Bộ đề thi học sinh giỏi văn 8 năm học 2021-2022 có đáp án

Bộ đề thi học sinh giỏi văn 8 năm học 2021-2022 có đáp án

4.9/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Bộ đề thi học sinh giỏi văn 8 năm học 2021-2022 có đáp án

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

UBND TỈNH BẮC NINH

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi có 01 trang)

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH

NĂM HỌC 2021-2022

Môn: Ngữ văn - Lớp 8

Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (4,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa

Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa

Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh

Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh…

(Trích Chợ Tết, Đoàn Văn Cừ)

Câu 2 (6,0 điểm)

Mỗi người thêm nhiều con mắt

Mỗi người thêm nhiều cảm rung

Trời cũng thêm nhiều màu sắc

Đất cũng thêm chiều mênh mông.

(Trần Lê Văn, Bạn, Tuyển tập thơ - Nhà xuất bản Giáo dục - 2002)

Suy nghĩ của anh/chị về tình bạn từ những gợi ý của khổ thơ trên?

Câu 3 (10,0 điểm)

Nhận xét về hình tượng người nông dân trong văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, có ý kiến cho rằng:

Người nông dân tuy nghèo khổ, lam lũ, ít học nhưng không ít tấm lòng. 

Bằng hiểu biết của anh/chị về nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. 

=====Hết=====

Họ và tên thí sinh:................................................... Số báo danh ..............................

UBND TỈNH BẮC NINH

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

(Hướng dẫn chấm có 04 trang)

HƯỚNG DẪN CHẤM

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH

NĂM HỌC 2020-2021

Môn: Ngữ văn - Lớp 8

¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

Câu 1 (4,0 điểm)

A. Yêu cầu về kỹ năng:

- Viết thành một bài văn ngắn có yếu tố biểu cảm rõ ràng.

- Không cho điểm tối đa đối với học sinh sử dụng gạch đầu dòng.

B. Yêu cầu về kiến thức:

HS có thể cảm nhận vẻ đẹp của những câu thơ theo cách riêng nhưng cần đảm bảo các ý sau:

- Khái quát nội dung: Đoạn thơ là một bức tranh đẹp về cảnh bình minh mùa xuân chốn thôn quê.

- Nghệ thuật so sánh và nhân hoá độc đáo:

+ So sánh: Những giọt sương trắng như những giọt sữa

+ Nhân hóa:

Tia nắng với sắc tía như đang reo vui nháy hoài trong ruộng lúa

Núi khoác chiếc áo the xanh cũng uốn mình làm duyên

Những quả đồi ửng lên dưới ánh bình minh như thoa son khoe sắc

- Sử dụng những tính từ chỉ màu sắc, giúp cho đoạn thơ ngập tràn màu sắc tươi tắn, bốn màu được phối sắc hài hoà (trắng, tía, xanh, son), tạo nên bức tranh đa sắc màu về cảnh rạng đông thanh bình, ấm áp, đầy thi vị, hữu tình.

=> Sử dụng bút pháp miêu tả, hình ảnh chọn lọc, từ ngữ gợi hình gợi cảm, sử dụng sáng tạo và hiệu quả nghệ thuật nhân hoá, so sánh... , bằng cảm nhận tinh tế nhà thơ đã vẽ lên một bức tranh mùa xuân buổi sớm tuyệt đẹp, một vẻ đẹp tươi sáng, tinh khôi, thuần khiết, trong trẻo.

=> Những câu thơ đẹp như một bức hoạ vừa rực rỡ sắc màu của cảnh bình minh mĩ lệ, vừa cổ kính, bình dị bởi nét đẹp của con người, cảnh vật đồng quê. Đoạn thơ đã thể hiện tâm hồn nhạy cảm tinh tế, tình yêu, sự gắn bó tha thiết với cảnh sắc thiên nhiên, quê hương đất nước của tác giả.

Câu 2 (6,0 điểm)

A. Yêu cầu về kỹ năng:

Biết cách làm bài nghị luận xã hội, bố cục mạch lạc, rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng cụ thể, sinh động, văn giàu cảm xúc, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt.

B. Yêu cầu về kiến thức:

- Hiểu và đánh giá, bàn luận thuyết phục vấn đề mà đề bài nêu ra.

- Học sinh có thể có những kiến giải, đánh giá theo quan điểm riêng của mình song cần lôgic, hợp lí và đảm bảo những ý sau :

1. Giải thích: (1.0 điểm)

- Nhiều con mắt là giàu có về trí tuệ, về cách nhìn nhận sự việc. Càng có nhiều bạn thì càng có thêm về trí tuệ, thêm nhiếu cách nhìn nhận đánh giá.

- Nhiều cảm rung là giàu có thêm về tình cảm. Có thêm bạn là có thể nhân lên niềm vui, vợi bớt nỗi buồn.

- Trời, đất thêm nhiều màu sắcthêm nhiều mênh mông là muốn nói đến cuộc sống mọi mặt trở nên phong phú và tốt đẹp hơn.

=> Đoạn thơ đã mang đến một thông điệp sâu sắc ngợi ca về tình bạn. Tình bạn làm cho con người giàu có về trí tuệ, tâm hồn, cuộc sống cũng phong phú tốt đẹp hơn.

2. Bàn luận (4.0 điểm)

- Con người luôn cần có tình bạn và có nhu cầu phát triển mối quan hệ bạn bè.

- Tình bạn là tình cảm giữa những người có cùng sở thích, cùng lí tưởng, quan niệm sống.

- Một tình bạn đẹp phải là tình bạn chân thành gắn bó, phải hiểu, cảm thông và chia sẻ với nhau mọi vui buồn của cuộc sống, giúp nhau cùng tiến bộ, tin tưởng và có thể hi sinh vì nhau.

- Tình bạn đẹp mang đến cho ta nhiều niềm vui, nghị lực cũng như sức mạnh trong cuộc đời. Người bạn tốt sẽ cho ta điểm tựa, chỗ dựa tinh thần, ta có sự đồng cảm, sẻ chia, biết dừng bước trước những sai lầm, lạc lối. Cuộc sống vì thế cũng phong phú hơn, ý nghĩa hơn khi có bạn.

- Làm thế nào để có tình bạn đẹp…

- Phê phán những quan niệm sai lầm về tình bạn….

3. Bài học nhận thức và hành động (1.0 điểm)

- Nhận thức được vai trò của tình bạn trong cuộc sống.

- Có ý thức giữ gìn, trân trọng tình bạn.

* Lưu ý: Trong quá trình bàn luận, thí sinh cần lựa chọn và phân tích được những dẫn chứng tiêu biểu để làm nổi bật vấn đề. Khuyến khích và trân trọng những bài viết có bản sắc, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, sáng tạo, độc đáo.

C. Biểu điểm:

- Điểm 5-6: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có thể còn một vài sai sót không đáng kể.

- Điểm 3-4: Hiểu vấn đề, đáp ứng khoảng ½ yêu cầu; mắc một số lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp.

- Điểm 1-2: Chưa hiểu vấn đề, bài làm sơ sài, hời hợt, mắc quá nhiều lỗi.

- Điểm 0: Không làm bài hoặc sai lạc hoàn toàn về kĩ năng và kiến thức.

Câu 3 (10,0 điểm)

A. Về kĩ năng:

- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, vận dụng tốt các thao tác lập luận.

- Biết cách phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.

- Bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

B. Về kiến thức:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

1. Khái quát chung (1,5 điểm):

- Khái quát về hình ảnh người nông dân trong văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám: 

+ Số phận nghèo khổ, lam lũ, ít học, bị áp bức bóc lột

+ Phẩm chất tốt đẹp, đáng quý, đáng trân trọng (giàu tình yêu thương, giàu lòng tự trọng, có sức sống mãnh liệt, cứng cỏi, mạnh mẽ).

- Khái quát về tác giả Nam Cao và truyện ngắn Lão Hạc

- Khái quát về nhân vật lão Hạc: người nông dân có số phận đau thương, cuộc sống nghèo khổ lam lũ ít học nhưng không ít tấm lòng - vẫn sáng ngời phẩm chất lương thiện, tốt đẹp. Lão là con người không chỉ khổ mà còn rất đẹp (Quế Hương). 

2. Phân tích và chứng minh (7,0 điểm):

a. Lão Hạc là người nông dân nghèo khổ lam lũ, ít học (2,5đ): 

- Cảnh ngộ bất hạnh của lão Hạc: Nhà nghèo, vợ chết, hai cha con lão Hạc sống lay lắt rau cháo qua ngày. 

- Vì nghèo túng, lão không đủ tiền cưới vợ cho con khiến con trai lão phẫn chí bỏ đi làm phu ở đồn điền cao su. 

- Nghèo khổ, thất học, mù chữ, mỗi lần con trai viết thư về lão lại nhờ ông giáo đọc hộ. Đến khi muốn giữ mảnh vườn, lão Hạc cũng nhờ ông giáo viết giúp văn tự. 

- Sự túng quẫn ngày càng đe dọa lão Hạc nên sau trận ốm kéo dài, không có việc, rồi bão ập đến phá sạch hoa màu…không có tiền để nuôi con Vàng nên lão đã phải dằn lòng quyết định bán cậu Vàng – kỉ vật mà đứa con trai lão để lại. 

- Tình cảnh đau thương sống khổ, chết khổ (sống túng quẫn, chết đau đớn vật vã vì miếng bả chó). 

b. Lão Hạc là người nông dân giàu có ở tấm lòng yêu con, giàu đức hi sinh và lòng nhân hậu, trung thực, giàu lòng tự trọng (3,0đ). 

- Lão Hạc cả đời yêu con một cách thầm lặng. Từ ngày vợ chết, lão ở vậy nuôi con đến khi trưởng thành. Lão chắt chiu dè sẻn để có tiền lo cưới vợ cho con nhưng cả đời dành dụm cũng không đủ. Khi chứng kiến nỗi buồn nỗi đau của con, lão luôn day dứt đau khổ và tự trách mình

- Yêu và thương con nên khi xa con tình yêu con của lão được thể hiện gián tiếp qua việc chăm sóc con chó - kỉ vật mà đứa con để lại. Lão vô cùng đau đớn dằn vặt khi bán con chó Vàng. Qua sự việc lão Hạc bán cậu Vàng, việc thu xếp nhờ cậy ông giáo, người đọc cảm nhận được tấm lòng nhân hậu, tình nghĩa, thủy chung, sự cẩn thận chu đáo, trung thực, lòng tự trọng của lão.

- Thương con, lão chọn cho mình một cách hi sinh, đặc biệt là hi sinh cả mạng sống của mình cho con. Mọi hành động của lão đều hướng về con. Lão chọn cái chết để giữ tài sản cho con để trọn đạo làm cha. Lão đã lựa chọn đạo lí: chết trong còn hơn sống đục.

=> Qua cuộc đời khốn khổ và phẩm chất cao quý của lão Hạc, nhà văn đã thể hiện tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân. 

c. Nghệ thuật

- Truyện được kể ở ngôi thứ nhất, người kể chuyện là ông giáo giúp cho câu chuyện được dẫn dắt tự nhiên, sinh động, hấp dẫn. 

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm. 

3. Đánh giá (1,5 điểm):

- Nhận xét trên hoàn toàn xác đáng. Lão Hạc có thể xem là nhân vật đẹp nhất của đời văn Nam Cao. Bởi lão còm cõi xơ xác chịu nhiều đau thương, bất hạnh nhưng chưa bao giờ vì hoàn cảnh mà tha hoá, thay đổi bản chất tốt đẹp, lương thiện của mình.

- Nam Cao đã phản ánh số phận bi thảm của người nông dân, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp, trân trọng yêu thương họ đồng thời phê phán, tố cáo tội ác của xã hội thực dân nửa phong kiến đã đẩy người nông dân đến hoàn cảnh khốn cùng, bi kịch. Lão Hạc tiêu biểu cho “Người nông dân tuy nghèo khổ, lam lũ, ít học nhưng không ít tấm lòng.

C. Biểu điểm:

- Điểm 9 -10: Đáp ứng tốt các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ không đáng kể. Khuyến khích những bài viết sắc sảo, sáng tạo, thuyết phục, tạo ấn tượng riêng.

- Điểm 7- 8: Đáp ứng khoảng 2/3 các yêu cầu, còn mắc một số lỗi về diễn đạt và chính tả.

- Điểm 5-6: Đáp ứng khoảng ½ các yêu cầu, lập luận chưa chạt chẽ, thuyết phục, mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả.

- Điểm 3- 4: Chưa hiểu rõ nội dung yêu cầu cảu đề, thiếu nhiều ý, phân tích chứng minh còn chung chung không đúng trọng tâm, mắc nhiều lỗi về diễn đạt và chính tả.

- Điểm 1- 2: Không hiểu đề, trình bày quá sơ sài, diễn đạt lủng củng, tối nghĩa, mắc quá nhiều lỗi.

- Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn.

Lưu ý: Giám khảo linh hoạt vận dụng biểu điểm, có thể thưởng điểm cho những bài viết có sáng tạo khi tổng điểm toàn bài chưa đạt tối đa. Điểm toàn bài cho lẻ đến 0,25

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

QUẬN

ĐỀ HỌC SINH GIỎI LỚP 8

NĂM HỌC 2021 – 2022

MÔN: NGỮ VĂN 8

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

(Đề gồm có 01 trang)

Câu 1. (8,0 điểm)

Có một câu chuyện được kể lại như sau:

“Một chàng trai đang gặp nhiều khó khăn, anh bị tổn thương và trở nên mất niềm tin vào cuộc sống. Anh đến hỏi một ông già thông thái. Nghe anh kể xong, ông chẳng nói lời nào mà chỉ im lặng đặt chiếc nồi lên bếp, đổ vào nồi một ít nước và cho vào nồi một củ cà rốt, một cục muối và một quả trứng. Sau khi đun sôi, ông mở nắp và trầm ngâm im lặng nhìn vào chàng trai. Sau một hồi, ông bắt đầu nói:

- Ai sống trên đời cũng phải rải qua khó khăn, thử thách cả. Nhưng điều quan trọng là sau đó mọi việc sẽ như thế nào?

Hãy nhìn xem cục muối với vẻ rắn chắc bên ngoài nhưng bỏ vào nước là tan, củ cà rốt cứng cáp khi bị nóng cũng trở nên mềm đi. Còn quả trứng tuy mỏng manh nhưng khi qua nước sôi nóng bỏng lại trở nên cứng cáp hơn”.

(Nguồn: Theo Internet)

Em hãy cho biết ông già thông thái muốn chàng trai rút ra bài học nào?

Hãy trình bày suy nghĩ của em về bài học đó bằng một đoạn văn nghị luận (không quá một trang giấy thi), theo cách tổng hợp – phân tích – tổng hợp.

Câu 2. (12,0 điểm)

Bằng một bản nghị luận có sủ dụng câu nghi vấn thực hiện hành động nói gián tiếp và dùng tình thái từ để tạo câu cảm thán, em hãy viết về: Thiên nhiên trong các bài thơ giai đoạn 1930 – 1945. (Gạch chân dưới câu nghi vấn thực hiện hành động nói gián tiếp, tình thái từ, câu cảm thán đã viết và ghi chú rõ ràng.)

-------------- Hết --------------

(Học sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.)

Họ và tên học sinh:………………………………… Số báo danh: …………………….

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN

HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 8

NĂM HỌC 2020 – 2021

MÔN: NGỮ VĂN 8

I. Hướng dẫn chung

- Đề bài gồm 2 câu: câu 1 là nghị luận kiểm tra kiến thức xã hội; câu 2 là bài nghị luận kiểm tra kiến thức văn học và kỹ năng diến đạt, lập luận, tạo dựng văn bản.

Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. Do đặc trưng của bộ môn ngữ văn nên: giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong quá trình chấm; bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tôn trọng ý tưởng đúng cảu thí sinh; chỉ cho điểm tối đa những bài có sức viết tốt, trình bày sạch sẽ, diễn đạt trôi chảy, rất ít lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp.

- Cần có thái độ nghiêm túc, đúng mực trong chấm bài của học sinh.

- Nắm vững đáp án, không nâng cao hay hạ thấp biểu điểm. Tránh tâm lí cào bằng hoặc ngại cho điểm tối đa.

Điểm cho tới 0,5 và không làm tròn.

II. Hướng dẫn cụ thể và thang điểm

1. Yêu cầu kỹ năng: (Hướng dẫn chung cho cả hai câu):

- Trình bày đúng yêu cầu về hình thức:

+ Câu 1 là đoạn văn nghị luận theo hạn định (không quá một trang giấy thi), trình bày theo cách tổng hợp – phân tích – tổng hợp (câu mở đoạn phải nêu được luận điểm, câu kết đoạn phải khẳng định, liên hệ, mở rộng vấn đè đã bàn.)

+ Câu 2 cần có kiến thức đọc hiểu sâu rộng, kỹ năng và sức viết tốt để hoàn thành một văn bản nghị luận văn học, có sử dụng và xác định bằng cách gạch chân dưới câu nghi vấn thực hiện hành động nói gián tiếp, tình thái từ, câu cản thán đã viết và ghi chú rõ ràng ; bố cục 3 phần, có đầy đủ hệ thống luận điểm, luận cứ và biết phân đoạn rõ ràng, rành mạch.

- Thể hiện được quan điểm đúng đắn, có ý nghĩa và nhất quán, không mâu thuẫn để giải quyết vấn đề mà đề bài yêu cầu.

- Làm sáng tỏ luận điểm bằng những lí lẽ và dẫn chứng chính xác, hợp lí.

- Có giọng điệu phù hợp, mang tính đối thoại, bàn bạc (với người đọc giả định).

- Trình bày có trọng tâm, bố cục hợp lí, phù hợp với mục đích của bài viết.

- Diễn dạt tốt, trong đó sử dụng đa dạng các loại câu theo các cấu trúc ngữ pháp khác nhau; dùng từ chính xác, phù hợp.

- Mắc rất ít lỗi chính tả, trình bày sạch đẹp, hầu như không tẩy xóa.

- Kết hợp hiệu quả các phương thức biểu đạt để làm rõ vấn đề, tạo sức thuyết phục.

- Các kỹ năng cảm thụ thẩm mĩ, tự quản, giao tiếp tiếng Việt… được thể hiện rõ nét.

2. Yêu cầu kiến thức

Câu 1 (8 điểm): Bài viết thể hiện có kỹ năng đọc hiểu tốt. Cụ thể như sau:

Em cho biết ông già thông thái muốn chàng trai rút ra bài học nào?

Hãy trình bày suy nghĩ của em về bài học đó bằng một đoạn văn nghị luận (không quá một trang giấy thi), theo cách tổng hợp – phân tích – tổng hợp.

* Xác định được bài học thông thái giúp chàng trai nhận ra: Ai sống trên đời cũng phải trải qua khó khăn, thử thách. Chính khi được rèn luyện qua thử thách, qua tôi luyện trong cuộc đời, người ta sẽ làm nên những giá trị đích thực cho cuộc sống; sẽ không nản lingf khi gặp thất bại.

* Nội dung đoạn văn:

- Giải thích:

+ Khó khăn, thử thách: là những trở ngại con người gặp phải trong học tập, trong công việc. Những trở ngại ấy có khi vượt khả năng, sức lực mỗi người và người ta khó thực hiện.

+ Câu chuyện nhắn nhủ mỗi người phải có nghị lực, ý chí để vượt qua những trở ngại mà bản thân mình gặp phải. Vì không có ai thành công mà không phải đối mặt với khó khăn trở ngại.

- Bàn luận, mở rộng vấn đề

Thí sinh có thể trình bày quan điểm cá nhân nhưng cần hợp lí, thuyết phục; dưới đây là một hướng giải quyết:

- Khẳng định ý kiến hoàn toàn đúng:

+ Sinh ra và sống trong cuộc đời ai cũng phải đối mặt với những khó khăn, trở ngại. thành công không tự nhiên mà có – đó là một quy luật tất yếu.

+ Khó khăn của cuộc sống rất đa dạng: đó là những công việc vượt khả năng, những tình huống nan giải cần con người phải giải quyết; là những thiếu thốn về vật chất; những bất hạnh về tinh thần; những vấp ngã, thất bại trong học tập, trong công việc…

- Mở rộng vấn đề:

+ Có người may mắn sẽ gặp ít khó khăn, trở ngại, người thiếu may mắn thì phải đối mặt với khó khăn nhiều hơn. Tuy nhiên, không gặp trở ngại nào thì người ta không thể thành công.

+ Nếu biết chuẩn bị những điều kiện tốt nhất như tri thức, đạo đức, … ta có thể vượt qua thử thách dẽ dàng hơn.

+ Mỗi người cần tiếp sức cho bạn bè và những người xung quanh trong hoàn cảnh họ gặp khó khăn. Có như thế, những khi ta gặp khó khăn, ta cũng được tiếp sức từ những người chung quanh.

- Bài học nhận thức và hành động:

+ Phải có ý chí và nghị lực vượt khó.

+ Phải hiểu rẳng: gian nan rèn luyện mới thành công.

+ Khẳng định lại vấn đề.

­Cách cho điểm:

* Học sinh được 7, 8 điểm khi: thực hiện đầy đủ các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng đã nêu trên.

* Học sinh được 5, 6 điểm khi: thực hiện đầy đủ các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng đã nêu trên nhưng còn mắc một số lỗi không cơ bản.

* Học sinh được 3, 4 điểm khi: thực hiện đầy đủ các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng đã nêu trên nhưng:

- Không trình bày và thực hiện nhiệm vụ mà đề bài yêu cầu bằng một đoạn văn.

- Giọng điệu chưa phù hợp; chưa thực sự quan tâm đến quan điểm, ý kiến hoặc kỳ vọng của người đọc (giả định).

- Trình bày chưa có trọng tâm, bố cục bài viết chưa thực sự hợp lí.

- Sử dụng không đa dạng các loại câu theo những cấu trúc ngữ pháp khác nhau; dùng từ còn mơ hồ chưa chính xác và phù hợp.

- Mắc một số lỗi chính tả.

* Học sinh được 1 và 2 điểm khi:

- Nâu lên được một quan điểm, tư tưởng hoặc ý chính nhưng không thật liên quan đến vấn đề mà đề bài yêu cầu.

- Không nêu được một số ví dụ để hỗ trợ cho việc triển khai luận đề hoặc các ý chính, thấy bại tỏng việc bảo vệ quan điểm/ lập trường do bằng chứng không phù hợp với lí lẽ.

- Giọng văn chưa phù hợp, chưa có tính đối thoại hoặc do không qua tâm đến hoặc hiểu sai quan điểm, thành kiến goặc kỳ vọng của người đọc (giả định).

- Trình bày chưa có trọng tâm, lập luận không hợp lí.

- Sử dụng không đa dạng các loại câu theo những cấu trúc ngữ pháp khác nhau; dùng từ còn mơ hồ, chưa chính xác và phù hợp; từ vựng nghèo nàn.

- Mắc nhiều lỗi chính tả.

* Học sinh không có điểm khi: Bài làm không được viết bằng tiếng Việt, không đề cập đến vấn đề mà dề bài yêu cầu…

Câu 2. (12,0 điểm)

Đề bài:

Bằng một bản nghị luận có sủ dụng câu nghi vấn thực hiện hành động nói gián tiếp và dùng tình thái từ để tạo câu cảm thán, em hãy viết về: Thiên nhiên trong các bài thơ giai đoạn 1930 – 1945. (Gạch chân dưới câu nghi vấn thực hiện hành động nói gián tiếp, tình thái từ, câu cảm thán đã viết và ghi chú rõ ràng.)

Yêu cầu kiến thức:

Đây là dạng bài tập vận dụng cao vì đối tượng là học sinh giỏi. Để làm được bài này, đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng những kiến thức đã nắm vững về các bài thơ được học ở cả hai khuynh hướng lãng mạn và cách mạng từ 1930 đến 1945 (“Ông đồ”, “Nhớ rừng”, “Quê hương”, “Khi con tu hú”, “Tức cảnh Pác Bó”, “Ngắm trăng”…). Từ kiến thức về tác phẩm, biết khái quát và làm sáng rõ điểm gặp gỡ và nét riêng biệt của thiên nhiên với hai khuynh hướng khác biệt. Biết xây dựng và triển khai các luận điểm (đây là kiến thức trọng tâm cảu nghị luận ở lớp 8) tập trung vào trọng tâm, không lan man, không diễn xuôi.

* Sau đây là gợi ý: Trên cơ sở hiểu biết về tác giả, tác phẩm thí sinh có thể sắp xếp, trình bày ý theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo được các nội dung sau:

Mở bài: Dẫn dắt, đưa vấn đề một cách hợp lí.

Thân bài:

* Giới thiệu sơ lược về tác giả, hoàn cảnh ra đời và khuynh hướng của các bài thơ.

* Luận điểm 1: Đề cập được điểm chung trong các bài thơ khác nhau về khuynh hướng nhưng gặp gỡ ở mối quan hệ của thi nhân và cái đẹp mà thiên nhiên là đại diện. Lấy các dẫn chứng để làm rõ:

- Thiên nhiên trong các bài thơ 1930-1945 là những bức tranh đẹp.

- Thiên nhiên là đối tượng để nhà thơ gửi gắm tâm tư, tình cảm, quan điểm của mình.

- Hình tượng thiên nhiên trong thơ 1930-1945 mang vẻ đẹp tươi mới, kỳ vĩ mà cũng rất đời thường. Mỗi một cảnh vật đều là tâm huyết của các nhà thơ, nó là lòng yêu quê hương, đất nước thầm kín, thiết tha và tinh thần dân tộc sâu sắc.

* Luận điểm 2: Khai thác được do khác biệt về quan điểm nghệ thuật và thẩm mĩ dẫn đến sự khác biệt cơ bản về thiên nhiên trong thơ lãng mạn và thơ cách mạng:

- Nhà thơ lãng mạn là người sở hữu cái đẹp, choàng lên mọi sự vật, hiện tượng màu sắc chủ quan của chủ thể trữ tình. Vì thế, thiên nhiên trong thơ Mới là sản phẩm của cảm hứng lãng mạn thoát li nên mang tính phi thường và có cái biệt lệ, thẩm nỗi buồn, cô đơn và đầy nuối tiếc của thi nhân được các hà thơ khắc họa một cách tinh tế…

- Thiên nhiên trong thơ cách mạng lại hướng đến chất lãng mạn cách mạng. Đó là sự hòa hợp với thiên nhiên, là phẩm chất luôn lạc quan, tin tưởng dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào của người chiến sĩ cùng với tâm hồn thơ mộng giàu cảm xúc của thi sĩ đã tạo nên chất thơ cùng chất thép. Với nhà thơ cách mạng, thiên nhiên phản chiếu tâm hồn nguwoif chiến sĩ luôn từ bóng tối luôn vươn ra ánh sáng. Mỗi hình ảnh thiên nhiên là một nét đẹp bình dị, nồng hậu và quen thuộc của quê hương, đất nước…

Kết bài:

Đánh giá: Khẳng định lại nội dung đã được triển khai.

Liên hệ: nêu ý nghĩa, tác dụng và suy nghĩ chân thành về vấn đề đã đề cập.

* Chú ý yêu cầu: Sử dụng câu nghi vấn thực hiện hành động nói gián tiếp và dùng tình thái từ để tạo câu cảm thán. (Có gạch chân dưới câu nghi vấn thực hiện hành động nói gián tiếp và dùng tình thái từ để tạo câu cảm thán đã viết và ghi chú rõ ràng). Không đáp ứng hoặc sai thì trừ từ 0,5 đến 2 điểm.

Cách cho điểm:

* Học sinh được 12 điểm khi thực hiện đầy đủ những yêu cầu về kỹ năng, kiến thức như đã nêu trên và:

- Có quan điểm riêng, rõ ràng, thể hiện sự hiểu biết sâu sắc, toàn diện về vấn đề văn học mà đề bài yêu cầu.

- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc bằng nhiều kiểu câu khác nhau; sử dụng ngôn từ chính xác, có hình ảnh.

- Có liên hệ sơ sánh, mở rộng vấn đề theo hướng phản biện.

- Mắc rất ít hoặc hầu như không mắc lỗi chính tả, từ vựng, ngữ pháp.

* Học sinh được 10, 11 điểm khi:

- Thể hiện sự hiểu biết khá toàn diện về vấn đề văn học mà đề bài yêu cầu.

- Lẫy được những dẫn chứng từ các tác phẩm một cách chính xác và phù hợp để hỗ trợ cho việc triển khai những luận điểm/ ý chính.

- Diễn đạt khá trôi chảy bằng nhiều kiểu câu khác nhau và sử dụng ngôn từ có hình ảnh.

- Mắc một số lỗi chính tả, từ vựng, ngữ pháp.

* Học sinh được 7, 8, 9 điểm khi:

- Hiểu biết chưa đầy đủ, toàn diện về vấn đề văn học mà đề bài yêu cầu.

- Lấy được ít dẫn chứng và ví dụ từ tác phẩm để hỗ trợ cho việc triển khai các luận điểm/ý chính. Không có chú thích cho dẫn chứng.

- Diễn đạt không đa dạng về ngữ pháp, từ ngữ.

- Mắc một số lỗi chính tả, từ vựng, ngữ pháp.

* Học sinh được 1, 2,3 điểm khi:

- Hiểu ít về vấn đề văn học mà đề bài yêu cầu.

- Hầu như không nêu được các chi tiết và ví dụ từ tác phẩm để hỗ trợ cho việc triển khai luận đề, luận điểm/ ý chính.

- Sử dụng không đa dạng các loại câu và nghèo nàn về từ vựng.

- Mắc nhiều lỗi chính tả, từ vựng, ngữ pháp.

* Không chấm điểm bài làm của học sinh khi: Bài viết không được viết bằng tiếng Việt, không đề cập đến vấn đề văn học mà đề bài yêu cầu, hoặc không thực hiện và trình bày nhiệm vụ mà đề bài yêu cầu bằng một bài viết…

------ HÊT------

ĐỀ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI THCS

NĂM HỌC 2021 - 2022

MÔN: NGỮ VĂN 8

(Thời gian làm bài: 150 phút)

Câu 1: Em hãy phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong những câu thơ sau đây:

“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”

(Quê hương- Tế Hanh)

Câu 2: Hãy trình bày ngắn gọn những ấn tượng của em về tình yêu thương con người trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri.

Câu 3: “Ông giáo không phải là nhân vật trung tâm, sự hiện diện của ông giáo làm cho “Bức tranh quê” càng thêm đầy đủ.”

Qua nhân vật lão Hạc, ông giáo trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.

Ghi chú: Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.

HƯỚNG DẪN CHẤM THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI THCS

NĂM HỌC 2020 - 2021

MÔN: NGƯ VĂN 8

Câu 1: 2 điểm

1.Về kỹ năng:

  • Bài viết có bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài rõ ràng, mạch lạc
  • Diễn đạt lô gic trong sáng không sai lỗi chính tả.

2.Về nội dung: HS có thể cảm nhận phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong câu thơ theo cách riêng của mình, song cần đạt đươch các ý sau:

  • Hình ảnh con thuyền “nghỉ ngơi” sau chuyến ra khơi vất vả thực sự là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo. Nó là một biểu tượng đẹp của làng chài, của những cuộc đời trải qua bao phong sương thử thách, bao dạn dày sóng gió.
  • Con thuyền được nhân hóa như một con người cụ thể có tâm hồn và những cảm xúc sâu lắng. Nhà thơ không chỉ quan sát thấy con thuyền “nghỉ ngơi” sau một ngày làm việc mà còn cảm nhận được sự mệt mỏi của nó.
  • Không những vậy qua nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ở từ “nghe”, tác giả cảm thấy con thuyền như đang lắng nghe “chất muối”- hương vị mặn mòi của biển như đang “ thấm dần trong thớ vỏ” của chính mình. Hình ảnh tĩnh nhưng thực ra nó vẫn đang chuyển động. Vì vậy hình ảnh con thuyền vốn vô tri bỗng trở nên rắn rỏi, từng trải và có hồn hơn. Bến quê trở thành một mảnh tâm hồn của đứa con li hương.

3. Thang điểm:

  • Cho 2 điểm: khi đảm bảo được các yêu cầu trên, phân tích được giá trị tu từ sâu sắc tinh tế.
  • Cho 1 điểm khi đáp ứng được ½ yêu cầu trên, hiểu ý nhưng diễn đạt chưa thật lưu loát.
  • Cho 0 điểm khi hiểu sai đề, sai lạc về nội dung và phương pháp.

Câu 2: 2 điểm

A. Yêu cầu: HS trình bày ngắn gọn mạch lạc, rõ ràng theo các ý sau:

- Ấn tượng sâu sắc về tình yêu thương con người trong chuyện “ Chiếc lá cuối cùng” của O Hen- ri: Là tình yêu thương giữa những họa sỹ tuy nghèo về vật chất nhưng tâm hồn thật cao cả đã làm nên vẻ đẹp và tính nhân văn sâu sắc cho tác phẩm.

- Biểu hiện:

+ Tình bạn thắm thiết keo sơn giữa Xiu với Giôn-xi

+ Tình đồng loại cao cả của cụ Bơ-men.

B.Thang điểm:

  • Cho 2 điểm: khi đảm bảo được các yêu cầu trên, cảm thụ sâu sắc, tinh tế. Diễn đạt trong sáng, giàu cảm xúc.
  • Cho 1 điểm khi đáp ứng được một phần yêu cầu trên, hiểu ý nhưng diễn đạt chưa thật lưu loát.
  • Cho 0 điểm khi hiểu sai đề, sai lạc về nội dung.

Câu 3: 6 điểm

A. Về kĩ năng:

  • Bài viết có bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài rõ ràng, mạch lạc
  • Giọng văn có cảm xúc, có sức thuyết phục
  • Xác định đúng kiểu bài. Diễn đạt lôgic, trong sáng không sai lỗi chính tả.

B. Về nội dung:

I. Giới thiệu nhân vật và vị trí của nhân vật trong truyện: (0,5điểm)

+ Câu chuyện chủ yếu kể về số phận của lão Hạc, thông qua những suy tư nội tâm và những cuộc trò chuyện giữa lão Hạc và ông giáo.

+ Ông giáo vừa là nhân vật, vừa là người dẫn chuyện, tuy không phải là nhân vật trung tâm nhưng góp phần làm cho “ Bức tranh quê” thêm sinh động đầy đủ.

+ “ Bức tranh quê” đó là bức tranh về những con người trước Cách mạng tháng Tám: Vừa buồn bã, bi thương, ảm đạm vừa ánh lên những vẻ đẹp nhân tính, làm cho người ta tin yêu cuộc sống.

II. Chứng minh: (5 điểm)

1.“ Bức tranh quê” về những con người có số phận buồn bã, bi thương, ảm đạm: (2,5 điểm)

a. Nhân vật lão Hạc: Một con người có số phận nghèo khổ bất hạnh

- Tài sản: 3 sào vườn, 1 túp lều, 1 con chó vàng.

- Gia cảnh: vợ chết, cảnh gà trống nuôi con, lần hồi làm thuê kiếm sống. Vì không có tiền cưới vợ cho con để con phải bỏ đi làm phu đồn điền, lão sống trong cảnh côi cút.

- Cuộc sống của lão ngày càng bế tắc, cùng quẫn hơn và phải kết thúc bằng một cái chết bi thảm.

-> Lão Hạc là nhân vật điển hình cho những người nông dân trước cách mạng tháng Tám bị bần cùng hoá.

b. Nhân vật ông giáo:

Là người nhiều chữ nghĩa, hiểu biết nhưng gia cảnh cùng quẫn, phải bán cả những quyển sách quý của mình để mưu sinh.

-> Cuộc sống của ông giáo được đặt trong mối quan hệ với lão Hạc, vợ của ông, với Binh Tư, con trai lão Hạc. Ta thấy đó là những cảnh đời tuy khác nhau nhưng đều khốn khổ, cùng quẫn, khổ nhục: Lão Hạc phải tự tử; Ông giáo phải bán đi những quyển sách quý; Vợ ông bị mối lo, buồn đau, ích kỉ che lấp mất bản chất tốt đẹp; Con trai lão Hạc phải đi tha hương cầu thực không hẹn ngày về; Binh tư phải lấy trộm cắp làm nghề nghiệp. Họ đều bị dồn đẩy đến những bước đường cùng không lối thoát, hay sống trong cảnh lay lắt.

2. “ Bức tranh quê” vẫn sáng ngời những vẻ đẹp nhân tính, làm cho người ta thấy tin yêu cuộc sống. (2,5 điểm)

a- Nhân vật lão Hạc:

* Một con người chất phác, hiền lành, nhân hậu:

- Lão Hạc là người thương con hết lòng (dẫn chứng)

- Lão Hạc có lòng nhân hậu sâu sắc (dẫn chứng)

* Một con người luôn sống trong sạch, giàu lòng tự trọng (dẫn chứng)

b. Nhân vật ông giáo: là người có lòng cảm thông và nhân hậu sâu sắc.

- Thương lão Hạc như thương thân: trò chuyện, động viên an ủi lão, chờ mong con lão.

- Lén vợ giúp đỡ lão Hạc.

- Cảm thông cho sự ích kỉ của vợ.

- Thầm hứa sẽ thực hiện ước nguyện của lão Hạc.

-> Những tình cảm và phẩm cao đẹp của những con người trong “Bức tranh quê” khiến ta thêm cảm động và kính phục họ biết bao. Họ đã làm sáng lên niềm tin của con người vào cuộc sống tương lai.

Qua đó cũng khiến ta hiểu hơn về nông thôn Việt Nam, con người Việt Nam, cả những nỗi đau khổ, nghiệt ngã của kiếp sống, cả những vẻ đẹp trong sáng, cao cả của tâm hồn, của lương tri.

* Phần mở bài, kết bài mỗi phần cho 0,25 điểm

Lưu ý: tuỳ mức độ trong cách trình bày, diễn đạt mà giám khảo linh hoạt cho điểm. Không nên chỉ điếm ý cho điểm mà cần chú ý đến sự sáng tạo, cách diễn đạt, lập luận của HS. Khuyến khích HS biết cảm thụ, liên hệ, mở rộng và tư duy của cá nhân.

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HUYỆN Ý YÊN

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

NĂM HỌC 2020 - 2021

MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8

Thời gian làm bài: 150 phút

I. Đọc, hiểu văn bản (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Tôi nhớ lúc nhỏ có lần phạm lỗi, mẹ tôi phạt quỳ úp mặt vào tường suốt hai tiếng đồng hồ. Khi đi làm về, nghe mẹ kể lại, ba đã gọi tôi đến và nói: “Trở thành người như thế nào là tự do của con. Trở thành người tốt hay người xấu là tự do tuyệt đối của con. Con có toàn quyền lựa chọn cho cuộc đời mình. Ba mẹ yêu thương con không phải vì con mà là vì con là con của ba mẹ, bởi vậy kể cả khi con trở thành một người xấu, một kẻ dối trá hay thậm chí trộm cắp, thì tình yêu của ba mẹ dành cho con vẫn không thay đổi. Nhưng ba muốn con biết rằng ba mẹ sẽ rất hạnh phúc và tự hào nếu con trở thành một người chính trực và biết yêu thương.”

Đó là lý do đầu tiên để tôi muốn trở thành một người chính trực và biết yêu thương. Thậm chí, tôi chỉ cần một lý do mà thôi.

Kinh Talmud viết: “Khi ngươi dạy con trai mình tức là ngươi dạy con trai của con trai ngươi”. Bởi thế, hiển nhiên là tôi cũng sẽ nói với con tôi những lời ba tôi đã nói.

[....] Ai cũng có thể dạy một cậu con trai mới lớn lái xe hoặc mở bugi bị ướt ra lau khi đi qua quãng đường ngập nước. Nhưng thật đặc biệt khi cậu học được những điều đó từ chính cha mình.

(Trích “Nếu biết trăm năm là hữu hạn…” - Phạm Lữ Ân)

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. (0,5 điểm) Vì sao nhân vật tôi muốn trở thành một người chính trực và biết yêu thương?

Câu 3. (1,5 điểm) Theo em, việc tác giả trích câu: “Khi ngươi dạy con trai ngươi tức là ngươi dạy con trai của con trai người” trong Kinh Talmud có ý nghĩa gì?

Câu 4. (1,5 điểm) Em rút ra được thông điệp gì từ câu văn sau: “Ai cũng có thể dạy một cậu con trai mới lớn lái xe hoặc mở bugi bị ướt ra lau khi đi qua quãng đường ngập nước. Nhưng thật đặc biệt khi cậu học những điều đó từ chính cha mình”?

II. Tập làm văn

Câu 1. (6,0 điểm)

Từ nội dung ở phần Đọc, hiểu và những hiểu biết của bản thân, em hãy viết một đoạn văn triển khai luận điểm: “Điều bản thân cần làm là trở thành một người chính trực và biết yêu thương”.

Câu 2. (10,0 điểm)

Trong truyện ngắn: “Lão Hạc” của Nam Cao, nhân vật Tôi đã suy ngẫm:

“... Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,.. toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương… Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì được đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất”.

Em hiểu thế nào về ý nghĩ trên của nhân vật Tôi? Phân tích quá trình “cố tìm” để nhân vật hiểu nhân vật Lão Hạc của nhân vật Tôi xung quanh sự việc Lão Hạc bán chó.

----------Hết----------

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu

Nội dung cần đạt

Điểm

Phần I

Đọc hiểu văn bản

4,0

Câu 1

- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

0,5

Câu 2

- Lý do để nhân vật tôi trở thành người chính trực và biết yêu thương đó là lời nói của ba: “ Nhưng ba muốn con biết rằng ba mẹ sẽ rất hạnh phúc và tự hào nếu con trở thành một người chính trực và biết yêu thương”.

0,5

Câu 3

Việc tác giả trích dẫn câu Kinh Talmud có ý nghĩa:

- Khi chúng ta dạy cho con cái mình những điều tốt đẹp, chúng sẽ mang những điều tốt đẹp đó để cư xử với tất cả mọi người xung quanh và dạy dỗ những thế hệ sau này. Những điều tốt đẹp ấy sẽ lan tỏa, có sức ảnh hưởng đến tích cực đến muôn đời sau.

- Làm tăng ý nghĩa, tính triết lý cho văn bản.

- Làm tăng sức thuyết phục, tin cậy cho nội dung mà tác giả muốn gửi gắm.

0,5



0,5

0,5

Câu 4

Học sinh có thể rút ra nhiều thông điệp theo cách riêng. Sau đây là một số định hướng:

- Trong cuộc đời mỗi người luôn có nhiều người thầy nhưng Cha mẹ luôn là người thầy đầu tiên của con.

- Mỗi chúng ta sẽ cảm thấy ấm áp và hạnh phúc vô cùng khi được học những điều bình dị từ chính người cha yêu quý của mình. Cha luôn là người dành tình yêu thương và tấm lòng bao la của tình phụ tử thiêng liêng để chỉ bảo ta trên đường đời.

- Bài học từ người thầy đầu tiên ấy là điều vô cùng quý giá, sẽ để lại ấn tượng sâu sắc và gợi nhiều kỉ niệm để nhớ về trên những chặng đường sau này.

Cách cho điểm:

  • HS nêu ít nhất ba thông điệp
  • Chấp nhận HS nêu những thông điệp khác nhưng hợp lí

0,5

0,5

0,5

Phần II

Tập làm văn

16,0

Câu 1

Viết đoạn văn

Yêu cầu về kĩ năng:

- Đảm bảo đúng hình thức đoạn văn

- Biết cách triển khai luận điểm đã cho với kết cấu chặt chẽ, rõ ràng, lập luận chắc chắn, diễn đạt sáng rõ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…

Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh triển khai luận điểm một cách sáng tạo nhưng đảm bảo hướng tới các ý cơ bản sau:

* Nêu luận điểm: Điều bản thân cần làm để trở thành người chính trực và biết yêu thương

* Giải thích ý nghĩa của luận điểm:

- Người chính trực là người sống ngay thẳng, trung thực, biết tôn trọng lẽ phải, công lý…

- Người biết yêu thương là người có hành động, suy nghĩ thể hiện sự quan tâm đến người khác, quý mến, lo lắng, hi sinh, luôn mang niềm vui, hạnh phúc đến cho mọi người…

* Điều bản thân cần làm để trở thành người chính trực và biết yêu thương:

(Học sinh có thể triển khai ý về “điều bản thân cần làm” theo hướng song song hai ý “Người chính trực” và “biết yêu thương” hoặc tách riêng từng ý; nhưng phải đảm bảo với mỗi ý có ít nhất 3 điều thực hiện trên mới cho điểm tối đa)

- Điều bản thân cần làm để trở thành người chính trực:

+ Tôn trọng lẽ phải, công lý, sống ngay thẳng, trung thực…

+ Luôn bảo vệ, đấu tranh cho lẽ phải, cho cái đúng không bị lay chuyển bởi những tác động bên ngoài…

Sống có ước mơ, lý tưởng cao đẹp, luôn hướng tới những điều tốt đẹp vì cộng đồng…

(Học sinh đưa ra dẫn chứng để làm rõ các ý trên)

- Điều cần làm để trở thành người biết yêu thương:

+ Luôn sống theo các chuẩn mực đạo đức, yêu thương, quan tâm, sẻ chia…

+ Tình yêu thương không chỉ dành cho người thân mà còn dành cho mọi người trong cộng đồng…

+ Tình yêu thương không chỉ thể hiện ở lời nói mà còn thể hiện ở hành động cụ thể, chân thành.

+ Biết phê phán lối sống thiếu tình thương…

(Học sinh đưa ra các dẫn chứng để làm rõ các ý trên)

* Rút ra bài học cho bản thân:

Mỗi người luôn có ý thức rèn luyện để trở thành người chính trực và biết yêu thương ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường

Cách cho điểm

- Từ 5 - 6 điểm: Hiểu vấn đề, lập luận chặt chẽ, thuyết phục bằng lý lẽ và dẫn chứng, diễn đạt có giọng điệu.

- Từ 3 - 4,75: Hiểu vấn đề, biết lập luận nhưng độ thuyết phục chưa cao; còn mắc một số lỗi về diễn đạt, chính tả.

- Từ 1 - 2,75 điểm: Hiểu vấn đề nhưng chưa biết lập luận, thiếu nhiều dẫn chứng, mắc nhiều lỗi về diễn đạt, lỗi chính tả…

Từ 0,25 - 0,75: Có ý hiểu vấn đề nhưng bài viết còn sơ sài, không có dẫn chứng, mắc nhiều lỗi về diễn đạt, lỗi chính tả

6,0

0,5

0,5





0,5

1,0




3,0





















0,5

Câu 2

Bài văn nghị luận

1. Yêu cầu về kĩ năng:

+ Có kỹ năng làm bài nghị luận, xác định đúng vấn đề cần nghị luận, phân tích, làm rõ định hướng.

+ Bài văn có giọng điệu, diễn đạt trong sáng, không mắc các lỗi ngữ pháp, dùng từ, đặt câu, chữ viết, trình bày rõ ràng, sạch đẹp,..

II. Yêu cầu về kiến thức

Chấp nhận trình tự, cách thức khai triển khác nhau, miễn là thí sinh có ý thức bám sát và làm rõ định hướng sau:

1. Mở bài

  • Dẫn dắt, giới thiệu khái quát tác phẩm
  • Nêu vấn đề và trích dẫn hợp lý

Lưu ý: HS có thể tách phần giới thiệu tác giả, tác phẩm xuống phần thân bài hợp lý.

- Giới thiệu khái quát tác giả Nam Cao và tác phẩm Lão Hạc.

2. Thân bài

2.1. Giải thích ý kiến và và lý giải cơ sở vấn đề

* Giải thích

- “Cố tìm mà hiểu” là hành động thể hiện việc con người biết thấu hiểu, đồng cảm trước những hành động thậm chí là cảm thông trước những sai lầm của người khác để phát hiện ra những điều tốt đẹp, những vẻ đẹp vốn bị cuộc sống vất vả, bon chen, toan tính hàng ngày che lấp.

- “Chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi”: Là kết quả đánh giá, hành vi của con người theo bề nổi một cách phiến diện.

-> Suy ngẫm của ông giáo thể hiện một bài học mang tính triết lý và có ý nghĩa giáo dục sâu sắc:

+ Về cách nhìn đời, nhìn người, cách đánh giá người bằng đôi mắt của tình thương, lòng nhân ái và thái độ thấu hiểu, sẻ chia, đồng cảm, quan tâm để phát hiện ra những bài học ẩn chứa trong tâm hồn con người.

+ Nêu lên một phương án đúng đắn, sâu sắc khi đánh giá con người: ta cần biết đặt mình vào hoàn cảnh cụ thể của họ mới có thể hiểu đúng, cảm thông đúng, phải biết đánh giá đúng đắn bản chất con người phía sau vẻ ngoài tưởng chừng “lẩm cẩm, gàn dở”.

* Lý giải suy ngẫm của ông giáo:

Suy ngẫm của ông giáo xuất phát từ thực tế đời sống: Sự đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu là một trong những đức tính quý báu và cần thiết đối với cuộc sống con người.

+ Khi “cố tìm mà hiểu” thấu hiểu người khác, chúng ta sẽ tìm thấy những vẻ đẹp trong tâm hồn người khác và tránh được cái nhìn phiến diện một chiều và tìm ra vẻ đẹp tiềm ẩn đằng sau những điều tưởng chừng như vô cùng xấu xa,...

+ Đây là cơ sở để xây dựng tình yêu thương, mối quan hệ tốt đẹp của con người trong cuộc sống.

+ Khi không thấu hiểu, đồng cảm và nhìn nhận con người qua một mặt của vấn đề thì những gì chúng ta nhìn thấy qua đôi mắt chỉ là những điều tầm thường và xấu xa… dẫn đến việc sống trong sự lạnh lùng, tàn nhẫn.

Lưu ý cách cho điểm:

- Đảm bảo các ý trên cho tối đa

- HS có ý thức giải thích rõ vấn đề, nhưng không sai kiến thức cho 0,5

- HS có ý thức giải thích khái quát, có ý hiểu vấn đề cho 1 điểm

2.2 Phân tích quá trình “cố tìm” để hiểu Lão Hạc của nhân vật Tôi

- HS giới thiệu khái quát hoàn cảnh của Lão Hạc và nhân vật ông giáo để đưa đến vấn đề nghị luận.

+ Giới thiệu hoàn cảnh lão Hạc (Lão nông nghèo khổ, bất hạnh, con bỏ đi đồn điền, lão phải sống trong cô đơn lúc tuổi già, cuộc sống túng quẫn...muốn giữ mảnh vườn cho con lão quyết định bán cậu Vàng - kỷ vật duy nhất mà người con trai để lại, người bạn của lão lúc tuổi già..)

+ Giới thiệu nhân vật ông giáo ( ông giáo - xưng Tôi là một trí thức nghèo, có nhân cách cao đẹp, vị tha, giàu tình yêu thương. Qua cách ông “cố tìm” để hiểu nhân vật Lão Hạc xung quanh sự việc Lão Hạc bán chó, người đọc cảm phục, trân trọng quan điểm đánh giá nhìn nhận của người nông dân một cách toàn diện, đặt họ vào một hoàn cảnh nhất định, nhìn nhận họ bằng tình thương và phát hiện những điều tốt đẹp ở họ…)

* Quá trình “cố tìm” để hiểu lão Hạc khi lão nói chuyện bán chó:

HS đưa dẫn chứng từ tác phẩm, phân tích rõ quá trình “cố tìm” để hiểu lão Hạc của ông giáo, hướng tới làm rõ các ý cơ bản sau:

- Khi nghe lão Hạc nói ra ý định bán chó, nhân vật Tôi rất dửng dưng (“Có lẽ tôi bán con chó ấy ông giáo ạ”, “thật ra thì trong lòng tôi rất dửng dưng” ), tỏ vẻ hoài nghi ý định bán chó của lão Hạc ( “tôi nghe câu ấy đã nhàm rồi”. Tôi lại biết rằng: lão nói là nói để đấy thôi, chẳng bao giờ lão bán đâu”). Trong suy nghĩ của ông giáo, việc lão Hạc bán chó cũng là bình thường, sự băn khoăn của lão có phần hơi quá ( “làm quái gì một con chó mà lão có vẻ băn khoăn thế”).

- Khi lão Hạc lặng lẽ ngồi hưởng thụ chút khoái lạc sau khi hút điếu thuốc lào: thì Tôi cũng ngồi lặng lẽ và nghĩ đến mấy quyển sách quý và so sánh nhân việc bán con chó Vàng của lão Hạc với những quyển sách quý của mình…

-> Ông giáo chưa hiểu lão Hạc, thờ ơ, ông vốn là người hiểu biết, nên chuyện bán một con chó vào thời điểm này là bình thường, là không đáng nói.

- Khi nghe kể về cậu Vàng ( là kỉ vật của đứa con trai lão để lại “con chó là của cháu nó mua đấy chứ!... Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt…”): Ông giáo lại bắt đầu xúc động, cảm thông: “Lão Hạc ơi! Bây giờ tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó vàng của lão. Lão chỉ có một mình nó để làm khuây. Vơ lão chết rồi. Con lão đi bằn bặt. Già rồi mà ngày cũng như đêm chỉ thui thủi một mình thì ai mà chả phải buồn?

-> Ông giáo bắt đầu hiểu cảnh ngộ của lão Hạc.

- Khi nghe lão kể chuyện bán con chó như thế nào: Ông giáo thực sự xúc động, ái ngại, muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Lúc này tôi không còn xót xa năm quyển sách của mình như trước nữa.

Trước sự đau khổ, dằn vặt của lão Hạc vì chuyện bán chó với sự cảm thông, thấu hiểu, ông giáo đã an ủi lão, mời lão uống nước chè “cụ cứ tưởng....khiếp khác”...

-> Nhân vật “Tôi” không chỉ thấu hiểu tình cảnh cô đơn của lão Hạc mà còn phát hiện ra vẻ đẹp tâm hồn của lão. Đó là sự nhân hậu, độ lượng, giàu tình yêu thương, ân nghĩa của lão Hạc.

* Đánh giá vấn đề

- Suy ngẫm của ông giáo trước sự việc của lão Hạc bán chó có sự thay đổi: từ dửng dưng, thờ ơ đến dần quan tâm, lắng nghe, thấu hiểu, xúc động, cảm thông, chia sẻ với cảnh ngộ của lão Hạc, phát hiện ra những phẩm chất tốt đẹp của con người tưởng chừng già nua, lẩm cẩm ấy là tình yêu thương con người tha thiết, sự nhân hậu, ân nghĩa… Đó chính là quá trình “cố tìm” để hiểu lão Hạc của ông giáo.

- Chính điều đó đã thể hiện được tấm lòng nhân văn, nhân đạo và khẳng định vẻ đẹp của nhân vật tôi:

+ Ông giáo là người giàu lòng thương người, suy tư, trăn trở về lẽ sống ở đời, luôn có cái nhìn toàn diện, đánh giá đúng đắn về người nông dân, cố hiểu đúng, trân trọng phẩm chất tốt đẹp ở họ.

+ Ông giáo là một người trí thức nghèo, luôn gần gũi, thấu hiểu người nông dân, cảm thông và kính trọng họ.

- Quá trình “cố tìm” để hiểu lão Hạc của ông giáo góp phần tạo nên giá trị sâu sắc, ý nghĩa cũng như điểm thành công cho tác phẩm. Bnaj đọc khi đến với tác phẩm “lão Hạc” cần tìm hiểu quá trình “cố tìm’ để hiểu không chỉ lão Hạc mà còn với các nhân vật khác để hiểu đời, hiểu người hơn...

10,0 

1,0







0,5





2,0

0,25



0,25

1,0








0,5















(6,0)

1,0












5,0

































1,0


















2. Kết bài

Khẳng định sự đúng đắn của ý kiến và liên hệ bản thân:

+ Khẳng định suy nghĩ trên là cái nhìn nhân đạo, tiến bộ về người nông dân của Nam Cao (cái nhìn nhất quán, sâu sắc ở mọi tác phẩm của nhà văn Nam Cao).

+ Liên hệ bản thân: Cái nhìn về cuộc sống, về những con người xung quanh và thái độ đúng đắn trước mỗi vấn đề ấy

0,5

Cách cho điểm:

- Điểm 8,0 - 10: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, lập luận chặt chẽ, kiến thức phong phú, hành văn lưu loát, văn phong giàu hình ảnh, cảm xúc, bài viết có sáng tạo.

- Điểm 6,0 - 7,75: Đáp ứng khá tốt các yêu cầu trên nhưng phần giải thích ý kiến còn hơi vụng về, sơ lược hoặc phân tích ý chưa thật tốt. Có thể còn một số sai sót về diễn đạt.

- Điểm 4,0 - 5,75: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên nhưng phần giải thích ý kiến và phân tích đều chưa tốt, còn mắc các lỗi về diễn đạt, chính tả.

- Điểm 2,0 - 3,75: Đáp ứng khoảng một nửa yêu cầu của đề bài, văn nghèo cảm xúc, mắc các lỗi về diễn đạt, chính tả.

- Điểm 0,25 - dưới 1,75: Không hiểu đề hoặc bài viết có ý nhưng sơ lược, chưa làm nổi bật vấn đề, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.

- Điểm 0: Không làm bài

Lưu ý:

  • Người chấm tránh đếm ý cho điểm, cân nhắc toàn bài để đánh giá.
  • Những cách kết cấu bài làm, ý sáng tạo, kiến giải riêng hợp lý, thuyết phục đều phải được chấp nhận và khuyến khích.
  • Thang điểm trên đây ghi điểm tối đa cho mỗi phần. Nếu thí sinh chưa đáp ứng những yêu cầu về kỹ năng làm bài tốt thì không thể đạt được số điểm tối đa này.
  • Điểm toàn bài lẻ đến 0,25 điểm.

PHÒNG GD-ĐT HUYỆN DUYÊN HÀI

TRƯỜNG THCS ĐÔNG HẢI

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN

MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 8

THỜI GIAN: 150 PHÚT (KKTGPĐ)

KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

I. MỤC TIÊU KIỂM TRA :

1. Về kiến thức:

Giúp HS củng cố, nắm vững lại tất cả các kiến thức đã học trong chương trình ở lớp 8. Cụ thể:

Biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội, về các nhân vật trong các tác phẩm truyện, một tác phẩm truyện hay một bài thơ, đoạn thơ.

2. Về kỹ năng:

Rèn kỹ năng vận dụng những kiến thức đã học một cách tổng hợp, toàn diện để làm bài, nhất là về kỹ năng phân tích về nhân vật trong các tác phẩm đã học.

3. Về thái độ:

Biết coi trọng và có ý thức làm bài kiểm tra một cách trung thực, tích cực. Thấy được lòng yêu cuộc sống, sự khát khao tự do; vai trò của rừng đối với môi trường, cũng như cách nhìn về con người thông qua các vấn đề trong xã hội và các tác phẩm đã học.

II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:

- Hình thức: Tự luận.

- Cách thức tổ chức kiểm tra: HS làm bài viết tự luận trong 150 phút.

III. THIẾT LẬP MA TRẬN:

Chủ đề (nội dung, chương, bài...)

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Cộng

1/ Nghị luận văn học

Nhận xét về người nông dân trong văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng 8-1945 có ý kiến cho rằng:

“Người nông dân tuy nghèo khổ, lam lũ, ít học nhưng không ít tấm lòng”.

Bằng hiểu biết của em về nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ: %

Số câu: 1

Số điểm: 8 đ

Tỉ lệ: 40%

Số câu: 1

Số điểm: 8

Tỉ lệ: 40%

2/ Nghị luận xã hội

Điện thoại di động là một phương tiện thông tin liên lạc hữu ích với con người hiện nay. Thế nhưng một bộ phận học sinh lại sử dụng nó chưa đúng cách, với mục đích chưa tốt. Hãy trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng trên.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ: %

Số câu:1

Số điểm: 12 đ

Tỉ lệ: 60%

Số câu:1

Số điểm: 12 đ

Tỉ lệ: 60%

Tổng cộng:

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ: %

Số câu: 2

Số điểm: 20 đ

Tỉ lệ: 100%

Số câu: 1

Số điểm: 20 đ

Tỉ lệ: 100%

PHÒNG GD-ĐT HUYỆN DUYÊN HÀI

TRƯỜNG THCS ĐÔNG HẢI

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN

MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 8

THỜI GIAN: 150 PHÚT (KKTGPĐ)

ĐỀ:

Câu 1. (8 điểm)

Nhận xét về người nông dân trong văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng 8-1945 có ý kiến cho rằng:

“Người nông dân tuy nghèo khổ, lam lũ, ít học nhưng không ít tấm lòng”.

Bằng hiểu biết của em về nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Câu 1. (12 điểm)

Điện thoại di động là một phương tiện thông tin liên lạc hữu ích với con người hiện nay. Thế nhưng một bộ phận học sinh lại sử dụng nó chưa đúng cách, với mục đích chưa tốt. Hãy trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng trên.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần nghị luận

Văn học

Câu 1

Nhận xét về người nông dân trong văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng 8-1945 có ý kiến cho rằng:

“Người nông dân tuy nghèo khổ, lam lũ, ít học nhưng không ít tấm lòng”.

Bằng hiểu biết của em về nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

8,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:

Mở bài, thân bài và kết bài một cách hợp lí.

0,25

b. Xác định đúng kiểu bài văn nghị luận:

Sử dụng đúng các phương pháp: giải thích, chứng minh, bình luận và bài học cần rút ra.

0,25

c. Triển khai các ý và sắp xếp các ý theo trình tự hợp lí thành một bài văn hoàn chỉnh.

0,25

* Về nội dung:

1. Mở bài: (1 điểm)

- Dẫn dắt vấn đề: Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội nên việc đánh giá con người phải có sự tìm hiểu cụ thể.

- Đặt vấn đề: Cách nhìn, đánh giá con người qua câu nói trên.

2. Thân bài (4.5 điểm)

* Lão Hạc là người nông dân nghèo khổ, lam lũ, ít học : (2đ)

- Cảnh ngộ của Lão Hạc thật bi thảm: Nhà nghèo, vợ

chết, hai cha con lão sống lay lắt rau cháo qua ngày.

- Vì nghèo nên lão cũng không đủ tiền cưới vợ cho con

nên khiến con trai lão phải bỏ đi làm ở đồn điền cao su.

- Chính vì nghèo khổ nên ông không có điều kiện học

hành vì thế mà lão không biết chữ, mỗi lần con trai viết thư về lão lại phải nhờ ông giáo đọc hộ và cả đến khi muốn giữ mảnh vườn cũng lại nhờ ông giáo viết văn tự hộ.

- Sự túng quẫn ngày càng đe dọa lão nên sau trận ốm kéo

dài, không có việc, rồi bão ập đến phá sạch hoa màu... không lấy tiền đâu để nuôi con Vàng nên lão đã phải dằn lòng quyết định bán cậu Vàng – kỉ vật mà đứa con trai lão để lại.

- Lão sống đã khổ chết cũng khổ.

(HS lấy dẫn chứng phân tích, chứng minh)

* Lão Hạc là người nông dân giàu có ở tấm lòng yêu con và lòng nhân hậu: (2 đ)

- Lão Hạc cả đời yêu con một cách thầm lặng, chả thế mà từ ngày vợ chết lão ở vậy nuôi con đến khi trưởng thành. Lão chắt chiu dè sẻn để có tiền lo cưới vợ cho con ấy vậy mà cả đời dành dụm cũng không đủ vì thế mà khi chứng kiến nỗi buồn nỗi đau của con lão luôn day dứt đau khổ.

(HS lấy dẫn chứng chứng minh)

- Yêu và thương con nên khi xa con tình yêu con của lão được thể hiện gián tiếp qua việc chăm sóc con chó - kỉ vật mà đứa con để lại. Lão vô cùng đau đớn dằn vặt khi bán con chó vàng. Qua đó thấy được tấm lòng nhân hậu của lão.

(HS lấy dẫn chứng chứng minh)

-Thương con lão chọn cho mình một cách hi sinh, đặc biệt là hi sinh cả mạng sống của mình cho con.

(HS lấy dẫn chứng chứng minh)

=> Qua cuộc đời khốn khổ và phẩm chất cao quý của lão Hạc nhà văn đã thể hiện tấm lòng yêu thương trân trọng đối với người nông dân.

c. Bài học cho bản thân: (0.5đ)

- Không nên có cách nhìn một cách chủ quan khi đánh giá một con người nào đó.

- Cần tìm hiểu kỹ về đối tượng để có cái nhìn đúng đắn hơn trong cuộc sống, để từ đó giữ gìn được các mối quan hệ thân thiện với nhau trong cuộc sống….

3. Kết bài: (1 điểm)

- Khẳng định tính triết lí của câu nói trên. Đó cùng là quan niệm sống, tình cảm của tác giả.

- Suy nghĩ của bản thân em...

* Về sự kết hợp giữa các phương pháp:

Bài làm có sự kết hợp giữa các phương pháp: giải thích, chứng minh, bình luận… và các phương pháp khác. Tùy theo khả năng kết hợp của từng học sinh.

6.5

0.25

d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với nội dung cần thuyết minh.

0,25

e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng việt.

0,25

Tổng điểm

8,0

Phần nghị luận

xã hội

Câu 2

Điện thoại di động là một phương tiện thông tin liên lạc hữu ích với con người hiện nay. Thế nhưng một bộ phận học sinh lại sử dụng nó chưa đúng cách, với mục đích chưa tốt. Hãy trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng trên.

12,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:

Mở bài, thân bài và kết bài một cách hợp lí.

0,25

b. Xác định đúng kiểu bài văn nghị luận:

Sử dụng đúng các phương pháp: giải thích, chứng minh và bài học cần rút ra về hành động và nhận thức.

0,25

c. Triển khai các ý và sắp xếp các ý theo trình tự hợp lí thành một bài văn hoàn chỉnh.

0,25

* Về nội dung:

MỞ BÀI: (1 đ)

Giới thiệu chung về vai trò, hữu ích của điện thoại di động và việc sử dụng chưa đúng cách của một số học sinh hiện nay.

- Hiện nay, hầu hết các phụ huynh đều trang bị ĐTDĐ cho con em mình để liên lạc hoặc truy cập internet để tìm tư liệu học tập.

- Thế nhưng, một số học sinh lại sử dụng chưa đúng cách, với mục đích chưa tốt.

THÂN BÀI: (8.5 đ)

a. Giải thích: (1đ)

- ĐTDĐ còn gọi là điện thoại cầm tay là loại điện thoại kết nối dựa trên sóng điện tử vào mạng viễn thông. Nhờ có kết nối song mà ĐTDĐ thực hiện trao đổi thông tin khi đang di chuyển.

- ĐTDĐchính thức ra đời vào ngày 3 tháng 4 năm 1973 mang tên Motorola Dyna Tac, phát minh bởi nhà sáng chế John F. Mitchell và Martin Cooper. Lúc đấu nó nặng khoảng 1kg, hình dáng rất cồng kềnh và không phổ biến. Từ đo đến nay, ĐTDĐ phát triển không ngừng theo hướng nhỏ gọn và ngày càng được tích hợp nhiều chức năng hơn, chứ không còn đơn thuần là nghe gọi.

b. Chứng minh:(6đ)

* Thực trạng:

- Một số học sinh sử dụng chưa đúng cách: dùng ngay trong các giờ học để nhắn tin, nói chuyện riêng, các giờ kiểm tra thì dùng để tải tài liệu trên internet để đối phó.

- Ngoài ra, các em còn sử dụng với mục đích chưa tốt: dùng để tải các hình ảnh, các văn hóa phẩm đồi trụy hoặc phát tán các clip có nội dung xấu lên mạng….

* Nguyên nhân:

- Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao, ĐTDĐ trở thành vật không thể thiếu đối với con người.

- Nhiều gia đình có điều kiện, chìu con nên trang bị cho con mình điện thoại nhiều chức năng nhưng lại không quản lí việc sử dụng của con em mình.

- Học sinh lười học, ý thức chưa tốt.

- Thiếu hiểu biết, lạm dụng các chức năng của điện thoại….

* Hậu quả:

- Sử dụng điện thoại trong giờ học: không hiểu bài, hổng kiến thức và sử dụng trong các giờ kiểm tra sẽ tạo ra thói quen lười biếng, ỷ lại. (dẫn chứng).

- Sử dụng điện thoại với mục đích xấu: ảnh hưởng đến đời sống, tinh thần của những người xung quanh, vi phạm chuẩn mực đạo đức, vi phạm pháp luật … (dẫn chứng).

* Biện pháp khắc phục:

- Bản thân học sinh cần có ý thức trong học tập, cần biết sống có văn hóa, có đạo đức, hiểu biết pháp luật.

- Gia đình cần quan tâm tới các em, gần gũi, tìm hiểu và kịp thời giáo dục các em.

- Nhà trường, xã hội: siết chặt hơn trong việc quản lí.

c. Bài học nhận thức và hành động: (1.5đ)

- Nhận thức: thấy được các ưu, khuyết điểm mà điện thoại đem đến cho con người để sử dụng chúng môt cách hợp lí và có hiệu quả nhằm đem lại lơi ích trong cuộc sống cũng như trong học tập.

- Hành động:

+ Biết kiểm soát chừng mực mỗi hành vi của mình, trang bị kĩ năng sống cần phải có.

+ Sử dụng điện thoại đúng mục đích.

+ Đầu tư cho việc học, tránh phí phạm thời gian vô nghĩa.

+ Luôn với tinh thần rèn luyện, tu dưỡng bản thân, bồi đắp vốn sống, vốn văn hóa chuẩn mực, phù hợp với đạo đức và pháp luật…

KÊT BÀI: (1đ)

Khẳng định tác hại của ĐTDĐ đối với một số học sinh và đưa ra lời khuyên.

Đừng phung phí thời gian, bởi vì thời gian là vàng bạc – rất quí giá. Đừng hao tốn tiền bạc bởi vì làm ra đồng tiền không hề dễ dàng. Tương lai các bạn như thế nào đều phụ thuộc vào các giờ học trên lớp của bạn. Đừng để điện thoại hủy hoại cuộc sống cua mình. Các bạn nhé!

* Về sự kết hợp giữa các phương pháp:

Bài làm có sự kết hợp giữa các phương pháp: giải thích, chứng minh, bình luận… và các phương pháp khác. Tùy theo khả năng kết hợp của từng học sinh.

10.5

0.25

d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với nội dung cần thuyết minh.

0,25

e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng việt.

0,25

Tổng điểm

12,0

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DIỄN CHÂU

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN

Môn: Ngữ văn 8 – Thời gian làm bài: 120 phút

Câu 1: Đọc hiểu(4.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Chẳng ai muốn làm hành khất

Tội trời đày ở nhân gian

Con không được cười giễu họ

Dù họ hôi hám úa tàn.

Nhà mình sát đường, họ đến

Có cho thì có là bao

Con không bao giờ được hỏi

Quê hương họ ở nơi nào.

Con chó nhà mình rất hư

Cứ thấy ăn mày là cắn

Con phải răn dạy nó đi

Nếu không thì con đem bán.

Mình tạm gọi là no ấm

Ai biết cơ trời vần xoay

Lòng tốt gửi vào thiên hạ

Biết đâu nuôi bố sau này...

(Dặn con – Trần Nhuận Minh)

a. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của văn bản.

b. Ở khổ thơ thứ ba, tác giả dùng từ ăn mày(Cứ thấy ăn mày là cắn), nhưng ở khổ thơ đầu tác giả lại dùng từ hành khất(Chẳng ai muốn làm hành khất), ý nghĩa ?

c.Con không bao giờ được hỏi

Quê hương họ ở nơi nào.

Tại sao người cha lại dặn con điều đó?

d.Cảm xúc của em về hai dòng thơ cuối:

Lòng tốt gửi vào thiên hạ

Biết đâu nuôi bố sau này...

Câu 2: (6.0 điểm)

Nhà tâm lí học Elena ví tuổi thiếu niên như một “xứ sở kì lạ”: Ở xứ sở này khí hậu rất thất thường và kì quặc, khi thì nóng nực như vùng nhiệt đới, khi thì trở nên lạnh như băng. Xứ sở này có mùa xuân hoa nở ngát hương, có mùa thu lá vàng rụng tơi tả. Dân cư ở vùng này khi thì rất vui vẻ, ồn ào, khi thì bỗng nhiên trầm ngâm, lặng lẽ... Trong xứ sở kì lạ này không có trẻ con và cũng không có người lớn...

Em có suy nghĩ gì về “xứ sở kì lạ” ấy?

Câu 3: (10 điểm)

Lưu Quý Kỳ có nói: Nhà thơ gói tâm tình của mình trong thơ. Người đọc mở ra bỗng thấy tâm tình của chính mình.

Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 8.

............................................Hết............................................

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DIỄN CHÂU

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN LỚP 8

NĂM HỌC 2020 – 2021

I.Yêu cầu chung

1.Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; kĩ năng làm văn tốt: bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và sức gợi cảm, ít mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp,…

2. Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số nội dung cơ bản, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm, không chỉ đánh giá kiến thức và kĩ năng mà chú ý đến thái độ, cảm xúc, tình cảm của người viết; Cẩn trọng và tinh tế đánh giá bài làm thí sinh trong tính chỉnh thể; Cần khuyến khích những tìm tòi, sáng tạo riêng trong nội dung và hình thức bài làm, chấp nhận các kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí, thuyết phục.

3. Tổng điểm của toàn bài là 20,0 điểm, cho lẻ đến 0,25 điểm. Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số thang điểm cơ bản, trên cơ sở đó, giám khảo có thể bàn bạc thống nhất định ra các thang điểm chi tiết.

II. Yêu cầu cụ thể

Câu 1: Đọc hiểu (4,0 điểm)

Câu a (1.0 điểm)

  • Thể thơ: Tự do (Hoặc 6 chữ)
  • Phương thức biểu đạt chính của phần trích: Biểu cảm.

Câu b (1.0 điểm)

Ở khổ thơ thứ ba, tác giả dùng từ ăn mày (Cứ thấy ăn mày là cắn), nhưng ở khổ thơ đầu tác giả lại dùng từ hành khất (Chẳng ai muốn làm hành khất): Thí sinh có thể có nhiều cách lí giải nghĩa, miễn là hợp lí.

Gợi ý:

+ Cách gọi ăn mày: Loài vật chỉ biết quan sát bộ dạng bên ngoài, không thể nhìn thấu được cuộc đời, tâm hồn, trái tim,... của họ.

+ Cách gọi hành khất: Thể hiện sự tôn trọng và yêu thương...

Câu c (1,0 điểm)

Gợi ý: Quê hươnggắn bó sâu nặng với cuộc đời của mỗi con người, một khi phải tha hương cầu thực chắc cuộc đời họphải chịu nhiều buồn đau, cay đắng. Vì thế, hỏi về quê hương là chạm tới nỗi đau...

Câu d (1,0điểm)

Thí sinh có thể có những cảm nhận khác nhau, song phải hướng tới giá trị chân chính mà tác giả gửi gắm. Gợi ý: Người cha muốn nhắn nhủ tới con về bài học cho và nhận – gửi lòng tốt, tình yêu thương, sự sẻ chia, đùm bọc cho thiên hạ đó chính là nguồn hạnh phúc nuôi dưỡng chúng ta. Vì thế hãy biết sống thật ý nghĩa.

Câu 2: (6,0 điểm)

YÊU CẦU

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

ĐIỂM

1.Yêu cầu về kĩ năng

- HS có kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội.

- Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ; Diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…

- Có thể kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm, miêu tả... trong bài văn nghị luận

1,0

2. Yêu cầu về kiến thức

Đây là một đề mở, thí sinh có thể có những cách nhìn nhận và đánh giá vấn đề ở những góc độ khác nhau. Tuy nhiên, những cách nhìn ấy phải hướng tới những giá trị nhân văn cao đẹp trong cuộc sống. Sau đây là một số gợi ý :

* Giải thích:

- Xứ sở kì lạ: cách nói hình tượng về tuổi thiếu niên – lứa tuổi của những thay đổi thất thường về tính khí, chưa có sự định hình rõ nét về tính cách, tâm lí...

- Tuổi thiếu niên là xứ sở kì lạ với nhiều biểu hiện đa dạng, phong phú: lúc rụt rè, khi tự tin, lúc già dặn như người lớn khi hồn nhiên như trẻ con... Đặc biệt là cảm xúc, thái độ, hành động và sự nhận thức về bản thân còn cảm tính và đôi lúc còn có những biểu hiện trái ngược.

* Bàn luận:

- Tuổi thiếu niên là giai đoạn chuyển tiếp về thể chất và tinh thần giữa giai đoạn trẻ em và người trưởng thành, có ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành nhân cách…

- Xứ sở kìlạ mong muốn được thể hiện bản thân, làm theo sở thích,…vì vậy có thể tự khám phá, phát hiện ra nhiều cái hay nhưng cũng có thể không biết điểm dừng.

- Nếuchúng ta thiếu hiểu biết về xứ sở kì lạsẽ dẫn đến ít cảm thông, thậm chí áp đặt, cấm đoán một cách cực đoan.

* Bài học: Tôn trọng sự phát triển tự nhiên của xứ sở kì lạ song bản thân xứ sở kì lạcần phải có nhận thức đúng đắn, và người lớn cũng cần có những định hướng tích cực để lứa tuổi thiếu niên phát triển bản thân một cách toàn diện.

5.0

1.5

2.5

1.0

Câu 3: (10 điểm)

1.Yêu cầu về kĩ năng

- HS có kĩ năng làm bài văn nghị luận về một vấn đề văn học.

- Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ; Diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…

- Dẫn chứng hợp lí, thuyết phục

1,0

2. Yêu cầu về kiến thức

Học sinh có thể trình bày bài viết bằng nhiều cách với những kiến giải khác nhau. Sau đây là một số gợi ý:

*Giải thích:

- Nhận định của Lưu Quý Kỳ đã đề cập đến đặc trưng của thơ: xuất phát từ nỗi niềm của một người (gói tâm tình của mình trong thơ) nhưng nói tiếng lòng của độc giả (Người đọc mở ra bỗng thấy tâm tình của chính mình).

- Như vậy, thơ là sự đồng điệu, gặp gỡ, kết nối tâm hồn của người sáng tác và người cảm thụ thơ

- Khi “tâm tình của mình” trở thành tâm tình của người đọc chứng tỏ bài thơ đã có sức cảm hóa, lay động.

* Chứng minh

Cần lựa chọn tác phẩm tiêu biểu trong chương trình Ngữ văn 8để chứng minh trên các phương diện:

- Tâm tình nhà thơ

- Tâm tình độc giả

- Sự đồng điệu của tâm hồn người sáng tác và người đọc

*Bàn luận:

- Tâm tình của nhà thơ có thể là tiếng lòng của riêng một con người, cũng có thể là của cả một thế hệ, một thời đại.

- Để tiếng lòng nhà thơ trở thành tiếng lòng bạn đọc đòi hỏi tài năng và tâm hồn nhạy cảm, sự tinh tế…của người nghệ sĩ, và đồng thời để cảm được tiếng lòng nhà thơ, người đọc cần có tâm hồn đồng điệu.

- Nếu chưa tìm được sự đồng điệu, chứng tỏ bài thơ chưa có sức cảm hóa.

*Đánh giá:

- Đây là một nhận định đúng đắn về thiên chức nhà thơ và mối quan hệ giữa người sáng tác và người tiếp nhận.

- Tác phẩm được lựa chọn là minh chứng rõ nét cho nhận định của tác giả Lưu Quý Kỳ.

2,0

5,0

1,0

1,0

PHÒNG GD – ĐT ĐÔNG HƯNG

TRƯỜNG THCS HỢP HƯNG

®Ò kiÓm tra cHäN NGUåN HäC SINH giái

M¤N NG÷ V¡N 8

n¨m häc 2021 - 2022

Thời gian làm bài :120 phút

Câu I: (6,0 điểm).

Người ăn xin.

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:

- Xin ông đừng giận cháu ! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.

( Theo Tuốc- ghê- nhép, SGK Ngữ văn 9, tập một, 2007, tr22 )

Từ nội dung câu chuyện trên, em hãy trình bày suy nghĩ của em về việc cho và nhận trong cuộc sống.

Câu 3: (14,0 điểm).

Kết thúc truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri, Xiu đã nói với Giôn-xi: “Đó là kiệt tác của bác Bơ-men”. Theo em Chiếc lá cuối cùng ấy có phải là một kiệt tác không? Hãy chứng minh.

---Hết---

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu 1: (6,0 điểm).

A- Yêu cầu về nội dung:

+ Bài làm có thể viết theo nhiều cách, song cơ bản đạt được những nội dung sau:

+ Vấn đề nghị luận: Bàn về việc cho và nhận trong cuộc sống.

+ Ý nghĩa của câu chuyện: Kể về việc cho và nhận của cậu bé và ông lão ăn xin. Qua đó, nhằm ngợi ca cách ứng xử đẹp, nhân ái giữa con người với con người.

* Bàn luận:

+ Suy ngẫm về việc cho và nhận của cậu bé và ông lão.

+ Suy ngẫm về việc cho và nhận trong cuộc sống.

🡪 Cho và nhận đâu chỉ là vật chất, có thể chỉ là tinh thần, một câu nói, một cử chỉ, một lời động viên chân thành nhưng ý nghĩa vô cùng lớn lao.

+ Rút ra bài học: Thái độ khi cho và nhận cần chân thành và có văn hóa.

+ Kết bài: Xác định thái độ sống và cách ứng xử của bản thân đối với những người xung quanh.

B- Yêu cầu kĩ năng:

+ Lập văn bản nghị luận xã hội có bố cục 3 phần rõ ràng.

+ Biết vận dụng các thao tác lập luận: giải thích, bình luận đánh giá vấn đề.

+ Xác lập ý ( luận điểm) sáng tỏ chặt chẽ, lô gic.

+ Diễn đạt lưu loát, lí lẽ thuyết phục, hạn chế mắc các lỗi về văn bản.

+ Tư liệu: Dựa vào văn bản và đời sống thực tế.

Biểu điểm:

- Điểm 5,5🡪6:

Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đảm bảo các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, có lập luận chặt chẽ, có sự kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận, bài viết có cảm xúc, diễn đạt lưu loát.

- Điểm 3,5🡪5:

Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, có lập luận tương đối chặt chẽ, có sự vận dụng thành công thao tác lập luận, diễn đạt tương đối tốt.

- Điểm 1,5🡪3:

Hiểu yêu cầu của đề bài, đáp ứng được cơ bản các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, lập luận chưa chặt chẽ, có thể còn một số lỗi nhỏ về diễn đạt.

- Điểm 0,5🡪1:

Chưa nắm vững yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng được 1/2 yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, mắc lỗi chính tả và diễn đạt.

  • Điểm 0: Để giấy trắng

Câu 2: (14,0 điểm).

1.Về kĩ năng: (2,0 đ)

- Viết đúng kiểu bài lập luận chứng minh ;

- Bài viết có kết cấu, lập luận chặt chẽ; dẫn chứng rõ ràng;

- Bố cục 3 phần rõ ràng, cân đối ; diễn đạt trôi chảy ;

- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.

2. Về nội dung: (8,0 đ)

a) Mở bài: (0,5đ) Giới thiệu tác giả tác phẩm và vấn đề cần chứng minh

b) Thân bài (7,0 đ) Khẳng định “Chiếc lá cuối cùng” là một kiệt tác, vì:

  • Nó được vẽ trong một hoàn cảnh đặc biệt. (1,0đ)
  • Nó có giá trị nhân sinh (cứu người). (1,0đ)
  • Cái giá của nó quá đắt: cứu được một người nhưng lại cướp đi mạng sống của chính người tạo ra nó. (1,0đ)
  • Là kết tinh của trái tim nhân đạo và nghệ thuật. (1,0đ)
  • Đảo ngược tình thế của câu chuyện, làm cho câu chuyện bất ngờ hấp dẫn. (1,0đ)
  • HS lấy được dẫn chứng có trong tác phẩm để chứng minh cho các luận điểm trên. (2,0đ)

c) Kết bài: (0,5đ) khẳng định lại vấn đề.

* Lưu ý: - Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý cơ bản, trên cơ sở các gợi ý đó giám khảo (GK) có thể vận dụng linh họat, tránh cứng nhắc và nên cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để phát hiện những bài làm thể hiện tố chất của học sinh giỏi (kiến thức vững chắc, năng lực cảm thụ sâu sắc, tinh tế, kĩ năng làm bài tốt…);

- GK nên khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách riêng song hợp lí. Có thể thưởng điểm cho các bài viết sáng tạo song không vượt quá khung điểm của mỗi câu theo quy định.

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

MÔN NGỮ VĂN 8 – NĂM HỌC 2021 - 2022

Họ và tên……………………………

Số báo danh………………………...

(Thời gian 120 phút không kể thời gian giao đề)

Đề có 1 trang, 2 câu

Câu 1 (4,0 điểm):

HAI HẠT MẦM

Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ.

Hạt mầm thứ nhất nói:

- Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên... Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân... Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá.

Và rồi hạt mầm mọc lên.

Hạt mầm thứ hai bảo:

- Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã.

Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi.

Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức.

(Theo Hạt giống tâm hồn)

Suy nghĩ của em về những cách sống được gợi ra từ câu chuyện trên.

Câu 2 (6,0 điểm).

Có ý kiến cho rằng “ Ngắm trăng (Vọng nguyệt ) là một cuộc vượt ngục về tinh thần của người tù cách mạng Hồ Chí Minh”.

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Từ thực tế cảm nhận bài thơ Ngắm trăng, hãy phân tích để làm sáng tỏ ý kiến trên.

------------------HẾT---------------------

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG NĂM HỌC 2020 - 2021

MÔN NGỮ VĂN – LỚP 8

HƯỚNG DẪN CHUNG:

- Trên cơ sở các mức điểm đã định, giám khảo căn cứ vào nội dung trình bày và kĩ năng diễn đạt của học sinh để cho điểm tối đa hoặc thấp hơn. Đặc biệt khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo.

- Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25.

HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

(4,0 điểm)

I. Yêu cầu về kĩ năng

- Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội bàn về những cách sống được gợi ra từ nội dung một câu chuyện.

- Bài văn có bố cục và cách trình bày hợp lý, hệ thống luận điểm rõ ràng, các ý triển khai tốt, dẫn chứng phù hợp.

- Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

II. Yêu cầu về nội dung và cho điểm.

1. Mở bài: Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận

Con người với những lựa chọn về cách sống, lẽ sống...Ý nghĩa của những sự lựa chọn ấy được đề cập qua câu chuyện Hai hạt mầm...

2. Thân bài:

a. Tóm tắt nội dung, giải thích ý nghĩa câu chuyện

- Tóm tắt: Có hai hạt mầm, hạt mầm thứ nhất muốn lớn lên, bén rễ, đâm chồi nảy lộc, nở hoa dịu dàng đã mọc lên; hạt mầm thứ hai sợ hãi đất sâu tối tăm, sợ chồi non bị côn trùng nuốt, sợ trẻ con vặt hoa nên nằm im chờ đợi, kết cục bị gà mổ...

- Giải thích: Câu chuyện đã gợi ra những cách sống và kết cục mà nó mang lại cho con người. Hạt mầm thứ nhất tượng trưng cho những con người sống có ước mơ, niềm tin, luôn mong muốn những điều tốt đẹp trong trương lai, dám đối đầu với những khó khăn để biến ước mơ thành hiện thực và tỏa sáng...; hạt mầm thứ hai gợi liên tưởng đến những kẻ sống thụ động, hèn nhát, không dám ước mơ, ngại đối đầu với những khó khăn, thử thách...

b. Trình bày suy nghĩ:

- Cách sống thứ nhất từ hình tượng hạt mầm “Tôi muốn…”

Đó là một cách sống tốt đẹp, cuộc đời đáng sống, rất đáng để trân trọng: Vì ước mơ, niềm tin và lòng dũng cảm là sức mạnh tinh thần to lớn giúp con người vượt qua khó khăn, là động lực thôi thúc con người tìm tòi, khám phá, giúp họ suy nghĩ và hành động tích cực, làm cho cuộc sống thực sự có ý nghĩa và thành công luôn chờ đợi họ phía trước…

- Cách sống thứ hai từ hình tượng “Tôi sợ...”

Đó là một cách sống vô vị, nhàm chán, cuộc đời không đáng sống. Vì lối sống thụ động thu mình, thiếu niềm tin là những kẻ thù đáng sợ của con người, nó sẽ làm cho con người trở nên yếu hèn, ngại khó, không dám nghĩ, dám làm….

c. Liên hệ thực tế, rút ra bài học nhận thức và hành động:

- Trong cuộc sống, bên cạnh những người sống tích cực, lạc quan….vẫn còn không ít những người luôn bi quan, chỉ nghĩ đến những điều trở ngại, không dám ước mơ, không có niềm tin, dễ bỏ cuộc…Ngoài ra có những người cóa ước mơ nhưng nhỏ nhặt, vị kỉ hoặc quá xa vời, viễn vông…họ cũng dễ dàng bị đào thải trước cuộc sống.

- Khó khăn, thử thách là điều không tránh khỏi, hãy luôn mạnh mẽ vươn lên trong mọi hoàn cảnh, hãy biết ước mơ và dũng cảm hành động để biến ước mơ thành hiện thực, để sống có ý nghĩa và có ích cho đời…

3. Kết bài.

Câu chuyện là một bức thông điệp nhân sinh giàu ý nghĩa…Hãy từ bỏ lối sống tiêu cực, lựa chọn cách sống tích cực, cách suy nghĩ tích cực nhất để bản thân ngày càng hoàn thiện.

0,25

0,5

0,5

0,75

0,75

0,5

0,5

Câu 2

(6,0 điểm)

I. Yêu cầu về kĩ năng:

- HS biết cách làm một bài nghị luận văn học giải thích kết hợp chứng minh để làm sáng tỏ một ý kiến bàn về bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh.

- Bố cục bài làm chặt chẽ, hợp lý, đầy đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. Giải thích rõ ràng, phân tích dẫn chứng đúng hướng.

- Diễn đạt trôi chảy, trong sáng, có cảm xúc. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

II. Yêu cầu về nội dung và cho điểm

  1. Mở bài:  Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận

Những nét cơ bản về tác giả Hồ Chí Minh, bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt), trích dẫn ý kiến bàn về bài thơ…

B. Thân bài:

1. Giải thích thừa nhận ý kiến.

- Vượt ngục: thoát khỏi chốn lao tù để được tự do; vượt ngục bằng tinh thần: hướng đến tự do, tự trong tâm tưởng. Ý kiến trên muốn nói: bài thơ Ngắm trăng đã thể hiện sự tự do trong tinh thần của Bác. Tuy thân tại ngục tù nhưng tinh thần của người không hề bị trói buộc mà vẫn luôn hướng về thế giới bên ngoài hòa nhịp với thiên nhiên, cuộc sống....

- Ý kiến nhận xét hoàn toàn có cơ sở: ngoài bìa tập Nhật kí trong tù Bác viết: “ Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao” (Đề từ). Và Ngắm trăng là một trong những bài thơ đã nêu cao tinh thần đó. Cuooj ngắm trăng ở trong tù không chỉ cho thấy tình yêu thiên nhiên sâu sắc ở Bác mà còn toát lên một sức mạnh tinh thần to lớn – tinh thần thép, khát vọng tự do và luôn hướng đến tự do ở người chiến sĩ cách mạng vĩ đại, sự tự do nội tại, phong thái ung dung, vượt hẳn lên sự nặng nề, tàn bào của ngục tù...

2. Chứng minh: Ngắm trăng là một cuộc vượt ngục về tinh thần.

2.1. Tinh thần “vượt ngục” thể hiện ở việc người tù Cách mạng đã quên đi những điều kiện khó khăn trong tù để hướng tới vẻ đẹp của vầng trăng.

- Bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh đặc biệt (Trong tù không rượu cũng không hoa): Người đang là một tù nhân bị đày đọa, cực khổ, thiếu thốn; việc nhắc đến rượu, hoa cho thấy Người không hề vướng bận bởi những nặng nề về vật chất mà tâm hồn vẫn thoải mái, tự do, vẫn ung dung, khát khao, thèm được tận hưởng cảnh đẹp…(phân tích điệp ngữ không, thi liệu cổ điển rượu, hoa….)

- Tâm trạng bối rối, xốn xang của Người (Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ): Trước cảnh trăng đẹp, Bác băn khoăn không biết lấy gì để thưởng trăng cho xứng; sự áy náy cho thấy tâm hồn nghệ sĩ đích thực , tình yêu thiên nhiên đến say mê, sự rung động mãnh liệt của trái tim Người…dù đang là tù nhân. (Đối chiếu câu thơ dịch với phần phiên âm)

2.2. Ý thức “vượt ngục” càng thể hiện rõ ở cuộc giao hòa thú vị giữa người tù – thi sĩ với vầng trăng.

- Cảnh ngắm trăng diễn ra rất đặc biệt (Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ/ trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ): Người đã thả tâm hồn mình vượt ra ngoài cửa sắt nhà tù để tìm đến ngắm trăng sáng, vầng trăng tự do cũng vượt qua song sắt để tìm đến nhòm – ngắm lại nhà thơ trong tù; Người và trăng chủ động tìm nhau, cảm xúc thăng hoa, tình cảm song phương mãnh liệt, gắn bó, thân thiết như những người bạn tri âm, tri kỉ.. (chú ý phân tích nghệ thuật nhân hóa, phép đối…)

- Cuộc giao hòa thú vị cho thấy sức mạnh tinh thần kì diệu của người tù chiến sĩ và thi sĩ: Bác không chút bận tâm về sự thiếu thốn, gian khổ, bất chấp sự ngăn cản thô bạo của nhà tù để tâm hồn bay bổng, tìm đến với ánh sáng của vầng trăng, của thế giới tự do và cái đẹp; nhà tù chỉ có thể giam cầm được thể xác chứ không thể giam giữ được tinh thần của Người, Người đã có một cuộc thưởng trăng ý nghĩa, trọn vẹn, một cuộc vượt ngục bằng thơ, một cuộc vượt ngục về tinh thần rất đáng khâm phục…

C. Kết bài:

- Khẳng định lại ý kiến, khái quát nội dung, nghệ thuật của bài thơ Ngắm trăng, liên hệ vẻ đẹp tâm hồn, tài năng của Hồ Chí Minh qua thơ Người...

- Trách nhiệm của bản thân trong tiếp thu, giữ gìn thơ Bác, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức của Người...

0,5

0,5

0,5

1,0

1,0

1,0

1,0

0,5