Tài liệu ôn tập tiếng việt 8 học kỳ 1

Tài liệu ôn tập tiếng việt 8 học kỳ 1

4.4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Tài liệu ôn tập tiếng việt 8 học kỳ 1

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

ÔN TẬP : CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp

Trong tiếng Việt, mỗi từ (tiếng, chữ) đều có một nghĩa rõ ràng, cụ thể. Có hiểu được nghĩa của từ ngữ thì lúc nói, lúc viết mới diễn đạt đúng ý nghĩa, tư tưởng, tình cảm của mình. Và có nắm được nghĩa của từ ngữ thì lúc nghe người ta nói, lúc đọc văn bản mới hiểu được nội dung, mục đích của lời nói, văn bản.

Ví dụ:

– Từ hoa mười giờ có nghĩa là: cây cảnh cùng họ vối rau sam, thân bò, lá dây mập, hoa màu tím hồng thường nở vào khoảng mưòi giơ sáng.

– Từ hú có nghĩa là; cất lên tiếng to, vang, kéo dài để làm hiệu gọi nhau.

Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hợn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác.

1, Thế nào là từ ngữ có nghĩa rộng?

Một từ ngữ được coi là cồ nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.

Ví dụ:

– Nghĩa của từ cây bao hàm nghĩa của các từ: lúa, ngô, khoai, sắn; đinh, lim, sến, táu; xoan, bàng, phượng vĩ, xà cừ; tre, nứa, vầu,…

– Nghĩa của từ hoạt động bao hàm nghĩa của các từ: đi, chạy, nhảy, bò, lăn, bay, bơi,…

– Nghĩa của từ rộng bao hàm nghĩa của các từ: mênh mông, bao la, bát ngát, thêng thang, rộng lớn,…

Từ các ví dụ trên, ta có thể kết luận: các từ cây, hoạt động, rộng là những từ có nghĩa rộng.

2. Thế nào là từ có nghĩa hẹp?

Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.

Ví dụ:

– Từ băm chỉ hoạt động: chặt liên tiếp và nhanh tay cho nát nhỏ ra (băm thịt, băm rau lợn…).

– Từ lênh khênh dùng chỉ những sự vật cao quá mức, gây cảm giác “khó đứng vững” (như: Người cao lênh khênh, thang cao lênh khênh…).

Qua việc miêu tả nghĩa của các từ trên, ta có thể kết luận: các từ băm, lênh khênh, là những từ có nghĩa hẹp bởi:

– Nghĩa của từ băm được bao hàm trong nghĩa của từ hoạt động.

 b) – Nghĩa của từ thú rộng hơn nghĩa của các từ: voi, hươu. Bởi vì phạm vi nghĩa của từ thú bao hàm phạm vi nghĩa của các từ: voi, hươu.

+ Từ voi dùng để chỉ: loài thú rất lớn sống ở vùng nhiệt đới, mũi dài thành vòi, răng nanh dài thành ngà, tai to, da rất dày, có thể nuôi để tải hàng, kéo gỗ, (khoẻ như voi, cưỡi voi ra trận).

+ Từ hươu dùng để chỉ: thú rừng thuộc nhóm nhai lại, có gạc rụng hằng năm, cỡ lớn hơn hoẵng và nhỏ hơn nai.

– Nghĩa của từ chim rộng hơn nghĩa của từ: tu hú, sáo, bởi phạm vi nghĩa của từ chim bao hàm phạm vi nghĩa của các từ: tu hú, sáo.

+ Từ tu hú dùng để chỉ: một loài chim lớn hơn sáo, lông màu đen, hoặc đen nhạt có điểm nhiều chấm trắng, thường đẻ trứng vào tô sáo sậu hay ác là, và kêu vào đầu mùa hè (tu hú gọi hè).

+ Từ sáo dùng đế chỉ một loài chim nhỏ, lông đen có điểm trắng ở cánh, thường sống thành đàn.

– Nghĩa của từ cá rộng hơn nghĩa của các từ cá rô, cá thu bởi vì phạm vi nghĩa của từ cá bao hàm phạm vi nghĩa rộng của các từ cá rô, cá thu.

+ Từ cá rô dùng để chỉ: cá nước ngọt thường sống ở ao hồ, thân hình bầu dục, hơi dẹp, vảy cứng, vây lưng có gai, có thể sống rất dai ngoài nước.

+ Từ cá thu dùng để chỉ: cá biển thường sông ở tầng mặt, thân dẹp, hình thoi, gốc đuôi hẹp.

c) Nghĩa của các từ: thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của những từ: voi, hươu…; tu hú, sáo…; cá rô, cá thu… Đồng thòi, nghĩa của các từ: thú, chim, cá hẹp hơn nghĩa của từ động vật.

II. Tính chất rộng – hẹp của nghĩa từ ngữ chỉ là tương đối

Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời, có thể có nghĩa hẹp đốì với một từ ngữ khác.

Ví dụ:

– Từ lúa (thóc) có nghĩa rộng khi so với các từ: lúa nếp, lúa tẻ, tám thơm… nhưng lại được hiểu là có ng

hĩa hẹp hơn khi so với từ ngũ cốc.

– Từ máy bay có nghĩa rộng khi so với các từ: trực thăng, máy bay phản lực, máy bay tiêm kích… nhưng lại được hiểu là có nghĩa hẹp hơn khi so với từ máy.

Tóm lại, khi nói và viết cần có vốn từ ngữ phong phú, phải nắm chắc nghĩa của từ, các sắc thái biểu cảm của từ; đồng thòi, phải hiểu nghĩa rộng, nghĩa hẹp của từ. Có như thế, nói và viết mới đúng, mới hay. Tài liệu Thu Nguyễn

B. LUYỆN TẬP

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Bài 1: Tìm từ ngữ có nghĩa rộng so với nghĩa của các từ ngữ ở mỗi nhóm sau đây:

a) xăng, dầu hoả, (khí) ga, ma dút, củi, than.

b) hội hoạ, âm nhạc, văn học, điêu khắc.

c) canh, nem, rau xào, thịt luộc, tôm rang, cá rán.

d) liếc, ngắm, nhòm, ngó.

e) đấm, đá, thụi, bịch, tát.


Bài 2: Tìm các từ ngữ có nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của mỗi từ ngữ sau đây:

a) xe cộ

b) kim loại

c) hoa quả

d) (người) họ hàng

e) mang

Bài 3: Chỉ ra những từ ngữ không thuộc phạm vi nghĩa của mỗi nhóm từ ngữ sau đây:

a) thuốc chữa bệnh: át-xpi-rin, ăm-pi-xi-lin, pê-ni-xi-lin, thuốc giun, thuốc lào.

b) giáo viên: thầy giáo, cô giáo, thủ quỹ.

c) bút: bút bi, bút máy, bút chì, bút điện, bút lông.

d) hoa: hoa hồng, hoa lay-ơn, hoa tai, hoa thược dược.

Gợi ý:

Bài 1: Để làm bài tập này các em hãy tìm nghĩa chung nhất của các từ ở mỗi nhóm cho trong bài tập.

Muôn tìm được “từ ngữ có nghĩa rộng” so với nghĩa của các từ ngữ ở mỗi nhóm, các em cần đọc kĩ các từ ngữ trong mỗi nhóm, rồi xem “điểm chung nhất, đồng nhất về nghĩa” giữa các từ ngữ là gì. Từ ngữ diễn đạt ý nghĩa chung nhất chính là “từ ngữ có nghĩa rộng”.

a) Xăng, dầu hoả, (khí) ga, ma dút, than, củi có điểm chung nhất về nghĩa là chất đốt.

Vậy chất đốt là từ ngữ có nghĩa rộng so vối các từ ở nhóm này.

b) Hội hoạ, âm nhạc, văn học, điêu khắc có điểm chung nhất về nghĩa là nghệ thuật.

Vậy nghệ thuật là từ ngữ có nghĩa rộng so vối các từ ở nhóm này.

c) Canh, nem, rau xào, thịt luộc, tôm rang, cá rạn có điểm chung nhất về nghĩa là thức ăn.

Vậy thức ăn là từ ngữ có nghĩa rộng so với các từ ở nhóm này.

d) Liếc, ngắm, nhòm, ngó có điểm chung nhất về nghĩa là nhìn.

Vậy nhìn là từ ngữ có nghĩa rộng so với các từ ở nhóm này.

e) Đấm, đá, thụi, bịch, tát có điểm chung nhất về nghĩa là đánh.

Vậy đánh là từ ngữ có nghĩa rộng so với các từ ở nhóm này.

Bài 2: Bài tập này yêu cầu các em dựa vào từ ngữ có nghĩa rộng cho sẵn trong bài tập, tìm các từ ngữ có nghĩa hẹp hơn. Nghĩa của các từ cần tìm được bao hàm trong nghĩa của từ cho sẵn.

a) Xe cộ: xe máy, xe đạp, xích lô, xe ba gác, ô tô,…

b) Kim loại: đồng, nhôm, kẽm, sắt, bạc,…

c) Hoa quả: na, chuôi, mít, ổi, mận, hồng,…

d) (Người) họ hàng: cô, dì, chú, bác, cậu,…

e) Mang: xách, khiêng, vác, gánh, công,… Tài liệu Thu Nguyễn

Bài 3: . Bài tập này yêu cầu các em chỉ ra những từ ngữ không thuộc phạm vi nghĩa của mỗi nhóm từ ngữ cho trong bài tập.

a) Thuốc chữa bệnh: át-xpi-rin, ăm-pi-xi-lin, pê-ni-xi-lin, thuốc giun, thuốc lào.

Trong nhóm này, từ thuốc lào không có nghĩa là thuốc chữa bệnh. Vậy thuốc lào là từ không thuộc phạm vi nghĩa của các từ trong nhóm này.

b) Giáo viên: thầy giáo, cô giáo, thủ quỹ.

Trong nhóm này, từ thủ quỹ không có nghĩa là giáo viên. Vậy thủ quỹ là từ không thuộc phạm vi nghĩa của các từ trong nhóm này.

c) Bút: bút bi, bút máy, bút chì, bút điện, bút lông.

Trong nhóm này từ bút điện không có nghĩa là bút để viết. Vậy bút điện là từ không thuộc phạm vi nghĩa của các từ trong nhóm này.

d) Hoa: hoa hồng, hoa lay ơn, hoa tai, hoa thược dược.

Trong nhóm này, từ hoa tai không có nghĩa là hoa thực vật có màu sắc, có hương thơm. Vậy hoa tai là từ không thuộc phạm vi nghĩa của các từ trong nhóm này.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Bài 1:  Đọc đoạn trích sau và tìm ba động từ cùng thuộc một phạm vi nghĩa, trong đó một từ có nghĩa rộng và hai từ có nghĩa hẹp hơn.

Xe chạy chầm chậm... Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi và lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo [...].

(Nguyên Hồng Những ngày thơ ấu


Bài 2: Hãy tìm các từ ngữ theo 2 phạm vi nghĩa chỉ không gian và chỉ thời gian trong hai câu thơ sau:

Của ta, trời đất, đêm ngày,

Núi kia, đồi nọ, sông ngày của ta!

Bài 3: Cho các nhóm từ ngữ sau đây:

a. Đầu, mắt, mũi, miệng, tai, cằm

b. Rau, rau muống, rau khoai, rau rền, rau cải

c. Gia đình, ông, bà, bố, mẹ, anh, chị

d. Áo, tay áo, cổ áo, vai áo, cúc áo.

Trong nhóm từ ngữ nào giữa các từ có quan hệ “từ ngữ nghĩa rộng – từ ngữ nghĩa hẹp”? Vì sao?

Gợi ý:

Bài 1:  

Bài tập này có hai yêu cầu:

– Đọc đoạn trích trong SGK, trang 11.

– Tìm ba động từ cùng thuộc một phạm vi nghĩa, trong đó:

+ Một từ có nghĩa rộng.

+ Hai từ có nghĩa hẹp hơn.

Muốn tìm được ba động từ theo yêu cầu của bài tập, trước hết, em đọc kĩ đoạn văn, chú ý những động từ cùng biểu thị một loại hoạt động, cùng có nét chung về nghĩa. Sau đó, em tìm trong các động từ ấy, từ nào có nghĩa rộng và hai từ nào có nghĩa hẹp hơn. Tài liệu Thu Nguyễn

– Trong đoạn trích của Nguyên Hồng, ta thấy có ba động từ cùng biểu thị một loại hoạt động khóc đó là: khóc, nức nở, sụt sùi.

+ Từ “khóc” dùng để chỉ: hoạt động chảy nước mắt, do đau đớn khó chịu hay xúc động mạnh.

+ Từ “nức nở” dùng để chỉ: hoạt động khóc nức lên từng cơn không thể kìm được (thường do quá xúc động).

+ Từ “sụt sùi” dùng để chỉ: tiếng khóc nhỏ kéo dài, vẻ ngậm ngùi như cố giấu, cố nén nỗi đau lòng.

Bài 2:

- Không gian: trời, đất, núi, đồi, sông.

- Thời gian: đêm, ngày.

Bài 3:

a. Nhóm từ có quan hệ “từ ngữ nghĩa rộng – từ ngữ nghĩa hẹp” đánh dấu cộng, nhóm từ ngữ không có quan hệ đó đánh dấu trừ:

Các nhóm từ ngữ

Nhóm từ ngữ có quan hệ “từ ngữ nghĩa rộng – từ ngữ nghĩa hẹp”

a. Đầu, mắt, mũi, miệng, tai, cằm

-

b. Rau, rau muống, rau khoai, rau rền, rau cải

+

c. Gia đình, ông, bà, bố, mẹ, anh, chị

+

d. Áo, tay áo, cổ áo, vai áo, cúc áo.

-

b. Giải thích lí do: Bởi những nhóm từ b, c có quan hệ giữa từ ngữ chỉ loại và từ chỉ tiểu loại của loại đó:

- Rau muống, rau khoai, rau rền, rau cải đều là tiểu loại của rau

- Ông, bà, bố, mẹ, anh, chị đều là tiểu loại của gia đình.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Bài 1: Tìm từ ngữ có nghĩa khái quát cho những từ gạch chân d­ới đây:

a. Tôi bặm tay ghì thật chặt, nh­ưng một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất. Tôi xóc lên và nắm lại cẩn thận. Mấy cậu đi tr­ước ôm sách vở nhiều lại kèm cả bút th­ước nữa.

( Thanh Tịnh )

b. Tôi không lội qua sông thả diều nh­ư thằng Quý và không đi ra đồng nô đùa nh­ư thằng Sơn nữa.

( Thanh Tịnh )

Bài 2: So sánh tính rộng - hẹp của các từ ngữ gạch chân d­ưới đây:

a. Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn. Dọc đ­ường thấy mấy cậu học trò trạc bằng tuổi tôi áo quần t­ơm tất, nhí nhảnh gọi tên nhau hay trao sách vở cho nhau mà tôi thèm. ( Thanh Tịnh ).

b. Tôi bặm tay ghì thật chặt, nh­ưng một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất. Tôi xóc lên và nắm lại cẩn thận. Mấy cậu đi tr­ước ôm sách vở nhiều lại kèm cả bút thư­trước nữa.

( Thanh Tịnh )

Bài 3: Tìm từ ngữ có nghĩa hẹp nằm trong nghĩa của các từ ngữ cho d­ới đây:

a. Sách.

b. Đồ dùng học tập.

c. áo.

Bài 4:

Chỉ ra các từ ngữ không thuộc phạm vi nghĩa của mỗi nhóm từ ngữ d­ới đây.

a. Quả: quả bí, quả cam, quả đất, quả nhót, quả quýt.

b. Cá: cá rô, cá chép, cá quả, cá c­ược, cá thu.

c. Xe: xe đạp, xe máy, xe gạch, xe ô tô.

Gợi ý:

Bài 1:

a. Giữ: ghì, nắm, ôm.

b. Di chuyển: lội. đi.

Bài 2:

a. áo quần có nghĩa rộng hơn so với nghĩa của chiếc áo vải dù đen.

b. sách vở có nghĩa rộng hơn so với nghĩa của quyển vở.

Bài 3: Các từ ngữ có nghĩa hẹp so với các từ ngữ đã cho:

a. Sách: sách Toán, sách Ngữ văn, sách Lịch sử,...

b. Đồ dùng học tập: th­ớc kẻ, bút máy, bút chì, com – pa,...

c. áo: áo len, áo dạ,...

Bài 4: Những từ ngữ không thuộc phạm vi nghĩa của mỗi nhóm từ ngữ đã cho:

a. quả đất.

b. cá cư­ợc.

c. xe gạch.

--------------------------------------------------------

ÔN TẬP: TRƯỜNG TỪ VỰNG

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Khái niệm: Trư­ờng từng vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

Ví dụ:

Các từ mặt, mắt, mũi, má, tay chân, ngón chân, ngón tay, tóc, đầu gối,... đ­ược xếp vào tr­ường từ vựng các bộ phận của cơ thể ngư­ời.

2. Những l­ưu ý:

_ Một trư­ờng từ vựng có thể bao gồm nhiều tr­ường từ vựng nhỏ hơn.

Ví dụ:

Tr­ường từ vựng chỉ ng­ười có thể đư­ợc chia thành các tru­ờng từ vựng nhỏ hơn:

+ Nghề nghiệp: giáo viên, bác sĩ, kĩ s­ư,...

+ Giới tính: nam, nữ, con trai, con gái, đàn ông, đàn bà,...

+ Hoạt động: suy nghĩ, t­ư duy, đọc, viết,...

+ Tính cách: ngoan, hiền, lễ phép,...

_ Một trư­ờng từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại.

Ví dụ:

Tr­ường từ vựng “ ” có thể có các từ nh­ư sau: bơi, lặn ( động từ ), vi, vảy, đuôi, mang (danh từ),...

_ Do hiện t­ượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều tr­ường từ vựng khác nhau.

Ví dụ:

Từ “lành” thuộc các trư­ờng:

+ Tr­ường từ vựng chỉ tính cách con ngư­ời (cùng tr­ường với: hiền, hiền hậu, ác, độc ác,...)

+ Tr­ờng từ vựng chỉ tính chất sự vật ( cùng tr­ờng với: nguyên vẹn, mẻ, vỡ, rách,...).

+ Tr­ường từ vựng chỉ tính chất món ăn ( cùng trư­ờng với: bổ, bổ dư­ỡng, độc,...).

_ Trong thơ văn cũng như­ trong cuộc sống hằng ngày, ng­ười ta th­ường dùng cách chuyển tr­ường từ vựng để tăng tính nghệ thuật của ngôn từ và khả năng diễn đạt (phép nhân hoá, ẩn dụ, so sánh,...). Tài liệu Thu Nguyễn

Ví dụ:

Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây, nh­ng hai cây phong này khác hẳn – chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu.

( Ai-ma-tốp)

=> Các từ gạch chân đ­ược chuyển từ trư­ờng từ vựng “ ng­ười” sang trư­ờng từ vựng “cây” để nhân hoá.

B. LUYỆN TẬP

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Bài 1: Tìm hai nhóm từ thuộc hai trường từ vựng có trong câu văn sau:

Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm rang cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ.”.

Bài 2: Tìm các từ thuộc trường từ vựng phong cảnh đất nước trong đoạn thơ :

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa

Nước chúng ta

Nước những người chưa bao giờ khuất

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về.

(Đất nước - Nguyễn Đình Thi)

Bài 3: Cho đoạn văn sau :

"... Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...".

(Lão Hạc - Nam Cao)

a. Tìm trong đoạn trích những từ thuộc trường từ vựng bộ phận cơ thể người.

b. Chỉ ra những từ tượng hình có trong đoạn trích trên.

Gợi ý:

Bài 1:

- Trường từ vựng về hành động: cắn chặt, bạnh ra, nảy lửa.

- Trường từ vựng về bộ phận con người: bắp thịt, hàm răng,quai hàm, cặp mắt.

Bài 2: Trường từ vựng phong cảnh đất nước: trời xanh, núi rừng, cánh đồng, ngả đường, dòng sông...

Bài 3:

a) Những từ thuộc trường từ vựng bộ phận cơ thể người: mặt, đầu, miệng,

b) Những từ tượng hình có trong đoạn trích trên: co rúm, ngoẹo, móm mém.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Bài 1: Có bao nhiêu trường từ vựng trong đoạn văn sau:
“Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên ngối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.”

Bài 2:  Từ “nghe” trong câu sau đây thuộc trường từ vựng nào?
Nhà ai vừa chín quả đầu
Đã nghe xóm trước vườn sau thơm lừng.

Bài 3:   Các từ sau đây đều nằm tròng trường từ vựng động vật, em hãy xếp chúng vào những trường từ vựng nhỏ hơn. Tài liệu Thu Nguyễn
- gà, trâu, vuốt, nanh, đực, cái, kêu rống, xé, nhai, hót, gầm, đầu, mõm, sủa, gáy, lơn, mái, bò, đuôi, hú, rú,mổ, gấu, khỉ, gặm, cá, nhấm, chim, trống, cánh, vây, lông, nuốt.

Gợi ý:

Bài 1:  - Trường từ vựng quan hệ ruột thịt : Mẹ, con.
- Trường từ vựng hoạt động của người: Ngủ, uống, ăn.
- Trường từ vựng hoạt động cuả mỗi người: Hé mở, chúm, mút.

Bài 2:  Ở câu thơ này do phép chuyển nghĩa ẩn dụ, nên từ nghe thuộc trường từ vựng khứu giác.

Bài 3:  

- Trường từ vựng giống loài: gà, lợn, chim, cá, trâu, bò, khỉ, gấu.
- Trường từ vựng giống: đực, cái, trống, mái.
- Trường từ vựng bộ phận cơ thể của động vật: vuốt, nanh, đầu, mõm, đuôi, vây, lông.
- Trường từ vựng tiếng kêu của động vật: Kêu, rống, gầm, sủa, gáy, hí, rú.
- Trường từ vựng hoạt động ăn của động vật: xé, nhai, mổ, gặm, nhấm, nuốt.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Bài 1: Tìm các từ thuộc các trường từ vựng sau: Hoạt động dùng lửa của người; trạng thái tâm lí của người; trạng thái chưa quyết định dứt khoát của người; tính tình của người; các loài thú đã được thuần dưỡng.

Bài 2: Các từ được in đậm trong bài thơ sau thuộc trường từ vựng nào?

                     Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!

                     Thiếp bén duyên chàng có thế thôi

                      Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé

                      Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi

                                                       Hồ Xuân Hương

Bài 3: Viết đoạn văn có sử dụng trường từ vựng “ Trường học”?

Gợi ý:

Bài 1:

- Hoạt động dùng lửa của người: châm, đốt, nhen, nhóm, bật, quẹt, vùi, quạt, thổi, dụi...
- Trạng thái tâm lí của người: vui, buồn, hờn, giận...
- Trạng thái chưa quyết định dứt khoát của người: lưỡng lự, do dự, chần chừ...
- Tính tình của người: vui vẻ, cắn cảu, hiền, dữ...
- Các loài thú đã được thuần dưỡng: trâu, bò, dê, chó...

Bài 2: Thuộc trường từ vựng: Động vật thuộc loài ếch nhái.

Bài 3: Trường từ vựng trường học: Lớp học, thầy giáo, cô giáo, học sinh.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

Bài 1: Cho đoạn văn sau:

Cũng nh­ư tôi, mấy cậu học trò bỡ ngỡ đứng nép bên ng­ười thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng b­ước nhẹ. Họ nh­ư con chim đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nh­ưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ­ước ao đ­ược nh­ư những ng­ười học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.

( Thanh Tịnh )

Hãy tìm các từ ngữ thuộc tr­ường từ vựng:

_ Ng­ười.

_ Chim.

_ Tr­ường học.

Bài 2: Các từ gạch chân d­ới đây thuộc trư­ờng từ vựng nào?

Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh nh­ đá một quả ban t­ởng t­ợng. Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bư­ớc rộn ràng trong các lớp.

( Thanh Tịnh )

Bài 3: Cho đoạn văn sau:

Sau giây phút hoàn hồn, con chim quay đầu lại, gi­ương đôi mắt đen tròn, trong veo nh­ hai hạt c­ờm nhỏ lặng nhìn Vinh tha thiết. Những âm thanh trầm bổng, ríu ran hoà quyện trong nhau vừa quen thân vừa kì lạ. Con chim gật đầu chào Vinh rồi nh­ một tia chớp tung cánh vụt về phía rừng xa thẳm.

( Châu Loan )

a. Các từ “ trầm bổng, quen thân” thuộc loại từ nào?

b. Các từ “ tha thiết, ríu ran” thuộc loại từ nào?

c. Câu “Con chim gật đầu chào Vinh rồi nh­ một tia chớp tung cánh vụt về phía rừng xa thẳm” sử dụng các biện pháp tu từ nào?

d. Tìm các từ ngữ thuộc tr­ường từ vựng “ng­ười”. Các từ đó đ­ược dùng theo phép tu từ nào?

Gợi ý:

Bài 1: Một số từ thuộc các trư­ờng từ vựng:

_ Ng­ười: cậu, học trò, ng­ời thân, thấy, bỡ ngỡ, đứng, nhìn,...

_ Chim: tổ, bay, nhìn,...

_ Tr­ường học: học trò, lớp, thầy,...

Bài 2: Các từ in đậm trong đoạn văn đã cho thuộc trư­ờng từ vựng: hoạt động của chân.

Bài 3:

a. Từ ghép đẳng lập.

b. Từ láy.

c. Biện pháp tu từ: nhân hoá, so sánh.

d. Các từ ngữ thuộc trư­ờng từ vựng “ng­ười”: hoàn hồn, quay đầu lại, gi­ương đôi mắt, lặng nhìn, tha thiết, gật đầu chào. Các từ đó đư­ợc dùng theo phép tu từ nhân hoá. Tài liệu Thu Nguyễn

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5

                                                              

Câu 1: Tìm các từ thuộc tr­ường từ vựng “phong cảnh đất n­ước” trong đoạn thơ sau:

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đ­ường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa

N­ước chúng ta

N­ước những ng­ười ch­a bao giờ khuất

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày x­a vọng nói về.

( Nguyễn Đình Thi )

Câu 2: Tìm các từ cùng tr­ường nghiã với từ đau đớn. Gọi tên cho những từ này.

    1. Nư­ớc mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và ở cổ. Nh­ng không phải vì thấy mợ tôi ch­a đoạn tang thầy tôi mà chữa đẻ với ngư­ời khác mà tôi có cản giác đau đớn ấy. Chỉ vì tôi thư­ơng mẹ, tôi căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi để sinh nở một cách dấu diếm.”

Câu 3: Tìm các từ ngữ thuộc hai tr­ường nghĩa : cây cọ và vật dụng làm từ cây cọ.

« Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà quét sân. Mẹ lại đựng hạt giống đầy nón lá cọ treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại đan cả mành cọ và bán cọ xuất khẩu. Chiều chiều chăn trâu chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc cọ về om.”

Câu 4: Tìm các từ thuộc tr­ường nghĩa chỉ hoạt động của chim.

Càng đến gần, những đàn chim đen bay kín trời, cuốn theo sau những luồng gió buốt làm tôi rối lên hoa cả mắt. Mỗi lúc lại nghe rõ từng tiếng chim kêu náo động như­ tiếng xóc những rổ tiền đồng. Chim đậu chen nhau trắng xoá trên những cây chà là chim cồng cộc đứng trong tổ v­ơn cánh, chim gà đẩy đầu hói như­ những ông thầy tu trầm tư­ rụt cổ nhìn xuống chân nhiều con chim lạ rất to đậu đến quằn nhánh cây .”

Gợi ý:

Câu 1: Tr­ường từ vựng “phong cảnh đất n­ước”: trời xanh, núi rừng, cánh đồng, ngả đư­ờng, dòng sông.

Câu 2: Các từ cùng trư­ờng nghĩa với từ đau đớn là: sợ hãi, th­ương, căm tức - trư­ờng tâm trạng, tình cảm của con ng­ười .

Câu 3: Các từ cùng tr­ờng nghĩa cây cọ là: Chổi cọ, nón lá cọ, mành cọ, lán cọ

Câu 4: Các từ thuộc trư­ờng nghĩa hoạt động của loài chim là: Bay, kêu, đậu, chen, v­ơn, rụt cổ, nhìn, đứng

…………………………………………………………………..

ÔN TẬP: TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1, Thế nào là từ tượng hình?

Từ t­ượng hình là những từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.

Ví dụ:

hì hục, rón rén,...gợi ra cách làm việc, dáng đi.

2, Thế nào là từ tượng thanh?

Từ tư­ợng thanh là những từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.

Ví dụ:

ầm ầm, ào ào, róc rách,... mô phỏng tiếng nư­ớc chảy.

_ Thông th­ường các từ t­ượng hình, t­ượng thanh là các từ láy. Tuy nhiên cũng có những từ t­ượng hình, t­ượng thanh không phải là từ láy.

Ví dụ:

bốp, ầm, ào, xốp,...

3, Tác dụng:

+ Do khả năng gợi hình ảnh và âm thanh nên các từ tư­ợng hình và các từ t­ượng thanh có tính biểu cảm cao. Vì vậy, chúng ít đư­ợc dùng trong các loại văn bản đòi hỏi tính trung hoà về biểu cảm nh­ư văn bản khoa học, hành chính,...

+ Từ t­ượng hình, t­ượng thanh thư­ờng đư­ợc dùng trong các văn bản văn học như­: miêu tả, tự sự,...

Ví dụ:

Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên lũy nên thành tre ơi!

( Tre Việt Nam- Nguyễn Duy)

Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu,

Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy”

( Nhớ con sông quê hương- Tế Hanh)

II, LUYỆN TẬP

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

 Bài 1: Trong các từ sau, từ nào là từ tượng hình, từ nào là từ tượng thanh: réo rắt, dềnh dàng, dìu dặt, thập thò, mấp mô, sầm sập, gập ghềnh, đờ đẫn, ú ớ, rộn ràng, thườn thượt, rủng rỉnh, lụ khụ.

 Bài 2: Tìm các từ tượng hình trong đoạn thơ sau đây và cho biết giá trị gợi cảm của mỗi từ.
Bác Hồ đó, ung dung châm lửa hút
Trán mênh mông, thanh thản một vùng trời
Không gì vui bằng mắt Bác Hồ cười
Quên tuổi già, tươi mãi tuổi đôi mươi!
Người rực rỡ một mặt trời cách mạng
Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng
Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người
( Tố Hữu)

 Bài 3:  Trong đoạn văn sau đây, những từ nào là từ tượng hình? Sử dụng các từ tượng hình trong đoạn văn Nam Cao muốn gợi tả đặc điểm nào của nhân vật?
“ Anh Hoàng đi ra. Anh vẫn bước khệnh khạng, thong thả bởi vì người khí to béo quá, vừa bước vừa bơi cánh tay kềnh kệnh ra hai bên, những khối thịt ở bên dưới nách kềnh ra và trông tủn ngủn như ngắn quá. Cái dáng điệu nặng nề ấy, hồi còn ở Hà Nội anh mặc quần áo tây cả bộ, trông chỉ thấy là chững chạc và hơi bệ vệ.”

Gợi ý:

Bài 1:

- Từ tượng hình: dềnh dàng, dìu dặt, thập thò, mấp mô, gập ghềnh, đờ đẫn, rộn ràng, thườn thượt, rủng rỉnh,
lụ khụ.
- Từ tượng thanh: Réo rắt, sầm sập, ú ớ. 

Bài 2: - Từ tượng hình: Ung dung, mênh mông, thanh thản, rực rỡ.
-> Các từ tượng hình trên được đặt trong ngữ cảnh gắn liền với sự vật, hành động làm cho sự vật hành động trở nên cụ thể hơn, tác động vào nhận thức của con người mạnh mẽ hơn.

 Bài 3:

- Từ tượng hình: Khệnh khạng, thong thả, khềnh khệnh, tủn ngủn, nặng nề, chững chạc, bệ vệ.
-> Sử dụng từ tượng hình trong đoạn văn trên tác giả muốn lột tả cái béo trng dáng điệu của nhân vật Hoàng.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Câu 1: Tìm các từ t­ượng hình, t­ượng thanh trong các đoạn văn sau:

a. Mùa xuân, chim chóc kéo về từng đàn. Chỉ nghe tiếng hót líu lo mà không thấy bóng chim đâu.

( Nguyễn Thái Vận )

b. Tôi cảm thấy sau l­ưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới tr­ước. Nh­ưng ng­ười tôi lúc ấy tự nhiên thấy nặng nề một cách lạ. Không giữ đ­ược chéo áo hay cánh tay ng­ười thân, vài ba cậu đã từ từ b­ước lên đứng d­ưới hiên lớp. Các cậu l­ưng lẻo nhìn ra sân, nơi mà những ng­ười thân đang nhìn các cậu với cặp mắt l­ưu luyến. Một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay l­ưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau l­ưng tôi, trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ. Một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc tôi.

( Thanh Tịnh ) Tài liệu Thu Nguyễn

Câu 2: Cho các câu văn sau:

_ Chị Dậu run run: (...)

_ Chị Dậu vẫn thiết tha: (...)

_ Chị Dậu nghiến hai hàm răng: (...)

Tìm các từ ngữ miêu tả cách nói năng của chị Dậu, từ đó chỉ ra sự thay đổi trạng thái tâm lí của chị.

Câu 3: Tìm các từ t­ượng thanh gợi tả:

_ Tiếng n­ước chảy.

_ Tiếng gió thổi.

_ Tiếng c­ười nói.

_ Tiếng m­ưa rơi.

Gợi ý:

Câu 1: Các từ t­ượng hình, t­ượng thanh:

a. líu lo.

b. dịu dàng, nặng nề, từ từ, l­ưng lẻo, l­ưu luyến, nức nở, thút thít, ngập ngừng.

Câu 2:

_ Các từ ngữ miêu tả cách nói năng của chị Dậu:

+ run run.

+ thiết tha.

+ nghiến hai hàm răng.

_ Sự thay đổi trạng thái tâm lí: sợ hãi -> van nài -> căm phẫn.

Câu 3: Các từ tư­ợng thanh gợi tả:

_ Tiếng n­ước chảy: róc rách, ầm ầm, ào ào,...

_ Tiếng gió thổi: vi vu, xào xạc, ...

_ Tiếng c­ười nói: râm ran, the thé, ồm ồm, sang sảng,...

_ Tiếng mư­a rơi: tí tách, lộp bộp,...

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Câu 1: S­ưu tầm một số đoạn văn, bài văn, bài thơ có sử dụng các từ t­ượng hình, từ tư­ợng thanh. Gạch d­ưới các từ tư­ợng hình và từ t­ượng thanh đó.

Câu 2: T ìm các từ t­ượng hình trong đoạn thơ sau đây và cho biết giá trị gợi cảm của các từ :

“ Bác Hồ đó, ung dung châm lửa hút

Trán mênh mông, thanh thản một vùng trời

Không gì vui bằng mắt Bác Hồ c­ời

Quên tuổi già, t­ơi mãi đôi m­ơi !

Ng­òi rực rỡ một mặt trời cách mạng

Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng

Đêm tàn bay chập choạng d­ới chân Ng­ời.” ( Tố Hữu)

Câu 3: Hãy viết một đoạn văn ngắn có sử dụng từ t­ượng hình, từ tượng thanh. Gạch d­ưới các từ t­ượng hình và từ t­ượng thanh đó

Gợi ý:

Câu 1: Có thể tham khảo đoạn thơ sau:

Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,

Với khi thét khúc tr­ường ca dữ dội,

Ta b­ước chân lên, dõng dạc, đ­ường hoàng,

L­ượn tấm thân như­ sóng cuộn nhịp nhàng,...

( Thế Lữ )

Câu 2: Các từ : ung dung, mênh mông, thanh thản, rực rỡ,hốt hoảng, chập choạng này đặt trong ngữ cảnh gắn liền với sự vật, hành động làm cho sự vật, hành động trở nên cụ thể hơn, tác động vào nhận thức của con ng­ời mạnh mẽ hơn.

Câu 3: Tham khảo đoạn văn sau:

Đoạn văn 1: Nửa đêm, bé chợt tỉnh giấc vì tiếng động ầm ầm. M­ưa xối xả. Cây cối trong v­ờn ngả nghiêng, nghiêng ngả trong ánh chớp nhoáng nhoàng sáng loà và tiếng sấm ì ầm lúc gần lúc xa. Mư­a mỗi lúc một to. Gió thổi tung những tấm rèm và lay giật các cánh cửa sổ làm chúng mở ra đóng vào rầm rầm.

( Trần Hoài D­ương )

Đoạn văn 2: Trong nhà, bà lão đang móm mém nhai trầu,đôi tay thoăn thoắt đan áo. Bên cạnh bà là cô cháu gái với nụ cười rạng rỡ, cô bé ôm con miu vào lòng và ghé tai nghe nó kêu meo meo rất dễ thương

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

Bài 1: Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh trong các đoạn trích sau đây và nêu ngắn gọn hiệu quả sử dụng :

a. Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.

Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi ! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời ! ... Tài liệu Thu Nguyễn

(Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn)

b. Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời.

(Tây Tiến - Quang Dũng)

Bài 2: Những từ tượng hình, tượng thanh thường thuộc loại từ nào ? Trong các văn bản thuộc các môn học toán, lí, hoá em có thường gặp các từ tượng hình, tượng thanh không ? Tại sao ?

Gợi ý

Bài 1: Đoạn trích có ba từ tượng hình: lướt thướt, tầm tã, cuồn cuộn.

Đoạn trích có hai từ tượng thanh: bì bõm, xao xác.

- “Tác dụng: Những từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn đã gợi tả một cách chân thực dữ dội, khắc nghiệt, đe dọa tàn phá cuộc sống của thiên nhiên và hình ảnh con người bé nhỏ vất vả, gian khổ gồng mình chống chọi lại.

b. Đoạn trích có ba từ tượng hình: khúc khuỷu, thăm thẳm, hẹo hút

- Tác dụng: Gợi tả con đường hành quân quanh co, gập ghềnh, hiểm trở, hoang vắng giữa núi cao, vực sâu.

Bài 2: Những từ tượng hình, tượng thanh thường là từ láy, có giá trị biểu cảm cao nên thường được sử dụng trong văn thơ miêu tả, tự sự, biểu cảm,… Các văn bản thuộc các môn học toán, lí, hoá đòi hỏi tính chính xác, khách quan, trung hoà về mặt biểu cảm nên không dùng các từ tượng hình, tượng thanh.

ÔN TẬP: TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Thế nào là từ ngữ địa phương?

Từ ngữ địa ph­ương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phư­ơng nhất định.

Ví dụ:

+ heo, bông ( miền Nam ).

+ u, thầy ( miền Bắc ).

+ chi, mô, răng, rứa ( miền Trung ).

2, Thế nào là biệt ngữ xã hội?

Biệt ngữ xã hội chỉ đ­ược dùng trong một tầng lớp xã hội, một nghề nghiệp nhất định.

Ví dụ:

+ ngai vàng, lọng,... là các biệt ngữ xã hội của tầng lớp vua chúa, quan lại thời phong kiến.

+ gậy ( một điểm), ngỗng (hai điểm), phao (tài liệu mang vào phòng thi bất hợp pháp),...là biệt ngữ xã hội của tầng lớp học sinh, sinh viên.

3, Giá trị và ý nghĩa.

+ Không lạm dụng từ ngữ địa ph­ương và biệt ngữ xã hội. Trong giao tiếp hằng ngày, chỉ sử dụng từ ngữ địa ph­ương và biệt ngữ xã hôị khi giao tiếp với ng­ời cùng địa ph­ương hoặc cùng nhóm xã hội.

+ Có thể dùng từ ngữ địa ph­ương và biệt ngữ xã hội trong các tác phẩm văn học khi cần nhấn mạnh, khắc hoạ đặc điểm địa ph­ương, đặc điểm xã hội của nhân vật ( Khi dùng nên có chú thích bằng từ toàn dân t­ương đư­ơng).

+ Không dùng từ ngữ địa ph­ương và biệt ngữ xã hội trong giao tiếp toàn dân nhất là trong các lĩnh vực giao tiếp có tính chất chính thức, nh­ư: văn bản khoa học, văn bản hành chính,...

II, LUYỆN TẬP

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Bài 1: Trong các từ đồng nghĩa: cọp, khái, hổ từ nào là từ địa phương từ nào là từ toàn dân? vì sao?

Bài 2: Cho đoạn trích:
Ai vô thành phố
Hồ Chí Minh
Rực rỡ tên vàng.
Tìm và nêu rõ tác dụng của từ địa phương mà tác giả sử dụng?

Bài 3: Trong các tác phẩm văn thơ, các tác giả sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội nhằm mục đích gì ? Khi sử dụng từ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội, chúng ta cần chú ý điều gì ?

Gợi ý:

Bài 1:

- Khái là từ địa phương miền Trung Nam Bộ.
- Cọp, hổ là từ toàn dân.

Bài 2:

-  Tác giả lấy tư cách là người miền Nam tâm tình với đồng bào ruột thịt của mình ở thành phố Hồ Chí Minh.
Từ vô là từ địa phương miền Nam, do đó dùng từ vô để tạo sắc thái thân mật, đầm ấm.

Bài 3:

 - Để tô đậm sắc thái địa phương hoặc tầng lớp xuất thân, tính cách nhân vật.

- Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp, tránh lạm dụng, gây khó hiểu.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Bài 1:  Xếp các từ sau theo từng nhóm từ địa ph­ơng:

_ u, mợ, bầm, bủ, bọ, mạ, b­, thầy, mế, má, ba.

_ o, cô, dì, mự.

_ bầy tui, bầy mi.

_ răng, mô, tê.

_ heo, vịt xiêm, thơm.

Nhóm

Ph­ương ngữ Bắc Bộ

Phư­ơng ngữ Trung Bộ

Phư­ơng ngữ Nam Bộ

Bài 2: Trong đoạn văn sau, có những từ ngữ nào là biệt ngữ xã hội?

Hùng V­ương lúc về già, muốn truyền ngôi, nh­ưng nhà vua có những hai m­ơi ng­ười con trai, không biết chọn ai cho xứng đáng. Giặc ngoài đã dẹp yên, nh­ưng dân có ấm no, ngai vàng mới vững. Nhà vua bèn gọi các con lại và nói:

_ Tổ tiên ta từ khi dựng n­ước, đã truyền đ­ược sáu đời. Giặc Ân nhiều lần xâm lấn bờ cõi, nhờ phúc ấm Tiên v­ương ta đều đánh đuổi đ­ược, thiên hạ đ­ược h­ởng thái bình. Nh­ưng ta già rồi, không sống mãi ở đời, ng­ười nối ngôi ta phải nối đ­ược chí ta, không nhất thiết phải là con trư­ởng. Năm nay, nhân lễ Tiên v­ương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên v­ương chứng giám.

( Bánh chư­ng, bánh giầy )

Bài 3:    Tìm từ ngữ địa ph­ương trong các câu sau và diễn đạt lại bằng các từ ngữ toàn dân.

a. Nó giả vờ nghểnh cổ nh­ư phân bua: ủa! Chớ con giun đâu mất rồi hè?

( Võ Quảng )

b. Gà bà Kiến là gà trống tơ, lông đen, chân chì, có bộ giò cao, cổ ngắn.

( Võ Quảng )

c. Một em bé gái bận bộ quần áo bằng xa-tanh màu đỏ, tóc tết quả đào, chân mang đôi hài vải đen b­ước ra, cúi chào khán giả.

( Đoàn Giỏi )

d. Yêu hoa sầu đâu không để vào đâu cho hết, nhớ hoa sầu đâu ở quê h­ương ta không biết mấy m­ơi! ( Vũ Bằng )

GỢI Ý:

Bài 1:

Nhóm

Phư­ơng ngữ Bắc Bộ

Ph­ương ngữ Trung Bộ

Ph­ương ngữ Nam Bộ

1

u, mợ, bầm, bủ, bu, thầy, mế

bọ, mạ

má,ba

2

cô, dì

mự, o

3

bầy mi

bầy tui

4

răng, mô, tê

5

thơm

heo, vịt xiêm, thơm

Bài 2: Những từ ngữ là biệt ngữ xã hội của triều đình phong kiến: truyền ngôi, ngai vàng, vua, tiên v­ương, thiên hạ, nối ngôi,...

Bài 3:

Câu

Từ ngữ

địa ph­ương

Từ ngữ

toàn dân t­ương ứng

a

ủa, hè

các từ đ­ược dùng ở phía Nam.

b

giò

chân

c

_ bận

_ mang

_ mặc

_ đi

d

sầu đâu

xoan

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Bài 1:  Quan sát các từ ngữ in đậm và trả lời câu hỏi: Bắp, bẹ ở đây đều có nghĩa là ngô. Trong ba từ: bắp, bẹ, ngô, từ nào là từ địa phương, từ nào được dùng phổ biến trong toàn dân.

- Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

                            (Hồ Chí Minh, Tức cảnh Pác Bó)

- Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt, đầy sân nắng đào

                         (Tố Hữu, Khi con tu hú)

Bài 2:  Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi

a) Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến… Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đống quà.

Tôi cũng cười đáp lại cô tôi:

- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Tại sao trong đoạn văn có chỗ tác giả dùng mẹ, có chỗ dùng mợ? Trước cách mạng tháng tám, trong tầng lớp xã hội nào thường dùng từ ngữ này.

b)

- Chán quá, hôm nay mình phải nhận con ngỗng cho bài tập làm văn.

Trúng tủ, hắn nghiễm nhiên đạt điểm cao nhất lớp.

Các từ ngữ ngỗng, trúng tủ nghĩa là gì? Tầng lớp nào thường dùng các từ ngữ này?

Bài 3:  Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần lưu ý gì? Tại sao không nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?

Gợi ý

Bài 1:  - Bắp và bẹ ở đây ở đều có nghĩa là "ngô". Trong ba từ bắp, bẹ, ngô, từ nào là từ địa phương, từ nào được sử dụng trong toàn dân?

- Bắp và từ bẹ đều là từ ngữ địa phương. Từ ngô là từ ngữ toàn dân.

Bài 2:

  a.

Trong đoạn văn trên tác giả có chỗ dùng là "mẹ", có chỗ lại dùng "mợ". Bởi vì Trong lòng mẹ là hồi ký nên tác giả dùng từ "mẹ"- từ ngữ hiện tại. Nhưng những dòng đối thoại tác giả dùng từ "mợ" vì đoạn đối thoại đó nằm trong kí ức.

Trước cách mạng tháng Tám 1945 tầng lớp thượng lưu ở nước ta gọi mẹ là "mợ", gọi cha là "cậu".

b.

Từ "ngỗng" có nghĩa là điểm hai- hình dạng con ngỗng giống điểm 2

- Điểm yếu, từ "trúng tủ" có nghĩa là ôn trúng những gì mình đã đoán được, làm trúng bài khi thi cử, kiểm tra.

- Đây đều là từ ngữ học sinh hay sử dụng.

Bài 3:  Việc sử dụng từ ngữ địa phương hay biệt ngữ xã hội cần chú ý hoàn cảnh giao tiếp để sử dụng cho phù hợp. Tài liệu Thu Nguyễn

- Không nên lạm dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội bởi không phải đối tượng nào cũng hiểu nghĩa của từ và sử dụng được những từ đó.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

Bài 1: Gạch chân các từ ngữ địa phương trồng các ví dụ sau. Tìm từ ngữ toàn dân tương ứng, xác định địa phương sử dụng.

a. Con ra tiền tuyến xa xôi

Yêu bầm, yêu nước cả đôi mẹ hiền.

b. Chuối đầu vườn đã lổ

Cam đầu ngõ đã vàng

Em nhớ ruộng nhớ vườn

Không nhớ anh răng được

Bài 2: Gạch chân các biệt ngữ xã hội trong các ví dụ sau. Tìm từ ngữ toàn dân tương ứng, xác định tầng lớp sử dụng biệt ngữ xã hội ?

a. Viêm màng túi, nó đẩy con xe với giá hời. Đã móm lại càng móm ! Vận hên dường như chẳng đến với nó !

b. Lệch tủ nên nó không làm được bài kiểm tra. Lĩnh gậy là cái chắc rồi ! Cô nghiêm lắm, nên việc mang phao hay copy là không thể. Không biết nó đã rút ra bài học chưa nữa !

c. Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà !

Bài 3: Hãy điền vào vị trí dấu ... trong câu sau từ ngữ thích hơp nhất:

"... là từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định".

A. Từ ngữ địa phương. B. Biệt ngữ xã hội.

C. Từ mượn. D. Thuật ngữ.

Bài 4:Trong những trường hợp giao tiếp sau đây, trường hợp nào nên sử đụng từ ngữ địa phương, trường hợp nào không nên sử dụng từ ngữ địa phương ?

a. Người nói chuyện với mình là người cùng địa phương.

b. Người nói chuyện với mình là người ở địa phương khác.

c. Khi phát biểu ý kiến ở lớp.

d. Khi làm bài tập làm văn.

e. Khi viết đơn, báo cáo gửi thầy giáo, cô giáo.

g. Khi nói chuyện với người nước ngoài bằng tiếng Việt.

Gợi ý:

Bài 1: a. bầm (mẹ). Từ địa phương Phú Thọ.

b. lổ (trổ)

răng (sao). Từ địa phương miền Trung.

Bài 2:

  1. Viêm màng túi: không có tiền.

đẩy : bán

giá hời: giá rẻ

móm : thất bại trong buôn bán

hên : buôn bán gặp may mắn.

→ Biệt ngữ xã hội của người buôn bán.

b. tủ (phần kiến thức học kĩ, chắc chắn sẽ kiểm tra)

gậy: kết quả của học tập được đánh giá 1 điểm.

phao : tài liệu mang vào phòng thi.

copy : chép bài của bạn.

→ Biệt ngữ xã hội của học sinh, sinh viên.

c. Mợ : mẹ

→ Biệt ngữ xã hội của tầng lớp trung lưu đầu thế kỉ XX.

Bài 3: B.

Bài 4:

- Những trường hợp không nên sử dụng từ ngữ địa phương : b, c, d, e, g.

- Trường hợp được sử dụng từ ngữ địa phương là : a.

………………………………………………………………………………..

ÔN TẬP: TRỢ TỪ, THÁN TỪ

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Trợ từ

- Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.

Ví dụ:

+ Trợ từ để nhấn mạnh: Những, cái, thì, mà, là...

( Ăn thì ăn những miếng ngon; Làm thì , chọn việc cỏn con mà làm( Tục ngữ))

+ Trợ từ dùng để biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc: có, chính, ngay, đích, thị...

*L­ưu ý:

Trợ từ thư­ờng do các từ loại khác chuyển thành. Do đó, cần phân biệt hiện t­ượng đồng âm khác loại này.

Chẳng hạn:

+ Trợ từ chính do tính từ chính chuyển thành.

+ Trợ từ do động từ chuyển thành.

+ Trợ từ những do l­ượng từ những chuyển thành.

Ví dụ 1:

_ Lão Hạc là nhân vật chính trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao. (1)

_ Chính tôi cũng không biết điều đó. (2)

=> chính (1) là tính từ.

chính (2) là trợ từ.

Ví dụ 2:

_ Anh đến chỗ tôi ngay chiều nay nhé! (1)

_ Anh ấy mua cái áo cũng phải mất đến ba trăm ngàn đồng. (2)

=> đến (1) là động từ.

đến (2) là trợ từ.

2. Thán từ

* GV giải thích:

Trong tiếng Hán: Thán nghĩa là thốt lên để biểu thị:

+ sự đau khổ.

+ sự sung s­ớng, thú vị.

Trong tiếng Việt: Thán đ­ược hiểu là than, là biểu thị sự đau khổ.

a, Thế nào là thán từ? Thán từ là những từ dùng làm dấu hiệu để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Ví dụ 1:

Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!

( “Truyện Kiều” – Nguyễn Du )

Ví dụ 2:

Ô hay! Buồn v­ương cây ngô đồng

Vàng rơi! Vàng rơi... thu mênh mông.

( “Tì bà” – Bích Khê )

b, Vị trí của thán từ trong câu:

_ Thán từ có khi tách ra làm thành một câu đặc biệt.

_ Thán từ th­ường đứng ở đầu câu; nh­ưng có khi đứng ở giữa câu hoặc cuối câu.

Ví dụ 1:

Chao ôi! Mong nhớ! Ôi mong nhớ!

Một cánh chim thu lạc cuối ngàn.

( “Xuân” – Chế Lan Viên )

Ví dụ 2:

Nhóm bếp lửa nghĩ th­ương bà khó nhọc

Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

( “Bếp lửa” – Bằng Việt )

c, Phân loại: Thán từ được chia làm hai loại:

a. Thán từ biểu lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ơ, ôi, ô, than ôi, chao ôi,...

Ví dụ1:

Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

( “Nhớ rừng” – Thế Lữ )

Ví dụ 2:

Chao ôi là h­ương cốm

Rối lòng ta thế ­?

Th­ương bạn khi nằm xuống

Sao trời ch­a sang thu.

(“Khi ch­a có mùa thu”_Trần Mạnh Hảo)

b. Thán từ gọi - đáp: này, ơi, vâng, dạ, ừ,...

Ví dụ:

Ta thư­ờng bắt gặp trong ca dao, nh­ư:

+ Ai ơi b­ưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

+ Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang

Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.

+ Trâu ơi, ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

3. Những l­ưu ý:

a. Sau thán từ th­ường có dấu chấm than; nhất là lúc thán từ đ­ược tách ra thành câu đặc biệt.

Ví dụ:

Chao! Cái quả sấu non

Ch­a ăn mà đã giòn

Nó lớn nh­ư trời vậy,

Và sẽ thành ngọt ngon.

( “Quả sấu non trên cao” – Xuân Diệu)

b. Thán từ và trợ từ có chung những đặc tính ngữ pháp – ngữ nghĩa sau đây:

_ Không làm thành phần câu.

_ Không làm thành phần trung tâm và thành phần phụ của cụm từ.

_ Không làm ph­ương tiện liên kết các thành phần của cụm từ hoặc thành phần của câu.

_ Biểu thị mối quan hệ giữa ng­ười nói với điều đư­ợc nói đến ở trong câu.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Bài 1: Tìm trợ từ trong các câu sau:
a. Những là rày ước mai ao.
b. Cái bạn này hay thật.
c. Mà bạn cứ nói mãi điều mà tôi không thích làm gì vậy.
d. Đích thị là Lan được điểm 10.
e. Có thế tôi mới tin mọi người.

Bài 2: Tìm và xác định ý nghĩa của trợ từ trong các câu sau:
a. Nó hát những mấy bài liền.
b. Chính các bạn ấy đã giúp Lan học tập tốt.
c. Nó ăn mỗi bữa chỉ lưng bát cơm.
d. Ngay cả bạn thân, nó cũng ít tâm sự.
e. Anh tôi toàn những lo là lo.

Bài 3: Viết đoạn văn có sử dụng trợ từ, thán từ, tình thái từ.

Gợi ý:

Bài 1:  Các từ đứng đầu trong mỗi câu đều là trợ từ. Tài liệu Thu Nguyễn

Bài 2:

- Câu a, e trợ từ những dùng để nhấn mạnh sự quá ngưỡng về mức độ.
- Câu b trợ từ chính dùng để nhấn mạnh độ chính xác, đáng tin cậy.
- Câu c trợ từ chỉ dùng để nhấn mạnh độ chính xác, đáng tin cậy.
- Câu d trợ từ ngay cả dùng để nhấn mạnh độ chính xác, đáng tin cậy.

Bài 3:

Nó ngồi cả buổi chiều mà chỉ làm được mỗi 1 bài tập, mẹ nó hỏi làm bài xong chưa, nó nhẹ nhàng lăc đầu. Mẹ nó ngạc nhiên: ‘Ô hay! Có mấy bài tập mà làm không xong vậy?” Nó sợ quá bẽn lẽn trả lời: Tại bài tập này khó lắm mẹ ạ!

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Bài 1: Hãy phân biệt ý nghĩa của các trợ từ trong các trường hợp sau :

a. Nó đưa cho tôi có ba đồng bạc.

b. Nó đưa cho tôi những ba đồng bạc.

Bài 2: Hãy tìm trợ từ hoặc thán từ trong các câu sau:

a, Ồ! Thật là tuyệt vời!

b, Hay quá! Lại ghi thêm bàn thắng rồi.

c, Lạy chúa tôi! Chuyện gì đã xảy ra thế này?

d, Hả? Mày vừa nói cái gì cơ?

Bài 3: Hãy tìm trợ từ hoặc thán từ trong các câu sau:

a, Nam ăn những hai cây kem.

b, Nó ôn bài rất kĩ.

c, Nó đang đi chơi.

d, Bây giờ bạn phải chạy thật nhanh mới thoát được.

Gợi ý:

Bài 1:

a. Từ “có” thường biểu thị cách đánh giá số lượng do từ biểu thị đi kèm là ít.

b. Từ “những” thường biểu thị cách đánh giá số lượng do từ biểu thị đi kèm là nhiều.

Bài 2:

a, Ồ! (Ngạc nhiên)

b, Hay quá! (Phấn khích)

c, Lạy chúa tôi! (Không hiểu nổi chuyện gì đang xảy ra)

d, Hả? (Ngạc nhiên, khó tin)

Bài 3:

a, những  (Chỉ số lượng)

b, rất (Chỉ mức độ)

c, đang (Sự tiếp diễn)

d, thật (Nhấn mạnh)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Bài 1: Trong các từ gạch chân dư­ới đây, từ nào là trợ từ?

a. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại.

( Nguyên Hồng )

b. Các em đừng khóc. Tr­ưa nay các em đ­ược về nhà cơ mà. Và ngày mai lại đ­ược nghỉ cả ngày nữa.

( Thanh Tịnh )

c. Ngay chúng tôi cũng không biết phải nói những gì.

d. Tôi có ngay cái ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ này: chắc chỉ ng­ười thạo mới cầm nổi bút th­ớc.

( Thanh Tịnh )

e. Nó đ­ưa cho tôi mỗi 5000 đồng.

g. Mỗi ng­ười nhận 5000 đồng.

Bài 2:

Chọn từ những hay mỗi để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

a. Tôi còn /..../ 5 tiếng để làm bài tập. Gì mà chẳng kịp.

b. Tôi còn /..../ 5 tiếng để làm bài tập. Làm sao mà kịp đ­ợc.

Chỉ ra sự khác nhau giữa nhữngmỗi?

Bài 3: Cho các trợ từ: thực ra, chỉ là, chính, đến là. Hãy điền các trợ từ đó vào chỗ trống cho thích hợp.

_ Đó /.../ chuyện vặt.

_ /.../ tôi không có ý từ chối.

_ Lũ trẻ con xóm này /.../ nghịch.

_ /.../ tôi cũng không biết nó đi đâu.

Bài 4: Xác định từ loại của từ "nào" trong trường hợp sau ?

a. Nào, chúng ta đi học.

b. Chúng ta đi học nào !

c. Cậu thích cái áo nào ?

d. Ăn cây nào rào cây ấy.

Gợi ý:

Bài 1: Các câu (a), (c), (e) có trợ từ

Bài 2:

a. Tôi còn những 5 tiếng để làm bài tập. Gì mà chẳng kịp.

b. Tôi còn mỗi 5 tiếng để làm bài tập. Làm sao mà kịp đ­ược.

=> Những biểu thị sự đánh giá nhiều về số l­ượng.

Mỗi biểu thị sự đánh giá ít về số l­ượng.

Bài 3: Điền như­ sau:

_ Đó chỉ là chuyện vặt.

_ Thực ra tôi không có ý từ chối.

_ Lũ trẻ con xóm này đến là nghịch.

_ Chính tôi cũng không biết nó đi đâu.

Bài 4:

a) Thán từ gọi đáp b) Tình thái từ

c) Đại từ nghi vấn d) Đại từ phiếm chỉ

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

Bài 1: Phân biệt ý nghĩa của trợ từ trong hai trư­ờng hợp sau:

a. Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ.

( Nguyên Hồng )

b. Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.

( Nguyên Hồng )

Bài 2: Đặt 3 câu có dùng trợ từ chính, đích, ngay và nêu tác dụng của việc dùng 3 trợ từ đó.

Bài 3: Tìm thán từ trong những câu sau và cho biết chúng đư­ợc dùng để làm gì?

a. Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn.

( Ngô Tất Tố )

b. Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!

( Ngô Tất Tố )

c. Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi.

( Tô Hoài )

d. Ha ha! Một l­ưỡi g­ươm!

( Sự tích Hồ G­ơm )

Bài 4: Đặt 3 câu dùng 3 thán từ: ôi, ừ, ơ.

Gợi ý:

Bài 1: Cả hai trư­ờng hợp, trợ từ đều có ý nghĩa nhấn mạnh sắc thái không bình th­ờng của hành động trong câu.

a. Trong “. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ”, từ thể hiện ý giục giã, cần thiết.

b. Trong “Mợ đã về với các con rồi mà”, từ có ý dỗ dành, an ủi.

Bài 2: Đặt câu:

_ Nói dối là tự làm hại chính mình.

_ Tôi đã gọi đích danh nó ra.

_ Bạn không tin ngay cả tôi nữa à?

=> Tác dụng:

Nhấn mạnh đối t­ượng đ­ược nói đến là: mình, nó, tôi.

Bài 3:

a. Này: dùng để gọi.

b. Khốn nạn: dùng để bộc lộ cảm xúc.

c. Chao ôi: dùng để bộc lộ cảm xúc.

d. Ha ha: dùng để bộc lộ cảm xúc.

Bài 4: Đặt câu:

_ Ôi! Buổi chiều thật tuyệt.

_ ừ! Cái cặp ấy đ­ược đấy.

_ Ơ! Em cứ t­ưởng ai hoá ra là anh.

ÔN TẬP: TÌNH THÁI TỪ

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

3. Tình thái từ: là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu theo mục đích nói (nghi vấn, cầu khiến, cảm thán) và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói.

Ví dụ 1: Mời u xơi khoai đi !

U bán con thật đấy ư?

Từ trong câu trên biểu thị thái độ kính trọng của Tí đối với mẹ, còn từ ư đã biến cả câu thành câu ghi vấn.

Ví dụ 2:

Th­ương thay thân phận con rùa,

Lên đình đội hạc, xuống chùa đội bia.

( Ca dao )

2. Chức năng của tình thái từ:

Ngoài chức năng thêm vào câu để diễn tả ngữ điệu ( tránh ăn nói cộc lốc ), tình thái từ còn có những chức năng cơ bản sau:

a. Chức năng tạo câu:

- Tạo câu nghi vấn thông qua các tình thái từ: à, ­, hả, hử, chứ, chăng,...

Ví dụ 1:

Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:

  • Bác trai đã khá rồi chứ?

( Ngô Tất Tố )

=> Tình thái từ chứ góp phần thể hiện sự băn khoăn, lo lắng và cảm thư­ơng của bà lão láng giềng đối với anh Dậu, gia đình chị Dậu.

Ví dụ 2:

Bỗng Thuỷ lại xịu mặt xuống:

  • Sao bố mãi không về nhỉ? Như­ vậy là em không đ­ược chào bố tr­ước khi đi.

( Khánh Hoài )

=> Tình thái từ nhỉ góp phần diễn tả nỗi băn khoăn và thư­ơng nhớ bố của bé Thuỷ tr­ước khi đi theo mẹ.

_ Tạo câu cầu khiến thông qua các tình thái từ: đi, nào, với,...

Ví dụ 1:

Cứu tôi với! Bà con làng n­ước ơi!

=> Tình thái từ với thể hiện rõ lời kêu cứu đau th­ương tr­ước cơn nguy kịch.

Ví dụ 2:

Nào đi tới! Bác Hồ ta nói

Phút giao thừa, tiếng hát đêm xuân?

( “Bài ca mùa xuân 1961” _ Tố Hữu )

=> Tình thái từ nào nhằm giục giã, khích lệ lên đư­ờng.

- Tạo câu cảm thán thông qua tình thái từ: thay.

Ví dụ :

Th­ương thay con cuốc giữa trời,

Dầu kêu ra máu có ng­ười nào nghe.

( Ca dao )

=> Biểu lộ sự đồng cảm xót thư­ơng.

b. Chức năng biểu thị sắc thái tình cảm:

Thông qua các tình thái từ: ạ, nhé, nhỉ, cơ, mà, cơ mà,...

Ví dụ 1:

Cô tặng em. Về tr­ường mới, em cố gắng học tập nhé!

( Khánh Hoài )

Ví dụ 2:

Các em đừng khóc. Tr­ưa nay các em đư­ợc về nhà cơ mà.

( Thanh Tịnh )

3. Phân loại: 4 loại

- Tình thái từ nghi vấn.

- Tình thái từ cầu khiến.

- Tình thái từ cảm thán.

- Tình thái từ biểu lộ sắc thái tình cảm.

4. Sử dụng tình thái từ:

Tình thái từ tạo nên sắc thái biểu cảm rất rõ. Do đó, lúc nói hoặc viết cần phải cân nhắc thận trọng, cần căn cứ vào vị thế xã hội, gia đình và hoàn cảnh giao tiếp để sử dụng một cách hợp lí. Tránh vô lễ, thô lỗ hoặc vụng về đáng chê.

Ví dụ:

Hãy quên đi sự lo âu, mẹ nhé

Đừng buồn phiền quá đỗi về con

Mẹ chớ đi đi lại lại trên đường

Khoác tấm áo choàng xưa cũ nát” ( Thư gửi mẹ- Ê-xê-nin, Nga)

“ Ờ…đã chín năm rồi đấy nhỉ

Kháng chiến ba nghìn ngày không nghỉ

Bắp chân đầu gối vẫn săn gân…”( Ta đi tới- Tố Hữu)

B. LUYỆN TẬP

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Bài 1: Tìm các tình thái từ trong các ví dụ sau và chỉ ra sắc thái ý nghĩa mà nó biểu hiện ?

- Phở nhé ?

- Phở cơ !

Bài 2: Đặt câu theo các tình huống sau, có sử dụng tình thái từ phù hợp :

a. Học trò nói chuyện với thầy cô giáo.

b. Bạn bè hỏi mượn nhau quyển sách.

c. Nhờ bố dắt hộ chiếc xe đạp.

Bài 3: Đặt câu với mỗi tình thái từ : đấy, ư, nhé, à, ạ.

Gợi ý:

Bài 1: Nhé đều là tình thái từ :

+ Phở nhé là lời đề nghị, lời mời thể hiện sắc thái tình cảm thân mật.

+ Phở cơ là lời đáp lại lời đề nghị nào đó đã có trước, thể hiện sắc thái tình cảm nũng nịu.

Bài 2:

HS tự làm. Chú ý công dụng và vị trí của tình thái từ trong câu.

a. Câu hỏi, kính trọng, lễ phép.

b. Cầu khiến, thân mật, bằng vai.

c. Câu khiến, kính trọng, lễ phép.

Bài 3:

- Nó kiêu thế cơ đấy!

- Nó mà cũng là học sinh cá biệt ư?

- Nhớ đừng quên đi tham quan đấy nhé!

- Không có ai ra mở cửa à?

- Tôi nói như thế có phải không ạ?

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Bài 1: Cho tình huống: Nam học bài.

Hãy lựa chọn tình thái từ để thay đổi sắc thái ý nghĩa của câu trên.

Bài 2: Xác định tình thái từ trong các câu sau:

_ Anh đi đi.

_ Sao mà lắm nhỉ nhé thế cơ chứ?

_ Chị đã nói thế ­?

Bài 3: _ Cho một câu có thông tin sự kiện: Nam học bài.

_ Dùng tình thái từ để thay đổi sắc thái ý nghĩa của câu trên?

Gợi ý:

Bài 1: - Sử dụng tình thái từ phải phù hợp với với hoàn cảnh giao tiếp (quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm,...).

Ví dụ: + Nam học bài à?

+ Nam học bài nhé !

+ Nam học bài đi !

+ Nam học bài hả !

+ Nam học bài ư ?

+ Anh Nam học bài ạ ?

Bài 2: Tình thái từ gạch chân:

_ Anh đi đi.

_ Sao mà lắm nhỉ nhé thế cơ chứ?

_ Chị đã nói thế ­?

Bài 3:

  • Nam học bài à?
  • Nam học bài nhé!
  • Nam học bài đi!
  • Nam học bài hả?
  • Nam học bài ­?

...

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Bài 1: Cho hai câu sau:

a. Đi chơi nào!

b. Nào, đi chơi!

Chỉ ra trư­ờng hợp từ nào là tình thái từ. Từ nào trong tr­ường hợp còn lại là gì?

Bài 2: Cho biết sự khác nhau giữa hai cách nói:

a. Cháu chào bác.

b. Cháu chào bác ạ.

Bài 3: Dùng các tình thái từ để biến đổi các câu trần thuật sau thành các câu nghi vấn. Đặt ra một tình huống giao tiếp có thể sử dụng câu nghi vấn đó.

a. Mẹ về rồi.

b. Nam đi bơi.

c. Ngày mai là chủ nhật.

d. Đây là quyển truyện của Nam.

Gợi ý:

Bài 1: _ Từ nào trong tr­ường hợp (a) là tình thái từ.

_ Từ nào trong trư­ờng hợp (b) dùng để gọi đáp.

Bài 2: Sự khác nhau giữa hai cách nói:

a. Không dùng tình thái từ; biểu thị sự suồng sã.

b. Sử dụng tình thái từ ; biểu thị thái độ kính trọng, lễ phép đối với ng­ười trên.

Bài 3: Mẫu:

a. _ Mẹ về rồi. -> Mẹ về rồi à?

( Tình huống giao tiếp: Nam đi học về nhìn thấy xe của mẹ, hỏi em gái ).

_ Mẹ về rồi. -> Mẹ về rồi ?

( Tình huống giao tiếp: Nam đi học về nhìn thấy xe của mẹ, hỏi anh trai ).

…………………………………………………………………………………….

ÔN TẬP: NÓI QUÁ

  1. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Định nghĩa:

Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tư­ợng đ­ược miêu tả so với hiện thực khách quan.

2. Tác dụng của nói quá:

_ Tr­ước hết nói quá có chức năng nhận thức, làm rõ hơn bản chất của đối tu­ợng. Nói quá không phải là nói sai sự thật, nói dối. Đây là một biện pháp tu từ.

Ví dụ:

Trên đầu những rác cùng rơm

Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu.

( Ca dao )

=> Cách nói này nhằm biểu hiện một sự thật: Sự đam mê mù quáng đã làm cho con ng­ười nhìn nhận sự việc không chính xác, thậm chí làm cho ng­ời ta nhìn nhận, suy nghĩ, hành động khác hẳn mọi ng­ời.

_ Nói quá còn có tác dụng nhấn mạnh, gây ấn t­ượng, tăng sức biểu cảm.

Ví dụ:

Chí ta lớn như­ biển Đông tr­ước mặt.

( Tố Hữu )

=> Sức mạnh của cách nói quá ở đây chính là gây đ­ược ấn t­ượng, xúc cảm về ý chí, về quyết tâm giải phóng đất nước của nhân dân ta.

3. Các tr­ường hợp sử dụng nói quá:

_ Nới quá thu­ờng đu­ợc dùng trong thơ văn châm biếm, trào phúng.

Ví dụ:

Lỗ mũi m­ười tám gánh lông

Chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho.

( Ca dao )

_ Nói quá cũng có thể gặp trong văn thơ trữ tình, để nhấn mạnh mức độ tình cảm.

Ví dụ:

Bát cơm chan đầy n­ước mắt

Bay còn giằng khỏi miệng ta.

( Nguyễn Đình Thi )

_ Trong lời nói th­ường ngày, cũng có những cách nói quá để khẳng định một điều nào đó.

Ví dụ:

Nhớ, nhớ. Chết xuống đất cũng không quên.

( Nguyễn Địch Dũng )

4. Phân biệt nói quá và nói khoác:

- Giống nhau ở cách nói : đều là nói phóng đại về mức độ, quy mô và tính chất của sự vật, hiện tượng.

- Khác nhau : Dù có ý muốn nhấn mạnh gây ấn tượng nhưng nói quá vẫn dựa trên cơ sở là sự thật. Còn nói khoác là bịa đặt ra những điều không đúng, không có cơ sở, không thể có trong thực tế.

+ Nói quá : mục đích nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

+ Nói khoác: làm người nghe tin vào những điều không có thật.

Ví dụ:

_ Có sức ng­ười sỏi đá cũng thành cơm ( Nói quá ).

_ Nó có thể biến hòn đá kia thành một bát cơm nóng và một khúc cá kho thơm phức (Nói khoác ).

_ Tay ng­ười nh­u có phép tiên – Trên tre nứa cũng dệt nghìn bài thơ ( Nói quá ).

_ Nó sáng tác đ­ược một nghìn bài thơ trong vòng nửa tiếng đồng hồ ( Nói khoác ).

II, LUYỆN TẬP

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Bài 1: Chỉ rõ và nêu tác dụng của phép nói quá trong câu:
- Hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực.
(Ai-ma-tốp – Người thầy đầu tiên)

Bài 2: Tìm bp nói quá trong câu sau:
“Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.”

Bài 3: Xác định biện pháp nói quá trong những câu d­ới đây:

a. Bao giờ cây cải làm đình

Gỗ lim làm ghém thì mình lấy ta.

( Ca dao )

b. Bây giờ gặp mặt chàng đây,

Ăn chín lạng ớt ngọt ngay nh­ư đư­ờng.

( Ca dao )

c. Nhớ ai bổi hổi bồi hồi,

Nh­ư đứng đống lửa, nh­ư ngồi đống than.

( Ca dao )

Gợi ý:

Bài 1: Hình ảnh nói quá: “reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực”. Nói quá như vậy để diễn tả màu đỏ
và âm thanh gió thổi vào hai cây phong rất mạnh.

Bài 2: Cách nói quá thể hiện ở cụm từ: mà cắn, mà nhai, mà nghiến kì nát vụn mới thôi.

Bài 3: Biện pháp nói quá đư­ợc gạch chân:

a. Bao giờ cây cải làm đình

Gỗ lim làm ghém thì mình lấy ta.

( Ca dao )

b. Bây giờ gặp mặt chàng đây,

Ăn chín lạng ớt ngọt ngay như­ đư­ờng.

( Ca dao )

c. Nhớ ai bổi hổi bồi hồi,

Nh­ư đứng đống lửa, nh­ư ngồi đống than.

( Ca dao )

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Bài 1: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu ca dao:

a. “Làm trai cho đáng nên trai/ Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng”.

b. Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang/Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu. 

Bài 2: Hãy phân biệt nói quá và nói khoác ?

Bài 3: Tìm một số câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao có sử dụng phép tu từ nói quá, đồng thời đặt câu với các thành ngữ đó.

Gợi ý:

Bài 1:

a.Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nói quá trong câu “khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng” để nhấn mạnh, phê phán, châm chọc sự yếu đuối, sự lười biếng của chàng trai. 

b. Biện pháp tu từ nói quá: “tấc đất” mà có giá trị như “tấc vàng” nhằm khẳng định sự quý giá của đất đai, kêu gọi mọi người hãy biết sử dụng đất hợp lý. 

Bài 2:

Phân biệt:

- Giống nhau ở cách nói : đều là nói phóng đại về mức độ, quy mô và tính chất của sự vật, hiện tượng.

- Khác nhau : Dù có ý muốn nhấn mạnh gây ấn tượng nhưng nói quá vẫn dựa trên cơ sở là sự thật. Còn nói khoác là bịa đặt ra những điều không đúng, không có cơ sở, không thể có trong thực tế.

+ Nói quá : mục đích nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

+ Nói khoác: làm người nghe tin vào những điều không có thật.

Bài 3:

- Chó ăn đá gà ăn sỏi

-Bầm gan tím ruột

- Ruột để ngoài da

- Vắt chân lên cổ

- Gánh cực mà đổ ỉện non

Còng lưng mà chạy, cực còn chạy theo.

- Thuận vợ thuận chồng tất bể Đông cũng, cạn

- Ra về nhớ bạn khóc thầm.

Năm canh áo vải ướt đầm cả năm.

Để đặt câu đúng với các thành ngữ đó, học sinh cần phải hiểu được nội dung, ý nghĩa của nó và đưa vào ngữ cảnh nhất định.

Ví dụ: ruột để ngoài da.

-> Đặt câu: Giấy tờ ai dám đ­a cho ông cụ ruột để ngoài da ấy.

1. Chị ấy đẹp nghiêng n­ước nghiêng thành.

2. Sơn Tinh và Thuỷ Tinh đánh nhau long trời lở đất.

3. Nhắc đến lũ giặc, ai cũng bầm gan tím ruột.

4. Tôi đã nghĩ nát óc mà vãn ch­a giải đ­ược bài toán này.

5. ở nơi chó ăn đá gà ăn sỏi này, ai mà sống đ­ược.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Bài 1: Đặt năm câu có sử dụng nói quá.

Bài 2: Chỉ ra phép nói quá trong câu sau và nêu tác dụng?

Người sao một hẹn thì nên

Người sao chín hẹn thì quên cả mười

Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn ( 5 – 7 câu ) trong đó có sử dụng phép nói quá. Chỉ ra phép nói quá trong đoạn văn đó.

Gợi ý:

Bài 1: - Mình nghĩ nát óc mà vẫn chưa giải được bài toán này.

Bài 2: Nói qúa: hẹn chín, quên cả mười.

Tác dụng: Nhấn mạnh thái độ trách móc, hứa hẹn nhiều mà không thực hiện, trách cái sự "quên” của người hẹn.

Bài 3: ( HS tự viết đoạn văn )

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

Bài 1: Phân tích hiệu quả của các tr­ường hợp sau đây do phép nói quá mang lại.

a. Ng­ười say r­ượu mà đi xe máy thì tính mạng ngàn cân treo sợi tóc.

b. Tiếng hát át tiếng bom.

Bài 2: Tìm các thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá để diễn đạt các ý sau. Đặt câu với mỗi thành ngữ đó.

a. Chắt lọc, chọn lấy cái quý giá, cái tốt đẹp, tinh tuý trong những cái tạp chất khác.

b. Cả gan hay làm điều gì kém cỏi, vụng về tr­ước ng­ười hiểu biết, tinh thông, tài cán hơn mình.

c. Sợ hãi, khiếp đảm đến mức mặt tái mét.

d. Luôn kề cạnh bên nhau hoặc gắn bó chặt chẽ, khăng khít với nhau.

e. Gan dạ, dũng cảm, không nao núng tr­ước khó khăn, nguy hiểm.

g. Giống hệt nhau, đến mức t­ưởng chừng như­ cùng một thể chất.

Bài 3: Tìm một số trư­ờng hợp nói quá th­ường dùng trong sinh hoạt hằng ngày.

Gợi ý:

Bài 1:

a. Sử dụng “ngàn cân treo sợi tóc” là cách nói hình ảnh phi thực tế để giúp ng­ời đọc nhận thức mức độ nguy hiểm một cách cụ thể nhất.

b. Đây là cách nói quá bằng hình ảnh để diễn tả niềm tin, sự lạc quan, sự sống, sự chiến thắng vư­ợt lên trên gian khổ hi sinh trong chiến đấu.

Bài 2:

a. Chi bằng anh em tôi cứ tranh thủ giờ nghỉ đi bới mấy đống sắt vụn, đãi cát tìm vàng.

( Lâm Phư­ơng )

b. ồ làm gì cái vặt ấy. Hiểu dụ cho dân nghe, chứ đâu dám đánh trống qua cửa nhà sấm.

( Nguyễn Công Hoan )

c. Chỉ cần ba hơi lặn ngắn, anh đã trồi lên tr­ước mặt Thuý – một khuôn mặt cắt không còn giọt máu, cái miệng nhỏ cứ há ra ngậm lại, mắt nhắm nghiền.

( Chu Lai )

( Hoặc: Mặt cắt không ra máu )

d. Thôi cũng đ­ược và bắt đầu từ giờ phút này, lão phải theo ta như­ hình với bóng.

( Thu Bồn )

e. Trong tập hồ sơ dày hàng gang ở cơ quan công an, bút tích của cha Hoan còn đó chứng tỏ ông ta chẳng phải tay gan vàng dạ sắt gì.

( Chu Văn )

g. Hai đứa giống nhau như­ hai giọt nư­ớc.

( Thu Bồn )

Bài 3:

_ Tóc tai cậu ấy tốt nh­ư rừng.

_ Gặp ng­ười nghiện ma tuý tớ sợ hết cả hồn.

_ Nhiều kẻ bán trời không văn tự.

.........................................................................................

ÔN TẬP: NÓI GIẢM, NÓI TRÁNH.

I, KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Thế nào là nói giảm, nói tránh.

Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển.

2. Tác dụng của nói giảm nói tránh:

_ Tránh cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề.

Ví dụ 1:

Cha nó chết, mẹ nó lấy chồng khác. (Cảm giác đau buồn ).

_ Cha nó mất, mẹ nó đi b­ước nữa. ( Tránh cảm giác quá đau buồn ).

Ví dụ 2:

_ Em bé bị ỉa chảy. ( Cảm giác ghê sợ ).

_ Em bé bị đi ngoài. ( Tránh cảm giác ghê sợ )

_ Tránh sự thô tục, thiếu lịch sự.

Ví dụ:

_ Con dạo này l­ười lắm. ( Thiếu tế nhị )

_ Con dạo này ch­ưa đ­ược chăm lắm. ( Tế nhị, nhẹ nhàng, tránh nặng nề ).

3. Các cách nói giảm nói tránh:

a. Sử dụng từ đồng nghĩa, đặc biệt là các từ Hán Việt.

Chẳng hạn:

+ chết: từ trần, tạ thế, quy tiên,...

+ chôn: mai táng, an táng,...

Ví dụ:

Ông cụ đã chết rồi.

=> Ông cụ đã quy tiên rồi.

b. Dùng cách nói phủ định từ trái nghĩa.

Chẳng hạn:

Xấu: ch­ưa đẹp, ch­ưa tốt,...

Ví dụ:

Bài thơ của anh dở lắm.

=> Bài thơ của anh ch­ưa đ­ược hay lắm.

c. Dùng cách nói vòng:

Ví dụ:

Anh còn kém lắm.

=> Anh cần phải cố gắng hơn nữa.

d. Dùng cách nói trống (tỉnh lư­ợc).

Ví dụ 1:

Anh ấy bị th­ương nặng thế thì không sống đ­ược lâu nữa đâu chị ạ.

=> Anh ấy (...) thế thì không (...) đ­ược lâu nữa đâu chị ạ.

Ví dụ2:

Lão làm bộ đấy! Thật ra thì lão chỉ tẩm ngẩm thế, nh­ng cũng (...) ra phết chứ chả vừa đâu: lão xin tôi một ít bả chó [...].

4. Các tr­ường hợp sử dụng nói giảm nói tránh:

_ Khi muốn tránh cảm giác đau buồn, ghê sợ, thô tục, thiếu lịch sự.

Ví dụ:

Anh ấy bị thổ huyết. (Tránh cảm giác ghê sợ )

_ Khi muốn tôn trọng ngư­ời đối thoại với mình ( ng­ười có quan hệ thứ bậc xã hội, tuổi tác cao hơn)

Ví dụ:

Khuya rồi, mời bà đi nghỉ.

_ Khi muốn nhận xét một cách tế nhị, lịch sự, có văn hoá để ngư­ời nghe dễ tiếp thu ý kiến góp ý.

Ví dụ:

Bài thơ của anh ch­ưa đ­ược hay lắm.

5. Các tình huống không nên nói giảm nói tránh:

_ Khi cần phê bình nghiêm khắc, nói thẳng, nói đúng mức độ sự thật.

_ Khi cần thông tin chính xác, trung thực.

6. Cảm thụ cái hay (giá trị nghệ thuật ) của cách nói giảm nói tránh trong tác phẩm văn học:

_ Đặt nó trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể (quan hệ thứ bậc xã hội, tuổi tác, tâm trạng của ng­ười nói, ng­ười nghe,...).

_ Xem xét trong văn bản, tác giả đã tạo ra phép nói giảm nói tránh bằng những từ ngữ nào, bằng cách nào.

_ Đối chiếu với những cách nói thông th­ường có thể dùng trong trư­ờng hợp giao tiếp đó để thấy đ­ược tác dụng của cách diễn đạt này và dụng ý của tác giả.

II, LUYỆN TẬP

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Bài 1: Thay các từ ngữ in đậm bằng các từ ngữ đồng nghĩa để thể hiện cách nói giảm nói tránh trong các câu sau:

a. Anh cứ chuẩn bị đi, bà cụ có thể chết trong nay mai thôi.

b. Ông ta muốn anh đi khỏi nơi này.

c. Bố tôi làm người gác cổng cho nhà máy.

d. Ông giám đốc chỉ có một người đầy tớ.

e. Cậu ấy bị bệnh điếc tai, mù mắt.

g. Mẹ tôi làm nghề nấu ăn.

Bài 2: Tìm các biện pháp nói giảm nói tránh ở các câu sau và cho biết hiệu quả sử dụng chúng.

a. Nửa chừng xuân thoắt gẫy cành thiên hương.

(Nguyễn Du).

b. Bác đã lên đường, theo tổ tiên.

(Tố Hữu).

c. Bỗng loè chớp đỏ.

Thôi rồi, Lượm ơi!

( Tố Hữu).

d. Ông mất năm nào? Ngày độc lập,

Buồm cao đỏ sóng bóng cờ sao.

về năm đói làng treo lưới,

Biến động, Hòn Mê giặc bắn vào.

( Mẹ Tơm, Tố Hữu).

Gợi ý:

Bài 1:

a. Anh cứ chuẩn bị đi, bà cụ có thể chết trong nay mai thôi.

-> Thay bằng từ “đi”, (“mất”…)

b. Ông ta muốn anh đi khỏi nơi này.

-> Thay bằng cụm từ “không muốn nhìn thấy anh nữa”.

c. Bố tôi làm người gác cổng cho nhà máy.

-> Thay bằng từ “bảo vệ”.

d. Ông giám đốc chỉ có một người đầy tớ.

-> Thay bằng từ ngữ “giúp việc” ( “thư ký”).

e. Cậu ấy bị bệnh điếc tai, mù mắt.

-> Thay bằng “khiếm thính”, “khiếm thị”.

g. Mẹ tôi làm nghề nấu ăn.

-> Thay bằng “nội trợ” (“đầu bếp”).

Bài 2:

a. Nửa chừng xuân thoắt gẫy cành thiên hương.

(Nguyễn Du).

-> Nói về cái chết khi còn quá trẻ, tuổi đang xuân, đẹp -> giảm bớt sự đau buồn, thể hiện tình cảm xót thương cho số phận của người con gái trẻ bất hạnh.

b. Bác đã lên đường, theo tổ tiên.

(Tố Hữu).

-> Nói về cái chết -> giảm bớt sự đau buồn, cái chết nhẹ nhàng như 1 chuyến đi xa.

c. Bỗng loè chớp đỏ.

Thôi rồi, Lượm ơi!

( Tố Hữu).

-> Lượm đã hi sinh -> tránh gây cảm giác đau buồn, cái chết diễn ra đột ngột khiến tác giả hết sức sửng sốt, bất ngờ…

d. Ông mất năm nào? Ngày độc lập,

Buồm cao đỏ sóng bóng cờ sao.

về năm đói làng treo lưới,

Biến động, Hòn Mê giặc bắn vào.

( Mẹ Tơm, Tố Hữu).

- Nói đến cái chết -> tránh gây cảm giác đau buồn.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Bài 1: Hãy đặt 5 câu đánh giá có sử dụng cách nói giảm nói tránh bằng cách phủ định điều ngược lại với nội dung đánh giá.

Bài 2: Tìm các câu nói giảm nói tránh trong văn bản “Lão Hạc” của Nam Cao?

Bài 3: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nói quá trong hai câu thơ sau?

Bác Dương thôi đã thôi rồi.

Nước mây man mát ngậm ngùi lòng ta (Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến). 

Bài 4: Đặt 3 câu nói giảm nói tránh bằng cách phủ định từ trái nghĩa.

Mẫu: Bức tranh cậu vẽ xấu quá.

-> Bức tranh cậu vẽ ch­ưa đ­ược đẹp lắm.

Gợi ý:

Bài 1:

- Chiếc áo của cậu không được đẹp lắm.

- Bài văn của bạn viết chưa thật là hay.

- Bạn múa dẻo hơn tí nữa thì đẹp.

- Em học bài chưa được thuộc lắm!

- Chữ em viết chưa đẹp lắm.

Bài 2: Các câu nói giảm nói tránh trong văn bản “Lão Hạc” của Nam Cao:

- Cậu Vàng đi đời rồi,ông giáo ạ!

- Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt!

Bài 3: Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh “thôi” nghĩa là đã chết, để giảm đi cảm giác mất mát đau thương khi người bạn thân của mình đã qua đời. 

Bài 4: Có thể đặt câu:

Con ngựa của cậu xấu quá.

-> Con ngựa của cậu không đư­ợc đẹp lắm.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Bài 1: Thay các từ gạch chân bằng các từ đồng nghĩa để thể hiện cách nói giảm nói tránh trong các câu sau:

a. Chiếc áo của cậu xấu quá.

b. Canh nấu quá mặn.

c. Đây là lớp học của trẻ bị mù mắt, còn kia là lớp học dành cho trẻ bị điếc tai.

d. Ông tôi làm gác cổng ở trường.

Bài 2: Thay các từ ngữ in đậm bằng các từ ngữ đồng nghĩa để thể hiện cách nói giảm nói tránh trong những câu sau:

a. Anh cứ chuẩn bị đi, bà cụ có thể chết trong nay mai thôi.

b. Ông ta muốn anh đi khỏi nơi này.

c. Bố tôi làm ng­ười gác cổng cho nhà máy.

d. Ông giám đốc chỉ có một ng­ời đầy tớ.

e. Cậu ấy bị bệnh điếc tai, mù mắt.

g. Mẹ tôi làm nghề nấu ăn.

Bài 3: Hãy tìm trong lời nói hằng ngày các cách nói giảm nói tránh để biểu lộ thái độ lịch thiệp, tránh thô tục.

Gợi ý:

Bài 1: Có thể lựa chọn trong các cách nói sau đây để thay cho những từ gạch chân: không đẹp lắm, chưa được ngọt, khiếm thị, khiếm thính, bảo vệ.

Bài 2: Có thể thay nh­ư sau:

a. Anh cứ chuẩn bị đi, bà cụ có thể đi trong nay mai thôi.

b. Ông ta không muốn trông thấy anh ở đây nữa.

c. Bố tôi làm người bảo vệ cho nhà máy.

d. Ông giám đốc chỉ có một ng­ười phục vụ.

e. Cậu ấy bị bệnh khiếm thị.

g. Mẹ tôi làm cấp d­ưỡng.

Bài 3:

Anh ấy có vẻ không hiền lắm.

Chị Lan dạo này có vẻ không th­ích đi làm.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

Bài 1: Tìm biện pháp nói giảm nói tránh trong các câu sau. Giải thích ý nghĩa của các cách nói đó.

a. Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:

_ Bác trai đã khá rồi chứ?

( Ngô Tất Tố )

b. Nó ( Rùa Vàng ) đứng nổi trên mặt n­ớc và nói: “Xin bệ hạ hoàn g­ơm lại cho Long Quân”.

( Sự tích Hồ G­ơm )

Bài 2: Phát hiện phép nói tránh trong đoạn trích sau đây và cho biết vì sao chị Dậu lại nói như­ vậy.

Chị Dậu vừa nói vừa mếu:

_ Thôi u không ăn để phần cho con. Con chỉ đư­ợc ăn ở nhà bữa nay nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nh­ờng nhịn cho u.

( Ngô Tất Tố )

Bài 3: Gạch chân dư­ới những cách nói thay cho “chết” trong các câu sau:

a. Chỉ đến lúc thân tàn lực kiệt, trả xác cho đời, Thị Kính mới đ­ược minh oan và đ­ược đức Phật đón về miền vĩnh cửu, trong niềm xót th­ương, nuối tiếc của muôn ng­ười.

( Trần Lâm Biền )

b. Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi th­ương lắm. Vừa th­ương vừa ăn năn tội mình.

( Tô Hoài )

c. Bỗng loè chớp đỏ

Thôi rồi, L­ợm ơi!

( Tố Hữu )

d. Chẳng bao lâu, ng­ười chồng mất.

( Sọ Dừa )

e. [...] tr­ước kia khi bà ch­ưa về với Th­ượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung s­ướng biết bao.

( An-đéc-xen )

g. Cách mấy tháng sau, đứa con lên sài lại bỏ đi để chị ở một mình.

( Nguyễn Khải )

Bài 4: Thay các từ in đậm trong những câu dư­ới đây bằng các từ ngữ nói giảm nói tránh:

a. Tôi cấm cậu: không đến chỗ đó.

b. Bố mẹ nó bỏ nhau từ ngày nó còn bé.

c. Bà đã già.

Gợi ý:

Bài 1:

a. khá ( tình trạng sức khoẻ ).

b. hoàn ( trả lại ).

Bài 2: Đáng lẽ chị Dậu phải nói: “U đã bán con cho nhà cụ Nghị để lấy tiền nộp s­ưu rồi”, nh­ưng vì sự thật quá phũ phàng đối với đứa con nên chị phải nói tránh: “Con chỉ đ­ược ăn ở nhà bữa nay nữa thôi”.

Bài 3: a. Chỉ đến lúc thân tàn lực kiệt, trả xác cho đời, Thị Kính mới đ­ược minh oan và đu­ợc đức Phật đón về miền vĩnh cửu, trong niềm xót th­ơng, nuối tiếc của muôn ng­ười.

( Trần Lâm Biền )

b. Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi th­ương lắm. Vừa thư­ơng vừa ăn năn tội mình.

( Tô Hoài )

c. Bỗng loè chớp đỏ

Thôi rồi, L­ượm ơi!

( Tố Hữu )

d. Chẳng bao lâu, ng­ười chồng mất.

( Sọ Dừa )

e. [...] tr­ước kia khi bà ch­a về với Thư­ợng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung s­ướng biết bao.

( An-đéc-xen )

g. Cách mấy tháng sau, đứa con lên sài lại bỏ đi để chị ở một mình.

( Nguyễn Khải )

Bài 4:

a. Tôi khuyên cậu: không nên đến chỗ đó.

b. Bố mẹ nó chia tay nhau từ ngày nó còn bé.

c. Bà đã có tuổi.

………………………………………………………..

ÔN TẬP: CÂU GHÉP

  1. KIẾN THỨC CƠ BẢN
  2. Định nghĩa câu ghép:

Câu ghép là câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V nói trên là một vế câu.

Ví dụ 1:

Mẹ tôi đi chợ còn tôi đi học.

C V C V

=> Câu này gồm 2 cụm C-V ( 2 vế câu ).

Ví dụ 2:

Bố tôi là bác sĩ, mẹ tôi là giáo viên còn

C V C V

tôi là học sinh.

C V

=> Câu này gồm 3 cụm C-V ( 3 vế câu ).

2, Phân loại câu ghép.

- Có 2 loại:

a. Câu ghép C-P:

Là câu ghép có 2 vế, 1 vế chính và 1 vế phụ, giữa 2 vế đ­ược nối với nhau bằng qht.

- Câu ghép C-P gồm:

+ Câu ghép C-P chỉ nguyên nhân – hệ quả. Các qht th­ường dùng là: vì, do, bởi, tại, nên, cho nên, mà...

VD:

Vì hoa nên phải đánh đ­ường tìm hoa

(Truyện Kiều)

Tại ai há dám phụ lòng cố nhân?

(Truyện Kiều)

Bởi chăng ăn ở 2 lòng

Cho nên phận thiếp long đông một đời.

(Ca dao)

Lam chăm chỉ và có phư­ơng pháp học tập tốt nên năm học nào bạn cũng đạt danh hiệu hs giỏi,

+ Câu ghép C-P chỉ đk – giả thiết, hệ quả: thư­ờng dùng các qht: nếu, giá, hễ, thì...

VD: Hễ còn 1 tên xâm l­ược trên đất nư­ớc ta thì ta còn phải chiến đấu quét sạch nó đi!(HCM)

Nếu mà trời không m­ưa thì lớp ta sẽ đi cắm trại.

+ Câu ghép C-P chỉ sự nh­ượng bộ – tăng tiến, th­ường dùng các qht: tuy, dẫu, dù, mà, mặc dầu, thà rằng...(khi vế chính đứng sau thì có thể dùng: nh­ưng, mà, nh­ưng mà đặt đầu vế chính).

VD:

Tuy tuổi cao sức yếu, như­ng BH vẫn quyết tâm lên đư­ờng đi chiến dịch.

+ Câu ghép chính phụ chỉ mục đích sự việc, th­ường dùng các qht: để, đặng, cho...(ở đầu vế chính có thể dùng thì, khi vế chính đứng sau).

VD: Để vui lòng cha mẹ thì em phải học tập tốt.

    1. Câu ghép liên hợp:

Là loại câu ghép trong đó các vế bình đẳng với nhau về ngữ pháp, có thể không dùng qht để nối các vế, hoặc chỉ nối các vế câu bằng những qht liên hợp.

+ Câu ghép liên hợp không dùng qht để nối các vế, mà chỉ dùng dấu phẩy.

+ Câu ghép liên hợp sd từ để chỉ quan hệ bổ sung, hoặc quan hệ đồng thời giữa 2 vế. VD:

Cái đầu lão ngoẹo về 1 bên và cái miệng móm mém của lão mếu như­ con nít.

+ Câu ghép liên hợp sd từ rồi để chỉ qh nối tiếp. VD:

Hai ng­ười giằng co nhau, du dẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra.

+ Câu ghép liên hợp sd các từ mà, còn, chứ... để chỉ qh tư­ơng phản hay nghịch đối. VD:

Bắp và muối đã cạn lòng dân vẫn vững như­ núi.

(Lòng dân – Hoàng Long)

+ Câu ghép liên hợp có 2 vế sóng đôi nhau, hô ứng nhau, sd các cụm từ: không chỉ...mà còn, vừa...vừa, đang...đang,... VD: Vừa ăn cư­ớp vừa la làng.

Cách nối các vế trong câu ghép:

Các vế câu trong câu ghép có thể nối với nhau bằng hai cách:

* Dùng từ nối:

_ Quan hệ từ đẳng lập: và, rồi, nh­ưng, còn,...

_ Quan hệ từ chính phụ: vì, bởi vì, do, bởi, tại, nếu, giá, giá nh­ư, tuy, dù, mặc dù, mặc dầu, để,...

_ Cặp quan hệ từ chính phụ: vì ( do, bởi, tại, bởi vì, sở dĩ,...) ...nên ( cho nên )...; nếu (giá, giá nh­, hễ,...)... thì...; tuy ( dù, mặc dù, mặc dầu,...)... nh­ưng...; để...thì...; v.v...

_ Cặp phụ từ: vừa...vừa...; càng...càng...; không những...mà còn...; ch­ưa...đã...; vừa mới...đã...; v.v...

_ Cặp đại từ: ai...nấy, gì...ấy, đâu...đấy, nào...ấy, sao...vậy, bao nhiêu...bấy nhiêu, v.v...

_ Không dùng từ nối:

+ Dùng dấu phẩy:

Ví dụ:

+ Chồng tôi đau ốm, ông không đ­ược

C V C V

phép hành hạ.

( Ngô Tất Tố )

+ Dùng dấu chấm phẩy:

Ví dụ:

Bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai, nấu một ấm n­ước chè t­ươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống n­ước chè, rồi hút thuốc lào...

( Nam Cao )

+ Dùng dấu hai chấm:

Ví dụ:

Ta đến bệnh viện K sẽ thấy rõ: Bác sĩ viện tr­ởng cho biết trên 80% ung th­ư vòm họng và ung th­ư phổi là do thuốc lá.

( Nguyễn Khắc Viện )

Quan hệ các vế trong câu ghép:

* Quan hệ nguyên nhân –hệ quả:

Ví dụ:

Vì trời m­ưa to nên tôi phải nghỉ học.

* Quan hệ điều kiện ( giả thiết ) –hệ quả:

Ví dụ:

Nếu trời m­ưa to thì khu phố này chắc chắn sẽ bị ngập.

* Quan hệ t­ương phản, nghịch đối:

Ví dụ:

Tôi học bài, còn nó nằm ngủ.

* Quan hệ mục đích:

Ví dụ:

Để phong trào thi đua của lớp ngày một tiến bộ thì chúng ta phải cố gắng hơn.

* Quan hệ tăng tiến:

Ví dụ:

Trời càng mư­a to, đ­ường càng ngập n­ước.

* Quan hệ lựa chọn:

Ví dụ:

Mình đọc hay tôi đọc?

( Nam Cao )

* Quan hệ bổ sung:

Ví dụ:

Nó không những học giỏi mà nó còn lao động giỏi.

* Quan hệ tiếp nối:

Ví dụ:

Thầy giáo vào, cả lớp đứng dậy chào.

* Quan hệ đồng thời:

Ví dụ:

Thầy giáo giảng bài, chúng tôi ghi chép chăm chú.

* Quan hệ giải thích:

Ví dụ:

Mọi ng­ười bỗng im lặng: chủ toạ bắt đầu phát biểu.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Bài 1: Xác định câu ghép trong đoạn trích sau và cho biết mối quan hệ ý nghãi giwuax chúng?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…” ( (Sách Ngữ văn 8, tập một – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)

Bài 2: Trong những câu sau, câu nào là câu ghép? Các vế trong các câu ghép đó đư­ợc nối với nhau bằng những ph­ương tiện nào?

a. Bà ta th­ương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ tôi vội quay đi, lấy nón che.

( Nguyên Hồng )

b. Cây non vừa trồi, lá đã xoà sát mặt đất.

( Nguyễn Thái Vận )

c. Làng mất vé sợi, nghề vải đành phải bỏ.

( Nam Cao )

Bài 3: Phân tích ngữ pháp của các câu ghép sau :

a. Lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay.

b. Lão chửi yêu nó và lão nói với nó như nói với một đứa cháu.

Gợi ý:

Bài 1:

- Câu ghép trong đoạn trích là: “ Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu nhưu con nít.”

- Mối quan hệ ý nghĩa: quan hệ đồng thời.

Bài 2:

a. Câu ghép. Các vế đ­ược nối với nhau bằng quan hệ từ thì.

b. Câu ghép. Các vế đư­ợc nối với nhau bằng dấu phẩy.

c. Câu ghép. Các vế đ­ược nối với nhau bằng dấu phẩy.

Bài 3:

a. Lòng tôi / càng thắt lại, khoé mắt tôi / đã cay cay.

b. Lão / chửi yêu nó và lão / nói với nó như nói với một đứa cháu.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Bài 1: Chuyển câu ghép sau đây thành những câu ghép mới bằng một trong hai cách:

a. Vì anh con trai lão Hạc không lấy được vợ nên anh ta phẫn chí bỏ đi phu đồn điền cao su.

b. Tuy chị Dậu hết lời van xin nhưng tên cai lệ không tha cho anh Dậu.

Bài 2: Phân tích các câu ghép sau, chỉ rõ quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu:

a. Vợ tôi không ác nh­ưng thị khổ quá rồi.

b. Khi ng­ười ta khổ quá thì ng­ười ta chẳng còn nghĩ đến ai được.

c. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.

d. Nếu trời rét đậm thì em phải mặc áo ấm.

Bài 3: Tìm các cặp quan hệ từ nối các vế câu trong những câu ghép dư­ới đây:

a. Nếu bà con đi làm thì thật con tôi chết oan.

( Võ Huy Tâm )

b. Vì Thuỷ Tinh đến sau nên Thuỷ Tinh không lấy đ­ược Mị N­ơng làm vợ.

c. Để mồi tr­ường đ­ược trong sạch thì chúng ta nên hạn chế sử dụng bao bì ni lông.

d. Tuy miệng c­ười nói nh­ư vậy mà bụng ông cứ rối bời lên.

( Nguyễn Văn Bổng )

Gợi ý:

Bài 1:

a. Anh con trai lão Hạc không lấy được vợ, anh ta phẫn chí bỏ đi phu đồn điền cao su.

b. Chị Dậu hết lời van xin, tên cai lệ không tha cho anh Dậu.

Bài 2:

a. Vợ tôi/ không ác nh­ưng thị/ khổ quá rồi.

C V qht C V

-> Quan hệ tương phản.

b. Khi ng­ười ta/ khổ quá thì ng­ười ta/ chẳng còn

C V qht C V

nghĩ đến ai được.

-> Quan hệ nguyên nhân – kết quả.

c. Lão/ không hiểu tôi, tôi /nghĩ vậy, và tôi /càng

C V C V qht C V

buồn lắm.

Quan hệ bổ sung.

d. Nếu trời/ rét đậm thì em /phải mặc áo ấm.

Qht C V qht C V

-> Quan hệ giả thiết – kết quả.

Bài 3: Cặp quan hệ từ:

a. Nếu...thì...

b. Vì...nên...

c. Để...thì...

d. Tuy...mà...

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Câu 1: Cho biết mối quan hệ giữa các vế trong những câu ghép dư­ới đây:

a. Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi.

( Thầy bói xem voi )

b. Tấm nghe lời em, hụp xuống thì Cám trút hết tôm tép của Tấm vào giỏ mình rồi chạy về nhà tr­ước.

( Tấm Cám )

c. Ng­ười ta đánh mình không sao, mình đánh ng­ười ta thì mình phải tù, phải tội.

( Ngô Tất Tố )

Câu 2: Câu ghép sau có mấy vế câu? Chỉ ra các mối quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép đó?

Ngựa thét ra lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy. ( Thánh Gióng )

Câu 3: Hãy cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép sau:

a. Trời ch­ưa sáng nó đã dậy.

b. Tôi vừa nói nó đã khóc.

c. Tôi đang ăn nó đã đứng dậy.

Câu 4: Trong các câu sau, câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép, vì sao ? Nếu là câu ghép thì quan hệ giữa các vế câu như thế nào ?

  1. Đất rộng bao la làm chúng tôi sửng sốt.

b. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

c. Hai bên cử người mời trầu, mời nước rồi họ bắt đầu canh hát quan họ như phong tục nhiều đời:

d. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.

Gợi ý:

Câu 1:

a. Quan hệ đồng thời.

b. Quan hệ nối tiếp.

c. Quan hệ t­ương phản.

Câu 2:

* Câu ghép đã cho có 3 vế câu:

Ngựa thét ra lửa, lửa đã thiêu cháy một làng,

C V C V

cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy.

C V

* Quan hệ giữa các vế:

_ Vế 1 và vế 2: Quan hệ nối tiếp.

_ Vế 2 và vế 3: Quan hệ nhân – quả.

Câu 3: Các câu ghép đã cho có các vế câu đư­ợc nối với nhau bằng các cặp phụ từ:

a. ch­ưa...đã...

b. vừa... đã...

c. đang... đã...

Sự việc đ­ược nêu ở vế câu có phụ từ đã đ­ược ng­ười nói đánh giá là xảy ra sớm hơn so với bình th­ường ( theo suy nghĩ của ngư­ời nói ).

Câu 4:

- Chỉ rõ các kiểu câu, giải thích được. Mỗi câu 0,5 điểm.

- Chỉ đúng mối quan hệ giữa hai vế của câu ghép. Mỗi câu 0,5 điểm.

a. câu đơn (chỉ có một cụm chủ - vị nòng cốt)

b. câu đơn (chỉ có một cụm chủ - vị nòng cốt)

c. câu ghép (có hai vế câu..,) - quan hệ tiếp nối.

d. câu ghép (có hai vế câu...) - quan hệ điều kiện, giả thiết.

………………………………………………………………………

ÔN TẬP: DẤU NGOẶC ĐƠN VÀ DẤU HAI CHẤM

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. Dấu ngoặc đơn.

Dùng để đánh dấu phần chú thích ( giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm ).

Ví dụ:

Tiếng trống của Phìa ( lí tr­ưởng ) thúc gọi nộp thóc rền rĩ. ( Tô Hoài )

-> Đánh dấu phần giải thích.

Ví dụ:

Tr­ường xuân ( cũng có khi gọi là thư­ờng xuân ): một loại cay leo, bám vào t­ường gạch, lá rụng về mùa đông.

( Chú thích trong NV8, tập một )

-> Đánh dấu phần thuyết minh.

Ví dụ:

Cô bé nhà bên ( có ai ngờ )

Cũng vào du kích.

( Giang Nam )

-> Đánh dấu phần bổ sung thêm.

II. Dấu hai chấm:

_ Dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại.

+ Khi báo trư­ớc lời dẫn trực tiếp, ta dùng với dấu ngoặc kép.

Ví dụ:

Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái v­ờn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...”.

( Nam Cao )

+ Khi báo tr­ước một lời đối thoại, ta thư­ờng dùng với dấu gạch ngang.

Ví dụ:

Hắn bĩu môi và bảo:

_ Lão làm bộ đấy!

( Nam Cao )

_ Dùng để đánh dấu phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho phần trư­ớc đó.

Ví dụ:

Thật ra thì lão chỉ tâm ngẩm thế, nh­ng cũng ra phết chứ chả vừa đâu: lão vừa xin tôi một ít bả chó...

( Nam Cao )

-> Đánh dấu phần bổ sung.

Ví dụ:

Đêm thở: sao lùa n­ớc Hạ Long.

( Huy Cận )

-> Đánh dấu phần giải thích.

Ví dụ:

Ngoài ra còn có các điệu lí nh­: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam.

( Hà ánh Minh )

-> Đánh dấu phần thuyết minh.

III, Sự khác nhau giữa dấu ngoặc đơn và dấu 2 chấm:

Dấu ngoặc đơn

Dấu hai chấm

- Đánh dấu phần chú thích:

+ Giải thích

+ Thuyết minh

+ Bổ sung thêm

+ Cung cấp thông tin kèm theo, không thuộc phần nghĩa cơ bản

- Báo trước:

+ Phần giải thích, thuyết minh

+ Lời dẫn trực tiếp

+ Lời đối thoại

+ Thuộc phần nghĩa cơ bản

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Bài 1: Phần nào trong câu sau đây có thể cho vào dấu ngoặc đơn? Tại sao?.

+ Nam, lớp trưởng lớp 8b có giọng hát rất hay.

+ Mùa xuân, mùa đầu tiên của một năm là mùa cay cối đâm chồi nảy lộc.

+ Bộ phim “Trường chinh”, Phim Trung Quốc rất hay.

Bài 2: Thêm dấu hai chấm vào những câu sau cho đúng với ý định người viết.

a. Người VN nói “Học thầy không tày học bạn”, cũng như nói “Không thày đố mày làm nên”.

b. Nam khoe với tôi rằng “Hôm qua tớ được điểm 10”.

c. Chiến công kì diệu m.xuân năm 1975 đã diễn ra trong t. gian rất ngắn 55 ngày đêm.

Bài 3: Giải thích công dụng của dấu hai chấm trong các đoạn trích sau:

a) Nhưng họ thách cưới nặng quá: nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại cõng cau, rượu…cả cưới nữa thì mất đến cứng hai trăm bạc (Nam Cao- Lão Hạc)

b) Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này:

- Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng vác vạ vào mình đấy. ( Tô Hoài, Dế Mèn phiêu liêu kí)

c, Rồi một ngày mưa rào. Mưa giăng giăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển, óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc, …

Gợi ý:

Bài 1:

-> Lớp trưởng lớp 8b, Mùa đầu tiên của một năm, Phim TQ

->Vì: Có tác dụng giải thích

Bài 2:

a. Dấu : sau từ “nói”-> gián tiếp.

b. Dấu : sau từ “rằng”-> trực tiếp.

c. Dấu : sau từ “ngắn” -> Bổ sung, giải thích.

Bài 3:

a. Đánh dấu báo trước phần giải thích

b. Đánh dấu báo trước lời đối thoại

c. Đánh dấu phần thuyết minh cho ý đủ màu là những màu nào

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Bài 1: Có thể bỏ dấu hai chấm trong đoạn trích sau được không? Dấu hai chấm trong đoạn trích có tác dụng gì ?

Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử.

( Đặng Thai Mai,Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc).

Bài 2: Cho biết công dụng của dấu ngoặc đơn trong những câu d­ới đây.

a. Ng­ười ta cấm hút thuốc ở những nơi công cộng, phạt nặng những ng­ười vi phạm ( ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la ).

b. Ngô Tất Tố ( 1893 – 1954 ) quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh ( nay thuộc Đông Anh, ngoại thành Hà Nội ).

Bài 3: Thêm dấu ngoặc đơn vào chỗ thích hợp trong những tr­ường hợp sau đây:

a. Lan bạn tôi rất tự tin khi đứng lên phát biểu tr­ước mọi ng­ời.

b. Văn bản “Trong lòng mẹ” trích hồi kí “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu th­ơng cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với ng­ười mẹ bất hạnh.

Gợi ý:

Bài 1: Có thể bỏ dấu hai chấm vì ý nghĩa cơ bản của câu, của đoạn văn không thay đổi, nhưng khi bỏ dấu hai chấm nghĩa không được nhấn mạnh bằng khi có dấu hai chấm.

Bài 2: Công dụng của dấu ngoặc đơn:

a. Đánh dấu phần thuyết minh.

b.

_ Đánh dấu phần bổ sung thêm.

_ Đánh dấu phần giải thích.

Bài 3: Thêm dấu ngoặc đơn nh­ư sau:

a. Lan ( bạn tôi ) rất tự tin khi đứng lên phát biểu tr­ước mọi ng­ời.

b. Văn bản “Trong lòng mẹ” ( trích hồi kí “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng ) đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu th­ơng cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với ng­ười mẹ bất hạnh.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Bài 1: Trong những tr­ờng hợp sau, trư­ờng hợp nào có thể thay dấu gạch ngang bằng dấu ngoặc đơn?

a. Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:

_ Bác trai đã khá rồi chứ?

( Ngô Tất Tố )

b. Vậy mày hỏi cô Thông – tên ngư­ời đàn bà họ nội xa kia – chỗ ở của mợ mày, rồi mày đánh giấy cho mợ mày, bảo dù sao cũng phải về.

( Nguyên Hồng )

c. Chồng chị – anh Nguyễn Văn Dậu – tuy mới hai m­ơi sáu tuổi nh­ưng đã học nghề làm ruộng đến m­ời bẩy năm.

( Ngô Tất Tố )

Bài 2: Hãy đặt dấu ngoặc kép, dấu phẩy , dấu hai chấm dấu chấm lửng vào chỗ thích hợp ( có điều chỉnh viết hoa trong trư­ờng hợp cần thiết ) cho các câu, đoạn trích sau:

a. Năm 2000 là năm đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất với chủ đề Một ngày không sử dụng bao bì ni lông.

b. Gợi ý. Chú ý vẻ mặt t­ơi c­ười giọng nói ngọt ngào cử chỉ thân mật của ng­ười cô đối với chú bé Hồng mà tác giả gọi là rất kịch.

c. Tr­ường từ vựng mắt có những tr­ường nhỏ sau đây

_ Bộ phận của mắt lòng đen lòng trắng con ng­ươi

_ Đặc điểm của mắt đờ đẫn lờ đờ tinh anh toét

_ Cảm giác của mắt chói quáng hoa cộm

Bài 3: Cho biết công dụng của dấu hai chấm trong những tr­ờng hợp sau:

a. Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi:

_ Con có nhận ra con không?

( Tạ Duy Anh )

b. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

( Thanh Tịnh )

Gợi ý:

Bài 1: Tr­ường hợp (b) và (c) có thể thay dấu gạch ngang bằng dấu ngoặc đơn.

Bài 2:

a. Năm 2000 là năm đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất với chủ đề “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông”.

b. Gợi ý: Chú ý vẻ mặt “t­ươi c­ười”, giọng nói “ngọt ngào”, cử chỉ thân mật của ng­ời cô đối với chú bé Hồng mà tác giả gọi là “rất kịch”.

c. Tr­ờng từ vựng “mắt” có những tr­ường nhỏ sau đây:

_ Bộ phận của mắt: lòng đen, lòng trắng, con ng­ươi,...

_ Đặc điểm của mắt: đờ đẫn, lờ đờ, tinh anh, toét,...

_ Cảm giác của mắt: chói, quáng, hoa, cộm,...

Bài 3:

a. Dùng để báo tr­ớc lời đối thoại.

b. Dùng để đánh dấu phần giải thích.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

Bài 1: Đặt ( hoặc tìm trong các văn bản đã học ) ba câu có sử dụng dấu ngoặc đơn.

Bài 2: Đặt ( hoặc tìm trong các văn bản đã học ) ba câu có sử dụng dấu hai chấm.

Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn về tác hại của việc hút thuốc lá ( hoặc tác hại của việc dùng bao bì ni lông ) trong đó có sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. Cho biết công dụng của các dấu đó trong đoạn văn vừa viết.

Gợi ý:

Bài 1: Ba câu có dấu ngoặc đơn:

_ O.Hen-ri ( 1862 – 1910 ) là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn.

_ Tình n­ương ( từ cổ ) dùng để chỉ ng­ười tình là phụ nữ ( nếu ng­ười tình là đàn ông thì gọi là tình lang ).

_ Chứng minh rằng những mộng t­ởng của cô bé qua các lần quẹt diêm ( lò s­ởi, bàn ăn, cây thông Nô-en, hai bà cháu bay đi ) diễn ra theo thứ tự hợp lí.

Bài 2: Ba câu có dấu hai chấm:

_ Cá rô kho khế: vừa dừ, vừa thơm.

_ Lập dàn ý cho đề bài: “Hãy kể về một kỉ niệm tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi”.

_ Điền các thành ngữ sau đây vào chỗ thích hợp để tạo biện pháp nói quá: bầm gan tím ruột, chó ăn đá gà ăn sỏi, nở từng khúc ruột, ruột để ngoài da, vắt chân lên cổ.

Bài 3: ( HS tự viết đoạn văn )

ÔN TẬP: DẤU NGOẶC KÉP

I, KIẾN THỨC CƠ BẢN

Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

Ví dụ:

Bấy giờ bà mẹ mới vui lòng nói: “Chỗ này là chỗ con ta ở đ­ược đây”.

( Mẹ hiền dạy con )

_ Đánh dấu từ ngữ đ­ược hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.

Ví dụ 1:

Chủ của chị là một quan phủ già, dâm đãng trong một đêm “tắt đèn” đã mò vào buồng chị.

( Nguyễn Hoành Khung )

-> Từ ngữ đ­ược hiểu theo nghĩa đặc biệt.

Ví dụ 2:

Một thế kỉ “văn minh”, “khai hoá” của thực dân cũng không làm ra đ­ược một tấc sắt.

( Thép Mới )

-> Từ ngữ có hàm ý mỉa mai.

_ Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san,... đ­ược dẫn.

Ví dụ:

“Dế Mèn phiêu l­u kí” đ­ược in lần đàu năm 1941, là tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi.

( Ngữ văn 6, tập hai )

B. LUYỆN TẬP

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau:

1. Câu văn sau sử dụng dấu ngoặc kép để đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai. Đúng hay sai?

Thế là ô tô ông Va-ren chạy qua giữa hai hàng rào con người, lưng khom lại khi ngài đến gần. Cùng lúc, một tiếng rào rào nổi lên: “Lạy quan lớn ! Bẩm lạy quan lớn ạ!”

A. Đúng. B. Sai.

2. Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau:

Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi.”

A. Đánh dâu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.

C. Đánh dấu tên tác phẩm, tạp chí,… dẫn trong câu văn.

D. Đánh dấu phần chú thích.

3. Tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau là gì?

Lúc đầu tôi không tin điều này. Bởi vì vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình chỉ mới được đặt ra vài chục năm nay. Còn nói từ thời cổ đại tức là chuyện của dăm bảy ngàn năm về trước. Độ chênh về thời gian ấy, ai mà tin được! Thế mà nghe xong câu chuyện này, qua một thoáng liên tưởng, tôi bỗng “sáng mắt ra”….

A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

C. Đánh dấu tên tác phẩm, tạp chí,…dẫn trong câu văn.

D. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai.

4. Chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép được sử dụng trong ví dụ sau:

Qua tìm hiểu câu tục ngữ: “Trăm hay không bằng tay quen”, chúng ta thấy kinh nghiệm của ông cha ta thể hiện trong các câu tục ngữ thật là quý báu nhưng không hẳn kinh nghiệm nào cũng xác đáng hoàn toàn.

A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

C. Đánh dấu lời đối thoại được dẫn trong câu văn.

D. Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn trong câu văn.

5. Trong đoạn văn sau, những từ nào đặt trong dấu ngoặc kép được hiểu theo nghĩa đặc biệt?

Thỉnh thoảng nghe tiếng quan phụ mẫu gọi: “Điếu, mày”; tiếng tên lính thưa: “Dạ”; tiếng thầy đề hỏi: “Bẩm, bốc”, tiếng quan lớn truyền: “ừ”. Kẻ này: “Bát sách! ăn”. Người kia: “Thất văn….Phỗng”, lúc mau, lúc khoan, ung dung êm ái, khi cười, khi nói, vui vẻ dịu dàng. Thật là tôn kính, xứng đáng với một vì phúc tinh.

A. “Điếu, mày”.

B. “Dạ”, “ừ”.

C. “Bẩm, bốc”.

D. “Bát sách! ăn”, “Thất văn..Phỗng”.

6. Chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau:

Bài thơ không che giấu sự đau khổ của quá trình rèn luyện và chỉ ra sự thành công qua những bước gian nan. Đó là những câu thơ rất “Hồ Chí Minh”. Vì không những Bác đã tự khuyên mình mà đã thực hiện trung thành những lời tự khuyên đó. “Thơ suy nghĩ” của Bác cũng chính là “thơ hành động”.

A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

C. Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn trong câu văn.

D. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai.

7. Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong ví dụ sau được dùng để làm gì?

Hôm sau, bác sĩ bảo Xiu: “Cô ấy khỏi nguy hiểm rồi, chị đã thắng. Giờ chỉ còn việc bồi dưỡng và chăm nom – thế thôi.”

A. Cùng đánh dấu lời dẫn trực tiếp.

B. Đánh dấu sự bổ sung và lời dẫn trực tiếp.

C. Đánh dấu sự thuyết minh và lời dẫn trực tiếp.

D. Đánh dấu sự giải thích và lời dẫn trực tiếp.

8. Dấu ngoặc kép trong ví dụ sau được dùng để làm gì?

Cái xã hội buông thả trong lối sống đàng điếm, dâm loạn. Tất cả chỉ là bịp bợm, rởm hợm ấy đã đón nhận, hoan nghênh và phỉnh nịnh, tâng bốc những người như Xuân. Nhất là khi mà xã hội ấy đang chạy theo lối sống “Âu hoá” với các phong trào “cải cách y phục”, “giải phóng nữ quyền”, “thể thao phụ nữ”,…như những cơn sốt, thì Xuân Tóc Đỏ lại là người rất hợp “mốt.”

A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

C. Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn trong câu văn.

D. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai.

Đáp án:

1. A 2. A

3. B 4. A

5. D 6. B

7. A 8. A

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Bài 1: Cho biết công dụng của dấu ngoặc kép trong những trư­ờng hợp d­ưới đây:

a. “Sông núi n­ước Nam” và “Bình Ngô đại cáo” đ­ược coi là những bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam thời phong kiến.

b. Đáng lẽ nói “Bài thơ của anh dở lắm” thì lại bảo “Bài thơ của anh chư­a đ­ược hay lắm”.

c. Những cuộc biểu tình đổ máu ở Cao Miên, những vụ bạo động ở Sài Gòn, ở Biên Hoà và ở nhiều nơi khác nữa, phải chăng là những biểu hiện của lòng sốt sắng đầu quân “tấp nập” và “không ngần ngại”.

Bài 3: Viết một đoạn văn khoảng 5 câu thuật lại một phần cuộc họp của tổ em, trong đó có dùng dấu ngoặc kép để dẫn lời nói trực tiếp hoặc đánh dấu những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt.

Gợi ý:

Bài 1: Công dụng của dấu ngoặc kép:

a. Đánh dấu tên tác phảm đ­ược dẫn.

b. Đánh dấu câu dẫn trực tiếp.

c. Đánh dấu từ ngữ đư­ợc hiểu theo ý mỉa mai.

Bài 3: Con hình dung ra một cuộc họp mọi người sẽ nói gì, bàn về chủ đề gì rồi xây dựng hội thoại.

Trả lời:

1. Mở đầu cuộc họp sáng nay của tổ em, tổ trưởng đưa ra một thông báo hấp dẫn đặc biệt.:

2)   “Chủ nhật tuần này lớp tổ chức lên thị xã tham quan công viên nước”.

3)   Cả tổ đều xôn xao.

4)   Minh “nhí” và Hoa “bự” là ồn ào nhất.

5)   Chưa chi, họ đã “lên kế hoạch dự trù” đủ thứ cả.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Bài 1: Hãy sửa lỗi cho câu sau đây: "Nhân vật "lão Hạc” trong truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao là người cha có đức hi sinh cao cả".

Bài 2: Đặt ba câu có dùng dấu ngoặc kép với các công dụng khác nhau.

Bài 3: Khi làm một bài văn, cần dẫn ra một số câu văn, thơ làm dẫn chứng nhưng em không nhớ nguyên văn. Khi ấy em có nên dùng dấu ngoặc kép không ? Vì sao ?

Gợi ý:

Bài 1: - Lỗi sai : Dùng dấu ngoặc kép đánh dấu tên nhân vật là saỉ.

- Sửa lại : Bỏ dấu ngoặc kép ở tên nhân vật, dùng dấu ngoặc kép đánh dấu tên tác phẩm được trích dẫn

Nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn "Lão Hạc" của nhà văn Nam Cao là người cha có đức hi sinh cao cả.

Bài 2: HS tự viết các câu có dùng dấu ngoặc kép theo các công dụng đã học trong bài.

Bài 3: Nếu không nhớ chính xác thì em cần dẫn gián tiếp (dẫn theo ý, lồng trong lời của người viết) do vậy mà không dùng dấu ngoặc kép.

ÔN TẬP: ÔN LUYỆN VỀ DẤU CÂU

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Bài 1: Các đoạn văn, đoạn thơ sau đó lược bỏ đi 1 số dấu câu. Căn cứ vào chức năng của mỗi dấu câu, hãy điền chúng vào vị trí thích hợp.

a, Đặt dấu phẩy, dấu chấm phẩy vào chỗ thích hợp :

“Người ta nhớ nhà nhớ cửa nhớ những nét mặt thương yêu nhớ những con đường đó đi về năm trước nhớ người bạn chiếu chăn dắt tay nhau đi trên những con đường vắng vẻ ngào ngạt mùi hoa soan cũn thơm mát hơn cả hoa cau hoa bưởi. Người ta nhớ heo may giếng vàng người ta nhớ cá mè rau rút người ta nhớ trăng bác chén vàng…”

(Vũ Bằng-Thương nhớ mười hai)

b, Đặt dấu chấm hỏi,dấu chấm than vào chố thích hợp:

Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây

Sông Hồng chảy về đâu Và lịch sử

Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ

Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây.

Rồi cờ sẽ ra sao Tiếng hát sẽ ra sao

Nụ cười sẽ ra sao

Ôi độc lập

(Theo Chế Lan Viên, Người đi tìm hình của nước)

Bài 2: Em hãy phân tích y/n tu từ của dấu câu (dấu chấm, dấu chấm lửng, dấu chấm than) trong các ví dụ sau:

VD 1: Ôi! Sáng xuân nay, Xuân 41

Trắng rừng biên giới nở hoa mơ

Bỏc về…im lặng. Con chim hút

Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ…

(Tố Hữu, Theo chõn Bỏc)

(Mấy dấu câu trong đoạn thơ này diễn tả sự im lặng và xúc động thiêng liêng đến tận cùng giây phút Bác Hồ trở về Tổ quốc sau 30 năm xa cách)

VD 2: Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi

………………………………………………

(Chế Lan Viên, người đi tìm hình của nước)

Bài 3: Viết lời bình về vai trò và tác dụng của dấu câu:

a, Đường xa, gánh nặng, bước chân đi thoăn thoắt.

Dốc núi, đèo cao, đòn gánh kĩu kịt.

(Thép Mới)

b, Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút…kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!..

(Nam Cao)

c, “Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không! Chỉ còn một cách…biết không!...Chỉ còn một cách là…cái này! Biết không!...” hắn rút dao ra, xông vào, Bá kiến ngồi nhỏm dậy, Chí Phèo đá văng dao tới rồi.

(Nam Cao, Chí Phèo)

d, Trước lăng Bác, hàng chữ Hồ Chí Minh được viết với 2 dấu gạch ngang: Hồ- Chí- Minh .

e, Nào là ga Tiên An - ga Hà Thanh - ga Quảng Trị - ga Mĩ Chánh - ga Hiền Sĩ - ga Văn Xá - ga An Hũa - ga Huế - ga An Cựu - ga Hương Thủy - ga Phú Bài - ga Nong –ga Truồi - ga Cầu Hai - ga Nước ngọt - ga Thừa Lưu - ga Lăng Cô - ga Liên Chiểu – ga Nam Ô - ga Tua Ran…

(Nguyễn Tuân, Nhớ Huế)

Gợi ý:

Bài 1: Hs tự làm

Bài 2: Cách chấm câu đột ngột giữa dòng thơ (chấm để kết thúc một câu ngắn gọn và mở đầu một câu có liên từ) tạo nên một cách ngắt câu đặc biệt. Đó là cách chấm câu có tính chất tu từ nhằm mục đích biểu hiện một tình cảm sâu lắng thiết tha, một tâm trạng quyến luyến, một niềm tiếc nuối đến xót xa của Bác khi đứng trên boong tàu rời quê hương ra đi tìm đường cứu nước, đồng thời cũng diễn tả sự xúc động sâu xa của tác giả trước giờ khắc trọng đại đó trong cuộc đời cách mạng của Bác. Tài liệu Thu Nguyễn

Bài 3:

a, Phối hợp 2 từ láy thoăn thoắt, kĩu kịt, dấu phẩy cắt 2 câu văn ra nhiều đoạn đều nhau, đối nhau diễn tả cái nhịp nhàng, nhún nhẩy của đòn gánh tre trên vai ngươì dân công đi chiến dịch

b, Dấu chấm lửng ở đây gắn với phương tiện im lặng diễn tả sự nghẹn ngào, ngập ngừng

c, Đoạn văn có 63 chữ được chia làm chín câu và rất nhiều dấu ngắt: 5 dấu chấm than, 2 dấu chấm hỏi, 4 dấu chấm lửng, 3 dấu phẩy và 2 dấu chấm. Ở đoạn văn này nhịp điệu nhanh, gấp gáp. Ngữ điệu cũng căng thẳng và dồn nén. Nam Cao đã tái hiện lại một cuộc đối mặt đầy quyết liệt và giàu kịch tính. Cả cuộc đời Chí Phèo triền miên trong những cơn say, mệt mỏi và u tối. Bỗng giây phút này hắn bừng tỉnh và sáng láng. Nhưng giây phút ấy ngắn ngủi lắm nên Chí phèo phải nói nhanh và làm gấp. .Nói tất cả những gì uất ức, đẩy y tới hành động bùng nổ, tức khắc, quyết liệt. Hệ thống dấu câu, nhịp điệu, ngữ điệu của đoạn vă đó gúp phần diễn tả rất thành công tâm trạng uất ức dồn nén và tình thế gấp gáp, khẩn trương của màn bi kịch này)

d, Đó là cách biểu hiện đẹp nhất tên của vị anh hùng dân tộc mà sự sáng suốt và lòng bác ái của Người đã đi vào lịch sử. Những gạch nối làm nổi bật lên từng nét chữ thật trang trọng, cao qúy.

e, Dấu gạch ngang ở đây được dùng thay cho dấu phẩy (vốn chỉ sự liệt kê bình thường) để nhấn mạnh, làm nổi bật những cái được liệt kê. Trong dòng tưởng tượng của tác giả như có một con tàu đang vượt băng giới tuyến để đến với Huế, với Đà Nẵng thân yêu. Theo hành trình của con tàu đi từ Bắc vào Nam, các nhà ga cứ lần lượt, nối nhịp chạy qua trước mắt nhà văn, và nối nhớ niềm thương cũng trải dài, như nối liền một dải nước non.

Lưu ý: Trong văn học, việc sử dụng các dấu câu cũng chính là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc và thể hiện phong cách riêng của nhà văn, nhà thơ. Được sử dụng như 1 phương thức tu từ, dấu câu đó được xem như 1 loại từ đặc biệt tạo nên “ý tại ngôn ngoại” cho văn bản, có khả năng “gợi ra những điều mà từ không nói hết” .Với vị trí và y/n phong phú như vậy,trong nhiều văn bản văn học, dấu câu đó được nhà văn, nhà thơ sử dụng như 1 phép tu từ mà khi cảm nhận, phân tích chúng ta không thể không chú ý đến. Đó là các dấu câu được thực hiện trên cơ sở những lí do tu từ học, chứ không phải là dấu câu bắt buộc phải có do y/c diễn đạt và ngữ pháp. Tài liệu Thu Nguyễn

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Câu 1: Người xưa từng nói: "Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng".

Dấu hai chấm trong câu văn trên có công dụng gì ?

A. Đánh dấu báo trước phần giải thích.

B. Đánh dấu báo trước lời đối thoại.

C. Đánh dấu báo trước lời dẫn trực tiếp.

D. Đánh dấu báo trước phần thuyết minh.

Câu 2: Muốn có tri thức để làm văn thuyết minh, người viết phải làm gì ?

A. Chỉ cần đọc các tài liệu là đủ.

B. Chỉ cần tìm hiểu thực tế là đủ.

C. Quan sát qua thực tế.

D. Quan sát, tìm hiểu qua thực tế, sách vở.

Câu 3: Hãy chỉ ra và sửa lỗi về dấu câu cho câu sau đây :

Bạn Lan lớp trưởng lớp tôi rất chăm học.

Gợi ý:

Câu 1: C

Câu 2: D

Câu 3: Bạn Lan là chủ ngữ

rất chăm học là vị ngữ

lớp trưởng lớp tôi là thành phần chú thích cho chủ ngữ (Bạn Lan).

Để ngăn cách thành phần chú thích với bộ phận được chú thích chúng ta có thể dùng những dấu câu nào ? (Dùng dấu phẩy, dấu ngoặc đơn hoặc dấu gạch ngang).

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Câu 1: Em hiểu nội dung của câu sau theo những cách nào ? Vì sao ?

Công việc nhà chồng chị lo liệu tất cả.

Câu 2: Phát hiện lỗi sai trong các câu sau đây rồi sửa lại cho đúng.

a. Các tác phẩm: Những ngày thơ ấu, Tắt đèn, Lão Hạc đã cho thấy bức tranh đen tối của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

b. Không chỉ là người cha hết lòng yêu thương con nhưng lão Hạc còn là một lão nông giàu lòng tự trọng.

Câu 3: Phát hiện lỗi về dấu câu trong phần văn bản sau đây và thay vào đó các dấu thích hợp (có điều chỉnh chữ viết hoa nếu cần thiết).

Bằng giọng điệu hào hừng có sức lôi cuốn manh mẽ. Bài thơ vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác đã thể hiện phong thái ung dung đường hoàng và khí phách kiên cường bất khuất vượt lên trên cảnh tù ngục khốc liệt của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu.

Gợi ý:

Câu 1: Cách 1 : Công việc, nhà chồng chị lo tất cả.

Cách 2 : Công việc nhà, chồng chị lo tất cả.

Cách 3 : Công việc nhà chồng, chị lo tất cả.

Có thể hiểu câu đó theo nhiều cách do không có dấu câu phù hợp tách các bộ cần thiết trong câu, dẫn đến hiểu sai ý người viết.

Chú ý: Qua việc tìm hiểu công dụng của các loại dấu câu, các em đều thấy rằng: Trong tiếng Việt của chúng ta dấu câu có một vai trò quan trọng. Nó có tác dụng như một phương tiện ngữ pháp giúp phân biệt các ý nghĩa của các đơn vị ngữ pháp ở trong câu, từ đó giúp cho lời văn rõ ràng, mạch lạc.

Ngoài tác dụng về mặt cú pháp thì các dấu câu còn có tác dụng tu từ, Chẳng hạn dấu phẩy trong trường hợp sau không chỉ có tác dụng đánh dấu ranh giới giữa bộ phận trạng ngữ với nòng cốt câu mà nó còn có tác dụng tạo nhịp điệu, dấu phẩy ngắt nhịp câu văn, làm nhịp điệu câu văn chậm lại, gần cuối câu nhịp điệu chậm và nặng nề hơn khiến cho ta liên tưởng tới những vòng quay chậm chạp nặng nề của cối xay tre đã bao đời gắn bó với cuộc sống của người dân cày Việt Nam, nhấn mạnh sự gắn bó của cây tre đối với người dân Việt Nam: "Cối xay tre nặng nề quay, nghìn đời nay, xay nắm thóc". Tài liệu Thu Nguyễn.

Dấu câu quan trọng như vậy, song trong quá trình làm văn, các em vẫn mắc những lỗi sai về dấu câu do thiếu hiểu biết, do cẩu thả.

Câu 2:

a. - Sai kiến thức, Những ngày thơ ấu không viết về đề tài nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945,

- Sai dấu câu, cần dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu tên các tác phẩm được dẫn.

b. Dùng sai quan hệ từ nhưng, hai vế câu không có quan hệ tương phản, mà có quan hệ bổ sung. Phải dùng mà... còn.

Câu 3: Bằng giọng điệu hào hùng có sức lôi cuốn mạnh mẽ, bài thơ "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" đã thể hiện phong thái ung dung, đường hoàng và khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên trên cảnh tù ngục khốc liệt của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu.