Bộ đề thi olympic ngữ văn 10 có đáp án

Bộ đề thi olympic ngữ văn 10 có đáp án

4.1/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Bộ đề thi olympic ngữ văn 10 có đáp án

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM

TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN

KỲ THI OLYMPIC 24/3

ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: Ngữ văn LỚP 10

Thời gian làm bài: 180 phút

Câu 1: (8 điểm)

GIÁ TRỊ MỘT LY SỮA

Đây là một câu chuyện có thật!

Có một cậu bé nghèo phải đi bán hàng rong để kiếm tiền học. Một hôm, dạ dày trống rỗng, cậu đói đến lả người. Thò tay vào túi, cậu thấy chỉ còn lại duy nhất một đồng. Nhưng, đó là tiền cậu hứa mua quà cho mấy đứa em ở nhà. Tần ngần một lát, cậu quyết định ghé vào ngôi nhà phía trước để xin chút gì đó bỏ bụng. Thế nhưng, người mở cửa là một thiếu phụ trẻ đẹp. Cậu thấy bối rối và ngập ngừng nên thay vì hỏi xin ăn, cậu chỉ dám xin một ly nước. Thấy dáng vẻ nghèo khổ và đói lả của cậu bé, người phụ nữ thay vì rót nước đã đem ra cho cậu một ly sữa lớn. cậu bé chậm rãi nhấp từng ngụm sữa một cách ngon lành. Rồi rụt rè hỏi:

- “Cháu nợ cô bao nhiêu?”

- “Không nợ gì cả” – Người phụ nữ trả lời. “Mẹ cô đã dạy: không bao giờ nhận tiền trả cho lòng tốt”. Cậu bé cảm động nói: “Từ trong sâu thẳm trái tim, cháu biết ơn cô”.

Cậu bé cảm thấy khỏe khoắn hơn và niềm tin vào con người cũng mãnh liệt hơn. Trước đó, cậu như muốn đầu hàng số phận.

Nhiều năm sau đó, người phụ nữ mắc phải căn bệnh hiểm nghèo. Bác sĩ Howard Kelly được mời đến tham vấn…Bên giường bệnh, ông nhận ra ngay ân nhân của mình năm xưa. Ông quyết định sẽ dốc hết sức để cứu sống bệnh nhân và cuối cùng đã thành công. Trước ngày bà xuất viện, bác sĩ yêu cầu phòng y vụ chuyển hóa đơn để xem lại và ông viết mấy dòng chữ vào biên lai. Nhận hóa đơn, người phụ nữ hồi hộp mở ra đọc. Bà dự đoán số tiền phải trả rất cao. Có lẽ, bà phải bán tất cả tài sản dành dụm suốt cả đời mới trả hết. ngỡ ngàng, bà đọc thấy bên lề hóa đơn hàng chữ

“Đã được thanh toán bằng một ly sữa”. Kí tên- BS Howard Kelly.

Quà tặng cuộc sống

Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về thông điệp được gửi gắm trong câu chuyện trên bằng bài văn khoảng một trang giấy thi.

Câu 2: (12 điểm)

Có ý kiến cho rằng: “Ca dao là cây đàn muôn điệu của tâm hồn quần chúng nhân dân được thể hiện qua những hình thức nghệ thuật mang đậm sắc thái dân gian”.

Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên. Chọn phân tích một số bài ca dao để làm sáng tỏ vấn đề.

-HẾT –

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu 1:

I. Yêu cầu về kĩ năng: biết cách xây dựng bài văn NLXH hoàn chỉnh, có kết cấu, bố cục rõ ràng; hành văn trôi chảy; vận dụng kết hợp tốt các thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.

II. Yêu cầu về kiến thức:

HS nêu suy nghĩ trên cơ sở hiểu biết sâu sắc ý nghĩa của câu chuyện: Đây là một trong muôn vàn câu chuyện xảy ra trong cuộc sống hằng ngày. Từ một cậu bé nghèo khổ, Howard Kelly đã trở thành một bác sĩ tài năng nhờ vào ý chí, nghị lực và niềm tin vào lòng tốt của con người. Chỉ là một ly sữa nhỏ, nhưng trong những hoàn cảnh nhất định, nó đã đem lại một giá trị rất lớn lao. Bởi vậy, Sống là phải:

- Biết cảm thông, chia sẻ mà không đòi hỏi được nhận lại.

- Tin vào cuộc đời, vì vẫn còn nhiều tấm lòng nhân ái; Phải xứng đáng với những gì đã nhận.

- Trong cuộc sống hiện đại, nhiều người đã quên lãng những đức tính tốt đẹp đó do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan (dẫn chứng thực tế)

- Chúng ta cần có một thái độ sống tích cực, cần có một tấm lòng để cho và nhận

- Suy nghĩ về phương hướng tu dưỡng, phấn đấu; nêu những việc làm cần thiết để nâng cao giá trị cuộc sống của bản thân.

III. Biểu điểm:

Câu 1:

- 7-8 điểm: đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên, hành văn tốt, có cảm xúc; bố cục mạch lạc, luận điểm rõ ràng; có thể còn mắc vài lỗi diễn đạt, chính tả; chữ viết cẩn thận.

- 5-6 điểm: biết cách nghị luận, thiếu một vài ý, mắc một số lỗi diễn đạt và chính tả. bố cục rõ ràng.

- 3-4 điểm: viết sơ sài, thiếu khoảng nửa số ý, tản mạn, mắc lỗi chính tả, chữ viết cẩu thả, bố cục theo dõi được.

- 2 điểm: thiếu nhiều ý, viết tản mạn, mắc nhiều lỗi chính tả, chữ viết cẩu thả.

-0-1 điểm: viết sơ sài, lạc đề.

Chú ý: Trân trọng những bài viết có ý sáng tạo.

Câu 2

I. Về kĩ năng:

- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận...

- Văn viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

II. Về kiến thức:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau:

1. Suy nghĩ về nhận định:

a. Cây đàn muôn điệu của tâm hồn quần chúng nhân dân: Ca dao diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân lao động trong các quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương,… Sống trong cuộc đời trăm đắng, ngàn cay nhưng đằm thắm ân nghĩa bên gốc đa, giếng nước, sân đình...

b. Những hình thức nghệ thuật mang đậm sắc thái dân gian: Lời ca dao thường ngắn gọn; sử dụng thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể; ngôn ngữ gần gũi với lời nói hằng ngày; sử dụng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ; diễn đạt bằng một số công thức mang đậm sắc thái dân gian

2. Phân tích, chứng minh nhận định:

a. Lời ca dao thường ngắn gọn, ngôn ngữ thường gần gũi với lời nói hằng ngày, thể thơ lục bát, lục bát biến thể,…

- Họ thường là những người bình dân lao động sống trong xã hội cũ với tình yêu quê hương, yêu gia đình, yêu lao động,… lời thơ mộc mạc, chân chất (Anh đi anh nhớ quê nhà/ Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang,..)

- Họ có thể là những chàng trai, cô gái lỡ duyên, hoặc bị ép duyên mà tình yêu dang dở. Vì thế, tiếng thơ như lời trách móc, oán giận, đầy xót xa, cay đắng (Trèo lên cây khế nửa ngày/Ai làm chua xót lòng này khế ơi!..)

b. Những cách nói so sánh, ẩn dụ, biểu tượng,…

- Đó là nỗi nhớ người yêu của cô gái được gửi vào hình ảnh: khăn, đèn, mắt... Hỏi khăn, đèn, mắt cũng là hỏi lòng mình. Cô gái ra ngẩn vào ngơ, bồn chồn, thao thức với bao vấn vương, lo âu, phấp phỏng cho hạnh phúc lứa đôi (Khăn thương nhớ ai...)

- Có khi, người con gái mượn chiếc cầu dải yếm để nói lên mơ ước mãnh liệt của mình trong tình yêu. Một lời tỏ tình kín đáo, ý nhị, duyên dáng mà rất táo bạo. (Ước gì sông rộng một gang...)

- Họ mượn hình ảnh muối, gừng để diễn tả sự gắn bó sâu nặng của con người. Độ mặn của muối, độ cay của gừng còn có hạn nhưng tình cảm con người mãi son sắt, thủy chung. (Muối ba năm muối đang còn mặn...)

c. Lối diễn đạt công thức

Chùm ca dao than thân thường mở đầu bằng: Em như …/ Thân em…/

Chùm ca dao diễn tả tâm trạng thường mở đầu bằng: Ước gì…/ Trèo lên…

3. Đánh giá chung:

Người bình dân đã lựa chọn những hình thức nghệ thuật riêng, đậm màu sắc trữ tình dân gian để thể hiện sâu sắc vẻ đẹp tâm hồn của mình: thể thơ lục bát, song thất lục bát; hình thức đối đáp; công thức mở đầu “Thân em...”,Trèo lên...”; hình ảnh biểu tượng, cách so sánh, ẩn dụ...

III. Biểu điểm:

- Điểm 11 -12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Văn viết lưu loát, có cảm xúc. Bố cục rõ ràng.

- Điểm 9 -10: Đáp ứng ở mức độ khá các yêu cầu nêu trên. Có thể có một vài lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ, chính tả,… Bố cục rõ ràng.

- Điểm 7 -8: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu của đề nhưng bài làm có chỗ chưa sâu. Dẫn chứng chưa thật phong phú, bố cục rõ ràng.

- Điểm 5 -6: Hiểu được yêu cầu của đề nhưng chỉ trình bày đạt khoảng nửa số ý nêu trên. Còn mắc một số lỗi diễn đạt và chính tả, bố cục theo dõi được.

- Điểm 3-4: Có hiểu đề, song nội dung bài viết còn chung chung, câu văn còn vụng về, bố cục chưa rõ.

- Điểm 1-2: Có nói đến vấn đề đặt ra ở đề bài nhưng sai lạc cả về nội dung và phương pháp

- Điểm 0: Lạc đề hoặc không làm bài.

ĐỀ OLIMPIC QUẢNG NAM 2017.

MÔN : VĂN 10.

Câu 1 :Suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa được gợi ra từ câu chuyện :

“ Một chiếc lá vàng tự rứt khỏi cành và rơi xuống gốc. Cái gốc tròn mắt ngạc nhiên hỏi :

-Sao sớm thế?

Lá vàng giơ tay lên chào, cười và chỉ vào những lộc “

(Theo : Những câu chuyện ngụ ngôn chọn lọc.NXB Thanh niên 2003).

Câu 2 :” …Truyện Kiều là khúc ca về tình yêu trong sáng, là giấc mơ tự do làm chủ cuộc đời, nhưng chủ yếu là tiếng khóc xé ruột cho thân phận và nhân phẩm con người bị chà đạp”.

( Sách giáo khoa Ngữ văn 10-Nâng cao, tập hai, NXB Giáo dục, 2006, trang 157).

Bằng những hiểu biết về Truyện Kiều (Nguyễn Du), anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI OLIMPIC VĂN 10-2017.

Câu 1:

I. Yêu cầu về kỹ năng:

- Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý.

-Kết cấu chặt chẽ,bố cục rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt.

II. Yêu cầu về kiến thức:

Đây là một dạng đề nghị luận về một tư tưởng đạo lý, qua câu chuyện,học sinh cần rút ra bài học ý nghĩa sâu sắc được gởi gắm qua hình ảnh chiếc lá vàng “tự bức khỏi cành” “cười và chỉ vào những lộc non”.

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ các ý sau:

a. Giải thích ý nghĩa câu chuyện:

-Câu chuyện cần chú ý đến cách chiếc là vàng rời khỏi cành: tự nguyên bứt khỏi cành sớm hơn thời gian mà nó có thể tồn tại để nhường chỗ cho lộc non đâm chồi, khiến cho cái gốc phải bật hỏi: “sao sớm thế”.

-Điều quan trọng hơn nữa là cách “chiếc là vàng” nhìn nhận về sự ra đi của mình: mỉm cười và “chỉ vaò những lộc non”.

-Đó là là sự thanh thản khi chiếc lá đã tìm thấy được ý ngĩa cho cuộc đời mình: tự nguyện hi sinh để nhường chỗ cho một thế hệ mới ra đời.

🡪Câu chuyện cho ta một bài học về lẽ đời sống ở đời: Phải biết sống vì người khác, dám chấp nhận cả thiệt thòi,hi sinh về phía bản thân mình.-Đó cũng chính là một trong những cách sống của mỗi co người.

b.Bàn bạc – Đánh giá – Chứng minh:

Câu chuyện có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc đói với mọi người:

-Từ mối quan hệ giữa “là vàng” và “lộc non”

Câu chuyện cũng đưa ra một quy luật của sự sống: Cuộc sống là một sự phát triển liên tục mà ở đó cái mới thay thế cái cũ là điều tất yếu.

-Hình ảnh chiếc là vàng rơi là quy luật của thiên nhiên, lá lià cành là quy luật tất yếu của đời sống, có bắt đầu thì có kết thúc để bắt đầu một đời sống khác

-Mỗi chúng ta cần phải nhận thức rõ quy luật đó, để tránh trở thành những vật cả của bánh xe lịch sử; đồng thời phải biết đặt niếm tin và tạo điều kiện cho thế hệ trẻ

-Mỗi phút giây được sống, trên cõi đời này là niềm hạnh phúc nhưng giá trị sự sống không phải mỗi chúng ta sống được bao lâu mà là chúng ta đã sống như thế nào.

-Lá rơi để bắt đầu, lá rơi vì đã đi hết một quãng đường đời.Đã hoàn thành sứ mệnh của cuộc đời mình

c.Bài học rút ra:

-Phê phán lối sống ích kỷ,chỉ biết đến lợi ích bản thân.

-Thế hệ trẻ phải biết sống, phấn đấu và cống hiến cho sao xứng đáng với những gì được “trao nhận”

-Khẳng định lối sống tích cực: động viên cỗ vũ con người nỗ lực vươn lên…

-*BIỂU ĐIỂM :

- Điểm 7-8:Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Bài viết có sáng tạo, hành văn cá tính.

- Điểm 5-6 : Bố cục và nội dung hợp lí,có sức thuyết phục ,diễn đạt trôi chảy,có thể mắc vài lỗi diễn đạt.

- Điểm 3-4 :Viết đủ ý nhưng còn sơ sài,diễn đạt chưa hay nhưng tương đối rõ ý.

- Điểm1-2: Nội dung sơ sài, lúng túng trong phương pháp, diễn đạt lộn xộn

- Điểm 0 : Sai lạc cả nội dung và phương pháp.

Câu 2 :

  1. Yêu cầu về kỹ năng.

- Biết cách làm một bài văn nghị luận văn học với các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích.

- Biết chọn và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề.

- Bố cục hợp lý, lập luận chặt chẽ, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.

II. Yêu cầu về kiến thức :

HS có thể trình bày nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, cần đáp ứng được một số ý chính sau :

  1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, và vấn đề nghị luận.
  2. Phân tích, chứng minh ý kiến :

a). “Truyện Kiều”- “khúc ca về tình yêu trong sáng “ :- ca ngợi mối tình Kim-Kiều…

- Tình yêu tự do, trong sáng, vượt lễ giáo phong kiến (dẫn chứng)

-Tình yêu thủy chung, bền vững theo thời gian, không gian, vượt lên mọi thử thách (dẫn chứng).

b). “Truyện Kiều “- “giấc mơ tự do làm chủ cuộc đời’’ : khát vọng một xã hội công bằng, nhân đạo.

-Hình tượng Từ Hải- một anh hùng tài năng có khát vọng tự do, có phẩm chất, chí khí phi thường.(dẫn chứng).

c) Truyện Kiều –“chủ yếu là tiếng khóc xé ruột cho thân phận và nhân phẩm con người bị chà đạp” : nỗi : đau xót , thương cảm cho số phận Kiều.

-Thúy Kiều là cô gái tài sắc vẹn toàn, có nhân cách.

-Song cuộc đời Kiều gặp đau khổ. :”Hết hạn nọ đến hạn kia . Thanh lâu hai lượt thanh y hai lần.

Vì vậy Truyện Kiều là tiếng khóc xé ruột cho số phận con người, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội phong kiến “Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

+Khóc cho tình yêu trong trắng, chân thành bị tan vỡ(dẫn chứng)

+Khóc cho tình cốt nhục bị chia lìa (dẫn chứng)

+Khóc cho nhân phẩm bị chà đạp, thân xác bị đày đọa.

  1. Tấm lòng Nguyễn Du : rất mực bao dung, thấu hiểu con người.

-Tố cáo các thế lực đen tối trong xã hội phong kiến đã chà đạp con người.

-Khẳng định và bênh vực .

nhân phẩm, quyền sống con người.

- Cảm thông với nỗi khổ đau của con người.

BIỂU ĐIỂM :

-Điểm 11-12 : Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Bố cục chặt chẽ, hành văn lưu loát, dẫn chứng phong phú, bài viết có cảm xúc.

-Điểm9-10 : Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Bố cục rõ ràng, hợp lý, có thể mắc một vài lỗi trong diễn đạt.

-Điểm 7-8 : Đáp ứng được cơ bản yêu cầu của đề, lập luận chưa sắc sảo, không mắc nhiều lỗi diễn đạt.

-Điểm 5-6 : Đáp ứng được một nửa yêu cầu của đề, biết cách trình bày ý, song chưa đầy đủ, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt.

-Điểm 3-4 : Bài làm sơ sài, thiếu trọng tâm.

-Điểm 1-2 : Bài làm quá sơ sài, diễn đạt yếu.

- Điểm 0 : lạc đề hoàn toàn.

SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM

TRƯỜNG THPT HIỆP ĐỨC ĐỀ THI OLIMPIC 24-3

MÔN NGỮ VĂN LỚP 10

Thời gian: 180 phút(không kể giao đề)

Câu 1 (8,0 điểm)

Có ba cách để tự làm giàu mình: mỉm cười, cho đi và tha thứ.

                               (Theo  Hạt giống tâm hồn - NXB Tổng hợp TP HCM, 2008)

          Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về quan niệm trên.

Câu 2 (12,0 điểm)

Nhận xét về ca dao Việt Nam, có ý kiến cho rằng: Học ca dao chính là học cách sống, cách làm người.

Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua những bài ca dao đã được học và đọc.

-----Hết-----

SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM

TRƯỜNG THPT HIỆP ĐỨC HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI OLIMPIC 24-3

MÔN NGỮ VĂN LỚP 10

Câu

Nội dung

Điểm

1

Suy nghĩ về quan niệm: Có ba cách để tự làm giàu mình: mỉm cười, cho đi và tha thứ.

8,0

I. Yêu cầu về kĩ năng trình bày

Đảm bảo một bài văn nghị luận xã hội có bố cục rõ ràng, hợp lí, tổ chức sắp xếp ý một cách lôgic, chặt chẽ, hành văn trôi chảy, mạch lạc, chữ viết rõ ràng, không sai chính tả,…

II. Yêu cầu về kiến thức

Trên cơ sở hiểu nội dung, ý nghĩa của quan niệm: Cách để con người hoàn thiện nhân cách, làm đẹp tâm hồn: Phải biết sống lạc quan, biết sẻ chia, bao dung. Biết cách làm bài nghị luận xã hội. Bài làm của học sinh có thể làm theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý sau:

1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

0,5

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Phải biết sống lạc quan, biết sẻ chia, bao dung.

0,5

 Các luận điểm trình bày rõ ràng, Bài viết vận dụng tốt các thao tác lập luận.

0,5

2. Giải thích vấn đề

- Tự làm giàu mình: tự nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn mình.

- Mĩm cười: Niềm vui, sự lạc quan, yêu đời.

- Cho đi: Biết quan tâm, yêu thương, chia sẻ với mọi người.

- Tha thứ: Lòng vị tha, đức bao dung trước những lỗi lầm của người khác.

3,0

3. Bình luận

3,0

Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề.

Phê phán lối sống thờ ơ, vô cảm, ích kỉ của một bộ phận thế hệ trẻ ngày nay

Bày tỏ thái độ, suy nghĩ riêng đối với vấn đề

4. Liên hệ bản thân

0,5

2

Nhận xét về ca dao Việt Nam, có ý kiến cho rằng: Học ca dao chính là học cách sống, cách làm người.

Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua những bài ca dao đã được học và đọc.

12,0

Thí sinh có thể triển khai bài làm của mình theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, bài làm cần đạt được những yêu cầu cơ bản sau:

I. Về kĩ năng

- Biết cách làm bài nghị luận văn học, sử dụng nhuần nhuyễn các thao tác giải thích, phân tích, chúng minh, bình luận.

- Bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ.

- Diễn đạt lưu loát, có chất văn, bài viết vừa phải có sắc thái lý luận vừa thể hiện rõ khả năng cảm thụ văn học tinh tế, sâu sắc.

II. Về kiến thức

1. Giới thiệu : vấn đề cần nghị luận

0,5

2. Giải thích ý kiến

Ca dao là thể loại trữ tình bằng văn vần, diễn tả đời sống nội tâm của người bình dân ta xưa. Ca dao là nơi người lao động gửi gắm những yêu thương, sướng vui, đau khổ, hoài bão, ước mơ, niềm mong mỏi… Ca dao được coi là thơ của vạn nhà, là tấm gương soi tâm hồn và đời sống dân tộc.

Học ca dao là học cách sống, cách làm người :

+ Đọc, học ca dao ta thường gặp được những cách sống rất đẹp của người bình dân ta xưa…

+ Đọc, học ca dao ta còn bắt gặp những phẩm chất vô cùng tốt đẹp truyền thống của người Việt Nam được thể hiện sinh động thông qua các mối quan hệ ứng xử …

Vì thế, học ca dao là ta được giáo dục về nhận thức, tư tưởng, tình cảm, cách sống giúp ta sống tốt hơn, đẹp hơn, tinh tế hơn, nhân ái hơn, nhân cách phát triển toàn diện.

Như vậy, ý kiến trên đã khẳng định một trong những chức năng quan trọng nhất của ca dao, đó là chức năng giáo dục, hướng con người đến cái chân, thiện, mỹ.

2,0

3. Chứng minh : qua việc phân tích một số bài ca dao đã học và đọc trong chùm ca dao yêu thương tình nghĩa, than thân, hài hước châm biếm, học sinh làm rõ một số ý chính sau:

8,0

- Học ca dao, ta học được lối sống nhân hậu, thủy chung, coi trọng tình nghĩa (trong đó đề cao nghĩa hơn tình).

+ Tình yêu, tình vợ chồng.

+ Tình cảm gia đình, bạn bè, quê hương.

- Học ca dao, ta biết đồng cảm với những nỗi khổ của con người, biết trân trọng đề cao những vẻ đẹp và phẩm giá của con người.

- Học ca dao, ta học được lối sống lạc quan, dù cuộc sống còn nhiều khó khăn vất vả nhưng vẫn cười vui yêu đời, vẫn không ngừng tin tưởng và mơ ước về tương lai.

- Học ca dao, ta học được tinh thần phê phán hiện thực sắc sảo.

- Học ca dao, con người trở nên tinh tế, ý nhị, văn hóa hơn trong cách thể hiện tình cảm, trong giao tiếp ứng xử.

4. Đánh giá chung

- Giáo dục là chức năng quan trọng khẳng định giá trị của những tác phẩm văn học chân chính. Không riêng gì ca dao mà các thể loại khác của văn học dân gian và văn học viết sau này cũng có chức năng giáo dục. Tuy nhiên, ở ca dao, chức năng này dễ thực hiện hơn có lẽ bởi ca dao là tiếng nói tình cảm, là cây đàn muôn điệu của tâm hồn nên dễ dàng tìm đến những tâm hồn đồng điệu. Ca dao dễ đi vào lòng người nên có khả năng giáo dục con người một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, thấm thía hơn bất kì thể loại nào khác của văn học dân gian.

1,5

- Riêng đối với các nhà thơ: họ không chỉ học  máu và mồ hôi, nước mắt và nụ cười (…) các nhà thơ học được thơ ở trong ca dao nữa.

- Hiểu được giá trị to lớn của ca dao ta cần nâng niu, trân trọng, giữ gìn kho tàng ca dao Việt Nam để cho nó mãi là những viên ngọc quý…

Së GD& §T Quảng Nam

Trường THPT Lê Hồng Phong ĐỀ THI KHẢO SÁT OLIMPIC LẦN 2

Tổ Văn NĂM HỌC 2016-2017

MÔN: NGỮ VĂN 10

Thời gian 150 phút

Câu 1:(8 điểm)

Trong một bài phỏng vấn, du học sinh Đỗ Nhật Nam chia sẻ: “Tiếng Anh giúp em đi xa, Tiếng Việt giúp em về gần”.

Câu nói của Đỗ Nhật Nam gợi cho anh (chi) suy nghĩ gì? Hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề trên.

Câu 2: (12 điểm)

Trong bài văn “Đọc Kiều một ngày kia”,Chế Lan Viên viết: “Trong câu Kiều xưa,ta tìm ra Nguyễn Du và tìm ra chính mình”.

Anh (chị ) có suy nghĩ gì về câu văn trên? Bằng các trích đoạn “Truyện Kiều” đã học, anh (chị) hãy làm sáng tỏ.

……Hết……

Trường THPT Lê Hồng Phong ĐÁP ÁN OLIMPIC LẦN 2

MÔN: NGỮ VĂN 10

Gîi ý ®¸p ¸n, biÓu chÊm

I. Yªu cÇu chung:

. Cã kiÕn thøc v¨n häc vµ x· héi ®óng ®¾n, s©u réng:kü n¨ng lµm v¨n tèt. Bè côc râ rµng, lËp luËn chÆt chÏ, diÔn ®¹t trong s¸ng, giµu h×nh h¶nh vµ søc biÓu c¶m, Ýt m¾c lçi chÝnh t¶, ng÷ ph¸p. ThÝ sinh cã thÓ lùa chän nhiÒu c¸ch tr×nh bµy, nhiÒu ph­¬ng thøc: ThuyÕt minh, ph©n tÝch, nghÞ luËn ph¸t biÓu c¶m nghÜ...

II. Yªu cÇu cô thÓ:

Câu 1:

1.Xác định và giới thiệu vấn đề nghị luận:

Tầm quan trọng của việc học tập Tiếng Việt cũng như các ngôn ngữ khác trong việc chiếm lĩnh tri thức nhân loại.

2.Giải thích ý nghĩa của câu nói:

_Tiếng Anh: Ngôn ngữ phổ thông toàn thế giới.Được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia; Sử dụng trên nhiều lĩnh vực…

_Tiếng Việt:Tiếng Kinh-Ngôn ngữ phổ thông của quốc gia Việt Nam,được sử dụng trên toàn đất nước,và khắp lĩnh vực.(Đặc biệt là từ 1945-nay).

_Tiếng Anh giúp em đi xa: Tiếng Anh thông dụng trên nhiều quốc gia.Sử dụng thành thạo Tiếng Anh giúp ta có cơ hội tiếp xúc với nhiều quốc gia trên thế giới.Từ đó mà có thêm hiểu biết về văn hóa, văn minh của nhiều dân tộc; Khả năng chiếm lĩnh tri thức nhân loại nhiều hơn;Mở rộng tầm nhìn xa hơn, khát vọng sống lớn lao, cao cả hơn…Từ đó mà hoàn thiện nhân cách con người.

_Tiếng Việt đưa em về gần: Tiếng Việt là tiếng nói mẹ đẻ, chứa đựng bản sắc văn hóa dân tộc.Học Tiếng Việt để hiểu biết về truyền thống lịch sử,văn hóa, quan niệm nhân sinh, kinh nghiệm, kỹ năng sống của cha ông…Từ đó mà thêm yêu đất nước…

->Cần thiết phải học tập,trau dồi vốn ngôn ngữ.

3.Phân tích, bình luận:

Ý kiến trên đúng: Ở thời đại nào,con người cũng có nhu cầu giao tiếp để trao đổi thông tin, tình cảm, chiếm lĩnh tri thức văn hóa.Việc học tập, trau dồi vốn ngôn ngữ giúp ta có thêm phương tiện thực hiện khát vọng của mình.

Đặc biệt, trong thời đại CNTT hiện nay,để trở thành một “Công dân toàn cầu”,trong hành trang của chúng ta, không thể thiếu vốn ngôn ngữ nói chung và ngoại ngữ nói riêng.

4.Mở rộng vấn đề-Liên hệ thực tiễn:

Nhận thức về việc học tập Tiếng Việt và ngoại ngữ phải đúng đắn: Việc học ngôn ngữ là cần thiết và có mức độ phù hợp với từng người.

Nên loại bỏ những tư tưởng quá “Hiện đại” hoặc quá “bảo thủ” để tránh hiện tượng lạm dụng từ ngữ nước ngoài làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt.Hoặc chỉ biêt Tiếng Việt mà không học thêm ngôn ngữ nước ngoài.

_Không phải chỉ nhất thiết học Tiếng Anh, mà có thể học ngôn ngôn ngữ khác để đáp ứng cho công việc của bản thân, của xã hội.

5.Bài học cho bản thân.

H­íng ®iÓm dÉn cho điểm:

+§iÓm 7-8: §¸p øng tèt c¸c yªu cÇu trªn;Bè côc hîp lý,lËp luËn chÆt chÏ,v¨n giµu h×nh ¶nh.

+§iÓm 5-6: §¸p øng c¬ b¶n c¸c yªu cÇu trªn,mét sè ý ch­a s©u s¾c...

+®iÓm: 3-4 ChØ nªu ®­îc mét phÇn ba sè ý, lËp luËn yÕu, lỗi diÔn ®¹t cßn nhiÒu.

+ §iÓm 0: Hoµn toµn l¹c ®Ò.

C©u 2:

1.Xác định và giới thiệu vấn đề nghị luận: Mối quan hệ tri âm giữa tác giả và người đọc trong quá trình tiếp nhân VH. Giá trị nhận thức, giá trị nhân văn của tác phẩm văn học.

2.Giải thích ý nghĩa câu nói:

2.1 Trong câu Kiều xưa, ta tìm ra Nguyễn Du: Người đọc tìm ra Nguyễn Du trong “Truyện Kiều” nghĩa là tìm ra, thấu hiểu tâm tư, tình cảm của tác giả.Tìm thấy nỗi đau, nỗi cô đơn, hy vọng của họ..

_ Vì sao? Vì quá trình sáng tác văn chương là quá trình nhà văn mã hóa tư tưởng, tình cảm của mình bằng ngôn từ,và kỳ vọng người đọc hiểu tác phẩm bằng cách giải mã văn bản ngôn từ.

2.2 Trong câu Kiều xưa, ta tìm thấy chính mình.Đọc Kiều để hiểu mình,để thấy sự thiếu hụt, bất toàn của mình, từ đó mà hoàn thiện mình hơn.

_Vì sao? Vì “Văn học là nhân học”, Qua văn chương, con người có thể tự giáo hóa bản thân để vươn tới “Chân-Thiện-Mỹ”.

3.Phân tích, bình luận.

3.1Trong câu Kiều xưa ta tìm thấy gì ở Nguyễn Du? Đó là tài năng, là tư tưởng nhân đạo, là cảm thức thân phận của ông.

Lòng trân trọng vẻ đẹp của con người.

Xót thương, bênh vực những số kiếp bất hạnh.

Đồng cảm với khát vọng tình yêu, khát vọng công lý.

Lên án những thế lực bạo tàn đã chà đạp con người…

3.2 Trong câu Kiều xưa, ta tìm thấy gì ở mình? Đó là sự đồng cảm, xót thương, trân trọng (Hay ngược lại)…

3.3 Để hiểu được ý đồ nghệ thuật, quan điểm thẩm mỹ, quan điểm nhân sinh của mỗi tác giả cần phải đọc kỹ tác phẩm, tìm hiểu về tác giả...

4.Liên hệ, mở rộng vấn đề:

H­íng ®Én cho ®iÓm:

+§iÓm 11-12: §¸p øng tèt c¸c yªu cÇu trªn; Kiến thức lý luận, kiến thức văn

học sử, kiến thức tác phẩm tốt. Bè côc hîp lý,lËp luËn chÆt chÏ,v¨n giµu h×nh ¶nh.

+§iÓm 8-10: §¸p øng c¬ b¶n c¸c yªu cÇu trªn,mét sè ý ch­a s©u s¾c...

+ĐiÓm 6-7: Hiểu đề nhưng lý luận còn non, lập luËn yÕu, lçi diÔn ®¹t cßn nhiÒu.

+Điểm 4-5: Chưa thật sự hiểu yêu cầu đề, Kiến thức nông cạn…

+ §iÓm 0: Hoµn toµn l¹c ®Ò.

SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM

ĐỀ THI OLYMPIC 24.3

TRƯỜNG THPT NÔNG SƠN

TỈNH QUẢNG NAM-NĂM 2017

MÔN: NGỮ VĂN-LỚP 10

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề.

(Đề thi gồm 01 trang)

Câu 1 (8,0 điểm):

'Sau bữa tối, một giáo viên bắt đầu kiểm tra bài tập về nhà do các học sinh của cô nộp trong giờ học. Chồng cô đi xung quanh đó cùng chiếc điện thoại thông minh của anh ấy và chơi trò chơi yêu thích. Trong lúc kiểm tra đến bài cuối cùng, người vợ bỗng bật khóc.

Anh chồng lo lắng nhưng mắt vẫn không rời khỏi chiếc điện thoại và hỏi: Sao vậy em, đã xảy ra chuyện gì thế?

“Ngày hôm qua em đã giao một bài tập về nhà cho các học sinh lớp 1 viết về chủ đề điều ước.

Vậy sao em lại khóc? Người chồng suốt ruột hỏi.

Bài cuối cùng đã khiến em bật khóc.

Người chồng bắt đầu tò mò và hỏi: Trong đó viết gì vậy?

Người vợ bắt đầu đọc to:

“Mong ước của con là trở thành một chiếc điện thoại thông minh (smartphone). Bố mẹ của con yêu thích smartphone. Họ quan tâm đến nó rất nhiều và đôi khi họ quên cả con. Khi bố về nhà sau một ngày làm việc mệt mỏi, ông ấy dành thời gian cho chiếc điện thoại đó chứ không phải con. Khi bố mẹ đang làm một việc gì đó quan trọng, nếu điện thoại reo, họ sẽ ngay lập tức cầm lấy nó. Điều đó không bao giờ xảy ra với con dù là lúc con khóc. Họ chơi trò chơi trên điện thoại mà không phải với con. Khi đang nói chuyện điện thoại, họ không bao giờ lắng nghe con dù đó là vấn đề quan trọng đến thế nào đi chăng nữa. Vì vậy, ước muốn của con là trở thành một chiếc điện thoại thông minh”.

Sau khi nghe xong, người chồng đã thật sự xúc động và hỏi vợ: Ai đã viết bài văn này vậy?

Cô ấy nói với anh rằng chính là con trai chúng ta.”

(Nguồn: www.baomoi.com, ngày 19/02/2016)

Trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng trên.

Câu 2 (12,0 điểm)

Qua sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Trãi, em hãy chứng minh Nguyễn Trãi là nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc.

-----------------------Hết----------------------

SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM

HƯỚNG DẪN CHẤM

TRƯỜNG THPT NÔNG SƠN

MÔN: NGỮ VĂN-LỚP 10

(Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)

Câu 1: (8,0 điểm)

A. Yêu cầu chung

- Thí sinh viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội. Biết vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt và các thao tác lập luận, huy động được dẫn chứng từ thực tế đời sống để làm sáng tỏ vấn đề.

- Bố cục rõ ràng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ, sắc sảo; lí lẽ thuyết phục. Hành văn lưu loát, trong sáng, chuẩn xác, giàu cảm xúc.

- Trình bày bài sạch đẹp, khoa học.

B. Yêu cầu về kiên thức: Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo một số nội dung cơ bản sau:

1. Nêu hiện tượng:(2,0 điểm)

Việc sử dụng điện thoại thông minh của chúng ta trong thời buổi hiện nay, sự phát triển của công nghệ số; con người đang "nghiện" nó, lệ thuộc vào nó.

2. Bàn luận: (5,0 điểm)

-Đây là một hiện tượng phổ biến, đang có chiều hướng chi phối cuộc sống hiện đại của con người chúng ta trong thời đại ngày hôm nay.

-Điện thoại thông minh ra đời là thành quả, là bước tiến vượt bậc của con người về công nghệ. Có nó, cuộc sống con người chúng ta trở nên phong phú và dễ dàng hơn rất nhiều, những gì xa xôi cũng có thể trở thành gần gũi; đáp ứng nhu cầu học tập, giải trí, giao lưu gắn kết của con người…

-Tuy nhiên, quá lệ thuộc vào nó, dễ nảy sinh những tiêu cực, những hệ lụy cho xã hội: Làm hao tốn thời gian quý báu của mình, khiến chúng ta không còn thời gian để quan tâm đến người khác, làm việc khác có ý nghĩa hơn, tích cực hơn, cần thiết hơn cho cuộc sống và công việc của mình. Tập trung vào nó quá mức cũng dễ làm cho chúng ta rơi vào sống ảo, dối nhau, lừa nhau, hãm hại nhau, có thể biến những người gần gũi nhất, thân yêu nhất trở thành xa lạ…

(Trong quá trình bàn luận, học sinh cần huy động dẫn chứng từ thực tế cuộc sống để minh họa).

3. Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động: (1,0 điểm)

Mỗi chúng ta, đặc biệt là thanh niên cần phải biết tận dụng sự phát triển công nghệ, áp dụng nó vào cuộc sống và công việc của mình nhưng đồng thời cũng biết điểm dừng. Sử dụng thời gian hợp lí khi 'lướt nét" và cho những “Khoảnh khắc gia đình”. Hãy đặt điện thoại xuống trong một khoảng thời gian để sống thực hơn, trò chuyện cùng nhau, quan tâm đến nhau nhiều hơn. Hãy nói với mọi người bạn yêu mến họ thế nào và khiến họ cảm thấy được yêu thương. Và sau đó, bạn cũng sẽ nhận được tình yêu.

(Lưu ý: Khi trình bày quan điểm của mình, thí sinh cần có thái độ chân thành, nghiêm túc, trên tinh thần xây dựng, lập luận thuyết phục).

C. Biểu điểm

- Điểm 7- 8: Viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội; trình bày đầy đủ các nội dung đã nêu một cách sâu sắc, thuyết phục; văn phong chuẩn xác, biểu cảm; có thể mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả và dùng từ.

- Điểm 5- 6: Viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội; trình bày được hầu hết các ý đã nêu, nhưng chưa sâu sắc, mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt và chính tả.

- Điểm 3- 4: Bài viết tỏ ra hiểu chưa thật thấu đáo vấn đề, trình bày được khoảng một nửa yêu cầu về kiến thức, còn mắc lỗi về diễn đạt và chính tả.

- Điểm 1- 2: Bài viết tỏ ra chưa hiểu rõ vấn đề, lúng túng trong cách giải quyết, mắc nhiều lỗi diễn đạt và chính tả .

- Điểm 0: Bài viết lạc đề, hiểu sai vấn đề hoặc không viết gì.

Câu 2: (12,0 điểm)

A. Yêu cầu chung

- Cần xác định đây là kiểu bài nghị luận văn học, có nhiệm vụ làm sáng tỏ vấn đề qua trích dẫn và phân tích nhiều đoạn trích thơ văn.

- Vận dụng nhuần nhuyễn các thao tác nghị luận và phương thức biểu đạt.

- Bố cục rõ ràng; lập luận chặt chẽ; hành văn lưu loát, trong sáng, giàu cảm xúc, không mắc các lỗi chính tả và diễn đạt.

- Trình bày bài sạch đẹp, khoa học.

B. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đáp ứng được một số nội dung cơ bản sau:

1- Sáng tác với số lượng nhiều, trên nhiều lĩnh vực: Văn chính luận (Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo…; Thơ (Chữ Hán-Ức Trai thi tập, chữ Nôm-Quốc âm thi tập…); Biên khảo…; loại tác phẩm nào cũng có tính chất khai mở, đặt nền móng cho người sau.

2- Về nội dung:

- Văn chương mang tinh thần chiến đấu vì độc lập dân tộc, vì chính nghĩa với lòng yêu nước thương dân tha thiết.

+ Căm thù giặc: “Ngẫm thù lớn há đội trời chung, căm giặc nước thề không cùng sống” (Bình Ngô Đại cáo)

+ Lo lắng cho vận mệnh quốc gia, dân tộc: Những trằn trọc trong cơn mộng mị, chỉ băn khoăn một nỗi đồ hời” (Bình Ngô đại cáo)

+ Trước sau vẫn mãi một lòng trung quân ái quốc: ‘Bui một tấc long ưu ái cũ, đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông” “còn có một lòng âu việc nước. đêm đêm thức nhẫn nẻo sơ chung”

+ Tố cáo tội ác giặc: Trúc Nam Sơn không ghi hết tôi, nước Đông hải không rửa sạch mùi”

+ Hào sảng những chiến công: Đánh 1 trận sạch không kình ngạc, đánh hai trận tan tác chim muông”

Với Nguyễn Trãi, đó chính là tinh thần chiến đấu vì chính nghĩa mà cốt lõi chính là nhân nghĩa, an dân-dân là gốc. Vì thế nên “Việc…bạo. Đồng thời, Nguyễn Trãi luôn khao khát cuộc sống hoà bình, dân no ấm:

Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng, dân giàu đủ khắp đòi phương” (Bảo kính cảnh giới số 43)

“ ” BNĐC

=> “Triết lí nhân nghĩa của NT, cuối cùng chẳng qua là lòng yêu nước, thương dân: cái nhân cái nghĩa lớn nhất là phấn đấu đến cùng chống ngoại xâm, diệt bạo tàn, vì độc lập của nước, hạnh phúc của dân” PVĐ, Nguyễn Trãi-Người anh hùng dân tộc, báo Nhân dân, số ra ngày 19.9.1962

-Gắn bó thiên nhiên, cuộc sống thanh bần, đạm bạc, bình dị chốn quê nhà - Tình yêu thiên nhiên tha thiết: Hoà mình vào những hình ảnh bình dị, đời thường của cuộc sống:

Quê cũ nhà ta thiếu của nào. Rau trong nội, cá trong ao

Ngày tháng kê khoai những sản hằng. Tường đào ngõ mận ngại thung thăng ...

3- Về nghệ thuật: Tinh thần dân tộc thể hiện những tìm tòi, thể nghiệm về mặt hình thức, ý thức “Việt hóa”...:

Sáng tác nhiều về thơ Nôm: Quốc âm thi tập là “Sớm nhất, nhiều nhất, hay nhất”

Dùng nhiều hình ảnh đẹp, đưa nhiều từ thuần Việt, đặc biệt là ca dao, tục ngữ, từ láy vào thơ (Cảnh ngày hè)

Sáng tạo thể thơ thất ngôn xen lục ngôn chưa từng có trong văn học dân tộc

C. Biểu điểm

- Điểm 11 - 12: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, bài viết sâu sắc, độc đáo; diễn đạt lưu loát, câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc; có thể mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả và dùng từ.

- Điểm 9 - 10: Nội dung tương đối đầy đủ, có thể còn thiếu một vài ý nhỏ; bố cục rõ ràng; diễn đạt trôi chảy, câu văn có hình ảnh, cảm xúc. Mắc một số lỗi nhỏ về chính tả, dùng từ, viết câu.

- Điểm 7 - 8: Bài làm đáp ứng khoảng 2/3 nội dung cơ bản của đáp án. Văn chưa hay nhưng rõ ý. Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.

- Điểm 5 - 6: Bài làm đáp ứng khoảng 1/2 nội dung cơ bản của đáp án. Mắc nhiều lỗi hành văn, chính tả.

- Điểm 3 - 4: Hiểu và trình bày vấn đề còn sơ sài, kết cấu không rõ ràng, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt.

- Điểm 1- 2: Không hiểu đề, không có kĩ năng nghị luận, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt.

- Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc không viết gì.

Lưu ý:

- Giám khảo cần vận dụng đáp án một cách linh hoạt để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc.

- Khuyến khích những bài làm hay, có chất văn chương, có ý tưởng sáng tạo, mới lạ…

- Điểm bài là tổng điểm của hai câu, lẻ đến 0,5./.

SỞ GD- ĐT QUẢNG NAM ĐỀ THI OLYMPIC

TRƯỜNG THPT CAO BÁ QUÁT MÔN : NGỮ VĂN

TỔ NGỮ VĂN Năm học: 2016-2017

Câu 1:(8 điểm)

“ Khi công nhận cái yếu của mình con người sẽ trở nên mạnh mẽ.”

Suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên.

Câu 2: ( 12 điểm)

Hình ảnh người phụ nữ qua các đoạn trích “ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” ( Trích Chinh phụ ngâm- Đặng Trần Côn), “ Nỗi thương mình”, “ Trao duyên”, “ Thề nguyền” ( Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du).

HẾT

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu

Nội dung

Điểm

1

Dẫn nhập vấn đề

0.5

- Giải thích:+ Công nhận cái yếu nghĩa là con người có đủ dũng cảm, trung thực, năng lực nhận thức để kiểm điểm bản thân một cách khách quan, toàn diện.

+ Công nhận cái yếu là nền tảng, tiền đề giúp con người có thêm nghị lực, thành công trong cuộc sống và công việc, giúp con người trưởng thành hơn và trở nên mạnh mẽ hơn.

- Phân tích, chứng minh tính hai mặt của vấn đề:

+ Trong mỗi con người ai cũng có những thế mạnh và điểm yếu.( dẫn chứng)

+ Con người chỉ thực sự trở nên mạnh mẽ khi biết công nhận cái yếu của mình, biết nhận thức, kiểm điểm bản thân một cách trung thực, nghiêm túc, thẳng thắn.(dẫn chứng).

- Bình luận mở rộng vấn đề:

+ Vấn đề đặt ra đúng đắn, sâu sắc, có ý nghĩa định hướng cho con người trong cuộc sống, trong nhận thức.

+ Khi công nhận cái yếu của mình tức là bản thân không tự cao, tự đại, sống khiêm tốn, giản dị, trung thực, nhìn nhận đánh giá sự vật hiện tượng khách quan, vô tư, biết vươn lên trong cuộc sống, học tập.

+ Ý nghĩa của vấn đề: không chỉ đối với cá nhân mà còn có ý nghĩa đối với cả tập thể, quốc gia, dân tộc.

- Bài học nhận thức và hành động.

1.5

2.5

2.0

1.5

2

Dẫn nhập vấn đề

1.0

Giải thích:

- Người phụ nữ là đối tượng được đề cập nhiều nhất trong văn học.

- Họ vốn bị coi thường, bị áp bức nặng nề nhất trong xã hội phong kiến cả về vật chất lẫn tinh thần.

- Đặc biệt giai đoạn nửa cuối thế kỉ 18 nửa đầu 19 người phụ nữ phải chịu áp bức nặng nề hơn về mặt tình cảm, tinh thần khiến cuộc sống của họ dường như rơi vào địa ngục.

- các tác giả của văn học giai đoạn này đứng trên lập trường nhân sinh, thấu hiểu sâu sắc nỗi khổ, khát vọng chính đáng của người phụ nữ để cảm thông, xót thương, trân trọng họ.

Phân tích, chứng minh:

- Chinh phụ ngâm: Sự đau khổ của người chinh phụ trước thảm họa của chiến tranh phi nghĩa, hạnh phúc lứa đôi đứng bên bờ vực của sự tan vỡ . Người chinh phụ luôn sống trong chờ đợi, ngóng trông đến mòn mỏi, khao khát được yêu, được sống hạnh phúc.( dẫn chứng)

- Ba đoạn trích trong Truyện Kiều:

+ Ngợi ca phẩm chất người phụ nữ.(dẫn chứng)

+ Sự đồng cảm xót xa trước số phận bất hạnh của người phụ nữ tài hoa bạc mệnh.( dẫn chứng)

+Tiếng nói khát vọng giải phóng con người, khát vọng tình yêu.(dẫn chứng)

+ Tố cáo lên án thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người.( dẫn chứng)

3.0

8.0

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

QUẢNG NAM

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI OLYMPIC

NĂM HỌC 2016 – 2017

Môn thi : NGỮ VĂN 10

Thời gian : 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Ngày thi : 25/3/2017

Câu 1 (8 điểm)

Ngày 27/7/2016, trên trang Facebook cá nhân có tên là Phương Thanh (ở Can Lộc, Hà Tĩnh) đã đăng bài thơ có tựa đề “Nín đi con” do chính tác giả này viết để gửi tặng bé Trần Gấu, con trai thiếu uý Đậu Thị Huyền Trâm – người mẹ 25 tuổi từ chối chữa trị ung thư phổi để con được chào đời.

NÍN ĐI CON !

Mẹ đã cố gồng mình

Chở che con khi hình hài con mới tượng

Biết tin có con Mẹ mỉm cười sung sướng

Ba vỗ về con trong bụng Mẹ con ơi!

Những tháng ngày qua Mẹ vẫn cố mỉm cười

Dẫu thân xác vẫn từng cơn co giật

Mẹ chiến đấu vì niềm tin rất thật

Sẽ có con đi đến cuối cuộc đời.

Nín đi con!

Định mệnh Mẹ thế rồi.

Con phải sống cả phần đời của Mẹ

Mẹ gửi gắm nơi con - dẫu con còn bé

Khát khao lòng con được sống an vui.

Nín đi con!

Dẫu chẳng ấm vành môi

Con khát sữa nhưng Mẹ đành chịu vậy

Chỉ nhìn con trong giấc mơ Mẹ thấy

Con vẫn yên lành trong lời hát Mẹ ru.

Nín đi con!

Dẫu sớm nắng chiều mưa

Mẹ vẫn cố đi cùng con thêm bước nữa

Mẹ nằm đây với bao trăn trở

Con yêu à! Con có nhớ Mẹ không?

Nhớ Mẹ không khi trời sắp đàng đông?

Bóng Mẹ khuất giữa mây ngàn gió lộng

Mẹ chở che con và thắp lên sự sống

Hãy vượt qua con nhé - dẫu bão giông.

Nín đi con!

Bao ngày Mẹ đợi trông

Bao ngày Mẹ nóng lòng mong mỏi

Con của Mẹ! Lớn nhanh lên con hỡi

Cho Mẹ yên lòng, Mẹ nắm chặt tay con.

Nín đi con!

Nước mắt Mẹ không còn

Mẹ chiến đấu để gần con thêm chút nữa

Ấp iu con qua từng hơi thở

Mẹ đi rồi con đừng đợi, đừng mong

Khi lớn lên con sẽ hiểu tấm lòng

Mẹ gửi gắm từ trái tim sâu thẳm.

Nín đi con!

Mẹ yêu con lắm lắm!

Giấc mơ nồng Mẹ nắm chặt tay con

Đừng khóc hoài… con… hãy…nín …đi…con!

Hãy trình bày suy nghĩ của anh/ chị về tình mẫu tử qua bài thơ trên.

Câu 2 (12 điểm)

Có ý kiến cho rằng :

“Nếu truyện cổ tích chiếu rọi một ánh sáng hi vọng vào một cuộc sống khác, khác hẳn cuộc đời hằng ngày tẻ nhạt, khô cằn, thì ca dao – dân ca tìm thi hứng ngay ở trong cái cuộc đời hằng ngày đó”. Bằng những hiểu biết của mình, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

--------------------- HẾT ---------------------

Thí sinh không được sử dụng tài liệu.

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

QUẢNG NAM

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI OLYMPIC

Năm học 2016 - 2017

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 10

(Hướng dẫn chấm này có 03 trang)

A. HƯỚNG DẪN CHUNG

- Cần nắm bắt được nội dung trình bày của học sinh để đánh giá một cách tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Cần chủ động và linh hoạt khi vận dụng Hướng dẫn chấm này.

- Đặc biệt trân trọng những bài viết có cách diễn đạt chặt chẽ, mạch lạc, giàu hình ảnh và cảm xúc, có cách nhìn riêng, cách trình bày riêng hợp lí.

- Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,5 đ.

B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

Câu 1 (8 điểm)

I. Yêu cầu về hình thức và kĩ năng:

- Vận dụng thuần thục cách thức làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí qua một bài thơ: kết hợp các thao tác lập luận một cách nhuần nhuyễn, huy động tốt những kiến thức sách vở, đời sống, những trải nghiệm của bản thân… để bảo vệ cho lập luận của mình.

- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt sáng rõ, trôi chảy ; hạn chế tối đa việc mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.

II.Yêu cầu về kiến thức:

Cần hiểu đúng ý nghĩa của bài thơ, cũng như dẫn ra được những dẫn chứng thực tế để bảo vệ cho lập luận của mình. Học sinh có quyền đưa ra những ý kiến riêng, điều quan trọng là cách hiểu và cách bàn luận phải xuất phát từ ý tưởng của câu chuyện và phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức chung của xã hội cũng như có sự hợp lí về lập luận. Bài làm cần thiết đảm bảo định hướng chính sau:

1. Giải thích vấn đề tình mẫu tử qua bài thơ :

3.0

- Giải thích tình mẫu tử là tình cảm yêu thương, che chở, bảo vệ, sự hi sinh… của người mẹ dành cho con. Đó là tình cảm tự nhiên, thiêng liêng, cao cả.

1.0

- Tóm lược nội dung bài thơ : Tác giả Phương Thanh đã bày tỏ niềm xót thương cho số phận Thiếu uý Đậu Thị Huyền Trâm - một người phụ nữ đang ở độ tuổi xuân xanh của cuộc đời, chưa kịp vui mừng với niềm vui được làm mẹ đã phải sẵn sàng hi sinh thân mình để giành lấy sự sống cho đứa con bé bỏng thân yêu. Nghẹn ngào trước tiếng khóc của đứa trẻ mới chỉ hai tuần tuổi nhưng đã không còn được nhìn thấy mẹ, tác giả đã thay lời mẹ sáng tác bài thơ "Nín đi con" để gửi gắm tình yêu thương, vỗ về đến bé Trần Gấu.

1.0

- Sau mỗi điệp khúc vỗ về “Nín đi con” là tình cảm thiêng liêng mẹ dành cho con, từ việc cố gồng mình che chở con khi con còn trong bụng mẹ đến những trăn trở về tương lai con khi mẹ không còn và cả những lời dặn dò ân cần, chu đáo cũng như mong ước “sẽ có con đi đến cuối cuộc đời”…

1.0

2. Bàn bạc về tình mẫu tử

4.0

- Tình mẫu tử là tình cảm có vị trí đặc biệt và thiêng liêng và cao cả trong lòng mỗi người vì:

+ Mẹ có con là có tình mẫu tử, kể cả khi con chưa chào đời mẹ vẫn yêu thương con, mong ngóng con.

+ Đó là tình cảm đầu tiên mà mỗi người sinh ra đều cảm nhận được và sẽ gắn bó với nó trong suốt cuộc đời: từ khi mẹ mang nặng đẻ đau, thậm chí hi sinh thân mình để con được chào đời, mẹ nâng đỡ con khi chập chững vào đời, sánh bước cùng con qua từng nấc thang của cuộc đời.

+ Là tình cảm cao cả: mẹ là người bao dung ta trong mọi hoàn cảnh, là nơi cho ta nương tựa mỗi lần vấp ngã, là nơi để ta gửi gắm những điều thầm kín, là nguồn động lực giúp ta vững vàng trong giông tố. Trong đời con có nhiều tình cảm nhưng tình mẫu tử có lẽ là tình cảm tốt đẹp nhất mà con nhận được.

+ Tình mẫu tử cũng là tình cảm tự nhiên và mang tính trách nhiệm, mẹ dành cả cuộc đời cho con mà không mong một sự đền đáp.

+ Nếu được sống trong tình mẫu tử thì con người ta sẽ vô cùng hạnh phúc, còn nếu thiếu thốn tình mẫu tử thì sẽ là người chịu thiệt thòi và bất hạnh

2.0

- Tác dụng, ý nghĩa : Tình mẫu tử có thể soi sáng con đường cho mỗi người, giúp con người thức tỉnh khi lầm đường lạc lối, sống tốt hơn và sống có trách nhiệm hơn.

1.0

- Phê phán những hành động đi ngược lại với đạo lí:

+ Mẹ bỏ rơi con, hành hạ, ngược đãi con.

+ Con đối xử không tốt với mẹ : vô lễ, đánh đập, bỏ mặc mẹ.

1.0

3. Bài học nhận thức và hành động:

1.0

- Nhận thức : Tình mẫu tử là tình cảm vô cùng thiêng liêng và vĩ đại, mẹ là người đã suốt đời hi sinh vì con. Chính vì thế con cái cần biết trân trọng những tình cảm đó và phải sống làm sao để xứng đáng với tình cảm đó.

0.5

- Hành động: Không ngừng nỗ lực học tập , tu dưỡng đạo đức, trở thành con người có ích cho xã hội để đền đáp lại những tình cảm cao cả mà mẹ dành cho ta. Không được có những hành động trái với đạo làm con như vô lễ, bất kính với mẹ, đối xử không tốt với mẹ, hay hơn cả là sử dụng bạo lực, bỏ rơi mẹ của mình.

0.5

* Lưu ý: Xem xét cả hai yêu cầu về hình thức, kĩ năng và kiến thức để cho điểm.

Câu 2 (12 điểm)

I. Yêu cầu về hình thức và kĩ năng:

Học sinh có thể giải thích xong nhận định, sau đó phân tích các tác phẩm, so sánh đối chiếu,... để làm rõ vấn đề ; hoặc kết hợp các thao tác nghị luận trên cùng một lúc. Kết cấu chặt chẽ, văn viết lưu loát, có hình ảnh và cảm xúc ; hạn chế tối đa việc mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

II. Yêu cầu về nội dung:

Trên cơ sở những hiểu biết cơ bản về truyện cổ tích và ca dao – dân ca, học sinh có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách khác nhau, miễn là làm rõ được các ý chính sau:

1. Giải thích nhận định:

3.0

- Nhận định đã so sánh nội dung phản ánh của truyện cổ tích và ca dao – dân ca bằng câu ghép chính phụ với cặp quan hệ từ “nếu…thì”:

+ Truyện cổ tích phản ánh một cuộc sống có hậu – một cuộc sống khác hẳn ngày thường qua “ánh sáng hi vọng”. Đây là thể loại tự sự dân gian mà cốt truyện và nhân vật đều do tưởng tượng, hư cấu để phản ánh ước mơ, khát vọng của tập thể cộng đồng về một cuộc sống tốt đẹp hơn.

+ Ca dao – dân ca phản ánh cuộc sống thực tế hằng ngày. Bởi ca dao – dân ca là sản phẩm tinh thần của nhân dân, là những khúc hát tâm tình mà nhân dân sáng tác trong những hoàn cảnh cụ thể. Những hoàn cảnh này là hoàn cảnh có thật trong đời sống hàng ngày. Nó phản ánh đời sống cơ cực của người lao động, thể hiện tư tưởng, tình cảm và ước mơ, khát vọng rất thiết thực của nhân dân.

2. Chứng minh nhận định bằng một số truyện cổ tích quen thuộc như Tấm Cám, Chử Đồng Tử, Thạch Sanh...

7.0

- Truyện cổ tích chiếu rọi ánh sáng hi vọng:

+ Hi vọng cái thiện sẽ thắng cái ác, cái đẹp thắng cái xấu (Tấm Cám)

+ Ánh sáng khác hẳn cuộc sống tẻ nhạt hằng ngày : những số phận bất hạnh được bù đắp, dị dạng thành đa tài (Tấm, Chử Đống Tử)

+ Các thế lực siêu nhiên giúp cho con người có cuộc sống đầy đủ, dễ dàng và sung sướng (Chử Đồng Tử)

- Ca dao – dân ca tìm thi hứng trong cuộc sống thường ngày

+ Là tiếng nói tình cảm của người bình dân, ca dao – dân ca thể hiện những nỗi khổ cực, vất vả, những đau đớn, bất hạnh trong cuộc đời tạo nên tiếng hát than thân – phản kháng.

+ Người ta sống bằng tình thương yêu nên tình cảm tốt đẹp về gia đình, quê hương, đất nước đã tạo nên tiếng hát yêu thương, tình nghĩa. Ca dao – dân ca thể hiện những cung bậc tình cảm phong phú của con người.

c. Đánh giá chung

2.0

- Tìm thi hứng từ cuộc đời khô cằn, tẻ nhạt nhưng không vì thế mà ca dao thiếu ước mơ, bay bổng. Ca dao vẫn ấp ủ nhiều mong ước của người bình dân. Và truyện cổ tích cũng thấp thoáng bóng dáng của cuộc sống đời thường.

- Truyện cổ tích và ca dao – dân ca cùng nhau tạo nên thế giới mơ và thực cho con người.

* Lưu ý: Xem xét cả hai yêu cầu về hình thức, kĩ năng và kiến thức để cho điểm.

Trường THPT KÌ THI OLYMPIC 24.3

NGUYỄN THÁI BÌNH NĂM HỌC 2016-2017

ĐỀ NGỮ VĂN 10

Thời gian:150 phút

PHẦN I: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI(8.0 điểm)

GÁNH HÀNG PHÙ THỦY

Một phù thủy

Mở quán hàng nho nhỏ

“Mời vào đây

Ai muốn mua gì cũng có”

Tôi là khách đầu tiên

Từ bên trong

Phù thủy ló ra nhìn

“Anh muốn mua gì?”

“Tôi muốn mua tình yêu,

Mua hạnh phúc,sự bình yên, tình bạn…”

“Hàng chúng tôi chỉ bán cây non.

Còn quả chín, anh phải trồng. Không bán!”

(K.Badjadio Pradip- Ấn Độ)

Viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh /chị về ý nghĩa bài thơ trên.

PHẦN II: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (12.0 điểm)

Bàn về thơ, Chế Lan Viên cho rằng: "Thơ cần có hình cho người ta thấy, có ý cho người ta nghĩ và cần có tình để rung động trái tim."

Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào?

Hãy làm sáng tỏ qua bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi.

HẾT

TRƯỜNG THPT

NGUYỄN THÁI BÌNH HƯỚNG DẪN CHẤM OLYMPIC

MÔN: NGỮ VĂN 10

NĂM HỌC 2016-2017

PHẦN I: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI(8.0 điểm)

1. Yêu cầu

a, Về kĩ năng:

- Viết đúng thể thức một bài văn nghị luận, đúng kiểu bài nghị luận xã hội.

- Bố cục 3 phần cân đối, lập luận chặt chẽ; luận điểm rõ ràng.

- Diễn đạt lưu loát, dẫn chững xác thực; liên hệ mở rộng tốt.

- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.

b, Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần làm rõ được các yêu cầu cơ bản sau:

2.Biểu điểm

a/Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: (0.5 điểm)

b/ Thân bài

b1 Tìm hiểu ý nghĩa bài thơ: (1.5 điểm)

- Tiền có thể mua được những giá trị vật chất

- Tiền không thể mua được tình yêu, sự bình yên, hạnh phúc,tình bạn.

- Muốn có thành quả,con người phải bỏ công sức để vun trồng, chăm bón.

B2 phân tích,bàn luận vấn đề(4.0điểm)

- Khẳng định bài thơ có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc đối với mỗi người trong cuộc đời:

+ Không phải mọi thứ đều mua được bằng tiền

+ Muốn có thành quả phải bỏ công sức lao động

+Gieo hạt giống gì bạn sẽ nhận được quả ấy

+Muốn có những điều tốt đẹp cần phải vun trồng hàng ngày

(Làm sáng tỏ bằng những dẫn chứng tiêu biểu cụ thể, xác đáng như: để có thành quả cách mạng, Bác Hồ đã hi sinh công sức,đấu tranh không mệt mỏi với nhiều thế lực thù địch; để có sự bình yên cho dân tộc là sự hi sinh của bao thế hệ ;để có thành quả khoa học, các nhà khoa học miệt mài nghiên cứu,tìm tòi;để có những mối quan hệ tình cảm chân chính con người phải biết yêu thương,vị tha….)

- Phê phán thái độ coi trọng đồng tiền, lấy tiền làm thước đo những giá trị trong cuộc sống.

- Từ quan niệm “có tiền mua tiên cũng được” nhiều người lao vào kiếm tiền bằng mọi cách nên đã đánh mất chính mình, gây hậu quả cho xã hội

b3.Bài học nhận thức và hành động(1.5 điểm)

- Có những thứ không thể mua được bằng tiền mà phải bằng sức lao động,tình cảm, tấm lòng của con người

- Phải biết gieo hạt giống đồng cảm, thấu hiểu để có tình yêu; gieo sẻ chia yêu thương để có hạnh phúc; gieo nhân ái,đoàn kêt để có tình bạn và gieo hữu nghị, hòa bình để có sự bình yên

c.Kết bài (0.5 điểm)

  • Khẳng định ý nghĩa câu chuyện
  • Liên hệ bản thân

PHẦN II: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC(12.0 điểm)

I- Yêu cầu về kĩ năng:

-Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, vận dụng tốt các thao tác lập luận.

-Biết cách chọn và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.

-Bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

II. Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được các ý cơ bản sau:

1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (0,5 đ)

2. Giải thích (1.0 đ)

-Thơ cần có hình: Thơ cần có hình ảnh (thiên nhiên, cuộc sống, con người...) để biểu hiện cảm xúc, tư tưởng của nhà thơ. Đây là phương diện hình thức thơ.

-Thơ cần có ý: (ý nghĩa nội dung, tư tưởng của thi phẩm); có tình (tình cảm, cảm xúc). Đây là phương diện nội dung thơ.

iểu hiện:

-Ý nghĩa câu nói: tác phẩm thơ cần có sự kết hợp hài hòa giữa hình, ý, tình (hình ảnh, tư tưởng, tình cảm, cảm xúc...). Hay nói cách khác, bài thơ cần kết hợp cả hai phương diện nội dung và hình thức.

3. Lí giải: Tại sao thơ cần phải có hình, có ý, có tình? (2.5 đ)

-Đặc trưng của văn chương nói chung và thơ ca nói riêng là phản ánh, biểu đạt thông qua hình tượng nghệ thuật. Không có các hình tượng, thế giới tinh thần không thể biểu hiện cụ thể, nhà thơ không thể truyền dẫn thông điệp nội dung, tư tưởng, tình cảm một cách trọn vẹn, ấn tượng đến người đọc.

-Thơ ca thuộc phương thức trữ tình, thiên về biểu hiện thế giới chủ quan của con người bằng nhiều cách thức khác nhau nhằm biểu đạt những trạng thái tư tưởng, tình cảm và ý nghĩa phức tạp, đa dạng. Mỗi tác phẩm đều mang một ý nghĩa tư tưởng, thông điệp nhất định đòi hỏi người đọc phải căn cứ vào hình, ý, tình mới cảm nhận được.

-Biểu hiện về hình, ý, tình trong thơ:

+Hình ảnh (có thể là hình ảnh thiên nhiên, cuộc sống, con người...) những hình ảnh đó phải chọn lọc, đặc sắc, có sức khái quát, chân thực, đa nghĩa, nhằm để lại ấn tượng, dấu ấn sâu sắc.

+Ý, tình (tư tưởng, cảm xúc, tình cảm..) phải trong sáng, tiến bộ, có tính nhân văn, hướng con người tới các giá trị Chân - Thiện - Mĩ...

+Cảm xúc trong thơ phải mãnh liệt, chân thành, nhà thơ phải lựa chọn được những hình ảnh phù hợp để biểu đạt nội dung tư tưởng, cảm xúc một cách tự nhiên, sâu sắc có sức lay động lớn lao.

4. Chứng minh (7,0 đ)

Phân tích bài thơ "Cảnh ngày hè" của Nguyễn Trãi để chứng minh

a.Hình ảnh thơ: giản dị, đời thường, có sức tạo hình, biểu cảm, giàu ý nghĩa.

-Nhiều hình ảnh thiên nhiên được Nguyễn Trãi miêu tả, hiện lên đa dạng: cây hòe, cây thạch lựu, đóa sen hồng, tiếng cầm ve... với đủ mầu sắc, âm thanh và hương vị của cuộc sống.

-Hình ảnh thiên nhiên luôn có sự vận động, giàu sức sống (thể hiện các động từ mạnh: đùn đùn, phun, tiễn,...).

-Hình ảnh về con người và cuộc sống: Lao xao chợ cá làng ngư phủ.

Nguyễn Trãi đã dựng lên bức tranh ngày hè sinh động, ấn tượng, giàu sức sống rất gần gũi, quen thuộc của nhiều vùng quê.

b.Ý, tình của tác giả (vẻ đẹp tâm hồn).

-Tình yêu và sự gắn bó với thiên nhiên: cây hòe, cây thạch lựu, đóa sen hồng, tiếng cầm ve...đi vào thơ Nguyễn Trãi một cách chân thực, tự nhiên.

-Hình ảnh thiên nhiên được tác giả cảm nhận tinh tế, đa dạng, sinh động bằng nhiều giác quan (thị giác, thính giác, khứu giác...)

=> Tình yêu thiên nhiên và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm cùng nhiều cung bậc cảm xúc của nhà thơ.

-Tình yêu đời, yêu cuộc sống: Phải sống một cuộc sống thanh nhàn (bất đắc dĩ) nhưng tâm hồn nhà thơ không u ám mà vẫn rất yêu và gắn bó thiên nhiên, cuộc sống.

-Tấm lòng thiết tha với dân với nước: Nguyễn Trãi luôn hướng tới cuộc sống của nhân dân, thấu hiểu cuộc sống vất vả, tần tảo của họ. Vì thế ông mong ước có được chiếc đàn của vua Ngu Thuấn để gảy lên khúc Nam phong nhằm đem lại cuộc sống no đủ, hạnh phúc cho nhân dân:"Dân giàu đủ khắp đòi phương".

=> Tâm hồn, nhân cách cao đẹp của Nguyễn Trãi "thân nhàn" mà "tâm không nhàn", "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ".

-Ý nghĩa tư tưởng của bài thơ giàu tính nhân văn: Sống lạc quan, yêu đời, gắn bó với thiên nhiên, sống có trách nhiệm với nhân dân, đất nước. 

5. Đánh giá chung(1.0 đ)

  • Chính hình,ý,tình làm nên sức sống cho các tác phẩm trên. Mỗi tác phẩm thành công là sự kết hợp hài hòa của nội dung và hình thức.
  • Quan niệm thơ của Chế Lan Viên rất đúng đắn, sâu sắc, có ý nghĩa không chỉ với người sáng tác mà với cả người tiếp nhận. Bởi vậy, trong sáng tạo nghệ thuật mỗi nhà thơ phải có thực tài, thực tâm mới làm nên sự sống cho tác phẩm. Độc giả cũng phải mở lòng mình để cảm nhận sâu cái hay, cái đẹp của thi phẩm trên cả hai phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật.

HẾT

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KÌ THI OLYMPIC NĂM HỌC 2016- 2017

QUẢNG NAM MÔN: NGỮ VĂN 10 (Thời gian làm bài 150 phút)

Đề thi đề xuất

Câu 1 (8 điểm).

Nếu một người được gọi là phu quét đường, hãy quét những con đường như Mi-ken-lăng-giơ đã vẽ tranh, hãy quét những con đường như Bét-thô-ven đã soạn nhạc và hãy quét những con đường như Sêch-xpia đã làm thơ. Người phu quét đường cần phải quét những con đường sạch đến độ tất cả các thiên thần trên thiên đàng,lẫn con người nơi trần gian đều phải nói rằng: “ Đây là người quét đường vĩ đại- người đã làm thật tốt công việc của mình”

(Theo Bài học làm người, NXB Trẻ - NXB Giao dục 2006)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận bày tỏ quan điểm của mình về nhận định trên.

Câu 2 ( 12 điểm)

Từ quan niệm của Chế Lan Viên về chất muối trong mỗi vần thơ:

“ Cái kết tinh của mỗi vần thơ và muối bể

Muối lắng ở ô nề và thơ đọng ở bề sâu”

( Đối thoại mới - Chế Lan Viên)

Anh/ chị hãy tìm “chất muối trong thơ” qua bài “Cảnh ngày hè” – Nguyễn Trãi.

Họ và tên thí sinh……………………………………………….. Số báo danh…………

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KÌ THI OLYMPIC NĂM HỌC 2016- 2017

QUẢNG NAM MÔN: NGỮ VĂN 10 (Thời gian làm bài 150 phút)

HƯỚNG DẪN CHẤM

  1. Hướng dẫn chung
  • Thầy cô giáo cần nắm bắt được nội dung trình bày của học sinh để đánh giá một cách tổng quát toàn bài, tránh đếm ý cho điểm. Cần chủ động và linh hoạt khi vận dụng Hướng dẫn chấm này.
  • Đặc biệt trân trọng những bài viết có cách diễn đạt chặt chẽ, mạch lạc, giàu hình ảnh và cảm xúc, có cách nhìn riêng, cách trình bày riêng nhưng hợp lí.
  • Điểm toàn bài tính đến 0.25đ.
  1. Đáp án và thang điểm

Câu 1 (8 điểm).

I.Yêu cầu về kĩ năng

- Vận dụng thuần thục cách thức làm bài văn nghị luận xã hội. Biết vận dụng phối hợp các thao tác lập luận, huy động được dẫn chứng phong phú từ thực tế đời sống và trải nghiệm của bản thân để làm sáng tỏ vấn đề.

- Bố cục trong sáng, lập luận chặt chẽ, sắc sảo, thuyết phục. Hành văn lưu loát, trong sáng, chuẩn xác, có cảm xúc.

II. Yêu cầu về kiến thức

Bài làm cần đạt những nội dung sau:

7.0

  1. Giai thích ý kiến:

- Ngườiphu quét đường được so sánh với các nghệ sĩ ở thái độ trong lao động và thành tựu đạt được để khẳng định làm việc gì cũng phải tận tình, say mê, trách nhiệm.

- Mỗi người làm bất cứ công việc gì cũng làm tốt nhất bằng nhiệt huyết, trách nhiệm đều xứng đáng là những con người vĩ đại.

1.5

  1. Phân tích, bình luận ý kiến:

2.5

- Con người chỉ khẳng định được giá trị bản thân trong lao động, khi tạo ra các sản phẩm, các giá trị vật chất và tinh thần, đóng góp cho cuộc sống.

- Không có công việc thấp hèn, không có người tầm thường. Điều quan trọng nhất là mỗi người đều phải miệt mài lao động, nhiệt tình, trách nhiệm, nỗ lực hoàn thành tốt nhất với công việc của mình.

  1. Bàn bạc, mở rộng vấn đề:

1.5

  • Câu nói trên nhắc nhở mỗi người về thái độ lao động, gắn với công việc, hoàn cảnh, điều kiện riêng của bản thân.
  • Cần phải biết quý trọng, biết ơn người lao động bởi những đóng góp của họ cho cuộc sống.
  • Cần biết phê phán những người lười lao động, thiếu trách nhiệm trong công việc.
  1. Bài học nhận thức:

1.5

  • Xác định thái độ trong công việc, gắn với bổn phận, trách nhiệm của bản thân ngay trong hiện tại.
  • Định hướng lựa chọn nghề nghiệp để có thể phát huy tối đa năng lực, tâm huyết của bản thân, có khả năng tạo ra những kết quả lao động tốt đẹp đóng góp cho cuộc sống.

Lưu ý: Phần đặt vấn đề và kết thúc vấn đề: đúng hướng, đảm bảo, hay, có chất văn: 1.0 điểm.

Câu 2 ( 12 điểm)

I.Yêu cầu về kĩ năng

- Cần thể hiện kỹ năng viết bài nghị luận văn học về vấn đề lý luận và phân tích tác phẩm thơ minh họa..

- Bố cục trong sáng, lập luận chặt chẽ, sắc sảo, thuyết phục. Hành văn lưu loát, trong sáng, chuẩn xác, có cảm xúc.

- Bài viết thể hiện tốt năng khiếu viết văn, có sự sáng tạo trong cách nghĩ, cách viết.

II. Yêu cầu về kiến thức

Bài viết có thể trình bày nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo một số vấn đề cơ bản sau đây:

  1. Giai thích

2.0

  • “Kết tinh” là sự đọng lại những gì tinh túy của tạo vật.
  • Muối biển là kết tinh vị mặn của đại dương. Kết tinh của thơ là chiều sâu về nội dung tư tưởng, độc đáo về nghệ thuật, hay nói cách khác đó chính là “ chất muối của thơ”.
  • Đây là quan niệm về hành trình sáng tạo và giá trị chân chính của thơ ca
  1. Phân tích, chứng minh quan niệm của Chế Lan Viên qua tác phẩm:
  • Chất muối thể hiện qua nội dung:

Nét sâu sắc, mới mẻ về nội dung tư tưởng bài thơ, thể hiện quan điểm, thái độ, nhân cách, tâm hồn, lẽ sống, thông điệp gửi gắm của tác giả.

+ Bức tranh thiên nhiên ,cuộc sống

+ Vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ

  • Chất muối thể hiện ở nghệ thuật:

Nét đặc sắc

+ Về thể loại

+ Hình ảnh, nhịp điệu

+ Ngôn ngữ

...

Khẳng định: Để có được muối thơ này, nhà thơ phải là người có nhân cách lớn, trái tim nhạy cảm, mãnh liệt, thiết tha với cuộc đời, trí tuệ uyên bác.

6.0

  1. Bàn luận

Đây là quan niệm xác đáng của Chế Lan Viên về hành trình sáng tạo và giá trị đích thực của thơ ca.

- Để có thơ hay, yêu cầu đặt ra đối với người nghệ sỹ là phải lao động nghiêm túc, sáng tạo, say mê, đem đến cho người đọc những gì tinh tuý nhất của thơ ca. Người đọc đến với thơ bằng tất cả tình yêu mến…

1.5

  1. Đánh giá
  • Chất muối trong Cảnh ngày hè, khẳng định vẻ đẹp trí tuệ và tâm hồn Nguyễn Trãi..
  • Khẳng định “chất muối của thơ” tạo nên sức sống lâu bền của tác phẩm.

1.5

Lưu ý: Phần đặt vấn đề và kết thúc vấn đề: đúng hướng, đảm bảo, hay, có chất văn: 1.0 điểm.

  • Cần chủ động và linh hoạt khi vận dụng Hướng dẫn chấm này.

SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM ĐỀ THI OLYMPIC NĂM HỌC 2016-2017

TRƯỜNG THPT NAM GIANG MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 10

Thời gian :150 phút (không kể giao đề)

ĐỀ CHÍNH THỨC

( Đề có 01 trang)

Câu 1 (8,0 điểm):

Câu nói sau gợi cho anh/chị suy nghĩ và bài học gì trong cuộc sống ?

Nếu một người được gọi để làm một người như phu quét đường, hãy quét những con đường như Mi-ken-lăng-giơ đã vẽ tranh, hãy quét những con đường như Bet-thô-ven đã soạn nhạc và hãy quét những con đường như Sêch-xpia đã làm thơ. Người phu quét đường cần phải quét những con đường sạch đến độ tất cả các thiên thần trên thiên đàng, lẫn con người nơi trần gian đều phải nói rằng: “Đây là người quét đường vĩ đại – người đã làm thật tốt công việc của mình”.

(Theo Bài học làm người, NXB Trẻ - NXB Giáo dục 2006)

Câu 2( 12 điểm)

“ Thương xót cho số phận của những người phục nữ tài sắc là một cảm hứng lớn trong sáng tác của Nguyễn Du.”

( Ngữ Văn 10, tập 1, NXB Giáo Dục 2014)

Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ Độc Tiểu Thanh kí.

SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM KÌ THI OLYMPIC NĂM HỌC 2016-2017

TRƯỜNG THPT NAM GIANG MÔN: NGỮ VĂN-LỚP 10

HƯỚNG DẪN CHẤM

( Hướng dẫn này có 02 trang)

  1. Hướng dẫn chung:
  2. Giám khảo nắm vững yêu cầu hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách đếm ý cho điểm. Linh hoạt trong quá trình chấm, khiến khích những bài viết sáng tạo.
  3. Giám khảo xem xét cả hai yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. Chỉ cho điểm tuyệt đối với những bài hoàn chỉnh cả hai khâu trên. Có thể cho điểm lẻ từng câu và toàn bài đến 0,5 điểm.
  4. Đáp án và biểu điểm:

Câu

Nội dung

Điểm

I

Viết bài văn nghị luận về câu nói “Nếu một người được gọi để làm một người như phu quét đường, hãy quét những con đường như Mi-ken-lăng-giơ đã vẽ tranh, hãy quét những con đường như Bet-thô-ven đã soạn nhạc và hãy quét những con đường như Sêch-xpia đã làm thơ. Người phu quét đường cần phải quét những con đường sạch đến độ tất cả các thiên thần trên thiên đàng, lẫn con người nơi trần gian đều phải nói rằng: “Đây là người quét đường vĩ đại – người đã làm thật tốt công việc của mình”.

8,0 điểm

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài nghị luận xã hội.

0,5 điểm

b. Nêu được cách hiểu về câu nói: Khi làm bất cứ việc gì cần phải nỗ lực hết mình và đạt được kết quả cao nhất .

1,5 điểm

c. Bàn luận về câu nói:

- Một việc làm dù nhỏ bé đến đâu nhưng khi chúng ta thực hiện nó một cách hoàn hảo thì đó cũng là điều đáng trân trọng.

1,5 điểm

- Vươn đến sự hoàn hảo là khát vọng để mỗi cá nhân phát huy hết năng lực, phẩm chất của mình. Đó là chìa khóa của thành công

1,5 điểm

- Sự vĩ đại đôi khi bắt đầu từ những việc tầm thường, nhỏ bé

1,0 điểm

d. Thái độ cần có trong công việc: trân trọng, nghiêm túc nỗ lực hết mình trong bất kì việc làm nào.

1,0 điểm

e.Sáng tạo

0,5 điểm

g. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

0,5 điểm

2

Cảm hứng thương xót cho số phận bất hạnh những người phụ nữ tài sắc của Nguyễn Du qua “Độc Tiểu Thanh kí”.

12,0 điểm

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài nghị luận văn học ( phân tích chứng minh một vấn đề trong tác phẩm văn học)

0,5 điểm

b. Thể hiện được sự hiểu biết về Nguyễn Du và “cảm hứng lớn” của ông là “ thương xót cho số phận bất hạnh của người phụ nữ tài sắc”. Các tác phẩm nỗi tiếng của Nguyễn Du đều viết về người phụ nữ tài sắc nhưng bạc mệnh. Qua đó thể hiện tình cảm nhân đạo sâu sắc của nhà thơ đối với họ

4.0 điểm

c. Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí để thấy được cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du: xót thương, đồng cảm cho kiếp người tài hoa bạc mệnh và của chính mình.

4.0đ

d.Cảm hứng đó được thể hiện bằng nghệ thuật thơ chữ Hán bậc thầy của ông.

2.0 điểm

e. Sáng tạo

1,0 điểm

g. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

0,5 điểm

SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM MA TRẬN

TRƯỜNG THPT NAM GIANG ĐỀ THI OLYMPIC NĂM HỌC 2016-2017

MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 10

Thời gian :150 phút (không kể giao đề)

Mức độ

Chủ

đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Cộng

1. Làm văn: nghị luận xã hội

Kiểu bài Nghị luận về một vấn hành động của con người trong cuộc sống.

Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghị luận.

Huy động kiến thức về đời sống xã hội làm rõ vấn đề.

Vận dụng rút ra bài học cho cuộc sống và bản thân

Số câu

Số điểm

1,5 điểm

1,5 điểm

4,0 điểm

1,0 điểm

1 câu

8,0 điểm

2. Làm văn: nghị luận văn học

Nhận biết được kiểu bài phân tích, chứng minh một vấn đề trong tác phẩm

Hiểu vấn đề nghị luận. Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghị luận. Hiểu về tác giả, tác phẩm.

Vận dụng kiến thức, kĩ năng để làm bài nghị luận

Có những liên tưởng thú vị, sự lí giải thấu đáo, văn viết có cảm xúc.

Số Câu:

Số điểm:

1,0 điểm

1,0 điểm

8,0 điểm

2,0 điểm

1 câu

12 điểm

2,5 điểm

2,5 điểm

12,0 điểm

3,0 điểm

2 câu

20,0 điểm

SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM

ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ

       (Đề thi có 01 trang)

KÌ THI OLYMPIC NĂM HỌC 2016- 2017

Môn : NGỮ VĂN 10

Thời gian làm bài: 150 phút

(Không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (8.0 điểm):

Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến sau:

“Có một gương mặt đẹp soi vào gương quả là hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc càng trọn vẹn hơn nếu có tâm hồn đẹp để mỗi khi soi vào gương lương tâm sâu thẳm mà lòng không hổ thẹn”.

(Băng Sơn – U tôi – theo sách Ngữ văn 7, tập 1, NXB GD, 2012, trang 85)

Câu 2: (12.0 điểm)

“Giống như ngọn lửa bốc lên từ những cành khô, tài năng bắt nguồn từ những tình cảm mạnh mẽ của con người…Thơ sinh ra từ tình yêu và lòng căm thù, từ nụ cười trong sáng hay những giọt nước mắt đắng cay”. (Raxun Gamzatốp)

Từ ý kiến trên, hãy trình bày cảm nhận của anh (chị) về tình yêunhững giọt nước mắt đắng cay trong hai bài thơ Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi), Đọc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du).

………….Hết…………

HƯỚNG DẪN CHẤM , MÔN NGỮ VĂN 10

KỲ THI OLYMPIC NĂM HỌC 2016 – 2017

Câu 1: (8 điểm)

1. Yêu cầu về kĩ năng:

- Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận xã hội

- Đáp ứng các yêu cầu về văn phong

- Bố cục chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, dẫn chứng phù hợp.

2. Yêu cầu về kiến thức:

HS có thể trình bày suy nghĩ theo nhiều cách, miễn sao hợp lí và thuyết phục, sau đây là một vài gợi ý:

Giải thích:

Câu nói có 2 ý chính: vẻ đẹp của hình thức bên ngoài vốn là hạnh phúc của con người; nhưng vẻ đẹp của tâm hồn bên trong sẽ càng làm con người hạnh phúc hơn, nhất là khi gắn liền với lương tâm và sự tự trọng.

Câu nói khẳng định một ý thức, một quan điểm sống: biết trân trọng hình thức bên ngoài, nhưng cần nhất là phải tu dưỡng, rèn luyện đời sống tâm hồn, nhân cách.

Phân tích, bình luận:

- Vẻ đẹp của một con người là sự hài hòa giữa hình thức và tâm hồn, vì vậy phải luôn phấn đấu để đạt đến sự hài hòa giữa bên ngoài và bên trong.

- Lấy lương tâm và sự tự trọng, tự tôn làm thước đo giá trị đời sống.

- Không chạy theo hình thức bên ngoài, song cũng không nên bỏ bê để bên ngoài quá lôi thôi, luộm thuộm, cần xác định rõ đâu là điểm dừng của hình thức bên ngoài, không tự biến mình thành nô lệ của hình thức.

- Tu dưỡng tâm hồn, nhân cách theo chuẩn mực đạo đức, đạo lí xã hội, lấy đó làm mục tiêu phấn đấu hoàn thiện mình, tự tin để cùng tồn tại và phát triển hài hòa với cộng đồng.

Bài học nhận thức và hành động:

- Hình thức bên ngoài và phẩm chất bên trong đều có giá trị tôn vinh con người. Mỗi người không ngừng rèn luyện tu dưỡng, trau dồi để phát triển và hoàn thiện tâm hồn, nhân cách, trí tuệ của cá nhân, góp phần vào sự phát triển chung của cộng đồng.

- Mỗi người cần lấy lương tâm và sự tôn trọng làm thước đo, làm chuẩn mực đời sống, hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn.

- Biểu điểm:

Điểm 8: Đáp ứng tốt các yêu cầu.

Điểm 6: Nắm được yêu cầu, trình bày ý hiểu tương đối đầy đủ rõ ràng, phần bình luận mở rộng có thể chưa thật đầy đủ nhưng tỏ ra hiểu.

Điểm 4: Đáp ứng được nửa yêu cầu, bàn luận chưa thật toàn diện và thấu đáo.

Điểm 2: Sơ sài, lan man, chưa hiểu vấn đề

Điểm 0: Lạc đề.

Câu 2: (12 điểm)

Yêu cầu về kĩ năng:

Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học.

Bài viết có cảm xúc

Bỗ cục bài làm hợp lí,lập luận chặt chẽ, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.

Yêu cầu về kiến thức:

Giải thích sơ lược ý kiến: (2 điểm)

Gamzatốp nhấn mạnh cội nguồn của thi ca chính là những cảm xúc mãnh liệt: tình yêu và lòng căm thù, nụ cười trong sáng hay từ những giọt nước mắt đắng cay.

b. Cảm nhận về tình yêu và những giọt nước mắt đắng cay trong hai bài thơ Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi), đọc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du) (8 điểm)

Học sinh có thể trình bày theo hai luận điểm chính: tình yêu – giọt nước mắt đắng cay kết hợp cùng lúc với hai bài thơ hay lần lượt với từng tác phẩm nhưng cần tập trung làm rõ:

- Cảm nhận về tình yêu: niềm say đắm, gắn bó với khung cảnh ngày hè trong bài Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi (qua hệ thống âm thanh, hình ảnh, màu sắc sinh động) gợi tả về cảnh vật, con người thôn dã, niềm mong ước khắc khoải cho dân cho nước của một con người nhàn cư mà không nhàn tâm.

- Cảm nhận về những giọt nước mắt đắng cay qua bài Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du: là nước mắt đắng cay khóc người, nỗi cảm thương xót xa cho Tiểu Thanh – phụ nữ tài hoa bạc mệnh phải chịu cái chết oan khuất; là nước mắt đắng cay khóc mình cũng như cho kiếp tài hoa sống trong xã hội bất công ngang trái; sự trống trải cô đơn trong hiện tại thể hiện qua niềm ước mong khắc khoải về mối tri âm…

c. Đánh giá chung: (2 điểm)

- Tình yêu hay những giọt nước mắt đắng cay nói cho cùng đều là những biểu hiện của tình cảm nồng nhiệt chân thành, xuất từ tấm lòng tha thiết tình đời của thi nhân.

- Hai bài thơ ra đời trong thời đại và hoàn cảnh khác nhau, được viết bởi những phong cách khác nhau nhưng cùng làm bật lên vẻ đẹp, quy luật của sáng tạo thơ ca.

SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM

TRƯỜNG THPT KHÂM ĐỨC

ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ

ĐỀ THI OLYMPIC NĂM HỌC 2016 - 2017

Môn Văn - Lớp 10

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Đề thi gồm 01 trang

Câu 1 (8,0 điểm)

Người độ lượng bao giờ cũng thấy mình giàu có.

(Ngạn ngữ La tinh)

Trình bày suy nghĩ của anh/chị từ câu chuyện trên.

Câu 2 (12,0 điểm)

Bàn về thơ, nhà lí luận phê bình nổi tiếng của Trung Quốc, Viên Mai đã nói:

“Thơ là do cái tình sinh ra và đó phải là tình cảm chân thật”

Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí (Độc Tiểu Thanh kí) của Nguyễn Du.

------------- Hết ------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI OLYMPIC NĂM HỌC 2016 - 2017 (ĐỀ NGHỊ)

Ngữ văn10

Câu 1 (8,0 điểm)

I. Yêu cầu về kĩ năng:

- Biết cách làm bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí.

- Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng.

- Văn trong sáng mạch lạc, có cảm xúc, sáng tạo; không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

II. Yêu cầu về kiến thức:

1. Mở bài: Nêu vấn đề: 1,5 điểm

2. Thân bài: 5,0 điểm

a. Giải thích câu ngạn ngữ (2,0 điểm)

- Người độ lượng: Người luôn sẵn sàng tha thứ bỏ qua những lỗi lầm, sai sót người khác phạm phải trong quan hệ ứng xử với mình và những vấn đề liên quan đến mình.

- Ý nghĩa: Câu ngạn ngữ đề cao sự độ lượng, lòng vị tha là đức tính tốt trong mỗi con người. Người độ lượng thấy mình giàu có là giàu có về tâm hồn, về đời sống tinh thần, được sống thanh thản, yêu thương, chan hòa, cởi mở với mọi người.

b. Phân tích - bình luận (2,0 điểm)

- Cuộc sống khó tránh khỏi lỗi lầm, sai sót. Tha thứ, độ lượng với người khác cũng có nghĩa là cho người đó cơ hội sửa chữa lỗi lầm của mình, sống tốt hơn, tự tin hơn.

- Tha thứ, độ lượng với người không chỉ giúp cho người được tha thứ nhẹ lòng và sống tốt hơn mà ngay cả người tha thứ cũng thanh thản, không phải mang tâm lí nặng nề thậm chí là dằn vặt trong lòng.

- Chúng ta không tha thứ, lưu giữ trong tâm trí mình những bực bội và tức giận. Chúng ta không tha thứ, vẫn giữ mãi những điều thuộc về quá khứ sẽ trở người thành bảo thủ, cố chấp. Mọi thứ có thể đổ vỡ hoặc theo chiều ngày càng tồi tệ. Cả hai phía không thoát khỏi mâu thuẫn, hiểu lầm, tác hai trăm đường.

- Tha thứ cũng như giải pháp có lợi nhiều hơn, nên làm trừ những trường hợp nguy hiểm và nguy hai đến danh dự, tính mạng và sự sống còn của cá nhân, gia đình, cộng đồng và quốc gia dân tộc.

- “Bạn không phải là người hoàn hảo, nên bạn cũng có những sai lầm. Nếu bạn tha thứ những sai lầm của người khác đối với bạn, bạn cũng sẽ được những người khác tha thứ những sai lầm của bạn”.

c. Ý nghĩa và bài học (1,0 điểm)

- Sống độ lượng, thẳng thắn, chân thành, cởi mở giúp ta xây dựng tốt các mối quan hệ với xung quanh, hòa nhập với tập thể, đoàn kết và tiến bộ. Mỗi người tự hoàn thiện và sống hạn chế sai lầm, tránh hiểu lầm và phạm lỗi.

- Tha thứ độ lượng phải đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức. Biết cách tha thứ và tha thứ kịp thời đem lại nhiều tác dụng. Không biết tha thứ đôi khi cũng làm nên tội lỗi, đẩy người khác mắc tiếp sai lầm và trượt thêm xa.

- Điều quan trọng là tha thứ phải có tác dụng, giúp cho người trong cuộc nhận ra được lỗi lầm và chân giá trị đời sống, rút kinh nghiệm và sống tốt hơn.

- Người viết cần lấy dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu minh họa, không phân tích sâu dân chứng.

3. Kết bài (1,5 điểm)

Câu 2 (12,0 điểm)

A. ĐÁP ÁN

Bài làm của học sinh cần đảm bảo những yêu cầu sau đây:

I. Về kiến thức

1. Mở bài: Nêu vấn đề: 2,0 điểm

2. Thân bài: 8,0 điểm

a. Giải thích nhận định (2,0 điểm)

- “Thơ là do cái tình sinh ra”: nguồn gốc của hồn thơ là cảm xúc. Cảm xúc là điểm khởi đầu để sáng tạo nên thơ ca, nghệ thuật.

- Tình cảm trong thơ “phải là tình cảm chân thật”: thơ là những rung động và cảm xúc của con người trước cuộc sống được bộc lộ chân thành, tự nhiên. Đó là niềm vui, nỗi buồn, sự đau khổ hay hạnh phúc...

=> Nhà lí luận phê bình văn học Viên Mai đã khẳng định vai trò của tình cảm trong thơ. Đọc thơ ta như được tiếp xúc trực tiếp với những cảm nhận, tâm sự, nỗi niềm của nhân vật trữ tình. Những tình cảm, cảm xúc ấy càng chân thành thì càng dễ khơi dậy sự đồng cảm của bạn đọc. Sức hấp dẫn và sự tồn tại của thơ cũng bắt nguồn từ đấy.

b. Làm sáng tỏ vấn đề qua bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” của ND (4,0 điểm)

Đây là bài thơ gửi gắm tâm sự của thi nhân nên rất dễ cho học sinh để làm sáng tỏ vấn đề. Học sinh tự do trình bày theo ý riêng của mình nhưng cần phải đảm bảo các ý sau:

- Từ nỗi buồn trước lẽ biến thiên dâu bể của cuộc đời, Nguyễn Du đã tìm đển và chia sẻ với Tiểu Thanh, người con gái tài sắc nhưng bất hạnh bằng sự đau đớn, xót xa và niềm cảm thông sâu sắc.

- Từ sự đồng cảm với nỗi đau của người xưa, thi nhân đã tự cảm thương cho chính mình và những con người tài hoa cùng cảnh ngộ. Không chỉ dừng lại ở việc tìm lời giải đáp cho thuyết “tài mệnh tương đố” đẩy con người vào những nỗi oan khiên lạ lùng mà còn gửi lời tìm sự tri âm của hậu thế.

- Những tâm sự, tình cảm ấy bắt nguồn từ trái tim yêu thương của một con người có trái tim nhân đạo và tư tưởng tiến bộ. Điều đó không chỉ làm nên nét riêng trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du mà còn tạo được sự đồng cảm mãnh liệt nơi bạn đọc cùng sức sống lâu bền cho tác phẩm. Chúng ta hôm nay vẫn luôn trăn trỏ về những vấn đề trọng đại, những câu hỏi nghiêm túc mà Nguyễn Du đã đặt ra.

- Thơ hay không chỉ ở nội dung mà còn là nghệ thuật. Vì thế học sinh cần biết kết hợp phân tích cả các yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ để làm sáng tỏ vấn đề. Đối với bài này học sinh cần chỉ ra một vài điểm nổi bật: nghệ thuật thơ Đường điêu luyện, ngôn ngữ hàm súc, đậm chất triết lí, hình ảnh tượng trưng mang ý nghĩa sâu sắc...Sức hấp dẫn, vẻ đẹp của bài thơ nhờ thế lại càng được tăng thêm.

c. Bình luận (2,0 điểm)

- Bộc lộ tình cảm, cảm xúc mãnh liệt là nét chung trong sáng tác của Nguyễn Du cả trong thơ chữ Hán lẫn sáng tác bằng chữ Nôm. Tiếng nói khao khát tri âm nơi hậu thế của Tố Như đã tìm được sự đồng vọng của cả dân tộc. Di sản tinh thần quý báu mà ông để lại luôn được nâng niu và trân trọng.

- Nhận định của Viên Mai hoàn toàn đúng đắn. Nó không chỉ là tiêu chí đánh giá một tác phẩm mà còn nêu ra những yêu cầu đối với người sáng tác, đồng thời định hướng cho việc cảm thụ và tiếp nhận các tác phẩm thơ.

3. Kết bài (2,0 điểm)

II. Về kỹ năng

- Biết vận dụng linh hoạt những kiến thức Ngữ văn đã học để làm bài văn NLVH.

- Bố cục sáng rõ, lập luận chặt chẽ, sắc sảo.

- Hành văn trôi chảy, mạch lạc, có cảm xúc. Chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…

B. BIỂU ĐIỂM

- Điểm 11- 12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, bài làm có sự sáng tạo.

- Điểm 9- 10: Đáp ứng ở mức độ khá các yêu cầu của bài.Có thể có một vài lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ, chính tả...

- Điểm 7- 8: Về cơ bản đáp ứng được yêu cầu của đề, nhưng bài làm chưa sâu, còn mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp…

- Điểm 5- 6: Hiểu được yêu cầu của đề, cơ bản hiểu bài thơ nhưng giải thích, chứng minh và bình luận còn lúng túng. Mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng từ, chính tả, ngữ pháp…

- Điểm 3- 4: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề. Bài làm sơ sài, thiên về phân tích đơn thuần. Diễn đạt lủng củng, tối nghĩa. Mắc nhiều lỗi.

- Điểm 1-2: Chưa hiểu đề, bài làm quá sơ sài, mắc quá nhiều lỗi.

- Điểm 0: Lạc đề, không làm bài.

------------------ Hết-----------------

SỞ GD&ĐT QUANG NAM ĐỀ THI OLIMPIC THÁNG 3 NĂM 2017

TRƯỜNG THPT DUY TÂN NGỮ VĂN 10. Thời gian: 180 phút

CÂU 1 (8 ĐIỂM):

Cảm nhận của anh (chị) về câu nói sau: “Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc”.

CÂU 2 (12 ĐIỂM):

Nhà thơ Tố Hữu từng nói: “Thơ là một điệu hồn đi tìm các hồn đồng điệu; Thơ là tiếng nói tri âm”.

Anh (chị) hãy làm sáng tỏ quan niệm trên qua bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” (Độc Tiểu Thanh kí) của Nguyễn Du.

-----------HẾT----------

SỞ GD&ĐT QUANG NAM ĐỀ THI OLIMPIC THÁNG 3 NĂM 2017

TRƯỜNG THPT DUY TÂN NGỮ VĂN 10. Thời gian: 180 phút

HƯỚNG DẪN CHẤM

CÂU 1:

1.Yêu cầu về kĩ năng:

-Đáp ứng yêu cầu của một bài nghị luận xã hội, biết vận dụng kiến thức về đời sống, xã hội để làm rõ ý nghĩa câu nói.

-Bố cục hợp lý, lập luận chặt chẽ, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi dùng từ và đặt câu.

2. Yêu cầu về kiến thức:

a. Giải thích:

- “Gia đình” là nơi những người có quan hệ hôn nhân và huyết thống sống với nhau.

- “Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu” bởi đó là nơi mỗi người được sinh ra và lớn lên.

-“Gia đình là nơi tình yêu không bao giờ kết thúc” bởi đó là nơi nuôi dưỡng ta, yêu thương ta mãi mãi và luôn luôn hướng về ta trong cuộc đời.

b. Bàn luận:

-Câu nói nhấn mạnh giá trị của gia đình.

-Gia đình chính là cái nôi mà mỗi một con người được sinh ra và lớn lên. Ở đó, ta được hoài thai thành người, nhận được sự nuôi nấng, quan tâm và yêu thương của các thành viên trong gia đình (cha mẹ, ông bà, anh chị em ruột,…). Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng hơn bao giờ hết, bởi ở đó luôn luôn có tình yêu thương, có sự hy sinh và che chở…Và dẫu cho mỗi thành viên trong gia đình có phạm lỗi gì đó, cho dù có bị người đời, bị xã hội quay lưng, thì gia đình vẫn luôn là nơi để ta quay về…

-Gia đình là tế bào của xã hội, nhờ tình cảm gia đình mà mỗi người mới có thể trưởng thành và sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.

-Lấy những dẫn chứng trong cuộc sống.

-Tuy nhiên, gia đình cũng có thể được hiểu là mái ấm tình thương, nơi những con người bất hạnh cùng xây nên tổ ấm…

c. Bài học về nhận thức và hành động:

-Phải biết trân quý và sống có trách nhiệm với gia đình (hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, yêu thương đùm bọc anh chị em ruột,…).

-Mỗi lần rơi vào bế tắc, hãy luôn nhớ có gia đình ở bên để làm động lực sống.

-Phê phán những người phá vỡ hạnh phúc gia đình hay không làm trọn trách nhiệm và nghĩa vụ của một thành viên trong gia đình.

* Biểu điểm:

-Điểm 7-8: Đáp ứng tốt các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Bố cục chặt chẽ, lập luận thuyết phục, diễn đạt lưu loát, giàu cảm xúc, có sáng tạo.

-Điểm 5-6: Đáp ứng khá tốt những yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Có một vài sai sót nhỏ.

-Điểm 3-4: Đáp ứng những yêu cầu cơ bản, hiểu đề song còn lúng túng.

-Điểm 1-2: Bài viết sơ sài, lan man.

-Điểm 0: Không làm bài, lạc đề.

CÂU 2:

1.Yêu cầu về kĩ năng:

-Biết kết hợp các thao tác nghị luận để làm một bài văn nghị luận văn học.

-Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, văn phong trong sáng, giàu cảm xúc, không mắc lỗi chính tả và diễn đạt.

2. Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể trình bày theo cách riêng nhưng về cơ bản phải đảm bảo những ý sau:

-Thơ bộc lộ thế giới nội tâm, giãy bày cảm xúc của người nghệ sĩ trước một vấn đề nào đó trong cuộc sống; mỗi một nhà thơ khi làm thơ đều mong muốn tìm được sự thấu hiểu, sẻ chia, đồng cảm sâu sắc từ bạn đọc.

-Mỗi nhà thơ khi sáng tác đều có nhu cầu đồng cảm và giao tiếp bằng hình tượng nghệ thuật. Chính thông qua hình tượng nghệ thuật này, mà nhà thơ bộc bạch được nỗi lòng, tâm trạng, suy tư, xúc cảm, rung động trước cuộc đời.

-Đến lượt người đọc, khi đến với thơ thì cần phải có sự sáng tạo - đồng cảm và rung động hòa nhịp cùng với tâm hồn nhà thơ. Bởi muốn hiểu, muốn giải thích được ý thơ thì phải “biến thành” tri âm tri kỉ với nhà thơ. Đọc thơ là đọc ở đó những niềm vui nỗi buồn, những băn khoăn hờn giận, hạnh phúc hay khổ đau…

- “Tri âm” nghĩa gốc là nghe tiếng đàn hiểu được lòng nhau. “Hồn đồng điệu’, “tiếng nói tri âm” có thể được hiểu là sự “đồng cảm”, sự hòa điệu giữa hai tâm hồn, hai trái tim, chỉ những xúc động tương đồng hoặc gần gũi của bạn đọc ở những giai cấp, dân tộc, thời đại khác nhau đối với cùng một tác phẩm. Nó là sự xúc động của bạn đọc đối với những tư tưởng, tình cảm lý tưởng và nguyện vọng được bộc lộ qua số phận nhân vật hay nhân tình thế thái nói chung trong tác phẩm, khiến họ yêu ghét những gì mà chính tác giả yêu ghét.

-Qua bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí”, Nguyễn Du đã thể hiện mối đồng cảm chân thành và tình yêu thương bao la đối với người con gái Tiểu Thanh – có sắc có tài mà lại “bạc mệnh”. Đồng thời Nguyễn Du cũng tự nhận mình là người “cùng hội cùng thuyền” với Tiểu Thanh vì cùng mắc nỗi oan khiên lạ lùng “phong vận kì oan”.

-“Trông người lại ngẫm đến ta”, Nguyễn Du đã khóc thương cho nàng Tiểu Thanh, đồng thời cũng đã gửi gắm nỗi niềm khát khao tri âm cháy bỏng đến hậu thế “Bất tri tam bách dư niên hậu/ Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”.

-Người đọc ở mọi thời đại khi đọc bài “Đọc Tiểu Thanh kí” có cùng mối đồng cảm với Nguyễn Du về số phận đáng thương của Tiểu Thanh. Đồng thời, hiểu được nỗi lòng của Nguyễn Du, sự cô đơn và nỗi niềm khao khát tri âm của Nguyễn Du. Hơn thế nữa, đó còn là sự đồng cảm, yêu thương đối với số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa nói riêng, với cả những kiếp người tài hoa mà bạc mệnh của muôn đời nói chung. Và có thể, người đọc sẽ thấy được chính bóng dáng của mình trong những vần thơ.

-Không chỉ hòa điệu tâm hồn cùng nhà thơ về những gì nhà thơ giãi bày mà người đọc còn phải biết cảm nhận, biết rung động trước vẻ đẹp nghệ thuật mà nhà thơ sử dụng để chuyển tải tư tưởng, tình cảm của mình.

* Biểu điểm:

-Điểm 11-12: Đáp ứng tốt các yêu cầu về kĩ năng, kiến thức; bài viết sâu sắc, sáng tạo, giàu cảm xúc.

-Điểm 9-10: Đáp ứng ở mức độ khá các yêu cầu nói trên. Nội dung tương đối phong phú.

-Điểm 7-8: Hiểu đề, nhưng bài viết chưa sâu.

-Điểm 5-6: Bài viết có ý, còn lúng túng.

-Điểm 3-4: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề, viết sơ sài, lan man.

-Điểm 1-2: Không hiểu đề, viết lung tung.

-Điểm 0: Không làm bài, lạc đề.

Trường THPT Quế Sơn ĐỀ THAM KHẢO OLYMPIC

Tổ Ngữ văn Môn ngữ văn 10

Câu 1: (8 điểm)

Hãy nghe một viên sỏi kể về nguồn gốc của mình: “Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao, trải qua bao năm tháng dài đằng đẵng bị mặt trời nung đốt, người tôi đầy vết nứt. Tôi vỡ ra và lăn xuống núi, mưa bão và nước lũ cuốn tôi vào song suối. Do lien tục bị va đập, lăn lộn, tôi bị tổn thương đầy mình. Nhưng rồi chính những dòng nước lại làm lành những vết thương của tôi. Và tôi trở thành một hòn sỏi láng mịn như bây giờ”.

Anh (chị) có suy nghĩ gì về câu chuyện trên.

Câu 2: (12 điểm)

Nhận định về “Truyện Kiều” có ý kiến : “Truyện Kiều- tiếng khóc cho số phận con người”.

Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.

Trường THPT Quế Sơn HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THAM KHẢO OLYMPIC

Tổ Ngữ văn Môn ngữ văn 10

Câu 1: ( 8 điểm)

  1. Yêu cầu về kĩ năng:
  • Nắm vững yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội. Vận dụng linh hoạt các thao tác giải thích, phân tích , chứng minh, bình luận.
  • Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi diễn đạt, dung từ, ngữ pháp.
  • Văn viết sáng tạo, giàu cảm xúc, chữ viết rõ ràng, bài làm sạch sẽ.
  1. Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải thuyết phục được người đọc; cần đáp ứng được yêu cầu cơ bản sau:

  1. Giai thích ý nghĩa câu chuyện
  • Hành trình của hòn sỏi: Từ tảng đá gồ ghề, nứt nẻ trải qua nhiều va đập đã trở thành một hòn sỏi láng mịn. Hay đó chính là chuyến hành trình của con người trong cuộc sống.
  • Rút ra ý nghĩa: Cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng mà có lúc ta gặp nhiều chông gai, thử thách nhưng chính những chông gai thử thách ấy đã giúp ta hoàn thiện được bản thân.
  1. Suy nghĩ của bản thân về câu chuyện:
  • Cảm thấy lí thú với chuyến đi của hòn sỏi hay xúc động trước ánh mắt lạc quan của nó đối với cuộc đời đầy biến động?
  • Đã bao giờ thấy được chính những chông gai đã tạo nên những hình hài đẹp, dù hình hài được tạo ra bởi chính những vết thương và sự đau đớn.
  • Cuộc sống chẳng bao giờ chỉ mang đến niềm hạnh phúc, cũng chẳng bao giờ chỉ mang đến nỗi đau. Vượt qua được gian khổ, vượt qua những thử thách, vượt qua được những nỗi đau cũng là vượt qua chính mình để vươn lên và sống có ích cho đời.
  • Trong thực tế, có những người gặp phải những gian nan, thử thách lại dễ dàng buông xuôi, chán nản. Họ sẽ trở nên bi quan, thiếu tự tin, cô đơn và mất niềm tin vào cuộc sống.

- Từ đó, ta nên học cách rèn luyện mình để có thể vững vàng và trưởng thành hơn sau mỗi lần “ bị va đập”. Dù trong khó khăn hay trong hạnh phúc hãy luôn nhớ hành trình của hòn sỏi để sống tự tin hơn, biết mang những yêu thương xoa dịu và làm lành những vết thương. Và hãy nghĩ: sự va đập của cuộc sống là chẳng có gì đáng sợ!

3. Biểu điểm:

- Điểm 7-8 : Bài viết đáp ứng tốt các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Văn có sự sáng tạo , cảm xúc chân thật, ý tứ sắc sảo.

- Điểm 5-6; Đáp ứng khá đầy đủ các yêu cầu trên, bố cục rõ ràng, xác định đúng trọng tâm, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.

- Điểm 3-4: Đáp ứng được các yêu cầu cơ bản, tỏ ra hiểu đề, có thể mắc 1 số lỗi về diễn đạt, câu chưa mạch lạc nhưng vẫn rõ ý.

- Điểm 1-2: Chưa đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của đề, viết sơ sài hoặc lan man (2) ; Không hiểu đề, phạm nhiều lỗi về diễn đạt (1).

- Điểm 0: Không làm bài.

Câu 2: (12 điểm)

  1. Yêu cầu về kĩ năng:
  • Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận văn học, dạng đề cảm nhận về một phương diện giá trị nội dung của tác phẩm truyện Kiều.
  • Bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ, hành văn mạch lạc, giàu cảm xúc.

2.Yêu cầu kiến thức:

a. Yêu cầu chung:

- Cần nắm vững được những kiến thức cơ bản về tác gia Nguyễn Du ta thấy: cảm hứng bao trùm nhất trong tác phẩm của Nguyễn Du là cảm hứng về con người đặc biệt là người phụ nữ

- Truyện Kiều là tác phẩm tập trung cao nhất về thân phận con người, tiếng kêu thương đứt ruột về số phận con người.

b. Yêu cầu cụ thể:

* Giair thích: Tiếng khóc – là cách nói hình ảnh biểu thị cho tấm lòng đau xót của Nguyễn Du trước nỗi khổ của con người (giá trị nhân đạo).

* Tiếng khóc của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều” bộc lộ dưới nhiều góc độ:

-Nhan đề “đoạn trường tân thanh”- tiếng khóc mới đứt ruột

-Khóc cho tình yêu trong trắng, chân thành bị tan vỡ: mối tình đẹp( Thúy Kiều và Kim Trọng) ; tình yêu mặn nồng đắng cay (Thúy Kiều và Thúc Sinh); mối tình tri kỉ (Thúy Kiều và Từ Hải).

-Khóc cho tình cốt nhục lìa tan

- Khóc cho nhân phẩm bị chà đạp, cho thân xác con người bị đày đọa.

* Đánh giá, nâng cao vấn đề:

- Tiếng khóc- thể hiện nỗi lòng đa cảm, sự thương xót chân thành , thống thiết- biểu hiện của giá trị nhân đạo.

- Sự u uất của nhà thơ trước cuộc đời.

- Hiện thực xã hội phong kiến đương thời.

3. Biểu điểm:

- Điểm 11- 12: Đáp ứng tốt các yêu cầu của đề, khuyến khích những bài sáng tạo.

-Điểm 9-10 : Đáp ứng khá tốt các yêu cầu của đề.

-Điểm 7-8 : Đáp ứng cơ bản các yêu cầu của đề.

- Điểm 5-6 : chưa đạt yêu cầu, phạm nhiều lỗi.

- Điểm 3-4 : chưa hiểu đề, lạc ý.

- Điểm 1-2: Hoàn toàn sai đề.

Điểm 0: Bỏ giấy trắng.

SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM

TRƯỜNG THPT NÚI THÀNH

————————

ĐỀ ĐỀ XUẤT

KỲ THI OLYMPIC LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2016 -2017

ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN

Dành cho học sinh trường THPT

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề.

———————————

Câu 1 (8 điểm) :

Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề đặt ra trong đoạn thơ sau:

“Chẳng có ai tẻ nhạt mãi trên đời

Mỗi số phận chứa một phần lịch sử

Mỗi số phận riêng, dù rất nhỏ

Chắc hành tinh nào đã sánh nổi đâu?”

(Chẳng có ai tẻ nhạt mãi trên đời – Evgeny Evtushenko (Nga)

Câu 2 (12điểm):

Nhận xét về Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi, có ý kiến cho rằng: Bài cáo thể hiện sâu sắc tư tưởng nhân nghĩa trong Nguyễn Trãi. Bằng những hiểu biết về tác phẩm Đại cáo bình Ngô, anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

…………………..Hết………………….

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Họ tên thí sinh………….……………………………. SBD ……………

SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM

————————

ĐÁP ÁN ĐỀ XUẤT

KỲ THI OLYMPIC LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2016-2017

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN

Dành cho học sinh trường THPT

———————————

CÂU 1(8 điểm) :

Câu

Ý

Yêu cầu

Điểm

1

Yêu cầu: Học sinh hiểu đúng và đưa ra những ý kiến bàn luận hợp lý về vấn đề tư tưởng đặt ra trong đoạn thơ. Bố cục bài viết rõ ràng, kết cấu chặt chẽ; diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu; khuyến khích những bài làm sáng tạo.

Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được các ý sau:

1

Cảm nhận, phân tích ngắn gọn đoạn thơ để phát hiện vấn đề được đặt ra:

- Tôn trọng và đề cao con người cá nhân vì mỗi cá nhân đều có cuộc đời, số phận riêng phong phú, độc đáo (không tẻ nhạt, không hành tinh nào sánh nổi);

- Quan hệ giữa cá nhân và xã hội: mỗi cá nhân mang trong nó một phần đặc tính, lịch sử phát triển của cả công đồng và dù hết sức nhỏ bé nhưng mỗi cá nhân góp phần làm nên sự đa dạng cho xã hội. (“chứa một phần lịch sử”,…).

2,5

2

Phát biểu suy nghĩ về vấn đề được đặt ra trong đoạn thơ

2.1. Giải thích

- Mỗi con người là một cá thể độc đáo, không lặp lại. Nếu chịu khó tìm hiểu con người, đi sâu vào thế giới nội tâm của họ sẽ thấy mỗi cá nhân – dù thoạt nhìn có vẻ tẻ nhạt, nhàm chán – là một thế giới không cùng, một quyển sách đọc không bao giờ hết. Những nét đặc sắc ấy hợp thành màu sắc phong phú, đa dạng cho xã hội. (dẫn chứng + phân tích)

- Không có từng cá nhân thì không thể có xã hội, cũng không thể có lịch sử phát triển xã hội. Dù không phải là tướng lĩnh tài ba, lãnh tụ xuất chúng hay nhà bác học lỗi lạc, bất kì cá nhân nào cũng có thể góp sức vì sự phát triển chung. (dẫn chứng + phân tích)

3,5

2.2. Rút ra bài học

Hiểu đúng về quan hệ giữa cá nhân và xã hội, nhận thức rõ vai trò cá nhân sẽ giúp ta:

- Tôn trọng giá trị của mỗi con người, dù họ làm những việc rất giản đơn, bình thường hay không có tài năng gì đặc biệt.

- Mỗi người nỗ lực phấn đấu để sống một cuộc đời phong phú, có ích cho xã hội. Mỗi học sinh phải ra sức học tập, trau dồi kiến thức, tu dưỡng đạo đức để trở thành người có ích, có đóng góp cho xã hội,….

- Tăng cường tinh thần đoàn kết để tạo nên sức mạnh chung.

2,0

CÂU 2 (12điểm):

I. Hướng dẫn chung

- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu về kĩ năng và về kiến thức để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.

- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có tư duy khoa học, lập luận sắc sảo, có khả năng cảm thụ văn học và tính sáng tạo cao.

- Sau khi chấm xong, điểm toàn bài làm tròn đến 0,25 điểm.

II. Yêu cầu về kĩ năng

Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ một ý kiến. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.

II. Yêu cầu về kiến thức

Thí sinh vận dụng hiểu biết về tư tưởng nhân nghĩa trong văn học, phân tích làm sáng tỏ tư tưởng nhân nghĩa trong tác phẩm Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm nổi bật được những ý cơ bản như đáp án và thang điểm.

IV. Đáp án và thang điểm

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

2

Nhận xét về Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi, có ý kiến cho rằng: Bài cáo thể hiện sâu sắc tư tưởng nhân nghĩa trong Nguyễn Trãi. Bằng những hiểu biết về tác phẩm Đại cáo bình Ngô, anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

12,0

1

Giới thiệu vấn đề

1,5

- Nguyễn Trãi là con người toàn tài hiếm có trong lịch sử, sự nghiệp sáng tác văn chương Nguyễn Trãi phong phú, đa dạng với nhiều tác phẩm ở nhiều thể tài, kết tinh những tinh hoa của văn học dân tộc và tài năng cá nhân. Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất.

- Đại cáo bình Ngô là bản anh hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, gian khổ mà hào hùng của quân dân Đại Việt; là bản tuyên ngôn độc lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước và khát vọng hoà bình

- Nêu vấn đề

Đánh giá về Đại cáo bình Ngô, có ý kiến cho rằng: Bài cáo thể hiện sâu sắc tư tưởng nhân nghĩa trong Nguyễn Trãi

0,25

0,25

1,0

2

Giải thích ý kiến

1,5

- Tư tưởng nhân nghĩa : theo nho giáo, nhân nghĩa chính là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.

- Bài cáo thể hiện sâu sắc tư tưởng nhân nghĩa trong Nguyễn Trãi: ý kiến nhấn mạnh nội dung nhân nghĩa trong tác phẩm Đại cáo bình Ngô có giá trị lớn, có sự tiến bộ, nội dung sâu sắc so với quan niệm nhân nghĩa của nho giáo, sâu sắc trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi nói chung. Đối với ông – nhà lãnh đạo tài ba - nhân nghĩa chính là “yên dân”.

0,5

1,0

3

Bình luận ý kiến

80

a.

Bình

Nhân nghĩa trong tác phẩm Đại cáo bình Ngô có giá trị sâu sắc là một ý kiến xác đáng. Đến Nguyễn Trãi, quan điểm nhân nghĩa của ông không phải bao hàm nội dung như nho giáo quan niệm, mà có sự tiến bộ, có chiều sâu của lòng yêu nước, sâu sắc trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi nói chung.

5,0

- Nguyễn Trãi thể hiện tư tưởng nhân nghĩa trong nhiều sáng tác của mình, như Phú núi Chí Linh, Thư dụ Vương Thông lần nữa…, nhưng thể hiện sâu sắc ở Đại cáo bình Ngô

- Nhân nghĩa chính là yên dân, trừ bạo

- Nhân nghĩa gắn liền với văn hóa, văn minh, từ đó tạo nên thế đứng ngang hàng, bình đẳng của ta với bao triều đại phong kiến phương Bắc.

- Vì nhân nghĩa mà đau lòng nhức óc,dẫn đến hành động dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới.

- Quan niệm nhờ nhân nghĩa mà thu phục được nhân tâm, nhân dân bốn cõi một nhà…

- Quan niệm kẻ nào không nhân nghĩa thì bại vong tất yếu, nhơ để ngàn năm

- Nhân nghĩa đối với kẻ bại trận, cấp cho thuyền, cỗ ngựa.

- Dừng cuộc binh đao đúng lúc là nhân nghĩa

Ta lấy toàn quân là hơn…

1,0

1,0

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

b.

Luận

Đánh giá, mở rộng

3,0

- Tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện sâu sắc, nhuần nhuyễn trong bài văn chính luận mẫu mực, thể cáo với kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén giàu sức thuyết phục, luận chứng xác thực, kết hợp hài hoà chất chính luận và chất trữ tình, từ hình tượng đến ngôn ngữ, từ màu sắc đến âm thanh, nhịp điệu, tất cả đều mang đặc điểm của bút pháp anh hùng ca, lập luận chặt chẽ nên có sức thuyết phục cao.

- Ý kiến cô đọng, súc tích, đúc kết được tư tưởng nhân nghĩa trong tác phẩm Đại cáo bình Ngô, sự tôn vinh, ngợi ca, trân trọng đối với một tư tưởng lớn.

- Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi đa dạng, nhưng bắt nguồn từ một gốc rễ sâu bền: Tư tưởng nhân nghĩa và yêu nước thương dân.

- Nhân nghĩa trở đi trở lại trong thơ văn Nguyễn Trãi, nhân nghĩa trước hết là với nhân dân.

- Ý kiến có tác dụng định hướng, giúp người đọc lĩnh hội sâu sắc giá trị nội dung tư tưởng Đại cáo bình Ngô.

- Bạn đọc nhận được bài học: lấy hạnh phúc của nhân dân làm lẽ sống.

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

4

Khẳng định lại ý kiến

1,0

  • Khẳng định ý kiến đúng đắn
  • Đại cáo bình Ngô là đỉnh cao của thơ văn yêu nước thời trung đại. Với tinh tư tưởng nhân nghĩa sâu sắc, Đại cáo bình Ngô xứng đáng là áng thiên cổ hùng văn của muôn đời, là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc Việt Nam.

0,5

0,5

Lưu ý chung: Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về kiến thức. Trên đây chỉ là những ý cơ bản thí sinh cần đáp ứng; việc cho điểm cụ thể từng câu cần dựa vào sự vận dụng đáp án một cách khoa học và linh hoạt của người chấm.

------------------------Hết----------------------

SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM ĐỀ THAM KHẢO OLYMPIC CẤP TỈNH

TRƯỜNG THPT TRẦN CAO VÂN NĂM HỌC 2015-2016

MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 10

Thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (8 điểm)

Nhà thơ Hi Lạp nói về sự khôn ngoan rằng:

Sự khôn ngoan là gì,

Chính là sự cố gắng của con người

Vượt lên sợ hãi

Vượt lên hận thù

Sống tự do

Thở hít khí trời và biết chờ đợi

Dành trọn tình yêu cho những gì tốt đẹp.

Viết bài văn nghị luận thể hiện suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên.

Câu 2 (12 điểm):

Bàn về văn học dân gian, M.Gorki viết: “Rất cần nêu lên rằng trong sáng tác của nhân dân hoàn toàn không có bóng dáng của chủ nghĩa bi quan, mặc dầu những người sáng tác sống trong nhọc nhằn cực khổ. Tập thể dường như vẫn ý thức về tính bất diêt của mình và tin rằng mình sẽ chiến thắng tất cả những lực lượng thù địch”.

Hãy giải thích và dùng truyện cổ tích để chứng minh nhận định trên.

-------------------------------- Hết ------------------------------

HƯỚNG DẪN CHẤM- MÔN NGỮ VĂN 10 ĐỀ THAM KHẢO OLIMPIC CÂP TỈNH NĂM HỌC 2015 – 2016

(Hướng dẫn này gồm 03 trang)

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

1

Suy nghĩ cách nói của nhà thơ Hi Lạp về sự khôn ngoan

8.0

Giải thích

1.5

- Khôn ngoan: Là khả năng dung hòa các mối quan hệ, tạo được sự tin yêu của mọi người, đem lại niềm vui, sự tin tưởng cho bản thân và cho những người xung quanh.

- Sự cố gắng của con người: vượt lên sợ hãi, vượt lên hận thù. Chính là biểu hiện cho bản lĩnh sống và lòng vị tha.

- Sống tự do, thở hít khí trời và biết chờ đợi: Sự tự tin,tự tại, ung dung.

- Dành trọn tình yêu cho những gì tốt đẹp: Sống yêu thương chan hòa, gắn kết.

-> Người khôn ngoan là người sống có bản lĩnh, lòng khoan dung, sống bình thản tránh những ràng buộc, có niềm tin, tình yêu vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

0.25

0.25

0.25

0.25

1.0

Bàn luận:

5.0

- Bản lĩnh và lòng khoan dung: Giúp con người đứng vững trước những khó khăn, tự khẳng định mình, tạo cân bằng tâm lí cho bản thân và cho mọi người.

- Thái độ sống bình thản, tránh những ràng buộc, áp lực: Giúp ta kiểm soát mọi hành vi bản thân, xử lí mọi việc theo hướng tích cực.

- Có niềm tin và tình yêu vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống: Đây là cơ sở của sức mạnh, điểm tựa của bản lĩnh, giúp con người sống hạnh phúc.

- Người có lối sống khôn ngoan sẽ có được hạnh phúc của bản thân và đem lại niềm vui cho mọi người thân, tạo tác động tích cực cho xã hội.

- Đây là cách nhìn nhận đánh giá đúng về sự khôn ngoan. Một gợi ý, một hướng dẫn thiết thực về lối sống cho con người.

1.0

10

1.0

1.0

1.0

Bài học nhận thức hành động

1.5

- Để trở thành người khôn ngoan, trước hết cần bồi dưỡng nội lực bản thân qua việc học hỏi, quan sát, rút ra kinh nghiệm trong các tình huống.

- Để có khôn ngoan cần có học thức và văn hóa

- Cần phát huy thái độ sống chân thành, nhiệt huyết.

0.5

0.5

0.5

2

Giải thích và chứng minh nhận định của M.Gorki về văn học dân gian: “Rất cần nêu lên rằng trong sáng tác của nhân dân hoàn toàn không có bóng dáng của chủ nghĩa bi quan, mặc dầu những người sáng tác sống trong nhọc nhằn cực khổ. Tập thể dường như vẫn ý thức về tính bất diêt của mình và tin rằng mình sẽ chiến thắng tất cả những lực lượng thù địch”

12.0

a

Giải thích:

- Chủ nghĩa bi quan là cuộc sống của những con người thiếu niềm tin váo cuộc đời và có thể ngay với cả bản thân mình. Đó là sự tôn sùng một triết lí sống, một định mệnh sống mang nét buồn khổ.

- Chủ nghĩa lạc quan là những con người có niềm tin và hi vọng vào cuộc sống, rất tôn trọng quá khứ, sống hiện hữu có ích và luôn nhìnv ào tương lai với cái nhìn đầy tin tưởng.

=> Văn học dân gian luôn thể hiện tinh thần lạc quan dù sống trong nhọc nhằn khổ cực.

2.0

b

Phân tích và chứng minh:

- Người bình dân xưa luôn sống trong nhọc nhằn cực khổ, thiếu thốn về tất cả các phương diện:

+Đời sống vật chất bị tước đoạt: không nhà cửa, đi làm thuê, ở đợ (Thạch Sanh, Chử Đồng Tử, anh Khoai...)

+Đời sống tinh thần cũng bị chèn ép: luôn gặp bất hạnh, bị hắt hủi và đối xử tàn tệ (Thạch Sanh, Chử Đồng Tử, anh Khoai...)

+Có tài, hiền lành, có đạo đức nhưng luôn rơi vào những hoàn cảnh thử thách đầy khó khăn.(cô Tấm,Thạch Sanh, Chử Đồng Tử, anh Khoai...)

- Chủ nghĩa lạc quan luôn luôn tồn tại được thể hiện ở ý thức bất diệt không chịu khuất phục:

+Lòng yêu đời cho dù rơi vào những cảnh ngộ khó khăn, thử thách, ngoại hình xấu xí (Sọ Dừa, Thạch Sanh...)

+Xây dựng các yếu tố thần kì để kì diệu hóa những ước mơ.

+Kết thúc luôn có hậu.

- Chiến thắng của chủ nghĩa lạc quan là niềm tin vào chân lí; Là ước mơ, khát vọng cháy bỏng của người dân: Cái Thiện không dễ dàng bị tiêu diệt...

8.0

c

Đánh giá chung:

- Kho tàng cổ tích rất phong phú, sinh động và sẽ mãi mãi lưu truyền trong nhân dân.

- Chủ nghĩa lạc quan khỏe khoắn luôn cho con người sự tin tưởng vào cuộc sống.

- Văn học dân gian là động lực quan trọng xây dựng nhân cách con người trong mọi thời đại.

2.0

TRƯỜNG THPT HỒ NGHINH ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI

MÔN: NGỮ VĂN 10

Thời gian: 150 phút.(không kể thời gian giao đề.)

Câu 1 (8 điểm)

“ Nếu một ngày cuộc sống của bạn bị nhuốm màu đen, hãy cầm bút và vẽ cho nó những vì sao lấp lánh.”

Suy nghĩ của anh, chị về câu nói trên.

Câu 2 (12 điểm)

Bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số tác phẩm văn học trung đại đã học: Đọc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du) và các đoạn trích Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn) và Cung oán ngâm ( Nguyễn Gia Thiều).

ĐỊNH HƯỚNG CHẤM.

Câu 1

câu

Nội dung

Điểm

1

I.Yêu cầu về hình thức và kĩ năng.

Vận dụng thuần thục cách thức làm bài văn nghị luận xã hội, bố cục rõ ràng, mạch lạc, hành văn trôi chảy; hạn chế tối đa việc mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. Vận dụng nhuần nhuyễn các thao tác lập luận.

II.Yêu cầu về kiến thức.

Bài viết đảm bảo định hướng sau:

  1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

1

  1. Giải thích nội dung câu nói:

-Cuộc sống bị nhuốm màu đen: chỉ cuộc sống tăm tối, gặp nhiều sóng gió, đau khổ, bất hạnh....

-Cầm bút và vẽ cho nó những vì sao lấp lánh: chủ động tìm hướng khắc phục với tinh thần lạc quan.

-Ý nghĩa: dẫu cuộc sống có đau khổ, bất hạnh đến đâu chúng ta cần phải chủ động thay đổi và làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

2

  1. Bàn bạc vấn đề.

-Cuộc sống có nhiều khó khăn, thử thách, bất trắc khiến con người cảm thấy đau khổ, tuyệt vọng.

-Dù cuộc sống có đen tối, đâu khổ đến đâu con người cũng không được bi quan, đầu hàng số phận

-Con người cần tin tưởng vào khả năng của bản thân, tự quyết định cuộc sống của mình, phải luôn hướng về phía trước để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

-Nếu không dám đương đầu vượt qua những thất bại, đau khổ thì con người sẽ bị nhấn chìm , gục ngã, mãi sống trong bất hạnh và tăm tối.

-Phê phán những người sống không có ý chí, tinh thần vượt khó, sống yếu đuối, cam chịu...

4

  1. Bài học nhận thức và hành động.
  • Chúng ta không được bi quan, chùng bước trước những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
  • Phải chủ động, sống tích cực để thay đổi cuộc sống của chính mình.

1

Câu 2

I.Yêu cầu kĩ năng.

-Đảm bảo cấu trúc của một bài nghị văn học.

-Bố cục đầy đủ, dựng đoạn rõ ràng; lập luận thuyết phục; luận điểm phù hợp

-Kết cấu chặt chẽ, văn viết lưu loát;không mắc các lỗi: chính tả, dùng từ, câu...

II. Yêu cầu về kiến thức

1.Dẫn dắt , giới thiệu vấn đề.

2. Giải thích vấn đề

-Bi kịch là nỗi đau đớn tủi nhục đến tột cùng nhưng không sao thoát ra được, nỗi đau khổ ấy cứ dai dẳng không chịu buông tha và cuối cùng người ấy vẫn phải gánh chịu nỗi đau ấy trong bất lực, không lối thoát.

-Bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ là bi kịch của những người tài sắc, bi kịch của hạnh phúc lứa đôi dang dở

12.0

1.0

1.0

2. Phân tích

9.0

    1. Đọc Tiểu Thanh kí: Bi kịch của nàng Tiểu Thanh là tấn bi bịch của thân phận lẽ mọn.Nàng Tiểu Thanh tài sắc nổi tiếng, bị người vợ cả ghen ghét đày đọa, sống trong buồn khổ, cô đơn đến bệnh mà chết. Thơ của nàng cũng bị đốt. Bi kịch đó được thể hiện qua những hình ảnh thơ mang ý nghĩa biểu trưng, âm điệu ai oán.
    2. Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”: người chinh phụ sống trong cảnh lẻ loi, nhớ nhung, lo âu, phấp phỏng chờ đợi chồng đến mòn mỏi, uổng phí tuổi xuân, niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi đã giày vò nàng. Bi kịch của nàng chính là nỗi cô đơn, chinh phu không hẹn ngày trở lại. Những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã cướp đi của nàng hạnh phúc và tuổi trẻ. Bi kịch đó được thể hiện qua những diễn biến tâm trạng phong phú, tinh vi của người chinh phụ.
    3. Đoạn trích “Nỗi sầu oán của người cung nữ”: Người cung nữ tài sắc sống trong cảnh đau khổ héo mòn vì không được vua chúa đoái hoài, bị ruồng bỏ. Người cung nữ cảm thấy cô đơn trong chốn lầu nguyệt, cung quế, rèm ngà...Bi kịch đó được thể hiên qua ngôn ngữ điêu luyện, nhiều câu thơ khái quát cô đọng, những hình ảnh thơ giàu sức ám ảnh...

3. Đánh giá chung.

-Họ là những người sống trong chế độ phong kiến xưa và họ phải chịu những bất công do xã hội đó mang lại.

-Họ đang chết dần, chết mòn trong nối cô đơn.

-Họ là những người khôngđược hưởng cuộc sống hạnh phúc bình thường, giản dị, ấm áp, chân tình.

1.0

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI OLYMPIC 24/3 NĂM 2018

QUẢNG NAM Môn: Ngữ Văn – Lớp 10

ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ Thời gian: 150 phút ( không tính thời gian giao đề)

Câu 1: ( 8.0 điểm)

“ Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó

Sao ta không tròn ngay tự trong tâm”

( Trích Tự sự - Nguyễn Quang Hưng).

Suy nghĩ của anh/ chị về hai câu thơ trên?

Câu 2: ( 12.0 điểm)

Nhà thơ Pháp, André Chenien nhận định:

“ Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ, trái tim mới làm nên thi sĩ”.

Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Dựa vào đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ( trích Chinh phụ ngâm – Nguyên tác chữ Hán Đặng Trần Côn, bản diễn Nôm Đoàn Thị Điểm) để làm sáng tỏ cách hiểu của mình.

----------------------------------------------HẾT---------------------------------------------Thí sinh không được phép sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI OLYMPIC 24/3 NĂM 2018

QUẢNG NAM Môn: Ngữ Văn – Lớp 10

Thời gian: 150 phút ( không tính thời gian giao đề)

HƯỚNG DẪN CHẤM

  1. HƯỚNG DẪN CHUNG
  • Cần nắm bắt được nội dung trình bày của học sinh để đánh giá một cách tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Cần chủ động linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm này.
  • Đặc biệt trân trọng những bài viết sáng tạo, có cách diễn đạt chặt chẽ, mạch lạc, giàu hình ảnh và có cảm xúc, có cách nhìn riêng, cách trình bày riêng hợp lí.
  • Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 đ.

B.ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

Câu 1 (8 điểm)

  1. Yêu cầu về hình thức và kĩ năng:

Điểm

-Vận dụng thuần thục cách thức làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí: biết kết hợp các thao tác lập luận một cách nhuần nhuyễn, huy động tốt những kiến thức sách vở, đời sống, những trải nghiệm của bản thân… để bảo vệ cho lập luận của mình.

-Bài viết có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt sáng rõ, trôi chảy, hạn chế tối đa mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.

  1. Yêu cầu về nội dung, kiến thức:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo được nội dung sau:

8.0

        1. Giải thích

2.0

-“Cuộc đời méo mó”: cuộc đời không bằng phẳng mà gập ghềnh, ẩn nhiều gian truân, không bình yên…

-“ Tròn tự trong tâm” là lạc quan, suy nghĩ tich cực của con người vượt qua khó khăn.

🡪 Tương phản để ngẫm về thái độ sống, cách sống đúng đắn trước nghịch cảnh: lạc quan, tích cực, bản lĩnh…

        1. Bình luận

5.0

-Cuộc đời vốn không bằng phẳng…

-Cùng một hoàn cảnh, người “ chê méo mó” than phiền, không cố gắng thì sẽ tiêu cực; người biết “ tự tròn trong tâm” suy nghĩ lạc quan, nghị lực, lạc quan thì sẽ hướng tới thành công.

-Nêu và phê phán những hiện tượng sống chỉ biết than thở, bi quan…

        1. Bài học nhận thức

1.0

Con người hoàn toàn có thể thay đổi hoàn cảnh nhờ thái độ, suy nghĩ, hành động tích cực, chủ động.

Luôn có cái nhìn lạc quan, hành động quyết đoán, tôi rèn nghị lực để cải tạo cuộc sống của chính mình.

  • Lưu ý: xem xét cả hai yêu cầu về nội dung và hình thức để cho điểm

Câu 2 ( 12 điểm)

  1. Yêu cầu về hình thức và kĩ năng:

Điểm

Bài viết có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt sáng rõ, trôi chảy, hạn chế tối đa mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.

II.Yêu cầu về nội dung, kiến thức:

Trên cơ sở những hiểu biết về lí luận văn học, những kiến thức đã học về tác phẩm Chinh phụ ngâm và đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ( trích Chinh phụ ngâm – Nguyên tác chữ Hán Đặng Trần Côn, bản diễn Nôm Đoàn Thị Điểm ) để làm sáng tỏ cách hiểu của mình.

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo được nội dung sau:

        1. Giải thích ý kiến

3.0

-“ Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ”: nghệ thuật có thể hiểu là cái đẹp của lời thơ, ý thơ, tứ thơ, thể thơ, hình ảnh, gieo vần, giọng điệu; các biện pháp tu từ và các phương tiện diễn đạt…

-“ Trái tim mới làm nên thi sĩ”: tâm hồn, tình cảm, tâm nguyện của người nghệ sĩ gởi gắm vào sáng tác nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng. Chính trái tim người nghệ sĩ mới làm nên cái hồn của thơ ca.

-“ Nghệ thuật”“ trái tim”là những chất liệu để làm nên những câu thơ hay và sản sinh ra những nhà thơ vĩ đại

🡪 ý kiến trên khẳng định, đề cao thiên chức của nhà thơ và quá trình sáng tạo nghệ thuật.

        1. Phân tích - chứng minh

7.0

-“ Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ” Nghệ thuật tạo ấn tượng trong khúc ngâm qua đoạn trích:

+ Thể thơ song thất lục bát với sự kết hợp hai câu thơ bảy chữ kiểu thơ Đường thi hàm súc, trang nhã, đăng đối gợi cảnh, gợi tình tạo nên nhịp thơ buồn thương man mác.

+ Ngôn ngữ thơ : điển tích, điển cố gợi tính uyên bác, trang trọng, tài hoa.

+ Hệ thống từ láy…gợi sự mượt mà trong lời thơ.

+ Hình ảnh thơ ước lệ, giàu tính tạo hình, biến hóa linh hoạt phù hợp với bức chân dung u sầu, ai oán của nhân vật trữ tình.

+ Nghệ thuật miêu tả thế giới nội tâm sắc sảo…

+ Các biện pháp tu từ, nhạc điệu…

-“ Trái tim mới làm nên thi sĩ”

+ Một trái tim biết yêu thương, đồng cảm với nỗi bất hạnh của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến.

+ Một trái tim biết trân trọng tình yêu thủy chung và khát vọng cuộc sống bình yên, hạnh phúc của người chinh phụ.

+ Một trái tim biết lên tiếng, bênh vực cho quyền sống của con người, gián tiếp tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa…

+Trái tim ấy ánh lên hào quang giá trị nhân văn, luôn tri âm với đồng loại và sẽ cất lên tiếng nói đồng vọng với thế hệ mai sau.

        1. Đánh giá

2.0

-“ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” luôn mãi chứa đựng những nỗi khắc khoải nhân sinh, đánh thức lương tri nhân loại về ý thức đấu tranh đòi quyền sống cho con người.

- Ý kiến của André Chenien giúp ta cảm nhận sâu sắc hơn , hiểu và trân trọng tấm lòng và cả những sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ cho đời.

Lưu ý: xem xét cả hai yêu cầu về nội dung và hình thức để cho điểm

SỞ GD VÀ ĐT QUẢNG NAM ĐỀ THI OLYMPIC TRƯỜNG THPT NGUYỄN HIỀN NĂM HỌC 2017 - 2018

MÔN : NGỮ VĂN 10

Thời gian: 150 phút (không kể giao đề)

Câu 1 (8,0 điểm)

Hôm ấy là ngày đầu tiên tôi học môn Toán với thầy Peter. Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra đầu năm.

Cả lớp ngạc nhiên khi thầy phát cho chúng tôi ba loại đề khác nhau rồi nói:

- Đề thứ nhất gồm những câu hỏi vừa dễ và khó, nếu làm hết các em sẽ được 10 điểm. Đề thứ hai có số điểm cao nhất là 8 với những câu hỏi tương đối dễ. Đề thứ 3 có số điểm tối đa là 6 với những câu hỏi rất dễ. Các em được quyền chọn đề cho mình. 
Thầy chỉ cho làm bài trong 15 phút nên tôi đã chọn đề thứ 2 cho chắc ăn. Không chỉ tôi mà các bạn cùng lớp cũng thế, chẳng có ai chọn đề thứ nhất cả.

Một tuần sau, thầy Peter phát bài kiểm tra ra. Cả lớp lại càng ngạc nhiên hơn khi biết ai chọn đề nào thì được tổng số điểm của đề đó, bất kể làm đúng hay sai. Lớp trưởng hỏi thầy:

- Thưa thầy tại sao lại như thế?

Thầy cười rồi nghiêm nghị trả lời:

- Với bài kiểm tra nầy, thầy chỉ muốn thử thách sự tự tin của lớp mình. Ai trong số các em cũng mơ ước đạt được điểm 10 nhưng ít ai dám vượt qua thử thách để biến ước mơ ấy thành sự thật.

Bài kiểm tra kỳ lạ ấy của thầy Peter đã dạy chúng tôi một bài học

( Sưu tầm)

Suy nghĩ của anh chị về bài học rút ra từ câu chuyện trên

Câu 2 (12 điểm)

Văn học làm cho con người thêm phong phú, tạo khả năng cho con người lớn lên, hiểu được con người nhiều hơn (M.L.Kalinine).

Làm rõ nhận định trên qua những tác phẩm văn học dân gian

--------------------- HẾT ---------------------

Thí sinh không được sử dụng tài liệu.

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

HƯỚNG DẪN CHẤM

- Cần nắm bắt được nội dung trình bày của học sinh để đánh giá một cách tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Cần chủ động và linh hoạt khi vận dụng Hướng dẫn chấm này.

- Đặc biệt trân trọng những bài viết có cách diễn đạt chặt chẽ, mạch lạc, giàu hình ảnh và cảm xúc, có cách nhìn riêng, cách trình bày riêng hợp lí.

- Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,5 đ.

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

Câu 1 (8 điểm)

I. Yêu cầu chung :

- Vận dụng thuần thục cách thức làm bài văn nghị luận xã hội về một vẫn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học: kết hợp các thao tác lập luận một cách nhuần nhuyễn, huy động tốt những kiến thức sách vở, đời sống, những trải nghiệm của bản thân… để bảo vệ cho lập luận của mình.

- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt sáng rõ, trôi chảy ; hạn chế tối đa việc mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.

II.Yêu cầu cụ thể :

1. Đảm bảo cấu trúc bài luận :

0,5

2. Giới thiệu vấn đề nghị luận

0,5

3. Triển khai vấn đề

a. Phân tích câu chuyện :

1.0

- Câu chuyện kể vê buổi học đầu tiên với thầy Peter

- Buổi học đó đã dạy cho nhân vật bài học về lòng tự tin

b. Bàn luận

4.0

b.1. Giải thích khái niệm tự tin : Tự tin là niềm tin vào năng lực của bản thân, sẵn sàng đối diện với thử thách để khẳng định bản thân

b.2. Phân tích

- Biểu hiện của lòng tự tin :

+ Hiểu và tin vào năng lực của bản thân

+ Không chùn bước trước những khó khăn, thử thách

+ Sự quyết đoán trong công việc

+ Phong thái ung dung, tự tại

- Giá trị của lòng tự tin : Chiến thắng chính mình, vững vàng trước khó khăn, thử thách, trưởng thành và thành công trong cuộc sống

b.3. Bác bỏ :

- Tự tin thái quá sẽ dễ khiến con người trở nên tự cao, tự đại, không biết người biết mình nên dễ thất bại

- Sự nhút nhát, tự ti khiến con người luôn sống trong mặc cảm, lo sợ, dễ vấp ngã

b.4. Mở rộng :

- Tin vào bản thân là cơ sở để chúng ta tin vào con người và cuộc đời

- Sự tự tin cần phải đi đôi với đức khiêm tốn để luôn thành công trong cuộc sống

- Xã hội hiện đại đòi hỏi con người phải tự tin học hỏi, hòa nhập

c. Bài học nhận thức và hành động:

1.0

c.1. Nhận thức : Cần phải thấy sự tự tin là cơ sở của niềm tin và sự thành công trong cuộc sống

0.5

c.2. Hành động :

- Mạnh dạn cởi bỏ lớp vỏ ốc xấu xí để hòa nhập

- Liên hệ bản thân : Trong học tập, trong cuộc sống

0.5

4. Khái quát vấn đề

0,5

5. Chính tả, dùng từ, đặt câu :

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

0, 5

6. Sáng tạo : Có cách diễn đạt sáng tạo, suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề

0,5

* Lưu ý: Xem xét cả hai yêu cầu về hình thức, kĩ năng và kiến thức để cho điểm.

Câu 2 (12 điểm)

I. Yêu cầu chung :

- Trên cơ sở những hiểu biết cơ bản về những tác phẩm văn học dân gian ( chủ yếu chương trình ngữ văn 10, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục) thí sinh có thể giải thích xong nhận định, sau đó phân tích các tác phẩm, so sánh đối chiếu,... để làm rõ vấn đề ; hoặc kết hợp các thao tác nghị luận trên cùng một lúc.

- Kết cấu chặt chẽ, văn viết lưu loát, có hình ảnh và cảm xúc ; hạn chế tối đa việc mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

-

II. Yêu cầu cụ thể :

1. Đảm bảo cấu trúc bài luận :

0,5

2. Giới thiệu đúng vấn đề nghị luận

0,5

3. Triển khai vấn đề :

a. Giải thích nhận định:

2.0

a.1 Văn học: Văn học là một loại hình sáng tác, tái hiện những vấn đề của đời sống xã hội và con người. Phương thức sáng tạo của văn học được thông qua sự hư cấu, cách thể hiện nội dung các đề tài được biểu hiện thông qua ngôn ngữ

a.2 Lời nhận định của M. L. Kalinine đề cập đến những giá trị của văn học:

- Giá trị nhận thức :

+ Làm cho con người thêm phong phú tức khơi dậy trong họ những nhận thức mới mẻ, sâu sắc về cuộc đời, giúp họ có thêm những trải nghiệm cuộc sống.

+ Hiểu được con người nhiều hơn: thấu hiểu bản chất của con người, qua đó thấu hiểu chính bản thân mình.

- Giá trị giáo dục : “Tạo khả năng để con người lớn lên”: Giúp con người rèn luyện bản thân mình ngày một tốt đẹp hơn, có thái độ và lẽ sống đúng đắn, trưởng thành

* Tóm lại : Giá trị nhận thức và giáo dục của văn học giúp con người có những hiểu biết phong phú, ngày càng hoàn thiện, trưởng thành, sống có ý nghĩa

b. Chứng minh nhận định :

b.1. Biểu hiện cụ thể của nhận định :

V - Văn học làm cho con người thêm phong phú:

+ Văn học cung cấp cho con người tri thức về tự nhiên, xã hội.

+ Văn học tạo cho con người những tình cảm mới mẻ mà họ chưa có, rèn luyện cho họ những tình cảm sẵn có.

+ Văn học giúp con người có thêm nhiều trải nghiệm sống thông qua việc nhập thân vào nhân vật.

2.     - Văn học giúp người đọc lớn hơn : Họ nhận ra được hiện thực cuộc sống để hình thành các phẩm chất tốt đẹp: đức hy sinh, sống có lý tưởng, sống dâng hiến, sống vì cộng đồng, sự dũng cảm, lòng căm ghét cái ác và sẵn sàng chiến đấu vì cái thiện…

3.     - Văn học giúp người đọc hiểu thêm về con người

+ Vẻ đẹp của con người (trọng tâm là vẻ đẹp tâm hồn)

+ Bản chất của con người: khao khát sống, khao khát hòa bình, khao khát yêu thương, mong muốn sống một cuộc đời có ý nghĩa…

2.0

b.2 Giá trị nhận thức và giáo dục của văn học thể hiện qua những khía cạnh tiêu biểu của từng tác phẩm

- Truyện cổ tích Tấm Cám : Sự chiến thắng của cái thiện, cuộc đấu tranh giành và giữ hạnh phúc của Tấm và ý nghĩa kết thúc truyện

- Truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy : Bài học dựng nước và giữ nước; Cách ứng xử nhân đạo của nhân dân với Mị Châu và Trọng Thủy

- Truyện cười Tam đại con gà : Bài học về sự giấu dốt

- Ca dao :

+ Tiếng cười tự trào thể hiện sự coi trọng tình nghĩa hơn vật chất

+ Lời than thân nhưng góp phần khẳng định giá trị đích thực của người phụ nữ trong xã hội phong kiến

+ Nỗi nhớ là một quy luật của tình yêu trong Khăn thương nhớ ai

...........

5,0

c. Đánh giá chung:

Bằng hình thức nghệ thuật ngôn từ sống động, giàu sức biểu cảm, văn học là con đường đưa con người đến với vẻ đẹp của Chân Thiện Mĩ

1.0

4. Chính tả, dùng từ, đặt câu :

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

0,5

5. Sáng tạo : Có cách diễn đạt sáng tạo, suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề

0,5

* Lưu ý: Xem xét cả hai yêu cầu về hình thức, kĩ năng và kiến thức để cho điểm.

 

SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM

ĐỀ THI OLYMPIC 24.3

TRƯỜNG THPT NÔNG SƠN

TỈNH QUẢNG NAM - NĂM 2018

MÔN: NGỮ VĂN-LỚP 10

Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề.

(Đề thi gồm 01 trang)

Câu 1 (8,0 điểm):

Có ý kiến cho rằng: Cuộc sống là nguyên liệu thô, chúng ta là những nghệ nhân. Nhào nặn nên một tác phẩm tuyệt đẹp hay một vật thể xấu xí tất cả đều nằm trong tay chúng ta.

Suy nghĩ của anh ( chị ) về ý kiến trên.

Câu 2 (12,0 điểm):

Viết về đại thi hào Nguyễn Du, nhà thơ Xuân Diệu có nhận định: “ Nguyễn Du là một nghệ sĩ lớn mang trái tim của thời đại”.

( Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, tập 1, Nxb Văn học )

Bằng những hiểu biết của mình về tác phẩm Truyện Kiều,anh ( chị ) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

-----------------------Hết----------------------

SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM

HƯỚNG DẪN CHẤM

TRƯỜNG THPT NÔNG SƠN

MÔN: NGỮ VĂN-LỚP 10

(Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)

Câu 1: (8,0 điểm)

A. Yêu cầu về kĩ năng

- Thí sinh viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội. Biết vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt và các thao tác lập luận, huy động được dẫn chứng từ thực tế đời sống để làm sáng tỏ vấn đề.

- Bố cục rõ ràng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ, sắc sảo; lí lẽ thuyết phục. Hành văn lưu loát, trong sáng, chuẩn xác, giàu cảm xúc.

- Trình bày bài sạch đẹp, khoa học, có quan điểm và suy nghĩ tích cực, tiến bộ, có cái nhìn sâu sắc.

B. Yêu cầu về kiên thức: Thí sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo một số nội dung cơ bản sau:

1.Giải thích:(2,0 điểm)

- Cuộc sống là nguyên liệu thô: Cách nói dùng hình ảnh này để chỉ những bộn bề, phức tạp của cuộc sống ( tốt đẹp và ác xấu, thuận lợi và khó khăn, bình lặng và bão giông…)

- Nghệ nhân: chỉ những con người có tài năng, tâm thuyết đạt đến độ tinh túy trong công việc của mình.

- Nhào nặn nên một tác phẩm tuyệt đẹp hay một vật thể xấu xí tất cả đều nằm trong tay chúng ta: Từ nguyên liệu chung của cuộc sống mỗi người, mỗi cá nhân sẽ tạo nên tác phẩm riêng của cuộc đời mình.

- Câu nói này khẳng định và đề cao vai trò quyết định của mỗi cá nhân đối với cuộc sống của chính mình.Chính thái độ sống, năng lực sống của bản thân sẽ làm nên giá trị, ý nghĩa cuộc sống của mỗi người.

2. Bàn luận, mở rộng: (4,0 điểm)

- Đây là một quan điểm sống tích cực, mạnh mẽ, sâu sắc.

- Cuộc sống luôn mang trong mình những phức tạp,bộn bề, nếu chúng ta sống tích cực, biết gạt bỏ những cái xấu, tận dụng và phát huy những điều tốt đẹp, biến khó khăn, thử thách thành cơ hội thì ta sẽ có một tác phẩm cho cuộc đời mình thật đẹp.

- Nếu buông xuôi, phó mặc, bị động và để cuộc sống trôi đi, khi ấy tác phẩm cuộc đời của mỗi chúng ta chỉ là những vật thể xấu xí.

- Mở rộng: không phải với bất cứ ai, muốn trở thành thế nào cũng được. Tác phẩm cuộc đời của mỗi người còn chịu sự tác động không nhỏ của hoàn cảnh khách quan.

(Trong quá trình bàn luận, học sinh cần huy động dẫn chứng từ thực tế cuộc sống để minh họa).

3. Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động: (2,0 điểm)

Mỗi người chúng ta cần trang bị kiến thức, rèn luyện cách sống bản lĩnh, có lí tưởng, có hoài bão, có ước mơ. Hãy cố gắng trở thành những nghệ nhân chuyên tâm và tài hoa nhất để làm nên tác phẩm tuyệt đẹp cho cuộc đời mình.

(Khi trình bày quan điểm của mình, thí sinh cần có thái độ chân thành, nghiêm túc, trên tinh thần xây dựng, lập luận thuyết phục).

C. Biểu điểm

- Điểm 7- 8: Viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội; trình bày đầy đủ các nội dung đã nêu một cách sâu sắc, thuyết phục; văn phong chuẩn xác, biểu cảm; có thể mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả và dùng từ.

- Điểm 5- 6: Viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội; trình bày được hầu hết các ý đã nêu, nhưng chưa sâu sắc, mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt và chính tả.

- Điểm 3- 4: Bài viết tỏ ra hiểu chưa thật thấu đáo vấn đề, trình bày được khoảng một nửa yêu cầu về kiến thức, còn mắc lỗi về diễn đạt và chính tả.

- Điểm 1- 2: Bài viết tỏ ra chưa hiểu rõ vấn đề, lúng túng trong cách giải quyết, mắc nhiều lỗi diễn đạt và chính tả .

- Điểm 0: Bài viết lạc đề, hiểu sai vấn đề hoặc không viết gì.

Câu 2: (12,0 điểm)

A. Yêu cầu về kĩ năng

- Cần xác định đây là kiểu bài nghị luận văn học, có nhiệm vụ làm sáng tỏ nhận định mà đề bài yêu cầu.

- Vận dụng nhuần nhuyễn các thao tác nghị luận và phương thức biểu đạt.

- Bố cục rõ ràng; lập luận chặt chẽ; hành văn lưu loát, trong sáng, giàu cảm xúc, không mắc các lỗi chính tả và diễn đạt.

- Trình bày bài sạch đẹp, khoa học.

B. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đáp ứng được một số nội dung cơ bản sau:

1. Giải thích nhận định: ( 2.0 điểm )

- Nghệ sĩ lớn: lớn ở đây là lớn về tài năng, về những đóng góp cho nền văn học. Nghệ sĩ lớn là nhà văn, nhà thơ có tài năng trên nhiều phương diện, có vị trí không thể thay thế trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc.

- Mang trái tim của thời đại: Trái tim được hiểu là nơi chứa đựng những tư tưởng, tình cảm, khát vọng của con người. Nguyễn Du là nghệ sĩ mang trái tim thời đại có nghĩa là những ước mơ, tư tưởng, tình cảm, khát vọng được gửi gắm trong những trang văn không phải của riêng ông mà của tất cả những con người ở thời đại mà ông đang sống.

* Nhận định của Xuân Diệu đã đánh giá cao vị trí, tài năng nghệ thuật …giá trị nội dung của thơ văn Nguyễn Du trong nền văn học nước nhà. Thơ văn của Nguyễn Du đã nói lên tiếng nói tâm hồn của con người thời đại …

2. Bàn luận: ( 3.0 điểm )

- Nguyễn Du – là nhà văn, nghệ sĩ tài năng, bởi Nguyễn Du may mắn tiếp nhận truyền thống văn hóa từ nhiều vùng miền khác nhau, từ cuộc sống riêng của bản thân, từ hoàn cảnh xã hội và thời đại…

- Văn chương của Nguyễn Du gắn bó máu thịt với thời đại, với hiện thực cuộc sống . Tác phẩm truyện Kiều đã phản ánh những vấn đề lớn của xã hội, vấn đề sống còn của thời đại ….

- Nguyễn Du là nghệ sĩ lớn mang trái tim thời đại. Ở ông có sự hòa quyện giữa cái Tâm và cái Tài của người nghệ sĩ . Trái tim của Nguyễn Du chuyên chở nỗi đau, tâm tư, nguyện vọng của con người thời đại…

3. Chứng minh nhận định qua tác phẩm truyện Kiều ( 5.0 điểm )

a, Nguyễn Du sống trong thời đại lịch sử đầy biến động , lúc triều đình suy vong, nhân dân lầm than khổn khổ …trái tim Nguyễn Du hằn sâu những nỗi đau của con người thời đại:

- Nỗi đau thế thái: Bọn quan lại, lũ sai nha cậy quyền thế mà ức hiếp dân lành, lũ lưu manh vì tiền mà sẵn sàng làm những việc tán tận lương tâm.

( dẫn chứng )

- Nỗi đau nhân tình:

+ Nỗi đau cho thân phận đàn bà, cái tài, cái đẹp bị đầy đọa, bị vùi dập ( dẫn chứng )

+ Nỗi đau cho tình yêu đẹp đẽ, trong sáng tan vỡ trong xã hội bạo tàn ( dẫn chứng )

b, Truyện Kiều cũng nói lên được tư tưởng,tình cảm, ước mơ, khát vọng cháy bỏng của con người thời đại:

- Ước mơ về tình yêu tự do, vượt ra ngoài những ràng buộc của lễ giáo phong kiến.

- Khát vọng tự do và ước mơ cộng lí …

c, Tài năng nghệ thuật – phẩm chất người nghệ sĩ lớn ở Nguyễn Du trong truyện Kiều:

- Miêu tả tâm lí nhân vật tài tình ( dẫn chứng )

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật sống động ( dẫn chứng )

- Tài hoa trong tả cảnh ( dẫn chứng )

- Bật thầy về ngôn từ ( dẫn chứng )

( Lưu ý: Thí sinh có thể kết hợp chứng minh những đặc sắc nghệ thuật của truyện Kiều khi phân tích giá trị nội dung ).

4. Đánh giá, mở rộng( 2.0 điểm )

- Ý kiến đánh giá của Xuân Diệu về đại thi hào Nguyễn Du hoàn toàn xác đáng, nghệ sĩ lớn bao hàm trong đó sự hòa quyện cả cái Tâm lẫn cái Tài của người nghệ sĩ.

- Bài học sáng tạo: Để sáng tác được tác phẩm có sức sống lâu bền thì người nghệ sĩ phải lặn sâu vào hiện thực đời sống, lắng nghe và cất lên được tiếng nói trung tâm của con người thời đại. Người nghệ sĩ phải trau dồi cả cái Tâm và cái Tài …

- Người tiếp nhận cũng phải bồi đắp tư tưởng,tình cảm và tri thức để có cái nhìn đúng đắn khi tiếp nhận tác phẩm văn học.

C. Biểu điểm

- Điểm 11 - 12: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, bài viết sâu sắc, độc đáo, diễn đạt lưu loát, câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc; có thể mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả và dùng từ.

- Điểm 9 - 10: Nội dung tương đối đầy đủ, có thể còn thiếu một vài ý nhỏ; bố cục rõ ràng; diễn đạt trôi chảy, câu văn có hình ảnh, cảm xúc. Mắc một số lỗi nhỏ về chính tả, dùng từ, viết câu.

- Điểm 7 - 8: Bài làm đáp ứng khoảng 2/3 nội dung cơ bản của đáp án. Văn chưa hay nhưng rõ ý. Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.

- Điểm 5 - 6: Bài làm đáp ứng khoảng 1/2 nội dung cơ bản của đáp án. Mắc nhiều lỗi hành văn, chính tả.

- Điểm 3 - 4: Hiểu và trình bày vấn đề còn sơ sài, kết cấu không rõ ràng, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt.

- Điểm 1- 2: Không hiểu đề, không có kĩ năng nghị luận, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt.

- Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc không viết gì.

Lưu ý:

- Giám khảo cần vận dụng đáp án một cách linh hoạt để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc.

- Khuyến khích những bài làm hay, có chất văn chương, có ý tưởng sáng tạo, mới lạ…

- Điểm toàn bài là tổng điểm của hai câu, lẻ đến 0,5./.