Giáo án ngữ văn 9 học kỳ 2 theo công văn 5512

Giáo án ngữ văn 9 học kỳ 2 theo công văn 5512

4.5/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án ngữ văn 9 học kỳ 2 theo công văn 5512

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

Ngày soạn :

Ngày dạy :

Tuần 17 - Tiết 81

Văn bản : CỐ HƯƠNG

(Lỗ Tấn)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1.Kiến thức:

+ Những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học Trung Quốc và văn học nhân loại.

+ Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới.

+ Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm.

+ Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện Cố hương.

2. Năng lực:

+ Thu thập và xử lí thông tin, quản lí thời gian, kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực

3. Phẩm chất:

+ Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, tình bạn trong sáng thuỷ chung, căm ghét chế độ phong kiến hà khắc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

Chân dung tác giả, tác phẩm, bảng phụ, tài kiệu tham khảo-> bài soạn

2. Chuẩn bị của học sinh: : Đọc và trả lời câu hỏi, tìm hiểu thêm về tác giả, tác phẩm, tóm tắt tác phẩm. Tình huống truyện, bố cục, ngôn ngữ, nghệ thuật, nội dung phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: :

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu về tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le chiến tranh.

b. Nội dung: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Kể tên các tác phẩm viết về đề tài quê hương: Hai cây phong, Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Quê hương, Bến quê....

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

GV dẫn dắt:

Từ xưa đến nay, quê hương luôn là đề tài cho các nhà văn, nhà thơ sáng tác. Sau nhiều năm xa cách, nhân vật “tôi” trong “Cố hương” của Lỗ Tấn trở về quê nhà. Tuy không bẽ bàng như nhà thơ họ Hạ, nhưng cũng bùi ngùi 1 nỗi buồn tê tái…Phê phán xã hội phong kiến, lễ giáo phong kiến & con đường đi của nông dân T.Quốc cũng như của toàn xã hội T.Quốc là để người đọc suy ngẫm. Đó chính là mục tiêu, mục đích của nhà văn Lỗ Tấn khi viết truyện ngắn Cố hương.

Hoạt động của GV - HS

Nội dung bài học

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.

Hoạt động 1: Tìm hiểu chung

a. Mục tiêu: tìm hiểu tác giả, tác phẩm

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV

c) Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

GV đặt câu hỏi:

Nêu những hiểu biết của em về nhà văn Lỗ Tấn ?

? Nêu xuất xứ của tác phẩm ?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm.

- Một nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

- GV chuẩn kiến thức:

* Giáo viên giới thiệu ảnh chân dung nhà văn Lỗ Tấn, và bổ sung thêm những tư liệu về ông: Lỗ Tấn là nhà văn TQ, sinh trưởng trong 1 gia đình quan lại sa sút, cơ nghiệp cha ông có tới 40, 50 mẫu ruộng, sống không đến nỗi vất vả.Cha ông là Chu Phượng Nghi (hiệu Bá Nghi, mẹ là Lỗ Thụy (hiệu Trình Hiên). Bà là người hiền lành, nhân hậu, tự học đến trình độ xem sách được, bà dễ tiếp thu cái mới, hiểu thời thế, tán thành những việc Lỗ Tấn làm (sống đến 1943 mới chết). 18 tuổi ông xa quê. Từ năm 28 tuổi (1909) đến năm 30 tuổi (1911), Lỗ Tấn dạy học tại trường trung học và sư phạm ở quê nhà. Năm 39 tuổi (1919), Lỗ Tấn đưa mẹ và em lên Bắc Kinh, từ đó ông ít có dịp về thăm quê

+ Bối cảnh xã hội Trung Quốc trì trệ, lạc hậu, những đặc điểm tinh thần của người Trung Quốc đầu thế kỉ XX đã thôi thúc nhà văn có ý chí và mục đích lập nghiệp cao cả.

+ Các công trình nghiên cứu và tác phẩm của Lỗ Tấn rất đồ sộ và đa dạng: 17 tạp văn và 2 tập truyện ngắn xuất sắc: "Gào thét" (1923) và "Bàng hoàng" (1926).

Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản/ HD học sinh đọc, tìm hiểu chú thích, PTBĐ, bố cục

a. Mục tiêu: HS nắm được phương thức biểu đạt và bố cục văn bản.

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

NV1:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

* Giáo viên hướng dẫn đọc: Chú ý giọng điệu chậm buồn, hơi bùi ngùi khi kể, tả, giọng ấp úng của nhân vật Nhuận Thổ; giọng chua chát của tím Hai Dương; giọng suy ngẫm, triết lí ở 1 số câu, đoạn.

? Hãy tóm tắt nội dung của truyện?

* Giáo viên cùng học sinh giải nghĩa 1 số chú thích trong SGK

? Xác định thể loại, phương thức biểu đạt chính của truyện ? Ngôi kể ?

? Chuyện được kể theo ngôi thứ nhất. Vậy nhân vật Tôi có phải là tác giả không ? Tại sao?

? Câu chuyện được kể theo trình tự nào ?

? Tìm hiểu bố cục của truyện ?

? Em có nhận xét gì về sự tương ứng này ?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Một nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Kết quả mong đợi:

Tóm tắt nội dung của truyện :

(1) Tôi trở về quê sau hơn 20 năm xa cách, lúc này thời tiết vào độ giữa đông: âm u, gió lạnh lùa vào khoang thuyền, hình ảnh xóm làng tiêu điều xơ xác, hình ảnh quê cũ hiện lên trong kí ức làm lòng Tôi thấy không vui. Về quê chuyến này Tôi có ý định từ giã quê lần cuối và lo chuyển nhà đi nơi khác. (2) Những ngày ở quê, Tôi gặp lại những người bạn thưở nhỏ là Nhuận Thổ, 1 cậu bé nông dân khoẻ mạnh, tháo vát, hiểu biết, hồn nhiên – ngày ấy 2 đứa chơi với nhau rất thân. Sau 20 năm gặp lại Nhuận Thổ thay đổi nhiều: Anh trở thành người nông dân nghèo khổ, đần độn, mụ mẫm…gặp lại chị Hai Dương (Tây Thi đậu phụ)…(3) Tôi buồn bã rời quê với niềm băn khoăn không biết tương lai của cháu Hoàng (cháu của nhân vật Tôi) và Sinh (con Nhuận Thổ) sẽ ra sao…hình ảnh con đường cuối truyện -> Hi vọng cho sự đổi thay của đất nước Ttung Quốc.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS

GV chuẩn kiến thức:

+ Phương thức biểu đạt sinh động, phong phú: Yếu tố chính là tự sự (kể, tường thuật) song phương thức biểu cảm có vai trò quan trọng (nhiều đoạn đối thoại, độc thoại nội tâm, ngôi kể thứ nhất để dẫn dắt truyện, dễ bộc lộ suy nghĩ, tình cảm, quan điểm của bản thân, kể cả khi miêu tả lập luận tình cảm của tác giả thể hiện ở mỗi dòng, mỗi chữ, mỗi hình ảnh, chi tiết,…)

* Truyện có nhiều chi tiết là sự việc có thật trong cuộc đời Lỗ Tấn song không nên đồng nhất nhân vật “tôi” với tác giả bởi ngay câu đầu ta đã thấy vai trò hư cấu trong sáng tạo nghệ thuật: “ Xa quê đã hơn 20 năm nay”

-> nổi bật sự thay đổi ghê gớm của quê hương, đặc biệt là nguời bạn thời thơ ấu-> Phản ánh tình trạng sa sút của xã hội Trung Quốc những năm đầu thế kỉ XX, đồng thời chỉ ra nguyên nhân…những tiêu cực trong tâm hồn, tính cách của người lao động ( qua nhân vật Nhuận Thổ, chị Hai Dương…)

Trình tự :

+ Diễn ra theo trình tự thời gian, nhưng mạch tường thuật sự việc luôn bị gián đoạn bởi những đoạn hồi ức xen kẽ.

+ Theo trình tự thời gian trong một chuyến đi với

sự thay đổi không gian: Tôi trên đường trở về

thăm quê, trên thuyền, và những ngày ở quê.

+ Thay đổi thời gian: nhớ lại quá khứ hồi còn nhỏ đan xen với thời gian hiện tại.

Bố cục :

+ Đ1: “ Tinh mơ sáng hôm sau… sạch như quét (215)”: Nhân vật “Tôi” những ngày ở quê

+ Đ2: Còn lại: Nhân vật “Tôi” trên đường rời quê.

🡪 Nhận xét : Một con người đang suy tư trong một con thuyền dưới bầu trời u ám về cố hương và cũng con người ấy đang suy tư trong một chiếc thuyền rời cố hương.

🡪 “Đầu cuối tương ứng”. Một con người đang suy tư trong 1 chiếc thuyền, dưới bầu trời u ám, về cố hương và cũng con người ấy đang suy tư trong 1 chiếc thuyền rời cố hương. Tất nhiên tương ứng không phải là lặp lại đơn thuần. Trên đường rời quê, còn có mẹ “Tôi”, Hoàng, về quê, “Tôi” hình dung, dự đoán thực trạng của cố hương - rời quê, “Tôi” ước mơ cố hương đổi mới...

=> Trong quá trình phân tích, không theo trình tự chia đoạn mà phân tích bổ ngang.

Hoạt động 3: Đọc hiểu văn bản/ tìm hiểu nhân vật Nhuận Thổ

a. Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm nhân vật

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

NV1:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Gv yêu cầu HS quan sát văn bản và trả lời :

? Ai là nhân vật chính của tác phẩm ?

? Trong kí ức của nhân vật“Tôi”, hình ảnh Nhuận Thổ gắn với cảnh tượng nào?

? Tại sao nhân vật “Tôi” gọi đó là “cảnh tượng thần tiên” ?

? Trong cảnh tượng thần tiên ấy, Nhuận Thổ hiện lên với những biểu hiện nào?

? Hình dáng, trang phục, tính tình, sự hiểu biết).

? Trong kí ức của nhân vật “Tôi”, Nhuận Thổ là cậu bé như thế nào ?

? Em nhận xét gì về PTBĐ ở đoạn này ?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Một nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Kết quả mong đợi:

Nhân vật chính của tác phẩm : Nhuận Thổ

Trong kí ức của nhân vật“Tôi”, hình ảnh Nhuận Thổ gắn với cảnh thần tiên kì dị:

+ Vầng trăng tròn vàng thắm nằm trên nền trời xanh đậm

+ Dưới là bãi cát trên bờ biển, trồng toàn dưa hấu, bát ngát 1 màu xanh rờn.

+ 1đứa bé 11-12 tuổi, cổ đeo vòng bạc, đứng giữa ruộng dưa, tay lăm lăm cầm chiếc đinh ba…đang cố sức đâm theo 1 con tra…

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS

GV chuẩn kiến thức:

+ Đoạn văn chủ yếu là phương thức tự sự (kể) kết hợp miêu tả, biểu cảm làm nổi bật tình bạn của 2 người thời quá khứ, đồng thời làm nổi bật sự thay đổi của Nhuận Thổ với tôi hiện nay ở phần sau.

+ Tình bạn sau hơn 20 năm xa cách…kí ức không phai mờ trong tâm trí “Tôi”…niềm khao khát gặp bạn càng mãnh liệt…hi vọng bao nhiêu cho tới ngày gặp bạn, chuẩn bị cho sự xuất hiện tâm trạng mới của nhân vật “Tôi »

A. Giới thiệu chung.

1. Tác giả : Lỗ Tấn (1881- 1936) là nhà văn nổi tiếng của T.Quố.

+ Sự nghiệp sáng tác đồ sộ & đa dạng.

2. Tác phẩm:

+ Trích trong tập truyện ngắn

" Gào thét" năm 1923.

B. Đọc- Hiểu văn bản:

1. Đọc - chú thích:

2. Thể loại- Bố cục:

+ Thể loại: Truyện ngắn có yếu tố hồi kí.

+ PTBĐ: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm, nghị luận.

+ Ngôi kể ngôi thứ 1.

+ Bố cục: 2 phần

3. Phân tích:

a Hình ảnh những con người lao động:

a. Nhân vật Nhuận Thổ:

* Nhuận Thổ thời quá khứ:

+ Gắn với cảnh tượng thần tiên kì dị.

-> Kí ức đẹp, tươi sáng, dấu hiệu cho một cuộc sống thanh bình hạnh phúc ở làng quê

- Hình dáng: Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật.

- Trang phục: đầu đội mũ lông chiên, cổ đeo vòng bạc sáng loáng.

- Tính tình: Bẽn lẽn

- Biết nhiều chuyện lạ lùng

-> Nhuận thổ khôi ngô, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, hồn nhiên và hiểu biết, gần gũi và giàu tình cảm.

+ Phương thức tự sự (kể) kết hợp miêu tả, biểu cảm, nghị luận.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Tiếp tục tìm hiểu tác phẩm:

- H/ả những người dân lao động

+ Nhân vật Nhuận Thổ thời quá khứ và hiện tại.

+ Nhân vật chị Hai Dương thời quá khứ và hiện tại.

+ Hiện thực thay đổi của xã hội Trung Quốc.

Ngày soạn :

Ngày dạy :

Tuần 17- Tiết 82

Văn bản: CỐ HƯƠNG (Tiếp)

(Lỗ Tấn)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1.Kiến thức:

+ Những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học Trung Quốc và văn học nhân loại.

+ Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới.

+ Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm.

+ Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện Cố hương.

2. Năng lực:

+ Thu thập và xử lí thông tin, quản lí thời gian, kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực

3. Phẩm chất:

+ Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, tình bạn trong sáng thuỷ chung, căm ghét chế độ phong kiến hà khắc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

Chân dung tác giả, tác phẩm, bảng phụ, tài kiệu tham khảo-> bài soạn

2. Chuẩn bị của học sinh: : Đọc và trả lời câu hỏi, tìm hiểu thêm về tác giả, tác phẩm, tóm tắt tác phẩm. Tình huống truyện, bố cục, ngôn ngữ, nghệ thuật, nội dung phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: :

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu về tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le chiến tranh.

b. Nội dung: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Kể tên các tác phẩm viết về đề tài quê hương: Hai cây phong, Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Quê hương, Bến quê....

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

GV dẫn dắt:

Nhân vật Tôi trong lần về quê cuối cùng rất mong gặp lại người bạn thuở nhỏ: Nhuận Thổ. Vì người bạn đó gắn liền với những ngày tháng mà theo nhân vật tôi : những ngày tháng thần tiên. Cuộc gặp gỡ đó diễn ra như thế nào? Tâm trạng nhân vật Tôi trên đường rời quê ra sao? Chúng ta cùng theo dõi phần còn lại của bài học.

HĐ CỦA THẦY VA TRÒ

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.

Hoạt động 1: Tìm hiểu nhân vật Nhuận Thổ 

a. Mục tiêu: hiểu được đặc điểm, tính cách nhân vật

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV

c) Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS theo dõi tiếp văn bản và đặt câu hỏi:

? Khao khát gặp bạn và có nhiều điều muốn nói với nhau, vậy mà sau 20 năm Nhuận Thổ xuất hiện ntn?

? Tại sao khi Nhuận Thổ chào: “Bẩm ông…”, nhân vật “Tôi” cảm thấy “chết điếng, không nói nên lời”?

? Em có nhận xét gì về sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt? Tác dụng ?

? Thông qua sự thay đổi của nhân vật: Nhuận Thổ tác giả muốn chúng ta hiểu gì về cuộc sống ở quê hương ?

? Thái độ của tác giả với cuộc sống ấy như thế nào ?

(Thảo luận nhóm)

? Tác giả làm rõ sự thay đổi ấy bằng biện pháp nghệ thuật nào?

? Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi về tính cách của những người dân lao động ?

? Em suy nghĩ gì về lời than thở của nhân vật “Tôi” dành cho Nhuận Thổ: “con đông, mùa mất, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, thân hào đầy đoạ thân anh…”?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm.

- Một nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Kết quả mong đợi:

+ Trong kí ức tuổi thơ đẹp đẽ, “Tôi” và Nhuận Thổ là 2 người bạn thân thiết, bình đẳng…Sau 20 năm gặp bạn, sự đổi thay không chỉ trong hình dáng mà còn có cả sự phân cách về đẳng cấp.

+ Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi lạ kì đó chính là tình trạng thê thảm của người dân trong xã hội đen tối bị áp bức…-> Hiện thực c/s trong xã hội đã mà người dân phải chịu.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

GV chuẩn kiến thức:

* Sự thay đổi của Nhuận Thổ là có nguyên nhân từ cách sống lạc hậu của người nông dân, tự hiện thực đen tối của xã hội áp bức...Hoàn cảnh xã hội đã khiến cho diện mạo, tinh thần của người Trung Quốc thay đổi_-> Nạn nhân của xã hội, lạc hậu của chính mình.

* Ở NhuậnThổ có sự thay đổi từ hình dáng -> lời nói, cử chỉ, suy nghĩ. Nhưng trước người bạn cũ, anh vẫn giữ được những phẩm chất tốt đẹp: quý bạn, biết tin bạn về là đến thăm ngay, mang chút quà quê tặng bạn, không tham lam, chỉ xin mấy thứ cần thiết cho cuộc sống vật chất và hi vọng tinh thần nhỏ nhỏi, đáng thương của mình.

* Như tác giả nhận xét: “Anh trở nên đần độn, mụ mẫm…”, “khổ mà không nói ra được, chỉ trầm ngâm hút thuốc…”-> Miêu tả bằng hồi ức và đối chiếu so sánh làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật Nhuận Thổ: Già mua, tiều tuỵ, hèn kém, cam chịu số phận.

* Qua sự thay đổi của nhân vật, tác giả phản ánh tình trạng sa sút về mọi mặt của xã hội Trung Quốc đầu thế kỉ XX. Đó là cuộc sống nghèo khổ làm cho con người kẻ thì hèn kém tiều tuỵ, kẻ thì tàn tạ, bất lương…tác giả đã chỉ ra ngay những mặt tiêu cực trong tâm hồn, tình cảm của bản thân người lao động, lên án các thế lực đã tạo ra thực trạng đáng buồn ấy-> Cuộc sống quẩn quanh bế tắc, nghèo khổ lạc hậu khiến làng quê ngày càng tàn tạ, con người hèn kém, khổ sở, bất lương

* Điều là nhân vật “Tôi” cảm thấy đáng buồn hơn từ nhân vật Nhuận Thổ chính là gánh nặng về tinh thần: Đó chính là cảnh sống lạc hậu của người dân, sự mê tín và quan niệm cũ kĩ về đẳng cấp, sự phân biệt đẳng cấp, đặc biệt là thái độ cam chịu, an phận của người nông dân.

* Trong bài Tập làm văn “Vì sao tôi viết tiểu thuyết” Lỗ Tấn nói rõ: Ông hay chọn những người bất hạnh làm đề tài, chọn như vậy trong điều kiện lịch sử đương thời có thể làm 1 công đôi việc. Vừa có điều kiện vạch trần ung nhọt của xã hội, vừa có điều kiện lôi hết bệnh tật của chính những người nông dân, người lao động ra làm cho mọi người chú ý tìm cách chạy chữa. Trong việc chỉ rõ sự thay đổi của con người, cảnh vật, làng quê, tác giả có nói đến sự sa sút về kinh tế, tình cảnh đói nghèo của nông dân do nạn áp bức tham nhũng nặng nề, song trọng tâm vẫn là làm nổi bật sự thay đổi về diện mạo tinh thần 🡪 điểm tiêu cực của người nông dân.

Hoạt động 2: Tìm hiểu nhân vật “Tôi”

a. Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm, tính cách nhân vật

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Gv yêu cầu HS quan sát tiếp văn bản và trả lời câu hỏi :

? Nhân vật Tôi có vai trò gì trong tác phẩm ?

? Nhân vật “Tôi” rời quê hương trong thời điểm nào? Việc lựa chọn thời điểm ấy có ý nghĩa gì ?

? Vì sao khi rời quê, nhân vật “Tôi” lại cảm thấy “không chút lưu luyến” và “vô cùng lẻ loi ngột ngạt”?

? Nhân vật “Tôi” đã mong ước điều gì khi rời quê ?

? Theo em, cuộc đời mới mà nhân vật “Tôi” mong ước là cuộc đời như thế nào ?

? Cùng với hi vọng ấy, cảnh tượng nào xuất hiện? Điều đó bộc lộ mong ước gì của nhân vật “Tôi”? Em đã gặp hình ảnh này ở đoạn nào?

? Suy nghĩ của em về hình ảnh con đường cuối truyện ?

? Tại sao khi nói tới hi vọng, mong mỏi 1 cuộc đời mới cho cố hương, tác giả lại nhắc tới hình ảnh con đường ?

? Từ đó nhân vật“Tôi” bộc lộ tư tưởng, tình cảm nào muốn nói với cố hương?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Một nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Kết quả mong đợi:

+ Nv Tôi là nhân vật trung tâm, đồng thời là người kể chuyện.

Nhân vật “Tôi” rời quê hương trong thời điểm : Buổi chiều khi hoàng hôn buông xuống.

Nhân vật “Tôi” đã mong ước khi rời quê :

+ “…con cháu được sống…không bao giờ phải cách bức nhau, thân thiết, không phải chạy vạy vất vả,…không phải khốn khổ đần độn…không tàn nhẫn…sống 1 cuộc đời mới mà tôi chưa từng được sống”.

+ Mong ước cho thế hệ mai sau, con cháu được sống 1 cuộc đời mới:

Qua đó nv bộc lộ mơ ước :

+ “ Một cánh đồng cát màu xanh biếc, cạnh bờ biển, treo trên vòm trời xanh đậm…trăng tròn vàng thắm…”

+ Từ ước mơ trở thành niềm hi vọng của “Tôi”

+ Hình ảnh, cuộc sống ấm no, yên bình. Thể hiện tình yêu quê hương -> Hình ảnh đẹp về quê hương đã từng hiện lên trong kí ức của “Tôi”, nay lại trở về trong hi vọng.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS

GV chuẩn kiến thức:

+ Là nhân vật trung tâm, đồng thời là người kể chuyện. Đó là hình tượng nhân vật nhạy cảm, hiểu biết, sâu sắc và tỉnh táo, là hóa thân của tác giả tuy không đồng nhất với tác giả. Nhân vật này thực hiện vai trò đầu mối của toàn bộ câu chuyện, có quan hệ với hệ thống các nhân vật, từ đó thể hiện tư tưởng chủ đạo của tác phẩm.

+ Hình ảnh quê hương vô cùng tốt đẹp trong kí ức giờ đây đã hoàn toàn sụp đổ, nhân vật “Tôi” rời quê không còn chút lưu luyến song không tránh khỏi những suy tư, day dứt về quê, đặc biệt là sự sụp đổ của 1 tình bạn nay đã cách bức, phân biệt làm cho nhân vật “Tôi” cảm thấy lẻ loi, cô độc, cuộc sống nơi quê hương nghèo nàn lạc hậu, sự mụ mẫm, an phận của người dân làm cho nhân vật “Tôi” cảm thấy ngột ngạt.

+ Nv mong ước cho thế hệ mai sau, con cháu được sống 1 cuộc đời mới 🡪 Cuộc sống yên bình, ấm no, hạnh phúc, bình đẳng, không phân biệt giàu nghèo, đẳng cấp.

+ Mong ước từ cụ thể, hiện thực đến khái quát cho tương lai, trở thành niềm hi vọng vào tương lai.

+ Quê hương luôn thường trực trong tâm trí “Tôi” -> tình yêu đối với quê.

+ Con đường là hình ảnh đi tới tương lai, tới cuộc sống đổi mới, tự do, hạnh phúc, là con đường có ý nghĩa biểu tượng, tượng trưng. Để có con đường con người phải “đi mãi”, phải hành động, xây dựng. Con đường ấy không tự nhiên mà có, không do thần linh hay chúa trời ban tặng mà do chính con người góp phần tạo dựng lên.

🡪 Tác giả muốn thức tỉnh điều gì ở người dân Trung Quốc : Không cam chịu cuộc sống nghèo hèn, bị áp bức. Ông tin thế hệ con cháu sẽ mở đường đến ấm no hạnh phúc cho quê hương.

* Giáo viên giáo dục KNS cho học sinh:

+ Có được con đường ấy con người phải biết hi vọng, phải hành động, xây dựng, tạo dựng lên.

+ Thức tỉnh con người không cam chịu cuộc sống nghèo nàn áp bức, phải tự mình hành động tạo dựng cuộc sống mới.

+ Tin tưởng vào thế hệ trẻ và cuộc sống mới ở quờ hương.

* Giáo viên bình: Lỗ Tấn mong ước, hi vọng vào thế hệ trẻ, vào tương lai, mong ước cái lí tưởng dân chủ, ấm no, bình đẳng không ngăn cách. hạnh phúc…được mọi người tin tưởng làm theo. Có như thế quê hương mới thoát khỏi sự nghèo nàn, lạc hậu và ngột ngạt-> Tư tưởng tiến bộ của nhà văn, phê phán sâu sắc xã hội Trung Quốc đầu thế kỉ XX và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của xã hội mới, cuộc sống mới.

Hoạt động 3: Tổng kết

a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV đặt câu hỏi, HS thảo luận theo cặp đôi:

? Hãy cho biết giá trị nội dung và giá trị tư tưởng của văn bản “Cố hương” ?

? Hãy nêu những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Một nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS

GV chuẩn kiến thức:

+ Giá trị nội dung: Thuật lại chuyến về thăm quê lần cuối của nhân vật “Tôi”, tâm trạng của nhân vật “Tôi” trước sự đổi thay của quê hương và những con người ở đây, đặc biệt là Nhuận Thổ- người bạn thân thời thơ ấu.

+ Giá trị tư tưởng: Phê phán xã hội và lễ giáo phong kiến, đặt ra vấn đề đường đi của người dân và toàn xã hội Trung Quốc, thức tỉnh họ.

Nghệ thuật :

+ Kết hợp nhuần nhuyễn các PTBĐ tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.

+ Xây dựng hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng.

+ Kết hợp giữa kể với tả, biểu cảm và lập luận làm cho câu chuyện được kể sinh động, giàu cảm xúc và sâu sắc.

* Nhuận Thổ thời hiện tại:

+ Nước da vàng xạm, vết nhăn sâu hoắm, mi mắt viền đỏ, húp mọng.

+ Người co ro, cúm rúm

+ 2 bàn tay nứt nẻ...

+ Mũ lông chiên rách, áo bông mỏng

+ Dáng điệu: cung kính: “Bẩm ông…”

+ Kết hợp nhuần nhuyễn các PTBĐ tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật Nhuận Thổ: Nghèo khổ, vất vả, tội nghiệp -> Tình cảnh sa sút, suy nhược của người Trung Quốc đầu thế kỉ XX mà cố hương là hình ảnh thu nhỏ của XH TQ thời đó.

+ So sánh, đối chiếu tương phản, sử dụng nhiều phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận

* Nguyên nhân của thực trạng đáng buồn đó:

- Tình trạng thê thảm của người dân trong xã hội đen tối bị áp bức

- Cảnh sống lạc hậu của người dõn, sự mê tín và quan niệm cũ kĩ về đẳng cấp.

- Thái độ cam chịu, an phận của người nông dân -> Điều trăn trở của nhà văn.

3.2 Nhân vật “Tôi”:

- Hình ảnh con đường mang nhiều nét nghĩa:

+ Nghĩa đen: Hình ảnh con đường & đường đi của tác giả

+ Nghĩa bóng: Con đường là hình ảnh ẩn dụ, mang ý nghĩa triết lí sâu sắc- hình ảnh đi tới tương lai mới, tự do, bình đẳng và hạnh phúc.

4. Tổng kết:

a Nộị dung- Ý nghĩa :

* Nộị dung:

+ Tâm trạng của nhân vật “Tôi” trước sự đổi thay của quê hương và những con người ở đây,

+ Phê phán xã hội và lễ giáo phong kiến, đặt ra vấn đề đường đi của người dân và toàn xã hội Trung Quốc, thức tỉnh họ.

* Ý nghĩa : Cố hương là nhận thực về một thực tại và là mong ước đầy trách nhiệm của lỗ Tấn về một đất nước Truing Quốc đẹp đẽ trong tương lai.

b Nghệ thuật:

+ Kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.

+ Xây dựng hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng.

+ Kết hợp giữa kể với tả, biểu cảm và lập luận làm cho câu chuyện được kể sinh động, giàu cảm xúc và sâu sắc.

c Ghi nhớ: (SGK-219)

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để hoàn thành bai tập.

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đăt câu hỏi: Nêu ý nghĩa nhan đề ?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

+ “Cố hương” là quê cũ -> thể hiện tình cảm với quê hương

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS

C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV.

- GV đặt câu hỏi: Tác phẩm bộc lộ quan điểm tiến bộ của tác giả về con người và thời đại. Em có đồng ý không ?

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

- Quan điểm tiến bộ của tác giả thể hiện ở tư tưởng:

+ Phê phán:

- Xã hội Trung Quốc đầu thế kỉ XX, xã hội áp bức, lễ giáo PK đè nặng lên cuộc sống người dân.

- Con người: Bị bần cùng hoá, lạc hậu, mụ mẫm, cam chịu, bị tha hoá, ích kỉ, nhỏ nhen…

+ Hi vọng và tin tưởng vào tương lai tốt đẹp, thức tỉnh người dân Trung Quốc không nên cam chịu, phải tự mình xây dựng cuộc sống mới, xã hội mới.

d. Tổ chức thực hiện: -

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

+ Học bài.

+ Đọc, nhớ được một số đoạn truyện miờu tả, biểu cảm, lập luận tiêu biểu

trong truyện.

+ Chuẩn bị cho giờ trả bài viết Tập làm văn số 3 và bài kiểm tra Thơ & truyện hiện đại ( Xem lại bài viết số 3 lập dàn ý, các kiến thức có liên quan đến bài kiểm tra, chữa các lỗi mắc phải trong bài kiểm tra.v.v.)

Ngày soạn :

Ngày dạy :

Tuần 17 - Tiết 83

TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3

& TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN

A. Mục tiêu bài dạy:

Sau bài học, HS có khả năng :

1. Kiến thức:

+ Thông qua giờ trả bài, cùng cố cho học sinh về kiến thức văn tự sự( tưởng tượng kết hợp với văn bản văn học) két hợp các yếu tố khác trong văn tự sự như miêu tả, phép tu từ, miêu tả nội tâm, nghị luận v.v.

+ Củng cố cho học sinh về kiến thức thơ & truyện trung đại

2. Năng lực

+ Học sinh được rút kinh nghiệm về các kĩ năng làm bài, vận dụng kiến thức để làm tự luận và trắc nghiệm, cách trả lời các dạng câu hỏi trong bài kiểm tra

3. Phẩm chất

+ Giáo dục học sinh ý thức học tập và sửa lỗi rút kinh nghiệm trong bài kiểm tra

II. Thiết bị dạy học và học liệu

* Giáo viên: Bài chấm và nhận xét cụ thể. chuẩn bị các phiếu học tập, bảng phụ

* Học sinh: Xem lại phương pháp làm bài tự sự, lập dàn ý chuẩn bị cho giờ trả bài.

III. Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ:

( Kết hợp trong quá trình trả bài kiểm tra)

3. Giảng bài mới:

Bài viết Tập làm văn số 3 là dạng bài văn yêu cầu phải kể chuyện tưởng tượng gắn với việc đóng vai một nhân vật văn học trong tác phẩm đã học. Nhưng ở bài viết này các em cũng còn rất nhiều nhược điểm mà giờ trả bài hôm nay cô trò ta cùng rút kinh nghiệm cho các bài văn tự sự tưởng tượng sau.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

* Giáo viên chép lại đề bài và yêu cầu học sinh đọc lại đề bài.

? Xác định thể loại, yêu cầu của đề văn trên?

? Nội dung, hình thức cần đảm bảo cho đề bài văn tự sự trên?

* Giáo viên cho học sinh trình bày dàn ý đã chuẩn bị ở nhà -> Học sinh khác nhận xét và bổ sung hoàn chỉnh.

* Giáo viên dùng bảng phụ cho học sinh chữa lỗi sai chính tả( gọi những học sinh hay sai lỗi tạo cơ hội cho các em phát hiện lỗi và cách sửa lỗi chính tả)

* Giáo viên dùng phiếu học tập cho học sinh chữa lỗi sai về cách dùng từ, đặt câu( gọi những học sinh hay sai lỗi tạo cơ hội cho các em phát hiện lỗi và cách sửa lỗi dùng từ đặt câu)

* Giáo viên dùng phiếu học tập cho học sinh thảo luận nhóm để chữa lỗi sai phương pháp(lập luận-> Các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét và bổ sung hoàn chỉnh

* Giáo viên tiếp tục cho học sinh thảo luận nhóm( mỗi phiếu học tập chỉ gồm 2 đoạn văn chưa hoàn chỉnh cần sửa chữa) chỉ ra lỗi sai trong các phần của Bố cục-> Đưa ra một đoạn văn Mở bài và Kết bài đầy đủ nội dung và trình bày rõ ràng mạch lạc-> các nhóm khác nhận xét và bổ sung hoàn chỉnh

* Giáo viên dùng các phiếu học tập cho học sinh đọc rút kinh nghiệm các đoạn, các phần bài viết của nhữnh học sinh Khá, Giỏi để các em nhận xét và rút ra kinh nghiệm làm bài cho bản thân.

* Giáo viên thống kê điểm bài viết số 1 cho học sinh nghe.

A. Bài viết Tập làm văn số 3

I Đề bài- Dàn bài:

(Giáo án tiết 69,70 Viết bài Tập làm văn số 3-Văn tự sự )

II. Nhận xét chung:

1. Ưu điểm:

a. Kiểu bài: Đa số đều đúng kiểu bài văn tự sự

b. Nội dung: Hầu hết đảm bảo nội dung của một bài văn mang yếu tố tưởng tượng kể về lần trót xem nhật kí(9A1) và kỉ niệmvới thầy cố giáo cũ(9A2)

c. Phương pháp:

+ Đa số học sinh đã nắm được phương pháp làm bài văn tự sự. Biết kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận khi kể lại những sự việc chính của văn bản. Không có học sinh nào nhầm lẫn đối tượng, yêu cầu của đề văn tự sự.

* Một số em có bài viết khá:

+ Nắm chắc phương pháp, có kiến thức sâu rộng về thể loại văn tự sự, sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm, biểu cảm, nghị luận khá tốt nhờ đó tạo cho bài văn sinh động hấp dẫn, có cảm xúc.

9a1: Hằng, Phương Anh, Ngân

9a2: Hà phương, Minh, Lê Huyền

II. Nhựơc điểm:

+ Một số bài viết quá sơ sài về nội dung ( kiến thức về nhân vật không đầy đủ, chưa vận dụng sáng tạo và linh hoạt các phương pháp, các yêu tố kết hợp khi làm văn tự sự. Miêu tả nội tâm quá mờ nhạt, chưa có sự sáng tạo. Yếu tố nghị luận đưa vào gượng ép, quá sơ sài, thiếu ý:

9a1: Vũ, Việt, Trường

9a2: Cường, Minh, Đức B

+ Một số bài viết cẩu thả về chữ, thiếu nét, cách trình bày: dập xoá nhiều, bẩn:

9a1: Tuấn, Tới, Nguyễn Tùng, Ngà, Hải, Bình, Thắng, Quang, Thảo, Đạt, Nam,

9ª2: Nam, Đức, Loan, P.Hương, Huy,

+ Một số em không đảm bảo về bố cục bài văn: thiếu một trong 3 phần của bố cục bài văn, nội dung Mở bài (Kết bài) không đủ ý, không rõ ràng,

9a1: Tuấn, Kim Anh, Sơn, Tới, Nguyễn Tùng, Ngà, Hải, Thương, Trang, Bình, Thắng, Thảo, Nam,

9a2: Điệp, Nam, Bùi Hoàng, Thế, Nguyễn Hương, Huy, Hiếu,

+ Toàn bộ Thân Bài là một đoạn văn dài:

9 a2: Cường

+ Một số bài văn tự sự xong không có sự phân biệt giữa lời thoại với lời kể, hoặc thiếu lời thoại

9a2: Lụa, Thoan, Bùi Hoàng, Thuỳ Linh, Bảo, Loan, Nguyễn Hương, An Linh, Thế,

+ một số bài phần mở bài chưa gt vấn đề cần kể: Một lần trót xem nhật kí của bạn, đi kể lan man về tình bạn( 1,5 trang giấy rồi mới đi kể về lần đọc trộm nhật kí)

9A1: Hương

9A2: Hòa

+ Một số bài viết chưa bám vào vào văn, nội dung bài viết chưa sâu, chưa đủ ý theo yêu cầu

9a1: Thanh, Tuấn, Vũ Huyền, Bình, Thắng, Tứ,

9a2: Thi, Nam, Nguyệt,

+ Diễn đạt lủng củng:

9a1: Kim Anh,

9a2: Lệ, Quyên, Bình, Tuấn Anh, Duy, Nguyệt,

+ Một bài còn viết tắt nhiều, viết hoa không đúng quy định:

9a2: Nguyễn Tùng, Trang, Toàn, Sơn, Vũ Huyền, Bình, Thắng, Ba,

+ Dấu câu chưa đúng chỗ

9a2: Hải, Bình, Thắng,

III. Trả bài học sinh:

IV. Chữa lỗi:

1. Chính tả:

+ lắm chặt-> Nắm chặt, núi lại-> níu lại, không nén lổi cảm xúc-> không nén nổi, căm gét-> căm ghét, nằm vật ra dường-> nằm vật ra giường,

2. Dùng từ:

+ chiến tranh nội tâm -> đấu tranh

3. Câu:

+ Tình yêu làng của tôi nằm gọn trong tình yêu nước-> Tình yêu làng thống nhất trong tình yêu đất nước (Tình yêu nước bao trùm lên tình yêu làng)

+ Theo thói quen như thường lệ, tôi ra phòng thông tin nghe đọc báo-> bỏ chữ 1 trong 2 chữ có nghĩa giống nhau( thói quen, thường lệ)

V. Đọc bài, đoạn, phần tiêu biểu:

+ 9a1: Hằng, Phương Anh

+ 9a2: Hà Phương, Hải Minh

VI. Thống kê điểm:

Lớp

Điểm 9 – 10

Điểm 7 – 8

Điểm 5 – 6

Điểm 3 – 4

Điểm 1 -2

9a1

9a2

* Giáo viên cho học sinh xem lại đề bài và nêu đáp án biểu điểm dàn ý đã chuẩn bị ở nhà. Giáo viên nhận xét và bổ sung hoàn chỉnh ( ghi ngắn gọn)

* Giáo viên nhận xét nhanh các ưu nhược điểm của học sinh

* Giáo viên dùng bảng phụ cho học sinh chữa lỗi sai chính tả( gọi những học sinh hay sai lỗi tạo cơ hội cho các em phát hiện lỗi và cách sửa lỗi chính tả)

* Giáo viên dùng phiếu học tập cho học sinh chữa lỗi sai về cách dùng từ, đặt câu( gọi những học sinh hay sai lỗi tạo cơ hội cho các em phát hiện lỗi và cách sửa lỗi dùng từ đặt câu)

* Giáo viên dùng phiếu học tập cho học sinh thảo luận nhóm để chữa lỗi sai phương pháp(lập luận-> Các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét và bổ sung hoàn chỉnh.

* Giáo viên dùng các phiếu đọc rút kinh nghiệm các đoạn, các phần bài viết của nhữnh học sinh Khá, Giỏi để các em nhận xét và rút ra kinh nghiệm làm bài cho bản thân.

* Giáo viên thống kê điểm bài viết số 1 cho học sinh nghe.

B. Trả bài kiểm tra Văn

Đề bài& Đáp án biểu điểm( Giáo án tiết 76- Kiểm tra thơ và truyện hiện đại)

II. Nhận xét chung:

1. Ưu điểm:

+ Học sinh có sự chuẩn bị cho giờ kiểm tra khá tốt.

9 a1: Phương Anh, Hà Phương, Nguyệt Hà,

9 a2: Hà Phương, Minh, Lê Huyền.

+ Nhiều em có sự tiến bộ trong ý thức học tập thể hiẹn ở kết quả bài kiểm tra có sự thay đổi nhiều so với bài kiểm tra trước.

9 a1: Trang, Long, Hoàng Anh, Huệ Phương

9a2: Đức, Nguyễn Hương, Thế, Ninh, Hậu,

II. Nhựơc điểm:

+ Mở đoạn chưa giới thiệu được nhân vật cần phân tích & những đặc điểm của anh TN, ông Hai

9 a1: Vũ Huyền, Thanh,

9 a2: Lụa, Huy, Đức, Hậu, M.Hương, Vũ Hoàng, Thế, Bùi Hoàng, P.Hương,

+ Kết đoạn đã có nhưng chưa liên hệ bản thân:

9 a1: Tuấn, Vũ Huyền, Toàn, Phượng, Tới, Sơn, Đạt, N.Huyền, Ba, Nhật, Xoài, Trang, Phi, Tứ, Đỗ Tùng, Hải, Quang, Tiên

9 a2: Hiếu, P,Hương, Lệ, Huy, Thoan, Bảo, N.Hương, Thuỳ Linh, Thi, Nam, Điệp, Nguyệt, Đức, Yên, Hậu, P.Anh, Vũ Hoàng, An Linh, Yến, Dung, Thế, Bùi Hoàng,

+ Mở đoạn chưa có:

9ª2Lụa, Quyên, Hải, Vương, Trường, M.Hương, Bình

+ Học bài chưa kĩ nên các phẩm chất của anh thanh niên phân tích chưa sâu, thiếu dẫn chứng ở một số đặc điểm, bài văn phân tích nhân vật thiếu sức thuyết phục

9 a2: Hạnh, Vũ Huyền, Tuấn, Thảo, Trâm, Thương, Sơn, Toàn, Bình, Tới, Đạt, Ba, N.Tùng, Tứ, Hải, Quang,

+ Một số học sinh chưa có ý thức chuẩn bị chu đáo cho giờ kiểm tra, chưa học bài, chưa có kiến thức về nhân vật nên bài viết quá sơ sài, thiếu nhiều ý

9 a1: Nam, Thương,

9 a2: Điệp, Huy, Quyên, Hiếu

+ Một số bài trình bày quá bẩn, gạch, dùng bút xoá nhiều:

9 a1: Hoà, Công

9 a2: Lụa, Nguyệt, Bình

+Câu 6: Một số học sinh liên hệ về lí tưởng sống của tuổi trẻ hiện nay còn hời hợt.

III. Trả bài học sinh:

IV. Chữa lỗi:

1. Chính tả:

+ trò truyện-> chuyện niềm vui lớn nao-> lao, anh thanh liên-> niên, ngắn lắp-> nắp, trân thành-> chân thành, dan lao-> gian lao, trính xác-> chính xác, bàn gế-> ghế, nhà ba dan-> gian, dản dị-> giản dị, từ trối->từ chối,

2. Dùng từ:

+ Hành động của anh thể hiện tư chất quý báu-> phẩm chất quý báu

3. Câu:

+ Công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ để định nắng, khả năng quan sát để nhìn trời vào ban đêm, thấy sao nào khuất, sao nào sáng thì tính được mây và gió.

4. Phương pháp ( lập luận)

+ Đó là những đức tính quý báu phẩm chất tốt đẹp ở anh thanh niên càng cho anh trở nên lí tưởng cho một bức chân dung mà ông hoạ sĩ muốn vẽ.

( diễn đạt lủng củng, chưa thoát ý)=> Những phẩm chất tốt đẹp của anh thanh niên đã giúp ông hoạ sĩ nhận ra anh chính là hình mẫu lí tưởng mà ông đang khao khát kiếm tìm làm đề tài sáng tác nghệ thuật của ông.

+ Anh rất thèm người để trò chuyện, Anh chặt cây to chắn ngang đường khi nào thấ xe đến thì anh chạy ra để trò chuyện. Bác lái xe đã gặp anh thanh niên nghe bác lái xe nói vợ bác bị ốm anh liền đào củ tam thất đưa cho bác để ngâm rượu cho vợ uống.

( Đoạn văn còn có câu dài, cách diễn đạt giống như kể chuyện chứ không phải cảm nhận về nhân vật) => Nỗi khó khăn lớn nhất của anh là phải đối diện với nỗi cô đơn, buồn chán không có ai làm bầu bạn. Anh nghĩ ra cách chặn xe lại để có thể trò chuyện cùng mọi người. Anh là người rất coi trọng, quan tâm, chu đáo đến mọi người. Khi nghe tin vợ bác lái xe bị ốm, anh đã tìm đào được mấy củ tam thất gửi biếu vợ bác lái xe.

+ Bạn của anh là những vật vô tri vô giác: cỏ cây mây núi Sa Pa. Sống các dụng cụ đo mây, đo mưa, đo gió.

( Diễn đạt lủng củng, câu chưa rõ ý)

=> Anh sống cô đơn một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m. Bốn mùa bạn bè xung quanh anh chỉ là cỏ, cây, mây, núi, nên mới đầu anh cũng thấy cô đơn và thèm người để trò chuyện.

V. Đọc bài, đoạn, phần tiêu biểu:

+ 9 a1: Hằng, Hà Phương, Phương Anh...

+ 9 a2: Hà Phương

VI. Thống kê điểm:

Lớp

Điểm 9 – 10

Điểm 7 – 8

Điểm 5 – 6

Điểm 3 – 4

Điểm 1 -2

9a1(38)

9a2(34)

4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau:

+ Ôn tập phương pháp làm bài văn tự sự: Bố cục, các yếu tố cần kết hợp miêu tả nội tâm và nghị luận

+ Đọc và chuẩn bị tốt cho kiểm tra tổng hợp cuối học kì I : Xem lại kiến thức, kĩ năng phương pháp làm bài với cả 3 phân môn; Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn

Tuần 19:

Bài 18: Tiết 91: VĂN BẢN: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

(Chu Quang Tiềm)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1/Kiến thức:

- Ý nghĩa tầm quan trọngcủa việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

- Phương pháp đọc sách có hiệu quả.

2/Kĩ năng:

- Biết cách đọc - hiểu một văn bản dịch (không sa đà vào phân tích ngôn từ).

- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.

- Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.

2/Phẩm chất:

-Yêu sách và tích cực đọc sách.

3Năng lực:

-Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Đọc hiểu một văn bản nghị luận: bố cục, vấn đề NL, luận điểm, PPLL …

+ Đọc mở rộng văn bản NLXH, xác định vấn đề NL, luận điểm, bố cục …

+ Viết: rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận. Viết đoạn văn thể hiện những quan điểm suy nghĩ về tầm quan trọng của việc đọc sách.

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ, tranh minh họa.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Soạn bài.

- Tìm đọc những thông tin về tác giả, văn bản.

- Sưu tầm thông tin về văn bản liên quan đến nội dung bài.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên- học sinh

Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

1. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu về vai trò và tầm quan trọng của sách.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, HĐ cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

Quan sát bức chân dung nhà văn Mác xim Gorki.

? Cho biết đây là bức chân dung nhà văn nào?

? Trình bày những hiểu biết của em về nhà văn này?

? Em có biết yếu tố nào đã giúp cho M. G trở thành đại văn hào của Nga không?

*Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe câu hỏi, trả lời miệng.

3. Dự kiến sản phẩm:

- Nhà văn Mác xim Gorki

- Nhà văn có tuổi thơ cay đắng, bất hạnh...Ông trưởng thành từ những trường đại học thực tế cs... Làm đủ thứ nghề... Nhờ sách...

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV: Đúng vậy các em ạ. M. G là nhà văn có một tuổi thơ đầy cay đắng, bất hạnh.... Ông đã vươn lên và trở thành nhà văn vĩ đại, chính là nhỡ những cuốn sách đấy. Sách đã mở ra trước mắt ông những chân trời mới lạ, đem đến cho ông bết bao điều kỳ diệu trog cuộc đời. Vậy sách có tầm quan trọng ntn? Phải đọc sách ntn cho có hiệu quả? ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đọc sách ra sao? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu vb “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm để tìm câu trả lời cho các câu hỏi trên.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

I. Giới thiệu chung:

1. Tác giả

-(1897-1986), là nhà mỹ học, lý luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh, xuất xứ:

- Bài văn được trích từ sách “Danh nhân TQ bàn về niềm vui, nỗi buồn của công việc đọc sách”

b. Đọc, chú thích, bố cục:

* Kết cấu, bố cục

- 3 phần:

+ Từ đầu…phát hiện thế giới mới=> Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.

+ Tiếp..tự tiêu hao lực lượng=> Các khó khăn, nguy hại dễ gặp cuảviệc đọc sách trong tình hình hiện nay.

+ Còn lại=>Bàn về p/pháp đọc sách.

Hoạt động 1: Giới thiệu chung

* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả Chu Quang Tiềm và văn bản Bàn về đọc sách

* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà.

* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm.

* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng video (hoặc dự án nhóm), phiếu học tập, câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

? Trình bày dự án nghiên cứu của nhóm về tác giả, văn bản?

2.Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, trình bày các thông tin về tác giả Chu Quang Tiềm, hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn, có tranh minh họa

- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.

- Dự kiến sản phẩm…

+ tg: (1897-1986), là nhà mỹ học, lý luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.

+ Bài văn được trích từ sách “Danh nhân TQ bàn về niềm vui, nỗi buồn của công việc đọc sách”

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

- Ông bàn về đọc sách lần này không phải là lần đầu.

- Bài viết này là kết quả của quá trình tích luỹ kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời bàn tâm huyết của người đi trước muốn truyền lại cho thế hệ sau.

? Đề xuất cách đọc văn bản?

- Đọc chậm rãi như lời tâm tình trò chuyện của 1 người đang chia sẻ kinh nghiệm thành công hay thất bại của mình trong thực tế với người khác.

Thảo luận nhóm bàn:

? Vb bàn về vđ gì? Đc trình bày bằng ptbđ nào? Từ đó xđ kiểu vb của bài viết?

? Vđ đọc sách đc trình bày thành mấy lđ? Tóm tắt ngắn gọn nd của từng lđ?

Dự kiến TL:

- Bàn về tầm quan trọng của việc đọc sách- PT nghị luận

- 3 luận điểm

* Gv: Đó cũng chính là bố cục của vb.

Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản

* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu tầm quan trọng của việc đọc sách.

* Nhiệm vụ: HS quan sát skg, thực hiện yêu cầu của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ chung, thảo luận nhóm.

* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, trả lời miệng.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

Thảo luận nhóm bàn(7 phút):

? Theo tg, con đường nào để có được học vấn là gì?

? Vậy đối với con đường phát triển của nhân loại, sách có 1 ý nghĩa ntn? Tìm dẫn chứng minh họa.

? Từ những lí lẽ trên của tác giả, em hiểu gì về sách và lợi ích của việc đọc sách?

? Nhận xét về cách lập luận của nhà văn?

2.Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: đọc sgk, hđ cá nhân, trao đổi trong nhóm bàn thống nhất kết quả.

- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.

- Dự kiến sản phẩm…

+ Đọc sách là con đ­ường quan trọng của học vấn:

+ Mọi thành quả của nhân loại đều do sách vở ghi chép.

+ Sách là kho tàng quí báu ghi chép, lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tích luỹ được qua từng thời đại.

+ Sách có giá trị là cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại.

+ Đọc sách là chuẩn bị để có thể làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn đi phát hiện thế giới mới.

+ Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, sd hình ảnh ss thú vị,...

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

? Những cuốn SGK các em đang học có phải là những “di sản tinh thần” vô giá đó không? Vì sao?

*Gv: Có thể nói, cách lập luận của học giả Chu Quang Tiềm rất thấu tình đạt lí và sâu sắc. Trên con đường gian nan trau dồi học vấn của CN, đọc sách trong tình hình hiện nay vẫn là con đường quan trọng trong nhiều con đường khác.

? Theo TG, đọc sách là “hưởng thụ", là “chuẩn bị” trên con đường học vấn. Vậy, em đã “hưởng thụ” được gì từ việc đọc sách Ngữ văn để “chuẩn bị” cho học vấn của mình?

Dự kiến: Tri thức về TV, về vb giúp em có kĩ năng sd đúng và hay ngôn ngữ dân tộc trong nghe, đọc, nói và viết, kĩ năng đọc - hiểu các loại vb trong văn hoá đọc sau này của bản thân.

- Đọc sách là con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức.

*Gv: Song tg không tuyệt đối hoá, thần thánh hoá việc đọc sách. Ông đã chỉ ra việc hạn chế trong việc trau dồi học vấn trong đọc sách. Đó là những thiên hướng nào? Tác hại của chúng ra sao? Thì tiết sau chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp.

II. Tìm hiểu văn bản

1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách

- Đọc sách là con đ­ường quan trọng của học vấn:

+ Mọi thành quả của nhân loại đều do sách vở ghi chép.

+ Sách là kho tàng quí báu…

+ Sách là cột mốc…

- H/a ẩn dụ thú vị; cách nói hình tg.

-> Đọc sách là con đ­ường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức; là sự chuẩn bị để làm cuộc tr­ường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, đi phát hiện thế giới mới.

Muốn tiến lên trên con đường học vấn, không thể không đọc sách.

=>Ptích đúng đẵn , rõ ràng, xác thực.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về phần 1 của vb để làm bài tập.

* Nhiệm vụ: HS viết đv

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.

* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

Viết một đv trình bày suy nghĩ của em về vai trò của sách

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- Nghe và làm bt>- GV hướng dẫn HS về nhà làm.

IV. Luyện tập:

HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG

* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

* Sản phẩm: Câu trả lời của HS

* Cách tiến hành:

1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

Hiện nay, trong thời đại kỹ thuật số con người có cần đến sách không? Vì sao?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.

+ Nghe yêu cầu.

+ Trình bày cá nhân.

+ Dự kiến sp: Vẫn cần đọc sách vì trong sách có nhiều thông tin, kiến thức hữu ích,..

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ

* Phương thức hoạt động: cá nhân

* Y/cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

- Tìm những câu nói nổi tiếng nói về sách và tầm quan trọng của việc đọc sách.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà suy nghĩ trả lời.

V. RÚT KINH NGHIỆM:

......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần 19:

Bài 18: Tiết 92: VĂN BẢN: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

(Chu Quang Tiềm)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1/Kiến thức:

- Ý nghĩa tầm quan trọngcủa việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

- Phương pháp đọc sách có hiệu quả.

2/Kĩ năng:

- Biết cách đọc - hiểu một văn bản dịch (không sa đà vào phân tích ngôn từ).

- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.

- Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.

2/Phẩm chất:

-Yêu sách và tích cực đọc sách.

3Năng lực:

-Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Đọc hiểu một văn bản nghị luận: bố cục, vấn đề NL, luận điểm, PPLL …

+ Đọc mở rộng văn bản NLXH, xác định vấn đề NL, luận điểm, bố cục …

+ Viết: rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận. Viết đoạn văn thể hiện những quan điểm suy nghĩ về tầm quan trọng của việc đọc sách.

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ, tranh minh họa.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Soạn bài.

- Tìm đọc và trả lời những câu hỏi về văn bản(t2)

- Sưu tầm thông tin về văn bản liên quan đến nội dung bài.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên- học sinh

Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

* Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu về phương pháp đọc sách.

* Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi của GV

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.

* Yêu cầu sản phẩm: Trả lời miệng

* Cách tiến hành:

- GV chuyển giao nhiệm vụ:

? Ở lớp 8 , các em đã học tác phẩm Đon ki hô tê- Xec- van- tét, hayxcho biết: vì sao Đonkihôtê lại có những hành động điên rồ và nực cười?

Dự kiến TL: Ngốn qua nhiều sách kiếm hiệp-> hoang tưởng…

GV dẫn dắt vào bài: Sách có vai trò vô cùng quan trọng, song đọc sách ntn, hạn chế trong việc trau dồi học vấn trong đọc sách là gì? Tác hại của chúng ra sao? Tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu mục 2 phần bài học

* Mục tiêu: HS hiểu đc những khó khăn, nguy hại dễ gặp phải khi đọc sách trong tình hình hiện nay

* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu bài- tìm ý

* Phương thức thực hiện: trình bày hoạt động chung, hoạt động nhóm.

* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

Thảo luận nhóm:

1)Tác giả chỉ ra những nguy hại nào của việc đọc sách ?

2) ý kiến của tác giả về cách đọc chuyên sâu, không chuyên sâu? Đọc lạc hướng là gì?

3)Nhận xét gì về nội dung và cách trình bày từng nhận xét, đánh giá của tác giả? Từ đó, em có liên hệ gì đến việc đọc sách của mình?

2.Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: làm việc cá nhân, thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày.

- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.

- Dự kiến sản phẩm…

2 nguy hại thường gặp:

+ Sách nhiều khiến ta ko chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống”, chưa kịp tiêu hoá, không biết nghiền ngẫm.

+ Sách nhiều khiến người đọc lạc hướng, lãng phí thời gian và sức lực trên những cuốn sách không thật có ích.

- các ý kiến đưa ra xác đáng

- Hình thức: đưa ra những so sánh cụ thể

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

I. Giới thiệu chung:

II. Tìm hiểu văn bản

1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách

2. Những khó khăn, nguy hại dễ gặp phải khi đọc sách trong tình hình hiện nay

- 2 nguy hại thường gặp:

+ Sách nhiều khiến ta ko chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống”, chưa kịp tiêu hoá, không biết nghiền ngẫm.

+ Sách nhiều khiến người đọc lạc hướng, lãng phí thời gian và sức lực trên những cuốn sách không thật có ích.

- Nội dung các lời bàn và cách trình bày của tg’ thấu tình, đạt lý: các ý kiến đưa ra xác đáng, có lý lẽ từ tư cách 1 học giả có uy tín, từng trải qua quá trình nghiên cứu, tích luỹ, nghiền ngẫm lâu dài.

- Hình thức: đưa ra những so sánh cụ thể

Hoạt động 2: Tìm hiểu mục 3 phần bài học

* Mục tiêu: HS hiểu đc những khó khăn, nguy hại dễ gặp phải khi đọc sách trong tình hình hiện nay

* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu bài- trả lời câu hỏi

* Phương thức thực hiện: trình bày hoạt động chung, hoạt động nhóm.

* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

Thảo luận nhóm theo kỹ thuật khăn phủ bàn

? Theo tg, pp đọc sách có mấy yêu cầu? Chỉ ra?

? Theo tác giả, muốn tích luỹ học vấn, đọc sách hiệu quả cần lựa chọn sách ntn?

? Tg đã dùng cách nói ví von nhưng rất cụ thể cách đọc sách không có suy nghĩ, nghiền ngẫm ntn? ý nghĩa của hình thức so sánh đó?

? Tại sao các học giả chuyên môn vẫn cần phải đọc sách thường thức?

2.Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: đọc sgk, hđ cá nhân, trao đổi trong nhóm thống nhất kết quả.

- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.

- Dự kiến sản phẩm…

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

3. Bàn về phương pháp đọc sách

a. Cần lựa chọn sách khi đọc.

- Không tham đọc nhiều mà phải chọn cho tinh, đọc cho kỹ những quyển sách nào thực sự có giá trị, có lợi ích cho mình.

b. Cách đọc sách có hiệu quả.

+ Ko nên đọc lướt qua, đọc chỉ để trang trí bộ mặt mà phải vừa đọc, vừa suy nghĩ nhất là đối với các sách có giá trị.

+ Không nên đọc một cách tràn lan mà cần đọc có kế hoạch.

Hoạt động 3: Tổng kết

* Mục tiêu: HS nắm được những đặc sắc về ND, NT của văn bản.

* Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi của GV

* Phương thức thực hiện: hđ cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời miệng của HS.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

? Khái quát những nét đặc sắc về ND, NT của văn bản?

2. Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: Suy nghĩ, khái quát bằng sơ đồ tư duy hoặc gạch ý.

- Dự kiến sản phẩm:

- Nội dung:

+ Tầm quan trọng của vc đọc sách.

+ Phương pháp đọc sách đúng đắn.

- Nghệ thuật: Cách trình bày xác đáng, cách viết sinh động, thú vị, giàu h/ảnh.

3. Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

III. Tổng kết

1. Nội dung

- Tg đã nêu ra những ý kiến xác đáng về việc chọn sách và đọc sách hiệu quả trong thời đại ngày nay.

2. Nghệ thuật

- Cách trình bày xác đáng, thấu tình, đạt lý.

- Ptích cụ thể, dẫn dắt tự nhiên.

- Giọng điệu trò chuyện, tâm tình.

- Cách viết sinh động, thú vị, giàu h/ảnh, so sánh, đối chiếu gần gũi=> thuyết phục.

- Bố cục chặt chẽ, hợp lý.

3. Ghi nhớ

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về vb để làm bài tập.

* Nhiệm vụ: Hs nghe câu hỏi, viết đv

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.

* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

Viết một đoạn văn ngắn với câu chủ đề: ‘Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- Nghe và làm bt

- GV hướng dẫn HS về nhà làm.

HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG

* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

* Sản phẩm: Câu trả lời của HS

* Cách tiến hành:

1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

Một số bạn em thường hay sa đà vào những cuốn sách vô bổ. Em hãy cho các bạn ấy lời khuyên.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.

+ Nghe yêu cầu.

+ Trình bày cá nhân.

+ Dự kiến sp: Không nên sa đà, phải có cách để chọn sách hay, biết cách đọc sách hiệu quả.

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ

* Phương thức hoạt động: cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

- Tìm những câu nói nổi tiếng nói về sách và tầm quan trọng của việc đọc sách.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà suy nghĩ trả lời.

V. RÚT KINH NGHIỆM:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần 19: Bài 18: Tiết 93- TV: Khởi ngữ

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1/ Kiến thức:

- Nhận biết đặc điểm khởi ngữ.

- Biết được công dụng của khởi ngữ.

2/Phẩm chất:

-Chăm học, có ý thức dùng khởi ngữ trong khi nói và viết.

3/ Năng lực:

- Năng lực chung: năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Đọc hiểu Ngữ liệu để nhận diện khởi ngữ

+ Viết: có khả năng vận dụng tạo lập câu và đoạn văn có khởi ngữ.

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ, tranh minh họa.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Soạn bài, trả lời câu hỏi ở nhà trước.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

* Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu về khởi ngữ.

* Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi của GV

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.

* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.

* Cách tiến hành:

- GV chuyển giao nhiệm vụ:

1) Câu gồm mấy thành phần? Là những tp nào?

- Câu gồm 2 tp: chính, phụ

2) Kể tên những tp chính, phụ đã học?

- Tp chính: chủ ngữ, vị ngữ

- Tp phụ: trạng ngữ

3) Chỉ ra các thành phần câu có trong VD sau:

Quyển sách này, sáng nay, em đọc nó rồi.

? TN CN VN

GV: Ngoài tp phụ trạng ngữ còn có tp phụ nữa. Vậy quyển sách này là thành phần gì trong câu, có đặc điểm, cn gì? Có gì khác với trạng ngữ=> Bài học hôm nay cô sẽ cùng các em tìm hiểu.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm và công dụng của khởi ngữ:

* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về đặc điểm và công dụng của khởi ngữ.

* Nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu vào phiếu học tập.

* Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm.

* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

+ YC HS đọc vd?

+ Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu a, b, c?

+ Xác định vị trí của từ in đậm trong câu?

+ Phần in đậm có ý nghĩa gì trong câu? Nó có thể k.h với từ nào ở phía tr­ước? Nó ngăn cách với nòng cốt câu bởi dấu hiệu nào?

GV: Với những câu hỏi trên, yêu các các em thảo luận nhóm lớn trong thời gian 7 phút.

2.Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: Làm việc cá nhân, sau đó thống nhất kết quả trong nhóm

- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.

- Dự kiến sản phẩm:

+ Bộ phận in đậm-->đứng tr­ước CN(ko có qh C-V) + Nêu đề tài đc nói đến trong câu

(có thể thêm Qht: về, đối với; ngăn cách với nòng cốt câu bởi dấu phẩy, hoặc trợ từ thì)

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

? Em hiểu khởi ngữ là gì?

? Đặt câu có khởi ngữ?

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

Bài tập 1:

* Mục tiêu: HS biết xác định được khởi ngữ trong văn cảnh cụ thể.

* Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi trả lời.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.

* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

+ Đọc yêu cầu.

+ Xác định khởi ngữ trong các câu?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- Nghe và làm bt

3. Dự kiến sản phẩm:

a. ...điều này

b… chúng mình

c. .....một mình

d... làm khí t­ượng

e.... cháu

2. Bài tập 2:

* Mục tiêu: HS chuyển câu có sử dụng KN.

* Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi trả lời.

* Phương thức thực hiện: HĐ nhóm cặp

* Yêu cầu sản phẩm: Phiếu học tập; vở ghi.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

+ Đọc yêu cầu bài tập.

+ Chuyển câu có sd KN.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- Nghe và làm bt

3. Dự kiến sản phẩm:

a. Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm

b. Hiểu thì tôi hiểu rồi nh­ưng giải thì tôi chưa giải đựơc.

3. Bài tập 3:

* Mục tiêu: HS viết được đoạn văn có sử dụng KN.

* Nhiệm vụ: HS đọc yêu cầu, viết đv.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.

* Yêu cầu sản phẩm: vở ghi.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

+ Viết một đoạn văn nói về tầm quan trọng của sách. Trong đv có sử dụng khởi ngữ.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- Nghe và làm bt

3. Dự kiến sản phẩm:

- Đối với tôi, sách có vai trò vô cùng quan trọng….

HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG

* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

* Sản phẩm: Câu trả lời của HS

* Cách tiến hành:

1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

Đặt câu có sử dụng khởi ngữ để:

+ Giới thiệu sở thích của mình.

+ Bày tỏ quan điểm cảu mình về một vấn đề nào đó?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.

+ Nghe yêu cầu.

+ Trình bày cá nhân.

+ Dự kiến sp:

VD: Về thể thao, tôi thích nhất là…

Về học tập, tôi học giỏi nhất môn…

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ

* Phương thức hoạt động: cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

- Tìm khởi ngữ trong những văn bản văn học mà em đã được học.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà suy nghĩ trả lời.

I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ:

1. Ví dụ:

2. Nhận xét:

- Bộ phận in đậm:

+ đứng tr­ước CN.

+ Nêu đề tài đc nói đến trong câu

=>Khởi ngữ

Lưu ý:

+ Trước KN: có thể thêm thêm Qht: về, đối với;

+ Sau KN có thể thêm trợ từ thì hoặc dùng dấu phẩy (ngăn cách với nòng cốt câu).

3. Ghi nhớ: ( SGK)

II. Luyện tập

1. Bài tập 1:

a. ...điều này

b… chúng mình

c. .....một mình

d... làm khí t­ượng

e.... cháu

2. Bài tập 2:

a. Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm

b. Hiểu thì tôi hiểu rồi nh­ưng giải thì tôi chưa giải đựơc.

3. Bài tập 3:

- Đối với tôi, sách có vai trò vô cùng quan trọng….

V. RÚT KINH NGHIỆM:

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần:

Bài 18: Tiết 94: TLV: PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Nắm được thế nào là phép phân tích, tổng hợp

- Mối quan hệ giữa phân tích và tổng hợp

2. Năng lực:

a. Các năng lực chung:

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

b. Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản

3. Phẩm chất:

- Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt.

- Tự lập, tự tin, tự chủ.

- HS có ý thức sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp vào bài văn viết của mình.

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc trước bài, trả lời câu hỏi.

- Chuẩn bị một số đoạn văn trình bày theo cách quy nạp, diễn dịch.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên- học sinh

Nội dung

  1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

* Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS hiểu được thế nào là phép lập luận pt và tổng hợp..

* Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi của GV

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.

* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.

* Cách tiến hành:

- GV chuyển giao nhiệm vụ:

GV: Cho các ý sau:

+ Những bông hoa nở rực rỡ khi mùa xuân về.

+ Bầu trời trong sáng như pha lê.

+ Mưa xuân phơi phới.

+ Cỏ cây tràn trề nhựa sống.

? Các gợi ý trên khiến em liên tưởng đến điều gì? Hãy khái quát ý chung của các gợi ý trên bằng một câu văn?

- Thực hiện nhiệm vụ: HS nghe, trả lời miệng câu hỏi

- Dự kiến sản phẩm:

+ Sức sống của vạn vật khi mùa xuân về.

+ Mùa xuân thật là đẹp.

GV: Trong khi nói và viết, kĩ năng PT và tổng hợp vô cùng cần thiết đối với mỗi người. Vậy thế nào là phép PT? Thế nào là phép tổng hợp? Chúng ta cùng tìm câu trả lời trong tiết học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:

Hoạt động 1: Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp

* Mục tiêu: Giúp HS nắm được bản chất của phép lập luận phân tích và tổng hợp

* Nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu vào phiếu học tập.

* Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm.

* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

+ YC HS đọc văn bản.

?) Bài văn bàn về vấn đề gì?

?) Vấn đề đó được tác giả lập luận như thế nào?

?) Nêu những dẫn chứng cho cách lập luận của tác giả?

GV: Với những câu hỏi trên, yêu các các em thảo luận nhóm lớn trong thời gian 7 phút.

2. Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: Làm việc cá nhân, sau đó thống nhất kết quả trong nhóm

- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.

- Dự kiến sản phẩm:

+ Bài văn bàn về vấn đề thế nào là trang phục đẹp.

+ Vấn đề đó được tác giả lập luận bằng cách đưa ra những hiện tượng tương phản về trang phục( những quy tắc ngầm trong ăn mặc)

- Dẫn chứng:

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

+ Các quy tắc ngầm của văn hoá khiến mọi người phải tuân theo.

- Trình bày từng bộ phận của vấn đề để làm rõ nội dung sâu kín bên trong.

GV kết luận: Tác giả đã tách ra từng trường hợp để cho thấy quy luật ngầm của vh chi phối cách ăn mặc.

=>Cách lập luận trên của tác giả chính là lập luận phân tích.

? Em hiểu phép lập luận phân tích là gì?

? Sau khi đã phân tích, tác giả đã viết câu văn nào tổng hợp các ý đã phân tích?

- Ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung nơi công cộng

? Từ tổng hợp quy tắc ăn mặc nói trên, bài viết đã mở rộng sang vấn đề ăn mặc đẹp ntn?

*GV: Cách viết trên của tác giả là phép tổng hợp.

? Em hiểu thế nào là phép tổng hợp?

Hoạt động nhóm cặp:

?) Nếu chưa có sự phân tích thì có phép tổng hợp không?

?) Phép tổng hợp thường diễn ra ở phần nào của bài văn?

?) Phép phân tích và tổng hợp có vai trò ntn trong bài văn nghị luận?

- Đọc ghi nhớ

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

1. Bài 1:

* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về phép lập luận pt và tổng hợp để làm bài tập.

* Nhiệm vụ: HS đọc yêu cầu, trao đổi nhóm.

* Phương thức thực hiện: HĐ nhóm cặp đôi

* Yêu cầu sản phẩm: Phiếu học tập, vở ghi.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

? kỹ năng phân tích trong bài “ Bàn về đọc sách”

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- Đọc, làm cá nhân, trao đổi với bạn.

- GV hướng dẫn HS.

- Dự kiến sản phẩm:

- Luận điểm: Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách nhưng đọc sách rốt cuộc là con đường quan trọng của học vấn

- Lc:

+ Học vấn là của nhân loại.

+Học vấn của nhân loại do sách truyền lại.

+ Sách là kho tàng học vấn.

3. Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

2. Bài 2:

* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về phép lập luận pt và tổng hợp để làm bài tập.

* Nhiệm vụ: HS đọc yêu cầu, trao đổi nhóm.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: vở ghi.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

? Kỹ năng phân tích trong bài “ Bàn về đọc sách”

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- Đọc, làm cá nhân.

- GV hướng dẫn HS.

- Dự kiến sản phẩm:

- 2 lý do:

+ Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu......

+ Sách nhiều khiến người đọc lạc hướng.......

3. Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả, các HS khác khác nghe.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

3. Bài 3:

* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về phép lập luận pt và tổng hợp để làm bài tập.

* Nhiệm vụ: HS đọc yêu cầu, trao đổi nhóm.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: vở ghi.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

? kỹ năng phân tích trong bài “ Bàn về đọc sách”

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- Đọc, làm cá nhân.

- GV hướng dẫn HS.

- Dự kiến sản phẩm:

+ đọc sách để chuẩn bị làm cuộc trường chinh...

+ Nếu chúng ta đọc thì mới mong tiến lên từ văn hoá học thuật.

+ Nếu không đọc tự xoá bỏ hết các thành tựu. Nếu xoá bỏ hết thì chúng ta tự lùi về điểm xuất phát.

3. Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả, các HS khác khác nghe.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG:

* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

* Sản phẩm: Câu trả lời của HS

* Cách tiến hành:

1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

Chỉ ra phép lập luận phân tích và tổng hợp trong bài văn của em?( có bài văn chuẩn bị trước)

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.

+ Nghe yêu cầu.

+ Trình bày cá nhân.

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO:

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ

* Phương thức hoạt động: cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

- Tìm những đoạn văn tiêu biểu sử dụng phép lập luận pt và tổng hợp trong các văn bản văn học em đã được học.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà suy nghĩ trả lời.

I. Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp

1. Ví dụ

2. Nhận xét

* Bài văn: Trang phục

- Vấn đề: trang phục đẹp.

- Các quy tắc ngầm của văn hoá khiến mọi người phải tuân theo.

* Không . . . hở bụng

* Ăn mặc. . . đi tát nước..

* Ăn mặc . . . cộng đồng.

=>lập luận phân tích

* Đẹp tức là phải phù hợp với VH, đạo đức, môi trường.

=>phép tổng hợp.

3. Ghi nhớ

II. Luyện tập:

1. Bài 1:

- Luận điểm: Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách nhưng đọc sách rốt cuộc là con đường quan trọng của học vấn

- LC:

+ Học vấn là của nhân loại.

+Học vấn của nhân loại do sách truyền lại.

+ Sách là kho tàng học vấn.

2. Bài 2:

- 2 lý do:

+ Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu......

+ Sách nhiều khiến người đọc lạc hướng.......

3. Bài 3:

+ đọc sách để chuẩn bị làm cuộc trường chinh...

+ Nếu chúng ta đọc thì mới mong tiến lên từ văn hoá học thuật.

+ Nếu không đọc tự xoá bỏ hết các thành tựu. Nếu xoá bỏ hết thì chúng ta tự lùi về điểm xuất phát.

V. RÚT KINH NGHIỆM:

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần:

Bài: Tiết 95: TLV: LUYỆN TẬP PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1/Kiến thức :

-Mục đích tác dụng, đặc điểm của việc sử dụng phép phân tích và tổng hợp.

2/Kĩ năng:

- Nhận dạng được rõ hơn văn bản có sử dụng phép phân tích và tổng hợp.

- Sử dụng phép phân tích tổng hợp thuần thục hơn khi đọc – hiểu và tạo lập văn bản nghị luận.

2/Phẩm chất:

-Có trách nhiệm và ý thức sử dụng phép phân tích và tổng hợp khi tạo lập văn bản.

- Ý thức tự giác học tập của học sinh. Nhận ra sự cần thiết phải vận dụng các PPLL phân tích và TH

3/Năng lực:

- Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Đọc hiểu VB nghị luận: nhận dạng được rõ hơn văn bản có sử dụng phép phân tích và tổng hợp.

+ Viết: Sử dụng phép phân tích tổng hợp thuần thục hơn khi tạo lập văn bản nghị luận.II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc trước bài, trả lời câu hỏi.

- Chuẩn bị một số đoạn văn trình bày theo cách quy nạp, diễn dịch.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên- học sinh

Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

* Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS hiểu được vai trò của phép lập luận pt và tổng hợp.

* Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi của GV

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.

* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.

* Cách tiến hành:

- GV chuyển giao nhiệm vụ:

? Theo em khi nào cần tới phép PT và tổng hợp? Thế nào là PT? Tổng hợp là gì?

- Thực hiện nhiệm vụ: HS nghe, trả lời miệng câu hỏi

- Dự kiến sản phẩm:

+ Người ta dùng phép PT và tổng hợp khi muốn làm rõ YN của 1 sự vật, hiện tượng nào đó.

+ PT là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương tiện của 1 VĐ nhằm chỉ ra ND của sự vật, hiện tượng.

+ Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã PT . Không có PT thì không có tổng hợp.

GV: Giờ học hôm nay, các em sẽ được thực hành việc nhận diện VB PT và tổng hợp. Đồng thời luyện kĩ năng viết VB (đoạn văn) PT và tổng hợp.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI+ LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Tìm hiểu bài tập 1.

* Mục tiêu: HS vận dụng lý thuyết ở tiết trước để chỉ rõ phép lập luận pt và th được sử dụng trong văn bản cụ thể.

* Nhiệm vụ: HS đọc yêu cầu, làm bài.

* Phương thức thực hiện: trình bày hoạt động nhóm lớn

* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

Thảo luận nhóm bằng kỹ thuật khăn phủ bàn( 7 phút)

?) Đọc đoạn văn và cho biết tác giả đã vận dụng phép lập luận nào và vận dụng ntn?

2. Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: làm việc cá nhân, thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày.

- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.

- Dự kiến sản phẩm…

Đoạn văn a

- Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài..

+ Cái hay ở các điệu xanh

+ ở những cử động

+ ở các vần thơ

+ ở các chữ không non ép

Đoạn văn b

- Nêu các quan niệm mấu chốt của sự thành đạt

- Phân tích từng quan niệm đúng sai thế nào và kết lại ở việc phân tích bản thân chủ quan ở mỗi người.

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Hoạt động 2: Tìm hiểu bài tập 2

* Mục tiêu: HS vận dụng lý thuyết ở tiết trước để chỉ rõ phép lập luận pt được sử dụng trong văn bản cụ thể.

* Nhiệm vụ: HS đọc yêu cầu, làm bài.

* Phương thức thực hiện: trình bày hoạt động nhóm cặp đôi.

* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

  1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

Hoạt động nhóm cặp đôi

?) Đọc đoạn văn và cho biết tác giả đã vận dụng phép lập luận nào và vận dụng ntn?

2.Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: làm việc cá nhân, thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày.

- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.

- Dự kiến sản phẩm…

Phân tích thực chất của lối học đối phó.

+ học mà không lấy việc học làm mục đích chính

+ học bị động, cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô, của thi cử.

+ không thấy hứng thú, chán học, hiệu quả thấp.

+ học hình thức, không đi sâu vào thực chất kiến thức của bài học

+ có bằng cấp nhưng đầu óc vẫn rỗng tuếch

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Hoạt động 3: Tìm hiểu bài tập 3

* Mục tiêu: HS vận dụng lý thuyết ở tiết trước để chỉ rõ phép lập luận pt được sử dụng trong văn bản cụ thể.

* Nhiệm vụ: HS đọc yêu cầu, làm bài.

* Phương thức thực hiện: trình bày hoạt động cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

  1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

?) Phân tích các lý do khiến mọi người phải đọc sách

2. Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: làm việc cá nhân, trình bày.

- Dự kiến sản phẩm…

Phân tích các lý do khiến mọi người phải đọc sách

- Sách vở đúc kết tri thức của nhân loại.

- Muốn tiến bộ, phát triển thì phải đọc sách để tiếp thu tri thức, kinh nghiệm.

- Đọc sách cần đọc kỹ, hiểu sâu, đọc rộng...

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

*GV hướng dẫn hs:

- Nêu tổng hợp tác hại của lối học đối phó trên cơ sở phân tích ở trên.

- Tóm lại những điều đã phân tích về việc đọc sách.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG:

* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ nhóm cặp

* Sản phẩm: Tình huống hội thoại

* Cách tiến hành:

1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

Dựng một tình huống đối thoại có sử dụng phép lập luận PT và tổng hợp

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.

+ Nghe yêu cầu.

+ Trình bày nhóm cặp

+ Dự kiến sp:

A: Cậu có thể cho mình biết hút thuốc là có tác hại gì không?

B: ........

-> Phân tích

A: Vậy qua những dẫn chứng trên cậu rút ra được bài học gì cho mình?

B: Để bảo vệ sức khỏe cho mình và mọi người, chúng ta không nên hút thuốc lá

-> tổng hợp.

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO:

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ

* Phương thức hoạt động: cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

- Tiếp tục tìm những đoạn văn tiêu biểu sử dụng phép lập luận pt và tổng hợp trong các văn bản văn học em đã được học.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà suy nghĩ trả lời.

1. Bài tập 1

Đoạn văn a

- Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài..

+ Cái hay ở các điệu xanh

+ ở những cử động

+ ở các vần thơ

+ ở các chữ không non ép

Đoạn văn b

- Nêu các quan niệm mấu chốt của sự thành đạt

- Phân tích từng quan niệm đúng sai thế nào và kết lại ở việc phân tích bản thân chủ quan ở mỗi người

2. Bài tập 2

- Phân tích thực chất của lối học đối phó.

+ Học đối phó là học mà không lấy việc học làm mục đích, xem việc học là việc phụ

+ Học đối phó là học bị động, không chủ động, cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô, của thi cử.

+ Do học bị động nên không thấy hứng thú, mà đã không hứng thú thì chán học, hiệu quả thấp.

+ Học đối phó là học hình thức, không đi sâu vào thực chất kiến thức của bài học

+ Học đối phó thì dù có bằng cấp nhưng đầu óc vẫn rỗng tuếch

Bài tập 3

Phân tích các lý do khiến mọi người phải đọc sách

- Sách vở đúc kết tri thức của nhân loại.

- Muốn tiến bộ, phát triển thì phải đọc sách để tiếp thu tri thức, kinh nghiệm.

- Đọc sách không cần nhiều mà cần đọc kỹ, hiểu sâu, đọc quyển nào nắm chắc quyển đó như thế mới có ích.

- Bên cạnh việc đọc sách chuyên sâu phục vụ ngành nghề còn cần phải đọc rộng. Kiến thức rộng giúp hiểu các vấn đề chuyên môn tốt hơn.

Tóm lại, muốn đọc sách có hiệu quả phải chọn những sách quan trọngnhất mà đọc cho kỹ, đồng thời chú trọng đọc rộng thích đáng để hỗ trợ cho việcnghiên cứu chuyên sâu.

Bài tập 4: Thực hành tổng hợp

V. RÚT KINH NGHIỆM:

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần 20: Bài 19: Tiết 96: VĂN BẢN

TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ

( Nguyễn Đình Thi)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1/Kiến thức:

-Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người.

- Nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi trong văn bản.

2/Phẩm chất

-Yêu quý và tự hào về ngôn ngữ dân tộc.

- Học hỏi và trau chuốt ngôn ngữ để vận dụng vào việc diễn đạt trong văn bản và đời sống.

3Năng lực

-Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Đọc hiểu một văn bản nghị luận:bố cục, luận điểm.

+ Viết: rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận. Viết đoạn văn thể hiện những suy nghĩ tình cảm về một tác phẩm văn nghệ.

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên: Lập kế hoạch dạy học, tài liệu, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu bài học, chuẩn bị sản phẩm theo sự phân công.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

HĐ của thầy và trò

ND kiến thức(ghi bảng)

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

* Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS bầy tỏ cảm xúc của mình trước một tác phẩm văn học nào đó ở bất cứ thời kì nào.

* Nhiệm vụ: HS theo dõi câu hỏi và suy ngẫm và thực hiện yêu cầu của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.

* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.

* Cách tiến hành:

- GV chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV giao câu hỏi :

? Hs đọc bất cứ 1 bài thơ nào em thích.

Trình bầy cảm xúc, suy ngẫm của mình khi đọc bài thơ đó ?

- Dự kiến TL:

? HS khác còn với em khi nghe bài thơ bạn đọc em có rung cảm nào?

-Dự kiến TL:

GV dẫn dắt vào bài: Sau khi nghe phần trình bầy của các em chúng nhận thấy ở mỗi văn bản hay bài thơ khi đọc ra có nhiều cung bậc cảm xúc được cảm nhận khác nhau. Vậy tại sao có được điều đó ? chúng ta tìm hiểu trong bài học hôm nay

-HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nghe câu hỏi và trả lời cá nhân.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

*Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Đình Thi và văn bản Tiếng nói văn nghệ

*Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà

*Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm

*Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập của nhóm, câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ: trình bày dự án tác giả Nguyễn Đình Thi

- Dự kiến TL:

-Nguyễn Đình Thi (1924-2003)...,

- Quê: Hà Nội

- Hoạt động văn nghệ từ trư­ớc cách mạng tháng Tám 1945

- Thành công ở thể loại kịch, thơ, âm nhạc, còn là cây bút lí luận phê bình nổi tiếng

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm.

+ Một nhóm trình bày.

+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

  • GV chốt kiến thức:

? Nêu những hiểu biết về văn bản?

  • 1 HS trả lời.

Dự kiến TL: - Viết năm 1948 – thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp

  • GV chốt:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

HĐ NHÓM (3 phút):

    1. Xác định kiểu văn bản?
    2. Nêu PTBĐ chính của văn bản?
    3. Vấn đề nghị luận là gì?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS hoạt động cá nhân.

+ HS hoạt động cặp đôi.

+ HS thảo luận.

  • Đại diện nhóm trình bày.
  • Dự kiến TL:

- Kiểu vb: Nghị luận

- Ph­ương thức biểu đạt chính: nghị luận

- Vấn đề nghị luận: Nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống con người

- Đọc văn bản.

GVhướng dẫn: Giọng mạch lạc, rõ ràng. Đọc diễn cảm các dẫn chứng thơ.

HS đọc.

?Hãy tóm tắt hệ thống luận điểm và chỉ ra các phần nội dung tương ứng?

  • HS trả lời.
  • Nhận xét.
  • GV chốt:

- 3 luận điểm tương ứng 3 phần:

+ P1…một cách sống của tâm hồn 🡪 Nội dung của văn nghệ: Cùng với thực tại khách quan, nội dung VN còn là nhận thức mới mẻ, là tất cả tư tưởng t/c của cá nhân nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm văn nghệ lớn là 1 cách sống của tâm hồn, từ đó làm “thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”

+ P2: Chúng ta…trang giấy

🡪 Công dụng của văn nghệ: Rất cần thiết đối với đời sống con người nhất là hoàn cảnh chiến đấu sx vô cùng gian khổ của Dt ở những năm đầu kháng chiến.

+ P3: Còn lại:

Sức mạnh kì diệu của văn nghệ: Khả năng cảm hóa sức mạnh lôi cuốn của nó thật là kì diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động tới mỗi con người qua những rung cảm sâu xat từ trái tim.

*Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu về nội dung của văn nghệ.

* Nhiệm vụ: HS thực hiện yêu cầu của GV

* Phương thức thực hiện: hoạt động chung, hoạt động nhóm.

* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập của nhóm, câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

THẢO LUẬN NHÓM (5 phút)- phiếu học tập

a. Nội dung phản ánh của Văn nghệ là gì

b. Câu văn nào của đoạn nêu lên luận điểm ấy? Em hiểu gì về nội dung phản ánh của văn nghệ?

c. Theo tác giả, thì tác phẩm nghệ thuật lấy chất liệu từ đâu để xây dựng?

? Nhưng ở đây có phải là sự sao chép giản đơn, “chụp ảnh” nguyên xi thực tại ấy hay không ?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS hoạt động cá nhân.

+ HS thảo luận.

- Đại diện trình bày.

- Dự kiến TL:

c. Đặc điểm của tác phẩm nghệ thuật: Lấy chất liệu ở thực tại đời sống khách quan 🡪 tác giả sáng tạo gửi vào đó một cách nhìn mới, một lời nhắn nhủ.

HĐ cặp đôi:? Tác giả đã lấy dẫn chứng nào để minh hoạ?

? Nêu nhận xét về cách lập luận của t/giả?

? Từ 2 ý phân tích của tác giả về nội dung của tác phẩm nghệ thuật em hãy nêu nội dung của văn nghệ?

HS hoạt động cá nhân => Hoạt động cặp đôi

=> trình bày kết quả.

Dự kiến TL:

+ Dẫn chứng 1: “Truyện Kiều” - Nguyễn Du 🡪 Đọc câu thơ, rung động trước cảnh đẹp ngày xuân, bâng khuâng nghe lời gửi của tác giả.

+ Dẫn chứng 2: An-na Ca-rê-nhi-na-Lép Tôn- xtôi.

- Tác phẩm nghệ thuật không cất lên những lời lí thuyết khô khan mà chứa đựng tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng của nghệ sĩ 🡪 khiến ta rung động ngỡ ngàng trước những điều… rất quen thuộc.

GV giảng

- GV rút ra kết luận chung chốt

? HĐ theo nhóm: Vậy nội dung tiếng nói của văn nghệ khác với nội dung của các bộ môn khoa học khác như thế nào ?

HS dự kiến trả lời:

- Nội dung của các môn KH khác khám phá miêu tả và đúc kết bộ mặt tự nhiên, xã hội, các quy luật khách quan.

- Còn tiếng nói của văn nghệ thì khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận con người, thế giới bên trong của con người

GV chốt

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

*Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để làm bài

*Nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trình bày

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

*Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

? Trình bầy trong tác phẩm thơ đã học kì I em yêu thích tp nào phân tích ý nghĩa và tác động của tp đó đối với mình.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- Nghe câu hỏi->GV nhận xét câu trả lời của HS->GV định hướng:

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

*Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

*Nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trình bày

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

*Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

Sau khi học xong văn bản “Bếp lửa” của Bằng Việt em nhận thấy văn bản có tác động như thế nào đến tình cảm gia đình và kỉ niệm tuổi thơ của mỗi người?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Suy nghĩ trả lời.

+ 2 HS trả lời.

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

- GV khái quát về tình cảm gia đình, kỉ niệm tuổi thơ – nhắc nhở HS về đạo làm con về giữ gìn kỉ nệm tuổi thơ của mình

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, VẬN DỤNG, SÁNG TẠO

*Mục tiêu: HSmở rộng vốn kiến thức đã học

*Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà, liên hệ.

* Phương thức thực hiện: trình bày dự án cá nhân

*Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho Hs:

Em hãy kể lại câu chuyện đã học kì I mà em thích và nhận thấy ý nghĩa câu chuyện đó đem lại cho mình điều gì

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà sưu tầm.

I. Giới thiệu:

1. Tác giả:

-Nguyễn Đình Thi (1924-2003)...,

- Quê: Hà Nội

- Hoạt động văn nghệ từ trư­ớc cách mạng tháng Tám 1945

- Thành công ở thể loại kịch, thơ, âm nhạc, còn là cây bút lí luận phê bình nổi tiếng

2. Văn bản:

- Viết năm 1948 – thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp

- Ph­ương thức biểu đạt chính : nghị luận

- Vấn đề nghị luận : Nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống con người

II. Tìm hiểu văn bản

1. Nội dung của văn nghệ.

- Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khác quan mà còn thể hiện t­ư

t­ưởng, tình cảm của nghệ sĩ, thể hiện đời sống tinh thần của người sáng tác.

- Văn nghệ mang lại những rung cảm và nhận thức khác nhau trong tâm hồn đọc giả mỗi thế hệ

- VN tập trung khám phá thể hiện chiều sâu tính cách số phận thế giới nội tâm của con người qua cái nhìn và tình cảm mang tính cá nhân người nghệ sĩ .

IV. Rút kinh nghiệm

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Bài 19

Tuần 20 – Tiết 97: VĂN BẢN:

TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ

( Nguyễn Đình Thi)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1/Kiến thức:

-Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người.

- Nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi trong văn bản.

2/Phẩm chất

-Yêu quý và tự hào về ngôn ngữ dân tộc.

- Học hỏi và trau chuốt ngôn ngữ để vận dụng vào việc diễn đạt trong văn bản và đời sống.

3Năng lực

-Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Đọc hiểu một văn bản nghị luận:bố cục, luận điểm.

+ Viết: rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận. Viết đoạn văn thể hiện những suy nghĩ tình cảm về một tác phẩm văn nghệ.

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên: Lập kế hoạch dạy học, tài liệu, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu bài học, chuẩn bị sản phẩm theo sự phân công.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HĐ của thầy và trò

ND(ghi bảng)

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU:

* Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS phân tích tìm ra được công dụng và sự ảnh hưởng của tác phẩm đối với mình và mọi người

* Nhiệm vụ: HS theo dõi câu hỏi và suy ngẫm và thực hiện yêu cầu của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.

* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.

* Cách tiến hành:

- GV chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV giao câu hỏi:

Em tâm đắc nhất truyện ngắn nào đã học trong chương trình ngữ văn 9 tập I và trình bầy ý nghĩa của văn bản đó với em và mọi người.

- Dự kiến TL:

GV dẫn dắt vào bài: Sau khi nghe phần trình bầy ta thấy được sức mạnh lan tỏa của truyện ngắn đó hay nói cách khác vb của người nghệ sĩ sáng tác có ảnh hưởng như thế nào chúng ta tìm hiểu tiếp

-HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nghe câu hỏi và trả lời cá nhân.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

*Mục tiêu Giúp HS nắm được vai trò của Tiếng nói văn nghệ

*Nhiệm vụ HS tìm hiểu ở nhà

*Phương thức thực hiện hoạt động chung, hoạt động nhóm.

*Yêu cầu sản phẩm phiếu học tập của nhóm, câu trả lời của HS

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

a. Vì sao con người cần đến tiếng nói của văn nghệ?

b. Tác giả đã chứng minh trong lĩnh vực nào của đời sống?

c. Cách lựa chọn hoàn cảnh sống để phân tích tác dụng của tiếng nói văn nghệ như thế nào?

? Nếu không có văn nghệ thì đời sống con người sẽ ra sao?

  • Dự kiến TL:

a. V a. Văn nghệ giúp ta sống phong phú

hơn, thay đổi mắt ta nhìn, óc ta nghĩ. Văn nghệ là sợi dây nối kết con người với cuộc sống đời thường đối với quần chúng nhân dân.

b. Cuộc sống lao động sản xuất, chiến đấu, hàng ngày

c. Hoàn cảnh khắc nghiệt, đặc biệt, dễ gây ấn tượng.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm.

+ Một nhóm trình bày.

+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

  • GV chốt kiến thức:

Em có n/xét gì về cách sử dụng ngôn ngữ phân tích của tác giả?

🡪 Trữ tình, thiết tha.

GV bình: Sự Tác động của văn nghệ thật kì diệu...Chúng ta thử hình dung một ngày nào đó c/s của chúng ta không có sự hiện diện của VN c/s của chúng ta sẽ ra sao, sẽ buồn tẻ như thế nào.

*Mục tiêu: Giúp HS nắm được sức mạnh kì diệu của Tiếng nói văn nghệ.

*Nhiệm vụ: HS tìm hiểu đọc

*Phương thức thực hiện: hoạt động chung, hoạt động nhóm.

*Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập của nhóm, câu trả lời của HS

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

- Gọi HS đọc đoạn cuối.

? Tác giả đã lí giải xuất phát từ đâu mà văn nghệ có sức cảm hoá?

Gợi ý: Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào mà có khả năng kì diệu đến như vậy ? Tư tưởng nội dung của văn nghệ được thể hiện bằng hình thức nào ? Tác phẩm nghệ thuật tác động đến người đọc qua con đường nào ? Bằng cách gì ?

  • Dự kiến TL:

+ Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm.

+ Tác phẩm văn nghệ chứa đựng tình yêu, ghét, vui buồn… của con người chúng ta.

+ Tư tưởng của nghệ thuật không khô khan trừu tượng.

+ Tác phẩm nghệ thuật lay động cảm xúc, đi vào nhận thức tâm hồn qua con đường tình cảm.

2.HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS hoạt động cá nhân.

+ HS hoạt động nhóm.

+ HS thảo luận.

  • Đại diện nhóm trình bày.
  • HS trả lời>Nhận xét.
  • >GV chốt:

* GV bình thêm: Đến với một tác phẩm văn nghệ, chúng ta được sống cùng cuộc sống miêu tả trong đó, được yêu, ghét, vui buồn, đợi chờ… cùng các nhân vật và cùng nghệ sĩ. “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên con đường ấy.”

HĐ cặp đôi

? Cách viết trong "Tiếng nói của VN" có gì giống và khác bài "Bàn về đọc sách"

Dự kiến trả lời:

* Giống: Lập luận từ các luận cứ, giàu lí lẽ, dẫn chứng và nhiệt tình của người viết.

* Khác: Tiếng nói của VN là bài NLVH nên có sự tinh tế trong phân tích, sắc sảo trong tổng hợp, lời văn giàu hình ảnh, gợi cảm...

  • HS trả lời.
  • Nhận xét.
  • GV chốt:

HĐ cá nhân

? Vậy văn nghệ có khả năng kì diệu gì?

? Em hãy lấy dẫn chứng minh hoạ về một tác phẩm văn nghệ chứa đựng những tình cảm yêu, ghét, buồn vui ?

- HS tự do phát biểu ý kiến.

  • HS trả lời.
  • Nhận xét.
  • GV chốt:

*Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản.

*Nhiệm vụ: HS thực hiện yêu cầu

*Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân

*Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN(2 phút)

? Qua bài học, em rút ra nhận xét gì về nghệ thuật nghị luận của tác phẩm?

? Tiểu luận nhằm thuyết phục người đọc điều gì?

- HS trả lời, GV chốt một số ý về nghệ thuật nghị luận của tác phẩm.

- Gọi HS đọc ghi nhớ - SGK 17.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

? Khi đọc một cuốn sách hay khi xem xong một bộ phim…em có tâm trạng thế nào? Trình bầy cảm xúc của mình.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- Nghe câu hỏi

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

- GV định hướng:

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

*Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

*Nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trình bày

*Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân

*Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

Sau khi chứng kiến câu chuyện cảm động của cha con ông Sáu, em có suy nghĩ cảm xúc như thế nào về tình cảm gia đình trong chiến tranh và trong cuộc sống hiện nay?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Suy nghĩ trả lời.

+ 2 HS trả lời.

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

- GV khái quát về tình cảm gia đình – nhắc nhở HS về đạo làm con

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

*Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

*Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà, liên hệ.

*Phương thức thực hiện: trình bày dự án cá nhân

*Yêu cầu sản phẩm: phiếu htập, câu trả lời của HS

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho Hs:

Sưu tầm những câu chuyện, bài thơ, bài hát cho biết đem lại cho em những cảm xúc, suy ngẫm nào.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà sưu tầm.

I. Giới thiệu 

II. Tìm hiểu văn bản

1. Nội dung của văn nghệ

2. Vai trò của văn nghệ

- Văn nghệ giúp ta sống phong phú hơn, thay đổi mắt ta nhìn, óc ta nghĩ.

- Văn nghệ là sợi dây nối kết con người với cuộc sống đời thường đối với quần chúng nhân dân.

- Văn nghệ mang lại niềm vui ước mơ và những rung cảm thật đẹp cho tâm hồn, giúp họ tin yêu cuộc sống, v­ượt lên bao khó khăn gian khổ của cuộc sống hiện tại.

3. Sức mạnh kì diệu của văn nghệ.

- Lay động cảm xúc, tâm hồn

- Thay đổi nhận thức của con người...

IV. Tổng kết.

1. Nghệ thuật:

- Bố cục chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt tự nhiên .

- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh, dẫn chứng phong phú giàu thuyết phục

- Giọng văn chân thành say mê làm tăng sức thuyết phục và tính hấp dẫn của văn bản

2. Nội dung:

- Nội dung phản ánh của VN

- Công dụng và sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với cuộc sống của con người.

V. Luyện tập

IV. Rút kinh nghiệm

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần 20 – Bài 19-Tiết 98: Tiếng Việt:

CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP

I. MỤC TIÊUCẦN ĐẠT

1/Kiến thức:

- Đặc điểm hai thành phần biệt lập: tình thái, cảm thán.

- Công dụng của hai thành phần trong câu.

2/Phẩm chất

-Học tập sử dụng hai thành phần biệt lập này trong nói và viết.

3/ Năng lực

- Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Đọc hiểu ngữ liệu nhận diện đặc điểm 2 thành phần biệt lập.

+ Viết: Biết vận dụng vào đặt câu, viết văn.

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch dạy học

- Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc, chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK

- GV: giáo án, bảng phụ

- HS : Đọc, chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

HĐ của thầy và trò

ND(ghi bảng)

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

* Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của các thành phần biệt lập

* Nhiệm vụ: HS nghiên cứu bài học.

* Phương thức thực hiện: Hđ cá nhân, hđ cả lớp.

* Yêu cầu sản phẩm: Hs suy nghĩ trả lời

* Cách tiến hành:

- GV chuyển giao nhiệm vụ: Cô giáo có câu:

- Chao ôi, các em chăm học quá!

- Có lẽ Lan nghỉ học vì ốm.

? Xác định kết cấu C-V của 2 câu văn trên? Cho biết từ “Chao ôi”, “Có lẽ” có tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu không? Vậy nó là thành phần gì?

-HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời:

-2 Hs phản biện

GV dẫn dắt vào bài học

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về Thành phần tình thái

* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà

* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm.

*Yêu cầu sản phẩm phiếu học tập, câu trả lời của HS.

*Cách tiến hành:

- Gv chuyển giao nhiệm vụ

Treo bảng phụ các VD phần I- gạch dưới các từ in đậm SGK, HS theo dõi

? Những câu trên trích từ văn bản nào?

? Xác định cấu trúc cú pháp các câu trên?

? Các từ ngữ gạch chân trong 2 câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu trong câu như thế nào? Tìm một số từ tương tự như những từ đó

( Gợi ý:? Từ nào thể hiện thái độ tin cậy cao hơn?)

? Nếu bỏ những từ ngữ đó đi thì nghĩa sự việc của câu chứa chúng có thay đổi không? Vì sao?

-Hs tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện yêu cầu

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS hoạt động cá nhân.

+ HS hoạt động cặp đôi.

+ HS thảo luận.

  • Đại diện nhóm trình bày.
  • Dự kiến TL:

a)Với lòng … anh, chắc anh nghĩ rằng...cổ anh.

(Khởi ngữ) (CN) (VN)

b) Anh quay lại nhìn con vừa .......vừa cười.

(CN) (VN)

Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.

(CN) (VN)

- “ chắc”, “ có lẽ” là nhận định của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

+ “chắc”: độ tin cậy cao hơn.

+ “có lẽ”: độ tin cậy thấp.

- một số từ khác:

+chắc chắn, chắc hẳn, chắc là, nhất định, thế nào cũng….-> độ tin cậy cao.

+ hình như, dường như, nghe nói, có lẽ là…-> độ tin cậy thấp.

  • Bỏ chúng thì nghĩa của câu Không thay đổi

-Hs phản biện

-Gv chốt: Không thay đổi vì các từ đó không nằm trong thành phần chính, không trực tiếp nêu sự việc(tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu) mà chỉ thể hiện thái độ của người nói đối với sự việc trong câu. Những từ ngữ này là thành phần tình thái.

? Vậy em hiểu thế nào là thành phần tình thái

- Tình thái là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

HS trình bày, nhận xét->Gv chốt

? HS đọc GN

? Lấy VD minh họa

HS phản biện->Gv chốt .

* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về Thành phần cảm thán

* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà

* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm.

*Yêu cầu sản phẩm phiếu học tập, câu trả lời của HS.

*Cách tiến hành:

- Gv chuyển giao nhiệm vụ

Treo bảng phụVD phần II.

? Các từ gạch chân có chỉ sự vật sự việc không? Chúng có tham gia vào nòng cốt câu không?

? Các từ ” trời ơi”,”ồ” thể hiện thái độ tâm trạng gì?

? Các từ này có thể tách thành câu đặc biệt được không? Nếu được là loại câu nào?

- Hs tiếp nhận nhiệm vụ

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS hoạt động cá nhân.

+ HS hoạt động cặp đôi.

+ HS thảo luận.

  • Đại diện nhóm trình bày.
  • Dự kiến TL:

+Không chỉ sự vật, sự việc mà biểu lộ thái độ, tình cảm. Không tham gia vào nòng cốt câu.

+ Có thể tách câu->câu đặc biệt (câucảm thán).

HS phản biện->Gv chốt

GV giảng: những từ trên được gọi là thành phần cảm thán.

? Vậy em hiểu thế nào là thành phần cảm thán?

Hđ cặp đôi:

? Điểm giống nhau của TPTT và TPCT là gì? Thế nào là thành phần biệt lập

Hs trình bày, phản biện

Gv chốt.

HS đọc phần GN? VD minh họa

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

* Mục tiêu: Giúp HS luyện kĩ năng làm bài: nhận diện TPTT, TPCT, kĩ năng sáng tạo

* Nhiệm vụ: HS tìm hiểubài tập/sgk

* Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân, hđchung, hoạt động nhóm

*Yêu cầu sản phẩm: Vở bài tập

*Cách thức tiến hành:

  • Gv chuyển giao nhiệm vụ lần lượt từng yêu cầu bài tập
  • Hs tiếp nhận và làm việc
  • Yêu cầu sản phẩm: vở bài tập+ 1 số hs lên bảng làm
  • Hs phản biện
  • Gv: đánh giá, sửa, chốt

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

* Mục tiêu: Giúp HS vận dụng sáng tạo kiến thức đã học làm bài tập thực hành.

* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu trên lớp

* Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân

*Yêu cầu sản phẩm: Vở bài tập của hs.

*Cách thức tiến hành:

  • Gv chuyển giao nhiệm vụ
  • Hs tiếp nhận nhiệm vụ và làm bài

? Viết một đoạn văn trình bày tác dụng của việc đọc sách với con người, trong đó có chứa 1 khởi ngữ và 1 thành phần biệt lập

? Hs trình bày, phản biện

Gv chốt.

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

* Mục tiêu: Giúp HS vận khắc sâu và mở rộng kiến thức về TPTT, TPCT

* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà

* Phương thức thực hiện : hoạt động cá nhân

*Yêu cầu sản phẩm Vở bài tập của hs.

*Cách thức tiến hành:

Gv chuyển giao nhiệm vụ

? vẽ sơ đồ tư duy hệ thống bài học

? tìm thành phần biệt lập đã học trong bài “Tiếng nói của văn nghệ”

  • Hs tiếp nhận nhiệm vụ và làm bài
  • Yêu cầu sản phẩm: vở bài tập-> giờ sau Gv kiểm tra.

I/ Thành phần tình thái

  1. Ví dụ

2. Nhận xét

- Chắc, có lẽ là nhận định của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

+ “Chắc:: thể hiện độ tin cậy cao.

+ “Có lẽ”: thể hiện độ tin cậy thấp.

->Thể hiện nhận định của người nói với sự việc được nói đến trong câu.

->Không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.

-> Thành phần tình thái

3. GN/sgk

II/ Thành phần cảm thán

  1. Ví dụ
  2. Nhận xét

-“trời ơi”-> tiếc nuối; -“ồ” ->vui sướng

-> Biểu lộ thái độ t́nh cảm của người nói

-> Không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu

=> thành phần cảm thán.

  1. GN(sgk)

III/ Luyện tập

1. Bài tập 1: Xác định TP tình thái, TP cảm thán.

- TP tình thái:

a) có lẽ c)chả lẽ

b) hình như

- TP cảm thán:

b) chao ôi.

2. Bài tập 2.

3. Bài tập 3.

- Chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy

Với lòng…hình như…anh nghĩ rằng.

* “ chiếc lược ngà” dùng “ chắc” biểu thị độ tin cậy cao của sự việc nói đến

IV. Rút kinh nghiệm

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần 20 Bài 19-Tiết 99: TLV

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1/Kiến thức :

- Đối tượng của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

- Yêu cầu cụ thể khi làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

2/Phẩm chất:

-Ý thức trong việc viết bài nghị luận một sự việc, hiện tượng đời sống cần tìm hiểu kĩ trong thực tế những sự việc và hiện tượng diễn ra như thế nào.

3/ Năng lực:

- Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Đọc hiểu đề bài: Quan sát các hiện tượng của đời sống.

+ Viết: xây dựng bố cục, viết bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch dạy học

- Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc sgk & trả lời các câu hỏi .

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

HĐ của thầy và trò

ND(ghi bảng)

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU:

* Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống

* Nhiệm vụ: HS nghiên cứu bài học.

* Phương thức thực hiện: Hđ cá nhân, hđ cả lớp.

* Yêu cầu sản phẩm: Hs suy nghĩ trả lời

* Cách tiến hành:

- GV chuyển giao nhiệm vụ

? Hãy kể một số sự việc hiện tượng trong cuộc sống mà em biêt

? Theo em sự việc nào đáng khen, sự việc nào đáng chê? Vì sao?

? Để làm rõ điều đó, chứng ta cần lập luận như thế nào để thuyết phục người nghe, người đọc?

-HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời:

GV từ đó dẫn dắt vào bài học: NL là dùng luận cứ, luận chứng, luận điểm để làm sáng tỏ 1 vấn đề. Vấn đề NL rất trừu tượng có thể là một sự việc, hiện tượng đời sống đáng khen hoặc đáng chê ...

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về bài Nl về một sự việc hiện tương trong đời sống

* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà và trên lớp

* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm.

* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS

*Cách tiến hành:

- Gv chuyển giao nhiệm vụ

? VB bàn về vấn đề gì?

? VB có mấy phần? ý của mỗi phần là gì?

?Để làm rõ được những vấn đề đó t/ giả đã nêu ra = cách nào?

? Quan sát vào bài văn hãy cho biết tác giả đã trình bày vấn đề qua những luận điểm nào(có mấy luận điểm)?

? Những LĐ đó được thể hiện qua những luận cứ nào?

(GV gợi ý cụ thể trong từng luận điểm: Tác giả chỉ rõ bệnh lề mề có những biểu hiện gì ? Có phải trong trường hợp nào người mắc căn bệnh này cũng đến muộn không ? Vì sao ?)

? Tác giả đã đánh giá hiện tượng đó như thế nào?

? Nguyên nhân của bệnh lề mề là gì?

? Bệnh lề mề có thể gây ra những tác hại gì? Tác giả đã phân tích cụ thể tác hại đó qua những ý nào?

? theo tác giả chúng ta phải làm gì để chống lại căn bệnh đó?

? Nhận xét về bố cục của bài viết có mạch lạc và chặt chẽ không? Vì sao?

- Hs tiếp nhận nhiệm vụ

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS hoạt động cá nhân.

+ HS hoạt động cặp đôi.

+ HS thảo luận.

  • Đại diện nhóm trình bày.
  • Dự kiến TL:

? " Bệnh lề mề"có phải là sự việc, hiện tượng xảy ra phổ biến trong đời sống không?

- Hs tiếp nhận nhiệm vụ

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS hoạt động cá nhân.

+ HS hoạt động cặp đôi.

+ HS thảo luận.

  • Đại diện nhóm trình bày.
  • Dự kiến TL:

- Bệnh lề mề

- 3 phần:

+ MB( Đ1): Nêu vấn đề: thế nào là bệnh lề mề.

+ TB( Đ2,3,4): Nguyên nhân, biểu hiện, tác hại của bệnh lề mề.

+ KB(Đ5): Đấu tranh với bệnh lề mề- 1 biểu hiện của người có văn hoá.

Trả lời

- Dùng luận điểm, luận cứ, luận chứng cụ thể, xác đáng, rõ ràng

- 3 luận điểm:

LĐ1: Những biểu hiện của bệnh lề mề.

LĐ2: Nguyên nhân của bệnh lề mề.

LĐ3: Tác hại của bệnh lề mề.

* LĐ1: Biểu hiện của bệnh lề mề là coi thường giờ giấc(họp 8h thì 9h mới đến; giấy mời 14h thì 15h mới đến)

- Không-> việc riêng đúng giờ, việc chung đến muộn.

(ra sân bay... chắc không đến muộn bởi có hại ngay đến quyền lợi bản thân; nhưng đi họp...là việc chung có đến muộn cũng không thiệt hại gì đến mình)

Trả lời

- trở thành 1 thói quen có hệ thống, khó chữa, không sửa được.

* LĐ2: Nguyên nhân:

- Do thiếu tự trọng, chưa biết tôn trọng người khác.

- Quý trọng thời gian của mình mà không tôn trọng thời gian của người khác.

- Thiếu tinh thần trách nhiệm với công việc chung.

* LĐ3: Tác hại:

- Gây phiền hà cho tập thể(đi họp muộn không nắm được nội dung...dài thời gian).

- ảnh hưởng đến những người đến đúng giờ phải chờ đợi.

- Tạo ra một tập quán không tốt: phải ghi trừ hao thời gian trên giấy mời họp.

=> ý kiến của tác giả:

- Tôn trọng lẫn nhau.

- Tự giác tham gia đúng giờ.

- Thể hiện tác phong của người có văn hoá.

- Hợp lí, mạch lạc, chặt chẽ vì:

+ MB: nêu vấn đề(nêu sự việc hiện tượng cần bàn)

+ TB: dùng luận điểm, luận cứ, luận chứng để làm sáng tỏ vấn đề.

+ KB: bày tỏ ý kiến thái độ, gợi nhiều suy nghĩ cho người đọc.

Hs trả lời, phản biện

Gv giảng và chố

HĐ cặp đôi

? Qua tìm hiểu, em em hiểu thế nào là bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống, có yêu cầu gì về nội dung và hình thức của kiểu bài này

? Hs trả lời, phản biện

Gv chốt-> GN/sgk

? Hs đọc-> Gv khắc sâu.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

*Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về bài Nl về một sự việc hiện tương trong đời sống

* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu từ thực tế cuộc sống

* Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm

* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS.

*Cách thức thực hiện

GV chuyển giao nhiệm vụ

Hs tiếp nhận nhiệm vụ

+ Hđ cá nhân

+Hđ cặp đôi

+ Hđ nhóm

+ Cử đại diện trình bay

+ Hs phản biện

>GV chốt.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

Mục tiêu: Giúp HS vận dụng sáng tạo kiến thức đã học làm bài tập thực hành.

Nhiệm vụ: HS tìm hiểu trên lớp

Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân

Yêu cầu sản phẩm: Phiếu học tập.

Cách thức tiến hành:

  • Gv chuyển giao nhiệm vụ
  • Hs tiếp nhận nhiệm vụ và làm bài

? Kể một số sự việc hiện tượng đáng bàn ở địa phương em? Đáng chê hay đáng khen, chỉ ra những mặt lợi, hai, khen chê.

? Hs trình bày, phản biện

>Gv chốt.

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

*Mục tiêu: Giúp HS vận khắc sâu và mở rộng kiến thức về TPTT, TPCT

* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà

* Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: Phiếu học tậpcủa hs.

*Cách thức tiến hành:

Gv chuyển giao nhiệm vụ

? Tìm hiểu sự việc: vấn đề rác thải ở địa phương em

  • Hs tiếp nhận nhiệm vụ và làm bài

Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập-> giờ sau Gv kiểm tra.

I. Tìm hiểu bài NL về một sự việc, hiện tượng đời sống.

1. Ví dụ: Văn bản “Bệnh lề mề”.

  1. Nhận xét

- Vấn đề nghị luận: Bệnh lề mề->một vấn đề đáng suy nghĩ.

- 3 luận điểm:

LĐ1: Những biểu hiện của bệnh lề mề.

LĐ2: Nguyên nhân của bệnh lề mề.

LĐ3: Tác hại của bệnh lề mề.

- Bày tỏ ý kiến thái độ, gợi nhiều suy nghĩ cho người đọc.

=> Bố cục bài viết mạch lạc, chặt chẽ.

  1. GN/sgk

II/ Luyện tập

Bài 1/21

- Hiện tượng xấu: sai hẹn, không giữ lời hứa, nói bậy, đua đòi, lười biếng, học tủ, quay cóp.

- Hiện tượng tốt: tấm gương học tốt, học sinh nghèo vượt khó, tinh thần hỗ trợ lẫn nhau.

2. Bài tập 2:

IV. Rút kinh nghiệm

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần 20

Bài 19-Tiết 100-Tập làm văn

CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

I. Mục tiêu cần đạt

1/Kiến thức :

- Đối tượng của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

- Yêu cầu cụ thể khi làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

2/Phẩm chất:

-Ý thức trong việc viết bài nghị luận một sự việc, hiện tượng đời sống cần tìm hiểu kĩ trong thực tế những sự việc và hiện tượng diễn ra như thế nào.

3/ Năng lực:

- Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Đọc hiểu đề bài: Quan sát các hiện tượng của đời sống.

+ Viết: xây dựng bố cục, viết bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch dạy học

- Học liệu: tài liệu tham khảo, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc sgk & trả lời các câu hỏi , SGK,VBT

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

HĐ của thầy và trò

ND(ghi bảng)

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

* Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống

* Nhiệm vụ: HS nghiên cứu bài học.

* Phương thức thực hiện: Hđ cá nhân, hđ cả lớp.

* Yêu cầu sản phẩm: Hs suy nghĩ trả lời

* Cách tiến hành:

- GV chuyển giao nhiệm vụ

? Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?

? Yêu cầu về hình thức, nội dung nghị luận về một hiện tượng đời sống?

-HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời:

- Giáo viên nhận xét

HS hỏi: Bạn có biết cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống không? Tớ không biết. Chúng ta nhờ cô giáo giúp nhé!

GV từ đó dẫn dắt vào bài học: Các em ạ! Tiết học trước cô đã giúp các em làm quen và biết nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Hôm nay, cô trò chúng ta tìm hiểu về cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

*Mục tiêu: Giúp HS nắm được đề bài Nl về một sự việc hiện tương trong đời sống

* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà và trên lớp

* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm

* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS.

*Cách tiến hành:

- Gv chuyển giao nhiệm vụ

* GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài nghị luận.

- GV cho HS lần lượt đọc 4 đề bài - SGK 22.

Chia nhóm học sinh thảo luận: Hoạt động cập đôi (5 phút)

? Qua phần đọc, các em hãy cho biết cấu tạo của các đề bài? Các đề bài có điểm gì giống nhau ? Hãy chỉ ra những điểm giống nhau đó ?

? Trên cơ sở đó, mỗi em nghĩ ra một đề bài tương tự ?

  • GV gợi ý thêm: Hãy xác định cấu tạo của đề bài ? Trên cơ sở đó so sánh điểm giống nhau ?

Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ

Thảo luận trao đổi. Sau đó trình bày kết quả. Dự kiến trả lời

Giáo viên nhận xét, chốt

- GV lưu ý thêm cho HS: Phần nêu lên sự việc, hiện tượng:

🡪 Có đề cung cấp sẵn sự việc, hiện tượng dưới dạng một truyện kể, một mẩu tin để người làm bài sử dụng, có đề không cung cấp nội dung sẵn mà chỉ gọi tên, người làm bài phải trình bày, mô tả sự việc, hiện tượng đó.

Ví dụ: Vừa qua trường em có phát động phong trào: “Tết cho HS nghèo”. Hãy nêu suy nghĩ của em về việc ấy

* Hướng dẫn HS cách làm bài văn nghị luận.

*Mục tiêu: Giúp HS nắm được đề bài Nl về một sự việc hiện tương trong đời sống

* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà và trên lớp

* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm

* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS.

*Cách tiến hành:

- Gv chuyển giao nhiệm vụ

- Cho HS đọc đề bài mục II - SGK 23.

+ Bước 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu đề và tìm ý.

Cách thức thực hiện

GV chuyển giao nhiệm vụ

Hs tiếp nhận nhiệm vụ

+ HHđ cá nhân

+Hđ cặp đôi

+ Hđ nhóm

+ Cử đại diện trình bày

+ Hs phản biện

GV chốt.

? Đề thuộc dạng văn nào? Đề nêu sự việc, hiện tượng gì? Nêu yêu cầu của đề bài?

? Những việc làm của Nghĩa, chứng tỏ em là người như thế nào?

? Vì sao Thành đoàn Hồ Chí Minh lại phát động phong trào học tập bạn Phạm Văn Nghĩa?

? Những việc làm của Nghĩa có khó không?

? Nếu mọi HS đều làm được như Nghĩa thì cuộc sống sẽ như thế nào?

- GV định hướng cho HS trả lời từng vấn đề.

- GV chốt lại các ý chính.

+ Bước 2: Hướng dẫn HS lập dàn bài.

- Cho HS đọc khung dàn ý - SGK 24.

- HS hướng dẫn HS cụ thể hoá các mục nhỏ thành dàn ý chi tiết theo các ý đã tìm ở trên.

? Phần mở bài, để giới thiệu hiện tượng Phạm Văn Nghĩa cần phải giới thiệu nội dung gì ?

? Phần thân bài cần đạt được những nội dung nào?

? Quan điểm của em về vấn đề này ra sao?

? Mục đích việc phát động của Thành đoàn là gì ?

? Hãy đánh giá việc làm của Nghĩa?

? Em sẽ khái quát như thế nào về tấm gương này ?

? Phần kết bài, em nên liên hệ bản thân như thế nào?

- Cho HS trình bày từ 2 - 3 ý kiến khác nhau.

- GV nhận xét, đánh giá.

+ Bước 3: Hướng dẫn HS viết bài.

- Cho HS xem lại bài đã chuẩn bị ở nhà.

- Gọi HS đọc đoạn văn đã được chuẩn bị. HS khác nhận xét, sửa chữa.

+ Bước 4: Hướng dẫn HS đọc lại bài viết đã sửa chữa.

- Sửa chữa lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp.

- Chú ý liên kết mạch lạc giữa các câu trong đoạn văn và giữa các phân trong bài văn.

* GV củng cố lại bài, hướng dẫn HS rút ra nội dung ghi nhớ.

- GV củng cố lại nội dung chính.

? Muốn làm tốt bài văn nghị luận… cần chú ý điều gì ?

? Nêu dàn bài chung của bài văn nghị luận ?

- HS rút ra nội dung ghi nhớ - SGK 24.

- Gọi HS đọc lại toàn bộ phần ghi nhớ SGK.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

*Mục tiêu: Giúp HS HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP, làm đề bài Nl về một sự việc hiện tương trong đời sống

* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu từ thực tế cuộc sống * Phương thức thực hiện: hoạt động chung, hoạt động nhóm

* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS.

*Cách thức thực hiện

GV chuyển giao nhiệm vụ

Hs tiếp nhận nhiệm vụ

+ H Hđ cá nhân

+ Hđ cặp đôi

+ Hđ nhóm

+ Cử đại diện trình bay

+ Hs phản biện

GV chốt.

* Hướng dẫn HS làm phần luyện tập.

- GV hướng dẫn HS cách làm.Yêu cầu học sinh đọc phần gợi ý SGK/25

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

*Mục tiêu: Giúp HS vận dụng sáng tạo kiến thức đã học làm bài tập thực hành. * Nhiệm vụ: HS tìm hiểu trên lớp và từ thực tế cuộc sống

* Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS.

* Cách thức tiến hành:

  • Gv chuyển giao nhiệm vụ
  • Hs tiếp nhận nhiệm vụ và làm bài

? Kể một số sự việc hiện tượng đáng bàn ở địa phương em? Đáng chê hay đáng khen, chỉ ra những mặt lợi, hai, khen chê.

? Hs trình bày, phản biện

Gv chốt.

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

*Mục tiêu: Giúp HS vận khắc sâu và mở rộng kiến thức về cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiên tượng đời sống

* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà và từ thực tế cuộc sống

* Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: Phiếu học tậpcủa hs.

*Cách thức tiến hành:

Gv chuyển giao nhiệm vụ

? Tìm hiểu sự việc: Hiện tượng học qua loa đối phó của một số học sinh hiện nay

  • Hs tiếp nhận nhiệm vụ và làm bài
  • Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập-> giờ sau Gv kiểm tra.

I. Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

1. Ví dụ: Các đề bài - SGK 22.

2. Nhận xét

* Cấu tạo của đề: Thường gồm hai phần.

- Phần nêu sự vật, hiện tượng.

- Mệnh lệnh của đề (Nêu suy nghĩ của mình, nêu nhận xét, suy nghĩ của mình, nêu ý kiến…)

*Điểm giống nhau : Đều đề cập đến những sự vật, hiện tượng của đời sống xã hội, đều yêu cầu người viết trình bày nhận xét, suy nghĩ…

* Các đề bài nghị luận khác

II. Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

1 .Ví dụ - SGK 23

2. Nhận xét

1. Tìm hiểu đề, tìm ý.

a. Loại đề: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

b. Hiên tượng, sự việc: Học tập Phạm Văn Nghĩa.

c. Yêu cầu: Nêu suy nghĩ về hiện tượng ấy.

d. Tìm ý

- Nghĩa là người biết thương mẹ, giúp đỡ mẹ trong việc đồng áng.

- Nghĩa là người biết kết hợp học và hành.

- Nghĩa là người biết sáng tạo, làm cái tời cho mẹ kéo nước đỡ mệt.

- Học tập Nghĩa là học yêu cha mẹ, học lao động, học cách kết hợp học và hành, học sáng tạo, làm những việc nhỏ mà có ý nghĩa lớn.

2. Lập dàn ý

a. Mở bài

- Giới thiệu hiện tượng Phạm Văn Nghĩa.

+ Phạm Văn Nghĩa là ai?

+ Làm việc gì?

- Nêu sơ lược ý nghĩa của tấm gương Phạm Văn Nghĩa: việc nhỏ, nghĩa lớn.

b. Thân bài

- Phân tích ý nghĩa việc làm.

+ Ý nghĩa của việc làm này là ở đâu + Đánh giá việc làm : Đúng hay sai? Mặt tích cực?

- Đánh giá ý nghĩa việc phát động của Thành đoàn.

+ Học tập tấm gương tốt.

c. Kết bài

- Khái quát ý nghĩa tấm gương Phạm Văn Nghĩa: Một con người chăm chỉ, có ý chí, có nghị lực.

- Liên hệ bản thân : Việc không khó, quyết tâm… có thể làm.

3. Viết bài

- Viết đoạn mở bài.

- Viết đoạn thân bài.

- Viết đoạn kết bài.

4. Đọc lại bài viết và sửa chữa.

5. Ghi nhớ - SGK 24

III. Luyện tập:

Đề bài: Lập dàn ý đề 4-SGK

* Mở bài:

- Giới thiệu hiện tượng Nguyễn Hiền.
- Nêu tóm tắt ý nghĩa của tấm gương Nguyên Hiền.
* Thân bài:

* Kết bài:
- Nêu ý nghĩa của tấm gương Nguyễn Hiền.
- Rút ra bài học cho bản thân.

I- Mở bài
- Giới thiệu về nhân vật Nguyễn Hiền 
II-Thân bài

a. Ý nghĩa tấm gương Nguyễn Hiền:

b. Nhận đinh, đánh giá.

- Phân tích ý nghĩa về tinh thần học tập của Nguyễn Hiền: Giới thiệu về hoàn cảnh của Nguyễn Hiền: nhà rất nghèo, phải xin làm chú tiểu trong chùa. Việc chính là quét lá và dọn dẹp vệ sinh.

- Tinh thần ham học và chủ động học tập của Hiền:

Nói về sự thông minh, ham học hỏi của cậu và những khó khăn khi học của Nguyễn Hiền:

+ Cậu rất thông minh và ham học. Những buổi thầy giảng kinh, cậu đều nép bên cửa lắng nghe, rồi chỗ nào chưa hiểu, cậu hỏi thầy giảng thêm.

+ Thấy Nguyễn Hiền thông minh, mau hiểu, thầy dạy cho cậu học chữ. Không có giấy, Nguyễn Hiền lấy lá để viết chữ, rồi lấy que xâu thành từng xâu ghim xuống đất. Mỗi ghim là mộtbài.
+ Nguyễn Hiền xin thầy đi thi: Dẫn chứng bằng đối thoại

- Đánh giá tinh thần học tập đó: Thái độ học tập nghiêm túc, luôn tìm tòi mày mò để học và để được học. Biết khả năng của bản thân và biết vận dụng đúng lúc để thử khả năng của mình => biết vận dụng khả năng.

-Nêu ý nghĩa của ý thức tự trọng:
+ Cách ứng xử của Hiền với vua: Nguyễn Hiền nêu ra lí lẽ và vua đành cho các quan mang võng lọng rước quan Trạng tí hon về kinh.
=> cho ta thấy sự thông minh của cậu

- Em học tập Nguyễn Hiền: Chăm chỉ học tập, kiên trì, vượt khó… để trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân có ích cho gia đình và xã hội

- Nêu ý nghĩa của ý thức tự trọng:

yêu cầu nhà vua có võng lọng với đầy đủ nghi thức đến đón mới chịu về.
III-Kếtbài:
- Nêu lên nhận định về nhân tài Nguyễn Hiền
- Khẳng định nhân tài Đất Việt có ý nghĩa như thế nào tuy rất nhỏ (tự hào về nhân tài Đất Việt)

IV. Rút kinh nghiệm

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 101

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG

(Phần tập làm văn)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Học sinh ôn lại, củng cố kiến thức về văn nghị luận về một sự việc, hiện t­ượng trong đời sống.

2. Năng lực:

a. Các năng lực chung:

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

b. Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

Năng lực nghe, nói, đọc, viết, phân tích, tổng hợp vấn đề, tạo lập văn bản

3. Phẩm chất:

- Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt.

- Tự lập, tự tin, tự chủ.

- Giáo dục học sinh thái độ nghiêm túc trong học tập, có ý thức tìm hiểu về một vấn đề của địa phương .

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài, chia nhóm yêu cầu học sinh tìm hiểu một số svht phổ biến đáng suy nghĩ ở địa phương em. Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến 2 vấn đề và Lập dàn ý chi tiết cho 2 vấn đề sau:

Vấn đề 1: Suy nghĩ về một tấm gương vượt khó học giỏi ở địa phương em.

Vấn đề 2: Vấn đề rác thải ở địa phương em.

2. Chuẩn bị của học sinh: làm theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HĐ của thầy và trò

ND(ghi bảng)

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

1. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu về vai trò và tầm quan trọng của sách.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, HĐ chung cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên dán một số bức tranh trên bảng

? Các em quan sát những bức tranh trên và cho biết mỗi bức tranh trên nói về vấn đề gì?

? Địa phương em hiện nay có những sự việc hiện tượng nào đang diễn ra?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe câu hỏi, quan sát tranh, trả lời miệng.

Bước 3: Dự kiến sản phẩm:

- Nội dung tranh:

Ảnh 1: ô nhiễm nguồn nước

Ảnh 2: tai nạn giao thông

Ảnh 3: học sinh chơi điện tử

Ảnh 4: vứt rác bừa bãi.

- Hiện tượng diễn ra ở địa phương

VD: cả 4 hiện tượng trên.

Bước 4: Báo cáo kết quả

Học sinh báo cáo kết quả trả lời của cá nhân.

Bước 5: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá lẫn nhau

- Giáo viên nhận xét, đánh giá:

Những vấn đề nói trên đang diễn ra rất phổ biến ở nhiều nơi, nhiều địa phương. Vậy ở địa phương chúng ta, hiện tượng nào diễn ra phổ biến ? Hiện tượng ấy là tích cực hay tiêu cực? Làm thế nào để hạn chế tác hại của hiện tượng tiêu cực và phát huy tác dụng của hiện tượng tích cực ở địa phương mình? Tiết học này cô sẽ hướng dẫn các em đi tìm hiểu vấn đề đó.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:

Hoạt động 1: Xác định những vấn đề có thể bàn luận ở địa phương.

* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những sự việc hiện tượng đang diễn ra phổ biến ở địa phương mình.

* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà.

* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm.

* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng video (hoặc dự án nhóm), phiếu học tập, câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

? Trình bày dự án nghiên cứu của nhóm về các vấn đề đang diễn ra ở địa phương?

2.Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, trình bày các vấn đề đã chuẩn bị.

- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất. (Sản phẩm có thể có hình ảnh minh họa)

- Dự kiến sản phẩm…

+ Vấn đề về môi trường

+ Vấn đề về quyền trẻ em

+ Vấn đề về an toàn giao thông

....

3. Báo cáo kết quả:

HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách viết về một trong các vấn đề trên.

* Mục tiêu: Giúp học sinh định hướng được cách làm bài văn bàn về một trong các vấn đề xã hội đang diễn ra ở địa phương.

* Nhiệm vụ: HS thực hiện yêu cầu của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ chung, thảo luận nhóm.

* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, trả lời miệng.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

Thảo luận nhóm 2 bàn (6 phút):

? Về nội dung vấn đề cần bàn luận cần có đặc điểm gì ?Khi đưa ra thực trạng của hiện tượng em cần đảm bảo yêu cầu nào? Ngôn ngữ trong bài viết cần ra sao?

? Về hình thức, bài nghị luận cần đảm bảo bố cục như thế nào? Hệ thống luận điểm, luận cứ cần đảm bảo yêu cầu gì?

2.Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: trao đổi trong nhóm bàn thống nhất kết quả viết ra giấy.

- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.

- Dự kiến sản phẩm…

+ Vấn đề cần bàn luận phải có tính phổ biến...Khi bàn về thực trạng vấn đề cần đảm bảo khách quan, trung thực, không nên nói quá..Ngôn ngữ trong bài làm cần đơn giản, tường minh.....

+ Về hình thức: bài làm ba phần đầy đủ. Luận điểm, luận cứ rõ ràng...

3. Báo cáo kết quả:

HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

4. Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

Bài tập: Xây dựng dàn ý cho đề bài sau:

Trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng vi phạm giao thông ở địa phương em.

* Mục tiêu: Hs xây dựng được dàn ý cho đề văn nghị luận về một vấn đề ở địa phương.

* Nhiệm vụ: HS đọc yêu cầu, trao đổi nhóm.

* Phương thức thực hiện: HĐ nhóm lớn (8 phút)

* Yêu cầu sản phẩm: Phiếu học tập lớn, vở ghi.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

Hãy xây dựng dàn ý sơ lược cho đề văn trên.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- Đọc, làm cá nhân, trao đổi với bạn trong nhóm.

- GV hướng dẫn HS.

- Dự kiến sản phẩm:

+ Mở bài:

Giới thiệu vấn đề trong đề bài

Đánh giá khái quát về hiện tượng ở địa phương trong đề bài.

+ Thân bài:

Thực trạng vi phạm giao thông ở địa phương: đi sai làn đường, đi quá tốc độ, đi xe máy, xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, đi hàng ba...

Nguyên nhân: chủ quan: do người tham gia giao thông không nắm được luật giao thông, có người cố tình không thực hiện đúng...

Hậu quả: tai nạn giao thông, hỏng phương tiện đi lại, bị thương, chết, tốn kém tiền của , ảnh hưởng đến tinh thần...

Giải pháp khắc phục: nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông, tuyên truyền, xử phạt...

+ Kết bài: Khái quát lại vấn đề

Đưa ra lời khuyên...

3. Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức = bài làm của nhóm học sinh làm tốt nhất.

HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG:

* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

* Sản phẩm: Câu trả lời của HS

* Cách tiến hành:

1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

? Để góp phần thực hiện tốt luật an toàn giao thông, em cần làm gì?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.

+ Nghe yêu cầu.

+ Trình bày cá nhân.

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO:

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

* Nhiệm vụ: Về nhà tiếp tục tìm hiểu về những vấn đề khác ở địa phương em

* Phương thức hoạt động: cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

Ghi lại những sự việc ở địa phương mà em thấy diễn ra phổ biến.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà suy nghĩ trả lời.

1. Xác định những vấn đề có thể bàn luận ở địa phương:

a. Vấn đề môi trường:

- Hậu quả của việc phá rừng

- ô nhiễm bầu không khí

- Hậu quả của rác thải khó tiêu huỷ (bao bì ni lông, chai lọ bằng nhựa tổng hợp) đối với việc canh tác trên đồng ruộng ở nông thôn.

b. Vấn đề quyền trẻ em:

- Giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

- Bạo hành trẻ em.

c. Vấn đề giao thông:

- Đi xe máy không đội mũ bảo hiểm

- Vượt đèn đỏ

- Tai nạn giao thông.

2. Xác định cách viết:

a. Yêu cầu về nội dung:

- Sự việc, hiện tượng mang tính phổ biến

- Trung thực, có tính xây dựng, không cường điệu

- Phân tích nguyên nhân phải đảm bảo tính khách quan và có sức thuyết phục

- Nội dung bài viết giản dị, dễ hiểu, tránh kiến thức sách vở dài dòng

b. Yêu cầu về hình thức:

- Bài viết phải đủ 3 phần: MB, TB, KB

- Bài viết phải có luận điểm, luận cứ, lập luận rõ ràng.

IV. Rút kinh nghiệm

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần 21: Bài : Tiết

CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP

(tiếp theo)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1/Kiến thức:

- Đặc điểm của thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú.

- Công dụng của thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú.

2/Phẩm chất:

-Chăm học, ý thức việc sử dụng thành phần biệt lập trong khi nói và viết.

3/ Năng lực:

- Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ: đọc hiểu nhận biết thành phần gọi đáp, thành phần phụ chú trong câu.

+ Viết Đặt câu có sử dụng hai thành phần đó. Tạo lập đoạn văn sử dụng TPBL.

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch dạy học

- Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc sgk & trả lời các câu hỏi .

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HĐ của thầy và trò

ND(ghi bảng)

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

1. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu về vai trò và tầm quan trọng của sách.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, HĐ chung cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv viết các câu trên bảng:

1. Ôi, trời rét thế!

2. Cũng may mà bằng mấy nét vẽ, họa sĩ đã ghi xong lần đầu gương mặt người thanh niên.

3. Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

4. Chính Hữu (tác giả của bài thơ "Đồng chí") tên thật là Trần Đình Đắc.

? Tìm thành phần biệt lập trong các câu trên.

? Hãy cho biết tên gọi của các thành phần biệt lập đó?

*Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe yêu cầu, thực hiện cuộc thi trên bảng.

- Trả lời miệng.

* Dự kiến sản phẩm:

- Ôi

- Cũng may

- Trâu ơi, này

- ( tác giả của bài thơ "Đồng chí")

Học sinh có thể chỉ ra được thành phần biệt lập đã học nhưng không chỉ ra được thành phần mà chưa được học.

*Báo cáo kết quả:

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

- Gv lấy những điều học sinh còn chưa biết rõ để vào bài học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm và công dụng của thành phần gọi- đáp:

* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về đặc điểm và công dụng của thành phần gọi- đáp.

* Nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu vào phiếu học tập.

* Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm.

* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

+ YC HS đọc vd?

+ Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu a, b, c?

+ Xác định vị trí của từ in đậm trong câu?

+ Các từ ngữ đó có tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu không? Vì sao?

2. Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: Làm việc cá nhân, sau đó thống nhất kết quả trong nhóm

- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.

- Dự kiến sản phẩm:

+ Bộ phận in đậm ->đứng tr­ước CN (ko có qh C-V)

+ Không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa của câu.

+ Dùng để tạo lập, duy trì cuộc hội thoại.

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

? Em hiểu thành phần gọi đáp là gì?

? Đặt câu có thành phần gọi- đáp?

- Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ sgk.

Gv chia học sinh làm bốn nhóm cùng chơi trò chơi sau:

Trong vòng 5 phút, nhóm viết ra những câu ca dao, hò vè, thơ có sử dụng thành phần gọi đáp và gạch chân dưới các thành phần đó. Đội nào viết được nhiều và đúng nhất sẽ giành chiến thắng.

- Hs thảo luận nhóm, viết ra giấy.

- Hs trình bày dán trên bảng, đọc và xác định

- Hs nhóm khác nhận xét.

- Gv nhận xét 4 nhóm, cho điểm

Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm và công dụng của thành phần phụ chú:

* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về đặc điểm và công dụng của thành phần phụ chú.

* Nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu vào phiếu học tập.

* Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm.

* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

GV gọi HS đọc các ví dụ

? Nếu l­ược bỏ các từ in đậm nghĩa của câu có thay đổi không? Vì sao?

? Trong câu a các từ ngữ in đậm đ­ược dùng để làm gì (chú thích cho từ ngữ nào)

? Trong câu b, cụm chủ vị in đậm được dùng để làm gì, chú thích điều gì?

2.Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: Làm việc cá nhân, sau đó thống nhất kết quả trong nhóm

- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.

- Dự kiến sản phẩm:

- Khi bỏ các từ in đậm nghĩa của câu không thay đổi vì các từ đó không nằm trong cấu trúc cú pháp.

- Từ in đậm trong câu a chú thích : Đứa con gái đầu lòng của anh.

- Cụm chủ vị in đậm trong câu b chú thích cho suy nghĩ của nhân vật Tôi.

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

? Thế nào là thành phần phụ chú của câu?

? Dấu hiệu nhận biết thành phần phụ chú, cấu tạo thành phần phụ chú?

GV: HS đọc ghi nhớ.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

Bài tập 1:

* Mục tiêu: HS biết xác định được thành phần gọi - đáp trong văn cảnh cụ thể.

* Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi trả lời.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.

* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

+ Đọc yêu cầu.

+ Xác định khởi ngữ trong các câu?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- Nghe và làm bt

3. Dự kiến sản phẩm:

a. Từ dùng để gọi: Này

b. Từ dùng để đáp: Vâng

2. Bài tập 2:

* Mục tiêu: HS biết xác định được thành phần gọi - đáp trong câu ca dao

* Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi trả lời.

* Phương thức thực hiện: HĐ nhóm cặp

* Yêu cầu sản phẩm: Phiếu học tập; vở ghi.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

+ Đọc yêu cầu bài tập.

+ xác định được thành phần gọi - đáp

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- Nghe và làm bt

3. Dự kiến sản phẩm:

a. Cụm từ dùng để gọi: Bầu ơi

b. Đối tượng hướng tới của sự gọi: tất cả các thành viên trong cộng đồng người Việt

3. Bài tập 3:

* Mục tiêu: HS viết được một đoạn văn có sử dụng khởi ngữ.

* Nhiệm vụ: HS đọc yêu cầu, viết đv.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.

* Yêu cầu sản phẩm: vở ghi.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

+ Đọc yêu cầu bài tập.

+ Tìm thành phần phụ chú và nêu tác dụng của thành phần đó trong từng ví dụ

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- Nghe và làm bt

3. Dự kiến sản phẩm:

a. TP phụ chú "kể cả anh" giải thích cho cụm từ "mọi người"

b. TP phụ chú "các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ" giải thích cho cụm từ "những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này"

c. TP phụ chú "những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỷ tới" giải thích cho cụm từ "lớp trẻ"

d. Các TP phụ chú và tác dụng của nó

- Thành phần phụ chú "có ai ngờ" thể hiện sự ngạc nhiên của nhân vật trữ tình "tôi"

- TP phụ chú " thương quá đi thôi" thể hiện tình cảm trìu mến của nhân vật trữ tình "tôi" với nhân vật "cô bé nhà bên"

HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG

* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

* Sản phẩm: Câu trả lời của HS

* Cách tiến hành:

1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

+ Tạo lập một cuộc hội thoại từ hai nhân vật trở lên trong đó có sử dụng thành phần gọi đáp phù hợp.

+ Từ đó rút ra bài học trong giao tiếp

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.

+ Nghe yêu cầu.

+ Trình bày cá nhân

+ Dự kiến sp:

VD:

Mẹ: Con ơi con đã làm xong bài chưa?

Con: Dạ, thưa mẹ, con đã làm xong rồi ạ!

= > khi giao tiếp cần sử dụng thành phần gọi đáp cho phù hợp với lứa tuổi, thứ bậc trong gia đình...

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ

* Phương thức hoạt động: cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

- Tìm thành phần gọi đáp và phụ chú trong những văn bản văn học mà em đã được học ở học kì 1.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà suy nghĩ trả lời.

I. Thành phần gọi- đáp

1. Ví dụ

2. Nhận xét

Này: dùng để gọi.

Th­ưa ông: dùng để đáp.

- Những từ này không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu-> chúng là các thành phần biệt lập.

- Công dụng:

+ Từ: Này dùng để tạo lập cuộc hội thoại.

+ Từ: Thư­a ông dùng để duy trì cuộc hội thoại.

3. Ghi nhớ: SGK

II. Thành phần phụ chú.

1.Ví dụ .

2. Nhận xét:

- Khi bỏ các từ in đậm nghĩa của câu không thay đổi vì các từ đó không nằm trong cấu trúc cú pháp.

- Từ in đậm trong câu a chú thích: Đứa con gái đầu lòng của anh

- Cụm chủ vị in đậm trong câu b chú thích cho suy nghĩ của nhân vật Tôi.

3. Ghi nhớ: SGK

IV. Rút kinh nghiệm

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần 21: Tiết 104, 105:

LUYỆN TẬP VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức về kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng của đời sống xã hội

2. Năng lực:

a. Các năng lực chung:

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

b. Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

Năng lực nghe, nói, đọc, viết, phân tích, tổng hợp vấn đề, tạo lập văn bản

3. Phẩm chất:

- Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt.

- Tự lập, tự tin, tự chủ.

- Giáo dục HS ý thức làm bài nghiêm túc.

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

GV: Đề bài, đáp án- biểu điểm:

Đề bài: Suy nghĩ của em về hành động vứt rác bừa bãi nơi công cộng của nhiều bạn trẻ hiện nay.

Đáp án - biểu điểm:

Yêu cầu về hình thức: (2,0 điểm)

- Bài viết đúng thể loại: nghị luận về sự việc hiện tượng (0,5 điểm)

- Đảm bảo đủ bố cục, trình bày hợp lí bố cục. (0,5 điểm)

- Bài viết sạch sẽ cẩn thận, không sai chính tả, dùng từ đặt câu...(0,5 điểm)

- Có sự sáng tạo trong cách viết....(0,5 điểm)

Yêu cầu về nội dung:(8 điểm)

1. Mở bài: (1 điểm)

- Giới thiệu được hiện tượng vứt rác bừa bãi nơi công cộng của nhiều bạn trẻ hiện nay

- Nêu nhận xét khái quát về mức độ, tính chất, hậu quả của hiện tượng.

2. Thân bài: (6 điểm)

- Giải thích và nêu biểu hiện của hiện tượng: (1,5điểm)

+ Giải thích được thế nào là rác thải, thế nào là nơi công cộng.

+ Nêu được những biểu hiện của hiện tượng : ở nhà thì không vứt nhưng ở nơi công cộng thì vứt không hề suy nghĩ. Trong trường học, học sinh sinh viên... vứt đủ loại rác từ vỏ bánh kẹo, túi bóng, chai nước , giấy viết. Ở ngoài đường các bạn cũng vứt rác vô tội vạ.....Ở công viên......Ở nơi du lịch.....Thậm chí ở nơi thiêng liêng như đình chùa cũng xảy ra hiện tượng các bạn vứt rác bừa bãi.....

- Hậu quả của hiện tượng :(1,5điểm)

+ Làm mất mĩ quan môi trường nơi công cộng

+ Làm ô nhiễm môi trường, tác nhân gây ra một số căn bệnh ...

+ Gây tốn kém sức người sức của để thu dọn rác thải, tiêu hủy rác thải

+ Làm giảm giá trị du lịch nhất là với những nơi danh lam thắng cảnh...

- Nguyên nhân:(1,5điểm)

+ Chủ quan: do ý thức của con người, chỉ biết sạch nhà mình, nơi công cộng tha hồ xả rác, ý thức bảo vệ môi trường còn kém.

+ Khách quan:

Do cuộc sống hiện đại, rác nhiều.

Do sự giáo dục làm gương của gia đình còn ít.

Do các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường còn chưa có chiều sâu.

Do sự xử phạt hành vi vứt rác còn nhẹ, chủ yếu là nhắc nhở....

- Biện pháp khắc phục hiện tượng trên:(1,5điểm)

+ Bản thân học sinh phải nâng cao hiểu biết, ý thức bảo vệ môi trường.

+ Gia đình người thân phải thường xuyên nhắc nhở nêu gương

+ Thày cô nhà trường cần xây dựng hoạt động tìm hiểu môi trường, thi bảo vệ môi trường

+ Chính quyền địa phương, công ty môi trường cần quan tâm đến môi trường hơn, có biện pháp xử phạt nghiêm minh: phạt lao động công ích, phạt vào kinh tế..

+ Những công ty sản xuất cần sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường, có thể tái chế, hoặc có thể sử dụng được toàn bộ sản phẩm không phải vứt bỏ cái gì.....

3. Kết bài: (1 điểm)

- Khẳng định lại hiện tượng: đây là hiện tượng gây ra nhiều hậu quả xấu trực tiếp đến con người.

- Rút ra bài học: phải biết chung tay bảo vệ môi trường, nói không với vứt rác bừa bãi, phân loại rác đúng quy định...

- HS: Xem lại dàn ý của kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức

2. KTBC: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

3. Bài mới:

- Giáo viên chép lên bảng.

- Giáo viên nhắc nhở ý thức làm bài của học sinh.

- Học sinh làm bài

- Gv coi kiểm tra.

4. Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.

5. Dặn dò: về nhà soạn bài: "Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-Phông-Ten."

IV. Rút kinh nghiệm

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Bài 21- Tiết . Làm văn.

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ.

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1/Kiến thức :

-Đặc điểm, yêu cầu của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý.

2/Phẩm chất:

-Tự giác học tập tìm hiểu những vấn đề về tư tưởng đạo lý để làm bài nghị luận hiệu quả cao.

3 Năng lực:

- Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Đọc hiểu một văn bản nghị luận về tư tưởng đạo lí: bố cục, vấn đề NL, luận điểm, PPLL …

+ Đọc mở rộng VB thuộc kiểu bài NL về tư tưởng, đạo lí xác định: vấn đề NL, hệ thống luận điểm, PPLL chủ yếu …

xã hội.

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên: Lập kế hoạch dạy học, tài liệu,phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu bài học, chuẩn bị sản phẩm theo sự phân công.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

HĐ1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU:

* Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu về đặc điểm của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí

* Nhiệm vụ: HS theo dõi và thực hiện yêu cầu của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.

* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.

* Cách tiến hành:

- GV chuyển giao nhiệm vụ:

Đê 1: Suy nghĩ về hiện tượng ô nhiễm môi trường ở địa phương em.

Đề 2: Tác hại của tệ nạn xã hội.

Đề 3: Bàn về vấn đề thực phẩm bẩn hiện nay.

Đề 4: Suy nghĩ về lòng biết ơn.

? Em hãy cho biết các đề trên đề nào thuộc kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống?

- Dự kiến TL:

+ Đề 1,2,3: Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống

+ Đề 4: ?

? Đặc điểm bài văn nghị luận về một sự việc đời sống?

- Dự kiến TL: Bàn về sự việc, hiện tượng xảy ra trong đời sống hàng ngày của con người.

* GV chốt lại và dẫn dắt vào bài: Đề 4 có phải là dạng bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống không? Bài học hôm nay cô và các em sẽ tìm hiêu để có được câu trả lời.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.

* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu về một vấn đề tư tưởng đạo lí

* Nhiệm vụ: HS thực hiện yêu cầu của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ chung, Thảo luận nhóm, Hoạt động cặp đôi.

* Yêu cầu sản phẩm: vở ghi HS.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

THẢO LUẬN NHÓM(3p)

a. Cho biết văn bản trên bàn về vấn đề gì?

b. Văn bản trên chia làm mấy phần, chỉ ra nội dung từng phần và mối quan hệ của chúng với nhau.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS hoạt động cá nhân.

+ HS thảo luận.

- Đại diện trình bày.

- Dự kiến TL:

a. Văn bản bàn về vấn đề vai trò của tri thức và người trí thức trong đời sống xã hội.

b. Chia làm ba phần:

+ Phần mở bài(đoạn 1): đặt vấn đề tri thức là sức mạnh

+ Phần thân bài (đoạn văn 2,3): Chứng minh tri thức đúng là sức mạnh trong công việc và khẳng định tri thức là sức mạnh cách mạng.

+ Phần kết bài(đoạn còn lại): Phê phán những người không biết quý trọng tri và sử dụng tri thức không đúng mục đích.

⇒ Mối quan hệ giữa các thành phần là chặt chẽ, cụ thể:

- Phần mở bài: nêu vấn đề

- Phần thân bài: Lập luận chứng minh vấn đề

- Phần kết bài: Mở rọng vấn đề để bàn luận

- 2 HS phản biện.

- GV đánh giá quá trình thảo luận nhóm, đánh giá sản phẩm của HS.

- GV chốt kiến thức

HĐ cá nhân

?Chỉ ra các câu mang luận điểm chính trong bài. Các luận điểm ấy đã diễn đạt được rõ ràng , dứt khoát ý kiến của người viết chưa?

HS hoạt động cá nhân => trình bày kết quả.

Dự kiến TL:

* Các câu mang luận điểm trong bài:

- 2 câu đầu tiên của đoạn mở bài

- Câu đầu tiên của đoạn thứ 2: đúng là tri thức là sức mạnh.

- 2 câu kết của đoạn 2

- câu mở đoạn 3

- câu mở đoạn 4 và câu kết đoạn 4

Cụ thể:

Nhà khoa học... sức mạnh.

Sau này Lê Nin... được sức mạnh.

Tri thức đúng là sức mạnh.

Rõ ràng người có... làm nổi.

Tri thức ... cách mạng.

Tri thức... quý trọng tri thức.

Họ không ... trên mọi lĩnh vực.

⇒ Các luận điểm trên đã diễn đạt được rõ ràng, dứt khoát ý kiến của người viết. Nói cách khác, người viết muốn tô đậm, nhấn mạnh hai ý:

- Tri thức là sức mạnh

- Vai trò to lớn của người tri thức trên mọi lĩnh vực của đời sống.

HĐ cá nhân

? Văn bản trên đã sử dụng phép lập luận chính nào? Cách lập luận có thuyết phục không?

Dự kiến TL:

- Phép lập luận chứng minh là chủ yếu.

- Thuyết phục mọi người bởi đẫn chứng rõ ràng, cụ thể

GV chốt: Với phép lập luận chứng minh này có sức thuyết phục vì đã giúp cho người đọc nhận thức được vai trò của tri thức và vai trò người trí thức đối với sự phát triển, tiến bộ của xã hội, phê phán tư tưởng không biết trọng tri thức dùng sai mục đích. Vì vậy, nó mang tầm vóc là một vấn đề tư tưởng đạo lí của cả xã hội.

HĐ cặp đôi

? Qua đây em hiểu thế nào là bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí ? Theo em muốn làm nổi bật một vấn đề tư tưởng đạo lí bằng cách nào? Về hình thức đảm bảo yêu cầu gì?

HS hoạt động cá nhân => Hoạt động cặp đôi => trình bày kết quả.

* Dự kiến TL:

- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống.

  • Giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích.

? Về hình thức bài viết phải đảm bảo yêu cầu gì?

  • Có bố cục 3 phần, luận điểm đúng đắn rõ ràng, lời văn chính xác, sinh động.

Thảo luận nhóm(3p)

? Qua bài học này em cho biết bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí khác với bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống như thế nào?

HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS hoạt động cá nhân.

+ HS thảo luận.

- Đại diện trình bày.

- Dự kiến TL:

  • Nghị luận sự việc, hiện tượng đời sống là xuất phát từ thực tế đời sống (sự việc, hiện tượng) mà nêu ra những vấn đề tư tưởng.
  • Nghị luận tư tưởng đạo lí: dùng lập luận giải thích, chứng minh phân tích... để làm sáng tỏ các tư tưởng đạo lí quan trọng đối với đời sống con người.

* Mục tiêu: Giúp học sinh bước đầu nhận dạng được kiểu bài nghị luận Xh về một vấn đề tư tưởng đạo lí

* Nhiệm vụ: HS thực hiện yêu cầu của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ chung, Thảo luận nhóm, Hoạt động cặp đôi.

* Yêu cầu sản phẩm: vở ghi HS.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

THẢO LUẬN NHÓM(3p)

a.Cho biết văn bản trên thuộc loại nghị luận nào?

b. Văn bản nghị luận về vấn đề gì? Chỉ ra luận điểm chính của nó?

c.Phép lập lập luận chính trong bài văn là gì? Cách lập luận trong bài có sức thuyết phục như thế nào?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS hoạt động cá nhân.

+ HS thảo luận.

- Đại diện trình bày.

- Dự kiến TL:

a. Văn bản thuộc loại nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí

b, văn bản bàn về giá trị của thời gian

* Luận điểm:

-Thời gian là sự sống

- Thời gian là thắng lợi

- Thời gian là tiền

- Thời gian là tri thức

C, Phép lập luận chủ yếu của văn bản là phân tích và chứng minh

Cách lập luận này có sức thuyết phục , giản dị và dễ hiểu

HS phản biện

GV chốt lại

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về đặc điểm của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

* Sản phẩm: Câu trả lời của HS

* Cách tiến hành:

1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

Từ việc tìm hiểu ở trên hãy xác định đề 4 trong phần KĐ thuộc kiểu bài nghị luận nào? Nêu một vài vấn đề tư tưởng đạo lí của con người trong cuộc sống

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.

+ Nghe yêu cầu.

+ Trình bày cá nhân: Đề 4 thuộc kiểu nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí

*Một số vấn đề tư tưởng đạo lí của con người: Đạo lí uống nước nhớ nguồn, lá lành đùm lá rách...

- GV chốt:

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ

* Phương thức hoạt động: cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

Tìm và đọc một số đoạn văn, bài văn thuộc thể loại nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà suy nghĩ trả lời.

I- Tìm hiểu bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí.

1. Ví dụ: văn bản: ‘Tri thức là sức mạnh”.

2. Nhận xét

- Văn bản bàn về vấn đề vai trò của tri thức và người trí thức trong đời soonga xã hội..

- Mở bài: nêu vấn đề.

- Thân bài: lập luận, chứng minh vấn đề.

- Kết bài: mở rộng bàn luận vấn đề.

*Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống.

  • - Giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích.
  • - Có bố cục 3 phần, luận điểm đúng đắn rõ ràng, lời văn chính xác, sinh động.

3. Ghi nhớ:

II. Luyện tập:

IV. Rút kinh nghiệm

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Bài 21: Tiết : LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1/Kiến thức:

- Liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu và các đoạn văn. Một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản .

2/Kĩ năng:

- 2/Phẩm chất:

- Ý thức trong việc sử dụng liên kết câu và liên kết đoạn trong văn nói và viết.

3/Năng lực:

- Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Đọc hiểu Ngữ liệu: Nhận biết một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.

+ Viết: Vẽ sơ đồ tơ duy về nội dung bài học. Sử dụng một số phép liên kết câu, liên kết đoạn trong việc tạo lập văn bản.

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên: Lập kế hoạch bài dạy, tài liệu, máy chiếu, phiếu học tập...

2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu bài học, chuẩn bị sản phẩm theo sự phân công

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HĐ của thầy và trò

ND(ghi bảng)

HĐ 1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU:

* Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu về cách liên kết câu và liên kết đoạn văn trong tạo lập văn bản.

* Nhiệm vụ: HS theo dõi, quan sát và thực hiện yêu cầu của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.

* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.

* Cách tiến hành:

- GV chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV chiếu 1 đoạn văn, yêu cầu học sinh đọc và thực hiện yêu cầu:

Cắm bơi một mình trong đêm(1). Đêm tối bưng không nhìn rõ mặt đường(2). Trên con đường ấy, chiếc xe lăn bánh rất êm(3). Khung xe phía cô gái ngồi lồng đầy bóng trăng(4). Trăng bồng bềnh nổi lên qua dãy Pú Hồng(5). Dãy núi này có tính chất quyết định đến gió mùa đông bắc nước ta(6). Nước ta bây giờ là của ta rồi, cuộc đời đã bắt đầu hửng sáng(7).

? Nêu nội dung của đoạn văn trên?

-Dự kiến trả lời: Mỗi câu nói về một sự việc khác nhau, không hướng vào một chủ đề nào.

?Em thấy đoạn văn trên có sự liên kết với nhau không? vì sao?

- Dự kiến TL: Các câu trong đoạn văn trên nối tiếp nhau bằng những phương thức liên kết hình thức (câu trước với câu sau có từ ngữ được lặp lại). Nhưng nội dung của các câu lại hướng về những đề tài, chủ đề khác nhau. -->Nội dung lủng củng, rời rạc, khó hiểu.

? Vậy để nội dung đoạn văn hay, dễ hiểu và có sự liên kết chặt chẽ ta phải làm thế nào?

-Dự kiến TL: Các yếu tố liên kết hình thức phải gắn bó chặt chẽ với sự liên kết về mặt nội dung (các câu trong đoạn văn phải cùng hướng tới một chủ đề).

GV dẫn dắt vào bài: Vậy làm thế nào để liên kết câu và liên kết đoạn văn về nội dung và hình thức cô và các em sẽ tìm hiểu qua tiết học ngày hôm nay…

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

* Mục tiêu: Giúp HS nắm được thế nào là liên kết về nội dung và hình thức.

* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà các câu hỏi sgk:

- Câu hỏi 1: ? Đ/v bàn về vấn đề gì? chủ đề ấy có quan hệ ntn với chủ đề chung của VB?(Nhớ lại nd văn bản cho biết văn bản bàn về vấn đề nào?)

- Câu hỏi 2: ?Cách phản ứng với thực tại có mqh ntn với tiếng nói văn nghệ?Từ đó em thấy chủ đề đoạn văn và chủ đề văn bản có mqh ntn?

-Câu hỏi 3: ? Nội dung chính của mỗi câu trong đ/v? những nội dung ấy có quan hệ ntn với chủ đề đ/v? Nêu nhận xét về trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn?

?Rút ra nhận xét gì về sự liên kết nội dung giữa các câu trong một đoạn văn hay giữa các đoạn văn trong một văn bản?

-Câu hỏi 4: ?Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đ/v được thể hiện = những biện pháp nào? ( chỉ rõ từ ngữ biểu hiện?)

? Qua tìm hiểu, em thấy việc liên kết giữa các câu trong một đoạn văn về hình thức thường thông qua những phép nào?

* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm.

* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ: trình bày dự án1,2,3,4.

- Dự kiến TL:

N1: - Đoạn văn bàn về vấn đề: cách người nghệ sĩ phản ánh thực tại.

- Chủ đề của văn bản:Bàn về tiếng nói văn nghệ.

N2:- Là 1 phần tạo lên tiếng nói văn nghệ.

- Quan hệ bộ phận và toàn bộ.

N3:- (1) Tp’ nghệ thuật phẩn ánh thực tại

(2) Khi phản ánh thực tại, nghệ sĩ muốn nói lên một điều mới mẻ

(3) Cái mới mẻ ấy là lời gửi của người nghệ sĩ.

- ND các câu này đều hướng vào chủ đề của đoạn văn.

- Trình tự các ý hợp lôgic

N4:- Lặp từ: tác phẩm.

- Dùng từ cùng trường liên tưởng:

tác phẩm - nghệ sĩ .

- Phép thế từ: nghệ sĩ - anh.

- Dùng từ đồng nghĩa: cái đã có rồi - những vật liệu mượn ở thực tại.

- Dùng quan hệ từ: nhưng.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

-Trình bày theo nhóm (các nhóm 1,2,3 lên trình bầy sản phẩm)

+ Sau mỗi nhóm trình bày.

+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

sau khi 3 nhóm trình bầy sản phẩm Gv chốt kiến thức liên kết về nội dung.

-HS nhóm 4 trình bầy sản phẩm xong GV chốt kiến thức liên kết về hình thức.

-GV chốt kiến thức sang phần nội dung ghi bản và kết luận đây cũng là ội dung phần ghi nhớ sgk/43

? Một bạn đọc to nội dung phần ghi nhớ trong sgk.

GV quay trở lại phần khởi động, chiếu lại đoạn văn và chữa: Qua tìm hiểu phần lí thuyết chúng ta thấy đoạn văn trên mới có sự liên kết về hình thức qua phép lặp từ ngữ mà chưa có sự liên kết về nội dung(mỗi câu nói về một sự vc khác nhau) vì vậy đoạn văn trên không phải là một đoạn văn hoàn chỉnh mà chỉ là một chuỗi các câu lộn xộn.

?Hãy đọc ghi nhớ?

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết kiến thức về liên kết câu và liên kết đoạn văn để làm các bài tập.

* Nhiệm vụ: HS hoạt động cá nhân; hoạt động cặp đôi; HSvề nhà làm.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cặp đôi.

* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở bài tập.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

-Các bài tập trong sgk

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nghe và hoạt động cá nhân rồi hoạt động căp đôi trả lời câu 1.

+ Về nhà làm câu 2.

- GV nhận xét câu trả lời 1 của HS.

- GV hướng dẫn HS về nhà làm câu 2.

1.* Chủ đề đ/v: Khẳng định năng lực trí tuệ con người Việt Nam, những hạn chế cần khắc phục

* Nội dung các câu trong đoạn văn đều tập trung vào chủ đề ấy

* Trình tự sắp xếp hợp lý của các ý trong câu

- Mặt mạnh của trí tuệ VN

- Những điểm hạn chế

- Cần khắc phục hạn chế để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế mới

2. Các câu được LK

- Bản chất trời phú ấy (2) - (1): phép đồng nghĩa

- Nhưng (3), (2): phép nối

- ấy là (4), (5): phép lặp

- Lỗ hổng (4), (5): phép lặp

- Thông minh (5), (1): phép lặp

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào làm các bài tập cũng như khi viết văn, hay trong lời ăn tiếng nói hàng ngày.

* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về liên kết câu và liên kết đoạn văn để trả lời câu hỏi của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

* Sản phẩm: Câu trả lời của HS

* Cách tiến hành:

1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

? Tại sao phải liên kết câu, liên kết đoạn văn?

?Liên kết về nội dung và liên kết về hình thức là như thế nào?

- 3 HS trả lời.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.

+ Nghe yêu cầu.

+ Trình bày cá nhân.

- GV chốt:

- Các câu có LK => mới có đ/v hoàn chỉnh

- Các đ/v liên kết => mới có văn bản hoàn chỉnh

* Các loại LK

- LK nội dung: Là quan hệ đềtài và lôgic

+ Các câu trong đ/v tập chung làm rõ chủ đề

+ Dấu hiệu nhận biết là trình tự sắp xếp hợp lý các câu

- LK hình thức: Là cách sử dụng những từ ngữ cụ thể có tác dụng nối câu với câu, đoạn với đoạn.

Dấu hiệu: là phép lặp từ ngữ, phép nối, phép thế,các từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa, đại từ …

HOẠT ĐỘNG5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ

* Phương thức hoạt động: cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

? Viết một đoạn văn khoảng 6 câu nói về chủ đề học tập, trong đó có sử dụng phếp nối, phép thế và dùng từ trái nghĩa để liên kết câu (chỉ rõ).

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Về nhà suy nghĩ trả lời.

+ Nắm nd bài.

+ Chuẩn bị “ Luyện tập liên kết”

I. Khái niệm liên kết

1. Ví dụ:

2. Nhận xét:

-Về nội dung:

+ các câu trong một đoạn văn, các đoạn văn trong một văn bản phải cùng hướng đến chủ đề chung của đoạn văn hay văn bản.

+ Các câu, các đoạn phải đc sắp xếp theo một trình tự hợp lí, lôgic.

-Về hình thức:

Liên kết bằng phép lặp từ ngữ, phép thế, phép nối, dùng từ cùng trường liên tưởng, từ đồng nghiã- trái nghĩa,....

3. Ghi nhớ: sgk/43

IV. Rút kinh nghiệm

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

BÀI 22: Tiết . Làm văn.

LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN

(Luyện tập)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1/Kiến thức :

- Một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản. Một số lỗi liên kết có thể gặp trong văn bản.

2/Phẩm chất:

-Chăm học, có ý thức trong việc sử dụng liên kết câu và liên kết đoạn trong văn nói và viết.

3/Năng lực:

- Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng ;ực tự chủ và tự học

- Năng lực chuyên biệt:

+Đọc hiểu Ngữ liệu: Nhận biết một số phép liên kết thường dùng và các lỗi về liên kết trong việc tạo lập văn bản.Nhận ra và sửa được một số lỗi về liên kết.

+Viết: đoạn văn vận dụng các phép liên kết

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch dạy học

- Học liệu: tài liệu tham khảo, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu bài học, chuẩn bị sản phẩm theo sự phân công…

III- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ của thầy và trò

ND(ghi bảng)

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

*Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS

* Nhiệm vụ: HS lắng nghe câu hỏi và thực hiện yêu cầu của GV

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.

* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời

* Cách thức tiến hành:

- GV chuyển giao nhiêm vụ:

?GV đưa đoạn văn và yêu cầu HS xác định các phép liên kết trong đoạn văn?

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

* Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại các phép liên kết câu, liên kết đoạn văn.

* Nhiệm vụ: HS học bài ở nhà.

* Phương thức thực hiện: Cá nhân trình bày,

* Yêu cầu sản phẩm:Câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

  1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

? Thế nào là liên kết câu và liên kết đoạn văn?

-Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu văn trong một văn bản phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

? Tại sao phải liên kết đoạn văn?

-Các câu liên kết với nhau mới tạo ra một đoạn văn hoàn chỉnh về nội dung và hình thức, nếu không cũng chỉ là một chuỗi câu hỗn hợp không thông báo được nội dung trọn vẹn.

- Các đoạn văn đó liên kết với nhau mới có một văn bản hoàn chỉnh, nếu không cũng chỉ là tập hợp các đoạn văn hỗn độn.

HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân trả lời.

? Chú ý vào cả hai ví dụ sau:

  • Mùa thu đã về. Nắng thu vàng óng trải dài trên những con đường làng. Gió thu nhè nhẹ thoang thoảng mùi hương cốm…
  • Các bạn học sinh đang đến trường.Cây đa cổ thụ đầu làng bốn mùa xanh tốt. Không hiểu sao cá chết trắng cả ao. Con cò bỗng ngẩng lên ngơ ngác.

? Trong 2 ví dụ trên nội dung nào được coi là đoạn văn, ví dụ nào không được coi là đoạn văn?

  • Ví dụ 1: là đoạn văn hoàn chỉnh, vì:

+ Chủ đề nói về mùa thu với những đặc điểm của nó.

+ Hình thức: lặp từ thu trong câu 2, 3.

  • Ví dụ 2: Không phải là đoạn văn mà là một chuỗi câu hỗn độn không thông báo vấn đề hoàn chỉnh, mỗi câu nói về một vấn đề không liên quan đến nhau. Về hình thức...

GV: Nếu tách riêng từng câu thì mỗi câu đều đúng ngữ pháp, có nghĩa. Nhưng đứng cạnh nhau thì chúng lại trở nên hỗn độn.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

* Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại các phép liên kết câu, liên kết đoạn văn.

* Nhiệm vụ: HS học bài ở nhà.

* Phương thức thực hiện: Cá nhân trình bày,

* Yêu cầu sản phẩm:Câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

  1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

? Đọc và nêu yêu cầu bài tập?

  • Chỉ ra phép liên kết câu và liên kết đoạn trong từng trường hợp .

? Muốn thực hiện được yêu cầu này ta phải làm gì?

- Về hình thức: Các câu, các đoạn liên kết với nhau nhờ từ ngữ nào qua phép liên kết nào?

? Căn cứ vào đó em hãy thực hiện yêu cầu bài tập?

  1. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ

? Học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập?

? Cho học sinh thảo luận và thực hiện yêu cầu bài tập.

Gợi ý:

  • Các cặp từ trái nghĩa:

Thời gianvật lí Thời gian tâm lí

Vô hình hữu hình.

Giá lạnh nóng bỏng

Thẳng tắp hình tròn

đều đặn lúc nhanh lúc chậm.

Đọc bài tập 3? Yêu cầu bài tập?

  • Chỉ ra lỗi về liên kết nội dung của đoạn văn?

? Cho biết nội dung thông báo của đoạn văn?

  • Không nêu được vì mỗi câu nói đến một đối tượng khác nhau.

? Vậy muốn cho các câu tập trung làm rõ chủ đề ta phải làm bằng cách nào?

  • Thêm một số từ ngữ hoặc câu để thiết lập liên kết chủ đề giữa các câu.

? Căn cứ vào đó em hãy thực hiện?

  1. Cắm đi một hình trong đêm. Trận địa pháo đại đội 2 của anh ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Anh chợt nhớ hồi đầu mùa lạc hai bố con anh cùng viết đơn xin ra mặt trận. Bây giờ, mùa thua hoạch lạc đã vào chặng cuối.
  2. Thêm trạng ngữ chỉ thời gian vào đầu câu 2 để làm rõ mối quan hệ thời gian giữa các sự kiện.

.. suốt hai năm anh ốm nặng, chị làm quần quật...

Bài tập 4: Gợi ý về nhà:

  1. Dùng từ không thống nhất: nó- chúng.
  2. Dùng từ không cùng nghĩa như trên: văn phòng- hội trường.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

Nhiệm vụ: HS biết vận dụng kiến thức đã học về phép liên kết câu, liên kết đoạn văn để làm bài tập.

Phương thức thực hiện: Cá nhân trình bày,

Yêu cầu sản phẩm:Câu trả lời của HS.

Cách tiến hành

  1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

?Viết một đoạn văn có sử dụng phép liên kết câu.

  1. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học.

Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ

Phương thức thực hiện: Cá nhân trình bày,

Yêu cầu sản phẩm:Câu trả lời của HS vào vở

Cách tiến hành

GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

? Tìm phép liên kết câu trong trong một số đoạn văn, đoạn thơ đã học.

  1. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ

Đọc yêu cầu

Về nhà suy nghĩ trả lời.

I- Lý thuyết

1. Liên kết nội dung

2. Liên kết hình thức.

II. Luyện tập

ập

Bài tập 1/49.

a) Liên kết câu: Câu 1, 2 ở đoạn 1 liên kết bằng phép lặp: “trường học”

- Đoạn 1 và 2 được liên kết bằng phép thế.

b) Liên kết câu: bằng phép lặp:"văn nghệ”. Liên kết đoạn bằng phép phép lặp: sự sống, văn nghệ.

  1. Liên kết phép lặp: Thời gian, con người.
  2. Liên kết trái nghĩa: yếu đuối- mạnh mẽ, hiền lành- ác.

Bài tập 2

Bài tập 3.

Bài tập 4

IV. Rút kinh nghiệm

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Bài 23 Tiết : Văn bản

MÙA XUÂN NHO NHỎ- Thanh Hải

I. MỤC TIÊU:

1/Kiến thức:

- Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước.

- Lẽ sống cao đẹp của một con người chân chính.

2/Phẩm chất:

-Yêu thiên nhiên, đất nước, tự ý thức góp một phần công sức nhỏ bé của bản thân bằng những việc làm thiết thực để cống hiến cho quê hương, đất nước.

3/ Năng lực:

- Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân

- Năng lực chuyên biệt:

+Đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại: thể loại, hình ảnh thơ đặc sắc, giá trị nội dung và nghệ thuật

+Đọc mở rộng văn bản trữ tình hiện đại

+ Viết: Trình bày những suy nghĩ cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ.

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

  1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

  • Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước (nếu có)…
  1. Chuẩn bị của học sinh:

- Nội dung kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung (ghi bảng)

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU(3 phút)

1. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS t?m hiểu về mùa xuân, cảm xúc của người nghệ sĩ về mùa xuân.

HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, cả lớp

- PP nêu vấn đề

3. Sản phẩm hoạt động

- HS trả lời miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Em hãy kể tên những tác phẩm văn học viết về đề tài mùa xuân? Em thích nhất bài thơ nào? Vì sao em thích?

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh tìm hiểu, trả lời:

- Giáo viên: Quan sát hướng dẫn…

- Dự kiến sản phẩm: Mùa xuân chín - Hàn Mặc Tử, Mùa xuân xanh- Nguyễn Bính…Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải...

Mùa xuân luôn là đề tài bất tận của thi ca. Dưới con mắt của các thi sĩ, mùa xuân hiện lên có màu sắc có âm thanh sống động. Em thích nhất bài thơ MXNN bởi nó cho thấy vẻ đẹp mùa xuân cùng cảm xúc cuả con người …

*Báo cáo kết quả: Mùa xuân chín- Hàn Mặc Tử, Mùa xuân xanh - Nguyễn Bính… Mùa xuân nho nhỏ.

Em thích nhất là bài Mùa xuân nho nhỏ vì bài thơ có âm điệu trong sáng, ngọt ngào, có nhiều h?nh ảnh thơ đẹp....

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá:

Mùa xuân luôn là nguồn cảm hứng, đề tài bất tận của thi ca. Dưới con mắt của các thi sĩ, mùa xuân hiện lên với những màu sắc, dáng vẻ khác nhau. Bức tranh mùa xuân trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải được hiện lên như thế nào, cảm xúc của thi sĩ ra sao bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời được câu hỏi ấy ...

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI(32 phút)

Hoạt động 1: Giới thiệu chung

1. Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về tác giả và văn bản.

….

2. Phương thức thực hiện:

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, dạy học theo dự án; Kĩ thuật đặt câu hỏi…

- Hoạt động cá nhân, hoạt động cả lớp, …

3. Sản phẩm hoạt động: Phiếu học tập của cá nhân

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

? Giới thiệu vài nét về nhà thơ Thanh Hải và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ mà các em đã chuẩn bị?

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh lên trình bày…

- Giáo viên quan sát, lắng nghe…

- Dự kiến sản phẩm: Những nét chính về Thanh Hải và bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ"

*Báo cáo kết quả: HS lên trình bày

*Đánh giá kết quả

- Học sinh khác nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

- GV hướng dẫn đọc: Thể thơ 5 chữ, không ngắt nhịp trong câu, giọng vui tươi, trìu mến; đoạn giữa nhanh; đoạn cuối suy tư, trầm lắng.

- GV đọc mẫu đoạn 1, gọi HS đọc tiếp các phần còn lại.

? Nêu mạch cảm xúc của bài thơ? Từ đó chia bố cục của bài ?

* GV gợi ý thêm: Từ cảm xúc về mùa xuân thiên nhiên, đất trời 🡪 cảm xúc về mùa xuân đất nước🡪 Ước nguyện trước mùa xuân.

HĐ 2. Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.

ND 1

1. Mục tiêu: Học sinh cảm nhận được bức tranh mùa xuân có màu sắc, đường nét…và tâm trạng của tác giả.

2. Phương thức thực hiện:

- PP Nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết tr?nh, TL nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi…

- Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, cả lớp…

3. Sản phẩm hoạt động: Phiếu hoạt động của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

5. Tiến trình hoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ: HĐ nhóm

a. Hình ảnh mùa xuân thiên nhiên được gợi tả qua hình ảnh nghệ thuật nào? Em cảm nhận được gì về bức tranh mùa xuân?

b. Xác định biện pháp nghệ thuật độc đáo trong hai câu thơ cuối đoạn thơ và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy?

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Đọc yêu cầu, hoạt động cá nhân, nhóm theo bàn -> thảo luận…

- Giáo viêm: Quan sát trợ giúp HS

- Dự kiến sản phẩm

- H?nh ảnh: + Mọc giữa dòng sông xanh

+ Một bông hoa tím biếc

+ Con chim chiền chiện…

=> Bức tranh xuân tươi đẹp có sự hài hòa về mầu sắc, rộn rã âm thanh, -khỏe khoắn căng tràn sức sống

- NT: Ẩn dụ: Giọt long lanh-> âm thanh tiếng chim chiền chiện ngưng đọng lại long lanh trong ánh sáng mùa xuân

+ Kế hợp với 2 động từ đưa, hứng

-> Tâm trạng say sưa ngây ngất, nâng niu trân trọng vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế.

*Báo cáo kết quả

HS lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm.

(Trình trên bảng phụ)

*Đánh giá kết quả

HS nhóm khác phản biện, nhận xét, bổ sung

- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Gv bình: Chỉ với 6 câu thơ, với vài nét phác vẽ đơn sơ mà đặc sắc, bằng những hình ảnh nho nhỏ, thân quen, bình dị, nhà thơ đã gợi lên một lên một bức tranh xuân tươi tắn, thơ mộng, mang đậm phong vị xứ Huế - quê hương của tác giả. Đặc biệt là âm thanh của tiếng chim chiền chiện – sứ giả của mùa xuân vang ngân lên từng tiếng một, thật trong, thật tr?n làm xao xuyến hồn thi nhân để rồi nhà thơ đón nhận với tất cả sự đắm say, trân trọngbằng cả tâm hồn qua hành động “hứng”...

ND2

1. Mục tiêu: Cảm nhận được cảm xúc trước mùa xuân đất nước, mùa xuân cách mạng.

2. Phương thức thực hiện:

- PP Nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết trình, TL nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi…

- Hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi, cả lớp…

3. Sản phẩm hoạt động: Phiếu hoạt động của cặp đôi

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

5. Tiến trình hoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ: HĐ cặp đôi

a. Hình ảnh mùa xuân đất nước được gợi lên qua hình ảnh thơ nào? Em có nhận xét gì về hình ảnh ấy?

b. Xác định biện pháp nghệ thuật độc đáo trong đoạn thơ và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy?

c. Qua những hình ảnh, nghệ thuật đó em cảm cảm nhận được gì về tâm trạng cảm xúc của nhà thơ?

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Đọc yêu cầu, hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi

- Giáo viên: Quan sát trợ giúp HS

- Dự kiến sản phẩm

- H?nh ảnh: + Người cầm súng

+Người ra đồng

+ Lộc

-> Hình ảnh đa nghĩa (vừa thực lại vừa có ý nghĩa tượng trưng cho hai nhiệm vụ quan trọng của đất nước: chiến đấu bảo vệ và lao động xây dựng đất nước).

- Điệp ngữ: Tất cả như

-Từ láy hối hả, xôn xao; nhịp thơ rộn rã-> Khí thể tưng bừng, nhộn nhịp của đất nước vào xuân.

- Nhân hóa: Đất nước ...vất vả, gian lao

- So sánh: Đất nước như vì sao

=> Hình ảnh đất nước hiện lên thật gần gũi, bình dị, trường tồn... đồng thời thể hiện niềm tự hào về đất nước, niềm tin vào tương lai của đất nước.

*Báo cáo kết quả

HS lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm.

(Trình trên bảng phụ)

*Đánh giá kết quả

HS nhóm khác phản biện, nhận xét, bổ sung

- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

ND3

1. Mục tiêu: Cảm nhân được khát vọng đẹp đẽ của nhà thơ muốn dâng hiến cho cuộc đời.

2. Phương thức thực hiện:

- PP Nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết trình, TL nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi, khăn phủ bàn…

- Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, cả lớp…

3. Sản phẩm hoạt động: Phiếu hoạt động của nhóm theo tổ

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

5. Tiến trình hoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ: HĐ nhóm theo tổ

a. Trước vẻ đẹp của mùa xuân đất nước mùa xuân cách mạng nhà thơ đã bộc lộ nguyện ước gì?

b. Chỉ ra nghệ thuật độc đáo mà nhà thơ sử dụng trong đoạn thơ? Nêu tác dụng?

? Nêu nhận xét của em về điều tâm niệm của nhà thơ?

GV phát phiếu HT cho HS

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Đọc yêu cầu, hoạt động cá nhân, nhóm theo tổ -> thảo luận…

- Giáo viên: Quan sát trợ giúp HS

- Dự kiến sản phẩm

- Ước: Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca/ Một nốt trầm xao xuyến

=> Ước nguyện chân thành, muốn được cống hiến phần nhỏ bé nhưng có ích cho cuộc đời, muốn được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước.

- NT: Điệp ngữ Ta làm, Dù là

Ẩn dụ: mùa xuân nho nhỏ

Hoán dụ “tuổi hai mươi”, “khi tóc bạc”

  • Ước nguyên cống hiến, hòa nhập của nhà thơ: Muốn được cống hiến phần nhỏ bé, tốt đẹp, hữu ích cho cuộc đời cho đất nước. Nguyện ước của nhà thơ thật đáng trân trọng bởi diễn ra bền bỉ, cống hiến trọn đời

*Báo cáo kết quả

HS lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

(Trình trên bảng phụ)

*Đánh giá kết quả

HS nhóm khác phản biện, nhận xét, bổ sung

- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

GV bình

ND4

1. Mục tiêu: Cảm nhân được khát vọng đẹp đẽ của nhà thơ muốn cất cao tiếng hát ngơi ca quê hương.

2. Phương thức thực hiện:

- PP vấn đáp, thuyết trình, kĩ thuật đặt câu hỏi…

- Hoạt động cá nhân, cả lớp…

3. Sản phẩm hoạt động: HS trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

GV đánh giá

5. Tiến trình hoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ: HĐ cá nhân

? Nhận xét về âm hưởng của đoạn thơ? Tình cảm mà tác giả gửi gắm ở đây là gì?

? Đặt bài thơ trong hoàn cảnh ra đời, em có suy nghĩ gì về lí tưởng sống của tác giả?

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: nghe, hoạt động cá nhân suy nghĩ để trả lời-

- Giáo viên: Quan sát trợ giúp HS

- Dự kiến sản phẩm:

- Mùa xuân ta xin hát

Nhịp phách tiền đất Huế

* Âm hưởng của khúc dân ca xứ Huế: Làn điệu Nam ai, Nam bình ngọt ngào sâu lắng

Điệp khúc như lời hát.

=> Lòng tự hào, thiết tha yêu quê hương, đất nước.

* Đặt trong hoàn cảnh ra đời khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh và không lâu sau thì qua đời -> Lí tưởng sống cao đẹp của nhà thơ của một con người trọn đời đi theo cách mạng trọn đời cống hiến...

*Báo cáo kết quả

HS lên trình bày suy nghĩ của m?nh.

*Đánh giá kết quả

HS khác nhận xét, bổ sung

- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Hoạt động 3

* Mục tiêu: Giúp học sinh khái quát được những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản.

* Nhiệm vụ: HS thực hiện yêu cầu của GV

* Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN(2 phút)

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ HS làm việc cá nhân.

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

- GVchốt trên bảng phụ bằng bản đồ tư duy

1 Nghệ thuật :

- Thể thơ năm chữ, làn điệu dân ca miền Trung, âm hưởng nhẹ nhàng tha thiết.

- Hình ảnh thơ tự nhiên, giản dị.

- Cấu tứ bài thơ chặt chẽ.

- Giọng điệu bài thơ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của tác giả.

2.Nội dung

- Bài thơ thể hiện tâm niệm chân thành, tha thiết mà hết sức khiêm tốn của nhà thơ muốn cống hiến trọn đời cho đất nước.

- Bài thơ là lời kêu gọi, thúc giục mọi thế hệ hãy sống đẹp, có ích cho cuộc đời, cho đất nước.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (5 PHÚT)

1. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để làm bài

2. Phương thức thực hiện: HĐ cặp đôi

3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- HS nhận xét đánh giá

- GV đánh giá.

5. Cách tiến hành:

*. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

TRAO ĐỔI CẶP ĐÔI (1phút)

Giải thích nhan đề Mùa xuân nho nhỏ

* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: thực hiện cá nhân

- Giáo viên: theo dõi, hướng dẫn

- Dự kiến sản phẩm…

+Tên bài thơ là một sáng tạo độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ.

+ Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ là biếu tương cho những gì tinh túy nhất, đẹp đẽ nhất của sự sống và của cuộc đời mỗi con người.

+ Thể hiện nguyện ước của nhà thơ muốn làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước của cuộc đời.

+ Thể hiện quan điểm về sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng.

*Báo cáo kết quả: HS trình bày

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG (03 PHÚT)

1. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

2. Nhiệm vụ: HS suy nghĩ , trình bày

3. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

5. Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

Sau khi học xong văn bản này em có suy nghĩ gì về lẽ sống của tuổi trẻ hiện nay?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Suy nghĩ trả lời.

+ 2 HS trả lời.

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

- GV khái quát ( có thể chiếu clip, tranh ảnh thể hiện lẽ sống của con người VN, của tuổi trẻ VN hiện nay) -> nhắc nhở HS lí tưởng sống của bản thân

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO(02 PHÚT)

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đ? học.

* Nhiệm vụ: Về nhà t?m hiểu, liên hệ.

* Phương thức hoạt động: cá nhân.

* Yêu cầu sản phẩm: T?m thêm những câu chuyện, bài thơ, bài hát, nhân vật có lí tưởng, lẽ sống cao đẹp.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho Hs:

Viết đoạn văn ngắn (7 dòng) trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà sưu tầm.

I. Giới thiệụ:

1. Tác giả:

- Tên thật: Phạm Bá Ngoãn (1930- 1980).

- Quê: Thừa Thiên- Huế.

- Tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ

- Tác phẩm chính: Những đồng chí trung kiên

2. Văn bản

a. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

- Viết tháng 11/1980, khi tác giả đang nằm trên giường bệnh, không lâu sau nhà thơ qua đời

b. Đọc – chú thích – Bố cục

* Đọc

*Chú thích

* Bố cục

🡪 4 phần.

II. Tìm hiểu văn bản

1. Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời

- Nghệ thuật đảo ngữ, hình ảnh chọn lọc, tiêu biểu.

=>Bức tranh xuân, cao rộng, thoáng đãng; màu sắc tươi thắm; âm thanh vang vọng. Đó là bức tranh mùa xuân xứ Huế đẹp, thơ mộng, đầy sức sống.

* Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, động từ gợi tả

- Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

=> Cảm xúc say sưa, ngây ngất, thái độ trân trọng trước vẻ đẹp của đất trời mùa xuân.

2. Cảm xúc trước mùa xuân của đất nước, Cách mạng

* Hình ảnh đa nghĩa (vừa thực lại vừa có ý nghĩa biểu trưng). Người cầm súng và người ra đồng, họ đi đến đâu mang theo lộc non (may mắn, hạnh phúc…) đến đó. 🡪 Đem mùa xuân đến cho mọi nơi.

* Nhịp thơ hối hả, rộn rã.

=> Khí thế tưng bừng, khẩn trương nhộn nhịp vào xuân.

* Hình ảnh so sánh sáng tạo, hình ảnh đẹp, từ ngữ khẳng định.

=> Sự trường tồn của dân tộc, vẻ đẹp tương lai

🡪 Tình cảm tự hào, mến yêu cuộc sống.

3. Tâm niệm của nhà thơ

­

- Ta làm: con chim hót

một cành hoa

nhập vào hoà ca

nốt trầm xao xuyến

* Điệp ngữ, có sự chuyển đổi cách xưng hô “ta”, hình ảnh đẹp, lặp lại tạo sự đối ứng chặt chẽ.

=> Ước nguyện chân thành, muốn được cống hiến phần nhỏ bé nhưng có ích cho cuộc đời, muốn được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước.

Dù là khi tóc bạc

* Ẩn dụ “mùa xuân nho nhỏ”; Điệp ngữ “Dù là”; Hoán dụ “tuổi hai mươi”, “khi tóc bạc”

=> Ước nguyện dâng hiến nhỏ bé, khiêm nhường không ồn ào, khoa trương... nguyện cống hiến cả cuộc đời cho đất nước

-> Điều tâm niệm thật chân thành, tha thiết, bình dị rất đáng trân trọng, ngợi ca.

4. Lời ngợi ca quê hương, đất nước

- Khổ thơ cuối mang âm hưởng của khúc dân ca xứ Huế. Điệp khúc như lời hát.

=> Lòng tự hào, thiết tha yêu quê hương, đất nước.

III. Tổng kết:

1. Nghệ thuật:

- Thể thơ năm chữ, âm hưởng dân ca xứ Huế

- Hình ảnh thơ tự nhiên, giản dị.

- Cấu tứ bài thơ chặt chẽ.

- Giọng điệu bài thơ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của tác giả.

2. Nội dung

- Bài thơ thể hiện tâm niệm chân thành, tha thiết mà hết sức khiêm tốn của nhà thơ muốn cống hiến trọn đời cho đất nước.

- Bài thơ là lời kêu gọi, thúc giục mọi thế hệ hãy sống đẹp, có ích cho cuộc đời, cho đất nước.

3. Ghi nhớ - SGK 58.

III. Luyện tập

1. Bài tập 1

2. Bài tập 2

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

TBài 23- Tiết - Văn bản

VIẾNG LĂNG BÁC

Viễn Phương

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1/Kiến thức:

- Những tình cảm thiêng liêng của tác giả, của một ngừoi con từ miền Nam ra viếng lăng Bác. Những đặc sắc về hình ảnh, tứ thơ, giọng điệu của bài thơ

2. Phẩm chất

-Biết ơn công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, học tập theo gương Bác

-Trân trọng những tình cảm nhân văn cao đẹp của con người.

3/ Năng lực:

- Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân

- Năng lực chuyên biệt:

+ Đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình: nhận biết đặc điểm về thể thơ, mach cảm xúc… Có khả năng trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, khổ thơ, tác phẩm thơ.

+ Đọc mở rộng một văn bản trữ tình cùng đề tài.

+ Viết: cảm thụ và nhận ra những nét giống và khác trong việc khai thác hình ảnh thơ.

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

  1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

  • Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước (nếu có)…
  1. Chuẩn bị của học sinh:

- Nội dung kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà về tác giả, văn bản

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung (ghi bảng)

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU(3 phút)

1. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu Bác, về tình cảm của nhà thơ của mọi người Vn đối với Bác

HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- HS trả lời miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến tr?nh hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

- GV cho Hs nghe bài hát "Viếng lăng Bác"

? Bài hát này của ai, viết về ai? Em biết gì về bài hát này?

? Qua bài hát em có cảm nhận được gì về tình cảm người nhà thơ?

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh tìm, hiểu trả lời:

- Giáo viên: Quan sát hướng dẫn…

- Dự kiến sản phẩm:

+ Bài hát của Hoàng Hiệp viết về Bác Hồ về tình cảm của nhân dân ta với lãnh tụ.

+ Bài hát được phổ nhạc từ bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

+ Bài hát đã thể hiện được tình cảm yêu mến tự hào, lòng biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với Bác...

*Báo cáo kết quả:

HS trình bày theo ý kiến của cá nhân

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá:.

Bác Hồ vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc VN luôn là nguồn cảm hứng, đề tài bất tận của thi ca. Mặc dù Người không còn nữa nhưng hình ảnh của Bác vẫn còn sống mãi trong trái tim của người dân đất Việt. Cho đến bây giờ người yêu nhạc vẫn nhớ mãi đến một bài hát dạt dào xúc động, càng nghe càng thấm thía, càng thương nhớ Bác Hồ khôn nguôi. Đó là bài hát "Viếng lăng Bác" của nhạc sĩ Hoàng Hiệp, phổ thơ của Viễn Phương. Bài hát đã diễn tả được tình cảm của đồng bào miền Nam ra Bắc viếng lăng Bác thông qua xúc cảm của nhà thơ VP. Tình cảm được thể hiện như thế nào cô trò mình sẽ cùng đi tìm hiểu qua bài học hôm nay

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI(30 phút)

Hoạt động 1: Giới thiệu chung

1. Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về tác giả và văn bản.

….

2. Phương thức thực hiện:

  • PP Vấn đáp, thuyết trình, dạy học theo dự án; Kĩ thuật đặt câu hỏi…

- Hoạt động cá nhân, hoạt động cả lớp, …

3. Sản phẩm hoạt động: Phiếu học tập của cá nhân

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

? Giới thiệu vài nét về nhà thơ Viễn Phương mà các em đã chuẩn bị?

? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh lên trình bày…

- Giáo viên quan sát, lắng nghe…

- Dự kiến sản phẩm:

- Tên thật là Phan Thanh Viễn (1928 - 2005)

- Quê An Giang.

- Là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kỳ chống Mĩ cứu nước.

- Thơ của Viễn Phương dung dị, cảm xúc sâu lắng thiết tha, ngôn ngữ thơ đậm đà màu sắc Nam Bộ.

- Tác phẩm chính: “Mắt sáng học trò”, ”Nhớ lời di chúc”, “Như mây mùa xuân”,

*Báo cáo kết quả: HS lên trình bày

*Đánh giá kết quả

- Học sinh khác nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

-.GV hướng dẫn HS đọc: Giọng trang nghiêm, tha thiết, chậm, sâu lắng.

- GV đọc mẫu khổ thơ đầu, gọi HS đọc tiếp đến hết.

- Gọi một HS đọc lại toàn bài thơ.

? Nêu mạch cảm xúc của bài thơ? Bài thơ có bố cục mấy phần? Nêu nội dung của từng phần

HĐ 2. Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.

1. Mục tiêu: HS nắm được tâm trạng xúc động của nhà thơ khi đứng trước cảnh vật bên ngoài lăng Bác.

2. Phương thức thực hiện:

- PP Nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết trình, T/luận nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi…

- Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, cả lớp…

3. Sản phẩm hoạt động: Phiếu hoạt động của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- GV nhận xét, đánh giá.

5. Tiến tr?nh hoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ: HĐ nhóm

a. Tìm từ ngữ xưng hô trong đoạn thơ trên? Cách xưng hô ấy đem lại hiệu quả gì?

b. Ra thăm lăng Bác vào thời điểm nào, hình ảnh nào gây ấn tượng nhất với nhà thơ? Hình ảnh ấy có ý nghĩa như thế nào?

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Đọc yêu cầu, hoạt động cá nhân, nhóm theo bàn -> thảo luận…

- Giáo viên: Quan sát trợ giúp HS

- Dự kiến sản phẩm

- Xưng hô con-Bác-> gần gũi, thân thương, kính trọng như tình cảm của người con đối với người Cha.

Câu thơ vừa là lời thông báo vừa như một lời chào -> tâm trạng xúc động của người con từ chiến trường miền Nam lần đầu tiên được ra thăm, viếng Bác.

  • Ra thăm lăng Bác vào buổi sớm. Hình ảnh gây ấn tượng nhất là hình ảnh hàng tre
  • Hình ảnh thực nhưng cũng là hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng cho sức sống hiên ngang kiên cường bất khuất của dân tộc VN, tạo sự gần gũi thân thuộc của lăng Bác...

*Báo cáo kết quả

HS lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm.

(Trình trên bảng phụ), hoặc trên máy chiếu

*Đánh giá kết quả

HS nhóm khác phản biện, nhận xét, bổ sung

- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

1. Mục tiêu: Cảm nhận được cảm xúc của nhà thơ khi hòa cùng dòng người vào lăng viếng Bác.

2. Phương thức thực hiện:

- PP Nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết trình, TL nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi, khăn phủ bàn

- Hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi, cả lớp…

3. Sản phẩm hoạt động: Phiếu hoạt động của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

5. Tiến trình hoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ: HĐ cặp đôi

a. Chỉ ra nghệ thuật độc đáo được sử dụng trong khổ thơ 2? Phân tích hiệu quả của những biện pháp nghệ thuật đó trong việc thể hiện nội dung của đoạn thơ?

b. Qua đó, em cảm cảm nhận được gì về tâm trạng cảm xúc của nhà thơ?

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Đọc yêu cầu, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm theo kĩ thuật khăn phủ bàn

- Giáo viên: Phát phiếu học tập cho HS, Quan sát trợ giúp HS

- Dự kiến sản phẩm

- Sử dụng hình ảnh thực và ẩn dụ sóng đôi nhau: mặt trời trên lăng – mặt trời trong lăng; dòng người...- tràng hoa..

-> sự lớn lao vĩ đại của Bác, sự tôn kính lòng thành kính, biết ơn vô hạn của nhân dân đối với Bác

- Điệp ngữ: ngày ngày -> Sự lặp đi lặp lại của thời gian, của tình người làm nổi bật lòng thành kính, biết ơn của nhân dân ta...

- Tâm trạng của nhà thơ xúc động trào dâng

*Báo cáo kết quả

HS lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm.

(Trình trên bảng phụ)

*Đánh giá kết quả

HS nhóm khác phản biện, nhận xét, bổ sung

- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Khổ thơ 3

  1. Mục tiêu: Cảm nhân cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng viếng Bác.

2. Phương thức thực hiện:

- PP Nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết trình, kĩ thuật đặt câu hỏi…

- Hoạt động cá nhân, cả lớp…

3. Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của HS

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- GV đánh giá

5. Tiến trình hoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ: HĐ cá nhân

a, Hai câu thơ đầu K3 gợi cho em những liên tưởng nào? Những liên tưởng ấy được khơi gợi từ hình thức nghệ thuật nào?

b. Chỉ ra nghệ thuật độc đáo mà nhà thơ sử dụng trong 2 câu thơ cuối? Nêu tác dụng?

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: phân tích câu hỏi và dự kiến trả lời …

- Giáo viên: Quan sát trợ giúp HS

- Dự kiến sản phẩm

- Hai câu đầu: không khí trang nghiêm thanh tĩnh ở trong lăng Bác, người đọc hình dung Bác đang ngủ một giấc ngủ yên bình dưới ánh sáng dịu nhẹ của vầng trăng. Hình ảnh trăng... khiến người đọc nhớ đến tâm hồn cao đẹp trong sáng của Bác và những câu thơ tràn ngâp ánh trăng của Người.

Hai câu cuối: h?nh ảnh ẩn dụ: Trời xanh và nghe nhói...

-> Sự trường tồn bất tử của Bác và nỗi đau đớn xót xa trước sự ra đi của Người...

*Báo cáo kết quả

HS trình bày ý kiến của bản thân, HS khác nhận xét đánh giá, bổ sung

*Đánh giá kết quả

- Giáo viên nhận xét, đánh câu trả lờicủa HS

->Giáo viên chốt kiến thức trên bảng phụ; HS ghi vở

GV bình: Vào lăng viếng Bác đứng trước di hài của Bác lí trí của nhà thơ vẫn tự nhủ rằng Bác chưa mất Bác chỉ đi ngủ thôi nhưng từ trong sâu thẳm trái tim của nhà thơ vẫn trào lên cảm xúc đau đớn xót xa đến thắt lòng vì sự thật Bác đã đi rồi. Nhói đau vốn được cảm nhận bằng xúc giác nhưng nhà thơ lại cảm nhận cảm giác đó bằng thính giác – một sự chuyển đổi thật tinh tế của VP. Phải là người có tình cảm sâu sắc với Bác nhà thơ mới cảm nhận được cảm xúc ấy.

Khổ 4.

1. Mục tiêu: Cảm nhân được ước nguyện đẹp đẽ, tấm lòng thủy chung son sắt của nhà thơ với Bác.....

2. Phương thức thực hiện:

- PP vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi…

- Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, cả lớp…

3. Sản phẩm hoạt động: HS trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

GV đánh giá

5. Tiến trình hoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ: HĐ cá nhân

? Chỉ ra nghệ thuật đặc sắc trong khổ thơ cuối của bài thơ? Những nghệ thuật đó có tác dụng trong việc thể hiện tình cảm của tác giả?

? Mở đầu bài thơ là hình ảnh hàng tre kết thúc bài thơ là cây tre, việc lặp lại cấu trúc ấy có tác dụng thế nào?

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: nghe, hoạt động cá nhân suy nghĩ để trả lời-

- Giáo viên: Quan sát trợ giúp HS

- Dự kiến sản phẩm:

- Điệp ngữ Muốn làm -> ước nguyện tha thiết chân thành của nhà thơ: muốn hoá thân vào những vật xung quanh lăng Bác để được ở gần Bác, tô điểm cho hương sắc vườn Bác để dâng lên cuộc đười đẹp như những mùa xuân của Người.

- Ẩn dụ cây tre trung hiếu -> tấm lòng thủy chung son sắt của nhà thơ với Bác với con đường, với mục tiêu lí tưởng mà Bác đ? chọn

🡪 Đó là tình cảm, tấm lòng của nhân dân Việt Nam đối với vị lãnh tụ kính yêu.

  • - Kết cấu đầu cuối tương ứng đã nhấn mạnh hình ảnh gây ấn tượng với nhà thơ khi ra thăm lăng Bác, làm cho bài thơ có sự cân đối hài hòa và cũng làm cho dòng cảm xúc của nhà thơ càng trọn vẹn hơn.

*Báo cáo kết quả

Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả

HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

*Đánh giá kết quả

- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

HĐ 3 tổng kết:

* Mục tiêu: Giúp học sinh khái quát được những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản.

* Nhiệm vụ: HS thực hiện yêu cầu của GV

* Phương thức thực hiện:

- PP vấn đáp, thuyết trình.

- Kĩ thuật bản đồ tư duy

- Hoạt động cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS

* Cách tiến hành:

- GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

? Nêu khái quát những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản

  • HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc phân tích câu hỏi yêu cầu.

+ HS làm việc cá nhân .

- Dự kiến sản phẩm:

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

- GVchốt trên bảng phụ:

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (5 PHÚT)

1. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để làm bài

2. Phương thức thực hiện: HĐ cặp đôi

3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- HS nhận xét đánh giá

- GV đánh giá.

5. Cách tiến hành:

*GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

TRAO ĐỔI CẶP ĐÔI

? Nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong văn bản?

? Em thích nhất câu thơ, hình ảnh thơ nào? Vì sao?

* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: thực hiện cá nhân, trao đổi với bạn

- Giáo viên: theo dõi, hướng dẫn

*Báo cáo kết quả: HS trình bày

HS tự do trình bảy theo cảm nhận của cá nhân GV khuyến khích những cảm nhận có sáng tạo thể hiện những cảm nhận sâu sắc

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG (04 PHÚT)

1. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

2. Nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trình bày

3. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

5. Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 dòng nêu cảm nhận của em về một khổ thơ mà em thích nhất trong đoạn văn có sử dụng thành phần cảm thán?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Xác định yêu cầu.

+ Suy nghĩ trả lời.

+ 2 HS trả lời.

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO (01 PHÚT)

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học.

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ.

* Phương thức hoạt động: cá nhân.

* Yêu cầu sản phẩm: Tìm thêm những câu chuyện, bài thơ, bài hát, nhân vật có lí tưởng, lẽ sống cao đẹp.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho Hs:

Sưu tầm những câu chuyện, bài thơ, bài hát viết về Bác.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà sưu tầm.

I. Giới thiệụ:

1. Tác giả:

- Tên thật là Phan Thanh Viễn (1928 - 2005)

- Quê An Giang.

- Là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kỳ chống Mĩ cứu nước.

- Ngôn ngữ thơ dung dị, cảm xúc sâu lắng thiết tha, đậm đà màu sắc Nam Bộ.

- Tác phẩm chính: “Mắt sáng học trò”, ”Nhớ lời di chúc”, “Như mây mùa xuân”,

2. Văn bản

a/ Xuất xứ, thể loại:

- Viết 4/1976. Cuộc kháng chiến chống Mĩ mới thắng lợi. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa khánh thành.

- In trong tập “Như mây mùa xuân”

- Thể thơ : 8 chữ.

b. Đọc – chú thích – Bố cục

* Đọc

*Chú thích

* Bố cục: 4 phần

- Cảm xúc trước không gian, cảnh vật bên ngoài lăng (K1).

- Cảm xúc trước cảnh đoàn người vào lăng(K2).

- Cảm xúc khi vào trong lăng(K3).

- Cảm xúc trước khi ra về(K4).

II. Đọc- hiểu văn bản

1. Khổ thơ 1

- Xưng hô con-Bác-> gần gũi, thân thương, kính trọng như tình cảm của người con đối với người Cha.

Câu thơ vừa là lời thông báo vừa như một lời chào.

=> Tâm trạng xúc động của người con từ chiến trường miền Nam lần đầu tiên được ra thăm, viếng Bác.

- Câu cảm, từ láy, hình ảnh vừa có ý nghĩa thực vừa có ý nghĩa tượng trưng.

=> Hình ảnh gần gũi, thân thuộc của lăng Bác -> Hình ảnh biểu trưng cho sức sống bền bỉ, kiên cường bất khuất hiên ngang của dân tộc Việt Nam.

2. Khổ thơ 2

- Hình ảnh thực và ẩn dụ sóng đôi nhau: mặt trời trên lăng – mặt trời trong lăng; dòng người...- tràng hoa..

-> sự lớn lao vĩ đại của Bác, sự tôn kính lòng thành kính, biết ơn vô hạn của nhân dân đối với Bác

- Điệp ngữ: ngày ngày -> Sự lặp đi lặp lại của thời gian, của tình người làm nổi bật lòng thành kính, biết ơn của nhân dân ta...

=> Tâm trạng của nhà thơ xúc động trào dâng của nhà thơ và của nhân dân đối với Bác.

3. Khổ thơ 3

- Hai câu đầu:

+ Không khí trang nghiêm thanh tĩnh ở trong lăng

+ Ẩn dụ vầng trăng..., -> gợi tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác và những vần thơ tràn ngập ánh trăng của Người.

- Hai câu cuối: Hình ảnh ẩn dụ, từ ngữ gợi cảm.

=> Khẳng định sự trường tồn của Bác đối với non sông, đất nước và nỗi đau xót, sự mất mát lớn lao của cả dân tộc của nhân dân về sự ra đi của Người.

4. Khổ thơ cuối

- Điệp ngữ-> ước nguyện tha thiết chân thành của nhà thơ: muốn hoá thân vào những vật xung quanh lăng Bác để được ở gần Bác, tô điểm cho hương sắc vườnBác-

- Ẩn dụ cây tre trung hiếu -> tấm lòng thủy chung son sắt của nhà thơ với Bác.

🡪 Đó là tình cảm, tấm lòng của nhân dân Việt Nam đối với vị lãnh tụ kính yêu.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật.

- Bài thơ có giọng điệu thiết tha, trầm lắng, trang trọng, thành kính phù hợp với không khí cảm xúc nhà thơ.

- Sử dụng cách xưng hô thân mật gần gũi, hình ảnh ẩn dụ có giá trị biểu đạt tình cảm sâu sắc.

2. Nội dung.

- Bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác khi vào lăng viếng Bác.

3. Ghi nhớ: SGK

III. Luyện tập

1. Nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong văn bản?

2. Em thích nhất câu thơ, hình ảnh thơ nào? Vì sao?

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Bài 22-Tiết -Tập làm văn

CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ

I. MỤC TIÊU:

1/Kiến thức :

-Hiểu được cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.

2/Phẩm chất

-Chăm học có ý thức trong việc làm bài nghị luận theo đúng trình tự và mang tính thuyết phục.

3/ Năng lực:

- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác trong làm việc nhóm.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ,vận dụng kiến thức đã học để làm được bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch dạy học

- Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc sgk & trả lời các câu hỏi .

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

1. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu về cách làm bài văn NL về một tư tưởng đạo lí

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- HS trả lời miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

? Để tạo lập một văn bản NL về một vấn đề tư tưởng đạo lí chúng ta sẽ tiến hành theo mấy bước? Đó là những bước nào? Nhiệm vụ của từng bước ra sao?

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh tìm hiểu trả lời:

- Dự kiến sản phẩm:

Câu trả lời của HS

*Báo cáo kết quả:

HS trình bày theo ý kiến của cá nhân

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét và dẫn vào bài

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1 :

1. Mục tiêu: HS nắm được cách ra đề bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí.

….

2. Phương thức thực hiện:

  • PP Vấn đáp, thuyết trình; Kĩ thuật đặt câu hỏi…

- Hoạt động cá nhân, hoạt động cả lớp, …

3. Sản phẩm hoạt động:

Câu trả lời của HS

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

? Chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau của các đề bài trên?

? Em hãy đặt một số đề bài tương tự như những đề bài trên?

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh lên trình bày…

- Giáo viên quan sát, lắng nghe…

- Dự kiến sản phẩm:

Câu trả lời của HS

*Báo cáo kết quả: HS lên trình bày

*Đánh giá kết quả

- Học sinh khác nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

HĐ II. Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

1. Mục tiêu: HS nắm được cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng ...

2. Phương thức thực hiện: Sử dụng PP

- DH theo dự án

- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề

- Dạy học theo nhóm

- Vấn đáp, thuyết trình

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, thảo luận nhóm theo Kt khăn phủ bàn…

- Hoạt động cá nhân, cả lớp…

3. Sản phẩm hoạt động: Kết quả thảo luận nhóm của HS

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- GV đánh giá

5. Tiến trình hoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ: HĐ cá nhân, HĐ nhóm

a. Dựa vào việc chuẩn bị bài rồi hãy cho biết có mấy bước để làm một bài văn NL về một tư tưởng đạo lí.

? Việc tìm hiểu đề bài, lập dàn ý có ý nghĩa và vai trò như thế nào đối với việc làm bài?

b. Vận dụng vào làm đề văn Suy nghĩ từ câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: phân tích câu hỏi và dự kiến trả lời …

- Giáo viên: Quan sát trợ giúp HS

- Dự kiến sản phẩm

+ Có 4 bước để làm bài văn NL về một tư tưởng đạo lí: Tìm hiểu đề; Lập dàn ý, Viết bài; Kiểm tra sửa chữa

+T?m hiểu đề giúp chúng ta đi đúng yêu cầu của đề bài, tránh lạc đề; lập dàn ý giúp người viết trình bày sự việc một cách mạch lạc, rõ ràng...

+ Vận dụng:

B1. Tìm hiểu đề:

- Kiểu bài: NL về một tư tưởng đạo lí.

- Nội dung: Đạo lí uống nước nhớ nguồn

- Pvi kiến thức cần có: + Hiểu về tục ngữ Việt Nam + Vận dụng các tri thức về đời sống.

- Tìm ý:

+ Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ;

+ Nhận định, đánh giá câu tục ngữ (ý nghĩa của câu tục ngữ)

+ Hiện nay truyền thống ấy được vận dụng như thế nào...

B2. Lập dàn ý

a. Mở bài: Dẫn dắt vấn đề.

- Nêu vấn đề và trích dẫn câu tục ngữ.

b. Thân bài

* Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ.

- Nghĩa đen: Uống nước là sử dụng nước có trong tự nhiên để tồn tại và phát triển

- Nghĩa bóng: Uống nước”: hưởng thụ thành quả, sản phẩm vật chất và tinh thần; “Nhớ nguồn”: là lòng biết ơn đối với những người đã làm ra thành quả;

-> Nghĩa chung: Hưởng thụ thành quả phải biết ơn người tạo ra thành quả (lòng biết ơn)

* Nhận định, đánh giá.

- Là lời nhắc nhở đối với những ai vô ơn.

- Câu tục ngữ nêu đạo lí làm người.

- Câu tục ngữ nêu truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nền tảng để duy trì và phát triển xã hội.

* Mở rộng vấn đề:

- Khích lệ mọi người cống hiến cho xã hội, cho đất nước.

- Lên án phê phán những người có thái độ vô ơn.

-“nhớ nguồn” một cách thiết thực ...

c. Kết bài

- Câu tục ngữ thể hiện một nét đẹp của truyền thống và con người Việt Nam.

- Khuyên nhủ, kêu gọi mọi người.

B3. Viết bài: Dựa vào bài để viết thành bài hoàn chỉnh

B4. Đọc và kiểm tra sửa chữa.

*Báo cáo kết quả

HS trình bày kết quả của nhóm mình đã được phân công, HS nhóm khác nhận xét đánh giá, bổ sung, đưa ra câu hỏi để y/c giải đáp

*Đánh giá kết quả

- Giáo viên nhận xét, đánh câu trả lời của HS

->Giáo viên chốt kiến thức trên bảng phụ hoặc trên sản phẩm của HS; HS ghi vở

? Như vậy dể tiến hành tạo lập một bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí chúng ta thực hiện như thế nào?

HS trả lời

GV chốt lại và HS đọc ghi nhớ

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP + VẬN DỤNG (7 PHÚT)

1. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về cách làm bài văn Nl về một tư tưởng đạo lí để làm bài

2. Phương thức thực hiện: HĐ cặp đôi

3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- HS nhận xét đánh giá

- GV đánh giá.

5. Cách tiến hành:

*. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

TRAO ĐỔI CẶP ĐÔI

? Vận kiến thức đã học thực hiện tìm hiểu đề lập dàn ý đại cương cho đề bài sau:

Suy nghĩ về câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: thực hiện cá nhân, trao đổi với bạn

- Giáo viên: theo dõi, hướng dẫn

*Báo cáo kết quả: HS trình bày trên bảng phụ hoặc máy chiếu vật thể

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO(02PHÚT)

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học để tự đặt những đề bài tương tự và thực hiện đúng các bước để tạo lập văn bản

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ.

* Phương thức hoạt động: cá nhân.

* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho Hs:

? Em hãy tự đặt một đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí và vận dụng các kiến thức đã họ để giải quyết đề bài đó?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà thực hiện.

I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

1VD - SGK 51, 52

2. Nhận xét

a. Giống nhau: Đều là đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

b. Khác nhau:

- Các đề 1, 3, 10: Là những đề có lệnh đề.

- Các đề còn lại: Đề mở, không có mệnh lệnh.

c. Đề bài tương tự:

- Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.

- Em em có suy nghĩ gì về lòng dũng cảm?

- Quan niệm của em về hạnh phúc?

II. Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

* Đề bài: Suy nghĩ từ câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.

B1. Tìm hiểu đề:

- Kiểu bài: NL về một tư tưởng đạo lí.

- Nội dung: Đạo lí uống nước nhớ nguồn

- Pvi kiến thức cần có:

+ Hiểu về tục ngữ Việt Nam

+ Vận dụng các tri thức về đời sống.

- Tìm ý:

+ Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ;

+ Nhận định, đánh giá câu tục ngữ (ý nghĩa của câu tục ngữ)

+ Hiện nay truyền thống ấy được vận dụng như thế nào...

B2. Lập dàn ý

a. Mở bài: Dẫn dắt vấn đề.

- Nêu vấn đề và trích dẫn câu tục ngữ.

b. Thân bài

* Giải thích:

- Nghĩa đen: Uống nước là sử dụng nước có trong tự nhiên để tồn tại và phát triển

- Nghĩa bóng: Uống nước”: hưởng thụ thành quả, sản phẩm vật chất và tinh thần; “Nhớ nguồn”: là lòng biết ơn đối với những người đã làm ra thành quả;

-> Nghĩa chung: Hưởng thụ thành quả phải biết ơn người tạo ra thành quả (lòng biết ơn)

* Nhận định, đánh giá.

- Là lời nhắc nhở đối với những ai vô ơn.

- Câu tục ngữ nêu đạo lí làm người.

- Câu tục ngữ nêu truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nền tảng để duy trì và phát triển xã hội.

* Mở rộng vấn đề:

- Khích lệ mọi người cống hiến cho xã hội, cho đất nước.

- Lên án phê phán những người có thái độ vô ơn.

-“nhớ nguồn” một cách thiết thực ...

c. Kết bài

- Câu tục ngữ thể hiện một nét đẹp của truyền thống và con người Việt Nam.

- Khuyên nhủ, kêu gọi mọi người.

B3. Viết bài: Dựa vào bài để viết thành bài hoàn chỉnh

B4. Đọc và kiểm tra sửa chữa.

3. Ghi nhớ - SGK 54.

IV. Rút kinh nghiệm

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

..................................................................................................................................................................................................

Bài 22-Tiết -Tập làm văn

CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ (tiếp theo)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1/Kiến thức :

-Hiểu được cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.

2/Phẩm chất

-Chăm học có ý thức trong việc làm bài nghị luận theo đúng trình tự và mang tính thuyết phục.

3/ Năng lực:

- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác trong làm việc nhóm.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ,vận dụng kiến thức đã học để làm được bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch dạy học

- Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc sgk & trả lời các câu hỏi .

III. Mô tả các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (2 phút)

1. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu về cách làm bài văn NL về một tư tưởng đạo lí

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- HS trả lời miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

? Để tạo lập một văn bản NL về một vấn đề tư tưởng đạo lí chúng ta sẽ tiến hành theo mấy bước? Đó là những bước nào? Nhiệm vụ của từng bước ra sao?

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh tìm hiểu trả lời:

- Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS

*Báo cáo kết quả:

HS trình bày theo ý kiến của cá nhân

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét và dẫn vào bài

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP(36 phút)

1. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về cách làm bài văn Nl về một tư tưởng đạo lí để làm bài

2. Phương thức thực hiện:

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm

- Thuyết trình, vấn đáp

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, khăn phủ bàn

- Hđ cá nhân, nhóm,

3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- HS nhận xét đánh giá

- GV đánh giá.

5. Cách tiến hành:

*. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

TRAO ĐỔI NHÓM

Đề bài: Tinh thần tự học

Hãy thực hành tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đề văn trên?

* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: thực hiện cá nhân, trao đổi với nhóm

- Giáo viên: Chia lớp thành 4 nhóm theo dõi, hướng dẫn

* Dự kiến sản phẩm:

B1.Tìm hiểu đề:

- Kiểu bài: NL về một tư tưởng đạo lí.

- Nội dung: Tinh thần tự học

- Pvi kiến thức cần có: Kiến thức về đời sống.

- Tìm ý:

+Giải thích Thế nào tự học; người có tinh thần tự học là gì...

+Nhận định, đánh giá: Tự học có vai trò, ý nghĩa như thế nào

+Tinh thần tự học trong giới trẻ hiện nay thế nào?

B2: Lập dàn ý

a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

b. Thân bài

* Giải thích:

- Học là hành động thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng của một chủ đề học tập nào đó.

- Tự học dựa trên cơ sở của những kiến thức và kĩ năng đã được học ở trường để tiếp tục tích luỹ tri thức và rèn luyện kĩ năng mà không cần ai nhắc nhở đôn đốc.

* Nhận định, đánh giá.

- Tự học có vai trò rất quan trọng đối với mỗi người nhất là trong tình hình hiện nay.

- Tự học càng quan trọng hơn với giới trẻ bởi họ là chủ nhân tương lai của đất nước cần phải có tri thức kĩ năng ... để đáp ứng yêu cầu của xã hội.

- Tự học là phương pháp học cần thiết có ý nghĩa với mọi người. Tự học giúp ta có ý chí vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để học, làm việc có hiệu quả.

- Tinh thần tự học là một đức tính tốt đẹp của mỗi con người.

* Mở rộng vấn đề:

- Hiện nay nhiều người có tinh thần tự học...

- Bên cạnh đó còn có nhiều người nhất là giới trẻ chưa có tinh thần tự học, còn ham vui chơi, những người đó rất đáng bị lên án phê phán

- Để có thể nhanh chóng chiếm lĩnh được tri thức của nhân loại em sẽ cố gắng tự học nhiều hơn nữa....

c. Kết bài

- Khẳng định vai trò tự học và tinh thần tự học trong việc phát huy và hoàn thiện nhân cách của mỗi con người.

- Khuyên nhủ, kêu gọi mọi người

*Báo cáo kết quả: HS đại nhóm trình bày

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức ngay trên sản phẩm của học sinh

? Viết một đoạn văn mở bài, đoạn văn nhận xét đánh giá của em về tinh thần tự học, đoạn văn kết bài

HS viết - trình bày trước lớp

HS đánh giá

GV nhận xét đánh giá và cho điểm.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (7 PHÚT)

1. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về cách làm bài văn Nl về một tư tưởng đạo lí để làm bài

2. Phương thức thực hiện: HĐ cặp đôi

3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- HS nhận xét đánh giá

- GV đánh giá.

5. Cách tiến hành:

*. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

TRAO ĐỔI CẶP ĐÔI

? Vận kiến thức đã học thực hiện tìm hiểu đề lập dàn ý đại cương cho đề bài sau:

Suy nghĩ về câu tục ngữ: Lá lành đùm lá rách

* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: thực hiện cá nhân, trao đổi với bạn

- Giáo viên: theo dõi, hướng dẫn

*Báo cáo kết quả: HS trình bày sản phẩm của mình

HS khác phản biện

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO(02 PHÚT)

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học để tự đặt những đề bài tương tự và thực hiện đúng các bước để tạo lập văn bản

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ.

* Phương thức hoạt động: cá nhân.

* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho Hs:

? Em hãy tự đặt một đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí và vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết đề bài đó?

Sưu tầm những bài NL về một vấn đề tư tưởng đạo lí hay đê đọc và tham khảo cách viết.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà thực hiện.

II- Luyện tập:

Đề bài: Tinh thần tự học.

B1.Tìm hiểu đề:

- Kiểu bài: NL về một tư tưởng đạo lí.

- Nội dung: Tinh thần tự học

- Pvi kiến thức cần có: Kiến thức về đời sống.

- Tìm ý:

+Giải thích Thế nào tự học; người có tinh thần tự học là gì...

+Nhận định, đánh giá: Tự học có vai trò, ý nghĩa như thế nào

+Tinh thần tự học trong giới trẻ hiện nay thế nào?

B2: Lập dàn ý

a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

b. Thân bài

* Giải thích:

- Học là hoạt động nhằm chiếm lĩnh tri thức...

- Tự học dựa trên cơ sở của những kiến thức và kĩ năng đã được học ở trường để tiếp tục tích luỹ tri thức và rèn luyện kĩ năng mà không cần ai nhắc nhở đôn đốc.

* Nhận định, đánh giá.

- Tự học có vai trò rất quan trọng đối với mỗi người nhất là trong tình hình hiện nay.

- Tự học càng quan trọng hơn với giới trẻ bởi họ là chủ nhân tương lai của đất nước cần phải có tri thức kĩ năng ... để đáp ứng yêu cầu của xã hội.

- Tự học là phương pháp học cần thiết có ý nghĩa với mọi người. Tự học giúp ta có ý chí vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để học, làm việc có hiệu quả.

- Tinh thần tự học là một đức tính tốt đẹp của mỗi con người.

* Mở rộng vấn đề:

- Hiện nay nhiều người có tinh thần tự học...

- Bên cạnh đó còn có nhiều người nhất là giới trẻ chưa có tinh thần tự học, còn ham vui chơi, những người đó rất đáng bị lên án phê phán

- Để có thể nhanh chóng chiếm lĩnh được tri thức của nhân loại em sẽ cố gắng tự học nhiều hơn nữa....

c. Kết bài

- Khẳng định vai trò tự học và tinh thần tự học trong việc phát huy và hoàn thiện nhân cách của mỗi con người.

- Khuyên nhủ, kêu gọi mọi người

B3. Viết một số đoạn văn tiêu biểu

IV. Rút kinh nghiệm

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………............................................................................................................................................

Bài 22-Tiết 115-Tập làm văn

CHỮA LỖI BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Củng cố lại lí thuyết làm một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

- Nhận rõ ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình để có hướng khắc phục nhất là những lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu.

2. Năng lực:

a. Các năng lực chung:

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

b. Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

Năng lực nghe, nói, đọc, viết, phân tích, tổng hợp vấn đề, tạo lập văn bản

3. Phẩm chất:

- Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt.

- Tự lập, tự tin, tự chủ ,trung thực, có ý thức bảo vệ môi trường.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch dạy học

- Học liệu: Bảng phụ, bài viết của HS đã chấm

2. Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị theo yêu cầu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

  1. Ổn định tổ chức
  2. Kiểm tra
  3. Bài mới:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

* GV gt đề bài trên bảng phụ. Hướng dẫn HS phân tích đề.

- Gọi HS đọc lại đề bài.

? Phân tích yêu cầu của đề bài.

Tìm hiểu đề

- TL: nghị luận xã hội

- ND: Hiện tượng vứt rác bừa bài nơi công cộng.

- Phạm vi: Kiến thức trong thực tế cuộc sống.

* Hướng dẫn HS xây dựng dàn ý sơ lược.

- GV tổ chức cho HS thảo luận xây dựng dàn ý theo đáp án của tiết 104-105

- GV nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh theo yêu cầu cần đạt và thông qua biểu điểm cho từng phần.

Nhận xét và đánh giá bài làm của HS.

- GV nhận xét, đánh giá chung.

1. Về ưu điểm

- Nhìn chung các em đã xác định được đúng nội dung và phương pháp làm bài văn nghị luận. Hệ thống luận điểm rõ ràng, biết sắp xếp theo một trình tự hợp lí các ý: Biểu hiện - Nguyên nhân - Tác hại - Cách khắc phục.

- Biết đặt những nhan đề khá ấn tượng, sát với nội dung bài văn như: Tiếng kêu cứu của môi trường, Hãy cứu lấy hành tinh của chúng ta, Hãy bảo vệ môi trường sống, Rác - mối hiểm hoạ của loài người…

- Nội dung đảm bảo theo yêu cầu chung.

- Một số bài văn thể hiện rõ giọng văn nghị luận, có màu sắc triết lí…

2. Về tồn tại

- Lối viết còn ảnh hưởng của văn tự sự, còn kể lể, giãi bày, chưa thể hiện rõ đặc trưng kiểu bài văn nghị luận

- Nội dung bài sơ sài, các luận điểm lộn xộn, thiếu ý, chưa làm rõ được nội dung nghị luận…

- Vẫn còn hiện tượng sai nhiều về lỗi câu như lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi viết câu, lỗi viết hoa, viết tắt…

- Một số em trình bày bài cẩu thả, gạch xoá nhiều, chữ xấu khó đọc…

- Đặc biệt một số em viết thiếu dấu(giống như tiếng nc ngoài, ngôn ngữ tắt thường thấy khi nhắn tin trên điện thoại)

GV treo bảng phụ (hoặc dùng máy chiếu vật thể) một số những đoạn văn bài văn còn mắc nhiều lỗi:

- Lạc đề

- Trình bày không mạch lạc, chưa có sự gắn kết giữa các phần với nhau

- Lỗi chính tả, lỗi lô gic, lỗi dùng từ, đặt câu...

? Chỉ ra những lỗi còn mắc phải trong bài, trong đoạn văn?

HS chỉ ra

? Em hãy sửa lại cho đúng?

HS làm

HS khác nhận xét

GV chốt lại

GV trả bài cho học sinh và lấy điểm

GV chọn một số bài văn hay để đọc cho HS tham khảo

I. Đề bài: ­Suy nghĩ của em về hành động vứt rác bừa bãi nơi công cộng của nhiều người hiện nay(Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống… Em hãy đặt một nhan đề để gọi tên hiện tượng ấy và viết bài văn để nêu lên suy nghĩ của mình).

II. Đáp án và biểu điểm chấm

*Kĩ năng: 2đ

- HS vận dụng cách làm bài nghị luận để tạo lập được vb nghị luận có bố cục đầy đủ, rõ ràng 0,5đ

- Diễn đạt tốt, chữ sạch, đẹp, ko sai các lỗi hoặc sai 2 lỗi từ trở xuống 0,5đ

- Đặt nhan đề:

* Kiến thức: 8đ

a. Mở bài: 0,5đ

- Gt hiện tượng vứt rác bừa bãi nơi công cộng.

b. Thân bài: 7đ

- Biểu hiện: Hiện tượng vứt rác bừa bãi nơi công cộng: trong quán ăn, rạp chiếu phim, trong công viên, trên đường phố…. -> Hiện tượng rất phổ biến hiện nay. 1,5 đ

- Tác hại: mất mĩ quan, ô nhiễm môi trường; Gây nguy hiểm cho người khác: vỏ chuối, mảnh thủy tinh…; làm xấu hình ảnh của ta trong mắt bạn bè quốc tế... 1,5 đ - Nguyên nhân: 1,5đ + Sự yếu kém về nhận thức của mỗi người trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, thiếu tinh thần bảo vệ, giữ gìn, xây dựng mĩ quan nơi công cộng. Thiếu ý thức tôn trọng người lao động, nhất là những công nhân vệ sinh môi trường.

+ Chưa nhận thức được tác hại to lớn của hành động xả rác bừa bãi ...

+ Sự giáo dục của cha mẹ của thầy cô về vấn đề này chưa sâu

+ Chưa có chế tài xử lí nghiêm khắc các hành vi xả rác thải ra môi trường, quản lí còn lỏng lẻo….....

- Giải pháp: 1,5đ

+ Nâng cao ý thức trách nhiệm giữ gìn, xây dựng môt môi trường xanh –sạch- đẹp.

+ Tuyên truyền, giáo dục mạnh mẽ hơn nữa về tác hại của hành vi xả rác bừa bãi ra môi trường.

+ Nhà nước cần có chế tài xử lí thật nghiêm khắc phạt thật nặng đối với những cá nhân tổ chức vi phạm.

……

- Bài học: Có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường ngay từ những việc nhỏ nhất những thói quen nhỏ nhất

c. Kết bài: 0,5đ

- Xả rác thải ra môi trường là những hành động việc làm đáng bị lên án và phê phán.

- Kêu gọi mọi người...

.III. Nhận xét, chữa lỗi

1. Về ưu điểm

  1. Về tồn tại

3. Chữa lỗi

a. Nội dung

b. Hình thức

- Lỗi từ

- Lỗi diễn đạt

III. Trả bài

G

K

Tb

Y-K

9A

9B

IV. Đọc bài văn hay

4. Củng cố: Khái quát lại những yêu cầu cần đạt được của bài văn NLXH: bố cục, trình bày, diễn đạt...

5. Dặn dò:

- Tiếp tục sửa chữa những lỗi sai trong bài về cả hình thức và nội dung.

- Có kế hoạch tự ôn tập lại toàn bộ lí thuyết văn nghị luận xã hội

- Chuẩn bị tiết 116: Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

IV. Rút kinh nghiệm

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 1: Tâp làm văn

NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN

(HOẶC ĐOẠN TRÍCH)

I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1/Kiến thức

- Những yêu cầu đối với bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. Cách tạo lập văn bản nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích

2/ Phẩm chất:

-Chăm học, nhận diện kiểu bàinghị luận về một tác phẩm truyện hoặc một đoạn trích.

3/ Năng lực:

- Năng lực chung: năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực làm việc nhóm.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Đọc hiểu VB: nhận diện được bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích và kĩ năng làm bài nghị luận thuộc dạng này. Đưa ra những nhận xét đánh giá về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích đã học trong chương trình.

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

  1. Chuẩn bị của giáo viên:

-Lập kế hoạch dạy học,

- Học liệu: tài liệu, máy chiếu, truyện Lặng Lẽ Sa Pa, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu bài học, chuẩn bị sản phẩm theo sự phân công.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ của thầy và trò

ND(ghi bảng)

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

* Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu về vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích  

- Phương pháp: Đóng vai.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

* Nhiệm vụ: HS đóng vai.

* Phương thức thực hiện: HĐ cặp đôi.

* Yêu cầu sản phẩm: một phân cảnh.

* Cách tiến hành:

- Nữ (Cô kỹ sư): Giới thiệu hoàn cảnh chương trình.

- Nam(bác lái xe): Đến tham dự chương trình, tóm tắt cuộc sống của anh thanh niên 1 mình trên đỉnh núi cao trong suốt 4 năm, thèm người quá nên đẩy cây ra giữa đường để trò chuyện với mọi người... GV bắt dẫn vào bài: Nhân vật anh thanh niên có những phẩm chất nào đáng mến? Vì sao em thích vẻ đẹp đó của anh?

Dự kiến trả lời:

  • Anh thanh niên là người yêu đời, yêu nghề có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
  • Anh thanh niên khiêm tốn.
  • Anh hiếu khách ...

GV : Đó là những nhận xét đánh giá về nhân vật trong truyện, vậy dựa trên cơ sở nào ta có thể đánh giá về nhân vật trong truyện. Chúng ta sẽ tìm câu trả lời trong tiết học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:

* Mục tiêu: HS nắm đ­ược những yêu cầu đối với bài văn nghị luận về tác phẩm truyện.

+ Căn cứ để xác định những luận điểm, luận cứ.

* Nhiệm vụ: HS theo dõi bài nghị luận của Quỳnh Tâm trong SGK để trả lời.

* Phương thức thực hiện: Thảo luận nhóm, đàm thoại.

* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của học sinh.

*Cách thức tiến hành.

  1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

? Gọi học sinh đọc văn bản sgk?

GV: Trong một văn bản vấn đề nghị luận là t­ư tưởng cốt lõi là chủ đề của một bài văn nghị luận.

? Vậy vấn đề nghị luận trong văn bản trên là gì?

- Vấn đề nghị luận: những phẩm chất đức tính tốt đẹp đáng yêu của nhân vật anh thanh niên làm công tác khí

t­ượng kiêm vật lí địa cầu trong truyện ngắn: “Lặng lẽ Sa Pa”

? Tìm câu văn thể hiện vấn đề nghị luận một cách tập trung, nêu vị trí?

- Câu: “Dù được miêu tả... cũng khó phai mờ” nằm ở mở bài.

? Em có thể đặt nhan đề cho văn bản trên là gì?

- Một vẻ đẹp nơi Sa Pa lặng lẽ.

- Vẻ đẹp của anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa”

? Qua phân tích, em thấy muốn tìm chủ đề của bài văn nghị luận thì căn cứ vào đâu?

- Chủ đề nghị luận là t­ư tư­ởng cốt lõi, vấn đề chủ chốt của văn bản.

Thảo luận nhóm bằng kĩ thuật khăn phủ bàn ( 7 phút )

GV chia lớp thành 4 nhóm:

Nhóm 1: Phần mở bài, kết bài(Nhiệm vụ của từng phần )

Nhóm 2: Luận điểm 1

Nhóm 3: Luận điểm 2

Nhóm 4: Luận điểm 3

Câu hỏi cho nhóm 2,3,4:

? Vấn đề nghị luận đ­ược triển khai qua những luận điểm nào?

? Luận điểm này đư­ợc triển khai bằng những luận cứ nào?

? Em có nhận xét gì về cách trình bày trong văn bản này?

? Tác giả trình bày từng luận điểm như­ thế nào?

  1. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ

+ HS đọc yêu cầu

+ HS hoạt động cá nhân

+ HS thảo luận

- Đại diện nhóm trình bày

- Dự kiến trả lời

* Nhóm 1:

Phần mở bài

- Dẫn dắt, hoàn cảnh ra đời

- Vấn đề nghị luận hai câu “ Dù đ­ược miêu tả... phai mờ”

* Nhóm 2:

- Luận điểm 1: Anh thanh niên đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc.

* Luận cứ:

- Hoàn cảnh sống: Là ng­ười cô độc nhất thế gian sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn bốn mùa mây mù.

- Công việc: Nghề khí t­ượng kiêm vật lí địa cầu thực chất công việc rất tỉ mỉ, chịu khó.

- Yêu công việc: Quan niệm của anh về công việc “Khi ta làm việc ta với công ... ->coi công việc là niềm vui.

- Lo toan tổ chức cuộc sống khoa học nề nếp ngăn nắp.

* Nhóm 3:

- Luận điểm 2: Là ng­ười đáng yêu qua nỗi thèm ng­ười, lòng hiếu khách. Câu văn:” Nh­ưng anh thanh... cách chu đáo”.

- Luận cứ :

- Vui đ­ược đón khách, thái độ nhiệt tình chu đáo.

- Say s­ưa kể về công việc của mình.

- Đón mọi ng­ười đến thăm nơi ở của mình.

* Nhóm 4:

- Luận điểm 3: Là ngư­ời khiêm tốn.

Câu “Công việc vất vả... khiêm tốn”.

- Luận cứ:

- Thấy đóng góp của mình nhỏ bé so với ng­ười khác.

- Từ chối vẽ chân dung, giới thiệu ng­ười khác.

* Nhóm 1:

- Đoạn kết bài có ý nghĩa: cô đúc vấn đề nghị luận. Qua câu: “Cuộc sống chúng ta... đáng tin yêu”.

- 2 HS phản biện

- Gv đánh giá hoạt động nhóm, đánh giá sản phẩm của HS.

- Gv chốt kiến thức

? Bố cục của văn bản này đã hợp lí chư­a? Văn bản gồm mấy phần? Mỗi phần đảm bảo vai trò gì?

GV: Những vấn đề và luận điểm đó đều đ­ược triển khai theo ý nội dung chính trong một tác phẩm cụ thể. Văn bản trên là văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện.

? Vậy thế nào là nghị luận về một tác phẩm truyện?

? Khi viết một bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần phải chú ý những yêu cầu gì?

- Những nhận xét đánh giá về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm đư­ợc ngư­ời viết phát hiện và khái quát.

- Các nhận xét phải rõ ràng, đúng đắn có luận cứ và lập luận thuyết phục.

- Bố cục mạch lạc, lời văn chuẩn xác gợi cảm.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

* Môc tiªu: HS biết vận dụng kiến thức đã học về truyện để xác định luận điểm trong bài nghị luận về lão Hạc.

* Nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trình bày.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

*Cách thức tiến hành.

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

? Đọc đoạn văn trong sgk/64.

? Vấn đề nghị luận của đoạn văn này là gì?

? Đoạn văn nêu những ý chính nào?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nghe yêu cầu

+ Trình bày cá nhân

DKTL:

- Tình thế lựa chọn nghiệt ngã của nhân vật Lão Hạc và vẻ đẹp của nhân vật này

- Đấu tranh nội tâm: Những mâu thuẫn giằng xé quanh việc lựa chọn giữa sống và chết (phân tích nội dung nhân vật).

- Hoạt động: Cuối cùng lão chọn cái chết, cái chết đã đ­ược chuẩn bị từ lâu.

- Sự nhận thức đánh giá về nhân vật:

+ Ng­ười cha rất mực th­ơng con, hi sinh cho con.

+ Ng­ười nông dân giàu lòng tự trọng, thà chết còn hơn sống nhục.

->Lão Hạc là ng­ười đáng thư­ơng, đáng kính, đáng trân trọng.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

* Môc tiªu: HS biết vận dụng kiến thức đã học về truyện để xác định luận điểm trong bài nghị luận về tác phẩm truyện đã học.

* Nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trình bày.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

* Cách thức tiến hành.

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

- ViÕt ®o¹n v¨n nghÞ luËn vÒ mét vÎ ®Ñp cña nh©n vËt mµ em yªu thÝch?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nghe yêu cầu

+ Trình bày cá nhân

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO:

* Môc tiªu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học.

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: tên những tác phẩm truyện của những nhà văn nổi tiếng phù hợp với lứa tuổi HS.

* Cách thức tiến hành.

  • Đọc văn bản và trả lời câu hỏi :

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

- Tìm đọc những bµi viÕt nghÞ luËn vÒ t¸c phÈm truyÖn …

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ;

Về nhà, suy nghĩ, trả lời

I- Tìm hiểu bài nghị luận của tác phẩm truyện

1. Ví dụ

2. Nhận xét

-Vấn đề nghị luận: Những phẩm chất, đức tính tốt đẹp của nhân vật anh thanh niên

- Xác định hệ thống luận điểm.

- Tác giả trình bày rõ ràng, ngắn gọn. Cả 3 luận điểm đều tập trung vào vấn đề cần nghị luận

- Từng luận điểm đ­ược phân tích chứng minh một cách thuyết phục bằng các lí lẽ dẫn chứng trong tác phẩm.

- Các luận điểm đều sử dụng hệ thống luận cứ, luận chứng một cách xác đáng, sinh động.

Có 3 phần:

+ Mở bài: nêu vấn đề nghị luận

+ Thân bài: Phân tích diễn giải từng luận điểm.

+ Kết bài: Khẳng định nâng cao vấn đề nghị luận.

3. Ghi nhớ :sgk

IV. Rút kinh nghiệm

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết  : Tập làm văn

CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN

(HOẶC ĐOẠN TRÍCH)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1/Kiến thức:

-Hiểu được đề bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.

-Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.

2/Phẩm chất:

-Tự giác học tập và nắm chắc cách làm bài nghị luận theo đúng yêu cầu của thể loại nghị luận đã học.

3/ Năng lực:

- Năng lực chung: năng lực giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm, năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ tạo lập văn bản

+ Năng lực đọc hiểu Ngữ liệu xác định yêu cầu, nội dung hình thức của một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài và sửa chữa.

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Lập kế hoạch dạy học.

- Học liệu: tài liệu, máy chiếu, các truyện trung đại và hiện đại như: Làng..., phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu bài học, chuẩn bị sản phẩm theo sự phân công.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

* Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu về vẻ đẹp của nhân vật ông Hai trong đoạn trích " Làng"

- Phương pháp: Đóng vai.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

* Nhiệm vụ: HS đóng vai.

* Phương thức thực hiện: HĐ cặp đôi.

* Yêu cầu sản phẩm: một phân cảnh.

* Cách tiến hành:

- Nữ (Mụ chủ nhà):

Giới thiệu hoàn cảnh chương trình.

- Nam(Ông Hai): Đến tham dự chương trình, tóm tắt cuộc sống của ông Hai khi mới lên tản cư... GV bắt dẫn vào bài: Nhân vật ông Hai có những phẩm chất nào đáng mến? Vì sao em thích vẻ đẹp đó của ông?

Dự kiến trả lời:

  • Ông Hai là người yêu làng, yêu nước.
  • Ông Hai là người chăm chỉ, chịu khó...

GV: Đó là những nhận xét đánh giá về nhân vật trong truyện, vậy dựa trên cơ sở nào ta có thể đánh giá về nhân vật trong truyện; cách làm bài nghị luận về truyện như thế nào? Chúng ta sẽ tìm câu trả lời trong tiết học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:

* Mục tiêu: HS nắm đ­ược những yêu cầu đối với đề bài nghị luận về tác phẩm truyện.

+ Căn cứ để xác định thể loại, nội dung của đề bài.

* Nhiệm vụ: HS theo dõi đề bài nghị luận trong SGK để trả lời.

* Phương thức thực hiện: Thảo luận nhóm, đàm thoại.

* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của học sinh.

* Cách thức tiến hành.

  • Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

1.GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

- Đọc các đề bài 1, 2, 3, 4, trong sgk

? Xác định vấn đề cần nghị luận? Yêu cầu căn cứ vào đâu để nghị luận?( Mỗi nhóm 1 đề)

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ

+ HS đọc yêu cầu

+ HS hoạt động cá nhân

+ HS thảo luận .

- Đại diện nhóm trình bày.

- Dự kiến trả lời

* Đề 1- Nhóm 1

- Vấn đề nghị luận: Thân phận ng­ười phụ nữ trong xã hội cũ.

- Yêu cầu: Qua nhân vật Vũ N­ương đề xuất những nhận xét về thân phận ng­ười phụ nữ trong xã hội cũ.

* Đề 2- Nhóm 2

- Vấn đề nghị luận: Cốt truyện trong truyện ngắn: Làng- Kim Lân.

- Yêu cầu: Phân tích những đặcđiểm nổi bật trong cốt truyện của tác phẩm.

* Đề 3- Nhóm 3

- Vấn đề nghị luận: Thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích.

- Yêu cầu: nêu suy nghĩ của bản thân về thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích (mở rộng ra thân phận ng­ười phụ nữ trong xã hội cũ) VD: Quyền sống của con ng­ười, địa vị của ng­ười phụ nữ trong xã hội cũ.

* Đề - Nhóm 4

- Vấn đề nghị luận: Đời sống tình cảm gia đình.

- Yêu cầu: Nêu những suy nghĩ của bản thân về một vấn đề có tính khái quát: đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh.

* Mục tiêu: Giúp HS nắm được các b­ước làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện

* Nhiệm vụ: HS theo dõiSGK để trả lời.

* Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân, Thảo luận nhóm, đàm thoại.

* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của học sinh.

* Cách thức tiến hành.

Đề bài: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng”- Kim Lân

? Đọc kĩ đề và gạch chân những từ quan trọng?

Xác định thể loại, đối t­ượng nội dung của đề?

- Thể loại: Nghị luận.

- Đối t­ượng: Nhân vật ông Hai.

- Nội dung: Truyện ngắn Làng- Kim Lân.

* Tìm ý:

Thảo luận nhóm bằng kĩ thuật khăn phủ bàn ( 12 phút )

GV chia lớp thành 4 nhóm:

Câu hỏi cho nhóm 1,2,3,4 :

Nhóm 1: Nét nổi bật nhất ở nhân vật ông Hai?

Nhóm 2: Tình yêu làng, yêu n­ước bộc lộ trong những tình huống nào?

Nhóm 3: Tình yêu ấy có đặc điểm gì ở hoàn cảnh cụ thể nào?

Nhóm 4: Tình yêu làng của ông Hai đ­ược tác giả khai thác nh­ư thế nào?

? Thông th­ường một bài văn gồm mấy phần?

  1. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ

+ HS đọc yêu cầu

+ HS hoạt động cá nhân

+ HS thảo luận

- Đại diện nhóm trình bày

- Dự kiến trả lời

Nhóm 1:

? Nét nổi bật nhất ở nhân vật ông Hai?

- Tình yêu làng hoà quyện với tình yêu n­ước của ông Hai (nét mới trong đời sống tinh thần của ng­ười dân trong kháng chiến chống Pháp).

Nhóm 2:

? Tình yêu làng, yêu n­ước bộc lộ trong những tình huống nào?

- Tình huống thể hiện:

+ Khi nghe tin đồn làng theo giặc.

+ Khi nghe tin cải chính làng kháng chiến.

Nhóm 3:

- Tình yêu làng yêu n­ước của ông Hai càng chứng tỏ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là kháng chiến toàn diện. Đó là sự thể hiện niềm tin của toàn dân đối với Đảng, đối với cách mạng.

Nhóm 4:

? Tình yêu làng của ông Hai đ­ược tác giả khai thác nh­ư thế nào?

- Qua cử chỉ, hành động, lời nói của ông Hai.

? Thông th­ường một bài văn gồm mấy phần?

- Mở bài, thân bài, kết bài.

2 HS phản biện

- Gv đánh giá hoạt động nhóm, đánh giá sản phẩm của HS.

- Gv chốt kiến thức

? Bài nghị luận tác phẩm truyện có bố cục nh­ư thế nào? yêu cầu từng phần?

- Mở bài: Giới thiệu khái quát:

+ Tác giả Kim Lân.

+ Tác phẩm: Làng

+ Nhân vật ông Hai.

? Phần thân bài trình bày thành mấy luận điểm?

- Luận điểm 1: Tình yêu làng, yêu n­ước của ông khi đi tản c­ư.

- Luận điểm 2: Tình yêu làng, yêu n­ước của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc.

- Luận điểm 3: Tình yêu làng, yêu n­ước khi nghe tin cải chính.

- Luận điểm 4: Nghệ thuật xây dựng nhân vật.

? Phần kết bài ta phải làm như­ thế nào?

- Sức hấp dẫn của hình t­ượng nhân vật ông Hai.

- Thành công của nhà văn khi xây dựng nhân vật ông Hai.

? Gọi học sinh đọc hai phần mở bài mẫu sgk.

Hư­ớng dẫn học sinh viết.

- Chú ý cách lập luận, đư­a dẫn chứng lí lẽ...

? Gọi học sinh trình bày bài viết của mình - giáo viên bổ sung sửa chữa.

? Từ việc tìm hiểu trên hãy rút ra cách làm văn nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích)?

- Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có thể bàn về chủ đề nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của truyện.

? Bố cục bài nghị luận và yêu cầu từng phần?

- Mở bài: Gthiệu tg, tp và đánh giá khái quát...

- Thân bài: nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm (có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực).

- Kết bài: Nêu nhận định đánh giá chung của mình về tác phẩm.

GV: Cần trình bày sự cảm thụ ý kiến riêng của ng­ười viết. Có sự liên kết tự nhiên, hợp lí ...

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

*Mục tiêu:HS biết vận dụng kiến thức đã học về truyện để xác định luận điểm trong bài nghị luận về lão Hạc.

* Nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trình bày.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

* Cách thức tiến hành.

  • Đọc văn bản và trả lời câu hỏi :

* GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

? Đọc yêu cầu bài tập?

- Suy nghĩ của em về truyện LHạc của NCao.

? Xác định thể loại và yêu cầu của đề bài ?

? Lập dàn ý cho đề bài trên?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nghe yêu cầu

+ Trình bày cá nhân

DKTL:

* Đề:

- Thể loại: Nghị luận

- Nội dung: Truyện Lão Hạc.

* Nội dung:

- Cuộc sống của Lão Hạc

- Vẻ đẹp tâm hồn Lão Hạc

* Nghệ thuật

- Xây dựng tình huống, xây dựng nhân vật...

- Dàn ý

A. Mở bài:

+ Giới thiệu tác giả- tác phẩm.

+ ý kiến đánh giá sơ bộ

B. Thân bài:

1. Nội dung:

- Luận điểm: Cuộc sống của Lão Hạc.

+ Hoàn cảnh gia đình của Lão Hạc

+ Tình thế lựa chọn của Lão Hạc.

2.Vẻ đẹp của nhân vật Lão Hạc

- Giàu tình yêu th­ương: con trai, con vàng.

- Giàu lòng tự trọng.

- Tấm lòng hi sinh cao quý.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG:

* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học về truyện để xác định luận điểm trong bài nghị luận về tác phẩm truyện đã học.

* Nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trình bày.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

* Cách thức tiến hành.

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

? Viết phần mở bài cho đề bài trên?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nghe yêu cầu

+ Trình bày cá nhân

DKTL:

Gợi ý: Truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao là một tác phẩm tbiểu viết về cuộc sống ngư­ời nông dân trong xã hội. Tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc về hình ảnh Lão Hạc- một ng­ười nông dân có cuộc sống nhiều bất hạnh như­ng lại là ng­ười nhân hậu, giàu lòng yêu th­ương và lòng tự trọng. Đặc biệt là đức hi sinh cao quý.

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO:

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học.

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: tên những tác phẩm truyện của những nhà văn nổi tiếng phù hợp với lứa tuổi HS.

* Cách thức tiến hành.

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho H:

- Tìm đọc những bài viết nghị luận về tác phẩm truyện

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

Về nhà, suy nghĩ, trả lời

I- Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

II- Các b­ước làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

1/ Tìm hiểu đề, tìm ý

2. Lập dàn ý

A. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm, nhân vật

B. Thân bài:

- Nêu các luận điểm chính về nội dung nghệ thuật

- Có luận cứ tiêu biểu xác thực để phân tích chứng minh

C. Kết bài: Nêu nhận định đánh giá

3. Viết bài.

4. Đọc bài, sửa chữa.

* Ghi nhớ

IV. Rút kinh nghiệm

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết : Tập làm văn

LUYỆN TẬP

LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN

(HOẶC ĐOẠN TRÍCH)

I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1/Kiến thức :

-Đặc điểm yêu cầu và cách làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.

2.Phẩm chất:

-Trách nhiệm, tự giác trong khi làm bài, xác định đúng các bước khi làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.

- Chăm học và sáng tạo trong học tập.

3. Năng lực:

- Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, năng lực làm việc nhóm.

- Năng lực chuyên biệt:

+Viết: Xác định các bước làm bài, viết bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích đúng với yêu cầu đã học.

+Nói nghe: chia sẻ với bạn về bài viết và lắng nghe góp ý.

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

  1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Lập kế hoạch dạy học.

- Học liệu: tài liệu, máy chiếu, các truyện trung đại và hiện đại như: Chiếc lược ngà..., phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu bài học, chuẩn bị sản phẩm theo sự phân công.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

* Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu về vẻ đẹp của nhân vật ông Sáu và bé Thu trong đoạn trích "Chiếc lược ngà"

- Phương pháp: Đóng vai.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

* Nhiệm vụ: HS đóng vai.

* Phương thức thực hiện: HĐ cặp đôi.

* Yêu cầu sản phẩm: một phân cảnh.

* Cách tiến hành:

- Nữ (Phóng viên): Giới thiệu hoàn cảnh chương trình.

- Nam( bác Ba): Đến tham dự chương trình, tóm tắt lại phần đầu câu chuyện => Xúc động không thể kể hết được câu chuyện => Nhờ cô giáo kể tiếp => GV bắt dẫn vào bài: Nhân vật ông Sáu và Bé Thu có những phẩm chất nào đáng mến? Vì sao em thích vẻ đẹp đó của ông ?

Dự kiến trả lời:

  • Ông Saú là người yêu cha rất mực yêu thương con
  • Bé Thu là cô bé cá tính, yêu cha mãnh liệt, sâu sắc

GV: Đó là những nhận xét đánh giá về nhân vật trong truyện, vậy dựa trên cơ sở nào ta có thể đánh giá về nhân vật trong truyện; cách làm bài nghị luận về truyện như thế nào? Chúng ta sẽ tìm câu trả lời trong tiết học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:

* Mục tiêu: HS nắm đ­ược những yêu cầu đối với bài văn nghị luận về tác phẩm truyện.

+ Các bước làm bài văn nghị luận về truyện.

* Nhiệm vụ: HS theo dõi đề bài nghị luận trong SGK để trả lời.

* Phương thức thực hiện: Trình bày cá nhân, đàm thoại.

* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả bằng câu trả lời của học sinh.

* Cách thức tiến hành.

  1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

? Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện?

? Nêu các b­ước làm bài nghị luận?

? Yêu cầu các phần của lâp dàn ý

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nghe yêu cầu

+ Trình bày cá nhân

* DKTL: Khái niệm

- Nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của tác phẩm cụ thể.

* Các b­ước làm bài;

-Tìm hiểu đề, tìm ý.

- Lập dàn ý.

- Viết bài

- Đọc bài viết và sửa chữa

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

* Mục tiêu: Vận dụng những kiến thức đã học để làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện.

* Nhiệm vụ: HS theo dõi đề bài nghị luận trong SGK để trả lời.

* Phương thức thực hiện: Trình bày cá nhân, đàm thoại.

* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của học sinh.

* Cách thức tiến hành.

  1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

* Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích Chiếc lược ngà Nguyễn Quang Sáng.

? Xác định yêu cầu của đề bài? Theo em trình bày cảm nhận có nghĩa là như­ thế nào?

? Phần mở bài em phải giới thiệu như­ thế nào?

? Phần thân bài em triển khai thành mấy luận điểm? Luận điểm về nội dung là gì? Từ luận điểm này em triển khai thành mấy l uận cứ và triển khai luận cứ đó nh­ư thế nào?

? Phần kết bài ta làm như­ thế nào?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nghe yêu cầu

+ Trình bày cá nhân

Dự kiến trả lời

- Thể loại: nghị luận về đoạn trích.

- Nội dung: Đoạn trích: “Chiếc l­ược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.

- Phải nêu đ­ược những cảm nhận sâu sắc của bản thân về nội dung, nghệ thuật của đoạn trích.

- Hai luận điểm: một luận điểm về nội dung và một luận điểm về nghệ thuật.

- Luận cứ 1: Cuộc gặp gỡ của hai cha con sau tám năm xa cách.

+ Dẫn chứng: Thái độ, tình cảm của bé Thu

tr­ước và sau khi nhận ra ông Sáu.

Tình cảm và tâm trạng của ông Sáu tr­ước thái độ tình cảm của Thu.

- Luận cứ 2: ở khu căn cứ, tình cảm của ông Sáu thể hiện tập trung nhất, sâu sắc nhất.

+ Dẫn chứng: Tâm trạng ông Sáu sau khi chia tay con, quá trình ông làm ra cây l­ược, lời trăn trối của ông tr­ước khi ông hi sinh.

? Luận điểm 2 em triển khai như­ thế nào?

- Cốt truyện chặt chẽ với nhiều yếu tố bất ngờ nhưng hợp lí.

+ Bé Thu không nhận ra cha sau 8 năm xa cách.

+ Bé Thu nhận ra cha và biểu lộ tình cảm nồng nhiệt và xúc động tr­ước lúc chia tay: Sự bất ngờ càng gây hứng thú cho ng­ười đọc.

- Chọn ngôi kể phù hợp: Truyện đ­ược kể qua lời kể của một nhân vật trong tác phẩm: ông Ba, người bạn thân thiết của ông Sáu. Cách lựa chọn ngôi kể như­ vậy vừa tạo ra ấn tượng khách quan vừa có sức thuyết phục, bày tỏ sự cảm thông chia sẻ.

- Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật chính xác hợp lí tinh tế.

- Ngôn ngữ tự nhiên, lời kể hấp dẫn.

- Kể xen với miêu tả: Giọng kể giàu cảm xúc, chân thực, sinh động, đầy sức thuyết phục.

Gợi ý:

- Đoạn trích diễn tả chân thực, cảm động về tình cảm cha con thắm thiết, sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, xây dựng tình huống bất ngờ, tự nhiên, hợp lí, cách miêu tả tính cách nhân vật đặc sắc, thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả, cảm thông, sẻ chia, trân trọng.

? Hư­ớng dẫn học sinh viết phần mở bài?

- Gợi ý, trình bày đ­ược về tác giả, tác phẩm và đoạn trích. Những thành công tiêu biểu của đoạn trích.

? Gọi học sinh trình bày và nhận xét, bổ sung?

? H­ướng dẫn học sinh viết phần kết bài.

- Gọi học sinh trình bày và nhận xét.

Củng cố: HS hệ thống kiến thức

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học về truyện để xác định luận điểm trong bài nghị luận về tác phẩm truyện đã học.

* Nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trình bày.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

* Cách thức tiến hành.

  1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

? Viết phần mở bài cho đề bài trên?

? Viết đoạn văn nghị luận về một vẻ đẹp của nhân vật mà em yêu thích?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ;

+ Nghe yêu cầu

+ Trình bày cá nhân

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO:

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học.

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: tên những tác phẩm truyện của những nhà văn nổi tiếng phù hợp với lứa tuổi HS.

* Cách thức tiến hành.

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

- Tìm đọc những bài viết nghị luận về tác phẩm truyện …

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ;

Về nhà, suy nghĩ, trả lời

I. Ôn tập lí thuyết.

1. Khái niệm

2. Các b­ước làm bài;

II- Luyện tập.

1. Tìm hiểu đề, tìm ý:

2. Lập dàn ý.

A. Mở bài: Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích

B .Thân bài

- Luận điểm 1: Tình cảm cha con sâu nặng.

- Luận điểm 2: Nghệ thuật kể chuyện.

C. Kết bài.

- Khẳng định lại thành công về nội dung và nghệ thuật.

3. Viết bài

IV. Rút kinh nghiệm

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết : VĂN BẢN:

SANG THU- Hữu Thỉnh-

I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1/Kiến thức:

- Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lý của tác giả.

2/Phẩm chất:

- Yêu vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời

- Biết ơn những người lính và thế hệ đi trước bằng cách học thật giỏi, làm nhiều việc có ích.

3/ Năng lực:

- Năng lực chung: năng lực giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm, năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại. Thể hiện những suy nghĩ cảm nhận về một hình ảnh thơ, khổ thơ, tác phẩm thơ.

+ Năng lực cảm thụ thẩm mỹ: cảm nhận và phân tích cảm xúc tinh tế của nhà thơ, hình ảnh giàu sức biểu cảm.

+ Đọc so sánh, liên hệ với tác phẩm cùng đề tài của Hữu Thỉnh để nhận ra bút pháp đặc sắc của thơ Hữu Thỉnh.

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

  1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Lập kế hoạch dạy học.

- Học liệu: tài liệu, máy chiếu, các tài liệu về Hữu Thỉnh và mùa thu,...phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu bài học, chuẩn bị sản phẩm theo sự phân công.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động.

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

- Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

* HĐ1: Giới thiệu chung.

+ Tác giả Hữu Thỉnh:

- PP Dự án.

+ Văn bản:

- PP: Đàm thoại, dạy học nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi.

- Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

- Đàm thoại, nêu vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

- Đàm thoại, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

- Đàm thoại, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động:

Tiến trình hoạt động

Hoạt đông của thầy và trò

Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

* Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu về vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước qua các mùa trong năm.

* Nhiệm vụ: HS theo dõi, thực hiện yêu cầu của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.

* Yêu cầu sản phẩm: một phõn cảnh.

* Cách tiến hành:

- Nữ: kể câu chuyện “ Chuyện 4 mùa„ gồm 2 nhân vật: bà Đất và 4 nàng tiên: Xuân, Hạ, Thu, Đông,trong chương trình tiểu học.

GV bắt dẫn vào bài:

Thiên nhiên đất trời Việt nam có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông; mỗi mùa có những vẻ đẹp riêng và lợi ích riêng của nó. Mùa thu đến, Thi sĩ Xuân Quỳnh đó sáng tác rất hay về mùa thu.

Cuối trời mây trắng bay

Lá vàng thưa thớt quá

Phải chăng lá về rừng

Mùa thu đi cùng lá

Mùa thu ra biển cả

Vậy vì sao mùa thu lại là nguồn cảm hứng vô tận của thi nhân. Bài học hôm nay cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu về vẻ đẹp của mùa thu qua bài thơ “Sang thu „

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:

* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả Hữu Thỉnh và bài thơ "Sang thu"

* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà.

* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm.

* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng video, phiếu học tập, câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ: trình bày dự án tác giả Hữu Thỉnh.

- Dự kiến TL:

- Hữu Thỉnh: sinh 1942 quê ở Tam Dương- Vĩnh Phúc.

- Ông tham gia quân đội và bắt đầu sáng tác thơ.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm.

+ Một nhóm trình bày.

+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

  • GV chốt kiến thức:

GV: Trong quân đội ông từng làm cán bộ văn hóa, tuyên huấn. Tham gia ban chấp hành Hội nhà văn VN khoá 3, 4, 5. Năm 2000 Hữu Thỉnh là Tổng thư kí Hội nhà văn VN.

- HT là người viết nhiều, viết hay về những con người, cuộc sống ở nông thôn về mùa thu: cảm gác bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo đang biến chuyển nhẹ nhàng.

? Bài thơ “Sang thu” được sáng tác năm nào?

GV: Bài thơ in lần đầu tiên trên báo Văn nghệ sau đó được in lại nhiều lần trong các tập thơ. Bài thơ rút từ tập “Từ chiến hào đến thành phố” NXB Văn học, Hà nội 1991.

GV: Đọc giọng nhẹ nhàng, nhịp chậm khoan thai, trầm lắng và thoáng suy tư.

- GV đọc mẫu- gọi học sinh đọc- nhận xét.

  1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

HĐ NHÓM (3 phút):

? Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

? Chú ý văn bản: có hai từ: “chùng chình”, “dềnh dàng”, em hiểu nghĩa của hai từ này như thế nào

? Xét về từ loại hai từ này thuộc từ loại nào?

? Bài thơ được viết theo mạch cảm xúc nào?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS hoạt động cá nhân.

+ HS hoạt động cặp đôi.

+ HS thảo luận.

  • Đại diện nhóm trình bày.
  • Dự kiến TL:

- Thể thơ 5 chữ.

? Chú ý văn bản: có hai từ: “chùng chình”, “dềnh dàng”, em hiểu nghĩa của hai từ này như thế nào

- Chú thích sgk.

- Từ láy.

GV: Việc tác giả sử dụng hai từ láy này có tác dụng gì trong bài thơ chúng ta cùng tìm hiểu trong phần tìm hiểu giá trị bài thơ.

- Cả bài thơ là những quan sát và cảm nhận của tác giả về thiên nhiên vào thu (từng khổ nối tiếp nhau đều như vậy).

Mục tiêu: Giúp HS nắm được vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa

* Nhiệm vụ: HS thực hiện yêu cầu của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ chung, Thảo luận nhóm, Hoạt động cặp đôi.

* Yêu cầu sản phẩm: vở ghi HS.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

Hoạt động nhóm: 5 phút

a.?Tác giả cảm nhận mùa thu sang bắt đầu từ đâu? Theo em “gió se” là gió như thế nào?

? Tại sao ở đây tác giả không dùng từ “bay” “lan” mà lại dùng “phả”?

? Trong khổ thơ tín hiệu đầu tiên nào giúp nhà thơ nhận ra sự biến đổi của đất trời?

b.? Qua từ ngữ nào thể hiện rõ cái nhìn của nhà thơ về những dâu hiệu biến đổi đó?

c. Nghệ thật và nội dung trong câu 3 và tác dụng của nó ?

d. ? Trước sự giao mùa của đất trời, nhà thơ Hữu Thỉnh đã bộc lộ tâm trạng gì? Tâm trạng ấy được thể hiện qua những từ ngữ nào?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS hoạt động cá nhân.

+ HS thảo luận.

- Đại diện trình bày.

- Dự kiến TL:

- Hương ổi thoang thoảng trong gió se.

- Gió se là gió hơi lạnh và hơi khô.

- Qua từ “phả”.

- Dùng từ “phả” thể hiện cái bất ngờ đột ngột. “Phả” thể hiện mùi hương ngọt mát thơm nồng quyến rũ đang hoà vào trong gió heo may lan toả khắp không gian làm ta dễ nhận ra mùi hương nồng nàn hấp dẫn đó.

- Bỗng nhận hương ổi phả vào trong gió se.

- Bồng nhận, phả.

- Cảm giác đột ngột và ngỡ ngàng.

GV: Cảm giác bất ngờ chợt đến với nhà thơ qua cụm từ “bỗng nhận” ra mùi ổi chín phả vào trong gió se.

? Theo em mùa ổi chín thường vào giai đoạn nào?

- Cuối tháng 7 đầu tháng 8 là mùa ổi chín rộ.

GV: Và đó cũng chính là thời gian đầu thu khi những vườn ổi chín rộ mùi thơm hoà vào gió heo may lan toả khắp không gian

? Ngoài tín hiệu đầu tiên để tác giả nhận ra sự chuyển mùa tác giả còn thể hiện qua chi tiết nào?

- Sương chùng chình qua ngõ.

- Từ láy tượng hình- cố ý chậm lại.

Nhóm c:

- NT nhân hóa -> Sương giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm, ngập ngừng, lưu luyến, bịn rịn như có tâm hồn...

? Qua sự phân tích trên giúp các em cảm nhận được gì về sự giao mùa từ hạ sang thu?

- Quả thực những hạt sương thu mềm mại, ươn ướt giăng màn qua ngõ (dường như có thêm sương nên thu dễ nhận ra hơn) một cách nhẹ nhàng như cố ý chậm lại chuyển động chầm chậm sang thu.

GV: Đoạn thơ có cái hương vị ấm nồng của chớm thu ở một miền quê nhỏ: có hương ổi, có gió và sương-> tất cả đã báo hiệu thu đã về.

? Trước sự giao mùa của đất trời, nhà thơ Hữu Thỉnh đã bộc lộ tâm trạng gì? Tâm trạng ấy được thể hiện qua những từ ngữ nào?

- Bồng, hình như.

? Từ bỗng, hình như tac giả sử dụng ở đầu câu có tác dụng gì?

- Bỗng thể hiện sự đột ngột bất ngờ.

- Hình như: thể hiện sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên,

GV chốt

GV: Bằng sự kết hợp các từ ngữ- bỗng, hình như đã thể hiện cái cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước sự biến đổi của thiên nhiên. Từng cảnh vật sang thu như kéo theo hồn người sang thu, cũng chùng chình, bịn rịn bâng khuâng lưu luyến.

Khổ thơ đầu nói lên cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh vật sang thu của đất trời. Thiên nhiên được cảm nhận từ cái gì vô hình-hương gió, mờ ảo (sương), nhỏ hẹp và gần (ngõ) cái ngỡ ngàng ban đầu dần được cụ thể hoá như thế nào chúng ta cùng sang khổ thơ thứ hai.

Mục tiêu: Giúp HS nắm được những chuyển biến của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa

* Nhiệm vụ: HS thực hiện yêu cầu của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ chung, Thảo luận nhóm, Hoạt động cặp đôi.

* Yêu cầu sản phẩm: vở ghi HS.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

Hoạt động nhóm: 5 phút

HS thảo luận nhóm:

? Trong khổ thơ này hình ảnh thiên nhiên sang thu tiếp tục được nhà thơ phát hiện bằng những chi tiết nào?

? Khi miêu tả con sông mùa thu, tác giả sử dụng từ “dềnh dàng”. Em hiểu từ này như thế nào?

? Từ cách hiểu đó giúp em hiểu dòng sông thu như thế nào?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS hoạt động cá nhân.

+ HS thảo luận.

- Đại diện trình bày.

- Dự kiến TL:

- Hình ảnh thiên nhiên sang thu tiếp tục được nhà thơ phát hiện bằng những chi tiết : Sông, chim, đám mây

- Từ láy dềnh dàng thể hiện sự chậm rãi, nhẩn nha.

- Dòng sông trôi một cách nhàn hạ, thanh thản gợi lên vẻ đẹp êm dịu của bức tranh thiên nhiên.

? Dòng sông trôi một cách nhàn hạ, thanh thản là thế mà sao “chim lại bắt đầu vội vã”?

- Cánh chim bắt đầu sự vội vã tìm về tổ nhanh hơn vì buổi chiều hoàng hôn mùa thu trời tối nhanh hơn.

GV: Cũng có thể mùa thu sang cũng là đông sắp tới, những cánh chim vội vã tìm những miền ấm áp hơn để cư trú đông vì sợ lạnh.

? Các em chú ý hai câu thơ cuối của khổ thơ “Hình ảnh đám mây mùa hạ, vắt nửa mình sang thu” em hiểu như thế nào?

- Hình như mùa hạ và mùa thu có một ranh giới cụ thể rõ ràng nên mới cảm nhận thấy những đám mây mùa hạ cũng còn lững lờ nối sang cả mùa thu.

GV: Đây là một sự liên tưởng khá sáng tạo, độc đáo và thú vị, cảm giác giao mùa được diễn tả cụ thể và tinh tế bằng một đám mây mùa hạ cũng còn rơi rớt như đang bước vào ngưỡng cửa của mùa thu vậy. Quả thật thu về làm cho bao cảnh vật đổi thay và ngay cả đám mây cũng có điểm khác lạ.

? Từ sự phân tích trên giúp em có cảm nhận gì về không gian và cảnh vật lúc sang thu được thể hiện ở khổ thơ này?

GV: Bằng sự cảm nhận qua nhiều yếu tố bằng nhiều giác quan, sự liên tưởng thú vị bất ngờ với tâm hồn nhạy cảm tinh tế của tác giả làm cho tất cả không gian cảnh vật như đang chuyển mình từ từ điềm tĩnh bước sang thu.

* Mục tiêu: Giúp HS nắm được vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa.

* Nhiệm vụ: HS thực hiện yêu cầu của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ chung, Thảo luận nhóm, Hoạt động cặp đôi.

* Yêu cầu sản phẩm: vở ghi HS.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

THẢO LUẬN NHÓM BẰNG KĨ THUẬT KHĂN PHỦ BÀN(5 phút)

? Khổ thơ thứ 3 thiên nhiên sang thu được gợi bằng những hình ảnh nào? Em hiểu gì về cái nắng trong thời điểm giao mùa này?

? Khi miêu tả về những cơn mưa tác giả sử dụng từ “vơi dần” điều đó có ý nghĩa gì?

? Em hiểu câu thơ 3,4 này như thế nào?

? Theo em ngoài lớp nghĩa thực mà chúng ta vừa khai thác, hai câu thơ cuối cùng còn lớp nghĩa nào nữa?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS hoạt động cá nhân.

+ HS thảo luận.

- Đại diện trình bày.

- Dự kiến TL:

1. Các chi tiết:

- Nắng, mưa, sấm.

- Cuối hạ đầu thu nắng vẫn còn nhiều nhưng nhạt dần không còn gay gắt nữa.

- Giá trị gợi tả những cơn mưa thưa dần và ít đi.

cái nắng mùa hè khi sang thu thì nhạt dần, những cơn mưa hối hả, ào ạt bất ngờ của mùa hạ cũng thưa và ít dần đi. Tất cả sự biến đổi đều chầm chậm, từ từ không vội vã.

- Sấm cũng bớt bất ngờ.

- Những cơn mưa mùa hạ bớt đi thì sấm bớt bất ngờ bởi tiếng sấm gắn liền với những cơn mưa mùa hạ.

GV: Và những hàng cây cổ thụ bên đường không còn phải giật mình vì tiếng sấm nữa. Và cũng có thể hiểu hàng cây đã đứng tuổi, đã trải nghiệm nhiều nên không còn bất ngờ, giật mình vì tiếng sấm nữa.

- Nghĩa ẩn dụ: Sấm là tượng trưng cho tác động bất thường của ngoại cảnh của cuộc đời.

Hàng cây đứng tuổi là hình ảnh gợi tả những con người từng trải thì vững vàng, bình tĩnh hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời.

GV: Hai câu thơ không còn chỉ tả cảnh sang thu mà đã chất chứa suy nghiệm về con người và cuộc đời.

Chính nhà thơ đã tâm sự với hình ảnh có giá trị tả thực về hiện tượng thiên nhiên này, ông còn gửi gắm những suy ngẫm về con người: khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.

? Từ sự phân tích trên giúp các em có cảm nhận như thế nào về khổ thơ cuối?

- Những ngày giao mùa nắng vẫn còn nhiều nhưng những cơn mưa rào đã ít đi và bớt những tiếng sấm bất ngờ.

GV: Qua bài thơ giúp chúng ta nhận ra sự chuyển mình nhẹ nhàng nhưng rõ rệt của thời tiết và thiên nhiên trong khoảng khắc giao mùa bằng đội mắt tinh tế và tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ Hữu Thỉnh. Đồng thời cũng thể hiện triết lí về cuộc sống con người.

* Mục tiêu: Giúp HS nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

* Nhiệm vụ: HS thực hiện yêu cầu của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ chung, Thảo luận nhóm

* Yêu cầu sản phẩm: vở ghi HS.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật, về ngôn ngữ, cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh…

? Với những thành công về nghệ thuật làm nổi bật nội dung gì?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS hoạt động cá nhân.

+ HS thảo luận.

- Đại diện trình bày.

- Dự kiến TL

Nghệ thuật:

- Thể thơ 5 chữ tinh tế nhẹ nhàng mà gợi cảm sâu sắc. Sử dụng nhiều từ ngữ gợi cảm giác và trạng thái.

- Hình ảnh chọn lọc mang nét đặc trưng của sự giao mùa.

GV: Đặc biệt với sự cảm nhận tinh tế, thú vị gợi những liên tưởng bất ngờ của nhà thơ.

Nội dung

- Bài thơ sang thu là cảm nhận tinh tế của nhà thơ HT về cảnh đất trời sang thu có những biến chuyển nhẹ nhàng và rõ rệt. Đồng thời thể hiện lòng yêu thiên nhiên tha thiết và suy ngẫm của nhà thơ.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

*Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đó học về thơ để phân tích, cảm thụ hình ảnh trong đoạn thơ, khổ thơ.

*Nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trình bày.

*Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

*Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

*Cách thức tiến hành.

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

? Nêu cảm nhận khổ thơ mà em thích?

  • 2 Hs trả lời.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nghe yêu cầu

+ Trình bày cá nhân

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

*Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống

*Nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trình bày.

*Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

*Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

*Cách thức tiến hành.

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

? Cảm nhận mùa thu sang ở quê hương em?

? Vẽ sơ đồ tư duy kiến thức cơ bản cần nắm chắc khi học bài Sang thu ?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nghe yêu cầu

+ Trình bày cá nhân

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO: *Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

*Nhiệm vụ: HS về nhà tìm hiểu liên hệ.

*Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

*Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của học sinh vào vở.

*Cách thức tiến hành.

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

Tìm đọc những tác phẩm viết về mùa thu, cho Hs nghe bài hát được phổ nhạc từ bài thơ của Xuân Quỳnh. “ Thơ tình cuối mùa thu ”…

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ

+ Nghe yêu cầu

+ Về nhà suy nghĩ trả lời

I- Giới thiệu chung.

1. Tác giả:

- Hữu Thỉnh: sinh 1942 quê ở Tam Dương- Vĩnh Phúc.

- Ông tham gia quân đội và bắt đầu sáng tác thơ.

2, Văn bản:

a,“Sang thu” được sáng tác vào cuối năm 1977.

b. Đọc, chú thích, bố cục

II- Tìm hiểu văn bản.

1. Khổ thơ 1:

- Thiên nhiên đất trời vào thu những dấu hiệu chưa thật rõ ràng nhưng hết sức đặc trưng- từ ngọn gió se mang theo hương ổi- sương đầu thu giăng mắc chuyển động chầm chậm nơi đầu ngõ.

- Nhà thơ với cảm xúc ngỡ ngàng, bâng khuâng trước sự biến chuyển nhịp nhàng, trước sự giao mùa của cảnh vật.

2. Khổ thơ thứ 2:

- Không gian và cảnh vật như đang chuyển mình, điềm tĩnh bước sang thu.

3. Khổ thơ thứ 3.

- Mùa thu đến nắng vẫn còn nhiều, những cơn mưa bớt dần và cũng bớt đi những tiếng sấm bất ngờ.

- Nhà thơ gửi gắm suy ngẫm về con người: những con người từng trải sẽ vững vàng hơn trước những tác động của ngoại cảnh.

III- Tổng kết

1. Nghệ thuật

2. Nội dung

* Ghi nhớ

IV. Rút kinh nghiệm

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết : VĂN BẢN

NÓI VỚI CON - Y Phương-

I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1/Kiến thức:

- Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lý của tác giả.

2/Phẩm chất:

- Yêu và tự hào về quê hương xứ sở

- Yêu và trân trọng tình cảm gia đình: tình cha con, tình mẫu tử. Phấn đấu sống và cống hiến xứng đáng với những tình cảm cao đẹp ấy.

3/ Năng lực:

- Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, năng lực hợp tác trong làm việc nhóm.

- Năng lực chuyên biệt:

+Đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại. Thể hiện những suy nghĩ cảm nhận về một hình ảnh thơ, khổ thơ, tác phẩm thơ.

+Đọc liên hệ, mở rộng nêu suy nghĩ cảm nhận.

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

  1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Lập kế hoạch dạy học.

- Học liệu: tài liệu, máy chiếu, các tài liệu về Y Phương và tình cảm gia đình,...phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu bài học, chuẩn bị sản phẩm theo sự phân công.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của thầy và trò

Nôi dung kiến thức

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

* Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu thấy được ý nghĩa thiêng liêng cao đẹp của tình cảm gia đình đặc biệt là tình phụ tử.

* Nhiệm vụ: HS theo dõi, thực hiện yêu cầu của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.

* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.

* Cách tiến hành:

- GV chuyển giao nhiệm vụ:

Bật lời bài hát: Cám ơn cha (hoặc bài hát nào đó về cha)

Cám ơn cha(Hồ Ngọc Hà)

Giữa ánh sáng của vinh quang

Con luôn thấy thấp thoáng cha thầm lặng

Ánh mắt sáng những niềm vui khi con thành công

Cho con thêm vững vàng sải bước trên đường xa.

Cha cho con những giấc mơ

Bao dung cho con những khi lạc đường

Nâng đôi tay cho đời con bay cao mạnh mẽ

Con luôn tự hào khi được là con của cha.

? Em cảm nhận được điều gì sau lời bài hát?

- Dự kiến trả lời: Tình cảm cha con

? Em hãy kể tên những văn bản, đọc bài ca dao em biết viết về tình cảm gia đình?

- Dự kiến trả lời: HS kể...

- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nghe lời bài hát

+ Nghe câu hỏi và trả lời

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:

* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả Y Phương và bài thơ Nói với con.

* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà.

* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm.

* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ: trình bày dự án tác giả Y Phương.

- Dự kiến TL:

Y Phương sinh năm 1948 tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước.- quê ở Trùng Khánh Cao Bằng- dân tộc Tày. Năm 1993 ông là Chủ tịch hội văn nghệ Cao Bằng…

- Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy đầy hình ảnh của con người miền núi.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm.

+ Một nhóm trình bày.

+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

  • GV chốt kiến thức:

? Hãy nêu những hiểu biết về văn bản?

  • 1 HS trả lời
  • Dự kiến TL: + Bài thơ trích trong cuốn: “Thơ VN” 1945-1985.

+Đề tài: Tình cha con

GV: Đọc giọng nhẹ nhàng, nhịp chậm khoan thai, trầm lắng và thoáng suy tư.

- GV đọc mẫu- gọi học sinh đọc- nhận xét.

  1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

HĐ NHÓM (3 phút):

? Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

? Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản

? Văn bản này có thể chia làm mấy phần? Nêu ý từng

phần?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS hoạt động cá nhân.

+ HS hoạt động cặp đôi.

+ HS thảo luận.

  • Đại diện nhóm trình bày.
  • Dự kiến TL:

+Thơ tự do, câu vần nhịp theo dòng cảm xúc

+ Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

+ Có thể chia 2 phần

Phần 1: Từ đầu đến ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời. Con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ trong cuộc sống lao động của quê hương.

Phần 2: Lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ bền bỉ với truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con hãy kế tục xứng đáng với truyền thống ấy.

Mục tiêu: Giúp HS nắm được cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người

* Nhiệm vụ: HS thực hiện yêu cầu của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ chung, Thảo luận nhóm, Hoạt động cặp đôi.

* Yêu cầu sản phẩm: vở ghi HS.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

Hoạt động nhóm: 5 phút

? Chú ý bốn câu thơ đầu? Qua 4 câu đầu giúp em hình dung được điều gì?

? Từ đó giúp em cảm nhận được không khí gia đình như thế nào?

? Người cha nói với con điều gì?

? Người đồng mình được thể hiện qua những hình ảnh nào? Em hiểu hình ảnh đó như thế nào?

? Theo em từ: cài, ken ngoài thuộc từ loại nào? Ngoài ý nghĩa miêu tả còn nói lên điều gì?

? Qua đây em có suy nghĩ gì về cuộc sống của người đồng mình qua lời nói của con?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS hoạt động cá nhân.

+ HS thảo luận.

- Đại diện trình bày.

- Dự kiến TL:

+ Hình dung được đứa trẻ đang tập đi từng bước chập chững trong sự chờ đón, mừng vui của cha mẹ. Từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút.

+ Không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt. Con lớn lên từng ngày trong sự yêu thương, nâng đỡ và mong chờ của cha mẹ

+ Người... trên đời.

+ Người đồng mình là người bản mình, quê mình.

“Đan... câu hát”

Đan bờ bắt cá, ken vách dựng nhà cùng với hoa rừng, trong câu hát sli, hát lượn.

+ Các động từ: cài, ken ngoài nghĩa miêu tả còn nói lên tình gắn bó, quấn quýt trong lao động, làm ăn của đồng bào, quê hương.

+ Cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của người đồng mình.

HĐ cá nhân:

? Em hiểu hai câu thơ“ Rừng cho hoa... tấm lòng” như thế nào?

? Chính vì vậy, cha mẹ đã nhắc lại cho con nhớ điều gì?

- HS hoạt động cá nhân =>Trình bày kết quả

- GV giảng:

+Thiên nhiên che chở, nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn, lối sống.

+ Con đang dần lớn khôn, trưởng thành trong cuộc sống lao động giữa thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình sâu nặng của người đồng mình.

+ Kỉ niệm ngày cưới, ngày đẹp nhất trên đời.

Và đây cũng là ngày đầu tiên bắt đầu xây nền móng cho gia đình hạnh phúc.

Mục tiêu: Giúp HS nắm được những đức tính của người đồng mình và mơ ước của người cha về con

* Nhiệm vụ: HS thực hiện yêu cầu của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ chung, Thảo luận nhóm, Hoạt động cặp đôi.

* Yêu cầu sản phẩm: vở ghi HS.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

Hoạt động nhóm: 5 phút

?Chú ý đoạn thơ'' Người đồng mình...cực nhọc"em thấy người cha đã nói với con về những đức tính gì của người đồng mình?

? Em có nhận xét gì về cách nói của người dân miền núi? Qua cách nói ấy ta thấy người cha nói cho con biết những đức tính của người đồng mình, người cha muốn nói với con điều gì?

? Đoạn thơ tiếp tác giả tiếp tục nói tới vẻ đẹp nào của người đồng mình? Điều ấy thể hiện tập trung qua những câu thơ nào?

? Từ đó người cha muốn gợi cho con tình cảm gì đối với quê hương?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS hoạt động cá nhân.

+ HS thảo luận.

- Đại diện trình bày.

- Dự kiến TL:

+ Đức tính: Bền gan, vững chí “Cao... lớn”.

Yêu tha thiết quê hương “sống trên... nghèo đói”.

Mộc mạc, hồn nhiên, khoáng đạt “Sống ...”.

+ Cách nói của người dân miền núi vừa cụ thể vừa mơ hồ->Sống vất vả mà mạnh mẽ khoáng đạt, bền bỉ gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc đói nghèo. Mong con phải có nghĩa tình chung thủy với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí niềm tin của mình

+“Người ... đâu con”-> Mộc mạc nhưng giàu chí khí niềm tin. Họ có thể thô sơ da thịt nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn và ý chí mong ước xây dựng quê hương

->Họ có thể thô sơ về da thịt, ăn mặc giản dị: áo chàm, khăn piêu nhưng họ không nhỏ bé về tâm hồn, ý chí, nghị lực đặc biệt khát vọng xây dựng quê hương.

Người đồng mình tự đục đá…->Họ tự làm nên quê hương với những phong tục tập quán tốt đẹp

+ Muốn con biết tự hào về truyền thống quê hương, dặn con cần tự tin mà vững bước đi trên đường đời.

GV: Người cha nói với con người đồng mình sống vất vả, nghèo đói, cực nhọc lam lũ nhưng mạnh mẽ, giàu chí lớn, luôn yêu quý tự hào và gắn bó với quê hương. Người cha giáo dục con sống phải có nghĩa tình, thuỷ chung với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí và niềm tin của mình. Không chê bai, phản bội quê hương dù còn nghèo, còn gian nan vất vả. Từ đó người cha mong con biết tự hào...

* Mục tiêu: Giúp HS nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

* Nhiệm vụ: HS thực hiện yêu cầu của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ chung, Thảo luận nhóm

* Yêu cầu sản phẩm: vở ghi HS.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật…

? Với những thành công về nghệ thuật làm nổi bật nội dung gì?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS hoạt động cá nhân.

+ HS thảo luận.

- Đại diện trình bày.

- Dự kiến TL

Những nét nghệ thuật đặc sắc:

- Hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa có sức gợi cảm khái quát, cách nói mộc mạc, so sánh cụ thể thể hiện các nói đặc trưng của đồng bào miền núi.

- Lời thơ trìu mến tha thiết, điệp từ như điểm - nhấn lời dặn dò ân cần, tha thiết của người cha.

Nội dung bài thơ:

- Qua lời người cha nói với con...

- Học sinh đọc ghi nhớ sgk

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

*Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học về thơ để phân tích, cảm thụ hình ảnh trong đoạn thơ, khổ thơ.

*Nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trình bày.

*Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

*Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

*Cách thức tiến hành.

1.GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

? Điều lớn lao nhất mà nhà thơ muốn truyền cho con là gì?

? Đặt mình là người con trong bài thơ em có suy nghĩ gì ?

  • 2 HS trả lời.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ

+ Nghe yêu cầu

+ Trình bày cá nhân

- GV chốt: Điều lớn lao nhất mà nhà thơ muốn truyền cho con là lòng tự hào về sức sống bền bỉ của quê hương và niềm tự tin để con bước vào đời.

- Bài thơ giúp ta hiểu thêm sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi. Bài học luôn tự hào, gắn bó với quê hương, gia đình và ý chí vươn lên trong cuộc sống.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

*Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học để áp dụng vào cuộc sống thực tiễn

*Nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trình bày.

*Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

*Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

*Cách thức tiến hành.

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

? Suy nghĩ của em về tình cảm cha mẹ dành cho mình

  • 2 HS trả lời.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ

+ Nghe yêu cầu

+ Trình bày cá nhân

- GV chốt: Tình cảm cha mẹ dành cho chúng ta vô cùng to lớn, không gì kể hết và so sánh được…

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO:

*Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

*Nhiệm vụ: HS về nhà tìm hiểu liên hệ.

*Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

*Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của học sinh vào vở.

*Cách thức tiến hành.

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

Tìm đọc những tác phẩm viết về tình cảm gia đình…

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ

+ Nghe yêu cầu

+ Về nhà suy nghĩ trả lời

I. Giới thiệu chung.

1. Tác giả:

2. Văn bản:

a. Xuất xứ:

b. Đọc, chú thích,bố cục.

II- Tìm hiểu văn bản.

1. Con lớn lên trong yêu thương của cha mẹ sự đùm bọc của quê hương.

- Không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt.

-> Con lớn lên trong sự yêu thương, nâng đỡ và mong chờ của cha mẹ.

- Cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của người đồng mình.

-> Con lớn lên trong cuộc sống lao động giữa thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình sâu nặng của quê hương.

2. Những đức tính của người đồng mình và mơ ước của người cha về con.

- Sống vất vả mà mạnh mẽ khoáng đạt, bền bỉ gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc đói nghèo

-> Mong con phải có nghĩa tình chung thủy với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí niềm tin của mình

- Mộc mạc nhưng giàu chí khí niềm tin. Họ có thể thô sơ da thịt nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn và ý chí mong ước xây dựng quê hương

-> Muốn con biết tự hào về truyền thống quê hương, dặn con cần tự tin mà vững bước đi trên đường đời.

III- Tổng kết

1. Nghệ thuật

2. Nội dung

* Ghi nhớ/ Sgk

IV. Rút kinh nghiệm

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết . Tiếng Việt.

NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1/Kiến thức:

- Khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý.

- Tác dụng của việc tạo hàm ý trong giao tiếp hằng ngày

2/ Phẩm chất:

-Chăm học, có ý thức sử dụng nghĩa tường minh và hàm ý trong nói và viết.

3/Năng lực

- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực làm việc nhóm

- Năng lực chuyên biệt:

+Đọc hiểu Ngữ liệu: nhận biết được việc sử dụng nghĩa tường minh, hàm ý trong văn cảnh cụ thể. Giải đoán được hàm ý trong văn cảnh cụ thể. Sử dụng hàm ý sao cho phù hợp với tình huống giao tiếp.

+Đọc mở rộng VB tự sự, trữ tình: xác định và giải đoán hàm ý

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên: Lập kế hoạch dạy học, tài liệu,

2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu bài học, chuẩn bị bài.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HĐ của thầy và trò

ND(ghi bảng)

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

* Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu về nghĩa tường minh và hàm ý.

* Nhiệm vụ: HS theo yêu cầu của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.

* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.

* Cách tiến hành:

- GV chuyển giao nhiệm vụ: nêu các tình huống

* Tình huống thứ nhất:

Sắp đến giờ vào lớp, cô giáo hỏi một bạn học sinh:
- Mấy giờ rồi em?

* Tình huống thứ hai:

Nam đi học muộn, đến sân trường gặp cô giáo chủ nhiệm, cô hỏi:
- Mấy giờ rồi em?

? Tình huống thứ nhất, cô giáo muốn hỏi gì? Tình huống thứ 2 cô giáo muốn nhắc nhở điều gì?

->Cô giáo muốn hỏi giờ bạn học sinh.
->Cô giáo nhắc nhở việc Nam đi học muộn.

-> GV dẫn vào bài: Trong giao tiếp, chúng ta có thể diễn đạt trực tiếp điều mình nói thông qua những câu, từ ngữ diễn đạt điều đó. Nhưng đôi khi chúng ta diễn đạt một cách gián tiếp( nội dung thông báo không được nói trực tiếp bằng những từ ngữ trong lời nói nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy). Cách diễn đạt như vậy người ta gọi là tường minh và hám ý. Vậy thế nào là tường minh và hàm ý, cô và các em cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.

* Mục tiêu: Giúp HS nắm được nghĩa tường minh và hàm ý.

* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà.

* Phương thức thực hiện: hoạt động chung, hoạt động cá nhân.

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

HĐ NHÓM (7 phút)

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

a. Cho biết nội dung của đoạn trích này?

b. Chú ý vào câu nói của anh thanh niên và cho biết nội dung thông báo câu nói của anh thanh niên là gì?

c. Căn cứ vào những từ ngữ nào em biết được phần thông báo trên?

d Ngoài cách hiểu trên, em thấy câu nói của anh thanh niên còn có thể hiện điều gì? Em căn cứ vào đâu mà biết được điều anh thanh niên nói?

e. Theo em tại sao anh thanh niên không nói thẳng ra điều đó với hai người hoạ sĩ và cô kĩ sư mà phải nói một cách ẩn ý như vậy?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS hoạt động cá nhân.

+ HS hoạt động cặp đôi.

+ HS thảo luận.

+ Đại diện nhóm trình bày.

*Dự kiến TL:

  1. Cuộc chia tay của anh thanh niên với người hoạ sỹ và cô kĩ sư khi lên thăm nhà anh.
  2. Chỉ còn có 5 phút nữa là chia tay.
  3. Chỉ còn 5 phút.
  4. Căn cứ vào dụng ý mà anh thanh niên thể hiện qua những từ ngữ như “trời ơi”
  5. Anh không muốn nói thẳng ra điều đó, có thể vì ngại ngùng, vì muốn che giấu tình cảm của mình, vì anh là người “thèm người” và hiếu khách.

? Từ "Trời ơi" thuộc thành phần nào đã học, nêu tác dụng?

Thành phần biệt lập->cảm thán, tiếng thốt thể hiện sự nuối tiếc khi thời gian còn quá ít “chỉ còn 5 phút”.

GV: Như vậy, hiểu được điều anh thanh niên vừa nói ta phải suy ra từ những từ ngữ trong câu nói và căn cứ vào tình huống giao tiếp (hoàn cảnh giao tiếp).

HĐ cặp đôi (2 phút)

a. Câu nói: “ồ! Cô... này” anh muốn thông báo điều gì?

b. Căn cứ vào đâu em biết được điều mà anh thanh niên nói?

c. Ngoài thông báo trực tiếp em thấy anh thanh niên còn muốn nói điều gì nữa không?

* Dự kiến trả lời

a. Thông báo cho cô kĩ sư biết cô ra về còn quên chiếc khăn mùi xoa.

  1. Căn cứ vào câu và từ “quên”.
  2. Không.

GV: Như vậy, câu nói của anh thanh niên không chứa ẩn ý mà thể hiện trực tiếp ý muốn nói về điều đó.

Những trường hợp nghĩa của câu được diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ trong câu người ta gọi những câu đó có nghĩa tường minh.

- Những trường hợp nghĩa trong câu không diễn đạt một cách trực tiếp bằng câu đó hoặc các từ ngữ trong câu đó mà phải suy ra từ những từ ngữ ấy người ta gọi là nghĩa hàm ý.

? Vậy em hiểu thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý?

Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ trong câu.

Hàm ý là phần thông báo không được diễn đạt trực tiếp nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.

TRÌNH BÀY 1 PHÚT

? Điểm giống và khác nhau giữa nghĩa tường minh và hàm ý:

- Giống nhau: Đều sử dụng lời nói để diễn đạt 1 thông tin.

- Khác nhau:

+ Tường minh: Diễn đạt trực tiếp điều muốn nói.

+ Hàm ý: Điều muốn nói không trực tiếp diễn đạt bằng từ ngữ trong câu mà phải suy ra từ những từ ngữ ấy -> Diễn đạt gián tiếp điều muốn nói.

* Bài tập nhanh

? Từ cách hiểu về nghĩa tường minh và hàm ý em hãy đặt cho cô 2 ví dụ?

GV: Đưa bài tập.

?Tìm hàm ý cho câu sau?

- Trời sắp mưa đấy!

- Ra cất quần áo vào.

- Mang áo mưa đi.

- Đừng đi nữa.

? Muốn xác định hàm ý trên em phải căn cứ vàp đâu?

Căn cứ vào tình huống giao tiếp.

? Từ ví dụ trên chúng ta cần lưu ý điều gì?

Cùng một câu nói nhưng nói trong những tình huống khác nhau có thể có những hàm ý khác nhau.

GV: Vì vậy nhiều khi không nắm được tình huống cụ thể đó thì sẽ không hiểu được hàm ý gửi gắm trong lời nói.

Hàm ý có đặc tính:

+ Hàm ý có thể giải đoán được. Người nghe có năng lực thì có thể giải đoán được hàm ý trong lời nói có chứa hàm ý.

VD: Con chào mẹ con đi học.

Mẹ nói với theo: Trời sắp mưa rồi đấy!

+ Hàm ý có thể chối bỏ được: Người nói luôn luôn có thể chối bỏ rằng không thông báo hàm ý nào trong lời nói của mình, tức là người nói có thể không chịu trách nhiệm về hàm ý chứa trong lời nói của họ.

VD: Anh ghét tôi thì tôi quý anh.

(tôi quí anh- tôi rất ghét anh)

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về nghĩa tường minh và hàm ý

* Nhiệm vụ: HS hoạt động cá nhân; HSvề nhà làm.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.

* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.

* Cách tiến hành:

HOẠT ĐỘNG NHÓM

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

?Câu nào cho thấy họa sĩ chưa muốn chia tay?

? Từ ngữ nào cho biết điều đó?

? Theo dõi yêu cầu b. Trong câu cuối những từ ngữ nào diễn đạt thái độ cô gái?

? Những từ ngữ đó thể hiện thái độ gì?

? Qua những từ ngữ này, em hiểu thái độ của cô kỹ sư ntn?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- Hoạt động cá nhân

- Hđ nhóm

- Đại diện trình bày

- Dự kiến trả lời

+ Nhà họa sĩ.... dậy

+ Cụm từ: tặc lưỡi

+ Mặt đỏ ửng khi nhận lại chiếc khăn.

+ Quay vội đi.

+ Mặt....: ngượng, buộc nhận lại điều mà không tránh được

+ Quay vội đi: vì quá ngượng.

+ Cô bối rối và ngượng. Cô ngượng vì định kín đáo để lại chiếc khăn mùi soa làm kỉ vật cho ATN thế mà anh lại quá thật thà tưởng cô quên nên gọi cô để trả lời

HĐ cặp đôi (2 phút)

? Hãy cho biết hàm ý của câu in đậm trong đoạn trích sau đây:

? Tìm câu chứa hàm ý trong đoạn trích sau và cho biết nội dung của hàm ý:

- Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá.

-> Hàm ý: Ông hoạ sĩ già chưa kịp uống nước chè đâu, hãy mời ông ấy.

> Câu “Cơm chín rồi !” hàm ý là: “Ông vô ăn cơm đi!”

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG.

* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về tường minh và hàm ý

* Nhiệm vụ: HS hoạt động cá nhân; HSvề nhà làm.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.

* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.

* Cách tiến hành:

1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

? Xây dựng 1 đoạn hội thoại trong đó có sử dụng hàm ý, chỉ rõ câu chứa hàm ý và nội dung...

HS trả lời.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.

+ Nghe yêu cầu.

+ Trình bày cá nhân.

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ

* Phương thức hoạt động: cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.

* Cách tiến hành:

? Tìm những câu thơ, ca dao, tục ngữ mang nghĩa tường minh hoặc hàm ý.

- Không thầy đố mày làm nên. ( tường minh)

- Ăn quả nhớ quả trồng cây. ( Hàm ý)

I. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý.

1. Ví dụ

2. Nhận xét

- Câu: “Trời ơi, chỉ còn có 5 phút.”

->Anh rất tiếc thời gian còn quá ít (không còn thời gian trò chuyện).

- Câu “ồ! Cô... này”: Không có ẩn ý.

- Không diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.

->Hàm ý

- Phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu

->Nghĩa tường minh

3. Ghi nhớ: SGK/75

II. Luyện tập

1. Bài tập 1:

2. Bài tập 2

3. Bài tập 3 :

IV. Rút kinh nghiệm

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết . Làm văn

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1/Kiến thức :

- Đặc điểm, yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

2/ Phẩm chất:

-Chăm học,ý thức trách nhiệm trong việc làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

3/ Năng lực:

- Năng lực chung: năng lực giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm, năng lực tự quản bản thân và tự chủ, tự học.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Đọc hiểu VB nghị luận văn học: nhận diện được đặc điểm của bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

+Đọc hiểu VB trữ tình: hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật, phát hiện những chi tiết thú vị, có những cảm nhận, rung cảm riêng.

+Viết: Tạo lập văn bản nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch dạy học

- Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc sgk & trả lời các câu hỏi .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HĐ của thầy và trò

ND(ghi bảng)

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

* Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu về tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le chiến tranh.

* Nhiệm vụ: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.

* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.

* Cách tiến hành:

- GV chuyển giao nhiệm vụ:

? Kể tên các dạng văn bản nghị luận đã học trong chương trình Ngữ văn 9 – Học kì II?
- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
- Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
- Nghị luận về một tác phẩm truyện ( Hoặc đoạn trích)
Gv: Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích có điểm gì khác so với nghị luận về 1 đoạn thơ bài thơ. Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.

* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những kiến thức về Tìm hiểu bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà.

* Phương thức thực hiện: hoạt động chung, hoạt động nhóm.

* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

Học sinh đọc văn bản: “Khát vọng hoà nhập dâng hiến cho đời” sgk/77

THẢO LUẬN THEO CẶP

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

a. Vấn đề nghị luận của văn bản này là gì?

b. Văn bản nêu lên những luận điểm nào về hình ảnh mùa xuân.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS hoạt động cá nhân.

+ HS thảo luận.

+ Đại diện nhóm trình bày.

+ Dự kiến TL:

a. Vấn đề nghị luận: Hình ảnh mùa xuân và tình cảm thiết tha của Thanh Hải trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”

b. Có 3 luận điểm.

* Luận điểm 1: Hình ảnh mùa xuân trong thơ của Thanh Hải mang nhiều tầng ý nghĩa, trong đó hình ảnh nào cũng thật gợi cảm, thật đáng yêu.

* Luận điểm 2:

Hình ảnh mùa xuân rạo rực của thiên nhiên đất nước trong cảm xúc thiết tha trìu mến của nhà thơ.

* Luận điểm 3: Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng hoà mình dâng hiến được kết nối tự nhiên với hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên.

THẢO LUẬN NHÓM ( 7 phút)

Chia lớp thành 3 nhóm

- Nhóm 1: luận điểm 1

- Nhóm 2: luận điểm 2

- Nhóm 3: luận điểm 3

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

a. Xác định luận cứ trong các luận điểm?

b. Em có nhận xét gì về các luận cứ mà tác giả đưa ra?

c. Vậy Các luận cứ ấy có làm nổi bật được luận điểm không?

d. Văn bản có bố cục thành mấy phần. Em có nhận xét gì về bố cục này?

e. Em hãy nhận xét về cách diễn đạt của bài văn?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS hoạt động cá nhân.

+ HS thảo luận.

  • Đại diện nhóm trình bày.
  • Dự kiến TL:

a.

* Nhóm 1: luận điểm 1. Luận cứ:

- Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên.

- Hình ảnh mùa xuân của đất nước trong lao động và chiến đấu.

- Nguyện ước làm một mùa xuân nho nhỏ.

* Nhóm 2: luận điểm 2: Luận cứ:

- Hình ảnh: dòng sông xanh, hoa tím biếc, lộc...

- Âm thanh: tiếng chim chiền chiện lảnh lót vang trời.

- Ngôn từ: tha thiết, trìu mến của nhà thơ trong lời kêu, giọng hỏi

- Tư thế: tôi đưa tay tôi hứng...

* Nhóm 3: luận điểm 3: Luận cứ:

- Câu thơ, hình ảnh thơ đặc sắc.

- Cảm xúc, giọng điệu trữ tình

- Sự láy lại các hình ảnh của mùa xuân.

- 2 HS phản biện.

- GV đánh giá quá trình HĐ nhóm, đánh giá sản phẩm của HS.

b: Luận cứ là những câu thơ, hình ảnh thơ đặc sắc, là giọng điệu và kết cấu bài thơ.

c. Các luận cứ là các câu thơ, hình ảnh đặc sắc, giọng điệu kết cấu bài thơ. Các luận cứ trong từng đoạn đã làm sáng tỏ các luận điểm.

d. - Mở bài (đoạn 1): giới thiệu bài thơ, bước đầu đánh giá, khái quát cảm xúc.

- Thân bài (5đoạn tiếp theo). Triển khai các luận điểm bằng cách trình bày sự cảm nhận, đánh giá cụ thể những đặc sắc nổi bật về nội dung, nghệ thuật bài thơ.

- Kết bài (còn lại): Khái quát giá trị, ý nghĩa bài thơ.

- Bố cục đủ 3 phần, giữa các phần của văn bản có sự liên kết tự nhiên về ý nghĩa và diễn đạt.

e. - Người viết đã trình bày những cảm nghĩ, đánh giá của mình bằng thái độ tin yêu, bằng tình cảm thiết tha trìu mến. Lời văn toát lên những rung động trước sự đặc sắc của hình ảnh, giọng điệu thơ, sự đồng cảm với nhà thơ Thanh Hải.

GV chốt: Văn bản trên thuộc văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ, vậy theo em hiểu thế nào là nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ?

Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ đó.

Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh giọng điệu. Bài nghị luận cần phân tích yếu tố ấy để có những nhận xét đáng giá cụ thể, xác đáng.

Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng, có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về bài Nl về 1 đoạn thơ, bài thơ để làm bài tập.

* Nhiệm vụ: HS hoạt động cá nhân; HSvề nhà làm.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.

* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.

* Cách tiến hành:

BÀI TẬP NHANH( HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN)

Bài 1: Điền vào chỗ trống khái niệm sau?

Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là.............

Bài 2: Dòng nào sau đây không phù hợp với yêu cầu của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?

  1. trình bày những cảm nhận, đánh giá về cái hay, cái đẹp của đoạn thơ, bài thơ.
  2. Căn cứ vào đặc điểm, ngoại hình, ngôn ngữ, tâm lí, hành động của nhân vật phân tích.
  3. Bám sát ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu... để cảm nhận, đánh giá tình cảm, cảm xúc của tác giả
  4. Bố cục mạch lạc, lời văn gợi cảm thể hiện sự chân thành của người viết.

Đáp án: B

HOẠT ĐỘNG NHÓM

1. Chuyển giao nhiệm vụ

?Xác định thêm những luận điểm ở vb trên?

?Ngoài các luận điểm đã nêu về hình ảnh mùa xuân trong bài MXNN ở bài văn trên, hãy suy nghĩ và nêu thêm các luận điểm nữa về bài thơ đặc sắc này?

2. Tiếp nhận nhiệm vụ

- HĐ cá nhân

- HĐ nhóm

- Đại diện trình bày

- HS nhận xét

- GV nhận xét, bổ sung

- Kết cấu bài thơ chặt chẽ, cân đối: mở đầu là mùa xuân đất nước, kết thúc lại là một giai điệu dân ca.

- Giọng điệu trữ tình của bài thơ chân thành tha thiết.

- Ước nguyện cống hiến, hoà nhập của Thanh Hải.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

* Sản phẩm: Câu trả lời của HS

* Cách tiến hành:

1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

- Viết một đoạn văn phân tích một khổ thơ mà em thích nhất trong c¸c bµi th¬ ®· häc.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.

+ Nghe yêu cầu.

+ Trình bày cá nhân.

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ

* Phương thức hoạt động: cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.

* Cách tiến hành:

- Tìm đọc những bài văn mẫu phân tích về các bài thơ đã học.

I. Tìm hiểu bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

1. Ví dụ

2. Nhận xét:

- Vấn đề nghị luận: Hình ảnh mùa xuân và tình cảm thiết tha của Thanh Hải trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”

- Có 3 luận điểm.

- Bố cục: 3 phần mạch lạc rõ ràng.

- Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ đó.

3. Ghi nhớ.

II. Luyện tập

Bài tập SGK/79

IV. Rút kinh nghiệm

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết . Làm văn

CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1.Kiến thức:

- Đặc điểm, yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

- Các bước khi làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

2 Phẩm chất:

- Yêu văn học, chăm học có ý thức làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

3. Năng lực:

- Năng lực chung: năng lực làm việc nhóm, năng lực tự quản bản thân và làm việc có trách nhiệm.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Đọc hiểu Ngữ liệu: nhận diện đề bài NL về đoạn thơ bài thơ, đọc hiểu giá trị ND và NT của các tác phẩm văn học trữ tình.

+ Viết: Tiến hành các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Tổ chức triển khai các luận điểm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch dạy học

- Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc sgk & trả lời các câu hỏi .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HĐ của thầy và trò

ND(ghi bảng)

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

* Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu về tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le chiến tranh.

* Nhiệm vụ: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.

* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.

* Cách tiến hành:

- GV chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV cho HS hát một bài hát trong chương trình đã được phổ nhạc.

+ Gv: Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện có điểm gì khác so với cách làm bài nghị luận về một bài thơ đoạn thơ. Để trả lời câu hỏi đó chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.

* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những kiến thức về cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà.

* Phương thức thực hiện: hoạt động chung.

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

HOẠT ĐỘNG NHÓM ( 5 PHÚT)

1. Chuyển giao nhiệm vụ

a. Nhắc lại cấu tạo một đề bài nói chung?

b. Trong 8 đề bài trên, đề nào có cấu tạo đủ 2 phần?

c. Những đề còn lại có đặc điểm gì?

d. Từ sự phân tích em hãy so sánh sự giống và khác nhau của các đề bài trên?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm.

- Một nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Dự kiến TL

GV chốt kiến thức:

a. Đề bài gồm hai phần:

+ Phần mệnh lệnh

+ Phần nội dung.

b. Các đề: 1, 2, 3, 5, 6, 8.

c. Đề: 4, 7 đề không có lệnh.

GV: Về thực chất 2 dạng đề bài này có chỉ định ngầm là yêu cầu nghị luận về “hình tượng...”, “ những đặc sắc...”.

d. Giống nhau: đều thuộc thể loại văn nghị luận.

Khác nhau:

+ Đề có mệnh lệnh đề không có mệnh lệnh.

+ Đề yêu cầu phân tích, đề yêu cầu cảm thụ, đề yêu cầu suy nghĩ.

GV:

- Đề yêu cầu phân tích: yêu cầu nghiêng về phương pháp nghị luận.

Đề yêu cầu cảm nhận: Yêu cầu nghị luận trên cơ sở cảm thụ của người viết.

Đề yêu cầu phân tích: Yêu cầu nghị luận nhấn mạnh đến nhận định đánh giá của người viết.

? Qua phân tích em có nhận xét gì về các dạng đề nghị luận về đoạn thơ, bài thơ?

GV: Có những đề đã định hướng tương đối rõ ràng như đề: 1, 2, 3, 5, 6, 8. Nhưng có những đề đòi hỏi người viết phải tự xác định để tập trung vào hướng nào như đề 4,7

* Mục tiêu: Giúp HS:

Xác định yêu cầu của đề và tìm ý, lập dàn ý, viết bài cho bài viết.

* Nhiệm vụ: HS trả lời câu hỏi

* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm.

* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS

* Cách tiến hành:

? Gọi học sinh đọc đề bài?

? Trình bày các bước làm 1 bài TLV nói chung?

- HS: 4 bước.

GV: Chúng ta đi tìm hiểu bước thứ nhất: Tìm hiểu đề và tìm ý

TRÌNH BÀY THEO DỰ ÁN

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Trình bày dự án.

a. Vấn đề cần nghị luận ở đây là gì? Em cần sử dụng phương pháp nào để nghị luận? Để nghị luận được vấn đề đó em cần sử dụng tư liệu chủ yếu nào?

b. Bài thơ được sáng tác vào thời gian nào, ở địa điểm nào, trong tâm trạng ntn?

c. Trong xa cách nhà thơ nhớ về qh ntn? Hình ảnh làng quê hiện lên trong nỗi nhớ của Tế Hanh có những đặc điểm và vẻ đẹp gì?

d. Ngôn từ, giọng điệu của bài thơ có gì đặc sắc?

e. Khái quát thành những luận điểm nào về tình yêu quê hương trong bài thơ?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm.

- Một nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Dự kiến TL

GV chốt kiến thức:

a.

- VĐNL: Biểu hiện của tình yêu quê hương trong bài thơ “ Quê hương”

- PP phân tích

- Tư liệu: bài th “ Quê hương” – Tế Hanh

b. Sáng tác trước cách mạng tháng 8, khi tác giả đi học xa quê hương.

c. Nhà thơ luôn nhớ về hình ảnh, màu sắc, mùi vị qh

d. Cách miêt tả chọn lọc, hình ảnh, ngôn từ, cấu trúc, nhịp điệu, tiết tấu...

e.

- Tình yêu quê hương trong hồi ức.

- Tình yêu qh trong nỗi nhớ trực tiếp.

? Bố cục của bài TLV gồm mấy phần?

? Phần mở bài phải đảm bảo yêu cầu gì?

Giới thiệu vấn đề nghị luận “tình yêu quê hương” thể hiện trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.

? Phân tích phần nội dung, em triển khai thành những luận điểm nào?

- Luận điểm 1: Cảnh ra khơi: vẻ đẹp trẻ trung, giàu sức sống, đầy khí thế vượt trường giang.

- Luận điểm 2: Cảnh trở về: đông vui, no đủ, bình yên.

- Luận điểm 3: Nỗi nhớ: hình ảnh đọng lại vẻ đẹp sức mạnh mùi nồng mặn của quê hương.

? Để làm nổi bật nội dung trên tác giả thành công về những nghệ thuật gì?

Cấu trúc ngôn từ, hình ảnh, nhịp...

? Phần kết bài ta nên làm như thế nào?

Khẳng định lại những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

? Qua phân tích cách làm đề bài trên, em thấy một bài nghị luận về tác phẩm thơ có bố cục mấy phần? Yêu cầu từng phần?

? Gv yêu cầu hs viết đoạn MB, KB. Trình bày trước lớp?

Hs khác nhận xét, bổ sung

Phần TB về nhà hoàn thiện.

HOẠT ĐỘNG NHÓM ( 5 PHÚT)

1. Chuyển giao nhiệm vụ

a. Xác định bố cục của văn bản này?

b. phần thân bài người viết thể hiện những đánh giá, nhận xét của mình về bài thơ bằng những luận điểm nào? mỗi luận điểm triển khai như thế nào?

c. Tác giả triển khai các phần như thế nào? Được liên kết với MB và KB ra sao?

d. So sánh với dàn ý đề bài trên và cách triển khai luận điểm của bài văn này em có nhận xét gì? nhận xét đánh giá ấy phải đảm bảo yêu cầu gì?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm.

- HĐ cá nhân

- HĐ nhóm

- Đại diện nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Dự kiến TL

GV chốt kiến thức:

a. Mở bài: Đoạn 1: Giới thiệu chung về nhà thơ TH với khởi đầu thành công xuất sắc là bài thơ “Quê hương”.

Thân bài: Tiếp đến thành thực của Tế Hanh, nhận xét những thành công của bài thơ.

Kết bài: phần còn lại: khẳng định những đóng góp có giá trị.

b. Nhà thơ đã viết “Quê hương” bằng tất cả tình yêu tha thiết trong sáng đầy thơ mộng:

+ Hình ảnh đẹp như mơ, đầy sức sống khi ra khơi.

+ Cảnh lao động tấp nập và cuộc sống no đủ, bình yên.

+ Vẻ đẹp dung dị của người dân chài giữa một không gian biển trời thơ mộng.

+ Hình ảnh âm thanh, màu sắc....

Một tâm hồn nhớ nhung chẳng thể nhạt nhoà.

+ Nỗi nhớ quê ở đoạn kết đã đọng lại thành kỉ niệm ám ảnh, vẫy gọi.

+ Câu thơ cuối làm rõ thêm tâm hồn thiết tha, thành thực của Tế Hanh.

c. Phần thân bài liên kết với mở bài bằng các luận điểm, luận cứ có tác dụng cụ thể hoá cho nhận xét khái quát ở mở bài.

- Phần kết bài liên kết với phần thân bài bằng những kết luận mang tính quy nạp về giá trị bt.

d. Nhận xét, đánh giá, cảm thụ của mỗi người viết có cách riêng.

Phải xoay quanh phân tích, bình giá nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

? Văn bản có sức thuyết phục, hấp dẫn không ? Vì sao ?

Văn bản có sức thuyết phục, hấp dẫn

+ Bố cục mạch lạc, rõ ràng

+ Tập trung trình bày những nhận xét đánh giá về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

+ Người viết trình bày cảm nghĩ bằng cả sự rung cảm tha thiết đối với qh.

? Từ bài văn em rút ra bài học gì về cách làm văn nghị luận văn học ? ( Bố cục, cảm xúc, nhận xét...)

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về cách làm bài Nl về 1 đoạn thơ, bài thơ để làm bài tập.

* Nhiệm vụ: HS hoạt động cá nhân; HSvề nhà làm.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.

* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.

* Cách tiến hành:

Bài tập nhanh: Hãy khoanh tròn vào chữ cái câu trả lời đúng nhất.

Đâu là điều cần thiết khi viết mở bài cho bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?

A. Giới thiệu bài thơ, đoạn thơ.

B. Nêu khái quát giá trị bài thơ, đoạn thơ

C. Kết luận về giá trị của bài thơ, đoạn thơ.

D. Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ, nêu khái quát giá trị bài thơ, đoạn thơ.

Một bạn học sinh khi lập dàn ý phân tích bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" đã triển khai các luận điểm phần thân bài như sau:

A. Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân đất nước, dân tộc.

B. Khát vọng hoà nhập, dâng hiến “mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ.

C. Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời.

Hãy sắp xếp lại các luận điểm trên theo trật tự hợp lí của bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ".

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

* Sản phẩm: Câu trả lời của HS

* Cách tiến hành:

1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

Phân tích khổ đầu bài Sang thu.

? Nội dung cảm xúc của khổ thơ

?Cảm xúc được gợi lên từ hương vị, đặc điểm gì của thiên nhiên

? Hình ảnh ngôn từ đặc sắc thn?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.

+ Nghe yêu cầu.

+ Viết bài.

+ Trình bày cá nhân.

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ

* Phương thức hoạt động: cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.

* Cách tiến hành:

- Tìm đọc những bài văn mẫu phân tích về các bài thơ đã học.

I- Tìm hiểu đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

1. Ví dụ.

2. Nhận xét:

- Các dạng đề phong phú, đa dạng

- Đề có mệnh lệnh và không có mệnh lệnh.

II- Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ .

1. Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

Đề bài: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.

*Tìm hiểu đề, tìm ý.

*Lập dàn ý.

A. Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ

B.Thân bài.

- Nội dung:

- Nghệ thuật:

C. Kết bài: Khái quát giá trị ý nghĩa

*. Viết bài

* Đọc lại bài viết và sửa chữa

2. Cách tổ chức triển khai luận điểm.

* Ghi nhớ: sgk

IV. Rút kinh nghiệm

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết :

LUYỆN TẬP VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6- NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức: Giúp hs củng cố lại kiến thức về kiểu bài nghị luận văn học.

2. Năng lực:

a. Các năng lực chung:

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

b. Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

Năng lực nghe, nói, đọc, viết, phân tích, tổng hợp vấn đề, tạo lập văn bản

3. Phẩm chất:

- Tự lập, tự tin, tự chủ.

- Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch dạy học

- Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn tập theo yêu cầu .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra sự chuẩn bị.

3. Bài mới.

* Thiết lập ma trận đề kiểm tra.

Cấp độ

 Tên chủ đề

Bài viết TLV số 6: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

Chủ đề: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

 

 

Nhớ được khái niệm, các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

 Hiểu được khái niệm và các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

HS biết cách làm một bài văn nghị luận với bố cục ba phần. Đảm bảo được nội dung cơ bản của bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích: Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.

 HS biết thể hiện quan điểm bản thân về vấn đề nghị luận, biết bình luận đánh giá về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

10đ=100%

Đề bài

Truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của nhười nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp?

ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM

I. Nội dung( 8đ)

1. Mở bài ( 0,5đ): Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật

2. Thân bài( 7đ)

a. Tình yêu làng, một bản chất có tính truyền thông trong ông Hai.

b. Sau cách mạng, đi theo kháng chiến, ông đã có những chuyển biến mới trong tình cảm.

c. Tình yêu làng gắn bó sâu sắc với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin làng theo giặc.

- Khi mới nghe tin xấu đó, ông sững sờ, chưa tin. Nhưng khi người ta kể rành rọt, không tin không được, ông xấu hổ lảng ra về. Nghe họ chì chiết ông đau đớn cúi gầm mặt xuống mà đi.

- Về đến nhà, nhìn thấy các con, càng nghĩ càng tủi hổ vì chúng nó "cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi". Ông giận những người ở lại làng, nhưng điểm mặt từng người thì lại không tin họ "đổ đốn" ra thế. Nhưng cái tâm lí "không có lửa làm sao có khói", lại bắt ông phải tin là họ đã phản nước hại dân.

- Ba bốn ngày sau, ông không dám ra ngoài. Cái tin nhục nhã ấy choán hết tâm trí ông thành nỗi ám ảnh khủng khiếp. Ông luôn hoảng hốt giật mình. Không khí nặng nề bao trùm cả nhà.

- Tình cảm yêu nước và yêu làng còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt: Đã có lúc ông muốn quay về làng vì ở đây tủi hổ quá, vì bị đẩy vào bế tắc khi có tin đồn không đâu chứa chấp người làng chợ Dầu. Nhưng tình yêu nước, lòng trung thành với kháng chiến đã mạnh hơn tình yêu làng nên ông lại dứt khoát: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù". Nói cứng như vậy nhưng thực lòng đau như cắt.

- Tình cảm đối với kháng chiến, đối với cụ Hồ được bộc lộ một cách cảm động nhất khi ông chút nỗi lòng vào lời tâm sự với đứa con út ngây thơ. Thực chất đó là lời thanh minh với cụ Hồ, với anh em đồng chí và tự nhủ mình trong những lúc thử thách căng thẳng này:

d. Khi cái tin kia được cải chính, gánh nặng tâm lí tủi nhục được trút bỏ, ông Hai tột cùng vui sướng và càng tự hào về làng chợ Dầu.

- Cái cách ông đi khoe việc Tây đốt sạch nhà của ông là biểu hiện cụ thể ý chí "Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước" của người nông dân lao động bình thường.

- Việc ông kể rành rọt về trận chống càn ở làng chợ Dầu thể hiện rõ tinh thần kháng chiến và niềm tự hào về làng kháng chiến của ông.

* Đánh giá NT.

Nhà văn Kim Lân đã khá thành công khi xây dựng nhân vật ông Hai, một lão nông cần cù, chất phác, yêu mến, gắn bó với làng quê như máu thịt.

- Nhà văn đã chọn được một tình huống khá độc đáo là sự thử thách bên trong bộc lộ chiều sâu tâm trạng.

- Tâm lý nhân vật được nhà văn miêu tả cụ thể, gợi cảm qua các diễn biến nội tâm, qua các ý nghĩ, cảm giác, hành vi, ngôn ngữ. Đặc biệt là nhà văn đã diễn tả đúng và gây được ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật.

3. Kết bài( 0,5đ): Đánh giá chung về nhân vật

II. Hình thức ( 2đ)

- Bài viết chữ sạch sẽ, diễn đạt trôi chảy, đủ các ý, lập luận chặt chẽ...2 điểm.

- Bài viết sai từ 5 lỗi chính tả, diễn đạt, sơ sài... trừ 1 điểm.

- Bài viết lạc đề không đúng yêu cầu ( không cho điểm).

* Củng cố

- GV thu bài.

- Nhận xét giờ kiểm tra.

IV. Rút kinh nghiệm

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần 26: Bài 25: Tiết : Văn bản

MÂY VÀ SÓNG

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1.Kiến thức :

- Tình mẫu tử thiêng liêng qua lời thủ thỉ chân tình của em bé với mẹ về cuộc đối thoại tưởng tượng của em với những người sống trên “mây và sóng”.

- Những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ qua trí tượng tượng bay bổng của tác giả.

2. Phẩm chất:

- Tôn trọng và biết ơn mẹ bằng những việc làm cụ thể trong đời sống hàng ngày và trong học tập.

3. Năng lực:

- Năng lực chung: năng lực làm việc nhóm, năng lực tự quản bản thân

- Năng lực chuyên biệt:

+ Đọc, hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại thơ văn xuôi. Phân tích để thấy được ý nghĩa sâu sắc của bài thơ.

+ Đọc mở rộng cảm nhận ý nghĩa và thông điệp từ tác phẩm.

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học.

- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, ( Chân dung nhà thơ Ta- go, nguyên bản bài thơ bằng tiếng anh( nếu có))

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài, soạn bài theo câu hỏi phần đọc hiểu SGK, nội dung kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HĐ của thầy và trò

ND(ghi bảng)

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU( 3 phút)

 1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.

2. Phương thức thực hiện: Cá nhân.

3. Sản phẩm hoạt động: câu trả lời của HS.

4. Phương án kiểm tra đánh giá: HS đánh giá, GV đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

GV giao nhiệm vụ

? Kể tên nhưng tác phẩm viết về tình cảm gia đình ?

HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ

Dự kiến: Bếp lửa, Chiếc lược ngà, Khúc hát ru...., Con cò....

  • HS khác bổ sung:..................
  • GV nhận xét
  • GV đi vào bài thơ .......Ta –gor là mhà thơ lớn . Ông từng được giải Nô-ben văn học với tập thơ: "Thơ Dâng". Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một trong những bài thơ rất hay của ông ca ngợi tình mẫu tử .

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

* HĐ1: Tác giả và văn bản( 5 phút)

  1. Mục tiêu: HS hiểu được tác giả, tác phẩm.

2. Phương thức thực hiện: Đọc sáng tạo,nêu vấn đề, thuyết trình, hoạt động cá nhân, nhóm.

3. Sản phẩm hoạt động: Vở ghi của HS, Phiếu học tập cá nhân.

4. Phương án kiểm tra đánh giá:

  • - Học sinh đánh giá lẫn nhau, Gv đánh giá.

5. Tổ chức thực hiện.

GV nêu nhiệm vụ. Yêu cầu cả lớp tập trung

GV cho HS quan sát SGK và phần chuẩn bị ở nhà và hỏi

Dựa vào chú thích (*), phần chuẩn bị

?Giới thiệu vài nét về tác giả, văn bản? Thể thơ?

- GV Cho HS hoạt động nhóm 5- 7 phút, vấn đáp, thuyết trình dự án ở nhà

- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ

- HS hoạt động nhóm, HS trình bày phần tìm hiểu ở nhà.

- Dự kiến:

+ Nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ.

+ Làm thơ từ sớm và cũng tham gia các hoạt động chính trị và xã hội.

+ Nhà văn đầu tiên của Châu Á được nhận giải thưởng Nô-ben.

+ Thơ thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc

- GV giới thiệu về tác giả: một người gặp nhiều điều không may trong cuộc sống gia đình (trong 6 năm mất 5 người thân: vợ, con gái thứ 2, cha và anh, con trai đầu)

-> Ảnh hưởng đến đề tài trong thơ

Thơ ông có nhiều hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng

- Xuất bản năm 1909- Viết bằng tiếng Ben-gan.

- Thơ tự do

- Thể thơ văn xuôi: câu dài câu ngắn khác nhau, không vần nhưng vẫn có nhạc điệu do yếu tố lặp lại .

HS trả lời

HS khác nhận xét, bổ sung đánh giá.

GV Nhận xét đánh giá, chốt kiến thức.

- GV hướng dẫn đọc bài thơ: Đây là một bài thơ văn xuôi (Không theo luật thơ, không rõ vần), tuy nhiên vẫn có âm điệu nhịp nhàng.

- GV đọc mẫu, gọi HS đọc lại.

? Bài thơ là lời của ai nói với ai? Lới đó chia làm mấy phần?

- Bài thơ là lời của em bé nói với mẹ như một lời thủ thỉ tâm tình.

* Bố cục: 2 phần

- Đ1: đến “bầu trời xang thẳm” – Cuộc trò chuyện của em bé với mẹ về lời rủ rê của mây và trò chơi do em bé sáng tạo ra .

- Đ2 (còn lại): Cuộc trò chuyện của em bé với mẹ về lưòi rủ rê của sóng và trò chơi do em bé sáng tạo ra.

* HĐ 2: Lời mời gọi của những người trên mây, trong sóng( 10 phút)

1. Mục tiêu: HS hiểu: Lời mời gọi của những người sống trên mây, trong sóng.

2. Phương thức thực hiện: phát vấn, nêu vấn đề, đàm thoại, phân tích, cá nhân.

3. Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của HS.

4. Phương án kiểm tra đánh giá: HS tự đánh giá, HS đánh giá lẫn nhau, GV đánh giá

5. Tổ chức thực hiện.

GV nêu nhiệm vụ. Yêu cầu cả lớp tập trung

GV cho HS quan sát SGK và phần chuẩn bị ở nhà và hỏi

GV cho học sinh

? Những người sống trên mây, trong sóng nói gì với em bé?

? Thế giới mà học vẽ ra như thế nào?

? Em bé có tâm trạng gì khi nói rằng: Nhưng làm thế nào mình lên đó dược? Mình ra ngoài đó được? Họ đáp lại em bé như thế nào?

Dự kiến:

-Mây: bình minh vàng, vầng trăng bạc

-Sóng: tiếng ca du dương , được đi khắp nơi

-Thế giới kỳ diệu lung linh huyền ảo ,thú vị hấp dẫn -> tuổi thơ thật khó từ chối

- Em bé tỏ ra rất muốn đi chơi cùng mây.(Điều này phù hợp với tâm lí của tuổi thơ)

-Họ đáp:

? Hình tượng Mây và Sóng trong cuộc đói thoại với em bé được xây dựng bằng biện pháp nghệ thuật nào?

- Nhân hóa.

- Lời mời gọi: hàm ý

? Nhận xét về những lời mời gọi đó?

* Hoạt động 3: Lời từ chối của em bé.( 7 phút)

1. Mục tiêu: HS hiểu : Lời từ chối của em bé

2. Phương thức thực hiện: phát vấn, hoạt động nhóm.

3. Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của học sinh.

4. Phương án kiểm tra đánh giá: HS tự đánh giá, HS đánh giá lẫn nhau, GV đánh giá

5. Tổ chức thực hiện.

GV nêu nhiệm vụ. Yêu cầu cả lớp tập trung

GV cho HS quan sát SGK và phần chuẩn bị ở nhà và hỏi – câu hỏi này cho HS thảo luận nhóm.

? Điều gì đã khiến em bé quyết định từ chối những lời mời gọi, rủ rê của Mây và Sóng? Qua đó em hiểu em bé là người nhưu thế nào?

HS nhận nhiệm vụ và thự hiện nhiệm vụ.

Dự kiến:

  • Vì không muốn phải xa mẹ, để mẹ ở một mình.

-> Tình yêu thương mẹ thật thắm thiết, sâu nặng đã thắng những lời mời gọi -> Giá trị nhân văn của tác phẩm.

HS trình bầy sản phẩm của nhóm mình

HS nhóm khác phát vấn, bổ sung, nhận xét.

Gv nhận xét, chốt kiến thức.

* Hoạt động 4: Trò chơi em bé nghĩ ra.(10 phút)

1. Mục tiêu: HS hiểu: Trò chơi em bé nghĩ ra.

2. Phương thức thực hiện: phát vấn, nêu vấn đề, đàm thoại, phân tích, hoạt động nhóm.

3. Sản phẩm hoạt động: câu trả lời của học sinh.

4. Phương án kiểm tra đánh giá: HS tự đánh giá, HS đánh giá lẫn nhau, GV đánh giá

5. Tổ chức thực hiện.

GV nêu nhiệm vụ. Yêu cầu cả lớp tập trung

GV cho HS quan sát SGK và phần chuẩn bị ở nhà

? Em hãy thuật lại những trò chơi mà em bé nghĩ ra? Qua đó ta thấy trò chơi của em bé có đặc điểm và ý nghĩa gì?

HS trả lời

Dự kiến: - Em bé nghĩ ra: Con là mây.....kì lạ

- Trò chơi tuyệt diệu để hòa hợp thiên nhiên với tình mẫu tử. Hai mẹ con không thẻ tách rời. Tình cảm mẹ con thật thiêng liêng bất tử, vĩnh hằng như thiên nhiên và vũ trụ - do chính con người( em bé) tạo ra.

? Hãy phân tích ý nghĩa hai câu thơ cuối bài?

( Phân tích ý nghĩa của hai câu thơ: “Con lăn… chốn nào”) ? - Hình ảnh tượng trưng mang màu sắc triết sâu sắc. Tình mẹ con nâng lên kích cỡ vũ trụ. Hình ảnh cuối khẳng định: Mẹ con ta ở khắp mọi nơi, thiêng liêng, không ai có thể tách rời chia cắt được …

Cũng có nghĩa là tình mẫu tử ở khắp nơi, thiêng liêng bất diệt.

? Em hiểu gì thêm về em bé?

- Hồn nhiên, ngây thơ,trong sáng có trí tưởng tượng phong phú bay bổng.

? Ngoài ý nghĩa tình mẹ con, bài thơ còn gợi cho chúng ta những suy ngẫm nào khác ?

GV Cho HS thảo luận nhóm khoảng 5 phút

HS đại diện nhóm phát biểu.

HS nhóm khác bổ sung, phát vấn....

Gv khái quát, chốt

Dự kiến:

- Tình mẫu tử là một trong những điểm tựa vững chắc để ta có thể khước từ những cám dỗ và quyến rũ của cuộc sống.

- Nhắc nhở mọi người: hạnh phúc không phải là điều xa xôi bí ẩn do ai ban cho mà có ở ngay trong cuộc đời do chính con người tạo lên.

1. Mục tiêu: Giúp học sinh khái quát được những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản.

2. Nhiệm vụ: HS thực hiện yêu cầu của GV

3. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân

4. Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS

5. Tiến trình thực hiện:

GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN(2 phút)

? Nêu những đặc sắc về nghệ thuật

? Nêu nội dung của bài thơ?

+ Đọc yêu cầu.

+ HS làm việc cá nhân.

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

- GVchốt:

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP:( 3 phút)

1. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để làm bài

2. Nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trình bày

3. Phương thức thực hiện: HĐ cặp đôi

4. Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS

5. Tiến trình hoạt động:

*. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

TRAO ĐỔI CẶP ĐÔI (1phút)

? Kể tên bài thơ, bài hát có cùng đề tài? Em hãy đọc một bài thơ hoặc hát một bài hát có chủ đề về tình mẫu tử?

*. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Trao đổi cặp đôi

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

- GV định hướng:

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG( 2 phút)

1. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

2. Nhiệm vụ: HS suy nghĩ , trình bày

3. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

5. Tiến trình hoạt động:

*. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

Viết đoạn văn 3 đến 5 câu cảm nhận của em sau khi học xong bài thơ này?

*. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Suy nghĩ trả lời.

+ 2 HS trả lời.

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

- GV khái quát về tình cảm gia đình – nhắc nhở HS về đạo làm con

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, VẬN DỤNG, SÁNG TẠO( 1 phút)

1. Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học.

2. Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ.

3. Phương thức hoạt động: cá nhân.

4. Yêu cầu sản phẩm: tên những câu chuyện, bài thơ, bài hát viết về tình mẹ con.

5. Tiến trình hoạt động:

*. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS

Sưu tầm những câu chuyện, bài thơ, bài hát viết về tình cảm mẹ con.

*. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà sưu tầm.

I. Giới thiệu chung

1. Tác giả:

2. Văn bản

a. Xuất xứ, thể thơ

b. Đọc, chú thích, bố cục

II. Đọc- Hiểu văn bản

1. Lời mời gọi của những người sống trên mây, trong sóng.

- NT: Nhân hóa, hàm ý

-> Đó lời mời gọi hấp dẫn, thú vị.

2. Lời từ chối của em bé

Tình yêu thương mẹ thật thắm thiết, sâu nặng đã thắng những lời mời gọi -> Giá trị nhân văn của tác phẩm.

3. Trò chơi của em bé

-> Sự hoà hợp giữa tình yêu thiên nhiên và tình mẫu tử

->Trong cuộc sống con vẫn thường gặp những cám dỗ. Muốn khước từ chúng ta phải có một điểm tựa vững chắc đó là tình mẫu tử

->Bài thơ chắp cánh cho trí tưởng tuợng của tuổi thơ .hạnh phúc không phải là điều gì xa xôi bí ẩn mà ở ngay chúng ta

-> Quan hệ tình yêu và sự sáng tạo

III. Tổng kết:

1.Nghệ thuật: ........

2. Nội dung:.........

IV. Rút kinh nghiệm

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần 26: Bài 26:Tiết: ÔN TẬP VỀ THƠ

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1/Kiến thức :

-Hệ thống những kiến thức về tác phẩm thơ đã học.

2 Phẩm chất:

-Yêu văn chương, đặc biệt là những tác phẩm thơ hiện đại.

- Chăm học, có ý thức trách nhiệm trong việc ôn tập, thống kê các văn bản thơ một cách nghiêm túc, đúng yêu cầu.

3/ Năng lực

- Năng lực chung: năng lực làm việc nhóm, năng lực tự quản bản thân, năng lực tổng hợp

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực đọc hiểu phát hiện và so sánh đối chiếu.

+ Năng lực cảm thụ văn học về giá trị ngôn từ và thẩm mĩ.

+ Đọc hiểu liên hệ để tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức về các tác phẩm thơ đã học.

+ Viết: đoạn văn cảm nhận giá trị nội dung nghệ thuật.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch dạy học

- Học liệu: Hệ thống hoá kiến thức, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc sgk & trả lời các câu hỏi .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HĐ của thầy và trò

ND(ghi bảng)

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU( 3 phút)

 1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.

2. Phương thức hoạt động: Cá nhân.

3. Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của học sinh.

4. Phương án kiểm tra đánh giá: HS đánh giá, GV đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

GV giao nhiệm vụ

? Kể tên những tác phẩm thơ hiện đại mà em đã học trong chương trình NV9?

HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ

  • Dự kiến: HS kể tên các bài thơ: Bếp lửa..........
  • HS khác bổ sung:..................
  • GV nhận xét
  • GV đi vào bài thơ ....... . Hôm nay chúng ta cùng đi ôn lại những tác phẩm thơ hiện đại học trong chương trình NV9.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

* HĐ1: Bảng hệ thống các tác phẩm thơ.( 10 phút)

1. Mục tiêu: HS hệ thống kiến thức đã học theo giai đoạn sáng tác.

2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân, nhóm.

3. Sản phẩm hoạt động: Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra đánh giá: HS tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau, gv đánh giá.

5. Tổ chức thực hiện.

GV nêu nhiệm vụ. Yêu cầu cả lớp tập trung

- GV yêu cầu 1 - 2 HS nhắc lại tên các bài thơ đã học theo trình tự các bài học của SGK. Nêu yêu cầu các kiến thức tối thiểu cần nhớ được về mỗi tác phẩm (theo các mục ở bảng thống kê).

HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ

HS hoạt động cá nhân, nhóm.

HS nhóm đại diện trình bày.

- HS khác nhận xét, bổ sung

- Với những nội dung chưa được thống nhất cao, GV tổ chức cho HS thảo luận rồi định hướng, chốt ý.

I. Thống kê các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam

TT

BÀI THƠ

TÁC GIẢ

NĂM ST

THỂ THƠ

TÓM TẮT NỘI DUNG

ĐẶC SẮC

NGHỆ THUẬT

1

ĐỒNG

CHÍ

Chính Hữu

1948

Tự

do

Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu, được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính Cách mạng.

Chi tiết hình ảnh, ngôn ngữ giản dị chân thực, cô đọng và giàu sức biểu cảm.

2

BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH

Phạm Tiến Duật

1969

Tự do

Qua hình ảnh độc đáo - những chiếc xe không kính, khắc họa nổi bật hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm và ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam.

Chất liệu hiện thực sinh động, hình ảnh độc đáo; giọng điệu tự nhiên, khoẻ khoắn giàu tính khẩu ngữ.

3

ĐOÀN

THUYỀN

ĐÁNH CÁ

Huy Cận

1958

Bảy chữ

Những bức tranh đẹp, rộng lớn, tráng lệ về thiên nhiên, vũ trụ và người lao động trên biển theo hành trình chuyến ra khơi đánh cá của đoàn thuyền. Qua đó thể hiện cảm xúc về thiên nhiên và lao động, niềm vui trong cuộc sống mới.

Nhiều hình ảnh đẹp, rộng lớn.

4

BẾP LỬA

Bằng Việt

1963

Kết hợp 7 và 8 chữ

Những kỉ niệm đầy xúc động về bà và tình bà cháu, thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.

Kết hợp giữa biểu cảm với miêu tả và bình luận; sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà.

5

ÁNH

TRĂNG

Nguyễn Duy

1978

Năm chữ

Từ hình ảnh ánh trăng trong tác phẩm, gợi lại những năm tháng đã qua của cuộc đời người lính, gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, nhắc nhở thái độ sống tình nghĩa, thuỷ chung.

Hình ảnh bình dị mà giàu ý nghĩa biểu tượng, giọng điệu chân thành, nhỏ nhẹ mà thấm sâu.

6

MÙA XUÂN

NHO NHỎ

Thanh Hải

1980

Năm chữ

Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất nước, thể hiện ước nguyện chân thành và tha thiết góp mùa xuân nhỏ của đời mình vào cuộc đời chung.

Thể thơ 5 chữ có nhạc điệu trong sáng, tha thiết gần gũi dân ca. Hình ảnh đẹp, giản dị,ẩn dụ

7

VIẾNG

LĂNG BÁC

Viễn Phương

1976

Tám chữ

Niềm thành kính và lòng xúc động sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ trong một lần từ Miền Nam ra viếng lăng bác.

Giọng điệu trang trọng tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp, gợi cảm, ngôn ngữ bình dị.

8

SANG THU

Hữu Thỉnh

1977

Năm chữ

Biến chuyển của thiên nhiên lúc giao mùa từ hạ sang thu qua sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ.

Thiên nhiên được gợi tả bằng nhiều cảm giác tinh nhạy, ngôn ngữ chính xác, gợi cảm.

9

NÓI VỚI CON

Y Phương

Sau

1975

Tự

do

Bằng lời trò truyện với con, bài thơ thể hiện sự gắn bó, niềm tự hào về quê hương và đạo lí sống của dân tộc.

Cách nói giàu hình ảnh vừa cụ thể, gợi cảm vừa gợi ý nghĩa sâu sa.

* HĐ 2: Sắp xếp các bài thơ theo giai đoạn lịch sử.

( 3 phút)

? Sắp xếp các bài thơ theo giai đoạn lịch sử.

- HS là cá nhân

- Cho HS nhận xét và sửa chữa.

- GV hỏi và giảng thêm về hoàn cảnh lịch sử của từng giai đoạn.

Dự kiến:

1. Giai đoạn 1945 - 1954: Đồng chí.

2. Giai đoạn 1954 - 1964: Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa.

3. Giai đoạn 1965 - 1975: Bài thơ về tiểu đội xe không kính

4. Giai đoạn sau 1975: Ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Nói với con, Sang thu.

* Hoạt động 3: Nội dung chính của các tác phẩm thơ ( 7 phút)

? Các tác phẩm thơ kể trên đã tập trung phản ánh những nội dung nào? Ở mỗi nội dung trên, hãy lấy dẫn chứng tiêu biểu từ các bài thơ đã học để minh hoạ ?

1. Tái hiện cuộc sống đất nước và hình ảnh con người Việt Nam suốt một thời kì lịch sử từ sau Cách mạng 8/1945 qua nhiều giai đoạn :

- Đất nước và con người Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ với nhiều gian khổ, hi sinh nhưng rất anh hùng.

- Công cuộc lao động xây dựng đất nước với những quan hệ tốt đẹp của con người.

2. Tâm hồn, tình cảm, tư tưởng của con người trong một thời kì lịch sử có nhiều biến động lớn lao, nhiều đổi thay sâu sắc.

- Tình yêu nước, tình yêu quê hương.

- Tình đồng chí, sự gắn bó với Cách mạng, lòng kính yêu Bác Hồ.

- Những tình cảm gần gũi và bền chặt của con người: tình mẹ con, bà cháu trong sự thống nhất với những tình cảm chung, rộng lớn.

* Hoạt động 4: So sánh một số bài thơ (5 phút)

?So sánh các bài thơ?

1. Ba bài : + Đồng chí.

+ Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

+ Ánh trăng.

a. Giống nhau: Đều viết về người lính Cách mạng với vẻ đẹp trong tính cách và tâm hồn của họ.

b. Khác nhau:

* Bài 1: Người lính thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp xuất thân từ nông dân ở những miền quê nghèo khó, tình nguyện và hăng hái đi chiến đấu.

- Tình đồng chí dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ, cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn và cùng chung lí tưởng chiến đấu ->ập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí ở những người lính Cách mạng.

* Bài 2: Khắc hoạ hình ảnh người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn chống Mĩ. Bài thơ làm nổi bật tinh thần dũng cảm, ý chí bất chấp khó khăn nguy hiểm, tư thế hiên ngang, niềm lạc quan và ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam của những người chiến sĩ lái xe - một hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

* Bài 3: Nói về những suy ngẫm của người lính đã đi qua cuộc chiến tranh, nay sống giữa thành phố trong hoà bình.

- Bài thơ gợi lại những kỉ niệm gắn bó của người lính đối với đất nước với đồng đội trong những năm tháng gian lao của thời chiến tranh, để từ đó nhắc nhở về đạo lí, nghĩa tình thuỷ chung.

* Hoạt động 5: So sánh bút pháp sáng tạo hình ảnh thơ(5 phút)

? So sánh bút pháp sáng tạo hình ảnh thơ

1. Hai bài: + Đồng chí.

+ Đoàn thuyền đánh cá.

* Bài 1: Bút pháp hiện thực, đưa những chi tiết, hình ảnh thực của đời sống người lính ->họ gần như là trực tiếp.

* Bài 2: Chủ yếu dùng bút pháp tượng trưng, phóng đại với nhiều liên tưởng tưởng tượng, so sánh mới mẻ, độc đáo.

2. Hai bài thơ: + Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

+ Ánh trăng.

* Bài 1: Sử dụng bút pháp hiện thực, miêu tả cụ thể, chi tiết.

* Bài 2: Chủ yếu dùng bút pháp gợi tả, không đi vào chi tiết mà hướng tới ý nghĩa khái quát và biểu tượng của hình ảnh.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP:( 5 phút)

1. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để làm bài

2. Nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trình bày

3. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

4. Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS

5. Cách tiến hành:

*. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

TRAO ĐỔI CẶP ĐÔI (1phút)

? Kể tên bài thơ có cùng đề tài?

*. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

- GV định hướng

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG( 3 phút)

1. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

2. Nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trình bày

3. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

5. Cách tiến hành:

*. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

Viết đoạn văn 3 đến 5 câu cảm nhận của em về những câu thơ mình yêu thích?

*. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Suy nghĩ trả lời.

+ 2 HS trả lời.

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

- GV khái quát

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, VẬN DỤNG, SÁNG TẠO ( 2 phút)

1. Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học.

2. Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ.

3. Phương thức hoạt động: cá nhân.

4. Yêu cầu sản phẩm: tên những bài thơ viết về tình đồng chí, gia đình, quê hương đất nước…..

5. Cách tiến hành:

*. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS

Sưu tầm những bài thơ.

*. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà sưu tầm.

Dặn dò:

- Học thuộc tất cả các bài thơ, ndung và nghệ thuật của từng tác phẩm.

- Ôn tập kĩ để chuẩn bị kiểm tra 1 tiết phần thơ.

- Chuẩn bị bài: Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo).

II. Sắp xếp các bài thơ theo giai đoạn lịch sử.

III. Nội dung chính của các tác phẩm thơ

IV. So sánh một số bài thơ

V. So sánh bút pháp sáng tạo hình ảnh thơ

IV. Rút kinh nghiệm

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần 26: Bài 25- Tiết 128- Tiếng Việt

NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý (Tiếp)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1/Kiến thức:

-Hai điều kiện sử dụng hàm ý liên quan đến người nói và người nghe.

2. Phẩm chất:

-Chăm học, vận dụng hàm ý trong nói và viết.

- Yêu ngôn ngữ tiếng Việt giàu tầng nghĩa trong cách diễn đạt. Và thận trọng trong sử dụng hàm ý.

3. Năng lực

- Năng lực chung: năng lực làm việc nhóm, năng lực tự quản bản thân

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ: đọc hiểu Ngữ liệu để xác định hàm ý và tường minh, nhận diện điều kiện cần để sử dụng hàm ý. Có năng lực giải đoán hàm ý

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch dạy học

- Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HĐ của thầy và trò

ND(ghi bảng)

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU( 3 phút)

 1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.

2. Phương thức hoạt động: Cá nhân.

3. Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của HS.

4. Phương án kiểm tra đánh giá: HS đánh giá, GV đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

GV giao nhiệm vụ

GV đưa ra tình huống: Một HS đi học muộn 15 xin vào lớp.

GV hỏi bây giờ là mấy giờ rồi?

? Tìm hàn ý cảu câu nói của GV?

Dự kiến: - Sao đi học muộn thế.

- Rút kinh nghiệm lần sau đừng đi học muộn nhé....

? Khi sử dụng hàm ý cần chú ý đến điều gì?

Dự kiến: HS có thể trả lời được, có thể không

Gv gợi ý đi vào bài

- Người nói đưa hàm ý vào trong câu.

- Người nghe có năng lực giải đoán hàm ý

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

HĐ1: Điều kiện sử dụng hàm ý ( 15 phút)

1. Mục tiêu: HS hiểu được khi sử dụng hàm ý phải có diều kiện gì.

2. Phương thức thực hiện: phát vấn, nêu vấn đề, đàm thoại, phân tích, hoạt động nhóm.

3. Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của học sinh.

4. Phương án kiểm tra đánh giá: HS tự đánh giá, HS đánh giá lẫn nhau, GV đánh giá

5. Tổ chức thực hiện.

GV nêu nhiệm vụ. Yêu cầu cả lớp tập trung

- GV treo bảng phụ ghi ví dụ - SGK 90.

- Gọi HS đọc ví dụ.

? Đoạn văn trích từ văn bản nào? Của ai

? Hai câu văn in đậm là lời nói của ai đối với ai?

Thảo luận nhóm

? Nêu hàm ý của từng câu?

? Vì sao chị Dậu không nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý ?

? Trong hai câu nói đó, hàm ý của câu nào rõ hơn? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy?

? Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ?

HS nhận nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ.

Dự kiến:

a. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa.

=> Hàm ý: Sau bữa ăn này con không còn được ở nhà với thầy mẹ và các em nữa.

- Đây là điều đau lòng (chị Dậu tránh nói thẳng ra).

b. Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.

=> Hàm ý: Mẹ đã bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài.

- Hàm ý này rõ hơn.

-> Tí đã hiểu ý mẹ (Sự “giẫy nảy” và câu nói trong tiếng khóc).

- HS trả lời, HS khác nhận xét và bổ sung.

GV khái quát,c hốt kiến thức.

? Qua ví dụ, em thấy để sử dụng hàm ý, cần có điều kiện nào ?

-Chị Dậu cố ý đưa hàm ý vào trong câu

- Cái Tí có năng lực giải đoán hàm ý

- Gọi HS đọc ghi nhớ - SGK 91.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP:( 20 phút)

1. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về hàm ý để làm bài

2. Nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trình bày

3. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, nhóm bàn

4. Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS

5. Cách tiến hành:

*. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: từng bài tập

*. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

- GV định hướng

- Bài tập1: cá nhân, là 2 ý, 1 ý giao về nhà.

- Bài tập 2: cá nhân.

- Bài tập 3: cặp đôi.

- Bài tập 4, 5 Nhóm bàn.

Dự kiến:

Bài tập 2

-Hàm ý: Chắt giùm nước để cơm khỏi nhão.

- Bé Thu dùng hàm ý vì đã có lần (trước đó) nói thẳng rồi mà không có hiệu quả vì vậy mà bực mình. Vả lại lần nói thứ hai này có thêm yếu tố thời gian bức bách (tránh để lâu nhão cơm).

- Việc sử dụng hàm ý không thành công bởi người nghe không cộng tác, vờ như không nghe, không hiểu.

Bài tập 3

Từ chối.

=> Có thể điền: - Bận ôn thi.

(Hoặc) - Phải đi thăm người ốm

Hay một lí do nào khác.

Bài tập 4: ­Qua sự so sánh của Lỗ Tấn có thể nhận ra hàm ý: Tuy hi vọng chưa thể nói là thực hay hư, nhưng nếu cố gắng thực hiện thì có thể đạt được

Bài tập 5

- Câu có hàm ý mời mọc: Hai câu mở đầu.

  • Câu có chứa hàm ý từ chối:

+ Mẹ mình đang đợi…

+ Làm sao có thể…

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG( 5 phút)

1. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

2. Nhiệm vụ: HS suy nghĩ , trình bày

3. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

5. Cách tiến hành:

*. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

Viết 1 đoạn hội thoại có sử dụng hàm ý? Chỉ ra câu có chứa hàm ý? Nội dung hàm ý là gì?

*. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Suy nghĩ trả lời.

+ 2 HS trả lời.

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

- GV khái quát

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, VẬN DỤNG, SÁNG TẠO( 2 phút)

1. Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học.

2. Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ.

3. Phương thức hoạt động: cá nhân.

4. Yêu cầu sản phẩm: Tìm những câu văn, câu thơ có sử dụng hàm ý? Tìm hàm ý của những câu đó.

5. Cách tiến hành:

*. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS

Sưu tầm những câu thơ, câu văn.

*. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà sưu tầm.

- Ôn kĩ bài để chuẩn bị cho tiết:

I. Điều kiện sử dụng hàm ý

1. Ví dụ

2. Nhận xét

a. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa.

=> Hàm ý: Sau bữa ăn này con không còn được ở nhà với thầy mẹ và các em nữa.

- Đây là điều đau lòng (chị Dậu tránh nói thẳng ra).

b. Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.

=> Hàm ý: Mẹ đã bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài.

- Hàm ý này rõ hơn.

-> Tí đã hiểu ý mẹ (Sự “giẫy nảy” và câu nói trong tiếng khóc).

3. Ghi nhớ

II. Luyện tập

Bài tập 1

a. Người nói: Anh thanh niên.

- Người nghe: Ông hoạ sĩ và cô gái.

- Hàm ý: Mời cô, mời bác vào uống nước.

- Hai người nghe đã hiểu hàm ý (Ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà… ngồi xuống ghế).

b. Người nói: Anh Tấn.

- Người nghe: Chị hàng đậu (ngày trước).

-> Hàm ý: Chúng tôi không thể cho được.

- Người nghe hiểu hàm ý (Câu nói cuối cùng: Thật là càng giàu có càng… càng giàu có).

­c. Người nói: Thuý Kiều.

- Người nghe: Hoạn Thư.

-> Hàm ý ở câu 1: mát mẻ, giễu cợt: quyền quý như tiểu thư cũng có lúc phải đến trước “Hoa nô” này ư ?

-> Hàm ý ở câu 2: Hãy chuẩn bị sự báo oán thích đáng.

- Hoạn Thư đã hiểu hàm ý (hồn lạc phách siêu, khấu đầu… kêu ca).

IV. Rút kinh nghiệm

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần 26: Bài 25- Tiết - Tập làm văn

TRẢ BÀI LUYỆN VIẾTTẬP LÀM VĂN SỐ 6

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Củng cố lại lí thuyết làm một bài văn nghị luận về tpt.

- Nhận rõ ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình để có hướng khắc phục nhất là những lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu.

2. Năng lực:

a. Các năng lực chung:

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

b. Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực nghe, nói, đọc, viết, phân tích, tổng hợp vấn đề, tạo lập văn bản

- Phát hiện lỗi sai, sửa chữa, tự hoàn thiện bài viết để làm bài tốt hơn.

3. Phẩm chất:

- Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt.

- Tự lập, tự tin, tự chủ.

- Phát hiện lỗi sai, sửa chữa, tự hoàn thiện bài viết để làm bài tốt hơn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch dạy học

- Học liệu: bài đã chấm.

2. Chuẩn bị của học sinh: Xem lại đề

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

* Hoạt động 1: GV chép đề bài trên bảng phụ. Hướng dẫn HS phân tích đề. ( 3 phút)

- Gọi HS đọc lại đề bài.

- Hướng dẫn HS phân tích yêu cầu đề

GV thông qua yêu cầu về KN.

* Hoạt động 2: Đáp án ( 7 phút)

? Với đề bài này các em cần đảm bảo những ý nào?

I. Đáp án

* Hình thức: 1đ

- Yêu cầu làm đúng theo phương pháp làm một bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).- Bài viết phải có bố cục đầy đủ 3 phần, mỗi phần đảm bảo yêu cầu của một bài văn nghị luận.- Biết lấy dẫn chứng, dùng hệ thống lí lẽ phân tích để làm nổi bật luận điểm. 0,5đ

- Trình bày sạch, đẹp, ko sai các lỗi 0,5đ

* Nội dung: 9đ

1. Mở bài: 1đ

- Giới thiệu tác giả Kim Lân, hoàn cảnh sáng tác truyện “Làng” và giới thiệu sơ lược về nhân vật ông Hai

2. Thân bài: 7đ

Tình yêu làng, yêu nước sâu sắc của nhân vật ông Hai. Tình yêu đó biểu hiện qua từng giai đoạn

a. Khi mới xa làng. 1,5đ

b. Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. 3đ

c. Khi tin làng Chợ Dầu theo giặc được cải chính. 1,5đ

🡪 Ở từng luận cứ, HS biết lấy dẫn chứng cụ thể, xác thực phân tích làm rõ tình yêu làng, yêu nước sâu sắc của ông Hai.

=> Qua đó thấy được những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. 1đ

3. Kết bài: 1đ

- Đánh giá lại sự thành công về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Đặt trong hoàn cảnh ra đời để nhìn nhận sự thành công ấy.

- Nêu những suy nghĩ của bản thân về nhân vật trong tác phẩm.

Thang điểm:

+ Điểm 0-1: HS không làm được bài, hoặc sai lạc hoàn toàn..

+ Điểm 1 ->4,0: HS đáp ứng được một số yêu cầu về kiến thức, song bài viết còn sơ sài, diễn đạt lúng túng.

+ Điểm 4,0 -> 6,0: HS đáp ứng tương đối đầy đủ yêu cầu, song bài viết chung chung, triển khai chưa thật cụ thể, rành mạch.

+ Điểm 6 ->8: HS đáp ứng khá tốt các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, song còn mắc một số lỗi diễn đạt.

+ Điểm 8,0 ->10: HS đáp ứng tốt về kĩ năng và kiến thức, rành mạch, diễn đạt tốt, sáng tạo.

Hoạt động 3: Nhận xét ưu nhược điểm trong bài làm của học sinh.( 10 phút)

- Hs đã định hướng nội dung, phương pháp

- Hệ thống luận diểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực

- đảm bảo nội dung bài

Ví dụ: …

- Nội dung sơ sài, chữ viết xấu

Ví dụ: ....

Hoạt động 4: Chữa các loại lỗi trong bài viết của học sinh.( 17 phút)

- lỗi chính tả.

- Lỗi câu, diễn đạt, dùng từ.......

- GV: hướng dẫn học sinh chữa lỗi

- Nhấn mạnh cần chữa như thế nào

Hoạt động 5: Cho học sinh trao đổi chéo bài, xem bài viết của bạn, đọc bài viết tốt, bài chưa tốt để học tập, rút kinh nghiệm.( 5 phút)

  • Đọc 2 bài viết tốt.
  • Đọc chữa kĩ một bài viết chưa tốt.

Hoạt động 6: Thắc mắc của học sinh về điểm trong bài của mình, lấy điểm vào sổ.( 3 phút)

* Đề bài: Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân

Dặn dò: Soạn bài tiết 131.

IV. Rút kinh nghiệm

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

TUẦN 27: TIẾT 131: TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1/Kiến thức :

-Đặc trưng của văn bản nhật dụng là tính cập nhật nội dung. Những nội dung cơ bản của các văn bản nhật dụng đã học.

3/Phẩm chất :

-Tự giác thống kê văn bản nhật dụng đã học, nêu nội dung các văn bản và liên hệ thực tế bản thân.

4/ Năng lực

- Năng lực chung: năng lực làm việc nhóm, năng lực tự quản bản thân, năng lực tổng hợp

- Năng lực chuyên biệt:

+Năng lực ngôn ngữ: Tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức về VBND ở cấp THCS

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

Kế hoạch bài học, đồ dùng dạy học, bảng hệ thống kiến thức,..

2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn lại kiến thức về văn bản nhật dụng đã học ở lớp 6, hệ thống các VBND đã học trong chương trình THCS.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

HĐ của thầy và trò

ND(ghi bảng)

Hoạt động 1: MỞ ĐẦU

1/Mục tiêu: HS hệ thống lại các kiến thức đã học về VBND.

2/ Phương thức thực hiện: cá nhân thuyết trình, nêu & giải quyết vấn đề, HĐ nhóm.

3/ Sản phẩm hoạt động: bài thuyết trình của hs, phiếu học học tập của hs.

4/ Phương án kiểm tra, đánh giá: lớp, gv cùng đánh giá, nhận xét.

5/ Tiến trình hoạt động:

*/ 1 Nêu những hiểu biết của em về VBND, ví dụ như: đề tài, nội dung phản ánh &mục đích sử dụng...,

2? Tại sao nói: VBND có tính cập nhật? VD?

*/ Lớp làm bài theo 2 nhóm : N1- câu 1, N2- câu 2

*/ Dự kiến ản phẩm:

CÂU 1:

- Văn bản nhật dụng không có khái niệm thể loại, không chỉ kiểu văn bản nó chỉ đề cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản.

-Đề tài rất phong phú: Thiên nhiên, môi trường văn hoá, giáo dục, chính trị, xã hội, thể thao, đạo đức, nếp sống…

- Chức năng: bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá… những vấn đề, những hiện tượng của đời sống con người và xã hội.

CÂU 2:

- Tính cập nhật là tính thời sự kịp thời, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày.

- Tuy nhiên, các văn bản nhật dụng trong chương trình có tính cập nhật vừa có tính lâu dài của sự phát triển lịch sử xã hội. Chẳng hạn vấn đề môi trường, dân số, bảo vệ di sản văn hoá, chống chiến tranh hạt nhân…đều là những vấn đề nóng bỏng của hôm nay nhưng đâu phải giải quyết triệt để trong một ngày mai.

VD: - Vấn nạn thành tích trong trường học.

- Đạo đức suy thoái.

- Ô nhiễm môi trường,...

Hoạt động 2: Nội dung các văn bản nhật dụng

1/Mục tiêu: Hệ thống các VBND đã học cùng nội dung mà nó thể hiện

2/ Phương thức thực hiện:hoạt động nhóm

3/ Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của hs

4/ Phương án kiểm tra, đánh giá: lớp, gv cùng đánh giá, nhận xét.

5/ Tiến trình hoạt động:

- Hệ thống các văn bản nhật dụng đó học từ lớp 6-9 (tên và nội dung văn bản)? Nêu nội dung phản ánh của các văn bản đó?

- Lớp chia thành 2 nhóm:

+ N1- hệ thống các VBNDở lớp 6,7

+ N2- hệ thống các VBND ở lớp 8,9.

- Kẻ bảng rồi điền kiến thức:

STT

VB

Tloại

Nội dung

NT đặc săc

PTBĐC

I. Khái niệm về văn bản nhật dụng:

1. Khái niệm:

- Văn bản nhật dụng không có khái niệm thể loại, không chỉ kiểu văn bản nó chỉ đề cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản.

2. Đề tài:

- Thiên nhiên, môi trường văn hoá, giáo dục, chính trị, xã hội, thể thao, đạo đức, nếp sống…

3. Chức năng:

- bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá… những vấn đề, những hiện tượng của đời sống con người và xã hội.

4. Tính cập nhật: là tính thời sự kịp thời, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày, cuộc sống hiện tại gắn với những vấn đề cơ bản của cộng đồng xã hội.

II- Nội dung các văn bản nhật dụng

*/ Dự kiến sản phẩm:

TT

Văn bản

Thể loại

Nội dung

NT đặc sắc

PTBĐC

1

Cầu Long Biên, chứng nhân lịch sử

Bút kí

Cầu Long Biên, nơi chứng kiến những sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng của Hà Nội và cả nước.

Phép nhân hoá, lối viết giàu cảm xúc…

Tự sự, miêu tả và biểu cảm.

2

Động Phong Nha

Miêu tả

Động Phong Nha được xem là kì quan thứ nhất đã và đang thu hút khách tham quan trong và ngoài nước. Chúng ta tự hào về thắng cảnh này.

Miêu tả từ khái quát đến cụ thể, nhiều hình ảnh đẹp.

Thuyết minh (miêu tả)

3

Bức thư của

thủ lĩnh

da đỏ

Bức thư

Con người phải sống hoà hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình.

Dùng phép so sánh, nhân hoá, điệp ngữ, thủ pháp đối lập, văn truyền cảm.

Nghị luận, (biểu cảm)

4

Cổng

trường

mở ra

Truyện kí

Tình cảm sâu sắc của người mẹ đối với con. Vai trò to lớn của nhà trường đối với mỗi con người.

Miêu tả cụ thể sinh động với nhiều hình thức khác nhau. Ngôn ngữ độc thoại.

Biểu cảm

(Tự sự, miêu tả, thuyết minh, nghị luận)

5

Mẹ tôi

Bức thư

Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng. Người mẹ có tình yêu thương và đức hy sinh vô bờ cho con cái.

Lựa chọn cách kể thích hợp, chi tiết sử dụng hợp lí, tình huống đặc biệt.

biểu cảm.

(Tự sự, miêu tả, nghị luận)

6

Cuộc chia tay của những con búp bê

Truyện ngắn

Tình cảm trong sáng, yêu thương nhau của hai anh em. Trách nhiệm làm cha, làm mẹ trong việc giữ gìn tổ ấm gia đình và bảo vệ hạnh phúc trẻ thơ.

Cách kể chuyện tự nhiên, chân thực, nhiều chi tiết bất ngờ xen yếu tố miêu tả đặc sắc.

Tự sự (nghị luận, miêu tả)

7

Ca Huế

trên

sông Hương

Bút kí

Vẻ đẹp của sinh hoạt văn hoá và những con người tài hoa xứ Huế.

Giới thiệu tự nhiên, đan xen giữa miêu tả và biểu cảm, hình ảnh chân thực

Thuyết minh

(nghị luận, tự sự, biểu cảm)

8

Thông tin về trái đất năm 2000

Thông báo

Tác hại của bao bì ni lông và những giải pháp khắc phục.

Chi tiết cụ thể, số liệu chính xác, lập luận chặt chẽ.

Nghị luận, (thuyết minh)

9

Ôn dịch thuốc lá

Xã luận

Tác hại của thuốc lá và biện pháp phòng chống ôn dịch này.

Số liệu chính xác, cụ thể. So sánh bằng nhiều yếu tố biểu cảm.

nghị luận.

(Thuyết minh )

10

Bài toán

dân số

Nghị luận

Hạn chế gia tăng dân số là con đường tồn tại của loài người.

Số liệu cụ thể, chính xác, lập luận chặt chẽ dựa trên bài toán cổ.

Nghị luận, (tự sự, thuyết minh.)

11

Phong cách HCM

Nghị luận

Vẻ đẹp phong cách HCM là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa vĩ đại và giản dị.

Chi tiết chọn lọc tiêu biểu, ngôn từ chuẩn mực, hình ảnh đẹp.

nghị luận.

(Thuyết minh, biểu cảm)

12

Đấu tranh cho một thế

giới..

Xã luận

Nguy cơ chiến tranh hạt nhân, phải ngăn chặn vì thế giới hoà bình.

Giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ, hình ảnh cụ thể.

Nghị luận.

13

Tuyên bố thế giới về sự sống …

Tuyên bố

Bảo vệ chăm sóc trẻ em là vấn đề quan trọng, cấp bách có tính toàn cầu.

Bố cục mạch lạc, hợp lí, các ý có mối quan hệ với nhau.

Nghị luận

(Thuyết minh, thông báo.)

- Các nhóm trình bầy sản phẩm.

- Lớp nhận xét, bổ sung bài làm của nhóm bạn.

- GV đánh giá, bổ xung, chốt ý.

HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP. (5p)

1/Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức đã học vào làm bài, có liên hệ thực tế.

2/ Phương thức thực hiện: cá nhân thuyết trình

3/ Sản phẩm hoạt động: bài thuyết trình của hs

4/ Phương án kiểm tra, đánh giá: lớp, gv cùng đánh giá, nhận xét.

5/ Tiến trình hoạt động:

? Tìm, nhóm các VB em vừa liệt kê trên theo nội dung mà nó phản ánh?

- HS làm bài cá nhân. Gv quan sát lớp, giúp đỡ những hs gặp khó khăn.

- Dự kiến sản phẩm:

1/ Bảo vệ môi trường: “ Thông tin về ngày trái đất năm 2000- Nguyễn Khắc Viện”,...

2/ Phong cách, lối sống: “Phong cách Hồ Chí Minh- Lê Anh Trà”,..

3/...

- Cá nhân hs trình bày bài; lớp và gv cùng đánh giá, nhận xét, bổ sung

- GV chốt đúng.

HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG (5p)

1/Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức đã học vào làm bài, có liên hệ thực tế.

2/ Phương thức thực hiện: cá nhân thuyết trình

3/ Sản phẩm hoạt động: bài thuyết trình của hs

4/ Phương án kiểm tra, đánh giá: lớp, gv cùng đánh giá, nhận xét.

5/ Tiến trình hoạt động:

? Trong các văn bản nhật dụng đó học em thích nhất văn bản nào? Vì sao?

? Viết đoạn văn ngắn về một vấn đề trong cuộc sống mà em thấy tâm đắc nhất?

  • Dự kiến sản phẩm:

Câu 1: hs tự do trả lời, miễn là hợp lí, đúng pháp luật.

Câu 2: hs phải đảm bảo:

+ viết 1 đoạn văn.

+ nội dung liên quan đến một vấn đề trong cuộc sống em thấy tâm đắc.

  • HS trình bầy bài, lớp+ gv đánh giá, nhận xét, bổ sung.

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI & MỞ RỘNG (2p)

1/Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức đã học vào làm bài, có liên hệ thực tế.

2/ Phương thức thực hiện: hs tự nghiên cứu tìm tòi trong cuộc sống để làm bài.

3/ Sản phẩm hoạt động: bài làm của hs

4/ Phương án kiểm tra, đánh giá: gv thu, kiểm tra một vài bài ở tiết sau để đánh giá.

5/ Tiến trình hoạt động:

? Trong cuộc sống hiện tại, em gặp những nội dung nào có tính cấp bách khác ngoài những nội dung em được học?

? Viết một bài văn ngắn nêu ý kiến của em về vấn đề ấy?

- Dự kiến sản phẩm:

+ Sự xuống dốc về đạo đức trong trường học.

+ Cạm bẫy vô hình của những viên ma túy sặc sỡ....

IV. Rút kinh nghiệm

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

TUẦN 27- BÀI 26- TIẾT

TỔNG KẾT VĂN BẢN NHẬT DỤNG(tiếp)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1/Kiến thức :

-Đặc trưng của văn bản nhật dụng là tính cập nhật nội dung. Những nội dung cơ bản của các văn bản nhật dụng đã học.

3/Phẩm chất :

-Tự giác thống kê văn bản nhật dụng đã học, nêu nội dung các văn bản và liên hệ thực tế bản thân.

4/ Năng lực

- Năng lực chung: năng lực làm việc nhóm, năng lực tự quản bản thân, năng lực tổng hợp

- Năng lực chuyên biệt:

+Năng lực ngôn ngữ: Tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức về VBND ở cấp THCS

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch dạy học

- Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, bài tập đã ra ở tiết trước.

2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn bài, chuẩn bị bài theo lời dặn.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HĐ của thầy và trò

ND(ghi bảng)

  1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (2p)

1/Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS tiếp thu bài mới

2/ Phương thức thực hiện: cá nhân thuyết trình

3/ sản phẩm hoạt động: bài thuyết trình của hs

4/ Phương án kiểm tra, đánh giá: lớp, gv cùng đánh giá, nhận xét.

5/ Tiến trình hoạt động:

? Từ bảng hệ thống các VBND tiết trước, em cho biết hình thức thể hiện VBND ?

? Hãy trình bày cách học VBND hiệu quả nhất?

- HS làm việc cá nhân, trình bày bài trước lớp.

- GV, lớp nhận xét bổ sung.

- GV dẫn dắt vào bài tổng kết...

  1. HOẠT ĐỘNG 2: TỔNG KẾT KIẾN THỨC (26p)

Hoạt động 1: Hình thức văn bản nhật dụng:

1/Mục tiêu: giúp hs khắc sâu những đặc điểm cơ bản về hình thức của VBND

2/ Phương thức thực hiện: đàm thoại, nêu & giải quyết vấn đề, HĐ nhóm.

3/ sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của hs

4/ Phương án kiểm tra, đánh giá: lớp, gv cùng đánh giá, nhận xét.

5/ Tiến trình hoạt động:

? Em hãy tìm các thể loại mà văn bản nhật dụng đã sử dụng?( Gợi ý dựa vào bảng thống kê)? Ví dụ?

? Không có tính bắt buộc hay những yêu cầu cao như các thể loại khác, VBND có được coi là tác phẩm văn chương không?

GV chia lớp thành 2 nhóm, làm 2 câu trên.

* Dự kiến sản phẩm:

1/ Thể loại: có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản: tự sự, thuyết minh, miêu tả,..

Ví dụ: ( dựa vào bảng tiết trước để trả lời)

- Ví dụ: Cổng trường mở ra - Biểu cảm ( miêu tả, hồi kí.)

2/ Văn bản nhật dụng không được xếp vào các thể loại như: Thơ, truyện, kiểu loại như tự sự, biểu cảm, miêu tả mà văn bản nhật dụng chỉ mang tính cập nhật những vấn đề mang tính thời sự mà thôi.

- Gía trị văn chương không phải là yêu cầu cao nhất nhưng cũng là 1 yêu cầu quan trọng. Các văn bản nhật dụng đều vẫn thuộc về 1 kiểu văn bản nhất định: miêu tả, thuyết minh…

* HS làm bài cá nhân, thảo luận nhóm.

* Các nhóm báo cáo kết quả hoạt động.

* Các nhóm nhận xét, đánh giá bài nhau.

GV đánh giá, chốt ý.

Hoạt động 2: Phương pháp học văn bản nhật dụng:

1/Mục tiêu: giúp hs nắm được cách học VBND tốt nhất, dễ nhớ nhất

2/ Phương thức thực hiện: đàm thoại, nêu & giải quyết vấn đề.

3/ Sản phẩm hoạt động: bài làm của hs

4/ Phương án kiểm tra, đánh giá: lớp, gv cùng đánh giá, nhận xét.

5/ Tiến trình hoạt động:

? Để học tốt một văn bản nhật dụng, ta phải làm ntn?

  • HS làm bài cá nhân
  • GV quan sát, giúp đỡ những hs khó khăn trong hoàn thành nhiệm vụ học tập.
  • Dự kiến sản phẩm:

- Đọc kĩ văn bản, tìm hiểu chú thích

- Trả lời đầy đủ, chính xác các câu hỏi phần đọc hiểu

- Phân tích đặc điểm thể loại, phân tích các chi tiết cụ thể về hình thức biểu đạt khái quát chủ đề.

- Có sự liên hệ thực tế.

* Hs trình bầy bài, lớp đánh giá, nhận xét, bổ sung.

  1. * GV đánh giá, chốt ý.
  2. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (10p)

1/Mục tiêu: giúp hs vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập

2/ Phương thức thực hiện: đàm thoại, nêu & giải quyết vấn đề, HĐ nhóm.

3/ Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của hs

4/ Phương án kiểm tra, đánh giá: lớp, gv cùng đánh giá, nhận xét.

5/ Tiến trình hoạt động:

1/ ? Nêu lợi ích và tiêu cực trong việc bỏ thi tốt nghiệp ở tiểu học và THCS?

2/ ? Làm thế nào để khắc phục nạn phao thi, ở lớp - ở trường em?

*/ HS làm bài theo 2 nhóm: N1- Câu 1; N2- câu 2

Gv quan sát- giúp đỡ hs gặp khó khăn.

*/ Dự kiến sản phẩm: Gợi ý:

1/ - Lợi ích:

+ Xóa bỏ áp lực tinh thần cho HS, GV

+ Đỡ tốn phí.

- Tiêu cực:

+ Suy giảm về mặt đạo đức

+ Nếu em nào không có ý thức tự học dẫn đến kết quả học tập không cao, tụt hậu.

2/ Khắc phục

- Nạn phao thi:

+ Khuyên nhủ, nhắc nhở.

+ Kiểm tra gắt gao và đấu tranh phát hiện....

+ Kỉ luật nghiêm minh,..

*/ Các nhóm trình bầy bài, chữa cho nhau.

*/ GV nhận xét, chốt đúng.

  1. HOẠT ĐỘNG 4: TÌM TÒI & MỞ RỘNG (2p)

1/Mục tiêu: giúp hs vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập

2/ Phương thức thực hiện: đàm thoại, nêu & giải quyết vấn đề, HĐ nhóm.

3/ Sản phẩm hoạt động: bài làm của hs

4/ Phương án kiểm tra, đánh giá: lớp, gv cùng đánh giá, nhận xét.

5/ Tiến trình hoạt động:

1.? Tìm một số VBND em biết, nêu tóm tắt nội dung và nghệ thuật đặc sắc của chúng?

2. ? Hãy:

+ Chọn một đề tài & tìm những VBND liên quan?

+ Thử đưa ra hướng giải quyết mới theo quan điểm của em?

III. Hình thức văn bản nhật dụng:

1. Thể loại: có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản: Tự sự, miêu tả, thuyết minh,..

2. Giá trị văn chương:

Các văn bản nhật dụng đều vẫn thuộc về 1 kiểu văn bản nhất định:

miêu tả, thuyết minh…

IV. Phương pháp học văn bản nhật dụng:

- Đọc kĩ văn bản, tìm hiểu chú thích

- Trả lời đầy đủ, chính xác các câu hỏi phần đọc hiểu

- Phân tích đặc điểm thể loại, phân tích các chi tiết cụ thể về hình thức biểu đạt khái quát chủ đề.

- Có sự liên hệ thực tế.

- Nắm vững kiến thức các môn học.

- Biết và sử dụng tốt nhiều phương thức biểu đạt.

IV. Rút kinh nghiệm

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

TUẦN 27- BÀI 26- TIẾT :

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG

(Phần Tiếng Việt)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Nhận biết một số từ ngữ địa phương, mà không kém phần quan trọng là hướng dẫn các em có thái độ đối với việc sử dụng từ ngữ địa phương trong đời sống cũng như nhận xét về cách sử dụng từ ngữ địa phương trong những văn bản phổ biến rộng rãi (như trong văn chương nghệ thuật ).

- Ôn tập củng cố các kiến thức về từ ngữ địa phương.

- Tích hợp với các văn bản Văn và Tập làm văn đó học.

2. Năng lực:

a. Các năng lực chung:

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

b. Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

Năng lực nghe, nói, đọc, viết, phân tích, tổng hợp vấn đề, tạo lập văn bản

3. Phẩm chất:

- Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt.

- Tự lập, tự tin, tự chủ.

- GD hs có thái độ trân trọng phương ngữ, có ý thức sử dụng đúng ngữ cảnh.

+ Phương ngữ là 1 bộ phận quan trọng của tiếng Việt.

- Rèn luyện kĩ năng xác định và giải nghĩa các từ địa phương có trong các văn bản đó học ở chương trình Ngữ văn THCS.

- Nhận diện và sử dụng phương ngữ phù hợp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch dạy học

- Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc Sách ngữ văn địa phương & trả lời các câu hỏi .

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ của thầy và trò

ND(ghi bảng)

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (2p)

1/Mục tiêu: giúp HS có tâm thế và định hướng chú ý với bài học.

2/ Phương thức thực hiện: đàm thoại, nêu & giải quyết vấn đề.

3/ Sản phẩm hoạt động: bài thuyết trình của hs

4/ Phương án kiểm tra, đánh giá: lớp, gv cùng đánh giá, nhận xét.

5/ Tiến trình hoạt động:

?Hãy kể một số phương ngữ em biết?

-HS nghiên cứu làm & trình bầy bài.

- lớp nhận xét, đánh giá.

- GV chốt, gieo vấn đề cần tìm tìm hiểu trong bài học..

Nhận biết một số từ ngữ địa phương, mà không kém phần quan trọng là chúng ta có thái độ đúng đối với việc sử dụng từ ngữ địa phương trong đời sống cũng như nhận xét về cách sử dụng từ ngữ địa phương trong những văn bản phổ biến rộng rãi (như trong văn chương nghệ thuật )…

HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Ôn tập lí thuyết

1/Mục tiêu: giúp HS củng cố kiến thức, hiểu biết về phương ngữ & từ ngữ toàn dân tương ứng- cách sử dụng.

2/ Phương thức thực hiện: đàm thoại, nêu & giải quyết vấn đề, gợi tìm.

3/ Sản phẩm hoạt động: bài thuyết trình của hs.

4/ Phương án kiểm tra, đánh giá: lớp, gv cùng đánh giá, nhận xét.

5/ Tiến trình hoạt động:

? Em hiểu như thế nào về phương ngữ?

? Trong ngôn ngữ tiếng Việt, có những phương ngữ nào ?

  • HS làm bài tập.
  • Dự kiến sản phẩm:

+PN là từ ngữ chỉ dùng trong một địa phương nhất định.

+ Có 3 phương ngữ chính: Bắc- Trung- Nam

Hoạt động 2: Luyện tập

1/Mục tiêu: giúp HS củng cố kiến thức, hiểu biết về phương ngữ & từ ngữ toàn dân tương ứng- sử dụng- nhận diện.

2/ Phương thức thực hiện: đàm thoại, nêu & giải quyết vấn đề. HĐ nhóm, gợi tìm.

3/ Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của hs.

4/ Phương án kiểm tra, đánh giá: lớp, gv cùng đánh giá, nhận xét.

5/ Tiến trình hoạt động:

Bài 1: Xác định yêu cầu bài tập?

-HS xác địnhyêu cầu bài tập: tìm PN trong VD, và tìm tư ngữ toàn dân tương ứng

- Lớp chia 2 nhóm làm bài. N1- ý a, N2- ý b.

- Dự kiến sản phẩm:

Ý

Phương ngữ

Từ ngữ toàn dân tương ứng

a

- thẹo

- lặp bặp

- ba

- sẹo

- lắp bắp

- bố/cha

b

- ba

- má

- kêu.

- đâm.

- đũa bếp

- (nói) trổng

- vô

- bố/cha

- mẹ

- gọi

- trở thành

- đũa cả

- nói trống không

- vào

- Các nhóm trình bầy sản phẩm, chữa bài cho nhau.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đúng.

2/ Bài 2: tìm PN & từ ngữ ngữ toàn dân trong VD, chứng minh sự khác biệt giữa chúng?

- HS làm việc theo nhóm: N1- bài 2. N2- bài 3

- GV quan sát, trợ giúp những hs khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ

- Dự kiến sản phẩm:

* Bài của nhóm 1:

ý

Phương ngữ

TNTD

Cách diễn đạt khác/ từ đồng nghĩa

a

Kêu

Nói to

b

Kêu

Gọi

*Bài của nhóm 2:

Câu

đố

Phương ngữ

TNTD

Thứ 1

- trái

- chi

- quả

- gì

Thứ 2

- kêu

- trống hổng, trống hảng

- gọi

- trống huếch trống hoác.

- hs trình bầy bài.

-Lớp, gv nhận xét, chữa đúng.

Bài 4: Tìm những PN em biết?

- hs hệ thống kiến thức đề yêu cầu theo bảng trên.

- Dự kiến sản phẩm:

Miền, vùng

PN

TNTD

Trung

- mi

- choa

- eng

- mụ

- mày

- tôi

- anh

-bà,cụ (chỉ ngườiPNlớn tuổi)

Nam Trung Bộ

- tau

- mầy

- bọ

- sương

- mè

- chột nưa

- tao

- mày

- tôi

- gánh

- vừng

- dưa chuột

Nam Bộ

- tui

- ba

- ổng

- bả

- chị hai

- mắc

- tôi

- cha, bố

- ông ấy

- bà ấy

- chị cả

- đắt

Tây Nguyên

- a kay

- a ma

- con

- cha

- HS báo cáo kết quả, lớp bổ sung.

- GV đánh giá, nhận xét, chốt.

4/ Bài 5:

? Theo em có nên để cho bé Thu dùng từ ngữ toàn dân không? Vì sao?

? Tại sao trong lời kể chuyện của tác giả cũng có những từ ngữ địa phương?

- Lớp làm bài theo 2 nhóm. N1- ý a. N2- ý b

- Các nhóm thảo luận làm bài.

- Dự kiến sản phẩm:

+ Không nên để bé Thu dùng từ toàn dân vì bộ Thu sinh ra tại địa phương đó, chưa có điều kiện học tập hoặc quan hệ xã hội rộng rãi, do đó chưa có thể có đủ một vốn từ ngữ toàn dân cần thiết thay thế cho từ ngữ địa phương.

+ Trong lời kể của tác giả có một số từ ngữ địa phương để tạo sắc thái địa phương cho câu chuyện. Tuy nhiên, mức độ sử dụng của tác giả là vừa phải.

- Các nhóm trình bầy sản phẩm, đánh giá, nhận xét cho nhau.

- GV đánh giá, chốt đúng

HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG

1/Mục tiêu: giúp HS vận dụng kiến thức vừa ôn luyện vào tạo lập văn bản.

2/ Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân, hoạt động tập thể

3/ Sản phẩm hoạt động: bài thuyết trình của hs

4/ Phương án kiểm tra, đánh giá: lớp, gv cùng đánh giá, nhận xét.

5/ Tiến trình hoạt động:

? Tìm một số mẩu chuyện ngắn, đoạn văn, thơ có dùng PN? Chỉ ra hiệu quả giao tiếp trong ví dụ em vừa tìm được?

- Dự kiến sản phẩm: Tình huống vui:

Cậu con trai ở trong Nam lâu ngày ra Bắc thăm mẹ. Trong một lần trò chuyện, cậu nói:

- Trong Nam, người ta gọi ”lạc” là đậu phộng mẹ ạ.

Ít lâu sau, bà mẹ vào Nam thăm con bị lạc đường, bèn nhờ công an giúp đỡ:

- Tôi bị đậu phộng đường, nhờ chú giúp!

🡪 Trong câu chuyện, người mẹ đã dùng phương ngữ sai. Hiệu quả giao tiếp không đạt được.

- HS trình bầy sản phẩm, lớp nhận xét, đánh giá.

- GV đánh giá, chốt đúng.

HOẠT ĐỘNG 4: TÌM TÒI & MỞ RỘNG

1/Mục tiêu: giúp HS vận dụng kiến thức vào thực tế.

2/ Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân.

3/ Sản phẩm hoạt động: bài làm của hs

4/ Phương án kiểm tra, đánh giá: gv thu một số bài của HS giờ học sau để đánh giá.

5/ Tiến trình hoạt động:

? Tìm một số tình huống sử dụng thành công

( không thành công) phương ngữ?

  • HS về nhà làm bài.

I- Lí thuyết:

-PN là từ ngữ chỉ dùng trong một địa phương nhất định.

- Có phương ngữ chính: Trung- Nam

II. Luyện tập

1/ Từ ngữ toàn dân & phương ngữ

a/

b/

2/ Sự khác biệt từ toàn dân và từ địa phương

3/ Những PN em biết:

4/ Bình luận cách dùng PN:

a/ Không nên để bé Thu dùng từ toàn dân vì bộ Thu sinh ra tại địa phương đó, chưa có điều kiện học tập hoặc quan hệ xã hội rộng rãi, do đó chưa có thể có đủ một vốn từ ngữ toàn dân cần thiết thay thế cho từ ngữ địa phương.

b/ Trong lời kể của tác giả có một số từ ngữ địa phương để tạo sắc thái địa phương cho câu chuyện. Tuy nhiên, mức độ sử dụng của tác giả là vừa phải.

IV. Rút kinh nghiệm

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần 27- Bài 26- Tiết 134+135: Làm văn:

LUYỆN VIẾT BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 7

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Nắm chắc yêu cầu nội dung, hình thức của một bài văn nghị luận văn học.

- Biết vận dụng các phép lập luận tổng hợp, phân tích, chứng minh trong khi viết bài.

2. Năng lực:

a. Các năng lực chung:

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

b. Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

Năng lực nghe, nói, đọc, viết, cảm nhận thơ qua tìm hiểu, đánh giá, phân tích ngôn ngữ thơ.

3. Phẩm chất:

- Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt.

- Tự lập, tự tin, tự chủ.

- Học sinh biết bày tỏ thái độ, đánh giá cảm nhận của bản thân về tác phẩm văn học.

- Trung thực, tự giác, độc lập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch dạy học

- Học liệu: Đề bài, dàn ý chi tiết, gợi ý đáp án, biểu điểm.

2. Chuẩn bị của học sinh: ôn tập, chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để làm bài

III. CÁCH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. ổn định lớp:

2. Bài kiểm tra:

Đề bài

Nêu cảm nhận của em về bài thơ "Ánh trăng"- Nguyễn Duy”. Qua đó, em rút ra cho mình bài học gì?

Gợi ý đáp án, biểu điểm:

Phần

Nội dung

Điểm

*Yêu cầu về kỹ năng:

- Biết cách làm bài nghị luận thơ.

- Bố cục mạch lạc, hệ thống luận điểm, luận cứ và lập luận thuyết phục, lời văn chuẩn xác, gợi cảm, giữa các phần các đoạn có sự liên kết...

* Yêu cầu về kiến thức:

0,5

9,5

MB

- Giới thiệu về bài thơ “ Ánh trăng- Nguyễn Duy”

- Ấn tượng chung của em về bài thơ…

0,5

TB

1 / Vầng trăng trong quá khứ ( khổ 1, 2):

- gợi kỉ niệm, sự gắn bó mật thiết giữa người và trăng

- Nghệ thuật: + giá trị của từ “ngỡ”, “ tri kỉ”,..

2,0

2/ Vầng trăng trong hiện tại ( khổ 3,4):

- môi trường sống thay đổi, lòng người thay đổi: con người lãng quên trăng, lãng quên quá khứ ân tình thủy chung…

- tình huống bất ngờ làm chuyển mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình

- NT: nhân hóa, so sánh, từ láy,..

2,5

3/ Trăng trong suy ngẫm ( khổ 5,6)

- trăng làm người xúc động mãnh liệt..

- suy ngẫm của nhân vật trữ tình..

- NT: nhân hóa, ẩn dụ, từ láy,..

2,5

* Đánh giá chung

- Hình ảnh thơ,..

- Thể thơ:..

- Ngôn ngữ thơ:

- Giọng điệu:.

-> Làm nổi bật thái độ sống ân tình, thủy chung với quá khứ… .

1,0

* Suy nghĩ:

HS tự do trình bầy ý kiến, miễn là phù hợp với nội dung nghị luận, đúng chuẩn mực; không khiên cưỡng, gò ép

0,5

KB

Kết luận

- Khái quát chung về VB,..

- Liên hệ thực tế, khẳng định lại vấn đề NL,…

0,5

* Lưu ý chung:

+ Bài được điểm 9- 10 điểm:

- Đảm bảo tốt về hình thức, cách diễn đạt, dùng từ, đặt câu, liên kết câu- đoạn…

- Có sự thẩm thấu, hiểu đủ- đúng- sâu sắc nội dung, dụng ý mà tác giả gửi gắm trong văn bản.

- Có sự sáng tạo, mang đậm tính cá nhân khi làm bài NL VH thơ;

+ Bài được 7- 8 điểm:

- Đảm bảo đúng phương pháp NL thơ.

- Đạt được 1 trong các yêu cầu trên, có thể thiếu 1/ 3 số ý thể hiện trong bài thơ.

+ Bài được 5-6 điểm:

- Đảm bảo đúng phương pháp NL thơ.

- Bài làm thiếu 2/ 3 nội dung VB.

- Không đảm bảo sự liên kết câu văn, đoạn văn; diễn đạt lủng củng

- Chưa biết tách ý, tách đoạn.

+ Bài được 3- 4 điểm:

- Chỉ đạt được 1/3 kiến thức của bài.

- Không đúng thể thức bài nghị luận thơ

- Mắc lỗi diễn đạt, cẩu thả, chữa xấu,..

+ Bài đạt 1-2 điểm: là những bài còn lại.

* Khi chấm cần linh hoạt trong việc vận dụng biểu điểm chấm. Nếu học sinh làm bài theo cách riêng mà vẫn đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của đề thì vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn chấm.

- Những bài có cảm xúc, có sáng tạo cần được khuyến khích.

- Sau khi cộng điểm toàn bài mới làm tròn theo nguyên tắc.

IV. Rút kinh nghiệm

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần 28- Tiết

ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức :

-Hệ thống kiến thức về khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn, nghĩa tường minh và hàm ý

2. Phẩm chất

-Chăm học, tự giác tích hợp kiến thức để xử lí các bài tập.

3/ Năng lực

- Năng lực chung: năng lực làm việc nhóm, năng lực tự quản bản thân, năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo

- Năng lực chuyên biệt:

+ Đọc hiểu Ngữ liệu để nhận diện: khởi ngữ, thành phần biệt lập, liên kết, hàm ý …

+ Viết: vận dụng kiến thức tiếng việt trong tạo lập văn bản

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ, tranh minh họa.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Soạn bài, trả lời câu hỏi ở nhà trước.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên – học sinh

Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

* Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

* Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi của GV

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.

* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.

* Cách tiến hành:

- GV chuyển giao nhiệm vụ:

? Nhắc lại các bài tiếng Việt đã học ở học kỳ II?

- Dự kiến sản phẩm

1. Khởi nghĩa

2. Các thành phần biêt lập

3. Liên kết câu liên kết đoạn văn

4. Nghĩa tường minh, hàm ý

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhắc lại nội dung phần lý thuyết

* Mục tiêu: Giúp HS nắm chắc hơn những kiến thức cơ bản về phần tiếng Việt

* Nhiệm vụ: HS h/thành y/cầu vào phiếu học tập.

* Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm.

* Y/cầu sản phẩm: phiếu htập, câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

? Thế nào là khởi ngữ?

? Thế nào là thành phần biệt lập?

? Có mấy thành phần biệt lập?

? Thế nào là liên kết câu liên kết đoạn văn?

? Thế nào là nghĩa tường minh, hàm ý?

GV: Với những câu hỏi trên, yêu các các em thảo luận nhóm lớn trong thời gian 8 phút.

2. Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: Làm việc cá nhân, sau đó thống nhất kết quả trong nhóm

- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.

- Dự kiến sản phẩm:

- Khởi nghĩa là thành phần câu đứng trước chủ ngữ nêu lên đề tài trong câu. Trước khởi ngữ thường có các quan hệ từ: Đối với, về…

- Thành phần biêt lập là thành phần(nằm ngoài nòng cốt câu) độc lập không tham gia vào cấu trúc ngữ pháp trong câu.

- Có 4 thành phần biệt lập:

+ Tình thái

+ Cảm thán

+ Gọi đáp

+ Phụ chú

- Các câu trong đoạn văn, các đoạn văn trong văn

bản phải liên kết chặt chẽ với nhau về mặt nội dung và hình thức.

- Về nội dung:

+ Các đơn vị phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu văn phục vụ chủ đề của đoạn văn.

+ Các câu văn, đoạn văn phải được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

- Về hình thức:

Các câu văn, đoạn văn liên kết với nhau bằng các cách cụ thể: phép nối, phép lặp, phép thế, phép liên tưởng, phép đồng nghĩa trái nghĩa.

- Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ trong câu.

- Hàm ý là phần thông báo không được diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

Bài tập 1:

* Mục tiêu: HS biết xác định được khởi ngữ và thành phần biệt lập trong văn cảnh cụ thể.

* Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi trả lời, quan sát các ví dụ sgk trang 109

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, hđ nhóm

* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; bảng phụ.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

+ Đọc yêu cầu.

+ Xác định khởi ngữ, thành phần biệt lập trong các câu?

+ Bảng thống kê khởi ngữ và các thành phần biệt lập

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- Nghe và làm bt

* Dự kiến sản phẩm:

a. Xây cái lăng ấy. TP khởi ngữ

b. Dường như. TP tình thái

c. Những người...TP phụ chú

d. Vất vả quá! TP cảm thán

Thưa ông TP gọi- đáp

Kngữ

Thành phần biệt lập

a

T. thái

C. thán

Gọi- đáp

Phụ chú

b

d

d

c

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Bài tập 2:

* Mục tiêu: HS viết được đoạn văn có sử dụng khởi ngữ và thành phần tình thái

* Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi, quan sát các ví dụ sgk trang 110

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, hđ nhóm

* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

+ Đọc yêu cầu.

+ Viết đoạn văn giới thiệu truyện ngắn Bến quê

+ Trong đoạn văn có một câu chứa khởi ngữ và một câu chứa thành phần phụ chú

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- Nghe và làm bt

* Dự kiến sản phẩm:

- Viết về cuộc đời con người với những nghịch lí Bến quê (Nguyễn Minh Châu) là một ví dụ điển hình. Hình như trong cuộc sống hôm nay chúng ta bắt gặp những số phận giống hay gần giống như số phận nhân vật Nhĩ trong truyện của Nguyễn Minh Châu. Có thể nói “ Bến quê” là câu chuyện bàn về ý nghĩa tài hoa gây ấn tượng mạnh cho người đọc.

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

* Mục tiêu: HS viết được đoạn văn có sử dụng KN, các thành phần.

* Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi trả cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: vở ghi.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

? Viết đoạn văn (chủ đề tự chọn) trong đoạn văn có sử dụng 1 thành phần phụ chú và một gọi đáp

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- Nghe và làm bt

- GV hướng dẫn HS về nhà làm.

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ

* Phương thức hoạt động: cá nhân

* Y/c sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

- Tìm đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà suy nghĩ tìm đoạn văn.

I. Lý thuyết

1. Khởi nghĩa

2. Các thành phần biêt lập

3. Liên kết câu, liên kết đoạn văn

4. Nghĩa tường minh, hàm ý

II/ Luyện tập

1. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập

Bài tập 1

a. Xây cái lăng ấy. TP khởi ngữ

b. Dường như. TP tình thái

c. Những người...TP phụ chú

d. Vất vả quá! TP cảm thán

Thưa ông: TP gọi - đáp

Bài tập 2

* Tham khảo

Viết về cuộc đời con người với những nghịch lí Bến quê (Nguyễn Minh Châu) là một ví dụ điển hình. Hình như trong cuộc sống hôm nay chúng ta bắt gặp những số phận giống hay gần giống như số phận nhân vật Nhĩ trong truyện của Nguyễn Minh Châu. Có thể nói “Bến quê” là câu chuyện bàn về ý nghĩa tài hoa gây ấn tượng mạnh cho người đọc.

IV. Rút kinh nghiệm

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần 28- Tiết 138

ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức :

-Hệ thống kiến thức về khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn, nghĩa tường minh và hàm ý

2. Phẩm chất

-Chăm học, tự giác tích hợp kiến thức để xử lí các bài tập.

3/ Năng lực

- Năng lực chung: năng lực làm việc nhóm, năng lực tự quản bản thân, năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo

- Năng lực chuyên biệt:

+ Đọc hiểu Ngữ liệu để nhận diện: khởi ngữ, thành phần biệt lập, liên kết, hàm ý …

+ Viết: vận dụng kiến thức tiếng việt trong tạo lập văn bản

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ, tranh minh họa.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Soạn bài, trả lời câu hỏi ở nhà trước.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên – học sinh

Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

* Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

* Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi của GV

* Phương thức thực hiện:

HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.

* Yêu cầu sản phẩm:

HS suy nghĩ trả lời.

* Cách tiến hành:

- GV chuyển giao nhiệm vụ:

? Nhắc lại các bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn. Nghĩa tường minh và hàm ý.

- Dự kiến sản phẩm

Ghi nhớ (sgk)

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: BT phép liên kết câu và liên kết đoạn văn

* Mục tiêu: Giúp HS nắm chắc hơn những kiến thức cơ bản về phần tiếng Việt LKC và LKĐV

* Nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu vào phiếu học tập.

* Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm.

* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

? Cho biết những từ ngữ trong đoạn trích thể hiện phép liên kết nào?

? Muốn biết ta căn cứ vào đâu?

? Dựa vào đó, em hãy thực hiện?

? Ghi kết quả của bài tập 1 vào bảng phân tích

2. Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe câu hỏi, trả lời miệng.

* Dự kiến sản phẩm:

Căn cứ vào công dụng của nó.

a. Nhưng, nhưng rồi, và - phép nối

b. Phép lặp: cô bé

Phép thế: 🡪 cô bé

c. Phép thế: “thế ” thay cho “ bây giờ cao sang rồi thì đâu cần để ý đến chúng tôi nữa.

3. Báo cáo kết quả

HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

Hoạt động 2: BT nghĩa tường minh và hàm ý

( BT1,2)

* Mục tiêu: Giúp HS nắm chắc hơn những kiến thức cơ bản về phần tiếng Việt Nghĩa tường minh và hàm ý

* Nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu vào phiếu học tập.

* Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân-> nhóm.

* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành: BT1,2

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

? Cho biết người ăn mày muốn nói đièu gì với người nhà giàu qua câu in đậm trong truyện “Chiếm hết chỗ ngồi”

? Thực chất mục đích của bài tập này là gì?

? Theo em hàm ý của người ăn mày nói gì?

? Tìm hàm ý trong câu in đậm.

? Cho biết mỗi trường hợp, hàm ý đã được tạo ra bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào?

? Em hãy giải thích rõ sự vi phạm đó?

2. Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe câu hỏi, trả lời miệng.

* Dự kiến sản phẩm:

1.- Xác định hàm ý trong câu nói của người ăn mày.

- Địa ngục chính là nơi dành cho các ông nhà giàu.

2a. Đội bóng chơi không hay hoặc tôi không thích bình luận về việc này.

2b. Tôi chưa báo cho Nam và Tuấn hoặc Tôi không thích báo cho Nam và Tuấn.

a- Vi phạm phương châm quan hệ

b- Vi phạm phương châm về lượng

3. Báo cáo kết quả

HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP ( kết hợp trong phần làm bt)

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

* Mục tiêu: HS xá định được hàm ý

* Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi trả cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: vở ghi.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

? Tìm hàm ý trong các hội thoại sau:

a. Thấy B lại châm thuốc, điếu thuốc thư hai tiếp ngay điếu thứ nhất A liền bảo B:

- Anh Tư thôi hút thuốc rồi!

b. A: Mình vừa bị cô giáo mắng dữ quá!

B: Xin chúc mừng.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- HS nghe câu hỏi, trả lời miệng.

* Dự kiến sản phẩm:

a. Anh Tư bỏ được thuốc rồi.

b. Mình xin chia buồn với bạn.

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ

* Phương thức hoạt động: cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

Xây dựng các tình huống trong đó sử dụng hàm ý

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà suy nghĩ xây dựng tình huống.

II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Bài tập 1

Căn cứ vào công dụng của nó.

a. Nhưng, nhưng rồi, và - phép nối

b. Phép lặp: cô bé

Phép thế: 🡪 cô bé

c. Phép thế: “thế ” thay cho “ bây giờ cao sang rồi thì đâu cần để ý đến chúng tôi nữa.

Bài tập 2

Phép liên kết

Lặp từ ngữ

Đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng

Thế

Nối

Cô bé

Nó 🡪 cô bé

Thế

Nhưng, nhưng rồi, và

III. Nghĩa tường minh và hàm ý

Bài tập 1

- Xác định hàm ý trong câu nói của người ăn mày.

- Địa ngục chính là nơi dành cho các ông nhà giàu.

Bài tập 2

a. Đội bóng chơi không hay hoặc tôi không thích bình luận về việc này.

b. Tôi chưa báo cho Nam và Tuấn hoặc Tôi không thích báo cho Nam và Tuấn.

a- Vi phạm phương châm quan hệ

b- Vi phạm phương châm về lượng

IV. Rút kinh nghiệm

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

TUẦN 28: TIẾT 140: LUYỆN NÓI:

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức :

-Những yêu cầu đối với luyện nói khi bàn luận về một đoạn thơ, bài thơ trước tập thể

3. Thái độ:

-Xúc động, yêu quý, trân trọng cảm xúc về tác phẩm thơ.

3/ Năng lực

- Năng lực chung: năng lực làm việc nhóm, năng lự giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.

- Năng lực chuyên biệt:

+Viết:Lập ý và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

+ Nói nghe: Trình bày miệng một cách mạch lạc những cảm nhận, đánh giá của mình về đoạn thơ, bài thơ. Lắng nghe sự chia sẻ ý kiến của các bạn và GV, học tập các bạn để rèn luyện kĩ năng nói tốt hơn.

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc trước bài, trả lời câu hỏi.

- Chuẩn bị một số đoạn văn trình bày theo cách quy nạp, diễn dịch.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động thầy - trò

Nội dung kiến thức

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

* Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS hiểu được nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

* Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi của GV

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.

* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.

* Cách tiến hành:

- GV chuyển giao nhiệm vụ:

? Các bước làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.

- Thực hiện nhiệm vụ: HS nghe, trả lời miệng câu hỏi

- Dự kiến sản phẩm:

+ Tìm hiểu đề, tìm ý

+ Lập dàn bài

+ Viết bài

+ Đọc lại bài viết và sửa chữa

GV: Giờ học hôm nay, các em sẽ được thực hành luyện nói về một đoạn thơ,

bài thơ

B. Hoạt động hình thành kiến thức, Luyện tập

Hoạt động 1: Tìm hiểu đề cụ thể.

* Mục tiêu: HS vận dụng lý thuyết ở tiết trước để luyện nói

* Nhiệm vụ: HS đọc yêu cầu, làm bài.

* Phương thức thực hiện: trình bày hoạt động nhóm lớn

* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

Thảo luận nhóm bằng kỹ thuật khăn phủ bàn( 7 phút)

? Vấn đề cần nghị luận?

? Phần MB cần nêu được các ý nào?

? Thân bài em sẽ triển khai các ý nào?

? Phần kết bài làm nhiệm vụ gì?

2. Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: làm việc cỏ nhõn, thảo luận nhóm, cử đại diện trỡnh bày.

- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.

- Dự kiến sản phẩm…

Mở bài:

- Giới thiệu tác phẩm “Bếp lửa”-Bằng Việt

- Tình cảm bà cháu thiêng liêng.

Thân bài:

- Tái hiện hình ảnh bếp lửa thời thơ ấu.

+ Sử dụng từ ngữ gợi hình, gợi tả: “ chờn vờn”, “ấp ủ”.

- Kỉ niệm năm lên 4 tuổi: 1 kỉ niệm buồn nhưng thấm đẫm tình cảm bà cháu nên nó có sức sống mãnh liệt trong tâm hồn cháu.

+ Cách sử dụng từ gợi cảm “ đói mòn”

- Kỉ niệm về tiếng chim tu hú một kỉ niệm đầy ắp âm thanh, ánh sáng và tình cảm sâu sắc xung quanh bếp lửa.

- Hình ảnh bếp lửa gắn liền với những biến cố của đất nước, từ ngọn lửa đến bếp lửa đã trở thành biểu tượng của ánh sáng và niềm tin:

+ Năm giặc đốt làng

+ Sự đùm bọc yêu thương của hàng xóm

+ Lời dạy bảo của bà

- Hình ảnh bếp lửa trở thành biểu tượng của quê hương đất nước, trong đó người bà là người nhen lửa vừa là người giữ ngọn lửa.

- Từ ngọn lửa đú người cháu rút ra một bài học đạo lí về mối quan hệ giữa quá khứ với hiện tại.

Kết bài

- Khẳng định giá trị của văn bản

- Ngọn lửa trong bài thơ nhóm lên trong lòng người đọc.

3. Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

C. Hoạt động vận dụng:

* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ nhóm cặp

* Cách tiến hành:

1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

Lập dàn bài cho cho bài "Ánh trăng" của Nguyễn Duy

2. Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: làm việc cá nhân, thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày.

3. Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ

* Phương thức hoạt động: cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

- Tiếp tục lập dàn bài cho bài thơ mà em cảm nhận hay và em thích

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà suy nghĩ trả lời.

I) Đề bài

Suy nghĩ về bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt.

Tìm hiểu đề

- Thể loại nghị luận về một bài thơ

- Nội dung: tình cảm bà cháu trong bài thơ “Bếp lửa”

II) Luyện nói

1. Trình bày dàn ý: SGK

A. Mở bài:

B. Thân bài

- Tái hiện hình ảnh bếp lửa thời thơ ấu.

- Kỉ niệm năm lên 4 tuổi

- Kỉ niệm về tiếng chim tu hú

- Hình ảnh bếp lửa gắn liền với những biến cố của đất nước….

- Hình ảnh bếp lửa trở thành biểu tượng của quê hương đất nước

C. Kết bài:

2. Trình bày phần mở bài và thân bài

IV. Rút kinh nghiệm

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

TIẾT 141. NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI

(Trích)

(Lê Minh Khuê)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1.Kiến thức :

- Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm,hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện

-Thành công trong việc miêu tả tâm lý nhân vật, lựa chọn ngôi kể,ngôn ngữ kể hấp dẫn

2 Phẩm chất:

-Trân trọng, yêu quý, tự hào những con người đã hi sinh cho Tổ quốc.

-Sống có trách nhiệm xứng đáng với sự hi sinh anh dung của thế hệ đi trước.

3/ Năng lực

- Năng lực chung: năng lực làm việc nhóm, năng lự giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.

- Năng lực chuyên biệt:

+Đọc hiểu một tác phẩm tự sự sáng tác trong thời kì kháng chiến chống mỹ cứu nước. Hiểu tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng “tôi”. Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng nhân vật trong tác phẩm.

+Đọc mở rộng tác phẩm tự sự hiện đại

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ, tranh minh họa.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Soạn bài.

- Tìm đọc những thông tin về tác giả, văn bản.

- Sưu tầm thông tin về văn bản liên quan đến nội dung bài.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên- học sinh

Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

1. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Khơi dậy ở HS những cảm xúc, suy nghĩ về chiến tranh ác liệt thời chống Mĩ, dẫn vào tác phẩm.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, HĐ cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

* Mở Video một đoạn bài hát “Cô gái mở đường”

? Qua đoạn video, các em hãy cho cô biết bài hát viết về ai? Qua giai điệu và lời ca của bài hát em có cảm nhận gì?

?Vậy bạn nào có thể kể tên cho cô một số văn bản cũng nói về thế hệ trẻ VN thời chống Mĩ

? Em hãy nêu những hiểu biết của em về truyện ngắn này?

*Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe câu hỏi, trả lời miệng.

3. Dự kiến sản phẩm:

- Viêt về những cô gái mở đường

- Họ là những cô gái trẻ, công việc phá đá mở đường gian khổ, hiểm nguy nhưng các cô vẫn yêu công việc

- Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật; Khoảng trời hố bom – Lâm Thị Mỹ Dạ, Những ngôi sao xa xôi)

- Tác giả của truyện là Lê Minh Khuê,

- Các cô sống và làm việc ở tuyến đường Trường Sơn

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV: Đúng vậy các em ạ. Truyện đã ca ngợi những nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn thời đánh Mĩ ..... Vậy vẻ đẹp của các nữ TNXP được nhà văn Lê Minh Khuê miêu tả ntn thì tiết học ngày hôm nay cô trò chúng ta cùng đi tìm hiểu văn bản này..

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

I. Giới thiệu chung:

1. Tác giả

- Lê Minh Khuê sinh năm 1949, quê ở tỉnh Thanh Hoá.

- Là cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn .

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh, xuất xứ:

- Sáng tác năm 1971, khi kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt.

b. Đọc, chú thích, bố cục:

* Kết cấu, bố cục

  • Bố cục: 3 phần

+Phần 1: Từ đầu - > điện thoại trong hang

( Hoàn cảnh sống, chiến đấu của nữ thanh niên xung phong)

+ Phần 2: Tiếp => những lời tôi tự bịa ra nữa

(Một lần phá bom)

+ Phần 3: Còn lại

(Nói về trận mưa đá )

Hoạt động 1: Giới thiệu chung

* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả Lê Minh Khuê và văn bản Những ngôi sao xa xôi.

* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà.

* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm.

* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng (hoặc dự án nhóm), phiếu học tập, câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

? Trình bày dự án nghiên cứu của nhóm về tác giả, văn bản?

2.Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, trình bày các thông tin về tác giả Lê Minh Khuê, hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn, có tranh minh họa

- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.

- Dự kiến sản phẩm…

- Lê Minh Khuê sinh năm 1949, quê ở tỉnh Thanh Hoá.

-Trong kháng chiến chống Mĩ, Lê Minh Khuê đã Gia nhập thanh niên xung phong.

- Là cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn .

- Trong những năm chiến tranh: viết về cuộc sống, chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn.

- Sau 1975, viết về những biến chuyển xã hội và con người trên tinh thần đổi mới

- Sáng tác năm 1971, khi kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt.

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

? Đề xuất cách đọc văn bản?

- Đọc to, rõ ràng phân biệt lời kể với lời đối thoại.

Thảo luận nhóm bàn:

? Nêu thể loại và phương thức biểu đạt của văn bản

? Truyện được trần thuật từ nhân vật nào? Ngôi kể thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể ? Bố cục của văn bản?

Dự kiến TL:

+ Thể loại: Truyện ngắn

+ Phương thức biểu đạt: Tự sự xen miêu tả và biểu cảm

+ Người kể chuyện: Phương Định – là nhân vật chính

+ Ngôi thứ nhất xưng tôi)

+ Tác dụng ngôi kể này:

. Tạo thuận lợi để tác giả miêu tả, biểu hiện thế giới nội tâm cùng những cảm xúc, suy nghĩ cuả nhân vật

. Làm cho câu chuyện cụ thể, sinh động, làm cho người đọc tin vào câu chuyện hơn.

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

? Hãy tóm tắt văn bản.

* Dự kiến sản phẩm của học sinh

- Truyện kể về 3 nữ TNXP: PĐ, Nho và chị Thao. Họ ở trong một hang dưới chân cao điểm trong một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn.

- Công việc hàng ngày của học là khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom.

- Trong một lần phá bom, Nho bị thương, chị Thao và Phương Định đều lo lắng, chăm sóc tận tìnhcho Nho

- Cơn mưa đá bất ngờ xuất hiện khơi gợi trong tâm hồn PĐ những nhớ nhung, khao khát.

? Nêu bố cục của văn bản

- HS thảo luận cặp đôi – thống nhất chia bố cục.

* Gv nhận xét chốt kiến thức và ghi bảng.

Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản

* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu về hoàn cảnh sống, chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong.

* Nhiệm vụ: HS quan sát skg, thực hiện yêu cầu của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ chung, thảo luận nhóm.

* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, trả lời miệng.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

Để thấy được hoàn cảnh sống và chiến đấu của các cô cả lớp quan sát tiếp vào đoạn văn “Việc của chúng tôi…trong hang” và trả lời cho cô các câu hỏi:

Thảo luận nhóm bàn(7 phút):

1.Tìm chi tiết nói về hoàn cảnh sống và công việc của những nữ thanh niên xung phong.

2. Chỉ ra những nét nghệ thuật đặc sắc của tác giả.

3. Qua đó, em có em nhận xét gì về cuộc sống của các cô?

2.Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: đọc sgk, hđ cá nhân, trao đổi trong nhóm bàn thống nhất kết quả.

- GV: Quan sát hoạt động của học sinh nếu nhóm nào gặp khó khăn gv giúp đỡ kịp thời.

- Dự kiến sản phẩm…

* Hoàn cảnh sống

- Sống trong một cái hang

- Đường bị đánh lở loét,

- Hai bên đường không có màu xanh, thân cây bị tước khô cháy.

- Đất bốc khói, không khí bàng hoàng.

- Máy bay ầm ì……….

=> Căng thẳng, ác liệt

* Công việc

- Khi có bom nổ - chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom đếm bom chưa nổ, phá bom.

- Thần chết lẩn trong ruột những quả bom.

- Thần kinh căng như chão,

-> Công việc: hiểm nguy, đối mặt với cái chết

- Miêu tả chân thực, hình ảnh chọn lọc

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

GV: LMK đã tái hiện sinh động hoàn cảnh sống khó khăn, ác liệt còn công việc thì đặc biệt nguy hiểm luôn phải đối mặt với cái chết căng thẳng thần kinh đến cực độ. Nhưng hoàn cảnh càng khó khăn thì vẻ đẹp tâm hồn của 3 cô gái càng hiện lên đẹp hơn bao giờ hết. Vậy vẻ đẹp của các cô như thế nào thì cô trò chúng ta sẽ học ở tiết sau.

II. Tìm hiểu văn bản

1. Hoàn cảnh sống ,chiến đấu của ba cô gái

- Miêu tả chân thực, hình ảnh chọn lọc,

=> Hoàn cảnh sống: ác liệt, căng thẳng

-> Công việc: hiểm nguy, đối mặt với cái chết

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về phần 1 của vb để làm bài tập.

* Nhiệm vụ: HS viết đv

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.

* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

Viết một đv trình bày suy nghĩ của em về hoàn cảnh sống và chiến đấu của 3 nữ TNXP?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- Nghe và làm bt

- GV hướng dẫn HS về nhà làm.

IV. Luyện tập:

HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG

* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

* Sản phẩm: Câu trả lời của HS

* Cách tiến hành:

1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

? Hình ảnh những cô gái TNXP gợi cho em suy nghĩ gì về thế hệ trẻ VN thời chống Mĩ? Em cần làm gì để góp phần xây dựng quê hương đất nước.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.

+ Nghe yêu cầu.

+ Trình bày cá nhân.

+ Dự kiến sp: Dũng cảm vượt qua mọi khó khăn.........Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước xứng đáng với ...

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ

* Phương thức hoạt động: cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

? Tìm một số bài thơ, đoạn thơ viết về thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà suy nghĩ trả lời.

IV. Rút kinh nghiệm

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Kí duyệt

NS: 19/3/2019

ND: /3/2019

Tuần:

TIẾT 141. NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI

(Trích)

(Lê Minh Khuê)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1.Kiến thức :

- Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm,hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện

-Thành công trong việc miêu tả tâm lý nhân vật, lựa chọn ngôi kể,ngôn ngữ kể hấp dẫn

2 Phẩm chất:

-Trân trọng, yêu quý, tự hào những con người đã hi sinh cho Tổ quốc.

-Sống có trách nhiệm xứng đáng với sự hi sinh anh dung của thế hệ đi trước.

3/ Năng lực

- Năng lực chung: năng lực làm việc nhóm, năng lự giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.

- Năng lực chuyên biệt:

+Đọc hiểu một tác phẩm tự sự sáng tác trong thời kì kháng chiến chống mỹ cứu nước. Hiểu tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng “tôi”. Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng nhân vật trong tác phẩm.

+Đọc mở rộng tác phẩm tự sự hiện đại

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ, tranh minh họa.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Soạn bài.

- Sưu tầm thông tin về văn bản liên quan đến nội dung bài.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên- học sinh

Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

1. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Khơi dậy ở HS những cảm xúc, suy nghĩ về chiến tranh ác liệt thời chống Mĩ, dẫn vào tác phẩm.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, HĐ cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

- HS đóng kịch tái hiện lại hoàn cảnh sống và chiến đấu đầy hi sinh gian khổ của các nữ TNXP.

=>Điều gì đã giúp các cô vượt lên hoàn cảnh sống và chiến đấu đầy khó khăn ấy.

*Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe câu hỏi, trả lời miệng.

3. Dự kiến sản phẩm:

- HS đóng vai một phóng viên ở chiến trường và 1 học sinh đóng vai nữ TNXP.

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV: Đúng vậy các em ạ. Truyện đã ca ngợi những nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn thời đánh Mĩ với biết bao những khó khăn gian khổ ..... Vậy vẻ đẹp của các nữ TNXP được nhà văn Lê Minh Khuê miêu tả ntn thì tiết học ngày hôm nay cô trò chúng ta cùng đi tìm hiểu văn bản này...

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

I. Giới thiệu chung:

II. Tìm hiểu văn bản

1. Hoàn cảnh sống và chiến đấu.

2. Vẻ đẹp phẩm chất.

a. Điểm chung

- Dũng cảm, lạc quan, có tinh thần đồng đội…

- Có lí tưởng sống cao đẹp.

? Nhắc lại những kiến thức đã học ở tiết trước.

- HS nhắc lại

Hoạt động 1: Vẻ đẹp phẩm chất

* Mục tiêu: - Thấy được những vẻ đẹp phẩm chất chung của ba nữ thanh niên xung phong dũng cảm, lạc quan, yêu đời, có lí tưởng sống cao đẹp.

* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà.

* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm.

* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng (hoặc dự án nhóm), phiếu học tập, câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

- Nhắc lại yêu cầu của dự án.

Tìm những chi tiết khắc họa hình ảnh ba nữ thanh niên xung phong: Phương Định, chị Thao và Nho ( Về hình dáng, sở thích; công việc và mối quan hệ với đồng đội)

2. Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm trong thời gian khoảng 2 phút, hs trình bày sản phẩm nhóm.

- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.

- Dự kiến sản phẩm…

Nhân vật

Phương Định

Nho

Thao

Hình dáng, sở thích

Công việc

Mối quan hệ với đồng đội

1. Phương Định:

* Hình dáng, sở thích

- Cô gái khá, hai bím tóc dày, cổ cao kiêu hãnh…

- Thích hát , thích đón mưa đá, thích ngắm mắt mình trong gương…

- Hay ngồi bó gối mơ màng, nhớ những kỉ niệm thiếu nữ…

* Công việc

- Đến gần quả bom…tôi không sợ…không đi khom…đàng hoàng bước.

- Tim đập bất chấp nhịp điệu…nghĩ tới cái chết nhưng mờ nhạt…Lo mìn không nổ, bom không nổ…

* Mối quan hệ với đồng đội

- Suy nghĩ: người đẹp nhất, cao thượng nhất là những người mặc quân phục…

- Lo lắng, sốt ruột khi đồng đội phá bom chưa về…

- Chăm sóc khi Nho bị thương: tiêm, pha sữa…

2. Chị Thao

* Hình dáng, sở thích:

- Thích hát, chăm chép bài hát…

- Tỉa đôi lông mày nhỏ, áo lót thêu chỉ màu…

- Sợ máu và vắt. Ghét nước mắt…

* Công việc:

- Khi sắp có bom: móc bánh quy thong thả nhai…bình tĩnh đến phát bực…

- Trong công việc: cương quyết, táo bạo

* Mối quan hệ với đồng đội

- Khi Nho bị thương: nghẹn ngào, luẩn quẩn bên ngoài, sửa cổ áo và tóc Nho…

3. Nho

* Hình dáng, sở thích:

- Cổ tròn, những chiếc cúc áo nhỏ nhắn…

- Nhẹ, mát như que kem trắng…

- Cứ quần áo ướt đòi ăn kẹo…

- Thích thêu thùa.

* Công việc:

- Có lệnh: cuộn tròn cái gối, chụp mũ sắt đội lên đầu.

- Bị thương máu túa ra…

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

Thảo luận nhóm bằng kĩ thuật khăn phủ bàn:

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

- Tìm điểm chung, nét riêng của ba cô TNXP

2. Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, hs trình bày sản phẩm nhóm.

- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm cho hsinh trình bày.

- Dự kiến sản phẩm…

* Nét riêng:

- PĐ: Thích hát…=> nhạy cảm, mơ mộng

- Chị Thao: Thích làm đẹp…=> mạnh mẽ, kiên cường…

- Nho: Thích thêu thùa…..

* Nét chung: Dũng cảm, lạc quan, có tinh thần đồng đội…

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

? Ngoài những điểm chung này còn những điểm chung nào nữa.

GV gợi ý: Tuổi đời còn trẻ, từ bỏ tuổi thanh xuân….

=> Có lí tưởng sống cao đẹp..

? Khái quát vẻ đẹp chung của 3 nữ TNXP

HĐ cặp đôi: Chỉ ra các yếu tố nghệ thuật khắc họa vẻ đẹp 3 nhân vật? Nêu tác dụng?

  • HS hoạt động cá nhân => Hoạt động cặp đôi => trình bày kết quả.

- Dự kiến sản phẩm;

+ Ngôi kể, tình huống truyện, ngôn ngữ, diễn biến tâm lí….

GV nhận xét chốt kiến thức:

- Ngôi kể: ngôi thứ nhất.

- Tình huống truyện: Trong một lần phá bom.

- Ngôn ngữ: giản dị, trẻ trung, giàu nữ tính …

- Diễn biến tâm lý nhân vật: tinh tế, chính xác, cụ thể…

- Ngoài ra truyện sử dụng nhiều câu văn ngắn tạo nhịp điệu dồn dập, tái hiện không khí căng thẳng, khốc liệt nơi chiến trường…

? Các cô TNXP tiêu biểu cho ai.

- Tiêu biểu cho thế hệ trẻ thời chống Mĩ.

GV bình chốt:

? Tại sao lại cho rằng PĐ mơ mộng, nhạy cảm?

- HS lí giải

? Tại sao chị Thao mạnh mẽ kiên cường lại sợ máu và vắt.

- HS lí giải

- GV bổ sung: Đây là tâm lí bình thường của phái nữ.

- GV nhấn mạnh nét riêng của từng cô gái.

? Qua kết quả làm việc nhóm hãy nhắc lại nét riêng của từng cô gái.

Hoạt động 2: Tổng kết

* Mục tiêu: HS nắm được những đặc sắc về ND, NT của văn bản.

* Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi của GV

* Phương thức thực hiện: hđ cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời miệng của HS.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

? Khái quát những nét đặc sắc về ND, NT của văn bản bằng bài tập điền khuyết?

* Nghệ thuật:

- Ngôi kể....

- Tình huống truyện....

- Ngôn ngữ....

* Nội dung:

- Làm nổi bật...

- Tiêu biểu cho...

2.Thực hiện nhiệm vụ:

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi

- Dự kiến sản phẩm:

* Nghệ thuật:

- Ngôi kể thứ nhất

- Tình huống truyện lần phá bom căng thẳng...

- Ngôn ngữ giản dị, trẻ trung

* Nội dung:

- Làm nổi bật tâm hồn trong sáng, lạc quan..

- Tiêu biểu cho thế hệ trẻ VN thời chống Mĩ

3. Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

b. Nét riêng

- PĐ: Nhạy cảm, mơ mộng.

- Chị Thao: Bình tĩnh, cương quyết, táo bạo.

- Nho: Hồn nhiên, đáng yêu.

III. Tổng kết

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về phần 1 của vb để làm bài tập.

* Nhiệm vụ: HS viết đv

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.

* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

Giải thích nhan đề truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi”?

Hình ảnh các cô TNXP gợi cho em nhớ đến ai?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- Nghe và làm bt

- Dự kiến sản phẩm:

+ Nghĩa tả thực: Những ngôi sao trên bầu trời…

+ Nghĩa ẩn dụ: Tượng trưng cho vẻ đẹp tâm hồn các cô TNXP

+ 10 cô gái ở ngã ba Đồng Lộc

+ 10 cô gái dân quân Lam Hạ

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

4. Đánh giá kết quả

IV. Luyện tập:

HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG

* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

* Sản phẩm: Câu trả lời của HS

* Cách tiến hành:

1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

? Hình ảnh những cô gái TNXP gợi cho em cảm xúc và suy nghĩ gì? Nêu suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân với tổ quốc trong thời bình.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.

+ Nghe yêu cầu.

+ Trình bày cá nhân.

+ Dự kiến sp: Dũng cảm vượt qua mọi khó khăn....Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước xứng đáng với ...

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ

* Phương thức hoạt động: cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

? Tìm một số bài hát viết về người lính trong kháng chiến chống Mĩ.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà suy nghĩ trả lời.

IV. Rút kinh nghiệm

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần 29

Bài 28- Tiết 143- Tập làm văn

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG

(Phần tập làm văn )

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Củng cố lại những kiến thức cơ bản vê kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

-Những kiến thức về kiểu bài nghị luận về sự viêc, hưnự tượng của đời sống.

- Những sự việc, hiện tượng trong thực tế đáng chú ý ở địa phương.

- Biết tìm hiểu và có những ý kiến về sự việc, hiện tượng của đời sống ở địa phương.

- Tạo lập được văn bản viết về sự việc hiện tượng của dời sống ở địa phương.

2. Năng lực:

a. Các năng lực chung:

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

b. Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản

3. Phẩm chất:

- Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt.

- Tự lập, tự tin, tự chủ.

- Suy nghĩ, đánh giá về một hiện tượng, một sự việc thực tế ở địa phương.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch dạy học

- Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc sgk & trả lời các câu hỏi .

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên- học sinh

Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

1. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Khơi dậy ở HS những cảm xúc, suy nghĩ về những vấn đề địa phương, dẫn vào bài.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, HĐ cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

* HS đóng một tiểu phẩm về hiện tượng học sinh xả rác bừa bại ra lớp học…

+ 1 em đóng vai một học sinh vứt rác và 1 em đóng vai bạn sao đỏ

*Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe câu hỏi, trả lời miệng.

3. Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

Thực tế địa phương nơi chúng ta đang sinh sống, bên cạnh những mặt tích cực, tốt đẹp của nó thì cũng còn không ít những nhức nhối về vấn đề này, vấn đề kia. Mỗi chúng ta nhìn nhận những vấn đề này như thế nào, để từ đó có thái độ đúng mức nhằm hạn chế dần các vấn nạn này cũng là vấn đề mà mỗi chúng ta cần phải quan tâm.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

I. Chuẩn bị

II. Luyện nói

* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những vấn đề đáng quan tâm ở địa phương.

* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà.

* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm.

* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng (hoặc dự án nhóm), phiếu học tập, câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

? Nhắc lại nhiệm vụ chuẩn bị bài ở nhà

+ Hiện tượng xả rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường.

+ Hiện tượng chơi điện tử tràn lan ở thanh thiếu niên.

+ Hiện tượng vi phạm an toàn giao thông.

+ Vấn đề về quyền trẻ em

2. Thực hiện nhiệm vụ:

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bản

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết từ thực tế để làm bài tập.

* Nhiệm vụ: HS viết đv

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.

* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

+ Hiện tượng hút thuốc lá gia tăng ở thanh thiếu niên.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- Nghe và làm bt

- GV hướng dẫn HS về nhà làm.

III. Luyện tập:

HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG

* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

* Sản phẩm: Câu trả lời của HS

* Cách tiến hành:

1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

Hãy lập dàn ý cho đề bài văn sau

? Em có suy nghĩ gì về hiện tượng chơi điện tử của một số bạn học sinh hiện nay.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.

+ Nghe yêu cầu.

+ Trình bày cá nhân.

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ

* Phương thức hoạt động: cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

- Viết bài văn hoàn chỉnh của đề bài ở phần vận dụng

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà suy nghĩ trả lời.

IV. Rút kinh nghiệm

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần 29

Bài 29- Tiết - Tập làm văn

TRẢ BÀI LUYỆN VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 7

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Củng cố cách làm bài nghị luận về tác phẩm thơ, đoạn thơ.

- Nhận rõ ưu, khuyết điểm về nội dung và hình thức trình bày trong bài làm của mình để có hướng khắc phục nhất là những lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu.

- Khắc phục những nhược điểm của bài viết số 6, thành thục hơn kĩ năng làm bài văn nghị luận văn học.

2. Năng lực:

a. Các năng lực chung:

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

b. Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

Năng lực nghe, nói, đọc, viết, phân tích, tổng hợp vấn đề, tạo lập văn bản

3. Phẩm chất:

- Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt.

- Tự lập, tự tin, tự chủ.

- Nhận và sửa lỗi trong bài viết

- Trung thực, tự giác, ko kiêu, ko tự ti

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch dạy học

- Học liệu: bài làm của học sinh đã chấm.

2. Chuẩn bị của học sinh: Xem lại đề

III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định lớp.

2. KT bài cũ: 0

3. Bài mới

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

* Hoạt động 1: GV chép lại đề bài lên bảng. Hướng dẫn HS phân tích đề.

- Gọi HS đọc lại đề bài.

- Hướng dẫn HS phân tích đề:

+ Về thể loại.

+ Về nội dung.

* Hoạt động 2: GV thông qua đáp án, biểu diểm

* Hoạt động 3: Nhận xét và đánh giá bài làm của HS.

- GV nhận xét, đánh giá chung.

- Gv trả bài

- HS xem lại, thắc mắc (nếu có)

- Nếu HS không thắc mắc về điểm, GV gọi điểm, đối chiếu với điểm đã vào sổ.

Gv thông qua tổng hợp điểm

* Đề bài *. Đề bài lẻ:

Cảm nhận bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.

II. Đáp án

( Như tiết 134+135)

III. Nhận xét đánh giá bài làm của HS

1. Về ưu điểm

- Đây là bài nghị luận văn học thứ hai, vì vậy HS đã có điều kiện rút kinh nghiệm từ bài thứ nhất.

- Đa số HS hiểu bài, biết cách làm một bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

- Biết phân tích theo trình tự mạch cảm xúc của bài thơ, đoạn thơ.

- Biết đan xen phân tích nội dung và nghệ thuật. Phát hiện được những biện pháp nghệ thuật đặc sắc của bài thơ, đoạn thơ cũng như cảm nhận được sâu sắc tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.

- Trong quá trình phân tích có bộc lộ cảm xúc, có sự đánh giá sâu sắc của người viết.

- Bài viết nhìn chung mạch lạc, rõ ràng, biết xoáy sâu vào trọng tâm bài.

2. Về tồn tại

- Phân bố thời gian chưa hợp lí: Phần đầu viết dài, phần cuối phân tích sơ lược.

- Một số chưa chú ý phân tích sự thành công về nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ nếu có thì phân tích sơ sài, chưa có tác dụng rõ rệt.

- Cá biệt một số em chưa làm xong bài, nội dung còn sơ sài.

- Một số không trích dẫn đầu đủ các câu thơ khi phân tích. Chưa biết cách trích những hình ảnh thơ trong quá trình phân tích bài thơ.

- Vẫn còn hiện tượng sai nhiều về lỗi câu như lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi viết câu, lỗi viết hoa, viết tắt…

- Cá biệt vẫn có những HS không viết hoa tên tác giả, chưa biết đặt tên tác phẩm vào trong dấu ngoặc kép, không viết hoa tên riêng…

III. Trả bài

- Gv trả bài

- HS xem lại, thắc mắc (nếu có)

- Nếu HS không thắc mắc về điểm, GV gọi điểm, đối chiếu với điểm đã vào sổ.

Gv thông qua tổng hợp điểm

IV. Tổng hợp điểm

L

G K TB Y

4. Dặn dò:

- Tiếp tục sửa chữa những lỗi sai trong bài về cả hình thức và nội dung.

- Có kế hoạch tự ôn tập lại toàn bộ lí thuyết văn nghị luận.

- Chuẩn bị bài : Biên bản.

IV. Rút kinh nghiệm

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần 29

Bài 28- Tiết 145- Tập làm văn

BIÊN BẢN

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1.Kiến thức :

-Mục đích,yêu cầu, nội dung của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống

2. Phẩm chất :

- Trung thực, khách quan khi tạo lập biên bản.

- Trách nhiệm, tự giác trong học tập đặc biệt khi tạo lập biên bản.

3/ Năng lực

- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo.

- Năng lực chuyên biệt:

+Đọc hiểu một biên bản: nhận ra đặc điểm, bố cục của biên bản và những lưu ý khi tạo lập BB.

+Viết: thực hành viết được một biên bản sự vụ hoặc hội nghị.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch dạy học

- Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc sgk & trả lời các câu hỏi .

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên- học sinh

Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

1. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Khơi dậy ở HS những cảm xúc, cách viết biên bản, dẫn vào bài.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, HĐ cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

Chiếu clip hs vi phạm giao thông

? Clip nói về vấn đề gì? HS vi phạn giao thông

? Những trường hợp vi phạm như vậy thì CSGT sẽ làm gì.

Lập biên bản xử phạt.

? Tại sao không xử phạt ngay mà lại lập biên bản

*Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe câu hỏi, trả lời miệng.

3. Dự kiến sản phẩm:

- BB là chứng cứ chứng minh cho những sự việc thực tế đã xảy ra, dùng đó làm cơ sở đưa ra những kết luận để xử lí

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

Vậy biên bản là gì, cách tạo lập biên bản như thế nào chúng ta cùng đi tìm hiểu trong tiết học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Đặc điểm của biên bản

* Mục tiêu: Giúp HS nắm được đặc điểm của biên bản.

* Nhiệm vụ: Học sinh đọc yêu cầu, làm bài.

* Phương thức thực hiện: trình bày hoạt động nhóm lớn.

* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

THẢO LUẬN NHÓM BẰNG KĨ THUẬT KHĂN PHỦ BÀN (5 phút)

? Đọc 2 văn bản

1. Mỗi văn bản trên ghi chép lại sự việc gì.

2. Sự việc được ghi chép ở thời điểm nào

3. Yêu cầu về nội dung và hình thức

2.Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, trình bày

- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.

- Dự kiến sản phẩm…

1. VB1: Ghi chép lại nội dung và tiến trình buổi sinh hoạt chi đội

VB2: Ghi chép sự việc trả lại giấy tờ…cho chủ sở hữu..

2. VB1: Sự việc đang xảy ra

VB2: ………vừa xảy ra

3. Nội dung: đầy đủ, trung thực cụ thể chính xác

Hình thức: lời văn ngắn gọn, rõ ràng, chặt chẽ

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

Câu hỏi cặp đôi:

? Từ kết quả thảo luận nhóm của các nhóm, em hãy cho biết 2 văn bản trên nhằm mục đích gì. Hãy khái quát những yêu cầu chính về nội dung và hình thức của 2 văn bản trên?

- Ghi chép lại sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra.

+ Nội dung: Trung thực, chính xác, đầy đủ.

+ Hình thức: Lời văn ngắn gọn, rõ ràng, chặt chẽ.

=> HS trả lời- GV ghi bảng

GV: Loại văn bản mang đặc điểm như trên người ta gọi là biên bản. Vậy biên bản là gì?

- Là loiaj văn bản ghi chép lại một cách trung thức, chính xác, đầy đủ một sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra.

? Để đảm bảo tính chính xác, người viết biên bản cần lưu ý điểm gì.

- Người viết cần trung thực khách quan

GV: Các em ạ! Biên bản không có hiệu lực pháp lí để thi hành mà chủ yếu được dùng làm chứng cứ minh chứng các sự kiện thực tế đã xảy ra. Để đảm bảo vai trò cung cấp thông tin người viết cần phải hết sức trung thực, khách quan.

Gv có thể tổ chức cho HS thi? Kể tên các biên bản thường gặp.

Chuyển: Tùy theo nội dung của từng sự việc mà có nhiều loại biên bản khác nhau. Đó có thể là biên bản ghi lại một sự kiện cũng có thể là biên bản ghi lại một hành vi….

Loại biên bản

BB hội nghị

BB sự vụ

Nội dung

Ghi lại một sự kiện

Ghi lại một hành vi

Ví dụ

? Hãy sắp xếp các BB mà các em vừa tìm được vào 2 loại BB cho phù hợp

=> Chốt có 2 loại biên bản

Hoạt động 2: Cách viết biên bản

* Mục tiêu: HS biết viết biên bản thông dụng

* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu trong SGK- trả lời câu hỏi

* Phương thức thực hiện: hoạt động cặp đôi.

* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

HS đọc lại BB ở mục I

Câu hỏi cặp đôi:

1. Biên bản gồm mấy phần? Giới hạn từng phần?

2. Mỗi phần gồm những mục nào?

3. Thể thức trình bày của mỗi phần

2. Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, trình bày

- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.

- Dự kiến sản phẩm…

- Dự kiến trả lời

1. - Gồm 3 phần:

+ Mở đầu

+ Nội dung

+ Kết thúc

2.

a. Phần mở đầu: Quốc hiệu, tiêu ngữ (đối với BB sự vụ hành chính)

- Tên văn bản (viết in hoa).

- Thời gian, địa điểm

- Thành phần tham gia và chức trách của từng người.

b. Phần nội dung: Ghi lại diễn biến và kquả của sự việc

c. Phần kết thúc:

- Thời gian kết thúc

- Họ tên và chữ kí các thành viên tham gia

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày, các em khác lắng nghe và nhận xét.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

? Tại sao phần nội dung lại phải ghi chính xác và cụ thể.

- Dùng làm chứng cứ

? Chữ kí có giá trị gì.

- Thể hiện tư cách pháp nhân

? Không biết chữ thì làm thế nào

- Điểm chỉ

GV lưu ý thể thức trình bày

+ Quốc hiệu: Viết giữa dòng, cân đối trên trang giấy với 2 bên lề.

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc: Mỗi từ cách nhau dấu gạch ngang và viết hoa chữ cái đầu.

+ Tên biên bản: Viết in và cách quốc hiệu từ 1- 2 dòng, cân đối.

+ Các mục trên trang giấy: Trình bày khoa học các mục cần thẳng hàng .

+ Các kết quả: Trình bày bằng số liệu cxác, khách quan.

+ Cách trình bày họ tên và chữ kí của người có liên quan.

Ghi rõ họ và tên

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về phần I để làm bài tập.

* Nhiệm vụ: HS đọc sgk và làm bài tập

* Phương thức thực hiện: HĐ cặp đôi.

* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

- Đọc bài tập 1 sgk/ 126 và làm bài tập

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- Nghe và làm bt

- Dự kiến sản phẩm:

- Các trường hợp cần viết biên bản: a,c,d

3. Bcáo kết quả: HS trình bày, các bạn nghe và nhận xét.

4. Đánh giá kết quả

Bài tập 2 sgk/ 126

* Mtiêu: Vận dụng hiểu biết về phần I, II để làm bài tập.

* Nhiệm vụ: HS đọc sgk và làm bài tập

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.

* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

- Đọc bài tập 2 sgk/ 126 và làm bài tập

Hãy ghi lại phần mở đầu, các mục lớn trong phần nội dung, phần kết thúc của biên bản cuộc họp giới thiệu đội viên ưu tú của chi đội cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- Nghe và làm bt

- Dự kiến sản phẩm:

3. Báo cáo kết quả: HS trình bày, các bạn nghe và nxét.

4. Đánh giá kết quả

HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG

* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

* Sản phẩm: Câu trả lời của HS

* Cách tiến hành:

1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

? Chỉ ra lỗi sai trong BB của một bạn

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.

+ Nghe yêu cầu.

+ Trình bày cá nhân.

3. Báo cáo kết quả: HS trình bày, các bạn nghe và nxét.

4. Đánh giá kết quả

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ

* Phương thức hoạt động: cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

? Sưu tầm các loại BB

? Viết BB về buổi sinh hoạt lớp tuần trước.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà suy nghĩ trả lời

I. Đặc điểm của biên bản

- Mục đích: Ghi chép lại sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra.

- Yêu cầu:

+ Nội dung: Trung thực, chính xác, đầy đủ.

+ Hình thức: Lời văn ngắn gọn, rõ ràng, chặt chẽ.

- Có 2 loại BB: BB hội nghị, BB sự vụ

3. Ghi nhớ:

II. Cách viết biên bản.

1. Ví dụ

2. Nhận xét:

- Gồm 3 phần:

+ Mở đầu

+ Nội dung

+ Kết thúc

3. Ghi nhớ.

III. Luyện tập

1. Bài tập 1

IV. Rút kinh nghiệm

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Bài 29. Tiết : Tiếng Việt

TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1.Kiến thức :

- Hệ thống hóa kiến thức về các từ loại và cụm từ (danh từ, động từ, tính từ, cụm danh từ, cụm tính từ và những từ loại khác)

2.Phẩm chất:

-Yêu ngôn ngữ tiếng Việt

- Có ý thứcsử dụng từ và cụm từ đúng chức năng đặc trưng.

3/ Năng lực

- Năng lực chung: năng lực làm việc nhóm, năng lực tự quản bản thân, năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo.

- Năng lực chuyên biệt:

+Tổng hợp kiến thức về từ loại và cụm từ. Nhận biết và sử dụng thành thạo những từ loại đã học

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Soạn bài.

- Tìm hiểu những kiến thức về từ loại đã học ở lớp 6,7,8.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HĐ của GV và HS

Nội dung cần đạt

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

1. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu về 1 nhân vật văn học nước ngoài.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, HĐ cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

? Xác định DT, ĐT, TT trong những câu thơ sau và nêu tác dụng?

Gần xa nô nức yến anh

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.

Dập dìu tài tử giai nhân,

Ngưa xe như nước áo quận như nêm.

*Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe câu hỏi, thảo luận theo cặp đôi và trả lời miệng.

* Dự kiến sản phẩm:

- DT: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân

-> gợi sự đông vui, nhiều người đến hội.

- ĐT: sắm sửa, dập dìu -> gợi tả sự rộn ràng, náo nhiệt.

- TT: gần xa, nô nức -> làm rõ tâm trạng của người đi hội.

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá dẫn vào bài.

GV: Từ loại có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình nói và viết... Từ lớp 6 đến lớp 8 các em đã được học về nó. Hôm nay chúng ta đi tổng kết lại các kiến thức về từ loại.

HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP:

Hoạt động 1: Từ loại:

* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những kiến thức cơ bản về từ loại tiếng Việt: DT, ĐT, TT và làm bài tập.

* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu trước ở nhà.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, hoạt động nhóm, hoạt động chung.

* Yêu cầu sản phẩm: HS thể hiện bài trên phiếu học tập..

* Cách tiến hành:

A, Lí thuyết:

Trước khi đi vào làm bài tập về từ loại DT, ĐT, TT, GV cho HS nhắc lại lí thuyết.

? Thế nào là danh từ, động từ, tính từ. Cho VD?

- HS trả lời, GV hướng dẫn HS làm bài tập từ 1 đến 5.

B, Bài tập:

* Bài tập 1:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

? Đọc bài tập. Xác định yêu cầu bài tập?

? Phát phiếu học tập cho HS.

2. Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: Thảo luận theo nhóm, điền vào bảng ở phiếu học tập.

- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất cho HS lên bảng điền vào bảng GV đã kẻ sẵn. ( hoặc sử dụng máy chiếu vật thể)

- Dự kiến sản phẩm

Danh từ

Động từ

Tính từ

lần,

lăng,

làng

đọc,

nghĩ ngợi,

phục dịch,

đập

hay,

đột ngột,

phải,

sung sướng

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng điền vào bảng GV đã kẻ sẵn. ( hoặc máy chiếu vật thể) các nhóm khác nghe và nhận xét. GV khái quát, chốt kiến thức.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

* Bài tập 2:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

? Đọc bài tập. Xác định yêu cầu bài tập?

? Phát phiếu học tập cho HS.

2. Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: Thảo luận theo nhóm, điền vào bảng ở phiếu học tập.

- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất cho HS lên bảng điền vào bảng GV đã kẻ sẵn. ( hoặc sử dụng máy chiếu vật thể)

- Dự kiến sản phẩm

- Rất hay – Những cái lăng – Rất đột ngột

- Đã đọc – Hãy phục dịch – Một ông giáo

- Một lần – Các làng – Rất phải

- Vừa nghĩ ngợi – Đã dập – Rất sung sướng

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng điền vào bảng GV đã kẻ sẵn. ( hoặc sử dụng máy chiếu vật thể) các nhóm khác nghe và nhận xét. GV khái quát, chốt kiến thức.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

* Bài tập 3:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

? Đọc bài tập. Xác định yêu cầu bài tập?

2. Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: HĐ tập thể.

- GV: hỏi HS theo câu hỏi trong SGK

- Dự kiến sản phẩm

- Danh từ thường đứng sau: những, các, một.

- Động từ thường đứng sau: hãy đã, vừa.

- Tính từ thường đứng sau: rất, hơi, quá.

3. Báo cáo kết quả: HS trả lời miệng, các HS khác nghe và nhận xét. GV khái quát, chốt kiến thức.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

* Bài tập 4:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

? Đọc bài tập. Xác định yêu cầu bài tập?

2. Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: HS lên bảng điền từ vào bảng tổng kết theo mẫu ở SGK.

- GV: HS lên bảng điền vào bảng GV đã kẻ sẵn.

- Dự kiến sản phẩm

Ý n k/q của TL

Khả năng kết hợp

phía trước

Từ loại

phía sau

Chỉ sự vật…

những, các, một…

DT

này, nọ, kia, ấy

Chỉ HĐ, trạng thái…

đã, vừa, hãy…

ĐT

Chỉ đđ, tính chất

Rất, hơi, quá…

TT

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng điền vào bảng GV đã kẻ sẵn. các HS khác nghe và nhận xét. GV khái quát, chốt kiến thức.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Gv : Khái quát nội dung

Danh từ, động từ, tính từ thường đứng sau những từ nào?

* Bài tập 5:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

? Đọc bài tập. Xác định yêu cầu bài tập?

2. Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: HĐ tập thể.

- GV: hỏi HS theo câu hỏi trong SGK

- Dự kiến sản phẩm

a, “ Tròn” là TT ở đây được dùng như ĐT.

b, “ Lí tưởng” là DT ở đây được dùng như TT.

c, “ Băn khoăn” là TT ở đây được dùng như DT.

3. Báo cáo kết quả: HS trả lời miệng, các HS khác nghe và nhận xét. GV khái quát, chốt kiến thức.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Hoạt động 2: Các từ loại khác:

* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những kiến thức cơ bản về từ loại khác của tiếng Việt và làm bài tập.

* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu trước ở nhà.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, hoạt động nhóm, hoạt động chung.

* Yêu cầu sản phẩm: HS thể hiện bài trên phiếu học tập..

* Cách tiến hành:

A, Lí thuyết:

Trước khi đi vào làm bài tập về từ loại GV cho HS nhắc lại lí thuyết.

? Thế nào là số từ, đại từ, chỉ từ, số từ,….

- HS trả lời theo chuẩn bị ở nhà.

GV hướng dẫn HS làm bài tập .

B, Bài tập:

* Bài tập 1:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

? Đọc bài tập. Xác định yêu cầu bài tập?

2. Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: Thảo luận theo nhóm, điền vào bảng ở phiếu học tập.

- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất cho HS lên bảng điền vào bảng GV đã kẻ sẵn.

- Dự kiến sản phẩm. (bảng bên dưới)

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng điền vào bảng GV đã kẻ sẵn. các HS khác nghe và nhận xét. GV khái quát, chốt kiến thức.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

A. Từ loại:

I. Danh từ, động từ, tính từ

1. Bài 1: Xếp các từ theo cột.

Danh từ

Động từ

Tính từ

lần,

lăng,

làng

đọc,

nghĩ ngợi,

phục dịch,

đập

hay,

đột ngột,

phải,

sung sướng

2. Bài 2: Điền từ, xác định từ loại

* Điền từ

(c) hay

(b) đọc

(a) lần

(b) nghĩ ngợi

(a) cái lăng

(b) phục dịch

(a) làng

(b) đập

(c) đột ngột

(a)ông(giáo)

(c) phải

(c) sung sướng

* Xác định từ loại

Danh từ

Động từ

Tính từ

a

b

c

3. Bài 3: Xác định vị trí của danh từ, động từ, tính từ.

- Danh từ thường đứng sau: những, các, một.

- Động từ thường đứng sau: hãy đã, vừa.

- Tính từ thường đứng sau: rất, hơi, quá.

4. Bài 4: Bảng tổng kết khả năng kết hợp của động từ, danh từ, tính từ.

Ý ng k/q của TL

Khả năng kết hợp

phía trước

Từ loại

phía sau

Chỉ sự vật…

những, các, một…

DT

này, nọ, kia, ấy

Chỉ HĐ, trạng thái…

đã, vừa, hãy…

ĐT

Chỉ đđ, tính chất

Rất, hơi, quá…

TT

5. Bài 5: Chuyển từ loại

a, “ Tròn” là TT ở đây được dùng như ĐT.

b, “ Lí tưởng” là DT ở đây được dùng như TT.

c, “ Băn khoăn” là TT ở đây được dùng như DT.

II. Các từ loại khác

1. Bài 1: Xếp từ theo cột

ST

Đại từ

LT

Chỉ từ

PT

QHT

Trợ từ

TT từ

Thán từ

- ba

- năm

- tôi

- bao nhiêu

- bao giờ

- bấy giờ

-những

- ấy

- đâu

- đã

- mới

- đã

- đang

- ở

- của

- nhưng

- như

- chỉ

- cả

- ngay

- chỉ

- hả

- Trời ơi

Bài tập 2: HS đọc yêu cầu đề bài. XĐ yêu cầu đề bài.

? XĐ những từ dùng ở cuối câu nghi vấn.

HS xác định: à, ư, hử, hở, hả,.....

? Vậy nó thuộc từ loại nào mà các em đã lọc ở lớp 8.

- Tình thái từ

HS nhắc lại khái niệm TT từ. GV chốt.

Hoạt động 3: Cụm từ.

*Mục tiêu: Giúp HS nắm được những kiến thức cơ bản về cụm DT, cụm ĐT, cụm TT và làm bài tập.

* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu trước ở nhà.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, hoạt động nhóm, hoạt động chung.

* Yêu cầu sản phẩm: HS thể hiện bài trên phiếu học tập, trả lời miệng.

* Cách tiến hành:

A, Lí thuyết: Trước khi đi vào làm bài tập về từ loại GV cho HS nhắc lại lí thuyết.

? Thế nào là cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ. Cho VD?

- HS trả lời, GV hướng dẫn HS làm bài tập.

B, Bài tập:

* Bài tập 1:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

? Đọc bài tập. Xác định yêu cầu bài tập?

? HS thảo luận theo bàn

2. Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: Thảo luận theo bàn.

- GV: Quan sát, trợ giúp.

- Dự kiến sản phẩm

a,

- tất cả những ảnh hưởng (quốc tế) đó

PT TT PS

- một nhân cách rất VN

PT TT

- một lối sống rất bình dị, …hiện đại.

PT TT

b,

những ngày(khởi nghĩa)dồn dập ở làng

PT TT

c,

Tiếng (cười nói) xôn xao của….ấy

TT(có thể thêm những vào phía trước)

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng làm bài, HS khác nhận xét. GV khái quát, chốt kiến thức.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

* Bài tập 2:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

? Đọc bài tập. Xác định yêu cầu bài tập?

HS làm việc cá nhân

2. Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: làm việc cá nhân

- GV: Quan sát, giúp đỡ HS

- Dự kiến sản phẩm

a,

- đã đến gần anh

PT TT

- sẽ chạy xô vào lòng anh

PT TT

- sẽ ôm chặt lấy cổ anh

PT TT

b,

- vừa lên (cải chính)

PT TT

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng làm, HS khác nhận xét. GV khái quát, chốt kiến thức.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

* Bài tập 3:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

? Đọc bài tập. Xác định yêu cầu bài tập?

? HS hoạt động cặp đôi

2. Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: Thảo luận cặp đôi

- GV: Quan sát, giúp đỡ HS

- Dự kiến sản phẩm

a,

- rất Việt Nam

PT TT

-rất bình dị, rất VN, rất phương Đông

PT TT PT TT PT TT

- rất mới, rất hiện đại

PT TT PT TT

b,

- sẽ không êm ả

TT

c,

- phúc tạp hơn, cũng phong phú

TT TT

và sâu sắc hơn

TT

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng làm bài, HS khác nhận xét. GV khái quát, chốt kiến thức.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

2. Bài 2:

- Những từ chuyên dùng ở cuối câu để tạo câu nghi vấn là à, ư, hử, hở, hả,..... thuộc từ loại: tình thái từ.

B. Cụm từ

1. Bài tập 1: Cụm DT

a,

- tất cả những ảnh hưởng (qtế) đó

PT TT PS

- một nhân cách rất VN

PT TT

- một lối sống rất bình dị, …hiện đại.

PT TT

b,

những ngày(khởi nghĩa) dồn dập

PT TT ở làng.

c,

Tiếng (cười nói) xôn xao của….ấy

TT (có thể thêm những vào phía trước)

2. Bài 2: Cụm ĐT

a,

- đã đến gần anh

PT TT

- sẽ chạy xô vào lòng anh

PT TT

- sẽ ôm chặt lấy cổ anh

PT TT

b,

- vừa lên (cải chính)

PT TT

3. Bài 3: Cụm tính từ

a,

- rất Việt Nam

PT TT

- rất bình dị, rất VN,

PT TT PT TT

rất phương Đông

PT TT

- rất mới, rất hiện đại

PT TT PT TT

b,

- sẽ không êm ả

TT

( có thể thêm rất vào phía trước)

c,

- phúc tạp hơn,

TT

cũng phong phú và sâu sắc hơn

TT TT

( có thể thêm rất vào phía trước)

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

Mục tiêu

Nhiệm vụ

Phương thức thực hiện

Yêu cầu sản phẩm

Giúp HS vận dụng sáng tạo kiến thức đã học làm bài tập thực hành.

HS tìm hiểu trên lớp

Hoạt động cá nhân, nhóm

Kết quả HĐ của HS

* Cách thức tiến hành:

  • GV chuyển giao nhiệm vụ: Tổ chức cho HS chơi trò chơi. GV chia lớp thành 2 nhóm và thi ai nhanh hơn.
  • Hs tiếp nhận nhiệm vụ và tham gia trò chơi.

? Cho 4 từ: Anh, dạy, em, học. Thay đổi trật tự từ kết hợp để tạo được nhiều câu nhất.

? HS trình bày, phản biện. Gv chốt.

- Dự kiến sản phẩm:

1. Anh dạy em học.

2. Em dạy anh học.

3. Anh em dạy học.

.....

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

* Mục tiêu: Giúp HS vận khắc sâu và mở rộng kiến thức về từ loại, cụm từ.

* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà

* Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: Phiếu học tậpcủa hs.

*Cách thức tiến hành:

- GV chuyển giao nhiệm vụ

? Tìm những đoạn văn ở lớp 6 học về cụm DT,

? Viết một đoạn văn phân tích 1 đoạn thơ mà em thích (trong đó có cụm danh từ hoặc cụm động từ hoặc cụm tính từ). Gạch chân dưới cụm từ, ghi rõ tên gọi cụm từ đó.

  • HS tiếp nhận nhiệm vụ và làm bài
  • Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập -> giờ sau GV kiểm tra, chấm sản phẩm của HS.

IV. RÚT KINH NGHIỆM

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Bài 29. Tiết 149. TLV

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP VIẾT BIÊN BẢN

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Mục đích, yêu cầu, nội dung của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống.

2. Năng lực: Phát triển các năng lực như:

a. Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy,...

b. Năng lực chuyên biệt: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản

3. Phẩm chất:

- Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt.

- Tự lập, tự tin, tự chủ.

- HS có ý thức tự giác trong học tập, tự rèn luyện viết một số biên bản để phục vụ cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: phiếu học tập, bảng phụ.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Soạn bài.

- Tìm hiểu một số biên bản thông dụng trong cuộc sống.

- Ôn lại lí thuyết đã học ở tiết trước.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

- Dạy học dự án

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

- Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động:

Tiến trình hoạt động

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

1. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu về cách viết một biên bản.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, HĐ cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đưa tình huống: Cuối năm học lớp em cần bàn giao lại cở sở vật chất của lớp cho nhà trường. Khi đó lớp em có cần viết biên bản không? Vì sao?

*Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe câu hỏi, HĐ cá nhân và trả lời miệng.

* Dự kiến sản phẩm:

- Có cần viết biên bản.

- Vì: Phải ghi chép lại để làm bằng chứng sau này.

*Báo cáo kết quả

- HS trình bày kết quả của mình.

_ GV: mở rộng, gợi mở thêm để HS nêu vấn đề kĩ hơn.

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá dẫn vào bài.

GV: Tiết học trước các em đã được tìm hiểu những kiến thức lí thuyết về biên bản. Tiết học này chúng ta sẽ đi HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP viết một biên bản. Vậy cách thực hiện như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học.

HOẠT ĐỘNG 2: ÔN TẬP

HĐ của GV và HS

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Ôn tập lí thuyết

* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những kiến thức về lí thuyết đã học ở tiết trước.

* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà.

* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm.

* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng dự án nhóm, phiếu học tập, câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

Trình bày dự án nghiên cứu của nhóm về các câu hỏi trong SGK:

? Biên bản nhằm mục đích gì? (Khái niệm biên bản)

? Nêu bố cục phổ biến của biên bản?

? Người viết biên bản cần có trách nhiệm và thái độ như thế nào? Lời văn và cách trình bày một bb có gì đặc biệt?

2. Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, trình bày các thông tin về biên bản.

- GV: Quan sát, lựa chọn nhóm trình bày sản phẩm.

- Dự kiến sản phẩm

- Mục đích của biên bản: Là ghi chép một cách trung thực, chính xác, đầy đủ một sự việc đang xảy ra hoặc vừa mới xảy ra.

- Bố cục phổ biến của biên bản:

+ Phần mở đầu: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên bb, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự và chức trách của họ.

+ Phần nội dung: Diễn biến và kết quả sự việc.

+ Phần kết thúc: Thời gian kết thúc, chữ kí, họ tên của các thành viên có trách nhiệm chính, những văn bản và hiện vật ( nếu có).

- Yêu cầu khi viết 1 biên bản:

+ Ghi chép đầy đủ, trung thực, không suy diễn chủ quan.

+ Số liệu, sự kiện phải chính xác, cụ thể.

+ Lời văn phải ngắn gọn, chính xác. Đầy đủ thủ tục...

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe và nhận xét. GV khái quát, chốt kiến thức.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

GV: Biên bản là một loại văn bản ghi chép lại những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức chính trị, xã hội và doanh nghiệp... Biên bản không có hiệu lực pháp lí để thi hành mà chủ yếu được dùng làm chứng cứ minh chứng các sự kiện thực tế làm cơ sở cho các nhận định, kết luận và các quyết định sử lí. Vì vậy bb cần phải miêu tả các sự việc, hiện tượng kịp thời, tại chỗ với đầy đủ mọi chi tiết, tình tiết khách quan.

I. Ôn tập lí thuyết

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

* Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại những kiến thức về lí thuyết đã học ở tiết trước và luyện viết một biên bản theo yêu cầu.

* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà.

* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm.

* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng dự án nhóm, phiếu học tập, câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

Bài tập 1: SGK trang 134

  1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

? Nội dung văn bản ghi chép đã đầy đủ chưa? Cần thêm bớt ý gì?

? Cách sắp xếp các ý như thế nào, đã hợp lí chưa? Em hãy sắp xếp lại?

? Viết biên bản theo nội dung đã có ?

* GV giao dự án cho HS chuẩn bị ở nhà BT 1 trong SGK.

- HS đọc bài tập trong SGK, xác định yêu cầu bài tập.

- HS thảo luận theo nhóm khoảng 5 phút để chuẩn bị lên trình bày sản phẩm của nhóm mình.

2. Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, trình bày sản phẩm trên cơ sở đã chuẩn bị ở nhà.

- GV: Quan sát, lựa chọn nhóm trình bày sản phẩm.

- Dự kiến sản phẩm:

- GV hướng dẫn HS khôi phục lại biên bản (có thể ghi bảng phụ, cho HS quan sát)

* Phần mở đầu:

- Quốc hiệu và tiêu ngữ

- Tên biên bản

- Thời gian, đặc điểm, cuộc họp

- Thành phần tham dự

* Phần nội dung:

- Diễn biến và kết quả cuộc họp.

+ GVCN khai mạc hội nghị: Nêu yêu cầu và nội dung hội nghị.

+ Lớp trưởng báo cáo tình hình học môn văn của lớp.

+ Hai bạn HS giỏi báo cáo kinh nghiệm.

+ HS trong lớp trao đổi, thảo luận.

+ GVCN tổng kết hội nghị.

* Phần kết thúc:

- Thời gian kết thúc, ký tên.

(Bài tham khảo cụ thể đặt ở phía cuối bài soạn)

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe và nhận xét. GV khái quát, chốt kiến thức.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

Bài tập 2 ( 136)

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

- HS đọc bài tập trong SGK, xác định yêu cầu bài tập.

- HS thảo luận theo nhóm.

? Ghi lại biên bản họp lớp trong tuần vừa qua?

2. Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, trình bày sản phẩm trên cơ sở đã chuẩn bị ở nhà.

- GV: Quan sát, lựa chọn nhóm trình bày sản phẩm.

- Dự kiến sản phẩm:

(có thể ghi bảng phụ, cho HS quan sát)

* Phần mở đầu:

- Quốc hiệu và tiêu ngữ

- Tên biên bản

- Thời gian, đặc điểm, cuộc họp

- Thành phần tham dự

* Phần nội dung:

- Diễn biến và kết quả cuộc họp.

* Phần kết thúc:

- Thời gian kết thúc, ký tên.

(Bài tham khảo cụ thể đặt ở phía cuối bài soạn)

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe và nhận xét. GV khái quát, chốt kiến thức.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

Bài tập 3:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

- HS đọc bài tập trong SGK, xác định yêu cầu bài tập.

? Ghi lại biên bản bàn giao nhiệm vụ trực tuần của chi đội em cho chi đội bạn.

2. Thực hiện nhiệm vụ:

- GV Hướng dẫn HS về nhà làm bài tập 3.

- Gợi ý:

* Phần mở đầu:

- Quốc hiệu và tiêu ngữ

- Tên biên bản

- Thời gian, đặc điểm, cuộc họp

- Thành phần tham dự

* Phần nội dung:

- Nội dung chuyển giao nhiệm vụ trực tuần.

+ Kết quả công việc đã làm trong tuần qua.

+ Nội dung công việc tuần tới.

+ Các phương tiện vật chất và hiện trạng của chúng tại thời điểm bàn giao.

….

* Phần kết thúc:

- Thời gian kết thúc, ký tên.

(Bài tham khảo cụ thể đặt ở phía cuối bài soạn)

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả của mình trong phần kiểm tra bài cũ của tiết sau. HS khác nghe và nhận xét. GV khái quát, chốt kiến thức.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

Bài tập 4:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

- HS đọc bài tập trong SGK, xác định yêu cầu bài tập.

? Viết biên bản xử phạt vi phạm hành chính

2. Thực hiện nhiệm vụ:

- GV Hướng dẫn HS về nhà làm bài tập 4.

- Gợi ý:

* Phần mở đầu:

- Quốc hiệu và tiêu ngữ

- Tên biên bản

- Thời gian, đặc điểm, cuộc họp

- Thành phần tham dự

* Phần nội dung:

- Tiến hành lập biên bản xử lí vi phạm trật tự an toàn giao thông đối với bà( ông)….Là chủ sở hữu chiếc xe máy mang biển số ….Nơi cư trú (hoặc địa chỉ): …Nghề nghiệp (hoặc lĩnh vực hoạt động): ….

- Vi phạm phần đường dành cho xe thô sơ và người đi bộ gây cản trở trật tự an toàn giao thông.

- Biện pháp sử phạt:

+ Tạm thu giữ giấy tờ xe trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ….tháng … năm … đến ngày … tháng …năm …

+ Thu phạt hành chính bằng tiền mặt trị giá 200.000đ (hai trăm nghìn đồng chẵn)

Biên bản được lập thành hai bản có nội dung và giá trị như nhau. Một bản đựơc giao cho cá nhân vi phạm và một bản lưu hồ sơ.

* Phần kết thúc:

- Thời gian kết thúc, ký tên.

(Bài tham khảo cụ thể đặt ở phía cuối bài soạn)

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của mình, các HS khác nghe và nhận xét. GV khái quát, chốt kiến thức.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

II. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

1. Bài tập 1: SGK trang 134

* Phần mở đầu:

- Quốc hiệu và tiêu ngữ

- Tên biên bản

- Thời gian, đặc điểm, cuộc họp

- Thành phần tham dự

* Phần nội dung:

- Diễn biến và kết quả cuộc họp.

+ GVCN khai mạc hội nghị: Nêu yêu cầu và nội dung hội nghị.

+ Lớp trưởng báo cáo tình hình học môn văn của lớp.

+ Hai bạn HS giỏi báo cáo kinh nghiệm.

+ HS trong lớp trao đổi, thảo luận.

+ GVCN tổng kết hội nghị.

* Phần kết thúc:

- Thời gian kết thúc, ký tên.

2. Bài tập 2 ( 136)

TRƯỜNG….

Cộng hòa XHCNVN

CHI ĐỘI… Độc lập-tự do-hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP LỚP... 

Tuần:...

- Thời gian:...giờ…ngày...tháng... năm...

- Địa điểm:

- Thành phần tham dự: số người có mặt, vắng mặt, đại biểu.

- Nội dung và diễn biến của cuộc họp:

1. Chủ tọa trình bày ý nghĩa của việc họp lớp.

2. Lớp trưởng trình bày, báo cáo tình hình học tập và mọi mặt của lớp trong tuần vừa qua.

3. Các tổ trưởng bổ sung ý kiến.

4. Các đội viên khác phát biểu, phân tích và thảo luận.

4. Kiểm điểm các bạn vi phạm.

5. GVCN nhận xét và triển khai công việc trong tuần tới.

Thời gian kết thúc:…..

Chủ tọa                         Thư kí

(Họ tên và chữ kí)   (Họ tên và chữ kí)

3. Bài tập 3:

4. Bài tập 4:

* Phần mở đầu:

- Quốc hiệu và tiêu ngữ

- Tên biên bản

- Thời gian, đặc điểm, cuộc họp

- Thành phần tham dự

* Phần nội dung:

- Tiến hành lập biên bản xử lí vi phạm trật tự an toàn giao thông đối với bà( ông)….Là chủ sở hữu chiếc xe máy mang biển số ….Nơi cư trú (hoặc địa chỉ): …Nghề nghiệp (hoặc lĩnh vực hoạt động): ….

- Vi phạm phần đường dành cho xe thô sơ và người đi bộ gây cản trở trật tự an toàn giao thông.

- Biện pháp sử phạt:

+ Tạm thu giữ giấy tờ xe trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ….tháng … năm … đến ngày … tháng …năm …

+ Thu phạt hành chính bằng tiền mặt …..

Biên bản được lập thành hai bản có nội dung và giá trị như nhau. Một bản đựơc giao cho cá nhân vi phạm và một bản lưu hồ sơ.

* Phần kết thúc:

- Thời gian kết thúc, ký tên.

HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG

* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào viết một biên bản.

* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về biên bản để về nhà viết hoàn chỉnh một biên bản.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

* Sản phẩm: Câu trả lời của HS

* Cách tiến hành:

1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

Lập bb tổng kết thi đua chào mừng ngày 20/11 của lớp 9A năm học 2018-2019.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.

+ Nghe yêu cầu.

+ XĐ yêu cầu đề bài.

+ Dự kiến sp:

CỘNG HOÀ XẢ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP SƠ KÊT THI ĐUA

CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20-11)

CHI ĐỘI LỚP 9A

- Khai mạc lúc ... giờ ... ngày ... tháng .. năm...; tại lớp 9A.

-   Lí do cuộc họp:............

-  Thành phần cuộc họp:.....................

-   Chủ tọa và thư kí cuộc họp:.............

Nội dung và tiến trình cuộc họp:

1. Bạn Hồng Trang, Chi đội phó, giới thiệu thành phần tham dự cuộc họp, đại biểu và nội dung cuộc họp.

2. Bạn Thu Nga, Chi đội trưởng, báo cáo kết quả đợt thi đua...

3. Những ý kiến thảo luận, bổ sung.

4. Cô giáo Hồng Nhung, Tổng phụ trách Đội tuyên dương, khen thưởng các bạn có nhiều thành tích trong đợt thi đua.

Cuộc họp kết thúc lúc ... giờ.

Chủ tọa                                          Thư kí

(Họ tên và chữ kí)                  (Họ tên và chữ kí)

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ

* Phương thức hoạt động: cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

- Tìm đọc những biên bản liên quan đến cuộc sống như biên bản ghi chép lại sự việc sảy ra trong thôn, xóm.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà thực hiện nhiệm vụ.
V. RKN

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

( TỪ BÀI TẬP 1 ĐẾN BÀI TẬP 4 SGK)

* Bài tập 1. Lớp 9A vừa tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm học tập môn Ngữ Văn, phấn đấu để cuối năm học có 100% học sinh đạt yêu cầu, trong đó 60% đạt loại khá, giỏi.

Hãy viết biên bản cho cuộc họp ấy dựa vào các tình tiết sau đây.

Trả lời:

Dựa vào các sự kiện của hội nghị, có thể ghi lại nội dung, diễn biên và kết quả của hội nghị đó như sau:

CỘNG HOÀ XẢ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỘI NGHỊ TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM,

HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN CỦA LỚP 9A

I. Thời gian: Khai mạc lúc 10 giờ ngày... tháng... năm...

II. Địa điểm: lớp 9A.

III. Thành phần tham dự:

- Toàn thế các thành viên của lớp; đại biểu các lớp 9B, 9C;

- Cô Lan , giáo viên bộ môn Ngữ văn.

IV. Nội dung và tiến trình hội nghị:

1. Cô Lan khai mạc, nêu yêu cầu và nội dung hội nghị:

-  Mục đích: tìm biện pháp để học tốt môn Ngữ văn. Phấn đấu cuối năm 100% đạt yêu cầu; trong đó 60% khá, giỏi.

-  Nội dung:

+ Lớp trưởng sơ kết tình hình học tập môn Ngữ văn trong thời qua. + Các bạn học sinh giỏi báo cáo kinh nghiệm (Thu Nga, Thúy Hà). + Tập thể lớp trao đổi, bổ sung và đề ra chỉ tiêu phấn đấu.

2.  Bạn Huệ, lớp trưởng báo cáo sơ lược tình hình học tập môn Ngữ văn:

-  Nhiều bạn chưa đọc kỹ văn bản, chuẩn bị còn sơ sài.

- Nhiều bạn chưa làm hết bài tập, nhất là bài tập phần Tiếng Việt và Tập làm văn.

-  Nhiều bạn chưa biết cách làm thế nào để viết một bài văn hay. Bài viết còn sai chính tả, ngữ pháp, lan man, xa đề.

-  Kết quả: khá, giỏi: 40%; trung bình: 50%; yếu: 10%.

3.  Các báo cáo kinh nghiệm và thảo luận

a. Kinh nghiệm của bạn Thu Nga

-  Đọc kĩ vbản để hiểu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản, sau đó mới chuẩn bị bài.

-  Phải cố gắng tưởng tượng, liên tưởng, đào sâu suy nghĩ để có cảm xúc và phát hiện ra ý độc đáo.

- Cố gắng làm hết bài tập, đặc biệt là các bài tập luyện nói, luyện viết.

b.  Kinh nghiệm của bạn Thúy Hà

- Mỗi văn bản có những nét độc đáo riêng, phải tìm cho ra nét độc đáo đó.

- Phải thường xuyên tích lũy tư liệu văn học.

- Nắm chắc cách làm bài theo từng loại cụ thể. Dành thời gian hợp lí đọc kĩ đề bài để xác định yêu cầu của mỗi bài viết.

- Nhất thiết phải làm dàn ý trước khi viết.

- Khi viết, cần chủ động và diễn đạt theo cách của mình, tránh lệ thuộc bài mẫu.

c.  Những ý kiến trao đổi, bổ sung và đề ra chỉ tiêu phấn đấu.

4. Cô Lan tổng kết

- Phải đọc kĩ văn bản, Tìm hiểu xem tác giả muốn nói gì, nói bằng cách nào, thái độ ra sao.

- Thường xuyên tích lũy tư liệu và biết sử dụng tư liệu khi làm bài.

- Rèn luyện năng lực cảm thụ, đặc biệt là khả năng liên tưởng, tưởng tượng.

- Soạn bài và làm bài tập đầy đủ, chu đáo.

- Khi làm bài, phải nắm chắc yêu cầu của đề bài, làm dàn ý. Cố gắng viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc.

- Cô tỏ ý tin tưởng vào kết quả phấn đấu của cả lớp, chúc lớp học tốt môn Ngữ văn và các môn học khác.

Hội nghị kết thúc vào lúc 11 giờ 30 cùng ngày.

Chủ tọa                                 Thư ký

(Họ tên và chữ kí)                   (Họ tên và chữ kí)

* Bài tập 2. Hãy ghi lại biên bản họp lớp tuần vừa qua.

Trả lời:

VD 1:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP LỚP…

I. Thời gian: ……, ngày … tháng … năm …

II. Địa điểm: phòng học lớp 9…

III. Thành phần tham dự:

- Thầy/cô … - Giáo viên chủ nhiệm lớp 9…

- Toàn thể học sinh lớp 9…

IV. Nội dung:

1. Lớp trưởng thông báo những kết quả và tồn tại trong tuần qua

- Kết quả đạt được:

      + Tinh thần học tập trong lớp rất tốt gồm các bạn ....

      + Tự giác trực nhật và trực nhật sạch sẽ, gọn gàng ….

- Tồn tại:

      + Một số bạn còn đi học muộn như bạn:...

      + Thi thoảng còn nói chuyện riêng như bạn:…

2. Những kế hoạch trong tuần tới

- Cần tích cực học tập tốt hơn.

- Phát huy những điểm tích cực và khắc phục những tồn tại….

- Nhiệm vụ tuần tới:….

3. Cô chủ nhiệm nhận xét về lớp

- Lớp có tiến bộ so với tuần trước nhiều về….

- Tuy nhiên cần cố gắng hơn nữa để đạt được kết quả tốt nhất.

Cuộc họp kết thúc vào lúc … cùng ngày.

Giáo viên chủ nhiệm                Lớp trưởng Thư kí

( Kí và ghi rõ họ tên) ( Kí và ghi rõ họ tên)  ( Kí và ghi rõ họ tên)

VD 2:

TRƯỜNG THCS…..        CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                       BIÊN BẢN HỌP LỚP…

   1. Thời gian, địa điểm:

   - Thời gian: 14 giờ ngày 10 tháng 11 năm 2019.

- Địa điểm: Lớp …, Trường ….

   2. Thành phần tham dự

   - Cô giáo: …… (chủ nhiệm lớp).

   - Toàn thể các bạn học sinh lớp …

   3. Chủ toạ, thư kí cuộc họp

   - Chủ toạ: ….. (lớp trưởng)

   - Thư ký: …..

   4.Nội dung cuộc họp: Bàn kế hoạch “Giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học và chăm sóc các bồn hoa, cây con trong vườn trường” do nhà trường phát động.

   5. Diễn biến cuộc họp

   a. Bạn lớp trưởng phổ biến kế hoạch “giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học và chăm sóc các bồn hoa, cây con trong vườn trường” do nhà trường phát động và kế hoạch của lớp.

   b. Thảo luận

   - Bạn Nguyễn Văn A: Lớp ta phải quyết tâm giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ, trang trí lại lớp cho đẹp, cho đúng với quy cách của một lớp học mà nhà trường đã đề ra và đồng thời hàng ngày lớp ta phải phân công tưới nước, bắt sâu, nhổ cỏ các bồn hoa và các cây con theo khu vực đã phân công cho lớp mình để cây mau lớn và tươi đẹp.

   - Bạn Nguyễn Văn B: xung phong mang chổi quét trần nhà và mạng nhện.

   - Bạn C và bạn D nhận dán lại các khẩu hiệu và sửa soạn lại các lọ hoa trên tường.

   - Bạn H nhận làm lại bảng theo dõi thi đua của lớp.

   - Bạn M yêu cầu các tổ thay phiên nhau trực nhật, lau bàn ghế, cửa sổ, bảng đen.

   - Bạn T yêu cầu cả lớp phân công nhau tưới nước các bồn hoa và vườn cây con của lớp mà trường phân công chăm sóc.

   c. Kết luận của cuộc họp

   - Toàn thể lớp sẽ tham gia làm vệ sinh lớp vào sáng ngày 14 tháng 10.

   - Hàng tuần các tổ phân công trực nhật và tưới nước các bồn hoa, vườn cây.

   - Mua thêm thùng tưới nước, khăn lau, chổi...

   Cuộc họp kết thúc vảo lúc 16 giờ cùng ngày.

Thư ký                                                                       Chủ toạ

* Bài tập 3. Hãy ghi lại biên bản bàn giao nhiệm vụ trực tuần của chi đội em cho chi đội bạn.

Trả lời:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN

BÀN GIAO NHIỆM VỤ TRỰC TUẦN

CỦA CHI ĐỘI 9…CHO CHI ĐỘI 9...

I. Thời gian: …h….p, ngày … tháng … năm …

II. Địa điểm: Văn phòng Đoàn, đội trường THCS…

III. Thành phần tham gia:

- Liên đội trưởng trường THCS…

- Chi đội trưởng chi đội … và chi đội…

IV. Nội dung:

1. Liên đội trưởng đánh giá kết quả trực tuần của chi đội 9…

- Ưu điểm: làm trực tuần nhanh và đủ….

- Hạn chế: có nhiều đội viên của chi đội trực tuần còn chưa đúng giờ

- …

2. Bản giao trực tuần cho chi đội…

- Bàn giao công việc tuần tới

- Bàn giao dụng cụ lao động:

Số lượng:….

Chất lượng:….

- Bàn giao sổ trực tuần.

Buổi bàn giqao kết thúc vào lúc … cùng ngày.

Liên đội trưởng Chi đội trưởng Lớp 9… Chi đội trưởng Lớp 9…

( Kí và ghi rõ họ tên) ( Kí và ghi rõ họ tên)  ( Kí và ghi rõ họ tên)

* Bài tập 4. Hãy viết biên bản xử phạt vi phạm hành chính (vi phạm quy định về an toàn giao thông, vệ sinh đường phố, quản lí xâu dựng...)

Trả lời:

UBND XÃ…            CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

            Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số …BB.. ….., ngày….tháng….năm

BIÊN BẢN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ VỆ SINH ĐƯỜNG PHỐ

- Căn cứ vào điều … Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về vệ sinh đường phố.

- Căn cứ Biên bản số … ngày … tháng … năm … do:

Ông (bà): …

Chức vụ: …

Về việc: xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về vệ sinh đường phố đối với ông …

Hôm nay, hồi …h…p, ngày … tháng … năm …

Tại: …

Tôi:..................................Chức vụ:...........................

- Tiến hành lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về vệ sinh đường phố đối với ông …

      + Nơi cư trú:

      + Nghề nghiệp:

- Ông … phải viết bản cam kết không tái phạm hành vi vi phạm của mình đồng thời bị phạt tiền với mức là ….đ

Biên bản lập xong hồi …h…p ngày … tháng … năm …

Người vi phạm                   Người lập biên bản

( Kí và ghi rõ họ tên) ( Kí và ghi rõ họ tên)

Bài 29. Tiết . TLV

HỢP ĐỒNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Đặc điểm, mục đích, yêu cầu, tác dụng của hợp đồng.

2. Năng lực: Phát triển các năng lực như:

a. Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác,…

b. Năng lực chuyên biệt: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản.

3. Phẩm chất:

- Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt.

- Tự lập, tự tin, tự chủ.

- HS có ý thức học tập, rèn luyện để viết thông thạo những hợp đồng đơn giản.

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: phiếu học tập, bảng phụ.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Soạn bài.

- Tìm đọc những văn bản hợp đồng thông dụng.

- Sưu tầm thông tin về văn bản liên quan đến nội dung bài.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

- Dạy học dự án

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

- Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động:

Tiến trình hoạt động

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

1. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu về 1 loại văn bản hành chính công vụ: Hợp đồng.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, HĐ cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng, phiếu học tập.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

1. Kể tên một số hợp đồng thông dụng mà em biết?

2. Thể hiện một vài hiểu biết của em về một trong những hợp đồng em vừa kể?

*Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe câu hỏi, thảo luận theo cặp đôi và trả lời miệng.

* Dự kiến sản phẩm:

1. HS kể một số loại hợp đồng: Hợp đồng hôn nhân, hợp đồng lao động, hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mua bán nhà....

2. HS nêu những hiểu biết sơ bộ về một trong những hợp đồng vừa kể: hình thức, nội dung, mục đích...

*Báo cáo kết quả

- HS trình bày kết quả của mình.

- GV: mở rộng, gợi mở thêm để HS nêu vấn đề kĩ hơn.

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV: Trong thời kì xã hội ngày càng phát triển như hiện nay thì văn vản hợp đồng ngày càng

được sử dụng rộng rãi và trở lên cần thiết đối với con người. Để hiểu rõ đặc điển và cách

làm của loại văn bản này cô cùng các em đi tìm hiểu tiết học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động của GV- HS

Nội dung

Hoạt động 1: Đặc điểm của hợp đồng

* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những đặc điểm, mục đích của việc viết hợp đồng.

* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà, hoạt động chung trên lớp.

* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm.

* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng dự án nhóm, phiếu học tập, câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

- HS đọc Hợp đồng mua bán SGK ở mục I.

- HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau:

? Tại sao cần phải có hợp đồng?

? Hợp đồng ghi lại những nội dung chủ yếu gì?

? Những yêu cầu về nội dung, hình thức của 1 bản hợp đồng?

? Qua ví dụ trên, em hiểu hợp đồng là gì?

2. Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, trình bày lần lượt các câu hỏi.

- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.

- Dự kiến sản phẩm: Dưới sự chuẩn bị bài ở nhà HS thống nhất lại và trình bày sản phẩm của nhóm mình.

- Cần phải có hợp đồng vì: Đó là văn bản có tính chất pháp lí , là cơ sở để tập thể, cá nhân làm việc theo quy định của pháp luật.

- Hợp đồng ghi lại những nội dung chủ yếu: Ghi lại cụ thể các nội dung thỏa thuận về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của 2 bên theo từng điều khoản đã thống nhất với nhau.

- Những yêu cầu về nội dung, hình thức của 1 bản hợp đồng:

+ ND: - Các bên tham gia kí kết hợp đồng.

- Các điều khoản, nội dung 2 bên đã thỏa thuận.

- Hiệu lực của hợp đồng.

+ HT: Bố cục 3 phần: rõ ràng, chặt chẽ, ngắn gọn.

-> Hợp đồng là cơ sở pháp lý ghi lại ND thoả thuận về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của 2 bên tham gia giao dichjk nhằm đảm bảo thực hiện đúng thỏa thuận đã cam kết. Yêu cầu: Cụ thể, chính xác, rõ ràng.

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe và nhận xét. GV khái quát, chốt kiến thức.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

? Từ VD trên em hiểu hợp đồng là gì.

GV: Hợp đồng là cơ sở để các bên tham gia kí kết ràng buộc lẫn nhau, có trách nhiệm thực hiện các điều khoản đã ghi nhằm bảo đảm cho công việc đạt kết quả, tránh thiệt hại cho các bên tham gia.

HĐ là cơ sở pháp lí nên cần phải tuân thủ theo các điều khoản của PL, phù hợp với truyền thống đồng thời phải cụ thể, chính xác.

HĐ được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.

HS đọc ghi nhớ SGK.

I. Đặc điểm của hợp đồng

1. Ví dụ

2. Nhận xét:

- Tầm quan trọng của hợp đồng: Là cơ sở pháp lý để thực hiện công việc đạt kết quả.

- Nội dung : Ghi lại sự thoả thuận, thống nhất về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của 2 bên tham gia.

- Yêu cầu: Cụ thể, chính xác, rõ ràng, dễ hiểu.

3. Ghi nhớ – SGK

Hoạt động 2: Cách làm hợp đồng

* Mục tiêu: Giúp HS nắm được các mục khi viết hợp đồng.

* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà, hoạt động chung trên lớp.

* Phương thức thực hiện: hoạt động chung, hoạt động nhóm.

* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

- HS đọc thầm lại Hợp đồng mua bán SGK ở mục I.

- HS thảo luận nhóm bằng phiếu học tập trả lời các câu hỏi ở SGK:

(1) Phần mở đầu của HĐ gồm những mục nào? Tên của HĐ được viết như thế nào?

(2) Phần nội dung của HĐ gồm những mục nào? Nhận xét cách ghi những ND này trong hợp đồng?

(3) Phần kết thúc hợp đồng có những mục nào?

(4) Lời văn của hợp đồng phải như thế nào?

2. Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, trình bày lần lượt các câu hỏi.

- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.

- Dự kiến sản phẩm:

1. Phần mở đầu của HĐ gồm:

- Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên hợp đồng.

- Cơ sơ pháp lí của việc kí kết hợp đồng.

- Thời gian, địa điểm.

- Chức danh, địa chỉ của 2 bên kí kết hợp đồng.

* Tên của HĐ được viết in hoa, có dấu, viết ở giữa, viết to hơn chữ thường.

2. Phần nội dung:

- Các điều khoản cụ thể 2 bên đã thống nhất: nghĩa vụ, quyền lợi, trách nhiệm, hiệu lực,…

* Cách ghi những ND này trong hợp đồng phải ghi theo từng điều khoản từ 1 đến hết.

3. Phần kết thúc:

- Chức vụ, chữ kí, họ tên của đại diện 2 bên.

- Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

4. Lời văn của hợp đồng : Từ ngữ phải ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu, trong khuôn khổ của pháp luật cho phép, chính xác, chặt chẽ.

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe và nhận xét. GV khái quát, chốt kiến thức.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

? Từ phân tích trên, em hãy nêu cách làm 1 bản hợp đồng.

HS đọc ghi nhớ SGK.

II. Cách làm hợp đồng

1. Ví dụ:

2. Nhận xét:

* Phần mở đầu:

- Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên hợp đồng.

- Cơ sơ pháp lí của việc kí kết hợp đồng.

- Thời gian, địa điểm.

- Chức danh, địa chỉ của 2 bên kí kết hợp đồng.

* Phần nội dung:

- Các điều khoản cụ thể 2 bên đã thống nhất: nghĩa vụ, quyền lợi, trách nhiệm, hiệu lực,…

* Phần kết thúc:

- Chức vụ, chữ kí, họ tên của đại diện 2 bên.

- Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

* Lời văn của hợp đồng: Chính xác, chặt chẽ.

3. Ghi nhớ: SGK

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

* Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại những kiến thức về lí thuyết đã học ở tiết trước và luyện viết một biên bản theo yêu cầu.

* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà.

* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm.

* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng dự án nhóm, phiếu học tập, câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

* Bài tập 1:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

- HS đọc bài tập trong SGK, xác định yêu cầu bài tập.

- HS thảo luận theo nhóm khoảng 5 phút dau đó trả lời miệng tại chỗ.

2. Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, trình bày sản phẩm miệng

- GV: Quan sát, lựa chọn HS trình bày sản phẩm.

- Dự kiến sản phẩm:

+ Các tình huống cần viết hợp đồng là: b,c,e.

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả cá nhân, HS khác nghe và nhận xét. GV khái quát, chốt kiến thức.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

* Bài tập 2:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

- HS đọc bài tập trong SGK, xác định yêu cầu bài tập.

2. Thực hiện nhiệm vụ:

- HS về nhà làm theo nhóm. GV chia mỗi tổ làm 1 nhóm. Trình bày sản phẩm của nhóm mình trên giấy A4.

- Dự kiến sản phẩm:

* Phần đầu:

- Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên hợp đồng

- Bên cho thuê nhà ( Bên A)

+ Tên chủ sở hữu

+ Ngày tháng năm sinh

+CMTND số

+ Địa chỉ. Điện thoại

….

- Bên thuê nhà ( Bên B)

+ Bên giao dịch. Đại diện là:…..

+ Ngày tháng năm sinh

+CMTND số

+ Địa chỉ.

+ Chức vụ. Điện thoại

….

* Phần ND:

Sau khi bàn bạc thỏa thuận, hai bên đồng ý kí kết hợp đồng thuê nhà với nội dung sau:

Điều 1: Diện tích, địa điểm, mục đích sử dụng,…

Điều 2: Thời gian hợp đồng

Điều 3: Giá cả và phương thức thanh toán

Điều 4: Trách nhiệm của 2 bên

Điều 5: Cam kết chung

……

HĐ này được ghi lại 2 bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 1 bản.

Đại diện bên A Đại diện bên B

(Kí, ghi họ tên, đóng dấu)( Kí, ghi họ tên,đóng dấu)

3. Báo cáo kết quả: HS nộp kết quả vào tiết học sau.

4. Đánh giá kết quả

- Giáo viên chấm điểm

III. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

1. Bài tập 1

- Các tình huống cần viết hợp đồng là: b,c,e.

2. Bài tập 2:

HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG

* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào so sánh giữa bb và hợp đồng .

* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về bb, hợp đồng để so sánh điểm giống và khác nhau giữa chúng.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

* Sản phẩm: Câu trả lời của HS

* Cách tiến hành:

1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

So sánh BB và hợp đồng chỉ ra điểm giống và khác nhau.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.

+ Nghe yêu cầu.

+ XĐ yêu cầu đề bài.

+ Dự kiến sp:

* Giống nhau:

- Đều là văn bản hành chính

- Đều tuân theo khuôn mẫu nhất định.

* Khác nhau:

- Về mục đích:

+ BB ghi chép những gì đã và đang diễn ra. BB không có hiệu lực pháp lí . Chỉ ghi lại để làm bằng chứng cho những nhận định, kết luận và các quyết định xử lí sau này.

+ HĐ là văn bản pháp lí, ghi chép lại những thỏa thuận giữa 2 bên theo quy định của Nhà nước.

- Về thời gian:

+ BB: đã và đang xảy ra

+ HĐ: sẽ được thực hiện trong tương lai.

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ

* Phương thức hoạt động: cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

Tìm hiểu về các loại văn bản hành chính khác.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà thực hiện nhiệm vụ.
V. Rút kinh nghiệm:

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Bài 30: Tiết 151: Đọc- Hiểu vb:

BỐ CỦA XI MÔNG(Trích)- Mô-pa-xăng

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Thấy được nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng của các nhân vật trong văn bản, rút ra được bài học về lòng yêu thương con người.

- Nỗi khổ của một đứa trẻ không có bố và những ước mơ, những khao khát của em.

2. Năng lực:

a. Các năng lực chung:

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

b. Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

Năng lực nghe, nói, đọc, viết, phân tích diễn biến tâm lý nhân vật.

3. Phẩm chất:

- Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt.

- Tự lập, tự tin, tự chủ.

- Giáo dục lòng vị tha, đức hi sinh, lòng khát khao hạnh phúc.

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

  1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước (nếu có)…

  1. Chuẩn bị của học sinh: Nội dung kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động.

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

* HĐ1: Giới thiệu chung.

+ Tác giả Mô pa xăng:

- PP: Dự án.

+ Văn bản:

- PP: Đàm thoại, dạy học nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.

* HĐ 2: Tìm hiểu văn bản.

- Đàm thoại, thảo luận nhóm (nhóm lớn, cặp đôi), nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, chia nhóm.

- Kĩ thuật khăn phủ bàn, chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

- Đàm thoại, dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động:

Hoạt động của Gv hs

Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU:

* Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú và định hướng chú ý cho học sinh cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu diễn biến câu chuyện về tình bạn bè, tình yêu thương con người.

* Nhiệm vụ: HS đóng vai.

* Phương thức thực hiện: HĐ cặp đôi.

* Yêu cầu sản phẩm: một phân cảnh.

* Cách tiến hành

- Nữ : Thấy bạn nam đang ngồi buồn hỏi : sao cậu ngồi buồn vậy ?

- Nam: tự giơi thiệu mình là Xi Mông chuyện của mình rất dài.mình chỉ xin hát một bài hát về tình bạn

- Nữ: Tại sao cậu hát cho mình nghe bài đó

- Nam: vì mình có những kỉ niệm buồn về tình bạn mình nhờ cô giáo kể cho cậu nghe trong tiết học hôm nay.

2. Tổ chức các hoạt động

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả Mô- pa- xăng và văn bản bố của Xi mông.

* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà.

* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm.

* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng video, phiếu học tập, câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ: trình bày dự án tác giả Mô pa xăng

- Dự kiến TL:

Mô pa xăng 1850- 1893) là nhà văn Pháp...

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm.

+ Một nhóm trình bày.

+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

  • GV chốt kiến thức:

? Nêu những hiểu biết về văn bản?

  • 1 HS trả lời.

Dự kiến TL:

Văn bàn bố của Xi mông trích từ truyện ngắn cùng tên.

- GV giới thiệu theo sgk

  • GV chốt:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

HĐ NHÓM (3 phút):

  1. Nêu PTBĐ chính của văn bản?
  2. Ngôn ngữ kể chuyện?
  3. Ngôi kể? Tác dụng?
  4. Có mấy tình huống truyện? Ý nghĩa?
  5. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS hoạt động cá nhân.

+ HS hoạt động cặp đôi.

+ HS thảo luận.

  • Đại diện nhóm trình bày.
  • Dự kiến TL:

+ Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.

+ Ngôn ngữ: Giản dị, tự nhiên

+ Ngôi kể: Thứ ba => câu chuyện tin cậy, khách quan,…

GV chốt

Truyện được kể theo ngôi thứ 3, theo trình tự thời gian.

- Câu chuyện đơn giản

? Tóm tắt?

  • HS tóm tắt.

? Bố cục?

  • HS trả lời.
  • Nhận xét.
  • GV chốt:

bốn phần

- P1: Nỗi tuyệt vọng của Xi mông

- P2: Xi mông gặp bác Phi líp

- P3: Phi líp đưa Xi Mông về nhà

- P4: Sáng hôm sau Xi Mông đến trường

? Truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?

HS trả lời 

Chỉ có 3 nhân vật chính và một số bạn học của Xi-Mông (phụ)

* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu về hoàn cảnh va tâm trạng của bé Xi mông.

* Nhiệm vụ: HS thực hiện yêu cầu của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ chung, Thảo luận nhóm, Hoạt động cặp đôi.

* Yêu cầu sản phẩm: vở ghi HS.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

HĐ cặp đôi: ? Em hãy nêu hoàn cảnh của Xi -mông

HS hoạt động cá nhân => Hoạt động cặp đôi => trình bày kết quả.

  • GV giảng – bình:

- em sống thiếu thốn vật chất và tinh thần

- Không có bố

- Xi-mông là đứa bé trai độ 7 8 tuổi, hơi xanh xao, rất sạch sẽ, vẻ nhút nhát, gần như vụng dại.

- luôn bị bạn bè trêu chọc

- Khi cất tiếng khóc chào đời Xi- mông đã phải sống trong hoàn cảnh khổ sở thiếu thốn cả và vật chất và tinh thần nhưng lớn lên nỗi đau không có bố mới thực sự dằn vặt cậu bé.

Gv chốt kiến thức

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS

THẢO LUẬN NHÓM BẰNG KĨ THUẬT KHĂN PHỦ BÀN(5 phút)

? Nỗi đau của Xi- mông bộc lộ qua những điều gì? Tại sao Xi- mông lại ra bờ sông?

? Cái gì đã khiến Xi- mông không còn ý định nhảy xuống sông tự tử nữa. Nhà văn đã nhiều lần kể truyện Xi- mông khóc. Em hãy tìm chi tiết chứng tỏ điều ấy?

? Nỗi đau của Xi- mông thể hiện ở cách nói năng: Tim chi tiết. Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để nói về tâm trạng của Xi-Mông?

? Cách miêu tả đó có phù với tâm lý lứa tuổi của em không. Chi tiết hình ảnh nào chứng tỏ điều đó. Qua các chi tiết trên em thấy Xi-mông là cậu bé ntn.

?Từ những lời trêu chọc của bọn trẻ em rút ra được bài học gì cho bản thân?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS hoạt động cá nhân.

+ HS thảo luận.

- Đại diện trình bày.

- Dự kiến TL:

? Nỗi đau của Xi mông bộc lộ qua những điều gì?

- Qua ý nghĩ và hành động

  • Ở những giọt nước mắt.
  • Ở cách nói năng của em

- Bị bạn bè trêu chọc không có bố em đau đớn bỏ ra bớ sông định nhảy xuống sông tự tử .

- Cảnh thiên nhiên ở bờ sông đẹp thời tiết ấm áp dễ chịu làm em vơi đi phần nào nỗi đau đớn tủi hổ. Nghĩ đến nhà và nghĩ tới mẹ.

? Nhà văn đã nhiều lần kể truyện Xi- mông khóc. Em hãy tìm chi tiết chứng tỏ điều ấy?

- Cảm giác uể oải thường thấy sau khi khóc và thấy buồn vô cùng em lại khóc. Người em rung lên những cơn nức nở kéo dài em chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa và em lại khóc. Trả lời mắt đẫm lệ

? Nỗi đau của Xi mông thể hiện ở cách nói năng: Tim chi tiết Sử dụng những dấu chấm lửng

? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để nói về tâm trạng của Xi-Mông?

- Miêu tả (tâm lý nhân vật)

? Cách miêu tả đó có phù với tâm lý lứa tuổi của em không?

- Phù hợp vì là một cậu bé nhớ nhưng lại quên ngay, nhớ ngay.

? Chi tiết hình ảnh nào chứng tỏ điều đó?

Khóc – thấy cảnh đẹp – chơi đùa – muốn ngủ – muốn chơi đùa nhớ nhà, nhớ mẹ – khóc.

? Qua các chi tiết trên, em thấy Xi-mông là cậu bé ntn?

Xi-mông là nhân vật đángthương, đáng yêu, Khao khát có bố sự tình cờ đã đem lại hạnh phúc cho em.

?Từ những lời trêu chọc của bọn trẻ, em rút ra được bài học gì cho bản thân

- không nên trêu chọc các bạn có hoàn cảnh đáng thương

- giúp đỡ bạn trong hoàn cảnh có thể

- GV chốt kiến thức

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về nhân vật Xi Mông để làm bài tập.

* Nhiệm vụ: HS hoạt động cá nhân; HS về nhà làm.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.

* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

a. Bằng một câu văn, hãy trình bày cảm nhận của em về tâm trạng nhân vật Xi Mông.

b. Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu trình bày cảm nhận của em về tâm trạng nhân vật bé Xi Mông.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nghe và trả lời câu 1.

+ Về nhà làm câu 2.

- GV nhận xét câu trả lời 1 của HS.

- GV hướng dẫn HS về nhà làm câu 2.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về nhân vật bé Xi mông để trả lời câu hỏi của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

* Sản phẩm: Câu trả lời của HS

* Cách tiến hành:

1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

? Nếu muốn thể hiện tình cảm với cha mẹ em sẽ thể hiện bằng cách nào?

- 3 HS trả lời.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.

+ Nghe yêu cầu.

+ Trình bày cá nhân.

- GV chốt: Tình cảm gia đình rất thiêng liêng => Cần gìn giữ

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ

* Phương thức hoạt động: cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

Từ câu chuyện của bé Xi Mông em có suy nghĩ gì về tình phụ tử ?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà suy nghĩ trả lời.

I. Giới thiệu

1. Tác giả: Mô- pa- xăng 1850- 1893) là nhà văn Pháp

2. Văn bản:

a. XX, h/c s.tác:

Văn bản "Bố của Xi- mông" trích từ truyện ngắn cùng tên.

b. Đọc, chú thích, bố cục

II. Tìm hiểu văn bản:

1. Nhân vật Xi-mông:

*Hoàn cảnh của Xi mông

-> Hoàn cảnh thật đáng thương tội nghiệp

*Tâm trạng của Xi mông

-> Tâm trạng đau đớn, tủi thẹn.

Miêu tả phù hợp với tâm lý lứa tuổi và tính cách của Xi-mông.

IV. Rút kinh nghiệm

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Bài 30: Tiết 152: BỐ CỦA XI MÔNG(t)(Trích)- Mô-pa-xăng

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Tiếp tục thấy được nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng của các nhân vật trong văn bản, rút ra được bài học về lòng yêu thương con người.

- Nỗi khổ của một đứa trẻ không có bố và những ước mơ, những khao khát của em.

2. Năng lực:

a. Các năng lực chung:

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

b. Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực nghe, nói, đọc, viết, phân tích diễn biến tâm lý nhân vật.

- Nhận diện được những chi tiết miêu tả tâm trạng nhân vật trong một văn bản tự sự.

3. Phẩm chất:

- Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt.

- Tự lập, tự tin, tự chủ.

- Giáo dục lòng vị tha, đức hi sinh, lòng khát khao hạnh phúc.

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước (nếu có)…

2. Chuẩn bị của học sinh: Nội dung kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

+ Kế hoạch bài học

+ Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước (nếu có)…

2. Chuẩn bị của học sinh: Nội dung kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động.

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

* HĐ1: Giới thiệu chung.

* HĐ 2: Tìm hiểu văn bản.

- Đàm thoại, thảo luận nhóm (nhóm lớn, cặp đôi), nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, chia nhóm.

- Kĩ thuật khăn phủ bàn, chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

- Đàm thoại, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

- Đàm thoại, dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động:

Hoạt động của Gv - Hs

Nội Dung

HĐ 1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU:

* Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú và định hướng chú ý cho học sinh cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu tiếp diễn biến câu chuyện về tình bạn bè.

* Nhiệm vụ: HS đóng vai.

* Phương thức thực hiện: HĐ cặp đôi.

* Yêu cầu sản phẩm: một phân cảnh.

* Cách tiến hành

- Nam( bác Phi Lip): tự giơi thiệu về mình là bố của Xi mông không biết trước khi tôi đến bên bờ sông tâm trạng cậu bé như nào => Nhờ cô giáo kể tiếp => GV bắt dẫn vào bài:

Tiết trước các em đã tìm hiểu, phân tích một phần về nhân vật Xi – Mông. Tiết này các em cùng tìm hiểu tiếp nội dung của bài .

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

HĐ1: Tiêp tục tìm hiểu tâm trạng bé Xi- mông

* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu về hoàn cảnh va tâm trạng của bé Xi mông.

* Nhiệm vụ: HS thực hiện yêu cầu của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ chung, Thảo luận nhóm, Hoạt động cặp đôi.

* Yêu cầu sản phẩm: vở ghi HS.

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS

THẢO LUẬN NHÓM BẰNG KĨ THUẬT KHĂN PHỦ BÀN(5 phút)

N1 Thái độ của Xi-mông thế nào khi bất ngờ gặp bác Phi Líp?

N2 Câu trả lời nghẹn ngào trong tiếng khóc cố kìm nén chứng tỏ tâm trạng gì của em bé lúc này?

N3 Khi gặp mẹ tại sao Xi-mông òa khóc? Em khao khát điều gì

N4 Em đã hỏi bác những gì? Những câu nói đó nói lên điều gì?

N5 Qua các chi tiết trên em thấy Xi-mông là cậu bé ntn?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS hoạt động cá nhân.

+ HS thảo luận.

- Đại diện trình bày.

- Dự kiến TL:

- gv giới thiệu qua về xi mông và tâm trạng của em khi bị bạn bè trêu chọc vì không có bố

? Thái độ của Xi-mông thế nào khi bất ngờ gặp bác Phi Líp?

- Trút hết nỗi lòng đau khổ, ngây thơ của mình.

? Câu trả lời nghẹn ngào trong tiếng khóc cố kìm nén chứng tỏ tâm trạng gì của em bé lúc này?

- Nghẹn ngào, buồn tủi, xấu hổ

? Khi gặp mẹ tại sao Xi-mông òa khóc? Em khao khát điều gì

- Em khao khát có bố

- Gặp mẹ em không mừng rỡ mà trái lại càng thêm đau đớn, tủi buồn, nỗi đau như bùng lên òa vỡ.

? Em đã hỏi bác những gì? Những câu nói đó nói lên điều gì?

- khao khát bằng bất kỳ giá nào cũng phải có bố để rửa nỗi nhục trước bạn bè.

- Càng chứng tỏ khao khát có bố của bé.

- Đây là truyện nghiêm túc, trọng đại nhất.

Gv: Tại sao trước những lời trêu cợt của lũ bạn lúc đầu Xi-mông quát vào mặt chúng như ném một hòn đá sau đó lại không trả lời gì hết? Trong lòng em đã có suy nghĩ gì? t/c gì hướng về người bố mới?

Em đã có một người bố chân chính thực sự đó là niềm hãnh diện, tự hào không dấu diếm.

GV chốt kiến thức

Dẫn chuyển

HĐ 2. Nhân vật chị Blăng- sốt:

* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu về tính cách và phẩm chất của nhân vật Blăng- sốt

* Nhiệm vụ: HS làm việc ở nhà

* Phương thức thực hiện: Dự án, đàm thoại

* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, vở ghi HS

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

HĐ NHÓM (5 phút):

* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu về tính cách và phẩm chất của nhân vật chị Blăng- sốt

* Nhiệm vụ: HS làm việc ở nhà

* Phương thức thực hiện: Dự án, đàm thoại

* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, vở ghi HS

? Theo em chị Blăng sốt có phải là phụ nữ xấu không?

? Thái độ và t/c của chị khi ôm con vào lòng, nhà văn đã diễn tả sự xấu hổ, tủi nhục của chị đến mức độ nào?

? Nhận xét về phẩm chất người mẹ trẻ

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS hoạt động cá nhân.

+ HS thảo luận.

- Đại diện trình bày.

Dự kiến trả lời

? Theo em chị Blăng sốt có phải là phụ nữ xấu không?

Gv: Việc tác giả tả sơ qua vài nét hình dáng chị qua cái nhìn của bác Phi líp có ý nghĩa gì?

- Cao lớn, xanh xao, nghiêm nghị.

- Khiến bác Phi Líp không thể có ý nghĩ đùa cợt

-Có một đứa trẻ khi chưa lập gia đình

? Theo em chị Blăng sốt có phải là phụ nữ xấu không?

- không

? Thái độ và t/c của chị khi ôm con vào lòng, nhà văn đã diễn tả sự xấu hổ, tủi nhục của chị đến mức độ nào?

- Má đỏ bừng, tê tái đến tận xương tủy ôm con hôn lấy hôn để mà nước mắt lã chã tuôn rơi.

- Im lặng như tờ, hổ thẹn, lặng ngắt và quằn quại, dựa vào tường hai tay ôm ngực.

nỗi đau đớn nhục nhã lại có dịp vò xé trái tim

? Nhận xét về phẩm chất người mẹ trẻ?

- Chị không phải hư hỏng, thiếu đứng đắn mà đã có thời nhẹ dạ, lỡ lầm. Là người phụ nữ đức hạnh, bị lừa dối. Từng là cô gái đẹp nhất vùng sống đứng đắn nghiêm túc.

GV chốt

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

HĐ cặp đôi (5 phút):

* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu về tính cách và phẩm chất của nhân vật

bác Phi-Líp:

* Nhiệm vụ: HS làm việc ở nhà

* Phương thức thực hiện: Dự án, đàm thoại

* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, vở ghi HS

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

HĐ NHÓM (5 phút):

? Chân dung bác Phi Líp được miêu tả như thế nào ? Em có cảm tình với nhân vật này không?Vì sao?

? Phi Líp an ủi đưa Xi-mông về nhà, vì sao?

? Tại sao bác Phi Líp đột nhiên rụt rè, ấp úng khi nói với chị B lăng sốt?

? Tại sao bác nhanh chóng nhận lời làm bố của Xi-mông?

HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS hoạt động cá nhân.

+ HS hoạt động cặp đôi.

+ HS thảo luận.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Dự kiến trả lời:

? Chân dung bác Phi Líp được miêu tả như thế nào ? Em có cảm tình với nhân vật này không? Vì sao?

- Cao lớn, râu tóc đen, quăn,

- Có, vì bác là người nhân hậu giản dị.

? Phi Líp an ủi đưa Xi-mông về nhà, vì sao?

-Vì thấy vẻ đau khổ, đáng thương của Xi-mông bác muốn an ủi em, giúp đỡ em, đưa em về nhà.

-Vì thấy chị không như ý nghĩ đùa cợt của bác.

? Tại sao bác nhanh chóng nhận lời làm bố của Xi-mông?

Phần thương Xi-mông, phần cảm mến chị Blăng-sốt, muốn bù đắp mất mát cho 2 mẹ con chị.

GV chốt kiến thức

* Mục tiêu: Giúp học sinh khái quát được những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản.

* Nhiệm vụ: HS thực hiện yêu cầu của GV

* Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN(2 phút)

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ HS làm việc cá nhân.

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

- GVchốt trên máy chiếu

3. HĐ luyện tập

* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để làm bài

* Nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trình bày

* Phương thức thực hiện: HĐ cặp đôi

* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

TRAO ĐỔI CẶP ĐÔI (1phút)

? Thông điệp mà tác giả muốn gửi qua văn bản

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Trao đổi cặp đôi

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

- GV định hướng:

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

* Nhiệm vụ: HS suy nghĩ , trình bày

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

* Sản phẩm: Câu trả lời của HS

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Sau khi chứng kiến câu chuyện cảm động của bé xi mông, em có suy nghĩ gì về tình cảm bạn bè trong cuộc sống hiện nay?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Suy nghĩ trả lời.

+ 2 HS trả lời.

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

- GV khái quát – chiếu clip về tình cảm bạn bè – nhắc nhở HS

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, VẬN DỤNG, SÁNG TẠO

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học.

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ.

* Phương thức hoạt động: cá nhân.

* Yêu cầu sản phẩm: tên những câu chuyện, bài thơ, bài hát viết về tình bạn bè.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho Hs:

Sưu tầm những câu chuyện, bài thơ, bài hát viết về tình bạn.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà sưu tầm

I . Giới thiệu

II. Tìm hiểu văn bản:

1. Nhân vật Xi-mông:

*Tâm trạng Xi –mông

-> Nghẹn ngào, xấu hổ, buồn tủi.

Xi-mông là nhân vật đáng thương, đáng yêu, khao khát có bố sự tình cờ đã đem lại hạnh phúc cho em.

2. Nhân vật Blăng- sốt:

- Đau đớn, nhục nhã, hổ thẹn.

-> Là người phụ nữ đức hạnh, đứng đắn, nghiêm trang bị lừa dối, lỡ lầm.

3. Nhân vật bác Phi-Líp:

- Bác giàu lòng nhân hậu

Nhận làm bố Xi-mông vì thương Xi-mông, cảm mến chị Blăng sốt, muốn bù đắp mất mát cho 2 mẹ con.

III. Tổng kêt

*. Ý nghĩa văn bản

Truyện ca ngợi tình yêu thương, nhân hậu của con người.

IV. Luyện tập

IV. Rút kinh nghiệm

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết : ÔN TẬP VỀ TRUYỆN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nắm đặc trưng thể loại qua các yếu tố: nhân vật, sự việc, cốt truyện

- Những nội dung cơ bản của các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học.

- Những đặc trưng nổi bật của tác phẩm truyện đã học.

2. Năng lực:

a. Các năng lực chung:

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

b. Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

Năng lực nghe, nói, đọc, viết, phân tích, tổng hợp vấn đề, tạo lập văn bản

3. Phẩm chất:

- Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt.

- Tự lập, tự tin, tự chủ.

- Giáo dục lòng yêu thương cuộc sống thông qua các văn bản đã học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch dạy học

- Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: ôn tập các văn bản truyện hiện đại VN đã học, trả lời câu hỏi trong SGK( Làm đề cương ôn tập)

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (3->5 phút)

- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS

- Phương thức: nêu vấn đề

- Phát triển năng lực: tư duy

- Thời gian: 3-5 phút

- Sản phẩm: Câu trả lời của hs

Nêu tên các văn bản, tên tác giả truyện hiện đại Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9

* Gv giới thiệu vấn đề cần làm trong tiết học này

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (25->30 phút)

Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Đọc, đàm thoại, thuyết giảng, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, sơ đồ tư duy ...

- Mục tiêu: lập bảng kê, tìm hiểu đất nước và con người VN qua 5 tp truyện.

So sánh kiến thức về nghệ thuật: Ngôi kể, tình huống truyện...

- Phát triển năng lực: thuyết trình, giải quyết vấn đề.

- Phương thức: vấn đáp, thảo luận, thuyết trình.

- Thời gian: 34 phút

- Sản phẩm: Vở ghi của hs

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

*Hoạt động nhóm (8’)

- GV chia nhóm HS thảo luận ở nhà ; N1: Làng ; N2: Lặng lẽ SaPa ; N3:Chiếc lược ngà , N4: Những ngôi sao xa xôi

- GV kẻ bảng thống kê theo mẫu lên bản, gọi HS các nhóm lần lượt nêu từng tác phẩm theo nội dung trong từng cột. Nhận xét, bổ sung, ghi bảng hoặc nói chậm để HS soát lại câu trả lời và ghi bài.

Bài 1. Lập bảng thống kê các tác phẩm truyện đã học.

STT

Tên tác phẩm

Tác giả

Năm sáng tác

Nội dung chính

1

Làng

Kim Lân

(1920-2007)

1948 trong thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp,in trên báo văn nghệ

-ND:Qua tâm trạng đau xót, buồn tủi của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo giặc, truyện thể hiện tình yêu làng quê sâu sắc thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân.

-NT:Tình huống độc đáo ,nghệ thuật xây dựng nhân vật ,ngôn ngữ kể chuyện linh hoạt tự nhiên giàu tính khẩu ngữ ,bố cục chặt chẽ

2

Lặng lẽ Sa Pa

Nguyễn Thành Long

(1925-19910

1970 Kết quả của chuyến công tác ở Lào Cai trong mùa hè 1970

-ND:Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông họa sĩ, cô kĩ sư mới ra trường với người thanh niên làm việc một mình tại trạm khí tượng trên núi cao Sa Pa. Qua đó ngợi ca những người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến sức mình cho đất nước.

-NT:Tình huống chuyện bất ngờ ,ngôn ngữ trong sáng giàu tính biểu cảm

3

Chiếc lược ngà

Nguyễn Quang Sáng

(1932-2014)

1966 tại chiến trường Nam Bộ trong thời kỳ chống Mỹ đang diễn ra ác liệt

-ND:Câu chuyện éo le và cảm động về hai cha con: ông Sáu và bé Thu trong lần ông về thăm nhà và ở khu căn cứ. Qua đó truyện ngợi ca tình cha con thắm thiết trong hoàn cảnh chiến tranh.

-NT: Bố cục chặt chẽ ,tình huống bất ngờ ,miêu tả tâm lý trẻ em ,…

4

Những ngôi sao xa xôi

Lê Minh Khuê (1949)

1971 giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt

- ND: Cuộc sống, chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong trên một cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn trong những năm chiến tranh chống Mĩ cứu nước. Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng, giàu mơ mông, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của họ.

- NT: Cách kể chuyện tự nhiên ,ngôn ngư xsinh động trẻ trung ,miêu tả tâm lý nhân vật

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

*Hoạt động nhóm (10’)

N1,2: Bài 2 – 3. Nhận xét về hình ảnh đời sống và con người VN được phản ánh trong các truyện.

GV: Gọi HS trình bày bài đã chuẩn bị, lớp nhận xét.

Chữa bài:

GV: Yêu cầu HS nêu những nét nổi bật về tính cách và phẩm chất ở mỗi nhân vật:

+ Ông Hai: tình yêu làng thật đặc biệt, nhưng phải đặt trong tình cảm yêu nước và tinh thần kháng chiến.

+ Người thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa: yêu thích và hiểu ý nghĩa công việc thầm lặng, một mình trên núi cao, có những suy nghĩ và tình cảm tốt đẹp, trong sáng về công việc và đối với mọi người.

+ Bé Thu (Chiếc lược ngà): tính cách cứng cỏi, tình cảm nồng nàn, thắm thiết với người cha.

+ Ông Sáu (Chiếc lược ngà): tình cha con sâu nặng, tha thiết trong hoàn cảnh éo le và xa cách của chiến tranh.

+ Ba nữ thanh niên xung phong (Những ngôi sao xa xôi): tinh thần dũng cảm, không sợ hi sinh khi làm nhiệm vụ hết sức nguy hiểm, tình cảm trong sáng, hồn nhiên, lạc quan trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt.

N3: Bài 4.( 5 phút) Nêu cảm nghĩ về nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc nhất.

GV: Gọi một số HS trình bày bài. Khuyến khích, biểu dương những HS nêu được cảm nghĩ thực sự sâu sắc.

N4: Bài 5 – 6.( 7 phút) Tìm hiểu một vài đặc điểm nghệ thuật của các truyện đã học.

GV: Hướng dẫn học sinh hệ thống hoá, so sánh kiến thức về nghệ thuật : Ngôi kể, tình huống truyện

- HS trình bày cụ thể từng văn bản

- GV – HS khái quát kiến thức

1. Chiếc lược ngà.

- Ngôi kể : thứ nhất , nhân vật kể chuyện : bác Ba.

- Tình huống : Ông Sáu về thăm vợ con, con gái ông kiên quyết không nhận ông là ba, đến lúc phải chia tay bé Thu mới nhận ra cha, đến lúc hi sinh ông Sáu vẫn không được gặp lại con gái ông.

2. Những ngôi sao xa xôi.

- Ngôi kể : thứ nhất: Phương Định.

- Tình huống: Một lần phá bom nổ chậm, Nho bí sức ép, một trận mưa đá bất ngờ trên cao điểm.

3. Làng.

- Ngôi kể: thứ 3, theo điểm nhìn của nhân vật ông Hai.

- Tình huống: Tin làng chợ Dầu theo giặc và tin sai lệch được cải chính.

4. Lặng lẽ Sa Pa.

- Ngôi kể thứ ba. Đặt nhân vật vào điểm nhìn của ông hoạ sĩ.

- Tình huống: Cuộc gặp gỡ ......

5 Bến quê

- Ngôi kể: thứ ba, đặt điểm nhìn vào nhân vật Nhĩ.

- Tình huống: Một người bệnh nặng sắp chết, không đi đâu được nữa, nghĩ lại cuộc đời mình và hoàn cảnh hiện tại.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (6phút)

-Trình bày ngắn gọn về tình huống truyện “ Chiếc lược ngà “ – Nguyễn Quang Sáng

  • Nêu suy nghĩ của em về văn bản “ Làng”

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (3 phút)

Nêu suy nghĩ của bản than về nhân vật ông Sáu

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG (1 phút)

Tổng kết, hướng dẫn về nhà:

- Khái quát nội dung của tiết học.

- Tóm tắt nội dung của tác phẩm truyện đã học.

- Trình bày cảm nhận về một chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm đã học

- Tiếp tục làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hay đoạn trích

Bài 2 – 3: Hình ảnh đất nước con người Việt Nam qua các văn bản truyện

- Có 5 truyện ngắn VN từ sau năm 1945, sắp xếp theo các thời kì lịch sử sau:

+ Thời kì kháng chiến chống Pháp: Làng (Kim Lân)

+ Thời kì kháng chiến chống Mĩ: Chiếc lược ngà, Lặng lẽ Sa Pa, Những ngôi sao xa xôi

+ Từ sau năm 1975: Bến quê

=> Các tác phẩm trên đã phản ánh được một phần những nét tiêu biểu của đời sống xã hội và con người VN với tư tưởng và tình cảm của họ trong những thời kì lịch sử có nhiều biến cố lớn lao, từ sau Cách mạng tháng tháng Tám 1945, chủ yếu là trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.

- Hình ảnh con người VN thuộc nhiều thế hệ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đã được thể hiện sinh động qua một số nhân vật: ông Hai (Làng); người thanh niên (Lặng lẽ Sa Pa); ông Sáu và bé Thu (Chiếc lược ngà), ba cô gái thanh niên xung phong (Những ngôi sao xa xôi).

Bài 4. Nêu cảm nghĩ về nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc nhất.

Bài 5 – 6. Tìm hiểu một vài đặc điểm nghệ thuật của các truyện đã học.

- Về phương thức trần thuật: có truyện sử dụng cách trần thuật ở ngôi thứ nhất (xưng tôi) nhưng cũng có những tác phẩm tuy không xuất hiện trực tiếp nhân vật kể chuyện xưng tôi mà truyện vẫn được trần thuật chủ yếu theo cái nhìn và giọng điệu của một nhân vật, thường là nhân vật chính.

Ở kiểu thứ nhất: trần thuật ở ngôi thứ nhất (nhân vật kể chuyện xưng tôi): Chiếc lược ngà, Những ngôi sao xa xôi.

Ở kiểu thứ hai có các truyện: Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Bến quê.

- Về tình huống truyện: Một số tình huống đặc sắc như trong các truyện: Làng, Chiếc lược ngà, Bến quê.

IV/ RÚT KINH NGHIỆM

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Bài 30 -Tiết 155: TỔNG KẾT NGỮ PHÁP(tiếp theo)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Ôn tập, hệ thống hoá các kiến thức đã học về câu các kiểu câu, biến đổi câu đã học trong chương trình THCS.

2. Năng lực:

a. Các năng lực chung:

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

b. Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực nghe, nói, đọc, viết, phân tích, tổng hợp vấn đề, tạo lập văn bản, Hệ thống hóa kiến thức

3. Phẩm chất:

- Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt.

- Tự lập, tự tin, tự chủ.

- Có ý thức sử dụng từ, câu đúng ngữ pháp trong khi viết.

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn kế hoạch bài học

2. Chuẩn bị của học sinh: ôn lại kiến thức đã học phần ngữ pháp, tìm hiểu nội dung của bài học.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động.

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

- Đàm thoại, dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động

Tiến trình hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung bài học

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (3-5 phút)

- Mục đích: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS

- Phương thức: nêu vấn đề

- Phát triển năng lực: tư duy

- Thời gian: 3 phút

- Sản phẩm: Câu trả lời của hs

? Sử dụng câu khi nói và viết phải lưu ý điều gì?

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (30->35 phút)

- Mục đích: HS nắm được, nhắc lại các kiểu câu xét theo cấu tạo và các kiểu câu phân theo mục đích nói

- Phương thức: nêu & giải quyết vấn đề

- Phát huy năng lực: tư duy, giải quyết vấn đề, nhóm

- Thời gian: 30 phút.

- Sản phẩm: Vở ghi của hs

GV giới thiệu bài

- Ở tiết ôn tập tuần trước, các em đã được học...

Nội dung I:

* Hoạt động 1: Lí thuyết(3-5 phút)

-Mục đích: Nắm được các kiến thức về kiểu câu xét theo cấu tạo ngữ pháp

-Phương thức: Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.

-Sản phẩm: Vở ghi của Hs

? Em nào có thể nhắc lại các kiểu câu đã học xét theo cấu tạo ngữ pháp?

? Thế nào là câu đơn

? Câu ghép là kiểu câu có cấu tạo như thế nào

? Nhắc lại 9 mối quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép?

? Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn

? Phân biệt câu chủ động và câu bị động

* Hoạt động 2: Luyện tập

- Mục đích: HS vận dụng kiến thức vào làm các bài tập thực hành

- Phương thức: nêu & giải quyết vấn đề

- Phát huy năng lực: tư duy, giải quyết vấn đề

- Thời gian: 15 phút.

- Sản phẩm: Bài làm của HS

Gv hướng dẫn HS làm bài tập

? HS đọc đề bài và xác định yêu cầu

- HS trao đổi thảo luận nhóm làm bài tập

- Đại diện nhóm trình bầy và nhận xét lẫn nhau.

GV nhận xét, bổ sung, kết luận.

Gọi HS đọc bài tập 2.

Gọi 1 em lên bảng xác định ở từng câu.

Nhận xét, chữa bài.

Gọi HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập 3.

Gọi 1 HS lên bảng làm bài. Yêu cầu lớp nhận xét.

Chữa bài.

Gọi HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập 4.

Cho HS thảo luận bài.

Gọi các nhóm trình bày, lớp nhận xét bài.

Chữa bài.

Gọi HS đọc bài tập 1.

Yêu cầu HS tự suy nghĩ, làm bài.

Gọi 1 em phát biểu, lớp nhận xét.

Chữa bài.

Gọi HS đọc bài tập 2, xác định các yêu cầu của bài tập.

Cho HS thảo luận bài.

Gọi các nhóm trình bày.

Nhận xét, chữa bài.

Gọi HS đọc bài tập 3.

Gọi 3 em lên bảng làm bài.

Gọi lớp nhận xét, chữa bài

Nội dung II:

* Hoạt động 1: Lí thuyết(3 phút)

-Mục đích: Nắm được kiến thức về các kiểu câu ứng với mục đích giao tiếp.

-Phương thức: Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.

-Sản phẩm: Câu trả lời của HS

? Em nào có thể nhắc lại các kiểu câu

ứng với mục đích giao tiếp là những kiểu câu nào?

? Nội dung của từng kiểu câu? Cho ví dụ?

* Hoạt động 2: Luyện tập

- Mục đích: HS vận dụng kiến thức vào làm các bài tập thực hành

- Phương thức: nêu & giải quyết vấn đề

- Phát huy năng lực: tư duy, giải quyết vấn đề

- Thời gian: 10 phút.

- Sản phẩm: Vở ghi của hs

Gọi HS đọc bài tập a.

Yêu cầu HS tự suy nghĩ làm bài.

Gọi HS trình bày bài, nhận xét.

Chữa bài.

Gọi HS đọc, suy nghĩ làm bài tập b.

Nhận xét, chữa bài.

Gọi HS đọc bài tập c.

Cho HS thảo luận.

Gọi các nhóm trình bày.

Nhận xét, chữa bài

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP ( 5 phút)

- Đã làm các bài tập trong sgk

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (3 phút)

? Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng một câu ghép phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Phương Định trong văn bản "Những ngôi sao xa xôi"?

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

(1 phút)

Hướng dẫn về nhà: (1’)

- Viết các đoạn văn ngắn 3 đến 5 câu nêu ấn tượng về một nhân vật em yêu thích

- Học bài, ôn tập kĩ các nội dung trên.

- Chuẩn bị kiểm tra Tiếng Việt

D- Ôn tập về các kiểu câu

I. Câu xét về cấu tạo

1. Lí thuyết: Có các kiểu câu

- Câu đơn

- Câu ghép

* Lưu ý:

- Câu đặc biệt

- Câu rút gọn

- Câu chủ động

- Câu bị động

- Cách chuyển câu CĐ ->câu BĐ

2. Bài tập:

2.1/ Câu đơn

Bài tập 1/146.

Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong các câu đơn sau:(SGK)

a) - Chủ ngữ: nghệ sĩ

-Vị ngữ: ghi lại cái dã có rồi, muốn nói một điều gì mới mẻ

b)- Chủ ngữ: lời gửi của một Nguyễn Du, một Tôn-xtôi cho nhân loại

-Vị ngữ: phức tạo hơn, phong phú và sâu sắc hơn

c)- Chủ ngữ: nghệ thuật

-Vị ngữ: là tiếng nói của tình cảm

d) - Chủ ngữ: tác phẩm

-Vị ngữ: là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng

e) - Chủ ngữ: anh

-Vị ngữ: thứ sáu và cũng tên Sáu

Bài tập 2/147: Nhận diện câu đặc biệt trong các đoạn trích: vở GBT

2.2/ Câu ghép

Bài tập 1/147: Xác định các câu ghép

  1. Anh gửi..
  2. Nhưng vì…
  3. Ông lão vừa nói…
  4. Những nét…
  5. Để người…

Bài tập 2/148: GBT

Bài tập 3/148

Xác định quan hệ về nghĩa giữa các vế trong những câu ghép sau:

-Câu a: quan hệ tương phản

-Câu b: quan hệ bổ sung

-Câu c: quan hệ điều kiện - giả thiết

Tạo câu ghép theo yêu cầu.

Bài tập 4/149

a) Nguyên nhân - Kết quả:

-Vì quả bom tung lên và nổ trên không nên hầm của Nho bị sập.

-Quả bom tung lên và nổ trên không hầm của Nho bị sập.

b) Điều kiện - Kết quả: Nếu quả bom tung lên và nổ trên không thì hầm của Nho bị sập.

c) Tương phản:

-Quả bom nổ khá gần, nhưng hầm của Nho không bị sập.

d) Nhượng bộ: Hầm của Nho không bị sập, tuy quả bom nổ khá gần.

2.3/ Biến đổi câu

Bài tập 1: Câu rút gọn

-Quen rồi.

-Ngày nào ít: ba lần

Bài tập 2 : Câu vốn là một bộ phận của câu đứng trước được tách ra:

a) Và làm việc có khi suốt đêm.

b) Thường xuyên.

c) Một dấu hiệu chẳng lành.

Tách như vậy để nhấn mạnh nội dung của bộ phận được tách ra.

Bài tập 3: Tạo câu bị động từ các câu cho sẵn:

a) -Đồ gốm được người thợ thủ công Việt Nam làm ra khá sớm

b) -Một cây cầu lớn sẽ được tỉnh ta bắc tại khúc sông này

c) -Những ngôi đền ấy đã được người ta dựng lên từ hàng trăm năm trước

II. Các kiểu câu ứng với mục đích giao tiếp

1. Lí thuyết:

- Câu trần thuât

- Câu cầu khiến

- Câu nghi vấn

- Câu cảm thán

2. Bài tập:

a. Xác định câu nghi vấn và tác dụng của nó

*Trả lời: Các câu nghi vấn dùng để hỏi:

- Ba con, sao con không nhận?

- Sao con biết là không phải?

b.Xác định câu cầu khiến và nêu tác dụng của chúng:

*Trả lời:

a) Câu cầu khiến dùng để ra lệnh:

- ở nhà trông em nhá !

- Đừng có đi đâu đấy

b) Câu cần khiến dùng để:

+ Yêu cầu: Thì má cứ kêu đi

+ Mời: Vô ăn cơm !

c. Xác định kiểu câu và tác dụng của nó

- Câu nói của anh Sáu có hình thức của câu nghi vấn, nhưng không phải dùng để hỏi, mà là dùng để bộc lộ cảm xúc

-Ta kết luận như trên vì trước câu nói của anh Sáu, tác giả đã miêu tả “Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên”

IV. Rút kinh nghiệm

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

BÀI 32. TIẾT 158. LUYỆN TẬP VIẾT HỢP ĐỒNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh: Ôn lý thuyết về đặc điểm và cách viết hợp đồng.

- Biết viết một văn bản hợp đồng thông qua một nội dung đơn giản và gần gũi với lứa tuổi.

2. Năng lực:

a. Các năng lực chung:

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

b. Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

Năng lực nghe, nói, đọc, viết, phân tích, tổng hợp vấn đề, tạo lập văn bản

3. Phẩm chất:

- Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt.

- Tự lập, tự tin, tự chủ.

- Cẩn trọng khi soạn thảo hợp đồng, ý thức nghiêm túc tuân thủ những điều được ký kết trong hợp đồng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch dạy học

- Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: : làm bài tập và chuẩn bị bài mới

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học (có thể liệt kê hoặc kẻ bảng):

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

- Dạy học theo nhóm: phương pháp dự án

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm: phương pháp thảo luận nhóm

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

- Đàm thoại, dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động

Tiến trình hoạt động

HĐ của thầy và trò

ND(ghi bảng)

A.HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU ( 2phút)

1. Mục tiêu

Cho một tình huống cần viết hợp đồng

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cặp đôi thảo luận ,đàm thoại

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề

- Giáo viên yêu cầu Hs chuẩn bị ở nhà một tiểu phẩm về tình huống viết hợp đồng

- Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh chú ý thực hiện

- Giáo viên theo dõi giúp đỡ hs

- Dự kiến sản phẩm…

An đang ở nhà thì có bác Hòa hàng xóm hớt hải chạy sang

Bác Hòa:

- Chào cháu!

An:

- Cháu chào bác ạ. Có việc gì mà bác vội thế?

Bác Hòa:

- Bố cháu có nhà không? Hôm nay, anh con trai bác có việc nhờ bác trông cửa hàng, giờ có người đến thuê xe đạp mà bác không biết viết hợp đồng như thế nào nên muốn sang nhờ bố cháu.

An:

- Hợp đồng ạ! Cháu cũng mới biết.

Bác Hòa:

- Thế thì tốt quá, cháu sang giúp bác với

An:

- Nhưng cháu cũng chưa thành thạo lắm nên không giúp được bác được đâu.

- Vậy ở dưới bạn nào thành thạo viết hợp đồng giúp bác cháu tôi với- Bác Hòa nói

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học…

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Ôn tập lại lý thuyết

1. Mục tiêu hs nhớ lại hệ thống kiến thức lý thuyết về hợp đồng.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

- Hoạt động nhóm

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu

Hs lập bảng thống kê các kiến thức về hợp đồng

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ

- Giáo viên theo dõi giúp đỡ hs khi cần

- Dự kiến sản phẩm…

Mục đích

Tác dụng

Bố cục

Nội dung

Hình thức

Ghi lại kết quả thoả thuận đã đạt được giữa các tập thể hoặc cá nhân về một việc nào đó

Để làm theo pháp luật

Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết thúc.

Nội dung được trình bày theo từng điều khoản đã được thống nhất

Lời văn phải chính xác, chặt chẽ, số liệu rõ ràng, cụ thể

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

1. Mục tiêu hs nắm được cách dung các từ ngữ trong hợp đồng phải chính xác.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

- Hoạt động nhóm

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu

Chọn các diễn đạt nào trong hai cách? Vì sao

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ

- Giáo viên theo dõi giúp đỡ hs khi cần

- Dự kiến sản phẩm…

a. Chọn cách 1 vì nó đảm bảo tính chính xác, chặt chẽ của văn bản hợp đồng.

b. Chọn cách 2 vì nó cụ thể và chính xác hơn.

c. Chọn cách 2 vì nó ngắn gọn, đủ ý, rõ ràng.

d. Chọn cách 2 vì nó có tính ràng buộc trách nhiệm của bên .

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

1. Mục tiêu: dựa vào các thông tin có sẵn hs biết sắp xếp thành một hợp đồng

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

- Hoạt động cặp đôi

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu

? xác định yêu cầu của bài tập 2? Vận dụng kiến thức nào để làm bài?

? Các thông tin ấy đã đầy đủ chưa? Cách sắp xếp các mục như thế nào?

? Em hãy thêm những thông tin cần thiết cho đầy đủ và sắp xếp theo bố cục hợp đồng?

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ

- Giáo viên theo dõi và giúp đỡ hs

- Dự kiến sản phẩm…

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------o0o--------------

HỢP ĐỒNG THUÊ XE

Căn cứ vào nhu cầu của người có xe và người thuê xe.

Hôm nay, ngày….tháng….năm….

Tại địa điểm: Số nhà…x, phố….phường….

TP. Huế.

Chúng tôi gồm:

Người có xe cho thuê: Nguyễn Văn A

Địa chỉ:

Đối tượng thuê: Xe mi ni Nhật

Thời gian thuê: 3 ngày.

Giá cả: 10.000đ/ngày/đêm.

Hai bên thống nhất nội dung hợp đồng như sau:

Điều 1:…....

Điều 2:…....

Điều 3:……...

Đại diện cho thuê

Người cho thuê

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên)

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

1. Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức để viết một hơp đồng hoàn chỉnh

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

- Hoạt động nhóm

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu

? xác định yêu cầu của bài tập 3? Vận dụng kiến thức nào để làm bài?

Thảo luận: soạn một hợp đồng mở rộng sản xuất

Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ

- Giáo viên theo dõi và giúp đỡ hs

- Dự kiến sản phẩm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG THUÊ NHÂN CÔNG LAO ĐỘNG

Hôm nay, ngày…..tháng…..năm…..tại thôn x, xã H

I/ Đại diện hộ gia đình:

Ông: Nguyễn Văn A

Địa chỉ: ……

Điện thoại (nếu có): …..

Tài khoản: …..

Mã số thuế: …..

Là chủ hộ kinh doanh, sản xuất hương trầm.

II/Đại diện người lao động:

Chúng tôi là: Kê khai họ và tên

Địa chỉ: ………

Nghề nghiệp: …….

III/ Hai bên thoả thuận kí kết hợp đồng với nội dung sau:

Điều 1:

Anh Nguyễn Văn A, chủ hộ kinh doanh (sản xuất hương trầm), thuê 3 người là anh: C,D,E làm nhân công lao động, làm việc tại cơ sở sản xuất hương trầm của gia đình.

Điều 2:

Công việc thực hiện : sản xuất hương trầm.

Điều 3:

Thời hạn hợp đồng: 12 tháng. Bắt đầu từ ngày 2 tháng 2 năm 2014 đến ngày 2 tháng 2 năm 2015.

Thời gian làm việc: 8 tiếng/ ngày.

Người lao động được nghỉ vào chủ nhật hàng tuần.

Điều 4:

Tiền lương: 3.500.000đ (ba triệu năm trăm nghìn đồng)/ người/ tháng.

Được ăn trưa tại cơ sở làm việc.

Điều 5:

Anh Nguyễn Văn A có quyền phân phối ba người làm công việc phù hợp theo thỏa thuận.

Điều 6:

Anh A có nghĩa vụ đảm bảo an toàn lao động, thanh toán tiền lương đầy đủ vào cuối tháng.

Điều 7:

Anh B, C, E có quyền nhận đủ tiền lương vào cuối tháng làm việc, ăn trưa tại cơ sở sản xuất.

Điều 8:

Anh B, C, E có trách nhiệm thực hiện đúng nội quy/quy định tại nơi làm việc.

Điều 9:

Mọi vi phạm hoặc  tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng được xử lí theo quy định của pháp luật.

Điều 10:

Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày kí.

Hợp đồng này gồm hai bản, có hiệu lực như nhau, mỗi bên giữ một bản.

Bên thuê lao động                      Người lao động

Chủ hộ kinh doanh                Đại diện nhóm lao động

Nguyễn Văn A           Nguyễn Văn C

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

1. Mục tiêu: dựa vào các thông tin có sẵn hs biết sắp xếp thành một hợp đồng

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

- Hoạt động cặp đôi

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu

? xác định yêu cầu của bài tập 2? Vận dụng kiến thức nào để làm bài?

Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ

- Giáo viên theo dõi và giúp đỡ hs

- Dự kiến sản phẩm

. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ ĐIỆN THOẠI, FAX

Căn cứ bộ luật dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Căn cứ qui chế tổ chức hoạt động của bưu điện tỉnh Phú Yên…

Hôm nay, ngày…tháng…năm

1/Chúng tôi gồm:

Bên yêu cầu cung cấp các dịch vụ điện thoại

(Sau đây gọi là bên A)

Công ty:…

Người đại diện : ……..

Trụ sở: …….

Bên cung cấp dịch vụ điện thoại (sau đây gọi là bên B)

Công ty: …

Người đại diện: …         Chức vụ: ...

Trụ sở: ……

Điện thoại: ……

Tài khoản: …..

Hai bên thoả thuận kí hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ điện thoại theo các điều khoản như sau:

Điều 1: ……

Điều 2: ……

Điều 3: ……

………………

Đại diện bên A                        Đại diện bên B

(Kí tên, đóng dấu)         (Kí tên, đóng dấu)

                                                      

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG (02 PHÚT)

1. Mục tiêu:

2. Phương thức thực hiện:

3. Sản phẩm hoạt động:

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

5. Tiến trình hoạt động

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO (02 PHÚT)

1. Mục tiêu: hs tiếp tục hoàn thiện về kiến thức và kĩ năng viết hợp đồng

2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

Hs tự kiểm tra đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

- sưu tầm và tìm hiểu tiếp cách viết hợp đồng sử dụng nước sạch và hợp đồng sử dụng điện sinh hoạt.

I. Lý thuyết

II. Luyện tập

Bài 1:

a. Chọn cách 1 vì nó đảm bảo tính chính xác, chặt chẽ của văn bản hợp đồng.

b. Chọn cách 2 vì nó cụ thể và chính xác hơn.

c. Chọn cách 2 vì nó ngắn gọn, đủ ý, rõ ràng.

d. Chọn cách 2 vì nó có tính ràng buộc trách nhiệm của bên

Bài 2:

Bài 3

Bài 4: Hãy viết một trong các hợp đồng sau: sử dụng điện thoại, sử dụng nước sạch….

IV. Rút kinh nghiệm

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

BÀI 32. TIẾT: TỔNG KẾT VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hệ thống kiến thức về các tác phẩm văn học nước ngoài đã học

- Tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức về các tác phẩm văn học nước ngoài.

- Liên hệ với những tác phẩm văn học Việt Nam có cùng đề tài

2. Năng lực:

a. Các năng lực chung:

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

b. Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

Năng lực nghe, nói, đọc, viết, phân tích, tổng hợp vấn đề, tạo lập văn bản

3. Phẩm chất:

- Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt.

- Tự lập, tự tin, tự chủ.

-: Có ý thức yêu mến phù hợp đối với nền văn học nước ngoài

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: sgk, sgv…

2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn lại các văn bản nước ngoài đã học

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học:

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

- Dạy học nghiên cứu tình huống.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động

Tiến trình hoạt động

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU(3 phút)

1. Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề, gây hứng thú cho HS trong học tập, tạo tâm thế cho tiết học.

2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: Học sinh đánh giá.Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ ( Hoặc có thể cho HS chơi 1 trò chơi dân gian)

? Hãy quan sát kĩ những hình ảnh sâu đây và cho biết chúng có liên quan tới tác phẩm văn học nào? Của ai? Tác phẩm đó em đã được học ở lớp mấy ?

? Những tác phẩm đó có đặc điểm gì chung về nội dung và nghệ thuật?

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Suy nghĩ tìm câu trả lời

- Dự kiến sản phẩm:

+ Bức tranh thứ nhất: Xa ngắm thác núi Lư- Lí Bạch- Lớp 7

+ Bức tranh thứ hai: Cô bé bán diêm- An đec xen- Lớp 8

+ Bức tranh thứ ba: Con chó Bấc- Giăc lơn đơn- Lớp 9

+ Bức tranh thứ tư: Rô bin xơn ngoài đảo hoang- Đi phô- Lớp 9

+ Điểm chung về nội dung và nghệ thuật có thể học sinh không trả lời được

*Báo cáo kết quả: Gọi HS lên trình bày

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề: Như vậy trong chương trình ngữ văn THCS các em đã được học rất nhiều các tác phẩm VH nước ngoài. Vậy các em đã học bao nhiêu tác phẩm? Đó là những tác phẩm nào? Các tác phẩm đó có đặc điểm gì chung về nội dung và nghệ thuật, Thầy trò chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu trong tiết học hôm nay.

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: Trong tiết học hôm nay chúng ta phải hệ thống kiến thức về các tác phẩm văn học nước ngoài đã học

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

GV sử dụng các phương pháp: Thuyết trình, thảo luận nhóm, phát vấn, đàm thoại

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Hoạt động 1: (25 phút)

1. Mục tiêu: Giúp học sinh hệ thống hoá các tác phẩm văn học nước ngoài đã học

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động nhóm, Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

? Hệ thống hoá các tác phẩm văn học nước ngoài đã học theo bảng?

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh tiếp nhận thực hiện

*Báo cáo kết quả: Đại diện nhóm trình bày

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

I. Hệ thống hoá các tác phẩm văn học nước ngoài đã học

STT

Tên tác phẩm

(Đoạn trích)

Tác giả

Nước

Thế kỉ

Thể loại

Nội dung tư tưởng

Lớp

1

Ông lão đánh cá và con cá vàng

Puskin

Nga

1833

Truyện cổ tích

Ca ngợi lòng biết ơn với những người nhân hậu, phê phán kẻ tham lam.

6

2

Cây bút thần (truyện dân gian )

Trung Quốc

Truyện cổ tích

Quan niệm về công lí xã hội, về mục đích tài năng nghệ thuật, ước mơ khả năng kì diệu.

6

3

Buổi học cuối cùng

An- phông-xơ Đô- đê

Pháp

XIX

Truyện ngắn

Yêu nước là yêu cả tiếng nói dân tộc.

6

4

Lòng yêu nước

Erenbua

Nga

XX

Bút kí

Lòng yêu nước bắt đầu từ lòng yêu nhà yêu làng xóm, yêu miền quê…

6

5

Xa ngắm thái núi Lư

Lý Bạch

Trung Quốc

XII-XIII

Thơ. Thất ngôn tứ tuyệt

Vẻ đẹp núi Lư và tình yêu thiên nhiên đằm thắm, bộc lộ tính cách phóng khoáng của nhà thơ

7

6

Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

Lý Bạch

Trung Quốc

XII-XIII

Ngũ ngô tứ tuyệt cổ thể

Tình cảm nhớ quê hương của người sống xa nhà trong một đêm trăng yên tĩnh.

7

7

- Ngẫu nhiên nhân buổi mới về quê.

Hạ Tri Chương

Trung Quốc

744

Thất ngôn tứ tuyệt đường luật

(Bản dịch Thành thể Lục bát)

Tình cảm sâu sắc mà chua sót của người sống xa quê lâu ngày trong khoảnh khắc mới về quê.

7

8

Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

Đỗ Phủ

Trung Quốc

760

Thơ tự do cổ thể

Nỗi khổ nghèo túng và ước mơ có ngôi nhà vững chắc để che chở cho người nghèo.

7

9

Ông Giuốc - đanh mặc lễ phục

Mô li e

Pháp

1670

Kịch

Phê phán tính cách lố lăng của tên trưởng giả học làm sang.

8

10

Cô bé bán diêm

An - đéc - xen

Đan mạch

1848

Truyện ngắn

Nỗi bất hạnh, cái chết đâu khổ và niềm tin yêu cuộc sống của cô bé bán diêm.

8

11

Đánh nhau với cối xay gió

Xéc-van - tét

Tây Ban Nha

1615

Tiểu thuyết

Sự tương phản về nhiều mặt giữa 2

nhân vật Đôn-ki-hô tê, Xan-chô- pan- xa qua đó ca ngợi mặt tốt, phê phán cái xấu.

8

12

Chiếc lá cuối cùng

O. Hen- ri

Mỹ

1907

Truyện ngắn

Tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ: Cụ Bơ - men, Giôn -xi và Xiu.

8

13

Hai cây phong

Ai- ma- tốp

Cư- rơ- gư- stan

1962

Truyện ngắn

Tình yêu quê hương và câu chuyệnngười thầy vun trồng ước mơ, hi vọng cho học sinh.

8

14

Đi bộ ngao du

Ru - xô

Pháp

1762

Nghị luận xã hội

Ca ngợi lòng yêu thiên nhiên và quý trọng tự do

8

15

Mây và sóng

Ta go

Ấn Độ

1909

Thơ

Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và bất diệt.

9

16

Cố hương

Lỗ Tấn

Trung Quốc

1923

Truyện ngắn

Sự thay đổi của làng quê, nhân vật Nhuận Thổ – phê phán xã hội phong kiến, đặt vấn đề con đường → đi cho nông dân cho xã hội.

9

17

Những đứa trẻ

M.Go-rơ-ki

Nga

1913-1914

Tiểu thuyết tự thuật

Tình bạn thân thiết giữa những đứa trẻ sống thiếu tình thương, bất chấp cản trở của xã hội.

9

18

Rô - bin - xơn ngoài đảo hoang

Đi – phô

Anh

1719

Tiểu thuyết

Cuộc sống khó khăn và tinh thần lạc quan của nhân vật giữa vùng hoang đảo xích đạo.

9

19

Bố của Xi - mông

Mô - pa - xăng

Pháp

1879

Truyện ngắn

Nỗi tuyệt vọng của Xi Mông, tình cảm chân tình của mẹ Blăng - sốt, sự bao dung của Phi -líp.

9

20

Con chó Bấc

Giắc lân đơn

Mỹ

1903

Tiểu thuyết

Tình cảm yêu thương của tác giả với loài vật.

9

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (10 phút)

1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để viết một đoạn văn

2. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: Đoạn văn cảm nhận về một tác phẩm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: Tự đánh giá, đánh giá chéo, Gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: ? Viết một đoạn văn ngắn (15dòng) trình bày suy nghĩ của em về một tác phẩm mà em yêu thích?

- Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ: Viết đoạn văn ra giấy

*Báo cáo kết quả: Hs trình bầy

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG .(5 phút)

1. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

2. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: Bài viết về một nét đẹp văn hóa của nước bạn

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: Tự đánh giá, đánh giá chéo, Gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

- GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

? Trình bày suy nghĩ của em về một nét đẹp văn hóa của nước bạn được phản ánh qua một trong những tác phẩm mà em đã học trong chương trình?

- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Suy nghĩ viết.

+ 2 HS trình bày.

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

- GV khái quát

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO (2 phút)

1. Mục tiêu: Giúp HS tăng vốn hiểu biết về văn học nước ngoài.

2. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: Các tác phẩm văn học nước ngoài

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: Tự đánh giá, đánh giá chéo, Gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

- GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:? Sưu tầm thêm những tác phẩm văn học nước ngoài?

+ Đọc yêu cầu.

+ Suy nghĩ, tìm tòi.

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

- GV khái quát

IV. Rút kinh nghiệm

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

BÀI 32. TIẾT: TỔNG KẾT VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI(Tiếp)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hệ thống kiến thức về các tác phẩm văn học nước ngoài đã học

- Tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức về các tác phẩm văn học nước ngoài.

- Liên hệ với những tác phẩm văn học Việt Nam có cùng đề tài

2. Năng lực:

a. Các năng lực chung:

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

b. Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

Năng lực nghe, nói, đọc, viết, phân tích, tổng hợp vấn đề, tạo lập văn bản

3. Phẩm chất:

- Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt.

- Tự lập, tự tin, tự chủ.

- Có ý thức yêu mến phù hợp đối với nền văn học nước ngoài

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: sgk, sgv…

2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn lại các văn bản nước ngoài đã học

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học:

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

- Dạy học theo nhóm, cặp đôi

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động

Tiến trình hoạt động

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

B. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1 (13 phút)

1. Mục tiêu: Giúp học sinh khái quát lại nội dung chủ yếu của các tác phẩm văn học nước ngoài đã học

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động nhóm, Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

? Hãy khái quát lại nội dung chủ yếu được phản ánh trong các tác phẩm văn học nước ngoài?

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh tiếp nhận thực hiện

- Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả: Đại diện nhóm trình bày

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Hoạt động 2 (12 phút)

1. Mục tiêu: Giúp học sinh khái quát lại nghệ thuật đặc sắc của các tác phẩm văn học nước ngoài đã học

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt cặp đôi, Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

? Hãy khái quát lại những nghệ thuật đặc sắc theo từng thể loại: Truyện dân gian, thơ, truyện, nghị luận, kịch được phản ánh trong các tác phẩm văn học nước ngoài?

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh tiếp nhận thực hiện

- Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả: Đại diện nhóm trình bày

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (8 phút)

1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để làm một số bài tập

2. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: Các tác giả

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: Tự đánh giá, đánh giá chéo, Gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:

? Dựa vào những gợi ý sau đây và cho biết ông là ai? Ông là tác giả của văn bản nào?

1.Ông là nhà văn đầu tiên của châu Á được nhận giải thưởng Nô - ben về văn học năm 1913?

2. Ông được mệnh danh là “Thi tiên”?

3. Trong một tác phẩm của mình ông đã đặt ra vấn đề “con đường đi”cho người nông dân Trung Quốc đầu thế kỷ XX?

4. Ông là tác giả của bộ ba tiểu

thuyết tự thuật: Thời thơ ấu,

Kiếm sống Những trường

đại học của tôi.

- Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ:

Dự kiến sản phẩm:

1. Tago; Mây và sóng

2. Lí Bạch; Xa ngắm thái núi Lư;

Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

3. Lỗ Tấn; Cố hương

4. M.Go-rơ-ki; Những đứa trẻ

*Báo cáo kết quả: Hs trình bầy

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

II. Nội dung chủ yếu

* Những sắc về phong tục, tập quán của nhiều dân tộc, châu lục trên thế giới. (Cây bút thần, ông lão đánh cá… Bố của Xi Mông, Đi bộ ngao du…

* Thiên nhiên và tình yêu thiên nhiên (Đi bộ ngao du, Hai cây thông, Lòng yêu nước, Xa ngắm thác núi Lư…)

* Thương cảm với số phận của người nghèo (Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, Cô bé bán diêm, Chiếc lá cuối cùng, Cố hương…)

*Hướng tới cái thiện, ghét cái ác, cái xấu (Cây bút thần, Ông lão đánh cá và con cá vàng, Ông Giuốc đanh mặc lễ phục…)

* Tình yêu làng xóm quê hương, tình yêu đất nước (Cố hương, Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Lòng yêu nước…)

III. Nghệ thuật đặc sắc:

1, Về truyện dân gian:

Nghệ thuật kể chuyện, trí tưởng tượng, các yếu tố hoang đường.

2, Về thơ: Nét đặc sắc của 4 bài thơ Đường (ngôn ngữ, hình ảnh hàm súc, biện pháp tu từ…)

- Nét đặc sắc của thơ tự do (Mây và sóng)

3, Về truyện:

- Cốt truyện và nhân vật.

- Yếu tố hư cấu.

- Miêu tả biểu cảm và nghị luận trong truyện…

4, Về nghị luận:

- Nghị luận xã hội và nghị luận văn học.

- Hệ thống lập luận (luận điểm, luận cứ, luận chứng)

-Yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, thuyết minh hay nghị luận.

5, Về kịch:

- Mâu thuẫn kịch, ngôn ngữ và hành động kịch.

IV. Luyện tập

HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG ( 10phút)

1. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

2. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: Bài viết về một nhân vật văn học

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: Tự đánh giá, đánh giá chéo, Gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

- GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

? Trình bày suy nghĩ của em về một nhân vật văn học nước ngoài mà em yêu thích?

- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Suy nghĩ viết.

+ 2 HS trình bày.

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

- GV khái quát

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO (2 phút)

1. Mục tiêu: Giúp HS tăng vốn hiểu biết về văn học nước ngoài.

2. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: Các tác phẩm văn học nước ngoài

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: Tự đánh giá, đánh giá chéo, Gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

- GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:? Tiếp tục sưu tầm thêm những tác phẩm văn học nước ngoài?

+ Đọc yêu cầu.

+ Suy nghĩ, tìm tòi.

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

- GV khái quát

IV. Rút kinh nghiệm

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Bài 31- Tiết -Tập làm văn

TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Nắm vững kiến thức về các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, điều hành đã được học từ lớp 6 đến lớp 9.

- Đặc trưng của từng kiểu văn bản và phương thức biểu đạt đã được học.

- Sự khác nhau giữa kiểu văn bản và thể loại văn học.

2. Năng lực:

a. Các năng lực chung:

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

b. Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

Năng lực nghe, nói, đọc, viết, phân tích, tổng hợp vấn đề, tạo lập văn bản

3. Phẩm chất:

- Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt.

- Tự lập, tự tin, tự chủ.

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên: Kế hoạch bài học; các kiểu VB, các phương thức biểu đạt ở lớp 6; ngữ liệu minh hoạ.

2. Chuẩn bị của học sinh: Các yêu cầu chuẩn bị cho tiết tổng kết TLV đã nêu.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học (có thể liệt kê hoặc kẻ bảng):

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

- Dạy học hợp tác

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

.....

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

- Kỹ thuật “khăn trải bàn”

- Kỹ thuật “bản đồ tư duy”

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

- Kĩ thuật công đoạn

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung (ghi bảng)

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU(3 phút)

1. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích trí nhớ của HS về tên các kiểu văn bản(tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, điều hành) đã được học từ lớp 6 đến lớp 9

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cặp đôi

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

- Gv nêu nhiệm vụ: Em hãy kể tên các kiểu văn bản mà em đã được học từ lớp 6 đến lớp 9

- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh trao đổi, thảo luận với bạn tìm câu trả lời

- Giáo viên q/s, theo dõi, đôn đốc hs

- Dự kiến sản phẩm:

Các kiểu văn bản đã học: Văn bản tự sự; Văn bản miêu tả; Văn bản biểu cảm; Văn bản thuyết minh; Văn bản nghị luận; Văn bản điều hành (hành chính, công vụ)

*Báo cáo kết quả

Đại diện các nhóm Hs b/cáo kq> GV và Hs khác lắng nghe

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học …

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học…

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về các kiểu văn bản đã học trong chương trình ngữ văn THCS:

1. Mục tiêu: Nắm vững kiến thức về các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, điều hành đã được học từ lớp 6 đến lớp 9.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, nhóm…

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày ra giấy

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu:

? Kể tên các kiểu văn bản đã học(Văn bản tự sự; Văn bản miêu tả; Văn bản biểu cảm; Văn bản thuyết minh; Văn bản nghị luận; Văn bản điều hành (hành chính, công vụ))

? Thảo luận nhóm: 6 nhóm tương ứng với 6 kiểu vb: Mỗi nhóm nêu đặc điểm của phương thức biểu đạt của các loại văn bản của nhóm mình?

- Học sinh tiếp nhận y/c

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh thảo luận tìm ra câu trả lời

- Giáo viên q/s, hỗ trợ Hs làm việc

- Dự kiến sản phẩm:

Tự sự trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cuộc với mục đích biểu hiện con người, quy luật đời sống bày tỏ thái độ.

Miêu tả tái hiện tính chất, thuộc tính sự vật, hiện tượng, giúp con người cảm nhận và hiểu được chúng.

Biểu cảm: bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con người đối với con người, thiên nhiên, xã hội, sự vật.

Thuyết minh trình bày thuộc tính cấu tạo, nguyên nhân, kết quả có ích hoặc có hại của sự vật hiện tượng để giúp người đọc có tri thức khách quan và thái độ đủng đắn đối với chúng.

Nghị luận: Trình bày tư tưởng, chủ trương, quan điểm của con người đối với tự nhiên, xã hội, con người qua các luận điểm, có luận cứ và lập luận thuyết phục.

Văn bản điều hành: Trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm về pháp lý các ý kiến, nguyện vọng của cá nhân tập thể đối với cơ quan quản lý hoặc ngược lại bày tỏ yêu cầu, quyết định của người có thẩm quyền đối với người có trách nhiệm thực thi, hoặc thỏa thuận giữa công dân với nhau về lợi ích và nghĩa vụ.

*Báo cáo kết quả: Các nhóm lần lượt b/c KQ

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức, cho Hs ghi bảng

Gv: Các kiểu văn bản trên có thể thay thế cho nhau đựơc không? Vì sao?

- Mỗi kiểu văn bản phù hợp với mục đích biểu đạt riêng, phù hợp với những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. Vì thế, không thể thay thế các kiểu văn bản cho nhau.

Gv: Hãy cho biết kiểu văn bản và thể loại tác phẩm văn học có gì giống và khác nhau?

- Kiểu văn bản hình thức cơ bản nhất của mọi biểu đạt.

- Thể loại tác phẩm văn học là sự thống nhất giữa một loại nội dung với một dạng hình thức văn bản và phương thức chiếm lĩnh đời sống.

🡪 Mỗi thể loại thường sử dụng một kiểu văn bản để làm cơ sở

Gv: Các phương thức biểu đạt trên có thể phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể hay không? Vì sao?

- Trong văn bản cụ thể, các phương thức biểu đạt có thể kết hợp với nhau để tạo ra hiệu quả giao tiếp cao nhất. Tùy theo mục đích sử dụng mà các phương thức biểu đạt được kết hợp khác nhau.

- Ví dụ: Trong một câu chuyện, phương thức chủ yếu là tự sự. Tuy nhiên không thể sử dụng mỗi phương thức tự sự xuyên suốt câu chuyện vì như vậy rất nhàm chán. Bên cạnh tự sự, thường có phương thức miêu tả và biểu cảm để câu chuyện trở nên hấp dẫn, chân thực, và sinh động hơn.

Ví dụ: Lão Hạc (Nam Cao), Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long)...

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP ( PHÚT)

1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học

2. Phương thức thực hiện:

- Hỏi - đáp

- Viết

3. Sản phẩm hoạt động: bài viết của HS

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: HS đánh giá, GV đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên nêu y/c:

?Hãy kể tên các thể loại văn học đã học. Mỗi thể loại ấy đã sử dụng các phương thức biểu đạt nào?

? Tác phẩm văn học như thơ, truyện, kịch có khi nào sử dụng yếu tố nghị luận không? Cho ví dụ và cho biết yếu tố nghị luận đó có đặc điểm gì?

? Tác phẩm nghị luận có cần các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự không? Cần ở mức độ nào, vì sao?

- Học sinh tiếp nhận…

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh suy nghĩ, thảo luận

- Giáo viên q/s, định hướng

- Dự kiến sản phẩm:

+ Các thể loại văn học đã học: thơ, truyện dài, kí, tiểu thuyết chương hồi, truyện ngắn, ca dao, dân ca, câu đố, phóng sự ,...

+ Mỗi thể loại riêng có một phương thức biểu đạt nhất định, phù hợp với đặc điểm.

Ví dụ:

   - Truyện ngắn có phương thức biểu đạt chủ yếu là tự sự ( kể lại các sự việc)...

   - Thơ có phương thức chủ yếu là biểu cảm.

+ Trong các tác phầm như thơ, truyện, kịch có thể sử dụng yếu tố nghị luận. Yếu tố nghị luận là yếu tố phụ, làm cho đoạn văn, thơ thêm tính triết lí.

VD: Trong đoạn trích "Thúy Kiều báo ân báo oán", Nguyễn Du đã vận dụng phương thức nghị luận qua lời lập luận gỡ tội của Hoạn Thư: Là đàn bà nên ghen tuông là chuyện bình thường; HT cũng đối xử tốt với Kiều, khi Kiều trốn cũng không đuổi theo; HT và Kiều chung chồng> nạn nhân chế độ đa thê; HT lỡ gây đau khổ cho Kiều, giờ chỉ biết trông chờ vào sự khoan dung của nàng=>Lập luận chặt chẽ, logic, khiến Kiều không thể xử phạt.

* Trong văn tự sự, yếu tố nghị luận là yếu tố phụ, mục đích sử dụng là làm cho đoạn văn thơ thêm sâu sắc. Yếu tố này được sử dụng khi người viết muốn người nghe suy nghĩ về một vấn đề nào đó, thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận, làm câu chuyện tăng thêm phần triết lí.

+ Các tác phẩm nghị luận vẫn cần các yêu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự. Trong đó, yếu tố nghị luận là yếu tổ chủ đạo, làm sáng tỏ và nổi bật nội dung cần nói đến. Còn các yếu tố trên chỉ có vai trò bổ trợ, giúp cho việc triển khai, thuyết phục luận điểm.

*Báo cáo kết quả: Hs báo cáo kq

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG (02 PHÚT)

1. Mục tiêu: Hs biết vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi

2. Phương thức thực hiện: cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: bài viết

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

Giáo viên nêu yêu cầu: Hãy viết đoạn văn với chủ đề tự chọn trong đó sử dụng đồng thời 2- 3 yếu tố: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh..., sau đó hãy chỉ ra đâu là yếu tố chủ đạo của bài viết, các yếu tố kia có vai trò như thế nào trong đoạn văn đó?

- HS tiếp nhận, suy nghĩ, viết bài

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO (02 PHÚT)

1. Mục tiêu: Giúp Hs mở rộng vốn kiến thức đã học qua việc tìm tòi

2. Phương thức thực hiện: cá nhân- về nhà tìm hiểu

3. Sản phẩm hoạt động: bài làm của HS

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: Hs trả lời> G chuẩn xác

5. Tiến trình hoạt động:

- Gv nêu y/c: Tìm trong các văn bản đã học, các đoạn trích có sử dụng đồng thời nhiều PTBĐ. Cho biết, em rút ra bài học gì cho mình từ việc tìm tòi đó?

I. Các kiểu văn bản đã học trong chương trình ngữ văn THCS:

1. Tên các kiểu văn bản đã học

- Văn bản tự sự

- Văn bản miêu tả

- Văn bản biểu cảm

- Văn bản thuyết minh

- Văn bản nghị luận

- Văn bản điều hành (hành chính, công vụ)

2. Sự khác nhau của các văn bản trên

- Tự sự trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cuộc với mục đích biểu hiện con người, quy luật đời sống bày tỏ thái độ.

- Miêu tả tái hiện tính chất, thuộc tính sự vật, hiện tượng, giúp con người cảm nhận và hiểu được chúng.

- Biểu cảm: bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con người đối với con người, thiên nhiên, xã hội, sự vật.

- Thuyết minh trình bày thuộc tính cấu tạo, nguyên nhân, kết quả có ích hoặc có hại của sự vật hiện tượng để giúp người đọc có tri thức khách quan và thái độ đủng đắn đối với chúng.

- Nghị luận: Trình bày tư tưởng, chủ trương, quan điểm của con người đối với tự nhiên, xã hội, con người qua các luận điểm, có luận cứ và lập luận thuyết phục.

- Văn bản điều hành: Trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm về pháp lý các ý kiến, nguyện vọng của cá nhân tập thể đối với cơ quan quản lý hoặc ngược lại bày tỏ yêu cầu, quyết định của người cóthẩm quyền đối với người có trách nhiệm thực thi, hoặc thỏa thuận giữa công dân với nhau về lợi ích và nghĩa vụ.

IV. Rút kinh nghiệm

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần 33

Bài 31- Tiết 164-Tập làm văn

TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN

(tiếp)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Tiếp tục nắm vững kiến thức về các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, điều hành đã được học từ lớp 6 đến lớp 9.

- Đặc trưng của từng kiểu văn bản và phương thức biểu đạt đã được học.

- Sự khác nhau giữa kiểu văn bản và thể loại văn học.

2. Năng lực:

a. Các năng lực chung:

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

b. Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực nghe, nói, đọc, viết, phân tích, tổng hợp vấn đề, tạo lập văn bản

- Nâng cao năng lực đọc và viết các kiểu văn bản trong thực tế làm bài.

3. Phẩm chất:

- Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt.

- Tự lập, tự tin, tự chủ.

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên: Kế hoạch bài học; các kiểu VB, các phương thức biểu đạt ở lớp 6; ngữ liệu minh hoạ.

2. Chuẩn bị của học sinh: Các yêu cầu chuẩn bị cho tiết tổng kết TLV đã nêu.

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên: Kế hoạch bài học; các kiểu VB, các phương thức biểu đạt ở lớp 6; ngữ liệu minh hoạ.

2. Chuẩn bị của học sinh: Các yêu cầu chuẩn bị cho tiết tổng kết TLV đã nêu.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học (có thể liệt kê hoặc kẻ bảng):

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

- Dạy học hợp tác

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

.....

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

- Kỹ thuật “khăn trải bàn”

- Kỹ thuật “bản đồ tư duy”

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

- Kĩ thuật công đoạn

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Dạy học theo nhóm

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung (ghi bảng)

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU(3 phút)

1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS hướng vào ND bài học mới.

2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

- Gv nêu nhiệm vụ: Em hãy cho biết trong môn Ngữ văn, phân môn đọc- hiểu văn bản và phân môn Tiếng việt có mối quan hệ ntn đối với phân môn TLV?

- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh trao đổi, thảo luận với bạn tìm câu trả lời

- Giáo viên q/s, theo dõi, đôn đốc hs

- Dự kiến sản phẩm:

Trong môn Ngữ văn, phân môn đọc- hiểu văn bản và phân môn Tiếng việt có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với phân môn TLV, ...

*Báo cáo kết quả

Đại diện các nhóm Hs b/cáo kq> GV và Hs khác lắng nghe

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: ...Cụ thể MQH đó ntn, chúng ta cùng đi vào ND bài học hôm nay.

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học…

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về Phần tập làm văn trong chương trình ngữ văn THCS( phút)

1. Mục tiêu: Hs hiểu được mqh qua lại giữa phân môn văn, phân môn tiếng việt với phân môn TLV và lấy đc VD m.họa về mqh đó.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động nhóm bàn

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu:

a, Phần Văn và Tập làm văn có mối quan hệ với nhau như thế nào? Hãy nêu ví dụ cho thấy mối quan hệ đó trong chương trình dã học.

b, Phần Tiếng việt có quan hệ như thế nào với phần Văn và phần Tập làm văn?

- Học sinh tiếp nhận y/c, nhiệm vụ

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh suy nghĩ, thảo luận để TL

- Giáo viên q/s, định hướng

- Dự kiến sản phẩm:

a, Nắm vững những kiến thức, kĩ năng của phần Tập làm văn thì mới có khả năng đọc – hiểu tốt và ngược lại.

- Các văn bản (hoặc đoạn trích) trong phần Văn là những biểu hiện cụ thể, sinh động của các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.

- Phần Tập làm văn có rất nhiều dạng bài và đề bài liên quan tới phần Văn. Phần Văn cung cấp kiến thức để viết tốt bài ở phần Tập làm văn.

- Tập làm văn giúp cho học sinh hiểu rõ hơn cấu tạo, đặc điểm của phương thức biểu đạt có trong văn bản ở phần Đọc hiểu văn bản.

b, Những nội dung của phần Tiếng Việt có liên quan mật thiết với phần Văn và Tập làm văn.

- Cần nắm chắc và vận dụng được những kiến thức về từ ngữ, câu, đoạn để khai thác nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong các văn bản (hoặc đoạn trích) cũng như để viết, nói cho tốt.

- Các văn bản (hoặc đoạn trích) trong phần Văn hay Tập làm văn chính là những biểu hiện cụ thể, sinh động cho phần kiến thức về từ ngữ, câu, hay nghệ thuật ngôn từ.

*Báo cáo kết quả: Hs các nhóm báo cáo kq

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

?Các phương thức biểu đạt có ý nghĩa như thế nào đối với việc rèn luyện kĩ năng làm văn?

Các phương thức biểu đạt như miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh là những phương thức không thể thiếu đối với việc làm văn.

- Rèn luyện kĩ năng làm văn, thực chất cũng là rèn luyện việc sử dụng miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh trong những tình huống cụ thể.

- Nếu nắm chắc kiến thức về các phương thức biểu đạt và biết vận dụng một cách hợp lí khi làm văn sẽ rất tốt và khả năng viết văn được nâng cao.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về 3 kiểu văn bản học ở lớp 9:

1. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về 3 kiểu vb đã học ở lớp 9: TM, TS, NL.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động nhóm

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu:

Hs các nhóm thảo luận, tìm câu trả lời để hoàn thành các ND về kiểu vb của nhóm mình

Kiểu văn bản

Văn bản thuyết minh

Vbản tự sự

Vbản nghị luận

Mục đích

Đặc điểm cơ bản (các yếu tố tạo thành)

Cách làm

Các yếu tố kết hợp

Ngôn ngữ

- Học sinh các nhóm tiếp nhận y/c

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh suy nghĩ, thảo luận

- Giáo viên q/s, định hướng

- Dự kiến sản phẩm:

Kiểu văn bản

Văn bản TM

Văn bản tự sự

Văn bản nghị luận

Mục đích

Tri thức khách quan, thái độ đúng đắn

Trình bày sự việc, con người, quy luật đời sống, bày tỏ thái độ của người viết

Thuyết phục mọi người tin theo cái đúng, cái tốt, từ bỏ cái sai, cái xấu

Đặc điểm cơ bản (các yếu tố tạo thành)

Sự vật, sự việc, hiện tượng khách quan

Sự việc, hiện tượng, nhân vật (có hư cấu)

- Luận điểm (cần xác thực, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề).

- Luận cứ(cần chính xác về nguồn gốc, các số liệu...phải phù hợp với luận điểm.

- Lập luận: phải logic, chặt chẽ.

Cách làm

- Có tri thức về đối tượng thuyết minh.

- Sử dụng các phương pháp thuyết minh

Giới thiệu, trình bày diễn biến sự việc theo một trình tự nhất định

Xây dựng hệ thống lập luận chặt chẽ, thuyết phục

Các yếu tố kết hợp

Kết hợp các phương thức biểu đạt

Kết hợp các phương thức biểu đạt => Làm cho văn bản tự sự hấp dẫn, sinh động, hợp lí và biểu đạt cảm xúc người viết.

Kết hợp các phương thức biểu đạt

Ngôn ngữ

Chính xác, cô đọng, dễ hiểu

Ngắn gọn, giản dị, gần gũi với cuộc sống đời thường

Chính xác, rõ ràng, gợi cảm.

*Báo cáo kết quả: Hs các nhóm báo cáo kq

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP- V.DỤNG ( PHÚT)

1. Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức để làm bài tập

2. Phương thức thực hiện: Hđ nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: bài làm của Hs

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: H đánh giá, GV đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên nêu y/c: Đại diện 2 nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình. Từ sản phẩm trình bày của 2 trong 4 nhóm H/s( được giao ở tiết trước-xây dựng 1 dàn ý cho bài nghị luận về "trò chơi điện tử"), trên cơ sở các đặc điểm cơ bản của kiểu vb nghị luận đã tổng kết ở bảng trên, hãy NX về việc xây dựng luận điểm, luận cứ, lập luận của bài viết.

- Học sinh tiếp nhận y/c

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh suy nghĩ, trả lời ra giấy

- Giáo viên q/s, định hướng

- Dự kiến sản phẩm:

DÀN Ý CHO BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TRÒ CHƠI ĐT:
I. MB:
giới thiệu về trò chơi điện tử
II. TB: nghị luận về trò chơi điện tử
- Thực trạng hiện nay về trò chơi điện tử

  • + Các quán chơi game mọc lên càng nhiều, những quảng cáo mời gọi của các tiệm internet ngày càng thú vị và lôi cuốn
  • + Những dứa trẻ bỏ học do nghiện game ngày càng tăng lên

+ Nhiều người bỏ ăn, bỏ ngủ để đến quán internet ngồi hàng ngày, hàng giờ...

- Nguyên nhân của tình trạng nghiện trò chơi điện tử:

+ Do sự hấp dẫn và lôi cuốn của trò chơi điện tử

+ Đây là một trò chơi vui thú rẻ tiền, dễ sử dụng và không cần di chuyển xa hay tốn nhiều công sức

  • + Do bản thân suy nghĩ nông cạn, chưa ý thức được về sự tốn kém thời gian và tiền của...

- Tác hại của trò chơi điện tử:

  • + Tốn thười gian, tiền của
  • + ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây ra nhiều bệnh về mắt; sẽ dễ bị ảo giác, liên tưởng; có nhiều hệ lụy không đáng có nếu nghiện trò chơi điện tử...

- Giải pháp:

  • + tuyên truyền, giáo dục về tác hại của trò chơi điện tử
  • + tự ý thức được hành động của mình
  • + phụ huynh cần quan tâm, chăm sóc con em mình

+ tránh xa các thiết bị di động và công nghệ...

III. KB: Nêu cảm nghĩ của em về trò chơi điện tử
*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chuẩn xác, trên cơ sở đó y/c Hs các nhóm và cả lớp hoàn chỉnh bài viết.

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO( PHÚT)

1. Mục tiêu: Hs tìm tòi, mở rộng vốn hiểu biết

2. Phương thức thực hiện: cá nhân ở nhà

3. Sản phẩm hoạt động: bài viết

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: giờ sau Hs trình bày, Hs+GV đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

Gv đưa bài ra y/c: Hs về nhà thi xem ai tìm được nhiều các VD c/m cho MQH chặt chẽ giữa phần văn, phần TV, phần TLV trong các ND mình đã được học.

I. Các kiểu văn bản đã học trong chương trình ngữ văn THCS:

II. Phần tập làm văn trong chương trình ngữ văn THCS:

1. PhÇn v¨n vµ TLV cã mèi quan hÖ rÊt chÆt chÏ lu«n bæ sung cho nhau:

- Nắm vững những kiến thức, kĩ năng của phần Tập làm văn thì mới có khả năng đọc – hiểu tốt và ngược lại.

- Phần Văn cung cấp kiến thức để viết tốt bài ở phần Tập làm văn.

- Tập làm văn giúp cho học sinh hiểu rõ hơn cấu tạo, đặc điểm của phương thức biểu đạt có trong văn bản ở phần Đọc- hiểu văn bản.

2. Phần Tiếng Việt có liên quan mật thiết với phần Văn và Tập làm văn.

- Cần nắm chắc và vận dụng được những kiến thức về từ ngữ, câu, đoạn để khai thác nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong các văn bản (hoặc đoạn trích) cũng như để viết, nói cho tốt.

- Các văn bản (hoặc đoạn trích) trong phần Văn hay Tập làm văn chính là những biểu hiện cụ thể, sinh động cho phần kiến thức về từ ngữ, câu, hay nghệ thuật ngôn từ.

III. Ba kiểu văn bản học ở lớp 9:

IV. Rút kinh nghiệm

Tiết 165: TỔNG KẾT VĂN HỌC

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Những hiểu biết ban đầu về lịch sử văn học Việt Nam.

- Một số khái niệm liên quan đến thể loại văn học.

- Những kiến thức cơ bản về thể loại, về nội dungvà những nét tiêu biểu về nghệ thuật của các văn bản đã được học trong chương trình Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9.

2. Năng lực:

a. Các năng lực chung:

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

b. Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

Năng lực nghe, nói, đọc, viết, phân tích, tổng hợp vấn đề, tạo lập văn bản

3. Phẩm chất:

- Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt.

- Tự lập, tự tin, tự chủ.

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch dạy học

- Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc và tìm hiểu các câu hỏi bài TKVH. Các ngữ liệu minh hoạ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học (có thể liệt kê hoặc kẻ bảng):

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

- Dạy học nghiên cứu tình huống.

- Dạy học hợp tác

…..

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

….

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

- Dạy học dự án

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

……

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

- Kỹ thuật “khăn trải bàn”

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

….

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

……

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

….

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

……

2. Tổ chức các hoạt động

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

1. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động nhóm: Thi kể; GV phát phiếu HT có kẻ bảng để Hs các nhóm điền

3. Sản phẩm hoạt động: Trình bày phiếu học tập…

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá lẫn nhau

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

? Hãy kể tên các văn bản em đã học và sắp xếp chúng vào các bộ phận văn học sau trong bảng: văn học dân gian, văn học trung đại, văn học hiện đại.

VHDG

VHTĐ

VHHĐ

- Giáo viên yêu cầu…

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh trong nhóm ghi vào phiếu học tập

- Giáo viên quan sát

- Dự kiến sản phẩm…

*Báo cáo kết quả: Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

-> Từ việc Hs điền vào bảng> Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học …

-> Giáo viên nêu mục tiêu bài học…

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. Mục tiêu: Giúp học sinh hình dung lại hệ thống các văn bản tác phẩm văn học đã được học và đọc thêm trong chương trình Ngữ văn toàn cấp THCS.

2. Nhiệm vụ: Các nhóm HS tìm hiểu ở nhà(4 nhóm), hoàn thiện bảng thống kê GV giao

3. Phương thức thực hiện: Hoạt động nhóm, hoạt động chung cả lớp.

4. Sản phẩm hoạt động: Trình bày sản phẩm của nhóm

5. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá lẫn nhau

- Giáo viên đánh giá.

* Tiến trình hoạt động:

* GV chuyển giao nhiệm vụ:

? Thống kê các tác phẩn đã học trong chương trình theo loại hình và thể loại.

- Giáo viên yêu cầu…

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh trong nhóm ghi vào phiếu học tập

- Giáo viên quan sát

- Dự kiến sản phẩm…

Văn học dân gian

Văn học trung đại

Văn học hiện đại

1. Truyện

a. Truyền thuyết

b. Cổ tích

c. Truyện ngụ ngôn

d. Truyện cười

2. Ca dao- dân ca

3. Tục ngữ

4. Sân khấu(chèo)

1. Truyện, kí

a. Truyện trung đại.

b. Truyện văn xuôi chữ Hán

2. Thơ

3. Truyện thơ

4. Văn nghị luận(hịch, cáo...)

1. Truyện, kí hiện đại

Truyện hiện đại

- Lớp 6:

- Lớp 7:

- Lớp 8:

- Lớp 9:

Kí hiện đại

- Lớp 6

- Lớp 7:

2. Tùy bút

3. Thơ

a. Lớp 7:

b. Lớp 8:

c. Lớp 9:

4. Kịch nói hiện đại

5. Văn Nghị luận

- Lớp 7:

- Lớp 8:

- Lớp 9:

* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm.

* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập làm trên giấy A0.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

? Trình bày dự án nghiên cứu của nhóm về ND ở bảng

2. Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, trình bày

- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.

- Dự kiến sản phẩm:

Văn học dân gian

Văn học trung đại

Văn học hiện đại

1. Truyện

a. Truyền thuyết

- Con Rồng cháu Tiên

- Thánh Gióng

- Sơn Tinh, Thủy Tinh

- Sự tích Hồ Gươm

b. Cổ tích

- Sọ Dừa, Em bé thông minh, Cây bút thần

- Ông lão đánh cá và con cá vàng.

c. Truyện ngụ ngôn

- Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Đeo nhạc cho mèo; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miêng

d. Truyện cười

-Treo biển, Lợn cưới áo mới.

2. Ca dao- dân ca

- Những câu hát về tình cảm gia đình

- Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

- Những câu hát than thân

- Những câu hát châm biếm

3. Tục ngữ

- Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.

- Tục ngữ về con người và xã hội

4. Sân khấu(chèo)

- Quan âm Thị Kính

1. Truyện, kí

a. Truyện trung đại.

- Con hổ có nghĩa

- Mẹ hiền dạy con

- Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

b. Truyện văn xuôi chữ Hán

- Chuyện người con gái Nam Xương( trích

" Truyền kỳ mạn lục")

- Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh(trích" Vũ trung tùy bút")

- Hoàng Lê nhất thống chí

2. Thơ

- Nam quốc sơn hà

- Phò giá về kinh

- Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra.

- Bài ca Côn Sơn

- Chinh phụ ngâm khúc

- Bánh trôi nước

- Qua Đèo Ngang

- Bạn đến chơi nhà

3. Truyện thơ

- Truyện Kiều

- Truyện Lục Vân Tiên

4. Văn nghị luận(hịch, cáo...)

- Chiếu dời đô

- Hịch tướng sĩ

- Nước Đại Việt ta(trích "Bình Ngô đại cáo")

- Bàn luận về phép học

1. Truyện, kí hiện đại

Truyện hiện đại

- Lớp 6: Bài học đường đời đầu tiên( trích " Dế Mèn phiêu lưu ký"- 1941); Sông nước Cà Mau(trích" Đất rừng phương Nam"); Bức tranh của em gái tôi; Vượt thác(trích từ chương XI của truyện “ Quê nội” -1974).

- Lớp 7: Sống chết mặc bay(1918); Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu(1925)

- Lớp 8: Tôi đi học(in trong tập " Quê mẹ"-1941), Trong lòng mẹ

( trích chương IV của hồi kí “ Những ngày thơ ấu”-1938), Tức nước vỡ bờ(trích tiểu thuyết"Tắt đèn"-1937), Lão Hạc(1943)

- Lớp 9: Làng(1948), Lặng lẽ Sa Pa(1972), Chiếc lược ngà(1966), Bến quê(1985), Những ngôi sao xa xôi(1971)

Kí hiện đại

- Lớp 6: Cô Tô, Cây tre Việt Nam, Lòng yêu nước, Lao xao

- Lớp 7: Cốm, Một thứ quà của lúa non; Sài gòn tôi yêu; Mùa xuân của tôi

2. Tùy bút

3. Thơ

a. Lớp 7: Cảnh khuya, rằm tháng giêng, Tiếng gà trưa

b. Lớp 8:

Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Đập đá ở Côn Lôn, Muốn làm thằng Cuội, Hai chữ nước nhà, Nhớ rừng, Ông đồ, Quê hương, Khi con tu hú, Tức cảnh Pắc Bó, Ngắm trăng, Đi đường,

c. Lớp 9:

Đồng chí, Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Ánh trăng, Con cò, Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Sang thu, Nói với con,

4. Kịch nói hiện đại

- Ông Giuốc -đanh mặc lễ phục

- Bắc Sơn

- Tôi và chúng ta

5. Văn Nghị luận

- Lớp 7: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Sự giàu đẹp của tiếng việt, Đức tính giản dị của Bác Hồ, Ý nghĩa văn chương .
- Lớp 8: Thuế máu

( Nguyễn Ái Quốc), Đi bộ ngao du
- Lớp 9: Phong cách Hồ Chí Minh, Tuyên bố thế giới…, Tiếng nói văn nghệ, Bàn về đọc sách,

Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

VĂN HỌC DÂN GIAN

Thể loại

Định nghĩa

Các văn bản được học

Truyện

- Truyền thuyết: Kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân về sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

- Con Rồng, cháu Tiên

Bánh chưng, bánh giầy

Thánh Gióng

Sơn Tinh, Thuỷ Tinh

Sự tích Hồ Gươm

- Cổ tích: Kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc (bất hạnh, dũng sĩ, tài năng, thông minh và ngốc nghếch là động vật...). Có yếu tố hoang đường, thể hiện mơ ước, niềm tin chiến thắng...

- Sọ Dừa

Thạch Sanh

Em bé thông minh.

- Ngụ ngôn: Mượn chuyện về vật, đồ vật (hay chính con người) để nói bóng, gió kín đáo chuyện về con người để khuyên nhủ răn dạy một bài học nào đó.

- Ếch ngồi đáy giếng

Thầy bói xem voi

Đeo nhạc cho mèo

Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

- Truyện cười: Kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hay phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.

- Treo biển

Lợn cưới, áo mới

Ca dao - Dân ca

Chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.

Những câu hát về tình cảm gia đình.

Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người.

Những câu hát than thân

Những câu hát châm biếm

Tục ngữ

Là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, xã hội...) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày.

Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.

Tục ngữ về con người và xă hội

Sân khấu (chèo)

Chèo là loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu và trước kia thường được diễn ở sân đình nên còn được gọi là chèo sân đình. Chèo nảy sinh và được phổ biến rộng rãi ở Bắc Bộ.

Quan Âm Thị Kính

VĂN HỌC TRUNG ĐẠI

Hoạt động 2: GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 4 trong SGK. GV kẻ bảng và gọi HS

trình bày từng phần, từngng cột. Yêu cầu:

Thể loại

Tên văn bản

Thời gian

Tác giả

Những nét chính về nội dung và nghệ thuật

Truyện ký

1. Con hổ có nghĩa

(NXB GD-1997)

Vũ Trinh

Mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người, đề cao ân nghĩa trong đạo làm người

2. Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng

Đầu thế kỉ 15

Hồ Nguyên Trừng

Ca ngợi phẩm chất cao quý của vị thái y lệnh họ Phạm: tài chữa bệnh và lòng thương yêu con người, không sợ quyền uy.

3. Chuyện người con gái Nam Xương (trích truyền kỳ mạn lục)

Thế kỉ 16

Nguyễn Dữ

Thông cảm với số phận oan nghiệt và vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ. Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả nhân vật...

4. Chuyện cũ trong phủ chúa (trích Vũ trung tuỳ bút)

Đầu thế kỉ 19

Phạm Đình Hổ

Phê phán thói ăn chơi của vua chúa, quan lại qua lối ghi chép sự việc cụ thể, chân thực, sinh động.

5. Hoàng Lê nhất thống chí (trích)

Đầu thế kỉ 19

Ngô Gia Văn Phái

Ca ngợi chiến công của Nguyễn Huệ, sự thất bại của quân Thanh.

Nghệ thuật viết tiểu thuyết chương hồi kết hợp tự sự và miêu tả.

Thơ

Sống núi nước Nam

1077

Lý Thường Kiệt

Tự hào dân tộc, ý chí quyết chiến quyết thắng với giọng văn hào hùng.

Phò giá về kinh

1285

Trần Quang Khải

Ca ngợi chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và bài học về thái bình sẽ giữ cho đất nước vạn cổ.

Buổi chiếu đứng ở phủ Thiên Trường

Cuối thế kỉ 13

Trần Nhân Tông

Sự gắn bó với thiên nhiên và cuộc sống của một vùng quê yên tĩnh mà không đìu hiu. Nghệ thuật tả cảnh tinh tế.

Bài ca Côn Sơn

Trước 1442

Nguyễn Trãi

Sự giao hoà giữa thiên nhiên với một tâm hồn nhạy cảm và nhân cách thanh cao. Nghệ thuật tả cảnh, so sánh đặc sắc.

Sau phút chia ly (trích Chinh phụ ngâm khúc)

Đầu TK 18

Đặng Trần Côn (Đoàn Thị Điểm dịch)

Nỗi sầu của người vợ, tố cáo chiến tranh phi nghĩa. Cách dùng điệp từ tài tình.

Bánh trôi nước

Thế kỉ 18

Hồ Xuân Hương

Trân trọng vẻ đẹp trong trắng của người phụ nữ và ngậm ngùi cho thân phận mình. Sử dụng có hiệu quả hình ảnh so sánh, ẩn dụ.

Qua đèo Ngang

Thế kỉ 19

Bà Huyện Thanh Quan

Vẻ đẹp cổ điển của bức tranh về Đèo Ngang và một tâm sự yêu nước qua lời thơ trang trọng, hoàn chỉnh của thể Đường luật.

Bạn đến chơi nhà

Cuối TK 18 đầu TK19

Nguyễn Khuyến

Tình cảm bạn bè chân thật, sâu sắc, hóm hỉnh và một hình ảnh thơ giản dị, linh hoạt

Truyện thơ

Truyện Kiều, trích

- Chị em Thuý Kiều.

- Cảnh ngày xuân

- Kiều ở lầu Ngưng Bích

- Mã Giám Sinh mua Kiều.

- Thuý Kiều báo ân báo oán

Đầu thế kỉ 19

Nguyễn Du

- Cách miêu tả vẻ đẹp và tài hoa của chị em Thuý Kiều.

- Cảnh đẹp ngày xuân cổ điển, trong sáng.

- Tâm trạng và nỗi nhớ của Thuý Kiều với lối dùng điệp từ.

- Phê phán, vạch trần bản chất Mã Giám Sinh và nỗi nhớ của nàng Kiều.

- Kiều báo ân báo oán với giấc mơ thực hiện công lý qua đoạn trích kết hợp miêu tả vời bình luận

Truyện Lục Vân Tiên trích:

- Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.

- Lục Vân Tiên gặp nạn

Giữa TK 19

Nguyễn Đình Chiểu

- Vẻ đẹp của sức mạnh nhân nghĩa của người anh hùng qua giọng văn và cách biểu cảm của tác giả.

- Nỗi khổ của người anh hùng gặp nạn và bản chất của bọn vô nhân đạo.

Nghị luận

Chiếu dời đô

1010

Lý Công Uẩn

Lí do đời đô và nguyện vọng giữ nước muôn đời bền vững và phồn thịnh. Lập luận chặt chẽ.

Hịch tướng sĩ (trích)

Trước 1285

Trần Quốc Tuấn

Trách nhiệm đối với đất nước và lời kêu gọi thống thiết đối với tướng sĩ. Lập luận chặt chẽ, luận cứ xác đáng, giàu sức thuyết phục.

Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo)

1428

Nguyễn Trăi

Tự hào dân tộc, niềm tin chiến thắng, luận cứ rõ ràng, hấp dẫn.

Bàn luận về phép học

1791

Nguyễn Thiếp

Học để có tri thức, để phục vụ đất nước chứ không phải cầu danh. Lập luận chặt chẽ, thuyết phục

Hoạt động 3: Tổng kết.

a. Mục tiêu: Hệ thống lại những nét cơ bản để hình thành nền văn học Việt Nam.

b. Nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi để khái quát nội dung ghi nhớ, SGK.

c. Phương thức hoạt động: Hoạt động cá nhân.

d. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá học sinh.

- Giáo viên đánh giá học sinh.

đ. Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ:

GV: Những bộ phận tạo thành văn học việt Nam dó là gì và nội dung phản ánh của văn học dân gian và giá trị của văn học VN?

GV: Thực hiện hoạt động cá nhân hoàn thành yêu cầu trên vào vở ghi trong thời gian 5

phút.

* Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: Học sinh vẽ sơ đồ tư duy vào vở.

* Dự kiến sản phẩm:

?Nội dung của phần TK ghi nhớ ở

tiết 1?

(Đèn chiếu phần ghi nhớ)

Ghi nhớ SGK Trang 194.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (5 phút)

a. Mục tiêu:

- Củng cố, khắc sâu kiến thức vừa tìm hiểu.

- Rèn kĩ năng phát hiện, kĩ năng phân tích.

- Học sinh có ý thức chủ động vận dụng kiến thức vào hoàn thành bài tập.

b. Nhiệm vụ: Hoàn thành các bài tập trong SGK/ 194

c. Phương thức hoạt động: Hoạt động cá nhân.

d. Sản phẩm: Hoàn thành vào vở.

đ. Phương án kiểm tra đánh giá

- Học sinh đánh giá học sinh.

- Giáo viên đánh giá học sinh.

e. Tiến trình hoạt động:

(1)Giao nhiệm vụ: HĐ cá nhân

-GVgiao nhiệm vụ cho h/s

(2)H/s thực hiện nhiệm vụ

-H/s thực hiện nhiệm vụ

-GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết

(3)Báo cáo kết quả

-Gọi 1 h/s trinh bày

-Các bạn khác nhận xét bổ sung

Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của câu hỏi 4? SGK/ 5

HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG (2 phút)

a. Mục tiêu:

- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

- Có ý thức tự giác.

b. Nhiệm vụ: Hoàn thành bài tập trong sfk

c. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân.

d. Sản phẩm hoạt động: Hoàn thành vào vở bài tập.

đ. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Kiểm tra vào buổi học sau.

- Giáo viên đánh giá học sinh.

e. Tiến trình hoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 4 /T 194

- GV hướng dẫn:

* Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ về nhà hoàn thành.

* Đánh giá sản phẩm:

Kiểm tra vào tiết học sau.

Giáo viên đánh giá học sinh.

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO (1 phút)

a. Mục tiêu:

- HS tiếp tục tìm hiểu thêm để củng cố và mở rộng kiến thức vừa học.

- Học sinh có ý thức tự giác tìm tòi mở rộng kiến thức.

b. Nhiệm vụ:

- Sưu tầm một số bài tác phẩm truyện trung

- Ghi lại nội dung chính của bài viết đó.

c. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân.

d. Sản phẩm hoạt động: Hoàn thành vào vở ghi chép.

đ. Phương án kiểm tra, đánh giá: Kiểm tra vào thời gian học buổi chiều.

e. Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- Sưu tầm một số tác phẩm truyện trung đại. Ghi lại nội dung chính của bài viết đó.

* Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- HS về sưu tầm viết vào vở ghi chép thêm của môn Ngữ văn.

* Phương án kiểm tra, đánh giá:

Kiểm tra vào buổi học sau.

Giáo viên nhận xét ý thức học tập của học sinh.

GV: yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tư duy hệ thống lại kiến thức đã học vào vở ghi.

* Dặn dò:

  • Về hoàn thành các bài tập 4/194 và chuẩn bị tiết 165

IV. Rút kinh nghiệm

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần 34: Bài :

Tiết 1: TỔNG KẾT VĂN HỌC

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Tiếp tục nắm được những kiến thức cơ bản về thể loại, về nội dung và những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của các văn bản đã được học trong chương trình Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9.

2. Năng lực:

a. Các năng lực chung:

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

b. Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực nghe, nói, đọc, viết, phân tích, khái quát, tổng hợp vấn đề, tạo lập văn bản

3. Phẩm chất:

- Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt.

- Tự lập, tự tin, tự chủ.

- Có ý thức tự giác, tích cực học tập.

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

  • Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập

2. Chuẩn bị của học sinh: Nội dung kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học:

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

- Dạy học hợp tác

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

- Dạy học dự án: T

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

- Kỹ thuật “khăn trải bàn”

- Kỹ thuật “bản đồ tư duy”

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

- Kĩ thuật công đoạn

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung (ghi bảng)

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU(5 phút)

1. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu chung về Vh dân tộc

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động nhóm: Kể tên những VB thuộc Vh dân gian mà em biết, sắp xếp theo mẫu:

- Thi: Ai nhanh hơn

Thể loại

VB

Truyền thuyết

Cổ tích

Truyện ngụ ngôn

Truyện cười

3. Sản phẩm hoạt động: Trình bày phiếu học tập…

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá lẫn nhau

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

Kể tên những VB thuộc Vh dân gian mà em biết , sắp xếp theo mẫu:

-Thi: Ai nhanh hơn

Thể loại

VB

Truyền thuyết

Cổ tích

Truyện ngụ ngôn

Truyện cười

-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề: HS hệ thống dược các VB dân gian theo thể loại, tránh nhầm lẫn với VH hiện đại

- Giáo viên yêu cầu…

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh trong nhóm ghi vào phiếu học tập

- Giáo viên quan sát

- Dự kiến sản phẩm…

*Báo cáo kết quả: Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học …

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học…

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: A. Nhìn chung về nền văn học Việt Nam(10 phút)

HĐ 1: Các bộ phận hợp thành nền VH Việt Nam

1. Mục tiêu:

- HS bước đầu nắm được diện mạo của VH VN gồm hai bộ phận: VH dân gian và VH viết

2. Phương thức thực hiện:

* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà.

* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm.

* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

….

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu: thảo luận nhóm câu hỏi

1. VHVN được cấu tạo gồm các bộ phận nào

2. Nêu đặc điểm cơ bản của từng bộ phận VH

- Học sinh tiếp nhận…

3. Lấy ví dụ một vài VB minh họa cho từng bộ phận Vh

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh thảo luận nhóm

- Giáo viên quan sát điều chỉnh…

- Dự kiến sản phẩm:

1. VH dân gian: Được hình thành từ thời xa xưa và tiếp tục được bổ sung phát triển trong các thời kỳ lịch sử tiếp theo; nằm trong tổng thể văn hoá dân gian

- Là sản phẩm của ND được lưu truyền bằng miệng.

- Có vai trò nuôi dưỡng tâm hồn trí tuệ của ND là kho tàng cho VH viết khai thác, phát triển.

- Tiếp tục phát triển trong suốt thời kì trung đại khi VH viết đã ra đời.

- Về thể loại: Phong phú: Thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn, vè, truyện thơ, chèo, tuồng đồ, ca dao-dân ca.

2. VH viết:

- Xuất hiện từ TK X – hết TK XIX

- Bao gồm: VH chữ Hán, VH chữ Nôm, VH chữ quốc ngữ.

+Ví dụ: Nam quốc Sơn Hà (chữ Hán)

+Ví dụ: Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Hồ Xuân Hương (chữ Nôm).

-Các TP chữ Hán: chứa chan tinh thần dân tộc, cốt cách của người VN.

-Các TP chữ Nôm: Phát triển phong phú kết tinh thành tựu nghệ thuật và giá trị tư tưởng.

-Các TP chữ quốc ngữ xuất hiện từ cuối TK XIX.

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Hoạt động 2 : II/ Tiến trình lịch sử VHVN (10p)

1. Mục tiêu: HS nắm được một cách khái quát tiến trình lịch sử VH VN

2. Phương thức thực hiện: Thảo luận nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: Phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

HS tự đánh giá nhận xét lẫn nhau

5. Tiến trình hoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên:HS thảo luận nhóm, cặp đôi

câu hỏi nhóm:

? VHVN được chia mấy thời kỳ chủ yếu?

Nêu tên gọi và nội dung khái quát mỗi thời kì?

Cặp đôi:

?Minh họa bằng một số VB?

- Học sinh tiếp nhận…

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh thảo luận

- Giáo viên quan sát, định hướng

- Dự kiến sản phẩm:

* VHVN phát triển trong sự gắn bó mật thiết với LS dân tộc.

* VHVN phát triển chủ yếu qua 3 thời kì:

Giai đoạn PT

Đặc điểm

Tác giả, tác phẩm tiêu biểu

Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX

VH thời phong kiến

Nguyễn Trãi,

Nguyễn Du,

Hồ Xuân Hương

Từ đầu TK X → Cuối TK XIX

Có ảnh hưởng văn hóa phương Tây, phát triển theo hướng hiện đại hóa

Tản Đà, Thế Lữ,

Xuân Diệu, Ngô Tất

Tố, Vũ Trọng Phụng,

Nam Cao, Tô Hoài,

Tố Hữu…

Từ sau CMT8/1945 → nay

Tiếp tục PT theo hướng hiện đại hóa, phán ánh đời sống tâm hốn người VN mới trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc

Nguyễn Đình Thi,

Nguyễn Khải,

Nguyễn Minh Châu,

Nguyễn Quang Sáng,

Bằng Việt, Lê Minh

Khuê,Viễn Phương,

Thanh Hải…

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Hoạt động 3: III/ Mấy nét đặc sắc nổi bật của VH VN (10 phút)

1. Mục tiêu: HS nắm được những nét đặc sắc về giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật được thể hiện trong các văn bản

2. Phương thức thực hiện: HS cặp đôi

3. Sản phẩm hoạt động: trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

5. Tiến trình hoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên

1. Nêu những đặc điểm chính về giá trị nội dung tư tưởng của nền VHVn? Nét nổi bật trong nội dung tư tưởng được thể hiện bao trùm lên cac Vb là gì? Chứng minh?

2. Những thành tựu đặc sắc về nghệ thuật được sử dụng qua các VB?

- Học sinh tiếp nhận…

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh trao đổi thảo luận cặp đôi

- Giáo viên hướng dẫn

- Dự kiến sản phẩm:

1)Về nội dung

-Tinh thần yêu nước, ý thức cộng đồng là một nội dung tư tưởng đậm nét, xuyên suốt.

VD: + Nam Quốc Sơn Hà ( Lí Thường Kiệt), Chiếu dời đô ( Lí Công Uẩn), Bình ngô đại cáo( Nguyễn Trãi);

+Thơ văn Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Tố Hữu

-Tinh thần nhân đạo: Truyện Kiều ( Nguyễn D), Thơ Hồ Xuân Hương, Truyền kì mạn lục( Nguyễn Dữ)…

-Sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan.: Hồ Xuân Hương, Hồ Chí Minh, Tố Hữu…

2)Về nghệ thuật:

-Các TPVH không phải là hướng tới sự bề thế đồ sộ phi thường mà là vẻ đẹp tinh tế, hài hoà, giản dị, vẻ đẹp ở ngôn từ trong thơ và văn xuôi.

VD: thơ thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú, thơ cổ phong…

-Thơ Nôm kết tinh cao nhất là Truyện Kiều.

-Văn xuôi truyện ngắn phong phú và đặc sắc hơn.

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (7 PHÚT)

1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức

2. Phương thức thực hiện:

- Hỏi - đáp

- Viết

3. Sản phẩm hoạt động: bài viết HS

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: HS đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên nêu câu hỏi

Cặp đôi:

1.Nêu tên một số VB thuộc bộ phận VH dân gian và VH viết?căn cứ vào yếu tố nào em biết?

2. Những Vb trong chương trình Ngữ văn 9 mà em đã học thuộc những giai đoạn nào?

3. Kể lại một truyện cười mà em thích? Phân tích tiếng cười lạc quan, niềm vui cuộc sống trong truyện đó?

- Học sinh tiếp nhận…

HĐ cá nhân:

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh suy nghĩ, thảo luận

- Giáo viên định hướng

- Dự kiến sản phẩm…

1.HS nêu được chính xác tên một số VB thuộc hai bộ phận VH nói và viết

2. Kể tên các Vb trong chương trình lớp 9 chủ yếu thuộc hai giai đoạn phát triển:

* VH trung đại( từ tk II- cuối TK XX): Chuyện Người con gái…; Hoàng Lê…, Tr. Kiều, Chuyện cũ trong phủ chúa…

* VH hiện đại: Đồng chí, Bài thơ…

3. HS kể lại nôi dung câu chuyện, chỉ ra yếu tố gây cười thể hiện tinh thần lạc quan…

-*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG (02 PHÚT)

1. Mục tiêu: VH thời phong kiến

2. Phương thức thực hiện: cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: bài viết

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

5. Tiến trình hoạt động

Giáo viên:

? Viết đoạn văn ( 5- 7 câu) trình bày cảm nhận về một bài ca dao mà em yêu thích?

HS tiếp nhận, suy nghĩ viết bài

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO (02 PHÚT)

1. Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

2. Phương thức thực hiện: về nhà tìm hiểu

3. Sản phẩm hoạt động:

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

5. Tiến trình hoạt động

GV: nêu câu hỏi:

? Tìm hiểu về các tác giả, tác phẩm ở địa phương, sắp xếp theo tiến trình phát triển VHVNA

A. Nhìn chung về nền VH Việt Nam

I)Các bộ phận hợp thành nền VH Việt Nam.

VHVN được tạo thành từ hai bộ phận lớn: Văn học dân gian, VH viết.

a)Văn học dân gian:

b)Văn học viết

II/ Tiến trình lịch sử VHVN

* VHVN phát triển trong sự gắn bó mật thiết với LS dân tộc.

* VHVN phát triển qua 3 thời kì lớn:

- Từ đầu TK X →Cuối TK XIX

- Từ TK XX →1945

- Từ sau CMT8/1945 → nay.

Thời kì thứ ba chia làm 2 giai đoạn

+ Giai đoạn 1945→1975

+ Từ sau 1975→nay.

III/ Mấy nétđặc sắc nổi bật của VH VN

1)Về nội dung tư tưởng

-Tinh thần yêu nước, ý thức cộng đồng là một nội dung tư tưởng đậm nét, xuyên suốt.

-Tinh thần nhân đạo.

-Sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan.

2)Về nghệ thuật:

- Vẻ đẹp tinh tế, hài hoà, giản dị, cô động, hàm súc ở ngôn từ trong thơ và văn xuôi.

-Thơ Nôm kết tinh cao nhất là Truyện Kiều.

-Văn xuôi truyện ngắn phong phú và đặc sắc hơn.

* Ghi nhớ

IV. Rút kinh nghiệm

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần 34: Tiết : TỔNG KẾT VĂN HỌC

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Tiếp tục nắm được những kiến thức sơ lược về một số thể loại VH thuộc: VH dân gian, VH trung đại, VH hiện đại

2. Năng lực:

a. Các năng lực chung:

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

b. Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực nghe, nói, đọc, viết, phân tích, khái quát, tổng hợp vấn đề, tạo lập văn bản

3. Phẩm chất:

- Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt.

- Tự lập, tự tin, tự chủ.

- Có ý thức tự giác, tích cực học tập.

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

  • Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, khăn phủ bàn

2. Chuẩn bị của học sinh: Nội dung kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

- Dạy học nghiên cứu tình huống.

- Dạy học hợp tác

…..

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

….

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

- Dạy học dự án

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

……

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

- Kỹ thuật “khăn trải bàn”

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm

- Đóng vai

…….

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

- Kĩ thuật công đoạn

….

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

……

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

….

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

……

2. Tổ chức các hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung (ghi bảng)

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU(5 phút)

1. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu chung về Vh dân tộc

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động nhóm

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng …

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề

- Giáo viên yêu cầu:

Đóng vai một nhân vật trong Vb em được học trong chương trình Ngữ văn mà mình thích, kể lại những điều liên quan đến bản thân trong Vb cụ thể? Nóirõ lí do tại sao thích VB ( nhân vật )đó

- Học sinh suy nghĩ, trình bày

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh…

- Giáo viên…

- Dự kiến sản phẩm…

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học

Từ nhân vật được nhắc đến đã thể hiện đời sống tinh thần và tâm hồn người Việt. Nhân vật Vh còn thể hiện ngòi bút nghệ thuật của tác giả. Để hiểu thêm những điều này chúng ta tìm hiểu tiếp bài học.

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học…

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Cơ sở để phân chia các thể loại ( 10p)

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cặp đôi

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động: trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu:

1. Em hiểu thế nào là thể loại VH?

2. Dựa vào cơ sở nào để các nhà lí luận VH phân chia các thể loại Vh?

3. Đặc điểm của thể loại Vh?

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh…

- Giáo viên…

- Dự kiến sản phẩm:

1. Thể loại VH: Là sự thống nhất giữa một loại nội dung với một loại hình thức VB và phương thức chiếm lĩnh đời sống.

2. Có nhiều quan điểm khác nhau: Có thể chia thành các thể loại chủ yếu: Tự sự, trữ tình và kịch. Ngoài ra còn có loại nghị luận

3. Đặc điểm thể loại VH:

+ Mang tính đặc thù của mỗi nền, mỗi khu vực

+ Nó vừa có tính ổn định, vừa có khả năng biến dổi.

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Hoạt động 2 : I) Một số thể loại VH dân gian:

(10 phút)

1. Mục tiêu: HS nắm được các thể loại chủ yếu của VH DG

2. Phương thức thực hiện: cặp đôi

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

5. Tiến trình hoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên:đưa câu hỏi

1. VHDG có những thể loại chủ yếu nào?

2. Nêu một số VB minh họa cho từng thể loại/

- Học sinh tiếp nhận…

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh thảo luận cặp đôi

- Giáo viên…

- Dự kiến sản phẩm:

Một số thể loại VH dân gian:

-Tự sự dân gian: gồm các truyện truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn, truyện thơ ( VD: những VB truyện DG lớp 6)

- Trữ tình dân gian: Ca dao, dân ca ( tục ngữ, ca dao lớp 7)

- Chèo và Tuồng: Quan Âm THị Kính,

- Ngoài ra tục ngữ coi là một dạng đặc biệt của nghị luận: tục ngữ, câu đố: lớp 7

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Hoạt động 3: II/ Một số thể loại VH trung đại ( 13 p)

1. Mục tiêu: HS hệ thống được các thể loại VH trung đại, một số đặc điểm và thành tựu nổi bật của nền VH thời kì này

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động nhóm, kĩ thuật công đoạn

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu

1. CĐ1: VHDG gồm những thể loại nào?

2. CĐ2: Nguồn gốc, đặc trưng tiêu biểu từng thể loại?

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh thảo luận nhóm

- Giáo viên hướng dẫn

- Dự kiến sản phẩm:

1.

Thơ

( trữ tình)

Truyện, kí

( tự sự)

Truyện thơ Nôm( lục bát)

Nghị luận

Đường luật

Chữ Hán

Tuyện Kiều…

Chiếu

Ngũ ngôn

Chữ Nôm

Lục Vân Tiên

Cáo

Tứ tuyệt

Kí sự

Hịch

Bát cú

Tùy bút

Biểu

Cổ phong

Luận( luận về phép học)

Trường thiên

Ngâm

2. Nguồn gốc, đặc điểm

a Thơ:

* Các thể thơ: có nguồn gốc thơ ca Trung Quốc

+ Thể cổ phong: Không cần tuân theo vần, hiên, luật, chữ, số câu trong bài thơ

VD: Côn Sơn ca (Nguyễn Trãi) .Chinh Phụ Ngâm (Viết bằng chữ Hán của Đặng Trần Côn).

+ Thể Đường Luật: Quy định khá chặt chẽ về thanh, đối, số câu, số chữ, cấu trúc thể hiện nhiều dạng

Ví dụ: Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan),Bạn Đến Chơi Nhà (Nguyễn Khuyến)

* Các thể thơ có nguồn gốc dân gian

-Thể thơ lục bát ( thơ 6/8)

-Thể song thất lục bát (2 câu 7/6/8)

VD: Chinh Phụ Ngâm - Đoàn Thị Điểm.

b)Các thể truyện, kí

-Ví dụ: “Truyền kì mạn lục” – Nguyễn Dữ.

“Thượng Kinh Kí Sự”- Lê Hữu Trác...

-Kể về các nhân vật lịch sử, các anh hùng, về phụ nữ; có truyện còn mang yếu tố kì ảo tưởng tượng.

c)Truyện thơ Nôm

-Viết chủ yếu là thơ lục bát; có cốt truyện nhân vật...giàu chất trữ tình.

-Truyện thơ nôm: Bình dân (khuyết danh); bác học đỉnh cao là kiệt tác truyện Kiều của Nguyễn Du.

d)Một số thể văn nghị luận:

-Các dạng thể: Chiếu, biểu, hịch, cáo; có sự kết hợp giữa tư tưởng lí lẽ với tình cảm, cảm xúc, lập luận chặt chẽ với hình ảnh phong phú; ngôn ngữ biểu cảm.

-Khái niệm về các dạng thể đó.

-Ví dụ: Chiếu Dời Đô (Lí Công Uẩn)

Hịch Tướng Sĩ (Trần Quốc Tuấn)

Bình Ngô Đại Cáo (Nguyễn Trãi)

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (3 PHÚT)

1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức ôn tập

2. Phương thức thực hiện: HĐ cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động: miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: trả lời câu hỏi

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên:

Hỏi- đáp

1. Có các thể loại VH nào?

2. Nêu một số các thể loại VH dân gian và đặc điểm tiểu biểu

HĐ cặp đôi

3. VH trung đại gồm những thể loại nào?

4. Chọn một số VB thuộc VH trung đại. Chỉ ra những đặc điểm chínhvề thể loại được thể hiện ở VB cụ thể

- Học sinh tiếp nhận…

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhắc lại kiến thức-

- Dự kiến sản phẩm:

- Câu hỏi 1,2,3: nội dung bài học

- Câu hỏi 4: HS có thể lấy một số VB minh họa cho tơ Đường luật(Vào nhà ngục…, Ngắm trăng), hoặc Truyện thơ Nôm( Tr. Kiều)

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG (01 PHÚT)

1. Mục tiêu: Thực tế hóa kiến thực bài học trên những VB cụ thể

2. Phương thức thực hiện: cá nhân làm việc ở nhà

3. Sản phẩm hoạt động: bài viết

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

5. Tiến trình hoạt động: Gv đưa bài tập

1.Chọn một vài VB đã được học trong chương trình Ngữ văn 6-9 mà em thích, phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật được sử dụng trong VB đó.

2. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về một nhân vật VH trung đại mà em thích nhất?

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO (PHÚT)

1. Mục tiêu: HS tìm hiểu Vh địa phương thuocj nền VH DG và Trung đại

2. Phương thức thực hiện: cá nhân, người thân…

3. Sản phẩm hoạt động: Bài viết

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

5. Tiến trình hoạt động

B. Sơ lược về một số thể loại VH

1. Thể loại VH là gì?

2. Các thể loại chủ yếu: Tự sự, trữ tình, kịch, Nghị luận

3. Đặc điểm của thể loại VH

I)Một số thể loại VH dân gian:

- Tự sự dân gian: gồm các truyện truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn, truyện thơ

- Trữ tình dân gian: Ca dao, dân ca

- Chèo và Tuồng.

- Nghị luận: tục ngữ, câu đố

II/ Một số thể loại VH trung đại

  1. Các thể loại VH trung đại

2. Nguồn gốc, đặc điểm một số thể loại VHDG:

a. Thơ:

* Thể thơ nguồn gốc TQ

- Thể cổ phong: Không cần tuân theo vần, hiên, luật, chữ, số câu trong bài thơ

- Thể Đường Luật: Quy định khá chặt chẽ về thanh, đối, số câu, số chữ, cấu trúc thể hiện nhiều dạng

* Các thể thơ có nguồn gốc dân gian

-Thể thơ lục bát

-Thể song thất lục bát câu

b)Các thể truyện, kí

c)Truyện thơ Nôm

d)Một số thể văn nghị luận: Chiếu, Cáo, Hịch, Tấu…

IV. Rút kinh nghiệm

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần 34: Tiết : TỔNG KẾT VĂN HỌC

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Tiếp tục nắm được những kiến thức sơ lược về một số thể loại VH thuộc: VH dân gian, VH trung đại, VH hiện đại

2. Năng lực:

a. Các năng lực chung:

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

b. Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực nghe, nói, đọc, viết, phân tích, khái quát, tổng hợp vấn đề, tạo lập văn bản

3. Phẩm chất:

- Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt.

- Tự lập, tự tin, tự chủ.

- Có ý thức tự giác, tích cực học tập.

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước (nếu có)…

2. Chuẩn bị của học sinh: Nội dung kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

- Dạy học nghiên cứu tình huống.

- Dạy học hợp tác

…..

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

….

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

- Dạy học dự án

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

……

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

- Kỹ thuật “khăn trải bàn”

- Kỹ thuật “bản đồ tư duy”

….

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm

- Đóng vai

…….

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

- Kĩ thuật công đoạn

….

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

……

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

….

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

……

2. Tổ chức các hoạt động

Tiến trình hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung (ghi bảng)

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU(5 phút)

1. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu chung về Vh dân tộc

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cặp đôi lên viết bảng

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày bảng hoặc (phiếu học tập)…

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề

- Giáo viên yêu cầu

Trò chơi tiếp sức: Ai nhiều hơn?

Hai đội chơi, có thể thay nhau viết

- Đội nào tìm nhiều VB sẽ thắng

1. Hãy ghi lại những VB mà em được học trong chương trình NGữ Văn THCS sáng tác trong giai đoạn từ đầu TK XX đến nay.

Hỏi- đáp:

2.Hãy nêu nhận xét so sánh của em về đặc điểm thể loại thơ hoặc truyện qua những VB em đã nêu?

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh phát hiện, trình bày

- Giáo viên quan sát

- Dự kiến sản phẩm…

1. Những VB thuộc VH hiện đại từ chương trình Ngữ văn lớp 6- lớp 9

2. HS có thể nêu ra những Yk khác nhau

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học …

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học…

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: (15 phút)

III/ Một số thể loại Vh hiện đại

1. Mục tiêu: Nắm được đặc điểm thể loại VH hiện đại; có sự kế thừa và phát triển từ Vh trung đại, những tính chất mới mẻ, hiện đại của VH thời kì này

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

- Hoạt động nhóm

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập của nhóm

- Trình bày miệng( cá nhân)

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu

? Vh hiện đại có những thể loại nào? Chỉ ra những thể loại không còn sử dụng, thể loại nào đã biến đổi?

c hiện nhiệm vụ

- Học sinh suy nghĩ, thảo luận

- Giáo viên hướng dẫn

- Dự kiến sản phẩm…

1.

Tự sự

Trữ tình

Kịch

Nghị luận

Truyện ngắn, cực ngắn

Truyện vừa

Truyện dài ( tiểu thuyết, trường thiên)

Bút kí

Kí sự

Phóng sự

Tùy bút

Nhật kí

Thơ mới

Thơ tự do

Thơ văn xuôi

Trường ca

Kịch nói

Chính kịch

Bi kịch

Hài kịch

Nghị luận xã hội

Nghị luận thơ văn

- Đặc điểm:Có sự kế thừa, biến đổi; các thể loại phong phú đa dạng

- Các thể loại k còn sử dụng: chiếu. cáo, hịch, biểu

- Nhiều thể loại du nhập từ phương Tây: kịch nói, phóng sự, phê bình văn học…

- Các thẻ loại kế thừa và đổi mới: thơ mới, thơ 8 tiếng, thơ tự do, văn xuôi, …

Truyện ngắn, truyện vừa, truyện- kí, tiểu thuyết, các phê bình VH…

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Hoạt động 2: C/ Luyện tập (20 phút)

1. Mục tiêu: Củng cố lại những kiến thức về VHVN qua ba tiết ôn tập

2. Phương thức thực hiện: cá nhân, nhóm, cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động:

- Bản đồ tư duy

- trình bày miệng, phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

HS tự đánh giá

5. Tiến trình hoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên nêu câu hỏi

- Học sinh tiếp nhận…

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh suy nghĩ, thảo luận…

- Giáo viên hướng dẫn

- Dự kiến sản phẩm

1. HS lên bảng vẽ sơ đồ tư duy

2. Nét nổi bật nội dung tư tưởng bao trùm VHVN: tinh thần yêu nước và giá trị nhân đạo…

3. Phiếu học tập: Bảng so sánh về sự khác nhau về hình ảnh con người VN trước và sau cách mạng tháng 8/1945. Chứng minh qua một số Vb cụ thể

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG (10 PHÚT)

1. Mục tiêu: HS tạo lập VB

2. Phương thức thực hiện: cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: bài viết ở nhà.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: HS kiểm tra lẫn nhau

5. Tiến trình hoạt động

- GV chuyển giao nhiệm vụ:

1. Cảm nhận nét đặc sắc về giá trị nghệ thuật bài thơ

“ Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh

2. Viết bài văn trình bày cảm nhận về vẻ đẹp anh bộ đội cụ Hồ qua bài thơ: “Đồng chí” của Chính Hữu và “ Bài thơ về tiểu đội xe không kinh” của Phạm Tiến Duât.

3. Suy nghĩ về một nhân vật văn học mà em thích.

III/ Một số thể loại Vh hiện đại

- Đặc điểm: Có sự kế thừa, biến đổi; các thể loại phong phú đa dạng

* Ghi nhớ( tr201)

C/ Luyện tập

1.Vẽ sơ đồ tư duy, trình bày tóm tắt các thể loại VHVN.

2. Nét nội bật về nội dung tư tưởng bao trùm nền VH VN là gì

3. Chỉ ra đặc điểm thơ mới có gì khác so với thơ lục bát hay thơ Đường luật?

4. Hình ảnh con người Việt Nam mới được phản ánh trong các truyện sau năm 1945 có gì khác với hình ảnh người nông dân Việt Nam trước năm 1945/ Hãy lấy một số VB để chứng minh?

IV. Rút kinh nghiệm

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần 34: Tiết 169,70:

ĐỀ KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM

MÔN NGỮ VĂN

THỜI GIAN: 90 PHÚT

I. THIẾT LẬP MA TRẬN

Mức độ

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tổng cộng

VD thấp

VD cao

Phần I: Đọc -hiểu văn bản ( Những ngôi sao xa xôi)

Nhớ và nhận biết được đoạn trích trong tác phẩm và của tác giả nào ?

Hiểu được chủ đề của đoạn trích và tác dụng của cách đặt câu trong đoạn trích .

Viết được đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật trong đoạn trích.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

0,5

5%

1

1,5

15%

1

2

20%

3

4

40%

Phần II: Làm văn

Bài vưn cảm nhận về một nhân vật trong văn bản đã học

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

6

60%

1

6

60%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

1

0,5

5%

1

1,5

15%

1

2

20%

1

6

60%

4

10

100%

II. ĐỀ BÀI.

Phần I: (4điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi 1 đến 3:

“Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.”

Câu 1:(1 điểm) Đoạn văn trên gợi cho em nhớ đến tác phẩm nào, do ai sáng tác?

Câu 2: (1 điểm) Điều gì đã được kể trong đoạn truyện? Em có nhận xét gì về cách đặt câu và tác dụng của cách đặt câu ấy?

Câu 3: (2 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 từ) nêu cảm nhận của em về nhân vật trong đoạn trích.

( Ngữ văn 9, tập hai)

Phần II (6điểm)

Câu 4: “Sang thu” của Hữu Thỉnh không chỉ có hình ảnh đất trời nên thơ mà còn có hình tượng con người trước những biến chuyển của cuộc đời ở thời khắc giao mùa.

Hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ ý kiến trên.

III. HƯỚNG DẪN CHẤM.

CÂU

HƯỚNG DÃN CHẤM

ĐIỂM

Câu 1

(1 điểm)

Đoạn văn được trích trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê.

0,5 điểm

Câu 2

(2 điểm)

- Đoạn truyện tả tâm trạng của nhân vật Phương Định khi phá bom nổ chậm.

- Cách đặt câu đặc biệt ở chỗ: có những câu ngắn, câu tách ra từ một câu hoàn chỉnh như: Đất rắn…Nhanh lên một tí! …Một dấu hiệu chẳng lành…Hoặc là mặt trời nung nóng.

- Cách đặt câu như vậy tạo được nhịp nhanh cho đoạn truyện, phù hợp với tâm trạng hồi hộp, lo lắng…của nhân vật và diễn biến nhanh của hành động.

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 3

(2 điểm)

Viết đoạn văn cần đảm bảo các yêu cầu sau:

Về nội dung : Cần làm rõ tâm trạng hồi hộp, lo lắng; hành động nhanh, dứt khoát của nhân vật Phương Định khi phá bom nổ chậm

Về kĩ năng: Viết đoạn văn theo phép lập luận tổng hợp - phân tích – tổng hợp và đúng số từ quy định.

1 điểm

1 điểm

Câu 4

( 6 điểm )

A, Yêu cầu về kĩ năng:

- Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh.

- Biết vận dụng kĩ năng nghị luận kết hợp với các yếu tố miêu tả và biểu cảm để trình bày những cảm nhận về một bài thơ.

- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

B, Yêu cầu về kiến thức:

* Trên cơ sở những kiến thức đã học về kiểu văn nghị luận về bài thơ (hoặc đoạn thơ) và những hiểu biết về tác phẩm Sang thu của Hữu Thỉnh, học sinh trình bày những cảm nhận của học sinh về bài thơ.

* Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng những ý cơ bản sau.

1. Mở bài: - Giới thiệu tác giả Hữu Thỉnh và bài thơ Sang thu. Dẫn ý kiến.

- Nhận xét sơ bộ về bài thơ.

2. Thân bài: Nêu nhận xét làm sáng tỏ ý kiến.

- Cảm nhận về sự biến chuyển của đất trời lúc sang thu:

+ Sự cảm nhận qua nhiều giác quan, nhận ra những dấu hiệu của thu đến từ mơ hồ đến rõ nét: ban đầu là hương ổi, gió se rồi đến sương đầu ngõ, xa hơn là dòng sông, cánh chim, làn mây.

+ Cảnh vật mang nét đặc trưng của lúc giao mùa qua hoạt động tính chất: gió se, sông dềnh dàng, chim vội vã, sương chùng chình – Tập trung phân tích hình ảnh đặc sắc “ Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu”.

+ Sự tinh tế không chỉ thể hiện ở những từ ngữ diễn tả trạng thái sự vật mà còn ở cảm nhận bâng khuâng, xao xuyến của con người: bỗng, hình như thu đã về…

- Cảm nhận tinh tế của nhà thơ về thời tiết lúc giao mùa:

+ Những hiện tượng thời tiết mùa hè vẫn còn: nắng, mưa, sấm nhưng đã đổi thay theo bước đi của mùa hè. Điều đó được diễn tả qua những từ ngữ: vẫn, còn, bao nhiêu, vơi dần, bớt…

+ Hình ảnh hàng cây “đứng tuổi ” nét hạ qua thu tới. Học sinh phân tích hình ảnh đó.

3. Kết bài:

- Khung cảnh thiên nhiên vào thời giao mùa hạ - thu đẹp như một bức tranh làm xao động lòng người.

- Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về bài thơ.

0,5 điểm

4 điểm

(2 điểm)

(2 điểm)

0,5 điểm

IV. Rút kinh nghiệm

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần 35:

Bài. Tiết 175: TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KỲ II

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hiểu kĩ, nhớ đầy đủ  và hoàn chỉnh hơn những kiến thức trọng tâm đã học thông qua việc sửa bài kiểm tra văn học.

- Nhận thấy rõ những ưu khuyết điểm trong bài làm của mình.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sửa chữa những lỗi sai trong bài làm.

3. Thái độ: Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, lối sống giàu tình yêu thương con người thông qua nội dung kiểm tra.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung: Rèn cho học sinh năng lực phát hiện và tự giải quyết vấn đề.

b. Năng lực riêng: Năng lực nghe, nói, tạo lập văn bản.

3. Phẩm chất:

- Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt.

- Tự lập, tự tin, tự chủ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch dạy học

- Học liệu: Chấm bài của HS, chọn lọc những lỗi sai cơ bản của bài làm của học sinh. 2. Chuẩn bị của học sinh: Xem lại đề

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định lớp

2. Bài mới

Hoạt động 1: Chữa bài kiểm tra cho học sinh

( Theo đáp án trong giáo án kiểm tra)

Gv cho hs nhắc lại từng câu theo đề bài

Gv nêu đáp án của bài 

Hoạt động 2: Gv nhận xét bài làm của hs, đọc một số bài tiêu biểu:

+ Ưu điểm: Một số bài:

       - Trình bày sạch, đẹp

       - Nội dung câu trả lời rõ ràng, đúng trọng tâm

       - Đa số hs nắm được yêu cầu của đề bài.

       - Xác định được nội dung cần diễn đạt

       - Phần câu hỏi vận dụng cao có tập trung đầu tư tốt, hiểu được nội dung yêu cầu của đề và làm bám sát yêu cầu

       - Bài TLV xác định đúng thể loại, bài viết có cảm xúc, vận dụng tốt thể văn nghị luận. Đặc biệt có chú ý đến phần mở rộng.

GV: đọc bài làm tốt của học sinh.....

 +Tồn tại: Một số bài:

       - Viết sai lỗi chính tả nhiều; dùng từ không chính xác

       - Bài văn trình bày luộm thuộm

       - Câu trả lời chưa đúng trọng tâm; trình bày bài làm chưa khoa học

       - Bài văn chưa thể hiện được cảm xúc và chưa vận dụng tốt vào liên hệ cuộc sống.

       - Một số bài làm còn sơ sài, tỏ ra ít đầu tư

GV: Chỉ rõ tên học sinh cần rút kinh nghiệm.....

Hoạt động 3: Trả bài và sửa lại:

Gv hướng dẫn  hs sửa những lỗi sai cụ thể

Qua phần chữa và nhận xét trong bài làm các em sửa vào bảng dưới đậy.

Các yêu cầu:

Các lỗi cụ thể

Nguyên nhân mắc lỗi

Cách sửa

Về bố cục

Về dùng từ, diễn đạt

Về chính tả

Về ngữ pháp

Về thiếu ý, thừa ý

Hoạt động 4: Thống kê:

Loại giỏi:

Loại khá:

Loại TB:

Loại yếu:

3/Củng cố:  GV ghi điểm - Tổng kết, rút kinh nghiệm

4/ Dặn dò: Gv dặn hs chuẩn bị ôn thi vào 10 THPT.

IV. Rút kinh nghiệm

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................