Đề cương ôn tập sinh 9 học kỳ 2 năm học 2021-2022

Đề cương ôn tập sinh 9 học kỳ 2 năm học 2021-2022

4.9/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đề cương ôn tập sinh 9 học kỳ 2 năm học 2021-2022

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH 9 HỌC KÌ 2

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cơ thể sinh vật được coi là môi trường sống khi:

A. Chúng là nơi ở của các sinh vật khác.

B. Các sinh vật khác có thể đến lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể chúng.

C. Cơ thể chúng là nơi sinh sản của các sinh vật khác.

D. Cơ thể chúng là nơi ở, nơi lấy thức ăn, nước uống của các sinh vật khác.

Câu 2: Tài nguyên dưới đây có giá trị vô tận là:

A. Dầu mỏ, than đá và khí đốt.

B. Tài nguyên khoáng sản

C. Năng lượng mặt trời

D. Cây rừng và thú rừng.

.

Câu 3: Cho các tài nguyên sau: dầu lửa, than đá, năng lượng gió, tài nguyên đất, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều, tài nguyên nước. Số tài nguyên thuộc dạng tài nguyên không tái sinh là:

A. 2 B. 3  C.4 D.

Câu 4: Nhận định nào sai trong các nhận định sau? 

A. Rừng là lá phổi xanh của Trái Đất.

B. Tài nguyên rừng là tài nguyên không tái sinh. 

C. Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên rừng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất, nước và các tài nguyên sinh vật khác.

D. Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng là phải kết hợp giữa khai thác có mức độ tài nguyên rừng với bảo vệ và trồng rừng.

Câu 5. Nhận định nào sau đây sai về tài nguyên nước? 

A. Tài nguyên nước nếu không được sử dụng hợp lí sẽ bị ô nhiễm và cạn kiệt .

B. Tài nguyên nước thuộc dạng tài nguyên tái sinh nên sẽ không bị cạn kiệ.

C. Tài nguyên nước tái sinh theo chu trình nước. 

D. Trồng rừng có tác dụng bảo vệ nguồn tài nguyên nước.

Câu 6. Tài nguyên dưới đây có giá trị vô tận là:

A. Dầu mỏ, than đá và khí đốt. B. Tài nguyên khoáng sản

C. Năng lượng mặt trời. D. Cây rừng và thú rừng.

Câu 7: Những tài nguyên nào sau đây có nguồn gốc từ thực vật?

A. Đồng, chì, sắt, kẽm

B. Dầu mỏ, than đá, khí đốt tự nhiên

C. Cát, sỏi, đá

D. Năng lượng vĩnh cửu.

Câu 8 Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia nhằm mục đích gì?

A. Bảo vệ nguồn gen sinh vật.

B. Tạo khu du lịch.

C. Bảo vệ hệ sinh thái và bảo vệ nguồn gen sinh vật.

D. Hạn chế diện tích rừng bị khai phá.

Câu 9. Hệ sinh thái lớn nhất trên quả đất là:

A. Rừng mưa nhiệt đới. B. Các hệ sinh thái nông nghiệp

C. Các hệ sinh thái hoang mạc. D. Biển.

Câu 10: Để cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hoá,người ta trồng cây, gây rừng để:

  1. Mở rộng diện tích đất trồng trọt
  2. Tăng hiệu suất sử dụng đất
  3. Tăng độ màu mỡ cho đất
  4. Hạn chế xói mòn,cải tạo khí hậu, tăng đa dạng sinh học

Câu 11: Các biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên là:

A.Bảo vệ thảm thực vật rừng, Bảo vệ động vật hoang dã

B.Bảo tồn nguồn gen quý hiếm

C.Bảo vệ tài nguyên sinh vật, cải tạo hệ sinh thái bị thoái hóa.

D. Xây dựng các khu du lịch sinh thái.

Câu 12: Chọn câu sai trong các câu sau:

A.Việc bảo vệ rừng và cây xanh có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất, nước và các tài nguyên sinh vật khác

B.Thảm thực vật có tác dụng chống xói mòn đất,giữ ẩm cho đất.Thực vật còn là thức ăn và nơi ở cho nhiều loài sinh vật khác

C. Gìn giữ và cải tạo thiên nhiên chỉ là trách nhiệm của chính phủ các nước

D.Mọi người và mọi quốc gia đều có trách nhiệm trong việc giữ gìn và cải tạo thiên nhiên.

Câu 13. Chọn từ phù hợp trong số các từ cho sẵn và điền vào chỗ trống trong câu sau: “Giữ gìn cải tạo thiên nhiên là…..của mỗi chúng ta”.

A. kinh nghiệm B. trách nhiệm C. sở thích D. điều kiện

Câu 14: Biện pháp xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia có hiệu quả chính nào sau đây?

A. Phục hồi các hệ sinh thoái đã bị thoái hoá

B. Góp phần bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng, giữ cân bằng sinh thái, bảo vệ nguồn gen sinh vật

C. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của người dân

D. Tăng cường công tác trồng rừng

Câu 15: Biện pháp phát triển dân số một cách hợp lí có hiệu quả như thế nào đối với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?

A. Tăng nguồn nước

B. Giảm áp lực sử dụng tài nguyên thiên nhiên qua mức

C. Tăng diện tích trồng trọt

D. Tăng nguồn tài nguyên khoáng sản

Câu 16: Nếu Luật Bảo vệ môi trường không qui định: Nghiêm cấm săn bắn động vật hoang dã thì hậu quả gì sẽ xảy ra?

A. Chất thải đổ không đúng qui định

B. Động vật hoang dã bị khai thác đến cạn kiệt

C. Khai thác tài nguyên khoáng sản không có kế hoạch

D. Khai thác tài nguyên biển không có kế hoạch

Câu 17: Luật Bảo vệ môi trường qui định: Cần quy hoạch bãi rác thải nghiêm cấm đổ chất thải độc hại ra môi trường có tác dụng gì ?

A. Chất thải được thu gom lại đúng chỗ và được xử lí, không gây ô nhiễm môi trường

B. Động vật hoang dã bị khai thác đến cạn kiệt

C. Khai thác tài nguyên khoáng sản không có kế hoạch

D. Khai thác tài nguyên biển không có kế hoạch

Câu 18: Chọn cụm từ phù hợp trong số các từ cho sẵn và điền vào chỗ trống trong câu sau: “ Biển là một hệ sinh thái khổng lồ. Các loài sinh vật biển rất đa dạng và phong phú nhưng tài nguyên sinh vật biển……………”.

A. không phải là vô tận

B. là vô tận, có thể khai thác thoải mái

C. cần khai thác hợp lí

D. Tất cả đều đúng.

Câu 19: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên là như thế nào?

A. Là chỉ sử dụng tài nguyên không tái sinh

B. Là chỉ sử dụng tài nguyên tái sinh

C. Là chỉ sử dụng tài nguyên năng lượng vĩnh cửu

D. Là sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lí, vừa đáp ứng nhu cầu xã hội hiện tại vừa duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho thế hệ mai sau.

Câu 20: Để vừa khai thác nguồn tài nguyên biển, vừa bảo vệ môi trường biển và phục hồi tài nguyên này, cần phải:

A. Khai thác hợp lí kết hợp với cải tạo, phục hồi và nuôi bổ sung

B. Đánh bắt hải sản bằng chất nổ

C. Tăng cường đánh bắt ở ven bờ

D. Dùng hoá chất hoặc xung điện để đánh bắt hải sản

Câu 21: Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể nào sau đây:

A. Quần thể ếch đồng và quần thể chim sẻ.

B. Quần thể chim sẻ và quần thể chim chào mào.

C. Quần thể gà và quần thể châu chấu.

D. Quần thể cá chép và quần thể cá rô.

Câu 22: Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?

A. Tất cả các loại vi sinh vật đều được xếp vào những sinh vật phân giải.

B. Các loài động vật ăn thực vật được xếp vào những sinh vật tiêu thụ.

C. Các loại thực vật quang hợp được xếp vào những sinh vật sản xuất

D. Sinh vật phân giải có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ.

II. TỰ LUẬN

Câu 1:Thực vật sống trong môi trường nước có đặc điểm cấu tạo gì khác so với thực vật sống ở môi trường cạn? (2 đ)

 TRẢ LỜI:

-Thực vật sống trong nước có cấu tạo cơ thể thường xốp,  ít có nhiều khoảng trống chứa  khí .  Các dạng lá nổi trên mặt nước,  mặt trên có khí khổng, mặt dưới chìm trong nước  không có khí khổng. 

- Ánh sáng trong nước yếu hơn trên mặt đất  nên thực vật sống trong nước ốc có mô giậu kém phát triển,  mặt khác diệp lục phân bố đều ở cả biểu bì hai mặt lá , giúp tăng cường khả năng hấp thu ánh sáng. 

Câu2: (2đ)

Trong một vùng đầm nước gồm nhiều quần thể sinh vật cùng sinh sống. Trong đó: rong là thức ăn của các loài cá nhỏ, lúa là thức ăn của châu chấu. Cá nhỏ, châu chấu trở thành mồi của ếch. Cá ăn thịt có kích thước lớn, chúng thường ăn cá nhỏ, châu chấu và cả ếch. Ở đây, có rắn là loài ưu thế nhất chúng ăn ếch và cá ăn thịt.

a.- Hãy vẽ sơ đồ thể hiện lưới thức ăn trong ao trên? (1đ)

b.- Giải thích hiện tượng tiêu diệt hết rắn thì quần xã trên loài nào sẽ phát triển như thế nào? (2đ)

b.- Giải thích hiện tượng khi loại bỏ hết rong, lúa trong quần xã trên?

HD: Rong và lúa là sinh vật sản xuất, nguồn cung cấp vật chất và năng lượng cho cả hệ sinh thái nên khi mất 2 loài này này các các loài khác lần lượt suy thoái  các cá thể loài ếch và rắn sẽ lần lượt bỏ đi.

Câu 3 ( 2,0 điểm)

Em hãy kể tên những tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường? Cần làm gì để hạn chế ô nhiễm môi trường?

Trả lời:

Kể tên năm tác nhân chủ yếu:

  • ô nhiễm do chất thải khí từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt.
  • ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học.
  • ô nhiễm do các chất phóng xạ.
  • ô nhiễm do các chất thải rắn.
  • ô nhiễm do sinh vật gây bệnh.

Một số biện pháp chủ yếu để bảo vệ môi tr­ường tránh ô nhiễm.

  • Có ý thức bảo vệ môi tr­ường tránh ô nhiễm:
  • Thực hiện tốt hoạt động bảo vệ môi tr­ường tránh ô nhiễm.
  • Tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức cho mọi người cùng thực hiện việc bảo vệ môi tr­ường tránh ô nhiễm.
  • Lên án, tố cáo những hành vi gây ô nhiễm môi tr­ường.

Câu 4(:2đ) Việc xây dựng nhiều khu công nghiệp, dân số tăng nhanh  vì có nhiều công ăn việc làm cho người dân.  Tuy nhiên nếu không quản lý tốt thì các hoạt động sản xuất ở những nơi này sẽ gây hậu quả nghiêm trọng về môi trường. Bằng những hiểu biết của mình em hãy nêu ra một số hoạt động gây ô nhiễm môi trường ở đô thị nhà máy làng nghề.

 trả lời:

  • Các nhà máy làng nghề thủ công không phải ra nước thải thải rác thải chứa nhiều hóa chất độc hại,...  đồng thời lượng bụi và khí  CO, CO2,  SO2 và NOx thải ra trong quá trình sản xuất khá cao.
  • Nước thải và rác thải sinh hoạt của con người ở đô thị gây ô nhiễm đất, nước, không khí.
  •  Các hoạt động xây dựng tạo ra lượng lớn gây ô nhiễm không khí
  •  Các hoạt động giao thông vận tải phải thả ra hàng trăm tấn bụi,  khí độc.

Các vấn đề ngày ngày càng trầm trọng đe dọa trực tiếp sự phát triển bền vững của kinh tế xã hội và sự tồn tại phát triển của các thế hệ người hiện tại và tương lai

Câu 5: Hoàn thành bảng 60.3 Biện pháp bảo vệ hệ sinh thái biển (sách giáo khoa trang 182)

Câu 6: Xác định sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật sau thuộc quan hệ sinh thái nào?

  1. Linh cẩu ăn hươu
  2. Chim kền hền ăn lại thịt thừa của hổ lại.
  3. Vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần của rễ câu lạc
  4. Gà để trứng ra và ăn luôn trứng của nó
  5. Sán lá gan sống trong bò
  6. Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến
  7. Các cây thông sống gần nhau có hiện tượng liền rễ
  8. Cây tầm gửi xống trên cây mít
  9. Hổ và sói cùng săn một con mồi
  10. Tảo và nấm tạo thành địa y

..

------------- HẾT --------------