Đề thi hsg ngữ văn 11 tỉnh vĩnh phúc năm 2017 có đáp án

Đề thi hsg ngữ văn 11 tỉnh vĩnh phúc năm 2017 có đáp án

4.4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đề thi hsg ngữ văn 11 tỉnh vĩnh phúc năm 2017 có đáp án

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

ĐỀ CHÍNH THỨC

KÌ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2016 - 2017 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 11 - THPT

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề.

Câu 1 (3,0 điểm)

Những quả bóng bay

Một cậu bé da đen đang chơi đùa trên bãi cỏ. Phía bên kia đường, một người đàn ông đang thả nhẹ những quả bóng lên bầu trời, những quả bóng đủ màu sắc, xanh, đỏ, tím, vàng và có cả màu đen nữa.

Cậu bé nhìn khoái chí, chạy tới chỗ người đàn ông, hỏi nhỏ:

- Chú ơi, những quả bóng màu đen có bay cao được như những quả bóng khác không ạ?

Người đàn ông quay lại, bất giác giấu đi những giọt nước mắt sắp lăn nhẹ trên đôi gò má, ông chỉ lên đám bóng bay lúc này chỉ còn những chấm nhỏ và trả lời cậu bé:

- (…)

Cậu bé nở nụ cười rạng rỡ cảm ơn người đàn ông và không quên ngắm nhìn những quả bóng đang bay trên bầu trời rộng lớn.

(Chuyên mục Phong cách của báo điện tử ngoisao.net, ngày 22/10/2013)

Theo anh/chị người đàn ông đã nói gì với cậu bé? Trên cơ sở câu trả lời đó, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện trên.

Câu 2 (7,0 điểm)

Khi giới thiệu tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, nhà văn Lê Văn Trương có viết:

Nam Cao đã không hạ mình xuống bắt chước ai, không nói những cái người ta đã nói, không tả theo cái lối người ta đã tả. Ông đã dám bước chân vào làng văn với những cạnh sắc của riêng mình.

(Tư liệu văn học lớp 11- tập 1- NXB Giáo dục- 2001- trang 224)

Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến trên? Bằng hiểu biết của mình về tác phẩm Chí Phèo

của Nam Cao, hãy làm sáng tỏ.

------------- Hết -------------

Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh: ..............................................................;Số báo danh :....................................

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

( Đáp án có 04 trang )

KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 THPT NĂM HỌC 2016 - 2017 ĐÁP ÁN MÔN: NGỮ VĂN 11 - THPT

LƯU Ý CHUNG

  • Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
  • Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có tư duy khoa học, lập luận sắc sảo, có khả năng cảm thụ văn học và tính sáng tạo cao.
  • Điểm toàn bài làm tròn đến 0,25 điểm.

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

Điểm

1

Câu trả lời của người đàn ông trong câu chuyện Những quả bóng bay

trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện ấy.

3,0

* Yêu cầu về kĩ năng:

  • Biết cách viết bài văn nghị luận xã hội, vận dụng tốt các thao tác lập luận để giải quyết vấn đề một cách thuyết phục.
  • Bài văn có bố cục mạch lạc; lập luận chặt chẽ; dẫn chứng tiêu biểu, xác đáng; hành văn trong sáng, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

* Yêu cầu về kiến thức:

Thí sinh có thể có những quan điểm khác nhau nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức, lẽ phải. Dưới đây chỉ là những định hướng cơ bản:

1. Mở bài: Nêu vấn đề.

0,25

2. Thân bài:

2,5

a. Ý nghĩa câu chuyện:

  • Câu chuyện đưa ra cuộc đối thoại của hai nhân vật người đàn ông và cậu bé da đen về những quả bóng bay. Người đàn ông có thể trả lời cậu bé rằng: Những quả bóng màu đen cũng sẽ bay cao như những quả bóng màu khác (Học sinh có thể có cách trả lời khác nhưng phải phù hợp với cốt truyện và nội dung tư tưởng của câu chuyện).
  • Màu đen, màu vàng, màu đỏ... cho dù là màu gì thì cũng đều là quả bóng bay. Và con người cũng vậy, giá trị của mỗi cá nhân được nhìn nhận từ bên trong chứ không phải ở hình thức bên ngoài. Bạn là quả bóng màu gì không quan trọng. Quan trọng là bạn có những tố chất tốt đẹp của một quả bóng để được bay thật cao.
  • Ý nghĩa rút ra từ câu chuyện: sự thành công hay thất bại của con người

không phụ thuộc vào vẻ bề ngoài, vào sự khác biệt của hình thức, mà phụ thuộc vào khả năng, năng lực bên trong của mỗi người.

0,5

b. Bàn luận, mở rộng vấn đề:

- Con người phải vượt qua sự khác biệt về xuất thân, giống nòi hay ngoại hình bên ngoài và tin tưởng vào những khả năng thực sự bên trong.

+ Ngoại hình chỉ là cái bên ngoài ta, không quyết định đến cái bên trong.

0,75

+ Con người dù thuộc giống nòi nào, mang đặc điểm, dáng hình ra sao thì

đều có trí tuệ và nhân phẩm.

+ Khả năng thực sự và phẩm chất bên trong mới khẳng định bạn là ai, bạn

có thể bay cao, bay xa tới đâu.

+ Vượt lên những mặc cảm tự ti về bản thân, con người có thể chiến thắng

được những thử thách khác.

- Nhận thức được sự khác biệt ở vẻ bề ngoài, mỗi người cần rèn luyện bản

0,25

thân và phấn đấu không ngừng để không bị người khác đánh giá sai về mình.

- Phê phán: Những người lợi dụng sự khác nhau để tạo khoảng cách giữa

0,5

mình và mọi người, quá tự tin vào chính bản thân mình để rồi trở nên kiêu

ngạo coi thường người khác. Đồng thời cũng cần lên án những người quá

tự ti, mặc cảm về bản thân, không dám đương đầu với mọi khó khăn, thử

thách.

c. Bài học nhận thức, hành động:

0,5

- Câu chuyện về cậu bé da màu đã nhắc nhở chúng ta về sự tự tin vào bản

thân. Mỗi người dù khác biệt về nguồn gốc, dáng vẻ bên ngoài nhưng việc

con người ấy vươn tới chân trời nào lại phụ thuộc vào cái tâm và cái tài của

chính người đó.

- Phải biết tự nhìn nhận, đánh giá lại bản thân mình để có những định

hướng tốt, rèn luyện phẩm chất, năng lực để có thể vươn cao, bay xa trong

cuộc sống.

3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.

0,25

2

Trình bày hiểu biết của mình và làm sáng tỏ ý kiến của nhà văn Lê Văn

Trương khi giới thiệu về tác phẩm Chí Phèo:

Nam Cao đã không hạ mình xuống bắt chước ai, không nói những cái người ta đã nói, không tả theo cái lối người ta đã tả. Ông đã dám bước chân vào làng văn với những cạnh sắc của riêng mình.

(Tư liệu văn học lớp 11- tập 1- NXB Giáo dục- 2001- trang 224)

7,0

* Yêu cầu về kĩ năng:

Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng

để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi

chảy. Văn viết có cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp,

chính tả.

* Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác

nhau, tuy nhiên cần đáp ứng được những ý cơ bản sau:

1. Mở bài: Nêu vấn đề.

0,5

2. Thân bài:

6,0

a. Giải thích:

- Nam Cao đã không hạ mình xuống bắt chước ai, không nói những cái

0,25

người ta đã nói, không tả theo cái lối người ta đã tả:

+ Nam Cao không bắt chước, không đi theo những công thức, những lối

mòn đã có sẵn.

+ Nhà văn cũng không uốn cong ngòi bút chiều theo thị hiếu của độc giả

đương thời lúc đó đang rất say sưa với những tiểu thuyết lãng mạn.

  • Nam Cao đã bước chân vào làng văn với những cạnh sắc riêng:

+ Nam Cao đã tự mình tìm ra một lối đi riêng, đó chính là sự sáng tạo không ngừng, vốn được chính nhà văn coi như bản chất cốt lõi của nghệ thuật.

+ Sự sáng tạo của nhà văn thể hiện ở cả hai phương diện: nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật

  • Nghĩa cả câu: Lời nhận xét của nhà văn Lê Văn Trương khẳng định bản lĩnh, phong cách nghệ thuật độc đáo và những sáng tạo của Nam Cao so

với văn chương đương thời.

0,25

0,5

b. Chứng minh qua tác phẩm Chí Phèo ( Nam Cao):

4,0

b.1. Những sáng tạo ở phương diện nội dung, tư tưởng:

2,5

- Nhà văn chọn một đề tài không mới là viết về người nông dân trước Cách

mạng tháng Tám nhưng Nam Cao đã có những sáng tạo và lối đi riêng. Tác giả đã khơi tìm tận đáy nỗi đau tột cùng của con người khi bị hủy hoại nhân hình, nhân tính. Từ đó, nhà văn khẳng định nỗi khổ lớn nhất của con người không phải là sự thiếu thốn về vật chất mà là nỗi khổ về tinh thần khi bị đồng loại ruồng bỏ.

  • Tác giả phát hiện, ngợi ca và trân trọng, nâng niu những phẩm chất cao quý của người nông dân. Ông luôn đặt niềm tin sâu sắc vào nhân tính tốt đẹp của con người sẽ không bao giờ bị mất đi dù trong mọi hoàn cảnh:

+ Vẻ đẹp phẩm chất của Chí Phèo: có những ước mơ bình dị, giàu lòng tự trọng, khát khao hạnh phúc lứa đôi, khát vọng được làm người lương thiện, có tinh thần phản kháng.

+ Vẻ đẹp phẩm chất của Thị Nở: giàu tình thương, có trái tim nhân hậu, khao khát tình yêu và hạnh phúc.

  • Qua tấn bi kịch và số phận bi thảm của Chí Phèo, Nam Cao đã cất lên tiếng kêu cứu thảm thiết và đầy phẫn uất cho số phận cùng cực của người nông dân lương thiện: làm thế nào để những người lao động chất phác

được sống một cuộc sống xứng đáng là người trong xã hội đầy bất công.

1,0

1,0

0,5

b.2. Những sáng tạo trên phương diện nghệ thuật:

1,5

- Nhà văn xây dựng được những nhân vật điển hình:

+ Chí Phèo: điển hình cho một bộ phận người nông dân bị tha hóa cả nhân hình lẫn nhân tính.

+ Bá Kiến: điển hình cho tầng lớp cường hào, ác bá trong xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng.

+ Thị Nở: điển hình cho những người phụ nữ có ngoại hình xấu xí nhưng luôn giữ được phẩm chất tốt đẹp bên trong.

- Nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lý nhân vật sắc sảo.

- Giọng điệu trần thuật vừa đa dạng vừa thống nhất :

+ Đa dạng: vừa hài hước, mỉa mai, vừa trang nghiêm, triết lí, có đoạn lại rất trữ tình.

+ Thống nhất: thể hiện rất rõ phong cách nghệ thuật của Nam Cao, bên ngoài thì lạnh lùng, tàn nhẫn, bên trong lại nặng trĩu yêu thương.

0,5

0,25

0,25

- Ngôn ngữ :

+ Phong phú, sống động, uyển chuyển, gần gũi với lời ăn tiếng nói của người nông dân.

+ Ngôn ngữ độc thoại và đối thoại rất tự nhiên mà sắc sảo.

0,5

c. Đánh giá, nâng cao:

  • Nhận định của Lê Văn Trương thật đúng đắn, sâu sắc, giúp người đọc hiểu thêm về phong cách sáng tác độc đáo và những sáng tạo của Nam Cao trong tác phẩm Chí Phèo. Từ đó thêm yêu mến, trân trọng tài năng, tấm lòng cao cả của nhà văn.
  • Nhận định cũng đặt ra yêu cầu cho người nghệ sĩ khi sáng tạo văn chương và định hướng cho bạn đọc khi tiếp nhận tác phẩm:

+ Với người nghệ sĩ: muốn có chỗ đứng, muốn thể hiện và khẳng định được mình phải sáng tác nên những tác phẩm có giá trị, in đậm dấu ấn cá nhân, phải mang tới cho độc giả những cảm thức mới mẻ về cuộc đời và con người.

+ Với bạn đọc: cần đọc sâu, hiểu thấu những ý đồ mà người nghệ sĩ gửi gắm thông qua mỗi hình tượng, để từ đó phát hiện ra cái hay, cái độc đáo,

khác lạ trong tác phẩm.

0,5

0,5

3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.

0,5

Hết