Tài liệu ôn thi hsg ngữ văn 11 phần nghị luận văn học

Tài liệu ôn thi hsg ngữ văn 11 phần nghị luận văn học

4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Tài liệu ôn thi hsg ngữ văn 11 phần nghị luận văn học

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

TÀI LIỆU ÔN THI

Học sinh giỏi– Ngữ Văn 11

Phn Hai: Nghị luận Văn học

………………………………………………………………………………………………………………… I/ NHẮC LẠI CÁC BƯỚC LÀM CỦA MỘT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC:

a. Mở bài: + Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

b. Thân bài:

+ Giải thích từ ngữ, cụm từ, một vế câu sau đó đến tóm lại ý nghĩa của cả ý kiến được đề bài đưa ra.

+ Bàn luận vấn đề: Từ phần giải thích, chọn ra một số chi tiết đắt giá để tiếp tục được tìm hiểu qua bàn luận.

+ Phân tích tác phẩm: chọn 02 tác phẩm với đề kêu những tác phẩm, các tác phẩm, 1 số tác phẩm,… thì nêu rõ từng luận điểm của mỗi phần và phân tích nó ra, lưu ý nhắc lại cái đề hoặc dùng từ tương đương để gợi lại cái đề. Còn để chỉ kêu phân tích 01 tác phẩm thì phải xoáy sâu vào tác phẩm đó.

+ Đánh giá chung: Nhận xét tác phẩm có mối liên hệ gì với cái đề, nêu tính đúng đắn của cái đề và nhắc lại cái đề.

c. Kết bài:

+ Khẳng định lại vấn đề và tìm 1 số câu nói khác có nội dung tương đương của nhà văn khác vào phần kết bài.

II/ MỘT SỐ LÝ THUYẾT CẦN NẮM VỮNG KHI LÀM BÀI:

1. Văn học nhận thức, phản ánh đời sống con người:

+ Cũng như hội họa, ca nhạc, điêu khắc… văn học là một môn nghệ thuật. Đối tượng của văn học là con người – con người trong học tập, lao động, chiến đấu, con người trong tình yêu và những mối quan hệ xã hội khác, con người trong không gian thời gian với thiên nhiên, vũ trụ. Nói văn học là nhân học, đúng thế. Văn học không chỉ phản ánh đời sống con người mà còn phải nhận thức con người và đời sống con người, nói lên những ước mơ, khát vọng, những tâm tư, tình cảm của con người trong chiều sâu tâm hồn với sự đa dạng, phong phú. Chỉ đến lúc nào đó văn học mới là văn học đích thực khi văn học thể hiện được sự khám phá và sáng tạo, có những kiến giải hay và đẹp về con người và đời sống con người.

2. Văn học là sự thể hiện tinh tế tư tưởng và tình cảm, ước mơ và khát vọng, quan điểm và lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn đối với con người và cuộc sống:

+ Mỗi trang văn, mỗi bài thơ (đích thực) dù nói về gì, đề tài gì rộng lớn hay bé nhỏ đều thể hiện lòng yêu, sự ghét của tác giả, thể hiện một quan điểm nhân sinh hoặc lên án cái ác, hoặc ca ngợi tình yêu, đưa tới sự hướng thiện, cái cao cả, cái đẹp của thiên nhiên và con người. Văn học mang tính khuynh hướng rõ rệt.

3. Văn học nhận thức và thể hiện bằng hình tượng nghệ thuật:

+ Văn thơ hàm chứa tư tưởng tình cảm. Nhưng văn chương không nói ý một cách khô khan. Vì sao mà có thơ nồi đồng, con cóc? Văn chương đích thực là hoa quí nên mới có hương sắc. Văn chương thấm vào lòng người, bất tử với thời gian, không có biên giới bởi lẽ văn học nhận thức và thể hiện bằng hình tượng nghệ thuật. Hình tượng nghệ thuật do nhiều yếu tố, chi tiết nghệ thuật hợp thành. Đọc tác phẩm văn học phải phát hiện ra và cảm nhận các chi tiết nghệ thuật, có thế mới khám phá được cái hay, cái đẹp của hình tượng nghệ thuật.Vậy hình tượng nghệ thuật là gì?

+ Vậy, hình tượng là bức vẽ về con người, về cuộc đời, về thiên nhiên cụ thể được nhà văn sáng tạo nên qua liên tưởng, tưởng tượng để thể hiện tư tưởng, tình cảm và khái quát hiện thực một cách thẩm mĩ. Có cảm nhận được hình tượng mới thấy được cái hay, cái ý vị của văn chương.

4. Ngôn từ là chất liệu xây dựng hình tượng của văn học:

Hội họa dùng màu sắc, đường nét… âm nhạc diễn tả bằng âm thanh, tiết tấu… điêu khắc dùng chất liệu (kim loại, đá, gỗ...) tạo nên hình khối, đường nét… Còn văn học phải diễn tả bằng ngôn từ. Mỗi tác phẩm văn học phải được gắn liền với một thứ ngôn ngữ và văn tự (gốc) nhất định. Ngôn ngữ, văn tự là công cụ của nhà văn. Nhà văn Nguyễn Tuân được ca ngợi là bậc thầy về ngôn ngữ. Văn của ông là tờ hoa, là trang văn. Hồ Chí Minh viết văn làm thơ bằng tiếng mẹ đẻ, bằng tiếng Pháp, bằng chữ Hán. Thật là kì tài.

5. Vai trò của nhà văn với đời sống văn học:

Không có ong mật thì chẳng có mật ong. Và không có hoa thì ong cũng chẳng thể làm ra mật. Không có nhà văn thì không có tác phẩm, tất nhiên cũng không thể có đời sống văn học. Lại còn phải có hiện thực phong phú tạo nguồn sáng tạo cho nhà văn thì mới có thơ văn. Từ muối mặn, phù sa, hương sắc cuộc đời… nhà văn sống hết mình với hiện thực phong phú ấy may ra mới có tác phẩm văn học.

Viết về mối quan hệ giữa nhà văn và đời sống hiện thực, Chế Lan Viên nói:

“Bài thơ anh, anh làm một nửa mà thôi, Còn một nửa cho mùa thu làm lấy.

Cái xào xạc, hồn anh chính là xào xạc lá Nó không là anh, nhưng nó là mùa…”

(trích “Sổ tay thơ – Đối thoại mới”)

Nhà văn phải khám phá và sáng tạo, không theo đuổi người. Không tô hồng cũng không bôi đen hoặc sao chép hiện thực. Nhà văn cũng không được lặp lại mình. “Văn chương quý bất tùy nhân hậu” (Hoàng Đình Kiên đời Tống).

6. Người nghệ sĩ và quá trình sáng tạo:

Lao động nghệ thuật của nhà văn là một thứ lạo động đặc biệt. Phải cóhứng, nếu không có hoặc chưa có cảm hứng thì chưa thể sáng tác. Mỗi nhà văn có một cách sáng tác riêng. Xuân Diệu làm thơ được “thiết kế” công phu chặt chẽ. Tố Hữu thì “câu thơ trước gọi câu thơ sau”. Hoàng Cầm làm thơ, có thể như có ai đọc chính tả cho chép lại. Ông sáng tác bài: “Lá Diêu Bông” vào quá nửa đêm mùa rét 1959. Khi cả nhà đang ngủ say, ông tỉnh giấc “chợt bên tai vẳng lên một giọng nữ rất nhỏ nhẹ mà rành rọt, đọc chậm rãi, có tiết điệu, nghe như từ thời nào, xa xưa vẳng đến, có lẽ từ tiền kiếp vọng về:

“Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng…”

(“Về Kinh Bắc”, trang 160 – 161)

Nhà thơ Chế Lan Viên qua đời còn để lại một núi “Phác thảo thơ – di bút”. Đọc hồi kí các nhà văn, nhà thơ danh tiếng, ta ngạc nhiên và vô cùng khâm phục về lao động sáng tạo của họ. Có câu thơ được viết hàng tháng. Có bài thơ hình thành nhiều năm. Có cuốn tiểu thuyết được sáng tác trong 1/10, 1/5 thế kỷ. Để có những “thiên cổ hùng văn”, “thiên cổ kì bút”, “Sách gối đầu giường cho thiên hạ” phải là những bậc thiên tài mới sáng tạo nên.

7. Thơ trong mối quan hệ với hiện thực:

Thơ là cuộc hôn phối giữa con người và vũ trụ. Thơ luôn tìm về với cuộc sống, thơ ở trong cuộc sống nên “Nhà thơ tuy chẳng muốn, cũng thấy mình bị ràng buộc vào cuộc biến chuyển của lịch sử” (Saint John Perse). Như vậy, dù ý thức hay vô thức, thơ vẫn chảy trong biển lớn cuộc đời và nhà thơ không thể đứng ngoài dòng chảy ấy. Hơn ai hết, họ phải là người cảm nhận cuộc sống mãnh liệt nhất, tế vi nhất.“Thơ phản ảnh đời sống con người trên toàn diện sinh động của nó từ mặt tầng (hành động) tới đáy tầng (tâm linh) qua hết mọi phương diện xã hội”.

8. Nhà thơ và quá trình sáng tạo:

Để đi vào thế giới nghệ thuật thơ, có lẽ chúng ta cần xác định nhà thơ - họ là ai? Vì chính sứ mệnh nhà thơ chi phối quá trình sáng tạo thi ca. Với Trần Nhựt Tân, “Thi sĩ là người duy nhất có được ngôn ngữ: hắn đã vượt thóat được ngôn ngữ. Thi sĩ là người duy nhất có thể vượt thoát được hố thẳm, lập ngôn”. “Thơ là những xúc động đặc biệt được diễn tả bằng một ngôn ngữ đặc biệt của một sinh linh có năng khiếu đặc biệt mệnh danh là thi sĩ”.

Như vậy, trong quan niệm của các nhà lý luận phê bình văn nhà thơ không phải là người bình thường mà là người nghệ sĩ có phẩm chất khác thường. Thật vậy, sáng tạo thi ca là quá trình phức tạp. Như một ngọn nến, thi nhân tự đốt cháy tâm hồn mới mong thơ tỏa sáng giữa cuộc đời. Vì “thơ là kết tinh, thơ là ngọc đọng, thơ là phiến Kỳ nam trong rừng trầm hương, thơ là hạt minh châu trong biển hạt trai, thơ là tinh hoa trong vườn phương thảo”. Quá trình sáng tạo của nhà thơ là sự kết tinh của “hồn thơ”. Để sáng tác thi ca ngoài phần kỹ thuật, thi pháp cũng như nội dung tư tưởng, “còn đòi hỏi một nguyên lý sinh động đó là cái hồn thơ, cái khả năng cảm hứng và diễn tả của nhà thơ nó làm cho nội dung kết cấu với hình thức và bài thơ có một sức sống linh diệu” (Nguyễn Sỹ Tế). Và “Những chất thơ có được trong tác phẩm đều xuất phát từ một hồn thơ. Hồn thơ là nguồn suối nguyên sinh của cái đẹp nghệ thuật tìm thấy trong một sáng tạo đam mê” (Trần Nhựt Tân).

Với các nhà lý luận phê bình văn học, hồn thơ là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sinh thành thơ ca. Nó không những là nguyên nhân, động lực, là “nỗi niềm tinh vân” dậy lên đam mê và khát khao sáng tạo mà còn là tiếng gọi từ trong vô thức của người thơ. “Chất thơ thường hướng về tác phẩm, tức là ngoại giới, hồn thơ là dư vang chưa thành hình còn đang ở trong trạng thái tiềm thế, đồng hóa với mỹ cảm sống động trong tâm hồn thi sĩ”.

9. Ngôn ngữ và hình ảnh thơ:

Thơ là nghệ thuật lấy ngôn ngữ làm cứu cánh” (Jakobson). Đó là thứ ngôn ngữ được chưng cất công phu vì “bài thơ là tổ chức ở trình độ cao của ngôn ngữ, một tổ chức chặt chẽ tinh tế của ngôn ngữ”. Vì vậy với các nhà lý luận phê bình văn học, ngôn ngữ thơ là một phương tiện hình thức luôn được coi trọng, ngôn ngữ luôn là một giá trị không thể phủ nhận trong thơ, vì “thơ tức là phần tinh lọc nhất của ngôn ngữ” (Nguyễn Quốc Trụ). Và “ngôn ngữ thi ca là thứ ngôn ngữ kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ và tư tưởng và nhiệm vụ của thi nhân là phải tạo nên sự nhiệm màu kỳ diệu ấy”.

Đây mới thực sự là yếu tố làm nên giá trị thơ ca. Tư tưởng trong ngôn ngữ thơ như một chiếc dây diều vừa đưa thơ cất cánh bay cao, bay xa trong bầu trời của thực và mộng vừa neo thơ lại với bầu khí quyển đời sống. Ngôn ngữ thơ theo Phú Hưng “không phải là một thứ ngôn ngữ xác ve sau mùa hè đã im bặt tiếng kêu mà đó là một thứ ngôn ngữ không ngừng biến sinh mãnh liệt”. Song ngôn ngữ trong thơ không phải là ngôn ngữ

nguyên sinh của đời sống.

Đó là ngôn ngữ có giá trị tạo nghĩa, là một thứ “bóng chữ”. Nó có một “ma lực” riêng, nhiều khi vượt thoát khỏi ý thức của người cầm bút để trở thành một thứ ám ảnh của vô thức. Như một “tiếng chim gọi đàn”, nó tràn ra ngòi bút của thi nhân và phóng chiếu thành những cảm hứng sáng tạo. Ngôn ngữ thơ vì thế “không những khác biệt ngôn ngữ nhật dụng, nó còn biệt lập với người cầm bút, nó còn khả năng tự tồn, sinh sôi, nẩy nở “Chữ đẻ ra chữ và ra nghĩa” (Bùi Hữu Sủng).

10. Quan niệm về nhạc tính và âm điệu trong thơ:

Cùng với ngôn ngữ và hình ảnh, nhạc tính và âm điệu trong thơ cũng là một yếu tố thi pháp

được các nhà lý luận phê bình văn học ở đô thị miền Nam đề cập khá nhiều trong quan niệm thơ của mình.

Theo họ, “Nhạc điệu là một yếu tính của thi ca. Thiếu nhạc tính thơ trở thành văn xuôi”. Bởi nhạc tính như một nét duyên thầm làm nên vẻ đẹp của thơ, cũng là một yếu tố tạo mỹ cảm cho người đọc. “Ly khai với nhạc tính, thơ chỉ còn là một nhan sắc trơ trẽn thiếu duyên”(Tam Ích). Và “Thơ là sự phối hợp của âm thanh”. Thơ bao giờ cũng là sự kết hợp hài hòa giữa ý và nhạc. Nếu “rơi vào cái vực ý thì thơ sẽ sâu nhưng rất dễ khô khan. Rơi vào cái vực nhạc thì thơ dễ làm say lòng người nhưng dễ nông cạn” (Chế Lan Viên). Rõ ràng, nhạc tính là tiếng nói linh diệu của thi ca, gợi thức trí tưởng tượng của người đọc, nói như La Fontaine “Chẳng có thơ nào không có nhạc, song chẳng có thơ nào không có tưởng tượng”.

Là một yếu tố không thể thiếu trong thơ, nhạc được tạo nên từ cách dùng ngôn ngữ, cách gieo vần, phối thanh... Nếu ngôn ngữ và hình ảnh là những yếu tố song hành thì âm điệu cũng là yếu tố đồng hành với tính nhạc. Nói một cách hình ảnh, nếu ngôn ngữ là sợi dây đàn thì nhạc tính và âm điệu là những cung bậc thanh âm ngân lên từ sợi dây đàn ấy, “âm điệu là bố cục của tiết nhịp” mà “nhạc tính là dây giao cảm của từng yếu tố trong toàn bộ bố cục ấy” (Trần Nhựt Tân). Vì vậy trong quan niệm lý luận phê bình văn học , âm điệu cũng là một yếu tố hình thức nghệ thuật quan trọng trong thơ. Việc kiến tạo âm điệu trong thơ cũng chính là kiến tạo nhạc tính. Và âm điệu cũng là chiếc cầu nối thơ với người đọc, nói như Trần Nhựt Tân “âm điệu là một cảm nghiệm thi tánh như một sinh khí hội thoại của thơ với người thưởng lãm”.

Quan niệm về ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu và nhạc tính trong thơ của lý luận phê bình văn học cũng tương hợp với quan niệm thơ phương Tây và quan niệm thơ ca truyền thống của dân tộc. Bởi đây là những hằng số giá trị của thơ ca. Nhưng thơ vẫn còn những ẩn số khác mà con người phải khám phá trong quá trình tìm đến bản thể thơ. “Thơ là vần điệu. Thơ là ý nghĩa tác động lên tâm hồn người đọc. Thơ là ẩn dụ nhằm gây rung động hay cảm xúc” (Huỳnh Phan Anh). Thơ mãi là một thế giới đầy bí ẩn mà khi giải mã, không phải lúc nào cũng có sự thống nhất; ngay cả trong quan niệm về việc chú giải, phê bình.

11. Định nghĩa về thơ: (Theo nguồn từ Wikipedia Tiếng Việt, định nghĩa về thơ)

Thơ là hình thức nghệ thuật dùng từ trong ngôn ngữ làm chất liệu, và sự chọn lọc từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới hình thức lôgíc nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm mỹ cho người đọc, người nghe. Từ thơ thường được đi kèm với từ câu để chỉ một câu thơ, hay với từ bài để chỉ một bài thơ. Một câu thơ là một hình thức câu cô đọng, truyền đạt một hoặc nhiều hình ảnh, có ý nghĩa cho người đọc, và hoàn chỉnh trong cấu trúc ngữ pháp. Một câu thơ có thể đứng nguyên một mình. Một bài thơ là tổ hợp của các câu thơ. Tính cô đọng trong số lượng từ, tính tượng hình và dư âm thanh nhạc trong thơ biến nó thành một hình thức nghệ thuật độc đáo, tách biệt hẳn khỏi các hình thức nghệ thuật khác.

12. Lưu ý để phân biệt, tránh nhầm lẫn khái niệm giữa “Văn chương” và “Văn học”:

+ Văn chương dùng ngôn từ làm chất liệu để xây dựng hình tượng, phản ánh và biểu hiện đời sống.

+ Văn học là khoa học nghiên cứu về văn chương. Nó lấy các hiện tượng văn chương nghệ thuật làm đối

tượng cho mình. Quan hệ giữa văn chương và văn học là quan hệ giữa đối tượng và chủ thể, giữa nghệ thuật và khoa học; văn chương (nghệ thuật) là đối tượng của văn học (khoa học).

13. Văn học là gì và chức năng của văn học:

+ Văn học là một thứ dưỡng chất tinh thần của nhân loại, giúp tăng cường tính người của con người. Thông qua việc tái hiện và sáng tạo cái đẹp, văn học gợi trong ta những cảm xúc về thẩm mỹ, niềm rung động, tính nhạy cảm với nỗi đau và niềm vui, sự tinh tế, tình yêu thương, lòng trắc ẩn và sự hướng thiện. Nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng còn có tác dụng “Khai mở và làm phong phú trí tuệ con người”.

+ Nguyễn Đình Thi cho rằng thực ra văn học chỉ có một chức năng bao trùm duy nhất là truyền đạt tình cảm: Truyền tiếng nói từ trái tim này đến trái tim khác; từ nhà văn đến bạn đọc và từ bạn đọc đến với nhau. Ý kiến của Phương Lựu cũng đáng chú ý: “Chức năng duy nhất ở cấp độ hệ thống của văn nghệ là bồi

dưỡng tình đời cho con người biết khao khát, trực tiếp hoặc gián tiếp vươn đến cái đẹp, cái hoàn thiện có thể, có được ở từng nơi, từng lúc.

+ “Văn học để làm gì?”. Văn học bắt nguồn từ đời sống, nó chính là sự sống, chất chứa ngôn từ. Văn học “hành chức” như một cơ thể sống, một phương diện của đời sống, mà đời sống thì đa dạng khôn lường, muôn hình vạn trạng, nên văn học cũng mang nhiều chức năng khác nhau.

+ Nghệ thuật trong văn học như là sự thanh lọc tâm hồn, hình thành phẩm cách cá nhân.

+ Trước hết, có thể khẳng định chức năng hàng đầu của văn học và nghệ thuật là “Thanh lọc và bồi dưỡng tâm hồn của con người” (Aristole) nhà Mỹ học Hi Lạp thời cổ đại đã diễn đạt điều này bằng khái niệm Ca- tha-xít (Catharsis) “Sự thanh lọc” hay “Sự thanh tẩy”.

+ Văn học khai mở cho trí tuệ con người bằng cách giúp độc giả nhận chân sự thật của đời sống ở chiều sâu của nó cùng với sự nhận thức về tâm hồn và thế giới tâm tư tình cảm của tha nhân và của chính mình.

+ Viết và đọc tác phẩm làm mở tâm hồn mình ra, là nỗ lực khắc phục số phận cô đơn, là bộc lộ nguyện vọng vươn tới sự đồng cảm với tha nhân bằng con đường tình cảm, văn học giúp con người mở rộng và phát huy năng lực giao tiếp của mình với thế giới. Đó là sự giao tiếp đa chiều và đa dạng: Người đọc giao tiếp với tác giả, với thế giới hình tượng và nhân vật được tái hiện trong tác phẩm, đồng thời người đọc giao tiếp với nhau. Đó là sữ giao tiếp trong không gian – giữa các dân tộc và các nền văn hóa – và trong thời gian – giữa các thế hệ, các thời đại lịch sử khác nhau.

NHỮNG VẤN ĐỀ THEN CHỐT KHI KHAI THÁC PHẦN CÁC TÁC PHẨM THƠ GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1945 ĐẾN 1975:

1. Đặc trưng của thơ và phương pháp đọc hiểu tác phẩm thơ

a. Thơ: quan niệm và phân loại

Thơ là gì? Cho đến nay, đã có hàng trăm định nghĩa, quan niệm khác nhau về thơ, nhưng rất hiếm định nghĩa đủ sức bao quát được tất cả mọi đặc trưng của thể loại này. Quan niệm dưới đây của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi có thể xem là đầy đủ nhất: “Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu” (Từ điển thuật ngữ văn học, NXB ĐHQG, Hà Nội, 1999).

- Các thể thơ Việt Nam có thể phân loại thành 3 nhóm chính:

+ Các thể thơ dân tộc: lục bát, song thất lục bát, hát nói.

+ Các thể thơ Đường luật: ngũ ngôn, thất ngôn (tứ tuyệt, bát cú).

+ Các thể thơ hiện đại: năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp. tự do, thơ - văn xuôi... Các bài thơ được tìm hiểu trong chuyên đề thuộc nhóm các thể thơ hiện đại.

b. Đặc trưng của thơ:

- Thơ là một thể loại văn học thuộc phương thức biểu hiện trữ tình. Thơ tác động đến người đọc bằng sự nhận thức cuộc sống, những liên tưởng, tưởng tượng phong phú, yếu tố trữ tình giữ vai trò cốt lõi trong tác phẩm. Thơ là tiếng nói của tình cảm con người, những rung động của trái tim trước cuộc đời. Thơ chú trọng đến cái đẹp, phần thi vị của tâm hồn con người và cuộc sống khách quan. Lê Quý Đôn từng khẳng định: “Thơ phát khởi từ lòng người ta”, hay như nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã ứ đầy”. Nhà thơ Pháp Alfret de Mussé chia sẻ: "Hãy biết rằng chính quả tim ta đang nói và thở than lúc bàn tay đang viết", "nhà thơ không viết một chữ nào nếu cả toàn thân không rung động". Nhưng tình cảm trong thơ không tự nhiên mà có. Nói về điều này, nhà văn M. Gorki cũng cho rằng: “Thơ trước hết phải mang tính chất tình cảm. Tình cảm trong thơ gắn trực tiếp với chủ thể sáng tạo nhưng không

phải là một yếu tố đơn độc, tự nó nảy sinh và phát triển. Thực ra đó chính là quá trình tích tụ những cảm xúc, những suy nghĩ của nhà thơ do cuộc sống tác động và tạo nên. Không có cuộc sống, không có thơ”.

- Thơ không chỉ là cảm xúc mà cần cả lí trí. Đó là chiều sâu của nhận thức. Nếu thơ chỉ thiên về cảm xúc, bài thơ sẽ thiếu chất trí tuệ, thiếu sự suy tưởng triết lí mang tính khái quát về cuộc sống.

- Nhân vật trữ tình (cũng gọi là chủ thể trữ tình, cái tôi trữ tình) là người trực tiếp cảm nhận và bày tỏ niềm rung động trong thơ trước sự kiện. Nhân vật trữ tình là cái tôi thứ hai của nhà thơ, gắn bó máu thịt với tư tưởng, tình cảm của nhà thơ. Tuy vậy, không thể đồng nhất nhân vật trữ tình với tác giả.

- Những tác phẩm thơ chân chính bao giờ cũng bắt nguồn từ thực tại và mang ý nghĩa khái quát về con người, về cuộc đời, về nhân loại, đó là cầu nối dẫn đến sự đồng cảm giữa người với người trên khắp thế gian này. Thơ thường không trực tiếp kể về sự kiện, nhưng bao giờ cũng có ít nhất một sự kiện làm nảy sinh rung động thẩm mĩ mãnh liệt trong tâm hồn nhà thơ mà văn bản thơ là sự thể hiện của niềm rung động ấy.

- Thơ thường có dung lượng câu chữ ngắn hơn các thể loại khác (tự sự, kịch). Hệ quả là nhà thơ biểu hiện cảm xúc của mình một cách tập trung hơn thông qua hình tượng thơ. Cảm xúc dồn nén, nhiều khi, cảm xúc vượt ra ngoài cái vỏ chật hẹp của ngôn từ, cho nên mới có chuyện “ý tại ngôn ngoại”. Do đó, thơ tạo điều kiện cho người đọc thực hiện vai trò “đồng sáng tạo” để phát hiện đời sống, khiến người đọc phải suy nghĩ, trăn trở để tìm kiếm ý đồ nghệ thuật của tác giả cũng như những điểm đặc sắc trong tư duy nghệ thuật của mỗi nhà thơ.

- Mỗi bài thơ là một cấu trúc ngôn ngữ đặc biệt. Sự sắp xếp các dòng thơ, câu thơ, khổ thơ, đoạn thơ làm nên một hình thức có tính tạo hình. Đồng thời, sự hiệp vần, xen phối bằng trắc, cách ngắt nhịp vừa thống nhất vừa biến hóa tạo nên tính nhạc điệu. Hình thức ấy làm nên vẻ đẹp nhịp nhàng, trầm bổng, luyến láy của văn bản thơ. Ngôn ngữ thơ chủ yếu là ngôn ngữ của nhân vật trữ tình, là ngôn ngữ hình ảnh, biểu tượng. Ý nghĩa mà văn bản thơ muốn biểu đạt thường không được thông báo trực tiếp, đầy đủ qua lời thơ, mà do tứ thơ, giọng điệu, hình ảnh, biểu tượng thơ gợi lên. Do đó ngôn ngữ thơ thiên về khơi gợi, giữa các câu thơ có nhiều khoảng trống, những chỗ không liên tục gợi ra nhiều nghĩa, đòi hỏi người đọc phải chủ động liên tưởng, tưởng tượng, thể nghiệm thì mới hiểu hết sự phong phú của ý thơ bên trong.

- Ngôn ngữ thơ có 3 đặc trưng cơ bản là tính chính xác, tinh luyện, tính hình tượng và tính biểu cảm. Thơ phát huy tính nhạc phong phú của tiếng Việt. Thơ là thơ nhưng thơ còn có màu sắc, đường nét của hội hoạ, thanh âm của âm nhạc và hình khối của chạm khắc (điêu khắc). Nhà thơ phải có phong cách nghệ thuật độc đáo. Mỗi nhà thơ sẽ có cách tiếp cận, sử dụng riêng vốn ngữ toàn dân, ngôn ngữ bác học, ngôn ngữ nghệ thuật để đưa vào bài thơ. Nhà thơ còn được gọi là "phu chữ". Maiacôpxki đã từng viết:

Nhà thơ trả chữ Với giá cắt cổ Như khai thác

Chất hiếm “rađiom” Lấy một gam

Phải mất hàng năm lao lực Lấy một chữ

Phải mất hàng tấn quặng ngôn từ.

Và thơ ca khi trở lại với con người và cuộc sống sẽ góp phần làm cho tiếng Việt ngày thêm giàu có, trong

sáng. "Khác với văn xuôi, thơ ca chỉ dùng một lượng hữu hạn các đơn vị ngôn ngữ để biểu hiện cái vô hạn

của cuộc sống bao gồm các sự kiện tự nhiên và xã hội cũng như những điều thầm kín trong tâm linh con người" (Hữu Đạt). "Ngôn ngữ là thứ của cải vô cùng quý báu và lâu đời của dân tộc" (Bác Hồ).

Từ những đặc trưng của thơ, thi sĩ Sóng Hồng có viết: “Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quý, tinh

vi. Người làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy trong lòng. Nhưng thơ là có tình cảm, lí trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật. Tình cảm và lí trí ấy được diễn đạt bằng những hình tượng đẹp đẽ qua những lời thơ trong sáng vang lên nhạc điệu khác thường".

2. Điều kì diệu của thơ:

Thơ ca bắt rễ từ lòng người và nở hoa nơi từ ngữ. Sau câu thơ hồi hộp những tâm tình (Chế Lan Viên). Thơ là một trong những loại hình kỳ diệu nhất, “cõi thơ là cõi bồng phiêu” (Bùi Giáng). Đi tìm bản thể của thơ luôn là một hành trình đầy bí ẩn. Chính vì lẽ đó, ở bất cứ nền văn học nào, việc kiến tạo hệ thống quan niệm lý luận về thơ là vấn đề lý thuyết vô cùng quan trọng, góp phần định hướng cho việc nghiên cứu và sáng tác thi ca.

Thơ ca hai chữ kì diệu mà muôn đời vẫn chưa tìm ra một định nghĩa vẹn tròn, hoàn chỉnh: Thơ là gì? Thơ bắt nguồn từ đâu? Thơ có mãnh lực gì khiến hàng ngàn tâm hồn rung động, hàng triệu trái tim thuần khiết thổn thức?

“Thơ ca là sự hiện thân cho những gì thầm kín nhất của con tim, thiêng liêng nhất của tâm hồn con người và cho những hình ảnh tươi đẹp nhất, âm thanh huyền diệu nhất trong thiên nhiên” (Lacmactin). Những người nghệ sĩ luôn là người nhạy cảm với những vòng quay của cuộc sống, những điều kì diệu xảy ra xung quanh. Những con người đó luôn hoà vào cuộc sống, bằng con mắt tinh tế của mình và bằng nguồn cảm hứng bất tận của cuộc sống, họ đã tìm ra những gì tinh tuý nhất từ cuộc sống để làm nên thơ ca. Chính vì vậy mà thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn con người trước cuộc đời, trước những gì diễn ra xung quanh mình, là tiếng nói của tâm hồn con người trước con người và trời đất. Thơ mang những cung bậc cảm xúc bắt rễ từ chính cuộc đời, hút những tinh chất từ cuộc đời, là lăng kính chủ quan, cầu nối giữa nghệ thuật và đời sống.

Thơ là biểu hiện của con người và thời đại một cách cao đẹp. Đó là những viên kim cương lấp lánh dưới ánh mặt trời. Thơ là nơi những tình cảm nơi sâu thẳm trái tim người nghệ sĩ được bộc lộ: những suy nghĩ, những trăn trở và những gì trải nghiệm, đang khát khao hướng tới. Thơ ca trước hết là kết tinh đẹp nhất của cảm xúc, vừa mơ hồ khó tả lại đẹp đến xao lòng. Thơ gắn bó với đời sống, là cuộc đời. Thơ đi qua lăng kính chủ quan và phản ánh nỗi niềm của cuộc đời. Cuộc sống bao giờ cũng là nguồn cảm hứng mênh mông bất tận của những tâm hồn nghệ sĩ. Thơ ca cũng như văn chương và các loại hình nghệ thuật khác, nếu không bén rễ vào cuộc đời, không hút nguồn nhựa sống dạt dào ngầm chảy trong lòng cuộc sống thì nó sẽ mãi mãi là một cây non èo uột, không mang trên mình những cành cây săn chắc, những phiến lá xanh tươi phơi phới dưới ánh nắng mặt trời. Ngòi bút của nhà thơ phải chấm vào nghiên mực cuộc đời thì những vần thơ mới tươi màu, neo chặt trong bến tâm hồn người thưởng thức. Cuộc đời vốn bao la, vô tận như một bức tranh với ba chiều không gian trải rộng đến vô cùng. Nhà thơ cũng như những con ong cần mẫn bay lượn trong những khu rừng cuộc đời ấy, như Chế Lan Viên đã từng viết:

“Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành một mật Một mật ngọt thành, đòi vạn chuyến ong bay”.

Thơ ca “là cuộc đời”, nhưng thơ ca không phải là những trang giấy in nguyên vẹn hình bóng của cuộc đời rộng lớn. “Thơ ca là hoa thơm của cuộc đời. Nếu chỉ tạo được từ trí tưởng tượng và cái tôi nhỏ bé của người nghệ sĩ thì thơ ca chỉ là những bông hoa làm bằng vỏ bào” (Pauxtôpxki). Nếu thơ là cánh diều, cuộc đời làm nên hình hài cho thơ thì nghệ thuật lại là cơn gió nâng cánh diều tung bay. Nếu thơ là đoá

hướng dương, những gì tinh tuý của đất làm nên sức sống cho bông hoa thì ánh sáng mặt trời nghệ thuật làm nên điều kì diệu của bông hoa đó. Thơ đơn thuần không chỉ có cuộc đời, nếu thiếu nghệ thuật thì thơ trở thành một hòn ngọc thô ráp chưa được mài giũa: “Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài. Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi” (tục ngữ). Thơ ca cất cánh từ biển cuộc đời và bay cao từ nguồn gió nghệ thuật. Nghệ thuật làm cho thơ trở nên đẹp đẽ, gieo vào lòng người đọc những cảm xúc thẩm mĩ tuyệt vời. Chính nghệ thuật là phương tiện biểu hiện của thơ ca, giúp hoàn chỉnh thêm ý niệm về nghệ thuật, về đặc trưng của thơ ca. Jacques Roubaud, một nhà thơ đương đại hàng đầu của Pháp đã nói: “Thơ là ký ức bằng con số và nhịp điệu của ngôn ngữ”. Khác với văn xuôi, thơ là sự đồng điệu giữa những nhịp đập của ngôn từ và sự dao động của tâm hồn. “Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi động chạm tới cuộc sống. Văn xuôi lôi cuốn người như dòng nước, đưa ta đi từ điểm này qua điểm khác. Thơ chỉ chọn ít điểm chính, bấm vào những điểm ấy thì toàn thể động lên theo. Thơ là tổng hợp, kết tinh. Văn xuôi cho phép không mười phần hoàn hảo, nhưng thơ thì luôn luôn đòi hỏi sự toàn bích” (Nguyễn Đình Thi). Thơ có vần, có điệu. Thơ ẩn chứa những cảm xúc tiềm tàng của thi sĩ mà văn xuôi không thể có. Nghệ thuật chính là cái khám phá ra những cảm xúc đó, là cái đẹp của thi ca được nuôi dưỡng trên mảnh đất hiện thực. Mỗi bài thơ, mỗi thi sĩ lại có bút pháp nghệ thuật riêng tô đậm lên vẻ đẹp của thơ ca.

Thơ ca khơi dậy trong con người những cảm xúc thẩm mĩ tuyệt đẹp, thanh lọc tâm hồn con người, chắp cánh cho họ bay tới những ước mơ, khát vọng. Với hệ thống nhịp điệu, cách gieo vần, ngôn từ trong thơ ca hàm súc, cô đọng, yếu tố nhạc hoạ sử dụng đan xen, thơ là cuộc đời, là tình cảm nhưng không tách rời nghệ thuật. Mỗi tác phẩm là một chỉnh thể nghệ thuật được tạo nên từ sự thống nhất của hai yếu tố nội dung và hình thức biểu hiện. Trong đó nội dung bao giờ cũng đóng vai trò quyết định việc lựa chọn hệ thống các phương tiện biểu hiện của người viết.

Thơ là dòng sông soi bóng hình cuộc đời, len vào trong tâm hồn con người những mạch ngầm cảm xúc dào dạt chảy mãi không thôi. Nhà thơ phải yêu “cuộc đời” và trân trọng “nghệ thuật” mới vun đúc những vần thơ nở ra cánh hoa thơm ngát tô điểm cho cuộc đời và con người. “Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó, là tư tưởng đã được rung lên ở các cung bậc của tình cảm, chứ không phải tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy”(Nguyễn Khải) . Thơ trước hết chính là cuộc đời và sau đó mới là nghệ thuật. Ý kiến của Bêlinxki là hoàn toàn chính xác, mang sức nặng của sự trải nghiệm cuộc đời gắn với nghiệp thi ca. Nhà thơ là người sống giữa cuộc đời phải biết mở lòng ra đón lấy những vang dội của cuộc đời, đối mặt với hiện thực cuộc sống và hiểu biết sâu sắc về nghệ thuật.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Họ và tên học sinh:..................................................................... – Mã HS: B....................

MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH LÍ LUẬN VĂN HỌC ĐỂ ĐƯA VÀO BÀI LÀM VĂN

I. Nhận định về Văn xuôi:

1. Cuộc sống còn tuyệt vời biết bao trong thực tế và trên trang sách. Nhưng cuộc sống cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu buồn. Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời.(Trích trong Nhật ký của Nguyễn Văn Thạc)

2. Tôi hãy còn một trái tim, một dòng máu nóng để yêu thương, cảm thông và chia sẻ. (Dostoevski)

3. Điều duy nhất có giá trị trong cuộc đời chính là những dấu ấn của tình yêu mà chúng ta đã để lại phía sau khi ra đi. (Albert Schweitzer)

4. Chi tiết làm nên bụi vàng của tác phẩm. (Pauxtopxki)

5. Con hãy lắng nghe nỗi buồn của cành cây héo khô, của chim muông què quặt, của hành tinh lạnh ngắt. Nhưng trước hết con hãy lắng nghe nỗi buồn của con người. (Nadimetlicmet)

6. Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó. (Bêlinxki)

7. Văn học là nhân học (M. Gorki)

8. Nhà văn là người cho máu ( Nữ văn sĩ Pháp Elsa Trisolet)

9. Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy(Sê – Khốp)

10. Không có gì nghệ thuật hơn bản thân lòng yêu quý con người (Van Gốc)

11. Văn chương bất hủ cổ kim đều viết bằng huyết lệ (Lâm Ngũ Đường)

12. Con người đến với cuộc sống từ nhiều nẻo đường, trên muôn vàn cung bậc phong phú nhưng tiêu điểm mà con người hướng đến vẫn là con người. (Đặng Thai Mai)

13. Tư tưởng nhân đạo xuyên suốt văn học từ xưa đến nay. Khái niệm nhân đạo có những tiền thân của nó, trong lời nói thông thường đó là “tình thương, lòng thương người” (Lê Trí Viễn)

14. Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái đẹp và cái nhân đạo của lòng người

(Xê – Lê – Khốp)

15. Cốt lõi của lòng nhân đạo là lòng yêu thương. Bản chất của nó là chữ tâm đối với con người (Hoài

Chân)

16. Nếu như cảm hứng nhân bản nghiêng về đồng cảm với những khát vọng rất người của con người, cảm hứng nhân văn thiên về ngợi ca vẻ đeho của của con người thì cảm hứng nhân đạo là cảm hứng bao trùm. (Hoài Thanh)

17. Nghệ thuật là sự vươn tới, sự níu giữ mãi mãi. Cái cốt lõi của nghệ thuật là tính nhân đạo. (Nguyên Ngọc)

18. Xét đến cùng, ý nghĩa thực sự của văn học là nhân đạo hóa con người (Đề thi HSG văn toàn quốc bảng B năm 1996)

19. Một tác phẩm thật giá trị phải vượt lên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho tất cả loài người. Nó phải chứa đựng nột cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi, nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bằng…Nó làm cho người gần người hơn. (Đời thừa – Nam Cao)

20. Niềm vui của nhà văn chân chính là niềm vui của người dẫn đường đến xứ sở cái đẹp. (Pautopxki)

21. Nói nghệ thuật tức là nói đến sự cao cả của tâm hồn. Đẹp tức là một cái gì cao cả. Đã nói đẹp là nói cao cả. Có khi nhà văn miêu tả một cái nhìn rất xấu, một tội ác, một tên giết người nhưng cách nhìn, cách miêu tả phải cao cả. (Nguyễn Đình Thi)

22. Văn chương có loại đáng thờ và không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người. (Nguyễn Văn Siêu)

23. Cuộc bể dâu mà con người nhìn thấy trong văn thơ dân tộc là máu trong trái tim của người nghệ sĩ (Tố Hữu)

24. Nhà văn phải là người đi tìm gắng đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn của con người. (Nguyễn Minh Châu)

25. Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường. Những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đày đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời. Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực.(Nguyễn Minh Châu)

26. Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó. Nhưng là tư tưởng đã được run lên ở các cung bậc và tình cảm và tình cảm chứ không phải là tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy. Có thể nói, tình cảm của người viết là khâu đầu tiên và là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng một tác phẩm như thế nào. (Nguyễn Khải)

27. Cảm động lòng người trước hết không gì bằng tình cảm và tình cảm là cái gốc của văn chương. (Bạch Cư Dị)

28. Những cuộc chiến qua đi, những trang lịch sử của từng dân tộc được sang trang, các chiến tuyến có thể được dựng lên hay san bằng. Nhưng những tác phẩm đi xuyên qua mọi thời đại, mọi nền văn hóa hoặc ngôn ngữ cuối cùng vẫn nằm ở tính nhân bản của nó. Có thể màu sắc, quốc kì, ngôn ngữ hay màu da chúng ta khác nhau. Nhưng máu chúng ta đều có màu đỏ, nhịp tim đều giống nhau. Văn học cuối cùng là viết về trái tim con người. (Maxin Malien)

29. Xét đến cùng, ý nghĩa thực sự của văn học là nhân đạo hóa con người (M. Gorki)

30. Tôi muốn tác phẩm của tôi giúp mọi người trở nên tốt, có tâm hồn thuần khiết, tôi muốn chúng góp phần gợi dậy tình yêu con người, đồng loại và ý muốn đấu tranh mãnh liệt cho những lí tưởng của chủ nghĩa nhân đạo và sự tiến bộ của loài người. (Sô – Lô – Khốp)

31. Nói tới giá trị nhân đạo là nói tới thái độ của người nghệ sĩ dành cho con người mà hạt nhân căn bản là lòng yêu thương con con người. (Từ điển văn học)

32. Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu. (L. Tônxtôi)

33. Nếu truyện Kiều là một dòng sông thì thơ chữ Hán là những con suối nhỏ, tất cả đều đổ vào đại dương mênh mông là chủ nghĩa nhân đạo của nhà thơ (Nguyễn Đăng Mạnh)

34. Nhà văn phải là nhà thư ký trung thành của thời đại. (Banlzac)

35. Văn học, đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng (Charles DuBos)

36. Nhà văn phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác; cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp (Ai – ma – tôp )

37. Đối với tôi văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên; trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối, tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú thêm. (Thạch Lam)

38. Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý. (M. Gorki)

39. Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than. (Nam Cao)

40. Một nhà văn thiên tài là người muốn cảm nhận mọi vẻ đẹp man mác của vũ trụ. (Thạch Lam)

41. Sống đã rồi hãy viết, hãy hòa mình vào cuộc sống vĩ đại của nhân dân. (Nam Cao)

42. Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo, không nên ăn bám vào người khác. Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay… Cũng cùng một vốn ngôn ngữ ấy nhưng sử dụng có sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thước. Có vốn mà không biết sử dụng chỉ như nhà giàu giữ của. Dùng chữ như đánh cờ tướng, chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó. Văn phải linh hoạt. Văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp…. (Nguyễn Tuân)

43. Mỗi tác phẩm nghệ thuật phải là mỗi phát minh về hình thức và khám phá mới về nội dung. (Lêonit

Lêonop)

44. Cái quan trọng trong tài năng văn học và tôi nghĩ rằng cũng có thể trong bất kì tài năng nào, là cái mà tôi muốn gọi là tiếng nói của riêng mình. (Ivan Tuốc Ghê Nhiép)

45. Nếu tác giả không có lối đi riêng thì người đó không bao giờ là nhà văn cả… Nếu anh không có giọng riêng, anh khó trở thành nhà văn thực thụ (Sê – Khôp)

46. Văn học làm cho con người thêm phong phú, tạo khả năng cho con người lớn lên, hiểu được con người nhiều hơn. (M.L.Kalinine)

47. Đối với con người, sự thật đôi khi nghiệt ngã, nhưng chưa bao giờ cũng dũng cảm cũng cố trong lòng người đọc niềm tin ở tương lai. Tôi mong muốn những tác phẩm của tôi sẽ làm cho con người tốt hơn, tâm hồn trong sạch hơn, thức tỉnh tình yêu đối với con người và khát vọng tích cực đấu tranh cho lí tưởng nhân đạo và tiến bộ của loài người. (Sô – Lô – Khốp)

48. Một tiểu thuyết thực sự hứng thú là tiểu thuyết không chỉ mua vui cho chúng ta, mà còn chủ yếu hơn là giúp đỡ chúng ta nhận thức cuộc sống, lí giải cuộc sống. (Giooc – giơ – Đuy – a – men)

49. Văn học không quan tâm đến những câu trả lời do nhà văn đem lại, mà quan tâm đến những câu hỏi do nhà văn đặt ra, và những câu hỏi này luôn luôn rộng hơn bất kỳ một câu trả lời cặn kẽ nào.(Ciaudio Magris – Nhà văn Ý)

50. Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu. Tình yêu con người, ước mơ cháy bornh vì một xã hội công bằng, bình đẳng, bác ái luôn luôn thôi thúc các nhà văn sống và viết, vắt cạn kiệt những dòng suy nghĩ, hiến dâng máu nóng của mình cho nhân loại. (Leptonxtoi)

51. Thiên chức của nhà văn cũng như những chức vụ cao quý khác là phải nâng đỡ những cái tốt để trong đời có nhiều công bằng, thương yêu hơn. (Thạch Lam)

52. Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc bài học trông nhìn và thưởng thức. (Thạch Lam)

53. Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói tình cảm của con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư. (Lê Ngọc Trà)

54. Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện. (Nam Cao)

55. Tôi khuyên bạn nên đọc truyện cổ tích… thơ ngụ ngôn, các tuyển tập ca dao… Hãy đi sâu vào vẻ đẹp quyến rũ của ngôn ngữ bình dân, hãy đi sâu vào những câu hài hòa cân đối trong các bài ca, trong truyện cổ tích… Bạn sẽ thấy ở đó sự phong phú lạ thường của các hình tượng, sự giản dị sức mạnh làm say đắm lòng người, vẻ đẹp tuyệt vời của những định nghĩa… Hãy đi sâu vào những tác phẩm của nhân dân, nó trong lành như nguồn nước ngọt ngào, tươi mát, róc rách từ khe núi chảy ra. (M. Gorki)

56. Tất cả mọi nghệ thuật đều phục vụ cho một nghệ thuật vĩ đại nhất là nghệ thuật sống trên Trái Đất.

(Béc – tôn Brếch)

57. Giống như ngọn lửa thần bốc lên từ những cành khô, tài năng bắt nguồn từ những tình cảm mạnh mẽ nhất của con người. (Raxun Gazatop)

58. Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết ra. (Anđecxen)

59. Cuộc đời là nơi xuất bản, cũng là nơi đi tới của văn học. (Tố Hữu).

60. Sự trưởng thành của một thể loại được đánh dấu bằng cổ nhiên, nhưng rõ hơn lại đánh dấu bằng những

phong cách. (LLVH)

61. Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn tượng riêng chủ quan của mình, tìm thấy những ấn tượng đó có giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng đó có những hình thức riêng. (Macxim Gorki)

62. Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo vì vậy nó đồi hỏi người viết sự sáng tạo phong cách mới lạ, thu hút người đọc. (LLVH)

63. Cái bóng của độc giả đang cuối xuống sau lưng nhà văn khi nhà văn ngồi dưới tờ giấy trắng. Nó có mặt ngay cả khi nhà văn không thừa nhận sự có mặt đó. Chính độc giả đã ghi lên tờ giấy trắng cái dấu hiệu vô hình không thể tẩy xóa được của mình. (LLVH)

64. Phải đẩy tới chóp đỉnh cao của mâu thuẫn thì sự sống nhiều hình mới vẽ ra. (Heghen)

65. Tác phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng, không bao giờ hết khả năng kể chuyện khi câu chuyện về các nhân vật đã kết thúc. Tác phẩm nhập vào tâm hồn và ý thức của bạn đọc, tiếp tục sống và hành động như một lực lượng sống nội tâm, như sự dằn vặt và ánh sáng của lương tâm, không bao giờ tàn tạ như thi ca của sự thật. (Aimatop)

66. Tình huống là một lát cắt của sự sống, là một sự kiện diễn ra có phẩn bất ngờ nhưng cái quan trọng là sẽ chi phối nhiều điều trong cuộc sống con người. (Nguyễn Minh Châu)

67. Văn học phản ánh hiện thực nhưng không phải là chụp ảnh sao chép hiện thực một cách hời hợt nông cạn. Nhà văn không bê nguyên si các sự kiện, con người vào trong sách một cách thụ động, giản đơn. Tác phẩm nghệ thuật là kết quả của một quá trình nuôi dưỡng cảm hứng, thai nghén sáng tạo ra một thế giới hấp dẫn sinh động…thể hiện những vấn đề có ý nghĩa sâu sắc, bản chất của đời sống xã hội con người…Nhân vật trong tác phẩm của một thiên tài thật sự nhiều khi thật hơn cả con người ngoài đời bởi sức sống lâu bền, bởi ý nghĩa điển hình của nó. Qua nhân vật ta thấy cả một tầng lớp, một giai cấp, một thời đại, thậm chí có nhân vật vượt lên khỏi thời đại, có ý nghĩa nhân loại, vĩnh cửu sống mãi với thời gian. (LLVH)

68. Cái đen là cuộc sống. (Secnưsepxki)

69. Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời. (Vũ Trọng Phụng)

70. Người sáng tác là nhà văn và người tạo nên số phận cho tác phẩm là độc giả. (M. Gorki)

71. Văn chương phải là thế trận đuổi nghìn quân giặc. (Trần Thái Tông)

72. Những gì tôi viết ra là những gì thương yêu nhất của tôi, những ước mong nhức nhối của tôi. (Nguyên Hồng)

73. Nếu tác giả không có lối nói riêng của mình thì người đó không bao giờ là nhà văn cả. Nếu anh ta không có giọng riêng, anh ta khó trở thành nhà văn thực thụ. (Sê – Khốp)

74. Nếu những nỗi đau khổ từ lâu bị kiềm chế, nay sôi sục dâng lên trong lòng thì tôi vi Có những đêm không ngủ, mắt rực cháy và thổn thức, lòng tràn ngập nhớ nhung. Khi đó tôi viết. (Lecmôntop)

75. Mỗi khi có gì chất chứa trong lòng, không nói ra, không chịu được thì lại cần thấy làm thơ. (Tố Hữu)

76. Nghệ thuật đó là sự mô phỏng tự nhiên. (Ruskin)

77. Đau đớn thay cho những kiếp sống muốn cất cánh bay cao nhưng lại bị cơm áo ghì sát đất. (Sống mòn

– Nam Cao)

78. Điều quan trọng hơn hết trong sự nghiệp của những nhà văn vĩ đại ấy lại là cuộc sống, trường đại học chân chính của thiên tài. Họ đã biết đời sống xã hội của thời đại, đã cảm thấy sâu sắc mọi nỗi đau đớn của con người trong thời đại, đã rung động tận đáy tâm hồn với những nỗi lo âu, bực bội, tủi hổ và những ước mong tha thiết nhất của loài người. Đó chính là cái hơi thở, cái sức sống của những tác phẩm vĩ đại. (Đặng Thai Mai)

79. Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lí. (M. Gorki)

80. Sống đã rồi hãy viết, hãy hòa mình vào cuộc sống vĩ đại của nhân dân. (Quan niệm của Nam Cao sau Cách mạng tháng Tám)

81. Nhà văn phải: “Đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy mọi vang động của cuộc đời”.

82. Tất cả trong con người! Tất cả vì con người! Con người! Tiếng ấy thật kì diệu! Tiếng ấy vang lên kiêu hãnh và hùng tráng xiết bao! (M. Gorki)

83. Một tác phẩm trác việt là một tác phẩm làm bất hủ nỗi thống khổ của con người.

84. Nếu như Nguyễn Công Hoan đời là mảnh ghép của những nghịch cảnh, với Thạch Lam đời là miếng vải có lổ thủng, những vết ố, nhưng vẫn nguyên vẹn, thì với Nam Cao, cuộc đời là tấm áo cũ bị xé rách tả tơi từ cái làng Vũ Đại đến mỗi gia đình, mỗi số phận.

85. Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo,không nên ăn bám vào người khác.Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay…Cũng cùng một vốn ngôn ngữ ấy nhưng sử dụng có sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thước.Có vốn mà không biết sử dụng chỉ như nhà giàu giữ của.Dùng chữ như đánh cờ tướng,chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó.Văn phải linh hoạt.Văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp (Nguyễn Tuân)

86. Cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói của chính mình, là cái giọng riêng của chính mình mà không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kỳ một người nào khác. (Tuốc – ghê – nhép)

87. Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo. Vì vậy nó đòi hỏi phải có phong cách, tức là phải có nét gì đó rất mới, rất riêng thể hiện trong tác phẩm của mình. (Nguyễn Tuân)

88. Làm người thì không có cái tôi… nhưng làm thơ thì không thể không có cái tôi. (Viên Mai)

89. Điều còn lại đối với mỗi nhà văn chính là giọng nói của riêng mình.

90. Không có tiếng nói riêng không mang lại những điều mới mẻ cho văn chương mà chỉ biết dẫm theo đường mòn thì tác phẩm nghệ thuật sẽ chết. (Lêonit Lêonop)

91. Tình huống là lát cắt của thân cây mà qua đó ta thấy được trăm năm đời thảo mộc

92. Tình huống là sự kiện mà tại sự kiện đó tính cách của con người được bộc lộ.

93. Tình huống là một khoảnh khắc của dòng chảy đời sống mà qua khoảng khắc thấy được vĩnh viễn, qua giọt nước thấy được đại dương.

94. Tình huống là một sự kiện đặc biệt trong đời sống, là kết quả của mối quan hệ đời sống nên nó éo le và nghịch cảnh.

95. Nhà văn phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác, cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những điều tốt đẹp. (Ai – ma – tốp)

96. Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó. Nhưng là tư tưởng đã được rung lên ở các bậc tình cảm, chứ không phải là cái tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy. Có thể nói, tình cảm của người viết là khâu đầu tiên cũng là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng tác phẩm lớn (Nguyễn Khải).

97. Mỗi con người đều mang trong mình nhiệm vụ của người nghệ sĩ.(M. Gorki)

98. Những kết luận khoa học như những thỏi vàng chỉ lưu hành trong một phạm vi nhỏ hẹp. Còn tri thức từ những tác phẩm văn chương như những đồng tiền nhỏ dễ dàng lưu thông len lõi đến với người ta.

99. Như một hạt giống vô hình, tư tưởng gieo vào tâm hồn nghệ sĩ và từ mảnh đời màu mở ấy nó triển khai thành một hình thức xác định, thành các hình tượng nghệ thuật đầy vẻ đẹp và sức sống.(Bêlinxki)

100. Đối tượng mà anh muốn nói đến dù là cái gì cũng chỉ có một từ để biểu hiện nó. (Môpat xăng –

Pháp)

101. Đối với con người,sự thực đôi khi nghiệt ngã ,nhưng bao giờ cũng dũng cảm cũng cố trong lòng người đọc niềm tin ở tương lai.Tôi mong muốn những tác tác phẩm của tôi sẽ làm cho con người tốt hơn,tâm hồn trong sạch hơn,thức tỉnh tình yêu đối với con người và khát vọng tích cực đấu tranh cho lí tưởng nhân đạo và tiến bộ của loài người (Sô – lô – khốp)

102. Tôi không thể nào tưởng tượng nổi một nhà văn mà lại không mang nặng trong mình tình yêu cuộc sống và nhất là tình yêu thương con người. Tình yêu này của người nghệ sĩ vừa là một niềm hân hoan say mê, vừa là một nỗi đau đớn, khắc khoải, một mối quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc của những người chung quanh mình. Cầm giữ cái tình yêu ấy trong mình, nhà văn mới có khả năng cảm thông sâu sắc với những nỗi đau khổ, bất hạnh của người đời, giúp họ có thể vượt qua những khủng hoảng tinh thần và đứng vững được trước cuộc sống. (Nguyễn Minh Châu)

103. Văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật. (Nguyễn Tuân)

104. Văn học, nghệ thuật là công cụ để hiểu biết, để khám phá, để sáng tạo thực tại xã hội. (Phạm Văn Đồng)

105. Nếu một tác giả không có lối đi riêng của mình thì người đó sẽ không bao giờ là nhà văn học được.

(Tsêkhôp)

106. Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có (Nam Cao)

II. Nhận định về Thơ:

107. Anđecxen đã lượm lặt những hạt thơ trên luống đất của người dân cày, ấp ủ chúng nơi trái tim ông rồi gieo vào những túp liều, từ đó lớn lên và nở ra những đóa hoa thơ tuyệt đẹp, chúng an ủi trái tim những người cùng khổ. (Pauxtopxki)

108. Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành mật ngọt

Một mật ngọt thành đòi vạn chuyến ong bay. (Chế Lan Viên)

109. Vạt áo của triệu nhà thơ không bọc hết vàng mà đời rơi vãi. Hãy nhặt lấy chữ của đời mà góp nên trang. (Chế Lan Viên)

110. Cuộc sống là cánh đồng màu mở để cho thơ bén rễ sinh sôi.(Puskin)

111. Thơ ca mang đến cho con người những điều kỳ diệu

112. Người giai nhân: bến đợi dưới cây già . Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt. (Xuân Diệu)

113. Thơ ca mang đến cho con người những điều kỳ diệu.

114. Thi ca là một tôn giáo không kì vọng

115. Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm. (Voltaire)

116. Thơ là viên kim cương lấp lánh dưới ánh mặt trời. (Sóng Hồng)

117. Thơ là thần hứng. (Platon)

118. Thơ là ngọn lửa thần. (Đecgiavin)

119. Thơ ca là niềm vui cao cả nhất mà loài người đã tạo ra cho mình.(C. Mac)

120. Thơ trước hết là cuộc đời sau đó mới là nghệ thuật. (Bêlinxki)

121. Thơ là cái nhụy của cuộc sống, nên nhà thơ phải đi hút cho được cái nhụy ấy và phấn đấu làm sao cho cuộc đời của mình cũng có nhụy. (Phạm Văn Đồng)

122. “Bài thơ anh, anh làm một nửa mà thôi Còn một nửa để mùa thu làm lấy

Cái xào xạc hồn anh chính là xào xạc lá

Nó không là anh, nhưng nó là mùa…” (Chế Lan Viên)

123. Đối với nhà thơ thì cách viết, bút pháp của anh ta là một nửa việc làm. Dù bài thơ thể hiện ý tứ độc đáo đến đâu, nó cũng nhất thiết phải đẹp. Không chỉ đơn giản là đẹp mà còn đẹp một cách riêng. Đối với nhà thơ, tìm cho ra bút pháp của mình – nghĩa là trở thành nhà thơ. (Raxun Gamzatop)

124. Thơ chỉ bật ra trong tim khi cuộc sống đã thật tràn đầy. (Tố Hữu)

125. Làm thơ là cân một phần nghìn milligram quặng chữ.(Maiacopxki)

126. Một câu thơ hay là một câu thơ có sức gợi. (Lưu Trọng Lư)

127. Cái kết tinh của mỗi vần thơ và muối bể. Muối lắng ở ô nề, thơ đọng ở bể sâu. (Nghĩ về thơ – Chế

Lan Viên)

128. Hình thức cũng là vũ khí. Sắc đẹp câu thơ cũng phải đấu tranh cho chân lí. (Nghĩ về thơ – Chế Lan

Viên)

129. Đời thi sĩ là thơ, như đời một nông dân là lúa

130. Nhan sắc của viên ngọc ư! Có khi là nhiệm vụ nó đấy rồi. (Sổ tay thơ – Chế Lan Viên)

131. Câu thơ phải luôn bất ổn và xôn xao

132. Không thể nằm yên mà ngủ được nào. (Chế Lan Viên)

133. “Ta là ai?”

Như ngọn gió siêu hình

Câu hỏi hư vô thổi nghìn nến tắt “Ta vì ai?”

Khẽ xoay chiều ngọn bất

Bàn tay người thắp lại triệu chồi xanh.” (Chế Lan Viên)

134. Thi sĩ là con chim sơn ca ngồi trong bóng tối hát lên những tiếng êm dịu để làm vui cho sự cô độc của chính mình. (B. Shelly)

135. Để trong lòng là chí, ngụ ra ý là thơ. Người có sâu, cạn cho nên thơ mờ có tỏ, rộng hẹp khác nhau. Người làm thơ không ngoài lấy trung hậu làm gốc, ý nghĩa phải hàm súc, lời thơ phải giản dị.(Nguyễn Cư Trinh)

136. Thơ là một bức họa để cảm nhận thay vì để ngắm. (Leonardo DeVinci)

137. Thơ ca làm cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời trở thành bất tử. (Shelly)

138. Thơ là rượu của thế gian. (Huy Trực)

139. Trong tâm hồn của con người đều có cái van mà chỉ có thơ ca mới mở được. (Nhêcơraxop)

140. Trên đời có những thứ chỉ giải quyết được bằng thơ.(Maiacopxki)

141. Nhà thơ, ngay cả các nhà thơ vĩ đại nhất cũng phải đồng thời là những nhà tư tưởng. (Bêlinxki)

142. Thơ là chuyện đồng điệu. (Tố Hữu)

143. Thơ là tiếng gọi đàn. (Xuân Diệu)

144. Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp. (Sóng Hồng)

145. Thơ sinh ra từ tình yêu và lòng căm thù, từ nụ cười trong sáng hay giọt nước mắt đắng cay. (Raxun

Gamzatôp)

146. Thơ ca là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của tinh thần, do đó không đơn giản mà cũng không thần bí, thiêng liêng… Thơ ca chân chính phải là nguồn thức ăn tinh thần nuôi tâm hồn phát triển, nó không được là thứ thuốc phiện tinh thần êm ái, nhỏ nhen mà độc hại… (LLVH)

147. Tôi thu thập hình tượng như con ong hút mật vậy. Một con ong phải bay một đoạn đường bằng sáu lần xích đạo trong một năm ba tháng và đậu trên bảy triệu bông hoa để làm nên một gam mật.(P. Povienko)

148. Những câu thơ lấp lánh như những tấm huy chương.(Pauxtopxki)

149. Thơ là bà chúa của nghệ thuật. (Xuân Diệu)

150. Thơ là tiếng nói của tri âm. (Tố Hữu)

151. Giọng ca buồn là thích hợp nhất cho thơ. (Etga Pô)

152. Thơ ca phải say mới thích. (Tố Hữu)

153. Từ bao giờ cho đến bây giờ, từ Hômerơ đến kinh thi, đến ca dao Việt Nam, thơ vẫn là một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó đã ra đời giữa những vui buồn của loài người và nó sẽ kết bạn với loài người cho đến ngày tận thế. (Hoài Thanh)

154. Thơ chính là tâm hồn. (M. Gorki)

155. Thơ là thơ đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng. (Sóng Hồng) 61. Thơ là tiếng lòng. (Diệp Tiếp)

156. Thơ là thư kí chân thành của trái tim. (Duy bra lay)

157. Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh. Để đạt được một lúc ba điều ấy đối với các thi sĩ vẫn còn là điều bí mật. (Trần Đăng Khoa)

158. Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp. (Sóng Hồng)

159. Bài thơ hay là bài thơ đọc lên không còn thấy câu thơ mà chỉ còn thấy tình người và tôi muốn thơ phải thật là gan ruột của mình.(Tố Hữu)

160. Hãy hát lên khi mỗi mảnh hồn anh là một sợi dây đàn (Platông)

161. Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa. (Xuân Diệu)

162. Thơ cũng như nhạc có thể trở thành một sức mạnh phi thường khi nó chinh phục được trái tim của quần chúng nhân dân. (Sóng Hồng)

163. Câu thơ hay là câu thơ có kahr năng đánh thức bao ấn tượng vốn ngủ quên trong kí ức của con người. (Chu Văn Sơn)

164. Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa từ từ ngữ.

165. Mỗi chữ phải là hạt ngọc buông xuống trang bản thảo. Hạt ngọc mới nhấy của mình tìm được do phong cách riêng của mình mà có. (Tô Hoài)

166. Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn con người trước cuộc đời. (Tố Hữu)

167. Thơ là cây đàn muôn điệu của tâm hồn, của nhịp thở con tim. Xưa nay thơ vẫn là cuộc đời, là lương tri, là tiếng gọi con người hãy quay về bản chất thực của mình để vươn lên cái chân, thiện, mỹ, tới tầm cao của khát vọng sống, tới tầm cao của giá trị sống.

168. Thơ là tâm hồn, tình cảm. Nó diễn đạt rất thành công mọi cung bậc tình cảm đa dạng và phong phú của con người: niềm vui, nỗi buồn, sự cô đơn, tâm trạng chán chường, tuyệt vọng, nỗi trăn trở, băn khoăn, sự hồi hợp, phấp phỏng, một nỗi buồn vu vơ. Một nỗi niềm bâng khuâng khó tả, một sự run rẩy thoáng qua, một phút chốc ngẩn ngơ… Có những tâm trạng và cung bậc tình cảm của con người chỉ có thể diễn đạt bằng thơ. Chính vì thế thơ không chỉ nói hộ lòng mình, thơ còn là sự an ủi, vỗ về, động viên khích lệ người ta đứng dậy đi tới.

169. Thơ ca đồng thời song hành với con người chức năng thức tỉnh lương tri đang ngủ. (Eptusencô)

170. Cũng như nụ cười và nước mắt, thực chất của thơ là phản ánh một cái gì đó hoàn thiện từ bên trong.

(R.Tagore)

171. Thơ phát khởi trong lòng người ta. (Lê Quý Đôn)

172. Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần. (Ngô Thì Nhậm)

173. Sáng tác thơ là một việc do cá nhân thi sĩ làm, một thứ sản xuất đặc biệt và cá thể. Anh phải đi sâu vào tâm hồn cá biệt của anh để nói cái to tát của xã hội, cái tốt đẹp của chế độ, để tránh cái khô khan, nhạt nhẽo, anh phải có cá tính, anh phải trau dồi cái độc đáo mà công chúng rất đòi hỏi. Nhưng đồng thời anh phải đấu tranh để cái việc sự sáng tạo ấy không trở thành anh hùng chủ nghĩa. (Xuân Diệu).

--- HẾT ---

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

Họ và tên học sinh:..................................................................... – Mã HS: B....................

NGỮ LIỆU CHÂM NGÔN ĐỂ VẬN DỤNG VÀO BÀI LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (Tổng hợp – Phần 1)

1. “Hãy học suy nghĩ bằng trái tim và hãy học cảm xúc bằng lý trí”. (Theodore Fontane)

2. “Đời sống có hạn mà sự học thì vô hạn”. (Trang Tử)

3. “Tôi đã học được ba điều quan trọng ở đại học: Biết dùng thư viện, biết nhớ nhanh và chính xác, biết ngủ mọi lúc nếu rảnh 15 phút và có một mặt phẳng. Điều mà tôi chưa học được là làm thế nào suy nghĩ có sáng tạo theo một thời khóa biểu”. (Agnes De Mille)

4. “Nhiệm vụ của một trường đại học tiến bộ không phải là cung cấp những câu trả lời thích hợp, mà chính phải là đặt ra các câu hỏi thích hợp”. (Cynthia Ozick)

5. “Thu thập thông tin khách quan là cốt yếu, đánh giá độc lập để xác định thái độ hành động”. (Vladimir

Putin)

6. “Để hiểu nhau, tôi thích anh hoài nghi tôi để rồi có ngày tin cho chắc chắn; tôi không thích anh vội tin tôi để đi đến hoài nghi”. (Maxim Gorki)

7. “Làm thầy thuốc lầm thì giết một người. Làm thầy địa lý lầm thì giết một họ. Làm thầy chính trị lầm thì giết một nước. Làm văn hóa lầm thì giết cả một đời”. (Vương Đương Minh)

8. “Quý Tộc hứa hẹn, nông phu thực hiện”. (Thành ngữ Nga)

9. “Vì tôi không muốn làm người nô lệ, vậy tôi không có quyền làm một người chủ nô lệ. Một ý kiến trái ngược với ý kiến này tức là trái ngược với tinh thần dân chủ”. (Abraham Lincoln)

10. “Người ta chỉ có thể dùng các kỳ thi để kiểm tra sự thích hợp của trẻ với đời sống xã hội, để cho biết trẻ nên ở vị trí nào hầu có thể đóng góp một cách đắc lực nhất và những điểm mà mà trẻ cần được giúp đỡ nhiều nhất”. (John Dewey)

11. “Không quan trọng với tôi là anh ta xuất thân từ đâu. Nhà tù Sing Sing hay trường Harvard. Tôi thuê con người, không thuê quá khứ / nguồn gốc của họ.” (Henry Ford)

12. “Tin tưởng mà không lý luận là cái mạnh của kẻ yếu. Phủ nhận mà không biết phân biệt là cái yếu của kẻ mạnh”. (Hàn Phi Tử)

13. “Con người được sinh ra để sống chứ không phải để sửa soạn sống”. (Boris Pasternak)

14. “Người nào mà xử thế theo dư luận thì không bao giờ sống được với chính mình”. (Marmontel)

15. Trường học có thể “hô biến” những người thắng và người bại, nhưng cuộc sống thì không. (Bill Gate)

16. “Không nên dạy cho trẻ em những gì chúng phải suy nghĩ, mà dạy cho chúng cách suy nghĩ”. (Margaret

Mead)

17. “Ở nhiều người, lời nói đi trước tư tưởng. Họ chỉ biết những gì họ suy nghĩ sau khi đã nghe những gì mình nói”. (Gustave Lebon)

18. “Muốn cầu tiến hơn người, ra đời phải biết ngước mặt nhìn lên. Vì nhìn xuống ta thấy hơn người, nhưng nhìn lên ta chỉ là con số không vĩ đại”. (Francois Mauriac)

19. “Người ta chỉ hạnh phúc thực sự khi nhận thức được những gì họ cần có và họ có tất cả những gì cần cho họ”. (Lép-Tôn-Xtôi)

20. “Vấn đề không phải ở thắng hay bại mà là ở phong cách”. (Grantland Rice)

21. “Can đảm đôi khi chẳng có gì khác hơn ngoài việc sẵn lòng từ bỏ những điều quen thuộc”. (John

C.Maxwell)

22. “Hạnh phúc là một hành trình kết thành từ nhiều lựa chọn. Trên con đường đời, bạn có thể chậm rãi bước trên những lối đi êm mát với bao hoa cỏ xinh tươi quấn quýt bên mình; hoặc bạn có thể băng băng tiến về phía trước để đuổi theo những sắc màu lấp lánh ở cuối chân trời, nơi bạn thấy hiển hiện ánh cầu vồng mê hoặc nhưng thật ra chỉ là một khoảng không vô định. Tất cả tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của bạn”. (Paulo Coelho)

23. “Gieo hành vi, bạn sẽ gặt thói quen; gieo thói quen, bạn sẽ gặt tính cách; gieo tính cách bạn sẽ gặt số phận”. (W.Thackeray)

24. “Có những điều hết sức là quan trọng đối với ta nhưng chưa chắc là đã thật sự quan trọng. Cũng có những điều hết sức là quan trọng nhưng chưa chắc là đã thật sự quan trọng đối với ta”. (Albert Einstein)

25. “Hãy làm một người tốt hơn. Trước khi làm quen với một ai đó, hãy hiểu chính mình và đừng trở thành người như anh ta muốn. Hãy là chính bạn.”. (Gabriel Garcia Marquez)

26. Giấc mơ là hình ảnh sáng tạo về cuộc sống của bạn trong tương lai. Bạn cần phải bước ra khỏi “vùng trời bình yên” hiện tại của mình và phải dần quen với những điều lạ lẫm hay những điều không biết. (Denis Waitley)

27. “Sống trên đời nguy hiểm quá. Không chỉ do những người gây thiệt hại cho ta mà có những kẻ nhìn thấy mà vẫn để yên cho họ làm”. (Albert Einstein)

28. “Nhà trường phải luôn luôn có chủ trương tạo cho học trò một cá tính cân đối chớ không nên biến chúng thành một nhà chuyên môn”. (Albert Einstein)

29. “Tất cả mọi người đều ao ước có được nhiều hiểu biết, điều kiện đầu tiên là phải biết nhìn đời với cặp mắt của đứa trẻ thơ, cái gì cũng mới lạ và làm cho ta ngạc nhiên cả”. (A-rit-to-te)

30. “Có thể với thế giới bạn chỉ là một người, nhưng với một số người bạn là cả thế giới”. (Gabriel Garcia

Marquez)

31. “Đừng tự hỏi mình xem thế giới cần gì. Hãy hỏi xem cái gì đã đưa bạn đến với cuộc sống. Bởi vì những gì thế giới này cần là những con người biết sống”. (Harold Withman)

32. “Đừng theo lối mòn hãy băng qua nơi không có dấu chân để tạo nên con đường” . (Ralph Waldo

Emerson)

33. “Thà cứu một kẻ có tội còn hơn kết án một kẻ vô tội” . (Voltaire)

34. “Kẻ nào tin rằng tiền bạc làm được mọi sự thì kẻ ấy dám làm mọi sự để có tiền bạc” . (Dante)

35. “Con cái chúng ta, đó là tuổi già của chúng ta. Một sự giáo dục đúng đắn là tuổi già hạnh phúc của chúng ta; một sự giáo dục xấu, đó là nỗi khổ của chúng ta, nước mắt của chúng ta, lỗi lầm của chúng ta đối với người khác trong tương lai”. (Makarenko)

36. “Người chê ta mà chê phải là thầy ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, người nịnh hót ta là kẻ hại ta”. (Tuân Tử)

37. “Nếu luật pháp không theo sự tất yếu mà sửa đổi thì quốc gia tất sẽ nguy hiểm”. (Blaise Pascal)

38. “Ngọn cỏ tìm bạn bè dưới thấp, cái cây tìm sự cô đơn ở trên trời”. (Tagore)

39. “Đạo của trời: bớt chỗ dư bù chỗ thiếu. Đạo của người: bớt chỗ thiếu bù chỗ dư”. (Lão Tử)

40. “Nếu anh mua những thứ không cần dùng, chẳng bao lâu nữa anh sẽ phải bán đi những thứ cần dùng”.

(Benjamin Franklin)

41. “Xã hội có bổn phận căn bản là bênh vực cá tính các thành viên của mình”. (Herbert Spencer)

42. “Người ta sống bằng cách để người khác sống”. (Goethe)

43. “Cái hấp dẫn và đẹp đẽ không phải luôn là tốt, nhưng cái tốt thì luôn là đẹp”. (Ninon De Lenclos)

44. “Tâm phải cho lớn để dung nạp người trong thiên hạ, tâm phải cho rộng để chứa đựng điều hay trong thiên hạ, tâm phải công bình để làm việc trong thiên hạ, tâm phải trầm tĩnh để xét lý trong thiên hạ, tâm phải vững vàng để chống đỡ với biến cố trong thiên hạ”. (Lã Khôn)

45. “Đừng làm những gì mình không muốn người khác làm lại cho mình – Kỷ sở bất dục, vật thị ư nhân ”. (Khổng Tử)

46. “Thấy người hay, nghĩ sao cho bằng người; Thấy người dở, tự xét mình xem có dở như thế không”. (Luận ngữ)

47. “Kẻ lấy thần thế chơi với nhau, thần thế đổ là hết bạn; Kẻ lấy của cải chơi với nhau, của cải tan là mất bạn”. (Văn Trung Tử)

48. “Câu nói trái ý, tất phải xem câu ấy có hợp lý không, câu nói chiều lòng, tất phải xem câu ấy có vô lý

không”. (Kinh Thư)

49. “Một thói quen bắt đầu giống như một sợi chỉ vô hình, nhưng mỗi lần chúng ta lặp lại hành động là chúng ta làm cho sợi chỉ dày lên, thêm một sợi vào trước, rồi thành một cuộn dây thừng cột chặt tư tưởng và hành động của chúng ta mà không thể nào tháo gỡ”. (Orison Swett Marden)

50. “Có những người không dám bước đi vì sợ gẫy chân, nhưng sợ gẫy chân mà không dám bước thì khác nào chân gẫy”. (Anne Robert Turgot)

51. “Đối với những trí tuệ mà người ta không cho thay đổi ý kiến thì nó không còn là trí tuệ nữa”. (Friedrich

Nletzsche)

52. “Một ông thầy mà không dạy cho cho học trò được việc ham muốn học tập thì chỉ là đập búa trên sắt nguội mà thôi”. (Horace Man)

53. “Con đường đạo đức vừa nhỏ hẹp vừa nguy hiểm, con đường tội lỗi vừa rộng rãi vừa bằng phẳng, nhưng điểm cuối của hai con đường khác nhau: theo cái sau là đến chỗ chết, theo cái trước thì được sống và được sống mãi mãi”. (Cervantes)

54. “Vấn đề chính của chính quyền ở mỗi thời là thẩm định cái phân lượng quá khứ có thể chấp nhận trong hiện tại và cái phân lượng hiện tại mà người ta để cho nó tồn tại trong tương lai”. (Jacques Rueff)

55. “Đọc sách làm cho con người đầy đủ, luận đàm tạo thành con người sẵn sàng và viết lách tạo thành con người đúng đắn”. (Bacon Alt)

56. “Vì đời là một câu chuyện nên điều cần thiết không phải là nó dài hay ngắn mà là hay hay dở”.

(Sénèque)

57. “Bạn đừng làm cho người khác cái mà bạn không muốn người ta làm cho mình, sự tuân theo đúng mức và chính xác câu châm ngôn ấy tạo nên thành thật. Bạn hãy làm cho người khác cái mà bạn muốn người ta làm cho mình: đó là ĐỨC HẠNH”. (Charles Pinot Duclos)

58. “Một thể xác cường tráng, một tinh thần cương trực, một ý chí đạo đức: Đó là một nền giáo dục tốt”.

(Francois Guizot)

59. “Con người thường chống lại lẽ phải khi lẽ phải chống lại họ”. (Helvétius)

60. “Buổi sáng của đời người là công việc, buổi trưa của đời người là đánh giá, buổi tối của đời người là cầu nguyện”. (Hesiod)

61. “Thường thì bạn sẽ không thể trở thành CEO nếu chỉ mới tốt nghiệp trung học. Nhưng khi bạn đã trở thành một CEO thì không còn ai để ý là bạn mới chỉ có tốt nghiệp trung học nữa”. (Bill Gate)

62. “Lí trí có thể mách bảo ta điều ta phải tránh. Còn con tim sẽ chỉ cho ta biết điều phải làm”. (Joubert)

63. “Cuộc sống là nghĩa vụ ngay cả trong trường hợp nó chỉ diễn ra trong khoảnh khắc”. (Wolfgang Goethe)

64. “Chúng ta là những gì mà chúng ta nghĩ “. (Đức Phật)

65. “Nếu thượng đế sáng tạo ra người phụ nữ trước thì người sẽ thôi không sinh ra các loài hoa”. (Victor

Hugo)

66. “Không phải những người đẹp là người hạnh phúc, mà những người hạnh phúc là người đẹp”. (Khuyết

danh)

67. “Trên mà không chính thì dưới có chính cũng thành ngụy, người lành cũng biến thành kẻ gian tà – Kỳ vô chính, chính phục vi kỳ, thiện phục vi yêu”. (Lão Tử)

68. “Người sống nhiều hơn không phải là người cao tuổi hơn, mà là người biết sử dụng cuộc sống của mình tốt hơn”. (Jean Jacques Rousseau)

69. “Có cái rất giàu mà không phải tiền bạc, có cái sống rất lâu mà không phải thọ nghìn năm ”. (Hoài Nam Tử)

70. “Trong đời sống và trong giao tiếp, người ta cần phải dùng đến trí, nhưng ta sẽ ít lầm lỗi hơn nếu biết lắng nghe tiếng nói của lòng ta.” (Lecompte Du Nouy)

71. “Chúng ta không thể nhảy vọt tới cái mà ta cho là hoàn hảo, nếu người khác chưa đi hết con đường của họ. Họ có thể nghĩ rằng quan điểm của họ cũng tốt bằng hay tốt hơn quan điểm của ta.” (Franklin D. Roosevelt)

72. Muốn được hạnh phúc, chúng ta phải học cách vui sướng với những thành công trong hiện tại. (O.

Uynferi)

73. Ai cũng có 3 tuổi xuân: Tuổi xuân của thân thể, tuổi xuân của tâm hồn và tuổi xuân của trí tuệ. (Victor

Hugo)

74. Điều cốt yếu là biết sử dụng cuộc sống, chứ không phải là sự sống lâu. (Seneque).

75. “Luôn có một tia sáng ở cuối đường hầm.” - Người lạc quan nói. Kẻ bi quan đáp rằng: “Chắc chắn có một đoàn xe lửa sắp đâm thẳng vào chúng ta.” - David Baird

76. Mọi việc rồi sẽ ổn nếu bạn có tinh thần lạc quan và một tình yêu không vụ lợi (J. Hawkin)

77. Những tư duy lớn thường đi từ trái tim lớn, những ân tình nặng thường đến từ lẽ phải (Danh ngôn Pháp).

78. Ta không được chọn nơi mình sinh ra. Nhưng ta được chọn cách mình sẽ sống (Khuyết danh).

79. Muốn mọi người đối xử với mình như thế nào, hãy đối xử với mọi người như thế. (Karl Marx).

80. Muốn đạt được thành công, ta phải chấp nhận mạo hiểm với thất bại (J. C. Killy)

81. Người ta giàu vì biết lao động, giàu hơn nữa vì biết tiết kiệm chi tiêu. (Ngạn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ)

82. Đừng bao giờ thương thuyết (*) vì sợ, nhưng đừng bao giờ sợ thương thuyết (J. F. Kennedy).

* Thương thuyết: (động từ): Bàn bạc để đi đến một kết luận nào đó.

83. Sức mạnh không đến từ thể chất. Nó đến từ ý chí bất khuất (Mahatma Gandhi).

84. Tình bạn là một tâm hồn ngự trong hai thể xác (Aristole).

85. Phép màu tuyệt vời nhất là sự biến đổi từ bên trong con người chúng ta (Nick Vuijicic).

86. Thứ vận may tốt nhất là thứ vận may anh tự tạo ra cho chính mình (Douglas MacArthur).

87. Lý tưởng là suối nguồn của lịch sử, cái nôi của trí tuệ, cờ chiến của xung phong, kiếm sắc để chặt gai

(M. Gorky)

88. Thành công chỉ đến khi bạn làm việc tận tâm và luôn nghĩ đến những điều tốt đẹp (Schwarzenegger)

89. Có điều kỳ diệu xảy đến với những người thực sự biết yêu thương: Họ càng cho nhiều, họ càng có nhiều.

(Rainer Maria Rilke)

90. Tư duy là quá trình lao động, niềm vui là sản phẩm của lao động (Robert Creeley).

91. Thượng đế ban cho ta sự hy vọng và giấc ngủ để đền bù sự lo lắng cuộc đời (La Rochefoucauld)

92. Luôn có một ít điên dại trong tình yêu và luôn có một chút lý trí trong sự điên dại (Nietzsche).

93. Mọi ý tưởng bạn nghĩ trong đầu, mọi lời bạn nói, mọi thứ bạn làm đều mang dấu ấn của riêng bạn (Thiền sư Thích Nhất Hạnh).

94. Điều khó nhất là nhận thức về bản thân mình, điều dễ nhất là đưa ra những lời khuyên đối với người

khác (Phalexer)

95. Giải phóng dân tộc là nghĩa vụ thiêng liêng nhất của mỗi người Việt Nam yêu nước (Đại tướng Võ

Nguyên Giáp)

96. Không có một đồ trang sức trên đời nào có giá trị bằng một người phụ nữ đức hạnh và tao nhã (M.

Cervantes)

97. Một người bạn là một kho tàng lớn (Ngạn ngữ Malaysia)

98. Sắc đẹp chỉ thu hút được ánh mắt, còn phẩm giá mới chinh phục được tâm hồn (Alexander Pope)

99. Thất bại chưa phải là nguy hiểm mà nguy hiểm ở chỗ không dám thú nhận, không dám rút ra bài học đắng cay. (V. I. Lênin)

100. Bạn có thể thất vọng nếu thất bại, nhưng bạn sẽ sụp đổ đến tận cùng nếu từ bỏ ước mơ. (Miguel de

Unamuno)

101. Chúng ta hãy luôn gặp nhau với nụ cười, vì nụ cười là sự khởi đầu của tình yêu thương (Mother Teresa)

102. Khôn ngoan đến với sự lắng nghe, hối hận đến với sự ba hoa (Tục ngữ Italia)

103. An phận không hẳn là hình thức của sự bạc nhược. Nó chứng tỏ là phần nhiều chướng ngại đều rắn chắc hơn cái đầu của chúng ta (P. Osmans)

104. Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công (Hồ Chí Minh).

105. Cười là liều thuốc bổ, là sự giải thoát và là sự chấm dứt khổ đau (Ecclesiastes).

106. Có thể bứt con người ra khỏi quê hương, nhưng không thể bứt quê hương ra khỏi con người (D. Paxost)

107. Đầu óc không trí tuệ, giống như lồng đèn không có nến (Lev Tolstoy)

108. Ai mong cầu càng ít, hạnh phúc của họ càng lớn; ai hi vọng càng ít, tư do của họ sẽ càng nhiều (M.

Gorky)

109. Người ta ai cũng giống nhau trong lời nói duy chỉ có việc làm là khác nhau mà thôi (Molière)

110. Tri thức là kết tinh của trí tuệ, văn hóa là ánh sáng của ngọc thạch phát ra (Tagore).

111. Khi cuộc sống sung túc thì hạnh phúc lớn nhất là điều độ. Khi gặp tai họa, phẩm hạnh lớn nhất là sự kiên cường (Ph. Becon)

112. Không có cái gì vĩ đại trên thế giới thực hiện được nếu thiếu lòng say mê (G. Hegel)

113. Những kẻ không có tình yêu với cả người ruột thịt, kẻ đó không bao giờ có tình bạn chân chính (Ngạn ngữ Nga)

114. Thượng đế ban cho ta cái lưỡi để có thể nói những điều thú vị với bạn bè và những sự thật cay nghiệt với kẻ thù (H. Haine)

115. Nhân đức làm cho con người đáng yêu trong cuộc sống và đáng nhớ sau khi chết (Graxian)

116. Đạo đức và tài nghệ có thể làm cho một người bình thường trở thành bất hủ (William Shakespeare)

117. Chân lý và Tổ quốc không thể tách rời nhau, chúng phải hợp làm một (Romain Rolland)

118. Danh dự là viên kim cương mà đức hạnh đeo nơi tay (Voltaire)

119. Thành công không phải là cuối cùng, thất bại không phải là chết người, lòng can đảm đi tiếp mới quan trọng (Winston Churchill)

120. Đạo đức tồn tại mãi mãi, tài sản thì mỗi ngày đổi chủ mới (Plutouch)

121. Ai cũng có lòng tự trọng, tự tin. Không có lòng tự trọng, tự tin là người vô dụng (Chủ tịch Hồ Chí

Minh)

122. Tình bạn là muối của cuộc sống (Tục ngữ La Tinh)

123. Tình yêu có hàng ngàn vẻ và ở mỗi vẻ đều có ánh sáng, nỗi buồn, hạnh phúc và hương thơm riêng

(Paustovski)

124. Hãy sống theo niềm tin của mình, và bạn có thể xoay chuyển cả thế giới (Henry David Thoreau)

125. Một cuộc sống sung sướng khi bắt đầu bằng tình yêu và được chấm dứt bằng tham vọng (Pascal)

126. Gươm trần có thể làm cho người khác sợ / Nhưng tình thương mới chiếm được lòng người (Thích Ca

Mâu Ni)

--- HẾT ---

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

Họ và tên học sinh:..................................................................... – Mã HS: B....................

NGỮ LIỆU CHÂM NGÔN ĐỂ VẬN DỤNG VÀO BÀI LÀM

VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (Phần 2 – Nỗ lực và cố gắng)

1. Ăn mừng thành công cũng tốt, nhưng quan trọng hơn là phải biết chú ý đến những bài học của sự thất bại.

(Bill Gates)

2. Thành công là một người thầy tồi tệ. Nó quyến rũ những người thông minh vào ý nghĩ rằng họ sẽ chẳng bao giờ thất bại. (Bill Gates)

3. Đừng mong đích đến sẽ thay đổi nếu như bạn không thay đổi con đường. (Khuyết danh)

4. Chúng tôi sẽ làm tất cả để thành công. Đơn giản bởi chúng tôi là những người trẻ và chúng tôi không bao giờ biết từ bỏ. (Jack Ma)

5. Mọi công việc thành đạt đều nhờ sự kiên trì và lòng say mê. (Ngạn ngữ Tây Ban Nha)

6. Thành đạt không phải do sự giúp đỡ của người khác mà chính do lòng tự tin. (Khuyết danh)

7. Muốn thành công thì khao khát thành công phải lớn hơn nỗi sợ bị thất bại. (Khuyết danh)

8. Mức độ thành công được xác định không phải bởi những gì ta đã đạt được, mà bởi những trở ngại ta đã vượt qua. (Khuyết danh)

9. Bạn càng thành công thì ở gần bạn càng ít người vui vì sự thành công của bạn. (Khuyết danh)

10. Thành công của chúng ta không phải là những gì mà ta đang sở hữu mà là những gì ta sẽ để lại. (Khuyết

danh)

11. Thành công không phụ thuộc vào kiến thức mà vào cách áp dụng kiến thức. (Khuyết danh)

12. Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại. (Khuyết danh)

13. Thành công là việc sử dụng tối đa khả năng mà bạn có. (Zig Ziglar)

14. Thành công không bao giờ được đo bằng bao nhiêu tiền bạn có. (Zig Ziglar)

** Tiếng Anh: Success must never be measured by how much money you have. (Zig Ziglar)

15. Dù người ta có nói với bạn điều gì đi nữa, hãy tin rằng cuộc sống là điều kỳ diệu và đẹp đẽ. (Pautopxki)

16. Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất, in dấu lại trong trái tim người khác. (V.A.Xukhômlinxki)

17. Đời là cuộc đấu tranh liên tục; nó luôn được cải biên với những khó khăn mới. Và chúng ta sẽ chiến thắng nhưng bao giờ cũng phải trải giá. (Mirko Gomex)

18. Hãy hướng về phía mặt trời bạn sẽ không thể nhìn thấy bóng tối. Đó là những gì hoa hướng dương đang

làm. (Helen Keller)

19. Trí tuệ của con người trưởng thành trong tĩnh lặng, còn tính cách trưởng thành trong bão táp. (W.Gơt)

20. Hãy sống tốt đẹp đi và nhớ rằng, mỗi ngày có một đời sống riêng cho nó thôi (Seneca)

21. Bạn có yêu đời không? Vậy đừng phung phí thời gian vì chất liệu của cuộc sống được làm bằng thời

gian. (Franklin)

22. Chúng ta có bốn mươi triệu lý do về sự thất bại nhưng không có một lời bào chữa nào. (C.Xanbot)

23. Chưa thử sức thì không bao giờ biết hết năng lực của mình. (Goethe)

24. Đừng để đến ngày mai những việc gì anh có thể làm hôm nay. (Lord Chesterfield)

25. Nếu không vấp phải một trở ngại nào nữa, tức là bạn đã đi chệch đường rồi đó. (M. Ghenin)

26. Hãy học cách sống vượt thành công của người khác. (A.Fuirstenbeg)

27. Điều tôi muốn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà là bạn đã chấp nhận nó như thế

nào. (A.Lincoln)

28. Thành công chỉ đến khi bạn làm việc tận tâm và luôn nghĩ đến những điều tốt đẹp. (A Schwarzenegger)

29. Không có nghèo gì bằng không có tài, không có gì hèn bằng không có chí. (Uông Cách)

30. Kẻ nào không muốn cúi xuống lượm một cây kim thì không đáng có một đồng bạc. (Ngạn ngữ Anh)

31. Thành công là một cuộc hành trình chứ không phải là điểm đến. (A.Moravia)

32. Người bị vấp ngã là người dám liều mình. Qua cách họ đối phó với sai lầm, ta có thể đoán dược cách họ

giải quyết khó khăn trong tương lai. (Bill Gates)

33. Đời là cuộc đấu tranh liên tục; nó luôn được cải biên với nhưng khó khăn mới. Và chúng ta sẽ chiến thắng nhưng bao giờ cũng phải trải giá. (Mirko Gomex)

34. Không có con đường nào dài quá đối với kẻ bước đi thong thả, không vội vàng. Không có cái lợi nào xa xôi quá đối với những kẻ kiên nhẫn làm việc. (La Bruyere)

35. Thành đạt không phải ở người giúp đỡ mà chính do lòng tự tin. (Abraham Lincoln)

36. Hãy làm tròn mỗi công việc của đời mình như thể đó là công việc cuối cùng. (Marc Aurele)

37. Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi . Mà khó vì lòng người ngại núi e sông. (Nguyễn Thái Học)

38. Muốn cầu tiến hơn người, ra đời phải biết ngước mặt nhìn lên. Vì nhìn xuống ta thấy hơn người, nhưng

nhìn lên ta chỉ là con số không vĩ đại. (Francois Mauriac)

39. Biết điều mà ai cũng biết là không biết gì hết. Cái biết chỉ bắt đầu ở chỗ mà mọi người không biết (R.

Gourmont)

40. Ai than thở không bao giờ có thời gian, người ấy làm được ít việc nhất. (G.Lichtenberg)

41. Tất cả mọi người đều ao ước có được nhiều hiểu biết, điều kiện đầu tiên là phải biết nhìn đời với cặp mắt của đứa trẻ thơ, cái gì cũng mới lạ và làm cho ta ngạc nhiên cả. (Aristot)

42. Biết bao kẻ đọc sách và học hỏi, không phải để tìm ra chân lý mà là để gia tăng những gì mình đã biết.

(Julien Green)

43. Tôi chưa bao giờ gặp một người nào mà tôi không tìm thấy nơi họ một cái gì đáng cho tôi học hỏi.

(Afred de Vigny)

44. Chỉ những kẻ nào có nhẫn nại làm được hoàn toàn những việc dễ mới biết nghệ thuật làm được dễ dàng những việc khó. (Schiller)

45. Con ong được ca tụng vì nó làm việc không phải cho chính mình nhưng cho tất cả. (Saint J.Chrysistome)

46. Có 3 thứ ngu dốt: không biết những gì mình cần biết, không rành những gì mình biết và biết những gì mình không cần biết. (La Rochefoucould)

47. Người anh hùng vĩ đại nhất là người làm chủ được những ước mơ của mình. (Bhartrihary)

48. Nếu bạn muốn giầu có thì chẳng những phải học cách làm ra tiền mà còn phải học cách sử dụng đồng tiền. (B. Franklin)

49. Làm việc đừng quá trông đợi vào kết quả, nhưng hãy mong cho mình làm được hết sức mình. (Anita

Hill)

50. Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất. (Platon)

51. Kẻ hoang phí sẽ là kẻ ăn mày trong tương lai. Kẻ tham lam là kẻ ăn mày suốt đời. (Ngạn ngữ Balan)

52. Đi vòng mà đến đích còn hơn đi thẳng mà ngã đau. (Tục ngữ Anh)

53. Lý tưởng ấp ủ trong tâm trí sẽ tạo nên những hành vi phù hợp với lý tưởng. (E. Hubbart)

54. Học trò xoàng xĩnh là học trò không vượt được thầy. (Léonardo da Vinci)

55. Hãy tham khảo ý kiến người khác cho kỹ càng trước khi bắt tay vào việc, và khi đã quyết định rồi thì hãy hành động ngay tức khắc. (Sallust)

56. Ba cái nền tảng của học vấn là: nhận xét nhiều, từng trải nhiều và học tập nhiều. (Catherall)

57. Bí quyết lớn nhất của thành công là thành thật. Không thành thật, không có phương pháp nào đắc dụng với bạn hết. (E. Wheeler)

58. Câu trả lời gọn nhất là hành động. (Goethe)

59. Đường tuy gần không đi không bao giờ đến, việc tuy nhỏ không làm chẳng bao giờ nên. (Tuân Tử)

--- HẾT ---

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

Họ và tên học sinh:..................................................................... – Mã HS: B....................

NGỮ LIỆU CHÂM NGÔN ĐỂ VẬN DỤNG VÀO BÀI LÀM

VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (Phần 3 – Ước mơ, hoài bão, khát vọng)

(Từ câu thứ 1 đến thứ 13 chưa xác định được ai là người nói/viết nên tác giả tạm là Khuyết danh)

1. Cá không rời được sông nước. Trái tim không thể không mơ ước.

2. Làm tâm hồn mất mong ước chẳng khác gì làm trái đất mất bầu khí quyển.

3. Điều nguy hiểm nhất đối với hầu hết chúng ta không phải là cái đích chúng ta nhắm tới quá cao và chúng ta không đạt tới, mà là cái đích chúng ta nhắm tới quá thấp và chúng ta đạt được nó.

4. Cuộc sống vẫn vậy nếu nó lấy đi thứ gì của bạn, thì thế nào nó cũng bù lại cho bạn thứ khác, chỉ có điều là bạn có chịu đi tìm hay không thôi.

5. Đừng khóc vì chuyện đã kết thúc. hãy cười vì nó đã xảy ra .

6. Ước mơ phải lớn hơn sự sợ hãi . Nếu ước mơ của bạn không khiến bạn khao khát thì có thể chúng không đủ mạnh để chống lại những sự sợ hãi lớn dần lên và cuối cùng ngăn bạn thực hiện hóa ước mơ .

7. Cá không rời được sông nước. Trái tim không thể không mơ ước.Ước mơ là một điều rất đẹp của mỗi con người chúng ta và ai cũng có quyền ước mơ và theo đuổi đam mê. Vì thế bạn đừng bao giờ tự ti và nản chí khi gặp những khó khăn trên con đường chinh phục ước mơ. Hy vọng với những câu nói hay mà chúng tôi giới thiệu ở trên sẽ tạo động lực cho bạn thực hiện tốt giấc mơ hoài bão của mình để thành công trong cuộc sống. chúc bạn luôn thật lạc quan và tin tưởng và những điều tốt đẹp mà mình đang theo đuổi nhé!

8. Ước mơ không phải là cái gì sẵn có, cũng không phải là cái gì không thể có. Ước mơ giống như một con đường chưa có, nhưng con người sẽ khai phá và vượt qua.

9. Nếu bạn không tự xây ước mơ của mình thì người khác sẽ thuê bạn xây ước mơ của họ .

10. Tất cả những người đàn ông và phụ nữ thành công đều là những người mơ mộng. Họ mơ mộng về tương lai của họ, lý tưởng trên mọi phương diện, và rồi họ lao động mỗi ngày hướng về viễn cảnh xa xôi ấy, mục tiêu hay cái đích đó.

11. Tất cả chúng ta đều thất bại trong việc theo đuổi giấc mơ về sự hoàn hảo. Vì vậy tôi đánh giá chúng ta

trên cơ sở những thất bại huy hoàng khi cố làm những điều không thể.

12. Ngày hôm qua chỉ là cảnh mộng, và ngày mai chỉ là một giấc mơ. Nhưng ngày hôm nay sống tốt sẽ khiến mỗi ngày qua là giấc mơ hạnh phúc, và mỗi ngày mai là giấc mơ hy vọng.

13. Bạn có thể bị chế giễu hay thất bại, nhưng dù thế nào đi nữa cũng không được bỏ cuộc. Hãy biến những trò đùa nhạo báng, những thất bại gặp phải thành nguồn cảm hứng giúp bạn đạt đến thành công, và thành công sẽ dập tắt mọi sự chỉ trích.”

14. “Không hổ thẹn! Sẽ có những người chống lại bạn, nhưng họ-thực sự không đáng để bận tâm đâu.” –

J.K. Rowling

15. “Kinh nghiệm dạy tôi một số điều. Một trong số đó là hãy lắng nghe chính bản thân mình dù cho những thứ vẽ ra trên giấy tờ có đẹp đẽ đến đâu, điều thứ hai là bạn nên căn cứ vào những điều bạn biết-và thứ ba, đôi khi khoản đầu tư tốt nhất của bạn chính là khoản đầu tư mà bạn không bỏ ra.” – Donald Trump

16. Cũng như thành công, thất bại là rất hay gặp phải với nhiều người, tuy nhiên với thái độ và tâm lý tích cực, thất bại sẽ là cơ hội để bạn rút kinh nghiệm, là một bậc thang và là nơi bạn có thể bình ổn suy nghĩ, chuẩn bị cho việc thử lại lần nữa.

17. Luôn tiến về phía trước, không gì thay thế được sự kiên trì. Tài năng ư? Có vô số kẻ tài năng và thất bại. Thiên tài ư? Thế giới đầy những đứa con hoang được giáo dục. Kiên trì và quyết đoán là đủ.

18. Ước mơ không phải là cái gì sẵn có, cũng không phải là cái gì không thể có. Ước mơ giống như con đường chưa có, nhưng con người phải khai phá và vượt qua”. Ai cũng có thể học được bất cứ điều gì cần thiết để hiện thực hóa ước mơ của mình, nếu có đủ nghị lực và ý chí.

19. Ước mơ làm cho con người lớn thêm. Ước mơ thôi thúc người ta cố gắng vươn lên trong cuộc sống để biến nó thành hiện thực. Có những ước mơ xa vời và mãi mãi không thực hiện được nhưng cũng có những ước mơ rất giản dị song cũng hết sức đẹp đẽ và luôn trong tầm tay.

20. Nếu ngày nay đã có một chiều hướng tâm linh trong đời sống cũng như công việc thì “ngày mai sẽ lo về việc ngày mai”. Với sự nâng đỡ của đoàn thể tâm linh bạn sẽ thực hiện được ước mơ của mình.

21. Với hầu hết chúng ta, giấc mơ chỉ thành hiện thực sau khi không còn đáng kể nữa. Chỉ ở tuổi ấu thơ chúng ta mới có cơ hội biến giấc mơ thành hiện thực khi nó còn là cả thế giới.

22. Tất cả chúng ta đều có cuộc đời riêng để theo đuổi, giấc mơ riêng để dệt nên, và tất cả chúng ta đều có sức mạnh để biến mơ ước trở thành hiện thực, miễn là chúng ta giữ vững niềm tin.

23. Learn to be happy with what you have while you pursue all that you dream.

– Hãy học cách hạnh phúc với những gì bạn có trong khi bạn đang theo đuổi tất cả những gì mình mơ ước.

J. Rohn

24. Many people dream of success. Success can only be achieved through repeated failure and introspection. In fact, success represents the 1% of your work that results from 99% that is called failure.

– Nhiều người ước mơ được thành công. Thành công chỉ có thể đạt được qua thất bại và sự nội quan liên tục. Thật ra, thành công thể hiện 1% công việc ta làm – kết quả có được từ 99% cái gọi là thất bại. - Soichiro Honda

25. If one dream should fall and break into a thousand pieces, never be afraid to pick one of those pieces up and begin again.

– Nếu một ước mơ rơi xuống và vỡ thành nghìn mảnh, đừng bao giờ ngại nhặt một trong những mảnh đó lên và bắt đầu lại. - Flavia Weedn

26. If one dream should fall and break into a thousand pieces, never be afraid to pick one of those pieces up and begin again.

– Nếu một ước mơ rơi xuống và vỡ thành nghìn mảnh, đừng bao giờ ngại nhặt một trong những mảnh đó lên và bắt đầu lại. Flavia Weedn

27. Nothing is as real as a dream. The world can change around you, but your dream will not. Responsibilities need not erase it. Duties need not obscure it. Because the dream is within you, no one can take it away.

– Không gì có thực như một ước mơ. Thế giới xung quanh bạn có thể thay đổi, nhưng ước mơ của bạn sẽ không thay đổi. Trách nhiệm không cần xóa nó đi. Bổn phận không cần làm nó bị lu mờ. Bởi vì ước mơ ở bên trong bạn, không ai có thể tước mất.

28. There will always be dreams grander or humbler than your own, but there will never be a dream exactly like your own…for you are unique and more wondrous than you know! – Linda Staten

– Sẽ luôn luôn có những ước mơ hoặc hùng vĩ hơn hoặc khiêm nhường hơn ước mơ của chính bạn, nhưng sẽ

không bao giờ có một ước mơ hệt như ước mơ của riêng bạn…vì bạn là duy nhất và kỳ diệu hơn bạn biết.

29. Do not lose hold of your dreams or asprirations. For if you do, you may still exist but you have ceased to live.– Đừng để tuột mất ước mơ hay khát vọng của bạn. Vì nếu điều đó xảy ra, bạn có thể vẫn tồn tại nhưng bạn đã ngừng sống mất rồi. – Henry David Thoreau

30. Trust in dreams, for in them is hidden the gate to eternity. – Kahil Gibran

– Hãy tin tưởng vào những ước mơ, vì bên trong chúng ẩn chứa cánh cổng vào cõi vĩnh hằng.

31. Dreams are like stars…you may never touch them, but if you follow them they will lead you to your destiny. – Samuel Johnson

– Ước mơ giống như những vì sao… ta có thể không bao giờ chạm tay vào được, nhưng nếu đi theo chúng, chúng sẽ dẫn ta đến vận mệnh của mình

32. Dream sees the invisible, feels the intangible and achieves the impossible.

– Ước mơ nhìn thấy điều vô hình, cảm thấy điều mơ hồ và đạt được điều không thể đạt được.

33. We grow great by dreams. All big men are dreamers. They see things in the soft haze of a spring day or in the red fire of a long winter’s evening. Some of us let these great dreams die, but other nourish and protect them; nurse them through bad days till they bring them to the sunshine and light which comes always to those who sincerely hope that their dreams will come true. – Woodrow Wilson

– Chúng ta trở nên lớn lao bởi những ước mơ. Tất cả các vĩ nhân đều là những người hay mơ mộng. Họ nhìn thấy sự việc trong làn sương mờ của một ngày mùa xuân hoặc trong ánh lửa hồng của một đêm dài mùa đông. Một số người trong chúng ta để những ước mơ tuyệt vời này chết đi, nhưng những người khác lại nuôi dưỡng và bảo vệ chúng; chăm sóc chúng qua những ngày xấu trời cho đến khi chúng mang lại cho họ ánh thái dương và ánh sáng, đó là điều luôn đến với những người hy vọng chân thành rằng những ước mơ của họ sẽ trở thành hiện thực.

34. Dreams come true, without that possibility, nature would not incite us to have them. – John Updike

– Ước mơ trở thành hiện thực; nếu không có khả năng đó thì tạo hóa đâu thèm xúi chúng ta mơ ước làm gì.

35. Life is full of beauty. Notice it. Notice the bumble bee, the small child, and the smiling faces. Smell the rain, and feel the wind. Live your life to the fullest potential, and fight for your dream. – Ashley Smith

– Cuộc sống đầy ắp vẻ đẹp. Hãy để ý nhé. Này con ong lang thang, này đứa trẻ nhỏ, và này những khuôn mặt mỉm cười. Hãy ngửi mùi mưa và cảm nhận làn gió. Hãy sống cho hết tiềm năng, và đấu tranh cho những ước mơ của bạn.

36. All men dream: but not equally.Those who dream by night in the dusty recesses of their minds wake in the day to find that it was vanity; but the dreamers of the day are dangerous men, for they may act their dreams with open eyes, to make it possible. – T.E.Lawrence

– Tất cả mọi người đều mơ; nhưng không như nhau. Những người mơ về đêm, trong những ngóc ngách sâu kín lờ mờ của tâm trí, khi thức giấc vào ban ngày mới nhận ra đó là ảo ảnh; nhưng những người mơ vào ban ngày mới là đáng gờm, vì họ có thể thực hiện giấc mơ của mình với đôi mắt mở to, để biến chúng thành hiện thực.

37. To dream anything that you want to dream. That’s the beauty of the human mind. To do anything that you want to do. That is the strength of the human will. To trust yourself to test your limits. That is the courage to succeed. – Bernard Edmonds

- Hãy mơ ước bất cứ điều gì bạn muốn mơ. Đó là vẻ đẹp của trí tuệ con người. Hãy làm bất cứ điều gì bạn

muốn làm. Đó là sức mạnh của ý chí con người. Hãy tin tưởng vào bản thân để thử thách những giới hạn của mình. Đó chính là lòng can đảm để thành công.

38. Dream is like a bird that senses the dawn and carefully starts to sing while it is still dark.

– Ước mơ giống như loài chim, cảm nhận buổi ban mai và khẽ khàng cất tiếng hót khi trời vẫn còn tối.

39. Some men see things as they are and say “Why”? Others dream things that never were and say “why not”? – George Bernard Shaw

– Một số người nhìn sự việc đúng như chúng đang tồn tại và hỏi “tại sao vậy”? Những người khác ước mơ những điều chưa bao giờ xảy ra và nói “tại sao không”?

40. You are never too old to set another goal or to dream a new dream. – C.S.Lewis

– Bạn không bao giờ muộn màng để thiết lập mục tiêu hoặc một ước mơ mới.

41. “Bạn có thể bị chế giễu hay thất bại, nhưng dù thế nào đi nữa cũng không được bỏ cuộc. Hãy biến những trò đùa nhạo báng, những thất bại gặp phải thành nguồn cảm hứng giúp bạn đạt đến thành công, và thành công sẽ dập tắt mọi sự chỉ trích.” – Ajaero Tony Martins

42. “Không hổ thẹn! Sẽ có những người chống lại bạn, nhưng họ-thực sự không đáng để bận tâm đâu.” –

J.K. Rowling

43. “Kinh nghiệm dạy tôi một số điều. Một trong số đó là hãy lắng nghe chính bản thân mình dù cho những thứ vẽ ra trên giấy tờ có đẹp đẽ đến đâu, điều thứ hai là bạn nên căn cứ vào những điều bạn biết-và thứ ba, đôi khi khoản đầu tư tốt nhất của bạn chính là khoản đầu tư mà bạn không bỏ ra.” – Donald Trump

44. “Cũng như thành công, thất bại là rất hay gặp phải với nhiều người, tuy nhiên với thái độ và tâm lý tích cực, thất bại sẽ là cơ hội để bạn rút kinh nghiệm, là một bậc thang và là nơi bạn có thể bình ổn suy nghĩ, chuẩn bị cho việc thử lại lần nữa.” –W. Clement Stone

45. “Luôn tiến về phía trước, không gì thay thế được sự kiên trì. Tài năng ư? Có vô số kẻ tài năng và thất bại. Thiên tài ư? Thế giới đầy những đứa con hoang được giáo dục. Kiên trì và quyết đoán là đủ.” – Ray Kroc

46. “Khi bạn gặp trở ngại, hãy biến nó thành cơ hội. Bạn được quyền lựa chọn. Vượt qua nó và trở thành người chiến thắng, hay để nó chiến thắng và bạn đương nhiên sẽ la kẻ thua cuộc. Sự lựa chọn là của riêng bạn mà thôi. Không từ bỏ. Hãy đến với niềm vui mà kẻ bỏ cuộc từ chối được hưởng.” – Mary Kay Ash

47. “Hãy trở nên tốt đẹp một cách không thể phủ nhận, không có nỗ lực marketing hay thuật ngữ truyền thông nào có thể thay thế điều đó.” – Anthony Volodkin

48. “Lạc quan là đức tin dẫn đến thành công, không gì có thể thực hiện mà không có hy vọng và sự tự tin.” – Helen Keller

49. “Theo đuổi tầm nhìn, không phải tiền. Tiền sẽ tự đến với bạn.” – Tony Hsieh

50. “Công việc của bạn sẽ chiếm một phần rất quan trọng trong cuộc sống của bạn, và cách duy nhất để có thể thực sự hài lòng là làm việc thật tốt. Và để làm được điều đó, bạn phải yêu việc mình làm.” – Steve Jobs

51. “Giữ lấy những điều chưa biết. Bạn sẽ bất ngờ khi chúng trở thành tài sản lớn của mình. Nó đảm bảo rằng bạn sẽ làm được những việc khác với mọi người.” – Sara Blakely

52. “Không nên cố sức trở thành người khởi đầu, hãy cố gắng làm tốt.” – Paul Rand

53. “Điều duy nhất tệ hơn việc bắt tay vào làm và thất bại là chẳng làm gì cả.” – Seth Godin

54. “Khi tôi già đi và sống những năm cuối đời, tôi sẽ nhìn lại cuộc đời mình và nói: “Ồ, quả thực là một cuộc phiêu lưu!” chứ không phải là: “À, mình thấy ổn.” – Tom Preston-Werner

55. “Bạn cần gì để bắt đầu kinh doanh? Đơn giản là: Biết rõ sản phẩm của mình hơn bất kì ai, biết rõ khách hàng của mình và có khát khao cháy bỏng đối với thành công.” – Dave Thomas

56. “Không sợ hãi là một vũ khí, Tôi học được từ chính cuộc đời mình rằng càng tập luyện thì tự nhiên nỗi sợ hãi sẽ càng khó có cơ hội chiếm lấy bạn hơn.” – Arianna Huffington

57. “Kinh doanh không dành cho những kẻ yếu tim, nó dành cho nhưng người can đảm và kiên trì nhẫn nại. Những kẻ dám vượt qua.” – Khuyết danh

58. “Tôi không tưởng tượng được một kẻ có thể thành công mà không phải trả giá cho cuộc đời may rủi này mọi thứ anh ta có.” – Walter Cronkite

59. “Số liệu thống kê cho thấy, khi khách hàng phàn nàn thì người chủ và quản lý doanh nghiệp nên lấy làm vui mừng, vì sự phàn nàn của khách hàng luôn dẫn đến những cơ hội lớn hơn.” – Zig Ziglar

60. “Tôi không tập trung vào những thứ tôi chống lại, tôi tập trung vào mục tiêu và bỏ qua tất cả những thứ còn lại.” – Venus Williams

61. “Điều quan trọng là hãy nhấc mông lên và làm gì đó, đơn giản thế thôi. Rất nhiều người có ý tưởng, nhưng rất ít quyết định làm, không phải ngày mai hay tuần sau mà là ngay hôm nay. Doanh nhân thật sự làm chứ không mơ.” – Nolan Bushnell

62. “Thành công giống như bạn, như việc bạn làm và cách bạn làm việc.” – Maya Angelou

63. “Tôi biết nếu tôi thất bại tôi sẽ không hối tiếc, nhưng chắc chắn tôi sẽ hối tiếc nếu không thử.” – Jeff Bezos

64. “Hãy nhớ ăn mừng những mốc thành công quan trọng đồng thời chuẩn bị cho con đường phía trước.” – Nelson Mandela

65. Những ước mơ không chết chừng nào bạn còn nuôi dưỡng nó bằng niềm đam mê. Nick Vujicic

66. Mọi công việc thành đạt đều nhờ sự kiên trì và lòng say mê. Ngạn ngữ Tây Ban Nha

67. Ai điều khiển được lòng say mê của mình thì đó là ông chủ. Ngạn ngữ Nga

68. Độ lâu bền của sự đam mê tỉ lệ thuận với sự kháng cự ban đầu của người phụ nữ. Balzac

69. Đam mê tái tạo thế giới cho tuổi trẻ. Nó khiến mọi thứ trở nên sống động và đáng kể. Ralph Waldo Emerson

70. Thỏa mãn không phải là không đổ thêm dầu, mà là dập tắt đi ít lửa. Thomas Fuller

71. Nhiều người nghĩ mình đi mua lạc thú, trong khi thực ra đang bán mình cho nó. Benjamin Franklin

72. Ai muốn tỏa sáng thì phải cháy lên. Khuyết danh

73. Trên đời này có một điều đau đớn hơn cả mọi khoái lạc về vật chất, hơn cả sức khỏe bản thân nữa, đó là sự ham mê khoa học. Khuyết danh

74. Những say mê của con người có ba nguồn gốc: Tâm hồn, trí tuệ và thể xác. Sự say mê tâm hồn làm nảy sinh tình bạn. Sự say mê trí tuệ sinh ra lòng kính trọng. Sự say mê thể xác làm phát sinh lòng ham muốn. Tổng hợp các sự say mê đó chính là tình yêu. Ngạn ngữ Ấn Độ

75. Những niềm đam mê dù có mãnh liệt hay không cũng không nên thể hiện quá đáng tới mức làm người ta thấy căm ghét; và âm nhạc, dù trong những hoàn cảnh kinh hãi nhất cũng không nên khó nghe, mà cần vui tai và lôi cuốn, và nhờ đó mà mãi mãi vẫn luôn là âm nhạc. Wolfgang Amadeus Mozart

76. Thật dễ nuối tiếc về một điều gì đó đã mất đi nhưng sẽ rất khó nhận ra và trân trọng những gì ta đang có…

77. Người bi quan luôn tìm thấy những khó khăn trong mọi cơ hội. Người lạc quan luôn nhìn được những cơ hội trong từng khó khăn. Sự thay đổi của cuộc sống là điều ko thể tránh khỏi – Việc của chúng ta đơn giản là lựa chọn cách để vượt qua mà thôi.

78. Hãy cố gắng thắp lên một ngọn nến còn hơn cứ ngồi nguyền rủa bóng tối.

79. Tình yêu chỉ là một trong nhiều niềm đam mê. Samuel Johnson

80. Cộng đồng đình trệ khi không có thôi thúc của cá nhân. Thôi thúc của cá nhân tàn lụi khi không có sự cảm thông của cộng đồng. William James

81. Tôi có thể không chắc chắn lắm điều gì làm mình thấy hứng thú, nhưng tôi tuyệt đối chắc chắn điều gì

làm mình không thích. Albert Camus

82. Hầu hết những điều quan trọng trên thế giới đã được thực hiện bởi những người không bỏ cuộc ngay cả khi dường như chẳng có chút hy vọng nào. Dale Carnegie

Tiếng Anh: Most of the important things in the world have been accomplished by people who have kept on trying when there seemed to be no hope at all

83. Người ta chửi bới không ngừng dục vọng; người ta quy tội cho nó đã gây ra tất cả đau khổ của con người. Người ta quên mất rằng chúng cũng là nguồn của tất cả lạc thú. Denis Diderot

84. Chỉ đam mê, những đam mê lớn lao mới nâng linh hồn tới những điều vĩ đại. Denis Diderot

85. Những kí ức và kỉ niệm đẹp sẽ giúp con người vượt qua những thử thách của cuộc sống.

86. Người ta có thể quên đi điều bạn nói, nhưng những gì bạn để lại trong lòng họ thì không bao giờ phai nhạt

87. Knowledge is the eye of desire and can become the pilot of the soul.

Tiếng Việt: Tri thức là con mắt của đam mê, và có thể trở thành hoa tiêu của tâm hồn. Will Durant

88. Nhiều người nghĩ mình đi mua lạc thú, trong khi thực ra đang bán mình cho nó. Benjamin Franklin

89. Hãy nhìn ra thế giới xung quanh để thấy rằng bạn vẫn còn rất hạnh phúc so với những đau khổ mà người khác đang phải gánh chịu.

90. Mọi thứ rồi sẽ qua đi, chỉ còn tình người ở lại. Cách nhìn sự việc quan trọng hơn những gì đã diễn ra. Khi là chính mình, bạn ko có bất cứ điều gì phải sợ hãi.

91. Cho dù hoàn cảnh hiện tại có tồi tệ thế nào đi nữa, sẽ không có thời điểm nào cho sự bắt đầu tốt hơn là ngay từ bây giờ.

92. Với thế giới, bạn chỉ là một hạt cát nhỏ – nhưng với một người nào đó, bạn là cả thế giới của họ. Nếu chỉ nhìn vào vẻ bề ngoài của một người thì có lẽ bạn sẽ thất vọng, nhưng nếu bạn nhìn một người theo cách mà bạn mong muốn thì nhất định họ sẽ trở thành người như bạn mong đợi.

93. Nếu bạn không chịu dừng một phút để nhìn lại, bạn sẽ không thể nhận ra mình đã sống một cuộc đời vội vàng, ồn ào và căng thẳng như thế nào.

94. Đừng bao giờ làm những điều mà người khác có thể làm và sẽ làm nếu có những điều người khác không thể làm hoặc sẽ không làm. Amelia Earhart

Never do things others can do and will do if there are things others cannot do or will not do.

95. Đừng để ý chí mình gầm lên khi năng lực của mình chỉ đủ sức thì thầm. Thomas Fuller

Don’t let your will roar when your power only whispers.

96. Không gì giới hạn thành tựu hơn là suy nghĩ tủn mủn; không gì mở rộng những khả năng hơn là trí tưởng tượng được giải phóng. William Arthur Ward

Nothing limits achievement like small thinking; nothing expands possibilities like unleashed imagination.

97. Người lạc quan sống trên bán đảo của những khả năng vô tận; người bi quan kẹt trên hòn đào của những do dự vô cùng. (William Arthur Ward.)

The optimist lives on the peninsula of infinite possibilities; the pessimist is stranded on the island of perpetual indecision. William Arthur Ward.

.......................................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................................

Họ và tên học sinh:..................................................................... – Mã HS: B....................

MỘT SỐ DẪN CHỨNG TIÊU BIỂU

ÁP DỤNG CHO BÀI LÀM NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (Phần Một)

1. Chủ đề 1: Nghị lực sống mãnh liệt:

+ Nick Vujicic, diễn giả nổi tiếng sinh ra thiếu hai tay, hai chân, nhưng anh đã vượt qua trở ngại bệnh tật, tốt nghiệp đại học tài chính năm 21 tuổi, trở thành nhà diễn thuyết nổi tiếng và truyền cảm hứng tới 3 triệu người trên thế giới. Anh nổi tiếng với phương châm “Cuộc sống không giới hạn”.

+ Lê Thanh Thúy, cô gái lạc quan, yêu đời với nụ cười hoa hướng dương, đối mặt với căn bệnh ung thư và cái chết, vẫn mạnh mẽ, sống có ích. Cô đã lập nên quỹ “Ước mơ của Thúy” để giúp đỡ các bệnh nhân ung thư khác. Tuy Thúy đã mất đi nhưng ước nguyện cao đẹp của chị vẫn còn mãi với cuộc đời, hàng “Ngày hội Hoa hướng dương”, viết tiếp ước mơ của Thúy, vẫn được tổ chức, thu hút sự tham gia đông đảo của mọi người, đặc biệt là giới trẻ.

+ Kito Aya, cô nữ sinh Nhật Bản phải đối mặt với bệnh thoái dây sống tiểu não, đã dũng cảm và mạnh mẽ để sống những ngày trọn vẹn, yêu thương bên mọi người. Cô tâm sự: "Có những người mà sự tồn tại của họ giống như không khí, êm dịu, nhẹ nhàng, chỉ khi họ mất đi người ta mới nhận ra họ quan trọng nhường nào. Mình muốn trở thành một sự tồn tại như thế."Cuốn nhật kí “Một lít nước mắt” của cô đầy nghị lực và cảm động, đã truyền thông điệp mạnh mẽ về giá trị của cuộc sống. Đến tận cuối đời, Aya vẫn giữ trọn niềm tin yêu của mình với cuộc đời, với mọi người. Cuốn nhật kí của cô kết thúc bằng dòng chữ: “Cảm ơn”.

+ Hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng: Với cơ thể chỉ khoảng 20 kg, nhưng có sự thông minh và nghị lực sống phi thường, năm 2003, Công Hùng đã đứng ra mở một trung tâm tin học dành cho người có hoàn cảnh như mình. Trung tâm của Công Hùng đã giúp nhiều người khuyết tật tại Nghệ An xóa bỏ mặc cảm, mở ra cơ hội việc làm và tương lai tươi sáng hơn cho họ. Năm 2006, anh được Trung ương Đoàn bầu chọn là 1 trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quốc, được gọi “Hiệp sĩ công nghệ thông tin”.

+ Stephen William Hawking là nhà vật lý người Anh, là “ông hoàng” vật lý lý thuyết của thế giới.Hawking mắc bệnh thần kinh có tên Lou Gehrig, khiến ông gần như mất hết khả năng cử động. Sau đó, ông phẫu thuật cắt khí quản và không thể nói chuyện bình thường. Ông luôn gắn chặt với chiếc xe lăn, chỉ có thể nói được qua một thiết bị tổng hợp tiếng gắn với một máy tính mà ông gõ chữ vào đó.Hawking hiện là Giáo sư Lucasian, chức danh dành cho Giáo sư Toán học của Đại học Cambridge. Từng đảm nhiệm vị trí này là những nhà khoa học xuất chúng như Isaac Newton và Paul Dirac. Ông có những bài học sâu sắc cho giới trẻ: "Một là, hãy nhớ nhìn lên các vì sao và đừng nhìn xuống chân của mình. Hai là, không bao giờ từ bỏ làm việc. Làm việc sẽ giúp con cảm thấy có ý nghĩa và mục đích. Cuộc sống sẽ trở nên trống rỗng nếu không có công việc. Ba là, nếu con đủ may mắn để tìm thấy tình yêu, hãy nhớ rằng mình có nó và đừng để nó vuột mất khỏi tầm tay".

+ Helen Keller (27/6/1880 – 1/6/1968) là một nhà văn, nhà hoạt động xã hội mù, điếc người Mỹ. Bà là người mù điếc đầu tiên trên thế giới tốt nghiệp một trường cao đẳng.Tuy sống trong thế giới không ánh sáng, không âm thanh nhưng Keller vẫn là một phụ nữ tràn đầy tinh thần lạc quan, thiết tha yêu cuộc sống. Trong Thế chiến thứ I và thứ II, bà đến hơn 70 bệnh viện để an ủi bệnh nhân, động viên họ. Bà dành trọn

cuộc đời cho Hội người mù Mỹ. Bài học mà Keller rút ra: Lạc quan là niềm tin dẫn tới thành tựu. Bạn chẳng thể làm được điều gì mà thiếu đi hy vọng và sự tự tin.

2. Chủ đề 2: Sự dũng cảm:

+ Malala Yousafzai, được biết đến với hoạt động nữ quyền của mình, đặc biệt tại thung lũng Swat,

nơi Taliban đã từng cấm nữ giới đi học. Bất chấp sự uy hiếp của tổ chức khủng bố, Malala vẫn mạnh mẽ đấu tranh đòi quyền đi học cho các em gái nơi cô sinh sống. Malala trở thành người trẻ tuổi nhất nhận giải Nobel Hòa Bình. Bài phát biểu của cô tại lễ trao giải rất ấn tượng: “Bất kể con người ta mang màu da gì, nói tiếng gì và theo tôn giáo gì, chúng ta nên coi nhau là những con người và tôn trọng lẫn nhau, đấu tranh vì quyền của chúng ta, vì quyền của trẻ em, quyền của phụ nữ và quyền của tất cả mọi người.”.

+ Nguyễn Văn Nam (học sinh lớp 12T7, trường THPT Đô Lương 1, Nghệ An). Khi đi ngang qua sông Lam thấy nhóm học sinh chới với giữa dòng nước, nam sinh không hề đắn đo mà nhanh chóng lao xuống cứu người. Sau khi đã cứu được 4 em học sinh vào bờ, Nam thấy vẫn còn một em đang dần bị ngạt nước, cậu bạn đã dùng hết sức lực giúp em nhỏ được vào bờ. Nhưng tiếc thay, chàng trai trẻ đã bị kiệt sức rồi dần bị nước cuốn trôi.

3. Chủ đề 3: Sự công tâm:

+ Abraham Lincoln (tổng thống Mỹ) rất giỏi tự đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu động cơ và mong muốn của họ. Khả năng đồng cảm này giúp Lincoln tạo ra một nội các bất thường nhất trong lịch sử nước Mỹ, bằng cách tập hợp các đối thủ lại và sắp xếp trọng trách theo khả năng của họ

+ Tuy có hiềm khích riêng với Trần Khánh Dư, nhưng khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Đại Việt lần thứ 3, Trần Hưng Đạo đã gạt bỏ qua việc riêng, tin cậy giao hết công việc biên thùy cho phó tướng Vân Đồn là Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư khi ông này được phục chức. Ngoài ra, khi soạn xong Vạn Kiếp tông bí truyền thư, thì Trần Khánh Dư cũng là người được ông chọn để viết bài Tựa cho sách.

+ Danh y Lê Hữu Trác: Có lần một nhà quyền quí mời ông chữa bệnh, thấy ông đến muộn mới hỏi thì được biết trên đường đi, ông ghé vào chữa bệnh cho một người nghèo. Bị trách, ông đáp vì bệnh của người quyền quí là bệnh nhẹ, có thể chữa sau, còn người nghèo kia mắc bệnh nặng nên không thể trì hoãn.

4. Chủ đề 4: Tha thứ và chuộc lỗi:

+ Thay vì trừng phạt những kẻ bại trận (Liên minh miền Nam ủng hộ chế độ nô lệ), trong buổi lễ sau khi cuộc nội chiến Mỹ kết thúc, Abraham Lincoln đã phát biểu: “Chúng tôi không ác tâm với bất kỳ ai, hãy để chúng tôi nỗ lực làm trọn công việc của mình để hàn gắn đất nước

+ Phan Thị Kim Phúc, “Em bé Napalm” trong bức ảnh gây chấn động thế giới về chiến tranh VIệt Nam, đã phải chịu những vết thương sâu sắc cả về thể xác lẫn tinh thần. Khi trưởng thành, Kim Phúc đã tha thứ cho những người ở bên kia chiến tuyến, những kẻ đã trực tiếp gây ra những nỗi đau cho cô. Kim Phúc

nói: “Sự tha thứ giải thoát tôi khỏi lòng thù hận. Vẫn còn nhiều vết sẹo trên thân thể tôi, và sự đau đớn vẫn kéo dài trong nhiều ngày, nhưng tâm tôi nay đã được an lành”.

+ John Wast, cựu binh Mỹ, sau cuộc chiến đã mang trả lại kỉ vật cho gia đình liệt sĩ Bùi Đức Hưng, người lính Bắc Việt đối đầu với ông năm xưa. Khi đó, cánh chim bồ câu được khắc khéo léo ở mặt trong chiếc mũ lỗ chỗ vết đạn ấy làm ông giật mình, nhận ra tình yêu hòa bình lớn lao trong lòng người lính bên kia chiến tuyến. Suốt 46 năm qua, cựu binh Mỹ đặt kỷ vật chiến trường ấy trên kệ sách và coi như lời nhắc về giá trị của hòa bình, cho đến khi trao trả lại cho gia đình liệt sĩ Hưng, như một lời tạ tội.

+ Alfred Nobel, nhà khoa học lỗi lạc, người chế ra thuốc nổ, về cuối đời đã rất ân hận vì phát minh của

mình được sử dụng trong chiến tranh, mang lại nhiều đau thương, mất mát cho nhân loại. Do đó, trong di

chúc của mình, Nobel đã dành toàn bộ tài sản của mình thành lập giải Nobel để tôn vinh những đóng góp

khoa học cho nhân loại, như một cách chuộc lại lỗi lầm của mình.

5. Chủ đề 5: Trung thực – thiếu trung thực:

+ Theo Sách Trắng về hiện trạng du học sinh Trung Quốc tại Mỹ của tổ chức giáo dục WholeRen, có khoảng 8.000 du học sinh Trung Quốc bị đuổi học ở Mỹ trong năm 2014.

+ Ở Ấn Độ, hàng trăm phụ huynh ném tài liệu vào phòng thi cho con khiến các nhà chức trách đau đầu. Đây là hậu quả của việc học không thực chất, của áp lực xã hội lên bằng cấp cá nhân.

+ Chàng sinh viên Lê Doãn Ý (23 tuổi, Đại học Mở Hà Nội tại Đà Nẵng), nhặt được và trả lại hơn 1,3 tỷ đồng cho người mất. Ý tâm sự: "Nhặt được tài sản thì trả lại người đánh mất chứ có chi mô. Nhưng được nhiều người khen, em rất vui và lấy đó làm động lực để sống tốt hơn”.

+ Abraham Lincoln luôn được tôn vinh bởi đức tính trung thực của mình. Trong thư gửi thầy giáo của con mình, ông đã viết: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng một đồng đôla kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với 5 đôla nhặt được trên hè phố...

+ George Washington khi 6 tuổi đã vô tình chặt gẫy cây anh đào mà bố ông yêu thích. Thấy bố rất tức giận, Washington vô cùng hoảng sợ, trước câu hỏi của cha, sau một thoáng lưỡng lự ông khóc òa: “Con không thể nói dối, cha biết con không thể nói dối! Con đã chặt cây bằng chiếc rìu nhỏ của con”. Đức tính trung thực làm nên nhân cách lớn, Washington chính là vị tổng thống đầu tiên, khai sinh ra Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

+ Chu Văn An (1292 – 1370) – nhà nho, nhà hiền triết, nhà sư phạm mẫu mực cuối đời Trần, nổi tiếng cương trực, không cầu danh lợi. Ra làm quan vào thời vua Trần Dụ Tông (đầu thế kỉ XIV), chính sự suy đồi, nịnh thần lũng đoạn, ông dâng sớ xin chém bảy nịnh thần (thất trảm sớ) nhưng không được chấp thuận. Ông treo ấn, từ quan về quê dạy học, soạn sách. Ông không vì học trò làm quan to mà dựa dẫm, luôn thẳng thắn phê bình những học trò thiếu lễ độ.

6. Chủ đề 6: Giữ chữ tín:

+ Vua Lỗ sai Nhạc Chính Tử đem chiếc đỉnh giả dâng cho vua Tề, Nhạc Chính Tử nhất mực từ chối. Nhạc Chính Tử nói: "Nhà vua qúi cái đỉnh ấy thế nào thì tôi qúi cái đức tín của tôi như thế." Sau vua Lỗ phải đưa đỉnh thật Nhạc Chính Tử mới chịu đi.”

+ Quí Trát, con vua nước Ngô, đi công cán các nước. Khi qua nước Từ vào thăm vua Từ. Thấy Quí Trát có thanh gươm báu, vua Từ muốn xin nhưng không dám nói. Quí Trát nhận ra và trong bụng có ý muốn cho, nhưng vì công việc còn đang dở dang nên chưa tiện dâng gươm cho vua Từ được. Trên đường về từ nước Tần qua đến nước Từ thì vua Từ đã mất. Quí Trát không biết làm sao hơn, đành ra thăm mộ và treo gươm vào một cành cây bên cạnh mộ vua Từ, rồi mới trở về nước Ngô .

7. Chủ đề 7: Lòng nhân ái:

+ Chuyện kể rằng Lê Hữu Trác chữa cho một cậu bé con nhà thuyền chài nghèo bị mắc bệnh đậu mùa rất nặng, người bốc lên mùi xú uế, mỗi khi khám bệnh phải bỏ quần áo trên bờ, nhét bông vào hai lỗ mũi cho giảm bớt mùi khó chịu. Thế mà ông vẫn đi lại thăm khám, bốc thuốc chữa bệnh ròng rã hàng tháng trời. Đến khi cậu bé khỏi bệnh, không những ông không nhận một đồng thù lao nào mà còn cho gia đình cậu bé gạo, củi, dầu, đèn…

+ Mẹ Theresa: Trong hơn 40 năm, bà chăm sóc người nghèo, bệnh tật, trẻ mồ côi, người hấp hối và lãnh đạo dòng Thừa Sai Bác Ái (Missionaries of Charity) phát triển khắp Ấn Độ và đến các quốc gia khác. Bà thực hiện bất cứ việc gì bà nghĩ là có thể xoa dịu “cơn khát” hòa bình, tình yêu và tiếng cười trên thế giới. Từ các việc làm của bà, mọi người đều nhận thấy được tình yêu thương không vị kỷ của vị nữ tu.

+ Những người mẹ, người dì của hàng chục đứa con mồ côi ở làng trẻ SOS Nghệ An đã dành cả cuộc đời bên những đứa trẻ không máu mủ ruột rà nhưng họ thương yêu như rứt ruột đẻ ra. Họ chia sẻ: “Nhìn các con khôn lớn, có cuộc sống hạnh phúc, các mẹ mừng vui lắm. Đó là động lực để các mẹ tiếp tục cố gắng chăm sóc các trẻ nhỏ bất hạnh, trao lại nụ cười trên môi cho các bé”.

+ Làng trẻ em SOS Quy Nhơn hiện có 13 bà mẹ. Phần lớn họ là những phụ nữ ở các vùng quê trên địa bàn tỉnh, tuổi từ 30 đến 40, sức khỏe tốt, không có chồng và con, tự nguyện hy sinh phần đời còn lại cho trên dưới 10 đứa trẻ mồ côi. Họ có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục trẻ, chuẩn bị các điều kiện để trẻ có thể hòa nhập, tự lập khi đến tuổi trường thành. Tựa như bao bà mẹ khác, họ còn là người tạo lập mối quan hệ tình cảm ruột thịt, đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình, giữa các gia đình trong làng.

8. Chủ đề 8: Đức tính khiêm tốn:

+ Nhà bác học vĩ đại Einstein không tự nhận mình là một người nổi tiếng: “Tôi chỉ là một người bình

thường như bao người khác thôi, cũng sống và làm công việc mình yêu thích, sao lại gọi tôi là người nổi tiếng ?

9. Chủ đề 9: Sống có đam mê:

+ Steve Jobs, CEO của Apple là một người có đam mê mạnh mẽ với công nghệ máy tính. Hơn chục năm gầy dựng sự nghiệp, ít ai ngờ chính Steve Jobs từng bị Apple sa thải. Đam mê không cho phép ông nản lòng, rời khỏi Apple, ông vẫn kiên trì xây dựng lại sự nghiệp, tạo ra nhiều công nghệ đột phá, mới mẻ. Những danh ngôn của Steve Jobs: “Đôi khi cuộc đời sẽ ném gạch vào đầu bạn. Đừng đánh mất niềm tin.” ; “Chúng ta không có cơ hội làm quá nhiều điều, và mỗi thứ chúng ta làm đều phải thật sự tuyệt vời. Bởi vì đây là cuộc đời của chúng ta. Cuộc đời ngắn ngủi lắm, và rồi bạn chết, bạn biết chứ? Và chúng ta đều được lựa chọn để làm điều này với cuộc đời mình. Vì vậy điều ta làm nên thật tốt. Nên đáng giá.

+ Đối với, Susan Boyle, giọng ca thiên thần nước Anh, đam mê ca hát cho cô nghị lực sống. Susan được sinh ra khi mẹ cô đã 47 tuổi. Ca sinh nở khó khăn gây ảnh hưởng tới não vì thiếu oxy và thai nhi được chẩn đoán sẽ gặp khó khăn trong học tập sau này, cô hay bị bắt nạt ở trường và bị mọi người chế giễu vì vẻ xấu xí của mình. Trước những khó khăn của cuộc đời cô vẫn giữ vững niềm đam mê âm nhạc, với ca khúc “I dreamed a dream”, giọng ca thiên thần của cô đã chạm vào trái tim hàng triệu khán giả.

+ Nghệ sĩ ba lê nổi tiếng Anna Pavlova đã nuôi dưỡng đam mê nghệ thuật của mình đến những giây phút cuối đời. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, bà yêu cầu người ta mặc cho bà bộ váy bà vẫn mặc khi biểu diễn vở Cái chết của con thiên nga. Vào đêm diễn ra buổi biểu diễn tiếp theo của bà trên sân khấu ở Hague, người ta để duy nhất một chiếc đèn chiếu tỏa ánh sáng xuống một điểm dành cho diễn viên ba lê để tưởng nhớ Anna Pavlova. Vòng tròn ánh sáng trống không như muốn nói lên rằng: Sân khấu ba lê thế giới đã chịu một mất mát lớn lao như thế nào khi phải vĩnh biệt nữ hoàng của nó.

+ Sinh ra trong một gia đình nghèo ở thành phố Odense, cuộc sống nghèo khổ, không lúc nào có đủ bánh mì để ăn. Đi học lại luôn bị bạn bè chê cười vì ngoại hình xấu. Vượt qua tất cả với ước mơ trở thành nghệ sĩ, Andecxen đã lang thang lên thành phố Copenhaghen đóng những vai kịch tầm thường, làm quét dọn.

Cuối cùng, nghị lực và đam mênghệ thuận đã giúp ông thành công. Những câu truyện cổ tích của ông mãi tồn tại trong tâm trí độc giả, mang lại cho trẻ thơ niềm hạnh phúc, thắp lên những ước mơ đẹp. => Nghị lực và tình yêu nghệ thuật là những nhân tố để thành công.

10. Chủ đề 10: Sáng tạo, chủ động khắc phục khó khăn và nắm bắt cơ hội:

+ Nữ diễn viên nổi tiếng Anna Pavlova. Mỗi lần biểu diễn trên sân khấu là mỗi lần Anna Pavlova khổ sở vì đau chân, vì thế bà đã sửa giày của mình bằng cách đệm thêm một miếng da cứng vào đế giày đồng thời

đệm phẳng cả bên trong lòng giày. Kiểu giầy đó đã giúp giải phóng cảm giác đau đớn từ bàn chân và giúp bà thuận lợi hơn trong xử lý các động tác để phát huy sự sáng tạo trong biểu diễn.

+ Thuở niên thiếu Picaso là một họa sĩ vô danh, nghèo túng ở Paris. Đến lúc chỉ còn 15 đồng bạc, ông quyết định “đánh canh bạc cuối cùng”. Ông thuê sinh viên dạo các cửa hàng tranh và hỏi: “Ở đây có bán tranh của Picaso không?” Chưa đầy một tháng tên tuổi của ông đã nổi tiếng khắp Paris, tranh của ông bán được và nổi tiếng từ đó => Nếu không tự tạo cơ hội cho chính mình thì chẳng bao giờ ta có cơ hội cả.

+ Gần như không một anh bộ đội nào không biết đến bếp Hoàng Cầm. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ khi chỉ một lọn khói nhỏ cũng có thể bị phát hiện, đồng nghĩa với những cuộc oanh kích dữ dội, đồng chí Hoàng Cầm đã sáng tạo ra chiếc bếp không khói, vô hiệu hóa kỹ thuật quân sự của không quân Mỹ.

11. Chủ đề 11: Lòng tự trọng:

+ Hồi World Cup năm 2002, tổ chức tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Rất nhiều người hâm mộ từ châu Âu sang Nhật xem bóng đá. Trong các sân vận động, sau khi trận đấu kết thúc, người xem ra về, nhưng người Nhật nán lại nhặt các vỏ đồ hộp, chai, lọ, rác vứt rải rác trong sân vận động, để mang ra thùng rác bên ngoài. Nhiều người hâm mộ Tây thấy xấu hổ, cũng quay lại, học người Nhật, nhặt các vỏ chai lọ, đồ hộp, bao giấy mà mình vứt lại, mang ra thùng rác. Ý thức công cộng của người Nhật quả là đáng khâm phục.

12. Chủ đề 12: Tinh thần đoàn kết:

+ Trong thảm họa sóng thần năm 2012, người dân Nhật vẫn bình tĩnh, ứng phó, người dân bình tĩnh đứng xếp hàng nhận viện trợ, không có nạn hôi của xảy ra, các cửa hàng giảm giá bán để giúp đỡ đồng bào è Tinh thần đoàn kết cao độ, sự nhận thức sâu sắc mối quan hệ giữa các nhân và tập thể đã giúp người Nhật đứng dậy từ thảm họa, được cả thế giới khâm phục.

+ Khi máy bay MH370 của Malaysia gặp nạn, phía Việt Nam ngay lập tức đã có những hành động cứu trợ: Việt Nam đã sử dụng 3 máy bay vận tải AN26, 2 máy bay tuần thám CASA C-212, 1 thủy phi cơ, 3 trực thăng, 7 tàu tham gia tìm kiếm và một số tàu máy bay hậu cần sẵn sằng cho tình huống xấu. Tàu của Việt Nam gồm tàu của hải quân và cảnh sát biển. Tình đoàn kết, hữu nghị giữa các quốc gia trên thế giới, đồng thời thể hiện truyền thống “thương người như thể thương thân” tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

13. Chủ đề 13: Sách và cuộc sống:

+ Book Box (Chiếc hộp sách) là tên một phong trào ý nghĩa do các bạn trẻ Việt Nam tổ chức, những chiếc hộp sách sẽ được đặt ở nơi công cộng và mọi người có thể đến đó đọc sách miễn phí,mọi người cũng có thể mang sách về nhà với điều kiện để một cuốn sách khác vào thế chỗ è Hành động ý nghĩa, thiết thực, mang sách đến mọi người, phát huy tinh thần nhân ái, sẻ chia của cộng đồng.

+ Ông Phạm Thế Cường (Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh) là chủ thư viện tư nhân phục vụ cộng đồng miễn phí. Là một người đam mê sách, ông đã dày công sưu tầm rất nhiều đầu sách bổ ích phục vụ mọi người, đặc biệt là các em nhỏ. Ngoài ra, thư viện của ông còn tổ chức các chuyên đề văn học để những người yêu thích văn chương có thể chia sẻ đam mê của mình.

+ Đỗ Phủ, nhà thơ được mệnh danh là Thánh thi của Trung Quốc từng quan niệm “Đọc nát vạn quyển sách, hạ bút như có thần”. Sách có vai trò vô cùng to lớn đến việc mở mang đầu óc, trau dồi tình cảm của mỗi người, giúp cho người nghệ sĩ có thể sáng tạo ra những tác phẩm bất hủ.

+ Maxim Gorki, “Cánh chim báo bão của cách mạng Nga”, cây đại thụ của nền văn học Xô viết, là một người ham mê đọc sách. Tuổi trẻ cơ cực, Maxim Gorki phải tự trau dồi kiến thức qua những cuốn sách quý báu mà ông có được. Ông từng quan niệm rằng: “Sách mở rộng ra trước tôi những chân trời mới”.

14. Chủ đề 14: Tinh thần ham học hỏi:

+ Darwin là một nhà bác học nổi tiếng, khi về già vẫn chăm chỉ đọc sách trau dồi kiến thức. Con gái ông thấy lạ, thắc mắc tại sao cha đã lớn tuổi mà vẫn chăm chỉ học tập, ông trả lời: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”.

+ Cụ Huỳnh Thúc Kháng sinh năm Bính Tí (1876) huyện Tiên phước Tỉnh Quảng Nam. Cụ là người học rất giỏi, đã hai lần đỗ thủ khoa trong các kỳ thi Hương và thi Hội. Cụ còn là người rất ham học, lúc nào cũng đọc sách tìm tòi cái mới, cái hay của sách vở, khám phá cái vô cùng của kiến thức. Trong thời gian bị đày đi Côn Đảo cụ đã tự học tiếng Pháp. Với cuốn từ điển Pháp dày khoảng 1800 trang cụ đã kiên trì học thuộc sau các buổi lao động khổ sai hằng ngày. Cụ là tấm gương tiêu biểu cho tinh thần hiếu học của người Quảng và soi rọi cho thế hệ thanh niên đời sau.

+ Giáo sư Ngô Bảo Châu, nhà toán học xuất sắc đã giải được bổ đề Langlands và giành được huy chương Field danh giá, đã bỏ ra rất nhiều tâm huyết nghiên cứu, trau dồi để theo đuổi đam mê toán học của mình. Ông cho rằng: "Đến một lúc nào đó, bạn làm toán vì bạn thích chứ không phải để chứng tỏ một cái gì nữa".

+ Cụ Hoàng Ân, quê Bắc Giang, 74 tuổi vẫn thi vào viện Đại học Mở Hà Nội. Cụ cũng cho biết học luật với mục đích chính là giúp bà con ở quê đấu tranh bảo vệ quyền lợi của người nông dân, hiểu luật để giúp những người nông dân nghèo đấu tranh đòi quyền lợi hợp pháp khi bị xâm phạm.

15. Chủ đề 15: Lý tưởng của giới trẻ:

+ Remi Camus, chàng trai người Pháp, đã bơi dọc sông Mê Kông tổng chiều dài 4400 km để truyền tới thế giới thông điệp mạnh mẽ về việc bảo vệ nguồn nước sạch.

+ Nguyễn Trần Hoàng Việt, anh chàng sinh viên năm 4 ngành ngoại thương ĐH Hoa Sen – đã tạo ra Cây Tri Thức, một giá sách công cộng đặt ở sảnh trường đại học để mọi người có thể cùng nhau chia sẻ đam mê đọc sách. Việt mong mỏi không chỉ chia sẻ tri thức với bạn bè. Cháy bỏng hơn, Việt muốn tập tành xây dựng một cộng đồng sống tử tế, trung thực, trân trọng khi nhận và tự nguyện cho đi.

+ Ca sĩ Thái Thùy Linh nổi tiếng với chương trình Mang âm nhạc đến bệnh viện, hội tụ nhiều nghệ sĩ nổi tiếng tham gia đến các bệnh viện để phục vụ văn nghệ và quyên góp từ thiện cho các bệnh nhân khó khăn.

16. Chủ đề 16: Tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm:

+ Trước việc 6700 cây xanh bị chặt hạ, những người dân Hà Nội đã phát động chiến dịch cây, buộc những chiếc nơ vàng lên thân cây, thể hiện trách nhiệm của công dân đối với môi trường sống.

+ Trước việc chuẩn bị xây cáp treo ở Sơn Đoòng, hang động lớn nhất thế giới, khiến cảnh quan nơi đây có nguy cơ bị hủy hoại, cư dân mạng Việt Nam đã lập ra chiến dịch bảo vệ hang Sơn Đoòng, tuyên truyền tới mọi người giá tri của Sơn Đoòng và kêu gọi mọi người bảo vệ thắng cảnh vô giá ấy.

+ Dù lỗ của thanh sắt đã bị nứt, nhưng nhóm công nhân trong công trường thi công nhà ga Metro Hà Nội vẫn cho cẩu móc vào để di chuyển dẫn đến sự cố cọc sắt dài 9 m nặng hơn 600 kg rơi xuống đường. Sự vô trách nhiệm trong thi công công trình gây nguy hiểm cho mọi người xung quanh.

+ Nhiều vụ tai nạn giao thông thảm khốc xảy ra do tài xế ngủ gục, hoặc cố tình phóng nhanh vượt ẩu vi phạm luật giao thông. Sự vô trách nhiệm có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, gây ra đau thương, mất mát cho mọi người.

17. Chủ đề 17: Cho đi và nhận lại:

+ Anh Trần Phước Hòa ở quận Bình Tân là người đã xây dựng hệ thống quán cơm chay giá 5000 đồng để giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn. Anh có chia sẻ rằng: “Việc quan sát bà con đến ăn ở quán, hỏi họ dăm ba câu đã thành thói quen của tôi. Tôi cảm thấy ấm lòng mình khi họ được no bụng”.

+ Một hình ảnh đặc trưng cho sự nhân ái của người Sài Gòn chính là những bình trà đá miễn phí đặt ở vỉa hè. Hành động giản đơn nhưng ấm áp tình người, làm nên hình ảnh một Sài Gòn nhân hậu, thân thiện, hiếu khách.

+ Từ nhiều năm nay màu áo xanh tình nguyện của các bạn sinh viên trong mùa thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng dường như đã trở nên quen thuộc với mọi người. Nhắc đến áo xanh là nhắc đến sự quan tâm, sẻ chia và nhiệt huyết đến quên mình vì cộng đồng. Không ngại khó khăn, vất vả, dưới cái nắng nóng oi ả của mùa hè, các chiến sĩ tiếp sức mùa thi đã có mặt ở tất các điểm thi được phân công để giúp đỡ thí sinh và phụ huynh. Do được chuẩn bị chu đáo từ trước, các chiến sĩ tình nguyện khá thuận lợi khi tư vấn về nhà trọ giá rẻ, nhà trọ miễn phí, hướng dẫn về địa điểm thi, lộ trình các tuyến xe buýt… Đặc biệt có bạn còn sẵn sàng cho thí sinh và người nhà ở cùng với mình đồng thời tình nguyện đưa đón thí sinh trong những ngày thi.

18. Chủ đề 18: Lòng yêu nước:

+ Báo Tuổi trẻ từ năm 2011 đã phát động phong trào “Góp đá xây Trường Sa”, kêu gọi nhân dân cả nước cùng chung tay góp sức để xây dựng biển đảo quê hương. Đây là một chương trình ý nghĩa, thiết thực, khơi dậy lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm trong mỗi cá nhân.

+ Khoảng 800 học sinh khối 12 trường THPT Lê Quý Đôn (Thành phố Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai) đã cùng nhau xếp hình bản đồ Việt Nam với đầy đủ hai quần đảo Trường Sa - Hoàng Sa trong buổi lễ chào cờ đặc biệt diễn ra sáng ngày 12/05/2014.Trong khoảnh khắc thiêng liêng này, tất cả học sinh cùng đặt tay lên ngực trái và hát vang bài Quốc ca hào hùng. Hành động ý nghĩa của thầy trò trường Lê Quý Đôn nhằm góp tiếng nói phản đối hành động Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép vào vùng biển Việt Nam. Hình ảnh làm xúc động đông đảo người xem, góp tiếng nói về chủ quyền biển đảo quê hương, tình yêu nước và lòng tự hào dân tộc.

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

Họ và tên học sinh:..................................................................... – Mã HS: B....................

MỘT SỐ DẪN CHỨNG TIÊU BIỂU

ÁP DỤNG CHO BÀI LÀM NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (Phần Hai)

* Chủ đề 19: Cá chết hàng loạt và vấn đề ô nhiễm môi trường biển:

1. Cá chết bất thường được phát hiện từ đầu tháng 4 ở Hà Tĩnh, lan vào khu vực Hòn La (Quảng Bình, giáp Hà Tĩnh) rồi mở rộng xuống vùng biển Nhật Lệ, Hải Ninh và Lệ Thuỷ. Đến ngày 18 và 19/4, Quảng Trị và Huế cũng xuất hiện tình trạng này. Riêng tại Quảng Trị, tổng khối lượng cá chết mà người dân vớt được từ 2 đến 4 tấn.

2. 10 tấn rác thải “tấn công” vịnh Nha Trang mỗi ngày: Chỉ trong mấy ngày qua bờ biển tỉnh Hà Tĩnh chứng kiến hai sự cố mà tác nhân chủ yếu đến từ ô nhiễm môi trường ven bờ biển. Từ ngày 2-3, hơn 50 ha nghêu thương phẩm vùng bờ biển bãi ngang hai huyện Kỳ Anh và Cẩm Xuyên chết rạt đến gần 90% chưa có biện pháp khắc phục hậu quả thì ngay sau đó sò lông, ốc hương tự nhiên chết theo sóng biển tấp vào đầy nghẹt bờ cát ven bờ huyện Kỳ Anh, dọn không xuể.

3. Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2008 dự báo, mỗi năm, Việt Nam đang mất đi ít nhất 69 triệu USD thu nhập từ ngành du lịch do hệ thống xử lý vệ sinh kém. Ô nhiễm môi trường cũng làm giảm đi sức thu hút khách của ngành du lịch.

* Chủ đề 20: Thực phẩm bẩn:

1. Thịt heo nạc bất thường do lạm dụng chất cấm Salbutamol (*) trong chăn nuôi, măng tươi được tẩm, nhuộm Auramine O (*) – chất cấm sử dụng trong chế biến, bảo quản thực phẩm.

2. Theo ông Vũ Đình Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội: “Thực phẩm bẩn đang tuồn vào các siêu thị uy tín”. Như vậy, vấn nạn thực phẩm bẩn đang “hoành hành” từ các khu chợ thuận tiện cho việc mua bán thường nhật đến những siêu thị lớn gửi gắm niềm tin của người tiêu dùng.

(*) Salbutamol: (INN) hoặc albuterol (Usan) là một chất chủ vận thụ thể β2-adrenergic sử đụng để làm giảm co thắt phế quản ở bệnh như hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Nó được bán trên thị trường như Ventolin trong các thương hiệu có tên khác. Salbutamol là chất chủ vận thụ thể β2-adrenergic được bán trên thị trường trong năm 1968. Chất này được bán lần đầu tiên bởi Allen & Hanburys (Anh) dưới tên thương hiệu Ventolin, và đã được sử dụng để điều trị bệnh hen suyễn từ đó. Nó đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) phê duyệt cho sử dụng tại Hoa Kỳ tháng năm 1982. Tại Việt Nam, một số trang trại chăn nuôi gia súc đã trộn thuốc này vào thức ăn gia súc để làm tăng lượng nạc ở thịt gia súc nuôi. Khi trộn vào thức ăn gia súc, gia cầm, các chất này có tác dụng thúc cho lợn lớn nhanh hơn, mông, vai nở hơn, tỉ lệ nạc cao hơn, màu sắc thịt đỏ hơn.

(*) Auramine O: (còn gọi là Vàng O, vàng ô) là một loại thuốc nhuộm diarylmetan được dùng để

nhuộm huỳnh quang trong sinh học. Ở dạng tinh khiết, tinh thể Auramine O có hình kim màu vàng. Nó rất dễ tan trong nước và có thể tan trong ethanol.

+ Auramine O có thể được dùng để nhuộm các loại vi khuẩn kháng toan (ví dụ. Mycobacterium, trong đó nó kết hợp với axit mycolic ở vỏ tế bào) tương tự như kỹ thuật nhuộm Ziehl-Neelsen. Nó cũng được dùng như một dạng huỳnh quang của thuốc thử Schiff.

+ Auramine O có thể được dùng kèm với Rhodamine B để tạo thành thuốc nhuộm auramine- rhodamine (AR) cho vi khuẩn lao. Nó cũng được dùng như một chất khử trùng.

+ Ở Việt Nam, việc sử dụng Vàng O trong thực phẩm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

* Chủ đề 21: Văn hóa tại nơi thờ tự:

1. Hàng năm, ở Việt Nam có khoảng hơn 8000 lễ hội, trung bình mỗi ngày có 20 lễ hội diễn ra trên cả nước. Nhưng với số lượng lễ hội lớn không chỉ mất tiền bạc và thời gian vào lễ hội, chúng ta đang phải chứng kiến hàng ngày 20 cảnh xô bồ, chen lấn không chút tình người ở những nơi linh thiêng, thanh tịnh như chốn Phật ngự.

2. Nhiều bài báo cho thấy cảnh chen chúc khiến trẻ con phải khóc, bộ phận Công an phải buộc bế những đứa trẻ thoát khỏi “biển người” đang hành hương lên đất Tổ trong dịp lễ vừa qua. Thay vì khuôn mặt thanh thản, dưới cái nắng của hè cuối tháng 4 dương lịch, mặt người nào người ấy đều đượm mồ hôi, cau có, khó chịu. Thái độ đó sinh ra không đơn giản là vì thời tiết nữa, mà tại bên trái, bên phải, bên trên, bên dưới mọi người đều đi hành hương, đẩy nhau, chen nhau trên từng bậc đá cầu thang. Oái ăm thay, có nhiều người còn dẫn cả trẻ con đi theo và người lớn hoặc kéo theo một cái đuôi; hoặc bồng bế dắt díu nhau như chạy loạn… Và người dẫm lên người, người ùn người chỉ để nhanh lên núi khấn cụ Tổ nghìn năm trước. Văn hóa xếp hàng vốn kém nay còn không hề xuất hiện trong việc đám đông về núi nhớ Giỗ Tổ. Một đám giỗ linh đình vì “Thiên Lĩnh đang oằn mình” trước bước chân đầy bon chen của đám con cháu Hùng Vương.

* Chủ đề 22: Hạn mặn tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long:

1. Những tháng đầu năm 2016, ĐBSCL đã hứng chịu nạn hạn hán, xâm nhập mặn lớn nhất trong gần một thế kỉ qua.

+ Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc (UN), mực nước tại mạng lưới kênh rạch của ĐBSCL đang ở mức thấp nhất kỉ lục. Những ruộng lúa khô cằn, những đầm tôm mất trắng,… đặt lên vai người nông dân chồng chất những gánh nợ.

+ Sinh hoạt của người dân cũng bị ảnh hưởng trầm trọng. Hiện tại ở ĐBSCL đã có hơn nửa triệu người thiếu nước. Tỉnh Bến Tre ghi nhận 160/164 xã không có nước ngọt để sinh hoạt.

2. Vùng trũng Lung Ngọc Hoàng (Hậu Giang) – khu vực bảo tồn thiên nhiên rộng hơn 3.000 ha và cũng được xem là túi nước ngọt của cả vùng đồng bằng có nguy cơ chứng kiến sự biến mất của 500 loài sinh vật.

* Chủ đề 23: Bệnh vô cảm:

1. Trong y tế thì bác sĩ thờ ơ với nỗi đau của bệnh nhân, y tá thì ăn bớt vắc xin của trẻ em, dù biết nó có thể để lại những hậu quả khôn lường. Doanh nghiệp thì chôn thuốc trừ sâu xuống đất mà không nghĩ đến hậu quả gây ra cho đồng loại. Công quyền thì thờ ơ với dân, ngoài đường thấy tai nạn người ta tụ tập lại vì tò mò nhiều hơn là tìm cách đưa nạn nhân đi cấp cứu…

2. Một lần, ở đường Đại Cồ Việt (Hà Nội), có một nữ khách nước ngoài bị tai nạn ô tô, vậy mà tất cả mọi

người không ai giúp đỡ bà ấy mà để mấy tiếng sau xe cấp cứu mới tới…

* Chủ đề 24: Phá hoại môi trường tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên:

* Lên án cho hành động của du khách Trung Quốc phá hoại môi trường Hoàng Sa:

1. Các du khách Trung Quốc tham gia chuyến du lịch phi pháp đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mới đây đã châm ngòi cho làn sóng phẫn nộ với những hành động phá hoại môi trường cũng như ăn các loại động vật quý hiếm tại đây.

2. Một du khách tham gia chuyến du lịch mới đây tại Hoàng Sa đã đăng tải trên mạng các bức hình chụp cảnh một nhóm người Trung Quốc vơ vét các loại động vật biển quí hiếm, làm dấy lên lo ngại về hoạt động bảo tồn thiên nhiên tại khu vực mà Trung Quốc chiếm đóng phi pháp của Việt Nam.

3. Các vụ chặt phá rừng, hủy hoại hệ sinh thái rừng của những lâm tặc…

* Chủ đề 25: Vấn đề đạo đức của con người bị xuống cấp, băng hoại một cách nghiêm trọng:

1. Vụ việc “Con giữ mẹ cho bố đánh gãy cổ”: Đêm 18/9, tổ 45B phường Trương Định, quận Hoàng Mai (Hà Nội) náo loạn vì vụ việc con trai và bố khóa trái cửa đánh mẹ gãy đốt sống cổ và đến nay, theo chuẩn đoán của bệnh viện là đang có nguy cơ bị liệt nửa người vĩnh viễn. Nạn nhân là bà Lê Thị Liên (sinh năm 1958) hiện đang nằm điều trị trong khoa Sọ não, bệnh viện Thanh Nhàn trong tình trạng chấn thương nặng. Trên khắp các diễn đàn, các mạng xã hội lớn ở Việt Nam, người ta xôn xao bàn tán về đạo đức của người chồng có học vấn cao, tên N.D.Tiến (sinh năm 1956) – giáo viên dạy Toán lớp 9 của trường THCS Nguyễn Phong Sắc (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) và cậu “quý tử” bà Liên mang nặng đẻ đau – N.T.Khôi (sinh năm 1985) gây ra vụ việc này.

2. Vụ việc “Giết người vô nhân tính”: Vụ án Lê Văn Luyện là một vụ án giết người cướp của xảy ra tại tiệm vàng Ngọc Bích (Phương Sơn, Lục Nam) ngày 24 tháng 8 năm 2011. Trong vụ án này, sát thủ Lê Văn Luyện đã giết chết vợ chồng chủ tiệm vàng cùng con gái nhỏ 18 tháng tuổi. Con gái lớn của họ 8 tuổi bị chém đứt tay. Đây là vụ án rất nghiêm trọng gây xôn xao trong dư luận và ảnh hưởng đến trật tự an ninh tại địa phương. Lê Văn Luyện nổi tiếng vì phạm tội khi chưa đến 18 tuổi. Do vậy khi bị kết án Luyện chỉ bị mức án nặng nhất là 18 năm tù theo luật pháp của Việt Nam tại thời điểm đó.

* Chủ đề 26: Thế giới ảo:

1. Giờ nhiều gia đình quá tập trung vào kinh tế mà quên mất việc giao tiếp, dạy dỗ con cái. Nhiều đứa trẻ suốt ngày chỉ giao lưu với thế giới ảo trên mạng. Thế giới ảo đã gây ra nhiều hậu quả xấu như bị lừa tiền, lừa tình dẫn đến những kết cục đau lòng…

2. Tiêu điểm là vụ một nữ sinh trường THPT Trần Phú (Đà Nẵng) bị bêu xấu trên mạng xã hội Facebook dẫn tới suýt mất mạng đã làm xôn xao cộng đồng mạng. Cụ thể là nữ sinh này bị một nhóm người đăng những nội dung nhục mạ, xúc phạm, rằng nữ sinh đó đi học kênh kiệu, chảnh choẹ, không hoà đồng, lôi cả phụ huynh vào cuộc và bịa đặt nhiều chuyện riêng tư khác để bôi nhọ nữ sinh đó…

3. Tiêu điểm thứ 2 là câu chuyện lợi dụng lòng tin của cộng đồng mạng để lừa tiền. Chuyện kể về một cậu học sinh tên Nhật (cựu học sinh THPT chuyên T.L, Đà Lạt), do nợ nần chồng chất, Nhật đã bịa ra chuyện em mình bị ruột thừa cần gấp khoảng 10 triệu để cho em phẫu thuật. Có rất nhiều người vì cả tin đã cho Nhật vay tiền và bị y cuỗm trọn.

* Chủ đề 27: Thần tượng:

1. Giới trẻ hiện nay phát cuồng thần tượng chứ không đơn giản chỉ là sự yêu thích. Đã có những cuộc tranh cãi gay gắt trên các mạng xã hội về vấn đề này. Điển hình là vụ tranh cãi của các fan cuồng K.pop với nhà thơ Đỗ Trung Quân. Bài thơ có cái tên khá dài: “Hãy tiết kiệm thứ còn lại duy nhất” đã thể hiện quan điểm của những con người thời đại trước từng cầm súng ra trận với giới trẻ ngày nay đang sống trong hòa bình nhưng không ý thức rõ tình yêu của mình đang nằm ở đâu. Bài thơ có những đoạn chỉ trích thẳng vào các fan Kpop. Ngay sau đó, các fan Kpop đã làm ngay một bài thơ phản pháo. Từ đó xuất hiện những quan điểm trái chiều gây nhiều tranh cãi.

* Chủ đề 28: Những tấm gương tiêu biểu về ý chí, nghị lực đáng học hỏi:

1. Chu Văn An: (1292- 1370) - nhà Nho, nhà hiền triết, nhà sư phạm mẫu mực cuối đời Trần, nổi tiếng cương trị không cầu danh lợi. Ra làm quan vào đời Trần Dụ Tông (đầu thế kỉ XIV), chính sự suy đồi, nịnh thần lũng đoạn, ông dâng sớ xin chém bảy nịnh thần (thất trảm sớ) nhưng không được chấp thuận. Ông treo ấn từ quan về quê dạy học, viết sách. Ông không vì trò làm quan to mà dựa dẫm, luôn thẳng thắn phê bình những trò thiếu lễ độ => TẤM GƯƠNG TRUNG THỰC,BẤT CHẤP KHÓ KHĂN VẪN CHIẾN ĐẤU VÌ LẼ PHẢI.

2. Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ mù yêu nước . Ông dùng ngòi bút của mình đánh giặc.Cuộc đời và sự nghiệp của ông là tấm gương tiêu biểu cho ý chí và nghị lực của con người vượt qua hoàn cảnh, số phận. Ở cương vị nào, một nhà thơ, một thầy giáo, một thầy thuốc,…ông cũng đều cống hiến hết mình ==>Ý CHÍ NGHỊ LỰC PHI THƯỜNG.

3. Nguyễn Thị Ánh Viên, 19 tuổi đến từ Cần Thơ là VĐV bơi lội. Cô nàng được nhiều người biết đến và dành tình cảm mến mộ tại SEA Games 28 vừa qua khi giành được 8 HCV và phá vỡ 8 kỷ lục bơi tại đại hội thể thao lớn nhất Đông Nam Á. Thành tích ấn tượng này khiến Ánh Viên trở thành thần tượng của giới trẻ. Cô nàng được gắn với nhiều nick name như “kình ngư vàng”, “tiểu tiên cá”, “siêu sao trên đường đua xanh”…Ánh Viên còn gây “choáng” khi trở thành Đại úy Quân nhân chuyên nghiệp trẻ tuổi nhất trong lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam ở tuổi 18 và được nhận Huân chương Lao động hạng nhì.Dù phải xa nhà từ lúc 12 tuổi, mỗi năm về thăm bố mẹ rất ít, suốt ngày chỉ có bơi lội và có một chế độ ăn uống nghiêm ngặt… nhưng Ánh Viên chưa bao giờ bỏ cuộc mà luôn cố gắng ==>BÀI HỌC VỀ NGHỊ LỰC NUÔI DƯỠNG ƯỚC MƠ, BÀI HỌC VỀ SỰ KHIÊM TỐN,KHÉO LÉO TRONG ỨNG XỬ,THẮNG KHÔNG KIÊU, BẠI KHÔNG NẢN, NỐ LỰC KHÔNG NGỪNG DÙ ĐÃ THÀNH CÔNG, KHÔNG NGỦ QUÊN TRONG CHIẾN THẮNG.

4. Nhà soạn nhạc Beethoven: (17/12/1770 – 26/3/1827) là nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Hồi nhỏ, ông bị khiếm thính, sau đó bị điếc hoàn toàn. Tuy vậy, vượt qua mọi trở ngại, ông vẫn trở thành một nhà soạn nhạc vĩ đại, nổi tiếng thế giới. Ông là hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời, từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang âm nhạc lãng mạn. Beethoven được coi là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều nhà soạn nhạc, nhạc sỹ và khán giả về sau.

5. Liz Murray: Elizabeth Murray sinh năm 1980 trong một gia đình mà cả bố và mẹ đều dính căn bệnh thế kỷ AIDS. Năm 15 tuổi, mẹ qua đời vì bệnh tật, cha phải chuyển đến khu tạm trú cho những người vô gia cư. Không nhà cửa, không cha mẹ nhưng cô gái vượt lên số phận. Hằng đêm, cô vẫn tìm ra nơi có ánh sáng để đọc sách. Chăm chỉ làm việc cộng với tinh thần vượt khó, cuối cùng cô có tên trong danh sách nhập học của Đại học Harvard. Sau này cô trở thành giám đốc của một công ty.

6. Jessica Cox: Cô gái người Mỹ sinh năm 1983, Jessica Cox, là phi công đầu tiên trên thế giới chỉ dùng chân lái máy bay. Từ lúc sinh ra Jessica Cox đã thiệt thòi, không có tay. Tuy nhiên, sự thiếu may mắn ấy không cản nổi ý chí, quyết tâm đạt được khát vọng của mình. Từng tốt nghiệp ngành tâm lý học, biết võ Taekwondo, yêu lái xe tốc độ, Jessica còn gõ máy tính bằng chân rất nhanh: 25 từ trong vòng 1 phút.

5. Nhà Vật lí học Issac Newton (1643 – 1727): Newton - nhà toán học, vật lí học, cơ học, thiên văn học vĩ đại người Anh. Sinh ra thiếu tháng là một đứa trẻ yếu ớt, thường phải tránh những trò chơi hiếu động của bạn bè. Do đó ông đã tự tạo ra những trò chơi cho mình và trở thành người tài năng => CÓ THỂ CHIẾN THẮNG CÁI KHÓ KHĂN THIẾU THỐN BẰNG NGHI LỰC CỦA BẢN THÂN.

6. Nhà văn Hans Christian Andersen (1805 – 1875): Sinh ra trong một gia đình nghèo ở thành phố Odense, cuộc sống nghèo khổ, không lúc nào có đủ bành mì để ăn. Đi học lại luôn bị bạn bè chê cười vì ngoại hình xấu xí. Vượt qua tất cả với ước mơ trở thành nghệ sĩ, Andecxen đã lang thang lên thành phố Copenhaghen, đóng những vai kịch tầm thường, làm quét dọn. Cuối cùng nghị lực và tình yêu nghệ thuật đã giúp ông thành công. Những câu chuyện của ông mãi mãi tồn tại trong tâm trí độc giả, mang lại cho trẻ thơ niềm hạnh phúc, thắp lên những ước mơ đẹp. Tác phẩm nổi tiếng mà ông để lại trong lòng độc giả suốt bao thế hệ là câu chuyện Cô bé bán diêm. -> NGHỊ LỰC VÀ ĐAM MÊ.

* Chủ đề 29: Những tấm gương dũng cảm chiến đấu và hi sinh trong sự nghiệp bảo vệ dân tộc:

1. Anh hùng Phùng Văn Khầu: Sinh ra và lớn lên ở Trùng Khánh- Cao Bằng. Chàng thanh niên người Tày

bỏ nhà tham gia quân đội khi chưa tròn 16 tuổi. Vào pháo binh, ông được biên chế vào Binh chủng Pháo binh E675. Những ngày tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, theo yêu cầu của nhiệm vụ, khẩu đội của Phùng Văn Khầu phải vào trận địa trước. Chỉ với 9 người, ông và các đồng chí phải chiến đấu gấp ba bình thường. Đồng đội lần lượt hi sinh, chỉ còn mình ông, ông đã làm thay công việc của cả tám người. Trận đánh ấy, một mình ông tiêu diệt được 5 khẩu pháo 105 ly, 6 khẩu đại liên, 4 lô cốt, 1 kho đạn của địch.

2. Anh hùng La Văn Cầu: Khao khát được giải phóng đất nước, La Văn Cầu mới 16 tuổi khai tăng lên 18 tuổi để được vào bộ đội. Anh đã tham gia chiến đấu 29 trận trong các cương vị chiến sĩ và chỉ huy. Tấm gương La Văn Cầu cổ vũ phong trào thi đua giết giặc lập công và thành lá cờ đầu trong phong trào thi đua sử dụng bộc phá công đồn, một hình thức chiến thuật mới quân đội ta mở ra từ chiến dịch Biên giới năm 1950.

3. Anh hùng Thái Văn A: Ông quê ở tỉnh Quảng Bình. Trong kháng chiến chống Mĩ, là chiến sĩ trinh sát trên đảo Cồn Cỏ, nơi bị máy bay và tàu chiến đánh phá ác liệt. Chân đài quan sát bị gãy, người bị thương nhưng Thái Văn A vẫn không rời vị trí, tiếp tục quan sát, theo dõi xác định vị trí mục tiêu cho đơn vị bắn. Ông đã góp phần cùng đơn vị bắn rơi 20 máy bay Mĩ và xác định vị trí có bom chưa nổ để công binh xử lí.

4. Nữ anh hùng La Thị Tám: Vào bộ đội năm 1967. Chị luôn đứng trên một quả đồi cao, phía trái của ngã ba Đồng Lộc vào những lúc máy bay Mĩ ném bom để đém số lượng bom. Suốt 200 ngày đêm ròng rã, chị đã đếm được và cắm tiêu 1205 quả bom.

5. Anh hùng Phùng Ngọc Liêm: Tham gia Cách mạng, anh được Ban chỉ huy Biệt động xã Bạc Liêu phân công nhiệm vụ vừa trinh sát vừa đánh địch. Năm 1968, khi bị địch tập trung vây bắt, anh đã dũng cảm giật kích mìn để tiêu diệt địch và đã anh dũng hi sinh.

6. 10 Cô gái Ngã ba Đồng Lộc: (Nằm trên tuyến đường Trường Sơn, thuộc địa phận Đồng Lộc, Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) là các nữ thanh niên xung phong tuổi từ 17 đến 24. Các cô thuộc Tiểu đội 4, Đại đội 552, có nhiệm vụ canh giữ giao điểm, phá bom và sửa đường thông xe khi bị bom đánh phá trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh đoạn qua xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh. Ngày 24/7/1968, 10 cô làm nhiệm vụ như mọi ngày. 16 giờ 30 phút, trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc, một quả bom rơi xuống ngay sát miệng hầm, nơi 10 cô gái trẻ đang tránh bom. Tất cả đã chết khi tuổi đời còn rất trẻ, phần lớn trong số họ chưa lập gia đình. 10 cô gái kiên cường, dũng cảm đó là: Võ Thị Tần (24 tuổi, Tiểu đội trưởng), Hồ Thị Cúc (24 tuổi, Tiểu đội phó), Nguyễn Thị Nhỏ (24 tuổi), Dương Thị Xuân (21 tuổi), Võ Thị Hợi (20 tuổi), Nguyễn Thị Xuân (20 tuổi), Hà Thị Xanh (19 tuổi), Trần Thị Hường (19 tuổi), Trần Thị Rạng (18 tuổi), Võ Thị Hà (17 tuổi), tất cả họ đã ngã xuống khi tuổi còn quá trẻ.

7. Võ Thị Sáu (1933 - 1952) sinh ra trong gia đình nghèo ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Trải qua nhiều thử thách, năm 14 tuổi, chị được kết nạp vào Đội Công an xung phong quận Đất Đỏ. Trong quá trình hoạt động, chị Sáu luồn sâu vào vùng địch tạm chiếm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ liên lạc, nắm tình hình, cung cấp và báo cáo kịp thời cho tổ chức nhiều tin tức quan trọng. Tháng 2/1950, Võ Thị Sáu dùng lựu đạn tấn công hai tên ác ôn thất bại và bị bắt. Chị bị đày ra Côn Đảo chờ ngày xử tử. Tại đây, chị Sáu được Chi bộ nhà tù Côn Đảo kết nạp chính thức vào Đảng Lao động Việt Nam. Ngày 23/1/1952, trên pháp trường, Võ Thị Sáu vẫn giữ vững khí thế hiên ngang, nhìn thẳng vào họng súng kẻ thù, hô to: “Đả đảo thực dân Pháp, Việt Nam muôn năm, Hồ Chí Minh muôn năm!”. Bài hát Mùa hoa Lê-ki-ma nở Biết ơn chị Võ Thị Sáu (1958) được Nghệ sĩ Ưu tú, nhạc sĩ và họa sĩ Nguyễn Đức Toàn (1929 – 2016), người Hà Nội sáng tác để tưởng nhớ chị Võ Thị Sáu.

Trích lời bài hát Biết ơn chị Võ Thị Sáu:

“Chị Sáu đã hi sinh rồi mồ xanh vẫn còn nức nở

giọng hát vẫn như còn vang dội khi đất nước chia làm hai miền

vào trái tim những người đang sống giục đi lên không bao giờ lùi

dù hoa lê ki ma nở

đêm đến bao giờ sáng cho hoa kia nở

tôi đến hát trước nấm mồ chôn sâu người nữ anh hùng”

8. Nữ bác sĩ, Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm (1942 - 1970) sinh ra trong gia đình trí thức ở Hà Nội. Năm 1966, sau khi tốt nghiệp loại ưu, chị xung phong vào chiến trường miền Nam. Sau 3 tháng hành quân, tháng 3/1967, Thùy Trâm đến Quảng Ngãi và được phân công về phụ trách bệnh viện huyện Đức Phổ. Ngày 27/9/1968, chị được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 22/6/1970, trong một chuyến công tác từ vùng núi Ba Tơ về đồng bằng, Đặng Thùy Trâm bị địch phục kích và hy sinh khi chưa đầy 28 tuổi. Cuộc đời chị qua những dòng nhật ký là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ phấn đấu noi theo.

9. Lý Tự Trọng (1914 - 1931), tên thật là Lê Hữu Trọng, quê gốc ở tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh ra ở Thái Lan và từng học tập ở Trung Quốc. Năm 1929, anh về nước hoạt động với nhiệm vụ thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và làm liên lạc cho xứ uỷ Nam Kỳ với Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 9/2/1931, trong buổi kỷ niệm một năm cuộc bạo động Yên Bái, Lý Tự Trọng bắn chết tên thanh tra mật thám Lơ Gơrang rồi bị bắt. Tại phiên tòa xét xử, anh tuyên bố: “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác”. Ngày 21/11 cùng năm, trước khi lên máy chém, chàng trai 17 tuổi đã hô tên Việt Nam và hát bài Quốc tế ca, giữ vững tinh thần cách mạng đến phút cuối đời.

10. Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng Vũ trang nhân dân Vừ A Dính (1934 - 1949) sinh ra trong gia đình người Mông ở tỉnh Lai Châu. Anh giác ngộ cách mạng từ rất sớm, trở thành đội viên liên lạc của đội vũ trang huyện Tuần Giáo khi mới 13 tuổi. Trong một lần làm nhiệm vụ, Vừ A Dính bị giặc bắt. Đòn roi tra tấn dã man không thể khiến chiến sĩ nhỏ tuổi khuất phục. Ngày 15/6/1949, quân Pháp bắn chết Vừ A Dính. Anh đã hi sinh khi chưa tròn 15 tuổi.

11. Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng Vũ trang nhân dân Cù Chính Lan (1930 - 1951) sinh ra ở Nghệ An. Năm 1946, anh gia nhập Vệ quốc đoàn. Ngày 13/12/1951, trong trận tấn công cứ điểm Giang Mở, tiểu đội trưởng Cù Chính Lan dũng cảm đuổi theo, thả lựu đạn đã rút chốt vào xe tăng địch. Ngày 29/12/1951, trong trận đánh đồn Cô Tô, anh bị thương nặng nhưng vẫn phá mở hàng rào thép gai, dốc hết tinh thần chiến đấu và hy sinh ngay khi trận đánh kết thúc. Năm đó, anh vừa tròn 20 tuổi, là tiểu đội trưởng bộ binh, Đại đoàn 304, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Di tích ghi dấu chiến công diệt xe tăng của Cù Chính Lan hiện nằm ở dốc Giang Mỗ cạnh đường 6A (cũ) thuộc địa phận xóm Giang Mỗ, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình. Xác chiếc xe tăng hiện vật chính của di tích nằm ở giữa khu đất có kè đá xung quanh, chiếc xe tăng mang nhãn hiệu Mỹ: "B2885498USA". Trên tấm bia liệt sĩ Cù Chính Lan đặt ở nghĩa trang liệt sĩ thành phố Hoà Bình được xây cất chu đáo, khang trang, giữa bia có một ngôi sao vàng năm cánh, vành ngoài bia ốp gạch màu nâu nhạt. Mặt trước bia trân trọng ghi dòng chữ màu trắng: "Liệt sĩ Cù Chính Lan,

Anh hùng quân đội".

12. Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ (Tổng bí thư thứ tư của Đảng Cộng sản Đông Dương từ năm 1938 đến năm 1940) (1912 - 1941), quê ở tỉnh Bắc Ninh, tham gia cách mạng từ năm 15 tuổi. Ông từng bị Pháp bắt, đày đi Côn Đảo. Năm 1936, sau khi được thả tự do, Nguyễn Văn Cừ tiếp tục hoạt động bí mật ở Hà Nội. Ông được bầu làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương khi mới 26 tuổi. Tháng 6/1940, ông bị thực dân Pháp bắt, kết án tử hình và bị xử tử vào ngày 28/8/1941. Hy sinh khi còn rất trẻ, nhưng Nguyễn Văn Cừ đã có những đóng góp quan trọng vào cách mạng Việt Nam. Tác phẩm Tự chỉ trích của ông góp phần lớn trong công tác sửa đổi lối làm việc, khơi dậy ý thức tự tu dưỡng và tự rèn luyện của thanh niên lúc bấy giờ.

13. Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng Vũ trang nhân dân Trần Văn Ơn (1931 - 1950) là con của một công chức nghèo ở tỉnh Bến Tre. Năm 16 tuổi, anh tham gia phong trào học sinh yêu nước, là thành viên chủ chốt

trong phong trào học sinh yêu nước của trường Pétrus Ký. Ngày 9/1/1950, lính Pháp nổ súng vào cuộc biểu tình của học sinh. Anh dũng cảm che chở cho các bạn chạy thoát và anh dũng hy sinh. Hàng chục nghìn người dân Sài Gòn đã xuống đường dự đám tang Trần Văn Ơn. Sau này, ngày 9/1 được lấy làm ngày truyền thống học sinh, sinh viên Việt Nam.

14. Thiếu Uý , Chiến sĩ, Anh hùng lực lượng Vũ trang nhân dân Nguyễn Viết Xuân (1933 - 1964) là con trong một gia đình nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 1952, anh nhập ngũ, trở thành chiến sĩ trinh sát, từng giữ chức vụ tiểu đội trưởng trinh sát, trung đội trưởng pháo cao xạ trước khi làm chính trị viên đại đội.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Nguyễn Viết Xuân anh dũng chiến đấu, cùng đồng đội giành chiến thắng.

Năm 1964, Mỹ ném bom miền Bắc. Bất chấp nguy hiểm, Nguyễn Viết Xuân lao ra khỏi công sự, đứng bên khẩu đội 3 đĩnh đạc hô lớn: “Nhằm thẳng quân thù, bắn!”. Bị thương nặng, thiếu úy trẻ thản nhiên bảo y tá cắt chân, chỉ định người thay thế, bình tĩnh phân công nhiệm vụ trước khi hy sinh.

15. Liệt sĩ, Chiến sĩ Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi (1940 - 1964), quê ở tỉnh Quảng Nam, tham gia Biệt động thành khi gia đình chuyển vào Sài Gòn. Ngày 2/5/1964, anh thay đồng đội nhận nhiệm vụ đặt mìn ở cầu Công Lý ám sát phái đoàn quân sự chính trị cao cấp của Mỹ. Việc bại lộ, anh bị bắt ngày 9/5/1964. Tòa án quân sự chính quyền Việt Nam Cộng hòa kết án tử hình, ra lệnh xử bắn Nguyễn Văn Trỗi vào ngày 15/10/1964 tại khám Chí Hòa. Trong những phút cuối đời, anh không đồng ý bịt mắt, xưng tội và hô vang khẩu hiệu quyết chiến.

16. Liệt sĩ, Mẹ Việt Nam Anh hùng Anh hùng Lao động - Cụ Nguyễn Thị Suốt - mẹ Suốt (1906 - 21/8/1968):

Mẹ Suốt tên thật là Nguyễn Thị Suốt, sinh năm 1906 tại xã Bảo Ninh, thị xã Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.Trong thời kỳ đế quốc Mỹ ném bom phá hoại miền Bắc Việt Nam, Quảng Bình được coi là một trọng điểm đánh phá ác liệt của máy bay và hải quân Mỹ, trong đó đặc biệt chúng bắn phá ném bom cầu phà, các bến sông… nhằm hạn chế đến thủ tiêu sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho chiến trường miền Nam. Trước tình hình như vậy Nguyễn Thị Suốt đã xung phong đảm nhiệm công việc quan trọng này. Từ nhỏ mẹ đã quen với công việc sông nước, tuy tuổi cao nhưng vẫn bình tĩnh điều khiển con đò đưa cán bộ và bộ đội qua sông. Nhiều lần khi đò ra giữa sông thì máy bay địch lao đến bắn phá rất ác liệt, nhưng mẹ vẫn bình tĩnh, khéo léo điều khiển đò cập bến an toàn. Hàng ngày mẹ trực tiếp vận chuyển đưa bộ đội từ Lào về Việt Nam qua sông, vận chuyển vũ khí, lương thực ra các tàu Hải quân ta để tăng cường thêm cho cuộc chiến đấu ở chiến trường miền Nam.

17. Anh hùng lực lượng Vũ trang nhân dân, Anh hùng Liệt sĩ Nông Văn Dèn (Kim Đồng):

Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dèn (một số sách báo ghi là Dền) sinh năm 1928 , người dân tộc Nùng, quê ở thôn Nà Mạ, xã Hà Quảng (nay là xã Trường Hà), huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Anh là một thiếu niên người dân tộc Tày…Từ năm 1940, ở quê Dền đã có phong trào cách mạng. Dền được anh trai và anh cán bộ như anh Đức Thanh giác ngộ cách mạng. Dền đã theo các anh làm các công việc: canh gác, chuyển thư từ, nghe nói chuyện về tội ác của giặc … nhờ đó mà Dèn sớm trở thành một liên lạc viên tin cậy của tổ chức Đảng. Dền đã mau chóng làm quen với cách thức làm công tác bí mật, nhiều lần đưa, chuyển thư từ, đưa đường cho cán bộ lọt qua sự bao vây, canh gác của địch. Năm 1943, bọn địch khủng bố, đánh phá dữ dội vùng Pác Pó. Trong một lần đi liên lạc về, giữa đường gặp lính địch phục kích gần nơi có cán bộ của ta, Kim Đồng đã nhanh trí nhử cho bọn địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin.

* Chủ đề 30: Những tấm gương về sự đồng cảm, sẻ chia, hy sinh:

1. Hồ Chí Minh tự nguyện nhịn một bữa ăn vào cuối tuần để dành gạo cứu đói nhân dân trong những ngày đầu cách mạng Tháng Tám (1945), từ đấy đã dấy lên phong trào hũ gạo cứu đói trong mọi gia đình người Việt Nam lúc bấy giờ.

2. Câu chuyện về Cậu bé Nhật và gói lương khô cứu đói: Tối hôm động đất và sóng thần xảy ra trên đất nước Nhật (11/3/2011), một phóng viên thường trú tại Nhật được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở đó phân phát thực phẩm cho người bị nạn. Trong số những người rồng rắn xếp hàng có một em nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc áo thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà cậu lại xếp hàng cuối cùng, sợ đến phiên của em thì chẳng còn thức ăn, anh phóng viên chạy lại hỏi thăm. Nhìn thấy cậu bé bị lạnh, anh phóng viên cởi áo khoác trùm lên người cậu. Vô tình bao lương khô, khẩu phần ăn tối của anh bị rơi ra ngoài. Anh nhặt lên đưa cho bé và nói: “Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi,con ăn đi cho đỡđói”. Đứa bé nhận túi lương khô, khom người cảm ơn. Tưởng cậu sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó nhưng không phải, cậu ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm, để bao lương khô vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi quay lại xếp hàng. Ngạc nhiên vô cùng, anh phóng viên hỏi: “Tại sao con không ăn mà lại đem đặt vào đó?” Bé trả lời: “Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ…!”

3. Ông Pie Curie và bà Marie Curie: Ông bà Pie và Marie rất nghèo. Họ miệt mài thí nghiệm, nghiên cứu ra phương pháp điều chế Radi. Nếu giữ lại phương pháp đó và bán bản quyền cho các công ty thì sẽ thu được rất nhiều tiền. Nhưng không, Ông bà Quyri đã công bố cho toàn thế giới biết, để khoa học phát triển nhanh nhất có thể. Vì thế, ngày nay chúng ta mới có Điện nguyên tử để phục vụ thế giới này. Ông Pie Curie mất năm 39 tuổi vì tai nạn xe ngựa. Còn bà Marie Curie mất năm 65 tuổi vì bệnh viêm phổi. Người ta cho rằng bà ấy chết vì những năm tháng miệt mài với các thí nghiệm độc hại. Ông Pie và bà Marie đều được nhận giải thưởng Nobel về Hóa học và Vật Lí.

4. Chương trình nghệ thuật kêu gọi mọi người hỗ trợ những người khuyết tật, những em nhỏ hoàn cảnh khókhăn,… Tối ngày 14/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, đêm nghệ thuật “Những trái tim đồng cảm” đã được tổ chức. Đây là chương trình thường niên của Tạp chí Gia đình và Trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) nhằm kêu gọi các tấm lòng hảo tâm hỗ trợ, giúp đỡ người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam/dioxin, trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống. ban tổ chức đã nỗ

lực vận động, kêu gọi được 15 tỷ đồng, nhờ đó mà rất nhiều trẻ em đã được mổ tim nhân đạo, những ngôi nhà tình thương được xây dựng khang trang cho trẻ em mồ côi, học sinh nghèo được tiếp sức đến trường …

* Chủ đề 31: Những tấm gương vượt khó thành công:

1. Cầu thủ bóng đá Nguyễn Công Phượng: Công Phượng bắt đầu nổi tiếng khi thi đấu chính thức cho đội tuyển U19 Hoàng Anh Gia Lai và có những đường bóng kiến tạo đẹp mắt. Anh chàng bắt đầu được mệnh danh là “Messi của Việt Nam”. Tuy nhiên, để có được thành công này ít ai biết rằng Công Phượng đã nuôi đam mê từ nhỏ, từng bị đánh trượt tại lò luyện đào tạo Sông Lam Nghệ An nhưng vẫn không bỏ cuộc.Từ khi trở thành người nổi tiếng, Công Phượng luôn được dư luận theo dõi và không ít lần bị săm soi về đời tư, chuyện tình cảm. Trước những áp lực này, Công Phượng đều từ tốn, chọn cách im lặng để sóng gió đi qua.

2. Dancer Lâm Vinh Hải: Với những ai yêu thích bộ môn nhảy không thể không biết đến Quán quân cuộc thi “So you think you can dance” Lâm Vinh Hải. Để có được thành công như hiện tại, Lâm Vinh Hải từng phải phải vượt qua nhiều khó khăn về bệnh tật, chiến đấu với nhiều chuyện để nuôi dưỡng đam mê. Lâm Vinh Hải từng tuyệt vọng khi bị thoát vị đĩa đệm và được bác sĩ khuyên giải nghệ. Nhưng với đam mê với nghề anh đã vượt qua tất cả.

3. Nguyễn Thị Kim Anh – thủ khoa đại học Ngoại Thương vượt khó thành công: Quê ở xã Chấn Hưng, huyện Vĩnh Tường, bởi em đã mồ côi mẹ từ khi mới 10 tuổi, bố em lại bị câm, điếc bẩm sinh, không có khả năng lao động. Là chị cả của 2 em nhỏ, Kim Anh luôn phải tự làm tất cả mọi việc trong gia đình và chăm sóc các em. Đi học về là em lại dành hết thời gian cho việc chăm sóc các em và lo nhà cửa, đồng ruộng Còn phần thời gian ít ỏi vào buổi tối hoặc khuya em giành cho việc học để chuẩn bị bài ngày hôm sau. Những nỗ lực của Kim Anh đã được đền đáp xứng đáng khi em đạt 27 điểm trong kì thi đại học năm nay và trở thành thủ khoa Đại học Ngoại thương Hà Nội. “Em muốn trở thành một nhà kinh tế để sau này khi ra trường sẽ tự mình tìm việc dễ hơn và đấy cũng là con đường thoát nghèo của gia đình”- Kim Anh tâm sự.

4. Nguyễn Văn Duy – một tấm gương vượt qua khó khăn điển hình: Duy sinh ra vốn khỏe mạnh và khôi ngô. Khi chưa tròn 8 tháng tuổi, Duy bị sốt cao, lên cơn co giật rồi biến chứng sang teo cơ, dần dần bị liệt nửa người bên trái. Gia đình đưa em đi khắp nơi, hễ nghe nơi nào có thuốc tốt là mẹ em lại lặn lội tìm đến, nhưng tất cả những nỗ lực của gia đình đều trở nên vô vọng. Nửa người bên trái của em đã bị liệt hoàn toàn, chân và tay phải cũng yếu đi. Buổi đầu đến lớp, Duy gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại, những ánh mắt tò mò, cười cợt của bạn bè khiến em bị tổn thương. Việc đi học và sinh hoạt của em cũng không dễ dàng. Tay em không cầm được ô hay tự lái chiếc xe lăn đi học nên phải nhờ đến bố mẹ. Nhưng không vì thế mà Duy nản chí, em luôn tự nhủ với bản thân “mình không đứng được thì phải học được, chỉ có học mới khẳng định được bản thân, thay đổi số phận và không muốn là gánh nặng của gia đình, xã hội”. Vượt qua sự nghiệt ngã của số phận với nửa người bị liệt, Duy trở thành một sinh viên khoa Công nghệ thông tin và truyền thông của trường Đại học Hồng Đức. Năm 2009, em được nhận bằng khen của Hội Bảo trợ người khuyết tật tỉnh Thanh Hóa trong chương trình “Biểu dương những tấm gương có hoàn cảnh khó khăn trong học tập – lao động

– sản xuất giỏi”. Duy còn được nhận quà của UBND tỉnh Thanh Hóa trong chương trình “Những tấm lòng nhân ái’ dành cho người khuyết tật vượt lên số phận”.

5. Osca Pistorius: Là một vận động viên khuyết tật,chạy bằng chân giả. Oscar Pistorius được vinh danh là “người không chân” chạy nhanh nhất hành tinh. Và không nằm ngoài mong đợi, Pistorius đã chạy thẳng vào vòng bán kết Olympic London sau khi đánh bại hàng chục vận động viên bình thường khác trước sự kinh ngạc của người hâm mộ toàn thế giới. Tạp chí Time đã bầu anh vào danh sách “100 người có ảnh hưởng nhất thế giới” cũng như có khoản thu nhập 4,7 triệu USD/năm.

* Chủ đề 32: Những người nổi tiếng vượt qua khó khăn, trở ngại để vươn tới thành công:

1. Alfred Nobel: Nobel nghiên cứu về Nitroglycerin, một loại chất nổ phân giải ở 50 -60 °C và phát nổ rất mạnh ở nhiệt độ 218 °C. Dù rất nguy hiểm, Nobel vẫn miệt mài nghiên cứu. Sau vài lần nghiên cứu với bố, anh cũng tìm ra nguyên lý của thuốc nổ và, mọi người đã chứng kiến một cách kinh ngạc. Nhưng do Alfred Nobel chủ quan về tính năng an toàn, ngày 3 tháng 9 năm 1864, nhà máy Nobel phát nổ, rất nhiều công nhân thiệt mạng, trong đó có cả Emil, em của Nobel. Sau lần tai nạn đó, thuốc nổ hầu như bị mọi người bác bỏ, nhưng Nobel quyết không từ bỏ ý định chế tạo thuốc nổ. Tên của ông được đặt cho lễ trao giải Nobel về các Cống hiến nổi bật trong Vật lý, Hóa học, Văn học, Hòa bình, Kinh tế và Y học lần đầu tiên năm 1901 cùng với toàn bộ tài sản và di chúc của ông nhằm lập ra giải thưởng này.

* Trích Di chúc của ông để lại:

“Tất cả tài sản còn lại của tôi được thực hiện như sau đây:

Số tiền vốn sẽ được người thực hiện di chúc đầu tư vào các nguồn an toàn và lập nên quỹ, và lợi nhuận nói trên được chia thành các giải thưởng cho những ai trong những năm trước khi nhận giải đã phục vụ tốt cho nhân loại. Lợi nhuận nói trên được chia ra làm 5 giải thưởng bằng nhau, chia ra như sau: một phần cho người có phát hiện hay phát minh quan trọng nhất trong lĩnh vực vật lý, một phần cho người có

phát hiện và phát triển quan trọng nhất trong hóa học; một phần cho người có phát hiện quan trọng nhất trong lĩnh vực sinh lý học hay y học; một phần cho người đã sáng tạo ra trong lĩnh vực văn chương tác phẩm nổi bật nhất với khuynh hướng lý tưởng hóa; và một phần cho người đã đóng góp nhiều nhất hay tốt

nhất cho tình anh em giữa các dân tộc, cho sự xóa bỏ hay giảm thiểu quân đội thường trực và cho sự giữ gìn và tăng tình hữu nghị giữa các nước.

Giải thưởng cho vật lý và hóa học sẽ do viện Hàn lâm Thụy Điển trao tặng; cho sinh lý học hay y học do viện Caroline ở Stockholm; cho văn chương do viện Hàn lâm Stockholm; và cho người đóng góp vì hòa bình do ủy ban 5 người được Quốc hội Na Uy bầu. Trong di chúc của tôi có nói rõ ràng rằng giải được trao không phân biệt quốc gia của người nhận, vì thế người xứng đáng nhận giải nhất sẽ nhận giải, dù cho người đó có là người Scandinavi hay không.”

2. Cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill: Churchill từng bị đúp năm lớp 6. Ông cũng bị đánh bại ở tất cả các vị trí trong những cơ quan chính phủ mà ông xin vào. Tuy nhiên, tới năm 62 tuổi, Churchill đã trở thành Thủ tướng Anh. Ông tự nhận mình là “một người bi quan luôn thấy sự khó khăn trong mọi cơ hội” và “một người lạc quan luôn tìm thấy cơ hội trong mọi khó khăn”.

3. Nhà phát minh vĩ đại Thomas Edison: Cô giáo của Edison từng mắng ông là “dốt tới mức không thể học được bất cứ cái gì”. Edison đã mang chuyện này kể lại với mẹ. Mẹ ông nghe xong liền nổi giận. Bà đùng đùng dẫn con trai tới trường và bảo với cô giáo của Edison rằng, “trí óc của nó còn hơn cô đấy. Tôi sẽ giữ nó tại nhà và dạy lấy, vì tôi đã là giáo viên, để cô thấy rằng sau này nó sẽ ra sao!”. Và sau này ông trở thành một nhà phát minh vĩ đại của nhân loại để lại rất nhiều phát minh cho nhân loại, trong đó có bóng đèn sợi đốt và bình ắc quy mà ông đã hơn 8000 lần thất bại mới chế tạo ra được.

4. Ông “gà rán” Harland David Sanders: Hình ảnh quen thuộc của gà rán KFC nổi tiếng toàn cầu là hình ảnh một ông già lịch lãm trong bộ vest trắng, chòm râu bạc và cà vạt đen. Đó chính là người lập nên KFC, “Đại tá bang Kentucky” Harland Sanders. Ngày nay, KFC đã có mặt trên 100 quốc gia, nhưng thuở ban đầu, Sanders đã không bán được món gà của mình. Hơn 1.000 nhà hàng đã từ chốiông.

5. Ông trùm hoạt hình Walt Disney: Walt Disney qua đời năm 1966, nhưng tên tuổi của ông vẫn luôn được nhắc đến bởi hàng triệu người đã từng xem những bộ phim, các chương trình truyền hình và đến các khu vui chơi giải trí của Walt Disney. Tuy nhiên không phải ai cũng biết Walt Disney từng bị biên tập một tờ báo sa thải vì “thiếu trí tưởng tượng và không có ý tưởng hay ho”. Ông cũng nếm mùi phá sản nhiều lần trước khi sáng tạo nên công viên Disneyland.

6. Nhà sáng lập hãng xe Ford – Henry Ford: Trước khi hãng xe Ford có được một cơ ngơi như ngày nay, người sáng lập Henry Ford đã từng lập rồi phá ba công ty. Công ty thứ nhất mang tên Detroit nhưng nhanh chóng phá sản do Henry Ford chỉ tập trung thiết kế xe mà không kinh doanh. Công ty thứ hai mang tên ông chuyên về xe đua, nhưng sau đó chính Henry Ford bị các nhà đầu tư buộc rời khỏi công ty. Doanh nghiệp thứ ba thì bị phá sản do doanh thu đi xuống. Nhưng ông không hề nản chí mà vẫn tiếp tục cố gắng và giành được thành công trong sự nghiệp của mình.

7. Nhà văn “phù thủy” J.K. Rowling: Trước khi trở thành nhà văn được nhiều người yêu thích, Rowling là một phụ nữ thất nghiệp, ly hôn và nuôi con bằng trợ cấp xã hội. Với 7 tập Harry Potter, Rowling nổi tiếng khắp thế giới và là người đầu tiên trở thành tỷ phú nhờ viết sách.

8. Alexander Graham Bell: Thuở nhỏ, ông đã bị mắc chứng khó đọc – viết (dyslexia) và không có khả năng học tập (learning disability) Nhưng ông vân phát minh ra điện thoại – một phát minh giúp ích rất lớn cho cuộc sống của con người và cũng là một bước tiến trong sự phát triển ngành thông tin liên lạc.

9. Albert Einstein: Thuở nhỏ, Einstein được biết đến là một đứa trẻ không có khả năng học tập (luôn xếp

hạng cuối ở lớp), viết rất kém (Cậu từng nói:”Viết đối với tôi là cái gì khó khăn lắm”); có thể bị hội chứng Aspergers Syndrome, một dạng của bệnh tự kỷ; diễn đạt các ý tưởng rất kém (lên 3 chưa biết nói, 7 tuổi mới biết đọc, là một giáo sư giảng dạy tồi). Thế nhưng vượt qua mọi khó khăn, ông đã có rất nhiều sáng chế, đặc biệt là Thuyết tương đối. Và từ đó được coi là nhà bác học vĩ đại nhất mọi thời đại.

10. Danh hqa nổi tiếng Pablo Diego José Francisco de Paula Juan Nepomuceno María de los Remedios Cipriano de la Santísima Trinidad Clito Ruiz y Picasso (Picasso): Thuở thiếu thời Picaso là một hoạ sĩ vô danh, nghèo túng ở Paris. Đến lúc chỉ còn 15 đồng bạc, ông quyết định đánh canh bạc cuối cùng. Ông thuê sinh viên dạo các cửa hàng tranh và hỏi ” Ở đây có bán tranh của Picaso không?”. Chưa đầy một tháng tên tuổi của ông đã nổi tiếng khắp Paris, tranh của ông bán đước và nổi tiếng từ đó. (Câu chuyện nổi tiếng về sự nỗ lực của ông là vẽ trứng)

* Chủ đề 33: Những tấm gương về lòng dũng cảm:

1. Những con người dũng cảm trong vụ chìm phà chấnđộng: Chuyến phà gặp nạn vào lúc 6 giờ sáng ngày 21/11 từ xã Tam Hải sang xã Tam Quang (huyện Núi Thành) trên sông Trường Giang gần cửa biển Kỳ Hà. Ngoài 1 thai phụ không may bị thiệt mạng, toàn bộ 39 người còn lại trên phà đều được cứu thoát. Đó không hoàn toàn là sự may mắn mà là kết quả của sự dũng cảm và nỗ lực của rất nhiều người dân sống quanh đó.Đặc biệt là 5 thợ lặn trên chiếc ghe máy của Công ty Thuận Lưu. Họ lập tức nhảy ngay xuống nơi nguy cấp để cứu người. Những người hùng đó là Nguyễn Thái Phi (SN 1970), Phạm Văn Hùng (SN 1968), Lê Văn Lân (SN 1981), Dương Văn Đà (SN 1974, cùng trú xã Tam Quang), Bùi Văn Hòa (SN 1968, trú xã Tam Hải).

2. Benjamin Franklin – một chính trị gia, một nhà khoa hqc, một tác giả, một thợ in, một triết gia, một nhà phát minh, nhà hoạt động xã hội, một nhà ngoại giao hàng đầu (1706 – 1790): Hàng triệu năm dài con người sống trong phấp phỏng lo sợ bởi sấm sét kinh hoàng. Franklin nhà bác học Mĩ đã dũng cảm thực hiện thí nghiệm làm cột thu lôi. Công việc đó có thể gây ra cái chết cho ông bất cứ lúc nào. Sau nhiều năm đương đầu với sấm sét, năm 1752 Franklin đã thành công, tạo ra cột thu lôi đầu tiên cho nhân loại.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Hq và tên hqc sinh:..................................................................... – Mã HS: B....................

HƯỚNG DẪN GIẢI THÍCH MỘT SỐ Ý KIẾN, NHẬN ĐỊNH CỦA CÁC NHÀ VĂN VÀ NHÀ THƠ

* Đề 1: Khi bàn về công việc sáng tạo nghệ thuật, M. Goorki khuyên các nhà văn: “Bạn hãy giữ lấy cái gì là riêng của mình, làm sao cho nó phát triển tự do”.

Gợi ý: + Cái riêng của mình mà M. Goorki nói đến ở đây chính là dấu ấn cá nhân, nét độc đáo, mới lạ, nổi bật về tư tưởng cũng như nghệ thuật, có phẩm chất thẩm mĩ của nhà văn trong sáng tạo nghệ thuật mà ta gọi là phong cách. Phong cách mang tính ổn định, ít nhiều chịu sự chi phối của phong cách thời đại.

+ Phát triển tự do: được hiểu là phát triển không bị gò bó, trói buộc, không bị lệ thuộc, chi phối bởi

người khác.

+ Cả câu trên khẳng định vai trò, ý nghĩa quan trọng của nét riêng, cá tính sáng tạo trong phong cách nghệ thuật của nhà văn.

+ Nét riêng trong sáng tác biểu hiện ở cách nhìn, cách cảm thụ, giọng điệu, sự sáng tạo các yếu tố nội dung cũng như hình thức tác phẩm...Đặc điểm riêng trong sáng tác là dấu ấn trưởng thành về bản lĩnh nghệ thuật của tác giả và làm nên phong cách độc đáo của nhà văn.

+ Nhu cầu cuộc sống nói chung, văn học nói riêng là sự xuất hiện những nhân tố mới mẻ. Nếu không có cái riêng, sự độc đáo cá nhân thì văn học nghệ thuật sẽ đơn điệu và không còn hấp dẫn nữa.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

* Đề 2: Văn chương không có gì riêng sẽ không là gì cả. Gợi ý: + Riêng: nét mới, cái độc đáo.

+ Vì sao văn chương phải có cái riêng: văn chương là lĩnh vực của cái độc đáo. Mỗi tác phẩm văn chương phải có nét riêng, nét mới ở ý tưởng nghệ thuật cũng như ở hình thức biểu hiện. Mỗi nhà văn phải có một thế giới nghệ thuật riêng, một “chân trời” riêng, một “biên cương” riêng. Nhà văn có phong cách thì mới được người đọc chấp nhận và yêu mến. Phong cách càng độc đáo thì sức hấp dẫn càng lớn.

+ Vì sao văn chương không có gì riêng sẽ không là gì cả: mới mẻ, độc đáo là điều kiện tồn tại của tác phẩm văn chương. Tác phẩm chương không có gì mới sẽ không được người đọc tiếp nhận. Nhà văn có phong cách nghệ thuật mờ nhạt sẽ bị người đọc quên lãng ; lặp lại mình hoặc lặp lại người khác đều là điều tối kị trong hoạt động sáng tác của nhà văn. Cái bình thường là cõi chết của nghệ thuật (M.Gorki).

=> Nhận định nhấn mạnh tầm quan trọng của phong cách nghệ thuật của người nghệ sĩ ngôn từ trong việc đem đến cái độc đáo cho tác phẩm.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

* Đề 3: "Điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, toả ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là sức gợi ấy."

(Mấy ý nghĩ về thơ, Ngữ văn 12 Nâng cao, tập 1, tr.52, NXBGD, 2008).

Gợi ý: + Ngôn ngữ thơ (chữ và nghĩa trong thơ) vừa có nghĩa do bản thân câu chữ mang lại (nghĩa của nó,

nghĩa gọi tên) vừa có nghĩa do câu chữ gợi ra (cảm xúc, hình ảnh, vùng ánh sáng lay động, sức gợi).

+ Khẳng định sức mạnh nhất của thơ là sưc gợi ấy.

=> Bằng cách diễn đạt hình ảnh rất cụ thể và sinh động, Nguyễn Đình Thi đã nhấn mạnh và làm nổi bật một đặc trưng bản chất của thơ ca: ngôn ngữ trong thơ, vấn đề chữ và nghĩa. Tác giả vừa khẳng định vừa cắt nghĩa, lí giải sức mạnh của thơ nằm ở sức gợi.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

* Đề 4: Hành động sáng tạo trong thơ ca là một sự giải toả những cảm xúc tràn đầy trong tâm hồn nhà thơ.

Gợi ý: 1. Giải thích:

+ Thơ là một hình thức sáng tạo văn học nghiêng về thể hiện cảm xúc thông qua tổ chức ngôn từ đặc biệt, giàu nhạc tính, giàu hình ảnh và gợi cảm.

+ Hành động sáng tạo thi ca: là quá trình làm thơ của người nghệ sĩ trước tác động của đời sống hiện

thực.

+ Sự giải phóng những cảm xúc tràn đầy được hiểu là: mỗi khi có điều gì chất chứa bên trong lòng,

không nói ra không chịu được, đó là lúc thi sĩ tìm đến thơ để giãi bày.

=> Ý kiến trên đã chỉ ra đặc trưng của thơ trữ tình và đề cao vai trò của tình cảm, cảm xúc trong

thơ.

2. Bình luận và chứng minh:

+ Khẳng định ý kiến trên hoàn toàn đúng, ý kiến đó đã xuất phát từ đặc trưng của thể loại thơ trữ tình

và quy luật chung của sáng tạo nghệ thuật. Đã có nhiều ý kiến của các nhà thơ, nhà phê bình văn học xưa nay có những quan điểm tương đồng. Thơ chỉ bật ra khi trong tim ta cuộc sống đã tràn đầy (Tố Hữu), Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần (Ngô Thì Nhậm), Một bài thơ hay là thơ chín đỏ trong cảm xúc (Xuân Diệu). Thiếu tình cảm, cảm xúc chỉ có thể trở thành người thợ làm những câu chữ có vần chứ không làm được nhà thơ.

+ Thơ là tiếng nói tình cảm của con người trước cuộc sống. Thơ trữ tình lấy cảm xúc bên trong đời sống tinh thần của nhà thơ để biểu hiện. Khi rung động sâu sắc với cuộc sống, trong những trạng thái vui buồn ở mức thăng hoa, con người có nhu cầu bộc lộ tình cảm, khi đó người ta cần đến thơ (dẫn chứng).

+ Thơ ra đời từ rất sớm trong lịch sử nhân loại. Người ta làm thơ như một nhu cầu cần thiết trong cuộc sống. Con người dùng thơ để bộc lộ tâm tư, tình cảm, nỗi niềm. Thơ là tiếng nói tha thiết của tâm hồn. Đó có thể là những cảm xúc, suy tư về nhân tình thế thái, về số phận con người, thăng trầm của xã hội, những cảm xúc về đát nước, nhân dân, nhân loại. Có khi cũng chỉ là tâm tư của cá nhân trong cuộc đời. (dẫn chứng)

+ Tình cảm trong thơ phải là tình cảm chân thật của nhà thơ. Tình cảm ấy là những trạng thái vui buồn, sung sướng, đau khổ mà người nghệ sĩ từng trải qua, từng sống trong những cung bậc ấy. Thơ không chấp nhậ thứ tình cảm giả tạo, mờ nhạt. Nếu nhà thơ không viết thơ bằng nước mắt, bằng máu chính mình, không sống sâu sắc với những tình cảm của con người thì thơ sẽ thiếu sức sống, chỉ có thể làm được những bài thơ vô hồn, chỉ là những chữ hoa mĩ được ép khô trên trang giấy. (dẫn chứng)

+ Tình cảm, cảm xúc trong thơ phải có sức lay động lòng người. Thơ là kết quả của sự nhập tâm với đời sống. Chế Lan Viên rất có lí khi cho rằng: Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép. Như vậy, nhà thơ cần có tấm lòng với cuộc đời, mở lòng với cuộc sống để đón nhận những tình cảm, những rung động từ hiện thực cuộc đời. Đó cũng là cách để nâng cao tâm hồn mình lên, biết yêu thương, đồng cảm, vui buồn với mọi người xung quanh. Nhà thơ phải biết sống đẹp, có trái tim mãnh liệt, phong phú, sâu sắc. Tình cảm là yếu tố ngọn nguồn của cái đẹp trong thơ, khi đó thơ sẽ có sưc mạnh thanh lọc tâm hồn con người. (dẫn chứng)

+ Tình cảm, cảm xúc trong thơ phải được truyền tải bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo, mang tính thẩm mĩ thể hiện trên các phương diện: Thể loại, ngôn ngữ, hình ảnh, tứ thơ, tính nhạc, chất hoạ...Điều đó đem lại cho thơ vẻ đẹp hoàn mĩ. (dẫn chứng)

3. Nâng cao

- Thơ gắn kết những tâm hồn đồng điệu. Nhà thơ cần nắm bắt cái riêng biệt để biểu hiện được cái phổ quát, qua cảm xúc, nỗi lòng của nhà thơ, người đọc thấy mình trong đó.

- Thơ không chỉ là cảm xúc mà cần cả lí trí. Đó là chiều sâu của nhận thức. Nếu thơ chỉ thiên về cảm

xúc, bài thơ sẽ thiếu chất trí tuệ, thiếu sự suy tưởng triết lí mang tính khái quát về cuộc sống.

- Sự tiếp nhận ở người đọc: cần sự tri âm, sự đồng cảm với tác phẩm, với nhà thơ để có thể chia sẻ những tình cảm đồng điệu. Khi ấy, thơ sẽ có sức sống lâu bền trong lòng người đọc nhiều thế hệ.

- Bài học cho người nghệ sĩ: phải biết đề cao yếu tố tình cảm, cảm xúc trong việc sáng tác thơ.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

* Đề 5: Nghệ thuật chỉ làm ra những vần thơ khéo léo, còn trái tim mới làm nên tác phẩm thi ca.

(V.Huygô)

Gợi ý: 1. Giải thích ý kiến:

- Nghệ thuật chỉ làm ra những vần thơ khéo léo:

+ Nghệ thuật: những yếu tố thuộc phạm trù hình thức của tác phẩm thơ ca: thể loại, cấu tứ, ngôn ngữ, hình ảnh, nhạc điệu, các biện pháp tu từ...

+ Những vần thơ khéo léo: là những vần thơ đẹp, hấp dẫn bởi hình ảnh, ngôn từ, nhạc điệu...tạo ấn tượng ban đầu cho người đọc.

- Trái tim mới làm nên tác phẩm thi ca:

+ Trái tim: cách diễn đạt hình tượng biểu hiện những tình cảm, cảm xúc mãnh liệt...vẻ đẹp tâm hồn của người nghệ sĩ.

+ Tác phẩm thi ca: sản phẩm tinh thần của nhà thơ. Ở đây V.Huygô đề cập đến những tác phẩm thơ ca chân chính, có giá trị, có sức sống mãnh liệt trong lòng độc giả, vượt qua giới hạn của thời gian, không gian, trở thành tác phẩm chung của nhân loại, của muôn đời...

=> Ý kiến nhấn mạnh yếu tố tình cảm, cảm xúc của người nghệ sĩ trong sáng tác thơ ca nói riêng,

văn học nói chung. Đó là yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định giá trị của tác phẩm.

2. Bình luận:

a. Bình: Khẳng định sự đúng đắn của ý kiến.

- Về lí luận:

+ Xuất phát từ đặc trưng của thơ ca là những rung động và cảm xúc của con người trước cuộc sống được bộc lộ một cách tự nhiên, chân thành. Tình cảm, cảm xúc là yếu tố có trước, khơi nguồn cảm hứng sáng tác cho nhà thơ. Thơ là do tình sinh ra (Viên Mai), Thơ khởi phát từ lòng người ta (Lê Quý Đôn)...

+ Chức năng, giá trị của văn học: giáo dục tư tưởng, tình cảm, hướng con người tới vẻ đẹp Chân – Thiện – Mĩ...Thơ ca muốn lay động lòng người, truyền được tư tưởng tình cảm cho người đọc thì người cầm bút phải rung động mãnh liệt, có tình cảm thương yêu hay căm giận sâu sắc...Thơ sinh ra từ nụ cười trong sáng hay những giọt nước mắt đắng cay (Ra-xun Gam – za- tôp).

- Về thực tiễn: trong sáng tác thơ ca từ xưa tới nay, những tác phẩm có giá trị đều là những tác phẩm

được tạo nên từ trái tim giàu cảm xúc của người cầm bút.

b. Luận:

- Trong văn học nói chung, thơ ca nói riêng, những tác phẩm có giá trị, nội dung và hình thức luôn thống nhất chặt chẽ với nhau, chúng sẽ không thể tồn tại và không thể có ý nghĩa thực sự khi có cái này mà không có cái kia.

Chính sự thống nhất của các yếu tố nội dung và hình thức nghệ thuật đã tạo nên sức mạnh tư tưởng cho tác phẩm. Yêu cầu lí tưởng là nội dung của tác phẩm phải có ý nghĩa lớn lao đối với đời sống con người, nội dung đó phải được biểu hiện bằng một hình thức độc đáo. Tác phẩm nghệ thuật đích thực, nhất là những tác phẩm ngôn từ, bao giờ cũng là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung (Lêônôp).

- Muốn làm được điều đó, nhà văn phải có tâm huyết và tài năng.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

* Đề 6: Có ý kiến cho rằng: cái đẹp trong nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống nhưng quan trọng và trực tiếp hơn cả là cái đẹp trong chính người nghệ sĩ.

Gợi ý: I. Giải thích :

1. Cái đẹp là một phạm trù mĩ học, chỉ những giá trị tích cực có khả năng bồi dưỡng, nâng cao tâm hồn, nhận thức, trí tuệ và hành động con người.

2. Cái đẹp trong nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống: nguồn gốc cái đẹp trong nghệ thuật, mối quan hệ gắn bó giữa nghệ thuật và đời sống.

3. Cái đẹp trong chính người nghệ sĩ: những giá trị thuộc về tư tưởng, tâm hồn, nhận thức, thái độ và tài

năng nghệ thuật.

4. Quan trọng, trực tiếp: nhấn mạnh vai trò của cái đẹp trong bản thân người sáng tạo.

=> Cách diễn đạt thành hai vế, vừa khẳng định mối quan hệ nghệ thuật và đời sống, vừa nhấn mạnh vai trò có tính quyết định của người nghệ sĩ trong việc sáng tạo cái đẹp ở tác phẩm nghệ thuật, thực hiện sứ mệnh cao cả của nhà văn.

II. Bình luận:

Ý kiến trên đúng đắn bởi:

1. Văn học lấy con người và cuộc sống làm đối tượng phản ánh theo quy luật của cái đẹp, nhằm thỏa mãn những tình cảm thẩm mĩ của con người. Bản thân cuộc sống con người đã là đối tượng thẩm mỹ của nghệ thuật muôn đời.

2. Quá trình sáng tạo là quá trình mang tính cá nhân, cá thể, chủ quan cao độ. Đời sống khi được khúc xạ qua lăng kính chủ quan nghệ sĩ dù hiện lên thế này hay thế kia, bằng cách này hay cách khác, người ta đều có thể trực tiếp hoặc gián tiếp thấy được chân dung tinh thần người sáng tạo. Bởi thế, điều quan trọng và trực tiếp hơn cả của cái đẹp trong nghệ thuật là cái đẹp trong chính người nghệ sĩ.

3. Là nhà văn, phẩm chất quan trọng hàng đầu là tâm hồn, những rung cảm thẩm mỹ. Chính những rung cảm này mang đến cái đẹp cho tác phẩm và nguồn mĩ cảm cho người đọc. Bên cạnh đó, không thể không kể đến những tư tưởng, thái độ, tình cảm đẹp cùng một tài năng nghệ thuật để truyền tải cái đẹp đời sống vào tác phẩm.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

* Đề 7: Bàn về thơ, nhà thơ Ấn Độ R.Tagore viết: “Cũng như nụ cười và nước mắt, thực chất của thơ là phản ánh một cái gì đó hoàn thiện từ bên trong.”

Gợi ý: 1. Giải thích:

+ Nụ cười nước mắt: là những trạng thái cảm xúc của tâm hồn, là niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ… Đó là những cung bậc, sắc thái phong phú đa dạng của tâm hồn, là biểu hiện của thế giới “bên trong” con người.

+ Phản ánh một cái gì đó hoàn thiện từ bên trong: là cảm xúc đã đến độ chín, cao hơn, là sự thống nhất giữa cảm xúc và lí trí, giữa tư tưởng và tình cảm của nhà thơ. Thơ là tình nhưng không phải là những cảm xúc hời hợt mà là lí trí đã chín muồi, nhuần nhuyễn. Bài thơ nào cũng gói ghém bên trong một chiều sâu suy nghĩ, tư tưởng, chứa đựng ít nhiều chân lí của cuộc đời.

=> Câu nói của Tagore đã nêu chính xác bản chất, đặc trưng của thơ là sự bộc lộ tình cảm, cảm xúc mãnh liệt đã được ý thức, được lắng lọc qua cảm xúc thẩm mĩ của nhà thơ.

- Lí giải vì sao thực chất của thơ là phản ánh một cái gì đó hoàn thiện từ bên trong:

+ Vì văn học bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống, phản ánh cuộc sống trực tiếp hoặc gián tiếp. Tuy nhiên, không phải đơn giản là mô phỏng, sao chép, miêu tả sự vật bên ngoài, các sự kiện xảy ra mà là sự tái tạo thông qua thế giới chủ quan của người nghệ sĩ.

+ Do đặc trưng của thơ ca: Nói đến thơ là nói đến cảm xúc, nhà thơ tái hiện cuộc sống thông qua những rung động của chủ thể trữ tình, bằng những xúc cảm mãnh liệt. Tình cảm mãnh liệt ở đây không phải là những khóc cười ồn ào bên ngoài mà là sự rung động mãnh liệt ở bên trong, sự giày vò, chấn động trong tâm hồn. Nhà thơ phải sống rất sâu vào tâm hồn mình, lắng nghe các xao động, đau đớn, sướng vui với những xúc động nội tâm. Thiếu tình cảm mãnh liệt và sâu sắc thì sẽ không có thơ. Độ chín của cảm xúc nhà thơ làm nên chiều sâu của sự thể hiện cuộc sống và lay động tâm hồn người đọc.

2. Đánh giá, bình luận:

+ Câu nói của R.Tagore đã nêu chính xác đặc trưng nội dung của thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã được ý thức, là những rung động rất sâu ở bên trong tâm hồn nhà thơ, là tấc lòng, tư tưởng tình cảm mà thi sĩ kí thác, gửi gắm. Đó không phải là sự bộc lộ tình cảm một cách bản năng, trực tiếp mà là tình cảm nảy sinh từ những tiếp xúc với cuộc sống, là tình cảm được ý thức, được lắng lọc qua những xúc cảm thẩm mĩ, gắn liền với sự tự ý thức của nhà thơ về mình và cuộc đời.

+ Thơ là kết quả của sự thăng hoa cảm xúc, là sự kết tinh vốn văn hoá, thể hiện cái nhìn về cuộc đời và biểu hiện những trạng thái xúc cảm của nhà thơ.

Tình cảm trong thơ phải là tình cảm lớn, cao đẹp, cao thượng, mang tư tưởng sâu sắc, thấm nhuần chất nhân văn, mang giá trị Chân- Thiện- Mĩ… thì thơ mới có sức vang động trong lòng người, tạo nên sức sống lâu bền.

+ Ý kiến của Tagore mới chỉ nhấn mạnh đến đặc trưng nội dung của thơ là tình cảm đã được ý thức, mang đậm tính cá thể mà chưa đề cập đến đặc trưng hình thức của thơ. Thơ là tình đời, tình người ngân lên trong những âm vang ngôn ngữ, kết cấu, hình ảnh, giọng điệu, nhịp điệu... Sự hoàn thiện từ bên trong cần được biểu hiện bằng sự hoàn thiện của hình thức nghệ thuật để có thơ hay.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

* Đề 8: "Người đọc thơ muốn rằng thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống, nhưng phải đi qua một tâm hồn, một trí tuệ và khi đi qua như vậy, tâm hồn, trí tuệ phải in dấu vào đó thật sâu sắc, càng cá thể, càng độc đáo, càng hay" (Xuân Diệu).

Gợi ý: 1. Giải thích:

Ý kiến của Xuân Diệu đã nêu lên một cách khái quát những yêu cầu cơ bản của người đọc thơ đối với thơ.

+ Nguồn gốc của thơ ca: thơ phải xuất phát từ thực tại: Thơ được sinh ra từ trong hiện thực cuộc đời, cái đẹp trong thơ phải mang dấu ấn của cái đẹp trong sự thật đời sống.

+ Nội dung của thơ ca phải thể hiện một tâm hồn, một trí tuệ: Thơ ca phải thể hiện được tình cảm và tư tưởng của thi nhân để rồi đưa tình cảm, tư tưởng đó đến với mỗi người đọc. Thơ ca chính là tiếng nói của một cái tôi cá nhân với cuộc đời.

+ Nghệ thuật sáng tạo thơ ca càng cá thể, càng độc đáo càng hay: Thơ ca phải mang dấu ấn sáng tạo và thể hiện phong cách nghệ thuật riêng biệt của thi nhân.

=> Tóm lại, đối với Xuân Diệu, một tác phẩm thơ cần bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống, thể hiện những tìm tòi, sáng tạo mới mẻ, độc đáo cả về nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ thuật để đem lại giá trị thẩm mỹ.

2. Chứng minh và bình luận:

+ Cuộc sống là điểm xuất phát (là đề tài vô tận, gợi nhiều cảm xúc phong phú … ), là đối tượng khám phá chủ yếu và cũng là cái đích cuối cùng của thơ ca nghệ thuật. Thơ ca nghệ thuật luôn vận động và phát triển trong sự ràng buộc tự nhiên với đời sống xã hội. Những giá trị nghệ thuật chân chính xưa nay đều là những sáng tác bắt rễ sâu xa trong mảnh đất thực tế của thời đại mình. Thơ ca chỉ có ý nghĩa thẩm mỹ, chỉ chinh phục trái tim người đọc khi thể hiện những vấn đề, những cảm xúc mà con người hằng quan tâm, trăn trở. Nếu thơ ca không bắt nguồn từ hiện thực, xa rời cuộc đời, thoát ly thực tại, thơ ca sẽ không thể đến với người đọc, không thể tồn tại trong cuộc đời, khi ấy thơ ca đã tự đánh mất chức năng cao quý nghệ thuật vị nhân sinh của mình.

+ Vẻ đẹp của thơ ca trước hết thể hiện ở những tư tưởng, tình cảm mà tác phẩm hàm chứa. Không có chất liệu đời sống thì không làm nên nội dung và giá trị của tác phẩm. Nhưng sự việc đời sống mà không âm vang vào tâm hồn, không lay động sâu xa cảm xúc của người nghệ sĩ thì không thể hóa thân thành cái đẹp của nghệ thuật. Chính vì vậy cần thấy rằng thơ ca là cuộc đời nhưng đó không phải là sự sao chép máy móc mà phải được cảm nhận và thanh lọc qua tâm hồn, trí tuệ của thi nhân để thành thơ. Thơ ca là hình ảnh của đời sống tươi nguyên được tái hiện qua lăng kính tình cảm của người nghệ sĩ. Vì vậy nếu thơ không có tư tưởng, tình cảm thì đó chỉ là những lời sáo rỗng, nhạt nhẽo, vô vị, tầm thường, chỉ là trò làm xiếc ngôn từ vụng về chẳng thể đánh lừa được người đọc.

+ Vẻ đẹp của thơ ca còn cần được đánh giá ở hình thức thể hiện. Bản chất của nghệ thuật là sáng tạo. Vì vậy, thơ ca cũng đòi hỏi nhà thơ phải in dấu tâm hồn, trí tuệ mình vào đó thật sâu sắc, càng cá thể càng độc đáo, càng hay. Nhờ khả năng sáng tạo tuyệt vời mà các thi nhân luôn tìm ra những cách nói mới về những điều đã cũ. Nếu không có sáng tạo, không có phong cách riêng thì tác phẩm và tác giả đó sẽ không thể tồn tại trong văn chương. Những sáng tạo về hình thức biểu hiện rất phong phú qua thể loại, cấu tứ tác phẩm, ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ…

3. Đánh giá, nâng cao:

+ Ý kiến của Xuân Diệu đã thể hiện tiêu chuẩn để đánh giá một thi phẩm đích thực và giúp ta hiểu rõ

hơn về ý nghĩa to lớn của thơ ca đối với cuộc sống con người.

+ Đây cũng là một quan điểm sáng tác định hướng cho mọi nhà thơ: thơ phải từ cuộc đời, hướng về cuộc đời, vẻ đẹp của một tác phẩm văn học phải kết hợp hài hòa cả nội dung và hình thức. Từ đó giúp nhà thơ có ý thức và trách nhiệm hơn trong quá trình sáng tạo thơ ca.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

* Đề 9: Bài thơ hay là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo có khả năng làm sống dậy trong lòng người đọc những liên tưởng phong phú.

Gợi ý: 1.Giải thích:

+ Bài thơ hay là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo: mới mẻ về nội dung, đặc sắc về nghệ thuật.

+ Có khả năng làm sống dậy trong lòng người đọc những liên tưởng phong phú: gợi nhắc các tác phẩm văn học nghệ thuật khác, đánh thức những rung động trong lòng người ...

2. Cảm nhận về một bài thơ như thế:

Học sinh có thể chọn một bài thơ theo cảm nhận riêng của mình, miễn là:

+ Bài viết chỉ ra và phân tích được những đặc sắc trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ, sáng tạo hình

ảnh, nhịp điệu, xây dựng hình tượng,... để làm nổi bật cảm xúc của chủ thể trữ tình.

+ Từ cảm nhận về bài thơ, người viết có được những liên tưởng đa chiều hướng đến những lời thơ, câu văn đẹp khác có nét gần gũi về đề tài, chủ đề, bút pháp...; gợi những cảm xúc sâu lắng trước vẻ đẹp muôn màu của cuộc sống; bài học quý giá cho bản thân sau khi cảm nhận bài thơ đó...

3. Đánh giá:

+ Đóng góp của bài thơ về nội dung và nghệ thuật.

+ Người đọc cần có ý thức bồi dưỡng tâm hồn, trau dồi kĩ năng, tích lũy kiến thức để phát huy khả năng liên tưởng trong quá trình cảm nhận tác phẩm văn học.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

* Đề 10: Có ý kiến cho rằng ngôn ngữ thơ phải giản dị. Ý kiến khác lại nhấn mạnh làm thơ là cần một phần nghìn miligam quặng chữ.

Chọn một trong hai câu:“Vạt áo của triệu nhà thơ không bọc hết vàng mà đời rơi vãi/ Hãy nhặt lấy chữ của đời mà góp nên trang.” hay "Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành mật ngọt/ Một mật ngọt

thành đòi vạn chuyến ong bay" (Chế Lan Viên) để dẫn dắt theo định hướng đề (mở bài gián tiếp).

1/ Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của tác phẩm văn học (Goorki). Etmông Fabex nói: “Chữ bầu lên nhà

thơ”. Ngôn ngữ trong văn học giống như màu sắc trong hội họa, âm thanh trong âm nhạc. Trong sự lao động của nhà văn có sự lao động về ngôn ngữ, trong sự giày vò của sáng tạo nghệ thuật có sự giày vò về ngôn từ. Thành công của tác phẩm một phần lớn là nhờ khả năng ngôn ngữ của tác giả.

2/ Ngôn ngữ thơ giản dị là ngôn ngữ thơ giống như ngôn ngữ hằng ngày của đời sống nhân dân.

* Vì sao ngôn ngữ thơ phải giản dị?

+ Thơ tồn tại như sự minh chứng cho sức sống của ngôn ngữ dân tộc. Một đất nước yêu thơ ca chứng tỏ quốc gia ấy có tâm hồn lành mạnh, sâu sắc và tinh tế. Chưa có dân tộc nào chối bỏ hay hạ thấp các nhà thơ chân chính, những người biết tôn vinh và chia sẻ với tổ quốc, đồng bào mình bằng thi ca.

+ Cũng không ai đánh giá, ghi nhận, xếp hạng nhà thơ chính xác, công bằng và sòng phẳng như đông đảo quần chúng nhân dân. Họ đọc thơ bằng trái tim và sự chiêm nghiệm, từng trải cuộc sống, bằng những linh cảm bản năng, bằng lòng yêu không gì có thể thay thế được với tiếng nói mẹ đẻ.

+ Với các thi sĩ chúng ta, tôi nghĩ, làm thơ, trước hết là để đi vào thẳm sâu hay bay cao trong cõi ngôn ngữ Việt. Sau đó mới là giao lưu, hội nhập với bè bạn bốn phương. Khó đạt tới sự thấu tỏ tuyệt đối về cảm xúc và ý tứ, về những lung linh của con chữ, về tiết tấu nhịp điệu mang dấu ấn văn hóa, lịch sử, phong tục, thói quen bản địa khi đọc thơ không nguyên văn ngôn ngữ nguồn cội của thi sĩ. Thơ không chỉ có nghĩa mà chủ yếu phải là tình, là hồn, những khái niệm ai cũng biết nhưng lý giải một cách thấu triệt và sâu sắc là vô cùng khó. Trong thơ có hơi thở, hồn vía của dân tộc mình, đồng bào mình. Nó chính là cái thấm sâu nhất, lâu nhất và đương nhiên chi phối nhiều hơn cả trong hành trình sáng tạo của người cầm bút.

+ Các nhà thơ đích thực ít ai không khởi đầu và đề cao chất truyền thống trong sáng tác thi ca, trong đó có việc sử dụng ngôn ngữ. Nhà văn không biết đến văn học dân gian là nhà văn tồi (M.Goorki) (dẫn chứng)

3/ Nhưng làm thơ còn là cần một phần nghìn mili gam quặng chữ: ngôn ngữ thơ ca phải tinh luyện, mang dấu ấn sáng tạo riêng của người nghệ sĩ.

- Vì sao ngôn ngữ thơ ca cần sáng tạo, tinh luyện:

+ Vì đặc trưng của ngôn ngữ thơ: hàm súc, cảm xúc, hình tượng (khác với văn xuôi).

+ Vì yêu cầu mỗi nhà thơ thứ thiệt cần có một vân chữ / không trộn lẫn (Lê Đạt).

+ Vì căn cứ vào đối tượng miêu tả, nội dung bài thơ và ý tưởng nghệ thuật của nhà thơ=> lựa chọn ngôn ngữ phù hợp.

(Dẫn chứng- lựa chọn những từ đắt, hay trong một số bài thơ để phân tích. Ý này cần làm rõ hơn ý ngôn ngữ thơ giản dị.)

4/ Đánh giá

- Hai ý kiến bổ sung cho nhau:

+ Việc sử dụng lựa chọn ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên quyết định thành công của mỗi tác phẩm.

+ Bên cạnh ngôn ngữ hay, độc đáo bài thơ cần có nội dung sâu sắc và ý nghĩa được diễn đạt những qua ngôn ngữ đó.

+ Bài học với người sáng tao: lựa chọn và sáng tạo ngôn ngữ phù hợp, sáng tạo trong sự kế thừa và cách

tân.

+ Bài học cho người tiếp nhận: tìm hiểu thơ bắt đầu từ việc tiếp cận ngôn ngữ văn bản, bám vào đặc

trưng của thơ, phong cách nghệ thuật nhà thơ để thấy đóng góp riêng trong sử dụng từ ngữ của người nghệ sĩ ngôn từ.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

*** Đề 11: Trong Nhân giai từ thoại, Vương Quốc Duy, nhà thơ đời Thanh của Trung Quốc, có đưa ra nhận định: "Nhà thơ, đối với vũ trụ nhân sinh, nên bước vào bên trong, mà lại nên đi ra bên ngoài.

Bước vào bên trong mới có thể viết được. Đi ra bên ngoài mới có thể quan sát được. Bước vào bên trong mới có sinh khí. Đi ra bên ngoài mới đạt cao siêu".

(Lí luận văn học nghệ thuật cổ điển Trung Quốc- Khâu Chấn Thanh (Mai Xuân Hải dịch), NXB Văn học, 2001, trang 67).

Và trong Nghĩ về thơ, nghĩ về thơ, nghĩ... in trong tập Đối thoại mới (1973), Chế Lan Viên Viết:

"Mỗi câu thơ là một lần lặn vào trang giấy/ Lặn vào cuộc đời/ Rồi lại ngoi lên".

Từ hai ý kiến trên, hãy cho biết suy nghĩ của anh/chị về mối quan hệ giữa sự "bước vào', "bước ra", "lặn vào", "ngoi lên" trong sáng tạo văn hqc và hiện thực đời sống

a/ Giải thích nhận định:

+ Trong quá trình sáng tạo, nghệ sĩ phải "bước vào". "lặn vào" để "say", để trải nghiệm, thẩm thấu, chiếm lĩnh hiện thực, nhưng đồng thời cũng phải biết "bước ra", "ngoi lên" để tạo một độ lùi, một sự gián cách với đối tượng phản ánh để "tỉnh", để chiêm nghiệm, khám phá hiện thực dưới nhiều góc độ và mang tính khái quát cao hơn.

+ Văn học là một hình thái ý thức xã hội, luôn láy hiện thực đời sống làm đối tượng và chất liệu phản ánh. Hai ý kiến đề cập đến động thái của người nghệ sĩ với hiện thực đời sống trong quá trình sáng tạo.

Người nghệ sĩ phải thâm nhập để thấu hiểu hiện thực, đồng thời cũng phải biết vượt lên hiện thực để chiêm nghiện.

b/ Phân tích vấn đề:

+ Hiện thực là nguồn gốc của nhận thức, của ý thức, là mảnh đất dồi dào, màu mỡ của nghệ thuật.

Văn học bao giờ cũng là sự nhận thức và phản ánh hiện thực.

+ Nhà văn muốn phản ánh hiện thực một cách sâu sắc thì phải "bước vào", "lặn vào" hiện thực để thâm nhập vào đối tượng một cách tuyệt đối cả trên bề rộng lẫn chiều sâu. Đời sống bao giờ cũng phức tạp, đa chiều và luôn biến chuyển, nhà văn phải trải nghiệm thì mới có vốn sống, mới hiểu sâu vào đời sống để sáng tác.

+ Tuy nhiên, không chỉ đắm mình trong thế giới hiện thực để khai thác chất liệu đời sống, người nghệ sĩ phải biết "bước ra", "ngoi lên" khỏi môi trường chất liệu ấy, dùng chính lí trí và cảm xúc, cái say và cái tỉnh của mình để quan sát, soi ngắm một cách kỹ lưỡng, thấu suốt để khám phá mọi ngóc ngách, mọi giá trị của hiện thực, đồng thời, khái quát hoá lên tầm triết lí, tầm tư tưởng để đạt ngưỡng "cao siêu".

+ "Bước vào" là để thâm nhập vào nhân quần, "bước ra" là dùng chính bản thể sáng tạo độc đáo của người nghệ sĩ để chiêm nghiệm nhân quần ấy. Vì vậy, nhận định còn cho thấy vai trò của cá nhân người nghệ sĩ đối với hiện thực được tái hiện. Đó là quá trình chuyển hoá cái khách quan thành cái chủ quan, đưa khách thể vào cái nhìn của chủ thể. như vậy, sự phản ánh mới sâu sắc và có giá trị về mặt tư tưởng.

Lưu ý: Trong quá trình phân tích, học sinh phải dùng tác phẩm theo yêu cầu của đề để chứng minh.

c/ Đánh giá vấn đề:

+ Hai ý kiến đặt ra những vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với người cầm bút.

+ Hai nhận định này không chỉ miêu tả quá trình, trạng thái sáng tạo mà còn thể hiện phương pháp

và ý thức sáng tạo của người nghệ sĩ.

d/ Kết thúc vấn đề:

+ Khẳng định mối quan hệ giữa văn học và hiện thực -một mối quan hệ tất yếu giữa cái phản ánh và cái

được phản ánh- sẽ góp phần làm nên sức sống vững bền của tác phẩm cũng như tên tuổi của người nghệ sĩ.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG THPT TÂN BÌNH

---  ---

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Chuyên đề Lí luận Văn học

(Duøng cho Giaùo vieân vaø Hoïc sinh caáp Trung hoïc phoå thoâng vaø Ñoäi tuyeån Hoïc sinh Gioûi)

Hsg Văn

2019 2020

“Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu lại

trên mặt đất, in dấu lại trong trái tim người khác.”

(V.A.Xukhomlinxki)

HỌ VÀ TÊN HỌC SINH: MÃ HỌC SINH: B

NĂM HỌC: 2019 – 2020

(Lưu hành nội bộ Tháng 10 năm 2019)

Các đặc trưng của văn học

Chủ đề 1:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

1. Đối tượng phản ánh của văn hqc là gì?

- Nghệ thuật phản ánh hiện thực trên một phạm vi hết sức rộng lớn và đa dạng, nhưng tất cả các sự vật và hiện tượng ấy đều được xét dưới mối quan hệ thẩm mỹ với con người. Nếu các ngành khoa học tìm đến các sự vật hiện tượng để tìm ra bản chất, quy luật của nó thì nghệ thuật lại quan tâm và khám phá mối quan hệ của con người với thế giới xung quanh.

- Đối tượng chủ yếu của nghệ thuật là con người, nghệ thuật quan tâm trước hết đến bản chất xã hội của con người. Con người không tồn tại như một thực thể khép kín với bản chất nội tại của nó, bản chất con người chỉ bộc lộ qua những mối quan hệ hiện thực của nó  Ví dụ: các tác phẩm sau 1975 đặt con người trong quan hệ với tự nhiên, xã hội và chính mình để khám phá thế giới nội tâm sâu kín của con người. Xem xét con người qua các mối quan hệ không làm mờ đi bản chất riêng của nó mà ngược lại, qua các mối quan hệ, con người càng thể hiện bản chất của mình.

2. Vì sao đối tượng phản ánh chủ yếu của văn hqc là con người?

- “Văn học là nhân học” (Gorki). Văn học với chức năng nhận thức, giáo dục có vai trò phải trở thành một “Cuốn sách giáo khoa về đời sống”, giúp con người hiểu cuộc đời, và hiểu chính bản thân mình. Để con người hiểu về xã hội con người, để con người hiểu về chính con người thì không thể khước từ việc thể hiện con người.

- Lấy con người làm đối tượng miêu tả chủ yếu, văn nghệ có được một điểm tựa để nhìn ra toàn thế giới. Văn nghệ bao giờ cũng nhìn hiện thực qua cái nhìn của con người. Con người trong đời sống và trong văn nghệ là những trung tâm giá trị, trung tâm đánh giá. Miêu tả con người là phương thức miêu tả toàn bộ thế giới. Việc biểu hiện hiện thực sâu sắc hay hời hợt, phụ thuộc vào việc nhận thức con người, am hiểu cái nhìn con người.

- Mặt khác, theo quy luật của quá trình sáng tạo, “Cuộc đời là điểm khởi đầu và là điểm đi tới của văn chương” (Tố Hữu), văn học phải trở thành “Thứ vũ khí thanh cao mà đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi một thế giới xấu xa, giả dối, vừa làm tâm hồn người đọc trở nên trong sạch hơn, phong phú hơn” (Thạch Lam). Để thực hiện được sứ mệnh cao cả của mình là tác động, cải tạo hiện thực, văn chương không thể tự thân thực hiện được, mà phải thông qua một đối tượng vật chất đó là con người. “Vũ khí phê phán dĩ nhiên không thể thay thế sự phê phán bằng vũ khí, và phải có lực lược vật chất mới đánh đổ được lực lượng vật chất” (Hêghen). Văn học tác động vào con người qua con đường tư tưởng, tình cảm để từ đó con người sẽ có những hoạt động tích cực tác động vào cuộc sống. Con người chính là đối tượng trung tâm của văn học, là chủ thể sáng tạo, đối tượng phản ánh, lại vừa là đối tượng tiếp nhận.

3. Văn hqcphản ánh con người trên nhữngphương diệnnào?

- Về phương diện xã hội, con người trong văn nghệ được phản ánh như những hiện tượng tiêu biểu cho mối quan hệ xã hội nhất định. Về mặt này, văn nghệ nhận thức con người như những tính cách. Đó là những con người sống, cá thể, cảm tính nhưng lại thể hiện rõ nét những phẩm chất có ý nghĩa xã hội, đại diện cho một giai cấp, một tầng lớp, một dân tộc…

- Về phương diện đạo đức, tính cách mà văn nghệ nắm bắ không trừu tượng như những khái niệm về phẩm chất, mà là các phẩm chất thể hiện trong đời sống con người. Văn học khám phá ý nghĩa đạo đức trong các tìn huống éo le, phức tạp nhất, trong những trường hợp không thể nhìn thấy một cách giản đơn, bề ngoài.

- Về phương diện chính trị, văn học miêu tả con người trong đời sống chính trị không phải mang bản chất giai cấp trừu tượng mà như những tính cách cụ thể. Làm sống lại đời sống chính trị cũng như làm sống lại cuộc sống của con người trong những cơn bão táp chính trị.

4. Giá trị thẩm mỹ là gì?

Giá trị thẩm mỹ là ý nghĩa của các hiện tượng cảm tính của thế giới đối với lí tưởng và thị hiếu thẩm mỹ.

5. Tại sao tác phẩm văn hqc phải có giá trị thẩm mỹ?

- Trong nghệ thuật, lý tưởng thẩm mỹ góp phần định hướng tư duy theo tiêu chí Chân – Thiện – Mỹ. Những nghệ sĩ chân chính, qua hoạt động nghệ thuật của mình, đã khẳng định những tư tưởng tiến bộ, nhằm phục vụ điều thiện và chính nghĩa.

- Thiếu khát khao vươn tới cái đẹp, nghệ thuật sẽ mất đi sức mạnh cơ bản của nó, sẽ không thể thanh lọc tâm hồn con người và cải tạo xã hội. Cho nên, nghệ thuật không những phản ánh quy luật của đời sống mà còn phản ánh cách đánh gái thẩm mỹ về đời sống.

6. Cái đẹp trong văn hqc biểu hiện như thế nào?

Tác phẩm văn học khi phản ánh hiện thực kháo quát, đánh giá về mặt tư tưởng, cảm xúc đều tái hiện những lớp hiện thực có giá trị thẩm mỹ nhất định, độc đáo, không lặp lại mang đến những tình điệu thẩm mỹ. Cái đẹp trong tác phẩm văn học rất đa dạng:

- Cái đẹp của thiên nhiên, đất nước

- Cái đẹp của con người: ngoại hình, tài năng, nhân cách

- Vẻ đẹp của văn hóa, phong tục

- Vẻ đẹp của ngôn ngữ, nghệ thuật

7. Vì sao văn hqc phải phản ánh hiện thực cuộc sống?

- Văn học, với chức năng nhận thức, giáo dục cần phải trở thành thứ “Vũ khí thanh cao và đắc lực”(Thạch Lam) để thay đổi và cải tạo cuộc sống. Muốn vậy văn học phải cho con người hiểu được cuộc sống diễn ra quanh mình, phải giúp con người năm bắt được những vấn đề mang hơi thở của thời đại.

- Hiện thực là nguồn gốc của nhận thức, của ý thức, là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng nghệ thuật và đồng thời là chìa khóa giải thích các hiện tượng phức tạp của nghệ thuật. Chỉ khi hướng về với hiện thực cuộc sống, với đời sống nhân dân, nhà văn mới có thể tìm được cho mình nguồn cảm hứng dồi dào, chất liệu sáng tạo đặc sắc, đáng giá cũng như cho tài năng và vốn sống của mình cơ hội trả qua “lửa thử vàng” để từ đó càng phát triển mạnh mẽ hơn, đặc sắc hơn…

- Do vậy, vai trò của nhà văn là “người thư kí trung thành của thời đại”. Trách nhiệm của nhà văn là phải thể hiện hiện thực cuộc sống, nắm bắt được những mâu thuẫn cơ bản nhất của thời đại để từ đó đưa ra một hướng đi, một giải pháp, bày tỏ một thái độ, một lối đi để cải tạo hiện thực cuộc sống.

8. Khi phản ánh hiện thực cuộc sống, văn hqc trình bày những vấn đề gì?

- Những vấn đề mang tính bản chất của hiện thực: Phản ánh hiện thực, văn học có khả năng hiểu biết

và khám phá được bản chất hoặc những khí cạnh căn bản của hiện thực.

- Những vấn đề về số phận, phẩm chất và bản chất của con người: Văn học đi sâu khám phá những vấn đề đời tư, thế sự về số phận của con người, đề cao nhân tính và phẩm chất tốt đẹp của con người đồng thời chạm đến những vấn đề nhân bản có tính chất muôn thuở: khát vọng hạnh phúc, cuộc đấu tranh giữa thiện và ác trong mỗi con người…

- Thế giới chủ quan - thế giới nội tâm của nhà văn. Garođi cho rằng: “Sáng tác văn nghệ có nhiệm vụ không phải tái hiện thế giới mà là biểu hiện khát vọng của con người”. Qua hiện thực được phản ánh trong tác phẩm, ta nhận ra sự đánh giá, lí giải của nhà văn trước hiện thực ấy. Hiện thực trong tác phẩm văn học là kết quả của quá trình suy tư và trăn trở, không ngừng đặt ra những câu hỏi và tìm cách trả lời những câu hỏi, để đề xuất một con đường, một giải pháp, một hướng đi cho hiện thực cuộc sống.

9. Vì sao văn hqc lại là tiếng nói của cảm xúc?

Văn học là hiện tượng thẩm mỹ, nói tác phẩm văn học là nói đến cái đẹp. Tác phẩm văn học không phải là sự giáo điều, khô cứng mà tác động trước hết vào người đọc thông qua trái tim, qua những rung cảm của tâm hồn, hướng người đọc đến những giá trị Chân - Thiện - Mỹ.

10. Cảm xúc trong văn hqc có những đặc điểm gì?

- Nội dung tư tưởng của tác phẩm văn học không bao giờ là một sự lí giải dửng dưng, lạnh lùng, mà phải gắn với những cảm xúc mãnh liệt. Nội dung của cảm hứng tư tưởng trong tác phẩm bao giờ cũng là một tình cảm xã hội đã được ý thức, đã được siêu thăng dưới lý tưởng của thời đại. Đó có thể là tình cảm khẳng định như ngợi ca, vui sướng, biết ơn, tin tưởng, yêu thương, đau xót, thương tiếc… Đó có thể là những tình cảm phủ định các hiện tượng tiêu cực như tố cáo, căm thù, phẫn nộ, châm biếm, chế giễu, mỉa mai.

- Cảm hứng trong tác phẩm văn học không phải là tình cảm được xướng lên, mà phải là tình cảm toát ra từ tình huống, từ tính cách và từ sự miêu tả.

- Cảm hứng trong tác phẩm văn học phải phục tùng quy luật của tình cảm: phải gợi mở chứ không biểu hiện thẳng đuột, một chiều; trong tác phẩm văn học, sự vật động của tình cảm có quy luật riêng, nhiều khi lất át quy luật đời sống, quy luật xã hội.

11. Tình cảm và tương trong văn hqc có mối quan hệ như thế nào?

Tình cảm và tư tưởng trong tác phẩm văn học có mối quan hệ thống nhất, biện chứng:

- Tư tưởng làm nên sức nặng của tác phẩm, khiến tình cảm của tác phẩm không còn là những xúc cảm

vu vơ hời hợt, mà trở thành những rung cảm mãnh liệt, có chiều sâu.

- Tình cảm giúp tư tưởng thăng hoa, tác động vào bạn động cả bằng con đường trái tim và khối óc,

giúp người đọc ngộ ra những chân lý về con người và đời sống.

12. Vì sao văn hqc cần phải sáng tạo?

- Thứ nhất là do bản thân nghệ thuật là hoạt động của sự sáng tạo mang tính cá thể, không lặp lại

người khác và không lặp lại chính mình.

- Thứ hai, mục đích cao cả của văn chương là trở thành “thứ vũ khí thanh cao và đắc lực…”, muốn thực hiện được sứ mệnh của mình, văn chương phải tìm được những cách thức tác động vào tâm tư tình cảm người đọc để tạo thành sức mạnh tác động trở lại vào cuộc sống. Người đọc sẽ không thể bị tác động nếu những gì văn học nghệ thuật mang lại chỉ là rập khuôn, đơn điệu, nhàm chán

- Thứ ba, mỗi nhà văn sáng tác đều mong muốn ghi lại dấu ấn của mình trên cuộc đời, một tác phẩm muốn sống mãi phải giành vị trí đặc biệt trong lòng bạn đọc “người tạo ra tác phẩm là nhà văn, người quyết định sức sống của tác phẩm phải là độc giả”

=> Độc giả không bao giờ chấp nhận những điều quen nhàm, không bao giờ chấp nhận những nhà văn sao chép, vì nhu cầu của họ khi tìm đến văn chương là nhu cầu tìm kiếm những gì mới mẻ, mở mang đầu óc, tư tưởng tình cảm… Đó cũng chính là quy luật đào thải khắc nghiệt của văn chương, người không sáng tạo sẽ bị quên lãng. Điều này đòi hỏi nhà văn phải có những điểm đặc biệt không bị lẫn với người khác và không lặp lại với chính mình, phải có thứ “vân tay nghệ thuật riêng” in dấu trong lòng bạn đọc, thể hiện qua những tác phẩm đặc sắc, có giá trị.

13. Sự sáng tạo trong văn hqc có biểu hiện như thế nào?

- Chân lý nghệ thuật thống nhất nhưng không đồng nhất với chân lý đời sống. Hiện thực trong tác phẩm văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, đã được khúc xạ qua lăng kính của nhà văn. Sự sáng tạo ở đây thể hiện qua góc nhìn mới mẻ, độc đáo và những phát hiện của riêng người nghệ sĩ trong quá trình khám phá hiện thực cuộc sống.

- Sự sáng tạo của văn học còn là kết quả của trí tưởng tượng nhằm tạo ra thế giới của ước mơ, của lí

tưởng, vươn lên trên hiện thực khách quan để phá vỡ các giới hạn của sự tồn tại.

14. Phản ánh và sáng tạo có mối quan hệ như thế nào?

Phản ánh và sáng tạo có mối quan hệ thống nhất biện chứng.

- Sự phản ánh giúp cho sự sáng tạo không đi chệch hướng, không trở thành những điều hoang đường, vô nghĩa là có chiều sâu và gợi ra những giá trị tư tưởng sâu sắc.

- Sự sáng tạo giúp cho sự phản ánh không khô khan, giáo điều mà trở nên mới mẻ, thu hút, sinh động, giàu sức sống.

15. Nội dung là gì?

Khái niệm nội dung có cơ sở vững chắc từ mối quan hệ giữa văn học và hiện thực, bao hàm nhân tố khách quan của đời sống và nhân tố chủ quan của nhà văn. Nó vừa là cuộc sống được y thức, vừa là sự cảm xúc, đánh giá đối với cuộc sống đó. Có hai cấp độ: nội dung trực tiếp và nội dung gián tiếp. Yêu cầu nội dung: Phải thực hiện được các chức năng của văn học, thực hiện được thiên chức của văn học.

16. Hình thức là gì?

Là sự hợp thành của nhiều yếu tố: nghệ thuật sử dụng ngôn từ, các đặc trưng thể loại, biện pháp kết cấu xây dựng nhân vật… nhằm mục đích thẻ hiện trực tiếp, sinh động nội dung, nhằm tạo nên dạng tồn tại nhất định của nội dung, tạo nên toàn bộ tác phẩm thành một chỉnh thể thống nhất.

17. Hình thức và nội dung có mối quan hệ như thế nào?

- Thống nhất, mật thiết => mỗi tác phẩm là một chỉnh thể thống nhất giữa nội dung và hình thức: “nội dung phải là nội dung của hình thức, hình thức phải là hình thức của nội dung”

- Nội dung đóng vai trò chủ đạo. Nội dung là cái có trước, thông qua tư tưởng của nhà văn, bao giờ cũng sẽ tìm ra hình thức phù hợp nhất để bộc lộ đầy đủ, rõ ràng bản chất.

- Ý nghĩa: Sự thống nhất của ND-NT tạo nên sức mạnh tư tưởng – nghệ thật của một TP. “Mỗi tác phẩm là một phát minh về hình thức, một khám phá về nội dung”.

18. Hình tượng nghệ thuật là gì?

- Hình tượng là sự phản ánh hiện thực một cách khái quát bằng nghệ thuật dưới hình thức những hiện

tượng cụ thể, sinh động, điển hình, nhận thứ trực tiếp bằng cảm tính.

- Hình tượng nghệ thuật chính là các khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện bằng trí tưởng tượng sáng tạo. Hình tượng nghệ thuật tái hiện đời sống, nhưng không phải sáng tạo, sao chép y nguyên những hiện tượng có thật mà là tái hiện có chọn lọc, sáng tạo thông qua trí tưởng tượng và tài năng của người nghệ sĩ.

19. Hình tượng nghệ thuật có những đặc điểm gì?

- Hình tượng nghệ thuật là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Tính khách quan của hình tượng là nói lên bản chất, quy luật của cuộc sống. Người nghệ sĩ phản ánh cái đã, đang và có thể xảy ra theo quy luật của tự nhiên, đời sống.

- Hình tượng nghệ thuật bao hàm sự thống nhất biện chứng giữa thuộc tính chung và cá biệt. nó hiện ra một cách cụ thể, độc đáo, không lặp lại nhưng chứa đựng những thuộc tính chung của hiện tượng, sự vật, chứa đựng những quy luật chung của cuộc sống.

- Các hình tượng nghệ thuật bao giờ cũng là thành quả của tư duy sáng tạo và hư cấu của nghệ sĩ. Chúng xuất hiện không phải để minh họa và khảo sát cho kết luận mang tính khái quát mà bản thân nó là thành quả sáng tạo, là sự thêm vào khách thể một thực thể mới.

- Hình tượng nghệ thuật bao giờ cũng hàm chứa sự thái độ, cảm xúc của người nghệ sĩ. Nghệ sĩ bao giờ cũng tái hiện đời sống dưới ánh sáng của các lợi ích và lí tưởng của một giai cấp, một thời đại nhất định. Khi xây dựng hình tượng họ biểu hiện trong đó một thái đó, một cảm xúc riêng, nghĩa là hóa thân.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Chức năng của Văn học

Chủ đề 2:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

1. Chức năng văn hqc được hiểu thếnào?

- Chức năng văn học chính là ý nghĩa và lí do tồn tại đích thực của văn học đối với đời sống.

- Về chức năng văn học, Maxim Gorki cho rằng: “Văn học là gì? Nó nhằm phục vụ cái gì? Nó có tự thân tồn tại không? Dù sao thì tôi cũng nhận thấy rằng trên đời không có cái gì tồn tại tự nó và cho nó, rằng mọi thứ đều tồn tại nhằm mục đích nào đó và bằng cách này, hay bằng cách khác, đều lệ thuộc, pha lẫn vào một cái gì khác. Giúp cho tâm hồn thảnh thơi ư? Thật khó tưởng tượng được một người nào mà tâm hồn lại thảnh thơi khi đọc “Hamlet”, “Đôn Kihôtê, Phaoxtơ và những tác phẩm của Bandắc, Dichken, Tônxtôi…

- nói chung là những cuốn sách đã dùng hình tượng và từ ngữ hoàn chỉnh lạ lùng để cô đặc lại những ý nghĩ, những cảm xúc, những giọt máu và những giọt lệ đắng cay, nóng bỏng của thế gian này”.

- Chức năng văn học là chức năng xã hội có tính tổng hợp:

+ Sự tác động của văn học trong sự thụ cảm của người đọc và trong đời sống ý thức xã hội cũng bộc lộ trên

nhiều bình diện, nhiều cấp độ khác nhau.

+ Mỗi thời đại, mỗi giai cấp tùy vào điều kiện tồn tại và mục đích thực tiễn của mình có thể khai thác, “tận dụng” những khả năng khác nhau, tiềm năng trong văn học.

1. Có những loại chức năng văn hqc nào?

Các nhà nghiên cứu lí luận phân chia ra nhiều loại chức năng của văn học: chức năng dự báo, chức năng giao tiếp, chức năng giải trí… nhưng ba chức năng cơ bản của văn học là: chức năng nhận thức, chức năng giáo dục và chức năng thẩm mỹ.

2. Nhận thức là gì?

Nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan trong bộ não của con người.

3. Chức năngnhận thức có đặcđiểm gì?

- Nếu các ngành khoa học nhận thức sự vật hiện tượng bằng tư duy logic, khái quát bản chất hiện tượng thành các định lý, định đề, thì văn học nhận thức đời sống bằng tư duy hình tượng, nhận thức thế giới trong mối quan hệ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng, cái chung và cái riêng. Văn học nhận thức qua hình tượng nghệ thuật, quan tâm đến từng số phận, từng cảm xúc, từng gương mặt cụ thể, qua đó khái quát nên bản chất của một giai cấp, một lớp người, một xã hội, một dân tộc, thậm chí là toàn nhân loại.

4. Chức năngnhận thức củavănhqcbiểuhiệnnhư thế nào?

- Giống như một cuốn sách giáo khoa về đời sống, văn học là một kho tàng tri thức phong phú, đồ sộ về tự nhiên và xã hội.

- Quan trọng hơn, chức năng nhận thức của văn học không chỉ bộc lộ ở bề rộng của những kiến thức về đời sống mà chủ yếu là chiều sâu của những khám phá thẩm mỹ về con người. Khám phá và thể hiện đời sống tâm lí của con người cùng những mối quan hệ xã hội đa dạng của nó, văn học giúp người đọc liên tưởng tới đời sống của chính bản thân mình. Nhiều tác phẩm đi vào đời sống tinh thần người đọc như nhữngtám gương soi, giúp người đọc phát hiện ra chính bản thân mình. Sự nhận thức thế giới biến thành quá trình tự nhận thức của người đọc.

5. Ý nghĩa của chức năng nhận thức là gì?

- Mặc dù có những đặc trưng khu biệt, văn học nghệ thuật vẫn tồn tại trước hết với tư cách là một hình

thái nhận thức, có khả năng mở rộng sự biểu biết của con người. Mỗi tác phẩm văn học lớn từ xưa tới nay

đều có giá trị như một thành tựu trên chặng đường nhận thức chung của nhân loại.

- Văn học có khả năng phá vỡ giới hạn không gian và thời gian trong sự tồn tại của mỗi cá nhân. Văn học đưa ta đến những chân trời hiểu biết mới, giúp ta hiểu được hơn cuộc sống không chỉ trong hiện tại mà cả trong quá khứ, không chỉ trong phạm vi đất nước mình mà cả ở xứ sở xã xôi. Chính trong cảm thụ tác phẩm văn học, sự “nếm trải” cuộc sống được miêu tả trong các hình tượng sinh động có khả năng giúp người đọc sống nhiều hơn, sống dài hơn bằng những số phận, cuộc đời khác nhau trong tác phẩm.

- Chức năng nhận thức là tiền đề quan trọng cho sự dự báo tương lai. Phản ánh cuộc sống một cách toàn vẹn, sinh động, văn học có khả năng vươn tới tầm cao của sự khái quát, nắm bắt sự vận động bên trong của đời sống hiện thực. Chính từ độ chín của sự khám phá, khái quát ấy, văn học có khả năng dự báo tương lai, góp phần kiến tạo con đường đi đúng đắn cho sự phát triển của hiện thực khách quan.

6. Chức năng giáo dục của văn hqc được hiểu như thế nào?

Chức năng giáo dục là khả năng tác phẩm văn học truyền đến người đọc những bài học đạo đức, nhân sinh,

tác động tích cực và nhân sinh quan, thế giới quan và quan điểm chính trị - xã hội của người đọc.

7. Chức năng giáo dục có đặc điểm gì?

- Chức năng giáo dục tác động vào con đường của tình cảm, chuyển từ giáo dục thành tự giáo dục. Có nhiều hình thái ý thức có chức năng giáo dục như đạo đức học, chính trị học… Nhưng nếu các hình thái ý thức xã hội khác giáo dục bằng các khái niệm, luận điểm tư tưởng… qua con đường lí trí, thì văn học giáo dục bằng trái tim, bằng cảm xúc. Với đặc trưng thẩm mỹ, văn học nghệ thuật chính là hình thức giáo dục tự nhiên hơn cả.

- Động cơ của nhà văn rất khác cái ý định minh họa đạo đức. Những nguyên tắc đạo đức chỉ trở thành nguyên tắc sống, thành cách sống khi chúng gắn liền với đời sống nội tâm phong phú, với tâm hồn biết cảm nhận cái đẹp. Văn học không thuyết minh cho các nguyên tắc đạo đức, không trưng bày những tấm gương đạo đức, mà văn học bồi đắp tâm hồn – cội nguồn đạo đức.

- Văn học giáo dục con người điều hay, lẽ phải, hướng con người đến các giá trị Chân – Thiện – Mỹ thông qua việc phản ánh cả mặt tốt và mặt xấu của hiện thực đời sống. Văn học tôn vinh, đề cao cái tốt, cái thiện, cái đẹp để những giá trị tích cực lan tỏa và tâm hồn người đọc. Đồng thời văn học cũng nhận chân, vạch trần, tố cáo cái ác, cái xấu xa, cái giả dối để người đọc tránh xa.

8. Chức năng giáo dục có những biểu hiện nào?

- Văn học giúp hình thành thế giới quan đúng đắn và các quan điểm chính trị - xã hội cho con người.

- Văn học giúp con người vươn tới cái thiện thông qua việc hình thành quan điểm đạo đức.

- Văn học giúp khơi gợi những tình cảm đạo đức. Văn học kéo người đọc vào mạch tình cảm của tác phẩm làm cho họ không thể dửng dưng. Văn học giúp người đọc yêu thương, trân trọng cái tốt, cái thiện, biết căm ghét cái xấu xa, giả dối.

- Văn học giúp ta hình thành lòng nhân ái, bởi những tác phẩm đặc sắc bao giờ cũng khơi gợi ở ta sự đồng cảm, yêu thương đối với con người.

9. Ý nghĩa của chức năng giáo dục?

Văn học giúp cảm hóa, thanh lọc tâm hồn con người, bồi dưỡng nhân cách để con người “gần người hơn” (Nam Cao). Văn học đóng vai trò như một phương tiện xã hội hóa cá nhân, phát triển trong mỗi cá nhân đầy đủ những đặc tính xã hội cũng như những biểu hiện phong phú của bản chất người. Do vậy, văn học giúp con người sống đẹp, sống tốt trong xã hội, có những đóng góp cụ thể để xây dựng và cải tạo hiện thực cuộc sống.

10. Chức năng thẩm mỹ là khả năng của văn học nhằm thỏa mãn các nhu cầu thẩm mỹ của người đọc.

11. Chức năng thẩm mỹ có đặc điểm gì?

- Cái đẹp của văn học bắt nguồn từ chính sự phản ánh chân thực của đời sống. Những yếu tố thẩm mỹ của văn học luôn gắn chặt với bản chất bên trong của sự vật.

- Văn học không chỉ thỏa mãn nhu cầu thưởng thức cái đẹp của con người mà còn phát triển ở họ khả năng hành động, sáng tạo theo quy luật của cái đẹp. Văn học giúp con người nhạy cảm hơn, tinh tế hơn trong hành động và cảm thụ thế giới.

12. Các biểu hiện của chức năng thẩm mỹ là gì?

- Văn học miêu tả những cái đẹp vốn có trong đời sống hiện thực: cái đẹp của thiên nhiên, cái đẹp của phong tục tập quán văn hóa xã hội.

- Văn khám phá những vẻ đẹp của con người, nhất là vẻ đẹp tâm hồn.

- Văn học khiến người đọc rung động bởi chính vẻ đẹp của nghệ thuật. Người đọc cảm thấy vui sướng, thích thú khi đọc một câu văn hay, mượt mà, khi đọc một đoạn thơ du dương giàu nhạc tính…

13. Ý nghĩa của chức năng thẩm mỹ là gì?

- Chức năng thẩm mỹ của văn học giúp làm tăng thêm kinh nghiệm cảm thụ thẩm mỹ của người đọc, thúc đẩy khả năng sáng tạo cái đẹp trong họ.

- Chức năng thẩm mỹ của văn học giúp thanh lọc tâm hồn con người:

+ Thế giới nghệ thuật vừa là hình ảnh của bản thân hiện thực vừa là thế giới của ước mơ, của cái đẹp, của khát vọng. Văn học nghệ thuật mang đến cho người đọc sự đền bù về mặt thẩm mỹ khi cho họ được sống trong thế giới nghệ thuật, nơi mà cái ác, cái bất công sẽ bị trừng trị, cái tốt, cái thiện sẽ được tưởng thưởng, được hạnh phúc.

+ Cái đẹp của văn học không thể bị sở hữu bởi riêng cá nhân nào, cho nên việc cảm thụ cái đẹp là hoàn toàn vô vụ lợi, nó giúp tâm hồn con người được thanh lọc, tránh xa những điều vụ lợi, tầm thường trong cuộc sống thường nhật.

+ Cái đẹp của văn học vô tư nhưng không vô tâm, mà luôn hướng người đọc đến những suy tư, trăn trở, trách nhiệm về các vấn đề của cuộc sống, của thời đại.

14. Ba chức năng nhận thức – giáo dục – thẩm mỹ có mối quan hệ như thếnào?

- Trong thực tế, sự tác động của tác phẩm văn học tới người đọc là một sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố chức năng, là một quá trình chuyển hóa phức tạp, biện chứng, ở đó các yếu tố chức năng xuyên thấm vào nhau. Việc phân định ra từng chức năng riêng biệt chỉ có tính chất tương đối và lý thuyết.

- Chức năng nhận thức chính là tiền đề của chức năng giáo dục. Trong quá trình nhận thức và tự nhận thức, con người soi chiếu bản thân trong các mối quan hệ với tự nhiên, xã hội và với chính mình, qua đó bật ra những bài học đạo đức nhân sinh, thấu hiểu những chân lý của đời sống.

- Chức năng thẩm mỹ chính là chức năng đặc trưng của văn học nghệ thuật, giúp khu biệt văn học với các hình thái ý thức xã hội khác như lịch sử, triết học…

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Nhà văn và quá trình sáng tạo

Chủ đề 3:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

1. Yếu tố tiên quyết làm nên một nhà văn đích thực là gì?

Trên thực tế, muốn trở thành nhà văn phải có một số năng khiếu thích hợp với công việc sáng tạo văn học. Năng khiếu bẩm sinh là nhân tố quan trọng đầu tiên để hình thành một tài năng văn học.

2. Những phẩm chất, năng lực cần có của nhà văn là gì?

Đó là:

(1) Bản chất giàu xúc cảm;

(2) Khả năng quan sát tinh tế, rộng rãi,

(3) Khả năng tưởng tượng, liên tưởng phong phú, độc đáo,

(4) năng lực trí tuệ sắc bén.

3. Bản chất giàu xúc cảm của nhà văn thể hiện như thế nào?

+ Phẩm chất đầu tiên của nhà văn đó là một trực giác nhạy bén và một tâm hồn dầy xúc cảm. Tấm lòng của họ luôn rộng mở đón nhận những âm vang cuộc đời, quan tâm thường xuyên và sâu sắc với tất cả những gì xảy ra xung quanh mình, vươn tới sự đồng cảm, sẻ chia với bao cuộc đời khác.

+ Những nhà văn lớn trước hết là những nhà nhân văn chủ nghĩa. Họ vui cái vui của bao người khác, đau khổ trước nỗi khổ đau của đồng loại, hân hoan sung sướng trước những điều tốt đẹp, đau khổ và phẫn nộ trước oan trái bát công.

4. Bản chất giàu xúc cảm có ý nghĩa thế nào với quá trình sáng tác văn hqc?

+ Tình cảm là một trong những động lực thúc đẩy cảm hứng sáng tạo (cảm hứng: trạng thái cảm xúc mạnh liệt đặc biệt thúc đẩy nhu cầu sáng tác). Tư tưởng sẽ khong được chuyển hóa vào hình tượng một cách nhuần nhuyễn nếu thiếu cảm hứng. cảm hứng đã tạo nên linh hồn của hình tượng.

+ Sáng tạo nghệ thuật là quá trình phản ánh và tái tạo hiện thực đồng thời là quá trình tự biểu hiện, là quá trình giãy bày chia sẻ, là sự hiện diện của nhà văn giữa cuộc đời. Khi nhà văn thờ ở, nguội lạnh, khép kín giữa cuộc đời thì khi ấy tài năng nghệ thuật cũng chất dứt. “Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép” (Chế Lan Viên).

5. Khả năng quan sát tinh tế, rộng rãi có ý nghĩa như thế nào?

+ Cuộc sống hết sức phong phú, đa dạng, nhà văn phải quan sát kĩ lượng và tinh tế mới có thể phát hiện ý nghĩa sâu xa tiềm ẩn trong sự vật, hiện tượng. Không dừng lại ở việc quan sát những con người bình thường mà phải tìm cho được chìa khóa để khám phá thế giới nội tâm con người.

+ Quan sát là phương tiện cần thiết để nhà văn tích lũy vốn sống. Năng lực quan sát cũng có cơ sở quan trọng trong bồi đắp trí tưởng tượng nhà văn. Càng tích lũy được nhiều vốn sống thì nhà văn càng giàu khả năng tưởng tượng.

+ Quan sát không chỉ là khả năng tìm hiểu, tái tạo hiện thực đời sống mà còn là khả năng lắng nghe, theo dõi những diễn biến phong phú phức tạp trong tâm hồn mình.

6. Khả năngliên tưởng, tưởng tượng là gì?

+ Tưởng tượng: “Trí tưởng tương là một đặc tính nằm trong bản chất người. Đó là thuộc tính của con người sử dụng vốn quan sát đời sống, ý nghĩ và tình cảm, tạo ra được bên cạnh thực tại một cuộc sống do mình bịa ra với những con người và những sự kiện do mình bịa nốt” (Paustovsky)

+ Liên tưởng: “Năng khiếu tinh thần từ một vật đã được thấy nghĩ ngay đến những vật khác liên quan chặt chẽ với nó” (Lomonoxop)

7. Khả năng liên tưởng, tưởng tượng trong quá trình sáng tác văn hqc diễn ra như thế nào?

- Đối với nhà văn giàu óc tưởng tượng, khi đặt bút xuống trang viết là cả một thế giới nhân vật hiện lên sống động. Nhà văn ngỡ như đang sống cùng với các nhân vật, nghe các nhân vật nói chuyện với nhau, cảm nhận được sắc thái cảm xúc của từng nhân vật trong những cảnh ngộ cụ thể.

- Nhờ tưởng tượng, nhà văn có thể hóa thân vào nhân vật của mình, sống cuộc đời hàng trăm nhân vật do mình tái tạo.

8. Khả năng liên tưởng, tưởng tượng có ý nghĩa gì?

- Trí tưởng tượng giúp nhà văn hình dung đối tượng một cách cụ thể, sinh động.

- Trí tưởng tượng là quá trình nhào nặn lại, tái tạo lại hiện thực những đồng thời nó còn có khả năng bù đắp, gia giảm những phần không thể quan sát được trên thực tế.

- Tưởng tượng giúp nhà văn đi vào thế giới tâm hồn của nhân vật, biểu hiện quá trình vận động tâm lí theo quy luật nội tại của nó.

- Trí tưởng tượng tham gia liên kết các chi tiết vào chỉnh thể của hình tượng, liên kết các sự kiện trong mối quan hệ biện chứng, liên kết không gian thời gian trong mối chỉnh thể thống nhất…

9. Vì sao nhà văn cần có một năng lực trí tuệ sắc bén?

- Vài trò của nghệ sĩ là khám phá, sáng tạo thực tại xã hội. Nhà văn cần tiếp cận đời sống, tìm ra những vấn đề có ý nghĩa quan trọng, phát hiện bản chất sự vật, hiện tượng chi phối chúng, để làm được điều đó, nhà văn cần một trí tuệ sắc bén.

- Nhà văn còn cần lí giải các hiện tượng cuộc sống, chỉ ra cho người đọc con đường đi đến chân lí. Do văn học phản ánh nhiều phương diện hoạt động của con người nên nhà văn cần một khả năng trí tuệ để biểu hiện được những lĩnh vực tri thức mà mình miêu tả.

10. Cái tâm của nhà văn thể hiện như thế nào?

Đại thi hào Nguyễn Du từng cho rằng: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Nếu năng khiếu là yếu tố tiên quyết, là điều kiện cần để một người trở thành nhà văn thực thụ, thì cái tâm của anh ta trước cuộc đời, trước con người và trước nghề nghiệp của mình là yếu tố cần để làm nên một nhà văn đích thực. Các tâm đó thể hiện ở việc nhà văn có ý thức trau dồi tình cảm, tư tưởng, nhân cách; tích lũy kinh nghiệm sống và vốn văn hóa; trau dồi nghệ thuật viết văn.

11. Vì sao nhà văn phải không ngừng trau dồi tình cảm, tư tưởng, nhân cách?

- Muốn sáng tạo tác phẩm có giá trị, nhà văn phải có lập trường tư tưởng tiến bộ. Nhờ tư tưởng tiến bộ, nhà văn mới có được tầm nhìn xa, rộng, mới có mục đích sáng tạo chân chính. Lập trường tư tưởng, tiến bộ thể hiện ở việc anh ta quan tâm sâu sắc đến số phận của cộng đồng, dân tộc, đất nước; đặt ra những vấn đề chung lớn lao, nhức nhối của xã hội, thời đại để mọi người phải suy nghĩ, đối thoại.

- Hiện thực xã hội không ngừng đổi thay, nhà văn phải nhạy bén về tư tưởng tình cảm mới phát hiện

được chính xác quá trình ấy. Một nhà văn tài năng đồng thời cũng là nhà tư tưởng của thời đại mình.

12. Nhân cách của một nhà văn chân chính thể hiện như thế nào?

- Nhân cách của nhà văn chân chính là thái độ trung thực, dũng cảm để đấu tranh cho chân lí, lẽ phải, cho quyền lợi của nhân dân và dân tộc. Anh ta cần dám vượt qua những thiên kiến hẹp hòi, vượt qua sự đe dọa của quyền lực để dám soi lên “những điều trông thấy”, để dám dũng cảm ủng hộ chân lí đời sống.

- Để có những tác phẩm văn chương giá trị, nhà văn cần tỉnh táo phát hiện, nâng niu, trân trọng những

cái hay, cái đẹp, cái mới đồng thời nhìn thấy cái xấu xa, cái ác, cái lỗi thời; rồi từ đó đấu tranh không khoan

nhượng để diệt trừ điều ác, bảo vệ và phát huy cái thiện.

13. Vì sao nhà văn phải không ngừng tích lũy vốn sống?

Tích lũy vốn sống là công việc quan trọng của nhà văn. Tích lũy vốn sống là điều kiện để tăng cường tài liệu và nuôi dưỡng cảm hứng sáng tạo. Lê Quý Đôn từng nói: “Muốn văn hay phải hiểu biết và từng trải nhiều. Văn chương chữ nghĩa không phải là lời nói suông. Trong bụng không có ba vạn quyển sách, trong mắt không có núi sông kì lạ của thiên hạ thì không thể làm văn được”.

14. Vì sao nhà văn phải không ngừng nâng cao trình độ văn hóa?

Để ngày càng nhạy bén hơn trong việc tiếp cận đời sống và phản ánh nhiều lĩnh vực tri thức của con người, nhà văn phrai không ngừng nâng cao trình độ văn hóa. Một nhà văn vĩ đại là một nhà văn hóa lớn. Vốn văn hóa không chỉ là tri thức trong lĩnh vực nghệ thuật mà còn là tri thức khoa học xã hội và tự nhiên.

15. Nghệ thuật viết văn bao gồm các yếu tố nào?

Nghệ thuật viết văn là khả năng vận dụng và sử dụng tất cả các phương tiện và kĩ thuật để tổ chức tác phẩm, biện pháp biểu hiện, cách thức miêu tả, phương pháp xây dựng nhân vật, vận dụng ngôn ngữ…

16. Vì sao nhà văn cần trau dồi nghệ thuật viết văn?

- Tuy phương pháp làm việc của từng nhà văn có đặc điểm riêng nhưng kinh nghiệm sáng tác chung của lao động nghệ thuật giúp nhà văn định hướng quá trình đi vào con đường sáng tạo văn học. Những nhà văn có thái độ nghiêm túc với nghề nghiệp sẽ không ngừng trau dồi và tích lũy kinh nghiệm, học hỏi những người đi trước để tìm tòi những con đường sáng tạo cho riêng mình. Gorki đã khuyên các nhà văn trẻ: “Các bạn hãy học viết ở tất cả các nhà văn có phong cách điêu luyện, nhưng các bạn hãy tìm lấy nốt nhạc và lời ca của mình.

17. Phong cách nhà văn là gì?

- Phong cách văn học là khái niệm dùng để chỉ tính độc đáo có ý nghĩa thẩm mỹ của một hiện tượng văn học. Cái gọi là hiện tượng văn học này bao gồm phạm vi rộng, từ nền văn học của dân tộc, một thời đại, một trào lưu, một trường phái tới toàn bộ sáng tác của nhà văn, thậm chí tới những tác phẩm riêng lẻ.

- Phong cách nghệ thuật của nhà văn là biểu hiện tài nghệ của người nghệ sĩ ngôn từ trong việc đem đến cho người đọc một cái nhìn mới mẻ chưa từng có về cuộc sống, con người, thông qua những hình tượng nghệ thạt độc đáo và những phương thức, phương tiện thể hiện đặc thù in đậm dấu ấn cá nhân chủ thể sáng tạo.

18. Vì sao nhà văn cần phải có phong cách riêng?

- Do đặc trưng văn học nghệ thuật là hoạt động sáng tạo có tính chất cá thể. Nếu cá tính của nhà văn mờ nhạt, không tạo được tiếng nói riêng, giọng điệu riêng thì đó là sự tự sát trong văn học. Cao Xuân Hạo nói: “Nếu chỉ biết rập khuôn, chấp nhặt những cái sáo cũ, thì dù câu đẹp lời hay, vẽ trăng tả gió, nhưng ý hướng không kí thác vào được, thì rốt cuộc cũng là bắt chước giọng điệu của người khác, chẳng nói được tính tình thực của mình.

- Một phong cách riêng, một cách nhìn riêng, một cách lí giải riêng, một cách thể hiện riêng chính là những cống hiến có giá trị của nhà văn với cuộc đời. Sự thật có thể là một, nhưng cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm của nhà văn là muôn màu muôn vẻ, làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho xã hội.

19. Phong cách nhà văn biểu hiện như thế nào?

Phong cách của nhà văn là sự thống nhất của hai mặt đối lập: các yếu tố mới mẻ và các yếu tố ổn định.

- Các yếu tố mới mẻ bao gồm:

+ Cái nhìn, cách cảm thụ giàu tính khám phá nghệ thuật với cuộc đời: “Đối với nhà văn cũng như đối với nhà họa sĩ, phong cách không phải là vấn đề kĩ thuật mà là vấn đề cái nhìn. Đó là một khám phá về chất, chỉ

có được trong cách cảm nhận về thế giới, một cách cảm nhận, nếu không do nghệ thuật mang lại thì mãi mãi không ai biết đến”. Đi sâu vào tìm hiểu phong cách văn học, không thể không nắm bắt cho được cách nhìn, cách cảm của người nghệ sĩ.

+ Giọng điệu riêng gắn liền với cảm hứng sáng tác: “Thời đại nào tiếng nói ấy, tính cách nào giọng điệu ấy”, nhà văn “có thể học viết từ nhiều nhà văn khác nhau nhưng nhất thiết anh phải tìm cho được giọng điệu riêng của mình”. Có giọng nhẹ nhàng tha thiết, có giọng mỉa mai chua chát cay độc, có giọng điệu dằn vặt..

Các yếu tổ ổn định: đến sự thống nhất, lặp đi lặp lại có quy luật của các yếu tố nghệ thuật trong tác phẩm, đủ để nhà văn tạo cho mình một chân dung tinh thần riêng. "Mỗi công dân đều có một dạng vân tay. Mỗi người nghệ sĩ thứ thiệt đều có một dạng vân chữ. Không trộn lẫn” (Lê Đạt).

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Chất liệu ngôn từ của Văn học

Chủ đề 4:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

1. Chất liệu nghệ thuật là gì?

- Chất liệu nghệ thuật là yếu tố vật liệu, vật chất hàng đầu và cốt yếu nhất được dùng để làm nên tác phẩm nghệ thật, để thể hiện ý đồ sáng tác của nghệ sĩ (ngôn ngữ, âm thanh, màu sắc…). Nhờ chất liệu nghệ thuật nghệ sĩ mới khách thể hóa được các hình tượng đã hình thành trong tưởng tượng của mình (tạo cho những hình tượng được dựng nên trong trí tưởng tượng sáng tạo của bản thân một hình hài để thể hiện ra cuộc sống).

- Bất kì một loại hình nghệ thuật nào cũng sử dụng một chất liệu nhất định trong tự nhiên để xây dựng hình tượng. Nhờ những thủ pháp riêng của từng loại hình nghệ thuật, các chất liệu tự nhiên được nhào nặn và trở thành những yếu tố mang tính thẩm mỹ.

2. Chất liệu nghệ thuật và hình tượng nghệ thuật có mối quan hệ như thế nào?

- Mối quan hệ giữa chất liệu và hình tượng là mối quan hệ hữu cơ, xuyên thấm, thâm nhập vào nhau. Chất liệu sẽ mất tính thẩm mỹ nếu rời bỏ hình tượng và ngược lại hình tượng chỉ có thể tồn tại qua chất liệu.

- Đặc tính và chất lượng của hình tượng nghệ thuật gắn lièn với đặc tính nguyên liệu làm cơ sở cho nó. Hình tượng hội họa được xây dựng bằng đường nét, màu sắc, hình tượng điêu khắc được xây dựng bằng đường nét, hình khối, hình tượng âm nhạc được xây dựng bằng nhịp điệu, giai điệu… Văn học xây dựng hình tượng bằng ngôn từ.

3. Ngôn ngữ và ngôn từ phân biệt như thế nào?

Phương tiện

giao tiếp Khái niệm

Khả năng can thiệp của cá nhân

Mối quan hệ Tính chất

Ngôn ngữ

Tài sản chung, phương tiện giao tiếp chung của cả cộng đồng xã hội.

Ngôn ngữ có tính chất ổn định và vận động theo quy luật nội tại, cá nhân không thể tùy tiện thay đổi ngôn ngữ.

Cơ sở để tạo ra lời nói cá nhân. Trừu tượng, tập thể.

Ngôn từ

Lời nói cá nhân được tạo thành trên cơ sở vận dụng ngôn ngữ chung và nguyên tắc chung.

Ngôn từ của mỗi cá nhân mang đặc điểm riêng của từng cá nhân đó, đối với nhà văn thì ngôn từ riêng thường đạt đến mức nghệ thuật.

Mang đặc điểm ngôn ngữ chung vừa mang đặc điểm riêng của người sử dụng, góp phần sáng tạo, làm biến đổi ngôn ngữ chung.

Cụ thể, cá nhân.

4. Giá trị biểu hiện của ngôn từ văn hqc thể hiện như thế nào?

- Giá trị biểu hiện của ngôn từ nghệ thuật thể hiện ở tính hình tượng của nó. Tính hình tượng chính là khả năng ngôn từ văn học gợi ra hình tượng nghệ thuật, đưa ta thâm nhập vào thế giới của những cảm xúc, ấn tượng, suy tưởng mà ngôn ngữ thông thường ít khi đạt được.

- Phản ánh con người trong đời sống xã hội. Do vừa tái hiện đời sống hiện thực bằng lời nói, vừa tái hiện bản thân lời nói trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ, văn học có khả năng to lớn tong việc phản ánh con

người và đời sống xã hội. Qua văn học chúng ta không chỉ thấy bức tranh đời sống mà con thấy tiếng nói của tầng lớp người trong các thời đại khác nhau với các giọng điệu khác nhau. “Thời đại nào tiếng nói ấy tính cách nào giọng điệu ấy”.

Phản ánh tư duy của con người. Tư duy và ngôn ngữ gắn bó chặt chẽ với nhau như hai mặt của một vấn đề. Ngôn ngữ chính là hiện thực trực tiếp của tư duy. Với chất liệu ngôn từ, văn học có điều kiện thuận lợi nhất trong việc tái hiện quá trình tư duy của con người. Các loại hình nghệ thuật khác chỉ tái hiện tư duy con người một cách gián tiếp. Còn văn học có khả năng tái hiện quá trình tư duy của con người. Mỗi lời nói của nhân vật đều thể hiện thái độ, quan điểm với con người và cuộc sống. Qua lời nói đó, nhà văn cũng có thể bày tỏ quan niệm của mình về nhân sinh và nghệ thuật.

5. Vì sao hình tượng văn hqc có tính phi vật thể?

Xây dựng bằng chất liệu ngôn từ, hình tượng văn học không tác động vào trí tuệ, tưởng tượng và liên tưởng của người đọc. Không ai nhìn thấy hình tượng văn học bằng mắt thường. Nó chỉ bộc lộ với họ qua “cái nhìn” bên trong thầm kín. Đó chính là tính chất tinh thần hay tính phi vật thể của hình tượng văn học.

6. Tính phi vật thể của hình tượng văn hqc có ưu thế gì?

- Kích thích liên tưởng tưởng tượng, tái hiện trong tâm trí con người cảm nhận bằng thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác.

- Tái tạo những cái vô hình, những cái mỏng manh, mơ hồ (cảm xúc, âm thanh, màu sắc). Nhờ liên tưởng tưởng tượng dựa trên những nét tương đồng giữa âm thanh, hình ảnh, giữa thế giới hữu hình và vô hình, văn học có khả năng làm cho những cái vô hình bỗng hiện hình qua ngôn ngữ. (Ví dụ: Màu thời gian của Đoàn Phú Tứ).

- Đi sâu vào bên trong hiện thực, mở ra thế giới tâm hồn, tình cảm con người. Nhiều khi nhà văn chỉ tái hiện một cảm xúc, một suy nghĩ của con người trước cuộc sống cũng có thể tạo nên bức tranh sống động, cụ thể về hiện thực. Nếu điêu khắc chỉ có thể tạc nên dáng người suy tưởng, thì nhờ tính phi vật thể văn học có thể tái hiện lại quá trình tư duy, suy tưởng.

7. Ngôn từ nghệ thuật tác động đến việc văn hqc miêu tả không gian như thếnào?

- Không gian trong tác phẩm văn học có thể nói là không bị một hạn chế nào. Trong thơ văn, tác giả dễ dàng di chuyển từ không gian này sang không gian khác, từ không gian tâm tưởng đến không gian lịch sử, không gian viễn tưởng, không gian huyễn tưởng, không gian huyền ảo… Đặc điểm này làm cho văn học có thể phản ánh đời sống trong sự toàn vẹn, đầy đặn của nó.

8. Ngôn từ nghệ thuật tác động đến việc văn hqc miêu tả thời gian như thế nào?

- Văn học chủ yếu tái hiện quá trình đời sống diễn ra trong thời gian. Văn học có thể tạo ra được những dòng thời gian có nhịp độ, độ dài riêng để phản ánh hiện thực. Văn học có thể “kéo căng” thời gian bằng cách miêu tả rất chi tiết những giây phút hệ trọng của con người. Văn học có thể “dồn nén” thời gian bằng cách tái hiện một khoảng thời gian rất dài trong một dòng trần thuật ngắn. Nhà văn có thể tạo ra những liên hệ thời gian, có khi rất xa nhau giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Nhà văn có thể dắt người đọc đi cùng chiều với thời gian tự nhiên, cũng có thể dắt họ đi ngược lại thời gian, từ hiện tại về quá khứ. Ngôn từ nghệ thuật với tính phi vật thể có thể giúp nhà văn khai thác các mối tương quan giữa dòng ngôn từ trần thuật với dòng thời gian khách quan, tương quan giữa thời gian vật lý và thời gian cảm thụ, tương quan giữa các lớp, các đoạn thời gian khác nhau của hiện thực.

9. Đặc điểm chung của không gian và thời gian trong văn hqc là gì?

Đặc trưng nổi bật của không gian và thời gian trong văn học chính là tính quan niệm của chúng. Nhà văn

không chỉ đơn giản tái hiện lại chuỗi sự kiện hay các hiện tượng của thế giới mà còn đề xuất một quan niệm, khái quát một tư tưởng, bày tỏ một thái độ rõ rệt về chúng.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Thể loại thơ

Chủ đề 5:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

1. Thơ là gì?

Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những xúc cảm mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu.

2. Có những cách phân loại thơ nào?

Có nhiều cách phân loại thơ, tiêu biểu đó là:

- Về mặt nội dung biểu đạt: thơ trữ tình, thơ tự sự, thơ kịch (nhắc đến thơ chủ yếu là nhắc đến thơ trữ tình)

- Về mặt hình thức: thơ luật và thơ tự do

3. Nội dung chính của thơ là gì?

- Thơ gắn liền với chiều sâu tâm hồn, với thế giới nội tâm sâu kín của con người, do đó không dễ khơi nguồn, nắm bắt. Thơ thuộc phương thức trữ tình nên thơ lấy điểm tựa ở sự bộc lộ thế giới nội cảm của nhà thơ trước cuộc đời. Thơ thiên về tiếng nói tình cảm. Thơ là những rung động và cảm xúc của con người trước cuộc sống được bộc lộ một cách chân tình, tư nhiên “Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn con người” (Tố Hữu). Tình cảm trong thơ nảy sinh từ những rung động trực tiếp của nhà thơ.

4. Cảm xúc trong thơ có đặc điểm gì?

- Tình cảm trong thơ bắt nguồn từ chính hiện thực cuộc sống. Chế Lan Viên tâm niệm: “Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép”. Tình cảm trong thơ là quá trình tích tụ những cảm xúc, suy nghĩ của nhà thơ do cuộc sống tác động và tạo nên.“Thơ, trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật” (Leonit Leonop). Đó không phải là tình cảm vu vơ đơn thuần mà chính là những rung cảm trực tiếp do cuộc sống mang lại => “Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép”. Không có cuộc sống thì không có thơ. Chính vì vậy nhà thơ chính là con ong hút nhụy từ bông hoa của đời sống, như Tố Hữu quan niệm:“Thơ chỉ tràn ra trong tim ta khi cuộc sống đã tràn đầy”.

- Tình cảm trong thơ phải là tình cảm mãnh liệt. Tình cảm mãnh liệt ở đây không phải là thứ tình cảm kêu gào, khóc cười ồn ào ở bên ngoài, mà là sự rung động mãnh liệt ở bên trong, sự giày vò, chấn động trong tâm hồn. Tình cảm mãnh liệt ở đây nghĩa là nhà thơ phải sống rất sâu vào tâm hồn mình, lắng nghe các xao động trong tâm hồn mình, đau đớn, sướng vui với những gì trong ấy.

- Tình cảm trong thơ là tình cảm siêu thăng, được soi chiếu dưới lý tưởng của thời đại. Thơ không phải là sự bộc lộ tình cảm một cách bản năng, trực tiếp. Tình cảm trong thơ là tình cảm đã được ý thức,được siêu thăng, được lắng lọc qua cảm xúc thẩm mỹ, gắn liền với với khoái cảm của sự tự ý thức về mình, về đời. Trong thơ, nhà thơ nhìn mình theo con mắt rộng hơn chính mình, một con mắt phổ quát. Do đó, tình cảm trong thơ là tình cảm lớn, tình cảm đẹp, cao thượng, thấm nhuần bản chất nhân văn, chính nghĩa. Tình cảm tầm thường không làm nên thơ. Do đó những tình cảm trong thơ phải gắn với tình cảm nhân dân, nhân loại thì mới có sức vang động tâm hồn người.

- Tình cảm trong thơ luôn có tính tư tưởng. “Nhà thơ, ngay cả các nhà thơ vĩ đại nhất cũng phải đồng thời là những nhà tư tưởng.” (Biêlinxki).Tình cảm trong thơ là nhân tố trực tiếp xây dựng hình tượng thơ, tình cảm không ở trạng thái tĩnh mà luôn có xu hướng vận động để phát triển hình thành trọn vẹn một tứ thơ, một ý tưởng trong thơ.Trong sự vận động của cả xúc thơ có hình thái vận động rất phổ biến là vận động từ

cảm xúc đến suy nghĩ, từ rung động trực tiếp đến chiều sâu của nhận thức, tình cảm trong thơ không mâu thuẫn với lí trí. "Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó. Nhưng là tư tưởng đã được rung lên ở các bậc tình cảm, chứ không phải là cái tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy. Có thể nói,tình cảm của người viết là khâu đầu tiên cũng là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng tác phẩm lớn" (Nguyễn Khải).

Tình cảm trong thơ có tính cá thể hóa và tính khái quát hóa. Thơ bao giờ cũng tự biểu hiện cái tôi tác giả của nó, dù nhà thơ có ý thức điều đó hay không. Qua từng trang thơ, dòng thơ, người đọc cảm thấy được, thậm chí tiếp xúc trực tiếp được với một cá tính, với cuộc đời, một tâm hồn. Thơ gắn với ý niệm về cái tôi thi nhân của nhà thơ là một điều hiển nhiên. Thơ cần tình cảm, nhưng tình cảm trong thơ không chỉ là tình cảm cá nhân, mà là tình cảm xã hội, tình cảm nhân loại. Từ tâm sự của một cá nhân, ta có thể nhận ra tâm sự của một giai cấp, một lớp người, một xã hội, một dân tộc, có khi là cả nhân loại.

5. Chất thơ của thơ thể hiện rõ nhất trên phương diện nào?

- Người xưa nói chất thơ nằm ở ngoài lời (ý tại ngôn ngoại). Thơ không nói những điều nó viết ra mà nói ở những chỗ trống, chỗ trắng, chỗ im lặng giữa các từ, các lời. Tố Hữu: “Thơ là cái đó: sự im lặng giữa các từ. Nếu ta lắng nghe cái im lặng đó, thì đó là những tiếng dội rất đa dạng và tinh tế. Thơ phải chăng là điều ấy, mơ ở trong thực, cái vô hình trong cái hữu hình, những màu sắc trong màu trắng. Trong thơ có ý nghĩa mặt chữ, ý nghĩa logic, ý nghĩa hình tượng, nhưng đó không phải là cái ý nghĩa có tính thơ. Cái ý nghĩa có tính thơ là ý nghĩa ngoài lời, ngoài hình ảnh, do chính lời và hình ảnh gợi lên.

- Một câu thơ hay là một câu thơ có sức gợi. Từ một câu thơ có thể gợi ra trong tâm trí người đọc vô vàn màu sắc, hình ảnh, âm thanh và hình tượng mang những chiều sâu chưa nói hết.

6. Vì sao thơ có sự cô đqng, hàm súc?

- Thơ là tiếng nói của cảm xúc, của tình cảm. Mà tình cảm, cảm xúc của con người thì nhiều cung bậc phức tạp, phong phú, nhiều góc khuất sâu kín không phải lúc nào cũng cần và cũng có thể thổ lộ ra bằng lời. Cho nên thơ cần những khoảng lặng,cần sự cô đọng, hàm súc để truyền tải những cung bậc cảm xúc ấy.

- Đặc trưng ngôn từ của thơ là sự ngắn gọn. Dung lượng ngắn nhưng thơ lại đòi hỏi truyền tải cảm xúc mãnh liệt, sâu sắc, nhiều cung bậc biến động tinh vi, phức tạp. Tất yếu thơ cần có sức gợi, cần một “ chiều không gian thứ tư” để truyền tải, chưa đựng cảm xúc ấy.

- Chất liệu của thơ nói riêng và của văn học nói chung là ngôn từ ngôn từ. Hình tượng của ngôn từ nghệ thuật có tính chất phi vật thể, chúng tác động vào trí óc con người bằng trí tưởng tượng. Trí tưởng tượng của con người gần như là vô hạn, có thể giúp con người sáng tạo, thể nghiệm, hóa thân vào các hình tượng, hình ảnh thơ để từ đó thấu hiểu tâm tư tác giả gửi gắm như một cách thấu hiểu chính bản thân mình.

7. Sự cô đqng, hàm súc thể hiện qua những dấu hiệu ngôn ngữ nào?

Các cách tách câu thơ đặc biệt, các khổ thơ có hình thức bậc thang, tạo hình (Ví dụ: thời gian – Văn Cao), dấu ba chấm, cách ngắt nhịp,các hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ, câu hỏi tu từ, cách phối thanh, vần, tính nhảy vọt trong kết cấu thơ…

8. Sự cô đqng, hàm súc có ý nghĩa gì?

- Sự cô đọng, hàm súc giúp thơ biểu đạt một cách sống động thế giới nội tâm của con người. Nhờ sự cô đọng, hàm súc, thơ ca có thể truyền tải những điều ý nhị, sâu kín của cảm xúc, dễ đi vào lòng người, gây được ấn tượng khó phai trong lòng bạn đọc.

- Sự cô đọng hàm súc như một một khoảng trắng trong bức tranh thủy mặc để ngừoi đọc tịnh tâm lại, chiêm nghiệm về tư tưởng, tình cảm mà nhà thơ gửi gắm.

- Sự cô đọng, hàm suc làm nên sức hấp dẫn, thu hút của bài thơ. Bởi nhờ sự cô đọng, hàm súc, mỗi bài

thơ là một hành trình khám phá trái tim của những trái tim đồng điệu. Sức hấp dẫn của thơ không phải là những điều đã nói, mà là ở những điều chưa biết, cần phải kiếm tìm. Nhờ khoảng lặng mà người đọc và nhà thơ gần gũi hơn, đồng cảm hơn.

9. Vì sao thơ có tính hqa?

- Tính phi vật thể của hình tượng ngôn từ giúp cho thơ có thể khơi dậy trong tâm trí bạn đọc màu sắc,

đường nét, hình khối và hòa phối các yếu tố đó để tạo ra những bức tranh sống động, giàu cảm xúc.

- Thơ biểu hiện bằng biểu tượng mang nghĩa, các ý tượng, hình ảnh có ngụ ý. Biểu tượng cho phép thơ không phải kể lể, không chạy theo tính liên tục của bề mặt mà nắm bắt thẳng những hình ảnh nổi bật nhất, cô đọng nhất, giàu hàm ý nhất của đời sống vào mục đích biểu hiện. Mỗi loại thơ có những loại biểu tượng riêng.Các biểu tượng trong thơ nảy sinh nhờ sức tưởng tượng liên tưởng mạnh mẽ của nhà thơ. Đến lượt mình, các biẻu tượng thể hiện sức tưởng tượng, liên tưởng trong tác phẩm.

10. Tính hqa trong thơ biểu hiện như thế nào?

- Màu sắc: “Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá” (Xuân Diệu), “Vàng rơi vàng rơi thu mênh mông”(Bích Khê), “Dọc bờ sông trắng nắng chang chang”(Hàn Mặc Tử), “Rừng bạch dương sương trắng nắng tràn”(Tố Hữu). Thơ không chỉ là thể hiện từng màu, mà còn có thể là sự phối hợp của nhiều màu tạo thành chỉnh thể thẩm mỹ hài hòa: “Cỏ non xanh tận chân trời/ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” (Nguyễn Du). Ngoài ra, thơ còn nắm bắt tinh tế sự biến chuyển của các gam màu: “Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san” (Nguyễn Du), “Lá xanh đã nhuộm thành cây lá vàng” (Nguyễn Bính), “Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh” (Xuân Diệu).

- Đường nét: “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời” (Hàn Mặc Tử),

- Hình khối: “Tiếng ghi - ta tròn bọt nước vỡ tan” (Thanh Thảo)

11. Tính hqa trong thơ có ý nghĩa gì?

+ Tính họa trong thơ giúp bài thơ trở nên hấp dẫn hơn, và đó cũng chính là phương tiện để giải mã thế giới tâm tư, tình cảm mà tác giả gửi gắm trong thơ.

12. Vì sao trong thơ có tính nhạc?

+ Chất liệu của văn học là ngôn từ - là sự thống nhất của hai phương diện ngữ âm và ngữ nghĩa. Tính nhạc trong thơ chính là sự hòa phối các phương diện ngữ âm như thanh, điệu, vần, nhịp để tạo nên những vần thơ du dương như những khúc nhạc lòng lắng sâu vào tâm hồn bạn đọc.

13. Tính nhạc trong thơ biểu hiện như thế nào?

+ Sự phối thanh bằng trắc: “Tài cao, phận thấp, chí khí uất / Giang hồ mê chơi quên quê hương” (Tản Đà) “Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống/ Nhà ai Pha Luôn mưa xa khơi” (Quang Dũng)

+ Hiệp vần: “Mơ khách đường xa khách đường xa/ Áo em trắng quá nhìn không ra/ Ở đây sương khói mờ nhân ảnh/ Ai biết tình ai có đậm đà?” (Hàn Mặc Tử) “Chị ấy năm nay còn gánh thóc/ Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?” (Hàn Mặc Tử)

+ Láy âm đầu: “Làn ao lóng lánh bóng trăng loe” (Nguyễn Khuyến) “Tựa gối ôm cần lâu chẳng được/ Cá đâu đớp động dưới chân bèo” (Nguyễn Khuyến) “Những luồng run rẩy rung rinh lá” (Xuân Diệu)

+ Cách ngắt nhịp: “Rồi hóng mát thuở ngày trường” (Nguyễn Trãi) “Gió theo lối gió/ mây đường mây” (Hàn

Mặc Tử)

+ Các phép điệp (từ, ngữ, câu, cấu trúc) tạo điệp khúc: “Mùa xuân người cầm súng / Lộc giắt đầy trên lưng/ Mùa xuân người ra đồng/ Lộc trải dài nương mạ/ Tất cả như hối hả/ Tất cả như xôn xao…” (Thanh Hải)

……………………………………………… CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!!! ………………………………………………