Đề thi học kỳ 1 môn sinh lớp 11 quảng nam 2018-2019 có đáp án

Đề thi học kỳ 1 môn sinh lớp 11 quảng nam 2018-2019 có đáp án

4.7/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đề thi học kỳ 1 môn sinh lớp 11 quảng nam 2018-2019 có đáp án

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

QUẢNG NAM

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi có 02 trang)

KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018-2019

MÔN: SINH HỌC – LỚP 11

Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề

Mã đề thi 402

Họ, tên thí sinh:................................................................................ Số báo danh: ..............................

I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)

Câu 1. Nước được vận chuyển từ rễ lên lá nhờ các động lực nào sau đây?

I. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.

II. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ, củ…).

III. Lực hút do thoát hơi nước ở lá.

IV. Lực đẩy của rễ do áp suất rễ.

A. II, III, IV. B. I, II, IV. C. I, III, IV. D. I, II, III.

Câu 2. Nhận định nào sau đây đúng khi nói về tiêu hóa ở thú ăn thực vật?

I. Thức ăn được biến đổi nhờ vi sinh vật.

II. Thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa học.

III. Dạ dày chỉ có 4 ngăn.

IV. Ống tiêu hóa có ruột ngắn, manh tràng rất phát triển.

A. III, IV. B. II, III. C. I, III. D. I, II.

Câu 3. Dẫn chất khí được tạo ra trong bình có hạt đang nảy mầm vào bình đựng nước vôi trong, nước vôi bị vẩn đục. Thí nghiệm này chứng minh quá trình hô hấp thực vật đã tạo ra

A. năng lượng ATP. B. hơi H2O.

C. khí O2. D. khí CO2.

Câu 4. Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng về quá trình quang hợp ở thực vật C3?

I. Phân tử ôxi (O2) được giải phóng trong quang hợp có nguồn gốc từ H2O.

II. Sản phẩm ôxi (O2) của pha sáng không đi vào pha tối.

III. Nguyên tử ôxi nằm trong chất hữu cơ C6H12O6 tạo ra bởi quá trình quang hợp có nguồn gốc từ H2O ở pha sáng.

IV. Pha sáng cung cấp ADP và NADPH cho pha tối..

A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.

Câu 5. Có bao nhiêu trường hợp sau đây, rễ cây trên cạn hấp thụ ion K+ cần phải tiêu tốn năng lượng ATP?

Trường hợp

Nồng độ ion K+ ở rễ

Nồng độ ion K+ ở đất

1

0,2%

0,1%

2

0,3%

0,4%

3

0,4%

0,6%

4

0,5%

0,2%

A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.

Câu 6. Khi ta hoạt động cơ bắp mạnh thì vận tốc máu, huyết áp và hoạt động của tim thay đổi như thế nào?

A. Vận tốc máu và huyết áp giảm, tim đập nhanh và mạnh.

B. Vận tốc máu tăng, huyết áp giảm, tim đập nhanh và mạnh.

C. Vận tốc máu giảm, huyết áp tăng, tim đập nhanh và mạnh.

D. Vận tốc máu và huyết áp tăng, tim đập nhanh và mạnh.

Câu 7. Động vật đơn bào có hình thức hô hấp nào sau đây?

A. Hô hấp bằng phổi. B. Hô hấp qua bề mặt cơ thể.

C. Hô hấp bằng mang. D. Hô hấp bằng hệ thống ống khí.

Câu 8.Vận động của cây phản ứng lại sự thay đổi của tác nhân môi trường tác động đồng đều đến các bộ phận của câyˮ gọi là

A. ứng động sinh trưởng. B. ứng động không sinh trưởng.

C. hướng động. D. ứng động.

Câu 9. Trật tự nào sau đây đúng khi nói về đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ ở thú?

A. Tim → tĩnh mạch phổi → mao mạch phổi → động mạch phổi → tim.

B. Tim → tĩnh mạch chủ → mao mạch cơ quan → động mạch chủ → tim.

C. Tim → động mạch chủ → mao mạch cơ quan → tĩnh mạch chủ → tim.

D. Tim → động mạch phổi → mao mạch phổi → tĩnh mạch phổi → tim.

Câu 10. Có bao nhiêu hiện tượng sau đây thuộc dạng ứng động ở thực vật?

I. Thân cây gỗ ở sát tường mọc cong ra phía ngoài.

II. Tua cuốn của cây cô ve quấn vào giá thể.

III. Hoa quỳnh nở vào ban đêm.

IV. Cây me có lá khép lại vào ban đêm.

A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 11. Bào quan nào sau đây không tham gia vào quá trình hô hấp sáng ở thực vật?

A. Perôxixôm. B. Lục lạp. C. Ti thể. D. Bộ máy Gôngi.

Câu 12. Nhận định nào sau đây đúng khi nói về hô hấp ở động vật?

A. Thú là động vật trên cạn trao đổi khí hiệu quả nhất.

B. Cơ chế trao đổi khí qua bề mặt cơ thể là khuếch tán.

C. Hệ thống ống khí ở côn trùng có hệ thống mao mạch bao quanh.

D. Ở chim, phổi luôn có không khí giàu CO2 cả khi hít vào và thở ra.

Câu 13. Ở thực vật, con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm:

A. vận tốc nhỏ, được điều chỉnh nhờ cơ chế đóng mở khí khổng.

B. vận tốc lớn, được điều chỉnh nhờ cơ chế đóng mở khí khổng.

C. vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh nhờ cơ chế đóng mở khí khổng.

D. vận tốc lớn, không được điều chỉnh nhờ cơ chế đóng mở khí khổng.

Câu 14. Người ta thường bảo quản hạt giống bằng phương pháp bảo quản khô. Nguyên nhân là do hạt khô

A. không còn hoạt động hô hấp.

B. giảm khối lượng nên dễ bảo quản.

C. có cường độ hô hấp đạt tối thiểu giúp hạt sống ở trạng thái tiềm sinh.

D. không còn nước nên sinh vật gây hại không xâm nhập được.

Câu 15. Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa bằng hình thức nào sau đây?

A. Tiêu hóa ngoại bào.

B. Tiêu hóa nội bào.

C. Tiêu hóa nội bào trước và sau đó là tiêu hóa ngoại bào.

D. Tiêu hóa ngoại bào trước và sau đó là tiêu hóa nội bào.

II. TỰ LUẬN (5,0 điểm)

Câu 1. (2 điểm)

Trình bày vai trò của thận trong cơ chế điều hòa muối khoáng của cơ thể.

Câu 2. (2 điểm)

Phân biệt thực vật C4 và thực vật CAM theo các nội dung sau: Điều kiện sống, loại lục lạp thực hiện quá trình quang hợp, thời gian cố định CO2, năng suất sinh học.

Câu 3. (1 điểm)

Giải thích vì sao cây trên cạn khi bón quá nhiều phân hóa học thì cây sẽ bị héo?

----------- HẾT ----------

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

QUẢNG NAM

ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC

KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018-2019

MÔN: SINH HỌC – LỚP 11

HƯỚNG DẪN CHẤM

I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)

 

 

 

 

 

 

Câu

 

 

 

 

 

 

 

 

đề

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

402

C

D

D

C

D

D

B

D

D

C

D

B

B

C

D

II. TỰ LUẬN (5,0 điểm)

MÃ ĐỀ 402.

Câu

Nội dung đáp án

Điểm

1 (2 điểm)

Vai trò của thận trong cơ chế điều hòa muối khoáng của cơ thể:

- Khi Na+ trong máu giảm → tuyến trên thận tăng tiết anđostêron → tăng tái hấp thụ Na+ từ các ống thận.

- Ngược lại, khi thừa Na+ → tăng áp suất thẩm thấu gây cảm giác khát → uống nước nhiều → muối dư thừa sẽ loại thải qua nước tiểu.

1 điểm

1 điểm

2 (2 điểm)

Phân biệt thực vật C4 và thực vật CAM theo các nội dung sau: Điều kiện sống, loại lục lạp thực hiện quá trình quang hợp, thời gian cố định CO2, năng suất sinh học.

Nội dung phân biệt

Thực vật C4

Thực vật CAM

Điều kiện sống

Sống ở vùng khí hậu nhiệt đới.

Sống ở vùng sa mạc, điều kiện khô hạn kéo dài.

Loại lục lạp thực hiện

Có 2 loại lục lạp ở tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch.

Có một loại lục lạp ở tế bào mô giậu.

Thời gian cố định CO2

Ban ngày

Cả ngày và đêm

Năng suất sinh học

Cao

Thấp

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

3 (1 điểm)

Cây trên cạn khi bón quá nhiều phân hóa học thì cây sẽ bị héo vì: - Bón nhiều phân sẽ làm cho nồng độ chất tan ở trong dung dịch đất cao hơn so với nồng độ chất tan ở trong tế bào rễ.

- Làm cho rễ không hút được nước từ ngoài môi trường vào mà nước lại đi ra ngoài tế bào. Trong khi đó ở lá, quá trình thoát hơi nước vẫn diễn ra nên làm cho cây thiếu nước dẫn đến bị héo.

0,5 điểm

0,5 điểm