Giáo án toán 3 kết nối tri thức tuần 5

Giáo án toán 3 kết nối tri thức tuần 5

4.1/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án toán 3 kết nối tri thức tuần 5

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

TUẦN 5

TOÁN

CHỦ ĐỀ 2: BẢNG NHÂN, BẢNG CHIA.

Bài 10: BẢNG NHÂN 7, BẢNG CHIA 7 (T2) – Trang 32

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Hoàn thành được bảng nhân 7, bảng chia 7.

- Vận dụng vào tính nhẩm, giải các bài tập, bài toán thực tế liên quan đến bảng nhân 7, bảng chia 7.

- Sử dụng được bảng nhân, chia để tính được một số số phép nhân, phép chia trong bảng.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+Kiểm tra kiến thức đã học của HS ở bài học trước

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “ Truyền điện” lần lượt đọc các phép tính trong bảng nhân 7 đã học ( hoặc đọc các phép tính trong bảng chia 7 đã học, HS nào đọc chậm hoặc sai là mất lượt chơi ) để khởi động bài học.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

- HS lắng nghe

2. Luyện tập:

-Mục tiêu:

+ Vận dụng vào tính nhẩm, giải các bài tập, bài toán thực tế liên quan đến bảng nhân 7, bảng chia 7.

+ Sử dụng được bảng nhân, chia để tính được một số số phép nhân, phép chia trong bảng.

-Cách tiến hành:

Bài 1: (Làm việc cá nhân) Nêu các số còn thiếu?

- Gọi HS nêu yêu cầu bài

- GV cho HS làm bài vào phiếu học tập

- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

Bài 2. (Làm việc cá nhân) .Số ?

-GV gọi HS nêu yêu cầu bài từng ý

-GV cho HS làm bài vào vở

- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau

-GV nhận xét, tuyên dương

Bài 3: (Làm việc cá nhân) : Có 42 cái cốc xếp đều vào 7 hộp . Hỏi mỗi hộp có mấy cái cốc?

- Gọi 2 HS đọc đề bài toán.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+Muốn biết mỗi hộp có mấy cái cốc ta làm tính gì ?

-HS tóm tắt bài

Gọi HS đọc bài giải, Gọi HS khác nhận xét.

GV kết luận.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV cho HS làm bài tập vào vở.

- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét, tuyên dương

Bài 4: (Làm việc cá nhân)

- GV cho HS đọc yêu cầu bài

-GV HDHS cách làm

+ Gợi ý HS nhớ lại bảng nhân 7, bảng chia 7 đã học để nhẩm kết quả sau đó so sánh hai vế và điền dấu thích hợp vào ô trống ở mỗi ý a,b

+ Dựa vào số thứ nhất của mỗi phép tính bằng nhau thì so sánh số thứ hai của mỗi phép tính để điền dấu phù hợp hoặc số thứ hai bằng nhau của mỗi phép tính thì ta so sánh số thứ nhất của mỗi phép tính

Ví dụ: Ý a) Thừa số thứ nhất của 2 phép tính đều là 7 , ta so sánh số 5 và số 4 . ta có 5>4 . Vậy phép tính 7 x 5 > 7 x 4

- Các phép tính còn lại tương tự

- GV cho HS làm bài tập vào vở.

- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét, tuyên dương

-HS đọc yêu cầu bài

- HS làm bài vào phiếu học tập

- HS trình bày kết quả và nhận xét lẫn nhau,

- HS lắng nghe, rú kinh nghiệm.

­­-HS nêu yêu cầu bài

-HS làm vào vở

- HS nhận xét lẫn nhau

- HS đọc yêu cầu

- HS làm bài vào vở thực hành.

- HS đọc bài, HS khác lắng nghe

Tóm tắt:

7 hộp: 42 cái cốc

Mỗi hộp: … cái cốc?

Bài giải:

Số cái cốc mỗi hộp có là:

42 : 7 = 6( cái cốc )

Đáp số : 6 cái cốc

-HS nêu yêu cầu bài

- HS làm bài vào vở

-HS đọc bài làm của mình

- HS khác nhận xét.

-HS làm vào vở

- HS đọc bài làm của mình

-HS khác nhận xét.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi, hái hoa,...sau bài học để học sinh hoàn thành được bảng nhân 7, bảng chia 7. Vận dụng vào tính nhẩm, giải các bài tập, bài toán thực tế liên quan đến bảng nhân 7, bảng chia 7. Sử dụng được bảng nhân, chia để tính được một số số phép nhân, phép chia trong bảng.

- Nhận xét, tuyên dương

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ HS trả lời:.....

4. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

---------------------------------------------------

TOÁN

CHỦ ĐỀ 2: BẢNG NHÂN, BẢNG CHIA

Bài 11: BẢNG NHÂN 8, BẢNG CHIA 8 (T1) ( Trang 33 )

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Giúp học sinh

- Hoàn thành được bảng nhân 8, bảng chia 8.

- Vận dụng vào tính nhẩm, giải các bài tập, bài toán thực tế liên quan đến bảng nhân 8, chia 8.

- Thông qua hoạt động khám phá, vận dụng, thực hành giải các bài toán thực tập, bài toán có tình huống thực tế. HS được phát triển năng lực giải quyết vấn đề, lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

TOÁN

CHỦ ĐỀ 2: BẢNG NHÂN, BẢNG CHIA

Bài 11: BẢNG NHÂN 8, BẢNG CHIA 8 (T2) ( Trang 33 )

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Giúp học sinh

- Tính nhẩm, giải các bài tập, bài toán thực tế liên quan đến bảng nhân 8, chia 8.

- Thực hành giải các bài toán thực tập, bài toán có tình huống thực tế.

- Phát triển năng lực giao tiếp Toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi Truyền điện để khởi động bài học.

- GV phổ biến cách chơi và luật chơi

+ Nối tiếp nhau đặt câu hỏi và trả lời. Bạn nào trả lời chậm là bị phạt trò soi gương

+ Nội dung: 1 bạn đặt câu hỏi 7 x3 = ? rồi chỉ định 1 bạn bất kỳ trả lời. Cứ như vậy truyền các câu hỏi về bảng nhân 7 và chia 7 thật nhanh.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe.

- HS tham gia trò chơi

+ HS Trả lời

2. Khám phá

Mục tiêu:

+ Hình thành được bảng nhân 8 và chia 8.

+ Vận dụng bảng nhân 8 và chia 8 để giải được các bài tập ở phần hoạt động của bài

- Cách tiến hành:

a. (Làm việc cá nhân)

- GV hướng dẫn quan sát tranh vẽ trong sách HS để trả lời câu hỏi.

- Cho HS trả lời để hình thành phép nhân 8

- Vậy ta có phép tính nào?

8 x 2 = ?

-Từ phép tính 8 x2 = 16 ta suy ra được phép chia như thế nào?

* Từ đó HS có thể tự hình thành bảng nhân 8 và bảng chia 8

b. ( Làm việc nhóm)

- GV hướng dẫn HS hoàn thành bảng nhân 8 và bảng chia 8

- Gợi ý bằng VD: Thêm 8 vào kết quả của 8 x 2 ta được kêt quả của 8 x 3.

- Cho HS thảo luân trong nhóm và nhiệm vụ hoàn thành bảng nhân 8, bảng chia 8

- Cho HS đọc nhiều lần theo cá nhân, nhóm để thuộc bảng nhân 8 , bảng chia 8.

2. Hoạt động

Bài 1: ( Làm việc cá nhân)

- GV cho HS nêu yêu cầu của bài 1

- GV gợi ý:

+ muốn tìm tích khi biết 2 thừa số ta làm thế nào?

+ Muốn tìm thương khi biết số bi chia và só chia ta làm thế nào?

- Cho HS làm bài sau đó báo cáo kết quả trước lớp

- GV nhận xét và chốt đáp án đúng.

Bài 2: ( Làm việc nhóm )

-GV yêu cầu các nhóm dựa vào mối câu hỏi trong bài toán, tìm ra phép nhân phù hợp rồi báo cáo kết quả tìm được.

- Cho nhóm thảo luận thống nhất kết quả và báo cáo trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS quan sát tranh vẽ rồi trả lời câu hỏi

- HS TL: Mỗi con bạch tuộc có 8 xúc tu vậy 2 con bạch tuộc có 16 xúc tu.

8 x 2= 16

16 : 8 = 2

- HS suy nghĩ

- HS làm việc theo nhóm.

-HS đọc nối tiếp và luyện đọc thuộc

­­

- HS nêu điền số vào chỗ dấu?.

- Làm tính nhân

- Làm tính nhân

- Làm tính chia

- HS nhận xét bố sung cho nhau

- HS hợp tác thảo luận trong nhóm

- Đại diện nhóm báo cáo

8 x 6 = 48

8 x 10 = 80

8 x 4 = 32

8 x 5 = 40

8 x 3 = 24

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi hái hoa ( mỗi bông hoa là 1 phép tính nhân hoặc chia)

- Nhận xét, tuyên dương

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

4. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho các nhóm thi đọc bảng nhân 8 và bảng chia 8

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS các nhóm thi đọc.

- HS nhận xét, bổ sung

2. Luyện tập

* Mục tiêu:

- Vận dụng vào tính nhẩm, giải các bài tập, bài toán thực tế liên quan đến bảng nhân 8, chia 8.

- Thông qua hoạt động khám phá, vận dụng, thực hành giải các bài toán thực tập, bài toán có tình huống thực tế. HS được phát triển năng lực giải quyết vấn đề, lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán.

* Cách tiến hành:

Bài 1. (Làm việc cặp đôi)

- GV hướng dẫn quan sát sách HS và nêu yêu cầu bài1.

- Cho HS thảo luận cặp đôi và trả lời kết quả

a/ 8, 16, 24, ?, ?, 48, ?, 64, ?, 80

b/ 80, 72, 64, ?, 48, ?, 32, ?, ?, 8

- GV nhận xét và chốt đáp án đúng.

Bài 2: ( Làm việc cá nhân )

- GV cho HS nêu yêu cầu

- GV yêu cầu HS suy nghĩ trong 2 phút vận dụng bảng nhân 8 để trả lời kết quả điền số vào dấu ?

- Lưu ý HS tính từ trái sang phải rồi nêu kết quả

- GV nhận xét và chốt đáp án đúng.

Bài 3: ( Làm việc nhóm )

- GV cho các nhóm nêu yêu cấu bài 3 và thảo luận

- Cho nhóm thảo luận thống nhất kết quả và báo cáo trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 4: ( Làm việc cá nhân )

-GV cho HS đọc đề bài

- Cho HS phân tích đề bài, tóm tắt, tìm lời giải và trình bày bài giải

-GV thu khoảng 10 vở chấm và nhận xét

- HS quan sát nêu yêu cầu: Nêu các số còn thiếu

- Các cặp đôi báo cáo trước lớp:

a/ 8, 16, 24, 32, 40, 48, 56, 64, 72, 80.

b/ 80, 72, 64, 56, 48, 40, 32, 24, 16, 8.

-HS nhận xét bổ sung cho nhau

- HS nêu: Điền số vào chỗ trống có dấu hỏi

- HS trả lời

- HS nhận xét và bổ sung cho nhau

-Đại diện các nhóm nêu: Chọn kêt quả cho mỗi phép tính

- HS làm việc theo nhóm.

- 3-4 HS đọc đề

- HS làm bài vào vở

- HS trình bày bài giải trên bảng lớp

a/ Bài giải

3 con cua có số cái chân là

8 x 3 = 24 ( cái )

Đáp số: 24 cái chân

b/ Bài giải

6 con cua có số càng là

2 x 6 = 12 ( cái )

Đáp số: 12 cái càng

- HS nhận xét bố sung cho nhau

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi hái hoa ( mỗi bông hoa là 1 phép tính nhân 8 hoặc chia 8 )

Ví dụ bông hoa ghi sẵn 8 x 7 = ? hoặc 72 : 8 = ?

- Nhận xét, tuyên dương

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ HS trả lời nhanh và đúng ai sai hoặc trễ thời gian sẽ bị phạt kêu tiếng kêu của gà, vịt...

4. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

---------------------------------------------

TOÁN

CHỦ ĐỀ 2: BẢNG NHÂN, BẢNG CHIA

Bài 12: BẢNG NHÂN 9, BẢNG CHA 9 (T1) – Trang 36

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Hoàn thành được bảng nhân 9, bảng chia 9.

- Vận dụng vào tính nhẩm, giải các bài tập, bài toán thực tế liên quan đến bảng nhân 9, bảng chia 9.

- Sử dụng được bảng nhân, chia để tính được một số số phép nhân, phép chia trong bảng.

- Phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học và năng lựcgiải quyết vấn đề, giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- Bộ đò dùng dạy, học Toán 3..

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: 8 x 3 = ?

+ Câu 2: 8 x 5 = ?

+ Câu 3: 8 x 4 = ?

+ Câu 4: 8 x 7 = ?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ Trả lời: 8 x 3 = 24

+ Trả lời: 8 x 5 = 40

+ Trả lời: 8 x 4 = 32

+ Trả lời: 8 x 7 = 56

- HS lắng nghe.

2. Khám phá

- Mục tiêu:

+ Giúp học sinh hình thành được bảng nhân 9, bảng chia 9

+ Học thuộc bảng nhân 9, bảng chia 9 (đối với HS học tốt)

- Cách tiến hành:

- Cho HS quan sát tranh và đọc bài toán

- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài toán

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Gọi đại diện HS chia sẻ cách thực hiện

- GV nhận xét

- GV hỏi: Hai đội có 18 người vậy mỗi đội có bao nhiêu người?

- GV nhận xét

- GV ghi lên bảng phép nhân 9 x 2 = 18

- Đây là phép tính đầu tiên trong bảng nhân 9, bảng chia 9, tương tự cách hình thành bảng nhân 5, bảng chia 5, yêu cầu HS thảo luận cách hình thành bảng nhân 9, bảng chia 9.

- Yêu cầu HS chia sẻ kết quả thảo luận

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.

* Nhận xét: Thêm 9 vào kết quả 9 x 2 = 18 ta được kết quả của phép nhân 9 x 3 = 27.

- Học sinh đọc bảng nhân 9, bảng chia 9 vừa lập được

+ Sau đó cho học sinh thời gian để tự học thuộc lòng bảng nhân này.

- Xoá dần bảng cho học sinh học thuộc lòng.

- Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng bảng nhân 9, bảng chia 9.

- HS quan sát và đọc thầm bài toán.

- HS thảo luận nhóm 2 tìm hiểu bài và giải bài toán.

- HS trả lời: Một đội múa rồng có 9 người.

- HS trả lời: Hỏi 2 đội múa rồng có bao nhiêu người?

- Đại diện HS chia sẻ: Một đội có 9 người, vậy hai đội sẽ có 18 người. Ta có phép nhân:

9 x 2 = 18

- HS trả lời: Hai đội có 18 người vậy mỗi đội có 9 người, ta có phép chia: 18 : 2 = 9

- HS đọc

- HS thảo luận và viết nhanh bảng nhân 9, bảng chia 9 ra bảng con

- Đại diện các nhóm chia sẻ

- HS theo dõi

- Cả lớp nói tiếp nhau đọc bảng nhân 5 lần

- Tự học thuộc lòng bảng nhân 9, bảng chia 9

- Đọc bảng nhân.

- Thi đọc thuộc bảng nhân 9, bảng chia 9.

3. Hoạt động

- Mục tiêu:

+ Vân dụng bảng nhân 9, bảng chia 9 để tính nhẩm, giải bài tập, bài toán có tình huống thực tế liên quan đến bảng nhân 9, bảng chia 9

Bài 1. Tính nhẩm (Làm việc cá nhân)

- GV yêu cầu HS tính nhẩm các phép nhân trong bảng nhân 9.

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Truyền điện”

- Nhận xét

- GV hỏi HS nhận xét về 2 phép nhân

9 x 0 và 0 x 9

- GV nhận xét, tuyên dương

Bài 2: Hai phép nhân nào dưới đây có cùng kết quả

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi

+ GV nêu cách chơi

- GV nhận xét

- Trong các phép tính ghi ở các quả dưa, phép tính nào có kết quả lớn nhất?

- Trong các phép tính ghi ở các rổ, phép tính nào có kết quả bé nhất?

- HS đọc thầm yêu cầu

- HS làm việc cá nhân

- HS tham gia chơi

9 x 1

9 x 2

9 x 3

9 x 10

9 x 4

9 x 5

9 x 6

9 x 0

9 x 7

9 x 8

9 x 9

0 x 9

- HS lắng nghe

- HS trả lời: Số nào nhân với 0 đều có kết quả bằng 0

- HS đọc thầm yêu cầu

- HS lắng nghe

- HS tham gia chơi: Mỗi HS cầm phiếu có ghi phép tính khác nhau, khi có hiệu lệnh HS sẽ tìm đến nhau để hai phép tính có cùng kết quả.

- HS trả lời: Phép tính 9 x 2

- HS trả lời: Phép tính 20 : 4

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi vận dụng: Dùng một số phép tính nhân trong bảng nhân 9 (9 x 3 = ?; 9 x 7 = ?...) và một số bảng có kết quả (20, 27, 42, 63,...)

- Chia lớp thành 2 đội chơi, đội nào ghép được nhiều phép tính với kết quả đúng là đội đó giành chiến thắng.

- Nhận xét, tuyên dương

- GV dặn dò về nhà học thuộc bài.

- HS lắng nghe luật chơi, cách chơi

- Các nhóm tham gia chơi

- Các nhóm đếm kết quả, bìn chọn đội thắng.

4. Điều chỉnh sau bài dạy:

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

_____________________________________________

TOÁN

CHỦ ĐỀ 2: BẢNG NHÂN, BẢNG CHIA

Bài 12: BẢNG NHÂN 9, BẢNG CHA 9 (T2) – Trang 37

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Vận dụng các phép tính trong bảng nhân , bảng chia 9 để tính nhẩm, đếm cánh đều 9, tính trong trường hợp có hai dấu phéo tính, so sánh kết quả của phép tính, giải các bài tập, bài toán có lời văn liên quan đến bảng nhân 9, bảng chia 9.

- Phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học và năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- Sách giáo khoa.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: 9 x 3 = ?

+ Câu 2: 9 x 5 = ?

+ Câu 3: 9 x 4 = ?

+ Câu 4: 9 x 7 = ?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ Trả lời: 9 x 3 = 27

+ Trả lời: 9 x 5 = 45

+ Trả lời: 9 x 4 = 36

+ Trả lời: 9 x 7 = 63

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập

- Mục tiêu: + Vận dụng các phép tính trong bảng nhân , bảng chia 9 để tính nhẩm, đếm cánh đều 9, tính trong trường hợp có hai dấu phéo tính, so sánh kết quả của phép tính, giải các bài tập, bài toán có lời văn liên quan đến bảng nhân 9, bảng chia 9.

Bài 1. Nêu các số còn thiếu

- GV yêu cầu HS quan sát vào dãy số.

- GV cho HS nhận xét dãy số

- Nhận xét

- Yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét

- Dãy số a này chính là kết quả của bảng nhân nào?

- Dãy số b là số bị chia trong bảng chia nào?

Bài 2: Số? (Hoạt động cá nhân)

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân

- GV nhận xét

Bài 3: (37)

- Những bông hoa nào ghi phép tính có kết quả:

+ Lớn hơn 10

+ Bé hơn 10

- GV tổ chức cho HS chouw trò chơi

- Gv nêu luật chơi: Chia 2 đội, mỗi đội có các phép tính trên hoa, thi sắp xếp vào các ô tương ứng.

- GV nhận xét, tuyên dương

Bài 4: (37)

- GV yêu cầu HS đọc bài

- Yêu cầu HS làm bài ra vở ô li

- Nhận xét, tuyên dương

Bài 5: (37)

- Yêu cầu HS đọc bài

- Yêu cầu HS làm bài ra vở ô li

- Nhận xét, tuyên dương

- HS đọc thầm yêu cầu

- HS quan sát

- HS nhận xét: Hai số liên tiếp hơn kém nhau 9 đơn vị.

- Hs làm bài:

a, 9; 18; 27; 36; 45; 54; 63; 72; 81; 90

b, 90; 81; 72; 63; 54; 45; 36; 27; 18; 9

- HS lắng nghe

- HS trả lời: Bảng nhân 9 và bảng chia 9

- HS đọc thầm yêu cầu

- HS làm bài cá nhân

6

- HS đọc thầm bài

- HS lắng nghe luật chơi và tham gia chơi

+ Lớn hơn 10: 9 x 5; 9 x 2

+ Bé hơn 10: 54 : 9; 45 : 9

- HS đọc thầm yêu cầu

- HS làm bài

Bài giải

Số lít nước mắm trong mỗi can là:

45 : 5 = 9 (l)

Đáp số: 9 lít nước mắm

- HS đọc thầm yêu cầu

- HS làm bài

Bài giải

Số người trên 5 thuyền là:

9 x 5 = 45 (người)

Đáp số: 45 người

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi vận dụng: Dùng một số phép tính nhân trong bảng nhân 9 (9 x 3 = ?; 9 x 7 = ?...) và một số bảng có kết quả (20, 27, 42, 63,...)

- Chia lớp thành 2 đội chơi, đội nào ghép được nhiều phép tính với kết quả đúng là đội đó giành chiến thắng.

- Nhận xét, tuyên dương

- GV dặn dò về nhà học thuộc bài.

- HS lắng nghe luật chơi, cách chơi

- Các nhóm tham gia chơi

- Các nhóm đếm kết quả, bìn chọn đội thắng.

4. Điều chỉnh sau bài dạy:

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

_____________________________________________