Đề thi học kỳ 2 văn 8 năm 2022 có đáp án và ma trận

Đề thi học kỳ 2 văn 8 năm 2022 có đáp án và ma trận

4.7/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đề thi học kỳ 2 văn 8 năm 2022 có đáp án và ma trận

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

ĐỀ A

KIỂM TRA HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2021 - 2022

Đề môn: Ngữ văn - Lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện những yêu cầu bên dưới:

                                                TỨC CẢNH PÁC BÓ

 Sáng ra bờ suối, tối vào hang,

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

(Hồ Chí Minh, Ngữ văn 8, tập hai,  NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)

Câu 1. (0,5 điểm) Bài thơ thuộc thể thơ gì?  

Câu 2. (0,5 điểm) Xác định đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật: Cuộc đời cách mạng thật là sang.

Câu 3. (1,0 điểm) Nêu nội dung chính của bài thơ.

Câu 4. (1,0 điểm) Qua bài thơ, em học tập được ở Bác điều gì?

PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung phần Đọc - hiểu, viết đoạn văn (khoảng 120 từ) trình bày ý nghĩa của tinh thần lạc quan đối với đời sống mỗi con người.

Câu 2. (5,0 điểm) Dựa vào văn bản Chiếu dời đô, hãy trình bày suy nghĩ về vai trò của Lí Công Uẩn đối với vận mệnh đất nước.    

HẾT

Giám thị coi kiểm tra không giải thích gì thêm


KIỂM TRA HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2021 - 2022

Đề môn: Ngữ văn - Lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ A

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I. ĐỌC HIỂU

1

- Bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

0.5

2

- Câu trần thuật “Cuộc đời cách mạng thật là sang.” có đặc điểm:

+ Hình thức: không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu khác (nghi vấn, cảm thán, cầu khiến), kết thúc câu bằng dấu chấm.

+ Chức năng: Dùng để nhận định.

0.5

3

- Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau.

- Định hướng: Bài thơ thể hiện hiện thực cuộc sống thiếu thốn, gian khổ nhưng Bác luôn có niềm tin vững chắc và một phong thái ung dung, tự tại.

1.0

4

- Đây là câu hỏi mở, học sinh vận dụng vốn hiểu biết của mình để trả lời theo ý riêng của bản thân nhưng phải phù hợp với phẩm chất của Bác được thể hiện trong bài thơ.

- Chẳng hạn như: niềm tin đối với dân tộc, tinh thần lạc quan, tinh thần vượt khó, phong thái ung dung tự tại,...

1.0

II. TẠO LẬP VĂN BẢN

1

a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn.

0.25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống

0.25

c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn. Có thể viết đoạn văn theo định hướng sau:

1.0

*Giải thích:

- Lạc quan là gì?

- Lạc quan là thái độ sống

- Lạc quan là luôn vui tươi, vui cười dù có bất kì chuyện gì xảy ra

- Lạc quan như là một liều thuốc bổ cho cuộc sống tươi đẹp hơn.

0.25

* Bàn luận

- Lạc quan sẽ tạo nên cuộc sống tươi đẹp cho tất cả mọi người

- Giúp chúng ta biết sống một cách có ý nghĩa hơn

- Giúp con người tránh khỏi những hiểm họa trong cuộc sống

- Những người lạc quan thường thành công trong cuộc sống và công việc

- Biểu hiện của tinh thần lạc quan

+ Luôn tươi cười dù có chuyện gì xảy ra

+ Luôn yêu đời

+ Luôn bình tĩnh xử lí mọi tình huống dù có chuyện gì xảy ra

0.25

* Mở rộng: Một số tấm gương về tinh thần lạc quan

- Bác Hồ ở trong tù vẫn có thể sáng tác thơ, ngắm trăng

- Các bệnh nhân ung thư vẫn lạc quan để chiến đấu bệnh tật để giành giật sự sống

- Các em bé mồ côi vẫn lạc quan sống để mong ngày gặp lại cha mẹ của mình

0.25

* Bài học:

- Đây là một tinh thần rất tốt, giúp con người vượt qua số phận

- Bênh cạnh đó nó còn có những tác động xấu khi con người có tinh thần lạc quan thái quá.

0.25

d. Sáng tạo: Cách diễn đạt trôi chảy, lưu loát, có suy nghĩ riêng về vấn đề.

0.25

e. Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu, chuẩn ngữ nghĩa của từ.

0.25

2

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận

Có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài.

0.25

b. Xác định đúng đối tượng cần nghị luận: Vai trò của Lí Công Uẩn trong việc dời đô về Đại La. Nêu được tính thuyết phục trong cách lập luận của Lí Công Uẩn.

0.25

c. Triển khai vấn đề nghị luận, có thể theo định hướng sau:

3.0

1. Giới thiệu về Lí Công Uẩn và việc dời đô.

0.5

2. Trình bày suy nghĩ về vai trò của Lí Công Uẩn đối với vận mệnh đất nước:     

- Vai trò của Lí Công Uẩn trong việc dời đô.

+ Vai trò của Lí Công Uẩn trong việc dời kinh đô ra khỏi Hoa Lư (dẫn chứng).

+ Vai trò của Lí Công Uẩn trong việc chọn Đại La làm kinh đô mới (dẫn chứng).

+ Đánh giá nghệ thuật lập luận, từ đó cho thấy ý chí quyết tâm dời đô là việc làm sáng suốt thể hiện vai trò của ông đối với vận mệnh dân tộc.

3. Khẳng định vai trò của Lí Công Uẩn và ấn tượng của bản thân.

2.0

0.5

d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

0.25

0.25

ĐỀ B

KIỂM TRA HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2021 - 2022

Đề môn: Ngữ văn - Lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện những yêu cầu bên dưới:

ĐI ĐƯỜNG

Đi đường mới biết gian lao

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng

Núi cao lên đến tận cùng

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non

(Hồ Chí Minh, Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)

Câu 1. (0,5 điểm) Bài thơ thuộc thể thơ gì?  

Câu 2. (0,5 điểm) Xác định đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật: Thu vào tầm mất muôn trung nước non

Câu 3. (1,0 điểm) Nêu nội dung chính của bài thơ.

Câu 4. (1,0 điểm) Qua bài thơ, em học tập được ở Bác điều gì?

PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung phần Đọc - hiểu, viết đoạn văn (khoảng 120 từ) trình bày ý nghĩa của tinh thần lạc quan đối với đời sống mỗi con người.

Câu 2. (5,0 điểm) Dựa vào văn bản Chiếu dời đô, hãy trình bày suy nghĩ về vai trò của Lí Công Uẩn đối với vận mệnh đất nước.    

HẾT

Giám thị coi kiểm tra không giải thích gì thêm

KIỂM TRA HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2021 - 2022

Đề môn: Ngữ văn - Lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ B

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I. ĐỌC HIỂU

1

- Bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. (Hoặc lục bát: đối với bản dịch, đều cho điểm tối đa).

0.5

2

- Câu trần thuật “Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.” có đặc điểm:

+ Hình thức: không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu khác (nghi vấn, cảm thán, cầu khiến), kết thúc câu bằng dấu chấm.

+ Chức năng: Dùng để nhận định.

0.5

3

- Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau.

- Định hướng: Bài thơ mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc; từ việc đi đường núi đã gợi ra chân lí đường đời; vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.

1.0

4

- Đây là câu hỏi mở, học sinh vận dụng vốn hiểu biết của mình để trả lời theo ý riêng của bản thân nhưng phải phù hợp với phẩm chất của Bác được thể hiện trong bài thơ.

- Chẳng hạn như: niềm tin đối với dân tộc, tinh thần lạc quan, tinh thần vượt khó, phong thái ung dung tự tại,...

1.0

II. TẠO LẬP VĂN BẢN

1

a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn.

0.25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống.

0.25

c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn. Có thể viết đoạn văn theo định hướng sau:

1.0

* Giải thích:

- Lạc quan là gì?

- Lạc quan là thái độ sống

- Lạc quan là luôn vui tươi, vui cười dù có bất kì chuyện gì xảy ra

- Lạc quan như là một liều thuốc bổ cho cuộc sống tươi đẹp hơn.

0.25

* Bàn luận

- Lạc quan sẽ tạo nên cuộc sống tươi đẹp cho tất cả mọi người

- Giúp chúng ta biết sống một cách có ý nghĩa hơn

- Giúp con người tránh khỏi những hiểm họa trong cuộc sống

- Những người lạc quan thường thành công trong cuộc sống và công việc

- Biểu hiện của tinh thần lạc quan

+ Luôn tươi cười dù có chuyện gì xảy ra

+ Luôn yêu đời

+ Luôn bình tĩnh xử lí mọi tình huống dù có chuyện gì xảy ra

0.25

* Mở rộng: Một số tấm gương về tinh thần lạc quan

- Bác Hồ ở trong tù vẫn có thể sáng tác thơ, ngắm trăng

- Các bệnh nhân ung thư vẫn lạc quan để chiến đấu bệnh tật để giành giật sự sống

- Các em bé mồ côi vẫn lạc quan sống để mong ngày gặp lại cha mẹ của mình

0.25

* Bài học:

- Đây là một tinh thần rất tốt, giúp con người vượt qua số phận

- Bênh cạnh đó nó còn có những tác động xấu khi con người có tinh thần lạc quan thái quá.

0.25

d. Sáng tạo: Cách diễn đạt trôi chảy, lưu loát, có suy nghĩ riêng về vấn đề.

0.25

e. Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu, chuẩn ngữ nghĩa của từ.

0.25

2

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận

Có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài.

0.25

b. Xác định đúng đối tượng cần nghị luận: Vai trò của Lí Công Uẩn trong việc dời đô về Đại La. Nêu được tính thuyết phục trong cách lập luận của Lí Công Uẩn.

0.25

c. Triển khai vấn đề nghị luận, có thể theo định hướng sau:

3.0

1. Giới thiệu về Lí Công Uẩn và việc dời đô.

0.5

2. Trình bày suy nghĩ về vai trò của Lí Công Uẩn đối với vận mệnh đất nước:     

- Vai trò của Lí Công Uẩn trong việc dời đô.

+ Vai trò của Lí Công Uẩn trong việc dời kinh đô ra khỏi Hoa Lư (dẫn chứng).

+ Vai trò của Lí Công Uẩn trong việc chọn Đại La làm kinh đô mới (dẫn chứng).

+ Đánh giá nghệ thuật lập luận, từ đó cho thấy ý chí quyết tâm dời đô là việc làm sáng suốt thể hiện vai trò của ông đối với vận mệnh dân tộc.

3. Khẳng định vai trò của Lí Công Uẩn và ấn tượng của bản thân.

2.0

0.5

d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

0.25

0.25

KIỂM TRA HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2021 - 2022

Đề môn: Ngữ văn, Lớp 8

Thời gian: 90 phút (không kể giao đề)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Hs vận dụng và đánh giá quá trình học tập, nhận thức của mình về cả 3 phân môn: Đọc - hiểu văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn.

2. Kĩ năng

- Có kĩ năng trình bày, vận dụng những kiến thức và kĩ năng văn học vào làm một bài cụ thể.

3. Thái độ

- Có ý thức làm bài nghiêm túc, trung thực, cẩn thận.

4. Năng lực, phẩm chất

- Tự tin, tự chủ, tự lập.

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực t­ư duy sáng tạo

B. HÌNH THỨC KIỂM TRA:

- Tự luận

C. THIẾT LẬP MA TRẬN:

Nội dung

Mức độ cần đạt

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

I. ĐỌC HIỂU

- Ngữ liệu: VB nhật dụng / VB nghệ thuật.

- Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu:

+ 01 đoạn trích.

+ Độ dài khoảng 150 đến 200 chữ.

- Nhận biết thể thơ/ kiểu câu… được sử dụng trong bài thơ

- Hiểu được quan điểm/ tư tưởng,... tác giả muốn nhắn gửi qua bài thơ

- Rút ra bài học về tư tưởng/ nhận thức thông qua một vấn đề đặt ra trong bài thơ

Tổng

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

2

1.5

15%

1

0.5

5%

1

1.0

10%

4

3.0

30%

II. TẠO LẬP VĂN BẢN

Câu 1. Nghị luận xã hội

- Khoảng 7 đến 10 câu

- Trình bày ý nghĩa của tinh thần lạc quan đối với đời sống mỗi con người

Viết đoạn văn

Câu 2. Nghị luận văn học

Dựa vào văn bản Chiếu dời đô, hãy trình bày suy nghĩ về vai trò của Lí Công Uẩn đối với vận mệnh đất nước.    

Viết bài văn

Tổng

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

1

2.0

20%

1

5.0

50%

2

7.0

70%

Tổng cộng

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

2

1.0

10%

1

1.0

10%

2

3.0

30%

1

5.0

50%

6

10.0

100%