Kế hoạch giáo dục môn văn 11 năm 2020-2021

Kế hoạch giáo dục môn văn 11 năm 2020-2021

4.3/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Kế hoạch giáo dục môn văn 11 năm 2020-2021

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

(Mẫu này dành cho tổ chuyên môn)

Mẫu 1a

SỞ GDĐT ................

TRƯỜNG THPT ................

TỔ: NGỮ VĂN

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN HỌC - NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: NGỮ VĂN

KHỐI: 11

  1. Thông tin:
  2. Tổ trưởng: ................

2. Nhóm trưởng chuyên môn:

  1. Kế hoạch cụ thể:

HỌC KỲ I

Từ tuần 1 đến tuần 18 (thực học)

Tuần

Tiết

Tên bài học, chủ đề

Nội dung/Mạch kiến thức

Yêu cầu cần đạt

Hình thức tổ chức dạy học

Ghi chú

1, 2,3

1,2

Vào phủ chúa Trịnh (Lê Hữu Trác)

- Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm; đọc văn bản và chia bố cục.

- Tìm hiểu quang cảnh trong phủ chúa)

-Tìm hiểu cung cách sinh hoạt trong phủ chúa và con người Lê Hữu Trác.

- Bức tranh chân thực, sinh động về cuộc sống xa hoa uy quyền nơi phủ chúa Trịnh và thái độ, tâm trạng của nhân vật “tôi” khi vào phủ chúa chữa bệnh cho Trịnh Cán.

- Vẻ đẹp tâm hồn Lê Hữu Trác

- Đọc – hiểu thể kí (kí sự) trung đại theo đặc trưng thể loại.

- Có ý thức trân trọng người hiền tài, quan điểm sống thanh đạm, trong sạch.

- Dạy học trên lớp

- Thảo luận, luyện tập

3,4,5,6,7,8,9,10,11,12

Chủ đề tích hợp 1: Thơ ca trung đại việt nam

- Tự tình II (Hồ Xuân Hương)

- Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)

- Thương vợ (Trần Tế Xương)

- Phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận

- Thao tác lập luận phân tích

- Luyện tập thao tác lập luận phân tích

- Tìm hiểu tác giả, tác phẩm

- Tìm hiểu diễn biến tâm trạng của HXH

- Tìm hiểu bức tranh mùa thu và tâm trạng của Nguyễn Khuyến

- Phân tích hình ảnh bà Tú; tâm trạng của nhà thơ

- Đặc trưng của văn nghị luận

- Phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận

- Mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận phân tích

- Phân tích một vấn đề chính trị, xã hội hoặc văn học.

- Tâm trạng, bi kịch, tính cách và bản lĩnh của Hồ Xuân Hương.

- Khả năng Việt hóa thơ Đường: dùng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn; tả cảnh sinh động, đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ ca.

- Đọc – hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.

- Vẻ đẹp của cảnh thu điển hình ở đồng bằng Bắc bộ

- Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân: tấm lòng yêu thiên nhiên, quê hương đất nước, tâm trạng thời thế.

- Cảm nhận được hình ảnh bà Tú: vất vả, đảm đang, thương yêu và lặng lẽ hi sinh vì chồng con.

- Thấy được tình cảm thương yêu, quý trọng của Trần Tế Xương dành cho người vợ. Qua những lời tự trào, thấy được vẻ đẹp, nhân cách và tâm ợư của nhà thơ.

- Nắm vững cách phân tích đề, lập dàn ý cho bài viết.

- Hiểu được đặc trưng của văn nghị luận

- Thao tác phân tích và mục đích của phân tích.

- Yêu cầu và một số cách phân tích trong văn nghị luận.

- Nhận diện và chỉ ra sự hợp lí, nét đặc sắc của các cách phân tích trong các văn bản.

- Viết các đoạn văn phân tích phát triển một ý cho trước.

- Viết bài văn phân tích về một vấn đề xã hội hoặc văn học

- Dạy học trên lớp

- Phân vai đọc và cảm nhận

- Vẽ sơ đồ tư duy

- Phân nhóm để giao và hoàn thành công việc

4

13,14

Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)

- Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

-Tìm hiểu: Sự ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ khi làm quan, khi về hưu

- Con người Nguyễn Công Trứ thể hiện trong hình ảnh “ông ngất ngưởng”, tiêu biểu cho mẫu người tài tử ở hậu kì văn học trung đại Việt Nam.

- Phong cách sống, thái độ sống của tác giả.

- Đặc điểm của thể hát nói.

- Phân tích thơ hát nói theo đặc trưng thể loại.

- Dạy học trên lớp

- Sơ đồ hóa

- Hoạt động nhóm

4

15,16

Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát )

- Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

- Tìm hiểu hình tượng bãi cát và hình tượng lữ khách

- Hiểu được sự chán ghét của Cao Bá Quát đối với con đường mưu cầu danh lợi tầm thường và niềm khao khát đổi mới cuộc sống trong xã hội nhà Nguyễn bảo thủ, trì trệ.

- Nắm được một vài điểm và khả năng biểu đạt của thể hành

- Cảm thụ và phân tích thơ trữ tình

- Trân trọng nhân cách cao đẹp của Cao Bá Quát.

- Dạy học trên lớp

- Phương pháp thảo luận, làm việc nhóm

5

17,18,19

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)

- Tìm hiểu tác giả, tác phẩm

- Tìm hiểu phần Lung khởi

- Tìm hiểu phần Thích thực

- Tìm hiểu phần Ai vãn và kết.

- Giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về thân thế, sự nghiệp và giá trị nội dung, nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.

- Cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của bức tượng đài nghệ thuật về người nông dân nghĩa sĩ.

- Cảm nhận được tiếng khóc bi tráng của nhà thơ: khóc cho nghĩa quân đã hi sinh, khóc cho một thời kì lịch sử khổ đau nhưng vĩ đại.

- Đọc – hiểu một bài văn tế theo đặc trưng thể loại.

- Dạy học trên lớp

- Phương pháp thảo luận, làm việc nhóm

5,6

20,21

Thực hành về thành ngữ, điển cố

- Ôn tập khái niệm

- Luyện tập

- Củng cố và nâng cao hiểu biết về thành ngữ và điển cố.

- Thấy được giá trị nghệ thuật của việc sử dụng thành ngữ và điển cố

- Rèn luyện cách sử dụng thành ngữ và điển cố một cách có hiệu quả

- Có ý thức rèn luyện, sử dụng tốt thành ngữ, điển cố

- Dạy học trên lớp

- Thảo luận nhóm

- Phát vấn- Đàm thoại

- Thực hành

6,7

22

Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm)

- Đường lối, chủ trương cầu hiền

- Lời kêu gọi, động viên của vua Quang Trung)

- Hiểu được tầm tư tưởng mang tính chiến lược, chủ trương tập hợp nhân tài để xây dựng đất nước của vua Quang Trung.

- Hiểu thêm đặc điểm của thể chiếu- một thể văn nghị luận trung đại.

- Đọc hiểu thể loại chiếu

- Nhận thức được đúng đắn vai trò của người trí thức đối với công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.

- Dạy học trên lớp

- Phương pháp thảo luận, làm việc nhóm

23

Đọc thêm: Xin lập khoa luật (Trích Tế cấp bát điều của Nguyễn Trường Tộ)

- Vai trò của luật pháp đối với việc đảm bảo và phát triển của nhà nước pháp quyền

- Tầm nhìn xa rộng và tiến bộ về vai trò của luật pháp đối với việc đảm bảo và phát triển của nhà nước pháp quyền

- Nghệ thuật lập luận chặt chẽ, thuyết phục và tấm lòng của tác giả với dân với nước.

- Đọc hiểu thể loại điều trần.

- Thấy được tư tưởng tiến bộ của tác giả trong việc thực hiện luật pháp.

- Dạy học trên lớp

- Phương pháp thảo luận, làm việc nhóm

24,25

Ôn tập văn học trung đại Việt Nam

- Hệ thống chương trình VHTĐ trong chương trình Ngữ văn lớp 11.

- Hệ thống hoá những kiến thức đã học về văn học trung đại VN đã học trong chương trình ngữ văn lớp 11

- Tự đánh giá được kiến thức về văn học trung đại và phương pháp ôn tập, từ đó rút kinh nghiệm để học tốt hơn phần văn học.

- Ý thức được những giá trị của văn học trung đại Việt Nam

- Dạy học trên lớp

- Phương pháp thảo luận, làm việc nhóm

7

26

Thao tác lập luận so sánh.

- Khái niệm so sánh.

- Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh.

- Luyên tập

- Cách so sánh

- Hiểu được các đặc điểm và vai trò của thao tác so sánh trong bài văn nghị luận.

- Biết cách so sánh tương đồng và so sánh tương phản.

- Bước đầu vận dụng thao tác so sánh để viết một đoạn văn, bài vă nghị luận.

- Dạy học trên lớp

- Phương pháp thảo luận, làm việc nhóm

27, 28

Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945

- Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945.

- Thành tựu chủ yếu của VHVN từ đầu thế kỉ XX đến CM/8.1945

- Nắm vững những đặc điểm cơ bản và thành tựu chủ yếu của VHVN từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945.

- Có kĩ năng vận dụng những kiến thức đó vào việc học những tác giả và tác phẩm cụ thể.

- Yêu mến và tự hào về văn học Việt Nam

- Dạy học trên lớp

- Phương pháp thảo luận, làm việc nhóm

8,9

29,30

Kiểm tra giữa kì I

31,32,33

Hai đứa trẻ (Thạch Lam)

- Tìm hiểu chung tác giả, tác phẩm.

- Cảnh ngày tàn

- Cảnh đêm tối

- Cảnh đợi tàu

- Tấm lòng nhân ái sâu sắc của Thạch Lam đối với những kiếp người nghèo khổ và sự cảm thông, trân trọng của nhà văn trước mong ước của họ về cuộc sống tươi sáng hơn.

- Nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam.

- Phân tích truyện ngắn trữ tình.

- Biết cảm thông, yêu thương con người.

- Dạy học trên lớp

- Phương pháp thảo luận, làm việc nhóm

9,10

34

Trả bài kiểm tra giữa kì I

35

Ngữ cảnh.

- Khái niệm

- Các nhân tố của ngữ cảnh

- Vai trò của ngữ cảnh

- Luyện tập

- Khái niệm ngữ cảnh trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ cùng với những nhân tố của nó.

- Nói, viết phù hợp với ngữ cảnh

- Dạy học trên lớp

- Phương pháp thảo luận, làm việc nhóm

36, 37,38

Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

- Tìm hiểu chung

- Hình tượng nhân vật Huấn Cao

- Nhân vật viên quản ngục

- Cảnh chơi chữ

- Cảm nhận được vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao, qua đó hiểu được quan điểm thẩm mĩ của NT

- Hiểu được nghệ thuật của thiên truyện: tình huống truyện độc đáo, tạo không khí cổ xưa, thủ pháp đối lập, ngôn ngữ góc cạnh, giàu tính tạo hình.

- Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự

- Yêu cái đẹp, trọng người có tài, thiên lương

- Dạy học trên lớp

- Phương pháp thảo luận, làm việc nhóm

10

39

Luyện tập thao tác lập luận so sánh

- Ôn tập về lập luận so sánh

- Luyện tập

- Ôn tập, củng cố về lập luận nói chung, lập luận so sánh nói riêng.

- Tích hợp với các kiến thức về các kiến thức về văn và tiếng việt đã học.

- Vận dụng thao tác lập luận so sánh để làm sáng tỏ một ý kiến, một quan điểm.

- Có ý thức rèn luyện kĩ năng viết văn.

- Dạy học trên lớp

- Kết hợp các phương pháp: hoạt động nhóm, sơ đồ hóa, thảo luận, giải quyết vấn đề.

40

Luyện tập vận dụng kết hợp thao tác lập luận phân tích và so sánh

- Ôn tập lí thuyết 

- Luyện tập

- Khái niệm, mục đích, tác dụng của thao tác lập luận, phân tích và so sánh.

- Nhận diện và phân tích vai trò của sự kết hợp thao tác phân tích, so sánh qua các văn bản.

- Dạy học trên lớp

- Phương pháp thảo luận, làm việc nhóm

11,12,13

41, 42,43

Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ) – Vũ Trọng Phụng

- Tìm hiểu chung

- Niềm vui chung

- Niềm hạnh phúc của các thành viên trong gia đình

- Cảnh đưa tang, hạ huyệt

- Nghệ thật trào phúng

- Bộ mặt thật của xã hội tư sản thành thị lố lăng, kệch cỡm.

- Thái độ phê phán mạnh mẽ xã hội đương thời khoác áo văn minh, “Âu hóa” nhưng thực chất hết sức giả dối, đồi bại và nỗi xót xa kín đáo của tác giả trước sự băng hoại đạo đức con người.

- Bút pháp trào phúng đặc sắc: tạo dựng mâu thuẫn và nhiều tình huống hài hước, xây dựng chân dung biếm họa sắc sảo,giọng điệu châm biếm.

- Đọc – hiểu văn bản tự sự theo bút pháp trào phúng.

- Dạy học trên lớp kết hợp các phương pháp: đọc diển cảm, trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi

44,45,46,47,48,49

Chủ đề tích hợp 2:

- Phong cách ngôn ngữ báo chí

- Bản tin

- Luyện tập viết bản tin

- Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

- Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

- Ngôn ngữ báo chí

- Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của ngôn ngữ báo chí

- Mục đích yêu cầu cơ bản của bản tin

-Cách viết bản tin 

- Mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

- Những yêu cầu cơ bản đối với hoạt động phỏng vấn

- Những yêu cầu đối với người trả lời phỏng vấn

- Luyện tập

- Khái niệm, đặc trưng ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ báo chí

- Nhận diện được các hoại văn bản

- Các yêu cầu cơ bản của việc viết bản tin; tích hợp với các kiến thức về văn và vốn sống trực tiếp, gián tiếp.

- Mục đích, tầm quan trọng của hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn trong đời sống.

- Cách thức phỏng vấn và trả lời phỏng vấn .

- Bước đầu biết phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về một chủ đề liên quan mật thiết đến đời sống của học sinh.

- Dạy học trên lớp

- Kết hợp các phương pháp: hoạt động nhóm, thảo luận, trình bày, giải quyết vấn đề.

13,14

50

- Một số thể loại văn học: Thơ, truyện

- Quan niệm chung về thể loại văn học

- Thơ

- Truyện

- Nhận biết loại và thể trong văn học; hiểu khái quát các đặc điểm của một số thể loại văn học: Thơ, truyện.

- Vận dụng những hiểu biết vào việc đọc văn.

- Ý thức được vai trò định hướng của bài học.

51, 52,53

Chí Phèo (Nam Cao)

- Con người, sự nghiệp Nam Cao.

- Tìm hiểu nội dung, nghệ thật của tác phẩm Chí Phèo

- Nắm được những nét cơ bản về tiểu sử, quan điểm nghệ thuật, các đề tài chính, tư tưởng chủ đạo và phong cách nghệ thuật của Nam Cao.

- Hiểu được giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm qua việc phân tích nhân vật, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo.

- Thấy được một số nét nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.

- Dạy học trên lớp kết hợp các phương pháp: đọc diển cảm, trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi

54

Thực hành lựa chọn các bộ phận trong câu

- Trật tự sắp xếp các bộ phận trong câu có nhiều tác dụng.

-Trật tự giữa các bộ phận trong câu đơn, trong câu ghép.

- Ôn tập, củng cố kiến thức và cách sử dụng một số kiểu câu thường dùng trong văn bản tiếng Việt

- Sử dụng câu và lĩnh hội văn bản.

- Dạy học trên lớp kết hợp các phương pháp: trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi

14,15

55

Đọc thêm: Vi hành, Tinh thần thể dục, Cha con nghĩa nặng,

Hướng dẫn học sinh tự học

56,57,58

Vĩnh biệt Cửu trùng đài (Trích Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng)

- Tác giả Nguyễn Huy Tưởng

- Những nét đặc sắc về nghệ thuật thể loại kịch

- Tìm hiểu nhân vật Đan Thiềm và Vũ Như Tô

- Những nét đặc sắc về nghệ thuật thể loại kịch

- Nắm được những đặc điểm của thể loại bi kịch. Hiểu và phân tích được xung đột kịch, tính cách, diễn biến tâm trạng, bi kịch của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong hồi V của vở kịch

- Rèn kĩ năng đọc - hiểu tác phẩm kịch

- Dạy học trên lớp kết hợp các phương pháp: trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi

15

59,60

Tình yêu và thù hận (Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét của Sếch-xpia)

- Tìm hiểu chung:

- Hình thức các lời thoại

- Tình yêu trên nền thù hận

- Tâm trạng của Rô-mê-ô

- Tâm trạng của Giu-li-ét

- Tình yêu bất chấp thù hận

- Cảm nhận được tình yêu cao đẹp bất chấp thù hận giữa hai dòng họ của Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

- Phân tích được diễn biến tâm trạng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại

- Hiểu được tình yêu chân chính tạo ra tình cảm và nhân cách trong sáng, nâng đỡ, cổ vũ con người vượt qua thù hận.

- Dạy học trên lớp

- Phương pháp thảo luận, làm việc nhóm

16, 17

61, 62,63

Ôn tập làm văn

- Các dạng bài văn nghị luận.

- Thao tác lập luận phân tích, so sánh.

- Nhận diện dạng bài.

- Kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý, viết đoạn văn nghị luận.

- Vận dụng thao tác lập luận phân tích và so sánh vào bài văn nghị luận.

- Dạy học trên lớp

- Phương pháp thảo luận, làm việc nhóm

64,65

Ôn tập tiếng Việt

- Ngôn ngữ chung, lời nói cá nhân.

- Thành ngữ, điển cố.

- Nghĩa của từ trong sử dụng.

- Sử dụng, lựa chọn một số thành phần câu, kiểu câu trong văn bản.

- Phong cách ngôn ngữ báo chí.

- Hệ thống hoá kiến thức phần tiếng Việt.

- Vận dụng, thực hành.

- Dạy học trên lớp

- Phương pháp thảo luận, làm việc nhóm

17

66,67,68

Ôn tập

- Sự hình thành và phát triển của các dòng văn học.

- Nội dung cơ bản và nghệ thuật đặc sắc của những tác phẩm văn xuôi vừa học.

- Hệ thống các tác phẩm đã học theo thể loại, nắm được hồn cốt của những văn bản đã học.

- Dạy học trên lớp

- Phương pháp thảo luận, làm việc nhóm

18

69,70

Kiểm tra cuối kì I

-

71

Trả bài KTHK 1

72

Thực hành một số kiểu câu trong văn bản

- Dùng kiểu câu bị động

- Dùng kiểu câu có khởi ngữ

- Dùng kiểu câu có trạng ngữ chỉ tình huống

- Ôn tập, củng cố kiến thức và cách sử dụng một số kiểu câu thường dùng trong văn bản tiếng Việt

- Sử dụng câu và lĩnh hội văn bản.

- Dạy học trên lớp kết hợp các phương pháp: trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi

........

Học kì II

Từ tuần 19 đến tuần 35 (thực học)

Tuần

Tiết

Tên bài học, chủ đề

Nội dung/Mạch kiến thức

Yêu cầu cần đạt

Hình thức tổ chức dạy học

Ghi chú

19, 20

73

Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu)

- Tìm hiểu chung

- Hai câu đề: quan niệm mới về “Chí làm trai

-Hai câu thực: khẳng định ý thức trách nhiệm của cái tôi cá nhân trước thời cuộc

-Hai câu luận: thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước và những tín điều xưa cũ.

- Hai câu kết: Tư thế và khát vọng buổi lên đường.

- Cảm nhận được vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX và giọng thơ tâm huyết, sôi trào của Phan Bội Châu.

- Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu, phân tích một bài thơ thất ngôn Đường luật qua bản dịch.

- Bồi dưỡng tinh thần yêu nước và khí thế sục sôi cách mạng

- Dạy học tên lớp

- Đọc diễn cảm

- Hình thức phát vấn, thảo luận

74

Nghĩa của câu

- Tìm hiểu ngữ liệu

- Nghĩa sự việc.

- Nhận thức được hai thành phần nghĩa của câu ở những nội dung phổ biến và dễ nhận thấy của chúng.

- Phân tích, lĩnh hội nghĩa của câu và kĩ năng đặt câu thể hiện được các thành phần nghĩa một cách phù hợp nhất.

- Dạy học theo nhóm kết hợp dạy học cá nhân

- Hình thức thảo luận

75,76

Hầu trời (Tản Đà)

- Bài thơ thể hiện ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ và quan niệm mới về nghề văn của Tản Đà.

- Thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do; giọng điệu thoải mái, tự nhiên; ngôn ngữ giản dị, sống động,…

- Cảm nhận được tâm hồn lãng mạn độc đáo của thi sĩ Tản Đà và những dấu hiệu đổi mới theo hướng hiện đại của thơ ca Việt Nam vào đầu những năm 20 của thế kỉ XX.

- Thấy được giá trị nghệ thuật đặc sắc cuủa thơ Tản Đà .

- Dạy học theo nhóm kết hợp dạy học cá nhân

- Hình thức thảo luận

20,21

77,78,79

Vội vàng (Xuân Diệu)

- Quan niệm thẩm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu – nghệ sĩ của niềm khát khao giao cảm với đời

- Sự kết hợp giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí.

- Cách nhìn cách cảm mới và những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ.

- Niềm khát khao giao cảm với đời và quan niệm nhân sinh, thẩm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu.

- Đặc sắc của phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám.

- Dạy học theo nhóm kết hợp dạy học cá nhân

- Hình thức thảo luận

80,81

Tràng giang (Huy Cận) 

- Bài thơ bộc lộ nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn qua đó bài thơ thể hiện niềm khát khao hòa nhập với cuộc đời và lòng yêu nước thiết tha . - Sự kết hợp hài hòa giữa sắc thái cổ điển và hiện đại.

- Nghệ thuật đối: khổ 1

- Bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình: Nắng xuống …..chót vót

- Hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm

- Cảm nhận được nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước tạo vật thiên nhiên mênh mông hiu quạnh.

- Cảm nhận được lòng yêu quê hương đất nước thầm kín đượm trong nỗi sầu đó.

- Nhận ra được việc sử dụng nhuần nhuyễn những yếu tố thơ cổ điển trong một bài thơ mới.

- Dạy học trên lớp

- Phương pháp thảo luận, làm việc nhóm

22,23,24

82

Thao tác lập luận bác bỏ

- Mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ:

- Cách bác bỏ

- Nắm được yêu cầu và cách sử dụng thao tác lập luận bác bỏ trong văn nghị luận.

- Biết bác bỏ một ý kiến sai, thiếu chính xác về xã hội hoặc văn học.

- Dạy học trên lớp

- Phương pháp thảo luận, làm việc nhóm

83

Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ

Giải bài tập sgk

- Vận dụng thành thạo kiến thức.

- Viết được một đoạn nghị luận theo thao tác lập luận bác bỏ

- Dạy học trên lớp

- Phương pháp thảo luận, làm việc nhóm

84, 85,86

Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)

- Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ và lòng yêu đời, ham sống mãnh liệt mà đầy uổn khúc của nhà thơ.

- Trí tưởng tượng phong phú.

- Nghệ thuật so sánh nhân hóa; thủ pháp lấy động gợi tĩnh, sử dụng câu hỏi tu từ,..

- Hình ảnh sáng tạo, có sự hòa quyện giũa thực và ảo

- Cảm nhận được tình yêu đời, lòng ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của một hồn thơ, thể hiện qua niềm tha thiết đến khắc khoải đ/v cảnh và con người.

- Nhận ra được dạng liên kết vừa đứt đoạn vừa nhất quán khá điển hình của mạch thơ.

- Chỉ ra được lối tạo hình giản dị mà tài hoa của thi phẩm.

Dạy học trên lớp, nghiên cứu, trao đổi, phát vấn, đàm thoại, thảo luận nhóm

87,88

Chiều tối (Hồ Chí Minh)

- Vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách nghệ sĩ- chiến sĩ Hồ Chí Minh: yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống; kiên cường vượt lên hoàn cảnh, luôn ung dung, tự tại lạc quan trong mọi cảnh ngộ đời sống.

- Từ ngữ cô đọng, hàm súc.

- Thủ pháp đối lập, điệp liên hoàn,..

- Lòng nhân ái đến mức quên mình và tinh thần lạc quan cách mạng luôn luôn hướng về sự sống ánh sáng tương lai .Sự kết hợp giữa chiến sĩ và thi sĩ

- Vẻ đẹp của thơ HCM: sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển và hiện đại, giữa chất thép và chất tình.

- Tích hợp với các bài: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tức cảnh Pác Bó,Ngắm trăng, Đi đường (đã học ở THCS).

- Tích hợp với thơ trung đại : Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Du về tả cảnh chiều

-Tích hợp với thơ Đường: Lý Bạch, Thôi Hiệu để liên hệ đến bút pháp thi trung hữu hoạ, tả cảnh ngụ tình...

- Tích hợp phần Tiếng Việt (Biện pháp tu từ, Nghĩa của từ, Luật thơ) , Làm văn ( thao tác lập luận so sánh, phân tích...)

Dạy học trên lớp, nghiên cứu, trao đổi, phát vấn, đàm thoại

24

89,90

Từ ấy (Tố Hữu)

- Bài thơ là lời tuyên ngôn cho tập “ Từ ấy” , là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng Cộng Sản .

- Hình ảnh thơ tươi sáng, ngôn ngữ giàu tính dân tộc;

- Ngôn ngữ gợi cảm, giàu nhạc điệu

- Giọng thơ chân thành, sôi nổi, nồng nàn.

- Thơ gần gũi với hình thức thơ mới, dùng nhiều hình ảnh tượng trưng…

- Thấy rõ niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản và tác dụng kì diệu của lí tưởng cộng sản với cuộc đời nhà thơ. Hiểu được sự vận động của các yếu tố trong thơ trữ tình: tứ thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu,…trong việc làm nổi bật tâm trạng của cái tôi nhà thơ.

- Nghệ thuật diễn tả tâm trạng.

-Tích hợp với bài: Khi con tu hú (đã học ở THCS).

- Tích hợp phần Tiếng Việt ( Biện pháp tu từ, Nghĩa của từ, Luật thơ) , Làm văn ( thao tác lập luận so sánh, phân tích...)

Dạy học trên lớp, nghiên cứu, trao đổi, phát vấn, đàm thoại

25

91

Đọc thêm:  Lai TânNhớ đồng, Tương tưChiều xuân

Giá trị tư tưởng – nghệ thuật chủ yếu của 4 tác phẩm trữ tình.

- Tự học có phương pháp, có kết quả qua những gợi ý về kiến thức và kĩ năng để thấy rõ giá trị tư tưởng – nghệ thuật chủ yếu của 4 tác phẩm trữ tình.

- Hiểu sâu rộng hơn về tác giả, tác phẩm đã học trong chương trình chính khóa.

Khuyến khích học văn bản, tự nghiên cứu

92,93

Đặc điểm loại hình của tiếng Việt

Tiếng Việt là loại hình ngôn ngữ đơn lập gồm các đặc điểm:

+ Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp.

+ Từ trong tiếng Việt không biến đổi hình thái.

+ Ý nghĩa được biểu thị qua trật tự từ và hư từ.

- Nắm được thuật ngữ loại hình ngôn ngữ và đặc điểm loại hình ngôn ngữ tiếng Việt.

- Rèn kỹ năng sử dụng tiếng Việt dTV trên đặc điểm loại hình tiếng Việt.

- Dạy học trên lớp,

- PP nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận, nghiên cứu tình huống

26,27

94

Tiểu sử tóm tắt

+Mục đích, yêu cầu của TSTT

+ Cách viết TSTT

+Luyện tập viết TSTT

- Nắm được mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt.

- Biết cách viết tiểu sử tóm tắt.

- Ý thức trong việc tìm hiểu tiểu sử các nhà văn, nhà thơ.

- Dạy học theo nhóm kết hợp dạy học cá nhân

- Hình thức thảo luận

-

95

Tôi yêu em (Pu-skin)

- Dù trong hoàn cảnh và tình yêu nào, con người phải sống chân thành, mảnh liệt, cao thượng và vị tha.

- Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, hàm súc.

- Giọng điệu thơ chân thực, sinh động, lúc phân vân, ngập ngừng khi kiên quyết, day dứt…

- Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng của bài thơ cả về nội dung tâm tình lẫn ngôn ngữ ghệ thuật:

- Tình yêu đẹp đẽ, trong sáng đầy vị tha và cao thượng

- Hình thức giản dị, không tô điểm rất phù hợp với tình yêu chân thành.

-Rèn kỹ năng đọc hiểu thơ tình yêu;

- Dạy học theo nhóm kết hợp dạy học cá nhân, đọc diễn cảm

- Hình thức thảo luận

96,97

Kiểm tra giữa kì II

27

98,99

Người trong bao (Sê-khốp)

- Thể hiện cuộc đấu tranh giữa con người với cái “bao”chuyên chế và khát vọng sống là mình, loại bỏ lối sống “trong bao", thức tỉnh “con người không thể sống mãi như thế này được”

– Ngôi kể thứ 3: khách quan, truyện lồng trong truyện.

– Giọng kể : Mỉa mai, châm biếm mà bình thản.

– Xây dựng nhân vật điển hình

– Xây dựng biểu tượng: cái bao

– Kết thúc truyện có lời bình luận và làm nổi rõ chủ đề cuả truyện

- Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm, đọc- tóm tắt văn bản.

- Hiểu được giá trị tư tưởng của truyện ngắn Người trong bao: phê phán lối sống sống ích kỉ, hèn nhát, hủ lậu của một bộ phận trí thức Nga ở TK XIX qua hình tượng người trong bao: Bê- li- cốp.

- Dạy học theo nhóm kết hợp dạy học cá nhân, đọc diễn cảm

- Hình thức thảo luận

28,29

100

Trả bài kiểm tra giữa kì II

101

Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt

Giải bài tập sgk

- Hiểu được mục đích yêu cầu của tiểu sử tóm tắt

- Viết được tiểu sử tóm tắt

102,

103

Người cầm quyền khôi phục uy quyền (Trích Những người khốn khổ của V.Huy-gô)

- Uy quyền mà người cầm quyền khôi phục chỉ là cái tạm thời, “Trên đời chỉ có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau” mới là vĩnh viễn.

- Khắc họa tính cách nhân vật và đối lập nhân vật(Gia-ve > < Giăng Van-giăng).

- Xung đột giàu kịch tính.

- Nắm được một cách khái quát về tiểu sử của nhà văn, tác phẩm, đọc tác phẩm.

- Cảm nhận được thông điệp của nhà văn về sức mạnh của tình người và tình thương như là một trong những giải pháp cứu vãn, thay đổi xã hội.

PP nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận, nghiên cứu tình huống

29

104

Thao tác lập luận bình luận

. - Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận - Cách bình luận.

- Nắm được mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận so sánh

- Biết cách phân tích một vấn đề chính trị, xã hội hoặc văn học

- Dạy học trên lớp

- Phương pháp thảo luận, làm việc nhóm

105

Về luân lí xã hội ở nước ta (Phan Châu Trinh) 

- Tinh thần yêu nước, tư tưởng tiến bộ và ý chí quật cường của Phan Châu Trinh: dũng cảm vạch trần thực trạng đen tối của xã hội đương thời, đề cao tư tưởng đoàn thể vì sự tiến bộ, hướng về một ngày mai tươi sáng của đất nước.

- Lập luận chặt chẽ, lời văn sinh động, độc đáo: lúc từ tốn, lúc mềm mỏng; lúc kiên quyết, lúc đanh thép; lúc mạnh mẽ, lúc nhẹ nhàng.

- Hiểu và nắm được tinh thần yêu nước và mối quan tâm đặc biệt của Phan Châu Trinh tới vấn đề dân trí khi kêu gọi nhân dân gây dựng nền luân lí xã hội ở nước ta

- Thấy được sức thuyết phục của bài diễn thuyết qua đoạn trích

- Dạy học trên lớp

- Phương pháp thảo luận, làm việc nhóm

30

106

Đọc thêm: Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (Nguyễn An Ninh) và Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác (Ăng-ghen) 

- Sự chặt chẽ của lập luận và những biện pháp so sánh tăng tiến.

- Văn chính luận giàu chất biểu cảm.

-Với những đóng góp to lớn, Mác trở thành nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện đại. “Tên tuổi và sự nghiệp của ông đời đời sống mãi!”.

- Đọc hiểu khái quát về tác giả, tác phẩm

- Đọc văn bản, cảm nhận chung về văn bản

- Nhận thức được những đóng góp quan trọng của Các Mác đối với nhân loại.

- Dạy học trên lớp

- Phương pháp thảo luận, làm việc nhóm

107

Luyện tập thao tác lập luận bình luận

- Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận.

- Cách bình luận.

- Nắm được mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận so sánh

- Biết cách phân tích một vấn đề chính trị, xã hội hoặc văn học

- Dạy học trên lớp

- Phương pháp thảo luận, làm việc nhóm

108

Phong cách ngôn ngữ chính luận

Ngôn ngữ chính luận. Các đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ chính luận.

- Nắm được các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận.

- Ôn tập và củng cố những kiến thức và kĩ năng đã học ở tiết trước.

-Vận dụng kiến thức đã học vào việc phân tích và xây dựng văn bản chính luận.

- Dạy học trên lớp

- Phương pháp thảo luận, làm việc nhóm

31

109,110

Một thời đại trong thi ca (trích Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh, Hoài Chân) 

- Nhận thức tinh tế, sâu sắc về tinh thần thơ mới, động lực thúc đẩy sự phát triển của thi ca Việt Nam hiện đại.

- Tính khoa học:

+ Cách lập luận chặt chẽ, từ khái quát đến cụ thể, từ xa đến nay, từ xa đến gần. Điều này đã được phản ánh tư duy khoa học, sự am hiểu thấu đáo đối tượng phân tích của tác giả.

+ Luôn gắn những nhận định khái quát với luận cứ cụ thể, đa dạng, có sức thuyết phục; có sự so sánh giữa thơ mới với thơ cũ;

- Tính nghệ thuật: cách dẫn dắt ý theo mạch cảm xúc tinh tế, uyển chuyển và bằng ngôn ngữ hình ảnh, nhịp điệu.

- Khái quát vài nét về nhà phê bình văn học Hoài Thanh

- Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về tinh thần thơ mới trong ý nghĩa văn chương và xã hội.

- Dạy học trên lớp

Kết hợp hoạt động nhóm,phiếu học tập, sơ đồ tư duy

111

Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo)

Ngôn ngữ chính luận. Các đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ chính luận.

- Nắm được các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận.

- Ôn tập và củng cố những kiến thức và kĩ năng đã học ở tiết trước.

- Vận dụng kiến thức đã học vào việc phân tích và xây dựng văn bản chính luận.

- Dạy học trên lớp

- Phương pháp thảo luận, làm việc nhóm

32

112,

113

Một số thể loại văn học: Kịch, văn nghị luận

- Khái niệm, đặc trưng và các yêu cầu về đọc kịch bản VH

- Khái niệm, đặc trưng và các yêu cầu về đọc văn nghị luận.

Nắm được một số đặc điểm về thể loại Kịch: xung đột, hành động, ngôn ngữ kịch.

- Dạy học trên lớp

- Phương pháp thảo luận, làm việc nhóm

114

Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

- Rèn luyện kĩ năng viết văn bản kết hợp nhiều thao tác lập luận, làm bài tập GV yêu cầu.

- Củng cố kiến thức và kỹ năng cơ bản về các thao tác lập luận đã học.

- Vận dụng các thao tác lập luận đã học để viết được một văn bản nghị luận ngắn về một hiện tượng trong đời sống.

- Dạy học trên lớp

- Phương pháp thảo luận, làm việc nhóm

33

115,

116

Ôn tập Văn học

Ôn lại các bài thơ thuộc Phong trào thơ Mới

Giúp học sinh củng cố, hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam và văn học nước ngoài đã học. Biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo những tri thức đó. Rèn năng lực phân tích văn học theo từng cấp độ: sự kiện, tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn học

- Dạy học trên lớp

- Phương pháp thảo luận, làm việc nhóm

117

Tóm tắt văn bản nghị luận

Mục đích, yêu cầu và phương pháp tóm tắt VBNL. Qua đó biết cách tóm tắt những VBNL đã được học.

- Hiểu được mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận

- Tóm tắt được các văn bản nghị luận xã hội hoặc văn bản nghị luận văn học

34,35

118,

119

Ôn tập Tiếng Việt

Tóm tắt những kiến thức về tiếng Việt lớp 11 ở HK2

Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức về tiếng Việt đã học.

- Dạy học trên lớp

- Phương pháp thảo luận, làm việc nhóm

120,

121

Ôn tập phần làm văn

1.Thao tác lập luận phân tích

2.Thao tác lập luận so sánh

3.Thao tác lập luận bác bỏ

- Nội dung chủ yếu của chương trình Làm văn lớp 11.

- Hệ thống hoá các thao tác lập luận: phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận.

- Dạy học trên lớp

- Phương pháp thảo luận, làm việc nhóm

35

122,

123

Kiểm tra học kỳ II

Duyệt của trường Tổ trưởng chuyên môn

................