Giáo án văn 8 học kỳ 1 theo phương pháp mới 5 hoạt động

Giáo án văn 8 học kỳ 1 theo phương pháp mới 5 hoạt động

4.7/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án văn 8 học kỳ 1 theo phương pháp mới 5 hoạt động

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

Ngày soạn: / /2018 Ngày dạy: / / 2018

Tuần 1. Tiết 1.

Bài 1 Văn bản: TÔI ĐI HỌC

(Thanh Tịnh)

  1. MỤC TIÊU:

- Qua bài, HS cần:

    1. Kiến thức:

- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời. Một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

  • Học sinh hiểu được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học.
  • Nghệ thuật miêu tả tâm lý trẻ nhở ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.

Kỹ năng:

    • Có kĩ năng đọc diễn cảm, phát hiện và phân tích tâm trạng nhân vật “tôi”, liên tưởng đến buổi tựu trường đầu tiên của bản thân. Học hỏi cách viết truyện ngắn của Thanh Tịnh

Thái độ:

    • Trân trọng những tình cảm trong sáng khi hồi ức về tuổi thơ của mình, đặc biệt là ngày đầu tiên tới trường.

Năng lực, phẩm chất:

  • Năng lực: tự học, nl ngôn ngữ và giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
  • Phẩm chất: tự tin, thêm yêu trường, lớp, thầy cô, bạn bè.

CHUẨN BỊ :

  1. Giáo viên: Phương tiện: SGK, SGV, tư liệu liên quan.
  2. Học sinh: Ôn lại một số văn bản nhật dụng ở chương trình Ngữ văn. Soạn bài trước ở nhà.

PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

  • Phương pháp: Kích thích tư duy, đọc sáng tạo, DH nhóm, giải quyết vấn đề, gợi mở vấn đáp, phân tích, bình giảng.
  • Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, TL nhóm.

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

  1. Hoạt động khởi động:
  • Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số.
  • Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra vở bài tập của HS.

Vào bài mới:

    • GV cho HS xem 1 số h/a HS cắp sách đến trường. Cho HS NX – GV gt bài.

“Cứ mỗi độ thu sang....” đó là thời khắc đáng nhớ của học trò chúng ta. Mùa thu, mùa của hoa cúc nở, của những sự khởi đầu đối với mỗi học sinh sau những tháng hè dài.

Và rồi mọi sự đều nguyên vẹn, tươi mới với những dòng xúc cảm khác nhau trước mùa tựu trường -> cảm nhận những dòng kí trong veo cảm xúc của Thanh Tịnh qua văn bản “ Tôi đi học”.

Hoạt động hình thành kiến thức mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Đọc - Tìm hiểu chung.

  • PP: Đọc sáng tạo, gợi mở vấn đáp.
  • KT: Hỏi và trả lời

? Qua phần chú thích, các em hãy hỏi và trả lời về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhà văn Thanh Tịnh?

? Nêu xuất xứ của văn bản?

? Nên đọc vb với giọng ntn?

+ VB diễn tả dòng tâm trạng của nhân vật “tôi” nên cần đọc với giọng thay đổi theo dòng tâm trạng của nhân vật.

+ Gọi học sinh đọc văn bản, nx, đánh giá, gv đánh gía, đọc lại nếu cần.

- Học sinh tìm hiểu chú thích 2,3,7 Chú ý chú thích “Ông đốc, Lạm nhận”

* HS thuyết trình.

? Em hãy trình bày thể loại, PTBĐ, NV trữ tình, bố cục của văn bản?

ĐD HS TB – HS khác NX, b/s.

  • GV NX, chốt KT.
  1. Đọc - Tìm hiểu chung.
    1. Tác giả.

+ Thanh Tịnh (1911 - 1988 ) quê ở Huế từng dạy học, viết báo, văn. Ông là tác giả của nhiều tập truyện ngắn, thơ nhưng nổi tiếng hơn cả là tập tr. ngắn"Quê mẹ" và tập truyện thơ "Đi từ giữa một mùa sen".

+ Sáng tác của Thanh Tịnh đậm chất trữ tình, toát lên vẻ đẹp đằm thắm nhẹ nhàng mà lắng sâu, êm dịu.

    1. Tác phẩm.
      1. Hoàn cảnh ra đời và xuất xứ của vb:

+ " Tôi đi học" in trong tập "Quê mẹ” XB năm 1941.

+ Toàn bộ tác phẩm là “những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” qua hồi tưởng của nhân vật “tôi”.

      1. Đọc - chú thích.
      2. Thể loại: Truyện ngắn.
      3. PTBĐ: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
      4. Nhân vật chính: Tôi -> mọi sự việc đều được kể theo cảm nhận của Tôi

ê. Bố cục : 3 phần

  • P1: Từ đầu... “ngọn núi”: Tâm trạng và cảm nhận của Tôi trên đường cùng mẹ tới trường.
  • P2: Tiếp theo “....được nghỉ cả ngày”: Cảm

Bài văn được viết theo dòng hồi tưởng của nhà văn về những ngày đầu tựu trường (Bố cục theo diễn biến tâm trạng của nv trữ tình)

PP: gợi mở, vấn đáp, nêu vấn đề, DH nhóm, trực quan

  • KT: Đặt câu hỏi, TL nhóm

? Em hãy chỉ ra quá trình hồi tưởng theo diễn biến tâm trạng của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên?

G y/c H quan sát phần đầu văn bản.

? Nỗi nhớ về buổi tựu trường được thể hiện qua thời gian, không gian nào?

? Cảm nhận của em về thời gian, không gian ấy?

? Vì sao vào thời điểm đó, tác giả lại nhớ về buổi tựu trường đầu tiên của mình?

( Thời khắc quan trọng đv mỗi hs, thiêng liêng có ý nghĩa. Sự liên tưởng tương đồng giữa hiện tại và quá ss)

* TL nhóm: 4 nhóm (4 phút)

? Khi nhớ về những kỉ niệm đó, tâm trạng của tác giả được thể hiện qua những từ ngữ nào?

? Nx gì về những từ ngữ và giá trị biểu đạt của nó?

? Đó là những cảm xúc như thế nào?

ĐD HS TB – HS khác NX, b/s.

  • GV NX, chốt KT.

*GV bình giảng...

? Trên con đường cùng mẹ tới trường , cảm giác của tôi được thể hiện qua chi tiết nào? Vì sao tôi lại có cảm giác ấy?

nhận của Tôi lúc ở sân trường.

- P3: Phần còn lại: Cảm nhận của Tôi trong lớp học lần đầu tiên.

II. Phân tích.

1 Tâm trạng và cảm nhận của Tôi trên con đường cùng mẹ tới trường.

  • Hoàn cảnh nảy sinh cảm xúc.
  • Thời gian: Cuối thu…
  • Cảnh thiên nhiên: Lá ngoài đường rụng nhiều, trên không có những đám mây bàng bạc.
  • Cảnh sinh hoạt: Mấy em nhỏ cùng mẹ tới trường.

-> Gần gũi, đẹp đẽ, gắn liền với tuổi thơ và buổi tựu trường đầu tiên.

-> Tác giả là người gắn bó với quê hương,đó là lần đầu tiên được cắp sách tới trường(gây ấn tượng mạnh)

Tâm trạng của nhân vật tôi

  • T/trạng: náo nức; mơn man; tưng bừng; rộn rã.

+ Từ láy-> tăng giá trị biểu cảm, diễn tả cảm xúc của nhân vật tôi

-> Cảm xúc xao xuyến, bâng khuâng

* Cảm nhận của nhân vật tôi trên đường

  • “Những cảm giác trong sáng ấy lại nảy nở…bầu trời quang đãng”.
  • “Buổi mai hôm ấy …Mẹ tôi nắm tay tôi

? Đó là cảm giác như thế nào?

? Đặc biệt chi tiết: “ Tôi không lội qua

…nô đùa có ý nghĩa gì?

? Từ cảm giác ấy, tôi có cử chỉ hành động nào?

? Cách sử dụng từ ngữ có gì đặc biệt? Tác dụng?

? Qua chi tiết ấy, em hiểu gì về ý nghĩ của tôi?

  • Yêu cầu hs thảo luận theo cặp :
  • Đặc biệt câu : “Ý nghĩ ấy thoáng qua nhẹ nhàng như một làn mây…núi”

? Phát hiện dấu hiệu NT trong câu văn? Điều đó có ý nghĩa gì?

  • HS trình bày , nhận xét

? Em có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện và miêu tả…?

? Cảm nhận chung về tâm trạng của nhân vật tôi?

? Qua đoạnvăn, em cảm nhận gì về nhân vật tôi?

* GV bình giảng…

…Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần…có sự thay đổi lớn :hôm nay tôi đi học

-> Cảm giác lạ trong lòng

-> Sự đứng đắn nghiêm túc học hành

- Ghì chặt sách vở, xóc lên, nắm lại cẩn thận...ghì chặt vở trên tay, thử sức cầm bút...

+ Động từ -> Cử chỉ ngộ nghĩnh, đáng yêu

-> Có ý chí học, muốn được chững chạc như bạn

+ NT: so sánh -> Đề cao sự học của con người

+ Cách kể chuyên nhẹ nhàng , miêu tả những cảm giác bằng những lời văn giàu chất thơ , hình ảnh so sánh đầy thơ mộng

-> Tâm trạng háo hức, hăm hở

=> Tôi rất hồn nhiên ngây thơ trong sáng, bộc lộ sự yêu học , yêu bạn, ý thức và khát vọng vươn lên trong học tập.

Hoạt động luyện tập.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

PP: gợi mở, vấn đáp.

  • KT: Đặt câu hỏi.

? Đọc đoạn thơ, bà thơ nói về học trò, tình bạn, mái trường?

? Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về đoạn thơ, bài thơ đó?

* Bài 1.

  1. Hoạt động vận dụng.

? Em hãy kể một kỉ niệm đẹp về buổi tựu trường đầu tiên của bản thân?

Hoạt động tìm tòi, mở rộng.

  • Sưu tầm những bài văn, bài thơ hay viết về mái trường, thầy cô, bạn bè.
  • Học lại bài cũ, kể tóm tắt lại văn bản.
  • Soạn tiếp phần còn lại của văn bản “ Tôi đi học” ( Tâm trạng của nhân vật tôi theo những dòng hồi tưởng về buổi tựu trường đầu tiên)

Ngày soạn: / /2018 Ngày dạy: / / 2018

Tuần 1. Tiết 2. Bài 1 : Văn bản: TÔI ĐI HỌC (Tiếp)

MỤC TIÊU:

- Qua bài, HS cần:

      1. Kiến thức:

(Thanh Tịnh)

- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời. Một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

  • Học sinh hiểu được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học.
  • Nghệ thuật miêu tả tâm lý trẻ nhở ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.

Kỹ năng:

    • Có kĩ năng đọc diễn cảm, phát hiện và phân tích tâm trạng nhân vật “tôi”, liên tưởng đến buổi tựu trường đầu tiên của bản thân. Học hỏi cách viết truyện ngắn của Thanh Tịnh

Thái độ:

    • Trân trọng những tình cảm trong sáng khi hồi ức về tuổi thơ của mình, đặc biệt là ngày đầu tiên tới trường.

Năng lực, phẩm chất:

  • Năng lực: tự học, nl ngôn ngữ và giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
  • Phẩm chất: tự tin, thêm yêu trường, lớp, thầy cô, bạn bè.

CHUẨN BỊ :

  1. Giáo viên: Phương tiện: SGK, SGV, tư liệu liên quan.
  2. Học sinh: Ôn lại một số văn bản nhật dụng ở chương trình Ngữ văn. Soạn bài trước ở nhà.

PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

  • Phương pháp: Kích thích tư duy, đọc sáng tạo, DH nhóm, giải quyết vấn đề, gợi mở vấn đáp, phân tích, bình giảng.
  • Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, TL nhóm.

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

  1. Hoạt động khởi động:
  • Ổn định tổ chức.

? Em hãy trình bày những hiểu biết của em về nhà văn Thanh Tịnh và tác phẩm “ Tôi đi học”?

? Hãy phân tích diễn bến tâm trạng của nhân vật “ Tôi” - Tôi đi học, khi cùng mẹ đi đến trường?

  • Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra vở bài tập của HS.

Vào bài mới.

- GV cho HS hát bài “ Mái trường mến yêu”. Cho HS NX – GV gt bài.

Tiếp nối cảm xúc của nhân vật tôi khi đến trường, tâm trạng của tôi có sự thay đổi như thế nào khi đến trường -> cô và các em tiếp tục tìm hiểu văn bản “ Tôi đi học” của Thanh Tịnh.

Hoạt động hình thành kiến thức mới.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Phân tích.

  • PP: gợi mở vấn đáp.
  • KT: Hỏi và trả lời

* TL nhóm: 5 nhóm (5 ph)

? Khi cùng mẹ đến trước trường làng Mĩ Lí, nhân vật tôi đã nhìn thấy cảnh tượng gì? Nt nào được s/d ở đây?

? Trong cảm nhận của tôi, cảnh hiện ra như thế nào?

? Tâm trạng của tôi thể hiện qua các câu văn nào?

? Nx về cách miêu tả, NT ở đây?

? Điều đó diển tả tâm trạng của “tôi” ntn?

ĐD HD TB – HS khác NX, b/s.

  • GV NX, chốt KT.

* GV giảng…

? Khi nghe thấy tiếng trống, tâm trạng của tôi t/h qua từ ngữ nào ?

II. Phân tích(Tiếp )

1 Tâm trạng và cảm nhận của Tôi trên con đường cùng mẹ tới trường.

2. Cảm nhận của tôi lúc ở sân trường.

* Cảnh sân trường

- Sân trường dày đặc những người. Người nào quần áo cũng sạch sẽ gương mặt vui tươi sáng sủa ... trường ..như đình làng

+ So sánh.

-> Đẹp, không khí vui vẻ, trường thiêng liêng, trang trọng.

  • Tôi thấy ấm áp, gần gũi và thiêng liêng…

-… “đâm ra lo sợ vẩn vơ, bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ ”

  • Các bạn “như con chim...”

+ Miêu tả sinh động ,NT so sánh,

-> Ngại ngùng, bẽn lẽn lo sợ của trẻ thơ trước một thế giới rộng lớn ,t/g của tri thức

*Khi xếp hàng và nghe gọi tên để vào lớp

- Tiếng trống trường vang lên đã làm “vang dội cả lòng”, cảm thấy mình chơ vơ, vụng về lúng túng...giật mình, tim như ngừng

? NX gì về cách miêu tả, sử dụng từ ngữ, hình ảnh trong đoạn văn?

* Đó là sự thay đổi tâm lý rất tự nhiên phù hợp với tâm lý trẻ thơ do sự tác động của ngoại cảnh muốn bước nhanh mà cứ run run, dềnh dàng, chân co , chân ruỗi, cả nhịp tim thình thịch loạn cứ như tiếng trống...

? Khi rời tay mẹ bước vào lớp, tâm trạng của tôi bộc lộ qua chi tiết nào? ? NX từ ngữ diễn tả trạng thái ra sao?

* HS TL cặp đôi: 3 phút.

? Vì sao nhân vật tôi lại bất giác dúi đầu vào lòng mẹ nức nở khóc khi sắp vào lớp?

ĐD HD TB – HS khác NX, b/s.

    • GV NX, chốt KT.

- Đó là những giọt nước mắt của sự trưởng thành chứ ko phải là sự vòi vĩnh như trước...

* GV bình giảng

? Những cảm giác mà nhân vật tôi nhận được khi bước vào lớp thể hiện qua chi tiết nào?

? Nhận xét gì về những cảm giác đó?

? Những cảm giác đó thể hiện t/c gì?

? Từ cảm giác ấy, tôi đón nhận tiết học đầu tiên ra sao?

? Để diễn tả cảm giác của nhân vật tôi, tác giá đã sử dụng phương thức biểu đạt nào?

? Những chi tiết ấy gợi lên điều gì?

đập...

+ Miêu tả tâm lí nhân vật.

+ Từ láy, động từ

+ Hình ảnh so sánh

-> Tâm lí bồi hồi, xốn xang.

* Khi rời tay mẹ bước vào lớp.

  • Nặng nề, khóc nức nở…

+ Động từ, từ láy

-> Tâm trạng lo lắng, lo sợ đến cực độ.

  • Vì xa lạ sợ hãi của một cậu bé nông thôn rụt rè ít tiếp xúc với đám đông không phải là một cậu bé yếu đuối (Cảm giác nhất thời), vì sung sướng bước vào thế giới khác…

Cảm nhận của tôi trong lớp học lần đầu tiên.

  • Một mùi hương lạ xông lên...
  • Nhìn cái gì cũng thấy mới, thấy hay hay, cảm giác lạm nhận (nhận bừa)
  • Chỗ ngồi kia là của riêng mình, nhìn bạn mới quen mà thấy quyến luyến

-> Cảm/g vừa xa lạ vừa gần gũi, thân quen

-> Tình cảm trong sáng, cảm xúc mơn man

  • Tiếng phấn đưa tôi về … đánh vần đọc
  • “Một con chim liệng đến đứng trên bậc cửa sổ hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay đi” .

+ Kể , tả , biểu cảm đan xen nhịp nhàng

-> Hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng gợi sự

? Dòng chữ “Tôi đi học” kết thúc truyện có ý nghĩa gì?

- Cách kết thúc truyện tự nhiên bất ngờ. Dòng chữ “Tôi đi học” vừa khép lại bài văn và mở ra một thế giới mới…

? Qua văn bản, cảm nhận chung về nhân vật tôi?

? Mọi người (ông đốc; thầy giáo; phụ huynh) có thái độ cử chỉ gì đối với các em lần đầu tiên đi học?

? Qua hình ảnh, cử chỉ của họ, em cảm nhận được gì?

* HĐ 3: tổng kết.

PP: vấn đáp, lược đồ tư duy.

  • KT: Đặt câu hỏi.

? Em hãy khái quát nghệ thuật và nội dung của vb?

  • Cho học sinh đọc ghi nhớ

Hoạt động luyện tập.

nuối tiếc những ngày trẻ thơ chơi bời tự do đã chấm dứt để bước vào giai đoạn mới của cuộc đời làm học sinh ( Trưởng thành trong nhận thức).

-> Dòng chữ gợi cho ta hồi nhớ lại buổi thiếu thời, thể hiện chủ đề truyện.

=> Tôi có tình cảm trong sáng , yêu thiên nhiên , yêu quê hương, yêu mái trường.

  1. Thái độ của người lớn đối với những em bé.
  • Ông đốc: Từ tốn, bao dung.
  • Thày giáo trẻ: Vui tính, giàu tình yêu thương.
  • Phụ huynh: Chu đáo, trân trọng ngày khai trường.

Trách nhiệm, tấm lòng của gia đình nhà trường đối với thế hệ trẻ tương lai.

III. Tổng kết.

Nghệ thuật.

  • Tả, kể kết hợp với biểu cảm.
  • Ngôn ngữ nhẹ nhàng, giàu cảm xúc.
  • So sánh, tính từ…

Nội dung:

  • Qua văn bản thấy được tâm trạng, cảm xúc của nhân vật tôi khi đến trường: bâng khuâng, xao xuyến…

*Ghi nhớ/SGK tr9

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

  • PP: gợi mở, vấn đáp.
  • KT: Đặt câu hỏi.

? Cảm nhận của em về nhân vật tôi trong

* Bài 1.

  1. Hoạt động vận dụng.

? Viết một đoạn văn nói về cảm xúc của em trong buổi tựu trường đầu tiên của mình?

Hoạt động tìm tòi, mở rộng.

  • Sưu tầm những bài văn, bài thơ hay viết về mái trường, thầy cô, bạn bè.
  • Học lại bài cũ, kể tóm tắt lại văn bản.
  • Hãy phân tích tâm trạng của nhân vật tôi trong văn bản “Tôi đi học”
  • Học lại bài cũ. Làm bài tập phần luyện tập.
  • Soạn trước bài : “Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ”.
  • Đọc trước ví dụ, tìm hiểu nghĩa của từ ngữ.

Ngày soạn: / /2018 Ngày dạy: / / 2018

Tuần 1. Bài 1. Tiết 3: CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ

( Tự học có hướng dẫn)

    1. MỤC TIÊU:

- Qua bài, HS cần đạt được:

      1. Kiến thức: Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
      2. Kĩ năng: Rèn tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
      3. Thái độ : Sử dụng từ Tiếng Việt cho đúng.

Năng lực, phẩm chất:

  • Năng lực: tự học, hợp tác, tư duy ngôn ngữ, giao tiếp, giải quyết vấn đề, sáng tạo.
  • Phẩm chất: tự tin, tự lập, tự chủ.

CHUẨN BỊ :

  1. Giáo viên: Phương tiện: SGK, SGV, tư liệu liên quan.
  2. Học sinh: ôn lại kiến thức về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa.

PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

  • Phương pháp: Phân tích mẫu, DH nhóm, giải quyết vấn đề, gợi mở vấn đáp.
  • Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, TL nhóm.

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

  1. Hoạt động khởi động.
  • Ổn định tổ chức.
  • Kiểm tra bài cũ.

? Thế nào là từ đồng nghĩa? Thế nào là từ trái nghĩa? Lấy ví dụ cụ thể?

Vào bài mới:

  • GV cho HS nêu nghĩa một số từ: cây cối, cây nhãn, quần áo, áo sơ mi.

-> GV vào bài mới.

Hoạt động hình thành kiến thức mới.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

* HĐ 1: Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp.

- PP: phân tích mẫu, gợi mở, vấn đáp, DH nhóm.

- KT: Đặt câu hỏi, TL nhóm.

G/v ghi sơ đồ SGK/10 Hs q.s sơ đồ.

* TL nhóm: 5 nhóm ( 3 phút).

? Nghĩa của từ “động vật” rộng hơn hay hẹp hơn các từ “ thú, cá, chim”? Vì sao?

? Căn cứ vào đó em cho biết từ ngữ có thể có những lớp nghĩa nào?

ĐD HD TB – HS khác NX, b/s.

  • GV NX, chốt KT.

- GV chốt ý 1 ghi nhớ, y/c hs đọc.

? Nghĩa của từ “thú...” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ “voi, hươu...”?

? Vì sao?

? Vậy em hiểu thế nào là từ ngữ nghĩa rộng?

- Gv chốt ý 2 ghi nhớ, y/c hs đọc.

? Nghĩa của từ “cá thu, cá rô” rộng hay hẹp hơn nghĩa của từ “cá”-Vì sao?

? Nghĩa của từ “tu hú, sáo” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ“chim”?

? Vì sao?

? Vậy em hiểu thế nào là từ ngữ nghĩa hẹp?

  1. Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp
    1. Ví dụ.
    2. Nhận xét.

- Nghĩa của từ “động vật” rộng hơn nghĩa của các từ “thú chim cá”

vì: Từ “động vật” chỉ chung cho tất cả các sinh vật có cảm giác và tự vận động được: người, thú,chim, sâu…

=> Từ có nghĩa rộng và có nghĩa hẹp.

*Ghi nhớ - ý 1

  • Nghĩa của từ “thú” rộng hơn nghĩa của các từ “voi, hươu” vì từ “thú” có nghĩa khái quát, bao hàm tất cả các động vất có xương sống bậc cao, có lông mao, tuyến vú, nuôi con bằng sữa.

=> Khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.

*Ghi nhớ / ý 2

  • Hẹp hơn vì : nghĩa của từ “cá rô,cá thu” được bao hàm bởi nghĩa của từ “cá”

- Hẹp hơn vì : nghĩa của từ “tu hú, sáo” được bao hàm bởi nghĩa của từ

“chim”

=> Khi p.v nghĩa của từ đó ba hàm trong

p.v nghĩa của một từ ngữ khác.

*Ghi nhớ - ý 3

3. Hoạt động luyện tập.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

* HĐ 2: Luyện tập.

- PP: Đọc sáng tạo, gợi mở, vấn đáp.

- KT: Đặt câu hỏi.

  • Yêu cầu hs đọc bài tập – lên bảng làm.

? Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ trong mỗi nhóm từ ngữ sau?

  • Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn.
  • Giáo viên nhận xét, cho điểm.

* TL cặp đôi: 3 phút.

? Tìm từ ngữ nghĩa rộng?

ĐD HD TB – HS khác NX, b/s.

  • GV NX, cho điểm.
  • Yêu cầu hs đọc bài tập

? Tìm từ ngữ có nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của mỗi từ ngữ sau?

  • HS NX, b/s.
  • Giáo viên nhận xét, cho điểm.

? Chỉ ra từ ngữ không thuộc phạm vi nghĩa của mỗi nhóm sau?

  • Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn.

2. Luyện tập.

* Bài tập 1.

  1. Y phục

quần áo

quần đùi; q dài áo dài; sơ mi

  1. Vũ khí

súng bom

s/trường; đại bác b/ba càng; b/bi

Bài tập 2.

  1. chất đốt d. nhìn
  2. nghệ thuật c. thức ăn. e. đánh

Bài tập 3.

  1. xe cộ: xe đạp; xe máy; ôtô…
  2. kim loại: đồng; sắt; vàng…
  3. hoa quả: cam; xoài; nhãn...
  4. họ hàng: họ nội; họ ngoại...
  5. mang: xách; đeo; gánh…

Bài tập 4.

  1. thuốc lào. c. bút điện.
  2. thủ quỹ d. hoa tai.

Hoạt động vận dụng.

Lập danh sách 10 đến 30 từ về các từ ngữ chỉ đồ dùnghọc tập, cây cối, từ chỉ người và cho biết từ ngữ nào có có nghĩa rộng, từ ngữ có nghĩa hẹp, từ ngữ vừa có nghĩa rộng vừa có nghĩa hẹp.

Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

  • Sưu tầm đoạn thơ nói về mái trường, cho biết từ ngữ nào có nghĩa rộng, từ ngữ nào có nghĩa hẹp.
  • Học lại bài cũ. Làm hoàn chỉnh bài tập 5 SGK.
  • Chuẩn bị bài: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản

+ Đọc ví dụ sgk và tìm hiểu chủ đề của văn bản.

+ Tìm hiểu tính thống nhất về chủ đề của văn bản.

Ngày soạn: / /2018 Ngày dạy: / / 2018

Tuần 1 . Bài 1 - Tiết 4

TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN

    1. MỤC TIÊU:

- Qua bài, HS cần đạt được:

      1. Kiến thức: - Nắm được chủ đề của văn bản, tính thống nhất về chủ đề của văn bản
      2. Kĩ năng: - Biết viết một đoạn văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề; biết xác định và duy trì đối tượng; trình bày, lựa chọn, sắp xếp các phần sao cho văn bản tập trung nêu bật ý kiến, cảm xúc của mình.
      3. Thái độ : - Có ý thức viết văn đúng chủ đề, tích hợp với văn bản đã học

Năng lực, phẩm chất:

  • Năng lực: tự học, hợp tác, tư duy ngôn ngữ, giao tiếp, giải quyết vấn đề, sáng tạo.
  • Phẩm chất: tự tin, tự lập, tự chủ.

CHUẨN BỊ :

  1. Giáo viên: Phương tiện: SGK, SGV, tư liệu liên quan.
  2. Học sinh: ôn lại kiến thức các kiểu văn bản đã học, xem trước bài mới.

PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

  • Phương pháp: Phân tích mẫu, DH nhóm, giải quyết vấn đề, gợi mở vấn đáp.
  • Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, TL nhóm.

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

  1. Hoạt động khởi động.
  • Ổn định tổ chức.
  • Kiểm tra bài cũ.

? Thế nào là từ đồng nghĩa? Thế nào là từ trái nghĩa? Lấy ví dụ cụ thể?

Vào bài mới:

  • Một văn bản luôn thể hiện một tư tưởng, chủ đề nhất định. Thế nào là chủ đề của văn bản và tính thống nhất trong chủ đề văn bản được thể hiện ntn…

Hoạt động hình thành kiến thức mới.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

* HĐ 1: Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp.

  • PP: phân tích mẫu, gợi mở, vấn đáp, DH nhóm.
  • KT: Đặt câu hỏi, TL nhóm.
  • y/C HS Nhớ lại văn bản “ Tôi đi học”-

? Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình-

? Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì trong lòng tác giả- Từ đó hãy phát biểu nội dung chớnh của văn bản “Tôi đi học”?

(kỉ niệm tốt đẹp về buổi tựu trường đầu tiên)

? Em hãy kể lại những kỉ niệm trong buổi tựu trường đầu tiên của mình và nêu ý nghĩa, cảm xúc của bản thân về buổi tựu trường đó?

Hs kể và nêu

? Từ các nhận thức trên, em hãy cho biết chủ đề của văn bản là gì?

- Yêu cầu hs đọc ghi nhớ

* HĐ 2: Tính thống nhất về chủ đề văn bản.

- PP: phân tích mẫu, gợi mở, vấn đáp, DH nhóm.

- KT: Đặt câu hỏi, TL nhóm.

? Căn cứ vào đâu em biết văn bản “Tôi đi học”nói lên những kỉ niệm của tác

Chủ đề của văn bản.

    1. VB: “ Tôi đi học”

Những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên.

  • Nội dung chớnh : Trong cuộc đời mỗi người, ấn tượng tốt đẹp về buổi tựu trường đầu tiên không bao giờ phai mờ trong kí ức. Nó làm cho con người ta xúc động khi nhớ về.
  • Chủ đề là đối tượng là vấn đề chính (chủ yếu) được tác giả nêu lên, đặt ra trong toàn bộ văn bản.

b.Ghi nhớ ý-1

2. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản.

- Nhan đề văn bản “ Tôi đi học” cho phép dự đoán văn bản nói về chuyện

giả về buổi tựu trường đầu tiên? (Nhan đề; Các từ ngữ và câu văn).

? Tìm và phân tích các từ ngữ, các chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ, xen lẫn bỡ ngỡ của nhận vật tôi?

? Chỉ ra từ ngữ, chi tiết nêu cảm nhận của nhân vật tôi?

? Thế nào là tính thống nhất của văn bản?

? Tính thống nhất về chủ đề của văn bản được thể hiện ở những phương diện nào của văn bản?

? Làm thế nào để có thể viết một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề?

? Cho học sinh đọc ghi nhớ

  • G/v nhấn mạnh ghi nhớ.

“Tôi” đi học.

  • Đó là những kỉ niệm về buổi đầu đi học của “tôi” nên đại từ “Tôi”, các từ ngữ biểu thị ý nghĩa đi học được lặp đi lắp lại nhiều lần.
  • Các câu đều nhắc tới kỉ niệm .

+ Hôm nay tôi đi học.

+ Hàng năm cứ vào... tựu trường.

+ Tôi quên thế nào được...ấy.

+ Hai quyển vở mới...nặng.

+ Tôi …xuống đất.

  • Trên đường đi học

+ Cảm nhận về con đường : quen đi lại lắm lần bỗng thấy lạ, đổi khác.

+ Thay đổi hành vi: lội qua sông thả diều, đi ra đồng nô đùa chuyển thành việc đi học, cố làm như một học trò thực sự.

  • Trên sân trường.

+ Cảm nhận về sân trường: Ngôi trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng, chuyển thành xinh xắn oai nghiêm khiến lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ .

+ Cảm giác lúng túng, ngỡ ngàng khi xếp hàng vào lớp. Đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa.

  • Trong lớp học.

Cảm giác bâng khuâng khi xa mẹ. Trước đây có thể đi chơi cả ngày…giờ đây mới bước vào lớp đã thấy xa mẹ nhớ nhà.

-> Là sự nhất quán về ý định, ý đồ, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong văn bản.

+ Thể hiện ở hai phương diện Hình thức ( từ ngữ, câu, nhan đề) Nội dung (vb nói về vđề gỡ)

=> Cần xác định chủ đề được thể hiện ở nhan đề, đề mục, trong quan hệ giữa các phần của văn bản và từ ngữ lặp đi lặp lại.

* Ghi nhớ. SGK tr12.

  1. Hoạt động luyện tập.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

  • PP: phân tích mẫu, gợi mở, vấn đáp, DH nhóm.
  • KT: Đặt câu hỏi, TL nhóm.
  • H/s đọc văn bản “Rừng cọ quê tôi”.

? Phân tích tính thống nhất về chủ đề của văn bản?

* TL nhóm: 5 nhóm (4 phút).

3. Luyện tập .

Bài tập 1.

a) Viết về : Rừng cọ quê tôi (Nhan đề)

Vấn đề: Tình cảm của người sông Thao với rừng cọ.

  • Phần thứ nhất của văn bản : Miêu tả rừng cọ quê tôi
  • Phần thứ hai : Rừng cọ gắn bó với tuổi thơ của tôi
  • Phần cuối : Rừng cọ gắn bó với người dân quê tôi

b) Các ý lớn :

  • Miêu tả rừng cọ quê tôi
  • Rừng cọ gắn bó với tuổi thơ của tôi
  • Rừng cọ gắn bó với người dân quê tôi

Các ý này rất rành mạch, theo một trình tự hợp lý : Từ giới thiệu hình ảnh rừng cọ đến sự gắn bó của con người đối với rừng cọ, từ bản thân nhà văn đến những người dân quê hương. Chính vì vậy mà việc thay đổi trật tự nào khác sẽ làm cho bài văn không còn mạch lạc

c) Hai câu trong bài trực tiếp núi tới tình cảm đó

Dù ai đi ngược về xuôi Cơm nắm lỏ cọ là ngưởi sô ng Thao.

Chứng minh : sự gắn bó giữa rừng cọ với người dân sông Thao được thể hiện trong toàn bài : từ việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống của người dân

  • Rừng cọ đẹp nhất ( chẳng có nơi nào đẹp như sông Thao quê tôi)
  • Cuộc sống người dân gắn bó với rừng cọ từ đời sống tinh thần đến vật chất .

d) Chủ đề: Tình cảm, sự gắn bó của người dân Phú Thọ với rừng cọ quê mình.

Bài tập 2.

Hoạt động vận dụng.

Viết đoạn văn về người thân của em và nêu chủ đề của đoạn văn đó?

Hoạt động tìm tòi, mở rộng.

  • Tìm 3 văn bản và nêu chủ đề của văn bản đó.
  • Xem lại bài học. Làm lại cho hoàn chỉnh các bài tập SGK.
  • Soạn văn bản : “ Trong lòng mẹ”

+ Đọc văn bản, trả lời câu hỏi sgk

+ Soạn bài ( Tìm hiểu chung - Phân tích nhân vật bà cô)

Ngày soạn: / /2018 Ngày dạy: / / 2018

Tuần 2 . Tiết 5. Bài 2

Văn bản : TRONG LÒNG MẸ

(Trích: Những ngày thơ ấu) (Nguyên Hồng)

MỤC TIÊU: Qua bài, HS đạt được :

      1. Kiến thức:
  • Có được những kiến thức sơ giản về thể văn hồi kí.
  • Thấy được đặc điểm của thể văn hồi kí qua ngòi bút Nguyên Hồng: thấm đượm chất trữ tình, lời văn chân thành, dạt dào cảm xúc.
  • Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Trong lòng mẹ.
  • Ngôn ngữ truyện thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật.
  • Ý nghĩa giáo dục: những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng.

Kỹ năng:

  • Bước đầu biết đọc – hiểu một văn bản hồi kí.
  • Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện.

Thái độ:

  • Giáo dục tình cảm mẹ con, trân trọng giữ gìn, bồi đắp tình mẫu tử

Năng lực, phẩm chất:

  • Năng lực: tự học, nl ngôn ngữ và giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
  • Phẩm chất: tự tin, thêm yêu trường, lớp, thầy cô, bạn bè.

CHUẨN BỊ :

  1. Giáo viên: Phương tiện: SGK, SGV, tư liệu liên quan. Tập truyện "Những ngày thơ ấu'' ; chân dung Nguyên Hồng; bảng phụ;Bài tập trắc nghiệm.
  2. Học sinh: Học bài cũ. Soạn bài trước ở nhà.

PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

  • Phương pháp: Kích thích tư duy, đọc sáng tạo, DH nhóm, giải quyết vấn đề, gợi mở vấn đáp, phân tích, bình giảng.
  • Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, TL nhóm.

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

  1. Hoạt động khởi động:
  • Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số.

Kiểm tra bài cũ.

  • Tìm câu văn có sử sụng nghệ thuật so sánh- Nêu tác dụng của nghệ thuật ấy-

Vào bài mới:

- Giới thiệu bài: Cho học sinh quan sát chân dung Nguyên Hồng và cuốn ''Những ngày thơ ấu''

Hoạt động hình thành kiến thức mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

* HĐ 1: Đọc và tìm hiểu chung.

  • PP: phân tích mẫu, gợi mở, vấn đáp, DH nhóm.
  • KT: Đặt câu hỏi, TL nhóm.

? Hãy nêu khái quát những hiểu biết của em về nhà văn Nguyên Hồng?

? Đặc điểm phong cách sáng tác của ông?

*Văn xuôi Nguyên Hồng giàu chất

Đọc và tìm hiểu chung .

Tác giả,

- Do hoàn cảnh sống Nguyên Hồng (1918- 1982) sớm thấm thía nỗi cơ cực và gần gũi những người nghèo khổ. Ông được coi là nhà văn của những người lao động cùng khổ, lớp người ''dưới đáy'' xã hội sáng tác của ông hướng về họvới tình yêu thương mãnh liệt, trân

trữ tình, dạt dào cảm xúc thiết tha, rất mực chân thành.

? Em hiểu gì về tác phẩm ''Những ngày thơ ấu''?

(Đoạn trích là chương IV của tác phẩm.

- Giới thiệu thể hồi ký: thể văn ghi lại những truyện có thật đã xảy ra trong cuộc đời một con người cụ thể. Thể hồi ký (tự truyện) của tác phẩm - nhân vật chính là người kể truyện và trực tiếp bộc lộ cảm nghĩ.

(Liên hệ với thể tuỳ bút, bút ký, nhật kớ)

? Nêu giọng đọc của văn bản?

( Giọng chậm, chú ý cảm xúc của nhân vật ''tôi'', cuộc đối thoại, giọng cay nghiệt của bà cô).

Gv cho hs đọc phân vai

? Giải nghĩa: ''rất kịch''; ''tha hương cầu thực''?

? Trong số các từ sau, từ nào là từ thuần Việt, từ nào là từ Hán Việt?

? Tìm từ đồng nghĩa với từ ''đoạn tang''?

? Thể loại vb? PTbđ?

? Có thể chia đoạn trích thành mấy đoạn?

? Ý chính của từng đoạn?

* HĐ2: Phân tích.

  • PP: phân tích mẫu, gợi mở, vấn đáp, DH nhóm.

trọng...

Tác phẩm.

    1. Xuất xứ :
  • Tác phẩm là tập hồi ký kể về tuổi thơ cay đắng của tác giả, gồm 9 chương.

Đọc- Chú thích

+ Giỗ đầu: thuần Việt.

+ Đoạn tang, hoài nghi, phát tài, tâm can, thành kiến, cổ tục, ảo ảnh...:: từ Hán Việt.

  • Mãn tang, hết tang, hết trở.
    1. Thể loại: hồi kí
    2. PTBĐ: tự sự, miêu tả, biểu cảm

Cấu trúc: 2 đoạn

+ Đoạn 1: từ đầu người ta hỏi đến chứ: Cuộc trò truyện của Hồng với bà cô

+ Đoạn 2: còn lại: Cuộc gặp gỡ giữa 2 mẹ con bé Hồng.

II. Phân tích

1. Nhân vật bà cô.

  • KT: Đặt câu hỏi, TL nhóm.

? Nhân vật bà cô xuất hiện qua những chi tiết, lời nói nào? (Cuộc gặp gỡ và đối thoại do chính bà cô tạo ra)

? Có gì đặc biệt trong cách hỏi của bà cô?

Lẽ ra với một chú bé thiếu thốn tình thương, chú phải trả lời là có. Nhưng chú nhận ra ý nghĩa cay độc của bà cô nên không đáp.

? Từ ngữ nào đã phản ánh thực chất thái độ của bà? “ Kịch” nghĩa là gì?

? Vậy đó là thái độ gì?

* Thái độ của bà cô giả dối được che đậy dưới giọng ngọt ngào. (Bà cô hỏi với giọng ngọt ngào nhưng không hề có ý định tốt đẹp

mà như đang bắt đầu 1 trò chơi tai ác đối với đứa cháu đáng thương của mình).

? Sau lời từ chối của bé Hồng, bà cô lại hỏi gì?

? Nét mặt và thái độ của bà thay đổi ra sao?

? Em hiểu gì qua lời nói cử chỉ ấy? ( Cách ngân dài 2 tiếng ''em bé'' của bà rất hiệu quả khiến Hồng vô cùng đau đớn: xoáy vào nỗi đau của Hồng)

? Chỉ ra thái độ của bà cô Hồng khi Hồng khóc?

? Đó là thái độ như thế nào? (Lạnh lựng trước sự đau đớn của đứa cháu kể về người mẹ túng thiếu với thái độ thích thú làm

  • Cô tôi gọi tôi đến, cười hỏi: “Hồng, mày có muốn vào Thanh Hoá không-”
  • ''Cười hỏi'' chứ không phải lo lắng hỏi, nghiêm nghị hỏi, âu yếm hỏi.
  • “Cười rất kịch”...: rất giống người đóng kịch

-> Rất giả dối, vờ vĩnh, đáng ghét

  • “Sao lại không vào-”
  • “Mợ mày phát tài lắm...”

-“ Hai con mắt long lanh... chằm chặp nhìn”.

  • Mày dại quá ...thăm em bé chứ
  • Hai tiếng em bé ngân dài thật ngọt

Lời nói, cử chỉ giả dối , châm chọc, nhục mạ, săm soi, hành hạ, động chạm vào vết thương lòng của Hồng.

  • “Vẫn tươi cười kể các chuyện về chị dâu mình(mâu thuẫn với phát tài lắm), rồi đổi giọng vỗ vai nghiêm nghị, tỏ rõ sự thương xót anh trai” (bố bé Hồng)

->Lạnh lùng , vụ cảm

Hoạt động luyện tập.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

  • PP: phân tích mẫu, gợi mở, vấn đáp, DH nhóm.
  • KT: Đặt câu hỏi, TL nhóm.

? Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bà cô trong văn bản?

? Em hiểu thế nào về thể hồi ký?

* Bài tập.

Hoạt động vận dụng:

? Viết đoạn văn thể hiện tình cảm ân cần của mẹ đối với em?

Hoạt động tìm tòi, mở rộng.

  • Tìm đọc câu chuyện, bài hát về mẹ?
  • Kể tóm tắt văn bản, nắm được bản chất nhân vật bà cô .
  • Tìm những câu thành ngữ nói lên bản chất bà cô ( giặc bên Ngô không bằng... )
  • Soạn tiết 2 của bài (tìm hiểu kĩ nhân vật bé Hồng và những giá trị của truyện ngắn)

Ngày soạn: / /2018 Ngày dạy: / / 2018

Tuần 2. Bài 2. Tiết 6 Văn bản : TRONG LÒNG MẸ (tiếp)

Trích: Những ngày thơ ấu

( Nguyên Hồng)

    1. MỤC TIÊU: Qua bài, HS đạt được :
      1. Kiến thức:
  • Có được những kiến thức sơ giản về thể văn hồi kí.
  • Thấy được đặc điểm của thể văn hồi kí qua ngòi bút Nguyên Hồng: thấm đượm chất trữ tình, lời văn chân thành, dạt dào cảm xúc.
  • Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Trong lòng mẹ.
  • Ngôn ngữ truyện thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật.
  • Ý nghĩa giáo dục: những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng.

Kỹ năng:

  • Bước đầu biết đọc – hiểu một văn bản hồi kí.
  • Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện.

Thái độ:

  • Giáo dục tình cảm mẹ con, trân trọng giữ gìn, bồi đắp tình mẫu tử

Năng lực, phẩm chất:

  • Năng lực: tự học, nl ngôn ngữ và giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
  • Phẩm chất: tự tin, thêm yêu trường, lớp, thầy cô, bạn bè.

CHUẨN BỊ :

  1. Giáo viên: Phương tiện: SGK, SGV, tư liệu liên quan. Tập truyện "Những ngày thơ ấu'' ; chân dung Nguyên Hồng; bảng phụ;Bài tập trắc nghiệm.
  2. Học sinh: Học bài cũ. Soạn bài trước ở nhà.

PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

  • Phương pháp: Kích thích tư duy, đọc sáng tạo, DH nhóm, giải quyết vấn đề, gợi mở vấn đáp, phân tích, bình giảng.
  • Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, TL nhóm.

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

  1. Hoạt động khởi động:
  • Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số.

Kiểm tra bài cũ.

? Kể tóm tắt đoạn trích?

? Nhân vật bà cô hiện lên trong cuộc trò chuyện là một người như thế nào ?

Vào bài mới:

- Giới thiệu bài: Cho học sinh quan sát chân dung Nguyên Hồng và cuốn ''Những ngày thơ ấu''

Hoạt động hình thành kiến thức mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

* HĐ 1: Phân tích.

  • PP: phân tích mẫu, gợi mở, vấn đáp, DH nhóm.
  • KT: Đặt câu hỏi, TL nhóm.

Đọc - Tìm hiểu chung.

  1. Phân tích.
  2. Nhân vật bé Hồng
    1. Hoàn cảnh của Hồng

- ''Tôi đã bỏ chiếc khăn tang...'', bố chết gần

? Tìm những chi tiết miêu tả cảnh ngộ của Hồng?

? Đó là hoàn cảnh như thế nào?

? Tìm những chi tiết cho thấy diễn biến tâm trạng của bé Hồng sau câu hỏi đầu tiên của bà cô?

? Em cú nx gỡ về Hồng qua chi tiết này?

* Bằng sự thông minh, nhạy cãm xuất phát từ lòng kính yêu mẹ, Hồng đã nhận ra sự cay độc của bà cô .

(Không muốn tình thương yêu và quí mến mẹ bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến)

? Sau câu hỏi thứ 2 của bà cô, thái độ của Hồng như thế nào?

? Có gì đặc biệt trong việc sử dụng từ ngữ của tg?

? Hồng cảm thấy ntn sau câu hỏi ấy?

? Chi tiết nào cho thấy cảm nghĩ của Hồng sau lần nói thứ 3 của bà cô?

? Cảm xúc lúc này của Hồng là gì?

1 năm.

  • Mẹ tôi đi tha hương cầu thực , bán hương tận Thanh Hoá chưa về...
  • Sống với 1 người cô...

Éo le, đơn độc, thiếu tình yêu thương.

b. Những ý nghĩ, cảm xúc của Hồng trong cuộc đối thoại với bà cô

  • Mới đầu nghe bà cô hỏi, lập tức trong ký ức chú bé sống dậy hình ảnh, vẻ mặt rầu rầu, hiền từ của mẹ nên đã toan trả lời bà cô nhưng rồi lại ''cúi đầu không đáp''. Đến ''cười đáp lại cô tôi'' trả lời'' Không...''

->Là một phản ứng thông minh, nhạy cảm, tin yêu mẹ

  • “Lòng càng thắt lại, khoé mắt cay cay”

+ Từ láy, động từ gợi cảm

Đau đớn, tủi nhục, thương mẹ, thương thân.

  • “Nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và ở cổ”
  • '' Hai tiếng em bé...ngân dài...xoắn chặt tâm can tôi''

Xúc động tích tụ, trào dâng , không kìm nén nổi khi Hồng thấy rõ mục đích mỉa mai, nhục mạ của bà cô đã trắng trợn phơi bày

( Câu văn thể hiện rõ phong cách viết rất Nguyên Hồng: thể hiện 1 cách nồng nhiệt, mạnh mẽ cường độ, trường độ tâm trạng nhân vật)

? Hãy chỉ ra những suy nghĩ, phản ứng của Hồng sau những lời bà cô tươi cười kể về mẹ Hồng ?

? Tg đã sử dụng những NT tiêu biểu nào trong những đoạn văn trên?

? Em cảm nhận được gì về nỗi đau của Hồng lúc này?

* NT so sánh, lời văn dồn dập hình ảnh, các điệp từ mạnh mẽ: bộc lộ lòng căm tức tột cùng dâng lên đến cực điểm ở trong Hồng bằng các chi tiết đầy ấn tượng.

? Phát hiện những dấu hiệu nghệ thuật đặc sắc, phương thúc biểu đạt khi miêu tả tâm trạng H? Có tác dụng gì?

? Để làm nổi bật tỡnh cảm suy nghĩ của Hồng và của bà cụ, tg đó sdụng NT nào? Nêu rõ tác dụng?

? Từ nt ấy, em cảm nhận như thế nào về tình cảm của bé H?

? Cảm nhận chung về tình cảnh của em?

? Qua đó, hiện thực nào được bộc lộ trong xh cũ?

? Nguyên Hồng muốn lên án điều gỡ thụng qua chi tiết nào?

  • GV bình ,giảng…

Gv y/c qsát tranh và tìm hiểu

? Bé H gặp mẹ trong hoàn cảnh

  • “Cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng.Giá những cổ tục...như hòn đá hay cục thuỷ tinh... nát vụn mới thôi.”

+ NT so sánh, lời văn dồn dập đầy hình ảnh gợi cảm

Đau đớn, uất hận đến cực điểm

+NT: Tăng tiến khi mt tâm trạng( xót xa- đau đớn- uất ức)

+ Phương thức biểu cảm;: bộc lộ trực tiếp

,gợi trạng thái tâm hồn đau đớn của bé Hồng .

+ Phép tương phản-> Người cô: hẹp hòi, tàn nhẫn / Hồng : trong sáng, giàu tình yêu thương

-> Tỡnh cảm đẹp ,chân thành ,thiờng liờng...

=> Tỡnh cảnh tội nghiệp , đáng thương

  • Nỗi bất hạnh của ngườiphụ nữ - trẻ em trong xh cũ
  • Lờn ỏn sự bất cụng trong xh “ giỏ những cổ tục....mới thụi”

b.Tâm trạng,cảm giác của Hồng khi ở trong lòng mẹ

  • Hoàn cảnh:
  • Buổi chiều tan học
  • Thoáng thấy bóng người ngồi trên xe giống mẹ, bé cuống quýt gọi bối rối:
  • “Mợ ơi! Mợ ơi!”

+ Câu đặc biệt

nào?

? Nhận xét về kiểu câu: “Mợ ơi! Mợ ơi!”?

? Tiếng gọi ấy giúp em hiểu điều gì?

? Tác giả đã đưa ra giả định như thế nào?

? Lời văn tg sử dụng ở đây có gì đặc biệt?

? Giả định đó bộc lộ cảm giác nào trong lòng bé Hồng?

* Tác giả sử dụng hình ảnh độc đáo đầy sức thuyết phục, phù hợp với việc bộc lộ tâm trạng thất vọng cùng cực của Hồng nếu người đó không phải mẹ. Nhưng lại làm nổi bật hạnh phúc vô hạn của Hồng .

( Đây là chi tiết thể hiện rất rõ phong cách văn chương Nguyên Hồng : sâu sắc, nồng nhiệt)

? Khi gặp mẹ Hồng cú cử chỉ, hành động và tâm trạng gì?

? Nx gì về cách miêu tả và sd từ ngữ của tg?

? Điều đó diễn tả hành động ntn của Hồng?

? Tìm chi tiết miêu tả Hồng khi ở trong lòng mẹ?

Cuống quýt, mừng tủi, xót xa, đau đớn, hy vọng, khao khát tình mẹ.

  • Giả định người đó không phải mẹ Hồng

:“chẳng khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục trước sa mạc”.

+ Lối so sánh độc đáo, lời văn đầy cảm xỳc

Tột cùng hạnh phúc và tột cùng đau khổ, cảm giác gần với cái chết.

  • Hành động:
  • “Thở hồng hộc,.. trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân tay, ...oà lên khóc”

+ Miêu tả tài tình, sử dụng nhiều tính từ, động từ

Hành động cuống cuồng,vội vã, những buồn vui, hờn tủi biến thành giọt nước mắt. Nhưng khác với trước đây là: dỗi hờn mà hạnh phúc, tức tưởi mà mãn nguyện.

  • Cảm giác trong lòng mẹ:
  • “Sung sướng nhận thấy mẹ không còm cõi xơ xác... mà ngược lại...”
  • Cảm giác ấm áp mơn man khắp da thịt ''phải bé lại và lăn vào lòng mẹ... êm dịu vô cùng''

+ Miêu tả, biểu cảm trực tiếp

Người mẹ hiền từ , phúc hậu

Cảm giác sung sướng đến cực điểm của đứa con khi ở trong lòng mẹ -> ăm ắp tình

? Nx gì về phương thức biểu đạt? Ta hình dung như thế nào về mẹ của H?

? Vậy khi ở trong lòng mẹ, Hồng có cảm giác như thế nào?

* Cách biểu cảm trực tiếp, tg đã miêu tả cảm giác sung sướng đến cực điểm của Hồng khi ở trong lòng mẹ. Được diễn tả bằng cảm hứng đặc biệt say mê cùng những rung động cực kỳ tinh tế. Nó tạo ra 1 không gian của ánh sáng, màu sắc, hương thơm vừa lạ lùng, vừa gần gũi. Nó là hình ảnh về một thế giới đang bừng nở, hồi sinh, 1 thế giới dịu dàng của tình mẫu tử.

? Tại sao lúc ấy tiếng nói của bà cô bị chìm đi ngay?

? Cảm nhận chung của em về tỡnh cảm giữa mẹ con bộ Hồng trong đoạn trích?

? Văn bản ca ngợi điều gì?

? Qua văn bản , em hiểu như thế nào về nhà văn?

* GV giảng...

* HĐ 2: Tổng kết.

  • PP: phân tích mẫu, gợi mở, vấn đáp, DH nhóm.
  • KT: Đặt câu hỏi, TL nhóm.

? Hãy nhận xét khái quát về nghệ thuật của đoạn trích?

mẫu tử.

  • Chú bé Hồng bồng bềnh trong cảm giác vui sướng, rạo rực không mảy may nghĩ ngợi.

Những lời cay độc, những tủi cực chìm đi trong dòng cảm xúc miên man ấy.

=>Tình cảm yêu thương mãnh liệt của hai mẹ con

->Là bài ca chân thành và cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt.

  • Nhà văn của phụ nữ và nhi đồng, dành cho họ tấm lòng chứa chan thương yêu và thái độ nâng niu trân trọng; thấm thía nỗi tủi cực của họ, thấu hiểu trân trọng vẻ đẹp tâm hồn, đức tính cao quí của họ.

III. Tổng kết

  1. Nghệ thuật
  • Chất trữ tỡnh thấm đượm thể hiện ở nội dung câu chuyện được kể, ở những cảm xúc căm giận, xót xa và yêu thương đều thống thiết đến cao độ và ở cách thể hiện (giọng điệu, lời văn) của tác giả..
  • Cỏch thể hiện của tỏc giả: kết hợp kể và bộc lộ cảm xúc, các hình ảnh thể hiện tâm trạng, các so sánh giàu sức gợi cảm, lời văn giàu cảm xúc
  • Tình huống truyện hấp dẫn

Nội dung

  1. Hoạt động vận dụng.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

  • PP: gợi mở, vấn đáp, DH nhóm.
  • KT: Đặt câu hỏi, TL nhóm.

? Bức tranh trong SGK có ý nghĩa gì?

? Kể tóm tắt đoạn trích?

Hoạt động vận dụng.

? Xây dựng cuộc đối thoại giữa em và mẹ (chủ đề tự chọn)? Suy nghĩ của em về mẹ?

Hoạt động tìm tòi, mở rộng.

  • sưu tầm những câu chuyện, bài thư nói về mẹ.
  • Nắm được nội dung và nghệ thuật của truyện.

- Làm bài tập sgk

  • Chuẩn bị bài: ''Trường từ vựng”.

+ Đọc và trả lời câu hỏi sgk.

+ Tìm hiểu trường từ vựng.

-----------------------------------------------------------

Ngày soạn: / /2018 Ngày dạy: / / 2018

Tuần 2

Bài 2. Tiết 7. Tiếng Việt : TRƯỜNG TỪ VỰNG

MỤC TIÊU: Qua bài, HS đạt được :

      1. Kiến thức
  • Hiểu được thế nào là trường từ vựng và xác lập được một số trường từ vựng gần gũi.
  • Biết cách sử dụng các từ cùng trường từ vựng để nâng cao hiệu quả diễn đạt.

Kỹ năng:

  • Tập hợp các từ có chung nét nghĩa vào cùng một trường từ vựng.
  • Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
      1. Thái độ:- Sử dụng đỳng cỏc trường từ vựng Tiếng Việt trong giao tiếp.

Năng lực, phẩm chất:

  • Năng lực: tự học, nl ngôn ngữ và giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
  • Phẩm chất: tự tin, thêm yêu trường, lớp, thầy cô, bạn bè.

CHUẨN BỊ :

  1. Giáo viên: Phương tiện: SGK, SGV, tư liệu liên quan. máy chiếu.
  2. Học sinh: Học bài cũ. Soạn bài trước ở nhà.

PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

  • Phương pháp: Kích thích tư duy, đọc sáng tạo, DH nhóm, giải quyết vấn đề, gợi mở vấn đáp, phân tích, bình giảng.
  • Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, TL nhóm.

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

  1. Hoạt động khởi động:
  • Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số.

Kiểm tra bài cũ.

? Xác định nghĩa rộng, hẹp của các từ gạch chân sau:

'' Chết vinh còn hơn sống nhục'' '' Cho tôi một đĩa rau sống''.

Vào bài mới:

  • Cho HS q.s các bức ảnh về mắt, mũi, miệng, tai… đây là những từ chỉ bộ phận của cơ thể. Vậy nó được gọi là gì -> vào bài học hn.

Hoạt động hình thành kiến thức mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

* HĐ 1: Khái niệm.

  • PP: gợi mở, vấn đáp, DH nhóm.
  • KT: Đặt câu hỏi, TL nhóm.
  • Y/c hs đọc ví dụ trong SGK .

? Tìm các trường từ vựng?

? Các từ đó có nét chung nào về nghĩa?

* Những nét chung về nghĩa ấy gọi là trường từ vựng...

? Thế nào là trường từ vựng?

Thế nào là trường từ vựng .

    1. Ví dụ

+ mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng...

- Nhóm từ chỉ bộ phận của cơ thể con người.

-> Là tập hợp những từ có ít nhất một nét

Y/c hs đọc

- Nhấn mạnh ghi nhớ

? Tìm những trường từ vựng chỉ (hoạt động thay đổi tư thế của con người)

* THMT:

? Lấy một số ví dụ về trường từ vựng môi trường tự nhiên?

? Trường từ vựng ''mắt'' có thể bao gồm những trường từ vựng nhỏ nào?

  • Y/ C học sinh đọc mục ''2-Lưu ý'' trong SGK

? Nhận xét...

  • Y/c hs chỉ ra các trường từ vựng khác nhau về từ loại.

? Vậy em cần lưu ý điều gì?

? Do hiện tượng nhiều nghĩa, 1 từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau không? Cho ví dụ?

? Tìm các từ in đậm?

? Các từ đó dùng để làm gỡ?

? Chúng thuộc trường từ vựng nào?

chung về nghĩa.

2. Ghi nhớ (sgk)

* Bài tập nhanh

  • VD: Hoạt động thay đổi tư thế của con người: đứng , ngồi , cúi , ngoẹo, ngửa, nghiêng...
  • VD: + Môi trường tự nhiên: nước, khớ hậu, đất đai, sinh vật…

+ MT xã hội: dân số, lao động, việc làm…

Lưu ý /sgk

    1. Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ.
  • Bộ phận của mắt .....
  • Đặc điểm của mắt....
  • Cảm giác của mắt....
  • Bệnh về mắt........
  • Hoạt động của mắt..........

->Tính hệ thống của trường, thường có 2 bậc trường từ vựng là lớn và nhỏ.

b. Các từ trong 1 trường từ vựng có thể khác nhau về từ loại.

  • DT chỉ SV; con ngươi, lông mày...
  • ĐT chỉ hành động: ngó, liếc...
  • TT chỉ tính chất : lờ đờ, tinh anh...

Đặc điểm ngữ pháp của những từ cùng trường.

c.Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.

  • Phân tích ví dụ trong sgk.

d. Cách chuyển trường từ vựng làm tăng tính nghệ thuật của ngôn từ và khả năng diễn đạt.

  • Chỉ hoạt động , tính chất, gọi người
  • Trường tv “ người”
  • Núi “ con chú của lóo Hạc”

3. Hoạt động luyện tập.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

  • PP: gợi mở, vấn đáp, DH nhóm.
  • KT: Đặt câu hỏi, TL nhóm.

? Tìm các từ thuộc trường từ vựng “người ruột thịt’?

* TL nhóm: 5 nhóm (3 phút).

? Hãy đặt tên trường từ vựng cho mỗi dãy từ dưới đây?

ĐD HS TB – HS khác NX, b/s.

  • GV NX, chốt KT.

? Các từ in đậm trong đ.v thuộc trường từ vựng nào?

? Sắp xếp các từ đã cho vào đúng trường từ vựng?

? Tìm trường từ vựng của mỗi từ đã cho?

II. Luyện tập

Bài tập 1

+ Tôi, thày tôi, mẹ tôi, em tôi, cô tôi

Bài tập 2

  1. Dụng cụ đánh thuỷ sản .
  2. Dụng cụ để đựng.
  3. Hành động của chân.
  4. Trạng thái tâm lí .
  5. Tính cách .

g. Dụng cụ để viết.

Bài tập 3

- Trường từ vựng thái độ .

Bài tập 4:

Khứu giác Thính giác

mũi, thơm, điếc, tai, nghe, điếc, rõ, thính thính

Bài tập 5:

a. Lưới

  • Trường dụng cụ đánh bắt thuỷ sản: lưới, nơm, câu, vó...
  • Trường đồ dùng cho chiến sĩ: lưới

Hoạt động vận dụng.

? Tìm các từ thuộc trường từ vựng nói về đồ dùng học tập? Đặt câu với các từ đó?

Hoạt động tìm tòi, mở rộng.

  • Tìm các trường từ vựng trong các văn bản đã học.
  • Nắm được khái niệm và những điểm cần lưu ý của trường từ vựng

- Làm bài tập ...

  • Chuẩn bị bài : “ Bố cục .... vb”

+ Đọc các văn bản đó học

+ Trả lời các câu hỏi trong sgk

+ Tìm hiểu bố cục của vb

----------------------------------------------------------------------

Ngày soạn: / /2018 Ngày dạy: / / 2018

Tuần 2. Tiết 8. Bài 2. Tập làm văn : BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN

MỤC TIÊU: Qua bài, HS đạt được :

      1. Kiến thức
  • Nắm bắt được yêu cầu của văn bản về bố cục.
  • Biết cách xây dựng bố cục văn bản mạch lạc, phù hợp với đối tượng, phản ánh, ý đồ giao tiếp của người viết và nhận thức của người đọc.

Kỹ năng

  • Sắp xếp các đoạn văn trong bài theo một bố cục nhất định.
  • Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc - hiểu văn bản.
      1. Thái độ: - Có thói quen viết văn đúng bố cục, nghiêm túc trong học tập.

Năng lực, phẩm chất

  • Năng lực: tự học, nl ngôn ngữ và giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
  • Phẩm chất: tự tin, thêm yêu trường, lớp, thầy cô, bạn bè.

CHUẨN BỊ :

  1. Giáo viên: Phương tiện: SGK, SGV, tư liệu liên quan. máy chiếu.
  2. Học sinh: Học bài cũ. Soạn bài trước ở nhà.

PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

  • Phương pháp: Kích thích tư duy, đọc sáng tạo, DH nhóm, giải quyết vấn đề, gợi mở vấn đáp, phân tích, bình giảng.
  • Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, TL nhóm.

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

  1. Hoạt động khởi động:
  • Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số.

Kiểm tra bài cũ.

    • Thế nào là chủ đề của văn bản?
    • Tính thống nhất về chủ đề của văn bản là gì?
    • Giải bài tập 3 (SGK - tr 14) bài tập 3 (SBT - tr 7)?

Vào bài mới:

? Một văn bản hoàn chỉnh gồm có mấy phần?

  • Từ việc nhắc lại kiến thức cũ gv dẫn vào bài mới.

Hoạt động hình thành kiến thức mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

* Hoạt động 1: Bố cục của văn bản.

  • PP: gợi mở, vấn đáp, DH nhóm.
  • KT: Đặt câu hỏi, TL nhóm
  • Hướng dẫn học sinh ôn lại kiến thức lớp 6, 7
  • Y/c học sinh đọc văn bản mục ( SGK I)

? Văn bản trên có thể chia thành mấy phần?

? Chỉ rõ ranh giới giữa các phần đó?

? Cho biết nhiệm vụ của từng phần trong văn bản?

* Nhiệm vụ từng phần:

? Mở bài nêu ra chủ đề của văn bản?

? Thân bài có các đoạn nhỏ, trình bày các ý làm sáng tỏ chủ đề?

Bố cục của văn bản.

Ví dụ:

    1. Nhận xét

- Chia làm 3 phần

+ Phần 1: Từ đầu đến không màng danh lợi-> giới thiệu ông Chu Văn An (chủ đề của vb)

+ Phần 2: tiếp đến không cho vào thăm -> công lao, uy tín và tính cách của ông (triển khai chủ đề)

+ Phần 3: còn lại -> tình cảm của mọi nngười đối với ông ( kết thúc chủ đề)

? Kết bài tổng kết, nhận định chung

? Các phần trên có mối quan hệ như thế nào với nhau?

? Vậy thế nào là bố cục văn bản và nhiệm vụ của từng phần?

  • Cho học sinh đọc ghi nhớ SGK

* HĐ 2: Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài.

  • PP: gợi mở, vấn đáp, DH nhóm.
  • KT: Đặt câu hỏi, TL nhóm
  • Y/c học sinh xem lại phần thân bài của văn bản ''Tôi đi học''.

? Phần thân bài kể về những sự kiện nào?

? Các sự kiện ấy được sắp xếp theo thứ tự nào?

  • Cách sắp xếp phần thân bài: Theo thứ tự thời gian, không gian hướng vào chủ đề.

? Xem lại văn bản ''Trong lòng mẹ''

? Hãy chỉ ra những diễn biến của tâm trạng cậu bé Hồng?

  • Sắp xếp theo sự phát triển của sự việc triển khai chủ đề.

? VB sắp xếp như thế nào?

? 2 văn bản này thuộc kiểu vb nào?

? Khi tả người vật, con vật, phong cảnh ... em sẽ lần lượt miêu tả theo trình tự nào?

* Có nhiều cách sắp xếp khác nhau theo ý định của người viết.

  • Luôn gắn bó chặt chẽ với nhau.
  • Tập trung làm rõ cho chủ đề của văn bản là người thầy dạo cao đức trọng.

-> Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề…

3. Ghi nhớ- ý 1, 2

II. Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản

  1. Ví dụ/ sgk

Nhận xột

  • VB 'Tôi đi học''
  • Những kn của nhân vật tôi trong buổi tựu trường ...
  • Sắp xếp theo hồi tưởng những kỉ niệm của tác giả. Các cảm xúc lại được sắp xếp theo thứ tự thời gian: những cảm xúc trên đường tới trường, ở sân trường, trong lớp học
  • Sắp xếp theo liên tưởng đối lập những cảm xúc về cùng một đối tượng trước đây và buổi tựu trường đầu tiên.

*VB : “ Trong lòng mẹ”

  • Tình thương mẹ và thái độ căm ghét cực độ những cổ tục đã đầy đoạ mẹ khi bà cô bịa chuyệ nói xấu.
  • Niềm vui sướng cực độ của cậu bế Hồng khi được ở trong lòng mẹ.
  • Sắp xếp theo tỡnh cảm , cảm xỳc của bộ Hồng

-> Văn bản biểu cảm

Văn bản miêu tả ( người , vật, con vật, phong cảnh)

  • Sắp xếp theo thời gian: quỏ khứ - hiện tại

– đồng hiện

  • Có thể sắp xếp theo trình tự không gian : từ xa -> đến gần
  • Ngoại hỡnh -> cảm xỳc

3. Hoạt động luyện tập.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

  • PP: gợi mở, vấn đáp, DH nhóm.
  • KT: Đặt câu hỏi, TL nhóm
  • Y/ c hs đọc- thảo luận theo cặp – HS lên bảng làm- nhận xét
  • Y/ c hs đọc, trình bày miệng…

III. Luyện tập

Bài tập 1:

a. – Giàu có các loài chim

- Trình bày ý theo thứ tự không gian: nhìn xa - đến gần - đến tận nơi - đi xa dần.

b. – Vẻ đẹp của Ba Vỡ.

  • Trình bày theo thứ tự thời gian: sáng - về chiều- lúc hoàng hôn.

c.

“ Lịch sử... vui vẻ”

  • Hai luận cứ được sắp xếp theo tầm quan trọng của chúng đối với luận điểm cần chứng minh.
  • Luận cứ khái quát-> bậc anh hùng , kẻ trung nghĩa. L/ cứ cụ thể -> 2 Bà Trưng – Phù Đổng.

Bài tập 3

  • Sắp xếp chưa hợp lí. Trước hết phải gt nghĩa đen , nghĩa bóng. Sau đó chứng minh tính đúng đắn của câu TN trong đời sốnghàng ngày.

Hoạt động vận dụng.

? Viết 1 đoạn văn nêu bố cục của đoạn văn đó?

Hoạt động tìm tòi, mở rộng.

* Tìm hiểu bố cục của văn bản sgk.

  • Học ghi nhớ/sgk. Làm bài tập 2, SGK - Tr 27
  • Xem trước bài : “Tức nước vỡ bờ”

+ Đọc, tóm tắt .Tìm hiểu chung

+ Trả lời các câu hỏi trong sgk

+ Phân tích các nhân vật ( chị Dậu- Những tên cai lệ)

Ngày soạn: / /2018 Ngày dạy: / / 2018

Tuần 3 . Bài 3 - Tiết 9 Văn bản : TỨC NƯỚC VỠ BỜ

(Trích tiểu thuyết “ Tắt đèn”) - Ngô Tất Tố

MỤC TIÊU:

- Qua bài, HS đạt được :

      1. Kiến thức:
  • Biết đọc - hiểu một đoạn trích trong tác phẩm truyện hiện đại.
  • Thấy được bút pháp hiện thực, nhân đạo của nhà văn Ngô Tất Tố.
  • Hiểu được cảnh ngộ cơ cực của người nông dân trong xã hội tàn ác, bất nhân dưới chế độ cũ; thấy được sức phản kháng mãnh liệt, tiềm tàng trong những người nông dân hiền lành và quy luật của cuộc sống: có áp bức – có đấu tranh.
  • Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ.
  • Thành công của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện và xây dựng nhân vật.

Kỹ năng:

  • Tóm tắt văn bản truyện.
  • Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.
      1. Thái độ: HS có tấm lòng thương cảm, quý trọng người phụ nữ, căm ghét chế độ bất công người bóc lột người.

Năng lực, phẩm chất:

  • Năng lực: tự học, nl ngôn ngữ và giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
  • Phẩm chất: tự tin, nhân ái, yêu thương con người, khoan dung, tự chủ.

CHUẨN BỊ :

  1. Giáo viên: Phương tiện: SGK, SGV, ảnh chân dung Ngô Tất Tố, tác phẩm “Tắt đèn”, tư liệu liên quan. máy chiếu.
  2. Học sinh: Học bài cũ. Soạn bài trước ở nhà.

PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

  • Phương pháp: Kích thích tư duy, đọc sáng tạo, DH nhóm, giải quyết vấn đề, gợi mở vấn đáp, phân tích, bình giảng.
  • Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, TL nhóm.

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

  1. Hoạt động khởi động:
  • Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số.

Kiểm tra bài cũ.

? Phân tích tâm trạng của bé Hồng khi gặp lại mẹ và khi ở trong lòng mẹ?

  • G/v cho học sinh nhận xét và nhận xét cho điểm.

Vào bài mới:

? Kể tên những tác phẩm viết về số phận của người nông dân, người phụ nữ trong xã hội mà em biết?

Gv: Nhắc đến hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam và sức mạnh thần diệu của họ chúng ta có thể kể đến khá nhiều hình ảnh người phụ nữ được văn học dựng lên như HXH, cho đến hình tượng của Chị Dậu, chị Út Tịch… song một trong những nhân vật điển hình là hình ảnh chị Dậu trong tác phẩm “ Tắt đèn” của nhà văn NTT mà giờ đây khi nhắc đến cái tên Dậu người ta nghĩ ngay đến đói nghèo, khổ cực của người nông dân-> tìm hiểu vb để thấy rõ điều đó. Giới thiệu cuốn''Tắt đèn''

Hoạt động hình thành kiến thức mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

* HĐ 1: Đoc và tìm hiểu chung

HS q.s ảnh Ngô Tất Tố, những thông tin về tác giả.

? Trình bày hiểu biết của em về tác giả ngô tất Tố?

  • HS TB – HS khác NX, b/s.
  • GV NX, chốt KT.

? Em hiểu gì về tác phẩm ''Tắt đèn'' và đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”?

? Theo em, đọan trích nên đọc với giọng ntn?

GV: Khi đọc cần làm rõ không khí hồi hộp căng thẳng và bi hài, ngôn ngữ đối thoại -> Gọi HS đọc

- HS - GV nhận xét cách đọc.

  1. Đoc và tìm hiểu chung :
    1. Tác giả

+ Ngô Tất Tố ( 1893-1954 )

+ Quê: Lộc Hà- Từ Sơn- Bắc Ninh ( nay thuộc Đông Anh - Hà Nội).

+ Là một trong những nhà văn hiện thực hàng đầu chuyên viết về nông thôn của nền VHHT trước CMT8/1945.

    1. Tác phẩm:
      1. Xuất xứ :

+ Tắt đèn là TP tiêu biểu của Ngô Tất Tố.

+ Đoạn trích Tức nước vỡ bờ trích trong chương XVIII của TP.

      1. Đọc - Chú thích.

? Phân biệt sưu và thuế?

? Em hãy tóm tắt ngắn gọn tác phẩm?

* HS hỏi và gọi HS khác trả lời.

? Thể loại của VB? ? PTBĐ?

? Cho biết vb có những nv nào ?

? Ai là nv chính?

? Cho biết cấu trúc của đoạn trích?

* HĐ 2: Phân tích.

- GV: Không khí buổi sáng ở làng Đông Xá trong thời kì sưu thuế đầy bất công....Gđ chị đang trong tình thế nguy cấp. Vấn đề đặt ra là làm sao chị phải bảo vệ được chồng...

* TL nhóm: 5nhóm (4 phút).

? Tìm những chi tiết nói về hoàn cảnh gđ chị Dậu?

? Đó là hoàn cảnh như thế nào? GV giảng về hoàn cảnh...

? Trong hoàn cảnh ấy, âm thanh trong làng được tác giả nhắc tới qua từ ngữ nào?

? Nhận xét gì về khung cảnh đó? GV giảng...

? Việc chị chăm sóc chồng thể hiện qua chi tiết nào?

+ thuế sưu: thứ thuế dã man của xã hội cũ

Tóm tắt

“ Được bà lão hàng xóm giúp đỡ cho gạo, chị Dậu tất tả nấu cháo cho chồng. Anh Dậu vừa kề bát cháo vào miệng thì bọn cường hào ập đến đòi nộp sưu. Chị Dậu van xin hết lời chúng vẫn không cho chịu sưu lại còn chửi bới, đánh đập chị Dậu và định trói anh Dậu. Chị Dậu đã chống trả một cách quyết liệt”.

Thể loaị:

- Tiểu thuyết

- PTBĐ: TS + MT, biểu cảm

Nhân vật

+ NV: Anh chị Dậu, cai lệ, bà lão hàng xóm.

+ NV chính: chị Dậu

g. Cấu trúc: 2 phần

  • Phần 1: Từ đầu đến “ngon miệng hay không” -> Chị Dậu đối với chồng.
  • Phần 2: còn lại -> Chị Dậu đối mặt với những tên cai lệ

II. Phân tích:

1. Chị Dậu với chồng:

  • Hoàn cảnh:
  • Hạng cùng đinh, chạy vạy nộp sưu, anh Dậu bị trói đánh, bán chó bán con...

-> Khốn cùng , đầy đau thương

*Âm thanh:

  • Tiếng trống, tiếng tù và, tiếng chó sủa.
  • Tiếng thét lác, đánh đập, tiếng kêu khóc...

-> Rùng rợn, dồn dập

  • Hành động của chị Dậu:
  • Múc cháo, quạt cháo, bưng một bát đến mời chồng, ngồi xem chồng ăn có ngon không, động viên chồng “ thầy em ...xót ruột”

? NX gì về cử chỉ, hành động đó?

? Chị Dậu là người như thế nào?

HS TB – HS khác NX, b/s.

  • GV NX, chốt KT.

? Em thấy tình cảm của người nông dân nghèo trong xã hội xưa như thế nào?

? Tg đã sử dụng nghệ thuật gì mt không khí xã hội trong làng và không khí ở gia đình chị?

? Biện pháp nt đó có ý nghĩ gì?

- GV: Cai lệ cầm đầu lính lệ ở huyện được cử về làng Đông Xá thu thuế là

-> Nhẹ nhàng, ân cần....

=> Chị đảm đang dịu dàng, hết lòng yêu thương chồng con

- Hành động của bà lão, chị Dậu: tình làng, nghĩa xóm, với người thân.

+ Phép tương phản làm nổi bật tình cảnh của người nông dân và phẩm chất của chị Dậu .

-> Tình cảnh gia đình, làng xóm ân cần ấm áp

>< không khí căng thẳng, đầy đe doạ ở đầu làng.

2. Bộ mặt của tên cai lệ, người nhà lí trưởng và sự phản kháng của chị Dậu.

công cụ đắc lực của xã hội....

* Cai lệ - lí trưởng

* Chị Dậu

? Cai lệ xuất hiện với những trang bị

nào? Là trang bị của những kẻ nào?

* Cai lệ là tên tay sai chuyên nghiệp của xã hội bạo tàn...

? Chúng đến nhà chị D để làm gì?

? Tìm những chi tiết miêu tả hành động, lời nói, xưng hô của cai lệ?

? Nhận xét từ ngữ?

? Nhận xét về thái độ của chúng?

? Trong khi đó, chị D có hành động gì? Nhận xét cách xưng hô, thái độ của chị ntn?

* GV giảng....

? Khi chị Dậu van xin, hắn có hành động nào?

? Chị D đã làm gì? Cách xưng hô ra sao?

  • Trang bị: “roi song tay thước, dây thừng...”

-> Bắt người, gây tội ác

(tay sai)

  • Mục đích: thúc sưu
  • Hành động: gừ đầu roi xuống đất, sầm sập thét: Thằng kia!......mau
  • Trợn ngược 2 mắt.
  • Xưng hô: ngang tàng

+ Động từ mạnh

-> Thái độ hống hách, hung dữ

  • Cai lệ giật thừng sầm sập đến chỗ anh Dậu .
  • Hành động (tiếp) e- Bịch luôn vào ngực chị sấn đến để trói
  • Nghiến 2 hàm răng
  • Tát vào mặt chị đánh bốp
  • Hành động: run run

Nhà cháu........khất

  • Khốn nạn....trông lại
  • Xưng hô: cháu - ông

(kính trọng)

=> Thái độ khéo léo, mềm mỏng, van xin

  • Đấu lí “chồngtôi đau ốm ông ko được phép hành hạ”
  • Xưng hô ngang tàng: Mày...xem
  • Túm cổ ấn lùi ra cửa, túm tóc, lẳng ra thềm

? Nhận xét về nt khắc họa 2 nv? + NT: Tương phản, tăng cấp, động từ mạnh,

? Qua đó, cảm nhận như thế nào về 2 hình ảnh này?

? Vì sao chị lại có sức phản kháng như vậy?

* Cai lệ bị nv phơi bày. Đó cũng là bộ mặt của xhtd nửa pk. Sự vùng dậy của chị D bột phát, gợi niềm lạc quan, người nd vùng dậy giải phóng mình khi có áp bức...

? Thái độ của nv với 2 h/a trên?

? Qua nhân vật cai lệ, phản ánh xh thời kì này ntn?

? NX gì về ngòi bút của NTT?

? Phản ánh được nét đẹp trong tâm hồn của chị D, điều đó đó thể hiện được giá trị nào?

* HĐ 3: Tổng kết.

? Nêu khái quát giá trị nghệ thuật của đoạn trích?

? Giá trị nôị dung của văn bản ?

- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.

khẩu ngữ, giọng văn hài hước, không khí hào hứng, miêu tả tâm lí ( nhũn nhặn -> quyết liệt)

=> Độc ác , tàn bạo

  • Lên án chúng
  • Phản ánh xh đầy bất công tàn ác
  • Ngòi bút hiện thực

=>Hình ảnh đẹp, sức phản kháng mãnh liệt (x/p từ tình yêu thương chồng con , lòng căm hờn)

  • Bênh vực, chia sẻ thông cảm với người nông dân
  • Giá trị nhân đạo

III.Tổng kết

1. Nghệ thuật

  • Khắc hoạ nhân vật rõ nét.
  • Ngòi bút miêu tả linh hoạt sống động: Nhiều hành động dồn dập những vẫn rõ nét, các chi tiết đều ''đắt''
  • Ngôn ngữ kể chuyện, miêu tả, đối thoại đặc sắc bình dị nhưng lại có nét rất riêng.

2. Nội dung

  • Đoạn trích đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời, xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng cực khổ khiến họ phải liều mạng chống lại.
  • Đoạn tríchcòn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân giàu tình yêu thương, có sức tiềm tàng mạnh mẽ.

* Ghi nhớ: SGK - Tr 33

Hoạt động luyện tập.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

* TL cặp đôi (3 phút)

? Em hiểu thế nào về nhan đề của đoạn

IV. Luyện tập.

- Tức nước vỡ bờ phản ánh quy luật xã hội

  1. Hoạt động vận dụng.

? Viết đoạn văn ngắn từ 5-7 câu nói cách ứng xử của em khi bị bạn bè trêu đùa quá mức?

Hoạt động tìm tòi, mở rộng.

  • Tìm đọc những tác phẩm viết về số phận của người nông dân trong xã hội phong kiến.
  • Luyện đọc phân vai 4 nhân vật: chị Dậu, anh Dậu, Cai lệ , người nhà Lý trưởng.
  • Tóm tắt đoạn trích, nắm được giá trị nội dung nghệ thuật

? Em có đồng tình với cách can ngăn của anh Dậu không? vì sao?

  • Soạn bài : ''Xây dựng đoạn văn…”

+ Trả lời các câu hỏi trong SGK .

+ Sưu tầm đoạn văn hay, viết đoạn văn theo chủ đề tự chọn

Tuần 3 . Ngày soạn: / /2018 Ngày dạy: / / 2018

Bài 3. Tiết 10

Tập làm văn: XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN

MỤC TIÊU: Qua bài, HS đạt được :

      1. Kiến thức:
  • Nắm được các khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung trong đoạn văn.
  • Vận dụng kiến thức đã học, viết được đoạn văn theo yêu cầu.

Kỹ năng:

  • Nhận biết được từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn đã cho.
  • Hình thành chủ đề, viết các từ ngữ và câu chủ đề, viết các câu liền mạch theo chủ đề và quan hệ nhất định.
  • Trình bày một đoạn văn theo kiểu quy nạp, diễn dịch, song hành, tổng hợp.
      1. Thái độ: - Nghiêm túc trong viết đoạn văn, say mê văn chương

Năng lực, phẩm chất:

  • Năng lực: tự học, nl ngôn ngữ và giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
  • Phẩm chất: tự tin, tự chủ.

CHUẨN BỊ :

  1. Giáo viên: Phương tiện: SGK, SGV, tư liệu liên quan. máy chiếu, phiếu học tập.
  2. Học sinh: Học bài cũ. Soạn bài trước ở nhà.

PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

  • Phương pháp: đọc sáng tạo, DH nhóm, giải quyết vấn đề, gợi mở vấn đáp.
  • Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, TL nhóm.

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

  1. Hoạt động khởi động:
  • Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số.

Kiểm tra bài cũ.

? Thế nào là bố cục văn bản? Nhiệm vụ từng phần?

? Giải bài tập 3 sgk trang 27 - G/v nhận xét, cho điểm.

Vào bài mới:

Để có được bài văn hoàn chỉnh người ta phải lựa chọn, sắp xếp từ câu văn-> đoạn văn rồi mới thành bài văn. Vậy thế nào là đoạn văn? làm thế nào để có được đoạn văn hay, đảm bảo yêu cầu-> tìm hiểu tiết học.

Hoạt động hình thành kiến thức mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

HĐ 1: Đoạn văn.

? Gọi học sinh đọc văn bản sgk .

  • TL nhóm: 5 nhóm (5 phút).

? Văn bản trên gồm mấy ý?

? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn? Nội dung của từng đoạn?

? Dấu hiệu hình thức nào giúp em nhận biết đoạn văn?

  • ĐD HS TB – HS khác NX, B/S.
  • GV NX, chốt KT.

? Vậy theo em đoạn văn là gì?

  1. Thế nào là đoạn văn?
    1. Ví dụ:

* Văn bản: ''Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn''.

2. Nhận xét:

  • Gồm 2 ý
  • Mỗi ý được viết thành một đoạn văn

Đ 1 : Ngô Tất Tố

Đ 2 : Tác phẩm Tắt đèn

  • Viết hoa lùi đầu dòng và chấm xuống dòng.

=> Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi vào đầu

Y/c hs đọc ghi nhớ 1 sgk

    • Đoạn văn là đơn vị trên câu, có vai trò quan trọng trong việc tạo lập văn bản.

* HĐ 2: Từ ngữ và câu trong đoạn văn.

  • Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn văn 1,2/sgk

? Tìm từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong văn bản?

? Vậy theo em, thế nào là từ ngữ chủ đề?

? Tìm câu then chốt của đoạn văn 2 ?

? Tại sao em biết đó là câu then chốt của đoạn văn ?

? Từ tìm hiểu trên em thấy câu chủ đề là gì? đóng vai trò gì trong văn bản?

? Các câu khác có mối quan hệ như thế nào đối với câu chủ đề?

  • Câu chủ đề định hướng nội dung cho cả đoạn văn ...
  • Cho học sinh đọc ghi nhớ
  • Cho học sinh xem lại các đoạn văn mục I,II SGK

? Cho biết đoạn văn nào có câu chủ đề và đoạn văn nào không có câu chủ đề?

? Từ đó em rút ra nx gì?

? Vị trí của câu chủ đề trong đoạn?

dòng….

3. Ghi nhớ( ý 1sgk-tr36)

II. Từ ngữ và câu trong đoạn văn .

  1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn .
    1. Ví dụ
    2. Nhận xét :
  • Từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng của đoạn văn là: Ngô Tất Tố. Các câu trong đoạn đều thuyết minh cho đối tượng này. Từ này được lặp lại, có lúc được thay thế là ông.
  • Từ ngữ chủ đề là các từ được dùng làm đề mục hoặc lặp lại nhiều lần nhằm duy trì đối tượng được nói đến.
  • Câu: ''Tắt đèn'' là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố.”

+ Vì nó mang ý khái quát của cả đoạn. (về nội dung)

+ Lời lẽ ngắn gọn, thường có đủ 2 thành phần chính(về hình thức)

  • Các câu khác trong đoạn văn có mối quan hệ chặt chẽ về ý nghĩa với câu chủ đề (quan hệ chính - phụ)

Ghi nhớ: (ý 2 - Tr 36)

  1. Cách trình bày nội dung đoạn văn
    1. Ví dụ:
    2. Nhận xét:
  • Đoạn văn 1 (mục I) không có câu chủ đề
  • Đọan văn 2 (mục I) có câu chủ đề
  • Đoạn văn 3 (mục II) có câu chủ đề

-> Đoạn văn có thể có hoặc không có câu chủ đề.

  • Đoạn 2 câu chủ đề nằm ở đầu đoạn

? NX về vị trí của câu chủ đề?

? Cho biết cách trình bày ý ở mỗi đoạn văn.

? Vậy có mấy cách trình bày các ý của đoạn văn?

* Giáo viên chốt lại:

+ Đ1 trình bày theo cách song hành

+ Đ2 trình bày theo cách diễn dịch

+ Đ3 trình bày theo cách quy nạp.

? Vậy em hãy nêu cách trình bày nội dung đoạn văn?

- HS đọc ghi nhớ - GV: Nhấn mạnh.

Hoạt động luyện tập.

  • Đoạn 3 câu chủ đề nằm ở cuối đoạn.

->câu chủ đề có thể nằm ở đầu hoặc cuối đoạn văn.

  • Đoạn 1: Các ý được lần lượt trình bày trong các câu bình đẳng với nhau.
  • Đoạn 2: ý chính nằm trong câu chủ đề ở đầu đoạn, các câu tiếp theo cụ thể hoá ý chính (chính - phụ)
  • Đoạn 3: ý chính nằm trong câu chủ đề ở cuối đoạn văn, các câu trước nó nêu ý cụ thể. câu chủ đề chốt lại (phụ - chính).

-> Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề, các câu trong đoạn văn triển khai và làm sáng tỏ chủ đề bằng cách song hành, diễn dịch, quy nạp.

Ghi nhớ: ý 3 - SGK

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

- Gọi HS đọc bài 1.

* TL cặp đôi ( 3 phút).

? Văn bản trên có thể chia thành mấy ý, mỗi ý được diễn đạt bằng mấy đoạn văn?

  • ĐD HS TB – HS khác NX, B/S.
  • GV NX, chốt KT.
  • Gọi HS đọc bài 2.

? Phân tích cách trình bày đoạn văn trong bài?

? Hãy đổi đoạn văn diễn dịch sang đoạn văn quy nạp?

III. Luyện tập

Bài tập 1

- Văn bản gồm 2 ý, mỗi ý được diễn đạt bằng một đoạn văn.

Mỗi đoạn văn trình bày 1 ý, những đoạn văn tạo thành 1 văn bản

Bài tập 2

+ Đoạn a: diễn dịch

+ Đoạn b: song hành

+ Đoạn c: song hành

Bài tập 3

  • Câu chủ đề
  • Các câu triển khai

Câu 1: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng Câu 2: Chiến thắng của Ngô Quyền

Hoạt động vận dụng.

? Viết 1 đoạn văn về gia đình em?

  • HS đọc – HS khác NX – GV NX, cho điểm.

Hoạt động tìm tòi, mở rộng.

  • Tìm đọc những đoạn văn hay.
  • Học thuộc ghi nhớ.

- Làm bài tập 4 SGK - Tr 37 ; bài tập 5 SBT - Tr 18

  • Chuẩn bị: Viết bài TLV số 1, xem lại kiến thức về văn tự sự ( bố cục, phương tiện liên kết, xd đoạn văn)

Ngày soạn: / /2018 Ngày dạy: / / 2018

Tuần 6. Bài 6. Tiết 24. Văn bản: CÔ BÉ BÁN DIÊM

(Trích - An-đéc-xen)

MỤC TIÊU: Qua bài, HS đạt được :

      1. Kiến thức.
  • HS có được những hiểu biết bước đầu về “người kể chuyện cổ tích” An-đéc-xen.
  • Hiểu được nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố hiện thực và mộng tưởng trong tác phẩm.
  • Cảm nhận được lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh.

Kỹ năng:

  • Có kĩ năng đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm.
  • Phân tích được một số hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau).
  • Phát biểu cảm nghĩ được về một đoạn truyện.

Thái độ:

  • HS đồng cảm, yêu thương và biết chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống.
  • Yêu thích truyện cổ tích.

Năng lực, phẩm chất:

  • Năng lực: tự học, nl ngôn ngữ và giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
  • Phẩm chất: tự tin, nhân ái, yêu thương con người, khoan dung, tự chủ.

CHUẨN BỊ :

  1. Giáo viên: Phương tiện: SGK, SGV, sách tham khảo, tập truyện An-đéc-xen, ảnh chân dung An-đéc-xen, 1 số bức ảnh trẻ em bất hạnh.
  2. Học sinh: Học bài cũ. Đọc lại các văn bản tự sự ''Sơn tinh, thuỷ tinh''...(ở lớp 6)

PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

  • Phương pháp: Kích thích tư duy, đọc sáng tạo, DH nhóm, giải quyết vấn đề, gợi mở vấn đáp, phân tích, bình giảng.
  • Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, TL nhóm, trình bày 1 phút.

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

  1. Hoạt động khởi động:
  • Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số.

Kiểm tra bài cũ.

? Tóm tắt truyện “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen?

? Suy nghĩ của em về hoàn cảnh của cô bé bán diêm?

Vào bài mới:

Trước cuộc sống nghèo khổ, cô đơn, tội nghiệp của cô bé bán diêm đã khiến nhà văn Anderxen cũng như bao người thương cảm, xót xa. Niềm thương cảm ấy ngày càng tăng lên theo mạch cảm xúc của câu chuyện... Bài học hnay…

Hoạt động hình thành kiến thức mới:

Lần quẹt diêm

Mộng tưởng

Ước mơ

Thực tại

1

Lò sưởi… lửa cháy tỏa hơi nóng dịu dàng

Muốn được sưởi ấm

- Lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất

2

Bàn ăn thịnh soạn, có ngỗng quay

Muốn được ăn no, ngon

  • Chẳng có bàn ăn thịnh soạn
  • Phố vắng teo, lạnh buốt

3

Cây thông Nô- en, nến sáng rực lấp lánh

Muốn được vui chơi

-Tất cả các ngọn nến bay lên… biến

thành những ngôi sao trên trời

4

- Bà em đang mỉm cười với em

Muốn được bà yêu thương

- Ảo ảnh biến mất ( bà cũng biến mất)

5

- Bà cầm tay em, hai bà cháu bay

Muốn được ở mãi bên

- Chết vì giá rét

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

* HĐ 1: Các lần quẹt diêm và những mộng tưởng.

- hs chú ý đoạn 2

? Trong giá rét, cô bé có suy nghĩ gì? Tìm chi tiết?

? Từ suy nghĩ đó em đi đến quyết định gì?

? Nhận xét về suy nghĩ và hành động của cô bé?

? Trong truyện, em bé quẹt diêm mấy lần?

* TL nhóm: 5 nhóm (5 ph)

- Phát phiếu học tập cho học sinh.

? Tìm chi tiết nói về những mộng tưởng, ước mơ và thực tại của cô bé sau mỗi lần quẹt diêm và nhận xét bằng cách hoàn thành phiếu học tập

  • Mời đại diện các nhóm trình bày
  • Nhận xét, chuẩn xác KT.
  1. Đọc và tìm hiểu chung.
  2. Phân tích (tiếp)

2. Các lần quẹt diêm và những mộng tưởng

  • Suy nghĩ: giá quẹt một que để sưởi cho đỡ rét
  • Hành động: đánh liều quẹt một que

-> Suy nghĩ giản dị, hành động chính đáng

( - Em bé quẹt diêm 5 lần: 4 lần đầu: mỗi lần 1 que, lần 5: quẹt tất cả que diêm còn lại

* Thực tại và mộng tưởng

? Nhận xét về hình ảnh và NT kể chuyện của tác giả?

? Em có nhận xét gì về thứ tự các mộng tưởng của cô bé?

- Thứ tự diễn ra mộng tưởng hợp lí:

+ Em đang rất rét-> mơ thấy lò sưởi

+ Đói-> mơ thấy bàn ăn

+ Đêm giao thừa-> mơ thấy cây thông Nô-en

+ Cô đơn -> mơ được bà yêu thương, chăm sóc

+ Đau khổ-> mơ được lên chầu thượng đế, thoát khỏi khổ đau

? Hình ảnh ngọn lửa diêm có ý nghĩa gì?

? Tại sao ban đầu em chỉ định quẹt 1 que nhưng cuối cùng em lại quẹt tất cả các que diêm còn lại?

? Qua những NT ấy, tác giả muốn phản ánh điều gì?

* Bình

? Tìm chi tiết miêu tả cảnh vật sang hôm sau

? Em có nhận xét gì về cảnh vật sáng

lên… chẳng còn đói rét, đau buồn

Nhận xét

-> Đẹp đẽ, đầm ấm, hạnh phúc

-> Phũ phàng: đói rét, cô đơn, lạnh lẽo, đau buồn

(+) NT: Tương phản, kể chuyện độc đáo, hấp dẫn ( đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng; kết hợp tự sự với miêu tả và biểu cảm)

- Sắp xếp tình tiết hợp lí

- Hình ảnh biểu tượng: ngọn lửa

( Là hình ảnh của ước mơ tuổi thơ, được ăn ngon, mặc đẹp, được vui chơi và sống dưới mái ấm gia đình giàu tình yêu thương.)

- Ban đầu em chỉ định quẹt một que để tìm một chút hơi ấm trong giá rét, nhưng khi que diêm vụt sáng, những ảo ảnh đẹp đẽ đặc biệt là hình ảnh về bà hiện ra, em muốn lưu giữ những hình ảnh đó nên quẹt tất cả các que diêm còn lại )

* Hiện thực cô đơn, khổ đau; ước mơ, khát khao cháy lòng về một cuộc sống ấm no, được che chở, yêu thương trong một mái ấm gia đình

-> Ước mơ bình dị

3. Cái chết của em bé bán diêm

- Sáng hôm sau, mặt trời lên trong sáng, chói chang… mọi người vui vẻ ra khỏi nhà

-> Cảnh đẹp, trong sáng, tươi vui hơn

hôm sau so với đêm hôm trước?

? Thế nhưng hình ảnh em bé ntn? Tìm chi tiết

? Tại sao em bé chết mà môi vẫn mỉm cười, và đôi má vẫn hồng?

? Tìm chi tiết nói về thái độ của mọi người trước nỗi khổ, và cái chết của cô bé

? Những chi tiết trên cho ta thấy thái độ gì của mọi người?

? Nghệ thuật đặc sắc?

? Em có suy nghĩ gì về cái chết của em bé bán diêm?

* Trình bày một phút:

? Bằng tình thương và lòng nhân ái của mình, em hãy nêu cảm nghĩ của mình về cái chết của cô bé bán diêm?

    • HS TB – HS khác NX.
    • GV NX.

? Đến đây, em có thể lí giải nguyên nhân cái chết của em bé

? Cái chết của em bé bán diêm có vai trò ntn trong tác phẩm?

? Thái độ của tác giả ?

* HĐ 2: Tổng kết

    • HS khái quát ND, NT bằng lược đồ tư duy.
    • Ở một xó tường, em bé đã chết vì giá rét trong khi đôi má vận hồng và đôi môi đang mỉm cười.

( Vì: . Em chết trong niềm vui hạnh phúc được gặp bà, được yêu thương và thoát khỏi những khổ đau trong cuộc sống hiện tại; Chết khi ước mơ còn đang rực cháy. Nhưng niềm vui, hạnh phúc đó em chỉ tìm được ở bên kia thế giới, khi mà em đã chết)

    • Thái độ của mọi người:

+ Không ai bố thí một đồng xu

+ Hoàn toàn lãnh đạm với nỗi khổ của em

+ Nhìn thấy em chết, bảo nhau: chắc… ấm

-> Lạnh lùng, thờ ơ, vô cảm

+ NT: Đối lập

-> Cái chết thương tâm

( Em chết vì đói, vì rét và sự thờ ơ vô cảm của người đời)

( - Lên án sự vô trách nhiệm của những người cha, người mẹ đối với con cái

  • Lên án thái độ vô tình đến tàn nhẫn của người đời trước cảnh khổ đau của người khác
  • Thức tỉnh, lay động lòng trắc ẩn của người đọc) (.) Tác giả:

+ Đồng cảm, xẻ chia với bất hạnh của con người

+ Phê phán kín đáo xã hội không có tình người

+ Ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp, mọi người quan tâm , yêu thương nhau

III.Tổng kết

  1. Hoạt động luyện tập.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

  • PP: gợi mở, vấn đáp, LTTH.
  • KT: Đặt câu hỏi.

? Kể lại những lần quẹt diêm và mơ ước của cô bé bán diêm?

? Tại sao có thể nói truyện là bài ca về lòng nhân ái với con người nói chung, trẻ em nói riêng?

? Hình ảnh nào khiến em cảm động nhất? Vì sao?

? Qua đó em thấy trách nhiệm của người lớn trẻ em và ngược lại trong xã hội ngày nay ntn?

- HS đọc TL – HS khác NX, GV NX.

Hoạt động vận dụng.

? Em sẽ làmgì nếu thấy các bạn trong lớp có hoàn cảnh khó khăn?

Hoạt động tìm tòi, mở rộng.

  • Tìm hiểu thêm về cuộc đời bất hạnh của những người xung quanh em và xây dựng kế hoạch giúp đỡ?
  • Đọc những bài báo hay viết về những tấm lòng nhân ái, xem các chương trình “Tiếp sức hồi sinh”, “Trái tm cho em”… rút ra bài học cho mình.
  • Học bài, nắm chắc nd và nt, tóm tắt tốt nd cốt truyện.
  • Chuẩn bị bài: “Trợ từ, thán từ”: đọc bài, phân tích các ví dụ, trả lời các câu hỏi sgk.
  • Xem và chuẩn bị phần bài tập sgk.

Ngày soạn: / /2018 Ngày dạy: / / 2018

Tuần 7. Bài 6. Tiết 23. Tiếng Việt: TRỢ TỪ, THÁN TỪ

MỤC TIÊU: Qua bài, HS đạt được :

    1. Kiến thức: Hiểu được thế nào là trợ từ, thế nào là thán từ.
    2. Kĩ năng: Thực hiện được cách dùng trợ từ, thán từ trong các trường hợp giao tiếp cụ thể.
    3. Thái độ: Yêu, trân trọng sự giàu đẹp của TV

Năng lực, phẩm chất

  • Năng lực: tự học, nl ngôn ngữ và giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
  • Phẩm chất: tự tin, nhân ái, yêu thương con người, khoan dung, tự chủ.

CHUẨN BỊ :

  1. Giáo viên: Phương tiện: SGK, SGV, sách tham khảo, bài tập về trợ từ, thán từ.
  2. Học sinh: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.

PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

  • Phương pháp: Kích thích tư duy, đọc sáng tạo, DH nhóm, LTTH, phân tích mẫu.
  • Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, TL nhóm.

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

  1. Hoạt động khởi động:
  • Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số.

Kiểm tra bài cũ.

    1. Thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội-
    2. Khi sử dụng cần chú ý điều gì-giải bài tập 4,5(SGK Trang-59)

Vào bài mới:

  • GV cho tình huống: Khi gặp người lớn tuổi em sẽ chào hỏi ntn? VD: Cháu chào bác ! Hoặc : - Chào bác…. -> GV dẫn vào bài.

Hoạt động hình thành kiến thức mới:

Hoạt động của gv và hs

Nội dung cần đạt

* HĐ 1: Trợ từ

- Yêu cầu học sinh đọc ví dụ

* TL nhóm: 5 nhóm (3 phút).

? So sánh 3 câu và rút ra điểm khác nhau về hình thức và ý nghĩa của 3 câu đó?

  • Mời đại diện các nhóm trình bày
  • HS nhận xét, GV NX, chuẩn xác KT.
  1. Trợ từ.

Xét ví dụ

  • Giống nhau: thông báo sự việc nó ăn hai bát cơm
  • Khác nhau:

+ Câu 1: thông báo khách quan về việc nó ăn hai bát cơm

+ Câu 2: thêm từ những nhấn mạnh việc nó ăn như thế là nhiều

+ Câu 3: thêm từ hàm ý nó ăn như vậy là hơi ít

? Các từ “ những ; có” đi kèm các từ nào trong câu ? Nó có tác dụng gì?

  • GVKL.

? Thế nào là trợ từ?

  • Yêu cầu HS đọc

? Đặt câu có sử dụng trợ từ?

* HĐ 2: Thán từ

  • Yêu cầu học sinh đọc

? Các từ in đậm trên dùng để làm gì?

? Xác định vị trí, chức năng cú pháp của các từ trên?

  • GVKL

? Thế nào là thán từ?

  • Chuẩn xác, chốt ghi nhớ

? Trong các thán từ trên, thán từ nào dùng để gọi đáp, thán từ nào dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc?

  • GVKL

? Có mấy loại thán từ?

  • Chuẩn xác, chốt ghi nhớ
  • KLC

? Thế nào là thán từ? Có mấy loại thán từ

  • Yêu cầu HS đọc ghi nhớ 2

-> Những, có đi kèm với từ hai bát cơm để nhấn mạnh, biểu thị thái độ đánh giá đối với sự vật, sự việc được nói đến trong câu

=> Những, có là trợ từ

- Trợ từ là từ chuyên đi kèm với 1 từ ngữ trong câu để nhấn mạnh

2. Ghi nhớ

  • VD: Lan làm những hai bài văn.

II. Thán từ

  1. Khái niệm

Xét ví dụ

  • Các từ in đậm: này, a, vâng dùng để:

+ Này: tiếng thốt nhằm gây sự chú ý của người đối thoại( gọi)

+ A: biểu thị thái độ tức giận

+ Vâng: lời đáp, biểu thị thái độ lễ phép

  • Chức vụ của các từ in đậm: đứng đầu câu làm thành phần biệt lập hoặc tách riêng thành 1 câu đặc biệt

=> Các từ này, a, vâng là thán từ

  • Thán từ là từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc hoặc dùng để gọi đáp…

Ghi nhớ ý 1

  1. Phân loại
  • A: bộc lộ tình cảm cảm xúc

-> Thán từ bộc lộ cảm xúc

  • Vâng, này: gọi đáp

-> Thán từ gọi đáp

Ghi nhớ ý 2

  1. Ghi nhớ
  2. Hoạt động luyện tập.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

  • Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân

? Từ nào là trợ từ và ngược lại?

  • Y/C HS chữa bài - Nhận xét, sửa chữa

III. Luyện Tập

* Bài tập 1

  • Trợ từ: a,c,g,i
  • b,d,e,h: không phải là trợ từ

TL cặp đôi: 3 phút.

? Giải thích nghĩa của các trợ từ in đậm?

Mời ĐD một số nhóm trình bày kết quả

  • Nhận xét, chuẩn xác bằng bảng phụ.
  • Tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân

? Tìm thán từ trong bài tập?

  • Gọi một số HS làm bài
  • Nhận xét, GV NX, cho điểm.

Hoạt động vận dụng.

Bài tập 2

  • Lấy kết hợp với không: phủ định, nhấn mạnh mức độ tối thiểu không yêu cầu gì hơn
  • Nguyên: nhấn mạnh chỉ riêng về mặt nào đó, không kèm cái gì khác
  • Đến: nhấn mạnh mức độ tối đa, thể hiện tính chất bất thường của 1 hiện tượng để làm nổi bật mức độ cao của một sự việc nào đó
  • Cả: nhấn mạnh về mức độ cao trong việc ăn uống của cậu Vàng
  • Cứ: nhấn mạnh sự lặp đi, lặp lại một cách nhàm chán

Bài tập 3

    1. Này, à d. Chao ôi
    2. Ấy c. Vâng

e. Hỡi ơi

? Xây dựng cuộc đối thoại giữa em và bạn (chủ đề tự chọn) sử dụng trợ từ hoặc thán từ?

Hoạt động tìm tòi, mở rộng.

* Tìm thơ, văn có trợ từ, thán từ.

* Học thuộc 2 ghi nhớ, làm bài tập 5, 6 SGK - tr72

  • Gợi ý BT6: Nghĩa đen: dùng thán từ gọi đáp biểu thị sự lễ phép, nghĩa bóng: nghe lời một cách máy móc, thiếu suy nghĩ

* Chuẩn bị bài ''Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự” (Đọc và tìm hiểu trước các vd, trả lời các câu hỏi trong sgk và làm trước các bài tập)

Ngày soạn: / /2018 Ngày dạy: / / 2018

Tuần 7 - Bài 6 - Tiết 24

Tập làm văn: MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

MỤC TIÊU: Qua bài, HS đạt được :

    1. Kiến thức:
  • Nhận biết được sự kết hợp và tác động qua lại giữa các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm của người viết trong một văn bản tự sự.
  • Nắm được cách thức vận dụng các yếu tố này trong một bài văn tự sự.
    1. Kĩ năng: Thực hiện được thành thạo việc viết văn bản tự sự có đan xen các yếu tố miêu tả, biểu cảm
    2. Thái độ: Có tình yêu đối với môn học

Năng lực, phẩm chất:

  • Năng lực: tự học, nl ngôn ngữ và giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
  • Phẩm chất: tự tin, nhân ái, yêu thương con người, khoan dung, tự chủ.

CHUẨN BỊ :

  1. Giáo viên: Phương tiện: SGK, SGV, sách tham khảo, bài văn hay.
  2. Học sinh: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.

PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

  • Phương pháp: Kích thích tư duy, đọc sáng tạo, DH nhóm, giải quyết vấn đề, gợi mở vấn đáp, LTTH.
  • Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, TL nhóm.

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

  1. Hoạt động khởi động:
  • Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số.

Kiểm tra bài cũ.

? Trình bày cách tóm tắt văn bản tự sự?

? Kể tóm tắt 1 văn bản tự sự mà em đã học?

Vào bài mới:

  1. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

* HĐ 1: Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn tự sự .

- Gv yêu cầu đọc đoạn văn sgk

? Đoạn văn được trích trong tác phẩm nào? Văn bản đó được viết theo PTBĐ chính nào?

* TL nhóm: 5 nhóm (4 phút)

? Xác định các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong đoạn văn trên

Gọi đại diện HS trình bày, nhận xét

  • HS khác NX, gv NX chốt kiến thức
  1. Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn tự sự.
    1. Xét VD- sgk

- VB: Trong lòng mẹ

- PTBĐ: Tự sự

- Yếu tố tự sự:

+ Mẹ tôi vẫy tôi ; tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ ; mẹ kéo tôi lên xe ; tôi oà khóc ; mẹ tôi khóc theo ; tôi ngồi bên mẹ ; ngả đầu vào cánh tay mẹ ; quan sát gương mặt mẹ

- Yếu tố miêu tả :

+ thở hồng hộc; trán đẫm mồ hôi ; ríu cả chân lại ; mẹ tôi không còm cõi ; gương mặt vẫn tươi sáng với đôi mắt trong ; nước da mịn ; làm nổi bật màu hồng của hai gò má.

- Các yếu tố biểu cảm :

+ Cảm xúc sung sướng, hạnh phúc vô bờ khi

? Nhận xét vị trí của các yếu tố đó trong bài văn?

? Vậy trong bài văn tự sự ngoài yếu tố tự sự ra còn có những yếu tố nào khác? Những yếu tố này xuất hiện ntn trong văn bản?

  • Chuẩn xác, chốt ghi nhớ
  • Giáo viên treo bảng phụ chép đoạn văn sau khi đã lược bỏ các yếu tố miêu tả và biểu cảm

? Yêu cầu học sinh đọc, so sánh 2 đoạn văn rồi nhận xét về hiệu quả diễn đạt của mỗi cách?

? Từ đó em thấy các yếu tố miêu tả, biểu cảm có tác dụng gì trong văn tự sự?

  • GV chuẩn xác, chốt ghi nhớ

? Vậy ta có thể bỏ yếu tố tự sự đi được không? Vì sao?

? Như vậy trong văn bản tự sự, các yếu tố miêu tả; biểu cảm được thể hiện như thế nào ? Chúng có tác dụng gì ?

  • Gọi hs đọc ghi nhớ.

được ở trong lòng mẹ

+ Hay tại sự sung sướng bỗng được ôm nhìn

… sung túc

+ Tôi thấy những cảm giác ấm áp lạ thường

+ Phải bé lại có một êm dịu vô cùng

-> Các yếu tố tự sự, tả, biểu cảm đan xen hài hòa tạo nên một mạch văn thống nhất

Ghi nhớ ý 1

Đoạn văn của tác giả

Đoạn văn đã lược bỏ yếu tố miêu tả và biểu cảm

-> Hấp dẫn, sinh động, sâu sắc

-> Khô khan, không gợi được cảm xúc và không lôi cuốn người đọc

  • Ghi nhớ ý 2
  • Bỏ yếu tố tự sự: không còn là truyện nữa và trở lên vu vơ, khó hiểu.

2. Ghi nhớ .

Hoạt động luyện tập.

Yếu tố miêu tả

Yếu tố biểu cảm

  • Mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ
  • Một buổi mai đầy sương thu và gió
  • Lòng tôi tưng bừng rộn rã
  • Tự nhiên thấy lạ
  • Lòng tôi có sự

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

* TL cặp đôi: 3 phút.

? Tìm một đoạn văn trong một văn bản rồi chỉ ra yếu tố miêu tả, biểu cảm trong từng đoạn văn ?

- Tổ chức cho HS thảo luận

Gọi đại diện HS trình bày, nhận xét

  • HS khác NX, gv NX chốt kiến thức

Bài tập 1.

- VD: Đoạn văn kể về tâm trạng, cảm xúc của tôi trên đường đến trường

  • Yêu cầu HS làm việc cá nhân

? Viết 1 đoạn văn kể lại những giây phút đầu tiên khi em gặp lại người thân?

  • Gọi 1 số HS đọc đoạn văn đã viết
  • Nhận xét, sửa chữa, GV cho điểm.

lạnh

- Con đường làng dài và hẹp

thay đổi

- Văn bản''Lão Hạc''

''Chao ôi... xa tôi dần dần''.

+ Miêu tả: Tôi giấu giếm vợ tôi, thỉnh thoảng ngấm ngầm, lão từ chối... xa tôi dần dần...

+ Biểu cảm: Chao ôi... không nỡ giận.

Bài tập 2

Hoạt động vận dụng.

  • Đọc phần đọc thêm (sgk)
  • Viết đoạn văn kể về bà trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm?

Hoạt động tìm tòi, mở rộng.

  • Tìm đọc các đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm hay.
  • Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 2 trong SGK trang 74.
  • Xem trước v. bản ''Đánh nhau với cối xay gió'' ( Đọc kĩ trước vb, tìm hiểu về tác giả và tác phẩm, PTBĐ, phân chia các đoạn, trả lời các câu hỏi trong sgk...)

Ngày soạn: / /2018 Ngày dạy: / / 2018

Tuần 7 - Bài 7 - Tiết 25.

Văn bản: ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ (T1)

( Trích : Đôn Ki – hô – tê) (M.Xéc-van-tét)

MỤC TIÊU: Qua bài, HS đạt được :

      1. Kiến thức: - Bước đầu hiểu về tác giả Xec-van-tét.
  • Bước đầu hiểu về trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn Ki-hô-tê; Xan-chô Pan- xa tương phản trước trận đấu, từ đó rút ra bài học thực tiễn
      1. Kĩ năng: - Tiếp tục rèn kỹ năng đọc, kể, tóm tắt truyện, phân tích, so sánh và đánh giá các nhân vật trong tác phẩm văn học.
      2. Thái độ: - Có thái độ đúng đắn khi nhìn nhận,đánh giá mọi việc.

Năng lực, phẩm chất

  • Năng lực: tự học, nl ngôn ngữ và giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
  • Phẩm chất: tự tin, nhân ái, yêu thương con người, khoan dung, tự chủ.

CHUẨN BỊ :

  1. Giáo viên: Phương tiện: SGK, SGV, Bộ tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê, chân dung tác giả Xec-van-tét và tranh minh hoạ 2 nhân vật trong truyện.
  2. Học sinh: Học bài cũ. Đọc lại các văn bản tự sự ''Sơn tinh, thuỷ tinh''...(ở lớp 6)

PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

  • Phương pháp: Kích thích tư duy, đọc sáng tạo, DH nhóm, giải quyết vấn đề, gợi mở vấn đáp, phân tích, bình giảng, trình bày 1 phút.
  • Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, TL nhóm.

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

  1. Hoạt động khởi động:
  • Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số.

Kiểm tra bài cũ.

? Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được tác giả An-đéc-xen sử dụng trong truyện'' Cô bé bán diêm '' là gì? Phân tích một vài dẫn chứng?

? Tại sao trong 4 lần trước, em bé chỉ đánh 1 que diêm, còn ở lần cuối cùng em lại đánh hết tất cả những que diêm còn lại trong bao?

Vào bài mới:

  • Giới thiệu bài: Tây Ban Nha là đất nước ở phía tây châu Âu, trong thời đại Phục Hưng (XIV-XVI) đất nước này đã sản sinh ra nhà văn vĩ đại Xec-van-tét với tác phẩm bất hủ - Bộ tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê, tiểu thuyết đầu tiên trên thế giới.

Hoạt động hình thành kiến thức mới:

Hoạt động của gv và hs

Nội dung cần đạt

* HĐ 1: Đọc - Tìm hiểu chung

  • HS hỏi, bạn tả lời để tìm hiểu về nhà văn Xéc-van-tét.
  • GV giới thiệu ảnh chân dung Xéc- van-téc và mở rộng thêm.

? Xuất xứ của đoạn trích?

  • Yc hs xác định giọng đọc của văn bản. HS đọc- HS khác NX.
  • Gọi hs tóm tắt văn bản

Đọc và tìm hiểu chung.

Tác giả

+ Xec-van-tét. (1547-1616 )

+ Là nhà văn Tây Ban Nha.

    1. Tác phẩm.
  1. Xuất xứ: - Trích tiểu thuyết Đô-ki-hô-tê
  2. Đọc, tóm tắt và tìm hiểu chú thích
  • Đọc.
  • Tóm tắt.

+ Đôn Ki-hô-tê gặp những chiếc cối xay gió giữa đồng và chàng liền nghĩ đó là những tên khổng lồ xấu xa.

+ Mặc cho Xan-chô Pan-xa can ngăn, chàng vẫn đơn thương độc mã xông tới, cánh quạt đã làm cả người lẫn ngựa trọng thương.

+ Trên đường đi, Đôn Ki-hô-tê vì danh dự của hiệp sĩ và vì nhớ tình nương đã không rên rỉ,

- Cho hs tìm hiểu một số chú thích.

* TL cặp đôi : 3 phút.

? Nêu thể loại, phương thức biểu đạt của văn bản ?

? Đoạn trích có thể chia làm mấy phần ? Nội dung của mỗi phần ?

Gọi ĐD HS TB – HS khác NX

  • GV NX chốt kiến thức

* HĐ 2: Phân tích.

* TL nhóm : 5 nhóm (5phút).

? Tìm các chi tiết nói về nguồn gốc xuất thân và hình dáng bên ngoài của hai nhân vật: dáng vẻ, trang phục, vật cưỡi ?

? NT nào được sử dụng khi khắc họa hai nhân vật? Tác dụng của những nghệ thuật đó ?

  • Gọi ĐD HS TB – HS khác NX
  • GV NX chốt kiến thức

- GV: Ngoại hình của hai nhân vật đầy vẻ khác thường báo trước những hành động bất thường sau này

không ăn, không ngủ trong khi Xan-chô Pan- xa cứ việc ăn no ngủ kỹ.

* Chú thích.

- Giám mã, chiến lợi phẩm, pháp sư, giang hồ.

  1. Thể loại: tiểu thuyết
  2. Phương thức biểu đạt:

- Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm

e. Bố cục : 3 phần

  • Phần 1 : Từ đầu...... không cân sức :

-> Thầy trò Đôn.. trước trận đấu.

  • P2 : Tiếp theo...ngã văng ra: -> Hiệp sĩ Đôn liều mình tấn công bọn khổng lồ và thảm bại.
  • P 3: Còn lại : -> 2 thầy trò tiếp tục lên đường

II. Phân tích

Thầy trò Đôn Ki-hô-tê trước trận đấu

Nguồn gốc xuất thân và dáng vẻ bề ngoài Đôn Ki-hô-tê Xan-chô pan-xa

      • Nguồn gốc: Quý - Nông dân, theo tộc nghèo, say mê Đôn Ki-hô-tê mong truyện hiệp sĩ, muốn muốn làm thống đốc trở thành hiệp sĩ một vài hòn đảo giang hồ
      • Dáng vẻ bề ngoài: - Dáng vẻ bề ngoài

+ Hình dáng: gầy + Béo lùn gò, cao lênh khênh

+ Trang phục: đồ + Bầu rượu, túi hai binh giáp đã han gỉ ngăn đựng thức ăn của tổ tiên

+ Vật cưỡi: con + Con lừa thấp lùn ngựa còm

-> Gầy gò, nhanh -> Thấp béo, chậm nhẹn chạp

(+) NT: Tương phản -> Đôn Ki-hô-tê và Xan- chô Pan-xa ngoại hình đối lập nhau, hiện lên ngộ nghĩnh, nổi bật, tức cười

b. Nhận định về cối xay gió

? Tìm các chi tiết thể hiện suy nghĩ

Đôn Ki-hô-tê

Xan-chô Pan-xa

và nhận định của hai nhân vật về cối

- Là những tên

- Là những cối xay

xay gió ?

? Vì sao nhìn thấy những cối xay gió, Đôn Ki-hô-tê lại khẳng định đó là những tên khổng lồ ghê gớm ?

? Nhận xét về suy nghĩ của hai nhân vật ?

? Tác giả sử dụng NT gì?

? Em hiểu thêm gì về Đôn-ki-hô-tê ?

  • Bình giảng:Bất kì nhìn, nghe, quan sát thực tế Đôn Ki-hô-tê đều liên tưởng đến những nhân vật, sự việc và câu chuyện trong sách kiếm hiệp mà lão đã đọc say mê. Và Đôn Ki-hô-tê nghĩ mình là một hiệp sĩ thực thụ.
  • TB 1 phút : Nêu cảm nhận của em về nv Đôn-ki-hô-tê ?

? Khái quát nghệ thuật và nội dung cơ bản phần đầu văn bản ?

khổng lồ ghê gớm, tay dài

-> Mê muội, viển vông, hoang tưởng

gió, những cánh tay chỉ là cánh quạt và quay tròn khi có gió thổi

-> Tỉnh táo

(+) NT: Tương phản

-> Nổi bật đầu óc hoang tưởng không tỉnh táo của Đôn Ki-hô-tê.

* Tiểu kết:

  • Nghệ thuật: Đối lập, tả và kể hấp dẫn…
  • Nộ dung: Nổi bật hình ảnh Đôn-ki-hô-tê là một người có đầu óc hoang tưởng.

Hoạt động luyện tập.

HĐ của thầy và trò

Nội dung cần đạt

- Làm câu 1,2,3,4,5 (BTTN/45)

? Cảm nhận của em về hình ảnh Đôn-ki- hô-tê qua phần đầu đoạn trích?

- HS viết – HS đọc- NX- GV NX.

  1. Hoạt động vận dụng.

? Trong lớp em có bạn có hành động, suy nghĩ viển vông, hoang tưởng thì sẽ giúp bạn thế nào?

Hoạt động tìm tòi, mở rộng.

    • Tìm đọc những bài viết về tác phẩm “ Đánh nhau với cối xay gió”
    • Học lại bài cũ, hoàn thành các câu hỏi sgk. Học tóm tắt đoạn trích: Đánh nhau với ...
    • Đọc kĩ vb chuẩn bị: tìm hiều kĩ về 2 nv Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô-ban-xa trong và sau trận đấu.

Ngày soạn: / /2018 Ngày dạy: / / 2018

Tuần 8 - Bài 7 - Tiết 27.

Tiếng Việt: TÌNH THÁI TỪ

MỤC TIÊU: Qua bài, HS đạt được :

    1. Kiến thức:
      • Hs hiểu được thế nào là tình thái từ ; nhận biết , hiểu tác dụng của tình thái từ

Kĩ năng

      • Hs biết sử dụng tình thái từ phù hợp hoàn cảnh giao tiếp

Thái độ

      • Hs có ý thức thể hiện những tình cảm tốt đẹp trong giao tiếp.

Năng lực, phẩm chất:

  • Năng lực: tự học, nl ngôn ngữ và giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
  • Phẩm chất: tự tin, tự chủ.

CHUẨN BỊ :

  1. Giáo viên: Phương tiện: SGK, SGV, máy chiếu, phiếu học tập, bài tập tham khảo.
  2. Học sinh: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.

PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

  • Phương pháp: Kích thích tư duy, đọc sáng tạo, DH nhóm, giải quyết vấn đề, gợi mở vấn đáp, trình bày 1 phút.
  • Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, chia nhóm.

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

  1. Hoạt động khởi động:
  • Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số.

Kiểm tra bài cũ.

? Thế nào là trợ từ ? Cho VD ?

? Thế nào là thán từ ? Cho VD ?

Vào bài mới:

  • Chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”

Cho các từ: à, nhé, hử, chứ, ạ, nào. ( Có 3 đội, mỗi đội lên viết câu có chứa các từ trên. Đội nào viết đúng câu và nha hơn sẽ chiến thắng).

? Các từ à, nhé, hử, chứ, ạ, nào đưa vào câu có tác dụng gì?

  • HS trả lời, GV dẫn vào bài.

Hoạt động hình thành kiến thức mới:

Hoạt động của gv và hs

Nội dung cần đạt

* HĐ 1: Chức năng của tình thái từ

- Y/C học sinh đọc vd SGK.

* TL nhóm: 4 nhóm (3 phút)

? Tìm các từ in đậm trong ví dụ?

  1. Chức năng của tình thái từ

Xét ví dụ

- Tự lược bỏ, so sánh về ý nghĩa và đặc điểm ngữ pháp rồi trả lời:

? Em hãy lược bỏ các từ in đậm đi rồi nhận xét về ý nghĩa của câu và kiểu câu ( phân loại theo mục đích nói)?

HS nhóm khác NX, b/s.

    • GV NX, chuẩn xác KT

? Vậy các từ à, đi, thay có chức năng gì?

  • Tích hợp câu phân loại theo mục đích nói
  • YC HSđọc ví dụ d

? Từ biểu thị sắc thái tình cảm gì của người nói?

  • GVKL

? Vậy thế nào là tình thái từ?

  • GV chuẩn xác, chốt ghi nhớ - HS đọc

* Giáo viên chiếu bài tập.

? Hãy tìm các từ tương tự với các từ in đậm?

* HĐ 2: Sử dụng tình thái từ

? Hãy đọc thầm ví dụ và trả lời các yêu cầu của bài?

? Nhận xét về sắc thái biểu cảm của mỗi tình thái từ trên?

? Vậy khi sử dụng tình thái từ cần chú ý điều gì?

? Qua tìm hiểu ví dụ, hãy nêu cách sử dụng tình thái từ?

- Chuẩn xác, chốt ghi nhớ - Y/C HS đọc

Hoạt động luyện tập.

VD a: Nếu lược bỏ từ “ à” câu không còn là câu nghi vấn .

VD b : Nếu lược bỏ từ “ đi ” câu không còn là câu cầu khiến.

VD c : Nếu lược bỏ từ “ thay ” không còn là câu cảm thán.

  • Từ “ à ” tạo lập câu nghi vấn
  • Từ “ đi ” tạo lập câu cầu khiến
  • Từ “ thay ” tạo lập câu cảm thán

-Từ “ ạ ” biểu thị sắc thái tình cảm: kính trọng lễ phép

=> Các từ à, đi, thay, ạ là tình thái từ

2. Ghi nhớ (SGK)

    • Bài tập:

(1). Anh đi đi!

(2). Sao mà lắm người thế cơ chứ ? (3). Chị đã nói thế ư!

  • Gợi ý: đi1 - ĐT, đi2 - TTT; cơ chứ, ư

II. Sử dụng tình thái từ

Xét ví dụ

  • “ à ” hỏi trong qh thân mật, ngang hàng
  • “ ạ ”: hỏi, thể hiện sự lễ phép, kính trọng, quan hệ trên dưới
  • “ nhé” : cầu khiến khi quan hệ thân mật , ngang hàng
  • “ ạ ”: cầu khiến, thể hiện sự lễ phép, quan hệ trên dưới

-> Sắc thái biểu cảm khác nhau

  • Sử dụng phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp

Ghi nhớ

HĐ CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

1. Bài tập 1/sgk

? Từ nào là tình thái từ? Từ nào không phải là tình thái từ?

    1. Em thích trường nào thì thi vào...

ĐT

    1. Nhanh lên nào, anh em ơi ! (CK)

TTT

    1. Làm như thế mới đúng chứ ! (CT)

TTT

    1. Tôi đã khuyên... chứ có phải không đâu.

TTT

    1. Cứu tôi với. (CK)

TTT

  1. Nó đi chơi với bạn từ sáng.

QHT

  1. Con cò ở đằng kia.

CT

  1. Nó thích hát dân ca Nghệ Tĩnh kia.

TTT

TL cặp đôi (3 phút)

? Giải thích ý nghĩa của các tình thái từ?

HS nhóm khác NX, b/s.

  • GV NX, chuẩn xác KT
  • Yêu cầu HS làm việc cá nhân
  • Gọi 3 HS lên bảng viết câu đã đặt
  • Nhận xét, sửa chữa

Bài tập 2 .

  1. Chứ : Nghi vấn- dùng trong trường hợp điều muốn hỏi đã ít nhiều được khẳng định
  2. Chứ : Nhấn mạnh điều vừa khẳng định cho là điều không thể khác được
  3. Ư : Hỏi với thái độ phân vân
  4. Nhỉ : Thái độ thân mật.
  5. Nhé : Dặn dò, thái độ thân mật
  6. Vậy : Thái độ miễn cưỡng
  7. Cơ mà : Thái độ thuyết phục

Bài tập 4

  • VD: Bạn đi học muộn thế à?

Hoạt động vận dụng.

? Xây dựng cuộc đối thoại giữa em và bạn (chủ đề: học tập) có sử dụng tình thái từ?

Hoạt động tìm tòi, mở rộng.

  • Tìm thơ văn có sử dụng tình thái từ và nêu tác dụng.
  • Học thuộc 2 ghi nhớ trong SGK
  • Làm bài tập 4, 5 (tr83-SGK) ; Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1(Luyện tập -tr28)
  • Xem trước bài ''Luyện tập viết đoạn văn tự sự''

+ Đọc và tìm hiểu trước bài học.

+ Tập viết trước các đoạn văn để trình bày trước lớp.

Ngày soạn: / /2018 Ngày dạy: / / 2018

Tuần 8 - Bài 7 - Tiết 28

Văn bản: ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ (Tiếp)

( Trích : Đôn Ki – hô – tê) (M.Xéc-van-tét)

  1. MỤC TIÊU: Qua bài, HS đạt được :
    1. Kiến thức: - Bước đầu hiểu về tác giả Xec-van-tét.
  • Bước đầu hiểu về trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn Ki-hô-tê; Xan-chô Pan- xa tương phản trước trận đấu, từ đó rút ra bài học thực tiễn
    1. Kĩ năng: - Tiếp tục rèn kỹ năng đọc, kể, tóm tắt truyện, phân tích, so sánh và đánh giá các nhân vật trong tác phẩm văn học.
    2. Thái độ: - Có thái độ đúng đắn khi nhìn nhận,đánh giá mọi việc.

Năng lực, phẩm chất:

  • Năng lực: tự học, nl ngôn ngữ và giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
  • Phẩm chất: tự tin, nhân ái, yêu thương con người, khoan dung, tự chủ.

CHUẨN BỊ :

    1. Giáo viên: Phương tiện: SGK, SGV, Bộ tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê, tranh minh hoạ 2 nhân vật trong truyện, phiếu học tập, máy chiếu.
    2. Học sinh: Học bài cũ. Tìm hiểu bài mới.

PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

  • Phương pháp: Kích thích tư duy, đọc sáng tạo, DH nhóm, giải quyết vấn đề, gợi mở vấn đáp, phân tích, bình giảng, trình bày 1 phút.
  • Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, TL nhóm, lược đồ tư duy.

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

  1. Hoạt động khởi động:
  • Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số.

Kiểm tra bài cũ.

? Em hãy nêu vài nét chính về nhà văn Xec-van-tét và trích đoạn : “Đánh nhau với cối xay gió”?

? Hãy phân tích sơ lược về nhân vật Đôn Ki-hô-tê ở trước trận đấu?

Vào bài mới:

  • Trò chơi “Xem tranh đoán tên tác phẩm”
  • GV chiếu tranh về tác phẩm: Lão Hạc, Tức nước vỡ bờ, Đánh nhau với cối xay gió
  • HS đoán tên tác phẩm -> GV dẫn vào bài.

Hoạt động hình thành kiến thức mới:

Đôn Ki-hô-tê

Xan-chô Pan-xa

  • Suy nghĩ: quyết giao chiến… phụng sự chúa

-> Khát vọng cao đẹp nhưng hão huyền, viển vông

  • Hành động: Thúc ngựa xông lên, lấy khiên che thân, tay lăm lăm ngọn giáo đâm vào cánh quạt

-> Kiên cường, dũng cảm nhưng nực cười

  • Hậu quả: Giáo gãy tan tành, người và ngựa văng ra xa

-> Thất bại thảm hại.

=> Lí tưởng và hành động cao cả nhưng mê muội, hoang tưởng

  • Can ngăn chủ, không giao chiến

-> Tỉnh táo

  • Hét bảo chủ đừng xông vào; cưỡi lừa đứng ở xa không theo chủ giao chiến

-> nhát sợ, giữ mình

=> Tỉnh táo, thực tế nhưng nhát sợ

Hoạt động của gv và hs

Nội dung cần đạt

* HĐ 1: Phân tích.

* TL nhóm: 4 nhóm (5 phút)

? Tìm các chi tiết nói về suy nghĩ và hành động của hai nhân vật với cối xay gió? Nhận xét về suy nghĩ và hành động của mỗi người?

? Hậu quả của cuộc giao chiến? Nhận xét về hậu quả?

? Qua suy nghĩ và hành động, em có nhận xét gì về hai nhân vật này?

HS nhóm khác NX, b/s.

  • GV NX, chốt KT.

* Bình: Ngay cả lúc điên rồ nhất Đ vẫn t/h rõ phẩm chất của con người cao thượng, trong sạch hết mình và thực hiện quan niệm sống vì lí tưởng hiệp sĩ thời trung cổ. Chỉ tiếc thời hiệp sĩ đã qua. Đôn Ki-hô-tê bơ vơ trong thời đại của mình, thành trò cười cho cả thiên hạ.

* Trình bày 1 phút.

? Nếu được chứng kiến việc làm của Đôn-ki-hô-tê, em có cảm nhận gì?

  1. Đọc và tìm hiểu chung.
  2. Phân tích(tiếp)

2. Cuộc chiến đấu của Đôn Ki-hô-tê.

3. Cuộc trò chuyện của hai thầy trò sau trận đấu

Đôn Ki-hô-tê

Xan-chô Pan-xa

? Tìm chi tiết thể hiện thái độ

của hai người khi bị đau?

? Vì sao Đôn Ki-hô-tê có suy nghĩ và hành động như vậy

? Nhận xét về cách cư xử của hai nhân vật?

? Thái độ của hai người trước chuyện ăn chuyện ngủ ntn? Tìm chi tiết?

? Chi tiết trên cho ta tấy điều gì về hai nhân vật?

  • Không kêu đau … có bị thương cũng không rên rỉ dù xổ cả ruột ra ngoài

-> Bản lĩnh kiên cường, dũng cảm, có tinh thần chịu đựng

  • Trưa không cần ăn, suốt đêm không ngủ để nghĩ tới tình nương

-> Không quan tâm đến nhu cầu cá nhân, hướng tới thế giới tinh thần

  • Hơi đau 1 chút là rên rỉ ngay

-> Thiếu can đảm và nghị lực, có phần hèn nhát

  • Ngủ một mạch say sưa
  • tỉnh dậy vớ bầu rượu

-> Chỉ chú ý tới nhu cầu vật chất, thực dụng, tầm thường

? Xây dựng hai nhân vật trên tác

giả sử dụng NT gì?

? Nhận xét về giọng văn?

? Khái quát đặc điểm của hai nhân vật?

? Qua hai nhân vật, tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp gì?

* B×nh

? Thái độ của tác giả?

* HĐ 2: Tổng kết.

  • Sử dụng lược đồ tư duy
  • Y/C HS khái quát ND, NT.

? Khái quát về nội dung và nghệ thuật của văn bản?

  • Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ

(+) NT: Tương phản

Giọng văn: hài hước

- Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô tương phản về mọi mặt nhưng lại bổ sung cho nhau

- Con người sống phải có lí tưởng cao đẹp, hành động chính nghĩa. Nhưng cũng phải biết nhìn nhận thực tế, khách quan, biết mình, biết người.

- Tác giả:

+ Chế giễu những con người đầu óc hoang tưởng, mê muội; phê phán lối sống thực dụng, hèn nhát

+ Ca ngợi những người có đầu óc tỉnh táo, hành động dũng cảm, có lí tưởng cao đẹp

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

  • Xây dựng nv vừa song song vừa tương phản.
  • Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với tính cách Nvật.

2. Nội dung

Ghi nhớ- sgk

Hoạt động luyện tập.

HĐ CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

? Đối chiếu nvật Đôn… và Xan chô về nguồn gốc xuất thân, dáng vẻ bên ngoài, suy nghĩ hành động. Hoàn thiện vào phiếu học tập sau:

Đặc điểm

Đôn Ki-hô-tê

Xan-chô Pan-xa

Nguồn gốc

Quý tộc

Nông dân

Dáng vẻ

Cao gầy

Thấp lùn

Suy nghĩ, lí tưởng

Cao đẹp, mê muội

Tỉnh táo, tầm thường

Hành động

Dũng cảm

Hèn nhát

Khi đau

Không rên rỉ

Kêu đau ngay

Ăn ngủ

Không quan tâm

Quan tâm hàng đầu

Ngôn ngữ

Trang trọng, cổ lỗ

Mộc mạc, hài hước

Đánh giá khái quát ưu, nhược điểm

  • Khát vọng cao đẹp
  • Hoang tưởng, điên rồ, thiếu thực tế
  • Thực tế, hồn nhiên, chất phác
  • Ích kỉ, hèn nhát, thực dụng

? Qua hai nhân vật trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân ?

  • Con người muốn tốt đẹp không được hoang tưởng và thực dụng mà cần tỉnh táo và cao thượng
  • Sử dụng tiếng cười khôi hài để giễu cợt cái hoang tưởng và tầm thường đề cao cái thực tế và cao thượng

Hoạt động vận dụng.

? Cho tình huống: Ngoài giờ học trên lớp. Về đến nhà, Lan lại lấy điện thoại và lên face mải mê xem và chụp ảnh đăng lên tục, không nghĩ đến ăn uống, bài vở không học, không làm.

? Em có NX gì về việc làm của Lan. Em sẽ làm gì giúp Lan?

Hoạt động tìm tòi, mở rộng.

    • Tìm đọc tiểu thuyết ''Đôn Ki-hô-tê'' và các tác phẩm của Xéc-van-téc.
    • Học thuộc ghi nhớ, phân tích được 2 nhân vật Đôn-ki-hô-tê, Xan-chô- Pan-xa
    • Chuẩn bị: “ Tình thái từ”.

+ Đọc và tìm hiểu trước các ví dụ.

+ Trả lời các câu hỏi trong sgk, làm trước các bài tập)

Ngày soạn: / /2018 Ngày dạy: / / 2018

Tuần 8. Tiết 29.

BÁO CÁO THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ: TIẾNG VIỆT MUÔN MÀU

    1. MỤC TIÊU:
      1. Kiến thức:
  • HS biết được nghĩa của từ ngữ địa phương của các vùng, miền khác nhau của ba miền: Bắc- Trung- Nam
  • Mở rộng vốn hiểu biết về từ ngữ địa phương.
  • HS tạo lập được cuốn từ điển mini về từ ngữ địa phương.

Kĩ năng:

  • Có kĩ năng luyện từ, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ địa phương trong từng hoàn cảnh giao tiếp.
  • Vận dụng vào hiểu các tác phẩm văn học của các tác giả ở các địa phương khác nhau.
  • HS có kĩ năng trình bày trước đám đông.
      1. Thái độ: HS có ý thức sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt, yêu và tự hào về tiếng nói dân tộc.

Những phẩm chất, năng lực HS cần đạt được:

  • Năng lực tự học, gqvđ, sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin…
  • Phẩm chất: Biết yêu thương, đoàn kết giúp đỡ bạn, có trách nhiệm, tự chủ trong cuộc sống.

CHUẨN BỊ:

  1. Giáo viên: Phương tiện máy tính, máy chiếu.

Học sinh:

  • Sản phẩm đã làm trong giờ học trước.

Tuần 9.

Ngày soạn: / /2018 Ngày dạy: / / 2018

Tiết 32- Bài 7. LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM

Mục tiêu cần đạt

      1. Kiến thức: Hs biết kết hợp các yếu tố kể, và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự.
      2. Kỹ năng: Hs thực hành sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm văn kể chuyện. Viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
      3. Thái độ: Có ý thức tự giác, tích cực viết bài văn tự sự có kết hợp với miêu tả, biểu cảm

Năng lực- phẩm chất:

- Năng lực: tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp;...

- Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, tích cực học tập

Chuẩn bị

      1. Thầy : SGK, SGV, TKBG, Tài liệu tham khảo khác, bài tập, phiếu học tập.
      2. Trò : Ôn lại kiến thức lí thuyết, chuẩn bị làm các bài tập

Phương pháp và kĩ thuật dạy học

  • Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành
  • Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm

Tổ chức các hoạt động dạy học

  1. Hoạt động khởi động

Ổn định tổ chức

  • Kiểm tra 15 phút

Đề bài:

Câu 1: Chỉ ra các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn sau:

Em hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng. Chà! Ánh sáng kì dị làm sao! Em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng đồng bóng nhoáng.

Câu 2: Cho sự việc: Em được cô giáo khen về sự tiến bộ trong học tập của mình. Em hãy viết một đoạn văn kể lại sự việc trên và kết hợp với yếu tố miêu tả, biểu cảm.

Yêu cầu+ Biểu điểm

- Câu 1: Xác định được các yếu tố (4đ)

+ Tự sự: Em hơ tay trên que diêm

Em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng đồng

+ Miêu tả: que diêm sáng rực như than hồng; lò sưởi bằng đồng bóng nhoáng.

+ Biểu cảm: Cảm giác ấm áp, thích thú khi được hơ tay trên ngọn lửa: Chà! Ánh sáng kì dị làm sao!

- Câu 2: ( 6 điểm)

+ ĐV có sự việc nêu trong đề bài và các yếu tố miêu tả, biểu cảm được kết hợp hợp lý.

+ Đoạn văn đảm bảo sự thống nhất, mạch lạc và liên kết.

+ Các câu văn đúng ngữ pháp, chính tả, không mắc lỗi dùng từ.

Vào bài mới.

- Cho HS chơi trò chơi: Hái hoa dân chủ ( Luật chơi: HS lên hái hoa trả lời câu hỏi viết trên cánh hoa đó).

- Câu hỏi: ? Kể về con vật nuôi trong nhà mà em thích?

? Ngoại hình của nó đặc điểm gì?

? Em có tình cảm ntn với con vật đó?

? HS nói – HS khác NX và chỉ ra câu văn có yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm.

  • Để k/h miêu tả và b/c ntn trong bài văn tự sự -> các em vào bài học hôm nay.

Hoạt động luyện tập

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

- Cho hs đọc các VD trong sgk và lựa chọn tình huống

* TL nhóm: 4 nhóm (4 phút)

? Trao đổi và làm theo 4 bước (sgk)?

Gọi đại diện trình bày, nhận xét

  • GV nhận xét, chuẩn xác

? Muốn viết đoạn văn cần làm như thế nào?

? Khái quát lại quy trình xây dựng đoạn văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm?

  • Gv sử dụng bảng phụ
  • Y/c hs đọc đề.

* TL cặp đôi (3 phút)

? Tìm những sự việc chính trong đoạn văn kể về việc Lão Hạc sang nhà ông

Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm

    1. Xột ví dụ: sgk/tr83
  • Sự việc: Chẳng may em đánh vỡ một lọ hoa đẹp
  • Bước 1: Lựa chọn sự việc chính:

+ Sự việc: Em đánh vỡ một lọ hoa đẹp

+ Nhân vật: Em- bản thân mình

  • Bước 2: lựa chọn ngôi kể: ngôi thứ nhất ( xưng em)
  • Bước 3: Xác định thứ tự kể: Thời gian – Mở đầu, diễn biến, kết thúc
  • Bước 4: Xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn:

+ Tả: hình dáng, màu sắc, vẻ đẹp của lọ hoa

+ Biểu cảm: Thái độ, cảm xúc, suy nghĩ khi đánh vỡ lọ hoa

  • Bước 5: Viết thành đoạn văn

(+ X¸c ®Þnh cÊu tróc ®o¹n v¨n: diÔn dÞch, quy n¹p, song hµnh.

+ ViÕt c©u më ®o¹n vµ c¸c c©u khai triÓn theo cÊu tróc ®· chän.

+ L¾p r¸p c©u më ®o¹n víi c¸c c©u khai triÓn.

+ KiÓm tra tÝnh liªn kÕt, m¹ch l¹c cña

®o¹n v¨n )

=> Muốn xây dựng đoạn văn tự sự cần tiến hành 5 bước :

+ Bước 1 : Lựa chọn sự việc chính

+ Bước 2 : Lựa chọn ngôi kể

+ Bước 3 : Xác định thứ tự kể

+ Bước 4 . Xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn

+ Bước 5 : Viết thành đoạn văn

II. Luyện tập Bài 1

giáo kể lại chuyện bán chó?

Gọi đại diện trình bày, nhận xét

    • GV nhận xét, chuẩn xác

? Đóng vai Lão Hạc, hãy viết đoạn văn kể lại sự việc Lão Hạc sang nhà ông giáo nói chuyện bán cậu vàng?

  • Gọi đại diện đọc đoạn văn trước lớp
  • Hs khác nhận xét, bổ sung
  • Gv nhận xét chung
  • Tìm trong truyện ngắn lão Hạc đoạn văn kể lại giây phút lão Hạc sang nhà ông giáo kể chuyện bán chó.

? Đoạn văn đã kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm ở chỗ nào ? Tác dụng ?

GV nhận xét – Chốt

Bài 2

  • Đoạn văn : Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi

hu hu khóc .

  • Yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn

+ Miêu tả: cười như mếu; đôi mắt ầng ậng nước; co rúm lại; những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, cái đầu nghẹo về một bên; cái miệng móm mém.

+ Biểu cảm: Tâm trạng đau đớn, day dứt, ân hận của lão Hạc.

-> Tác dụng: đoạn văn hấp dẫn, có cảm xúc hơn; khắc họa được vẻ mặt và tâm trạng đau khổ của LH.

Hoạt động vận dụng

  • Em hãy viết một đoạn văn kể lại một sự việc mà em được chứng kiến hoặc tham gia . Trong đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm.

( VD: em được khen, bị phê bình, được tặng quà, được tham gia hoạt động tập thể nào đó ở trường, địa phương...)

Hoạt động tìm tòi, mở rộng.

  • Tìm trong các văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 8 những đoạn văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm.
  • Chuẩn bị : văn bản “Chiếc lá cuối cùng”

+ Đọc truyện và tóm tắt.

+ Tìm hiểu những nét chính về tác giả, tác phẩm.

+ Trả lời các câu hỏi sgk phần Đọc – Hiểu van bản.

+ Tìm hiểu và phân tích tâm trạng của Giôn-xi.

+ Tìm hiểu vẻ đẹp của 2 nhân vật Xiu và cụ Bơ-men.

Ngày soạn: / /2018 Ngày dạy: / / 2018

Tiết 33 + 34- Bài 8: CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG

(O. Hen ri)

    1. Mục tiêu cần đạt
      1. Kiến thức
        • Hs biết được nhân vật, sự kiện, cốt chuyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mĩ. Lòng cảm thông, sự sẻ chia giữa những nghệ sĩ nghèo. Ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống của con người.

Kỹ năng:

        • Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc - hiểu tác phẩm.
        • Phát hiện, phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn.
        • Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện.

Thái độ.

        • Biết đồng cảm, sẻ chia, yêu thương con người, yêu cuộc sống.

Năng lực, phẩm chất:

        • Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp;...
        • Phẩm chất yêu thơng con người, khoan dung, tự chủ, tự lập, đoàn kết.

Chuẩn bị

  1. Thầy: SGK, SGV, TKBG, Tích hợp với Tóm tắt văn bản tự sự, Yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
  2. Trò : Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi trong sgk

Phương pháp và kĩ thuật dạy học

  • Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, phân tích, bình giảng, nêu vấn đề, thuyết trình
  • Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, chia nhóm, trình bày 1 phút, tia chớp.

Tổ chức các hoạt động dạy học Hoạt động 1. Khởi động

Ổn định tổ chức

  • Kiểm tra bài cũ

? Nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa có điểm gì đáng khen, điểm gì đáng chê trách?

Vào bài mới.

- T/C chơi trò chơi: Nhìn hình đoán chữ (GV chiếu bức ảnh: chiếc lá, bức tranh, cửa sổ, mùa xuân) - Hs đoán chữ.

? Các bức ảnh trên liên quan đến nội dung văn bản nào?

- VB “ Chiếc lá cuối cùng” – GV dẫn vào bài.

  1. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của gv và hs

Nội dung cần đạt

  • Yêu cầu hs chú ý chú thích *

? Nêu những nét tiêu biểu về tác giả?

  • HS lên thuyết trình – HS khác NX, b/s
  • GV NX, bổ sung

? Xuất xứ của văn bản

? VB có thể đọc với giọng ntn?

  • HS nêu: đọc truyền cảm, trầm buồn...
  • Gv hướng dẫn xác định giọng đọc, đọc - Yêu cầu HS đọc tiếp
  • gọi hs tóm tắt văn bản – HS khác NX.
  • Y/CHS giải thích một số chú thích khó.

* KT hỏi và TL: HS hỏi – gọi bạn TL...

? Bạn cho biết thể loại của vb?

? Văn bản được viết bằng phương thức biểu đạt nào ?

? Nhân vật chính là ai?

? Tìm bố cục của văn bản? Nội dung chính của từng phần?

? Tìm chi tiết nói về hoàn cảnh của Giôn- xi?

? Nhân xét về hoàn cảnh của Giôn-xi

- Tích hợp với lịch sử 8: Đó là những khoảng tối đằng sau một nước Mĩ giàu có, hùng mạnh

* TL nhóm: 4 nhóm (3 phút)

? Tìm chi tiết nói về tình trạng sức khỏe của Giôn-xi?

Đọc và tìm hiểu chung

Tác giả

    1. Tác phẩm
      1. Xuất xứ: Trích từ tác phẩm cùng tên
      2. Đọc, tóm tắt, tìm hiểu chú thích
      3. TL: truyện ngắn.
      4. Phương thức biểu đạt : Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
      5. Nhân vật chính: Giôn-xi.

g. Bố cục: 3 phần

  • P1: Từ đầu….kiểu Hà Lan

-> Giôn-xi đợi cái chết

  • P2: Tiếp theo….vịnh Na-plơ

-> Giôn- xi vượt qua cái chết

  • P3: Còn lại

-> Bí mật của chiếc lá cuối cùng

II. Phân tích

1. Diễn biến tâm trạng của Giôn-xi

* Hoàn cảnh

  • Là họa sĩ trẻ nghèo
  • Mắc bệnh sưng phổi

-> Khó khăn, cuộc sống éo le, bệnh tật- hoàn cảnh của một bộ phận dân nghèo nước Mĩ

* Khi bị bệnh nặng

- Cặp mắt thẫn thờ, nói thều thào

-> Yếu ớt, bệnh tình nghiêm trọng

? Tình trạng sức khỏe và bệnh tật như vậy khiến cô có suy nghĩ và hành động gì?

? Ý nghĩ ấy đã thể hiện tâm trạng và thái độ gì của Giôn-xi?

HS TB – HS khác NX, B/s.

  • GV NX, chốt KT.

(- Vì những chiếc lá mỏng manh, yếu ớt khó có thể trụ lại với mưa to, gió rét phũ phàng cũng giống như cô sức khỏe yếu ớt khó lòng thắng nổi bệnh tật. Hơn thế hình ảnh lá rụng thường gắn liền với sự chia lìa, tang tóc)

? Tại sao Giôn-xi lại gắn cuộc sống của mình vào từng chiếc lá thường xuân?

? Trước lời an ủi động viên của bạn, Giôn- xi phản ứng ntn? Tìm chi tiết?

? Chi tiết trên thể hiện điều gì?

* Trình bày 1 phút: Đặt mình vào NV Giôn-xi, em có suy nghĩ gì. Hãy trình bày suy nghĩ đó?

? Khi Xiu kéo mành lên, Giôn-xi thấy điều gì đã xảy ra?

? Cô cảm nhận được điều gì từ chiếc lá?

? Khi cảm nhận được sức sống của chiếc lá, suy nghĩ và tâm trạng của Giô-xi thay đổi ntn? Tìm chi tiết?

  • Cô xin cháo sữa nghĩa là muốn ăn; mượn gương - quan tâm đến nhan sắc, hình thức bề ngoài, biết quan tâm đến người khác, thức dậy hoài bão và khát vọng tuổi trẻ- vẽ vịnh Na-plơ?

? Điều đó thể hiện tâm trạng gì của Giôn- xi?

  • Em tưởng hôm qua lá rụng thì em cũng sẽ chết

-> Chán nản, bi quan, tuyệt vọng, mất hết nghị lực và niềm tin vào sự sống

  • Giôn-xi chờ chiếc lá cuối cùng rụng cũng là lúc cô buông xuôi, lìa đời
  • Trước lời an ủi, động viên của bạn:

+ Không trả lời

+ Chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa

+ Tình bạn- sợi dây duy nhất ràng buộc cô với sự sống lơi lỏng dần

-> Hoàn toàn buông xuôi, đầu hàng số phận, sẵn sàng đón nhận cái chết

* Khi Xiu kéo mành lên.

  • Giôn-xi nhìn thấy chiếc lá thường xuân vẫn còn sau một đêm mưa to gió rét

-> Cảm nhận được sức sống mãnh liệt, bền bỉ của chiếc lá

  • Tự cho mình là tệ; xin cháo, sữa; ngồi dậy, mượn gương; hi vọng vẽ vịnh

Na-plơ

-> Vui vẻ, hoạt bát, lạc quan, mong muốn, khát khao được sống, hi vọng vào một tương lai tốt đẹp (Sự sống đã hồi sinh)

? Niềm mong muốn khát khao được sống của Giôn-xi đã đưa đến kết quả gì?

* TL cặp đôi: 2 phút.

? Nguyên nhân nào đưa đến sự hồi sinh sự sống ở Giôn-xi?

  • Mời một số cặp trình bày – HS khác NX
  • GV nhận xét, chuẩn xác KT

GV bình giảng: Vì sự quan tâm, chăm sóc của mọi người xung quanh nhưng quan trọng hơn là cô nhìn thấy chiếc lá, cảm nhận được sức sống mãnh liệt bền bỉ của nó, nhựa sống trong người Giôn-xi lại lên men, mầm sống lại hồi sinh. Chiếc lá thổi vào tâm hồn yếu đuối của cô niềm tin, nghị lực, kéo cô từ vực thẳm bệnh tật vượt qua cái chết

? Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật?

? Khái quát diễn biến tâm trạng của Giôn- xi?

? Việc Giôn-xi vượt qua cái chết cho ta thấy điều gì

? Thái độ của tác giả

- Giôn-xi chiến thắng bệnh tật

- sự quan tâm, chăm sóc của mọi người xung quanh

  • Do chiếc lá cuối cùng
  • Do bản thân Giôn-xi: cô đã cảm nhận được sức sống mãnh liệt bền bỉ của chiếc lá thường xuân, tạo nên nghị lực phi thường cho cô

(+) NT: Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế

  • Đảo ngược tình huống

Giôn-xi: từ tuyệt vọng, không muốn sống-> vui vẻ, muốn sống trở lại

Nghị lực, tình yêu cuộc sống có thể giúp con người chiến thắng bệnh tật

  • Tg: Cảm thông, chia sẻ với hoàn cảnh của Giôn-xi; khâm phục, ngợi ca nghị lực vượt lên hoàn cảnh của cô.

Tiết 2

Hoạt động của gv và hs

Nội dung cần đạt

* TL nhóm: 4 nhóm (4 phút)

? Tìm chi tiết giới thiệu về hoàn cảnh của Xiu? Nhận xét?

? Thái độ và hành động của Xiu khi Giôn- xi bị ốm và khi cô đã hồi sinh ntn? Tìm chi tiết đó?

2. Nhân vật Xiu

  • Hoàn cảnh: là họa sĩ trẻ, nghèo, sống cùng Giôn-xi trong căn hộ cho thuê-> nghèo khổ
  • Khi Giôn xi bị ốm:

+ Sợ sệt nhìn cây thường xuân

+ Phải kéo mành lên: làm theo một cách chán nản

+ Khuyên nhủ, động viên: Em thân yêu… đến chị

- Khi sự sống của Giôn-xi hồi sinh: nấu

? Tình cảm của Xiu đối với Giôn-xi ntn? Em hiểu thêm gì về Xiu?

ĐD HS TB – HS khác NX, b/s.

  • GV NX, chốt KT.
  • Bình

? Nếu là Xiu trong hoàn cảnh đó, em sẽ làm gì? Bài học cho bản thân?

? Hoàn cảnh của cụ Bơ-men có gì giống với Xiu và Giôn-xi?

? Cảm nhận về cuộc sống của cụ Bơ-men?

? Tìm chi tiết nói về tâm trạng của cụ Bơ- men khi sang thăm Giôn-xi?

? Em cảm nhận được tâm trạng gì của cụ qua cái nhìn đó?

- Có lẽ trong lúc im lặng, cụ đã nung nấu ý định tìm cách cứu Giôn-xi

? Từ suy nghĩ đó, cụ có hành động gì?

? Tại sao cụ Bơ-men lại phải vẽ chiếc lá một cách bí mật vào ban đêm?

? Nhận xét gì về hành động đó?

? Kết quả của hành động đó là gì? Tìm chi tiết?

? Cảm nhận của em về cụ Bơ-men?

* Thảo luận cặp đôi: 3 phút

? Vì sao Xiu lại gọi bức tranh chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác?

Mời ĐD nhóm TB- HS khác NX, b/s

  • Gv nhận xét, chốt kiến thức

cháo, pha sữa, lấy gương, xếp gối

-> Quan tâm, lo lắng, chăm sóc chu đáo,

hết lòng thương bạn

=> Cô gái nhân hậu, bao dung, giàu lòng nhân ái.

  1. Nhân vật cụ Bơ-men
  • Hoàn cảnh: là họa sĩ ngoài 60 tuổi, mơ ước vẽ một kiệt tác; thường ngồi làm mẫu để kiếm tiền

-> Cuộc sống khó khăn, luôn trăn trở với nghệ thuật

  • Tâm trạng khi sang thăm Giôn-xi: nhìn ra ngoài chẳng nói năng gì

-> Quan tâm, lo lắng, đồng cảm

  • Hành động: Cụ đã âm thầm vẽ chiếc lá trong đêm mưa rơi, gió thổi đúng vào lúc chiếc lá cuối cùng rụng)
  • Tác giả không kể chi tiết việc cụ Bơ-men vẽ chiếc lá vào ban đêm để tạo sự bất ngờ

-> Cao đẹp, để cứu sống Giôn -xi

  • Kết quả:

+ Giôn-xi được cứu, cụ Bơ-men chết vì bệnh sưng phổi

+ Bức tranh chiếc lá được Xiu đánh giá là một kiệt tác

-> Hành động dũng cảm, hi sinh cao cả vì nghệ thuật , vì con người

  • Hình thức: sinh động, giống y như chiếc lá thật ( đánh lừa được cả hai cô họa sĩ)
  • Tác phẩm được vẽ trong hoàn cảnh khắc nghiệt của thời tiết
  • Được vẽ nên từ tấm lòng nhân ái, tình yêu thương bao la, sự hi sinh cao cả của

? Trong các lí do trên, lí do nào là quan trọng nhất?

* Bình giảng: Bức tranh chiếc lá được gọi là tác phẩm NT chân chính; Cụ Bơ- men là nghệ sĩ chân chính

? Nhận xét về cách sắp xếp tình tiết truyện? Cách sắp xếp đó có tác dụng gì

  • Tuổi cao, sức yếu, lại vào một đêm mưa to, gió rét khủng khiếp như vậy, việc bắc thang vẽ chiếc lá trên bức tường có thể phải trả bằng cả mạng sống thế mà cụ dám làm

? Qua phân tích, em thấy cụ Bơ-men là người ntn?

* TB 1 phút: Cảm nhận của em về nhân vật Xiu và cụ Bơ-men?

? Thái độ của tác giả?

? Kết thúc truyện có hai sự việc xảy ra, đó là sự việc gì?

? Cách xây dựng tình huống truyện như vậy có tác dụng gì?

? Truyện kết thúc bằng lời kể của ai?

? Vì sao tác giả không để Giôn-xi nói gì?

? Cách kết thúc truyện như vậy có tác dụng gì?

? Nhận xét chung về cách kết thúc truyện chiếc lá cuối cùng?

- Liên hệ một số tác phẩm của O. Hen-ri

? Trình bày những nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản?

cụ Bơ-men dành cho Giôn-xi

- Chiếc lá cuối cùng có sức mạnh kì diệu: Cứu sống Giôn-xi và tiếp thêm nghị lực, niềm tin vào cuộc sống để cô hồi sinh

(+) NT: Sắp xếp tình tiết khéo léo Đảo ngược tình huống

-> tạo sự bất ngờ

* Cụ Bơ-men: cao thượng, hi sinh thầm lặng vì người khác

(*) Tình yêu thương cao cả, sự vị tha của những con người nghèo khổ

  • Tác giả: trân trọng, ca ngợi tình người và ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật chân chính (ý nghĩa nhân văn sâu sắc)

Kết thúc truyện

  • Giôn-xi bị bệnh sưng phổi, tuyệt vọng, chờ chết-> sống vui vẻ trở lại
  • Cụ Bơ-men: sống khỏe mạnh-> chết vì sưng phổi

-> Hai sự việc bất ngờ đối lập nhau (+)NT: Đảo ngược tình huống hai lần

-> Gây bất ngờ, tạo sự hấp dẫn

  • Truyện kết thúc bằng lời kể của Xiu, không để Giôn-xi nói gì thêm

(+) Kết thúc mở, kết thúc độc đáo, hấp dẫn

-> Tạo dư âm cho truyện

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

  • Xây dựng, sắp xếp tình tiết chặt chẽ, khéo léo, hấp dẫn

Hoạt động luyện tập.

* KT tia chớp: Gọi HS thứ nhất TL liên tiếp các câu hỏi sau:

? Đoạn trích kể về các nhân vật nào? ( Giôn-xi, Xiu, cụ Bơ-men)

? Họ làm nghề gì? Cuộc sống của họ ntn?

? Giôn-xi mắc căn bệnh gì? Thái độ của cô khi bị bệnh?

- HS 2 trả lời câu hỏi sau:

? Ai đã giúp Giôn-xi chiến thắng bệnh tật? (cụ Bơ-men)

? Cụ đã làm gì? (vẽ ciếc lá cuối cùng)

? Chiếc lá đựơc đánh giá ntn? (Là 1 kiệt tác).

? Cảm nhận của em về giá trị nhân văn của tác phẩm? ( Lòng yêu thương con người)

Hoạt động vận dụng

? Nếu gặp người như nhân vật Giôn-xi ở ngoài đời em sẽ có cách ứng xử như thế nào? Tại sao?

Hoạt động tìm tòi, mở rộng

  • Tìm đọc một số truyện ngắn của O-hen-ri và các bài phân tích, bình giảng về văn bản “ Chiếc lá cuối cùng”. Vẽ tranh minh họa cho sự việc mà em ấn tượng nhất trong văn bản.
  • Học kĩ nội dung bài

- Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương Phần Tiếng việt.

+ N1,2: Tìm hiểu từ ngữ địa phương Hưng Yên và từ ngữ toàn dân tương ứng.

+ N3,4: Tìm ca dao, tục ngữ, tác phẩm văn học HY có sử dụng từ ngữ địa phương.

Ngày soạn: / /2018 Ngày dạy: / / 2018

Tuần 9. Tiết 35- Bài 8 : CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG

PHẦN TIẾNG VIỆT

Mục tiêu cần đạt:

Qua bài học sinh cần đạt.

      1. Kiến thức
        • Hs biết được các từ ngữ địa phương chỉ quan hệ họ hàng, thân thích.

Kỹ năng:

        • Có kĩ năng sử dụng từ ngữ địa phương chỉ quan hệ thân thích, ruột thịt.

Thái độ.

        • Có ý thức sử dụng từ ngữ địa phương phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp; yêu gia đình, quê hương, đất nước .

Năng lực - phẩm chất:

        • Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp;...

Chuẩn bị

  1. Thầy: Máy chiếu, Bảng phụ, phiếu học tập
  2. Trò : Đọc sgk và trả lời các câu hỏi

Phương pháp và kĩ thuật dạy học

  • Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành, dạy học theo hợp đồng, trò chơi
  • Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, chia nhóm, chơi trò chơi

Tổ chức các hoạt động dạy học

  1. Hoạt động khởi động

Ổn định tổ chức

  • Kiểm tra 15’

Đề bài: - Câu 1: a. Thế nào là trường từ vựng

b. Tìm các từ thuộc trường từ vựng đồ dùng học tập

  • Câu 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Mưa xối xả. Cây cối trong vườn ngả nghiêng, nghiêng ngả trong ánh chớp nhoáng nhoàng sáng lòa và tiếng sấm ì ầm lúc gần lúc xa. ( Trần Hoài Dương)

  1. Chỉ ra các từ tượng hình và tượng thanh được sử dụng trong đoạn trích trên
  2. Việc sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn trích trên có tác dụng gì? Yêu cầu+ Biểu điểm
  • Câu 1: +Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa ( 2đ)

+ Tìm đúng các từ thuộc trường từ vựng đồ dùng học tập ( 3đ)

  • Câu 2:

+ Từ tượng hình, từ TT: xối xả, ngả nghiêng, nghiêng ngả, nhoáng nhoàng, ầm ĩ (2 đ)

+ Tác dụng: Miêu tả sinh động hình ảnh một trận mưa rào( 3đ)

Giới thiệu bài mới:

  • Tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”: 2 đội, mỗi đội 3 HS lên dán vào cột từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân. Đội nào dán được nhiều sẽ chiến thắng.

-> Qua trò chơi, ta thấy ngoài từ ngữ toàn dân còn có từ ngữ địa phương...

Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của gv và hs

Nội dung cần đạt

  • Giáo viên yêu cầu đại diện nhóm 1 thanh lí hợp đồng.
  • HS nhóm 2 nhận xét, bổ sung

1. Bảng sưu tầm các từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt thân thích ở địa phương nơi em sống

TT Từ ngữ toàn Từ ngữ địa phương dân

  • Gv nhận xét, chốt kiến thức
  • Giáo viên yêu cầu đại diện nhóm 4 thanh lí hợp đồng
  • HS nhóm 3 nhận xét, bổ sung
  • Gv nhận xét

1

2

3

4

5

6

7

8

Cha

Mẹ

Cha vợ

Bác (chị gái của cha)

Bác (chị gái của mẹ)

Dì (em mẹ) Con trai

Con dâu

  • Bố (phổ biến các nơi) Thầy(HY; Khoái Châu) Ba (1 số ít gia đình ở HY)

Cậu (một số ít gia đình ở thành phố HY)

  • U (Tiên Lữ;Ân Thi; Kim Động; Yên Mĩ)

Mợ (một số ít gia đình ở thành phố HY)

Ông cái (gọi theo con ở Yên Mĩ ; Khoái Châu)

Bà cái (gọi theo con ở Yên Mĩ, khoái Châu)

Cô (KC, Phù Cừ, Ân Thi)

Già (KC, K Động) Bá (huyện Phù Cừ)

Cô (nhiều huyện, TP HY) Anh, cậu(một số gia đình ở thành phố HY)

Chị, mợ (1 số gđ ở TP HY)

2. Một số tác phẩm văn học viết về Hưng Yên có sử dụng từ địa phương

Hoạt động luyện tập

Hoạt động của gv và hs

Nội dung cần đạt

- GV tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn.

+ Phổ biến luật chơi: 2 đội, 2 phút, đội nào tìm được nhiều từ sẽ chiến thắng.

? Tìm từ ngữ địa phương của các vùng miền ở Hưng yên?

+ GV kt kết quả- Biểu dương nhóm thắng

* TL cặp đôi: 3 phút.

? Tìm một số từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương khác?

  • Gọi một số nhóm trình bày
  • Nhận xét, sửa chữa

Bài tập 1

Bài tập 2

a. - Mẹ: Bầm; bủ (Phú Thọ;Vĩnh Phúc) Mế (Hà Giang;một số tỉnh Tây Bắc) Đẻ (Bắc Ninh;Hà Nam)

Mệ (nhiều tỉnh Bắc Trung bộ)

- Cha: Tía, ba(nhiều tỉnh NBộ) Bọ (Quảng Bình)

? HS làm bài cá nhân: trình bày các câu thơ sưu tầm được có sử dụng từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt ở địa phương em?

    • Gọi một số HS đọc.
    • Nhận xét

Hoạt động vận dụng

    • Cô, dì: O(Nghệ An;Hà Tĩnh)
    • Bác (anh trai bố ;mẹ):Nghệ An;Hà Tĩnh
    • Mợ: Mụ(Thừa Thiên -Huế)
    • Ông nội, bà nội: Nội (các tỉnh NBộ)
    • Bà nội; bà ngoại: Ngoại (các tỉnh NBộ)

Thuộc loại danh từ

b. - Cụ (gọi người lớn tuổi,đáng kính)

    • Ông (gọi người đàn ông đáng tuổi cha mình hoặc người ngang mình)
    • Chị (gọi người phụ nữ lớn tuổi hơn hoặc ngang tuổi mình)
    • Bác (gọi người ngang tuổi cha mình hoặc ngang hàng với mình hàm ý thân mật)
    • Chú: em (gọi người đàn ông đáng tuổi chú mình hoặc ít tuổi hơn mình)
    • Cô: Em (gọi người p/n ít tuổi hơn mình)
    • Con (gọi người đáng tuổi con mình )

Bài tập3.

  1. Nước Võng Phan vừa trong vừa mát Đường Võng Phan lắm cát dễ đi Thương nhau hai buổi đi về

Giọng hò còn đó con đò còn đây Em về thưa với mẹ thầy

Chuyến sau anh chọn ngày này nộp treo

  1. Mía lau ơi hỡi mía lau

Ngọt ngào sao cứa tay nhau thế này Mai về bắt mật cho thầy

E làm không khéo sợ thầy u chê.

? Xây dựng đoạn hội thoại có sử dụng từ ngữ địa phương em. Theo em việc s/d từ ngữ địa phương có tác dụng gì?

Hoạt động tìm tòi, mở rộng.

  • Sưu tầm các bài thơ, bài văn, câu chuyện…có sử dụng từ ngữ địa phương
  • Đọc SGK, Trả lời các bài tập sgk
  • Chuẩn bị bài: Hai cây phong.
    • Đọc, tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của câu chuyện.
    • Hình ảnh hai cây phong với những kỉ niệm của nv tôi.

+ Lập dàn ý cho đề bài

  • Xác định cấu trúc đoạn : Diễn dịch ; quy nạp.
  • Viết câu mở đoạn và câu khai triển theo cấu trúc đã chọn.
  • Liên kết câu mở đầu với các câu khai triển.
  • Kiểm tra tính liên kết và tính mạch lạc.

Ngày soạn: / /2018 Ngày dạy: / / 2018

Tiết 33- Bài 9- HAI CÂY PHONG

(Trích: Người thầy đầu tiên –Ai ma tốp)

  1. Mục tiêu cần đạt
    1. Kiến thức
      • Hs biết, hiểu được vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích.
      • Sự gắn bó của người hoạ sĩ với quê hương, với thiên nhiên và lòng biết ơn người thầy Đuy-sen.
      • Cách xây dựng mạch kể; cách miêu tả hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc.

Kỹ năng:

      • Đọc – hiểu một văn bản có giá trị văn chương, phát hiện, phân tích những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả, biểu cảm trong một đoạn trích tự sự.
      • Cảm thụ vẻ đẹp sinh động, giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích.

Thái độ

      • Thêm yêu quê hương, yêu những kỉ niệm tuổi thơ

Năng lực, phẩm chất:

  • Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp;...

- Tự lập, tự tin, tự chủ, yêu quê hương đất nước

Chuẩn bị

    1. Thầy: sgk, sgv, tkbg, tltk, máy chiếu, Tóm tắt văn bản tự sự 2.Trò: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi

Phương pháp và kĩ thuật dạy học

  • Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, bình giảng , hoạt động nhóm, luyện tập thực hành, dạy học theo hợp đồng
  • Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, chia nhóm, hỏi và trả lời, trình bày 1 phút.

Tổ chức các hoạt động dạy học

  1. Hoạt động khởi động

Ổn định tổ chức

    • Kiểm tra bài cũ

? Phân tích diễn biến tâm trạng của Giôn xy trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng?

? Qua nhân vật cụ Bơ men, Xiu, Giôn - xi tp muốn gửi gắm điều gì?

Vào bài mới.

- Cho HS q.s bức tranh về rừng phong.

? Em cho biết đây là loài cây gì?

- HS TL – GV dẫn vào bài: Nếu như VN tự hào về hình ảnh của cây tre, tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lùa chín, thì đất nước Cơ-rơ-gư-xtan lại khá gắn bó với hình ảnh của cây phong, với những thảo nguyên mênh mông và những đồng bằng chạy tít đến tận chân trời. Hình ảnh cây phong còn gắn liền với câu chuyện vô cùng cảm động về cô học trò An-tư lai và người thầy Đuy-Xen qua tác phẩm ‘người thầy đầu tiên’ của Ai-ma-tốp-> Tìm hiểu đoạn trích ‘hai cây phong’ để phần nào hiểu được câu chuyện.

Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của gv và hs

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung

Giới thiệu những nét chính về nhà văn Ai-ma- tốp và tác phẩm “Người thầy đầu tiên”, đoạn trích “Hai cây phong”?

  • HS thuyết trình - Gọi hs nhận xét, bổ sung
  • Gv nx, chốt kiến thức
  • Gv cho hs xác định giọng đọc, đọc
  • HS khác NX, GV nhận xét
  • Yc hs gt chú thích 3,6,7,11/SGK.

* Hỏi và trả lời: HS đặt câu hỏi – gọi bạn TL

? Văn bản được viết theo thể loại nào?

? PTBĐ của văn bản?

? Truyện được kể ở ngụi thứ mấy?

? Văn bản có thể được chia làm mấy phần? Nếu giới hạn và nội dung của từng phần

Đọc và tìm hiểu chung

Tác giả

- Ai-ma- tốp là nhà văn nổi tiếng của nước Cư- rơ- gư- xtan, đất nước của núi đồi và thảo nguyên trập trùng ,bát ngát

2. Tác phẩm

  1. Xuất xứ: Trích truyện “ Người thầy đầu tiên”
  2. Đọc và tìm hiểu chú thích
  3. Thể loại: Truyện ngắn
  4. PTBĐ: Tự sự + miêu tả và biểu cảm
  5. Ngôi kể: thứ nhất.

g. Bố cục:

+ Phần 1: Từ đầu -> “phía tây”

-> Ấn tượng về làng Ku-ku-rêu

+ Phần 2: Tiếp -> “gương thần xanh””

-> Cảm xúc trươc hai cây phong

+ Phần 3: Tiếp -> “biêng biếc kia”:

-> Những kí ức tuổi thơ

+Phần 4: (còn lại): suy tư trước hai cây

phong

? Căn cứ vào đại từ nhân xưng của người kể chuyện, cho biết truyện có mấy mạch kể? Là những mạch kể nào?

? Tác giả sử dụng mạch kể xưng tôi khi nào và chúng tôi khi nào?

  • Chia cặp trao đổi:

? Trong hai mạch kể, mạch kể nào quan trọng hơn ? Vì sao?

  • Mời một số cặp trình bày
  • Nhận xét, chuẩn xác

? Nhận xét về vị trí của hai mạch kể trong truyện?

? Việc sử dụng hai mạch kể trong truyện như vậy có tác dụng gì?

Hoạt động 2: Phân tích

? Hình ảnh làng quê được hiện lên qua những chi tiết nào?

? Nhận xết về cách miêu tả và việc sd từ ngữ của tác giả?

? Từ đây, em cảm nhận được gì làng quê Ku-ku-rêu?

*Bình giảng: Vậy là rõ ràng, trong tâm thức của mỗi con người, hình ảnh của nơi mình được sinh ra bao giờ cũng đẹp, cũng

e. Mạch kể của truyện

  • Truyện có hai mạch kể:

+ Mạch kể xưng tôi

+ Mạch kể xưng chúng tôi

  • Mạch kể xưng tôi: phần 1, 3, 4; vào thời điểm hiện tại khi tôi- người họa sĩ đã trưởng thành.
  • Mạch kể xưng chúng tôi: phần 2; vào thời điểm quá khứ khi kể về thời thơ ấu của tôi

( - Mạch kể xưng tôi quan trọng hơn vì:

+ Xét về độ dài: mạch kể xưng tôi dài hơn

+ Trong mạch kể xưng chúng tôi, có nhân vật tôi)

=>Hai mạch kể vừa phân biệt vừa lồng ghép vào nhau

  • Tác dụng: câu chuyện sống động, gần gũi, thân mật

Cho thấy tình yêu với làng, với hai cây phong là tình yêu sâu sắc, rộng lớn của cả một thế hệ

II. Phân tích

  1. Ấn tượng về làng quê

Làng Ku-ku-rêu:

  • Nằm ven chân núi.
  • Trên 1 cao nguyên rộng, khe nước ào ào đổ xuống
  • Phía dưới là thung lũng đất vàng là cánh thảo nguyên.
  • Rặng núi Đen và con đường sắt làm thành dải thẫm màu.

+ Miêu tả cụ thể, chi tiết, từ ngữ gợi cảm hấp dẫn có màu sắc âm thanh, đường nét

-> Bức tranh làng quê đẹp, thanh bình, thơ mộng, đầy màu sắc và âm thanh

đáng yêu bởi đó là quê hương ta, đó là nơi để ta chắp cánh cho những ước mơ trong cuộc đời mà dù có đổi thay thế nào nó luôn là một phần của cuộc đời ta. Song bức tranh ấy không phải là những miền kí ức sâu thẳm nhất của tác giả mà là hình ảnh khác

? Tìm hình ảnh chi tiết nói về 2 cây phong trong tâm trí của tác giả?

? Từ những chi tiết trên cho biết 2 cây phong để lại ấn tượng ntn trong lòng t/g?

* Gv bình giảng: Quê hương với chúng ta có thể là chùm khế ngọt là chiếc cầu tre, là tà áo dài... nhưng với ai-ma-top đó là hình ảnh của 2 cây phong, hình ảnh biểu trung của quê hương mình, miền ca-dắc-xtan.

( Từ ấn tượng khó phai mờ ấy, dòng cảm xúc hồi tưởng của tg đã ùa về mỗi khi về làng và đứng trước 2 cây phong)

? Đứng trước 2 cây phong t/g có cảm xúc ra sao? Chỉ ra những chi tiết đó?

? Tại sao tg có cảm xúc đó?

? Hãy chỉ ra những chi tiết cho thấy tình cảm gắn bó của tg với 2 cây phong?

? Em có nhận xét gì về những cảm xúc của tg trước 2 cây phong?

( suối nguồn của những cảm xúc là vô cùng bật tật, 2 cây phong trở thành 1 phần máu thịt, 1 phần tâm hồn không thể thiếu của tg.

? Vậy đứng trước 2 cây phong “tôi” cảm nhận được điều gì? Tìm chi tiết?

b. Hình ảnh 2 cây phong:

  • Giữa một ngọn đồi có 2 cây phong lớn
  • Biết chúng từ trước bắt đầu biết mình
  • Trông thấy 2 cây phong trước tiên ...như những ngọn hải đăng.
  • Coi bổn phận đầu tiên là ... tìm 2 cây phong

-> ấn tượng sâu đậm, khó quên về 2 cây phong, là hình ảnh nổi bật của quê hương

2) Cảm xúc trước 2 cây phong

- Bao giờ cũng cảm biết được, lúc nào cũng nhìn rõ

-> 2 cây phong là hình ảnh thân quen, gắn bó với thời gian

  • Mong sao chóng về tới láng, chóng lên đồi đến với 2 cây phong
  • Đứng dưới gốc cây nghe lá reo đến khi say sưa, ngây nhất.

=> Hai cây phong ngân lên những cảm xúc bất tận trong lòng người.

  • Hẳn có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng chan chứa lời ca êm dịu.

? Nhận xét gì về NT mà tg sử dụng?

? Từ đó em cảm nhận được gì về cảm xúc của tg?

- GV: 2 cây phong không chỉ là 1 loại cây vô trị vô giác, nó cũng giống như 1 linh hồn, có tiếng nói, có tâm hồn biết yêu thương, hờn giận. Vì thế tg hết sức tinh tế khi cho ta thấy được dòng cảm xúc ấy về 2 cây phong qua việc miêu tả... gợi cảm

? Sau nhiều năm trôi qua, tg cảm nhận được điều gi?

? Khi khám phá tra điều bí ẩn tình của của tác giả ntn?

? Tình cảm ấy cho thấy đó là kí ức ntn của tg?

? Qua đó, em thấy tg là người ntn?

* Bình: Kí ức của con người là những gì đã qua đi vì với Ai-ma-top, kí ức đẹp gắn liền hình ảnh thân thương tuyệt diệu của 2 cây phong, của thảo nguyên, của thung lũng với những cánh đồng mênh mông của làng quê Ku-ku-rêu và mảnh đất Ca-dắc – xtan. Còn với chúng ta những con người VN sẽ còn động mãi hình ảnh vô cùng đẹp về bờ đê, lũy tre, bãi mía, đồng dâu. Đó là tình yêu quê hương vô bờ bến của mỗi con người, kí ức đó sẽ tiếp tục hiện về ntn, suy tư về 2 cây phong ra sao -> tìm hiểu giờ sau

  • Như một làn sóng thủy triều như một tiếng nói thì thầm thiết tha, nồng thắm
  • Như một đốm lửa vô hình
  • Cất tiếng thở dài 1 lượt như thương tiếc người nào

+ Miêu tả tài tình, so sánh, nhân hóa, từ ngữ gợi cảm.

=> Ngây ngất sâu lắng của tâm hồn tinh tế

  • Hiểu được điều bí ẩn của 2 cây phong
  • Đứng trên đồi cao... chuyển động... đón gió
  • Không làm vỡ mộng xưa
  • Vẫn thấy 2 cây phong có vẻ sinh động khác thường.
  • Tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy

-> Những kí ức đẹp, không thể phai mờ

- Chuẩn bị bài: Nói quá

+ Đọc ví dụ, Trả lời các câu hỏi

Ngày soạn: / /2018 Ngày dạy: / / 2018

Tuần 10. Tiết 36- Bài 8: LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ CÓ YẾU TỐ

MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM

  1. Mục tiêu cần đạt
    1. Kiến thức

Hs biết cách lập dàn ý cho văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.

Kỹ năng:

Hs xây dựng bố cục, sắp xếp các ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm có độ dài khoảng 450 chữ.

Thái độ

      • Hs có ý thức lập dàn ý khi viết bài tập làm văn

Năng lực, phẩm chất:

      • Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp;...

- Tự lập, tự tin, tự chủ

Chuẩn bị

1.Thầy : Tích hợp với văn bản Cô bé bán diêm, sgk, sgv, tkbg, máy chiếu 2.Trò : Chuẩn bị bài theo HD của GV.

Phương pháp và kĩ thuật dạy học

  • Phương pháp: Vấn đáp, TL nhóm, luyện tập thực hành
  • Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, chia nhóm, tia chớp

Tổ chức các hoạt động dạy học

  1. Hoạt động khởi động

Ổn định tổ chức

  • Kiểm tra bài cũ

? Yếu tố cần thiết để xây dựng đoạn văn tự sự là gì?

? Quy trình xây dựng đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm gồm mấy bước?

Nhiệm vụ của từng bước?

Vào bài mới : Cho HS chơi trò chơi « truyền tin ». Có 2 đội chơi (TG 2 phút)

    • GV đưa cho bạn đội trưởng 1 tờ giấy có ghi các từ : tự sự, mở bài, thân bài, kết bài, nhân vật, ngôi kể, sự việc, miêu tả, biểu cảm. Trong thời gian 2 phút đội nào viết được nhiều từ đội đó sẽ chiến thắng.

? Qua trò chơi, GV dẫn vào bài.

  1. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của gv và hs

Nội dung cần đạt

HĐ 1: Tìm hiểu dàn ý của bài văn TS

- Gọi hs đọc bài văn

* TL nhóm: 4 nhóm (4 phút)

? Xác định mở bài, thân bài, kết bài và nội dung từng phần?

? Nhận xét về nhiệm vụ của từng phần

  • Gọi đại diện HS trình bày, nhận xét
  • Gv nhận xét, chốt kiến thức

* Kĩ thuật tia chớp: Gọi HS thứ 1 trả lời liên tiếp các câu hỏi sau:

? Bài văn kể về sự việc chính nào? Xác định ngôi kể, thời gian, không gian diễn ra sự việc, hoàn cảnh diễn ra sự việc?

- HS thứ 2 trả lời: Chuyện xảy ra với ai? Có những nhân vật nào? Tính cách của mỗi nhân vật?

  • HS khác NX, b/s.
  • GV NX, chốt KT.

? Nêu diễn biến của câu chuyện? (mở đầu, đỉnh điểm, kết thúc)

? Chỉ ra các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài văn? Nêu tác dụng của chúng?

  1. Dàn ý của bài văn tự sự
    1. Xét văn bản: Món quà sinh nhật

* Bố cục văn bản:

  • Mở bài: Từ đầu “la liệt trên bàn”: Quang cảnh chung buổi sinh nhật của tôi.
  • Thân bài: Tiếp “gật đầu không nói”: Kể về món quà sinh nhật độc đáo của người bạn
  • Kết bài: Còn lại: Cảm nghĩ của Trang về món quà
  • Sự việc chính: Diễn biến của buổi sinh nhật
  • Ngôi thứ nhất: tôi (Trang)
  • Thời gian: Buổi sáng.
  • Không gian: Trong nhà Trang.
  • H/C: Vào ngày sinh nhật của Trang.
  • Sự việc xoay quanh nhân/v Trang (nv chính)
  • Ngoài ra còn có Trinh, Thanh, các bạn khác.

+ Trang hồn nhiên, vui tính, sốt ruột

+ Trinh: kín đáo, tình cảm sâu sắc, chân thành

+ Thanh: hồn nhiên, nhanh nhẹn, tinh ý.

  • Mở đầu: buổi sinh nhật vui vẻ đã sắp đến hồi kết thúc, Trang sốt ruột vì người bạn thân nhất chưa đến.
  • Diễn biến: Trinh đến và giải toả những nỗi băn khoăn của Trang. Đỉnh điểm là món quà độc đáo: chùm ổi được Trinh chăm sóc từ nhỏ
  • Kết thúc: Cảm nghĩ của Trang về món quà sinh nhật độc đáo.
  • Miêu tả: nhà tôi tấp nập ... chật cả nhà ... Trinh đang tươi cười.

-> T/dụng: miêu tả tỉ mỉ các diễn biến của buổi sinh nhật giúp người đọc hình dung ra

Hoạt động luyện tập.

Hoạt động của gv và hs

Nội dung cần đạt

* TL nhóm: 4 nhóm (5 phút)

? Lập dàn ý cho văn bản “Cô bé bán diêm”?

Mời đại diện các nhóm trình bày

  • HS nhận xét, b/s, GV NX- chuẩn xác KT
  • HS làm việc cá nhân.

? Lập dàn ý cho đề bài: Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi”?

  • HS lên TB – HS khác NX, b/s.
  • GV NX, cho điểm.

* Bài tập 1

  1. Mở bài : Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa và hình ảnh cô bé bán diêm.
  2. Thân bài : Diễn biến sự việc

- Không bán được diêm

+ Sợ không dám về nhà

+ Tìm chỗ tránh rét

+ Vẫn bị gió rét hành hạ

- Bật diêm để sưởi, mỗi làn bật diêm lại mơ thấy những hình ảnh mộng tưởng đẹp đẽ; diêm tắt, em lại trở về với thực tại phũ phàng

c. Kết bài: Cô bé bán diêm đã chết vì giá rét

* Bài tập 2.

  • MB: Nhớ lại kỉ niệm với bạn (giúp bạn ốm, gđ bạn khó khăn đến giúp…)
  • TB: Kể lại diễn biến sự việc đó.

+ Thời gian?

+ Hoàn cảnh: đi học về bị ốm.

+ Thấy bạn ốm ko có ai chăm sóc.

+ Em giúp bạn: nấu cháo, mua thuốc.

Hoạt động vận dụng.

? Cho tình huống: đi học về em thấy mẹ đang nấu cơm. Em kể lại sự việc đó có yếu tố miêu tả và biểu cảm.

Hoạt động tìm tòi, mở rộng

* Tìm thêm những đoạn văn hay có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.

    • Trao đổi với người thân hoặc bạn bè về yêu cầu của bài văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm.

* Học và nhớ được nội dung bài; viết thành bài văn hoàn chỉnh cho bài tập 2

* Chuẩn bị văn bản: Hai cây phong.

+ Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích.

+ Trả lời các câu hỏi trong phần Đọc - Hiểu vb.

+ Tìm hiểu nhân vật trữ tình trong văn bản.

Tuần 12

Ngày soạn: / /2018 Ngày dạy: / / 2018

Tiết 48. Bài 12: CÂU GHÉP (tiếp theo)

Mục tiêu bài học

  1. Kiến thức
    • Hs biết được mối quan hệ về ý nghĩa giữa các vế câu ghép.
    • Cách thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép.

Kỹ năng:

    • Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế củ câu ghép dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.

- Tạo lập tương đối thành thạo câu ghép phù hợp với yêu cầu giao tiếp.

Thái độ

    • Có ý thức sử dụng câu ghép trong viết văn

Năng lực, phẩm chất

    • Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp..........
    • Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ ...

Chuẩn bị

  • Gv: Máy chiếu, SGK, SGV, TKGB, TLTK...
  • Hs: Đọc các VD trong sgk và trả lời các câu hỏi

Phương pháp và kĩ thuật dạy học

  • PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành
  • KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm

Tổ chức các hoạt động dạy học

  1. Hoạt động khởi động

Ổn định tổ chức

  • Kiểm tra bài cũ

? Thế nào là câu ghép ? Cho ví dụ?

? Có mấy cách nối các vế trong câu ghép? Là những cách nào?

Khởi động: Tình huống: Hai HS lên nói đoạn hội thoại có sử dụng câu ghép.

    • Gv giới thiệu bài....

Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của gv và hs

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu

  • PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm,
  • KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, lược đồ tư duy

- NL, PC: tự học, ngôn ngữ, tư duy, hợp tác, tự tin..

- Gọi hs đọc ví dụ

? Xác định các vế câu ghép?

Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu

Tìm hiểu ví dụ

a. VD1

- Các vế của câu ghép:

+ V1: Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp

+ V2:(bởi vì) tâm hồn của người Việt Nam

? Quan hệ giữa các vế trong câu trên là quan hệ gì?

- GV sd máy chiếu.

* TL nhóm: 4 phút.

+ VD 2: Nếu nó nghe tôi thì nó đâu đến nỗi phải nghỉ học.

+ VD 3: Nhà Lan xa nhưng bạn vẫn luôn đi học đúng giờ

+ VD 4: Trời càng mưa to, đường càng ngập nước.

+ VD 5: Mình đọc hay tôi đọc.

+ VD 6: Cuối cùng mây tan và mưa tạnh

+ VD 7: Trời nổi gió rồi một cơn mưa ập đến

+ VD 8: Mọi người bỗng im lặng, một giọng hát trong trẻo cất lên

- Chia lớp làm 4 nhóm thảo luận, mỗi nhóm tìm hiểu 2 ví dụ:

+ Xác định các vế của câu ghép

+ Chỉ ra mối quan hệ giữa các vế câu

+ Căn cứ để xác định mối quan hệ giữa các vế câu

Mời đại diện các nhóm trình bày

  • Nhận xét, chuẩn xác

rất đẹp

+ V3:(bởi vì)đời sống… rất đẹp

  • Quan hệ:

+ Vế 1 với vế 2, 3: quan hệ nguyên nhân ( được đánh dấu bằng quan hệ từ bởi vì)

+ Vế 2 với vế 3: quan hệ đồng thời

(dựa vào ý nghĩa của các vế câu( văn cảnh)

  1. VD2
  • Các vế câu:

+ ( Nếu) nó nghe tôi

+ ( thì) nó đâu đến nỗi phải nghỉ học

  • Mối quan hệ giữa các vế câu: điều kiện- kết quả
  • Căn cứ xác định: cặp quan hệ từ: nếu… thì
  1. VD3
  • Các vế câu:

+ Nhà Lan xa

+( nhưng) bạn vẫn đi học đúng giờ

  • Mối quan hệ giữa các vế câu: tương phản
  • Căn cứ xác định: quan hệ từ: nhưng
  1. VD4
  • Các vế câu:

+ Trời càng mưa to

+ đường càng ngập nước.

  • Mối quan hệ giữa các vế câu: tăng tiến
  • Căn cứ xác định: cặp từ hô ứng: càng… càng
  1. VD5
  • Các vế câu:

+ Mình đọc

+ ( hay) tôi đọc.

  • Mối quan hệ giữa các vế câu: lựa chọn
  • Căn cứ xác định: quan hệ từ: hay
  1. VD6
  • Các vế câu:

+ mây tan

+ mưa tạnh

  • Mối quan hệ giữa các vế câu: đồng thời
  • Căn cứ xác định: quan hệ từ: và
  1. VD7

? Nhận xét về mối quan hệ của các vế trong câu ghép?

? Những mối quan hệ thường gặp giữa các vế của câu ghép là gì?

? Mối quan hệ giữa các vế của câu ghép thường được thể hiện ntn?

  • Y/c hs trao đổi trong tổ, vẽ lược đồ tư duy trên bảng phụ

? Khái quát câc mối quan hệ giữa các vế của câu ghép, biểu hiện của các mối quan hệ đó bằng một lược đồ tư duy?

    • Gọi đại diện trình bày, nhận xét
    • Gv chốt kiến thức
  • Gọi hs đọc ghi nhớ
  • Các vế câu:

+ Trời nổi gió

+ một cơn mưa ập đến

  • Mối quan hệ giữa các vế câu: tiếp nối
  • Căn cứ xác định: quan hệ từ rồi
  1. VD8
  • Các vế câu:

+ Mọi người bỗng im lặng

+ một giọng hát trong trẻo cất lên

  • Mối quan hệ giữa các vế câu: giải thích
  • Căn cứ xác định: dựa vào văn cảnh

=> Quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép khá chặt chẽ

+ Một số mối quan hệ thường gặp: nguyên nhân, điều kiện, tương phản, tiếp nối, đồng thời, giải thích, bổ sung…

+ Mối quan hệ được đánh dấu bằng quan hệ từ, cặp quan hệ từ, cặp từ hô ứng ;muốn biết chính xác ta phải dựa vào văn cảnh, hoàn cảnh giao tiếp

2. Ghi nhớ

  1. Hoạt động luyện tập

Hoạt động của gv và hs

Nội dung cần đạt

Hoạt động : Luyện tập

  • PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm,
  • KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm

- NL, PC: tự học, ngôn ngữ, tư duy, hợp tác, tự tin..

  • Y/c hs đọc y/c của bt 1.

? Xác định ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép?

  • Y/c hs làm việc cá nhân

II. Luyện tập

* Bài tập 1

  1. Vế 1 và 2 : Nguyên nhân – kquả Vế 2 và 3 : Giải thích
  2. Quan hệ điều kiện – k/quả
  3. Quan hệ tăng tiến
  4. Quan hệ tương phản

Hoạt động vận dụng

? Các quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép.

? Đặt một câu ghép có sử dụng một cặp qua hệ từ?

Hoạt động tìm tòi, mở rộng

    • Tìm hiểu thêm về đặc điểm của câu ghép trong sách” Ngữ pháp tiếng Việt”- Diệp Quang Ban

* Nắm vững nội dung bài học; Làm bài tập còn lại .

* Chuẩn bị bài : Ôn dịch thuốc lá. Đọc văn bản.

    • Tìm các tài liệu về tác hại của thuốc lá. Trả lời các câu hỏi sgk.

===============================================================

Ngày soạn: / /2018 Ngày dạy: / / 2018

Tiết 50- Bài 12 ÔN DỊCH, THUỐC LÁ

Mục tiêu cần đạt.

    1. Kiến thức
  • Hs biết được mối nguy hại ghê gớm toàn diện của tệ nghiện thuốc lá đối với sức khoẻ con người và đạo đức xã hội.
  • Tác dụng của việc kết hợp các phương thức biểu đạt lập luận và thuyết minh trong vb.

Kỹ năng

  • Hs biết đọc – hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết.
  • Tích hợp với phần Tập làm văn để tập viết bài văn thuyết minh một vấn đề của đời sống xã hội.

Thái độ

  • Bồi dưỡng ý thức cộng đồng , ý thức tuyên truyền không hút thuốc lá , hạn chế hút thuốc lá và bỏ thuốc lá đối với người nghiện thuốc . Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

Năng lực, phẩm chất

  • Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp..........
  • Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ, nhân ái.

Chuẩn bị

  • Gv: Máy chiếu, sgk, TKBG, SGV, TLTK khác phục vụ bài học.
  • Hs: đọc văn bản trong sgk và trả lời câu hỏi

Phương pháp và kĩ thuật dạy học

  • PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, bình giảng, phân tích, luyện tập thực hành, trực quan
  • KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm

Tổ chức các hoạt động dạy học

  1. Hoạt động khởi động

Ổn định tổ chức

  • Kiểm tra bài cũ

? Qua vb: “Thông tin…” em hiểu tác hại của việc sd bao bì ni lông ntn? Nhận xét cách trình bày các thông tin trong vb?

Khởi động.

    • Gv chiếu một số hình ảnh về hiện tượng hút thuốc lá, hình ảnh về một số loại bệnh mà người hút thuốc lá đã mắc phải.... GV vào bài

Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của gv và hs

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Đọc, tìm hiểu chung

  • PP: Vấn đáp, đọc sáng tạo
  • KT: Đặt câu hỏi, hỏi và trả lời
  • NL, PC: tự học, ngôn ngữ, tư duy, hợp tác, tự tin.
  • Y/c hs xác định giọng đọc, đọc
  • Y/c hs khác nhận xét - Gv nhận xét
  • Y/c hs đọc thầm các chú thích sgk.

Đọc, tìm hiểu chung

    1. Đọc – tìm hiểu chú thích
      1. Đọc
      2. Tìm hiểu chú thích

* KT hỏi và TL: HS hỏi bạn, bạn TL, cứ như thế đến hết mục tìm hiểu chung.

? Văn bản viết về vấn đề gì ?

? Vậy văn bản thuộc loại văn bản nào ?

? Văn bản được biểu đạt bằng phương thức nào ?

? Văn bản có thể chia làm mấy phần ? Nội dung mỗi phần ?

- hs trả lời, gv nhận xét, KL

HĐ 2 : Tìm hiểu chi tiết văn bản.

  • PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, phân tích, bình giảng
  • KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
  • NL, PC: tự học, ngôn ngữ, tư duy, hợp tác, tự tin.
  • Y/c hs theo dõi phần 1.

? Chỉ ra những thông tin được thông báo ở phần 1?

? Thông tin nào được nêu thành câu chủ đề của vb?

? Nhận xét cách nêu vấn đề?

? Nhận xét lời văn? Cách lập luận?

? Biện pháp NT nào được sử dụng ở phần 1 này? Tác dụng?

? Qua đó, em hiểu gì về nạn dịch thuốc lá?

? Thái độ của em khi nhận thông tin này?

- Y/c hs chú ý p 2

  1. Kiểu văn bản. Văn bản nhật dụng
  2. PTBĐt: nghị luận, thuyết minh
  3. Bố cục: 3 phần

+ P1. Từ đầu ..... nặng hơn cả AIDS :

-> Thuốc lá đã trở thành ôn dịch

+ P2. Tiếp theo....... phạm pháp :

-> Tác hại của thuốc lá

+ P3. Còn lại :

-> Kêu gọi chống lại ôn dịch thuốc lá .

II. Tìm hiểu chi tiết văn bản.

1. Thông báo về nạn dịch thuốc lá

- Ôn dịch xã hội cuối thế kỉ này: AIDS và thuốc lá.

-“ Ôn dịch thuốc lá đe dọa sức khỏe và tính mạng loài người..”

(+) NT: Nêu vấn đề gián tiếp

Từ ngữ thông dụng của ngành y tế. Dựa trên cơ sở KH : Kết luận của 75 vạn công trình nghiện cứu->Tăng tính thuyết phục.

So sánh-> Nhấn mạnh hiểm họa to lớn của ôn dịch này

=> Cảnh báo tác hại nghiêm trọng , đáng sợ của việc nghiện thuốc lá.

2. Tác hại của thuốc lá

* TL nhóm: 4 nhóm (5 phút).

? Tác hại của thuốc lá đến người hút,

* Với sức khỏe người hút

* Với cộng đồng

cộng đồng được trình bày và phân tích

ntn? Tìm chi tiết?

? Nhận xét các chứng cứ dùng để phân tích và chứng minh?

? Phương pháp thuyết minh?

+ Gây viêm phế quản

+ Sức khỏe giảm sút

+ Ung thư vòm

  • Đầu độc người xung quanh.
  • Vợ con, bạn bè…nhiễm độc…tội ác

? Cách thuyết minh cho thấy mức độ tác hại của thuốc lá ntn ?

- ĐD trình bày, nhận xét

họng, phổi

+ Gây bệnh cao huyết áp, tim…

- Gv nx, chuẩn kiến thức (+)NT: . Dẫn chứng cụ thể, xác thực

. Phương pháp: Liệt kê, phân tích

=> Thuốc lá là kẻ thù nguy hiểm đối với sức khỏe của người hút

=> Thuốc lá gây nhiều hậu quả đáng sợ, đáng thương cho cộng đồng

. Giới thiệu 1 số hình ảnh về hút thuốc lá

và tác hại của nó.

? Em có suy nghĩ gì về những người hút thuốc lá?

- GV tích hợp với GD bảo vệ môi trường: là những người ích kỉ, thiếu tôn trọng mọi người; không biết bảo vệ môi trường xã hội quanh mình

? Tác giả đã nêu ra những dẫn chứng nào về tác động của hiện tượng hút thuốc lá đến đạo đức xã hội ?

? Hiểu thế nào là chiến dịch chiến dịch chống hút thuốc lá?

? Thông tin này được thuyết minh ntn?

- Cảnh báo tệ nạn đua đòi hút thuốc ở các nước nghèo càng gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

? Tác dụng của cách thuyết minh trên?

? Đánh giá chung về tác hại của việc hút thuốc lá?

- Bình giảng

? Tác giả đã giới thiệu ntn về chiến dịch chống thuốc lá ở nước ngoài? Tác dụng?

? Ở nước ta thì ntn?

* Với đạo đức xã hộii

  • Người lớn hút… nêu gương xấu cho con em.
  • Hút thuốc lá có thể dẫn đến trộm cắp , nghiện ma túy…phạm pháp

(+) So sánh

=> Thuốc lá hủy hoại nhân cách tuổi trẻ, suy giảm đạo đức, gia tăng tệ nạn, mất trật tự an ninh

* Hút thuốc lá gây ra những hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt không chỉ cho bản thân mà còn cho cộng đồng xh.

3. Lời kêu gọi chống thuốc lá

- Các nước phát triển chống hút thuốc lá: cấm hút nơi công cộng, phạt nặng, cấm quảng cáo, nêu khẩu hiệu “ Một châu Âu không thuốc lá” -> số người hút giảm hẳn

- nước ta: Nhiều bệnh chưa thanh toán

? Từ đó tác giả nêu suy nghĩ gì?

? Nêu nét đặc sắc trong nghệ thuật thuyết minh và nghị luận?

? Qua đó tác giả muốn nói lên điều gì?

- Bình giảng

* TB 1 phút: Nêu hiểu biết và suy nghĩ của em về nạn hút thuốc lá hiện nay?

  • HS TB – HS khác NX, GV NX.

Hoạt động 3 : Tổng kết

  • PP: Vấn đáp, TL nhóm.
  • KT: Đặt câu hỏi, LĐTD, chia nhóm.
  • NL, PC: tự học, ngôn ngữ, tư duy, hợp tác, tự tin.

? Khái quát lại những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản? (bằng lược đồ tư duy)

- ĐD trình bày, nhận xét

- Gv nx, chuẩn kiến thức

  1. Hoạt động luyện tập

được lại thêm bệnh do thuốc lá

  • Nghĩ đến mà kinh

- Mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạ ôn dịch này.

(+) Dẫn chứng cụ thể, so sánh

-> Tạo cơ sở thuyết phục, khách quan cho lời đề nghị

=> Lời đề nghị thiết tha đối với mọi người : phải quyết tâm cao chống ôn dịch thuốc lá.

III. Tổng kết

  1. Nghệ thuật
  • Cung cấp kiến thức khách quan, xác thực.
  • Dẫn chứng tiêu biểu, số liệu cụ thể….

Nội dung

  • Ghi nhớ- sgk

? Nêu tác hại của hút thuốc lá? Nhận xét cách trình bày các tác hại ?

? Vb đưa ra kiến nghị gì? Thái độ của tg?

Hoạt động vận dụng

? Nếu thấy bạn hs nào đó hút thuốc lá trong trường em sẽ làm gì?

? Em dự định sẽ làm gì để chống lại tệ nạn hút thuốc lá?

Hoạt động tìm tòi, mở rộng

    • Tìm hiểu thêm về tác hại của thuốc lá qua sách báo, mạng ...
    • Học kĩ nội dung bài

* Chuẩn bị bài : Tìm hiểu chung về văn thuyết minh.

+ Đọc ví dụ và trả lời câu hỏi sgk.

+ Đặc điểm của văn bản thuyết minh.

+ Chuẩn bị phần bài tập.

Ngày soạn: / /2018 Ngày dạy: / / 2018

Tiết 51. Bài 11. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH

Mục tiêu cần đạt

    1. Kiến thức
      • Hs biết được đặc điểm của văn bản thuyết minh.
      • Ý nghĩa, phạm vi sử dụng của văn bản thuyết minh.
      • Yêu cầu của bài văn thuyết minh (về nội dung, ngôn ngữ….)

Kỹ năng

      • Nhận biết văn bản thuyết minh; phân biệt văn bản thuyết minh và các kiểu văn văn bản đã học trước đó.
      • Trình bày các tri thức có tính chất khách quan, khoa học thông qua những tri thức của môn Ngữ văn và các môn học khác.

Thái độ

      • Khách quan, khoa học khi trình bày các tri thức

Năng lực, phẩm chất

      • Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp..........
      • Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ ...

Chuẩn bị

  • Gv: máy chiếu

- Hs: đọc các ví dụ trong sgk và trả lời câc câu hỏi

Phương pháp và kĩ thuật dạy học

  • PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành
  • KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm

Tổ chức các hoạt động dạy học

  1. Hoạt động khởi động

Ổn định tổ chức

  • Kiểm tra bài cũ

? Nêu đặc điểm của cách kể theo ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba?

? Tác dụng của việc thay đổi ngôi kể?

  • Khởi động: Trò chơi “Ai nhanh hơn”: Kể tên các kiểu văn bản đã học (2 đội, TG 2 phút, đội nào kể đúng và nhiều sẽ chiến thắng). GV dẫn vào bài.

Hoạt động hình thành kiến thức mới.

Hoạt động của gv và hs

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh

  • PP: Vấn đáp, nêu và gq vấn đề.
  • KT: Đặt câu hỏi.
  • NL, PC: tự học, ngôn ngữ, tư duy, hợp tác, tự tin.
  • Yêu cầu HS đọc các văn bản SGK,

Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh

Văn bản thuyết minh trong đời sống con người

? Mục đích viết của các văn bản trên là gì?

? Nhận xét chung về mục đích viết của các văn bản trên?

? Phương thức trình bày của các văn bản trên là gì?

? Những văn bản trên em thường gặp ở đâu?

  • GVKL

? Em hiểu thế nào là văn bản thuyết minh? Nó có vai trò ntn trong đời sống

  • Chuẩn xác, chốt ghi nhớ
  • YC HS xem lại các văn bản ở trên

TL nhóm: 4 nhóm (TG: 5 phút).

? Có thể xem các văn bản trên là văn bản tự sự, miêu tả hay biểu cảm được không? Vì sao?

? Các văn bản trên có đặc điểm chung nào làm chúng trở thành 1 kiểu riêng?

? Nhận xét về các tri thức được đưa ra trong bài

? Về ngôn ngữ các văn bản này có đặc điểm gì ?

ĐD HS TB - HS khác NX, b/s.

  • GV NX, chốt KT.

GV : Tuy nhiên nếu người viết có cảm xúc, gây hứng thú cho người đọc, người nghe thì càng tốt.

? Qua tìm hiểu ví dụ, em thấy văn bản thuyết minh có những đặc điểm gì ?

- Mục đích:

+ Văn bản a: Trình bày cho mọi người biết lợi ích của cây dừa và đặc điểm riêng của cây dừa Bình Định.

+ Văn bản b: Giải thích giúp mọi người hiểu rõ tác dụng của chất diệp lục làm cho lá cây có màu xanh.

+ Văn bản c: Giới thiệu cho mọi người biết về Huế với tư cách là trung tâm văn hoá nghệ thuật lớn của VN

-> Cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân

  • Phương thức trình bày: trình bày, giới thiệu, giải thích.
  • Gặp trong mọi lĩnh vực của đời sống

=> Các văn bản trên là văn bản thuyết minh

Ghi nhớ ý 1

    1. Đặc điểm của văn bản thuyết minh
      1. Xét ví dụ
  • Không thể coi đó là văn bản tự sự, miêu tả hay biểu cảm được…
  • Cung cấp các tri thức khách quan về đối tượng để được người đọc hiểu đúng và đầy đủ về đối tượng.
  • Phương thức biểu đạt : Trình bày ; giới thiệu; giải thích
  • Tri thức: Khách quan, xác thực, không hư cấu, tưởng tượng
  • Ngôn ngữ: chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, hấp dẫn

* Đặc điểm của văn bản thuyết minh.

  • Cung cấp tri thức...

Hoạt động luyện tập

Hoạt động của gv và hs

Nội dung cần đạt

Hoạt động 2: Luyện tập

  • PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành
  • KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm

- NL, PC: tự học, ngôn ngữ, tư duy, hợp tác, tự tin.

* TL cặp đôi: 3 phút.

? Đâu là văn bản thuyết minh? Vì sao?

Gọi đại diện TB – HS khác NX, b/s.

  • GV NX, sửa chữa.
  • Tổ chức cho HS làm việc cá nhân.

? Văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” thuộc kiểu văn bản nào?

? Phần nd thuyết minh trong văn bản này có tác dụng gì?

  • Gọi một số cặp trình bày kết quả
  • Nhận xét, sửa chữa
  • Tổ chức cho HS làm việc cá nhân.

? Các văn bản tự sự, nghị luận, biểu cảm, miêu tả có cần yếu tố thuyết minh không? Vì sao?

  • HS trình bày, nhận xét
  • Gv nhận xét chung, chuẩn xác

II. Luyện tập

* Bài tập 1

- Là văn bản thuyết minh vì :

+ Văn bản a: Cung cấp kiến thức lịch sử

+ Văn bản b: cung cấp kiến thức sinh vật

* Bài tập 2

  • Văn bản Thông tin …năm 2000 thuộc loại văn bản nghị luận
  • Sử dụng thuyết minh khi nói về tác hại của bao bì ni lông giúp người đọc thấy rõ tác hại của bao bì ni lông làm cho đề nghị của văn bản nêu ra có tính thuyết phục.

* Bài tập 3.

  • Các văn bản đó cần yếu tố thuyết minh

+ Tự sự : Giới thiệu sự vật ; sự việc

+ Miêu tả : Giới thiệu cảnh vật; con người ; thời gian

+ Biểu cảm : Giới thiệu đối tượng gây cảm xúc là con người hay sự vật.

+ Nghị luận : Giới thiệu luận điểm ; luận cứ

Hoạt động vận dụng

? Nêu các tình huống trong đời sống hàng ngày em thấy cần sử dụng văn thuyết minh?

? Để có được những tri thức để sử dụng trong văn thuyết minh ta làm thế nào?

Hoạt động tìm tòi, mở rộng

  • Tìm thêm các văn bản thuyết minh trêm sách, báo, mạng in-tơ-nét

- Tìm hiểu thông tin về một số vật dụng quen thuộc như bút chì, bút bi, phích nước...

  • Học kĩ nội dung bài và hoàn thành câc bài tập
  • Chuẩn bị bài: Phương pháp thuyết minh

+ Đọc các VD và trả lời câu hỏi

Ngày soạn: / /2018 Ngày dạy: / / 2018

Tuần 12. TIẾT 52. PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH

I . Mục tiêu cần đạt

  1. Kiến thức
    • Kiến thức về văn bản thuyết minh (trong cụm các bài học về văn bản thuyết minh đã học và sẽ học)
    • Đặc điểm, tác dụng của các phương pháp thuyết minh.

Kỹ năng

    • Nhận biết và vận dụng các phương pháp thuyết minh thông dụng.
    • Rèn luyện khả năng quan sát để nắm bắt được bản chất của sự vật.
    • Tích luỹ và nâng cao tri thức đời sống.
    • Phối hợp sử dụng các phương pháp thuyết minh để tạo lập văn bản thuyết minh theo yêu cầu.
    • Lựa chọn phương pháp phù hợp như định nghĩa, so sánh, phân tích, liệt kê để thuyết minh về nguồn gốc, đặc điểm, công dụng của đối tượng.

Thái độ

    • Có ý thức quan sát, tìm hiểu bản chất của sự vật; tích lũy nâng cao tri thức đời sống.

Năng lực, phẩm chất

    • Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp..........
    • Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ ...

Chuẩn bị

  • Gv: Máy chiếu, sgk, tkbg, SGV, TLTK
  • Hs: Đọc các VD trong sgk và trả lời câc câu hỏi

Phương pháp và kĩ thuật dạy học

  • PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành.
  • KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, lược đồ tư duy, mảnh ghép.

Tổ chức các hoạt động dạy học

  1. Hoạt động khởi động

Ổn định tổ chức

  • Kiểm tra bài cũ

? Thế nào là văn bản thuyết minh

? Các đặc điểm của văn bản thuyết minh?

Khởi động:

Cho HS kể tên các văn bản thuyết minh.

? Em hiểu gì về đặc điểm của các văn bản trên?

    • Gv giới thiệu bài mới.

Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của gv và hs

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh

  • PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm
  • KT: Đặt câu hỏi, chia nhóm, mảnh ghép, lược đồ tư duy

- NL, PC: tự học, ngôn ngữ, tư duy, hợp tác, tự tin..

- YC hs chú ý các vb ở bài trước

/sgk/114-115sgk

? Các văn bản đó đã sử dụng các loại tri thức nào để thuyết minh ?

? Bằng tưởng tượng suy luận có được tri thức đó không?

- Y/ hs trao đổi cặp và cho biết:

? Làm thế nào để có được tri thức ấy ?

  • Gọi hs trả lời
  • GV nhận xét KL

? Mục đích của quan sát, học tập, tích lũy?

? Muốn có tri thức chính xác, đầy đủ để làm tốt một bài văn thuyết minh người viết phải làm gì.

  • GV chuẩn xác, chốt ghi nhớ

Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh

Quan sát, học tập, tích luỹ các tri thức để làm bài văn thuyết minh

      1. Xét ví dụ: 3 văn bản/ sgk/114-115
  • Sử dụng tri thức về sinh vật , khoa học , lịch sử , văn hoá .
  • Muốn có được tri thức ấy cần phải :

+ Quan sát (Tìm hiểu đối tượng về màu sắc kích thước; đặc điểm; tính chất...)

+ Đọc sách; học tập tra cứu

+ Tham quan, tích luỹ.

-> Nắm bắt bản chất, đặc trưng của sự vật .

b. Ghi nhớ ý 1/sgk

2. Phương pháp thuyết minh

- Y/c hs đọc vd a

? Các câu văn trên có xuất hiện từ nào chung ¿

? Sau từ “là” cung cấp một tri thức ntn

? Vị trí của các câu văn trên?

* KT mảnh ghép:

- Vòng 1: Vòng chuyên gia.

+ Nhóm 1: Trong văn bản “Vì sao lá cây có màu xanh”, tác giả đã thuyết minh ntn?

? Cách thuyết minh trong VD trên có tác dụng gì?

? Nhận xét chung về tác dụng của cách thuyết minh trên?

? Em hiểu phương pháp nêu định nghĩa, giải thích là gì? Tác dụng của phương pháp này

+ Nhóm 2: Tìm hiểu cách thuyết minh , tác dụng của cách thuyết minh đó?

+ Nhóm 3: Tìm hiểu cách thuyết minh, tác dụng của cách thuyết minh đó?

Xét vd

* Ví dụ a

- Cách thuyết minh:

+ VDa1

. Các câu có từ là, sau từ “ là” cung cấp tri thức về đối tượng

. Vị trí: Thường ở đầu bài, đầu đoạn.

+ VDa2: Văn bản Vì sao lá cây lại có màu xanh:

  • tác giả dùng các tri thức, lời lẽ giảng giải
  • Tác dụng:

+ Biết và hiểu được những đặc điểm tiêu biểu của Huế, của nhân vật lịch sử Nông Văn Vân, phân biệt địa danh Huế, nhân vật Nông Văn Vân với các địa danh và nhân vật khác

+ Giúp mọi người hiểu được nguyên nhân vì sao lá cây có màu xanh

-> Hiểu được đặc điểm, bản chất tiêu biểu của đối tượng

=> VDa sử dụng phương pháp nêu định nghĩa, giải thích

VD b

  • Thuyết minh bằng cách:

+ Lần lượt trình bày các lợi ích từ các bộ phận của cây dừa.

+ Lần lượt trình bày các tác hại của việc vứt bừa bãi bao bì ni lông-> ảnh hưởng đến MT.

    • Tác dụng: Hiểu đối tượng một cách đầy đủ , toàn diện.

=> VD b sử dụng phương pháp liệt kê.

VD c, d

  • Cách thuyết minh: Dẫn ra vd, số liệu chính xác
  • Tác dụng : Tăng độ tin cậy, thuyết phục của tri thức.

=> VD c,d sử dụng phương pháp nêu ví dụ, dùng số liệu

+ Nhóm 4: Nêu cách thuyết minh, tác dụng của cách thuyết minh đó?

- Gv kết luận

- gv sd kĩ thuật lược đồ tư duy, chi nhóm theo tổ

* Vòng 2: Vòng mảnh ghép: Cho biết các phương pháp thuyết minh thường dùng ( sử dụng lược đồ tư duy)?

  • Gọi ĐD HS TB - HS NX, b/s.
  • Gv NX, chốt kiến thức

-Y/c hs đọc toàn bộ ghi nhớ

* VD e

    • Cách thuyết minh: so sánh, đối chiếu Thái Bình Dương với các đại dương khác
  • Tác dụng: Làm nổi bật đặc điểm của biển TBD: S lớn nhất so với các đại dương khác

=> VD e : sử dụng phương pháp so sánh

VD g:

  • Vb Huế trình bày, giới thiệu đối tượng theo từng mặt, phương diện:

+ Đẹp…thiên nhiên

+ Đẹp …công trình kiến trúc

+ Đẹp…các sp đặc trưng

+ Đẹp …con người anh hùng

  • Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam: giới thiệu về từng loại nón
  • Tác dụng: hiểu về Huế, nón lá Việt Nam một cách có hệ thống, đầy đủ, cụ thể.

=> VD g: sử dụng phương pháp phân loại , phân tích.

b. Ghi nhớ ý 2

  1. Hoạt động luyện tập

Hoạt động của gv và hs

Nội dung cần đạt

Hoạt động 2: Luyện tập

  • PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm
  • KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm

- NL, PC: tự học, ngôn ngữ, tư duy, hợp tác, tự tin.

  • Y/c hs đọc bt 1
  • Y/c hs làm bài cá nhân
  • Gọi một số HS trả lời

II. Luyện tập

Bài tập 1 :

a. Kiến thức về khoa học : Tác hại của khói thuốc.

Hoạt động vận dụng

? Nếu cần thuyết minh về một thứ đồ dùng học tập, em sẽ sử dụng những phương pháp thuyết minh nào?

Hoạt động tìm tòi, mở rộng

  • Tìm hiểu các tri thức về một số vật dụng và đồ dùng học tập quen thuộc như: phích nước, bóng đèn sợi đốt, bút bi, bút chì, com pa...
  • Nắm vững nội dung bài học, làm bài tập 3 ,4
  • Chuẩn bị bài : Trả bài kiểm tra văn, bài tập làm văn số 2

+ Xem lại đề

+ Lập dàn ý theo tổ.

Tuần 14.

Ngày soạn: / /2018 Ngày dạy: / / 2018

Tiết 52 – Bài 11:

TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2

  1. Mục tiêu cần đạt
    1. Kiến thức
  • HS nắm được những ưu điểm , tồn tại trong bài làm của mình về nội dung phương pháp

, cách làm bài kiểm tra văn học, từ đó rút kinh nghiệm cho bài sau .

Kĩ năng

  • Rèn kĩ năng sử dụng ngôn ngữ , xây dựng văn bản , viết đoạn văn .

Thái độ

  • Giáo dục ý thức tích cực học tập.

Năng lực, phẩm chất

      • Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp..........
      • Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ ...

Chuẩn bị

  • Gv: Máy chiếu, sgk, sgv, tltk, bài của HS
  • Hs: đọc văn bản trong sgk và trả lời câu hỏi

Phương pháp và kĩ thuật dạy học

  • PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành
  • KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm

Tổ chức các hoạt động dạy học

  1. Hoạt động khởi động

Ổn định tổ chức

  • Kiểm tra bài cũ
    • Kiểm tra việc lập dàn ý ở nhà của hs

Khởi động: Tổ chức trò chơi “Đoán ô chữ”: GV đưa ra câu hỏi để HS đoán ô chữ

? Kể tên các kiểu văn bản đã học? (6 kiểu vb).

? Văn tự sự ngoài yếu tố tự sự còn có thể kết hợp yếu tố nào?

    • Gv giới thiệu bài....

Hoạt động luyện tập

Hoạt động của gv và hs

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Trả bài kiểm tra Văn

  • PP: Vấn đáp, luyện tập thực hành
  • KT: Đặt câu hỏi
  • NL: tự học, ngôn ngữ, tư duy, hợp tác.
  • Gv chiếu lại đề bài

? Bài làm cần sử dụng những kĩ năng gì?

A. Trả bài kiểm tra Văn

Đề bài

Câu 1: Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Cô bé bán diêm. Câu 2: Vì sao bức tranh chiếc lá của cụ Bơ- men là một kiệt tác nghệ thuật

Câu 3: Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về cái chết của lão Hạc.

  1. Yêu cầu

Kĩ năng

  • Dựng đoạn, liên kết đoạn, liên kết câu
  • Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý
  • Diễn đạt lưu loát, trôi chảy; đảm bảo tính mạch lạc, thống nhất về chủ đề
  • Dùng từ, đặt câu chuẩn xác
  • Viết đúng chính tả
  • Trình bày sạch sẽ, khoa học, bố cục phù

? Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Cô bé bán diêm?

? Vì sao bức tranh chiếc lá của cụ Bơ-men là một kiệt tác nghệ thuật?

TL nhóm: 4 nhóm (TG: 4 phút).

? Lập dàn bài cảm nhận về cái chết của Lão Hạc?

Gọi ĐD HS TB - HS NX, b/s.

  • Gv NX, chốt kiến thức.
  • Gv chiếu dàn ý
  • GV trả bài cho HS
  • GV Hd học sinh đọc bài và nhận xét chéo bài của nhau
  • GV nhận xét chung
    1. Ưu điểm
  • Nắm được yêu cầu của đề bài
  • Biết cách trình bày một bài kiểm tra
  • Bước đầu biết vân dụng các kĩ năng dựng đoạn, liên kết đoạn, liên kết câu
  • Một số em diễn đạt khá lưu loát, rõ ràng: Thúy, Linh, Chinh …
  • Nắm được kiến thức cơ bản của các vb

b. Nhược điểm

  • Thiếu ý: Khôi, Dũng…
  • Diễn đạt lan man: Vân Anh, Nhung….

hợp

2. Kiến thức

  • Câu 1:

+ NT: Kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng; sắp xếp tình tiết hợp lí

+ ND: Niềm cảm thương đối với một em bé bất hạnh

  • Câu 2: Có ba lí do

+ Bức tranh được vẽ sinh động, giống y như thật

+ Được vẽ bằng tấm lòng yêu thương, sự hi sinh cao cả của người vẽ

+ Bức tranh đã cứu sống Giôn-xi.

- Câu 3:

MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và cái chết đau đớn của lão Hạc.

TB: + Nguyên nhân lão Hạc tìm đến cái chết: đau đớn, xót xa, dằn vặt, ân hận khi bán cậu vàng

+ Cái chết của lão Hạc: đau đớn, quằn quại, vật vã.

+ Cảm thông thương xót cho Lão Hạc… KB:

  • Cảm nghĩ chung về cái chết của LH

Trả bài

  1. Nhận xét

Học sinh nhận xét

  1. Giáo viên nhận xét chung
  • Mắc lối dùng từ, đặt câu, chính tả: Khôi, Hoàng…
  • Câu 3: Diễn đạt sơ sài, không viết thành bài văn hoàn chỉnh: Vũ, Hoàng….

Hoạt động 2: Trả bài tập làm văn số 2

  • PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành
  • KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
  • NL, PC: tự học, ngôn ngữ, tư duy, hợp tác, tự tin.
  • Gv chiếu lại đề bài

? Bài làm cần sử dụng những kĩ năng gì

? Nêu các bước tóm tắt một văn bản tự sự?

? Tìm yếu tố miêu tả trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng của các yếu tố miêu tả đó?

B. Trả bài tập làm văn số 2

  1. Đề bài

Câu 1: Nêu các bước tóm tắt một văn bản tự sự?

Câu 2: Tìm yếu tố miêu tả trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng của các yếu tố miêu tả đó?

Câu 3: Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng.

Yêu cầu.

    1. Kĩ năng: - Diễn đạt lưu loát, trôi chảy; đảm bảo tính mạch lạc, thống nhất về chủ đề
  • Dùng từ, đặt câu chuẩn xác
  • Viết đúng chính tả
  • Trình bày sạch sẽ, khoa học, bố cục phù hợp

Kiến thức.

Câu 1: các bước tóm tắt một văn bản tự sự:

+ B­íc 1: §äc vµ hiÓu ®óng chñ ®Ò cña vb

+ B­íc 2: X¸c ®Þnh néi dung chÝnh cÇn TT

+ B­íc 3: S¾p xÕp néi dung theo 1 tr×nh tù hîp lý

+ B­íc 4: ViÕt b¶n tãm t¾t b»ng lêi v¨n cña m×nh

Câu 2: yếu tố miêu tả trong đoạn văn và cho biết tác dụng của các yếu tố miêu tả đó: 2 đ

- Trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài

  • Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi

? Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng.

- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận ở nhà

- HD HS nhận xét

- Gv chiếu dàn bài, nhận xét chung

- GV trả bài cho HS

- GV Hd học sinh đọc bài và nhận xét chéo bài của nhau

- Gọi một số cặp đứng lên nhận xét

- GV nhận xét chung

      1. Ưu điểm

- Có tiến bộ so với bài trước về diễn đạt, bố cục, tính thống nhất về chủ đề

- Làm đúng yêu cầu của đề bài về kiểu bài, về nội dung

- Biết làm một bài văn tự sự có yếu tố miêu tả, biểu cảm

- Chuyện chân thực, sinh động: Linh, Thúy…

- Bước đầu biết vân dụng các kĩ năng dựng đoạn, liên kết đoạn, liên kết câu

- Nhiều em diễn đạt khá lưu loát, bố cục rõ ràng: Chinh, Trang, Thúy …

      1. Nhược điểm

- Kể nhiều, ít tả và biểu cảm: nhiều em

- Kể lan man: Đạt, Vũ, Lâm…..

bộ

-> Tác dụng: giúp người đọc hình dung được hình ảnh của chiếc lá thường xuân cuối cùng sau một đêm mưa gió. Qua đó ta thấy được sức sống mãnh liệt, kiên cường của chiếc lá. Câu 3

  • Mở bài: Giới thiệu về lần em mắc khuyết điểm: với ai, vào thời gian nào
  • Thân bài

+ Thời gian, không gian xảy ra câu chuyện

+ Sự việc bắt đầu ntn

+ Em phạm lỗi ra sao

+ Việc phạm lỗi của em đưa đến hậu quả gì

+ Thái độ, phản ứng của cha mẹ

. Suy nghĩ, cảm xúc của em lúc đó

* Kết bài: Cảm xúc của em bây giờ ntn? Em rút ra được bài học gì từ làn mắc khuyết điểm đó

Trả bài

  1. Nhận xét
  2. Học sinh nhận xét
  3. Giáo viên nhận xét chung

Hoạt động vận dụng

Chữa lỗi điển hình.

+ Lỗi chính tả

    • tâm chạng -> tâm trạng
    • não hạc -> lão Hạc
    • cụ bơ men-> cụ Bơ-men
    • câu truyện -> câu chuyện

+ Lỗi ngữ pháp, diễn đạt

    • Bằng tài năng và tấm lòng.

-> Cụ đã vẽ bằng tài năng và tấm lòng của mình.

    • Thể hiện lòng yêu thương con người của cụ Bơ- men.

-> Bức tranh đã thể hiện lòng yêu thương con người của cụ Bơ- men.

    • Những chiếc dây tung tăng. Những bước chân nhảy vun vút.

-> Chiếc dây quay vun vút cùng những đôi chân nhảy nhanh thoăn thoắt khiến cho ai nấy đều thích thú.

Đọc, bình bài hay

    • Gọi hs đọc bài văn hay: Hương, Phương, Dinh….
    • Hs khác bình, cảm nhận

Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Tiếp tục sửa lỗi sai trong bài viết của mình, của bạn.

    • Nắm vững cách viết đoạn văn, bài văn ngắn, viết bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm
    • Chuẩn bị bài: Đề văn thuyết minh

+ Đọc ví dụ; Trả lời câu hỏi

Ngày soạn: / /2018 Ngày dạy: / / 2018

Tuần 14. TIẾT 53- Bài 13: BÀI TOÁN DÂN SỐ

Mục tiêu cần đạt

  1. Kiến thức
  • Sự hạn chế gia tăng dân số là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của loài người.
  • Sự chặt chẽ, khả năng thuyết phục của cách lập luận bắt đầu bằng một câu chuyện nhẹ nhàng mà hấp dẫn.

Kỹ năng

  • Tích hợp với phần Tập làm văn, vận dụng kiến thức đã học ở bài Phương pháp thuyết minh để đọc – hiểu, nắm bắt được vấn đề có ý nghĩa thời sự trong văn bản.
  • Vận dụng vào việc viết bài văn thuyết minh.

Thái độ:

  • Nâng cao ý thức tham gia tuyên truyền chủ trương kế hoạch hoá gia đình của địa phương , thực hiện khẩu hiệu : Mỗi gia đình chỉ có một đến hai con. Tích cực bảo vệ môi trường sống.

Năng lực, phẩm chất

  • Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp..........
  • Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ ...

Chuẩn bị

    • Gv: Máy chiếu, sgk, sgv, tkbg, tài liệu liên quan
    • Hs: đọc văn bản trong sgk và trả lời câu hỏi

Phương pháp và kĩ thuật dạy học

  • PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, phân tích, bình giảng, luyện tập thực hành
  • KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, hỏi và trả lời

Tổ chức các hoạt động dạy học

  1. Hoạt động khởi động

Ổn định tổ chức

  • Kiểm tra bài cũ
    • Hãy giải thích, chứng minh tác hại của khói thuốc lá đối với cá nhân người hút và người nghiện thuốc lá .
    • Chứng minh tác hại của khói thuốc lá đối với sức khỏe cộng đồng và các tệ nạn xã hội khác .

Khởi động.

    • Gv chiếu một số hình ảnh về vấn đề dân số ở một số nước trên thế giới và VN....

? Em có suy nghĩ gì về dân số trên tg và VN hiện nay?

Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1: Đọc, tìm hiểu chung

  • PP: Vấn đáp
  • KT: Đặt câu hỏi, hỏi và TL
  • NL: tự học, ngôn ngữ, tư duy, hợp tác.
  • GV y/c hs xác định giọng đọc, đọc phần thân bài, KB
  • GV nhận xét .
  • YC hs tự đọc chú thích

? Nếu xét về nội dung mà văn bản đề cập đến, “ Bài toán dân số’’ thuộc cụm văn bản nào ?

* KT hỏi và trả lời: HS hỏi bạn trả lời về tác phẩm

? PTBĐ của văn bản?

? Văn bản có thể được chia làm mấy phần ? ND từng phần ?

GV KL

Hoạt động 2: Phân tích

  • PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, phân tích, bình giảng, luyện tập thực hành
  • KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
  • NL, PC: tự học, ngôn ngữ, tư duy, hợp tác

* TL cặp đôi: 3 phút.

? Phần mở đầu văn bản, tác giả giới thiệu về vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình ntn? Tìm chi tiết?

? Nhận xét về cách dùng từ ? đặt vấn đề của tác giả? Tác dụng gì?

? Tác giả cho ta thấy vấn đề dân số được đặt ra ntn?

- Gọi ĐD HS TB - HS NX, b/s.

    1. Đọc, tìm hiểu chung
      1. Đọc – tìm hiểu chú thích
      2. Văn bản nhật dụng
      3. PTBĐ: nghị luận+ tự sự, thuyết minh
      4. Bố cục: 3 phần
        1. Mở bài : Từ đầu .... sáng mắt ra

-> Nêu vấn đề : Bài toán dân số và vấn đề kế hoạch hoá gia đình đã được đặt ra từ thời cổ đại .

        1. Thân bài : Tiếp....ô thứ 31 của bàn cờ:

-> Tình hình gia tăng dân số

        1. Kết bài :

-> Lời kêu gọi

Phân tích .

Giới thiệu về vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình

- Giới thiệu 2 hai ý kiến:

+ Vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình được đặt ra từ thời cổ đại

+ Vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình mới đặt ra từ vài chục năm gần đây

-> Có sự vênh lệch quá lớn về thời gian

- Tác giả: không tin-> sáng mắt ra

(+) NT: Ẩn dụ, tượng trưng -> nghi ngờ, không tin nhưng cuối cùng cũng hiểu ra, nhận ra bản chất của vấn đề như là sự giác

- Gv NX, chốt kiến thức.

? Để làm rõ vấn đề gia tăng dân số, tác giả đã dẫn ra câu chuyện gì?

? Câu chuyện ấy ntn?

? Em có nhận xét gì về con số này?

? Nhận xét về cách lập luận của tác giả?

? Câu chuyện trên có vai trò và ý nghĩa ntn?

* TL nhóm: 4 nhóm (5phút).

? Để làm rõ sự gia tăng dân số, tác giả đã đưa ra những chứng cứ gì?

? Nhận xét về phương pháp thuyết minh

? Qua đó, em hình dung ntn về tốc độ gia tăng dân số? hậu quả của nó?

Gọi ĐD HS TB - HS NX, b/s.

  • Gv NX, chốt kiến thức.
  • Phân tích, bình giảng

* Tích hợp bảo vệ môi trường

- Cho HS quan sát tranh ảnh về hậu quả của dân số đông và tăng nhanh ở châu

ngộ

  • Đặt vấn đề độc đáo-> Bất ngờ, hấp dẫn, lôi cuốn sự chú ý của người đọc

* Vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình đã được đặt ra từ rất lâu đời

  1. Tình hình gia tăng dân số
    1. Vấn đề dân số được nhìn từ bài toán cổ
  • Kể về việc kén rể của nhà thông thái:

+ Ban đầu: số thóc tưởng là ít

+ Kết cục: không ai đủ số thóc vì số thóc ấy lớn đến mức “ phủ khắp bề mặt trái đất”-> con số khủng khiếp

(+)NT: Sử dụng yếu tố tự sự làm luận cứ

-> Gây hứng thú, hấp dẫn; giúp người đọc dễ dàng hình dung được tốc độ gia tăng dân số

Sự gia tăng dân số hiện nay

  • Sự gia tăng dân số theo bài toán cổ:

+ Thuở khai thiên lập địa: 2 người

+ 1995: 5,63 tỉ người- xấp xỉ ô thứ 30

  • Thực tế:

+ Phụ nữ có khả năng sinh rất nhiều con

+ Tỉ lệ sinh con của phụ nữ ở châu Phi là 5,8; phụ nữ VN là 3,7

+ Phấn đấu mỗi gia đình có hai con là rất khó khăn

+ Dự báo năm 2015 dân số cả hành tinh là hơn 7 tỉ người

(+) NT: Lập luận thuyết phục, thuyết minh bằng liệt kê, so sánh, phân tích, nêu ví dụ, dùng số liệu

=> Gia tăng dân số quá nhanh dẫn đến nguy cơ bùng nổ dân số

- Gia tăng dân số gắn liền với đói nghèo, lạc hậu

Phi, châu Á

? Sau khi phân tích tình hình gia tăng dân số, tác giả đưa ra lời kêu gọi gì? Tìm chi tiết

? Em hiểu lời kêu gọi trên ntn?

? Qua đó, tác giả muốn đưa ra lời đề nghị nào?

? Đánh giá ntn về ý kiến trên?

? Qua văn bản này, em cảm nhận được điều gì về tác giả?

- gv bình giảng

Hoạt động 3: Tổng kết

  • PP: Vấn đáp
  • KT: Đặt câu hỏi
  • NL: tư duy, phát triển ngôn ngữ.

? Nhắc lại những nét đặc sắc về nghệ thuật?

? “Bài toán dân số “ muốn nói với chúng ta điều gì ?

  • Chuẩn xác, chốt ghi nhớ
  • Yêu cầu học sinh đọc

Hoạt động luyện tập

3. Lời kêu gọi

  • Đừng để cho mỗi người… hạt thóc:
  • Phải góp phần đi đến ô thứ 64 càng dài lâu hơn

-> Hạn chế sự gia tăng dân số - đó là con đường tồn tại hay không tồn tại của loài người

=>Lời kêu gọi khẩn thiết, xuất phát từ nhận thức đúng đắn về hiểm họa của sự bùng nổ dân số

- Tác giả có trách nhiệm với cộng đồng, biết trân trọng cuộc sống tốt đẹp của con người

Tổng kết

Nghệ thuật

  • Kết hợp nghị luận với thuyết minh, tự sự
  • Lập luận chặt chẽ, thuyết phục
  • Sử dụng nhiều phương pháp thuyết minh

Nội dung

* Ghi nhớ

? Tình hình gia tăng dân số hiện nay ntn?

? Văn bản này đã đem lại cho em những hiểu biết gì?

Hoạt động vận dụng

? Em thấy mình cần làm gì để hạn chế sự gia tăng dân số?

    • Giải quyết tình huống: có người cho rằng “ Trời sinh voi trời sinh cỏ”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
    • Tuyên truyền kế hoạch hoá gia đình
    • Vẽ tranh về gia tăng dân số, những hệ lụy của nó.
    • Viết một bài văn ngắn nêu suy nghĩ của em về vấn đề gia tăng đề dân số hiện nay?

Hoạt đông tìm tòi, mở rộng.

  • Tìm hiểu vấn đề dân số ở địa phương em
  • Học và nhớ được nội dung bài học
  • Chuẩn bị : Chương trình địa phương: Khái quát văn học Hưng Yên trước 1975

+ Đọc sgk ngữ văn địa phương và trả lời câc câu hỏi.

+ Tìm đọc các tác phẩm văn học Hưng Yên trước 1975

Ngày soạn: / /2018 Ngày dạy: / / 2018

Tuần 14. Tiết 54. Bài 13. DẤU NGOẶC ĐƠN, DẤU HAI CHẤM

Mục tiêu cần đạt

    1. Kiến thức - Công dụng của dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.

Kỹ năng

      • Sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
      • Sửa lỗi về dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.

Thái độ

      • Có ý thức sử dụng dấu câu khi viết văn.

Năng lực, phẩm chất

      • Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp..........
      • Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ ...

Chuẩn bị.

  • Gv: Tham khảo tài liệu, sgk, sgv, tkbg, máy chiếu.
  • Hs: đọc văn bản trong sgk và trả lời câu hỏi.

Phương pháp và kĩ thuật dạy học

  • PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành
  • KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm

Tổ chức các hoạt động dạy học

  1. Hoạt động khởi động

Ổn định tổ chức.

  • Kiểm tra bài cũ

? Nêu một số quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép ?

Tổ chức khởi động: Chơi trò chơi hái hoa dân chủ (GV đưa ra 5 bông hoa có 5 câu hỏi, HS lên hái hoa-TL câu hỏi).

? Kể tên các dấu câu đã học? Cuối câu nghi vấn thường kết thúc bằng dấu nào?

? Dấu chấm thường đặt cuối kiểu câu nào?....

? Qua trò chơi, em có nx gì về dấu câu trong Ngữ pháp Tiếng Việt?

- Gv dẫn vào bài mới.

Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của gv và hs

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Dấu ngoặc đơn

  • PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm
  • KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
  • NL: tư duy, phát triển ngôn ngữ.

* TL nhóm: 4 nhóm (5 phút)

? Dấu ngoặc đơn trong đoạn trích được dùng để làm gì?

? Nếu bỏ phần trong ngoặc đơn đi thì ý nghĩa cơ bản trong các đoạn trích có thay đổi không ? Tại sao ?

Gọi đại diện TB, HS khác nx, b/st

  • Gv nhận xét chung, chốt kiến thức
  • Gv bổ sung: phần trong dấu ngoặc đơn gọi là phần chú thích

? Vậy dấu ngoặc đơn dùng để làm gì?

  • Chuẩn xác, chốt ghi nhớ
  • Gọi hs đọc ghi nhớ

Hoạt động 2: Dấu hai chấm

  • PP: Vấn đáp
  • KT: Đặt câu hỏi
  • NL: tư duy, phát triển ngôn ngữ.
  • Gọi hs đọc ví dụ.

* TL cặp đôi: 3 phút.

? Trong các ví dụ trên, dấu hai chấm dùng để làm gì

Gọi đại diện TB, HS khác nx, b/st

  • Gv nhận xét chung, chốt kiến thức

? Qua phân tích ví dụ, hãy nêu công dụng của dấu hai chấm

  • Chuẩn xác, chốt ghi nhớ
  • Gọi hs đọc ghi nhớ

Dấu ngoặc đơn

Tìm hiểu ví dụ

- Dấu ngoặc đơn được dùng để:

+ Vda: Đánh dấu phần giải thích thêm: “họ” chỉ ai

+ VDb: Đánh dấu phần thuyết minh thêm về loài Ba Khía

+ VDc: Đánh dấu phần bổ sung thêm thông tin về năm sinh, năm mất của Lí Bạch

- Nếu bỏ phần trong ngoặc đơn đi thì ý nghĩa cơ bản của các đoạn trích đó không thay đổi . Vì đó chỉ là thông tin phụ kèm theo, không thuộc nghĩa cơ bản

2. Ghi nhớ

II. Dấu hai chấm

1. Tìm hiểu ví dụ

- Dấu hai chấm dùng để:

+ Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại giữa Dế Mèn và Dế Choắt

+ Đánh dấu (báo trước) lời trích dẫn trực tiếp câu văn của Thép Mới

+ Đánh dấu (báo trước) phần giải thích cho phần trước đó vì sao tâm trạng, cảm giác của tôi lại thay đổi

2. Ghi nhớ

  1. Hoạt động luyện tập

Hoạt động của gv và hs

Nội dung cần đạt

Hoạt động 3: Luyện tập

  • PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm
  • KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
  • NL: tư duy, phát triển ngôn ngữ.
  • Xác định yêu cầu của bài tập
  • Yêu cầu HS làm việc cá nhân (2 phút)

? Giải thích công dụng của dấu ngoặc đơn trong đoạn trích?

  • Gọi 3 HS trình bày kết quả
  • Nhận xét, chuẩn xác KT
  • Yêu cầu HS làm việc cá nhân

? Giải thích công dụng của dấu hai chấm trong đoạn trích?

  • Gọi 3 học sinh trả lời
  • Nhận xét, chuẩn xác KT.
  • Yêu cầu hs làm bài tập theo cặp (2 phút)

? Có thể bỏ dấu hai chấm được ko? Vì sao?

  • Gọi một số cặp trình bày
  • Nhận xét, chuẩn xác KT

? Bạn đó chép lại dấu ngoặc đơn đúng hay không ? vì sao ?

Gọi hs trả lời- GV chốt

III. Luyện tập

Bài tập 1

  1. Đánh dấu phần giải thích thêm về ý nghĩa của các từ đặt trong dấu ngoặc kép
  2. Đánh dấu phần thuyết minh thêm: 2290 m có cả phần cầu dẫn
  3. Đánh dấu phần bổ sung, giải thích thêm

Bài tập 2

    1. Báo trước phần giải thích cho phần trước đó
    2. Báo trước lời đối thoại
    3. Báo trước phần thuyết minh cho phần trước đó

Bài tập 3.

- Có thể bỏ nhưng phần nghĩa đặt sau dấu hai chấm không được nhấn mạnh bằng

Bài tập 4

  1. Có thể thay vì nghĩa cơ bản của câu không thay đổi
  2. Không thể thay vì nếu thay ta sẽ biến phụ ngữ cho động từ thành phần chú thích và câu sẽ không trọn nghĩa

Hoạt động vận dụng

    • Gọi hs lên bảng đặt một câu có sử dụng dấu ngoặc đơn.
    • Gọi hs lên bảng đặt một câu có sử dụng dấu hai chấm.
    • Viết một đoạn hội thoại, trong đó có sử dụng dấu hai chấm.

Hoạt động tìm tòi, mở rộng

  • Tìm trong các văn bản đã học các câu, đoạn, bài văn có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.
  • Học thuộc phần ghi nhớ . Làm bài tập còn lại
  • Chuẩn bị bài: Dấu ngoặc kép

+ Đọc ví dụ, trả lời câu hỏi

+ Tìm hiểu công dụng của dấu ngoặc kép

Ngày soạn: / /2018 Ngày dạy: / / 2018

Ngày soạn: / /2018 Ngày dạy: / / 2018

Tuần 17. Tiết 61- Bài 15. THUYẾT MINH MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC

  1. Mục tiêu bài học
    1. Kiến thức

-Hs biết được sự đa dạng của đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh.

      • Vận dụng kết quả quan sát, tìm hiểu về một số tác phẩm cùng thể loại để làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.

Kỹ năng

      • Hs rèn luyện kĩ năng quan sát đặc điểm hình thức của một thể loại văn học.
      • Tìm ý, lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.
      • Hiểu và cảm thụ được giá trị nghệ thuật của thể loại văn học đó.
      • Tạo lập được một văn bản thuyết minh về một thể loại văn học có độ dài 300 chữ.

Thái độ

      • Có ý thức tự học, trau dồi tri thức trong cuộc sống

Năng lực, phẩm chất

      • Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp..........
      • Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ, yêu tiếng Việt...

Chuẩn bị

  • Gv: SGK, SGV, TKBG, máy chiếu, bài văn thuyết minh hay.
  • Hs: Đọc các VD trong sgk và trả lời các câu hỏi

Phương pháp và kĩ thuật dạy học

  • PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành
  • KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm

Tổ chức các hoạt động dạy học

  1. Hoạt động khởi động

Ổn định tổ chức

* Kiểm tra bài cũ

- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs

Tổ chức khởi động: T/C cho HS chơi trò chơi ”Tiếp sức” (2 đội chơi, TG: 2 phút): Viết đề văn thuyết minh?

? Các đề văn trên thuyết minh về sự sật, sự việc gì? - Gv giới thiệu bài....

Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của gv và hs

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Từ quan sát, mô tả đến thuyết minh một thể loại văn học

  • PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm
  • KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
  • NL: nhận thức, hợp tác, giao tiếp...
  • Chia lớp làm 4 nhóm TL: 4 phút.
  • HD học sinh thảo luận: quan sát hai bài thơ ”Vào... cảm tác” và ”Đập đá ở Côn Lôn” tìm hiểu đặc điểm của thể thơ

? số dòng trong một bài và số chữ trong một dòng thơ

? mô hình bằng trắc? Niêm, đối? Vần

? Ngắt nhịp

  • Mời đại diện các nhóm trình bày
  • Nhận xét, chuẩn xác trên máy chiếu

I.Từ quan sát, mô tả đến thuyết minh một thể loại văn học

Đề bài: thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú

1. Quan sát

- §Æc ®iÓm cña thÓ th¬

a. Số dòng, số chữ

- Số dòng trong một bài thơ: có 8 dòng

-Mỗi dòng: có 7 chữ

-> Cố định, không tùy ý, thêm bớt

b. Mô hình bằng trắc T BBTTBB TTBBTTB TTBBBTT TBTTTBB TBBTBBT TTBBTTB BTTBBTT BBBTTBB

? Vậy để thuyết minh về một thể loại văn học, tr­íc hÕt ta cÇn lµm g× ?

    • Chuẩn xác, chốt ghi nhớ
    • HD häc sinh lËp dµn ý cho bµi viÕt

? Nhận xét về nhiệm vụ của từng phần

? Khi nêu các đặc điểm của thể loại văn học, ta cần chú ý điều gì

? Bố cục của bài văn thuyết minh về một thể loại văn học ntn?

  • Chuẩn xác, chốt ghi nhớ

? Cách làm một bài văn thuyết minh về một thể loại văn học

  • YC học sinh đọc ghi nhớ
  1. Niêm, đối
  • Câu 1-2: đối
  • Câu 2-3: niêm
  • Câu 3-4: đối
  • Câu 4-5: niêm
  • Câu 5-6: đối
  • Câu 6-7: niêm
  • Câu 7-8: đối
  1. Vần: tù( câu 2), châu( câu 4), thù ( câu 6), đâu( câu 8)

-> Vần bằng, cuối câu 2,4,6,8

  1. Ngắt nhịp

- 4/3; 3/4

Ghi nhớ ý 1(SGK)

2. Lập dàn ý

  • MB: Nêu định nghĩa chung về thể thơ TNBC

-> Nêu định nghĩa chung về thể loại văn học cần thuyết minh

  • TB: Trình bày các đặc điểm tiêu biểu của thể thơ:

+ Số câu, số chữ

+ Quy luật bằng trắc

+ Cách gieo vần

+ Cách ngắt nhịp

-> Thuyết minh về các đặc điểm của thể loại văn học

- KB: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của thể thơ

-> Trình bày cảm nghĩ về thể loại văn học đã được thuyết minh

Ghi nhớ ý 2

  1. Ghi nhớ
    1. Hoạt động luyện tập

Hoạt động của gv và hs

Nội dung cần đạt

Hoạt động 2: Luyện tập

  • PP: hoạt động nhóm
  • KT: chia nhóm, đặt câu hỏi
  • NL: Giao tiếp, hợp tác, tư duy...

* Thảo luận cặp đôi: 3 phút.

? Hãy thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn trên cơ sở các truyện ngắn đã học?

  • Mời 1 số cặp trình bày – HS khác NX, b/s
  • GV NX, chuẩn xác kiến thức.

II. Luyện tập

Bài tập1

  • MB: Nêu định nghĩa truyện ngắn
  • TB:

+ Truyện ngắn là hình thức tự sự có dung lượng nhỏ

+ Số lượng nhân vật, sự kiện thường ít

+ Cốt truyện thường diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế

- KB: Cảm nhận, đánh giá chung về truyện ngắn

Hoạt động vận dụng

? Làm bài thuyết minh về ca dao, em cần nêu những ý gì?

? Hãy kể một câu chuyện em đã làm cho bó mẹ nghe?

Hoạt động tìm tòi, mở rộng

  • Tìm hiểu đặc điểm của các thể loại văn học đã học
  • Học kĩ nội dung bài
  • Chuẩn bị : Muốn làm thằng cuội.

+ Đọc văn bản ”Muốn làm thằng cuội”.

+ Tìm hiểu tác giả, tác phẩm

+ Tìm hiểu NT, ND của các phần, bài

Ngày soạn: / /2018 Ngày dạy: / / 2018

Tuần 18. TIẾT 66. Văn bản: MUỐN LÀM THẰNG CUỘI

Mục tiêu bài học

        1. Kiến thức
          • Hs biết và hiểu được tâm sự buồn chán thực tại; ước muốn thoát li rất “ngông” và tấm lòng yêu nước của Tản Đà.
          • Sự đổi mới về ngôn ngữ, giọng điệu, ý tứ, cảm xúc trong bài thơ

Kỹ năng

          • Rèn kĩ năng phân tích tác để thấy được tâm sự của nhà thơ Tản Đà.
          • Phát hiện, so sánh, thấy được sự đổi mới trong hình thức thể loại văn học truyền thống.

Thái độ

  • Có ước mơ trong sáng và mong muốn thực hiện ước mơ ấy

Năng lực, phẩm chất

  • Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp, trình bày, CNTT...
  • Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ...

Chuẩn bị

  • Gv: Tham khảo tài liệu, sgk, sgv, tkbg, máy chiếu
  • Hs: Đọc các VD trong sgk và trả lời câc câu hỏi

Phương pháp và kĩ thuật dạy học

  • PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, phân tích, bình giảng, đọc sáng tạo
  • KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, TB 1 phút, lược đồ tư duy

Tổ chức các hoạt động dạy học

  1. Hoạt động khởi động

Ổn định tổ chức

* Kiểm tra bài cũ

? Đọc thuộc bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” và phân tích 4 câu đầu

? Đọc thuộc bài thơ và phân tích 4 câu cuối

Tổ chức khởi động:

Cho HS quan sát 1 số hình ảnh (ánh trăng, bầu trời, cây đa)

? Hãy đọc thơ, ca dao... có nói về hình ảnh đã cho?

VD: Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

- Gv giới thiệu bài: Thiên nhiên là nơi để thi nhân gửi gắm tâm sự của mình....

Hoạt động hình thành kiến thức mới.

Hoạt động của gv và hs

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung

  • PP: Vấn đáp gợi mở, đọc sáng tạo, TT t/c
  • KT: Đặt câu hỏi
  • NL: nhận thức, tư duy, diễn đạt, CNTT

? Giới thiệu về tác giả Tản Đà?

  • HS giới thiệu về tác giả trên máy chiếu.
  • HS khác NX, GV chuẩn xác, mở rộng về t/g

Đọc và tìm hiểu chung

Tác giả

    1. Tác phẩm

- Hs xác định cách đọc, đọc vb và nhận xét

? Thể thơ, PTBĐ?

? Nêu cấu trúc của bài thơ ntn?

Hoạt động 2: Phân tích

  • PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, phân tích, bình giảng
  • KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm

? Tìm từ ngữ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ?

? NT được sử dụng (chú ý nhịp thơ, giọng thơ, sử dụng từ ngữ)?

? Qua đó, em cảm nhận được điều gì về tâm trạng, cảm xúc của tác giả?

? Vì sao nhà thơ lại có tâm trạng ấy?

? Cảm nhận chung của em về nội dung hai câu thơ đầu?

* TL nhóm: 4 nhóm (5 phút).

? Nhà thơ có ước muốn gì?

? Nhận xét về nghệ thuật (biện pháp tu từ, kiểu câu, giọng thơ)?

? Ước mơ đó thể hiện thái độ gì?

Gọi đại diện HS trình bày, nhận xét

  • Gv nhận xét, chốt kiến thức trên máy chiếu

- Gv bình giảng.

? Tác giả tưởng tượng cuộc sống của mình nơi cung trăng ntn? Tìm từ ngữ, hình ảnh?

? Nhận xét về cuộc sống đó?

? Việc nhà thơ tưởng tượng ra một cuộc sống tốt đẹp nơi cung trăng thể hiện ước mơ gì

  • Đọc và tìm hiểu chú thích
  • Thể thơ: TNBC (thể thơ truyền thống)
  • PTBĐ: Biểu cảm + MT
  • Cấu trúc: 4 phần ( đề, thực, luận, kết)

Phân tích

1. Hai câu đề

  • Tâm trạng: buồn lắm

chán nửa rồi

(+) NT: Nhịp thơ chậm rãi + thán từ ơi

-> câu thơ như một tiếng thở dài

Giọng thơ nhẹ nhàng như một lời tâm sự Động từ gợi tả tâm trạng, cảm xúc

-> Buồn bã, chán nản

  • Tâm trạng đó được khơi gợi từ một đêm trăng thu nhưng quan trọng hơn là nó xuất phát từ mối bất hòa sâu sắc đối với thực tại tầm thường xấu xa

* Tâm trạng buồn chán và nỗi bất hòa sâu sắc đối với cuộc sống thực tại

Hai câu thực.

  • Ước muốn: làm thằng Cuội lên cung trăng chơi cùng chị Hằng

(+) NT: Câu hỏi tu từ, câu cầu khiến Giọng thơ nhẹ nhàng hóm hỉnh

  • Ước mơ, khát khao muốn thoát li cuộc sống thực tại bằng ước muốn rất ngông của nhà thơ

Hai câu luận.

  • Cuộc sống nơi cung trăng: Có bầu, bạn quên buồn tủi Vui với gió mây

-> Vui vẻ, hạnh phúc, được làm bạn với thiên nhiên

  • Ước mơ, khát khao cuộc sống đích thực với niềm vui trần thế

* TL cặp đôi: 4 phút.

? Tưởng tượng ở trên cung trăng, tác giả có hành động gì

? Em cảm nhận được điều gì từ tiếng cười ấy

? Tiếng cười ấy thể hiện tâm trạng, thái độ gì của tác giả

Gọi đại diệnHS trình bày, nhận xét

  • Gv nhận xét, chốt kiến thức trên máy chiếu
  • Gv phân tích, bình giảng, liên hệ với lịch sử

* TB 1 phút: Qua bài thơ, em có cảm nhận gì về tâm trạng, khát khao của nhà thơ?

  • HS TB – HS khác Nx, b/s.
  • GV NX, tuyên dương HS.

Hoạt động 3: Tổng kết

  • PP: Vấn đáp
  • KT: Đặt câu hỏi, lược đồ tư duy
  • HD học sinh vẽ lược đồ tư duy tổng kết về ND và NT
  • Gv chuẩn xác, chốt ghi nhớ
  • YC HS đọc

Hai câu kết

  • Hành động: mỗi năm rằm tháng tám. Tựa nhau trông xuống thế gian cười

+ Cười -> thỏa mãn vì thoát li được cuộc sống thực tại

-> Mỉa mai khinh bỉ cõi trần gian

  • Chán ghét cao độ cuộc sống thực tại tù túng, tầm thường , khao khát sự đổi thay xã hội theo hướng tốt đẹp

Tổng kết

  1. Nghệ thuật
  • Thể thơ cổ điển: TNBC
  • Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên
  • Kết hợp tự sự và trữ tình
  • Giọng diệu, ngôn ngữ: hóm hỉnh, đổi mới duyên dáng.
  1. Nội dung
  • Ghi nhớ

Hoạt động luyện tập

Hoạt động của gv và hs

Nội dung cần đạt

  • PP: hoạt động nhóm, vấn đáp
  • KT: chia nhóm, đặt câu hỏi
  • NL: Giao tiếp, hợp tác, tư duy...

* Thảo luận cặp đôi: 3 phút.

? Hãy so sánh giọng điệu của bài thơ với giọng điệu bài ”Qua Đèo Ngang” ?

  • Mời 1 số cặp trình bày – HS khác NX, b/s
  • GV NX, chuẩn xác kiến thức.

? Tâm sự và khát vọng của nhà thơ Tản Đà được gửi gắm ntn trong bài thơ?

Bài tập1

  • Giống nhau: giọng thơ trầm buồn.
  • Khác nhau:

+ Qua Đèo Ngang: nỗi buồn của kẻ tha hơng nhớ quê nhà

+ Muốn làm thằng cuội: Giọng buồn pha cái ngông của con người bất mãn với thời cuộc.

* Bài 2: Tâm sự của con người bất hòa sâu sắc với thời cuộc, thực tại và muốn thoát li.

Hoạt động vận dụng

    • Đọc diễn cảm bài thơ
    • Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Hoạt động tìm tòi, mở rộng

  • Tìm hiểu về con người, sự nghiệp văn chương và phong cách sáng tác của nhà văn Tản Đà.
  • Học thuộc bài thơ ; Nắm vững nội dung, nghệ thuật của bài
  • Chuẩn bị: Ôn tập kiến thức Tiếng việt đã học về từ tượng hình từ tượng thanh, câu ghép, các loại dấu câu… để chuẩn bị giờ sau kiểm tra 1 tiết Tiếng việt.

Ngày soạn: / /2018 Ngày dạy: / / 2018

Tuần 18. Tiết 67- Bài 16: KIỂM TRA TIẾNG VIỆT

Mục tiêu bài kiểm tra

      1. Kiến thức
        • Củng cố, vận dụng các kiến thức Tiếng Việt đã học ở HKI

Kĩ năng

        • Vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào làm bài kiểm tra

Thái độ

        • Tự giác,tích cực làm bài

Năng lực, phẩm chất

        • Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo.........
        • Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ...

Hình thức kiểm tra

  • Tự luận

Thiết lập ma trận

Mức độ Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tổng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

Từ vựng

Tìm được 2 từ tượng hình và 2 từ tượng

thanh; Đặt

câu với những từ đó

Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 8- 10 câu) về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông, trong đó có sử dụng ít nhất hai thán từ. Gạch chân các thán từ đã sử dụng.

Số câu Số điểm Tỉ lệ %

1

2

20%

1

5

50%

2

7

70%

Ngữ pháp

Nêu được đặc điểm

của câu ghép

Số câu Số điểm Tỉ lệ %

1

1

10%

1

1

10%

Phong cách ngôn ngữ

và biện pháp tu từ

Phân tích

được tác dụng của biện pháp tu từ nói quá trong một bài ca dao

Số câu Số điểm Tỉ lệ %

1

2

20%

1

2

20%

T số câu Số điểm Tỉ lệ %

1

1

10%

1

2

20

1

2

20%

1

5

50%

5

10

100%

    1. Đề bài

Câu 1 (1đ): Nêu đặc điểm của câu ghép?

Câu 2 (2đ): Tìm 2 từ tượng hình và 2 từ tượng thanh? Đặt câu với những từ đó?

Câu 3 (2đ): Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nói quá được sử dụng trong câu ca dao sau:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Câu 4 (5đ): Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8- 10 câu) về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông, trong đó có sử dụng ít nhất hai thán từ. Gạch chân các thán từ đã sử dụng.

Yêu cầu- Biểu điểm

Kĩ năng

  • Trình bày một bài kiểm tra Tiếng Việt
  • Rèn kĩ năng viết đoạn văn
  • Dùng từ, đặt câu chuẩn xác, viết đúng chính tả
  • Diễn đạt lưu loát, trôi chảy
  • Trình bày sạch sẽ, khoa học

Kiến thức

Câu 1- 1đ

  • Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu.

Câu 2:- 2 đ

  • Hs tìm đúng 2 từ tượng hình và 2 từ tượng thanh
  • Đặt câu đúng Câu 3: 2đ
  • Biện pháp nói quá: Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

  • Tác dụng: Nhấn mạnh công lao to lớn, mênh mông của công cha, nghĩa mẹ. Câu 4: 5 đ
  • Viết đúng hình thức một đoạn văn về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông,
  • Trong đó có sử dụng ít nhất hai thán từ.
  • Gạch chân các thán từ đã sử dụng.

Ngày soạn: / /2018 Ngày dạy: / / 2018

Tuần 18. Tiết 68. Bài 16. TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3

Mục tiêu cần đạt

      1. Kiến thức
        • Củng cố các kiến thức về cách làm bài văn thuyết minh; biết được những ưu điểm và tồn tại trong bài làm của mình

Kĩ năng

        • Tự đánh giá, sửa chữa bài làm của bản thân và người khác

Thái độ

        • Có ý thức phê và tự phê

Năng lực, phẩm chất

        • Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp...
        • Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ...

Chuẩn bị

  • Gv: Tham khảo tài liệu, Bảng phụ, máy chiếu
  • Hs: Đọc các VD trong sgk và trả lời câc câu hỏi

Phương pháp và kĩ thuật dạy học

  • PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành
  • KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm

Tổ chức các hoạt động dạy học

  1. Hoạt động khởi động

Ổn định tổ chức

* Kiểm tra bài cũ.

- Kiểm tra việc lập dàn ý ở nhà của các nhóm

  • Tổ chức khởi động: Tổ chức trò chơi “Truyền tin” (2 đội, mỗi đội 3 em, truyền tin và viết lên bảng, đội nào viết nhiều từ sẽ thắng). GV cho các từ ngữ: định nghia, nêu ví dụ, phân tích, đưa số liệu, tổng hợp, so sánh.

? Khi viết bài văn thuyết minh ta thường sử dụng những phương pháp nào?

- Gv giới thiệu bài....

Hoạt động luyện tập

Hoạt động của gv và hs

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu đề bài

  • PP: Vấn đáp
  • KT: Đặt câu hỏi
  • NL: nhận thức, ghi nhớ
  • Yêu cầu HS nhắc lại đề bài
  • GV chiếu đề bài

Hoạt động 2: Yêu cầu

  • PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm
  • KT: Đặt câu hỏi, hợp đồng
  • NL: trình bày, tư duy

? Bài làm cần sử dụng những kĩ năng gì

  • HS trình bày - GV chuẩn xác

? Thế nào là văn bản thuyết minh?

? Phát hiện và chỉ rõ những biện pháp thuyết minh được sử dụng trong đoạn văn.

Đề bài

Câu 1: Thế nào là văn bản thuyết minh? Câu 2: Phát hiện và chỉ rõ những biện pháp thuyết minh được sử dụng trong đoạn văn.

Câu 3: Thuyết minh về cái bút bi

  1. Yêu cầu

Kĩ năng

  1. Kiến thức Câu 1

- Văn thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức, kiến thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, … của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phươngpháp trình bày, giới thiệu, giải thích.

Câu 2

+ PP định nghĩa: Yến sào là sản phẩm quý hiếm của nước ta và trên thế giới. Yến sào là món ăn ngon, bổ dưỡng làm tăng thêm sức khỏe cho cơ thể, nhất là …chữa bệnh.

+ PP so sánh: so với cả nước thì yến sào ở

? Xác định kiểu bài văn?

? Đối tượng thuyết minh của đề bài?

  • GV thanh lí hợp đồng đã kí với HS từ giờ trước.
  • Yêu cầu 4 nhóm viết dàn ý đã lập ở nhà vào bảng phụ
  • Gọi đại diện HS trình bày, nhận xét
  • Gv nx, chuẩn xác trên máy chiếu

Hoạt động 3: Trả bài

  • GV trả bài cho HS

Hoạt động 4: Nhận xét

  • PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm
  • KT: Đặt câu hỏi
  • NL: trình bày, giao tiếp, hợp tác
  • Học sinh đọc bài và nhận xét chéo bài của nhau
  • Gọi một số cặp nhận xét
  • GV nhận xét chung

vùng vịnh Nha Trang có chất lượng tốt

+ PP dùng số liệu: Hiện nay, ở Khánh Hòa, sản lượng yến sào khai thác được trung bình hằng năm vào khoảng ba bốn tấn… Câu 3

  • Kiểu bài: thuyết minh
  • Đối tượng thuyết minh: chiếc nón lá VN
  • Dàn ý:

* Mở bài:

- Giới thiệu chung về chiếc nón lá VN

* Thân bài

  • Cấu tạo của chiếc nón lá, hình dáng, màu sắc, kích thước, vật liệu làm nón...
  • Những địa phương làm nón nổi tiếng
  • Cách làm nón
  • Công dụng của nón lá
  • Cách bảo quản

* Kết bài:

- Tình cảm, suy nghĩ của em về chiếc nón lá VN

Trả bài

  1. Nhận xét
  2. Học sinh nhận xét
  3. Giáo viên nhận xét chung

a. Ưu điểm

  • Làm đúng yêu cầu của đề bài về kiểu bài, về nội dung
  • Bước đầu đã biết làm một bài văn thuyết minh; bài văn có bố cục khá rõ ràng
  • Biết vân dụng các kĩ năng dựng đoạn, liên kết đoạn, liên kết câu
  • Tri thức trình bày khá chuẩn xác
  • Một số em diễn đạt khá lưu loát, bố cục rõ ràng, sử dụng linh hoạt các phương pháp thuyết minh: Thúy, Chinh, Linh…

b. Nhược điểm

  • Thiếu ý, không cân đối: Lâm, Đạt….
  • Các ý chưa rõ ràng: Tài, Hiệu…

3. Hoạt động vận dụng

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Hoạt động 5: Nhận xét

  • PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm
  • KT: Đặt câu hỏi
  • NL: trình bày, giao tiếp, hợp tác

* TL cặp đôi: 3 phút.

? Sửa lại các lỗi sai trong bài viết ?

ĐD HS TB – HS khác NX, b/s.

  • GV NX chung.

- Gọi HS đọc bài, đoạn văn hay.

- Mời các HS bình về đoạn, bài văn đó

1. Chữa lỗi điển hình

- Lỗi chính tả

+ không khó nắm -> không khó lắm

+ trang chí -> trang trí

+ trống chịu mưa nắng -> chống chịu mưa nắng

+ mo lang -> mo nang

  • Lỗi diễn đạt, dùng từ.
  • Chiếc nón lá rất gần gũi.
  • Chiếc nón lá là một thứ quan trọng trong đời sống.

-> Nón lá là một vật dụng rất gần gũi trong đời sống sinh hoạt của người dân VN.

  • Chiếc nón lá là một sinh động của người phụ nữ -> Chiếc nón lá là một biểu tượng sinh động của người phụ nữ Việt Nam.

2. Đọc, bình bài văn hay

Hoạt động tìm tòi, mở rộng

      • Tiếp tục đọc và sửa lỗi sai; Mượn những bài làm tốt đọc để tham khảo
      • Ôn lại các kiến thức về văn thuyết minh để nắm chắc kiến thức đã học.
      • Chuẩn bị: Ông đồ.

+ Đọc văn bản, trả lời các câu hỏi sgk.

+ tìm hiểu về tác giả Vũ Đình Liên.

Ngày soạn: / /2018 Ngày dạy: / / 2018

Tuần 18. Tiết 69- Bài 18: ÔNG ĐỒ

Mục tiêu bài học

    1. Kiến thức

( Vũ Đình Liên )

      • Hs biết được sự đổi thay trong đời sống xã hội và sự tiếc nuối của nhà thơ đối với những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc đang dần bị mai một.
      • Lối viết bình dị mà gợi cảm của nhà thơ trong bài thơ.

Kỹ năng

      • Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
      • Đọc diễn cảm tác phẩm.
      • Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

Thái độ

      • Cảm thương trước tình cảnh của ông đồ và đồng cảm với nỗi niềm tâm sự của tác giả

Năng lực, phẩm chất

      • Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp ...
      • Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ, yêu quê hương đất nước...

Chuẩn bị

  • Gv: Tham khảo tài liệu, phiếu học tập, máy chiếu
  • Hs: Đọc các VD trong sgk và trả lời câc câu hỏi

Phương pháp và kĩ thuật dạy học

  • PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, phân tích, bình giảng
  • KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm

Tổ chức các hoạt động dạy học

  1. Hoạt động khởi động

Ổn định tổ chức

* Kiểm tra bài cũ

? Cảm nhận chung của em về tâm trạng của hai cha con trong đoạn trích “ Hai chữ nước nhà”?

* Tổ chức khởi động: Đoán hình sau mảnh ghép (Gv đưa ra 4 tấm hình tương ứng với 4 câu hỏi – HS trả lời; lật các mảnh ghép, hs đoán h/a ông đồ)

? Bức tranh vẽ ai? – Vẽ ông đồ.

- Gv giới thiệu bài....

Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của gv và hs

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung

  • PP: Vấn đáp gợi mở, TT tích cực, đọc st
  • KT: Đặt câu hỏi, hỏi và trả lời.
  • NL: nhận thức, trình bày, CNTT

? Giới thiệu những nét chính về tác giả

HS thuyết trình về t/g (Chiếu ảnh tác giả và thông tin về tác giả)

  • GV hướng dẫn hs xác định giọng đọc
  • Gọi hs đọc và nhận xét
  • YC hs tự đọc chú thích
  • GV nhấn mạnh chú thích 1

* HS hỏi bạn trả lời về tác phẩm.

? Xác định thể thơ?

? Phương thức biểu đạt của văn bản là gì

? Nêu bố cục của bài thơ? Nội dung mỗi phần?

Hoạt động 2: Phân tích

  • PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, phân tích, bình giảng, trực quan
  • KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
  • NL: nhận thức, trình bày, hợp tác…
  • Y/c hs đọc khổ thơ 1

? Qua khổ thơ 1 em thấy xuất hiện những hình ảnh nào? Đâu là hình ảnh trung tâm?

? Nhận xét gì về những hình ảnh này?

? Nhận xét gì về cặp từ "Mỗi ...lại"?

? Qua đó em thấy hình ảnh ông đồ xuất hiện trong khổ thơ như thế nào?

- Gọi hs đọc khổ 2

? Điều ấn tượng nhất về ông đồ được mọi người cảm nhận thông qua câu thơ nào.

Đọc và tìm hiểu chung

Tác giả- sgk

    1. Tác phẩm

- Đọc , tìm hiểu chú thích

  • Thể thơ : Thơ ngũ ngôn
  • Phương thức biểu đạt : Biểu cảm kết hợp miêu tả , tự sự .
  • Bố cục : 3 Phần

+ Hai khổ thơ đầu: Hình ảnh ông đồ thời vàng son

+ Hai khổ thơ tiếp theo: Hình ảnh ông đồ thời suy tàn

+ Khổ thơ cuối: Nỗi niềm của nhà thơ

II. Tìm hiểu chi tiết văn bản.

Hình ảnh ông đồ thời vàng son

Khổ 1

  • Hoa đào nở, ông đồ già, phố đông người

.

  • Ông đồ là hình ảnh trung tâm. NT: Hình ảnh gợi tả

Cặp từ hô ứng: "Mỗi ...lại..."

-> Ông đồ xuất hiện đều đặn, quen thuộc mỗi khi tết đến xuân về.

b. Khổ 2

"Hoa tay thảo những nét Như rồng múa phượng bay"

? Em hiêu thế nào là "thảo"?

? Em hiểu gì về cụm từ "phượng múa rồng bay"

? Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ gì?

? Qua đó em cảm nhận gì về ông đồ?

  • Gv chiếu, giới thiệu tranh ông đồ /sgk.

? Thái độ của mọi người đối với tài năng của ông đồ được thể hiện qua câu thơ nào?

? Em có nhận xét gì về từ ngữ được sử dụng trong câu thơ?

? Qua đó cho ta thấy thái độ của mọi người như thế nào với ông đồ và văn hóa dân tộc?

? Qua hai khổ thơ, em có cảm nhận hình ảnh ông đồ hiện lên như thế nào?

* Gv phân tích, bình giảng

  • Gv chia nhóm, giao nhiệm vụ, hướng dẫn thảo luận theo phiếu học tập

+ Nhóm 1,2: phân tích khổ 3

+ Nhóm 3,4: Phân tích khổ 4

- Phiếu học tập số 1

? Tìm nghệ thuật được sử dụng trong khổ 3

? Qua đó khổ thơ diễn tả điều gì?

- Đại diện nhóm 2 trình bày

  • Gọi đại diên nhóm khác nhận xét, bsung
  • Gv nhận xét, chốt kiến thức

- Phiếu học tập số 2

? Tìm nghệ thuật được sử dụng trong khổ 3

? Qua đó khổ thơ diễn tả điều gì?

+ Nt: So sánh, thành ngữ

-> Viết chữ đẹp, phóng khoáng, bay bổng thể hiện một sự tài hoa, cao quý.

Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngọi khen tài

  • Từ ngữ gợi tả, từ láy

-> Ngưỡng mộ, kính trọng, ngợi ca và tôn vinh nét đẹp văn hóa truyền thống: Thú chơi chữ

* Ông đồ là trung tâm của sự chú ý, được mọi người mến mộ, trọng vọng.

    1. Hình ảnh ông đồ thời suy tàn
      1. Khổ 3

Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu...

  • NT: Quan hệ từ chỉ ý tương phản Câu hỏi tu từ, điệp từ

Giọng thơ trầm lắng, buồn bã Nhân hóa, từ ngữ gợi cảm

-> Những người chơi chữ ngày càng vắng dần rồi vắng hẳn; gợi tả sự trống trải hụt, hẫng trong lòng người.

-> Nỗi buồn sầu tê tái như ngưng đọng trên giấy, trên nghiên mực

Khổ 4

Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay Lá vàng rơi trên giấy Ngoài giời mưa bụi bay

- Đại diện nhóm 3 trình bày

  • Gọi đại diện nhóm khác nhận xét, bsung
  • Gv nhận xét, chốt kiến thức

? Qua phân tích trên, hãy so sánh hình ảnh ông đồ qua phần 1 và phần 2 và nhận xét?

? Từ đó, em cảm nhận gì về hình ảnh ông đồ?

? Qua đó cho biết tình cảm và thái độ của tác giả đối với ông đồ cũng như đối với văn hóa truyền thống?

* GV bình

  • Hs đọc hai câu đầu của khổ 5

? Hình ảnh ở khổ 5 khác gì với hình ảnh ở khổ thơ 1?

? Nhận xét về kết cấu bài thơ?

? Qua đó muốn nói lên điều gì?

? Từ thực tế ấy nỗi lòng của nhà thơ được bộc lộ qua câu thơ nào?

? Nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ?

? Qua câu thơ đã bộc lộ tâm trạng gì của nhà thơ?

* Giáo viên bình

Hoạt động 3: Tổng kết

  • PP: Vấn đáp
  • KT: Đặt câu hỏi
  • NL: tư duy, ghi nhớ...

? Bài thơ có những nét nghệ thuật đặc sắc nào?

? Qua bài thơ tác giả muỗn nói điều gì?

  • Gv chốt trên máy chiếu

+ NT: Phó từ tiếp diễn, từ phủ định Hình ảnh gợi cảm

Tả cảnh ngụ tình Giọng điệu trầm buồn.

-> Ông đồ cô đơn, lạc lõng trong sự lãng quên của mọi người.

-> Cảnh ảm đạm, lạnh vắng thể hiện nỗi buồn thương tê tái

+ Phần 1 và phần 2: Hình ảnh tương phản, đối lập.

=> Ông đồ bị lãng quên hoàn toàn, tàn tạ, đáng thương.

-> Đây là bi kịch của ông đồ

  • Tác giả: Cảm thương sâu sắc đối với ông đồ; Xót xa trước sự mai một của một nét văn hóa truyền thống.

Nỗi niềm của nhà thơ- Khổ 5

Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa

Khổ 1: Đào nở -> ông đồ xuất hiện Khổ 5: Đào nở -> ông đồ vắng bóng

+ NT: Kết cấu đầu cuối tương ứng

-> Thiên nhiên vẫn đẹp, bất biến nhưng con người đã trở thành xưa cũ.

Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?

NT: Câu hỏi tu từ, giọng thơ ngậm ngùi

=> Buồn thương, tiếc nuối cho một lớp người xưa cũ và những giá trị văn hóa cổ truyền đang bị tàn phai.

III. Tổng kết

  1. Nghệ thuật: Thể thơ ngũ ngôn hiện đại, xây dựng những hình ảnh đối lập, từ ngữ giản dị, gợi cảm, BPTT nhân hóa, so sánh, đối lập, kết cấu đầu cuối tương ứng, giọng thơ trầm lắng, ngậm ngùi
  2. Nội dung:

- Bài thơ thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ, từ đó toát lên niềm thương cảm chân thành trước một

Hoạt động luyện tập

? Cảm nhận của em về hình ảnh ông đồ

Hoạt động vận dụng.

? Em có suy nghĩ gì về việc xin chữ đầu xuân ở nước ta hiện nay?

? Nếu được cho một chữ, em sẽ xin chữ gì? Vì sao em lại chọn chữ đó?

? Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về một khổ thơ hoặc một hình ảnh thơ mà em cho là đặc sắc nhất?

Hoạt động tìm tòi, mở rộng

  • Tìm hiểu thêm về truyền thống xin chữ đầu năm ở nước ta xưa và nay
  • Học thuộc bài thơ; Học và nắm vững nội dung bài học
  • Chuẩn bị bài: Hai chữ nước nhà.

+ Đọc văn bản và trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản.

+ Tìm hiểu về tác giả, nội dung nghệ thuật của văn bản.

Ngày soạn: / /2019 Ngày dạy: / / 2019

Tuần 19. TIẾT 76- Bài 18. TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ

Mục tiêu cần đạt

    1. Kiến thức
      • Hs củng cố các kiến thức về Văn, Tiếng Việt, Tập Làm Văn đã học; biết được các ưu, nhược điểm trong bài kiểm tra học kì

Kĩ năng

      • Nhận xét, tự đánh giá bài làm của bản than và người khác

Thái độ

      • Giáo dục ý thức tiếp thu và sửa lỗi sai

Năng lực, phẩm chất

      • Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp..........
      • Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ, yêu quê hương đất nước...

Chuẩn bị

  • Gv: Chấm bài, thống kê câc lỗi trong bài làm của hs; Bảng phụ
  • Hs: Ôn lại kiến thức đã học, kiểm tra

Phương pháp và kĩ thuật dạy học

  • PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm
  • KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm

Tổ chức các hoạt động dạy học

  1. Hoạt động khởi động

* Ổn định tổ chức

* Kiểm tra bài cũ: KT trong giờ

  • Tổ chức khởi động: T/C chơi trò chơi ”Hộp quà bí mật”: trong hộp quà có 5 câu hỏi, Gv gọi 5 HS lên tham gia trả lời các câu hỏi đó.

? Kể tên các văn bản đã học? Em đã học những kiểu văn bản nào?...

- Gv giới thiệu bài....

Hoạt động luyện tập

Hoạt động của gv và hs

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Đề bài

  • PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm
  • KT: Đặt câu hỏi
  • NL: ghi nhớ, trình bày..
  • Yêu cầu HS nhắc lại đề bài

Hoạt động 2: Yêu cầu

  • PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm
  • KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
  • NL: giao tiếp, hợp tác, trình bày.

? Bài làm cần sử dụng những kĩ năng gì?

  • Chuẩn xác

? Tác giả của đoạn trích có đoạn đoạn văn trên là ai? Trong đoạn trích đó tác giả

Đề bài

  1. Yêu cầu
  2. Kĩ năng
  3. Kiến thức

Câu 1( 1 điểm)

a. HS nhận biết tên tác giả của đoạn trích có đoạn văn trên là Nguyên Hồng

đã sử dụng phương thức biểu đạt gì?

? Chỉ ra những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên?

  1. Nêu nội dung của đoạn văn trên?
  2. Qua đoạn trích “ Trong lòng mẹ”, em rút ra được bài học gì?
  • Cho hs trao đổi theo cặp: 3 phút

? Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng?

Gọi đại diện trình bày, nhận xét

  • GV NX, chốt KT.

? Thuyết minh về chiếc áo dài của phụ nữ Việt Nam

TL nhóm: 5 nhóm (4 phút).

? Lập dàn bài cho đề văn trên?

gọi đại diện trình bày, nhận xét

  • Gv NX, chốt KT.

Phương thức biểu đạt của đoạn trích là: tự sự kết hợp với biểu cảm, miêu t.

b. HS phát hiện biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn là: so sánh, liệt kê .

c. Đoạn văn đã diễn tả thật xúc động tâm trạng nghẹn ngào, đau đớn, uất ức, căm tức tột cùng của chú bé Hồng về những định kiến hẹp hòi tàn nhẫn của xã hội cũ đối với người mẹ mà chú bé Hồng hết mực yêu thương

  1. - Tình mẫu tử giúp con chúng ta có cách nhìn xác thực về con người và cuộc đời, có niềm tin, nghị lực sống tốt đẹp hơn
    • Biết tin tưởng, yêu quý và kính trọng mẹ, trân trọng tình mẫu tử!

Câu 2( 2,0 điểm)

+ Chỉ ra được biện pháp tu từ:

    • Nói quá: mồ hôi đổ như mưa.
  • So sánh: Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

+ Phân tích được hiệu quả của phép tu từ trên: Nhấn mạnh sự quyết tâm cũng như công sức của con người. Dù có khó khăn đến đâu mà quyết chí, gắng sức cũng sẽ đạt kết quả cao.

Câu 4 ( 5 đ)

  1. Mở bài:

Giới thiệu khái quát (ý nghĩa, vai trò…) của chiếc áo dài Việt Nam.

Thân bài:

    1. Nguồn gốc, xuất xứ chiếc áo dài VN
    2. Vị trí của chiếc áo dài trong thời hiện đại:
    3. Cấu tạo của bộ áo dài:
  • Áo: + Chiều dài áo (từ cổ xuống đến mắt cá chân);

+ Cổ áo … Khuy áo …+ Thân áo ….

+ Chất liệu: + Màu sắc: ……

+ Tay áo ………

- Quần: Áo dài thường mặc với quần lụa, satanh, phi bóng. Quần ống rộng, dài đến

gót chân. ….

  1. Nghề may áo dài:
  2. Vai trò, ý nghĩa của áo dài với phụ nữ 6.

Tương lai của tà áo dài

c. Kết bài :

Bày tỏ tình cảm với chiếc áo dài truyền thống, khẳng định vai trò của áo dài truyền thống trong đời sống người Việt Nam.

Hoạt động 3: Trả bài

  • GV trả bài cho HS

Hoạt động 4: Nhận xét

  • Chia học sinh thành các cặp
  • GV Hd học sinh đọc bài và nhận xét chéo bài của nhau
  • Gọi một số cặp đứng lên nhận xét
  • GV nhận xét chung

Trả bài

. Nhận bài

  1. Nhận xét
  2. Học sinh nhận xét

. Đọc và nhận xét theo cặp

  1. Giáo viên nhận xét chung

* Ưu điểm:

+ Hầu hết các em xác định được yêu cầu của đề bài

+ Biết cách trình bày

+ Câu 3: Một số em viết được đoạn văn khá hay và hấp dẫn: N Hương, Phương, Dinh, Trang…

+ Nhiều bài làm trình bày sạch sẽ, khoa học, kết quả khá cao: Trang, Tr Hương, Chính..

+ Biết làm bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng

* Nhược điểm:

  • Còn 1 số còn nhầm lẫn kiến thức: Phú, Anh….
  • Chưa biết cách trình bày câu 2 trong một đoạn văn: Anh, Trúc…
  • Bài văn TM nội dung thông tin chưa phong phú: Huyền, Trúc, Phú, Trưởng…
  • Mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu, chính tả: Trưởng, Phú, Tùng…

Hoạt động vận dụng

* Lỗi chính tả

+ bác-> Bác + trong chuyện -> trong truyện

+ khủy chân -> khuỷu chân + chuyền thống -> truyền thống

+ cứng dắn -. Cứng rắn

- Lỗi dùng từ, diễn đạt

+ Chiếc áo dài cổ được gọi là cổ Tàu.

-> Cổ áo dài truyền thống được cắt theo kiểu cổ Tàu.

+ Trong chiếc áo dài hiện nay có nhiều loại cổ khác nhau.

-> Hiện nay, áo dài được cắt với nhiều loại cổ khác nhau như cổ thuyền, cổ tròn…

* Đọc, bình bài hay

Hoạt đông tìm tòi, mở rộng

  • Xem lại bài kiểm tra; Tiếp tục phát hiện lỗi sai, sửa chữa
  • Mượn các bài làm tốt đọc để học tập
  • Chuẩn bị sách vở cho học kì II: - Soạn: Nhớ rừng(tiết 1)

+ Đọc bài thơ; + Tìm hiểu tác giả, tác phẩm; + Phân tích đoạn 1 ,3