Ma trận đề kiểm tra môn sinh 11 giữa học kỳ 2 có bảng đặc tả chi tiết

Ma trận đề kiểm tra môn sinh 11 giữa học kỳ 2 có bảng đặc tả chi tiết

4.5/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Ma trận đề kiểm tra môn sinh 11 giữa học kỳ 2 có bảng đặc tả chi tiết

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II

MÔN: SINH HỌC LỚP 11 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số CH

Thời gian

(phút)

% tổng

điểm

Số CH

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (phút)

TN

TL

1

1. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật

1.1. Hô hấp ở động vật

2

1,5

1

1,0

1

4,5

1

6,0

3

2

18,25

37,5

1.2. Tuần hoàn máu

2

1,5

2

2,0

4

1.3. Cân bằng nội môi

1

0,75

1

1,0

2

2

2. Cảm ứng ở thực vật

2.1. Hướng động

2

1,5

1

1,0

3

26,75

62,5

2.2. Ứng động

2

1,5

2

2,0

1

4,5

4

2

3

3. Cảm ứng ở động vật

3.1. Cảm ứng ở động vật

2

1,5

2

2,0

1

6,0

4

3.2. Tập tính của động vật

2

1,5

2

2,0

4

3.3. Truyền tin qua xinap

2

1,5

1

1,0

3

3.4. Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh

1

0,75

1

Tổng

16

12,0

12

12,0

2

9,0

2

12,0

28

4

45,0

100

Tỉ lệ (%)

40

30

20

10

Tỉ lệ chung (%)

70

30

3. BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II

MÔN: SINH HỌC - LỚP 11 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 phút

Tt

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức kiến thức, kĩ năng

cần kiểm tra, đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

1. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật

1.1. Hô hấp ở động vật

Nhận biết:

- Nêu được khái niệm, các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí và các hình thức hô hấp ở động vật.

- Liệt kê được các hình thức hô hấp ở các nhóm động vật qua các ví dụ.

Thông hiểu:

- Mô tả được các hình thức hô hấp ở động vật qua các ví dụ khác nhau.

- Mô tả được đặc điểm bề mặt trao đổi khí.

Vận dụng:

- Giải thích được cơ chế hô hấp bằng phổi ở động vật.

Vận dụng cao:

- Giải thích được đặc điểm thích nghi trong cấu tạo và chức năng của hô hấp bằng phổi ở các nhóm động vật khác nhau và chỉ ra hiệu quả hô hấp bằng phổi.

2

1

1

1

1.2. Tuần hoàn máu

Nhận biết:

- Liệt kê được các bộ phận cấu tạo của hệ tuần hoàn;

- Liệt kê được các dạng hệ tuần hoàn.

- Nêu được cấu trúc của hệ mạch.

- Nêu được các khái niệm về huyết áp, vận tốc máu;

Thông hiểu:

- Xác định được các dạng hệ tuần hoàn của các nhóm động vật.

- Trình bày được cơ chế hoạt động của tim, hoạt động của hệ mạch.

- Phân tích được những đặc điểm thích nghi của hệ tuần hoàn ở các nhóm động vật khác nhau.

- Phân tích được các pha của chu kì hoạt động của tim, hoạt động của hệ mạch.

Vận dụng:

- Phân biệt được hệ tuần hoàn kín với hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn đơn và tuần hoàn kép.

- Giải thích được tại sao khi đo huyết áp/mạch ở các vị trí khác nhau trên cơ thể người lại thu được kết quả khác nhau.

Vận dụng cao:

Giải thích được tính tự động của tim, sự biến đổi của huyết áp trong hệ mạch.

2

2

1.3. Cân bằng nội môi

Nhận biết

- Nêu khái niệm, các cơ quan tham gia cân bằng nội môi, ý nghĩa của nội cân bằng đối với cơ thể.

Thông hiểu:

- Giải thích được các bộ phận trong sơ đồ cơ chế duy trì cân bằng nội môi.

- Trình bày được vai trò của gan, thận trong cân bằng áp suất thẩm thấu.

Vận dụng:

- Trình bày được vai trò của các cơ quan bài tiết ở các nhóm động vật khác nhau đối với nội cân bằng và cơ chế đảm bảo nội cân bằng.

1

1

2

2. Cảm ứng ở thực vật

2.1. Hướng động

Nhận biết:

- Nêu được khái niệm cảm ứng, hướng động và kể tên được các loại hướng động.

Thông hiểu:

- Phân tích được các kiểu hướng động qua các ví dụ cụ thể.

2

1

2.2. Ứng động

Nhận biết:

- Nêu được các khái niệm ứng động, ứng động sinh trưởng, ứng động không sinh trưởng.

Thông hiểu:

- Trình bày được các kiểu ứng động qua các ví dụ khác nhau và vai trò của ứng động đối với đời sống thực vật.

Vận dụng:

- Phân biệt được ứng động sinh trưởng với ứng động không sinh trưởng. Cho ví dụ cụ thể.

- Phân biệt được ứng động với hướng động.

2

2

1

3

3. Cảm ứng ở động vật

3.1. Cảm ứng ở động vật

Nhận biết:

- Nêu được các khái niệm cảm ứng ở động vật, các bộ phận của 1 cung phản xạ.

- Liệt kê được các kiểu hệ thần kinh ở các nhóm động vật.

Thông hiểu:

- Trình bày được các đặc điểm cấu tạo của hệ thần kinh của các nhóm động vật.

- Trình bày được các dạng hệ thần kinh ở các nhóm động vật qua các ví dụ.

- Trình bày được hoạt động của hệ thần kinh ở các nhóm động vật.

Vận dụng:

- Phân biệt được đặc điểm cảm ứng của động vật so với thực vật.

- Mô tả được các bộ phận của một phản xạ qua 1 ví dụ cụ thể.

- Phân tích và lấy ví dụ về các dạng phản xạ.

Vận dụng cao:

- Giải thích được sự tiến hoá trong các hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật có trình độ tổ chức khác nhau.

- Vận dụng các kiến thức về cảm ứng ở động vật để giải thích các ví dụ liên quan đến cảm ứng.

2

2

1

3.2. Tập tính của động vật

Nhận biết:

- Nêu được khái niệm tập tính của động vật.

- Liệt kê và lấy được ví dụ về các dạng tập tính chủ yếu ở động vật (săn bắt mồi, tự vệ, sinh sản...).

- Liệt kê được một hình thức học tập ở động vật (quen nhờn, in vết, điều kiện hóa, học ngầm, học khôn)

Thông hiểu:

- Trình bày được các dạng tập tính chủ yếu ở động vật qua các ví dụ khác nhau.

- trình bày được một số hình thức học tập ở động vật qua các ví dụ khác nhau.

Vận dụng:

- Trình bày được cơ sở thần kinh của tập tính.

- Phân biệt được một số hình thức học tập ở động vật.

Vận dụng cao:

- Phân biệt được tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

- Vận dụng các kiến thức về tập tính của động vật vào diệt trừ sâu hại trong nông, lâm nghiệp; làm thay đổi tập tính vốn có của động vật (qua huấn luyện, thuần dưỡng) để phục vụ đời sống con người (giải trí, chăn nuôi…) bằng con đường hình thành phản xạ có điều kiện.

2

2

3.3. Truyền tin qua xináp

Nhận biết:

- Trình bày sơ lược được khái niệm xináp, chỉ ra được cấu tạo của xináp, các chất tham gia truyền tin qua xináp.

Thông hiểu:

- Mô tả được quá trình truyền tin qua xináp và các chất tham gia vào quá trình truyền tin qua xinap.

Vận dụng cao:

- Vận dụng kiến thức về quá trình truyền tin qua xináp để giải thích quá trình truyền tin qua xináp chỉ theo 1 chiều và hiện tượng thực tế liên quan.

2

1

3.4. Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh

Nhận biết:

- Nêu được khái niệm điện thế hoạt động, các giai đoạn của của đồ thị điện thế hoạt động.

- Trình bày sơ lược 2 dạng lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh.

1

0

Tổng

16

12

2

2