Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
ĐỀ 7 |
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Có người thích sống một cuộc sống không có những bước ngoặt quá lớn làm đảo lộn cuộc đời của họ. Nhưng chúng ta không biết được ngày mai sẽ như thế nào? Thế nên bất kỳ ai cũng không thể sống thay cho người khác được. Thông thường, cha mẹ muốn giữ con ở một mức độ an toàn nào đó theo giới hạn mà họ nghĩ là đủ cho con của họ được lớn lên một cách tốt đẹp.
Nhưng khi con sống và lớn lên theo cách mà cha mẹ muốn thì chúng giống như những chiếc quần Jean mới tinh, còn nguyên tem nguyên mác, chưa được sử dụng và va chạm với cuộc sống. Chúng là những vật dùng để trang trí hơn là phục vụ cho cuộc sống của con người. Nhưng nếu chỉ làm một vật trang trí thôi thì chúng đâu có giá trị gì trong cuộc sống. Con cái giống như những cái nút áo xinh đẹp điểm tô cho cái áo của cha mẹ – nhưng nếu chỉ để con làm một cái nút áo xinh xắn thì đến bao giờ chúng mới chịu được phong sương của cuộc sống?
(…)
Trải nghiệm cuộc sống sẽ giúp bạn nhận ra điều thiếu sót của bản thân, cố gắng sống mạnh mẽ và hoàn thiện hơn. Khi trải nghiệm những đắng cay, vui buồn, thất bại thành công trong đời, bạn mới thấy cuộc đời của mình ý nghĩa và đáng sống. Đừng ngại va chạm và giấu mình: bạn sẽ không bao giờ chạm tới được các vì sao.
Nhóm tác giả (hanhtrinhdelta.edu.vn)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2: Chỉ ra một biện pháp tu từ trong câu sau và nêu tác dụng: “Con cái giống như những cái nút áo xinh đẹp điểm tô cho cái áo của cha mẹ – nhưng nếu chỉ để con làm một cái nút áo xinh xắn thì đến bao giờ chúng mới chịu được phong sương của cuộc sống?”
Câu 3: Theo anh/ chị vì sao người viết đưa ra lời khuyên: “Đừng ngại va chạm và giấu mình: bạn sẽ không bao giờ chạm tới được các vì sao”
Câu 4: Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất từ văn bản là gì? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung văn bản phần đọc hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa của sự trải nghiệm đối với mỗi người.
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận đoạn thơ sau. Từ đó nhận xét về tính dân tộc của bài thơ.
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi,
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng,
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng,
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình,
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
(Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012)
HƯỚNG DẪN CHẤM
CÂU | Ý | NỘI DUNG | ĐIỂM |
Phần I | Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4 | 3.0 | |
1 | Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận | 0.5 | |
2 | - Biện pháp tu từ so sánh (Con cái giống như những cái nút áo xinh đẹp) - Tác dụng: làm cho sự diễn đạt gợi hình ảnh cụ thể về mối quan hệ gắn bó giữa con cái với cha mẹ. Qua đó, người viết đặt ra vấn đề về cách dạy con làm người thông qua trải nghiệm cuộc sống. | 0.25 0.25 | |
3 | Học sinh nêu suy nghĩ của bản thân về ý kiến, cần phải đảm bảo được các ý sau: - Có từng trải gian nan, thử thách, con người mới tự khẳng định mình, tự đứng vững trên đôi chân của mình, được trưởng thành, khôn lớn. - Con người ai cũng có mơ ước và theo đuổi ước mơ. Muốn biến ước mơ, khát vọng thành hiện thực, cần phải đối diện với muôn vàn khó khăn. (Mỗi ý 0,5đ, chấp nhận các cách diễn đạt tương đương) | 1.0 | |
4 | - Học sinh đưa ra thông điệp (0.25) - Lí giải: cho từ 0.25 đến 0.75 tùy mức độ thuyết phục và cách trình bày. | 1.0 | |
II. LÀM VĂN ( 7,0 điểm) | |||
II | 1 | Từ nội dung văn bản phần đọc hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa của sự trải nghiệm đối với mỗi người. | 2,0 |
| 0,25 | ||
| 0,25 | ||
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa của sự trải nghiệm đối với mỗi người. Có thể triển khai theo hướng:
| 1,0 | ||
d.Chính tả: Đảm bảo những quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu. | 0,25 | ||
| 0,25 | ||
2 | Cảm nhận đoạn thơ sau. Từ đó nhận xét về tính dân tộc của bài thơ. Ta về, mình có nhớ ta Ta về, ta nhớ những hoa cùng người. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi, Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng, Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang. Ve kêu rừng phách đổ vàng, Nhớ cô em gái hái măng một mình. Rừng thu trăng rọi hòa bình, Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung. | 5,0 | |
| 0,25 | ||
| 0,5 | ||
| 3,5 | ||
Học sinh có thể sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những yêu cầu sau: | |||
1.Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu, tác phẩm Việt Bắc và đoạn trích - Tố Hữu được đánh giá là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại. Thơ ca của Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị, mang đậm tính dân tộc, chất truyền thống. - Hoàn thành vào tháng 10/1954, bài thơ đã được lấy làm tên chung cho cả tập thơ Việt Bắc. Tác phẩm là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một sáng tác xuất sắc của thơ ca Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp. - Đoạn trích là bức tranh đẹp về thiên nhiên và con người 2. Cảm nhận đoạn thơ : Cảm nhận bức tranh tứ bình - Hai câu đầu + Những câu thơ trong bức tranh tứ bình là lời của người ra đi gửi đến người ở lại. + Hai câu thơ đầu của đoạn thơ là lời ướm hỏi của người ra đi băn khoăn về tình cảm ở lại với mình để từ đó giãi bày tâm tư, nỗi nhớ về thiên nhiên và con người Việt Bắc. - Bức tranh mùa đông + “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi”: sử dụng bút pháp chấm phá: nổi bật trên nền xanh rộng lớn của núi rừng là màu đỏ của hoa chuối (màu đỏ hoa chuối gợi liên tưởng đến hình ảnh ngọn đuốc xua đi cái lạnh của của núi rừng mùa đông) và màu vàng của những đốm nắng. + “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”: hình ảnh tia nắng ánh lên từ con dao gài thắt lưng gợi dáng vẻ khỏe khoắn, lớn lao của người lao động, với tâm thế làm chủ thiên nhiên, cuộc sống. - Bức tranh mùa xuân + “Ngày xuân mơ nở trắng rừng”: màu trắng tinh khôi của hoa mơ tràn ngập không gian núi rừng, thiên nhiên tràn đầy nhựa sống khi xuân về. + Người lao động hiện lên với vẻ đẹp tài hoa, khéo léo và cần mẫn: “Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”, “chuốt từng sợi giang”: hành động chăm chút, tỉ mỉ với từng thành quả lao động của mình. - Bức tranh mùa hạ + “Ve kêu rừng phách đổ vàng”: toàn bộ khung cảnh thiên nhiên như đột ngột chuyển sang sắc vàng qua động từ “đổ” + “Nhớ cô em gái hái măng một mình”: “cô em gái” - cách gọi thể hiện sự trân trọng, yêu thương của tác giả với con người Việt Bắc, hình ảnh cô gái hái măng một mình thể hiện sự chăm chỉ, chịu thương chịu khó của con người Việt Bắc. - Bức tranh mùa thu + “Rừng thu trăng rọi hòa bình”: ánh trăng nhẹ nhàng chiếu sáng núi rừng Việt Bắc, đó là ánh sáng của “hòa bình”, niềm vui và tự do. + Con người say sưa cất tiếng hát, mộc mạc, chân thành, có tấm lòng thủy chung, nặng ân tình. - Đánh giá chung: + Bức tranh tứ bình đẹp, mỗi mùa có màu sắc, cảnh vật riêng. + Người dân Việt Bắc luôn trong tư thế làm chủ thiên nhiên, cần cù lao động, góp sức mình vào cuộc kháng chiến. + Sự hòa quyện giữa thiên nhiên và con người. + Giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết, đậm đà tính dân tộc, tiêu biểu cho phong cách thơ Trữ tình – chính luận của Tố Hữu 3. Nhận xét về tính dân tộc của bài thơ - Về nội dung: Thơ Tố Hữu đã phản ánh đậm nét hình ảnh, con người Việt Nam, Tô quốc Việt Nam trong thời đại cách mạng, với truyền thống tinh thần, tình cảm, đạo lí của dân tộc. Bài thơ đã làm sống lại vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc, vẻ đẹp của cuộc sống chiến đấu gian khổ nhưng âm áp tình người, vẻ đẹp của lịch sử cách mạng Việt Nam một thời không quên. - Về nghệ thuật: Kế thừa xuất sắc thơ ca dân tộc: thể thơ lục bát. Bài thơ sử dụng cách nói "mình – ta" và lối đối đáp của ca dao dân ca. Sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá, phép điệp…. Phát huy nhạc điệu qua việc láy vần, phối thanh. | 0,5 2,5
1.0 | ||
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa của từ | 0,25 | ||
| 0,5 | ||
Tổng điểm | 10.0 |
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới