Đề cương ôn tập môn sinh 11 giữa học kỳ 2 năm học 2020-2021

Đề cương ôn tập môn sinh 11 giữa học kỳ 2 năm học 2020-2021

4.4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đề cương ôn tập môn sinh 11 giữa học kỳ 2 năm học 2020-2021

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ II

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: SINH HỌC 11

A. Trắc nghiệm

Câu 1: Khi nói về hô hấp ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Hô hấp là quá trình tiếp nhận O2 và CO2 của cơ thể từ môi trường sống và giải phóng ra năng lượng

B. Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ bên ngoài vào để ooxxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống đồng thời thải CO2 ra ngoài

C. Hô hấp là quá trình tế bào sử dụng các chất khí như O2, CO2 để tạo ra năng lượng cho hoạt động sống

D. Hô hấp là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường, đảm bảo cho cơ thể có đầy đủ O2 và CO2 cung cấp cho các quá trình ôxi hóa các chất trong tế bào

Câu1. 2: Khi nói về hô hấp ngoài ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống th ông qua bề mặt trao đổi khí của các cơ quan hô hấp như phổi, mang, da…

B. Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí của các cơ quan hô hấp như phổi, mang, da…

C. Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống th ông qua cơ quan hô hấp như phổi, mang, da…

D. Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường sống thông qua các cơ quan hô hấp như phổi, mang, da…

Câu1. 3: Quá trình hô hấp ở động vật bao gồm:

A. hô hấp ngoài, vận chuyển O2 và hô hấp trong

B. hô hấp ngoài, vận chuyển CO2 và hô hấp trong

C. hô hấp ngoài, vận chuyển khí và hô hấp trong

D. hô hấp ngoài, trao đổi O2 và hô hấp trong

Câu 2.1: Bề mặt trao đổi khí là:

A. Bộ phận cho CO2 từ môi trường ngoài khuếch tán vào trong tế bào(hoặc máu) và O2 khuếch tán từ tế bào (hoặc máu) ra ngoài

B. Bộ phận cho O2 từ môi trường khuếch tán vào trong tế bào(hoặc máu) và CO2 khuếch tán từ tế bào (hoặc máu) ra ngoài

C. Bộ phận cho O2 từ môi trường ngoài khuếch tán vào trong tế bào(hoặc máu) và O2 khuếch tán từ tế bào (hoặc máu) ra ngoài

D. Bộ phận cho O2 từ môi trường ngoài khuếch tán vào trong tế bào(hoặc máu) và CO2 khuếch tán từ tế bào (hoặc máu) ra ngoài

Câu 2.2: Căn cứ vào bề mặt trao đổi khí, có thể chia hô hấp ở động vật gồm mấy hình thức chủ yếu? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 2.3: Hình thức hô hấp qua bề mặt cơ thể xảy ra ở đối tượng động vật nào?

A. Sâu bọ, côn trùng B. Ruột khoang, giun tròn, giun dẹp

C. Cá, tôm, cua D. Bò sát, chim, thú

Câu 3.1: Hình thức hô hấp bằng hệ thống ống khí xảy ra ở đối tượng động vật nào?

A. Sâu bọ, côn trùng B. Ruột khoang, giun tròn, giun dẹp

C. Cá, tôm, cua D. Bò sát, chim, thú

Câu 3.2: Hình thức hô hấp bằng mang xảy ra ở đối tượng động vật nào?

A. Sâu bọ, côn trùng B. Ruột khoang, giun tròn, giun dẹp

C. Cá, tôm, cua D. Bò sát, chim, thú

Câu 3.3: Hình thức hô hấp bằng phổi xảy ra ở đối tượng động vật nào?

A. Sâu bọ, côn trùng B. Ruột khoang, giun tròn, giun dẹp

C. Cá, tôm, cua D. Bò sát, chim, thú Câu 4.1. Hệ tuần hoàn được cấu tạo bởi các bộ phận:

A.tim, hệ mạch, dịch tuần hoàn B. tim, hệ mạch, máu, hồng cầu

C. tim, máu và nước mô D. Máu, nước mô, bạch cầu

Câu 4.2. Động vật chưa có hệ tuần hoàn, các chất được trao đổi qua bề mặt cơ thể là :

A. Động vật đơn bào, Thủy Tức, giun dẹp B.Động vật đơn bào, cá

C. côn trùng, bò sát D. con trùng, chim Câu 4.3. Huyết áp là:

A. áp lực dòng máu khi tâm thất co B. áp lực dòng máu khi tâm thất dãn

C. áp lực dòng máu tác dụng lên thành mạch D. do sự ma sát giữa máu và thành mạch Câu5.1. Hãy chỉ ra đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trong hệ tuần hoàn hở?

A. Tim, khoang cơ thể, động mạch, tĩnh mạch

B. Tim, tĩnh mạch, khoang cơ thể, động mạch

C. Tim, động mạch, khoang cơ thể, tĩnh mạch.

D. Tim, động mạch, tĩnh mạch, khoang cơ thể.

Câu 5.2. Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín là :

A. tim -> Mao mạch ->Tĩnh mạch -> Động mạch -> Tim

B. tim -> Động mạch -> Mao mạch ->Tĩnh mạch -> Tim

C. tim -> Động mạch -> Tĩnh mạch -> Mao mạch -> Tim

D. tim -> Tĩnh mạch -> Mao mạch -> Động mạch -> Tim Câu 5.3. Hệ tuần hoàn hở, máu chảy trong động mạch dưới áp lực

A. thấp, tốc độ máu chảy nhanh.

B. thấp, tốc độ máu chảy chậm.

C. cao, tốc độ máu chảy cao.

D. cao, tốc độ máu chảy chậm.

Câu 6.1. Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở :

1. máu chảy trong ĐM dưới áp lực cao hoặc trung bình,

2. tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa đến các cơ quan nhanh

3. đáp ứng tốt hơn nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất của cơ thể.

4. áp lực đẩy máu lưu thông trong hệ mạch rất thấp, chảy chậm.

5. giảm hiệu qủa cung cấp O2 và chất dinh dưỡng cho TB, Số phương án đúng là : A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 6.2. Ưu điểm của vòng tuần hoàn kép so với vòng tuần hoàn đơn?

1. máu chảy trong ĐM dưới áp lực thấp hoặc trung bình,

2. tốc độ máu chảy chậm, máu đi được xa đến các cơ quan nhanh

3. áp lực đẩy máu lưu thông trong hệ mạch rất lớn, chảy nhanh, đi được xa

4. tăng hiệu qủa cung cấp O2 và chất dinh dưỡng cho TB,

5. đồng thời thải nhanh các chất thải ra ngoài

Số phương án đúng là : A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 6.3. Nhóm động vật không có sự pha trộn giữa máu giàu oxi và máu giàu cacbôníc ở tim

A. cá xương, chim, thú B. Lưỡng cư, thú

C. bò sát (Trừ cá sấu), chim, thú D. lưỡng cư, bò sát, chim Câu 7.1. Trong hệ tuần hoàn kín:

A. Máu lưu thông liên tục trong mạch kín dưới áp lực cao hoặc trung bình, máu chảy nhanh.

B. Là hệ tuần hoàn kép gồm 2 vòng tuần hoàn (vòng nhỏ vòng cơ thể).

C. Máu đi theo 1 chiều liên tục và trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch.

D. Là hệ tuần hoàn đơn theo một chiều liên tục từ tim qua động mạch tới mao mạch qua tĩnh mạch về tim. Câu 7.2. Hoạt động hệ dẫn truyền tim theo thứ tự

A. nút xoang nhĩ phát xung điện -> Nút nhĩ thất -> Bó His -> Mạng lưới Puôckin

B. nút xoang nhĩ phát xung điện -> Bó His -> Nút nhĩ thất -> Mạng lưới Puôckin

C. nút xoang nhĩ phát xung điện -> Nút nhĩ thất -> Mạng lưới Puôckin -> Bó His

D. nút xoang nhĩ phát xung điện -> Mạng lưới Puôckin -> Nút nhĩ thất -> Bó His Câu 7.3. Thứ tự đúng với chu kì hoạt động của tim

A. Pha co tâm nhĩ -> pha giãn chung -> pha co tâm thất

B. Pha co tâm nhĩ -> pha co tâm thất -> pha giãn chung

C. Pha co tâm thất -> pha co tâm nhĩ -> pha giãn chung

D. pha giãn chung -> pha co tâm thất -> pha co tâm nhĩ Câu 8.1. Trật tự đúng về cơ chế duy trì cân bằng nội môi là:

A. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích

B. Bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích

C. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích

D. Bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích Câu 8.2. Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là

A. trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết

B. các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu…

C. thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm

D. cơ quan sinh sản

Câu 9.1. Khi hàm lượng glucozơ trong máu tăng, cơ chế điều hòa diễn ra theo trật tự

A. tuyến tụy → insulin → gan và tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm

B. gan → insulin → tuyến tụy và tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm

C. gan → tuyến tụy và tế bào cơ thể → insulin → glucozơ trong máu giảm

D. tuyến tụy → insulin → gan → tế bào cơ thể → glucozơ trong máu tăng Câu 9.2. Bộ phận thực hiện trong cơ chế diu trì cân bằng nội môi là

A. thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm

B. trung ương thần kinh

C. tuyến nội tiết

D. các cơ quan thận, gan, phổi, tim, mạch máu,…

Câu 9.3. Chức năng của bộ phận thực hiện cơ chế duy trì cân bằng nội môi là

A. điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn

B. làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định

C. tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh

D. tác động vào các bộ phận kích thích dựa trên tín hiệu thần kinh và hoocmôn

Câu 10.1. Hướng động dương là hướng vận động

A. của cơ quan tránh xa nguồn kích thích.

B. tránh xa nguồn hóa chất.

C. của cơ quan thực vật hướng về phía có kích thích.

D. tránh xa nguồn nước.

Câu 10.2 : Cây trồng trong chậu,đặt cạnh cửa sổ,cành lá hướng về phía ánh sáng vì:

A. Thực vật có tính hướng sáng dương.

B. đây là đặc điểm thích nghi của thực vật.

C. Các tế bào ở phía không được chiếu sáng sinh trưởng mạnh hơn.

D. phía được chiếu sáng có cường độ ánh sáng mạnh.

Câu 10.3 . Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là

A. xảy ra nhanh, dễ nhận thấy

B. xảy ra chậm, khó nhận thấy

C. xảy ra nhanh, khó nhận thấy

D. xảy ra chậm, dễ nhận thấy

Câu 11.1 :Hai loại hướng động chính là:

A. Hướng động dương (Sinh trưởng hướng về phía có ánh sáng) và hướng động âm (Sinh trưởng về trọng lực).

B. Hướng động dương (Sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) và hướng động âm (Sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích).

C. Hướng động dương (Sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) và hướng động âm (Sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích).

D. Hướng động dương (Sinh trưởng hướng tới nước) và hướng động âm (Sinh trưởng hướng tới đất).

Câu 11.2. Hướng động ở cây có liên quan tới

A. các nhân tố môi trường

B. sự phân giải sắc tố.

C. đóng khí khổng

D. thay đổi hàm lượng axitnuclêic

Câu 11.3:Các kiểu hướng động âm của rễ là:

A. Hướng đất, hướng sáng. B. Hướng nước, hướng hoá.

C. Hướng sáng, hướng hoá. D. Hướng sáng, hướng nước.

Câu 12.1: Cơ sở của sự uốn cong trong hướng tiếp xúc là:

A. Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.

B. Do sự sinh trưởng đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.

C. Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.

D. Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.

Câu 12.2 :Thân và rễ của cây có kiểu hướng động như thế nào?

A. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực dương.

B. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương.

C. Thân hướng sáng âm và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực âm.

D. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương.

Câu 12.3. Vận động hướng động ở thực vật có liên quan đến

A. các nhân tố hiện diện của môi trường sống của cây.

B. sự tổng hợp và phân giải sắc tố.

C. sự đóng hay mở của khí khổng.

D. sự thay đổi hàm lượng axit nucleic.

Câu 13.1.Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.

A. ứng động sinh trưởng B. ứng động không sinh trưởng

C. ứng động D. hướng động

Câu 13.2. Ứng động không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào của cây.

A. ứng động sinh trưởng B. ứng động không sinh trưởng

C. ứng động D. hướng động

Câu 13.3. Các tế bào ở hai phía đối diện nhau của cơ quan ( lá, cánh hoa,…) có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của các kích thích không định hướng.

A. ứng động sinh trưởng B. ứng động không sinh trưởng

C. ứng động D. hướng động

Câu 14.1. Vai trò của ứng động giúp cây thích nghi đa dạng đói với sự biến đổi của môi trường bảo đảm cho cây

A. phát triển lớn lên B. phát triển cao lên

C. tồn tại và to ra. D.tồn tại và phát triển

Câu 14.2. Sự vận động nở hoa thuộc

A. ứng động sinh trưởng B. ứng động không sinh trưởng

C. ứng động D. hướng động

Câu 14.3. Hoa nghệ tây và hoa tulip nở và cụp do sự biến đổi cuả nhiệt độ. Đây là kiểu ứng động dưới tác động của:

A. nhiệt độ B. ánh sáng

C. độ ẩm D. va chạm

Câu 15.1. Ứng động của cây trinh nữ khi va chạm thuộc kiểu ứng động:

A. ứng động sinh trưởng B. ứng động không sinh trưởng

C. ứng động D. hướng động

Câu 15.2.Nguyên nhân gây ra sự vận động cụp lá của cây trinh nữ khi va chạm là

A. sức trương của nửa dưới của các chỗ phình tăng do nước di chuyển vào các mô lân cận.

B. sức trương của nửa dưới của các chỗ phình giảm do nước di chuyển xuống rễ.

C. sức trương của nửa dưới của các chỗ phình giảm do nước di chuyển vào thân.

D. sức trương của nửa dưới của các chỗ phình giảm do nước di chuyển vào các mô lân cận.

Câu 15.3.Trường hợp nào là ứng động sinh trưởng

A. hoa nghệ tây và hoa tulip nở và cụp do sự biến đổi cuả nhiệt độ

B. lá của cây trinh nữ cụp lại khi va chạm.

C. thân cây đậu cove đang quấn quanh một cọc rào.

D. thân cây uốn cong về phía có nguồn sáng.

Câu 16.1.Trường hợp nào là là ứng động không sinh trưởng A.hoa nghệ tây và hoa tulip nở và cụp do sự biến đổi cuả nhiệt độ

B. lá của cây trinh nữ cụp lại khi va chạm.

C. thân cây đậu cove đang quấn quanh một cọc rào.

D. thân cây uốn cong về phía có nguồn sáng.

Câu 16.2.Hoa nghệ tây và hoa tulip nở và cụp do sự biến đổi cuả

A. nhiệt độ B. ánh sáng C. độ ẩm D. va chạm

Câu 16.3. Nguyên nhân của sự đóng mở khí khổng là do.

A. thây đổi nhiệt độ trong các tế bào khí khổng.

A. thây đổi nhiệt độ trong các tế bào khí khổng.

A. biến động hàm lượng nước trong các tế bào khí khổng.

Câu 17.1: Động vật đa bào có hệ thần kinh dạng nào ?

A. chỉ có hệ thần kinh dạng lưới. B. chỉ có hệ thần kinh chuỗi hạch.

C. chỉ có hệ thần kinh dạng ống. D. hoặc A, hoặc B, hoặc C.

Câu 17.2: Thủy tức phản ứng như thế nào khi ta dùng kim nhọn châm vào thân nó?

A. Co những chiếc vòi lại. B. Co toàn thân lại.

C. Co phần thân lại. D. Chỉ co phần bị kim châm.

Câu 17.3: Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có ở những động vật như

A. nghành ruột khoang. B. giun dẹp, đỉa, côn trùng.

C. cá, lưỡng cư, bò sát. D. chim, thú.

Câu 18.1: Một bạn lỡ tay chạm vào chiếc gai nhọn và có phản ứng rụt tay lại.Em hãy chỉ ra theo thứ tự: tác nhân kích thích  Bộ phận tiếp nhận kích thích  Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin  Bộ phận thực hiện phản ứng của hiện tượng trên.

A. Gai  Thụ quan đau ở tay  Tủy sống  Cơ tay.

B. Gai  tủy sống  Cơ tay  Thụ quan đau ở tay.

C. Gai  Cơ tay  Thụ quan đau ở tau  Tủy sống.

D. Gai  Thụ quan đau ở tay  Cơ tay  Tủy sống

Câu 18.2: Tại sao hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ ( Như co 1 chân ) khi bị kích thích ?

A. Số lượng tế bào thần kinh tăng lên.

B. Mỗi hạch là 1 trung tâm điều khiển 1 vùng xác định của cơ thể.

C. Do các tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau.

D. Các hạch thần kinh liên hệ với nhau.

Câu 18.3: Cung phản xạ diễn ra theo trật tự nào ?

A. Bộ phận tiếp nhận kích thích  Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin  Bộ phận phản hồi thông tin.

B. Bộ phận tiếp nhận kích thích  Bộ phận thực hiện phản ứng  Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin

 Bộ phận phản hồi thông tin.

C. Bộ phận tiếp nhận kích thích  Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin  Bộ phận thực hiện phản ứng.

D. Bộ phận trả lời kích thích  Bộ phận tiếp nhận kích thích  Bộ phận thực hiện phản ứng.

Câu 19.1: Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được tạo thành do:

A. Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch nằm dọc theo chiều dài cơ thể.

B. Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch nằm dọc theo lưng và bụng.

C. Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch nằm dọc theo lưng.

D. Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch được phân bố ở một số phần cơ thể.

Câu 19.2: Phản xạ ở động vật có hệ lưới thần kinh diễn ra theo trật tự nào ?

A. Các tế bào cảm giác tiếp nhận kích thích  Chuổi hạch phân tích và tổng hợp thông tin  Các cơ và nội quan thực hiện phản ứng.

B. Các giác quan tiếp nhận kích thích  Chuổi hạch phân tích và tổng hợp thông tin  Các nội quan thực hiện phản ứng.

C. Các giác quan tiếp nhận kích thích  Chuổi hạch phân tích và tổng hợp thông tin  Các tế bào mô bì, cơ thực hiện phản ứng.

D. Chuổi hạch phân tích và tổng hợp thông tin  Các giác quan tiếp nhận kích thích  Các cơ và nội quan thực hiện phản ứng.

Câu 19.3: Ý nào không đúng với đặc điểm của hệ thần kinh chuổi hạch ?

A. Số lượng tế bào thần kinh tăng so với thần kinh dạng lưới.

B. Khả năng phối hợp giữa các tế bào thần kinh tăng lên.

C. Phản ứng cục bộ, ít tiêu tốn năng lượng so với thần kinh dạng lưới.

D. Phản ứng toàn thân, tiêu tốn nhiều năng lượng so với thần kinh dạng lưới.

Câu 20.1: Ý nào không đúng với đặc điểm của phản xạ co ngón tay ?

A. Là phản xạ có tính di truyền. B. Là phản xạ bẩm sinh.

C. Là phản xạ không điều kiện. D. Là phản xạ có điều kiện.

Câu 20.2: Phản xạ đơn giản thường là:

A. Phản xạ không điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ được tạo bởi một số lượng lớn tế bào thần kinh và thường do tuỷ sống điều khiển.

B. Phản xạ không điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ được tạo bởi một số ít tế bào thần kinh và thường do não bộ điều khiển.

C. Phản xạ không điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ được tạo bởi một số ít tế bào thần kinh và thường do tuỷ sống điều khiển.

D. Phản xạ có điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ được tạo bởi một số lượng lớn tế bào thần kinh và thường do tuỷ sống điều khiển.

Câu 20.3: Ý nào không đúng đối với sự tiến hoá của hệ thần kinh?

A. Tiến hoá theo hướng dạng lưới  Chuổi hạch  Dạng ống.

B. Tiến hoá theo hướng tiết kiệm năng lượng trong phản xạ.

C. Tiến hoá theo hướng phản ứng chính xác và thích ứng trước kích thích của môi trường.

D. Tiến hoá theo hướng tăng lượng phản xạ nên cần nhiều thời gian để phản ứng.

Câu 21.1: Tập tính động vật là gì?

A. Là thói quen của động vật sống trong một môi trường nhất định.

B. Là chuỗi phản ứng của động vật trả lời lại kích thích từ môi trường.

C. Là những hoạt động sống thích nghi với những môi trường nhất định.

D. Là bản năng của động vật được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Câu 21.2: Vì sao tập tính học tập ở động vật không xương sống rất ít được hình thành?

A. Vì số tế bào thần kinh không nhiều và tuổi thọ thường ngắn.

B. Vì sống trong môi trường đơn giản.

C. Vì không có thời gian để học tập.

D. Vì khó hình thành mối liên hệ mới giữa các nơron.

Câu 21.3: Các loại tập tính của động vật?

A. Tập tính bẩm sinh - tập tính học được.

B. Tập tính bẩm sinh - tập tính xã hội.

C. Tập tính học được - tập tính xã hội.

D. Tập tính xã hội - tập tính tự phát.

Câu 22.1: Ví dụ nào sau đây không phải là ví dụ về tập tính bẩm sinh?

A. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản.

B. Thú non mới được sinh ra có thể tìm vú mẹ để bú.

C. Chuột nghe thấy tiếng mèo kêu thì chạy xa.

D. Ve sầu kêu vào ngày hè.

Câu 22.2: Ví dụ nào sau đây không phải là ví dụ về tập tính học được?

A. Chuột nghe thấy tiếng mèo kêu phải chạy xa.

B. Con mèo ngửi thấy mùi cá là chạy tới gần.

C. Chim sâu thấy bọ nẹt không dám ăn.

D. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản.

Câu 22.3: Bản năng là gì?

A. Là các đặc điểm cơ bản của từng loài sinh vật.

B. Là sự phối hợp của các phản xạ không điều kiện theo một trình tự nhất định để hoàn thành một công việc xác định.

C. Là tập tính được xây dựng trong cuộc sống bầy đàn.

D. Là tiềm năng phát sinh những hành động đặc trưng cho loài

Câu 23.1: Ý nào sau đây không phải là sự khác nhau giữa tập tính bẩm sinh và tập tính học được?

A. Tập tính bẩm sinh sinh ra đã có, tập tính học được hình thành trong quá trình sống.

B. Cơ sở thần kinh của tập tính bẩm sinh là các phản xạ không điều kiện, cơ sở thần kinh của tập tính học được là các phản xạ có điều kiện.

C. Tập tính bẩm sinh không di truyền, còn tập tính học được dễ mất đi.

D. Tập tính bẩm sinh mang tính đặc trưng cho loài còn tập tính học được mang tính cá thể.

Câu 23.2: Tập tính động vật là…nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển.

A. những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể)

B. chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể

C. chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên trong cơ thể

D. một số phản ứng trả lời các kích thích của môi trường

Câu 23.3: Ứng dụng tập tính nào của động vật đòi hỏi công sức nhiều nhất của con người?

A. Biến đổi những tập tính bẩm sinh.

B. Tập tính bẩm sinh.

C. Phát triển những tập tính học tập.

D. Thay đổi tập tính học tập.

Câu 24.1: Tập tính di cư ở một số loài chim là do:

A. chúng đi tìm bạn tình. B. chúng đến nơi ấm áp để sinh sản.

C. chúng đi kiếm thức ăn. D. thời tiết lạnh giá và thiếu thức ăn.

Câu 24.2: Vì sao tập tính học tập ở người và động vật có hệ thần kinh phát triển được hình thành rất nhiều?

A. Vì sống trong môi trường phức tạp.

B. Vì có nhiều thời gian để học tập.

C. Vì số tế bào thần kinh rất nhiều và tuổi thọ thường cao.

D. Vì dễ hình thành mối liên hệ mới giữa các nơron.

Câu 24.3: Tại sao chim và cá di cư?

A. Muốn lấy thức ăn khác cho phong phú.

B. Chu kì sống của các loài chim - cá di cư có những giai đoạn khác nhau.

C. Do thời tiết thay đổi (trời lạnh giá) khan hiếm thức ăn.

D. Do chế độ ánh sáng thay đổi (trời âm u thiếu ánh sáng).

Câu 25.1. Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học nằm ở

A. màng trước xináp B. khe xináp

C. chùy xináp D. màng sau xináp

Câu 25.2. Qua trình truyền tin qua xináp diễn ra theo trật tự :

A. Khe xináp → màng trước xináp → chùy xináp → màng sau xináp

B. Chùy xináp → màng trước xináp → khe xináp → màng sau xináp

C. Màng sau xináp → khe xináp → chùy xináp → màng trước xináp

D. Màng trước xináp → chùy xináp → khe xináp → màng sau xináp

Câu 25.3. Trong xináp, chất trung gian hóa học nằm ở

A. màng trước xináp B. chùy xináp

C. màng sau xináp D. khe xináp

Câu 26.1. Chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở động vật có vú là

A. axêtincôlin và đôpamin

B. a xê tin cô lin và serôtônin

C. serôtônin và norađrênalin

D. axêtincôlin và norađrênalin

Câu 26.2. Xináp là diện tiếp xúc giữa

A. các tế bào ở cạnh nhau

B. tế bào thần kinh với tế bào tuyến

C. tế bào thần kinh với tế bào cơ

D. các tế bào thần kinh với nhau hay giữa tế bào thần kinh với tế bào khác loại.

Câu 26.3 Đặc điểm không có trong quá trình tuyền tin qua xináp là

A. các chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể màng sau làm xuất hiện xung thần kinh rồi lan truyền đi tiếp

B. các chất trung gian hóa học trong các bóng Ca2+ gắn vào màng trước vỡ ra và qua khe xináp đến màng sau

C. xung thần kinh lan truyền tiếp từ màng sau đến màng trước

D. xung thần kinh lan truyền đến chùy xináp làm Ca2+ đi vào trong chùy xináp

Câu 27.1. Trong một cung phản xạ, xung thần kinh chỉ truyền theo một chiều từ cơ quan thụ cảm đến cơ quan đáp ứng vì

A. sự chuyển giao xung thần kinh qua xináp nhờ chất trung gian hóa học chỉ theo một chiều

B. các thụ thể ở màng sau xináp chỉ tiếp nhận các chất trung gian hóa học theo một chiều

C. khe xináp ngăn cản sự truyền tin ngược chiều

D. chất trung gian hóa học bị phân giải sau khi đến màng sau xináp

Câu 27.2. Yếu tố không thuộc thành phân xináp là :

A. khe xináp

B. cúc xináp

C. các ion Ca2+

D. màng sau xináp

Câu 28.1: Xung thần kinh là:

A. sự xuất hiện điện thế hoạt động

B. thời điểm sắp xuất hiện điện thế hoạt động

C. thời điểm chuyển giao giữa điện thế nghỉ sang điện thế hoạt động

D. thời điểm sau khi xuất hiện điện thế hoạt động

Câu 28.2: Khi tế bào thần kinh bị kích thích, điện thế nghỉ biến đổi thành điện thế hoạt động gồm các giai đoạn tuần tự:

A. Mất phân cực ( Khử cực)  Đảo cực  Tái phân cực.

B. Đảo cực  Tái phân cực  Mất phân cực ( Khử cực)

C. Mất phân cực ( Khử cực)  Tái phân cực  Đảo cực

D. Đảo cực  Mất phân cực ( Khử cực) Tái phân cực.

Câu 28.3: Vì sao sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin lại “nhảy cóc” ?

A. Vì giữa các eo Ranvie, sợi trục bị bao bằng bao miêlin cách điện.

B. Vì tạo cho tốc độ truyền xung nhanh.

C. Vì sự thay đổi tính thấm của màng chỉ xảy ra tại các eo Ranvie.

D. Vì đảm bảo cho sự tiết kiệm năng lượng.

B. Phần tự luận

Vận dụng:

- Giải thích được cơ chế hô hấp bằng phổi ở động vật.

Vận dụng cao:

- Giải thích được đặc điểm thích nghi trong cấu tạo và chức năng của hô hấp bằng phổi ở các nhóm động vật khác nhau và chỉ ra hiệu quả hô hấp bằng phổi.

Vận dụng:

- Phân biệt được ứng động sinh trưởng với ứng động không sinh trưởng. Cho ví dụ cụ thể.

- Phân biệt được ứng động với hướng động.

Vận dụng cao:

- Giải thích được sự tiến hoá trong các hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật có trình độ tổ chức khác nhau.

- Vận dụng các kiến thức về cảm ứng ở động vật để giải thích các ví dụ liên quan đến cảm ứng.