Đề kiểm tra cuối kì 1 ngữ văn 8 năm 2021-2022 có đáp án và ma trận

Đề kiểm tra cuối kì 1 ngữ văn 8 năm 2021-2022 có đáp án và ma trận

4.3/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đề kiểm tra cuối kì 1 ngữ văn 8 năm 2021-2022 có đáp án và ma trận

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

PHÒNG GD&ĐT ……… ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I

NĂM HỌC 2021-2022

Đề chính thức

Môn: Ngữ văn - Lớp 8 (thời gian làm bài 90 phút)

Phần I: Đọc - hiểu (4.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

MÙA GIÁP HẠT…

    … Những bữa cơm độn sắn, độn khoai trong mùa giáp hạt đó là chuyện thường xuyên. Ba anh em tôi luôn được bố mẹ nhường phần cơm. Bố mẹ ăn phần sắn và khoai lang, chúng tôi cứ vô tư ăn ngon lành. Và những bữa cơm như thế, bố mẹ luôn ngồi đầu nồi, nhiều hôm tôi thấy bố mẹ thở dài. Hai đứa em tôi không để ý đến những hành động đó. Trong bữa cơm, thường có một bát mắm tôm đồng, hoặc sang hơn có thêm bát sườn lợn được mẹ băm thật nhỏ và kho thật mặn. Một nồi canh rau tập tàng. Chỉ đơn sơ vậy thôi, mà anh em tôi thấy ngon biết mấy.

      Những mùa giáp hạt, vai mẹ lại gầy đi vì những đêm thức trắng, trằn trọc với viết bao lo lắng. Tóc bố ngày một bạc thêm như thể có khói thuốc trên đầu. Anh em tôi cứ thế lớn lên trên đôi vai gầy của mẹ. Lớn lên trên những sợi bạc của bố, lớn lên trong tình yêu thương, đùm bọc của của gia đình. Lớn lên trong những mùa giáp hạt, lớn lên trong nồi cơm độn khoai sắn. Bây giờ ngồi ôn lại những kỉ niệm, ôn lại những mùa giáp hạt, trong lòng không khỏi cảm thấy rưng rưng.

      Quê tôi không còn cảnh phải ăn cơm độn sắn khoai. Nhưng tôi vẫn nhớ lắm những mùa giáp hạt…

(Trích Mùa giáp hạt…, Nguyễn Trung Thành, Báo Giáo dục và Thời đại số 100, ra ngày 26/4/2018, trang 50)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: (0.5 điểm)  Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

Câu 2: (0.5 điểm) Xác định kiểu câu của câu văn "Bố mẹ ăn phần sắn và khoai lang, chúng tôi cứ vô tư ăn ngon lành."

Câu 3: (0.5 điểm) Văn bản nói tới thời điểm nào?

Câu 4: (0.75 điểm) "Anh em tôi cứ thế lớn lên trên đôi vai gầy của mẹ. Lớn lên trên những sợi bạc của bố, lớn lên trong tình yêu thương, đùm bọc của của gia đình. Lớn lên trong những mùa giáp hạt, lớn lên trong nồi cơm độn khoai sắn."

     Nêu tác dụng của biện pháp điệp từ trong các câu văn trên?

Câu 5: (0.75 điểm) Trong văn bản trên, tác giả thể hiện tư tưởng, tình cảm gì với gia đình?

Câu 6: (1.0 điểm) Từ văn bản đọc hiểu trên, hãy viết đoạn ngắn (5-7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái.

Phần II: Làm văn (6.0 điểm)

Em hãy thuyết minh về chiếc cặp sách.

………………………HẾT…………………………..

Họ và tên HS: ...................................................Số báo danh .................

HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 8

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

Đọc hiểu

4,0

1

Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

Hướng dẫn chấm:

-HS trả lời như đáp án: 0,5 điểm

-HS trả lời không đúng: không cho điểm

0,5

2

Kiểu câu: Câu ghép

Hướng dẫn chấm:

-HS trả lời như đáp án: 0,5 điểm

-HS trả lời không đúng: không cho điểm

0,5

3

Thời điểm: Mùa giáp hạt

Hướng dẫn chấm:

-HS trả lời đúng : 0,5 điểm

-HS trả lời không đúng: không cho điểm

0,5

4

Tác dụng của biện pháp điệp từ:

-Nhấn mạnh cội nguồn nuôi dưỡng sự trưởng thành cho tác giả. Đó là sự hi sinh, là những vất vả tần tảo bố mẹ đã gánh chịu để đem đến cho con sự ấm no dù vào những mù giáp hạt.

-Không chỉ nuôi dưỡng về thể xác, anh em tôi còn được nuôi dưỡng về tâm hồn, được sống trong sự yêu thương đùm bọc của gia đình. Tất cả để lại trong lòng tác giả sự biết ơn không thể nào quên.

Hướng dẫn chấm:

-HS trả lời như đáp án: 0,75 điểm

-HS trả lời đúng một nửa đáp án: 0,5 điểm

- HS trả lời được sự nuôi dưỡng của cha mẹ: 0,25 điểm

-HS trả lời không đúng: không cho điểm

0,75

5

Tác giả thể hiện tư tưởng, tình cảm với gia đình:

-Trong văn bản trên, tác giả thể hiện tình yêu thương, sự kính trọng với gia đình, đặc biệt là lòng biết ơn vô bờ đối với đấng sinh thành.

-Tác giả thấu hiểu những vất vả và gian lao mà bố mẹ phải trải qua trong những mùa giáp hạt. Nhưng hơn cả, tác giả thấy bố mẹ vẫn luôn dành cho con những điều tốt đẹp nhất. Dù không còn phải ăn cơm độn khoai, sắn nhưng tác giả vẫn “nhớ lắm mùa giáp hạt” vì trong những hoàn cảnh khó khăn ấy, con người mới cảm nhận được hết tấm lòng của những người thân xung quanh.

Hướng dẫn chấm:

-HS trả lời như đáp án: 0,75 điểm

-HS trả lời đúng một trong hai ý: 0,5 điểm

-HS trả lời chung chung chưa rõ ý: 0,25 điểm

-HS trả lời không đúng: không cho điểm

0,75

6

*Yêu cầu hình thức:

-Viết đoạn văn 5-7 câu;

-Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.

*Yêu cầu nội dung

-Tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái là tình cảm tự nhiên, bất biến, không đo đếm được;

-Biểu hiện của tình yêu thương;

-Tuy nhiên ở đâu đó vẫn có những đứa trẻ không được hưởng hạnh phúc, có những cha mẹ vứt bỏ con, không yêu thương con;

-Chúng ta cần sống sao cho xứng với công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.

Hướng dẫn chấm:

-HS viết thành đoạn văn nói đủ các ý trên: 0,75 điểm

- HS viết thành đoạn văn nêu một nửa ý trên : 0,5 điểm

-HS viết thành đoạn văn nêu được một ý: 0,25 điểm

-HS trả lời không đúng: không cho điểm

1,0

II

Làm văn

6,0

Thuyết minh về chiếc cặp sách.

a.Đảm bảo cấu trúc bài thuyết minh về một thứ đồ dùng MB: Giới thiệu đối tượng TM.

TB: Trình bày cấu tạo, đặc điểm, lợi ích…của đối tượng.

KB: Bày tỏ thái độ đối với đối tượng.

b.Xác định đúng vấn đề:

Thuyết minh về chiếc cặp sách.

Hướng dẫn chấm:

-HS xác định đúng vấn đề: 0,5 điểm

-HS xác định chưa đầy đủ vấn đề: 0,25 điểm

c. Triển khai vấn đề: Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài thuyết minh về một thứ đồ dùng để tạo lập văn bản. Cần đảm bảo yêu cầu sau:

- Khái quát chung lịch sử hình thành: Vào năm 1988, nước Mỹ lần đầu tiên sản xuất ra chiếc cặp sách mang phong cách cổ điển. Từ sau 1988, cặp sách đã được sử dụng phổ biến nhiều nơi ở Mỹ và sau đó lan rộng ra khắp thế giới.

- Phân loại:

+Dựa vào hình dáng;

+Dựa vào công dụng.

-Thuyết minh chi tiết cấu tạo:

+Bên ngoài;

+Bên trong;

+Chất liệu.

- Sử dụng và bảo quản.

Hướng dẫn chấm:

-Trình bày đầy đủ, sâu sắc: 3,5 điểm

- Trình bày chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 3,0 điểm-1,25 điểm

- Trình bày chưa rõ trải nghiệm : 0,25 điểm -1,0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm bài mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

e. Sáng tạo: Vận dụng văn thuyết minh về một thứ đồ dùng sáng tạo; viết văn giàu hình ảnh, cảm xúc; có cách diễn đạt mới mẻ; thể hiện suy nghĩ sâu sắc, độc đáo, gây ấn tượng, tạo nên sức lay động truyền cảm cho người đọc.

Hướng dẫn chấm:

-Đáp ứng được 3 yêu cầu trở lên: 1,0 điểm

- Đáp ứng được 2 yêu cầu: 0,75 điểm

- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,5 điểm

0,5

0,5

3,5

0,5

1,0

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT

TT

Kĩ năng

Mức độ nhận thức

Tổng

%

Tổng điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số CH

TG phút

Tỉ lệ %

TG phút

Tỉ lệ %

TG phút

Tỉ lệ %

TG phút

Tỉ lệ %

TG phút

1

Đọc hiểu

15

5

15

5

10

10

0

0

6

20

40

2

Làm văn

25

10

15

10

10

20

10

30

1

70

60

Tổng

40

15

30

15

20

30

10

30

7

90

100

Tỉ lệ %

40

30

20

10

100

Tỉ lệ chung

70

30

100

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT

TT

Nội dung

KT/KN

Đơn vị kiến thức

Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Tổng

NB

TH

VD

VDC

1

Đọc hiểu

Truyện:

Mùa giáp hạt

-Nhận biết:

+Xác định được phương thức biểu đạt;

+ Xác định được kiểu câu;

+Nhận biết được thời điểm.

-Thông hiểu:

+Hiểu được tác dụng của BPTT điệp ngữ trong các câu văn;

+Hiểu được tư tưởng, tình cảm của tác giả với gia định.

-Vận dụng: Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của bản thân về tình cảm của cha mẹ đối với con cái.

3

2

1

6

Tỉ lệ

15

15

10

0

40

2

Làm văn

Thuyết minh

-Nhận biết:

+Xác định được phương thức biểu đạt;

+Xác định được đối tượng thuyết minh.

-Thông hiểu:

+Hiểu được cách thuyết minh về một thứ đồ dùng;

+Hiểu được nguồn gốc, cấu tạo, bảo quản, sử dụng và ý nghĩa của chiếc cặp sách.

-Vận dụng: Thuyết minh theo một trình tự hợp lý.

-Vận dụng cao: Lựa chọn và sắp xếp các tri thức một cách nghệ thuật, diễn đạt sáng tạo, có giọng điệu riêng để thuyết minh hấp dẫn, lôi cuốn.

1

Tỉ lệ

25

15

10

10

60