Đề thi hk2 văn 10 sở gd quảng nam 2020-2021 có đáp án

Đề thi hk2 văn 10 sở gd quảng nam 2020-2021 có đáp án

4.1/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đề thi hk2 văn 10 sở gd quảng nam 2020-2021 có đáp án

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

QUẢNG NAM

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi gồm có 01 trang)

KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2020 - 2021

Môn: Ngữ văn – Lớp 10

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

... Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

(Trích Ngữ văn 9, Tập 1, NXB Giáo dục, 2008, Trang 94)

Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn thơ trên. (0.5 điểm)

Câu 2. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai ? (0.5 điểm)

Câu 3. Nêu những từ láy có trong đoạn thơ. (0.5 điểm)

Câu 4. Hãy chỉ ra và nêu hiệu quả của phép điệp ngữ trong đoạn thơ trên? (0.75 điểm)

Câu 5. Nêu nội dung chính của đoạn thơ. (0.75 điểm)

Câu 6. Từ đoạn thơ, anh/chị có suy nghĩ gì về những người phụ nữ tài sắc xưa và nay?

(Trình bày từ 5 - 7 dòng) (1.0 điểm)

II. LÀM VĂN (6.0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn thơ sau:

Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,

Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.

Ngoài rèm thước chẳng mách tin,

Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?

Đèn có biết dường bằng chẳng biết,

Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.

Buồn rầu nói chẳng nên lời,

Hoa đèn kia với bóng người khá thương.

Gà eo óc gáy sương năm trống,

Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên.

Khắc giờ đằng đẵng như niên,

Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.

Hương gương đốt hồn đà mê mải,

Gương gượng soi lệ lại châu chan.

Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,

Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng …

(Trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, bản dịch Chinh phụ ngâm,

Đoàn Thị Điểm (?), Ngữ văn 10, Tập 2, NXB Giáo dục, 2007, Trang 87)

……………………. HẾT ………………………

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

QUẢNG NAM

KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2020 - 2021

Môn: Ngữ văn – Lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút

HƯỚNG DẪN CHẤM

( Hướng dẫn chấm này có 03 trang)

A. HƯỚNG DẪN CHUNG

- Thầy cô giáo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm này để đánh giá một cách tổng quát bài làm của học sinh. Cần linh hoạt khi vận dụng Hướng dẫn chấm, tránh đếm ý cho điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo.

- Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải được thống nhất trong tổ chấm và đảm bảo không sai lệch với tổng điểm toàn bài.

- Điểm lẻ toàn bài làm tròn theo quy định.

B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

PHẦN

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

ĐIỂM

I

ĐỌC HIỂU

4.0

Câu 1.

Thể thơ lục bát/Lục bát.

0.5

Câu 2.

- Tác phẩm Truyện Kiều.

- Tác giả Nguyễn Du.

0.5

Câu 3.

Từ láy: Thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm.

* Học sinh nêu đúng 4 từ trở lên: 0.5 điểm; nêu đúng 1- 3 từ: 0.25 điểm.

0.5

Câu 4.

- Điệp ngữ: Buồn trông (lặp lại 4 lần).

- Hiệu quả:

+ Tạo nhạc điệu, âm hưởng buồn thương cho lời thơ.

+ Nhấn mạnh nỗi cô đơn, buồn tủi của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.

0.75

Câu 5.

Nội dung chính của đoạn thơ: Cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và dự cảm về tương lai đầy bất trắc của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Qua đó, Nguyễn Du bày tỏ sự yêu thương, đồng cảm với nỗi đau của Thúy Kiều.

* Học sinh có thể diễn đạt bằng cách khác, miễn là đúng ý.

0.75

Câu 6.

Học sinh bày tỏ được suy nghĩ chân thành của bản thân về những người phụ nữ tài sắc xưa và nay. Sau đây là một số gợi ý:

- Người phụ nữ tài sắc là chủ thể của những giá trị tinh thần cao quý.

- Ngày xưa, người phụ nữ tài sắc thường gặp nhiều bất hạnh, bị vùi dập,... Ngày nay, người phụ nữ tài sắc thường được trân trọng, đề cao...

- ....

1.0

II

LÀM VĂN

6.0

1.

Yêu cầu chung

- Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận văn học.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, chặt chẽ, rõ ràng; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

2.

Yêu cầu cụ thể

- Học sinh có thể phân tích để làm rõ vấn đề nghị luận theo luận điểm.

- Cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau đây:

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề nghị luận. Thân bài triển khai các luận điểm để giải quyết vấn đề. Kết bài đánh giá, kết luận được vấn đề.

0.5

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn thơ: “Dạo hiên vắng ... phím loan ngại chùng.”

0.5

c. Triển khai vấn đề nghị luận:

Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau nhưng cần hướng đến những nội dung sau:

c1. Giới thiệu khái quát về tác giả, dịch giả, tác phẩm và đoạn trích.

c2. Tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn thơ

- Nỗi cô đơn lẻ bóng của người chinh phụ thể hiện qua hành động dạo hiên vắng, rủ thác đòi phen, tâm sự với ngọn đèn...

- Nỗi sầu muộn triền miên của người chinh phụ còn thể hiện qua việc đếm bước thời gian, gượng: soi gương, đốt hương, gảy đàn,...

=> Ẩn sau nỗi niềm cô đơn, sầu muộn là khao khát tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.

* Nghệ thuật:

- Miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật.

- Ngôn từ chọn lọc, sử dụng nhiều biện pháp tu từ, nhiều từ láy...

- Bút pháp tả cảnh ngụ tình, giọng điệu da diết ...

c3. Đánh giá chung

- Đoạn thơ thể hiện tinh tế những cung bậc cảm xúc của người chinh phụ; đề cao quyền sống, khát vọng hạnh phúc; lên án chiến tranh phong kiến phi nghĩa.

- Khẳng định khát vọng tình yêu, hạnh phúc lứa đôi là nhu cầu chính đáng của con người mọi thời đại. Đó là giá trị nhân văn sâu sắc của Chinh phụ ngâm.

4.0

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

0.5

e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, hấp dẫn; thể hiện sự cảm nhận, suy nghĩ sâu sắc về nhân vật.

0.5

ĐIỂM TOÀN BÀI : I + II

10.0