Bộ đề thi giữa học kỳ 2 văn 12 năm 2022 có đáp án

Bộ đề thi giữa học kỳ 2 văn 12 năm 2022 có đáp án

4.8/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Bộ đề thi giữa học kỳ 2 văn 12 năm 2022 có đáp án

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

ĐỀ 1

Thuvienhoclieu.com

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 - NĂM HỌC 2021 –2022

MÔN NGỮ VĂN 12

I. ĐỌC- HIỂU (4.0 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Trên mạng xã hội, mỗi người là một ông bầu của chính mình trong cuộc xây dựng cho mình một hình ảnh cá nhân. Chúng ta đã trở nên kỳ quặc mà không hề biết. Hãy hình dung cách đây mười năm, trong một buổi họp lớp, một người bỗng nhiên liên tiếp quẳng ảnh con cái, ảnh dã ngoại công ty, ảnh con mèo, ảnh bữa nhậu, ảnh lái ô tô, ảnh hai bàn chân mình, ảnh mình trong buồng tắm lên bàn – chắc hẳn người đó sẽ nhận được những ánh mắt ái ngại (…)

Chiếc smartphone đã trở thành một ô cửa nhỏ dẫn người ta thoát khỏi sự buồn chán của bản thân, và cái rung nhẹ báo tin có thông báo mới của nó bao giờ cũng đầy hứa hẹn. Nhưng càng kết nối, càng online, thì cái đám đông rộn ràng kia lại càng làm chúng ta cô đơn hơn. Chỗ này một cái like, chỗ kia một cái mặt cười, khắp nơi là những câu nói cụt lủn, phần lớn các tương tác trên mạng hời hợt và vội vã. Càng bận rộn để giao tiếp nhiều thì chúng ta lại càng không có gì để nói trong mỗi giao tiếp. Ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn, trên mạng xã hội ta bị xáo trộn, bứt rứt, và ghen tị với cuộc sống của người khác như một người đói khát nhìn một bữa tiệc linh đình qua cửa sổ mà không thể bỏ đi. Đêm khuya, khi các chấm xanh trên danh sách friend dần dần tắt, người ta cuộn lên cuộn xuống cái news feed để hòng tìm một status bị bỏ sót, một cứu rỗi kéo dài vài giây, một cái nhìn qua lỗ khóa vào cuộc sống của một người xa lạ, để làm tê liệt cảm giác trống rỗng.

(Trích Bức xúc không làm ta vô can, Đặng Hoàng Giang, NXB Hội Nhà văn, 2016)

Câu 1: Đoạn trích trên bàn về ảnh hưởng của mạng xã hội đến đời sống tinh thần hay vật chất?

Câu 2: Theo tác giả, chiếc smartphone đem đến cho con người những lợi ích và tồn tại gì?

Câu 3: Tại sao tác giả lại cho rằng những trải nghiệm trên mạng xã hội sẽ “ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay hay một tác phẩm nghệ thuật lớn”?

Câu 4: Viết 01 đoạn văn (khoảng 12- 15 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay.

II. LÀM VĂN (6.0 điểm): Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân. (Vợ chồng A PhủTô Hoài, SGK Ngữ văn 12, tập 2).

.…..Hết ……

ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN VĂN 12

I. ĐỌC- HIỂU (4.0 điểm):

Câu 1 (0.5 điểm): Đoạn trích bàn về ảnh hưởng của mạng xã hội đến đời sống tinh thần của con người.

Câu 2 (0.75 điểm): Chiếc smartphone đem đến cho con người những lợi ích và tồn tại:

- Lợi ích: thoải mái chia sẻ cuộc sống cá nhân.

- Tồn tại:

+ Càng kết nối, càng online thì con người cảng cô đơn hơn.

+ Sự tương tác hời hợt và vội vã trên mạng xã hội làm con người thấy trống vắng, không tìm được cảm giác quan tâm thật sự.

+ Sự hạn chế trong giao tiếp vì thời gian dành cho cuộc sống ảo quá nhiều.

+ Sự so sánh, đố kị khi nhìn ngắm cuộc sống trên mạng xã hội dẫn đến cảm giác bứt rứt, xáo trộn, ghen tị với cuộc sống của người khác.

⟹ Cuộc sống ảo trên mạng xã hội chi phối làm cho con người dường như tê liệt trong cuộc sống thực tế. Con người chạy trốn bản thân mình, sống cuộc sống trong đám đông hỗn loạn trên mạng xã hội.

Câu 3 (0.75 điểm): Tác giả cho rằng, những trải nghiệm trên mạng xã hội sẽ “ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay hay một tác phẩm nghệ thuật lớn”, vì:

+ Khi đúng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn, con người được tiếp nhận những cái hay, cái đẹp của tự nhiên và nghệ thuật. Chính điều đó giúp cho tâm hồn con người được thanh lọc, cảm thấy thêm yêu cái đẹp và yêu cuộc sống.

+ Những trải nghiệm trên mạng xã hội không cho ta những cảm giác trên mà chỉ đem đến cho ta sự bứt rứt, xáo trộn, ghen tị với cuộc sống của người khác, làm ta trở nên nhỏ nhen, thấy mình bất hạnh, thiếu thốn. Trong một thế giới ảo hỗn độn ấy, con người không tìm thấy sự sẻ chia, quan tâm thật sự mà chỉ là sự tương tác hời hợt giữa những người xa lạ. Chính vì vậy, càng đi sâu vào cuộc sống ảo, con người càng cảm thấy thiếu thốn, trống trải, cô đơn mà không bao giờ có được cảm giác “đầy đặn” như khi đứng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn.

Câu 4 (2.0 điểm):

a. Đảm bảo thể thức của đoạn văn, sử dụng phương thức biểu đạt chính: nghị luận. (0.25 điểm):

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: hiện tượng sống ảo trong giới trẻ hiện nay. (0.25 điểm):

c. Nội dung nghị luận: thí sinh có thể trình bày suy nghĩ theo nhiều cách, dưới dây là một số gợi ý về nội dung:

- Sống ảo là một khái niệm rộng nhưng trong văn cảnh đoạn trích phần đọc hiểu, khái niệm này được hiểu là giao tiếp với thế giới bên ngoài qua mạng internet. (0.25 điểm):

- Biểu hiện và những tác động của hiện tượng sống ảo với giới trẻ: nghiện trò chơi điện tử trực tuyến; nghiện facebook; kết bạn, giao tiếp qua mạng internet,… (0.5 điểm):

- Nêu nguyên nhân và đưa ra giải pháp hạn chế tình trạng sống ảo hoặc biến thế giới ảo thành nguồn tài nguyên hữu ích phục vụ cho cuộc sống. (0.5 điểm):

d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu,… (0.25 điểm):

ĐỀ 2

Thuvienhoclieu.com

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 - NĂM HỌC 2021 –2022

MÔN NGỮ VĂN 12

I. ĐỌC- HIỂU (4.0 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Nếu bước chân vào bất kì bệnh viện nào và hỏi bác sĩ về “bệnh vô cảm”, chắc chắn bạn sẽ không nhận được câu trả lời. Bởi đó là căn bệnh tồn tại ngoài xã hội chứ không phải đơn thuần trên giường bệnh. “Bệnh vô cảm” là tình trạng chai sạn của tâm hồn, là thái độ sống thờ ơ, lãnh đạm trước những gì diễn ra xung quanh mình. Đáng sợ hơn là nó diễn ra ngay cả trước những đau khổ, mất mát của con người. Một ngày, bạn không còn biết yêu thương và cũng không căm ghét, không cảm nhận được hạnh phúc và cũng không động lòng trước đau khổ, không có khát vọng sống ý nghĩa… thì ắt hẳn, bạn đang có những “triệu chứng” của căn bệnh vô cảm đáng sợ kia. Nó không làm con người ta đau đớn hay chết đi về thể xác nhưng lại làm trái tim và tâm hồn chết dần trong sự lạnh lẽo. Và phải chăng “cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời, sự mất mát lớn nhất là bạn để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống” như lời Nooc-man Ku-sin đã khẳng định?

(Theo Bài tập Ngữ văn 12, tập Hai, tr.75, NXBGDVN-2011)

Câu 1. Đoạn trích trên bàn về bệnh vô cảm là bệnh liên quan đến thể xác hay tâm hồn con người?

Câu 2. Theo tác giả, những “triệu chứng” của bệnh vô cảm là gì?

Câu 3. Tại sao tác giả lại cho rằng vô cảm là căn bệnh tồn tại ngoài xã hội chứ không phải đơn thuần trên giường bệnh?

Câu 4. Hãy viết 01 đoạn văn ((khoảng 12- 15 dòng)) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về câu nói được gợi ra từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời, sự mất mát lớn nhất là bạn để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống?”

II. LÀM VĂN (6.0 điểm): Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân. (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài, SGK Ngữ văn 12, tập 2).

------ Hết -----

ĐÁP ÁN

I. ĐỌC- HIỂU (4.0 điểm):

Câu 1 (0.5 điểm): Đoạn trích trên bàn về bệnh vô cảm là bệnh liên quan đến tâm hồn con người.

Câu 2 (0.75 điểm): Những “triệu chứng” của bệnh vô cảm là: bạn không còn biết yêu thương và cũng không căm ghét, không cảm nhận được hạnh phúc và cũng không động lòng trước đau khổ, không có khát vọng sống ý nghĩa.

Câu 3 (0.75 điểm): Vì:

- Căn bệnh không có tên trong danh sách ngành y học.

- Căn bệnh xuất phát từ trái tim, từ suy nghĩ hành động của con người, diễn ra phổ biến ở ngoài xã hội: vô cảm đối với cuộc sống, vô cảm đối với đồng loại, gia đình, người thân, bạn bè,… Đây là “bệnh về tinh thần, nhận thức”, nên không thể chữa bằng thứ thuốc thông thường giống như thuốc chữa cho bệnh nhân trên giường bệnh.

Câu 4 (2.0 điểm):

a. Đảm bảo thể thức của đoạn văn, sử dụng phương thức biểu đạt chính: nghị luận (0.25 điểm):

b. Yêu cầu về nội dung: Xác định và triển khai đúng vấn đề cần nghị luận: “Mất mát lớn nhất là bạn để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống”, cụ thể như sau: (0.25 điểm):

* Giải thích: Cuộc sống của con người tồn tại ở hai dạng thể chất và tinh thần. Một cuộc sống có ý nghĩa phải là sự hài hoà giữa hai trạng thái trên. Một cuộc sống tinh thần đầy đủ đúng nghĩa là phải được thỏa mãn đầy đủ về mặt tâm hồn. (0.25 điểm):

* Bàn luận: (0.5 điểm)

-  Tại sao cái chết không phải là mất mát lớn nhất? Cái chết với mỗi con người không có nghĩa là kết thúc, là dấu chấm hết. Bởi lẽ, có những cái chết vẫn để lại “muôn vàn tình thân yêu”; chết nhưng lại “gieo mầm sự sống”, để lại cho muôn đời sau sự ngưỡng mộ, kính yêu.

-  Sự tàn lụi trong tâm hồn khi còn sống mới là đáng sợ: Sự sống không đơn giản chỉ là ăn uống, hít thở, hưởng thụ, tận hưởng về mặt vật chất. Có những người sống trong cuộc đời chỉ coi trọng điều này. Rõ ràng, họ không chết về mặt thể chất. Thế nhưng, tâm hồn của họ trống rỗng; họ vô cảm, dửng dưng trước mọi nỗi buồn vui của cuộc đời; chỉ biết “yêu” bản thân mình, không ước mơ và khát vọng

* Đánh giá, mở rộng: Xã hội càng hiện đại, tiện nghi, con người lại càng dễ có nguy cơ sa vào lối sống hưởng thụ, vô cảm, lạnh lùng, mất phương hướng. con người rơi vào tình trạng “tâm hồn tàn lụi” (0.25 điểm):

* Bài học và liên hệ bản thân: (0.25 điểm):

-  Bài học: Sống tích cực, lạc quan, chan hoà.

-  Liên hệ bản thân: biết yêu thương và chia sẻ.

d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu,… (0.25 điểm):

II. LÀM VĂN (6.0 điểm):

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. 0.25 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Miêu tả tâm lí của Mị trong đêm tình mùa xuân. 0.25 điểm

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

I. Mở bài (0.5 điểm): Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm và nhân vật

- Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại, có vốn hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng văn hoá khác nhau trên đất nước ta.

- “Vợ chồng A Phủ” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Tô Hoài, khắc họa cuộc đời những con người Tây Bắc, phản ánh chân thực hiện thực miền núi trước cách mạng.

- Mị là hình tượng nhân vật đại diện cho sức sống và vẻ đẹp con người nơi đây, đoạn miêu tả tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân là đoạn cho thấy rõ nét nhất nét đẹp tâm hồn Mị.

II. Thân bài

1. Vài nét về cuộc đời nhân vật Mị (trước đêm tình mùa xuân): 1.0 điểm

* Trước khi làm dâu gạt nợ

- Mị vốn là một người con gái đẹp, có tài thổi sáo, thổi kèn lá, “có nhiều người mê, ngày đêm đã thổi sáo theo Mị”.

- Mị từng yêu và từng được yêu, cũng hồi hộp, khao khát trước những âm thanh hò hẹn của tình yêu.

- Hiếu thảo, chăm chỉ, ý thức được giá trị cuộc sống tự do nên sẵn sàng làm nương ngô trả nợ thay cho bố.

* Khi bị bắt về làm dâu gạt nợ

- Mọi khao khát đều bị dập tắt : Mị bị đem ra cúng trình ma nhà thống lí (ách thống trị của thần quyền và cường quyền) ép Mị cam phận làm nô lệ.

- Những ngày đầu khi làm dâu “hàng mấy tháng đêm nào Mị cũng khóc”, Mị tủi nhục đắng cay, uất ức cho số phận.

- Mị muốn chết nhưng thương cha, Mị đành chấp nhận kiếp làm thân trâu ngựa.

* Sau khi làm dâu vài năm

- Cha mất, Mị đã không còn muốn chết nữa vì đã chai sạn tâm hồn: “ở lâu trong cái khổ Mị quen rồi”, “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”, cuộc đời bị giam cầm trong căn phòng tối đen.

- Thống lí Pá Tra đã áp dụng cường quyền, thần quyền áp chế khiến Mị cam chịu kiếp sống nô lệ: Mị tưởng mình là con trâu, con ngựa.

2. Diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân: 2.5 điểm

* Sự tác động của ngoại cảnh

- Khung cảnh thiên nhiên nồng nàn: cỏ gianh vàng ửng, chiếc váy hoa phơi trên mỏm đá như những con bướm sặc sỡ, không khí dần ấm áp,... âm thanh bên ngoài: tiếng sáo cất lên, tiếng trẻ chơi quay cười vang,...

- Mị nhìn khung cảnh, nghe âm thanh mà bắt đầu cảm thấy thiết tha bồi hồi, Mị bắt đầu lẩm bẩm theo lời hát gọi bạn tình,...

* Sự đối lập giữa hoàn cảnh đêm xuân và cuộc sống của Mị

- Ngày tết, Mị lén uống rượu, “uống ực từng bát”, Mị say và sống về quá khứ, say sưa trong tiếng sáo gọi bạn tình.

- Mị sực nhớ đến tình cảnh của mình hiện tại, nhớ đến A Sử, Mị muốn chết “nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại”.

- Mị nhận thức sự tồn tại của bản thân “thấy phơi phới trở lại”, “Mị còn trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”, với khát khao tự do.

* Cuộc trỗi dậy của Mị:

- Tinh thần phản kháng mạnh mẽ: lấy miếng mỡ để thắp sáng lên căn phòng tối, Mị vấn lại tóc, lấy cái váy hoa, nổi loạn muốn “đi chơi tết” chấm dứt sự tù đày.

- Hiện thực không trói được trái tim Mị, khi A Sử trói, lòng Mị vẫn lửng lơ theo tiếng sáo, tiếng hát của tình yêu đến những đám chơi.

- Lúc vùng bước đi nhưng tay chân đau không cựa được, Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa, cô chợt tỉnh trở về với hiện thực.

- Cả đêm hôm ấy, Mị lúc mê lúc tỉnh, lúc đau đớn, lúc nồng nàn tha thiết.

=> Tâm hồn chai sạn của Mị đã sống lại, Mị luôn tiềm tàng sức sống mãnh liệt, sức sống ấy luôn âm ỉ trong lòng người con gái Tây Bắc và chỉ chờ có cơ hội để bùng lên mạnh mẽ. Dù sự nổi loạn của Mị không thể giải thoát số phận cô nhưng đây là nền tảng nhóm lên thêm ngọn lửa sức sống trong cô, để sức sống không lụi tắt hẳn, chuẩn bị cho một sự phản kháng trong tương lai: cắt dây trói cho A Phủ.

3. Đặc sắc nghệ thuật: khả năng phân tích tâm lí nhân vật, sự am hiểu về phong tục và con người Tây Bắc, ngôn ngữ, lối trần thuật rất tự nhiên, ...0.5 điểm

III. Kết bài (0.5 điểm):

- Đoạn văn miêu tả diễn biến tâm lí Mị trong đêm tình mùa xuân cho thấy rõ nét phẩm chất, tính cách trong Mị - người con gái Tây Bắc tiềm tàng sức sống mãnh liệt.

Vợ chồng A Phủ chứa đựng giá trị nhân đạo sâu sắc.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0.25 điểm

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0.25 điểm.

ĐỀ 3

Thuvienhoclieu.com

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 - NĂM HỌC 2021 –2022

MÔN NGỮ VĂN 12

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản được trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Đời là một chuyến đi không biết điểm đến. Rất ít ai đến được điểm mình dự định. Thông thường ta bắt đầu cuộc hành trình với một ý niệm đích đến trong đầu chỉ để nhận ra rất sớm là cuộc đời có nhiều chỗ rẽ bất ngờ, và sau một lúc thì ta chẳng chắc chắn là đời rồi sẽ về đâu. Nhưng như vậy thì đời mới vui. Đọc truyện mà biết được đoạn cuối ngay từ khởi đầu thì cụt hứng rồi. Điều đó có nghĩa là đường đời không phải là đường thẳng mà đường quanh co ngoằn ngòe, cứ như đường rừng. Đôi khi đi cả chục cây số rồi mới khám phá ra là mình lại quay về điểm khởi hành.

Khái niệm đường vòng này rất ích lợi trong kế hoạch sống của chúng ta. Nếu ta biết đời không phải là đường thẳng và ta có thể vòng lại điểm mình đã qua, thì tốt hơn là trên mỗi bước đi, ta nên ném ra vài hạt trái cây, ngũ cốc bên đường, hy vọng là dọc đường sẽ mọc nhiều cây trái, để lúc nào đó nếu ta vòng lại thì có thể đã có sẵn trái ngon chờ đợi. Đi đến đâu gieo hạt giống đến đó, tức là sống hôm nay mà trồng cho ngày mai. Cho nên nếu sống khôn ngoan thì ta gieo hạt trên mỗi bước đi.

(Trích từ Tư duy tích cực thay đổi cuộc sống,

tác giả Trần Đình Hoành, NXB Phụ Nữ, 2012.)

Câu 1(0,5 điểm).  Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trích đã dẫn.

Câu 2(0,5 điểm). Hình ảnh "gieo hạt giống" trong văn bản trích đã dẫn được sử dụng theo phương thức tu từ nào?

Câu 3(1,0 điểm). Tóm tắt nội dung chính của văn bản trích nêu trên.

Câu 4(1,0 điểm).  Giải thích ngắn gọn ý nghĩa được gửi gắm trong cụm từ sống khôn ngoan ở câu cuối của văn bản.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Từ gợi ý của văn bản trên, anh chị hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về tư tưởng gieo hạt trên mỗi bước đi.

Câu 2 (5,0 điểm). Trình bày cảm nhận của anh/chị về chi tiết anh Tràng mời thị ăn bốn bát bánh đúc trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân.

……………………………HẾT…………………………………

HƯỚNG DẪN ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2

I

ĐỌC HIỂU

ĐIỂM

1

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trích.

- PTBĐ: Nghị luận

0,5

2

Hình ảnh gieo hạt giống trong văn bản trích đã dẫn được sử dụng theo phương thức tu từ nào?

Phương thức tu từ: Ẩn dụ cho việc chuẩn bị hành trang, tri thức…cho tương lai

0,5

3

Tóm tắt nội dung chính của văn bản trích nêu trên.

  • Tóm tắt:

+ Cuộc đời con người là một hành trình dài trên con đường đầy ngã rẻ.

+ Biết gieo hạt, trồng cây để có lúc sẽ quay trở lại mà tận hưởng.

+ Trên hành trình đó, con người nên biết sống khôn ngoan.

1,0

4

Giải thích ngắn gọn ý nghĩa được gửi gắm trong cụm từ sống khôn ngoan ở câu cuối của văn bản.

  • Sống khôn ngoan: Đi đến đâu gieo hạt giống đến đó, tức là sống hôm nay mà trồng cho ngày mai.

→ Sống luôn có kế hoạch và sự chuẩn bị trước để chủ động trong mọi tình huống: có chuẩn bị, lập kế hoạch, và có điểm nhìn rộng mở, chủ động.

1,0

II

LÀM VĂN

ĐIỂM

1

Từ gợi ý của văn bản trên, anh chị hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về tư tưởng gieo hạt trên mỗi bước đi.

2,0

1.Xác định vấn đề trọng tâm/ vấn đề chính/ cốt lõi: Gieo hạt trên nỗi bước đi, tức là luôn chuẩn bị để chủ động với mọi tình huống sẽ xảy ra.

0,25

2. Chia tách vấn đề trọng tâm thành các luộn điểm để bàn luận:

1,0

a. Gieo hạt trên mỗi bước đi là gì? Tức là luôn chủ động và có kế hoạch để cho bước tiếp và đôi khi lại quay trở lại.

0,25

b. Vì sao trên mỗi bước đi cần biết gieo hạt? Tập cho ta ý thức chủ động, kĩ năng xử lí, ứng phó với mọi bất trắc có thể xảy đến…

0,25

c. Người biết gieo hạt trên mỗi bước đi là người thế nào?

+ Một con người khôn ngoan: có trí tuệ, sự trải nghiệp…

+ Con người sẽ hướng đến thành công một cách tích cực…

0,25

d. Cần lấy dẫn chứng minh họa ở đâu?

+ Trong lịch sử: Các kế hoạch xây dựng trong tác chiến để phát triển đất nước…

+ Ngay trong học tập: luôn chuẩn bị cho bản thân về mục tiêu hướng đến…

0,25

3. Đánh giá, rút bài học như thế nào?

0,5

  • Vấn đề nêu ra có ý nghĩa sâu sắc đối với hành trình sống của con người: luôn biết chủ động để vượt lên…
  • Bài học: Mọi sự chuẩn bị tốt bao giờ cũng là một bệ phóng mang lại tính chính xác và hiệu quả cho chúng ta.

e. Chính tả, dùng từ ngữ pháp: cần đảm bảo; sáng tạo: bài viết có ý hay, thể hiện tư tưởng sâu sắc

0,25

2

Trình bày cảm nhận của anh/chị về chi tiết anh Tràng mời thị ăn bốn bát bánh đúc trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân.

5,0

1.Xác định trong tâm vấn đề: Chi tiết anh Tràng mời thị ăn bốn bát bánh đúc trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân.

0,5

2. Chia tách vấn đề thành các luận điểm để phân tích, cảm nhận để làm rõ:

3,5

  1. Giới thiệu về tác giả Kim Lân, tác phẩm Vợ nhặt và chi tiết cần nghị luận.

0,5

  1. Hoàn cảnh Tràng mời thị ăn bánh đúc: Lần thứ 2 gặp lại, tại quán nước sau khi Tràng trả hàng xong, thị chạy đến xưng xỉa vào mặt Tràng. Hoàn cảnh bất ngờ và thị hôm nay trông rách rưới, tả tơi khác với lần đầu gặp; thị ăn một cách thô tục “cắm đầu ăn chẳng chuyện trò gì”…

0,5

c. Hành động Tràng mời thị ăn:

- Đầu tiên có thể xuất phát từ tính cách hay đùa giỡn “bông phèng” của Tràng cho thấy qua hành động vỗ túi “Rích bố cu” (nhiều tiền)

- Sâu xa hơn là là sự cảm thông cho sự đói khát đến thân hình tiều tụy, tả tơi, tâm hồn không còn chút sĩ diện của thị: thị chửi bới, gợi ý để được ăn, thi sáng mắt ngồi sà xuống để ăn…

- Xa hơn nữa là tấm lòng yêu thương, trân trọng giá trị của một con người của Tràng thể hiện tư tưởng đạo lí tốt đẹp của Tràng: lá rách ít đùm lá rách nhiều. Tràng dẫu biết thóc gạo lúc này đến một thân còn chưa nuôi nổi, ngay cả anh cũng không có mà ăn, cả mẹ Tràng cũng thế…nhưng anh đã dám cho thị ăn…

- Cuối cùng đó là niềm khát khao một tổ ấm, một gia đình hạnh phúc. Vì nếu chẳng có nạn đói, Tràng không thể có được vợ vì vừa xấu, vừa nghèo, có tật ảm nhảm một mình…

2,0

d. Về mặt nghệ thuật, chi tiết 4 bát bánh là chi tiết có sự chọn lọc độc đáo vừa bộc lộ tính cách nhân vật vừa làm nổi bật giá trị tư tưởng của tác phẩm…

0,5

3. Đánh giá, rút bài học:

- Chi tiết nhỏ, đơn giản có phần xoàng xĩnh nhưng có giá trị lớn: vừa làm cho câu chuyện phát triển, vừa thể hiện được tính cách nhân vật, vừa giàu giá trị hiện thực vừa đầy tính nhân đạo.

- Chi tiết gieo vào lòng người tình người, lòng trắc ẩn…

0,5

e. Về Ngữ pháp, dùng từ, chính tả; sáng tạo

0,5

ĐỀ 4

Thuvienhoclieu.com

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 - NĂM HỌC 2021 –2022

MÔN NGỮ VĂN 12

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Khả năng sáng tạo

Khi sắp hoàn thành việc tạo lập loài người, Thượng Đế họp mặt tất cả muôn loài và nói: “Ta còn một món quà tặng đặc biệt dành cho tất cả loài người nhưng ta muốn giấu họ, ta muốn ban cho họ chỉ khi họ đã sẵn sằng. Đó chính là khả năng sáng tạo”.

Đại Bàng nói: “Hãy trao nó cho ta, ta sẽ đem nó lên mặt trăng”.

Thượng Đế đáp: “Không được, sẽ có một ngày loài người cũng lên đến đó và tìm thấy nó thôi!”.

Cá Hồi nói: “Ta sẽ chôn nó ở đáy đại dương”.

Ngài lắc đầu: “Không đâu, họ cũng sẽ tìm đến đó dễ dàng”.

Trâu nói: “Ta sẽ chôn nó trong đồng bằng mênh mông”.

Thượng Đế vẫn chưa bằng lòng: “Họ sẽ khoan sâu vào lòng đất, dù là ở đâu họ cũng nhanh chóng tìm ra nó!”.

Mẹ Đất lúc đó mới nhẹ nhàng chỉ ra một chỗ: “Hãy đem khả năng sáng tạo giấu vào bên trong mỗi con người.”

Và Thượng Đế đồng ý.

Thụy Khanh – (từ Intenet)

Câu 1 ( 0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

Câu 2 (1,0 điểm): Thượng Đế dành tặng món quà đặc biệt nào cho loài người?

Câu 3 (1,0 điểm): Vì sao trong rất nhiều cách giấu món quà bí mật dành tặng loài người Thượng Đế lại đồng ý với cách của Đất Mẹ?

Câu 4 (1,5 điểm): Anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 7-10 dòng) ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về khả năng sáng tạo của con người.

II. PHẦN LÀM VĂN (6,0 điểm)

Cảm nhận về tư tưởng nhân nghĩa trong đoạn trích sau:

Từng nghe:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt thời nào cũng có.

(Nguyễn Trãi – Đại cáo bình Ngô, Ngữ văn 10, Tập hai, NXB GD 2010, tr17)

-----------------------HẾT----------------------


ĐÁP ÁN

A. YÊU CẦU CHUNG

– Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức độ điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.

– Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho điểm tối đa

B. YÊU CẦU CỤ THỂ

Phần

Câu

Nội dung

Ðiểm

I

PHẦN ĐỌC HIỂU

1

Phương thức biểu đạt chính là tự sự.

0.5

2

Món quà đặc biệt Thượng đế đã dành tặng cho loài người: là khả năng sáng tạo.

1.0

3

- Thượng đế đồng ý với cách giấu món quà bí mật dành tặng loài người của Đất mẹ vì:  Khả năng sáng tạo là một món quà vô giá luôn ẩn trong mỗi con người, chỉ khi họ nhận ra giá trị bản thân mình, sống chủ động, tích cực thì khả năng sáng tạo mới được phát huy một cách tốt nhất.

1.0

4

* HS viết một đoạn văn ngắn có thể trình bày quan điểm cá nhân nhưng cần hợp lí, thuyết phục.

- Sáng tạo là năng lực trong mỗi con người, chính là khả năng tạo ra những điều mới, hiệu quả và tiên tiến tiến hơn những thứ đã có trong cùng một phạm vi áp dụng.

- Người mang trong mình khả năng sáng tạo luôn không ngừng nỗ lực, tìm tòi để cải tiến phương thức lao động hay tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, giàu giá trị.

- Khả năng sáng tạo có trong mỗi con người nhưng không phải ai cũng biết cách khơi dậy để phục vụ cho cuộc sống của mình. Vì vậy người biết khơi dậy khả năng sáng tạo của bản thân sẽ là con người sống chủ động, tích cực…

-  Phê phán những người sống ỷ lại, máy móc, trì trệ, hay viển vông, sáo rỗng…

1.5

LÀM VĂN

6,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

     Mở bài giới thiệu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0.25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Cảm nhận về tư tưởng nhân nghĩa trong đoạn mở đầu Bình Ngô Đại cáo

0.5

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng

* Tư tưởng nhân nghĩa:

- Nhân nghĩa: yên dân - trừ bạo→Chống xâm lược, diệt bạo tàn bảo vệ cuộc sống của nhân dân, làm cho dân được hưởng thái bình ấm no và hạnh phúc. →Đây là tư tưởng mới mẻ với quan điểm lấy dân làm gốc.

→ Lập luận chặt chẽ và có sức thuyết phục cao làm chỗ dựa và căn cứ xác đáng cho toàn bộ bài cáo.

- Khẳng định tư cách độc lập, chủ quyền của đất nước Đại Việt:

+ Tên gọi: Đại Việt
+ Văn hiến

+ Lãnh thổ

+ Phong tục, tập quán
+ Lịch sử

+ Niềm tự hào về nhân tài, hào kiệt

→ Thể hiện ý thức về chủ quyền độc lập, Đại Việt ngang hàng với các triều đại của Trung Hoa.
→ Từ ngữ chính xác, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng thực tế khách quan Nguyễn Trãi đã hoàn chỉnh về khái niệm đất nước.

→ Giọng điệu: trang trọng, hào hùng đoạn mở đầu Đại cáo Bình Ngô không chỉ nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, khẳng định lập trường chính nghĩa mà mang ý nghĩa như một bản Tuyên ngôn độc lập TKXV.

→ Bình Ngô đại cáo đã thể hiện rõ lòng yêu nước và tự hào của dân tộc, là một "áng thiên cổ hùng văn "bất hủ của dân tộc. Đoạn 1 của bài cáo đã nêu rõ tư tưởng nhân nghĩa xuyên suốt tác phẩm.

1,5

2,5

0,5

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu : đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

0.25

e. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

0.5

TỔNG ĐIỂM: 10.0

----------------HẾT--------------