc điểm hình thái, sinh lí khác nhau giữa các giai đoạn và khác với con trưởng thành.

Câu 10: Khi truyền tin qua xináp hóa học, chất trung gian hóa học nào sau đây được biến đổi thành axêtat và côlin ở màng sau?

A. Norađrênalin.

B. Axêtincôlin.

C. Đôpamin.

D. Serôtônin.

Câu 11: Nhân tố nào sau đây là nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống?

A. Hoocmôn sinh trưởng được sản xuất từ cơ thể.

B. Hoocmôn tirôxin được sản xuất từ cơ thể.

C. Thức ăn.

D. Di truyền.

Câu 12: Thực vật một lá mầm không có loại mô phân sinh nào sau đây?

A. Mô phân sinh đỉnh thân.

B. Mô phân sinh lóng.

C. Mô phân sinh bên.

D. Mô phân sinh đỉnh rễ.

Câu 13: Động vật nào sau đây có kiểu phát triển không qua biến thái?

A. Ong.

B. Bò.

C. Tôm.

D. Ếch.

Câu 14: Hổ, báo thường bò sát mặt đất và tiến đến gần con mồi, sau đó nhảy lên vồ mồi hoặc rượt, cắn vào con mồi. Ví dụ này thuộc về dạng tập tính nào sau đây?

A. Tập tính kiếm ăn.

B. Tập tính bảo vệ lãnh thổ.

C. Tập tính thứ bậc.

D. Tập tính xã hội.

Câu 15: Khi tế bào thần kinh bị kích thích, điện thế nghỉ biến đổi thành điện thế hoạt động gồm các giai đoạn theo trật tự nào sau đây?

A. Đảo cực, mất phân cực và tái phân cực.

B. Tái phân cực, đảo cực và mất phân cực.

C. Mất phân cực, đảo cực và tái phân cực.

D. Mất phân cực, tái phân cực và đảo cực.

Câu 16: Ở giai đoạn dậy thì, loại hoocmôn nào sau đây kích thích phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp nữ?

A. Hoocmôn ơstrôgen.

B. Hoocmôn sinh trưởng.

C. Hoocmôn tirôxin.

D. Hoocmôn testostêrôn.

Câu 17: Động vật phớt lờ, không trả lời các kích thích lặp lại nhiều lần nếu những kích thích đó không kèm theo sự nguy hiểm nào. Nội dung này thuộc hình thức học tập nào sau đây ở động vật?

A. In vết.

B. Học ngầm.

C. Học khôn.

D. Quen nhờn.

Câu 18: Chất nào sau đây là hoocmôn kích thích sinh trưởng ở thực vật?

A. Chất diệt cỏ.

B. Axit abxixic.

C. Auxin.

D. Etylen.

Câu 19: Ví dụ nào sau đây là tập tính bẩm sinh ở động vật?

A. Vẹt nói được tiếng người.

B. Chó nghiệp vụ biết tìm tội phạm.

C. Khỉ làm xiếc.

D. Ve kêu vào mùa hè.

Câu 20: Động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng ống?

A. Đỉa.

B. Cá.

C. Trùng roi.

D. Thủy tức.

Câu 21: Sinh trưởng sơ cấp ở thực vật là kiểu sinh trưởng của thân và rễ

A. theo chiều ngang do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

B. theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

C. theo chiều ngang do hoạt động của mô phân sinh bên.

D. theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh bên.

II. TỰ LUẬN: (3 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

a. Hình 1 là sơ đồ cấu tạo xináp hóa học, hãy viết các chú thích tương ứng với các kí hiệu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trên sơ đồ này.

b. Tại sao tin được truyền qua xináp chỉ theo một chiều, từ màng trước qua màng sau mà không thể theo chiều ngược lại?

Câu 2: (1,0 điểm)

Hình 2 minh họa 3 trường hợp người: người bình thường, người bé nhỏ và người khổng lồ. Hãy chỉ ra trường hợp nào là do tuyến yên sản xuất ra quá ít hoocmôn sinh trưởng vào giai đoạn trẻ em. Tại sao tuyến yên sản xuất ra quá ít hoocmôn sinh trưởng vào giai đoạn trẻ em lại gây ra hậu quả như vậy?

----------- HẾT -----------

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

QUẢNG NAM

ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC

(Đáp án có 03 trang)

KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: SINH HỌC – LỚP 11

HƯỚNG DẪN CHẤM

I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

1

A

6

A

11

C

16

A

21

B

2

D

7

D

12

C

17

D

3

D

8

A

13

B

18

C

4

B

9

A

14

A

19

D

5

C

10

B

15

C

20

B

II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)

MÃ ĐỀ 407.

Câu

Nội dung đáp án

Điểm

Câu 1(2điểm)

a. Hình 1 là sơ đồ cấu tạo xináp hóa học, hãy viết các chú thích tương ứng với các kí hiệu 1, 2, 3, 4 , 5, 6, 7 trên sơ đồ này.

1- Ti thể; 2- Bóng chứa chất trung gian hóa học;

3- Chùy xináp; 4- Màng trước xináp;

5- Khe xináp; 6-Màng sau xináp;

7- Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học.

Đúng mỗi kí hiệu cho 0,25 điểm; đúng 6-7 ý cho tối đa 1,5 điểm.

1,5

b. Tại sao tin được truyền qua xináp chỉ theo một chiều, từ màng trước qua màng sau mà không thể theo chiều ngược lại?

Tin được truyền qua xináp chỉ theo một chiều, từ màng trước qua màng sau mà không thể theo chiều ngược lại vì:

- Phía màng sau không có chất trung gian hóa học để đi về phía màng trước.

- Ở màng trước không có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học.

0,5

Câu 2(1 điểm)

Câu 2: Hình 2minh họa 3 trường hợp người: người bình thường, người bé nhỏ và người khổng lồ. Hãy chỉ ra trường hợp nào là do tuyến yên sản xuất ra quá ít hoocmôn sinh trưởng vào giai đoạn trẻ em. Tại sao tuyến yên sản xuất ra quá ít hoocmôn sinh trưởng vào giai đoạn trẻ em lại gây ra hậu quả như vậy?

- Tuyến yên sản xuất ra quá ít hoocmon sinh trưởng vào giai đoạn trẻ em sẽ gây ra hậu quả người bé nhỏ.

- Giải thích: Khi lượng hoocmôn sinh trưởng được tiết ra quá ít so với bình thường vào giai đoạn trẻ em dẫn đến giảm phân chia tế bào, giảmsố lượng và giảmkích thước tế bào, kết quả là trẻ em chậm lớn hoặc ngừng lớn.

0,25

0,75

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

QUẢNG NAM

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề gồm có 02 trang)

KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020-2021

Môn: SINH HỌC – Lớp 11

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

MÃ ĐỀ 408

I. TRẮC NGHIỆM: (7 điểm)

Câu 1: Thực vật hai lá mầm không có loại mô phân sinh nào sau đây?

A. Mô phân sinh đỉnh rễ.

B. Mô phân sinh bên.

C. Mô phân sinh đỉnh thân.

D. Mô phân sinh lóng.

Câu 2: Kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống mới. Nội dung này thuộc hình thức học tập nào sau đây ở động vật?

A. Học ngầm.

B. Học khôn.

C. In vết.

D. Quen nhờn.

Câu 3: Ví dụ nào sau đây là tập tính học được ở động vật?

A. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản.

B. Tò vò đào hố trên mặt đất để làm tổ sinh sản.

C. Thú biểu diễn trong rạp xiếc.

D. Ve kêu vào mùa hè.

Câu 4: Ở người, hoocmôn tirôxin được sản xuất ra từ

A. tuyến giáp.

B. buồng trứng.

C. tuyến yên.

D. tinh hoàn.

Câu 5: Khi tế bào thần kinh bị kích thích, điện thế nghỉ biến đổi thành điện thế hoạt động gồm các giai đoạn theo trật tự nào sau đây?

A. Đảo cực, mất phân cực và tái phân cực.

B. Mất phân cực, tái phân cực và đảo cực.

C. Tái phân cực, đảo cực và mất phân cực.

D. Mất phân cực, đảo cực và tái phân cực.

Câu 6: Trong cấu tạo của xináp hóa học, bóng chứa chất trung gian hóa học nằm ở bộ phận nào sau đây?

A. Ti thể.

B. Khe xináp.

C. Chùy xináp.

D. Màng sau xináp.

Câu 7: Nhân tố nào sau đây là nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống?

A. Hoocmôn sinh trưởng được sản xuất từ cơ thể.

B. Ánh sáng.

C. Di truyền.

D. Hoocmôn tirôxin được sản xuất từ cơ thể.

Câu 8: Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra theo trật tự nào sau đây?

I. Màng sau xináp. II. Khe xináp. III. Màng trước xináp. IV. Chùy xináp.

A. IV, III, II, I.

B. II, III, IV, I.

C. I, IV, III, II.

D. I, II, III, IV.

Câu 9: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về xináp?

A. Quá trình truyền tin qua xináp hóa học không cần chất trung gian hóa học.

B. Xináp là diện tiếp xúc giữa các tế bào tuyến với nhau.

C. Chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở thú là norađrênalin và axetincôlin.

D. Xináp điện là loại xináp phổ biến ở động vật.

Câu 10: Loại hoocmôn nào sau đây có tác dụng thúc đẩy quá trình chín của quả ở thực vật?

A. Gibêrelin.

B. Etylen.

C. Auxin.

D. Xitôkinin.

Câu 11: Ở giai đoạn dậy thì, loại hoocmôn nào sau đây kích thích phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp nam?

A. Hoocmôn tirôxin.

B. Hoocmôn testostêrôn.

C. Hoocmôn sinh trưởng.

D. Hoocmôn ơstrôgen.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển ở động vật?

A. Cá rô phi ở Việt Nam sinh trưởng và phát triển thuận lợi ở nhiệt độ 160C-180C.

B. Khẩu phần ăn thiếu prôtêin sẽ làm cho vật nuôi chậm lớn, gầy yếu, dễ mắc bệnh.

C. Mỗi loài động vật chỉ phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp.

D. Người mẹ nghiện ma túy, con sinh ra có tỉ lệ dị tật cao hơn bình thường.

Câu 13: Đặc điểm nào sau đây đúng khi nói về tập tính bẩm sinh ở động vật?

A. Được hình thành qua học tập và rút kinh nghiệm.

B. Được hình thành trong quá trình sống của cá thể.

C. Không được di truyền từ bố mẹ.

D. Mang tính đặc trưng cho loài.

Câu 14: Động vật nào sau đây có kiểu phát triển không qua biến thái?

A. Ruồi.

B. Ếch.

C. Cua.

D. Chuột.

Câu 15: Sinh trưởng thứ cấp ở thực vật là kiểu sinh trưởng của thân và rễ

A. theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

B. theo chiều ngang do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

C. theo chiều ngang do hoạt động của mô phân sinh bên.

D. theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh bên.

Câu 16: Khi truyền tin qua xináp hóa học, chất trung gian hóa học nào sau đây được biến đổi thành axêtat và côlin ở màng sau?

A. Norađrênalin.

B. Đôpamin.

C. Axêtincôlin.

D. Serôtônin.

Câu 17: Động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng ống?

A. Thủy tức.

B. Ếch

C. Trùng roi.

D. Đỉa.

Câu 18: Chất nào sau đây là hoocmôn kích thích sinh trưởng ở thực vật?

A. Chất diệt cỏ.

B. Axit abxixic.

C. Etylen.

D. Xitôkinin.

Câu 19: Ong thợ lao động cần mẫn suốt cả cuộc đời chỉ để phục vụ cho sinh sản của ong chúa. Ví dụ này thuộc dạng tập tính nào sau đây?

A. Tập tính xã hội.

B. Tập tính kiếm ăn.

C. Tập tính di cư.

D. Tập tính bảo vệ lãnh thổ.

Câu 20: Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin so với sợi thần kinh có bao miêlin là

A. lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên với tốc độ chậm hơn.

B. lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên với tốc độ nhanh hơn.

C. lan truyền theo kiểu nhảy cóc từ eo Ranvie này đến eo Ranvie khác với tốc độ chậm hơn.

D. lan truyền theo kiểu nhảy cóc từ eo Ranvie này đến eo Ranvie khác với tốc độ nhanh hơn.

Câu 21: Phát triển không qua biến thái ở động vật là kiểu phát triển mà con non

A. có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành.

B. có các đặc điểm hình thái, sinh lí khác nhau giữa các giai đoạn và khác với con trưởng thành.

C. có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành.

D. chưa hoàn thiện, phải trải qua nhiều lần lột xác để biến đổi thành con trưởng thành.

II. TỰ LUẬN: (3 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

a. Hình 1 là sơ đồ cấu tạo xináp hóa học, hãy viết các chú thích tương ứng với các kí hiệu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trên sơ đồ này.

b. Tại sao tin được truyền qua xináp chỉ theo một chiều, từ màng trước qua màng sau mà không thể theo chiều ngược lại?

Câu 2: (1,0 điểm)

Hình 2 minh họa 3 trường hợp người: người bình thường, người bé nhỏ và người khổng lồ. Hãy chỉ ra trường hợp nào là do tuyến yên sản xuất ra quá nhiều hoocmôn sinh trưởng vào giai đoạn trẻ em. Tại sao tuyến yên sản xuất ra quá nhiều hoocmôn sinh trưởng vào giai đoạn trẻ em lại gây ra hậu quả như vậy?

----------- HẾT ------------

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

QUẢNG NAM

ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC

(Đáp án có 03 trang)

KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: SINH HỌC – LỚP 11

HƯỚNG DẪN CHẤM

I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

1

D

6

C

11

B

16

C

21

C

2

B

7

B

12

A

17

B

3

C

8

A

13

D

18

D

4

A

9

C

14

D

19

A

5

D

10

B

15

C

20

A

II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)

MÃ ĐỀ 408.

Câu

Nội dung đáp án

Điểm

Câu 1 (2 điểm)

a. Hình 1 là sơ đồ cấu tạo xináp hóa học, hãy viết các chú thích tương ứng với các kí hiệu 1, 2, 3, 4 , 5, 6, 7 trên sơ đồ này.

1- Chùy xináp; 2- Màng trước xináp

3- Khe xináp; 4- Màng sau xináp;

5- Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học;

6- Ti thể; 7- Bóng chứa chất trung gian hóa học.

Đúng mỗi kí hiệu cho 0,25 điểm; đúng 6-7 ý cho tối đa 1,5 điểm.

1,5

b. Tại sao tin được truyền qua xináp chỉ theo một chiều, từ màng trước qua màng sau mà không thể theo chiều ngược lại?

Tin được truyền qua xináp chỉ theo một chiều, từ màng trước qua màng sau mà không thể theo chiều ngược lại vì:

- Phía màng sau không có chất trung gian hóa học để đi về phía màng trước.

- Ở màng trước không có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học.

0,5

Câu 2 (1 điểm)

Câu 2: Hình 2minh họa 3 trường hợp người: người bình thường, người bé nhỏ và người khổng lồ. Hãy chỉ ra trường hợp nào là do tuyến yên sản xuất ra quá nhiều hoocmôn sinh trưởng vào giai đoạn trẻ em. Tại sao tuyến yên sản xuất ra quá nhiều hoocmôn sinh trưởng vào giai đoạn trẻ em lại gây ra hậu quả như vậy? (1,0 điểm)

- Tuyến yên sản xuất ra quá nhiều hoocmon sinh trưởng vào giai đoạn trẻ em sẽ gây ra hậu quả người khổng lồ.

- Giải thích: Khi lượng hoocmôn sinh trưởng được tiết ra quá nhiều so với bình thường vào giai đoạn trẻ em dẫn đến tăng cường quá trình phân chia tế bào, tăngsố lượng và tăngkích thước tế bào (qua tăng tổng hợp prôtêin và tăng cường phát triển xương), kết quả là cơ thể phát triển quá mức và trở thành người khổng lồ.

0,25

0,75

---------------HẾT---------------