Đề thi hk2 văn 9 sở gd quảng nam 2019-2020 có đáp án

Đề thi hk2 văn 9 sở gd quảng nam 2019-2020 có đáp án

4.8/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đề thi hk2 văn 9 sở gd quảng nam 2019-2020 có đáp án

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

QUẢNG NAM

ĐỀ CHÍNH THỨC

KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019-2020

Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!". 

Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng. 

(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)

(Ngữ văn 9, tập Hai, trang 9, NXB Giáo dục 2008)

Câu 1 (1.0 điểm). Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong câu: “Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá”. 

Câu 2 (1.0 điểm). Ghi lại câu văn có khởi ngữ và gạch dưới khởi ngữ đó.

Câu 3 (1.0 điểm). Xác định phép nối, phép thế được sử dụng trong phần trích trên.

Câu 4 (1.0 điểm). Qua phần trích, em có nhận xét gì về ngoại hình, tính cách của nhân vật tội?

Câu 5(1.0 điểm). Theo em, trong cuộc sống, có nên tự khen mình không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (5.0 điểm) 

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: 

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài ương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao...

Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước. 

(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ – 1980

....... Hết......

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019 - 2020

QUẢNG NAM Môn: NGỮ VĂN - Lớp 9

HƯỚNG DẪN CHẤM

(Hướng dẫn chấm này có 02 trang)

I. Hướng dẫn chung

- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. 

- Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm; tránh tâm lý ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sơ suất nhỏ. 

- Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm. Sau đó, làm tròn số đúng theo quy định.

II. Đáp án và thang điểm

PHẦN

ĐÁP ÁN

ĐIỂM

ĐỌC HIỂU

(5.0 điểm)

Câu 1. Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập

1.0

-Nói một cách khiêm tốn

- Thành phần tình thái

0,5

0,5

Câu 2. Ghi lại câu văn có khởi ngữ và gạch dưới khởi ngữ đó.

1.0

Câu có khởi ngữ: Con mắt tôi thì các anh lái xe bảo: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!".

- Khởi ngữ: mắt tôi

0.5

0.5

Câu 3: Phép nối, phép thể được sử dụng trong đoạn văn

1.0

- Phép nối: Còn (Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: "Cô có cái nhìn sao

mà xa xăm!")

- Phép thế: Nó (Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng)

0.5

0.5

Câu 4: Qua đoạn trích, em hiểu gì về ngoại hình, tính cách của nhân vật tôi?

1.0

Học sinh có thể diễn đạt khác nhau song nội dung phù hợp với yêu cầu của câu hỏi và không vi phạm các chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Sau

đây là gợi ý:

- ngoại hình: trẻ trung, xinh đẹp,...

- tính cách: tự tin, lạc quan, yêu đời,...

0.5

0.5

Câu 5: Theo em, trong cuộc sống có nên tự khen mình không? Vì sao?

1.0

Học sinh có thể đưa ra nhiều ý kiến khác nhau miễn sao lý giải hợp lý và không vi phạm các chuẩn mực đạo đức, pháp luật.

Sau đây là gợi ý:

a. Nên tự khen mình. Vì: Trước những kết quả, tiến bộ đạt được, ta cần khen mình để ghi nhận sự nỗ lực, có thêm niềm vui, niềm tin vào phẩm chất, năng lực của bản thân trong cuộc sống.

b. Không nên tự khen mình. Vì bản thân mình nên để người khác đánh giá sẽ khách quan hơn; tự khen mình dễ rơi vào chủ quan, ảo tưởng.

c. Nên tự khen mình nhưng cần phải đúng lúc, đúng sự việc, kết quả. Đồng thời, phải biết lắng nghe nhận xét, khen chê của người khác để hoàn thiện bản thân mình.

Lưu ý: Học sinh có bày tỏ ý kiến chấm 0,25 điểm. Phần lý giải tùy vào mức độ, chấm tối đa 0,75 điểm.

LÀM VĂN

(5.0 điểm)

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: ....

1. Yêu cầu chung: 

5- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận về đoạn thơ.

-- Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

-- Sử dụng phù hợp các thao tác lập luận.

2

22. Yêu cầu cụ thể:

aa) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:

T-Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. 

- Phần mở bài: Biết dẫn dắt hợp lí và giới thiệu được đoạn thơ.

- Phần thân bài: Triển khai được các luận điểm để làm sáng tỏ các giá trị của đoạn thơ, 

- Phần kết bài: Khái quát được vấn đề, thể hiện được ấn tượng, cảm xúc.

0.5

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Đoạn thơ trong bài thơ “Mùa

xuân nhỏ nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải.

0.5

c. Triển khai vấn đề nghị luận phù hợp: Học sinh vận dụng các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; có thể tổ chức bài viết theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau:

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ

0.5

* Cảm nhận về đoạn thơ:

- Cảm xúc về mùa xuân thiên nhiên.

+ Bức tranh mùa xuân tươi đẹp với không gian thoáng đãng, sắc màu tươi thắm, âm thanh vang vọng...

+ Cảm xúc say sưa, ngây ngất; sự trân trọng, nâng niu vẻ đẹp mùa xuân.

- Cảm xúc về mùa xuân của đất nước.

+ Ngợi ca cuộc sống mới, ngợi ca những con người thầm lặng cống hiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Lạc quan tin tưởng, tự hào về tương lai tươi sáng của đất nước.

2

*Đánh giá chung:

- Đoạn thơ với hình ảnh thơ đẹp, giọng thơ vui, giàu nhạc tính; sử dụng hiệu quả các biện pháp tu từ,...

- Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân đất nước trong hối hả cuộc sống dựng xây; thể hiện lòng yêu đời, yêu sống; tình yêu thiết tha, niềm tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước.

1

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ; thể hiện tình cảm, suy nghĩ sâu sắc về nội dung đoạn thơ.

0.25

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

0.25