Giáo án môn văn 6 bài 8: khác biệt và gần gũi sách kết nối tri thức

Giáo án môn văn 6 bài 8: khác biệt và gần gũi sách kết nối tri thức

4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án môn văn 6 bài 8: khác biệt và gần gũi sách kết nối tri thức

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

Bài 8

KHÁC BIỆT VÀ GẦN GŨI

(13 tiết)

Trên đời chẳng có người tẻ nhạt Éghe-nhi Ép-tu-sen-cô

(Evgheni Evtushenko)

I. MỤC TIÊU(Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)

1. Về kiến thức:

- Tri thức ngữ văn (đặc điểm của văn bản nghị luận).

- Sự khác biệt và gần gũi được thể hiện qua 3 văn bản đọc.

- Trạng ngữ, tác dụng của lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu đối với việc thể hiện ý nghĩa của văn bản.

2.Về năng lực:

- Nhận biết được đặc điểm nổi bật của văn bản nghị luận (ý kiến, lí lẽ, bằng chứng).

- Nhận biết và tóm tắt được nội dung chính trong một văn bản nghị luận có nhiều đoạn.

- Nhận biết được đặc điểm và chức năng của trạng ngữ, hiểu được tác dụng của việc lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu trong việc biểu đạt nghĩa..

- Viết được bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm.

- Trình bày được ý kiến (bằng hình thức nói) về một hiện tượng (vấn đề), tóm tắt được ý kiến của người khác.

3.Về phẩm chất:

- Sống trung thực, thể hiện được những suy nghĩ riêng của bản thân, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

- Máy chiếu, máy tính

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.

- Khám phá tri thức Ngữ văn.

b) Nội dung:

GV yêu cầu HS quan sát video, trả lời câu hỏi của GV.

HS quan sát, lắng nghe video “TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT- GIỐNG NHAU, KHÁC NHAU” suy nghĩ cá nhân và trả lời.

c) Sản phẩm:HS nêu/trình bày được

- Nội dung của video: nói về sự giống nhau và khác nhau.

- Cảm xúc của cá nhân (định hướng mở)

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

-Chiếu video, yêu cầu HS quan sát, lắng nghe &đặt câu hỏi:

? Cho biết nội dung của video? Video gợi cho em suy nghĩ gì?

? Em hiểu thế nào là văn nghị luận, lí lẽ trong văn nghị luận, bằng chứng trong văn nghị luận?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

1. HS quan sát video và suy nghĩ cá nhân.

GV hướng dẫn HS quan sát video.

2. HS đọc phần tri thức Ngữ văn

3. HS làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’

+ 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân.

+ 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình.

GV theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.

B3: Báo cáo thảo luận

GV:

- Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm.

- Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn).

HS:

-Trả lời câu hỏi của GV.

- Báo cáo sản phẩm nhóm, theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động đọc

- Viết tên chủ đề, nêu mục tiêu chung của chủ đề và chuyển dẫn tri thức ngữ văn.

Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

2.1. Đọc văn bản

Văn bản

XEM NGƯỜI TA KÌA!

Lạc Thanh

1. MỤC TIÊU

1.1. Về kiến thức:

- Ý nghĩa của những cái chung giữa mọi người và cái riêng biệt ở mỗi con người.

- Đặc điểm của văn bản nghị luận được thể hiện trong văn bản “Xem người ta kìa!”.

1.2. Về năng lực:

- Xác định được phương thức biểu đạt chính trong văn bản “Xem người ta kìa!”.

- Nhận biết được các lí lẽ, bằng chứng trong văn bản. Từ đó hình dung ra đặc điểm của văn bản nghị luận.

- Rút ra bài học về lối sống, hiểu và trân trọng những cái riêng biệt ở bản thân và mọi người.

1.3. Về phẩm chất:

- Nhân ái, tôn trọng sự khác biệt.

2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Máy chiếu, máy tính.

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HĐ 1: Xác định vấn đề

a)Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học.

b)Nội dung:GV hỏi, HS trả lời.

c) Sản phẩm:Câu trả lời của HS.

d)Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Em đã bao giờ bị mẹ so sánh với ai đó chưa? Khi ấy, em có những suy nghĩ gì?

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân

B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV

B4: Kết luận, nhận định (GV):

Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

HĐ 2: Hình thành kiến thức mới

2.1 Đọc – hiểu văn bản

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

Mục tiêu: Giúp HS nêu được tên tác giả Lạc Thanh và một số nét cơ bản về văn bản “Xem người ta kìa!”.

Nội dung:

- Hs đọc, quan sát SGK và tìm thông tin.

- GV hướng dẫn HS đọc văn bản và đặt câu hỏi

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi

? Nêu những hiểu biết của em về tác giả?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát SGK

B3: Báo cáo, thảo luận

HS trả lời câu hỏi

B4: Kết luận, nhận định (GV)

Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.

- Lạc Thanh

2. Tác phẩm

Mục tiêu: Giúp HS

- Biết được những nét chung của văn bản (Thể loại, ngôi kể, bố cục…)

Nội dung:

- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, sử dụng KT khăn phủ bàn cho HS thảo luận nhóm.

- HS suy nghĩ cá nhân để trả lời, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc.

- Chia nhóm lớp, giao nhiệm vụ:

? Văn bản “Xem người ta kìa!” sử dụng phương thức biểu đạt chính nào ? Dựa vào đâu em nhận ra điều đó?

? Văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Đọc văn bản

- Làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’

+ 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân.

+ 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình.

GV:

- Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần).

- Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.

B3: Báo cáo, thảo luận

HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

GV:

- Nhận xét cách đọc của HS.

- Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập& sản phẩm học tập của HS.

- Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau .

a) Đọc và tìm hiểu chú thích

- HS đọc đúng.

b) Tìm hiểu chung

- Văn bản thuộc thể loại văn nghị luận.

- Văn bản chia làm 3 phần

+ P1: Từ đầu …Có người mẹ nào không ước mong điều đó?

🡪 Giới thiệu vấn đề bàn luận.

+ P2: tiếp đó đến “mười phân vẹn mười”:

🡪Lí do khiến mẹ muốn con giống người khác

+ P3: Tiếp đó đến “gạt bỏ cái riêng của từng người”.

🡪Bằng chứng thế giới muôn màu muôn vẻ

+P4: còn lại:

🡪Kết thúc vấn đề.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

  1. Mong muốn của mẹ

Mục tiêu: Giúp HS

- Hiểu được vì sao mẹ lại nói “Xem người ta kìa”

- Tìm được những chi tiết nói về lí do khiến mẹ muốn con giống người khác

Nội dung:

- GV sử dụng KT mảnh ghép cho HS thảo luận.

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ.

- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

* Thảo luận nhóm (5 phút)

- Chia lớp ra làm 4 nhóm:

- Yêu cầu các em ở mỗi nhóm có nhóm trưởng để tổ chức thào luận và phân công người trình bày.

- GV giao nhiệm vụ:

Nhóm I : Khi thốt lên “Xem người ta kìa!”, người mẹ muốn con làm gì?

Nhóm II : Chỉ ra ở văn bản đoạn văn dùng lời kể để giới thiệu vấn đề?

Nhóm III: Chỉ ra ở văn bản đoạn văn là lời diễn giải có lí của người viết về vấn đề?

Nhóm IV: Chỉ ra ở văn bản đoạn văn dùng bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề? Lí do khiến mẹ muốn con giống người khác là gì?

* Vòng mảnh ghép (8 phút)

- Tạo nhóm mới (các em số 1 tạo thành nhóm I mới, số 2 tạo thành nhóm II mới, số 3 tạo thành nhóm III mới& giao nhiệm vụ mới:

1. Chia sẻ kết quả thảo luận ở vòng chuyên sâu?

2.Chỉ ra biện pháp NT được sử dụng để làm sáng tỏ vấn đề?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

* Vòng chuyên sâu

HS:

- Làm việc cá nhân 2 phút, ghi kết quả ra phiếu cá nhân.

-Thảo luận nhóm 5 phút và ghi kết quả ra phiếu học tập nhóm (phần việc của nhóm mình làm).

GV hướng dẫn HS thảo luận (nếu cần).

* Vòng mảnh ghép (7 phút)

HS:

- 3 phút đầu: Từng thành viên ở nhóm trình bày lại nội dung đã tìm hiểu ở vòng mảnh ghép.

- 5 phút tiếp: thảo luận, trao đổi để hoàn thành những nhiệm vụ còn lại.

GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

HS:

- Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm.

- Các nhóm kháctheo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS.

- Chốt kiến thức& chuyển dẫn sang mục 2

- Mỗi lần bảo tôi: “Xem người ta kìa” là một lần mẹ mong tôi làm sao để bằng người, không thua em kém chị, không làm xấu mặt gia đình, dòng tộc, không để ai phải phàn nàn, kêu ca gì.

- Lí do khiến mẹ muốn con giống người khác: muốn con hoàn hảo, mười phân vẹn mười (thông minh, giỏi giang, được tin yêu, tôn trọng, thành đạt…)

- NT: Dùng lời kể nêu vấn đề=>tăng tính hấp dẫn, gây tò mò; dùng nhiều lí lẽ và bằng chứng=> thuyết phục cao.

  1. Bài học về sự khác biệt và gần gũi.

Mục tiêu: Giúp HS

- Tìm được chi tiết nói về sự khác biệt và gần gũi.

- Hiểu được bài học về sự khác biệt và gần gũi.

- Rút ra bài học cho bản thân về sự khác biệt và gần gũi trong đời sốnsg.

Nội dung:

- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, tổ chức hoạt động nhóm cho HS.

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm, trình bày sản phẩm, quan sát và bổ sung (nếu cần)

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm.

- Phát phiếu học tập số 2& giao nhiệm vụ:

1. Tìm những bằng chứng chứng tỏ thế giới muôn màu muôn vẻ?

2. Vì sao tác giả lại nói “Chính chỗ “không giống ai” nhiều khi lại là một vòng rất đáng quý trong mỗi con người”?

3. Nội dung văn bản nhấn mạnh ý nghĩa của sự khác nhau hay giống nhau giữa mọi người?

4.Em có nhận xét gì về cách sử dụng bằng chứng trong bài nghị luận?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- 2 phút làm việc cá nhân

- 3 phút thảo luận cặp đôi và hoàn thành phiếu học tập.

GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

HS
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm.

- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

-Nhận xét về thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm.

- Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang mục sau.

a) Thế giới muôn màu muôn vẻ

- Vạn vật trên rừng, dưới biển.

- Các bạn trong lớp mỗi người một vẻ, có hình đáng, sở thích, thói quen khác nhau…

b) Biết hòa đồng, gần gũi nhưng phải giữ lại cái riêng và tôn trọng sự khác biệt.

- Mỗi người phải được tôn trọng, với tất cả những khác biệt vốn có.

- Sự độc đáo của cá nhân làm cho tập thể trở nên phong phú

=> Chung sức đồng lòng không có nghĩa là gạt bỏ cái riêng của từng người.

c) Bài học rút ra cho bản thân

- Tôn trọng sự khác biệt của bạn.

- Biết hòa đồng, gần gũi nhưng phải giữ lại cái riêng của bản thân.

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm lớp theo bàn

- Phát phiếu học tập số 5

- Giao nhiệm vụ nhóm:

? Nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản?

? Nội dung chính của văn bản “Xem người ta kìa!”?

? Ý nghĩa của văn bản.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

  • Suy nghĩ cá nhân 2’ và ghi ragiấy.
  • Làm việc nhóm 5’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu họctập).

GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khókhăn).

B3: Báo cáo, thảoluận

HS:

- Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhómbạn.

GV:

- Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm.

- Chuyển dẫn sang đề mục sau.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

Nghệ thuật nghị luận đặc sắc: Dùng lời kể nêu vấn đề, dùng nhiều lí lẽ và bằng chứng=> vấn đề đưa ra có sức thuyết phục cao.

2. Nội dung

- Mỗi lần bảo tôi: “Xem người ta kìa” là một lần mẹ mong tôi làm sao để bằng người, không thua em kém chị, không làm xấu mặt gia đình, dòng tộc, không để ai phải phàn nàn, kêu ca gì.

- Thế giới muôn màu muôn vẻ, vì vậy mỗi chúng ta cầnf Biết hòa đồng, gần gũi nhưng phải giữ lại cái riêng và tôn trọng sự khác biệt.

2.2 Viết kết nối với đọc

a) Mục tiêu:Giúp HS

- Hs viết được đoạn văn nêu suy nghĩ về vấn đề mỗi người nên có cái riêng (tính cách, suy nghĩ, việc làm…) hay không? Tại sao?

- Sử dụng ngôi kể thứ nhất.

b) Nội dung: Hs viết đoạn văn

c) Sản phẩm: Đoạn văn của HS sau khi đã được GV góp ý sửa.

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giaonhiệmvụ (GV):

Viết đoạn văn (từ 5 – 7 câu) nêu suy nghĩ về vấn đề: Ai cũng có cái riêng của mình.

Gợi ý: - Tại sao mỗi người đều có cái riêng?

- Cái riêng của từng người thể hiện ở những mặt nào? (tính cách, suy nghĩ, ….)

- Dùng câu “Ai cũng có cái riêng của mình” làm câu chủ đề, đặt ở đầu đoạn hay cuối đoạn đều được.

B2: Thực hiện nhiệmvụ:

HS viết đoạn văn

B3: Báo cáo, thảo luận:

HS đọc đoạn văn

B4: Kết luận, nhận định:

GV nhận xét và chỉnh sửa đoạn văn (nếu cần).

2.3 Thực hành Tiếng Việt

Trạng ngữ

a)Mục tiêu: HS

- Củng cố kiến thức về trạng ngữ

- Chỉ ra trạng ngữ và cho biết chức năng của trạng ngữ.

- Nắm được giá trị biểu đạt của trạng ngữ.

-Thêm trạng ngữ vào câu theo đúng yêu cầu.

b)Nội dung: GV hỏi, HS trả lời, Kĩ thuật KWL

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Ôn tập lý thuyết.

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- GV phát phiếu KWL ở tiết trước.

- Yêu cầu thực hiện ở nhà phần K, W vào vở học ở nhà: HS nhắc lại các kiến thức đã học về trạng ngữ (Đặc điểm, vị trí và chức năng của trạng ngữ )

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS: Nhắc lại các yêu cầu trên phiếu và hoàn thiện.

- GV: Hướng dẫn HS hoàn thiện phiếu.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS lên trình bày cột K, W.

- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

HS:

- Trình bày kết quả

- Nhận xét và bổ sung (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc của HS.

- Chốt kiến thức lên màn hình chiếu.

- Chuyển dẫn sang luyện tập.

Bài tập 1

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- GV chiếu phiếu học tập

- Yêu cầu HS lần lượt đọc các ví dụ sgk

- Nêu yêu cầu

- Phát phiếu học tập

?Xác định trạng ngữ và chức năng của trạng ngữ ở mỗi ví dụ?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

-HS:

+ Đọc ví dụ

+ Thảo luận cặp đôi: Xác định trạng ngữ và chức năng của chúng vào phiếu học tập.

-GV hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS lên trình bày.

- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

HS:

- Trình bày kết quả

- Nhận xét và bổ sung (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc của HS.

- Chốt kiến thức lên màn hình chiếu.

- Chuyển dẫn sang bài 2.

Bài tập 2

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- GV chiếu các ví dụ

- Yêu cầu HS lần lượt đọc các ví dụ

- Chia nhóm lớp & nêu yêu cầu

B2: Thực hiện nhiệm vụ

-HS:

+ Đọc ví dụ

+ Làm việc nhóm

-GV hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày.

- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

HS:

- Trình bày kết quả

- Nhận xét và bổ sung (nếu cần).

- Trả lời câu hỏi.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc của HS.

- Hỏi HS: Qua bài tập trên, ngoài các chức năng đã học em thấy trạng ngữ còn có chức năng gì?

- Chốt kiến thức lên màn hình chiếu: Thêm chức năng liên kết với câu trước đó của trạng ngữ qua phiếu KWL

- Chuyển dẫn sang bài tập 3.

Bài tập 3

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- GV chiếu các ví dụ

- Yêu cầu HS lần lượt đọc các ví dụ

- Nêu yêu cầu và phát phiếu học tập

B2: Thực hiện nhiệm vụ

-HS:

+ Đọc ví dụ

+ Làm việc cá nhân

-GV hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS trình bày.

- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

HS:

- Trình bày kết quả

- Nhận xét và bổ sung (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc của HS.

- Chốt kiến thức lên màn hình chiếu.

- Chuyển dẫn sang mục tiếp theo

  1. Trạng ngữ:

a, Ôn tập lý thuyết:

K

(Những điều em đã biết)

W

(Những điều em muốn biết thêm)

L

(Những điều em đã học được)

Em đã biết gì về: Đặc điểm, vị trí trạng ngữ trong câu? Nêu các chức năng của trạng ngữ mà em đã học?

Em muốn biết thêm gì về: Đặc điểm, vị trí trạng ngữ trong câu cũng như các chức năng của trạng ngữ mà em đã học?

b, Luyện tập:

Bài tập 1

Câu

Trạng ngữ

Chức năng

a

Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ

Nêu thông tin về thời gian

b

Giờ đây

Nêu thông tin về thời gian

c

Dù có ý định tốt đẹp

Nêu thông tin về điều kiện

Bài tập 2

a.Nếu lược bỏ trạng ngữ “Cùng với câu này”, thông tin trong câu mang tính chất chung chung, không gắn với điều kiện cụ thể.

b. Nếu lược bỏ trạng ngữ “trên đời”, câu sẽ mất đi tính phổ quát, điều muốn nhấn mạnh trong câu không còn nữa.

c. Nếu lược bỏ trạng ngữ “trong thâm tâm” , người đọc sẽ không biết được điều mà người nói muốn thú nhận đã tồn tại ở đâu.

Bài tập 3:

  1. Hoa đã bắt đầu nở.

TN chỉ thời gian: Đầu tháng Giêng, hoa đã bắt đầu nở.

TN chỉ địa điểm: Trong công viên, hoa đã bắt đầu nở.

TN chỉ nguyên nhân: Nhờ thời tiết ấm lên, hoa đã bắt đầu nở.

  1. Nghỉ hè, bố sẽ đưa cả nhà đi công viên nước.
  2. Mỗi khi đi công tác, mẹ rất lo lắng cho tôi

Nghĩa của từ ngữ

a)Mục tiêu:

HS hiểu được nghĩa của một số thành ngữ

b)Nội dung:

- HS làm việc cá nhân, thảo luận và hoàn thiện nhiệm vụ nhóm.

c) Sản phẩm: Câu trả lời và bài làm của HS

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Bài tập 4

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- GV trình chiếu bài tập

- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của bài tập.

- Cho HS trao đổi cặp đôi

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc bài tập trong SGK và xác định yêu cầu của đề bài.

- HS trao đổi cặp đôi

- GV hướng dẫn HS làm bài

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu và hướng dẫn HS báo cáo.

- HS báo cáo sản phẩm

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét và chốt kiến thức qua màn hình chiếu, chuyển dẫn sang bài 5

Bài tập 5

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- GV trình chiếu bài tập

- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của bài tập.

- Chia nhóm và yêu cầu HS thảo luận

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc bài tập và xác định yêu cầu của đề bài.

- HS thảo luận nhóm

- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu và hướng dẫn HS báo cáo kết quả thảo luận.

- HS báo cáo sản phẩm

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét và chốt kiến thức qua màn hình chiếu, chuyển dẫn sang mục sau.

2)Thành ngữ

Bài 4:

a. Chung sức chung lòng: đoàn kết, nhất trí.

b. Mười phân vẹn mười: toàn vẹn, không có khiếm khuyết.

Bài 5:

a. thua chị kém em: thua kém mọi người nói chung.

b.mỗi người một vẻ: mỗi người có những điểm riêng khác biệt, không ai giống ai.

c.nghịch như quỷ: vô cùng nghịch ngợm, một cách tai quái, quá mức bình thường.

3. HĐ 3: Luyện tập

a) Mục tiêu: Củng cố và khắc sâu kiến thức.

b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao

c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS

Bài tập 1: Viết đoạn văn 5-7 câu trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Cái riêng của bản thân em rất đáng tự hào. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một trạng ngữ. (Gạch chân trạng ngữ)

Gợi ý:

- Em tự hào về nét riêng nào của bản thân?

- Vì sao em tự hào về nét riêng đó?

- Dùng câu Cái riêng của bản thân em rất đáng tự hào làm câu chủ đề.

- Có sử dụng trạng ngữ, gạch chân.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS viết đoạn theo gợi ý

B3: Báo cáo, thảo luận:

- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số.

4. HĐ 4: Vận dụng

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Sản của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ)

? Hãy tìm ví dụ về một số văn bản thuộc kiểu văn bản nghị luận, xác định vấn đề nghị luận cũng như các lí lẽ và bằng chứng được sử dụng trong văn bản ấy.

- Nộp sản phẩm về hòm thư của GV hoặc chụp lại gửi qua zalo nhóm lớp.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS xác nhiệm vụ và tìm kiếm tư liệu trên nhiều nguồn…

HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập và tìm kiếm tư liệu trên mạng internet

B3: Báo cáo, thảo luận

GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm.

HS nộp sản phẩm cho GV .

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có).

- Dặn dò HS những nội dung cần học và chuẩn bị cho tiết học tiếp theo.

ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

1. Đọc văn bản

VĂN BẢN 2: HAI LOẠI KHÁC BIỆT

(Giong-mi Mun)

1. MỤC TIÊU

1.1 Về kiến thức

- Sự phong phú của chủ đề bài học về sự “Gần gũi và khác biệt”

- Sự khác biệt có ý nghĩa, sự khác biệt làm nên giá trị riêng cũng như bản sắc của mỗi con người.

1.2 Về năng lực

- Thu thập thông tin liên quan đến văn bản Hai loại khác biệt.

- Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Hai loại khác biệt.

- Hợp tác, trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa đoạn trích.

- Viết bài văn nghị luận kết hợp phương thức tự sự, miêu tả.

1.3 Về phẩm chất

- Giúp HS phát triển các phẩm chất: Trung thực, thật thà; lương thiện.

2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

- Máy chiếu, máy tính

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập:

3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HĐ 1: Xác định vấn đề

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b) Nội dung: HS chia sẻ

c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

GV cho HS thời gian 2 phút chuẩn bị:

? Em có muốn thể hiện sự khác biệt so với các bạn trong lớp không? Vì sao?

? Em suy nghĩ như thế nào về một bạn không hề cố tỏ ra khác biệt nhưng có những ưu điểm vượt trội?

HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và trả lời

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

+ GV dẫn dắt: Lứa tuổi dạy thì cũng là lứa tuổi các em bắt đầu bước vào sự trưởng thành về cơ thể cũng như về tâm lí, nhận thức. Nhiều bạn muốn khẳng định bản thân mình bằng cách làm những điều khác thường, gây sự chú ý với mọi người. Vậy điều khác thường đó là tốt hay xấu? Nên thể hiện sự khác thường bằng cách nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

- HS kể ngắn gọn những suy nghĩ, tưởng tượng của mình.

HĐ 2: Hình thành kiến thức mới

I. TÌM HIỂU CHUNG

a) Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản.

b) Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ của GV & HS

Nội dung cần đạt

Nhiệm vụ 1: Đọc-chú thích

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS đọc to, diễn cảm văn bản và đặt câu hỏi:

? Văn bản Hai loại khác biệt thuộc thể loại nào trong văn học?

? Hãy nhắc lại khái niệm về văn bản đó

? Thử chia bố cục của văn bản “Hai loại khác biệt”.

- GV yêu cầu HS giải nghĩa những từ khó, dựa vào chú giải trong SGK: Giong-mi Mun (tác giả VB), quái đản, quái dị,

- HS lắng nghe.

Bước 2: thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

Nhiệm vụ 2: Tác phẩm

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi:

? Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật nào? Kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể

? GV yêu cầu HS xác định phương thức biểu đạt?

? Bố cục của văn bản?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm: Truyện kể theo ngôi thứ nhất. Phương thức biểu đạt chính là nghị luận.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV nhấn mạnh: Văn bản kể lại câu chuyện mà tác giả là người trong cuộc. Như vậy, câu chuyện trở nên chân thực, thể hiện những trải nghiệm của tác giả khi nhìn nhận và rút ra bài học cho mình.

1. Đọc, chú thích:

- Cách đọc: đọc to, rõ ràng, chậm rãi, giọng đọc khác nhau ở những đoạn bàn luận hay kể chuyện. Chú ý khi đọc theo dõi cột bên phải để nhận biết một số ý được bàn luận.

2. Tác phẩm

- Thể loại: Văn bản nghị luận

🡪 VB nghị luận nhằm bàn bạc, đánh giá về một vấn đề trong đời sống, khoa học…. Mục đích của người tạo lập VB nghị luận bao giờ cũng hướng tới mục đích: thuyết phục để người đọc, người nghe đồng tình với ý kiến của mình.

- Ngôi kể: ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng “tôi”

- PTBĐ: nghị luận

Bố cục: 4 phần

- Đoạn 1: Từ đầu => ước mong điều đó (nêu vấn đề): Mỗi người cần có sự khác biệt

- Đoạn 2: Tiếp => mười phân vẹn mười: Những bằng chứng thể hiện sự khác biệt của số đông học sinh trong lớp và J

- Đoạn 3: Tiếp => trong mỗi con người: Cách để tại nên sự khác biệt

- Đoạn 4: Phần còn lại (kết luận vấn đề): Ý nghĩa của sự khác biệt thực sự

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Nắm được nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.

- Xác định được đoạn có tính chất kể chuyện và đoạn có tính chất bàn luận trong văn bản.

b) Nội dung

- Chia lớp thành 4 nhóm tổ, vận dụng kĩ thuật khăn trải bàn trên giấy A0 đã chuẩn bị sẵn.

c) Sản phẩm: Giấy A0 ghi kết quả làm việc nhóm.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của GV & HS

Nội dung cần đạt

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm lớp, giao nhiệm vụ

+ Nhóm 1

? Giáo viên đã giao cho học sinh bài tập gì?Mục đích và yêu cầu bài tập đặt ra?

? Tại sao giáo viên không dạy cho học sinh luôn bài học mà lại cho học sinh được tham gia trải nghiệm thực tế trước? Em nhận xét gì về cách giáo dục này?

+ Nhóm 2

? Các bạn trong lớp đã thể hiện sự khác biệt như thế nào?

? Bạn HS nào có cách thể hiện khác? Phản ứng của cả lớp trước cách thể hiện đó là gì?

? Em nhận thấy sự khác nhau của việc thể hiện sự khác biệt của số đông các bạn trong lớp và của J là gì?

Dự kiến sản phẩm:

+ Số đông học sinh chọn cách mặc những trang phục kì dị, để kiểu tóc kì quặc, mặc quần áo kì lạ, làm trò quái đản với trang sức hoặc phấn trang điểm, tham gia những hoạt động ngu ngốc, gây chú ý 🡪 bộc lộ cá tính

+ Bạn học sinh J: chọn cách ăn mặc bình thường nhưng bạn chọn cách giơ tay trong tất cả các tiết học, trả lời chân thành và xưng hô lễ đỗ với thầy cô, bạn bè.

+ Phản ứng của mọi người: cười khúc khích dần dần mọi người nhận ra điều J làm mới tuyệt vời làm sao bởi hàng ngày J khá nhút nhát, ít nói.

🡪 Sự khác nhau: cách thể hiện sự khác biệt của mỗi người.

+ Nhóm 3

? Từ những bằng chứng đưa ra, tác giả đã rút ra điều cần bàn luận là gì? Em nhận xét gì về cách triển khai của tác giả?

? Em có đồng tình với ý kiến của tác giả không? Vì sao?

- GV bổ sung: Ở Vb này, tác giả đi từ thực tế để rút ra điều cần bàn luận. Nhờ cách triển khai này, VB không mang tính chất bình giá nặng nề. Câu chuyện làm cho vấn đề bàn luận trở nên gần gũi, nhẹ nhàng.

+ Nhóm 4

? Đa số mọi người chọn loại khác biệt vô nghĩa? Vì sao? Em có thích cách thể hiện này?

B2: Thực hiện nhiệm vụ (GV & HS)

HS:

- Đọc văn bản

- Làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’

+ 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân.

+ 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình.

GV:

- Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần).

- Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.

B3: Báo cáo, thảo luận (GV & HS)

GV:

- Yêu cầu HS trả lời, báo cáo sản phẩm…

- Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá…

HS:

- Trả lời câu hỏi

- Báo cáo sản phẩm nhóm

- Theo dõi, nhận xét, đánh giá, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ làm việc nhóm của HS

- Đánh giá sản phẩm nhóm của HS

- Chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau.

GV chuẩn kiến thức: Khác biệt vô nghĩa là sự khác biệt bề ngoài, có tính chất dễ dãi. Đó có thể là cách ăn mặc, kiểu tóc, những động tác lạ mắt, sự sôi động ồn ào gây chú ý. Vì dễ, cho nên hầu như ai muốn cũng có thể bắt chước. Ngược lại, muốn tạo sự khác biệt có ý nghĩa, con người cần có trí tuệ, biết nhận thức về các giá trị, phải có các năng lực cần thiết, có bản lĩnh, sự tự tin. Những năng lực và phẩm chất quý giá ấy không phải ai cũng có được.

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Mỗi người cần có sự khác biệt

- Bài tập: Trong suốt 24 giờ đồng hồ, mỗi người phải cố gắng trở nên khác biệt.

- Mục đích: Để mỗi người bộc lộ một phiên bản chân thật hơn.

- Yêu cầu: không được gây hại, làm phiền người khác, vi phạm nội quy nhà trường.

- GV đã tạo điều kiện cho HS được trải nghiệm thực tế, để mỗi HS tự rút ra được ý nghĩa của hoạt động

🡪 cách giáo dục giúp người học chủ động, tích cực nắm bắt vấn đề.

2. Bằng chứng: Những bằng chứng thể hiện sự khác biệt của số đông học sinh trong lớp và J

- Số đông : chọn cách thể hiện cá tính bản thân qua cách ăn mặc, hành động quái dị, khác thường.

- Học sinh J chọn cách thể hiện sự khác biệt khác với ngày thường mình : thay vì nhút nhát, ít nói, cậu đã giơ tay và phát biểu trong các tiết học, xưng hô lễ độ với mọi người 

🡪 Cách thể hiện sự khác biệt của mỗi người là khác nhau.

3. Lí lẽ: Cách để tại nên sự khác biệt

- Tác giả đã phân chia sự khác biệt thành hai loại: sự khác biệt vô nghĩa và sự khác biệt có nghĩa.

- Đa số chọn loại vô nghĩa, vì nó đơn giản và chẳng mất công tìm kiếm nhiều. không cần huy động khả năng đặc biệt gì.

4. Kết luận vấn đề

- Sự khác biệt thực sự, có ý nghĩa ở mỗi người sẽ khiến mọi người đặc biệt chú ý.

III. TỔNG KẾT

a) Mục tiêu: Giúp HS nhớ được những ý cơ bản về nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản.

b) Nội dung

- GV tổ chức cho HS hoàn thành phiếu học tập để tổng kết

c) Sản phẩm: phiếu học tập

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của GV & HS

Nội dung cần đạt

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm lớp theo bàn

- Phát phiếu học tập số 5

Nghệ thuật

Nội dung

Ý nghĩa

- Giao nhiệm vụ nhóm:

? Nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản?

? Nội dung chính của văn bản “Hai loại khác biệt”?

? Ý nghĩa của văn bản.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

  • Suy nghĩ cá nhân 2’ và ghi ra giấy.
  • Làm việc nhóm 5’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập).

GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

HS:

- Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

GV:

- Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm.

- Chuyển dẫn sang đề mục sau.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Văn bản đề cập đến vấn đề sự khác biệt ở mỗi người. Qua đó khẳng định sự khác biệt có ý nghĩa là sự khác biệt thực sự.

2. Ý nghĩa 

🡪 khẳng định sự khác biệt có ý nghĩa là sự khác biệt thực sự, là thứ làm nên cá tính, phong cách, chất riêng của mỗi cá nhân.

3. Nghệ thuật

- Lí lẽ, dẫn chứng phù hợp, cụ thể, có tính thuyết phục.

- Cách triển khai từ bằng chứng thực tế để rút ra lí lẽ giúp cho vấn đề bàn luận trở nên nhẹ nhàng, gần gũi, không mang tính chất giáo lí.

2. Viết kết nối với đọc

a) Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học.

b) Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c) Sản phẩm học tập: Kết quả bài làm của HS.

d)Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: viết đoạn văn (5-7 câu) với câu mở đầu: Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa.

Gợi ý:

+ Vì sao chúng ta không muốn khác biệt vô nghĩa?

+ Muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa thì phải làm như thế nào?

-GV đưa ra yêu cầu: viết đảm bảo kiểu bài văn nghị luận (lí lẽ, bằng chứng)

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

3. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nguyên nhân vì sao khi viết/nói, người ta phải lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu. Dù lựa chọn từ ngữ và lựa chọn cấu trúc câu có sự khác biệt về thao tác, nhưng có chung một mục đích: để sản phẩm ngôn ngữ đạt hiệu quả biểu đạt cao nhất, phù hợp với mục đích giao tiếp.

- Thao tác lựa chọn từ ngữ và lựa chọn cấu trúc câu trong một ngữ cảnh, một kiểu VB với mục đích viết/nói cụ thể.

2. Năng lực

- Nhận biết nghĩa của từ ngữ trong văn bản.

- Nhận biết phép tu từ điệp ngữ.

3. Phẩm chất:

Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b) Nội dung: GV trình bày vấn đề

c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV ra câu hỏi tình huống: An và Thảo trong giờ ra chơi đã nhìn thấy một chú chim nhỏ nằm im trên sân trường. An lên tiếng:

- Ôi! Có một con chim đã bị chết rồi.

Thảo tiếp lời: Sau cậu nói vậy? Nó chết đáng thương như vậy, mình phải dùng từ là con chim đã hi sinh chứ?

Theo em, em đồng tình với ý kiến của bạn nào? Vì sao?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và trả lời

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV dẫn dắt: Như vậy, việc lựa chọn từ ngữ hay cấu trúc câu trong tạo lập văn bản có vai trò rất quan trọng, thể hiện được nội dung, thông điệp mà người viết muốn truyền tải. Đồng thời, thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ, dấu ấn cá nhân của người viết. Bài học hôm nay chúng ta cùng thực hành về cách lựa chọn từ ngữ, cấu trúc câu trong văn bản.

HS lựa chọn cách nói của bạn An. Từ “hi sinh” cũng đồng nghĩa với chết nhưng chỉ dùng cho những người chịu sự tổn hại về vật chất, tinh thần  nhằm một mục tiêu cao cả hoặc một lý tưởng tốt đẹp.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a) Mục tiêu: Nắm được cách lựa chọn từ ngữ phù hợp trong văn bản.

b) Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

Lựa chọn từ ngữ - Lựa chọn cấu trúc câu

a)Mục tiêu: HS nắm được cách lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu phù hợp trong văn bản.

b)Nội dung: GV hỏi, HS trả lời.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

NV1: Củng cố lý thuyết

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi, HS thảo luận theo nhóm:

+ Trong nói và viết, em có thường xuyên câ nhắc, lựa chọn khi sử dụng từ ngữ không?

+ Theo em, muốn lựa chọn từ ngữ phù hợp trong câu, ta cần phải làm gì?

+ Khi viết câu, em cần chú ý những yếu tố nào?

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS thực hiện nhiệm vụ

Dự kiến sản phẩm:

+ Muốn lựa chọn từ ngữ phù hợp cần hiểu nghĩa của từ định dùng.

+ Khi viết câu cần chú ý đúng ngữ pháp và mục đích của câu nói.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV chuẩn kiến thức: Muốn sử dụng từ ngữ phù hợp với văn bản và đạt hiệu quả sử dụng cao, cần chú ý tới nghĩa của từ mà chúng ta định sử dụng. Đồng thời, lựa chọn cấu trúc câu trong văn bản cần chú ý tới ngữ cảnh, mục đích viết/nói, đặc điểm văn bản để chọn cấu trúc phù hợp.

NV2: Bài tập 1

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc bài tập 1 và làm vào vở.

GV hướng dẫn HS giải nghĩa các từ để tìm ra nghĩa, hoàn cảnh sử dụng. Từ đó giải thích và lựa chọn từ phù hợp cho câu văn.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

- Gv củng cố lại kiến thức về từ loại cho HS.

NV3: Bài tập 2

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS làm bài tập 2.

GV hướng dẫn HS: ghi câu trả lời vào vở bài tập. Thử đưa các từ vào câu văn và xem từ ngữ nào phù hợp nhất.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm: HS viết vào vở

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

NV4: Bài tập 3

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc và suy nghĩ bài 3.

- GV hướng dẫn HS làm bài thông qua trả lời các câu hỏi:

+ Trong câu (a), cụm từ in đậm đóng vai trò gì trong câu và tác dụng của nó? Từ đó, nếu bỏ cụm từ thì ý nghĩa của câu sẽ thay đổi ra sao?

+ Trong câu (b) (c) nói đến thứ tự các hoạt động, nếu thay đổi thứ tự đó có ảnh hưởng đến nội dung, ý nghĩa của câu không?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm:

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Kết luận nhận định

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

NV5: Bài tập 4

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc bài tập 4.

GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm

Gv gợi ý HS để thực hiện bài tập số 4 có thể thực hiện theo các thao tác:

- Nhận xét sự khác biệt về nghĩa của câu gốc và câu thay đổi cấu trúc.

- Đặt câu đã thay đổi cấu trúc vào vị trí câu gốc trong văn bản.

- Kiểm tra xem có phù hợp không

- Kiểm tra xem câu có phù hợp không?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

I. Lý thuyết

1. Lựa chọn từ ngữ trong tạo lập văn bản

- Cần lựa chọn, sử dụng từ phù hợp nhất trong nói và viết.

2. Lựa chọn cấu trúc câu trong tạo lập văn bản

- Khi viết, cần chú ý những yếu tố: tạo câu đúng ngữ pháp, chú ý ngữ cảnh, mục đích viết/nói, đặc điểm văn bản.

II. Luyện tập

Bài tập 1/ trang 61

a. Trong câu: “Nhớ các bạn trong lớp tôi ngày trước, mỗi người một vẻ, sinh động biết bao ”, không thể dùng từ kiểu để thay cho vẻ được. Hai từ này tuy gần nghĩa, nhưng vẫn có những nét khác nhau. Từ kiểu thường dùng để nói về hành động của con người (kiểu ăn nói, kiểu đi đứng, kiểu ăn mặc,...) hoặc một dạng riêng của đối tượng (kiểu nhà, kiểu quần áo, kiểu tóc, kiểu bài,...), trong khi vẻ thường dùng để chỉ đặc điểm, tính cách của con người (vẻ trầm ngâm, vẻ sôi nổi, vẻ lo lắng,...).

b. Từ khuất được dùng trong câu: “Giờ đây, mẹ tôi đã khuất và tôi củng đã lớn.” phù hợp hơn so với một số từ khác cũng có nghĩa là “chết” như: mất, từ trần, hi sinh. Nhắc đến cái chết của mẹ, người con dùng từ khuất thể hiện cách nói giảm, nhằm giấu bớt nỗi đau mất mát.

c. Trong tiếng Việt, xúc động, cảm động, xúc cảm là những từ gần nghĩa chứ không hoàn toàn đồng nghĩa với nhau. Xúc động biểu hiện cảm xúc mạnh hơn so với cảm động hay xúc cảm. Vì thế, từ xúc động là sự lựa chọn phù hợp nhất cho câu “Tôi luôn nhớ về mẹ với niềm xúc động không nguôi”

Bài 2/ trang 62

a. phản ứng

b. hoàn hảo

c. quan sát

d. nỗ lực

Bài 3/ trang 62

a. cụm từ giờ đây khi hổi tưởng lại là trạng ngữ. Thành phần này thông báo về thời gian xảy ra sự việc. Nếu bỏ trạng ngữ, câu văn sẽ không còn cụ thể, vì không xác định rõ hành động đó xảy ra vào lúc nào.

b. Câu văn “Cậu đã đứng lên trả lời câu hỏi.” cho biết hành động đứng lên phải diễn ra trước khi trả lời câu hỏi. Nếu viết lại thành: “Cậu đã trả lời câu hỏi và đứng lên.” thì các hành động không theo trật tự hợp lí như từng xảy ra trong thực tế.

c.

Câu c: “Đến cuối tiết học, cậu tiến lên phía trước và bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng.” miêu tả hai hành động diễn ra theo thứ tự trước sau: “tiến lên phía trước” rồi mới có thể “bắt tay thầy giáo”, vì thầy ở phía trên bục giảng, J cùng các bạn ngồi ở bàn HS, phía dưới. Nếu đổi cấu trúc: “Dến cuối tiết học, cậu bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng và tiến lên phía trước.” thì hoá ra thầy và trò vốn đã đứng sẵn bên nhau, dễ dàng bắt tay nhau, hành động “tiến lên phía trước” sẽ thành vô nghĩa.

Bài 4/ trang 36

a. Câu “Tôi không rõ tại sao cậu lại làm thế; có lẽ cậu thực sự có điều gì đó muốn nhắn nhủ với chúng tôi.” có hai vế, vế đẩu nêu băn khoăn về một điểu chưa rõ, vế sau đưa ra một dự đoán nhằm giải thích cho điều chưa rõ ở trên. Nếu đổi cấu trúc thành “Có lẽ cậu thực sự có điều gì đó muốn nhắn nhủ với chúng tôi; tôi không rõ tại sao cậu lại làm thế.” thì lời giải thích lại xuất hiện trước điểu băn khoăn. Đặt câu thay đổi cấu trúc vào VB sẽ thấy không hợp lí.

b.

Quan sát hai câu này, ta có thể nhận thấy sự khác biệt về nghĩa. Hai vế: điều quá nghiêm trọng và “căn bệnh” hết cách chữa được đặt trong quan hệ tăng tiến. Đã là quan hệ tăng tiến thì vế sau phải diễn đạt tính chất ở mức cao hơn vế trước. Câu thay đổi cấu trúc đã đảo ngược tương quan này, và đó là điều không ổn.

HĐ3: LUYỆN TẬP:

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b) Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi(Thảo luận nhóm)

c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chia nhóm, yêu cầu HS thảo luận:

? Theo em, bài học về sự khác biệt được rút ra từ văn bản này có phải chỉ có giá trị đối với lứa tuổi học sinh hay không? Vì sao?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV hướng dẫn các emthảo luận.

- HS xác định yêu cầu của bài tập và thảo luận.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV hướng dẫn các em cách trả lời.

- HS trả lời các câu hỏi.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

GV chốt: Bài viết đúc kết những suy nghĩ của tác giả về một kỉ niệm tuổi học trò. Chỉ những người non trẻ mới tìm cách thể hiện sự khác biệt bằng những trò lố, những hành vi kì quặc, quái đản như thế. Nên bài học này có ý nghĩa thiết thực trước hết với lứa tuổi học sinh. Tuy nhiên, cần lưu ý: tác giả là một người tham gia giảng dạy ở Trường Đại học Kinh doanh Ha-vớt, một trường đại học danh tiếng hàng đầu của Hoa Kì. Bài này được trích từ cuốn sách “Khác biệt - thoát khỏi bầy đàn cạnh tranh” của tác giả. Như vậy, theo tác giả, không riêng gì các bạn trẻ, mà cả những người trưởng thành nhiều khi cũng chuwaa nhận thức đầy đủ về sự khác biệt vô nghĩa và sự khác biệt có ý nghĩa, trong khi sự khác biệt là phương châm sống, là đòi hỏi bức thiết của mọi người. Vì vậy bài học được rút ra từ suy ngẫm của tác giả có giá trị đối với bất cứ ai.

- Yêu cầu HS nắm kiến thức về văn bản và thực hành Tiếng Việt.

HĐ4: VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b) Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi qua trò chơi “Ngôi sao may mắn”.

c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV nêu luật chơi.

Luật chơi:

- Trò chơi này gồm có 6 ngôi sao. Ẩn chứa đằng sau các ngôi sao là những câu hỏi. Thời gian để trả lời cho mỗi câu hỏi là 5 giây. Trả lời đúng các câu hỏi các em sẽ được nhận những phần thưởng. Khi bạn trả lời bị sai, bạn khác có quyền giơ tay xin trả lời, nếu trả lời đúng vẫn được nhận thưởng.

- Điều đặc biệt, trong 6 ngôi sao trên có 2 ngôi sao may mắn, nếu chọn trúng ngôi sao may mắn, các em không phải trả lời mà sẽ nhận thưởng với 1 phần quà may mắn.Câu hỏi:

  1. Ngôi sao may mắn.
  2. Ngôi sao may mắn.
  3. Người viết gọi sự khác biệt do bản thân mình và số đông học sinh trong lớp tạo ra là “sự khác biệt vô nghĩa” là vì:
  4. Đó là sự khác biệt không có giá trị.
  5. Đó là sự khác biệt thường tình.
  6. Đó là sự khác biệt có tính chất hài hước
  7. Đó là sự khác biệt không nghiêm túc.
  8. Lí do người viết gọi sự khác biệt do J tạo ra là “sự khác biệt có ý nghĩa”:

A. Vì sự khác biệt ấy khiến người khác ngạc nhiên.

B. Vì sự khác biệt ấy tạo nên bởi một cá nhân.

C. Vì sự khác biệt ấy cho thấy nhận thức và bản lĩnh của một cá nhân.

D. Vì sự khác biệt ấy khiến người khác không thể làm theo.

5. Thái độ của người viết đối với “sự khác biệt có ý nghĩa” qua cách thể hiện của J:

A. Không quan tâm vì không phải là điều mình thích.

B. Kinh ngạc vì thấy J không giống ai.

C. Xem thường, vì J chẳng có biểu hiện gì nổi bật.

D. Ngạc nhiên và nể phục.

6. Có thể hoán đổi vị trí của hai từ “nghiêm khắc” và “nghiêm túc” ở câu sau được không? Vì sao?

Từ ánh mắt nghiêm khắc của thầy cô, hãy nghĩ đến những khuyết điểm mà ta chưa nghiêm túc sửa chữa.

Đáp án: 3. A, 4.C, 5.D, 6. Không thể hoán đổi vị trí của hai từ, vì hai từ này có nghĩa khác nhau.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV hướng dẫn các em chơi trò chơi.

- HS xác định yêu cầu của bài tập và thực hiện cá nhân.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV hướng dẫn các em cách trả lời.

- HS trả lời các câu hỏi.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- Yêu cầu HS nắm kiến thức về văn bản và thực hành Tiếng Việt.

VĂN BẢN 3

BÀI TẬP LÀM VĂN

(Trích Nhóc Ni - co - la: Những chuyện chưa kể)

- Rơ - nê Gô - xi - nhi và Giăng - giắc Xăng - pê –

1. MỤC TIÊU

1.1 Kiến thức:

- Nhận biết được đặc điểm nổi bật của truyện.

- HS hiểu được nội dung của đoạn trích.

- Học sinh hiểu được sự khác nhau căn bản giữa văn bản nghị luận và văn bản văn học, ngay cả khi chúng cùng đề cập đến một vấn đề nào đó trong cuộc sống.

- Tóm tắt được truyện.

1.2 Năng lực:

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Bài tâp làm văn;

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Bài tập làm văn;

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện;

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện và phân biệt được sự khác nhau căn bản giữa văn bản Nghị luận và văn bản Văn học.

1.3. Phẩm chất:

- Sống trung thực, thể hiện được những suy nghĩ riêng của bản thân.

- Trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm với cộng đồng

2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Máy chiếu, máy tính.

- Phiếu học tập.

- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

- SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Xác định vấn đề

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b) Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.

c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:

Từ khi vào lớp 1cho đến nay, hẳn có lúc em muốn nhờ người khác làm hộ bài, nhất là những bài khó hoặc khi cần nộp bài gấp. Em có thấy điều đó bình thường không?

Nếu gặp một đề văn yêu cầu tả/ kể về một người bạn thân nhất của em, em có cho rằng bài do người khác viết hộ sẽ nói đúng về người bạn hơn bài do em tự viết không?

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong học tập khi gặp những bài tập khó đôi khi chúng ta nảy ra ý định nhờ người khác làm bài giúp mình, nhưng chúng ta nhận ra rằng bản thân mình tự nỗ lực làm sẽ tốt hơn nhiều. Bài học hôm nay của chúng ta sẽ hiểu hơn về điều đó.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

I. TÌM HIỂU CHUNG

a) Mục tiêu: Nắm được các thông tin về tác giả, tác phẩm, cách đọc và hiểu nghĩa những từ khó.

b) Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ của GVvà HS

Nội dung cần đạt

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS: đọc và giới thiệu về tác giả và tác phẩm.

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Kết luận nhận định

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 🡺 Ghi lên bảng

NV2:

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV hướng dẫn cách đọc. GV yêu cầu HS đọc

- GV lưu ý HS trong khi đọc:

  1. Chú ý những lời người kể chuyện và lời nhân vật để có giọng điệu phù hợp;
  2. Chú ý từ ngữ phiên âm nước ngoài;

- GV yêu cầu HS giải nghĩa những từ khó.

- GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi:

+ Thể loại?

+ Truyện có những nhân vật nào? Kể theo ngôi thứ mấy?

- GV yêu cầu HS xác định phương thức biểu đạt? Bố cục của văn bản?

- HS lắng nghe.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 🡺 Ghi lên bảng

1.Tác giả:

- Nhà văn Rơ –nê Gô – xi – nhi (1926 -1977) là nhà văn Pháp, chuyên sáng tác truyện tranh,Viết kịch, làm phim.

- Họa sĩ Giăng- giắc Xăng – pê (Sinh năm 1932) là họa sĩ người Pháp, chuyên vẽ truyện tranh và tranh biếm họa.

2.Tác phẩm

- Bài tập làm văn trích trong Nhóc Ni - cô - la: những chuyện chưa kể, xuất bản lần đầu năm 2004.

3. Đọc – Tóm tắt

- Thể loại: truyện ngắn;

- Nhân vật: Cậu bé Ni – cô – la, bố của cậu và bác hàng xóm;

- Ngôi kể: ngôi thứ nhất.

- Văn bản chia làm 2 phần

+ P1: Từ đầu ….thế thì sẽ khó hơn bố tưởng rồi đấy, bố nói,

🡪 Ni – cô – la nhờ bố làm BT.

+ P2: còn lại: Ni – cô la tự làm bài tập

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

  1. Lí do mà Ni – cô – la nhờ bố làm bài tập.

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Tìm ra lí do mà Ni – cô –la muốn nhờ bố làm hộ bài tập.

- Dù là bất cứ lí do nào đi nữa, việc nhờ bố làm bài tập là không đúng.

b) Nội dung:

- GV sử dụng phương pháp đàm thoại

- HS làm việc cá nhân để hoàn thiện nhiệm vụ.

- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Nội dung cần đạt

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Do đâu khi làm bài tập làm văn, Ni – cô – la phải nhờ đến bố?

Em nghĩ sao về việc Ni – cô – la nhờ bố làm hộ bài tập?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Làm việc cá nhân 2 phút.

GV hướng dẫn HS thảo luận (nếu cần).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS lên trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

HS:

- HS lên trình bày .

- Các bạn khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS.

- Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang mục 2

+ Có thế:

- Ni – cô – la vốn học yếu về môn văn, không tự tin khi làm bài.

- Đề văn hơi khó, Ni – cô – la cảm thấy chật vật.

- Trong học tập, Ni – cô – la thường có thói quen dựa dẫm, không tự lực….

=> Cho dù là lí do nào đi nữa thì việc nhờ bố làm hộ bài văn cũng là điều không thể chấp nhận được.

2.Cuộc trò chuyện của hai bố con

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Tại sao bố của Ni – cô – la sẵn sàng làm hộ bài tập.

- Hiểu được tại sao bố của Ni – cô – la lại so sánh trước đây không làm mà bây giờ lại làm hộ bài tập.

- Giọng kể trang nghiêm hay hài hước

- Rút ra bài học cho bản thân từ nội dung bài học.

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, tổ chức hoạt động nhóm cho HS.

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm, trình bày sản phẩm, quan sát và bổ sung (nếu cần)

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS và phiếu học tập của HS đã hoàn thành.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Nội dung cần đạt

GV sử dụng kĩ thuật “Chia sẻ nhóm đôi”

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm (mỗi nhóm hai bạn).

- Phát phiếu học tập số 1 & giao nhiệm vụ:

1. Bố của Ni cô la có cho rằng, việc làm bài thay cho con là điều cần thiết không?

2. Bố có muốn tiếp tục làm bài thay cho con sau lần này nữa không?

3.Bố cho Ni – cô – la biết rằng, bố sẵn sàng làm bài văn giúp con, trong khi bố của bố trước đây, không bao giờ làm như vậy cả. Việc so sánh ấy nói lên điều gì?

4. Việc làm bài chỉ là để giúp con hay muốn con thấy mình rất giỏi văn?

5. Giọng kể chuyện ở đây nghiêm trang hay hài hước?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- 2 phút làm việc cá nhân

- 3 phút thảo luận cặp đôi và hoàn thành phiếu học tập.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

HS
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm.

- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm.

- Chốt kiến thức lên bảng, chuyển dẫn sang mục sau.

a) Thái độ của bố Ni – cô – la khi được con nhờ làm hộ bài tập văn.

- Cần thiết

- Chỉ làm giúp lần này thôi.

- Vì bố muốn thấu hiểu và làm bạn với con.

- Lời kể chuyện có giọng hài hước, vui nhộn.

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Phát phiếu học tập số 2 & đặt câu hỏi:

Vì sao bố của Ni – cô – la và ông Blê – đúc đều muốn biết ai là người bạn thân của Ni – cô – la?

Vì sao sau khi Ni – cô – la đã kể ra nhiều người bạn thân của mình mà bố của cậu ấy vẫn thấy khó viết?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS tìm chi tiết trong văn bản.

HS:

- Đọc SGK và suy nghĩ cá nhân.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV: Yêu cầu hs trả lời và hướng dẫn (nếu cần).

HS :

- Trả lời câu hỏi của GV.

- Theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho câu trả lời của bạn.

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt kiến thức.

Những người bạn mà Ni – cô –la kể tên không phải là bạn của bố. Bố của Ni – cô - la không thể hiểu gì về sinh hoạt hàng ngày, tính nết, sở thích, sở trường, hoàn cảnh gia đình và các mối quan hệ của họ. Chính vì thế không thể viết về một người hoàn toàn xa lạ được.

b) Ai là người bạn thân nhất của Ni – cô – la

- Nếu không biết ai là người bạn thân nhất của Ni – cô – la mà bố hay ông Blê – đúc vẫn làm bài thì bài văn ấy nói về người nào chứ không phải bạn của Ni – cô – la.

- Không đáp ứng được yêu cầu của đề cô giáo giao.

- Cô giáo nhận ra bài văn đã viết về một nhân vật tưởng tưởng nào đó, chứ không phải nói về người bạn thân nhất của Ni – cô – la.

=> Không thể làm bài văn hộ con.

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Phát phiếu học tập số 3

- Chia nhóm cặp đôi và giao nhiệm vụ:

“Tôi hiểu rằng bài tập làm văn của tôi thì tốt nhất là tôi tự làm một mình”- nhân vật trong câu chuyện rút ra một kinh nghiệm như thế qua qua những gì đã xẩy ra khi nhờ bố làm bài. Em có đồng ý với điều đó không?Vì sao?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Làm việc cá nhân 2’ (đọc SGK, tìm chi tiết)

- Làm việc nhóm 3’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập).

- Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

GV: Hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS báo cáo, nhận xét, đánh giá.

- Hướng dẫn HS trình bày ( nếu cần).

HS:

- Đại diện lên báo cáo sản phẩm của nhóm mình.

- Nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của nhóm.

- Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang mục sau.

3. Bài học mà Ni – cô – la rút ra sau cuộc trò chuyện với bố.

- Đồng ý với bài học mà Ni - cô - la rút ra được qua những gì đã xảy ra.

- Bài học này không chỉ đúng với Ni - cô – la mà đúng với mỗi chúng ta.

- Chỉ có làm bài bằng chính sức của mình, mới biết điểm mạnh, điểm yếu. Điểm mạnh phát huy, điểm yếu khắc phục.

=> Sống trung thực, thể hiện được những suy nghĩ riêng của bản thân.

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Nội dung – ý nghĩa của văn bản “Bài tâp làm văn”?

? Ý nghĩa của văn bản.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

  • Suy nghĩ cá nhân 2’ và ghi ra giấy.

GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

HS: lên báo cáo kết quả, Hs khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho bạn.

GV:

- Yêu cầu HS nhận xét.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm.

- Chuyển dẫn sang đề mục sau.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Lời kể chuyện có giọng hài hước, vui nhộn.

- Lời đối thoại của các nhân vật có nhiều sắc thái.

2. Nội dung – Ý nghĩa

- Trong học tập, hoạt động nhóm, trao đổi giúp đỡ nhau là điều cần thiết, tuy nhiên viết một bài TLV phải là hoạt động cá nhân, không thể hợp tác như làm những công việc khác.

- Sống trung thực, thể hiện được những suy nghĩ riêng của bản thân.

Hoạt động 3: Luyện tập

a) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b) Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c) Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: Nếu gặp một đề văn như của Ni – cô – la, theo em việc đầu tiên phải làm là gì?

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

+ Nếu gặp đề văn như Ni – cô – la chúng ta phải:

- Lựa chọn trong số bạn bè một người mà mình cảm thấy thân thiết, gần gũi, thấu hiểu nhất.

- Nhớ những đặc điểm riêng, những đức tính của bạn, những kỷ niệm giữa bạn với mình...

Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b) Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi.

c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của hs.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: Hãy miêu tả người bạn thân nhất của em.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

Phiếu học tập số 1:

Làm việc nhóm đôi

Thái độ của bố Ni – cô – la khi được con nhờ làm hộ bài tập văn.

Việc làm bài tập thay có cần thiết không?

…………………………………………………………………………………………………………

Bố của Ni – cô – la có tiếp tục làm thay BT cho những lần tiếp theo không?

………………………………………………………………………………………………………….

Việc bố của Ni – cô – la so sánh bố của bố không giúp bao giờ, bố thì khác, nói lên điều gì?

…………………………………………………….

Lời kể?.....................................................................

+ Phiếu học tập số 2

Tại sao cả bố Ni – cô – la và bác Blê – đúc đều muốn biết bạn thân nhất của Ni – cô - la

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

+ Phiếu học tập số 3

Bài học mà Ni – cô – la rút ra sau cuộc trò chuyện với bố?

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

VIẾT

VIẾT BÀI VĂN TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG (VẤN ĐỀ)

MÀ EM QUAN TÂM

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Đặc điểm của văn bản nghị luận.

- Hiện tượng (vấn đề) bàn luận.

- Ý kiến, suy nghĩ của bản thân về vấn đề đặt ra.

- Lí lẽ, dẫn chứng phù hợp.

2 Năng lực:

- Nêu được hiện tượng (vấn đề) cần bàn luận.

- Thể hiện được ý kiến của bản thân.

- Biết dùng lí lẽ, bằng chứng và hình thức biểu đạt phù hợp.

- Bước đầu biết viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm.

3 Phẩm chất:

Trung thực, thể hiện đúng những suy nghĩ riêng của bản thân; có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Máy chiếu, máy tính.

- Bài trình bày của HS.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HĐ 1: Xác định vấn đề

GIỚI THIỆU KIỂU BÀI

a) Mục tiêu:

Biết được kiểu bài trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống.

b)Nội dung:

- HS trả lời câu hỏi của GV

c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của hs.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV hỏi:

? Tác giả viết văn bản “Xem người ta kìa!” nhằm mục đích gì?

?Em có tán thành với ý kiến được tác giả trình bày trong văn bản không? Vì sao?

? Trong cuộc sống, có những hiện tượng (vấn đề) nào mà em quan tâm?

GV trình chiếu bổ sung 1 số hình ảnh, video về các hiện tượng (vấn đề) đáng được quan tâm.

? Theo em, để trình bày một hiện tượng (vấn đề) nào đó thì phải sử dụng những yếu tố cơ bản nào?

B2: Thực hiện nhiệm vụ (GV và HS)

HS:

- Đọc lại văn bản “Xem người ta kìa”.

- Suy nghĩ cá nhân

B3: Báo cáo, thảo luận (GV và HS)

- GV gọi HS trả lời câu hỏi

- HS trả lời

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- GV nhận xét câu trả lời của HS

- Kết nối với mục “Tìm hiểu các yêu cầu đối với bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề)”.

Vb: “Xem người ta kìa”

- Thế giới này muôn hình, muôn vẻ. Mỗi người cần được tôn trọng với với tất cả những cái khác biệt vốn có.

- Em tán thành với ý kiến được trình bày trong văn bản vì tác giả của bài viết đã đưa ra được những lí lẽ và bằng chứng thuyết phục cho thấy mỗi một cá nhân đều có đặc điểm, thế mạnh khác nhau. Chúng ta cần tôn trọng điều đó đồng thời phải biết phát huy thế mạnh của bản thân mình.

- Các hiện tượng như: bắt nạt trong trường học, thái độ đối với người khuyết tật, hút thuốc lá, nghiện game,…

- Lí lẽ và bằng chứng.

HĐ 2: Hình thành kiến thức mới

TÌM HIỂU CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG (VẤN ĐỀ)

a)Mục tiêu: HS biết được các yêu cầu đối với kiểu bài nghị luận trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề):

- Xác định được vấn đề bàn luận.

- Biết cách thể hiện ý kiến riêng của bản thân về một vấn đề.

- Sử dụng lí lẽ và bằng chứng có sức thuyết phục.

b) Nội dung:

- GV chia cặp, giao nhiệm vụ.

- Cho HS làm việc theo cặp.

c) Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia cặp và giao nhiệm vụ:

? 1. Văn bản “ Xem người ta kìa” và “ Hai loại khác biệt” thuộc kiểu bài gì?

? 2. Với kiểu bài trên, yêu cầu chúng ta phải làm như thế nào?

? 3. Người viết bày tỏ thái độ gì trước vấn đề đặt ra?

? 4. Vai trò những lí lẽ, bằng chứng đối với kiểu bài văn nghị luận?

B2: Thực hiện nhiệm vụ (GV và HS)

- HS nhớ lại văn bản “Xem người ta kìa” và “Hai loại khác biệt”.

- Làm việc theo cặp 3’ để thống nhất ý kiến và ghi vào phiếu.

B3: Báo cáo, thảo luận(GV và HS)

- GV yêu cầu đại diện HS lên trình bày sản phẩm.

- HS:

+ Trình bày sản phẩm nhóm.

+ Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét sản phẩm của HS và chốt kiến thức.

- Kết nối với đề mục sau

- Kiểu bài: Nghị luận (Trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề).

+ Văn bản 1: Ý nghĩa về những cái chung của mọi người và cái riêng biệt của mỗi người.

+ Văn bản 2: Sự khác biệt có ý nghĩa, sự khác biệt làm nên giá trị riêng cũng như bản sắc của mỗi người.

- Nêu được hiện tượng (vấn đề) cần bàn luận.

- Phải thể hiện suy nghĩ, ý kiến riêng của bản thân.

- Dùng lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục người đọc.

ĐỌC VÀ PHÂN TÍCH BÀI VIẾT THAM KHẢO

a) Mục tiêu:

- Nắm được bài viết tham khảo “Câu chuyện đồng phục”

- Tán thành với ý kiến của người viết: quy định mặc đồng phục đối với học sinh.

- Mục đích của việc sử dụng lí lẽ và bằng chứng trong văn nghị luận.

b)Nội dung:

- HS đọc SGK, làm việc cặp đôi.

- Thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ GV đưa ra.

c) Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV mời HS đọc bài viết tham khảo

-GV phát phiếu học tập và giao nhiệm vụ.

  1. Bài viết trình bày ý kiến về hiện tượng (vấn đề) gì? Nhờ đâu e nhận ra điều đó?

2. Người viết đồng tình hay phản đối hiện tượng (vấn đề)?

3.Người viết đưa ra những lí lẽ gì để bàn về hiện tượng (vấn đề)?

4. Người viết nêu những bằng chứng gì để làm sáng tỏ hiện tượng (vấn đề)?

  1. Như vậy, lí lẽ và bằng chứng được người viết đưa ra để khẳng định điều gì?

B2: Thực hiện nhiệm vụ (GV và HS)

HS:

- Đọc SGK và trả lời câu hỏi

- Làm việc cá nhân 1’, trao đổi với nhóm 2’, hoàn thành phiếu học tập 2’

GV:

- Hướng dẫn HS trả lời

- Quan sát, theo dõi HS

B3: Báo cáo thảo luận (GV và HS)

HS:

- Trả lời câu hỏi của GV

- Đại diện HS trình bày (mỗi đại diện có thể trả lời 1 câu hỏi)

- Những HS còn lại quan sát sp của nhóm bạn, theo dõi nhóm bạn trình bày và nhận xét, bổ sung (nếu cần).

GV: Hướng dẫn HS cách trình bày sp

B4: Kết luận, nhận định (GV)

GV:

- Nhận xét

+ Câu trả lời của HS

+ Thái độ làm việc của HS

+ Sản phẩm của HS

- Chốt kiến thức qua màn hình chiếu và kết nối với mục sau.

Bài mẫu: Câu chuyện đồng phục

- Bài văn nêu vấn đề: mặc đồng phục của học sinh khi đến trường.

- Người viết đồng tình với vấn đề đặt ra.

- Lí lẽ:

+ Đồng phục tạo ra vẻ đẹp hài hòa.

+ Đồng phục góp phần tạo nên bản sắc riêng của từng trường.

+ Đồng phục xóa cảm giác về sự phân biệt giàu nghèo.

+ Đồng phục không làm mất đi cá tính của từng người.

- Dẫn chứng: (HS nêu từng dẫn chứng kèm các lí lẽ)

- Đồng phục tạo ra vẻ đẹp hài hòa; đồng phục góp phần tạo nên bản sắc riêng của từng trường; đồng phục xóa cảm giác về sự phân biệt giàu nghèo; đồng phục không làm mất đi cá tính của từng người.

THỰC HÀNH VIẾT THEO CÁC BƯỚC

a)Mục tiêu: HS

- Biết viết bài theo các bước.

- Lựa chọn đề tài để viết, tìm ý, lập dàn ý.

- Thể hiện ý kiến của bản thân trước vấn đề nghị luận.

- Sử dụng lí lẽ và bằng chứng thuyết phục.

b)Nội dung:

- HS lựa chọn đề tài thông qua hướng dẫn của GV.

- HS suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi của GV.

c) Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và bài làm của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV yêu cầu HS đọc SGK để tham khảo các đề tài được giới thiệu (HS cũng có thể tự tìm đề tài mới)

- Hiện tượng (vấn đề) gần gũi với thực tế học tập và sinh hoạt của em hay không?

- Em có hiểu biết gì về hiện tượng (vấn đề) đó?

- Bản thân em đã trải nghiệm, quan sát, suy nghĩ như thế nào về hiện tượng (vấn đề) ấy?

- Tìm ý, lập dàn ý và viết bài theo dàn ý cho đề tài mà em lựa chọn

- Sửa lại bài sau khi đã viết xong

B2: Thực hiện nhiệm vụ (GV và HS)

GV:

- Đặt câu hỏi hướng dẫn HS chọn đề tài.

- Phát phiếu học tập, hướng dẫn HS đọc các gợi ý trong SGK và hoàn thiện phiếu tìm ý.

- Phát phiếu học tập hướng dẫn HS chỉnh sửa bài viết của bạn sau khi nghe bạn trình bày.

HS:

- Tham khảo đề tài trong SGK và lựa chọn đề tài sau đó trả lần lượt trả lời câu hỏi dưới sự gợi ý của GV.

- Tìm ý bằng việc hoàn thiện phiếu học tập.

- Lập dàn ý ra giấy

- Nêu lưu ý khi viết bài.

- Viết bài theo dàn ý.

- Chỉnh sửa bài viết cho bạn vào phiếu học tập sau khi nghe bạn trình bày.

- Sửa lại bài sau khi được góp ý.

B3: Báo cáo thảo luận (GV và HS)

- GV yêu cầu HS trình bày kết quả tìm ý

- HS trình bày

- HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần) vào phiếu học tập.

- GV trình chiếu dàn ý mẫu.

- GV hướng dẫn HS lập dàn ý theo 3 phần: MB, TB, KB.

- Lưu ý khi viết bài?

- HS hoàn thiện bài viết.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ học tập và sản phẩm của HS.

- GV dẫn dắt và chuyển dẫn sang mục sau.

1. Trước khi viết

a) Lựa chọn đề tài

b) Tìm ý

Hiện tượng (vấn đề) được nêu để bàn luận

Ý kiến của bản thân về hiện tượng (vấn đề)

Cần đưa ra những lí lẽ gì để bàn về hiện tượng (vấn đề)?

Cần nêu những bằng chứng nào để làm sáng tỏ hiện tượng (vấn đề)?

c) Lập dàn ý

- Mở bài: Giới thiệu hiện tượng (vấn đề) cần bàn luận.

- Thân bài: Đưa ra ý kiến bàn luận.

+ Ý 1 (lí lẽ, bằng chứng)

+ Ý 2 (lí lẽ, bằng chứng)

+ Ý 3 (lí lẽ, bằng chứng)

+…

- Kết bài: Khẳng định lại ý kiến của bản thân.

2. Viết bài

- Viết theo dàn ý.

- Có thể mở bài trực tiếp: nêu thẳng hiện tượng (vấn đề) hoặc gián tiếp bằng cách kể một câu chuyện.

- Mỗi ý trình bày thành 1 đoạn văn, có lí lẽ và bằng chứng cụ thể.

3. Chỉnh sửa bài viết

- Đọc và sửa lại bài viết.

TRẢ BÀI

a)Mục tiêu: HS

- Thấy được ưu điểm và tồn tại của bài viết.

- Chỉnh sửa bài viết cho bản thân và cho bạn.

b)Nội dung:

- GV phát phiếu học tập yêu cầu HS chỉnh sửa bài viết cho bạn.

- GV trả bài, yêu cầu HS đối chiếu với các yêu cầu đã nêu và góp ý của bạn để chỉnh sửa bài viết của mình.

- HS đọc bài viết, đối chiếu và chỉnh sửa.

c) Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và bài làm của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Trả bài cho HS và yêu cầu HS đọc, chỉnh sửa và nhận xét.

B2: Thực hiện nhiệm vụ(GV và HS)

- GV giao nhiệm vụ.

- HS làm việc cá nhân.

B3: Báo cáo thảo luận (GV và HS)

- GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn vào phiếu học tập.

- HS nhận xét bài viết.

- HS hoàn thiện bài viết sau khi được góp ý.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- GV chốt lại những ưu điểm và tồn tại của bài viết.

- Nhắc HS chuẩn bị nội dung bài nói dựa trên dàn ý của bài viết.

Bài viết đã được sửa của HS

Phiếu chỉnh sửa bài viết cho bạn:

Họ tên người chỉnh sửa:…………………………..

Họ tên tác giả bài viết:……………………………

Yêu cầu

Gợi ý chỉnh sửa

ND nhận xét/chỉnh sửa

Nêu được hiện tượng (vấn đề) cần bàn luận

Đọc lại phần MB, nếu chưa thấy hiện tượng (vấn đề) cần bàn luận thì phải nêu cho rõ.

Thể hiện được ý kiến (tình cảm, thái độ, cách đánh giá,…) của người viết về hiện tượng (vấn đề)

Bổ sung những câu tình cảm, thái độ, cách đánh giá về hiện tượng (vấn đề) nếu thấy còn thiếu.

Đưa ra được những lí lẽ, bằng chứng để bài viết có sức thuyết phục.

Kiểm tra các lí lẽ bằng chứng, nếu lí lẽ chưa chắc chắn, bằng chứng chưa tiêu biểu hoặc còn thiếu thì phải chỉnh sửa,thay thế, bổ sung.

Đảm bảo các yêu cầu về chính tả và diễn đạt

Phát hiện lỗi về chính tả và diễn đạt để sửa lại cho phù hợp

HĐ 3: Luyện tập

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể

b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Giáo viên cho HS theo dõi đoạn video liên quan đến vấn đề nghiện game online.

Giáo viên giao bài tập cho HS

Bài tập: Hiện tượng nghiện game online trong giới trẻ hiện nay.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV hướng dẫn HS lập dàn ý

- HS xem video, suy nghĩ và lập dàn ý

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét tinh thần làm việc của HS.

- GV nhận xét bài làm của HS.

- GV trình chiếu dàn ý tham khảo.

DÀN Ý THAM KHẢO:

I. MỞ BÀI

Dẫn dắt, giới thiệu hiện tượng nghiện game của học sinh trong xã hội hiện nay. Khái quát suy nghĩ, nhận định của bản thân về vấn đề này (nghiêm trọng, cấp thiết, mang tính xã hội,…)

II.THÂN BÀI

- Giải thích:

+ Game là gì? => Cách gọi chung của các trò chơi điện tử có thể tìm thấy trên các thiết bị như máy tính, điện thoại di động,… nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí của con người ngày nay.
+ Nghiện là gì? =>Là trạng thái tâm lý tiêu cực gây ra do việc quá phụ thuộc hoặc sa đà quá mức vào một thứ gì đó có thể gây ảnh hưởng xấu đến người sử dụng hoặc thường xuyên tiếp xúc nó.
+ Nghiện game là gì? => Là hiện tượng tập trung quá mức vào trò chơi điện tử dẫn đến những tác hại không mong muốn.
- Thực trạng:
+ Nhiều học sinh, sinh viên dành phần lớn thời gian mỗi ngày cho việc chơi game.
+ Nhiều tiệm net vẫn hoạt động ngoài giờ cho phép do nhu cầu chơi game về đêm của học sinh.
+ Ngày càng nhiều hậu quả tiêu cực xảy ra trong xã hội có liên quan đến nghiện game
- Nguyên nhân:
+ Các trò chơi ngày càng đa dạng, phong phú và nhiều tính năng thu hút giới trẻ.
+ Lứa tuổi học sinh chưa được trang bị tâm lý vững vàng, dễ bị lạc mình trong thế giới ảo.
+ Nhu cầu chứng tỏ bản thân và ganh đua với bè bạn do tuổi nhỏ.
+ Phụ huynh và nhà trường chưa quản lý học sinh chặt chẽ.
- Hậu quả:
+ Học sinh bỏ bê việc học, thành tích học tập giảm sút.
+ Ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lí, hao tốn tiền của.
+ Dễ bị lôi kéo vào tệ nạn xã hội.
- Lời khuyên:
+ Bản thân học sinh nên tự xây dựng ý thức học tập tốt, giải trí lành mạnh.
+ Cần có biện pháp giáo dục, nâng cao ý cho học sinh đồng thời tuyên truyền tác hại của việc nghiện game trong nhà trường, gia đình và xã hội.
+ Các cơ quan nên có biện pháp kiểm soát chặt chẽ vấn đề phát hành và phổ biến game.
III. KẾT BÀI

- Khẳng định lại vấn đề (tác hại của nghiện game online, vấn đề nghiêm trọng cần giải quyết kịp thời,…).
- Đúc kết bài học kinh nghiệm, đưa ra lời kêu gọi, nhắn nhủ.

HĐ 4: Vận dụng

  1. Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS.
  2. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giao bài tập

Bài tập : Lập dàn ý cho đề bài sau: Thái độ đối với người khuyết tật.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề và thực hiện.

- HS xác định yêu cầu của bài tập và thực hiện cá nhân

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.

- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV vào tiết học tiếp theo.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS

- Yêu cầu HS hoàn thiện bài viết để chuẩn bị cho phần luyện nói tiết sau.

PHIẾU TÌM Ý

Nhóm / Họ tên: ……………………………….

Hiện tượng (vấn đề) được nêu để bàn luận

Ý kiến của bản thân về hiện tượng (vấn đề)

Cần đưa ra những lí lẽ gì để bàn về hiện tượng (vấn đề)?

- Lí lẽ 1: ……………………………………….

….……………………………………

- Lí lẽ 2: ……………………………………….

……………………………………….

- Lí lẽ 3: ……………………………………….

……………………………………….

- .……………………………………………………………………………….

Cần nêu những bằng chứng nào để làm sáng tỏ hiện tượng (vấn đề)?

….…………………………………………………………………………….

NÓI VÀ NGHE

TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG (VẤN ĐỀ) ĐỜI SỐNG

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Học sinh chọn được một vấn đề gần gũi, có ý nghĩa trong đời sống để trình bày ý kiến của mình.

2. Về năng lực:

- Biết tóm tắt được nội dung của bài nói, tham gia trao đổi về nội dung của bài nói và kĩ năng của người trình bày.

3. Về phẩm chất:

- Sống trung thực, thể hiện được những suy nghĩ riêng của bản thân.

- Trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Máy chiếu, máy tính.

- Phiếu đánh giá tiêu chí.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HĐ 1: Xác định vấn đề

a) Mục tiêu: HS kết nối kiến thức của cuộc sống vào bài học

b) Nội dung:

- GV yêu cầu HS quan sát video và giao nhiệm vụ cho HS.

- HS quan sát video, lắng nghe vấn đề được đề cập và trả lời câu hỏi của GV.

c) Sản phẩm:

- HS xác định được nội dung của tiết học là nói về một hiện tượng trong đời sống.

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu video và giao nhiệm vụ cho HS:

? Nội dung của đoạn video? Vấn đề trong đoạn video đề cập đến điều gì?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát, lắng nghe đoạn video và suy nghĩ cá nhân

- GV chấn chỉnh những HS chưa tập trung vào video (nếu có).

B3: Báo cáo, thảo luận

- HS trả lời câu hỏi của GV

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và kết nối vào bài

HĐ 2: Hình thành kiến thức mới

TRƯỚC KHI NÓI

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Mục đích nói của bài nói là gì?

? Những người nghe là ai?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ câu hỏi của GV.

- Dự kiến KK: HS không trả lời được câu hỏi.

- Tháo gỡ KK: GV đặt câu hỏi phụ.

? Em sẽ nói về nội dung gì?

B3: Thảo luận, báo cáo

- HS trả lời câu hỏi của GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

GV: Nhận xét câu trả lời của HS và chốt mục đích nói, chuyển dẫn sang mục b.

1. Chuẩn bị nội dung

- Xác định mục đích nói và người nghe (SGK).

- Khi nói phải bám sát mục đích (nội dung) nói và đối tượng nghe để bài nói không đi chệch hướng.

2. Tập luyện

- HS nói một mình trước gương.

- HS nói tập nói trước nhóm/tổ.

CHUẨN BỊ NỘI DUNG BÀI NÓI

a) Mục tiêu:

- Giúp HS trình bày bài nói không phải chỉ là đọc lại bài mang tính thuần túy mà bài nói hay hơn, hấp dẫn.

b) Nội dung: GV yêu cầu :

- HS đánh dấu những từ ngữ, câu văn quan trọng.

- Câu văn giải thích thế nào là bắt nạt học đường?

- Tác hại của bắt nạt học đường.

- Ghi lại những câu văn quan trọng để hỗ trợ bài nói của mình.

c) Sản phẩm: Sản phẩm viết của HS

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của GV & HS

Nội dung cần đạt

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS trình bày phần đánh dấu của mình, đâu là những điều cần chú ý khi nói.

- Trình chiếu phiếu bài viết của học sinh yêu cầu HS đọc những phần mình đánh dấu..

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS xem lại bài viết của mình

- GV hướng dẫn HS.

B3: Thảo luận, báo cáo

- HS nói (4 – 5 phút).

- GV hướng dẫn HS nói

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét HĐ của HS và chuyển dẫn sang mục sau.

- HS nói trước lớp

- Yêu cầu:

+ Chỉ ra những từ ngữ, câu văn quan trọng (Bàn luận về một hiện tượng trong đời sống).

+ Ý kiến

+ Lí lẽ

+ Bằng chứng

TRAO ĐỔI VỀ BÀI NÓI

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Biết nhận xét, đánh giá về HĐ nói của nhau dựa trên phiếu đánh giá tiêu chí.

b) Nội dung:

- GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá HĐ nói dựa trên các tiêu chí.

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm và trình bày kết quả.

Sản phẩm: Lời nhận xét về HĐ nói của từng HS.

Tổ chức thực hiện

HĐ của GV & HS

Nội dung cần đạt

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Trình chiếu phiếu đánh giá HĐ nói theo các tiêu chí.

- Yêu cầu HS đánh giá

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn theo phiếu tiêu chí.

HS ghi nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn ra giấy.

B3: Thảo luận, báo cáo

- GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá.

- HS nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn theo phiếu đánh giá các tiêu chí nói.

B4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét phần trả lời của HS và kết nối sang hoạt động sau.

- Nhận xét chéo của HS với nhau dựa trên phiếu đánh giá tiêu chí.

- Nhận xét của HS

PHIẾU ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ

Nhóm:……….

Tiêu chí

Mức độ

Chưa đạt

Đạt

Tốt

1.Vấn đề đưa ra mang tính thời sự, hay

Không đưa ra được

vấn đề mang tính thời sự

Vấn đề mang tính thời sự

Vấn đề nóng bỏng trong XH hiện nay

2. Nội dung

ND sơ sài, không nêu được ý kiến, lí lẽ, bằng chứng thuyết phục

HS đưa ra lí lẽ, bằng chứng thuyết phục

Có sức thuyết phục sử dụng lí lẽ và bằng chứng từ thực tế trong đời sống

3. Nói to, rõ ràng, truyền cảm.

Nói nhỏ, khó nghe; nói lắp, ngập ngừng…

Nói to nhưng đôi chỗ lặp lại hoặc ngập ngừng 1 vài câu.

Nói to, truyền cảm, hầu như không lặp lại hoặc ngập ngừng.

4. Sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ phù hợp.

Điệu bộ thiếu tự tin, mắt chưa nhìn vào người nghe; nét mặt chưa biểu cảm hoặc biểu cảm không phù hợp.

Điệu bộ tự tin, mắt nhìn vào người nghe; nét mặt biểu cảm phù hợp với nội dung câu chuyện.

Điệu bộ rất tự tin, mắt nhìn vào người nghe; nét mặt sinh động.

5. Mở đầu và kết thúc hợp lí

Không chào hỏi/ và không có lời kết thúc bài nói.

Có chào hỏi/ và có lời kết thúc bài nói.

Chào hỏi/ và kết thúc bài nói một cách hấp dẫn.

TRÌNH BÀY NÓI

a) Mục tiêu:

- Luyện kĩ năng nói cho HS

- Giúp HS nói có đúng nội dung giao tiếp và biết một số kĩ năng nói trước đám đông.

b) Nội dung: GV yêu cầu :

- HS nói theo dàn ý có sẵn ở tiết HĐ viết & nhận xét HĐ nói của bạn.

c) Sản phẩm: Sản phẩm nói của HS

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của GV & HS

Nội dung cần đạt

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS nói theo dàn ý của HĐ viết

- Trình chiếu phiếu đánh giá nói theo các tiêu chí và yêu cầu HS đọc.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS xem lại dàn ý của HĐ viết

- GV hướng dẫn HS nói theo phiếu tiêu chí

B3: Thảo luận, báo cáo

- HS nói (4 – 5 phút).

- GV hướng dẫn HS nói

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét HĐ của HS và chuyển dẫn sang mục sau.

- HS nói trước lớp

- Yêu cầu nói:

+ Nói đúng mục đích (Bàn luận về một hiện tượng trong đời sống).

+ Nội dung nói có mở đầu, có kết thúc hợp lí.

+ Nói to, rõ ràng, truyền cảm.

+ Điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt… phù hợp.

HĐ 3: Luyện tập

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể

b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao

c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập.

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên mời HS lên trình bày bài của mình

Bài tập: Bắt nạt học đường.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.

HĐ 4: Vận dụng

a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Sản của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)

Bài tập: Rác thải nhựa lời kêu gọi nhức nhối.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.

- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.

- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có).

- GV trình chiếu dàn ý tham khảo.

DÀN Ý THAM KHẢO:

I. Mở bài: Giới thiệu về bắt nạt học đường.

- Là vấn nạn hiện nay trong xã hội

- Tình trạng ngày càng lan rộng hơn đặc biệt trong thời đại công nghệ số

II. Thân bài:

1.Giải thích vấn đề

- Bắt nạt học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.

- Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.

- Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

- Hành vi này càng ngày càng phổ biến.

2. Hiện trạng.

- Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác.

- Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.

- Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.

3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng băt nạt học đường:

- Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.

- Chưa có sự quan tâm từ gia đình.

- Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh.

4. Hậu quả của bắt nạt học đường:

a. Với người bị bạo lực:

- Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.

b. Với người gây ra bạo lực:

- Phát triển không toàn diện.

- Mọi người chê trách.

- Mất hết tương lai, sự nghiệp.

5. Cách khắc phục nạn bắt nạt học đường:

- Nhà trường cần nâng cao nhận thức và dạy bảo học sinh hiệu quả nhất.

- Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.

- Tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng bắt nạt học đường.

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bắt nạt học đường.

- Đây là một hành vi không tốt.

- Em sẽ làm gì để ngăn chặn tình trạng này.

Hoạt động 3: Luyện tập

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể

b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao

c) Sản phẩm: Bài làm của HS.

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)

Đề 1: Cái riêng của con người luôn là điều cần thiết.

Hãy viết đoạn văn 5-7 câu nêu suy nghĩ của em về vấn đề trên(có sử dụng trạng ngữ trong đoạn văn).

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.

- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập.

- viết đoạn.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV hướng dẫn các em cách viết và nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.

- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

GV nhận xét thái độ làm việc và bài làm của HS.

HĐ 4: Vận dụng

a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Sản của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)

Bài 1: Sự thấu hiểu và sẻ chia trong cuộc sống.

Bài 2/trang 71, sgk

  • Nêu yêu cầu của bài tập.
  • Chia nhóm và phát phiếu học tập.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.

- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập.

- Hoàn thành vào phiếu học tập

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.

- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có).

- Đọc thêm văn bản: Tiếng cười không muốn nghe (HS đọc ở nhà)

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.

Phiếu học tập:

Những vấn đề cần xác định

Đoạn (a)

Đoạn (b)

ND của đoạn văn là gì?

Mục đích của đoạn văn (kể chuyện, bộc lộ cảm xúc, miêu tả, thuyết phục, thuyết minh) là gì?

Văn bản có đoạn văn được trích thuộc loại nào (văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin)?