Giáo án văn 7 kết nối tri thức bài 10 trang sách và cuộc sống

Giáo án văn 7 kết nối tri thức bài 10 trang sách và cuộc sống

4.6/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án văn 7 kết nối tri thức bài 10 trang sách và cuộc sống

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

Bài 10: TRANG SÁCH VÀ CUỘC SỐNG

Thời gian thực hiện: 8 tiết

Học đi đôi với hành

I. MỤC TIÊU

1. Về năng lực

- Nhận biết được đặc điểm của VB nghị luận phân tích một tác phẩm văn học,chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm và nội dung chính của VB với mục đích của nó.

- Phát triển kĩ năng tự đọc sách: đọc mở rộng VB văn học,VB nghị luận,VB thông tin theo các chủ đề đã học.

- Phát triển kĩ năng viết: viết về một nhân vật yêu thích.

- Phát triển kĩ năng nói và nghe: trình bày, trao đổi về sách, nhân vật yêu thích và các đề tài có liên quan.

2. Về phẩm chất

- Yêu thích đọc sách và biết vận dụng những điều đã đọc vào thực tế.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

- SGK, SGV

- Các cuốn sách liên quan đến chủ đề: Bầu trời tuổi thơ, Khúc nhạc tâm hồn, Cội nguồn yêu thương, Giai điệu đất nước , Màu sắc trăm miền, Bài học cuộc sống, Thế giới viễn tưởng, Trải nghiệm để trưởng thành, Hòa điệu với tự nhiên.

- Máy chiếu, máy tính

- Các phương tiện dạy học khác: màu vẽ, giấy vẽ, tư liệu hình ảnh minh hoạ (tranh ảnh và phim ngắn),...

- Phiếu học tập

- Thư viện nhà trường

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. MỞ ĐẦU

a) Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Giúp học sinh tự khám phá thế giới và cảm nhận niềm vui của việc đọc sách.

b) Nội dung:

- HS tự đọc phần Giới thiệu bài học, theo dõi câu hỏi của GV, suy nghĩ và trình bày suy nghĩ, ý tưởng của mình.

c) Sản phẩm:

- Câu trả lời của hs

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV):

GV giao nhiệm vụ:

+ Trong các chủ đề đã học, em thích chủ đề nào nhất? Vì sao

+ Nếu chọn đọc một cuốn sách, em sẽ chọn cuốn sách về chủ đề gì?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Hs suy nghĩ, trả lời

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết quả, nhận định:

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt, định hướng sp của hđ đọc, viết, nói và nghe: trong chủ đề này, các em sẽ chọn 1 cuốn sách để tìm hiểu những thông tin về cuốn sách đó, tưởng tượng 1 cuộc phỏng vẩn với 1 nhân vật em yêu thích, cuộc phỏng vấn với tác giả của cuốn sách để hiểu hơn về nv và tp.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Tiết 129 : GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN

1. Mục tiêu: Nhận biết vấn đề được đề cập đến toàn bộ bài 10

2. Nội dung: Tìm hiểu về nội dung phần giới thiệu bài 10 và tri thức ngữ văn đề hiểu về đặc điểm cơ bản về bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học, các mối quan hệ giữa con người có thực ngoài đời và các nhân vật văn học, phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản đa phương thức

3. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS qua phiếu học tập và phần trình bày của HS, HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.

4. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

ND ( Dự kiến sp)

NV 1: Giới thiệu bài học

B1:Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV: yêu cầu học sinh đọc giới thiệu bài 10.

- GV cho HS đọc phần này trong SHS và nêu câu hỏi:

+ Loại văn bản nào em sẽ được học ở bài học này

+ Loại văn bản đó có tác dụng gì đối với chúng ta

+ Những điều em đã đọc từ những cuốn sách sẽ có ý nghìa gì?

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS thảo luận với nhau về cách hiểu về những gì được gợi lên từ phần Giới thiệu bài học.

B3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

2-3 HS báo cáo nội dung đọc hiểu

B4: Đánh giá kết quả nhiệm vụ học tập:

GV: tổ chức HS đánh giá và nhận xét chốt vấn đề

GV mở rộng: giải thích về nd của bài:

1. Giới thiệu bài học

- Loại văn bản: nghị luận về tác phẩm văn học

- Tác dụng: giải quyết những suy nghĩ, bàn luận những vấn đề của cuộc sống gợi ra từ trang sách

- Ý nghĩa của những điều đọc từ trang sách: trở thành một phần của cuộc sống, là hành trang tri thức để chúng ta bước vào thế giới rộng lớn.

Hoạt động của GV và HS

Nd (Dự kiến sp)

NV2: Khám phá tri thức ngữ văn

1. Mục tiêu: Nhận biết vấn đề được đề cập đến toàn bộ bài 10

2. Nội dung: Tìm hiểu về Văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản, Con người ngoài đời thực với nhân vật trong tác phẩm văn học, phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản đa phương thức

3. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS qua phiếu học tập và phần trình bày của HS, HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.

4. Tổ chức thực hiện:

B1:Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV: yêu cầu học sinh đọc phần tri thức ngữ văn bài 10.

GV: Tổ chức HS theo 4 nhóm, viết phần trả lời các câu hỏi sau ra phiếu ht

- GV khơi sâu vấn đề bằng các câu hỏi và yêu cầu:

+ Văn bản nghị luận về một tác phẩm văn hoc là gì?

+ Đặc điểm của lí lẽ và bằng chứng trong văn bản?

+ Con người ngoài đời thực có mối liên hệ như thế nào với nhân vật trong tác phẩm văn học?

+ Loại vb nào sd nhiều phương tiện phi ngôn ngữ, vc sd đó có td gì?

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS đọc phần tri thức ngữ văn

- HS thảo luận theo nhóm

B3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

  • Các nhóm báo cáo nội dung đã thảo luận

B4: Đánh giá kết quả nhiệm vụ học tập:

GV: tổ chức HS đánh giá và nhận xét các nhóm

GV: chốt vấn đề

2. Tri thức ngữ văn

- Văn bản nghị luận về một tác phẩm văn hoc

- lí lẽ và bằng chứng trong văn bản nl

- Con người ngoài đời thực có mối liên hệ như thế nào với nhân vật trong tác phẩm văn học

- phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản đa phương thức

Tiết 130: THÁCH THỨC ĐẦU TIÊN

CHINH PHỤC NHỮNG CUỐN SÁCH MỚI

a. Mục tiêu:

- Hs tìm đọc những cuốn sách mới để mở rộng các chủ đề đã học, pt kĩ năng đọc sách, giới thiệu sách, kĩ năng đọc cùng nhà phê bình để hiểu sâu hơn về giá trị nội dung và nghệ thuật của của cuốn sách vả hiểu hơn về kiểu bài nghị luận về một tác phẩm văn học

b. Nội dung:

- HS tự đọc phần mục tiêu bh, chọn 1 số cuốn sách văn học, sách khoa học hoặc sách bàn luận về vấn đề của đời sống với chủ đề dự án lựa chọn trên cơ sở tương đồng với chủ đề các vb .

- Hs đọc vb “Vẻ đẹp giản dị và chân thật của quê nội (Võ Quảng)” để tìm hiểu:

+ Vấn đề bàn luận trong tp

+ Ý kiến của người viết

+ Lí lẽ và bằng chứng, cách trình bày bằng chứng

+ Mối quan hệ giữa mục đích viết và đặc điểm nd chính của vb nghị luận pt một tpvh

c. Sản phẩm: câu trả lời của HS, các poster, fanpage, vieo giới thiệu về cuốn sách.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của gv và hs

Nd (dự kiến sp)

NV 1:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV):

(Nhiệm vụ này cần được giao trước, thời gian trên lớp chỉ dành để các nhóm báo cáo).

GV chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm lựa chọn mỗi nhóm 1 chủ đề . Tìm một cuốn sách thuộc chủ đề đó, cùng đọc, ghi chép vào sổ nhật kí và tự thiết kế một sản phẩm minh họa giới thiệu về cuốn sách đó. Yêu cầu nêu rõ:

+ Đề tài: Cuốn sách đề cập đến phạm vi nào của đời sống?

+ Bố cục và nội dung chính: Cuốn sách có mấy chương, phần? nội dung chính của từng chương, phần là gì?

+ Nhân vật, sự kiện, bối cảnh nổi bật nào được thể hiện trong cuốn sách?

+ Có nhứng chi tiết nào quan trọng? Những đoạn văn, câu văn nào gợi lên ý nghĩa, vấn đề chính trong cuốn sách?

+ Chủ đề, ý nghĩa, bài học mà em có thể rút ra sau khi đọc cuốn sách là gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS chia nhóm và thảo luận ở nhà.

Bước 3: Báo cáo và thảo luận:

Các nhóm cử đại diện trình bày. Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

Kết luận, nhận định: GV nhận xét

I. Cuốn sách mới - chân trời mới

Tiết 131:

THÁCH THỨC ĐẦU TIÊN

CHINH PHỤC NHỮNG CUỐN SÁCH MỚI

Hoạt động của gv và hs

Nd (dự kiến sp)

NV 2:

NV 2.1:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV):

GV chia lớp thành 4 nhóm, đọc vb “Vẻ đẹp giản dị và chân thật của quê nội (Võ Quảng)”, tl, th các yêu cầu sau:

+ Vấn đề người viết bàn luận trong tp là gì?

+ Người viết đã nêu ý kiến gì về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của tp?

+ Tìm lí lẽ và bằng chứng người viết sd để làm sáng tỏ ý kiến về đặc điểm của tp “quê nội”

+ Mối quan hệ giữa mục đích viết và đặc điểm nd chính của vb nghị luận pt một tpvh

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS chia nhóm và thảo luận.

Bước 3: Báo cáo và thảo luận:

Các nhóm cử đại diện trình bày. Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

Kết luận, nhận định: GV nhận xét, chuẩn kt

NV 2.2: Bài tập

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV):

GV cho hs làm việc cá nhân theo yc:

+Tưởng tượng em là một nhà phê bình, hãy viết đoạn văn (khoảng 6 – 8 câu) nêu ý kiến của em về một tác phẩm văn học về đề tài tuổi thơ hoặc quê hương, đất nước mà em đã đọc.

(Nhiệm vụ này cần được giao trước, thời gian trên lớp chỉ dành để hs báo cáo).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS đọc tpvh và viết đv ở nhà...

- Dự kiến sp:

Bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm là một bài thơ hay, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước thắm thiết. Có thể nói đặc điểm hồn thơ Nguyễn Khoa Điềm có sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam. Bài thơ thể hiện cách nhìn mới mẻ, độc đáo về đất nước trên nhiều góc độ khác nhau: văn hóa, lịch sử, địa lí...Từ đó, làm nổi bật tư tưởng “Đất nước của nhân dân”. Tư tưởng ấy đã quy tụ mọi cách nhìn nhận và đưa tới những phát hiện sâu và mới mẻ về đất nước. Nguyễn Khoa Điềm đã cho độc giả thấy được đất nước là linh hồn, là kết tụ trí tuệ, tinh thần, phẩm cách, công sức và truyền thống của cả dân tộc. Và từ đó, ta cũng thấy được nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Khoa Điềm: Chất trí tuệ hoà quyện trong chất suy tư sâu lắng.

Bước 3: Báo cáo và thảo luận:

1 - 2 hs đại diện trình bày. Hs khác nhận xét, bổ sung cho nhau.

Kết luận, nhận định: GV nhận xét

II. Đọc cùng nhà phê bình

1. Đọc bài văn: “Vẻ đẹp giản dị và chân thật của quê nội (Võ Quảng)”

- Người viết tập trung bàn luận về vấn đề gì trong tác phẩm Quê nội :

+ Nội dung của câu chuyện xảy ra trong những khung cảnh quê hương.

+ Vai trò của vai "tôi" trong tác phẩm.

- Để bàn về vấn đề, người viết đã nêu những ý kiến về:

+ Nội dung của tác phẩm: hoàn cảnh đời sống trong tác phẩm, thế giới nhân vật.

+ Nghệ thuật của tác phẩm: người kể chuyện, sức hấp dẫn của tác phẩm.

- Những lí lẽ, bằng chứng được người viết sử dụng nhằm làm sáng tỏ ý kiến về các đặc điểm của tác phẩm Quê nội:

. Lí lẽ: Nội dung câu chuyện xảy ra trong những khung cảnh quê hương.

. Bằng chứng:

+ Không gian: nông thôn miền Trung, tại thôn Hòa Phước, bên con sông Thu Bồn.

+ Thời gian: Vào những ngày rất mới mẻ - như một buổi tảng sáng - sau Cách mạng tháng Tám thành công.

+ Nhân vật: Những người nông dân bình thường, mấy cô bác kèm luôn theo bên chân mấy chú nhóc hiếu động trong thôn, trong làng.

+ Hoạt động: Vừa tự xây dựng chính quyền cách mạng địa phương vừa chuẩn bị chống giặc giữ làng.

- Cách trình bày bằng chứng của người viết: lần lượt nêu ra các bằng chứng theo chủ đề nhất định: không gian, thời gian, nhân vật, hoạt động.

- Mục đích viết của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: Làm sáng tỏ một vấn đề về tác phẩm đó.

- Đặc điểm, nội dung chính của văn bản: Đưa ra các lí lẽ và bằng chứng để chứng minh cho ý kiến hoặc làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.

- Mối quan hệ giữa mục đích viết và đặc điểm, nội dung chính của văn bản là mối quan hệ hai chiều. Mục đích viết là cái để cho đặc điểm và nội dung chính của văn bản hướng đến; trong khi đặc điểm và nội dung chính của văn bản sẽ hiện thực hóa mục đích viết.

2. Bài tập viết kết nối với đọc

Tiết 132:

THÁCH THỨC ĐẦU TIÊN

CHINH PHỤC NHỮNG CUỐN SÁCH MỚI

- Mục tiêu:

+Hs phát triến kĩ năng đọc để biết và hiểu thêm về tp qua trò chuyện với tg, nv

+ Hs tìm đọc những tp, cuốn sách mới để mở rộng các chủ đề đã học, pt kĩ năng đọc sách, cách trò chuyện với tác giả để hiểu hơn về tp, cuốn sách

- Nội dung:

+ Đọc bài thuật lại cuộc “phỏng vấn” rất thú vị của một độc giả nhỏ tuổi với nhà văn Nguyễn Quang Thiều - tác giả của truyện ngắn Bầy chim chìa vôi - để có thể hiểu thêm về sự ra đời và cuộc sống của nhân vật do nhà văn sáng tạo trong tác phẩm

+ Chọn đọc một cuốn sách theo nd tự chọn, Hs đọc 1 tác phẩm vh, tìm 1 nv yêu thích và tưởng tượng cuộc trò chuyện cùng nv đó để tìm hiểu về nv ; thử hình dung, đặt ra những câu hỏi để làm rõ hơn điều em muốn biết cách tác giả tạo nên nhân vật hoặc những chi tiết tiêu biểu, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong cuốn sách

- Sản phẩm: Câu trả lời trong phiếu ht của HS, bài viết, bài phỏng vấn của hs

- Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của gv và hs

ND (dự kiến sp)

NV 3: Đọc và trải nghiệm cùng nhân vật

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV):

(Nhiệm vụ này cần được giao trước, thời gian trên lớp chỉ dành để hs báo cáo).

GV cho hs làm việc cá nhân tưởng tượng cuộc gặp gỡ của mình với 1 nv em yêu thích trong 1 tp đã đọc và phỏng vấn về nv đó, chú ý :

+ chọn cách xưng hô phù hợp

+ có ít nhất 6 câu hỏi trong cuộc phỏng vấn

+ Tham khảo các câu hỏi sau:

. Bạn đến từ đâu?

. Vì sao và bằng cách nào bạn trở thành nhân vật trong tác phẩm này

. bạn có sở thích, tính cách hay đặc điểm gì nổi bật

. Để kể về cuộc đời mình, bạn muốn nói điều gì nhất?

. Ai hay điều gì khiến bạn quan tâm nhất?

. Nếu sống tiếp cuộc đời không chỉ trong trang sách, điều bạn muốn nhất sẽ làm là gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS lv cá nhân ở nhà.

Bước 3: Báo cáo và thảo luận:

đại diện hs trình bày. hs khác nhận xét, bổ sung cho nhau.

Kết luận, nhận định: GV nhận xét, chuẩn kt

III. Đọc và trải nghiệm cùng nhân vật

NV 4:

NV 4.1

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV):

GV chia lớp thành 4 nhóm, đọc vb “Mon và Mên đang ở đâu”, tl, th các yêu cầu sau:

a. Mon và Mên là ai trong mối quan hệ với nhà văn – tác giả truyện ngắn Bầy chim chìa vôi?

b. Theo em, vì sao nhà văn khẳng định rằng “tất cả lũ trẻ làng chú đều thức để lắng nghe tiếng mưa, cùng nghĩ về bãi sông và lo cho bầy chim chìa vôi non”?

c. Cậu bé - người “phỏng vấn" tác giả - ngạc nhiên vì điều gì?

d. Ngoài Mon và Mên, ai là người có trải nghiệm và kỉ niệm sâu sắc về đêm mưa, bãi sông và bầy chim chìa vôi?

e. Mon và Mên đang ở đâu? Bầy chim chìa vôi đã bay đi đâu?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS chia nhóm và thảo luận.

Bước 3: Báo cáo và thảo luận:

Các nhóm cử đại diện trình bày. Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

Kết luận, nhận định: GV nhận xét

NV 4.2: Bài tập

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV):

(Nhiệm vụ này cần được giao trước, thời gian trên lớp chỉ dành để các nhóm báo cáo).

GV chia lớp thành 4 nhóm

+ mỗi nhóm họn đọc một cuốn sách đang gây sự chú ý, tò mò đối với em. Trong quá trình đọc, thử hình dung em có thể đặt ra những câu hỏi nào để làm rõ hơn điều em muốn biết cách tác giả tạo nên nhân vật hoặc những chi tiết tiêu biểu, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong cuốn sách.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS chia nhóm và thảo luận ở nhà.

Bước 3: Báo cáo và thảo luận:

Các nhóm cử đại diện trình bày. Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

Kết luận, nhận định: GV nhận xét

IV. Đọc và trò chuyện cùng tác giả

1. Bài thuật lại cuộc phỏng vấn của độc giả nhỏ tuổi với nhà văn

a. Mon và Mên là bạn cùng lứa tuổi với nhà văn - tác giả truyện ngắn Bầy chim chìa vôi.

b. Nhà văn khẳng định rằng “tất cả lũ trẻ làng chú đều thức để lắng nghe tiếng mưa, cùng nghĩ về bãi sông và lo cho bầy chim chìa vôi non” vì:  lũ chim non là điều bọn trẻ quan tâm nhất lúc đó

c. Cậu bé - người “phỏng vấn" tác giả - ngạc nhiên vì tác giả biết được trong đêm mưa, Mon và Mên đã lo nghĩ cho bầy chìa vôi. Cậu bé cho rằng tác giả đã ở cùng Mon và Mên trong đêm hôm đó, hỏi tại sao tác giả không đi cùng Mon, Mên và ngăn cản họ vì họ mới chỉ là trẻ con, cần phải có người lớn đi cùng.

d. Ngoài Mon và Mên, lũ trẻ trong làng (bao gồm cả tác giả lúc đó) là người có trải nghiệm và kỉ niệm sâu sắc về đêm mưa, bãi sông và bầy chim chìa vôi.

e.

- Mon và Mên vẫn ở trong kí ức của nhà văn và độc giả.

- Bầy chim chìa vôi đã bay đến nơi rất xa, nơi thiên nhiên không bị tàn phá, nơi mà chúng có thể sinh sống.

2. Bài tập: Chọn đọc một cuốn sách đang gây sự chú ý, tò mò đối với em. Trong quá trình đọc, thử hình dung em có thể đặt ra những câu hỏi nào để làm rõ hơn điều em muốn biết cách tác giả tạo nên nhân vật hoặc những chi tiết tiêu biểu, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong cuốn sách.

Kq:

- Cuốn sách đang gây sự chú ý, tò mò của em là Tắt đèn của Ngô Tất Tố

- Trong quá trình đọc, em có thể đặt ra một số câu hỏi:

+ Tại sao tác giả lại đặt tên cho nhân vật của mình là chị Dậu? Đây là ngụ ý của tác giả hay chỉ là đặt tên một cách ngẫu nhiên?

+ Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm có gì đặc biệt? Nó có liên quan gì đến các chi tiết trong tác phẩm không?

+ Ngoài việc tái hiện sự bất công của xã hội phong kiến lúc bấy giờ thì tác gỉa còn muốn làm nổi bật cái gì?

Tiết 133 , 134: VIẾT

THÁCH THỨC THỨ HAI: Ý TƯỞNG ĐẾN TỪ SẢM PHẨM

VIẾT BÀI VĂN PHÂN TÍCH MỘT NHÂN VẬT VĂN HỌC YÊU THÍCH

TRONG CUỐN SÁCH ĐÃ ĐỌC

a. Mục tiêu:

- HS biết được các yêu cầu đối với kiểu bài phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách đã đọc

- Biết cách phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách đã đọc

- HS tìm các ý chính cho bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách em đã đọc

- Biết lập dàn ý

- HS viết được bài một bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách em đã đọc

b. Nội dung:

- GV chia nhóm lớp.

- Cho HS làm việc nhóm trên phiếu học tập.

c. Sản phẩm: Phiếu học tập sau khi HS đã hoàn thành.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của gv và hs

ND (dự kiến sp)

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Chia nhóm lớp & giao nhiệm vụ:

Đọc bài văn “Hoàng tử bé: trò chuyện để thấu hiểu và yêu thương” và thực hiện các yc:

+ Bài văn pt đặc điểm nhân vật nào, trong tp nào, cuốn sách nào, nv đó xh trong hc nào?

+ Người viết đã pt nghệ thuật miêu tả nv đó là gì?

+ Nhân vật đó có những đặc điểm gì dựa trên những bằng chứng trong tác phẩm?

+ Ý nghĩa hình tượng của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Quan sát bài văn “Hoàng tử bé: trò chuyện để thấu hiểu và yêu thương ”.

- Suy nghĩ cá nhân

- Thảo luận nhóm

B3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện 2 nhóm báo cáo tl

- Dự kiến sp:

B4: Kết luận, nhận định

- 2 nhóm hs khác nx, GV nhận xét câu trả lời của HS

I. TÌM HIỂU CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI BÀI VĂN PHÂN TÍCH MỘT NHÂN VẬT VĂN HỌC YÊU THÍCH TRONG CUỐN SÁCH ĐÃ ĐỌC

- Gới thiệu nhân vật trong tác phẩm văn học: lai lịch, hoàn cảnh, tình huống xuất hiện và những ấn tượng đặc biệt ban đầu (nếu có)

- Chỉ ra được đặc điểm, tính cách nhân vật qua bằng chứng cụ thể về ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, tâm trạng của nhân vật được miêu tả trong tác phẩm

- nhận xét đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn: biện pháp nghẹ thuật, cách sử dụng hoặc nhấn mạnh những chi tiết làm rõ đặc điểm nhân vật

- Nêu được ý nghĩa hình tượng của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm hoặc quan niệm đời sống của tác giả.

Đề bài: Hãy viết bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách em đã đọc

NV 1: Thực hành các bước trước khi viết

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Chia nhóm lớp & giao nhiệm vụ:

Tìm các ý chính cho bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách em đã đọc

PHIẾU TÌM Ý

Họ và tên HS: ………………………….Lớp

Nhiệm vụ: Tìm các ý chính cho bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách em đã đọc

Nhân vật đó là nv nào, trong tp nào, cuốn sách nào, nv đó xh trong hc nào?

Điều gì khiến em yêu thích và lựa chọn nhân vật này?

Nhân vật đó có những đặc điểm gì dựa trên những bằng chứng trong tác phẩm ? Đặc điểm đó cho thấy điều gì về phẩm chất của nhân vật?

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn có gì đặc sắc?

Ý nghĩa hình tượng của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm ? Em rút ra bài học gì từ nhân vật?

(Nhiệm vụ này cần được giao trước, thời gian trên lớp chỉ dành để các nhóm báo cáo).

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Suy nghĩ cá nhân

- Thảo luận nhóm, điền vào phiếu (làm ở nhà)

- Dự kiến sp:...

B3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện 2 nhóm báo cáo

B4: Kết luận, nhận định

- 2 nhóm hs khác nx, GV nhận xét câu trả lời của HS

- Kết nối với mục “Dàn ý của bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách em đã đọc”, ghi bảng

NV 2: Viết bài

Đề bài: Hãy viết bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách em đã đọc

GV ghi đề lên bảng, nhắc lại ngắn gọn các yêu cầu về kiểu bài, nội dung.

HS ghi đề vào giấy/vở và làm bài.

Trong quá trình HS viết bài, GV quan sát, nhắc HS dành thời gian đọc lại và sửa lỗi trước khi nộp bài, khuyến khích những bài viết sáng tạo

Hs viết bài

NV 3: Chỉnh sửa bài viết

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Gv cho hs làm vc nhóm nx một bài viết của nhóm khác dựa trên các tiêu chí đánh giá

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS làm vc nhóm đọc và nx

B3: Báo cáo thảo luận

- GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.

- HS nhận xét bài viết dựa trên tiêu chí:

II. THỰC HÀNH VIẾT THEO CÁC BƯỚC

1. Trước khi viết

Dàn ý:

- Mở bài: giới thiệ nv, ấn tượng ban đầu về nv

- Thân bài:

+ Bối cảnh, các mối quan hệ làm nổi bật dặc điểm nv

+ những đặc điểm nổi bật của nv

+ Nghệ thuật xây dựng nv

- Kết bài: bài học, suy nghĩ, ấn tượng sâu săc mà nv để lại

2. Viết bài

3. Chỉnh sửa bài viết

Bảng đánh giá theo tiêu chí bài cho bài viết:

Tiêu chí đánh giá

Tổng điểm

Mức độ

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Bố cục

1 điểm

- Đủ 3 phần

- Có 2 phần (mở bài-thân bài, hoặc thân bài, kết bài)

- Chỉ có thân bài

1 điểm

0,75 điểm

0,5 điểm

Trình bày

0,5 điểm

- Rõ ràng sạch đẹp

- Tương đối sạch đẹp

- Gạch xóa nhiều, chữ viết không rõ ràng

0,5 điểm

0,25 điểm

0

Sáng tạo

1 điểm

- Bài viết sáng tạo mới mẻ, độc đáo

- Bài viết có chỗ sáng tạo

- Không sáng tạo

1 điểm

0,5 điểm

0

Nội dung

8,5 điểm

- Nội dung tiêu biểu, đầy đủ, chính xác

( Chọn nv tiêu biểu, luận điểm rõ ràng dùng kĩ lẽ, dẫn chứng hợp lí, phân tích rõ ràng, hấp dẫn)

- Nội dung đủ, luận điểm rõ ràng nhưng phân tích chưa sâu, (dẫn chứng còn ít)

- Nội dung sơ sài, luận điểm chưa đầy đủ, dẫn chứng rất ít chưa làm nổi bật đặc điểm nhân vật,

8,5 điểm

6,5 điểm

4 điểm

B4: Kết luận, nhận định (GV)

a. GV chốt lại những ưu điểm và tồn tại của bài viết.

* Ưu điểm về:

- Cách lựa chọn nv để pt

- Về kiểu bài: …..

- Về bố cục: ….

- Cách diễn đạt: dùng từ, đặt câu: …..

- Cách trình bày bài :….

* Hạn chế:

- Cách lựa chọn nv để pt

- Về kiểu bài: …..

- Về bố cục: ….

- Cách diễn đạt: dùng từ, đặt câu: …..

- Cách trình bày bài :….

b. Gv yêu cầu hs đọc lại bài viết để tự kiểm tra dựa trên các gợi ý sau:

- Tên nhân vật, tên sách, tác giả, các chi tiết liên quan, , địa danh (nếu có) đã chính xác chưa?

- Có lỗi chính tả không?

- Cách dùng từ ngữ, đặt câu; cách tổ chức đoạn văn có thực sự phù hợp với nội dung cần trình bày không?

c. Đọc bài viết hay nhất của HS

Tiết 135, 136: NÓI VÀ NGHE

VỀ ĐÍCH: NGÀY HỘI VỚI SÁCH

a. Mục tiêu: HS được trải nghiệm, được thể hiện sự sáng tạo của mình qua các sản phẩm cụ thể.

b. Nội dung: HS sắp xếp, trưng bày sản phẩm sáng tạo của cá nhân và các nhóm về tranh minh họa, bài giới thiệu pô-xtơ… hoặc trình bày bài nói về ý nghĩa td của việc đọc sách

c. Sản phẩm học tập

- Tranh vẽ minh họa sách, truyện tranh;

- Đoạn băng hình ghi hình ảnh thuyết trình của một số cá nhân, nhóm;

- Các cuốn sách đã đọc trong dự án;

- Bài giới thiệu sách dưới các hình thức khác nhau...

- Hoặc bài nói về tác dụng, ý nghĩa của việc đọc sách

d. Tổ chức thực hiện

Gv chuyển giao nv: HĐ 1(trước khi nói)

Hs chọn 1 trong 2 hoạt động sau để trình bày với các bạn

-Hđ1: Giới thiệu 1 sản phẩm sáng tạo từ sách (truyện tranh, pô-xtơ giới thiệu nv, các hình thức tóm tắt tp...)

Hđ2: Trình bày ý kiến về ý nghĩa, tác dụng của việc đọc sách.

(Nhiệm vụ này cần được giao trước, thời gian trên lớp chỉ dành để các nhóm báo cáo).

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc nhóm, tập luyện trong nhóm

B3: Báo cáo thảo luận (nói và nghe)

- HS trưng bày sp và thuyết trình sp sáng tạo đc hoặc nói trước lớp về ý nghĩa, tác dụng của vc đọc sách

- HS nghe và chấm điểm theo tiêu chí

1. Trước khi nói

a. Chuẩn bị nội dung, phương tiện để trình bày

b. Tập luyện

2. Trình bày bài nói

3. Sau khi nói

Bảng đánh giá theo tiêu chí bài nói cho hoạt động 2: Trình bày ý kiến về tác dụng, ý nghĩa của việc đọc sách.

Tiêu chí

Nội dung đánh giá

Mức độ đạt được

Chưa đạt

Đạt

Tốt

Nội dung bài nói

- Trình bày bố cục, các luận điểm rõ ràng

- Dẫn chứng thực tế, sinh động, thuyết phục

- Có liên hệ, mở rộng

Cách thể hiện

- Nói mạnh dạn, tự tin

- Nói to, rõ ràng

- Có biểu cảm nét mặt, động tác, ngữ điệu phù hợp, biết dùng câu hỏi để kích thích sự tò mò vào những nd quan trọng

Sự tương tác

Nắm bắt chính xác sự chú ý của người nghe để điều chỉnh nội dung, cách nói

B4: Kết luận, nhận định (GV)

C. LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

Gv yc:

- Sau khi trải qua các hđ đọc, viết, nói và nghe, các em hãy trang trí lại góc đọc sách, tủ sách của lớp, sắp xếp các sp theo chủ đề, trưng bày các sp làm đc vào tủ sách, giới thiệu với thầy cô và các bạn

B2: Thực hiện nhiệm vụ

B3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện các nhóm báo cáo

B4: Kết luận, nhận định

- nhóm hs khác nx, GV nhận xét

D. VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Sử dụng kiến thức đã học và niềm đam mê với sách, hs tích cực tìm đọc sách để học hỏi, tăng thêm hiểu biết, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm

b. Nội dung: HS đọc thêm nhiều cuốn sách hay, bổ ích, phù hợp với lứa tuổi .

c. Sản phẩm học tập: HS nắm được nội dung, kiến thức và bài học rút ra từ cuốn sách đã đọc.

d. Tổ chức thực hiện:

B1: GV yêu cầu HS: (làm ở nhà)

1. Tìm đọc thêm các cuốn sách có chủ đề về tuổi thơ, truyện ngụ ngôn, ca dao, tục ngữ, tình thầy trò, về các tri thức khoa học tự nhiên, xã hội…

2. Tự làm sản phẩm minh họa sách mà em yêu thích.

B2: HS thực hiện

B3:Hs bc với thầy cô vào tiết sau

B4:GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

* Dăn dò:

- Chuẩn bị ôn tập và kt học kì II

-----------------------------------------