Đề thi chọn hsg văn 9 thcs giáp trung 2021-2022 có đáp án

Đề thi chọn hsg văn 9 thcs giáp trung 2021-2022 có đáp án

4.7/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đề thi chọn hsg văn 9 thcs giáp trung 2021-2022 có đáp án

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

UBND HUYỆN BẮC MÊ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG PTDTBT THCS NĂM HỌC: 2021 – 2022

GIÁP TRUNG MÔN: Ngữ Văn – Lớp 9

Đề chính thức

(Thời gian làm bài: 150 phút không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2.0 điểm)

Xác định và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

“Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,

Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa,

Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,

Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh...”

(Trích Chợ Tết, Đoàn Văn Cừ, Thi nhân Việt Nam, NXBVH 1997)

Câu 2 (6.0 điểm)

Trong bài thơ Quê hương, Đỗ Trung Quân viết:

“...Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi...”

Từ ý thơ trên, em hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 15 câu) bày tỏ suy nghĩ của mình về quê hương.

Câu 3 (12đ)

Hình tượng người phụ nữ Việt Nam qua các tác phẩm văn học trung đại mà em được học ở THCS.

_________________Hết________________

( Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)

************************************************

UBND HUYỆN BẮC MÊ ĐÁP ÁN THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG PTDTBT THCS NĂM HỌC: 2021 – 2022

GIÁP TRUNG MÔN: Ngữ Văn – Lớp 9

II. Yêu cầu cụ thể

Câu 1 (2.0 điểm)

1. Yêu cầu về kĩ năng:

- Đảm bảo một đoạn văn hoàn chỉnh, chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả.

2. Yêu cầu về kiến thức

Cần đáp ứng một số ý chính sau:

Nội dung

Điểm

- Xác định biện pháp tu từ:

+ Nhân hóa: giọt sữa; nháy hoài; ôm ấp; thoa son

+ So sánh: Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa

1.0

0.5

0.5

- Giá trị nghệ thuật của các biện pháp tu từ

Bằng biện pháp so sánh và nhân hóa Đoàn Văn Cừ đã thổi hồn vào thiên nhiên, biến chúng thành những sinh thể sống. Đó là vẻ đẹp tinh khôi đầy hấp dẫn qua so sánh “sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa”; vẻ tinh nghịch, nhí nhảnh của tia nắng tía; cái thướt tha, điệu đà trong dáng “uốn mình” của núi và cảm giác yên bình, ấm áp trong khung cảnh “đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh”.

=> Thiên nhiên đang cựa mình trong buổi sớm mùa xuân. Cảnh vật toát lên vẻ rực rỡ, lấp lánh trong sự tinh khôi, trong trẻo, mượt mà. nghĩnh: “rỏ,

1.0

Câu 2 (6.0 điểm)

1. Yêu cầu về kĩ năng:

- Biết cách làm một bài nghị luận xã hội: hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, giàu cảm xúc, hình ảnh.

- Biết kết hợp các thao tác lập luận, bố cục hợp lí, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.

2. Yêu cầu về kiến thức

Cần đáp ứng một số ý chính sau:

Nội dung

Điểm

1. Giải thích

1.0

- Cách so sánh độc đáo, thú vị: quê hương là mẹ.

- Qua cách so sánh, nhà thơ khẳng định tình cảm gắn bó của con người với quê hương.

0.5

0.5

2. Bàn luận

4.0

- Lời thơ mộc mạc, giản dị nhưng chứa đựng những tình cảm chân thành, sâu sắc của tác giả đối với quê hương: tình cảm với quê hương là tình cảm tự nhiên mang giá trị nhân bản, thuần khiết trong tâm hồn mỗi con người.

- Quê hương chính là nguồn cội, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi gắn bó, nuôi dưỡng sự sống, đặc biệt là đời sống tâm hồn của mỗi người. Quê hương là bến đỗ bình yên, là điểm tựa tinh thần của con người trong cuộc sống. Dù đi đâu, ở đâu hãy luôn nhớ về nguồn cội.

- Đặt tình cảm với quê hương trong quan hệ với tình yêu đất nước, hướng về quê hương không có nghĩa chỉ hướng về mảnh đất nơi mình sinh ra mà phải biết hướng tới tình cảm lớn lao, thiêng liêng bao trùm là Tổ quốc, là Đất nước để Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.

- Có thái độ phê phán trước những hành vi suy nghĩ chưa tích cực về quê hương: chê quê hương nghèo khó lạc hậu....

1.0

1.0

1.0

1.0

3. Bài học nhận thức và hành động

1.0

- Có nhận thức đúng đắn về tình cảm với quê hương

- Có ý thức tu dưỡng, học tập, phấn đấu xây dựng quê hương

0.5

0.5

Câu 3:

I/ Mở bài; Dẫn dắt vấn đề nghị luận: Phụ nữ là trung tâm của cái đẹp, chính vì vậy hình ảnh người phụ nữ đã trở thành đề tài quen thuộc trong văn học từ xưa đến nay…

Nêu vấn đề: VHTĐ Việt Nam đã có không ít những tác phẩm viết về người phụ nữ ( Chuyện người con gái Nam Xương, Chinh phụ ngâm khúc,Bánh trôi nước, Truyện Kiều…).

-Họ đều là những người phụ nữ đẹp vẹn toàn nhưng số phận lại đầy đau khổ, bi thương…

II/Thân bài

1/ Trước hết ta bắt gặp trong các tác phẩm một điểm chung ở người phụ nữ: họ đều là hiện thân của cái đẹp.

- Nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương là người phụ nữ có “ tư dung tốt đẹp”. Nguyễn Dữ không đặc tả rõ nét nhưng ta có thể hình dung ra vẻ đẹp thuần khiết, bình dị, dân dã, đôn hậu của người thôn nữ chất phác…

- Nhân vật trữ tình trong Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương: “ Thân em vừa trắng lại vừa tròn”-> vẻ đẹp trắng trẻo, đầy đặn, tròn trịa, căng tràn sức sống…

- Thúy Vân trong Truyện Kiều:

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da

Vẻ đẹp của Thúy Vân là hội tụ tất cả những chuẩn mực về cái đẹp của thiên nhiên…

- Thúy Kiều: Cái đẹp về cả tài và sắc

Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn

Làn thu thủy, nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh

-Vẻ đẹp của Kiều được Nguyễn Du khéo léo gợi lên qua đôi mắt: đôi mắt đẹp trong veo như nước mùa thu, đôi lông mày thanh tú như nét núi mùa xuân. Vẻ đẹp tuyệt mĩ của Kiều đến mức cả hoa, liễu…những tạo vật xinh đẹp của thiên nhiên phải hờn ghen. Không chỉ đẹp Kiều còn đa tài: cầm, kì, thi, họa…và ở tài nào Kiều cũng đạt đến độ xuất chúng. Trong số những tài đó tài đàn là tài nổi trội hơn cả: Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương

- Vũ Nương: ba năm xa cách chồng, nàng ở nhà chăm sóc mẹ, nuôi con. Sự chăm sóc tận tâm của nàng khiến mẹ chồng không khỏi xúc động. Câu trăng trối của bà đã khẳng định lòng hiếu thảo của Vũ

Nương: xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ…Khi bị chồng nghi oan, nàng đã phân trần, giải thích “cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót”…. Để rồi cuối cùng nàng đã phải tìm đến cái chết để minh chứng cho lòng chung thủy của mình…Mặc dù ở dưới thủy cung nhưng Vũ Nương vẫn không nguôi nhớ về gia đình, chồng con…

- Nhân vật trữ tình trong Bánh trôi nước: mặc cho số phận đưa đẩy “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”…

- Thúy Kiều: sau khi gặp Kim Trọng nàng đã quên đi mọi lễ giáo phong kiến tự tìm đến chàng Kim để gặp gỡ và đính ước… Phải bán mình chuộc cha nhưng Kiều vẫn một lòng chung thủy với Kim Trọng, đau đáu nhớ về người yêu, cảm thấy có lỗi với chàng Kim “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”. Mười năm năm lưu lạc, nàng vẫn luôn nghĩ về người yêu và nghĩ đến các bậc sinh thành…

- Kiều Nguyệt Nga: Nghe lời cha về Hà Khê định bề gia thất.., giữa đường gặp toán cướp, được Vân Tiên cứu, nàng đã tự nguyện gắn bó cuộc đời mình với Vân Tiên. Nghe tin Vân Tiên đã chết Nguyệt Nga thề sẽ thủ tiết suốt đời…Bị đem cống nạp cho giặc Nguyệt Nga đã ôm bức hình của Vân Tiên nhảy xuống sông tự vẫn….

- Người vợ trong Chinh phụ ngâm khúc trong buổi chia li với chồng, nàng đã có những cảm xúc bịn rịn, lưu luyến..

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

  • Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai

Họ có vẻ đẹp vẹn toàn nhưng số phận lại bất hạnh, bi thương

+Nạn nhân của chế độ phong kiến nam quyền

- Vũ Nương vì người chồng độc đoán nàng đã phải nhẩy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn.

- Thúy Kiều tài sắc ven toàn nhưng lại là nạn nhân của XHPK: Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần..

- Người phụ nữ trong Bánh trôi nước số phận long đong, lận đận.. “Rắn nát mặc đầu tay kẻ nặn”….

+Nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa

- Chiến tranh đã khiến cho cuộc sống vợ chồng Vũ Nương phải xa cách, là nguyên nhân gián tiếp gây nên bi kịch trong cuộc đời nàng.

- Chiến tranh đã khiến bao gia đình phải li tán, người vợ phải ngày đêm ngóng trông chồng ( Chinh phụ ngâm khúc)

Tóm lại: Người phụ nữ trong các tác phẩm văn học trung đại đều là những người phụ nữ tài sắc với những phẩm chất đáng quý song bị XHPK chà đạp, cuộc sống không hạnh phúc..

- Viết về những người phụ nữ các tác giả đã đề cao, ca ngợi vẻ đẹp của họ đồng thời còn dành cho họ sự trân trọng, cảm thông, yêu mến…

- Qua hình tượng người phụ nữ các tác giả đã lên án chế độ PK nam quyền, lên án cuộc chiến tranh phi nghĩa….Bày tỏ những ước mơ, khát vọng chính đáng của họ.

* Liên hệ với hình tượng người phụ nữ trong các tác phẩm VHHĐ, trong cuộc sống ngày nay…

III/ Kết bài.

-Khẳng định những nét đẹp của người phụ nữ trong VHTĐ nói riêng, trong nền VH nói chung

- Nêu cảm nghĩ của bản thân