Đề cương ôn thi sinh 10 hk2 năm 2022 trắc nghiệm

Đề cương ôn thi sinh 10 hk2 năm 2022 trắc nghiệm

4.8/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đề cương ôn thi sinh 10 hk2 năm 2022 trắc nghiệm

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II

MÔN: SINH HỌC 10

NĂM HỌC: 2021-2022

------------

PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM

Câu 1.1. Hô hấp tế bào là:

A. quá trình chuyển đổi năng lượng của các nguyên liệu vô cơ thành năng lượng của ATP

B. quá trình chuyển đổi năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ thành năng lượng của ATP

C. quá trình chuyển đổi năng lượng của ánh sáng thành năng lượng trong các liên kết hóa học

D. quá trình chuyển đổi năng lượng của ánh sáng mặt trời thành năng lượng dưới dạng ATP

Câu 1.2. Quá trình hô hấp hiếu khí diễn ra chủ yếu ở bào quan nào sau đây?

A. Thể Goongi

B. Lục lạp

C. Ty thể

D. Lưới nội chất

Câu 1.3. Các giai đoạn chính của hô hấp tế bào bao gồm:

A. đường phân và lên men

B. đường phân, chu trình crep và lên men

C. chu trình crep, lên men và chuỗi chuyền electron hô hấp

D. đường phân, chu trình crep và chuỗi chuyền electron hô hấp

Câu 2.1. Trong hô hấp tế bào, giai đoạn đường phân diễn ra ở:

A. tế bào chất

B. ty thể

C. chất nền ty thể

D. màng trong ty thể

Câu 2.2. Nguyên liệu của chu trình crep là:

A. axit pyruvic

B. glucozo

C. ATP

D. NADH và FADH2

Câu 2.3. Sản phẩm của chuỗi chuyền electron hô hấp là:

A. CO2 và ATP

B. CO2 và H2O

C. ATP và H2O

D. Chỉ có ATP

Câu 3.1. Quang hợp là quá trình:

A. sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp nên các chất hữu cơ phức tạp từ các chất hữu cơ đơn giản

B. sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các nguyên liệu vô cơ

C. sử dụng và chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng dưới dạng ATP

D. chuyển đổi năng lượng trong các liên kết hóa học thành năng lượng dưới dạng ATP

Câu 3.2. Bào quan nào sau đây thực hiện chức năng quang hợp?

A. Ty thể

B. Lưới nội chất

C. Riboxom

D. Lục lạp

Câu 3.3. Quá trình quang hợp thường được chia thành :

A. pha sáng và pha tối

B. pha sáng và pha tích lũy năng lượng

C. pha sử dụng năng lượng và pha tối

D. pha sáng, pha tối và pha chuyển hóa năng lượng

Câu 4.1. Pha sáng quang hợp diễn ra ở:

A. chất nền lục lạp

B. chất nền diệp lục

C. trên màng tilacoit

D. màng trong lục lạp

Câu 4.2. Sản phẩm của pha sáng bao gồm:

A. ATP, NADPH và O2

B. ATP, NADPH và CO2

C. ADP, NADPH và O2

D. ATP, NADH và O2

Câu 4.3. Pha tối quang hợp diễn ra ở:

A. chất nền diệp lục

B.chất nền lục lạp

C. màng trong lục lạp

D. màng trong ty thể

Câu 5.1. Chu kì tế bào là:

A. khoảng thời gian tế bào hoàn thành chu trình sống

B. sự lặp lại về hoạt động phân chia của tế bào

C. thời gian giữa hai lần phân bào

D. thời gian của quá trình nguyên phân và giảm phân

Câu 5.2. Quá trình nguyên phân bao gồm:

A. kì trung gian và sự phân chia nhân

B. sự tổ hợp, phân li và tái tổ hợp của nhiễm sắc thể

C. giai đoạn phân chia nhân và phân chia tế bào chất

D. kì trung gian và phân chia tế bài chất

Câu 5.3. Trình tự nào sau đây đúng khi mô tả về các giai đoạn của kì trung gian?

A. Pha G1 🡪 Pha S 🡪 Pha G2

B. Pha G1🡪 Pha G2 🡪 Pha S

C. Pha S 🡪 Pha G1 🡪 Pha G2

D. Pha S 🡪 Pha G2 🡪 Pha G1

Câu 6.1. Trong nguyên phân, “ Nhiễm sắc thể bắt đầu co xoắn, màng nhân dần tiêu biến, thoi phân bào dần xuất hiện” là đặc điểm của :

A. kì trung gian

B. kì đầu

C. kì sau

D. kì cuối

Câu 6.2. “ Các nhiễm sắc tử tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào” là đặc điểm của kì nào trong nguyên phân?

A. Kì đầu

B. Kì giữa

C. Kì sau

D. Kì cuối

Câu 6.3. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ý nghĩa của quá trình nguyên phân?

A. Đối với sinh vật nhân thực đơn bào, nguyên phân là cơ chế sinh sản

B. Đối với sinh vật nhân thực đa bào, nguyên phân giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển

C. Giúp cơ thể tái sinh những mô, cơ quan bị tổn thương ở những cơ thể sinh vật nhân thực đa bào

D. Tạo ra các giao tử, thông qua quá trình thụ tinh nhằm khôi phục lại bộ nhiễm sắc thể của loài

Câu 7.1. Quá trình giảm phân xảy ra đối với loại tế bào nào sau đây?

A. Tế bào sinh dưỡng

B. Tế bào sinh dục

C. Tế bào sinh dục sơ khai

D. Tế bào sinh dục chín

Câu 7.2. “ Các cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng sau khi bắt đôi và co xoắn cực đại di chuyển về mặt phẳng xích đạo của tế bào và tập trung thành 2 hàng” là đặc điểm của giai đoạn nào trong giảm phân?

A. Kì giữa I

B. Kì giữa II

C. Kì sau I

D. Kì cuối II

Câu 7.3. Hiện tượng “ tiếp hợp và trao đổi chéo” giữa các cặp nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng xảy ra ở giai đoạn nào trong giảm phân?

A. Kì đầu

B. Kì đầu I

C. Kì đầu II

D. Kì cuối II

Câu 8.1. Nhận định nào sau đây đúng khi nói về sự khác nhau giữa lần giảm phân I và giảm phân II?

A. Kì đầu I có hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cặp nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng, còn kì đầu II không có hiện tượng này

B. Kì giữa I có hiện tượng nhiễm sắc thể co xoắn cực đại và tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, còn kì giữa II thì không

C. Kì đầu I có hiện tượng nhiễm sắc thể bắt đầu co xoắn, màng nhân dần biến mất,thoi phân bào xuất hiện, còn kì đầu II không có hiện tượng này

D. Kì sau I luôn có sự phân li của nhiễm sắc thể về hai cực của tế bào, kì sau II không có hiện tượng này

Câu 8.2. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ý nghĩa của quá trình giảm phân?

A. Tạo ra các giao tử

B. Giúp cơ thể tái sinh những mô, cơ quan, bộ phận bị tổn thương

C. Cùng với quá trình thụ tinh tạo ra nhiều biến dị tổ hợp

D. Tạo ra sự đa dạng di truyền cho thế hệ sau ở các loài sinh sản hữu tính

Câu 8.3. Kết thúc giảm phân II, mỗi tế bào con có số lượng nhiễm sắc thể so với tế bào mẹ ban đầu là:

A. tăng gấp đôi

B. bằng nhau

C. giảm một nửa

D. ít hơn một vài cặp nhiễm sắc thể

Câu 9.1. Vi sinh vật là:

A. những sinh vật nhỏ bé, chỉ nhìn rõ chúng dưới kính hiển vi

B. những sinh vật nhỏ bé, cơ thể đa bào

C. những sinh vật nhỏ bé, đơn bào nhân thực

D. những sinh vật nhỏ bé, dinh dưỡng theo lối dị dưỡng hoại sinh

Câu 9.2. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vi sinh vật?

A. Hấp thụ và chuyển hóa sinh dưỡng nhanh

B. Sinh trưởng và sinh sản nhanh

C. Phần lớn có cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực

D. Có vùng phân bố hạn chế

Câu 9.3. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình hô hấp và lên men ở vi sinh vật?

A. Khi môi trường có oxi phân tử, vi sinh vật tiến hành lên men

B. Khi môi trường không có oxi phân tử, vi sinh vật tiến hành hô hấp hiếu khí

C. Trong quá trình lên men, chất nhận electron là các phân tử vô cơ

D. Trong hô hấp hiếu khí, chất nhận electrong cuối cùng là oxi phân tử

Câu 10.1. Vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng, nguồn cacbon từ chất hữu cơ sẽ thuộc kiểu dinh dưỡng nào sau đây?

A. Quang tự dưỡng

B. Quang dị dưỡng

C. Hóa tự dưỡng

D. Hóa dị dưỡng

Câu 10.2. Căn cứ vào nhu cầu của vi sinh vật về (A) và (B), người ta chia các hình thức dinh dưỡng ở vi sinh vật thành 4 kiểu là quang tự dưỡng, quang dị dưỡng, hóa tự dưỡng và hóa dị dưỡng. (A) và (B) lần lượt là:

A. môi trường sống và loại thức ăn

B. nguồn năng lượng và nguồn cacbon

C. môi trường sống và nguồn năng lượng

D. môi trường sống và nguồn cacbon

Câu 10.3. Quá trình phân giải chất hữu cơ mà chính những phân tử hữu cơ đó vừa là chất cho vừa là chất nhận electron, không có sự tham gia của bất kì chất nào từ bên ngoài được gọi là:

A. hô hấp hiếu khí

B. hô hấp kị khí

C. đồng quá

D. lên men

Câu 11.1 . Đồng hóa ở vi sinh vật là quá trình:

A. tổng hợp chất hữu cơ và giải phóng năng lượng

B. tổng hợp chất hữu cơ và tích lũy năng lượng

C. phân giải chất hữu cơ và giải phóng năng lượng

D. phân giải chất hữu cơ và tích lũy năng lượng

Câu 11.2. Dị hóa ở vi sinh vật là quá trình:

A. tổng hợp chất hữu cơ và giải phóng năng lượng

B. tổng hợp chất hữu cơ và tích lũy năng lượng

C. phân giải chất hữu cơ và giải phóng năng lượng

D. phân giải chất hữu cơ và tích lũy năng lượng

Câu 11.3. Vi khuẩn lactic đồng hình biến glucozo thành:

A. axit lactic

B. axit acetic

C. axit lactic và etanol

D. axit acetic và etanol

Câu 12.1. Việc làm tương trong dân gian thực chất là tạo điều kiện để vi sinh vật thực hiện quá trình nào sau đây?

A. Phân giải polysaccarit

B. Phân giải protein

C. Phân giải xenlulozo

D. Lên men lactic

Câu 12.2. Nhận định nào sau đây đúng khi nói về mối quan hệ giữa đồng hóa (Quá trình tổng hợp các chất) và dị hóa (Quá trình phân giải các chất) ?

A. Dị hóa cung cấp nguyên liệu cho đồng hóa

B. Dị hóa chính là đồng hóa nhưng xảy ra ở những thời điểm khác nhau

C. Đồng hóa cung cấp nguyên liệu cho dị hóa

D. Đồng hóa cung cấp năng lượng cho dị hóa

Câu 13.1. Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được hiểu là:

A. sự tăng kích thước cơ thể của vi sinh vật

B. sự tăng kích thước của cả quần thể vi sinh vật

C. sự lớn lên của quần thể vi sinh vật

D. sự tăng số lượng tế bào của quần thể

Câu 13.2. Vi sinh vật có tốc độ sinh trưởng nhanh là nhờ:

A. chúng phân bố rộng

B. kích thước nhỏ

C. chúng có thể sử dụng nhiều chất hữu cơ khác nhau

D. tổng hợp các chất nhanh

Câu 13.3. Hầu hết vi khuẩn sinh sản bằng hình thức:

A. phân đôi

B. nảy chồi

C. tạo thành bào tử

D. phân mảnh

Câu 14.1. Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, quần thể vi khuẩn sinh trưởng theo 1 đường cong gồm:

A. 5 pha

B. 3 pha

C. 2 pha

D. 4 pha

Câu 14.2. Khi nói về sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Trong nuôi cấy không liên tục có 4 pha: Tiềm phát → Luỹ thừa → Cân bằng → Suy vong.
(2) Trong nuôi cấy liên tục có 2 pha: Luỹ thừa → Cân bằng.
(3) Trong nuôi cấy liên tục quần thể VSV sinh trưởng liên tục, mật độ VSV tương đối ổn định.
(4) Trong nuôi cấy không liên tục, số lượng tế bào trong quần thể tăng rất nhanh ở pha cân bằng.
(5) Mục đích của 2 phương pháp nuôi cấy là để nghiên cứu và sản xuất sinh khối.

A. 5

B. 4

C. 3

D. 2

Câu 14.3. Thời gian pha tiềm phát phụ thuộc:

(1). Loại vi sinh vật.
(2). Mức độ sai khác giữa môi trường đang sinh trưởng với môi trường trước đó.
(3). Giai đoạn đang trải qua của các tế bào được cấy.
(4). Tùy kiểu nuôi cấy.

Phương án đúng:

A. 1, 2

B. 1, 3, 4 

C. 1, 2, 3 

D. 1, 4

Câu 15.1. Nguyên tắc của phương pháp nuôi cấy liên tục là:

A. Luôn lấy ra các sản phẩm nuôi cấy
B. Luôn đổi mới môi trường và lấy ra sản phẩm nuôi cấy.
C. Không lấy ra các sản phẩm nuôi cấy.
D. Luôn đổi mới môi trường nhưng không cần lấy ra sản phẩm nuôi cấy.

Câu 15.2. Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy liên tục không trải qua pha nào dưới đây?

A. Pha tiềm phát

B.Pha lũy thừa

C. Pha cân bằng

D. Pha suy vong

Câu 15.3. Điều nào sau đây là đúng với trường hợp nuôi cấy liên tục?

A. Thành phần của môi trường nuôi cấy luôn ổn định do luôn được bổ sung chất dinh dưỡng mới và lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất

B. Thành phần của môi trường nuôi cấy luôn ổn định do quần thể vi sinh vật sinh trưởng liên tục và không có giới hạn

C. Thành phần của môi trường nuôi cấy luôn ổn định do mật độ vi sinh vật tương đối ổn định

D. Thành phần của môi trường nuôi cấy được thay đổi liên tục và thường xuyên lấy đi các sản phẩm chuyển hóa

Câu 16.1. Thời gian thế hệ là khoảng thời gian được tính từ

A. Khi một tế bào được sinh ra cho đến khi số lượng các tế bào trong quần thể sinh vật tăng lên gấp đôi hoặc tế bào đó phân chia

B. Khi một tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào đó chết đi

C. Khi một tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào đó tạo ra 2 tế bào

D. khi một tế bào mới sinh ra cho đến khi tế bào đó tạo thành những thế hệ mới

Câu 16.2. Khi nói về thời gian thế hệ, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Thời gian để một quần thể tăng số lượng cá thể cho đến khi cân bằng

B. Thời gian để số lượng cá thể của quần thể tăng gấp ba

C. Thời gian để số lượng cá thể của quần thể tăng theo cấp số mũ

D. Thời gian từ khi một tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào đó phân chia

Câu 17.1. Khi ứng dụng nuôi cấy không liên tục vào thực tiễn, để thu được năng suất cao nhất và hạn chế tối thiểu các tạp chất, chúng ta nên thu sinh khối ở thời điểm nào ?

A. Đầu pha cân bằng

B. Đầu pha lũy thừa

C. Cuối pha cân bằng

D. Đầu pha suy vong

Câu 17.2 . Đặc điểm nào dưới đây không có ở pha suy vong trong đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn ở môi trường nuôi cấy không liên tục?

A. Hình thành enzim cảm ứng để phân giải cơ chất

B. Số tế bào bị hủy hoại nhiều hơn số tế bào được sinh ra

C. Chất dinh dưỡng dần cạn kiệt

D. Các chất thải độc hại tích lũy ngày càng nhiều

Câu 17.3. Khi nói về đặc điểm của các pha trong đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn ở môi trường nuôi cấy không liên tục, nhận định nào dưới đây là đúng ?

A. Ở pha tiềm phát, hầu như chưa có sự phân chia tế bào.

B. Ở pha suy vong không có tế bào sinh ra, chỉ có các tế bào chết đi.

C. Tốc độ sinh trưởng của quần thể đạt cực đại chỉ có ở pha cân bằng.

D. Số lượng tế bào trong quần thể không tăng ở pha lũy thừa

Câu 18.1. Đối với vi sinh vật, nhóm các chất dinh dưỡng bao gồm:

A. cacbonhidrat, protein, lipit…

B. các nguyên tố như Zn, Mn, Mo….

C. axit amin, vitamin…

D. tất cả các hợp chất hữu cơ trong tự nhiên

Câu 18.2. Nhận định nào sau đây đúng khi nói về nhân tố sinh trưởng đối với vi sinh vật?

A. Những chất hữu cơ cần cho sự sinh trưởng nhưng cơ thể vi sinh vật không tự tổng hợp được từ các chất vô cơ

B. Những chất hữu cơ cần cho sự sinh trưởng do cơ thể vi sinh vật tự tổng hợp được từ các chất vô cơ

C. Những chất hữu cơ như protein, lipit… nhưng cơ thể không tự tổng hợp được từ các chất vô cơ

D. Bao gồm các chất hữu cơ vi sinh vật hấp thụ được và cần cho sự sinh trưởng

Câu 19.1. Vi sinh vật khuyết dưỡng là những vi sinh vật:

A. thiếu một hoặc một số chức năng nào đó trong quá trình trao đổi chất

B. không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng

C. tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng cho cơ thể

D. được nuôi cấy trong môi trường nuôi cấy không liên tục

Câu 19.2. Vi sinh vật nguyên dưỡng là những vi sinh vật:

A. thiếu một hoặc một số chức năng nào đó trong quá trình trao đổi chất

B. không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng

C. tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng cho cơ thể

D. được nuôi cấy trong môi trường nuôi cấy liên tục

Câu 20.1. Nhóm các chất nào sau đây thường được dùng để ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật?

A. Các nguyên tố hóa học như Zn, Mn, Mo…

B. Các hợp chất phenol

C. Các chất hữu cơ như axit amin, vitamin

D. Các chất hữu cơ như protein, lipit, cacbonhidrat

Câu 20.2. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của các yếu tố vật lí đến sự sinh trưởng của vi sinh vật?

A. Nước có thể được dùng để không chế sự sinh trưởng của từng nhóm vi sinh vật

B. Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật thông qua việc ảnh hưởng đến tốc độ của các phản ứng sinh hóa trong tế bào

C. Độ pH ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật thông qua việc ảnh hưởng tới tính thấm qua màng, hoạt động chuyển hóa vật chất trong tế bào…

D. Nhân tố ánh sáng hầu như không có ảnh hưởng gì đến sự sinh trưởng của vi sinh vật

Câu 21.1. Đối với sự sinh trưởng của vi sinh vật, Mn, Zn, Mo… là các nguyên tố có vai trò quan trọng trong quá trình

A. Hóa thẩm thấu, phân giải protein

B. Hoạt hóa enzim, phân giải protein

C. Hóa thẩm thấu, hoạt hóa enzim

D. Phân giải protein hoặc tổng hợp protein

Câu 21.2. Phocmandehit là chất làm bất hoạt các protein. Do đó, chất này được sử dụng rộng rãi trong thanh trùng, đối với vi sinh vật, phomandehit là

A. Chất ức chế sinh trưởng

B. Nhân tố sinh trưởng

C. Chất dinh dưỡng

D. Chất hoạt hóa enzim

Câu 22.1. Ở trong tủ lạnh, thực phẩm giữ được khá lâu là vì

A. Vi khuẩn bị tiêu diệt ở nhiệt độ thấp

B. Nhiệt độ thấp làm biến đổi thức ăn, vi khuẩn không thể phân hủy được

C. Khi ở trong tủ lạnh vi khuẩn bị mất nước nên không hoạt động được

D. Ở nhiệt độ thấp trong tủ lạnh các vi khuẩn bị ức chế

Câu 22.2. Các tia tử ngoại có tác dụng nào sau đây đối với vi sinh vật?

A. Đẩy mạnh tốc độ các phản ứng sinh hóa trong tế bào vi sinh vật

B. Tham gia vào các quá trình thủy phân trong tế bào vi khuẩn

C. Tăng hoạt tính enzym

D. Gây đột biến hoặc gây chết các tế bào vi khuẩn

Câu 22.3. Dựa vào khả năng chịu nhiệt, người ta chia các vi sinh vật thành

A. 2 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa nóng

B. 3 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nóng

C. 4 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật ưa siêu nhiệt

D. 5 nhóm: vi sinh vật ưa siêu lạnh, vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật ưa siêu nhiệt

Câu 23.1. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về virus?

A. Thực thể chưa có cấu tạo tế bào

B. Kích thước siêu nhỏ

C. Cấu tạo rất đơn giản

D. Thuộc nhóm tế bào nhân thực

Câu 23.2. Nhận định nào sau đây đúng khi nói về cấu tạo của virus?

A. Tất cả các virus đều bao gồm 2 thành phần cơ bản : lõi là axit nucleic và vỏ protein

B. Hầu hết các loại virus đều có thêm vỏ ngoài bao bọc bên ngoài vỏ capsit

C. Virus trần là nhóm virus được cấu tạo nên từ 3 thành phần

D. Hệ gen của virus là ARN

Câu 24.1. Hệ gen của virut là

A. ADN hoặc ARN

B. ADN, ARN, protein

C. ARN, protein

D. Nucleocapsit

Câu 24.2. Điều quan trọng nhất khiến virut chỉ là dạng sống kí sinh nội bào bắt buộc?

A. Virut không có cấu trúc tế bào

B. Virut có cấu tạo quá đơn gairn chỉ gồm axit nucleic và protein

C. Virut chỉ có thể nhân lên trong tế bào của vật chủ

D. Virut có thể có hoặc không có vỏ ngoài

Câu 24.3.  Cấu trúc khối của virut có đặc điểm:

A. Gồm 20 mặt tam giác đều và capsome được xếp theo hình khối đa diện.

B. Capsome được xếp theo chiều xoắn của axit nucleic.

C. Có cấu tạo giống nòng nọc, có đuôi.

D. Là khối hình tứ giác

Câu 25.1. Chu trình nhân lên của virus gồm 5 giai đoạn và diễn ra theo trình tự nào sau đây?

A. Hấp phụ 🡪 Xâm nhập 🡪 Sinh tổng hợp 🡪 Lắp ráp 🡪 Phóng thích

B. Xâm nhập 🡪 Hấp phụ 🡪 Sinh tổng hợp 🡪 Lắp ráp 🡪 Phóng thích

C. Hấp phụ 🡪 Xâm nhập 🡪 Lắp ráp🡪 Sinh tổng hợp 🡪 Phóng thích

D. Hấp phụ 🡪 Xâm nhập 🡪 Sinh tổng hợp 🡪 Phóng thích 🡪 Lắp ráp

Câu 25.2. HIV là:

A. hội chứng suy giảm miễn dịch ở người

B. tên của virus gây suy giảm miễn dịch ở người

C. một dạng bệnh xuất hiện ở động vật do cơ thể nhiễm virus

D. tên của loại tế bào bị phá hủy do bất kì một loại virus nào

Câu 26.1. Khi ở trong tế bào limpho T, HIV

A. Là sinh vật

B. Có biểu hiện như một sinh vật

C. Tùy từng điều kiện, có thể là sinh vật hoặc không

D. Là vật vô sinh

Câu 26.2. Ý nào sau đây là sai?

A. HIV lây nhiễm khi người lành dùng chung bơm kim tiêm với người bị nhiễm HIV

B. HIV lây nhiễm khi người lành quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV

C. HIV lây nhiễm khi truyền máu của người lành cho người bị nhiễm HIV

D. HIV lây truyền từ mẹ sang con

Câu 27.1. Phago là:

A. virus kí sinh ở vi sinh vật

B. tên gọi khác của vu khuẩn

C. nhóm vi sinh vật sống kí sinh

D. virus kí sinh trên cơ thể động vật

Câu 27.2. Điều nào sau đây không đúng khi nói về cơ chế lây truyền của virut kí sinh ở những loại côn trùng ăn lá cây?

A. Côn trùng ăn lá cây chứa virut

B. Chất kiềm trong ruột côn trùng phân giải thể bọc, giải phóng virut

C. Virut xâm nhập vào cơ thể côn trùng qua tế bào ruột hoặc qua dịch bạch huyết của côn trùng

D. Virut xâm nhập qua da của côn trùng

Câu 28.1. Miễn dịch không đặc hiệu có đặc điểm nào sau đây?

A. Có tính bẩm sinh

B. Là miễn dịch học được

C. Có tính tập nhiễm

D. Là miễn dịch tập nhiễm nhưng không bền vững, sinh vật chỉ có khả năng kháng bệnh một thời gian ngắn sau khi bị bệnh

Câu 28.2. Miễn dịch đặc hiệu

A. Có tính bẩm sinh

B. Có tính bẩm sinh hoặc tập nhiễm tùy từng loại

C. Có tính tập nhiễm

D. Không đòi hỏi có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên

Câu 28.3. Điều nào sau đây là đặc điểm riêng của miễn dịch thể dịch?

A. Đều là miễn dịch không đặc hiệu

B. Có sự hình thành kháng nguyên

C. Tế bào T độc tiết ra protein độc có tác dụng làm tan tế bào bị nhiễm virut

D. Có sự hình thành kháng thể

PHẦN 2: TỰ LUẬN

- Vấn đề 1. Sự sinh trưởng của vi sinh vật.

🡺 Ví dụ: Phân biệt môi trường nuôi cấy không liên tục và môi trường nuôi cấy liên tục?

- Vấn đề 2. Cấu trúc các loại virus

🡪 Ví dụ:Phân biệt được các dạng virus dựa vào đặc điểm hình thái, cấu trúc

- Vấn đề 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật

🡪 Ví dụ: Trong vấn đề bảo quản thực phẩm, em hãy giải thích tác dụng của việc làm khô thực phẩm. Nêu một vài phương pháp làm khô thực phẩm mà em biết

- Vấn đề 4. Phân biệt virus và vi khuẩn